SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 20
Contents
Câu 1: Trình bày các biện pháp dự phòng cấp I tăng huyết áp ...............................................1
Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng suy tim trái?................................................................2
Câu 3: Trình bày định nghĩa tai biến mạch máu não và triệu chứng lâm sàng nhồi máu não 3
Câu 4: Trình bày triệu chứng của viêm phổi thùy? ...................................................................4
Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng hen phế quản? ...........................................................4
Câu 6: Trình bày các biện pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định?....5
Câu 7: Trình bày các biến chứng của loét dạ dày tá tràng?.....................................................6
Câu 8: Trình bày triệu chứng xơ gan giai đoạn mất bù: ...........................................................7
Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng viêm thận bể thận cấp?..............................................8
Câu 10: Trình bày đặc điểm lâm sàng bệnh đái tháo đường? .................................................9
Câu 11: Trình bày biến chứng bệnh Basedow?........................................................................9
Câu 12: Trình bày triệu chứng lâm sàng thiếu máu mạn tính? ..............................................10
Câu 13: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp? ..................................11
Câu 14: Trình bày nguyên tắc điều trị và biện pháp dự phòng bệnh gout? ...........................12
Câu 15: Trình bày phân loại mức độ và nguyên tắc chung khi xử trí phản vệ.......................13
Câu 16: Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm gan virus?....................................................14
Câu 17: Trình bày quy trình xử lý sau phơi nhiễm với người nhiễm HIV?.............................15
Câu 18: Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu? .........................15
Câu 19: Trình bày mục đích và nguyên tắc điều trị bệnh Lao? ..............................................16
Câu 20: Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng bệnh còi xương ở trẻ?.................17
Câu 21: Trình bày nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. ................18
Câu 22: Trình bày bù dịch phác độ A tại nhà?........................................................................18
Câu 23: Trình bày các biện pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ không viêm phổi hoặc cảm
lạnh...........................................................................................................................................19
Câu 1: Trình bày các biện pháp dự phòng cấpI tăng huyết áp
Dự phòng cấp I: Được áp dụng cho mọi người
- Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống phòng ngừa bệnh tim mạch là
những biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành.
o Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng
 Ăn giảm muối (<6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi
ngày).
 Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
 Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
o Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ
số khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 22.9kg/m2.
o Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
o Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít
hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần
(nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ).
Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc
120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.
o Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
o Tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ thích hợp: tập thể dục, đi
bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút
mỗi ngày.
o Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, chú ý đến việc thư giãn, nghỉ
ngơi hợp lý.
o Tránh bị lạnh đột ngột.
Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng suy tim trái?
Triệu chứng cơ năng
- Khó thở: là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức,
về sau khó thở xảy ra thường xuyên, NB nằm cũng khó thở nên thường
phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau:
có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội
như trong cơn hen tim hoặc phù phổi cấp.
- Các triệu chứng khác:
o Ho: thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu.
o Cảm giác đau ngực, nặng ngực hay đánh trống ngực
o Cảm giác yếu, chóng mặt, tay chân nặng rã rời
o Đi tiểu về đêm và tiểu ít
o Các triệu chứng thần kinh thường gặp trong khi suy tim nặng lên,
chóng mặt, giảim trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, ác mộng, hiếm khi có
ảo giác, mất định hướng...
Triệu chứng thực thể
- Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái
- Nhịp tim nhanh, có thể có tiếng tim bất thường.
- Huyết áp tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu bình thường trong đa số
các trường hợp
Câu 3: Trình bày định nghĩa tai biến mạch máu não và triệu chứng lâm
sàng nhồi máu não
Định nghĩa
Tai biến mạch máu não (TBMMN)là tình trạng tổn thương chức năng
thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não (thường tắc hay vỡ
động mạch não). Các tổn thương thần kinh thương khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại
quá 24 giờ, hoặc diễn biến nặng, có thể tử vong trong vòng 24h.
Nhồi máu não
- Các triệu chứng, dấu hiệu thần kinh khu trú xuất hiện đột ngột. Các triệu
chứng có thể tăng dần đến ngày thứ 3-4 sau đó giảm dần.
- Triệu chứng thần kinh khu trú: biểu hiện thiếu sót chức năng vùng não bị
tổn thương (tùy động mạch bị tổn thương, có thể thuộc hệ cảnh hoặc sống
nền):
o Liệt nửa người, có thể kèm rối loạn cảm giác
o Rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn,.
o Bán manh (đồng bên hay bán manh góc),
o Liệt các dây thần kinh sọ não, hội chứng giao bên...
- Rối loạn ý thức: thường không có hoặc nhẹ, rối loạn ý thức nặng nếu diện
tổn thương rộng, có thể kèm rối loạn tâm thần trong những ngày đầu, đặc
biệt là bn trên 65 tuổi.
- Cơn động kinh: cục bộ hoặc toàn thể (chiếm 5% các trường hợp)
Câu 4: Trình bày triệu chứng của viêm phổi thùy?
- Triệu chứng toàn thân
o Bệnh xảy ra ở người trẻ thường đột ngột, bắt đầu bằng cơn rét run,
sốt cao, khó thở, toát mồ hôi,…
o Ở người già, người nghiện rượu có thể lú lẫn, triệu chứng thường
không rầm rộ, trẻ em có thể co giật.
- Triệu chứng cơ năng:
o Đau ngực bên phổi bị tổn thương.
o Ho: lúc đầu ho khan, sau ho có đờm đặc, quánh dính, màu gỉ sắt.
o Có thể nôn mửa, chướng bụng, đau bụng
- Triệu chứng thực thể:
o Thời kỳ toàn phát có hội chứng đông đặc biểu hiện: gõ đục, rung
thanh tăng, rì rào phế nang giảm.
o Nghe phổi có ran nổ, có thể có tiếng thổi ống
- Cận lâm sàng:
o Xquang tim phổi: đám mờ đồng đều hình tam giác đỉnh quay vào
trong đáy quay ra ngoài.
o Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung
tính, tốc độ máu lắng tăng cao.
o Cấy máu: xác định vi khuẩn gây bệnh
Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng hen phế quản?
Cơn hen phế quản là triệu chứng chính của bệnh hen phế quản
- Triệu chứng cơ năng
o Triệu chứng báo trước: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho
khan, có khi buồn ngủ.
o Cơn khó thở: khó thở chậm, khó thở ra (trong giai đoạn đầu), có
tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng dần, mệt
nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10-
15 phút, có khi hàng giờ, hoặc liên miên cả ngày không dứt.
o Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm
trong, quánh và dính, càng khạc được nhiều đờm người bệnh càng
dễ chịu.
o Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Khám thực thể: Trong cơn hen khám phổi thấy:
o Gõ lồng ngực: vang
o Nghe: Rì rào phế nang giảm, ran rít và ran ngáy khắp hai trường
phổi. Sau cơn hen khám thường không thấy gì đặc biệt.
o Tim mạch: Nhịp tim thường nhanh, huyết áp có thể tăng
Câu 6: Trình bày các biện pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai
đoạn ổn định?
- Điều trị chung:
o Tránh lạnh, bụi, khói, vv…
o Bỏ thuốc lá, thuốc lào.
o Vệ sinh mũi họng thường xuyên, điều trị dự phòng các ổ nhiễm
trùng tai mũi họng, răng.
o Cải thiện tình trạng dinh dưỡng : ăn nhiều bữa nhỏ, đủ chất dinh
dưỡng…
o Giữ nơi ở vệ sinh, thoáng mát, sạch sẽ, không dùng thảm.
o Tiêm vacxin phòng cúm, phòng phế cầu.
- Điều trị nội khoa bằng thuốc giãn phế quản và corticoid
o Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị BPTNMT : ưu tiên các
loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít, khí dung. Liều lượng và
đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn
bệnh.
o Corticoid được chỉ định khi người bệnh ở giai đoạn nặng (FEV1<
50%), có đợt cấp lặp đi lặp lại (3 đợt trong 3 năm gần đây). Dùng
corticoid dạng phun hít hoặc khí dung lâu dài với liều cao.
- Thở oxy dài hạn tại nhà
- Phục hồi chức năng hô hấp
o Thở bụng, cơ hoành và phần dưới lồng ngực, sử dụng kiểu thở
chậm, thư giãn để giảm tần số thở và giảm tiêu hao năng lượng hô
hấp. Thở mím môi trong các giai đoạn khó thở.
o Ho có điều khiển để khạc đờm.
o Tập thể dục đều đặn.
- Phẫu thuật: Hiện đã áp dụng một số phẫu thuật giảm thế tích phổi, cắt
bóng khí phổi hoặc thay phổi trong một số trường hợp nhất định.
- Theo dõi:
o Khám lại 4 tuần sau khi xuất viện vì đợt cấp và sau đó khám định
kỳ.
o Đo chức năng hô hấp, phân loại lại mức độ nặng ít nhất 1
năm/lần.
o Phát hiện các bệnh phối hợp.
o Đánh giá khả năng hoạt động, hợp tác điều trị và thích nghi với
ngoại cảnh.
o Đánh giá sự hiểu biết và tuân thủ phương pháp điều trị, kỹ thuật
phun hít, sử dụng các thuốc giãn phế quản, corticoid.
Câu 7: Trình bày các biến chứng của loétdạ dày tá tràng?
Biến chứng:
- Chảy máu đường tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa) là biến chứng hay gặp
nhất: Biểu hiện là nôn ra máu, có hoặc không có đi ngoài phân đen hoặc
màu bã cafe, với nhiều mức độ khác nhau. Nếu mất máu nhiều dẫn đến
mạch nhanh, huyết áp tụt, có thể truỵ mạch và tử vong.
- Thủng ổ loét: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị
như dao đâm, thường có nôn và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải
được mổ cấp cứu, nếu không người bệnh sẽ tử vong.
- Hẹp môn vị (thường gặp với các ổ loét hành tá tràng): chậm tiêu, đầy
bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều, người bệnh nôn ra thức ăn có
mùi vị đặc biệt vì thức ăn đã lên men. Dấu hiệu óc ách rõ khi lắc bụng
