SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 97
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VŨ TUẤN
YẾU TỐ PHONG TỤC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VŨ TUẤN
YẾU TỐ PHONG TỤC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Thừa Thiên Huế, năm 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Nguyễn Vũ Tuấn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, bản thân nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn Trƣờng đại học Sƣ phạm Huế; sự động
viên, chia sẻ của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè; đặc biệt sự hƣớng dẫn tận tình trách
nhiệm của tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thông qua luận văn cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô,
đồng nghiệp, gia đình, bạn bè. Xin tri ân sâu sắc tới tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân,
một giảng viên đầy trách nhiệm nhiệt huyết, đã giúp em hoàn thành luận văn này.
Huế, ngày 5 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Vũ Tuấn
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................................5
2.1. Thế giới ............................................................................................................5
2.2. Việt Nam ..........................................................................................................8
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................10
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................11
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................11
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ..................................................12
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ...........................................................................12
Phần hai: NỘI DUNG CHÍNH ..............................................................................13
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................13
1.1. Khái lƣợc về truyện kể dân gian và phong tục...............................................13
1.1.1. Truyện kể dân gian Việt Nam.................................................................13
1.1.2. Phong tục.................................................................................................14
1.1.2.1. Giới thuyết khái niệm về văn hóa và phong tục ..............................14
1.1.2.2. Đặc điểm hệ thống phong tục cổ truyền của ngƣời Việt .................16
1.1.2.3. Phân loại phong tục cổ truyền của ngƣời Việt.................................17
1.2. Khái lƣợc về truyện cổ tích và nhóm truyện có yếu tố phong tục .................18
1.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích..........................................................................18
1.2.2. Nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục...............................................20
1.2.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích có yếu tố phong tục..................................20
1.2.2.2. Sự phân chia truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại .......22
1.2.2.3. Sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền......25
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH CÓ YẾU TỐ PHONG
TỤC CỦA NGƢỜI VIỆT.......................................................................................32
2.1. Truyện cổ tích giải thích các phong tục về vòng đời.....................................32
2.1.1. Khảo sát...................................................................................................32
2.1.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục vòng đời..........35
2
2.2. Truyện cổ tích giải thích các phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh .........40
2.2.1. Khảo sát...................................................................................................40
2.2.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục về lễ tết và thờ
cúng tâm linh.....................................................................................................45
2.3. Truyện cổ tích giải thích các phong tục trong đời sống thƣờng nhật ............52
2.3.1. Khảo sát...................................................................................................52
2.3.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục ăn, mặc, hút.........59
2.3.3. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích phong tục về lao động ...........64
Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VĂN HOÁ, ĐẶC TRƢNG TÍNH CÁCH DÂN TỘC
VÀ DẤU ẤN TÔN GIÁO QUA NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH CÓ YẾU TỐ
PHONG TỤC...........................................................................................................68
3.1. Biểu tƣợng của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc ....................................68
3.1.1. Biểu tƣợng liên quan đến cây lúa............................................................68
3.1.2. Một số biểu tƣợng khác liên quan đến nền văn hoá nông nghiệp...........74
3.2. Đặc trƣng tính cách dân tộc qua nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục..........79
3.2.1. Con ngƣời tình nghĩa...............................................................................79
3.2.2. Con ngƣời bản lĩnh, anh dũng đấu tranh chống lại nghịch cảnh ............82
3.3. Dấu ấn Phật giáo trong nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục.................85
Phần ba: KẾT LUẬN..............................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
3
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại.....................22
Bảng 1.2: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền..................26
Bảng 2.1: Thống kê các truyện cổ tích giải thích phong tục về vòng đời.................32
Bảng 2.2: Thống kê truyện cổ tích giải thích phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh......40
Bảng 2.3: Thống kê truyện cổ tích giải thích các phong tục ăn, mặc, hút và lao động.......53
Bảng 3.1: Một số biểu tƣợng liên quan đến cây lúa trong truyện cổ tích phong tục........70
Bảng 3.2: Thống kê một số biểu tƣợng liên quan đến nền văn hoá nông nghiệp .......74
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Truyện kể dân gian, một thành tố điển hình của folklore, đƣợc xem là kho
báu quý giá, nơi lƣu giữ một cách độc đáo nhất những di chỉ văn hóa về mặt tinh
thần của từng dân tộc. Trong số đó, truyện kể phong tục là nhóm truyện đặc biệt, có
nguồn gốc liên quan mật thiết đến việc hình thành, phát triển và chuyển hóa của nền
văn hóa cổ truyền theo dòng thời gian. Với tầm quan trọng và tiềm năng cung cấp
những giá trị thực tiễn cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau, do đó, không
ngạc nhiên khi tiểu loại này đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu truyền thống không
chỉ của văn học dân gian mà còn nhiều ngành khoa học khác bao gồm nhân học,
dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử…
Việt Nam, đất nƣớc có nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc phát triển rực rỡ
từ rất sớm, một nền văn hóa kéo dài hơn 4000 năm đã lƣu giữ lại đƣợc một kho
truyện kể dân gian vô cùng phong phú. Truyện kể dân gian ở Việt Nam bao gồm rất
nhiều thể loại nhƣ thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, mỗi thể loại lại bao gồm
các tiểu loại đa dạng…Nổi bật trong số đó có thể loại truyện cổ tích với nhóm
truyện có nội dung nói về phong tục. Đây là nhóm truyện tiêu biểu, thể hiện đƣợc
sức hấp dẫn và sức sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ dân gian. Hầu hết những phong tục
tập quán đƣợc lí giải trong hệ thống truyện cổ tích đã ăn sâu vào lối sống, vào tiềm
thức của ngƣời dân Việt và trƣờng tồn mãi với thời gian. Có nhiều phong tục đƣợc
xem là biểu tƣợng của văn hoá Việt Nam nhƣ tục ăn trầu, tục làm bánh chƣng bánh
giầy ngày tết, tục trồng cây nêu…đƣợc thể hiện và lí giải độc đáo bởi những con
ngƣời lao động chân chất sống trong môi trƣờng văn hoá lúa nƣớc đậm chất Á
Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trên thực tế, mặc dù đã đƣợc các nhà sƣu tầm tiến hành văn bản hóa nhóm
truyện này từ rất sớm nhƣng cho đến này vẫn chƣa xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chƣa có công trình nào thống kê đầy đủ và
nghiên cứu có hệ thống về truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt.
Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng, mỗi quốc gia trên thế giới đều nhận thức
đƣợc giá trị quan trọng của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng, động lực phát triển,
5
văn hóa đƣợc coi trọng và gắn với nhiều ngành trong xã hội, vì vậy mà nghiên cứu
văn học cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Đặc biệt, khi các bộ môn nhƣ Văn hóa
học và Nhân học văn hóa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam những năm
gần đây thì việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa càng trở thành một xu
hƣớng phổ dụng. Do đó, việc nghiên cứu nhóm truyện kể có nội dung bàn về phong
tục vào bối cảnh lớn của nền văn hóa để tiếp cận, nghiên cứu từ quan điểm liên
ngành là điều cần thiết để có thể mang lại những cách nhìn mới mẻ hơn.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Yếu tố phong tục trong
truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá. Chúng tôi nhận thấy, việc nghiên
cứu, khám phá nhóm truyện cổ phong tục ngƣời Việt từ góc nhìn văn hoá là một
việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với ngƣời làm công tác giảng dạy văn
học dân gian, nghiên cứu văn hoá dân gian. Trong đề tài này ngoài vấn đề tổng quan
nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, thống kê, phân tích số liệu đồng thời rút ra
những nhận xét trên cơ sở số liệu đã phân tích. Đặc biệt thông qua khảo sát và nhận
xét đó chúng tôi sẽ rút ra những đặc trƣng của văn hoá Việt Nam trong hệ thống
truyện kể phong tục của ngƣời Việt. Thiết nghĩ, đó cũng là một đóng góp của đề tài
về lĩnh vực nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Thế giới
Trong ngành folklore học thế giới, việc nghiên cứu phong tục trong truyện kể
và truyện cổ tích phong tục đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và nhiều trƣờng phái lý
thuyết quan tâm. Trong phạm vi giới hạn của đề tài và của tài liệu mà chúng tôi tiếp
cận đƣợc, chúng tôi tập trung trình bày và điểm qua các khuynh hƣớng nghiên cứu
nổi bật trong ngành văn học dân gian có đề cập đến mối quan hệ của truyện kể dân
gian và phong tục cũng nhƣ quan điểm cụ thể của các lý thuyết và học giả nổi tiếng
nhƣ sau:
Nhân học văn hoá là lĩnh vực nghiên cứu khoa học đặc biệt, tập trung chú ý
đến quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời và văn hóa. Lĩnh vực nhận thức này
hình thành trong văn hóa châu Âu vào thế kỷ XIX, và định hình xong vào nửa cuối
thế kỷ XIX. Khái niệm nhân học văn hóa thƣờng đƣợc sử dụng để biểu thị một
6
ngành tƣơng đối hẹp nghiên cứu các phong tục của con ngƣời, trong đó tập trung
nghiên cứu so sánh văn hóa và cộng đồng, khái quát hóa tƣ cách, hành vi của con
ngƣời và trình bày một cách đầy đủ nhất sự đa dạng của loài ngƣời... Với mục tiêu
và tôn chỉ nghiên cứu nhƣ vậy, ngành nhân học văn hóa đã sử dụng khối tƣ liệu đồ
sộ về từ truyện kể phong tục nhƣ một chứng tích để truy tìm dấy vết văn hóa của
các xã hội cổ xƣa. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ Văn hóa nguyên thủy
(Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, năm 2000) của E.B.Taylor với các chƣơng
điển hình nhƣ Những tàn tích trong văn hóa (Chương III); Nghi lễ và lễ nghi
(chương XXII). Tác phẩm Cành vàng (NXB Văn hóa Thông Tin, năm 2007) của
James George Frazer, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi từ tín ngƣỡng sang tôn
giáo, từ tƣ duy ma thuật sang tôn giáo. Trong đó ông đặc biệt đề cập đến tập tục hạ
sát ông vua thần thánh và việc cấm cung các cô công chúa đã đƣợc phản ánh nhƣ
thế nào trong các câu chuyện cổ tích.
Trƣờng phái Địa lý lịch sử Phần Lan: Trƣờng phái này đƣợc khởi xƣớng bởi
các nhà nghiên cứu folklore Phần Lan là JuliusLeopold Fredrik Krohn (1835-1888),
giáo sƣ văn học Phần Lan ở Đại học Tổng hợp Helsinki và con ông, Kaarle Krohn
(1863-1933), giáo sƣ ngành Folklore so sánh của trƣờng Đại học Tổng hợp
Helsinki, chủ tịch hội Văn học Phần Lan. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc tiếp
tục bởi học trò của hai ông là AnttiAarne (1867-1925). Các nhà nghiên cứu theo
phƣơng pháp trên đã tiến hành sƣu tầm càng nhiều càng tốt các dị bản truyện cổ
tích, lập nên bảng tra rồi tiến hành so sánh để tìm ra bản cổ nhất, trên cơ sở đó mà
xác định đƣợc nơi phát tích của một truyện cổ và vạch ra con đƣờng địa lí của sự
lƣu truyền truyện cổ ấy. Những nghiên cứu tiêu biểu của trƣờng phái này nhƣ
Fokltale (Truyện cổ tích) của Stith Thompson cũng đồng thời chỉ ra rằng, phong tục
có giá trị quan trọng trong việc kiến thiết nên những mẫu motif hạt nhân của truyện
kể. Ông nói: “truyện kể dân gian bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với phong
tục. Và thông thƣờng, chúng đƣợc sử dụng nhƣ một lời giải thích cho các tập tục ở
nhiều vùng miền” [46, tr347].
Năm 1928, Propp với công trình Hình thái học truyện cổ tích (NXB Văn hóa
Dân tộc, năm 2003) đã gây một tiếng vang lớn, mở ra một hƣớng mới trong nghiên
7
cứu khoa học. Hình thái học của Propp đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa
truyện cổ tích với nghi lễ và phong tục. Propp khẳng định “Truyện cổ tích còn lƣu
lại những dấu tích của nhiều nghi lễ và phong tục. Chỉ thông qua so sánh các phong
tục mới tìm ra đƣợc cội rễ của một số mô típ” [34, tr 193]. Trong công trình này, tác
giả chỉ ra một số trƣờng hợp có sự liên hệ giữa truyện cổ tích và phong tục, thậm
chí trong trƣờng hợp đơn giản nhất là sự trùng khít hoàn toàn giữa phong tục và
truyện. Ông nói dân gian đã chiêm nghiệm phong tục bằng truyện cổ tích. Tuy
nhiên, chúng ta thƣờng gặp sự biến đổi, biến dạng của hình thức phong tục trong
các câu chuyện này. Thông thƣờng cái dễ thay đổi là nguyên nhân của phong tục.
Trong chuyên luận, Propp cũng đã chỉ ra một hiện tƣợng đặc biệt thú vị là “sự đảo
nghịch của phong tục” tức “phong tục một đằng còn truyện thì một nẻo”. Theo ông,
đây là một dấu hiệu rất quan trọng. Nó chứng minh rằng đề tài không xuất hiện qua
việc phản ánh trực tiếp thực tế mà là qua việc phủ nhận thực tế này. Nghĩa là “đề tài
phù hợp với thực tế theo cách ngƣợc lại”
Nhƣ vậy, mặc dù mối quan hệ giữa phong tục và truyện cổ tích đƣợc đề cập
khá nhiều trong các chuyên luận nghiên cứu của nhiều học giả folklore trƣớc đó,
nhƣng Propp với công trình Hình thái học truyện cổ tích đã chỉ ra những điểm cốt
lõi và độc đáo trong mối quan hệ giữa truyện kể và phong tục.
Những năm 60 của thế kỉ XX, với việc ứng dụng phƣơng pháp so sánh loại
hình, cấu trúc - kí hiệu, cũng nhƣ vận dụng thi pháp học lịch sử vào nghiên cứu
truyện kể dân gian, E.M.Meletinski trong chuyên khảo Thi pháp của huyền thoại
(NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005) đi sâu vào di sản sáng tác dân gian của
các dân tộc trên thế giới. Trong chuyên khảo này, huyền thoại đƣợc xem xét bắt đầu
từ những hình thức cổ xƣa nhất của nó cho đến những biểu hiện của Chủ nghĩa
huyền thoại trong văn học thế kỷ XX. E.M.Meletinski khẳng định truyện cổ tích
thoát thai từ huyền thoại và huyền thoại có quan hệ chặt chẽ với nghi lễ, phong tục.
Mặc dù trọng tâm của công trình không phải nghiên cứu phong tục trong truyện kể
nhƣng vấn đề này ít nhiều đã đƣợc đề cập đến thông qua nghiên cứu nghi lễ, trong
khi đó nghi lễ là một bộ phận của phong tục.
8
2.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, sự quan tâm dành cho nhóm truyện kể phong tục đã xuất hiện từ
rất sớm, thế nhƣng đa phần là các nghiên cứu có tính chất khái quát, hoặc các nghiên
cứu trƣờng hợp mà chƣa có chuyên luận tập trung chuyên sâu vào vấn đề này.
Năm 1955, tác giả Trần Thanh Mại trong công trình Tìm hiểu và phân tích
truyện cổ tích Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu đến truyện kể phong tục. Trong bài
viết, tác giả đã thể hiện rõ xu hƣớng nghiên cứu folklore theo quan điểm xã hội học.
Năm 1962 với bài viết “Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số
truyện cổ tích” (Nghiên cứu văn học số 3), giáo sƣ Đinh Gia Khánh cho rằng trong
một số truyện cổ tích có mục đích giải thích phong tục, tập quán thì những danh từ
riêng, nếu có, cũng gắn với việc giải thích ấy.
Năm 1968, tác giả Đinh Gia Khánh qua công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn
đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (NXB Hội Nhà văn, năm 1999) đã
khẳng định nhiều truyện kể dân gian có liên quan đến phong tục lâu đời của nhân
dân. Tác giả dẫn ra một số ví dụ cụ thể về việc truyện dân gian giải thích phong tục
nhƣ truyện Trầu Cau giải thích tục ăn trầu, truyện Bánh chưng bánh giầy gắn với
tục làm bánh chƣng vào ngày tết. Từ nhận định đó, chúng ta thấy rằng truyện kể về
phong tục đã có từ xa xƣa ra đời trên cơ sở đời sống sinh hoạt và đời sống tín
ngƣỡng tâm linh của cƣ dân Việt.
Năm 1973, tác giả Nguyễn Khắc Xƣơng trong bài Tìm hiểu quan hệ giữa
thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục (Tạp chí Văn học số 6
– 1973) cũng đề cập tới mối quan hệ giữa truyện kể và đời sống thực tại của nó
trong dân gian.
Năm 1978, các tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn trong cuốn cuốn
Lịch sử văn học Việt Nam (NXB Giáo Dục, năm 1978) cho rằng nhân dân lao động
thƣờng muốn gắn liền truyện cổ tích với các di tích và phong tục. Các tác gia dẫn ra
một số ví dụ về tên truyện nhƣ truyện Đền Bạch Mã, Sự tích Trầu cau. Điều quan
trọng, các tác giả đã đƣa ra một số tiểu loại của truyện cổ tích, nhƣ truyện kể địa
danh, truyện kể phong tục và khẳng định truyện cổ tích phản ánh cuộc sống sinh
hoạt của con ngƣời nên những phong tục tập quán đƣợc đề cập giản dị và sâu sắc.
9
Năm 1999, trong phần Lời người biên soạn, các tác giả Chu Xuân Diên, Lê
Chí Quế của công trình Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia
2001) đã đánh giá truyện cổ tích trên gốc độ văn hóa phong tục khi cho rằng các
truyện Trầu cau, Đá Vọng phu, Sao hôm sao mai, Ông đầu rau là những truyện nảy
sinh trên cơ sơ lịch sử xã hội của giai đoạn quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ
phụ hệ.
Gần đây, với việc các nhà khoa học ứng dụng phƣơng pháp so sánh lịch sử -
loại hình trong nghiên cứu văn học dân gian đã mang đến nhiều kết quả tích cực. Điển
hình, năm 2001, tác giả Kiều Thu Hoạch công bố bài nghiên cứu “So sánh típ Truyện
Trầu Cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia, bàn về tục
ăn trầu và văn hoá quyển trầu cau Đông Nam Á” (Tạp chí Văn học số 4, 2001)
Vào năm 2001, tác giả Lê Thị Xuân Liên hoàn thành đề tài thạc sỹ Ngữ văn
Sự tích đầu rau và phong tục thờ cúng Vua bếp ở Việt Nam. Trong đề tài, tác giả
đã quan tâm đến mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và phong tục, một yếu tố
của văn hóa.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Việt Hùng hoàn thành luận văn thạc sỹ Ngữ văn
Sự tích Vọng Phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam. Đề tài tập trung vào mối quan
hệ giữa truyện kể dân gian với tín ngƣỡng bản địa.
Năm 2004, tác giả Trần Văn Thục quan tâm đến mối quan hệ giữa truyện kể
với tín ngƣỡng phồn thực qua luận văn thạc sỹ Ngữ văn Truyền thuyết Hùng Vương
với tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ.
Nhƣ vậy, có thể thấy tình hình nghiên cứu truyện cổ tích có yếu tố phong tục
ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm đáng kể, những công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề này ra đời từ khá sớm. Tuy vậy, lƣợc khảo một số công trình nói trên chúng
tôi thấy chƣa có công trình nào xem truyện cổ tích có yếu tố phong tục là đối tƣợng
nghiên cứu trực tiếp. Vì vậy, chúng tôi thấy cần có nhiều hơn những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về truyện cổ tích có yếu tố phong tục nhằm định vị vai trò
của tiểu loại này trong kho tàng truyện kể dân gian cũng nhƣ trong đời sống văn hóa
của cƣ dân Việt.
10
* Tiểu kết:
Qua các công trình nghiên cứu kể trên, các nhà nghiên cứu đã khẳng định
trong kho tàng truyện cổ dân gian có một nhóm truyện kể có yếu tố phong tục và
thực tế là đã tồn tại mảng truyện đặc thù này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu văn học
từ góc nhìn văn hoá cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và thu đƣợc nhiều thành tựu
đáng kể. Tuy vậy, việc nghiên cứu nhóm truyện phong tục đó từ góc nhìn văn hoá
bằng một công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện vẫn chƣa đƣợc thực hiện.
Chƣa có công trình nào thống kê tất cả truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt, qua đó
tìm hiểu đặc điểm của truyện cũng nhƣ đặc trƣng văn hoá Việt Nam qua truyện cổ
tích có yếu tố phong tục. Trên cở sở tiếp thu thành tựu của ngƣời đi trƣớc và những
khoảng trống còn lại chƣa đƣợc nghiên cứu. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu
với tên gọi: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người
Việt từ góc nhìn văn hoá” nhằm các mục đích sau:
Giới thiệu một cách toàn diện mối quan hệ đặc biệt giữa truyện kể dân gian
và phong tục, trong đó dẫn giải các lý thuyết liên quan nhƣ trƣờng phái nghi lễ -
huyền thoại, nhân học văn hóa, dân tộc học và ngữ văn dân gian…làm tiền đề lí
luận nền tảng cho đề tài. Chúng tôi cũng tập trung xây dựng lại diện mạo đặc trƣng
của thể loại truyện cổ tích từ các nghiên cứu truyền thống cho đến đƣơng đại. Bên
cạnh đó cũng tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến phong tục văn
hóa của ngƣời Việt cũng nhƣ quá trình lƣu giữ các phong tục tập quán mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc trong nhóm truyện kể dân gian.
Khảo sát hệ toàn bộ hệ thống truyện cổ tích Việt Nam, trên cơ sở đó tập
trung phân loại dạng truyện cổ tích phong tục. Sâu hơn, chúng tôi tiến hành khám
phá đặc trƣng của dạng truyện này theo các type và motif đã đƣợc phân nhóm. Từ
các phân loại và kết quả khảo sát cụ thể, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu hơn về
các kết cấu điển hình của các nhóm truyện.
Trên cơ sở của các lý thuyết nền tảng cũng nhƣ những nghiên cứu về đặc
trƣng nội dung và nghệ thuật, chúng tôi sẽ tiến hành khái quát những đặc trƣng về
11
văn hoá Việt Nam trong hệ thống nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục. Bản sắc
văn hóa gốc của ngƣời Việt cũng nhƣ hệ thống tín ngƣỡng tôn giáo mới xuất hiện
trong tiến trình văn hóa lịch sử Việt Nam ánh xạ qua nhóm truyện này theo đó sẽ
đƣợc tiến hành nghiên cứu và làm rõ.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục
của ngƣời Việt Nam.
