SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 93
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN QUANG HUY
“NHỮNG CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG (CPTPP). CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT
RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM”
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT HỌC
Hà Nội – 2022
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN QUANG HUY
“NHỮNG CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HIỆP
ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG (CPTPP). CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT
RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM”
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Mã số : 8380101.06
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh
Hà Nội – 2022
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khoá luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa hề
được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khoá luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Nguyễn Quang Huy
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đới với PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh –
Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
Xin cảm ơn các cơ quan, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp và gia
đình đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Quang Huy
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4
MỤC LỤC.............................................................................................................5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..............................................8
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................9
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................12
3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................13
4. Những đóng góp mới của khoá luận ........................................................13
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Khoá luận ........................................13
6. Kết cấu của Khoá luận ...............................................................................14
CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ CÁC CAM KẾT VỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG HIỆP ĐỊNH......................................................................15
1.1. Sơ lược nội dung Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP) .....................................................................................15
1.2. Các vấn đề về môi trường trong thương mại quốc tế...........................16
1.3. Nguồn gốc về vấn đề môi trường trong Hiệp định CPTPP..................17
1.4. Các cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP...........................19
1.4.1. Mục tiêu, phạm vi, các cam kết chung của Chương Môi trường . 19
1.4.1.1. Mục tiêu của Chương Môi trường .........................................19
1.4.1.2. Phạm vi của Chương Môi trường...........................................20
1.4.1.3. Các cam kết chung .................................................................21
1.4.2. Các lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể trong Chương 20 Hiệp định
CPTPP .....................................................................................................21
1.4.2.1. Bảo vệ tầng ô-zôn...................................................................21
1.4.2.2. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu .........................23
1.4.2.3. Đa dạng sinh học....................................................................28
1.4.2.4. Loài ngoại lai xâm hại............................................................33
1.4.2.5. Nền kinh tế ít phát thải...........................................................34
1.4.2.6. Khai thác hải sản....................................................................35
5
1.4.2.7. Bảo tồn động, thực vật hoang dã............................................38
1.4.2.8. Hàng hóa và dịch vụ môi trường............................................42
1.5. Một số cam kết liên quan đến môi trường trong các Chương khác
của CPTPP.......................................................................................................43
1.5.1. Tiếp cận thị trường hàng hóa môi trường .....................................43
1.5.2. Các biện pháp phi thuế quan.........................................................43
1.5.3. Cung cấp dịch vụ môi trường qua biên giới..................................45
CHƯƠNG 2: CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG VIỆC THỰC THI CÁC CAM
KẾT MÔI TRƯỜNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP...........................................46
2.1. Cơ hội đặt ra đối với Việt Nam...............................................................46
2.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế .................................................46
2.1.2. CPTPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng
lực cạnh tranh trên thị trường thế giới ....................................................46
2.1.3. CPTPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút mạnh
mẽ vốn đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện
đại............................................................................................................47
2.1.4. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu............................................48
2.1.5. Góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm nhiều việc làm.........49
2.1.6. Tạo động lực để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế.................50
2.2. Thách thức đặt ra đối với Việt Nam.......................................................50
2.2.1. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp (DN) nước ngoài.
50
2.2.2. Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế. 55
2.2.3.Thách thức đối với việc đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của FTA
thế hệ mới................................................................................................69
2.2.4. Thách thức về giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.....................71
2.2.5. Thách thức về ổn định lao động - xã hội...................................71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG CƠ
HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ..................................................................75
3.1. Hoàn thiện về mặt cải cách thể chế nền kinh tế....................................75
3.2. Hoàn thiện về mặt xây dựng pháp luật..................................................77
6
3.2.1. Kiến nghị chung ............................................................................77
3.2.2. Kiến nghị điều chỉnh các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
79
3.2.3. Kiến nghị điều chỉnh các quy định về bảo đảm thực thi pháp luật
môi trường nội địa...................................................................................82
3.2.4. Kiến nghị các biện pháp thực thi nghĩa vụ quốc tế.......................86
3.3. Hoàn thiện về mặt tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp....................................................................................................87
3.4. Tăng cường giám sát tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến về
các FTA nói chung và CPTPP nói riêng.......................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................92
7
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
APEC
BVMT
CBD
CITES
EIA
FDI
FAO
FTA
GATS
GATT
HCFCs
ICSID
ISO
IUCN
IUU
MARD
MARPOL
MEA
MOC
MONRE
MOIT
MOT
OECD
PPC
PPP
SEA
SME
TPP
TCVN
UNCITRAL
UNCLOS
UNFCCC
USTR
VAT
VND
WTO
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
Bảo vệ môi trường
Công ước về đa dạng sinh học
Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức nông lương của Liên Hợp quốc
Hiệp định tự do thương mại
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
Hợp chất Hydrochlorofluorocarbons
Trung tâm quốc tế giải quyết mâu thuẫn đầu tư
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
Bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)
Công ước quốc tế về Chống ô nhiễm từ tàu biển
Hiệp định môi trường đa phương
Bộ Xây dựng (Bộ XD)
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT)
Bộ Công Thương
Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT)
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh)
Hợp tác công tư
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Tiêu chuẩn Việt Nam
Hội đồng của Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế
Công ước của Liên hợp quốc về luật biển
Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Đại diện thương mại Hoa Kỳ
Thuế giá trị gia tăng
Đồng Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2005, bốn quốc gia bao gồm Singapore, Chile, New Zealand và Bruney
cùng nhau ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4). Năm
2007, các nước P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các
vấn đề về dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này
tham gia vào đàm phán mở rộng của P4. Tháng 9/2008, Đại diện Thương mại Hoa
Kỳ (USTR) thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và
chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính
với các nước P4. Tháng 11/2008, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự
quan tâm và tham gia đàm phán TPP. Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4
được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tiến trình đàm phán TPP kéo dài đã kéo dài hơn so với dự định của các quốc
gia. Vòng đàm phán đầu tiên được tiến hành tại Melbourn nước Úc vào tháng
3/2010 và phải đến tận tháng 10/2015 mới kết thúc. Trong quá trình đó, TPP đã có
thêm các quốc gia khác tham gia gồm Nhật Bản, Malaysia, Canada, Mexico cùng
tham gia đàm phán. Phạm vi đàm phán/cam kết của TPP không chỉ dừng lại ở các
vấn đề về thương mại truyền thống (tiếp cận thị trường, dịch vụ và đầu tư) mà còn
mở rộng ra rất nhiều các vấn đề khác có liên quan như lao động, môi trường, hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, cạnh tranh, minh bạch và chống tham nhũng,…
Đầu năm 2017, sau khi Donald Trump nhận chức tổng thống, Mỹ rút khỏi
TPP. Đến ngày 9/3/2018 lễ ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) đã diễn ra bao gồm 11 nước còn lại không có Mỹ. Về cơ
bản, CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung so với phiên bản gốc với 8.000 trang và chỉ
tạm hoãn thực thi 22 điều khoản chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm
sự cân bằng giữa 11 nước thành viên.
CPTPP được coi là một trong những hiệp định thương mại tự do đồ sộ nhất
thế giới bởi 3 lý do. Thứ nhất, quy mô của CPTPP rất lớn với với tổng dân số các
9
nước thành viên lên đến 800 triệu người, chiếm 40% kinh tế thế giới. Thứ hai, phạm
vi cam kết của CPTPP rộng nhất từ trước đến nay trong các hiệp định thương mại tự
do, bao gồm nhiều vấn đề chưa từng có trong các hiệp định thương mại khác. Thứ
ba, mức độ cam kết cũng rất sâu thông qua việc đưa ra nhiều rất nhiều yêu cầu bắt
buộc đi kèm với các biện pháp bảo đảm thực thi chặt chẽ, nghiêm túc.
Hiệp định CPTPP gồm 30 chương có thể chia thành 04 nhóm:
(1) Các quy định chung, nguyên tắc và giải thích từ ngữ (chương 1).
(2) Các quy định về thương mại hàng hóa (từ Chương 2 đến Chương 8), bao
gồm cả các nội dung về rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ: các quy định
về thương mại hàng hóa của CPTPP được xây dựng nhằm giảm đến mức tối đa các
rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa luân chuyển giữa các quốc gia
thành viên. CPTPP yêu cầu việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hầu hết các mặt
hàng và giảm thuế lớn đối với các mặt hàng còn lại. Các biện pháp phi thuế quan
cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng nhằm mục đích bảo hộ thương
mại. Nguyên tắc xuất xứ trong CPTPP đối với nhiều loại hàng hóa sẽ làm dịch
chuyển về mặt địa lý các dự án đầu tư sản xuất.
(3) Các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ (Chương 9 đến Chương
14): các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ trong CPTPP yêu cầu cao hơn
rất nhiều so với WTO. Thứ nhất, nguyên tắc chỉ tiến không lùi yêu cầu các quốc gia
không được ban hành các quy định liên quan đến đầu tư kém thuận lợi hơn so với
quy định trước đó. Thứ hai, nguyên tắc chọn bỏ thay vì chọn cho được hiểu rằng tất
cả những lĩnh vực không được liệt kê trong văn kiện là mở cửa toàn diện. Thứ ba,
cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư và nhà nước sẽ giúp các nhà đầu tư được
quyền khởi kiện cả những văn bản pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
(4) Các quy định về thể chế kinh tế gồm các vấn đề đấu thầu, cạnh tranh,
doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp,
hợp tác, phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hài hòa hóa, chống tham nhũng…(từ
Chương 15 đến Chương 26). Mỗi chương đề cập đến một vấn đề khác nhau, nhưng
đều dựa theo nguyên tắc chung là các quốc gia bảo đảm việc xây dựng các thể chế
10
kinh tế sao cho tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh
nghiệp nội khối. Đây được coi là các vấn đề "có liên quan đến thương mại" và nhiều
chương trong số đó lần đầu tiên xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do như
môi trường, lao động, chống tham nhũng…
(5) Các quy định về thực thi CPTPP bao gồm tổ chức và hoạt động của các
cơ quan CPTPP, giải quyết tranh chấp, ngoại lệ và điều khoản cuối cùng (Chương
27 đến Chương 30).
Hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường đã, đang được xây dựng,
hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường. Hàng lang pháp lý quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường của một số lĩnh vực được thiết lập từ rất sớm và từng bước hoàn thiện,
tăng cường và cơ bản phù hợp với yêu cầu tình hình mới; một số lĩnh vực đã cập
nhật, nội luật hóa các cam kết quốc tế và từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế và gắn liền với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực mới còn chưa có hành lang pháp lý cần thiết cho
công tác quản lý nhà nước như viễn thám, đo đạc bản đồ, biến đổi khí hậu. Chất
lượng, tính minh bạch, ổn định và tính khả thi của một số quy định chưa cao; còn
nhiều khoảng trống, bất cập, vướng mắc, thiếu đồng bộ về quy định pháp luật giữa
các lĩnh vực; các quy định pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thậm chí
là mâu thuẫn gây khó khăn cho việc áp dụng và tăng gánh nặng chi phí tuân thủ;
chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Tính kết nối,
đồng bộ của chính sách, pháp luật giữa các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường
cũng như với các lĩnh vực khác còn thấp, mang tính cục bộ; các quy định pháp luật
về thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà và thiếu rõ ràng, minh bạch….khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vướng mắc, bấp cập của quy định pháp luật về
tài nguyên và môi trường còn nhiều, chiếm tỷ lệ cao.
Trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi Hiến pháp năm
2013, chủ động hội nhập quốc tế và thực thi các cam kết của Việt Nam đặc biệt là
các cam kết của WTO, TPP, EV- FTA …và các điều ước quốc tế về tài nguyên và
11
môi trường … đòi hỏi hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường
phải được cải cách, đổi mới đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của quốc tế, khu vực, đồng
thời đáp ứng nhu cầu “tự thân” của Việt Nam về hoàn thiện pháp luật trong tình
hình, bối cảnh mới. Các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng tính cực
đoan trên diện rộng đặt các chính sách, pháp luật và tài nguyên và môi trường phải
có những điều chỉnh phù hợp.
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trong nước có nội dung liên quan
trực tiếp đến các cam kết về môi trường trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiện mới chỉ có một số nhiệm vụ chuyên môn
về xây dựng lộ trình thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật và đề xuất kế hoạch
thực thi Hiệp định CPTPP. Do vậy việc tập trung nghiên cứu vào cam kết về môi
trường trong Hiệp định CPTPP sẽ là hết sức cần thiết để có thể đưa ra những cơ hội
và thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
môi trường của Việt Nam,
2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về mục tiêu: đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của Hiệp định CPTPP
nhằm xác định cụ thể các nghĩa vụ của Việt Nam cần phải thực hiện liên quan đến
tài nguyên và môi trường; trên cơ sở đó rà soát pháp luật của nước ta về tài nguyên
và môi trường, đưa ra phân tích, đánh giá để xác định sự phù hợp, sự mâu thuẫn,
những vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa được quy định; đồng thời đánh giá thực trạng
thực thi các quy định này trên thực tế; từ đó đưa ra được cơ hội và thách thức để đề
xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta, một mặt
bảo đảm sự thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP; mặt khác góp phần bảo đảm sự
hoàn thiện của hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta.
Trong phạm vi nghiên cứu về:
Phạm vi địa lý: Việt Nam
Phạm vi thời gian: từ 2010 đến 2020.
12
Phạm vi học thuật: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định trong
Chương Môi trường (Chương 20) của Hiệp định CPTPP và các quy định của pháp
luật Việt Nam hiện hành.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu, dữ liệu
hiện có liên quan đến các quy định về tài nguyên và môi trường, về Hiệp định
CPTPP của một số nước trên thế giới và của Việt Nam.
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu điển hình hiện có về đánh giá
tác động của Hiệp định CPTPP trên cơ sở đó, xác định các yêu cầu thu thập, bổ
sung và phân tích các số liệu, tài liệu để hoàn chỉnh, bổ sung các quy định của Việt
Nam về tài nguyên và môi trường.
- Đề tài sẽ lập, sử dụng các bảng trong các nghiên cứu, phân tích để hình ảnh
hóa các so sánh, đánh giá để cung cấp cái nhìn rõ ràng và khách quan cho các phân
tích trong nghiên cứu.
4. Những đóng góp mới của khoá luận
Thứ nhất, Đề tài đáp ứng nhu cầu cấp thiết hoàn thiện chính sách pháp luật
về tài nguyên và môi trường của Việt Nam bảo đảm thực thi hiệu quả Hiệp định
CPTPP. Đồng thời, đề tài đưa ra các giải pháp chính sách giải quyết các vấn đề tồn
tại liên quan đến nâng cao năng lực, minh bạch trong tham gia thị trường CPTPP.
Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm thực thi Hiệp định CPTPP
một mặt giúp Việt Nam hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết, tránh các xung đột,
tranh chấp trong quản lý nhà nước. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, đặc biệt là nhà đầu tư, kinh doanh, thương mại khi Hiệp định
CPTPP có hiệu lực trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường phù
hợp với Hiệp định CPTPP, từ đó giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của
CPTPP về bảo vệ môi trường tránh vi phạm, xung đột, tranh chấp, khiếu nại trong
quá trình đầu tư, kinh doanh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Khoá luận
13
Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu đề tài có góp phần thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường,
đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của xã hội,
đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền trung ương và địa phương,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài là bộ tài liệu tham khảo tốt cho
các cơ quan nhà nước, các trường Đại học, Viện nghiên cứu nhằm phục vụ nghiên
cứu, giảng dạy và đào tạo.
6. Kết cấu của Khoá luận
Kết cấu của khoá luận , ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo và phụ lục, khoá luận được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) và các cam kết về môi trường trong Hiệp định.
Chương 2: Cơ hội, thách thức đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành
trong việc thực thi các cam kết môi trường của Hiệp định CPTPP
Chương 3: Giải pháp đối với Việt Nam trước những cơ hội và thách thức đặt ra
14
CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN
THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ CÁC CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG
TRONG HIỆP ĐỊNH
1.1. Sơ lược nội dung Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP)
Hiệp định CPTPP gồm 30 chương có thể chia thành các nhóm như sau:
- Chương 1: các quy định chung và giải thích từ ngữ
- Từ Chương 2 đến Chương 8 là các quy định về thương mại hàng hóa, bao
gồm cả các nội dung về rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ
Các quy định về thương mại hàng hóa của CPTPP được xây dựng nhằm giảm
đến mức tối đa các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa luân chuyển
giữa các quốc gia thành viên. CPTPP yêu cầu việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối
với hầu hết các mặt hàng và giảm thuế lớn đối với các mặt hàng còn lại. Các biện
pháp phi thuế quan cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng nhằm mục
đích bảo hộ thương mại. Nguyên tắc xuất xứ trong CPTPP đối với nhiều loại hàng
hóa sẽ làm dịch chuyển về mặt địa lý các dự án đầu tư sản xuất.
- Từ Chương 9 đến Chương 14 là các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ
Các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ trong CPTPP yêu cầu cao hơn
rất nhiều so với WTO. Thứ nhất, nguyên tắc chỉ tiến không lùi yêu cầu các quốc gia
không được ban hành các quy định liên quan đến đầu tư kém thuận lợi hơn so với
quy định trước đó. Thứ hai, nguyên tắc chọn bỏ thay vì chọn cho được hiểu rằng tất
cả những lĩnh vực không được liệt kê trong văn kiện là mở cửa toàn diện. Thứ ba,
cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư và nhà nước sẽ giúp các nhà đầu tư được
quyền khởi kiện cả những văn bản pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
- Từ Chương 15 đến Chương 26 là các quy định về thể chế kinh tế gồm các
vấn đề đấu thầu, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, lao động, môi
trường, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác, phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hài hòa
hóa, chống tham nhũng…
15
Mỗi chương đề cập đến một vấn đề khác nhau, nhưng đều dựa theo nguyên
tắc chung là các quốc gia bảo đảm việc xây dựng các thể chế kinh tế sao cho tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp nội khối. Đây
được coi là các vấn đề "có liên quan đến thương mại" và nhiều chương trong số đó
lần đầu tiên xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do như môi trường, lao
động, chống tham nhũng…
- Từ Chương 27 đến Chương 30 là các quy định về thực thi CPTPP bao gồm
tổ chức và hoạt động của các cơ quan CPTPP, giải quyết tranh chấp, ngoại lệ và
điều khoản cuối cùng.
1.2. Các vấn đề về môi trường trong thương mại quốc tế
Tác động của việc tự do hóa thương mại quốc tế lên môi trường luôn là yếu
tố không thể bỏ qua trong các hiệp định thương mại. Có thể kể đến một số tác động
chủ yếu sau:
- Sự gia tăng hoạt động kinh tế tác động lên nhu cầu sử dụng tài nguyên và
sức chịu tải của môi trường
Đối với các hiệp định thương mại truyền thống, việc gỡ bỏ rào cản đối với
hàng hóa giúp mở rộng thị trường từ đó làm gia tăng các hoạt động sản xuất kinh tế
của con người, như tăng quy mô các nhà máy sản xuất, gia tăng hoạt động vận tải,
tăng khối lượng chất thải… Các hoạt động kinh tế đó cũng sẽ kéo theo các tác động
môi trường về nhu cầu sử dụng tài nguyên và khả năng tiếp nhận chất thải của môi
trường. Đây là tác động trực tiếp, dễ nhận thấy nhất của các hiệp định thương mại tự
do lên môi trường và tài nguyên của tất cả các quốc gia tham gia.
- Sự dịch chuyển đầu tư về các quốc gia có chi phí bảo vệ môi trường thấp hơn
Pháp luật về bảo vệ môi trường tại các quốc gia không tương đồng nhau nên
các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn đầu tư sản xuất tại những nơi có pháp
luật lỏng lẻo hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này sẽ khiến cho các tác động môi
trường tổng thể gia tăng, bao gồm cả việc sự dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên
và phát sinh chất thải, biến đổi đối với môi trường tự nhiên. Sự dịch chuyển đầu tư
16
này có thể giúp các quốc gia đang phát triển có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế,
nhưng cũng đặt ra quan ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng.
Theo một nghiên cứu của Đinh Đức Trường được công bố gần đây, một
trong những lý do để các doanh nghiệp FDI chọn đầu tư vào Việt Nam là do chi phí
môi trường thấp, với mức tiết kiệm chủ yếu nằm trong khoảng từ 10% đến 50% so
với đầu tư vào nước mẹ.
- Không bình đẳng về chi phí bảo vệ môi trường trong sản xuất
Trong trường hợp giữa các quốc gia khác nhau có sự chênh lệch quá lớn về mức độ
bảo vệ môi trường có thể dẫn đến tình trạng các chi phí bảo vệ môi trường trong quá
trình sản xuất của các doanh nghiệp tại các quốc gia này khác nhau. Quốc gia nào
có quy định bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn có thể sẽ khiến sản phẩm được sản xuất
tại nước đó có chi phí cao hơn từ đó kém cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại
đến từ quốc gia có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Điều đó dẫn đến nhu cầu cần có
sự điều chỉnh trong pháp luật về thương mại quốc tế nhằm hạn chế bớt sự chênh
lệch này.
- Hạn chế quyền đặt hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường
Mặc dù các hiệp định thương mại đều có ngoại lệ cho phép các quốc gia đặt
ra rào cản đối với hàng hóa nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, nhưng trong khuôn
khổ WTO và GATT đã ghi nhận 9 vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề môi trường.
Nội dung chủ yếu của các vụ kiện này là xác định ranh giới giữa quyền bảo vệ môi
trường một cách chính đáng của các quốc gia và việc lợi dụng nó nhằm mục đích
bảo hộ thương mại .
Những tác động này khiến các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm
trong các hiệp định thương mại tự do.
1.3. Nguồn gốc về vấn đề môi trường trong Hiệp định CPTPP
CPTPP là một hiệp định thương mại, do đó, các vấn đề CPTPP đề cập cũng
phải xuất phát từ các lý do thương mại. Mặc dù không có giải thích một cách công
khai và chính thức, song có thể phỏng đoán rằng chương môi trường được đưa vào
CPTPP bởi các lý do sau:
17
- Thứ nhất, do sự lo ngại tác động tiêu cực của việc gia tăng các hoạt động
sản xuất lên tài nguyên và môi trường nên nhiều tổ chức hoạt động vì môi trường đã
vận động để Chính phủ các nước phát triển đưa nội dung về bảo vệ tài nguyên và
môi trường trong các hiệp định thương mại như CPTPP.
- Thứ hai, chi phí bảo vệ môi trường không bình đẳng giữa các quốc gia. Các
doanh nghiệp sản xuất tại các nước phát triển lo ngại về việc mình sẽ bị mất thị
phần do hàng hóa đến từ các nước đang phát triển mà quá trình sản xuất ra chúng đã
không bảo đảm công tác bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến
doanh nghiệp mà còn là việc làm của người dân tại các nước phát triển. Do đó,
chính phủ các nước phát triển có lý do để đưa các nội dung về môi trường vào một
hiệp định thương mại như CPTPP nhằm hạn chế việc các nước đang phát triển thu
hút đầu tư thông qua việc cắt giảm các biện pháp bảo vệ môi trường.
Lý do thứ hai này dẫn đến nguy cơ việc thực thi các nội dung về môi trường
trong CPTPP sẽ rất khác nhau giữa những mặt hàng khác nhau. Ví dụ, nếu nước
phát triển và đang phát triển cùng sản xuất một thứ mặt hàng có sự cạnh tranh với
nhau thì các nước phát triển sẽ có động lực để yêu cầu nước đang phát triển bảo
đảm yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất mặt hàng đó. Nhưng nếu không có
sự cạnh tranh này, thậm chí nước phát triển là nơi tiêu thụ sản phẩm thì việc yêu cầu
nước đang phát triển tăng cường bảo vệ môi trường lại có tác động làm tăng giá
hàng hóa đấy tại nước phát triển. Đây là vấn đề cần được lưu ý trong quá trình thực
thi CPTPP ở Việt Nam.
Ngay trong lời nói đầu, các nước CPTPP đã xác định một trong những mục
tiêu của Hiệp định CPTPP là: “nhằm thúc đẩy việc bảo vệ môi trường ở cấp độ cao,
thông qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường; và đẩy mạnh các mục
tiêu phát triển bền vững, thông qua các chính sách và hành động hộ trợ đồng thời cả
thương mại và môi trường”. Như vậy, quan điểm của CPTPP về vấn đề môi trường
rất rõ ràng, bao gồm 2 nội dung: (1) tăng cường thực thi pháp luật về môi trường và
(2) ban hành và thực thi các chính sách cân bằng giữa thương mại và môi trường
theo hướng phát triển bền vững.
18
1.4. Các cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP
1.4.1. Mục tiêu, phạm vi, các cam kết chung của Chương Môi trường
1.4.1.1. Mục tiêu của Chương Môi trường
Điều 20.2.(1) khẳng định Chương Môi trường có 3 mục tiêu: (1) thúc đẩy các
chính sách tương hỗ giữa thương mại và môi trường; (2) thúc đẩy việc thực thi pháp
luật bảo vệ môi trường; và (3) nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc giải
quyết các vấn đề môi trường có liên quan đến thương mại.
Mặc dù đây là các mục tiêu phù hợp với chính sách chung của Việt Nam về
vấn đề môi trường, nhưng cách tiếp cận của CPTPP có điểm khác biệt so với cách
tiếp cận truyền thống của pháp luật môi trường Việt Nam, nằm ở hai điểm:
- Thứ nhất, CPTPP chú trọng sự cân bằng giữa thương mại và môi trường.
Xuất phát từ bản chất là một hiệp định thương mại, CPTPP không điều chỉnh các
vấn đề môi trường phi thương mại như các Hiệp định môi trường mà Việt Nam đã
ký kết trước đây. Điều này đòi hỏi các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách về
môi trường cũng cần có cách tiếp cận riêng khi chính sách có tác động đến các hoạt
động thương mại.
- Thứ hai, CPTPP tập trung nhiều vào vấn đề thực thi luật môi trường so với
việc chỉ dừng lại ở giai đoạn xây dựng pháp luật như nhiều điều ước quốc tế về môi
trường trước đây. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ "tuân thủ trên giấy", tức là có
ban hành quy định tương thích với CPTPP, nhưng không thực thi thì coi như không
tuân thủ.
Ngoài ra, CPTPP cũng chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực của các quốc
gia khi giải quyết vấn đề môi trường. Việt Nam được xem là một trong những quốc
gia có trình độ phát triển thấp trong khối, nên Việt Nam chủ yếu sẽ là đối tượng đón
nhận hỗ trợ từ các nước CPTPP khác trong việc nâng cao năng lực. Điều này không
có gì mới lạ so với các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia
trước đây. Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần trên, xuất phát điểm của CPTPP
cũng là một hiệp định thương mại tự do chứ không phải là một điều ước về môi
19
trường, do đó, phạm vi hỗ trợ mà Việt Nam nhận được sẽ chỉ dừng lại ở các vấn đề
môi trường có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia CPTPP.
Nguyên tắc không cản trở trá hình đối với thương mại
Điều 20.2.(3) nhắc lại nguyên tắc các quốc gia không được lạm dụng pháp
luật về môi trường để hạn chế thương mại và đầu tư một cách trá hình. Điều khoản
này tương tự như nguyên tắc đã được áp dụng trong WTO, nhưng mở rộng hơn.
Nếu như WTO chỉ áp dụng nguyên tắc này đối với các biện pháp hàng rào kỹ thuật
đối với hàng hóa tại biên giới, thì CPTPP còn áp dụng cho toàn bộ các quy định về
môi trường khác. Nói cách khác, nếu như trước đây việc cấm "trá hình" chỉ áp dụng
cho các chính sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì với TPP đã mở rộng ra toàn
bộ pháp luật về môi trường như phạm vi xác định tại Điều 20.1.
Đây là quy định quan trọng, nhưng cũng rất khó để xác định, đặc biệt là xác
định yếu tố "trá hình" trong việc ban hành và thực thi chính sách. Bởi mỗi chính
sách luôn có nhiều tác động khác nhau đồng thời đến cả kinh tế, thương mại và môi
trường. Việc xác định xem chính sách đó thực sự vì mục đích bảo vệ môi trường
hay chỉ "trá hình" để phục vụ mục tiêu hạn chế thương mại là điều không dễ dàng.
Kinh nghiệm của WTO trong vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy, việc phân
biệt hai trường hợp này chủ yếu dựa trên việc xác định cơ sở khoa học của chính
sách đó. Nếu chính sách đưa ra có cơ sở khoa học, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa
học về môi trường, thì được coi là không "trá hình". WTO không yêu cầu quá cao
về việc nghiên cứu khoa học đó phải thực sự đáng tin cậy mà chỉ cần có bằng chứng
về mặt khoa học là được.
Điều luật này không quy định nghĩa vụ bắt buộc đối với Việt Nam, song
cũng đưa ra gợi ý cho việc đánh giá tác động khi xây dựng chính sách môi trường.
Các cơ quan xây dựng chính sách môi trường chỉ cần đưa ra được bằng chứng khoa
học để chứng minh rằng quy định mình xây dựng có tác dụng bảo vệ môi trường là
đủ.
1.4.1.2. Phạm vi của Chương Môi trường
20
Phạm vi của Chương 20 CPTPP được xác định theo định nghĩa của pháp luật
về môi trường tại Điều 20.1 CPTPP. Theo định nghĩa này, thì lĩnh vực bảo vệ môi
trường bao trùm nhiều lĩnh vực bảo vệ môi trường được bảo hiểm, trong khi đó vấn
đề về an toàn và sức khỏe người lao động bị loại trừ.
Theo định nghĩa về luật môi trường, phạm vi của Chương 20 CPTPP đi vượt
ra ngoài các lĩnh vực được nêu cụ thể tại các Điều 20.5 đến 20.17 CPTPP. Trong đó
gồm bảo vệ môi trường nước, không khí và đất; cũng như quản lý hóa chất và chất
thải
1.4.1.3. Các cam kết chung
Điều 20.3 đưa ra 7 cam kết chung, trong đó có 4 vấn đề có tác động đến hệ
thống pháp luật Việt Nam, bao gồm:
Những yêu cầu bắt buộc được quy định tại Điều 20.3 (1), (2) và (7) CPTPP.
Với những khoản này, các bên CPTPP nhận ra mối tương quan giữa thương mại và
bảo vệ môi trường, chủ quyền của các bên CPTPP để quyết định mức độ bảo vệ môi
trường và thiết lập các ưu tiên, và sự không phù hợp của các hoạt động thực thi của
một bên CPTPP trong lãnh thổ của một bên trong CPTPP.
1.4.2. Các lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể trong Chương 20 Hiệp định CPTPP
Một số lĩnh vực môi trường được đặc biệt chú ý quy định cụ thể trong
Chương 20 CPTPP, bao gồm: bảo vệ tầng ô-zôn, bảo vệ môi trường biển khỏi ô
nhiễm từ tàu biển; bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; kiểm sát loài
ngoại lại xâm lấn, chuyển đổi sang nền kính tế các bon thấp, đánh bắt hải sản và bảo
vệ động vật nguy cấp.
1.4.2.1. Bảo vệ tầng ô-zôn
Các biện pháp kiểm soát các chất gây suy giảm tầng ô-zôn
CPTPP yêu cầu các quốc gia có biện pháp kiểm soát sản xuất, buôn bán và
tiêu thụ các chất gây suy giảm tầng ô-zôn. Phụ lục 20-A cũng đã liệt kê các văn bản
pháp luật về bảo vệ tầng ô-zôn mà Việt Nam đã ban hành và có nghĩa vụ duy trì,
bao gồm: Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-
BCT-BTNMT và Quyết định 15/2006/QĐ-BTNMT. Như vậy, pháp luật Việt Nam
21
đã hoàn toàn tuân thủ các quy định tại Điều 20.5 (1) của CPTPP và không cần thiết
phải điều chỉnh.
Hiệu lực của Điều 20.5.1 không cao vì Việt Nam chỉ bị coi là vi phạm khi
Việt Nam không thực hiện các biện pháp kiểm soát sản xuất, sử dụng, buôn bán
chất gây suy giảm tầng ô-zôn mà có tác động xấu đến sức khỏe con người, môi
trường và phải ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia CPTPP. Như vậy, các
điều kiện để chứng minh vi phạm là rất ngặt nghèo.
Ngoài các văn bản đã được liệt kê tại Phụ lục 20-A, qua rà soát cho thấy Việt
Nam có nhiều các văn bản khác cũng có quy định nhằm bảo vệ tầng ô-zôn. Ví dụ
Danh mục các công nghệ cấm chuyển giao theo Luật Chuyển giao công nghệ cũng
có nội dung bao gồm các Công nghệ sử dụng chất CFC và HCFC. Thông tư
14/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản
cũng có quy định về việc loại bỏ hoặc giảm tiêu thụ tiến tới loại bỏ đối với các thiết
bị làm lạnh có sử dụng CFCs. Thông tư 53/2012/TT-BGTVT cũng yêu cầu các hãng
hàng không dân dụng phải có kế hoạch thay thế tiến tới loại trừ việc sử dụng các
chất làm lạnh nhóm CFC. Trong Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững cũng có một tiêu
chí về việc cơ sở lưu trú có sử dụng thiết bị làm lạnh CFC hay không. Như vậy,
pháp luật Việt Nam đã vượt trên yêu cầu của CPTPP về nội dung này.
Minh bạch và sự tham gia của công chúng trong hoạt động bảo vệ tầng ô-
zôn
Điều 20.5.(2) yêu cầu Việt Nam phải công bố công khai các thông tin phù
hợp về các chương trình và hành động, bao gồm cả các chương trình hợp tác quốc tế
về bảo vệ tầng ô-zôn. Ngoài ra, điều luật này cũng khuyến khích Việt Nam thực
hiện các hoạt động tham vấn cộng động về các biện pháp bảo vệ tầng ô-zôn.
Trong Chương 20, có 3 điều luật yêu cầu các quốc gia thành viên phải công
bố thông tin về các chương trình, hoạt động gồm: Điều 20.5.(2) về chương trình,
hoạt động bảo vệ tầng ô-zôn; Điều 20.6.(2) về chống ô nhiễm từ tàu biển; Điều
20.13.(5) về bảo vệ đa dạng sinh học. Vấn đề tham vấn cộng đồng và công khai
thông tin sẽ được bàn sâu hơn tại nội dung về các quy định thủ tục tại Điều 20.7.(1).
22
Riêng đối với các thông tin về chương trình, hoạt động bảo vệ tầng ô-zôn,
qua thực tiễn rà soát, chưa ghi nhận trường hợp nào các chương trình, kế hoạch
hành động liên quan đến bảo vệ tầng ô-zôn được tiến hành tham vấn trước khi quyết
định. Về công khai thông tin, hiện nay website của Cơ quan đầu mối quốc gia thực
hiện Nghị định thư Montreal ở Việt Nam là Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi
khí hậu (http://www.dmhcc.gov.vn/) và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo thực
hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư
Kyoto (http://www.noccop.org.vn/) cũng không có nhiều thông tin về các dự án,
chương trình hoạt động của Việt Nam về bảo vệ tầng ô-zôn. Qua rà soát, hai website
này chỉ đăng tải hai hoạt động là "Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt
Nam giai đoạn 1" (năm 2012) do Quỹ đa phương thi hành Nghi định thư Montreal
tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới WB và Chương trình quốc gia của Việt Nam
nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô-zôn (năm 1994).
Hợp tác quốc tế về bảo vệ tầng ô-zôn
CPTPP cũng quy định các quốc gia phải hợp tác với nhau để giải quyết các
vấn đề về các chất gây suy giảm tầng ô-zôn, tập trung chủ yếu vào vấn đề trao đổi
thông tin và kinh nghiệm liên quan đến (1) các chất thay thế chất gây suy giảm tầng
ô-zôn; (2) các thực tiễn, chính sách và chương trình quản lý thiết bị làm lạnh; (3)
các phương pháp đo ô-zôn trong tầng bình lưu; và (4) chống lại việc buôn bán trái
phép các chất gây suy giảm tầng ô-zôn. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp cận
với thông tin, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc bảo vệ tầng ô-
zôn hoặc nhận được các hỗ trợ trong việc loại bỏ, thay thế các chất gây suy giảm
tầng ô-zôn và các thiết bị làm lạnh có sử dụng các chất này.
1.4.2.2. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu
Điều 20.6 Hiệp định CPTPP quy định việc bảo vệ môi trường với việc thực
thi các biện pháp bảo vệ ô nhiễm từ tàu biển, quy định về sự minh bạch và sự tham
