SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 90
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG THỊ TỨ
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỪ THỰC TIỄN QUẬN 10,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS Hoàng Thế Liên
Hà Nội, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu,
phòng Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến GS.TS Hoàng Thế Liên
- người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh
- Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường THPT thành phố Hồ Chí Minh là
trường Trường THPT Nguyễn Khuyến; Trường THPT Nguyễn Du; Trường THPT
Nguyễn An Ninh; Trường THPT Sương Nguyệt Anh; Trường THPT Diên Hồng
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể
còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2019
TÁC GIẢ
HOÀNG THỊ TỨ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có. Số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng các kết quả trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong tài liệu tham
khảo.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2019
HỌC VIÊN
HOÀNG THỊ TỨ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…………….....6
1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật……………………………………………….6
1.2. Đặc điểm của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông……….8
1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ... …….12
1.4. Quy định pháp luật về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông……………………………………………………………………………12
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông……………………………………………………………………………20
Tiểu kết Chương 1………………………………………………………………..22
Chương 2: THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10,
THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH …………………………………………….……23
2.1. Khái quát về thực trạng bậc học ở trung học phổ thông Quận 10, thành phố
Hồ Chí Minh.......................................................................................................23
2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại Quận
10, thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................27
2.2.1. Mục tiêu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp khảo sát ........................27
2.2.2. Kết quả khảo sát và kết luận....................................................................30
2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
thông trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh …..… …….………...50
2.3.1. Ưu điểm ………………….…………………………...………………..50
2.3.2. Hạn chế……………………………………………………. ……………50
2.3.3. Nguyên nhân………………………………………………..……………53
Tiểu kết Chương 2………………………………………………………………...56
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 10,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………………………..57
3.1. Quan điểm chung về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông………………………………………………………………………..….57
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh…………………………………….....57
3.2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch
về phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, Quận
10…………………………………………………………..……………………………57
3.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với học
sinh trung học phổ thông………………………………….……………………58
3.2.3. Nâng cao vai trò, tính tích cực của các thầy giáo, cô giáo, tuyên truyền
viên các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung
học phổ thông trên đại bàn Quận 10…………………………...……………….62
3.2.4. Đa dạng hình thức, đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh
trung học phổ thông Quận 10………………………...………………………...64
3.2.5. Từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất đáp ứng công tác giáo
dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, Quận 10 ………………….68
Tiểu kết Chương 3……………………………………………………………...…69
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
CBQL, GV, NV : Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC : Cở sở vật chất
CTĐ : Công tác Đoàn
ĐTN : Đoàn Thanh niên
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GDPL
GDCD
: Giáo dục pháp luật
: Giáo dục công dân
HS : Học sinh
THPT : Trung học phổ thông
PPDH : Phương pháp dạy học
KHCN : Khoa học công nghệ
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là cơ sở tổ chức hoạt động của chính quyền, là sự ghi nhận, bảo vệ
và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, là phương thức quản lý xã
hội có hiệu lực nhất. Vì vậy, việc ban hành pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước. Để thực hiện đúng pháp luật trước
hết cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên
truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống giáo
dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức tôn trọng và chấp
hành pháp luật và góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới.
Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận
trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của
quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian vừa
qua, các cấp ủy, chính quyền, cùng lãnh đạo các trường phổ thông đã có biện pháp
tích cực trong nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục bậc
THPT (Trung học phổ thông) nói riêng. Đối với công tác giáo dục pháp luật cho
học sinh đã được các trường tổ chức triển khai nhằm trang bị kiến thức, hiểu biết
pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, làm hình thành lối sống và làm việc theo pháp
luật cho học sinh; giúp học sinh hiểu rõ về các quyền con người, quyền công dân,
về quyền học sinh...Tuy nhiên, trong những năm qua bên cạnh những thành tựu
quan trọng đạt được cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, từ việc
xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp cho đến hình thức GDPL (giáo
dục pháp luật) cho học sinh. Có thể thấy, công tác GDPL cho học sinh trong các
trường THPT Quận 10 tuy đã được chú trọng, nhưng chưa được tiến hành thường
xuyên; còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu sự gắn kết nhịp nhàng, phối hợp đồng
bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành có liên quan; tình
2
trạng học sinh vi phạm pháp luật nói chung vẫn còn xảy ra, nhiều học sinh chưa vận
dụng được các quy định của nhà nước trong việc bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa
vụ của mình. Do vậy, chất lượng, hiệu quả của công tác này chưa đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, Việc tiếp
tục đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả GDPL cho học sinh các trường
trung học phổ thông trên phạm vi toàn quốc nói chung và ở Quận 10, thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng đang là một yêu cầu khách quan, có tầm quan trọng và mang
tính cấp thiết, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo về mặt lý luận và sự tổng kết
thực tiễn từ quy mô hẹp đến quy mô lớn nhằm tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn
vững chắc cho một công việc quan trọng và có tính lâu dài này.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật đối với học
sinh tại các trường Trung học phổ thông, từ thực tiễn Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp lớn
đã đề cập ở trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong hoạt động giáo dục thì vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật được
triển khai dưới nhiều hình thức. Đối tượng hướng đến là các học sinh nói chung,
đặc biệt là các học sinh trung học phổ thông. Trong những năm gần đây, tình trạng
học sinh trung học phổ thông nói riêng, người chưa thành niên phạm tội nói chung
phạm tội diễn biến rất phức tạp. Có rất nhiều vụ án hình sự đã xuất hiện tình trạng
trẻ hóa đối tượng phạm tội đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, đặc biệt là các
vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc lớn cho dư luận xã hội.
Với tình hình đó đã có một số công trình nghiên cứu về GDPL cho học sinh,
sinh viên như sau:
Lê Thị Thu Hạnh (2011), Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh thông qua
dạy học phần công dân với pháp luật chương trình Giáo dục công dân lớp 12 ở các
3
trường THPT dân lập trên địa bàn thành phố Vinh, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo
dục, Nghệ An.
Trần Ngọc Minh (2016), Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các
trường cao đẳng tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
Trần Thị My Ly (2018), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho Thanh niên từ
thực tiễn Tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội.
Các công trình đã áp dụng các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp
luật đối với đối tượng học sinh, sinh viên qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực
tiễn nói chung về cơ bản đã đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở
nước ta hiện nay. Với ý nghĩa đó, giáo dục pháp luật với đối tượng học sinh THPT
mà tác giả sẽ nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn cao, trong đó các công trình đã
nghiên cứu trên giúp cho tác giả nghiên cứu luận văn này có thêm tư liệu để tham
khảo và nghiên cứu sâu hơn.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh, đánh
giá thực trạng và luận chứng một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục pháp luật
cho học sinh trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần có những nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Làm rõ, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về GDPL cho học sinh tại các
trường Trung học phổ thông
- Phân tích, đánh giá thực trạng GDPL đối với học sinh tại các trường Trung
học phổ thông từ thực tiễn tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ những ưu,
nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó.
4
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác GDPL đối với học sinh tại các
trường Trung học phổ thông từ thực tiễn tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác GDPL cho học sinh tại các trường Trung học phổ thông
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu:
+ Những vấn đề lý luận trực tiếp liên quan đến GDPL trong các trường phổ thông
trung học.
+ Quy định pháp luật liên quan đến GDPL trong trường phổ thông trung học.
+ Thực tiễn GDPL trong các trường THPT tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian:
Từ khi có Luật phổ biến giáo dục Pháp luật năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và
tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp của các bộ
môn khoa học khác, cụ thể:
Một là, kết hợp giữa phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội
dung cần nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho học sinh
THPT thông qua các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại
chương 1 cũng như thực tiễn áp dụng từ thực tiễn tại trường THPT Quận 10, Thành
phố Hồ Chí Minh và chương 2 của đề tài.
Hai là, luận văn vận dụng phương pháp điều tra xã hội học để thống kê, phân
tích số liệu, so sánh, đối chiếu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút
5
ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn
chế. Các phương pháp này được áp dụng trong chương 2 và chương 3 của đề tài.
Thông qua đó, tác giả muốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về giáo dục pháp luật cho
học sinh THPT nói chung và thực tiễn áp dụng trong thực tế cũng như một số biện pháp
nhằm hoàn thiện yêu cầu đề ra của công tác này, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và
phát triển đất nước. Phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ, làm sâu sắc hơn, một cách hệ thống một số vấn đề lý
luận về giáo dục pháp luật cho học sinh ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
trong giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường THPT Quận 10, Thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật
cho học sinh THPT tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, thì nội dung chính của
luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông
Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT, từ thực tiễn
Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục pháp
luật cho học sinh các trường THPT Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Khái quát về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
* Giáo dục
Giáo dục - hiểu theo nghĩa rộng là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức, là
sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đích, yêu cầu định
sẵn. Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách con người
dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ
quan giáo dục và dạy học. [26]
Dưới góc độ triết học, có thể hiểu, giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt,
đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục; mặt khác, thông qua sự tác
động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên
qua giáo dục. [27]
Theo Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt : “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý
thức, mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những
phẩm chất, đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia
mọi mặt của đời sống xã hội”. [27]
Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu
cho đối tượng được giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và
thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù
hợp với chuẩn mực xã hội; nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển,
tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, phát huy trên cơ sở đó mà xã
hội loài người không ngừng tiến lên.
* Giáo dục pháp luật
7
- Trong thực tiễn hiện nay đang tồn tại một số quan niệm khác nhau về giáo
dục pháp luật:
Có quan điểm cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục chính
trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Nếu biết tiến hành quá trình giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục đạo đức tốt thì sẽ đem lại ý thức pháp luật cao, có sự tôn trọng và
tuân thủ pháp luật ở con người. Hay nói một cách khác giáo dục chính trị tư tưởng,
giáo dục đạo đức hình thành ý thức pháp luật ở con người. Bên cạnh đó, pháp luật là
qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do
đó không cần phải đặt vấn đề về giáo dục pháp luật, bởi vì bản thân pháp luật sẽ tự
thực hiện chức năng của mình bằng các qui định về quyền và nghĩa vụ thông qua
các chế tài đối với những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều
chỉnh.[13]
Mặt khác cũng có người coi giáo dục pháo luật đồng nhất với việc tuyên
truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật bằng các biện pháp khác nhau để mọi người
tuân thủ làm theo pháp luật. [26]
Có thể thấy, GDPL là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức
pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (Thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình
thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng
pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Giáo dục pháp luật là
khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong
việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Tóm lại: khái niệm giáo dục pháp luật dù được tiếp cận dưới góc độ nào thì
trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật cần theo tính định hướng của các cơ
quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo dục và người được
giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự phù hợp với
các quy phạm pháp luật. Tổ chức thực hiện GDPL nhằm hình thành ở con người
thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. Giáo dục pháp luật là quá trình
8
tác động có tính liên tục lâu dài, thường xuyên. Vì thế, giáo dục pháp luật phải
thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, nhưng cần phải có sự phối hợp
chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm mục đích hướng dẫn hành vi của con
người xử sự phù hợp với các quy định pháp luật.
Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm GDPL như sau: GDPL là
hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên
đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình
thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi
của pháp luật hiện hành.
1.2. Đặc điểm của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ
với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung GDPL cho HS THPT là một phần của
nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo
dục quốc dân. Nói cách khác, GDPL cho HS THPT là một hoạt động tự thân,
thường xuyên của ngành giáo dục khác một số ngành khác. Giáo dục pháp luật
trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật
trong chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học như giáo dục công dân
(phổ thông), hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan đạo đức,
tìm hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử…
GDPL cho HS THPT trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt
động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói
chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp
luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tham dự phiên tòa… GDPL cho HS THPT góp
phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm,
niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo
chuẩn mực pháp luật quy định. [30]
GDPL cho HS THPT (Học sinh trung học phổ thông) là một bộ phận của
GDPL nói chung, nghĩa là nó cũng phải tuân theo các quy luật chung của quá trình
9
GDPL cho các đối tượng xã hội khác, phải đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu, chủ
thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. Bên cạnh đó, GDPT cho
HS THPT còn có những nét đặc trưng riêng xuất phát từ các đặc điểm về độ tuổi,
trình độ, sự phát triển tâm sinh lý. Theo tinh thần đó, GDPT cho HS THPT có
những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, GDPL cho HS THPT từ lớp 10 đến hết lớp 12 trong hệ thống
giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay, độ tuổi chủ yếu của các em là trong khoảng
16 đến 18. Ở lứa tuổi này học sinh THPT là thời kỳ đầu của giai đoạn tuổi thanh
niên. Học sinh THPT ở giai đoạn này cơ thể đang dần đi đến hoàn thiện về mọi mặt:
cơ bắp, chiều cao, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. So với học sinh THCS, thì nhiều
mặt ở lứa tuổi này đã phát triển và trưởng thành hơn nhiều. Do vậy, khả năng hoạt
động trí tuệ ở học sinh THPT vượt xa học sinh THCS. Các em có khả năng tiếp
nhận tác động vô cùng phong phú, phức tạp của thế giới xung quanh. Vì vậy, khả
năng nhận thức của các em về những sự vật hiện tượng thường xuyên xảy ra trong
giới tự nhiên và xã hội được nâng lên, nhân sinh quan và thế giới quan của các em
khá rõ nét. Có thể nói, đây là độ tuổi chủ thể con người đang ở thời kỳ hài hoà, đẹp
đẽ với sức lực dồi dào nhất.
Thứ hai: GDPL cho HS THPT trang bị cho HS những thông tin, kiến thức về
những lĩnh vực pháp luật thiết yếu, gần gũi và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu giải
quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh trong cuộc sống của HS. Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, luôn đặt pháp luật ở vị trí
thượng tôn nên với tư cách là những công dân, HS THPT rất cần đến thông tin, kiến
thức pháp luật để có thể “Sống, làm việc theo pháp luật”. Ngoài ra, cần trang bị cho
HS THPT những kỹ năng cần thiết để họ có thể vận dụng pháp luật vào việc giải
quyết các sự kiện, vấn đề pháp luật xảy ra trong thực tế cuộc sống. [19]
Thứ ba: Hoạt động GDPL cho HS THPT được thực hiện thông qua các
phương pháp GDPL có tính đặc thù, phù hợp. GDPL cho HS THPT có những nét
đặc thù về mục tiêu, nội dung và đối tượng nên các chủ thể GDPL cần chủ động tìm
10
ra các phương pháp GDPL tối ưu, phù hợp nhất. Tùy theo từng nội dung GDPL cụ
thể, chủ thể phải có sự tìm tòi, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp GDPL sao
cho sinh động, hấp dẫn, cuốn hút HS THPT bằng cách đặt các câu hỏi, nêu những
tình huống, sự kiện pháp lý cụ thể, hoặc cũng có thể lồng ghép với các hoạt động
giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp. [11]
Thứ tư: GDPL cho HS THPT được thực hiện bằng những hình thức GDPL đa
dạng, phong phú. Trong GDPL nói chung có thể sử dụng rất nhiều hình thức GDPL.
Mỗi hình thức lại được các chủ thể GDPL sử dụng phù hợp với mục tiêu, đối tượng
tiếp nhận khác nhau, như tuyên truyền miệng về pháp luật; GDPL qua các phương
tiện thông tin đại chúng; thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn tài liệu phổ biến GDPL;
trợ giúp pháp lý; tư vấn pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật... Tùy thuộc vào
mục tiêu, nội dung GDPL cho HS THPT để lựa chọn hình thức GDPL phù hợp với
lớp. [30]
Thứ năm. Những quá trình nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng ở lứa tuổi này
các em có những rung cảm mãnh liệt, đặc biệt là tính tích cực cao, thể hiện ở sự
nhiệt tình, sôi nổi của tuổi trẻ. Song cũng bộc lộ tâm trạng phong phú, phức tạp nên
vai trò xã hội và hứng thú xã hội của học sinh không chỉ mở rộng về số lượng và
phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Một đặc điểm hết sức rõ nét của tuổi học
sinh THPT là sự hứng thú nhận thức rộng rãi. Các em khao khát được tìm hiểu,
được tiếp nhận những thông tin mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Nhưng
sự nhận thức của các em là sự nhận thức có phê phán. Do đó, các em thường có
những tranh cãi sôi nổi về thế giới xung quanh. Các em mong muốn không những
“hiểu biết bản thân mình” mà còn quan tâm đến thế giới nội tâm của con người. Do
vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Đó là lý do sự
tự ý thức hình thành rõ rệt ở học sinh THPT. [16]
1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
11
Thứ nhất: Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn
luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường tạo nếp sống, hành
động “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.”
Thứ hai: Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
GDPL cho HS THPT có vai trò to lớn đối với sự phát triển toàn diện con
người Việt Nam trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý trong
nhân dân. GDPL cho HS THPT là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với
hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung GDPL cho HS THPT là một phần của nội
dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục
quốc dân. GDPL cho HS THPT không chỉ góp phần ổn định hoạt động của ngành
mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục, góp
phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng
tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là
tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật
không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. [30]
Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết pháp luật và vận dụng pháp luật
trong các hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá
nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài việc trang bị các kiến thức văn hoá, khoa
học kỹ thuật, việc phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường nhằm trang bị những
tri thức pháp luật cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ pháp luật
cho các công dân trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm đúng đắn, cần
thiết và cấp bách đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển của xã hội nhằm
nâng cao dân trí pháp lý và thực hiện chủ trương của Đảng đã đề ra trong các Nghị
quyết hội nghị Trung ương.
Đẩy mạnh GDPL cho HS THPT là việc trang bị cho các em những tri thức
pháp luật cần thiết, bồi dưỡng tình cảm và đặc biệt là xây dựng và hình thành trong
các em ý thức pháp luật làm cơ sở cho sự hình thành hành vi và thói quen hành có
12
các hành vi phù hợp pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, với kỷ cương, nề
nếp xã hội yêu cầu. Trường học là môi trường giáo dục pháp luật tốt nhất, dễ đạt
hiệu quả cao. Do việc sử dụng các hình thức, phương pháp đặc trưng của giáo dục
nhà trường trong hoạt động giáo dục pháp luật. Thực hiện GDPL cho HS THPT
trong nhà trường là góp phần đưa pháp luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng
con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt nhất mục
tiêu giáo dục toàn diện mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục Đào tạo đã xác
định. [43]
1.4. Quy định pháp luật về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông
Quốc Hội ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012), Quyết định số
1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành - Kế hoạch thực
hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016 - 2020); Quyết định số
228/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành - Kế hoạch tiếp
tục thực hiện đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020.
Với quan niệm giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường là giáo
dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người, Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định
vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp
lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Theo
đó, GDPL cho học sinh trung học phổ thông được xác định là một hệ thống bộ phận
trong hệ thống giáo dục quốc dân, gắn liền chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp, giáo dục
truyền thống đạo đức và thực hiện quy tắc chuẩn mực xã hội.
Nội dung của pháp luật về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông bao gồm:
(i) Xác định mục đích giáo dục giáo dục pháp luật cho học sinh trung học
phổ thông
13
- Xác định mục đích GDPL cho HS THPT là vấn đề quan trọng hàng đầu đối
với việc xây dựng nội dung giáo dục và toàn bộ công tác tổ chức thực hiện. Vì vậy,
cần phải căn cứ theo các tiêu chí sau:
+ Căn cứ từ nhu cầu giáo dục toàn diện cho HS.
+ Căn cứ từ thực trạng tình hình tuyên truyền và hiểu biết pháp luật và ý thức
tôn trọng pháp luật cùng hiểu biết về tệ nạn xã hội, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn
của đất nước.
+ Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Từ những tiêu chí cơ bản trên, ta có thể nhận thấy mục tiêu của GDPL cho
HS THPT phải đạt được:
Cần phải hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức về
pháp luật cho HS. Thông qua GDPL cho HS THP, HS được trang bị những tri thức
cơ bản về pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các chuẩn mực của pháp luật
trong từng lĩnh vực đời sống.
Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp
luật, đất nước giúp HS hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng
đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho lòng tin đúng
đắn vào các giá trị pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp cho HS, đồng
thời giúp HS điều khiển hành vi của mình trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri
thức pháp luật đã nhận thức được. Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình
thành trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. [35]
Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho GDPL choHS THPT biết nhìn
nhận, đánh giá một hành vi nào đó xảy ra là đúng hay sai để từ đó, bày tỏ thái độ bất
bình, phê phán, lên án cái sai; bênh vực, ủng hộ và đấu tranh bảo vệ cái đúng dựa
trên cơ sở kiến thức, hiểu biết pháp luật có được.