- Phạm vi:
+ Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khai thác bản sắc văn hóa Việt Nam qua
nghiên cứu đặc trƣng của hệ thống truyện cổ tích phong tục
+ Phạm vi tƣ liệu: chúng tôi nghiên cứu trên hệ thống truyện cổ tích Việt
Nam trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt của nhà xuất bản Khoa học
xã hội do Nhà xuất bản Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn
hoá dân gian tổ chức biên soạn. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu Tập
6 (993 trang): Truyện cổ tích thần kỳ và Tập 7 (688 trang): Truyện cổ tích loài vật,
truyện cổ tích sinh hoạt do phó giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Thị Huế chủ biên cùng tiến
sĩ Trần Thị An biên soạn; xuất bản tháng 9/2004 và 10/2005.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
(Nxb GD, 2001) do Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm và biên soạn với tính chất tham
khảo, so sánh, đối chiếu.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp
nghiên cứu liên ngành nhƣ: văn học, lịch sử, dân tộc học, nhân học văn hoá…để tìm
hiểu truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt đề thấy rõ tính nguyên hợp của văn hoá
dân gian.
- Phƣơng pháp so sánh loại hình - lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu chúng
tôi tiến hành so sánh truyện cổ tích phong tục Việt Nam với truyện cổ tích phong
tục của một nƣớc trong khu vực và thế giới.
12
Và các thao tác khoa học khác nhƣ:
- Thống kê: Trong phạm vi tƣ liệu chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân loại
tất cả truyện cổ tích lí giải về phong tục ngƣời Việt.
- Phân tích văn bản: Chúng tôi nghiên cứu truyện cổ tích phong tục ngƣời
Việt trong tổng thể truyện kể phong tục Việt Nam.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Bƣớc đầu công bố danh mục hệ thống các bản kể thuộc nhóm truyện phong
tục đã phân loại dựa vào các tiêu chí cụ thể, đồng thời đƣa ra những nhận xét dựa
vào số liệu thống kê.
- Rút ra những đặc trƣng của văn hoá Việt Nam trong hệ thống truyện kể
phong tục của ngƣời việt. Để thấy đƣợc đặc trƣng đó, đề tài tiến hành so sánh
những nét tƣơng đồng và dị biệt giữa truyện kể phong tục ngƣời Việt với truyện kể
phong tục của một số nƣớc trong khu vực và thế giới.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục của người Việt
Chương 3. Biểu tượng văn hóa, đặc trưng tính cách dân tộc và dấu ấn Phật
giáo qua nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục
13
Phần hai: NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái lƣợc về truyện kể dân gian và phong tục
1.1.1. Truyện kể dân gian Việt Nam
Mỗi dân tộc đều mang trong mình dòng chảy văn hóa. Dòng chảy ấy có thể
đƣợc đo đếm bởi nhiều yếu tố mang hồn cốt dân tộc. Tuy vậy, chẳng có dân tộc nào
lại không đề cập văn học dân gian khi nói về văn hóa. Đơn giản vì văn học dân gian
là một bộ phận hợp thành của văn hóa, mà bộ phận ấy lại là cái lõi của văn hóa dân
tộc. Thực tế đã chứng minh, những nền văn hóa lớn trên thế giới đều xuất phát từ
nền móng văn học dân gian. Dòng chảy văn học dân gian không chỉ khu hẹp trong
một quốc gia, lãnh thổ nhất định mà nó còn lan tỏa khắp khu vực thậm chí thế giới.
Văn học dân gian có thể đƣợc hiểu là “những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực
tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng” [5, 16]. Bản thân văn học
dân gian gồm nhiều thể loại. Có thể hình dung sự phân loại văn học dân gian dựa trên
tiêu chí thể loại bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ
ngôn, truyện cƣời, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Nhìn vào hệ thống
thể loại trên, dựa trên cách phân loại thành các nhóm lớn tự sự, trữ tình và kịch,
chúng ta có thể gộp nhóm một số thể loại tự sự thành truyện kể dân gian.
Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng truyện
là “phƣơng thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con ngƣời
làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho
nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ
thống nhân vật” [15, tr385]. Theo đó, đặc điểm lớn nhất của truyện là yếu tố cốt
truyện. Nghĩa là truyện phải có hệ thống một chuỗi sự việc, bao gồm các sự kiện,
chi tiết xâu chuỗi với nhau bởi một hệ thống nhân vật. Vậy truyện kể dân gian là gì?
Có thể hiểu truyện kể dân gian theo cách hiểu của nhà nghiên cứu Trần
Hoàng trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam. Theo đó, truyện kể dân gian “là
một loại hình tự sự dân gian (đƣợc kể bằng văn xuôi) bao gồm cả thần thoại truyền
thuyết lẫn truyện cổ tích, truyện cƣời...” [18, tr32]
14
Nhƣ vậy, truyện kể dân gian là những sáng tác ngôn từ truyền miệng của
nhân dân lao động, phản ánh nội dung, tƣ tƣởng thông qua hệ thống cốt truyện với
các chuỗi sự kiện liên kết với nhau bởi hệ thống nhân vật. Có thể thấy rằng các thể
loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời
thuộc về truyện kể dân gian. Tuy vậy phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào hệ thống
truyện cổ tích nhằm tập trung phát hiện, lí giải những yếu tố phong tục, làm rõ các
đặc trƣng văn hóa từ hệ thống truyện cổ tích đó.
1.1.2. Phong tục
1.1.2.1. Giới thuyết khái niệm về văn hóa và phong tục
Hồn cốt của mỗi dân tộc xét cho cùng là văn hóa. Văn hóa là một khái niệm
khá phổ biến không chỉ trong các ngành khoa học xã hội nhân văn mà còn trong
thực tiễn đời sống. Khái niệm văn hóa cũng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Trên thế giới, thuật ngữ văn hóa ra đời từ rất sớm. Tác giả Trần Quốc Vƣợng
cho rằng “Ngƣời sử dụng từ văn hóa sớm nhất là Lƣu Hƣớng (năm 77-6 trƣớc công
nguyên), thời Tây Hán với nghĩa nhƣ một phƣơng thức giáo hóa của con ngƣời -
văn trị giáo hóa. Văn hóa ở đây đƣợc dùng đối lập với vũ lực” [44, tr16]. Cũng theo
ông, ở phƣơng tây thuật ngữ văn hóa “có chung nguồn gốc Latinh là chữ cultus
animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt,
thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tao cá thể hay cộng đồng
để họ không còn là con vật tự nhiên, và có những phẩm chất tốt đẹp” [44, tr16].
Theo UNESCO văn hóa có thể đƣợc hiểu là “Tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những
lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập
tục và những tín ngƣỡng...” (Tuyên bố về những chính sách văn hóa - Hội nghị
quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô).
Tác giả Trần Ngọc Thêm lại cho rằng “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội
của mình” [38, tr20].
15
Tuy các nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, thời đại khác nhau đƣa ra
khái niệm với những mục đích khác nhau nhƣng đều gặp nhau ở một số điểm.
Những đặc điểm dƣới đây cũng là cách hiểu của chúng tôi về văn hóa:
- Thứ nhất, về chủ thể, văn hóa do con ngƣời tạo ra
- Thứ hai, về thời gian, văn hóa ra đời cùng với quá trình hình thành và phát
triển của xã hội loài ngƣời, là quá trình con ngƣời tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên
và xã hội; gắn liền với hoạt động lao động.
- Thứ ba, về sản phẩm, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá
trị tinh thần.
Nhƣ vậy, văn hóa là một khái niệm rộng. Sản phẩm của văn hóa bao gồm
nhiều thành tố do con ngƣời sáng tạo. Một trong những thành tố đặc trƣng của văn
hóa là phong tục.
Về khái niệm phong tục, các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra những cách hiểu
nhau. Tác giả Mai Ngọc Chừ cho rằng phong tục là một khái niệm rộng “Nó bao
gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cƣới xin, ma chay...và hàng loạt các trò
giải trí” [9, tr108].
Trong khi đó, tác giả Trần Ngọc Thêm nêu cách hiểu của mình, phong tục là
“Những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời đƣợc đại đa số mọi ngƣời
thừa nhận và làm theo phong: gió, tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng”.
Phong tục có trong mọi mặt của đời sống” [38, tr143]
Các tác giả Nguyễn San, Phan Đăng trong các Giáo trình cơ sở văn hóa Việt
Nam lại cho rằng “Phong tục là những thói quen sinh hoạt ăn sâu vào đời sống xã
hội đƣợc đa số chấp nhận và làm theo, trở thành thuần phong mĩ tục. Phong tục có
mặt ở mọi bình diện văn hóa.” [36, tr141]
Dựa vào những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin giới thuyết
thêm về khái niệm phong tục.
Phong tục là một thành tố quan trọng của văn hóa. Nó là những thói quen
sinh hoạt lặp đi lặp lại từ đời này qua đời khác đƣợc đa số cá nhân trong một cộng
đồng chấp nhận và làm theo. Phong tục hiện diện ở hầu hết các khía cạnh của văn
hóa và tồn tại trong cuộc sống của cộng đồng ngƣời.
16
Nhƣ vậy, xét về khía cạnh thời gian, phong tục ra đời từ xa xƣa và đƣợc lƣu
truyền từ đời này sang đời khác. Về không gian, phong tục tồn tại ít nhất trong một
cộng đồng ngƣời, cùng với quá trình lƣu truyền, phong tục đó có thể tác động tới
những cộng đồng ngƣời khác tạo nên phạm vi ảnh hƣởng rộng lớn. Về bản chất,
phong tục là những thói quen sinh hoạt của một cộng đồng đƣợc mọi ngƣời tôn
trọng và thực hiện.
1.1.2.2. Đặc điểm hệ thống phong tục cổ truyền của ngƣời Việt
Mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi dân tộc có một hệ thống phong tục cổ truyền khác
nhau, điều đó tạo nên sự phong phú về giá trị bản sắc của dân tộc. Phong tục đƣợc
nẩy sinh và nuôi dƣỡng trong bầu sữa của văn hóa. Do đó, phong tục cổ truyền của
ngƣời Việt mang đậm đặc trƣng văn hóa dân tộc.
Trƣớc hết, chúng ta nhận thấy rằng hệ thống phong tục cổ truyền nƣớc ta rất
phong phú, dƣờng nhƣ phong tục có mặt ở hầu hết các thành tố văn hóa. Có thể nói
ở mọi mặt của đời sống xã hội đều có dấu ấn của phong tục, từ các phong tục sinh
đẻ, cƣới hỏi, tang ma cho đến ăn, mặc, ở, lao động, giao tiếp, thờ cúng tâm linh, lễ
tết lễ hội...
Phong tục Việt Nam xuất phát từ cái nôi văn hóa dân tộc mang trong mình
đặc trƣng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Do đó, phong tục cổ truyền Việt
Nam mang đậm dấu ấn của nền văn hóa lúa nƣớc với đặc trƣng cơ bản là tính cộng
đồng. Điều này đƣợc biểu hiện trên nhiều thành tố văn hóa. Ví dụ viết về phong tục
hôn nhân, các tác giả Nguyễn San, Phan Đăng cho rằng phong tục hôn nhân “đƣợc
quy định chặt chẽ bởi tính cộng đồng, đáp ứng quyền lợi cộng đồng gia tộc, làng xã
và quốc gia”. [36, tr142]
Nghiên cứu về đặc điểm phong tục cổ truyền Việt Nam, chúng ta còn thấy
phong tục nƣớc ta xoay quanh nền nông nghiệp định cƣ. Có thể thấy, các phong tục
cổ truyền liên quan đến lao động hầu nhƣ đều tập trung cho công tác nông nghiệp nhƣ
phong tục đắp đê, chống hạn; phong tục cầu mƣa; phong tục thờ thần lúa. Các phong
tục về giao tiếp ứng xử, ngƣời Việt sử dụng mật độ dày đặc các từ ngữ nông nghiệp
(Làm lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng; Rủ nhau đi cấy đi cày, bây giờ khó
nhọc có ngày phong lưu; Cưới em tám vạn trâu bò, bảy vạn dê lợn chín vò rượu
17
tăm...). Trong khi đó, phong tục về ẩm thực xoay quanh hạt nhân là cây lúa: ngƣời
Việt xem cơm là trung tâm của bữa ăn và không thể thay thế; các đặc sản vùng miền
cũng gắn liền với nguyên liệu từ cây lúa tiêu biểu nhƣ bánh chƣng, bánh giầy.
Một đặc điểm nữa khá quan trọng về phong tục Việt Nam tính “thiết thực,
linh hoạt, dung hòa” (chữ dùng của Trần Đình Hƣợu để nói về văn hóa Việt Nam).
Rõ ràng hầu hết các phong tục Việt Nam đều phục vụ những nhu cầu thiết thực của
đời sống xã hội. Các phong tục xuất phát từ nhu cầu vật chất và tinh thần của con
ngƣời. Phong tục cổ truyền Việt Nam giản dị, không cầu kì, không phô phƣơng
nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và có thể thay đổi linh hoạt tùy theo hoàn
cảnh. Trong khi đó, sự dung hòa về phong tục Việt Nam phải đƣợc xét trên mối
quan hệ giao lƣu văn hóa. Có nhiều phong tục có nguồn gốc ngoại lai, nhƣng qua
tiếp nhận và cải biến của ngƣời Việt phong tục đó thể hiện sự dung hòa. Ví dụ chịu
ảnh hƣởng của Nho giáo, các phong tục của Trung Quốc xoay quanh việc đề cao
nam giới, coi thƣờng nữ giới. Nhƣng qua Việt Nam, sức mạnh của văn hóa bản địa
đã cải biến phong tục này theo một hƣớng khác. Ngƣời Việt coi trọng nữ giới cho
nên đối lập với những câu nhƣ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” thì ngƣời Việt
có những câu khác “Nhất vợ nhì trời”, “Lệnh ông không bằng còng bà”...Do đó,
không ngạc nhiên khi ở Việt Nam khá phổ biến phong tục thờ Mẫu. Nhƣ vậy, ngƣời
Việt không từ chối các phong tục liên quan đến Nho giáo mà sẵn sàng tiếp thu cãi
biến theo hƣớng “dung hòa”, tức kết hợp giữa văn hóa ngoại lai với văn hóa bản địa
theo một hƣớng riêng phù hợp với cốt cách dân tộc.
1.1.2.3. Phân loại phong tục cổ truyền của ngƣời Việt
Phong tục cổ truyền ngƣời Việt có hầu khắp trên các thành tố văn hóa, có thể
nói mỗi thành tố văn hóa đều gắn liền với một hệ thống phong tục nhất định.
Tác giả Nguyễn San, Phan Đăng cho rằng “Phong tục có mặt ở mọi bình diện
văn hóa, tuy nhiên nó bộc lộ rõ trong các giai đoạn của cuộc đời con ngƣời - đó là
phong tục hôn nhân, sinh đẻ nuôi dƣỡng - tang ma và hai nhóm lễ tết lễ hội thể hiện
sinh hoạt cộng đồng rõ nét nhất” [36, tr141]
Tác giả Trần Ngọc Thêm lại cho rằng “Phong tục có trong mọi mặt đời sống,
ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: Phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết và lễ
hội” [38, tr143]
18
Tuy vậy, để có cách nhìn bao quát về hệ thống phong tục cổ truyền Việt
Nam, chúng tôi đề xuất phân chia hệ thống phong tục cổ truyền Việt Nam thành ba
nhóm sau:
Thứ nhất, các phong tục về vòng đời: Nhóm này gồm các phong tục liên
quan đến vòng đời của con ngƣời. Bao gồm: phong tục sinh đẻ, nuôi dƣỡng, trƣởng
thành, cƣới hỏi, mừng thọ, tang ma...
Thứ hai, các phong tục về lễ tết, lễ hội: Nhóm này bao gồm các phong tục về
các ngày lễ tết trong năm nhƣ tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, tết Đoan Ngọ...;
các phong tục về lễ hội; kèm theo đó là các phong tục về thờ cúng tổ tiên và các vị
nhân thần và nhiên thần.
Thứ ba, các phong tục về đời sống văn hóa xã hội: Nhóm này bao gồm các
phong tục về giao tiếp, ứng xử; phong tục về ăn, mặc, ở, trang phục; các phong tục
về hoạt động lao động, nghề nghiệp...
Dựa vào cách phân loại trên, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, tìm hiểu đặc điểm
truyện cổ tích có yếu tố phong tục của ngƣời Việt theo nội dung biểu hiện của hệ
thống phong tục cổ truyền Việt Nam. Điều này chúng tôi sẽ làm rõ ở Chƣơng 2.
1.2. Khái lƣợc về truyện cổ tích và nhóm truyện có yếu tố phong tục
1.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích
Nhƣ đã đề cập, văn học dân gian gồm nhiều thể loại. Trong nhiều thể lọai đó,
chúng ta có thể gộp nhóm một số thể loại vào truyện kể dân gian, trong đó có truyện
cổ tích. Có không ít cách hiểu, khái niệm về truyện cổ tích đã đƣợc các nhà nghiên
cứu đƣa ra.
Nguyễn Đổng Chi trong phần giới thiệu của bộ sƣu tầm Kho tàng truyện cổ
tích Việt Nam đƣa ra cách hiểu về khái niệm này “Khi nói đến truyện cổ tích hay
truyện đời xƣa chúng ta đều sẵn có quan niệm cho rằng đó là một danh từ chung
bao gồm hết thảy mọi loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lƣu truyền qua
các thời đại. Cũng vì thế xác định nội dung từng truyện khác nhau để đi đến phân
loại truyện cổ vẫn là công việc hứng thú và luôn có ý nghĩa...Tuy nhiên cho đến lúc
này, công việc đó vẫn chƣa hoàn thành và chƣa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là
thỏa đáng” [6, tr11-12]. Với cách hiểu trên của tác giả Nguyễn Đổng Chi chúng tôi
19
thấy rằng phạm vi xác định của khái niệm khá rộng, chƣa có ranh giới giữa truyện
cổ tích và các thể loại tự sự dân gian khác nhƣ thần thoại, truyền thuyết...Cách hiểu
này thiên về truyện cổ dân gian bao hàm nhiều thể loại.
Để xác định khái niệm truyện cổ tích, tác giả Lê Chí Quế, trong cuốn Giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam cho rằng bản chất của thể loại này thể hiện qua
các khía cạnh:
“1. Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự mà thuộc tính
của nó là xây dựng trên những trục cốt truyện;
2. Truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật đƣợc xây dựng thông qua sự hƣ cấu
nghệ thuật thần kỳ;
3. Truyện cổ tích là thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian đƣợc hình
thành một cách lịch sử;
4. Sự hƣ cấu thần kỳ trong truyện cổ tích do hiện thực đời sống quy định và
nó chịu biến đổi theo quá trình lịch sử” [35, tr129-166]
Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ
điển thuật ngữ văn học cho rằng truyện cổ tích là “Một thể loại truyện dân gian nảy
sinh từ xã hội nguyên thủy nhƣng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với
chức năng chủ yếu là phản ánh lí giải các vấn đề xã hội, những số phận khác nhau
của con ngƣời trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tƣ hữu tài sản,
có gia đình riêng (chủ yếu gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh
xã hội quyết liệt” [15, tr368]
Tác giả Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân trong Bình giảng truyện
cổ tích, nêu ra định nghĩa “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự
chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn về hiện thực của nhân
dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng nhƣ về công lí xã hội và ƣớc
mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [22, tr7]
Dựa vào cách hiểu của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi xin nêu ra một số
đặc điểm về truyện cổ tích, coi nhƣ đó là cách hiểu về truyện cổ tích:
1. Về thời gian ra đời: truyện cổ tích có mầm mống từ thời kỳ tiền giai cấp
và phát triển mạnh trong xã hội có phân chia giai cấp.
20
2. Về nội dung: truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn giai cấp, các vấn đề xã
hội, những số phận cá nhân của con ngƣời
3. Về đặc điểm nghệ thuật: truyện cổ tích đƣợc tác giả dân gian kể lại bằng
phƣơng thức tự sự, có yếu tố hƣ cấu thần kỳ để phát triển câu chuyện.
Về phân loại truyện cổ tích, cũng có không ít cách phân loại khác nhau.
Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam phân thành ba loại:
Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử.
Khác với cách phân chia của Nguyễn Đổng Chi, gần đây các nhà nghiên cứu
văn học dân gian thống nhất quan điểm “đa số các nhà folklore tán thành thì thể loại
truyện cổ tích đƣợc chia thành ba tiểu loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích
thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt” [32, tr24]
Đồng quan điểm trên, tác giả Trần Hoàng cho rằng “Gần đây, nhiều nhà
nghiên cứu đã dựa vào hai tiêu chí là đề tài và dựa vào mức độ sử dụng yếu tố thần
kỳ để chia truyện cổ tích thành ba loại: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần
kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt” [18, tr24]
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cũng khẳng định
“Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều loại truyện khác nhau
về đề tài về đặc điểm nghệ thuật...có thể phân truyện cổ tích thành ba loại chính:
truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật” [35, tr368].
Từ những khái niệm trên về truyện cổ tích, chúng tôi nhận thấy rằng ở thời
gian khoảng nửa đầu thế kỷ XX về trƣớc cách phân chia chƣa thống nhất, từ những
năm 90 trở đi hầu hết các nhà nghiên cứu đều phân chia truyện cổ tích thành ba loại:
truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt.
1.2.2. Nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục
1.2.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích có yếu tố phong tục
Trên cơ sở khảo sát 247 truyện cổ tích (chƣa kể bản khác) trong Tổng tập
văn học dân gian người Việt tập 6 và tập 7 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và
201 truyện cổ tích (chƣa kể khảo dị) trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập
của nhà xuất bản Giáo dục), chúng tôi nhận thấy rằng có một bộ phận không nhỏ hệ
thống truyện cổ tích Việt Nam tập trung lí giải về phong tục tập quán nƣớc ta.
21
Tác giả Nguyễn Việt Hùng trong Bình giảng truyện cổ tích cũng đƣa ra nhận
định “Mỗi nhóm dân cƣ mỗi cộng đồng đều có những câu chuyện dân gian, là hình
thức tự sự lí giải về nguồn gốc các phong tục cổ truyền. Đó là tƣ duy mang tính
nghệ thuật, tính thẩm mỹ về đời sống: Truyện Sự tích trầu cau lí giải nguồn gốc của
tục ăn trầu; Sự tích cây nêu ngày tết giải thích về ý nghĩa, chức năng và cách thức
dựng cây nêu; Sự tích cái chổi cho biết chi tiết thú vị về phong tục kiêng quét nhà
của ngƣời dân trong ba ngày tết; Sự tích cái khăn tang giải thích phong tục để tang
của ngƣời Việt” [22, tr103]
Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trƣớc cũng nhƣ từ kết quả khảo
sát tƣ liệu đã tiến hành, chúng tôi đề xuất trong hệ thống truyện cổ tích Việt Nam có
một bộ phận truyện cổ tích phong tục (hay truyện cổ tích có yếu tố phong tục). Bộ
phận này đƣợc nằm xen lẫn trong ba tiểu loại truyện cổ tích trên. Nghĩa là truyện cổ
tích phong tục có trong truyện cổ tích loài vật nhƣ Cá chép hóa rồng (Giải thích
phong tục cúng cá chép và phóng sinh cá chép vào ngáy 23 âm lịch hàng năm);
truyện cổ tích phong tục có trong truyện cổ tích sinh hoạt nhƣ truyện Sự tích cúng
lục tuần (Giải thích phong tục cúng lục tuần - mừng thọ sáu mƣơi tuổi); hay truyện
cổ tích phong tục có trong truyện cổ tích thần kỳ nhƣ Sự tích cây nêu ngày tết (giải
thích phong tục trồng cây nêu ngày tết để xua đuổi ma quỷ).
