SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 83
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THÚY DUNG
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THÚY DUNG
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu
Mã số: 8310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn "Đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh" là đề tài do chính tôi
thực hiện với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Đăng Thụy và không sao chép các nghiên
cứu khác.
Tôi cam đoan là các thông tin được trích dẫn trong nghiên cứu đã ghi rõ nguồn
gốc. Các dữ liệu trong luận văn đúng với kết quả thu thập từ điều tra trình độ công nghệ,
chuyển giao công nghệ và Tổng điều tra kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh chấp
và phát hiện ra hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài này.
Người thực hiện
LÊ THỊ THÚY DUNG
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề...............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4
1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài...........................................................................................4
1.6 Cấu trúc luận văn....................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ....................................................................6
2.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo...............................................................................6
2.2 Ngành kinh tế trọng điểm.........................................................................................8
2.3 Phân loại về hoạt động đổi mới sáng tạo................................................................8
2.4 Đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo ..................................................................10
2.5 Nguyên lý về đổi mới sáng tạo tác động lên hiệu quả doanh nghiệp ...................13
2.6 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan..........................................15
2.6.1 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp..................................................................................................15
2.6.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa đặc điểm doanh
nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới sáng tạo ................................................18
2.6.2.1 Quy mô doanh nghiệp.................................................................................18
2.6.2.2 Loại hình doanh nghiệp ..............................................................................19
2.6.2.3 Tuổi doanh nghiệp ......................................................................................20
2.6.2.4 Vị trí tọa lạc tại khu công nghiệp – khu chế xuất .......................................20
2.6.2.5 Tình trạng ngập lụt......................................................................................21
2.6.2.6 Trình độ người lao động .............................................................................22
2.6.2.7 Tình trạng vay vốn......................................................................................23
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................24
3.1 Khung phân tích ...................................................................................................24
3.2 Mô hình phân tích.................................................................................................25
3.3 Các biến phụ thuộc và kiểm soát..........................................................................28
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................38
4.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp.......................................................................38
4.1.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến chế tạo tại TP.HCM ........................................................................................38
4.1.2 Tổng quan về tình hình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp từ dữ liệu điều tra
................................................................................................................................39
4.2 Tác động của đổi mới sáng tạo lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.................43
4.2.1 Đối với toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo.........................................43
4.2.2 Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố...............................45
4.3 Đánh giá tác động đặc điểm doanh nghiệp lên việc triển khai hoạt động DMST 47
4.3.1 Đối với toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo.........................................47
4.3.2 Đối với 4 nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trọng điểm TP.HCM .48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................51
5.1 Kết luận.................................................................................................................51
5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................52
5.3 Hạn chế nghiên cứu..............................................................................................53
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................1
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Ý nghĩa Tiếng Việt – Tiếng Anh
ATT Hiệu quả can thiệp trung bình
Avarage Trearment Effect on the Treated
CDM Phương pháp của Crepon – Duget – Mairesse
DMST Đổi mới sáng tạo
Innovation
KCX-KCN Khu chế xuất – khu công nghiệp
GDP Tổng sản phẩm trong nước
Gross Domestic Product
GO Giá trị sản xuất
Gross Output
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
Gross Regional Domestic Product
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
The Organisation for Economic Co-operation and Development
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
Ordinary least squares
PSM Phương pháp kết nối điểm xu hướng
Propensity Score Matching Methodology
R&D Nghiên cứu và phát triển
Research and Developing
TFP Tổng năng suất nhân tố tổng hợp
Total factor product
VA Giá trị tăng thêm
Value Added
TCTK Tổng cục Thống kê Việt Nam
General Statistics office of Viet Nam
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Mô tả các biến trong đánh giá tác động của đổi mới sáng tạo......................35
Bảng 4. 1. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại
TP.HCM năm 2017 ........................................................................................................38
Bảng 4. 2: Số lượng doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4
ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM.................................................................40
Bảng 4. 3: Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế .....................................40
Bảng 4. 4: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề hoạt động............................41
Bảng 4. 5: Số lượng doanh nghiệp phân bổ theo vị trí tại KCN - KCX ........................42
Bảng 4. 6: Mức độ điều khiển thiết bị chính dây chuyển sản xuất của doanh nghiệp...43
Bảng 4. 7: Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo.................................................................................................44
Bảng 4. 8: Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng có triển khai đổi mới sáng tạo
(ATT) của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo TP.HCM .............45
Bảng 4. 9: Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 4 ngành
công nghiệp trọng điểm TP.HCM..................................................................................46
Bảng 4. 10: Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng triển khai đổi mới sáng tạo
(ATT) doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng điểm Thành phố Hồ Chí
Minh ...............................................................................................................................47
Bảng 4. 11: Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất triển khai hoạt
động đổi mới sáng tạo của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ..........................48
Bảng 4. 12: Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất triển khai hoạt
động đổi mới sáng tạo của 4 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm.............49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1: Cơ chế tác động của R&D đến TFP doanh nghiệp .......................................14
Hình 4. 1: Phân bố điểm xu hướng của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.......44
Hình 4. 2: Phân bố điểm xu hướng của 4 ngành công nghiệp trọng điểm của
TP.HCM.........................................................................................................................46
TÓM TẮT
Hoạt động đổi mới sáng tạo (DMST) đang được Chính phủ và chính quyền các
địa phương triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước trong những năm gần đây với mục
đích nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Trong các kế hoạch về
phát triển cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền các cấp đều xây dựng mục tiêu tăng số
lượng doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung tăng doanh
nghiệp đổi mới thì cần xem xét về hiệu quả triển khai DMST hiện nay để từ đó xây dựng
những chính sách hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kết nối điểm xu hướng PSM để đánh giá mức độ
tác động của việc có triển khai DMST lên hiệu quả doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu
kết hợp từ Điều tra trình độ công nghệ và chuyển giao công nghệ năm 2017 và dữ liệu
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh với 2.317
doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Kết quả, DMST tác động lên tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất
của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng không có sự khác biệt với TFP. Kết
quả này tương tự đối với 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố, tuy
nhiên mức độ tác động của DMST lên 4 nhóm này cao hơn so với toàn ngành. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đơn vị quy mô lớn thì xác suất DMST càng cao.
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng 1% thì xác suất này tăng là 2 điểm phần trăm.
Doanh nghiệp đang vay vốn xác suất tiến hành DMST cao hơn 10,9 điểm phần trăm.
ABSTRACT
Innovative activities (DMST) have been strongly implemented by the
Government and local governments throughout the country in recent years with the aim
of promoting the sustainable growth of the business sector. In the business community
development plans, governments at all levels set the goal of increasing the number of
businesses with innovation. However, it is necessary to consider the effectiveness of
current DMST implementation so as formulating reasonably support policies for
enterprises instead of focusing to increase the number of DMST enterprise.
The study used PSM to evaluate the intervention level of innovation activities on
the efficiency of enterprises in the processing and manufacturing industries and 4 key
industries of Ho Chi Minh city. The combined data from the 2017 Technology and
Technology Transfer Survey and the 2017 Economic Census data of Ho Chi Minh City
Statistical Office with 2,317 processing industry enterprises.
The research presents that innovation impacts on profit margins, added value and
gross output of the whole manufacturing industry, but there is no difference with TFP.
This result is similar for the 4 key sub-industries of the city, but the impacts of innovation
on these 4 key sub-industries are higher than that of the whole industry. In addition, the
study also shows the large scale enterprises has a higher chance of DMST. The
percentage of higher qualifications increase by 1%, the probability of this will be risen
by 2 percentage point. Enterprises are borrowing loans, the probability of innovation
conducte at 10.9 percentage point higher.
Key words: DMST, innovation, firm performance
1
CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 tăng 7,08% so với năm trước,
đây cũng là tốc độ tăng cao nhất trong vòng thập kỷ qua, bình quân giai đoạn 2016 –
2018 tăng 6,7% (TCTK, 2018), số liệu này thể hiện những bước tiến về thành tựu
tăng trưởng nhằm phấn đấu để đạt được mục tiêu Đảng giai đoạn 2016 – 2020 (Đảng
cộng sản Việt Nam, 2016). Dựa theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế để giải thích mức
độ tăng GDP không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố hữu hạn như vốn và lao động, mà
còn có sự đóng góp của yếu tố quan trọng là TFP, đại diện mức độ phát triển khoa
học công nghệ, môi trường đầu tư hay trình độ nhân lực. TFP bình quân trong giai
đoạn 2016 – 2018 tăng 9,7 điểm % so với giai đoạn 2011 - 2015 (TCTK, 2019). Tuy
nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công
nghệ đòi hỏi sự nỗ lực liên tục của các cấp chính quyền trong việc xây dựng cơ chế
thúc đẩy khoa học công nghệ trong nước phát triển kịp cùng thế giới.
Chính phủ và chính quyền các tỉnh thành đã xây dựng và triển khai nhiều
chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(DMST) trong thời gian vừa qua, xem đây là quốc sách hàng đầu, yếu tố then chốt
cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2000). Trong đó, khu vực doanh
nghiệp luôn được các cấp chính quyền quan tâm vì đóng góp hơn 1/2 tổng giá trị GDP
Việt Nam (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2019).
DMST là sự cải tiến trong hoạt động sản xuất nhằm đem lại giá trị tăng thêm
của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Maradana và cộng sự (2017) nhận định đổi mới
công nghệ là một nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kannebley
và cộng sự (2008), Crepon và cộng sự (1998) thì sự cải tiến về công nghệ tác động
tích cực với kết quả khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, một số dạng đổi mới khác như
về mặt tổ chức, sản phẩm, quy trình làm tăng các giá trị về kết quả sản xuất doanh
nghiệp (Artz và cộng sự, 2010; Goedhuys và Veugeler, 2012; Griffith và cộng sự,
2006; Kim, 2018). Kumar và cộng sự (2000) khẳng định các doanh nghiệp sẽ gặp
2
nhiều rủi ro nếu không chịu thay đổi, cải tiến, nghiên cứu cũng chỉ ra doanh nghiệp
sẽ đối mặt với sự cạnh tranh, hoặc bị các doanh nghiệp khác vượt trội thì đổi mới là
động lực thúc đẩy vị trí doanh nghiệp thị trường. Tại Việt Nam các nghiên cứu về tác
động của hoạt động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp vẫn còn khá ít, đa số các nghiên
cứu đều dựa vào cơ sở tác động của các chỉ tiêu đầu vào như R&D, chi tiêu cho hoạt
động đổi mới sản phẩm, tiếp thị hay quy trình sản xuất để xác định doanh nghiệp có
tiến hành đổi mới. Tuy nhiên, do nguồn dữ liệu của các nghiên cứu khá hạn chế, chưa
thể hiện đầy đủ các dạng của đổi mới hiện nay được doanh nghiệp áp dụng.
Phong trào đổi mới sáng tạo được triển khai trên toàn quốc, Chính phủ đã đặt
mục tiêu về số doanh nghiệp triển khai hoạt động DMST số lượng ngày càng cao. Cụ
thể, Chính phủ xác định tỷ lệ doanh nghiệp triển khai mục tiêu hàng năm có từ 30 –
35% đơn vị đổi mới (Chính phủ, 2016). Do đó, xem xét tác động của hoạt động DMST
lên doanh nghiệp một việc hết sức cần thiết cho giai đoạn hiện nay, để cho chính
quyền nhanh chóng nắm bắt được tính hiệu quả thực tế của việc triển khai, sớm có
phương án hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp phù hợp.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đem lại giá trị đóng góp quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế trong nước. Năm 2018, cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành dẫn
đầu trong trong bảng hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chiếm tỷ trọng đến 16%
GDP cả nước, với tốc độ tăng 12,98% so với năm trước, bình quân giai đoạn 2011 –
2018 tăng 10,9%. Cơ cấu và tốc độ phát triển của ngành ngày càng tăng cao, đúng
theo định hướng công nghiệp hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp
còn giải quyết việc làm cho hơn 7,1 triệu người, chiếm 50% trong lao động hiện đang
làm việc tại doanh nghiệp (TCTK, 2019). Do đó, nếu việc có thực hiện hoạt động
DMST đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì cần triển khai rộng rãi chương trình
này trong cộng đồng doanh nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí là đầu tàu của kinh tế Việt Nam. Tổng
sản phẩm trên địa bàn năm 2018 đóng góp 22% GDP và gần 30% trong tổng thu ngân
sách cả nước. Doanh nghiệp trên 203 ngàn đơn vị đang hoạt động, chiếm 36% tổng
số lượng doanh nghiệp cả nước (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Đánh
3
giá được tăng trưởng của Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ
X đưa ra mục tiêu phấn đấu Thành phố trở thành trung tâm về kinh tế của Đông Nam
Á. Chính vì thế, thành phố đã xây dựng các kế hoạch thúc đẩy hoạt động DMST và
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động đổi mới. Ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo được các chương trình ưu tiên do đóng góp đến 18,5% trong
GRDP của Thành phố. Trong đó, ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố, bao
gồm 4 nhóm ngành là cơ khí; chế biến lương thực và thực phẩm; hóa chất, nhựa, cao
su và ngành điện tử đang được Thành phố đặc biệt quan tâm và xây dựng các kế
hoạch, chính sách thúc đẩy các nhóm ngành phát triển mạnh (Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh, 2015). Đây là những ngành đóng góp giá trị gia tăng cao, chiếm đến 9,8%
GRDP thành phố và chiếm đến 50,7% trong giá trị gia tăng ngành công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Do đó, tác giả đã
lựa chọn đề tài “đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài này sẽ đóng góp cho
các nhà quản lý nhận thấy mức độ tác động của việc DMST tại các doanh nghiệp hiện
nay, để từ đó triển khai những chính sách, kế hoạch phù hợp cho khu vực này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá tác động của hoạt động DMST lên
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4
nhóm ngành công nghiệp trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích tác động của hoạt động DMST lên kết quả sản xuất của doanh
nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng
điểm của Thành phố Hồ Chí Minh (4 nhóm ngành trọng điểm gồm các nhóm ngành
là nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; hóa dược cao su và plastic; sản
xuất hàng điện tử; ngành cơ khí).
 Phân tích các yếu tố là đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết
định triển khai DMST tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu gồm 2.317 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của việc triển khai
hoạt động DMST lên tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và năng suất
nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp. Phương pháp này giúp chọn ra những doanh
nghiệp có gần điểm xu hướng, từ đó đánh giá mức độ tác động của DMST. Bên cạnh
đó, thông qua mô hình hồi quy logit, luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định DMST của doanh nghiệp.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Đầu tiên, luận văn sẽ hệ thống lại các lý thuyết có liên quan giữa DMST và
hiệu quả doanh nghiệp.
Hai là, chỉ ra sự tác động DMST lên các chỉ số về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp, dựa vào đó nhà quản lý có thể xác định tình hình DMST hiện nay trong cộng
đồng doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định triển khai DMST trong doanh nghiệp. Dựa vào các mục tiêu này, nghiên
cứu xem xét và đề xuất những chính sách hỗ trợ phù hợp.
Ba là, đề xuất một số giải pháp để đánh giá mức độ hiệu quả một số chương
trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo đang được thực hiện trên địa bàn.
1.6 Cấu trúc luận văn
Đề tài trình bày theo cấu trúc gồm có 5 chương, bao gồm các nội dung sau:
Chương 1 – Phần mở đầu, luận văn sẽ trình bày khái quát về vấn đề nghiên
cứu của đề tài, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 – Tổng quan lý thuyết, ở chương này nghiên cứu lược khảo các
nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để tổng hợp khái niệm, cách đo lường
5
đầu ra và đầu vào của DMST, nguyên lý tác động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp.
Đồng thời, chỉ ra được một số yếu tố đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp quyết định
đến việc doanh nghiệp triển khai DMST.
Chương 3 – Trình bày về khung phân tích đánh giá tác động của DMST lên
hiệu quả doanh nghiệp, phương pháp PSM và dữ liệu sử dụng cho đề tài này.
Chương 4 – Trình bày về kết quả nghiên cứu luận văn.
Chương 5 – Kết luận, hạn chế và hàm ý chính sách.
6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Trong chương tổng quan lý thuyết trình bày về khái niệm của hoạt động đổi
mới sáng tạo (DMST), phân loại các dạng đổi mới, đồng thời lược khảo các nghiên
cứu trước để đưa ra cơ chế tác động của DMST lên hiệu quả doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng trình bày về những đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
xác suất thực hiện DMST trong doanh nghiệp.
2.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo
Tại Việt Nam, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đã đưa ra định nghĩa "đổi
mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công
nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng
suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa". Ngay từ ban đầu việc chuyển
ngữ innovation thành đổi mới sáng tạo hay cải tiến, đổi mới trong tiếng Việt về mặt ngữ
nghĩa hàm ý tương đương nhau, đều có ý nghĩa là sự thay đổi.
Schumpter là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra khái niệm rõ
ràng về hoạt động DMST, là một quá trình đột phá công nghiệp, cách mạng hóa được
thực hiện liên tục từ bên trong doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế và rồi từ đó
không ngừng tạo ra các giá trị mới. Theo Schumpter, bất cứ doanh nghiệp nào muốn
tìm kiếm lợi nhuận nhằm tăng tính cạnh tranh và năng động đều phải đổi mới. (Trích
trong Śledzik, 2013).
Trong từ điển kinh tế, đổi mới sáng tạo là hiện thực hóa các ý tưởng, phát minh
thành hàng hóa hoặc dịch vụ, người tiêu dùng sẵn lòng trả. Một ý tưởng được xem là
đổi mới chỉ khi ý tưởng đó phải là chi phí kinh tế có thể tái sản xuất và đáp ứng được
nhu cầu cá nhân cụ thể. Đổi mới liên quan đến việc ứng dụng thông tin, sáng kiến để
đạt được giá trị cao hơn hay khác biệt dựa nguồn lực sẵn có, nó bao gồm tất cả các
quy trình để ý tưởng mới được tạo ra và chuyển đổi thành những sản phẩm hữu ích
(trích trong Pavlik, 2013).
Theo cẩm nang Olso (2018) của OECD thì đổi mới chính là việc tập trung cải
thiện những tiêu chuẩn sống có thể ảnh hướng đến cá nhân, thể chế, ngành kinh tế và
7
quốc gia theo nhiều phương thức khác nhau. Bên cạnh đó, DMST cũng chính là sự
thay đổi về sản phẩm hay quy trình, tạo ra giá trị mới và đến tay người tiêu dùng.
Khái niệm này cũng tương tự như cách định nghĩa của hội đồng kinh tế tại Australia,
hoạt động cải tiến này phải tạo ra kết quả là giá trị tăng thêm từ những doanh nghiệp
DMST và những khách hàng của doanh nghiệp. (Trích trong Feeny và Roger, 2003).
Therrien và cộng sự (2011) định nghĩa DMST là một quá trình phức tạp liên
quan đến các hoạt động thay đổi được thực hiện bên trong doanh nghiệp, bao gồm
nhiều danh mục như sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý, chức năng hoạt động. Các
ý tưởng về DMST sẽ được triển khai và hình thành trong doanh nghiệp dựa vào chính
năng lực đổi mới của đơn vị. Tương tự, Evangelista R. và Baregheh (2009) thì hoạt
động này gồm nhiều giai đoạn. Các đơn vị chuyển đổi ý tưởng thành các sản phẩm,
quy trình, dịch vụ được cải tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc hiện thực
hóa ý tưởng cải tiến tạo ra điểm khác biệt giữa những đơn vị có và không triển khai
DMST, tăng tính cạnh tranh và cuối cùng dễ dàng dẫn đến đến sự thành công, lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Afuah (2003) chỉ ra công thức của DMST bao gồm phát minh và thương mại
hóa, có nghĩa đổi mới là việc áp dụng kiến thức tạo ra những sản phẩm theo nhu cầu
của khách hàng. Fagerberg (2004) cũng đã đưa sự khác biệt giữa sáng chế (invention)
và DMST (innovation). Sáng chế đó là những ý tưởng hay quy trình được tạo ra mới,
chưa từng làm trước đây nhằm thiết kế sản phẩm, xây dựng, điều chỉnh vận hành và
sản xuất. Trong khi đó, đổi mới sáng tạo có nghĩa là thương mại hóa ý tưởng, có nghĩa
cách để thực hiện ý tưởng công việc hay sáng chế được thương mại. Giữa 2 khái niệm
này thường có sự khác nhau về độ trễ thời gian đáng kể, phản ánh sự khác nhau để
xây dựng ý tưởng và thực hiện chúng trong thực tế. Chuyển đổi phát minh thành
DMST cần kết hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng và nguồn tài nguyên của doanh
nghiệp. Trong thực tế, hoạt động đổi mới đều thông qua những thay đổi trong cuộc
sống, những thay đổi này làm chuyển đổi ý nghĩa kinh tế, những đổi mới sau lần phát
minh đầu tiên thường mang về lợi ích kinh tế hơn so với ban đầu.
