SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA LUẬT
……
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA: 19 (2018 - 2022)
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN
KINH DOANH THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN TẠI VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH
TRÀ VINH
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
LS. Phạm Khắc Phương Đỗ Thị Ngọc Chăm
MSSV: 1911046016
Lớp: Luật Kinh Tế - K19
Vĩnh Long, năm 2022
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA LUẬT
……
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY
KHÓA: 19 (2018 - 2022)
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN
KINH DOANH THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN TẠI VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH
TRÀ VINH
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
LS. Phạm Khắc Phương Đỗ Thị Ngọc Chăm
MSSV: 1911046016
Lớp: Luật Kinh Tế - K19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vĩnh Long, năm 2022
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
……
Em xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy cô Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Cửu
Long đã tận tình giảng dạy, đào tạo cho em trong suốt thời gian qua. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu
mà còn là hành trang quý báu để em bước vào cuộc sống.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy LS. Phạm Khắc Phương -
Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài báo cáo thực
tập ngắn hạn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng sẽ
không tránh khỏi các thiếu sót. Vì thế em mong nhận được sự quan tâm và góp ý từ
quý Thầy cô để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn.
Bằng tất cả tấm lòng, em xin chúc quý Thầy cô luôn có được nhiều sức khoẻ và
thành công trong công tác giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn.
Vĩnh Long, ngày…… tháng….. năm 2022
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Ngọc Chăm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày…..tháng…..năm 2022
Giảng viên hướng dẫn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
……
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày…..tháng…..năm 2022
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải,
tỉnh Trà Vinh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(Nếu có)
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự 2015
HĐTP Hội đồng thẩm phán
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải,
tỉnh Trà Vinh
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết đề tài............................................................................................4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4
3.1. Mục tiêu chung............................................................................................4
3.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...............................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5
5.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................5
5.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................5
6. Cơ sở phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu ......................................5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................................................6
8. Bố cục đề tài.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ
PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC
KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ..........................................................7
1.1. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước..................7
1.2. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại........................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác
kiểm sát án kinh doanh thương mại.........................................................................9
1.2.2. Vị trí, chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại............................................................................................9
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm
sát án kinh doanh thương mại................................................................................10
CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG
CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.................................13
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nước ta về địa vị pháp lý của viện
kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại.....................13
2.1.1. Giai đoạn 1945-1959 .............................................................................13
2.1.2. Giai đoạn 1959-1989 .............................................................................15
2.1.3. Giai đoạn 1989-2002 .............................................................................17
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải,
tỉnh Trà Vinh
2.1.4. Giai đoạn 2002-2015 .............................................................................20
2.2. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành........................................23
2.2.1. Vị trí, chức năng, phạm vi tham gia phiên tòa của viện kiểm sát trong
công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại ........................................................23
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát
án kinh doanh thương mại .....................................................................................27
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KINH DOANH THƯƠNG MẠI
VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN... Error! Bookmark not
defined.
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật....................Error! Bookmark not defined.
3.2. Những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của viện
kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại tại thị xã
Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh......................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH
DOANH THƯƠNG MẠI..............................................Error! Bookmark not defined.
4.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện địa vị pháp lý của viện kiểm sát
nhân dân trong việc kiểm sát án kinh doanh thương mại........ Error! Bookmark not
defined.
4.2. Những đề xuất cụ thể .......................................Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Về thẩm quyền của viện kiểm sát khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ lợi
ích nhà nước, lợi ích công cộng, và lợi ích của các doanh nghiệp................ Error!
Bookmark not defined.
4.2.2. Về thẩm quyền của viện kiểm sát khi tham gia tố tụng với vị trí là người
bảo vệ pháp luật và lợi ích của luật .......................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................Error! Bookmark not defined.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân là một chế định có từ sớm trong lịch sử
lập pháp của nước ta nhưng chưa thực sự đi vào thực tế cuộc sống khi đất nước trong giai
đoạn chiến tranh, lúc này nhiệm vụ trung tâm là giải quyết cá vụ án hình sự nên các quy
định về địa vi pháp lý trong tố tụng dân sự nói chung, tố tụng kinh doanh thương mại nói
riêng chưa được chặt chẽ và đầy đủ. Trong thời kỳ đổi mới, vị trí, vai trò của Viện kiểm
sát nhân dân là một nội dung rất quan trọng, một mắt xích rất quan trọng trong công cuộc
cải cách tư pháp. Do vậy, đây là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công
công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, số lượng đề tài nghiên cứu về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát
nhân dân tương đối nhiều. Có thể kể đến như Luận văn Địa vị pháp lý của viện kiểm sát
nhân dân trong tố tụng dân sự (Lê Thị Thanh Loan, 2007), Luận văn Địa vị pháp lý của
Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Hải Dương (Trần Văn Hiếu,
2015),… Bên cạnh đó là một số bài viết như Một số ý kiến về địa vị pháp lý và phát biểu
của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính (PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc
(Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, 2015), Bàn về vai trò của viện kiểm sát trong
tố tụng dân sự: viện kiểm sát can dự vào nội dung án dân sự? (Hoàng Yến, 2017),… Tuy
nhiên, các bài viết thường được xuất bản khá lâu, tại thời điểm Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chưa có hiệu lực. Mặt khác, chưa có bài
viết nào về Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát
án kinh doanh thương mại. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là nhằm hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của
Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại
3.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận
liên quan đến địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân, các quy định của pháp luật liên
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
quan đến địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong lịch sử đến thời điểm hiện tại,
thực trạng áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về
địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương
mại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, bài viết còn một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân
dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại.
- Phân tích các quy định pháp luật có liên quan về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát
nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân
trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại.
- Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, từ đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác
kiểm sát án kinh doanh thương mại
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định về địa vị pháp lý của viện kiểm
sát nhân dân từ 1945 đến nay.
Phạm vi không gian: Thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam và thị xã Duyên
Hải, tỉnh Trà Vinh.
6. Cơ sở phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp
luật. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
- Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật hiện nay với trước đây,
giữa các quy định pháp luật với tình huống thực tế.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, bình luận nội dung của ản lệ cũng như các vụ
việc trong thực tiễn cuộc sống, xét xử liên quan đến quy định của pháp luật về án lệ trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trong khoa học pháp lý hiện nay, mô hình lý luận về địa vị pháp lý của Viện kiểm
sát nhân dân chưa được xây dựng một cách thông nhất, vẫn có những tranh luận về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân. Bên cạnh đó, đã có nhiều văn bản
pháp luật mới được ban hành liên quan đến chế định này, tuy nhiên chưa được thống nhất
và đồng bộ. Mặt khác, trong thực tiễn, hoạt động kiểm sát còn gặp không ít khó khăn,
vướng mắc. Do đó, cần nghiên cứu về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong
hoạt động kiểm sát án kinh doanh thương mại để làm tiền đề cho việc xây dựng các văn
bản hướng dẫn đầy đủ.
8. Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia thành bốn phần chính, cụ thể
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung và quy định pháp luật về địa vị pháp lý của viện
kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại
Chương 2: Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân
trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI
1.1. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước
Có thể nói, Viện kiểm sát hay Viện công tố, dù với tên gọi nào cũng là một cơ quan
không thể thiếu trong bộ máy nhà nước. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức nhà nước, địa vị
pháp lý của cơ quan này khác nhau. Tại các nước như Anh, Mỹ, Phần Lan,… Viện Công
tố được đặt trong hệ thống hành pháp thuộc Chính phủ, còn ở một số quốc gia như Pháp,
Argentina, cơ quan Công tố được tổ chức bên cạnh hệ thống Tòa án. Tại Việt Nam, trong
bộ máy nhà nước hiện nay, VKSND thuộc cơ quan kiểm sát, bên cạnh các cơ quan quyền
lực, cơ quan hành chính và cơ quan xét xử.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, địa vị pháp lý là tổng thể các
điều kiện pháp lý mà pháp luật đòi hỏi để xác định cho một chủ thể có khả năng tham gia
quan hệ pháp luật một cách độc lập.1
Theo đó, địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước nói
chung và VKSND nói riêng được xác định bởi vị trí, vai trò của nó trong hệ thống cơ
quan nhà nước, tính chất quyền lực và chức năng mà cơ quan đó được giao, mức độ,
phạm vi tham gia của nó vào quá trình thực hiện các chức năng nhà nước đó.
Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát được ghi nhận, thể hiện rõ và nhất quán trong Hiến
pháp và các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong Luật Tổ
chức VKSND. Hiến pháp hiện hành quy định, VKSND thực hành quyền công tố, kiểm
sát hoạt động tư pháp. VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.2
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này bao gồm:
Thứ nhất, thực hành quyền công tố
Đây là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của
Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo
về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ
án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp
1
Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Đại học Quốc gia, tr150
2
Khoản 1, 3 Điều 107 Hiến pháp 2013
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; đồng thời
không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người,
quyền công dân trái luật.3
Thứ hai, kiểm soát hoạt động tư pháp
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của
các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực
hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ
việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án,
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác
theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: (i) Việc tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án
hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các
hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; (ii) Việc bắt, tạm
giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người
chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền,
lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù
không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; (iii) Bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; (iv) Mọi vi phạm pháp luật
trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.4
Thứ ba, các công tác khác
Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Thống kê tội phạm; xây
dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học;
hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.5
Địa vị pháp lý của VKSND còn được quy định trong các bộ luật, luật khác như Bộ
luật Tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính,…
3
Điều 3 Luật tổ chức VKSND 2014
4
Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014
5
Khoản 3 ĐIều 6 Luật tổ chức VKSND 2014
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
1.2. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại
1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm
sát án kinh doanh thương mại
Trong cuộc sống hàng ngày, hoạt động sản xuất thương mại là hoạt động rất phổ
biến. Có nhiều hợp đồng, giao dịch được giao kết, thực hiện, trong quá trình đó, không
thể tránh khỏi việc tranh chấp giữa các bên. Khi tranh chấp phát sinh, các bên trong hợp
đồng thường nỗ lực thương lượng, hòa giải để giải quyết. Khi không thể giải quyết trong
hòa bình, các bên sẽ khởi kiện vụ án tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, từ đó hình thành vụ án kinh doanh thương mại. Để giải quyết tranh chấp đó, Tòa án
và những người tham gia phải tiến hành những hành vi nhất định, gọi là tố tụng. Địa vị
pháp lý của VKSND trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại được xác định
bởi vị trí, vai trò của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước, tính chất quyền lực và chức
năng mà cơ quan đó được giao, mức độ, phạm vi tham gia của nó vào quá trình thực hiện
các chức năng nhà nước đó trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nói chung và kinh
doanh thương mại nói riêng. Hay nói cách khác, địa vị pháp lý của VKSND này được thể
hiện qua những phương diện:
- Vị trí, chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại
- Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại
Ở nước ta, địa vị pháp lý của VKSND trong công tác kiểm sát án kinh doanh
thương mại được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự.
1.2.2. Vị trí, chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại
Việc xác định vị trí, chức năng của VKSND trong tố tụng dân sự nói chung, trong
vụ án kinh doanh thương mại nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng về cả lý luận và thực
tiễn, bởi lẽ điều đó không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận
về hoạt động tư pháp mà còn góp phần vào việc xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt
động tố tụng cũng như việc hướng dẫn chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành kiểm sát.
Trong tố tụng dân sự, nếu vị trí, vai trò của Tòa án và các bên đương sự được xác
định một cách rõ ràng thì vị trí, vai trò của Viện kiểm sát không phải lúc nào cũng rõ ràng
như vậy. Bởi lẽ, “việc dân sự cốt ở đôi bên”, pháp luật tôn trọng ý chí, mong muốn, sự
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
thỏa thuận của các bên nên vị trí, vai trò của Viện kiểm sát hạn chế hơn. Ở các nước theo
hệ thống thông luật Common law, viện công tố hầu như không tham gia vào tố tụn dân
sự. Đối với các nước theo hệ thống Civil law, Viện công tố có ba vị trí khác nhau là
nguyên đơn, là người giám sát và là bị đơn. Khi khởi kiện vì lợi ích công, Viên công tố là
một bên trong tố tụng dân sự, có quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn khác, trừ quyền hòa
giải và nghĩa vụ nộp án phí. Khi tham gia tố tụng dân sự với vai trò giám sát, Viện công
tố có trách nhiệm giám sát việc áp dụng pháp luật và nêu ý kiến về quan điểm giải quyết
vụ án. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước có quy định, khi nhà nước hoặc các pháp nhân
công pháp bị kiện thì viện công tố sẽ tham gia với tư cách bị đơn.
Ở Việt Nam, là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,
VKSND có vị trí, vai trò tương đối đặc biệt. Theo Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015,
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền
yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải
quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ
thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử
dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả chỉ chủ yếu đề cập đến công tác kiểm sát
án kinh doanh thương mại. Tóm lại, có thể nói, với chức năng giám sát, trong vụ án kinh
doanh thương mại, VKSND có trách nhiệm kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết
định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động trong việc giải quyết vụ án và nêu ý
kiến về quan điểm giải quyết vụ án.
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát
án kinh doanh thương mại
Nhiệm vụ của VKSND trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại có thể
được xác định trên hai phương diện:
Thứ nhất là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.6
Thứ hai là công việc mà pháp luật yêu cầu phải tiến hành trong hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: (i) việc giải
quyết vụ án kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy
định của pháp luật; (iii) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được
thi hành nghiêm chỉnh; (iv) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được
phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định
của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông
báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân
dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
- Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
- Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc
phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan,
tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành
vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi
phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy
định của pháp luật.7
6
Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp 2013
7
Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Căn cứ vào các giai đoạn xét xử vụ án, có thể phân nhiệm vụ, quyền hạn của
VKSND thành giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài nước ngoài.
Căn cứ vào tính chất, nội dung nhiệm vụ quyền hạn có thể phân loại thành:
- Quyền tham gia một số phiên tòa
- Quyền kháng nghị các bản án, quyết định dân sự của tòa án theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
- Quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác
thực hiện hành vi nhất định.
Nhìn chung, viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng chính là công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp. Các chức năng này được trao quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau tùy
thuộc vào hệ thống pháp luật, sự thay đổi pháp luật qua từng thời kỳ, các lĩnh vực pháp
luật. Đối với lĩnh vực dân sự nói chung, kinh doanh thương mại nói riêng, sự tự thỏa
thuận, thương lượng của các bên luôn được pháp luật tôn trọng, theo đó, vai trò kiểm sát
của viện kiểm sát nhân dân trong các vụ án kinh doanh thương mại được đề cao.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH
THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nước ta về địa vị pháp lý
của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại
Theo chiều dài của lịch sử, sự thay đổi của kinh tế - xã hội, nhiều văn bản pháp luật
đã được ra đời. Trong các văn bản đó, địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân luôn là
nội dung không thể thiếu.
2.1.1. Giai đoạn 1945-1959
Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24/01/1946 quy định về địa vị pháp lý của
viện kiểm sát (khi đó gọi là Ông biện lý) tại Điều thứ 16 như sau: “Mỗi tuần lễ, ít ra cũng
phải có hai phiên họp công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên toà, Chánh
án ngồi xử, Biện lý ngồi ghế công tố viên, Chánh lục sự hay Lục sự ngồi ghế Lục sự”.
Tiếp theo văn bản này, Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 quy định về thẩm quyền của tòa
án và sự phân công giữa các nhân viên trong tòa án. Theo đó, ông biện lý có các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, nhiệm vụ tư pháp cảnh sát
Dưới quyền kiểm soát của ông Chưởng lý, ông Biện lý điều khiển công việc và
giám sát hành động ban tư pháp cảnh sát trong quản hạt mình. Để thi hành nhiệm vụ này,
ông biện lý có quyền nhận những đơn khởi tố của tư nhân, hay biên bản của các ban tư
pháp cảnh sát lập ra. Những phụ trách tư pháp cảnh sát là: Dự thẩm, Biện lý, các thẩm
phán sơ cấp, các cảnh sát trưởng, trưởng ban tư pháp ty công an, những kiểm soát viên
ngạch kiểm lâm, hoả xa, thương chính v. v... mà luật pháp giao phó cho nhiệm vụ tư pháp
cảnh sát. Đối với những việc này, ông biện lý có quyền: hoặc đình cứu nhưng sẽ báo cho
sự chủ biết, hoặc đưa ra phiên toà xử, hay đưa ra phòng dự thẩm thẩm cứu.
Thứ hai, nhiệm vụ công tố
Dưới quyền kiểm soát của ông Chưởng lý, ông Biện lý thi hành quyền công tố trước
toà án đệ nhị cấp. Ông Biện lý phải báo ngay cho ông chưởng lý biết các việc có ảnh
hưởng đến trật tự chung đã phát sinh ra trong quản hạt mình.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Để thi hành nhiệm vụ công tố, ông biện lý có thể áp dụng một trong những thể thức
sau này:
Nếu là một vụ tiểu hình, và nếu xét ra cuộc điều tra của các ông thẩm phán sơ cấp,
hoặc của các phụ trách tư pháp cảnh sát đã đem đủ tài liệu để truy tố mà bị can không cần
phải giam cứu, ông biện lý có thể cho trát gọi thẳng bị can ra xét xử tại một phiên toà tiểu
hình gần nhất.
Nếu là một việc tiểu hình, mà lại là một việc phạm pháp quả tang, ông biện lý phải
hỏi cung ngay bị can, và có thể hạ trát tống giam rồi đưa bị can ra xét xử tại một phiên
toà tiểu hình gần nhất.
Ông biện lý sẽ làm khởi tố trạng chuyên giao hồ sơ sang phòng dự thẩm để thẩm
cứu, trong những trường hợp sau này:
- Nếu là một việc đại hình,
- Nếu bị can là người vị thành niên,
- Nếu bị can, vì các tiền án, có thể bị phát vãng,
- Nếu xét ra cần phải mở một cuộc thẩm cứu kỹ lưỡng hơn.
Trong thời kỳ thẩm cứu, ông Biện lý cũng như bên bị can và bên dân sự nguyên
cáo, có quyền yêu cầu ông Dự thẩm thi hành tất cả các phương sách cần thiết để chứng tỏ
sự thật.
Khi cuộc thẩm cứu đã kết liễu, và khi tiếp nhận được hồ sơ do ông dự thẩm chuyển
sang thì trong hạn 3 ngày, ông biện lý sẽ làm quyết tố trạng ra mệnh lệnh hoặc tạm đình
cứu, hoặc miễn tố vô thẩm quyền, hoặc đưa việc kiện ra xét xử tại một phiên toà vi cảnh,
tiểu hình, hay đại hình.
Ở những nơi nào, có thừa phát lại, những người bị thiệt hại có thể đừng khởi tố
bằng dân trát; ông biện lý sẽ đứng phụ tố lúc việc đưa ra toà. Trong trường hợp ấy, những
phương sách cần thi hành để chứng tỏ sự thật đều do người bị thiệt hại phải làm và ứng
tiền phí tồn.
Ông biện lý bó buộc phải có mặt tại các phiên toà hình và hộ. Khi ra phiên toà, ông
biện lý cũng như bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu toà thi hành mọi
phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật.8
8
Mục C – Nhiệm vụ của Ông Biện lý, Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Công văn số 1137/HCTP ngày 05/06/1958 của Bộ Tư pháp về việc đơn giản một số
thủ tục ở phiên tòa quy định rằng, về việc dân sự, công tố viện có nhiệm vụ khởi tố và
tham gia tố tụng đối với những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của Nhà
nước và của nhân dân. Còn đối với vụ án dân sự thường thì công tố viện không cần tham
dự phiên tòa, công tố viện và tòa án thể theo tinh thần nói trên mà trao đổi với nhau và
quy định những vụ án hình sự và dân sự nào cần có mặt công tố viện tại phiên tòa.
Có thể nói, trong giai đoạn này, viện công tố chỉ là một bộ phận bên cạnh các tòa án
và làm chức năng công tố Nhà nước, theo đó, vị trí, chức năng và thẩm quyền của Viện
công tố còn nhiều hạn chế.
2.1.2. Giai đoạn 1959-1989
Năm 1959, một bản hiến pháp mới ra đời, thay đổi cơ bản về bộ máy nhà nước.
