SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 91
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
HOÀNG THỊ HẰNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA
Dịch Vụ Làm Luận Văn
Liên Hệ để tải tài liệu nhanh
Hotline 0936885877 (zalo/viber/tele)
Luanvantrithuc.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------
HOÀNG THỊ HẰNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên
cứu của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình
nào.
Hà nội, ngày ........ tháng .... năm 2016
Tác giả Luận văn
Hoàng Thị Hằng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, các thầy cô
giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quang Vinh, người đã
nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên
cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn viết lần đầu
không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Hà nội, ngày ........ tháng năm 2016
Tác giả Luận văn
Hoàng Thị Hằng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... i
DANH MỤC HÌNH....................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.......................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.............................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo......... 4
1.1.1. Cácnghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo....... 4
1.2. Cơ sở lý luận của chính sách xóa đóigiảm nghèo............................... 5
1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo; các tiêu chí để đánh
giá thực hiện chính sách XĐGN........................................................... 5
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của một số địa
phương và những bài học rút ra cho Huyện Quảng Xương - Thanh Hóa..... 8
1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của một số
địa phương trong nước........................................................................ 8
1.3.2. Những bàihọc kinh nghiệm quá trình thực hiện chính sách xoá đói
giảm nghèorút ra đối với huyện Quảng Xương -Thanh Hoá................ 9
1.4. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo............................... 10
1.5. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam ................................. 11
1.5.1. Cácloại chính sách ................................................................. 11
1.5.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo........................... 12
1.5.3. Nộidung, phươngthứcthựchiện chínhsách xoá đóigiảm nghèo. 12
1.6. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sáchxóa đóigiảm nghèo.............. 16
1.6.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách công............... 16
1.6.2. Những yêu cầu,điều kiện căn bảncủa thựchiện chínhsáchcông. 17
1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công................ 18
1.6.4. Cácnhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện........................ 18
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 21
2.1. Phương pháp luận........................................................................... 21
2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 21
2.2.1. Phương phápthu thập số liệu sơ cấp........................................ 21
2.2.2. Phương phápthu thập số liệu thứ cấp....................................... 21
2.2.3. Phương phápxử lý số liệu........................................................ 23
2.2.4. Phân tích số liệu...................................................................... 23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA....... 25
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014.......................................................................... 25
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện chính
sách xóa đóigiảm nghèo ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá.......... 25
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên ............................................................... 25
3.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội...................................................... 30
3.2. Thực trạng nghèo đóiở huyện Quảng Xương................................... 35
3.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến đóinghèo.................................... 36
3.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của huyện khi thực hiện chính sách xoá
đói, giảm nghèo................................................................................ 38
3.3. Quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đóigiảm nghèo ở Huyện
Quảng Xương - TỉnhThanh Hóa............................................................ 40
3.3.1. Lập kế hoạch........................................................................... 40
3.3.2. Tổ chức thực hiện .................................................................... 41
3.3.3. Giám sát, phản hồi, điều chỉnh chính sách................................ 54
3.3.3. Đánhgiá, rútkinh nghiệm ....................................................... 57
3.4. Những mặt tồn tại và hạn chế trong thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo ở Huyện Quảng Xương................................................................ 59
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TRONG
NHỮNG NĂM TIẾP THEO..................................................................... 66
4.1. Dự báo tình hình có liên quan.......................................................... 66
4.1.1. Những yếu tố thuận lợi............................................................. 66
4.1.2. Những yếu tố khó khăn ............................................................ 67
4.1.3. Dự báo xu hướng giảm nghèođến năm 2020............................ 67
4.2. Phương hướng ..................................................................................................... 69
4.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện
Quảng Xương ....................................................................................... 71
4.3.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác
XĐGN 71
4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách....................... 72
4.3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và chất
lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác XĐGN ...................... 76
4.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách xóa đói giảm nghèo................... 77
KẾT LUẬN.............................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 80
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BCĐ Ban chỉ đạo
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CCB Cựu chiến binh
5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
6 CSHT Cơ sở hạ tầng
7 CSXH Chính sách xã hội
8 CTMTQGGNBV
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền
vững
9 ĐBKK Đặc biệt khó khăn
10 HĐND Hộiđồngnhândân
11 KCN Khu côngnghiệp
12 KHKT Khoa học kỹ thuật
13 LĐTB&XH Lao độngthương binh và xã hội
14 MTQG Mục tiêu Quốc gia
15 NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
16 SXKD Sản xuất kinh doanh
17 TCTM Tài chínhthương mại
18 TNXP Thanh niên xung phong
19 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc
20 UBND Ủy ban nhân dân
21 XĐGN Xóa đóigiảm nghèo
ii
DANH MỤC HÌNH
Stt Hình Nội dung Trang
1 Hình 2.1
Chu trình đánh giá thực trạng và tìm giải
pháp đói, nghèo
22
iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Stt Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Dân số Huyện Quảng Xương từ 2010 – 2014 27
Bảng 3.2
cơ cầu lao độngvà cơ cấu kinh tế Huyện Quảng
Xương từ 2010 – 2014
29
Bảng 3.3
Hộ nghèo Huyện quảng xương từ năm 2010 -
2014
36
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục
với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát
triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng dân tộc và từng địa phương.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn.
Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu
nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra trên rộng khắp
các khu vực.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu
cơ bản trong hoạt động là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ XHCN để đem
lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân.
Vấn đềđóinghèo trongnhiều năm qua đãđược Đảng và Nhà nước ta hết
sức quan tâm đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để giải quyết vấn đề
đóinghèo nhằm mục đíchhỗ trợ để người nghèo thoát khỏi nghèo. Đây vừa là
mục tiêu vừa là nhiệm vụ chínhtrị - xã hội mà Đảng và Nhà nước đãquan tâm.
Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Huyện Quảng
Xương ( TỉnhThanhHóa ) trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng
khắc phục khó khăn và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên các
lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác xoá đói giảm nghèo
nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Vì vậy, “Huyện
Quảng Xương” vẫn là Huyện nghèo.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã tạo
một bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của
người dân ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, đã từng bước thu
hẹp khoảng cách về mức sống. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể.
Đảng bộ huyện Quảng Xương coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
2
và của toàn dân, trên cơ sở đó Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân huyện đã bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các bộ, ngành
Trung ương, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh xây
dựng kế hoạch triển khai phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ
đạo các ngành, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đồng bộ các mục tiêu trên
địa bàn. Tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng Công tác xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Những thành
tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo thiếu tính bền vững, tình trạng tái
nghèo, phát sinh hộ nghèo còn lớn; Chính quyền huyện chỉ đạo công tác xóa
đói giảm nghèo chưa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm; Nguồn lực tài
chính chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xóa đói giảm nghèo.
Có thể nói, tình trạng đói nghèo ở Huyện Quảng Xương đang là một vấn
đề cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương (Tỉnh Thanh Hóa) để
phát hiện, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả chính
sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương ((Tỉnh Thanh Hóa) vừa có ý
nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn
hiện nay. Với tâm huyết và trách nhiệm của mình, tôi muốn góp một phần trí
tuệ nhỏ bé của mình vào việc thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo,
phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, góp phần thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, tôi chọn đề tài
“ Thực hiện Chính sách xoá đói, giảm nghèo huyện Quảng Xương (tỉnh
Thanh Hoá) từ 2010 - 2014” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
* Câu hỏinghiên cứu
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả khi thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa ?
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và khảo
sát thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng
Xương (Tỉnh Thanh Hóa), luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm
thực hiện có hiệu quả chính sách này ở Huyện Quảng Xương đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo
và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
- Phân tích thực trạng chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng
Xương hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc
thực hiện chínhsách xóa đói, giảm nghèo của HuyệnQuảngXương từ 2010 - 2014
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh và thực hiện có hiệu
quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong
phạm vi Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa; đặc biệt là tập trung khảo
sát sâu trên một số xã Vùng ven biển trên địa bàn cấp huyện, nơi thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo khó khăn nhất.
Thời gian nghiên cứu: Từ 2010 - 2014.
4. Cấu trúc luận văn
Bố cục của luận văn bao gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận của chính
sách xóa đói giảm nghèo
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
Huyện Quảng Xương Tỉnh Thanh Hóa.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách xóa đóigiảm
nghèo ở Huyện Quảng Xương trong những năm tiếp theo.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA
CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo
1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu các
tài liệu như: Giáo trình giảng dạy tại các trường đại học, sách của một số tác
giả về XĐGN, các công trình khoa học là các luận văn, luận án, trong đó có
một số công trình khoa học là đề tài luận văn được tác giả quan tâm nhất.
Một là: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đăng Bình: Vấn đề đầu tư phát
triển theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam thời kỳ
đến năm 2020.
Hai là: Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi ( 2011), định hướng về chính sách
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011 - 2020, nhà xuất
bản lao động xã hội.
Ba là: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hoa ( 2010), hoàn thiện chính
sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt nam.
Bốn là: Ngô Thắng Lợi ( 2011), giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất
bản trường đại học kinh tế quốc dân.
Năm là: Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, 2001.
