SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 63
BÀI 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG
QUẢN TRỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Một lý thuyết quản trị bao giờ cũng phải trải qua một thời gian
thực nghiệm lâu dai
- Khi một lý thuyết hình thành tức là nó đã thể hiện sự kế thừa
những kinh nghiệm từ quá khứ
- Là cơ sở cho việc phát triển các lý thuyết mới
- Nhiều lý thuyết vẫn có những điểm còn nguyên giá trị cho đến
ngày này
Nghiên cứu chương này cần làm rõ :
1. Bối cảnh lịch sử của sự ra đời các lý thuyềt
2. Sự phát triển các lý thuyết và việc áp dụng nó trong thực tiễn
2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ
-Trong thời kỳ Trung cổ, lý thuyết về quản trị chưa phát
triển vì sản xuất kinh doanh chỉ trong giới hạn một gia
đình
- Đến thế kỷ 18, do 2 cú hich là (1) Kinh tế thị trường tự
do của Adam Smith và (2) Phát minh ra động cơ hơi nước
của Jame Watt đã làm cho sản xuất từ gia đình chuyển
đến nhà máy, kiểu tổ chức có quy mô lớn hơn.
+Chủ nhân của nhà máy tự mình đứng ra điều khiển hoạt
động sản xuất,
+Không phân biệt được chức năng của người sở hữu và
chức năng của người quản trị.
+ Quá trình quản lý chủ yếu dựa vào khía cạnh của sản
xuất hơn là khía cạnh quản trị với 4 chức năng
- Đến giữa thế kỷ 19,
+ Loại hình công ty cổ phần ra đời
+ Phân biệt được chức năng sở hữu và chức năng
quản trị một cách rõ rệt
Các nhà nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản
trị một cách mạnh mẽ hơn
- Đến cuối thế kỷ 19
+ Các lý thuyết về quản trị bắt đầu ra đời, tuy vẫn còn
nghiêng về yếu tố kỹ thuật nhiều hơn
+ Đầu thế kỷ 20 , những khía cạnh khác của quản trị
mới được các lý thuyết nghiên cứu
+ Frederich Taylor là người đặt nền móng đầu tiên
cho quản trị học hiện đại
2.2 Các giai đoạn phát triển của lý thuyết quản trị
Quá trình phát triển lý thuyết quản trị có thể chia ra
3 giai đoạn với các lý thuyết cụ thể sau:
- Giai đoạn biệt lập
+ Các lý thuyết quản trị cổ điển (Quản trị theo kiểu
thư lại; Quản trị một cách khoa học; Lý thuyết quản
trị hành chính)
+ Lý thuyết tâm lý xã hội ( Tư tưởng quản trị của
Mary Paker Follet (1868-1933);
+ Học thuyết của Elton Mayo (1880-1949); Lý
thuyết về bản chất con người; Lý thuyết về hệ thống
nhu cầu con người
- Giai đoạn hội nhập
+ Lý thuyết hệ thống
+ Quản trị theo quá trình
+ Lý thuyết quản trị định lượng
+ Quản trị theo tình huống
+ Lý thuyết Z của William Ouchi
- Một số khảo hướng quản trị hiện đại
+ Quản trị tuyệt hảo
+ Quản trị sáng tạo
-Lý thuyết quản trị cổ điển - Lý thuyết hệ thống - Quản trị tuyệt hảo
+ Quản trị khoa học - Quản trị theo quá trình - Quản trị sáng tạo
+ Quản trị hành chính - Quản trị tình huống - Quản trị
theo”7S”
+ Quản trị thư lại - Lý thuyết Z của William Ouchi
- Lý thuyết tâm lý xã hội
Học thuyết của Elton Mayo
- Lý thuyết quản trị định lượng
Hình 2.1 Quá trình phát triển các tư tưởng quản trị
Giai đoạn biệt lập
Giai đoạn hội
nhập
Khảo hướng
hiện đại
2.3 Nội dung của một số học thuyết
2.3.1 Học thuyết quản trị cổ điển
2.3.1.1 Lý thuyết quản trị khoa học . Lý thuyết
này có nhiều tác giả nhưng ưu tú nhất là Frederich
Winslow Taylor.
- Những nhược điểm của cách quản lý cũ:
+ Thuê mướn nhân công trên cơ sở ai đến trước
mướn trước mà không lưu ý đến khả năng và nghề
nghiệp của người lao động;
+ Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không
có; Không có hệ thống tổ chức học việc
+ Công việc làm theo thói quen, không có tiêu
chuẩn và phương pháp
+ Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều
được giao cho người công nhân
+ Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ,
quên mất chức năng chính là lập kế hoạch và tổ
chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà
quản trị không được thừa nhận
- Trong tác phẩm nổi tiếng”Những nguyên tắc
trong quản trị khoa học”, ông đưa ra 4 nguyên
tắc và ứng với mỗi nguyên tắc là công tác quản
trị tương ứng (bảng 2.1)
NGUYÊN TẮC TAYLOR CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TƯƠNG ỨNG
1.Xây dựng cơ sở khoa học cho
các công việc với những định
mức và các phương pháp phải
tuân theo
Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất
để thực hiện một công việc
2.Chọn công nhân một cách
khoa học, chú trọng kỹ năng và
sự phù hợp với công việc, huấn
luyện một cách tốt nhất để
hoàn thành công việc
Dùng cách mô tả công việc để chọn lựa công
nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống
huấn luyện chính thức
3.Khen thưởng để bảo đảm tinh
thần hợp tác, trang bị nơi làm
việc một cách đầy đủ và hiệu
quả
Trả lương theo năng suất, khuyến khích thưởng
theo sản lượng, bảo đảm an toàn lao động bằng
các dụng cụ thích hợp
3.Phân nhiệm giữa quản trị và
sản xuất, tạo ra tính chuyên
nghiệp của nhà quản trị
Thăng tiến trong công việc, chú trọng việc lập kế
hoạch và tổ chức hoạt động
Bảng 2.1 Các nguyên tắc của Taylor
-Nội dung học thuyết của Taylor thể hiện ở những
điểm chính sau:
+ Cải tạo quan hệ quản lý giữa chủ và thợ
+ Tiêu chuẩn hóa công việc
+ Chuyên môn hóa lao động (chuyên môn hóa
quản lý, chuyên môn hóa công nhân) .
- Dùng phương pháp quản lý khoa học:
+ Tại hãng Symon Rolling Machine: 35 cô gái làm
được công việc của 120 cô gái;
+ Tại công ty thép Bethleham: Một người vác
được 47,5 tấn gang /ngày thay vì chỉ có 12,5 tấn
gang/ngày
Click to add text
- Lựa chọn công cụ lao động thích hợp và môi
trường lao động phù hợp.
- Người công nhân giỏi nhất cũng cần có các
công cụ tốt và môi trường phù hợp để tăng
NSLĐ;
- Ông cũng khẳng định Tổ chức tốt với nhà máy
tồi tàn vẫn cho kết quả cao hơn là nhà máy
hiện đại với tổ chức tồi. Như vậy là ông đã
đánh giá cao vai trò của quản lý
-Về quan niệm “ Con người kinh tế”.
+ Taylor cho rằng sự hòa hợp giữa chủ và thợ suy
cho cùng là xuất phát từ nhu cầu kinh tế, là kiếm
tiền , làm giàu.
+ Con người hay lười biếng, trốn việc…nên phải
đưa vào khuôn phép kỷ luật, phải làm việc theo
cơ chế thưởng –phạt, đưa ra chính sách trả lương
theo sản phẩm và thưởng cho những sản phẩm
vượt mức- -
Qua lý thuyết quản trị của Taylor có thể rút ra
một số ưu nhược điểm sau:
- Về ưu điểm:
+ Làm việc chuyên môn hóa
+ Tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách
chuyên nghiệp
+ Hạ giá thành
+ Xem quản trị như một nghề và là đối tượng
khoa học
+ Từ đó làm tăng NSLĐ và hiệu quả
Về nhược điểm:
+ Quan niệm chưa đầy đủ về tổ chức,
về hiệu quả , về NSLĐ
+ Chưa chú trọng đến nhu cầu xã hội, nhu cầu
tinh thần của con người, con người làm việc
như một cái máy
+ Trọng tâm quản trị là người thừa
hành
2.3.1.2 Thuyết quản trị hành chính được đưa ra
ở Pháp bởi Henry Fayol. “Taylor của châu Âu”.
- Sách”Quản lý hành chính chung và trong công
nghiệp” (1916) đề cập đến các nguyên tắc quản
trị. Nội dung của lý thuyết quản trị hành chính:
- Phân loại hoạt động của bất kỳ tổ chức nào
cũng theo 6 nhóm sau: (1) Hoạt động kỹ thuật;
(2) thương mại; (3) tài chính; (4)An ninh; (5) Hạch
toán-thống kê; (6) Quản lý hành chính. Trong đó
hoạt động hành chính sẽ kết nối 5 hoạt động kia
lại tạo ra sức mạnh cho tổ chức
-Quản lý hành chính theo Fayol là: dự tính (dự
đoán+ kế hoạch), tổ chức, điều khiển, phối hợp
và kiểm tra ( 5 chức năng của nhà quản trị)
- Đối với cấp quản trị càng cao thì yêu cầu khả
năng quản lý hành chính càng lớn và ngược lại,
quản trị cấp thấp , đòi hỏi về chuyên môn kỹ
thuật lại cao nhất
- Cách tiếp cận của Fayol khác với Taylor là từ
trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo. Ông
chứng minh rằng quản lý hành chính là hoạt
động chung cho bất cứ tổ chức nào
Fayol cũng đưa ra 14 nguyên tắc của quản trị hành
chính, đó là:
1. Chuyên môn hóa: Phân chia công việc, cả kỹ
thuật lẫn quản lý
2. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm: nhà quản trị
có quyền đưa ra mệnh lệnh để hoàn thành nhiệm
vụ nhưng phải chịu trách nhiệm về chúng
3.Tính kỷ luật cao: Mọi thành viên phải chấp hành
các nguyên tắc của tổ chức nhằm tạo điều kiện cho
tổ chức vận hành thông suốt
4. Thống nhất chỉ huy, điều khiển : Người thừa
hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp,
tránh mâu thuẫn giữa các mệnh lệnh
5.Thống nhất lãnh đạo: mọi hoạt động của tất cả
các thành viên, các bộ phận phải hướng về mục
tiêu chung của tổ chức và chỉ do một nhà quản trị
phối hợp điều hành
6.Lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích tổ
chức:Phải đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích
của cá nhân. Nếu có mâu thuẫn giữa 2 lợi ích, nhà
quản trị phải có nhiệm vụ hòa giải
7. Thù lao phải tương xứng với công việc:: nên làm
sao để thỏa mãn tất cả
8. Sự tập trung:Fayol ủng hộ vấn đề tập trung
quyền lực và xem đây là trật tự tự nhiên
9.Trật tự thứ bậc:: phạm vi quyền lực xuất phát từ
ban lãnh đạo cấp cao tới những công nhân ở cấp
thấp nhất
10.Trật tự “ vật nào chỗ ấy” và biểu đồ tổ chức là
một công cụ quản lý quý giá nhất đối với tổ chức
11.Tính công bằng hợp lý: Nhà quản trị cần đối xử
công bằng và thân thiện với cấp dưới của mình
12. Ổn định nhiệm vụ: Luân chuyển nhân sự nhiều
sẽ không mang lại hiệu quả
13.Sáng kiến : cấp dưới phải được phép đề xuất
những sáng kiến
14.Đoàn kết:Đoàn kết sẽ mang lại sự hòa hợp, thống
nhất, từ đó làm cho tổ chức có sức mạnh
-Vấn đề con người và đào tạo trong quản lý
Khác với Taylor, Fayol yêu cầu các nhà quản lý phải
đối xử tốt đẹp và ký các thỏa thuận với người lao
động, đồng thời chú ý đến tinh thần và khuyến
khích tài năng của họ. Đối với lao động quản lý , ông
yêu cầu phải vừa có tài, vừa có đức. Ông cũng thấy
được vai trò của giáo dục và đào tạo…
Qua lý thuyết của Fayol, có thể rút ta những ưu
nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Cơ cấu rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc
- Nhược điểm : Không đề cập đến tác động của môi
trường
- Trọng tâm của quản trị là nhà quản trị
2.3.1.3 Quản trị kiểu thư lại (kiểu quan liêu)
(Bureaucretic Management)
Đại diện cho nhóm này là Max Weber (1864-
1920),một nhà xã hội học người Đức
Quản trị theo kiểu thư lại là một hệ thống dựa
trên những nguyên tắc, hệ thống thứ bậc, sự
phân công lao động rõ ràng và những quy trình
hoạt động của doanh nghiệp
- Ưu điểm:
+ Tính hiệu quả và tính ổn định của tổ chức
+ Công việc của nhân viên trở nên đơn giản
Nhược điểm:
+ Xuất phát từ quyền lợi của tầng lớp quan liêu
+ Người lao động đòi hỏi phải trung thành với
một cá nhân nào đó chứ không phải trung thành
với tổ chức
+ Làm chậm tốc độ ra quyết định vì nguyên tắc
và thủ tục cứng nhắc
+ Không phù hợp với công nghệ cao và môi
trường thay đổi liên tục
Từ 3 kiểu quản trị trên , có thể so sánh những
đặc trưng chủ yếu của từng loại (bảng 2.2)
Bảng 2.2 An toàn hay tự chủ?
Phát biểu Hầu như
không đồng
ý
Hầu như
đồng ý
1.Tôi đáng giá cao việc ổn định công việc
2..Quy định, chính sách và quy trình luôn làm tôi thất
vọng
3.Tôi thích làm việc trong một doanh nghiệp mà sự đề
bạt nhân viên dựa trên yếu tố thâm niên
4.Tôi thích làm một dạng công việc tự do theo hợp
đồng cho chính phủ
Tôi rất tự hào khi làm việc cho các công ty lớn và
thành công trong ngành sản xuất
6.Nếu được lựa chọn, tôi thich làm việc với vai trò là