Giáo dục tình cảm trách nhiệm là GDPL cho HS THPT biết được bổn phận,
nghĩa vụ pháp lý của mình, để thực hiện các hành vi sao cho phù hợp với quy định
14
của pháp luật, biết rõ trách nhiệm pháp lý của mình và luôn hoàn thành trách nhiệm
đó trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác. Tình cảm trách nhiệm là cơ sở
để mỗi HS THPT sống đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và có trách nhiệm với gia đình, nhà
trường, bạn bè trong học tập và lao động.
Giáo dục tình cảm không khoan nhượng đối với các hành vi phạm tội, về
thực chất, là GDPL cho HS THPT nhận thức đầy đủ về tính nguy hiểm cho xã hội
của các hành vi phạm tội, rằng tội phạm không chỉ xâm hại tới lợi ích của Nhà
nước, tập thể, cộng đồng; mà còn xâm hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân.
(ii) Quy định về nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông (Điều 23, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)).
Nội dung GDPL và đối tượng GDPL có mối liên hệ mật thiết với nhau, nghĩa
là phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu tiếp nhận kiến thức pháp luật của từng nhóm
đối tượng GDPL để lựa chọn các nội dung GDPL phù hợp. [30]
Các nội dung pháp luật được phổ biến trong các trong trường học thường gắn
với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách học sinh, tập trung vào các lĩnh
vực như : giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ
môi trường, chấp hành luật giao thông, phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn
xã hội trong học đường, phòng chống HIV/AIDS, luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục
giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình ...
Nội dung về hệ thống các văn bản QPPL của Nhà nước cũng cần được
truyền đạt cho học sinh THPT một cách khái quát nhất. Trong đó, cần thiết nhất là:
Thứ nhất, nhìn trên phương diện hệ thống các văn bản QPPL do Nhà nước
ban hành, nội dung GDPL cho HS THPT bao gồm các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị
định, các loại văn bản QPPL khác, đang có giá trị và hiệu lực thực thi, như Hiến
pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình,
Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật giáo
dục, ...
15
Thứ hai, nhìn trên phương diện các văn bản QPPL dưới luật do các cấp, các
ngành giáo dục ban hành, nội dung GDPL cho HS THPT bao gồm: Các quy định
pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; các quy định pháp luật về hội nhập quốc tế; các quy định pháp luật
về thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế về đào tạo, rèn luyện học sinh, sinh viên;
các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên,
học sinh..
(iii) Quy định về hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông (Điều 24, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)).
GDPL cho HS THPT thông qua một số hình thức sau:
Hình thức thuyết phục kết hợp rèn luyện thực hành: Là những phương pháp
tác động vào lý trí tình cảm của HS để xây dựng những niềm tin pháp luật, gồm các
nội dung sau: Giảng giải về pháp luật: được tiến hành trong giờ dạy môn chuyên
cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp. Đồng thời nêu gương
người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo,
mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của GV và
HS trong trường. Từ đó, hình thành hành động thực tế như rèn luyện thói quen tuân
thủ pháp luật thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao
động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể và rèn luyện pháp luật thông
qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan
trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của HS. Vì vậy, nhà trường
cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên HS tham gia tốt phong trào này…
Thông qua các môn học chính khóa trong nhà trường: Đây là con đường
thuận lợi, tích cực chủ động và ngắn nhất giúp HS nắm bắt kiến thức về pháp luật,
phòng, chống tệ nạn xã hội một cách đầy đủ có hệ thống. Dạy học còn là con đường
quan trọng nhất trong tất cả các con đường Giáo Dục. Do vậy, GDPL cho HS THPT
nếu được tích hợp qua các môn học bằng con đường dạy học trong các nhà trường
thì vai trò và ý nghĩa càng có tác dụng to lớn. Hình thức này yêu cầu cần phải có sự
16
đồng ý của các cơ quan quản lý nhà nước về mặt chuyên môn như bộ Giáo dục và
Đào tạo, và phải được thể hiện bằng khung chương trình đào tạo. Bồi dưỡng, nâng
cao nhận thức về PL, làm phát triển ý thức công dân ở HS thông qua dạy học, nhất
là các bộ môn có liên quan như giáo dục công dân, văn học, lịch sử trong nhà
trường phổ thông.
Thông qua những hoạt động ngoại khóa: GDPL cho HS không chỉ đóng
khung trong các giờ dạy trên lớp mà nên thực hiện lồng ghép với các hoạt động
ngoại khóa và các hoạt động phong trào, nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức
hoạt động và thu hút đông đảo lực lượng sinh viên, các tổ chức và tầng lớp xã hội
cùng tham gia.
Thông qua các hoạt động xã hội: GDPL cho HS thông qua các hoạt động xã
hội giúp HS hiểu biết hơn nhưng về thế giới, cuộc sống xã hội ngày càng được mở
mang, và kinh nghiệm hoạt động được phát huy tính tích cực xã hội được phát huy
tạo động lực thu hút HS tham gia các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng. Các
hoạt động xã hội thường được tổ chức dưới các hình thức như các hoạt động tình
nguyện, tuổi trẻ xung kích vì cộng đồng, thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh
niên…
Thông qua giáo dục của gia đình: Qua môi trường giáo dục gia đình, HS
được học hỏi tiếp thu những kiến thức, những chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng
xử đúng đắn, về những vấn đề có liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội, yêu cầu
đối với hình thức giáo dục này là những người lớn trong gia đình phải thực sự
gương mẫu, mẫu mực sống, có văn hóa, có trách nhiệm, biết quan tâm sẻ chia với
nhau những kiến thức kinh nghiệm về phòng chống tệ nạn xã hội
Thông qua hình thức tự giáo dục của HS: Cũng như các hoạt động giáo dục
khác, việc GDPL cho HS sẽ phát huy hiệu quả khi và chỉ khi bản thân sinh viên ý
thức được những tác hại và hậu quả mà tệ nạn xã hội gây ra cho mọi người, gia đình
và toàn xã hội. Từ đó có ý thức chủ động tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản
thân để phòng chống các tệ nạn xã hội.
17
Thông qua tổ chức nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về truyền thống để bồi
dưỡng niềm tin, ý thức pháp luật cho HS. Thông qua các hoạt động này để nâng cao
nhận thức tư tưởng, tình cảm, cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần của pháp luật
trong giữ gìn, phát huy GDPL của nhà trường. Nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu
về pháp luật thường được tổ chức nhân những sự kiện chính trị của dân tộc, của
Đảng. Khi tổ chức phải có lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, chu đáo
từ việc xác định nội dung, đến hình thức, cách tổ chức cụ thể và khi tổ chức nói
chuyện, kể chuyện về pháp luật.
Bên cạnh đó, để thực hiện được GDPL cho HS cần tổ chức các hình thức
như:
+ Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của HS làm
cho bản thân HS đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi
theo.
+ Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của HS. Khi xử phạt cần phải
làm cho HS thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo
dõi, giúp đỡ, động viên HS sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm
khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình
xúc phạm đến thân thể HS.
(iv). Quy định về phương pháp GDPL cho học sinh trung học phổ thông
Các phương pháp giáo dục nói chung và công tác GDPL cho HS THPT nói
riêng, có thể phân thành 2 nhóm cơ bản:
Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân:
- Phương pháp đàm thoại: sử dụng các đề tài, chủ đề có liên quan đến nội dung
phòng, chống tệ nạn xã hội để HS có cơ hội trao đổi, trình bày quan điểm của mình
nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ và có hành vi đúng đắn về công tác
phòng chống tệ nạn xã hội.
18
- Phương pháp nêu gương: sử dụng những tấm gương tốt hoặc xấu của các cá
nhân tập thể để kích thích HS, khiến họ được giáo dục, học tập làm theo những cái
đúng cái tốt và tránh những hành vi xấu.
- Phương pháp giảng dạy: sử dụng những hình ảnh, pano, áp phích,…để giải
thích, minh họa cho HS để nắm bắt liên quan đến vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội.
Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử
xã hội cho HS bao gồm:
- Phương pháp giao việc: phương pháp này chú trọng việc tổ chức các hoạt động
nhằm thu hút HS THPT vào các hoạt động đa dạng phong phú của tập thể, qua đó
giúp sinh viên ý thức đầy đủ ý nghĩa công việc mình làm và tích cực hoạt động.
- Phương pháp tập thói quen: Đây là phương pháp tổ chức cho sinh viên thực
hiện đều đặn và có kế hoạch hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hành
động thành thói quen ứng xử và thành kỹ năng, kỹ xảo.
- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Là phương pháp tổ chức cho HS được
thể hiện thái độ nhận thức của mình về những vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc
sống, qua đó nhằm hình thành, củng cố những hành vi, thực hiện những kỹ năng
chính xác, đúng đắn để giải quyết vấn đề.
- Phương pháp tạo dư luận xã hội: là một hình thức biểu thị trạng thái ý kiến của
xã hội khi một hiện tượng xã hội xuất hiện, một số người nắm bắt được, họ truyền
đi cho những người khác cùng trao đổi, bàn bạc, tranh luận, xem xét, lên án hiện
tượng đó và tạo ra dư luận tốt hoặc xấu về hiện tượng đó để mọi người biết và có
những hành vi ứng xử phù hợp.
(v). Quy định về các điều kiện đảm bảo giáo dục pháp luật cho học sinh
trung học phổ thông (Điều 38 và Điều 39, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
(2012)).
Để thực hiện GDPL cho HS cần thiết có những điều kiện như :
Về mặt nhân lực : Sư phối hợp, huy động giữa các lực lượng giáo dục.
19
Để đạt hiệu quả cao trong công tác GDPL cho HS cần phải phối hợp với các
lực lượng trong nhà trường (Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
các tổ chức đoàn thể). Phối hợp với các lực lượng xã hội (các ban, ngành, chính
quyền địa phương và các tổ chức xã hội). Phối hợp với gia đình các em HS.
Trong GDPL cho HS, đội ngũ hỗ trợ GDPL cho HS như cán bộ QL, GV,
Đoàn thanh niên... là những người trực tiếp biến mục tiêu GDPL cho HS thành hiện
thực. Họ là nhân tố quyết định chất lượng GDPL cho HS. Vì vậy, điều kiện tiên
quyết để thực hiện được các mục tiêu GDPL cho HS là các giáo viên làm nhiệm vụ
GDPL cho HS phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kiến thức về pháp luật để
có năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ GDPL cho HS.
Trong các lực lượng trên thì gia đình đóng vai trò quan trọng. Vì gia đình đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục và rèn luyện HS, là ngôi
trường đầu tiên xây dựng nền tảng cho phát triển tri thức, đạo đức, tính cách, tâm lý
và kết hợp cùng nhà trường, cộng đồng xã hội tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển
nhân cách toàn diện cho HS.
Vật lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy (Điều 38, Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật (2012)).
Các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng
Internet, Tủ sách pháp luật...) có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động GDPL cho
HS. Một mặt, do khả năng đưa thông tin đến với mọi người, mọi nhà, trong đó có
các gia đình HS, một cách nhanh chóng, cập nhật, kịp thời nên các phương tiện
thông tin đại chúng thường được sử dụng như một kênh thông tin quan trọng,
chuyển tải các thông tin, kiến thức pháp luật, giải thích pháp luật... phục vụ GDPL
cho HS một cách hiệu quả.
Thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học là công cụ để giáo viên tiến hành các
phương pháp khi tổ chức thực hiện GDPL cho HS. Hiệu quả của việc sử dụng các
phương pháp, hình thức GDPL cho HS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về thiết bị,
cơ sở, thiết bị. Do vậy, muốn tổ chức GDPL cho HS các trường cần phải có các
20
trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, video clip về nghề, máy tính nối
mạng internet, máy chiếu, pano, appic, ...;
Tài lực: Kinh phí cho GDPL cho HS (Điều 39, Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật (2012)).
Cùng với các điều kiện cơ bản trên, việc thực hiện các hình thức GDPL cho
HS còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để mua sắm trang thiết bị kĩ thuật,
băng đĩa hình về GDPL, xây dựng góc tư vấn pháp luật, tổ chức cho HS tham quan,
ngoại khóa ngoài nhà trường; Có cơ chế chính sách phù hợp, có khen thưởng, đãi
ngộ xứng đáng để động viên và khuyến khích GV phụ trách GDPL cho HS. [37]
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ
thông
1.5.1. Yếu tố khách quan
Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội ổn định là điều
kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động GDPL cho HS vì nó tạo cơ sở củng
cố niềm tin chính trị của HS đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây
là tiền đề quan trọng để HS nhiệt tình tham gia quá trình GDPL nhằm tiếp nhận,
nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật. Ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, các
thiết chế chính trị ở địa phương không phát huy được vai trò điều tiết, điều chỉnh
các quan hệ chính trị thường là nguyên nhân gây tâm lý bất an trong các tầng lớp xã
hội, làm suy giảm niềm tin chính trị trong HS. Khi đó, hoạt động GDPL cho HS khó
mà đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn của các chủ thể GDPL.
Truyền thống văn hóa: Các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống là tổng thể
những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng
tạo ra trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chính sức lao
động sáng tạo, ý chí quật cường, nhân dân ta đã bồi đắp, xây dựng nên nền văn hoá
kết tinh sức mạnh và mang đậm bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa đó chính là
chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng
đồng... Những giá trị văn hóa này, nếu được khơi gợi, khích lệ hợp lý, động viên kịp
21
thời sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, có tác dụng tích cực đối với GDPL nói chung, cho
HS nói riêng. [36]
Điều kiện kinh tế - xã hội: Nền kinh tế càng phát triển, khả năng nâng cao
mức sống, thỏa mãn nhu cầu của nhân dân lao động càng cao. Khi đã có mức sống
vật chất đầy đủ, người dân sẽ chú trọng hơn đến các nhu cầu tinh thần trong đó họ
thường đặc biệt lưu tâm tới nâng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ nhận
thức pháp luật nói riêng. Cho nên, có thể nói, với sự phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa chính là
một điều kiện bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật nói chung và GDPL cho HS
nói riêng đạt hiệu quả. Rõ ràng, sự phát triển kinh tế không những đảm bảo đời
sống vật chất hàng ngày cho HS mà đó còn là những minh chứng, minh họa cho nội
dung chính sách giáo dục pháp luật đối với HS đúng đắn và yếu tố kinh tế có tác
động thuận chiều tới thực hiện chính sách GDPL cho HS. [26]
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về GDPL cho
HS:
Để GDPL cho HS có hiệu quả, nhận thức có vai trò như “kim chỉ nam” quan
trọng hơn hết là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý và học sinh. Trong nền giáo
dục hiện đại,. Nếu CB, GV, và HS có nhận thức đúng về vai trò của GDPL cho HS
sẽ thôi thúc, thúc đẩy vượt qua khó khăn, tìm kiếm giải pháp, tích cực tham gia
GDPL cho HS có hiệu quả.
Yếu tố về bản thân học sinh:
Học sinh là đối tượng của GDPL đồng thời là chủ thể của quá trình tiếp nhận
thông tin GDPL mang lại học sinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ
thể GDPL cung cấp mà cùng với nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích
phù hợp với hứng thú, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS. Do vậy, bản thân HS phải
luôn ý thức được vai trò, ý nghĩa của GDPL khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chủ
22
động, tích cực tham gia vào các hoạt động GDPL do nhà trường tổ chức, thì hiệu
quả GDPL cho HS sẽ đạt kỳ vọng.
Yếu tố về nhà trường (CBQL, giáo viên hướng nghiệp, cơ sở vật chất).
Trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất thiết phải xây dựng được lực
lượng chuyên trách, hàng năm nhà trường cần có kế hoạch cử lực lượng tham gia
các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức.
Cán bộ quản lý các trường THPT cần quan tâm, phối hợp với các lực lượng
đoàn thể như Đoàn thanh niên, Chính quyền địa phương, Ban ngành đoàn thể đưa
các nội dung GDPL vào các tổ chức nầy, đây là tổ chức vừa có lực lượng đông đảo
vừa có vai trò tác động tích cực và hiệu quả trong việc vận động tuyên truyền đến
các đối tượng học sinh. [39]
Do vậy, cần tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng GDPL cho
HS nhằm huy động, sử dụng và khai thác có hiệu quả yếu tố này cho các hình thức
GDPL.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu đi trước, đề tài đã xây dựng một số khái
niệm cho luận văn.
GDPL cho HS THPT có đặc điểm riêng về nội dung, hình thức, phương và
đặc biệt đối tượng GDPL. GDPL cho HS THPT được thể hiện rõ qua mục tiêu, nội
dung, hình thức, phương pháp GDPL và để thực hiện GDPL cho HS THPT cần có
các yếu tố đảm bảo về nhân lực, vật lực và tài lực.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho HS THPT các yếu tố đó bao gồm
về yếu tố thuộc trường THPT, đến các cấp quản lý và điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương, nhà trường ....
Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực
trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thong trên địa bàn Quận 10,
thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.
23
Chương 2
THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
10, THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH
2.1. Khái quát về thực trạng bậc học ở THPT Quận 10, Tp. HCM.
Về qui mô phát triển trường lớp bậc THPT: Quận 10 có tất cả 7 trường
THPT trải đều khắp phường, xã.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng CBQL, giáo viên và học sinh 5/7 trường THPT Quận
10
Trường Năm học
Số
CBQL
Số GV Số Lớp
Tổng số
HS
Giáo viên
ngoài quận
Bình quân
HS/ lớp
THPT
Nguyễn
Khuyến
2015 - 2016 4 82 36 1.482 9 41.16
2016 - 2017 3 81 32 1.315 9 41,1
2017 - 2018 3 80 33 1.354 8 41,03
THPT
Nguyễn
Du
2015 - 2016 3 80 34 1.392 8 40,94
2016 - 2017 3 81 35 1.435 8 41
2017 - 2018 3 62 25 1.030 5 41,2
THPT
Nguyễn
An Ninh
2015 - 2016 3 62 24 995 5 41,45
2016 - 2017 3 61 23 973 5 42,5
2017 - 2018 2 61 24 1002 4 41,75
24
THPT
Dương
Nguyệt
Anh
2015 - 2016 3 60 26 1050 4 40,38
2016 - 2017 2 45 18 528 8 29,33
2017 - 2018 2 41 18 504 8 28
THPT
Diên
Hồng
2015 - 2016 3 41 18 516 8 28,66
2016 - 2017 2 31 12 322 5 26,83
2017 - 2018 2 31 12 330 4 27,5
(Nguồn: Sở GD&ĐT Tp.HCM)
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của Quận 10 nói chung và bậc
THPT nói riêng đã có những chuyển biến tích cực trên các mặt như: Cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được bố trí
đủ về số lượng, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực đã đạt được nhiều kết quả, sĩ số học sinh luôn được duy trì từ 95-98%, chất
lượng Giáo dục luôn có sự chuyển biến về chất lượng và số lượng, tỷ lệ học sinh
lớp 12 đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt 100%.
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên: Năm học 2016-2017 các trường nói trên tỉ lệ
cán bộ nữ chiếm 22,2 %. Trình độ chuyên môn 87,5% cán bộ QL có trình độ đạt
chuẩn ( Đại học), 12,5% cán bộ QL có trình độ trên chuẩn ( thạc sỹ), về lí luận
chính trị có 1 cán bộ QL trình độ cao cấp, có 4 cán bộ QL trình độ trung cấp và 3
cán bộ QL có trình độ sơ cấp. Tuổi đời trên 50 có 6 cán bộ QL (chiếm 66,7%),
trong đó có 3 Hiệu trưởng.
Đội ngũ cán bộ quản lý các trường đều nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần
trách nhiệm cao, có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn vững,
quan hệ tốt với đồng nghiệp.
25
Về nghiệp vụ quản lý còn hạn chế, vì khi được đề bạt làm cán bộ quản lý,
chưa được đào tạo chính qui về quản lý. Trình độ tin học mới ở mức cơ bản, chủ
yếu biết soạn thảo văn bản, chưa khai thác tốt internet và áp dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý.
Kết quả thống kê tại Sở GD&ĐT TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh), trình
độ chuyên môn 100% có trình độ đại học, có ít tổ trưởng có trình độ thạc sỹ, các
cấp quản lí cần tạo điều kiện thời gian và kinh phí học tập để các giáo viên nói
chung và các tổ trưởng nói riêng nâng cao trình độ chuyên môn. Số lượng giáo viên
dạy môn tin học, môn công nghệ không nhiều, có trường không có giáo viên 2 bộ
môn trên. Môn hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa có giáo viên
được đào tạo chính qui, số giáo viên dạy môn này lấy từ giáo viên chủ nhiệm hoặc
giáo viên dạy các bộ môn chưa đủ số tiết theo qui định. Nhìn chung chất lượng môn
hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờ lên lớp không cao.
Kết quả thống kê: Số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ không nhiều (chiếm
9,82%), số lượng giáo viên trẻ dưới 40 tuổi (chiếm 43,8%) đây là số giáo viên được
đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin tốt.
Bên cạnh đó lực lượng giáo viên trẻ cũng có những hạn chế như kinh nghiệm trong
giảng dạy còn ít, chưa có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi THPT
trong giai đoạn hiện nay, còn lúng túng nhiều trong việc giáo dục đạo đức.
Thực trạng về chất lượng học tập của học sinh:
Kết quả học tập của học sinh là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục của
các nhà trường. Bảng 2.7 là kết quả học tập của học sinh các trường THPT trong 5
năm ( từ năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2018).
Bảng 2.2. Kết quả học tập của học sinh trong 5 năm của các trường THPT
Các nội dung Năm học
2013-
Năm học
2014-
Năm học
2015-
Năm học
2016-
Năm học
2017-
26
2014 2015 2016 2017 2018
1.Tổng số học sinh 4502 4418 4303 4381 4393
2.Xếp loại văn hóa
- Loại giỏi (%)
- Loại khá (%)
- Loại trung bình (%)
- Loại yếu (%)
- Loại kém (%)
1,1
31,6
59,2
8,1
0,0
1,2
29,6
61,1
7,3
0,8
2,2
35,3
57,5
4,6
0,4
3,0
40,7
43,7
11,5
1,1
4,3
40,7
45,6
9,2
0,2
3.Xếp loại hạnh kiểm
- Loại tốt (%)
- Loại khá (%)
- Loại trung bình (%)
- Loại yếu (%)
56,1
34,4
9,1
0,4
57,2
34,1
7,9
0,8
61,8
30,1
6,9
1,2
62,4
28,3
7,8
1,5
62,7
27,9
8,6
0,8
4. Kết quả thi học sinh
giỏi cấp tỉnh
- Tổng số HS đạt giải
+ Giải nhất
+ Giải nhì
+ Giải ba
+ Giải KK
93
3
5
36
49
63
0
6
18
39
67
1
4
16
46
135
4
18
42
71
118
6
12
30
70
5.Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp(%) 94,7 94,5 99,6 99,5 98,9
(Nguồn: Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh)
27
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ xếp loại học lực yếu kém vẫn còn nhiều và
tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi không cao. Tính bình quân trong 5 năm tỉ lệ học
sinh xếp loại học lực yếu kém là 8,84%, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi chiếm
2,36%.
Về xếp loại hạnh kiểm tốt và khá, chiếm tỉ lệ tương đối cao ( trung bình
trong 5 năm 91% xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.
Qua bảng trên, cho thấy mặc dù số lượng học sinh đi thi học sinh giỏi đạt với
tổng số giải là tương đối cao, nhưng số lượng giải nhất và nhì còn ít mà chỉ chủ yếu
tập trung ở giải ba và giải khuyến khích. Điều này cũng cần các trường quan tâm
hơn nữa và tìm ra các giải pháp có hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Qua bảng tổng hợp tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của các trường trong 5 năm gần
đây cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT rất cao ( trung bình 98,9%). Tuy vậy, số học
sinh thi đỗ tốt nghiệp xếp loại giỏi quá ít. Phần lớn học sinh thi đỗ tốt nghiệp xếp
loại trung bình.
Kết quả thống kê thể hiện rõ sự quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động
và tu dưỡng rèn luyện của học sinh. Số lượng học sinh xếp loại học lực khá, giỏi
ngày một tăng, số lượng học sinh xếp loại học lực yếu kém ngày một giảm. Điều đó
thể hiện học sinh đã có ý thức học tập, ý thức nâng cao trình độ học vấn và trau dồi
kiến thức văn hoá thường xuyên. Kết quả trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp
ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; các đồng chí lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản
lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Một trong những nét nổi bật về sự chuyển động tích
cực tạo nên thành quả giáo dục đạo đức đối với học sinh các trường THPT giáo dục
đạo đức trong Nhà trường. [33]
2.2. Thực trạng GDPL cho học sinh THPT tại Quận 10, Tp. HCM
2.2.1. Mục tiêu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp khảo sát
28
Mục đích khảo sát: Nhằm làm rõ thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh
THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu nguyên nhân của
thực trạng từ đó đề xuất các biện giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn
Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả.
Nội dung khảo sát: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên
địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát:
Qui mô và địa bàn khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát 5/7 trường THPT trên
địa bàn quận.
Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu khảo với đối tượng là CBQL, GV thuộc
5 trường THPT trên địa bản quận.
Số liệu được thể hiện trong bảng sau:
Stt Trường CBQL, GV Giáo viên
01 Trường THPT Nguyễn Khuyến 2 25
02 Trường THPT Nguyễn Du 2 25
03 Trường THPT Nguyễn An Ninh 2 25
04 Trường THPT Sương Nguyệt Ánh 2 25
05 Trường THPT Diên Hồng 2 25
TỔNG 10 125
Phương pháp khảo sát
Để khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn
Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu
trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV (Mẫu phiếu tại Phụ lục).
29
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được
quy ước bằng các mức điểm khác nhau:
Chuẩn cho điểm:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Yếu Trung bình Khá Tốt
Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
Không ảnh hưởng Phân vân Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
Cách đánh giá:
Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê
định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định
lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể:
Chuẩn đánh giá (theo điểm):
Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:
- Mức 4: Tốt (Tốt; Rất thường xuyên; Rất ảnh hưởng): 3.26≤ X≤3.99.
- Mức 3: Khá (Khá; Thường xuyên; Ảnh hưởng): 2.51≤ X≤3.25.
- Mức 2: Trung bình (Trung bình; Thỉnh thoảng; Phân vân): 1.76≤ X≤2.50
- Mức 1: Yếu, kém (Yếu; Chưa bao giờ; Không ảnh hưởng): 1.00≤ X≤1.75
Ý nghĩa sử dụng X:
Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức
số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung
bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều)
tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.
30
Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
k
i i
i n
X K
X
n



