SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 97
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON
LITTLE SOL MONTESSORI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT
CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON
LITTLE SOL MONTESSORI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Phạm Thị Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI ..........................................................10
1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................10
1.2. Phương pháp giáo dục Montessori ............................................................14
1.3. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
theo phương pháp Montessori ..........................................................................18
1.4. Quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường
mầm non theo phương pháp Montessori ..........................................................31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen với chữ viết
cho trẻ mẫu giáo tạicác trường mầm non theo phương pháp Montessori ........36
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI
CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM
NON LITTLE SOL MONTESSORI - HÀ NỘI.................................................38
2.1. Khái quát về hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội..38
2.2. Tổ chức khảo sát........................................................................................39
2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................42
2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho
trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. ...59
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động làm quen với chữ viết
cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. .60
Chương 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG
TRƯỜNG MẦM NON LITTLE SOL MONTESSORI - HÀ NỘI ..................63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp..............................................................63
3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho
trẻ mẫu giáo tại hệ thống các trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội...64
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................71
3.4. Kết quả thăm dò thực tế về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp....71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................80
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 CBQL Cán bộ quản lý
2 CSVC Cơ sở vật chất
3 GDMN Giáo dục mầm non
4 GV GV
5 ĐTB Điểm trung bình
6 LQCV Làm quen với chữ viết
7 QLGD Quản lý giáo dục
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Montessori và phương pháp
truyền thống....................................................................................................18
Bảng 1.2.Nhật ký hoạt động của trẻ Montessori trong phát triển ngôn ngữ
Tiếng Việt.......................................................................................................28
Bảng 2.1.Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý hoạt động LQCV tại hệ thống
trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội...........................................40
Bảng 2.2. Mô tả dữ liệu khảo sát ..............................................................................42
Bảng 2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động LQCV ..........................43
Bảng 2.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV tham gia .....................................45
giảng dạy hoạt động LQCV ......................................................................................45
Bảng 2.5. Mức độ thực hiệnnội dung các hoạt động LQCV ...................................46
Bảng 2.6. Hoạt động dạy của đội ngũ GV tham gia giảng dạy hoạt động
LQCV cho trẻ mẫu giáo .................................................................................48
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá học sinh trong hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ......50
Bảng 2.8. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo............53
Bảng 2.9. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo..................55
Bảng 2.10. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ...........56
Bảng 2.11.Công tác quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động LQCV cho trẻ
mẫu giáo .........................................................................................................57
Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho
trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà
Nội..................................................................................................................59
Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ...........................72
Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ...........................................73
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất .....................................................................................73
DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................71
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi.................74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là
sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng.. Đối
với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Chữ
viết là phương tiện ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các
phát minh, các thành tựu không thể truyền lại. Âm thanh hay lời nói là cái vỏ vật
chất của ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền
đạt rộng rãi và chính xác, lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về
khoảng cách và thời gian theo kiểu tam sao thất bản. Chữ viết khắc phục được
những điểm trên là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin,
kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người.” [31]
Về mặt lý luận, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong những năm tháng đầu
đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như
toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Ngoài ra ngôn ngữ đối với trẻ còn là
phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức
mang tính chuẩnmực. Theo giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), dạy chữ sớm
cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí
nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp
và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho
trẻ. Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính
giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại
ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển.
Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí,
thể, mỹ và hoạt động làm qune với chữ viết là một trong những hoạt động vô cùng
quan trọnggiúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận
dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một
số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự
vận động khéo léo của bàn tay… Thông qua việc cho trẻ LQCV, vốn từ của trẻ
được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và phát âm các âm của tiếng Việt,
2
làm quen với hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm chữ cái ghi lại
bằng chữ cái. Cho trẻ LQCV còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng
như: cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi... Đây là những kỹ năng
cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp 1, việc dạy trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho
trẻ sự hứng thú với đọc, viết. Ở mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với
trẻ, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc tăng cường
trải nghiệm với chữ viết cho trẻ mẫu giáo không phải là dạy chương trình tiếng Việt
của lớp 1 mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và sáng
tạo của trò chơi học tập.
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa
vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của
mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời
gian riêng của mình. Việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri đảm bảo
sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và được bố trí phòng học và bài học phù
hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Phương pháp chủ yếu được áp dụng
cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với
các điều kiện trong môi trường. Phát triển về ngôn ngữ cho trẻ là một trong những
mục tiêu quan trọng trong chương trình giảng dạy của phương pháp Montessori.
Tiến sĩ Montessori đã thiết kế những bộ giáo cụ tinh tế để trẻ có thể phát huy tối đa
khả năng ngôn ngữ thông qua các giác quan của mình. Các hoạt động học tập theo
phương pháp Montessori tập trung học bằng trải nghiệm. Trẻ hiếm khi học theo
sách giáo khoa, sách bài tập mà học khi tiếp xúc trực tiếp với những giáo cụ học tập
cụ thể, nhằm đưa khái niệm trừu tượng vào cuộc sống giúp trẻ học và hiểu sâu hơn.
Học chữ bằng phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ ghi sâu nhớ lâu và tăng hứng thú
khám phá học tập, đặt nền tảng tư duy cho việc tiếp thu kiến thức về sau.[31]
Qua thực tiễn công tác tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori -
Hà Nội và tìm hiểu thực tế tại các hệ thống trường mầm non theo phương pháp
Montessori khác tại Hà Nội, hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo được các trường
3
quan tâm, chú trọng đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù của phương pháp Montessori,
hoạt động LQCV chú trọng tới sự phát triển cá nhân từng trẻ; phương pháp
Montessori là phương pháp mới; đội ngũ giáo viên lại trẻ mặc dù được đào tạo bài
bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm; đội ngũ quản lý cũng chưa có nhiều kinh nghiệm
chưa có những biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động LQCV một cách đồng bộ, hiệu
quả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi của từng trẻ. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
theo phương pháp Montessori sao cho phù hợp, hiệu quả là việc làm có ý nghĩa
khoa học trên phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay.
Xuất phát từ các lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động làm quen
với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol
Montessori - thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành
quản lý giáo dục.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Những năm gần đây xuất hiện trong các tài liệu khoa học thuật ngữ “khả
năng tiền đọc–viết” (emergent literacy) khi các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục
mầm non nói về việc cho trẻ bước đầu làm quen với đọc, viết ở trường mầm non.
Điều này thể hiện sự quan tâm của người lớn khi cho trẻ sớm tiếp xúc với một công
việc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: đọc và viết.
MariaMontessori(1967) cho rằng:nên khuyến khích trẻ tô lại các nét chữ cái, sử
dụng hai ngón tay đầu tiên như là bài tập luyện tập trước khi viết. Bà nhận thấy loại cử
động xúc giác nhỏ này dường như giúp ích cho trẻ nhỏ khi chúng cầm các công cụ viết
sau này.Khi trẻ nhìn thấy và sờ vào những chữ cái, 3 giác quan cùng được huy động
một lúc: nhìn, sờ và tâm động cơ bắp. Đâychính là nguyên nhân cho thấy những hình
ảnh đồ họa thường ăn sâu hơn và nhanh hơn vào trí nhớ của trẻ so với những gì đạt
được chỉ bằng quan sát trong các phương pháp thông thường. Và những ấn tượng có
được nhờ vào cảm giác về vận động cơ bắp thường giữ lại lâu nhất đối với trẻ nhỏ. Một
đứa trẻ có thể không nhớ được chữ cái nếu chúng chỉ nhìn, nhưng khi chúng được sờ
vào những chữ cái thì chúng có thể nhớ lại[24].
4
Montessori đã nghiên cứu xây dựng các phương pháp giáo dục đối với trẻ từ
0-3 tuổi, 3-6 tuổi, 6-12 tuổi, 12-18 tuổi trong đó đã chỉ ra giai đoạn trưởng thành
quan trọng nhất của trẻ là từ 0-6 tuổi [8]. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một năng lực
tiềm tàng là khả năng mẫn cảm, khả năng lĩnh hội. Khả năng này tồn tại trong giai
đoạn trẻ từ 0-6 tuổi [27]. Giai đoạn 0-6 tuổi được coi là giai đoạn vàng trong phát
triển khả năng ngôn ngữ cũng như giáo dục sớm của trẻ.
Trong phong trào giáo dục sớm, nổi bật một quan điểm về dạy chữ sớm cho
trẻ của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc). Trong một seri các cuốn sách về
giáo dục sớm (năm nào), đáng chú ý có cuốn “Phương án 0 tuổi–Phát triển ngôn
ngữ từ trong nôi”, cho rằng “trẻ nhỏ học chữ cũng tự nhiên như họcngôn ngữ nói.
Vậy thì không có lý do gì chúng ta dạy nói cho trẻ từ sơ sinh mà đợi cho trẻ đến tiểu
học mới dạy chữ viết”[17].
Richardson và cộng sự (1997) trong nghiên cứu về phương pháp Montessori
chuẩn bị cho trẻ học đọc và viết đã chỉ ra trong phương pháp Montessori việc đọc là khả
năng trừu tượng hóa cuối cùng của ngôn ngữ hơn là một kỹ năng đặc biệt được dạy. Việc
chuẩn bị trực tiếp và gián tiếp trong quá trình học của trẻ đóng vai trò quan trọng [29].
Ryan Tahzeem (2015) trong luận văn nghiên cứu về phương pháp Montessori
“Tầm quan trọng của làm quen với viết trước khi đọc - Cách thức tài liệu và chương
trình Montessori hỗ trợ quá trình học” đã chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của việc viết
trước khi đọc cho mọi đối tượng lứa tuổi, giới tính khác nhau [30].
2.2. Ở Việt Nam
Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, nội dung
chuẩn bị cho trẻ tập đọc, tập viết” Hoàng Thị Oanh cùng các cộng sự (2000) có
nêu: Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm theo kiểu chữ in thường-đây là nội dung
giúp trẻ tự giác hình thành chữ cái, tri giác bằng mắt, bằng tay để làm quen và nhận
dạng chữ cái. Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái-đây là nội dung giúp trẻ 5 tuổi chuẩn
bị học ghép các âm thànhvần, thành tiếng ở lớp 1. Dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi
và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái - đây là nội dung không thể thiếu trong việc
chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lên học lớp1. Dạy trẻ kỹ năng tô những nét cơ bản và kỹ
năng tô 29 chữ cái [11].
5
Tác giả Dương Thị Bích Tuyền (2017) trong luận văn thạc sĩ ngành khoa học
giáo dục về đề tài “Biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi
trong trò chơi học tập” đã đề xuất các biện pháp nhằm giúp tăng cường cho trẻ
mầm non từ 5-6 tuổi trải nghiệm chữ viết thông qua các trò chơi [19].
Nguyễn Thị Bích Thủy (2017) trong bài nghiên cứu “Một số vấn đề lí luận về
chương trình giáo dục Montessori - thực trạng vận dụng và đánh giá chương trình
giáo dục Montessori ở Hàn Quốc” đã khái quát hóa một số vấn đề lý luận về chương
trình giáo dục Montessori và thực trạng vận dụng, đánh giá chương trình này trong hệ
thống giáo dục mầm non của Hàn Quốc [15]. Bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm của
phương pháp Montessori tại Hà Quốc như trẻ tự do thoải mái trong quá trình hoạt
động, trẻ là chủ thể tự do và là trung tâm của quá trình hoạt động, sinh hoạt, giáo cụ
khoa học, phát triển được các kỹ năng sống trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên bài
viết cũng chỉ ra các nhược điểm hạn chế của Montessori tại Hàn Quốc là mục đích giáo
dục không rõ ràng, cơ sở tâm lý học lạc hậu, coi trọng giáo dục cá biệt hóa không quan
tâm đến giáo dục xã hội, ít quan tâm đến giáo dục sáng tạo có khuynh hướng chạy theo
giáo dục giáo cụ. Bài viết cũng đặt ra sự cần thiết trong cải tiến, chỉnh sửa chương trình
giáo dục Montessori cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ em, thể chế văn hóa
và yêu cầu phát triển của thời đại mới.
Tác giả Trần Phạm Huyền Trang trong bài viết “Phương pháp giáo dục
Montessori - Thực trạng và giải pháp” đã phân tích khái quát thực trạng ứng dụng
phương pháp giáo dục Montessori trên thế giới và Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp trong hoạt động giáo dục sớm theo phương pháp Montessori phù hợp với giáo
dục mầm non Việt Nam hiện nay [18].
Tác giả Vũ Thị Ngọc Anh (2016) trong bài viết “Tiếp cận phương pháp giáo
dục Montessori trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non tư
thục” đã phân tích sự phù hợp của phương pháp giáo dục Montessori với quan điểm
chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; nội dung xây dựng môi trường giáo
dục theo tiêu chí của nhà trẻ thơ Montessori và tiếp cận phương pháp giáo dục
Montessori trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (GV) trường mầm non tư
thục về: phương pháp, nội dung của phương pháp, hình thức tổ chức trong ngôi nhà
6
trẻ thơ Montessori. Đây là một phương pháp giáo dục đáng quan tâm của hiệu
trưởng và các nhà quản lí giáo dục, tiếp cận tinh hoa của phương pháp để bồi
dưỡngGV, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non theo hướng đổi mới [1].
Như vậy, hoạt động làm quen chữ viết (LQCV) đã có nhiều tác giả nghiên cứu
ở nhiều khía cạnh và phương pháp khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên
cứu về quản lý hoạt động LQCV ở bậc học mầm non theo phương pháp Montessori.
Chưa có tác giả nào đi sâu, phân tích đưa ra giải pháp quản lý hoạt động LQCV ở các
trường mầm non theo phương pháp Montessori. Để có được cái nhìn toàn diện về hoạt
động LQCV cho trẻ ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori từ đó đề xuất
các biện pháp quản lý phù hợp, linh hoạt đối với các trường mầm non thuộc hệ thống
Little Sol Montessori - Hà Nội, vì vậy trong quá trình nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ,
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài thuộc chủ đề này để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục trong trường mầm non theo
phương pháp Montessori, cơ sở lý luận về quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho
trẻ mẫu giáo theo phương pháp Montessosi và thực trạng quản lý hoạt động LQCV
cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội, đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động làm quen LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non
Little Sol Montessori - Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại các trường
mầm non theo phương pháp Montessori.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động LQCV cho trẻ và quản lý hoạt động
LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường
mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol
Montessori - Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động LQCV tiếng Việt cho trẻ tại
hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
- Về địa bàn: Khảo sát tại 11 trường mầm non thuộc hệ thống trường Little Sol
Montessori trên địa bàn Hà Nội:
- Về đối tượng khảo sát: 258 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng),
GV mầm non Little Sol Montessori trên địa bàn Hà Nội:
- Về thời gian khảo sát: Thời gian khảo sát từ tháng 03/2019 đến tháng 04/2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu quản lý hoạt
động LQCVtại các trường mầm non theo phương pháp Montessori cần nghiên cứu
hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và các hoạt động củaGV và học sinh ở các
trường mầm non theo phương pháp Montessori để làm rõ biện pháp quản lý của
Hiệu trưởng đối với các hoạt động LQCV cho trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi hiện nay.
- Nghiên cứu vấn đề theo phương pháp hệ thống: Quản lý hoạt động
LQCVcủa các trường mầm non theo phương pháp Montessori hiện nay chịu sự tác
động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Vì vậy, quản lý hoạt
động LQCV cho trẻ từ 3-6 tuổi tại các trường mầm non theo phương pháp
Montessori được xem là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong từng
thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có các yêu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác
động gián tiếp, mức độ tác động khác nhau. Do đó cần thiết xác định vai trò của
từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết. Việc nghiên cứu cần dựa
theo phương pháp hệ thống, xem xét các mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động
lẫn nhau theo trình tự logic nhất định.
8
- Nghiên cứu vấn đề theo phương pháp phát triển: Quá trình nghiên cứu
quản lý hoạt động LQCVcho trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi tại các trường mầm non theo
phương pháp Montessori cần đặt trong sự vận động, biến đổi và phát triển giữa toàn
bộ các hoạt động trong nhà trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Sưu tầm tài liệu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Phân tích tổng hợp các giáo trình, sách báo, các công trình khoa
hoạc như luận văn, luận án, bài báo khoa học liên quan đến quản lý hoạt động
LQCV tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori để làm cơ sở lý luận
cho đề tài nghiên cứu. Phân loại và hệ thống hóa các cơ sở lý luận có liên quan từ
đó định hướng cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành khảo sát điều tra bằng
bảng hỏi, đối tượng là các CBQL, GV nhằm mục đích thu thập thông tin và đánh
giá sơ bộ việc thực hiện và quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại các trương mầm
non theo phương pháp Montessori. Từ kết quả điều tra sẽ tiến hành kiểm chứng tính
cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng là
CBQL(CBQL)và GV nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, làm rõ các nguyên nhân,đề
xuất, ý kiến đánh giá có liên quan đến hoạt động LQCV cho trẻ 5-6 tuổi của các
trường mầm non thuộc hệ thống Little Sol Montessori - Hà Nội. Kết quả phỏng vấn
sâu giúp tìm hiểu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các
trường mầm non thuộc hệ thống Little Sol Montessori - Hà Nội. Từ đó thăm dò các
biện pháp hiệu quả quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo
phương pháp Montessori.
- Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để
xử lý các kết qủa khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và đưa ra các nhận xét
đánh giá khoa học.
9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã phân tích,hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt
động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương pháp Montessori. Đồng
thời luận văn đã đề xuất các biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương pháp Montessori.