Sáu là: Các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội: Đói
nghèo ở Việt Nam, Hà Nội, 1993; Nhận diện đói nghèo ở nước ta, Hà Nội,
1993; Xóa đói giảm nghèo, Hà Nội, 1996; Xóa đói giảm nghèo với tăng
trưởng kinh tế, Nxb Lao động, Hà nội.1997…
5
Bảy là: Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề được đề cập khá toàn diện trong
“Hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và
chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và
vùng sâu, vùng xa”, tổ chức tại Hà Nội, tháng 1/1999. Một số chuyên khảo về
vấn đề này cũng rất đáng chú ý như: TS Lê Xuân Bá, TS Chu Tiến Quang, TS
Nguyễn Hữu Tiến, TS Lê Xuân Bình: “Nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở
Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; TS Đàm Hữu Đắc và TS Nguyễn
Hải Hữu (đồng chủ biên): “Những định hướng chiến lược của chương trình,
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giaiđoạn 2006 - 2010”, Nxb Lao động – xã
hội, Hà Nội, 2004; PGS.TS. Lê Quốc Lý “Chính sách xóa đói, giảm nghèo,
thực trạng và giải pháp” (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trịQuốc gia - sự thật,
Hà Nội, 2012…Các công trình nêu trên đã phân tích khá rõ về thực trạng và
nguyên nhân đói nghèo, định hướng và các giải pháp thực hiện xóa đói giảm
nghèo ở nước ta.
* Nhận xét: Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu về chính
sáchxoá đói, giảm nghèo ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp
quan trọng làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác xoá đói, giảm nghèo,
chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, thực trạng đói nghèo và
côngtác xóađóigiảm nghèo ở Việt Nam và ở mộtsố địa phương. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương.
1.2. Cơ sởlýluậncủachínhsáchxóađóigiảmnghèo
1.2.1. Khái niệm chínhsáchxóađóigiảm nghèo;cáctiêuchíđểđánhgiáthực
hiện chính sáchXĐGN
1.2.1.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo
Chính sách xóa đói giảm nghèo có thể hiểu là những quyết định, quy
định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án, cùng với
6
nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động
vào các đối tượng cụ thể là người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo... với mục
đích cuối cùng là xóa đói giảm nghèo. Từ chính sách xóa đói giảm nghèo ta
có thể nhận diện khái niệm liên quan đến đói, nghèo.
Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hộithừa nhận
tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.
Hay nói một cách khác, đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo.
Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo, hoặc tiêu
chí nghèo): Là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo, đồng
thời là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Hầu hết chuẩn nghèo dựa
vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những người được coi là nghèo khi mức sốngcủa
họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn chuẩn nghèo.
1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng trong quy trình thực hiện
chính sách. Tiêu chí đánh giá chính sách XĐGN là bộ công cụ không thể
thiếu để nhận diện thực trạng chính sách. Đó là việc xem xét các mục tiêu,
việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào; là việc xem xét tính phù hợp vào thực
tiễn; xem xét phương pháp xây dựng và thực hiện chính sách, các yếu tố liên
quan trực tiếp như đối tượng, nguồn lực, cơ chế quản lý; kết quả và vấn đề đặt
ra trong quá trình thực hiện chính sách đi vào cuộc sống…Việc quan sát các
chính sách theo tiêu chí trên sẽ cho thấy những thành quả, hạn chế, nguyên
nhân…của quá trình xây dựng và thực hiện chính sách để có những phát hiện
cần hoàn thiện, bổ sung, đổi mới các chính sách trong giai đoạn tới,…Các kết
quả đánh giá theo các tiêu chí trên cho thấy các chính sách bên cạnh những
7
kết quả đạt được còn bộc lộ nhiều vấn đề cần hoàn thiện trên các phương diện
nhất là phương pháp hoạch định. Từ phương pháp hoạch định nó liên quan
đến sự phù hợp và cần thiết của các chính sách, đến mục tiêu, nội dung, thời
gian triển khai và tổ chức thực hiện.
Có nhiều tiêu chí sử dụng đánh giá chính sách để cho phù hợp với từng
giai đoạn triển khai chính sách, từng vùng miền, đối tượng được hưởng chính
sách theo qui định : các tiêu chí cụ thể:
+Tiêu chí thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, chương rình hỗ
trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, tiêu chí là đối
tượng hộ nghèo và hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đào
tạo và dạy nghề.
+ Tiêu chí để thực hiện chương trình Nghi Quyết 80/NQ-CP của chính Phủ và
chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Tiêu chí để thực hiện chương
trình này là hộ, khẩu nghèo và hộ cận nghèo.