người bệnh, do ứ đọng thức ăn ở dạ dày. Biến chứng này phải được điều
trị bằng phẫu thuật.
- Ung thư hóa: Hay gặp là loét bờ cong nhỏ và loét môn vị. Một số nghiên
cứu hiện tại cho thấy có mối liên quan giữa viêm dạ dày do nhiễm H.p và
biến chứng ung thư dạ dày.
Câu 8: Trình bày triệu chứng xơ gan giaiđoạn mất bù:
Biểu hiện lâm sàng bằng hai hội chứng chính suy chức năng gan và tăng
áp lực tĩnh mạch cửa.
- Hội chứng chức năng gan:
o Toàn trạng sức khoẻ giảm sút, khả năng làm việc giảm.
o Rối loạn tiêu hoá: đầy bụng, trướng hơi và ăn uống kém.
o Có thể vàng da (trong đợt tiến triển bệnh) và xạm da do lắng đọng
sắc tố melanin.
o Có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
o Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan, xơ gan ung thư hoá.
o Phù hai chi dưới, phù mềm ấn lõm.
o Gan thường teo nhỏ, có thể có gan to với mật độ chắc và bờ sắc.
o Có cổ trướng (ít hoặc hàng chục lít), cổ trướng tái phát nhanh là
biểu hiện của chức năng tế bào gan suy kém trong việc tổng hợp
protein (đây là dịch thấm tỷ lệ 25 gam/lít).
- Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
o Có lách to dưới bờ sườn vài cm hoặc lách rất to có thể là nguyên
nhân gây xơ gan (không phải lách to là hậu quả của xơ gan).
o Cổ chướng.
o Tuần hoàn bàng hệ vùng trên rốn và hai bên mạn sườn, đây là tuần
hoàn bàng hệ cửa chủ do cản trở sự trở về của máu
Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng viêm thận bể thận cấp?
- Dấu hiệu nhiễm khuẩn
o Xuất hiện rầm rộ
o Sốt cao rét run, sốt cao dao động
o Thể trạng suy sụp nhanh, môi khô, lưỡi bẩn
o Bạch cầu trong máu tăng chủ yếu là đa nhân trung tính tăng
o Có khi có nhiễm khuẩn máu
- Đau
o Đau vùng hố sườn lưng, một bên hoặc cả 2 bên
o Có khi đau dữ dội, nhưng thường là đau tức âm ỉ
o Đau lan xuống dưới
o Vỗ vùng hố sườn lưng: Người bệnh có phản ứng, đau, tức, rất có
giá trị nhất là khi đau 1 bên
o Nhiều trường hợp có cơn đau quặn thận do sỏi
- Hội chứng bàng quang
o Thường có nhưng không phải là trường hợp nào cũng có
o Đái buốt: cảm giác nóng rát, đau buốt
o Đái dắt: cảm giác mót đái, buộc phải đi đái liên tục. Mỗi lần đái
nước tiểu rất ít, có khi chỉ được vài giọt
o Đái đục, cũng có trường hợp đái máu
- Thận
o Có thể thấy thận to lên, sờ thấy khối thận, ấn đau tức
o Có dấu hiệu chạm thắt lưng (+)
Câu 10:Trình bày đặc điểm lâm sàng bệnh đái tháo đường?
Đặc điểm lâm sàng
Đái tháo đường là bệnh có diễn biến âm thầm, các triệu chứng lâm sàng và cận
lâm sàng khác nhau tùy theo thể đái tháo đường. 2 loại đái tháo đường hay gặp
nhất là đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường typ I: đái tháo đường phụ thuộc vào insulin.
- Thường gặp ở những người tuổi dưới 30
- Triệu chứng lâm sàng thường rầm rộ: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều,
gầy sút cân.
- Thể trạng trung bình hoặc gầy
- Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường và/hoặc các bệnh lý tự miễn
dịch khác.
- Có bệnh lý tự miễn dịch phối hợp
- Dùng insulin để điều trị.
- Biến chứng cấp tính hay gặp: hôn mê nhiễm toan Ceton.
Đái tháo đường typ II: đái tháo đường không phụ thuộc vào Insulin
- Thường gặp ở người lớn tuổi trên 30
- Đặc điểm bệnh
o Thường gặp ở người lớn tuổi thể trạng béo (hay gặp kiểu nam).
o Triệu chứng lâm sàng không rầm rồ (có nhiều trường hợp được
phát hiện tình cờ)
o Tiền sử: Đái tháo đường thai kỳ ở nữ
o Điều trị lâu dài và hiệu quả bằng chế đô ăn và các thuốc hạ đường
huyết. Có thể điều trị bằng insulin
Câu 11:Trình bày biến chứng bệnh Basedow?
Biến chứng bệnh Basedow
* Biến chứng tim mạch
- Các rối loạn nhịp tim, thường gặp rung nhĩ
o Các rối loạn nhịp khác ít gặp hơn: Cuồng nhĩ, ngoại tâm thu..
- Suy tim sung huyết. Thường ban đầu là suy tim trái, sau đó là suy tim
toàn bộ.
- Suy vành cũng thường nặng thêm bởi cường giáp
* Biến chứng mắt
- Biến chứng mắt Basedow có thể xuất hiện trước, trong hay sau khi phát
hiện Basedow. Điều trị phóng xạ có thể làm biến chứng mắt nặng hơn.
- Một số biến chứng mắt hay gặp:
o Viêm kết mạc, sung huyết, viêm giác mạc cảm giác cộm vướng.
o Liệt cơ vận nhãn.
o Lồi mắt ác tính
* Cơn bão giáp trạng (Cơn cường giáp trạng cấp)
- Là biến chứng đáng sợ nhất do tỉ lệ tử vong cao. Thực chất là tình trạng
tăng nặng của tất cả các triệu chứng của nhiễm độc giáp.
- Xuất hiện do ngừng đột ngột thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, can thiệp
ngoại khoa hay điều trị iode phóng xạ ở bệnh nhân chưa kiểm soát được
tình trạng cường giáp.
- Tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao.
* Suy kiệt nặng
- Do không dùng thuốc hoặc bỏ thuốc. Hay gặp ở các bệnh nhân được chẩn
đoán muộn, lớn tuổi
Câu 12:Trình bày triệu chứng lâm sàng thiếu máu mạn tính?
Cơ năng
- Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi
gắng sức. Có thể ngất nhất là khi thiếu máu nhiều.
- Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu
gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.
- Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu
máu cơ tim.
- Rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng, táo bón, sống
phân...
Thực thể
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt; có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu
thiếu máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu
do rối loạn chuyển hoá sắt. Chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng như
mặt, lòng bàn tay...khám niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...màu sắc
của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da.
- Lưỡi: Màu nhợt, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn trong thiếu
máu do nhiễm khuẩn, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer.
- Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có
khía, bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính.
- Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu chức năng. Thiếu máu lâu có thể
dẫn đến suy tim.
- Có thể kèm theo các dấu hiệu của nguyên nhân dẫn đến thiếu máu
Câu 13:Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp?
Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính. Trong các đợt cấp tính thường
sung đau nhiều khớp, kèm theo sốt và có thể có các biểu hiện nội tạng.
* Triệu chứng tại khớp
Vị trí khớp tổn thương thường gặp nhất: khớp ngón gần, bàn tay, cổ tay,
khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, đối xứng hai bên. Giai đoạn muộn, thường
tổn thương các khớp vai, háng, có thể tổn thương cột sống cổ, gây những biến
chứng về thần kinh (có thể liệt tứ chi).
Tính chất khớp tổn thương: trong đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít
khi đỏ; đau kiểu viêm; các khớp ngón gần ở tay thường có dạng hình thoi; dấu
hiệu cứng khớp vào buổi sáng, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc theo mức độ
viêm, có thể kéo dài hàng giờ.
* Triệu chứng ngoài khớp và toàn thân
Hạt dạng thấp (hạt thấp dưới da): vị trí xuất hiện thường trên xương trụ gần
khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, quanh các khớp nhỏ bàn tay; có thể
có một hoặc nhiều hạt; tính chất hạt chắc, không đau, không di động và không
bao giờ vỡ.
Viêm mao mạch: biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan tay, chân, hoặc các tổn
thương hoại tử tiểu động mạch ở quanh móng, đầu chi,..
Gân, cơ, dây chằng và bao khớp: các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động, có
thể gặp triệu chứng viêm gân (thường gặp gân Achille).
Biểu hiện nội tạng: Biểu hiện nội tạng (phổi, viêm màng phổi, cơ tim, van
tim,…) hiếm gặp
Các triệu chứng khác: hội chứng thiếu máu, cơn bốc hỏa, thay đổi tính tình,
..
Câu 14:Trình bày nguyên tắc điều trị và biện pháp dự phòng bệnh gout?
1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị triệu chứng: chống viêm khớp khi có cơn gút cấp. Điều trị các
tổn thương ở giai đoạn mạn tính (hạt tophi, tổn thương khớp và thận).
- Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: giảm AU máu
- Điều trị các nguyên nhân gây gút thứ phát
- Điều trị kéo dài để phòng cơn gút cấp tái phát
- Điều trị phối hợp nhiều biện pháp: dùng thuốc, không dùng thuốc, ngoại
khoa (nội soi rửa khớp, phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi).
2. Dự phòng
- Chế độ ăn giảm calo, đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.
- Ăn giảm đạm, tránh thức ăn giàu purin; tránh đồ uống có cồn.
- Kiềm hoá nước tiểu bằng cách uống 250 – 500ml các loại nước khoáng
có kiềm hoặc nước kiềm natribicarbonat 14%o và thêm 2 lít nước lọc mỗi
ngày nếu không có chống chỉ định.
- Tránh lao động, tập luyện quá mức, tránh các yếu tố có thể khởi phát cơn
gút như chấn thương…
- Dùng thuốc thuốc hạ AU máu nếu cần; colchicine trong trường hợp có
yếu tố khởi phát cơn (sang chấn, stress, phẫu thuật, nhiễm khuẩn…).
Câu 15:Trình bày phân loạimức độ và nguyên tắc chung khi xử trí phản
vệ
Phân loại mức độ phản vệ
- Nhẹ (độ 1): chỉ có ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay,
ngứa, phù mạch
- Nặng (độ II): từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:
o Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh
o Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi
o Đau bụng, nôn, ỉa chảy
o HA chưa tụt, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp
- Nguy kịch (độ III): biểu hiện ử nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như:
o Đường thở: rít thanh quản, phù thanh quản
o Thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhip thở
o Rối loạn ý thức như vật vã, hôn mê, co giật; rối loạn cơ tròn
o Tuần hoàn: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, sốc
- Ngừng tuần hoàn (độ IV): biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
Nguyên tắc chung xử trí phản vệ
- Tất cả các trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp,
kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.
- Bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí
ban đầu cấp cứu phản vệ.
- Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị
phản vệ, phải tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên.
Câu 16:Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm gan virus?
* Những biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
- Đối với virus viêm gan lây theo đường tiêu hoá (virus A, E):
o Giữ gìn vệ sinh thực phẩm, nước uống và vệ sinh môi trường.
o Quản lý khử trùng phân của người bệnh tránh lây lan.
- Đối với các virus viêm gan lây theo đường máu (virus B, C, D và G):
o Đảm bảo khử trùng các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật
o Không dùng chung bơm kim tiêm.