gia của công chúng và nêu các lĩnh vực hợp tác giữa các bên trong CPTPP
Các biện pháp kiểm soát
23
CPTPP yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường biển
khỏi ô nhiễm từ tàu được quy định trong 4 văn bản gồm: (1) Luật Bảo vệ môi
trường 2014; (2) Bộ luật Hàng hải 2005; (3) Thông tư 50/2012/TT-BGTVT về quản
lý tiếp nhận và xử lý chất thải chứa dầu từ tàu biển tại cảng của Việt Nam; (4) Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia 26:2014/BGTVT về hệ thống chống ô nhiễm của tàu biển.
Theo quy định này, hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ cần duy trì các quy định tại 4
văn bản này là được coi đã tương thích với yêu cầu của CPTPP.
Tương tự như các biện pháp bảo vệ tầng ô-zôn, một quốc gia chỉ bị xem là vi
phạm quy định này nếu việc vi phạm đó có ảnh hưởng đến thương mại nội khối
CPTPP. Do đó, khả năng Việt Nam vi phạm quy định này là rất nhỏ.
Tuy nhiên, vấn đề thực thi các quy định tại 4 văn bản này phức tạp hơn so
với bảo vệ tầng ô-zôn. Một số quy định cụ thể như:
- Luật Bảo vệ môi trường 2014 đưa ra một số biện pháp để chống ô nhiễm
môi trường từ tàu biển gồm: (1) chất thải từ tàu biển phải được thống kê, phân loại,
đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; (2) dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại
khác từ tàu biển phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định vể
quản lý chất thải; (3) phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển; (4) quản lý
chất thải rắn thông thường trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy; (5) lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; và (6) quản lý, thu
gom, xử lý nước thải.
- Bộ Luật Hàng hải 2005 đưa ra các biện pháp chống ô nhiễm môi trường từ
tàu biển gồm: (1) đăng kiểm tàu biển; (2) tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu
mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường; và (3) không cho phép
tàu ra vào cảng hoặc bắt giữ tàu biển khi không đủ điều kiện cần thiết về phòng
ngừa ô nhiễm môi trường;
24
- Các biện pháp chống ô nhiễm của Thông tư 50/2012/TT-BGTVT bao gồm:
(1) cảng biển, bến cảng phải trang bị phương tiện tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất
thải lỏng có dầu; (2) các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý
chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải được cấp phép hành nghề quản lý chất thải
nguy hại; (3) bên tiếp nhận chất thải lỏng có dầu tại cảng phải báo cáo kết quả giao
nhận và xử lý sau mỗi lần thực hiện; (4) bên tiếp nhận, xử lý chất thải phải đăng ký
hoạt động với cơ quan nhà nước; (5) tàu biển vào cảng phải khai báo về lượng chất
thải lỏng có dầu hiện có trên tàu; (6) nếu tàu biển có yêu cầu về phương tiện tiếp
nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu phải khai báo với Cảng vụ hàng hải; (7) kế
hoạch giao nhận chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng biển, bến cảng nơi tàu đến
phải được gửi cho Cảng vụ hàng hải; và (8) phải có Nhật ký dầu, được ghi chép đầy
đủ và trình cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 26:2014/BGTVT đưa ra các biện pháp như:
thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, kế hoạch ứng cứu ô nhiễm do dầu, do thải các chất lỏng
độc, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm
không khí.
Rõ ràng, việc bảo đảm thực thi các quy định này không đơn giản. Ví dụ, quy
định chất thải từ hoạt động của tàu biển phải được thu gom, xử lý theo quy chuẩn kỹ
thuật môi trường là tương đối khó thực thi bởi rất khó để giám sát tuân thủ. Hơn
nữa, Việt Nam cũng chưa có quy chuẩn kỹ thuật môi trường riêng đối với nước thải
từ tàu biển, mà buộc phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp chung.
Ngoài ra, Việt Nam còn có một số văn bản khác cũng liên quan đến vấn đề
chống ô nhiễm từ tàu biển như Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về Quản
lý cảng biển và luồng hàng hải, Quyết định 02/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế
hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 17:2011/BGTVT
về “Quy phạm về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa”; Nghị định số
93/2013/NĐ-CP ngày 21/6/2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hàng hải có quy định một số hành vi vi phạm như (1) không ghi nhật ký bơm
nước la canh; (2) không trang bị các thùng chứa, phân loại rác theo quy định; (3)
25
bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống cầu cảng
hoặc vùng nước cảng biển; (4) cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi
trường; (5) tiến hành bơm chuyển nhiên liệu giữa tàu thuyền và phương tiện khác
khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải; (6) không có đủ các trang thiết bị phân
ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được; (7) để
xảy ra rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng
biển; (8) không chấp hành một trong những quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi
tiếp nhận nhiên liệu; (9) cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp
nhận nhiên liệu giữa hai tàu…
Theo báo cáo của Cục Hàng hải, Việt Nam đã gia nhập Phụ lục I và II của
Công ước MARPOL từ năm 1991 và đã có nhiều biện pháp để thực thi như tăng
cường công tác kiểm tra nhà nước cảng biển, xây dựng hệ thống tiếp nhận nước thải
lẫn dầu tại các cảng biển, dần tiến tới xây dựng các trung tâm thu gom, xử lý chất
thải lỏng lẫn dầu từ tàu biển. Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2015 có 30% cảng
biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển và
đến năm 2020, con số này đạt 70%. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống văn bản
pháp luật hoàn chỉnh để hướng dẫn việc thực hiện tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu
đáp ứng công ước quốc tế MARPOL, và cũng chưa có các chính sách hỗ trợ trang bị
phương tiện, thiết bị, công trình để tiếp nhận và xử lý chất thải này. Từ đó dẫn đến
sự manh mún trong công tác tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu tại các cảng, gây
không ít khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát công tác này. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng và đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện Công ước
MARPOL, nhưng trong lĩnh vực này Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất
định, cụ thể: (1) công tác tuyên truyền thực hiện Công ước còn chậm, hiệu quả thấp;
(2) chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực thi công ước; (3) số lượng cảng biển
trang bị hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu, cặn dầu từ các tàu còn rất ít [Đề án
“Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng các
công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp ứng yêu cầu của công ước
26
MARPOL và các quy định của pháp luật liên quan” – Cục Hàng hải Việt Nam,
2014.].
Ngày 16/10/2014, Việt Nam đã tham gia thêm các Phụ lục III, IV, V và VI
của Công ước MARPOL. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
795/QĐ-TTg ngày 11/05/2016 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện các Phụ lục II,
IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra nhằm tăng
cường việc thực hiện các nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong Công ước này.
Theo đó, từ năm 2016 đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiến hành rà soát, hoàn thiện hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra
và quản lý chất thải phát sinh từ tàu trong hoạt động hàng hải, hoạt động thăm dò,
khai thác dầu khí ngoài khơi, công tác điều tra, phát hiện vi phạm, tai nạn hàng hải.
Hàng năm, các cơ quan nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thể thực
hiện trách nhiệm của quốc gia có tàu mang cờ, trách nhiệm của quốc gia ven biển và
trách nhiệm của quốc gia có cảng. Từ năm 2016 đến năm 2030, Việt Nam sẽ tập
trung vào việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống tiếp nhận chất thải tại các
cảng biển, triển khai áp dụng các trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát chất thải phát
sinh từ tàu biển.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng đã ban hành quy chế hoạt động ứng phó
sự cố tràn dầu ban hành theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg. Tuy nhiên, theo một số
phản ánh thực tế thì việc ứng phó với sự cố tràn dầu vẫn còn nhiều lúng túng, chưa
có sự đồng bộ về phân công phối hợp hay có trang thiết bị phù hợp.
Công khai về các chương trình, hành động
Điều 20.6.(2) yêu cầu Việt Nam phải công khai các thông tin phù hợp về các
chương trình và hành động, bao gồm cả các chương trình hợp tác, có liên quan đến
việc chống ô nhiễm từ tàu biển. Tương tự phần về bảo vệ tầng ô-zôn, vấn đề pháp
luật về công khai thông tin sẽ được tập trung phân tích tại Điều 20.7.(1).
Đơn vị chịu trách nhiệm thực thi công ước MARPOL ở Việt Nam là Cục
Hàng hải Việt Nam và các đề án, chương trình hành động để thực hiện công ước
này đã được công bố trên website của Cục tại địa chỉ
27
http://www.vinamarine.gov.vn/. Hiện nay, trên website này có đăng tải Danh mục
các đề án được phê duyệt qua các nă 2013 và 2014 trong đó có cả các đề án liên
quan đến việc chống ô nhiễm từ tàu biển. Ngoài ra, một văn bản hết sức quan trọng
là Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải (ban
hành theo Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ)
cũng đã được đăng tải đầy đủ. Như vậy, về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ
công khai thông tin đối với các đề án, dự án, chương trình hành động có liên quan
trong lĩnh vực chống ô nhiễm từ tàu biển tương đối đầy đủ.
Hợp tác quốc tế về chống ô nhiễm từ tàu biển
CPTPP yêu cầu các quốc gia phải hợp tác để giải quyết các vấn đề chung liên
quan đến chống ô nhiễm từ tàu biển. Nội dung hợp tác bao gồm: (1) ô nhiễm do sự
cố từ tàu biển; (2) ô nhiễm từ hoạt động thường ngày của tàu; (3) ô nhiễm do cố ý;
(4) phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu chất thải từ tàu; (5) khí thải từ tàu biển;
(6) trang bị thiết bị tiếp nhận chất thải tại cảng; (7) tăng cường bảo vệ các khu vực
địa lý đặc biệt; và (8) các biện pháp bảo đảm thi hành bao gồm thông báo đến quốc
gia mà tàu mang cờ.
Hiện nay, một trong những vấn đề mà Việt Nam gặp phải khi thực thi công
ước MARPOL là không đủ nguồn lực để trang bị các thiết bị bảo vệ môi trường trên
đội tàu mang cờ Việt Nam và thiết bị tiếp nhận chất thải từ tàu biển. Với các nội
dung hợp tác trong CPTPP như vậy, Việt Nam có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ từ
quốc gia khác trong việc trang bị thiết bị bảo vệ môi trường trên tàu và thiết bị tiếp
nhận chất thải tại cảng.
1.4.2.3. Đa dạng sinh học
Điều 20.13 CPTPP nêu lên vấn đề về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng
sinh học, thông qua việc khuyến khích các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, minh
bạch, sự tham gia của công chúng và chỉ ra các nội dung hợp tác giữa các bên trọng
CPTPP. Ngoài ra, còn bảo tồn và phát huy các kiến thức truyền thống trong bảo tồn
bền vững đa dạng sinh học và tiếp cận nguồn gen
28
Về vấn đề đa dạng sinh học, Việt Nam đã là thành viên của Công ước quốc tế
về đa dạng sinh học (CBD) nên hầu như tất cả các yêu cầu của CPTPP đã được thể
hiện trong pháp luật Việt Nam. Cũng do Hoa Kỳ không phải là thành viên của CBD
nên các cam kết ở đây không quá chi tiết hay bắt buộc cao đối với các thành viên
CPTPP. Vì vậy, việc tuân thủ nội dung này của CPTPP đối với Việt Nam tương đối
đơn giản.
Việt Nam đã có Luật Đa dạng sinh học từ năm 2008 với đầy đủ các nội dung
cần thiết để đáp ứng CBD, trong đó có cả các yêu cầu về (1) tri thức truyền thống
của cộng đồng; (2) giấy phép tiếp cận nguồn gen; (3) sự tham gia của công chúng và
công bố thông tin; và (4) hợp tác quốc tế.
Tri thức của cộng đồng có đóng góp cho bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh
học
Điều 3.28 của Luật Đa dạng sinh học đã đưa ra khái niệm "tri thức truyền
thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa
phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen." Tiếp đó, Điều 5.3 của Luật Đa dạng sinh
học về các chính sách chung của Nhà nước có quy định việc Nhà nước khuyến
khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến
bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững
đa dạng sinh học.
Luật đa dạng sinh học quy định tri thức truyền thống về nguồn gen tại Việt
Nam được coi là tài sản trí tuệ và được bảo hộ bản quyền. Luật cũng khuyến khích
việc đăng ký sở hữu đối với loại tài sản trí tuệ này. Cho đến nay, mới chỉ có Thông
tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành về sở hữu công nghiệp có quy định về
đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống. Theo đó,
ngoài các yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký sáng chế liên
quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống còn phải có tài liệu thuyết minh về
nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế
hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc
tri thức truyền thống đó. Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định
29
được nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ
như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó.
Lưu ý, trong chương 18 về sở hữu trí tuệ của CPTPP, Điều 16 về hợp tác
trong các lĩnh vực tri thức truyền thống cũng có quy định nghĩa vụ đối với Việt
Nam trong việc hợp tác quốc tế nhằm nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề liên quan
đến tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, và các nguồn gen. Việt Nam sẽ thực
hiện việc thẩm định sáng chế, bao gồm: (1) khi xác định tác phẩm gốc, thông tin sẵn
có trong tài liệu liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen có thể
được xem xét; (2) một cơ hội cho các bên thứ ba trích dẫn bằng văn bản cho cơ
quan kiểm tra có thẩm quyền các tác phẩm gốc mà có thể được bằng sáng chế, bao
gồm các tác phẩm gốc trước đây liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các
nguồn gen; (3) việc sử dụng các cơ sở dữ liệu hoặc thư viện số có chứa tri thức
truyền thống gắn với các nguồn gen khi thích hợp và phù hợp; và (4) hợp tác trong
việc đào tạo giám định viên bằng sáng chế trong việc xem xét đơn xin cấp bằng
sáng chế liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen. Đây có thể
được xem là tiêu chí phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến
việc công nhận tri thức truyền thống về nguồn gen.
Mục đích sử dụng thương mại của nguồn gen tương đối đa dạng, tập trung
chủ yếu vào các công dụng trong dược liệu và thực phẩm. Việt Nam là quốc gia có
nhiều tri thức truyền thống về nguồn gen và cũng có mức độ đa dạng sinh học cao.
Rất nhiều ví dụ về tri thức truyền thống của người Việt có thể kể đến như công dụng
chữa bệnh bồi bổ sức khỏe của một số loại thực vật. Chính vì thế, việc bảo hộ đối
với tri thức truyền thống về nguồn gen là khá quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế
việc đăng ký cấp bằng sáng chế đối với tri thức truyền thống về nguồn gen chưa
được thực hiện đúng mức.
Tiếp cận nguồn gen và giấy phép tiếp cận nguồn gen
Việc tiếp cận nguồn gen cũng đã được quy định trong Luật Đa dạng sinh học
của Việt Nam. Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học cũng
30
đã quy định chi tiết về trình tự thủ tục tiếp cận nguồn gen, theo đó, chủ thể có nhu
cầu sử dụng nguồn gen phải thực hiện các thủ tục sau: (1) đăng ký tiếp cận nguồn
gen tại UBND cấp tỉnh nơi có nguồn gen; (2) ký hợp đồng việc tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen
(hợp đồng này phải được UBND cấp xã xác nhận); và (3) gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy
phép tiếp cận nguồn gen. Điều kiện để được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen là
việc sử dụng nguồn gen không được có nguy cơ gây hại đối với con người, môi
trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia. Thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận
nguồn gen thuộc về UBND cấp tỉnh, riêng đối với các loài được ưu tiên bảo vệ thì
thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT. Chủ thể quản lý nguồn gen ở Việt Nam là các
Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn; chủ cơ sở bảo
tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứ khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu
giữ, bảo quản nguồn gen, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng
đất, rừng, mặt nước, và UBND cấp xã. Bên tiếp cận nguồn gen phải chia sẻ lợi ích
với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ. Việc chia sẻ
lợi ích có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng tiền, hiện
vật, đào tạo, chuyển giao công nghệ, đóng góp kinh tế địa phương, hỗ trợ xóa đói
giảm nghèo… và được xác định trong hợp đồng và giấy phép, nhưng không được
thấp hơn 30% tổng lợi ích ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen đó.
Thủ tục mang tính tiền kiểm của việc tiếp cận nguồn gen như vậy là tương
đối chặt chẽ, song lại chưa thực sự minh bạch. Pháp luật yêu cầu phải đăng ký và
được UBND cấp tỉnh chấp nhận tiếp cận nguồn gen trước khi ký hợp đồng, nhưng
lại không có quy định về tiêu chí chấp nhận hay không chấp nhận. Tiêu chí để
không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen là "có nguy cơ gây hại đối với con người,
môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia" cũng rất chung chung và
không có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Các quy định này sẽ tạo nguy cơ tùy tiện trong
quá trình áp dụng. Việc điều chỉnh các quy định này theo hướng tăng tính minh
bạch không chỉ giúp quá trình thực thi trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn mà còn có tác
dụng giúp Việt Nam tuân thủ tốt hơn các quy định của CPTPP. Bởi lẽ, dù CPTPP
31
cho phép Việt Nam áp dụng cơ chế tiền kiểm trong việc tiếp cận nguồn gen, nhưng
cơ chế tiền kiểm đó cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung của CPTPP về không
tạo rào cản trá hình cho thương mại hoặc phân biệt đối xử.
Ngoài quản lý bằng giấy phép tiếp cận nguồn gen, pháp luật Việt Nam còn
hạn chế việc xuất khẩu nguồn gen thông qua các quy định về cấm xuất khẩu giống
cây trồng, vật nuôi, loài thủy sản. Việt Nam đã ban hành Danh mục các giống vật
nuôi, cây trồng, loài thủy sản không được phép xuất khẩu (Quyết định 69/2004/QĐ-
BNN, Quyết định 78/2004/QĐ-BNN, và Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT).
Công khai thông tin về đa dạng sinh học
Tương tự như các vấn đề công khai thông tin về chương trình và hành động
bảo vệ tầng ô-zôn và chống ô nhiễm từ tàu biển, pháp luật về vấn đề này của Việt
Nam tương đối hoàn thiện. Thậm chí, pháp luật về đa dạng sinh học còn có khá
nhiều quy định mang tính công khai thông tin, bao gồm: (1) danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong
tự nhiên và Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; (2)
danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bổ, mức độ xâm hại,
biện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ; (3) thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp
quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học; (4) quy hoạch bảo
tồn đa dạng sinh học của cả nước và cấp tỉnh. Các thông tin này đều đã được công
bố trên thực tế thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, Luật Đa dạng sinh học cũng có quy định về việc lấy ý kiến cộng
đồng dân cư sinh sống trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp
với khu bảo tồn đối với dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Trách nhiệm quản lý các chương trình và hoạt động về đa dạng sinh học của