Sở dĩ chúng ta có thể gộp nhóm một hệ thống truyện cổ tích thành truyện cổ
tích phong tục bởi “Phong tục là bầu vú sữa của văn học, văn học sinh ra từ trong
lòng phong tục” [34, tr31]. Có nghĩa phong tục là cội nguồn của văn học, phong tục
sản sinh ra văn học. Ngƣợc lại, văn học luôn phản ánh phong tục tập quán đặc sắc
văn hóa của dân tộc nhất là khi truyện cổ tích ra đời từ thời xã hội vừa phân chia giai
cấp, khi những hiểu biết của con ngƣời về cuộc sống còn hạn chế. Vì vậy, con ngƣời
luôn khát khao lí giải cuộc sống. Nếu thần thoại thiên về lí giải các hiện tƣợng thiên
nhiên thì truyện cổ tích thƣờng tập trung lí giải các vấn đề xã hội trong đó có phong
tục. Nếu văn học hiện đại thƣờng phản ánh phong tục trong tác phẩm, thì văn học dân
gian đi sâu lí giải phong tục. Các tác giả văn học dân gian đi tìm câu hỏi vì sao có cây
nêu ngày tết, vì sao có trầu cau, vì sao có cái khăn tang, vì sao có tục thờ đá, vì sao
những ngƣời xuất gia không ăn hành tỏi...Để giải quyết vấn đề đó các tác giả dân gian
đã giải quyết theo hƣớng “hƣ cấu thần kỳ” trong truyện cổ tích phong tục.
22
1.2.2.2. Sự phân chia truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại
Nhƣ đã đề cập, truyện cổ tích đƣợc chia làm 3 loại: truyện cổ tích thần kỳ,
truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt. Sau khi khảo sát trong số 247 truyện
cổ tích (chƣa kể bản khác) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 6 và tập
7 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và 201 truyện cổ tích (chƣa kể khảo dị)
trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập của nhà xuất bản Giáo dục), chúng
tôi tìm ra 22 truyện cổ tích có yếu tố phong tục.
Dựa theo cách phân loại truyện cổ tích trên, chúng tôi tiếp tục phân loại 22
truyện cổ tích có yếu tố phong tục vào các tiểu loại. Kết quả cụ thể:
Bảng 1.1: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại
TT Truyện cổ tích thần kì Truyện cổ tích sinh hoạt Truyện cổ tích loài vật
1
Chuyện tình ở núi
non nƣớc
Sự tích cái khăn tang Cá chép hóa rồng
2 Ma học trò hiện hình Sự tích cúng lục tuần
Con gà, con lợn
và con chó
3 Sự tích cái chổi Vợ chàng Trƣơng
Sự tích cái chân sau
con chó
4
Sự tích cây nêu
ngày tết
Sự tích thuốc lào
5 Cây bƣởi đào
6 Sự tích ông Táo
7 Đàn lợn vàng làng Hóp
8 Thần nƣớc
9 Sự tích cái dây lƣng
10
Truyện bánh chƣng,
bánh giầy
11 Sự tích trầu cau
12
Truyện thần núi
vọng phu
13 Ả chức chàng Ngƣu
14
Sự tích công chúa
Liễu Hạnh
15 Sự tích dƣa hấu
23
Từ Bảng 1.1 ta có thấy có 15 truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc truyện
cổ tích thần kỳ, 4 truyện thuộc truyện cổ tích sinh hoạt, 3 truyện thuộc truyện cổ
tích loài vật. Chúng ta nhận thấy truyện cổ tích có yếu tố phong tục tập trung chủ
yếu ở tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ. Sỡ dĩ nhƣ vậy bởi các nguyên nhân:
Thứ nhất, truyện cổ tích thần kỳ đƣợc xem là “xƣơng sống” của truyện cổ
tích. Dƣờng nhƣ những câu chuyện hay nhất, đặc sắc nhất, đậm đặc chất cổ tích
nhất đều rơi vào truyện cổ tích thần kỳ. Các tác giả Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị
Kim Ngân trong Bình giảng truyện cổ tích nhận định truyện cổ tích thần kỳ “là
nhóm truyện phong phú và hấp dẫn hơn cả của truyện cổ tích, phân chia dựa vào
yếu tố nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm là sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ”. Chỉ tính
riêng công trình Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6 và tập 7) thì có đến
124 truyện cổ tích thần kỳ trong tổng số 247 truyện cổ tích gồm 3 tiểu loại. Do số
lƣợng truyện cổ tích thần kỳ là nhiều nhất nên tần suất xuất hiện truyện cổ tích có
yếu tố phong tục thuộc tiểu loại này cũng nhiều nhất.
Thứ hai, chúng tôi cho rằng đây mới là điều quan trọng hơn, truyện cổ tích
thần kỳ xoay quanh đời sống của con ngƣời đƣợc thần kỳ hóa. Truyện cổ tích thần
kỳ thiên về lí giải các vấn đề của đời sống xã hội và tất nhiên họ lí giải cả gốc tích
các phong tục hiện hữu trong đời sống hàng ngày của họ.
Mặc dù “Trên thực tế, chúng ta rất khó lí giải về sự ra đời trƣớc hay sau của
phong tục hay truyện kể” [22, tr103], tuy vậy theo quan điểm của ngƣời viết thì
phong tục có trƣớc, truyện cổ tích giải thích phong tục có sau. Các tác giả dân gian
đi tìm lời giải cho những phong tục hàng ngày vẫn hiện hữu trong đời sống của
nhân dân lao động. Bằng trí tƣởng tƣợng của mình họ đã sáng tạo nên những câu
chuyện với mục đích lí giải phong tục. Theo chúng tôi, đó là lí do tiên quyết giúp
hình thành hệ thống truyện cổ tích phong tục.
Trở lại với truyện cổ tích thần kỳ có yếu tố phong tục, chúng tôi nhận thấy
nội dung của các truyện phong tục này rất phong phú, gần nhƣ bao quát các khía
cạnh phong tục cổ truyền của ngƣời Việt. Các truyện cổ tích phong tục trong tiểu
loại truyện cổ tích thần kỳ thƣờng tập trung lí giải các phong tục về lễ tết, lễ hội;
phong tục về hoạt động tâm linh, tín ngƣỡng; các phong tục về ăn mặc, lao động.
Điều này chúng tôi sẽ khảo sát kĩ hơn ở Chƣơng 2.
24
Trong việc lí giải căn nguyên của phong tục, truyện cổ tích sinh hoạt và
truyện cổ tích loài vật đóng góp lần lƣợt là 4 và 3 truyện. Các truyện cổ tích sinh
hoạt có yếu tố phong tục chủ yếu xoay quanh các phong tục về vòng đời (Sự tích cái
khăn tang; Sự tích cúng lục tuần), thể hiện tín ngƣỡng dân gian (Vợ chàng Trương -
giải thích phong tục thờ cúng Vũ Thị Thiết bên dòng Hoàng Giang) và phong tục về
thói quen sinh hoạt (Sự tích thuốc lào - Giải thích phong tục hút thuốc lào). Tƣởng
chừng truyện cổ tích phong tục chỉ xuất hiện trong tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ
và truyện cổ tích sinh hoạt, tuy vậy thông qua khảo sát chúng tôi phát hiện có 3
truyện cổ tích loài vật có yếu tố phong tục. Dù truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ
tích sinh hoạt có khác nhau về đặc điểm thi pháp đặc biệt là sự xuất hiện và vai trò
của yếu tố thần kỳ, tuy vậy hai tiểu loại này có sự gặp nhau rất lớn bởi nhân vật
chính đều là con ngƣời. Khác với truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt,
“nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật là các con vật” [42, 37]. Trong khi
đó, phong tục là sản phẩm văn hóa của con ngƣời. Vậy có sự gặp gỡ nào giữa phong
tục và truyện cổ tích loại vật? Xét từ khía cạnh phong tục đƣợc thể hiện trong truyện
cổ tích loài vật, điều thú vị mối quan hệ giữa con ngƣời (tác giả dân gian) và con vật
(nhân vật chính trong truyện) chính là mối quan hệ của ngƣời chế biến và thƣởng
thức ẩm thực và nguyên liệu để tạo nên món ăn. Do vậy, truyện cổ tích phong tục
thuộc tiểu loại truyện cổ tích loài vật chủ yếu giải thích phong tục chế biến thức ăn
của ngƣời Việt. Trong số 3 truyện mà chúng tôi thống kê, hai trong số này thể hiện
điều đó. Truyện Con gà, con lợn và con chó phản ánh phong tục, thói quen chế biến
thức ăn đi kèm với các gia vị:
Gà thì tốc tác lá chanh
Lợn thì ủn ỉn mua hành cho tôi
Chó thì khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi mẹ hỡi mua tôi đồng riềng.
Theo cách lí giải của tác giả dân gian sở dĩ các món ăn đi kèm những gia vị
riêng đó là bởi con ngƣời muốn hóa kiếp, muốn giải thoát cho những con vật đó. Trong
khi đó, truyện Sự tích cái chân sau con chó đi tìm lời giải vì sao những ngƣời xuất gia
không ăn rau om, hành và sả. Tác giả dân gian cho rằng, các gia vị trên xuất phát từ
những thứ uế tạp, nếu ăn vào sẽ làm mất đi sự thanh khiết của các bậc tu hành.
25
Nhƣ vậy, sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo các tiểu loại
truyện cổ tích không đồng đều, mà tập trung chủ yếu vào tiểu loại truyện cổ tích thần
kỳ. Sự phân bố này giảm dần trong hai tiểu loại khác gồm truyện cổ tích sinh hoạt và
truyện cổ tích loài vật. Mỗi tiểu loại lại phản ánh những nội dung phong tục khác
nhau. Nếu truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ có
nội dung phản ánh khái quát bởi số lƣợng lớn thì truyện cổ tích có yếu tố phong tục
thuộc tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt chủ yếu giải thích phong tục về vòng đời.
Trong khi đó truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc tiểu loại truyện cổ tích loài vật
tập trung lí giải các thói quen, phong tục chế biến thức ăn của ngƣời Việt.
1.2.2.3. Sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền
Thật sự để phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền là
một việc làm khó khăn. Bởi lẽ có những phong tục thuộc về một vùng miền nhất
định nhƣng có những phong tục phổ biến khắp cả nƣớc. Do vậy, trong quá trình
khảo sát và phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền, chúng tôi
sẽ dựa vào hai tiêu chí:
Thứ nhất, nơi ra đời của truyện cổ tích có yếu tố phong tục. Chúng tôi sẽ tìm
hiểu tác giả dân gian ở vùng nào đã sáng tác câu chuyện đó. Để có thể phân loại
chính xác chúng tôi dựa vào hệ thống địa danh có trong truyện nhằm khai mở nguồn
gốc của truyện. Để làm việc này, chúng tôi dựa vào chú thích của tác giả sƣu tầm
đồng thời phân tích các dấu hiệu vùng miền nhƣ không gian, địa danh, các nhân vật
trong truyện.
Thứ hai, nếu không thể xác định nơi ra đời của truyện cổ tích có yếu tố
phong tục, chúng tôi sẽ vận dụng kiến thức văn hóa để lí giải phong tục đƣợc đề cập
trong truyện xuất phát từ vùng văn hóa nào trên đất nƣớc ta.
Lẽ dĩ nhiên không phải chỉ có vùng miền sáng tác ra truyện cổ tích có yếu tố
phong tục đó thì mới có phong tục đƣợc đề cập. Phong tục là yếu tố của văn hóa, sự
giao thoa văn hóa là quy luật tất yếu. Vì vậy, hầu hết các phong tục đƣợc lí giải
trong truyện cổ tích ngƣời Việt đều phản ánh phong tục của cả dân tộc Việt, loại trừ
một số phong tục đặc biệt liên quan đến tâm linh dân gian. Việc tìm hiểu yếu tố
vùng miền của truyện cổ tích có yếu tố phong tục là việc chúng tôi muốn tìm về cái
nôi của phong tục đó, lí giải vì sao phong tục lại xuất phát từ vùng miền đó.
26
Để tìm hiểu sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền,
trƣớc hết chúng tôi phân chia Việt Nam thành các vùng văn hóa hay còn gọi là
không gian văn hóa.
Tác giả Trần Quốc Vƣợng trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam cho rằng
“Việc phân chia Việt Nam thành bao nhiêu vùng văn hóa lại chƣa đƣợc thống nhất
cao trong giới nghiên cứu” [44, 223]. Sau đó ông dẫn ra các cách chia không gian
văn hóa khác nhau của các nhà nghiên cứu. Cuối cùng, ông đề xuất: “Chúng tôi cho
rằng, văn hóa Việt Nam nên chia thành các vùng sau:
1-Vùng văn hóa Tây Bắc
2-Vùng văn hóa Việt Bắc
3-Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
4-Vùng văn hóa Trung Bộ
5-Vùng văn hóa Trƣờng Sơn - Tây Nguyên
6-Vùng văn hóa Nam Bộ” [44, 223].
Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin kế thừa cách phân chia trên của
nhà nghiên cứu Trần Quốc Vƣợng. Tuy vậy, để phân chia truyện cổ tích có yếu tố
phong tục vào 6 vùng văn hóa trên là điều không thể thực hiện, bởi sẽ có một số
vùng văn hóa không phải là quê hƣơng của truyện cổ tích có yêu tố phong tục trong
phạm vi 22 truyện mà chúng tôi khảo sát. Do vậy, chúng tôi xin gộp 6 vùng văn hóa
trên thành ba vùng văn hóa, bao gồm: Vùng văn hóa Bắc Bộ (gồm: vùng văn hóa
Tây Bắc; vùng văn hóa Việt Bắc; vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ), vùng văn hóa
Miền Trung - Tây Nguyên (gồm: vùng văn hóa Trung Bộ, Trƣờng Sơn - Tây
Nguyên) và vùng văn hóa Nam Bộ (gồm: vùng văn hóa Nam Bộ).
Dựa vào cách chia trên, chúng tôi có bảng thống kê sau:
Bảng 1.2: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền
Số
thứ tự
Vùng văn hóa Bắc Bộ
Vùng văn hóa Miền
Trung - Tây Nguyên
Vùng văn hóa
Nam Bộ
1
- Tên truyện: Con gà,
con lợn và con chó
- Cơ sở phân loại: Đây
là văn hóa ẩm thực xuất
- Tên truyện: Cá chép
hóa rồng
- Cơ sở phân loại: Cửa
Vũ Môn ở Hà Tĩnh
- Tên truyện: Sự tích
cái khăn tang
- Cơ sở phân loại:
Bản của viện KHXH
27
phát từ miền Bắc Trong bản khác Truyện
cá gáy hóa rồng có
đoạn “Về địa điểm
Ngọc Hoàng chọn nhiều
nơi, đặc biệt chú ý nhất
là địa điểm của Vũ (Vũ
Môn) cứ nhƣ bây giờ là
thuộc về Hà Tình” [31,
tập 7 Tổng tập VHDG
ngƣời Việt]
chú thích dựa vào
Truyện kể dân gian
Nam bộ
2
- Tên truyện: Vợ chàng
Trƣơng
- Cơ sở phân loại:
Chúng tôi dựa vào địa
danh đƣợc nhắc đến
trong truyện Bến Hoàng
Giang (Thuộc làng Nam
Xƣơng ở Lí Nhân, Hà
Nam)
- Tên truyện: Sự tích
thuốc lào
- Cơ sở phân loại: Nhân
vật trong truyện là
chàng trai lên kinh đô
dự thi. Trong khi đó bản
khác Cây đa bến cộ -
Nhắc đến sông Ô Lâu.
Do vậy, câu chuyện này
xuất phát từ Huế
- Tên truyện: Sự tích
cúng lục tuần
- Cơ sở phân loại:
Truyện này bản của
Viện KHXH chú trích
có nguồn gốc từ bản
kể của Huyền thoại
miệt vƣờn: Truyện cổ
dân gian các dân tộc ở
Nam Bộ
3
-Tên truyện: Chuyện
tình ở núi Non Nƣớc
- Bản của viện KHXH
chú thích đây là bản kể
vùng Hoa Lƣ, Ninh
Bình. Đồng thời, địa
danh trong truyện là núi
Non Nƣớc, núi này ở
Ninh Bình.
- Tên truyện: Sự tích cái
chổi
- Cơ sở phân loại: Trong
Kho tàng truyện cổ tích
VN, Nguyễn Đổng Chi
chú thích theo lời kể của
ngƣời Hà Tĩnh.
28
4
- Tên truyện: Cây bƣởi
đào
- Cơ sở phân loại: Bản
của viện KHXH chú
thích nguồn Văn học
dân gian Hải Hƣng
- Tên truyện: Sự tích
cây nêu ngày tết
- Cơ sở phân loại: Bản
cảu viện KHXH chú
thích toàn truyện theo lời
kể của ngƣời Hà Tĩnh
5
- Tên truyện: Sự tích
ông Táo
- Cơ sở phân loại: Bản
của viện KHXH chú
thích nguồn Truyện cổ
dân gian Hải Dƣơng
- Tên truyện: Thần nƣớc
- Cơ sở phân loại:
Không gian nghệ thuật
trong truyện là làng
Xuân Canh, Đông
thành, Nghệ An
6
- Tên truyện: Đàn lợn
vàng làng Hóp
- Cơ sở phân loại: Bản
của viện KHXH chú
thích nguồn Truyện cổ
dân gian sƣu tầm ở Hải
hƣng. Đồng thời Làng
Hóp thuộc Xã Nam
Hồng, Nam Sách, Hải
Dƣơng.
- Tên truyện: Sự tích cái
dây lƣng
- Cơ sở phân loại: Bản
của viện KHXH chú
thích nguồn Kho tàng
truyện cổ dân gian xứ
Nghệ
7
- Tên truyện: Truyện
bánh chƣng, bánh giầy
- Cơ sở phân loại: Nhân
vật trong truyện là Vua
Hùng cho nên truyện
xuất phát từ Phú Thọ
- Tên truyện: Truyện
thần núi Vọng Phu
- Cơ sở phân loại: Bản
của viện KHXH có đoạn
“Núi Vọng Phu thuộc
huyện Vũ Xƣơng, ở cửa
biển của đạo Thuận
Hóa”, theo đó nay là
29
Triệu Phong, Quảng Trị.
Ca dao vẫn có câu:Mẹ
thƣơng con ngồi cầu Ái
Tử/
Vợ trông chồng đứng
núi Vọng Phu.
8
- Tên truyện: Ả chức
chàng Ngƣu
- Cơ sở phân loại: Bản
của Nguyễn Đổng Chi
chú thích theo lời kể của
ngƣời Bắc Ninh
- Tên truyện: Sự tích
công chúa Liễu Hạnh
- Cơ sở phân loại: Bản
của Nguyễn Đổng Chi
chú thích theo lời kể của
ngƣời Hà Tĩnh. Đồng
thời không gian trong
truyện có nhắc tới Đèo
Ngang. Hiện ở Hà Tĩnh
có đền thờ công chúa
Liễu Hạnh.
9
- Tên truyện: Sự tích
trầu, cau và vôi
- Cơ sở phân loại: Bản
kể của Nguyễn Đổng
Chi có đoạn “Cha họ là
một ngƣời cao to nhất
trong vùng đã từng đƣợc
vua Hùng triệu về
Phong Châu”. Nhƣ vậy
truyện đề cập đến địa
danh Phong Châu, Phú
Thọ.
- Tên truyện: Sự tích
dƣa hấu
- Cơ sở phân loại: Bản
của Nguyễn Đổng Chi
dẫn nguồn Theo Lĩnh
Nam chích quái và Đại
Nam nhất thống chí,
“tỉnh Thanh Hóa”
30
Trong số 22 truyện cổ tích có yếu tố phong tục mà chúng tôi khảo sát đƣợc từ
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi và Tổng tập văn học dân
gian người Việt (tập 6, tập 7) có 2 truyện chúng tôi không đủ căn cứ để phân loại. Đó
là truyện Ma học trò hiện hình và Sự tích cái chân sau con chó. Về nguồn gốc hai
truyện này đều đƣợc dẫn nguồn từ LANDEX (Contes et legedes annamites), tức công
trình của Pháp sƣu tầm truyện cổ nƣớc ta. Về các dấu hiệu khác nhƣ địa danh, nhân
vật, dấu ấn địa lí...để xác định vùng miền cũng không rõ. Do vậy, chúng tôi chỉ phân
loại đƣợc 20 truyện cổ tích có yếu tố phong tục vào các miền khác nhau.
Từ Bảng 1.2, chúng tôi thấy về số lƣợng có sự đồng đều và chiếm ƣu thế lớn
của truyện cổ tích có yếu tố phong tục xuất phát từ Bắc Bộ và Miền Trung - Tây
Nguyên so với Nam Bộ. Điều này có thể lí giải bởi chiều dài lịch sử của vùng miền.
Rõ ràng cái nôi văn hóa của ngƣời Việt xuất phát từ châu thổ sông Hồng, kéo dài
xuống sông Danh. Theo suốt quá trình hình thành và phát triển của đất nƣớc thì đây
là lãnh thổ trung tâm. Trong khi đó, Nam Bộ là vùng đất mới. Mặt khác, công tác
sƣu tầm văn học dân gian địa phƣơng ở miền Bắc và miền Trung phát triển mạnh
hơn. Do vậy, số lƣợng truyện cổ tích có sự chênh lệch, dẫn theo truyện cổ tích có
yếu tố phong tục cũng có sự chênh lệnh.
Cụ thể hơn trong từng vùng miền nổi bật lên những địa danh là “quê hƣơng”
của những truyện cổ tích có yếu tố phong tục nhƣ: Phú Thọ, Ninh Bình, Hải Dƣơng,
Nghệ An, Hà Tĩnh...Có thể nói đây là các tỉnh hạt nhân của các vùng văn hóa. Phú
Thọ là “quê hƣơng” của đất tổ; Nghệ - Tĩnh là hồn cốt của văn hóa miền Trung…
Xét về nội dung có điểm gặp gỡ khá thú vị giữa tính cách con ngƣời với gốc
tích của phong tục. Các truyện cổ tích có yếu tố phong tục có nguồn gốc từ miền
Bắc và miền Trung - Tây Nguyên giải thích các phong tục phong phú, bao quát các
khía cạnh của phong tục cổ truyền ngƣời Việt. Hầu hết các phong tục này đều đã trở
nên phổ biến trên cả không gian văn hóa Việt Nam. Tuy vậy có một số phong tục
liên quan đến thờ cúng tâm linh hoặc tổ nghề lại gắn liền với đặc trƣng văn hóa của
từng vùng đất cụ thể. Ví dụ ở miền Bắc có tục thờ Vũ Thị Thiết ở bến Hoàng Giang
(Vợ chàng Trương), phong tục nuôi lợn nái ở làng Hóp (Đàn lợn vàng làng
Hóp)...hay ở Miền Trung - Tây Nguyên có tục thờ thần đá Vọng Phu ở Triệu
Phong, Quảng Trị (Truyện thần núi Vọng Phu)…
31
Trong khi đó, vùng đất Nam Bộ coi trọng đạo lí là quê hƣơng của hai truyện
giải thích phong tục về vòng đời: Sự tích cái khăn tang và Sự tích cúng lục tuần. Dù
chỉ đóng góp 2 trên 20 truyện trong số này nhƣng 2 truyện này thể hiện rõ con ngƣời
Nam Bộ giàu nghĩa tình, coi trọng đạo đức hiếu nghĩa. Tác giả Nguyễn Văn Kha
trong “Tính cách con ngƣời Nam bộ”, Tạp chí văn học số 4/2013 có đoạn “Giữa cái
mênh mông của đầm lầy, của rừng ngập mặn, của biển cả và sông nƣớc con ngƣời
cần phải nƣơng tựa vào nhau nhƣng sự liên kết đó dựa trên cơ sở nào? Phải lấy cái gì
để điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời? Trong hoàn cảnh sống và môi
trƣờng nhƣ vậy ngƣời nam bộ đã lấy tình nghĩa và đạo lí làm chỗ dựa” [24, tr49].
