SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 36
Giáo dục thông qua thực hành, quan sát, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, trải nghiệm và thực hành nhằm khuyến khích trẻ tích cực
học tập
Biên soạn và tổng hợp: Tô Kim Liên
Những kinh nghiệm có từ thực tế cuộc sống sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng
cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục cần phải gắn với thực tế cuộc sống và nhằm mục
đích phục vụ cuộc sống. Chúng ta cần dạy cho học sinh cách áp dụng những kiến thức chuyên
sâu về một lĩnh vực nào đó vào những việc đơn giản hàng ngày. Giáo viên hoàn toàn có thể dậy
học sinh tiểu học các kiến thức từ thực tế và môi trường xung quanh. Việc dậy và học qua thực tế
và dựa vào thực tế sẽ làm cho việc dậy và việc học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng. Ở các cấp học
cao hơn, có thể bổ sung việc thực tập, khảo sát thực tế và thời gian thực hành trong phòng thí
nghiệm hay tại các cơ quan nghiên cứu …vào các chương trình học.
Phụ huynh và giáo viên có thể sử dụng những phương pháp quan sát, thực tiễn từ cuộc sống hàng
ngày, thí nghiệm đơn giản và giúp trẻ tham gia các công việc trong gia đình hay trong nhà trường
để cung cấp cho các em những phương pháp và kỹ năng cần thiết cho việc học, giúp các em tự
tin và thành công hơn trong cuộc sống của mình.
Tài liệu này đưa ra một số hướng dẫn để xây dựng chương trình giáo dục thông qua thực hành,
quan sát, trải nghiệm với những môn liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường cho cấp
tiểu học. Giáo viên, phụ huynh, và cán bộ giáo dục (làm ở các tổ chức giáo dục phi chính thức
như bảo tàng, công viên, vườn quốc gia…) có thể tham khảo và thiết kế chương trình học chính
khóa hay tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia gắn với chương trình học chính khóa cho các
hầu hết các môn học ở bậc tiểu học.
1. Giới thiệu và hướng dẫn chung:
Giáo dục môi trường cho học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Giáo dục
môi trường không đơn thuần là chỉ cung cấp cho các em kiến thức và thông tin về môi trường
xung quanh, mà còn cần phải giúp các em có phải giúp các em có được:
 Nhận thức và cảm xúc đối với môi trường và các vấn đề môi trường
 Kiến thức và hiểu biết về các vấn đề môi trường và hành động của mỗi cá nhân có ảnh
hưởng thế nào đối với môi trường
 Thái độ và quan tâm đối với môi trường và động lực để cải thiện và duy trì chất lượng
môi trường
 Kỹ năng nhận biết và giải quyết các vấn đề về môi trường
 Tham gia và các hoạt động để giải quyết vấn đề về môi trường
1
Muốn vậy, giáo dục môi trường không những cần phải cung cấp kiến thức, thông tin về môi
trường, mà còn phải giúp các em có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định và hành
động đúng và thân thiện đối với môi trường. Để làm được điều này thay đổi phương pháp giáo
dục thông qua quan sát, thực hành, và trải nghiệm là một cách hiệu quả nhất để giáo dục môi
trường. Ở cấp học tiểu học, chúng ta nên tập trung vào giáo dục để xây dựng và bồi đắp tình yêu
thiên nhiên cho các em. Khi tình yêu thiên nhiên và môi trường của các em lớn dần lên ta có thể
bắt đầu đề cập đến những vấn đề về môi trường, vì vậy các vấn đề về môi trường nên đưa vào
chương trình của các lớp lớn hơn (trung học cơ sở và trung học phổ thông).
Để có thể giáo dục môi trường thực sự có hiệu quả, giúp các em có tình yêu với thiên nhiên và ý
thức bảo vệ môi trường và hành động thân thiện với môi trường, ngoài việc cung cấp kiến thức
cho các em, tất cả các hoạt động trong nhà trường cũng cần có mục tiêu bảo vệ môi trường để
các em hàng ngày dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ, nhà trường cần nêu gương
tiết kiệm điện và nước, tiết kiệm giấy, phân loại rác … (có hướng dẫn cụ thể tại các điểm trong
trường cho học sinh như: nhà vệ sinh, phòng ăn, nơi uống nước, rửa tay, thùng rác…). Khi tổ
chức các hoạt động trong nhà trường, người tổ chức nên đưa mục tiêu bảo vệ và gìn giữ vệ sinh
môi trường vào một trong những mục tiêu quan trọng. Ví dụ: trong các ngày khai giảng, lễ hội
mà nhà trường tổ chức, cần tận dụng cơ hội để giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi
trường (có thùng rác công cộng để ở nơi thuận tiện, hướng dẫn phân loại rác: rác có thể tái chế
và rác tự phân hủy được…)
2. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình hay giáo án cho bài giảng kết hợp
kiến thức của chương trình học chính khóa và kiến thức kỹ năng bảo vệ môi trường
Khi đưa học sinh đi học ngoài thực địa, giáo viên hay người giảng cần chú trọng phương pháp áp
dụng trong việc dậy học, chuẩn bị giáo án cụ thể để đảm bảo chương trình dạy của mình:
Cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm: Giáo viên sẽ xem xét trình độ phát triển, trình độ học,
kiến thức và hiểu biết của học sinh để đưa ra chương trình học phù hợp.
Nội dung: Chương trình học ngoài thực địa đảm bảo cân bằng kĩ năng và nội dung giảng dạy.
Chương trình sẽ tập trung vào 3 chủ đề chính: ý nghĩa của địa điểm, quan hệ kết nối (giữa con
người, tự nhiên, và xã hội) và khả năng bảo tồn.
Phương pháp giảng dạy: Các giáo viên kết hợp rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau bao
gồm học tập dựa trên hướng dẫn, các giả định, cách dạy dựa theo chủ đề, và đặc biệt chú trọng
đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh.
Kết quả: Trong mỗi chương trình học, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh thu được kết quả cụ thể
về 4 mặt: phát triển cá nhân, phát triển nhóm, ứng xử có trách nhiệm với môi trường, và ảnh
hưởng của giáo dục.
Các phương pháp áp dụng:
Các giảng viên cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau vào việc dạy học của
mình, bao gồm: học tập dựa trên hướng dẫn, các giả định, cách dạy dựa theo chủ đề, và đặc biệt
chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh.
Học tập dựa trên hướng dẫn
Từ việc phát triển kĩ năng quan sát đến việc khuyến khích học viên tự đặt ra phương pháp, các
giáo viên hãy sử dụng trí tò mò của học sinh để phát triển các kĩ năng của các em. Những kĩ năng
này có thể áp dụng vào các môn học giúp học sinh chủ động và tham gia tích cực trong giờ học.
2
Giáo viên hay người dậy đóng vai trò hướng dẫn và học sinh là người chủ động tìm hiểu và
khám phá.
Cách dạy học theo chủ đề
Cách dạy học có chủ đề xuất phát từ những cuộc điều tra cho rằng chức năng não bộ sẽ phát triển
ở mức cao hơn nếu các hoạt động có sự liên kết và hỗ trợ bổ sung cho nhau. Phương pháp chính
của cách dạy học này là xây dựng bản đồ hoạt động. Trước khi bắt đầu mỗi ngày học hay buổi
học, giáo viên sẽ trình bày một sơ đồ các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày hoặc trong buổi. Phần
trung tâm của bản đồ là chủ đề của ngày. Dưới đây sơ đồ hoạt động của ngày “môi trường”.
Trong sơ đồ, các hoạt động đặt vòng quanh chủ đề chính. Các hoạt động trong ngày được thiết
kế để giới thiệu và và liên hệ với chủ đề chính. Các sáng kiến hay những lúc có thể giảng dạy
được đều được kết hợp với chủ đề. Giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức một buổi dạy học ngoài
thực địa kết hợp với nhiều môn học liên quan (tiếng việt, nhạc họa, tự nhiên xã hội, kỹ thuật….)
với chủ đề chính liên quan đến môi trường.
Phát triển khả năng tư duy
Việc dậy và học cần phải giúp học sinh phát triển kĩ năng để trở thành những người suy nghĩ độc
lập và người tham gia tích cực, có trách nhiệm trong xã hội. Các giáo viên cần cho học sinh tham
gia vào bài học bằng cách đặt ra những vấn đề cho học sinh tranh luận, các bài kiểm tra về niềm
tin và giá trị cá nhân (bài tập môn giáo dục công dân), các vai diễn hoán đổi giúp nhận biết quan
điểm khác nhau của mỗi người và các bài đánh giá về suy nghĩ và hành động của các em.
Ví dụ: Hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn phổ biến ở nhiều trường. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để
trường của em không còn rác? Học sinh sẽ cần đi tìm hiểu và quan sát, kết luận đưa ra nguyên
3
nhân và đề xuất các giải pháp thực hiện. Học sinh cần có cơ hội được thực hiện các đề xuất mà
các em đưa ra và điều chỉnh nếu cần. Mục tiêu cuối cùng là trường không còn rác.
Kết quả
Sau mỗi buổi học ngoài thực địa (nhất là những buổi đi xa), các giáo viên cần đánh giá kết quả
học sinh tiến bộ về các mặt sau: phát triển cá nhân, phát triển nhóm, ứng xử có trách
nhiệm với môi trường và tác động của giáo dục.
Phát triển cá nhân
Bằng việc kết hợp giữa quan điểm phát triển cá nhân và học tập dựa vào các hướng dẫn, các giáo
viên tạo cơ hội cho học sinh:
• Phát triển lòng tự trọng và sự tự tin
• Biết được sự khác biệt mà các em có thể tạo ra đối với bản thân và môi trường
• Suy nghĩ về thái độ và giá trị đối với môi trường, khoa học, và việc học tập
Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Giáo viên cần tổ chức các hoạt động tạo để học sinh phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và
giúp các em xây dựng tinh thần đồng đội. Giáo viên cần quan tâm đến tâm lý chung của
các nhóm và tổ chức các hoạt động hoặc giao nhiệm vụ giúp học sinh có cơ hội:
• Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch hiệu quả theo nhóm
• Sử dụng các kĩ năng giao tiếp một cách hiệu quả trong nhóm và giữa các nhóm
• Tham gia vào quá trình học một cách tích cực
Ứng xử có trách nhiệm với môi trường
Việc đưa học sinh đi học thực địa là một cách hiệu quả nhất để lồng ghép giáo dục môi trường và
chương trình học. Giáo viên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của cách ứng xử của từng cá nhân
với môi trường. Muốn vậy, học sinh cần được:
• Học về liên quan, mối liên kết của môi trường đối với tự nhiên và văn hóa
• Tham gia vào các hoạt động bảo tồn
• Hiểu được giá trị của Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn, và các không gian mở đối với cộng
đồng
• Học cách dùng các sản phẩm thân thiện môi trường cũng như và các hành vi cá nhân giúp
giảm thiểu tác hại đến môi trường
Để xây dựng được những chương trình học như vậy, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội,
tổ chức về môi trường, các tổ chức cộng cộng (ví dụ: thư viện, vườn quốc gia).
Phương pháp giáo dục qua thực hành và trải nghiệm thực tế:
Quan sát. Bao gồm các cuộc khảo sát thực tế, phỏng vấn, tham gia các sự kiện văn hóa và tìm
hiểu cách người lớn làm việc và hòa nhập vào xã hôi. Các hướng dẫn viên ở bảo tàng và vườn
thú sẽ là những người trả lời những câu hỏi và cung cấp các thông tin bổ sung, họ còn có thể nói
4
về những điều rất đặc biệt để quan sát và hướng bọn trẻ tập trung vào câu chuyện/chủ đề đang
được nói đến.
Ví dụ khi cho học sinh lớp 4 học các môn khoa học (bài 63: động vật ăn gì để sống) ta có thể đưa
các em đến vườn thú để học thay vì ngồi trong lớp. Rõ ràng việc đứng quan sát các con thú ở
vường bách thú sẽ thú vị và hấp dẫn hơn nhiều so với việc nhìn vào hình vẽ trong sách rồi tưởng
tượng ra các con vật đấy sống như thế nào.
Có thể đưa các em đến học ở vườn quốc gia và các cán bộ kiểm lâm sẽ giới thiệu cho các em
kiến thức liên quan đến môn học, công việc của người kiểm lâm. Cũng có thể đưa các em đến
học ở các trang trại hay những nơi có nuôi những vật nuôi liên quan và trẻ được tiếp xúc trục tiếp
với những người làm các công việc của họ.
Tùy vào điều kiện và địa điểm của từng trường, hoàn toàn có thể chọn được những nơi có thể
đưa các em đến học. Khi trẻ được nghe người lớn giải thích về công việc của họ và cách thức
làm việc sẽ làm cho việc học của chúng trở nên thực tế hơn và các kiến thức các em thu nhận
được sẽ gắn với cuộc sống của các em.
Bất cứ giáo viên nào, hay phụ huynh nào cũng có thể giáo dục con em mình hay học sinh của
mình thông qua quan sát. Chúng ta nên vận dụng chính những điều đơn giản từ cuộc sống hàng
ngày để rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh.
Kinh nghiệm thực tế là kinh nghiệm đến từ thực hành. Việc quản lý tiền, nấu ăn, phân loại
quần áo, phân loại rác thải, trồng cây, học nhạc, học tiếng Việt, học vẽ sẽ làm các em hứng thú
và ham thích học hơn nếu các em được trải nghiệm trên thực tế. Việc trồng cây trong vườn, hay
tham gia trực tiếp vào hoạt động trồng rau giúp các em học sinh hiểu thức ăn xuất phát từ đâu và
phân biệt được các loại trái cây và rau củ, hiểu về kỹ thuật trồng cây và trồng rau. Thay dầu máy
hay kiểm tra lốp xe giúp học sinh kĩ năng và ý thức bảo dưỡng máy móc. Việc dạy các em kiến
thức thông qua trực tiếp làm các việc đơn giản như vậy sẽ làm cho trẻ thích thú, đồng thời cũng
dạy cho trẻ thêm nhiều kĩ năng mới và hiểu biết thêm về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra, phụ
huynh, bạn bè hay họ hàng có thể chia sẻ thông tin về công việc, sở thích hoặc đưa trẻ cùng đến
chỗ làm. Hãy tận dụng tất cả những cơ hội để dạy trẻ những kiến thức liên quan đến cuộc sống
và học tập – điều này sẽ giúp trẻ sẽ dể dàng tiếp thu các kiến thức ở trường và có những kỹ năng
thiết thực trong cuộc sống.
Thí nghiệm dựa trên phương pháp khoa học. Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm để kiểm
chứng hoặc bác bỏ một giả thuyết hay một dự đoán. Đối với quan niệm của khoa học, các thí
nghiệm có nghĩa rất rộng, bao gồm cả những việc như nấu ăn, làm toán, lau chùi, tiền bạc, làm
vườn. Nói chung là bất cứ thứ gì có thể giúp con người học thêm điều mới đều có thể được coi là
thí nghiệm. Trẻ em cũng vậy, chúng có năng khiếu tự nhiên khám phá ra những giả thuyết dựa
trên những gì chúng biết hay khi tiến hành nghiên cứu lấy thông tin. Chúng ta có thể cho trẻ bắt
đầu những thí nghiệm ở độ tuổi rất nhỏ như việc nhận biết chanh thì chua và đường thì ngọt bằng
cách nếm chúng. Trẻ sẽ biết rằng tay chúng có thể bị bỏng nếu chúng chạm tay vào máy uốn tóc
đang nóng, thử những phương pháp để chạy nhanh hơn, ném bóng được xa hơn và cách nín thở
lâu hơn …
Những thí nghiệm đơn giản trên giúp trẻ tự thử nghiệm những ý tưởng trong một môi trường có
giám sát. Chính những điều này dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc tuân theo những nguyên tắc
và những chỉ dẫn. Khi trẻ học cách sử dụng an toàn rồi nói về những kết quả mong muốn và xem
chúng có xảy ra trên thực tế không. Sau đó sẽ bàn luận tại sao những cuộc thí nghiệm thành công
5
và thất bại. Học theo cách như vậy, các em sẽ có niềm vui với việc khám phá và như vậy việc
học sẽ trở nên dễ dàng hơn và cũng giúp cho các em có những kỹ năng khác cần thiết cho cuộc
sống sau này (kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tạo).
Tình nguyện và làm việc. Đây là một trải nghiệm rất tốt cho những trẻ lớn tuổi hơn. Tuy nhiên
cũng có thể bắt đầu cho trẻ lớp 4 và lớp 5 tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Bằng cách
này học sinh có thể thử xem mình đã hiểu biết gì về môi trường và qua đó tự phát triển kiến thức
của mình. Ví dụ học sinh có thể tham gia tình nguyện bảo vệ một số cây quanh trường, hoặc
vườn trường. Qua các hoạt động này, học sinh không chỉ học cách chăm sóc cây mà còn học
cách thực hiện một hoạt động cụ thể, cách thuyết phục người khác tham gia…. Cần có sự hướng
dẫn của thầy cô và các anh chị phụ trách để hướng dẫn, giao nhiệm vụ qua đó học sinh cũng sẽ
học được giá trị của việc đến đúng giờ và hoàn thành công việc được giao đúng hẹn… Học sinh
nhỏ tuổi hơn cũng có thể tham gia vào những công việc này với sự giám sát của các anh chị phụ
trách hoặc học sinh lớn hơn (ví dụ: qua hoạt động trong các buổi sinh hoạt sao).
Các hoạt động này đều có thể gắn với các môn học của học sinh lớp 4 lớp 5 và cần có các bài tập
có tính chất bắt buộc để kiểm tra kiến thức. Việc học qua những hoạt động cụ thể giúp trẻ hình
thành tính trách nhiệm và kĩ năng giải quyết các vấn đề cụ thể để từ đó ứng dụng vào cuộc sống
thường ngày.
Nhà trường cũng có thể tổ chức các hoạt động cụ thể như (trồng cây, dọn vệ sinh các nơi công
cộng, chăm sóc cây ở công viên …). Nhà trường nên tổ chức các hoạt động tình nguyện có sự
tham gia của gia đình và các tổ chức tình nguyện, các tổ chức xã hội, hay các tổ chức cộng đồng
có mạng lưới và hệ thống toàn quốc.
Tìm những nguồn thông tin ở đâu: Cần thu thập các thông tin về bảo tàng, vườn thú, phòng
triển lãm, thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng…. để có thêm thông tin và liên kết
khi cần. Thư viện cũng là những nơi lí tưởng để tìm kiếm thông tin, có rất nhiều thư viện còn cho
phép sử dụng máy tính, truy cập Internet hay hỗ trợ các nhóm bạn đọc tổ chức các sự kiện đặc
biệt. Internet là một nguồn thông tin khổng lồ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về các hoạt
động, thông tin liên quan giúp giáo viên, tổng phụ trách, hay nhóm tình nguyện xây dựng các
chương trình phù hợp.
3. Những khó khăn trong việc đưa học sinh đi học ngoài thực địa:
Lợi ích của phương pháp giáo dục như trên rõ ràng ai cũng nhận thấy, giáo viên, học sinh đều rất
hứng thú và ủng hộ phương pháp này. Tuy nhiên, có một số khó khăn và cản trở mà giáo viên
cần vượt qua với sự hỗ trợ của các tổ chức, nhà trường, phụ huynh học sinh. Một số khó khăn có
thể nêu ra là:
- Sẽ có một số phụ huynh trong lớp không ủng hộ đưa học sinh đi xa (liên quan đến chi
phí)
- Thiếu sự ủng hộ của ban giám hiệu
- Nếp tư duy cũ trong dạy học
- Vận động kinh phí đi học thực địa khó khăn (kinh phí đi lại, ăn ở…)
- Quản lý học sinh khó khăn
- Hiện nay có ít địa điểm phù hợp (vì để đưa học sinh đi học xa cần có sự hỗ trợ của các tổ
chức khác để hỗ trợ giáo dục về môi trường cũng như quản lý học sinh)
6
Tuy nhiên, tùy điều kiện hoàn cảnh của từng trường và từng lớp, giáo viên hoàn toàn có thể
dậy học ngoài thực địa tận dụng tất cả những điều kiện hiện có trong trường hay bên cạnh
trường (vườn trường, công viên gần trường, vườn cây, trang trại, rừng….). Mỗi trường nên
chọn một số địa điểm nhất định để đưa học sinh đến học ngoài thực địa và nhà trường nên
liên hệ với các cơ quan, tổ chức quản lý địa điểm đó để có thể thường xuyên đưa học sinh
đến. Nếu có điều kiện nên phối hợp với các tổ chức đó tổ chức hoạt động giáo dục môi
trường theo lứa tuổi và chương trình học cho học sinh.
Giáo viên có thể dạy ngoài thực địa 1-2 tiết 1 tuần nếu trường gần các địa điểm có thể đưa
học sinh đi học ngoài thực địa. Giáo viên cũng có thể dồn 4 tiết sinh hoạt vào một buổi và
đưa học sinh đi xa hơn (1 buổi sáng hay 1 buổi chiều). Nếu trường rộng, có sân, có cây, hay
có vườn trường, hoặc gần công viên, các nơi công cộng có cây xanh có không gian thì giáo
viên hoàn toàn có thể đưa các em ra học bên ngoài trong giờ chính khóa (tiếng Việt, Tự nhiên
xã hội, Vẽ, …).
Thăm quan, dã ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp là những cơ hội tuyệt vời để giáo dục các
em học sinh về thiên nhiên cũng như tổ chức hoạt động bổ sung kiến thức và kỹ năng cho các
em. Tuy nhiên, để tổ chức những hoạt đông này hiệu quả và thực sự có ý nghĩa về giáo dục
cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức có liên quan, hỗ trợ từ cha mẹ học sinh về kinh phí và thực
hiện hoat động.
4. Một số bài giảng mẫu cho học sinh tiểu học – dành cho giáo viên tham khảo
Dựa vào những hướng dẫn chung về phương pháp và một số đề cương mẫu dưới đây, giáo viên
có thể điều chỉnh và bổ sung để xây dựng được các giáo án chi tiết cho các tiết học ngoài thực
địa cho học sinh của mình.
4.1. Các bài giảng mẫu dưới đây có thể thực hiện trong sân trường, công viên, nơi
công cộng gần trường đáp ứng yêu cầu về địa điểm, bãi rác chôn lấp hay nhà máy xử lý
rác … Bất cứ một trường nào cũng có thể áp dụng dạy học qua thực hành và trên thực
địa. Những bài giảng dưới đây là những gợi ý về nội dung môi trường, giáo viên có thể
tham khảo và xây dựng giáo án và bài giảng của riêng mình.
7
Mục đích:
Học sinh sẽ xác định chất thải (mà bình thường
chúng ta vẫn gọi là rác) và qua đó sẽ nhận thức
được những gì sẽ diễn ra sau khi chúng ta vứt
rác vào sọt rác.
Môn học tại trường:
Nghệ thuật (vẽ), Khoa học và Tiếng Việt
Lớp: 1-2
Thời lượng: 1 tiết (sân trường)
Mẫu 1: Làm thám tử rác
Các bước tiến hành
1. Đề nghị mỗi học sinh vẽ hai bức tranh.
Một bức tranh là nhà của học sinh. Bức
tranh kia là “nhà” của gấu, của hươu hay
của rắn. Yêu cầu học sinh nhìn vào các
bức tranh của mình và nghĩ về rác. Rác là
gì? Các con vật có liên hệ gì hay có những
vấn đề về rác không? Con người tạo nên
những loại rác nào? Tại sao con người có
nhiều rác hơn các loài vật? Tại sao con
người lại phải tống rác ra khỏi nhà? Rác
sẽ đi đâu? Điều gì sẽ xảy ra với rác sau
khí nó đến bãi chôn lấp?
2. Cả lớp cùng làm việc với giáo viên để viết
câu truyện mô tả lại những bức tranh mà
các em đã vẽ bằng cách tra từ điển và viết
lên bảng.
3. Để các em xem trong tạp chí và tìm những bức tranh về những thứ mà người ta thường vứt đi sau
khi sử dụng một lần. Để các em cùng làm một tờ bích báo trên đó có dán các bức vẽ của các em
đã làm.
Hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể tránh được việc vứt quá nhiều những thứ này đi?
4. Treo các bức vẽ, câu truyện mà cả lớp cùng viết và tờ bích báo lên tường.
8
Mục đích:
Học sinh sẽ học về thuật ngữ ‘chất thải nguy hại’
có nghĩa là gì và sẽ học về một số loại chất thải
nguy hại được hình thành trong quá trình sản xuất
xe đạp.
Môn học tại trường:
Khoa học và xã hội, địa lý, kỹ thuật
Lớp: 4-6
Thời lượng: 1-2 tiết
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Một chiếc xe đạp
• Bản sao danh mục vật liệu để sản xuất xe đạp
Mẫu 2: Xe đạp và sản phẩm phụ
Giới thiệu chung
Nguy hại có nghĩa là nguy hiểm. Chất thải nguy
hại có nguy cơ gây gại cho môi trường hoặc cho
con người do chúng là những chất độc hại (có khả
năng gây ngộ độc), dễ cháy (dễ bắt lửa, dễ bốc
cháy), dễ phản ứng (dễ nổ), hoặc ăn mòn (các chất
có khả năng nhanh chóng ăn mòn hay hòa tan
những thứ mà chúng tiếp xúc với).
Các bước tiến hành
1. Hỏi cả lớp: Bao nhiêu em trong lớp mình
có xe đạp? Xe đạp được làm từ gì? Cái
phanh xe? Kim loại, cao su và nhựa để
làm xe đạp ở đâu ra? (Ở nhà máy và
xưởng cưa là những nơi đã chuyển
nguyên liệu thô như dầu lửa, quặng bô-xít
nhôm và quặng sắt thành các cấu phần
khác nhau của xe đạp). Những nơi nào ở
nước ta có dầu, quặng, bô-xít.
Hỏi: Cái gì làm cho xe đạp của em trở
nên đặc biệt – khác với những cái khác?
Có bao nhiêu mầu trên cái xe đạp của em?
Xe đạp của ai trông sáng bóng? Kim loại có màu sáng bóng trên xe đạp của em gọi là gì?
Hỏi: Những nguồn tài nguyên thiên nhiên nào được sử dụng để sản xuất ra những chiếc xe đạp?
(dầu lửa để sản xuất nhựa, sợi và cao su tổng hợp, các chất chiết xuất từ dầu lửa để làm sơn và
dung môi, quặng bô-xít để lấy nhôm, crôm, than để luyện thành cốc dùng cho việc nung chảy
quặng sắt thành thép và nhiều thứ khác nữa.
Hỏi: Cái gì đã xảy ra với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trước khi chúng được khai thác và sử
dụng để làm cái xe đạp của em? (Chúng được chế biến trong các nhà máy). Mục đích chính của
các thảo luận này chính là làm cho học sinh nhận thức được rằng khi nguyên liệu thô có trong tự
nhiên qua sản xuất và chế biến thì sẽ tạo nên nhiều sản phẩm phụ và chất thải. Một số trong
những sản phẩm phụ phẩm hay chất thải được tạo ra này có thể độc hại.
Hỏi: Sản phẩm phụ là gì? Ví dụ như những sản phẩm phụ nào được tạo thành khi em đốt gỗ, củi
hay giấy để sưởi ấm ở nhà? Một số những phụ phẩm này có thể độc hai không? Khi sản xuất ra
chiếc xe đạp của em, có thể có những sản phẩm phụ nào được tạo thành?
2. Phát cho học sinh sơ đồ mô tả quy trình sản xuất xe đạp của nhà sản xuất có kèm theo danh mục
các loại nguyên liệu và sản phẩm phụ có liên quan đến quy trình sản xuất xe đạp và đề nghị một
học sinh đem xe đạp của mình đến lớp để cho các bạn xem. Đối với học sinh đi xe đạp đến
trường, có thể đề nghị em này tự diễn tả quy trình sản xuất xe đạp. Hướng dẫn em học sinh này
nhận biết các thành phần nguyên liệu khác nhau (thép, cao su và nhựa tổng hợp, crôm, sợi tổng
hợp, nhôm, sơn, v.v…). Sau đó bằng cách tham khảo sơ đồ mà em học sinh đã làm, hãy chỉ ra
những loại sản phẩm phụ hay chất thải có thể tạo ra trong quá trình sản xuất các bộ phận của xe
đạp.
3. Giải thích: Tất nhiên, chỉ có một số chứ không phải tất cả mọi loại phụ phẩm hay chất thải có
trong quá trình sản xuất xe đạp là nguy hại. Nguy hại có nghĩa là gì?
9
Hỏi: Nó nghĩa là em sẽ bị ốm nếu sử dụng hay là đi xe đạp? Tại sao không? Cái gì sẽ xảy ra với
các phụ phẩm và chất thải tạo thành trong quá trình sản xuất xe đạp? (Lưu ý: một số loại phụ
phẩm hay chất thải đã được thu gom lại và tái chế hay tái sử dụng để phục vụ cho các ngành công
nghiệp khác). Một số chất thải nguy hại đã được thu gom lại để tiêu hủy ở các khu tiêu hủy chất
thải nguy hại. Chỉ một số thoát thải ra môi trường không khí và nước, và một số khác được
chuyển đến bãi chôn lấp hay là bị đổ thải trộm ra bên ngoài).
Hỏi: Nên quản lý các loại chất thải hay phụ phẩm nguy hại như thế nào? Tại sao lại phải đặc biệt
chú ý đến việc tiêu hủy các loại chất thải hay phụ phẩm này?
Hỏi: Có phải vì việc tạo ra các chất thải và phụ phẩm nguy hại trong quá trình sản xuất xe đạp mà
chúng ta nên dừng việc sản xuất xe đạp không? Chúng ta nên làm gì tốt hơn việc cấm sản xuất xe
đạp? Có những đồ dùng gì khác của em mà khi sản xuất ra chúng cũng có thể tạo nên những phụ
phẩm hay chất thải nguy hại?
4. Thảo luận: Tại sao ngày nay lại có rất nhiều tin tức và sự kiện nói về vấn đề chất thải nguy hại?
10
Mục đích:
Học sinh thể hiện tác động cảm xúc của việc phá
hủy môi trường.
Môn học tại trường:
Khoa học và Xã hội, Ngữ văn, Nghệ thuật, Khoa
học
Lớp: 3-6
Thời gian: 45 phút (sân trường, hoặc công viên
gần trường)
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Giấy vẽ và bút sáp
Mẫu 3: Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi
Giới thiệu chung
Trong bài tập này học sinh sẽ cùng xem xét những
hậu quả của các hành động của con người gây nên
đối với trái đất và có thể tác động đến người khác.
Các bước tiến hành
1. Hãy dẫn học sinh đến tham quan một
vùng đất đặc biệt nào đó qua trí tưởng
tượng của các em bằng cách hướng dẫn
các em như sau: ”Hãy nhắm mắt lại và
nghĩ về một vùng đất nào đó rất đặc biệt
đối với các em … nơi đó có thể là sân sau
nhà em hoặc là nơi nào đó mà hàng năm
em vẫn đến vào kỳ nghỉ … đó có thể là
nơi mà em có thể nghĩ đến và là nơi em có
thể tận hưởng những giờ phút ở đó … hãy
nghĩ về những hương vị em có thể cảm
nhận được ở nơi đó, những âm thanh mà
em có thể nghe được hay những thứ mà
em có thể nhìn thấy được xung quanh em … bây giờ hãy tưởng tượng xem trong khi em đang ở
nơi đặc biệt đó thì có ai đó đi bộ ngang qua và ném một cái vỏ lon đồ uống rỗng ra đất … hãy thử
tưởng tượng xem em sẽ cảm thấy như thế nào … nào bây giờ hãy tưởng tượng là có ai đó nữa
đang đi ngang qua và ném lên mặt đất vỏ giấy gói thực ăn, vỏ hộp sữa đã hết … hãy thử tưởng
tượng là em không rời khỏi nơi mà em đang ở đó nhưng hãy nghĩ xem em sẽ cảm thấy như thế
nào … bây giờ hãy tưởng tượng là có ai đó đang đến nơi chốn đặc biệt của em và đổ thùng đầy
rác của họ ở ngay giữa chỗ đó và vì thế có một đống rác to tướng ở nơi chốn đặc biệt đó của em
… hãy tưởng tượng xem em sẽ cảm thấy như thế nào… hãy nghĩ xem cái nơi chốn đặc biệt của
em trông sẽ như thế nào và hãy nhớ xem em đã nhìn thấy gì và đã cảm nhận được gì … khi em đã
sẵn sàng thì nào hãy mở mắt ra.”
2. Phát cho các em học sinh giấy và bút sáp hoặc là bút viết. Hướng dẫn học sinh vẽ một đường
thẳng ở giữa tờ giấy. Để học sinh vẽ hai bức tranh. Một bức tranh vẽ trên một nửa này của tờ giấy
mô tả nơi chốn đặc biệt của mình trước khi người ta đến vứt rác bừa bãi và nửa bên kia vẽ bức
tranh mô tả nơi đó với rác vương vãi khắp nơi.
3. Thảo luận với học sinh về những trải nghiệm mà các em có được qua chuyến du ngoạn trong trí
tưởng tượng. Hãy đề nghị các em học sinh xung phong phát biểu để chia sẻ với cả lớp về những
bức vẽ của mình.
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
Em đã cảm thấy như thế nào khi nơi đặc biệt của mình bị xả rác bừa bãi?
Em có nghĩ rằng hầu hết mọi người đều có những nơi đặc biệt mà họ quan tâm đến?
Em có thể nghĩ đến những điều mà đôi khi con người có thể làm và gây tác động tới những nơi đặc biệt
của những người khác?
Còn những việc gì nữa mà con người đang làm và gây ảnh hưởng đến môi trường?
11
Mục đích:
Học sinh sẽ học về phương pháp thiêu đốt để tiêu
hủy rác.
Môn học tại trường:
Khoa học, Tự nhiên Xã hội, Tiếng Anh và Toán
Lớp: 3-6
Thời lượng: 1-2 tiết (sân trường, vườn trường)
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• 1 thùng chứa có dung tích cỡ khoảng 1 ga-lông
và ở phía trên gần với đáy thùng có dùi một số
lỗ bằng đinh. Lấy một miếng kim loại đủ rộng
để phủ lên nắp của thùng chứa. Chuẩn bị 5 tấm
bìa các-tông kích thước 6”x6” hoặc 6cm, băng
dính, rác vừa đủ để cho vào thùng này.
CHÚ Ý: không dùng rác ướt, hay rác hữu cơ
Mẫu 4: Thiêu đốt rác
Giới thiệu chung
Hãy xem phương pháp tiêu hủy chất thải rắn như
đã mô tả trong phần thông tin cơ bản về chất thải
rắn để có được dữ liệu về thiêu đốt rác.
Các bước tiến hành
1. Hỏi: Đã khi nào các em ngồi trước đống
lửa đang cháy và quan sát các thanh gỗ
cháy thành tro chưa? Lượng tro tạo thành
đó rõ ràng là có dung tích ít hơn nhiều so
với các khối gỗ phải không nào? Vì lẽ đó
mà con người bắt đầu dùng phương pháp
đốt để thay thế cho phương pháp chôn lấp
hay đổ thải ở các bãi rác lộ thiên. Với việc
đốt rác thì thời gian sử dụng các bãi rác sẽ
dài hơn do dung tích của tro rác thì ít hơn
so với dung tích của rác khi chưa đốt.
Ở gần những khu vực có mật độ dân số
cao người ta sử dụng các lò đốt quy mô
lớn và đốt rác trước rồi mới chuyển tro tạo
thành ra các bãi chôn lấp để chôn lấp. Quá
trình đốt rác này được gọi là ‘thiêu đốt
rác’. Ở các nhà máy thu hồi tài nguyên thì
các loại vật liệu có khả năng tái chế được
sẽ được tách khỏi rác trước khi đem đốt.
Ở các nhà máy chuyển đổi rác thành năng
lượng thì nhiệt phát sinh trong quá trình đốt rác sẽ được tận dụng để sản xuất điện. Có một vấn đề
cần phải quan tâm khi sử dụng phương pháp thiêu đốt rác là khả năng phát thải các chất độc hại
ra môi trường không khí. Cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát cần thiết để duy trì chất
lượng không khí cho cư dân.
Hỏi: Những gì có thể thải vào không khí trong quá trình thiêu đốt rác? Khi đốt rác thì những hạt
bụi phát sinh từ quá trình đốt rác có phải là nguồn ô nhiễm không khí không? Các vật liệu đem đi
đốt đó có thể tái chế được không?
2. Phần này của bài tập sẽ là thí nghiệm để xem cái gì sẽ xảy ra với rác thải trong khi đốt. Việc đốt
rác cần phải thực hiện ngoài trời và với sự giám sát của người lớn.
Lấy 5 tấm bìa các-tông và dính chúng vào với nhau để tạo thành một thùng chứa rác và cho
những thứ rác mà bạn thu lượm được vào đó.
Đổ rác từ thùng giấy các-tông vào thùng chứa rác có dung tích khoảng 1 ga-lông1
đã chuẩn bị.
Châm lửa đốt rác ở bên trong và đậy ngay một tấm màn hình lên trên mặt của thùng chứa rác.
Hãy quan sát cái gì sẽ thoát ra khỏi thùng chứa rác trong khi bạn đang đốt rác bên trong. Nó sẽ đi
đâu? Có phải tất cả mọi thứ thoát ra từ thùng đó đều có thể nhìn thấy được?
1
1 ga long tương đương 3,7854 lít
12
Mục đích:
Học sinh sẽ:
• Hiểu được làm thế nào mà nước được lưu giữ
trong lòng đất.
• Hiểu được rằng khi đã bị ô nhiễm, rất khó hay
có thể nói là không thể làm sạch được các tầng
nước ngầm.
Môn học tại trường:
Khoa học
Lớp: 3-5
Thời lượng: 1 tiết (sân trường, vườn trường,
phòng thí nghiệm)
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
THÍ NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN
• Một miếng bọt biển (bọt biển thâm nước, hay
miếng mút) dùng ở nhà
• Phẩm màu thực phẩm (màu đỏ)
• Lọ thuốc nhỏ mắt
• Thùng trong để hứng nước
• “Nước trong đất” ở trên đầu
BÀI TẬP CỦA HỌC SINH
• Một số miếng bọt biển ở nhà được cắt làm tư
hay làm đôi. Mỗi học sinh có một mẩu. Sử dụng
3. Sau khi lửa đã tắt và tro đã nguội, đổ tro ra một cái hộp. So sánh dung tích của tro sau khi đốt với
dung tích của toàn bộ lượng rác trước khi đem đốt.
Mẫu 5: Nhiều hơn mức cần thiết
Các bước tiến hành
1. Hãy cho học sinh biết là nước mà các em
vẫn uống và nấu ăn hàng ngày có thể sẽ đi
vào lòng đất.
Hỏi: Đất có cứng chắc và kín đặc không?
Nếu có, làm thế nào có thể lưu giữ nước
trong lòng đất được?
2. Hãy cho học sinh xem miếng bọt biển
(xốp) lớn. Hỏi: Miếng bọt biển này có kín
đặc không? Nó có thể giữ nước được
không?
3. Để miếng bọt biển vào trong bình chứa
trong. Đổ nước lên miếng bọt biển cho
đến khi nó đã bão hòa. Hiện tượng bão
hòa xảy ra khi mà nước bắt đầu nhỏ ra
ngoài bình chứa. Đổ hết nước ở trong bình
chứa đi. Hỏi: Có nước trong miếng bọt
biển không? Nếu có thì nó ở đâu?
4. Giải thích cho các em biết là nước đã
được lấp đầy trong các ‘lỗ không khí’ ở
bên trong miếng bọt biển. Chỉ lên đề mục
“Nước và đất”. Chỉ ra ‘những lỗ không
khí’ có sẵn ở trong đất. Giải thích rằng
đây chính là cách lưu giữ nước trong lòng
đất. Miếng bọt biển đã được thấm đầy
nước giống như đất. Hãy giải thích với
học sinh là có một số loại đất này có khả
năng giữ nước tốt hơn so với một số loại
đất khác. (Đất cát không giữ nước tốt
bằng đất sét). Những vùng đất đặc biệt
trong lòng đất có chứa rất nhiều nước thì
được gọi là các tầng nước ngầm.
Hỏi: Có bao nhiêm lỗ không khí ở trong
miếng bọt biển? Bao nhiêu phần của nó là
‘kín đặc’? “Ở trong lòng đất, các tầng
nước ngầm sẽ có ‘độ xốp’ (khả năng giữ
nước trong đó) từ 5 đến 50% - Nước
ngầm.
5. Để miếng bọt biển đứng trên một đầu. Thêm một hay hai giọt phẩm màu đỏ lên miếng bọt biển đã
đẫm nước. Giải thích là phẩm màu đó thể hiện cho chất độc hại hay chất độc nếu như chúng ta xử
lý các loại vỏ hộp không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nước ngầm. Ví dụ, các loại thuốc diệt cỏ, dầu
và xăng khi bị rò rỉ ra khỏi thùng chứa hoặc bể chứa, v.v… Hãy lưu ý cách thức ‘chất ô nhiễm’
bắt đầu quá trình phân tán ra khắp ‘tầng nước ngầm’.
13
6. Vắt miếng bọt biển để nước từ đây nhỏ ra thùng chứa trong và lưu ý là bây giờ nước đã bị biến
thành có màu. Hãy cố gắng làm sạch ‘tầng nước ngầm’ (miếng bọt biển) bằng cách lại cho nước
ngấm lại vào nó rồi lại vắt sạch đi. Hãy ghi lại số lần bạn làm như vậy đủ để cho nước mà bạn vắt
ra trông sạch như ban đầu.
Lưu ý: đối với các loại bọt biển khác nhau đòi hỏi số lần bạn phải làm đi làm lại như vậy để đẩy
sạch phẩm màu ra khỏi tấm bọt biển khác nhau. Loại bọt biển chỉ cần vài lần vắt là đã sạch có thể
diễn tả như đất cát trong khi các loại bọt biển khác đòi hỏi nhiều lần vắt mới sạch được thì có thể
diễn tả như đất sét.
7. Hỏi: Chúng ta học được gì về nước ngầm? (Không thể hay rất khó đẩy được các chất ô nhiễm ra
khỏi các tầng nước ngầm. Quá trình đẩy một chất ô nhiễm ra khỏi tầng nước ngầm có thể phải
mất rất nhiều thời gian.)
Hỏi: Các chất độc hại có thể đi vào các tầng nước ngầm theo những cách nào? (bị rửa trôi từ các
cánh đồng sử dụng thuốc trừ sâu, từ hoạt động đổ thải trái phép, từ việc đổ các loại hóa chất độc
hại sử dụng trong gia đình (ví dụ như các chất tảy rửa hay sơn) vào nguồn nước thông qua các
cống thoát nước, v.v…)
8. Hỏi: Chúng ta có thể làm gì để giữ cho các chất độc hại không đi vào nguồn nước uống của
mình? (Chắc chắn rằng nước được xử lý đúng cách hay tìm kiếm các nguồn tài nguyên thay thế
khác cho nguồn nước sạch, v.v…)
14
Mục đích:
Học sinh sẽ nhận thức rõ được việc sử dụng khối
lượng lớn bao bì để đóng gói các sản phẩm mà
các em mua.
Môn học tại trường:
Toán, khoa học
Lớp:
Nhà trẻ đến lớp 5
Thời gian: 1 tiết
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Vỏ đựng kẹo cao su không đường
Mẫu 6: Giấy gói cần thiết không?
Các bước tiến hành
1. Phân học sinh thành các nhóm nhỏ.
2. Sử dụng giấy gói kẹo cao su không đường
và đưa cho mỗi em học sinh một thỏi kẹo.
3. Đề nghị từng em mở kẹo ra một cách cẩn
thận để không phải xé rách giấy gói.
4. Để cho từng nhóm học sinh làm một tấm
áp phích bằng cách dán các mẩu giấy gói
kẹo lên một tấm giấy lớn theo khuôn mẫu.
Nhóm các tờ giấy gói kẹo thành từng
nhóm 5 hay 10 tờ để cho dễ đếm.
5. Đề nghị học sinh thử đoán xem có bao
nhiêu giấy gói kẹo và sau đó thì đếm
chúng. Đừng quên dán cả những tờ giấy
gói bên ngoài và tất cả các lớp giấy gói
bên trong. Hỏi: nếu em sử dụng 1 gói kẹo
cao su trong 1 tuần thì thử tính xem có
bao nhiêu giấy gói kẹo cần phải xử lý
trong một năm?
6. Hỏi các em tại sao lại có quá nhiều giấy
gói. Xác định mục đích của từng loại giấy gói. Hỏi: Nếu em chuẩn bị việc gói kẹo thì em sẽ làm
thế nào?
7. Yêu cầu xác em xác định nguồn nguyên liệu thô để sản xuất giấy gói: ví dụ như nhựa, giấy phoi
nhôm, giấy hay là nhựa tự nhiên.
8. Yêu cầu các em nghĩ về những thứ khác có trong gia đình và được đóng gói khi đem về nhà.
9. Hỏi: Nếu chúng ta giảm lượng giấy gói hàng thì chúng ta sẽ giảm được bao nhiêu lượng rác thải?
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
Giấy gói hàng sẽ đi đâu nếu như các em vứt chúng đi?
Làm thế nào để em có thể giảm được lượng giấy gói hàng trong thùng rác nhà mình?
Hãy nêu tên hai loại vật liệu gói hàng khó tái chế và hai loại dễ tái chế.
15
Mục đích:
Học sinh sẽ phân biệt được những nhu cầu và
mong muốn của bản thân
Môn học tại trường:
Ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh), Nghệ thuật,
Khoa học và Xã hội, Toán
Lớp:
3-6
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Kéo
• Một bộ các trang bài tập đôi cho mỗi cặp học
sinh
• Một phong bì cho mỗi cặp học sinh
• Giấy viết cho mỗi học sinh
Mẫu 7: Nhu cầu và mong muốn
Giới thiệu chung
Mỗi người có những ý tưởng khác nhau về việc
xác định “những nhu cầu” và “những mong
muốn” của mình tùy thuộc vào văn hóa, lai lịch,
giá trị và hoàn cảnh của mỗi người. Ví dụ, điện có
thể được xem là nhu cầu thiết yếu nhưng trên thế