o Sử dụng máu và các chế phẩm máu cần được kiểm tra chặt chẽ để
loại trừ các virus viêm gan
o Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
* Phòng bệnh đặc hiệu
- Đối với viêm gan A
o Phòng bệnh khẩn cấp bằng tiêm Immunoglobulin những người có
nguy cơ bị lây nhiễm.
o Tiêm vacxin: chỉ tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn; tiêm bắp 2
mũi cách nhau 6 tháng
- Đối với viêm gan B
o Tiêm vacxin viêm gan B (được sử dụng khá rộng rãi)
Đối với trẻ em: Nên tiêm ngay sau sinh trong vòng 12 giờ, sau nhắc lại theo
chương trình tiêm chủng mở rộng
Đối với người chưa được tiêm phòng nên áp dụng lịch tiêm chủng vào các tháng
0,1, 6 tháng.
o Tiêm Gamma globulin đốivới những người chưa tiêm phòng vắc
xin và phơi nhiễm với viêm gan B.
Đối với trẻ sơ sinh có mẹ mang HbsAg dương tính: tiêm bắp ngay sau sinh một
liều duy nhất, sau đó tiêm mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng
Đối với người phơi nhiễm chưa tiêm vắc xin: tiêm bắp một liều duy nhất, sau đó
tiêm 3 mũi vắc xin theo lịch 0, 1, 6 tháng.
o Có thể tiêm vắc xin và Gamma globulin cùng một thời điểm nhưng
ở các vị trí khác nhau.
- Đối với các viêm gan do Virus khác: đang nghiên cứu sản xuất vacxin.
Câu 17:Trình bày quy trình xử lý sau phơi nhiễm với người nhiễm HIV?
- Xử lý vết thương tại chỗ
o Nếu tổn thương da chảy máu: Rửa ngay vết thương dưới vòi
o nước sạch bằng xà phòng. Để vết thương tự chảy máu trong một
thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
o Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt:
o Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5
phút.
o Phơi nhiễm qua miệng-mũi:
Rửa và nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%. Xúc miệng bằng
dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần.
Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra,
đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ phơi nhiễm.
- Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.
- Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.
- Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích
- tiếp xúc:
o Phơi nhiễm có nguy cơ: Phơi nhiễm qua đường máu, qua da có vết
o thương hoặc trầy xước, hoặc qua đường niêm mạc (từ tinh dịch,
dịch âm đạo, dịch trực tràng, sữa mẹ hoặc bất kỳ dịch nào của cơ
thể có chứa lượng máu nhìn thấy được). Vị trí bị phơi nhiễm có thể
ở âm đạo, trực tràng, mắt, miệng hoặc da và niêm mạc bị tổn
thương. Tổnthương càng rộng và sâu thì nguy cơ phơi nhiễm HIV
càng cao.
o Phơi nhiễm không có nguy cơ: là phơi nhiễm với nước tiểu, dịch
nôn, nước bọt, dịch mồ hôi hoặc nước mắt nếu không chứa một
lượng máu có thể nhìn thấy được. Trường hợp máu và dịch cơ thể
của người bệnh bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ lây
nhiễm HIV.
Câu 18:Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu?
* Phòng bệnh chung
- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc
miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
- Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám tại các cơ sở
khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.
* Phòng bệnh trong bệnh viện
- Cách ly bệnh nhân
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.
- Quản lý và khử khuẩn đồ dùng và chất thải của bệnh nhân, dịch tiết mũi
họng của bệnh nhân
- Có thể sử dụng thuốc dự phòng cho nhân viên y tế và người tiếp xúc trực
tiếp với bệnh nhân.
* Phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm phòng vắc xin:
- Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A, B và C
- Có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại mỗi 3
năm/lần.
Dự phòng bằng thuốc:
- Chỉ định dự phòng bằng thuốc: Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh
nhân đã được chẩn đoán chắc chắn nhiễm não mô cầu
- Thuốc điều trị dự phòng: Các thuốc có thể dự phòng nhiễm não mô cầu
bao gồm Rifampicin, Ciprofloxacin, Azithromycin.(Kháng sinh)
- Thời gian dùng: Nên dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24h
sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh
Câu 19:Trình bày mục đích và nguyên tắc điều trị bệnh Lao?
Mục đích:
- Diệt vi khuẩn lao hoàn toàn, càng nhanh càng tốt, tránh lây.
- Tránh hiện tượng kháng thuốc.
Nguyên tắc:
- Phối hợp các thuốc chống lao: ít nhất phải dùng 3 loại thuốc trong giai
đoạn tấn công và 2 loại thuốc trong giai đoạn duy trì.
- Thuốc phải dùng đúng liều.
- Phải dùng thuốc đều đặn.
- Dùng thuốc đủ thời gian để tránh tái phát.
- Điều trị theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì.
o Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2-3 tháng, mục đíchgiảm nhanh số vi
trùng lao có trong các tổn thương để ngăn chặn đột biến kháng
thuốc.
o Giai đoạn duy trì: Kéo dài 4-6 tháng, mục đíchtiêu diệt hết các vi
trùng lao trong tổn thương để tránh tái phát.
- Điều trị có kiểm soát:nhằm 2 mục đích
o Theo dõi việc dùng thuốc của người bệnh.
o Xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc.
Câu 20:Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng bệnh còi xương ở
trẻ?
Nguyên nhân:
- Thiếu ánh nắng mặt trời
o Do quá kiêng không cho trẻ ra ngoài trời nhất là những tháng đầu
sau đẻ
o Nhà cửa chật, thấp, ẩm, tối, thiếu ánh sáng mặt trời.
o Mùa đông mặc nhiều quần áo che kín cơ thể
o Mùa đông, mùa xuân có nhiều sương mù kéo dài
- Do chế độ ăn thiếu hụt vitamin D
o Do mẹ thiếu sữa, cai sữa sớm
o Ăn nhân tạo không đúng số lượng và chất lượng
o Ăn bột quá sớm và quá nhiều dễ gây còi xương vì trong bột có chất
gây giảm hấp thu canxi ở ruột
o Chế độ ăn thiếu dầu mỡ
Biện pháp
- Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đúng cách
- Ăn bổ sung đúng và đủ theo lứa tuổi, chú ý những thức ăn giàu canxi và
vitamin D
- Cai sữa cho trẻ sau 18 tháng tuổi, không cai sữa trước 12 tháng tuổi
- Cho trẻ tắm nắng từ tuần thứ 2 sau đẻ. Cho trẻ tắm nắng đều đặn vào các
buổi sáng khi trời không có gió, thời gian mỗi lần tắm phụ thuộc vào tuổi
và tình trạng của trẻ, thời gian tăng dần từ 5-20 phút, Không cho trẻ mặc
nhiều quần áo khi tắm nắng. Đảm bảo mặt trời chiếu tối đa vào da trẻ
nhưng không được để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc quá nóng (chú ý nên tắm
nắng khi trời ấm áp, thời gian cũng tăng dần và tránh ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp vào mắt trẻ)
- Uống vitamin D: Những trẻ có nguy cơ: trẻ đẻ non, thấp cân, trẻ phát
triển nhanh, không có điều kiên tắm nắng cho uống vitamin D 1 giọt=
400dv/ngày, kéo dài từ tuần thứ 2 sau đẻ đến 12 tháng tuổi, hoặc uống 1
liều 200.000dv vitamin D có thể đề phòng còi xương trong 6 tháng
Câu 21:Trình bày nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ
em.
Nguyên nhân:
- Nhiễm virus: đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Các
virus thường gặp là rotavirus và adenovirus trong đó rotavirus là nguyên
nhân chính gây bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Nhiễm vi khuẩn: Coli gây bệnh, lỵ trực trùng, tụ cầu, tả....
- Nhiễm ký sinh trùng: nấm Candida, trùng roi, amip, giun
Yếu tố nguy cơ:
- Các yếu tố vật chủ: Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ giai đoạn bắt đầu ăn bổ sung
(6-11 tháng), trẻ suy dinh dưỡng, sởi, suy giảm miễn dịch, trẻ đẻ non yếu
- Tập quán ăn uống:
o Trẻ không được bú mẹ
o Trẻ ăn sữa công thức: Pha sữa không đúng công thức, không dung
nạp đường lactose, mẫn cảm với chất đạm của sữa công thức
o Thành phần thức ăn không cân đối
o Trẻ bú bình
o Trẻ ăn bổ sung không đúng: thức ăn để lâu, ôi thiu
o Sử dụng nước bị ô nhiễm
o Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém
- Sử dụng kháng sinh: sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định, kéo
dài ở trẻ có thể gây tiêu chảy. Một số thuốc kháng sinh như thuốc
Amoxicillin, penicillin, Erythromycin, Cephalosprin thường có tác dụng
phụ gây tiêu hóa
- Do mắc một số bệnh: Viêm phổi, viêm tai giữa,...
- Tính chất mùa: Tiêu chảy do virus xảy ra nhiều vào mùa đông, do vi
khuẩn thường xảy ra vào mùa hè.
Câu 22:Trình bày bù dịch phác độ A tại nhà?
Áp dụng khi trẻ được đánh giá là không mất nước:
- Uống thêm dịch
o Cho trẻ bú thường xuyên và mỗi bữa bú cho trẻ bú lâu hơn
o Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm Oresol hoặc nước
đun sôiđể nguội
o Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm các loại
nước sau: dung dịch Oresol, nước canh, nước cháo loãng, nước
quả,...
- Cho trẻ uống Oresol tại nhà:
o Trẻ đã được điều trị theo phác đồ B và C
o Nếu tiêu chảy nặng hơn mà trẻ chưa thể đến khám lại
- Cho trẻ uống Oresol với số lượng
o Dưới 2 tuổi: 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng
o Từ 2 tuổi trở lên: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng
- Cách cho trẻ uống Oresol
o Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm bằng chén hoặc thìa
o Nếu trẻ nôn, đợi 10p, sau đó tiếp tục cho trẻ uống tiếp nhưng chậm
hơn
o Tiếp tục cho trẻ uống thêm các loại nước cho đến khi ngừng tiêu
chảy
Câu 23:Trình bày các biện pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ không viêm
phổi hoặc cảm lạnh
- Phòng nằm: thoáng mát về mùa hè, thoáng ấm về mùa đông. Trẻ mặc
quần áo theo thời tiết (nên mặc áo sợi bông), tránh để mồ hôi đọng ở
lưng, ngực trẻ, trẻ dưới 2 tháng nên chú ý giữ ấm cho trẻ
- Nuôi dưỡng:
o Nếu trẻ còn bú mẹ dặn bà mẹ cho trẻ bú nhiều hơn, lâu hơn bình
thường
o Tiếp tuc cho trẻ em bổ sung đúng và đủ theo lứa tuổi, theo ô vuông
thức ăn, đả bảo cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn hàng ngày
o Tăng cường cho trẻ uống nước ép quả, cho trẻ uống đủ nước vì trẻ
dễ bị mất nước do thở nhanh và sốt, ngoài ra nước làm loãng đờm
và dịu đau họng
- Điều trị triệu chứng:
o Thông thoáng mũi bằng giấy thâm quấn sâu kèn hoặc vải mềm
sạch hoặc quả bóp hút mũi để trẻ dễ thở. Nhỏ mũi bằng nước muối
sinh lý 0.9% mỗi bên mũi 1 giọt, 3-4 lần/ ngày
o Giảm ho và đau họng bằng thuốc nam (ví dụ: hoa hồng bạch hấp
đường phèn, lé hẹ, quất hấp mật ong,... không nên dùng các loại
thuốc ho tây y có chứa opi, cồn hoặc kháng histamin vì làm quánh
đờm, giảm ho nên không tống được các chất tiết ra ngoài và làm trẻ
chán ăn
o Điều trị sốt:
Cho trẻ uống nhiều nước, cởi bớt quần áo tã lót và nằm phòng thoáng mát
Sốt cao (>= 38.5) uống paracetamol
- Vệ sinh:
o Vệ sinh mũi, mắt, miêng cho trẻ hàng ngày
o Lau người bằng nước ấm thay quần áo sạch, chú ý vệ sinh vùng
hậu môn, sinh dục
- Chú ý:
o Không dùng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp ho hoặc cảm lạnh
o Theo dõi trẻ, đưa trẻ đến y tế khám ngay khi thấy 1 trong những
triệu chứng sau:
Không uống được hoặc bỏ bú
Bệnh nặng hơn
Trẻ có sốt hoặc sốtcao
Thở nhanh
Khó thở