Việt Nam được giao cho Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Tổng cục Môi trường,
Bộ TNMT. Website đăng tải thông tin về các chương trình và hoạt động này tại địa
chỉ: http://bca.vea.gov.vn/. Hiện nay, website đã có nhiều chuyên mục về thông tin,
dữ liệu, danh mục và báo cáo đề tài, nhiệm vụ và nhiều chuyên mục khác liên quan
32
đến các hoạt động, chương trình bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các chuyên
mục này đều trống rỗng. Thông tin có được về các chương trình, hoạt động bảo tồn
đa dạng sinh học trên website được thể hiện ở mục tin tức chứ không được lập thành
các thông báo hay báo cáo đầy đủ. Điều đáng ghi nhận là website đã có mục Hợp
tác quốc tế nhằm đăng tải thông tin về các chương trình hợp tác quốc tế gồm: dự án
“Ngăn ngừa và quản lý sinh vật rừng ngoại lai xâm hại ở rừng sản xuất và rừng
được bảo vệ khu vực Đông Nam Á” (dự án IAS) và dự án “Xây dựng Chiến lược và
Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam và lồng ghép bảo
tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương”.
Như vậy, các quy định pháp luật về công khai thông tin các chương trình và
hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã tương thích với CPTPP. Về
triển khai trên thực tế thì cần chú trọng hơn việc công bố thông tin trên website của
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học.
1.4.2.4. Loài ngoại lai xâm hại
Điều 20.14.(1) của CPTPP đề cập đến vấn đề loài ngoại lai xâm hại nhưng lại
không đưa ra yêu cầu cứng về việc các quốc gia thành viên phải áp dụng biện pháp
phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại. Do Hoa Kỳ
không phải là một thành viên của Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) nên các
cam kết ở điều luật này chỉ mang tính ghi nhận, trong khi CBD coi đây là nội dung
bắt buộc.
Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam cũng đã có quy định về loài ngoại lai
xâm hại và các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và diệt trừ. Trách nhiệm
điều tra và lập danh mục loài ngoại lai xâm hại thuộc về UBND cấp tỉnh, Bộ TNMT
và Bộ NNPTNT. Nhiệm vụ chính kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại
thuộc về cơ quan hải quan tại cửa khẩu. Đối với các loài ngoại lai có nguy cơ xâm
hại, phải thực hiện khảo nghiệm để bảo đảm loài đó không có nguy cơ xâm hại
trước khi nuôi trồng. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm soát sự lây lan, phát triển,
cô lập và diệt trừ loài ngoại lai xâm hại. Hiện nay, danh mục các loài ngoại lai xâm
33
hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã được công bố tại Thông tư liên tịch
27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và danh mục loài
ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành.
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1896/QĐ-
TTg năm 2012 phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở
Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, tập trung kiểm soát và diệt trừ một số loài ngoại
lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam gồm: ốc bươu vàng, cây mai dương, cây
trinh nữ móc.
1.4.2.5. Nền kinh tế ít phát thải
Điều 20.15 của CPTPP đề cập đến nền kinh tế ít phát thải, tuy nhiên, các quy
định ở đây chỉ mang tính tuyên ngôn mà không có cam kết cụ thể. Về vấn đề này,
CPTPP chỉ nhấn mạnh vào việc hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực. Các nội dung
hợp tác mà CPTPP quan tâm bao gồm: (1) hiệu quả năng lượng; (2) phát triển các
công nghệ hiệu quả, ít phát thải và các nguồn năng lượng thay thế, sạch và tái tạo;
(3) giao thông bền vững và phát triển hạ tầng đô thị bền vững; (4) giải quyết nạn
phá rừng và suy thoái rừng; (5) giám sát phát thải; (6) các cơ chế thị trường và phi
thị trường; (7) phát triển ít phát thải, linh hoạt và chia sẻ thông tin và kinh nghiệm
để giải quyết vấn đề này.
Việt Nam là thành viên của Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu (UNFCCC), Việt Nam cũng tham gia Nghị định thư Kyoto và đang có kế
hoạch tham gia Thỏa thuận Paris. Do đó, các biện pháp pháp lý về giảm thiểu phát
thải, chống biến đổi khí hậu đã được Việt Nam thực hiện từ lâu.
Việc hướng tới nền kinh tế ít phát thải đã được thể hiện trong nhiều quy định
pháp luật cũng như chương trình hành động của Việt Nam. Về mặt quy định pháp
luật, có thể kể đến nhiều quy định cả bắt buộc và khuyến khích nhằm giảm phát thải
hoặc tăng khả năng hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính. Có thể kể đến như Luật bảo
34
vệ môi trường, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật bảo vệ và phát
triển rừng, pháp luật về khoa học công nghệ, pháp luật về giao thông, hạ tầng…
Về mặt chương trình hành động, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện nhiều
các chiến lược, dự án, chương trình hành động nhằm thực hiện UNFCCC và Nghị
định thư Kyoto, có thể kể đến như Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt
Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Chỉ thị
35/2005/CT-TTg thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định
158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 1092/QĐ-TTg năm 2012
phê duyệt Khung ma trận chính sách thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến
đổi khí hậu (SR-RCC) do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1.4.2.6. Khai thác hải sản
Điều 20.16 về khai thác hải sản là một trong những nội dung quan trọng của
Chương Môi trường trong CPTPP và có nhiều nghĩa vụ có khả năng "gây khó" cho
việc thực thi Việt Nam.
Hệ thống quản lý khai thác thủy sản trên biển
Với Điều 20.16(1) CPTPP, các bên ghi nhận tầm quan trọng của việc thực
hiện các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nghề cá. Các bên cam kết
thực hiện hệ thống quản lý nghề cá; bảo tồn cá mập; chống lại việc đánh bắt bất hợp
pháp, không được báo cáo và không dược quản lý.
Việt Nam cam kết sẽ cố gắng vận hành một hệ thống quản lý khai thác hải
sản đối với việc đánh bắt các loài động vật biển hoang dã và được thiết kế để:
- Ngăn chặn đánh bắt cá quá mức;
- Giảm bắt nhầm các loài sinh vật khác và con non, thông qua việc quản lý
ngư cụ, thiết bị đánh cá và quản lý khu vực đánh cá dễ bị bắt nhầm;
- Khuyến khích việc phục hồi nguồn lợi thủy sản tại các ngư trường đã bị
khai thác quá mức bởi ngư dân Việt Nam.
35
CPTPP yêu cầu hệ thống quản lý đánh cá này phải dựa trên cơ sở khoa học
và kinh nghiệm quốc tế như Thỏa thuận về việc thực hiện một số nội dung của Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) liên quan đến bảo tồn và quản lý các
ngư trường, Bộ quy tắc ứng xử của FAO về đánh cá có trách nhiệm, Thỏa thuận của
FAO về khuyến khích tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế bởi các tàu
cá tại vùng biển quốc tế và Kế hoạch hành động đánh cá bất hợp pháp, không khai
báo và không bị quản lý (International Plan of Action to Prevent, Deter and
Eliminate Illegal, Unreported and Unregulated Fishing 2001 (IUU fishing)).
Lưu ý, CPTPP sử dụng khái niệm « IUU fishing » theo quy định của FAO tại
Kế hoạch hành động năm 2001. Theo đó, đánh cá bất hợp pháp là (1) hoạt động
đánh cá mà không được phép của Nhà nước hoặc trái với pháp luật của quốc gia đó,
hoặc (2) hoạt động đánh cá vi phạm các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức
quản lý đánh cá khu vực có liên quan; hoặc (3) vi phạm pháp luật quốc gia hoặc
nghĩa vụ quốc tế. Đánh cá không báo cáo là (4) hoạt động đánh cá không được báo
cáo hoặc báo cáo không chính xác đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (5) hoặc
đánh cá tại khu vực thuộc thẩm quyền của tổ chức quản lý đánh cá khu vựv mà
không được báo cáo hoặc báo cáo không chính xác. Đánh cá không được quản lý là
(6) hoạt động đánh cá tại khu vực quản lý của tổ chức quản lý đánh cá khu vực có
liên quan bởi tàu không có quốc tịch hoặc mang cờ của quốc gia không phải là
thành viên của tổ chức đó, hoặc vi phạm các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ
chức đó; hoặc (7) tại ngư trường mà không có biện pháp bảo tồn hoặc quản lý
nhưng hoạt động đánh cá đó được thực hiện theo cách thức không phù hợp với trách
nhiệm của quốc gia trong việc bảo tồn các nguồn lợi hải sản theo luật quốc tế.
Bảo tồn sinh vật biển
Việt Nam cam kết sẽ khuyến khích việc bảo tồn dài hạn các loài cá mập, rùa
biển, chim biển và các loài thú biển, thông qua việc thực thi các biện pháp bảo tồn
và quản lý. Các biện pháp đó có thể bao gồm: đối với cá mập: thu thập dữ liệu về
các loài cụ thể, các biện pháp giảm thiểu bắt nhầm, giới hạn đánh bắt và cấm lấy
36
vây cá mập, một cách phù hợp; đối với rùa biển, chim biển và thú biển: các biện
pháp giảm thiểu đánh bắt nhầm, các biện pháp bảo tồn và quản lý có liên quan, lệnh
cấm và các biện pháp khác phù hợp với cam kết quốc tế có liên quan mà Việt Nam
là thành viên.
Việc bảo tồn sinh vật biển cũng đã được quy định trong Luật Thủy sản của
Việt Nam, tuy nhiên, các quy định hướng dẫn cụ thể hơn thì chưa được ban hành.
Luật Thủy sản có quy định về việc quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội
địa, khu bảo tồn biển. Đây là các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sinh vật biển, đặc
biệt là các loài chim biển, rùa biển cần nơi trú ngụ và sinh sản.
Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam
cần được bảo vệ đã có tên các loài cá nhám (cá mập), cá voi, cá ông sư, bò biển, cá
heo, rùa da, quản đồng, vích, đồi mồi, cá nhà táng,… Tất cả các loài thủy sinh này
đều bị cấm khai thác nhưng tùy vào nguy cơ tuyệt chủng theo các cấp độ (tuyệt
chủng – EX, tuyệt chủng ngoài thiên nhiên – EW, rất nguy cấp – CR, nguy cấp –
EN, sẽ nguy cấp – VU) tương ứng với đó là các mức phạt khác nhau. Ví dụ, khai
thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm
ở cấp VU thì bị phạt ít nhất 5 triệu đồng, ở cấp EN thì bị phạt ít nhất 10 triệu đồng,
ở cấp CR thì bị phạt ít nhất 20 triệu đồng.
Các biện pháp trợ cấp đánh cá
Việt Nam cam kết không trợ cấp cho hoạt động đánh cá có tác động tiêu cực
đến các ngư trường đã bị khai thác quá mức và không trợ cấp cho bất kỳ một tàu cá
nào đã bị nêu tên bởi quốc gia mang cờ, Tổ chức quản lý đánh cá khu vực. Đánh cá
ở đây được hiểu là bao gồm cả các hành động như tìm kiếm, dẫn dụ, xác định, bắt
giữ cá hoặc bất kỳ hành động nào có thể được coi là dẫn đến việc dẫn dụ, xác định,
bắt giữ cá một cách hợp lý. Thời gian để xóa bỏ các biện pháp trợ cấp này là 3 năm
kể từ khi CPTPP có hiệu lực và Việt Nam có thể được xin gia hạn thêm 2 năm nếu
được sự đồng ý của Ủy ban.
37
Khái niệm tàu cá trong Luật Thủy sản của Việt Nam là "tàu, thuyền và các
cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ
sản." Khái niệm này chưa thực sự tương thích với khái niệm tàu cá của CPTPP là
tàu, thuyền các và cấu trúc nổi khác được sử dụng, được trang bị để sử dụng, hoặc
được dự định để sử dụng cho mục đích đánh cá hoặc các hoạt động có liên quan đến
đánh cá. Các hoạt động liên quan đến đánh cá có thể bao gồm cả các tàu thuyền làm
dịch vụ hậu cần nghề cá mà khái niệm tàu cá trong Luật Thủy sản đã không bao
quát. Do đó, cần cân nhắc lại định nghĩa này trong Luật Thủy sản của Việt Nam.
Các biện pháp chống đánh các IUU
Việt Nam cam kết sẽ có các biện pháp chống đánh cá IUU như hỗ trợ các hệ
thống giám sát, kiểm soát tuân thủ bao gồm việc thực hiện các biện pháp để ngăn
cản các tàu cá mang cờ của Việt Nam tham gia vào các hoạt động đánh cá IUU và
xử lý việc chuyển giao hải sản trên biển đã bị đánh bắt IUU. Việt Nam cũng cần
thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia có cảng, cố gắng thực hiện các biện pháp bảo
tồn và quản lý của các Tổ chức quản lý đánh cá khu vực kể cả khi không phải là
thành viên.
Hiện nay, vấn đề chống đánh cá IUU của Việt Nam đang được thực thi thông
qua ba công cụ chính là (1) thiết bị, thông tin quan sát tàu cá, (2) lực lượng kiểm
ngư, thanh tra chuyên ngành thủy sản, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, hải quân, và
(3) quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. Ngoài ra, đối với tàu cá nước ngoài
hoạt động tại vùng biển của Việt Nam thì còn có thể bị kiểm soát bởi giám sát viên
do cơ quan nhà nước Việt Nam cử trên tàu.
1.4.2.7. Bảo tồn động, thực vật hoang dã
Với Điều 20.17 CPTPP, các bên muốn tăng cường các hoạt động hướng đến
việc chống khai thác bất hợp pháp và kinh doanh trái phép động thực vật hoang dã.
Các bên thống nhất thực hiện Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang
dã nguy cấp (CITES) năm 1973, nhằm tăng cường thực hiện CITES và bổ sung các
biện pháp nhằm bảo tồn động thực vật hoang dã, chống lại việc kinh doanh trái
38
phép. Hầu hết cấc yêu cầu trong Điều 20.17 của TPP đều bắt buộc đối với các thành
viên.
Điều 20.17 của CPTPP về bảo tồn động thực vật hoang dã quy định lại hầu
hết các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong Công ước CITES. Việc đánh giá hệ
thống pháp luật Việt Nam tương thích với Công ước CITES đã được thực hiện bởi
chính ban thư ký của Công ước này vào tháng 1 năm 2016 . Kết quả cho thấy, Việt
Nam được xếp vào các quốc gia nhóm 1 tức là Việt Nam có các quy định của pháp
luật được tin là đã đáp ứng các yêu cầu về thực thi CITES một cách cơ bản. Do đó,
việc đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam đối với nội dung này của
CPTPP không thực sự cần thiết.
Ngoài các nghĩa vụ đã cam kết theo Công ước CITES, Việt Nam còn cam kết
một số nội dung khác về bảo vệ động thực vật hoang dã trong CPTPP. Cụ thể, Việt
Nam cam kết:
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang
dã thuộc diện nguy cấp, thông qua các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái của các khu
bảo tồn tự nhiên đặc biệt, ví dụ như đất ngập nước
- Duy trì và nâng cao năng lực của chính phủ và các khung thể chế nhằm
khuyến khích quản lý rừng bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, và thu hút
sự tham gia của cộng đồng và sự minh bạch của các khung thể chế này
- Khuyến khích phát triển và củng cố hợp tác và tham vấn với các tổ chức
phi chính phủ quan tâm nhằm tăng cường thực thi các biện pháp chống lại việc săn
bắt, buôn bán động thực vật hoang dã.
Về vấn đề bảo tồn động thực vật hoang dã, Luật đa dạng sinh học và Luật
bảo vệ phát triển rừng của Việt Nam đã có quy định tương đối đầy đủ. Luật Đa dạng
sinh học quy định: "Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực
địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học."
Việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm gắn chặt chẽ với các khu bảo
tồn, thể hiện ở các nội dung sau: (1) Một trong những tiêu chí của vườn
39
quốc gia, khu bảo tồn loài – sinh cảnh là phải có ít nhất một loài thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (2) Cấm săn bắt, đánh bắt, khai thác
loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; (3) Một trong
những mục đích của việc thành lập khu bảo tồn là để bảo tồn loài hoang dã sinh
sống; (4) dự án thành lập khu bảo tồn phải nêu được thực trạng các loài hoang dã
sinh sống trong khu vực; (5) Một trong những nội dung của báo cáo hiện trạng khu
bảo tồn là thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (6) Ban quản lý khu bảo tồn hoặc cá nhân, tổ chức
được giao quản lý khu bảo tồn có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; và (7) khu vực nào có loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống phải được
điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Việt Nam cũng đã tham gia
công ước Ramsar và cũng đã có các quy định của pháp luật về bảo vệ đất ngập
nước. Ngoài việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã trong các khu bảo tồn
thiên nhiên, pháp luật về đa dạng sinh học còn cho phép việc bảo tồn các loài này
tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, như cơ sở nuôi trồng loài thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hay cơ sở cứu hộ loài hoang dã.
Về các thể chế quản lý rừng bền vững và thu hút sự tham gia của cộng đồng,
pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định tương thích. Các chính sách đó có
thể kể đến là (1) giao rừng, cho thuê rừng; (2) chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trên
thực tế, các chính sách này đã phát huy hiệu quả trong việc huy động sự tham gia
của cộng đồng vào công tác bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn các loài động thực vật
hoang dã.
- Xử lý hành vi săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật hoang dã
Điều 20.17.(5) của CPTPP yêu cầu Việt Nam phải có các biện pháp để xử lý
hành vi săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, bao gồm cả các bộ phận
của động thực vật, bằng việc phải có các biện pháp để chống lại, và hợp tác để ngăn
ngừa, việc buôn bán động thực vật hoang dã, trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng, đã
40
được săn bắt hoặc buôn bán vi phạm pháp luật của Việt Nam hoặc luật áp dụng
khác, mục tiêu chủ yếu là nhằm bảo tồn, bảo vệ hoặc quản lý động thực vật hoang
dã. Các biện pháp đó phải bao gồm các chế tài, hình phạt hoặc các biện pháp hữu
hiệu khác, bao gồm biện pháp hành chính, mà có thể ngăn chặn việc buôn bán đó.
Thêm vào đó, Việt Nam phải cố gắng thực hiện các biện pháp chống buôn bán động
thực vật hoang dã đã bị săn bắt hoặc buộc bán trái phép trung chuyển qua lãnh thổ
Việt Nam, dựa trên các chứng cứ đáng tin cậy.
Quy định này tương đồng với quy định trong CITES, nhưng có hai điểm cần
lưu ý. Thứ nhất, Việt Nam vẫn giữ quyền xem xét các chứng cứ xem có đáng tin
cậy không. Thứ hai, việc xác định hành vi săn bắt hay buôn bán trái phép có thể
được áp dụng pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi mà hành vi đó
được thực hiện. Vấn đề thứ hai này là điểm khác biệt căn bản của CPTPP so với
CITES về vấn đề này. Nói cách khác, nếu một con vật hoang dã bị săn bắt tại quốc
gia A mà hành vi săn bắt đó được coi là trái phép theo pháp luật quốc gia A, nhưng
nếu áp dụng pháp luật Việt Nam thì lại là hợp pháp. Lúc này, Việt Nam vẫn có
nghĩa vụ trừng phạt hành vi săn bắt đó tương tự như một hành vi trái phép theo pháp
luật Việt Nam nếu các chứng cứ là đáng tin cậy.
Hiện nay, pháp luật Hình sự của Việt Nam có 3 tội danh liên quan đến các
hành vi này, gồm: Điều 232 - Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản; Điều 234 - Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật
hoang dã; và Điều 244 - Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy
cấp, quý, hiếm. Các tội danh này xử lý các hành vi sau: (1) khai thác trái phép gỗ
rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật rừng ngoài gỗ; (2) tàng trữ,
vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ rừng hoặc các loài thực vật hoang dã
khác; (3) săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy
cấp quý hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của CITES; (4) tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ chể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp
quý hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của CITES; (5) săn bắt, giết, nuôi, nhốt,
vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý
41
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat daiN3 Q
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...
Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...
Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...luanvantrust
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAYĐề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
Đề tài: Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển, HAY
 
Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat dai
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Bảo hiểm xã hội tự nguyện, vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo luật
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaLuận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồngBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồng
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch sử dụng hợp đồng
 
Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...
Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...
Vai trò của tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài thương mại ở việt nam ...
 
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAYĐề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAYLuận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
Luận văn: Pháp luật về giao dịch bảo đảm trong ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTX
Luận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTXLuận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTX
Luận văn: Hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với HTX
 

Semelhante a Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam

Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoTác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoemilydang
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...
Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...
Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 

Semelhante a Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam (20)

Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt NamLuận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
Luận Văn Án Lệ Và Mối Liên Hệ Với Pháp Luật Kinh Tế Ở Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về địa chính ở quận Hai Bà Trưng, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về địa chính ở quận Hai Bà Trưng, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về địa chính ở quận Hai Bà Trưng, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về địa chính ở quận Hai Bà Trưng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính tại thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính từ tp Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính từ tp Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về địa chính từ tp Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về địa chính từ tp Hà Nội, HOT
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
 
Vai trò của liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh Thế Giới.doc
Vai trò của liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh Thế Giới.docVai trò của liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh Thế Giới.doc
Vai trò của liên hiệp quốc trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh Thế Giới.doc
 
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
Luận án: Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020
 
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.docXÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
XÂY DỰNG LIÊN KẾT KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM.doc
 
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wtoTác động của hội nhập ktqt  đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
Tác động của hội nhập ktqt đối với nền kinh tế sau 3 năm vn gia nhập wto
 
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đLuận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
Luận văn: Xây dựng nghiên cứu ô nhiễm dầu trên biển, HAY, 9đ
 
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
 
Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...
Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...
Khoá Luận Vai Trò Của Hội Nhập Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Truyền Hình Trả Tiền Ở ...
 