Kết quả nghiên cứu lý luận đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
cơ bản về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương
pháp Montessori hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý hoạt động LQCV cho
trẻ tạit hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. Đồng thời,luận
văn cũng đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống
trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của
luận văn có thể sử dụng tài liệu tham khảo cho CBQL ở các trường mầm non nói
chung và các trường mầm non theo phương pháp Montessori nói riêng, từ đó góp
phần phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo phương pháp Montessori nói riêng
và các trường mầm non ở thành phố Hà Nội nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo tại
các trường mầm non theo phương pháp Montessori.
Chương 2:Thực trạng quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáotại hệ
thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội
Chương 3:Biện pháp quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo tạicác
trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ
VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Đây là một phạm trù tồn
tại khách quan, được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc
gia và mọi thời đại. Quản lý chứa đựng nội dung lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận
động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, khái niệm quản lý có
nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau, được nhiều nhà khoa học đưa ra các
quan niệm khác nhau. Do đó trong luận văn này, tác giả chỉ tổng hợp lại một số khái
niệm tiêu biểu làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Theo F.F Aunapu (1976) dưới góc độ về hệ thống thì “quản lý hệ thống xã
hội là một khoa học, nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là những con
đường trong hệ thống đó nhằm đạt được những mục tiêu quản lý mà trong đó mục
tiêu kinh tế- xã hội là cơ bản”[22].
Theo F.W Taylor (1979) thì “quản lý là biết chính xác điều muốn người khác
làm, sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[23].
Theo Nguyễn Minh Đạo (1998) thì: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối
tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật
lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo
ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[4].
Theo tác giả Trần Kiểm (2011) thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của
tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng): kế hoạch hóa, tổ chức chỉ
đạo, lãnh đạo và kiểm tra”[9].
Theo tác giả Vũ Dũng & Nguyễn Thị Mai Lan (2013) thì cho rằng “Quản lý là
sự tácđộng có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của
chủ thể đến khách thể của nó”[5].
11
Còn theo tác giả Trần Quốc Thành (2012) thì “Quản lý là một quá trình định
hướng,quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”[14].
Như vậy, tuy có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, mỗi
quan niệm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng đều có điểm chung thống nhất
xác định quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác
định. Một cách khái quát có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch, quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được
các mục tiêu, ý chí của người quản lý đề ra.
1.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động. Trong lao
động và trong cuộc sống hàng ngày, con người nhận thức thế giới xung quanh, dần
dần tích luỹ được những kinh nghiệm, từ đó nảy sinh những nhu cầu truyền đạt
những hiểu biết ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo
dục. Sơ khai, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, sau đó trở thành một
hoạt động có ý thức. Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức
đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình kế hoạch, có nội dung, phương pháp
hiện đại và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài
người. Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự
truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có
giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại
được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên.
Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục.
Nhà nước quản lý giáo dục (QLGD) thông qua tập hợp các tác động hợp quy luật
được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân
hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu
quả đào tạo thế hệ trẻ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu và quản lý thực tiễn đưa ra các
khái niệm khác nhau về QLGD.
Theo D.V Khudomixki (1997), “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ
12
thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa
cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” [25].
Còn theo M.I. Konzacov thì “QLGD là tập hợp các biện pháp kế hoạch
nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để
tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”[26].
Tại Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý thực tiễn thì
quản lý giáo dục thường được hiểu là việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch
hóa,tổ chức, lãnh đạo kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục. Theo Nguyễn Ngọc
Quang (1998) cho rằng: “Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có kế
hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo
dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[12].
Theo Phạm Minh Hạc (2007): “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh…”[6].
Theo tác giả Trần Kiểm (2011) thì“Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống
những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thểGV, công nhân viên, tập thể
học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục trong nhà trường” [9].
Từ những quan niệm trên có thể đi đến khái niệm QLGD như sau: Quản lý
giáo dục là hoạt động tác động, điều hành, phối hợp của chủ thể quản lý lên đối
tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu đề ra
một cách có hiệu quả nhất.
1.1.3. Khái niệm hoạt động làm quen chữ viết
Theo giáo trình Tiếng Việt thực hành thì “Chữ quốc ngữ (chữ viết tiếng Việt)
được xây dựng theo hệ thống chữ cái Latinh. Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái dùng
để ghi 11 nguyên âm đơn (a, ă, â, e,ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư) và 3 nguyên âm đôi (iê (yê, ia,
ya), ươ (ưa), uô (ua)), dùng để ghi 23 phụ âm (b, c, d, h, k, l, m, n, nh…). Do tiếng Việt là
13
ngôn ngữ có thanh điệu, nên chữ viết tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh
điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh ngang” [16].
Chữ cái là đơn vị chữ viết dùng để ghi lại các âm. Trong Tiếng Việt bảng
chữ cái gồm 29 chữ cái: a, b, c, ... , y.
Hoạt động LQCV là hoạt động nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong
bảng chữ cái Tiếng Việt. Việc nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái Tiếng Việt
theomẫu chữ viết in thường và viết thường là hoạt động cơ bản đầu tiên và quan
trọng nhất trong quá trình học môn Tiếng Việt.Hoạt động LQCV là hoạt động quan
trọng trong hoạt động LQCV cho trẻ ở bậc học mầm non và ảnh hưởng đến quá
trình phát triển của trẻ vì chỉ khi trẻ nhận biết tốt chữ viết mới giúp trẻ phát triển
được nhận thức các môn khoa học tự nhiên, xã hội.
Vậy hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ở bậc học mầm non là quá trình hoạt
động tích cực của trẻ mẫu giáo dưới sự hướng dẫn của giáoviên để trẻ nhận dạng chữ
cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu,
chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo
của bàn tay… hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một.
1.1.4. Khái niệm quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo
Viết là một hình thức quan trọng của giao tiếp. Thông qua việc cho trẻ
LQCV, vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và tập phát âm
các âm của tiếng việt, được làm quen với hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ,
cách phát âm được chữ cái ghi lại bằng chữ cái. Cho trẻ LQCV và chữ cái còn giúp
trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng như cầm bút, cầm sách, mở từng trang
sách, tư thế ngồi của học sinh....Nhờ vậy, trẻ được hình thành dần một số kỹ năng
cần thiết cho việc học Tiếng Việt ở lớp Một. Trong chương trình giáo dục mầm non
hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc,
đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ,
sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của
các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Đây là những kỹ năng cần thiết để
14
trẻ sẵn sàng vào lớp 1, cần dạy cho trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho trẻ sự
hứng thú với đọc, viết.
Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo thực chất là những tác động của
chủ thể quản lý vào hoạt động LQCV (được tiến hành bởi tập thể GV và trẻ mẫu
giáo) nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ
từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chữ viết. Đó là các tác động của các chủ thể quản
lý trường mầm non như xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung hoạt động làm
quen chữ viết cho trẻ mầm non; Tổ chức thực hiện hoạt động LQCV; Kiểm tra đánh
giá; quản lý cơ sở vật chất như phòng ốc, giáo cụ phục vụ cho hoạt động LQCV.
Tất cả các tác động đó nhằm hướng hoạt động LQCV phát triển toàn diện ngôn ngữ
chữ viết cho trẻ.
Từ những trình bày ở trên có thể đi đến khái niệm Quản lý hoạt động LQCV
cho trẻ mẫu giáo như sau: Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo là quá trình
tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, trẻ mẫu giáo nhằm
mục tiêu giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chữ viết.
1.2. Phương pháp giáo dục Montessori
1.2.1. Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ
em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria
Montessori (1870–1952). Là phương pháp khuyến khích trẻ phát huy tính tự lập,
khơi dậy niềm vui học tập, sáng tạo và thử thách; háo hức khám phá và tự giải quyết
vấn đề; tính kỷ luật và sự tự tin mạnh mẽ, giúp cho trẻ định hình những thói quen,
tính cách tốt để trở thành con người đúng mực.
Các nhà giáo dục người Đức đã nói về nhà giáo dục Montessori như sau:
“Chỉ có duy nhất phương pháp giáo dục Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về
lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chóng được phổ biến trên thế giới.” [8].
Hiện nay có trên 100.000 trường Montessori trên toàn thế giới, nhiều vĩ nhân, nhà
khoa học, chính trị gia… theo học phương pháp này ở thời kỳ đầu.
15
Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ
thống giáo dục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục
theo chủ nghĩa tự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel để hình thành quan điểm
về trẻ em mang tính cách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em
đã có một “sức sống nội tại” rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong
mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp trẻ em phát huy được “sức
sống nội tại” đó để nó phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng.
Montessori cho rằng, không nên đối xử với trẻ em như thể chúng là một vật thể, mà
nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cái kho để người lớn và
thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể
nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải
cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi
dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển. Các
nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ
lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu
thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và
tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.
Sự hình thành các năng lực cơ bản ở trẻ em trong những năm đầu đời cực kỳ
quan trọng - không đơn thuần là học tập về kiến thức, mà còn là khả năng tập trung,
tính kiên trì, khả năng tự suy nghĩ cũng như khả năng tương tác tốt với mọi người.
Nếu được hỗ trợ đúng cách trong những năm phát triển định hình này, trẻ em sẽ trở
thành những người lớn tự mình có động lực ham học hỏi, có tư duy linh hoạt và
sáng tạo, không chỉ ý thức được nhu cầu của người khác mà còn tích cực thúc đẩy
sự hài hòa trong cuộc sống.
Phương pháp này dành cho các bé muốn được học trong những môi trường
phù hợp với nhu cầu bản thân. Các trẻ em có nhu cầu đặc biệt cũng sẽ có được sự
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là những trẻ với chứng rối loạn thiếu tập trung hoặc có
những vấn đề về tâm lý cũng như các khả năng nhận biết khác. Những ưu điểm này
có được dựa trên sự quan tâm đến từng cá thể của các GV hướng dẫn.
16
1.2.2. Nguyên lý cơ bản trong giáo dục của phương pháp Montessori
Phương pháp Giáo dục Montessori là phương pháp với tiến trình giáo dục
đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy
nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và sở
thích riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải
đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí bài học phù hợp
những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Triết lý dạy học của phương pháp Montessori là tôn trọng trẻ như 1 nhân vị.
Mỗi trẻ sinh ra đều có tiềm năng để học. Theo Tiến sĩ Maria Montessori, “Học là tự
nhiên đúng với thời điểm phát triển của trẻ. Không ai có quyền dạy hơn hoặc thấp
hơn,GV không có quyền lựa chọn chương trình dạy mà để trẻ tự lựa chọn”[8].GV là
người luôn để tâm đến nhu cầu của trẻ và biết cách khích lệ sự tò mò và động lực
ham tìm hiểu của trẻ. Với chương trình Montessori, trẻ sẽ dần dần phát triển sự tập
trung, phối hợp, độc lập, tự tin và trưởng thành là những cá nhân tích cực, thích
nghi với mọi môi trường xã hội.
Các quốc gia có nền giáo dục phát triển như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Thụy
Điển… đánh giá rất cao phương pháp Montessori và áp dụng rất thành công.
Theo kết quả khảo sát của IMS ở nhóm trẻ được dạy theo phương pháp
Montessori, hầu hết các bé đều phát huy được sự độc lập, tự tin và sáng tạo hơn hẳn
so với nhóm trẻ được dạy với phương pháp bình thường đối với cả 3 đối tượng: Trẻ
chậm phát triển trí tuệ, trẻ bình thường và trẻ có khả năng đặc biệt.
1.2.3. Giáo dục theo phương pháp Montessori trong các trường mầm non
Montessori có 5 lĩnh vực chính là: ngôn ngữ, toán học, giác quan, thực hành
cuộc sống và văn hóa.
Ngôn ngữ: Một trong những điều quan trọng nhất trong 5 năm đầu đời của
trẻ là phát triển ngôn ngữ. Góc ngôn ngữ trong phòng học Montessori được thiết kế
từ đơn giản tới phức tạp, giúp trẻ biết cách cầm bút, sử dụng các nét bút phục vụ
cho việc học viết về sau. Với bảng chữ cái cát hay các xô âm, bảng chữ cắt, trẻ có
thể ghi nhớ và tăng vốn từ vựng 1 cách tự nhiên không gò ép.
17
Toán học:Các giáo cụ toán học từ số lượng vật thể 3D cho đến chữ số trừu
tượng sẽ mang lại cho trẻ những hiểu biết căn bản và chắc chắn về toán học. Thông
qua hệ thống giáo cụ hạt cườm và màu sắc tượng trưng cho các con số, các phép
tính, ban đầu trẻ sẽ tiếp nhận những khái niệm cơ bản bằng những hoạt động cụ thể
và dưới sự hướng dẫn của GV Montessori quốc tế tại LSM, dần dần trẻ sẽ hiểu
những khái niệm trừu tượng hơn, nâng cao hơn.
Giác quan: Hệ thống giáo cụ giác quan theo tiêu chuẩn Montessori quốc tế,
việc phát triển năm giác quan (Thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác)
bao gồm các giáo cụ giúp trẻ nhỏ phân biệt được to-nhỏ, cao-thấp, dài-ngắn, rộng-
hẹp , các giáo cụ giúp trẻ phân được các hình dạng, hình khối, màu sắc bằng trực
giác và xúc giác, các giáo cụ phân biệt mùi vị, âm lượng, những giáo cụ lắp ghép trí
tuệ do Phương pháp và đội ngũ nghiên cứu mang lại hiệu quả vô cùng lớn.
Thực hành cuộc sống: Các bài tập kỹ năng cuộc sống là những công việc
đơn giản dựa trên thực tế và kích thích sự hứng thú ở trẻ khi được bắt chước người
lớn và sử dụng dụng cụ thật của người lớn. Trẻ sẽ được học từ những đồ vật quen
thuộc và những hoạt động của cuộc sống hàng ngày, từ việc đơn giản như mở được
12 loại nút áo, mặc và gấp quần áo, đến khó hơn như: đánh giày, cắm hoa, trồng cây
hay đòi hỏi sự khéo léo như sử dụng dao, dĩa, kim khâu an toàn; biết làm một số
việc nhà đơn giản. Các kỹ năng này góp phần giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, biết chia
sẻ, rèn luyện tính kiên trì, làm việc có chủ đích.
Văn hóa: Lĩnh vực Văn hóa trong lớp học Montessori bao gồm các góc Địa
lý, Lịch sử, Khoa học, âm nhạc và nghệ thuật giúp trẻ tiếp cận với những lĩnh vực
“học thuật” một cách tự nhiên và ghi nhớ dễ dàng. Dựa trên nguyên tắc chung là
giới thiệu cho trẻ các bài học từ dễ đến khó, đi từ vật thể 3D đến khái niệm trừu
tượng, sử dụng các giáo cụ giống thật.
1.2.4. Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori với các phương pháp giáo
dục truyền thống
Trong giáo dục truyền thống phương pháp thường được áp dụng là lấy thầy
làm trung tâm với hoạt động dạy làm chính, thuộc bài của thày là giỏi. Trong mô
18
hình giáo dục hiện đại thường lấy mô hình người học làm trung tâm với hoạt động
học làm chính, tự chiếm lĩnh được kiến thức mới là giỏi.
Trong giáo dục Montessori hoạt động của đứa trẻ được đặt trên tất cả.GV có
một vai trò khác, là tạo ra đúng tình huống để trẻ có thể được hướng dẫn tự chọn những
gì trẻ cần từ những gì được trao tặng. Khi đó trẻ sẽ dần dần trở nên chủ động trong học
hỏi và phát huy hết tiềm năng độc nhất của mình vì trẻ đang học theo tốc độ riêng và
nhịp điệu riêng, dựa trên nhu cầu phát triển riêng của từng trẻ ở thời điểm ấy.
Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Montessori và phương pháp
truyền thống
TT Phương pháp truyền thống Phương pháp Montessori
1 GV là trung tâm Trẻ là trung tâm, tự học
2
Trẻ được GV hướng dẫn cung cấp
mẫu
Trẻ tự học, chơi “trò chơi” có ý nghĩa, học
qua trải nghiệm thực tế
3
Trẻ bị kiểm soát và các hoạt động
học tập của trẻ do GV tổ chức
Trẻ được học trong môi trường tự do trong
khuôn khổ, có kế hoạch và chuẩn bị chu
đáo bởi GV
4
Hứng thú học tập của trẻ phụ thuộc
vào GV và dụng cụ học tập
Trẻ học là do sự yêu thích và hứng thú
trong quá trình trải nghiệm với dụng cụ
học tập
5
Trẻ được phân nhóm theo hàng
ngang, theo trình độ và theo độ tuổi
Trẻ được phân nhóm theo hàng dọc (nhóm
trẻ độ tuổi khác nhau)
6
Trẻ được GV dạy cách sử dụng các
đồ dùng dạy học. GV sửa lỗi cho
trẻ trong quá trình học
Sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt có yếu
tố “kiểm soát lỗi” để trẻ tự sửa lỗi và làm
lại cho đúng,
7
Trẻ thường được phân thành nhóm
một lóp học chính thức
Trẻ tự học hoặc học theo nhóm không
chính thức dưới sự hướng dẫn của GV
8
Thời khóa biểu cố định và trẻ phải
thực hiện theo quy định ngặt nghèo
của lớp
Thời khóa biểu linh hoạt, do đó trẻ có thể
thoải mái hoàn tất công việc của mình
hoặc đổi sang hoạt động khác khi cần
Nguồn: Nguyễn Thị Bắc (2016) [2]
1.3. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non
theo phương pháp Montessori
1.3.1. Các hoạt động giáo dục bậc mẫu giáo
Theo văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT năm 2017 hợp nhất Thông tư về
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày
24/01/2017 ban hành thì nội dung giáo dục bậc mẫu giáo (từ 3-6 tuổi) bao gồm các
19
hoạt động giáo dục nhằm phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học[3].