+Tiêu chí thực hiện chương trình 30a, đối tượng là người nghèo và hỗ trợ trên
lĩnh vực sản suất, giáo dục, đào tạo nghề, chính sách phát triển lao động...
+ Tiêu chỉ thực hiện chương 134 của Chính Phủ về hỗ trợ vốn giành cho các
đối tượng vùng núi, vùng sâu, vùng xa
+ Tiêu chí thực hiện chương trình 257 chương trình phát triển cơ sở hạ tầng,
đối tượng ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo...
Ngòai các tiêu chí trên, để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện chính sách
đạt hiệu quả tác giả bổ sung thêm các tiêu chí như: Tính nhất quán của chính
sách, tính hiệu lực của chính sách, tính hiệu quả của chính sách, tác động ảnh
hưởng của chính sách, tính phù hợp của chính sách, tính công bằng của chính
sách...
8
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sáchxóa đói giảm nghèo của một số địa
phương và những bài học rút ra cho Huyện Quảng Xương - Thanh Hóa
1.3.1. Kinhnghiệm thựchiện chính sách xoá đói giảm nghèocủa mộtsố địa
phương trong nước
* Kỳ Anh - Hà Tĩnh:
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều
người biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến
đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu
nhập đầu người đạt 3,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn
hộ đói.
* Ba Bể - Bắc Kạn
Ba Bể là huyện nghèo, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững,
Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp xây dựng và ban bành các văn bản chỉ đạo,
kế hoạch cũng như lộ trình phấn đấu giảm nghèo cụ thể. Đặc biệt, từ chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính
phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia và sự hỗ trợ của tập đoàn Công
nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam và các nguồn vốn khác như 135,
3PAD… đã tạo nguồn lực đầu tư trực tiếp xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội
vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, nếu
năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 37,17%theo tiêu chí cũ, thì đến năm 2015 ước
thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo còn14%. Đếnnay, toàn huyện đã có 458 hộ
dân của 16/16 xã, thị trấn đăng ký xin thoát nghèo trong năm 2015.
* Lục Ngạn - Bắc Giang
Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên
lớn nhất tỉnh (101.000 ha), trong đó đất nông nghiệp chỉ có 15%, đất lâm
nghiệp 54% còn lại là đất khác. Nếu như năm 2010, số hộ nghèo của 13 xã là
9
10.910 hộ chiếm tỷ lệ 81,38% thì đến năm 2014, số hộ nghèo đã giảm xuống
còn 6.573 hộ, chiếm tỷ lệ 45,9%, mức giảm bình quân 8,87%/năm vượt mục
tiêu Đề án đề ra (Dự kiến năm 2015 giảm còn 39,89%). Cùng đó, nhận thức
của cán bộ và nhân dân đã có chuyển biến tích cực, năm 2014 lần đầu tiên
toàn huyện có 30 hộ tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đến
hết năm 2014, đã có 5 xã tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 50% là Tân Mộc,
Đồng Cốc, Biên Sơn, Phú Nhuận, Kim Sơn; 8 xã còn lại có tỷ lệ hộ nghèo
trên 50% gồm: Sa Lý, Phong Vân, Phong Minh, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp,
Đèo Gia và Sơn Hải.
1.3.2. Những bàihọckinhnghiệm quátrìnhthựchiện chínhsáchxoáđóigiảm
nghèo rút ra đối với huyện Quảng Xương - Thanh Hoá
- Chương trình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo phải được quán triệt
sâu rộng đến từng cộng đồng dân cư và phải được đặt chính sách xoá đói
giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chỉ đạo sát
sao để triển khai thực hiện.
- Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của
Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội mà trước hết là bổn phận là
nghĩa vụ, là trách nhiệm của chính người dân, nhất là đối với người nghèo.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để mọi người dân được
tham gai vào các hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo từ khâu lập
kế hoạch, quản lý nguồn lực, triển khai thực hiện, đánh giá, giám sát thực hiện
chương trình.
- Huy động nguồn lực tại chỗ kết hợp với sự ủng hộ bên ngoài kiện toàn và
tăng cường năng lực cho ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp và cán bộ
chuyên trách công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở.
10
1.4. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo
Như chúng ta đã biết đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần,
mà còn là vấn đề chính trị - xã hội và là một trong những nội dung cơ bản
trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên toàn
thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa
cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và
tiến bộ, công bằng xã hội.
Do đó trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhà nước đã xây
dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá
đói giảm nghèo vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế
với chính sách xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói
giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn
hoá, xã hội .