nhà quản trị cấp cao trong một công ty nhỏ với mức
lương 90.000 USD/năm thay vì chỉ làm nhà quản trị
cấp trung trong một công ty lớn với mức lương 10.000
USD/năm
7.Tôi thích làm việc trực tiếp với một cấp trên duy
nhất thay vì làm việc theo nhóm với trách nhiệm được
chia sẻ
8.Tôi thường thích thực hiện đa nhiệm vụ và tham gia
vào các dự án đa lĩnh vực
9.Lợi ích tốt nhất cho người lao động là một vấn đề
quan trọng đối với tôi
10.Các quy định đặt ra để cuối cùng sẽ được thay đổi
-
Quản trị kiểu thư lại Quản tri khoa học Quản trị hành chính
*Đặc điểm
- Hệ thống các nguyên tắc
chính thức
- Đảm bảo tính khách quan
-Phân công lao động hợp lý
- Hệ thống cấp bậc
- Cơ cấu quyền lực chi tiết
- Sự cam kết làm việc lâu
dài
-Tính hợp lý
*Đặc điểm
- Huấn luyện hàng ngày và
tuân theo nguyên tắc
-“Có một phương pháp tốt
nhất”để thực hiện công
việc
- Động viên bằng vật chất
(tiền lương , tiền thưởng)
* Đặc điểm
- Định rõ các chức năng
quản trị
- Phân công lao động
- Hệ thống cấp bậc
- quyền lực
- Công bằng
*Trọng tâm
Toàn bộ tổ chức
*Trọng tâm
Người thừa hành
*Trọng tâm
Nhà quản trị
*Ưu điểm
- Ổn định
- Hiệu quả
*Ưu điểm
- Năng suất
- Hiệu quả
*Ưu điểm
-Cơ cấu rõ ràng
- Đảm bảo nguyên tắc
*Nhược điểm
- Nguyên tắc cứng nhắc
-Tốc độ ra quyết định chậm
*Nhược điểm
Không quan tâm đến các
nhu cầu của con người
*Nhược điểm
-Không đề cập đến tác động
của môi trường
-Không chú trọng đến tính
hợp lý trong hành động của
•Bảng 2.2 Những đặc trưng chủ yếu của các lý thuyết quản trị cổ điển
2.3.2 Học thuyết tâm lý xã hội
- Bối cảnh ra đời:
+Những năm 1920 đến 1930 ở các nước CN phát
triển, giờ làm việc giảm
+ Đời sống người lao động được nâng cao, nhờ
NSLĐ tăng
+ Phát triển mạnh các nghiệp đoàn
+ Nhu cầu của người lao động tăng về mọi mặt
xuất hiện lý thuyết tác phong, lý thuyết này
nhấn mạnh đến nhu cầu và nguyện vọng của các
thành viên, mối quan hệ giữa con người với nhau.
Học thuyết này có một số tư tưởng tiêu biểu sau:
2.3.1.1 Tư tưởng quản trị của Mary Parker Follet
(1868-1933)
- Nhà quản trị phải quan tâm đến những người lao
động trong quá trình giải quyết vấn đề, có nghĩa là
phải chú ý đến toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả
yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm
- Nhà quản trị phải năng động thay vì áp dụng các
nguyên tắc cứng nhắc. Trong quá trình giải quyết
công việc phải có sự phối hợp giữa các bộ phận với
nhau
Follet cho rằng nhà quản trị cấp cơ sở sẽ là cấp
quản trị đưa ra những quyết định tốt nhất vì họ
hiểu người lao động hơn ai hết. Các cấp quản trị
phải quan hệ với nhau và với cấp dưới
Tư tưởng của bà Follet có những ưu , nhược
điểm sau:
- Ưu điểm : chú trọng đến người lao động và
toàn bộ đời sống của họ (kinh tế, tinh thần, tình
cảm) nên tạo động lực cho tổ chức phát triển
- Nhược điểm:Do ứng dụng triết học và tâm lý
học vào kinh doanh mà không qua thử nghiệm
nên tư tưởng quản trị của bà chưa trở thành
một học thuyết đầy đủ
2.3.1.2 Học thuyết của Elton Mayo (1880- 1949)
Qua các cuộc kiểm chứng bằng thực nghiệm cho
thấy chính” yếu tố xã hội” mới là nguyên nhân
làm tăng NSLĐ
Nghiên cứu của Elton Mayo đã dẫn đến một
quan điểm mới trong quản trị là “phong trào quản trị
con người” đối lập với “phong trào quản trị khoa học
“ của Taylor trước đó
2.3.1.3 Lý thuyết về bản chất con người của Mc
Gregor (1906- 1964)
Ông xuất bản cuốn”Khía cạnh con người của tổ chức
kinh doanh”, trong đó đã đưa ra những nhận định
rất lạc quan về con người, thừa hưởng quan điểm
của Mayo và Maslow, ông phát triển lý thuyết tác
phong trong quản trị. Giả thiết X và giả thiết Y là 2
loại người đối lập nhau, cần có những giải pháp cho
từng loại. (Trước đây, trong lý thuyết cổ điển, con
người chỉ là giả thiết X mà thôi!)
2.3.3 Học thuyết quản trị định lượng
- Lý thuyết này thịnh hành trong những năm 70, 80.
Do công nghệ thông tin bắt đầu phát triển, phái này
chú ý tới sử dụng kỹ thuật vào qúa trình công việc,
sử dụng phương pháp thống kê, mô hình toán vào
quản trị.. Các đặc tính cơ bản của trường phái này là:
- Chủ yếu tập trung vào làm quyết định, giải pháp
tốt nhất là nhờ các kỹ thuật phân tích định lượng
-Lượng hóa các tiêu chuẩn kinh tế để lựa chọn quyết
định tối ưu như: lượng hóa chi phí, doanh thu, tỷ lệ
hoàn vốn đầu tư và những tác động của thuế…
- Dùng các mô hình toán học để tìm ra giải pháp tối
ưu
Click to add text
Lý thuyết quản trị định lượng có ưu và nhược điểm
sau:
-Ưu điểm: - Giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng và chính xác
- Chớp được thời cơ nhanh chóng
- Nhược điểm: - sử dụng các công cụ để đưa ra
quyết định quá phức tạp nên đòi hỏi người sử dụng
phải có trình chuyên môn rất cao. Cần có máy điện
toán hỗ trợ
- Chức năng hoạch định và kiểm soát thì có thể sử
dụng các công cụ toán, nhưng chức năng tổ chức và
điều khiển thì không thể nên tính phổ biến không
cao
2.3.4 Học thuyết quản trị theo hướng hội nhập
2.3.4.1 Lý thuyết quản trị theo quá trình
(Management by process- MBP)
-Tư tưởng quản trị này đã Henri Fayol đề cập từ đầu
thế kỷ 20 nhưng chỉ phát triển mạnh từ năm 1960
do công lao của ông Harold Koontz. Tư tưởng này
cho rằng quá trình quản trị phải liên tục theo 4 chức
năng, bất cứ trong lĩnh vực nào, từ đơn giản đến
phức tạp
2.3.4.2 Lý thyết hệ thống
-Là một cơ cấu định hướng theo mục tiêu, gồm các
thành phần liên kết với nhau sao cho toàn hệ thống
lớn hơn tổng số các thành phần, tức là 1+1>2. Một
hệ thống phải có 4 thành phần cơ bản: đầu vào;quá
trình biến đổi, đầu ra; và phản hồi
- Nguyên lý cơ bản của lý thuyết hệ thống là hệ
thống nào cũng gồm những hệ thống nhỏ, gọi là hệ
thống con, giữa chúng có mối quan hệ tác động hữu
cơ với nhau
-Tổ chức không phải tồn tại độc lập mà nó phụ thuộc
vào môi trường hoạt động. Nhà quản trị phải hiểu
trách nhiệm của mình đối với môi trường và những
hạn chế mà môi trường đã áp đăt cho tổ chức
2.3.4.3 Lý thuyết Z của Wiliamam Ouchi
Dựa trên cơ sở phân biệt giữa thuyết X, thuyết Y, ông
còn đưa ra một thuyết mới là thuyết Z. Thuyết này
được xuất bản vào năm 1981, cuốn sách này được
xếp vào loại được bán chạy nhất nước Mỹ. Ông đưa
ra sự so sánh tổ chức của Phương Tây và Nhật Bản
như sau:
Doanh nghiệp Nhật Bản (kiểu
Z)
Doanh nghiệp phương Tây (kiểu A)
Việc làm suốt đời Việc làm giới hạn trong thời gian
Đánh giá và đề bạt chậm (thâm
niên)
Đánh gía và đề bạt nhanh
Nghề nghiệp không chuyên môn
hóa
Nghề nghiệp chuyên môn hóa
Cơ chế kiểm tra mặc nhiên Cơ chế kiểm tra hiển nhiên
Quyết định tập thể Quyết định cá nhân
Trách nhiệm tập thể Trách nhiệm cá nhân
Quyền lợi toan cục Quyền lợi có giới hạn
Bảng 2.1 So sánh tổ chức kiểu “Z” và tổ chức kiểu “A”
2.3.5 Trường phái quản trị hiện đại
Xác định là môi trường toàn cầu
2.3.5.1Trường phái quản trị theo hướng tuyệt
hảo- Waterman & Peter
Vào thập niên 80, 2 ông này đã đưa ra một lý thuyết
nhằm thúc đẩy các hoạt động quản trị đạt đến mức
tuyệt hảo. Muốn vậy phải đảm bảo 8 nguyên tắc sau
đây:
1.Khuynh hướng hoạt động: Quy mô nhỏ sẽ có hiệu
quả hơn
2.Khách hàng : Thỏa mãn cao nhất của khách hàng
là ý thức chung của mọi thành viên, bộ phận và của
cả tổ chức
3.Tự quản và mạo hiểm: Chấp nhận rủi ro- thất bại, phải
luôn đổi mới và đấu tranh, cơ cấu linh hoạt , khuyến khích
tự do , sáng tạo
4. Coi trọng nhân tố con người: Phẩm giá con người được
xem trọng; biết nuôi dưỡng lòng nhiệt tình, lòng tin và tình
cảm gia đình của mọi người; khuyến khích mọi người giữ
bầu không khí làm việc vui vẻ , thoải mái và cảm thụ được
ý nghĩa về sự hoàn thành nhiệm vụ
5. Phổ biến và thúc đẩy các giá trị chung của tổ chức như :
triết lý của tổ chức; phẩm chất cá nhân được thảo luận công
khai trước tập thể, củng cố các hệ thống tốt của công ty,
nhà quản trị phải tích cực; lời nói phải đi đôi với việc làm
6. Sâu sát và gắn bó chặt chẽ công ty:Nhà quản trị
phải luôn gắn bó với công ty; chú trọng phát triển từ
bên trong, không thôn tính hoặc mua lại
7. Hình thức tổ chức đơn giản, nhân sự gọn nhẹ:
Quyền lực càng phân tán càng tốt, nhân sự hành
chính gọn nhẹ, nhân tài được tung vào thương
trường
8. Quản lý tài sản chặt chẽ và hợp lý
Trường phái quản trị tuyệt hảo của 2 ông có ưu
nhược điểm sau:
-Ưu điểm: Đề cao nhân tố con người
- Nhược điểm: Nhấn mạnh sự phát triển tự thân;
xem trọng những nội lực bên trong của tổ chức mà
chưa đánh giá được mức độ quan trọng của yếu tố
bên ngoài
2.3.5.2 Trường phái quản trị sáng tạo
Là phong cách quản trị của thế kỷ 21. Những đặc
trưng chủ yếu của quản trị sáng tạo bao gồm:
-Chiến lược kinh doanh phải rõ ràng, biết được
hướng đi của tương lai nhằm phân bổ nguồn lực
hợp lý và dự báo được môi trường bên ngoài
-Cơ cấu tổ chức theo mô hình mạng lưới, lấy mỗi
thành viên là một đơn vị cơ sở, cho phép các
đơn vị thành viên tối đa hóa các quan hệ trao đổi
trong tổ chức
-Quản trị nguồn nhân lực, xem nguồn nhân lực
là quan trọng nhất, các chính sách tuyển dụng,
đào tạo, phát triển và động viên nhân viên
Có thể so sánh 3 loại hình quản trị (Quản trị
một cách khoa học; Quản trị hệ thống và quản
trị sáng tạo) theo bảng dưới đây
Tiêu thức Quản trị một cách
khoa học
Quản trị theo quá
trình
Quản trị sáng tạo
Trọng tâm Công nghệ Khách hàng Các thành viên của tổ
chức
Kỹ năng Tiêu chuẩn hóa và
chuyên môn hóa
Trí thức đa ngành Ý tưởng sáng tạo
Cơ cấu tổ chức Kim tự tháp Cơ cấu mỏng Mạng lưới
Quyền lực Tập trung Ủy quyền Ủy quyền tối đa
Thông tin Tập trung vào các quản
trị gia cấp cao, xử lý
truyền thông có chọn
lọc
Gia tăng truyền thông Truyền thông tối đa và
hoàn toàn tự do giữa
các thành viên của tổ
chức
Mục tiêu chiến lược Gia tăng số lượng sản
phẩm dịch vụ
Phát triển về quy mô
sản xuất
Tạo ra những ý tưởng
mới
Bảng 2.2 So sánh những đặc trưng cơ bản của 3 trường phái quản trị
2.3.5.3 Tiếp cận theo yếu tố”7S”
Cách tiếp cận này cho rằng trong quản trị cần phải
phối hợp hài hòa 7 yếu tố quản trị có ảnh hưởng
lẫn nhau; một yếu tố này thay đổi cũng làm các yếu
tố khác thay đổi ( Có thể coi là sự phát triển tiếp
tục của Trường phái quản trị sáng tạo). 7 yếu tố đó
là:
1.Chiến lược : Là phân phối tài nguyên của tổ chức
và ấn định đường lối hoạt động của tổ chức đó
2.Cơ cấu:Phân cấp trong tổ chức và xác định quyền
hành
3.Hệ thống: Các quy trình tổ chức, thủ tục báo cáo
và làm các công việc hàng ngày
4.Nhân viên (nguồn nhân lực): Là những người hoạt
động trong tổ chức, gắn bó và hướng tới mục tiêu
5.Phong cách: Cách thức quản trị để đạt được mục
tiêu của tổ chức
6.Kỹ năng , trình độ chuyên môn của các nhân viên
7. Giá trị chung: Là hệ thống giá trị mà mọi người
chia sẻ
Lý thuyết “7S” hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu
quản trị các công ty có quy mô lớn, mang tính cạnh
tranh toàn cầu. Lý thuyết này thịnh hành cho đến
những năm đầu thế kỷ 21, nó mở đường cho trào
lưu xây dựng những “ Công ty tuyệt hảo” rất thịnh
hành ở Mỹ và các nước châu Âu
Nói tóm lại : Các lý thuyết (hay các trường phái )
quản trị ra đời gắn liền với sự phát triển của nền
kinh tế thế giới, các lý thuyết sau ra đời mang tính
kế thừa của các lý thuyết trước, đồng thời có bổ
sung. Tất cả đã tạo thành một bức tranh khoa học
quản trị ngày càng sinh động và nhiều màu sắc