Tóm lại, định nghĩa DMST là việc doanh nghiệp thực hiện các sự thay đổi nhằm
8
vào mục tiêu chung chính là kết quả doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực so trước
khi triển khai. Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở ý tưởng, sáng chế mà phải được hiện
thực hóa, đảm bảo tính thị trường, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời, hoạt
động DMST này bao gồm nhiều hình thức được thực hiện trong hay ngoài công nghệ.
2.2 Ngành kinh tế trọng điểm
Theo lý thuyết tăng trưởng không cân đối của Hirchman (1958), tại các quốc gia
đang phát triển, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần đầu tư tập trung vào những ngành
trọng điểm của quốc gia nhằm tạo ra sự lan tỏa số nhân trong các ngành của nền kinh tế.
Đây là những ngành có sức bật và lan tỏa để thúc đẩy các ngành khác còn lại phát triển.
Bốn tiêu chí để xác định ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với nền kinh tế tại Việt Nam
và phù hợp với xu thế hiện nay. Đầu tiên là độ lan tỏa kinh tế, đây được xem là mối liên
kết ngược, đầu vào của các ngành kinh tế trọng điểm từ các ngành còn lại của nền kinh
tế, được so sánh với ngưỡng sử dụng trung bình của toàn ngành kinh tế. Kế đến là độ
nhạy, kinh tế trọng điểm thể hiện mức độ quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên
liệu đầu vào cho các ngành còn lại, thể hiện mối liên kết xuôi. Thứ 3 là độ phụ thuộc về
nhập khẩu, được xác định là giá trị nhập khẩu của ngành trọng điểm so với toàn ngành,
thể hiện mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Cuối cùng là độ lan tỏa về môi
trường, là mức độ tác động đến môi trường của ngành trọng điểm so với toàn ngành, với
mục tiêu hạn chế việc đánh đổi giữa tăng trưởng và môi trường (Đại học kinh tế quốc
dân, 2019).
2.3 Phân loại về hoạt động đổi mới sáng tạo
Schumpter thì DMST gồm 5 dạng, bao gồm đầu tiên đó là giới thiệu hàng hóa
mới, loại mà người tiêu dùng trên thị trường chưa quen thuộc hoặc tạo ra sự thay đổi
khác biệt chất lượng sản phẩm hiện hữu. Thứ 2 là dạng doanh nghiệp thực hiện đổi
mới bằng quy trình sản xuất mới xuất hiện, cái mà đơn vị chưa áp dụng và thử nghiệm
trước đây. Dạng kế tiếp đó chính là doanh nghiệp gia nhập hay chuyển qua thị trường
tiêu thụ mới. Thứ 4 là thu nhận và phát triển nguồn cung cấp mới về nguyên liệu hoặc
đầu vào mới, bất kể nguồn này đã tồn tại hay do doanh nghiệp phát hiện. Dạng cuối
9
cùng là việc thực hiện tổ chức mới trên bất cứ ngành nghề nào nhằm tạo ra vị thế độc
quyền hoặc là phá vỡ vị thế độc quyền hiện có trên thị trường (Trích từ Alin, 2008).
Một cách tiếp cận khác cũng theo Schumper, phân loại đổi mới sáng tạo dựa
theo sự so sánh căn bản với phiên bản hiện có, gồm có 2 dạng đổi mới luôn song hành
với nhau, đó là đổi mới liên tục (incremental innovation) và đổi mới sáng tạo mang
tính căn bản (radical innovation). Theo đó, đổi mới liên tục là cải thiện một sự vật
tiến bộ so với sản phẩm dịch vụ tiền nhiệm và đồng thời phải bổ sung ít nhất một tính
năng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đổi mới sáng tạo mang tính căn bản (radical
innovation) là việc tạo ra những sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mới hoặc thay đổi cấu
trúc sản phẩm, mang tính đột phá. Loại đổi mới này bao gồm việc giải quyết theo 3
cấp độ, đó có thể là đổi mới sản phẩm liên quan ý tưởng, công nghệ mới; đổi mới quy
trình liên quan đến phương thức sản xuất, giao vận hàng hóa và dịch vụ mới cho
khách hàng; hay kết hợp cả 2 hình thức trên (Trích từ Fădor, 2014).
Cẩm nang Oslo (2018) tái bản lần thứ 4 với mục tiêu đưa ra tiêu chuẩn nhằm
mục đích khảo sát và nghiên cứu về đổi mới sáng tạo. Trong phiên bản trước, DMST
bao gồm 4 dạng đó là những dạng liên quan đến sản phẩm, quy trình, tổ chức và tiếp
thị. Tuy nhiên, trong lần xuất bản này bao gồm chỉ tóm lược vào hai dạng chính đó
là sản phẩm và quy trình kinh doanh để thuận lợi xây dựng tiêu chuẩn đo lường. Về
DMST sản phẩm có nghĩa là tạo ra một phiên bản một hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
hoàn toàn mới hoặc cải tiến so với phiên bản trước và được giới thiệu ra thị trường.
Về đổi mới quy trình kinh doanh cũng tương tự như cách giải thích của đổi mới sản
phẩm về cụm từ tạo mới và cải tiến, ở đây là sự thay đổi về quy trình, phương pháp
kinh doanh sản xuất, từ thiết kế, sản xuất và phân phối sản xuất đến thị trường. Đối
với đổi mới sáng tạo trong tổ chức thì đây là áp dụng những cách thức tổ chức mới
làm việc trong hoặc ngoài đơn vị, sự đổi mới này làm tăng hiệu quả kinh doanh của
đơn vị bằng cách giảm chi phí quản lý và sản xuất. Còn đối với đổi mới sáng tạo trong
tiếp thị cũng tương tự, đó là áp dụng phương pháp tiếp thị mới có thay đổi đáng kể
trong tạo hình ảnh thiết kế hoặc đóng gói sản phẩm, phương thức bán hàng mới, vị
trí sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc chính sách giá cả. Đổi mới tiếp thị được xây
10
dựng để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn, theo đuổi một thị trường mới, vị
trí mới với mục tiêu là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Abernathy và Clark (1985) thì đổi mới sáng tạo cũng bao gồm bốn dạng. Thứ
nhất là đổi mới về kiến trúc (architectual innovation) là việc thiết kế thay đổi quy
trình quản lý hoặc các quy trình sản xuất liên quan đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ,
nhằm hình thành ra một kiến trúc mới để doanh nghiệp hoạt động. Dạng thứ hai là
đổi mới thích hợp trong từng giai đoạn thị trường (niche business) là việc tạo ra thị
trường mới bằng cách sử dụng công nghệ hiện có. Kế đến là đổi mới thường xuyên
(regular innovation) là những thay đổi liên tục và có tác động tích cực đến chi phí và
hiệu suất sản phẩm. Đổi mới cách mạng (revolutionary innovation) là thay đổi những
công nghệ hoặc sản phẩm mới và tạo ra sự đột phá trong ngành công nghiệp hoặc có
thể tạo ra ngành công nghiệp mới trên thị trường.
2.4 Đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo
2.4.1 Đo lường đầu vào của đổi mới sáng tạo
Hoạt động DMST có nhiều hình thức, nên việc xác định đầu vào tương đối đa
dạng và phức tạp. Cẩm nang Olso (2018) đã hệ thống lại tám loại hoạt động chung
thể hiện cho sự theo đuổi và triển khai DMST của doanh nghiệp, liên quan đến nghiên
cứu và phát triển (R&D); kỹ thuật, thiết kế sáng tạo; tiếp thị; sở hữu trí tuệ; đào tạo
lao động; phần mềm, cơ sở dữ liệu; mua và thuê tài sản hữu hình; đổi mới quản lý.
Mặc dù các hoạt động này có thể là một phần của nỗ lực DMST mà doanh nghiệp
đang triển khai thực hiện, nhưng cũng có thể không hướng tới mục tiêu rõ ràng đó.
Tuy nhiên, đây là một căn cứ hữu ích khi xây dựng khung đo lường của đầu vào
DMST.
R&D là các công việc mang tính sáng tạo và có hệ thống nhằm tăng lượng
kiến thức cho doanh nghiệp hoặc ứng dụng những kiến thức có sẵn vào trong hoạt
động, bao gồm nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và thực nghiệm. Hoạt động R&D đóng
vai trò tạo ra kiến thức nội bộ cho phép đổi mới sản phẩm (Artz và cộng sự, 2010;
OECD, 2018). Đánh giá R&D là đầu vào cho hoạt động DMST thường thông qua 2
dạng cơ bản đó là các loại R&D đã thực hiện hoặc chi tiêu cho hoạt động này. Trong
11
đó chi tiêu là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất để đánh giá
thể hiện sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (Rogers, 1998). Tuy nhiên, kết quả
của hoạt động R&D có thể hoặc không được ứng dụng vào thực tế. Vì vậy, nó khác
với hoạt động DMST là cần thiết phải ứng dụng vào thực tế. Thêm vào đó, mặc dù
doanh nghiệp tiến hành thực hiện R&D vào thực tế nhưng vẫn có thể xảy ra trường
hợp R&D không làm thay đổi và cải thiện kết quả hoạt động của đơn vị. Điều này
dẫn đến việc đo lường quá mức DMST hay ngược lạị là đánh giá quá thấp việc đổi
mới do không hẳn các doanh nghiệp triển khai đều tiến hành R&D. Ngoài ra, hoạt
động R&D thường tập trung ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó, chỉ tiêu
R&D được xem là yếu tố đầu vào phù hợp hơn với những doanh nghiệp này (Roger,
1998; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017). Kỹ thuật, thiết kế sáng tạo cũng có mối liên hệ
với hoạt động R&D, trong đó, kỹ thuật liên quan đến bao gồm việc lập các kế hoạch
kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá, quy trình, lắp đặt thiết bị, còn thiết kế sáng tạo đó là việc
phát triển chức năng mới hay sửa đổi hình thức, diện mạo cho hàng hóa dịch vụ hay
kể cả quy trình quản lý kinh doanh. Hầu hết các kỹ thuật, thiết kế sáng tạo đều thể
hiện là hoạt động DMST, chỉ trừ những trường hợp thiết kế nhỏ không thể hiện rõ sự
khác biệt về giá trị đem lại.
Sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo vệ và khai thác kiến thức, thường được tạo
thông qua hoạt động R&D và các hoạt động sáng tạo khác, là việc đăng ký về pháp
lý cho ý tưởng, phát minh các sản phẩm hoặc quy trình mới. Sở hữu trí tuệ gồm các
loại như bằng sáng chế, thương hiệu bản quyền, kiểu dáng công nghiệp. Trong đó,
bằng sáng chế là hình thức để nhà các phát minh nhận lại chi phí về việc đầu tư sáng
tạo và khuyến khích giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, phát minh và sáng kiến có
thể đem lại giá trị rất cao hoặc không gì cả. Bên cạnh đó, không hẳn tất cả sáng kiến
đều có bằng sáng chế. Một phần là khi xin cấp bằng thì đòi hỏi phải tiết lộ đầy đủ nội
dung kiến thức liên quan. Do đó, nhiều doanh nghiệp chọn không có bằng sáng chế
để giữ bí mật công nghệ, đây là sự hạn chế của dữ liệu không phản ánh đầy đủ được
hoạt động DMST của doanh nghiệp (Artz và cộng sự, 2010; Roger, 1998).
12
Các chỉ số đo lường đầu vào như R&D, sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế đều có
nhược điểm, do đó các chỉ số về chi phí đào tạo, tiếp thị và đầu tư phần mềm, cơ sở
dữ liệu có thể khắc phục hạn chế và thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp khi tiến hành
DMST. Trong đó, chi phí đào tạo là khoản kinh phí mà doanh nghiệp chi trả để người
lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng về sản phẩm hay quy trình phát sinh trong
quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đào tạo là một yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp
tiến hành DMST. Về tiếp thị thì liên quan đến các hoạt động nghiên cứu thị trường,
định giá sản phẩm và vị trí sản phẩm, quảng cáo và xây dựng chiến lược để quảng bá
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp xác định
thị trường sản phẩm và cũng phục vụ cho quá trình đổi mới sản phẩm. Ngoài ra còn
có chi phí khác như đổi mới về quản lý và thay đổi tổ chức, hay kể cả việc cho thuê
hoặc mua lại tài sản hữu hình khi các tài sản này tạo ra giá trị khác biệt đáng kể so
với các thiết bị đang được sử dụng với mục tiêu đổi mới sản phẩm hay quy trình kinh
doanh (Roger, 1998; OECD, 2018; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017).
2.4.2 Đầu ra của đổi mới sáng tạo
Đầu ra của DMST phụ thuộc vào giai đoạn lập kế hoạch và xác định mục tiêu
để doanh nghiệp tiến hành đổi mới. Các mục tiêu của doanh nghiệp khi tiến hành
DMST thường liên quan đến kinh tế là việc tăng doanh số, tạo ra lợi nhuận, tiết kiệm
chi phí hay cải thiện năng suất; hay mục tiêu khác như mức độ ảnh hưởng đến nền
kinh tế, xã hội, môi trường, hay việc doanh nghiệp thay đổi thị trường, đối tượng
khách hàng (OECD, 2018).
Trong nghiên cứu của Roger (1998) đã đưa ra thước đo đầu ra DMST bao gồm
nhiều chỉ tiêu như về hiệu quả hoạt động với các chỉ số về sản xuất, tài chính, lợi
nhuận, tăng trưởng doanh thu thuần, hiệu suất cổ phần, thị trường vốn hay năng suất.
Tuy nhiên thì chỉ số kinh tế này có khuyết điểm, hoặc các giá trị này thay đổi không
bắt nguồn từ hoạt động DMST. Theo Bosworth và Kells (1998) chỉ ra hạn chế của
biến lợi nhuận đó là bị thiên lệch bởi quy mô. Những doanh nghiệp kém hiệu quả có
thể mang lợi nhuận dương. Vì vậy, một giải pháp là thể hiện dưới dạng tỷ lệ lợi nhuận,
13
lợi nhuận được so với các giá trị quy mô, chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận trên các giá
trị như tổng tài sản hoặc tài sản ròng, doanh thu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số cách khác đo lường về đầu ra DMST, chẳng hạn như số
lượng sản phẩm mới hay cải tiến được doanh nghiệp giới thiệu. Tuy nhiên, việc phân
loại những đơn vị có sản phẩm mới hoặc cải tiến thì mang ý nghĩa chủ quan và không
thể hiện được giá trị đóng góp của đổi mới. Do đó, giá trị đo lường đầu ra này được
đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu của doanh nghiệp được chiếm bởi sản phẩm
mới, cải tiến. Ngoài ra, đầu ra DMST có thể được đo lường bằng thống kê về sở hữu
trí tuệ, bao gồm một số chỉ tiêu như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, thiết kế
bởi vì khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện doanh nghiệp tạo ra kiến thức mới
giá trị (Roger, 1998; OECD, 2018).
2.5 Nguyên lý về đổi mới sáng tạo tác động lên hiệu quả doanh nghiệp
Trong mô hình truyền thống về hành vi của doanh nghiệp, DMST có thể tác
động tạm thời đến kết quả của doanh nghiệp bằng cách tăng khả năng cạnh tranh
trong ngắn hạn. Việc giới thiệu các sản phẩm có đổi mới mang lại sức mạnh độc
quyền tạm thời và có thể khai thác lợi nhuận bằng cách tăng thị phần của doanh
nghiệp cho đến khi yếu tố đầu vào như vốn kiến thức, nghiên cứu và phát triển (R&D)
bị khuếch tán và bắt chước. Điều này phù hợp với Schumpeter, việc giới thiệu hàng
hóa, quy trình sản xuất, thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu và tổ chức sản xuất
mới dẫn đến phá hủy cấu trúc kinh tế hiện tại của doanh nghiệp và thay thế bằng
những cái mới mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu năng lực
công nghệ và tích lũy kiến thức khác nhau, những năng lực này cho phép doanh
nghiệp đối mặt với những thay đổi trên thị trường để tồn tại, phát triển lâu dài trên thị
trường (Hashi và Stojcic, 2013).
Tương tự, Geroski và Machin (1992) cũng đưa ra hai quan điểm để giải thích
ảnh hưởng của DMST lên doanh nghiệp. Trong quan điểm đầu tiên thì với chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận của đơn vị có DMST sẽ cao hơn những đơn vị không triển khai. Tuy
nhiên, ưu thế độc quyền thì khó để đơn vị duy trì mãi được mà cần phải thường xuyên
liên tục đổi mới. Theo quan điểm thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình thực hiện
14
DMST bao gồm các nội dung cách thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu và tích hợp
vào hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện R&D, doanh nghiệp sẽ chuyển
các đột phá khoa học sang hàng hóa và dịch vụ mới, xây dựng và biến đổi năng lực
nội bộ của doanh nghiệp, làm cho hoạt động của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến
tích cực hơn so với trước, trở nên linh hoạt hơn, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi
của thị trường. Sự chuyển đổi này trong nội bộ của đơn vị theo quan điểm này tạo ra
sự khác biệt giữa doanh nghiệp có và không DMST gần như vĩnh viễn. Sự khác biệt
năng lực nội bộ giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh. Tương tự
như cơ chế này, trong mô hình tăng trưởng nội sinh thì tăng trưởng của nền kinh tế
được xác định bởi mức độ công nghệ và đổi mới, những DMST trong khoa học và
công nghệ là cách để vượt qua giới hạn tăng trưởng. (Grossman và Helpman, 1994).
Một cách tiếp cận khác từ mô hình tiến hóa của doanh nghiệp (evolutionary
model), hành vi của các doanh nghiệp là tập hợp những kiến thức được tích lũy từ
việc học hỏi hay thói quen. Doanh nghiệp không thể mãi duy trì ưu thế của doanh
nghiệp dựa trên những thói quen và kiến thức cũ. Chính vì thế, đổi mới cho phép
doanh nghiệp tăng trưởng, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển liên tục. Bên
cạnh đó, DMST đảm bảo được sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp (Nelson và Winter,
1982).
Griliches (1979) đánh giá sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu và đầu tư
đến tăng trưởng TFP. Mức độ tăng năng suất không chỉ phụ thuộc nỗ lực R&D, mà
còn dựa vào mức độ vốn kiến thức để sở hữu. Đầu vào DMST tác động đến tiến bộ
công nghệ của doanh nghiệp và tác động lên TFP (Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017;
Griliches, 1979).
Hình 2. 1: Cơ chế tác động của R&D đến TFP doanh nghiệp
Nguồn: tổng hợp từ các nghiên cứu trước
TFP
doanh nghiệp
Tiến bộ công nghệ
Đầu vào đổi mới
R&D
15
2.6 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
2.6.1 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về đổi mới sáng tạo và
hiệuquả hoạt động doanh nghiệp
Một trong những mô hình để đánh giá tác động giữa các hoạt động DMST lên
tăng trưởng của năng suất là CDM. Mô hình được xây dựng từ nghiên cứu của Crepon
– Duget – Mairesse (1998) và được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều nghiên cứu
thực nghiệm. Mô hình toàn diện và chặt chẽ của quá trình đổi mới, từ xem xét quyết
định của doanh nghiệp tiến hành đổi mới, chi phí đầu tư vào đổi mới, kết quả hay còn
gọi đầu ra của DMST và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trong hầu hết nghiên
cứu mô hình CDM gồm bốn giai đoạn. Trong đó, hai giai đoạn đầu tiên việc xác định
quy mô các khoản đầu tư mà doanh nghiệp thực hiện đổi mới, cụ thể trong giai đoạn
một là việc mô tả quyết định DMST. Kế đến là mô hình xem xét ảnh hưởng cường
độ đổi mới. Trong giai đoạn thứ 3 là nghiên cứu về đầu ra của đổi mới sáng tạo hay
còn gọi là hàm đổi mới, nó liên kết giữa nỗ lực và kết quả DMST. Cuối cùng nghiên
cứu về đầu ra DMST đến hiệu quả đơn vị.