giới vẫn có hàng triệu người khác có thể sống
hạnh phúc và một cách hữu ích trong điều kiện
không có điện. Tương tự như vậy, đối với nhiều
nhà kinh doanh thì máy tính cũng có thể được xem
như nhu cầu của họ trong khi đó nhiều người khác
lại coi việc có được chiếc máy tính là một mong
muốn của họ chứ không phải là nhu cầu.
Trong bài tập này, học sinh sẽ xác định xem
những gì trong cuộc sống của họ được coi là ‘nhu
cầu’ và ‘mong muốn’ và xác định sự khác biệt
giữa chúng.
Học sinh sẽ có những cảm nhận khác nhau về cái
mà mình muốn hoặc cái mà mình cần. Hãy cho
phép các em được trình bày những ý tưởng của
chính bản thân các em. Một số đồ vật được mô tả
trong các trang bài tập được chọn một cách có chủ
đích bởi vì chúng có thể được đánh giá vừa là nhu
cầu vừa là mong muốn tùy thuộc vào quan điểm
của từng học sinh. Để giúp học sinh thể hiện được ý tưởng của mình, có thể khuyến khích các em viết ra
dưới dạng các bài thơ hay bài văn đơn giản (ví dụ thơ lục bát). Làm thơ hay làm đoạn văn ngắn là phương
thức rất tuyệt vời để học sinh có thể kết hợp giữa cảm xúc và sự vật về thế giới xung quanh bạn với
những hình ảnh thi vị. Gợi ý học sinh làm các bài thơ, đoạn văn dễ làm và đơn giản và vui nhộn.
Mặc dù mỗi người đều có những ý tưởng khác nhau về những thứ mà họ cho rằng cần thiết đối với mình
song có những thứ chắc chắn lại là nhu cầu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần như nhu cầu về sinh học (thực
phẩm, nước, không khí và nơi để cư ngụ), nhu cầu xã hội (quần áo, cảm xúc về những đồ dùng cá nhân
hay quyền sở hữu và cảm giác được bảo vệ) hay những nhu cầu tinh thần (niềm tin, hi vọng và tình yêu).
Với bài tập này, học sinh sẽ khám phá về một số những nhu cầu này.
Các bước tiến hành:
1. Chuẩn bị các bản sao trang bài tập “Nhu cầu và mong muốn” với số lượng đủ để mỗi cặp học
sinh đều có một bộ. Cắt các hình này thành những tấm ảnh nhỏ (theo đường nối) và để từng bộ
ảnh này vào trong một cái phong bì (Học sinh có thể giúp để thực hiện công tác chuẩn bị này).
2. Phân học sinh thành từng cặp. Phát cho mỗi cặp học sinh một chiếc phong bì có chứa các tấm ảnh
đã được cắt ra. Từng cặp học sinh sẽ trực tiếp xắp xếp các tấm ảnh này trong phong bì của mình
thành các chồng khác nhau sao cho các đồ vật trong mỗi chồng đều có những nét tương đồng hiểu
theo những cách khác nhau. Hãy đề nghị học sinh chia sẻ với cả lớp những ‘nguyên tắc’ mà các
em áp dụng để phân nhóm các tấm ảnh của mình. Hãy liệt kê trên bảng những cách thức mà học
sinh áp dụng để phân nhóm các tấm ảnh của mình. Hãy cho phép học sinh có một vài cơ hội để có
thể thực hiện phân chia lại các tấm ảnh của mình, khuyến khích các em tìm ra những cách phân
chia mới.
16
3. Đề nghị học sinh cất lại các tấm ảnh vào phong bì và sau đó thảo luận với các em về sự khác biệt
giữa nhu cầu và mong muốn. Hỏi: Em có thể sống thiếu những thứ mà em cần không? Những thứ
nào là thứ em mong muốn có? Đề nghị học sinh sắp xếp các tấm ảnh theo từng nhóm ‘những thứ
cần’ và ‘những thứ muốn’ và sau đó thảo luận với các em về những thứ mà các em nghĩ là cần
thiết và những thứ mà các em nghĩ là mong muốn cho dù những người khác nhau có thể có những
quan điểm khác nhau về những thứ mà họ cần.
4. Hãy nói với học sinh là có những thứ nhất định nào đó mà chắc chắn trong chúng ta ai cũng cần
để có thể sinh tồn và sống khỏe mạnh. Đây là những thứ mà chúng ta thường gọi là nhu cầu cơ
bản. Sau đó hãy hỏi học sinh xem những thứ nào trong các tấm ảnh là nhu cầu cơ bản và viết lên
bảng những cầu trả lời của học sinh. Hãy hỏi học sinh xem liệu chúng có thể nghĩ đến bất cứ thứ
gì khác không có trong các tấm ảnh của bài tập mà chúng cho rằng có thể xem là nhu cầu cơ bản
hay không? Và sau đó liệt kê những câu trả lời của học sinh lên bảng (danh sách này có thể sẽ
bao gồm những thứ như là cây cỏ, động vật và tình yêu chẳng hạn).
5. Giải thích cho học sinh biết cách làm thơ hay đoạn văn ngắn để mô tả về một hay một số những
nhu cầu cơ bản đã được liệt kê trên bảng. Viết lên bảng một ví dụ về bài thơ hay đoạn văn ngắn
đơn giản nào đó hoặc có thể là bài thơ chính giảng viên làm. Giải thích cho học sinh nguyên tắc
làm hay đoạn văn (nếu tiết học ngoài trời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trước ở trên lớp).
Để học sinh làm việc độc lập hoặc theo từng cặp để tóm tắt lại những thứ đã học, liên tưởng tới các
bài thơ và sau đó đề nghị học sinh chia sẻ những kết quả làm việc của mình với cả lớp hoặc là theo
từng nhóm nhỏ.
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
• Tại sao những nhu cầu cơ bản lại quan trọng đối với chúng ta?
• Con những thứ nào mà con người làm để bảo vệ những nhu cầu cơ bản này?
• Sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là gì?
• Có cái gì mà bạn cho rằng đó là nhu cầu của 100 năm trước (hay ở một quốc gia nào khác) thì
nay (hay ở nước mình) nó lại có thể là mong muốn?
17
Mục đích:
Bằng cách giữ gìn cho một khu vực nào đó ở
trong công viên hay nơi nào đó không bị vứt rác
bữa bãi, học sinh sẽ nhận thức được trách
nhiệm và năng lực giải quyết vấn đề xả rác bừa
bãi.
Môn học tại trường:
Khoa học và Xã hội, Ngữ văn
Lớp:
PHẦN 1: Lớp 2-3
Phần 2: lớp 4-5
Thời gian: 1-2 tiết sinh hoạt sao
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
Túi đựng rác (mua túi có sẵn hoặc học sinh mang
theo); găng tay, dụng cụ gắp rác.
Mẫu 8: Chăm sóc môi trường tự nhiên
Các bước tiến hành
PHẦN 1
1. Hướng dẫn học sinh nhặt rác vương vãi
trên đường đến trường hoặc trong sân
trường. Để rác nhặt được trước cửa lớp.
Bạn có thể nói được điều gì về những mẩu
rác mà các em học sinh đã thu nhặt được?
Rác là gì? Những thứ gì thường được xem
là rác? Tại sao những thứ này cuối cùng lại
trở thành rác chứ không phải là những thứ
khác? Hãy để học sinh định nghĩa về các
nhóm phân loại rác (như thủy tinh, giấy,
nhôm, v.v…). Liệt kê những nhóm này lên
bảng.
2. Hỏi học sinh về những suy nghĩ của các em
về rác. Các em nghĩ như thế nào về rác? Ai
vứt rác bừa bãi? Khi nào? Tại sao? Có
những mối nguy hiểm nào liên quan đến
rác? Chúng có tốt không? Tại sao rác
vương vãi linh tinh là không tốt? Các em
có thể thấy rác vứt bừa bãi ở đâu?
3. Thảo luận về những sự kiện thực tế có liên
quan đến rác và tái chế từ những nguồn
thông tin chung về chất thải rắn và những
thông tin chung về tái chế.
4. Chia học sinh thành các nhóm, giao cho
mỗi nhóm 1 túi rác. Tổ chức một cuộc thi săn tìm rác trên sân trường trong vòng 5 phút. Sử dụng
sáo hoặc là phương pháp phát tín hiệu nào đó để báo hiệu giờ kết thúc cuộc thi.
5. Tập hợp học sinh thành một vòng tròn hoặc quay trở lại lớp để xem nhóm nào đã nhặt được nhiều
rác nhất. Hãy trao phần thưởng cho nhóm có chất lượng làm việc tốt nhất (nhặt được nhiều rác
nhất). Để các em học sinh tự quyết định xem liệu các em có tìm được thứ gì đó có thể tái chế
được không.
PHẦN 2
Tiếp theo phần 1, để từng học sinh hay nhóm học sinh nhận một khu vực nào đó trong sân trường hay
trong công viên ở địa phương, cũng có thể là vỉa hè của đoạn đường cua nào đó hay bất cứ nơi công cộng
nào trong thành phố và chịu trách nhiệm chăm nom và giữ gìn cho nơi đó không có rác vương vãi.
TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN
THÔNG TIN CHUNG
Do chất thải rắn thường tập trung ở những vùng có mật độ dân số cao nên cần phải chuyển chúng đi ngay
và hiệu quả để phòng ngừa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trước khia, người ta thường sử dụng
18
phương thức đổ rác ở các bãi rác lộ thiên, đơn giản chỉ là những bãi rác khổng lồ mà không có lớp che
phủ. Những bãi rác này thu hút chuột và côn trùng và trông không đẹp mắt lắm, lại bốc mùi và là mối đe
dọa đối với sức khỏe. Đến khoảng thập kỷ 1970 thì người ta bắt đầu thay thế những bãi rác lộ thiên này
bằng các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, phải đến năm 1981 thì việc chôn lấp các loại chất thải nguy hại mới
thực sự bị cấm thực hiện ở các bãi chôn lấp rác thông thường này.
Hiện nay, có một vài phương pháp khác nhau được sử dụng để tiêu hủy chất thải rắn. Những phương
pháp này bao gồm chôn lấp, đốt và tái chế. Ở Mỹ, tỷ lệ tái chế chất thải rắn đạt dưới 10%. Khoảng 5%
chất thải rắn phát sinh được tiêu hủy bằng cách đốt và 80% bằng cách chôn lấp (Nhóm công tác về môi
trường, 1986).
Bãi chôn lấp
Khi chúng ta vứt đi một thứ gì đó, nó không chỉ đơn giản là sẽ đi khỏi chỗ bạn vứt. Phần lớn trong chúng
sẽ được chuyển đến một bãi chôn lấp nào đó. Một bãi chôn lấp hợp vệ sinh là khu vực mà tại đó các loại
chất thải rắn được tiêu hủy trong lòng dất để phòng ngừa những tác hại xấu đối với sức khỏe và tiêu hủy
an toàn các thành phần độc hại. Các bãi chôn lấp phải được xây dựng và vận hành trên cơ sở các hướng
dãn nghiêm ngặt. Chúng phải được xây dựng ở những khu vực không có tiềm năng gây ô nhiễm nước
ngầm với rất nhiều phương tiện nhằm xử lý nước rỉ rác rỉ ra từ dưới các lớp phủ dưới đáy hố bằng đất.
Rác phải được nén chặt và được phủ bằng các lớp đất dày 6 inch và đất tại khu vực đó phải là đất được
quy hoạch cho mục tiêu xây dựng bãi chôn lấp.
Tuy nhiên, các bãi chôn lấp hiện cũng đang bị đầy dần và hết chỗ để chôn tiếp rác. Hàng ngày, người Mỹ
thải bỏ khoảng 400 triệu pound thực phẩm, 20.000 chiếc ô tô hỏng, 18.000 cái TV cũ. Dân số nước Mỹ
chiếm 5% dân số toàn cầu nhưng lại là quốc gia sản sinh tới 30% tổng lượng rác phát sinh trên toàn cầu.
Nước rỉ ra từ các bãi chôn lấp có khả năng gây ô nhiễm nước ngầm. Nước này gọi là nước rỉ rác, là dạng
chất lỏng và được tạo thành khi nước trong đất hòa trộn với các loại rác bị đem đi chôn. Nước rỉ rác có
thể chứa rất nhiều thành phần độc hại như các loại hóa chất độc hại sử dụng trong gia đình. Nhiều loại rác
đem đi chôn lấp là những vật liệu không bị phân hủy sinh học và sẽ bị lưu giữ trong lòng đất hàng thế kỷ.
Không chỉ những loại vật liệu không phân hủy sinh học được ví dụ như nhựa dẻo chẳng hạn mà còn có rất
nhiều thứ khác mặc dù có khả năng phân hủy sinh học song lại không thể bị phân hủy nhờ các tác nhân
phân hủy sinh học và do vậy cũng sẽ bị lưu giữ lại rất lâu trong lòng đất, thậm chí là đến vài thế hệ.
Thiêu đốt
Thiêu đốt (đốt cháy chất thải) giúp giảm 30-40% lượng chất thải. Với việc tái chế, thì việc áp dụng biện
pháp đốt là giải pháp tốt nhất để giảm lượng chất thải xuống khoảng 80%. Các lò đốt cũng có thể được sử
dụng để sản xuất ra điện bằng cách phát sinh ra nhiệt và hơi trong quá trình đốt cháy rác và sử dụng lượng
nhiệt này để chạy các tuốc-bin phát điện. Tuy nhiên, sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm không khí
gây bởi quá trình đốt rác để phòng tránh việc phát thải bụi ra không khí cũng là vấn đề đáng quan ngại.
Và cũng tương tự như vậy, tro thải của quá trình đốt rác cũng phải đem đi chôn lấp và phần tro còn lại
này thường chứa rất nhiều hóa chất độc hại như các kim loại hay hợp chất đi-ô-xin, là những loại chất
thuộc nhóm độc hại.
Tái chế và nhu cầu thu hồi tài nguyên
Rác thải cũng chứa nhiều loại tài nguyên thiên nhiên và được xem là nguồn tài nguyên quý khi mà các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng ít đi và trở nên đắt đỏ. Chúng ta không thể lãng phí nguồn
năng lượng thải hoặc vứt bỏ đi các nguồn tài nguyên quý báu mà vẫn còn có thể sử dụng được.
3R
Giảm thiểu (Reduce). Mỗi người có thể giúp giảm thiểu lượng chất thải phát sinh ở nước mình. Hãy mua
những sản phẩm có thời gian sử dụng dài hơn và chỉ mua lượng sản phẩm ở mức đủ dùng. Hãy ủng hộ
các doanh nghiệp sử dụng ít bao bì và vật liệu đóng gói.
19
Tái sử dụng (Reuse). Sử dụng lại các loại sản phẩm thay vì mua những thứ mới và vứt bỏ chúng cùng
với những thứ không thể dùng được nữa.
Tái chế (Recycle). Hãy thu hồi giấy, bìa và dầu thải của ô tô, pin, hay đồ nhựa, vật liệu xây dựng, v.v…
và chuyển đến các trung tâm tái chế. Hãy thực hiện ủ các loại rác thực phẩm, rác từ hoạt động trồng vườn,
v.v… để sản xuất phân trộn sinh học.
20
Mục đích:
Học sinh sẽ:
• Nhận thức được là một số sản phẩm độc
hại trông có vẻ như an toàn và ăn được.
• Hiểu được rằng chúng không nên cho tất
cả mọi thứ vào mồm trước khi hỏi ý kiến
hay được sự cho phép của người lớn.
Môn học tại trường:
Khoa học và xã hội, Khoa học
Lớp: Mẫu giáo đến lớp 3
Thời lượng: 30 phút
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Ba bốn thứ trông giống thực phẩm nhưng độc
hại
Mẫu 9: Chất độc trông giống như thực phẩm
Giới thiệu chung
Các chất độc hại đôi khi có thể bị hiểu nhầm là
thực phẩm. Những loại vật liệu này không thể
phân biệt được dưới ánh sáng, bằng cách ngửi hay
và nếm. Ví dụ các chất làm sạch hay tiệt trùng
trông giống nước táo, chất làm nguội trong lò sưởi
lại có vị ngọt, dư lượng thuốc trừ sâu có trong hoa
và rau quả lại không hề có mùi hay có màu.
Chúng ta phải nhờ người khác thông tin xem liệu
các chất đó có an toàn hay không an toàn. Trong
trường hợp này, trẻ em phải nhờ người lớn chỉ dẫn
chúng xem liệu ăn chất đó có an toàn hay không.
Ở cuối bài tập này là danh mục những thứ độc hại
trông giống thực phẩm. Hãy chọn trong danh mục
này ba bốn thư trông giống thực phẩm và cho các
em học sinh xem.
Lưu ý: Có thể có những em học sinh bị dị ứng khi
ngửi các thứ này.
Có thể để một hoặc hai thứ đồ đã chọn trong tủ
đựng thực phẩm. Tất cả nên được để vào túi và
bọc bằng nilon.
Hãy chuẩn bị sẵn các đồ độc hại trông giống như
thực phẩm và bày ở lớp trước khi các em học sinh
vào lớp để bắt đầu giờ học. Giấu những thứ đồ an
toàn để các em không nhìn thấy.
Các bước tiến hành
1. Giải thích cho học sinh rằng bây giờ chúng ta sẽ học về một số thứ có ở nhà nhưng chúng có thể
làm các em bị đau hay bị ốm. Hôm nay chúng ta sẽ học về những sản phẩm không an toàn chúng
có thể làm hại các em và đánh lừa các em vì các em cho rằng chúng an toàn.
2. Giải thích cho học sinh rằng không phải cái gì cũng tốt như vẻ bề ngoài của nó. Hãy cho học sinh
xem những thứ không an toàn mà bạn đã chuẩn bị. Hãy để những sản phẩm an toàn ở chỗ các em
không nhìn thấy được. Hướng dẫn học sinh quan sát những thứ đồ mà bạn đã chuẩn bị và cho các
em đoán xem chúng là những sản phẩm gì. Để học sinh xem và không cho các em sờ vào hiện
vật. Khi học sinh đã quan sát những thứ bạn chuẩn bị rất kỹ, chỉ vào cá sản phẩm và hỏi các em
xem trông chúng giống những cái gì. Khuyến khích các em trả lời câu hỏi theo hướng như ‘đó là
chai soda và vì vậy chắc chắc nó uống được’. Hãy chấp nhận tất cả các câu trả lời của các em.
Nếu như trẻ đoán được rằng đó là sản phẩm không an toàn, thì cũng chấp nhận câu trả lời của các
em.
3. Khi cả lớp đã thảo luận xong về tất cả các loại sản phẩm mà bạn chuẩn bị, hãy nói cho trẻ biết
rằng những thứ sản phẩm đó đã đánh lừa các em bằng vẻ bề ngoài (hoặc là một số trong những
thứ đó). Hãy chỉ cho các em chính xác những thứ đó là gì và đem ra cho các em xem những thứ
sản phẩm an toàn mà bạn đã cất đi. Hỏi: Cái gì làm cho các em đã bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài của
21
các sản phẩm không an toàn? Để các em trả lời một cách chính xác những đặc tính nào của các
sản phẩm không an toàn đó đã làm cho các em nghĩ rằng chúng an toàn. Sauk hi thảo luận, cần
chắc chắn là bạn đã cất kỹ và khóa cẩn thận những thứ đồ không an toàn đó.
4. Thảo luận để chỉ ra rằng có một số ít các sản phẩm không an toàn, chỉ có vẻ bề ngoài trông giống
thực phẩm và có thể đánh lừa các em nên các em không nên cho mọi thứ nhìn thấy vào mồm
trước khi hỏi ý kiến hay được sự cho phép của người lớn.
Câu hỏi thảo luận/kiểm tra
Giả thiết rằng các em đang rất khát và tìm thấy một chai coca-cola mà bố mẹ để ở trên giá trong gara
ô tô nhà em. Em sẽ làm gì và tại sao?
Giải thiết rằng em đang chơi ở sân sau nhà mình với em trai và nhìn thấy em ấy bỏ thứ gì đó vào
mồm nó. Trong thứ đó giống thức ăn nhưng em không chắc chắn lắm và mẹ em vừa mới sử dụng các
chất độc ở ngoài vườn để diệt sâu bọ. Vậy em sẽ làm gì và vì sao?
22
Mục đích:
Học sinh sẽ hiểu được trao đổi là phương tốt hơn
thay thế cho việc vứt chúng đi.
Môn học tại trường:
Khoa học và Xã hội, Nghệ thuật (vẽ)
Lớp:
Nhà trẻ đến lớp 6
Thời gian: 1 tiết cộng thêm thời gian dành cho
gặp gỡ để trao đổi vật dụng
Mẫu 10: Cái gì đó cũ, mới, đi mượn, màu xanh
Các bước tiến hành
1. Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp về
những quan điểm sau đây:
a. Thế giới có nguồn tài nguyên hạn chế
b. Chúng ta đang tiêu dùng một số
nguồn tài nguyên quá nhanh chóng
c. Nếu chúng ta có thể trao đổi đồ vật
cho nhau thay vì mua chúng thì chúng
ta có thể bảo tồn được tài nguyên.
2. Tổ chức một buổi gặp gỡ để trao đổi đồ
dùng:
a. Thảo luận xem trao đổi là gì: (có thể
cho các em đóng vở kịch nhỏ nếu
cần). Những gì có thể đem trao đổi
được?
b. Xác định quy mô của buổi gặp gỡ và trao đổi đồ dùng: trong lớp, trong khối hay là trong toàn
trường? Buổi gặp gỡ và trao đổi đồ dùng có thể được tổ chức trong giờ nghỉ trưa hay trong
một giờ sinh hoạt ngoại khóa hay hoạt động cộng đồng nào đó của trường hoặc là một phần
của hội chợ toàn trường.
c. Xây dựng hướng dẫn cho:
• Xin phép phụ huynh học sinh đồng ý cho đem các đồ dùng đến trường để trao đổi
• Ký các hợp đồng ghi rõ ngày và có chữ ký nếu một phần hoạt động trao đổi sẽ diễn ra
trong tương lai gần
• Việc trao đổi có thể bao gồm cả trao đổi các loại hàng hóa vô hình hay dịch vụ ví dụ như
giờ học đàn ghita, buổi dạy thêm, thời gian đi xe đạp của các bạn hay là với máy tính của
bạn.
d. Nhấn mạnh việc trao đổi là giải pháp để giải quyết vấn đề rác đã được bán và là cách thức để
tiết kiệm tài nguyên. Hỏi: làm thế nào mà buổi gặp gỡ trao đổi này có thể giúp giải quyết các
vấn đề đã nêu? Hãy ghi những câu trả lời lên bảng. Sử dụng các câu trả lời của các em trong
thư gửi xin phép phụ huynh và trên poster quảng có cho buổi gặp mặt và trao đổi đồ dùng sắp
tới. Cùng phối hợp với học sinh thảo một bản mẫu hợp đồng trao đổi vật dụng (bao gồm cả
những thứ vô hình hay dịch vụ).
3. Đề nghị từng em mở kẹo ra một cách cẩn thận để không phải xé rách giấy gói.
4. Để cho từng nhóm học sinh làm một tấm poster bằng cách dán các mẩu giấy gói kẹo lên một tấm
giấy lớn theo khuôn mẫu. Nhóm các tờ giấy gói kẹo thành từng nhóm 5 hay 10 tờ để cho dễ đếm.
5. Đề nghị học sinh thử đoán xem có bao nhiêu giấy gói kẹo và sau đó thì đếm chúng. Đừng quên
dán cả những tờ giấy gói bên ngoài và tất cả các lớp giấy gói bên trong. Hỏi: nếu em sử dụng 1
gói kẹo cao su trong 1 tuần thì thử tính xem có bao nhiêu giấy gói kẹo cần phải xử lý trong một
năm?
23
6. Hỏi các em tại sao lại có quá nhiều giấy gói. Xác định mục đích của từng loại giấy gói. Hỏi: Nếu
em chuẩn bị việc gói kẹo thì em sẽ làm thế nào?
7. Yêu cầu xác em xác định nguồn nguyên liệu thô để sản xuất giấy gói: ví dụ như nhựa, giấy phoi
nhôm, giấy hay là nhựa tự nhiên.
8. Yêu cầu các em nghĩ về những thứ khác có trong gia đình và được đóng gói khi đem về nhà.