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Những Cam Kết Về Môi Trường Trong Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương (Cptpp). Cơ Hội Và Thách Thức Đặt Ra Đối Với Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUANG HUY “NHỮNG CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP). CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM” NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT HỌC Hà Nội – 2022 1
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN QUANG HUY “NHỮNG CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP). CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM” Chuyên ngành: Luật Quốc Tế Mã số : 8380101.06 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh Hà Nội – 2022 2
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản khoá luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào. Các thông tin trích dẫn trong khoá luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Quang Huy 3
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đới với PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh – Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Xin cảm ơn các cơ quan, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp và gia đình đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Quang Huy 4
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4 MỤC LỤC.............................................................................................................5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..............................................8 MỞ ĐẦU ...............................................................................................................9 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................9 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................................12 3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................13 4. Những đóng góp mới của khoá luận ........................................................13 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Khoá luận ........................................13 6. Kết cấu của Khoá luận ...............................................................................14 CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ CÁC CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HIỆP ĐỊNH......................................................................15 1.1. Sơ lược nội dung Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) .....................................................................................15 1.2. Các vấn đề về môi trường trong thương mại quốc tế...........................16 1.3. Nguồn gốc về vấn đề môi trường trong Hiệp định CPTPP..................17 1.4. Các cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP...........................19 1.4.1. Mục tiêu, phạm vi, các cam kết chung của Chương Môi trường . 19 1.4.1.1. Mục tiêu của Chương Môi trường .........................................19 1.4.1.2. Phạm vi của Chương Môi trường...........................................20 1.4.1.3. Các cam kết chung .................................................................21 1.4.2. Các lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể trong Chương 20 Hiệp định CPTPP .....................................................................................................21 1.4.2.1. Bảo vệ tầng ô-zôn...................................................................21 1.4.2.2. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu .........................23 1.4.2.3. Đa dạng sinh học....................................................................28 1.4.2.4. Loài ngoại lai xâm hại............................................................33 1.4.2.5. Nền kinh tế ít phát thải...........................................................34 1.4.2.6. Khai thác hải sản....................................................................35 5
  • 6. 1.4.2.7. Bảo tồn động, thực vật hoang dã............................................38 1.4.2.8. Hàng hóa và dịch vụ môi trường............................................42 1.5. Một số cam kết liên quan đến môi trường trong các Chương khác của CPTPP.......................................................................................................43 1.5.1. Tiếp cận thị trường hàng hóa môi trường .....................................43 1.5.2. Các biện pháp phi thuế quan.........................................................43 1.5.3. Cung cấp dịch vụ môi trường qua biên giới..................................45 CHƯƠNG 2: CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT MÔI TRƯỜNG CỦA HIỆP ĐỊNH CPTPP...........................................46 2.1. Cơ hội đặt ra đối với Việt Nam...............................................................46 2.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế .................................................46 2.1.2. CPTPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới ....................................................46 2.1.3. CPTPP tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại............................................................................................................47 2.1.4. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu............................................48 2.1.5. Góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm nhiều việc làm.........49 2.1.6. Tạo động lực để Việt Nam đẩy mạnh cải cách thể chế.................50 2.2. Thách thức đặt ra đối với Việt Nam.......................................................50 2.2.1. Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp (DN) nước ngoài. 50 2.2.2. Thứ hai, thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế. 55 2.2.3.Thách thức đối với việc đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của FTA thế hệ mới................................................................................................69 2.2.4. Thách thức về giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.....................71 2.2.5. Thách thức về ổn định lao động - xã hội...................................71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA ..................................................................75 3.1. Hoàn thiện về mặt cải cách thể chế nền kinh tế....................................75 3.2. Hoàn thiện về mặt xây dựng pháp luật..................................................77 6
  • 7. 3.2.1. Kiến nghị chung ............................................................................77 3.2.2. Kiến nghị điều chỉnh các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 79 3.2.3. Kiến nghị điều chỉnh các quy định về bảo đảm thực thi pháp luật môi trường nội địa...................................................................................82 3.2.4. Kiến nghị các biện pháp thực thi nghĩa vụ quốc tế.......................86 3.3. Hoàn thiện về mặt tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp....................................................................................................87 3.4. Tăng cường giám sát tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến về các FTA nói chung và CPTPP nói riêng.......................................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................92 7
  • 8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT APEC BVMT CBD CITES EIA FDI FAO FTA GATS GATT HCFCs ICSID ISO IUCN IUU MARD MARPOL MEA MOC MONRE MOIT MOT OECD PPC PPP SEA SME TPP TCVN UNCITRAL UNCLOS UNFCCC USTR VAT VND WTO Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Bảo vệ môi trường Công ước về đa dạng sinh học Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổ chức nông lương của Liên Hợp quốc Hiệp định tự do thương mại Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại Hợp chất Hydrochlorofluorocarbons Trung tâm quốc tế giải quyết mâu thuẫn đầu tư Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Công ước quốc tế về Chống ô nhiễm từ tàu biển Hiệp định môi trường đa phương Bộ Xây dựng (Bộ XD) Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) Bộ Công Thương Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) Hợp tác công tư Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương Tiêu chuẩn Việt Nam Hội đồng của Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế Công ước của Liên hợp quốc về luật biển Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu Đại diện thương mại Hoa Kỳ Thuế giá trị gia tăng Đồng Việt Nam Tổ chức thương mại thế giới 8
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2005, bốn quốc gia bao gồm Singapore, Chile, New Zealand và Bruney cùng nhau ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4). Năm 2007, các nước P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các vấn đề về dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4. Tháng 9/2008, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Tháng 11/2008, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP. Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiến trình đàm phán TPP kéo dài đã kéo dài hơn so với dự định của các quốc gia. Vòng đàm phán đầu tiên được tiến hành tại Melbourn nước Úc vào tháng 3/2010 và phải đến tận tháng 10/2015 mới kết thúc. Trong quá trình đó, TPP đã có thêm các quốc gia khác tham gia gồm Nhật Bản, Malaysia, Canada, Mexico cùng tham gia đàm phán. Phạm vi đàm phán/cam kết của TPP không chỉ dừng lại ở các vấn đề về thương mại truyền thống (tiếp cận thị trường, dịch vụ và đầu tư) mà còn mở rộng ra rất nhiều các vấn đề khác có liên quan như lao động, môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cạnh tranh, minh bạch và chống tham nhũng,… Đầu năm 2017, sau khi Donald Trump nhận chức tổng thống, Mỹ rút khỏi TPP. Đến ngày 9/3/2018 lễ ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã diễn ra bao gồm 11 nước còn lại không có Mỹ. Về cơ bản, CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung so với phiên bản gốc với 8.000 trang và chỉ tạm hoãn thực thi 22 điều khoản chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm sự cân bằng giữa 11 nước thành viên. CPTPP được coi là một trong những hiệp định thương mại tự do đồ sộ nhất thế giới bởi 3 lý do. Thứ nhất, quy mô của CPTPP rất lớn với với tổng dân số các 9
  • 10. nước thành viên lên đến 800 triệu người, chiếm 40% kinh tế thế giới. Thứ hai, phạm vi cam kết của CPTPP rộng nhất từ trước đến nay trong các hiệp định thương mại tự do, bao gồm nhiều vấn đề chưa từng có trong các hiệp định thương mại khác. Thứ ba, mức độ cam kết cũng rất sâu thông qua việc đưa ra nhiều rất nhiều yêu cầu bắt buộc đi kèm với các biện pháp bảo đảm thực thi chặt chẽ, nghiêm túc. Hiệp định CPTPP gồm 30 chương có thể chia thành 04 nhóm: (1) Các quy định chung, nguyên tắc và giải thích từ ngữ (chương 1). (2) Các quy định về thương mại hàng hóa (từ Chương 2 đến Chương 8), bao gồm cả các nội dung về rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ: các quy định về thương mại hàng hóa của CPTPP được xây dựng nhằm giảm đến mức tối đa các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa luân chuyển giữa các quốc gia thành viên. CPTPP yêu cầu việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng và giảm thuế lớn đối với các mặt hàng còn lại. Các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng nhằm mục đích bảo hộ thương mại. Nguyên tắc xuất xứ trong CPTPP đối với nhiều loại hàng hóa sẽ làm dịch chuyển về mặt địa lý các dự án đầu tư sản xuất. (3) Các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ (Chương 9 đến Chương 14): các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ trong CPTPP yêu cầu cao hơn rất nhiều so với WTO. Thứ nhất, nguyên tắc chỉ tiến không lùi yêu cầu các quốc gia không được ban hành các quy định liên quan đến đầu tư kém thuận lợi hơn so với quy định trước đó. Thứ hai, nguyên tắc chọn bỏ thay vì chọn cho được hiểu rằng tất cả những lĩnh vực không được liệt kê trong văn kiện là mở cửa toàn diện. Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư và nhà nước sẽ giúp các nhà đầu tư được quyền khởi kiện cả những văn bản pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. (4) Các quy định về thể chế kinh tế gồm các vấn đề đấu thầu, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác, phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hài hòa hóa, chống tham nhũng…(từ Chương 15 đến Chương 26). Mỗi chương đề cập đến một vấn đề khác nhau, nhưng đều dựa theo nguyên tắc chung là các quốc gia bảo đảm việc xây dựng các thể chế 10
  • 11. kinh tế sao cho tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp nội khối. Đây được coi là các vấn đề "có liên quan đến thương mại" và nhiều chương trong số đó lần đầu tiên xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do như môi trường, lao động, chống tham nhũng… (5) Các quy định về thực thi CPTPP bao gồm tổ chức và hoạt động của các cơ quan CPTPP, giải quyết tranh chấp, ngoại lệ và điều khoản cuối cùng (Chương 27 đến Chương 30). Hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường đã, đang được xây dựng, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu, góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Hàng lang pháp lý quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của một số lĩnh vực được thiết lập từ rất sớm và từng bước hoàn thiện, tăng cường và cơ bản phù hợp với yêu cầu tình hình mới; một số lĩnh vực đã cập nhật, nội luật hóa các cam kết quốc tế và từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và gắn liền với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số lĩnh vực mới còn chưa có hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước như viễn thám, đo đạc bản đồ, biến đổi khí hậu. Chất lượng, tính minh bạch, ổn định và tính khả thi của một số quy định chưa cao; còn nhiều khoảng trống, bất cập, vướng mắc, thiếu đồng bộ về quy định pháp luật giữa các lĩnh vực; các quy định pháp luật còn cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thậm chí là mâu thuẫn gây khó khăn cho việc áp dụng và tăng gánh nặng chi phí tuân thủ; chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Tính kết nối, đồng bộ của chính sách, pháp luật giữa các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường cũng như với các lĩnh vực khác còn thấp, mang tính cục bộ; các quy định pháp luật về thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà và thiếu rõ ràng, minh bạch….khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các vướng mắc, bấp cập của quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường còn nhiều, chiếm tỷ lệ cao. Trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và thực thi Hiến pháp năm 2013, chủ động hội nhập quốc tế và thực thi các cam kết của Việt Nam đặc biệt là các cam kết của WTO, TPP, EV- FTA …và các điều ước quốc tế về tài nguyên và 11
  • 12. môi trường … đòi hỏi hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường phải được cải cách, đổi mới đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của quốc tế, khu vực, đồng thời đáp ứng nhu cầu “tự thân” của Việt Nam về hoàn thiện pháp luật trong tình hình, bối cảnh mới. Các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng tính cực đoan trên diện rộng đặt các chính sách, pháp luật và tài nguyên và môi trường phải có những điều chỉnh phù hợp. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trong nước có nội dung liên quan trực tiếp đến các cam kết về môi trường trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiện mới chỉ có một số nhiệm vụ chuyên môn về xây dựng lộ trình thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật và đề xuất kế hoạch thực thi Hiệp định CPTPP. Do vậy việc tập trung nghiên cứu vào cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP sẽ là hết sức cần thiết để có thể đưa ra những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường của Việt Nam, 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài Về mục tiêu: đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của Hiệp định CPTPP nhằm xác định cụ thể các nghĩa vụ của Việt Nam cần phải thực hiện liên quan đến tài nguyên và môi trường; trên cơ sở đó rà soát pháp luật của nước ta về tài nguyên và môi trường, đưa ra phân tích, đánh giá để xác định sự phù hợp, sự mâu thuẫn, những vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa được quy định; đồng thời đánh giá thực trạng thực thi các quy định này trên thực tế; từ đó đưa ra được cơ hội và thách thức để đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta, một mặt bảo đảm sự thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP; mặt khác góp phần bảo đảm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta. Trong phạm vi nghiên cứu về: Phạm vi địa lý: Việt Nam Phạm vi thời gian: từ 2010 đến 2020. 12
  • 13. Phạm vi học thuật: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định trong Chương Môi trường (Chương 20) của Hiệp định CPTPP và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, tổng hợp, thu thập, đánh giá, xử lý tài liệu, dữ liệu hiện có liên quan đến các quy định về tài nguyên và môi trường, về Hiệp định CPTPP của một số nước trên thế giới và của Việt Nam. - Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu điển hình hiện có về đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP trên cơ sở đó, xác định các yêu cầu thu thập, bổ sung và phân tích các số liệu, tài liệu để hoàn chỉnh, bổ sung các quy định của Việt Nam về tài nguyên và môi trường. - Đề tài sẽ lập, sử dụng các bảng trong các nghiên cứu, phân tích để hình ảnh hóa các so sánh, đánh giá để cung cấp cái nhìn rõ ràng và khách quan cho các phân tích trong nghiên cứu. 4. Những đóng góp mới của khoá luận Thứ nhất, Đề tài đáp ứng nhu cầu cấp thiết hoàn thiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường của Việt Nam bảo đảm thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP. Đồng thời, đề tài đưa ra các giải pháp chính sách giải quyết các vấn đề tồn tại liên quan đến nâng cao năng lực, minh bạch trong tham gia thị trường CPTPP. Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm thực thi Hiệp định CPTPP một mặt giúp Việt Nam hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết, tránh các xung đột, tranh chấp trong quản lý nhà nước. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là nhà đầu tư, kinh doanh, thương mại khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực trên cơ sở hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường phù hợp với Hiệp định CPTPP, từ đó giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của CPTPP về bảo vệ môi trường tránh vi phạm, xung đột, tranh chấp, khiếu nại trong quá trình đầu tư, kinh doanh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Khoá luận 13
  • 14. Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu đề tài có góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tài nguyên và môi trường, đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài là bộ tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan nhà nước, các trường Đại học, Viện nghiên cứu nhằm phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo. 6. Kết cấu của Khoá luận Kết cấu của khoá luận , ngoài phần tóm tắt, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các cam kết về môi trường trong Hiệp định. Chương 2: Cơ hội, thách thức đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc thực thi các cam kết môi trường của Hiệp định CPTPP Chương 3: Giải pháp đối với Việt Nam trước những cơ hội và thách thức đặt ra 14
  • 15. CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) VÀ CÁC CAM KẾT VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG HIỆP ĐỊNH 1.1. Sơ lược nội dung Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Hiệp định CPTPP gồm 30 chương có thể chia thành các nhóm như sau: - Chương 1: các quy định chung và giải thích từ ngữ - Từ Chương 2 đến Chương 8 là các quy định về thương mại hàng hóa, bao gồm cả các nội dung về rào cản kỹ thuật và biện pháp vệ sinh dịch tễ Các quy định về thương mại hàng hóa của CPTPP được xây dựng nhằm giảm đến mức tối đa các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa luân chuyển giữa các quốc gia thành viên. CPTPP yêu cầu việc loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng và giảm thuế lớn đối với các mặt hàng còn lại. Các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ bị kiểm soát chặt chẽ để tránh bị lạm dụng nhằm mục đích bảo hộ thương mại. Nguyên tắc xuất xứ trong CPTPP đối với nhiều loại hàng hóa sẽ làm dịch chuyển về mặt địa lý các dự án đầu tư sản xuất. - Từ Chương 9 đến Chương 14 là các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ Các quy định về đầu tư và thương mại dịch vụ trong CPTPP yêu cầu cao hơn rất nhiều so với WTO. Thứ nhất, nguyên tắc chỉ tiến không lùi yêu cầu các quốc gia không được ban hành các quy định liên quan đến đầu tư kém thuận lợi hơn so với quy định trước đó. Thứ hai, nguyên tắc chọn bỏ thay vì chọn cho được hiểu rằng tất cả những lĩnh vực không được liệt kê trong văn kiện là mở cửa toàn diện. Thứ ba, cơ chế giải quyết tranh chấp nhà đầu tư và nhà nước sẽ giúp các nhà đầu tư được quyền khởi kiện cả những văn bản pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. - Từ Chương 15 đến Chương 26 là các quy định về thể chế kinh tế gồm các vấn đề đấu thầu, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác, phát triển, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hài hòa hóa, chống tham nhũng… 15
  • 16. Mỗi chương đề cập đến một vấn đề khác nhau, nhưng đều dựa theo nguyên tắc chung là các quốc gia bảo đảm việc xây dựng các thể chế kinh tế sao cho tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp nội khối. Đây được coi là các vấn đề "có liên quan đến thương mại" và nhiều chương trong số đó lần đầu tiên xuất hiện trong các hiệp định thương mại tự do như môi trường, lao động, chống tham nhũng… - Từ Chương 27 đến Chương 30 là các quy định về thực thi CPTPP bao gồm tổ chức và hoạt động của các cơ quan CPTPP, giải quyết tranh chấp, ngoại lệ và điều khoản cuối cùng. 1.2. Các vấn đề về môi trường trong thương mại quốc tế Tác động của việc tự do hóa thương mại quốc tế lên môi trường luôn là yếu tố không thể bỏ qua trong các hiệp định thương mại. Có thể kể đến một số tác động chủ yếu sau: - Sự gia tăng hoạt động kinh tế tác động lên nhu cầu sử dụng tài nguyên và sức chịu tải của môi trường Đối với các hiệp định thương mại truyền thống, việc gỡ bỏ rào cản đối với hàng hóa giúp mở rộng thị trường từ đó làm gia tăng các hoạt động sản xuất kinh tế của con người, như tăng quy mô các nhà máy sản xuất, gia tăng hoạt động vận tải, tăng khối lượng chất thải… Các hoạt động kinh tế đó cũng sẽ kéo theo các tác động môi trường về nhu cầu sử dụng tài nguyên và khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường. Đây là tác động trực tiếp, dễ nhận thấy nhất của các hiệp định thương mại tự do lên môi trường và tài nguyên của tất cả các quốc gia tham gia. - Sự dịch chuyển đầu tư về các quốc gia có chi phí bảo vệ môi trường thấp hơn Pháp luật về bảo vệ môi trường tại các quốc gia không tương đồng nhau nên các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn đầu tư sản xuất tại những nơi có pháp luật lỏng lẻo hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Điều này sẽ khiến cho các tác động môi trường tổng thể gia tăng, bao gồm cả việc sự dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên và phát sinh chất thải, biến đổi đối với môi trường tự nhiên. Sự dịch chuyển đầu tư 16
  • 17. này có thể giúp các quốc gia đang phát triển có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra quan ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. Theo một nghiên cứu của Đinh Đức Trường được công bố gần đây, một trong những lý do để các doanh nghiệp FDI chọn đầu tư vào Việt Nam là do chi phí môi trường thấp, với mức tiết kiệm chủ yếu nằm trong khoảng từ 10% đến 50% so với đầu tư vào nước mẹ. - Không bình đẳng về chi phí bảo vệ môi trường trong sản xuất Trong trường hợp giữa các quốc gia khác nhau có sự chênh lệch quá lớn về mức độ bảo vệ môi trường có thể dẫn đến tình trạng các chi phí bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại các quốc gia này khác nhau. Quốc gia nào có quy định bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn có thể sẽ khiến sản phẩm được sản xuất tại nước đó có chi phí cao hơn từ đó kém cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại đến từ quốc gia có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Điều đó dẫn đến nhu cầu cần có sự điều chỉnh trong pháp luật về thương mại quốc tế nhằm hạn chế bớt sự chênh lệch này. - Hạn chế quyền đặt hàng rào kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường Mặc dù các hiệp định thương mại đều có ngoại lệ cho phép các quốc gia đặt ra rào cản đối với hàng hóa nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, nhưng trong khuôn khổ WTO và GATT đã ghi nhận 9 vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề môi trường. Nội dung chủ yếu của các vụ kiện này là xác định ranh giới giữa quyền bảo vệ môi trường một cách chính đáng của các quốc gia và việc lợi dụng nó nhằm mục đích bảo hộ thương mại . Những tác động này khiến các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm trong các hiệp định thương mại tự do. 1.3. Nguồn gốc về vấn đề môi trường trong Hiệp định CPTPP CPTPP là một hiệp định thương mại, do đó, các vấn đề CPTPP đề cập cũng phải xuất phát từ các lý do thương mại. Mặc dù không có giải thích một cách công khai và chính thức, song có thể phỏng đoán rằng chương môi trường được đưa vào CPTPP bởi các lý do sau: 17