Trong đó, từ Viện công tố chuyển thành Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo
nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương và không phụ thuộc vào
cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính. Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng
Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công
dân.9
Cụ thể hóa Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 quy định Viện
kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được chấp hành
một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững. Mục
đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công
cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất
nước nhà được tiến hành thắng lợi (Điều 2), Khi làm nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát
nhân dân phải theo nguyên tắc mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không
phân biệt nam nữ, dân tộc, nòi giống, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội và thành phần xã
hội (Điều 5).
Đối với các án kinh doanh thương mại, viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các toà án nhân dân và trong việc chấp
hành các bản án thông qua:
- Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án kinh doanh thương mại quan
trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
9
Điều 105 Hiến pháp 1959
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
- Kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cùng cấp
và cấp dưới một cấp;
Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị. Khi Viện
kiểm sát nhân dân địa phương thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Toà án nhân dân cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo lên Viện kiểm sát
nhân dân tối cao để kháng nghị.
- Kiểm sát việc chấp hành các bản án và các quyết định của Toà án nhân dân.10
Tiếp tục ra đời sau bản Hiến pháp tiếp theo 1980, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục được khẳng định trong Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân 1981, sửa đổi bổ sung 1988. Theo đó, nhiệm vụ của VKSND là bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự
do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp
luật.
Liên quan đến án kinh doanh thương mại, VKSND được quy định về công tác kiểm
sát xét xử, nhằm bảo đảm việc xét xử của các Toà án nhân dân đúng pháp luật, nghiêm
minh, kịp thời.
Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các viện kiểm sát nhân dân có quyền:
- Tham dự việc trù bị phiên toà của Toà án nhân dân cùng cấp;
- Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công
tác kiểm sát xét xử;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của Toà án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp, khi thấy có vi phạm pháp
luật;
- Khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện kiểm sát nhân dân
có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị
10
Điều 17, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi
phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái thẩm khi thấy có tình tiết mới.
Nhìn chung, với kỹ thuật lập pháp thời kỳ này, địa vị pháp lý của VKSND không
được quy định trong các văn bản pháp luật nào khác ngoài Luật tổ chức VKSN, hoạt
động tố tụng dân sự nói chung đều do các văn bản dưới luật, pháp lệnh điều chỉnh, chưa
được pháp điển hóa trong văn bản riêng, do đó, dù đã có những quy định về địa vị pháp
lý của viện kiểm sát nhân dân nhưng vẫn chủ yếu là trong lĩnh vực hình sự.
2.1.3. Giai đoạn 1989-2002
Sự ra đời của các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án đã đánh dấu sự phát
triển trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy vẫn là văn bản dưới luật, tuy
nhiên những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động tố tụng và cho chế
định VKSND được quy định đầy đủ và rõ ràng hơn.
Theo Pháp lệnh số 31-L/CTN ngày 29/3/1994 công bố thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế, “VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án kinh
tế theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và của Pháp lệnh này”.
Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, Viện Kiểm sát có quyền tham gia tố tụng
từ bất cứ giai đoạn nào, nếu xét thấy cần thiết. Toà án gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp
các bản sao bản án, quyết định của Toà án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho
Viện Kiểm sát hồ sơ vụ án để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm theo yêu cầu của Viện Kiểm sát.
Mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát tỏng việc giải quyết vụ án kinh tế được
quy định chi tiết hơn trong Thông tư liên ngành ngày 07/01/1995. Cụ thể như sau:
Việc chuyển hồ sơ vụ án kinh tế giữa Viện kiểm sát và Toà án được thực hiện như
sau:
Đối với các vụ án mà Viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà sơ thẩm, thì ngay
sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án gửi cho Viện kiểm sát quyết định đưa
vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn năm ngày
chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Hồ sơ vụ án cũng có thể được chuyển cho Viện
kiểm sát để nghiên cứu trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Trong những trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà
Viện kiểm sát cùng cấp thấy cần nghiên cứu hồ sơ vụ án để đề nghị Viện kiểm sát cấp
trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc Viện kiểm sát cấp trên thấy
cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì Viện kiểm sát có công văn yêu cầu
Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát mượn. Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện
kiểm sát chậm nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu.
Nếu Viện kiểm sát cấp trên yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án, thì Toà án chuyển
hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát cùng cấp chuyển cho Viện
kiểm sát cấp trên.
Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án, Viện
kiểm sát chuyển trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án, nếu không có kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm, tái thẩm.
Việc kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh tế có thể bắt đầu từ khi Toà án thụ lý
đơn kiện của đương sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm kể từ ngày
Toà án thụ lý đơn kiện của đương sự cho đến trước ngày Toà án ra một trong các quyết
định đưa vụ án ra xét xử; tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc đình chỉ việc giải quyết
vụ án, nếu xét thấy cần thiết thì Viện Kiểm sát có thể yêu cầu Toà án cho biết những
điểm cụ thể nào đó có liên quan đến việc giải quyết vụ án kinh tế. Trong các trường hợp
này Toà án có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát cùng cấp phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên toà phúc thẩm trong
trường hợp Viện Kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm hoặc có quyết định
tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm.
Trong trường hợp Toà án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Viện kiểm sát mới
xét thấy cần thiết tham gia phiên toà sơ thẩm, thì phải ra quyết định, trong đó ghi rõ Kiểm
sát viên tham gia phiên toà và gửi cho Toà án, các bên đương sự.
Nếu kiểm sát viên cần nghiên cứu hồ sơ vụ án, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà
Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để nghiên cứu hoặc Kiểm sát viên có thể
đến Toà án để nghiên cứu.
Như vậy, qua các văn bản quy định pháp luật thời kỳ này, có thể nói, hoạt động chủ
yếu của VKSND trong các án kinh doanh thương mại bao gồm:
- Kiểm sát trước phiên xét xử sơ thẩm
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Theo pháp luật thời kỳ đó, nếu Viện Kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm, thì ngay
sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát
cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn năm ngày. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án
tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện Kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nếu do quyết
định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật mà gây thiệt hại, thì phải bồi
thường.
- Tham gia tố tụng tại phiên tòa
Các quyền tố tụng của VKSND tại phiên tòa được quy định tại Điều 46-48 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994. Đại diện Viện kiểm sát có quyền yêu cầu
Hội đồng xét xử triệu tập thêm người làm chứng, cung cấp thêm bằng chứng, tham gia
xét hỏi tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ những tình tiết chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn. Kết
thúc phần tranh luận, kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trình bày bản kết luận của
Viện kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, trong đó nêu
ý kiến của Viện kiểm sát về hướng giải quyết vụ án.
- Kháng nghị các bản án, quyết định kinh tế của Tòa án nhân dân theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
Chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày tuyên án, ra quyết định, Toà án gửi bản sao bản
án hoặc quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp và thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát
cùng cấp là mười ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là hai mươi ngày, kể từ ngày Toà án
tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà, thì thời hạn
kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định.
Do đó, để Viện kiểm sát cấp trên thực hiện được quyền kháng nghị của mình, thì chậm
nhất là bảy ngày, kể từ ngày tuyên án, ra quyết định (nếu Kiểm sát viên có tham gia phiên
toà) hoặc kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định (nếu Kiểm sát viên không
tham gia phiên toà), Viện kiểm sát cùng cấp phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp trên
biết quyết định giải quyết vụ án kinh tế của Toà án. Đối với thủ tục phúc thẩm, phiên toà
phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm, nhưng trước khi xem
xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án,
quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị.11
11
Điều 69, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Pháp luật quy định, đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị phát hiện thiếu sót hoặc sai lầm nghiêm trọng được xem xét lại theo thủ tục tố
tụng đặc biệt là giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân là một trong
những chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tại
phiên toà, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng
nghị. Nếu Toà án có triệu tập người tham gia tố tụng thì họ trình bày ý kiến của mình
trước khi Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử thảo
luận và ra bản án, quyết định.
2.1.4. Giai đoạn 2002-2015
Năm 2002, Luật tổ chức VKSND 2002 đã được ban hành, vừa tiếp tục khẳng định
vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND; vừa bổ sung các nhiệm vụ quyền
hạn nhằm đề cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình tố
tụng.
Ngay tại Điều 1 Luật tổ chức VKSND 2002 đã khẳng định, Viện kiểm sát nhân dân
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật.
Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ
bằng những công tác sau đây:
Thứ nhất, kiểm sát việc giải quyết các vụ án, kinh tế và những việc khác theo quy
định của pháp luật;
Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính,
kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân
dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu Toà án nhân dân hoặc tự mình xác
minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án;
- Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật;
- Tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về
việc giải quyết vụ án;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
- Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân;
- Yêu cầu Toà án nhân dân áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy
định của pháp luật;
- Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án dân sự,
hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của
pháp luật để xem xét, quyết định việc kháng nghị.12
Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên là một
trong những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Khi tham gia quá trình
này, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh doanh
thương mại, giải quyết việc dân sự của Toà án;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
- Kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án;
- Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy
định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân
sự;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự
phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Cụ thể Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ
sở khiếu nại của đương sự và xem xét việc tham gia phiên toà;13
Viện kiểm sát có quyền
kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi,
huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng,
thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 14
Tại phiên tòa xét xử, sau khi xác định