Sử dụng phương pháp CDM, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã phản ánh mối
liên hệ chặt chẽ giữa R&D, kiến thức mới, DMST với kết quả kinh tế. Theo Goedhuys
và Veugeler (2012) thì đổi mới là một yếu tố quan trọng cho tăng trưởng doanh số
bán hàng của những doanh nghiệp tại Brazil, đặc biệt khi kết hợp DMST cả về sản
phẩm và quy trình làm cải thiện đáng kể tăng trưởng doanh nghiệp. Griffith và cộng
sự (2006) cho thấy việc tạo ra các sản phẩm mới ảnh hưởng đáng kể nhất đến năng
suất của doanh nghiệp tại 3 quốc gia thuộc Châu Âu bao gồm Pháp, Đức và Anh,
trong khi đó, tại Đức thì nghiên cứu thì mối liên hệ này nghịch chiều. Còn trong
nghiên cứu thực nghiệm của Duguet (2006) đã phân tích đánh giá tác động của 2 dạng
đổi mới, gồm đổi mới liên tục (incremental innovation) và đổi mới sáng tạo mang
tính căn bản (radical innovation) lên tăng trưởng TFP doanh nghiệp ở Pháp. Tuy
nhiên, chỉ đổi mới căn bản tác động đồng biến với mức độ đáng kể đến tốc độ tăng
của TFP. Đồng thời, các yếu tố quyết định DMST là khác nhau, đổi mới căn bản phát
sinh từ những kiến thức phức tạp và đổi mới gia tăng dựa vào các nghiên cứu không
16
chính thức, ứng dụng công nghệ từ doanh nghiệp khác. Nghiên cứu Chudnovsky và
cộng sự (2006) tại Argentina thì các doanh nghiệp có thực hiện đổi mới đạt mức năng
suất cao hơn những đơn vị không thực hiện. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp là
một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng triển khai hoạt động đổi mới.
Nghiên cứu cũng chỉ ra cần xây dựng chính sách để thúc đẩy hoạt động R&D và
chuyển giao công nghệ; loại bỏ những rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để
doanh nghiệp tăng cường hoạt động đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã sử dụng kĩ thuật ghép đôi hay còn gọi là
kỹ thuật PSM để ước lượng hiệu quả trung bình của quyết định của DMST. Phương
pháp PSM không có những thông số dạng kỹ thuật đặc biệt mà chỉ là tập hợp đặc
điểm đơn vị không bị ảnh hưởng từ việc đổi mới. Tác động của hoạt động DMST lên
kết quả của doanh nghiệp được ước lượng bằng cách so sánh trọng số trung bình giữa
nhóm đổi mới và không đổi mới. Trong đó, trọng số được ước dựa vào bắt cặp các
điểm số xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Phương pháp này phù hợp mới
dạng mô hình nhân quả, thông tin dữ liệu yêu cầu ít hơn so với mô hình dạng cấu
trúc, và phù hợp với dữ liệu sẵn có của luận văn.
Kannebley và cộng sự (2010) sử dụng kỹ thuật PSM để đánh giá tác động của
đổi mới quy trình và sản phẩm lên doanh nghiệp lên kết quả hoạt động ngành sản
xuất tại Brazil. Kết quả chỉ ra đổi mới tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, tăng lao động, doanh thu thuần, năng suất, tỉ phần trong giai đoạn 2
năm sau đổi mới. Ngoài ra, đổi mới quy trình tác động hiệu quả cao hơn sản phẩm và
đề xuất doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh và phát triển dài hạn thì nên
triển khai kết hợp giữa các dạng đổi mới. Cozza và cộng sự (2012), nghiên cứu về
mối liên hệ giữa DMST với lợi nhuận, tăng trưởng của doanh nghiệp ngành công
nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và cao tại Italia. Nhóm tác giả sử dụng mô hình
logit để đưa ra kết luận rằng quy mô doanh nghiệp, cường độ xuất khẩu, trình độ lao
động, tỷ lệ tài sản cố định có tác động đồng biến tích cực đối với xác suất doanh
nghiệp đổi mới. Kế đến, tính tác động can thiệp bình quân (ATT) của DMST gồm
17
phương pháp hạt nhân (Kernel), bán kính (Radius), phân tầng (Stratification). Kết
quả, những đơn vị có công nghệ trung bình và cao thì DMST đem lại hiệu quả cao
hơn doanh nghiệp không đổi mới. Tương tự, trong nghiên cứu của Santi và Santoleri
(2008) tại Chile, bằng việc sử dụng nhiều kỹ thuật tham số và bán tham số, gồm hồi
quy phân vị, PSM với ước lượng cận gần nhất (NNM) và phân tích Quantile
Treatment Effects (QTE) đưa ra nhận định chung có liên hệ giữa DMST về quy trình
và tốc độ tăng doanh số bán hàng. Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu
trong việc đo lường đổi mới quy trình, khả năng nội sinh tiềm ẩn; đồng thời đề xuất
cho nghiên cứu tiếp theo thực hiện hành vi kiên trì đổi mới và sự kết hợp các dạng
đổi mới lên hiệu quả hoạt động.
Tại Việt Nam thì tác động DMST hay cải tiến trong doanh nghiệp cũng đang
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, nhiều tác giả tập trung về sự hình
thành, lý thuyết DMST hay liệt kê các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước
để chỉ ra tác động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu
của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) thông qua khảo sát, tác giả đã phân tích thực
trạng về tình trạng DMST của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nhận thức, khả năng
đổi mới của doanh nghiệp. Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Hồng Việt (2005) đã trình
bày khá cụ thể về nội dung lý thuyết đổi mới, đồng thời ứng dụng lý thuyết này trong
việc đánh giá và dự báo công nghệ ở Việt Nam. Về nghiên cứu định lượng DMST thì
hiện nay cũng đã có một số ít nghiên cứu thực hiện. Thông qua dữ liệu từ điều tra
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM),
nghiên cứu của Ngô Hoàng Thảo Trang (2017), Hồ (2013) và Đặng (2015) đã vận
dụng phương pháp của CDM đã chỉ ra tác động DMST lên năng suất doanh nghiệp,
tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng dạng đổi mới, mức độ tác động khác nhau. Trong
đó, nghiên cứu của Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) thể hiện đầy đủ các lý thuyết liên
quan DMST và năng suất của doanh nghiệp, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng
không có mối liên hệ giữa DMST chung đến năng suất của doanh nghiệp, tuy nhiên,
chỉ riêng hình thức đổi mới quy trình có tác động đến năng suất. Phạm và Hồ (2017)
cũng sử dụng dữ liệu điều tra của CIEM đưa ra kết quả những doanh nghiệp DMST
18
sẽ có năng suất cao hơn so với những đơn vị không có đổi mới. Bên cạnh đó nhóm
tác giả cũng đưa ra một số kết quả cho thấy tác động DMST lên năng suất còn phụ
thuộc vào vị trí của doanh nghiệp, tại 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và
Thành phố Hà Nội thì DMST tác động làm năng suất thấp hơn những tỉnh thành khác,
nguyên nhân chủ yếu do các khoản chi phí như công nghệ, nhân công và một số chi
phí hoạt động khác tại các thành phố lớn thông thường sẽ cao hơn. Bên cạnh đó thì
nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không có sự khác biệt
về tác động của đổi mới lên năng suất. Đặc biệt, nghiên cứu có phát hiện thú vị là
DMST của những doanh nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực cao không tác động
năng suất.
Trong luận văn này, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu về Điều tra trình độ công
nghệ kết hợp với Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Cục Thống kê Thành phố Hồ
Chí Minh tiến hành thực hiện, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc DMST lên
hiệu quả hoạt động doanh nghiệp qua một bộ dữ liệu điều tra mới tại địa phương với
phương pháp được sử dụng là PSM. Nghiên cứu này sẽ thêm đóng góp về mối liên
hệ DMST và hiệu quả doanh nghiệp tại Việt Nam.
2.6.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa đặc
điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới sáng tạo
2.6.2.1 Quy mô doanh nghiệp
Theo quan điểm của Schumpter (1942), chỉ những doanh nghiệp có quy mô
lớn có khả năng chi tiêu cho các hoạt động R&D nên có nhiều sự thay đổi công nghệ
hơn những doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, quy mô lớn thì doanh nghiệp động cơ
chi trả cho hoạt động R&D nhiều hơn nhằm kích thích thay đổi công nghệ, đem lại
lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Schumpter cũng đưa ra quan điểm rằng những doanh
nghiệp quy mô nhỏ thường sẽ không thực hiện nhiều hoạt động đổi mới (Trích trong
Hany, 2015).
Bhattacharya và Bloch (2004) qua nghiên cứu đánh giá những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động DMST của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Australia bằng mô hình
hồi quy probit và tobit cũng đã đưa nhận định DMST xu hướng giảm dần theo quy
19
mô. Nghiên cứu của Mancusi và cộng sự (2011) cũng sử dụng mô hình hồi quy Logit
để đánh giá những đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất đổi mới sản phẩm. Quy mô
doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với việc doanh nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó,
Kleinkecht (1989) phân tích những doanh nghiệp nhỏ sẽ đối mặt với nhiều rào cản
hơn những doanh nghiệp có quy mô lớn như về vốn, hạn chế về khả năng dự báo
cung cầu của thị trường, chi phí đầu tư đổi mới, khó khăn trong tìm kiếm thông tin
về công nghệ và nhân lực chất lượng.
Sherfer và Frenkel (2005) đưa ra quan điểm trái chiều, bằng nghiên cứu thực
nghiệm sử dụng dữ liệu phỏng vấn 209 doanh nghiệp ngành công nghiệp ở Bắc Israel
để phân tích mối liên hệ của hoạt động R&D với đặc điểm doanh nghiệp gồm quy
mô, ngành nghề, loại hình sở hữu, vị trí. Đối với kiểm định ảnh hưởng của quy mô
lên tỷ lệ đầu tư R&D, nghiên cứu dùng phân tích Anova, đồng thời sử dụng kiểm
định Ttest để kiểm tra sự khác nhau trong việc đầu tư R&D của từng cặp cùng ngành
nghề, loại hình sở hữu, đổi mới và không đổi mới. Nghiên cứu không tìm thấy mối
liên hệ đồng biến giữa quy mô và tỷ lệ đầu tư nghiên cứu và phát triển, và một điểm
thú vị là đơn vị có quy mô nhỏ hơn thì có xu hướng đầu tư R&D hơn các doanh
nghiệp lớn.
2.6.2.2 Loại hình doanh nghiệp
Trong nghiên cứu của Falk (2008) với dữ liệu của 12 quốc gia Châu Âu cho
thấy những doanh nghiệp sở hữu nước ngoài có nhiều đổi mới hơn so với doanh
nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những doanh nghiệp có vốn
nước ngoài thuộc nhóm quy mô lón nhất trong dữ liệu điều tra, đây chính là yếu tố
góp phần nên sự khác biệt giữa các nhóm loại hình. Tương tự về đánh giá sở hữu
nước ngoài lên DMST tại Canada, nghiên cứu thực nghiệm của Baldwin và cộng sự
(2000) kết quả chỉ ra những doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì mức độ tiến hành
đổi mới quy trình cao hơn những doanh nghiệp trong nước với xác suất đổi mới quy
trình cao hơn 50% doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, hoạt động đổi mới sản
phẩm thì không có sự khác biệt thì giữa 2 khu vực.
20
Kroll và Kou (2018) phân tích về mối liên hệ giữa doanh nghiệp sở hữu vốn
nhà nước và đầu ra của DMST của ngành sản xuất tại Trung Quốc, giai đoạn 2004 –
2014. Nghiên cứu đã phân tích tác động vấn đề kiểm soát nhà nước với các doanh
nghiệp này khi sử dụng bằng sáng chế. Kết quả đã chỉ ra rằng quyền sở hữu nhà nước
có tác động tiêu cực đến đầu ra đổi mới, đặc biệt những vùng kế hoạch hóa vẫn còn
khá cao tại khu vực Đông Bắc và Trung của Trung Quốc.
2.6.2.3 Tuổi doanh nghiệp
Tuổi doanh nghiệp là thời gian mà đơn vị tồn tại và hoạt động, tức là bắt đầu
từ thời điểm doanh nghiệp được thành lập. Các doanh nghiệp lâu năm thường tích lũy
lượng kiến thức lớn hơn doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp trẻ lại có
thể nhanh nhẹn hơn trong việc đổi mới ít ảnh hưởng từ các tổ chức trì tuệ và các chi
phí chìm (OECD, 2018).
Balasubramanian và Lee (2008) bằng nghiên cứu thực hiện đã chỉ ra tuổi
doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động triển khai đổi mới của doanh
nghiệp. Chất lượng của công nghệ của DMST giảm theo số tuổi của doanh nghiệp.
Khả năng phát triển công nghệ của đơn vị trẻ thì nhanh hơn những đơn vị lâu năm.
Tuy nhiên, Coad và cộng sự (2015) với dữ liệu doanh nghiệp ngành công nghiệp và
dịch vụ tại Tây Ban Nha. chỉ ra rằng những doanh nghiệp trẻ đầu tư R&D sẽ gặp
nhiều rủi ro hơn những doanh nghiệp lâu năm. Điều này được lý giải những doanh
nghiệp lâu năm khi thực hiện đổi mới theo quỹ đạo và hạn chế ít rủi ro, hay dựa vào
khả năng, kinh nghiệm phát hiện sớm những dự án không khả thi để tiến hành đầu tư
đổi mới; hay phải kể đến khi doanh nghiệp lâu năm thì sẽ có nhiều lựa chọn để tiến
hành đầu tư R&D.
2.6.2.4 Vị trí tọa lạc tại khu công nghiệp – khu chế xuất
Theo Sonobe và Otsuka (2006) thì định nghĩa cụm công nghiệp là nơi tập trung
về địa lý các đơn vị sản xuất sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan đến nhau trong
1 vùng nhỏ. Tại Việt Nam, cụm công nghiệp là nơi tập trung các đơn vị sản xuất,
được xây dựng riêng biệt và không có dân cư sinh sống, nhằm thu hút các đơn vị sản
21
xuất vào đầu tư, các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ và được các cơ quan hỗ trợ
trong việc tập hợp, tăng lợi thế cạnh tranh.
Ba thuận lợi chính của những doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp là tại
đây thì mức độ lan tỏa kiến thức, chuyên môn hóa và phân công lao động cao, sự phát
triển của thị trường lao động lành nghề (Marshall, 1920). Các cụm thúc đẩy sự cạnh
tranh của doanh nghiệp trong cụm, làm tăng năng suất, thúc đẩy đổi mới và kích thích
liên kết làm tăng sức mạnh tổng thể cụm (Mauroner, 2015).
Về tác động của vị trí doanh nghiệp lên xác suất doanh nghiệp đổi mới cũng
có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ này. Nghiên cứu của Bapista và Swan (1998)
phân tích tác động những cụm công nghiệp có làm cho hoạt động DMST cao hơn
những doanh nghiệp ngoài khu vực. Sự thành công của cụm là do mức độ phổ biến
kiến thức và lan truyền kiến thức, kích thích quá trình đổi mới. Kết quả cũng chỉ ra
rằng đổi mới xuất hiện và tăng trưởng mạnh ở cụm công nghiệp với doanh nghiệp
cùng ngành, trong trường hợp khác ngành thì ảnh hưởng không đáng kể. Nghiên cứu
Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) cũng đưa ra kết luận những doanh nghiệp có vị trí
nằm trong KCX-KCN có xu hướng sẽ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh hơn những doanh nghiệp ngoài khu. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra xác suất
triển khai đổi mới sản phẩm và quy trình tại KCX-KCN cao hơn bên ngoài.
2.6.2.5 Tình trạng ngập lụt
Đối với tình trạng ngập lụt đô thị có rất ít nghiên cứu thực nghiệm. Tình trạng
ngập lụt đại diện cho vị trí tọa lạc và mức độ ảnh hưởng của thời tiết và biến đổi khí
hậu lên các hoạt động trong khu vực đó. Thông thường khi xét về vị trí, các nhà
nghiên cứu thường tập trung phân tích doanh nghiệp có nằm trong khu KCX-KCN
hay so sánh doanh nghiệp ở các tỉnh thành, nên hiếm có nghiên cứu về vị trí tọa lạc
có ngập lụt. Chính vì thiếu các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác
động của ngập lụt đến đổi mới sáng tạo. Về ảnh hưởng của ngập lụt đến doanh nghiệp
bao gồm các vấn đề liên quan đến thị trường, tài sản, cơ sở, con người, quy trình sản
xuất, tài chính. Việc ngập lụt có thể gây ra các ảnh hưởng về thể chất và tâm lý đối
với chủ doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng như căng thẳng hoặc chấn thương.
22
Các tài sản bị hư hỏng, không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và gây
ra sự bất tiện cho nhân viên, nếu tình trạng xảy ra dài hạn ảnh hưởng đến thu thập của
người lao động, mối lo lắng của người lao động tăng lên (Trích trong Wedawatta và
cộng sự, 2013). Trong khi đó, lao động là nhân tố quan trọng trong việc triển khai
hoạt động DMST tại các đơn vị (Bornay-Barrachina, 2012).
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Lê Hữu Lợi và Bùi Việt Trung (2017) về
tổn thất kinh tế của hộ gia đình, cá thể và doanh nghiệp do ngập triều, nhóm tác giả
đã xác tiến hành khảo sát 410 tại khu vực bị ngập do triều cường tại Quận 7, Thành
phố Hồ Chí Minh, xác định mức độ thiệt hại, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa chi
phí thiệt hại và độ sâu ngập của các đối tượng là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể,
doanh nghiệp tư nhân. Nhóm tác giả tổng hợp những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
của hiện tượng ngập lụt, cụ thể như về tài sản, sức khỏe, chi phí hoạt động sản xuất
của các doanh nghiệp tăng lên, trì trệ hoạt động sản xuất, giao thông ùn tắc. Tác giả
đưa kết luận mức độ ngập triều cường tăng cũng làm tổng thiệt hại trực tiếp như nhà
cửa tăng, các đơn vị sản xuất chấp nhận cho phép người lao động nghỉ việc điều này
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động.
Theo nghiên cứu ADB (2010) dự báo Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050
sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, ngập lụt. Trong đó, đối với ngành công
nghiệp rủi ro chính là hầu hết các cụm công nghiệp đều nằm trong nhóm có nguy cơ
ngập trực tiếp, sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là ngành chế biến chế
tạo như bị ảnh hưởng nguồn nước ngọt là ngành sản xuất đồ uống và thực phẩm, hóa
chất; ảnh hưởng tài sản cố định là ngành sản xuất xe.
2.6.2.6 Trình độ người lao động
Kỹ năng của người lao động yếu tố quan trọng để doanh nghiệp DMST, hiện
thực ý tưởng và góp phần tăng năng suất doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp
chỉ muốn bắt chước các kết quả đổi mới từ những doanh nghiệp khác, thì vẫn phải
yêu cầu có một lực lượng lao động có các kỹ năng và kiến thức, có khả năng tìm tòi,
phát triển các đổi mới, hay còn gọi là có công suất hấp thụ để tiến hành đổi mới, cải
tiến năng suất (Mason và cộng sự, 2018).
23
Nghiên cứu của Toner (2011) về đánh giá vai trò của nguồn nhân lực với
DMST của các nền kinh tế phát triển. Lực lượng công nhân có tay nghề và linh hoạt
hơn trong công việc vì có kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề nhanh. Có nhiều kỹ
năng và nghề nghiệp có liên quan đến DMST, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất
lượng. Bên cạnh đó, Crepon và cộng sự (1998) cũng chỉ ra rằng chất lượng lao động
là yếu tố quan trọng cho năng suất doanh nghiệp, do đó cần có nhân lực chất lượng
cao nhằm chuyển đổi kiến thức thành giá trị kinh tế.
2.6.2.7 Tình trạng vay vốn
Hottenrott và Peters (2012) có hai nguồn tài chính để thực hiện đổi mới trong
doanh nghiệp. Nó bao gồm các nguồn bên ngoài như khoản vay từ ngân hàng, hợp
đồng nợ hoặc các nguồn nội bộ như lợi nhuận được giữ lại, vốn chủ sở hữu. Tình
trạng vay vốn của doanh nghiệp đại diện cho việc tiếp cận được với các nguồn vốn
từ bên ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có nguồn vốn nội bộ giới
hạn thì đổi mới sẽ không thể thực hiện nếu hạn chế các nguồn tài chính bên ngoài.