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tại sao các nhà quản trị phải nghiên cứu các lý
thuyết quản trị đã có?
2. Trường phái quản trị nào khiến bạn quan tâm
nhiều nhất, vì sao?
3. Xác định vai trò của trường phái quản trị cổ điển
4.Mối liên hệ giữa trường phái quản trị cổ điển với
trường phái quản trị tác phong
5.Tại sao có trường phái quản trị tích hợp? Nó có đặc
điểm gì?
6. Lý thuyết Z là gì? Bạn có nghĩ rằng lý thuyết Z sẽ
thay thế tư tưởng quá trình quản trị không?
7. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa lý
thuyết quản trị khoa học của Taylor với Lý thuyết
quản trị hành chính của Fayol
8. Những nguyên tắc nào trong 14 nguyên tắc quản
trị của Fayol khó áp dụng trong thực tiễn quản trị
hiện nay
9.Mary P.Follet đã khuyên các nhà quản trị thời đó
những nội dung gì? Ngày nay nó còn hữu ích không?
10.Tại sao lý thuyết quản trị định lượng không có
tính phổ biến cao?
11.Lý thuyết phân tích hệ thống nhằm giải quyết
những vấn đề gì?
12.Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các tổ
chức kiểu A và các tổ chức kiểu Z. Theo bạn các tổ
chức Việt Nam nên theo kiểu nào?
13. Tại sao các nhà nghiên cứu Nhật Bản thuộc
Viện nghiên cứu Nomura cho rằng:” Quản trị sáng
tạo” là phong cách quản trị của thế kỷ 21?Bạn có
đồng ý không ? Tại sao?
14.Phương pháp quản trị nào theo bạn là hiệu quả hiện
nay?
15.Vì sao cần có các phương pháp quản trị bên cạnh các
nguyên tắc quản trị luật kinh doanh… như hiện nay
TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ
Tình huống 1: Thay đổi cách quản trị ở Công ty TD
Công ty TD được thành lập giữa những năm 1970 chuyên
về máy tính. Vốn là quản trị viên IBM nên giám đốc Jim
rất có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh máy tính. Sản
phẩm chính của công ty là hệ thống máy tính song song
có độ tin cậy cao. Sản phẩm rất được các khách hàng là
các ngân hàng ưa chuộng. Ông Jim duy trì quy trình sản
xuất với năng suất cao, tự do trong hành động và có tình
thân hữu cao.
Nhưng sau vài năm phát triển hiệu quả,, công ty
có hiện tượng xấu, tốc độ tăng trưởng và lợi
nhuận giảm. Các chuyên gia nhận thấy tinh thần
tự do- là một động lực phát triển mạnh trong
thời gian đầu- không còn thích hợp trong điều
kiện phát triển mới, chính nó là nguyên nhân
gây cản trở hiện nay . Ông Jim liền tăng cường
quản lý, xiết chặt kiểm tra và hạn chế tính tự do
vốn là truyền thống của công ty . Ông còn thay
đổi cách quản trị, hàng tuần họp giao ban và
trực tiếp ông ra lệnh cho các cấp.
Kết quả gây ấn tượng mạnh, doanh thu lên đến
1 tỷ USD/năm, thời gian giao hàng rút xuống còn
1 tuần thay vì 5 tuần như trước. Khách hàng
đánh giá cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của công ty và công ty đã trở thành một đối thủ
đáng kể trong ngành máy tính của Mỹ
1. Phân tích tính logic của quá trình phát triển
của TD
2. Bạn thử nhận xét cách quản trị của công ty
nghiêng theo tư tưởng nào?
3. Việc thay đổi cách quản trị có đánh mất tính
sáng tạo của các nhân viên trong công ty không?
Tình huống 2: Tổ chức lao động ở Toyota Bến
Thành
Toyota Bến thành là một trong những trung tâm
dịch vụ bảo trì hàng đầu của Toyota tại Việt Nam..
Trước đây, thời gian bảo trì định kỳ một chiếc xe
Toyota đã chạy được 40.000km tại trung tâm này
mất tới 240 phút. Trong khi đó, kết quả một cuộc
thăm dò ý kiến khách hàng do Công ty Toyota Việt
Nam tiến hành cho thấy, gần 90% chủ xe muốn chờ
ngay tại trạm để nhận lại xe ngay sau khi bảo trì
xong, và có đến 67% nói rằng họ chỉ muốn ngồi chờ
khoảng 60 phút!
Từ kết quả thăm dò trên, Toyota quyết định sẽ rút
ngắn thời gian bảo trì để làm hài lòng khách hàng.
Nhưng vấn đề là làm thế nào để rút ngắn thời gian
này từ 240 phút còn 60 phút
Ông Đặng Quốc Uy, Trưởng nhóm cải tiến và vận
hành trạm dịch vụ của Toyota Việt Nam cho biết, để
thực hiện chương trình cải tiến nhằm rút ngắn thời
gian bảo trì, công ty cho quay phim lại toàn bộ quy
trình bảo trì một chiếc xe, kể từ lúc tiếp nhận cho
đến khi bàn giao xe cho khách. Ông nói :” Qua phân
tích băng hình, chúng tôi phát hiện trong 240 phút
đó có đến 70 phút là thời gian chết do những ách
tắc giữa các công đoạn của quy trình mà chủ yếu là
chờ đợi để giao và nhận phụ tùng. Thời gian bảo trì
thực sự chỉ có 150 phút và phần còn lại là thời gian
cho công tác liên quan như chuẩn bị phụ tùng trước
khi bảo trì, kiểm tra lại sau khi hoàn tất công việc,
thủ tục bàn giao xe cho khách…”Như vậy, chỉ cần
loại bỏ thời gian chết, trung tâm đã có thể rút ngắn
thời gian bảo trì một chiếc xe xuống 170 phút
Phân tích tiếp thời gian 150 phút thực hiện công
tác bảo trì của công nhân, nhóm cải tiến tiếp tục
phát hiện những bất hợp lý trong cách thức làm
việc, như việc sắp xếp dụng cụ và lựa chọn dụng
cụ không phù hợp, chỗ đứng của công nhân
chưa tối ưu nên mất nhiều thời gian di chuyển.
Chỉ riêng sự di chuyển thiếu hợp lý này đã chiếm
hơn một phần ba thời gian của hoạt động bảo
trì
Tuy nhiên, sau khi cố gắng loại bỏ những bất hợp
lý như vừa kể, thời gian bảo trì một chiếc xe vẫn
phải cần 120 phút, nghĩa là vẫn còn khoảng cách
khá xa so với yêu cầu của khách hàng.
Đến lúc này, công ty buộc phải nghiên cứu một
quy trình bảo trì mới mà theo đó công nhân có
thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc để
rút ngắn thời gian. Bên cạnh đó, công ty còn
trang bị cho Toyota Bến Thành một số thiết bị
chuyên dùng và huấn luyện công nhân cho
thuần thục với quy trình mới. Việc huấn luyện
đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động. Sau khi được huấn luyện,
công nhân của Toyota Bến Thành chỉ mất 45-50
phút là bảo trì xong một chiếc xe, trong khi
trước đây là 75 phút
Năng suất lao động lâu nay vẫn là điểm yếu của
ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và nó
chính là nguyên nhân quan trọng làm khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam kém
hơn các nước trong khu vực. Điều đáng nói là
nhiều nhà doanh nghiệp vẫn cho rằng đổi mới
thiết bị, công nghệ mới là giải pháp để nâng cao
năng suất lao động, mà ít ai nghĩ việc tổ chức
quy trình sản xuất chưa hợp lý mới là nguyên
nhân quan trọng làm cho năng suất thấp
Đối với một cơ sở sản xuất công nghiệp vấn đề quy
hoạch mặt bằng trong nhà xưởng có ý nghĩa quan trọng.
Nếu quy hoạch, bô trí các máy móc thiết bị phù hợp sẽ
giúp tăng hiệu suất công việc của công nhân, rút ngắn
thời gian ở khâu vận chuyển nguyên liệu từ khâu vận
chuyển nguyên liệu từ kho vào dây chuyền sản xuất và
đưa thành phẩm từ xưởng sản xuất vào kho
Kinh nghiệm của Toyota Bến Thành cho thấy, những
trang thiết bị mới chỉ đóng góp phần nhỏ trong việc rút
ngắn thời gian bảo trì ô tô từ 240 phút xuống còn 60
phút. Phần quan trọng nhất chính là ở quy trình làm việc
chưa hợp lý nên công nhân phải mất nhiều thì giờ di
chuyển, chờ đợi và hiệu suất công việc không cao.
Trong chương trình cải tiến để rút ngắn thời gian bảo trì ô
tô, Toyota Bến Thành chỉ phải đầu tư thêm 10.000 đola
để mua một số thiết bị chuyên dụng, như xe chứa dụng
cụ, xe chứa dầu thải, bộ dụng cụ cung cấp nước làm mát,
các dụng cụ bảo trì còn lại chẳng khác gì so với các trung
tâm bảo trì ô tô khác
Việc cải tiến không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn
mang lại lợi ích to lớn cho Toyota Bến Thành. Trước đây,
bình quân trong một ngày, mỗi điểm bảo trì của Toyota
Bến Thành chỉ bảo trì được 6,4 xe, nhưng nay có thể lên
tới 16 xe!
1. Những lý thuyết quản trị nào được Toyota Bến Thành
vận dụng để rút ngắn thời gian bảo trì xe hơi cho khách
hàng
2. Năng suất lao động có ý nghĩa như thế nào để nâng cao
khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam? Thực tế
hiện nay vấn đề nào là đáng quan tâm nhất để nâng cao
năng suất lao động qua thực tế của Toyota?
Click to add text
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Điểm quan tâm chung trong các trường phái quản trị
là:
a) Năng suất lao động b) Con người
c) Hiệu quả d) Lợi nhuận
2. Điểm quan tâm chung giữa các trường phái quản trị
khoa học, Quản trị hành chính, Tâm lý xã hội là:
a) Con người b) Năng suất lao động
c) Cách thức quản trị d) Lợi nhuận
3. Các lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế là:
a) Quan niệm xí nghiệp là một hệ thống khép kín
b) Chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người
c) cả a và b d) Cách nhìn phiến diện
4. Người đưa ra 14 nguyên tắc “ Quản trị tổng
quát”là:
a) Federic W Taylor (1856- 1915)
b) Henry Fayol (1841- 1925)
c) Max Weber (1864 – 1920)
d) Douglas Mc Gregor (1900-1964)
5. “Trường phái quản trị quá trình” được Harold
Koontz đề ra trên cơ sở tư tưởng của:
a) Feredic W.Taylor (1856-1915)
b) Henry Fayol (1841- 1925)
c) Max Weber (1864 -1920)
d) Douglas Mc Gregor (1900- 1964)
6. “Năng suất lao động là chìa khóa để đạt hiệu
quả quản trị”là quan điểm của trường phái:
a) Tâm lý - Xã hội trong quản trị b) Quản trị
khoa học
c) cả a và b d) Quản trị định lượng
7.Trường phái”quá trình quản trị” được đề ra
bởi
a) Harold Koontz b) Henry Fayol
c)Winslow Taylor d) Tất cả đều sai
8. Các yếu tố của mô hình 7S là:
a) Chiến lược, cơ cấu, hệ thống, tài chính , kỹ
năng, nhân viên, mục tiêu phối hợp
b) Chiến lược, hệ thống, mục tiêu phối hợp, phong
cách, công nghệ, tài chính, nhân viên
c)Chiến lược, kỹ năng, phong cách, cơ cấu, hệ thống,
nhân viên , và giá trị chung
d) Chiến lược, cơ cấu,hệ thống, đào tạo, mục tiêu,
kỹ năng, nhân viên
9. Quản trị theo học thuyết Z là:
a)Quản trị theo cách của Mỹ
b) Quản trị theo cách của Nhật Bản
c) Quản trị kết hợp theo cách của Mỹ và của Nhật
Bản
d) a,b,c đều sai
10. Tác giả của học thuyết Z là
a) William Ouchi
b) Federisk Hergberg
c) Douglas McGregor
d) một số người khác
11. Các nghiên cứu về thời gian và động tác đã
dẫn đến việc giảm nhanh thời gian điều trị của
bệnh nhân được đi tiên phong bởi……
a) Henry Gantt b) Max Weber c)Mary
Parker Follett d)Frank Gilbreth
12……được coi là ‘cha đẻ của quản trị khoa học”
a)Frank .B. Gilbreth b)Elton Mayo c) Henry
Gantt d) Frederich W . Taylor
13. Sự đóng góp của Frederich Taylor trong lĩnh
vực:
a)Quản trị khoa học b) Quản trị nguồn nhân lực
c) Quản trị định lượng
d) Quản trị chất lượng toàn diện
14. Tiêu chuẩn hóa công việc và động viên bằng
tiền lương là đặc điểm của
a) Các tổ chức quan liêu b) Quản trị khoa học
c) Quản trị định lượng
d) quản trị hành chính
15.Điều nào sau đây là những lời phê bình chính
về quản trị khoa học
a) Nó bỏ qua bối cảnh xã hội trong công việc
b) Nó nhấn mạnh đến sự khác biệt cá nhân
c) Nó nhấn mạnh nhiều vào trí thông minh của
người lao động
d) Nó nhấn mạnh bối cảnh xã hội của công việc
16. Matrix Dress Designs sử dụng trao quyền,
nơi đó nhân viên hành động độc lập và với sự
hỗ trợ của quản lý thay vì kiểm soát người lao
động. Những phẩm chất này thể hiện phương
pháp quản trị nào?
a) Cách tiếp cận nguyên tắc hành chính
b) Cách tiếp cận quan liêu
c) Cách tiếp cận quản trị khoa học
d) Cách tiếp cận về con người
17. Mary Parker Follett đã đóng góp cho lĩnh
vực nào?
a) Cách tiếp cận con người
b) Cách tiếp cận quản lý khoa học
c) Cách tiếp cận quản lý tổng thể chất lượng
d) Phương pháp định lượng để quản lý