.
X: Điểm trung bình.
Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi.
n: Số người tham gia đánh giá.
2.2.2. Kết quả khảo sát và kết luận
2.2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục
pháp luật cho học sinh THPT
Đánh giá được thực trạng nhận thức của cán CB, GV về tầm quan trọng ý
nghĩa của GDPL cho HS, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất
lượng GDPL cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Kết
quả nhận thức của CB, GV là cơ sở để CBQL xây dựng mục tiêu, nội dung, hình
thức thực hiện GDPL cho HS được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục
pháp luật cho HS THPT
55.5629.63
14.81
0.00
Tỷ lệ
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Không cần thiết
31
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng GDPL cho HS trong
nhà trường có vai trò rất cần thiết và cần thiết với tỷ lệ chiếm (85.2% ý kiến đánh giá
là rất cần thiết và cần thiết). Bên cạnh đó, vẫn còn 14.81% ý kiến cho rằng GDPL cho
HS ít cần thiết và không có đối tượng nào đánh giá GDPL cho HS là không cần thiết.
Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ GV vẫn chưa nhận được tầm quan trọng của
công tác này.
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về
vai trò, ý nghĩa của GDPL cho HS. Điều đó, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi
dưỡng nhận thức về GDPL cho HS đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng
rãi. Mặc dù, số ít CB, GV nhận thức còn chưa đúng đắn nên trong thời gian tới các
trường cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho đội ngũ GV hiểu rõ, đúng đắn
về công tác này.
2.2.2.2. Thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên
tham gia thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh THPT Quận 10
GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và là yếu tố then chốt của mọi
sự cải cách, đổi mới giáo dục. Kết quả khảo sát ý kiến của 10 CBQL, 125 GV thuộc
5 trường THPT Quận 10 về nội dung này, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên
tham gia thực hiện GDPL cho học sinh THPT
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
X
Thứ
bậc
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Trình độ nghiệp vụ sư phạm 31 23.0 44 32.6 37 27.4 23 17.0 2.39 4
2 Nắm vững kiến thức, nội dung 30 22.2 40 29.6 36 26.7 29 21.5 2.47 2
32
môn dạy
3
Tổ chức hoạt động dạy học đa
dạng về nội dung, kiến thức
môn học
42 31.1 46 34.1 31 23.0 16 11.9 2.16 9
4
Sử dụng đa dạng các phương
pháp, hình thức dạy học
56 41.5 40 29.6 32 23.7 7 5.2 1.93 10
5 Vận dụng các kỹ thuật dạy học 46 34.1 38 28.1 31 23.0 20 14.8 2.19 8
6
Nắm vứng kiến thức môn học và
vận dụng kỹ năng thực hành
chuyên môn/môn học
40 29.6 40 29.6 34 25.2 21 15.6 2.27 6
7
Có khả năng dạy học tích hợp
các môn học khác vào giảng dạy
pháp luật
35 25.9 47 34.8 30 22.2 23 17.0 2.30 5
8
Hiểu biết và chấp hành chủ
trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của nhà
nước, quy chế quy định của
ngành
27 20.0 41 30.4 32 23.7 35 25.9 2.56 1
9
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy
tín của nhà giáo
32 23.7 40 29.6 36 26.7 27 20.0 2.43 3
10
Kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của người học
47 34.8 34 25.2 26 19.3 28 20.7 2.26 7
Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
33
Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần đánh giá thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng
chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện GDPL cho học sinh THPT ở
mức độ trung bình, khá với X từ 2.26 đến 2.65, trong đó có nội dung được đánh giá
mức độ khá, có nội dung đánh giá mức độ khác. Cụ thể:
Nội dung thực hiện mức độ khá là:
- Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp
luật của nhà nước, quy chế quy định của ngành (có X= 2.65). Đây là yêu cầu thuộc
về chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp của ĐNGV. Thực tế, GV dạy giáo dục công
dân của các trường THPT của quận hiện nay 100% có bằng cử nhân chính trị. Sự
am hiểu về quan điểm, đường lối của Đảng đến chính sách, pháp luật của Nhà nước
là nền tảng đến GV truyền thụ các kiến thức đến HS. Do vậy, nội dung về “Nắm
vững kiến thức, nội dung môn dạy” có X=2.47 (mức độ khá). Yếu tố về phẩm chất,
danh dự, uy tín nhà giáo cũng được đánh giá cao với X=2.43 “Giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo”
Tuy vậy, một số mặt còn hạn chế như: Sử dụng đa dạng các phương pháp,
hình thức dạy học; Vận dụng các kỹ thuật dạy học; Nắm vứng kiến thức môn học và
vận dụng kỹ năng thực hành chuyên môn/môn học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của người học
Có thể thấy, vai trò của đánh giá học sinh rất quan trọng, việc đánh giá sẽ
giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện,
chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh
phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống
thực tế và giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn
lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý
thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn. Tuy nhiên, thực hiện nội dung này
của đội ngũ GV còn hạn chế.
34
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ GV dạy pháp luật trong các
trường THPT đã đạt được một số ưu điểm về kiến thức chuyên môn, đến phẩm chất,
năng lực tuy nhiên những mặt hạn chế còn nhiều như ít sử dụng các phương pháp
giảng dạy tích cực, năng lực đánh giá HS. Điều đó đã đặt ra yêu cầu đối với lãnh
đạo các nhà trường cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội
ngũ GV trong thời gian tới.
2.2.2.3. Thực trạng mục tiêu GDPL cho HS THPT trên địa bàn Quận 10,
thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu là kết quả dự kiến cần đạt. Thực trạng mục tiêu GDPL cho HS
THPT Quận 10 hiện nay đã đạt các mục tiêu dạy học như thế nào? Chúng tôi đã tiến
hành khảo sát thực trạng và kết quả thu được trình bày ở bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Thực trạng mục tiêu GDPL cho HS THPT trên địa bàn Quận 10, thành
phố Hồ Chí Minh
TT Mục tiêu giáo dục pháp luật
Mức độ thực hiện
X
Thứ
bậc
Yếu
Trung
bình
Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1 Hình thành tri thức pháp luật 22 16.3 42 31.1 25 18.5 46 34.1 2.70 1
2
Hình thành ở HS ý thức pháp luật,
làm cơ sở cho hành vi xử sự phù
hợp với quy định của pháp luật
32 23.7 40 29.6 36 26.7 30 22.2 2.52 2
3
Giáo dục ý thức nhân cách, rèn
luyện thói quen, hành vi tuân thủ
pháp luật cho HS.
62 45.9 46 34.1 21 15.6 6 4.4 1.79 5
35
4
Xây dựng tình cảm pháp luật, giúp
HS hiểu hơn về pháp luật và biết
cách đánh giá một cách đúng đắn
các hành vi pháp lý
40 29.6 45 33.3 30 22.2 20 14.8 2.22 3
5
Hình thành, bồi dưỡng, phát triển
niềm tin pháp luật cho HS
70 51.9 27 20.0 5 3.7 33 24.4 2.01 4
Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Với 5 mục tiêu cơ bản trong dạy học ở trường THPT Quận 10 được đánh giá
đạt mức trung bình khá. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình
từ 1.79 đến 2.70 (Min=1, Max=4), ở mức độ cần thiết và rất cần thiết. Cụ thể, từng
nội dung được đánh giá như sau:
Nội dung “Hình thành tri thức pháp luật” có X=2.70 (mức độ rất cần thiết)
và “Hình thành ở HS ý thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với quy
định của pháp luật” có X=2.52 (mức độ cần thiết).
Bên cạnh đó, những nội dung “Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói
quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho HS; hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin
pháp luật cho HS” không được đánh giá cao.
Kết quả khảo sát về mục tiêu GDPT của đội ngũ CB, GV cho thấy: GDPL
cho HS hiện nay đã được thực hiện trên cả ba mặt về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ chú trọng đến trang bị về mặt kiến thức liên quan đến
pháp luật cho HS mà ít chú ý đến kỹ năng đặc biệt hình thành “niềm tin” với pháp
luật. Thực trạng cho thấy, lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công
tác tuyên truyền, thúc đầy cũng như tổ chức sâu rộng các hoạt động GDPL theo
nhiều hình thức, phương pháp không chỉ cung cấp cho HS kiến thức mà còn tạo
hành vi và tin tưởng vào quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước về pháp
luật.
36
2.2.2.4. Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho HS THPT Quận 10,
thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát về nội dung. thực hiện GDPL cho HS trường THPT được
chúng tôi khảo sát qua ý kiến của 10 CBQL, 125 GV thuộc 5 trường THPT. Kết quả
khảo sát được phân tích qua bảng sau:
Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho HS THPT Quận 10, thành
phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung GDPL
Mức độ thực hiện
X
Thứ
bậc
Kém Trung
bình
Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
1
Thực hiện rà soát lại chương trình
chi tiết, kế hoạch bài giảng; kịp thời
đề xuất những kiến nghị, giải pháp
để đảm bảo tính khoa học về nội
dung chương trình và phù hợp hơn
với đối tượng người học
48 35.6 47 34.8 20 14.8 20 14.8 2.09 5
2
Tổ chức tuyên truyền cho học sinh
các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị
định, các loại văn bản QPPL khác,
đang có giá trị và hiệu lực thực thi,
như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật
hôn nhân và gia đình, Luật phòng,
chống bạo lực gia đình, Luật bình
đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật giáo
18 13.3 49 36.3 20 14.8 48 35.6 2.73 1
37
dục, ...
3
Giáo dục pháp luật cung cấp những
kiến thức mang tính lý luận về nhà
nước và pháp luật.
46 34.1 40 29.6 23 17.0 26 19.3 2.21 4
4
Giáo dục những chuẩn mực cơ bản
của pháp luật như dân chủ, công
bằng, bình đẳng, công lý, tự do
40 29.6 40 29.6 39 28.9 16 11.9 2.23 3
5
Những kiến thức pháp luật cơ sở
thuộc những lĩnh vực quan trọng
trong đời sống xã hội liên quan trực
tiếp đến đời sống vật chất và tinh
thần, lao động và học tập của học
sinh
37 27.4 34 25.2 29 21.5 35 25.9 2.46 2
6
Những kỹ năng thực hiện những
chuẩn mực pháp luật
62 45.9 32 23.7 28 20.7 13 9.6 1.94 6
Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Với 6 nội dung cơ bản trong GDPL cho HS THPT được đánh giá đạt mức
trung bình, khá (Trị TB từ 1.94 đến 2.73). Cụ thể từng nội dung được đánh giá như
sau:
Mức độ thực hiện các nội dung trong nội dung, chương trình GDPL cho HS
THPT có sự khác biệt: tốt nhất là “Tổ chức tuyên truyền cho học sinh các bộ luật,
luật, pháp lệnh, nghị định, các loại văn bản QPPL khác, đang có giá trị và hiệu lực
thực thi, như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng,
chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật giáo dục, ...có
điểm trung bình X =2.73, xếp bậc 1/6.
38
Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.46 là “Những kiến thức pháp luật cơ
sở thuộc những lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội liên quan trực tiếp đến
đời sống vật chất và tinh thần, lao động và học tập của học sinh”. Trong thời gian
qua, các trường đã tổ chức trang bị kiến thức pháp luật cho HS như: Luật giáo dục,
Luật phòng chống ma túy, Luật giao thông đường bộ, Luật hình sự. Kết thúc đợt
học tập học sinh có bài thu hoạch và tổ chức chấm điểm, đánh giá, kết quả chấm
điểm được dùng để đánh giá kết quả rèn luyện của toàn khóa học.
- Quyết định 1988/ QĐ – TTg ngày 20/11/2009. Quyết định phê duyệt đề án
“Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”.
- Quyết định 06/2010 QĐ TTg ngày 25/10/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ
về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của thư viện, tủ sách pháp luật của trường trong việc phục vụ công
tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, truyền đá văn hóa pháp luật, tham gia
hoạt động hỗ trợ phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.
- Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/5/2011 chỉ thị của Bộ chính trị về tiếp tục
đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 1142/ QĐ - BGDĐT ngày 29/3/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo về kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 của
ngành giáo dục.
- Nghị quyết số 29 NQTW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành TW (khóa
XI) và chương trình đề án đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, tài liệu
(2014 – 2015).
- Quyết định 2653/ QĐ – BGDĐT ngày 25/7/2014. Quyết định ban hành kế
hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai trương trình hành động của chính
phủ thực hiện nghị quyết số 29 – NQ / TW về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
39
Tuy vậy, một số nội dung còn hạn chế như: Những kỹ năng thực hiện những
chuẩn mực pháp luật; thực hiện rà soát lại chương trình chi tiết, kế hoạch bài
giảng; kịp thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp để đảm bảo tính khoa học về nội
dung chương trình và phù hợp hơn với đối tượng người học. Điều này hoàn toàn
logic phần 2.2.2 khi đánh giá mục tiêu GDPL cho HS THPT mới chỉ được chú
trọng ở khâu bồi dưỡng về mặt kiến thức mà xem nhẹ ở hình thành, rèn luyện hành
vi.
Kết quả trên cho thấy, những nội dung GDPL cho HS THPT trong nhà
trường chỉ được đánh giá ở các mức độ khá và trung bình. Đặc biệt, những nội dung
quan trọng mang tính rèn luyện các kỹ năng, hành vi. Điều này là phù hợp với thực
tiễn khi mà hiện nay khi mà một số bộ phận GV còn ngại đổi mới PPDH, đổi mới
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học
2.2.2.5. Thực trạng hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh THPT các
trường THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Hiệu quả GDPL cho HS THPT phụ thuộc vào việc sử dụng con đường để tổ
chức. Để tìm hiểu thực tế các trường THPT Quận 10 đã sử dụng những con đường
nào khi tổ chức các GDPL cho học sinh, chúng tôi nêu câu hỏi 6 trong mẫu phiếu
trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6 như
sau:
Bảng 2.6: Thực trạng hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh THPT các trường
THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
X TBYếu
Trung
bình
Khá Tốt
SL % SL % SL % SL %
40
1
Hình thức thuyết phục kết
hợp rèn luyện thực hành
65 48.1 32 23.7 25 18.5 13 9.6 1.90 7
2
Thông qua các môn học
chính khóa trong nhà
trường
27 20.0 40 29.6 32 23.7 36 26.7 2.57 1
3
Lồng ghép các nội dung
pháp luật vào các hoạt động
như sinh hoạt dưới cờ, sinh
hoạt lớp, sinh hoạt đoàn,
hội, đội theo chủ đề pháp
luật, “Tuần sinh hoạt công
dân HS
40 29.6 38 28.1 30 22.2 27 20.0 2.33 2
4
Thông qua các hoạt động xã
hội
59 43.7 37 27.4 32 23.7 7 5.2 1.90 6
5
Thông qua hình thức tự
giáo dục của HS
48 35.6 45 33.3 30 22.2 12 8.9 2.04 4
6
Thông qua hoạt động Đoàn
của địa phương và nhà
trường
48 35.6 41 30.4 32 23.7 14 10.4 2.39 3
7
Thông qua tổ chức nói
chuyện, kể chuyện, thi tìm
hiểu về truyền thống để bồi
dưỡng niềm tin, ý thức
pháp luật cho HS
59 43.7 32 23.7 27 20.0 17 12.6 2.01 5
Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
41
Kết quả khảo sát về GDPL cho HS trường THPT được đánh giá đạt mức độ ít
thường xuyên và thường xuyên. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm
trung bình từ 1.90 đến 2.70 (Max=4, Min=1).
Nội dung được thực hiện có hiệu quả nhất có X =2.70 là “Thông qua các
môn học chính khóa trong nhà trường”. Hình thức GDPL cho HS THPT được tiến
hành chủ yếu thông qua dạy học chính khóa môn Giáo dục công dân và các hoạt
động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp. Hiện nay, các trường THPT Quận 10,
thực hiện lồng ghéo GDPL vào môn GDCD qua các nội dung, chương trình môn
học GDCD như:
Bài 1: Pháp luật và đời sống (3t)
Bài 2: Thực hiện pháp luật (3t)
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1t)
Bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống (3t)
Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2t)
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4t)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3t)
Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2t)
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4t)
Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (2t)
Lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ,
sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội, đội theo chủ đề pháp luật, “Tuần sinh hoạt công
dân HS-HS THPT”. Mục đích của hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức của
học sinh về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
nâng cao ý thức pháp luật của công dân, nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ của HS
thông qua việc cung cấp những quy định về giảng dạy, công tác sinh viên, nội quy
42
nhà trường, phương hướng nghĩa vụ năm học, giúp học sinh nắm được tình hình
kinh tế, chính trị của địa phương, đất nước.
Các hoạt động ngoại khóa: song song với các hoạt động chính khóa, hoạt
động ngoại khóa được Sở giáo dục và đào tạo và các ngành có liên quan quan tâm
thực hiện nhằm kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, đồng
thời bổ sung thêm những kiến thức, hiểu biết về các giá trị pháp luật cho sinh viên.
Từ năm học 2010– 2015 hoạt động ngoại khóa được mở rộng bằng rất nhiều hình
thức đa dạng như sau:
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu là hình thức được sử dụng phổ biến nhất để
khuyến khích học sinh tìm hiểu các quy định pháp luật gần gũi, thân thiết với các
em. Trong 5 năm qua, từ 2015– 2018 ngành giáo dục phải phối hợp với các ngành
công an và tổ chức đoàn, tổ chức được rất nhiều cuộc thi tìm hiểu với quy mô lớn
như: thi tìm hiểu các quy định pháp luật về phòng chống mại dâm, ma túy, luật giao
thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình, Luật hình sự. Tại các trường, các cuộc thi
tìm hiểu pháp luật cũng được tổ chức bằng những hình thức đa dạng như thi viết;
hình thức vừa học vừa chơi như chắc nghiệm bằng cách bấm chuông giành quyền
trả lời hay hình thức giơ bảng trả lời với sự tham gia của tất cả các học sinh; thi
chiếc nón kỳ hiệu, rung chuông vàng về các chủ đề tìm hiểu pháp luật khác nhau.
Nội dung được thực hiện có hiệu quả tiếp theo có X =2.39 xếp hạng 3/6 là
“Thông qua hoạt động Đoàn của địa phương và nhà trường”. Đoàn trường đã tổ
chức cho HS tiếp xúc, trao đổi, tham quan các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, các
trung tâm cai nghiện giúp HS hiểu rõ hơn đại dịch HIV và ma túy không trừ một ai,
tác hại của nó đối với xã hội là rất lớn đồng thời lồng ghép vào đó các quy định của
pháp luật về hai vấn đề này.
Ngoài ra, các trường THPT đã tổ chức các tọa đàm, trao đổi, phát hành tờ
gấp, tổ chức hội thảo, sinh hoạt lớp theo chủ đề, ngoại khóa giáo dục pháp luật, câu
lạc bộ pháp luật, đã mang lại kết quả tương đối tốt. Qua nhiều trải nghiệm, Sở
GD&ĐT đã xây dựng mô hình GDPL cho học sinh THPT, từ việc tổ chức ngoại
43
khóa thi tìm hiểu kiến thức pháp luật. Cuộc thi nhằm tăng cường công tác GDPL
trong nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp bằng
cuộc thi trắc nghiệm theo hướng mở; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh.
Bên cạnh đó, một số hình thức ít được thực hiện như: Hình thức thuyết phục
kết hợp rèn luyện thực hành; thông qua các hoạt động xã hội; thông qua tổ chức
nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về truyền thống để bồi dưỡng niềm tin, ý thức
pháp luật cho HS.
Tóm lại: công tác GDPL cho HS tại các trường THPT quận 10 được thực
hiện chủ yếu qua hoạt động dạy học chính khóa, sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động
đoàn thể. Tuy nhiên, để GDPL cho HS có hiệu quả, các trường cần đa dạng các hình
thức hơn nữa. Yêu cầu các hình thức phải được tiến hành đa dạng nhằm đem lại
hứng thú, lôi cuốn HS tham gia, điều kiện tổ chức đơn giản nhất, chi phí ít nhất,
hiệu quả và sức lan tỏa lớn nhất. Chúng tôi cho rằng những hình thức này nếu được
sử dụng một cách thường xuyên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
GDPL.
2.2.2.6. Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật cho HS THPT trường
THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh nội dung, hình thức GDPL cho HS thì phương pháp GDPL cho HS
cũng có vai trò quyết định trong công tác GDPL. Tìm hiểu thực trạng về vấn đề này
qua khảo sát cán bộ, giáo viên chúng tôi có kết quả như sau:
Bảng 2.7: Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật cho HS THPT trường
THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
TT
Mức độ sử dụng các PPDH
Mức độ thực hiện
X
Thứ
bậcKhông sử
dụng
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
thường
xuyên
44
SL % SL % SL % SL %
1 Phương pháp đàm thoại 23 17.0 45 33.3 30 22.2 37 27.4 2.60 1
2 Phương pháp nêu gương 49 36.3 46 34.1 28 20.7 12 8.9 2.02 5
3 Phương pháp giao việc 53 39.3 40 29.6 34 25.2 8 5.9 1.98 7
4 Phương pháp thực hành 57 42.2 47 34.8 37 27.4 12 8.9 2.30 3
5
Phương pháp tạo tình huống giáo
dục
35 25.9 34 25.2 26 19.3 40 29.6 2.53 2
6 Phương pháp tạo dư luận xã hội 51 37.8 49 36.3 17 12.6 18 13.3 2.01 6
7 Phương pháp khen thưởng 57 42.2 40 29.6 32 23.7 6 4.4 1.90 8
8 Phương pháp trách phạt 46 34.1 46 34.1 28 20.7 15 11.1 2.09 4
PPDH được GV được đánh giá tốt nhất là “Phương pháp đàm thoại” có điểm
trung bình X đạt 2.60. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.53 là PPDH “Phương
pháp tạo tình huống giáo dục”. Đây là PPDH nêu và giải quyết vấn đề có tác dụng
tốt trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của các em, làm tăng tính năng
động, sáng tạo của thầy và trò trong dạy học, tương đối dễ sử dụng… Nên đó là một
trong những phương pháp được thầy giáo hay sử dụng khi dạy học. Xếp thứ 3 với
điểm trung bình X = 2.30 là “Phương pháp thực hành”. Những phương pháp như:
phương pháp tạo dư luận xã hội; phương pháp khen thưởng; phương pháp giao
việc; phương pháp nêu gương…ít được GV sử dụng hơn.
Chúng ta thấy mức độ sử dụng các phương pháp GDPL cho HS đang được áp
dụng ở mức độ thường xuyên và ít thường xuyên, còn mức độ rất thường xuyên và
thường xuyên tỷ lệ chọn thấp và rất thấp. Điều này lại chứng tỏ các trường chưa
quan tâm nhiều đến các phương pháp GDPL cho HS. Dù có một số phương pháp
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
chungk09503
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOTLuận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
Luận văn: Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, HOT
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOTLuận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
Luận văn: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, HOT
 