1.3.1.1. Phát triển thể chất
- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ.
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong không gian.
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay.
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo
sự an toàn của bản thân.
1.3.1.2. Phát triển nhận thức
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động,
hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và
một số khái niệm sơ đẳng về toán.
1.3.1.3. Phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…).
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện.
- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù
hợp với độ tuổi.
- Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
1.3.1.4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Có ý thức về bản thân.
20
- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng
xung quanh.
- Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực.
- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ.
- Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm
non, cộng đồng gần gũi.
1.3.1.5. Phát triển thẩm mĩ
- Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm
nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn
và bảo vệ cái đẹp
1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-6 tuổi
Hiểu được đầy đủ các đặc điểm tâm sinh lý của trẻmẫu giáo là cơ sở khoa học
để xác định tình cảm, trách nhiệm và phương pháp tác động đúng đắn, nhằm từng
bước dạy cho trẻ làm quen với chữ cái, là cơ sở cho các hoạt động giáo dục trẻ ở các
lứa tuổi tiếp theo.
1.3.2.1. Về thể chất
Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh cả về cân nặng và chiều
cao.Tốc độ tăng trưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chế độ dinh
dưỡng và môi trường sống là hai yếu tố cơ bản. Đây là giai đoạn mà trẻ đang bước
đầu hình thành những thói quen hành vi cơ bản. Do đó,GV và phụ huynh cần kiên
trì dạy và rèn luyện cho trẻ những thói quen hành vi cần thiết; từng bước nâng cao
sự khéo léo trong phối hợp các hoạt động của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là khả
năng linh hoạt của chân tay, khả năng biểu đạt nhận thức của mình bằng ngôn ngữ.
Não của trẻ em có: 100 tỉ tế bào, vỏ não cũng có 6 lớp. Lớp trong của não
bộ phát triển chậm hơn so với lớp vỏ ngoài, do sự phát triển quá mạnh đó của
lớp vỏ đã tạo thành những nếp nhăn, những rãnh trên vỏ não. Hệ thần kinh trung
ương và ngoại biên đã biến hóa, vỏ bán cầu đại não phát triển mạnh, vai trò điều
chỉnh và kiểm tra của nó đối với vùng dưới vỏ tăng cường rõ rệt hơn; chức năng
21
phân tích, tổng hợp của vỏ não đã dần hoàn thiện, số lượng những phản xạ có
điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện ngày càng
nhanh, trí tuệ cũng phát triển nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh
mẽ. Nên do đó, trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học[20].
Trong quá trình cho trẻ làm quen với chữ cái, sự phát triển các cơ quan phân tích
cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo, cơ quan phân tích
củatrẻ có khối lượng gần bằng người lớn. Trẻ càng lớn, đường kính của mắt
càngtăng. Trẻ em 5 tuổi có khả năng phân biệt được một số màu trung gian:
màuhồng, màu cam, màu lá non... Trẻ càng lớn thì khả năng thu nhận và phân
biệtnhững kích thích (hình dạng, màu sắc…) càng phong phú. Đó là điều kiện
thuậnlợi giúp trẻ phát triển khả năng tiền đọc - viết về sau của trẻ[21].
1.3.2.2. Về ngôn ngữ
Giai đoạn này trẻ phát triển mạnh mẽ khả năng về ngôn ngữ. Trẻ 3-6 tuổi ngôn
ngữ phát triển mạnh, đạt chất lượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ
pháp. Giai đoạn này trẻ bắt đầu cắp sách đến trường, khả năng tiếp thu kiến thức
mới thông qua việc phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát triển nhanh. Giai đoạn
này trẻ đã biết kết hợp giữa những hiểu biết ban đầu với sự cố gắng diễn đạt những
hiểu biết đó. Tuy nhiên việc biểu hiện ngôn ngữ của trẻ còn thiếu chính xác, thiếu
những khái niệm để diễn đạt. Vì vậy khi giao tiếp với trẻ cần khuyến khích trẻ diễn
đạt suy nghĩ của mình và kịp thời chỉnh sửa những lỗi diễn đạt cho trẻ.
1.3.2.3. Về nhận thức
Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn ban đầu của quá trình nhận thức, là quá trình
nhận thức trực quan và từng bước hình thành hệ thống những khái niệm và chuỗi
những phán đoán, suy luận ban đầu. Ở giai đoạn nàyGV phải kiên trì giải thích các
thắc mắc trong nhận thức của trẻ, cần giải thích một các giản đơn, dễ hiểu và đặc
biệt là phải đúng bản chất của sự vật hiện tượng.
Nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong làm việc với trẻ hạn chế ngôn ngữ P.E.
Lêvina đã kết luận rằng: có 5 giai đoạn phát triển sự nhận thức âm thanh ngôn ngữ của
trẻ, các giai đoạn này có vai trò rất lớn trong việc phát triển tri giác âm vị[7].
Giai đoạn 1: Sự phân biệt âm thanh hoàn toàn vắng mặt, trẻ chưa hiểu lời nói và cũng
chưa nói được. Đây là giai đoạn phát triển âm vị trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
22
Giai đoạn 2: Xuất hiện sự phân biệt các âm nhưng trẻ còn chưa phân biệt được
những âm gần giống nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nghe các âm khác với người lớn.
Trẻ phát âm còn sai nhiều, không phân biệt được sự phát âm đúng hay không đúng
của người khác và không để ý tới sự phát âm của chínhmình.Trẻ phản ứng như nhau
với các từ được phát âm đúng và những từ do trẻ phát âm sai.
Giai đoạn 3: Diễn ra các bước tiến rất quan trọng: Trẻ bắt đầu nghe thấy các
âm thanh ngôn ngữ đúng với các dấu hiệu âm thanh của nó. Trẻ đã nhận ra những từ
bị phát âm sai và có khả năng phân biệt sự phát âm đúng hay không đúng. Ở giai
đoạn này, cùng tồn tại các vật khi nói ở giai đoạn trước và hình thức âm thanh ngôn
ngữ mới được hình thành. Tiếng nói vẫn còn chưa đúng nhưng đã xuất hiện sự thích
ứng đến kiểu tri giác mới. Sự thích ứng này thể hiện bằng sự xuất hiện các âm thanh
trung gian giữa các âm vị của trẻ và các âm vị của người lớn.
Giai đoạn 4: Việc tri giác âm thanh theo kiểu mới chiếm ưu thế. Tuy nhiên,
kiểu cũ vẫn chưa mất hẳn. Trẻ đã nhận ra các từ bị phát âm sai, tiếng nói của trẻ đã
chính xác hơn trước.
Giai đoạn 5: Là giai đoạn hình thành quá trình tri giác âm vị. Trẻ nghe và nói
đúng, không còn phát âm sai. Ở trẻ hình thành sự phân biệt tinh tế giữa các hình
thức âm thanh ngôn ngữ của trẻ và của từng âm riêng lẻ.
1.3.3. Nội dung hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo ởcác trường
mầm non theo phương pháp Montessori
1.3.3.1. Cấu tạo chữ cái Tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng việt gồm 29 chữ cái theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào
tạo. Hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo là hoạt động vô cùng quan trọng cho các bé
chập chững bước vào lớp 1. Trẻ cần nhận biết được bảng chữ cái có bao nhiêu chữ,
cách đọc như thế nào, cách viết hoa, viết thường như thế nào?
Theo Đinh Thị Hồng Thái trong giáo trình “Hình thành khả năng đọc viết ban
đầu cho trẻ em tuổi mầm non” [13], chữ cái tiếng Việt (chữ Latinh) được khu biệt
theo hai nét cơ bản: nét thẳngvà nét cong.
- Nét thẳng được thể hiện theo chiều đứng và chiều ngang. Chiều đứngbao gồm
cả nét thẳng đứng và nét thẳng xiên về bên phải: l — –
23
- Nét cong có dạng cong kín (như chữ o, a…) hoặc cong hở (như chữ e, c…).
Phối hợp hai nét cơ bản, chữ cái được khu biệt theo những nét phức tạp hơn, như:
- Nét móc (phối hợp nét thẳng với nét cong), như trong các chữ i, t, m...
- Nét khuyết (phối hợp nét thẳng và nét cong), như trong các chữ h, y, g
- Nét móc khuyết (phối hợp nét cong và nét móc), như các chữ r, k, v, b
Ngoài ra còn có thể kể đến một số nét không cơ bản như: nét chấm (nhưtrong
chữ i), nét gãy (như trong chữ â, ê)…
Các nét chữ trên đây có chức năng:
- Khu biệt các chữ cái (khu biệt các kí hiệu ghi âm khác nhau)
- Tạo ra sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái vớinhau
(dáng chữ - chữ ghi âm vị và chữ ghi âm tiết)
Tập hợp đôi hệ chữ cái theo nét khu biệt thành từng nhóm đồng dạng:
- Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: l, i, t, y, p…
- Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, e, o, a, q, d…
Hệ thống cấu tạo các chữ cái được chia thành 3 nhóm cơ bản sau:
+ Nhóm 1: Các chữ cái có nét vòng xuống
- a: bắt đầu từ điểm giữa dòng; vòng xuống, uốn lên đến điểm đầu, xuốngvà
thêm nét móc bên phải
- d: bắt đầu từ điểm giữa; vòng xuống, uốn lên chạm điểm đầu, lên tiếp,xuống
và thêm nét móc bên phải.
- o: bắt đầu từ điểm giữa; vòng xuống, uốn lên chạm điểm đầu.
- s: bắt đầu dưới điểm giữa; uốn cong lên, xuống, vo tròn, xuống và thêm nét
móc bên trái.
- c: bắt đầu dưới điểm giữa; uốn cong lên, xuống, lên và dừng lại.
- g: bắt đầu từ điểm giữa; vòng xuống, uốn lên đến điểm đầu, xuống dướidòng
kẻ và thêm móc câu.
- e: bắt đầu giữa điểm giữa và điểm cuối, uốn cong lên, vo tròn, uốn lênchạm
điểm đầu, xuống, lên và dừng lại.
- q: bắt đầu giữa điểm giữa, vo tròn, uốn lên đến điểm đầu, xuống dướidòng kẻ
và có móc câu về phía sau.
+ Nhóm 2: Các chữ cái cao
24
- b: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, vòng lên và chạm vào giữa.
- k: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, lên tạo một bụng nhỏ và đuôi phía bênphải.
- l: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, và thêm móc phía bên phải.
- t: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, và nét móc phía bên phải. Đường ngang.
- h: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, lên cong và nét móc phía bên phải
+ Nhóm 3: Các chữ cái không cơ bản
- i: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống và hất móc lên phía bên phải, chấm thêm dấu chấm.
- m: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, vòng lên uốn xuống, lại vòng lên vàuốn
xuống lần nữa, uốn móc hất lên.
- r: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn lên, uốn xuống, uốn móc như cáimái che.
- u: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn vòng, uốn lên, uốn xuống vàthêm móc
câu hất lên.
- y: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn tròn, uốn lên, nghiêng xuốngdưới dòng
uốn hình lưỡi câu.
- n: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn lên đến đỉnh và uốn móc.
- p: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống dưới dòng vòng lên, uốn tròn hình quả bóng.
- v: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống bên phải và nghiêng lên bên phải.
- x: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống bên phải và uốn móc, làm dấu chéosang bên trái.
1.3.3.2. Nội dung hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
trong thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 đã quy định rõ nội dung làm
quen với chữ cái là một nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển
ngôn ngữ của trẻmẫu giáo 3-6 tuổi[3]. Theo quy định này nội dung giáo dục phát
triển ngôn ngữ cho trẻmẫu giáo bao gồm:
* Nghe
- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và
các từ biểu cảm, từ khái quát.
- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
*Nói
- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
25
- Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau.
- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
* Làm quen với việc đọc, viết
- Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống.
- Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.
1.3.4. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo theo cách tiếp cận của
phương thức Montessori
Phương thức tiếp cận Montessori trong tất cả các hoạt động nói chung và hoạt
động LQCV cho trẻ mẫu giáo là phương thức tiếp cận luôn luôn gián tiếp - không
bao giờ trực tiếpnhư phương pháp giáo dục truyền thống[28].
Phương thức tiếp cận gián tiếp Montessori tán thành việc giúp đỡ trẻ khám phá
giao tiếp bằng chữ viết từ sau khi ra đời. Bởi vì giao tiếp chữ viết là ngôn ngữ hình
tượng - và như thế sẽ mở rộng ngôn ngữ nói của trẻ - một điều quan trọng rằng môi
trường bị làm cho bão hòa với âm thanh từ những giây phút đầu tiên. Theo phương
pháp tiếp cận này, trẻ Montessori không biết được mình đã học đọc lúc nào,GV
cũng không nhớ là mình đã dạy đọc cho bất cứ trẻ nào. Môi trường được thiết kế để
tất cả các hoạt động đều hướng tới sự phát triển tự nhiên của những kỹ năngđòi hỏi
cho môn đọc và vì vậy đọc được trải qua như một phần của quá trình sống. Điều
này tương phản với nhấn mạnh về việc đọc ép buộc với trẻ trong phương pháp
truyền thống bằng việc đưa cho trẻ một cuốn sách mỗi ngày (cùng một cuốn sách
cho tất cả trẻ trong lớp học), và trẻ phát âm những từ trong đó (đọc to để mọi người
có thể nghe)và sau đó GV sẽ đặt câu hỏi và để trẻ trả lời (một lần nữa phải nói to để
mọi người có thể nghe).
Trẻ có nhu cầu gì cho việc viết? Trẻ có thể sử dụng một công cụ viết, phát triển
việc cầm nắm, có thể giữ khoảng cách hoặc không gian để viết, biết hình dạng của
chuyển động trẻ muốn tạo ra….những chữ cái và những âm thanh của chúng - và trẻ
26
phải đi theo chuyển động đó. Và để chuẩn bị cho hoạt động LQCV, trẻ trong
chương trình Montessori cần có 4 lĩnh vực chuẩn bị:
- Những bài tập cuộc sống thường ngày, giáo cụ cảm nhận, phát triển ngôn ngữ
và phát triển vận động. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng một vài tháng để trẻ
khám phá ngôn ngữ, từ đó GV bắt đầu giới thiệu các hoạt động trực tiếp hơn liên
quan đến chữ viết.
- GV bắt đầu cho trẻ khám phá âm thanh trên nền tảng có ý thức hơn khi trẻ
bắt gặp ngẫu nhiên trong môi trường của mình. Mục đích của GV làgiúp trẻ thiết
lập những âm thanh đặc biệt để giới thiệu về biểu tượng của âm thanh. Ví dụ GV có
thể tạo âm tiết “mmmm” sau đó phát âm những từ có âm tiết này - mẹ, một ngày và
sau đó khơi gợi cho trẻ nghĩ về các từ đó. Việc đó được thực hiện nhiều lần cho đến
khiGV chắc chắn trẻ đã nhận biết được âmthanh “mmmm”, GV có thể nói “các em
có biết là các em có thể nhìn thấy âm “mmmm” trong thực tế các em có thể cảm
nhận được nó!”. Đó là lần đầu tiên GV cho trẻ làm quen với chữ cái “m” trên giấy
nhám. Việc này thực hiện với từng cá nhân để đạt được cơ hội lớn nhất để tạo lập
cho trẻ sức mạnh và bí ẩn của biểu tượng này sẽ dẫn đến giao tiếp viết.
Chữ cái bằng giấy nhám là những chữ cái được cắt bằng giấy nhám và dán trên
một tấm bảng có chiều cao xấp xỉ 15cm. Nguyên âm được dán trên tấm bảng màu đỏ,
phụ âm được dán trên tấm bảng màu xanh. Do đó sự phân biệt giữa nguyên âm và phụ
âm được xây dựng trên nền tảng dễ nhận biết từ rất sớm. Chỉ có âm thanh của những
chữ cái được đưa đến cho trẻ.Giấy nhám được dùng để phục vụ chuyển động của trẻ
khi trẻ cảm nhận chữ cái, trẻ nhận biết chữ cái bằng cách chạm vào khi trẻ trượt theo
chữ cái trên tấm bảng mịn. Kiểm soát sai sót liên quanđến nét vẽ chữ cái và cũng đưa
cho trẻ hình dung về chữ cái trên tấm bảng hình chữ nhật, để trẻ có thể nhìn thấy khi trẻ
đặt chữ cái theo vị trí ngang hoặc trên dưới. Điều này đem lại cho trẻ chuyển động tự
nhiên hơn cho việc viết, hoạt động đi sau việc đọc. Ngoài ra, có sự kết nối tự nhiên hơn
giữa tay và trí óc trong việc định hình chữ thường,và vì vậy chúng dễ dàng in dấu trong
trí nhớ của trẻ. Trẻ sẽ thực hiện việc chuyển dịch tự nhiên từ chữ thường sang chữ hoa
theo thời gian trẻ bắt đầu đọc. Một chữcái sẽ được đặt trên mỗi tấm bảng để phân biệt
với các chữ cái khác. Quy luật cô lập của kiến thức mới xuyên suốt giáo dục
27
Montessori giúp trẻ tập trung vào khám phá mới.Vì vậy, không có diềm trang trí của
mỗi chữ cái hoặc bảng chữ cái ở giai đoạn này.