Thực hiện thành công chính sách xoá đói giảm nghèo không chỉ đem
lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông
dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một
nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa
nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trịxã hội. Xoá đóigiảm nghèo nhằm nâng
cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình
vươn lên trong cuộc sống, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu
với người nghèo, từ đó có lòng tin vào đường lốivà chủ trương của đảng và Nhà
nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi
trường sinh thái. Như vậy có thể nói chính sách xóa đói, giảm nghèo đã trở
thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là một nội dung quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
11
1.5. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
1.5.1. Các loại chính sách:
Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng, các nghị quyết
của Quốc Hội, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng những cơ chế chính sách,
chương trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển
kinh tế, trợ giúp người nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm. Đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá
đóigiảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 2006 - 2010:Với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo. Bên cạnh chương trình giảm nghèo quốc gia, , Thêm vào đó, sau một
thời gian khá dài thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt có chính sách
riêng cho các đốitượngđặc biệt như dântộc thiểu số, tìnhtrạng đóinghèo chưa
được cải thiện đáng kể. Vì vậy, năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã tập trung
giải quyết những nơi nghèo nhất, đó chính là các huyện nghèo nhất trên cả
nước thông qua chương trình "Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo". Trong đó, tập trung vào chính sách hỗ trợ nhà ở cho người
nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển CSHT và đào tạo dạy nghề.
Giai đoạn2011-2020:Chínhphủ Ban hành Nghị quyết số 80/NQ - CP,
ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 -
2020. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu: Giảm nghèo bền vững là một trong
những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm cải thiện và
từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Thu nhập
của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các
huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, xóm đặc biệt khó
12
khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới", chương
trình 30a chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục, đào tạo dạy nghề,
chính sách phát triển lao động theo Quyết định 71.., chương trình 134 hỗ trợ
vốn .., chương trình 257 chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
1.5.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo
Chínhsáchxóa đóigiảm nghèo cho các đốitượng thuộc diện nghèo đóiở
nước ta nhằm giảm bớt khoảng cách nghèo đóitrong xã hộitừng bước nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phát triển các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... từ đó nhằm mục tiêu tổng quát
xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 giải quyết cơ bản về vấn đề sản xuất,
việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6
lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội,
phát triển dịch vụ và công nghiệp.
1.5.3. Nội dung, phương thức thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo
* Nội dung thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi đánh giá vấn đề
nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa chọn phương
pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và mức độ
cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói
người ta đều thống nhất dựa vào hai loại chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân người/tháng hoặc năm và được
đo bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi.
+ Chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các
điều kiện đi lại.
13
Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là nội dung cần được quan
tâm nhất đối với chính sách XĐGN.
Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào thu
nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lương hay từ
những hình thức lao động khác. Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao
động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp là khá phổ biến đối với
người nghèo. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người nghèo phải có giải pháp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất... để hỗ trợ tăng năng suất lao
động và tạo việc làm cho người nghèo là cơ bản nhất.
Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo,
vùng nghèo.
+ Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là
vùng xa trung tâm Huyện. Những nơi này thường là xa các trung tâm kinh tế
và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng
khác. Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu
thông tin, thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn... Do đó, năng suất
lao động thấp, trong khi đó giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ
do vận chuyển khó khăn. Cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng
này lại càng khó khăn hơn. Điều đó cho thấy rằng: Nhà nước phải tích cực
đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, người nghèo, tạo điều kiện cho người
nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn là một nội dung quan
trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nước ta hiện nay.
+ Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp: do nghèo mà không có điều
kiện đầu tư cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp
thì không có khả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng
vào sản xuất và không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của
nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì
14
vậy, để giảm nghèo phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho
người nghèo là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.
+ Một nội dung quan trọng nữa của chính sách XĐGN là phải tạo điều
kiện để giúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài
chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ...
Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt
hơn, hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây
là yếu tố quan trọng để tăng trưởng và phát triển.
Người nghèo là những người có thu nhập thấp nên những lao động
nghèo thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu
thông tin thị trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, chính
sách XĐGN phải hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những
yếu tố trên.
Ưu tiên các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng: Ở
nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bước phát triển vượt bậc,
đời sống của đa số dân cư được cải thiện. Tuy vậy, mức sống của người dân
vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên, một bộ phận khá lớn
dân cư vẫn còn sống nghèo đói. Trong đó có các gia đình thuộc diện chính
sách, gia đình có công với cách mạng vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập
cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới
mang lại. Những giải pháp XĐGN tập trung cho đốitượng này vừa là yêu cầu
cấp thiết đốivới mục tiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc.