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTSoM
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạngangTrnHong
 
Hôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCMHôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Dau hiệu-sinh-tồn
Dau hiệu-sinh-tồnDau hiệu-sinh-tồn
Dau hiệu-sinh-tồnNhatDoan4
 
ĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUSoM
 
kham kho tho y3
kham kho tho y3kham kho tho y3
kham kho tho y3sangbsdk
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2SoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAI
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAICHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAI
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAISoM
 
Hội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCMHội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
CHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNG
CHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNGCHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNG
CHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNGSoM
 
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhdangphucduc
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮTBomonnhi
 

Mais procurados (15)

Chết não
Chết nãoChết não
Chết não
 
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạng
 
Hôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCMHôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hôn mê và rối loạn ý thức - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Dau hiệu-sinh-tồn
Dau hiệu-sinh-tồnDau hiệu-sinh-tồn
Dau hiệu-sinh-tồn
 
ĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦUĐAU ĐẦU
ĐAU ĐẦU
 
kham kho tho y3
kham kho tho y3kham kho tho y3
kham kho tho y3
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAI
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAICHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAI
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT DO TAI
 
Hô hấp - Nhi Y4
Hô hấp - Nhi Y4Hô hấp - Nhi Y4
Hô hấp - Nhi Y4
 
Hội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCMHội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Hội chứng Tiểu não tiền đình - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
CHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNG
CHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNGCHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNG
CHÓNG MẮT TRUNG ƯƠNG
 
ĐIẾC ĐỘT NGỘT (Sudden Sensorineural Hearing Loss)
ĐIẾC ĐỘT NGỘT (Sudden Sensorineural Hearing Loss)ĐIẾC ĐỘT NGỘT (Sudden Sensorineural Hearing Loss)
ĐIẾC ĐỘT NGỘT (Sudden Sensorineural Hearing Loss)
 
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
 
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮTHƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ MẮT
 

Semelhante a dược

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOAGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOAOnTimeVitThu
 
BỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOWBỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOWSoM
 
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timChăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timThuy Linh
 
Trieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tmTrieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tmHiếu Trần
 
CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptx
CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptxCHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptx
CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptxTuấn Vũ Nguyễn
 
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là gì?Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là gì?TKT Cleaning
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhMartin Dr
 
Phương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Phương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCMPhương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Phương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPSoM
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfChinSiro
 
Rối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmRối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmalone160162
 
Hypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptx
Hypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptxHypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptx
Hypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptxvananhnguyenhuynh
 
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptxBài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptxGiangLHunhThanh
 
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCCÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCDr Hoc
 
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (5).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  (5).pdfDấu hiệu tai biến ở người trẻ  (5).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (5).pdfNikitahcmTpHCM
 
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (3).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  (3).pdfDấu hiệu tai biến ở người trẻ  (3).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (3).pdfNikitahcmTpHCM
 
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (6).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  (6).pdfDấu hiệu tai biến ở người trẻ  (6).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (6).pdfNikitahcmTpHCM
 

Semelhante a dược (20)

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOAGIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NỘI KHOA
 
BỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOWBỆNH BASEDOW
BỆNH BASEDOW
 
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ timChăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
Chăm sóc người bệnh nhồi máu cơ tim
 
Trieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tmTrieu chung co nang tm
Trieu chung co nang tm
 
CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptx
CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptxCHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptx
CHUYÊN ĐỀ RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT.EDIT.pptx
 
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là gì?Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là gì?
 