Các doanh nghiệp có khả năng sáng tạo cao nhưng nguồn tài chính thấp thì DMST
cũng bị ảnh hưởng. Nhóm tác giả cũng đề xuất thực hiện chính sách thúc đẩy các
nguồn vốn bên ngoài như nguồn đầu tư mạo hiểm, tài chính công. Kết quả này cũng
tương tự như nghiên cứu của Hajivassiliou và Savignac (2007) hạn chế tài chính ảnh
hưởng đến quyết định và khả năng DMST của doanh nghiệp.
24
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, luận văn xây dựng khung phân tích về cơ chế đánh giá tác
động của DMST lên các chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gồm tỷ suất
lợi nhuận, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và năng suất nhân tố tổng hợp. Ở phần
cuối chương này sẽ trình bày quy trình xử lý, trích lọc dữ liệu và phân tích dữ liệu.
3.1 Khung phân tích
Với mục tiêu đánh giá tác động của DMST lên kết quả hoạt động của doanh
nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu
xây dựng khung phân tích dựa trên các đặc điểm của doanh nghiệp để xem xét mối
quan hệ DMST với các chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp, giá trị gia tăng, giá trị
sản xuất và tỷ suất lợi nhuận với kĩ thuật so sánh điểm xu hướng PSM.
Hình 3. 1: Mô hình phân tích tác động DMST lên kết quả hoạt động doanh nghiệp
bằng kỹ thuật PSM
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo lý thuyết
Giá trị
sản xuất
25
3.2 Mô hình phân tích
Qua lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước, mô hình phân tích đánh giá
tác động của hoạt động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp sẽ có dạng như sau:
Yi = βo + γDi + ∑kβkXi + ui (1)
Yi = Y1i = βo + γ + ∑kβkXi + ui , Di = 1 (2)
Yi = Y0i = βo + γ + ∑kβkXi + ui , Di = 0 (3)
Trong đó, biến phụ thuộc Yi là hiệu quả của doanh nghiệp i bao gồm các chỉ
số năng suất nhân tố tổng hợp, tỷ suất lợi nhuận, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất; Di
là biến mô tả doanh nghiệp i có triển khai hoạt động DMST, với giá trị 1 là có triển
khai và 0 là không triển khai DMST. Xi là tập hợp các đặc điểm của doanh nghiệp.
Phương pháp kết nối điểm xu hướng PSM
Dựa vào các nghiên cứu về đánh giá tác động của hoạt động DMST lên hiệu
quả doanh nghiệp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kết nối điểm xu hướng PSM
để đánh giá tác động này (Santi và cộng sự, 2016; Kannebly và cộng sự, 2010; Cozza
và cộng sự, 2012; Kim, 2018). Nghiên cứu mục đích phân tích ảnh hưởng từ sự đổi
mới sáng tạo với TFP, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và tỷ suất lợi nhuận.
PSM bao gồm hai giai đoạn: trong giai đoạn đầu tiên, xây dựng mô hình logit
cho đổi mới sáng tạo nhằm tính xác suất doanh nghiệp triển khai DMST. Điều kiện
bắt buộc là phải thỏa mãn tính chất cân bằng của điểm số xu hướng, các giá trị phù
hợp thu được từ ước tính logit được sử dụng để ghép các nhà đổi mới với người không
đổi mới. Tiếp theo đó là tính toán hiệu quả can thiệp trung bình của hoạt động DMST
đối với tăng trưởng của doanh nghiệp. Tất cả các biến liên quan đến xác suất DMST
có thể được quan sát và đưa vào với biến X. Ngoài ra, để tìm ra kết quả phù hợp, cần
phải đảm bảo đầy đủ đặc điểm của các đơn vị của doanh nghiệp trong mô hình trong
và không bị ảnh hưởng bởi việc triển khai DMST.
Bước 1: Xác định điểm xu hướng (Propensity score)
Từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp, nghiên cứu thực hiện hồi quy logit, xác định
điểm xu hướng hay tính xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo.
P (X) = Pr (Di = 1│X) = E(Di│X) (4)
26
X là đặc điểm của doanh nghiệp, không ảnh hưởng từ hoạt động đổi mới sáng
tạo. P(X) là xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo và dựa chủ yếu vào những
đặc điểm của doanh nghiệp.
Những giả định cần thiết để xác định hiệu quả của hoạt động triển khai DMST
(Khandker và cộng sự, 2010), bao gồm:
- Giả định tính độc lập có điều kiện = (Yoi, Y1i) ┴ Di│X (5)
- Giả định vùng hỗ trợ chung = 0 < Pr (Di = 1│X < 1) (6)
Phương trình (5) giả định X không bị ảnh hưởng của việc có triển khai, một
số nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai này có thể bị kiểm soát bởi những biến đặc
điểm và không ảnh hưởng đến hiệu quả đơn vị. Trong trường hợp đặc tính không
quan sát quyết định đến tình trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thì tính độc lập
sẽ không đúng và PSM sẽ không phù hợp.
Phương trình (6) là giả định về hỗ trợ chung hay điều kiện trùng lập. Điều kiện
này có nghĩa giả thiết phân phối xác suất của nhóm điều trị và nhóm đối chứng có
cùng vùng hỗ trợ giống nhau. Các quan sát can thiệp được quan sát gần kề trong PSM.
Hiệu quả của phương pháp PSM còn phụ thuộc vào số lượng quan sát trên nhóm đổi
mới sáng tạo đủ lớn và ngang bằng với nhóm còn lại để xác định vùng hỗ trợ chung.
Những quan sát có điểm xu hướng khác nhau quá lớn hoặc không nằm trong vùng hỗ
trợ chung sẽ bị loại ra. Bên cạnh đó, lưu ý trường hợp những quan sát bị loại bỏ có
giá trị tạo ra sự khác biệt giữa 2 nhóm sẽ ảnh hưởng đến mức độ can thiệp, do đó sẽ
tạo ra những sai số nhất định và được chú ý trong quá trình phân tích dữ liệu.
Do đó, điểm xu hướng phải thỏa mãn hai giả định trên và có nhiều biến số đo
lường các đặc điểm thì có thể tính toán hiệu quả doanh nghiệp ảnh hưởng DMST.
Bước 2. Phân tích hiệu quả doanh nghiệp thông qua việc tìm sự khác biệt
của những nhóm tham gia và không tham gia có cùng điểm xu hướng. Phương
trình (7) trình bày ATT, đây là ảnh hưởng của hiệu quả kinh tế kinh tế thông qua kỹ
thuật ước lượng này:
ATT = α = E (Y1i - Yoi│Di = 1)
= E { E { (Y1i - Yoi│Di = 1, P(X)) }}
27
= E { E { (Y1i│Di = 1, P(X) } - E {Yoi│Di = 0, P(X) │Di = 1) }} (7)
Với ATT là tác động trung bình của việc triển khai hoạt động đổi mới sáng
tạo, Y1i và Y0i tình huống phản thực hiệu quả doanh nghiệp ở nhóm có tham gia và
không tham gia, P(X) │Di = 1 là điểm xu hướng của các doanh nghiệp có triển khai
DMST với đặc điểm Xi.
So sánh các kỹ thuật đối chiếu:
- So sánh cận gần nhất (Nearest Neighbour Matching): đây là công cụ ước
lượng khớp điểm đơn giản nhất, so sánh các khớp lân cận gần nhất. Những doanh
nghiệp nằm tại nhóm đối chứng được bắt cặp với 1 doanh nghiệp trong nhóm có triển
khai hoạt động đổi mới sáng tạo với điểm xu hướng gần nhất.
- So sánh trong phạm vi hay bán kính (Caliper and Radius Matching) : kỹ
thuật này khắc phục được nhược điểm của phương pháp so sánh cận gần nhất do việc
các điểm xu hướng khá xa nhau. Phương pháp so sánh trong bán kính được thực hiện
bằng cách đặt ra điều kiện hỗ trợ, doanh nghiệp từ nhóm so sánh sẽ được bắt cặp với
doanh nghiệp nhóm có can thiệp nằm trong 1 phạm vi và có điểm xu hướng gần nhất.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có triển khai đổi mới sáng tạo bị loại trừ cao thì làm
tăng sai số chọn mẫu.
- So sánh phân tầng (Stratification and Interval Matching): phương pháp
này phân vùng hỗ trợ chung của điểm xu hướng thành các tập hợp khoảng tầng, để
tính toán tác động trong mỗi khoảng bằng cách lấy sự khác biệt trung bình về kết quả
giữa nhóm có can thiệp và nhóm so sánh.
- So sánh Kernel (Kernel and Local Linear Matching): các doanh nghiệp
trong nhóm có triển khai đổi mới sáng tạo sẽ được so sánh với trọng số trung bình
của nhóm kiểm soát. Trong đó, trọng số này là tỷ lệ khoảng cách điểm xu hướng của
nhóm có triển khai và kiểm soát.
28
3.3 Các biến phụ thuộc và kiểm soát
 Các biến phụ thuộc
 Giá trị tăng thêm (VA): là kết quả sản xuất cuối cùng, giá trị mới tăng lên
trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất, dịch vụ của một doanh nghiệp (TCTK,
2018).
Giá trị
gia
tăng
=
Thu nhập
của người
lao động
+
Thu
nhập
hỗn
hợp
+
Khấu
hao
tài sản
cố
định
+
Thuế
sản xuất +
Thặng
dư sản
xuất
Trong đó:
 Thu nhập của người lao động là tổng số tiền mà người lao động được doanh
nghiệp chi trả, bao gồm tất cả các bảo hiểm và phúc lợi được thụ hưởng.
 Khấu hao tài sản cố định là mức giảm giá trị của tài sản cố định dùng trong
hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định, được trích khấu hao theo Thông tư
hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài
Chính.
 Thuế sản xuất bao gồm các loại thuế đánh vào hoạt động sản xuất như thuế
môn bài, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu…, không bao gồm thuế lợi nhuận hoặc
thuế thu nhập doanh nghiệp nhận được hoặc trả liên quan đến sản xuất.
 Thặng dư sản xuất là giá trị thể hiện tình trạng dư thừa hay thiếu hụt thu
nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi chi trả hay nhận được thu nhập sở
hữu, hay còn được hiểu là giá trị lãi/lỗ.
Phương pháp tính toán giá trị tăng thêm của doanh nghiệp bao gồm phương
pháp phân phối và phương pháp sản xuất (TCTK, 2018). Dựa vào dữ liệu sẵn có,
nghiên cứu lựa chọn phương pháp sản xuất, công thức cụ thể như sau:
29
Giá trị
tăng thêm
(VA)
=
Giá trị
sản xuất
(GO)
-
Chi phí
trung gian
(IC)
Trong đó,
Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ do các đơn
vị tạo ra (TCTK, 2018). Công thức để tính GO của ngành công nghiệp cụ thể:
Giá trị
sản xuất
(GO)
=
Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
+
Trợ cấp sản
phẩm (nếu có) +
Chênh lệch cuối kỳ,
đầu kỳ thành phẩm tồn
kho, hàng gửi bán và
các chi phí dở dang
còn lại khác
Chi phí trung gian (IC) bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng tính
toán chỉ tiêu này dựa vào tỷ lệ chi phí trung gian trên GO của ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo của Thành phố Hồ Chí Minh do Tổng Cục Thống kê biên soạn dựa vào
điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian
năm 2012.
Giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất được đo lường bằng cách logarit (ln).
 Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP):
Đối với việc tính toán tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp
thì hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một công chức chung cho tất cả các quốc gia
và còn phụ thuộc vào hệ thống số liệu. Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm, dữ liệu
sẵn có, luận văn sử dụng phương pháp phổ biến là tính phần dư TFP theo hàm sản
xuất Cobb – Douglas, hàm có dạng như sau:
Y = 𝐴 𝐾𝛽𝑘𝐿𝛽𝐿𝐸𝛽𝐸 (1)
i 𝑖 𝑖 𝑖 𝑖
Trong đó, Y là giá trị sản xuất (GO) của doanh nghiệp, K là giá trị tài sản cố
định còn lại bình quân của doanh nghiệp năm 2016, L là lao động trung bình năm
2016, Chi phí năng lượng E bao gồm điện, than, xăng dầu, gas, khí mà doanh nghiệp
đã sử dụng trong năm 2016. Βk, βL, βE: độ co giãn của Y liên quan đến vốn, lao động
30
và chi phí năng lượng. Ai là phần không quan sát được. Giả định thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.
Logarit phương trình (1), hàm sẽ có dạng:
Yi = β0 + βkki + βlli + βeei + εi
Trong đó:
Do đó:
Ln (𝐴𝑖) = 𝛽0
Ln (TFP) = 𝛽0 + 𝜀𝑖 = 𝑌𝑖 - 𝛽𝑘𝑘𝑖 − 𝛽𝑙𝑙𝑖 − 𝛽𝑒𝑒𝑖
βo đo lường hiệu quả trung bình của doanh nghiệp; 𝜀𝑖 là độ lệch trung bình các
đặc tính của doanh nghiệp và có thể quan sát và thành phần không quan sát được.
Đây cũng chính là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).
Dựa vào nghiên cứu của Van Beveren (2012) tổng quát những vấn đề thường
gặp trong việc ước lượng TFP của doanh nghiệp và đưa ra những kỹ thuật ước lượng
để khắc phục những hạn chế trong quá trình ước lượng. Luận văn sử dụng kỹ thuật
ước lượng là OLS để tính toán TFP của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp truyền thống là kỹ thuật ước
lượng bình phương tối thiểu (OLS) ở cấp độ doanh nghiệp đã giả định các biến đầu
vào là ngoại sinh. Tuy nhiên, trên thực tế khi lựa chọn các yếu tố đầu vào doanh
nghiệp phải căn cứ vào năng suất của đơn vị. Vì vậy, kết quả ước lượng TFP có thể
bị thiên lệch do bị nội sinh, nhưng với dữ liệu chéo sẵn có của luận văn thì phương
pháp OLS là phù hợp.
Đo lường biến số để tính toán TFP:
Đối với giá trị đầu ra, theo Cobbold (2003) năng suất là tỷ lệ giữa sản lượng
đầu ra và đầu vào. Trong đó thì đầu vào thường đo lường bằng giá trị tăng thêm (VA)
hoặc tổng sản lượng (GO). VA là phần chênh lệch của tổng sản lượng và các giá trị
đầu vào trung gian, thể hiện sự đóng góp của ngành vào tổng ngành hoặc tổng sản
phẩm. GO bao gồm tất cả sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra, kể cả các sản phẩm
trung gian nội ngành. Đối với việc tính toán năng suất tổng hợp, nhiều nghiên cứu sử
dụng phương pháp giá trị tăng thêm, tuy nhiên theo cách tiếp cận này thì mức độ cải
31
thiện các giá trị đầu vào trung gian bị bỏ qua, phương pháp GO phù hợp cho đánh giá
mức độ thay đổi công nghệ và phản ánh hiệu quả của đầu vào trung gian, quy mô, sự
thay đổi năng lực. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp được tính toán dựa theo phương
pháp tính toán của Tổng Cục Thống kê. Cách đo lường của biến GO là logarit
Đo lường biến đầu vào bao gồm vốn, lao động và năng lượng. Dựa vào dữ liệu
sẵn có của luận văn, vốn trong hàm tính toán TFP là tổng giá trị tài sản cố định còn
lại trung bình của doanh nghiệp được tính toán nguyên giá tài sản cố định trừ cho chi
phí khấu hao, đại diện cho trữ lượng vốn của doanh nghiệp. Đầu vào với biến lao
động là lao động trung bình trong năm 2016. Năng lượng bao gồm các chi phí điện
và nhiên liệu của doanh nghiệp trong năm.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TSLN): dựa vào hệ thống chỉ tiêu thống
kê cấp tỉnh tại Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ lệ của tổng số lợi
nhuận trước thuế thu được từ sản xuất kinh doanh, tài chính, và hoạt động khác phát
sinh trong năm của doanh nghiệp, chia cho tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Lợi nhuận
trước thuế
Tỷ suất lợi
nhuận trên
doanh thu
= X 100
Tổng doanh thu
 Các biến kiểm soát
Việc lựa chọn đặc điểm của doanh nghiệp quan trọng trong phương pháp PSM,
nó sẽ sai số nếu những biến có quyết định tình trạng doanh nghiệp triển khai hoạt
động DMST không được đưa vô mô hình, dẫn đến chất lượng thấp. Phần lớn các biến
kiểm soát tùy thuộc vào nguồn dữ liệu.
Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, nghiên cứu lựa chọn các biến
kiểm soát là những đặc điểm quan sát của doanh nghiệp bao gồm loại hình kinh tế
32
của doanh nghiệp, quy mô, số tuổi, vị trí tọa lạc tại KCN-KCX, khoảng cách từ doanh
nghiệp đến điểm ngập, tỷ lệ % trình độ người lao động, ngành nghề.
Loại hình kinh tế của doanh nghiệp (lhdn*): căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu
thống kê, phân loại thành 3 loại hình doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước
là những doanh nghiệp là do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Quốc hội, 2014),
doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm doanh nghiệp có vốn trong nước sở hữu của hợp
tác xã, sở hữu tư nhân hay 1 nhóm người, còn lại là doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Dựa vào nghiên cứu của Falk (2008), Bald và cộng sự (2000) nghiên cứu chỉ ra những
doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ có xác suất DMST cao hơn những loại hình khác.
Loại hình doanh nghiệp được đặt biến giả cho từng mức độ, với loại hình
doanh nghiệp nhà nước là biến cơ sở; lhdn2 là 1 nếu doanh nghiệp ngoài nhà nước, 0
nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp ngoài nhà nước; lhdn3 là 1 nếu doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 0 nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Quy mô doanh nghiệp (quymo*): Dựa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP để
phân loại quy mô doanh nghiệp năm 2016 cho dữ liệu sẵn có của nghiên cứu. Hiện
nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về quy định
chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có phân loại
quy mô doanh nghiệp lại từ năm 2018 đến nay. Tuy nhiên do một số hạn chế nguồn
số liệu, trong phân loại quy mô doanh nghiệp theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP về xác
định quy mô doanh nghiệp theo chỉ tiêu lao động là phải lao động đóng bảo hiểm xã
hội và tổng nguồn vốn/doanh thu. Về chỉ tiêu lao động đóng bảo hiểm xã hội, doanh
nghiệp khai báo không đầy đủ từ dữ liệu điều tra. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng
doanh nghiệp không tham gia đóng bảo hiểm vẫn còn phổ biến (Bảo hiểm xã hội
thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Do đó, nghiên cứu xác định quy mô doanh nghiệp
theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 20/6/2009. Quy mô doanh nghiệp được phân
loại theo gồm có 2 chỉ tiêu là theo nguồn vốn hoặc số lao động bình quân. Trong
nghiên cứu này, luận văn lựa chọn phân loại quy mô lao động. Đối với ngành công
nghiệp xây dựng, phân loại quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động dưới 10
33
người, doanh nghiệp nhỏ trên 10-200 người và doanh nghiệp vừa trên 200 – 300
người, còn lại là quy mô lớn với số lao động trên 300 người. (Dựa vào nghiên cứu
của Bhattacharya và Bloch (1987), Mancusi và cộng sự (2011), Kleinkecht (1989),
nghiên cứu dự kiến doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có xác suất triển khai hoạt động
đổi mới sáng tạo cao hơn những quy mô còn lại.
Quy mô doanh nghiệp doanh nghiệp được đặt biến giả cho từng mức độ, với
quy mô siêu nhỏ là biến cơ sở; quymo2 là 1 nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ, 0 nếu
doanh nghiệp không phải là quy mô nhỏ; quymo3 là 1 nếu doanh nghiệp có quy mô
vừa, 0 nếu doanh nghiệp không phải là quy mô vừa; quymo4 là 1 nếu doanh nghiệp
có quy mô lớn, 0 nếu doanh nghiệp không phải là quy mô lớn.
Số năm hoạt động (sonamhd): là tổng số năm doanh nghiệp được cấp phép
giấy chứng nhận đăng ký cho đến năm 2016. Theo khảo lược nghiên cứu, luận văn
dự kiến doanh nghiệp càng hoạt động lâu trong ngành sẽ tác động đến xác suất triển
khai DMST.
Trình độ người lao động (trinhdold): là % tỷ lệ lao động có trình độ từ đại
học trở lên so với tổng lao động của doanh nghiệp vào thời điểm 31/12/2016. Nghiên
cứu dự kiến doanh nghiệp có trình độ người lao động cao thì xác suất DMST cao
(Mason và cộng sự, 2018; Toner, 2011).