Xóa đóigiảm nghèophảimangtính bền vững:Trongthực tiễn XĐGN có
tình trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ gia đình sau khi thoát nghèo một thời
gian do nhiều nguyên nhân khác nhau như:gặp rủiro trong kinh doanh, thiên tai,
hỏa hoạn, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu - nghèo của quá trình phát
triển... lại trở thành những hộ nghèo. Vì vậy, nhiệm vụ của chính sách XĐGN
15
không chỉ hỗ trợ để người nghèo sinh tồn và vượt qua ngưỡng cửa nghèo một
cáchthụđộngmàphảicó giải pháp tíchcựcđểbảnthânngườinghèo chủ động tự
vươn lên thoát nghèo vững chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu.
* Phương thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
- Nhà nước hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
Chính phủ Việt Nam cũng đã phát động hàng loạt các hoạt động liên
quan đến XĐGN trong cả nước. Chương trình 120 “tạo công ăn việc làm” là
một thử nghiệm của Chính phủ đối với việc giải quyết các vấn đề ưu tiên kinh
tế - xã hội thông qua các chương trình mục tiêu. Trong Chương trình mục tiêu
cũng có những nội dung liên quan đến đô thị là: cung cấp tín dụng cho người
nghèo; khuyến khích tạo công ăn việc làm; giáo dục; y tế…
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền
núi và các vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm nâng
cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn
miền núi và vùng sâu, vùng xa
- Địa phương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chương trình
theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn của các Bộ ngành.
Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp
trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân
cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổng
thể, cấp huyện tổ chức thực hiện công việc tới xã, phường giảm nghèo tới hộ.
Các địa phương đã huy động và phối hợp các nguồn lực của các
chương trình với nhau để lồng ghép vào chương trình giảm nghèo. Cấp cơ sở
chú trọng trong việc dạy nghề giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng, tập huấn
chuyển giao khoa học công nghệ để giảm nghèo. Đồng thời thực hiện đầy đủ
16
và kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo về y tế, giáo dục, tín dụng,
bảo trợ xã hội…
- Các đoàn thể cộng đồng tham gia xóa đói giảm nghèo
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện chương
trình, mỗi tổ chức trực tiếp tham gia vào một hoặc hai vấn đề cụ thể, Nhà
nước có cơ chế để tổ chức, đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục
thực hiện quỹ “Ngày vì người nghèo” xây dựng mạng lưới “Tổ tín dụng tiết
kiệm”, “Tổ tương trợ”; quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp
quy mô vừa và nhỏ ở cấp huyện, thôn xóm và cộng đồng, xây dựng và nhân
rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
1.6. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
1.6.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách công
- Thực hiện chính sách công: Thông thường việc triển khai thực hiện
một chính sách sẽ được qui định bởi văn bản pháp lý của chính phủ. Trong
giai đoạn triển khai cũng bao gồm việc ban hành các văn bản cụ thể hơn có
tính pháp lý, qui định trách nhiệm, quyền hạn cũng như việc thực thi các hành
động và biện pháp cụ thể. Các chủ thể triển khai quan trọng nhất là các cơ
quan hành chính cùng với các viên chức của mình.
- Quy trình thực hiện chính sách công gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là
bước cần thiết quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp,
lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch, mà kế hoạch này phải
được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, các cơ quan triển
khai từ trung ương đến địa phương đều phải lập kế hoạch cụ thể.
Bước 2: Tổ chức thực hiện chính sách
- Phổ biến tuyên truyền chính sách: Đây là công đoạn tiếp theo sau khi
chính sách đã được thông qua, nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các
17
cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển
khai thuận lợi và có hiệu quả. Việc tuyên truyền này cần phải được thực hiện
thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi, trong khi
tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp
trao đổi...
- Phân công phối hợp, thực hiện chính sách: Một chính sách thường
được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia, do đó
phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bước 3:Giám sát, phản hồi, điều chỉnh chính sách: Bất cứ triển khai
chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách
được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà
nước thực hiện việc kiểm tra này, nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà
quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có kết luận chính
xác về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi
nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu quả của chính sách.
Bước 4: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm: Đây là một khâu rất quan
trọng đối với chính sách xoá đói giảm nghèo, bởi xoá đói giảm nghèo là vấn
đề mang tính lâu dài với mọi thời đại. Nhất là đối với nước ta, vẫn là nước
nghèo so với các nước trên thế giới... Để việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta
nhanh và bền vững, chính sách xoá đói giảm nghèo thường xuyên phải đổi
mới phù hợp với yêu cầu của đất nước và điều kiện quốc gia ở mỗi thời kỳ.
