SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 26
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
***
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KINH TẾ DẦU KHÍ
ĐỀ TÀI:
“ ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI” HƯỚNG ĐI MỚI
CỦA PETROVIETNAM”
TẢI TÀI LIỆU QUA ZALO
0936.885.877
DỊCH VỤ LÀM TIỂU LUẬN
LUANVANTRITHUC.COM
HÀ NỘI -07/2022
2
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG ...................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................5
1. Mục tiêu của đề tài................................................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................5
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................5
4. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM ...............................................6
1.1. Đặc trưng ngành dầu khí Việt Nam ................................................................................6
1.1.1. Đòi hỏi công nghệ cao ...............................................................................................6
1.1.2. Cạnh tranh thấp do các rào cản gia nhập đáng kể ................................................6
1.1.3. Tính quốc tế cao.........................................................................................................6
1.1.4. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá dầu thô toàn cầu.............................6
1.2. Vai trò của ngành dầu khí Việt Nam...............................................................................7
1.2.1. Đóng góp vào GDP và nộp ngân sách Nhà nước....................................................7
1.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu......................................................................................8
1.2.3. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam ............................................9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PETROVIETNAM ..............................11
2.1. Thực trạng .......................................................................................................................11
2.1.1. Cơ hội .......................................................................................................................11
2.1.2. Khó khăn, thách thức .............................................................................................11
2.2. Giải pháp..........................................................................................................................11
2.2.1. Giải pháp của Petrovietnam cho ngành dầu khí Việt Nam.................................11
2.2.2. Giải pháp nhóm đưa cho ngành dầu khí Việt Nam .............................................13
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI..............................15
3.1. Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi ......................................................................15
3.1.1. Đánh giá xu hướng Quốc tế....................................................................................15
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển và xu hướng phát triển ĐGNK của Việt Nam
16
3.2 Kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển ĐGNK.........................................................19
3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế ...............................................................................................19
3.2.2. Kiến nghị..................................................................................................................20
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................................25
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................26
4
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG
Hình 1: Sự phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu năm 2030
Bảng 1.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo các ngành
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của đề tài
Điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng được kỳ vọng sẽ là nguồn
năng lượng tái tạo quan trọng góp phần giúp nhiều nước trên thế giới đạt được cam
kết Net Zero vào năm 2050 (NZE2050), trong đó có Việt Nam. Chính phủ sẽ cần phải
thực hiện các hành động để phát triển một ngành công nghiệp thành công và tối đa
hóa lợi ích kinh tế mà điện gió ngoài khơi có thể mang lại. Để giúp tập trung các nỗ
lực, lộ trình nhóm các hành động thành các chủ đề ưu tiên, tương ứng với các hành
động khuyến nghị trước mắt, ngắn hạn và dài hạn. Nhóm em lựa chọn đề tài trên
nhằm mục đích hiểu rõ hơn về môn học cũng như cách thức thực hiện một nghiên
cứu về vấn đề Đánh giá tiềm năng điện gió ngoài khơi trong cơ cấu nguồn điện tại
Việt Nam.
2. Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu xét đến mối quan hệ của các yếu tố như: Cơ sở chính sách, các
yếu tố tác động đến môi trường, kinh tế tài chính, vị trí địa lý và công nghệ kỹ thuật
là cơ sở để ra quyết định cho dự án (ở đây ta xét đến dự án điện gió ngoài khơi) tại
Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu tìm hiểu trong giai đoạn từ năm 2008 – 2020 và tầm nhìn dự báo
đến năm 2050.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài bao gồm 3 nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam
Chương 2: Thực trạng và giải pháp
Chương 3: Chiến lược phát triển điện gió ngoài khơi
Chương 4: Kết luận
6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
Công nghiệp dầu khí được chia làm 3 khâu:
Thượng nguồn: tìm kiếm, thăm dò, khai thác
Trung nguồn: vận chuyển
Hạ nguồn: lọc dầu, phân phối, tiêu thụ
1.1. Đặc trưng ngành dầu khí Việt Nam
1.1.1. Đòi hỏi công nghệ cao
Thă m dò khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâ u trong lòng
đất đươc hình thành từ các trầm tích hàng ngàn nă m trước nên việ c thă m dò và
khai
thác nguồn tài nguyê n này đòi hỏi cô ng nghệ hiệ n đai, chi phí đầu tư lớn hơn so vớ
i các ngành cô ng nghiệ p khác.
1.1.2. Cạnh tranh thấp do các rào cản gia nhập đáng kể
Là ngành kinh doanh đặc thù liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, ngành
dầu khí Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
và sự giám sát của Bộ Công Thương.
PVN đã thành lập các công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực dầu
khí, tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nhóm giám sát và
quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này từ khai thác đến phân phối sản phẩm.
Việc gia nhập ngành dầu khí Việt Nam không hề dễ dàng do những rào cản khắt
khe, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và được sự chấp thuận của Nhà nước. Trong đó, rào cản
về chính sách là nguyên nhân chính hạn chế các doanh nghiệp gia nhập ngành dầu
khí Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp gần như độc quyền trong lĩnh vực hoạt động của
mình, điều này mang lại lợi thế lớn.
1.1.3. Tính quốc tế cao
Khác với than đá trước đâ y, việ c thă m dò, khai thác, chế biến và phâ n phối
dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu.
Tính quốc tế của các hoaṭ đọ
̂ ng dầu khí còn thể hiệ n ở chỗ do co
̂ ng nghệ cao và
mang tính chuyê n ngành sâ u, hầu như moi
bộ chuỗi cô ng việ c.
cô ng ty khô ng thể tự mình
thưc
hiệ n toàn
1.1.4. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá dầu thô toàn cầu
Hoạt động kinh doanh của ngành dầu khí liên quan mật thiết đến dầu thô và các
sản phẩm chế biến từ dầu thô, do đó, biến động của giá dầu thô thế giới sẽ tác động
7
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
Điều này có nghĩa là giá dầu thô tăng sẽ có tác động tích cực và ngược lại.
Sự biến động của giá dầu thô dựa trên quan hệ cung cầu, tuy nhiên ở một mức
độ nào đó sẽ có ý chí chủ quan. Cụ thể, có một số quốc gia khai thác được trữ lượng
dầu lớn, chiếm phần lớn nguồn cung của thế giới và một tổ chức mang tên OPEC +
(Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô) được thành lập. Tổ chức này là khối có thể làm
thay đổi giá dầu: nếu muốn tăng giá dầu thô, OPEC + sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng
dầu thô, thắt chặt nguồn cung, điều đã diễn ra trong giai đoạn gần đây. Sự đảo chiều
ngoạn mục của giá dầu thô từ 20 USD / thùng vào tháng 4/2020 lên xấp xỉ 70 USD /
thùng vào tháng 4/2021 chủ yếu đến từ cam kết cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô
của các nước OPEC +.
1.2. Vai trò của ngành dầu khí Việt Nam
1.2.1. Đóng góp vào GDP và nộp ngân sách Nhà nước
Trong những năm qua, Petrovietnam luôn duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của
đất nước. Trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả
nước, riêng Petrovietnam đã chiếm khoảng 16 - 18% GDP, mức cao nhất so với cả
nước trong giai đoạn 2008 - 2015 (Bảng 1).
Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thô mang lại bình quân 13,6% tổng thu ngân
sách hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2013, kể từ khi Petrovietnam có nhà máy lọc
dầu. Trong các năm trước đó, thu từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân
sách. Trong khi đó, thu ngân sách từ tất cả các doanh nghiệp Nhà nước (không kể
Ngành Dầu khí) chỉ chiếm khoảng 15 - 16%; hơn nữa, nguồn đóng góp ngân sách
của Petrovietnam cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2014 và đầu năm
2015, khi cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu, thì nguồn thu từ
dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của
8
Tổng cục Thống kê, nguồn thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12,1%
tổng ngân sách Nhà nước trong năm 2014. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sụt giảm giá
dầu trong năm 2015, con số này đã giảm mạnh chỉ còn 62,4 nghìn tỷ đồng và đóng
góp 7,1% tổng ngân sách Nhà nước năm 2015.
Về doanh thu hợp nhất: Từ cuối năm 2007 và đặc biệt trong năm 2008, thế giới
đã chứng kiến sự biến động khó lường của giá dầu thô, giá dầu từ mức 90USD/thùng
vào cuối năm 2007, đã lên trên 147USD/thùng vào tháng 7 năm 2008, sau đó giá dầu
bất ngờ giảm nhanh, đến cuối năm 2008 giá dầu chỉ còn gần 50USD/thùng, tương
ứng giảm gần 70% so với giá trị lúc đạt đỉnh. Từ đầu năm 2009, giá dầu đã trải qua
nhiều đợt biến động và đạt trung bình 64USD/thùng. Trong điều kiện khủng hoảng
tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và giá dầu thô giảm mạnh, doanh thu hợp nhất
năm 2009 của Petrovietnam vẫn đạt 137 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008.
Trong năm 2010, Petrovietnam đã có bước phát triển vượt bậc khi đạt doanh thu hợp
nhất tới 235 nghìn tỷ đồng, mức cao đột biến trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang
suy thoái, đóng góp 24% cho GDP. Đến hết năm 2012, doanh thu hợp nhất của
Petrovietnam tăng 12% so với năm 2011 đạt 363 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân
sách đạt 186,3 nghìn tỷ đồng chiếm 24,4% tổng thu ngân sách ủa cả nước. Năm 2013
doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tăng 7% so với
năm 2012, đạt 390 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước tăng thêm 9.100 tỷ
đồng. Tuy nhiên mức doanh thu hợp nhất giảm 6% trong năm 2014 còn 366 nghìn tỷ
đồng và tiếp tục giảm mạnh 15% trong năm 2015 do chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm
giá dầu toàn cầu. Doanh thu hợp nhất của Petrovietnam đạt 311 nghìn tỷ đồng và
đóng góp 115,1 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2015.
1.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Dầu thô là sản phẩm quan trọng và có vị trí chiến lược trong các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam. Ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu dầu thô có ý nghĩa rất quan trọng
đối với nền kinh tế nhập siêu như Việt Nam, giúp đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu
ngoại tệ cho nhập khẩu, cho các giao dịch thanh toán quốc tế cũng như trả các nguồn
vay nợ nước ngoài của Nhà nước. Nguồn ngoại tệ này cũng có ý nghĩa quan trọng
giúp bình ổn tỷ giá, điều tiết vĩ mô và nâng cao tính thanh khoản ngoại tệ cho toàn bộ
nền kinh tế Việt Nam.
Từ khi được khai thác đến nay, giá trị xuất khẩu dầu thô luôn chiếm tỷ trọng
cao so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như giày dép, dệt may, thủy sản.
Bảng 2 thể hiện tỷ trọng giá trị xuất khẩu một số ngành chủ lực của Việt Nam từ năm
2005 và giai đoạn 2008 - 2015.
9
Bảng 1.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo các ngành
Nguồn: Niên giám thống kê 2011 và 2015
Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô chiếm 26,41% tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước, đạt 7,37 tỷ USD. Đến năm 2008, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt
Nam đạt 10,36 tỷ USD chiếm 21,42% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm
2015 đã giảm xuống 3,806 tỷ USD chiếm 2,34%. Số liệu trên cho thấy kim ngạch
xuất khẩu dầu thô giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015 và đặc biệt giảm
so với thời gian trước đó. Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu dầu thô trong những năm qua
được xác định do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do sự sụt giảm sản lượng khai
thác tại các mỏ lớn đặc biệt là mỏ Bạch Hổ. Thứ hai là do từ năm 2009 Nhà máy Lọc
dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động đã tiêu thụ một phần lượng dầu thô sản
xuất nội địa. Tuy giá trị xuất khẩu giảm nhiều nhưng dầu thô vẫn là mặt hàng quan
trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
1.2.3. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam
Trong thời gian qua, Ngành Dầu khí có những tác động rất tích cực tới quá trình
thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1988 - 2014, rất nhiều
công ty dầu khí nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Nga, Anh, Malaysia, Canada,
Australia… đã thực hiện đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác tại Việt
Nam, thông qua các loại hợp đồng dầu khí khác nhau. Tổng số hợp đồng đã ký là 102
hợp đồng, trong đó, 63 hợp đồng còn hiệu lực. Tính cho cả giai đoạn 1988 - 2012,
Ngành Dầu khí chiếm khoảng 4,6% về tổng số dự án đầu tư nước ngoài của cả nước
nhưng mang lại trên 17% tổng vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 30,5 tỷ USD). Thông
qua các hình thức đầu tư này, hàng loạt các công trình lớn thuộc các lĩnh vực khí,
điện, lọc hóa dầu, dịch vụ đã được đưa vào vận hành phục vụ cho phát triển nền kinh
tế quốc dân và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, Việt Nam có trên 40 công ty dầu khí nước ngoài đang đầu tư vào các
khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, nhiều công ty dầu khí
lớn đang hợp tác với Petrovietnam chủ yếu trong khâu thượng nguồn (tìm kiếm thăm
10
dò và khai thác dầu khí) như Chevron, KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas
(Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman (trước đây là một công ty của Canada, nay
đã được Công ty Repsol của Tây Ban Nha mua lại), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon
Energy (Pháp). Các công ty phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với Petrovietnam
để thực hiện các hợp đồng dầu khí. Ngoài ra, Petrovietnam còn kết hợp với Gazprom
thành lập Công ty Vietgazprom với nhiệm vụ chính là thăm dò dầu khí tại Nga và
Việt Nam.