Điểm thú vị là hai phong tục đƣợc đề cập ở đây thể hiện rõ tinh thần “tình nghĩa”,
“đạo lí” của tác giả dân gian Nam Bộ. Sự tích cái khăn tang giải thích phong tục để
tang của ngƣời Việt nhƣ là sự tƣởng nhớ biết ơn, thƣơng tiếc của ngƣời sống với
ngƣời đã khuất. Trong khi đó Sự tích cúng lục tuần lại là sự biết ơn ghi nhận công lao
của ngƣời còn sống “ngƣời ta đến năm sáu mƣơi tuổi thì làm lễ cúng lục tuần để
tƣởng nhớ đến ông già nọ và một phần để mừng tuổi thọ” [21, tr472].
Nhƣ vậy, sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền có
sự chênh lệch đáng kể khi hầu hết các truyện cổ tích có yếu tố phong tục chủ yếu
xuất phát từ miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó, miền Nam chiếm số lƣợng
khá khiêm tốn. Sự phân bố truyện cổ tích giải thích các phong tục ngƣời Việt phần
nào liên quan đến tính cách vùng miền và đặc sắc văn hóa của từng vùng miền
nhất định.
32
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH CÓ YẾU TỐ
PHONG TỤC CỦA NGƢỜI VIỆT
Theo khảo sát của chúng tôi trong số 247 truyện cổ tích (chƣa kể bản khác)
trong Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6 và tập 7: Truyện cổ tích) của
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và 201 truyện cổ tích (chƣa kể khảo dị) trong Kho
tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập của Nguyễn Đổng Chi) có tất cả 22 truyện cổ
tích có yếu tố phong tục, hay nói đúng hơn là giải thích nguồn gốc phong tục.
Thống kê cho thấy có 3 truyện giải thích về phong tục vòng đời; 10 truyện giải thích
các phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh; 9 truyện giải thích các phong tục về ăn,
mặc, trang phục và lao động…
2.1. Truyện cổ tích giải thích các phong tục về vòng đời
2.1.1. Khảo sát
Phong tục về vòng đời là những phong tục gắn liền với mốc thời gian trong
cuộc đời con ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi đi về thế giới bên kia. Bao gồm các
phong tục về sinh đẻ, nuôi dƣỡng; trƣởng thành; cƣới hỏi; mừng thọ; tang
ma...Trong số 22 truyện có yếu tố phong tục mà chúng tôi khảo sát từ hàng trăm
truyện cổ tích thì có 3 truyện giải thích các phong tục về vòng đời, đó là: Sự tích cái
khăn tang, Sự tích cúng lục tuần và Ả chức chàng Ngưu. Kết quả khảo sát cụ thể
nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thống kê các truyện cổ tích giải thích phong tục về vòng đời
TT Tên truyện Tóm tắt văn bản Phong tục biểu hiện
1 Ả chức chàng
Ngƣu
(Bản kể của
Nguyễn Đổng
Chi trong Kho
tàng truyện cổ
tích Việt Nam)
Xƣa trong một khu rừng rậm có một
cái giếng tiên, nơi các nàng tiên trên
trời thƣờng xuống đùa nghịch. Tình
cờ có một chàng trai lạc vào nơi này
trông thấy ba cô tiên, chàng nhanh
chóng lấy trộm một bộ cánh, từ đó
nàng tiên không có bộ cánh (ả
Chức) đành theo chàng về làm vợ.
Sống với nhau một thời gian họ sinh
Giải thích phong tục
kiêng cƣới hỏi vào
tháng 7 âm lịch của
ngƣời Việt
33
đƣợc một đứa con trai, nhƣng tình
cờ chồng đi vắng, ngƣời vợ ở nhà
tìm ra bộ cánh của mình và bay về
trời. Ngƣời chồng ôm con về giếng
cũ, gặp một bà tiên và nhờ bà nhắn
lời với nàng. Đƣợc sự giúp đỡ, hai
cha con đƣợc lên thƣợng giới đoàn
tụ, nhƣng hai ngày sau họ phải trở
về dƣơng gian. Theo lời dặn của ả
Chức khi xuống tận nơi thì gõ trống
để nàng cắt dây, không ngờ bày quạ
đen mổ vào mặt trống khi hai cha
con chƣa tới đất, nên lao mình
xuống biển. Ngọc Hoàng biết
chuyện cho hai cha con lên trời chăn
trâu (chàng Ngƣu) mỗi năm chỉ gặp
nhau một lần vào ngày mồng 7
tháng 7.
2 Sự tích cúng
lục tuần
(Bản kể trong
Tổng tập văn
học dân gian
người Việt,
dẫn nguồn
Huyền thoại
miệt vườn)
Xƣa có ông vua hễ ai đến sáu mƣơi
tuổi là chém đầu vì theo ông, những
ngƣời này già yếu, lẩm cẩm. Có một
gia đình nọ vợ mất sớm, ngƣời cha
đã sáu mƣơi mà ngƣời con chƣa đến
tuổi trƣởng thành. Một hôm, nƣớc
láng giềng đƣa sang hai con ngựa
giống nhau yêu cầu phân biệt con
mẹ, con con. Nếu nói đúng họ rút
quân, nếu nói sai họ cho quân chinh
phạt. Nhà vua truyền lệnh trong
thiên hạ, ai giải đƣợc thì trọng
Giải thích phong tục
cúng lục tuần (mừng
thọ sáu mƣơi tuổi) của
ngƣời Việt.
34
thƣởng. Theo kế sách của cha, cậu
bé mang một nắm cỏ vào cung. Khi
cho ngựa ăn, một con ăn, một con
chỉ ngửi. Cậu xác định con chỉ ngửi
là con mẹ bởi “mẹ bao giờ cũng
thƣơng con”. Nhờ đó cậu xin cho
cha khỏi bị chém đầu. Từ đó, nhà
vua bãi bỏ lệnh vô lí và con ngƣời
đến sáu mƣơi tuổi thì cúng lục tuần
để mừng thọ và cũng là tƣởng nhớ
ông già nọ.
3 Sự tích cái
khăn tang
(Bản của
Nguyễn Đổng
Chi trong Kho
tàng truyện cổ
tích Việt Nam)
Ngày xƣa, có gia đình phú hộ sinh
đƣợc năm ngƣời con gái mà không
có con trai. Lớn lên, lần lƣợt năm cô
con gái lấy chồng và ở riêng. Vì nhớ
con, ngƣời vợ đến từng nhà thăm
con, sau đó trở về đến lƣợt ngƣời
chồng cũng lần lƣợt đến thăm con.
Nhƣng do con có gia đình riêng có
nhiều điều phải lo nghĩ nên tình cảm
nhạt phai hơn trƣớc. Buồn bã trở về,
ông lão bàn với vợ ra đi tìm con
nuôi. Vợ đồng ý, ông lão ra đi và rao
bán “có ai mua cha thì ra mà mua”.
Nghe tiếng rao hai vợ chồng nghèo
vay mƣợn tiền mau cha về phụng
dƣỡng. Ông lão ở lại trong nhà của
vợ chồng nghèo một thời gian rồi
sau dặn vợ chồng nghèo đốt nhà
theo về nhà vợ chồng ông lão. Thời
Giải thích phong tục
tang ma của ngƣời
Việt. Trong đám tang,
con trai phải cắt tóc,
đội mũ vành rơm; con
dâu không cần cắt tóc
chỉ đội khăn tang; con
gái vừa đội khăn tang,
vừa phải có miếng vải
che mặt.
35
gian sau ông lão bị trọng bệnh, ông
để di chúc chia tài sản cho con nuôi
và dặn đừng báo cho năm đứa con
gái. Về để tang thì con trai cắt tóc
đội mũ rơm, con dâu không cần cắt
tóc chỉ đội khăn tang. Nhƣng sau khi
ông chết, bà phú hộ thƣơng con nên
báo cho con gái. Năm đứa con gái
hối hận nhƣng vì xấu hổ nên ngoài
đeo khăn tang còn phải có miếng vải
che mặt.
2.1.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục vòng đời
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời con ngƣời đều gắn liền với những sự kiện quan
trọng. Những sự kiện ấy đƣợc thể hiện khá đầy đủ trong hệ thống phong tục Việt
Nam. Truyện cổ tích có yếu tố phong tục nhằm giải thích căn nguyên của các phong
tục có mặt ở hầu khắp trong đời sống của dân tộc. Mặc dù theo kết quả khảo sát, chỉ
có 3 truyện cổ tích có yếu tố phong tục giải thích các phong tục vòng đời tuy vậy 3
truyện này gắn liền với những sự kiện quan trọng của đời ngƣời: cƣới hỏi, mừng
thọ, tang ma.
Truyện Ả chức chàng Ngưu liên quan đến phong tục kiêng cƣới hỏi vào
tháng 7 của ngƣời Việt. Rõ ràng, ngƣời dân Việt Nam vẫn quan niệm “có thờ có
thiêng, có kiêng có lành”, đặc biệt là những sự kiện trọng đại. Trong khi đó, “tậu
trâu, cƣới vợ, làm nhà” là ba việc trọng đại nhất của con ngƣời theo quan niệm dân
gian. Theo phong tục của ngƣời Việt, việc hôn nhân đại sự phải đƣợc tính toán kĩ
càng từ việc chọn ngƣời môn đăng hộ đối, chọn ngoại hình tính cách, nếu đƣợc thì
chọn ngày lành tháng tốt. Việc chọn ngày lành tháng tốt dựa vào tuổi của vợ chồng,
thời điểm trong năm theo quan niệm của thuyết âm dƣơng ngũ hành. Tuy vậy, mẫu
số chung trong việc chọn ngày cƣới hỏi là việc không mấy ai chọn ngày tiến hành
hôn lễ vào tháng 7 âm lịch hàng năm.
36
Lẽ dĩ nhiên về mặt cơ sở khoa học, dân gian tránh tổ chức cƣới hỏi vào tháng
này bởi thời tiết không thuận lợi. Đây là tháng mƣa dầm dề hầu nhƣ suốt tháng,
thậm chí có bão to gió lớn, nếu tổ chức lễ cƣới vào những ngày này công việc thì
công việc chuẩn bị và tiến hành gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, theo quan niệm dân
gian, tháng bảy âm lịch còn là tháng “quỷ môn khai” (mở cửa cho quỷ ra). Do vậy,
về mặt tâm linh dân gian cho rằng tháng này quỷ xuất thế, thƣờng xuyên phá hoại
con ngƣời.
Ngoài những lí do trên, việc không tổ chức cƣới hỏi vào tháng bảy bởi đây là
tháng Ngâu, tháng Ngƣu Lang - Chức Nữ gặp nhau sau một năm trời đằng đẳng xa
cách. Biết rằng dân gian luôn bày tỏ sự ngƣỡng mộ về mối tình đẹp, lãng mạn
nhuốm màu huyền thoại của ả Chức - chàng Ngƣu, tuy vậy, không có gia đình nào
lại muốn con cái mình rơi vào hoàn cảnh của Ngƣu Lang - Chức Nữ. Họ yêu nhau
nhƣng phạm luật trời phải chia lìa 365 ngày đằng đẵng mỗi năm đƣợc gặp nhau một
lần vào ngày mồng 7 tháng 7. Thật tiếc cuộc tình đẹp giữa Ngƣu Lang - Chức Nữ
lại là biểu tƣợng của sự ngăn cách chia lìa, đây lại là điều tối kị trong hôn nhân.
Trong lễ cƣới, dân gian thƣờng chúc tụng nhau về một tình yêu vĩnh cửu bền chặt
“trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê”, sống với nhau đến “đầu bạc răng
long”. Vậy thì không có lí do gì họ lại tổ chức lễ cƣới vào tháng 7, tháng của mối
tình chia lìa xa cách, của nhớ nhung luyến tiếc.
Tác giả Lê Trung Vũ, khi nghiên cứu về tập tục hôn nhân của ngƣời Việt, đã
có những nhận định về phong tục này “Tháng 7 mƣa ngâu lƣớt thƣớt. Mƣa ngâu
nhắc đến một truyền tích, Ngƣu Lang (Kiên Ngƣu) là một ngôi sao, chăn trâu phía
Tây sông Ngân, yêu Chức Nữ, cũng là một ngôi sao, con gái Thƣợng đế. Đây là hai
ngôi sao nằm trong 28 ngôi sao nổi tiếng. Thƣợng đế nhận Ngƣu Lang làm rể.
Nhƣng từ khi có chồng, Chức Nữ lƣời biếng. Thƣợng đế phạt, đày Chức Nữ sang
bờ đông sông Ngân, và lệnh cho mỗi năm hai ngƣời chỉ đƣợc gặp nhau một lần vào
ngày Thất tịch (mồng 7 tháng 7). Bởi thế lúc gặp nhau ấy hai ngƣời khóc rả rích
nhƣ mƣa. Mƣa rả rích tháng 7 là ngâu. Tình đôi lứa lở dở nhƣ vậy, nên ngƣời ta
thƣờng ngại, không tổ chức lễ cƣới vào tháng này”. [43, tr99-100]
37
Ngoài phong tục về kiêng cƣới hỏi vào tháng Ngâu, dân gian còn giải thích
phong tục mừng thọ sáu mƣơi tuổi. Xƣa nay vẫn có câu “thất thập cổ lại hi” (bảy
mƣơi xƣa nay hiếm) vậy thì sáu mƣơi tuổi đối với ngƣời xƣa đã đƣợc xem là tuổi
thọ. Sách Nghi lễ vòng đời người cũng viết “tùy theo từng nơi, song nhìn chung tuổi
để tổ chức mừng thọ vào những năm chẵn 60, 70, 80 và 90” [43, 159].
Phong tục mừng thọ sáu mƣơi tuổi đƣợc giải thích trong truyện Sự tích cúng
lục tuần. Phong tục này xuất phát từ truyền thống kính trọng tuổi già của dân tộc
Việt, bởi thế dân gian có câu “Triều đình trọng tƣớc, hƣơng ƣớc trọng xỉ”. Có nghĩa
ở trong triều đình thì coi trọng chức tƣớc, còn quy định của làng trọng ngƣời cao
tuổi. Ngƣời Việt xƣa còn có những câu nói dạy con cháu phải kính trọng ngƣời già
nhƣ “Yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho”. Vì thế mừng thọ sáu mƣơi tuổi
nhƣ là sự tri ân của con cháu đối với ngƣời cha, ngƣời ông trong gia đình. Ngoài ra,
sáu mƣơi tuổi còn là kết thúc một vòng hoa giáp của con ngƣời, lần đầu tiên con
ngƣời lặp lại can chi của mình. Đây là một sự kiện trọng đại đánh dấu bƣớc ngoặt
về thời gian của cuộc đời mỗi con ngƣời.
Câu chuyện Sự tích cúng lục tuần bắt nguồn từ hành động đi ngƣợc truyền
thống của ông vua độc ác. Những ngƣời đến sáu mƣơi tuổi, ông vua này cho rằng
đều già cả lẩm cẩm nên phải xử chém để nhẹ bớt gánh nặng cho xã hội. Nhƣng
chính nhờ sự thông thái của một ông bố đã sáu mƣơi tuổi, cùng với quyết tâm níu
cha ở lại với trần thế của cậu bé nhỏ tuổi nhanh nhẹn, họ đã giải đƣợc bài toán của
đoàn quân xâm lƣợc, cứu thoát dân tộc khỏi nguy cơ xâm lƣợc. Nhờ đó, ông vua
gian ác đã thay đổi quan niệm ban cho ngƣời cha già đƣợc sống và mời ông tham
dự yến tiệc. Từ đó về sau, hễ ai đến sáu mƣơi tuổi, con cháu đều làm lễ mừng thọ
(cúng lục tuần) trƣớc là để tri ân ngƣời cha, ngƣời ông của mình sau là để tƣởng
nhớ ông già đã giúp nhà vua thay đổi quyết định vô lí, giết hại bao nhiêu con ngƣời
vô tội. Rõ ràng ông bố trong truyện này biểu tƣợng cho kinh nghiệm, vốn sống.
Trong tiềm thức của ngƣời Việt, ngƣời già là kho kinh nghiệm quý báu. Kinh
nghiệm của ngƣời già đƣợc hun đúc từ những va chạm với cuộc sống, nhƣ là sự
tổng kết thực tiễn. Vì vậy phong tục cúng lục tuần còn gắn liền với sự kính trọng, đề
cao kinh nghiệm ngƣời già của thế hệ sau.
38
Truyện cổ tích có yếu tố phong tục giải thích các phong tục về vòng đời còn
đề cập đến phong tục tang ma của ngƣời Việt. Với mỗi vùng đất khau trên thế giới,
phong tục tang ma biểu hiện theo mỗi cách khác nhau. Phong tục để khăn tang trong
lễ tang của ngƣời Việt đƣợc giải thích trong câu chuyện Sự tích cái khăn tang. Câu
chuyện mở đầu bằng sự thật đau lòng nhuốm màu Nho giáo “thuyền theo lái gái
theo chồng” hay “xuất giá tòng phu”. Gia đình phú ông sinh ra năm ngƣời con gái
lớn lên đều lấy chồng xa. Vì nhớ con hai vợ chồng luân phiên đến từng nhà thăm
con, nhƣng vì công việc tình cảm của con có phần lạnh nhạt. Có thể nói, những
ngƣời con gái trong câu chuyện không phải là những con ngƣời bất hiếu, cũng
chẳng phải vô tâm. Chỉ có điều “nƣớc mắt chảy xuôi”, khi có gia đình những ngƣời
con gái phải chăm lo vun xới cho hạnh phúc của gia đình nhỏ, mà không có thời
gian phụng dƣỡng mẹ cha già. Đó là lí do gia đình phú hộ giàu có phải đi tìm con
nuôi, ông phải rao “bán cha” và may mắn đƣợc một gia đình nghèo khó “thiếu cha”
nên phải “mua cha” về phụng dƣỡng. Một thời gian ông dẫn hai vợ chồng con nuôi
về nhà coi đó là con trai, con dâu. Trƣớc lúc nhắm mắt xuôi tay, ông dặn vợ con để
tang cho mình và không đƣợc báo cho những ngƣời con gái. Tuy vậy, ngƣời vợ
thƣơng con báo cho con gái trở về, họ phải dùng miếng vải che mặt vì xấu hổ với
cha. Còn ngƣời con trai phải cắt tóc đội mũ rơm, con dâu không cần cắt tóc chỉ đội
khăn tang. Có thể trong quan niệm dân gian, để tang là một phƣơng thức biểu hiện
sự luyến tiếc, tƣởng nhớ đối với ngƣời đã khuất. Theo cách lí giải của dân gian
trong truyện phong tục này bắt nguồn từ tình cảm của con ngƣời với con ngƣời. Vì
thƣơng con trai và con dâu nên ông lão cho để tang. Ông lão cảm kích sự hi sinh
của ngƣời con dâu phải bán tóc để đủ tiền “mua cha” nên trƣớc lúc xa lìa trần thế
ông dặn con dâu không cần cắt tóc. Trong khí đó, nhƣ đã nói những ngƣời con gái
không phải là kẻ vô tâm hay bất hiếu. Sau khi biết cha mất những cô con gái trở về
cũng chẳng mảy may đến gia sản để lại, họ chỉ muốn đƣợc đeo khăn tang để bày tỏ
lòng thành kính, sự tiếc thƣơng, hối cải của mình.
Các câu chuyện cổ tích giải thích về các phong tục vòng đời không chỉ khá
bao quát về các sự kiện trong cuộc đời con ngƣời mà còn mang đậm tính cách vùng
miền. Nhƣ đã khảo sát trong mục 1.3.3, trong 3 truyện giải thích về vòng đời có hai
truyện có nguồn gốc miền Nam. Chúng tôi chỉ nói rằng bản kể của hai truyện này
39
đƣợc sƣu tầm ở Nam Bộ, hoàn không có nghĩa là phong tục này chỉ có ở Nam Bộ.
Tuy vậy, lâu nay chúng ta vẫn thừa nhận còn ngƣời Nam Bộ là những con ngƣời
nghĩa khí, giàu tình nghĩa và đặc biệt coi trọng đạo lý làm ngƣời. Hai trong số ba
phong tục đƣợc giải thích có giá trị răn dạy con ngƣời phải sống tròn đạo lý, đề cao
nhân nghĩa yêu thƣơng, sống với tinh thần “uống nƣớc nhớ nguồn”, ăn quả nhớ kẻ
trồng cây. Nếu Sự tích cúng lục tuần răn dạy con cháu phải coi trọng những ngƣời
lớn tuổi, phải biết ơn đấng sinh thành, nuôi dƣỡng thì Sự tích cái khăn tang thể hiện
sự tiếc thƣơng tƣởng nhớ của con cháu đối vời ngƣời đã khuất. Đó là tinh thần đạo
lí Nam Bộ, và cũng là truyền thống tình nghĩa của con ngƣời Việt Nam.
Xét về kết thúc câu chuyện, trong khi các truyện kể dân gian thƣờng có xu
hƣớng kết thúc có hậu thì truyện cổ tích có yếu tố phong tục thƣờng đi ngƣợc điều
đó. Truyện cổ tích có yếu tố phong tục thƣờng kết thúc không có hậu. Nhân vật
hoặc dang dở, hoặc thiếu trọn vẹn, đôi khi đi đến cái chết. Từ kết thúc không có hậu
đó với cái chết của nhân vật, tác giả dân gian hóa thân thành những phong tục.
Trong 3 câu chuyện cổ tích giải thích các phong tục về vòng đời thì có 2 câu
chuyện kết thúc không có hậu. Chuyện Ả chức chàng Ngưu kết thúc trong sự luyến
tiếc của độc giả dân gian. Mặc dù Ngọc Hoàng cảm kích trƣớc mối tình tuyệt đẹp,
mặc dù hai cha con chàng Ngƣu từ cõi chết trở về, nhƣng mối tình này vẫn kết thúc
trong dang dở. Tháng bảy mƣa Ngâu đầy trời và đôi lứa chia lìa suốt năm đƣợc
đoàn tụ. Mỗi năm chỉ có một ngày của hạnh phúc, 365 ngày còn lại họ phải sống
trong nhớ thƣơng khắc khoải. Kết thúc không có hậu ấy nhƣ là biệu hiện cho sự
ngăn cách chia lìa, từ đó đi đến giải thích tại sao ngƣời Việt không tổ chức cƣới hỏi
vào tháng 7 âm lịch hàng năm.