1.6.2. Những yêu cầu, điều kiện căn bản của thực hiện chính sách công
- Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống
Tổ chức thực thichính sách là một bộ phận cấu thành của chu trình chính
sách, kếthợp chặt chẽvới các bộ phậnkhác trong chu trình tạo nên một hệ thống
nhất. Vì vậy yêu cầu phảiđảm bảo tính hệ thống trong mỗiquá trình.
18
- Yêu cầu cáccơquanNhà nướcphải đảm bảotínhkhoa học, hợp lývà
pháp lý trong tổ chức thực thi chính sách công
Tính khoa học thể hiện trong quy trình tổ chức thực thi chính sách là
việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút
các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các
chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách...
- Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng
Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại
biến động theo không gian và thời gian. Tuỳ theo tính chất của mỗi chế độ xã
hội, mà các nhóm lợiích sẽ được hưởng thụ khác nhau. Nhà nước thường ra tay
bảo vệ và chuyển lợi ích đến các đối tượng thụ hưởng trong xã hội hội bằng
chính sách. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực
hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng tin của dân chúng vào chính sách của
Nhà nước. Kết quả trên có được chỉ khi chính sách thật sự mang lại lợi ích
cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội.
1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công
- Yếu tố nguồn lực và quản lý, sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách
Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ
phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai đó. Nguồn
lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao động, nguồn lực
khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.
- Yếu tố thẩm quyền kỹ thuật chuyên môn. Cơ quan chuyên môn trực
thuộc Trung ương hoặc địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
lĩnh vực của một chính sách; quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và
nhân lực thực hiện chính sách theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
1.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế:
19
+ Các địa phương có tỷ lệ nghèo đói cao thường là vùng xa xôi hẻo
lánh, vùng biển địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thiên tai thường
xuyên xảy ra, cơ cấu kinh tế lạc hậu, đất canh tác ít, cằn cỗi dẫn đến năng suất
cây trồng, vật nuôi đều thấp.
+ Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan
trọng quyết định sự thành công hay thất bạikhi thực hiện các mục tiêu XĐGN.
Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt được kết quả
nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phảicó nguồn lực. Nhà nước
có nguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chương trình hỗ trợ như
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các
doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
CNH, HĐH tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ
nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông
qua các chương trình khuyến nông, đào tạo...Về phía hộ gia đình nghèo, để
phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự mình phấn đấu vươn lên.
Nguồn lực họ có thể có được là từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng
đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân.
- Nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số.
+ Những nhân tố xã hộitác độngđếnnghèo đóivà chính sáchXĐGNbao
gồm: dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
+ Nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều làm cho đời sống khó
khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ
giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân
đầu người của hộ giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và
tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động
giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao.
20
- Môi trường chính trị, xã hội.
Môi trường chính trị, xã hội và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Một khi môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ sẽ là điều kiện
tốt để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tư,
các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh; nhờ vậy mà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, là cơ sở để tăng nguồn
lực cho XĐGN. Môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ, việc huy
động nguồn lực cho phát triển không những thuận lợi mà còn có điều kiện
thực hiện tốt hơn phúc lợi xã hội. Ngược lại, môi trường chính trị, xã hội
không ổn định thì môi trường đầu tư sẽ bịxấu đi, rủi ro trong đầu tư sẽ cao.
- Bộ máy quản lý và cán bộ:
Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt
với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc
chuyển giao tiến bộ khoahọc, kỹthuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông
thôn, cho người nghèo, cần có một độingũ cán bộ đủ năng lực, đủ số lượng, có
chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức để thực thinhiệm vụ.
21
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là quan điểm duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy rõ mối tương quan các hiện tượng kinh
tế - xã hội trong trạng thái vận động. Nó cho phép phân tích, đánh giá một
cách khách quan các vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy
mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Chính sách
xóa đói giảm nghèo liên quan đến nhiều yếu tố như các cơ chế chính sách của
nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, tác động về đặc thù vị
trí địa lý tại địa bàn Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và
thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra
thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập
dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém, địa bàn Huyện rộng, dân số lại
đông… Để khắc phục nhược điểm này, tác giả sẽ không tiến hành điều tra hết
toàn bộ các xã trên địa bàn Huyện mà chỉ điều tra 1 số xã đặc biệt khó khăn
(Vùng bãingang ). Do vậy, đề tàisử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và các tài liệu, tư liệu thu thập từ
nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: Nghị quyết của BCH Đảng bộ Tỉnh
Thanh Hóa, Đảng bộ Huyện Quảng Xương về chương trình xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm; sở LĐTB&XH, phòng LĐTB&XH, phòng tài
chính UBND Huyện Từ các sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, các
22
XÂY DỰNG BỘ PHIẾU HỎI
1
TIẾN HÀNH KHẢO SÁT
CÁC TỔ CHỨC , CÁ
NHÂN THUỘC CÁC
PHÁT VÀ THU PHIẾU HỎI
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 2
XÁC ĐỊNH
HIỆN TRẠNG
( VẤNĐỀ )
PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP
TÌM CÁC NGUYÊN NHÂN
3
XÁC ĐỊNH NGUYÊN
NHẤN CHÍNH
TÌM NGUYÊN NHÂN CHÍNH
TÌM CÁC GIẢI PHÁP
4
XÁC ĐỊNH
GIẢI PHÁP
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
báo cáo về kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm
giai đoạn 2010 - 2014, định hướng giai đoạn 2015 - 2020; Đề án hỗ trợ đất
sản xuất, đường, trường, trạm, dự án chương trình về xóa nhà tranh tre tạm
bợ, dột nát cho người nghèo.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập được,
phiếu trưng cầu ý kiến điều tra xã hội học khảo sát thông qua phiếu điều tra
phù hợp với từng,địa phương.