11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PETROVIETNAM
2.1. Thực trạng
2.1.1. Cơ hội
Ngành dầu khí Việt Nam đang có 4 cơ hội lớn. Đó làTiềm năng to lớn với trữ
lượng 4,4 tỷ thùng, đứng thứ 3 châu Á và đứng thứ 28 trên thế giới; có truyền thống
vẻ vang; thường xuyên nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự năng động,
sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân.
Tiềm năng xuất khẩu cao hơn nhiều – sang khu vực Đông Á/ Đông Nam Á và
các khu vực khác
Giá dầu thô được dự báo sẽ tăng ổn định đến 2023, điều này tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho các dự án TKTDKT dầu khí của Việt Nam, giúp hoạt động đầu tư
TKTDKT hoạt động khoan phục hồi trở lại.
Giá dầu tăng ổn định kéo theo giá khí tăng (nhiều nguồn khí đang được định giá
neo theo giá dầu thô/sản phẩm dầu) sẽ tạo động lực cho việc phát triển khai thác các
nguồn khí, thúc đẩy phát triển các dự án lĩnh vực công nghiệp khí (vận chuyển, xử
lý)
2.1.2. Khó khăn, thách thức
Thời gian gần đây, ngành Dầu khí gặp những thách thức to lớn trong sản xuất
kinh doanh, sản lượng khai thác có nguy cơ sụt giảm và tỉ trọng đóng góp cho ngân
sách Nhà nước thời gian gần đây cũng giảm.
Mặc dù theo dự báo của các tổ chức uy tín quốc tế thì giá dầu có xu hướng tăng
ổn định đến 2023, nhưng giá dầu vẫn tiềm ẩn quá nhiều biến động khó lường bởi nó
không chỉ do cơ chế thị trường chi phối mà còn do những thủ đoạn giành giật quyền
lực thống trị kinh tế - chính trị của các thế lực cường quyền dàn dựng, tranh chấp chủ
quyền biển, đảo. Vì vậy biến động giá dầu vẫn luôn là thách thức đối với HĐDK.
Tại Hội nghị COP26 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết net-
zero cho Việt Nam vào năm 2050.
2.2. Giải pháp
2.2.1. Giải pháp của Petrovietnam cho ngành dầu khí Việt Nam
Với mục tiêu, quan điểm nêu trên, PVN yêu cầu các đơn vị, các tổ chức chính
trị - xã hội trong toàn Tập đoàn tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trên
tất cả các lĩnh vực, tập trung chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 nhóm
giải pháp về quản trị, tài chính, đầu tư, thị trường và cơ chế chính sách.
– Nhóm giải pháp về quản trị:
12
Tập trung nâng cao vai trò hạt nhân, định hướng, cầu nối liên kết, dẫn dắt của
Công ty mẹ - Tập đoàn đối với tất cả các đơn vị thành viên. Tiếp tục tích cực nghiên
cứu, xây dựng và thực hiện chuỗi liên kết giữa các đơn vị thành viên, các khối trong
Tập đoàn, tăng cường sử dụng nguồn lực nội bộ, từ đó đảm bảo gia tăng dòng tiền,
giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các đơn vị trong Tập đoàn (chuỗi E&P - vận tải -
lọc hóa dầu - dịch vụ kỹ thuật; chuỗi khai thác - khí - điện; chuỗi lọc dầu - phân phối
sản phẩm dầu khí; chuỗi khí - điện - cảng biển…).
Bên cạnh đó, Tập đoàn và các đơn vị thành viên tập trung thực hiện ứng dụng
các hình thức quản lý tiên tiến của hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP), tăng cường
việc tập trung vào công tác quản trị rủi ro trong hoạt động SXKD; tiếp tục xây dựng
phương án số hóa toàn diện cơ sở dữ liệu để ứng dụng quản trị trên nền tảng số…
– Nhóm giải pháp về tài chính:
Bám sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để quản trị hiệu quả dòng tiền và
kiểm soát chặt chẽ rủi ro; tập trung xử lý các tồn tại về tài chính và các tài sản không
sinh lời để kịp thời lành mạnh hóa tình hình tài chính của Tập đoàn. Quản trị tốt kế
hoạch thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của Tập đoàn.
Thực hiện tiết giảm chi phí vay, đối với các hợp đồng vay trong nước có thể
xem xét đàm phán tái cấu trúc để giảm thiểu chi phí vay vốn; tổ chức đàm phán và
ký các hợp đồng hạn mức tín dụng ngoại tệ/nội tệ ngắn hạn với các ngân hàng trong
nước ...
– Nhóm giải pháp về đầu tư:
Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.
Hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành đúng kế hoạch các dự án điện Thái Bình
2, Sông Hậu 1.
Bám sát cơ quan có thẩm quyền để sớm có chủ trương, giải pháp cụ thể triển
khai dự án Nhiệt điện Long Phú 1.
Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp mở rộng công suất
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Tập trung hoàn thành công tác quyết toán các dự án đã hoàn thành đưa vào vận
hành.
– Trong công tác thị trường:
PVN sẽ tiến hành đánh giá và tập trung tìm kiếm cơ hội ở trong và ngoài nước.
Tận dung tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết để
mở rộng thị trường.
Mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài.
13
Xây dựng, hình thành chuỗi liên kết từ cung cấp nguyên nhiên liệu sản xuất tiêu
thụ, phấn đấu triển khai thực hiện 30 chuỗi liên kết trong năm 2022.
PVN tích cực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để sớm sửa đổi, ban hành
các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động dầu khí; sớm ban hành khung pháp
lý/cơ chế hoạt động cho các hợp đồng dầu khí mà Tập đoàn hiện được giao tiếp nhận
để có cơ sở pháp lý và thực hiện gia tăng sản lượng khai thác dầu trong nước trong
năm 2022.
→ Với vị trí và vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, là tập đoàn kinh tế lớn của
đất nước, PVN tiếp tục thể hiện quyết tâm đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên, vượt
qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm
vụ trong năm 2022, đóng góp vào sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế đất nước.
2.2.2. Giải pháp nhóm đưa cho ngành dầu khí Việt Nam
Trước cam kết “net - zero” cho Việt Nam vào năm 2050 của thủ tướng Phạm
Minh Chính. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kịch bản và giải pháp để có thể đạt
được mục tiêu “net – zero” như:
Giảm nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch chỉ còn chiếm 10% tổng công suất
Chuyển đổi tối thiểu 85% phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch
sang xe điện …
Tại COP26, 46 quốc gia cam kết chấm dứt sử dụng than. Trong đó, Việt Nam
là một trong năm quốc gia tham gia cam kết, đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều
nhất. Loại bỏ nguồn điện than ổn định nhưng phát thải CO2 cao trong khi nguồn điện
khí vẫn phát thải khí nhà kính cũng không là giải pháp lâu dài cho mục tiêu net-zero.
Trong tương lai, nếu chưa có đột phá công nghệ không carbon trong ngành điện, vậy
có lựa chọn thay thế nào cho nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bảo đảm ổn
định hệ thống?
=>Với thực trạng như hiện này thì việc tìm kiếm một nguồn năng lượng tái tạo
để thay thế các năng lượng hóa thạch trong việc sản xuất điện là rất cần thiết. Hiện
nay, thủy điện gần như đã được khai thác hết và các nguồn năng lượng tái tạo phi
thủy điện khả thi nhất vẫn giới hạn ở năng lượng gió và mặt trời.
Dựa vào các nguồn lực hiện có của petroVietnam như:
Là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực cơ khí chế tạo, thi công,
xây lắp và vận hành các công trình ngoài khơi.
Có tiềm lực lớn về tài chính
Có thế mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực
14
=> Nhóm nhận thấy tập đoàn dầu khí Việt Nam rất phù hợp để phát triển điện
gió ngoài khơi để thay thế cho nguồn điện từ năng lượng hóa thạch. Nhằm đảm bảo
an ninh năng lượng và đảm bảo vị thế của petroVietnam trong nền kinh tế.
15
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI
3.1. Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi
3.1.1. Đánh giá xu hướng Quốc tế
ĐGNK đã và đang được phát triển ở vùng biển của nhiều nước trên thế giới, tạo
ra một lượng lớn điện không các-bon với hệ số công suất cao. Do vậy, ĐGNK được
coi là nguồn phát triển năng lượng tái tạo đáng tin cậy nhất để đáp ứng các thách thức
về nhu cầu nguồn cung điện trong ngắn hạn và trung hạn, đồng thời đảm bảo tiến độ
ổn định hướng tới các mục tiêu trung hòa các-bon dài hạn hơn. Theo Hội đồng Năng
lượng gió toàn cầu (GWEC), trong 5 năm trở lại đây, ĐGNK đã nổi lên như một
ngành phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 24% và là
nhân tố đóng vai trò quan trọng thay đổi cuộc chơi của quá trình chuyển đổi năng
lượng toàn cầu lên đến 1.000 tỷ USD trong hai thập kỷ tới.
Hình 1: Sự phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu năm 2030
Theo tính toán của GWEC, dự kiến sẽ có trên 205 GW công suất ĐGNK sẽ
được lắp đặt trong thập kỷ này, trong đó khoảng 150 GW sẽ được triển khai trong
giai đoạn 2025-2030. Đến năm 2025, ĐGNK dự kiến sẽ đóng góp hơn 20% tổng công
suất lắp đặt điện gió trên toàn thế giới. Liên minh châu Âu thậm chí còn đặt mục tiêu
tăng công suất gió ngoài khơi lên 25 lần, từ 12 GW vào năm 2020 lên 300 GW vào
năm 2050. Điều này phản ánh xu hướng toàn cầu hướng tới phát triển ĐGNK như
một giải pháp đột phá để ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm từ sản xuất điện
truyền thống, cũng như góp phần giải quyết bài toán khủng hoảng năng lượng.
Tháng 01/2021, Hoa Kỳ đã đặt mục tiêu quốc gia phát triển ĐGNK đạt 30 GW
vào năm 2030 như một trọng tâm trong kế hoạch mới được Chính quyền Tổng thống
Biden đưa ra nhằm khởi động năng lượng gió ngoài khơi và tạo ra hàng chục nghìn
16
việc làm trong lĩnh vực này trong thập kỷ tới. Mục tiêu đầy tham vọng về phát triển
ĐGNK sẽ tạo ra khoảng 77.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời tạo ra hơn
12 tỷ USD vốn đầu tư mỗi năm vào các dự án ở cả hai bờ biển của Hoa Kỳ. Mục tiêu
năm 2030 cũng sẽ mở ra chiến lược triển khai ĐGNK đạt công suất 110 GW trở lên
vào năm 2050, tạo ra tổng cộng 135.000 việc làm, trong đó 77.000 việc làm trong
ngành ĐGNK và 58.000 việc làm có thêm từ chuỗi cung ứng dịch vụ hỗ trợ phát triển
các dự án ĐGNK.
ĐGNK đã được chứng minh là một lĩnh vực tạo việc làm bền vững, do có chuỗi
cung ứng dài và phức tạp. Thời gian phát triển dự án lâu hơn và thời gian vận hành
của dự án trung bình là 25 năm, điều này cũng có nghĩa là gia tăng số lượng việc làm,
đặc biệt trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng của một trang trại ĐGNK. Đây là
những việc làm lâu dài tại địa phương có thể đóng góp vào sự phát triển các cộng
đồng ven biển gần đó. Ở Anh và châu Âu, ĐGNK là trọng tâm của nhiều nghiên cứu
điển hình thành công để tái tạo kinh tế cho các thị trấn ven biển quy mô vừa và nhỏ,
đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư và tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm.
Nhìn chung, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo mang lại sức mạnh kinh tế
to lớn. Các thị trường khuyến khích đầu tư ĐGNK đang trên đà gặt hái lợi ích kinh
tế - xã hội. Chẳng hạn như Đài Loan (4), dự báo rằng 5,5 GW ĐGNK được lắp đặt
vào năm 2025 sẽ tạo ra 20.000 việc làm tại địa phương và gần 30 tỷ USD đầu tư trong
nước. Tương tự, Nhật Bản (4) với khoảng 10 GW ĐGNK được lắp đặt vào năm 2030
được dự báo sẽ mang lại 46-55 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp.
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển và xu hướng phát triển ĐGNK của Việt
Nam
Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng trên toàn thế giới nói chung và xu
hướng phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng; cùng với việc “phát triển kinh tế biển”
là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Vì thế, phát triển ĐGNK là xu hướng tất yếu,
ngoài việc khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng còn đảm bảo thực hiện tầm nhìn
phát triển kinh tế biển.
– Cơ sở chính sách phát triển điện gió ngoài khơi
Cần thiết phải xây dựng phát triển đột phá nguồn điện gió ngoài khơi Việt Nam
vì trong tương lai gần, ngành điện Việt Nam ngày càng gặp nhiều thách thức trong
việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Một số thách thức lớn đối với ngành điện
như: Nhu cầu điện đang và sẽ tăng trưởng cao, nguồn năng lượng sơ cấp đang dần
cạn kiệt dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu… Xu hướng phát triển năng lượng
tái tạo trên thế giới, trong đó có điện gió ngoài khơi là giải pháp đột phá.