Sau 8-10 chữ cái được thực hiện theo cách này và âm thanh, biểu tượngđược
kết nối một cách chắc chắn trong trí óc của trẻ, bảng chữ cái diđộng được giới thiệu.
Đây là một hộp phân chia theo các ngăn chứa các mảnh bìa cứng chữ cái của bảng
chữ cái phân theo nguyên âm màu đỏ, phụ âm màu xanh. Bảng ghép chữ cái giúp
trẻ xếp các biểu tượng và âm thanh để đưa ra biểu tượng ngôn ngữ của chính trẻ.
Giáo cụ này không được sử dụng để khuyến khích đọc hoặc tập viết mà chỉ là sản
phẩm sắp xếp từ ngữ của trẻ và sau đó là cụm từ và câu. Để đặt đúng các biểu tượng
đòi hỏi trong tập đọc là một bài toán khó trong giai đoạn này và cũng không phải là
những gì trẻ được yêu cầu để viết với giấy và bút chì.
Khi trẻbắt đầu một cách tự phát để sáng tác những câu chuyện nhỏ với bảng chữ
cái ghép, trẻ sẽ cần những từ trẻ không thể phát âm đúng âm tiết. GV đưa cho trẻ
thế giới trẻ thực sự muốn màkhông có nỗ lực dạy bảo trẻ sự phức tạp của phát âm
trong từ. Đó cũng không phải là nỗ lực tạo nên những từ đúng mà không được phát
âm hoàn hảo, đó là những gì trẻ hài lòng. Ý tưởng này chỉ để khuyến khích trẻ thể
hiện suy nghĩ của bản thân mình.
- Song song với việc giới thiệu chữ cái bằng giấy nhám và bằng bảng chữ cái
ghép, một giáo cụ mới cũng được đưa ra đó là những mảnh ghép kim loại. Giáo cụ
này được thiết kế để cùng tạo nên sự phát triển những kỹ năng viết là những khung
kim loại màu đỏ được ghép với miếng màu xanh và có dạng hình học. Trẻ sẽ lấy
khung và miếng ghép trẻ muốn. Trẻ vẽ khung bằng bút chì màu, tạo thành hình có
dạng hình học của khung. Sau đó trẻ đặt miếng ghép lên hình mới vẽ, dùng bút chì
màu khác vẽ xung quanh miếng ghép.Mục đích của những miếng ghép này ban đầu
là phát triển cơ khớp kiểm soát để cầm bút, giữ bút tô ở trong đường kẻ và di
chuyển nhẹ nhàng trên giấy theo chuyển động có kiểm soát. Những miếng ghép này
giúp trẻ phát triển kỹ năng viết, vì giờ đây trẻ đã nắm được các chữ cái, có thể ghép
từ và câu, có được sự kiểm soát cần thiết cho những sự chuyển động của bàn tay.
-Một hoạt động quan trọng trong giai đoạn trẻ này là làm giàu vốn từ vựng của ngôn
ngữ viết. Bộ giáo cụ cho hoạt động này là bộ thẻ tranh: 1 bộ in tên sự vật dưới tranh,1 bộ
để trống chỗ in tên.GV sẽ giới thiệu để trẻ có thể tự mình gọi tên các sự vật, tự viết tên sự
28
vật và kiểm tra dựa trên tấm thẻ đã in tên sẵn. Hoạt động này giúp trẻ hoàn thiện khả
năng viết đồng thời tạo sự hứng khởi cho trẻ trong việclàm giàu vốn từ vựng.
Đến một giai đoạn nào đó, khi trẻ không muốn sắp xếp câu chuyện của mình,
khi trẻ hoàn thành tạo nên nó bởi những công cụ của bảng chữ cái ghép. Đó là sự
dịch chuyển tự nhiên sản sinh ra từ sự thay đổi từ bảng ghép chữ cái sang tập viết.
Sự thúc đẩy của trẻ theo hướng phát triển tập viết nhất thiết khôngbị can thiệp bởi
nhữnglo lắng hoặc những lời khen của người lớn.Khi trẻ bộc lộ với môi trường
hoàn hảo, tập viết sẽ phát triển tự nhiên như ngôn ngữ nói trong thời kỳ trước.
Sau khoảng 6 tháng sau khi giới thiệu bảng ghép chữ cái, trẻ nhận ra rằng mình
không chỉ có thể đánh vần “m-e-o”, tạo nên mỗi âm thanh riêng biệt mà có thể đọc
thành “mèo”, một từ của âm thanh hoàn chỉnh như một trải nghiệm nói chung. Trẻ sẽ
phát triển xếp các từ khác và khám phá ra việc tập đọc. Trẻ đã có sức mạnh tổng hợp từ
ngữ trướckhi trẻ biết mình có thể làm vậy. Trẻ đi đến cảm giác tò mò bằng sức mạnh
của chính mình và sự tò mờ này trở thành động lực dẫn đến những tiếp nhận xa hơn.
-Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn chuẩn bị gián tiếp cho việc đọc của trẻ đó là
giới thiệu cho trẻ trò chơi vật thể ngữ âm, tín hiệu ngữ âm và giải đố từ vựng. Các
giáo cụ hỗ trợ cho các hoạt động này bằng các bộ tranh hình ảnh, giáo cụ địa lý,…
Giai đoạn 5-6 tuổi trẻ Montessori đã bắt đầu sẵn sàng cho việc tập đọc. trẻ bắt
đầu đượcGV hướng dẫn làm quen với chức năng của từ thông qua bộ giáo cụ theo
mô hình trang trại; vị trí của từ thông qua các trò chơi như hộp vật thể khám phá số
ít số nhiều, trò chơi ra lệnh, trò chơi thám tử,…Trong thời kỳ này trẻ sẽ khám phá
chức năng của từ xa hơn, trẻ sẽ bắt đầu tự mình đọc. Trong Montessori,hình thức
này gọi là “đọc hoàn chỉnh” bởi trẻ đã được phát triển từ nhận diện chữ cái, nhận
diện từ với đầy đủ ý nghĩa từ, vị trí của từ trong cụm trong câu.
Các hoạt động cụ thể theo phương thức tiếp cận Montessori được thể hiện trong
bảng tổng hợp sau:
Bảng 1.2.Nhật ký hoạt động của trẻ Montessori trong phát triển ngôn ngữ
Tiếng Việt
TT Bài học Tuổi
Nơi hoạt
động
A. LỜI NÓI - PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
1 Thuật ngữ đơn giản và thuật ngữ khoa học 2,5 Trên thảm
29
TT Bài học Tuổi
Nơi hoạt
động
2 Các đồ vật gieo vần 3,5+ Trên thảm
3 Thẻ hình ảnh gieo vần 3,5+ Trên thảm
4 Thẻ hình ảnh sóng đôi 3,5+ Trên thảm
5 Thẻ hình ảnh trái nghĩa 3,5+ Trên thảm
6 Trò chơi ngôn ngữ (ai đang gõ cửa nhà tôi?) 3+ Trong lớp
7 Trò chơi ngôn ngữ (tôi đoán, đoán đồ vật, từ) 3+ Trong lớp
8 Trò chơi ngôn ngữ (hòn đá biết nói) 3+ Trong lớp
9 Câu đố Logic 3+ Trong lớp
B. HÌNH ẢNH - CHUẨN BỊ
B.1.CHUẨN BỊ TRÍ NÃO
10 Nghe âm, xác định âm,âm thanh đầu tiên tên của trẻ và những
người xung quanh
3+ Trong lớp
B.2.CHUẨN BỊ ĐÔI TAY
11 Chữ nhám 3+ Trên bàn
12 Đồ các nét cơ bản 3+ Trên bàn
13 Đồ các nét chữ cái 3+ Trên bàn
14 Viết chữ lên cát hoặc bảng 3+ Trên bàn
15 Khuôn luyện chữ viết tay, cạnh thẳng 3+ Trên bàn
16 Khuôn luyện chữ viết tay, cạnh cong 3+ Trên bàn
17 Khuôn luyện chữ viết tay, xoay hình cạnh thẳng 3+ Trên bàn
18 Khuôn luyện chữ viết tay, xoay hình cạnh cong 3+ Trên bàn
19 Khuôn luyện chữ viết tay, kết hợp 2 hình 2 cạnh thẳng 3+ Trên bàn
20 Khuôn luyện chữ viết tay, kết hợp 2 hình 2 cạnh cong 3+ Trên bàn
21 Khuôn luyện chữ viết tay, kết hợp 2 hình cạnh thẳng và cong 3+ Trên bàn
C. PHÂN TÍCH - BẮT ĐẦU GHÉPVÀ VIẾT
22 Chuẩn bị các đồ vật và các chữ cái (âm thanh bắt đầu) 4+ Trên thảm
23 Chuẩn bị các đồ vật và các chữ cái (âm cuối) 4+ Trên thảm
24 Ghép từ ngữ âm ngắn với đồ vật (màu hồng) 4+ Trên thảm
25 Ghép từ ngữ âm ngắn với hình ảnh (màu hồng) 4+ Trên thảm
26 Ghép từ ngữ âm ngắn theo yêu cầuGV - không hình ảnh,
không đồ vật
4+ Trên thảm
27 Ghép từ ngữ âm dài với đồ vật (màu xanh da trời) 4+ Trên thảm
28 Ghép từ ngữ âm dài với hình ảnh (màu xanh da trời) 4+ Trên thảm
29 Ghép từ ngữ âm dài theo yêu cầuGV - không hình ảnh, không
đồ vật
4+ Trên thảm
30 Chuẩn bị bàn tay để viết từ đầu tiên 4+ Trên thảm
D. TỔNG HỢP - BẮT ĐẦU ĐỌC
31 Chuẩn bị các chữ cái và vật 4+ Trên thảm
32 Đọc từ đầu tiên 4+ Trên bàn
33 Đọc các từ âm ngắn với đồ vật và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn
30
TT Bài học Tuổi
Nơi hoạt
động
34 Đọc các từ âm ngắn với hình ảnh và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn
35 Đọc những từ có âm ngắn trong bìa giấy lớn có in hình ảnh
(màu hồng)
4+ Trên bàn
36 Đọc danh sách từ ngữ âm ngắn (màu hồng) 4,5+ Trên bàn
37 Đọc các từ âm dài với đồ vật và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn
38 Đọc các từ âm dài với hình ảnh và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn
39 Đọc những từ có âm dài trong bìa giấy lớn có in hình ảnh (màu
hồng)
4+ Trên bàn
40 Đọc danh sách từ ngữ âm dài (màu hồng) 4,5+ Trên bàn
41 Chiếc hộp thì thầm (từ ngữ âm ngắn và dài) 4,5+ Trên bàn
42 Thẻ môi trường (từ ngữ âm ngắn và dài) 4,5+ Trên bàn
43 Thẻ động từ (từ ngữ âm ngắn và dài) 4,5+ Trên bàn
44 Trang trại ngữ âm với danh từ 4,5+ Trên bàn
45 Trang trại ngữ âm với tính từ 4,5+ Trên bàn
46 Trang trại ngữ âm với mạo từ 4,5+ Trên bàn
47 Trang trại ngữ âm với động từ 4,5+ Trên bàn
48 Kết hợp trang trại ngữ âm (danh từ, mạo từ,tính từ, động từ) 4,5+ Trên bàn
49 Ghép từ chứa âm ghép với vật (màu xanh lá cây) 5+ Trên thảm
50 Ghép từ chứa âm ghép và âm ba với ảnh - xanh lá 5+ Trên thảm
51 Ghép từ chứa âm ghép theo yêu cầu của GV, không vật,không
hình ảnh
5+ Trên thảm
52 Đọc từ chứa âm ghép với đồ vật và thẻ từ (xanh lá) 5+ Trên bàn
53 Đọc từ chứa âm ghép với hình ảnh và thẻ từ (xanh lá) 5+ Trên bàn
54 Đọc danh sách các từ âm ghép (màu xanh lá) 5+ Trên bàn
55 Đọc những từ có âm ghép trong tấm bìa giấy lớn có in hình
ảnh (xanh lá)
5+ Trên bàn
56 Thẻ môi trường (từ có âm ghép) 5+ Trên bàn
57 Thẻ động từ (từ có âm ghép) 5+ Trên bàn
58 Giới thiệu trạng từ 5+ Trên bàn
59 Trang trại ngôn ngữ (danh từ, mạo từ, động từ, tính từ, mạo từ) 5+ Trên bàn
60 Đọc câu có chứa từ ngữ âm ngắn với 3 hình ảnh 5+ Trên bàn
61 Đọc câu có chứa từ ngữ âm dài với một hình ảnh 5+ Trên bàn
62 Đọc câu có chứa từ ngữ âm dài với 3 hình ảnh 5+ Trên bàn
63 Đọc câu có chứa âm ghép với một hình ảnh 5+ Trên bàn
64 Đọc câu có chứa âm ghép với 3 hình ảnh 5+ Trên bàn
65 Đọc thẻ câu và hành động 5+ Trên bàn
66 Đọc thẻ câu và hành động của tác giả nổi tiếng 5+ Trên bàn
Nguồn: Giáo trình Little Sol Montessori[10]
31
1.4. Quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường
mầm non theo phương pháp Montessori
1.4.1. Khái niệm Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori
Phương pháp giáo dục Montessori hướng tới cá nhân hóa các hoạt động phát
triển kỹ năng của trẻ. Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo tại các trường
mầm non theo phương pháp Montessori là quá trình tác động có chủ đích của cán
bộ quản lý nhà trường đến GV, trẻ mẫu giáo nhằm mục tiêu giúp cá nhân hóa các
hoạt động phát triển ngôn ngữ chữ viết của trẻ.
1.4.2. Nội dung cơ bản của Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori
1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo ở các
trường mầm non theo phương pháp Montessori
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối
với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình
hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn
lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch tại các trường mầm
non phải đảm bảo các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành
và phát triển những phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho trẻ.
Lập kế hoạch cho hoạt động LQCV cho trẻ ở trường mầm non theo phương
pháp Montessori bao gồm: Việc xây dựng chương trình khung cho các hoạt động,
tôn trọng tính hệ thống, đảm bảo tính nhất quán và không bị trùng lặp. Lập kế hoạch
hoạt động LQCV cho trẻ phải có sự chỉ đạo thống nhất các loại kế hoạch trong nhà
trường, từ kế hoạch của Hiệu trưởng, đến các hoạch chuyên môn của Phó hiệu
trưởng, tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục trẻ của GV. Ngoài ra kế hoạch còn
phải thể hiện rõ các điều kiện về nguồn lực, xác định rõ nhiệm vụ cho các bộ phận
liên quan trong công tác quản lý cũng như triển khai thực hiện.
Khi xây dựng kế hoạch phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của trường, môi
trường bên trong và bên ngoài nhà trường.
32
Chương trình giáo dục LQCV phải thể hiện được nội dung của hoạt động
LQCV, và phải hướng tới mục tiêu của hoạt động. Kế hoạch phải xuyên suốt, không
dồn ép và phải có mức độ phù hợp hài hòa với toàn bộ hoạt động chung của nhà
trường, nội dung và yêu cầu chuyên môn.
Bản kế hoạch cần thể hiện theo năm học, theo tháng, tuần, ngày và theo từng
hoạt động cụ thể. Bản kế hoạch và chương trình thực hiện cần lấy ý kiến đóng góp
của ban chuyên môn, GV, quản lý,…để đảm bảo đạt được hiệu quả cũng như chất
lượng khi xây dựng kế hoạch.
Bản kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và truyền thông nội bộ tới tất cả các
bộ phận có liên quan.
1.4.2.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu
giáo ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori
CBQL dựa trên bản kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các lực lượng thực hiện triển khai
hoạt động LQCV theo một hướng thống nhất cả về nội dung, hình thức, phương pháp
tổ chức và phối hợp các bộ phận từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên một cách nhịp
nhàng khoa học, nhằm khích lệ và phát huy tối đa khả năng của các nguồn lực trong
nhà trường vào quá trình thực hiện.
CBQL nắm vững kế hoạch hoạt động LQCV, chỉ đạo GV thực hiện tốt các nội dung sau:
- Chỉ đạo công tác lập kế hoạch hoạt động LQCV phù hợp với nhiệm vụ, mục
tiêu năm học và yêu cầu chuyên môn.
- Chỉ đạo thực hiện triển khai các hoạt động LQCV cho từng nhóm lớp, từng
lứa tuổi theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Chỉ đạo bố trí cơ sở vật chất, giáo cụ đầy đủ cho hoạt động.
- Bố trí GV có năng lực chuyên môn xen kẽ nhau để hỗ trợ phát triển năng lực
chuyên môn và kinh nghiệm. Thường xuyên có các trao đổi kinh nghiệm giữa các
GV trong hoạt động.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn Montessori cho GV.
Quá trình tổ chức chỉ đạo, CBQL thường xuyên bám sát, phát hiện những bất
cập, không hợp lý hoặc thiếu nguồn lực thực hiện từ đó có các điều chỉnh cho phù
hợp. Ngoài ra, cần có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời nhằm phát huy
tính tích cực của các thành viên tham gia hoạt động.
33
1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
ởcác trường mầm non theo phương pháp Montessori
Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý của nhà trường. Việc
phân cấp quản lý trong nhà trường cần đi đôi với việc tăng quyền tự chủ và trách
nhiệm cho các bộ phận, đòi hỏi CBQL cần phải tăng cường công tác kiểm tra,giám
sát các hoạt động của các lực lượng thamgia hoạt động LQCV đảm bảo thực hiện
đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra.