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đLuận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
Luận văn: Công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc ít người, HOT
 
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm CaoLiệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
Liệt Kê 200 Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Kinh Tế , Điểm Cao
 
Luận văn: Vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam
Luận văn: Vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt NamLuận văn: Vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam
Luận văn: Vai trò của Chính phủ trong quy trình lập pháp ở Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOTĐề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
Đề tài: Bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm tiền, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luậnDanh mục gợi ý đề tài khóa luận
Danh mục gợi ý đề tài khóa luận
 
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩmLuận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
Luận văn: Hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong lĩnh vực dược phẩm
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Đề tài: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, HOT
Đề tài: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, HOTĐề tài: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, HOT
Đề tài: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, HOT
 
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánLuận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 

Semelhante a Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10

Semelhante a Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10 (20)

pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien  mới.docxpbien giao duc cho sinh vien  mới.docx
pbien giao duc cho sinh vien mới.docx
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOTLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông, HOT
 
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình PhướcQuản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thôngLuận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
Luận văn: Quản lý về giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông
 
Luận văn: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học
Luận văn: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại họcLuận văn: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học
Luận văn: Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan, HOT, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk LắkLuận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp tỉnh Đắk Lắk
 
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệpTổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
Tổ chức giáo dục pháp luật tại các trường trung cấp chuyên nghiệp
 
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CHO HỌC SINH THPT -TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinhLuận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
Luận văn: Vấn đề giảng dạy môn Giáo dục công dân cho học sinh
 
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
Đề tài: Công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh- Thực tiễn tại Uỷ ban ...
 
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốLuận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Luận văn: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú ThọĐề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Phổ biến pháp luật cho sinh viên người dân tộc tỉnh Phú Thọ
 
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu sốPhổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú ThọLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên tỉnh Phú Thọ
 
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOTQuản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
Quản lý về giáo dục pháp luật cho sinh viên người dân tộc, HOT
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOTĐề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hônBáo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
Báo cáo thực tập: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ với con sau ly hôn
 
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
ĐỀ TÀI : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHC NGÀNH GIÁO DỤC T THỰC TIỄ...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Último (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT Quận 10