9. Hỏi: Nếu chúng ta giảm lượng giấy gói hàng thì chúng ta sẽ giảm được bao nhiêu lượng rác thải?
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
Giấy gói hàng sẽ đi đâu nếu như các em vứt chúng đi?
Làm thế nào để em có thể giảm được lượng giấy gói hàng trong thùng rác nhà mình?
Hãy nêu tên hai loại vật liệu gói hàng khó tái chế và hai loại dễ tái chế.
24
Mục đích:
Học sinh sẽ trình diễn về chu trình nước
Môn học tại trường:
Khoa học
Lớp:
3-6
Thời lượng: 1 tiết sau đó cứ sau hại tuần lại ôn
tập lại trong vài phút.
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Bút màu hoặc sáp màu đỏ, xanh dương, xanh lá
cây và vàng
• Tờ giấy mô tả chu trình nước để phát cho học
sinh
• 2 chai nước loại 2 lít và là chai sử dụng lại
• Một cây trồng nhỏ loại trồng trong nhà
• Đất
Mẫu 11: Trò chơi đố chữ về nước
Giới thiệu chung
Để hiểu được cách thức mà các chất gây ô nhiễm
vận động và dịch chuyển trong một hệ sinh thái thì
con người cần phải hiểu được chu trình nước.
Các bước tiến hành
1. Chuẩn bị 2 chai nước loại 2 lít bằng cách
cắt xung quanh cổ chai và tạo một cái
‘nắp’. Dán băng dính gắn cái chai lại sau
khi đã nhồi vào bên trong chai các đồ vật
để tạo nên một khu vườn nhỏ (giống như
nhà kính trồng cây hay khu bảo tồn bên
trong cái chai).
2. Để học sinh nắm lại về chu trình nước
bằng cách xem trong tài liệu đã phát về
“Cách thức mà các quá trình thủy học tác
động đến trái đất và các cư dân của chúng
như thế nào”. Nhấn mạnh ý nghĩa của quá
trình bay hơi và sự thoát hơi nước.
3. Đề nghị học sinh chỉ ra sự vận độn của
nước bằng cách sử dụng các mũi tên màu.
Sử dụng mũi tên màu đỏ diễn tả mưa, màu
xanh da trời diễn tả nước trên bề mawtjh,
màu xanh lá cây diễn tả nước dưới đất,
màu vàng diễn tả nước đang bay hơi hoặc
đang thoát ra từ cây cỏ để quay trở lại bầu
khí quyển.
4. Hỏi: Cây cối có thể tác động đến chu trình
nước như thế nào? Động vật tác động như
thế nào? Nước được thu thập để tinh lọc ở đâu? Bằng cách nào? Những hoạt động nào của con
người tác động đến chu trình nước?
5. Sử dụng hai chai nước loại 2 lít để làm một thí nghiệm đơn giản. Gắn lên một chai nước nhãn
‘Thoát hơi” và lên chai nước kia nhãn “Bay hơi’. Cho đất và cát vào từng chai và một cái cây vào
chai nước gán nhãn ‘Thoát hơi’. Đổ nước vào các chai nước loại nhỏ. Đặt ở mỗi chai nước loại 2
lít một chai nước nhỏ.
6. Hàng ngày, đánh dấu các mực nước ở trong từng chai nước nhỏ. Để học sinh ghi lại các số liệu
quan sát được hàng ngày.
.
25
Mục đích:
Học sinh sẽ nhận thức rõ rằng các phường pháp
trước đây thường áp dụng để vứt bỏ chất thải rắn
(vứt đi, chôn lấp chúng hoặc đốt chúng đi) sẽ
không giải quyết được những vấn đề về rác thải ở
các khu đô thị trong thời kỳ hiện đại.
Môn học tại trường:
Khoa học xã hội, ngữ văn, và lịch sử
Lớp: 4-6
Thời lượng: 2 tiết.
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• Kịch bản và những đồ phục trang phục vụ biểu
diễn (xem dưới đây)
Mẫu 12: Ba phương thức vứt bỏ
Các bước tiến hành
Chuẩn bị những tài liệu và vật dụng cần thiết như
mô tả ở kịch bản được trình bày ở các trang sau.
Khuyến khích học sinh chuẩn bị các đồ dùng và
trang phục phục vụ biểu diễn từ các loại vật liệu
tái sử dụng hay tái chế. Làm việc với học sinh để
xây dựng kịch bản và vở kịch sẽ được trình diễn
Những gợi ý trước khi biểu diễn
Ý tượng trọng tâm là các diễn biễn mang tính trào
phúng, mỗi người vứt thêm rác vào đống rác ở
giữa phòng vì thế mà đống rác trở nên cao ngất.
Đám đông gợi ý là có một cách để giải quyết vấn
đề chính là tái chế chúng. Trong màn diễn tiếp
theo, thảo luận các cách để giải quyết vấn đề có
quá nhiều rác và đồ bỏ đi.
Đồ dùng và phục trang phục vụ biểu diễn
• Con khỉ: mặt nạ khỉ, vỏ chuối
• Người thượng cổ (người thời tiền sử, sống ở
hang): bộ long
• Người La mã cổ: mũ bảo vệ của người La mã
cổ, túi rác
• Người britô (người sinh sống ở vùng nước Anh thời đế quốc La mã đô hộ): đống rác
• Người khai hoang: mũ hành hương
• Người khai hoang ở vùng đất mới (thực dân): mũ da gấu, đồ da
• Nhà công nghiệp: mũ kỹ sư, 3 cái áo len (1 đan tay và 2 cái đan máy)
• Nhà khoa học: áo choàng phòng thí nghiệm
• Ngoài ra cũng cần một số trang phục khác như: tất nilong, túi và thùng nhựa, áo, bữa ăn gói sẵn (chỉ
cần hâm nóng là ăn được), những đồ dùng gia đình bị vỡ/hỏng, ô tô đồ chơi, dải mũ của người dân da
đỏ, chăn cũ và chai cola đã dùng rồi, vỏ cam, chai bằng nhựa hay thủy tinh trong, hoa.
Thảo luận sau khi biểu diễn
Vở kịch trào phúng sẽ chỉ cho học sinh thấy là trong truyền thống lịch sử loài người đã có thể vứt bỏ
thành công các loại chất thải rắn bằng cách đơn giản là ném chúng ra ngoài, chôn lấp chúng hay đốt
chúng. Nhưng không phương pháp nào trong số này có thể giúp giải quyết được những vấn đề của chất
thải rắn ở các đô thị hiện đại. Thảo luận nên cố gắp tập trung vào việc củng cố thêm quan điểm này. Có
thể áp dụng một phương thức thảo luận là thảo luận tính cách của các nhân vật trong vở kịch trào phúng:
họ đã tiêu hủy rác của họ như thế nào và tại sao phương pháp của họ thỏa mãn được hay không thỏa mãn
được yêu cầu.
Khỉ: Vứt rác xuống đất. Không có vấn đề gì tiếp diễn bởi vì không có nhiều khỉ sinh tồn vào thời kỳ đó.
26
Người thượng cổ: Vứt rác xuống đất, đốt hay chôn chúng. Những hành động này không gây nên vấn đề
nghiêm trọng cũng do không có quá nhiều người thượng cổ sinh sống lúc đó.
Người La mã cổ: Vứt rác đi. Việc ném rác ra ngoài bắt đầu trở thành vấn đề do có nhiều người sinh sống
tập trung ở các thành phố. Tuy nhiên những vấn đề này cũng dễ dàng giải quyết bằng cách đem rác ra
khỏi thành phố.
Người britô: Vứt rác đi. Vấn đề trở nên gay gắt hơn bởi vì ngày càng có nhiều người chuyển đến sinh
sống ở các thành phố do đó sản sinh ra nhiều rác hơn mức mà họ có thể vứt bỏ ra đường phố.
Người khai hoang: Thực sự không có rác.
Người khai hoang ở vùng đất mới (thực dân): Vứt rác đi, đốt hay chôn lấp chúng. Với việc gia tăng
thương mại và buôn bán, ngày càng có nhiều thứ cần phải vứt bỏ.
Nhà công nghiệp: Với số lượng người dân sinh sống tập trung trong các thành phố ngày càng gia tăng và
hoạt động mua sắm ngày càng nhiều do các loại hàng hóa được sản xuất theo dây truyền công nghiệp
ngày càng rẻ đi nên ngày càng có nhiều rác thải.
Nhà khoa học: thay đổi mạnh mẽ trong việc sử dụng các hợp chất tổng hợp cùng với tiêu dùng tài
nguyên thiên nhiên với khối lượng khổng lồ đã dẫn đến những vấn đề to lớn (và nan giải).
27
BA PHƯƠNG THỨC VỨT BỎ.
(Kịch bản)
Trang phục
Người thứ 1
Đây là câu truyện kể về ba phương thức con người sử dụng để vứt bỏ rác của mình
qua từng thời kỳ lịch sử:
Bây giờ họ đã là những con người đáng yêu, cũng giống như bạn và tôi.
Tất cả mọi người ai cũng có những vấn đề của họ và bạn sẽ thấy những vấn đề đó
trong ít phút nữa
Họ sẽ làm gì với rác và đồ bỏ đi của họ?
Tất cả
Tại sao, ném nó đi! Hoặc chôn nó! Hoặc đốt nó thành tro!
Người thứ 2 – Khỉ (90.000 năm trước công nguyên)
Tôi đại diện cho loài linh trưởng sống ở trên một cái cây. Tôi vứt rác của mình rất
dễ dàng!
Thật là ngon ơ! Chả gây hề hấn gì cả với tôi hay là với anh ta. Chúng tôi, đơn giản
chỉ vứt nó đi, piu! Ném xuống từ các cành cây.
Mặt nạ khỉ và
vỏ chuối
Người thứ 3 - Người thượng cổ (50.000 năm trước công nguyên)
Tôi là người tiền sử sinh sống ở dưới đất, trong hang động.
Tôi làm gì với những thứ đồ cũ ở xung quanh?
Sao lại đốt nó đi như thịt; đốt nó trên lửa; hoặc chôn nó xuống đất như xương trong
bùn hay là để hóa thành phân chuồng.
Bộ da lông
Tất cả
Đúng rồi, ném chúng đi hoặc chôn chúng hoặc đốt chúng thành tro!
Đó là cách mà chúng tôi vẫn dùng để tống khứ rác rưởi của chúng tôi.
Người thứ 1 - Người La mã cổ (200 năm trước công nguyên)
Tôi là người La Mã cổ sinh sống ở thành phố nhỏ.
Luật của chúng tôi không cho phép tôi được ném rác xuống phố. Tôi phải đem rác
đi xa và sau đó tôi có thể vứt chúng ở đó, quên nó đi và mỉm cười!
Mũ bảo vệ của
người La mã,
túi rác
Người thứ 2 – Người Britô (1200 năm sau công nguyên)
Tôi là người Britô thận trọng và nhanh nhẹn!
Ném xuống phố của chúng tôi, nó có thể chất thành những đống dày.
Những đống rác
28
Khi các bà vợ nội trở muốn thì họ có thể quẳng toẹt những đống rác ẩm ướt của họ
ra ngoài. Họ chỉ đơn giản liệng mớ rác ra đó và hét lên “Gardy-loo” (người thứ 1
đứng trên ghế và hét “Gardy-loo”)
Rác sẽ ở đó cho đến khi trận mưa sau sẽ kéo theo những thứ rác đó đi hoặc cho đến
khi thành Luân Đôn bị đốt cháy lần nữa.
Tất cả
Ồ! Chúng ta làm gì với rác của chúng ta nhỉ: Chúng ta quẳng chúng đi hoặc là đốt
chúng thành than.
…….. (còn nữa)
29
Mục đích:
Thông qua vở kịch câm, học sinh trình bày vai trò
quan trọng của nước đối với con người và các
động vật khác cũng như thực vật.
Môn học tại trường:
Văn, khoa học và xã hội
Lớp:
6
Thời lượng: 30-45 phút
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
Bộ các câu đố chữ theo gợi ý
Mẫu 12: Trò chơi đố chữ về nước
Giới thiệu chung
Nước có vai trò rất quan trọng đối với mọi sinh
vật sống bởi vì nó đặc biệt thiết yếu đối với việc
tạo lập và duy trì các chức năng của các tế bào.
Với vai trò là thành phần chủ chốt của máu động
vật, và nhựa cây, nước giúp vận chuyển các chất
dinh dưỡng tới các tế bào sống và đưa chất thải ra
khỏi các cơ thể sống. Cơ thể con người có đến
70% là nước. Người có thể bị mất nước và chết
chỉ trong 2-3 ngày nếu như không có nước.
Con người sử dụng nước cho nhiều mục đích khác
nhau chứ không chỉ để uống. Nước còn được dùng
cho các một số mục đích khác như cho ngành
công nghiệp, nông nghiệp, giải trí, nuôi cá và nuôi
trồng thủy sản, sản xuất thủy điện, làm đường giao
thông thủy, vận chuyển và xử lý chất thải nữa.
Mặc dù nước chiếm 70% bề mặt trái đất nhưng
dạng nước mà con người và vật cũng như cây
trồng có thể sử dụng được thì lại chiếm chưa tới
1%. Do nguồn cung cấp nước rất ít ỏi để đủ đáp
ứng nhu cầu dân số ngày càng gia tăng nên việc
chúng ta phải bảo các nguồn tài nguyên nước sạch của chúng ta rất quan trọng.
Trong bài tập này, thông qua những kịch bản, học sinh sẽ tập trung nghiên cứu tầm quan trọng của nước
đối với con người và những sinh vật sống khác. Các kịch bản khác nhau của bài học này sẽ cho phép học
sinh thể hiện được những xúc cảm bà ý nghĩ của mình về nước mà không cần phải dùng lời nói hay viết
ra. Chúng cũng cho phép học sinh phản ánh được tất cả các cách thức mà chúng ta sử dụng hay phải phụ
thuộc vào nước.
Các bước tiến hành
Sao chụp danh mục các kịch bản được gợi ý sau đây và cắt thành những cột riêng biệt. Chuẩn bị đầy đủ
để mỗi cặp học sinh đều có ít nhất là 1 tờ giấy với danh mục gợi ý.
• Làm cho con vật đang khát hạnh phúc
• Tưới cây
• Một ngày mưa ở trường học
• Ngày có tuyết rơi
• Năm mà cả năm đó không có mưa
• Một cái cây hay đám cây bị ngập lụt
• Người kết bè để đi dọc theo dòng sông xuôi xuống hạ nguồn
• Một ai đó đang đi ngang qua sông bằng cách nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác
• Một bầy cá đang bơi
30
• Cảm giác giống như đang uống cốc nước khi bạn đang thực sự rất khát
• Những con chim đang vui đùa với nước
• Con hải ly đang ngăn nước ở trên dòng sông bằng các thanh gỗ
• Con người đang bơi ở hồ
• Một người đang khó nhọc đi qua vũng nước
• Người đang trượt tuyết
• Một người đang tắm
• Đánh răng
Thảo luận với học sinh về tầm quan trọng của nước sạch như là một nhu cầu cơ bản và sống còn đối với
con người. Phân nhóm học sinh thành từng cặp và đề nghị học sinh chơi các trò chơi đố chữ để diễn tả
hành động tương tác giữa nước và cây cối và động vật (bao gồm cả con người). Hãy phát cho mỗi cặp học
sinh một số những mẩu giấy mà bạn đã chuẩn bị với các danh mục gợi ý và cho học sinh 5-10 phút để xây
dựng các câu đố chữ của mình.
Hãy đề nghị từng nhóm học sinh lần lượt trình bày các câu đố chữ của mình.
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
• Tại sao những nhu cầu cơ bản lại quan trọng đối với chúng ta?
• Con những thứ nào mà con người làm để bảo vệ những nhu cầu cơ bản này?
• Sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là gì?
• Có cái gì mà bạn cho rằng đó là nhu cầu của 100 năm trước (hay ở một quốc gia nào khác) thì
nay (hay ở nước mình) nó lại có thể là mong muốn?
31
Mục đích:
Học sinh sẽ hiểu rõ rằng câu trả lời tốt nhất đối
với vấn đề chất thải rắn là kéo dài thời gian sử
dụng hay thời gian tồn tại của những đồ dùng
thuộc sở hữu của các em bằng cách tìm những
phương thức sử dụng lại chúng.
Môn học tại trường:
Khoa học xã hội, kỹ thuật, ngữ văn
Lớp: 5-6
Thời lượng: 2-4 tiết.
Tài liệu và vật dụng cần thiết:
• 2 kg rác (loại giấy, đồ dùng còn sạch)
Mẫu 13: Cũ người mới ta
Các bước tiến hành
1. Sử dụng khoảng túi rác loại 2 kg chứa rác
như đã dùng trong bài “Không có nơi đâu
để đi”, đề nghị học sinh giúp bạn nghĩ ra
những cách khác nhau để sử dụng lại
những đồ dùng và vật liệu khác nhau.
2. Khi mỗi đồ vật đã được xử lý, thảo luận
những khó khăn của việc tiêu hủy nó. Ví
dụ, hỏi “Cái gì xảy ra với cái túi đựng sữa
bằng nhựa này hoặc là giấy gói, hoặc là
cái bình thủy tinh cũ hay cái bánh mì thiu
khi chúng bị vứt đi? Khi nào thì chúng sẽ
được đem đi chôn lấp? Khi nào chúng sẽ
được đem đi đốt? Đốt hay chôn những thứ
này sẽ dẫn đến những vấn đề gì?
3. Khi mỗi đồ vật đã được xử lý, thảo luận
về những cách mà chúng ta có thể sử dụng
để tránh việc chôn lấp chúng ngay ở nơi
đầu tiên hoặc mua cái gì đó thay thế nó
mà lại là những thứ có thể dễ dàng tái chế,
tái sử dụng hay là chế biến thành phân sinh học được.
4. Để học sinh mang các đồ vật được xem là ‘rác’ nhưng có khả năng tái sử dụng được từ nhà mình
đến trường. Hãy để cho từng em giải thích bằng miệng hay là bằng bài viết về cách thức sử dụng
lại đồ vật đó.
5. Hãy đề nghị cả lớp cùng làm một cuốn sách nhỏ ghi lại những ý tưởng tốt nhất. Sao chụp cuốn
sách này cùng với ‘bộ công cụ hướng dẫn về tái chế’ như trình bày ở trang 151 và cho các em
đem về nhà.
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
Hãy nêu tên những thứ có thể dùng lại được mà em đã vứt đi.
Tại sao việc tái sử dụng lại quan trọng?
.
32
Mục đích:
Học sinh sẽ có khả năng nhận biết, so sánh và
đánh giá tầm quan trọng của chu trình (vòng tròn
sinh trưởng và phát triển)
Môn học tại trường:
Khoa học và Xã hội
Lớp:
2-5
Thời gian:
• 3 tiết
Mẫu 14: Chu trình là gì (vòng tròn sinh trưởng và phát triển)
Các bước tiến hành
1. Giải thích cho học sinh là các chu trình là
một khía cạnh quan trọng của sự sống trên
trái đất. Một chu trình có thể diễn ra thông
qua rất nhiều giai đoạn song nó luôn luôn
quay trở lại với điểm khởi nguồn ban đầu.
Do đó, các chu trình đảm bảo cho sự sống
có thể diễn ra thông qua những quá trình
biến đổi khác nhau song vẫn duy trì tính
ổn định. Viết lên bảng và xác định vòng
sinh trưởng sau đây:
Chúng ta cũng có thể đưa vào chu trình này nhiều giai đoạn khác nhau từ khi sinh ra cho đến khi
chết và diễn ra sự tái sinh mới. Tuy nhiên, một cách đơn giản nhất, chu trình này có thể diễn tả
được khả năng thay đổi cuộc sống kể từ khi có sự sinh thành mới nhưng vẫn duy trì sự ổn định.
Sự sống mới sẽ được định hình từ sự sống cũ.
2. Giải thích cho học sinh hiểu rằng xung quanh ta có những chu trình không dứt. Hỏi: Em có thể
nghĩ ra được chu trình nào như vậy không?
3. Các chu trình cũng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Em có thể vẽ được chu
trình làm việc bình thường trong ngày thứ 3 của em ở Trường không? Một chu trình bình thường
của một tuần của em? Cái gì sẽ xảy ra nếu như mỗi ngày hay mỗi tuần lại hoàn toàn khác nhau,
đó là mô hình không có sự lặp lại? (em không thể tạo dựng được cái gì mà không dựa vào quá
khứ vào cũng không thể đạt được nhiều thành công, không thể đương đầu được với thực tế có quá
nhiều thay đổi).
4. Khi bất cứ bước nào trong chu trình bị phá vỡ thì chu trình đó sẽ bị ngừng lại hoặc bị thay đổi. Có
điều gì không ổn đối với quá trình này?
33
Trẻ sơ sinh (sinh ra)
Người lớn
Ngày
Đêm
(Quá trình này không thể kéo dài mãi mãi – dầu không phải là tài nguyên tái tạo được).
5. Các chu trình đảm bảo sự sinh tồn. Hãy so sánh hai chu trình sau đây:
A.
B.
Chu trình nào trong các chu trình mô tả tiêu dùng lương thực này thể hiện phong cách sống của chúng
ta? (B) Chu trình nào có thể dễ dàng bị phá hủy hơn? (B) Tại sao? (Tại vì nó bao gồm nhiều bước hơn
và có thể bị can thiệp bởi những tác động từ bên ngoài dẫn đến phá vỡ tính liên tục của chu trình).
Chu trình nào phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được? (B)
Hỏi: Tài nguyên không tái tạo được là gì? Em có thể cho ví dụ về tài nguyên khong tái tạp? (Tài
nguyên thiên nhiên được xem là không tái tạo bởi vì để hình thành chúng cần phải có một khoảng
thời gian rất dài). Dầu lửa có thể là một ví dụ tốt về khái niệm tài nguyên không tái tạo). Có những
loại tài nguyên không tái tạo nào mà bạn có thể kể ra? Hãy viết chúng lên bảng.
A.
34
Trồng lương thực
Tiêu dùng lương thực
B.
Đâu là một chu trình? Những phần nào trong sơ đồ B cho thấy nó là một chu trình thực sự trong khi
đó sơ đồ A lại không phải là một chu trình? Hãy vẽ những mũi tên. Đâu là giai đoạn cuối cùng trong
sơ đồ A? (bị biến mất ở các bãi chôn lấp).
Chu trình mô tả trong sơ đồ B thực tế được gọi là gì? (tái chế)
Lợi ích của tái chế là gì? (tiết kiệm tài nguyên không tái tạo được, bảo tồn năng lượng).
6. Sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được từ danh sách đã liệt kê trên bảng
và vẽ những chu trình khác mà có thể mô tả được hoạt động tái chế.
Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra
• Thuật ngữ ‘tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được” có nghĩa là gì?
• Hãy kể tên ba loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được.
• Hoạt động tái chế giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên theo cách nào (như thế nào)?
• Hãy nêu 2 loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được nhưng có thể bảo tồn được bằng cách tái
chế.
Tài liệu tham khảo
Tham khảo về giáo dục ngoài trời:
35
https://www.epa.gov/education/environmental-education-ee-publications
http://www.educationscotland.gov.uk/learningandteaching/approaches/outdoorlearning/
http://www.soec.org.uk/
http://www.sapoe.org.uk/category/universities-and-college-courses-in-outdoor-education-2
http://www.eoe-network.eu/home/
http://www.villagecamps.com/outdoor-education-school-programmes?lang=eng
http://www.englishoutdoorcouncil.org/research.sources.in.outdoor.learning.html
Tham khảo về giáo dục trải nghiệm :
http://handsonlearning.org.au/
http://www.teach-nology.com/teachers/methods/theories/handson.html
http://learninginhand.com/
https://www.brookings.edu/blog/education-plus-development/2016/07/14/accelerating-progress-
in-education-with-hands-on-minds-on-learning/
http://www.globeuniversity.edu/blogs/service-applied-learning/benefits-of-hands-on-learning/
http://www.schoolimprovement.com/strategy-of-the-week/stem-benefits-of-hands-on-learning/
36