Nếu nhân vật chính trong Ả Chức chàng Ngưu vẫn còn đƣợc gặp nhau thì các
nhân vật trong Sự tích cái khăn tang phải rơi vào cảnh âm dƣơng cách biệt. Ngƣời
cha sau khi tìm đƣợc ngƣời con đúng nghĩa yêu thƣơng, sống đƣợc một thời gian thì
ốm bệnh và qua đời. Kết thúc câu chuyện, năm ngƣời con gái ruột không kịp nhìn
cha lần cuối. Họ chỉ kịp đeo chiếc khăn tang và miếng vải che mặt vừa thƣơng cha,
vừa tƣởng nhớ tới cha vừa xấu hổ vì không chăm sóc đƣợc cho cha. Tuy vậy, với
kết thúc đó, tác giả dân gian đi đến lí giải phong tục để tang của ngƣời Việt. Nhƣ
vậy, có thể nhận định rằng kết thúc không có hậu hay thậm chí nhân vật tốt đi đến
cái chết là một phƣơng tiện để tác giả dân gian lí giải phong tục.
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 

Semelhante a Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Semelhante a Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá (20)

Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAYLuận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
Luận văn: Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Thị Thụy Vũ, 9đ, HAY
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAYĐề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
Đề tài: Di tích lịch sử văn hóa đình Giàn Quận Bắc Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VŨ TUẤN YẾU TỐ PHONG TỤC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VŨ TUẤN YẾU TỐ PHONG TỤC TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Nguyễn Vũ Tuấn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành luận văn, bản thân nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô trong khoa Ngữ văn Trƣờng đại học Sƣ phạm Huế; sự động viên, chia sẻ của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè; đặc biệt sự hƣớng dẫn tận tình trách nhiệm của tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân. Thông qua luận văn cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè. Xin tri ân sâu sắc tới tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ngân, một giảng viên đầy trách nhiệm nhiệt huyết, đã giúp em hoàn thành luận văn này. Huế, ngày 5 tháng 9 năm 2017 Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................4 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................................5 2.1. Thế giới ............................................................................................................5 2.2. Việt Nam ..........................................................................................................8 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.................................................................................10 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................11 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................11 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ..................................................12 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ...........................................................................12 Phần hai: NỘI DUNG CHÍNH ..............................................................................13 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG................................................................13 1.1. Khái lƣợc về truyện kể dân gian và phong tục...............................................13 1.1.1. Truyện kể dân gian Việt Nam.................................................................13 1.1.2. Phong tục.................................................................................................14 1.1.2.1. Giới thuyết khái niệm về văn hóa và phong tục ..............................14 1.1.2.2. Đặc điểm hệ thống phong tục cổ truyền của ngƣời Việt .................16 1.1.2.3. Phân loại phong tục cổ truyền của ngƣời Việt.................................17 1.2. Khái lƣợc về truyện cổ tích và nhóm truyện có yếu tố phong tục .................18 1.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích..........................................................................18 1.2.2. Nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục...............................................20 1.2.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích có yếu tố phong tục..................................20 1.2.2.2. Sự phân chia truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại .......22 1.2.2.3. Sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền......25 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH CÓ YẾU TỐ PHONG TỤC CỦA NGƢỜI VIỆT.......................................................................................32 2.1. Truyện cổ tích giải thích các phong tục về vòng đời.....................................32 2.1.1. Khảo sát...................................................................................................32 2.1.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục vòng đời..........35
  • 6. 2 2.2. Truyện cổ tích giải thích các phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh .........40 2.2.1. Khảo sát...................................................................................................40 2.2.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh.....................................................................................................45 2.3. Truyện cổ tích giải thích các phong tục trong đời sống thƣờng nhật ............52 2.3.1. Khảo sát...................................................................................................52 2.3.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục ăn, mặc, hút.........59 2.3.3. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích phong tục về lao động ...........64 Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VĂN HOÁ, ĐẶC TRƢNG TÍNH CÁCH DÂN TỘC VÀ DẤU ẤN TÔN GIÁO QUA NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH CÓ YẾU TỐ PHONG TỤC...........................................................................................................68 3.1. Biểu tƣợng của nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc ....................................68 3.1.1. Biểu tƣợng liên quan đến cây lúa............................................................68 3.1.2. Một số biểu tƣợng khác liên quan đến nền văn hoá nông nghiệp...........74 3.2. Đặc trƣng tính cách dân tộc qua nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục..........79 3.2.1. Con ngƣời tình nghĩa...............................................................................79 3.2.2. Con ngƣời bản lĩnh, anh dũng đấu tranh chống lại nghịch cảnh ............82 3.3. Dấu ấn Phật giáo trong nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục.................85 Phần ba: KẾT LUẬN..............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
  • 7. 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại.....................22 Bảng 1.2: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền..................26 Bảng 2.1: Thống kê các truyện cổ tích giải thích phong tục về vòng đời.................32 Bảng 2.2: Thống kê truyện cổ tích giải thích phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh......40 Bảng 2.3: Thống kê truyện cổ tích giải thích các phong tục ăn, mặc, hút và lao động.......53 Bảng 3.1: Một số biểu tƣợng liên quan đến cây lúa trong truyện cổ tích phong tục........70 Bảng 3.2: Thống kê một số biểu tƣợng liên quan đến nền văn hoá nông nghiệp .......74
  • 8. 4 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Truyện kể dân gian, một thành tố điển hình của folklore, đƣợc xem là kho báu quý giá, nơi lƣu giữ một cách độc đáo nhất những di chỉ văn hóa về mặt tinh thần của từng dân tộc. Trong số đó, truyện kể phong tục là nhóm truyện đặc biệt, có nguồn gốc liên quan mật thiết đến việc hình thành, phát triển và chuyển hóa của nền văn hóa cổ truyền theo dòng thời gian. Với tầm quan trọng và tiềm năng cung cấp những giá trị thực tiễn cho nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau, do đó, không ngạc nhiên khi tiểu loại này đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu truyền thống không chỉ của văn học dân gian mà còn nhiều ngành khoa học khác bao gồm nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử… Việt Nam, đất nƣớc có nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc phát triển rực rỡ từ rất sớm, một nền văn hóa kéo dài hơn 4000 năm đã lƣu giữ lại đƣợc một kho truyện kể dân gian vô cùng phong phú. Truyện kể dân gian ở Việt Nam bao gồm rất nhiều thể loại nhƣ thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, mỗi thể loại lại bao gồm các tiểu loại đa dạng…Nổi bật trong số đó có thể loại truyện cổ tích với nhóm truyện có nội dung nói về phong tục. Đây là nhóm truyện tiêu biểu, thể hiện đƣợc sức hấp dẫn và sức sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ dân gian. Hầu hết những phong tục tập quán đƣợc lí giải trong hệ thống truyện cổ tích đã ăn sâu vào lối sống, vào tiềm thức của ngƣời dân Việt và trƣờng tồn mãi với thời gian. Có nhiều phong tục đƣợc xem là biểu tƣợng của văn hoá Việt Nam nhƣ tục ăn trầu, tục làm bánh chƣng bánh giầy ngày tết, tục trồng cây nêu…đƣợc thể hiện và lí giải độc đáo bởi những con ngƣời lao động chân chất sống trong môi trƣờng văn hoá lúa nƣớc đậm chất Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, mặc dù đã đƣợc các nhà sƣu tầm tiến hành văn bản hóa nhóm truyện này từ rất sớm nhƣng cho đến này vẫn chƣa xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Chƣa có công trình nào thống kê đầy đủ và nghiên cứu có hệ thống về truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt. Bên cạnh đó, chúng ta biết rằng, mỗi quốc gia trên thế giới đều nhận thức đƣợc giá trị quan trọng của văn hóa, coi văn hóa là nền tảng, động lực phát triển,
  • 9. 5 văn hóa đƣợc coi trọng và gắn với nhiều ngành trong xã hội, vì vậy mà nghiên cứu văn học cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Đặc biệt, khi các bộ môn nhƣ Văn hóa học và Nhân học văn hóa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam những năm gần đây thì việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa càng trở thành một xu hƣớng phổ dụng. Do đó, việc nghiên cứu nhóm truyện kể có nội dung bàn về phong tục vào bối cảnh lớn của nền văn hóa để tiếp cận, nghiên cứu từ quan điểm liên ngành là điều cần thiết để có thể mang lại những cách nhìn mới mẻ hơn. Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá. Chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu, khám phá nhóm truyện cổ phong tục ngƣời Việt từ góc nhìn văn hoá là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với ngƣời làm công tác giảng dạy văn học dân gian, nghiên cứu văn hoá dân gian. Trong đề tài này ngoài vấn đề tổng quan nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, thống kê, phân tích số liệu đồng thời rút ra những nhận xét trên cơ sở số liệu đã phân tích. Đặc biệt thông qua khảo sát và nhận xét đó chúng tôi sẽ rút ra những đặc trƣng của văn hoá Việt Nam trong hệ thống truyện kể phong tục của ngƣời Việt. Thiết nghĩ, đó cũng là một đóng góp của đề tài về lĩnh vực nghiên cứu văn học, văn hoá dân gian. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Thế giới Trong ngành folklore học thế giới, việc nghiên cứu phong tục trong truyện kể và truyện cổ tích phong tục đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và nhiều trƣờng phái lý thuyết quan tâm. Trong phạm vi giới hạn của đề tài và của tài liệu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc, chúng tôi tập trung trình bày và điểm qua các khuynh hƣớng nghiên cứu nổi bật trong ngành văn học dân gian có đề cập đến mối quan hệ của truyện kể dân gian và phong tục cũng nhƣ quan điểm cụ thể của các lý thuyết và học giả nổi tiếng nhƣ sau: Nhân học văn hoá là lĩnh vực nghiên cứu khoa học đặc biệt, tập trung chú ý đến quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời và văn hóa. Lĩnh vực nhận thức này hình thành trong văn hóa châu Âu vào thế kỷ XIX, và định hình xong vào nửa cuối thế kỷ XIX. Khái niệm nhân học văn hóa thƣờng đƣợc sử dụng để biểu thị một
  • 10. 6 ngành tƣơng đối hẹp nghiên cứu các phong tục của con ngƣời, trong đó tập trung nghiên cứu so sánh văn hóa và cộng đồng, khái quát hóa tƣ cách, hành vi của con ngƣời và trình bày một cách đầy đủ nhất sự đa dạng của loài ngƣời... Với mục tiêu và tôn chỉ nghiên cứu nhƣ vậy, ngành nhân học văn hóa đã sử dụng khối tƣ liệu đồ sộ về từ truyện kể phong tục nhƣ một chứng tích để truy tìm dấy vết văn hóa của các xã hội cổ xƣa. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ Văn hóa nguyên thủy (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, năm 2000) của E.B.Taylor với các chƣơng điển hình nhƣ Những tàn tích trong văn hóa (Chương III); Nghi lễ và lễ nghi (chương XXII). Tác phẩm Cành vàng (NXB Văn hóa Thông Tin, năm 2007) của James George Frazer, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi từ tín ngƣỡng sang tôn giáo, từ tƣ duy ma thuật sang tôn giáo. Trong đó ông đặc biệt đề cập đến tập tục hạ sát ông vua thần thánh và việc cấm cung các cô công chúa đã đƣợc phản ánh nhƣ thế nào trong các câu chuyện cổ tích. Trƣờng phái Địa lý lịch sử Phần Lan: Trƣờng phái này đƣợc khởi xƣớng bởi các nhà nghiên cứu folklore Phần Lan là JuliusLeopold Fredrik Krohn (1835-1888), giáo sƣ văn học Phần Lan ở Đại học Tổng hợp Helsinki và con ông, Kaarle Krohn (1863-1933), giáo sƣ ngành Folklore so sánh của trƣờng Đại học Tổng hợp Helsinki, chủ tịch hội Văn học Phần Lan. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc tiếp tục bởi học trò của hai ông là AnttiAarne (1867-1925). Các nhà nghiên cứu theo phƣơng pháp trên đã tiến hành sƣu tầm càng nhiều càng tốt các dị bản truyện cổ tích, lập nên bảng tra rồi tiến hành so sánh để tìm ra bản cổ nhất, trên cơ sở đó mà xác định đƣợc nơi phát tích của một truyện cổ và vạch ra con đƣờng địa lí của sự lƣu truyền truyện cổ ấy. Những nghiên cứu tiêu biểu của trƣờng phái này nhƣ Fokltale (Truyện cổ tích) của Stith Thompson cũng đồng thời chỉ ra rằng, phong tục có giá trị quan trọng trong việc kiến thiết nên những mẫu motif hạt nhân của truyện kể. Ông nói: “truyện kể dân gian bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với phong tục. Và thông thƣờng, chúng đƣợc sử dụng nhƣ một lời giải thích cho các tập tục ở nhiều vùng miền” [46, tr347]. Năm 1928, Propp với công trình Hình thái học truyện cổ tích (NXB Văn hóa Dân tộc, năm 2003) đã gây một tiếng vang lớn, mở ra một hƣớng mới trong nghiên
  • 11. 7 cứu khoa học. Hình thái học của Propp đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa truyện cổ tích với nghi lễ và phong tục. Propp khẳng định “Truyện cổ tích còn lƣu lại những dấu tích của nhiều nghi lễ và phong tục. Chỉ thông qua so sánh các phong tục mới tìm ra đƣợc cội rễ của một số mô típ” [34, tr 193]. Trong công trình này, tác giả chỉ ra một số trƣờng hợp có sự liên hệ giữa truyện cổ tích và phong tục, thậm chí trong trƣờng hợp đơn giản nhất là sự trùng khít hoàn toàn giữa phong tục và truyện. Ông nói dân gian đã chiêm nghiệm phong tục bằng truyện cổ tích. Tuy nhiên, chúng ta thƣờng gặp sự biến đổi, biến dạng của hình thức phong tục trong các câu chuyện này. Thông thƣờng cái dễ thay đổi là nguyên nhân của phong tục. Trong chuyên luận, Propp cũng đã chỉ ra một hiện tƣợng đặc biệt thú vị là “sự đảo nghịch của phong tục” tức “phong tục một đằng còn truyện thì một nẻo”. Theo ông, đây là một dấu hiệu rất quan trọng. Nó chứng minh rằng đề tài không xuất hiện qua việc phản ánh trực tiếp thực tế mà là qua việc phủ nhận thực tế này. Nghĩa là “đề tài phù hợp với thực tế theo cách ngƣợc lại” Nhƣ vậy, mặc dù mối quan hệ giữa phong tục và truyện cổ tích đƣợc đề cập khá nhiều trong các chuyên luận nghiên cứu của nhiều học giả folklore trƣớc đó, nhƣng Propp với công trình Hình thái học truyện cổ tích đã chỉ ra những điểm cốt lõi và độc đáo trong mối quan hệ giữa truyện kể và phong tục. Những năm 60 của thế kỉ XX, với việc ứng dụng phƣơng pháp so sánh loại hình, cấu trúc - kí hiệu, cũng nhƣ vận dụng thi pháp học lịch sử vào nghiên cứu truyện kể dân gian, E.M.Meletinski trong chuyên khảo Thi pháp của huyền thoại (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005) đi sâu vào di sản sáng tác dân gian của các dân tộc trên thế giới. Trong chuyên khảo này, huyền thoại đƣợc xem xét bắt đầu từ những hình thức cổ xƣa nhất của nó cho đến những biểu hiện của Chủ nghĩa huyền thoại trong văn học thế kỷ XX. E.M.Meletinski khẳng định truyện cổ tích thoát thai từ huyền thoại và huyền thoại có quan hệ chặt chẽ với nghi lễ, phong tục. Mặc dù trọng tâm của công trình không phải nghiên cứu phong tục trong truyện kể nhƣng vấn đề này ít nhiều đã đƣợc đề cập đến thông qua nghiên cứu nghi lễ, trong khi đó nghi lễ là một bộ phận của phong tục.
  • 12. 8 2.2. Việt Nam Ở Việt Nam, sự quan tâm dành cho nhóm truyện kể phong tục đã xuất hiện từ rất sớm, thế nhƣng đa phần là các nghiên cứu có tính chất khái quát, hoặc các nghiên cứu trƣờng hợp mà chƣa có chuyên luận tập trung chuyên sâu vào vấn đề này. Năm 1955, tác giả Trần Thanh Mại trong công trình Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu đến truyện kể phong tục. Trong bài viết, tác giả đã thể hiện rõ xu hƣớng nghiên cứu folklore theo quan điểm xã hội học. Năm 1962 với bài viết “Qua việc nghiên cứu các danh từ riêng trong một số truyện cổ tích” (Nghiên cứu văn học số 3), giáo sƣ Đinh Gia Khánh cho rằng trong một số truyện cổ tích có mục đích giải thích phong tục, tập quán thì những danh từ riêng, nếu có, cũng gắn với việc giải thích ấy. Năm 1968, tác giả Đinh Gia Khánh qua công trình Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (NXB Hội Nhà văn, năm 1999) đã khẳng định nhiều truyện kể dân gian có liên quan đến phong tục lâu đời của nhân dân. Tác giả dẫn ra một số ví dụ cụ thể về việc truyện dân gian giải thích phong tục nhƣ truyện Trầu Cau giải thích tục ăn trầu, truyện Bánh chưng bánh giầy gắn với tục làm bánh chƣng vào ngày tết. Từ nhận định đó, chúng ta thấy rằng truyện kể về phong tục đã có từ xa xƣa ra đời trên cơ sở đời sống sinh hoạt và đời sống tín ngƣỡng tâm linh của cƣ dân Việt. Năm 1973, tác giả Nguyễn Khắc Xƣơng trong bài Tìm hiểu quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xướng tín ngưỡng phong tục (Tạp chí Văn học số 6 – 1973) cũng đề cập tới mối quan hệ giữa truyện kể và đời sống thực tại của nó trong dân gian. Năm 1978, các tác giả Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Côn trong cuốn cuốn Lịch sử văn học Việt Nam (NXB Giáo Dục, năm 1978) cho rằng nhân dân lao động thƣờng muốn gắn liền truyện cổ tích với các di tích và phong tục. Các tác gia dẫn ra một số ví dụ về tên truyện nhƣ truyện Đền Bạch Mã, Sự tích Trầu cau. Điều quan trọng, các tác giả đã đƣa ra một số tiểu loại của truyện cổ tích, nhƣ truyện kể địa danh, truyện kể phong tục và khẳng định truyện cổ tích phản ánh cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời nên những phong tục tập quán đƣợc đề cập giản dị và sâu sắc.
  • 13. 9 Năm 1999, trong phần Lời người biên soạn, các tác giả Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế của công trình Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia 2001) đã đánh giá truyện cổ tích trên gốc độ văn hóa phong tục khi cho rằng các truyện Trầu cau, Đá Vọng phu, Sao hôm sao mai, Ông đầu rau là những truyện nảy sinh trên cơ sơ lịch sử xã hội của giai đoạn quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ. Gần đây, với việc các nhà khoa học ứng dụng phƣơng pháp so sánh lịch sử - loại hình trong nghiên cứu văn học dân gian đã mang đến nhiều kết quả tích cực. Điển hình, năm 2001, tác giả Kiều Thu Hoạch công bố bài nghiên cứu “So sánh típ Truyện Trầu Cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia, bàn về tục ăn trầu và văn hoá quyển trầu cau Đông Nam Á” (Tạp chí Văn học số 4, 2001) Vào năm 2001, tác giả Lê Thị Xuân Liên hoàn thành đề tài thạc sỹ Ngữ văn Sự tích đầu rau và phong tục thờ cúng Vua bếp ở Việt Nam. Trong đề tài, tác giả đã quan tâm đến mối quan hệ giữa truyện kể dân gian và phong tục, một yếu tố của văn hóa. Năm 2003, tác giả Nguyễn Việt Hùng hoàn thành luận văn thạc sỹ Ngữ văn Sự tích Vọng Phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam. Đề tài tập trung vào mối quan hệ giữa truyện kể dân gian với tín ngƣỡng bản địa. Năm 2004, tác giả Trần Văn Thục quan tâm đến mối quan hệ giữa truyện kể với tín ngƣỡng phồn thực qua luận văn thạc sỹ Ngữ văn Truyền thuyết Hùng Vương với tín ngưỡng phồn thực ở Phú Thọ. Nhƣ vậy, có thể thấy tình hình nghiên cứu truyện cổ tích có yếu tố phong tục ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm đáng kể, những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ra đời từ khá sớm. Tuy vậy, lƣợc khảo một số công trình nói trên chúng tôi thấy chƣa có công trình nào xem truyện cổ tích có yếu tố phong tục là đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp. Vì vậy, chúng tôi thấy cần có nhiều hơn những công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện cổ tích có yếu tố phong tục nhằm định vị vai trò của tiểu loại này trong kho tàng truyện kể dân gian cũng nhƣ trong đời sống văn hóa của cƣ dân Việt.