Khu công nghiệp – khu chế xuất (Vitrikcn): là những doanh nghiệp có vị
trí nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đây là biến giả với
0 là doanh nghiệp nằm ngoài khu, 1 là trong khu công nghiệp, khu chế xuất, công
nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dự kiến, doanh nghiệp tọa lạc
KCN-KCX có xác suất triển khai đổi mới sáng tạo cao hơn doanh nghiệp ngoài khu
(Bapista và Swan,1998; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017).
Khoảng cách điểm ngập (kcdiemngap): dữ liệu đo khoảng cách từ vị trí của
doanh nghiệp có điểm ngập gần nhất. Dựa vào danh mục các tuyến đường bị ngập tại
Thành phố Hồ Chí Minh, gồm có 40 điểm ngập do mưa và 9 tuyến đường ngập do
triều cường (Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Nghiên cứu dùng công cụ
Google Map để đo khoảng cách từ doanh nghiệp đến các điểm ngập này, sau đó lựa
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến

Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...nataliej4
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Semelhante a Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến (20)

Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...
Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần xây dựng số 1 – VINACONEX ...
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Sự Thỏa Mãn Công Việc Đến Sự Gắn Kết Tình Cảm Của Công...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai Linh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai LinhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai Linh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Công Ty Xây Dựng Công Trình Mai Linh
 
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAYBÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công ty trách nhiệm hữu hạn, HAY
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Giao Dịch Viên Tại Ngân Hàng
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
Luận văn: Vận dụng mô hình KirkPatrick đánh giá hiệu quả đào tạo tại công ty ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Người Lao Động Tại Trường Thpt Hồn...
 
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 ĐiểmLuận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
Luận Văn Xây Dựng Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp, 9 Điểm
 

Mais de Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Mais de Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Último

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Último (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Ngành Công Nghiệp Chế Biến

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÚY DUNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÚY DUNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Hướng đào tạo: hướng nghiên cứu Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn "Đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh" là đề tài do chính tôi thực hiện với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Đăng Thụy và không sao chép các nghiên cứu khác. Tôi cam đoan là các thông tin được trích dẫn trong nghiên cứu đã ghi rõ nguồn gốc. Các dữ liệu trong luận văn đúng với kết quả thu thập từ điều tra trình độ công nghệ, chuyển giao công nghệ và Tổng điều tra kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học nếu có sự tranh chấp và phát hiện ra hành vi không trung thực liên quan đến nội dung đề tài này. Người thực hiện LÊ THỊ THÚY DUNG
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề...............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ...........................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4 1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài...........................................................................................4 1.6 Cấu trúc luận văn....................................................................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ....................................................................6 2.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo...............................................................................6 2.2 Ngành kinh tế trọng điểm.........................................................................................8 2.3 Phân loại về hoạt động đổi mới sáng tạo................................................................8 2.4 Đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo ..................................................................10 2.5 Nguyên lý về đổi mới sáng tạo tác động lên hiệu quả doanh nghiệp ...................13 2.6 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan..........................................15 2.6.1 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp..................................................................................................15
  • 5. 2.6.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới sáng tạo ................................................18 2.6.2.1 Quy mô doanh nghiệp.................................................................................18 2.6.2.2 Loại hình doanh nghiệp ..............................................................................19 2.6.2.3 Tuổi doanh nghiệp ......................................................................................20 2.6.2.4 Vị trí tọa lạc tại khu công nghiệp – khu chế xuất .......................................20 2.6.2.5 Tình trạng ngập lụt......................................................................................21 2.6.2.6 Trình độ người lao động .............................................................................22 2.6.2.7 Tình trạng vay vốn......................................................................................23 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................24 3.1 Khung phân tích ...................................................................................................24 3.2 Mô hình phân tích.................................................................................................25 3.3 Các biến phụ thuộc và kiểm soát..........................................................................28 3.4 Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................38 4.1 Tổng quan tình hình doanh nghiệp.......................................................................38 4.1.1 Tổng quan về tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại TP.HCM ........................................................................................38 4.1.2 Tổng quan về tình hình đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp từ dữ liệu điều tra ................................................................................................................................39 4.2 Tác động của đổi mới sáng tạo lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.................43 4.2.1 Đối với toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo.........................................43 4.2.2 Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm của thành phố...............................45 4.3 Đánh giá tác động đặc điểm doanh nghiệp lên việc triển khai hoạt động DMST 47 4.3.1 Đối với toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo.........................................47 4.3.2 Đối với 4 nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo trọng điểm TP.HCM .48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................51
  • 6. 5.1 Kết luận.................................................................................................................51 5.2 Hàm ý chính sách .................................................................................................52 5.3 Hạn chế nghiên cứu..............................................................................................53 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................1 PHỤ LỤC
  • 7.
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa Tiếng Việt – Tiếng Anh ATT Hiệu quả can thiệp trung bình Avarage Trearment Effect on the Treated CDM Phương pháp của Crepon – Duget – Mairesse DMST Đổi mới sáng tạo Innovation KCX-KCN Khu chế xuất – khu công nghiệp GDP Tổng sản phẩm trong nước Gross Domestic Product GO Giá trị sản xuất Gross Output GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn Gross Regional Domestic Product OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế The Organisation for Economic Co-operation and Development OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất Ordinary least squares PSM Phương pháp kết nối điểm xu hướng Propensity Score Matching Methodology R&D Nghiên cứu và phát triển Research and Developing TFP Tổng năng suất nhân tố tổng hợp Total factor product VA Giá trị tăng thêm Value Added TCTK Tổng cục Thống kê Việt Nam General Statistics office of Viet Nam TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3. 1: Mô tả các biến trong đánh giá tác động của đổi mới sáng tạo......................35 Bảng 4. 1. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại TP.HCM năm 2017 ........................................................................................................38 Bảng 4. 2: Số lượng doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM.................................................................40 Bảng 4. 3: Số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình kinh tế .....................................40 Bảng 4. 4: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề hoạt động............................41 Bảng 4. 5: Số lượng doanh nghiệp phân bổ theo vị trí tại KCN - KCX ........................42 Bảng 4. 6: Mức độ điều khiển thiết bị chính dây chuyển sản xuất của doanh nghiệp...43 Bảng 4. 7: Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.................................................................................................44 Bảng 4. 8: Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng có triển khai đổi mới sáng tạo (ATT) của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo TP.HCM .............45 Bảng 4. 9: Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 4 ngành công nghiệp trọng điểm TP.HCM..................................................................................46 Bảng 4. 10: Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng triển khai đổi mới sáng tạo (ATT) doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................................47 Bảng 4. 11: Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ..........................48 Bảng 4. 12: Ảnh hưởng của các đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo của 4 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm.............49
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1: Cơ chế tác động của R&D đến TFP doanh nghiệp .......................................14 Hình 4. 1: Phân bố điểm xu hướng của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.......44 Hình 4. 2: Phân bố điểm xu hướng của 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM.........................................................................................................................46
  • 11. TÓM TẮT Hoạt động đổi mới sáng tạo (DMST) đang được Chính phủ và chính quyền các địa phương triển khai mạnh mẽ trên khắp cả nước trong những năm gần đây với mục đích nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Trong các kế hoạch về phát triển cộng đồng doanh nghiệp, chính quyền các cấp đều xây dựng mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp có đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung tăng doanh nghiệp đổi mới thì cần xem xét về hiệu quả triển khai DMST hiện nay để từ đó xây dựng những chính sách hỗ trợ hợp lý cho doanh nghiệp. Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kết nối điểm xu hướng PSM để đánh giá mức độ tác động của việc có triển khai DMST lên hiệu quả doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu kết hợp từ Điều tra trình độ công nghệ và chuyển giao công nghệ năm 2017 và dữ liệu Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh với 2.317 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Kết quả, DMST tác động lên tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng không có sự khác biệt với TFP. Kết quả này tương tự đối với 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố, tuy nhiên mức độ tác động của DMST lên 4 nhóm này cao hơn so với toàn ngành. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đơn vị quy mô lớn thì xác suất DMST càng cao. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học tăng 1% thì xác suất này tăng là 2 điểm phần trăm. Doanh nghiệp đang vay vốn xác suất tiến hành DMST cao hơn 10,9 điểm phần trăm.
  • 12. ABSTRACT Innovative activities (DMST) have been strongly implemented by the Government and local governments throughout the country in recent years with the aim of promoting the sustainable growth of the business sector. In the business community development plans, governments at all levels set the goal of increasing the number of businesses with innovation. However, it is necessary to consider the effectiveness of current DMST implementation so as formulating reasonably support policies for enterprises instead of focusing to increase the number of DMST enterprise. The study used PSM to evaluate the intervention level of innovation activities on the efficiency of enterprises in the processing and manufacturing industries and 4 key industries of Ho Chi Minh city. The combined data from the 2017 Technology and Technology Transfer Survey and the 2017 Economic Census data of Ho Chi Minh City Statistical Office with 2,317 processing industry enterprises. The research presents that innovation impacts on profit margins, added value and gross output of the whole manufacturing industry, but there is no difference with TFP. This result is similar for the 4 key sub-industries of the city, but the impacts of innovation on these 4 key sub-industries are higher than that of the whole industry. In addition, the study also shows the large scale enterprises has a higher chance of DMST. The percentage of higher qualifications increase by 1%, the probability of this will be risen by 2 percentage point. Enterprises are borrowing loans, the probability of innovation conducte at 10.9 percentage point higher. Key words: DMST, innovation, firm performance
  • 13. 1 CHƯƠNG 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2018 tăng 7,08% so với năm trước, đây cũng là tốc độ tăng cao nhất trong vòng thập kỷ qua, bình quân giai đoạn 2016 – 2018 tăng 6,7% (TCTK, 2018), số liệu này thể hiện những bước tiến về thành tựu tăng trưởng nhằm phấn đấu để đạt được mục tiêu Đảng giai đoạn 2016 – 2020 (Đảng cộng sản Việt Nam, 2016). Dựa theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế để giải thích mức độ tăng GDP không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố hữu hạn như vốn và lao động, mà còn có sự đóng góp của yếu tố quan trọng là TFP, đại diện mức độ phát triển khoa học công nghệ, môi trường đầu tư hay trình độ nhân lực. TFP bình quân trong giai đoạn 2016 – 2018 tăng 9,7 điểm % so với giai đoạn 2011 - 2015 (TCTK, 2019). Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi sự nỗ lực liên tục của các cấp chính quyền trong việc xây dựng cơ chế thúc đẩy khoa học công nghệ trong nước phát triển kịp cùng thế giới. Chính phủ và chính quyền các tỉnh thành đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (DMST) trong thời gian vừa qua, xem đây là quốc sách hàng đầu, yếu tố then chốt cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (Quốc hội, 2000). Trong đó, khu vực doanh nghiệp luôn được các cấp chính quyền quan tâm vì đóng góp hơn 1/2 tổng giá trị GDP Việt Nam (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2019). DMST là sự cải tiến trong hoạt động sản xuất nhằm đem lại giá trị tăng thêm của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Maradana và cộng sự (2017) nhận định đổi mới công nghệ là một nhân tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Kannebley và cộng sự (2008), Crepon và cộng sự (1998) thì sự cải tiến về công nghệ tác động tích cực với kết quả khu vực doanh nghiệp. Ngoài ra, một số dạng đổi mới khác như về mặt tổ chức, sản phẩm, quy trình làm tăng các giá trị về kết quả sản xuất doanh nghiệp (Artz và cộng sự, 2010; Goedhuys và Veugeler, 2012; Griffith và cộng sự, 2006; Kim, 2018). Kumar và cộng sự (2000) khẳng định các doanh nghiệp sẽ gặp
  • 14. 2 nhiều rủi ro nếu không chịu thay đổi, cải tiến, nghiên cứu cũng chỉ ra doanh nghiệp sẽ đối mặt với sự cạnh tranh, hoặc bị các doanh nghiệp khác vượt trội thì đổi mới là động lực thúc đẩy vị trí doanh nghiệp thị trường. Tại Việt Nam các nghiên cứu về tác động của hoạt động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp vẫn còn khá ít, đa số các nghiên cứu đều dựa vào cơ sở tác động của các chỉ tiêu đầu vào như R&D, chi tiêu cho hoạt động đổi mới sản phẩm, tiếp thị hay quy trình sản xuất để xác định doanh nghiệp có tiến hành đổi mới. Tuy nhiên, do nguồn dữ liệu của các nghiên cứu khá hạn chế, chưa thể hiện đầy đủ các dạng của đổi mới hiện nay được doanh nghiệp áp dụng. Phong trào đổi mới sáng tạo được triển khai trên toàn quốc, Chính phủ đã đặt mục tiêu về số doanh nghiệp triển khai hoạt động DMST số lượng ngày càng cao. Cụ thể, Chính phủ xác định tỷ lệ doanh nghiệp triển khai mục tiêu hàng năm có từ 30 – 35% đơn vị đổi mới (Chính phủ, 2016). Do đó, xem xét tác động của hoạt động DMST lên doanh nghiệp một việc hết sức cần thiết cho giai đoạn hiện nay, để cho chính quyền nhanh chóng nắm bắt được tính hiệu quả thực tế của việc triển khai, sớm có phương án hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp phù hợp. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đem lại giá trị đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế trong nước. Năm 2018, cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành dẫn đầu trong trong bảng hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chiếm tỷ trọng đến 16% GDP cả nước, với tốc độ tăng 12,98% so với năm trước, bình quân giai đoạn 2011 – 2018 tăng 10,9%. Cơ cấu và tốc độ phát triển của ngành ngày càng tăng cao, đúng theo định hướng công nghiệp hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp còn giải quyết việc làm cho hơn 7,1 triệu người, chiếm 50% trong lao động hiện đang làm việc tại doanh nghiệp (TCTK, 2019). Do đó, nếu việc có thực hiện hoạt động DMST đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì cần triển khai rộng rãi chương trình này trong cộng đồng doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ vị trí là đầu tàu của kinh tế Việt Nam. Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2018 đóng góp 22% GDP và gần 30% trong tổng thu ngân sách cả nước. Doanh nghiệp trên 203 ngàn đơn vị đang hoạt động, chiếm 36% tổng số lượng doanh nghiệp cả nước (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Đánh
  • 15. 3 giá được tăng trưởng của Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X đưa ra mục tiêu phấn đấu Thành phố trở thành trung tâm về kinh tế của Đông Nam Á. Chính vì thế, thành phố đã xây dựng các kế hoạch thúc đẩy hoạt động DMST và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động đổi mới. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được các chương trình ưu tiên do đóng góp đến 18,5% trong GRDP của Thành phố. Trong đó, ngành công nghiệp trọng yếu của Thành phố, bao gồm 4 nhóm ngành là cơ khí; chế biến lương thực và thực phẩm; hóa chất, nhựa, cao su và ngành điện tử đang được Thành phố đặc biệt quan tâm và xây dựng các kế hoạch, chính sách thúc đẩy các nhóm ngành phát triển mạnh (Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2015). Đây là những ngành đóng góp giá trị gia tăng cao, chiếm đến 9,8% GRDP thành phố và chiếm đến 50,7% trong giá trị gia tăng ngành công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, 2017). Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “đổi mới sáng tạo và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài này sẽ đóng góp cho các nhà quản lý nhận thấy mức độ tác động của việc DMST tại các doanh nghiệp hiện nay, để từ đó triển khai những chính sách, kế hoạch phù hợp cho khu vực này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá tác động của hoạt động DMST lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích tác động của hoạt động DMST lên kết quả sản xuất của doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh (4 nhóm ngành trọng điểm gồm các nhóm ngành là nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống; hóa dược cao su và plastic; sản xuất hàng điện tử; ngành cơ khí).  Phân tích các yếu tố là đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định triển khai DMST tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 16. 4 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 4 ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng dữ liệu gồm 2.317 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng phương pháp PSM để đánh giá tác động của việc triển khai hoạt động DMST lên tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp. Phương pháp này giúp chọn ra những doanh nghiệp có gần điểm xu hướng, từ đó đánh giá mức độ tác động của DMST. Bên cạnh đó, thông qua mô hình hồi quy logit, luận văn phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định DMST của doanh nghiệp. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn đề tài Đầu tiên, luận văn sẽ hệ thống lại các lý thuyết có liên quan giữa DMST và hiệu quả doanh nghiệp. Hai là, chỉ ra sự tác động DMST lên các chỉ số về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, dựa vào đó nhà quản lý có thể xác định tình hình DMST hiện nay trong cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định triển khai DMST trong doanh nghiệp. Dựa vào các mục tiêu này, nghiên cứu xem xét và đề xuất những chính sách hỗ trợ phù hợp. Ba là, đề xuất một số giải pháp để đánh giá mức độ hiệu quả một số chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo đang được thực hiện trên địa bàn. 1.6 Cấu trúc luận văn Đề tài trình bày theo cấu trúc gồm có 5 chương, bao gồm các nội dung sau: Chương 1 – Phần mở đầu, luận văn sẽ trình bày khái quát về vấn đề nghiên cứu của đề tài, mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 – Tổng quan lý thuyết, ở chương này nghiên cứu lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để tổng hợp khái niệm, cách đo lường
  • 17. 5 đầu ra và đầu vào của DMST, nguyên lý tác động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp. Đồng thời, chỉ ra được một số yếu tố đại diện cho đặc điểm doanh nghiệp quyết định đến việc doanh nghiệp triển khai DMST. Chương 3 – Trình bày về khung phân tích đánh giá tác động của DMST lên hiệu quả doanh nghiệp, phương pháp PSM và dữ liệu sử dụng cho đề tài này. Chương 4 – Trình bày về kết quả nghiên cứu luận văn. Chương 5 – Kết luận, hạn chế và hàm ý chính sách.