17
Để có được những định hướng chiến lược đúng đắn nhất cho việc phát triển, tận
dụng nguồn năng lượng từ biển, nhiều nghị quyết, văn bản đã được đề ra tiêu biểu là:
Ngày 22 tháng 10 năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban
hành Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám về Chiến lược phát triển
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Ngày 07 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/QĐ-
TTg Phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển
và hải đảo đến năm 2030;
Ngày 06 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 203/QĐ-
TTg về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW
về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về
Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-
NQ/TW.
Các văn bản nêu trên đều thể hiện chủ trương phát triển kinh tế biển nói chung
và đặc biệt chú trọng thúc đẩy đầu tư xây dựng, thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trong
khai thác điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác ở vùng biển và ven biển, song
song với đó là bảo đảm quốc phòng và lãnh hải.
– Khu vực tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi
Với hơn 3000 km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2 (gấp 3 lần
diện tích đất liền), Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo kết quả
khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng Thế
giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm
năng điện gió ước đạt 513.360 MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện
Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020.
Đánh giá về tiềm năng điện gió ngoài khơi đã được chứng minh qua nhiều báo
cáo khoa học, trong đó phải kể đến báo cáo của nhóm hợp tác nghiên cứu từ Việt
Nam, Ai-Len và Nhật Bản đã dùng mô hình số trị kiểm chứng với hai bộ số liệu đo(
2 Mô hình số trị Weather Research and Forecasting (WRF) và kiểm chứng với: (i)
gió cách mặt biển 10m từ năm 2006 đến 2015 ở sáu trạm đo ở các đảo ngoài khơi
Việt Nam: Bạch Long Vĩ, Hòn Ngư, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa và Phú Quốc, và
(ii) QuikSCAT (Quick Scatterometer) – một bộ số liệu đo từ vệ tinh) cho ra kết quả
18
vận tốc gió trung bình năm ở độ cao 100 m có thể đạt 9 – 10 m/s tại nhiều vùng biển
của Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết quả mật độ năng lượng đều lớn ở một
số vùng biển Nam Trung bộ và Vịnh Bắc bộ của Việt Nam, và đạt trên 50 GWh/km2
/năm. Chỉ tính riêng các vùng biển quanh đảo Phú Quý hay Bạch Long Vĩ thì tiềm
năng công suất lắp đặt lên đến 38 GW mỗi vùng. Tiềm năng kỹ thuật của dải 0 – 185
km từ bờ trên toàn lãnh hải có thể đạt tới 500 – 600 GW hoặc cao hơnnữa. Ngoài ra,
Chương trình hỗ trợ quản lý năng lượng của Ngân hàng thế giới (WB-ESMAP), dựa
vào bản đồ gió thế giới ở độ cao 100 m và trong dải 200 km từ bờ, và số liệu địa hình
đáy biển từ GEBCO đã ước tính tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi ở các thị
trường mới nổi trong đó có Việt Nam . Nghiên cứu này cũng cho thấy khu vực Bình
Thuận và Ninh Thuận có vận tốc gió trung bình hơn 10 m/s ở vùng biển sâu dưới 50
m và vùng có vận tốc gió trên 7 m/s mang lại tiềm năng điện gió cố định ngoài khơi
ở vùng này lên đến 165 GW. Tiềm năng điện gió nổi với độ sâu dưới 1000 m ở các
vùng biển phía Nam đến Quảng Nam đạt 175 GW. Ở lãnh hải phía bắc Việt Nam
(ngoài Vịnh Bắc bộ), nơi có vận tốc gió vào khoảng 7 – 8.5 m/s và độ sâu biển dưới
50 m có tiềm năng điện gió cố định khoảng 88 GW, và độ sâu dưới 1000 m có tiềm
năng điện gió nổi lên đến 39 GW. Trong dải 200 km từ bờ của lãnh hải Việt Nam thì
tổng tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi cố định lên tới 261 GW và điện gió
nổi lên tới 214 GW.
Theo Báo cáo về tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển
Việt Nam của Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các
vùng biển có khả năng khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất là Bình Định đến
Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ.
Đặc biệt, tiềm năng gió đạt ở mức tốt đến rất tốt ở khu vực biển Ninh Thuận đến Bà
Rịa-Vũng Tàu với tốc độ gió trung bình năm từ 8m - 10m/s, mật độ năng lượng trung
bình năm phổ biến từ 600W đến trên 700 W/m2. Tiềm năng năng lượng sóng vùng
ven biển Việt Nam thông qua số liệu trích xuất tại 20 điểm ven bờ và các trạm hải
văn cũng cho thấy vùng có năng lượng sóng lớn nhất tập trung ở khu vực Trung Bộ
(từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận) và thấp hơn dải ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Hai khu
vực ven bờ vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có tiềm năng năng lượng sóng thấp nhất.
– Lợi thế của Petrovietnam khi phát triển điện gió ngoài khơi
Dựa trên kinh nghiệm trong thiết kế và chế tạo công trình biển đã tích lũy qua
nhiều năm, Petrovietnam tập trung triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm tạo
tiền đề để phát triển năng lượng Hydro trong đó cần xây dựng kế hoạch triển khai cụ
thể để đảm bảo đến năm 2030 Petrovietnam đạt sản lượng 1.400 MW điện gió ngoài
khơi. Petrovietnam đã đặt mục tiêu đến 2045 nâng công suất đặt chiếm từ 8 - 10%
Đức, Đan Mạch và Hà Lan) là vì các chính phủ của các nước đó đã thực hiện và duy
trì được khung chính sách chiến lược khuyến khích sự phát triển các trang trại gió
ngoài khơi thông qua các đơn vị phát triển và nhà đầu tư tư nhân, sử dụng các quy
trình trong quy hoạch không gian biển để cân bằng nhu cầu của các bên liên quan và
các hạn chế về môi trường.
Các chính phủ đã nhận ra rằng nếu họ đưa ra được một khung chính sách và quy
định ổn định và hấp dẫn, với tầm nhìn tối thiểu là 10 năm tiếp theo, thì các đơn vị
19
tổng công suất hệ thống điện Việt Nam và tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm
10 - 20% trong tổng công suất nguồn điện Petrovietnam.
 Cơ sở vật chất: Petrovietnam đang quản lý và vận hành hệ thống gồm
các cảng dịch vụ trên cả 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam với các nhà xưởng
và trang thiết bị chế tạo trên bờ. Ngoài ra, Petrovietnam hiện đang sở hữu, quản
lý đội tàu dịch vụ (gần 100 chiếc) trên biển, với sự đa dạng về công suất và chủng
loại tàu.
 Năng lực phát triển các dự án điện gió ngoài khơi: Petrovietnam hiện
là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực cơ khí chế tạo, thi công, xây lắp
và vận hành các công trình ngoài khơi. Nhờ vào thế mạnh về cơ sở vật chất, thiết
bị và nhân lực, Petrovietnam có lợi thế để tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh
tranh, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án điện gió ngoài khơi trong cả vai
trò chủ đầu tư và nhà thầu khi tham gia cung cấp dịch vụ trong tất cả các giai đoạn
phát triển của dự án, bao gồm từ giai đoạn khởi động, khảo sát; giai đoạn thiết kế,
chế tạo, lắp đặt và vận hành, bảo dưỡng các dự án/nhà máy điện gió.
 Khả năng tài chính: Là một công ty dầu khí quốc gia (NOC) Việt Nam,
với tổng tải sản hiện hơn 36 tỷ USD và vốn chủ sở hữu gần 20 tỷ
USD, Petrovietnam có tiềm lực lớn về tài chính, đảm bảo đủ nguồn vốn khi tham
gia các dự án điện gió ngoài khơi. Hơn nữa, là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu
tại Việt Nam với hệ thống hạ tầng và cơ sở dữ liệu địa chất, thủy văn ngoài khơi,
Petrovietnam hoàn toàn có điều kiện và lợi thế trong việc lựa chọn, tìm kiếm các
vị trí tiềm năng, có tốc độ gió cao, ổn định phù hợp cho phát triển dự án điện gió
ngoài khơi hiệu quả.
3.2 Kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển ĐGNK
3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế
Điện gió ngoài khơi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số nơi trên
thế giới, đáng chú ý nhất là ở Tây Bắc Âu và Trung Quốc.
Điện gió ngoài khơi đã thành công ở một số nước châu Âu (ví dụ như ở Anh,
Chính phủ cần phát triển một quy hoạch không gian biển toàn diện và có nguồn
tài nguyên tốt cho điện gió ngoài khơi để định hướng cho các đơn vị phát triển vào
những khu vực Chính phủ muốn thấy các dự án diễn ra. Quy hoạch không gian biển
sẽ cân nhắc đầu đủ các vấn đề về môi trường và xã hội, được hướng dẫn bởi các cố
vấn chiến lược và cần thu hút sự tham gia của những đối tượng sử dụng biển khác
Chính phủ cần thiết lập các cơ quan cho thuê và cấp phép điện gió ngoài khơi,
với các quy trình vững chắc, minh bạch và kịp thời. Các cơ quan này phải đảm bảo
20
phát triển sẽ xây dựng được các trang trại gió ngoài khơi cung cấp điện năng (chi phí
thấp và không phát thải carbon) để tiếp sức cho nền kinh tế.
Các khung chính sách và quy định này đã tạo ra các quy trình vững chắc, minh
bạch và kịp thời về cho thuê đáy biển và cấp phép dự án. Đồng thời, họ cũng xem xét
cần đầu tư gì vào lưới điện và cơ sở hạ tầng khác để có được một danh mục dự án
tiềm năng lâu dài. Cuối cùng, họ đã hiểu được những gì có thể làm để đảm bảo các
dự án khả điện gió ngoài khơi có thể thu hút vốn cạnh tranh bằng cách đưa ra một lộ
trình ổn định và hấp dẫn cho lượng điện mà các dự án sản xuất ra.
3.2.2. Kiến nghị
– Tầm nhìn và mục tiêu quy mô
Truyền thông về một tầm nhìn dài hạn, rõ ràng và các mục tiêu về quy mô dành
cho điện gió ngoài khơi là một bước quan trọng để thu hút quan tâm và đầu tư từ các
công ty và chuỗi cung ứng trên toàn cầu, của các bên liên quan, của các bộ ngành của
chính phủ, và của người dân Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị rằng:
Chính phủ cần công bố và truyền thông về tầm nhìn đối với điện gió ngoài khơi
ở Việt Nam trong cơ cấu năng lượng đến năm 2050, và đảm bảo tất cả các chính sách
và các quy định sau này đều theo sát tầm nhìn này
Chính phủ đặt ra các mục tiêu lắp đặt điện gió ngoài khơi cho năm 2030 và 2035
phù hợp với kịch bản tăng trưởng cao và đảm bảo tất cả các chính sách và quy định
tiếp theo đều cần nhắc tới các mục tiêu này. Tiếp theo đó, chúng tôi khuyến nghị
Chính phủ theo dõi việc giảm chi phí khi dự án được xây dựng và điều chỉnh các mục
tiêu lắp đặt theo mức giảm chi phí đạt được.
– Cho thuê, cấp phép và mua bán điện
Để phát triển một ngành điện gió ngoài khơi bền vững, Việt Nam cần có các
quy trình cho thuê và cấp phép vững chắc, minh bạch và kịp thời. Cần phải có đầu tư
quốc tế để phát triển tiềm năng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Để thực hiện được
điều này, cần có một lộ trình bán điện ổn định. Chúng tôi khuyến nghị rằng:
cung ứng có được tự tin và kinh nghiệm ở quy mô nhỏ và ít rủi ro hơn trước khi thực
hiện các dự án lớn hơn. Tốc độ cho thuê hàng năm phải đạt 4 GW mỗi năm trước
năm 2025 nếu muốn đạt kịch bản tăng trưởng cao. Cần có sự phối hợp giữa các bộ
ngành của Chính phủ và chính quyền địa phương khi thực hiện cả hai kịch bản trên,
đặc biệt là trong kịch bản tăng trưởng cao.
21
các thông lệ quốc tế liên quan tới đánh giá tác động môi trường và xã hội được áp
dụng và giám sát.
Các cơ quan chức năng đặc thù này cần có nguồn lực, quyền hạn và kiến thức
để phối hợp tất cả các ban ngành của chính phủ và giao tiếp với tất cả các bên liên
quan. Các cơ quan này có thể là một phần của các cơ quan hiện có nhưng phải rõ ràng
để mọi người có thể nhận biết. Cơ quan cấp phép cũng cần phải có trình độ và năng
lực cần thiết để đánh giá các cân nhắc về môi trường và xã hội.
Các quy trình cho thuê khu vực biển (đáy biển) và cấp phép cần được thiết kế
sao cho đơn giản, có hạn định về thời gian và nhất quán; những quy định này cần đưa
ra các quyết định trong một khung thời gian đã thống nhất để mang lại sự minh bạch
và tự tin cho các đơn vị phát triển và để các đơn vị phát triển duy trì được tiêu chuẩn
cao về bảo vệ môi trường và xã hội
Nhiều thông lệ tốt từ các cơ quan chức năng ở các thị trường châu Âu có thể áp
dụng được và cần được chia sẻ với các bên liên quan và các tổ chức được tham vấn
tại Việt Nam, những tổ chức này cần có đủ nguồn lực để đảm nhận vai trò của mình.