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
Khác Sẽ
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Nguyen Cuong
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
 
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cucMot so phuong phap day hoc tich cuc
Mot so phuong phap day hoc tich cuc
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
 
nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...
Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...
Luận văn: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy ...
 
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụngBáo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
Báo cáo tiểu luận phép biện chứng duy vật cảm nhận và vận dụng
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Con đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao độngCon đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao động
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 

Destaque

Destaque (9)

Science research project vie
Science research project vieScience research project vie
Science research project vie
 
Hoc moi truong tai vuon thu thu le
Hoc moi truong tai vuon thu thu leHoc moi truong tai vuon thu thu le
Hoc moi truong tai vuon thu thu le
 
Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa
 
Học môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc giaHọc môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc gia
 
Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co
Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang coHoc moi truong tai cac lang nghe va lang co
Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co
 
Thí điểm Globe tại Việt Nam
Thí điểm Globe tại Việt NamThí điểm Globe tại Việt Nam
Thí điểm Globe tại Việt Nam
 
Hoc moi truong tai cac trang trai
Hoc moi truong tai cac trang traiHoc moi truong tai cac trang trai
Hoc moi truong tai cac trang trai
 
Globe program
Globe program   Globe program
Globe program
 
cau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏicau hỏi giáo viên giỏi
cau hỏi giáo viên giỏi
 

Semelhante a Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm

Semelhante a Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm (20)

Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...
Sáng kiến kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn lịch s...
 
bài thuyết trình Giáo dục học đại cương về các hoạt động của nhà trường phổ t...
bài thuyết trình Giáo dục học đại cương về các hoạt động của nhà trường phổ t...bài thuyết trình Giáo dục học đại cương về các hoạt động của nhà trường phổ t...
bài thuyết trình Giáo dục học đại cương về các hoạt động của nhà trường phổ t...
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore7 chu de tap huan singapore
7 chu de tap huan singapore
 
Sáng kiến Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 7
Sáng kiến Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 7 Sáng kiến Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 7
Sáng kiến Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn Vật lí 7
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinhSkkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Skkn Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học...
 
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinhDay hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
Day hoc phat huy tinh tich cuc, tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinhskkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
skkn Day hoc phat huy tinh tich cuc tu giac hoc tap cua hoc sinh
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trường
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 

Mais de Thành Nguyễn

Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Thành Nguyễn
 

Mais de Thành Nguyễn (20)

II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-... II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
 
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engNguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
 
Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
 

Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm

  • 1. Giáo dục thông qua thực hành, quan sát, trải nghiệm Giáo dục thông qua quan sát, trải nghiệm và thực hành nhằm khuyến khích trẻ tích cực học tập Biên soạn và tổng hợp: Tô Kim Liên Những kinh nghiệm có từ thực tế cuộc sống sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục cần phải gắn với thực tế cuộc sống và nhằm mục đích phục vụ cuộc sống. Chúng ta cần dạy cho học sinh cách áp dụng những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó vào những việc đơn giản hàng ngày. Giáo viên hoàn toàn có thể dậy học sinh tiểu học các kiến thức từ thực tế và môi trường xung quanh. Việc dậy và học qua thực tế và dựa vào thực tế sẽ làm cho việc dậy và việc học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng. Ở các cấp học cao hơn, có thể bổ sung việc thực tập, khảo sát thực tế và thời gian thực hành trong phòng thí nghiệm hay tại các cơ quan nghiên cứu …vào các chương trình học. Phụ huynh và giáo viên có thể sử dụng những phương pháp quan sát, thực tiễn từ cuộc sống hàng ngày, thí nghiệm đơn giản và giúp trẻ tham gia các công việc trong gia đình hay trong nhà trường để cung cấp cho các em những phương pháp và kỹ năng cần thiết cho việc học, giúp các em tự tin và thành công hơn trong cuộc sống của mình. Tài liệu này đưa ra một số hướng dẫn để xây dựng chương trình giáo dục thông qua thực hành, quan sát, trải nghiệm với những môn liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường cho cấp tiểu học. Giáo viên, phụ huynh, và cán bộ giáo dục (làm ở các tổ chức giáo dục phi chính thức như bảo tàng, công viên, vườn quốc gia…) có thể tham khảo và thiết kế chương trình học chính khóa hay tổ chức hoạt động cho học sinh tham gia gắn với chương trình học chính khóa cho các hầu hết các môn học ở bậc tiểu học. 1. Giới thiệu và hướng dẫn chung: Giáo dục môi trường cho học sinh ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Giáo dục môi trường không đơn thuần là chỉ cung cấp cho các em kiến thức và thông tin về môi trường xung quanh, mà còn cần phải giúp các em có phải giúp các em có được:  Nhận thức và cảm xúc đối với môi trường và các vấn đề môi trường  Kiến thức và hiểu biết về các vấn đề môi trường và hành động của mỗi cá nhân có ảnh hưởng thế nào đối với môi trường  Thái độ và quan tâm đối với môi trường và động lực để cải thiện và duy trì chất lượng môi trường  Kỹ năng nhận biết và giải quyết các vấn đề về môi trường  Tham gia và các hoạt động để giải quyết vấn đề về môi trường 1
  • 2. Muốn vậy, giáo dục môi trường không những cần phải cung cấp kiến thức, thông tin về môi trường, mà còn phải giúp các em có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định và hành động đúng và thân thiện đối với môi trường. Để làm được điều này thay đổi phương pháp giáo dục thông qua quan sát, thực hành, và trải nghiệm là một cách hiệu quả nhất để giáo dục môi trường. Ở cấp học tiểu học, chúng ta nên tập trung vào giáo dục để xây dựng và bồi đắp tình yêu thiên nhiên cho các em. Khi tình yêu thiên nhiên và môi trường của các em lớn dần lên ta có thể bắt đầu đề cập đến những vấn đề về môi trường, vì vậy các vấn đề về môi trường nên đưa vào chương trình của các lớp lớn hơn (trung học cơ sở và trung học phổ thông). Để có thể giáo dục môi trường thực sự có hiệu quả, giúp các em có tình yêu với thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường và hành động thân thiện với môi trường, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em, tất cả các hoạt động trong nhà trường cũng cần có mục tiêu bảo vệ môi trường để các em hàng ngày dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Ví dụ, nhà trường cần nêu gương tiết kiệm điện và nước, tiết kiệm giấy, phân loại rác … (có hướng dẫn cụ thể tại các điểm trong trường cho học sinh như: nhà vệ sinh, phòng ăn, nơi uống nước, rửa tay, thùng rác…). Khi tổ chức các hoạt động trong nhà trường, người tổ chức nên đưa mục tiêu bảo vệ và gìn giữ vệ sinh môi trường vào một trong những mục tiêu quan trọng. Ví dụ: trong các ngày khai giảng, lễ hội mà nhà trường tổ chức, cần tận dụng cơ hội để giáo dục ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường (có thùng rác công cộng để ở nơi thuận tiện, hướng dẫn phân loại rác: rác có thể tái chế và rác tự phân hủy được…) 2. Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình hay giáo án cho bài giảng kết hợp kiến thức của chương trình học chính khóa và kiến thức kỹ năng bảo vệ môi trường Khi đưa học sinh đi học ngoài thực địa, giáo viên hay người giảng cần chú trọng phương pháp áp dụng trong việc dậy học, chuẩn bị giáo án cụ thể để đảm bảo chương trình dạy của mình: Cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm: Giáo viên sẽ xem xét trình độ phát triển, trình độ học, kiến thức và hiểu biết của học sinh để đưa ra chương trình học phù hợp. Nội dung: Chương trình học ngoài thực địa đảm bảo cân bằng kĩ năng và nội dung giảng dạy. Chương trình sẽ tập trung vào 3 chủ đề chính: ý nghĩa của địa điểm, quan hệ kết nối (giữa con người, tự nhiên, và xã hội) và khả năng bảo tồn. Phương pháp giảng dạy: Các giáo viên kết hợp rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau bao gồm học tập dựa trên hướng dẫn, các giả định, cách dạy dựa theo chủ đề, và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh. Kết quả: Trong mỗi chương trình học, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh thu được kết quả cụ thể về 4 mặt: phát triển cá nhân, phát triển nhóm, ứng xử có trách nhiệm với môi trường, và ảnh hưởng của giáo dục. Các phương pháp áp dụng: Các giảng viên cần kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau vào việc dạy học của mình, bao gồm: học tập dựa trên hướng dẫn, các giả định, cách dạy dựa theo chủ đề, và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy của học sinh. Học tập dựa trên hướng dẫn Từ việc phát triển kĩ năng quan sát đến việc khuyến khích học viên tự đặt ra phương pháp, các giáo viên hãy sử dụng trí tò mò của học sinh để phát triển các kĩ năng của các em. Những kĩ năng này có thể áp dụng vào các môn học giúp học sinh chủ động và tham gia tích cực trong giờ học. 2
  • 3. Giáo viên hay người dậy đóng vai trò hướng dẫn và học sinh là người chủ động tìm hiểu và khám phá. Cách dạy học theo chủ đề Cách dạy học có chủ đề xuất phát từ những cuộc điều tra cho rằng chức năng não bộ sẽ phát triển ở mức cao hơn nếu các hoạt động có sự liên kết và hỗ trợ bổ sung cho nhau. Phương pháp chính của cách dạy học này là xây dựng bản đồ hoạt động. Trước khi bắt đầu mỗi ngày học hay buổi học, giáo viên sẽ trình bày một sơ đồ các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày hoặc trong buổi. Phần trung tâm của bản đồ là chủ đề của ngày. Dưới đây sơ đồ hoạt động của ngày “môi trường”. Trong sơ đồ, các hoạt động đặt vòng quanh chủ đề chính. Các hoạt động trong ngày được thiết kế để giới thiệu và và liên hệ với chủ đề chính. Các sáng kiến hay những lúc có thể giảng dạy được đều được kết hợp với chủ đề. Giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức một buổi dạy học ngoài thực địa kết hợp với nhiều môn học liên quan (tiếng việt, nhạc họa, tự nhiên xã hội, kỹ thuật….) với chủ đề chính liên quan đến môi trường. Phát triển khả năng tư duy Việc dậy và học cần phải giúp học sinh phát triển kĩ năng để trở thành những người suy nghĩ độc lập và người tham gia tích cực, có trách nhiệm trong xã hội. Các giáo viên cần cho học sinh tham gia vào bài học bằng cách đặt ra những vấn đề cho học sinh tranh luận, các bài kiểm tra về niềm tin và giá trị cá nhân (bài tập môn giáo dục công dân), các vai diễn hoán đổi giúp nhận biết quan điểm khác nhau của mỗi người và các bài đánh giá về suy nghĩ và hành động của các em. Ví dụ: Hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn phổ biến ở nhiều trường. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để trường của em không còn rác? Học sinh sẽ cần đi tìm hiểu và quan sát, kết luận đưa ra nguyên 3
  • 4. nhân và đề xuất các giải pháp thực hiện. Học sinh cần có cơ hội được thực hiện các đề xuất mà các em đưa ra và điều chỉnh nếu cần. Mục tiêu cuối cùng là trường không còn rác. Kết quả Sau mỗi buổi học ngoài thực địa (nhất là những buổi đi xa), các giáo viên cần đánh giá kết quả học sinh tiến bộ về các mặt sau: phát triển cá nhân, phát triển nhóm, ứng xử có trách nhiệm với môi trường và tác động của giáo dục. Phát triển cá nhân Bằng việc kết hợp giữa quan điểm phát triển cá nhân và học tập dựa vào các hướng dẫn, các giáo viên tạo cơ hội cho học sinh: • Phát triển lòng tự trọng và sự tự tin • Biết được sự khác biệt mà các em có thể tạo ra đối với bản thân và môi trường • Suy nghĩ về thái độ và giá trị đối với môi trường, khoa học, và việc học tập Phát triển kỹ năng làm việc nhóm Giáo viên cần tổ chức các hoạt động tạo để học sinh phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và giúp các em xây dựng tinh thần đồng đội. Giáo viên cần quan tâm đến tâm lý chung của các nhóm và tổ chức các hoạt động hoặc giao nhiệm vụ giúp học sinh có cơ hội: • Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch hiệu quả theo nhóm • Sử dụng các kĩ năng giao tiếp một cách hiệu quả trong nhóm và giữa các nhóm • Tham gia vào quá trình học một cách tích cực Ứng xử có trách nhiệm với môi trường Việc đưa học sinh đi học thực địa là một cách hiệu quả nhất để lồng ghép giáo dục môi trường và chương trình học. Giáo viên cần nhấn mạnh tầm quan trọng của cách ứng xử của từng cá nhân với môi trường. Muốn vậy, học sinh cần được: • Học về liên quan, mối liên kết của môi trường đối với tự nhiên và văn hóa • Tham gia vào các hoạt động bảo tồn • Hiểu được giá trị của Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn, và các không gian mở đối với cộng đồng • Học cách dùng các sản phẩm thân thiện môi trường cũng như và các hành vi cá nhân giúp giảm thiểu tác hại đến môi trường Để xây dựng được những chương trình học như vậy, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, tổ chức về môi trường, các tổ chức cộng cộng (ví dụ: thư viện, vườn quốc gia). Phương pháp giáo dục qua thực hành và trải nghiệm thực tế: Quan sát. Bao gồm các cuộc khảo sát thực tế, phỏng vấn, tham gia các sự kiện văn hóa và tìm hiểu cách người lớn làm việc và hòa nhập vào xã hôi. Các hướng dẫn viên ở bảo tàng và vườn thú sẽ là những người trả lời những câu hỏi và cung cấp các thông tin bổ sung, họ còn có thể nói 4
  • 5. về những điều rất đặc biệt để quan sát và hướng bọn trẻ tập trung vào câu chuyện/chủ đề đang được nói đến. Ví dụ khi cho học sinh lớp 4 học các môn khoa học (bài 63: động vật ăn gì để sống) ta có thể đưa các em đến vườn thú để học thay vì ngồi trong lớp. Rõ ràng việc đứng quan sát các con thú ở vường bách thú sẽ thú vị và hấp dẫn hơn nhiều so với việc nhìn vào hình vẽ trong sách rồi tưởng tượng ra các con vật đấy sống như thế nào. Có thể đưa các em đến học ở vườn quốc gia và các cán bộ kiểm lâm sẽ giới thiệu cho các em kiến thức liên quan đến môn học, công việc của người kiểm lâm. Cũng có thể đưa các em đến học ở các trang trại hay những nơi có nuôi những vật nuôi liên quan và trẻ được tiếp xúc trục tiếp với những người làm các công việc của họ. Tùy vào điều kiện và địa điểm của từng trường, hoàn toàn có thể chọn được những nơi có thể đưa các em đến học. Khi trẻ được nghe người lớn giải thích về công việc của họ và cách thức làm việc sẽ làm cho việc học của chúng trở nên thực tế hơn và các kiến thức các em thu nhận được sẽ gắn với cuộc sống của các em. Bất cứ giáo viên nào, hay phụ huynh nào cũng có thể giáo dục con em mình hay học sinh của mình thông qua quan sát. Chúng ta nên vận dụng chính những điều đơn giản từ cuộc sống hàng ngày để rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh. Kinh nghiệm thực tế là kinh nghiệm đến từ thực hành. Việc quản lý tiền, nấu ăn, phân loại quần áo, phân loại rác thải, trồng cây, học nhạc, học tiếng Việt, học vẽ sẽ làm các em hứng thú và ham thích học hơn nếu các em được trải nghiệm trên thực tế. Việc trồng cây trong vườn, hay tham gia trực tiếp vào hoạt động trồng rau giúp các em học sinh hiểu thức ăn xuất phát từ đâu và phân biệt được các loại trái cây và rau củ, hiểu về kỹ thuật trồng cây và trồng rau. Thay dầu máy hay kiểm tra lốp xe giúp học sinh kĩ năng và ý thức bảo dưỡng máy móc. Việc dạy các em kiến thức thông qua trực tiếp làm các việc đơn giản như vậy sẽ làm cho trẻ thích thú, đồng thời cũng dạy cho trẻ thêm nhiều kĩ năng mới và hiểu biết thêm về cuộc sống xung quanh. Ngoài ra, phụ huynh, bạn bè hay họ hàng có thể chia sẻ thông tin về công việc, sở thích hoặc đưa trẻ cùng đến chỗ làm. Hãy tận dụng tất cả những cơ hội để dạy trẻ những kiến thức liên quan đến cuộc sống và học tập – điều này sẽ giúp trẻ sẽ dể dàng tiếp thu các kiến thức ở trường và có những kỹ năng thiết thực trong cuộc sống. Thí nghiệm dựa trên phương pháp khoa học. Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng hoặc bác bỏ một giả thuyết hay một dự đoán. Đối với quan niệm của khoa học, các thí nghiệm có nghĩa rất rộng, bao gồm cả những việc như nấu ăn, làm toán, lau chùi, tiền bạc, làm vườn. Nói chung là bất cứ thứ gì có thể giúp con người học thêm điều mới đều có thể được coi là thí nghiệm. Trẻ em cũng vậy, chúng có năng khiếu tự nhiên khám phá ra những giả thuyết dựa trên những gì chúng biết hay khi tiến hành nghiên cứu lấy thông tin. Chúng ta có thể cho trẻ bắt đầu những thí nghiệm ở độ tuổi rất nhỏ như việc nhận biết chanh thì chua và đường thì ngọt bằng cách nếm chúng. Trẻ sẽ biết rằng tay chúng có thể bị bỏng nếu chúng chạm tay vào máy uốn tóc đang nóng, thử những phương pháp để chạy nhanh hơn, ném bóng được xa hơn và cách nín thở lâu hơn … Những thí nghiệm đơn giản trên giúp trẻ tự thử nghiệm những ý tưởng trong một môi trường có giám sát. Chính những điều này dạy cho trẻ tầm quan trọng của việc tuân theo những nguyên tắc và những chỉ dẫn. Khi trẻ học cách sử dụng an toàn rồi nói về những kết quả mong muốn và xem chúng có xảy ra trên thực tế không. Sau đó sẽ bàn luận tại sao những cuộc thí nghiệm thành công 5
  • 6. và thất bại. Học theo cách như vậy, các em sẽ có niềm vui với việc khám phá và như vậy việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn và cũng giúp cho các em có những kỹ năng khác cần thiết cho cuộc sống sau này (kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu, sáng tạo). Tình nguyện và làm việc. Đây là một trải nghiệm rất tốt cho những trẻ lớn tuổi hơn. Tuy nhiên cũng có thể bắt đầu cho trẻ lớp 4 và lớp 5 tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Bằng cách này học sinh có thể thử xem mình đã hiểu biết gì về môi trường và qua đó tự phát triển kiến thức của mình. Ví dụ học sinh có thể tham gia tình nguyện bảo vệ một số cây quanh trường, hoặc vườn trường. Qua các hoạt động này, học sinh không chỉ học cách chăm sóc cây mà còn học cách thực hiện một hoạt động cụ thể, cách thuyết phục người khác tham gia…. Cần có sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị phụ trách để hướng dẫn, giao nhiệm vụ qua đó học sinh cũng sẽ học được giá trị của việc đến đúng giờ và hoàn thành công việc được giao đúng hẹn… Học sinh nhỏ tuổi hơn cũng có thể tham gia vào những công việc này với sự giám sát của các anh chị phụ trách hoặc học sinh lớn hơn (ví dụ: qua hoạt động trong các buổi sinh hoạt sao). Các hoạt động này đều có thể gắn với các môn học của học sinh lớp 4 lớp 5 và cần có các bài tập có tính chất bắt buộc để kiểm tra kiến thức. Việc học qua những hoạt động cụ thể giúp trẻ hình thành tính trách nhiệm và kĩ năng giải quyết các vấn đề cụ thể để từ đó ứng dụng vào cuộc sống thường ngày. Nhà trường cũng có thể tổ chức các hoạt động cụ thể như (trồng cây, dọn vệ sinh các nơi công cộng, chăm sóc cây ở công viên …). Nhà trường nên tổ chức các hoạt động tình nguyện có sự tham gia của gia đình và các tổ chức tình nguyện, các tổ chức xã hội, hay các tổ chức cộng đồng có mạng lưới và hệ thống toàn quốc. Tìm những nguồn thông tin ở đâu: Cần thu thập các thông tin về bảo tàng, vườn thú, phòng triển lãm, thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng…. để có thêm thông tin và liên kết khi cần. Thư viện cũng là những nơi lí tưởng để tìm kiếm thông tin, có rất nhiều thư viện còn cho phép sử dụng máy tính, truy cập Internet hay hỗ trợ các nhóm bạn đọc tổ chức các sự kiện đặc biệt. Internet là một nguồn thông tin khổng lồ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về các hoạt động, thông tin liên quan giúp giáo viên, tổng phụ trách, hay nhóm tình nguyện xây dựng các chương trình phù hợp. 3. Những khó khăn trong việc đưa học sinh đi học ngoài thực địa: Lợi ích của phương pháp giáo dục như trên rõ ràng ai cũng nhận thấy, giáo viên, học sinh đều rất hứng thú và ủng hộ phương pháp này. Tuy nhiên, có một số khó khăn và cản trở mà giáo viên cần vượt qua với sự hỗ trợ của các tổ chức, nhà trường, phụ huynh học sinh. Một số khó khăn có thể nêu ra là: - Sẽ có một số phụ huynh trong lớp không ủng hộ đưa học sinh đi xa (liên quan đến chi phí) - Thiếu sự ủng hộ của ban giám hiệu - Nếp tư duy cũ trong dạy học - Vận động kinh phí đi học thực địa khó khăn (kinh phí đi lại, ăn ở…) - Quản lý học sinh khó khăn - Hiện nay có ít địa điểm phù hợp (vì để đưa học sinh đi học xa cần có sự hỗ trợ của các tổ chức khác để hỗ trợ giáo dục về môi trường cũng như quản lý học sinh) 6
  • 7. Tuy nhiên, tùy điều kiện hoàn cảnh của từng trường và từng lớp, giáo viên hoàn toàn có thể dậy học ngoài thực địa tận dụng tất cả những điều kiện hiện có trong trường hay bên cạnh trường (vườn trường, công viên gần trường, vườn cây, trang trại, rừng….). Mỗi trường nên chọn một số địa điểm nhất định để đưa học sinh đến học ngoài thực địa và nhà trường nên liên hệ với các cơ quan, tổ chức quản lý địa điểm đó để có thể thường xuyên đưa học sinh đến. Nếu có điều kiện nên phối hợp với các tổ chức đó tổ chức hoạt động giáo dục môi trường theo lứa tuổi và chương trình học cho học sinh. Giáo viên có thể dạy ngoài thực địa 1-2 tiết 1 tuần nếu trường gần các địa điểm có thể đưa học sinh đi học ngoài thực địa. Giáo viên cũng có thể dồn 4 tiết sinh hoạt vào một buổi và đưa học sinh đi xa hơn (1 buổi sáng hay 1 buổi chiều). Nếu trường rộng, có sân, có cây, hay có vườn trường, hoặc gần công viên, các nơi công cộng có cây xanh có không gian thì giáo viên hoàn toàn có thể đưa các em ra học bên ngoài trong giờ chính khóa (tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Vẽ, …). Thăm quan, dã ngoại, hoạt động ngoài giờ lên lớp là những cơ hội tuyệt vời để giáo dục các em học sinh về thiên nhiên cũng như tổ chức hoạt động bổ sung kiến thức và kỹ năng cho các em. Tuy nhiên, để tổ chức những hoạt đông này hiệu quả và thực sự có ý nghĩa về giáo dục cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức có liên quan, hỗ trợ từ cha mẹ học sinh về kinh phí và thực hiện hoat động. 4. Một số bài giảng mẫu cho học sinh tiểu học – dành cho giáo viên tham khảo Dựa vào những hướng dẫn chung về phương pháp và một số đề cương mẫu dưới đây, giáo viên có thể điều chỉnh và bổ sung để xây dựng được các giáo án chi tiết cho các tiết học ngoài thực địa cho học sinh của mình. 4.1. Các bài giảng mẫu dưới đây có thể thực hiện trong sân trường, công viên, nơi công cộng gần trường đáp ứng yêu cầu về địa điểm, bãi rác chôn lấp hay nhà máy xử lý rác … Bất cứ một trường nào cũng có thể áp dụng dạy học qua thực hành và trên thực địa. Những bài giảng dưới đây là những gợi ý về nội dung môi trường, giáo viên có thể tham khảo và xây dựng giáo án và bài giảng của riêng mình. 7
  • 8. Mục đích: Học sinh sẽ xác định chất thải (mà bình thường chúng ta vẫn gọi là rác) và qua đó sẽ nhận thức được những gì sẽ diễn ra sau khi chúng ta vứt rác vào sọt rác. Môn học tại trường: Nghệ thuật (vẽ), Khoa học và Tiếng Việt Lớp: 1-2 Thời lượng: 1 tiết (sân trường) Mẫu 1: Làm thám tử rác Các bước tiến hành 1. Đề nghị mỗi học sinh vẽ hai bức tranh. Một bức tranh là nhà của học sinh. Bức tranh kia là “nhà” của gấu, của hươu hay của rắn. Yêu cầu học sinh nhìn vào các bức tranh của mình và nghĩ về rác. Rác là gì? Các con vật có liên hệ gì hay có những vấn đề về rác không? Con người tạo nên những loại rác nào? Tại sao con người có nhiều rác hơn các loài vật? Tại sao con người lại phải tống rác ra khỏi nhà? Rác sẽ đi đâu? Điều gì sẽ xảy ra với rác sau khí nó đến bãi chôn lấp? 2. Cả lớp cùng làm việc với giáo viên để viết câu truyện mô tả lại những bức tranh mà các em đã vẽ bằng cách tra từ điển và viết lên bảng. 3. Để các em xem trong tạp chí và tìm những bức tranh về những thứ mà người ta thường vứt đi sau khi sử dụng một lần. Để các em cùng làm một tờ bích báo trên đó có dán các bức vẽ của các em đã làm. Hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể tránh được việc vứt quá nhiều những thứ này đi? 4. Treo các bức vẽ, câu truyện mà cả lớp cùng viết và tờ bích báo lên tường. 8
  • 9. Mục đích: Học sinh sẽ học về thuật ngữ ‘chất thải nguy hại’ có nghĩa là gì và sẽ học về một số loại chất thải nguy hại được hình thành trong quá trình sản xuất xe đạp. Môn học tại trường: Khoa học và xã hội, địa lý, kỹ thuật Lớp: 4-6 Thời lượng: 1-2 tiết Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Một chiếc xe đạp • Bản sao danh mục vật liệu để sản xuất xe đạp Mẫu 2: Xe đạp và sản phẩm phụ Giới thiệu chung Nguy hại có nghĩa là nguy hiểm. Chất thải nguy hại có nguy cơ gây gại cho môi trường hoặc cho con người do chúng là những chất độc hại (có khả năng gây ngộ độc), dễ cháy (dễ bắt lửa, dễ bốc cháy), dễ phản ứng (dễ nổ), hoặc ăn mòn (các chất có khả năng nhanh chóng ăn mòn hay hòa tan những thứ mà chúng tiếp xúc với). Các bước tiến hành 1. Hỏi cả lớp: Bao nhiêu em trong lớp mình có xe đạp? Xe đạp được làm từ gì? Cái phanh xe? Kim loại, cao su và nhựa để làm xe đạp ở đâu ra? (Ở nhà máy và xưởng cưa là những nơi đã chuyển nguyên liệu thô như dầu lửa, quặng bô-xít nhôm và quặng sắt thành các cấu phần khác nhau của xe đạp). Những nơi nào ở nước ta có dầu, quặng, bô-xít. Hỏi: Cái gì làm cho xe đạp của em trở nên đặc biệt – khác với những cái khác? Có bao nhiêu mầu trên cái xe đạp của em? Xe đạp của ai trông sáng bóng? Kim loại có màu sáng bóng trên xe đạp của em gọi là gì? Hỏi: Những nguồn tài nguyên thiên nhiên nào được sử dụng để sản xuất ra những chiếc xe đạp? (dầu lửa để sản xuất nhựa, sợi và cao su tổng hợp, các chất chiết xuất từ dầu lửa để làm sơn và dung môi, quặng bô-xít để lấy nhôm, crôm, than để luyện thành cốc dùng cho việc nung chảy quặng sắt thành thép và nhiều thứ khác nữa. Hỏi: Cái gì đã xảy ra với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trước khi chúng được khai thác và sử dụng để làm cái xe đạp của em? (Chúng được chế biến trong các nhà máy). Mục đích chính của các thảo luận này chính là làm cho học sinh nhận thức được rằng khi nguyên liệu thô có trong tự nhiên qua sản xuất và chế biến thì sẽ tạo nên nhiều sản phẩm phụ và chất thải. Một số trong những sản phẩm phụ phẩm hay chất thải được tạo ra này có thể độc hại. Hỏi: Sản phẩm phụ là gì? Ví dụ như những sản phẩm phụ nào được tạo thành khi em đốt gỗ, củi hay giấy để sưởi ấm ở nhà? Một số những phụ phẩm này có thể độc hai không? Khi sản xuất ra chiếc xe đạp của em, có thể có những sản phẩm phụ nào được tạo thành? 2. Phát cho học sinh sơ đồ mô tả quy trình sản xuất xe đạp của nhà sản xuất có kèm theo danh mục các loại nguyên liệu và sản phẩm phụ có liên quan đến quy trình sản xuất xe đạp và đề nghị một học sinh đem xe đạp của mình đến lớp để cho các bạn xem. Đối với học sinh đi xe đạp đến trường, có thể đề nghị em này tự diễn tả quy trình sản xuất xe đạp. Hướng dẫn em học sinh này nhận biết các thành phần nguyên liệu khác nhau (thép, cao su và nhựa tổng hợp, crôm, sợi tổng hợp, nhôm, sơn, v.v…). Sau đó bằng cách tham khảo sơ đồ mà em học sinh đã làm, hãy chỉ ra những loại sản phẩm phụ hay chất thải có thể tạo ra trong quá trình sản xuất các bộ phận của xe đạp. 3. Giải thích: Tất nhiên, chỉ có một số chứ không phải tất cả mọi loại phụ phẩm hay chất thải có trong quá trình sản xuất xe đạp là nguy hại. Nguy hại có nghĩa là gì? 9
  • 10. Hỏi: Nó nghĩa là em sẽ bị ốm nếu sử dụng hay là đi xe đạp? Tại sao không? Cái gì sẽ xảy ra với các phụ phẩm và chất thải tạo thành trong quá trình sản xuất xe đạp? (Lưu ý: một số loại phụ phẩm hay chất thải đã được thu gom lại và tái chế hay tái sử dụng để phục vụ cho các ngành công nghiệp khác). Một số chất thải nguy hại đã được thu gom lại để tiêu hủy ở các khu tiêu hủy chất thải nguy hại. Chỉ một số thoát thải ra môi trường không khí và nước, và một số khác được chuyển đến bãi chôn lấp hay là bị đổ thải trộm ra bên ngoài). Hỏi: Nên quản lý các loại chất thải hay phụ phẩm nguy hại như thế nào? Tại sao lại phải đặc biệt chú ý đến việc tiêu hủy các loại chất thải hay phụ phẩm này? Hỏi: Có phải vì việc tạo ra các chất thải và phụ phẩm nguy hại trong quá trình sản xuất xe đạp mà chúng ta nên dừng việc sản xuất xe đạp không? Chúng ta nên làm gì tốt hơn việc cấm sản xuất xe đạp? Có những đồ dùng gì khác của em mà khi sản xuất ra chúng cũng có thể tạo nên những phụ phẩm hay chất thải nguy hại? 4. Thảo luận: Tại sao ngày nay lại có rất nhiều tin tức và sự kiện nói về vấn đề chất thải nguy hại? 10