  • 18. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Trong chương tổng quan lý thuyết trình bày về khái niệm của hoạt động đổi mới sáng tạo (DMST), phân loại các dạng đổi mới, đồng thời lược khảo các nghiên cứu trước để đưa ra cơ chế tác động của DMST lên hiệu quả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng trình bày về những đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến xác suất thực hiện DMST trong doanh nghiệp. 2.1 Khái niệm về đổi mới sáng tạo Tại Việt Nam, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 đã đưa ra định nghĩa "đổi mới sáng tạo (innovation) là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa". Ngay từ ban đầu việc chuyển ngữ innovation thành đổi mới sáng tạo hay cải tiến, đổi mới trong tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa hàm ý tương đương nhau, đều có ý nghĩa là sự thay đổi. Schumpter là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra khái niệm rõ ràng về hoạt động DMST, là một quá trình đột phá công nghiệp, cách mạng hóa được thực hiện liên tục từ bên trong doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế và rồi từ đó không ngừng tạo ra các giá trị mới. Theo Schumpter, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tìm kiếm lợi nhuận nhằm tăng tính cạnh tranh và năng động đều phải đổi mới. (Trích trong Śledzik, 2013). Trong từ điển kinh tế, đổi mới sáng tạo là hiện thực hóa các ý tưởng, phát minh thành hàng hóa hoặc dịch vụ, người tiêu dùng sẵn lòng trả. Một ý tưởng được xem là đổi mới chỉ khi ý tưởng đó phải là chi phí kinh tế có thể tái sản xuất và đáp ứng được nhu cầu cá nhân cụ thể. Đổi mới liên quan đến việc ứng dụng thông tin, sáng kiến để đạt được giá trị cao hơn hay khác biệt dựa nguồn lực sẵn có, nó bao gồm tất cả các quy trình để ý tưởng mới được tạo ra và chuyển đổi thành những sản phẩm hữu ích (trích trong Pavlik, 2013). Theo cẩm nang Olso (2018) của OECD thì đổi mới chính là việc tập trung cải thiện những tiêu chuẩn sống có thể ảnh hướng đến cá nhân, thể chế, ngành kinh tế và
  • 19. 7 quốc gia theo nhiều phương thức khác nhau. Bên cạnh đó, DMST cũng chính là sự thay đổi về sản phẩm hay quy trình, tạo ra giá trị mới và đến tay người tiêu dùng. Khái niệm này cũng tương tự như cách định nghĩa của hội đồng kinh tế tại Australia, hoạt động cải tiến này phải tạo ra kết quả là giá trị tăng thêm từ những doanh nghiệp DMST và những khách hàng của doanh nghiệp. (Trích trong Feeny và Roger, 2003). Therrien và cộng sự (2011) định nghĩa DMST là một quá trình phức tạp liên quan đến các hoạt động thay đổi được thực hiện bên trong doanh nghiệp, bao gồm nhiều danh mục như sản phẩm, quy trình sản xuất, quản lý, chức năng hoạt động. Các ý tưởng về DMST sẽ được triển khai và hình thành trong doanh nghiệp dựa vào chính năng lực đổi mới của đơn vị. Tương tự, Evangelista R. và Baregheh (2009) thì hoạt động này gồm nhiều giai đoạn. Các đơn vị chuyển đổi ý tưởng thành các sản phẩm, quy trình, dịch vụ được cải tiến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc hiện thực hóa ý tưởng cải tiến tạo ra điểm khác biệt giữa những đơn vị có và không triển khai DMST, tăng tính cạnh tranh và cuối cùng dễ dàng dẫn đến đến sự thành công, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Afuah (2003) chỉ ra công thức của DMST bao gồm phát minh và thương mại hóa, có nghĩa đổi mới là việc áp dụng kiến thức tạo ra những sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Fagerberg (2004) cũng đã đưa sự khác biệt giữa sáng chế (invention) và DMST (innovation). Sáng chế đó là những ý tưởng hay quy trình được tạo ra mới, chưa từng làm trước đây nhằm thiết kế sản phẩm, xây dựng, điều chỉnh vận hành và sản xuất. Trong khi đó, đổi mới sáng tạo có nghĩa là thương mại hóa ý tưởng, có nghĩa cách để thực hiện ý tưởng công việc hay sáng chế được thương mại. Giữa 2 khái niệm này thường có sự khác nhau về độ trễ thời gian đáng kể, phản ánh sự khác nhau để xây dựng ý tưởng và thực hiện chúng trong thực tế. Chuyển đổi phát minh thành DMST cần kết hợp kiến thức, khả năng, kỹ năng và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Trong thực tế, hoạt động đổi mới đều thông qua những thay đổi trong cuộc sống, những thay đổi này làm chuyển đổi ý nghĩa kinh tế, những đổi mới sau lần phát minh đầu tiên thường mang về lợi ích kinh tế hơn so với ban đầu. Tóm lại, định nghĩa DMST là việc doanh nghiệp thực hiện các sự thay đổi nhằm
  • 20. 8 vào mục tiêu chung chính là kết quả doanh nghiệp có sự chuyển biến tích cực so trước khi triển khai. Đổi mới sáng tạo không chỉ nằm ở ý tưởng, sáng chế mà phải được hiện thực hóa, đảm bảo tính thị trường, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời, hoạt động DMST này bao gồm nhiều hình thức được thực hiện trong hay ngoài công nghệ. 2.2 Ngành kinh tế trọng điểm Theo lý thuyết tăng trưởng không cân đối của Hirchman (1958), tại các quốc gia đang phát triển, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần đầu tư tập trung vào những ngành trọng điểm của quốc gia nhằm tạo ra sự lan tỏa số nhân trong các ngành của nền kinh tế. Đây là những ngành có sức bật và lan tỏa để thúc đẩy các ngành khác còn lại phát triển. Bốn tiêu chí để xác định ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với nền kinh tế tại Việt Nam và phù hợp với xu thế hiện nay. Đầu tiên là độ lan tỏa kinh tế, đây được xem là mối liên kết ngược, đầu vào của các ngành kinh tế trọng điểm từ các ngành còn lại của nền kinh tế, được so sánh với ngưỡng sử dụng trung bình của toàn ngành kinh tế. Kế đến là độ nhạy, kinh tế trọng điểm thể hiện mức độ quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành còn lại, thể hiện mối liên kết xuôi. Thứ 3 là độ phụ thuộc về nhập khẩu, được xác định là giá trị nhập khẩu của ngành trọng điểm so với toàn ngành, thể hiện mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Cuối cùng là độ lan tỏa về môi trường, là mức độ tác động đến môi trường của ngành trọng điểm so với toàn ngành, với mục tiêu hạn chế việc đánh đổi giữa tăng trưởng và môi trường (Đại học kinh tế quốc dân, 2019). 2.3 Phân loại về hoạt động đổi mới sáng tạo Schumpter thì DMST gồm 5 dạng, bao gồm đầu tiên đó là giới thiệu hàng hóa mới, loại mà người tiêu dùng trên thị trường chưa quen thuộc hoặc tạo ra sự thay đổi khác biệt chất lượng sản phẩm hiện hữu. Thứ 2 là dạng doanh nghiệp thực hiện đổi mới bằng quy trình sản xuất mới xuất hiện, cái mà đơn vị chưa áp dụng và thử nghiệm trước đây. Dạng kế tiếp đó chính là doanh nghiệp gia nhập hay chuyển qua thị trường tiêu thụ mới. Thứ 4 là thu nhận và phát triển nguồn cung cấp mới về nguyên liệu hoặc đầu vào mới, bất kể nguồn này đã tồn tại hay do doanh nghiệp phát hiện. Dạng cuối
  • 21. 9 cùng là việc thực hiện tổ chức mới trên bất cứ ngành nghề nào nhằm tạo ra vị thế độc quyền hoặc là phá vỡ vị thế độc quyền hiện có trên thị trường (Trích từ Alin, 2008). Một cách tiếp cận khác cũng theo Schumper, phân loại đổi mới sáng tạo dựa theo sự so sánh căn bản với phiên bản hiện có, gồm có 2 dạng đổi mới luôn song hành với nhau, đó là đổi mới liên tục (incremental innovation) và đổi mới sáng tạo mang tính căn bản (radical innovation). Theo đó, đổi mới liên tục là cải thiện một sự vật tiến bộ so với sản phẩm dịch vụ tiền nhiệm và đồng thời phải bổ sung ít nhất một tính năng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đổi mới sáng tạo mang tính căn bản (radical innovation) là việc tạo ra những sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mới hoặc thay đổi cấu trúc sản phẩm, mang tính đột phá. Loại đổi mới này bao gồm việc giải quyết theo 3 cấp độ, đó có thể là đổi mới sản phẩm liên quan ý tưởng, công nghệ mới; đổi mới quy trình liên quan đến phương thức sản xuất, giao vận hàng hóa và dịch vụ mới cho khách hàng; hay kết hợp cả 2 hình thức trên (Trích từ Fădor, 2014). Cẩm nang Oslo (2018) tái bản lần thứ 4 với mục tiêu đưa ra tiêu chuẩn nhằm mục đích khảo sát và nghiên cứu về đổi mới sáng tạo. Trong phiên bản trước, DMST bao gồm 4 dạng đó là những dạng liên quan đến sản phẩm, quy trình, tổ chức và tiếp thị. Tuy nhiên, trong lần xuất bản này bao gồm chỉ tóm lược vào hai dạng chính đó là sản phẩm và quy trình kinh doanh để thuận lợi xây dựng tiêu chuẩn đo lường. Về DMST sản phẩm có nghĩa là tạo ra một phiên bản một hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cải tiến so với phiên bản trước và được giới thiệu ra thị trường. Về đổi mới quy trình kinh doanh cũng tương tự như cách giải thích của đổi mới sản phẩm về cụm từ tạo mới và cải tiến, ở đây là sự thay đổi về quy trình, phương pháp kinh doanh sản xuất, từ thiết kế, sản xuất và phân phối sản xuất đến thị trường. Đối với đổi mới sáng tạo trong tổ chức thì đây là áp dụng những cách thức tổ chức mới làm việc trong hoặc ngoài đơn vị, sự đổi mới này làm tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị bằng cách giảm chi phí quản lý và sản xuất. Còn đối với đổi mới sáng tạo trong tiếp thị cũng tương tự, đó là áp dụng phương pháp tiếp thị mới có thay đổi đáng kể trong tạo hình ảnh thiết kế hoặc đóng gói sản phẩm, phương thức bán hàng mới, vị trí sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc chính sách giá cả. Đổi mới tiếp thị được xây
  • 22. 10 dựng để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn, theo đuổi một thị trường mới, vị trí mới với mục tiêu là tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Abernathy và Clark (1985) thì đổi mới sáng tạo cũng bao gồm bốn dạng. Thứ nhất là đổi mới về kiến trúc (architectual innovation) là việc thiết kế thay đổi quy trình quản lý hoặc các quy trình sản xuất liên quan đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhằm hình thành ra một kiến trúc mới để doanh nghiệp hoạt động. Dạng thứ hai là đổi mới thích hợp trong từng giai đoạn thị trường (niche business) là việc tạo ra thị trường mới bằng cách sử dụng công nghệ hiện có. Kế đến là đổi mới thường xuyên (regular innovation) là những thay đổi liên tục và có tác động tích cực đến chi phí và hiệu suất sản phẩm. Đổi mới cách mạng (revolutionary innovation) là thay đổi những công nghệ hoặc sản phẩm mới và tạo ra sự đột phá trong ngành công nghiệp hoặc có thể tạo ra ngành công nghiệp mới trên thị trường. 2.4 Đo lường hoạt động đổi mới sáng tạo 2.4.1 Đo lường đầu vào của đổi mới sáng tạo Hoạt động DMST có nhiều hình thức, nên việc xác định đầu vào tương đối đa dạng và phức tạp. Cẩm nang Olso (2018) đã hệ thống lại tám loại hoạt động chung thể hiện cho sự theo đuổi và triển khai DMST của doanh nghiệp, liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D); kỹ thuật, thiết kế sáng tạo; tiếp thị; sở hữu trí tuệ; đào tạo lao động; phần mềm, cơ sở dữ liệu; mua và thuê tài sản hữu hình; đổi mới quản lý. Mặc dù các hoạt động này có thể là một phần của nỗ lực DMST mà doanh nghiệp đang triển khai thực hiện, nhưng cũng có thể không hướng tới mục tiêu rõ ràng đó. Tuy nhiên, đây là một căn cứ hữu ích khi xây dựng khung đo lường của đầu vào DMST. R&D là các công việc mang tính sáng tạo và có hệ thống nhằm tăng lượng kiến thức cho doanh nghiệp hoặc ứng dụng những kiến thức có sẵn vào trong hoạt động, bao gồm nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và thực nghiệm. Hoạt động R&D đóng vai trò tạo ra kiến thức nội bộ cho phép đổi mới sản phẩm (Artz và cộng sự, 2010; OECD, 2018). Đánh giá R&D là đầu vào cho hoạt động DMST thường thông qua 2 dạng cơ bản đó là các loại R&D đã thực hiện hoặc chi tiêu cho hoạt động này. Trong
  • 23. 11 đó chi tiêu là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất để đánh giá thể hiện sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp (Rogers, 1998). Tuy nhiên, kết quả của hoạt động R&D có thể hoặc không được ứng dụng vào thực tế. Vì vậy, nó khác với hoạt động DMST là cần thiết phải ứng dụng vào thực tế. Thêm vào đó, mặc dù doanh nghiệp tiến hành thực hiện R&D vào thực tế nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp R&D không làm thay đổi và cải thiện kết quả hoạt động của đơn vị. Điều này dẫn đến việc đo lường quá mức DMST hay ngược lạị là đánh giá quá thấp việc đổi mới do không hẳn các doanh nghiệp triển khai đều tiến hành R&D. Ngoài ra, hoạt động R&D thường tập trung ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, do đó, chỉ tiêu R&D được xem là yếu tố đầu vào phù hợp hơn với những doanh nghiệp này (Roger, 1998; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017). Kỹ thuật, thiết kế sáng tạo cũng có mối liên hệ với hoạt động R&D, trong đó, kỹ thuật liên quan đến bao gồm việc lập các kế hoạch kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá, quy trình, lắp đặt thiết bị, còn thiết kế sáng tạo đó là việc phát triển chức năng mới hay sửa đổi hình thức, diện mạo cho hàng hóa dịch vụ hay kể cả quy trình quản lý kinh doanh. Hầu hết các kỹ thuật, thiết kế sáng tạo đều thể hiện là hoạt động DMST, chỉ trừ những trường hợp thiết kế nhỏ không thể hiện rõ sự khác biệt về giá trị đem lại. Sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo vệ và khai thác kiến thức, thường được tạo thông qua hoạt động R&D và các hoạt động sáng tạo khác, là việc đăng ký về pháp lý cho ý tưởng, phát minh các sản phẩm hoặc quy trình mới. Sở hữu trí tuệ gồm các loại như bằng sáng chế, thương hiệu bản quyền, kiểu dáng công nghiệp. Trong đó, bằng sáng chế là hình thức để nhà các phát minh nhận lại chi phí về việc đầu tư sáng tạo và khuyến khích giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, phát minh và sáng kiến có thể đem lại giá trị rất cao hoặc không gì cả. Bên cạnh đó, không hẳn tất cả sáng kiến đều có bằng sáng chế. Một phần là khi xin cấp bằng thì đòi hỏi phải tiết lộ đầy đủ nội dung kiến thức liên quan. Do đó, nhiều doanh nghiệp chọn không có bằng sáng chế để giữ bí mật công nghệ, đây là sự hạn chế của dữ liệu không phản ánh đầy đủ được hoạt động DMST của doanh nghiệp (Artz và cộng sự, 2010; Roger, 1998).
  • 24. 12 Các chỉ số đo lường đầu vào như R&D, sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế đều có nhược điểm, do đó các chỉ số về chi phí đào tạo, tiếp thị và đầu tư phần mềm, cơ sở dữ liệu có thể khắc phục hạn chế và thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp khi tiến hành DMST. Trong đó, chi phí đào tạo là khoản kinh phí mà doanh nghiệp chi trả để người lao động cập nhật các kiến thức, kỹ năng về sản phẩm hay quy trình phát sinh trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đào tạo là một yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp tiến hành DMST. Về tiếp thị thì liên quan đến các hoạt động nghiên cứu thị trường, định giá sản phẩm và vị trí sản phẩm, quảng cáo và xây dựng chiến lược để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp xác định thị trường sản phẩm và cũng phục vụ cho quá trình đổi mới sản phẩm. Ngoài ra còn có chi phí khác như đổi mới về quản lý và thay đổi tổ chức, hay kể cả việc cho thuê hoặc mua lại tài sản hữu hình khi các tài sản này tạo ra giá trị khác biệt đáng kể so với các thiết bị đang được sử dụng với mục tiêu đổi mới sản phẩm hay quy trình kinh doanh (Roger, 1998; OECD, 2018; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017). 2.4.2 Đầu ra của đổi mới sáng tạo Đầu ra của DMST phụ thuộc vào giai đoạn lập kế hoạch và xác định mục tiêu để doanh nghiệp tiến hành đổi mới. Các mục tiêu của doanh nghiệp khi tiến hành DMST thường liên quan đến kinh tế là việc tăng doanh số, tạo ra lợi nhuận, tiết kiệm chi phí hay cải thiện năng suất; hay mục tiêu khác như mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội, môi trường, hay việc doanh nghiệp thay đổi thị trường, đối tượng khách hàng (OECD, 2018). Trong nghiên cứu của Roger (1998) đã đưa ra thước đo đầu ra DMST bao gồm nhiều chỉ tiêu như về hiệu quả hoạt động với các chỉ số về sản xuất, tài chính, lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu thuần, hiệu suất cổ phần, thị trường vốn hay năng suất. Tuy nhiên thì chỉ số kinh tế này có khuyết điểm, hoặc các giá trị này thay đổi không bắt nguồn từ hoạt động DMST. Theo Bosworth và Kells (1998) chỉ ra hạn chế của biến lợi nhuận đó là bị thiên lệch bởi quy mô. Những doanh nghiệp kém hiệu quả có thể mang lợi nhuận dương. Vì vậy, một giải pháp là thể hiện dưới dạng tỷ lệ lợi nhuận,
  • 25. 13 lợi nhuận được so với các giá trị quy mô, chẳng hạn như tỷ lệ lợi nhuận trên các giá trị như tổng tài sản hoặc tài sản ròng, doanh thu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số cách khác đo lường về đầu ra DMST, chẳng hạn như số lượng sản phẩm mới hay cải tiến được doanh nghiệp giới thiệu. Tuy nhiên, việc phân loại những đơn vị có sản phẩm mới hoặc cải tiến thì mang ý nghĩa chủ quan và không thể hiện được giá trị đóng góp của đổi mới. Do đó, giá trị đo lường đầu ra này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu của doanh nghiệp được chiếm bởi sản phẩm mới, cải tiến. Ngoài ra, đầu ra DMST có thể được đo lường bằng thống kê về sở hữu trí tuệ, bao gồm một số chỉ tiêu như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, thiết kế bởi vì khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thể hiện doanh nghiệp tạo ra kiến thức mới giá trị (Roger, 1998; OECD, 2018). 2.5 Nguyên lý về đổi mới sáng tạo tác động lên hiệu quả doanh nghiệp Trong mô hình truyền thống về hành vi của doanh nghiệp, DMST có thể tác động tạm thời đến kết quả của doanh nghiệp bằng cách tăng khả năng cạnh tranh trong ngắn hạn. Việc giới thiệu các sản phẩm có đổi mới mang lại sức mạnh độc quyền tạm thời và có thể khai thác lợi nhuận bằng cách tăng thị phần của doanh nghiệp cho đến khi yếu tố đầu vào như vốn kiến thức, nghiên cứu và phát triển (R&D) bị khuếch tán và bắt chước. Điều này phù hợp với Schumpeter, việc giới thiệu hàng hóa, quy trình sản xuất, thị trường, nguồn cung cấp nguyên liệu và tổ chức sản xuất mới dẫn đến phá hủy cấu trúc kinh tế hiện tại của doanh nghiệp và thay thế bằng những cái mới mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sở hữu năng lực công nghệ và tích lũy kiến thức khác nhau, những năng lực này cho phép doanh nghiệp đối mặt với những thay đổi trên thị trường để tồn tại, phát triển lâu dài trên thị trường (Hashi và Stojcic, 2013). Tương tự, Geroski và Machin (1992) cũng đưa ra hai quan điểm để giải thích ảnh hưởng của DMST lên doanh nghiệp. Trong quan điểm đầu tiên thì với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của đơn vị có DMST sẽ cao hơn những đơn vị không triển khai. Tuy nhiên, ưu thế độc quyền thì khó để đơn vị duy trì mãi được mà cần phải thường xuyên liên tục đổi mới. Theo quan điểm thứ hai, nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình thực hiện
  • 26. 14 DMST bao gồm các nội dung cách thức tổ chức các hoạt động nghiên cứu và tích hợp vào hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện R&D, doanh nghiệp sẽ chuyển các đột phá khoa học sang hàng hóa và dịch vụ mới, xây dựng và biến đổi năng lực nội bộ của doanh nghiệp, làm cho hoạt động của doanh nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với trước, trở nên linh hoạt hơn, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Sự chuyển đổi này trong nội bộ của đơn vị theo quan điểm này tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp có và không DMST gần như vĩnh viễn. Sự khác biệt năng lực nội bộ giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh. Tương tự như cơ chế này, trong mô hình tăng trưởng nội sinh thì tăng trưởng của nền kinh tế được xác định bởi mức độ công nghệ và đổi mới, những DMST trong khoa học và công nghệ là cách để vượt qua giới hạn tăng trưởng. (Grossman và Helpman, 1994). Một cách tiếp cận khác từ mô hình tiến hóa của doanh nghiệp (evolutionary model), hành vi của các doanh nghiệp là tập hợp những kiến thức được tích lũy từ việc học hỏi hay thói quen. Doanh nghiệp không thể mãi duy trì ưu thế của doanh nghiệp dựa trên những thói quen và kiến thức cũ. Chính vì thế, đổi mới cho phép doanh nghiệp tăng trưởng, thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển liên tục. Bên cạnh đó, DMST đảm bảo được sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp (Nelson và Winter, 1982). Griliches (1979) đánh giá sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu và đầu tư đến tăng trưởng TFP. Mức độ tăng năng suất không chỉ phụ thuộc nỗ lực R&D, mà còn dựa vào mức độ vốn kiến thức để sở hữu. Đầu vào DMST tác động đến tiến bộ công nghệ của doanh nghiệp và tác động lên TFP (Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017; Griliches, 1979). Hình 2. 1: Cơ chế tác động của R&D đến TFP doanh nghiệp Nguồn: tổng hợp từ các nghiên cứu trước TFP doanh nghiệp Tiến bộ công nghệ Đầu vào đổi mới R&D