những tình tiết của vụ án qua việc hỏi và nghe lợi trình bày của nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án,… kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát
biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
Thứ hai, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định
của Toà án nhân dân;
12
Điều 21, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002
13
Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2004
14
Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự 2004
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Điều 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định, khi thực hiện công tác
kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành
viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án: Ra quyết
định thi hành án đúng quy định của pháp luật; Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy
định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; Thi hành
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành
ngay theo quy định của pháp luật; Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến
việc thi hành án;
- Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi
hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân
có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án;
- Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;
- Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật;
- Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp
hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình
chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi
hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội
phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân
sự.
Những nhiệm vụ, quyền hạn này cũng được quy định cụ thể tại Luật thi hành án
2008 và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
Như vậy, trải qua một khoảng thời gian dài, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung
đã ngày càng được hoàn thiện và củng cố. Địa vị pháp lý của VKSND được quy định rõ
ràng trong các văn bản luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm sát nói chung và
kiểm sat án kinh doanh thương mại nói riêng. Giai đoạn tiếp theo đánh dấu sự chuyển
biến về pháp luật nước ta khi rất nhiều các văn bản pháp luật ra đời với nhiều sự thay đổi
trong đó có Luật tổ chức VKSND 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và những văn bản
đó vẫn còn hiệu lực đến hiện nay.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
2.2. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành
2.2.1. Vị trí, chức năng, phạm vi tham gia phiên tòa của viện kiểm sát trong
công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại
So với các văn bản trước, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 tiếp tục
khẳng định rõ địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất (Điều 2). Trong đó, kiểm sát án kinh doanh thương mại là hoạt động
của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, lao
động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 21 BLTTDS quy định: “Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ
thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử
dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này”.
Theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự
2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Tuy nhiên, VKSND không tham gia tất cả các
phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại mà chỉ tham gia trong
những trường hợp do pháp luật quy định. Điều 21 BLTTDS, Thông tư liên tịch số
02/2016, Quy chế kiểm sát dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSNDTC và
phải hiểu rõ bản chất các quy định về các trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa. Cụ
thể:
Trường hợp thứ nhất, Vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ
Trong trường hợp này, bất cứ vụ án kinh doanh thương mại nào Tòa án tiến hành
thu thập chứng cứ thì VKS có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa. Việc thu thập chứng
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
cứ để giải quyết vụ án dân sự có nhiều cách thức khác nhau như: Tòa án thu thập theo
yêu cầu của đương sự hoặc thu thập theo yêu cầu của VKS hoặc Tòa án tự thu thập khi
xét thấy cần thiết. Quá trình thu thập chứng cứ, Tòa án có thể thông qua một hoặc một số
biện pháp quy định tại Điều 97 và được quy định cụ thể từ Điều 98 đến Điều 106 Bộ luật
tố tụng dân sự 2015.
Trường hợp thứ hai, Vụ án mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công
cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở
- Đối tượng tranh chấp là tài sản công: tài sản công là tài sản thuộc hình thức sở hữu
nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước
cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Vụ án dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó
được mua sắm từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này, Viện
kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.
- Đối tượng tranh chấp là lợi ích công cộng: Lợi ích công cộng là những lợi ích vật
chất hoặc tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư.
Ví dụ: Vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường
thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp này, VKSND phải tham gia phiên
tòa sơ thẩm.
- Đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất: Theo quy định của pháp luật, đó là các
tranh chấp về quyền sử dụng đất
Ví dụ: Công ty A và Công ty B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với
một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu
cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối
tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa
sơ thẩm.
- Đối tượng tranh chấp là nhà ở: Đây là tranh chấp về sở hữu, đối tượng là quyền sở
hữu về nhà ở (ai có quyền sở hữu căn nhà)
- Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà
ở
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng
mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà
ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở;
tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn
bằng giá trị nhà ở…)
Kiểm sát viên khi tiến hành công tác kiểm sát lưu ý: Đối với tranh chấp về hợp đồng
có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó
không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp VKS phải tham gia
phiên tòa sơ thẩm.
Ví dụ: A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân
hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không
thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi
nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép
chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết
buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là
khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế
chấp, do đó, không thuộc trường hợp VKSND phải tham gia phiên tòa.
Trường hợp thứ tư, Vụ án dân sự chưa có điều luật để áp dụng
Vụ án chưa có điều luật để áp dụng đó là những vụ án mà người khởi kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết nhưng tranh chấp đó chưa có điều luật điều chỉnh.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý, đến khi xét xử sơ thẩm,
nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định phải có
VKS tham gia phiên tòa thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho VKS biết để VKS
tiến hành nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại các Điều 21 Khoản 3, Điều 294 Khoản 2, Điều 314, Điều 338 và
Điều 358 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên
tòa, phiên họp phúc thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm.
Điều 21 khoản 3 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp
phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”.
Theo quy định tại Điều 292 BLTTDS, sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,
Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND cùng cấp nghiên cứu. Thời
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
hạn nghiên cứu hồ sơ của VKSND cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ
sơ vụ án; hết thời hạn đó, VKSND phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
Kiểm sát viên VKSND cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm, trong trường
hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa (Điều
294, Điều 296 BLTTDS)
Theo Điều 314 BLTTDS quy định về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa
án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa,
không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi
ra quyết định. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 280 BLTTDS lại quy định Kiểm sát viên
VKSND cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Tòa án sơ thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị. Như vậy, việc tham gia phiên họp phúc thẩm đối với quyết định của Tòa
án của VKS là bắt buộc.
VKSND tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm, kể cả
trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và trường hợp Tòa án
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy định Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các
phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm xuất phát từ lý do thủ tục giám đốc thẩm,
tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, không phải là một cấp xét xử, nhằm xem xét lại
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đã được đưa ra thi hành,
thậm chí có thể đã thi hành xong. Phiên toà, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ tiến
hành khi có căn cứ cho rằng có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải
quyết vụ việc trước đó (phiên tòa giám đốc thẩm), hoặc có tình tiết mới quan trọng (phiên
tòa tái thẩm). Xuất phát từ tính chất quan trọng của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện
kiểm sát phải tham gia các phiên tòa, phiên họp để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân
sự của Tòa án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân
dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay
cho VKS cùng cấp. VKS nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ
vụ án; hết thời hạn đó, VKS phải chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm
(Khoản 2 Điều 336 BLTTDS).
Theo quy định tại Điều 358 BLTTDS, trường hợp xem xét lại quyết định của HĐTP
TANDTC phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể cả
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
trường hợp Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị và không có kiến nghị xem xét lại quyết
định của HĐTP TANDTC.15
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát án
kinh doanh thương mại
Trong hoạt động tố tụng, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014, khi thực hiện chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định
của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông
báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân
dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp;
- Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp;
- Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc
phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan,
tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm;
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành
vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi
phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp;
- Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy
định của pháp luật.
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
15
Điều 27, Thông tư liên tịch số; 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016.
Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh
doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà
Vinh
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định.
- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của
Bộ luật này.
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định
của Tòa án có vi phạm pháp luật.
- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp
luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện
kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.
2.2.2.1. Thẩm quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc
kinh doanh thương mại
Điều 262 BLTTDS 2015 quy định: "Sau khi những người tham gia tố tụng phát
biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp
luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng
xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án".
Để bảo đảm sự thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định của
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; đồng thời khắc
phục những vướng mắc, bất cập của quy định tại Điều 234 của BLTTDS năm 2004, Điều
262 BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về phát biểu của kiểm sát
viên tại phiên tòa sơ thẩm như sau:
- Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Căn
cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, Kiểm sát viên
phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử,
Thư ký Tòa và của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án kể từ
Khóa Luận Địa Vị Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện.docx
Khóa Luận Địa Vị Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện.docx
Khóa Luận Địa Vị Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện.docx