CBQL cần kiểm soát được quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ
của GV. Kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ là khâu then chốt để nắm được chất lượng
giáo dục trẻ từng khối lớp, từng GV. Nhờ kết quả của kiểm tra đánh giá kết quả hoạt
động mà CBQL nắm được thực trạng hoạt động, từ đó có được các điều chỉnh phù
hợp hướng tới mục tiêu đã đề ra.
Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ các hoạt
động trong chuỗi hoạt động LQCV của trẻ. CBQL thường xuyên phối hợp với tổ
chuyên môn kiểm tra năng lực của GV thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua sinh
hoạt chuyên môn,thông qua đánh giá khả năng của trẻ.
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá GV, nhân viên trong hoạt động LQCV, CBQL
thực hiện các hoạt động sau:
- Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo.
- Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo.
- Kiểm tra việc tự bồi dưỡng chuyên môn của GV.
- Kiểm tra thường xuyên và định kỳ các hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo.
- Đánh giá các hoạt động thi thao giảng, hội giảng của GV về hoạt động
LQCV của trẻ mẫu giáo.
- Đánh giá GV,nhân viên thông qua sự tín nhiệm của tập thể.
1.4.2.4. Quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ
mẫu giáo ởcác trường mầm non theo phương pháp Montessori
Cơ sở vật chất là điều kiện kiên quyết cho tất cả các hoạt động giáo dục tại các cơ
sở mầmnon. Cơ sở vật chất tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori bao
gồm phòng học, trang thiết bị, giáo cụ phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Đối với các
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo
Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ nataliej4
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...jackjohn45
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcThyDungTrn11
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON nataliej4
 
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...Nguyen Van Nghiem
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu họcLuận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
Luận văn: Xây dựng dự án học tập chủ đề động vật cho học sinh tiểu học
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm qua hoạt động trải ngh...
 
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
Giáo Trình Đại Cương Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật Trí Tuệ
 
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
Luận văn sư phạm thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi thông qua ...
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
Vận dụng lý thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để thiết kế hoạt động k...
 
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên QuangLuận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Tỉnh Tuyên Quang
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
 
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đLuận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 4 – ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độn...
 

Semelhante a Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo

Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...
Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...
Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Trần Đức Anh
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc AQuản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A
Quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường Tiểu học Đông Ngạc A
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non
Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm nonQuản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non
Quản lí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm non
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
 
Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...
Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...
Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đức
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đứcẢnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đức
Ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến nhận thức về giá trị đạo đức
 
Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...
Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...
Luận văn tâm lý học: Ảnh hưởng của phong cách giáo dục của cha mẹ đến nhận th...
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua các hoạt động trả...
 
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học cơ sở
 
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...Tailieu.vncty.com   cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
Tailieu.vncty.com cac bien phap nang cao chat luong mon toan cho tre mg 4-5...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường trung học cơ sở ơ...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận văn: Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON LITTLE SOL MONTESSORI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON LITTLE SOL MONTESSORI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ VÂN ANH HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Phạm Thị Hương
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI ..........................................................10 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................10 1.2. Phương pháp giáo dục Montessori ............................................................14 1.3. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori ..........................................................................18 1.4. Quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori ..........................................................31 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tạicác trường mầm non theo phương pháp Montessori ........36 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON LITTLE SOL MONTESSORI - HÀ NỘI.................................................38 2.1. Khái quát về hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội..38 2.2. Tổ chức khảo sát........................................................................................39 2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................42 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. ...59 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. .60 Chương 3: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI HỆ THỐNG TRƯỜNG MẦM NON LITTLE SOL MONTESSORI - HÀ NỘI ..................63 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp..............................................................63 3.2. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống các trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội...64 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp................................................................71 3.4. Kết quả thăm dò thực tế về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp....71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................80
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 GDMN Giáo dục mầm non 4 GV GV 5 ĐTB Điểm trung bình 6 LQCV Làm quen với chữ viết 7 QLGD Quản lý giáo dục
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Montessori và phương pháp truyền thống....................................................................................................18 Bảng 1.2.Nhật ký hoạt động của trẻ Montessori trong phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt.......................................................................................................28 Bảng 2.1.Đối tượng khảo sát thực trạng quản lý hoạt động LQCV tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội...........................................40 Bảng 2.2. Mô tả dữ liệu khảo sát ..............................................................................42 Bảng 2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động LQCV ..........................43 Bảng 2.4. Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV tham gia .....................................45 giảng dạy hoạt động LQCV ......................................................................................45 Bảng 2.5. Mức độ thực hiệnnội dung các hoạt động LQCV ...................................46 Bảng 2.6. Hoạt động dạy của đội ngũ GV tham gia giảng dạy hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo .................................................................................48 Bảng 2.7. Kết quả đánh giá học sinh trong hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ......50 Bảng 2.8. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo............53 Bảng 2.9. Công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo..................55 Bảng 2.10. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ...........56 Bảng 2.11.Công tác quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo .........................................................................................................57 Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội..................................................................................................................59 Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ...........................72 Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ...........................................73 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất .....................................................................................73
  • 7. DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................71 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ cần thiết và khả thi.................74
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng.. Đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Chữ viết là phương tiện ghi lại thông tin, không có chữ viết thì không thể có sách, các phát minh, các thành tựu không thể truyền lại. Âm thanh hay lời nói là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ vẫn có những hạn chế nhất định, có giới hạn, không thể truyền đạt rộng rãi và chính xác, lưu giữ lâu dài như chữ viết. Âm thanh bị hạn chế về khoảng cách và thời gian theo kiểu tam sao thất bản. Chữ viết khắc phục được những điểm trên là phương tiện hoàn hảo để truyền đạt thông tin, lưu giữ thông tin, kích thích sự sáng tạo, là thành quả kỳ diệu, vĩ đại của loài người.” [31] Về mặt lý luận, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Ngoài ra ngôn ngữ đối với trẻ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩnmực. Theo giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), dạy chữ sớm cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho trẻ. Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển. Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ và hoạt động làm qune với chữ viết là một trong những hoạt động vô cùng quan trọnggiúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Thông qua việc cho trẻ LQCV, vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và phát âm các âm của tiếng Việt,
  • 9. 2 làm quen với hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm chữ cái ghi lại bằng chữ cái. Cho trẻ LQCV còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng như: cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi... Đây là những kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp 1, việc dạy trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho trẻ sự hứng thú với đọc, viết. Ở mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc tăng cường trải nghiệm với chữ viết cho trẻ mẫu giáo không phải là dạy chương trình tiếng Việt của lớp 1 mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và sáng tạo của trò chơi học tập. Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và được bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường. Phát triển về ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình giảng dạy của phương pháp Montessori. Tiến sĩ Montessori đã thiết kế những bộ giáo cụ tinh tế để trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ thông qua các giác quan của mình. Các hoạt động học tập theo phương pháp Montessori tập trung học bằng trải nghiệm. Trẻ hiếm khi học theo sách giáo khoa, sách bài tập mà học khi tiếp xúc trực tiếp với những giáo cụ học tập cụ thể, nhằm đưa khái niệm trừu tượng vào cuộc sống giúp trẻ học và hiểu sâu hơn. Học chữ bằng phương pháp Montessori sẽ giúp trẻ ghi sâu nhớ lâu và tăng hứng thú khám phá học tập, đặt nền tảng tư duy cho việc tiếp thu kiến thức về sau.[31] Qua thực tiễn công tác tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội và tìm hiểu thực tế tại các hệ thống trường mầm non theo phương pháp Montessori khác tại Hà Nội, hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo được các trường
  • 10. 3 quan tâm, chú trọng đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù của phương pháp Montessori, hoạt động LQCV chú trọng tới sự phát triển cá nhân từng trẻ; phương pháp Montessori là phương pháp mới; đội ngũ giáo viên lại trẻ mặc dù được đào tạo bài bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm; đội ngũ quản lý cũng chưa có nhiều kinh nghiệm chưa có những biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động LQCV một cách đồng bộ, hiệu quả phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và lứa tuổi của từng trẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo theo phương pháp Montessori sao cho phù hợp, hiệu quả là việc làm có ý nghĩa khoa học trên phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay. Xuất phát từ các lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.1. Trên thế giới Những năm gần đây xuất hiện trong các tài liệu khoa học thuật ngữ “khả năng tiền đọc–viết” (emergent literacy) khi các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục mầm non nói về việc cho trẻ bước đầu làm quen với đọc, viết ở trường mầm non. Điều này thể hiện sự quan tâm của người lớn khi cho trẻ sớm tiếp xúc với một công việc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: đọc và viết. MariaMontessori(1967) cho rằng:nên khuyến khích trẻ tô lại các nét chữ cái, sử dụng hai ngón tay đầu tiên như là bài tập luyện tập trước khi viết. Bà nhận thấy loại cử động xúc giác nhỏ này dường như giúp ích cho trẻ nhỏ khi chúng cầm các công cụ viết sau này.Khi trẻ nhìn thấy và sờ vào những chữ cái, 3 giác quan cùng được huy động một lúc: nhìn, sờ và tâm động cơ bắp. Đâychính là nguyên nhân cho thấy những hình ảnh đồ họa thường ăn sâu hơn và nhanh hơn vào trí nhớ của trẻ so với những gì đạt được chỉ bằng quan sát trong các phương pháp thông thường. Và những ấn tượng có được nhờ vào cảm giác về vận động cơ bắp thường giữ lại lâu nhất đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ có thể không nhớ được chữ cái nếu chúng chỉ nhìn, nhưng khi chúng được sờ vào những chữ cái thì chúng có thể nhớ lại[24].
  • 11. 4 Montessori đã nghiên cứu xây dựng các phương pháp giáo dục đối với trẻ từ 0-3 tuổi, 3-6 tuổi, 6-12 tuổi, 12-18 tuổi trong đó đã chỉ ra giai đoạn trưởng thành quan trọng nhất của trẻ là từ 0-6 tuổi [8]. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có một năng lực tiềm tàng là khả năng mẫn cảm, khả năng lĩnh hội. Khả năng này tồn tại trong giai đoạn trẻ từ 0-6 tuổi [27]. Giai đoạn 0-6 tuổi được coi là giai đoạn vàng trong phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như giáo dục sớm của trẻ. Trong phong trào giáo dục sớm, nổi bật một quan điểm về dạy chữ sớm cho trẻ của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc). Trong một seri các cuốn sách về giáo dục sớm (năm nào), đáng chú ý có cuốn “Phương án 0 tuổi–Phát triển ngôn ngữ từ trong nôi”, cho rằng “trẻ nhỏ học chữ cũng tự nhiên như họcngôn ngữ nói. Vậy thì không có lý do gì chúng ta dạy nói cho trẻ từ sơ sinh mà đợi cho trẻ đến tiểu học mới dạy chữ viết”[17]. Richardson và cộng sự (1997) trong nghiên cứu về phương pháp Montessori chuẩn bị cho trẻ học đọc và viết đã chỉ ra trong phương pháp Montessori việc đọc là khả năng trừu tượng hóa cuối cùng của ngôn ngữ hơn là một kỹ năng đặc biệt được dạy. Việc chuẩn bị trực tiếp và gián tiếp trong quá trình học của trẻ đóng vai trò quan trọng [29]. Ryan Tahzeem (2015) trong luận văn nghiên cứu về phương pháp Montessori “Tầm quan trọng của làm quen với viết trước khi đọc - Cách thức tài liệu và chương trình Montessori hỗ trợ quá trình học” đã chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của việc viết trước khi đọc cho mọi đối tượng lứa tuổi, giới tính khác nhau [30]. 2.2. Ở Việt Nam Trong cuốn “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, nội dung chuẩn bị cho trẻ tập đọc, tập viết” Hoàng Thị Oanh cùng các cộng sự (2000) có nêu: Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm theo kiểu chữ in thường-đây là nội dung giúp trẻ tự giác hình thành chữ cái, tri giác bằng mắt, bằng tay để làm quen và nhận dạng chữ cái. Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái-đây là nội dung giúp trẻ 5 tuổi chuẩn bị học ghép các âm thànhvần, thành tiếng ở lớp 1. Dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái - đây là nội dung không thể thiếu trong việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lên học lớp1. Dạy trẻ kỹ năng tô những nét cơ bản và kỹ năng tô 29 chữ cái [11].
  • 12. 5 Tác giả Dương Thị Bích Tuyền (2017) trong luận văn thạc sĩ ngành khoa học giáo dục về đề tài “Biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi học tập” đã đề xuất các biện pháp nhằm giúp tăng cường cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi trải nghiệm chữ viết thông qua các trò chơi [19]. Nguyễn Thị Bích Thủy (2017) trong bài nghiên cứu “Một số vấn đề lí luận về chương trình giáo dục Montessori - thực trạng vận dụng và đánh giá chương trình giáo dục Montessori ở Hàn Quốc” đã khái quát hóa một số vấn đề lý luận về chương trình giáo dục Montessori và thực trạng vận dụng, đánh giá chương trình này trong hệ thống giáo dục mầm non của Hàn Quốc [15]. Bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm của phương pháp Montessori tại Hà Quốc như trẻ tự do thoải mái trong quá trình hoạt động, trẻ là chủ thể tự do và là trung tâm của quá trình hoạt động, sinh hoạt, giáo cụ khoa học, phát triển được các kỹ năng sống trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên bài viết cũng chỉ ra các nhược điểm hạn chế của Montessori tại Hàn Quốc là mục đích giáo dục không rõ ràng, cơ sở tâm lý học lạc hậu, coi trọng giáo dục cá biệt hóa không quan tâm đến giáo dục xã hội, ít quan tâm đến giáo dục sáng tạo có khuynh hướng chạy theo giáo dục giáo cụ. Bài viết cũng đặt ra sự cần thiết trong cải tiến, chỉnh sửa chương trình giáo dục Montessori cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ em, thể chế văn hóa và yêu cầu phát triển của thời đại mới. Tác giả Trần Phạm Huyền Trang trong bài viết “Phương pháp giáo dục Montessori - Thực trạng và giải pháp” đã phân tích khái quát thực trạng ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori trên thế giới và Việt Nam và đề xuất một số giải pháp trong hoạt động giáo dục sớm theo phương pháp Montessori phù hợp với giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay [18]. Tác giả Vũ Thị Ngọc Anh (2016) trong bài viết “Tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non tư thục” đã phân tích sự phù hợp của phương pháp giáo dục Montessori với quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; nội dung xây dựng môi trường giáo dục theo tiêu chí của nhà trẻ thơ Montessori và tiếp cận phương pháp giáo dục Montessori trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên (GV) trường mầm non tư thục về: phương pháp, nội dung của phương pháp, hình thức tổ chức trong ngôi nhà
  • 13. 6 trẻ thơ Montessori. Đây là một phương pháp giáo dục đáng quan tâm của hiệu trưởng và các nhà quản lí giáo dục, tiếp cận tinh hoa của phương pháp để bồi dưỡngGV, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non theo hướng đổi mới [1]. Như vậy, hoạt động làm quen chữ viết (LQCV) đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và phương pháp khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý hoạt động LQCV ở bậc học mầm non theo phương pháp Montessori. Chưa có tác giả nào đi sâu, phân tích đưa ra giải pháp quản lý hoạt động LQCV ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori. Để có được cái nhìn toàn diện về hoạt động LQCV cho trẻ ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, linh hoạt đối với các trường mầm non thuộc hệ thống Little Sol Montessori - Hà Nội, vì vậy trong quá trình nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài thuộc chủ đề này để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý giáo dục trong trường mầm non theo phương pháp Montessori, cơ sở lý luận về quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo theo phương pháp Montessosi và thực trạng quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động làm quen LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori. - Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động LQCV cho trẻ và quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
  • 14. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động LQCV tiếng Việt cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. - Về địa bàn: Khảo sát tại 11 trường mầm non thuộc hệ thống trường Little Sol Montessori trên địa bàn Hà Nội: - Về đối tượng khảo sát: 258 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng), GV mầm non Little Sol Montessori trên địa bàn Hà Nội: - Về thời gian khảo sát: Thời gian khảo sát từ tháng 03/2019 đến tháng 04/2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu quản lý hoạt động LQCVtại các trường mầm non theo phương pháp Montessori cần nghiên cứu hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và các hoạt động củaGV và học sinh ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori để làm rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với các hoạt động LQCV cho trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi hiện nay. - Nghiên cứu vấn đề theo phương pháp hệ thống: Quản lý hoạt động LQCVcủa các trường mầm non theo phương pháp Montessori hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Vì vậy, quản lý hoạt động LQCV cho trẻ từ 3-6 tuổi tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori được xem là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có các yêu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác động gián tiếp, mức độ tác động khác nhau. Do đó cần thiết xác định vai trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết. Việc nghiên cứu cần dựa theo phương pháp hệ thống, xem xét các mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau theo trình tự logic nhất định.
  • 15. 8 - Nghiên cứu vấn đề theo phương pháp phát triển: Quá trình nghiên cứu quản lý hoạt động LQCVcho trẻ trong độ tuổi 3-6 tuổi tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori cần đặt trong sự vận động, biến đổi và phát triển giữa toàn bộ các hoạt động trong nhà trường. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Sưu tầm tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích tổng hợp các giáo trình, sách báo, các công trình khoa hoạc như luận văn, luận án, bài báo khoa học liên quan đến quản lý hoạt động LQCV tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori để làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Phân loại và hệ thống hóa các cơ sở lý luận có liên quan từ đó định hướng cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành khảo sát điều tra bằng bảng hỏi, đối tượng là các CBQL, GV nhằm mục đích thu thập thông tin và đánh giá sơ bộ việc thực hiện và quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại các trương mầm non theo phương pháp Montessori. Từ kết quả điều tra sẽ tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối tượng là CBQL(CBQL)và GV nhằm tìm hiểu nhận thức, thái độ, làm rõ các nguyên nhân,đề xuất, ý kiến đánh giá có liên quan đến hoạt động LQCV cho trẻ 5-6 tuổi của các trường mầm non thuộc hệ thống Little Sol Montessori - Hà Nội. Kết quả phỏng vấn sâu giúp tìm hiểu thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non thuộc hệ thống Little Sol Montessori - Hà Nội. Từ đó thăm dò các biện pháp hiệu quả quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương pháp Montessori. - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để xử lý các kết qủa khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và đưa ra các nhận xét đánh giá khoa học.