5 co giật.doc
5 co giật.doc5 co giật.doc
5 co giật.doc
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
 
Phương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Phương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCMPhương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Phương pháp lâm sàng thần kinh - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁPCHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NHIÊM ĐỘC GIÁP
 
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdfbai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
bai-giang-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-copd.pdf
 
Rối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmRối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậm
 
Hypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptx
Hypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptxHypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptx
Hypoxic ischemia encephalopathy (HIE).pptx
 
I01 3
I01 3I01 3
I01 3
 
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptxBài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
Bài Giảng Tiếp Cận BN Đau Ngực Cấp.pptx
 
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐCCÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
CÁC BỆNH HÔ HẤP & THUỐC
 
Tc jones
Tc jonesTc jones
Tc jones
 
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (5).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  (5).pdfDấu hiệu tai biến ở người trẻ  (5).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (5).pdf
 
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (3).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  (3).pdfDấu hiệu tai biến ở người trẻ  (3).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (3).pdf
 
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (6).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ  (6).pdfDấu hiệu tai biến ở người trẻ  (6).pdf
Dấu hiệu tai biến ở người trẻ (6).pdf
 

dược

  • 1. Contents Câu 1: Trình bày các biện pháp dự phòng cấp I tăng huyết áp ...............................................1 Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng suy tim trái?................................................................2 Câu 3: Trình bày định nghĩa tai biến mạch máu não và triệu chứng lâm sàng nhồi máu não 3 Câu 4: Trình bày triệu chứng của viêm phổi thùy? ...................................................................4 Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng hen phế quản? ...........................................................4 Câu 6: Trình bày các biện pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định?....5 Câu 7: Trình bày các biến chứng của loét dạ dày tá tràng?.....................................................6 Câu 8: Trình bày triệu chứng xơ gan giai đoạn mất bù: ...........................................................7 Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng viêm thận bể thận cấp?..............................................8 Câu 10: Trình bày đặc điểm lâm sàng bệnh đái tháo đường? .................................................9 Câu 11: Trình bày biến chứng bệnh Basedow?........................................................................9 Câu 12: Trình bày triệu chứng lâm sàng thiếu máu mạn tính? ..............................................10 Câu 13: Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp? ..................................11 Câu 14: Trình bày nguyên tắc điều trị và biện pháp dự phòng bệnh gout? ...........................12 Câu 15: Trình bày phân loại mức độ và nguyên tắc chung khi xử trí phản vệ.......................13 Câu 16: Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm gan virus?....................................................14 Câu 17: Trình bày quy trình xử lý sau phơi nhiễm với người nhiễm HIV?.............................15 Câu 18: Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu? .........................15 Câu 19: Trình bày mục đích và nguyên tắc điều trị bệnh Lao? ..............................................16 Câu 20: Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng bệnh còi xương ở trẻ?.................17 Câu 21: Trình bày nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. ................18 Câu 22: Trình bày bù dịch phác độ A tại nhà?........................................................................18 Câu 23: Trình bày các biện pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ không viêm phổi hoặc cảm lạnh...........................................................................................................................................19 Câu 1: Trình bày các biện pháp dự phòng cấpI tăng huyết áp Dự phòng cấp I: Được áp dụng cho mọi người - Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống phòng ngừa bệnh tim mạch là những biện pháp phòng ngừa tăng huyết áp ở người trưởng thành. o Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng  Ăn giảm muối (<6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).  Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
  • 2.  Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no. o Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18.5 đến 22.9kg/m2. o Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ. o Hạn chế uống rượu bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh. o Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào. o Tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. o Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. o Tránh bị lạnh đột ngột. Câu 2: Trình bày triệu chứng lâm sàng suy tim trái? Triệu chứng cơ năng - Khó thở: là triệu chứng hay gặp nhất. Lúc đầu chỉ khó thở khi gắng sức, về sau khó thở xảy ra thường xuyên, NB nằm cũng khó thở nên thường phải ngồi dậy để thở. Diễn biến và mức độ khó thở cũng rất khác nhau: có khi khó thở một cách dần dần, nhưng nhiều khi đến đột ngột, dữ dội như trong cơn hen tim hoặc phù phổi cấp. - Các triệu chứng khác: o Ho: thường là ho khan nhưng cũng có khi ho ra đờm lẫn ít máu. o Cảm giác đau ngực, nặng ngực hay đánh trống ngực o Cảm giác yếu, chóng mặt, tay chân nặng rã rời o Đi tiểu về đêm và tiểu ít
  • 3. o Các triệu chứng thần kinh thường gặp trong khi suy tim nặng lên, chóng mặt, giảim trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, ác mộng, hiếm khi có ảo giác, mất định hướng... Triệu chứng thực thể - Nhìn, sờ thấy mỏm tim đập hơi lệch sang trái - Nhịp tim nhanh, có thể có tiếng tim bất thường. - Huyết áp tối đa thường giảm, huyết áp tối thiểu bình thường trong đa số các trường hợp Câu 3: Trình bày định nghĩa tai biến mạch máu não và triệu chứng lâm sàng nhồi máu não Định nghĩa Tai biến mạch máu não (TBMMN)là tình trạng tổn thương chức năng thần kinh xảy ra đột ngột do nguyên nhân mạch máu não (thường tắc hay vỡ động mạch não). Các tổn thương thần kinh thương khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ, hoặc diễn biến nặng, có thể tử vong trong vòng 24h. Nhồi máu não - Các triệu chứng, dấu hiệu thần kinh khu trú xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng có thể tăng dần đến ngày thứ 3-4 sau đó giảm dần. - Triệu chứng thần kinh khu trú: biểu hiện thiếu sót chức năng vùng não bị tổn thương (tùy động mạch bị tổn thương, có thể thuộc hệ cảnh hoặc sống nền): o Liệt nửa người, có thể kèm rối loạn cảm giác o Rối loạn ngôn ngữ, thất ngôn,. o Bán manh (đồng bên hay bán manh góc), o Liệt các dây thần kinh sọ não, hội chứng giao bên... - Rối loạn ý thức: thường không có hoặc nhẹ, rối loạn ý thức nặng nếu diện tổn thương rộng, có thể kèm rối loạn tâm thần trong những ngày đầu, đặc biệt là bn trên 65 tuổi.