  • 18. - Thứ nhất, do sự lo ngại tác động tiêu cực của việc gia tăng các hoạt động sản xuất lên tài nguyên và môi trường nên nhiều tổ chức hoạt động vì môi trường đã vận động để Chính phủ các nước phát triển đưa nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các hiệp định thương mại như CPTPP. - Thứ hai, chi phí bảo vệ môi trường không bình đẳng giữa các quốc gia. Các doanh nghiệp sản xuất tại các nước phát triển lo ngại về việc mình sẽ bị mất thị phần do hàng hóa đến từ các nước đang phát triển mà quá trình sản xuất ra chúng đã không bảo đảm công tác bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn là việc làm của người dân tại các nước phát triển. Do đó, chính phủ các nước phát triển có lý do để đưa các nội dung về môi trường vào một hiệp định thương mại như CPTPP nhằm hạn chế việc các nước đang phát triển thu hút đầu tư thông qua việc cắt giảm các biện pháp bảo vệ môi trường. Lý do thứ hai này dẫn đến nguy cơ việc thực thi các nội dung về môi trường trong CPTPP sẽ rất khác nhau giữa những mặt hàng khác nhau. Ví dụ, nếu nước phát triển và đang phát triển cùng sản xuất một thứ mặt hàng có sự cạnh tranh với nhau thì các nước phát triển sẽ có động lực để yêu cầu nước đang phát triển bảo đảm yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất mặt hàng đó. Nhưng nếu không có sự cạnh tranh này, thậm chí nước phát triển là nơi tiêu thụ sản phẩm thì việc yêu cầu nước đang phát triển tăng cường bảo vệ môi trường lại có tác động làm tăng giá hàng hóa đấy tại nước phát triển. Đây là vấn đề cần được lưu ý trong quá trình thực thi CPTPP ở Việt Nam. Ngay trong lời nói đầu, các nước CPTPP đã xác định một trong những mục tiêu của Hiệp định CPTPP là: “nhằm thúc đẩy việc bảo vệ môi trường ở cấp độ cao, thông qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường; và đẩy mạnh các mục tiêu phát triển bền vững, thông qua các chính sách và hành động hộ trợ đồng thời cả thương mại và môi trường”. Như vậy, quan điểm của CPTPP về vấn đề môi trường rất rõ ràng, bao gồm 2 nội dung: (1) tăng cường thực thi pháp luật về môi trường và (2) ban hành và thực thi các chính sách cân bằng giữa thương mại và môi trường theo hướng phát triển bền vững. 18
  • 19. 1.4. Các cam kết về môi trường trong Hiệp định CPTPP 1.4.1. Mục tiêu, phạm vi, các cam kết chung của Chương Môi trường 1.4.1.1. Mục tiêu của Chương Môi trường Điều 20.2.(1) khẳng định Chương Môi trường có 3 mục tiêu: (1) thúc đẩy các chính sách tương hỗ giữa thương mại và môi trường; (2) thúc đẩy việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường; và (3) nâng cao năng lực của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề môi trường có liên quan đến thương mại. Mặc dù đây là các mục tiêu phù hợp với chính sách chung của Việt Nam về vấn đề môi trường, nhưng cách tiếp cận của CPTPP có điểm khác biệt so với cách tiếp cận truyền thống của pháp luật môi trường Việt Nam, nằm ở hai điểm: - Thứ nhất, CPTPP chú trọng sự cân bằng giữa thương mại và môi trường. Xuất phát từ bản chất là một hiệp định thương mại, CPTPP không điều chỉnh các vấn đề môi trường phi thương mại như các Hiệp định môi trường mà Việt Nam đã ký kết trước đây. Điều này đòi hỏi các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách về môi trường cũng cần có cách tiếp cận riêng khi chính sách có tác động đến các hoạt động thương mại. - Thứ hai, CPTPP tập trung nhiều vào vấn đề thực thi luật môi trường so với việc chỉ dừng lại ở giai đoạn xây dựng pháp luật như nhiều điều ước quốc tế về môi trường trước đây. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ "tuân thủ trên giấy", tức là có ban hành quy định tương thích với CPTPP, nhưng không thực thi thì coi như không tuân thủ. Ngoài ra, CPTPP cũng chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực của các quốc gia khi giải quyết vấn đề môi trường. Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có trình độ phát triển thấp trong khối, nên Việt Nam chủ yếu sẽ là đối tượng đón nhận hỗ trợ từ các nước CPTPP khác trong việc nâng cao năng lực. Điều này không có gì mới lạ so với các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia trước đây. Tuy nhiên, như đã phân tích trong phần trên, xuất phát điểm của CPTPP cũng là một hiệp định thương mại tự do chứ không phải là một điều ước về môi 19
  • 20. trường, do đó, phạm vi hỗ trợ mà Việt Nam nhận được sẽ chỉ dừng lại ở các vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia CPTPP. Nguyên tắc không cản trở trá hình đối với thương mại Điều 20.2.(3) nhắc lại nguyên tắc các quốc gia không được lạm dụng pháp luật về môi trường để hạn chế thương mại và đầu tư một cách trá hình. Điều khoản này tương tự như nguyên tắc đã được áp dụng trong WTO, nhưng mở rộng hơn. Nếu như WTO chỉ áp dụng nguyên tắc này đối với các biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa tại biên giới, thì CPTPP còn áp dụng cho toàn bộ các quy định về môi trường khác. Nói cách khác, nếu như trước đây việc cấm "trá hình" chỉ áp dụng cho các chính sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì với TPP đã mở rộng ra toàn bộ pháp luật về môi trường như phạm vi xác định tại Điều 20.1. Đây là quy định quan trọng, nhưng cũng rất khó để xác định, đặc biệt là xác định yếu tố "trá hình" trong việc ban hành và thực thi chính sách. Bởi mỗi chính sách luôn có nhiều tác động khác nhau đồng thời đến cả kinh tế, thương mại và môi trường. Việc xác định xem chính sách đó thực sự vì mục đích bảo vệ môi trường hay chỉ "trá hình" để phục vụ mục tiêu hạn chế thương mại là điều không dễ dàng. Kinh nghiệm của WTO trong vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy, việc phân biệt hai trường hợp này chủ yếu dựa trên việc xác định cơ sở khoa học của chính sách đó. Nếu chính sách đưa ra có cơ sở khoa học, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học về môi trường, thì được coi là không "trá hình". WTO không yêu cầu quá cao về việc nghiên cứu khoa học đó phải thực sự đáng tin cậy mà chỉ cần có bằng chứng về mặt khoa học là được. Điều luật này không quy định nghĩa vụ bắt buộc đối với Việt Nam, song cũng đưa ra gợi ý cho việc đánh giá tác động khi xây dựng chính sách môi trường. Các cơ quan xây dựng chính sách môi trường chỉ cần đưa ra được bằng chứng khoa học để chứng minh rằng quy định mình xây dựng có tác dụng bảo vệ môi trường là đủ. 1.4.1.2. Phạm vi của Chương Môi trường 20
  • 21. Phạm vi của Chương 20 CPTPP được xác định theo định nghĩa của pháp luật về môi trường tại Điều 20.1 CPTPP. Theo định nghĩa này, thì lĩnh vực bảo vệ môi trường bao trùm nhiều lĩnh vực bảo vệ môi trường được bảo hiểm, trong khi đó vấn đề về an toàn và sức khỏe người lao động bị loại trừ. Theo định nghĩa về luật môi trường, phạm vi của Chương 20 CPTPP đi vượt ra ngoài các lĩnh vực được nêu cụ thể tại các Điều 20.5 đến 20.17 CPTPP. Trong đó gồm bảo vệ môi trường nước, không khí và đất; cũng như quản lý hóa chất và chất thải 1.4.1.3. Các cam kết chung Điều 20.3 đưa ra 7 cam kết chung, trong đó có 4 vấn đề có tác động đến hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm: Những yêu cầu bắt buộc được quy định tại Điều 20.3 (1), (2) và (7) CPTPP. Với những khoản này, các bên CPTPP nhận ra mối tương quan giữa thương mại và bảo vệ môi trường, chủ quyền của các bên CPTPP để quyết định mức độ bảo vệ môi trường và thiết lập các ưu tiên, và sự không phù hợp của các hoạt động thực thi của một bên CPTPP trong lãnh thổ của một bên trong CPTPP. 1.4.2. Các lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể trong Chương 20 Hiệp định CPTPP Một số lĩnh vực môi trường được đặc biệt chú ý quy định cụ thể trong Chương 20 CPTPP, bao gồm: bảo vệ tầng ô-zôn, bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu biển; bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; kiểm sát loài ngoại lại xâm lấn, chuyển đổi sang nền kính tế các bon thấp, đánh bắt hải sản và bảo vệ động vật nguy cấp. 1.4.2.1. Bảo vệ tầng ô-zôn Các biện pháp kiểm soát các chất gây suy giảm tầng ô-zôn CPTPP yêu cầu các quốc gia có biện pháp kiểm soát sản xuất, buôn bán và tiêu thụ các chất gây suy giảm tầng ô-zôn. Phụ lục 20-A cũng đã liệt kê các văn bản pháp luật về bảo vệ tầng ô-zôn mà Việt Nam đã ban hành và có nghĩa vụ duy trì, bao gồm: Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT- BCT-BTNMT và Quyết định 15/2006/QĐ-BTNMT. Như vậy, pháp luật Việt Nam 21
  • 22. đã hoàn toàn tuân thủ các quy định tại Điều 20.5 (1) của CPTPP và không cần thiết phải điều chỉnh. Hiệu lực của Điều 20.5.1 không cao vì Việt Nam chỉ bị coi là vi phạm khi Việt Nam không thực hiện các biện pháp kiểm soát sản xuất, sử dụng, buôn bán chất gây suy giảm tầng ô-zôn mà có tác động xấu đến sức khỏe con người, môi trường và phải ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gia CPTPP. Như vậy, các điều kiện để chứng minh vi phạm là rất ngặt nghèo. Ngoài các văn bản đã được liệt kê tại Phụ lục 20-A, qua rà soát cho thấy Việt Nam có nhiều các văn bản khác cũng có quy định nhằm bảo vệ tầng ô-zôn. Ví dụ Danh mục các công nghệ cấm chuyển giao theo Luật Chuyển giao công nghệ cũng có nội dung bao gồm các Công nghệ sử dụng chất CFC và HCFC. Thông tư 14/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý môi trường trong chế biến thủy sản cũng có quy định về việc loại bỏ hoặc giảm tiêu thụ tiến tới loại bỏ đối với các thiết bị làm lạnh có sử dụng CFCs. Thông tư 53/2012/TT-BGTVT cũng yêu cầu các hãng hàng không dân dụng phải có kế hoạch thay thế tiến tới loại trừ việc sử dụng các chất làm lạnh nhóm CFC. Trong Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững cũng có một tiêu chí về việc cơ sở lưu trú có sử dụng thiết bị làm lạnh CFC hay không. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã vượt trên yêu cầu của CPTPP về nội dung này. Minh bạch và sự tham gia của công chúng trong hoạt động bảo vệ tầng ô- zôn Điều 20.5.(2) yêu cầu Việt Nam phải công bố công khai các thông tin phù hợp về các chương trình và hành động, bao gồm cả các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ tầng ô-zôn. Ngoài ra, điều luật này cũng khuyến khích Việt Nam thực hiện các hoạt động tham vấn cộng động về các biện pháp bảo vệ tầng ô-zôn. Trong Chương 20, có 3 điều luật yêu cầu các quốc gia thành viên phải công bố thông tin về các chương trình, hoạt động gồm: Điều 20.5.(2) về chương trình, hoạt động bảo vệ tầng ô-zôn; Điều 20.6.(2) về chống ô nhiễm từ tàu biển; Điều 20.13.(5) về bảo vệ đa dạng sinh học. Vấn đề tham vấn cộng đồng và công khai thông tin sẽ được bàn sâu hơn tại nội dung về các quy định thủ tục tại Điều 20.7.(1). 22
  • 23. Riêng đối với các thông tin về chương trình, hoạt động bảo vệ tầng ô-zôn, qua thực tiễn rà soát, chưa ghi nhận trường hợp nào các chương trình, kế hoạch hành động liên quan đến bảo vệ tầng ô-zôn được tiến hành tham vấn trước khi quyết định. Về công khai thông tin, hiện nay website của Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Nghị định thư Montreal ở Việt Nam là Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (http://www.dmhcc.gov.vn/) và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto (http://www.noccop.org.vn/) cũng không có nhiều thông tin về các dự án, chương trình hoạt động của Việt Nam về bảo vệ tầng ô-zôn. Qua rà soát, hai website này chỉ đăng tải hai hoạt động là "Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn 1" (năm 2012) do Quỹ đa phương thi hành Nghi định thư Montreal tài trợ ủy thác qua Ngân hàng Thế giới WB và Chương trình quốc gia của Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô-zôn (năm 1994). Hợp tác quốc tế về bảo vệ tầng ô-zôn CPTPP cũng quy định các quốc gia phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề về các chất gây suy giảm tầng ô-zôn, tập trung chủ yếu vào vấn đề trao đổi thông tin và kinh nghiệm liên quan đến (1) các chất thay thế chất gây suy giảm tầng ô-zôn; (2) các thực tiễn, chính sách và chương trình quản lý thiết bị làm lạnh; (3) các phương pháp đo ô-zôn trong tầng bình lưu; và (4) chống lại việc buôn bán trái phép các chất gây suy giảm tầng ô-zôn. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp cận với thông tin, học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc bảo vệ tầng ô- zôn hoặc nhận được các hỗ trợ trong việc loại bỏ, thay thế các chất gây suy giảm tầng ô-zôn và các thiết bị làm lạnh có sử dụng các chất này. 1.4.2.2. Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu Điều 20.6 Hiệp định CPTPP quy định việc bảo vệ môi trường với việc thực thi các biện pháp bảo vệ ô nhiễm từ tàu biển, quy định về sự minh bạch và sự tham gia của công chúng và nêu các lĩnh vực hợp tác giữa các bên trong CPTPP Các biện pháp kiểm soát 23
  • 24. CPTPP yêu cầu Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm từ tàu được quy định trong 4 văn bản gồm: (1) Luật Bảo vệ môi trường 2014; (2) Bộ luật Hàng hải 2005; (3) Thông tư 50/2012/TT-BGTVT về quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải chứa dầu từ tàu biển tại cảng của Việt Nam; (4) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 26:2014/BGTVT về hệ thống chống ô nhiễm của tàu biển. Theo quy định này, hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ cần duy trì các quy định tại 4 văn bản này là được coi đã tương thích với yêu cầu của CPTPP. Tương tự như các biện pháp bảo vệ tầng ô-zôn, một quốc gia chỉ bị xem là vi phạm quy định này nếu việc vi phạm đó có ảnh hưởng đến thương mại nội khối CPTPP. Do đó, khả năng Việt Nam vi phạm quy định này là rất nhỏ. Tuy nhiên, vấn đề thực thi các quy định tại 4 văn bản này phức tạp hơn so với bảo vệ tầng ô-zôn. Một số quy định cụ thể như: - Luật Bảo vệ môi trường 2014 đưa ra một số biện pháp để chống ô nhiễm môi trường từ tàu biển gồm: (1) chất thải từ tàu biển phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; (2) dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại khác từ tàu biển phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định vể quản lý chất thải; (3) phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển; (4) quản lý chất thải rắn thông thường trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy; (5) lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; và (6) quản lý, thu gom, xử lý nước thải. - Bộ Luật Hàng hải 2005 đưa ra các biện pháp chống ô nhiễm môi trường từ tàu biển gồm: (1) đăng kiểm tàu biển; (2) tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác bắt buộc phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu về ô nhiễm môi trường; và (3) không cho phép tàu ra vào cảng hoặc bắt giữ tàu biển khi không đủ điều kiện cần thiết về phòng ngừa ô nhiễm môi trường; 24
  • 25. - Các biện pháp chống ô nhiễm của Thông tư 50/2012/TT-BGTVT bao gồm: (1) cảng biển, bến cảng phải trang bị phương tiện tiếp nhận hoặc trạm xử lý chất thải lỏng có dầu; (2) các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu từ tàu biển phải được cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại; (3) bên tiếp nhận chất thải lỏng có dầu tại cảng phải báo cáo kết quả giao nhận và xử lý sau mỗi lần thực hiện; (4) bên tiếp nhận, xử lý chất thải phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước; (5) tàu biển vào cảng phải khai báo về lượng chất thải lỏng có dầu hiện có trên tàu; (6) nếu tàu biển có yêu cầu về phương tiện tiếp nhận và xử lý chất thải lỏng có dầu phải khai báo với Cảng vụ hàng hải; (7) kế hoạch giao nhận chất thải lỏng có dầu tại khu vực cảng biển, bến cảng nơi tàu đến phải được gửi cho Cảng vụ hàng hải; và (8) phải có Nhật ký dầu, được ghi chép đầy đủ và trình cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 26:2014/BGTVT đưa ra các biện pháp như: thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, kế hoạch ứng cứu ô nhiễm do dầu, do thải các chất lỏng độc, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không khí. Rõ ràng, việc bảo đảm thực thi các quy định này không đơn giản. Ví dụ, quy định chất thải từ hoạt động của tàu biển phải được thu gom, xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tương đối khó thực thi bởi rất khó để giám sát tuân thủ. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có quy chuẩn kỹ thuật môi trường riêng đối với nước thải từ tàu biển, mà buộc phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp chung. Ngoài ra, Việt Nam còn có một số văn bản khác cũng liên quan đến vấn đề chống ô nhiễm từ tàu biển như Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải, Quyết định 02/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 17:2011/BGTVT về “Quy phạm về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa”; Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 21/6/2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải có quy định một số hành vi vi phạm như (1) không ghi nhật ký bơm nước la canh; (2) không trang bị các thùng chứa, phân loại rác theo quy định; (3) 25
  • 26. bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển; (4) cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong gây ô nhiễm môi trường; (5) tiến hành bơm chuyển nhiên liệu giữa tàu thuyền và phương tiện khác khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải; (6) không có đủ các trang thiết bị phân ly dầu nước theo quy định hoặc có trang thiết bị nhưng không sử dụng được; (7) để xảy ra rò rỉ nước thải có lẫn dầu từ trên tàu xuống cầu cảng hoặc vùng nước cảng biển; (8) không chấp hành một trong những quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu; (9) cho tàu thuyền khác cập mạn khi đang trong quá trình tiếp nhận nhiên liệu giữa hai tàu… Theo báo cáo của Cục Hàng hải, Việt Nam đã gia nhập Phụ lục I và II của Công ước MARPOL từ năm 1991 và đã có nhiều biện pháp để thực thi như tăng cường công tác kiểm tra nhà nước cảng biển, xây dựng hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu tại các cảng biển, dần tiến tới xây dựng các trung tâm thu gom, xử lý chất thải lỏng lẫn dầu từ tàu biển. Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2015 có 30% cảng biển quốc tế có trang bị phương tiện thu gom, xử lý rác thải, dầu thải từ tàu biển và đến năm 2020, con số này đạt 70%. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh để hướng dẫn việc thực hiện tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp ứng công ước quốc tế MARPOL, và cũng chưa có các chính sách hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị, công trình để tiếp nhận và xử lý chất thải này. Từ đó dẫn đến sự manh mún trong công tác tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu tại các cảng, gây không ít khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát công tác này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện Công ước MARPOL, nhưng trong lĩnh vực này Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định, cụ thể: (1) công tác tuyên truyền thực hiện Công ước còn chậm, hiệu quả thấp; (2) chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực thi công ước; (3) số lượng cảng biển trang bị hệ thống tiếp nhận nước thải lẫn dầu, cặn dầu từ các tàu còn rất ít [Đề án “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, đề xuất quy hoạch và triển khai xây dựng các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp ứng yêu cầu của công ước 26
  • 27. MARPOL và các quy định của pháp luật liên quan” – Cục Hàng hải Việt Nam, 2014.]. Ngày 16/10/2014, Việt Nam đã tham gia thêm các Phụ lục III, IV, V và VI của Công ước MARPOL. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 11/05/2016 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện các Phụ lục II, IV, V và VI của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra nhằm tăng cường việc thực hiện các nội dung mà Việt Nam đã cam kết trong Công ước này. Theo đó, từ năm 2016 đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiến hành rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra và quản lý chất thải phát sinh từ tàu trong hoạt động hàng hải, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi, công tác điều tra, phát hiện vi phạm, tai nạn hàng hải. Hàng năm, các cơ quan nhà nước thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thể thực hiện trách nhiệm của quốc gia có tàu mang cờ, trách nhiệm của quốc gia ven biển và trách nhiệm của quốc gia có cảng. Từ năm 2016 đến năm 2030, Việt Nam sẽ tập trung vào việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống tiếp nhận chất thải tại các cảng biển, triển khai áp dụng các trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát chất thải phát sinh từ tàu biển. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng đã ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành theo Quyết định 02/2013/QĐ-TTg. Tuy nhiên, theo một số phản ánh thực tế thì việc ứng phó với sự cố tràn dầu vẫn còn nhiều lúng túng, chưa có sự đồng bộ về phân công phối hợp hay có trang thiết bị phù hợp. Công khai về các chương trình, hành động Điều 20.6.(2) yêu cầu Việt Nam phải công khai các thông tin phù hợp về các chương trình và hành động, bao gồm cả các chương trình hợp tác, có liên quan đến việc chống ô nhiễm từ tàu biển. Tương tự phần về bảo vệ tầng ô-zôn, vấn đề pháp luật về công khai thông tin sẽ được tập trung phân tích tại Điều 20.7.(1). Đơn vị chịu trách nhiệm thực thi công ước MARPOL ở Việt Nam là Cục Hàng hải Việt Nam và các đề án, chương trình hành động để thực hiện công ước này đã được công bố trên website của Cục tại địa chỉ 27
  • 28. http://www.vinamarine.gov.vn/. Hiện nay, trên website này có đăng tải Danh mục các đề án được phê duyệt qua các nă 2013 và 2014 trong đó có cả các đề án liên quan đến việc chống ô nhiễm từ tàu biển. Ngoài ra, một văn bản hết sức quan trọng là Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải (ban hành theo Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 06/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã được đăng tải đầy đủ. Như vậy, về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ công khai thông tin đối với các đề án, dự án, chương trình hành động có liên quan trong lĩnh vực chống ô nhiễm từ tàu biển tương đối đầy đủ. Hợp tác quốc tế về chống ô nhiễm từ tàu biển CPTPP yêu cầu các quốc gia phải hợp tác để giải quyết các vấn đề chung liên quan đến chống ô nhiễm từ tàu biển. Nội dung hợp tác bao gồm: (1) ô nhiễm do sự cố từ tàu biển; (2) ô nhiễm từ hoạt động thường ngày của tàu; (3) ô nhiễm do cố ý; (4) phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu chất thải từ tàu; (5) khí thải từ tàu biển; (6) trang bị thiết bị tiếp nhận chất thải tại cảng; (7) tăng cường bảo vệ các khu vực địa lý đặc biệt; và (8) các biện pháp bảo đảm thi hành bao gồm thông báo đến quốc gia mà tàu mang cờ. Hiện nay, một trong những vấn đề mà Việt Nam gặp phải khi thực thi công ước MARPOL là không đủ nguồn lực để trang bị các thiết bị bảo vệ môi trường trên đội tàu mang cờ Việt Nam và thiết bị tiếp nhận chất thải từ tàu biển. Với các nội dung hợp tác trong CPTPP như vậy, Việt Nam có thể sẽ nhận được sự hỗ trợ từ quốc gia khác trong việc trang bị thiết bị bảo vệ môi trường trên tàu và thiết bị tiếp nhận chất thải tại cảng. 1.4.2.3. Đa dạng sinh học Điều 20.13 CPTPP nêu lên vấn đề về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, thông qua việc khuyến khích các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, minh bạch, sự tham gia của công chúng và chỉ ra các nội dung hợp tác giữa các bên trọng CPTPP. Ngoài ra, còn bảo tồn và phát huy các kiến thức truyền thống trong bảo tồn bền vững đa dạng sinh học và tiếp cận nguồn gen 28
  • 29. Về vấn đề đa dạng sinh học, Việt Nam đã là thành viên của Công ước quốc tế về đa dạng sinh học (CBD) nên hầu như tất cả các yêu cầu của CPTPP đã được thể hiện trong pháp luật Việt Nam. Cũng do Hoa Kỳ không phải là thành viên của CBD nên các cam kết ở đây không quá chi tiết hay bắt buộc cao đối với các thành viên CPTPP. Vì vậy, việc tuân thủ nội dung này của CPTPP đối với Việt Nam tương đối đơn giản. Việt Nam đã có Luật Đa dạng sinh học từ năm 2008 với đầy đủ các nội dung cần thiết để đáp ứng CBD, trong đó có cả các yêu cầu về (1) tri thức truyền thống của cộng đồng; (2) giấy phép tiếp cận nguồn gen; (3) sự tham gia của công chúng và công bố thông tin; và (4) hợp tác quốc tế. Tri thức của cộng đồng có đóng góp cho bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học Điều 3.28 của Luật Đa dạng sinh học đã đưa ra khái niệm "tri thức truyền thống về nguồn gen là sự hiểu biết, kinh nghiệm, sáng kiến của người dân địa phương về bảo tồn và sử dụng nguồn gen." Tiếp đó, Điều 5.3 của Luật Đa dạng sinh học về các chính sách chung của Nhà nước có quy định việc Nhà nước khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học. Luật đa dạng sinh học quy định tri thức truyền thống về nguồn gen tại Việt Nam được coi là tài sản trí tuệ và được bảo hộ bản quyền. Luật cũng khuyến khích việc đăng ký sở hữu đối với loại tài sản trí tuệ này. Cho đến nay, mới chỉ có Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành về sở hữu công nghiệp có quy định về đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống. Theo đó, ngoài các yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống còn phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó. Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định 29