Chính phủ xác định cách tiếp cận ưu tiên của mình trong việc đấu thầu cho thuê
biển và hợp đồng mua bán điện (có khả năng được ngân hàng bảo lãnh), thiết lập quy
trình tập trung một giai đoạn hoặc quy trình phân cấp hai giai đoạn. Đánh giá về các
phương án cho thuê và cấp phép
Chính phủ chuyển sang cơ chế cạnh tranh để mua năng lượng từ điện gió ngoài
khơi, sau khi FIT hiện nay kéo dài đến năm 2025 (trong thời gian này cần thêm các
yêu cầu cho các dự án về tác động tới xã hội và môi trường, quản lý các tác động của
các dự án điện gió gần bờ) .Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các đơn vị phát triển
và trong chuỗi cung ứng, đảm bảo cho Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chi phí điện
thấp từ nguồn điện gió ngoài khơi mang lại.Mức FIT hiện tại cần phải xem xét LCOE
(chi phí điện quy dẫn) của các dự án điện gió ngoài khơi truyền thống trong thời gian
đầu.
Chính phủ thiết lập một chương trình cho đấu thầu cho thuê đáy biển để cho
thuê với quy mô đủ để thực hiện tầm nhìn cho điện gió ngoài khơi sau năm 2030.
Điều này bao gồm xem xét cho thuê theo từng giai đoạn của dự án thử nghiệm hoặc
các dự án thương mại trong giai đoạn đầu để Chính phủ, các bên liên quan và chuỗi
22
Chính phủ cần điều chỉnh lại giá mua điện, các điều khoản và điều kiện của FIT
hiện nay để đảm bảo nay hợp đồng mua bán điện (PPA) có thể được bảo lãnh bởi
ngân hàng. Hợp đồng mua bán điện (PPA) cần phải khả thi về mặt tài chính cho các
trang trại gió lớn ngoài khơi ở các khu vực nước sâu hơn. Điều này giúp định hình lộ
trình bán điện cho các dự án tiên phong về điện gió ngoài khơi, giúp quy trình cấp
phép được khẳng định và chuỗi cung ứng được phát triển. Giá FIT, có khả ngày càng
giảm, cần duy trì cho các dự án đến năm 2025 để chính phủ có đủ thời gian xây dựng
và thực hiện một cơ chế cạnh tranh thay thế
Các tiêu chí về đủ điều kiện và thời gian hợp lệ áp dụng FIT, và chương trình
đấu giá sau đó cần được nêu rõ để thị trường có được tầm nhìn đầu tư, mang lại sự
tin tưởng và ổn định.
– Tài chính dự án
Giảm chi phí vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là động lực
chính cho việc giảm chi phí điện và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Chúng tôi khuyến nghị rằng:
Chính phủ cần giữ EVN là một đối tác PPA đáng tin cậy và và giải quyết những
quan ngại về khả năng bảo lãnh ngân hàng của các PPA do EVN cung cấp. EVN có
xếp hạng tín nhiệm cao nhưng thị trường sẽ yêu cầu các điều khoản PPA chặt chẽ
hơn để có thể được ngân hàng bảo lãnh, vì các dự án điện gió ngoài khơi có chi phí
vốn và rủi ro cao hơn đáng kể so với phát điện gió trên đất liền. Các điều khoản PPA
này rất cần thiết để thu hút các nhà đầu tư và các nhà cung cấp tín dụng quốc tế, để
cung cấp đủ khối lượng tài chính và chi phí vốn thấp, điều mà các ngân hàng trong
nước không thể tự cung cấp.
Chính phủ cần khuyến khích các biện pháp tài chính khác nhau để giảm chi phí
vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi, trong đó có sự tham gia của những tổ chức
cho vay đa phương, triển khai các cơ chế tăng cường tín dụng và áp dụng các tiêu
chuẩn xanh. Chính phủ cần tham vấn các tổ chức cho vay và các nhà đầu tư quốc tế
để lấy ý kiến và xác định các giải pháp.
– Cơ sở hạ tầng truyền tải và cảng biển
Báo cáo này cho thấy Việt Nam rất cần đầu tư vào chương trình nâng cấp lưới
điện và cơ sở hạ tầng để có thể sản xuất một lượng lớn điện gió ngoài khơi. Chúng
tôi khuyến nghị rằng:
Chính phủ cần yêu cầu củng cố đáng kể hệ thống truyền tải từ nam ra bắc để có
thể truyền tải được lượng điện gió ngoài khơi từ các khu vực tập trung nguồn năng
23
lượng này ở phía nam trung bộ đến các trung tâm dân cư ở miền Bắc. Việc nâng cấp
lưới điện thực hiện quá trình đánh giá tác động môi trường xã hội như thế nào, cấp
phép, tìm nguồn tài chính và chi trả ra sao cần phải được thể hiện rõ ràng, vì đây là
tiền đề quan trọng để thể hiện sự minh bạch cho thị trường
Chính phủ cần xác định cách tiếp cận ưu tiên của mình đối với đầu tư truyền tải
để tăng tốc và thực hiện nâng cấp hệ thống truyền tải theo yêu cầu với chi phí tốt nhất
đối với Chính phủ và tại thời điểm các đơn vị phát triển dự án cần. Một khối lượng
đầu tư lớn sẽ cần cho công việc này nên tìm nguồn vốn cần thiết là một bước vô cùng
quan trọng
Chính phủ cần tạo điều kiện đầu tư nâng cấp cảng biển đủ để phục vụ cho sản
xuất, xây dựng và vận hành của điện gió ngoài khơi. Điều này cần được gấp rút thực
hiện ở những nơi đã đặt mục tiêu khối lượng hoặc nơi mà cơ hội cho chuỗi cung ứng
trong nước đang có rủi ro. Quy hoạch tổng thể cảng biển hiện đang trong quá trình
xây dựng nên cần đưa vào xem xét cụ thể đối với điện gió ngoài khơi.
– Phát triển chuỗi cung ứng
Việt Nam sở hữu hệ thống hạ tầng cảng biển mạnh với đội ngũ công nhân lành
nghề; và điện gió ngoài khơi có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Việt
Nam.
Bằng việc cam kết khối lượng mục tiêu đầy tham vọng đối với điện gió ngoài
khơi, thiết lập quy trình toàn diện cho thuê khu vực biển và cấp phép và cung cấp lộ
trình bán điện ổn định, Việt Nam sẽ thu hút được sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng
phát triển điện gió ngoài khơi quốc tế.
Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của chuỗi cung ứng cho điện
gió ngoài khơi, duy trì những công việc đang cói, tạo thêm việc làm mới và dẫn đến
hoạt động kinh tế có giá trị cao tại Việt Nam.
Các cơ quan liên ngành cần phối hợp để tối đa lợi ích và phát triển năng lực cho
các địa phương.
Chúng tôi khuyến nghị rằng:
Chính phủ cần yêu cầu các đơn vị phát triển chuẩn bị kế hoạch chuỗi cung ứng
trong đó có tính đến sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ phát triển kỹ
nẵng của nhân công bản địa, đổi mới sáng tạo và giảm chi phí năng lượng, mà không
yêu cầu mức độ cụ thể về nội địa hóa.
Chính phủ đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện để đầu tư vào chuỗi cung ứng
trong nước để xây dựng năng lực chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các liên doanh, giáo
dục trong nước về điện gió ngoài khơi cũng như sự hợp tác quốc tế trong cung ứng
24
và nghiên cứu về ngành cũng sẽ rất quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực
trong nước. Chính phủ cũng nên đóng vai trò chủ động vai trò trong việc khuyến
khích chuỗi cung ứng tuabin sản xuất các tuabin được tối ưu hóa cho tốc độ gió thấp
phù hợp với thị trường Việt Nam, vì điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc
hạ thấp chi phí năng lượng.
Chính phủ cần thực hiện đánh giá kỹ năng cho ngành và tạo điều kiện để thực
hiện một chương trình đào tạo và kỹ năng kịp thời cho đội ngũ lao động Việt Nam
thông qua hợp tác với các đơn vị phát triển quốc tế và các đơn vị cung cấp. Chính
phủ giải quyết các khía cạnh về môi trường kinh doanh và pháp lý tại Việt Nam hiện
đang là các rào cản đối với đầu tư từ nước ngoài.
– Tiêu chuẩn và quy định
Bảo vệ các lợi ích môi trường và xã hội, thiết kế và lắp đặt các công trình bảo
vệ an toàn lao động cho công nhân cần phải coi là ưu tiên hàng đầu ở tất cả các cấp
độ của ngành.
Việc có một khung tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường và xã hội được
công nhận rộng rãi, quy định kỹ thuật và quy phạm thiết kế là yếu tố quan trọng để
thiết lập khả năng được ngân hàng bảo lãnh và thu hút và duy trì quan tâm và đầu tư
từ thị trường. Chúng tôi khuyến nghị rằng:
Chính phủ cần xây dựng một khung và quy định về đánh giá tác động môi trường
và xã hội đối với điện gió ngoài khơi, đáp ứng yêu cầu của các thông lệ quốc tế.
Chính phủ cần xây dựng một khung rõ ràng các tiêu chuẩn và luật pháp về an
toàn và sức khỏe lao động, kết hợp với quy tắc tốt trong ngành dầu khí và các quy tắc
về an toàn lao động trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở các nước phát triển khác.
Chính phủ cần thiết lập một khung các quy chuẩn và quy định kỹ thuật, bao gồm
các tiêu chuẩn thiết kế trang trại gió và các quy chuẩn tuân thủ của lưới điện
25
PHẦN KẾT LUẬN
Nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt cùng với tác hại của chúng tới
môi trường thì việc chuyển dịch sang nguồn năng lượng mới là tất yếu không chỉ đáp
ứng nhu cầu điện năng mà còn hướng tới việc giảm phát thải.
Petrovietnam đang có những lộ trình về phát triển điện gió ngoài khơi, hợp tác
với các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thay đổi
điện than sang điện gió là cả quá trình dài với nhiều khó khăn và thách thức. Đòi hỏi
sự đổi mới công nghệ toàn diện với xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
và thay đổi nguồn nhiên liệu trong sản xuất. Đây là cơ hội lớn để công nghệ điện gió
ngoài khơi thể hiện vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của kinh tế - xã
hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2050 - “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ
tư 4.0”.
Để đạt được mục tiêu “vươn ra biển lớn” bằng con đường phát triển năng lượng
gió ngoài khơi Việt Nam, chúng ta cần có một chương trình nghiên cứu về điện gió
ngoài khơi, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ, đồng thời cần sự hợp tác chặt
chẽ với các nước đang có thế mạnh về phát triển nguồn điện gió ngoài khơi, giữa các
bộ, ngành, địa phương.Điện gió ngoài khơi được coi là giải pháp đột phá nhằm đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu nhập
khẩu, giảm phát thải chất ô nhiễm do đốt nhiên liệu hóa thạch và khí nhà kính. trong
giai đoạn (như chuẩn bị, xây dựng và tháo dỡ) sẽ tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cải thiện đời sống của người
dân. Khi các nhà máy ĐGNK đi vào hoạt động tạo thêm việc làm chất lượng cao từ
nguồn nhân lực trong nước.
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Lộ trình điện gió ngoài khơi cho Việt Nam” -Ngân hàng thế giới- 9/2020
https://www.researchgate.net/publication/344299370_Lo_trinh_gio_ngoai_k
hoi_cho_Viet_Nam
2. “Tông quan ngành dầu khí Việt Nam” –JPS GAS SOLUTION -9/2021
https://jpsgas.com.vn/tong-quan-nganh-dau-khi-viet-nam-bao-cao-nganh/
3. “Petrovietnam với định hướng sản xuất và cung ứng với nguồn năng lượng
Hydro xanh trong tương lai” –Tập đoàn dầu khí Việt Nam -07/10/2021
https://pvn.vn/Pages/detail.aspx?NewsID=2dfca741-5fe2-41ae-a539-
8d0554c8c5dd
4. “Ngành dầu khí Việt Nam: 4 thách thức và cơ hội lớn” –PV TRANS -
21/12/2018
https://www.pvtrans.com/blog/tin-hoat-ong-dau-khi-12/post/nganh-dau-khi-
viet-nam-4-thach-thuc-va-co-hoi-lon-4452
5. “Cơ hội nào cho ngành Dầu khí Việt Nam” –Kinh tế môi trường -
06/10/2021
https://kinhtemoitruong.vn/co-hoi-nao-cho-nganh-dau-khi-viet-nam-
60076.html
6. “Ngành dầu khí Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh quốc tế” –
Tạp chí điện tử của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường -29/10/2021
https://tainguyenvamoitruong.vn/nganh-dau-khi-viet-nam-co-hoi-va-thach-
thuc-trong-boi-canh-quoc-te-cid1493.html
7. Cơ hội và thách thức trong phát triển điện gió ở Việt Nam,” Tạp chí Khoa
học Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, 2019
8. “Tác động môi trường của điện gió trên Việt Nam và giải pháp bảo vệ” –Cơ
quan của Hiệp hội Năng Lượng Việt Nam -25/04/2022
https://nangluongvietnam.vn/tac-dong-moi-truong-cua-dien-gio-tren-bien-
viet-nam-va-giai-phap-bao-ve-28242.html
9. GWEC. Global wind report 2021. 81 pp.

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam

nhà máy sản xuất kim loại màu
nhà máy sản xuất kim loại màunhà máy sản xuất kim loại màu
nhà máy sản xuất kim loại màuLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...nataliej4
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netLap Du An A Chau
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuThaoNguyenXanh2
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương nataliej4
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương nataliej4
 
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdfbáo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdfHanaTiti
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfTIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfNguyen Vu Quang
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèNgovan93
 

Semelhante a Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam (20)

nhà máy sản xuất kim loại màu
nhà máy sản xuất kim loại màunhà máy sản xuất kim loại màu
nhà máy sản xuất kim loại màu
 
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...
Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối LPG trong thời k...
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.netDự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí Đông Hải 1 - lập dự án.net
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment | PICC ...
 
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356
Dự án Xây dựng Xưởng sản xuất và Phát triển may mặc Khuất Gia Garment 0918755356
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Quốc Tế Trong Lĩnh Vực Dầu Khí Của Tổng Công Ty ...
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
 
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
Đề án bảo vệ môi trường đơn giản – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Thanh Dương
 
Cay xang son dong
Cay xang son dongCay xang son dong
Cay xang son dong
 
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdfbáo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái.pdf
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
Nhà máy sản xuất nước giải khát năng lượng hữu cơ Đông Dương tỉnh Kiên Giang ...
 
Đề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
Đề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt NamĐề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
Đề tài: Nghiệp vụ phòng vệ rủi ro giá xăng, dầu và áp dụng tại Việt Nam
 
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdfTIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
TIEU LUAN - NHOM 3- Dinh gia Gemadept GMD.pdf
 
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
Thuyết minh dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi CT...
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Tiểu Luận Môn Kinh tế Dầu Khí về hướng đi mới của PetroVietnam

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ *** BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ DẦU KHÍ ĐỀ TÀI: “ ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI” HƯỚNG ĐI MỚI CỦA PETROVIETNAM” TẢI TÀI LIỆU QUA ZALO 0936.885.877 DỊCH VỤ LÀM TIỂU LUẬN LUANVANTRITHUC.COM HÀ NỘI -07/2022
  • 2. 2 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG ...................................................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................5 1. Mục tiêu của đề tài................................................................................................................5 2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................5 3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................5 4. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................................5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM ...............................................6 1.1. Đặc trưng ngành dầu khí Việt Nam ................................................................................6 1.1.1. Đòi hỏi công nghệ cao ...............................................................................................6 1.1.2. Cạnh tranh thấp do các rào cản gia nhập đáng kể ................................................6 1.1.3. Tính quốc tế cao.........................................................................................................6 1.1.4. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá dầu thô toàn cầu.............................6 1.2. Vai trò của ngành dầu khí Việt Nam...............................................................................7 1.2.1. Đóng góp vào GDP và nộp ngân sách Nhà nước....................................................7 1.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu......................................................................................8 1.2.3. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam ............................................9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PETROVIETNAM ..............................11 2.1. Thực trạng .......................................................................................................................11 2.1.1. Cơ hội .......................................................................................................................11 2.1.2. Khó khăn, thách thức .............................................................................................11 2.2. Giải pháp..........................................................................................................................11 2.2.1. Giải pháp của Petrovietnam cho ngành dầu khí Việt Nam.................................11 2.2.2. Giải pháp nhóm đưa cho ngành dầu khí Việt Nam .............................................13 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI..............................15 3.1. Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi ......................................................................15 3.1.1. Đánh giá xu hướng Quốc tế....................................................................................15 3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển và xu hướng phát triển ĐGNK của Việt Nam 16 3.2 Kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển ĐGNK.........................................................19 3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế ...............................................................................................19 3.2.2. Kiến nghị..................................................................................................................20 PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................................25
  • 3. 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................26
  • 4. 4 DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG Hình 1: Sự phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu năm 2030 Bảng 1.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo các ngành
  • 5. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu của đề tài Điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng được kỳ vọng sẽ là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng góp phần giúp nhiều nước trên thế giới đạt được cam kết Net Zero vào năm 2050 (NZE2050), trong đó có Việt Nam. Chính phủ sẽ cần phải thực hiện các hành động để phát triển một ngành công nghiệp thành công và tối đa hóa lợi ích kinh tế mà điện gió ngoài khơi có thể mang lại. Để giúp tập trung các nỗ lực, lộ trình nhóm các hành động thành các chủ đề ưu tiên, tương ứng với các hành động khuyến nghị trước mắt, ngắn hạn và dài hạn. Nhóm em lựa chọn đề tài trên nhằm mục đích hiểu rõ hơn về môn học cũng như cách thức thực hiện một nghiên cứu về vấn đề Đánh giá tiềm năng điện gió ngoài khơi trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu Bài nghiên cứu xét đến mối quan hệ của các yếu tố như: Cơ sở chính sách, các yếu tố tác động đến môi trường, kinh tế tài chính, vị trí địa lý và công nghệ kỹ thuật là cơ sở để ra quyết định cho dự án (ở đây ta xét đến dự án điện gió ngoài khơi) tại Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Các số liệu tìm hiểu trong giai đoạn từ năm 2008 – 2020 và tầm nhìn dự báo đến năm 2050. 4. Nội dung nghiên cứu Đề tài bao gồm 3 nội dung chính: Chương 1: Tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam Chương 2: Thực trạng và giải pháp Chương 3: Chiến lược phát triển điện gió ngoài khơi Chương 4: Kết luận
  • 6. 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM Công nghiệp dầu khí được chia làm 3 khâu: Thượng nguồn: tìm kiếm, thăm dò, khai thác Trung nguồn: vận chuyển Hạ nguồn: lọc dầu, phân phối, tiêu thụ 1.1. Đặc trưng ngành dầu khí Việt Nam 1.1.1. Đòi hỏi công nghệ cao Thă m dò khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâ u trong lòng đất đươc hình thành từ các trầm tích hàng ngàn nă m trước nên việ c thă m dò và khai thác nguồn tài nguyê n này đòi hỏi cô ng nghệ hiệ n đai, chi phí đầu tư lớn hơn so vớ i các ngành cô ng nghiệ p khác. 1.1.2. Cạnh tranh thấp do các rào cản gia nhập đáng kể Là ngành kinh doanh đặc thù liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, ngành dầu khí Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và sự giám sát của Bộ Công Thương. PVN đã thành lập các công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con. Nhóm giám sát và quản lý hoạt động của các doanh nghiệp này từ khai thác đến phân phối sản phẩm. Việc gia nhập ngành dầu khí Việt Nam không hề dễ dàng do những rào cản khắt khe, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và được sự chấp thuận của Nhà nước. Trong đó, rào cản về chính sách là nguyên nhân chính hạn chế các doanh nghiệp gia nhập ngành dầu khí Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp gần như độc quyền trong lĩnh vực hoạt động của mình, điều này mang lại lợi thế lớn. 1.1.3. Tính quốc tế cao Khác với than đá trước đâ y, việ c thă m dò, khai thác, chế biến và phâ n phối dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu. Tính quốc tế của các hoaṭ đọ ̂ ng dầu khí còn thể hiệ n ở chỗ do co ̂ ng nghệ cao và mang tính chuyê n ngành sâ u, hầu như moi bộ chuỗi cô ng việ c. cô ng ty khô ng thể tự mình thưc hiệ n toàn 1.1.4. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến động giá dầu thô toàn cầu Hoạt động kinh doanh của ngành dầu khí liên quan mật thiết đến dầu thô và các sản phẩm chế biến từ dầu thô, do đó, biến động của giá dầu thô thế giới sẽ tác động
  • 7. 7 trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Điều này có nghĩa là giá dầu thô tăng sẽ có tác động tích cực và ngược lại. Sự biến động của giá dầu thô dựa trên quan hệ cung cầu, tuy nhiên ở một mức độ nào đó sẽ có ý chí chủ quan. Cụ thể, có một số quốc gia khai thác được trữ lượng dầu lớn, chiếm phần lớn nguồn cung của thế giới và một tổ chức mang tên OPEC + (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô) được thành lập. Tổ chức này là khối có thể làm thay đổi giá dầu: nếu muốn tăng giá dầu thô, OPEC + sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng dầu thô, thắt chặt nguồn cung, điều đã diễn ra trong giai đoạn gần đây. Sự đảo chiều ngoạn mục của giá dầu thô từ 20 USD / thùng vào tháng 4/2020 lên xấp xỉ 70 USD / thùng vào tháng 4/2021 chủ yếu đến từ cam kết cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô của các nước OPEC +. 1.2. Vai trò của ngành dầu khí Việt Nam 1.2.1. Đóng góp vào GDP và nộp ngân sách Nhà nước Trong những năm qua, Petrovietnam luôn duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước. Trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả nước, riêng Petrovietnam đã chiếm khoảng 16 - 18% GDP, mức cao nhất so với cả nước trong giai đoạn 2008 - 2015 (Bảng 1). Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thô mang lại bình quân 13,6% tổng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2013, kể từ khi Petrovietnam có nhà máy lọc dầu. Trong các năm trước đó, thu từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân sách. Trong khi đó, thu ngân sách từ tất cả các doanh nghiệp Nhà nước (không kể Ngành Dầu khí) chỉ chiếm khoảng 15 - 16%; hơn nữa, nguồn đóng góp ngân sách của Petrovietnam cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu, thì nguồn thu từ dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo báo cáo của
  • 8. 8 Tổng cục Thống kê, nguồn thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12,1% tổng ngân sách Nhà nước trong năm 2014. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sụt giảm giá dầu trong năm 2015, con số này đã giảm mạnh chỉ còn 62,4 nghìn tỷ đồng và đóng góp 7,1% tổng ngân sách Nhà nước năm 2015. Về doanh thu hợp nhất: Từ cuối năm 2007 và đặc biệt trong năm 2008, thế giới đã chứng kiến sự biến động khó lường của giá dầu thô, giá dầu từ mức 90USD/thùng vào cuối năm 2007, đã lên trên 147USD/thùng vào tháng 7 năm 2008, sau đó giá dầu bất ngờ giảm nhanh, đến cuối năm 2008 giá dầu chỉ còn gần 50USD/thùng, tương ứng giảm gần 70% so với giá trị lúc đạt đỉnh. Từ đầu năm 2009, giá dầu đã trải qua nhiều đợt biến động và đạt trung bình 64USD/thùng. Trong điều kiện khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và giá dầu thô giảm mạnh, doanh thu hợp nhất năm 2009 của Petrovietnam vẫn đạt 137 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2008. Trong năm 2010, Petrovietnam đã có bước phát triển vượt bậc khi đạt doanh thu hợp nhất tới 235 nghìn tỷ đồng, mức cao đột biến trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang suy thoái, đóng góp 24% cho GDP. Đến hết năm 2012, doanh thu hợp nhất của Petrovietnam tăng 12% so với năm 2011 đạt 363 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị nộp ngân sách đạt 186,3 nghìn tỷ đồng chiếm 24,4% tổng thu ngân sách ủa cả nước. Năm 2013 doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tăng 7% so với năm 2012, đạt 390 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước tăng thêm 9.100 tỷ đồng. Tuy nhiên mức doanh thu hợp nhất giảm 6% trong năm 2014 còn 366 nghìn tỷ đồng và tiếp tục giảm mạnh 15% trong năm 2015 do chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm giá dầu toàn cầu. Doanh thu hợp nhất của Petrovietnam đạt 311 nghìn tỷ đồng và đóng góp 115,1 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2015. 1.2.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Dầu thô là sản phẩm quan trọng và có vị trí chiến lược trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ngoại tệ mang lại từ xuất khẩu dầu thô có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế nhập siêu như Việt Nam, giúp đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, cho các giao dịch thanh toán quốc tế cũng như trả các nguồn vay nợ nước ngoài của Nhà nước. Nguồn ngoại tệ này cũng có ý nghĩa quan trọng giúp bình ổn tỷ giá, điều tiết vĩ mô và nâng cao tính thanh khoản ngoại tệ cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Từ khi được khai thác đến nay, giá trị xuất khẩu dầu thô luôn chiếm tỷ trọng cao so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như giày dép, dệt may, thủy sản. Bảng 2 thể hiện tỷ trọng giá trị xuất khẩu một số ngành chủ lực của Việt Nam từ năm 2005 và giai đoạn 2008 - 2015.