  • 16. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã phân tích,hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương pháp Montessori. Đồng thời luận văn đã đề xuất các biện pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương pháp Montessori. Kết quả nghiên cứu lý luận đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ của các trường mầm non theo phương pháp Montessori hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tạit hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. Đồng thời,luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động LQCV cho trẻ tại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận văn có thể sử dụng tài liệu tham khảo cho CBQL ở các trường mầm non nói chung và các trường mầm non theo phương pháp Montessori nói riêng, từ đó góp phần phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo phương pháp Montessori nói riêng và các trường mầm non ở thành phố Hà Nội nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori. Chương 2:Thực trạng quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáotại hệ thống trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội Chương 3:Biện pháp quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo tạicác trường mầm non Little Sol Montessori - Hà Nội.
  • 17. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Đây là một phạm trù tồn tại khách quan, được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia và mọi thời đại. Quản lý chứa đựng nội dung lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, khái niệm quản lý có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau, được nhiều nhà khoa học đưa ra các quan niệm khác nhau. Do đó trong luận văn này, tác giả chỉ tổng hợp lại một số khái niệm tiêu biểu làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Theo F.F Aunapu (1976) dưới góc độ về hệ thống thì “quản lý hệ thống xã hội là một khoa học, nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là những con đường trong hệ thống đó nhằm đạt được những mục tiêu quản lý mà trong đó mục tiêu kinh tế- xã hội là cơ bản”[22]. Theo F.W Taylor (1979) thì “quản lý là biết chính xác điều muốn người khác làm, sau đó thấy họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”[23]. Theo Nguyễn Minh Đạo (1998) thì: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[4]. Theo tác giả Trần Kiểm (2011) thì “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng): kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra”[9]. Theo tác giả Vũ Dũng & Nguyễn Thị Mai Lan (2013) thì cho rằng “Quản lý là sự tácđộng có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó”[5].
  • 18. 11 Còn theo tác giả Trần Quốc Thành (2012) thì “Quản lý là một quá trình định hướng,quá trình có mục tiêu; quản lý là một hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”[14]. Như vậy, tuy có nhiều khái niệm, nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, mỗi quan niệm nhấn mạnh mặt này hay mặt khác nhưng đều có điểm chung thống nhất xác định quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Một cách khái quát có thể hiểu: Quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu, ý chí của người quản lý đề ra. 1.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục Để tồn tại và phát triển, con người phải trải qua quá trình lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người nhận thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được những kinh nghiệm, từ đó nảy sinh những nhu cầu truyền đạt những hiểu biết ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. Sơ khai, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, sau đó trở thành một hoạt động có ý thức. Ngày nay, giáo dục đã trở thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương trình kế hoạch, có nội dung, phương pháp hiện đại và trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người. Như vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá dân tộc, nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài người không ngừng tiến lên. Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động giáo dục. Nhà nước quản lý giáo dục (QLGD) thông qua tập hợp các tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ. Đã có nhiều nhà nghiên cứu và quản lý thực tiễn đưa ra các khái niệm khác nhau về QLGD. Theo D.V Khudomixki (1997), “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ
  • 19. 12 thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” [25]. Còn theo M.I. Konzacov thì “QLGD là tập hợp các biện pháp kế hoạch nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”[26]. Tại Việt Nam, theo các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý thực tiễn thì quản lý giáo dục thường được hiểu là việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa,tổ chức, lãnh đạo kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục. Theo Nguyễn Ngọc Quang (1998) cho rằng: “Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”[12]. Theo Phạm Minh Hạc (2007): “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh…”[6]. Theo tác giả Trần Kiểm (2011) thì“Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thểGV, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục trong nhà trường” [9]. Từ những quan niệm trên có thể đi đến khái niệm QLGD như sau: Quản lý giáo dục là hoạt động tác động, điều hành, phối hợp của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất. 1.1.3. Khái niệm hoạt động làm quen chữ viết Theo giáo trình Tiếng Việt thực hành thì “Chữ quốc ngữ (chữ viết tiếng Việt) được xây dựng theo hệ thống chữ cái Latinh. Chữ viết tiếng Việt gồm các chữ cái dùng để ghi 11 nguyên âm đơn (a, ă, â, e,ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư) và 3 nguyên âm đôi (iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua)), dùng để ghi 23 phụ âm (b, c, d, h, k, l, m, n, nh…). Do tiếng Việt là
  • 20. 13 ngôn ngữ có thanh điệu, nên chữ viết tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh ngang” [16]. Chữ cái là đơn vị chữ viết dùng để ghi lại các âm. Trong Tiếng Việt bảng chữ cái gồm 29 chữ cái: a, b, c, ... , y. Hoạt động LQCV là hoạt động nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Việc nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái Tiếng Việt theomẫu chữ viết in thường và viết thường là hoạt động cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình học môn Tiếng Việt.Hoạt động LQCV là hoạt động quan trọng trong hoạt động LQCV cho trẻ ở bậc học mầm non và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ vì chỉ khi trẻ nhận biết tốt chữ viết mới giúp trẻ phát triển được nhận thức các môn khoa học tự nhiên, xã hội. Vậy hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo ở bậc học mầm non là quá trình hoạt động tích cực của trẻ mẫu giáo dưới sự hướng dẫn của giáoviên để trẻ nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… hình thành những kỹ năng cần thiết cho trẻ chuẩn bị vào lớp Một. 1.1.4. Khái niệm quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo Viết là một hình thức quan trọng của giao tiếp. Thông qua việc cho trẻ LQCV, vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và tập phát âm các âm của tiếng việt, được làm quen với hình dáng cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm được chữ cái ghi lại bằng chữ cái. Cho trẻ LQCV và chữ cái còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng như cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của học sinh....Nhờ vậy, trẻ được hình thành dần một số kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng Việt ở lớp Một. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Đây là những kỹ năng cần thiết để
  • 21. 14 trẻ sẵn sàng vào lớp 1, cần dạy cho trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho trẻ sự hứng thú với đọc, viết. Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào hoạt động LQCV (được tiến hành bởi tập thể GV và trẻ mẫu giáo) nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chữ viết. Đó là các tác động của các chủ thể quản lý trường mầm non như xây dựng kế hoạch, chương trình nội dung hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mầm non; Tổ chức thực hiện hoạt động LQCV; Kiểm tra đánh giá; quản lý cơ sở vật chất như phòng ốc, giáo cụ phục vụ cho hoạt động LQCV. Tất cả các tác động đó nhằm hướng hoạt động LQCV phát triển toàn diện ngôn ngữ chữ viết cho trẻ. Từ những trình bày ở trên có thể đi đến khái niệm Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo như sau: Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo là quá trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, trẻ mẫu giáo nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, chữ viết. 1.2. Phương pháp giáo dục Montessori 1.2.1. Giới thiệu phương pháp giáo dục Montessori Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Là phương pháp khuyến khích trẻ phát huy tính tự lập, khơi dậy niềm vui học tập, sáng tạo và thử thách; háo hức khám phá và tự giải quyết vấn đề; tính kỷ luật và sự tự tin mạnh mẽ, giúp cho trẻ định hình những thói quen, tính cách tốt để trở thành con người đúng mực. Các nhà giáo dục người Đức đã nói về nhà giáo dục Montessori như sau: “Chỉ có duy nhất phương pháp giáo dục Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chóng được phổ biến trên thế giới.” [8]. Hiện nay có trên 100.000 trường Montessori trên toàn thế giới, nhiều vĩ nhân, nhà khoa học, chính trị gia… theo học phương pháp này ở thời kỳ đầu.
  • 22. 15 Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa tự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel để hình thành quan điểm về trẻ em mang tính cách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em đã có một “sức sống nội tại” rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp trẻ em phát huy được “sức sống nội tại” đó để nó phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Montessori cho rằng, không nên đối xử với trẻ em như thể chúng là một vật thể, mà nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cái kho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển. Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên. Sự hình thành các năng lực cơ bản ở trẻ em trong những năm đầu đời cực kỳ quan trọng - không đơn thuần là học tập về kiến thức, mà còn là khả năng tập trung, tính kiên trì, khả năng tự suy nghĩ cũng như khả năng tương tác tốt với mọi người. Nếu được hỗ trợ đúng cách trong những năm phát triển định hình này, trẻ em sẽ trở thành những người lớn tự mình có động lực ham học hỏi, có tư duy linh hoạt và sáng tạo, không chỉ ý thức được nhu cầu của người khác mà còn tích cực thúc đẩy sự hài hòa trong cuộc sống. Phương pháp này dành cho các bé muốn được học trong những môi trường phù hợp với nhu cầu bản thân. Các trẻ em có nhu cầu đặc biệt cũng sẽ có được sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là những trẻ với chứng rối loạn thiếu tập trung hoặc có những vấn đề về tâm lý cũng như các khả năng nhận biết khác. Những ưu điểm này có được dựa trên sự quan tâm đến từng cá thể của các GV hướng dẫn.
  • 23. 16 1.2.2. Nguyên lý cơ bản trong giáo dục của phương pháp Montessori Phương pháp Giáo dục Montessori là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và sở thích riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Triết lý dạy học của phương pháp Montessori là tôn trọng trẻ như 1 nhân vị. Mỗi trẻ sinh ra đều có tiềm năng để học. Theo Tiến sĩ Maria Montessori, “Học là tự nhiên đúng với thời điểm phát triển của trẻ. Không ai có quyền dạy hơn hoặc thấp hơn,GV không có quyền lựa chọn chương trình dạy mà để trẻ tự lựa chọn”[8].GV là người luôn để tâm đến nhu cầu của trẻ và biết cách khích lệ sự tò mò và động lực ham tìm hiểu của trẻ. Với chương trình Montessori, trẻ sẽ dần dần phát triển sự tập trung, phối hợp, độc lập, tự tin và trưởng thành là những cá nhân tích cực, thích nghi với mọi môi trường xã hội. Các quốc gia có nền giáo dục phát triển như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Thụy Điển… đánh giá rất cao phương pháp Montessori và áp dụng rất thành công. Theo kết quả khảo sát của IMS ở nhóm trẻ được dạy theo phương pháp Montessori, hầu hết các bé đều phát huy được sự độc lập, tự tin và sáng tạo hơn hẳn so với nhóm trẻ được dạy với phương pháp bình thường đối với cả 3 đối tượng: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bình thường và trẻ có khả năng đặc biệt. 1.2.3. Giáo dục theo phương pháp Montessori trong các trường mầm non Montessori có 5 lĩnh vực chính là: ngôn ngữ, toán học, giác quan, thực hành cuộc sống và văn hóa. Ngôn ngữ: Một trong những điều quan trọng nhất trong 5 năm đầu đời của trẻ là phát triển ngôn ngữ. Góc ngôn ngữ trong phòng học Montessori được thiết kế từ đơn giản tới phức tạp, giúp trẻ biết cách cầm bút, sử dụng các nét bút phục vụ cho việc học viết về sau. Với bảng chữ cái cát hay các xô âm, bảng chữ cắt, trẻ có thể ghi nhớ và tăng vốn từ vựng 1 cách tự nhiên không gò ép.
  • 24. 17 Toán học:Các giáo cụ toán học từ số lượng vật thể 3D cho đến chữ số trừu tượng sẽ mang lại cho trẻ những hiểu biết căn bản và chắc chắn về toán học. Thông qua hệ thống giáo cụ hạt cườm và màu sắc tượng trưng cho các con số, các phép tính, ban đầu trẻ sẽ tiếp nhận những khái niệm cơ bản bằng những hoạt động cụ thể và dưới sự hướng dẫn của GV Montessori quốc tế tại LSM, dần dần trẻ sẽ hiểu những khái niệm trừu tượng hơn, nâng cao hơn. Giác quan: Hệ thống giáo cụ giác quan theo tiêu chuẩn Montessori quốc tế, việc phát triển năm giác quan (Thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác) bao gồm các giáo cụ giúp trẻ nhỏ phân biệt được to-nhỏ, cao-thấp, dài-ngắn, rộng- hẹp , các giáo cụ giúp trẻ phân được các hình dạng, hình khối, màu sắc bằng trực giác và xúc giác, các giáo cụ phân biệt mùi vị, âm lượng, những giáo cụ lắp ghép trí tuệ do Phương pháp và đội ngũ nghiên cứu mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Thực hành cuộc sống: Các bài tập kỹ năng cuộc sống là những công việc đơn giản dựa trên thực tế và kích thích sự hứng thú ở trẻ khi được bắt chước người lớn và sử dụng dụng cụ thật của người lớn. Trẻ sẽ được học từ những đồ vật quen thuộc và những hoạt động của cuộc sống hàng ngày, từ việc đơn giản như mở được 12 loại nút áo, mặc và gấp quần áo, đến khó hơn như: đánh giày, cắm hoa, trồng cây hay đòi hỏi sự khéo léo như sử dụng dao, dĩa, kim khâu an toàn; biết làm một số việc nhà đơn giản. Các kỹ năng này góp phần giúp trẻ biết yêu thiên nhiên, biết chia sẻ, rèn luyện tính kiên trì, làm việc có chủ đích. Văn hóa: Lĩnh vực Văn hóa trong lớp học Montessori bao gồm các góc Địa lý, Lịch sử, Khoa học, âm nhạc và nghệ thuật giúp trẻ tiếp cận với những lĩnh vực “học thuật” một cách tự nhiên và ghi nhớ dễ dàng. Dựa trên nguyên tắc chung là giới thiệu cho trẻ các bài học từ dễ đến khó, đi từ vật thể 3D đến khái niệm trừu tượng, sử dụng các giáo cụ giống thật. 1.2.4. Sự khác biệt giữa phương pháp Montessori với các phương pháp giáo dục truyền thống Trong giáo dục truyền thống phương pháp thường được áp dụng là lấy thầy làm trung tâm với hoạt động dạy làm chính, thuộc bài của thày là giỏi. Trong mô
  • 25. 18 hình giáo dục hiện đại thường lấy mô hình người học làm trung tâm với hoạt động học làm chính, tự chiếm lĩnh được kiến thức mới là giỏi. Trong giáo dục Montessori hoạt động của đứa trẻ được đặt trên tất cả.GV có một vai trò khác, là tạo ra đúng tình huống để trẻ có thể được hướng dẫn tự chọn những gì trẻ cần từ những gì được trao tặng. Khi đó trẻ sẽ dần dần trở nên chủ động trong học hỏi và phát huy hết tiềm năng độc nhất của mình vì trẻ đang học theo tốc độ riêng và nhịp điệu riêng, dựa trên nhu cầu phát triển riêng của từng trẻ ở thời điểm ấy. Bảng 1.1. Sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp Montessori và phương pháp truyền thống TT Phương pháp truyền thống Phương pháp Montessori 1 GV là trung tâm Trẻ là trung tâm, tự học 2 Trẻ được GV hướng dẫn cung cấp mẫu Trẻ tự học, chơi “trò chơi” có ý nghĩa, học qua trải nghiệm thực tế 3 Trẻ bị kiểm soát và các hoạt động học tập của trẻ do GV tổ chức Trẻ được học trong môi trường tự do trong khuôn khổ, có kế hoạch và chuẩn bị chu đáo bởi GV 4 Hứng thú học tập của trẻ phụ thuộc vào GV và dụng cụ học tập Trẻ học là do sự yêu thích và hứng thú trong quá trình trải nghiệm với dụng cụ học tập 5 Trẻ được phân nhóm theo hàng ngang, theo trình độ và theo độ tuổi Trẻ được phân nhóm theo hàng dọc (nhóm trẻ độ tuổi khác nhau) 6 Trẻ được GV dạy cách sử dụng các đồ dùng dạy học. GV sửa lỗi cho trẻ trong quá trình học Sử dụng đồ dùng dạy học đặc biệt có yếu tố “kiểm soát lỗi” để trẻ tự sửa lỗi và làm lại cho đúng, 7 Trẻ thường được phân thành nhóm một lóp học chính thức Trẻ tự học hoặc học theo nhóm không chính thức dưới sự hướng dẫn của GV 8 Thời khóa biểu cố định và trẻ phải thực hiện theo quy định ngặt nghèo của lớp Thời khóa biểu linh hoạt, do đó trẻ có thể thoải mái hoàn tất công việc của mình hoặc đổi sang hoạt động khác khi cần Nguồn: Nguyễn Thị Bắc (2016) [2] 1.3. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori 1.3.1. Các hoạt động giáo dục bậc mẫu giáo Theo văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT năm 2017 hợp nhất Thông tư về Chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày 24/01/2017 ban hành thì nội dung giáo dục bậc mẫu giáo (từ 3-6 tuổi) bao gồm các
  • 26. 19 hoạt động giáo dục nhằm phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học[3]. 1.3.1.1. Phát triển thể chất - Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ. - Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế. - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. - Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. - Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe. - Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo sự an toàn của bản thân. 1.3.1.2. Phát triển nhận thức - Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh. - Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. - Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu. - Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán. 1.3.1.3. Phát triển ngôn ngữ - Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày. - Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…). - Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện. - Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. - Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết. 1.3.1.4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Có ý thức về bản thân.