  • 30. được nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó. Lưu ý, trong chương 18 về sở hữu trí tuệ của CPTPP, Điều 16 về hợp tác trong các lĩnh vực tri thức truyền thống cũng có quy định nghĩa vụ đối với Việt Nam trong việc hợp tác quốc tế nhằm nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, và các nguồn gen. Việt Nam sẽ thực hiện việc thẩm định sáng chế, bao gồm: (1) khi xác định tác phẩm gốc, thông tin sẵn có trong tài liệu liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen có thể được xem xét; (2) một cơ hội cho các bên thứ ba trích dẫn bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra có thẩm quyền các tác phẩm gốc mà có thể được bằng sáng chế, bao gồm các tác phẩm gốc trước đây liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen; (3) việc sử dụng các cơ sở dữ liệu hoặc thư viện số có chứa tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen khi thích hợp và phù hợp; và (4) hợp tác trong việc đào tạo giám định viên bằng sáng chế trong việc xem xét đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến tri thức truyền thống gắn với các nguồn gen. Đây có thể được xem là tiêu chí phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến việc công nhận tri thức truyền thống về nguồn gen. Mục đích sử dụng thương mại của nguồn gen tương đối đa dạng, tập trung chủ yếu vào các công dụng trong dược liệu và thực phẩm. Việt Nam là quốc gia có nhiều tri thức truyền thống về nguồn gen và cũng có mức độ đa dạng sinh học cao. Rất nhiều ví dụ về tri thức truyền thống của người Việt có thể kể đến như công dụng chữa bệnh bồi bổ sức khỏe của một số loại thực vật. Chính vì thế, việc bảo hộ đối với tri thức truyền thống về nguồn gen là khá quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng ký cấp bằng sáng chế đối với tri thức truyền thống về nguồn gen chưa được thực hiện đúng mức. Tiếp cận nguồn gen và giấy phép tiếp cận nguồn gen Việc tiếp cận nguồn gen cũng đã được quy định trong Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam. Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học cũng 30
  • 31. đã quy định chi tiết về trình tự thủ tục tiếp cận nguồn gen, theo đó, chủ thể có nhu cầu sử dụng nguồn gen phải thực hiện các thủ tục sau: (1) đăng ký tiếp cận nguồn gen tại UBND cấp tỉnh nơi có nguồn gen; (2) ký hợp đồng việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen (hợp đồng này phải được UBND cấp xã xác nhận); và (3) gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen. Điều kiện để được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen là việc sử dụng nguồn gen không được có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia. Thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen thuộc về UBND cấp tỉnh, riêng đối với các loài được ưu tiên bảo vệ thì thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT. Chủ thể quản lý nguồn gen ở Việt Nam là các Ban quản lý khu bảo tồn hoặc tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn; chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứ khoa học và phát triển công nghệ, cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất, rừng, mặt nước, và UBND cấp xã. Bên tiếp cận nguồn gen phải chia sẻ lợi ích với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ. Việc chia sẻ lợi ích có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như bằng tiền, hiện vật, đào tạo, chuyển giao công nghệ, đóng góp kinh tế địa phương, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo… và được xác định trong hợp đồng và giấy phép, nhưng không được thấp hơn 30% tổng lợi ích ích thu được từ việc tiếp cận nguồn gen đó. Thủ tục mang tính tiền kiểm của việc tiếp cận nguồn gen như vậy là tương đối chặt chẽ, song lại chưa thực sự minh bạch. Pháp luật yêu cầu phải đăng ký và được UBND cấp tỉnh chấp nhận tiếp cận nguồn gen trước khi ký hợp đồng, nhưng lại không có quy định về tiêu chí chấp nhận hay không chấp nhận. Tiêu chí để không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen là "có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia" cũng rất chung chung và không có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Các quy định này sẽ tạo nguy cơ tùy tiện trong quá trình áp dụng. Việc điều chỉnh các quy định này theo hướng tăng tính minh bạch không chỉ giúp quá trình thực thi trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn mà còn có tác dụng giúp Việt Nam tuân thủ tốt hơn các quy định của CPTPP. Bởi lẽ, dù CPTPP 31
  • 32. cho phép Việt Nam áp dụng cơ chế tiền kiểm trong việc tiếp cận nguồn gen, nhưng cơ chế tiền kiểm đó cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung của CPTPP về không tạo rào cản trá hình cho thương mại hoặc phân biệt đối xử. Ngoài quản lý bằng giấy phép tiếp cận nguồn gen, pháp luật Việt Nam còn hạn chế việc xuất khẩu nguồn gen thông qua các quy định về cấm xuất khẩu giống cây trồng, vật nuôi, loài thủy sản. Việt Nam đã ban hành Danh mục các giống vật nuôi, cây trồng, loài thủy sản không được phép xuất khẩu (Quyết định 69/2004/QĐ- BNN, Quyết định 78/2004/QĐ-BNN, và Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT). Công khai thông tin về đa dạng sinh học Tương tự như các vấn đề công khai thông tin về chương trình và hành động bảo vệ tầng ô-zôn và chống ô nhiễm từ tàu biển, pháp luật về vấn đề này của Việt Nam tương đối hoàn thiện. Thậm chí, pháp luật về đa dạng sinh học còn có khá nhiều quy định mang tính công khai thông tin, bao gồm: (1) danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; danh mục loài hoang dã bị cấm khai thác trong tự nhiên và Danh mục loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên; (2) danh mục loài ngoại lai xâm hại, thông tin về khu vực phân bổ, mức độ xâm hại, biện pháp kiểm soát, cô lập, diệt trừ; (3) thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học; (4) quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước và cấp tỉnh. Các thông tin này đều đã được công bố trên thực tế thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Luật Đa dạng sinh học cũng có quy định về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn đối với dự án thành lập khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trách nhiệm quản lý các chương trình và hoạt động về đa dạng sinh học của Việt Nam được giao cho Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT. Website đăng tải thông tin về các chương trình và hoạt động này tại địa chỉ: http://bca.vea.gov.vn/. Hiện nay, website đã có nhiều chuyên mục về thông tin, dữ liệu, danh mục và báo cáo đề tài, nhiệm vụ và nhiều chuyên mục khác liên quan 32
  • 33. đến các hoạt động, chương trình bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các chuyên mục này đều trống rỗng. Thông tin có được về các chương trình, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trên website được thể hiện ở mục tin tức chứ không được lập thành các thông báo hay báo cáo đầy đủ. Điều đáng ghi nhận là website đã có mục Hợp tác quốc tế nhằm đăng tải thông tin về các chương trình hợp tác quốc tế gồm: dự án “Ngăn ngừa và quản lý sinh vật rừng ngoại lai xâm hại ở rừng sản xuất và rừng được bảo vệ khu vực Đông Nam Á” (dự án IAS) và dự án “Xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam và lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương”. Như vậy, các quy định pháp luật về công khai thông tin các chương trình và hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đã tương thích với CPTPP. Về triển khai trên thực tế thì cần chú trọng hơn việc công bố thông tin trên website của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học. 1.4.2.4. Loài ngoại lai xâm hại Điều 20.14.(1) của CPTPP đề cập đến vấn đề loài ngoại lai xâm hại nhưng lại không đưa ra yêu cầu cứng về việc các quốc gia thành viên phải áp dụng biện pháp phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại. Do Hoa Kỳ không phải là một thành viên của Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) nên các cam kết ở điều luật này chỉ mang tính ghi nhận, trong khi CBD coi đây là nội dung bắt buộc. Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam cũng đã có quy định về loài ngoại lai xâm hại và các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và diệt trừ. Trách nhiệm điều tra và lập danh mục loài ngoại lai xâm hại thuộc về UBND cấp tỉnh, Bộ TNMT và Bộ NNPTNT. Nhiệm vụ chính kiểm soát việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại thuộc về cơ quan hải quan tại cửa khẩu. Đối với các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, phải thực hiện khảo nghiệm để bảo đảm loài đó không có nguy cơ xâm hại trước khi nuôi trồng. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm soát sự lây lan, phát triển, cô lập và diệt trừ loài ngoại lai xâm hại. Hiện nay, danh mục các loài ngoại lai xâm 33
  • 34. hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại đã được công bố tại Thông tư liên tịch 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và danh mục loài ngoại lai xâm hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1896/QĐ- TTg năm 2012 phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, tập trung kiểm soát và diệt trừ một số loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam gồm: ốc bươu vàng, cây mai dương, cây trinh nữ móc. 1.4.2.5. Nền kinh tế ít phát thải Điều 20.15 của CPTPP đề cập đến nền kinh tế ít phát thải, tuy nhiên, các quy định ở đây chỉ mang tính tuyên ngôn mà không có cam kết cụ thể. Về vấn đề này, CPTPP chỉ nhấn mạnh vào việc hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực. Các nội dung hợp tác mà CPTPP quan tâm bao gồm: (1) hiệu quả năng lượng; (2) phát triển các công nghệ hiệu quả, ít phát thải và các nguồn năng lượng thay thế, sạch và tái tạo; (3) giao thông bền vững và phát triển hạ tầng đô thị bền vững; (4) giải quyết nạn phá rừng và suy thoái rừng; (5) giám sát phát thải; (6) các cơ chế thị trường và phi thị trường; (7) phát triển ít phát thải, linh hoạt và chia sẻ thông tin và kinh nghiệm để giải quyết vấn đề này. Việt Nam là thành viên của Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam cũng tham gia Nghị định thư Kyoto và đang có kế hoạch tham gia Thỏa thuận Paris. Do đó, các biện pháp pháp lý về giảm thiểu phát thải, chống biến đổi khí hậu đã được Việt Nam thực hiện từ lâu. Việc hướng tới nền kinh tế ít phát thải đã được thể hiện trong nhiều quy định pháp luật cũng như chương trình hành động của Việt Nam. Về mặt quy định pháp luật, có thể kể đến nhiều quy định cả bắt buộc và khuyến khích nhằm giảm phát thải hoặc tăng khả năng hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính. Có thể kể đến như Luật bảo 34
  • 35. vệ môi trường, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về khoa học công nghệ, pháp luật về giao thông, hạ tầng… Về mặt chương trình hành động, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện nhiều các chiến lược, dự án, chương trình hành động nhằm thực hiện UNFCCC và Nghị định thư Kyoto, có thể kể đến như Quyết định 2139/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khi hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Chỉ thị 35/2005/CT-TTg thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Quyết định 1092/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Khung ma trận chính sách thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SR-RCC) do Thủ tướng Chính phủ ban hành. 1.4.2.6. Khai thác hải sản Điều 20.16 về khai thác hải sản là một trong những nội dung quan trọng của Chương Môi trường trong CPTPP và có nhiều nghĩa vụ có khả năng "gây khó" cho việc thực thi Việt Nam. Hệ thống quản lý khai thác thủy sản trên biển Với Điều 20.16(1) CPTPP, các bên ghi nhận tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nghề cá. Các bên cam kết thực hiện hệ thống quản lý nghề cá; bảo tồn cá mập; chống lại việc đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không dược quản lý. Việt Nam cam kết sẽ cố gắng vận hành một hệ thống quản lý khai thác hải sản đối với việc đánh bắt các loài động vật biển hoang dã và được thiết kế để: - Ngăn chặn đánh bắt cá quá mức; - Giảm bắt nhầm các loài sinh vật khác và con non, thông qua việc quản lý ngư cụ, thiết bị đánh cá và quản lý khu vực đánh cá dễ bị bắt nhầm; - Khuyến khích việc phục hồi nguồn lợi thủy sản tại các ngư trường đã bị khai thác quá mức bởi ngư dân Việt Nam. 35
  • 36. CPTPP yêu cầu hệ thống quản lý đánh cá này phải dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế như Thỏa thuận về việc thực hiện một số nội dung của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) liên quan đến bảo tồn và quản lý các ngư trường, Bộ quy tắc ứng xử của FAO về đánh cá có trách nhiệm, Thỏa thuận của FAO về khuyến khích tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế bởi các tàu cá tại vùng biển quốc tế và Kế hoạch hành động đánh cá bất hợp pháp, không khai báo và không bị quản lý (International Plan of Action to Prevent, Deter and Eliminate Illegal, Unreported and Unregulated Fishing 2001 (IUU fishing)). Lưu ý, CPTPP sử dụng khái niệm « IUU fishing » theo quy định của FAO tại Kế hoạch hành động năm 2001. Theo đó, đánh cá bất hợp pháp là (1) hoạt động đánh cá mà không được phép của Nhà nước hoặc trái với pháp luật của quốc gia đó, hoặc (2) hoạt động đánh cá vi phạm các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức quản lý đánh cá khu vực có liên quan; hoặc (3) vi phạm pháp luật quốc gia hoặc nghĩa vụ quốc tế. Đánh cá không báo cáo là (4) hoạt động đánh cá không được báo cáo hoặc báo cáo không chính xác đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (5) hoặc đánh cá tại khu vực thuộc thẩm quyền của tổ chức quản lý đánh cá khu vựv mà không được báo cáo hoặc báo cáo không chính xác. Đánh cá không được quản lý là (6) hoạt động đánh cá tại khu vực quản lý của tổ chức quản lý đánh cá khu vực có liên quan bởi tàu không có quốc tịch hoặc mang cờ của quốc gia không phải là thành viên của tổ chức đó, hoặc vi phạm các biện pháp bảo tồn và quản lý của tổ chức đó; hoặc (7) tại ngư trường mà không có biện pháp bảo tồn hoặc quản lý nhưng hoạt động đánh cá đó được thực hiện theo cách thức không phù hợp với trách nhiệm của quốc gia trong việc bảo tồn các nguồn lợi hải sản theo luật quốc tế. Bảo tồn sinh vật biển Việt Nam cam kết sẽ khuyến khích việc bảo tồn dài hạn các loài cá mập, rùa biển, chim biển và các loài thú biển, thông qua việc thực thi các biện pháp bảo tồn và quản lý. Các biện pháp đó có thể bao gồm: đối với cá mập: thu thập dữ liệu về các loài cụ thể, các biện pháp giảm thiểu bắt nhầm, giới hạn đánh bắt và cấm lấy 36
  • 37. vây cá mập, một cách phù hợp; đối với rùa biển, chim biển và thú biển: các biện pháp giảm thiểu đánh bắt nhầm, các biện pháp bảo tồn và quản lý có liên quan, lệnh cấm và các biện pháp khác phù hợp với cam kết quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Việc bảo tồn sinh vật biển cũng đã được quy định trong Luật Thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên, các quy định hướng dẫn cụ thể hơn thì chưa được ban hành. Luật Thủy sản có quy định về việc quy hoạch và quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển. Đây là các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ sinh vật biển, đặc biệt là các loài chim biển, rùa biển cần nơi trú ngụ và sinh sản. Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ đã có tên các loài cá nhám (cá mập), cá voi, cá ông sư, bò biển, cá heo, rùa da, quản đồng, vích, đồi mồi, cá nhà táng,… Tất cả các loài thủy sinh này đều bị cấm khai thác nhưng tùy vào nguy cơ tuyệt chủng theo các cấp độ (tuyệt chủng – EX, tuyệt chủng ngoài thiên nhiên – EW, rất nguy cấp – CR, nguy cấp – EN, sẽ nguy cấp – VU) tương ứng với đó là các mức phạt khác nhau. Ví dụ, khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm ở cấp VU thì bị phạt ít nhất 5 triệu đồng, ở cấp EN thì bị phạt ít nhất 10 triệu đồng, ở cấp CR thì bị phạt ít nhất 20 triệu đồng. Các biện pháp trợ cấp đánh cá Việt Nam cam kết không trợ cấp cho hoạt động đánh cá có tác động tiêu cực đến các ngư trường đã bị khai thác quá mức và không trợ cấp cho bất kỳ một tàu cá nào đã bị nêu tên bởi quốc gia mang cờ, Tổ chức quản lý đánh cá khu vực. Đánh cá ở đây được hiểu là bao gồm cả các hành động như tìm kiếm, dẫn dụ, xác định, bắt giữ cá hoặc bất kỳ hành động nào có thể được coi là dẫn đến việc dẫn dụ, xác định, bắt giữ cá một cách hợp lý. Thời gian để xóa bỏ các biện pháp trợ cấp này là 3 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực và Việt Nam có thể được xin gia hạn thêm 2 năm nếu được sự đồng ý của Ủy ban. 37
  • 38. Khái niệm tàu cá trong Luật Thủy sản của Việt Nam là "tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản." Khái niệm này chưa thực sự tương thích với khái niệm tàu cá của CPTPP là tàu, thuyền các và cấu trúc nổi khác được sử dụng, được trang bị để sử dụng, hoặc được dự định để sử dụng cho mục đích đánh cá hoặc các hoạt động có liên quan đến đánh cá. Các hoạt động liên quan đến đánh cá có thể bao gồm cả các tàu thuyền làm dịch vụ hậu cần nghề cá mà khái niệm tàu cá trong Luật Thủy sản đã không bao quát. Do đó, cần cân nhắc lại định nghĩa này trong Luật Thủy sản của Việt Nam. Các biện pháp chống đánh các IUU Việt Nam cam kết sẽ có các biện pháp chống đánh cá IUU như hỗ trợ các hệ thống giám sát, kiểm soát tuân thủ bao gồm việc thực hiện các biện pháp để ngăn cản các tàu cá mang cờ của Việt Nam tham gia vào các hoạt động đánh cá IUU và xử lý việc chuyển giao hải sản trên biển đã bị đánh bắt IUU. Việt Nam cũng cần thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia có cảng, cố gắng thực hiện các biện pháp bảo tồn và quản lý của các Tổ chức quản lý đánh cá khu vực kể cả khi không phải là thành viên. Hiện nay, vấn đề chống đánh cá IUU của Việt Nam đang được thực thi thông qua ba công cụ chính là (1) thiết bị, thông tin quan sát tàu cá, (2) lực lượng kiểm ngư, thanh tra chuyên ngành thủy sản, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, hải quân, và (3) quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão. Ngoài ra, đối với tàu cá nước ngoài hoạt động tại vùng biển của Việt Nam thì còn có thể bị kiểm soát bởi giám sát viên do cơ quan nhà nước Việt Nam cử trên tàu. 1.4.2.7. Bảo tồn động, thực vật hoang dã Với Điều 20.17 CPTPP, các bên muốn tăng cường các hoạt động hướng đến việc chống khai thác bất hợp pháp và kinh doanh trái phép động thực vật hoang dã. Các bên thống nhất thực hiện Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) năm 1973, nhằm tăng cường thực hiện CITES và bổ sung các biện pháp nhằm bảo tồn động thực vật hoang dã, chống lại việc kinh doanh trái 38
  • 39. phép. Hầu hết cấc yêu cầu trong Điều 20.17 của TPP đều bắt buộc đối với các thành viên. Điều 20.17 của CPTPP về bảo tồn động thực vật hoang dã quy định lại hầu hết các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong Công ước CITES. Việc đánh giá hệ thống pháp luật Việt Nam tương thích với Công ước CITES đã được thực hiện bởi chính ban thư ký của Công ước này vào tháng 1 năm 2016 . Kết quả cho thấy, Việt Nam được xếp vào các quốc gia nhóm 1 tức là Việt Nam có các quy định của pháp luật được tin là đã đáp ứng các yêu cầu về thực thi CITES một cách cơ bản. Do đó, việc đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam đối với nội dung này của CPTPP không thực sự cần thiết. Ngoài các nghĩa vụ đã cam kết theo Công ước CITES, Việt Nam còn cam kết một số nội dung khác về bảo vệ động thực vật hoang dã trong CPTPP. Cụ thể, Việt Nam cam kết: - Thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ và bảo tồn động thực vật hoang dã thuộc diện nguy cấp, thông qua các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái của các khu bảo tồn tự nhiên đặc biệt, ví dụ như đất ngập nước - Duy trì và nâng cao năng lực của chính phủ và các khung thể chế nhằm khuyến khích quản lý rừng bền vững và bảo tồn động thực vật hoang dã, và thu hút sự tham gia của cộng đồng và sự minh bạch của các khung thể chế này - Khuyến khích phát triển và củng cố hợp tác và tham vấn với các tổ chức phi chính phủ quan tâm nhằm tăng cường thực thi các biện pháp chống lại việc săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã. Về vấn đề bảo tồn động thực vật hoang dã, Luật đa dạng sinh học và Luật bảo vệ phát triển rừng của Việt Nam đã có quy định tương đối đầy đủ. Luật Đa dạng sinh học quy định: "Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học." Việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm gắn chặt chẽ với các khu bảo tồn, thể hiện ở các nội dung sau: (1) Một trong những tiêu chí của vườn 39
  • 40. quốc gia, khu bảo tồn loài – sinh cảnh là phải có ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (2) Cấm săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; (3) Một trong những mục đích của việc thành lập khu bảo tồn là để bảo tồn loài hoang dã sinh sống; (4) dự án thành lập khu bảo tồn phải nêu được thực trạng các loài hoang dã sinh sống trong khu vực; (5) Một trong những nội dung của báo cáo hiện trạng khu bảo tồn là thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; (6) Ban quản lý khu bảo tồn hoặc cá nhân, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; và (7) khu vực nào có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn. Việt Nam cũng đã tham gia công ước Ramsar và cũng đã có các quy định của pháp luật về bảo vệ đất ngập nước. Ngoài việc bảo vệ các loài động thực vật hoang dã trong các khu bảo tồn thiên nhiên, pháp luật về đa dạng sinh học còn cho phép việc bảo tồn các loài này tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, như cơ sở nuôi trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hay cơ sở cứu hộ loài hoang dã. Về các thể chế quản lý rừng bền vững và thu hút sự tham gia của cộng đồng, pháp luật Việt Nam cũng đã có nhiều quy định tương thích. Các chính sách đó có thể kể đến là (1) giao rừng, cho thuê rừng; (2) chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trên thực tế, các chính sách này đã phát huy hiệu quả trong việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ phát triển rừng và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã. - Xử lý hành vi săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật hoang dã Điều 20.17.(5) của CPTPP yêu cầu Việt Nam phải có các biện pháp để xử lý hành vi săn bắt, buôn bán trái phép động thực vật hoang dã, bao gồm cả các bộ phận của động thực vật, bằng việc phải có các biện pháp để chống lại, và hợp tác để ngăn ngừa, việc buôn bán động thực vật hoang dã, trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng, đã 40
  • 41. được săn bắt hoặc buôn bán vi phạm pháp luật của Việt Nam hoặc luật áp dụng khác, mục tiêu chủ yếu là nhằm bảo tồn, bảo vệ hoặc quản lý động thực vật hoang dã. Các biện pháp đó phải bao gồm các chế tài, hình phạt hoặc các biện pháp hữu hiệu khác, bao gồm biện pháp hành chính, mà có thể ngăn chặn việc buôn bán đó. Thêm vào đó, Việt Nam phải cố gắng thực hiện các biện pháp chống buôn bán động thực vật hoang dã đã bị săn bắt hoặc buộc bán trái phép trung chuyển qua lãnh thổ Việt Nam, dựa trên các chứng cứ đáng tin cậy. Quy định này tương đồng với quy định trong CITES, nhưng có hai điểm cần lưu ý. Thứ nhất, Việt Nam vẫn giữ quyền xem xét các chứng cứ xem có đáng tin cậy không. Thứ hai, việc xác định hành vi săn bắt hay buôn bán trái phép có thể được áp dụng pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của quốc gia nơi mà hành vi đó được thực hiện. Vấn đề thứ hai này là điểm khác biệt căn bản của CPTPP so với CITES về vấn đề này. Nói cách khác, nếu một con vật hoang dã bị săn bắt tại quốc gia A mà hành vi săn bắt đó được coi là trái phép theo pháp luật quốc gia A, nhưng nếu áp dụng pháp luật Việt Nam thì lại là hợp pháp. Lúc này, Việt Nam vẫn có nghĩa vụ trừng phạt hành vi săn bắt đó tương tự như một hành vi trái phép theo pháp luật Việt Nam nếu các chứng cứ là đáng tin cậy. Hiện nay, pháp luật Hình sự của Việt Nam có 3 tội danh liên quan đến các hành vi này, gồm: Điều 232 - Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Điều 234 - Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; và Điều 244 - Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Các tội danh này xử lý các hành vi sau: (1) khai thác trái phép gỗ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, thực vật rừng ngoài gỗ; (2) tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ rừng hoặc các loài thực vật hoang dã khác; (3) săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp quý hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của CITES; (4) tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ chể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp quý hiếm nhóm IIB hoặc thuộc Phụ lục II của CITES; (5) săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý 41