  • 9. 9 Bảng 1.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo các ngành Nguồn: Niên giám thống kê 2011 và 2015 Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô chiếm 26,41% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đạt 7,37 tỷ USD. Đến năm 2008, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 10,36 tỷ USD chiếm 21,42% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm 2015 đã giảm xuống 3,806 tỷ USD chiếm 2,34%. Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015 và đặc biệt giảm so với thời gian trước đó. Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu dầu thô trong những năm qua được xác định do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do sự sụt giảm sản lượng khai thác tại các mỏ lớn đặc biệt là mỏ Bạch Hổ. Thứ hai là do từ năm 2009 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động đã tiêu thụ một phần lượng dầu thô sản xuất nội địa. Tuy giá trị xuất khẩu giảm nhiều nhưng dầu thô vẫn là mặt hàng quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. 1.2.3. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam Trong thời gian qua, Ngành Dầu khí có những tác động rất tích cực tới quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1988 - 2014, rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Nga, Anh, Malaysia, Canada, Australia… đã thực hiện đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác tại Việt Nam, thông qua các loại hợp đồng dầu khí khác nhau. Tổng số hợp đồng đã ký là 102 hợp đồng, trong đó, 63 hợp đồng còn hiệu lực. Tính cho cả giai đoạn 1988 - 2012, Ngành Dầu khí chiếm khoảng 4,6% về tổng số dự án đầu tư nước ngoài của cả nước nhưng mang lại trên 17% tổng vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 30,5 tỷ USD). Thông qua các hình thức đầu tư này, hàng loạt các công trình lớn thuộc các lĩnh vực khí, điện, lọc hóa dầu, dịch vụ đã được đưa vào vận hành phục vụ cho phát triển nền kinh tế quốc dân và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, Việt Nam có trên 40 công ty dầu khí nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Trong số đó, nhiều công ty dầu khí lớn đang hợp tác với Petrovietnam chủ yếu trong khâu thượng nguồn (tìm kiếm thăm
  • 10. 10 dò và khai thác dầu khí) như Chevron, KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman (trước đây là một công ty của Canada, nay đã được Công ty Repsol của Tây Ban Nha mua lại), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp). Các công ty phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với Petrovietnam để thực hiện các hợp đồng dầu khí. Ngoài ra, Petrovietnam còn kết hợp với Gazprom thành lập Công ty Vietgazprom với nhiệm vụ chính là thăm dò dầu khí tại Nga và Việt Nam.
  • 11. 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO PETROVIETNAM 2.1. Thực trạng 2.1.1. Cơ hội Ngành dầu khí Việt Nam đang có 4 cơ hội lớn. Đó làTiềm năng to lớn với trữ lượng 4,4 tỷ thùng, đứng thứ 3 châu Á và đứng thứ 28 trên thế giới; có truyền thống vẻ vang; thường xuyên nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân. Tiềm năng xuất khẩu cao hơn nhiều – sang khu vực Đông Á/ Đông Nam Á và các khu vực khác Giá dầu thô được dự báo sẽ tăng ổn định đến 2023, điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các dự án TKTDKT dầu khí của Việt Nam, giúp hoạt động đầu tư TKTDKT hoạt động khoan phục hồi trở lại. Giá dầu tăng ổn định kéo theo giá khí tăng (nhiều nguồn khí đang được định giá neo theo giá dầu thô/sản phẩm dầu) sẽ tạo động lực cho việc phát triển khai thác các nguồn khí, thúc đẩy phát triển các dự án lĩnh vực công nghiệp khí (vận chuyển, xử lý) 2.1.2. Khó khăn, thách thức Thời gian gần đây, ngành Dầu khí gặp những thách thức to lớn trong sản xuất kinh doanh, sản lượng khai thác có nguy cơ sụt giảm và tỉ trọng đóng góp cho ngân sách Nhà nước thời gian gần đây cũng giảm. Mặc dù theo dự báo của các tổ chức uy tín quốc tế thì giá dầu có xu hướng tăng ổn định đến 2023, nhưng giá dầu vẫn tiềm ẩn quá nhiều biến động khó lường bởi nó không chỉ do cơ chế thị trường chi phối mà còn do những thủ đoạn giành giật quyền lực thống trị kinh tế - chính trị của các thế lực cường quyền dàn dựng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo. Vì vậy biến động giá dầu vẫn luôn là thách thức đối với HĐDK. Tại Hội nghị COP26 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết net- zero cho Việt Nam vào năm 2050. 2.2. Giải pháp 2.2.1. Giải pháp của Petrovietnam cho ngành dầu khí Việt Nam Với mục tiêu, quan điểm nêu trên, PVN yêu cầu các đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn Tập đoàn tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực, tập trung chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 nhóm giải pháp về quản trị, tài chính, đầu tư, thị trường và cơ chế chính sách. – Nhóm giải pháp về quản trị:
  • 12. 12 Tập trung nâng cao vai trò hạt nhân, định hướng, cầu nối liên kết, dẫn dắt của Công ty mẹ - Tập đoàn đối với tất cả các đơn vị thành viên. Tiếp tục tích cực nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chuỗi liên kết giữa các đơn vị thành viên, các khối trong Tập đoàn, tăng cường sử dụng nguồn lực nội bộ, từ đó đảm bảo gia tăng dòng tiền, giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các đơn vị trong Tập đoàn (chuỗi E&P - vận tải - lọc hóa dầu - dịch vụ kỹ thuật; chuỗi khai thác - khí - điện; chuỗi lọc dầu - phân phối sản phẩm dầu khí; chuỗi khí - điện - cảng biển…). Bên cạnh đó, Tập đoàn và các đơn vị thành viên tập trung thực hiện ứng dụng các hình thức quản lý tiên tiến của hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP), tăng cường việc tập trung vào công tác quản trị rủi ro trong hoạt động SXKD; tiếp tục xây dựng phương án số hóa toàn diện cơ sở dữ liệu để ứng dụng quản trị trên nền tảng số… – Nhóm giải pháp về tài chính: Bám sát diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ để quản trị hiệu quả dòng tiền và kiểm soát chặt chẽ rủi ro; tập trung xử lý các tồn tại về tài chính và các tài sản không sinh lời để kịp thời lành mạnh hóa tình hình tài chính của Tập đoàn. Quản trị tốt kế hoạch thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của Tập đoàn. Thực hiện tiết giảm chi phí vay, đối với các hợp đồng vay trong nước có thể xem xét đàm phán tái cấu trúc để giảm thiểu chi phí vay vốn; tổ chức đàm phán và ký các hợp đồng hạn mức tín dụng ngoại tệ/nội tệ ngắn hạn với các ngân hàng trong nước ... – Nhóm giải pháp về đầu tư: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm. Hoàn thành đầu tư đưa vào vận hành đúng kế hoạch các dự án điện Thái Bình 2, Sông Hậu 1. Bám sát cơ quan có thẩm quyền để sớm có chủ trương, giải pháp cụ thể triển khai dự án Nhiệt điện Long Phú 1. Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp mở rộng công suất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Tập trung hoàn thành công tác quyết toán các dự án đã hoàn thành đưa vào vận hành. – Trong công tác thị trường: PVN sẽ tiến hành đánh giá và tập trung tìm kiếm cơ hội ở trong và ngoài nước. Tận dung tối đa các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết để mở rộng thị trường. Mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài.
  • 13. 13 Xây dựng, hình thành chuỗi liên kết từ cung cấp nguyên nhiên liệu sản xuất tiêu thụ, phấn đấu triển khai thực hiện 30 chuỗi liên kết trong năm 2022. PVN tích cực làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để sớm sửa đổi, ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động dầu khí; sớm ban hành khung pháp lý/cơ chế hoạt động cho các hợp đồng dầu khí mà Tập đoàn hiện được giao tiếp nhận để có cơ sở pháp lý và thực hiện gia tăng sản lượng khai thác dầu trong nước trong năm 2022. → Với vị trí và vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, là tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, PVN tiếp tục thể hiện quyết tâm đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ trong năm 2022, đóng góp vào sự phục hồi, phát triển của nền kinh tế đất nước. 2.2.2. Giải pháp nhóm đưa cho ngành dầu khí Việt Nam Trước cam kết “net - zero” cho Việt Nam vào năm 2050 của thủ tướng Phạm Minh Chính. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các kịch bản và giải pháp để có thể đạt được mục tiêu “net – zero” như: Giảm nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch chỉ còn chiếm 10% tổng công suất Chuyển đổi tối thiểu 85% phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe điện … Tại COP26, 46 quốc gia cam kết chấm dứt sử dụng than. Trong đó, Việt Nam là một trong năm quốc gia tham gia cam kết, đang sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất. Loại bỏ nguồn điện than ổn định nhưng phát thải CO2 cao trong khi nguồn điện khí vẫn phát thải khí nhà kính cũng không là giải pháp lâu dài cho mục tiêu net-zero. Trong tương lai, nếu chưa có đột phá công nghệ không carbon trong ngành điện, vậy có lựa chọn thay thế nào cho nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bảo đảm ổn định hệ thống? =>Với thực trạng như hiện này thì việc tìm kiếm một nguồn năng lượng tái tạo để thay thế các năng lượng hóa thạch trong việc sản xuất điện là rất cần thiết. Hiện nay, thủy điện gần như đã được khai thác hết và các nguồn năng lượng tái tạo phi thủy điện khả thi nhất vẫn giới hạn ở năng lượng gió và mặt trời. Dựa vào các nguồn lực hiện có của petroVietnam như: Là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực cơ khí chế tạo, thi công, xây lắp và vận hành các công trình ngoài khơi. Có tiềm lực lớn về tài chính Có thế mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực
  • 14. 14 => Nhóm nhận thấy tập đoàn dầu khí Việt Nam rất phù hợp để phát triển điện gió ngoài khơi để thay thế cho nguồn điện từ năng lượng hóa thạch. Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và đảm bảo vị thế của petroVietnam trong nền kinh tế.
  • 15. 15 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI 3.1. Xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi 3.1.1. Đánh giá xu hướng Quốc tế ĐGNK đã và đang được phát triển ở vùng biển của nhiều nước trên thế giới, tạo ra một lượng lớn điện không các-bon với hệ số công suất cao. Do vậy, ĐGNK được coi là nguồn phát triển năng lượng tái tạo đáng tin cậy nhất để đáp ứng các thách thức về nhu cầu nguồn cung điện trong ngắn hạn và trung hạn, đồng thời đảm bảo tiến độ ổn định hướng tới các mục tiêu trung hòa các-bon dài hạn hơn. Theo Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), trong 5 năm trở lại đây, ĐGNK đã nổi lên như một ngành phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 24% và là nhân tố đóng vai trò quan trọng thay đổi cuộc chơi của quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu lên đến 1.000 tỷ USD trong hai thập kỷ tới. Hình 1: Sự phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu năm 2030 Theo tính toán của GWEC, dự kiến sẽ có trên 205 GW công suất ĐGNK sẽ được lắp đặt trong thập kỷ này, trong đó khoảng 150 GW sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025-2030. Đến năm 2025, ĐGNK dự kiến sẽ đóng góp hơn 20% tổng công suất lắp đặt điện gió trên toàn thế giới. Liên minh châu Âu thậm chí còn đặt mục tiêu tăng công suất gió ngoài khơi lên 25 lần, từ 12 GW vào năm 2020 lên 300 GW vào năm 2050. Điều này phản ánh xu hướng toàn cầu hướng tới phát triển ĐGNK như một giải pháp đột phá để ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm từ sản xuất điện truyền thống, cũng như góp phần giải quyết bài toán khủng hoảng năng lượng. Tháng 01/2021, Hoa Kỳ đã đặt mục tiêu quốc gia phát triển ĐGNK đạt 30 GW vào năm 2030 như một trọng tâm trong kế hoạch mới được Chính quyền Tổng thống Biden đưa ra nhằm khởi động năng lượng gió ngoài khơi và tạo ra hàng chục nghìn
  • 16. 16 việc làm trong lĩnh vực này trong thập kỷ tới. Mục tiêu đầy tham vọng về phát triển ĐGNK sẽ tạo ra khoảng 77.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời tạo ra hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư mỗi năm vào các dự án ở cả hai bờ biển của Hoa Kỳ. Mục tiêu năm 2030 cũng sẽ mở ra chiến lược triển khai ĐGNK đạt công suất 110 GW trở lên vào năm 2050, tạo ra tổng cộng 135.000 việc làm, trong đó 77.000 việc làm trong ngành ĐGNK và 58.000 việc làm có thêm từ chuỗi cung ứng dịch vụ hỗ trợ phát triển các dự án ĐGNK. ĐGNK đã được chứng minh là một lĩnh vực tạo việc làm bền vững, do có chuỗi cung ứng dài và phức tạp. Thời gian phát triển dự án lâu hơn và thời gian vận hành của dự án trung bình là 25 năm, điều này cũng có nghĩa là gia tăng số lượng việc làm, đặc biệt trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng của một trang trại ĐGNK. Đây là những việc làm lâu dài tại địa phương có thể đóng góp vào sự phát triển các cộng đồng ven biển gần đó. Ở Anh và châu Âu, ĐGNK là trọng tâm của nhiều nghiên cứu điển hình thành công để tái tạo kinh tế cho các thị trấn ven biển quy mô vừa và nhỏ, đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư và tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm. Nhìn chung, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo mang lại sức mạnh kinh tế to lớn. Các thị trường khuyến khích đầu tư ĐGNK đang trên đà gặt hái lợi ích kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như Đài Loan (4), dự báo rằng 5,5 GW ĐGNK được lắp đặt vào năm 2025 sẽ tạo ra 20.000 việc làm tại địa phương và gần 30 tỷ USD đầu tư trong nước. Tương tự, Nhật Bản (4) với khoảng 10 GW ĐGNK được lắp đặt vào năm 2030 được dự báo sẽ mang lại 46-55 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp. 3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển và xu hướng phát triển ĐGNK của Việt Nam Trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng trên toàn thế giới nói chung và xu hướng phát triển điện gió ngoài khơi nói riêng; cùng với việc “phát triển kinh tế biển” là mục tiêu chiến lược của quốc gia. Vì thế, phát triển ĐGNK là xu hướng tất yếu, ngoài việc khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng còn đảm bảo thực hiện tầm nhìn phát triển kinh tế biển. – Cơ sở chính sách phát triển điện gió ngoài khơi Cần thiết phải xây dựng phát triển đột phá nguồn điện gió ngoài khơi Việt Nam vì trong tương lai gần, ngành điện Việt Nam ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Một số thách thức lớn đối với ngành điện như: Nhu cầu điện đang và sẽ tăng trưởng cao, nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu… Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới, trong đó có điện gió ngoài khơi là giải pháp đột phá.