  • 4. - Cơn động kinh: cục bộ hoặc toàn thể (chiếm 5% các trường hợp) Câu 4: Trình bày triệu chứng của viêm phổi thùy? - Triệu chứng toàn thân o Bệnh xảy ra ở người trẻ thường đột ngột, bắt đầu bằng cơn rét run, sốt cao, khó thở, toát mồ hôi,… o Ở người già, người nghiện rượu có thể lú lẫn, triệu chứng thường không rầm rộ, trẻ em có thể co giật. - Triệu chứng cơ năng: o Đau ngực bên phổi bị tổn thương. o Ho: lúc đầu ho khan, sau ho có đờm đặc, quánh dính, màu gỉ sắt. o Có thể nôn mửa, chướng bụng, đau bụng - Triệu chứng thực thể: o Thời kỳ toàn phát có hội chứng đông đặc biểu hiện: gõ đục, rung thanh tăng, rì rào phế nang giảm. o Nghe phổi có ran nổ, có thể có tiếng thổi ống - Cận lâm sàng: o Xquang tim phổi: đám mờ đồng đều hình tam giác đỉnh quay vào trong đáy quay ra ngoài. o Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ máu lắng tăng cao. o Cấy máu: xác định vi khuẩn gây bệnh Câu 5: Trình bày triệu chứng lâm sàng hen phế quản? Cơn hen phế quản là triệu chứng chính của bệnh hen phế quản - Triệu chứng cơ năng o Triệu chứng báo trước: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt hoặc đỏ mắt, ho khan, có khi buồn ngủ. o Cơn khó thở: khó thở chậm, khó thở ra (trong giai đoạn đầu), có tiếng cò cử mà người ngoài cũng nghe thấy, khó thở tăng dần, mệt
  • 5. nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng. Cơn khó thở kéo dài 10- 15 phút, có khi hàng giờ, hoặc liên miên cả ngày không dứt. o Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm trong, quánh và dính, càng khạc được nhiều đờm người bệnh càng dễ chịu. o Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. - Khám thực thể: Trong cơn hen khám phổi thấy: o Gõ lồng ngực: vang o Nghe: Rì rào phế nang giảm, ran rít và ran ngáy khắp hai trường phổi. Sau cơn hen khám thường không thấy gì đặc biệt. o Tim mạch: Nhịp tim thường nhanh, huyết áp có thể tăng Câu 6: Trình bày các biện pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định? - Điều trị chung: o Tránh lạnh, bụi, khói, vv… o Bỏ thuốc lá, thuốc lào. o Vệ sinh mũi họng thường xuyên, điều trị dự phòng các ổ nhiễm trùng tai mũi họng, răng. o Cải thiện tình trạng dinh dưỡng : ăn nhiều bữa nhỏ, đủ chất dinh dưỡng… o Giữ nơi ở vệ sinh, thoáng mát, sạch sẽ, không dùng thảm. o Tiêm vacxin phòng cúm, phòng phế cầu. - Điều trị nội khoa bằng thuốc giãn phế quản và corticoid o Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị BPTNMT : ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít, khí dung. Liều lượng và đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh.
  • 6. o Corticoid được chỉ định khi người bệnh ở giai đoạn nặng (FEV1< 50%), có đợt cấp lặp đi lặp lại (3 đợt trong 3 năm gần đây). Dùng corticoid dạng phun hít hoặc khí dung lâu dài với liều cao. - Thở oxy dài hạn tại nhà - Phục hồi chức năng hô hấp o Thở bụng, cơ hoành và phần dưới lồng ngực, sử dụng kiểu thở chậm, thư giãn để giảm tần số thở và giảm tiêu hao năng lượng hô hấp. Thở mím môi trong các giai đoạn khó thở. o Ho có điều khiển để khạc đờm. o Tập thể dục đều đặn. - Phẫu thuật: Hiện đã áp dụng một số phẫu thuật giảm thế tích phổi, cắt bóng khí phổi hoặc thay phổi trong một số trường hợp nhất định. - Theo dõi: o Khám lại 4 tuần sau khi xuất viện vì đợt cấp và sau đó khám định kỳ. o Đo chức năng hô hấp, phân loại lại mức độ nặng ít nhất 1 năm/lần. o Phát hiện các bệnh phối hợp. o Đánh giá khả năng hoạt động, hợp tác điều trị và thích nghi với ngoại cảnh. o Đánh giá sự hiểu biết và tuân thủ phương pháp điều trị, kỹ thuật phun hít, sử dụng các thuốc giãn phế quản, corticoid. Câu 7: Trình bày các biến chứng của loétdạ dày tá tràng? Biến chứng: - Chảy máu đường tiêu hóa (xuất huyết tiêu hóa) là biến chứng hay gặp nhất: Biểu hiện là nôn ra máu, có hoặc không có đi ngoài phân đen hoặc màu bã cafe, với nhiều mức độ khác nhau. Nếu mất máu nhiều dẫn đến mạch nhanh, huyết áp tụt, có thể truỵ mạch và tử vong.
  • 7. - Thủng ổ loét: Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn và bụng cứng như gỗ. Biến chứng này phải được mổ cấp cứu, nếu không người bệnh sẽ tử vong. - Hẹp môn vị (thường gặp với các ổ loét hành tá tràng): chậm tiêu, đầy bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều, người bệnh nôn ra thức ăn có mùi vị đặc biệt vì thức ăn đã lên men. Dấu hiệu óc ách rõ khi lắc bụng người bệnh, do ứ đọng thức ăn ở dạ dày. Biến chứng này phải được điều trị bằng phẫu thuật. - Ung thư hóa: Hay gặp là loét bờ cong nhỏ và loét môn vị. Một số nghiên cứu hiện tại cho thấy có mối liên quan giữa viêm dạ dày do nhiễm H.p và biến chứng ung thư dạ dày. Câu 8: Trình bày triệu chứng xơ gan giaiđoạn mất bù: Biểu hiện lâm sàng bằng hai hội chứng chính suy chức năng gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. - Hội chứng chức năng gan: o Toàn trạng sức khoẻ giảm sút, khả năng làm việc giảm. o Rối loạn tiêu hoá: đầy bụng, trướng hơi và ăn uống kém. o Có thể vàng da (trong đợt tiến triển bệnh) và xạm da do lắng đọng sắc tố melanin. o Có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. o Có thể sốt nhẹ do hoại tử tế bào gan, xơ gan ung thư hoá. o Phù hai chi dưới, phù mềm ấn lõm. o Gan thường teo nhỏ, có thể có gan to với mật độ chắc và bờ sắc. o Có cổ trướng (ít hoặc hàng chục lít), cổ trướng tái phát nhanh là biểu hiện của chức năng tế bào gan suy kém trong việc tổng hợp protein (đây là dịch thấm tỷ lệ 25 gam/lít). - Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa: o Có lách to dưới bờ sườn vài cm hoặc lách rất to có thể là nguyên nhân gây xơ gan (không phải lách to là hậu quả của xơ gan).
  • 8. o Cổ chướng. o Tuần hoàn bàng hệ vùng trên rốn và hai bên mạn sườn, đây là tuần hoàn bàng hệ cửa chủ do cản trở sự trở về của máu Câu 9: Trình bày triệu chứng lâm sàng viêm thận bể thận cấp? - Dấu hiệu nhiễm khuẩn o Xuất hiện rầm rộ o Sốt cao rét run, sốt cao dao động o Thể trạng suy sụp nhanh, môi khô, lưỡi bẩn o Bạch cầu trong máu tăng chủ yếu là đa nhân trung tính tăng o Có khi có nhiễm khuẩn máu - Đau o Đau vùng hố sườn lưng, một bên hoặc cả 2 bên o Có khi đau dữ dội, nhưng thường là đau tức âm ỉ o Đau lan xuống dưới o Vỗ vùng hố sườn lưng: Người bệnh có phản ứng, đau, tức, rất có giá trị nhất là khi đau 1 bên o Nhiều trường hợp có cơn đau quặn thận do sỏi - Hội chứng bàng quang o Thường có nhưng không phải là trường hợp nào cũng có o Đái buốt: cảm giác nóng rát, đau buốt o Đái dắt: cảm giác mót đái, buộc phải đi đái liên tục. Mỗi lần đái nước tiểu rất ít, có khi chỉ được vài giọt o Đái đục, cũng có trường hợp đái máu - Thận o Có thể thấy thận to lên, sờ thấy khối thận, ấn đau tức o Có dấu hiệu chạm thắt lưng (+)
  • 9. Câu 10:Trình bày đặc điểm lâm sàng bệnh đái tháo đường? Đặc điểm lâm sàng Đái tháo đường là bệnh có diễn biến âm thầm, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau tùy theo thể đái tháo đường. 2 loại đái tháo đường hay gặp nhất là đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường type 2. Đái tháo đường typ I: đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. - Thường gặp ở những người tuổi dưới 30 - Triệu chứng lâm sàng thường rầm rộ: ăn nhiều, đái nhiều, uống nhiều, gầy sút cân. - Thể trạng trung bình hoặc gầy - Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường và/hoặc các bệnh lý tự miễn dịch khác. - Có bệnh lý tự miễn dịch phối hợp - Dùng insulin để điều trị. - Biến chứng cấp tính hay gặp: hôn mê nhiễm toan Ceton. Đái tháo đường typ II: đái tháo đường không phụ thuộc vào Insulin - Thường gặp ở người lớn tuổi trên 30 - Đặc điểm bệnh o Thường gặp ở người lớn tuổi thể trạng béo (hay gặp kiểu nam). o Triệu chứng lâm sàng không rầm rồ (có nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ) o Tiền sử: Đái tháo đường thai kỳ ở nữ o Điều trị lâu dài và hiệu quả bằng chế đô ăn và các thuốc hạ đường huyết. Có thể điều trị bằng insulin Câu 11:Trình bày biến chứng bệnh Basedow? Biến chứng bệnh Basedow * Biến chứng tim mạch - Các rối loạn nhịp tim, thường gặp rung nhĩ
  • 10. o Các rối loạn nhịp khác ít gặp hơn: Cuồng nhĩ, ngoại tâm thu.. - Suy tim sung huyết. Thường ban đầu là suy tim trái, sau đó là suy tim toàn bộ. - Suy vành cũng thường nặng thêm bởi cường giáp * Biến chứng mắt - Biến chứng mắt Basedow có thể xuất hiện trước, trong hay sau khi phát hiện Basedow. Điều trị phóng xạ có thể làm biến chứng mắt nặng hơn. - Một số biến chứng mắt hay gặp: o Viêm kết mạc, sung huyết, viêm giác mạc cảm giác cộm vướng. o Liệt cơ vận nhãn. o Lồi mắt ác tính * Cơn bão giáp trạng (Cơn cường giáp trạng cấp) - Là biến chứng đáng sợ nhất do tỉ lệ tử vong cao. Thực chất là tình trạng tăng nặng của tất cả các triệu chứng của nhiễm độc giáp. - Xuất hiện do ngừng đột ngột thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, can thiệp ngoại khoa hay điều trị iode phóng xạ ở bệnh nhân chưa kiểm soát được tình trạng cường giáp. - Tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong cao. * Suy kiệt nặng - Do không dùng thuốc hoặc bỏ thuốc. Hay gặp ở các bệnh nhân được chẩn đoán muộn, lớn tuổi Câu 12:Trình bày triệu chứng lâm sàng thiếu máu mạn tính? Cơ năng - Ù tai, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức. Có thể ngất nhất là khi thiếu máu nhiều. - Nhức đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ hoặc ngủ gà, thay đổi tính tình (hay cáu gắt), tê tay chân, giảm sút sức lao động trí óc và chân tay.