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Khóa Luận Địa Vị Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện.docx

Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...
Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...
Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Semelhante a Khóa Luận Địa Vị Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện.docx (6)

Thiết kế và chế tạo bộ truyền bánh răng trụ răng cong trên máy CNC 4D.doc
Thiết kế và chế tạo bộ truyền bánh răng trụ răng cong trên máy CNC 4D.docThiết kế và chế tạo bộ truyền bánh răng trụ răng cong trên máy CNC 4D.doc
Thiết kế và chế tạo bộ truyền bánh răng trụ răng cong trên máy CNC 4D.doc
 
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty công nghệ nướng yaki.doc
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty công nghệ nướng yaki.docKế toán vốn bằng tiền tại công ty công nghệ nướng yaki.doc
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty công nghệ nướng yaki.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng Aic.docx
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng Aic.docxHoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng Aic.docx
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xây Dựng Aic.docx
 
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.docĐồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
Đồ án tốt nghiệp - Nghiên cứu quy trình sản xuất nước chanh dây lên men.doc
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
 
Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...
Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...
Phân Tích Hoạt Động Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Lực Tại Công Ty T...
 

Mais de Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói

Mais de Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói (20)

Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.docChuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
 
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.docĐề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
 
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docxKhóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
 
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docxKhóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docxBáo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docxBài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
 
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docxBáo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
 
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docxBài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
 
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docxBáo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
 