  • 14. 10 * Tiểu kết: Qua các công trình nghiên cứu kể trên, các nhà nghiên cứu đã khẳng định trong kho tàng truyện cổ dân gian có một nhóm truyện kể có yếu tố phong tục và thực tế là đã tồn tại mảng truyện đặc thù này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hoá cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu và thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Tuy vậy, việc nghiên cứu nhóm truyện phong tục đó từ góc nhìn văn hoá bằng một công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Chƣa có công trình nào thống kê tất cả truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt, qua đó tìm hiểu đặc điểm của truyện cũng nhƣ đặc trƣng văn hoá Việt Nam qua truyện cổ tích có yếu tố phong tục. Trên cở sở tiếp thu thành tựu của ngƣời đi trƣớc và những khoảng trống còn lại chƣa đƣợc nghiên cứu. Chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu với tên gọi: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá” nhằm các mục đích sau: Giới thiệu một cách toàn diện mối quan hệ đặc biệt giữa truyện kể dân gian và phong tục, trong đó dẫn giải các lý thuyết liên quan nhƣ trƣờng phái nghi lễ - huyền thoại, nhân học văn hóa, dân tộc học và ngữ văn dân gian…làm tiền đề lí luận nền tảng cho đề tài. Chúng tôi cũng tập trung xây dựng lại diện mạo đặc trƣng của thể loại truyện cổ tích từ các nghiên cứu truyền thống cho đến đƣơng đại. Bên cạnh đó cũng tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan đến phong tục văn hóa của ngƣời Việt cũng nhƣ quá trình lƣu giữ các phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong nhóm truyện kể dân gian. Khảo sát hệ toàn bộ hệ thống truyện cổ tích Việt Nam, trên cơ sở đó tập trung phân loại dạng truyện cổ tích phong tục. Sâu hơn, chúng tôi tiến hành khám phá đặc trƣng của dạng truyện này theo các type và motif đã đƣợc phân nhóm. Từ các phân loại và kết quả khảo sát cụ thể, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các kết cấu điển hình của các nhóm truyện. Trên cơ sở của các lý thuyết nền tảng cũng nhƣ những nghiên cứu về đặc trƣng nội dung và nghệ thuật, chúng tôi sẽ tiến hành khái quát những đặc trƣng về
  • 15. 11 văn hoá Việt Nam trong hệ thống nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục. Bản sắc văn hóa gốc của ngƣời Việt cũng nhƣ hệ thống tín ngƣỡng tôn giáo mới xuất hiện trong tiến trình văn hóa lịch sử Việt Nam ánh xạ qua nhóm truyện này theo đó sẽ đƣợc tiến hành nghiên cứu và làm rõ. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục của ngƣời Việt Nam. - Phạm vi: + Phạm vi nghiên cứu: Tập trung khai thác bản sắc văn hóa Việt Nam qua nghiên cứu đặc trƣng của hệ thống truyện cổ tích phong tục + Phạm vi tƣ liệu: chúng tôi nghiên cứu trên hệ thống truyện cổ tích Việt Nam trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt của nhà xuất bản Khoa học xã hội do Nhà xuất bản Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian tổ chức biên soạn. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu Tập 6 (993 trang): Truyện cổ tích thần kỳ và Tập 7 (688 trang): Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt do phó giáo sƣ, tiến sĩ Nguyễn Thị Huế chủ biên cùng tiến sĩ Trần Thị An biên soạn; xuất bản tháng 9/2004 và 10/2005. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nxb GD, 2001) do Nguyễn Đổng Chi sƣu tầm và biên soạn với tính chất tham khảo, so sánh, đối chiếu. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành nhƣ: văn học, lịch sử, dân tộc học, nhân học văn hoá…để tìm hiểu truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt đề thấy rõ tính nguyên hợp của văn hoá dân gian. - Phƣơng pháp so sánh loại hình - lịch sử: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành so sánh truyện cổ tích phong tục Việt Nam với truyện cổ tích phong tục của một nƣớc trong khu vực và thế giới.
  • 16. 12 Và các thao tác khoa học khác nhƣ: - Thống kê: Trong phạm vi tƣ liệu chúng tôi sẽ tiến hành thống kê, phân loại tất cả truyện cổ tích lí giải về phong tục ngƣời Việt. - Phân tích văn bản: Chúng tôi nghiên cứu truyện cổ tích phong tục ngƣời Việt trong tổng thể truyện kể phong tục Việt Nam. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Bƣớc đầu công bố danh mục hệ thống các bản kể thuộc nhóm truyện phong tục đã phân loại dựa vào các tiêu chí cụ thể, đồng thời đƣa ra những nhận xét dựa vào số liệu thống kê. - Rút ra những đặc trƣng của văn hoá Việt Nam trong hệ thống truyện kể phong tục của ngƣời việt. Để thấy đƣợc đặc trƣng đó, đề tài tiến hành so sánh những nét tƣơng đồng và dị biệt giữa truyện kể phong tục ngƣời Việt với truyện kể phong tục của một số nƣớc trong khu vực và thế giới. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục của người Việt Chương 3. Biểu tượng văn hóa, đặc trưng tính cách dân tộc và dấu ấn Phật giáo qua nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục
  • 17. 13 Phần hai: NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái lƣợc về truyện kể dân gian và phong tục 1.1.1. Truyện kể dân gian Việt Nam Mỗi dân tộc đều mang trong mình dòng chảy văn hóa. Dòng chảy ấy có thể đƣợc đo đếm bởi nhiều yếu tố mang hồn cốt dân tộc. Tuy vậy, chẳng có dân tộc nào lại không đề cập văn học dân gian khi nói về văn hóa. Đơn giản vì văn học dân gian là một bộ phận hợp thành của văn hóa, mà bộ phận ấy lại là cái lõi của văn hóa dân tộc. Thực tế đã chứng minh, những nền văn hóa lớn trên thế giới đều xuất phát từ nền móng văn học dân gian. Dòng chảy văn học dân gian không chỉ khu hẹp trong một quốc gia, lãnh thổ nhất định mà nó còn lan tỏa khắp khu vực thậm chí thế giới. Văn học dân gian có thể đƣợc hiểu là “những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng” [5, 16]. Bản thân văn học dân gian gồm nhiều thể loại. Có thể hình dung sự phân loại văn học dân gian dựa trên tiêu chí thể loại bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Nhìn vào hệ thống thể loại trên, dựa trên cách phân loại thành các nhóm lớn tự sự, trữ tình và kịch, chúng ta có thể gộp nhóm một số thể loại tự sự thành truyện kể dân gian. Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng truyện là “phƣơng thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con ngƣời làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai đó hay về một cái gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật” [15, tr385]. Theo đó, đặc điểm lớn nhất của truyện là yếu tố cốt truyện. Nghĩa là truyện phải có hệ thống một chuỗi sự việc, bao gồm các sự kiện, chi tiết xâu chuỗi với nhau bởi một hệ thống nhân vật. Vậy truyện kể dân gian là gì? Có thể hiểu truyện kể dân gian theo cách hiểu của nhà nghiên cứu Trần Hoàng trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam. Theo đó, truyện kể dân gian “là một loại hình tự sự dân gian (đƣợc kể bằng văn xuôi) bao gồm cả thần thoại truyền thuyết lẫn truyện cổ tích, truyện cƣời...” [18, tr32]
  • 18. 14 Nhƣ vậy, truyện kể dân gian là những sáng tác ngôn từ truyền miệng của nhân dân lao động, phản ánh nội dung, tƣ tƣởng thông qua hệ thống cốt truyện với các chuỗi sự kiện liên kết với nhau bởi hệ thống nhân vật. Có thể thấy rằng các thể loại thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cƣời thuộc về truyện kể dân gian. Tuy vậy phạm vi của đề tài chỉ tập trung vào hệ thống truyện cổ tích nhằm tập trung phát hiện, lí giải những yếu tố phong tục, làm rõ các đặc trƣng văn hóa từ hệ thống truyện cổ tích đó. 1.1.2. Phong tục 1.1.2.1. Giới thuyết khái niệm về văn hóa và phong tục Hồn cốt của mỗi dân tộc xét cho cùng là văn hóa. Văn hóa là một khái niệm khá phổ biến không chỉ trong các ngành khoa học xã hội nhân văn mà còn trong thực tiễn đời sống. Khái niệm văn hóa cũng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Trên thế giới, thuật ngữ văn hóa ra đời từ rất sớm. Tác giả Trần Quốc Vƣợng cho rằng “Ngƣời sử dụng từ văn hóa sớm nhất là Lƣu Hƣớng (năm 77-6 trƣớc công nguyên), thời Tây Hán với nghĩa nhƣ một phƣơng thức giáo hóa của con ngƣời - văn trị giáo hóa. Văn hóa ở đây đƣợc dùng đối lập với vũ lực” [44, tr16]. Cũng theo ông, ở phƣơng tây thuật ngữ văn hóa “có chung nguồn gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tao cá thể hay cộng đồng để họ không còn là con vật tự nhiên, và có những phẩm chất tốt đẹp” [44, tr16]. Theo UNESCO văn hóa có thể đƣợc hiểu là “Tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng...” (Tuyên bố về những chính sách văn hóa - Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô). Tác giả Trần Ngọc Thêm lại cho rằng “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình” [38, tr20].
  • 19. 15 Tuy các nhà nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau, thời đại khác nhau đƣa ra khái niệm với những mục đích khác nhau nhƣng đều gặp nhau ở một số điểm. Những đặc điểm dƣới đây cũng là cách hiểu của chúng tôi về văn hóa: - Thứ nhất, về chủ thể, văn hóa do con ngƣời tạo ra - Thứ hai, về thời gian, văn hóa ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời, là quá trình con ngƣời tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên và xã hội; gắn liền với hoạt động lao động. - Thứ ba, về sản phẩm, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nhƣ vậy, văn hóa là một khái niệm rộng. Sản phẩm của văn hóa bao gồm nhiều thành tố do con ngƣời sáng tạo. Một trong những thành tố đặc trƣng của văn hóa là phong tục. Về khái niệm phong tục, các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra những cách hiểu nhau. Tác giả Mai Ngọc Chừ cho rằng phong tục là một khái niệm rộng “Nó bao gồm cả hội hè, lễ tết, trang phục, ăn uống, cƣới xin, ma chay...và hàng loạt các trò giải trí” [9, tr108]. Trong khi đó, tác giả Trần Ngọc Thêm nêu cách hiểu của mình, phong tục là “Những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời đƣợc đại đa số mọi ngƣời thừa nhận và làm theo phong: gió, tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng”. Phong tục có trong mọi mặt của đời sống” [38, tr143] Các tác giả Nguyễn San, Phan Đăng trong các Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam lại cho rằng “Phong tục là những thói quen sinh hoạt ăn sâu vào đời sống xã hội đƣợc đa số chấp nhận và làm theo, trở thành thuần phong mĩ tục. Phong tục có mặt ở mọi bình diện văn hóa.” [36, tr141] Dựa vào những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu, chúng tôi xin giới thuyết thêm về khái niệm phong tục. Phong tục là một thành tố quan trọng của văn hóa. Nó là những thói quen sinh hoạt lặp đi lặp lại từ đời này qua đời khác đƣợc đa số cá nhân trong một cộng đồng chấp nhận và làm theo. Phong tục hiện diện ở hầu hết các khía cạnh của văn hóa và tồn tại trong cuộc sống của cộng đồng ngƣời.
  • 20. 16 Nhƣ vậy, xét về khía cạnh thời gian, phong tục ra đời từ xa xƣa và đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Về không gian, phong tục tồn tại ít nhất trong một cộng đồng ngƣời, cùng với quá trình lƣu truyền, phong tục đó có thể tác động tới những cộng đồng ngƣời khác tạo nên phạm vi ảnh hƣởng rộng lớn. Về bản chất, phong tục là những thói quen sinh hoạt của một cộng đồng đƣợc mọi ngƣời tôn trọng và thực hiện. 1.1.2.2. Đặc điểm hệ thống phong tục cổ truyền của ngƣời Việt Mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi dân tộc có một hệ thống phong tục cổ truyền khác nhau, điều đó tạo nên sự phong phú về giá trị bản sắc của dân tộc. Phong tục đƣợc nẩy sinh và nuôi dƣỡng trong bầu sữa của văn hóa. Do đó, phong tục cổ truyền của ngƣời Việt mang đậm đặc trƣng văn hóa dân tộc. Trƣớc hết, chúng ta nhận thấy rằng hệ thống phong tục cổ truyền nƣớc ta rất phong phú, dƣờng nhƣ phong tục có mặt ở hầu hết các thành tố văn hóa. Có thể nói ở mọi mặt của đời sống xã hội đều có dấu ấn của phong tục, từ các phong tục sinh đẻ, cƣới hỏi, tang ma cho đến ăn, mặc, ở, lao động, giao tiếp, thờ cúng tâm linh, lễ tết lễ hội... Phong tục Việt Nam xuất phát từ cái nôi văn hóa dân tộc mang trong mình đặc trƣng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Do đó, phong tục cổ truyền Việt Nam mang đậm dấu ấn của nền văn hóa lúa nƣớc với đặc trƣng cơ bản là tính cộng đồng. Điều này đƣợc biểu hiện trên nhiều thành tố văn hóa. Ví dụ viết về phong tục hôn nhân, các tác giả Nguyễn San, Phan Đăng cho rằng phong tục hôn nhân “đƣợc quy định chặt chẽ bởi tính cộng đồng, đáp ứng quyền lợi cộng đồng gia tộc, làng xã và quốc gia”. [36, tr142] Nghiên cứu về đặc điểm phong tục cổ truyền Việt Nam, chúng ta còn thấy phong tục nƣớc ta xoay quanh nền nông nghiệp định cƣ. Có thể thấy, các phong tục cổ truyền liên quan đến lao động hầu nhƣ đều tập trung cho công tác nông nghiệp nhƣ phong tục đắp đê, chống hạn; phong tục cầu mƣa; phong tục thờ thần lúa. Các phong tục về giao tiếp ứng xử, ngƣời Việt sử dụng mật độ dày đặc các từ ngữ nông nghiệp (Làm lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng; Rủ nhau đi cấy đi cày, bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu; Cưới em tám vạn trâu bò, bảy vạn dê lợn chín vò rượu
  • 21. 17 tăm...). Trong khi đó, phong tục về ẩm thực xoay quanh hạt nhân là cây lúa: ngƣời Việt xem cơm là trung tâm của bữa ăn và không thể thay thế; các đặc sản vùng miền cũng gắn liền với nguyên liệu từ cây lúa tiêu biểu nhƣ bánh chƣng, bánh giầy. Một đặc điểm nữa khá quan trọng về phong tục Việt Nam tính “thiết thực, linh hoạt, dung hòa” (chữ dùng của Trần Đình Hƣợu để nói về văn hóa Việt Nam). Rõ ràng hầu hết các phong tục Việt Nam đều phục vụ những nhu cầu thiết thực của đời sống xã hội. Các phong tục xuất phát từ nhu cầu vật chất và tinh thần của con ngƣời. Phong tục cổ truyền Việt Nam giản dị, không cầu kì, không phô phƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và có thể thay đổi linh hoạt tùy theo hoàn cảnh. Trong khi đó, sự dung hòa về phong tục Việt Nam phải đƣợc xét trên mối quan hệ giao lƣu văn hóa. Có nhiều phong tục có nguồn gốc ngoại lai, nhƣng qua tiếp nhận và cải biến của ngƣời Việt phong tục đó thể hiện sự dung hòa. Ví dụ chịu ảnh hƣởng của Nho giáo, các phong tục của Trung Quốc xoay quanh việc đề cao nam giới, coi thƣờng nữ giới. Nhƣng qua Việt Nam, sức mạnh của văn hóa bản địa đã cải biến phong tục này theo một hƣớng khác. Ngƣời Việt coi trọng nữ giới cho nên đối lập với những câu nhƣ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” thì ngƣời Việt có những câu khác “Nhất vợ nhì trời”, “Lệnh ông không bằng còng bà”...Do đó, không ngạc nhiên khi ở Việt Nam khá phổ biến phong tục thờ Mẫu. Nhƣ vậy, ngƣời Việt không từ chối các phong tục liên quan đến Nho giáo mà sẵn sàng tiếp thu cãi biến theo hƣớng “dung hòa”, tức kết hợp giữa văn hóa ngoại lai với văn hóa bản địa theo một hƣớng riêng phù hợp với cốt cách dân tộc. 1.1.2.3. Phân loại phong tục cổ truyền của ngƣời Việt Phong tục cổ truyền ngƣời Việt có hầu khắp trên các thành tố văn hóa, có thể nói mỗi thành tố văn hóa đều gắn liền với một hệ thống phong tục nhất định. Tác giả Nguyễn San, Phan Đăng cho rằng “Phong tục có mặt ở mọi bình diện văn hóa, tuy nhiên nó bộc lộ rõ trong các giai đoạn của cuộc đời con ngƣời - đó là phong tục hôn nhân, sinh đẻ nuôi dƣỡng - tang ma và hai nhóm lễ tết lễ hội thể hiện sinh hoạt cộng đồng rõ nét nhất” [36, tr141] Tác giả Trần Ngọc Thêm lại cho rằng “Phong tục có trong mọi mặt đời sống, ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: Phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết và lễ hội” [38, tr143]
  • 22. 18 Tuy vậy, để có cách nhìn bao quát về hệ thống phong tục cổ truyền Việt Nam, chúng tôi đề xuất phân chia hệ thống phong tục cổ truyền Việt Nam thành ba nhóm sau: Thứ nhất, các phong tục về vòng đời: Nhóm này gồm các phong tục liên quan đến vòng đời của con ngƣời. Bao gồm: phong tục sinh đẻ, nuôi dƣỡng, trƣởng thành, cƣới hỏi, mừng thọ, tang ma... Thứ hai, các phong tục về lễ tết, lễ hội: Nhóm này bao gồm các phong tục về các ngày lễ tết trong năm nhƣ tết Nguyên Đán, rằm tháng giêng, tết Đoan Ngọ...; các phong tục về lễ hội; kèm theo đó là các phong tục về thờ cúng tổ tiên và các vị nhân thần và nhiên thần. Thứ ba, các phong tục về đời sống văn hóa xã hội: Nhóm này bao gồm các phong tục về giao tiếp, ứng xử; phong tục về ăn, mặc, ở, trang phục; các phong tục về hoạt động lao động, nghề nghiệp... Dựa vào cách phân loại trên, chúng tôi sẽ đi sâu khảo sát, tìm hiểu đặc điểm truyện cổ tích có yếu tố phong tục của ngƣời Việt theo nội dung biểu hiện của hệ thống phong tục cổ truyền Việt Nam. Điều này chúng tôi sẽ làm rõ ở Chƣơng 2. 1.2. Khái lƣợc về truyện cổ tích và nhóm truyện có yếu tố phong tục 1.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích Nhƣ đã đề cập, văn học dân gian gồm nhiều thể loại. Trong nhiều thể lọai đó, chúng ta có thể gộp nhóm một số thể loại vào truyện kể dân gian, trong đó có truyện cổ tích. Có không ít cách hiểu, khái niệm về truyện cổ tích đã đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra. Nguyễn Đổng Chi trong phần giới thiệu của bộ sƣu tầm Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đƣa ra cách hiểu về khái niệm này “Khi nói đến truyện cổ tích hay truyện đời xƣa chúng ta đều sẵn có quan niệm cho rằng đó là một danh từ chung bao gồm hết thảy mọi loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lƣu truyền qua các thời đại. Cũng vì thế xác định nội dung từng truyện khác nhau để đi đến phân loại truyện cổ vẫn là công việc hứng thú và luôn có ý nghĩa...Tuy nhiên cho đến lúc này, công việc đó vẫn chƣa hoàn thành và chƣa có một kiến giải nào khả dĩ gọi là thỏa đáng” [6, tr11-12]. Với cách hiểu trên của tác giả Nguyễn Đổng Chi chúng tôi
  • 23. 19 thấy rằng phạm vi xác định của khái niệm khá rộng, chƣa có ranh giới giữa truyện cổ tích và các thể loại tự sự dân gian khác nhƣ thần thoại, truyền thuyết...Cách hiểu này thiên về truyện cổ dân gian bao hàm nhiều thể loại. Để xác định khái niệm truyện cổ tích, tác giả Lê Chí Quế, trong cuốn Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam cho rằng bản chất của thể loại này thể hiện qua các khía cạnh: “1. Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên những trục cốt truyện; 2. Truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật đƣợc xây dựng thông qua sự hƣ cấu nghệ thuật thần kỳ; 3. Truyện cổ tích là thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian đƣợc hình thành một cách lịch sử; 4. Sự hƣ cấu thần kỳ trong truyện cổ tích do hiện thực đời sống quy định và nó chịu biến đổi theo quá trình lịch sử” [35, tr129-166] Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng truyện cổ tích là “Một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thủy nhƣng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh lí giải các vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con ngƣời trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tƣ hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh xã hội quyết liệt” [15, tr368] Tác giả Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân trong Bình giảng truyện cổ tích, nêu ra định nghĩa “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn về hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng nhƣ về công lí xã hội và ƣớc mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [22, tr7] Dựa vào cách hiểu của các nhà nghiên cứu trên, chúng tôi xin nêu ra một số đặc điểm về truyện cổ tích, coi nhƣ đó là cách hiểu về truyện cổ tích: 1. Về thời gian ra đời: truyện cổ tích có mầm mống từ thời kỳ tiền giai cấp và phát triển mạnh trong xã hội có phân chia giai cấp.
  • 24. 20 2. Về nội dung: truyện cổ tích phản ánh mâu thuẫn giai cấp, các vấn đề xã hội, những số phận cá nhân của con ngƣời 3. Về đặc điểm nghệ thuật: truyện cổ tích đƣợc tác giả dân gian kể lại bằng phƣơng thức tự sự, có yếu tố hƣ cấu thần kỳ để phát triển câu chuyện. Về phân loại truyện cổ tích, cũng có không ít cách phân loại khác nhau. Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam phân thành ba loại: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích lịch sử. Khác với cách phân chia của Nguyễn Đổng Chi, gần đây các nhà nghiên cứu văn học dân gian thống nhất quan điểm “đa số các nhà folklore tán thành thì thể loại truyện cổ tích đƣợc chia thành ba tiểu loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt” [32, tr24] Đồng quan điểm trên, tác giả Trần Hoàng cho rằng “Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào hai tiêu chí là đề tài và dựa vào mức độ sử dụng yếu tố thần kỳ để chia truyện cổ tích thành ba loại: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt” [18, tr24] Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cũng khẳng định “Khái niệm truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều loại truyện khác nhau về đề tài về đặc điểm nghệ thuật...có thể phân truyện cổ tích thành ba loại chính: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật” [35, tr368]. Từ những khái niệm trên về truyện cổ tích, chúng tôi nhận thấy rằng ở thời gian khoảng nửa đầu thế kỷ XX về trƣớc cách phân chia chƣa thống nhất, từ những năm 90 trở đi hầu hết các nhà nghiên cứu đều phân chia truyện cổ tích thành ba loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt. 1.2.2. Nhóm truyện cổ tích có yếu tố phong tục 1.2.2.1. Khái lƣợc truyện cổ tích có yếu tố phong tục Trên cơ sở khảo sát 247 truyện cổ tích (chƣa kể bản khác) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 6 và tập 7 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và 201 truyện cổ tích (chƣa kể khảo dị) trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập của nhà xuất bản Giáo dục), chúng tôi nhận thấy rằng có một bộ phận không nhỏ hệ thống truyện cổ tích Việt Nam tập trung lí giải về phong tục tập quán nƣớc ta.