  • 17. 17 Để có được những định hướng chiến lược đúng đắn nhất cho việc phát triển, tận dụng nguồn năng lượng từ biển, nhiều nghị quyết, văn bản đã được đề ra tiêu biểu là: Ngày 22 tháng 10 năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ngày 07 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 28/QĐ- TTg Phê duyệt Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; Ngày 06 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 203/QĐ- TTg về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ngày 11 tháng 02 năm 2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Ngày 05 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW. Các văn bản nêu trên đều thể hiện chủ trương phát triển kinh tế biển nói chung và đặc biệt chú trọng thúc đẩy đầu tư xây dựng, thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trong khai thác điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác ở vùng biển và ven biển, song song với đó là bảo đảm quốc phòng và lãnh hải. – Khu vực tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi Với hơn 3000 km bờ biển và tổng diện tích biển khoảng 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền), Việt Nam có tiềm năng điện gió ngoài khơi rất lớn. Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360 MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020. Đánh giá về tiềm năng điện gió ngoài khơi đã được chứng minh qua nhiều báo cáo khoa học, trong đó phải kể đến báo cáo của nhóm hợp tác nghiên cứu từ Việt Nam, Ai-Len và Nhật Bản đã dùng mô hình số trị kiểm chứng với hai bộ số liệu đo( 2 Mô hình số trị Weather Research and Forecasting (WRF) và kiểm chứng với: (i) gió cách mặt biển 10m từ năm 2006 đến 2015 ở sáu trạm đo ở các đảo ngoài khơi Việt Nam: Bạch Long Vĩ, Hòn Ngư, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa và Phú Quốc, và (ii) QuikSCAT (Quick Scatterometer) – một bộ số liệu đo từ vệ tinh) cho ra kết quả
  • 18. 18 vận tốc gió trung bình năm ở độ cao 100 m có thể đạt 9 – 10 m/s tại nhiều vùng biển của Việt Nam. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết quả mật độ năng lượng đều lớn ở một số vùng biển Nam Trung bộ và Vịnh Bắc bộ của Việt Nam, và đạt trên 50 GWh/km2 /năm. Chỉ tính riêng các vùng biển quanh đảo Phú Quý hay Bạch Long Vĩ thì tiềm năng công suất lắp đặt lên đến 38 GW mỗi vùng. Tiềm năng kỹ thuật của dải 0 – 185 km từ bờ trên toàn lãnh hải có thể đạt tới 500 – 600 GW hoặc cao hơnnữa. Ngoài ra, Chương trình hỗ trợ quản lý năng lượng của Ngân hàng thế giới (WB-ESMAP), dựa vào bản đồ gió thế giới ở độ cao 100 m và trong dải 200 km từ bờ, và số liệu địa hình đáy biển từ GEBCO đã ước tính tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi ở các thị trường mới nổi trong đó có Việt Nam . Nghiên cứu này cũng cho thấy khu vực Bình Thuận và Ninh Thuận có vận tốc gió trung bình hơn 10 m/s ở vùng biển sâu dưới 50 m và vùng có vận tốc gió trên 7 m/s mang lại tiềm năng điện gió cố định ngoài khơi ở vùng này lên đến 165 GW. Tiềm năng điện gió nổi với độ sâu dưới 1000 m ở các vùng biển phía Nam đến Quảng Nam đạt 175 GW. Ở lãnh hải phía bắc Việt Nam (ngoài Vịnh Bắc bộ), nơi có vận tốc gió vào khoảng 7 – 8.5 m/s và độ sâu biển dưới 50 m có tiềm năng điện gió cố định khoảng 88 GW, và độ sâu dưới 1000 m có tiềm năng điện gió nổi lên đến 39 GW. Trong dải 200 km từ bờ của lãnh hải Việt Nam thì tổng tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi cố định lên tới 261 GW và điện gió nổi lên tới 214 GW. Theo Báo cáo về tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam của Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các vùng biển có khả năng khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất là Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, tiềm năng gió đạt ở mức tốt đến rất tốt ở khu vực biển Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu với tốc độ gió trung bình năm từ 8m - 10m/s, mật độ năng lượng trung bình năm phổ biến từ 600W đến trên 700 W/m2. Tiềm năng năng lượng sóng vùng ven biển Việt Nam thông qua số liệu trích xuất tại 20 điểm ven bờ và các trạm hải văn cũng cho thấy vùng có năng lượng sóng lớn nhất tập trung ở khu vực Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận) và thấp hơn dải ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Hai khu vực ven bờ vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có tiềm năng năng lượng sóng thấp nhất. – Lợi thế của Petrovietnam khi phát triển điện gió ngoài khơi Dựa trên kinh nghiệm trong thiết kế và chế tạo công trình biển đã tích lũy qua nhiều năm, Petrovietnam tập trung triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm tạo tiền đề để phát triển năng lượng Hydro trong đó cần xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể để đảm bảo đến năm 2030 Petrovietnam đạt sản lượng 1.400 MW điện gió ngoài khơi. Petrovietnam đã đặt mục tiêu đến 2045 nâng công suất đặt chiếm từ 8 - 10%
  • 19. Đức, Đan Mạch và Hà Lan) là vì các chính phủ của các nước đó đã thực hiện và duy trì được khung chính sách chiến lược khuyến khích sự phát triển các trang trại gió ngoài khơi thông qua các đơn vị phát triển và nhà đầu tư tư nhân, sử dụng các quy trình trong quy hoạch không gian biển để cân bằng nhu cầu của các bên liên quan và các hạn chế về môi trường. Các chính phủ đã nhận ra rằng nếu họ đưa ra được một khung chính sách và quy định ổn định và hấp dẫn, với tầm nhìn tối thiểu là 10 năm tiếp theo, thì các đơn vị 19 tổng công suất hệ thống điện Việt Nam và tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo chiếm 10 - 20% trong tổng công suất nguồn điện Petrovietnam.  Cơ sở vật chất: Petrovietnam đang quản lý và vận hành hệ thống gồm các cảng dịch vụ trên cả 3 miền Bắc, miền Trung và miền Nam với các nhà xưởng và trang thiết bị chế tạo trên bờ. Ngoài ra, Petrovietnam hiện đang sở hữu, quản lý đội tàu dịch vụ (gần 100 chiếc) trên biển, với sự đa dạng về công suất và chủng loại tàu.  Năng lực phát triển các dự án điện gió ngoài khơi: Petrovietnam hiện là doanh nghiệp đứng đầu Việt Nam về lĩnh vực cơ khí chế tạo, thi công, xây lắp và vận hành các công trình ngoài khơi. Nhờ vào thế mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực, Petrovietnam có lợi thế để tiết kiệm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao hơn cho các dự án điện gió ngoài khơi trong cả vai trò chủ đầu tư và nhà thầu khi tham gia cung cấp dịch vụ trong tất cả các giai đoạn phát triển của dự án, bao gồm từ giai đoạn khởi động, khảo sát; giai đoạn thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành, bảo dưỡng các dự án/nhà máy điện gió.  Khả năng tài chính: Là một công ty dầu khí quốc gia (NOC) Việt Nam, với tổng tải sản hiện hơn 36 tỷ USD và vốn chủ sở hữu gần 20 tỷ USD, Petrovietnam có tiềm lực lớn về tài chính, đảm bảo đủ nguồn vốn khi tham gia các dự án điện gió ngoài khơi. Hơn nữa, là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống hạ tầng và cơ sở dữ liệu địa chất, thủy văn ngoài khơi, Petrovietnam hoàn toàn có điều kiện và lợi thế trong việc lựa chọn, tìm kiếm các vị trí tiềm năng, có tốc độ gió cao, ổn định phù hợp cho phát triển dự án điện gió ngoài khơi hiệu quả. 3.2 Kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển ĐGNK 3.2.1 Kinh nghiệm quốc tế Điện gió ngoài khơi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số nơi trên thế giới, đáng chú ý nhất là ở Tây Bắc Âu và Trung Quốc. Điện gió ngoài khơi đã thành công ở một số nước châu Âu (ví dụ như ở Anh,
  • 20. Chính phủ cần phát triển một quy hoạch không gian biển toàn diện và có nguồn tài nguyên tốt cho điện gió ngoài khơi để định hướng cho các đơn vị phát triển vào những khu vực Chính phủ muốn thấy các dự án diễn ra. Quy hoạch không gian biển sẽ cân nhắc đầu đủ các vấn đề về môi trường và xã hội, được hướng dẫn bởi các cố vấn chiến lược và cần thu hút sự tham gia của những đối tượng sử dụng biển khác Chính phủ cần thiết lập các cơ quan cho thuê và cấp phép điện gió ngoài khơi, với các quy trình vững chắc, minh bạch và kịp thời. Các cơ quan này phải đảm bảo 20 phát triển sẽ xây dựng được các trang trại gió ngoài khơi cung cấp điện năng (chi phí thấp và không phát thải carbon) để tiếp sức cho nền kinh tế. Các khung chính sách và quy định này đã tạo ra các quy trình vững chắc, minh bạch và kịp thời về cho thuê đáy biển và cấp phép dự án. Đồng thời, họ cũng xem xét cần đầu tư gì vào lưới điện và cơ sở hạ tầng khác để có được một danh mục dự án tiềm năng lâu dài. Cuối cùng, họ đã hiểu được những gì có thể làm để đảm bảo các dự án khả điện gió ngoài khơi có thể thu hút vốn cạnh tranh bằng cách đưa ra một lộ trình ổn định và hấp dẫn cho lượng điện mà các dự án sản xuất ra. 3.2.2. Kiến nghị – Tầm nhìn và mục tiêu quy mô Truyền thông về một tầm nhìn dài hạn, rõ ràng và các mục tiêu về quy mô dành cho điện gió ngoài khơi là một bước quan trọng để thu hút quan tâm và đầu tư từ các công ty và chuỗi cung ứng trên toàn cầu, của các bên liên quan, của các bộ ngành của chính phủ, và của người dân Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị rằng: Chính phủ cần công bố và truyền thông về tầm nhìn đối với điện gió ngoài khơi ở Việt Nam trong cơ cấu năng lượng đến năm 2050, và đảm bảo tất cả các chính sách và các quy định sau này đều theo sát tầm nhìn này Chính phủ đặt ra các mục tiêu lắp đặt điện gió ngoài khơi cho năm 2030 và 2035 phù hợp với kịch bản tăng trưởng cao và đảm bảo tất cả các chính sách và quy định tiếp theo đều cần nhắc tới các mục tiêu này. Tiếp theo đó, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ theo dõi việc giảm chi phí khi dự án được xây dựng và điều chỉnh các mục tiêu lắp đặt theo mức giảm chi phí đạt được. – Cho thuê, cấp phép và mua bán điện Để phát triển một ngành điện gió ngoài khơi bền vững, Việt Nam cần có các quy trình cho thuê và cấp phép vững chắc, minh bạch và kịp thời. Cần phải có đầu tư quốc tế để phát triển tiềm năng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Để thực hiện được điều này, cần có một lộ trình bán điện ổn định. Chúng tôi khuyến nghị rằng:
  • 21. cung ứng có được tự tin và kinh nghiệm ở quy mô nhỏ và ít rủi ro hơn trước khi thực hiện các dự án lớn hơn. Tốc độ cho thuê hàng năm phải đạt 4 GW mỗi năm trước năm 2025 nếu muốn đạt kịch bản tăng trưởng cao. Cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành của Chính phủ và chính quyền địa phương khi thực hiện cả hai kịch bản trên, đặc biệt là trong kịch bản tăng trưởng cao. 21 các thông lệ quốc tế liên quan tới đánh giá tác động môi trường và xã hội được áp dụng và giám sát. Các cơ quan chức năng đặc thù này cần có nguồn lực, quyền hạn và kiến thức để phối hợp tất cả các ban ngành của chính phủ và giao tiếp với tất cả các bên liên quan. Các cơ quan này có thể là một phần của các cơ quan hiện có nhưng phải rõ ràng để mọi người có thể nhận biết. Cơ quan cấp phép cũng cần phải có trình độ và năng lực cần thiết để đánh giá các cân nhắc về môi trường và xã hội. Các quy trình cho thuê khu vực biển (đáy biển) và cấp phép cần được thiết kế sao cho đơn giản, có hạn định về thời gian và nhất quán; những quy định này cần đưa ra các quyết định trong một khung thời gian đã thống nhất để mang lại sự minh bạch và tự tin cho các đơn vị phát triển và để các đơn vị phát triển duy trì được tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và xã hội Nhiều thông lệ tốt từ các cơ quan chức năng ở các thị trường châu Âu có thể áp dụng được và cần được chia sẻ với các bên liên quan và các tổ chức được tham vấn tại Việt Nam, những tổ chức này cần có đủ nguồn lực để đảm nhận vai trò của mình. Chính phủ xác định cách tiếp cận ưu tiên của mình trong việc đấu thầu cho thuê biển và hợp đồng mua bán điện (có khả năng được ngân hàng bảo lãnh), thiết lập quy trình tập trung một giai đoạn hoặc quy trình phân cấp hai giai đoạn. Đánh giá về các phương án cho thuê và cấp phép Chính phủ chuyển sang cơ chế cạnh tranh để mua năng lượng từ điện gió ngoài khơi, sau khi FIT hiện nay kéo dài đến năm 2025 (trong thời gian này cần thêm các yêu cầu cho các dự án về tác động tới xã hội và môi trường, quản lý các tác động của các dự án điện gió gần bờ) .Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh giữa các đơn vị phát triển và trong chuỗi cung ứng, đảm bảo cho Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chi phí điện thấp từ nguồn điện gió ngoài khơi mang lại.Mức FIT hiện tại cần phải xem xét LCOE (chi phí điện quy dẫn) của các dự án điện gió ngoài khơi truyền thống trong thời gian đầu. Chính phủ thiết lập một chương trình cho đấu thầu cho thuê đáy biển để cho thuê với quy mô đủ để thực hiện tầm nhìn cho điện gió ngoài khơi sau năm 2030. Điều này bao gồm xem xét cho thuê theo từng giai đoạn của dự án thử nghiệm hoặc các dự án thương mại trong giai đoạn đầu để Chính phủ, các bên liên quan và chuỗi