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Khóa Luận Địa Vị Pháp Lý Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Huyện.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA LUẬT …… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA: 19 (2018 - 2022) ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LS. Phạm Khắc Phương Đỗ Thị Ngọc Chăm MSSV: 1911046016 Lớp: Luật Kinh Tế - K19 Vĩnh Long, năm 2022
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA LUẬT …… KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA: 19 (2018 - 2022) ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI - THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LS. Phạm Khắc Phương Đỗ Thị Ngọc Chăm MSSV: 1911046016 Lớp: Luật Kinh Tế - K19
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vĩnh Long, năm 2022
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN …… Em xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy cô Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Cửu Long đã tận tình giảng dạy, đào tạo cho em trong suốt thời gian qua. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu mà còn là hành trang quý báu để em bước vào cuộc sống. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy LS. Phạm Khắc Phương - Người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm bài báo cáo thực tập ngắn hạn. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi các thiếu sót. Vì thế em mong nhận được sự quan tâm và góp ý từ quý Thầy cô để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn. Bằng tất cả tấm lòng, em xin chúc quý Thầy cô luôn có được nhiều sức khoẻ và thành công trong công tác giảng dạy. Em xin chân thành cảm ơn. Vĩnh Long, ngày…… tháng….. năm 2022 Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Ngọc Chăm
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …… ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Vĩnh Long, ngày…..tháng…..năm 2022 Giảng viên hướng dẫn
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN …… .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Vĩnh Long, ngày…..tháng…..năm 2022
  • 8. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (Nếu có) VKSND Viện kiểm sát nhân dân BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự 2015 HĐTP Hội đồng thẩm phán TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
  • 9. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................4 1. Tính cấp thiết đề tài............................................................................................4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4 3.1. Mục tiêu chung............................................................................................4 3.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...............................................................................5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................5 5.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................5 5.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................5 6. Cơ sở phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu ......................................5 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...........................................................................6 8. Bố cục đề tài.......................................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ..........................................................7 1.1. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước..................7 1.2. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại........................................................................................................9 1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại.........................................................................9 1.2.2. Vị trí, chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại............................................................................................9 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại................................................................................10 CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.................................13 2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nước ta về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại.....................13 2.1.1. Giai đoạn 1945-1959 .............................................................................13 2.1.2. Giai đoạn 1959-1989 .............................................................................15 2.1.3. Giai đoạn 1989-2002 .............................................................................17
  • 10. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 2.1.4. Giai đoạn 2002-2015 .............................................................................20 2.2. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành........................................23 2.2.1. Vị trí, chức năng, phạm vi tham gia phiên tòa của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại ........................................................23 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại .....................................................................................27 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KINH DOANH THƯƠNG MẠI VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN... Error! Bookmark not defined. 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật....................Error! Bookmark not defined. 3.2. Những bất cập trong việc áp dụng pháp luật về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh......................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI..............................................Error! Bookmark not defined. 4.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát án kinh doanh thương mại........ Error! Bookmark not defined. 4.2. Những đề xuất cụ thể .......................................Error! Bookmark not defined. 4.2.1. Về thẩm quyền của viện kiểm sát khi tham gia tố tụng nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, và lợi ích của các doanh nghiệp................ Error! Bookmark not defined. 4.2.2. Về thẩm quyền của viện kiểm sát khi tham gia tố tụng với vị trí là người bảo vệ pháp luật và lợi ích của luật .......................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................Error! Bookmark not defined.
  • 11. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân là một chế định có từ sớm trong lịch sử lập pháp của nước ta nhưng chưa thực sự đi vào thực tế cuộc sống khi đất nước trong giai đoạn chiến tranh, lúc này nhiệm vụ trung tâm là giải quyết cá vụ án hình sự nên các quy định về địa vi pháp lý trong tố tụng dân sự nói chung, tố tụng kinh doanh thương mại nói riêng chưa được chặt chẽ và đầy đủ. Trong thời kỳ đổi mới, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân là một nội dung rất quan trọng, một mắt xích rất quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp. Do vậy, đây là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, số lượng đề tài nghiên cứu về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tương đối nhiều. Có thể kể đến như Luận văn Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự (Lê Thị Thanh Loan, 2007), Luận văn Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Hải Dương (Trần Văn Hiếu, 2015),… Bên cạnh đó là một số bài viết như Một số ý kiến về địa vị pháp lý và phát biểu của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính (PGS, TS. Nguyễn Trọng Phúc (Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, 2015), Bàn về vai trò của viện kiểm sát trong tố tụng dân sự: viện kiểm sát can dự vào nội dung án dân sự? (Hoàng Yến, 2017),… Tuy nhiên, các bài viết thường được xuất bản khá lâu, tại thời điểm Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chưa có hiệu lực. Mặt khác, chưa có bài viết nào về Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là nhằm hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại 3.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nghiên cứu tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân, các quy định của pháp luật liên
  • 12. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh quan đến địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong lịch sử đến thời điểm hiện tại, thực trạng áp dụng pháp luật, trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị, hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích trên, bài viết còn một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. - Phân tích các quy định pháp luật có liên quan về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. - Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. - Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, từ đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân từ 1945 đến nay. Phạm vi không gian: Thực trạng áp dụng pháp luật tại Việt Nam và thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. 6. Cơ sở phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật. Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
  • 13. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh - Phương pháp so sánh, đối chiếu các quy định pháp luật hiện nay với trước đây, giữa các quy định pháp luật với tình huống thực tế. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, bình luận nội dung của ản lệ cũng như các vụ việc trong thực tiễn cuộc sống, xét xử liên quan đến quy định của pháp luật về án lệ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trong khoa học pháp lý hiện nay, mô hình lý luận về địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân chưa được xây dựng một cách thông nhất, vẫn có những tranh luận về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân. Bên cạnh đó, đã có nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan đến chế định này, tuy nhiên chưa được thống nhất và đồng bộ. Mặt khác, trong thực tiễn, hoạt động kiểm sát còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Do đó, cần nghiên cứu về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát án kinh doanh thương mại để làm tiền đề cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn đầy đủ. 8. Bố cục đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được chia thành bốn phần chính, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung và quy định pháp luật về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Chương 2: Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại
  • 14. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI 1.1. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước Có thể nói, Viện kiểm sát hay Viện công tố, dù với tên gọi nào cũng là một cơ quan không thể thiếu trong bộ máy nhà nước. Tùy thuộc vào mô hình tổ chức nhà nước, địa vị pháp lý của cơ quan này khác nhau. Tại các nước như Anh, Mỹ, Phần Lan,… Viện Công tố được đặt trong hệ thống hành pháp thuộc Chính phủ, còn ở một số quốc gia như Pháp, Argentina, cơ quan Công tố được tổ chức bên cạnh hệ thống Tòa án. Tại Việt Nam, trong bộ máy nhà nước hiện nay, VKSND thuộc cơ quan kiểm sát, bên cạnh các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính và cơ quan xét xử. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, địa vị pháp lý là tổng thể các điều kiện pháp lý mà pháp luật đòi hỏi để xác định cho một chủ thể có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.1 Theo đó, địa vị pháp lý của cơ quan nhà nước nói chung và VKSND nói riêng được xác định bởi vị trí, vai trò của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước, tính chất quyền lực và chức năng mà cơ quan đó được giao, mức độ, phạm vi tham gia của nó vào quá trình thực hiện các chức năng nhà nước đó. Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát được ghi nhận, thể hiện rõ và nhất quán trong Hiến pháp và các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND trong Luật Tổ chức VKSND. Hiến pháp hiện hành quy định, VKSND thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.2 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này bao gồm: Thứ nhất, thực hành quyền công tố Đây là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp 1 Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Đại học Quốc gia, tr150 2 Khoản 1, 3 Điều 107 Hiến pháp 2013
  • 15. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; đồng thời không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.3 Thứ hai, kiểm soát hoạt động tư pháp Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của VKSND để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: (i) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; (ii) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; (iii) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; (iv) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.4 Thứ ba, các công tác khác Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có: Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.5 Địa vị pháp lý của VKSND còn được quy định trong các bộ luật, luật khác như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính,… 3 Điều 3 Luật tổ chức VKSND 2014 4 Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014 5 Khoản 3 ĐIều 6 Luật tổ chức VKSND 2014
  • 16. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 1.2. Địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại 1.2.1. Khái niệm địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Trong cuộc sống hàng ngày, hoạt động sản xuất thương mại là hoạt động rất phổ biến. Có nhiều hợp đồng, giao dịch được giao kết, thực hiện, trong quá trình đó, không thể tránh khỏi việc tranh chấp giữa các bên. Khi tranh chấp phát sinh, các bên trong hợp đồng thường nỗ lực thương lượng, hòa giải để giải quyết. Khi không thể giải quyết trong hòa bình, các bên sẽ khởi kiện vụ án tại tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó hình thành vụ án kinh doanh thương mại. Để giải quyết tranh chấp đó, Tòa án và những người tham gia phải tiến hành những hành vi nhất định, gọi là tố tụng. Địa vị pháp lý của VKSND trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại được xác định bởi vị trí, vai trò của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước, tính chất quyền lực và chức năng mà cơ quan đó được giao, mức độ, phạm vi tham gia của nó vào quá trình thực hiện các chức năng nhà nước đó trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng. Hay nói cách khác, địa vị pháp lý của VKSND này được thể hiện qua những phương diện: - Vị trí, chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Ở nước ta, địa vị pháp lý của VKSND trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. 1.2.2. Vị trí, chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Việc xác định vị trí, chức năng của VKSND trong tố tụng dân sự nói chung, trong vụ án kinh doanh thương mại nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng về cả lý luận và thực tiễn, bởi lẽ điều đó không những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động tư pháp mà còn góp phần vào việc xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động tố tụng cũng như việc hướng dẫn chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành kiểm sát. Trong tố tụng dân sự, nếu vị trí, vai trò của Tòa án và các bên đương sự được xác định một cách rõ ràng thì vị trí, vai trò của Viện kiểm sát không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy. Bởi lẽ, “việc dân sự cốt ở đôi bên”, pháp luật tôn trọng ý chí, mong muốn, sự