  • 11. - Hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, có thể đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim. - Rối loạn tiêu hoá: Chán ăn, đầy bụng, đau bụng, ỉa lỏng, táo bón, sống phân... Thực thể - Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt; có thể kèm theo vàng da, niêm mạc nếu thiếu máu huyết tán; có thể kèm theo xạm da, niêm mạc, nếu thiếu máu do rối loạn chuyển hoá sắt. Chú ý khám da ở vị trí da mỏng, trắng như mặt, lòng bàn tay...khám niêm mạc mắt, môi, lưỡi, vòm miệng...màu sắc của niêm mạc phản ánh trung thành hơn màu sắc của da. - Lưỡi: Màu nhợt, có thể nhợt vàng trong huyết tán, bự bẩn trong thiếu máu do nhiễm khuẩn, lưỡi đỏ lừ và dày lên trong thiếu máu Biermer. - Tóc rụng, móng tay giòn dễ gẫy, chân móng bẹt hoặc lõm, màu đục, có khía, bở, dễ gãy, đặc biệt hay gặp trong thiếu máu thiếu sắt mạn tính. - Mạch nhanh, tim có tiếng thổi tâm thu chức năng. Thiếu máu lâu có thể dẫn đến suy tim. - Có thể kèm theo các dấu hiệu của nguyên nhân dẫn đến thiếu máu Câu 13:Trình bày triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp? Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp dạng thấp Bệnh diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính. Trong các đợt cấp tính thường sung đau nhiều khớp, kèm theo sốt và có thể có các biểu hiện nội tạng. * Triệu chứng tại khớp Vị trí khớp tổn thương thường gặp nhất: khớp ngón gần, bàn tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, đối xứng hai bên. Giai đoạn muộn, thường tổn thương các khớp vai, háng, có thể tổn thương cột sống cổ, gây những biến chứng về thần kinh (có thể liệt tứ chi). Tính chất khớp tổn thương: trong đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ; đau kiểu viêm; các khớp ngón gần ở tay thường có dạng hình thoi; dấu
  • 12. hiệu cứng khớp vào buổi sáng, thời gian ngắn hay dài tùy thuộc theo mức độ viêm, có thể kéo dài hàng giờ. * Triệu chứng ngoài khớp và toàn thân Hạt dạng thấp (hạt thấp dưới da): vị trí xuất hiện thường trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, quanh các khớp nhỏ bàn tay; có thể có một hoặc nhiều hạt; tính chất hạt chắc, không đau, không di động và không bao giờ vỡ. Viêm mao mạch: biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan tay, chân, hoặc các tổn thương hoại tử tiểu động mạch ở quanh móng, đầu chi,.. Gân, cơ, dây chằng và bao khớp: các cơ cạnh khớp teo do giảm vận động, có thể gặp triệu chứng viêm gân (thường gặp gân Achille). Biểu hiện nội tạng: Biểu hiện nội tạng (phổi, viêm màng phổi, cơ tim, van tim,…) hiếm gặp Các triệu chứng khác: hội chứng thiếu máu, cơn bốc hỏa, thay đổi tính tình, .. Câu 14:Trình bày nguyên tắc điều trị và biện pháp dự phòng bệnh gout? 1. Nguyên tắc điều trị - Điều trị triệu chứng: chống viêm khớp khi có cơn gút cấp. Điều trị các tổn thương ở giai đoạn mạn tính (hạt tophi, tổn thương khớp và thận). - Điều trị theo cơ chế bệnh sinh: giảm AU máu - Điều trị các nguyên nhân gây gút thứ phát - Điều trị kéo dài để phòng cơn gút cấp tái phát - Điều trị phối hợp nhiều biện pháp: dùng thuốc, không dùng thuốc, ngoại khoa (nội soi rửa khớp, phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi). 2. Dự phòng - Chế độ ăn giảm calo, đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý. - Ăn giảm đạm, tránh thức ăn giàu purin; tránh đồ uống có cồn.
  • 13. - Kiềm hoá nước tiểu bằng cách uống 250 – 500ml các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm natribicarbonat 14%o và thêm 2 lít nước lọc mỗi ngày nếu không có chống chỉ định. - Tránh lao động, tập luyện quá mức, tránh các yếu tố có thể khởi phát cơn gút như chấn thương… - Dùng thuốc thuốc hạ AU máu nếu cần; colchicine trong trường hợp có yếu tố khởi phát cơn (sang chấn, stress, phẫu thuật, nhiễm khuẩn…). Câu 15:Trình bày phân loạimức độ và nguyên tắc chung khi xử trí phản vệ Phân loại mức độ phản vệ - Nhẹ (độ 1): chỉ có ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch - Nặng (độ II): từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: o Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh o Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi o Đau bụng, nôn, ỉa chảy o HA chưa tụt, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp - Nguy kịch (độ III): biểu hiện ử nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như: o Đường thở: rít thanh quản, phù thanh quản o Thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhip thở o Rối loạn ý thức như vật vã, hôn mê, co giật; rối loạn cơ tròn o Tuần hoàn: Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, sốc - Ngừng tuần hoàn (độ IV): biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn. Nguyên tắc chung xử trí phản vệ - Tất cả các trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. - Bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ.
  • 14. - Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên. Câu 16:Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm gan virus? * Những biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu - Đối với virus viêm gan lây theo đường tiêu hoá (virus A, E): o Giữ gìn vệ sinh thực phẩm, nước uống và vệ sinh môi trường. o Quản lý khử trùng phân của người bệnh tránh lây lan. - Đối với các virus viêm gan lây theo đường máu (virus B, C, D và G): o Đảm bảo khử trùng các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật o Không dùng chung bơm kim tiêm. o Sử dụng máu và các chế phẩm máu cần được kiểm tra chặt chẽ để loại trừ các virus viêm gan o Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. * Phòng bệnh đặc hiệu - Đối với viêm gan A o Phòng bệnh khẩn cấp bằng tiêm Immunoglobulin những người có nguy cơ bị lây nhiễm. o Tiêm vacxin: chỉ tiêm cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn; tiêm bắp 2 mũi cách nhau 6 tháng - Đối với viêm gan B o Tiêm vacxin viêm gan B (được sử dụng khá rộng rãi) Đối với trẻ em: Nên tiêm ngay sau sinh trong vòng 12 giờ, sau nhắc lại theo chương trình tiêm chủng mở rộng Đối với người chưa được tiêm phòng nên áp dụng lịch tiêm chủng vào các tháng 0,1, 6 tháng. o Tiêm Gamma globulin đốivới những người chưa tiêm phòng vắc xin và phơi nhiễm với viêm gan B. Đối với trẻ sơ sinh có mẹ mang HbsAg dương tính: tiêm bắp ngay sau sinh một liều duy nhất, sau đó tiêm mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng mở rộng Đối với người phơi nhiễm chưa tiêm vắc xin: tiêm bắp một liều duy nhất, sau đó tiêm 3 mũi vắc xin theo lịch 0, 1, 6 tháng. o Có thể tiêm vắc xin và Gamma globulin cùng một thời điểm nhưng ở các vị trí khác nhau. - Đối với các viêm gan do Virus khác: đang nghiên cứu sản xuất vacxin.
  • 15. Câu 17:Trình bày quy trình xử lý sau phơi nhiễm với người nhiễm HIV? - Xử lý vết thương tại chỗ o Nếu tổn thương da chảy máu: Rửa ngay vết thương dưới vòi o nước sạch bằng xà phòng. Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. o Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: o Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. o Phơi nhiễm qua miệng-mũi: Rửa và nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%. Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Nói rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ phơi nhiễm. - Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. - Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. - Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích - tiếp xúc: o Phơi nhiễm có nguy cơ: Phơi nhiễm qua đường máu, qua da có vết o thương hoặc trầy xước, hoặc qua đường niêm mạc (từ tinh dịch, dịch âm đạo, dịch trực tràng, sữa mẹ hoặc bất kỳ dịch nào của cơ thể có chứa lượng máu nhìn thấy được). Vị trí bị phơi nhiễm có thể ở âm đạo, trực tràng, mắt, miệng hoặc da và niêm mạc bị tổn thương. Tổnthương càng rộng và sâu thì nguy cơ phơi nhiễm HIV càng cao. o Phơi nhiễm không có nguy cơ: là phơi nhiễm với nước tiểu, dịch nôn, nước bọt, dịch mồ hôi hoặc nước mắt nếu không chứa một lượng máu có thể nhìn thấy được. Trường hợp máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Câu 18:Trình bày biện pháp phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu? * Phòng bệnh chung - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. - Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. - Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh.