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Chuong 2 qth
Chuong 2 qth Chuong 2 qth
Chuong 2 qth Dee Dee
 
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptBài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptTrnhThKiuL1
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Quan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc Day
Quan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc DayQuan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc Day
Quan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc DayChuong Nguyen
 
Hanh vi to chuc - Chuong 2.ppt
Hanh vi to chuc - Chuong 2.pptHanh vi to chuc - Chuong 2.ppt
Hanh vi to chuc - Chuong 2.pptPhamHuuGiac
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcMrCoc
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhTrong Hoang
 
trường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp
trường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệptrường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp
trường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệpJuly G
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trịKhang Bui
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýQuách Đại Dương
 
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpTài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpCông Luận Official
 
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_trilich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_trixuanduong92
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánHọc Huỳnh Bá
 
Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVita-Share
 
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninHỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninPhước Nguyễn
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýHọc Huỳnh Bá
 

Mais procurados (20)

Chuong 2 qth
Chuong 2 qth Chuong 2 qth
Chuong 2 qth
 
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.pptBài 7 Chức năng điều khiển.ppt
Bài 7 Chức năng điều khiển.ppt
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
Quan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc Day
Quan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc DayQuan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc Day
Quan Tri Hoc -Ch8 Dong Co Thuc Day
 
Hanh vi to chuc - Chuong 2.ppt
Hanh vi to chuc - Chuong 2.pptHanh vi to chuc - Chuong 2.ppt
Hanh vi to chuc - Chuong 2.ppt
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 
Văn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của ViettelVăn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của Viettel
 
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanhGiáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Giáo án Nghệ thuật lãnh đạo - Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
 
Quản trị học
Quản trị họcQuản trị học
Quản trị học
 
trường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp
trường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệptrường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp
trường phái tâm lý xã hội trong quản trị doanh nghiệp
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
 
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lýĐề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
Đề cương ôn tập hệ thống thông tin quản lý
 
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệpTài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
Tài liệu bài giảng văn hóa doanh nghiệp
 
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_trilich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
lich su-phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri
 
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp ánđề Thi xác suất thống kê và đáp án
đề Thi xác suất thống kê và đáp án
 
Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp ppt
 
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
Câu hỏi lãnh đạo theo tình huống tại công ty. Giải BÀI TẬP TÌNH HUỐNG môn quả...
 