  • 17. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thỏa thuận của các bên nên vị trí, vai trò của Viện kiểm sát hạn chế hơn. Ở các nước theo hệ thống thông luật Common law, viện công tố hầu như không tham gia vào tố tụn dân sự. Đối với các nước theo hệ thống Civil law, Viện công tố có ba vị trí khác nhau là nguyên đơn, là người giám sát và là bị đơn. Khi khởi kiện vì lợi ích công, Viên công tố là một bên trong tố tụng dân sự, có quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn khác, trừ quyền hòa giải và nghĩa vụ nộp án phí. Khi tham gia tố tụng dân sự với vai trò giám sát, Viện công tố có trách nhiệm giám sát việc áp dụng pháp luật và nêu ý kiến về quan điểm giải quyết vụ án. Bên cạnh đó, pháp luật một số nước có quy định, khi nhà nước hoặc các pháp nhân công pháp bị kiện thì viện công tố sẽ tham gia với tư cách bị đơn. Ở Việt Nam, là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, VKSND có vị trí, vai trò tương đối đặc biệt. Theo Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ chuyên đề này, tác giả chỉ chủ yếu đề cập đến công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại. Tóm lại, có thể nói, với chức năng giám sát, trong vụ án kinh doanh thương mại, VKSND có trách nhiệm kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động trong việc giải quyết vụ án và nêu ý kiến về quan điểm giải quyết vụ án. 1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Nhiệm vụ của VKSND trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại có thể được xác định trên hai phương diện: Thứ nhất là những yêu cầu cụ thể do Nhà nước đặt ra Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
  • 18. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.6 Thứ hai là công việc mà pháp luật yêu cầu phải tiến hành trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm: (i) việc giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực hiện đúng quy định của pháp luật; (iii) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh; (iv) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp; - Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; - Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm; - Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp; - Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.7 6 Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp 2013 7 Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014
  • 19. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Căn cứ vào các giai đoạn xét xử vụ án, có thể phân nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND thành giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài nước ngoài. Căn cứ vào tính chất, nội dung nhiệm vụ quyền hạn có thể phân loại thành: - Quyền tham gia một số phiên tòa - Quyền kháng nghị các bản án, quyết định dân sự của tòa án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm - Quyền yêu cầu, kiến nghị Tòa án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác thực hiện hành vi nhất định. Nhìn chung, viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng chính là công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Các chức năng này được trao quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào hệ thống pháp luật, sự thay đổi pháp luật qua từng thời kỳ, các lĩnh vực pháp luật. Đối với lĩnh vực dân sự nói chung, kinh doanh thương mại nói riêng, sự tự thỏa thuận, thương lượng của các bên luôn được pháp luật tôn trọng, theo đó, vai trò kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân trong các vụ án kinh doanh thương mại được đề cao.
  • 20. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM SÁT ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nước ta về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Theo chiều dài của lịch sử, sự thay đổi của kinh tế - xã hội, nhiều văn bản pháp luật đã được ra đời. Trong các văn bản đó, địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân luôn là nội dung không thể thiếu. 2.1.1. Giai đoạn 1945-1959 Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24/01/1946 quy định về địa vị pháp lý của viện kiểm sát (khi đó gọi là Ông biện lý) tại Điều thứ 16 như sau: “Mỗi tuần lễ, ít ra cũng phải có hai phiên họp công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên toà, Chánh án ngồi xử, Biện lý ngồi ghế công tố viên, Chánh lục sự hay Lục sự ngồi ghế Lục sự”. Tiếp theo văn bản này, Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 quy định về thẩm quyền của tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong tòa án. Theo đó, ông biện lý có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, nhiệm vụ tư pháp cảnh sát Dưới quyền kiểm soát của ông Chưởng lý, ông Biện lý điều khiển công việc và giám sát hành động ban tư pháp cảnh sát trong quản hạt mình. Để thi hành nhiệm vụ này, ông biện lý có quyền nhận những đơn khởi tố của tư nhân, hay biên bản của các ban tư pháp cảnh sát lập ra. Những phụ trách tư pháp cảnh sát là: Dự thẩm, Biện lý, các thẩm phán sơ cấp, các cảnh sát trưởng, trưởng ban tư pháp ty công an, những kiểm soát viên ngạch kiểm lâm, hoả xa, thương chính v. v... mà luật pháp giao phó cho nhiệm vụ tư pháp cảnh sát. Đối với những việc này, ông biện lý có quyền: hoặc đình cứu nhưng sẽ báo cho sự chủ biết, hoặc đưa ra phiên toà xử, hay đưa ra phòng dự thẩm thẩm cứu. Thứ hai, nhiệm vụ công tố Dưới quyền kiểm soát của ông Chưởng lý, ông Biện lý thi hành quyền công tố trước toà án đệ nhị cấp. Ông Biện lý phải báo ngay cho ông chưởng lý biết các việc có ảnh hưởng đến trật tự chung đã phát sinh ra trong quản hạt mình.
  • 21. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Để thi hành nhiệm vụ công tố, ông biện lý có thể áp dụng một trong những thể thức sau này: Nếu là một vụ tiểu hình, và nếu xét ra cuộc điều tra của các ông thẩm phán sơ cấp, hoặc của các phụ trách tư pháp cảnh sát đã đem đủ tài liệu để truy tố mà bị can không cần phải giam cứu, ông biện lý có thể cho trát gọi thẳng bị can ra xét xử tại một phiên toà tiểu hình gần nhất. Nếu là một việc tiểu hình, mà lại là một việc phạm pháp quả tang, ông biện lý phải hỏi cung ngay bị can, và có thể hạ trát tống giam rồi đưa bị can ra xét xử tại một phiên toà tiểu hình gần nhất. Ông biện lý sẽ làm khởi tố trạng chuyên giao hồ sơ sang phòng dự thẩm để thẩm cứu, trong những trường hợp sau này: - Nếu là một việc đại hình, - Nếu bị can là người vị thành niên, - Nếu bị can, vì các tiền án, có thể bị phát vãng, - Nếu xét ra cần phải mở một cuộc thẩm cứu kỹ lưỡng hơn. Trong thời kỳ thẩm cứu, ông Biện lý cũng như bên bị can và bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu ông Dự thẩm thi hành tất cả các phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật. Khi cuộc thẩm cứu đã kết liễu, và khi tiếp nhận được hồ sơ do ông dự thẩm chuyển sang thì trong hạn 3 ngày, ông biện lý sẽ làm quyết tố trạng ra mệnh lệnh hoặc tạm đình cứu, hoặc miễn tố vô thẩm quyền, hoặc đưa việc kiện ra xét xử tại một phiên toà vi cảnh, tiểu hình, hay đại hình. Ở những nơi nào, có thừa phát lại, những người bị thiệt hại có thể đừng khởi tố bằng dân trát; ông biện lý sẽ đứng phụ tố lúc việc đưa ra toà. Trong trường hợp ấy, những phương sách cần thi hành để chứng tỏ sự thật đều do người bị thiệt hại phải làm và ứng tiền phí tồn. Ông biện lý bó buộc phải có mặt tại các phiên toà hình và hộ. Khi ra phiên toà, ông biện lý cũng như bên bị cùng bên dân sự nguyên cáo, có quyền yêu cầu toà thi hành mọi phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật.8 8 Mục C – Nhiệm vụ của Ông Biện lý, Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946
  • 22. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Công văn số 1137/HCTP ngày 05/06/1958 của Bộ Tư pháp về việc đơn giản một số thủ tục ở phiên tòa quy định rằng, về việc dân sự, công tố viện có nhiệm vụ khởi tố và tham gia tố tụng đối với những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Còn đối với vụ án dân sự thường thì công tố viện không cần tham dự phiên tòa, công tố viện và tòa án thể theo tinh thần nói trên mà trao đổi với nhau và quy định những vụ án hình sự và dân sự nào cần có mặt công tố viện tại phiên tòa. Có thể nói, trong giai đoạn này, viện công tố chỉ là một bộ phận bên cạnh các tòa án và làm chức năng công tố Nhà nước, theo đó, vị trí, chức năng và thẩm quyền của Viện công tố còn nhiều hạn chế. 2.1.2. Giai đoạn 1959-1989 Năm 1959, một bản hiến pháp mới ra đời, thay đổi cơ bản về bộ máy nhà nước. Trong đó, từ Viện công tố chuyển thành Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương và không phụ thuộc vào cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính. Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan Nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan Nhà nước và công dân.9 Cụ thể hóa Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 quy định Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững. Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà được tiến hành thắng lợi (Điều 2), Khi làm nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân phải theo nguyên tắc mọi người công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, nòi giống, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội và thành phần xã hội (Điều 5). Đối với các án kinh doanh thương mại, viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các toà án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án thông qua: - Khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án kinh doanh thương mại quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân; 9 Điều 105 Hiến pháp 1959
  • 23. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh - Kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới một cấp; Khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp là sai lầm thì có quyền kháng nghị. Khi Viện kiểm sát nhân dân địa phương thấy các bản án hoặc các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp mình hoặc cấp dưới là sai lầm thì báo cáo lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao để kháng nghị. - Kiểm sát việc chấp hành các bản án và các quyết định của Toà án nhân dân.10 Tiếp tục ra đời sau bản Hiến pháp tiếp theo 1980, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục được khẳng định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981, sửa đổi bổ sung 1988. Theo đó, nhiệm vụ của VKSND là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Liên quan đến án kinh doanh thương mại, VKSND được quy định về công tác kiểm sát xét xử, nhằm bảo đảm việc xét xử của các Toà án nhân dân đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các viện kiểm sát nhân dân có quyền: - Tham dự việc trù bị phiên toà của Toà án nhân dân cùng cấp; - Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử; - Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cùng cấp và dưới một cấp, khi thấy có vi phạm pháp luật; - Khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện kiểm sát nhân dân có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị 10 Điều 17, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960
  • 24. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái thẩm khi thấy có tình tiết mới. Nhìn chung, với kỹ thuật lập pháp thời kỳ này, địa vị pháp lý của VKSND không được quy định trong các văn bản pháp luật nào khác ngoài Luật tổ chức VKSN, hoạt động tố tụng dân sự nói chung đều do các văn bản dưới luật, pháp lệnh điều chỉnh, chưa được pháp điển hóa trong văn bản riêng, do đó, dù đã có những quy định về địa vị pháp lý của viện kiểm sát nhân dân nhưng vẫn chủ yếu là trong lĩnh vực hình sự. 2.1.3. Giai đoạn 1989-2002 Sự ra đời của các pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án đã đánh dấu sự phát triển trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy vẫn là văn bản dưới luật, tuy nhiên những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động tố tụng và cho chế định VKSND được quy định đầy đủ và rõ ràng hơn. Theo Pháp lệnh số 31-L/CTN ngày 29/3/1994 công bố thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, “VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và của Pháp lệnh này”. Trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, Viện Kiểm sát có quyền tham gia tố tụng từ bất cứ giai đoạn nào, nếu xét thấy cần thiết. Toà án gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp các bản sao bản án, quyết định của Toà án ngay sau khi ra các văn bản đó; chuyển cho Viện Kiểm sát hồ sơ vụ án để xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo yêu cầu của Viện Kiểm sát. Mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát tỏng việc giải quyết vụ án kinh tế được quy định chi tiết hơn trong Thông tư liên ngành ngày 07/01/1995. Cụ thể như sau: Việc chuyển hồ sơ vụ án kinh tế giữa Viện kiểm sát và Toà án được thực hiện như sau: Đối với các vụ án mà Viện kiểm sát có yêu cầu tham gia phiên toà sơ thẩm, thì ngay sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án gửi cho Viện kiểm sát quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn năm ngày chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Hồ sơ vụ án cũng có thể được chuyển cho Viện kiểm sát để nghiên cứu trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
  • 25. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Trong những trường hợp bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát cùng cấp thấy cần nghiên cứu hồ sơ vụ án để đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc Viện kiểm sát cấp trên thấy cần xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì Viện kiểm sát có công văn yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát mượn. Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát chậm nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu. Nếu Viện kiểm sát cấp trên yêu cầu Toà án chuyển hồ sơ vụ án, thì Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát cùng cấp chuyển cho Viện kiểm sát cấp trên. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát chuyển trả lại hồ sơ vụ án cho Toà án, nếu không có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh tế có thể bắt đầu từ khi Toà án thụ lý đơn kiện của đương sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm kể từ ngày Toà án thụ lý đơn kiện của đương sự cho đến trước ngày Toà án ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử; tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết thì Viện Kiểm sát có thể yêu cầu Toà án cho biết những điểm cụ thể nào đó có liên quan đến việc giải quyết vụ án kinh tế. Trong các trường hợp này Toà án có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát cùng cấp phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp Viện Kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định sơ thẩm hoặc có quyết định tham gia phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm. Trong trường hợp Toà án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Viện kiểm sát mới xét thấy cần thiết tham gia phiên toà sơ thẩm, thì phải ra quyết định, trong đó ghi rõ Kiểm sát viên tham gia phiên toà và gửi cho Toà án, các bên đương sự. Nếu kiểm sát viên cần nghiên cứu hồ sơ vụ án, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để nghiên cứu hoặc Kiểm sát viên có thể đến Toà án để nghiên cứu. Như vậy, qua các văn bản quy định pháp luật thời kỳ này, có thể nói, hoạt động chủ yếu của VKSND trong các án kinh doanh thương mại bao gồm: - Kiểm sát trước phiên xét xử sơ thẩm