  • 27. 15 2.6 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 2.6.1 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về đổi mới sáng tạo và hiệuquả hoạt động doanh nghiệp Một trong những mô hình để đánh giá tác động giữa các hoạt động DMST lên tăng trưởng của năng suất là CDM. Mô hình được xây dựng từ nghiên cứu của Crepon – Duget – Mairesse (1998) và được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Mô hình toàn diện và chặt chẽ của quá trình đổi mới, từ xem xét quyết định của doanh nghiệp tiến hành đổi mới, chi phí đầu tư vào đổi mới, kết quả hay còn gọi đầu ra của DMST và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Trong hầu hết nghiên cứu mô hình CDM gồm bốn giai đoạn. Trong đó, hai giai đoạn đầu tiên việc xác định quy mô các khoản đầu tư mà doanh nghiệp thực hiện đổi mới, cụ thể trong giai đoạn một là việc mô tả quyết định DMST. Kế đến là mô hình xem xét ảnh hưởng cường độ đổi mới. Trong giai đoạn thứ 3 là nghiên cứu về đầu ra của đổi mới sáng tạo hay còn gọi là hàm đổi mới, nó liên kết giữa nỗ lực và kết quả DMST. Cuối cùng nghiên cứu về đầu ra DMST đến hiệu quả đơn vị. Sử dụng phương pháp CDM, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa R&D, kiến thức mới, DMST với kết quả kinh tế. Theo Goedhuys và Veugeler (2012) thì đổi mới là một yếu tố quan trọng cho tăng trưởng doanh số bán hàng của những doanh nghiệp tại Brazil, đặc biệt khi kết hợp DMST cả về sản phẩm và quy trình làm cải thiện đáng kể tăng trưởng doanh nghiệp. Griffith và cộng sự (2006) cho thấy việc tạo ra các sản phẩm mới ảnh hưởng đáng kể nhất đến năng suất của doanh nghiệp tại 3 quốc gia thuộc Châu Âu bao gồm Pháp, Đức và Anh, trong khi đó, tại Đức thì nghiên cứu thì mối liên hệ này nghịch chiều. Còn trong nghiên cứu thực nghiệm của Duguet (2006) đã phân tích đánh giá tác động của 2 dạng đổi mới, gồm đổi mới liên tục (incremental innovation) và đổi mới sáng tạo mang tính căn bản (radical innovation) lên tăng trưởng TFP doanh nghiệp ở Pháp. Tuy nhiên, chỉ đổi mới căn bản tác động đồng biến với mức độ đáng kể đến tốc độ tăng của TFP. Đồng thời, các yếu tố quyết định DMST là khác nhau, đổi mới căn bản phát sinh từ những kiến thức phức tạp và đổi mới gia tăng dựa vào các nghiên cứu không
  • 28. 16 chính thức, ứng dụng công nghệ từ doanh nghiệp khác. Nghiên cứu Chudnovsky và cộng sự (2006) tại Argentina thì các doanh nghiệp có thực hiện đổi mới đạt mức năng suất cao hơn những đơn vị không thực hiện. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng triển khai hoạt động đổi mới. Nghiên cứu cũng chỉ ra cần xây dựng chính sách để thúc đẩy hoạt động R&D và chuyển giao công nghệ; loại bỏ những rào cản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để doanh nghiệp tăng cường hoạt động đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã sử dụng kĩ thuật ghép đôi hay còn gọi là kỹ thuật PSM để ước lượng hiệu quả trung bình của quyết định của DMST. Phương pháp PSM không có những thông số dạng kỹ thuật đặc biệt mà chỉ là tập hợp đặc điểm đơn vị không bị ảnh hưởng từ việc đổi mới. Tác động của hoạt động DMST lên kết quả của doanh nghiệp được ước lượng bằng cách so sánh trọng số trung bình giữa nhóm đổi mới và không đổi mới. Trong đó, trọng số được ước dựa vào bắt cặp các điểm số xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Phương pháp này phù hợp mới dạng mô hình nhân quả, thông tin dữ liệu yêu cầu ít hơn so với mô hình dạng cấu trúc, và phù hợp với dữ liệu sẵn có của luận văn. Kannebley và cộng sự (2010) sử dụng kỹ thuật PSM để đánh giá tác động của đổi mới quy trình và sản phẩm lên doanh nghiệp lên kết quả hoạt động ngành sản xuất tại Brazil. Kết quả chỉ ra đổi mới tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tăng lao động, doanh thu thuần, năng suất, tỉ phần trong giai đoạn 2 năm sau đổi mới. Ngoài ra, đổi mới quy trình tác động hiệu quả cao hơn sản phẩm và đề xuất doanh nghiệp muốn tăng khả năng cạnh tranh và phát triển dài hạn thì nên triển khai kết hợp giữa các dạng đổi mới. Cozza và cộng sự (2012), nghiên cứu về mối liên hệ giữa DMST với lợi nhuận, tăng trưởng của doanh nghiệp ngành công nghiệp sử dụng công nghệ trung bình và cao tại Italia. Nhóm tác giả sử dụng mô hình logit để đưa ra kết luận rằng quy mô doanh nghiệp, cường độ xuất khẩu, trình độ lao động, tỷ lệ tài sản cố định có tác động đồng biến tích cực đối với xác suất doanh nghiệp đổi mới. Kế đến, tính tác động can thiệp bình quân (ATT) của DMST gồm
  • 29. 17 phương pháp hạt nhân (Kernel), bán kính (Radius), phân tầng (Stratification). Kết quả, những đơn vị có công nghệ trung bình và cao thì DMST đem lại hiệu quả cao hơn doanh nghiệp không đổi mới. Tương tự, trong nghiên cứu của Santi và Santoleri (2008) tại Chile, bằng việc sử dụng nhiều kỹ thuật tham số và bán tham số, gồm hồi quy phân vị, PSM với ước lượng cận gần nhất (NNM) và phân tích Quantile Treatment Effects (QTE) đưa ra nhận định chung có liên hệ giữa DMST về quy trình và tốc độ tăng doanh số bán hàng. Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế của nghiên cứu trong việc đo lường đổi mới quy trình, khả năng nội sinh tiềm ẩn; đồng thời đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo thực hiện hành vi kiên trì đổi mới và sự kết hợp các dạng đổi mới lên hiệu quả hoạt động. Tại Việt Nam thì tác động DMST hay cải tiến trong doanh nghiệp cũng đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, nhiều tác giả tập trung về sự hình thành, lý thuyết DMST hay liệt kê các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước để chỉ ra tác động đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Điển hình như nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) thông qua khảo sát, tác giả đã phân tích thực trạng về tình trạng DMST của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm nhận thức, khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Hồng Việt (2005) đã trình bày khá cụ thể về nội dung lý thuyết đổi mới, đồng thời ứng dụng lý thuyết này trong việc đánh giá và dự báo công nghệ ở Việt Nam. Về nghiên cứu định lượng DMST thì hiện nay cũng đã có một số ít nghiên cứu thực hiện. Thông qua dữ liệu từ điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM), nghiên cứu của Ngô Hoàng Thảo Trang (2017), Hồ (2013) và Đặng (2015) đã vận dụng phương pháp của CDM đã chỉ ra tác động DMST lên năng suất doanh nghiệp, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng dạng đổi mới, mức độ tác động khác nhau. Trong đó, nghiên cứu của Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) thể hiện đầy đủ các lý thuyết liên quan DMST và năng suất của doanh nghiệp, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa DMST chung đến năng suất của doanh nghiệp, tuy nhiên, chỉ riêng hình thức đổi mới quy trình có tác động đến năng suất. Phạm và Hồ (2017) cũng sử dụng dữ liệu điều tra của CIEM đưa ra kết quả những doanh nghiệp DMST
  • 30. 18 sẽ có năng suất cao hơn so với những đơn vị không có đổi mới. Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng đưa ra một số kết quả cho thấy tác động DMST lên năng suất còn phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp, tại 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hà Nội thì DMST tác động làm năng suất thấp hơn những tỉnh thành khác, nguyên nhân chủ yếu do các khoản chi phí như công nghệ, nhân công và một số chi phí hoạt động khác tại các thành phố lớn thông thường sẽ cao hơn. Bên cạnh đó thì nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không có sự khác biệt về tác động của đổi mới lên năng suất. Đặc biệt, nghiên cứu có phát hiện thú vị là DMST của những doanh nghiệp chuyên sâu trong các lĩnh vực cao không tác động năng suất. Trong luận văn này, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu về Điều tra trình độ công nghệ kết hợp với Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thực hiện, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc DMST lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp qua một bộ dữ liệu điều tra mới tại địa phương với phương pháp được sử dụng là PSM. Nghiên cứu này sẽ thêm đóng góp về mối liên hệ DMST và hiệu quả doanh nghiệp tại Việt Nam. 2.6.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới sáng tạo 2.6.2.1 Quy mô doanh nghiệp Theo quan điểm của Schumpter (1942), chỉ những doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng chi tiêu cho các hoạt động R&D nên có nhiều sự thay đổi công nghệ hơn những doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, quy mô lớn thì doanh nghiệp động cơ chi trả cho hoạt động R&D nhiều hơn nhằm kích thích thay đổi công nghệ, đem lại lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Schumpter cũng đưa ra quan điểm rằng những doanh nghiệp quy mô nhỏ thường sẽ không thực hiện nhiều hoạt động đổi mới (Trích trong Hany, 2015). Bhattacharya và Bloch (2004) qua nghiên cứu đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động DMST của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Australia bằng mô hình hồi quy probit và tobit cũng đã đưa nhận định DMST xu hướng giảm dần theo quy
  • 31. 19 mô. Nghiên cứu của Mancusi và cộng sự (2011) cũng sử dụng mô hình hồi quy Logit để đánh giá những đặc điểm doanh nghiệp lên xác suất đổi mới sản phẩm. Quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với việc doanh nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, Kleinkecht (1989) phân tích những doanh nghiệp nhỏ sẽ đối mặt với nhiều rào cản hơn những doanh nghiệp có quy mô lớn như về vốn, hạn chế về khả năng dự báo cung cầu của thị trường, chi phí đầu tư đổi mới, khó khăn trong tìm kiếm thông tin về công nghệ và nhân lực chất lượng. Sherfer và Frenkel (2005) đưa ra quan điểm trái chiều, bằng nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu phỏng vấn 209 doanh nghiệp ngành công nghiệp ở Bắc Israel để phân tích mối liên hệ của hoạt động R&D với đặc điểm doanh nghiệp gồm quy mô, ngành nghề, loại hình sở hữu, vị trí. Đối với kiểm định ảnh hưởng của quy mô lên tỷ lệ đầu tư R&D, nghiên cứu dùng phân tích Anova, đồng thời sử dụng kiểm định Ttest để kiểm tra sự khác nhau trong việc đầu tư R&D của từng cặp cùng ngành nghề, loại hình sở hữu, đổi mới và không đổi mới. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ đồng biến giữa quy mô và tỷ lệ đầu tư nghiên cứu và phát triển, và một điểm thú vị là đơn vị có quy mô nhỏ hơn thì có xu hướng đầu tư R&D hơn các doanh nghiệp lớn. 2.6.2.2 Loại hình doanh nghiệp Trong nghiên cứu của Falk (2008) với dữ liệu của 12 quốc gia Châu Âu cho thấy những doanh nghiệp sở hữu nước ngoài có nhiều đổi mới hơn so với doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những doanh nghiệp có vốn nước ngoài thuộc nhóm quy mô lón nhất trong dữ liệu điều tra, đây chính là yếu tố góp phần nên sự khác biệt giữa các nhóm loại hình. Tương tự về đánh giá sở hữu nước ngoài lên DMST tại Canada, nghiên cứu thực nghiệm của Baldwin và cộng sự (2000) kết quả chỉ ra những doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì mức độ tiến hành đổi mới quy trình cao hơn những doanh nghiệp trong nước với xác suất đổi mới quy trình cao hơn 50% doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó, hoạt động đổi mới sản phẩm thì không có sự khác biệt thì giữa 2 khu vực.
  • 32. 20 Kroll và Kou (2018) phân tích về mối liên hệ giữa doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước và đầu ra của DMST của ngành sản xuất tại Trung Quốc, giai đoạn 2004 – 2014. Nghiên cứu đã phân tích tác động vấn đề kiểm soát nhà nước với các doanh nghiệp này khi sử dụng bằng sáng chế. Kết quả đã chỉ ra rằng quyền sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến đầu ra đổi mới, đặc biệt những vùng kế hoạch hóa vẫn còn khá cao tại khu vực Đông Bắc và Trung của Trung Quốc. 2.6.2.3 Tuổi doanh nghiệp Tuổi doanh nghiệp là thời gian mà đơn vị tồn tại và hoạt động, tức là bắt đầu từ thời điểm doanh nghiệp được thành lập. Các doanh nghiệp lâu năm thường tích lũy lượng kiến thức lớn hơn doanh nghiệp trẻ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp trẻ lại có thể nhanh nhẹn hơn trong việc đổi mới ít ảnh hưởng từ các tổ chức trì tuệ và các chi phí chìm (OECD, 2018). Balasubramanian và Lee (2008) bằng nghiên cứu thực hiện đã chỉ ra tuổi doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động triển khai đổi mới của doanh nghiệp. Chất lượng của công nghệ của DMST giảm theo số tuổi của doanh nghiệp. Khả năng phát triển công nghệ của đơn vị trẻ thì nhanh hơn những đơn vị lâu năm. Tuy nhiên, Coad và cộng sự (2015) với dữ liệu doanh nghiệp ngành công nghiệp và dịch vụ tại Tây Ban Nha. chỉ ra rằng những doanh nghiệp trẻ đầu tư R&D sẽ gặp nhiều rủi ro hơn những doanh nghiệp lâu năm. Điều này được lý giải những doanh nghiệp lâu năm khi thực hiện đổi mới theo quỹ đạo và hạn chế ít rủi ro, hay dựa vào khả năng, kinh nghiệm phát hiện sớm những dự án không khả thi để tiến hành đầu tư đổi mới; hay phải kể đến khi doanh nghiệp lâu năm thì sẽ có nhiều lựa chọn để tiến hành đầu tư R&D. 2.6.2.4 Vị trí tọa lạc tại khu công nghiệp – khu chế xuất Theo Sonobe và Otsuka (2006) thì định nghĩa cụm công nghiệp là nơi tập trung về địa lý các đơn vị sản xuất sản phẩm giống nhau hoặc có liên quan đến nhau trong 1 vùng nhỏ. Tại Việt Nam, cụm công nghiệp là nơi tập trung các đơn vị sản xuất, được xây dựng riêng biệt và không có dân cư sinh sống, nhằm thu hút các đơn vị sản
  • 33. 21 xuất vào đầu tư, các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ và được các cơ quan hỗ trợ trong việc tập hợp, tăng lợi thế cạnh tranh. Ba thuận lợi chính của những doanh nghiệp nằm trong cụm công nghiệp là tại đây thì mức độ lan tỏa kiến thức, chuyên môn hóa và phân công lao động cao, sự phát triển của thị trường lao động lành nghề (Marshall, 1920). Các cụm thúc đẩy sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cụm, làm tăng năng suất, thúc đẩy đổi mới và kích thích liên kết làm tăng sức mạnh tổng thể cụm (Mauroner, 2015). Về tác động của vị trí doanh nghiệp lên xác suất doanh nghiệp đổi mới cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ này. Nghiên cứu của Bapista và Swan (1998) phân tích tác động những cụm công nghiệp có làm cho hoạt động DMST cao hơn những doanh nghiệp ngoài khu vực. Sự thành công của cụm là do mức độ phổ biến kiến thức và lan truyền kiến thức, kích thích quá trình đổi mới. Kết quả cũng chỉ ra rằng đổi mới xuất hiện và tăng trưởng mạnh ở cụm công nghiệp với doanh nghiệp cùng ngành, trong trường hợp khác ngành thì ảnh hưởng không đáng kể. Nghiên cứu Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) cũng đưa ra kết luận những doanh nghiệp có vị trí nằm trong KCX-KCN có xu hướng sẽ đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hơn những doanh nghiệp ngoài khu. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra xác suất triển khai đổi mới sản phẩm và quy trình tại KCX-KCN cao hơn bên ngoài. 2.6.2.5 Tình trạng ngập lụt Đối với tình trạng ngập lụt đô thị có rất ít nghiên cứu thực nghiệm. Tình trạng ngập lụt đại diện cho vị trí tọa lạc và mức độ ảnh hưởng của thời tiết và biến đổi khí hậu lên các hoạt động trong khu vực đó. Thông thường khi xét về vị trí, các nhà nghiên cứu thường tập trung phân tích doanh nghiệp có nằm trong khu KCX-KCN hay so sánh doanh nghiệp ở các tỉnh thành, nên hiếm có nghiên cứu về vị trí tọa lạc có ngập lụt. Chính vì thiếu các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về tác động của ngập lụt đến đổi mới sáng tạo. Về ảnh hưởng của ngập lụt đến doanh nghiệp bao gồm các vấn đề liên quan đến thị trường, tài sản, cơ sở, con người, quy trình sản xuất, tài chính. Việc ngập lụt có thể gây ra các ảnh hưởng về thể chất và tâm lý đối với chủ doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng như căng thẳng hoặc chấn thương.
  • 34. 22 Các tài sản bị hư hỏng, không thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và gây ra sự bất tiện cho nhân viên, nếu tình trạng xảy ra dài hạn ảnh hưởng đến thu thập của người lao động, mối lo lắng của người lao động tăng lên (Trích trong Wedawatta và cộng sự, 2013). Trong khi đó, lao động là nhân tố quan trọng trong việc triển khai hoạt động DMST tại các đơn vị (Bornay-Barrachina, 2012). Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Lê Hữu Lợi và Bùi Việt Trung (2017) về tổn thất kinh tế của hộ gia đình, cá thể và doanh nghiệp do ngập triều, nhóm tác giả đã xác tiến hành khảo sát 410 tại khu vực bị ngập do triều cường tại Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, xác định mức độ thiệt hại, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa chi phí thiệt hại và độ sâu ngập của các đối tượng là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân. Nhóm tác giả tổng hợp những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của hiện tượng ngập lụt, cụ thể như về tài sản, sức khỏe, chi phí hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên, trì trệ hoạt động sản xuất, giao thông ùn tắc. Tác giả đưa kết luận mức độ ngập triều cường tăng cũng làm tổng thiệt hại trực tiếp như nhà cửa tăng, các đơn vị sản xuất chấp nhận cho phép người lao động nghỉ việc điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động. Theo nghiên cứu ADB (2010) dự báo Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2050 sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, ngập lụt. Trong đó, đối với ngành công nghiệp rủi ro chính là hầu hết các cụm công nghiệp đều nằm trong nhóm có nguy cơ ngập trực tiếp, sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là ngành chế biến chế tạo như bị ảnh hưởng nguồn nước ngọt là ngành sản xuất đồ uống và thực phẩm, hóa chất; ảnh hưởng tài sản cố định là ngành sản xuất xe. 2.6.2.6 Trình độ người lao động Kỹ năng của người lao động yếu tố quan trọng để doanh nghiệp DMST, hiện thực ý tưởng và góp phần tăng năng suất doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp chỉ muốn bắt chước các kết quả đổi mới từ những doanh nghiệp khác, thì vẫn phải yêu cầu có một lực lượng lao động có các kỹ năng và kiến thức, có khả năng tìm tòi, phát triển các đổi mới, hay còn gọi là có công suất hấp thụ để tiến hành đổi mới, cải tiến năng suất (Mason và cộng sự, 2018).
  • 35. 23 Nghiên cứu của Toner (2011) về đánh giá vai trò của nguồn nhân lực với DMST của các nền kinh tế phát triển. Lực lượng công nhân có tay nghề và linh hoạt hơn trong công việc vì có kiến thức, khả năng giải quyết vấn đề nhanh. Có nhiều kỹ năng và nghề nghiệp có liên quan đến DMST, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng. Bên cạnh đó, Crepon và cộng sự (1998) cũng chỉ ra rằng chất lượng lao động là yếu tố quan trọng cho năng suất doanh nghiệp, do đó cần có nhân lực chất lượng cao nhằm chuyển đổi kiến thức thành giá trị kinh tế. 2.6.2.7 Tình trạng vay vốn Hottenrott và Peters (2012) có hai nguồn tài chính để thực hiện đổi mới trong doanh nghiệp. Nó bao gồm các nguồn bên ngoài như khoản vay từ ngân hàng, hợp đồng nợ hoặc các nguồn nội bộ như lợi nhuận được giữ lại, vốn chủ sở hữu. Tình trạng vay vốn của doanh nghiệp đại diện cho việc tiếp cận được với các nguồn vốn từ bên ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng những doanh nghiệp có nguồn vốn nội bộ giới hạn thì đổi mới sẽ không thể thực hiện nếu hạn chế các nguồn tài chính bên ngoài. Các doanh nghiệp có khả năng sáng tạo cao nhưng nguồn tài chính thấp thì DMST cũng bị ảnh hưởng. Nhóm tác giả cũng đề xuất thực hiện chính sách thúc đẩy các nguồn vốn bên ngoài như nguồn đầu tư mạo hiểm, tài chính công. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Hajivassiliou và Savignac (2007) hạn chế tài chính ảnh hưởng đến quyết định và khả năng DMST của doanh nghiệp.