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninHỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 

Semelhante a Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx

Nguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docx
Nguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docxNguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docx
Nguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docxNguynDun9
 
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_22732 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273Pham Van van Dinh
 
Bai 1_TQ_QLBV_new.pdf
Bai 1_TQ_QLBV_new.pdfBai 1_TQ_QLBV_new.pdf
Bai 1_TQ_QLBV_new.pdfLanh Mai
 
Tap BG tu xa QTHoc.pdf
Tap BG tu xa QTHoc.pdfTap BG tu xa QTHoc.pdf
Tap BG tu xa QTHoc.pdfTuNguyen519122
 
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...Minh Chanh
 
Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...
Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...
Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...nataliej4
 
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxBài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxTrnhThKiuL1
 
Tongquan khql
Tongquan khqlTongquan khql
Tongquan khqlMrCoc
 
Nhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptx
Nhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptxNhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptx
Nhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptxaonui
 
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh AnhBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh AnhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục
Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục
Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục nataliej4
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAYĐề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
khoa học quản lý.ppt
khoa học quản lý.pptkhoa học quản lý.ppt
khoa học quản lý.pptduynguyn142626
 
ôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị họcôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị họcUynUyn34
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcThanh Hoa
 

Semelhante a Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx (20)

Nguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docx
Nguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docxNguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docx
Nguyễn Văn Duẫn_2130180029_MÐ3104607_QTH (2) (1).docx
 
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_22732 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
2 lich su_phat_trien_cac_ly_thuyet_quan_tri_2273
 
Bai 1_TQ_QLBV_new.pdf
Bai 1_TQ_QLBV_new.pdfBai 1_TQ_QLBV_new.pdf
Bai 1_TQ_QLBV_new.pdf
 
QT077.doc
QT077.docQT077.doc
QT077.doc
 
Tap BG tu xa QTHoc.pdf
Tap BG tu xa QTHoc.pdfTap BG tu xa QTHoc.pdf
Tap BG tu xa QTHoc.pdf
 
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...
 
QT081.doc
QT081.docQT081.doc
QT081.doc
 
Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...
Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...
Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực phương tây tr...
 
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxBài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
 
Tongquan khql
Tongquan khqlTongquan khql
Tongquan khql
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
 
Nhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptx
Nhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptxNhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptx
Nhóm 7 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC.pptx
 
Chuong_1.pptx
Chuong_1.pptxChuong_1.pptx
Chuong_1.pptx
 
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh AnhBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Dệt Minh Anh
 
Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục
Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục
Tổng Quan Về Khoa Học Quản Lý Và Quản Lý Giáo Dục
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAYĐề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân sự công ty xăng dầu, HAY
 
khoa học quản lý.ppt
khoa học quản lý.pptkhoa học quản lý.ppt
khoa học quản lý.ppt
 
ôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị họcôn tập học phần Quản trị học
ôn tập học phần Quản trị học
 
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lựcGiáo trình quản trị nguồn nhân lực
Giáo trình quản trị nguồn nhân lực
 

Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx

  • 1. BÀI 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ ĐẶT VẤN ĐỀ: - Một lý thuyết quản trị bao giờ cũng phải trải qua một thời gian thực nghiệm lâu dai - Khi một lý thuyết hình thành tức là nó đã thể hiện sự kế thừa những kinh nghiệm từ quá khứ - Là cơ sở cho việc phát triển các lý thuyết mới - Nhiều lý thuyết vẫn có những điểm còn nguyên giá trị cho đến ngày này Nghiên cứu chương này cần làm rõ : 1. Bối cảnh lịch sử của sự ra đời các lý thuyềt 2. Sự phát triển các lý thuyết và việc áp dụng nó trong thực tiễn
  • 2. 2.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ -Trong thời kỳ Trung cổ, lý thuyết về quản trị chưa phát triển vì sản xuất kinh doanh chỉ trong giới hạn một gia đình - Đến thế kỷ 18, do 2 cú hich là (1) Kinh tế thị trường tự do của Adam Smith và (2) Phát minh ra động cơ hơi nước của Jame Watt đã làm cho sản xuất từ gia đình chuyển đến nhà máy, kiểu tổ chức có quy mô lớn hơn. +Chủ nhân của nhà máy tự mình đứng ra điều khiển hoạt động sản xuất, +Không phân biệt được chức năng của người sở hữu và chức năng của người quản trị. + Quá trình quản lý chủ yếu dựa vào khía cạnh của sản xuất hơn là khía cạnh quản trị với 4 chức năng
  • 3. - Đến giữa thế kỷ 19, + Loại hình công ty cổ phần ra đời + Phân biệt được chức năng sở hữu và chức năng quản trị một cách rõ rệt Các nhà nghiên cứu tập trung vào hoạt động quản trị một cách mạnh mẽ hơn - Đến cuối thế kỷ 19 + Các lý thuyết về quản trị bắt đầu ra đời, tuy vẫn còn nghiêng về yếu tố kỹ thuật nhiều hơn + Đầu thế kỷ 20 , những khía cạnh khác của quản trị mới được các lý thuyết nghiên cứu + Frederich Taylor là người đặt nền móng đầu tiên cho quản trị học hiện đại
  • 4. 2.2 Các giai đoạn phát triển của lý thuyết quản trị Quá trình phát triển lý thuyết quản trị có thể chia ra 3 giai đoạn với các lý thuyết cụ thể sau: - Giai đoạn biệt lập + Các lý thuyết quản trị cổ điển (Quản trị theo kiểu thư lại; Quản trị một cách khoa học; Lý thuyết quản trị hành chính) + Lý thuyết tâm lý xã hội ( Tư tưởng quản trị của Mary Paker Follet (1868-1933); + Học thuyết của Elton Mayo (1880-1949); Lý thuyết về bản chất con người; Lý thuyết về hệ thống nhu cầu con người
  • 5. - Giai đoạn hội nhập + Lý thuyết hệ thống + Quản trị theo quá trình + Lý thuyết quản trị định lượng + Quản trị theo tình huống + Lý thuyết Z của William Ouchi - Một số khảo hướng quản trị hiện đại + Quản trị tuyệt hảo + Quản trị sáng tạo
  • 6. -Lý thuyết quản trị cổ điển - Lý thuyết hệ thống - Quản trị tuyệt hảo + Quản trị khoa học - Quản trị theo quá trình - Quản trị sáng tạo + Quản trị hành chính - Quản trị tình huống - Quản trị theo”7S” + Quản trị thư lại - Lý thuyết Z của William Ouchi - Lý thuyết tâm lý xã hội Học thuyết của Elton Mayo - Lý thuyết quản trị định lượng Hình 2.1 Quá trình phát triển các tư tưởng quản trị Giai đoạn biệt lập Giai đoạn hội nhập Khảo hướng hiện đại
  • 7. 2.3 Nội dung của một số học thuyết 2.3.1 Học thuyết quản trị cổ điển 2.3.1.1 Lý thuyết quản trị khoa học . Lý thuyết này có nhiều tác giả nhưng ưu tú nhất là Frederich Winslow Taylor. - Những nhược điểm của cách quản lý cũ: + Thuê mướn nhân công trên cơ sở ai đến trước mướn trước mà không lưu ý đến khả năng và nghề nghiệp của người lao động; + Công tác huấn luyện nhân viên hầu như không có; Không có hệ thống tổ chức học việc + Công việc làm theo thói quen, không có tiêu chuẩn và phương pháp
  • 8. + Hầu hết các công việc và trách nhiệm đều được giao cho người công nhân + Nhà quản trị làm việc bên cạnh người thợ, quên mất chức năng chính là lập kế hoạch và tổ chức công việc. Tính chuyên nghiệp của nhà quản trị không được thừa nhận - Trong tác phẩm nổi tiếng”Những nguyên tắc trong quản trị khoa học”, ông đưa ra 4 nguyên tắc và ứng với mỗi nguyên tắc là công tác quản trị tương ứng (bảng 2.1)
  • 9. NGUYÊN TẮC TAYLOR CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TƯƠNG ỨNG 1.Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc với những định mức và các phương pháp phải tuân theo Nghiên cứu thời gian và các thao tác hợp lý nhất để thực hiện một công việc 2.Chọn công nhân một cách khoa học, chú trọng kỹ năng và sự phù hợp với công việc, huấn luyện một cách tốt nhất để hoàn thành công việc Dùng cách mô tả công việc để chọn lựa công nhân, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống huấn luyện chính thức 3.Khen thưởng để bảo đảm tinh thần hợp tác, trang bị nơi làm việc một cách đầy đủ và hiệu quả Trả lương theo năng suất, khuyến khích thưởng theo sản lượng, bảo đảm an toàn lao động bằng các dụng cụ thích hợp 3.Phân nhiệm giữa quản trị và sản xuất, tạo ra tính chuyên nghiệp của nhà quản trị Thăng tiến trong công việc, chú trọng việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động Bảng 2.1 Các nguyên tắc của Taylor
  • 10. -Nội dung học thuyết của Taylor thể hiện ở những điểm chính sau: + Cải tạo quan hệ quản lý giữa chủ và thợ + Tiêu chuẩn hóa công việc + Chuyên môn hóa lao động (chuyên môn hóa quản lý, chuyên môn hóa công nhân) . - Dùng phương pháp quản lý khoa học: + Tại hãng Symon Rolling Machine: 35 cô gái làm được công việc của 120 cô gái; + Tại công ty thép Bethleham: Một người vác được 47,5 tấn gang /ngày thay vì chỉ có 12,5 tấn gang/ngày Click to add text
  • 11. - Lựa chọn công cụ lao động thích hợp và môi trường lao động phù hợp. - Người công nhân giỏi nhất cũng cần có các công cụ tốt và môi trường phù hợp để tăng NSLĐ; - Ông cũng khẳng định Tổ chức tốt với nhà máy tồi tàn vẫn cho kết quả cao hơn là nhà máy hiện đại với tổ chức tồi. Như vậy là ông đã đánh giá cao vai trò của quản lý
  • 12. -Về quan niệm “ Con người kinh tế”. + Taylor cho rằng sự hòa hợp giữa chủ và thợ suy cho cùng là xuất phát từ nhu cầu kinh tế, là kiếm tiền , làm giàu. + Con người hay lười biếng, trốn việc…nên phải đưa vào khuôn phép kỷ luật, phải làm việc theo cơ chế thưởng –phạt, đưa ra chính sách trả lương theo sản phẩm và thưởng cho những sản phẩm vượt mức- -
  • 13. Qua lý thuyết quản trị của Taylor có thể rút ra một số ưu nhược điểm sau: - Về ưu điểm: + Làm việc chuyên môn hóa + Tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp + Hạ giá thành + Xem quản trị như một nghề và là đối tượng khoa học + Từ đó làm tăng NSLĐ và hiệu quả
  • 14. Về nhược điểm: + Quan niệm chưa đầy đủ về tổ chức, về hiệu quả , về NSLĐ + Chưa chú trọng đến nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần của con người, con người làm việc như một cái máy + Trọng tâm quản trị là người thừa hành
  • 15. 2.3.1.2 Thuyết quản trị hành chính được đưa ra ở Pháp bởi Henry Fayol. “Taylor của châu Âu”. - Sách”Quản lý hành chính chung và trong công nghiệp” (1916) đề cập đến các nguyên tắc quản trị. Nội dung của lý thuyết quản trị hành chính: - Phân loại hoạt động của bất kỳ tổ chức nào cũng theo 6 nhóm sau: (1) Hoạt động kỹ thuật; (2) thương mại; (3) tài chính; (4)An ninh; (5) Hạch toán-thống kê; (6) Quản lý hành chính. Trong đó hoạt động hành chính sẽ kết nối 5 hoạt động kia lại tạo ra sức mạnh cho tổ chức
  • 16. -Quản lý hành chính theo Fayol là: dự tính (dự đoán+ kế hoạch), tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra ( 5 chức năng của nhà quản trị) - Đối với cấp quản trị càng cao thì yêu cầu khả năng quản lý hành chính càng lớn và ngược lại, quản trị cấp thấp , đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật lại cao nhất - Cách tiếp cận của Fayol khác với Taylor là từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo. Ông chứng minh rằng quản lý hành chính là hoạt động chung cho bất cứ tổ chức nào
  • 17. Fayol cũng đưa ra 14 nguyên tắc của quản trị hành chính, đó là: 1. Chuyên môn hóa: Phân chia công việc, cả kỹ thuật lẫn quản lý 2. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm: nhà quản trị có quyền đưa ra mệnh lệnh để hoàn thành nhiệm vụ nhưng phải chịu trách nhiệm về chúng 3.Tính kỷ luật cao: Mọi thành viên phải chấp hành các nguyên tắc của tổ chức nhằm tạo điều kiện cho tổ chức vận hành thông suốt 4. Thống nhất chỉ huy, điều khiển : Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một cấp trên trực tiếp, tránh mâu thuẫn giữa các mệnh lệnh
  • 18. 5.Thống nhất lãnh đạo: mọi hoạt động của tất cả các thành viên, các bộ phận phải hướng về mục tiêu chung của tổ chức và chỉ do một nhà quản trị phối hợp điều hành 6.Lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích tổ chức:Phải đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của cá nhân. Nếu có mâu thuẫn giữa 2 lợi ích, nhà quản trị phải có nhiệm vụ hòa giải 7. Thù lao phải tương xứng với công việc:: nên làm sao để thỏa mãn tất cả 8. Sự tập trung:Fayol ủng hộ vấn đề tập trung quyền lực và xem đây là trật tự tự nhiên
  • 19. 9.Trật tự thứ bậc:: phạm vi quyền lực xuất phát từ ban lãnh đạo cấp cao tới những công nhân ở cấp thấp nhất 10.Trật tự “ vật nào chỗ ấy” và biểu đồ tổ chức là một công cụ quản lý quý giá nhất đối với tổ chức 11.Tính công bằng hợp lý: Nhà quản trị cần đối xử công bằng và thân thiện với cấp dưới của mình 12. Ổn định nhiệm vụ: Luân chuyển nhân sự nhiều sẽ không mang lại hiệu quả 13.Sáng kiến : cấp dưới phải được phép đề xuất những sáng kiến 14.Đoàn kết:Đoàn kết sẽ mang lại sự hòa hợp, thống nhất, từ đó làm cho tổ chức có sức mạnh
  • 20. -Vấn đề con người và đào tạo trong quản lý Khác với Taylor, Fayol yêu cầu các nhà quản lý phải đối xử tốt đẹp và ký các thỏa thuận với người lao động, đồng thời chú ý đến tinh thần và khuyến khích tài năng của họ. Đối với lao động quản lý , ông yêu cầu phải vừa có tài, vừa có đức. Ông cũng thấy được vai trò của giáo dục và đào tạo… Qua lý thuyết của Fayol, có thể rút ta những ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: Cơ cấu rõ ràng, đảm bảo nguyên tắc - Nhược điểm : Không đề cập đến tác động của môi trường - Trọng tâm của quản trị là nhà quản trị
  • 21. 2.3.1.3 Quản trị kiểu thư lại (kiểu quan liêu) (Bureaucretic Management) Đại diện cho nhóm này là Max Weber (1864- 1920),một nhà xã hội học người Đức Quản trị theo kiểu thư lại là một hệ thống dựa trên những nguyên tắc, hệ thống thứ bậc, sự phân công lao động rõ ràng và những quy trình hoạt động của doanh nghiệp - Ưu điểm: + Tính hiệu quả và tính ổn định của tổ chức + Công việc của nhân viên trở nên đơn giản
  • 22. Nhược điểm: + Xuất phát từ quyền lợi của tầng lớp quan liêu + Người lao động đòi hỏi phải trung thành với một cá nhân nào đó chứ không phải trung thành với tổ chức + Làm chậm tốc độ ra quyết định vì nguyên tắc và thủ tục cứng nhắc + Không phù hợp với công nghệ cao và môi trường thay đổi liên tục Từ 3 kiểu quản trị trên , có thể so sánh những đặc trưng chủ yếu của từng loại (bảng 2.2)
  • 23. Bảng 2.2 An toàn hay tự chủ? Phát biểu Hầu như không đồng ý Hầu như đồng ý 1.Tôi đáng giá cao việc ổn định công việc 2..Quy định, chính sách và quy trình luôn làm tôi thất vọng 3.Tôi thích làm việc trong một doanh nghiệp mà sự đề bạt nhân viên dựa trên yếu tố thâm niên 4.Tôi thích làm một dạng công việc tự do theo hợp đồng cho chính phủ Tôi rất tự hào khi làm việc cho các công ty lớn và thành công trong ngành sản xuất 6.Nếu được lựa chọn, tôi thich làm việc với vai trò là nhà quản trị cấp cao trong một công ty nhỏ với mức lương 90.000 USD/năm thay vì chỉ làm nhà quản trị cấp trung trong một công ty lớn với mức lương 10.000 USD/năm 7.Tôi thích làm việc trực tiếp với một cấp trên duy nhất thay vì làm việc theo nhóm với trách nhiệm được chia sẻ 8.Tôi thường thích thực hiện đa nhiệm vụ và tham gia vào các dự án đa lĩnh vực 9.Lợi ích tốt nhất cho người lao động là một vấn đề quan trọng đối với tôi 10.Các quy định đặt ra để cuối cùng sẽ được thay đổi -