  • 22. 22 Chính phủ cần điều chỉnh lại giá mua điện, các điều khoản và điều kiện của FIT hiện nay để đảm bảo nay hợp đồng mua bán điện (PPA) có thể được bảo lãnh bởi ngân hàng. Hợp đồng mua bán điện (PPA) cần phải khả thi về mặt tài chính cho các trang trại gió lớn ngoài khơi ở các khu vực nước sâu hơn. Điều này giúp định hình lộ trình bán điện cho các dự án tiên phong về điện gió ngoài khơi, giúp quy trình cấp phép được khẳng định và chuỗi cung ứng được phát triển. Giá FIT, có khả ngày càng giảm, cần duy trì cho các dự án đến năm 2025 để chính phủ có đủ thời gian xây dựng và thực hiện một cơ chế cạnh tranh thay thế Các tiêu chí về đủ điều kiện và thời gian hợp lệ áp dụng FIT, và chương trình đấu giá sau đó cần được nêu rõ để thị trường có được tầm nhìn đầu tư, mang lại sự tin tưởng và ổn định. – Tài chính dự án Giảm chi phí vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là động lực chính cho việc giảm chi phí điện và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chúng tôi khuyến nghị rằng: Chính phủ cần giữ EVN là một đối tác PPA đáng tin cậy và và giải quyết những quan ngại về khả năng bảo lãnh ngân hàng của các PPA do EVN cung cấp. EVN có xếp hạng tín nhiệm cao nhưng thị trường sẽ yêu cầu các điều khoản PPA chặt chẽ hơn để có thể được ngân hàng bảo lãnh, vì các dự án điện gió ngoài khơi có chi phí vốn và rủi ro cao hơn đáng kể so với phát điện gió trên đất liền. Các điều khoản PPA này rất cần thiết để thu hút các nhà đầu tư và các nhà cung cấp tín dụng quốc tế, để cung cấp đủ khối lượng tài chính và chi phí vốn thấp, điều mà các ngân hàng trong nước không thể tự cung cấp. Chính phủ cần khuyến khích các biện pháp tài chính khác nhau để giảm chi phí vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi, trong đó có sự tham gia của những tổ chức cho vay đa phương, triển khai các cơ chế tăng cường tín dụng và áp dụng các tiêu chuẩn xanh. Chính phủ cần tham vấn các tổ chức cho vay và các nhà đầu tư quốc tế để lấy ý kiến và xác định các giải pháp. – Cơ sở hạ tầng truyền tải và cảng biển Báo cáo này cho thấy Việt Nam rất cần đầu tư vào chương trình nâng cấp lưới điện và cơ sở hạ tầng để có thể sản xuất một lượng lớn điện gió ngoài khơi. Chúng tôi khuyến nghị rằng: Chính phủ cần yêu cầu củng cố đáng kể hệ thống truyền tải từ nam ra bắc để có thể truyền tải được lượng điện gió ngoài khơi từ các khu vực tập trung nguồn năng
  • 23. 23 lượng này ở phía nam trung bộ đến các trung tâm dân cư ở miền Bắc. Việc nâng cấp lưới điện thực hiện quá trình đánh giá tác động môi trường xã hội như thế nào, cấp phép, tìm nguồn tài chính và chi trả ra sao cần phải được thể hiện rõ ràng, vì đây là tiền đề quan trọng để thể hiện sự minh bạch cho thị trường Chính phủ cần xác định cách tiếp cận ưu tiên của mình đối với đầu tư truyền tải để tăng tốc và thực hiện nâng cấp hệ thống truyền tải theo yêu cầu với chi phí tốt nhất đối với Chính phủ và tại thời điểm các đơn vị phát triển dự án cần. Một khối lượng đầu tư lớn sẽ cần cho công việc này nên tìm nguồn vốn cần thiết là một bước vô cùng quan trọng Chính phủ cần tạo điều kiện đầu tư nâng cấp cảng biển đủ để phục vụ cho sản xuất, xây dựng và vận hành của điện gió ngoài khơi. Điều này cần được gấp rút thực hiện ở những nơi đã đặt mục tiêu khối lượng hoặc nơi mà cơ hội cho chuỗi cung ứng trong nước đang có rủi ro. Quy hoạch tổng thể cảng biển hiện đang trong quá trình xây dựng nên cần đưa vào xem xét cụ thể đối với điện gió ngoài khơi. – Phát triển chuỗi cung ứng Việt Nam sở hữu hệ thống hạ tầng cảng biển mạnh với đội ngũ công nhân lành nghề; và điện gió ngoài khơi có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Việt Nam. Bằng việc cam kết khối lượng mục tiêu đầy tham vọng đối với điện gió ngoài khơi, thiết lập quy trình toàn diện cho thuê khu vực biển và cấp phép và cung cấp lộ trình bán điện ổn định, Việt Nam sẽ thu hút được sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng phát triển điện gió ngoài khơi quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến sự phát triển và tăng trưởng của chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi, duy trì những công việc đang cói, tạo thêm việc làm mới và dẫn đến hoạt động kinh tế có giá trị cao tại Việt Nam. Các cơ quan liên ngành cần phối hợp để tối đa lợi ích và phát triển năng lực cho các địa phương. Chúng tôi khuyến nghị rằng: Chính phủ cần yêu cầu các đơn vị phát triển chuẩn bị kế hoạch chuỗi cung ứng trong đó có tính đến sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ phát triển kỹ nẵng của nhân công bản địa, đổi mới sáng tạo và giảm chi phí năng lượng, mà không yêu cầu mức độ cụ thể về nội địa hóa. Chính phủ đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện để đầu tư vào chuỗi cung ứng trong nước để xây dựng năng lực chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Các liên doanh, giáo dục trong nước về điện gió ngoài khơi cũng như sự hợp tác quốc tế trong cung ứng
  • 24. 24 và nghiên cứu về ngành cũng sẽ rất quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao năng lực trong nước. Chính phủ cũng nên đóng vai trò chủ động vai trò trong việc khuyến khích chuỗi cung ứng tuabin sản xuất các tuabin được tối ưu hóa cho tốc độ gió thấp phù hợp với thị trường Việt Nam, vì điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạ thấp chi phí năng lượng. Chính phủ cần thực hiện đánh giá kỹ năng cho ngành và tạo điều kiện để thực hiện một chương trình đào tạo và kỹ năng kịp thời cho đội ngũ lao động Việt Nam thông qua hợp tác với các đơn vị phát triển quốc tế và các đơn vị cung cấp. Chính phủ giải quyết các khía cạnh về môi trường kinh doanh và pháp lý tại Việt Nam hiện đang là các rào cản đối với đầu tư từ nước ngoài. – Tiêu chuẩn và quy định Bảo vệ các lợi ích môi trường và xã hội, thiết kế và lắp đặt các công trình bảo vệ an toàn lao động cho công nhân cần phải coi là ưu tiên hàng đầu ở tất cả các cấp độ của ngành. Việc có một khung tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường và xã hội được công nhận rộng rãi, quy định kỹ thuật và quy phạm thiết kế là yếu tố quan trọng để thiết lập khả năng được ngân hàng bảo lãnh và thu hút và duy trì quan tâm và đầu tư từ thị trường. Chúng tôi khuyến nghị rằng: Chính phủ cần xây dựng một khung và quy định về đánh giá tác động môi trường và xã hội đối với điện gió ngoài khơi, đáp ứng yêu cầu của các thông lệ quốc tế. Chính phủ cần xây dựng một khung rõ ràng các tiêu chuẩn và luật pháp về an toàn và sức khỏe lao động, kết hợp với quy tắc tốt trong ngành dầu khí và các quy tắc về an toàn lao động trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở các nước phát triển khác. Chính phủ cần thiết lập một khung các quy chuẩn và quy định kỹ thuật, bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế trang trại gió và các quy chuẩn tuân thủ của lưới điện
  • 25. 25 PHẦN KẾT LUẬN Nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt cùng với tác hại của chúng tới môi trường thì việc chuyển dịch sang nguồn năng lượng mới là tất yếu không chỉ đáp ứng nhu cầu điện năng mà còn hướng tới việc giảm phát thải. Petrovietnam đang có những lộ trình về phát triển điện gió ngoài khơi, hợp tác với các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thay đổi điện than sang điện gió là cả quá trình dài với nhiều khó khăn và thách thức. Đòi hỏi sự đổi mới công nghệ toàn diện với xu hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và thay đổi nguồn nhiên liệu trong sản xuất. Đây là cơ hội lớn để công nghệ điện gió ngoài khơi thể hiện vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2050 - “Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư 4.0”. Để đạt được mục tiêu “vươn ra biển lớn” bằng con đường phát triển năng lượng gió ngoài khơi Việt Nam, chúng ta cần có một chương trình nghiên cứu về điện gió ngoài khơi, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ, đồng thời cần sự hợp tác chặt chẽ với các nước đang có thế mạnh về phát triển nguồn điện gió ngoài khơi, giữa các bộ, ngành, địa phương.Điện gió ngoài khơi được coi là giải pháp đột phá nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu nhập khẩu, giảm phát thải chất ô nhiễm do đốt nhiên liệu hóa thạch và khí nhà kính. trong giai đoạn (như chuẩn bị, xây dựng và tháo dỡ) sẽ tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cải thiện đời sống của người dân. Khi các nhà máy ĐGNK đi vào hoạt động tạo thêm việc làm chất lượng cao từ nguồn nhân lực trong nước.
  • 26. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Lộ trình điện gió ngoài khơi cho Việt Nam” -Ngân hàng thế giới- 9/2020 https://www.researchgate.net/publication/344299370_Lo_trinh_gio_ngoai_k hoi_cho_Viet_Nam 2. “Tông quan ngành dầu khí Việt Nam” –JPS GAS SOLUTION -9/2021 https://jpsgas.com.vn/tong-quan-nganh-dau-khi-viet-nam-bao-cao-nganh/ 3. “Petrovietnam với định hướng sản xuất và cung ứng với nguồn năng lượng Hydro xanh trong tương lai” –Tập đoàn dầu khí Việt Nam -07/10/2021 https://pvn.vn/Pages/detail.aspx?NewsID=2dfca741-5fe2-41ae-a539- 8d0554c8c5dd 4. “Ngành dầu khí Việt Nam: 4 thách thức và cơ hội lớn” –PV TRANS - 21/12/2018 https://www.pvtrans.com/blog/tin-hoat-ong-dau-khi-12/post/nganh-dau-khi- viet-nam-4-thach-thuc-va-co-hoi-lon-4452 5. “Cơ hội nào cho ngành Dầu khí Việt Nam” –Kinh tế môi trường - 06/10/2021 https://kinhtemoitruong.vn/co-hoi-nao-cho-nganh-dau-khi-viet-nam- 60076.html 6. “Ngành dầu khí Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh quốc tế” – Tạp chí điện tử của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường -29/10/2021 https://tainguyenvamoitruong.vn/nganh-dau-khi-viet-nam-co-hoi-va-thach- thuc-trong-boi-canh-quoc-te-cid1493.html 7. Cơ hội và thách thức trong phát triển điện gió ở Việt Nam,” Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, 2019 8. “Tác động môi trường của điện gió trên Việt Nam và giải pháp bảo vệ” –Cơ quan của Hiệp hội Năng Lượng Việt Nam -25/04/2022 https://nangluongvietnam.vn/tac-dong-moi-truong-cua-dien-gio-tren-bien- viet-nam-va-giai-phap-bao-ve-28242.html 9. GWEC. Global wind report 2021. 81 pp.