  • 27. 20 - Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. - Có một số phẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực. - Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ. - Thực hiện một số qui tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi. 1.3.1.5. Phát triển thẩm mĩ - Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật. - Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. - Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp 1.3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-6 tuổi Hiểu được đầy đủ các đặc điểm tâm sinh lý của trẻmẫu giáo là cơ sở khoa học để xác định tình cảm, trách nhiệm và phương pháp tác động đúng đắn, nhằm từng bước dạy cho trẻ làm quen với chữ cái, là cơ sở cho các hoạt động giáo dục trẻ ở các lứa tuổi tiếp theo. 1.3.2.1. Về thể chất Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh cả về cân nặng và chiều cao.Tốc độ tăng trưởng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chế độ dinh dưỡng và môi trường sống là hai yếu tố cơ bản. Đây là giai đoạn mà trẻ đang bước đầu hình thành những thói quen hành vi cơ bản. Do đó,GV và phụ huynh cần kiên trì dạy và rèn luyện cho trẻ những thói quen hành vi cần thiết; từng bước nâng cao sự khéo léo trong phối hợp các hoạt động của các bộ phận cơ thể, đặc biệt là khả năng linh hoạt của chân tay, khả năng biểu đạt nhận thức của mình bằng ngôn ngữ. Não của trẻ em có: 100 tỉ tế bào, vỏ não cũng có 6 lớp. Lớp trong của não bộ phát triển chậm hơn so với lớp vỏ ngoài, do sự phát triển quá mạnh đó của lớp vỏ đã tạo thành những nếp nhăn, những rãnh trên vỏ não. Hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã biến hóa, vỏ bán cầu đại não phát triển mạnh, vai trò điều chỉnh và kiểm tra của nó đối với vùng dưới vỏ tăng cường rõ rệt hơn; chức năng
  • 28. 21 phân tích, tổng hợp của vỏ não đã dần hoàn thiện, số lượng những phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện ngày càng nhanh, trí tuệ cũng phát triển nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh mẽ. Nên do đó, trẻ có thể nói được những câu dài, có biểu hiện ham học[20]. Trong quá trình cho trẻ làm quen với chữ cái, sự phát triển các cơ quan phân tích cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo, cơ quan phân tích củatrẻ có khối lượng gần bằng người lớn. Trẻ càng lớn, đường kính của mắt càngtăng. Trẻ em 5 tuổi có khả năng phân biệt được một số màu trung gian: màuhồng, màu cam, màu lá non... Trẻ càng lớn thì khả năng thu nhận và phân biệtnhững kích thích (hình dạng, màu sắc…) càng phong phú. Đó là điều kiện thuậnlợi giúp trẻ phát triển khả năng tiền đọc - viết về sau của trẻ[21]. 1.3.2.2. Về ngôn ngữ Giai đoạn này trẻ phát triển mạnh mẽ khả năng về ngôn ngữ. Trẻ 3-6 tuổi ngôn ngữ phát triển mạnh, đạt chất lượng cao về phát âm, vốn từ và các hình thức ngữ pháp. Giai đoạn này trẻ bắt đầu cắp sách đến trường, khả năng tiếp thu kiến thức mới thông qua việc phát triển ngôn ngữ và tư duy logic phát triển nhanh. Giai đoạn này trẻ đã biết kết hợp giữa những hiểu biết ban đầu với sự cố gắng diễn đạt những hiểu biết đó. Tuy nhiên việc biểu hiện ngôn ngữ của trẻ còn thiếu chính xác, thiếu những khái niệm để diễn đạt. Vì vậy khi giao tiếp với trẻ cần khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ của mình và kịp thời chỉnh sửa những lỗi diễn đạt cho trẻ. 1.3.2.3. Về nhận thức Giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn ban đầu của quá trình nhận thức, là quá trình nhận thức trực quan và từng bước hình thành hệ thống những khái niệm và chuỗi những phán đoán, suy luận ban đầu. Ở giai đoạn nàyGV phải kiên trì giải thích các thắc mắc trong nhận thức của trẻ, cần giải thích một các giản đơn, dễ hiểu và đặc biệt là phải đúng bản chất của sự vật hiện tượng. Nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong làm việc với trẻ hạn chế ngôn ngữ P.E. Lêvina đã kết luận rằng: có 5 giai đoạn phát triển sự nhận thức âm thanh ngôn ngữ của trẻ, các giai đoạn này có vai trò rất lớn trong việc phát triển tri giác âm vị[7]. Giai đoạn 1: Sự phân biệt âm thanh hoàn toàn vắng mặt, trẻ chưa hiểu lời nói và cũng chưa nói được. Đây là giai đoạn phát triển âm vị trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
  • 29. 22 Giai đoạn 2: Xuất hiện sự phân biệt các âm nhưng trẻ còn chưa phân biệt được những âm gần giống nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nghe các âm khác với người lớn. Trẻ phát âm còn sai nhiều, không phân biệt được sự phát âm đúng hay không đúng của người khác và không để ý tới sự phát âm của chínhmình.Trẻ phản ứng như nhau với các từ được phát âm đúng và những từ do trẻ phát âm sai. Giai đoạn 3: Diễn ra các bước tiến rất quan trọng: Trẻ bắt đầu nghe thấy các âm thanh ngôn ngữ đúng với các dấu hiệu âm thanh của nó. Trẻ đã nhận ra những từ bị phát âm sai và có khả năng phân biệt sự phát âm đúng hay không đúng. Ở giai đoạn này, cùng tồn tại các vật khi nói ở giai đoạn trước và hình thức âm thanh ngôn ngữ mới được hình thành. Tiếng nói vẫn còn chưa đúng nhưng đã xuất hiện sự thích ứng đến kiểu tri giác mới. Sự thích ứng này thể hiện bằng sự xuất hiện các âm thanh trung gian giữa các âm vị của trẻ và các âm vị của người lớn. Giai đoạn 4: Việc tri giác âm thanh theo kiểu mới chiếm ưu thế. Tuy nhiên, kiểu cũ vẫn chưa mất hẳn. Trẻ đã nhận ra các từ bị phát âm sai, tiếng nói của trẻ đã chính xác hơn trước. Giai đoạn 5: Là giai đoạn hình thành quá trình tri giác âm vị. Trẻ nghe và nói đúng, không còn phát âm sai. Ở trẻ hình thành sự phân biệt tinh tế giữa các hình thức âm thanh ngôn ngữ của trẻ và của từng âm riêng lẻ. 1.3.3. Nội dung hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo ởcác trường mầm non theo phương pháp Montessori 1.3.3.1. Cấu tạo chữ cái Tiếng Việt Bảng chữ cái tiếng việt gồm 29 chữ cái theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo là hoạt động vô cùng quan trọng cho các bé chập chững bước vào lớp 1. Trẻ cần nhận biết được bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, cách đọc như thế nào, cách viết hoa, viết thường như thế nào? Theo Đinh Thị Hồng Thái trong giáo trình “Hình thành khả năng đọc viết ban đầu cho trẻ em tuổi mầm non” [13], chữ cái tiếng Việt (chữ Latinh) được khu biệt theo hai nét cơ bản: nét thẳngvà nét cong. - Nét thẳng được thể hiện theo chiều đứng và chiều ngang. Chiều đứngbao gồm cả nét thẳng đứng và nét thẳng xiên về bên phải: l — –
  • 30. 23 - Nét cong có dạng cong kín (như chữ o, a…) hoặc cong hở (như chữ e, c…). Phối hợp hai nét cơ bản, chữ cái được khu biệt theo những nét phức tạp hơn, như: - Nét móc (phối hợp nét thẳng với nét cong), như trong các chữ i, t, m... - Nét khuyết (phối hợp nét thẳng và nét cong), như trong các chữ h, y, g - Nét móc khuyết (phối hợp nét cong và nét móc), như các chữ r, k, v, b Ngoài ra còn có thể kể đến một số nét không cơ bản như: nét chấm (nhưtrong chữ i), nét gãy (như trong chữ â, ê)… Các nét chữ trên đây có chức năng: - Khu biệt các chữ cái (khu biệt các kí hiệu ghi âm khác nhau) - Tạo ra sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái vớinhau (dáng chữ - chữ ghi âm vị và chữ ghi âm tiết) Tập hợp đôi hệ chữ cái theo nét khu biệt thành từng nhóm đồng dạng: - Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: l, i, t, y, p… - Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, e, o, a, q, d… Hệ thống cấu tạo các chữ cái được chia thành 3 nhóm cơ bản sau: + Nhóm 1: Các chữ cái có nét vòng xuống - a: bắt đầu từ điểm giữa dòng; vòng xuống, uốn lên đến điểm đầu, xuốngvà thêm nét móc bên phải - d: bắt đầu từ điểm giữa; vòng xuống, uốn lên chạm điểm đầu, lên tiếp,xuống và thêm nét móc bên phải. - o: bắt đầu từ điểm giữa; vòng xuống, uốn lên chạm điểm đầu. - s: bắt đầu dưới điểm giữa; uốn cong lên, xuống, vo tròn, xuống và thêm nét móc bên trái. - c: bắt đầu dưới điểm giữa; uốn cong lên, xuống, lên và dừng lại. - g: bắt đầu từ điểm giữa; vòng xuống, uốn lên đến điểm đầu, xuống dướidòng kẻ và thêm móc câu. - e: bắt đầu giữa điểm giữa và điểm cuối, uốn cong lên, vo tròn, uốn lênchạm điểm đầu, xuống, lên và dừng lại. - q: bắt đầu giữa điểm giữa, vo tròn, uốn lên đến điểm đầu, xuống dướidòng kẻ và có móc câu về phía sau. + Nhóm 2: Các chữ cái cao
  • 31. 24 - b: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, vòng lên và chạm vào giữa. - k: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, lên tạo một bụng nhỏ và đuôi phía bênphải. - l: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, và thêm móc phía bên phải. - t: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, và nét móc phía bên phải. Đường ngang. - h: bắt đầu từ trên, nghiêng xuống, lên cong và nét móc phía bên phải + Nhóm 3: Các chữ cái không cơ bản - i: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống và hất móc lên phía bên phải, chấm thêm dấu chấm. - m: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, vòng lên uốn xuống, lại vòng lên vàuốn xuống lần nữa, uốn móc hất lên. - r: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn lên, uốn xuống, uốn móc như cáimái che. - u: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn vòng, uốn lên, uốn xuống vàthêm móc câu hất lên. - y: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn tròn, uốn lên, nghiêng xuốngdưới dòng uốn hình lưỡi câu. - n: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống, uốn lên đến đỉnh và uốn móc. - p: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống dưới dòng vòng lên, uốn tròn hình quả bóng. - v: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống bên phải và nghiêng lên bên phải. - x: bắt đầu từ giữa, nghiêng xuống bên phải và uốn móc, làm dấu chéosang bên trái. 1.3.3.2. Nội dung hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo Theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 đã quy định rõ nội dung làm quen với chữ cái là một nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ của trẻmẫu giáo 3-6 tuổi[3]. Theo quy định này nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻmẫu giáo bao gồm: * Nghe - Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát. - Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày. - Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. *Nói - Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
  • 32. 25 - Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau. - Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi. - Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện. - Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp. * Làm quen với việc đọc, viết - Làm quen với cách sử dụng sách, bút. - Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. - Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách. 1.3.4. Hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo theo cách tiếp cận của phương thức Montessori Phương thức tiếp cận Montessori trong tất cả các hoạt động nói chung và hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo là phương thức tiếp cận luôn luôn gián tiếp - không bao giờ trực tiếpnhư phương pháp giáo dục truyền thống[28]. Phương thức tiếp cận gián tiếp Montessori tán thành việc giúp đỡ trẻ khám phá giao tiếp bằng chữ viết từ sau khi ra đời. Bởi vì giao tiếp chữ viết là ngôn ngữ hình tượng - và như thế sẽ mở rộng ngôn ngữ nói của trẻ - một điều quan trọng rằng môi trường bị làm cho bão hòa với âm thanh từ những giây phút đầu tiên. Theo phương pháp tiếp cận này, trẻ Montessori không biết được mình đã học đọc lúc nào,GV cũng không nhớ là mình đã dạy đọc cho bất cứ trẻ nào. Môi trường được thiết kế để tất cả các hoạt động đều hướng tới sự phát triển tự nhiên của những kỹ năngđòi hỏi cho môn đọc và vì vậy đọc được trải qua như một phần của quá trình sống. Điều này tương phản với nhấn mạnh về việc đọc ép buộc với trẻ trong phương pháp truyền thống bằng việc đưa cho trẻ một cuốn sách mỗi ngày (cùng một cuốn sách cho tất cả trẻ trong lớp học), và trẻ phát âm những từ trong đó (đọc to để mọi người có thể nghe)và sau đó GV sẽ đặt câu hỏi và để trẻ trả lời (một lần nữa phải nói to để mọi người có thể nghe). Trẻ có nhu cầu gì cho việc viết? Trẻ có thể sử dụng một công cụ viết, phát triển việc cầm nắm, có thể giữ khoảng cách hoặc không gian để viết, biết hình dạng của chuyển động trẻ muốn tạo ra….những chữ cái và những âm thanh của chúng - và trẻ
  • 33. 26 phải đi theo chuyển động đó. Và để chuẩn bị cho hoạt động LQCV, trẻ trong chương trình Montessori cần có 4 lĩnh vực chuẩn bị: - Những bài tập cuộc sống thường ngày, giáo cụ cảm nhận, phát triển ngôn ngữ và phát triển vận động. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng một vài tháng để trẻ khám phá ngôn ngữ, từ đó GV bắt đầu giới thiệu các hoạt động trực tiếp hơn liên quan đến chữ viết. - GV bắt đầu cho trẻ khám phá âm thanh trên nền tảng có ý thức hơn khi trẻ bắt gặp ngẫu nhiên trong môi trường của mình. Mục đích của GV làgiúp trẻ thiết lập những âm thanh đặc biệt để giới thiệu về biểu tượng của âm thanh. Ví dụ GV có thể tạo âm tiết “mmmm” sau đó phát âm những từ có âm tiết này - mẹ, một ngày và sau đó khơi gợi cho trẻ nghĩ về các từ đó. Việc đó được thực hiện nhiều lần cho đến khiGV chắc chắn trẻ đã nhận biết được âmthanh “mmmm”, GV có thể nói “các em có biết là các em có thể nhìn thấy âm “mmmm” trong thực tế các em có thể cảm nhận được nó!”. Đó là lần đầu tiên GV cho trẻ làm quen với chữ cái “m” trên giấy nhám. Việc này thực hiện với từng cá nhân để đạt được cơ hội lớn nhất để tạo lập cho trẻ sức mạnh và bí ẩn của biểu tượng này sẽ dẫn đến giao tiếp viết. Chữ cái bằng giấy nhám là những chữ cái được cắt bằng giấy nhám và dán trên một tấm bảng có chiều cao xấp xỉ 15cm. Nguyên âm được dán trên tấm bảng màu đỏ, phụ âm được dán trên tấm bảng màu xanh. Do đó sự phân biệt giữa nguyên âm và phụ âm được xây dựng trên nền tảng dễ nhận biết từ rất sớm. Chỉ có âm thanh của những chữ cái được đưa đến cho trẻ.Giấy nhám được dùng để phục vụ chuyển động của trẻ khi trẻ cảm nhận chữ cái, trẻ nhận biết chữ cái bằng cách chạm vào khi trẻ trượt theo chữ cái trên tấm bảng mịn. Kiểm soát sai sót liên quanđến nét vẽ chữ cái và cũng đưa cho trẻ hình dung về chữ cái trên tấm bảng hình chữ nhật, để trẻ có thể nhìn thấy khi trẻ đặt chữ cái theo vị trí ngang hoặc trên dưới. Điều này đem lại cho trẻ chuyển động tự nhiên hơn cho việc viết, hoạt động đi sau việc đọc. Ngoài ra, có sự kết nối tự nhiên hơn giữa tay và trí óc trong việc định hình chữ thường,và vì vậy chúng dễ dàng in dấu trong trí nhớ của trẻ. Trẻ sẽ thực hiện việc chuyển dịch tự nhiên từ chữ thường sang chữ hoa theo thời gian trẻ bắt đầu đọc. Một chữcái sẽ được đặt trên mỗi tấm bảng để phân biệt với các chữ cái khác. Quy luật cô lập của kiến thức mới xuyên suốt giáo dục