  • 36. 24 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương 3, luận văn xây dựng khung phân tích về cơ chế đánh giá tác động của DMST lên các chỉ số về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gồm tỷ suất lợi nhuận, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và năng suất nhân tố tổng hợp. Ở phần cuối chương này sẽ trình bày quy trình xử lý, trích lọc dữ liệu và phân tích dữ liệu. 3.1 Khung phân tích Với mục tiêu đánh giá tác động của DMST lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xây dựng khung phân tích dựa trên các đặc điểm của doanh nghiệp để xem xét mối quan hệ DMST với các chỉ tiêu năng suất nhân tố tổng hợp, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất và tỷ suất lợi nhuận với kĩ thuật so sánh điểm xu hướng PSM. Hình 3. 1: Mô hình phân tích tác động DMST lên kết quả hoạt động doanh nghiệp bằng kỹ thuật PSM Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lược khảo lý thuyết Giá trị sản xuất
  • 37. 25 3.2 Mô hình phân tích Qua lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước, mô hình phân tích đánh giá tác động của hoạt động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp sẽ có dạng như sau: Yi = βo + γDi + ∑kβkXi + ui (1) Yi = Y1i = βo + γ + ∑kβkXi + ui , Di = 1 (2) Yi = Y0i = βo + γ + ∑kβkXi + ui , Di = 0 (3) Trong đó, biến phụ thuộc Yi là hiệu quả của doanh nghiệp i bao gồm các chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp, tỷ suất lợi nhuận, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất; Di là biến mô tả doanh nghiệp i có triển khai hoạt động DMST, với giá trị 1 là có triển khai và 0 là không triển khai DMST. Xi là tập hợp các đặc điểm của doanh nghiệp. Phương pháp kết nối điểm xu hướng PSM Dựa vào các nghiên cứu về đánh giá tác động của hoạt động DMST lên hiệu quả doanh nghiệp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kết nối điểm xu hướng PSM để đánh giá tác động này (Santi và cộng sự, 2016; Kannebly và cộng sự, 2010; Cozza và cộng sự, 2012; Kim, 2018). Nghiên cứu mục đích phân tích ảnh hưởng từ sự đổi mới sáng tạo với TFP, giá trị tăng thêm, giá trị sản xuất và tỷ suất lợi nhuận. PSM bao gồm hai giai đoạn: trong giai đoạn đầu tiên, xây dựng mô hình logit cho đổi mới sáng tạo nhằm tính xác suất doanh nghiệp triển khai DMST. Điều kiện bắt buộc là phải thỏa mãn tính chất cân bằng của điểm số xu hướng, các giá trị phù hợp thu được từ ước tính logit được sử dụng để ghép các nhà đổi mới với người không đổi mới. Tiếp theo đó là tính toán hiệu quả can thiệp trung bình của hoạt động DMST đối với tăng trưởng của doanh nghiệp. Tất cả các biến liên quan đến xác suất DMST có thể được quan sát và đưa vào với biến X. Ngoài ra, để tìm ra kết quả phù hợp, cần phải đảm bảo đầy đủ đặc điểm của các đơn vị của doanh nghiệp trong mô hình trong và không bị ảnh hưởng bởi việc triển khai DMST. Bước 1: Xác định điểm xu hướng (Propensity score) Từ dữ liệu điều tra doanh nghiệp, nghiên cứu thực hiện hồi quy logit, xác định điểm xu hướng hay tính xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo. P (X) = Pr (Di = 1│X) = E(Di│X) (4)
  • 38. 26 X là đặc điểm của doanh nghiệp, không ảnh hưởng từ hoạt động đổi mới sáng tạo. P(X) là xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo và dựa chủ yếu vào những đặc điểm của doanh nghiệp. Những giả định cần thiết để xác định hiệu quả của hoạt động triển khai DMST (Khandker và cộng sự, 2010), bao gồm: - Giả định tính độc lập có điều kiện = (Yoi, Y1i) ┴ Di│X (5) - Giả định vùng hỗ trợ chung = 0 < Pr (Di = 1│X < 1) (6) Phương trình (5) giả định X không bị ảnh hưởng của việc có triển khai, một số nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai này có thể bị kiểm soát bởi những biến đặc điểm và không ảnh hưởng đến hiệu quả đơn vị. Trong trường hợp đặc tính không quan sát quyết định đến tình trạng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thì tính độc lập sẽ không đúng và PSM sẽ không phù hợp. Phương trình (6) là giả định về hỗ trợ chung hay điều kiện trùng lập. Điều kiện này có nghĩa giả thiết phân phối xác suất của nhóm điều trị và nhóm đối chứng có cùng vùng hỗ trợ giống nhau. Các quan sát can thiệp được quan sát gần kề trong PSM. Hiệu quả của phương pháp PSM còn phụ thuộc vào số lượng quan sát trên nhóm đổi mới sáng tạo đủ lớn và ngang bằng với nhóm còn lại để xác định vùng hỗ trợ chung. Những quan sát có điểm xu hướng khác nhau quá lớn hoặc không nằm trong vùng hỗ trợ chung sẽ bị loại ra. Bên cạnh đó, lưu ý trường hợp những quan sát bị loại bỏ có giá trị tạo ra sự khác biệt giữa 2 nhóm sẽ ảnh hưởng đến mức độ can thiệp, do đó sẽ tạo ra những sai số nhất định và được chú ý trong quá trình phân tích dữ liệu. Do đó, điểm xu hướng phải thỏa mãn hai giả định trên và có nhiều biến số đo lường các đặc điểm thì có thể tính toán hiệu quả doanh nghiệp ảnh hưởng DMST. Bước 2. Phân tích hiệu quả doanh nghiệp thông qua việc tìm sự khác biệt của những nhóm tham gia và không tham gia có cùng điểm xu hướng. Phương trình (7) trình bày ATT, đây là ảnh hưởng của hiệu quả kinh tế kinh tế thông qua kỹ thuật ước lượng này: ATT = α = E (Y1i - Yoi│Di = 1) = E { E { (Y1i - Yoi│Di = 1, P(X)) }}
  • 39. 27 = E { E { (Y1i│Di = 1, P(X) } - E {Yoi│Di = 0, P(X) │Di = 1) }} (7) Với ATT là tác động trung bình của việc triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo, Y1i và Y0i tình huống phản thực hiệu quả doanh nghiệp ở nhóm có tham gia và không tham gia, P(X) │Di = 1 là điểm xu hướng của các doanh nghiệp có triển khai DMST với đặc điểm Xi. So sánh các kỹ thuật đối chiếu: - So sánh cận gần nhất (Nearest Neighbour Matching): đây là công cụ ước lượng khớp điểm đơn giản nhất, so sánh các khớp lân cận gần nhất. Những doanh nghiệp nằm tại nhóm đối chứng được bắt cặp với 1 doanh nghiệp trong nhóm có triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo với điểm xu hướng gần nhất. - So sánh trong phạm vi hay bán kính (Caliper and Radius Matching) : kỹ thuật này khắc phục được nhược điểm của phương pháp so sánh cận gần nhất do việc các điểm xu hướng khá xa nhau. Phương pháp so sánh trong bán kính được thực hiện bằng cách đặt ra điều kiện hỗ trợ, doanh nghiệp từ nhóm so sánh sẽ được bắt cặp với doanh nghiệp nhóm có can thiệp nằm trong 1 phạm vi và có điểm xu hướng gần nhất. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có triển khai đổi mới sáng tạo bị loại trừ cao thì làm tăng sai số chọn mẫu. - So sánh phân tầng (Stratification and Interval Matching): phương pháp này phân vùng hỗ trợ chung của điểm xu hướng thành các tập hợp khoảng tầng, để tính toán tác động trong mỗi khoảng bằng cách lấy sự khác biệt trung bình về kết quả giữa nhóm có can thiệp và nhóm so sánh. - So sánh Kernel (Kernel and Local Linear Matching): các doanh nghiệp trong nhóm có triển khai đổi mới sáng tạo sẽ được so sánh với trọng số trung bình của nhóm kiểm soát. Trong đó, trọng số này là tỷ lệ khoảng cách điểm xu hướng của nhóm có triển khai và kiểm soát.
  • 40. 28 3.3 Các biến phụ thuộc và kiểm soát  Các biến phụ thuộc  Giá trị tăng thêm (VA): là kết quả sản xuất cuối cùng, giá trị mới tăng lên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất, dịch vụ của một doanh nghiệp (TCTK, 2018). Giá trị gia tăng = Thu nhập của người lao động + Thu nhập hỗn hợp + Khấu hao tài sản cố định + Thuế sản xuất + Thặng dư sản xuất Trong đó:  Thu nhập của người lao động là tổng số tiền mà người lao động được doanh nghiệp chi trả, bao gồm tất cả các bảo hiểm và phúc lợi được thụ hưởng.  Khấu hao tài sản cố định là mức giảm giá trị của tài sản cố định dùng trong hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định, được trích khấu hao theo Thông tư hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính.  Thuế sản xuất bao gồm các loại thuế đánh vào hoạt động sản xuất như thuế môn bài, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất khẩu…, không bao gồm thuế lợi nhuận hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp nhận được hoặc trả liên quan đến sản xuất.  Thặng dư sản xuất là giá trị thể hiện tình trạng dư thừa hay thiếu hụt thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh trước khi chi trả hay nhận được thu nhập sở hữu, hay còn được hiểu là giá trị lãi/lỗ. Phương pháp tính toán giá trị tăng thêm của doanh nghiệp bao gồm phương pháp phân phối và phương pháp sản xuất (TCTK, 2018). Dựa vào dữ liệu sẵn có, nghiên cứu lựa chọn phương pháp sản xuất, công thức cụ thể như sau:
  • 41. 29 Giá trị tăng thêm (VA) = Giá trị sản xuất (GO) - Chi phí trung gian (IC) Trong đó, Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ do các đơn vị tạo ra (TCTK, 2018). Công thức để tính GO của ngành công nghiệp cụ thể: Giá trị sản xuất (GO) = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Trợ cấp sản phẩm (nếu có) + Chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán và các chi phí dở dang còn lại khác Chi phí trung gian (IC) bao gồm toàn bộ chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng tính toán chỉ tiêu này dựa vào tỷ lệ chi phí trung gian trên GO của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Thành phố Hồ Chí Minh do Tổng Cục Thống kê biên soạn dựa vào điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành và tính hệ số chi phí trung gian năm 2012. Giá trị tăng thêm và giá trị sản xuất được đo lường bằng cách logarit (ln).  Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP): Đối với việc tính toán tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp của doanh nghiệp thì hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một công chức chung cho tất cả các quốc gia và còn phụ thuộc vào hệ thống số liệu. Dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm, dữ liệu sẵn có, luận văn sử dụng phương pháp phổ biến là tính phần dư TFP theo hàm sản xuất Cobb – Douglas, hàm có dạng như sau: Y = 𝐴 𝐾𝛽𝑘𝐿𝛽𝐿𝐸𝛽𝐸 (1) i 𝑖 𝑖 𝑖 𝑖 Trong đó, Y là giá trị sản xuất (GO) của doanh nghiệp, K là giá trị tài sản cố định còn lại bình quân của doanh nghiệp năm 2016, L là lao động trung bình năm 2016, Chi phí năng lượng E bao gồm điện, than, xăng dầu, gas, khí mà doanh nghiệp đã sử dụng trong năm 2016. Βk, βL, βE: độ co giãn của Y liên quan đến vốn, lao động
  • 42. 30 và chi phí năng lượng. Ai là phần không quan sát được. Giả định thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Logarit phương trình (1), hàm sẽ có dạng: Yi = β0 + βkki + βlli + βeei + εi Trong đó: Do đó: Ln (𝐴𝑖) = 𝛽0 Ln (TFP) = 𝛽0 + 𝜀𝑖 = 𝑌𝑖 - 𝛽𝑘𝑘𝑖 − 𝛽𝑙𝑙𝑖 − 𝛽𝑒𝑒𝑖 βo đo lường hiệu quả trung bình của doanh nghiệp; 𝜀𝑖 là độ lệch trung bình các đặc tính của doanh nghiệp và có thể quan sát và thành phần không quan sát được. Đây cũng chính là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Dựa vào nghiên cứu của Van Beveren (2012) tổng quát những vấn đề thường gặp trong việc ước lượng TFP của doanh nghiệp và đưa ra những kỹ thuật ước lượng để khắc phục những hạn chế trong quá trình ước lượng. Luận văn sử dụng kỹ thuật ước lượng là OLS để tính toán TFP của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp truyền thống là kỹ thuật ước lượng bình phương tối thiểu (OLS) ở cấp độ doanh nghiệp đã giả định các biến đầu vào là ngoại sinh. Tuy nhiên, trên thực tế khi lựa chọn các yếu tố đầu vào doanh nghiệp phải căn cứ vào năng suất của đơn vị. Vì vậy, kết quả ước lượng TFP có thể bị thiên lệch do bị nội sinh, nhưng với dữ liệu chéo sẵn có của luận văn thì phương pháp OLS là phù hợp. Đo lường biến số để tính toán TFP: Đối với giá trị đầu ra, theo Cobbold (2003) năng suất là tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra và đầu vào. Trong đó thì đầu vào thường đo lường bằng giá trị tăng thêm (VA) hoặc tổng sản lượng (GO). VA là phần chênh lệch của tổng sản lượng và các giá trị đầu vào trung gian, thể hiện sự đóng góp của ngành vào tổng ngành hoặc tổng sản phẩm. GO bao gồm tất cả sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra, kể cả các sản phẩm trung gian nội ngành. Đối với việc tính toán năng suất tổng hợp, nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp giá trị tăng thêm, tuy nhiên theo cách tiếp cận này thì mức độ cải
  • 43. 31 thiện các giá trị đầu vào trung gian bị bỏ qua, phương pháp GO phù hợp cho đánh giá mức độ thay đổi công nghệ và phản ánh hiệu quả của đầu vào trung gian, quy mô, sự thay đổi năng lực. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp được tính toán dựa theo phương pháp tính toán của Tổng Cục Thống kê. Cách đo lường của biến GO là logarit Đo lường biến đầu vào bao gồm vốn, lao động và năng lượng. Dựa vào dữ liệu sẵn có của luận văn, vốn trong hàm tính toán TFP là tổng giá trị tài sản cố định còn lại trung bình của doanh nghiệp được tính toán nguyên giá tài sản cố định trừ cho chi phí khấu hao, đại diện cho trữ lượng vốn của doanh nghiệp. Đầu vào với biến lao động là lao động trung bình trong năm 2016. Năng lượng bao gồm các chi phí điện và nhiên liệu của doanh nghiệp trong năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (TSLN): dựa vào hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh tại Việt Nam, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ sản xuất kinh doanh, tài chính, và hoạt động khác phát sinh trong năm của doanh nghiệp, chia cho tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu phản ánh kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = X 100 Tổng doanh thu  Các biến kiểm soát Việc lựa chọn đặc điểm của doanh nghiệp quan trọng trong phương pháp PSM, nó sẽ sai số nếu những biến có quyết định tình trạng doanh nghiệp triển khai hoạt động DMST không được đưa vô mô hình, dẫn đến chất lượng thấp. Phần lớn các biến kiểm soát tùy thuộc vào nguồn dữ liệu. Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, nghiên cứu lựa chọn các biến kiểm soát là những đặc điểm quan sát của doanh nghiệp bao gồm loại hình kinh tế
  • 44. 32 của doanh nghiệp, quy mô, số tuổi, vị trí tọa lạc tại KCN-KCX, khoảng cách từ doanh nghiệp đến điểm ngập, tỷ lệ % trình độ người lao động, ngành nghề. Loại hình kinh tế của doanh nghiệp (lhdn*): căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê, phân loại thành 3 loại hình doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp là do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Quốc hội, 2014), doanh nghiệp ngoài nhà nước gồm doanh nghiệp có vốn trong nước sở hữu của hợp tác xã, sở hữu tư nhân hay 1 nhóm người, còn lại là doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Dựa vào nghiên cứu của Falk (2008), Bald và cộng sự (2000) nghiên cứu chỉ ra những doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ có xác suất DMST cao hơn những loại hình khác. Loại hình doanh nghiệp được đặt biến giả cho từng mức độ, với loại hình doanh nghiệp nhà nước là biến cơ sở; lhdn2 là 1 nếu doanh nghiệp ngoài nhà nước, 0 nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp ngoài nhà nước; lhdn3 là 1 nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 0 nếu doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy mô doanh nghiệp (quymo*): Dựa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP để phân loại quy mô doanh nghiệp năm 2016 cho dữ liệu sẵn có của nghiên cứu. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có phân loại quy mô doanh nghiệp lại từ năm 2018 đến nay. Tuy nhiên do một số hạn chế nguồn số liệu, trong phân loại quy mô doanh nghiệp theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP về xác định quy mô doanh nghiệp theo chỉ tiêu lao động là phải lao động đóng bảo hiểm xã hội và tổng nguồn vốn/doanh thu. Về chỉ tiêu lao động đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp khai báo không đầy đủ từ dữ liệu điều tra. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng doanh nghiệp không tham gia đóng bảo hiểm vẫn còn phổ biến (Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Do đó, nghiên cứu xác định quy mô doanh nghiệp theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 20/6/2009. Quy mô doanh nghiệp được phân loại theo gồm có 2 chỉ tiêu là theo nguồn vốn hoặc số lao động bình quân. Trong nghiên cứu này, luận văn lựa chọn phân loại quy mô lao động. Đối với ngành công nghiệp xây dựng, phân loại quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động dưới 10
  • 45. 33 người, doanh nghiệp nhỏ trên 10-200 người và doanh nghiệp vừa trên 200 – 300 người, còn lại là quy mô lớn với số lao động trên 300 người. (Dựa vào nghiên cứu của Bhattacharya và Bloch (1987), Mancusi và cộng sự (2011), Kleinkecht (1989), nghiên cứu dự kiến doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có xác suất triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo cao hơn những quy mô còn lại. Quy mô doanh nghiệp doanh nghiệp được đặt biến giả cho từng mức độ, với quy mô siêu nhỏ là biến cơ sở; quymo2 là 1 nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ, 0 nếu doanh nghiệp không phải là quy mô nhỏ; quymo3 là 1 nếu doanh nghiệp có quy mô vừa, 0 nếu doanh nghiệp không phải là quy mô vừa; quymo4 là 1 nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, 0 nếu doanh nghiệp không phải là quy mô lớn. Số năm hoạt động (sonamhd): là tổng số năm doanh nghiệp được cấp phép giấy chứng nhận đăng ký cho đến năm 2016. Theo khảo lược nghiên cứu, luận văn dự kiến doanh nghiệp càng hoạt động lâu trong ngành sẽ tác động đến xác suất triển khai DMST. Trình độ người lao động (trinhdold): là % tỷ lệ lao động có trình độ từ đại học trở lên so với tổng lao động của doanh nghiệp vào thời điểm 31/12/2016. Nghiên cứu dự kiến doanh nghiệp có trình độ người lao động cao thì xác suất DMST cao (Mason và cộng sự, 2018; Toner, 2011). Khu công nghiệp – khu chế xuất (Vitrikcn): là những doanh nghiệp có vị trí nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đây là biến giả với 0 là doanh nghiệp nằm ngoài khu, 1 là trong khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao của Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dự kiến, doanh nghiệp tọa lạc KCN-KCX có xác suất triển khai đổi mới sáng tạo cao hơn doanh nghiệp ngoài khu (Bapista và Swan,1998; Ngô Hoàng Thảo Trang, 2017). Khoảng cách điểm ngập (kcdiemngap): dữ liệu đo khoảng cách từ vị trí của doanh nghiệp có điểm ngập gần nhất. Dựa vào danh mục các tuyến đường bị ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm có 40 điểm ngập do mưa và 9 tuyến đường ngập do triều cường (Sở xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, 2019). Nghiên cứu dùng công cụ Google Map để đo khoảng cách từ doanh nghiệp đến các điểm ngập này, sau đó lựa