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ TỨ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỪ THỰC TIỄN QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Hoàng Thế Liên Hà Nội, năm 2019
  • 2. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn, sự kính trọng đặc biệt đến GS.TS Hoàng Thế Liên - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh - Ban giám hiệu, các giáo viên dạy trường THPT thành phố Hồ Chí Minh là trường Trường THPT Nguyễn Khuyến; Trường THPT Nguyễn Du; Trường THPT Nguyễn An Ninh; Trường THPT Sương Nguyệt Anh; Trường THPT Diên Hồng - Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2019 TÁC GIẢ HOÀNG THỊ TỨ
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không trùng lặp với bất kỳ kết quả nghiên cứu nào đã có. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng các kết quả trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong tài liệu tham khảo. Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2019 HỌC VIÊN HOÀNG THỊ TỨ
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…………….....6 1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật……………………………………………….6 1.2. Đặc điểm của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông……….8 1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ... …….12 1.4. Quy định pháp luật về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông……………………………………………………………………………12 1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông……………………………………………………………………………20 Tiểu kết Chương 1………………………………………………………………..22 Chương 2: THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH …………………………………………….……23 2.1. Khái quát về thực trạng bậc học ở trung học phổ thông Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................................23 2.2. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................27 2.2.1. Mục tiêu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp khảo sát ........................27 2.2.2. Kết quả khảo sát và kết luận....................................................................30 2.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học thông trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh …..… …….………...50 2.3.1. Ưu điểm ………………….…………………………...………………..50
  • 5. 2.3.2. Hạn chế……………………………………………………. ……………50 2.3.3. Nguyên nhân………………………………………………..……………53 Tiểu kết Chương 2………………………………………………………………...56 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH…………………………………………………..57 3.1. Quan điểm chung về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông………………………………………………………………………..….57 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh…………………………………….....57 3.2.1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, Quận 10…………………………………………………………..……………………………57 3.2.2. Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với học sinh trung học phổ thông………………………………….……………………58 3.2.3. Nâng cao vai trò, tính tích cực của các thầy giáo, cô giáo, tuyên truyền viên các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trên đại bàn Quận 10…………………………...……………….62 3.2.4. Đa dạng hình thức, đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông Quận 10………………………...………………………...64 3.2.5. Từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất đáp ứng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông, Quận 10 ………………….68 Tiểu kết Chương 3……………………………………………………………...…69 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu CBQL, GV, NV : Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSVC : Cở sở vật chất CTĐ : Công tác Đoàn ĐTN : Đoàn Thanh niên GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDPL GDCD : Giáo dục pháp luật : Giáo dục công dân HS : Học sinh THPT : Trung học phổ thông PPDH : Phương pháp dạy học KHCN : Khoa học công nghệ UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật là cơ sở tổ chức hoạt động của chính quyền, là sự ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, là phương thức quản lý xã hội có hiệu lực nhất. Vì vậy, việc ban hành pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước. Để thực hiện đúng pháp luật trước hết cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống giáo dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật và góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ mới. Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian vừa qua, các cấp ủy, chính quyền, cùng lãnh đạo các trường phổ thông đã có biện pháp tích cực trong nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục bậc THPT (Trung học phổ thông) nói riêng. Đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh đã được các trường tổ chức triển khai nhằm trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, làm hình thành lối sống và làm việc theo pháp luật cho học sinh; giúp học sinh hiểu rõ về các quyền con người, quyền công dân, về quyền học sinh...Tuy nhiên, trong những năm qua bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, từ việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp cho đến hình thức GDPL (giáo dục pháp luật) cho học sinh. Có thể thấy, công tác GDPL cho học sinh trong các trường THPT Quận 10 tuy đã được chú trọng, nhưng chưa được tiến hành thường xuyên; còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, thiếu sự gắn kết nhịp nhàng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành có liên quan; tình
  • 8. 2 trạng học sinh vi phạm pháp luật nói chung vẫn còn xảy ra, nhiều học sinh chưa vận dụng được các quy định của nhà nước trong việc bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy, chất lượng, hiệu quả của công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, Việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả GDPL cho học sinh các trường trung học phổ thông trên phạm vi toàn quốc nói chung và ở Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang là một yêu cầu khách quan, có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thấu đáo về mặt lý luận và sự tổng kết thực tiễn từ quy mô hẹp đến quy mô lớn nhằm tạo lập cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc cho một công việc quan trọng và có tính lâu dài này. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Giáo dục pháp luật đối với học sinh tại các trường Trung học phổ thông, từ thực tiễn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp lớn đã đề cập ở trên. 2. Tình hình nghiên cứu Trong hoạt động giáo dục thì vấn đề tuyên truyền, giáo dục pháp luật được triển khai dưới nhiều hình thức. Đối tượng hướng đến là các học sinh nói chung, đặc biệt là các học sinh trung học phổ thông. Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh trung học phổ thông nói riêng, người chưa thành niên phạm tội nói chung phạm tội diễn biến rất phức tạp. Có rất nhiều vụ án hình sự đã xuất hiện tình trạng trẻ hóa đối tượng phạm tội đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, đặc biệt là các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc lớn cho dư luận xã hội. Với tình hình đó đã có một số công trình nghiên cứu về GDPL cho học sinh, sinh viên như sau: Lê Thị Thu Hạnh (2011), Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh thông qua dạy học phần công dân với pháp luật chương trình Giáo dục công dân lớp 12 ở các
  • 9. 3 trường THPT dân lập trên địa bàn thành phố Vinh, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Nghệ An. Trần Ngọc Minh (2016), Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường cao đẳng tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội. Trần Thị My Ly (2018), Phổ biến, giáo dục pháp luật cho Thanh niên từ thực tiễn Tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội. Các công trình đã áp dụng các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đối tượng học sinh, sinh viên qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn nói chung về cơ bản đã đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Với ý nghĩa đó, giáo dục pháp luật với đối tượng học sinh THPT mà tác giả sẽ nghiên cứu sẽ có ý nghĩa thực tiễn cao, trong đó các công trình đã nghiên cứu trên giúp cho tác giả nghiên cứu luận văn này có thêm tư liệu để tham khảo và nghiên cứu sâu hơn. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh, đánh giá thực trạng và luận chứng một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Làm rõ, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về GDPL cho học sinh tại các trường Trung học phổ thông - Phân tích, đánh giá thực trạng GDPL đối với học sinh tại các trường Trung học phổ thông từ thực tiễn tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của những nhược điểm đó.
  • 10. 4 - Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác GDPL đối với học sinh tại các trường Trung học phổ thông từ thực tiễn tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác GDPL cho học sinh tại các trường Trung học phổ thông 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu: + Những vấn đề lý luận trực tiếp liên quan đến GDPL trong các trường phổ thông trung học. + Quy định pháp luật liên quan đến GDPL trong trường phổ thông trung học. + Thực tiễn GDPL trong các trường THPT tại Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. - Về thời gian: Từ khi có Luật phổ biến giáo dục Pháp luật năm 2012 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp của các bộ môn khoa học khác, cụ thể: Một là, kết hợp giữa phân tích với tổng hợp, diễn dịch với quy nạp làm rõ nội dung cần nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thông qua các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại chương 1 cũng như thực tiễn áp dụng từ thực tiễn tại trường THPT Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh và chương 2 của đề tài. Hai là, luận văn vận dụng phương pháp điều tra xã hội học để thống kê, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút
  • 11. 5 ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế. Các phương pháp này được áp dụng trong chương 2 và chương 3 của đề tài. Thông qua đó, tác giả muốn đưa ra một bức tranh toàn cảnh về giáo dục pháp luật cho học sinh THPT nói chung và thực tiễn áp dụng trong thực tế cũng như một số biện pháp nhằm hoàn thiện yêu cầu đề ra của công tác này, đáp ứng với yêu cầu hội nhập và phát triển đất nước. Phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn làm sáng tỏ, làm sâu sắc hơn, một cách hệ thống một số vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật cho học sinh ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường THPT Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, thì nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT, từ thực tiễn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 12. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Khái quát về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông * Giáo dục Giáo dục - hiểu theo nghĩa rộng là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức, là sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đích, yêu cầu định sẵn. Hiểu theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình hình thành nhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học. [26] Dưới góc độ triết học, có thể hiểu, giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt, đó là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng giáo dục; mặt khác, thông qua sự tác động này làm cho đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện, tự nâng mình lên qua giáo dục. [27] Theo Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt : “Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất, đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”. [27] Về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho đối tượng được giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội; nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, phát huy trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên. * Giáo dục pháp luật
  • 13. 7 - Trong thực tiễn hiện nay đang tồn tại một số quan niệm khác nhau về giáo dục pháp luật: Có quan điểm cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức. Nếu biết tiến hành quá trình giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức tốt thì sẽ đem lại ý thức pháp luật cao, có sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật ở con người. Hay nói một cách khác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức hình thành ý thức pháp luật ở con người. Bên cạnh đó, pháp luật là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. Mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật, do đó không cần phải đặt vấn đề về giáo dục pháp luật, bởi vì bản thân pháp luật sẽ tự thực hiện chức năng của mình bằng các qui định về quyền và nghĩa vụ thông qua các chế tài đối với những người tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.[13] Mặt khác cũng có người coi giáo dục pháo luật đồng nhất với việc tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu pháp luật bằng các biện pháp khác nhau để mọi người tuân thủ làm theo pháp luật. [26] Có thể thấy, GDPL là một khái niệm rộng bao gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (Thuyết phục, nêu gương, ám thị...) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tóm lại: khái niệm giáo dục pháp luật dù được tiếp cận dưới góc độ nào thì trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật cần theo tính định hướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo dục và người được giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự phù hợp với các quy phạm pháp luật. Tổ chức thực hiện GDPL nhằm hình thành ở con người thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. Giáo dục pháp luật là quá trình
  • 14. 8 tác động có tính liên tục lâu dài, thường xuyên. Vì thế, giáo dục pháp luật phải thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội, nhưng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm mục đích hướng dẫn hành vi của con người xử sự phù hợp với các quy định pháp luật. Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm GDPL như sau: GDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. 1.2. Đặc điểm của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung GDPL cho HS THPT là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Nói cách khác, GDPL cho HS THPT là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục khác một số ngành khác. Giáo dục pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học như giáo dục công dân (phổ thông), hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan đạo đức, tìm hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử… GDPL cho HS THPT trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tham dự phiên tòa… GDPL cho HS THPT góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. [30] GDPL cho HS THPT (Học sinh trung học phổ thông) là một bộ phận của GDPL nói chung, nghĩa là nó cũng phải tuân theo các quy luật chung của quá trình
  • 15. 9 GDPL cho các đối tượng xã hội khác, phải đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL. Bên cạnh đó, GDPT cho HS THPT còn có những nét đặc trưng riêng xuất phát từ các đặc điểm về độ tuổi, trình độ, sự phát triển tâm sinh lý. Theo tinh thần đó, GDPT cho HS THPT có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, GDPL cho HS THPT từ lớp 10 đến hết lớp 12 trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay, độ tuổi chủ yếu của các em là trong khoảng 16 đến 18. Ở lứa tuổi này học sinh THPT là thời kỳ đầu của giai đoạn tuổi thanh niên. Học sinh THPT ở giai đoạn này cơ thể đang dần đi đến hoàn thiện về mọi mặt: cơ bắp, chiều cao, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. So với học sinh THCS, thì nhiều mặt ở lứa tuổi này đã phát triển và trưởng thành hơn nhiều. Do vậy, khả năng hoạt động trí tuệ ở học sinh THPT vượt xa học sinh THCS. Các em có khả năng tiếp nhận tác động vô cùng phong phú, phức tạp của thế giới xung quanh. Vì vậy, khả năng nhận thức của các em về những sự vật hiện tượng thường xuyên xảy ra trong giới tự nhiên và xã hội được nâng lên, nhân sinh quan và thế giới quan của các em khá rõ nét. Có thể nói, đây là độ tuổi chủ thể con người đang ở thời kỳ hài hoà, đẹp đẽ với sức lực dồi dào nhất. Thứ hai: GDPL cho HS THPT trang bị cho HS những thông tin, kiến thức về những lĩnh vực pháp luật thiết yếu, gần gũi và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh trong cuộc sống của HS. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, luôn đặt pháp luật ở vị trí thượng tôn nên với tư cách là những công dân, HS THPT rất cần đến thông tin, kiến thức pháp luật để có thể “Sống, làm việc theo pháp luật”. Ngoài ra, cần trang bị cho HS THPT những kỹ năng cần thiết để họ có thể vận dụng pháp luật vào việc giải quyết các sự kiện, vấn đề pháp luật xảy ra trong thực tế cuộc sống. [19] Thứ ba: Hoạt động GDPL cho HS THPT được thực hiện thông qua các phương pháp GDPL có tính đặc thù, phù hợp. GDPL cho HS THPT có những nét đặc thù về mục tiêu, nội dung và đối tượng nên các chủ thể GDPL cần chủ động tìm