  • 16. - Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt. * Phòng bệnh trong bệnh viện - Cách ly bệnh nhân - Đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh. - Quản lý và khử khuẩn đồ dùng và chất thải của bệnh nhân, dịch tiết mũi họng của bệnh nhân - Có thể sử dụng thuốc dự phòng cho nhân viên y tế và người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. * Phòng bệnh đặc hiệu Tiêm phòng vắc xin: - Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A, B và C - Có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại mỗi 3 năm/lần. Dự phòng bằng thuốc: - Chỉ định dự phòng bằng thuốc: Những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân đã được chẩn đoán chắc chắn nhiễm não mô cầu - Thuốc điều trị dự phòng: Các thuốc có thể dự phòng nhiễm não mô cầu bao gồm Rifampicin, Ciprofloxacin, Azithromycin.(Kháng sinh) - Thời gian dùng: Nên dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh Câu 19:Trình bày mục đích và nguyên tắc điều trị bệnh Lao? Mục đích: - Diệt vi khuẩn lao hoàn toàn, càng nhanh càng tốt, tránh lây. - Tránh hiện tượng kháng thuốc. Nguyên tắc: - Phối hợp các thuốc chống lao: ít nhất phải dùng 3 loại thuốc trong giai đoạn tấn công và 2 loại thuốc trong giai đoạn duy trì. - Thuốc phải dùng đúng liều. - Phải dùng thuốc đều đặn. - Dùng thuốc đủ thời gian để tránh tái phát. - Điều trị theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì. o Giai đoạn tấn công: Kéo dài 2-3 tháng, mục đíchgiảm nhanh số vi trùng lao có trong các tổn thương để ngăn chặn đột biến kháng thuốc.
  • 17. o Giai đoạn duy trì: Kéo dài 4-6 tháng, mục đíchtiêu diệt hết các vi trùng lao trong tổn thương để tránh tái phát. - Điều trị có kiểm soát:nhằm 2 mục đích o Theo dõi việc dùng thuốc của người bệnh. o Xử trí kịp thời các biến chứng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Câu 20:Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng bệnh còi xương ở trẻ? Nguyên nhân: - Thiếu ánh nắng mặt trời o Do quá kiêng không cho trẻ ra ngoài trời nhất là những tháng đầu sau đẻ o Nhà cửa chật, thấp, ẩm, tối, thiếu ánh sáng mặt trời. o Mùa đông mặc nhiều quần áo che kín cơ thể o Mùa đông, mùa xuân có nhiều sương mù kéo dài - Do chế độ ăn thiếu hụt vitamin D o Do mẹ thiếu sữa, cai sữa sớm o Ăn nhân tạo không đúng số lượng và chất lượng o Ăn bột quá sớm và quá nhiều dễ gây còi xương vì trong bột có chất gây giảm hấp thu canxi ở ruột o Chế độ ăn thiếu dầu mỡ Biện pháp - Đảm bảo trẻ được nuôi bằng sữa mẹ đúng cách - Ăn bổ sung đúng và đủ theo lứa tuổi, chú ý những thức ăn giàu canxi và vitamin D - Cai sữa cho trẻ sau 18 tháng tuổi, không cai sữa trước 12 tháng tuổi - Cho trẻ tắm nắng từ tuần thứ 2 sau đẻ. Cho trẻ tắm nắng đều đặn vào các buổi sáng khi trời không có gió, thời gian mỗi lần tắm phụ thuộc vào tuổi và tình trạng của trẻ, thời gian tăng dần từ 5-20 phút, Không cho trẻ mặc nhiều quần áo khi tắm nắng. Đảm bảo mặt trời chiếu tối đa vào da trẻ nhưng không được để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc quá nóng (chú ý nên tắm nắng khi trời ấm áp, thời gian cũng tăng dần và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt trẻ) - Uống vitamin D: Những trẻ có nguy cơ: trẻ đẻ non, thấp cân, trẻ phát triển nhanh, không có điều kiên tắm nắng cho uống vitamin D 1 giọt= 400dv/ngày, kéo dài từ tuần thứ 2 sau đẻ đến 12 tháng tuổi, hoặc uống 1 liều 200.000dv vitamin D có thể đề phòng còi xương trong 6 tháng
  • 18. Câu 21:Trình bày nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Nguyên nhân: - Nhiễm virus: đây là nguyên nhân chủ yếu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Các virus thường gặp là rotavirus và adenovirus trong đó rotavirus là nguyên nhân chính gây bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi. - Nhiễm vi khuẩn: Coli gây bệnh, lỵ trực trùng, tụ cầu, tả.... - Nhiễm ký sinh trùng: nấm Candida, trùng roi, amip, giun Yếu tố nguy cơ: - Các yếu tố vật chủ: Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ giai đoạn bắt đầu ăn bổ sung (6-11 tháng), trẻ suy dinh dưỡng, sởi, suy giảm miễn dịch, trẻ đẻ non yếu - Tập quán ăn uống: o Trẻ không được bú mẹ o Trẻ ăn sữa công thức: Pha sữa không đúng công thức, không dung nạp đường lactose, mẫn cảm với chất đạm của sữa công thức o Thành phần thức ăn không cân đối o Trẻ bú bình o Trẻ ăn bổ sung không đúng: thức ăn để lâu, ôi thiu o Sử dụng nước bị ô nhiễm o Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém - Sử dụng kháng sinh: sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định, kéo dài ở trẻ có thể gây tiêu chảy. Một số thuốc kháng sinh như thuốc Amoxicillin, penicillin, Erythromycin, Cephalosprin thường có tác dụng phụ gây tiêu hóa - Do mắc một số bệnh: Viêm phổi, viêm tai giữa,... - Tính chất mùa: Tiêu chảy do virus xảy ra nhiều vào mùa đông, do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa hè. Câu 22:Trình bày bù dịch phác độ A tại nhà? Áp dụng khi trẻ được đánh giá là không mất nước: - Uống thêm dịch o Cho trẻ bú thường xuyên và mỗi bữa bú cho trẻ bú lâu hơn o Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm Oresol hoặc nước đun sôiđể nguội
  • 19. o Nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn cho trẻ uống thêm các loại nước sau: dung dịch Oresol, nước canh, nước cháo loãng, nước quả,... - Cho trẻ uống Oresol tại nhà: o Trẻ đã được điều trị theo phác đồ B và C o Nếu tiêu chảy nặng hơn mà trẻ chưa thể đến khám lại - Cho trẻ uống Oresol với số lượng o Dưới 2 tuổi: 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng o Từ 2 tuổi trở lên: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng - Cách cho trẻ uống Oresol o Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm bằng chén hoặc thìa o Nếu trẻ nôn, đợi 10p, sau đó tiếp tục cho trẻ uống tiếp nhưng chậm hơn o Tiếp tục cho trẻ uống thêm các loại nước cho đến khi ngừng tiêu chảy Câu 23:Trình bày các biện pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ không viêm phổi hoặc cảm lạnh - Phòng nằm: thoáng mát về mùa hè, thoáng ấm về mùa đông. Trẻ mặc quần áo theo thời tiết (nên mặc áo sợi bông), tránh để mồ hôi đọng ở lưng, ngực trẻ, trẻ dưới 2 tháng nên chú ý giữ ấm cho trẻ - Nuôi dưỡng: o Nếu trẻ còn bú mẹ dặn bà mẹ cho trẻ bú nhiều hơn, lâu hơn bình thường o Tiếp tuc cho trẻ em bổ sung đúng và đủ theo lứa tuổi, theo ô vuông thức ăn, đả bảo cho trẻ ăn hết khẩu phần ăn hàng ngày o Tăng cường cho trẻ uống nước ép quả, cho trẻ uống đủ nước vì trẻ dễ bị mất nước do thở nhanh và sốt, ngoài ra nước làm loãng đờm và dịu đau họng - Điều trị triệu chứng: o Thông thoáng mũi bằng giấy thâm quấn sâu kèn hoặc vải mềm sạch hoặc quả bóp hút mũi để trẻ dễ thở. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý 0.9% mỗi bên mũi 1 giọt, 3-4 lần/ ngày o Giảm ho và đau họng bằng thuốc nam (ví dụ: hoa hồng bạch hấp đường phèn, lé hẹ, quất hấp mật ong,... không nên dùng các loại thuốc ho tây y có chứa opi, cồn hoặc kháng histamin vì làm quánh
  • 20. đờm, giảm ho nên không tống được các chất tiết ra ngoài và làm trẻ chán ăn o Điều trị sốt: Cho trẻ uống nhiều nước, cởi bớt quần áo tã lót và nằm phòng thoáng mát Sốt cao (>= 38.5) uống paracetamol - Vệ sinh: o Vệ sinh mũi, mắt, miêng cho trẻ hàng ngày o Lau người bằng nước ấm thay quần áo sạch, chú ý vệ sinh vùng hậu môn, sinh dục - Chú ý: o Không dùng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp ho hoặc cảm lạnh o Theo dõi trẻ, đưa trẻ đến y tế khám ngay khi thấy 1 trong những triệu chứng sau: Không uống được hoặc bỏ bú Bệnh nặng hơn Trẻ có sốt hoặc sốtcao Thở nhanh Khó thở