  • 24. Quản trị kiểu thư lại Quản tri khoa học Quản trị hành chính *Đặc điểm - Hệ thống các nguyên tắc chính thức - Đảm bảo tính khách quan -Phân công lao động hợp lý - Hệ thống cấp bậc - Cơ cấu quyền lực chi tiết - Sự cam kết làm việc lâu dài -Tính hợp lý *Đặc điểm - Huấn luyện hàng ngày và tuân theo nguyên tắc -“Có một phương pháp tốt nhất”để thực hiện công việc - Động viên bằng vật chất (tiền lương , tiền thưởng) * Đặc điểm - Định rõ các chức năng quản trị - Phân công lao động - Hệ thống cấp bậc - quyền lực - Công bằng *Trọng tâm Toàn bộ tổ chức *Trọng tâm Người thừa hành *Trọng tâm Nhà quản trị *Ưu điểm - Ổn định - Hiệu quả *Ưu điểm - Năng suất - Hiệu quả *Ưu điểm -Cơ cấu rõ ràng - Đảm bảo nguyên tắc *Nhược điểm - Nguyên tắc cứng nhắc -Tốc độ ra quyết định chậm *Nhược điểm Không quan tâm đến các nhu cầu của con người *Nhược điểm -Không đề cập đến tác động của môi trường -Không chú trọng đến tính hợp lý trong hành động của •Bảng 2.2 Những đặc trưng chủ yếu của các lý thuyết quản trị cổ điển
  • 25. 2.3.2 Học thuyết tâm lý xã hội - Bối cảnh ra đời: +Những năm 1920 đến 1930 ở các nước CN phát triển, giờ làm việc giảm + Đời sống người lao động được nâng cao, nhờ NSLĐ tăng + Phát triển mạnh các nghiệp đoàn + Nhu cầu của người lao động tăng về mọi mặt xuất hiện lý thuyết tác phong, lý thuyết này nhấn mạnh đến nhu cầu và nguyện vọng của các thành viên, mối quan hệ giữa con người với nhau. Học thuyết này có một số tư tưởng tiêu biểu sau:
  • 26. 2.3.1.1 Tư tưởng quản trị của Mary Parker Follet (1868-1933) - Nhà quản trị phải quan tâm đến những người lao động trong quá trình giải quyết vấn đề, có nghĩa là phải chú ý đến toàn bộ đời sống của họ, bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm - Nhà quản trị phải năng động thay vì áp dụng các nguyên tắc cứng nhắc. Trong quá trình giải quyết công việc phải có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau Follet cho rằng nhà quản trị cấp cơ sở sẽ là cấp quản trị đưa ra những quyết định tốt nhất vì họ hiểu người lao động hơn ai hết. Các cấp quản trị phải quan hệ với nhau và với cấp dưới
  • 27. Tư tưởng của bà Follet có những ưu , nhược điểm sau: - Ưu điểm : chú trọng đến người lao động và toàn bộ đời sống của họ (kinh tế, tinh thần, tình cảm) nên tạo động lực cho tổ chức phát triển - Nhược điểm:Do ứng dụng triết học và tâm lý học vào kinh doanh mà không qua thử nghiệm nên tư tưởng quản trị của bà chưa trở thành một học thuyết đầy đủ 2.3.1.2 Học thuyết của Elton Mayo (1880- 1949) Qua các cuộc kiểm chứng bằng thực nghiệm cho thấy chính” yếu tố xã hội” mới là nguyên nhân làm tăng NSLĐ
  • 28. Nghiên cứu của Elton Mayo đã dẫn đến một quan điểm mới trong quản trị là “phong trào quản trị con người” đối lập với “phong trào quản trị khoa học “ của Taylor trước đó 2.3.1.3 Lý thuyết về bản chất con người của Mc Gregor (1906- 1964) Ông xuất bản cuốn”Khía cạnh con người của tổ chức kinh doanh”, trong đó đã đưa ra những nhận định rất lạc quan về con người, thừa hưởng quan điểm của Mayo và Maslow, ông phát triển lý thuyết tác phong trong quản trị. Giả thiết X và giả thiết Y là 2 loại người đối lập nhau, cần có những giải pháp cho từng loại. (Trước đây, trong lý thuyết cổ điển, con người chỉ là giả thiết X mà thôi!)
  • 29. 2.3.3 Học thuyết quản trị định lượng - Lý thuyết này thịnh hành trong những năm 70, 80. Do công nghệ thông tin bắt đầu phát triển, phái này chú ý tới sử dụng kỹ thuật vào qúa trình công việc, sử dụng phương pháp thống kê, mô hình toán vào quản trị.. Các đặc tính cơ bản của trường phái này là: - Chủ yếu tập trung vào làm quyết định, giải pháp tốt nhất là nhờ các kỹ thuật phân tích định lượng -Lượng hóa các tiêu chuẩn kinh tế để lựa chọn quyết định tối ưu như: lượng hóa chi phí, doanh thu, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư và những tác động của thuế… - Dùng các mô hình toán học để tìm ra giải pháp tối ưu Click to add text
  • 30. Lý thuyết quản trị định lượng có ưu và nhược điểm sau: -Ưu điểm: - Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác - Chớp được thời cơ nhanh chóng - Nhược điểm: - sử dụng các công cụ để đưa ra quyết định quá phức tạp nên đòi hỏi người sử dụng phải có trình chuyên môn rất cao. Cần có máy điện toán hỗ trợ - Chức năng hoạch định và kiểm soát thì có thể sử dụng các công cụ toán, nhưng chức năng tổ chức và điều khiển thì không thể nên tính phổ biến không cao
  • 31. 2.3.4 Học thuyết quản trị theo hướng hội nhập 2.3.4.1 Lý thuyết quản trị theo quá trình (Management by process- MBP) -Tư tưởng quản trị này đã Henri Fayol đề cập từ đầu thế kỷ 20 nhưng chỉ phát triển mạnh từ năm 1960 do công lao của ông Harold Koontz. Tư tưởng này cho rằng quá trình quản trị phải liên tục theo 4 chức năng, bất cứ trong lĩnh vực nào, từ đơn giản đến phức tạp 2.3.4.2 Lý thyết hệ thống -Là một cơ cấu định hướng theo mục tiêu, gồm các thành phần liên kết với nhau sao cho toàn hệ thống lớn hơn tổng số các thành phần, tức là 1+1>2. Một hệ thống phải có 4 thành phần cơ bản: đầu vào;quá trình biến đổi, đầu ra; và phản hồi
  • 32. - Nguyên lý cơ bản của lý thuyết hệ thống là hệ thống nào cũng gồm những hệ thống nhỏ, gọi là hệ thống con, giữa chúng có mối quan hệ tác động hữu cơ với nhau -Tổ chức không phải tồn tại độc lập mà nó phụ thuộc vào môi trường hoạt động. Nhà quản trị phải hiểu trách nhiệm của mình đối với môi trường và những hạn chế mà môi trường đã áp đăt cho tổ chức 2.3.4.3 Lý thuyết Z của Wiliamam Ouchi Dựa trên cơ sở phân biệt giữa thuyết X, thuyết Y, ông còn đưa ra một thuyết mới là thuyết Z. Thuyết này được xuất bản vào năm 1981, cuốn sách này được xếp vào loại được bán chạy nhất nước Mỹ. Ông đưa ra sự so sánh tổ chức của Phương Tây và Nhật Bản như sau:
  • 33. Doanh nghiệp Nhật Bản (kiểu Z) Doanh nghiệp phương Tây (kiểu A) Việc làm suốt đời Việc làm giới hạn trong thời gian Đánh giá và đề bạt chậm (thâm niên) Đánh gía và đề bạt nhanh Nghề nghiệp không chuyên môn hóa Nghề nghiệp chuyên môn hóa Cơ chế kiểm tra mặc nhiên Cơ chế kiểm tra hiển nhiên Quyết định tập thể Quyết định cá nhân Trách nhiệm tập thể Trách nhiệm cá nhân Quyền lợi toan cục Quyền lợi có giới hạn Bảng 2.1 So sánh tổ chức kiểu “Z” và tổ chức kiểu “A”
  • 34. 2.3.5 Trường phái quản trị hiện đại Xác định là môi trường toàn cầu 2.3.5.1Trường phái quản trị theo hướng tuyệt hảo- Waterman & Peter Vào thập niên 80, 2 ông này đã đưa ra một lý thuyết nhằm thúc đẩy các hoạt động quản trị đạt đến mức tuyệt hảo. Muốn vậy phải đảm bảo 8 nguyên tắc sau đây: 1.Khuynh hướng hoạt động: Quy mô nhỏ sẽ có hiệu quả hơn 2.Khách hàng : Thỏa mãn cao nhất của khách hàng là ý thức chung của mọi thành viên, bộ phận và của cả tổ chức
  • 35. 3.Tự quản và mạo hiểm: Chấp nhận rủi ro- thất bại, phải luôn đổi mới và đấu tranh, cơ cấu linh hoạt , khuyến khích tự do , sáng tạo 4. Coi trọng nhân tố con người: Phẩm giá con người được xem trọng; biết nuôi dưỡng lòng nhiệt tình, lòng tin và tình cảm gia đình của mọi người; khuyến khích mọi người giữ bầu không khí làm việc vui vẻ , thoải mái và cảm thụ được ý nghĩa về sự hoàn thành nhiệm vụ 5. Phổ biến và thúc đẩy các giá trị chung của tổ chức như : triết lý của tổ chức; phẩm chất cá nhân được thảo luận công khai trước tập thể, củng cố các hệ thống tốt của công ty, nhà quản trị phải tích cực; lời nói phải đi đôi với việc làm
  • 36. 6. Sâu sát và gắn bó chặt chẽ công ty:Nhà quản trị phải luôn gắn bó với công ty; chú trọng phát triển từ bên trong, không thôn tính hoặc mua lại 7. Hình thức tổ chức đơn giản, nhân sự gọn nhẹ: Quyền lực càng phân tán càng tốt, nhân sự hành chính gọn nhẹ, nhân tài được tung vào thương trường 8. Quản lý tài sản chặt chẽ và hợp lý Trường phái quản trị tuyệt hảo của 2 ông có ưu nhược điểm sau: -Ưu điểm: Đề cao nhân tố con người - Nhược điểm: Nhấn mạnh sự phát triển tự thân; xem trọng những nội lực bên trong của tổ chức mà chưa đánh giá được mức độ quan trọng của yếu tố bên ngoài
  • 37. 2.3.5.2 Trường phái quản trị sáng tạo Là phong cách quản trị của thế kỷ 21. Những đặc trưng chủ yếu của quản trị sáng tạo bao gồm: -Chiến lược kinh doanh phải rõ ràng, biết được hướng đi của tương lai nhằm phân bổ nguồn lực hợp lý và dự báo được môi trường bên ngoài -Cơ cấu tổ chức theo mô hình mạng lưới, lấy mỗi thành viên là một đơn vị cơ sở, cho phép các đơn vị thành viên tối đa hóa các quan hệ trao đổi trong tổ chức
  • 38. -Quản trị nguồn nhân lực, xem nguồn nhân lực là quan trọng nhất, các chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển và động viên nhân viên Có thể so sánh 3 loại hình quản trị (Quản trị một cách khoa học; Quản trị hệ thống và quản trị sáng tạo) theo bảng dưới đây
  • 39. Tiêu thức Quản trị một cách khoa học Quản trị theo quá trình Quản trị sáng tạo Trọng tâm Công nghệ Khách hàng Các thành viên của tổ chức Kỹ năng Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa Trí thức đa ngành Ý tưởng sáng tạo Cơ cấu tổ chức Kim tự tháp Cơ cấu mỏng Mạng lưới Quyền lực Tập trung Ủy quyền Ủy quyền tối đa Thông tin Tập trung vào các quản trị gia cấp cao, xử lý truyền thông có chọn lọc Gia tăng truyền thông Truyền thông tối đa và hoàn toàn tự do giữa các thành viên của tổ chức Mục tiêu chiến lược Gia tăng số lượng sản phẩm dịch vụ Phát triển về quy mô sản xuất Tạo ra những ý tưởng mới Bảng 2.2 So sánh những đặc trưng cơ bản của 3 trường phái quản trị
  • 40. 2.3.5.3 Tiếp cận theo yếu tố”7S” Cách tiếp cận này cho rằng trong quản trị cần phải phối hợp hài hòa 7 yếu tố quản trị có ảnh hưởng lẫn nhau; một yếu tố này thay đổi cũng làm các yếu tố khác thay đổi ( Có thể coi là sự phát triển tiếp tục của Trường phái quản trị sáng tạo). 7 yếu tố đó là: 1.Chiến lược : Là phân phối tài nguyên của tổ chức và ấn định đường lối hoạt động của tổ chức đó 2.Cơ cấu:Phân cấp trong tổ chức và xác định quyền hành 3.Hệ thống: Các quy trình tổ chức, thủ tục báo cáo và làm các công việc hàng ngày
  • 41.
  • 42. 4.Nhân viên (nguồn nhân lực): Là những người hoạt động trong tổ chức, gắn bó và hướng tới mục tiêu 5.Phong cách: Cách thức quản trị để đạt được mục tiêu của tổ chức 6.Kỹ năng , trình độ chuyên môn của các nhân viên 7. Giá trị chung: Là hệ thống giá trị mà mọi người chia sẻ Lý thuyết “7S” hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị các công ty có quy mô lớn, mang tính cạnh tranh toàn cầu. Lý thuyết này thịnh hành cho đến những năm đầu thế kỷ 21, nó mở đường cho trào lưu xây dựng những “ Công ty tuyệt hảo” rất thịnh hành ở Mỹ và các nước châu Âu