  • 16. 10 ra các phương pháp GDPL tối ưu, phù hợp nhất. Tùy theo từng nội dung GDPL cụ thể, chủ thể phải có sự tìm tòi, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp GDPL sao cho sinh động, hấp dẫn, cuốn hút HS THPT bằng cách đặt các câu hỏi, nêu những tình huống, sự kiện pháp lý cụ thể, hoặc cũng có thể lồng ghép với các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp. [11] Thứ tư: GDPL cho HS THPT được thực hiện bằng những hình thức GDPL đa dạng, phong phú. Trong GDPL nói chung có thể sử dụng rất nhiều hình thức GDPL. Mỗi hình thức lại được các chủ thể GDPL sử dụng phù hợp với mục tiêu, đối tượng tiếp nhận khác nhau, như tuyên truyền miệng về pháp luật; GDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng; thi tìm hiểu pháp luật; biên soạn tài liệu phổ biến GDPL; trợ giúp pháp lý; tư vấn pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật... Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung GDPL cho HS THPT để lựa chọn hình thức GDPL phù hợp với lớp. [30] Thứ năm. Những quá trình nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng ở lứa tuổi này các em có những rung cảm mãnh liệt, đặc biệt là tính tích cực cao, thể hiện ở sự nhiệt tình, sôi nổi của tuổi trẻ. Song cũng bộc lộ tâm trạng phong phú, phức tạp nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của học sinh không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Một đặc điểm hết sức rõ nét của tuổi học sinh THPT là sự hứng thú nhận thức rộng rãi. Các em khao khát được tìm hiểu, được tiếp nhận những thông tin mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Nhưng sự nhận thức của các em là sự nhận thức có phê phán. Do đó, các em thường có những tranh cãi sôi nổi về thế giới xung quanh. Các em mong muốn không những “hiểu biết bản thân mình” mà còn quan tâm đến thế giới nội tâm của con người. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Đó là lý do sự tự ý thức hình thành rõ rệt ở học sinh THPT. [16] 1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
  • 17. 11 Thứ nhất: Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường tạo nếp sống, hành động “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.” Thứ hai: Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện GDPL cho HS THPT có vai trò to lớn đối với sự phát triển toàn diện con người Việt Nam trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý trong nhân dân. GDPL cho HS THPT là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung GDPL cho HS THPT là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. GDPL cho HS THPT không chỉ góp phần ổn định hoạt động của ngành mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. [30] Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết pháp luật và vận dụng pháp luật trong các hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài việc trang bị các kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, việc phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường nhằm trang bị những tri thức pháp luật cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức tự giác tuân thủ pháp luật cho các công dân trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm đúng đắn, cần thiết và cấp bách đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự phát triển của xã hội nhằm nâng cao dân trí pháp lý và thực hiện chủ trương của Đảng đã đề ra trong các Nghị quyết hội nghị Trung ương. Đẩy mạnh GDPL cho HS THPT là việc trang bị cho các em những tri thức pháp luật cần thiết, bồi dưỡng tình cảm và đặc biệt là xây dựng và hình thành trong các em ý thức pháp luật làm cơ sở cho sự hình thành hành vi và thói quen hành có
  • 18. 12 các hành vi phù hợp pháp luật, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, với kỷ cương, nề nếp xã hội yêu cầu. Trường học là môi trường giáo dục pháp luật tốt nhất, dễ đạt hiệu quả cao. Do việc sử dụng các hình thức, phương pháp đặc trưng của giáo dục nhà trường trong hoạt động giáo dục pháp luật. Thực hiện GDPL cho HS THPT trong nhà trường là góp phần đưa pháp luật đến với những công dân trẻ tuổi bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục toàn diện mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục Đào tạo đã xác định. [43] 1.4. Quy định pháp luật về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông Quốc Hội ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012), Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành - Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016 - 2020); Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành - Kế hoạch tiếp tục thực hiện đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020. Với quan niệm giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Theo đó, GDPL cho học sinh trung học phổ thông được xác định là một hệ thống bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, gắn liền chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp, giáo dục truyền thống đạo đức và thực hiện quy tắc chuẩn mực xã hội. Nội dung của pháp luật về giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông bao gồm: (i) Xác định mục đích giáo dục giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông
  • 19. 13 - Xác định mục đích GDPL cho HS THPT là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc xây dựng nội dung giáo dục và toàn bộ công tác tổ chức thực hiện. Vì vậy, cần phải căn cứ theo các tiêu chí sau: + Căn cứ từ nhu cầu giáo dục toàn diện cho HS. + Căn cứ từ thực trạng tình hình tuyên truyền và hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật cùng hiểu biết về tệ nạn xã hội, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của đất nước. + Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Từ những tiêu chí cơ bản trên, ta có thể nhận thấy mục tiêu của GDPL cho HS THPT phải đạt được: Cần phải hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức về pháp luật cho HS. Thông qua GDPL cho HS THP, HS được trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các chuẩn mực của pháp luật trong từng lĩnh vực đời sống. Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp luật, đất nước giúp HS hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp cho HS, đồng thời giúp HS điều khiển hành vi của mình trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. [35] Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho GDPL choHS THPT biết nhìn nhận, đánh giá một hành vi nào đó xảy ra là đúng hay sai để từ đó, bày tỏ thái độ bất bình, phê phán, lên án cái sai; bênh vực, ủng hộ và đấu tranh bảo vệ cái đúng dựa trên cơ sở kiến thức, hiểu biết pháp luật có được. Giáo dục tình cảm trách nhiệm là GDPL cho HS THPT biết được bổn phận, nghĩa vụ pháp lý của mình, để thực hiện các hành vi sao cho phù hợp với quy định
  • 20. 14 của pháp luật, biết rõ trách nhiệm pháp lý của mình và luôn hoàn thành trách nhiệm đó trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác. Tình cảm trách nhiệm là cơ sở để mỗi HS THPT sống đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và có trách nhiệm với gia đình, nhà trường, bạn bè trong học tập và lao động. Giáo dục tình cảm không khoan nhượng đối với các hành vi phạm tội, về thực chất, là GDPL cho HS THPT nhận thức đầy đủ về tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội, rằng tội phạm không chỉ xâm hại tới lợi ích của Nhà nước, tập thể, cộng đồng; mà còn xâm hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. (ii) Quy định về nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Điều 23, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)). Nội dung GDPL và đối tượng GDPL có mối liên hệ mật thiết với nhau, nghĩa là phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu tiếp nhận kiến thức pháp luật của từng nhóm đối tượng GDPL để lựa chọn các nội dung GDPL phù hợp. [30] Các nội dung pháp luật được phổ biến trong các trong trường học thường gắn với giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục nhân cách học sinh, tập trung vào các lĩnh vực như : giáo dục về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ môi trường, chấp hành luật giao thông, phòng chống ma túy, tội phạm và các tệ nạn xã hội trong học đường, phòng chống HIV/AIDS, luật nghĩa vụ quân sự, giáo dục giới tính và kỹ năng sống, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình ... Nội dung về hệ thống các văn bản QPPL của Nhà nước cũng cần được truyền đạt cho học sinh THPT một cách khái quát nhất. Trong đó, cần thiết nhất là: Thứ nhất, nhìn trên phương diện hệ thống các văn bản QPPL do Nhà nước ban hành, nội dung GDPL cho HS THPT bao gồm các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, các loại văn bản QPPL khác, đang có giá trị và hiệu lực thực thi, như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật giáo dục, ...
  • 21. 15 Thứ hai, nhìn trên phương diện các văn bản QPPL dưới luật do các cấp, các ngành giáo dục ban hành, nội dung GDPL cho HS THPT bao gồm: Các quy định pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định pháp luật về hội nhập quốc tế; các quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế về đào tạo, rèn luyện học sinh, sinh viên; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh.. (iii) Quy định về hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Điều 24, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)). GDPL cho HS THPT thông qua một số hình thức sau: Hình thức thuyết phục kết hợp rèn luyện thực hành: Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của HS để xây dựng những niềm tin pháp luật, gồm các nội dung sau: Giảng giải về pháp luật: được tiến hành trong giờ dạy môn chuyên cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp. Đồng thời nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của GV và HS trong trường. Từ đó, hình thành hành động thực tế như rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể và rèn luyện pháp luật thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của HS. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên HS tham gia tốt phong trào này… Thông qua các môn học chính khóa trong nhà trường: Đây là con đường thuận lợi, tích cực chủ động và ngắn nhất giúp HS nắm bắt kiến thức về pháp luật, phòng, chống tệ nạn xã hội một cách đầy đủ có hệ thống. Dạy học còn là con đường quan trọng nhất trong tất cả các con đường Giáo Dục. Do vậy, GDPL cho HS THPT nếu được tích hợp qua các môn học bằng con đường dạy học trong các nhà trường thì vai trò và ý nghĩa càng có tác dụng to lớn. Hình thức này yêu cầu cần phải có sự
  • 22. 16 đồng ý của các cơ quan quản lý nhà nước về mặt chuyên môn như bộ Giáo dục và Đào tạo, và phải được thể hiện bằng khung chương trình đào tạo. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về PL, làm phát triển ý thức công dân ở HS thông qua dạy học, nhất là các bộ môn có liên quan như giáo dục công dân, văn học, lịch sử trong nhà trường phổ thông. Thông qua những hoạt động ngoại khóa: GDPL cho HS không chỉ đóng khung trong các giờ dạy trên lớp mà nên thực hiện lồng ghép với các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động phong trào, nhằm đa dạng hóa các loại hình tổ chức hoạt động và thu hút đông đảo lực lượng sinh viên, các tổ chức và tầng lớp xã hội cùng tham gia. Thông qua các hoạt động xã hội: GDPL cho HS thông qua các hoạt động xã hội giúp HS hiểu biết hơn nhưng về thế giới, cuộc sống xã hội ngày càng được mở mang, và kinh nghiệm hoạt động được phát huy tính tích cực xã hội được phát huy tạo động lực thu hút HS tham gia các hoạt động xã hội phong phú và đa dạng. Các hoạt động xã hội thường được tổ chức dưới các hình thức như các hoạt động tình nguyện, tuổi trẻ xung kích vì cộng đồng, thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên… Thông qua giáo dục của gia đình: Qua môi trường giáo dục gia đình, HS được học hỏi tiếp thu những kiến thức, những chuẩn mực về đạo đức, hành vi ứng xử đúng đắn, về những vấn đề có liên quan đến phòng, chống tệ nạn xã hội, yêu cầu đối với hình thức giáo dục này là những người lớn trong gia đình phải thực sự gương mẫu, mẫu mực sống, có văn hóa, có trách nhiệm, biết quan tâm sẻ chia với nhau những kiến thức kinh nghiệm về phòng chống tệ nạn xã hội Thông qua hình thức tự giáo dục của HS: Cũng như các hoạt động giáo dục khác, việc GDPL cho HS sẽ phát huy hiệu quả khi và chỉ khi bản thân sinh viên ý thức được những tác hại và hậu quả mà tệ nạn xã hội gây ra cho mọi người, gia đình và toàn xã hội. Từ đó có ý thức chủ động tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân để phòng chống các tệ nạn xã hội.
  • 23. 17 Thông qua tổ chức nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về truyền thống để bồi dưỡng niềm tin, ý thức pháp luật cho HS. Thông qua các hoạt động này để nâng cao nhận thức tư tưởng, tình cảm, cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần của pháp luật trong giữ gìn, phát huy GDPL của nhà trường. Nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về pháp luật thường được tổ chức nhân những sự kiện chính trị của dân tộc, của Đảng. Khi tổ chức phải có lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, chu đáo từ việc xác định nội dung, đến hình thức, cách tổ chức cụ thể và khi tổ chức nói chuyện, kể chuyện về pháp luật. Bên cạnh đó, để thực hiện được GDPL cho HS cần tổ chức các hình thức như: + Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của HS làm cho bản thân HS đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. + Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của HS. Khi xử phạt cần phải làm cho HS thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên HS sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể HS. (iv). Quy định về phương pháp GDPL cho học sinh trung học phổ thông Các phương pháp giáo dục nói chung và công tác GDPL cho HS THPT nói riêng, có thể phân thành 2 nhóm cơ bản: Nhóm các phương pháp hình thành ý thức cá nhân: - Phương pháp đàm thoại: sử dụng các đề tài, chủ đề có liên quan đến nội dung phòng, chống tệ nạn xã hội để HS có cơ hội trao đổi, trình bày quan điểm của mình nhằm nâng cao kiến thức, hình thành thái độ và có hành vi đúng đắn về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
  • 24. 18 - Phương pháp nêu gương: sử dụng những tấm gương tốt hoặc xấu của các cá nhân tập thể để kích thích HS, khiến họ được giáo dục, học tập làm theo những cái đúng cái tốt và tránh những hành vi xấu. - Phương pháp giảng dạy: sử dụng những hình ảnh, pano, áp phích,…để giải thích, minh họa cho HS để nắm bắt liên quan đến vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội. Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội cho HS bao gồm: - Phương pháp giao việc: phương pháp này chú trọng việc tổ chức các hoạt động nhằm thu hút HS THPT vào các hoạt động đa dạng phong phú của tập thể, qua đó giúp sinh viên ý thức đầy đủ ý nghĩa công việc mình làm và tích cực hoạt động. - Phương pháp tập thói quen: Đây là phương pháp tổ chức cho sinh viên thực hiện đều đặn và có kế hoạch hành động đúng đắn nhất định, nhằm biến những hành động thành thói quen ứng xử và thành kỹ năng, kỹ xảo. - Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Là phương pháp tổ chức cho HS được thể hiện thái độ nhận thức của mình về những vấn đề nảy sinh trong thực tế cuộc sống, qua đó nhằm hình thành, củng cố những hành vi, thực hiện những kỹ năng chính xác, đúng đắn để giải quyết vấn đề. - Phương pháp tạo dư luận xã hội: là một hình thức biểu thị trạng thái ý kiến của xã hội khi một hiện tượng xã hội xuất hiện, một số người nắm bắt được, họ truyền đi cho những người khác cùng trao đổi, bàn bạc, tranh luận, xem xét, lên án hiện tượng đó và tạo ra dư luận tốt hoặc xấu về hiện tượng đó để mọi người biết và có những hành vi ứng xử phù hợp. (v). Quy định về các điều kiện đảm bảo giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông (Điều 38 và Điều 39, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)). Để thực hiện GDPL cho HS cần thiết có những điều kiện như : Về mặt nhân lực : Sư phối hợp, huy động giữa các lực lượng giáo dục.
  • 25. 19 Để đạt hiệu quả cao trong công tác GDPL cho HS cần phải phối hợp với các lực lượng trong nhà trường (Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể). Phối hợp với các lực lượng xã hội (các ban, ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội). Phối hợp với gia đình các em HS. Trong GDPL cho HS, đội ngũ hỗ trợ GDPL cho HS như cán bộ QL, GV, Đoàn thanh niên... là những người trực tiếp biến mục tiêu GDPL cho HS thành hiện thực. Họ là nhân tố quyết định chất lượng GDPL cho HS. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện được các mục tiêu GDPL cho HS là các giáo viên làm nhiệm vụ GDPL cho HS phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kiến thức về pháp luật để có năng lực cần thiết thực hiện các nhiệm vụ GDPL cho HS. Trong các lực lượng trên thì gia đình đóng vai trò quan trọng. Vì gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục và rèn luyện HS, là ngôi trường đầu tiên xây dựng nền tảng cho phát triển tri thức, đạo đức, tính cách, tâm lý và kết hợp cùng nhà trường, cộng đồng xã hội tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Vật lực: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu giảng dạy (Điều 38, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)). Các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet, Tủ sách pháp luật...) có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động GDPL cho HS. Một mặt, do khả năng đưa thông tin đến với mọi người, mọi nhà, trong đó có các gia đình HS, một cách nhanh chóng, cập nhật, kịp thời nên các phương tiện thông tin đại chúng thường được sử dụng như một kênh thông tin quan trọng, chuyển tải các thông tin, kiến thức pháp luật, giải thích pháp luật... phục vụ GDPL cho HS một cách hiệu quả. Thiết bị, máy móc và đồ dùng dạy học là công cụ để giáo viên tiến hành các phương pháp khi tổ chức thực hiện GDPL cho HS. Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, hình thức GDPL cho HS phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về thiết bị, cơ sở, thiết bị. Do vậy, muốn tổ chức GDPL cho HS các trường cần phải có các