  • 26. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Theo pháp luật thời kỳ đó, nếu Viện Kiểm sát tham gia phiên toà sơ thẩm, thì ngay sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Toà án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn năm ngày. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Viện Kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nếu do quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường. - Tham gia tố tụng tại phiên tòa Các quyền tố tụng của VKSND tại phiên tòa được quy định tại Điều 46-48 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994. Đại diện Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập thêm người làm chứng, cung cấp thêm bằng chứng, tham gia xét hỏi tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ những tình tiết chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn. Kết thúc phần tranh luận, kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trình bày bản kết luận của Viện kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, trong đó nêu ý kiến của Viện kiểm sát về hướng giải quyết vụ án. - Kháng nghị các bản án, quyết định kinh tế của Tòa án nhân dân theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày tuyên án, ra quyết định, Toà án gửi bản sao bản án hoặc quyết định cho Viện kiểm sát cùng cấp và thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười ngày, của Viện kiểm sát cấp trên là hai mươi ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà, thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định. Do đó, để Viện kiểm sát cấp trên thực hiện được quyền kháng nghị của mình, thì chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày tuyên án, ra quyết định (nếu Kiểm sát viên có tham gia phiên toà) hoặc kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định (nếu Kiểm sát viên không tham gia phiên toà), Viện kiểm sát cùng cấp phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp trên biết quyết định giải quyết vụ án kinh tế của Toà án. Đối với thủ tục phúc thẩm, phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm, nhưng trước khi xem xét kháng cáo, kháng nghị, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo, kháng nghị.11 11 Điều 69, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994.
  • 27. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Pháp luật quy định, đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện thiếu sót hoặc sai lầm nghiêm trọng được xem xét lại theo thủ tục tố tụng đặc biệt là giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, viện kiểm sát nhân dân là một trong những chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tại phiên toà, một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng nghị. Nếu Toà án có triệu tập người tham gia tố tụng thì họ trình bày ý kiến của mình trước khi Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận và ra bản án, quyết định. 2.1.4. Giai đoạn 2002-2015 Năm 2002, Luật tổ chức VKSND 2002 đã được ban hành, vừa tiếp tục khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND; vừa bổ sung các nhiệm vụ quyền hạn nhằm đề cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình tố tụng. Ngay tại Điều 1 Luật tổ chức VKSND 2002 đã khẳng định, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại, VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây: Thứ nhất, kiểm sát việc giải quyết các vụ án, kinh tế và những việc khác theo quy định của pháp luật; Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu Toà án nhân dân hoặc tự mình xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án; - Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật; - Tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án; - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân; - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;
  • 28. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh - Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân; - Yêu cầu Toà án nhân dân áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; - Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật để xem xét, quyết định việc kháng nghị.12 Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Khi tham gia quá trình này, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, giải quyết việc dân sự của Toà án; - Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; - Kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án; - Tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc dân sự; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Cụ thể Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự và xem xét việc tham gia phiên toà;13 Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. 14 Tại phiên tòa xét xử, sau khi xác định những tình tiết của vụ án qua việc hỏi và nghe lợi trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án,… kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Thứ hai, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân; 12 Điều 21, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 13 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 14 Điều 124 Bộ luật tố tụng dân sự 2004
  • 29. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Điều 22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định, khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án: Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật; Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân; Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật; Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án; - Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án; - Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích; - Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật; - Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự. Những nhiệm vụ, quyền hạn này cũng được quy định cụ thể tại Luật thi hành án 2008 và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Như vậy, trải qua một khoảng thời gian dài, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung đã ngày càng được hoàn thiện và củng cố. Địa vị pháp lý của VKSND được quy định rõ ràng trong các văn bản luật, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm sát nói chung và kiểm sat án kinh doanh thương mại nói riêng. Giai đoạn tiếp theo đánh dấu sự chuyển biến về pháp luật nước ta khi rất nhiều các văn bản pháp luật ra đời với nhiều sự thay đổi trong đó có Luật tổ chức VKSND 2014, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và những văn bản đó vẫn còn hiệu lực đến hiện nay.
  • 30. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 2.2. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành 2.2.1. Vị trí, chức năng, phạm vi tham gia phiên tòa của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại So với các văn bản trước, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 tiếp tục khẳng định rõ địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 2). Trong đó, kiểm sát án kinh doanh thương mại là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 21 BLTTDS quy định: “Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này”. Theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Tuy nhiên, VKSND không tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại mà chỉ tham gia trong những trường hợp do pháp luật quy định. Điều 21 BLTTDS, Thông tư liên tịch số 02/2016, Quy chế kiểm sát dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSNDTC và phải hiểu rõ bản chất các quy định về các trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa. Cụ thể: Trường hợp thứ nhất, Vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ Trong trường hợp này, bất cứ vụ án kinh doanh thương mại nào Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thì VKS có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa. Việc thu thập chứng
  • 31. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cứ để giải quyết vụ án dân sự có nhiều cách thức khác nhau như: Tòa án thu thập theo yêu cầu của đương sự hoặc thu thập theo yêu cầu của VKS hoặc Tòa án tự thu thập khi xét thấy cần thiết. Quá trình thu thập chứng cứ, Tòa án có thể thông qua một hoặc một số biện pháp quy định tại Điều 97 và được quy định cụ thể từ Điều 98 đến Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp thứ hai, Vụ án mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở - Đối tượng tranh chấp là tài sản công: tài sản công là tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Ví dụ: Vụ án dân sự tranh chấp về tài sản của một cơ quan nhà nước mà tài sản đó được mua sắm từ nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp. Trong trường hợp này, Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. - Đối tượng tranh chấp là lợi ích công cộng: Lợi ích công cộng là những lợi ích vật chất hoặc tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư. Ví dụ: Vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp này, VKSND phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. - Đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất: Theo quy định của pháp luật, đó là các tranh chấp về quyền sử dụng đất Ví dụ: Công ty A và Công ty B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm. - Đối tượng tranh chấp là nhà ở: Đây là tranh chấp về sở hữu, đối tượng là quyền sở hữu về nhà ở (ai có quyền sở hữu căn nhà) - Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở
  • 32. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Ví dụ: Tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…) Kiểm sát viên khi tiến hành công tác kiểm sát lưu ý: Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ: A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp VKSND phải tham gia phiên tòa. Trường hợp thứ tư, Vụ án dân sự chưa có điều luật để áp dụng Vụ án chưa có điều luật để áp dụng đó là những vụ án mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng tranh chấp đó chưa có điều luật điều chỉnh. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, kể từ khi thụ lý, đến khi xét xử sơ thẩm, nếu phát hiện vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định phải có VKS tham gia phiên tòa thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho VKS biết để VKS tiến hành nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại các Điều 21 Khoản 3, Điều 294 Khoản 2, Điều 314, Điều 338 và Điều 358 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thẩm giám đốc thẩm, tái thẩm. Điều 21 khoản 3 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”. Theo quy định tại Điều 292 BLTTDS, sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND cùng cấp nghiên cứu. Thời
  • 33. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh hạn nghiên cứu hồ sơ của VKSND cùng cấp là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, VKSND phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án. Kiểm sát viên VKSND cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm, trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa (Điều 294, Điều 296 BLTTDS) Theo Điều 314 BLTTDS quy định về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 280 BLTTDS lại quy định Kiểm sát viên VKSND cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Tòa án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, việc tham gia phiên họp phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án của VKS là bắt buộc. VKSND tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm, kể cả trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và trường hợp Tòa án kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy định Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm xuất phát từ lý do thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, không phải là một cấp xét xử, nhằm xem xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đã được đưa ra thi hành, thậm chí có thể đã thi hành xong. Phiên toà, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ tiến hành khi có căn cứ cho rằng có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ việc trước đó (phiên tòa giám đốc thẩm), hoặc có tình tiết mới quan trọng (phiên tòa tái thẩm). Xuất phát từ tính chất quan trọng của thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát phải tham gia các phiên tòa, phiên họp để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp. VKS nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, VKS phải chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm (Khoản 2 Điều 336 BLTTDS). Theo quy định tại Điều 358 BLTTDS, trường hợp xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể cả
  • 34. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh trường hợp Viện trưởng VKSNDTC kiến nghị và không có kiến nghị xem xét lại quyết định của HĐTP TANDTC.15 2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của viện kiểm sát trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại Trong hoạt động tố tụng, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Theo khoản 3 Điều 4 Luật tổ chức VKSND 2014, khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư pháp theo đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp; - Trực tiếp kiểm sát; xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp; - Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm; - Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kiến nghị hành vi, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; kháng nghị hành vi, quyết định có vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền khác trong hoạt động tư pháp; - Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. 15 Điều 27, Thông tư liên tịch số; 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016.
  • 35. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác kiểm sát án kinh doanh thương mại - thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh - Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự. - Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định. - Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này. - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này. - Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật. - Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này. 2.2.2.1. Thẩm quyền tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc kinh doanh thương mại Điều 262 BLTTDS 2015 quy định: "Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án". Để bảo đảm sự thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập của quy định tại Điều 234 của BLTTDS năm 2004, Điều 262 BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nội dung quy định về phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm như sau: - Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa và của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án kể từ