  • 25. 21 Tác giả Nguyễn Việt Hùng trong Bình giảng truyện cổ tích cũng đƣa ra nhận định “Mỗi nhóm dân cƣ mỗi cộng đồng đều có những câu chuyện dân gian, là hình thức tự sự lí giải về nguồn gốc các phong tục cổ truyền. Đó là tƣ duy mang tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ về đời sống: Truyện Sự tích trầu cau lí giải nguồn gốc của tục ăn trầu; Sự tích cây nêu ngày tết giải thích về ý nghĩa, chức năng và cách thức dựng cây nêu; Sự tích cái chổi cho biết chi tiết thú vị về phong tục kiêng quét nhà của ngƣời dân trong ba ngày tết; Sự tích cái khăn tang giải thích phong tục để tang của ngƣời Việt” [22, tr103] Dựa trên ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trƣớc cũng nhƣ từ kết quả khảo sát tƣ liệu đã tiến hành, chúng tôi đề xuất trong hệ thống truyện cổ tích Việt Nam có một bộ phận truyện cổ tích phong tục (hay truyện cổ tích có yếu tố phong tục). Bộ phận này đƣợc nằm xen lẫn trong ba tiểu loại truyện cổ tích trên. Nghĩa là truyện cổ tích phong tục có trong truyện cổ tích loài vật nhƣ Cá chép hóa rồng (Giải thích phong tục cúng cá chép và phóng sinh cá chép vào ngáy 23 âm lịch hàng năm); truyện cổ tích phong tục có trong truyện cổ tích sinh hoạt nhƣ truyện Sự tích cúng lục tuần (Giải thích phong tục cúng lục tuần - mừng thọ sáu mƣơi tuổi); hay truyện cổ tích phong tục có trong truyện cổ tích thần kỳ nhƣ Sự tích cây nêu ngày tết (giải thích phong tục trồng cây nêu ngày tết để xua đuổi ma quỷ). Sở dĩ chúng ta có thể gộp nhóm một hệ thống truyện cổ tích thành truyện cổ tích phong tục bởi “Phong tục là bầu vú sữa của văn học, văn học sinh ra từ trong lòng phong tục” [34, tr31]. Có nghĩa phong tục là cội nguồn của văn học, phong tục sản sinh ra văn học. Ngƣợc lại, văn học luôn phản ánh phong tục tập quán đặc sắc văn hóa của dân tộc nhất là khi truyện cổ tích ra đời từ thời xã hội vừa phân chia giai cấp, khi những hiểu biết của con ngƣời về cuộc sống còn hạn chế. Vì vậy, con ngƣời luôn khát khao lí giải cuộc sống. Nếu thần thoại thiên về lí giải các hiện tƣợng thiên nhiên thì truyện cổ tích thƣờng tập trung lí giải các vấn đề xã hội trong đó có phong tục. Nếu văn học hiện đại thƣờng phản ánh phong tục trong tác phẩm, thì văn học dân gian đi sâu lí giải phong tục. Các tác giả văn học dân gian đi tìm câu hỏi vì sao có cây nêu ngày tết, vì sao có trầu cau, vì sao có cái khăn tang, vì sao có tục thờ đá, vì sao những ngƣời xuất gia không ăn hành tỏi...Để giải quyết vấn đề đó các tác giả dân gian đã giải quyết theo hƣớng “hƣ cấu thần kỳ” trong truyện cổ tích phong tục.
  • 26. 22 1.2.2.2. Sự phân chia truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại Nhƣ đã đề cập, truyện cổ tích đƣợc chia làm 3 loại: truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích sinh hoạt. Sau khi khảo sát trong số 247 truyện cổ tích (chƣa kể bản khác) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt tập 6 và tập 7 của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và 201 truyện cổ tích (chƣa kể khảo dị) trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập của nhà xuất bản Giáo dục), chúng tôi tìm ra 22 truyện cổ tích có yếu tố phong tục. Dựa theo cách phân loại truyện cổ tích trên, chúng tôi tiếp tục phân loại 22 truyện cổ tích có yếu tố phong tục vào các tiểu loại. Kết quả cụ thể: Bảng 1.1: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo tiểu loại TT Truyện cổ tích thần kì Truyện cổ tích sinh hoạt Truyện cổ tích loài vật 1 Chuyện tình ở núi non nƣớc Sự tích cái khăn tang Cá chép hóa rồng 2 Ma học trò hiện hình Sự tích cúng lục tuần Con gà, con lợn và con chó 3 Sự tích cái chổi Vợ chàng Trƣơng Sự tích cái chân sau con chó 4 Sự tích cây nêu ngày tết Sự tích thuốc lào 5 Cây bƣởi đào 6 Sự tích ông Táo 7 Đàn lợn vàng làng Hóp 8 Thần nƣớc 9 Sự tích cái dây lƣng 10 Truyện bánh chƣng, bánh giầy 11 Sự tích trầu cau 12 Truyện thần núi vọng phu 13 Ả chức chàng Ngƣu 14 Sự tích công chúa Liễu Hạnh 15 Sự tích dƣa hấu
  • 27. 23 Từ Bảng 1.1 ta có thấy có 15 truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc truyện cổ tích thần kỳ, 4 truyện thuộc truyện cổ tích sinh hoạt, 3 truyện thuộc truyện cổ tích loài vật. Chúng ta nhận thấy truyện cổ tích có yếu tố phong tục tập trung chủ yếu ở tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ. Sỡ dĩ nhƣ vậy bởi các nguyên nhân: Thứ nhất, truyện cổ tích thần kỳ đƣợc xem là “xƣơng sống” của truyện cổ tích. Dƣờng nhƣ những câu chuyện hay nhất, đặc sắc nhất, đậm đặc chất cổ tích nhất đều rơi vào truyện cổ tích thần kỳ. Các tác giả Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân trong Bình giảng truyện cổ tích nhận định truyện cổ tích thần kỳ “là nhóm truyện phong phú và hấp dẫn hơn cả của truyện cổ tích, phân chia dựa vào yếu tố nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm là sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ”. Chỉ tính riêng công trình Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6 và tập 7) thì có đến 124 truyện cổ tích thần kỳ trong tổng số 247 truyện cổ tích gồm 3 tiểu loại. Do số lƣợng truyện cổ tích thần kỳ là nhiều nhất nên tần suất xuất hiện truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc tiểu loại này cũng nhiều nhất. Thứ hai, chúng tôi cho rằng đây mới là điều quan trọng hơn, truyện cổ tích thần kỳ xoay quanh đời sống của con ngƣời đƣợc thần kỳ hóa. Truyện cổ tích thần kỳ thiên về lí giải các vấn đề của đời sống xã hội và tất nhiên họ lí giải cả gốc tích các phong tục hiện hữu trong đời sống hàng ngày của họ. Mặc dù “Trên thực tế, chúng ta rất khó lí giải về sự ra đời trƣớc hay sau của phong tục hay truyện kể” [22, tr103], tuy vậy theo quan điểm của ngƣời viết thì phong tục có trƣớc, truyện cổ tích giải thích phong tục có sau. Các tác giả dân gian đi tìm lời giải cho những phong tục hàng ngày vẫn hiện hữu trong đời sống của nhân dân lao động. Bằng trí tƣởng tƣợng của mình họ đã sáng tạo nên những câu chuyện với mục đích lí giải phong tục. Theo chúng tôi, đó là lí do tiên quyết giúp hình thành hệ thống truyện cổ tích phong tục. Trở lại với truyện cổ tích thần kỳ có yếu tố phong tục, chúng tôi nhận thấy nội dung của các truyện phong tục này rất phong phú, gần nhƣ bao quát các khía cạnh phong tục cổ truyền của ngƣời Việt. Các truyện cổ tích phong tục trong tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ thƣờng tập trung lí giải các phong tục về lễ tết, lễ hội; phong tục về hoạt động tâm linh, tín ngƣỡng; các phong tục về ăn mặc, lao động. Điều này chúng tôi sẽ khảo sát kĩ hơn ở Chƣơng 2.
  • 28. 24 Trong việc lí giải căn nguyên của phong tục, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật đóng góp lần lƣợt là 4 và 3 truyện. Các truyện cổ tích sinh hoạt có yếu tố phong tục chủ yếu xoay quanh các phong tục về vòng đời (Sự tích cái khăn tang; Sự tích cúng lục tuần), thể hiện tín ngƣỡng dân gian (Vợ chàng Trương - giải thích phong tục thờ cúng Vũ Thị Thiết bên dòng Hoàng Giang) và phong tục về thói quen sinh hoạt (Sự tích thuốc lào - Giải thích phong tục hút thuốc lào). Tƣởng chừng truyện cổ tích phong tục chỉ xuất hiện trong tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt, tuy vậy thông qua khảo sát chúng tôi phát hiện có 3 truyện cổ tích loài vật có yếu tố phong tục. Dù truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt có khác nhau về đặc điểm thi pháp đặc biệt là sự xuất hiện và vai trò của yếu tố thần kỳ, tuy vậy hai tiểu loại này có sự gặp nhau rất lớn bởi nhân vật chính đều là con ngƣời. Khác với truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt, “nhân vật chính trong truyện cổ tích về loài vật là các con vật” [42, 37]. Trong khi đó, phong tục là sản phẩm văn hóa của con ngƣời. Vậy có sự gặp gỡ nào giữa phong tục và truyện cổ tích loại vật? Xét từ khía cạnh phong tục đƣợc thể hiện trong truyện cổ tích loài vật, điều thú vị mối quan hệ giữa con ngƣời (tác giả dân gian) và con vật (nhân vật chính trong truyện) chính là mối quan hệ của ngƣời chế biến và thƣởng thức ẩm thực và nguyên liệu để tạo nên món ăn. Do vậy, truyện cổ tích phong tục thuộc tiểu loại truyện cổ tích loài vật chủ yếu giải thích phong tục chế biến thức ăn của ngƣời Việt. Trong số 3 truyện mà chúng tôi thống kê, hai trong số này thể hiện điều đó. Truyện Con gà, con lợn và con chó phản ánh phong tục, thói quen chế biến thức ăn đi kèm với các gia vị: Gà thì tốc tác lá chanh Lợn thì ủn ỉn mua hành cho tôi Chó thì khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi mẹ hỡi mua tôi đồng riềng. Theo cách lí giải của tác giả dân gian sở dĩ các món ăn đi kèm những gia vị riêng đó là bởi con ngƣời muốn hóa kiếp, muốn giải thoát cho những con vật đó. Trong khi đó, truyện Sự tích cái chân sau con chó đi tìm lời giải vì sao những ngƣời xuất gia không ăn rau om, hành và sả. Tác giả dân gian cho rằng, các gia vị trên xuất phát từ những thứ uế tạp, nếu ăn vào sẽ làm mất đi sự thanh khiết của các bậc tu hành.
  • 29. 25 Nhƣ vậy, sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo các tiểu loại truyện cổ tích không đồng đều, mà tập trung chủ yếu vào tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ. Sự phân bố này giảm dần trong hai tiểu loại khác gồm truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích loài vật. Mỗi tiểu loại lại phản ánh những nội dung phong tục khác nhau. Nếu truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc tiểu loại truyện cổ tích thần kỳ có nội dung phản ánh khái quát bởi số lƣợng lớn thì truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc tiểu loại truyện cổ tích sinh hoạt chủ yếu giải thích phong tục về vòng đời. Trong khi đó truyện cổ tích có yếu tố phong tục thuộc tiểu loại truyện cổ tích loài vật tập trung lí giải các thói quen, phong tục chế biến thức ăn của ngƣời Việt. 1.2.2.3. Sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền Thật sự để phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền là một việc làm khó khăn. Bởi lẽ có những phong tục thuộc về một vùng miền nhất định nhƣng có những phong tục phổ biến khắp cả nƣớc. Do vậy, trong quá trình khảo sát và phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền, chúng tôi sẽ dựa vào hai tiêu chí: Thứ nhất, nơi ra đời của truyện cổ tích có yếu tố phong tục. Chúng tôi sẽ tìm hiểu tác giả dân gian ở vùng nào đã sáng tác câu chuyện đó. Để có thể phân loại chính xác chúng tôi dựa vào hệ thống địa danh có trong truyện nhằm khai mở nguồn gốc của truyện. Để làm việc này, chúng tôi dựa vào chú thích của tác giả sƣu tầm đồng thời phân tích các dấu hiệu vùng miền nhƣ không gian, địa danh, các nhân vật trong truyện. Thứ hai, nếu không thể xác định nơi ra đời của truyện cổ tích có yếu tố phong tục, chúng tôi sẽ vận dụng kiến thức văn hóa để lí giải phong tục đƣợc đề cập trong truyện xuất phát từ vùng văn hóa nào trên đất nƣớc ta. Lẽ dĩ nhiên không phải chỉ có vùng miền sáng tác ra truyện cổ tích có yếu tố phong tục đó thì mới có phong tục đƣợc đề cập. Phong tục là yếu tố của văn hóa, sự giao thoa văn hóa là quy luật tất yếu. Vì vậy, hầu hết các phong tục đƣợc lí giải trong truyện cổ tích ngƣời Việt đều phản ánh phong tục của cả dân tộc Việt, loại trừ một số phong tục đặc biệt liên quan đến tâm linh dân gian. Việc tìm hiểu yếu tố vùng miền của truyện cổ tích có yếu tố phong tục là việc chúng tôi muốn tìm về cái nôi của phong tục đó, lí giải vì sao phong tục lại xuất phát từ vùng miền đó.
  • 30. 26 Để tìm hiểu sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền, trƣớc hết chúng tôi phân chia Việt Nam thành các vùng văn hóa hay còn gọi là không gian văn hóa. Tác giả Trần Quốc Vƣợng trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam cho rằng “Việc phân chia Việt Nam thành bao nhiêu vùng văn hóa lại chƣa đƣợc thống nhất cao trong giới nghiên cứu” [44, 223]. Sau đó ông dẫn ra các cách chia không gian văn hóa khác nhau của các nhà nghiên cứu. Cuối cùng, ông đề xuất: “Chúng tôi cho rằng, văn hóa Việt Nam nên chia thành các vùng sau: 1-Vùng văn hóa Tây Bắc 2-Vùng văn hóa Việt Bắc 3-Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ 4-Vùng văn hóa Trung Bộ 5-Vùng văn hóa Trƣờng Sơn - Tây Nguyên 6-Vùng văn hóa Nam Bộ” [44, 223]. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi xin kế thừa cách phân chia trên của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vƣợng. Tuy vậy, để phân chia truyện cổ tích có yếu tố phong tục vào 6 vùng văn hóa trên là điều không thể thực hiện, bởi sẽ có một số vùng văn hóa không phải là quê hƣơng của truyện cổ tích có yêu tố phong tục trong phạm vi 22 truyện mà chúng tôi khảo sát. Do vậy, chúng tôi xin gộp 6 vùng văn hóa trên thành ba vùng văn hóa, bao gồm: Vùng văn hóa Bắc Bộ (gồm: vùng văn hóa Tây Bắc; vùng văn hóa Việt Bắc; vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ), vùng văn hóa Miền Trung - Tây Nguyên (gồm: vùng văn hóa Trung Bộ, Trƣờng Sơn - Tây Nguyên) và vùng văn hóa Nam Bộ (gồm: vùng văn hóa Nam Bộ). Dựa vào cách chia trên, chúng tôi có bảng thống kê sau: Bảng 1.2: Phân loại truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền Số thứ tự Vùng văn hóa Bắc Bộ Vùng văn hóa Miền Trung - Tây Nguyên Vùng văn hóa Nam Bộ 1 - Tên truyện: Con gà, con lợn và con chó - Cơ sở phân loại: Đây là văn hóa ẩm thực xuất - Tên truyện: Cá chép hóa rồng - Cơ sở phân loại: Cửa Vũ Môn ở Hà Tĩnh - Tên truyện: Sự tích cái khăn tang - Cơ sở phân loại: Bản của viện KHXH
  • 31. 27 phát từ miền Bắc Trong bản khác Truyện cá gáy hóa rồng có đoạn “Về địa điểm Ngọc Hoàng chọn nhiều nơi, đặc biệt chú ý nhất là địa điểm của Vũ (Vũ Môn) cứ nhƣ bây giờ là thuộc về Hà Tình” [31, tập 7 Tổng tập VHDG ngƣời Việt] chú thích dựa vào Truyện kể dân gian Nam bộ 2 - Tên truyện: Vợ chàng Trƣơng - Cơ sở phân loại: Chúng tôi dựa vào địa danh đƣợc nhắc đến trong truyện Bến Hoàng Giang (Thuộc làng Nam Xƣơng ở Lí Nhân, Hà Nam) - Tên truyện: Sự tích thuốc lào - Cơ sở phân loại: Nhân vật trong truyện là chàng trai lên kinh đô dự thi. Trong khi đó bản khác Cây đa bến cộ - Nhắc đến sông Ô Lâu. Do vậy, câu chuyện này xuất phát từ Huế - Tên truyện: Sự tích cúng lục tuần - Cơ sở phân loại: Truyện này bản của Viện KHXH chú trích có nguồn gốc từ bản kể của Huyền thoại miệt vƣờn: Truyện cổ dân gian các dân tộc ở Nam Bộ 3 -Tên truyện: Chuyện tình ở núi Non Nƣớc - Bản của viện KHXH chú thích đây là bản kể vùng Hoa Lƣ, Ninh Bình. Đồng thời, địa danh trong truyện là núi Non Nƣớc, núi này ở Ninh Bình. - Tên truyện: Sự tích cái chổi - Cơ sở phân loại: Trong Kho tàng truyện cổ tích VN, Nguyễn Đổng Chi chú thích theo lời kể của ngƣời Hà Tĩnh.
  • 32. 28 4 - Tên truyện: Cây bƣởi đào - Cơ sở phân loại: Bản của viện KHXH chú thích nguồn Văn học dân gian Hải Hƣng - Tên truyện: Sự tích cây nêu ngày tết - Cơ sở phân loại: Bản cảu viện KHXH chú thích toàn truyện theo lời kể của ngƣời Hà Tĩnh 5 - Tên truyện: Sự tích ông Táo - Cơ sở phân loại: Bản của viện KHXH chú thích nguồn Truyện cổ dân gian Hải Dƣơng - Tên truyện: Thần nƣớc - Cơ sở phân loại: Không gian nghệ thuật trong truyện là làng Xuân Canh, Đông thành, Nghệ An 6 - Tên truyện: Đàn lợn vàng làng Hóp - Cơ sở phân loại: Bản của viện KHXH chú thích nguồn Truyện cổ dân gian sƣu tầm ở Hải hƣng. Đồng thời Làng Hóp thuộc Xã Nam Hồng, Nam Sách, Hải Dƣơng. - Tên truyện: Sự tích cái dây lƣng - Cơ sở phân loại: Bản của viện KHXH chú thích nguồn Kho tàng truyện cổ dân gian xứ Nghệ 7 - Tên truyện: Truyện bánh chƣng, bánh giầy - Cơ sở phân loại: Nhân vật trong truyện là Vua Hùng cho nên truyện xuất phát từ Phú Thọ - Tên truyện: Truyện thần núi Vọng Phu - Cơ sở phân loại: Bản của viện KHXH có đoạn “Núi Vọng Phu thuộc huyện Vũ Xƣơng, ở cửa biển của đạo Thuận Hóa”, theo đó nay là
  • 33. 29 Triệu Phong, Quảng Trị. Ca dao vẫn có câu:Mẹ thƣơng con ngồi cầu Ái Tử/ Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu. 8 - Tên truyện: Ả chức chàng Ngƣu - Cơ sở phân loại: Bản của Nguyễn Đổng Chi chú thích theo lời kể của ngƣời Bắc Ninh - Tên truyện: Sự tích công chúa Liễu Hạnh - Cơ sở phân loại: Bản của Nguyễn Đổng Chi chú thích theo lời kể của ngƣời Hà Tĩnh. Đồng thời không gian trong truyện có nhắc tới Đèo Ngang. Hiện ở Hà Tĩnh có đền thờ công chúa Liễu Hạnh. 9 - Tên truyện: Sự tích trầu, cau và vôi - Cơ sở phân loại: Bản kể của Nguyễn Đổng Chi có đoạn “Cha họ là một ngƣời cao to nhất trong vùng đã từng đƣợc vua Hùng triệu về Phong Châu”. Nhƣ vậy truyện đề cập đến địa danh Phong Châu, Phú Thọ. - Tên truyện: Sự tích dƣa hấu - Cơ sở phân loại: Bản của Nguyễn Đổng Chi dẫn nguồn Theo Lĩnh Nam chích quái và Đại Nam nhất thống chí, “tỉnh Thanh Hóa”
  • 34. 30 Trong số 22 truyện cổ tích có yếu tố phong tục mà chúng tôi khảo sát đƣợc từ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi và Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6, tập 7) có 2 truyện chúng tôi không đủ căn cứ để phân loại. Đó là truyện Ma học trò hiện hình và Sự tích cái chân sau con chó. Về nguồn gốc hai truyện này đều đƣợc dẫn nguồn từ LANDEX (Contes et legedes annamites), tức công trình của Pháp sƣu tầm truyện cổ nƣớc ta. Về các dấu hiệu khác nhƣ địa danh, nhân vật, dấu ấn địa lí...để xác định vùng miền cũng không rõ. Do vậy, chúng tôi chỉ phân loại đƣợc 20 truyện cổ tích có yếu tố phong tục vào các miền khác nhau. Từ Bảng 1.2, chúng tôi thấy về số lƣợng có sự đồng đều và chiếm ƣu thế lớn của truyện cổ tích có yếu tố phong tục xuất phát từ Bắc Bộ và Miền Trung - Tây Nguyên so với Nam Bộ. Điều này có thể lí giải bởi chiều dài lịch sử của vùng miền. Rõ ràng cái nôi văn hóa của ngƣời Việt xuất phát từ châu thổ sông Hồng, kéo dài xuống sông Danh. Theo suốt quá trình hình thành và phát triển của đất nƣớc thì đây là lãnh thổ trung tâm. Trong khi đó, Nam Bộ là vùng đất mới. Mặt khác, công tác sƣu tầm văn học dân gian địa phƣơng ở miền Bắc và miền Trung phát triển mạnh hơn. Do vậy, số lƣợng truyện cổ tích có sự chênh lệch, dẫn theo truyện cổ tích có yếu tố phong tục cũng có sự chênh lệnh. Cụ thể hơn trong từng vùng miền nổi bật lên những địa danh là “quê hƣơng” của những truyện cổ tích có yếu tố phong tục nhƣ: Phú Thọ, Ninh Bình, Hải Dƣơng, Nghệ An, Hà Tĩnh...Có thể nói đây là các tỉnh hạt nhân của các vùng văn hóa. Phú Thọ là “quê hƣơng” của đất tổ; Nghệ - Tĩnh là hồn cốt của văn hóa miền Trung… Xét về nội dung có điểm gặp gỡ khá thú vị giữa tính cách con ngƣời với gốc tích của phong tục. Các truyện cổ tích có yếu tố phong tục có nguồn gốc từ miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên giải thích các phong tục phong phú, bao quát các khía cạnh của phong tục cổ truyền ngƣời Việt. Hầu hết các phong tục này đều đã trở nên phổ biến trên cả không gian văn hóa Việt Nam. Tuy vậy có một số phong tục liên quan đến thờ cúng tâm linh hoặc tổ nghề lại gắn liền với đặc trƣng văn hóa của từng vùng đất cụ thể. Ví dụ ở miền Bắc có tục thờ Vũ Thị Thiết ở bến Hoàng Giang (Vợ chàng Trương), phong tục nuôi lợn nái ở làng Hóp (Đàn lợn vàng làng Hóp)...hay ở Miền Trung - Tây Nguyên có tục thờ thần đá Vọng Phu ở Triệu Phong, Quảng Trị (Truyện thần núi Vọng Phu)…
  • 35. 31 Trong khi đó, vùng đất Nam Bộ coi trọng đạo lí là quê hƣơng của hai truyện giải thích phong tục về vòng đời: Sự tích cái khăn tang và Sự tích cúng lục tuần. Dù chỉ đóng góp 2 trên 20 truyện trong số này nhƣng 2 truyện này thể hiện rõ con ngƣời Nam Bộ giàu nghĩa tình, coi trọng đạo đức hiếu nghĩa. Tác giả Nguyễn Văn Kha trong “Tính cách con ngƣời Nam bộ”, Tạp chí văn học số 4/2013 có đoạn “Giữa cái mênh mông của đầm lầy, của rừng ngập mặn, của biển cả và sông nƣớc con ngƣời cần phải nƣơng tựa vào nhau nhƣng sự liên kết đó dựa trên cơ sở nào? Phải lấy cái gì để điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời? Trong hoàn cảnh sống và môi trƣờng nhƣ vậy ngƣời nam bộ đã lấy tình nghĩa và đạo lí làm chỗ dựa” [24, tr49]. Điểm thú vị là hai phong tục đƣợc đề cập ở đây thể hiện rõ tinh thần “tình nghĩa”, “đạo lí” của tác giả dân gian Nam Bộ. Sự tích cái khăn tang giải thích phong tục để tang của ngƣời Việt nhƣ là sự tƣởng nhớ biết ơn, thƣơng tiếc của ngƣời sống với ngƣời đã khuất. Trong khi đó Sự tích cúng lục tuần lại là sự biết ơn ghi nhận công lao của ngƣời còn sống “ngƣời ta đến năm sáu mƣơi tuổi thì làm lễ cúng lục tuần để tƣởng nhớ đến ông già nọ và một phần để mừng tuổi thọ” [21, tr472]. Nhƣ vậy, sự phân bố truyện cổ tích có yếu tố phong tục theo vùng miền có sự chênh lệch đáng kể khi hầu hết các truyện cổ tích có yếu tố phong tục chủ yếu xuất phát từ miền Bắc và miền Trung. Trong khi đó, miền Nam chiếm số lƣợng khá khiêm tốn. Sự phân bố truyện cổ tích giải thích các phong tục ngƣời Việt phần nào liên quan đến tính cách vùng miền và đặc sắc văn hóa của từng vùng miền nhất định.