  • 26. 20 trang thiết bị, đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, video clip về nghề, máy tính nối mạng internet, máy chiếu, pano, appic, ...; Tài lực: Kinh phí cho GDPL cho HS (Điều 39, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (2012)). Cùng với các điều kiện cơ bản trên, việc thực hiện các hình thức GDPL cho HS còn đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định để mua sắm trang thiết bị kĩ thuật, băng đĩa hình về GDPL, xây dựng góc tư vấn pháp luật, tổ chức cho HS tham quan, ngoại khóa ngoài nhà trường; Có cơ chế chính sách phù hợp, có khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng để động viên và khuyến khích GV phụ trách GDPL cho HS. [37] 1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông 1.5.1. Yếu tố khách quan Môi trường chính trị - xã hội: Môi trường chính trị - xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động GDPL cho HS vì nó tạo cơ sở củng cố niềm tin chính trị của HS đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là tiền đề quan trọng để HS nhiệt tình tham gia quá trình GDPL nhằm tiếp nhận, nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật. Ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, các thiết chế chính trị ở địa phương không phát huy được vai trò điều tiết, điều chỉnh các quan hệ chính trị thường là nguyên nhân gây tâm lý bất an trong các tầng lớp xã hội, làm suy giảm niềm tin chính trị trong HS. Khi đó, hoạt động GDPL cho HS khó mà đạt được chất lượng, hiệu quả như mong muốn của các chủ thể GDPL. Truyền thống văn hóa: Các giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bằng chính sức lao động sáng tạo, ý chí quật cường, nhân dân ta đã bồi đắp, xây dựng nên nền văn hoá kết tinh sức mạnh và mang đậm bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa đó chính là chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng... Những giá trị văn hóa này, nếu được khơi gợi, khích lệ hợp lý, động viên kịp
  • 27. 21 thời sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, có tác dụng tích cực đối với GDPL nói chung, cho HS nói riêng. [36] Điều kiện kinh tế - xã hội: Nền kinh tế càng phát triển, khả năng nâng cao mức sống, thỏa mãn nhu cầu của nhân dân lao động càng cao. Khi đã có mức sống vật chất đầy đủ, người dân sẽ chú trọng hơn đến các nhu cầu tinh thần trong đó họ thường đặc biệt lưu tâm tới nâng cao trình độ văn hóa nói chung và trình độ nhận thức pháp luật nói riêng. Cho nên, có thể nói, với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa chính là một điều kiện bảo đảm cho công tác giáo dục pháp luật nói chung và GDPL cho HS nói riêng đạt hiệu quả. Rõ ràng, sự phát triển kinh tế không những đảm bảo đời sống vật chất hàng ngày cho HS mà đó còn là những minh chứng, minh họa cho nội dung chính sách giáo dục pháp luật đối với HS đúng đắn và yếu tố kinh tế có tác động thuận chiều tới thực hiện chính sách GDPL cho HS. [26] 1.5.2. Yếu tố chủ quan Yếu tố về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về GDPL cho HS: Để GDPL cho HS có hiệu quả, nhận thức có vai trò như “kim chỉ nam” quan trọng hơn hết là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý và học sinh. Trong nền giáo dục hiện đại,. Nếu CB, GV, và HS có nhận thức đúng về vai trò của GDPL cho HS sẽ thôi thúc, thúc đẩy vượt qua khó khăn, tìm kiếm giải pháp, tích cực tham gia GDPL cho HS có hiệu quả. Yếu tố về bản thân học sinh: Học sinh là đối tượng của GDPL đồng thời là chủ thể của quá trình tiếp nhận thông tin GDPL mang lại học sinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể GDPL cung cấp mà cùng với nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp với hứng thú, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS. Do vậy, bản thân HS phải luôn ý thức được vai trò, ý nghĩa của GDPL khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chủ
  • 28. 22 động, tích cực tham gia vào các hoạt động GDPL do nhà trường tổ chức, thì hiệu quả GDPL cho HS sẽ đạt kỳ vọng. Yếu tố về nhà trường (CBQL, giáo viên hướng nghiệp, cơ sở vật chất). Trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất thiết phải xây dựng được lực lượng chuyên trách, hàng năm nhà trường cần có kế hoạch cử lực lượng tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức. Cán bộ quản lý các trường THPT cần quan tâm, phối hợp với các lực lượng đoàn thể như Đoàn thanh niên, Chính quyền địa phương, Ban ngành đoàn thể đưa các nội dung GDPL vào các tổ chức nầy, đây là tổ chức vừa có lực lượng đông đảo vừa có vai trò tác động tích cực và hiệu quả trong việc vận động tuyên truyền đến các đối tượng học sinh. [39] Do vậy, cần tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng GDPL cho HS nhằm huy động, sử dụng và khai thác có hiệu quả yếu tố này cho các hình thức GDPL. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu đi trước, đề tài đã xây dựng một số khái niệm cho luận văn. GDPL cho HS THPT có đặc điểm riêng về nội dung, hình thức, phương và đặc biệt đối tượng GDPL. GDPL cho HS THPT được thể hiện rõ qua mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDPL và để thực hiện GDPL cho HS THPT cần có các yếu tố đảm bảo về nhân lực, vật lực và tài lực. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho HS THPT các yếu tố đó bao gồm về yếu tố thuộc trường THPT, đến các cấp quản lý và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, nhà trường .... Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thong trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.
  • 29. 23 Chương 2 THỰC TIỄN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10, THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về thực trạng bậc học ở THPT Quận 10, Tp. HCM. Về qui mô phát triển trường lớp bậc THPT: Quận 10 có tất cả 7 trường THPT trải đều khắp phường, xã. Bảng 2.1: Thống kê số lượng CBQL, giáo viên và học sinh 5/7 trường THPT Quận 10 Trường Năm học Số CBQL Số GV Số Lớp Tổng số HS Giáo viên ngoài quận Bình quân HS/ lớp THPT Nguyễn Khuyến 2015 - 2016 4 82 36 1.482 9 41.16 2016 - 2017 3 81 32 1.315 9 41,1 2017 - 2018 3 80 33 1.354 8 41,03 THPT Nguyễn Du 2015 - 2016 3 80 34 1.392 8 40,94 2016 - 2017 3 81 35 1.435 8 41 2017 - 2018 3 62 25 1.030 5 41,2 THPT Nguyễn An Ninh 2015 - 2016 3 62 24 995 5 41,45 2016 - 2017 3 61 23 973 5 42,5 2017 - 2018 2 61 24 1002 4 41,75
  • 30. 24 THPT Dương Nguyệt Anh 2015 - 2016 3 60 26 1050 4 40,38 2016 - 2017 2 45 18 528 8 29,33 2017 - 2018 2 41 18 504 8 28 THPT Diên Hồng 2015 - 2016 3 41 18 516 8 28,66 2016 - 2017 2 31 12 322 5 26,83 2017 - 2018 2 31 12 330 4 27,5 (Nguồn: Sở GD&ĐT Tp.HCM) Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của Quận 10 nói chung và bậc THPT nói riêng đã có những chuyển biến tích cực trên các mặt như: Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên được bố trí đủ về số lượng, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã đạt được nhiều kết quả, sĩ số học sinh luôn được duy trì từ 95-98%, chất lượng Giáo dục luôn có sự chuyển biến về chất lượng và số lượng, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm đạt 100%. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên: Năm học 2016-2017 các trường nói trên tỉ lệ cán bộ nữ chiếm 22,2 %. Trình độ chuyên môn 87,5% cán bộ QL có trình độ đạt chuẩn ( Đại học), 12,5% cán bộ QL có trình độ trên chuẩn ( thạc sỹ), về lí luận chính trị có 1 cán bộ QL trình độ cao cấp, có 4 cán bộ QL trình độ trung cấp và 3 cán bộ QL có trình độ sơ cấp. Tuổi đời trên 50 có 6 cán bộ QL (chiếm 66,7%), trong đó có 3 Hiệu trưởng. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường đều nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tự học và tự bồi dưỡng, có trình độ chuyên môn vững, quan hệ tốt với đồng nghiệp.
  • 31. 25 Về nghiệp vụ quản lý còn hạn chế, vì khi được đề bạt làm cán bộ quản lý, chưa được đào tạo chính qui về quản lý. Trình độ tin học mới ở mức cơ bản, chủ yếu biết soạn thảo văn bản, chưa khai thác tốt internet và áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Kết quả thống kê tại Sở GD&ĐT TP.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh), trình độ chuyên môn 100% có trình độ đại học, có ít tổ trưởng có trình độ thạc sỹ, các cấp quản lí cần tạo điều kiện thời gian và kinh phí học tập để các giáo viên nói chung và các tổ trưởng nói riêng nâng cao trình độ chuyên môn. Số lượng giáo viên dạy môn tin học, môn công nghệ không nhiều, có trường không có giáo viên 2 bộ môn trên. Môn hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa có giáo viên được đào tạo chính qui, số giáo viên dạy môn này lấy từ giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên dạy các bộ môn chưa đủ số tiết theo qui định. Nhìn chung chất lượng môn hướng nghiệp và môn giáo dục ngoài giờ lên lớp không cao. Kết quả thống kê: Số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ không nhiều (chiếm 9,82%), số lượng giáo viên trẻ dưới 40 tuổi (chiếm 43,8%) đây là số giáo viên được đào tạo cơ bản, nhiệt tình, năng động, có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin tốt. Bên cạnh đó lực lượng giáo viên trẻ cũng có những hạn chế như kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít, chưa có biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi THPT trong giai đoạn hiện nay, còn lúng túng nhiều trong việc giáo dục đạo đức. Thực trạng về chất lượng học tập của học sinh: Kết quả học tập của học sinh là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục của các nhà trường. Bảng 2.7 là kết quả học tập của học sinh các trường THPT trong 5 năm ( từ năm học 2013-2014 đến năm học 2018-2018). Bảng 2.2. Kết quả học tập của học sinh trong 5 năm của các trường THPT Các nội dung Năm học 2013- Năm học 2014- Năm học 2015- Năm học 2016- Năm học 2017-
  • 32. 26 2014 2015 2016 2017 2018 1.Tổng số học sinh 4502 4418 4303 4381 4393 2.Xếp loại văn hóa - Loại giỏi (%) - Loại khá (%) - Loại trung bình (%) - Loại yếu (%) - Loại kém (%) 1,1 31,6 59,2 8,1 0,0 1,2 29,6 61,1 7,3 0,8 2,2 35,3 57,5 4,6 0,4 3,0 40,7 43,7 11,5 1,1 4,3 40,7 45,6 9,2 0,2 3.Xếp loại hạnh kiểm - Loại tốt (%) - Loại khá (%) - Loại trung bình (%) - Loại yếu (%) 56,1 34,4 9,1 0,4 57,2 34,1 7,9 0,8 61,8 30,1 6,9 1,2 62,4 28,3 7,8 1,5 62,7 27,9 8,6 0,8 4. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Tổng số HS đạt giải + Giải nhất + Giải nhì + Giải ba + Giải KK 93 3 5 36 49 63 0 6 18 39 67 1 4 16 46 135 4 18 42 71 118 6 12 30 70 5.Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp(%) 94,7 94,5 99,6 99,5 98,9 (Nguồn: Sở GD&ĐT thành phố Hồ Chí Minh)
  • 33. 27 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ xếp loại học lực yếu kém vẫn còn nhiều và tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi không cao. Tính bình quân trong 5 năm tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu kém là 8,84%, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi chiếm 2,36%. Về xếp loại hạnh kiểm tốt và khá, chiếm tỉ lệ tương đối cao ( trung bình trong 5 năm 91% xếp loại hạnh kiểm khá, tốt. Qua bảng trên, cho thấy mặc dù số lượng học sinh đi thi học sinh giỏi đạt với tổng số giải là tương đối cao, nhưng số lượng giải nhất và nhì còn ít mà chỉ chủ yếu tập trung ở giải ba và giải khuyến khích. Điều này cũng cần các trường quan tâm hơn nữa và tìm ra các giải pháp có hiệu quả hơn trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua bảng tổng hợp tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của các trường trong 5 năm gần đây cho thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT rất cao ( trung bình 98,9%). Tuy vậy, số học sinh thi đỗ tốt nghiệp xếp loại giỏi quá ít. Phần lớn học sinh thi đỗ tốt nghiệp xếp loại trung bình. Kết quả thống kê thể hiện rõ sự quyết tâm vươn lên trong học tập, lao động và tu dưỡng rèn luyện của học sinh. Số lượng học sinh xếp loại học lực khá, giỏi ngày một tăng, số lượng học sinh xếp loại học lực yếu kém ngày một giảm. Điều đó thể hiện học sinh đã có ý thức học tập, ý thức nâng cao trình độ học vấn và trau dồi kiến thức văn hoá thường xuyên. Kết quả trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; các đồng chí lãnh đạo tỉnh và cán bộ quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Một trong những nét nổi bật về sự chuyển động tích cực tạo nên thành quả giáo dục đạo đức đối với học sinh các trường THPT giáo dục đạo đức trong Nhà trường. [33] 2.2. Thực trạng GDPL cho học sinh THPT tại Quận 10, Tp. HCM 2.2.1. Mục tiêu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp khảo sát
  • 34. 28 Mục đích khảo sát: Nhằm làm rõ thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng từ đó đề xuất các biện giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả. Nội dung khảo sát: Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát: Qui mô và địa bàn khảo sát: Đề tài tiến hành khảo sát 5/7 trường THPT trên địa bàn quận. Đề tài tiến hành khảo sát nghiên cứu khảo với đối tượng là CBQL, GV thuộc 5 trường THPT trên địa bản quận. Số liệu được thể hiện trong bảng sau: Stt Trường CBQL, GV Giáo viên 01 Trường THPT Nguyễn Khuyến 2 25 02 Trường THPT Nguyễn Du 2 25 03 Trường THPT Nguyễn An Ninh 2 25 04 Trường THPT Sương Nguyệt Ánh 2 25 05 Trường THPT Diên Hồng 2 25 TỔNG 10 125 Phương pháp khảo sát Để khảo sát thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV (Mẫu phiếu tại Phụ lục).
  • 35. 29 Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau: Chuẩn cho điểm: 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm Yếu Trung bình Khá Tốt Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Không ảnh hưởng Phân vân Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Cách đánh giá: Việc xử lý kết quả các phiếu trưng cầu dựa vào phương pháp toán thống kê định lượng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phương pháp đánh giá là: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm. Cụ thể: Chuẩn đánh giá (theo điểm): Câu hỏi 4 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau: - Mức 4: Tốt (Tốt; Rất thường xuyên; Rất ảnh hưởng): 3.26≤ X≤3.99. - Mức 3: Khá (Khá; Thường xuyên; Ảnh hưởng): 2.51≤ X≤3.25. - Mức 2: Trung bình (Trung bình; Thỉnh thoảng; Phân vân): 1.76≤ X≤2.50 - Mức 1: Yếu, kém (Yếu; Chưa bao giờ; Không ảnh hưởng): 1.00≤ X≤1.75 Ý nghĩa sử dụng X: Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.
  • 36. 30 Sử dụng công thức tính điểm trung bình: k i i i n X K X n    . X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i. Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá. 2.2.2. Kết quả khảo sát và kết luận 2.2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục pháp luật cho học sinh THPT Đánh giá được thực trạng nhận thức của cán CB, GV về tầm quan trọng ý nghĩa của GDPL cho HS, từ đó đánh giá vai trò của nó đối với việc nâng cao chất lượng GDPL cho HS và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Kết quả nhận thức của CB, GV là cơ sở để CBQL xây dựng mục tiêu, nội dung, hình thức thực hiện GDPL cho HS được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục pháp luật cho HS THPT 55.5629.63 14.81 0.00 Tỷ lệ Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
  • 37. 31 Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng GDPL cho HS trong nhà trường có vai trò rất cần thiết và cần thiết với tỷ lệ chiếm (85.2% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và cần thiết). Bên cạnh đó, vẫn còn 14.81% ý kiến cho rằng GDPL cho HS ít cần thiết và không có đối tượng nào đánh giá GDPL cho HS là không cần thiết. Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ GV vẫn chưa nhận được tầm quan trọng của công tác này. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về vai trò, ý nghĩa của GDPL cho HS. Điều đó, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về GDPL cho HS đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi. Mặc dù, số ít CB, GV nhận thức còn chưa đúng đắn nên trong thời gian tới các trường cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn cho đội ngũ GV hiểu rõ, đúng đắn về công tác này. 2.2.2.2. Thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh THPT Quận 10 GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và là yếu tố then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Kết quả khảo sát ý kiến của 10 CBQL, 125 GV thuộc 5 trường THPT Quận 10 về nội dung này, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 2.3: Thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện GDPL cho học sinh THPT TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Trình độ nghiệp vụ sư phạm 31 23.0 44 32.6 37 27.4 23 17.0 2.39 4 2 Nắm vững kiến thức, nội dung 30 22.2 40 29.6 36 26.7 29 21.5 2.47 2
  • 38. 32 môn dạy 3 Tổ chức hoạt động dạy học đa dạng về nội dung, kiến thức môn học 42 31.1 46 34.1 31 23.0 16 11.9 2.16 9 4 Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức dạy học 56 41.5 40 29.6 32 23.7 7 5.2 1.93 10 5 Vận dụng các kỹ thuật dạy học 46 34.1 38 28.1 31 23.0 20 14.8 2.19 8 6 Nắm vứng kiến thức môn học và vận dụng kỹ năng thực hành chuyên môn/môn học 40 29.6 40 29.6 34 25.2 21 15.6 2.27 6 7 Có khả năng dạy học tích hợp các môn học khác vào giảng dạy pháp luật 35 25.9 47 34.8 30 22.2 23 17.0 2.30 5 8 Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước, quy chế quy định của ngành 27 20.0 41 30.4 32 23.7 35 25.9 2.56 1 9 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo 32 23.7 40 29.6 36 26.7 27 20.0 2.43 3 10 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học 47 34.8 34 25.2 26 19.3 28 20.7 2.26 7 Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