  • 34. 27 Montessori giúp trẻ tập trung vào khám phá mới.Vì vậy, không có diềm trang trí của mỗi chữ cái hoặc bảng chữ cái ở giai đoạn này. Sau 8-10 chữ cái được thực hiện theo cách này và âm thanh, biểu tượngđược kết nối một cách chắc chắn trong trí óc của trẻ, bảng chữ cái diđộng được giới thiệu. Đây là một hộp phân chia theo các ngăn chứa các mảnh bìa cứng chữ cái của bảng chữ cái phân theo nguyên âm màu đỏ, phụ âm màu xanh. Bảng ghép chữ cái giúp trẻ xếp các biểu tượng và âm thanh để đưa ra biểu tượng ngôn ngữ của chính trẻ. Giáo cụ này không được sử dụng để khuyến khích đọc hoặc tập viết mà chỉ là sản phẩm sắp xếp từ ngữ của trẻ và sau đó là cụm từ và câu. Để đặt đúng các biểu tượng đòi hỏi trong tập đọc là một bài toán khó trong giai đoạn này và cũng không phải là những gì trẻ được yêu cầu để viết với giấy và bút chì. Khi trẻbắt đầu một cách tự phát để sáng tác những câu chuyện nhỏ với bảng chữ cái ghép, trẻ sẽ cần những từ trẻ không thể phát âm đúng âm tiết. GV đưa cho trẻ thế giới trẻ thực sự muốn màkhông có nỗ lực dạy bảo trẻ sự phức tạp của phát âm trong từ. Đó cũng không phải là nỗ lực tạo nên những từ đúng mà không được phát âm hoàn hảo, đó là những gì trẻ hài lòng. Ý tưởng này chỉ để khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ của bản thân mình. - Song song với việc giới thiệu chữ cái bằng giấy nhám và bằng bảng chữ cái ghép, một giáo cụ mới cũng được đưa ra đó là những mảnh ghép kim loại. Giáo cụ này được thiết kế để cùng tạo nên sự phát triển những kỹ năng viết là những khung kim loại màu đỏ được ghép với miếng màu xanh và có dạng hình học. Trẻ sẽ lấy khung và miếng ghép trẻ muốn. Trẻ vẽ khung bằng bút chì màu, tạo thành hình có dạng hình học của khung. Sau đó trẻ đặt miếng ghép lên hình mới vẽ, dùng bút chì màu khác vẽ xung quanh miếng ghép.Mục đích của những miếng ghép này ban đầu là phát triển cơ khớp kiểm soát để cầm bút, giữ bút tô ở trong đường kẻ và di chuyển nhẹ nhàng trên giấy theo chuyển động có kiểm soát. Những miếng ghép này giúp trẻ phát triển kỹ năng viết, vì giờ đây trẻ đã nắm được các chữ cái, có thể ghép từ và câu, có được sự kiểm soát cần thiết cho những sự chuyển động của bàn tay. -Một hoạt động quan trọng trong giai đoạn trẻ này là làm giàu vốn từ vựng của ngôn ngữ viết. Bộ giáo cụ cho hoạt động này là bộ thẻ tranh: 1 bộ in tên sự vật dưới tranh,1 bộ để trống chỗ in tên.GV sẽ giới thiệu để trẻ có thể tự mình gọi tên các sự vật, tự viết tên sự
  • 35. 28 vật và kiểm tra dựa trên tấm thẻ đã in tên sẵn. Hoạt động này giúp trẻ hoàn thiện khả năng viết đồng thời tạo sự hứng khởi cho trẻ trong việclàm giàu vốn từ vựng. Đến một giai đoạn nào đó, khi trẻ không muốn sắp xếp câu chuyện của mình, khi trẻ hoàn thành tạo nên nó bởi những công cụ của bảng chữ cái ghép. Đó là sự dịch chuyển tự nhiên sản sinh ra từ sự thay đổi từ bảng ghép chữ cái sang tập viết. Sự thúc đẩy của trẻ theo hướng phát triển tập viết nhất thiết khôngbị can thiệp bởi nhữnglo lắng hoặc những lời khen của người lớn.Khi trẻ bộc lộ với môi trường hoàn hảo, tập viết sẽ phát triển tự nhiên như ngôn ngữ nói trong thời kỳ trước. Sau khoảng 6 tháng sau khi giới thiệu bảng ghép chữ cái, trẻ nhận ra rằng mình không chỉ có thể đánh vần “m-e-o”, tạo nên mỗi âm thanh riêng biệt mà có thể đọc thành “mèo”, một từ của âm thanh hoàn chỉnh như một trải nghiệm nói chung. Trẻ sẽ phát triển xếp các từ khác và khám phá ra việc tập đọc. Trẻ đã có sức mạnh tổng hợp từ ngữ trướckhi trẻ biết mình có thể làm vậy. Trẻ đi đến cảm giác tò mò bằng sức mạnh của chính mình và sự tò mờ này trở thành động lực dẫn đến những tiếp nhận xa hơn. -Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn chuẩn bị gián tiếp cho việc đọc của trẻ đó là giới thiệu cho trẻ trò chơi vật thể ngữ âm, tín hiệu ngữ âm và giải đố từ vựng. Các giáo cụ hỗ trợ cho các hoạt động này bằng các bộ tranh hình ảnh, giáo cụ địa lý,… Giai đoạn 5-6 tuổi trẻ Montessori đã bắt đầu sẵn sàng cho việc tập đọc. trẻ bắt đầu đượcGV hướng dẫn làm quen với chức năng của từ thông qua bộ giáo cụ theo mô hình trang trại; vị trí của từ thông qua các trò chơi như hộp vật thể khám phá số ít số nhiều, trò chơi ra lệnh, trò chơi thám tử,…Trong thời kỳ này trẻ sẽ khám phá chức năng của từ xa hơn, trẻ sẽ bắt đầu tự mình đọc. Trong Montessori,hình thức này gọi là “đọc hoàn chỉnh” bởi trẻ đã được phát triển từ nhận diện chữ cái, nhận diện từ với đầy đủ ý nghĩa từ, vị trí của từ trong cụm trong câu. Các hoạt động cụ thể theo phương thức tiếp cận Montessori được thể hiện trong bảng tổng hợp sau: Bảng 1.2.Nhật ký hoạt động của trẻ Montessori trong phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt TT Bài học Tuổi Nơi hoạt động A. LỜI NÓI - PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 1 Thuật ngữ đơn giản và thuật ngữ khoa học 2,5 Trên thảm
  • 36. 29 TT Bài học Tuổi Nơi hoạt động 2 Các đồ vật gieo vần 3,5+ Trên thảm 3 Thẻ hình ảnh gieo vần 3,5+ Trên thảm 4 Thẻ hình ảnh sóng đôi 3,5+ Trên thảm 5 Thẻ hình ảnh trái nghĩa 3,5+ Trên thảm 6 Trò chơi ngôn ngữ (ai đang gõ cửa nhà tôi?) 3+ Trong lớp 7 Trò chơi ngôn ngữ (tôi đoán, đoán đồ vật, từ) 3+ Trong lớp 8 Trò chơi ngôn ngữ (hòn đá biết nói) 3+ Trong lớp 9 Câu đố Logic 3+ Trong lớp B. HÌNH ẢNH - CHUẨN BỊ B.1.CHUẨN BỊ TRÍ NÃO 10 Nghe âm, xác định âm,âm thanh đầu tiên tên của trẻ và những người xung quanh 3+ Trong lớp B.2.CHUẨN BỊ ĐÔI TAY 11 Chữ nhám 3+ Trên bàn 12 Đồ các nét cơ bản 3+ Trên bàn 13 Đồ các nét chữ cái 3+ Trên bàn 14 Viết chữ lên cát hoặc bảng 3+ Trên bàn 15 Khuôn luyện chữ viết tay, cạnh thẳng 3+ Trên bàn 16 Khuôn luyện chữ viết tay, cạnh cong 3+ Trên bàn 17 Khuôn luyện chữ viết tay, xoay hình cạnh thẳng 3+ Trên bàn 18 Khuôn luyện chữ viết tay, xoay hình cạnh cong 3+ Trên bàn 19 Khuôn luyện chữ viết tay, kết hợp 2 hình 2 cạnh thẳng 3+ Trên bàn 20 Khuôn luyện chữ viết tay, kết hợp 2 hình 2 cạnh cong 3+ Trên bàn 21 Khuôn luyện chữ viết tay, kết hợp 2 hình cạnh thẳng và cong 3+ Trên bàn C. PHÂN TÍCH - BẮT ĐẦU GHÉPVÀ VIẾT 22 Chuẩn bị các đồ vật và các chữ cái (âm thanh bắt đầu) 4+ Trên thảm 23 Chuẩn bị các đồ vật và các chữ cái (âm cuối) 4+ Trên thảm 24 Ghép từ ngữ âm ngắn với đồ vật (màu hồng) 4+ Trên thảm 25 Ghép từ ngữ âm ngắn với hình ảnh (màu hồng) 4+ Trên thảm 26 Ghép từ ngữ âm ngắn theo yêu cầuGV - không hình ảnh, không đồ vật 4+ Trên thảm 27 Ghép từ ngữ âm dài với đồ vật (màu xanh da trời) 4+ Trên thảm 28 Ghép từ ngữ âm dài với hình ảnh (màu xanh da trời) 4+ Trên thảm 29 Ghép từ ngữ âm dài theo yêu cầuGV - không hình ảnh, không đồ vật 4+ Trên thảm 30 Chuẩn bị bàn tay để viết từ đầu tiên 4+ Trên thảm D. TỔNG HỢP - BẮT ĐẦU ĐỌC 31 Chuẩn bị các chữ cái và vật 4+ Trên thảm 32 Đọc từ đầu tiên 4+ Trên bàn 33 Đọc các từ âm ngắn với đồ vật và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn
  • 37. 30 TT Bài học Tuổi Nơi hoạt động 34 Đọc các từ âm ngắn với hình ảnh và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn 35 Đọc những từ có âm ngắn trong bìa giấy lớn có in hình ảnh (màu hồng) 4+ Trên bàn 36 Đọc danh sách từ ngữ âm ngắn (màu hồng) 4,5+ Trên bàn 37 Đọc các từ âm dài với đồ vật và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn 38 Đọc các từ âm dài với hình ảnh và thẻ từ (màu hồng) 4+ Trên bàn 39 Đọc những từ có âm dài trong bìa giấy lớn có in hình ảnh (màu hồng) 4+ Trên bàn 40 Đọc danh sách từ ngữ âm dài (màu hồng) 4,5+ Trên bàn 41 Chiếc hộp thì thầm (từ ngữ âm ngắn và dài) 4,5+ Trên bàn 42 Thẻ môi trường (từ ngữ âm ngắn và dài) 4,5+ Trên bàn 43 Thẻ động từ (từ ngữ âm ngắn và dài) 4,5+ Trên bàn 44 Trang trại ngữ âm với danh từ 4,5+ Trên bàn 45 Trang trại ngữ âm với tính từ 4,5+ Trên bàn 46 Trang trại ngữ âm với mạo từ 4,5+ Trên bàn 47 Trang trại ngữ âm với động từ 4,5+ Trên bàn 48 Kết hợp trang trại ngữ âm (danh từ, mạo từ,tính từ, động từ) 4,5+ Trên bàn 49 Ghép từ chứa âm ghép với vật (màu xanh lá cây) 5+ Trên thảm 50 Ghép từ chứa âm ghép và âm ba với ảnh - xanh lá 5+ Trên thảm 51 Ghép từ chứa âm ghép theo yêu cầu của GV, không vật,không hình ảnh 5+ Trên thảm 52 Đọc từ chứa âm ghép với đồ vật và thẻ từ (xanh lá) 5+ Trên bàn 53 Đọc từ chứa âm ghép với hình ảnh và thẻ từ (xanh lá) 5+ Trên bàn 54 Đọc danh sách các từ âm ghép (màu xanh lá) 5+ Trên bàn 55 Đọc những từ có âm ghép trong tấm bìa giấy lớn có in hình ảnh (xanh lá) 5+ Trên bàn 56 Thẻ môi trường (từ có âm ghép) 5+ Trên bàn 57 Thẻ động từ (từ có âm ghép) 5+ Trên bàn 58 Giới thiệu trạng từ 5+ Trên bàn 59 Trang trại ngôn ngữ (danh từ, mạo từ, động từ, tính từ, mạo từ) 5+ Trên bàn 60 Đọc câu có chứa từ ngữ âm ngắn với 3 hình ảnh 5+ Trên bàn 61 Đọc câu có chứa từ ngữ âm dài với một hình ảnh 5+ Trên bàn 62 Đọc câu có chứa từ ngữ âm dài với 3 hình ảnh 5+ Trên bàn 63 Đọc câu có chứa âm ghép với một hình ảnh 5+ Trên bàn 64 Đọc câu có chứa âm ghép với 3 hình ảnh 5+ Trên bàn 65 Đọc thẻ câu và hành động 5+ Trên bàn 66 Đọc thẻ câu và hành động của tác giả nổi tiếng 5+ Trên bàn Nguồn: Giáo trình Little Sol Montessori[10]
  • 38. 31 1.4. Quản lý hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori 1.4.1. Khái niệm Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori Phương pháp giáo dục Montessori hướng tới cá nhân hóa các hoạt động phát triển kỹ năng của trẻ. Quản lý hoạt động LQCV cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori là quá trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, trẻ mẫu giáo nhằm mục tiêu giúp cá nhân hóa các hoạt động phát triển ngôn ngữ chữ viết của trẻ. 1.4.2. Nội dung cơ bản của Quản lý hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori 1.4.2.1. Lập kế hoạch hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch tại các trường mầm non phải đảm bảo các quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ để hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho trẻ. Lập kế hoạch cho hoạt động LQCV cho trẻ ở trường mầm non theo phương pháp Montessori bao gồm: Việc xây dựng chương trình khung cho các hoạt động, tôn trọng tính hệ thống, đảm bảo tính nhất quán và không bị trùng lặp. Lập kế hoạch hoạt động LQCV cho trẻ phải có sự chỉ đạo thống nhất các loại kế hoạch trong nhà trường, từ kế hoạch của Hiệu trưởng, đến các hoạch chuyên môn của Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục trẻ của GV. Ngoài ra kế hoạch còn phải thể hiện rõ các điều kiện về nguồn lực, xác định rõ nhiệm vụ cho các bộ phận liên quan trong công tác quản lý cũng như triển khai thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của trường, môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường.
  • 39. 32 Chương trình giáo dục LQCV phải thể hiện được nội dung của hoạt động LQCV, và phải hướng tới mục tiêu của hoạt động. Kế hoạch phải xuyên suốt, không dồn ép và phải có mức độ phù hợp hài hòa với toàn bộ hoạt động chung của nhà trường, nội dung và yêu cầu chuyên môn. Bản kế hoạch cần thể hiện theo năm học, theo tháng, tuần, ngày và theo từng hoạt động cụ thể. Bản kế hoạch và chương trình thực hiện cần lấy ý kiến đóng góp của ban chuyên môn, GV, quản lý,…để đảm bảo đạt được hiệu quả cũng như chất lượng khi xây dựng kế hoạch. Bản kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt và truyền thông nội bộ tới tất cả các bộ phận có liên quan. 1.4.2.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non theo phương pháp Montessori CBQL dựa trên bản kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các lực lượng thực hiện triển khai hoạt động LQCV theo một hướng thống nhất cả về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và phối hợp các bộ phận từ tổ chuyên môn đến từng giáo viên một cách nhịp nhàng khoa học, nhằm khích lệ và phát huy tối đa khả năng của các nguồn lực trong nhà trường vào quá trình thực hiện. CBQL nắm vững kế hoạch hoạt động LQCV, chỉ đạo GV thực hiện tốt các nội dung sau: - Chỉ đạo công tác lập kế hoạch hoạt động LQCV phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu năm học và yêu cầu chuyên môn. - Chỉ đạo thực hiện triển khai các hoạt động LQCV cho từng nhóm lớp, từng lứa tuổi theo kế hoạch đã được phê duyệt. - Chỉ đạo bố trí cơ sở vật chất, giáo cụ đầy đủ cho hoạt động. - Bố trí GV có năng lực chuyên môn xen kẽ nhau để hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Thường xuyên có các trao đổi kinh nghiệm giữa các GV trong hoạt động. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn Montessori cho GV. Quá trình tổ chức chỉ đạo, CBQL thường xuyên bám sát, phát hiện những bất cập, không hợp lý hoặc thiếu nguồn lực thực hiện từ đó có các điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, cần có các hình thức khen thưởng, động viên kịp thời nhằm phát huy tính tích cực của các thành viên tham gia hoạt động.
  • 40. 33 1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo ởcác trường mầm non theo phương pháp Montessori Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý của nhà trường. Việc phân cấp quản lý trong nhà trường cần đi đôi với việc tăng quyền tự chủ và trách nhiệm cho các bộ phận, đòi hỏi CBQL cần phải tăng cường công tác kiểm tra,giám sát các hoạt động của các lực lượng thamgia hoạt động LQCV đảm bảo thực hiện đúng hướng và đạt được mục tiêu đã đề ra. CBQL cần kiểm soát được quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ của GV. Kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ là khâu then chốt để nắm được chất lượng giáo dục trẻ từng khối lớp, từng GV. Nhờ kết quả của kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động mà CBQL nắm được thực trạng hoạt động, từ đó có được các điều chỉnh phù hợp hướng tới mục tiêu đã đề ra. Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ các hoạt động trong chuỗi hoạt động LQCV của trẻ. CBQL thường xuyên phối hợp với tổ chuyên môn kiểm tra năng lực của GV thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua sinh hoạt chuyên môn,thông qua đánh giá khả năng của trẻ. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá GV, nhân viên trong hoạt động LQCV, CBQL thực hiện các hoạt động sau: - Quy định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo. - Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo. - Kiểm tra việc tự bồi dưỡng chuyên môn của GV. - Kiểm tra thường xuyên và định kỳ các hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo. - Đánh giá các hoạt động thi thao giảng, hội giảng của GV về hoạt động LQCV của trẻ mẫu giáo. - Đánh giá GV,nhân viên thông qua sự tín nhiệm của tập thể. 1.4.2.4. Quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo ởcác trường mầm non theo phương pháp Montessori Cơ sở vật chất là điều kiện kiên quyết cho tất cả các hoạt động giáo dục tại các cơ sở mầmnon. Cơ sở vật chất tại các trường mầm non theo phương pháp Montessori bao gồm phòng học, trang thiết bị, giáo cụ phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Đối với các