  • 43. Nói tóm lại : Các lý thuyết (hay các trường phái ) quản trị ra đời gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, các lý thuyết sau ra đời mang tính kế thừa của các lý thuyết trước, đồng thời có bổ sung. Tất cả đã tạo thành một bức tranh khoa học quản trị ngày càng sinh động và nhiều màu sắc CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao các nhà quản trị phải nghiên cứu các lý thuyết quản trị đã có? 2. Trường phái quản trị nào khiến bạn quan tâm nhiều nhất, vì sao? 3. Xác định vai trò của trường phái quản trị cổ điển 4.Mối liên hệ giữa trường phái quản trị cổ điển với trường phái quản trị tác phong
  • 44. 5.Tại sao có trường phái quản trị tích hợp? Nó có đặc điểm gì? 6. Lý thuyết Z là gì? Bạn có nghĩ rằng lý thuyết Z sẽ thay thế tư tưởng quá trình quản trị không? 7. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết quản trị khoa học của Taylor với Lý thuyết quản trị hành chính của Fayol 8. Những nguyên tắc nào trong 14 nguyên tắc quản trị của Fayol khó áp dụng trong thực tiễn quản trị hiện nay 9.Mary P.Follet đã khuyên các nhà quản trị thời đó những nội dung gì? Ngày nay nó còn hữu ích không?
  • 45. 10.Tại sao lý thuyết quản trị định lượng không có tính phổ biến cao? 11.Lý thuyết phân tích hệ thống nhằm giải quyết những vấn đề gì? 12.Phân tích ưu điểm và nhược điểm của các tổ chức kiểu A và các tổ chức kiểu Z. Theo bạn các tổ chức Việt Nam nên theo kiểu nào? 13. Tại sao các nhà nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện nghiên cứu Nomura cho rằng:” Quản trị sáng tạo” là phong cách quản trị của thế kỷ 21?Bạn có đồng ý không ? Tại sao?
  • 46. 14.Phương pháp quản trị nào theo bạn là hiệu quả hiện nay? 15.Vì sao cần có các phương pháp quản trị bên cạnh các nguyên tắc quản trị luật kinh doanh… như hiện nay TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ Tình huống 1: Thay đổi cách quản trị ở Công ty TD Công ty TD được thành lập giữa những năm 1970 chuyên về máy tính. Vốn là quản trị viên IBM nên giám đốc Jim rất có kinh nghiệm trong ngành kinh doanh máy tính. Sản phẩm chính của công ty là hệ thống máy tính song song có độ tin cậy cao. Sản phẩm rất được các khách hàng là các ngân hàng ưa chuộng. Ông Jim duy trì quy trình sản xuất với năng suất cao, tự do trong hành động và có tình thân hữu cao.
  • 47. Nhưng sau vài năm phát triển hiệu quả,, công ty có hiện tượng xấu, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận giảm. Các chuyên gia nhận thấy tinh thần tự do- là một động lực phát triển mạnh trong thời gian đầu- không còn thích hợp trong điều kiện phát triển mới, chính nó là nguyên nhân gây cản trở hiện nay . Ông Jim liền tăng cường quản lý, xiết chặt kiểm tra và hạn chế tính tự do vốn là truyền thống của công ty . Ông còn thay đổi cách quản trị, hàng tuần họp giao ban và trực tiếp ông ra lệnh cho các cấp.
  • 48. Kết quả gây ấn tượng mạnh, doanh thu lên đến 1 tỷ USD/năm, thời gian giao hàng rút xuống còn 1 tuần thay vì 5 tuần như trước. Khách hàng đánh giá cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty và công ty đã trở thành một đối thủ đáng kể trong ngành máy tính của Mỹ 1. Phân tích tính logic của quá trình phát triển của TD 2. Bạn thử nhận xét cách quản trị của công ty nghiêng theo tư tưởng nào? 3. Việc thay đổi cách quản trị có đánh mất tính sáng tạo của các nhân viên trong công ty không?
  • 49. Tình huống 2: Tổ chức lao động ở Toyota Bến Thành Toyota Bến thành là một trong những trung tâm dịch vụ bảo trì hàng đầu của Toyota tại Việt Nam.. Trước đây, thời gian bảo trì định kỳ một chiếc xe Toyota đã chạy được 40.000km tại trung tâm này mất tới 240 phút. Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng do Công ty Toyota Việt Nam tiến hành cho thấy, gần 90% chủ xe muốn chờ ngay tại trạm để nhận lại xe ngay sau khi bảo trì xong, và có đến 67% nói rằng họ chỉ muốn ngồi chờ khoảng 60 phút! Từ kết quả thăm dò trên, Toyota quyết định sẽ rút ngắn thời gian bảo trì để làm hài lòng khách hàng. Nhưng vấn đề là làm thế nào để rút ngắn thời gian này từ 240 phút còn 60 phút
  • 50. Ông Đặng Quốc Uy, Trưởng nhóm cải tiến và vận hành trạm dịch vụ của Toyota Việt Nam cho biết, để thực hiện chương trình cải tiến nhằm rút ngắn thời gian bảo trì, công ty cho quay phim lại toàn bộ quy trình bảo trì một chiếc xe, kể từ lúc tiếp nhận cho đến khi bàn giao xe cho khách. Ông nói :” Qua phân tích băng hình, chúng tôi phát hiện trong 240 phút đó có đến 70 phút là thời gian chết do những ách tắc giữa các công đoạn của quy trình mà chủ yếu là chờ đợi để giao và nhận phụ tùng. Thời gian bảo trì thực sự chỉ có 150 phút và phần còn lại là thời gian cho công tác liên quan như chuẩn bị phụ tùng trước khi bảo trì, kiểm tra lại sau khi hoàn tất công việc, thủ tục bàn giao xe cho khách…”Như vậy, chỉ cần loại bỏ thời gian chết, trung tâm đã có thể rút ngắn thời gian bảo trì một chiếc xe xuống 170 phút
  • 51. Phân tích tiếp thời gian 150 phút thực hiện công tác bảo trì của công nhân, nhóm cải tiến tiếp tục phát hiện những bất hợp lý trong cách thức làm việc, như việc sắp xếp dụng cụ và lựa chọn dụng cụ không phù hợp, chỗ đứng của công nhân chưa tối ưu nên mất nhiều thời gian di chuyển. Chỉ riêng sự di chuyển thiếu hợp lý này đã chiếm hơn một phần ba thời gian của hoạt động bảo trì Tuy nhiên, sau khi cố gắng loại bỏ những bất hợp lý như vừa kể, thời gian bảo trì một chiếc xe vẫn phải cần 120 phút, nghĩa là vẫn còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu của khách hàng.
  • 52. Đến lúc này, công ty buộc phải nghiên cứu một quy trình bảo trì mới mà theo đó công nhân có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình làm việc để rút ngắn thời gian. Bên cạnh đó, công ty còn trang bị cho Toyota Bến Thành một số thiết bị chuyên dùng và huấn luyện công nhân cho thuần thục với quy trình mới. Việc huấn luyện đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Sau khi được huấn luyện, công nhân của Toyota Bến Thành chỉ mất 45-50 phút là bảo trì xong một chiếc xe, trong khi trước đây là 75 phút
  • 53. Năng suất lao động lâu nay vẫn là điểm yếu của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và nó chính là nguyên nhân quan trọng làm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam kém hơn các nước trong khu vực. Điều đáng nói là nhiều nhà doanh nghiệp vẫn cho rằng đổi mới thiết bị, công nghệ mới là giải pháp để nâng cao năng suất lao động, mà ít ai nghĩ việc tổ chức quy trình sản xuất chưa hợp lý mới là nguyên nhân quan trọng làm cho năng suất thấp
  • 54. Đối với một cơ sở sản xuất công nghiệp vấn đề quy hoạch mặt bằng trong nhà xưởng có ý nghĩa quan trọng. Nếu quy hoạch, bô trí các máy móc thiết bị phù hợp sẽ giúp tăng hiệu suất công việc của công nhân, rút ngắn thời gian ở khâu vận chuyển nguyên liệu từ khâu vận chuyển nguyên liệu từ kho vào dây chuyền sản xuất và đưa thành phẩm từ xưởng sản xuất vào kho Kinh nghiệm của Toyota Bến Thành cho thấy, những trang thiết bị mới chỉ đóng góp phần nhỏ trong việc rút ngắn thời gian bảo trì ô tô từ 240 phút xuống còn 60 phút. Phần quan trọng nhất chính là ở quy trình làm việc chưa hợp lý nên công nhân phải mất nhiều thì giờ di chuyển, chờ đợi và hiệu suất công việc không cao.
  • 55. Trong chương trình cải tiến để rút ngắn thời gian bảo trì ô tô, Toyota Bến Thành chỉ phải đầu tư thêm 10.000 đola để mua một số thiết bị chuyên dụng, như xe chứa dụng cụ, xe chứa dầu thải, bộ dụng cụ cung cấp nước làm mát, các dụng cụ bảo trì còn lại chẳng khác gì so với các trung tâm bảo trì ô tô khác Việc cải tiến không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn mang lại lợi ích to lớn cho Toyota Bến Thành. Trước đây, bình quân trong một ngày, mỗi điểm bảo trì của Toyota Bến Thành chỉ bảo trì được 6,4 xe, nhưng nay có thể lên tới 16 xe! 1. Những lý thuyết quản trị nào được Toyota Bến Thành vận dụng để rút ngắn thời gian bảo trì xe hơi cho khách hàng 2. Năng suất lao động có ý nghĩa như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam? Thực tế hiện nay vấn đề nào là đáng quan tâm nhất để nâng cao năng suất lao động qua thực tế của Toyota? Click to add text
  • 56. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Điểm quan tâm chung trong các trường phái quản trị là: a) Năng suất lao động b) Con người c) Hiệu quả d) Lợi nhuận 2. Điểm quan tâm chung giữa các trường phái quản trị khoa học, Quản trị hành chính, Tâm lý xã hội là: a) Con người b) Năng suất lao động c) Cách thức quản trị d) Lợi nhuận 3. Các lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế là: a) Quan niệm xí nghiệp là một hệ thống khép kín b) Chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người c) cả a và b d) Cách nhìn phiến diện
  • 57. 4. Người đưa ra 14 nguyên tắc “ Quản trị tổng quát”là: a) Federic W Taylor (1856- 1915) b) Henry Fayol (1841- 1925) c) Max Weber (1864 – 1920) d) Douglas Mc Gregor (1900-1964) 5. “Trường phái quản trị quá trình” được Harold Koontz đề ra trên cơ sở tư tưởng của: a) Feredic W.Taylor (1856-1915) b) Henry Fayol (1841- 1925) c) Max Weber (1864 -1920) d) Douglas Mc Gregor (1900- 1964)
  • 58. 6. “Năng suất lao động là chìa khóa để đạt hiệu quả quản trị”là quan điểm của trường phái: a) Tâm lý - Xã hội trong quản trị b) Quản trị khoa học c) cả a và b d) Quản trị định lượng 7.Trường phái”quá trình quản trị” được đề ra bởi a) Harold Koontz b) Henry Fayol c)Winslow Taylor d) Tất cả đều sai 8. Các yếu tố của mô hình 7S là: a) Chiến lược, cơ cấu, hệ thống, tài chính , kỹ năng, nhân viên, mục tiêu phối hợp
  • 59. b) Chiến lược, hệ thống, mục tiêu phối hợp, phong cách, công nghệ, tài chính, nhân viên c)Chiến lược, kỹ năng, phong cách, cơ cấu, hệ thống, nhân viên , và giá trị chung d) Chiến lược, cơ cấu,hệ thống, đào tạo, mục tiêu, kỹ năng, nhân viên 9. Quản trị theo học thuyết Z là: a)Quản trị theo cách của Mỹ b) Quản trị theo cách của Nhật Bản c) Quản trị kết hợp theo cách của Mỹ và của Nhật Bản d) a,b,c đều sai
  • 60. 10. Tác giả của học thuyết Z là a) William Ouchi b) Federisk Hergberg c) Douglas McGregor d) một số người khác 11. Các nghiên cứu về thời gian và động tác đã dẫn đến việc giảm nhanh thời gian điều trị của bệnh nhân được đi tiên phong bởi…… a) Henry Gantt b) Max Weber c)Mary Parker Follett d)Frank Gilbreth 12……được coi là ‘cha đẻ của quản trị khoa học”
  • 61. a)Frank .B. Gilbreth b)Elton Mayo c) Henry Gantt d) Frederich W . Taylor 13. Sự đóng góp của Frederich Taylor trong lĩnh vực: a)Quản trị khoa học b) Quản trị nguồn nhân lực c) Quản trị định lượng d) Quản trị chất lượng toàn diện 14. Tiêu chuẩn hóa công việc và động viên bằng tiền lương là đặc điểm của a) Các tổ chức quan liêu b) Quản trị khoa học c) Quản trị định lượng d) quản trị hành chính
  • 62. 15.Điều nào sau đây là những lời phê bình chính về quản trị khoa học a) Nó bỏ qua bối cảnh xã hội trong công việc b) Nó nhấn mạnh đến sự khác biệt cá nhân c) Nó nhấn mạnh nhiều vào trí thông minh của người lao động d) Nó nhấn mạnh bối cảnh xã hội của công việc 16. Matrix Dress Designs sử dụng trao quyền, nơi đó nhân viên hành động độc lập và với sự hỗ trợ của quản lý thay vì kiểm soát người lao động. Những phẩm chất này thể hiện phương pháp quản trị nào?
  • 63. a) Cách tiếp cận nguyên tắc hành chính b) Cách tiếp cận quan liêu c) Cách tiếp cận quản trị khoa học d) Cách tiếp cận về con người 17. Mary Parker Follett đã đóng góp cho lĩnh vực nào? a) Cách tiếp cận con người b) Cách tiếp cận quản lý khoa học c) Cách tiếp cận quản lý tổng thể chất lượng d) Phương pháp định lượng để quản lý