  • 39. 33 Kết quả khảo sát cho thấy, đa phần đánh giá thực trạng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ giáo viên tham gia thực hiện GDPL cho học sinh THPT ở mức độ trung bình, khá với X từ 2.26 đến 2.65, trong đó có nội dung được đánh giá mức độ khá, có nội dung đánh giá mức độ khác. Cụ thể: Nội dung thực hiện mức độ khá là: - Hiểu biết và chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của nhà nước, quy chế quy định của ngành (có X= 2.65). Đây là yêu cầu thuộc về chuyên môn, kiến thức nghề nghiệp của ĐNGV. Thực tế, GV dạy giáo dục công dân của các trường THPT của quận hiện nay 100% có bằng cử nhân chính trị. Sự am hiểu về quan điểm, đường lối của Đảng đến chính sách, pháp luật của Nhà nước là nền tảng đến GV truyền thụ các kiến thức đến HS. Do vậy, nội dung về “Nắm vững kiến thức, nội dung môn dạy” có X=2.47 (mức độ khá). Yếu tố về phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo cũng được đánh giá cao với X=2.43 “Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo” Tuy vậy, một số mặt còn hạn chế như: Sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức dạy học; Vận dụng các kỹ thuật dạy học; Nắm vứng kiến thức môn học và vận dụng kỹ năng thực hành chuyên môn/môn học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học Có thể thấy, vai trò của đánh giá học sinh rất quan trọng, việc đánh giá sẽ giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế và giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn, cũng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn. Tuy nhiên, thực hiện nội dung này của đội ngũ GV còn hạn chế.
  • 40. 34 Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ GV dạy pháp luật trong các trường THPT đã đạt được một số ưu điểm về kiến thức chuyên môn, đến phẩm chất, năng lực tuy nhiên những mặt hạn chế còn nhiều như ít sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, năng lực đánh giá HS. Điều đó đã đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo các nhà trường cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ GV trong thời gian tới. 2.2.2.3. Thực trạng mục tiêu GDPL cho HS THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu là kết quả dự kiến cần đạt. Thực trạng mục tiêu GDPL cho HS THPT Quận 10 hiện nay đã đạt các mục tiêu dạy học như thế nào? Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và kết quả thu được trình bày ở bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Thực trạng mục tiêu GDPL cho HS THPT trên địa bàn Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh TT Mục tiêu giáo dục pháp luật Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành tri thức pháp luật 22 16.3 42 31.1 25 18.5 46 34.1 2.70 1 2 Hình thành ở HS ý thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật 32 23.7 40 29.6 36 26.7 30 22.2 2.52 2 3 Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho HS. 62 45.9 46 34.1 21 15.6 6 4.4 1.79 5
  • 41. 35 4 Xây dựng tình cảm pháp luật, giúp HS hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý 40 29.6 45 33.3 30 22.2 20 14.8 2.22 3 5 Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho HS 70 51.9 27 20.0 5 3.7 33 24.4 2.01 4 Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm Với 5 mục tiêu cơ bản trong dạy học ở trường THPT Quận 10 được đánh giá đạt mức trung bình khá. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 1.79 đến 2.70 (Min=1, Max=4), ở mức độ cần thiết và rất cần thiết. Cụ thể, từng nội dung được đánh giá như sau: Nội dung “Hình thành tri thức pháp luật” có X=2.70 (mức độ rất cần thiết) và “Hình thành ở HS ý thức pháp luật, làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với quy định của pháp luật” có X=2.52 (mức độ cần thiết). Bên cạnh đó, những nội dung “Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho HS; hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho HS” không được đánh giá cao. Kết quả khảo sát về mục tiêu GDPT của đội ngũ CB, GV cho thấy: GDPL cho HS hiện nay đã được thực hiện trên cả ba mặt về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ chú trọng đến trang bị về mặt kiến thức liên quan đến pháp luật cho HS mà ít chú ý đến kỹ năng đặc biệt hình thành “niềm tin” với pháp luật. Thực trạng cho thấy, lãnh đạo nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thúc đầy cũng như tổ chức sâu rộng các hoạt động GDPL theo nhiều hình thức, phương pháp không chỉ cung cấp cho HS kiến thức mà còn tạo hành vi và tin tưởng vào quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước về pháp luật.
  • 42. 36 2.2.2.4. Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho HS THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Kết quả khảo sát về nội dung. thực hiện GDPL cho HS trường THPT được chúng tôi khảo sát qua ý kiến của 10 CBQL, 125 GV thuộc 5 trường THPT. Kết quả khảo sát được phân tích qua bảng sau: Bảng 2.5: Thực trạng nội dung giáo dục pháp luật cho HS THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh TT Nội dung GDPL Mức độ thực hiện X Thứ bậc Kém Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Thực hiện rà soát lại chương trình chi tiết, kế hoạch bài giảng; kịp thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp để đảm bảo tính khoa học về nội dung chương trình và phù hợp hơn với đối tượng người học 48 35.6 47 34.8 20 14.8 20 14.8 2.09 5 2 Tổ chức tuyên truyền cho học sinh các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, các loại văn bản QPPL khác, đang có giá trị và hiệu lực thực thi, như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật giáo 18 13.3 49 36.3 20 14.8 48 35.6 2.73 1
  • 43. 37 dục, ... 3 Giáo dục pháp luật cung cấp những kiến thức mang tính lý luận về nhà nước và pháp luật. 46 34.1 40 29.6 23 17.0 26 19.3 2.21 4 4 Giáo dục những chuẩn mực cơ bản của pháp luật như dân chủ, công bằng, bình đẳng, công lý, tự do 40 29.6 40 29.6 39 28.9 16 11.9 2.23 3 5 Những kiến thức pháp luật cơ sở thuộc những lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần, lao động và học tập của học sinh 37 27.4 34 25.2 29 21.5 35 25.9 2.46 2 6 Những kỹ năng thực hiện những chuẩn mực pháp luật 62 45.9 32 23.7 28 20.7 13 9.6 1.94 6 Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm Với 6 nội dung cơ bản trong GDPL cho HS THPT được đánh giá đạt mức trung bình, khá (Trị TB từ 1.94 đến 2.73). Cụ thể từng nội dung được đánh giá như sau: Mức độ thực hiện các nội dung trong nội dung, chương trình GDPL cho HS THPT có sự khác biệt: tốt nhất là “Tổ chức tuyên truyền cho học sinh các bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, các loại văn bản QPPL khác, đang có giá trị và hiệu lực thực thi, như Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật giáo dục, ...có điểm trung bình X =2.73, xếp bậc 1/6.
  • 44. 38 Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.46 là “Những kiến thức pháp luật cơ sở thuộc những lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần, lao động và học tập của học sinh”. Trong thời gian qua, các trường đã tổ chức trang bị kiến thức pháp luật cho HS như: Luật giáo dục, Luật phòng chống ma túy, Luật giao thông đường bộ, Luật hình sự. Kết thúc đợt học tập học sinh có bài thu hoạch và tổ chức chấm điểm, đánh giá, kết quả chấm điểm được dùng để đánh giá kết quả rèn luyện của toàn khóa học. - Quyết định 1988/ QĐ – TTg ngày 20/11/2009. Quyết định phê duyệt đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”. - Quyết định 06/2010 QĐ TTg ngày 25/10/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của thư viện, tủ sách pháp luật của trường trong việc phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, truyền đá văn hóa pháp luật, tham gia hoạt động hỗ trợ phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. - Chỉ thị số 03- CT/TW ngày 14/5/2011 chỉ thị của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. - Quyết định số 1142/ QĐ - BGDĐT ngày 29/3/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 của ngành giáo dục. - Nghị quyết số 29 NQTW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành TW (khóa XI) và chương trình đề án đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, tài liệu (2014 – 2015). - Quyết định 2653/ QĐ – BGDĐT ngày 25/7/2014. Quyết định ban hành kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai trương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29 – NQ / TW về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  • 45. 39 Tuy vậy, một số nội dung còn hạn chế như: Những kỹ năng thực hiện những chuẩn mực pháp luật; thực hiện rà soát lại chương trình chi tiết, kế hoạch bài giảng; kịp thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp để đảm bảo tính khoa học về nội dung chương trình và phù hợp hơn với đối tượng người học. Điều này hoàn toàn logic phần 2.2.2 khi đánh giá mục tiêu GDPL cho HS THPT mới chỉ được chú trọng ở khâu bồi dưỡng về mặt kiến thức mà xem nhẹ ở hình thành, rèn luyện hành vi. Kết quả trên cho thấy, những nội dung GDPL cho HS THPT trong nhà trường chỉ được đánh giá ở các mức độ khá và trung bình. Đặc biệt, những nội dung quan trọng mang tính rèn luyện các kỹ năng, hành vi. Điều này là phù hợp với thực tiễn khi mà hiện nay khi mà một số bộ phận GV còn ngại đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 2.2.2.5. Thực trạng hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh THPT các trường THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Hiệu quả GDPL cho HS THPT phụ thuộc vào việc sử dụng con đường để tổ chức. Để tìm hiểu thực tế các trường THPT Quận 10 đã sử dụng những con đường nào khi tổ chức các GDPL cho học sinh, chúng tôi nêu câu hỏi 6 trong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6 như sau: Bảng 2.6: Thực trạng hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh THPT các trường THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh TT Nội dung Mức độ thực hiện X TBYếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL %
  • 46. 40 1 Hình thức thuyết phục kết hợp rèn luyện thực hành 65 48.1 32 23.7 25 18.5 13 9.6 1.90 7 2 Thông qua các môn học chính khóa trong nhà trường 27 20.0 40 29.6 32 23.7 36 26.7 2.57 1 3 Lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội, đội theo chủ đề pháp luật, “Tuần sinh hoạt công dân HS 40 29.6 38 28.1 30 22.2 27 20.0 2.33 2 4 Thông qua các hoạt động xã hội 59 43.7 37 27.4 32 23.7 7 5.2 1.90 6 5 Thông qua hình thức tự giáo dục của HS 48 35.6 45 33.3 30 22.2 12 8.9 2.04 4 6 Thông qua hoạt động Đoàn của địa phương và nhà trường 48 35.6 41 30.4 32 23.7 14 10.4 2.39 3 7 Thông qua tổ chức nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về truyền thống để bồi dưỡng niềm tin, ý thức pháp luật cho HS 59 43.7 32 23.7 27 20.0 17 12.6 2.01 5 Ghi chú: X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
  • 47. 41 Kết quả khảo sát về GDPL cho HS trường THPT được đánh giá đạt mức độ ít thường xuyên và thường xuyên. Mức độ thực hiện của các nội dung đạt với điểm trung bình từ 1.90 đến 2.70 (Max=4, Min=1). Nội dung được thực hiện có hiệu quả nhất có X =2.70 là “Thông qua các môn học chính khóa trong nhà trường”. Hình thức GDPL cho HS THPT được tiến hành chủ yếu thông qua dạy học chính khóa môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp. Hiện nay, các trường THPT Quận 10, thực hiện lồng ghéo GDPL vào môn GDCD qua các nội dung, chương trình môn học GDCD như: Bài 1: Pháp luật và đời sống (3t) Bài 2: Thực hiện pháp luật (3t) Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật (1t) Bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống (3t) Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (2t) Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (4t) Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (3t) Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân (2t) Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (4t) Bài 10: Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại (2t) Lồng ghép các nội dung pháp luật vào các hoạt động như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, hội, đội theo chủ đề pháp luật, “Tuần sinh hoạt công dân HS-HS THPT”. Mục đích của hoạt động này là nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật của công dân, nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ của HS thông qua việc cung cấp những quy định về giảng dạy, công tác sinh viên, nội quy
  • 48. 42 nhà trường, phương hướng nghĩa vụ năm học, giúp học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị của địa phương, đất nước. Các hoạt động ngoại khóa: song song với các hoạt động chính khóa, hoạt động ngoại khóa được Sở giáo dục và đào tạo và các ngành có liên quan quan tâm thực hiện nhằm kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, đồng thời bổ sung thêm những kiến thức, hiểu biết về các giá trị pháp luật cho sinh viên. Từ năm học 2010– 2015 hoạt động ngoại khóa được mở rộng bằng rất nhiều hình thức đa dạng như sau: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu là hình thức được sử dụng phổ biến nhất để khuyến khích học sinh tìm hiểu các quy định pháp luật gần gũi, thân thiết với các em. Trong 5 năm qua, từ 2015– 2018 ngành giáo dục phải phối hợp với các ngành công an và tổ chức đoàn, tổ chức được rất nhiều cuộc thi tìm hiểu với quy mô lớn như: thi tìm hiểu các quy định pháp luật về phòng chống mại dâm, ma túy, luật giao thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình, Luật hình sự. Tại các trường, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cũng được tổ chức bằng những hình thức đa dạng như thi viết; hình thức vừa học vừa chơi như chắc nghiệm bằng cách bấm chuông giành quyền trả lời hay hình thức giơ bảng trả lời với sự tham gia của tất cả các học sinh; thi chiếc nón kỳ hiệu, rung chuông vàng về các chủ đề tìm hiểu pháp luật khác nhau. Nội dung được thực hiện có hiệu quả tiếp theo có X =2.39 xếp hạng 3/6 là “Thông qua hoạt động Đoàn của địa phương và nhà trường”. Đoàn trường đã tổ chức cho HS tiếp xúc, trao đổi, tham quan các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, các trung tâm cai nghiện giúp HS hiểu rõ hơn đại dịch HIV và ma túy không trừ một ai, tác hại của nó đối với xã hội là rất lớn đồng thời lồng ghép vào đó các quy định của pháp luật về hai vấn đề này. Ngoài ra, các trường THPT đã tổ chức các tọa đàm, trao đổi, phát hành tờ gấp, tổ chức hội thảo, sinh hoạt lớp theo chủ đề, ngoại khóa giáo dục pháp luật, câu lạc bộ pháp luật, đã mang lại kết quả tương đối tốt. Qua nhiều trải nghiệm, Sở GD&ĐT đã xây dựng mô hình GDPL cho học sinh THPT, từ việc tổ chức ngoại
  • 49. 43 khóa thi tìm hiểu kiến thức pháp luật. Cuộc thi nhằm tăng cường công tác GDPL trong nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa ngoài giờ lên lớp bằng cuộc thi trắc nghiệm theo hướng mở; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh. Bên cạnh đó, một số hình thức ít được thực hiện như: Hình thức thuyết phục kết hợp rèn luyện thực hành; thông qua các hoạt động xã hội; thông qua tổ chức nói chuyện, kể chuyện, thi tìm hiểu về truyền thống để bồi dưỡng niềm tin, ý thức pháp luật cho HS. Tóm lại: công tác GDPL cho HS tại các trường THPT quận 10 được thực hiện chủ yếu qua hoạt động dạy học chính khóa, sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động đoàn thể. Tuy nhiên, để GDPL cho HS có hiệu quả, các trường cần đa dạng các hình thức hơn nữa. Yêu cầu các hình thức phải được tiến hành đa dạng nhằm đem lại hứng thú, lôi cuốn HS tham gia, điều kiện tổ chức đơn giản nhất, chi phí ít nhất, hiệu quả và sức lan tỏa lớn nhất. Chúng tôi cho rằng những hình thức này nếu được sử dụng một cách thường xuyên sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDPL. 2.2.2.6. Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật cho HS THPT trường THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Bên cạnh nội dung, hình thức GDPL cho HS thì phương pháp GDPL cho HS cũng có vai trò quyết định trong công tác GDPL. Tìm hiểu thực trạng về vấn đề này qua khảo sát cán bộ, giáo viên chúng tôi có kết quả như sau: Bảng 2.7: Thực trạng phương pháp giáo dục pháp luật cho HS THPT trường THPT Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh TT Mức độ sử dụng các PPDH Mức độ thực hiện X Thứ bậcKhông sử dụng Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
  • 50. 44 SL % SL % SL % SL % 1 Phương pháp đàm thoại 23 17.0 45 33.3 30 22.2 37 27.4 2.60 1 2 Phương pháp nêu gương 49 36.3 46 34.1 28 20.7 12 8.9 2.02 5 3 Phương pháp giao việc 53 39.3 40 29.6 34 25.2 8 5.9 1.98 7 4 Phương pháp thực hành 57 42.2 47 34.8 37 27.4 12 8.9 2.30 3 5 Phương pháp tạo tình huống giáo dục 35 25.9 34 25.2 26 19.3 40 29.6 2.53 2 6 Phương pháp tạo dư luận xã hội 51 37.8 49 36.3 17 12.6 18 13.3 2.01 6 7 Phương pháp khen thưởng 57 42.2 40 29.6 32 23.7 6 4.4 1.90 8 8 Phương pháp trách phạt 46 34.1 46 34.1 28 20.7 15 11.1 2.09 4 PPDH được GV được đánh giá tốt nhất là “Phương pháp đàm thoại” có điểm trung bình X đạt 2.60. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.53 là PPDH “Phương pháp tạo tình huống giáo dục”. Đây là PPDH nêu và giải quyết vấn đề có tác dụng tốt trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của các em, làm tăng tính năng động, sáng tạo của thầy và trò trong dạy học, tương đối dễ sử dụng… Nên đó là một trong những phương pháp được thầy giáo hay sử dụng khi dạy học. Xếp thứ 3 với điểm trung bình X = 2.30 là “Phương pháp thực hành”. Những phương pháp như: phương pháp tạo dư luận xã hội; phương pháp khen thưởng; phương pháp giao việc; phương pháp nêu gương…ít được GV sử dụng hơn. Chúng ta thấy mức độ sử dụng các phương pháp GDPL cho HS đang được áp dụng ở mức độ thường xuyên và ít thường xuyên, còn mức độ rất thường xuyên và thường xuyên tỷ lệ chọn thấp và rất thấp. Điều này lại chứng tỏ các trường chưa quan tâm nhiều đến các phương pháp GDPL cho HS. Dù có một số phương pháp