  • 36. 32 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM NHÓM TRUYỆN CỔ TÍCH CÓ YẾU TỐ PHONG TỤC CỦA NGƢỜI VIỆT Theo khảo sát của chúng tôi trong số 247 truyện cổ tích (chƣa kể bản khác) trong Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 6 và tập 7: Truyện cổ tích) của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và 201 truyện cổ tích (chƣa kể khảo dị) trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập của Nguyễn Đổng Chi) có tất cả 22 truyện cổ tích có yếu tố phong tục, hay nói đúng hơn là giải thích nguồn gốc phong tục. Thống kê cho thấy có 3 truyện giải thích về phong tục vòng đời; 10 truyện giải thích các phong tục về lễ tết và thờ cúng tâm linh; 9 truyện giải thích các phong tục về ăn, mặc, trang phục và lao động… 2.1. Truyện cổ tích giải thích các phong tục về vòng đời 2.1.1. Khảo sát Phong tục về vòng đời là những phong tục gắn liền với mốc thời gian trong cuộc đời con ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi đi về thế giới bên kia. Bao gồm các phong tục về sinh đẻ, nuôi dƣỡng; trƣởng thành; cƣới hỏi; mừng thọ; tang ma...Trong số 22 truyện có yếu tố phong tục mà chúng tôi khảo sát từ hàng trăm truyện cổ tích thì có 3 truyện giải thích các phong tục về vòng đời, đó là: Sự tích cái khăn tang, Sự tích cúng lục tuần và Ả chức chàng Ngưu. Kết quả khảo sát cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.1: Thống kê các truyện cổ tích giải thích phong tục về vòng đời TT Tên truyện Tóm tắt văn bản Phong tục biểu hiện 1 Ả chức chàng Ngƣu (Bản kể của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Xƣa trong một khu rừng rậm có một cái giếng tiên, nơi các nàng tiên trên trời thƣờng xuống đùa nghịch. Tình cờ có một chàng trai lạc vào nơi này trông thấy ba cô tiên, chàng nhanh chóng lấy trộm một bộ cánh, từ đó nàng tiên không có bộ cánh (ả Chức) đành theo chàng về làm vợ. Sống với nhau một thời gian họ sinh Giải thích phong tục kiêng cƣới hỏi vào tháng 7 âm lịch của ngƣời Việt
  • 37. 33 đƣợc một đứa con trai, nhƣng tình cờ chồng đi vắng, ngƣời vợ ở nhà tìm ra bộ cánh của mình và bay về trời. Ngƣời chồng ôm con về giếng cũ, gặp một bà tiên và nhờ bà nhắn lời với nàng. Đƣợc sự giúp đỡ, hai cha con đƣợc lên thƣợng giới đoàn tụ, nhƣng hai ngày sau họ phải trở về dƣơng gian. Theo lời dặn của ả Chức khi xuống tận nơi thì gõ trống để nàng cắt dây, không ngờ bày quạ đen mổ vào mặt trống khi hai cha con chƣa tới đất, nên lao mình xuống biển. Ngọc Hoàng biết chuyện cho hai cha con lên trời chăn trâu (chàng Ngƣu) mỗi năm chỉ gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7. 2 Sự tích cúng lục tuần (Bản kể trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, dẫn nguồn Huyền thoại miệt vườn) Xƣa có ông vua hễ ai đến sáu mƣơi tuổi là chém đầu vì theo ông, những ngƣời này già yếu, lẩm cẩm. Có một gia đình nọ vợ mất sớm, ngƣời cha đã sáu mƣơi mà ngƣời con chƣa đến tuổi trƣởng thành. Một hôm, nƣớc láng giềng đƣa sang hai con ngựa giống nhau yêu cầu phân biệt con mẹ, con con. Nếu nói đúng họ rút quân, nếu nói sai họ cho quân chinh phạt. Nhà vua truyền lệnh trong thiên hạ, ai giải đƣợc thì trọng Giải thích phong tục cúng lục tuần (mừng thọ sáu mƣơi tuổi) của ngƣời Việt.
  • 38. 34 thƣởng. Theo kế sách của cha, cậu bé mang một nắm cỏ vào cung. Khi cho ngựa ăn, một con ăn, một con chỉ ngửi. Cậu xác định con chỉ ngửi là con mẹ bởi “mẹ bao giờ cũng thƣơng con”. Nhờ đó cậu xin cho cha khỏi bị chém đầu. Từ đó, nhà vua bãi bỏ lệnh vô lí và con ngƣời đến sáu mƣơi tuổi thì cúng lục tuần để mừng thọ và cũng là tƣởng nhớ ông già nọ. 3 Sự tích cái khăn tang (Bản của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Ngày xƣa, có gia đình phú hộ sinh đƣợc năm ngƣời con gái mà không có con trai. Lớn lên, lần lƣợt năm cô con gái lấy chồng và ở riêng. Vì nhớ con, ngƣời vợ đến từng nhà thăm con, sau đó trở về đến lƣợt ngƣời chồng cũng lần lƣợt đến thăm con. Nhƣng do con có gia đình riêng có nhiều điều phải lo nghĩ nên tình cảm nhạt phai hơn trƣớc. Buồn bã trở về, ông lão bàn với vợ ra đi tìm con nuôi. Vợ đồng ý, ông lão ra đi và rao bán “có ai mua cha thì ra mà mua”. Nghe tiếng rao hai vợ chồng nghèo vay mƣợn tiền mau cha về phụng dƣỡng. Ông lão ở lại trong nhà của vợ chồng nghèo một thời gian rồi sau dặn vợ chồng nghèo đốt nhà theo về nhà vợ chồng ông lão. Thời Giải thích phong tục tang ma của ngƣời Việt. Trong đám tang, con trai phải cắt tóc, đội mũ vành rơm; con dâu không cần cắt tóc chỉ đội khăn tang; con gái vừa đội khăn tang, vừa phải có miếng vải che mặt.
  • 39. 35 gian sau ông lão bị trọng bệnh, ông để di chúc chia tài sản cho con nuôi và dặn đừng báo cho năm đứa con gái. Về để tang thì con trai cắt tóc đội mũ rơm, con dâu không cần cắt tóc chỉ đội khăn tang. Nhƣng sau khi ông chết, bà phú hộ thƣơng con nên báo cho con gái. Năm đứa con gái hối hận nhƣng vì xấu hổ nên ngoài đeo khăn tang còn phải có miếng vải che mặt. 2.1.2. Đặc điểm nhóm truyện cổ tích giải thích các phong tục vòng đời Mỗi giai đoạn trong cuộc đời con ngƣời đều gắn liền với những sự kiện quan trọng. Những sự kiện ấy đƣợc thể hiện khá đầy đủ trong hệ thống phong tục Việt Nam. Truyện cổ tích có yếu tố phong tục nhằm giải thích căn nguyên của các phong tục có mặt ở hầu khắp trong đời sống của dân tộc. Mặc dù theo kết quả khảo sát, chỉ có 3 truyện cổ tích có yếu tố phong tục giải thích các phong tục vòng đời tuy vậy 3 truyện này gắn liền với những sự kiện quan trọng của đời ngƣời: cƣới hỏi, mừng thọ, tang ma. Truyện Ả chức chàng Ngưu liên quan đến phong tục kiêng cƣới hỏi vào tháng 7 của ngƣời Việt. Rõ ràng, ngƣời dân Việt Nam vẫn quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đặc biệt là những sự kiện trọng đại. Trong khi đó, “tậu trâu, cƣới vợ, làm nhà” là ba việc trọng đại nhất của con ngƣời theo quan niệm dân gian. Theo phong tục của ngƣời Việt, việc hôn nhân đại sự phải đƣợc tính toán kĩ càng từ việc chọn ngƣời môn đăng hộ đối, chọn ngoại hình tính cách, nếu đƣợc thì chọn ngày lành tháng tốt. Việc chọn ngày lành tháng tốt dựa vào tuổi của vợ chồng, thời điểm trong năm theo quan niệm của thuyết âm dƣơng ngũ hành. Tuy vậy, mẫu số chung trong việc chọn ngày cƣới hỏi là việc không mấy ai chọn ngày tiến hành hôn lễ vào tháng 7 âm lịch hàng năm.
  • 40. 36 Lẽ dĩ nhiên về mặt cơ sở khoa học, dân gian tránh tổ chức cƣới hỏi vào tháng này bởi thời tiết không thuận lợi. Đây là tháng mƣa dầm dề hầu nhƣ suốt tháng, thậm chí có bão to gió lớn, nếu tổ chức lễ cƣới vào những ngày này công việc thì công việc chuẩn bị và tiến hành gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, theo quan niệm dân gian, tháng bảy âm lịch còn là tháng “quỷ môn khai” (mở cửa cho quỷ ra). Do vậy, về mặt tâm linh dân gian cho rằng tháng này quỷ xuất thế, thƣờng xuyên phá hoại con ngƣời. Ngoài những lí do trên, việc không tổ chức cƣới hỏi vào tháng bảy bởi đây là tháng Ngâu, tháng Ngƣu Lang - Chức Nữ gặp nhau sau một năm trời đằng đẳng xa cách. Biết rằng dân gian luôn bày tỏ sự ngƣỡng mộ về mối tình đẹp, lãng mạn nhuốm màu huyền thoại của ả Chức - chàng Ngƣu, tuy vậy, không có gia đình nào lại muốn con cái mình rơi vào hoàn cảnh của Ngƣu Lang - Chức Nữ. Họ yêu nhau nhƣng phạm luật trời phải chia lìa 365 ngày đằng đẵng mỗi năm đƣợc gặp nhau một lần vào ngày mồng 7 tháng 7. Thật tiếc cuộc tình đẹp giữa Ngƣu Lang - Chức Nữ lại là biểu tƣợng của sự ngăn cách chia lìa, đây lại là điều tối kị trong hôn nhân. Trong lễ cƣới, dân gian thƣờng chúc tụng nhau về một tình yêu vĩnh cửu bền chặt “trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê”, sống với nhau đến “đầu bạc răng long”. Vậy thì không có lí do gì họ lại tổ chức lễ cƣới vào tháng 7, tháng của mối tình chia lìa xa cách, của nhớ nhung luyến tiếc. Tác giả Lê Trung Vũ, khi nghiên cứu về tập tục hôn nhân của ngƣời Việt, đã có những nhận định về phong tục này “Tháng 7 mƣa ngâu lƣớt thƣớt. Mƣa ngâu nhắc đến một truyền tích, Ngƣu Lang (Kiên Ngƣu) là một ngôi sao, chăn trâu phía Tây sông Ngân, yêu Chức Nữ, cũng là một ngôi sao, con gái Thƣợng đế. Đây là hai ngôi sao nằm trong 28 ngôi sao nổi tiếng. Thƣợng đế nhận Ngƣu Lang làm rể. Nhƣng từ khi có chồng, Chức Nữ lƣời biếng. Thƣợng đế phạt, đày Chức Nữ sang bờ đông sông Ngân, và lệnh cho mỗi năm hai ngƣời chỉ đƣợc gặp nhau một lần vào ngày Thất tịch (mồng 7 tháng 7). Bởi thế lúc gặp nhau ấy hai ngƣời khóc rả rích nhƣ mƣa. Mƣa rả rích tháng 7 là ngâu. Tình đôi lứa lở dở nhƣ vậy, nên ngƣời ta thƣờng ngại, không tổ chức lễ cƣới vào tháng này”. [43, tr99-100]
  • 41. 37 Ngoài phong tục về kiêng cƣới hỏi vào tháng Ngâu, dân gian còn giải thích phong tục mừng thọ sáu mƣơi tuổi. Xƣa nay vẫn có câu “thất thập cổ lại hi” (bảy mƣơi xƣa nay hiếm) vậy thì sáu mƣơi tuổi đối với ngƣời xƣa đã đƣợc xem là tuổi thọ. Sách Nghi lễ vòng đời người cũng viết “tùy theo từng nơi, song nhìn chung tuổi để tổ chức mừng thọ vào những năm chẵn 60, 70, 80 và 90” [43, 159]. Phong tục mừng thọ sáu mƣơi tuổi đƣợc giải thích trong truyện Sự tích cúng lục tuần. Phong tục này xuất phát từ truyền thống kính trọng tuổi già của dân tộc Việt, bởi thế dân gian có câu “Triều đình trọng tƣớc, hƣơng ƣớc trọng xỉ”. Có nghĩa ở trong triều đình thì coi trọng chức tƣớc, còn quy định của làng trọng ngƣời cao tuổi. Ngƣời Việt xƣa còn có những câu nói dạy con cháu phải kính trọng ngƣời già nhƣ “Yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho”. Vì thế mừng thọ sáu mƣơi tuổi nhƣ là sự tri ân của con cháu đối với ngƣời cha, ngƣời ông trong gia đình. Ngoài ra, sáu mƣơi tuổi còn là kết thúc một vòng hoa giáp của con ngƣời, lần đầu tiên con ngƣời lặp lại can chi của mình. Đây là một sự kiện trọng đại đánh dấu bƣớc ngoặt về thời gian của cuộc đời mỗi con ngƣời. Câu chuyện Sự tích cúng lục tuần bắt nguồn từ hành động đi ngƣợc truyền thống của ông vua độc ác. Những ngƣời đến sáu mƣơi tuổi, ông vua này cho rằng đều già cả lẩm cẩm nên phải xử chém để nhẹ bớt gánh nặng cho xã hội. Nhƣng chính nhờ sự thông thái của một ông bố đã sáu mƣơi tuổi, cùng với quyết tâm níu cha ở lại với trần thế của cậu bé nhỏ tuổi nhanh nhẹn, họ đã giải đƣợc bài toán của đoàn quân xâm lƣợc, cứu thoát dân tộc khỏi nguy cơ xâm lƣợc. Nhờ đó, ông vua gian ác đã thay đổi quan niệm ban cho ngƣời cha già đƣợc sống và mời ông tham dự yến tiệc. Từ đó về sau, hễ ai đến sáu mƣơi tuổi, con cháu đều làm lễ mừng thọ (cúng lục tuần) trƣớc là để tri ân ngƣời cha, ngƣời ông của mình sau là để tƣởng nhớ ông già đã giúp nhà vua thay đổi quyết định vô lí, giết hại bao nhiêu con ngƣời vô tội. Rõ ràng ông bố trong truyện này biểu tƣợng cho kinh nghiệm, vốn sống. Trong tiềm thức của ngƣời Việt, ngƣời già là kho kinh nghiệm quý báu. Kinh nghiệm của ngƣời già đƣợc hun đúc từ những va chạm với cuộc sống, nhƣ là sự tổng kết thực tiễn. Vì vậy phong tục cúng lục tuần còn gắn liền với sự kính trọng, đề cao kinh nghiệm ngƣời già của thế hệ sau.
  • 42. 38 Truyện cổ tích có yếu tố phong tục giải thích các phong tục về vòng đời còn đề cập đến phong tục tang ma của ngƣời Việt. Với mỗi vùng đất khau trên thế giới, phong tục tang ma biểu hiện theo mỗi cách khác nhau. Phong tục để khăn tang trong lễ tang của ngƣời Việt đƣợc giải thích trong câu chuyện Sự tích cái khăn tang. Câu chuyện mở đầu bằng sự thật đau lòng nhuốm màu Nho giáo “thuyền theo lái gái theo chồng” hay “xuất giá tòng phu”. Gia đình phú ông sinh ra năm ngƣời con gái lớn lên đều lấy chồng xa. Vì nhớ con hai vợ chồng luân phiên đến từng nhà thăm con, nhƣng vì công việc tình cảm của con có phần lạnh nhạt. Có thể nói, những ngƣời con gái trong câu chuyện không phải là những con ngƣời bất hiếu, cũng chẳng phải vô tâm. Chỉ có điều “nƣớc mắt chảy xuôi”, khi có gia đình những ngƣời con gái phải chăm lo vun xới cho hạnh phúc của gia đình nhỏ, mà không có thời gian phụng dƣỡng mẹ cha già. Đó là lí do gia đình phú hộ giàu có phải đi tìm con nuôi, ông phải rao “bán cha” và may mắn đƣợc một gia đình nghèo khó “thiếu cha” nên phải “mua cha” về phụng dƣỡng. Một thời gian ông dẫn hai vợ chồng con nuôi về nhà coi đó là con trai, con dâu. Trƣớc lúc nhắm mắt xuôi tay, ông dặn vợ con để tang cho mình và không đƣợc báo cho những ngƣời con gái. Tuy vậy, ngƣời vợ thƣơng con báo cho con gái trở về, họ phải dùng miếng vải che mặt vì xấu hổ với cha. Còn ngƣời con trai phải cắt tóc đội mũ rơm, con dâu không cần cắt tóc chỉ đội khăn tang. Có thể trong quan niệm dân gian, để tang là một phƣơng thức biểu hiện sự luyến tiếc, tƣởng nhớ đối với ngƣời đã khuất. Theo cách lí giải của dân gian trong truyện phong tục này bắt nguồn từ tình cảm của con ngƣời với con ngƣời. Vì thƣơng con trai và con dâu nên ông lão cho để tang. Ông lão cảm kích sự hi sinh của ngƣời con dâu phải bán tóc để đủ tiền “mua cha” nên trƣớc lúc xa lìa trần thế ông dặn con dâu không cần cắt tóc. Trong khí đó, nhƣ đã nói những ngƣời con gái không phải là kẻ vô tâm hay bất hiếu. Sau khi biết cha mất những cô con gái trở về cũng chẳng mảy may đến gia sản để lại, họ chỉ muốn đƣợc đeo khăn tang để bày tỏ lòng thành kính, sự tiếc thƣơng, hối cải của mình. Các câu chuyện cổ tích giải thích về các phong tục vòng đời không chỉ khá bao quát về các sự kiện trong cuộc đời con ngƣời mà còn mang đậm tính cách vùng miền. Nhƣ đã khảo sát trong mục 1.3.3, trong 3 truyện giải thích về vòng đời có hai truyện có nguồn gốc miền Nam. Chúng tôi chỉ nói rằng bản kể của hai truyện này
  • 43. 39 đƣợc sƣu tầm ở Nam Bộ, hoàn không có nghĩa là phong tục này chỉ có ở Nam Bộ. Tuy vậy, lâu nay chúng ta vẫn thừa nhận còn ngƣời Nam Bộ là những con ngƣời nghĩa khí, giàu tình nghĩa và đặc biệt coi trọng đạo lý làm ngƣời. Hai trong số ba phong tục đƣợc giải thích có giá trị răn dạy con ngƣời phải sống tròn đạo lý, đề cao nhân nghĩa yêu thƣơng, sống với tinh thần “uống nƣớc nhớ nguồn”, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nếu Sự tích cúng lục tuần răn dạy con cháu phải coi trọng những ngƣời lớn tuổi, phải biết ơn đấng sinh thành, nuôi dƣỡng thì Sự tích cái khăn tang thể hiện sự tiếc thƣơng tƣởng nhớ của con cháu đối vời ngƣời đã khuất. Đó là tinh thần đạo lí Nam Bộ, và cũng là truyền thống tình nghĩa của con ngƣời Việt Nam. Xét về kết thúc câu chuyện, trong khi các truyện kể dân gian thƣờng có xu hƣớng kết thúc có hậu thì truyện cổ tích có yếu tố phong tục thƣờng đi ngƣợc điều đó. Truyện cổ tích có yếu tố phong tục thƣờng kết thúc không có hậu. Nhân vật hoặc dang dở, hoặc thiếu trọn vẹn, đôi khi đi đến cái chết. Từ kết thúc không có hậu đó với cái chết của nhân vật, tác giả dân gian hóa thân thành những phong tục. Trong 3 câu chuyện cổ tích giải thích các phong tục về vòng đời thì có 2 câu chuyện kết thúc không có hậu. Chuyện Ả chức chàng Ngưu kết thúc trong sự luyến tiếc của độc giả dân gian. Mặc dù Ngọc Hoàng cảm kích trƣớc mối tình tuyệt đẹp, mặc dù hai cha con chàng Ngƣu từ cõi chết trở về, nhƣng mối tình này vẫn kết thúc trong dang dở. Tháng bảy mƣa Ngâu đầy trời và đôi lứa chia lìa suốt năm đƣợc đoàn tụ. Mỗi năm chỉ có một ngày của hạnh phúc, 365 ngày còn lại họ phải sống trong nhớ thƣơng khắc khoải. Kết thúc không có hậu ấy nhƣ là biệu hiện cho sự ngăn cách chia lìa, từ đó đi đến giải thích tại sao ngƣời Việt không tổ chức cƣới hỏi vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Nếu nhân vật chính trong Ả Chức chàng Ngưu vẫn còn đƣợc gặp nhau thì các nhân vật trong Sự tích cái khăn tang phải rơi vào cảnh âm dƣơng cách biệt. Ngƣời cha sau khi tìm đƣợc ngƣời con đúng nghĩa yêu thƣơng, sống đƣợc một thời gian thì ốm bệnh và qua đời. Kết thúc câu chuyện, năm ngƣời con gái ruột không kịp nhìn cha lần cuối. Họ chỉ kịp đeo chiếc khăn tang và miếng vải che mặt vừa thƣơng cha, vừa tƣởng nhớ tới cha vừa xấu hổ vì không chăm sóc đƣợc cho cha. Tuy vậy, với kết thúc đó, tác giả dân gian đi đến lí giải phong tục để tang của ngƣời Việt. Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng kết thúc không có hậu hay thậm chí nhân vật tốt đi đến cái chết là một phƣơng tiện để tác giả dân gian lí giải phong tục.