  • 11. Mục đích: Học sinh thể hiện tác động cảm xúc của việc phá hủy môi trường. Môn học tại trường: Khoa học và Xã hội, Ngữ văn, Nghệ thuật, Khoa học Lớp: 3-6 Thời gian: 45 phút (sân trường, hoặc công viên gần trường) Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Giấy vẽ và bút sáp Mẫu 3: Hậu quả của việc vứt rác bừa bãi Giới thiệu chung Trong bài tập này học sinh sẽ cùng xem xét những hậu quả của các hành động của con người gây nên đối với trái đất và có thể tác động đến người khác. Các bước tiến hành 1. Hãy dẫn học sinh đến tham quan một vùng đất đặc biệt nào đó qua trí tưởng tượng của các em bằng cách hướng dẫn các em như sau: ”Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về một vùng đất nào đó rất đặc biệt đối với các em … nơi đó có thể là sân sau nhà em hoặc là nơi nào đó mà hàng năm em vẫn đến vào kỳ nghỉ … đó có thể là nơi mà em có thể nghĩ đến và là nơi em có thể tận hưởng những giờ phút ở đó … hãy nghĩ về những hương vị em có thể cảm nhận được ở nơi đó, những âm thanh mà em có thể nghe được hay những thứ mà em có thể nhìn thấy được xung quanh em … bây giờ hãy tưởng tượng xem trong khi em đang ở nơi đặc biệt đó thì có ai đó đi bộ ngang qua và ném một cái vỏ lon đồ uống rỗng ra đất … hãy thử tưởng tượng xem em sẽ cảm thấy như thế nào … nào bây giờ hãy tưởng tượng là có ai đó nữa đang đi ngang qua và ném lên mặt đất vỏ giấy gói thực ăn, vỏ hộp sữa đã hết … hãy thử tưởng tượng là em không rời khỏi nơi mà em đang ở đó nhưng hãy nghĩ xem em sẽ cảm thấy như thế nào … bây giờ hãy tưởng tượng là có ai đó đang đến nơi chốn đặc biệt của em và đổ thùng đầy rác của họ ở ngay giữa chỗ đó và vì thế có một đống rác to tướng ở nơi chốn đặc biệt đó của em … hãy tưởng tượng xem em sẽ cảm thấy như thế nào… hãy nghĩ xem cái nơi chốn đặc biệt của em trông sẽ như thế nào và hãy nhớ xem em đã nhìn thấy gì và đã cảm nhận được gì … khi em đã sẵn sàng thì nào hãy mở mắt ra.” 2. Phát cho các em học sinh giấy và bút sáp hoặc là bút viết. Hướng dẫn học sinh vẽ một đường thẳng ở giữa tờ giấy. Để học sinh vẽ hai bức tranh. Một bức tranh vẽ trên một nửa này của tờ giấy mô tả nơi chốn đặc biệt của mình trước khi người ta đến vứt rác bừa bãi và nửa bên kia vẽ bức tranh mô tả nơi đó với rác vương vãi khắp nơi. 3. Thảo luận với học sinh về những trải nghiệm mà các em có được qua chuyến du ngoạn trong trí tưởng tượng. Hãy đề nghị các em học sinh xung phong phát biểu để chia sẻ với cả lớp về những bức vẽ của mình. Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra Em đã cảm thấy như thế nào khi nơi đặc biệt của mình bị xả rác bừa bãi? Em có nghĩ rằng hầu hết mọi người đều có những nơi đặc biệt mà họ quan tâm đến? Em có thể nghĩ đến những điều mà đôi khi con người có thể làm và gây tác động tới những nơi đặc biệt của những người khác? Còn những việc gì nữa mà con người đang làm và gây ảnh hưởng đến môi trường? 11
  • 12. Mục đích: Học sinh sẽ học về phương pháp thiêu đốt để tiêu hủy rác. Môn học tại trường: Khoa học, Tự nhiên Xã hội, Tiếng Anh và Toán Lớp: 3-6 Thời lượng: 1-2 tiết (sân trường, vườn trường) Tài liệu và vật dụng cần thiết: • 1 thùng chứa có dung tích cỡ khoảng 1 ga-lông và ở phía trên gần với đáy thùng có dùi một số lỗ bằng đinh. Lấy một miếng kim loại đủ rộng để phủ lên nắp của thùng chứa. Chuẩn bị 5 tấm bìa các-tông kích thước 6”x6” hoặc 6cm, băng dính, rác vừa đủ để cho vào thùng này. CHÚ Ý: không dùng rác ướt, hay rác hữu cơ Mẫu 4: Thiêu đốt rác Giới thiệu chung Hãy xem phương pháp tiêu hủy chất thải rắn như đã mô tả trong phần thông tin cơ bản về chất thải rắn để có được dữ liệu về thiêu đốt rác. Các bước tiến hành 1. Hỏi: Đã khi nào các em ngồi trước đống lửa đang cháy và quan sát các thanh gỗ cháy thành tro chưa? Lượng tro tạo thành đó rõ ràng là có dung tích ít hơn nhiều so với các khối gỗ phải không nào? Vì lẽ đó mà con người bắt đầu dùng phương pháp đốt để thay thế cho phương pháp chôn lấp hay đổ thải ở các bãi rác lộ thiên. Với việc đốt rác thì thời gian sử dụng các bãi rác sẽ dài hơn do dung tích của tro rác thì ít hơn so với dung tích của rác khi chưa đốt. Ở gần những khu vực có mật độ dân số cao người ta sử dụng các lò đốt quy mô lớn và đốt rác trước rồi mới chuyển tro tạo thành ra các bãi chôn lấp để chôn lấp. Quá trình đốt rác này được gọi là ‘thiêu đốt rác’. Ở các nhà máy thu hồi tài nguyên thì các loại vật liệu có khả năng tái chế được sẽ được tách khỏi rác trước khi đem đốt. Ở các nhà máy chuyển đổi rác thành năng lượng thì nhiệt phát sinh trong quá trình đốt rác sẽ được tận dụng để sản xuất điện. Có một vấn đề cần phải quan tâm khi sử dụng phương pháp thiêu đốt rác là khả năng phát thải các chất độc hại ra môi trường không khí. Cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát cần thiết để duy trì chất lượng không khí cho cư dân. Hỏi: Những gì có thể thải vào không khí trong quá trình thiêu đốt rác? Khi đốt rác thì những hạt bụi phát sinh từ quá trình đốt rác có phải là nguồn ô nhiễm không khí không? Các vật liệu đem đi đốt đó có thể tái chế được không? 2. Phần này của bài tập sẽ là thí nghiệm để xem cái gì sẽ xảy ra với rác thải trong khi đốt. Việc đốt rác cần phải thực hiện ngoài trời và với sự giám sát của người lớn. Lấy 5 tấm bìa các-tông và dính chúng vào với nhau để tạo thành một thùng chứa rác và cho những thứ rác mà bạn thu lượm được vào đó. Đổ rác từ thùng giấy các-tông vào thùng chứa rác có dung tích khoảng 1 ga-lông1 đã chuẩn bị. Châm lửa đốt rác ở bên trong và đậy ngay một tấm màn hình lên trên mặt của thùng chứa rác. Hãy quan sát cái gì sẽ thoát ra khỏi thùng chứa rác trong khi bạn đang đốt rác bên trong. Nó sẽ đi đâu? Có phải tất cả mọi thứ thoát ra từ thùng đó đều có thể nhìn thấy được? 1 1 ga long tương đương 3,7854 lít 12
  • 13. Mục đích: Học sinh sẽ: • Hiểu được làm thế nào mà nước được lưu giữ trong lòng đất. • Hiểu được rằng khi đã bị ô nhiễm, rất khó hay có thể nói là không thể làm sạch được các tầng nước ngầm. Môn học tại trường: Khoa học Lớp: 3-5 Thời lượng: 1 tiết (sân trường, vườn trường, phòng thí nghiệm) Tài liệu và vật dụng cần thiết: THÍ NGHIỆM CỦA GIÁO VIÊN • Một miếng bọt biển (bọt biển thâm nước, hay miếng mút) dùng ở nhà • Phẩm màu thực phẩm (màu đỏ) • Lọ thuốc nhỏ mắt • Thùng trong để hứng nước • “Nước trong đất” ở trên đầu BÀI TẬP CỦA HỌC SINH • Một số miếng bọt biển ở nhà được cắt làm tư hay làm đôi. Mỗi học sinh có một mẩu. Sử dụng 3. Sau khi lửa đã tắt và tro đã nguội, đổ tro ra một cái hộp. So sánh dung tích của tro sau khi đốt với dung tích của toàn bộ lượng rác trước khi đem đốt. Mẫu 5: Nhiều hơn mức cần thiết Các bước tiến hành 1. Hãy cho học sinh biết là nước mà các em vẫn uống và nấu ăn hàng ngày có thể sẽ đi vào lòng đất. Hỏi: Đất có cứng chắc và kín đặc không? Nếu có, làm thế nào có thể lưu giữ nước trong lòng đất được? 2. Hãy cho học sinh xem miếng bọt biển (xốp) lớn. Hỏi: Miếng bọt biển này có kín đặc không? Nó có thể giữ nước được không? 3. Để miếng bọt biển vào trong bình chứa trong. Đổ nước lên miếng bọt biển cho đến khi nó đã bão hòa. Hiện tượng bão hòa xảy ra khi mà nước bắt đầu nhỏ ra ngoài bình chứa. Đổ hết nước ở trong bình chứa đi. Hỏi: Có nước trong miếng bọt biển không? Nếu có thì nó ở đâu? 4. Giải thích cho các em biết là nước đã được lấp đầy trong các ‘lỗ không khí’ ở bên trong miếng bọt biển. Chỉ lên đề mục “Nước và đất”. Chỉ ra ‘những lỗ không khí’ có sẵn ở trong đất. Giải thích rằng đây chính là cách lưu giữ nước trong lòng đất. Miếng bọt biển đã được thấm đầy nước giống như đất. Hãy giải thích với học sinh là có một số loại đất này có khả năng giữ nước tốt hơn so với một số loại đất khác. (Đất cát không giữ nước tốt bằng đất sét). Những vùng đất đặc biệt trong lòng đất có chứa rất nhiều nước thì được gọi là các tầng nước ngầm. Hỏi: Có bao nhiêm lỗ không khí ở trong miếng bọt biển? Bao nhiêu phần của nó là ‘kín đặc’? “Ở trong lòng đất, các tầng nước ngầm sẽ có ‘độ xốp’ (khả năng giữ nước trong đó) từ 5 đến 50% - Nước ngầm. 5. Để miếng bọt biển đứng trên một đầu. Thêm một hay hai giọt phẩm màu đỏ lên miếng bọt biển đã đẫm nước. Giải thích là phẩm màu đó thể hiện cho chất độc hại hay chất độc nếu như chúng ta xử lý các loại vỏ hộp không đúng cách sẽ gây ô nhiễm nước ngầm. Ví dụ, các loại thuốc diệt cỏ, dầu và xăng khi bị rò rỉ ra khỏi thùng chứa hoặc bể chứa, v.v… Hãy lưu ý cách thức ‘chất ô nhiễm’ bắt đầu quá trình phân tán ra khắp ‘tầng nước ngầm’. 13
  • 14. 6. Vắt miếng bọt biển để nước từ đây nhỏ ra thùng chứa trong và lưu ý là bây giờ nước đã bị biến thành có màu. Hãy cố gắng làm sạch ‘tầng nước ngầm’ (miếng bọt biển) bằng cách lại cho nước ngấm lại vào nó rồi lại vắt sạch đi. Hãy ghi lại số lần bạn làm như vậy đủ để cho nước mà bạn vắt ra trông sạch như ban đầu. Lưu ý: đối với các loại bọt biển khác nhau đòi hỏi số lần bạn phải làm đi làm lại như vậy để đẩy sạch phẩm màu ra khỏi tấm bọt biển khác nhau. Loại bọt biển chỉ cần vài lần vắt là đã sạch có thể diễn tả như đất cát trong khi các loại bọt biển khác đòi hỏi nhiều lần vắt mới sạch được thì có thể diễn tả như đất sét. 7. Hỏi: Chúng ta học được gì về nước ngầm? (Không thể hay rất khó đẩy được các chất ô nhiễm ra khỏi các tầng nước ngầm. Quá trình đẩy một chất ô nhiễm ra khỏi tầng nước ngầm có thể phải mất rất nhiều thời gian.) Hỏi: Các chất độc hại có thể đi vào các tầng nước ngầm theo những cách nào? (bị rửa trôi từ các cánh đồng sử dụng thuốc trừ sâu, từ hoạt động đổ thải trái phép, từ việc đổ các loại hóa chất độc hại sử dụng trong gia đình (ví dụ như các chất tảy rửa hay sơn) vào nguồn nước thông qua các cống thoát nước, v.v…) 8. Hỏi: Chúng ta có thể làm gì để giữ cho các chất độc hại không đi vào nguồn nước uống của mình? (Chắc chắn rằng nước được xử lý đúng cách hay tìm kiếm các nguồn tài nguyên thay thế khác cho nguồn nước sạch, v.v…) 14
  • 15. Mục đích: Học sinh sẽ nhận thức rõ được việc sử dụng khối lượng lớn bao bì để đóng gói các sản phẩm mà các em mua. Môn học tại trường: Toán, khoa học Lớp: Nhà trẻ đến lớp 5 Thời gian: 1 tiết Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Vỏ đựng kẹo cao su không đường Mẫu 6: Giấy gói cần thiết không? Các bước tiến hành 1. Phân học sinh thành các nhóm nhỏ. 2. Sử dụng giấy gói kẹo cao su không đường và đưa cho mỗi em học sinh một thỏi kẹo. 3. Đề nghị từng em mở kẹo ra một cách cẩn thận để không phải xé rách giấy gói. 4. Để cho từng nhóm học sinh làm một tấm áp phích bằng cách dán các mẩu giấy gói kẹo lên một tấm giấy lớn theo khuôn mẫu. Nhóm các tờ giấy gói kẹo thành từng nhóm 5 hay 10 tờ để cho dễ đếm. 5. Đề nghị học sinh thử đoán xem có bao nhiêu giấy gói kẹo và sau đó thì đếm chúng. Đừng quên dán cả những tờ giấy gói bên ngoài và tất cả các lớp giấy gói bên trong. Hỏi: nếu em sử dụng 1 gói kẹo cao su trong 1 tuần thì thử tính xem có bao nhiêu giấy gói kẹo cần phải xử lý trong một năm? 6. Hỏi các em tại sao lại có quá nhiều giấy gói. Xác định mục đích của từng loại giấy gói. Hỏi: Nếu em chuẩn bị việc gói kẹo thì em sẽ làm thế nào? 7. Yêu cầu xác em xác định nguồn nguyên liệu thô để sản xuất giấy gói: ví dụ như nhựa, giấy phoi nhôm, giấy hay là nhựa tự nhiên. 8. Yêu cầu các em nghĩ về những thứ khác có trong gia đình và được đóng gói khi đem về nhà. 9. Hỏi: Nếu chúng ta giảm lượng giấy gói hàng thì chúng ta sẽ giảm được bao nhiêu lượng rác thải? Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra Giấy gói hàng sẽ đi đâu nếu như các em vứt chúng đi? Làm thế nào để em có thể giảm được lượng giấy gói hàng trong thùng rác nhà mình? Hãy nêu tên hai loại vật liệu gói hàng khó tái chế và hai loại dễ tái chế. 15
  • 16. Mục đích: Học sinh sẽ phân biệt được những nhu cầu và mong muốn của bản thân Môn học tại trường: Ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh), Nghệ thuật, Khoa học và Xã hội, Toán Lớp: 3-6 Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Kéo • Một bộ các trang bài tập đôi cho mỗi cặp học sinh • Một phong bì cho mỗi cặp học sinh • Giấy viết cho mỗi học sinh Mẫu 7: Nhu cầu và mong muốn Giới thiệu chung Mỗi người có những ý tưởng khác nhau về việc xác định “những nhu cầu” và “những mong muốn” của mình tùy thuộc vào văn hóa, lai lịch, giá trị và hoàn cảnh của mỗi người. Ví dụ, điện có thể được xem là nhu cầu thiết yếu nhưng trên thế giới vẫn có hàng triệu người khác có thể sống hạnh phúc và một cách hữu ích trong điều kiện không có điện. Tương tự như vậy, đối với nhiều nhà kinh doanh thì máy tính cũng có thể được xem như nhu cầu của họ trong khi đó nhiều người khác lại coi việc có được chiếc máy tính là một mong muốn của họ chứ không phải là nhu cầu. Trong bài tập này, học sinh sẽ xác định xem những gì trong cuộc sống của họ được coi là ‘nhu cầu’ và ‘mong muốn’ và xác định sự khác biệt giữa chúng. Học sinh sẽ có những cảm nhận khác nhau về cái mà mình muốn hoặc cái mà mình cần. Hãy cho phép các em được trình bày những ý tưởng của chính bản thân các em. Một số đồ vật được mô tả trong các trang bài tập được chọn một cách có chủ đích bởi vì chúng có thể được đánh giá vừa là nhu cầu vừa là mong muốn tùy thuộc vào quan điểm của từng học sinh. Để giúp học sinh thể hiện được ý tưởng của mình, có thể khuyến khích các em viết ra dưới dạng các bài thơ hay bài văn đơn giản (ví dụ thơ lục bát). Làm thơ hay làm đoạn văn ngắn là phương thức rất tuyệt vời để học sinh có thể kết hợp giữa cảm xúc và sự vật về thế giới xung quanh bạn với những hình ảnh thi vị. Gợi ý học sinh làm các bài thơ, đoạn văn dễ làm và đơn giản và vui nhộn. Mặc dù mỗi người đều có những ý tưởng khác nhau về những thứ mà họ cho rằng cần thiết đối với mình song có những thứ chắc chắn lại là nhu cầu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần như nhu cầu về sinh học (thực phẩm, nước, không khí và nơi để cư ngụ), nhu cầu xã hội (quần áo, cảm xúc về những đồ dùng cá nhân hay quyền sở hữu và cảm giác được bảo vệ) hay những nhu cầu tinh thần (niềm tin, hi vọng và tình yêu). Với bài tập này, học sinh sẽ khám phá về một số những nhu cầu này. Các bước tiến hành: 1. Chuẩn bị các bản sao trang bài tập “Nhu cầu và mong muốn” với số lượng đủ để mỗi cặp học sinh đều có một bộ. Cắt các hình này thành những tấm ảnh nhỏ (theo đường nối) và để từng bộ ảnh này vào trong một cái phong bì (Học sinh có thể giúp để thực hiện công tác chuẩn bị này). 2. Phân học sinh thành từng cặp. Phát cho mỗi cặp học sinh một chiếc phong bì có chứa các tấm ảnh đã được cắt ra. Từng cặp học sinh sẽ trực tiếp xắp xếp các tấm ảnh này trong phong bì của mình thành các chồng khác nhau sao cho các đồ vật trong mỗi chồng đều có những nét tương đồng hiểu theo những cách khác nhau. Hãy đề nghị học sinh chia sẻ với cả lớp những ‘nguyên tắc’ mà các em áp dụng để phân nhóm các tấm ảnh của mình. Hãy liệt kê trên bảng những cách thức mà học sinh áp dụng để phân nhóm các tấm ảnh của mình. Hãy cho phép học sinh có một vài cơ hội để có thể thực hiện phân chia lại các tấm ảnh của mình, khuyến khích các em tìm ra những cách phân chia mới. 16
  • 17. 3. Đề nghị học sinh cất lại các tấm ảnh vào phong bì và sau đó thảo luận với các em về sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Hỏi: Em có thể sống thiếu những thứ mà em cần không? Những thứ nào là thứ em mong muốn có? Đề nghị học sinh sắp xếp các tấm ảnh theo từng nhóm ‘những thứ cần’ và ‘những thứ muốn’ và sau đó thảo luận với các em về những thứ mà các em nghĩ là cần thiết và những thứ mà các em nghĩ là mong muốn cho dù những người khác nhau có thể có những quan điểm khác nhau về những thứ mà họ cần. 4. Hãy nói với học sinh là có những thứ nhất định nào đó mà chắc chắn trong chúng ta ai cũng cần để có thể sinh tồn và sống khỏe mạnh. Đây là những thứ mà chúng ta thường gọi là nhu cầu cơ bản. Sau đó hãy hỏi học sinh xem những thứ nào trong các tấm ảnh là nhu cầu cơ bản và viết lên bảng những cầu trả lời của học sinh. Hãy hỏi học sinh xem liệu chúng có thể nghĩ đến bất cứ thứ gì khác không có trong các tấm ảnh của bài tập mà chúng cho rằng có thể xem là nhu cầu cơ bản hay không? Và sau đó liệt kê những câu trả lời của học sinh lên bảng (danh sách này có thể sẽ bao gồm những thứ như là cây cỏ, động vật và tình yêu chẳng hạn). 5. Giải thích cho học sinh biết cách làm thơ hay đoạn văn ngắn để mô tả về một hay một số những nhu cầu cơ bản đã được liệt kê trên bảng. Viết lên bảng một ví dụ về bài thơ hay đoạn văn ngắn đơn giản nào đó hoặc có thể là bài thơ chính giảng viên làm. Giải thích cho học sinh nguyên tắc làm hay đoạn văn (nếu tiết học ngoài trời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trước ở trên lớp). Để học sinh làm việc độc lập hoặc theo từng cặp để tóm tắt lại những thứ đã học, liên tưởng tới các bài thơ và sau đó đề nghị học sinh chia sẻ những kết quả làm việc của mình với cả lớp hoặc là theo từng nhóm nhỏ. Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra • Tại sao những nhu cầu cơ bản lại quan trọng đối với chúng ta? • Con những thứ nào mà con người làm để bảo vệ những nhu cầu cơ bản này? • Sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là gì? • Có cái gì mà bạn cho rằng đó là nhu cầu của 100 năm trước (hay ở một quốc gia nào khác) thì nay (hay ở nước mình) nó lại có thể là mong muốn? 17
  • 18. Mục đích: Bằng cách giữ gìn cho một khu vực nào đó ở trong công viên hay nơi nào đó không bị vứt rác bữa bãi, học sinh sẽ nhận thức được trách nhiệm và năng lực giải quyết vấn đề xả rác bừa bãi. Môn học tại trường: Khoa học và Xã hội, Ngữ văn Lớp: PHẦN 1: Lớp 2-3 Phần 2: lớp 4-5 Thời gian: 1-2 tiết sinh hoạt sao Tài liệu và vật dụng cần thiết: Túi đựng rác (mua túi có sẵn hoặc học sinh mang theo); găng tay, dụng cụ gắp rác. Mẫu 8: Chăm sóc môi trường tự nhiên Các bước tiến hành PHẦN 1 1. Hướng dẫn học sinh nhặt rác vương vãi trên đường đến trường hoặc trong sân trường. Để rác nhặt được trước cửa lớp. Bạn có thể nói được điều gì về những mẩu rác mà các em học sinh đã thu nhặt được? Rác là gì? Những thứ gì thường được xem là rác? Tại sao những thứ này cuối cùng lại trở thành rác chứ không phải là những thứ khác? Hãy để học sinh định nghĩa về các nhóm phân loại rác (như thủy tinh, giấy, nhôm, v.v…). Liệt kê những nhóm này lên bảng. 2. Hỏi học sinh về những suy nghĩ của các em về rác. Các em nghĩ như thế nào về rác? Ai vứt rác bừa bãi? Khi nào? Tại sao? Có những mối nguy hiểm nào liên quan đến rác? Chúng có tốt không? Tại sao rác vương vãi linh tinh là không tốt? Các em có thể thấy rác vứt bừa bãi ở đâu? 3. Thảo luận về những sự kiện thực tế có liên quan đến rác và tái chế từ những nguồn thông tin chung về chất thải rắn và những thông tin chung về tái chế. 4. Chia học sinh thành các nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 túi rác. Tổ chức một cuộc thi săn tìm rác trên sân trường trong vòng 5 phút. Sử dụng sáo hoặc là phương pháp phát tín hiệu nào đó để báo hiệu giờ kết thúc cuộc thi. 5. Tập hợp học sinh thành một vòng tròn hoặc quay trở lại lớp để xem nhóm nào đã nhặt được nhiều rác nhất. Hãy trao phần thưởng cho nhóm có chất lượng làm việc tốt nhất (nhặt được nhiều rác nhất). Để các em học sinh tự quyết định xem liệu các em có tìm được thứ gì đó có thể tái chế được không. PHẦN 2 Tiếp theo phần 1, để từng học sinh hay nhóm học sinh nhận một khu vực nào đó trong sân trường hay trong công viên ở địa phương, cũng có thể là vỉa hè của đoạn đường cua nào đó hay bất cứ nơi công cộng nào trong thành phố và chịu trách nhiệm chăm nom và giữ gìn cho nơi đó không có rác vương vãi. TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN THÔNG TIN CHUNG Do chất thải rắn thường tập trung ở những vùng có mật độ dân số cao nên cần phải chuyển chúng đi ngay và hiệu quả để phòng ngừa những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Trước khia, người ta thường sử dụng 18
  • 19. phương thức đổ rác ở các bãi rác lộ thiên, đơn giản chỉ là những bãi rác khổng lồ mà không có lớp che phủ. Những bãi rác này thu hút chuột và côn trùng và trông không đẹp mắt lắm, lại bốc mùi và là mối đe dọa đối với sức khỏe. Đến khoảng thập kỷ 1970 thì người ta bắt đầu thay thế những bãi rác lộ thiên này bằng các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, phải đến năm 1981 thì việc chôn lấp các loại chất thải nguy hại mới thực sự bị cấm thực hiện ở các bãi chôn lấp rác thông thường này. Hiện nay, có một vài phương pháp khác nhau được sử dụng để tiêu hủy chất thải rắn. Những phương pháp này bao gồm chôn lấp, đốt và tái chế. Ở Mỹ, tỷ lệ tái chế chất thải rắn đạt dưới 10%. Khoảng 5% chất thải rắn phát sinh được tiêu hủy bằng cách đốt và 80% bằng cách chôn lấp (Nhóm công tác về môi trường, 1986). Bãi chôn lấp Khi chúng ta vứt đi một thứ gì đó, nó không chỉ đơn giản là sẽ đi khỏi chỗ bạn vứt. Phần lớn trong chúng sẽ được chuyển đến một bãi chôn lấp nào đó. Một bãi chôn lấp hợp vệ sinh là khu vực mà tại đó các loại chất thải rắn được tiêu hủy trong lòng dất để phòng ngừa những tác hại xấu đối với sức khỏe và tiêu hủy an toàn các thành phần độc hại. Các bãi chôn lấp phải được xây dựng và vận hành trên cơ sở các hướng dãn nghiêm ngặt. Chúng phải được xây dựng ở những khu vực không có tiềm năng gây ô nhiễm nước ngầm với rất nhiều phương tiện nhằm xử lý nước rỉ rác rỉ ra từ dưới các lớp phủ dưới đáy hố bằng đất. Rác phải được nén chặt và được phủ bằng các lớp đất dày 6 inch và đất tại khu vực đó phải là đất được quy hoạch cho mục tiêu xây dựng bãi chôn lấp. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp hiện cũng đang bị đầy dần và hết chỗ để chôn tiếp rác. Hàng ngày, người Mỹ thải bỏ khoảng 400 triệu pound thực phẩm, 20.000 chiếc ô tô hỏng, 18.000 cái TV cũ. Dân số nước Mỹ chiếm 5% dân số toàn cầu nhưng lại là quốc gia sản sinh tới 30% tổng lượng rác phát sinh trên toàn cầu. Nước rỉ ra từ các bãi chôn lấp có khả năng gây ô nhiễm nước ngầm. Nước này gọi là nước rỉ rác, là dạng chất lỏng và được tạo thành khi nước trong đất hòa trộn với các loại rác bị đem đi chôn. Nước rỉ rác có thể chứa rất nhiều thành phần độc hại như các loại hóa chất độc hại sử dụng trong gia đình. Nhiều loại rác đem đi chôn lấp là những vật liệu không bị phân hủy sinh học và sẽ bị lưu giữ trong lòng đất hàng thế kỷ. Không chỉ những loại vật liệu không phân hủy sinh học được ví dụ như nhựa dẻo chẳng hạn mà còn có rất nhiều thứ khác mặc dù có khả năng phân hủy sinh học song lại không thể bị phân hủy nhờ các tác nhân phân hủy sinh học và do vậy cũng sẽ bị lưu giữ lại rất lâu trong lòng đất, thậm chí là đến vài thế hệ. Thiêu đốt Thiêu đốt (đốt cháy chất thải) giúp giảm 30-40% lượng chất thải. Với việc tái chế, thì việc áp dụng biện pháp đốt là giải pháp tốt nhất để giảm lượng chất thải xuống khoảng 80%. Các lò đốt cũng có thể được sử dụng để sản xuất ra điện bằng cách phát sinh ra nhiệt và hơi trong quá trình đốt cháy rác và sử dụng lượng nhiệt này để chạy các tuốc-bin phát điện. Tuy nhiên, sự cần thiết của việc kiểm soát ô nhiễm không khí gây bởi quá trình đốt rác để phòng tránh việc phát thải bụi ra không khí cũng là vấn đề đáng quan ngại. Và cũng tương tự như vậy, tro thải của quá trình đốt rác cũng phải đem đi chôn lấp và phần tro còn lại này thường chứa rất nhiều hóa chất độc hại như các kim loại hay hợp chất đi-ô-xin, là những loại chất thuộc nhóm độc hại. Tái chế và nhu cầu thu hồi tài nguyên Rác thải cũng chứa nhiều loại tài nguyên thiên nhiên và được xem là nguồn tài nguyên quý khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng ít đi và trở nên đắt đỏ. Chúng ta không thể lãng phí nguồn năng lượng thải hoặc vứt bỏ đi các nguồn tài nguyên quý báu mà vẫn còn có thể sử dụng được. 3R Giảm thiểu (Reduce). Mỗi người có thể giúp giảm thiểu lượng chất thải phát sinh ở nước mình. Hãy mua những sản phẩm có thời gian sử dụng dài hơn và chỉ mua lượng sản phẩm ở mức đủ dùng. Hãy ủng hộ các doanh nghiệp sử dụng ít bao bì và vật liệu đóng gói. 19
  • 20. Tái sử dụng (Reuse). Sử dụng lại các loại sản phẩm thay vì mua những thứ mới và vứt bỏ chúng cùng với những thứ không thể dùng được nữa. Tái chế (Recycle). Hãy thu hồi giấy, bìa và dầu thải của ô tô, pin, hay đồ nhựa, vật liệu xây dựng, v.v… và chuyển đến các trung tâm tái chế. Hãy thực hiện ủ các loại rác thực phẩm, rác từ hoạt động trồng vườn, v.v… để sản xuất phân trộn sinh học. 20
  • 21. Mục đích: Học sinh sẽ: • Nhận thức được là một số sản phẩm độc hại trông có vẻ như an toàn và ăn được. • Hiểu được rằng chúng không nên cho tất cả mọi thứ vào mồm trước khi hỏi ý kiến hay được sự cho phép của người lớn. Môn học tại trường: Khoa học và xã hội, Khoa học Lớp: Mẫu giáo đến lớp 3 Thời lượng: 30 phút Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Ba bốn thứ trông giống thực phẩm nhưng độc hại Mẫu 9: Chất độc trông giống như thực phẩm Giới thiệu chung Các chất độc hại đôi khi có thể bị hiểu nhầm là thực phẩm. Những loại vật liệu này không thể phân biệt được dưới ánh sáng, bằng cách ngửi hay và nếm. Ví dụ các chất làm sạch hay tiệt trùng trông giống nước táo, chất làm nguội trong lò sưởi lại có vị ngọt, dư lượng thuốc trừ sâu có trong hoa và rau quả lại không hề có mùi hay có màu. Chúng ta phải nhờ người khác thông tin xem liệu các chất đó có an toàn hay không an toàn. Trong trường hợp này, trẻ em phải nhờ người lớn chỉ dẫn chúng xem liệu ăn chất đó có an toàn hay không. Ở cuối bài tập này là danh mục những thứ độc hại trông giống thực phẩm. Hãy chọn trong danh mục này ba bốn thư trông giống thực phẩm và cho các em học sinh xem. Lưu ý: Có thể có những em học sinh bị dị ứng khi ngửi các thứ này. Có thể để một hoặc hai thứ đồ đã chọn trong tủ đựng thực phẩm. Tất cả nên được để vào túi và bọc bằng nilon. Hãy chuẩn bị sẵn các đồ độc hại trông giống như thực phẩm và bày ở lớp trước khi các em học sinh vào lớp để bắt đầu giờ học. Giấu những thứ đồ an toàn để các em không nhìn thấy. Các bước tiến hành 1. Giải thích cho học sinh rằng bây giờ chúng ta sẽ học về một số thứ có ở nhà nhưng chúng có thể làm các em bị đau hay bị ốm. Hôm nay chúng ta sẽ học về những sản phẩm không an toàn chúng có thể làm hại các em và đánh lừa các em vì các em cho rằng chúng an toàn. 2. Giải thích cho học sinh rằng không phải cái gì cũng tốt như vẻ bề ngoài của nó. Hãy cho học sinh xem những thứ không an toàn mà bạn đã chuẩn bị. Hãy để những sản phẩm an toàn ở chỗ các em không nhìn thấy được. Hướng dẫn học sinh quan sát những thứ đồ mà bạn đã chuẩn bị và cho các em đoán xem chúng là những sản phẩm gì. Để học sinh xem và không cho các em sờ vào hiện vật. Khi học sinh đã quan sát những thứ bạn chuẩn bị rất kỹ, chỉ vào cá sản phẩm và hỏi các em xem trông chúng giống những cái gì. Khuyến khích các em trả lời câu hỏi theo hướng như ‘đó là chai soda và vì vậy chắc chắc nó uống được’. Hãy chấp nhận tất cả các câu trả lời của các em. Nếu như trẻ đoán được rằng đó là sản phẩm không an toàn, thì cũng chấp nhận câu trả lời của các em. 3. Khi cả lớp đã thảo luận xong về tất cả các loại sản phẩm mà bạn chuẩn bị, hãy nói cho trẻ biết rằng những thứ sản phẩm đó đã đánh lừa các em bằng vẻ bề ngoài (hoặc là một số trong những thứ đó). Hãy chỉ cho các em chính xác những thứ đó là gì và đem ra cho các em xem những thứ sản phẩm an toàn mà bạn đã cất đi. Hỏi: Cái gì làm cho các em đã bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài của 21
  • 22. các sản phẩm không an toàn? Để các em trả lời một cách chính xác những đặc tính nào của các sản phẩm không an toàn đó đã làm cho các em nghĩ rằng chúng an toàn. Sauk hi thảo luận, cần chắc chắn là bạn đã cất kỹ và khóa cẩn thận những thứ đồ không an toàn đó. 4. Thảo luận để chỉ ra rằng có một số ít các sản phẩm không an toàn, chỉ có vẻ bề ngoài trông giống thực phẩm và có thể đánh lừa các em nên các em không nên cho mọi thứ nhìn thấy vào mồm trước khi hỏi ý kiến hay được sự cho phép của người lớn. Câu hỏi thảo luận/kiểm tra Giả thiết rằng các em đang rất khát và tìm thấy một chai coca-cola mà bố mẹ để ở trên giá trong gara ô tô nhà em. Em sẽ làm gì và tại sao? Giải thiết rằng em đang chơi ở sân sau nhà mình với em trai và nhìn thấy em ấy bỏ thứ gì đó vào mồm nó. Trong thứ đó giống thức ăn nhưng em không chắc chắn lắm và mẹ em vừa mới sử dụng các chất độc ở ngoài vườn để diệt sâu bọ. Vậy em sẽ làm gì và vì sao? 22
  • 23. Mục đích: Học sinh sẽ hiểu được trao đổi là phương tốt hơn thay thế cho việc vứt chúng đi. Môn học tại trường: Khoa học và Xã hội, Nghệ thuật (vẽ) Lớp: Nhà trẻ đến lớp 6 Thời gian: 1 tiết cộng thêm thời gian dành cho gặp gỡ để trao đổi vật dụng Mẫu 10: Cái gì đó cũ, mới, đi mượn, màu xanh Các bước tiến hành 1. Hướng dẫn thảo luận chung cả lớp về những quan điểm sau đây: a. Thế giới có nguồn tài nguyên hạn chế b. Chúng ta đang tiêu dùng một số nguồn tài nguyên quá nhanh chóng c. Nếu chúng ta có thể trao đổi đồ vật cho nhau thay vì mua chúng thì chúng ta có thể bảo tồn được tài nguyên. 2. Tổ chức một buổi gặp gỡ để trao đổi đồ dùng: a. Thảo luận xem trao đổi là gì: (có thể cho các em đóng vở kịch nhỏ nếu cần). Những gì có thể đem trao đổi được? b. Xác định quy mô của buổi gặp gỡ và trao đổi đồ dùng: trong lớp, trong khối hay là trong toàn trường? Buổi gặp gỡ và trao đổi đồ dùng có thể được tổ chức trong giờ nghỉ trưa hay trong một giờ sinh hoạt ngoại khóa hay hoạt động cộng đồng nào đó của trường hoặc là một phần của hội chợ toàn trường. c. Xây dựng hướng dẫn cho: • Xin phép phụ huynh học sinh đồng ý cho đem các đồ dùng đến trường để trao đổi • Ký các hợp đồng ghi rõ ngày và có chữ ký nếu một phần hoạt động trao đổi sẽ diễn ra trong tương lai gần • Việc trao đổi có thể bao gồm cả trao đổi các loại hàng hóa vô hình hay dịch vụ ví dụ như giờ học đàn ghita, buổi dạy thêm, thời gian đi xe đạp của các bạn hay là với máy tính của bạn. d. Nhấn mạnh việc trao đổi là giải pháp để giải quyết vấn đề rác đã được bán và là cách thức để tiết kiệm tài nguyên. Hỏi: làm thế nào mà buổi gặp gỡ trao đổi này có thể giúp giải quyết các vấn đề đã nêu? Hãy ghi những câu trả lời lên bảng. Sử dụng các câu trả lời của các em trong thư gửi xin phép phụ huynh và trên poster quảng có cho buổi gặp mặt và trao đổi đồ dùng sắp tới. Cùng phối hợp với học sinh thảo một bản mẫu hợp đồng trao đổi vật dụng (bao gồm cả những thứ vô hình hay dịch vụ). 3. Đề nghị từng em mở kẹo ra một cách cẩn thận để không phải xé rách giấy gói. 4. Để cho từng nhóm học sinh làm một tấm poster bằng cách dán các mẩu giấy gói kẹo lên một tấm giấy lớn theo khuôn mẫu. Nhóm các tờ giấy gói kẹo thành từng nhóm 5 hay 10 tờ để cho dễ đếm. 5. Đề nghị học sinh thử đoán xem có bao nhiêu giấy gói kẹo và sau đó thì đếm chúng. Đừng quên dán cả những tờ giấy gói bên ngoài và tất cả các lớp giấy gói bên trong. Hỏi: nếu em sử dụng 1 gói kẹo cao su trong 1 tuần thì thử tính xem có bao nhiêu giấy gói kẹo cần phải xử lý trong một năm? 23
  • 24. 6. Hỏi các em tại sao lại có quá nhiều giấy gói. Xác định mục đích của từng loại giấy gói. Hỏi: Nếu em chuẩn bị việc gói kẹo thì em sẽ làm thế nào? 7. Yêu cầu xác em xác định nguồn nguyên liệu thô để sản xuất giấy gói: ví dụ như nhựa, giấy phoi nhôm, giấy hay là nhựa tự nhiên. 8. Yêu cầu các em nghĩ về những thứ khác có trong gia đình và được đóng gói khi đem về nhà. 9. Hỏi: Nếu chúng ta giảm lượng giấy gói hàng thì chúng ta sẽ giảm được bao nhiêu lượng rác thải? Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra Giấy gói hàng sẽ đi đâu nếu như các em vứt chúng đi? Làm thế nào để em có thể giảm được lượng giấy gói hàng trong thùng rác nhà mình? Hãy nêu tên hai loại vật liệu gói hàng khó tái chế và hai loại dễ tái chế. 24
  • 25. Mục đích: Học sinh sẽ trình diễn về chu trình nước Môn học tại trường: Khoa học Lớp: 3-6 Thời lượng: 1 tiết sau đó cứ sau hại tuần lại ôn tập lại trong vài phút. Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Bút màu hoặc sáp màu đỏ, xanh dương, xanh lá cây và vàng • Tờ giấy mô tả chu trình nước để phát cho học sinh • 2 chai nước loại 2 lít và là chai sử dụng lại • Một cây trồng nhỏ loại trồng trong nhà • Đất Mẫu 11: Trò chơi đố chữ về nước Giới thiệu chung Để hiểu được cách thức mà các chất gây ô nhiễm vận động và dịch chuyển trong một hệ sinh thái thì con người cần phải hiểu được chu trình nước. Các bước tiến hành 1. Chuẩn bị 2 chai nước loại 2 lít bằng cách cắt xung quanh cổ chai và tạo một cái ‘nắp’. Dán băng dính gắn cái chai lại sau khi đã nhồi vào bên trong chai các đồ vật để tạo nên một khu vườn nhỏ (giống như nhà kính trồng cây hay khu bảo tồn bên trong cái chai). 2. Để học sinh nắm lại về chu trình nước bằng cách xem trong tài liệu đã phát về “Cách thức mà các quá trình thủy học tác động đến trái đất và các cư dân của chúng như thế nào”. Nhấn mạnh ý nghĩa của quá trình bay hơi và sự thoát hơi nước. 3. Đề nghị học sinh chỉ ra sự vận độn của nước bằng cách sử dụng các mũi tên màu. Sử dụng mũi tên màu đỏ diễn tả mưa, màu xanh da trời diễn tả nước trên bề mawtjh, màu xanh lá cây diễn tả nước dưới đất, màu vàng diễn tả nước đang bay hơi hoặc đang thoát ra từ cây cỏ để quay trở lại bầu khí quyển. 4. Hỏi: Cây cối có thể tác động đến chu trình nước như thế nào? Động vật tác động như thế nào? Nước được thu thập để tinh lọc ở đâu? Bằng cách nào? Những hoạt động nào của con người tác động đến chu trình nước? 5. Sử dụng hai chai nước loại 2 lít để làm một thí nghiệm đơn giản. Gắn lên một chai nước nhãn ‘Thoát hơi” và lên chai nước kia nhãn “Bay hơi’. Cho đất và cát vào từng chai và một cái cây vào chai nước gán nhãn ‘Thoát hơi’. Đổ nước vào các chai nước loại nhỏ. Đặt ở mỗi chai nước loại 2 lít một chai nước nhỏ. 6. Hàng ngày, đánh dấu các mực nước ở trong từng chai nước nhỏ. Để học sinh ghi lại các số liệu quan sát được hàng ngày. . 25
  • 26. Mục đích: Học sinh sẽ nhận thức rõ rằng các phường pháp trước đây thường áp dụng để vứt bỏ chất thải rắn (vứt đi, chôn lấp chúng hoặc đốt chúng đi) sẽ không giải quyết được những vấn đề về rác thải ở các khu đô thị trong thời kỳ hiện đại. Môn học tại trường: Khoa học xã hội, ngữ văn, và lịch sử Lớp: 4-6 Thời lượng: 2 tiết. Tài liệu và vật dụng cần thiết: • Kịch bản và những đồ phục trang phục vụ biểu diễn (xem dưới đây) Mẫu 12: Ba phương thức vứt bỏ Các bước tiến hành Chuẩn bị những tài liệu và vật dụng cần thiết như mô tả ở kịch bản được trình bày ở các trang sau. Khuyến khích học sinh chuẩn bị các đồ dùng và trang phục phục vụ biểu diễn từ các loại vật liệu tái sử dụng hay tái chế. Làm việc với học sinh để xây dựng kịch bản và vở kịch sẽ được trình diễn Những gợi ý trước khi biểu diễn Ý tượng trọng tâm là các diễn biễn mang tính trào phúng, mỗi người vứt thêm rác vào đống rác ở giữa phòng vì thế mà đống rác trở nên cao ngất. Đám đông gợi ý là có một cách để giải quyết vấn đề chính là tái chế chúng. Trong màn diễn tiếp theo, thảo luận các cách để giải quyết vấn đề có quá nhiều rác và đồ bỏ đi. Đồ dùng và phục trang phục vụ biểu diễn • Con khỉ: mặt nạ khỉ, vỏ chuối • Người thượng cổ (người thời tiền sử, sống ở hang): bộ long • Người La mã cổ: mũ bảo vệ của người La mã cổ, túi rác • Người britô (người sinh sống ở vùng nước Anh thời đế quốc La mã đô hộ): đống rác • Người khai hoang: mũ hành hương • Người khai hoang ở vùng đất mới (thực dân): mũ da gấu, đồ da • Nhà công nghiệp: mũ kỹ sư, 3 cái áo len (1 đan tay và 2 cái đan máy) • Nhà khoa học: áo choàng phòng thí nghiệm • Ngoài ra cũng cần một số trang phục khác như: tất nilong, túi và thùng nhựa, áo, bữa ăn gói sẵn (chỉ cần hâm nóng là ăn được), những đồ dùng gia đình bị vỡ/hỏng, ô tô đồ chơi, dải mũ của người dân da đỏ, chăn cũ và chai cola đã dùng rồi, vỏ cam, chai bằng nhựa hay thủy tinh trong, hoa. Thảo luận sau khi biểu diễn Vở kịch trào phúng sẽ chỉ cho học sinh thấy là trong truyền thống lịch sử loài người đã có thể vứt bỏ thành công các loại chất thải rắn bằng cách đơn giản là ném chúng ra ngoài, chôn lấp chúng hay đốt chúng. Nhưng không phương pháp nào trong số này có thể giúp giải quyết được những vấn đề của chất thải rắn ở các đô thị hiện đại. Thảo luận nên cố gắp tập trung vào việc củng cố thêm quan điểm này. Có thể áp dụng một phương thức thảo luận là thảo luận tính cách của các nhân vật trong vở kịch trào phúng: họ đã tiêu hủy rác của họ như thế nào và tại sao phương pháp của họ thỏa mãn được hay không thỏa mãn được yêu cầu. Khỉ: Vứt rác xuống đất. Không có vấn đề gì tiếp diễn bởi vì không có nhiều khỉ sinh tồn vào thời kỳ đó. 26
  • 27. Người thượng cổ: Vứt rác xuống đất, đốt hay chôn chúng. Những hành động này không gây nên vấn đề nghiêm trọng cũng do không có quá nhiều người thượng cổ sinh sống lúc đó. Người La mã cổ: Vứt rác đi. Việc ném rác ra ngoài bắt đầu trở thành vấn đề do có nhiều người sinh sống tập trung ở các thành phố. Tuy nhiên những vấn đề này cũng dễ dàng giải quyết bằng cách đem rác ra khỏi thành phố. Người britô: Vứt rác đi. Vấn đề trở nên gay gắt hơn bởi vì ngày càng có nhiều người chuyển đến sinh sống ở các thành phố do đó sản sinh ra nhiều rác hơn mức mà họ có thể vứt bỏ ra đường phố. Người khai hoang: Thực sự không có rác. Người khai hoang ở vùng đất mới (thực dân): Vứt rác đi, đốt hay chôn lấp chúng. Với việc gia tăng thương mại và buôn bán, ngày càng có nhiều thứ cần phải vứt bỏ. Nhà công nghiệp: Với số lượng người dân sinh sống tập trung trong các thành phố ngày càng gia tăng và hoạt động mua sắm ngày càng nhiều do các loại hàng hóa được sản xuất theo dây truyền công nghiệp ngày càng rẻ đi nên ngày càng có nhiều rác thải. Nhà khoa học: thay đổi mạnh mẽ trong việc sử dụng các hợp chất tổng hợp cùng với tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên với khối lượng khổng lồ đã dẫn đến những vấn đề to lớn (và nan giải). 27
  • 28. BA PHƯƠNG THỨC VỨT BỎ. (Kịch bản) Trang phục Người thứ 1 Đây là câu truyện kể về ba phương thức con người sử dụng để vứt bỏ rác của mình qua từng thời kỳ lịch sử: Bây giờ họ đã là những con người đáng yêu, cũng giống như bạn và tôi. Tất cả mọi người ai cũng có những vấn đề của họ và bạn sẽ thấy những vấn đề đó trong ít phút nữa Họ sẽ làm gì với rác và đồ bỏ đi của họ? Tất cả Tại sao, ném nó đi! Hoặc chôn nó! Hoặc đốt nó thành tro! Người thứ 2 – Khỉ (90.000 năm trước công nguyên) Tôi đại diện cho loài linh trưởng sống ở trên một cái cây. Tôi vứt rác của mình rất dễ dàng! Thật là ngon ơ! Chả gây hề hấn gì cả với tôi hay là với anh ta. Chúng tôi, đơn giản chỉ vứt nó đi, piu! Ném xuống từ các cành cây. Mặt nạ khỉ và vỏ chuối Người thứ 3 - Người thượng cổ (50.000 năm trước công nguyên) Tôi là người tiền sử sinh sống ở dưới đất, trong hang động. Tôi làm gì với những thứ đồ cũ ở xung quanh? Sao lại đốt nó đi như thịt; đốt nó trên lửa; hoặc chôn nó xuống đất như xương trong bùn hay là để hóa thành phân chuồng. Bộ da lông Tất cả Đúng rồi, ném chúng đi hoặc chôn chúng hoặc đốt chúng thành tro! Đó là cách mà chúng tôi vẫn dùng để tống khứ rác rưởi của chúng tôi. Người thứ 1 - Người La mã cổ (200 năm trước công nguyên) Tôi là người La Mã cổ sinh sống ở thành phố nhỏ. Luật của chúng tôi không cho phép tôi được ném rác xuống phố. Tôi phải đem rác đi xa và sau đó tôi có thể vứt chúng ở đó, quên nó đi và mỉm cười! Mũ bảo vệ của người La mã, túi rác Người thứ 2 – Người Britô (1200 năm sau công nguyên) Tôi là người Britô thận trọng và nhanh nhẹn! Ném xuống phố của chúng tôi, nó có thể chất thành những đống dày. Những đống rác 28
  • 29. Khi các bà vợ nội trở muốn thì họ có thể quẳng toẹt những đống rác ẩm ướt của họ ra ngoài. Họ chỉ đơn giản liệng mớ rác ra đó và hét lên “Gardy-loo” (người thứ 1 đứng trên ghế và hét “Gardy-loo”) Rác sẽ ở đó cho đến khi trận mưa sau sẽ kéo theo những thứ rác đó đi hoặc cho đến khi thành Luân Đôn bị đốt cháy lần nữa. Tất cả Ồ! Chúng ta làm gì với rác của chúng ta nhỉ: Chúng ta quẳng chúng đi hoặc là đốt chúng thành than. …….. (còn nữa) 29
  • 30. Mục đích: Thông qua vở kịch câm, học sinh trình bày vai trò quan trọng của nước đối với con người và các động vật khác cũng như thực vật. Môn học tại trường: Văn, khoa học và xã hội Lớp: 6 Thời lượng: 30-45 phút Tài liệu và vật dụng cần thiết: Bộ các câu đố chữ theo gợi ý Mẫu 12: Trò chơi đố chữ về nước Giới thiệu chung Nước có vai trò rất quan trọng đối với mọi sinh vật sống bởi vì nó đặc biệt thiết yếu đối với việc tạo lập và duy trì các chức năng của các tế bào. Với vai trò là thành phần chủ chốt của máu động vật, và nhựa cây, nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các tế bào sống và đưa chất thải ra khỏi các cơ thể sống. Cơ thể con người có đến 70% là nước. Người có thể bị mất nước và chết chỉ trong 2-3 ngày nếu như không có nước. Con người sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau chứ không chỉ để uống. Nước còn được dùng cho các một số mục đích khác như cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, giải trí, nuôi cá và nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy điện, làm đường giao thông thủy, vận chuyển và xử lý chất thải nữa. Mặc dù nước chiếm 70% bề mặt trái đất nhưng dạng nước mà con người và vật cũng như cây trồng có thể sử dụng được thì lại chiếm chưa tới 1%. Do nguồn cung cấp nước rất ít ỏi để đủ đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng gia tăng nên việc chúng ta phải bảo các nguồn tài nguyên nước sạch của chúng ta rất quan trọng. Trong bài tập này, thông qua những kịch bản, học sinh sẽ tập trung nghiên cứu tầm quan trọng của nước đối với con người và những sinh vật sống khác. Các kịch bản khác nhau của bài học này sẽ cho phép học sinh thể hiện được những xúc cảm bà ý nghĩ của mình về nước mà không cần phải dùng lời nói hay viết ra. Chúng cũng cho phép học sinh phản ánh được tất cả các cách thức mà chúng ta sử dụng hay phải phụ thuộc vào nước. Các bước tiến hành Sao chụp danh mục các kịch bản được gợi ý sau đây và cắt thành những cột riêng biệt. Chuẩn bị đầy đủ để mỗi cặp học sinh đều có ít nhất là 1 tờ giấy với danh mục gợi ý. • Làm cho con vật đang khát hạnh phúc • Tưới cây • Một ngày mưa ở trường học • Ngày có tuyết rơi • Năm mà cả năm đó không có mưa • Một cái cây hay đám cây bị ngập lụt • Người kết bè để đi dọc theo dòng sông xuôi xuống hạ nguồn • Một ai đó đang đi ngang qua sông bằng cách nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác • Một bầy cá đang bơi 30
  • 31. • Cảm giác giống như đang uống cốc nước khi bạn đang thực sự rất khát • Những con chim đang vui đùa với nước • Con hải ly đang ngăn nước ở trên dòng sông bằng các thanh gỗ • Con người đang bơi ở hồ • Một người đang khó nhọc đi qua vũng nước • Người đang trượt tuyết • Một người đang tắm • Đánh răng Thảo luận với học sinh về tầm quan trọng của nước sạch như là một nhu cầu cơ bản và sống còn đối với con người. Phân nhóm học sinh thành từng cặp và đề nghị học sinh chơi các trò chơi đố chữ để diễn tả hành động tương tác giữa nước và cây cối và động vật (bao gồm cả con người). Hãy phát cho mỗi cặp học sinh một số những mẩu giấy mà bạn đã chuẩn bị với các danh mục gợi ý và cho học sinh 5-10 phút để xây dựng các câu đố chữ của mình. Hãy đề nghị từng nhóm học sinh lần lượt trình bày các câu đố chữ của mình. Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra • Tại sao những nhu cầu cơ bản lại quan trọng đối với chúng ta? • Con những thứ nào mà con người làm để bảo vệ những nhu cầu cơ bản này? • Sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn là gì? • Có cái gì mà bạn cho rằng đó là nhu cầu của 100 năm trước (hay ở một quốc gia nào khác) thì nay (hay ở nước mình) nó lại có thể là mong muốn? 31
  • 32. Mục đích: Học sinh sẽ hiểu rõ rằng câu trả lời tốt nhất đối với vấn đề chất thải rắn là kéo dài thời gian sử dụng hay thời gian tồn tại của những đồ dùng thuộc sở hữu của các em bằng cách tìm những phương thức sử dụng lại chúng. Môn học tại trường: Khoa học xã hội, kỹ thuật, ngữ văn Lớp: 5-6 Thời lượng: 2-4 tiết. Tài liệu và vật dụng cần thiết: • 2 kg rác (loại giấy, đồ dùng còn sạch) Mẫu 13: Cũ người mới ta Các bước tiến hành 1. Sử dụng khoảng túi rác loại 2 kg chứa rác như đã dùng trong bài “Không có nơi đâu để đi”, đề nghị học sinh giúp bạn nghĩ ra những cách khác nhau để sử dụng lại những đồ dùng và vật liệu khác nhau. 2. Khi mỗi đồ vật đã được xử lý, thảo luận những khó khăn của việc tiêu hủy nó. Ví dụ, hỏi “Cái gì xảy ra với cái túi đựng sữa bằng nhựa này hoặc là giấy gói, hoặc là cái bình thủy tinh cũ hay cái bánh mì thiu khi chúng bị vứt đi? Khi nào thì chúng sẽ được đem đi chôn lấp? Khi nào chúng sẽ được đem đi đốt? Đốt hay chôn những thứ này sẽ dẫn đến những vấn đề gì? 3. Khi mỗi đồ vật đã được xử lý, thảo luận về những cách mà chúng ta có thể sử dụng để tránh việc chôn lấp chúng ngay ở nơi đầu tiên hoặc mua cái gì đó thay thế nó mà lại là những thứ có thể dễ dàng tái chế, tái sử dụng hay là chế biến thành phân sinh học được. 4. Để học sinh mang các đồ vật được xem là ‘rác’ nhưng có khả năng tái sử dụng được từ nhà mình đến trường. Hãy để cho từng em giải thích bằng miệng hay là bằng bài viết về cách thức sử dụng lại đồ vật đó. 5. Hãy đề nghị cả lớp cùng làm một cuốn sách nhỏ ghi lại những ý tưởng tốt nhất. Sao chụp cuốn sách này cùng với ‘bộ công cụ hướng dẫn về tái chế’ như trình bày ở trang 151 và cho các em đem về nhà. Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra Hãy nêu tên những thứ có thể dùng lại được mà em đã vứt đi. Tại sao việc tái sử dụng lại quan trọng? . 32
  • 33. Mục đích: Học sinh sẽ có khả năng nhận biết, so sánh và đánh giá tầm quan trọng của chu trình (vòng tròn sinh trưởng và phát triển) Môn học tại trường: Khoa học và Xã hội Lớp: 2-5 Thời gian: • 3 tiết Mẫu 14: Chu trình là gì (vòng tròn sinh trưởng và phát triển) Các bước tiến hành 1. Giải thích cho học sinh là các chu trình là một khía cạnh quan trọng của sự sống trên trái đất. Một chu trình có thể diễn ra thông qua rất nhiều giai đoạn song nó luôn luôn quay trở lại với điểm khởi nguồn ban đầu. Do đó, các chu trình đảm bảo cho sự sống có thể diễn ra thông qua những quá trình biến đổi khác nhau song vẫn duy trì tính ổn định. Viết lên bảng và xác định vòng sinh trưởng sau đây: Chúng ta cũng có thể đưa vào chu trình này nhiều giai đoạn khác nhau từ khi sinh ra cho đến khi chết và diễn ra sự tái sinh mới. Tuy nhiên, một cách đơn giản nhất, chu trình này có thể diễn tả được khả năng thay đổi cuộc sống kể từ khi có sự sinh thành mới nhưng vẫn duy trì sự ổn định. Sự sống mới sẽ được định hình từ sự sống cũ. 2. Giải thích cho học sinh hiểu rằng xung quanh ta có những chu trình không dứt. Hỏi: Em có thể nghĩ ra được chu trình nào như vậy không? 3. Các chu trình cũng quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Em có thể vẽ được chu trình làm việc bình thường trong ngày thứ 3 của em ở Trường không? Một chu trình bình thường của một tuần của em? Cái gì sẽ xảy ra nếu như mỗi ngày hay mỗi tuần lại hoàn toàn khác nhau, đó là mô hình không có sự lặp lại? (em không thể tạo dựng được cái gì mà không dựa vào quá khứ vào cũng không thể đạt được nhiều thành công, không thể đương đầu được với thực tế có quá nhiều thay đổi). 4. Khi bất cứ bước nào trong chu trình bị phá vỡ thì chu trình đó sẽ bị ngừng lại hoặc bị thay đổi. Có điều gì không ổn đối với quá trình này? 33 Trẻ sơ sinh (sinh ra) Người lớn Ngày Đêm
  • 34. (Quá trình này không thể kéo dài mãi mãi – dầu không phải là tài nguyên tái tạo được). 5. Các chu trình đảm bảo sự sinh tồn. Hãy so sánh hai chu trình sau đây: A. B. Chu trình nào trong các chu trình mô tả tiêu dùng lương thực này thể hiện phong cách sống của chúng ta? (B) Chu trình nào có thể dễ dàng bị phá hủy hơn? (B) Tại sao? (Tại vì nó bao gồm nhiều bước hơn và có thể bị can thiệp bởi những tác động từ bên ngoài dẫn đến phá vỡ tính liên tục của chu trình). Chu trình nào phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được? (B) Hỏi: Tài nguyên không tái tạo được là gì? Em có thể cho ví dụ về tài nguyên khong tái tạp? (Tài nguyên thiên nhiên được xem là không tái tạo bởi vì để hình thành chúng cần phải có một khoảng thời gian rất dài). Dầu lửa có thể là một ví dụ tốt về khái niệm tài nguyên không tái tạo). Có những loại tài nguyên không tái tạo nào mà bạn có thể kể ra? Hãy viết chúng lên bảng. A. 34 Trồng lương thực Tiêu dùng lương thực
  • 35. B. Đâu là một chu trình? Những phần nào trong sơ đồ B cho thấy nó là một chu trình thực sự trong khi đó sơ đồ A lại không phải là một chu trình? Hãy vẽ những mũi tên. Đâu là giai đoạn cuối cùng trong sơ đồ A? (bị biến mất ở các bãi chôn lấp). Chu trình mô tả trong sơ đồ B thực tế được gọi là gì? (tái chế) Lợi ích của tái chế là gì? (tiết kiệm tài nguyên không tái tạo được, bảo tồn năng lượng). 6. Sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được từ danh sách đã liệt kê trên bảng và vẽ những chu trình khác mà có thể mô tả được hoạt động tái chế. Các câu hỏi thảo luận/kiểm tra • Thuật ngữ ‘tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được” có nghĩa là gì? • Hãy kể tên ba loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. • Hoạt động tái chế giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên theo cách nào (như thế nào)? • Hãy nêu 2 loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được nhưng có thể bảo tồn được bằng cách tái chế. Tài liệu tham khảo Tham khảo về giáo dục ngoài trời: 35
  • 36. https://www.epa.gov/education/environmental-education-ee-publications http://www.educationscotland.gov.uk/learningandteaching/approaches/outdoorlearning/ http://www.soec.org.uk/ http://www.sapoe.org.uk/category/universities-and-college-courses-in-outdoor-education-2 http://www.eoe-network.eu/home/ http://www.villagecamps.com/outdoor-education-school-programmes?lang=eng http://www.englishoutdoorcouncil.org/research.sources.in.outdoor.learning.html Tham khảo về giáo dục trải nghiệm : http://handsonlearning.org.au/ http://www.teach-nology.com/teachers/methods/theories/handson.html http://learninginhand.com/ https://www.brookings.edu/blog/education-plus-development/2016/07/14/accelerating-progress- in-education-with-hands-on-minds-on-learning/ http://www.globeuniversity.edu/blogs/service-applied-learning/benefits-of-hands-on-learning/ http://www.schoolimprovement.com/strategy-of-the-week/stem-benefits-of-hands-on-learning/ 36