Các bước phân tích được tiến hành như sau:
Hình 2.1. Chu trình đánh giá thực trạng và tìm giảipháp đói, nghèo
23
* Thiết kế câu hỏi nghiên cứu:
Tác giả đưa ra 2 bảng câu hỏi như sau: Một bảng câu hỏi trưng cầu ý
kiến đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân; một bảng điều tra xã hội học: Để
tìm hiểu về quá trình triển khai, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel hoặc SPSS
trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính
toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập
thành các bảng biểu.
2.2.4. Phân tích số liệu
- Phương pháp phân tổ
Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo
tiêu chí chuẩn nghèo, phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ
ràng để có được những kết luận chính xác về thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương.
- Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh kết quả thực
hiện xóa đói giảm nghèo qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu
kinh tế, văn hóa - xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ Huyện hằng năm.
Nội dung phương pháp: Trực tiếp gặp đối tượng được phỏng vấn theo
bảng câu hỏi soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải
thu thập nhiều dữ liệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi
ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được.
Ưu nhược điểm: Do gặp mặt trực tiếp nên quá trình phỏng vấn có thể
thuyết phục được đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các
câu hỏi với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi
vào phiếu điều tra. Tuy nhiên phương pháp này cần có thời gian tiếp cận
24
người được phỏng vấn, trong quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội
và tranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của cán
bộ được phỏng vấn.
Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Kỹ năng đặt
câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh
hưởng đến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực (không bịa ra câu trả
lời,bỏ bớt câu trả lời để tựđiềnlấy cho nhanh); phải có kỹ năng giao tiếp.
25
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM
NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
3.1. Điềukiệntựnhiên - kinhtế -xã hộitác độngđếnviệcthực hiệnchínhsách
xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Quảng Xương được xem là một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hoá, đồng
đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai, Song, hiện nay kinh tế của
huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình
quân dầu người có mức tăng khá, đời sống nhân nhân ngày càng cải thiện. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp;
tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại.
Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển, với chiều dài bờ biển
gần 18 km, diện tích tự nhiên năm 2010 là 227,6 ha, 2011 là 227,6, năm 2012
là 194,3, năm 2013 là 194,3, năm 2014 là 200,4 diện tích đất nông nghiệp
15.462 ha, nơi đây từ lâu đã được coi là trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hoá.
Dân số của huyện Quảng Xương năm 2010 toàn huyện có tổng số dân là
224.171, năm 2011 có 233.591, năm 2012 có 233.586, năm 2013 có 238.872,
năm 2014 có 225.101. Dân tộc kinh là chủ yếu; có các tôn giáo: Lương giáo
và Công giáo; số người trong độ tuổi lao động 23.850 người, được phân bố
trên 36 xã, thị trấn huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt là 10,6 triệu
đồng/năm. Tổng giá trị GDP năm 2010 đạt 3.519 tỷ đồng. Ngành nghề chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp - thủ công nghiệp - nuôi trồng thuỷ sản và một bộ
phận lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài.
26
Phía Bắc, Quảng Xương giáp Thành phố Thanh hoá với khu công
nghiệp Lễ Môn; huyện Hoàng hoá và thị xã du lịch Sầm Sơn; Phía Nam giáp
huyện Tĩnh Gia với khu công nghiệp động lực Nghi Sơn và huyện Nông
Cống; Phía Tây giáp huyện Đông Sơn; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Hàng
năm có nhiều cơn bão lớn từ biển Đông vào phá hoại mùa màng và kết cấu hạ
tầng của nhân dân, gây mất mùa, thất bát cho dân cư ven biển.
Quốc lộ 1A, 45, 47 và tỉnh lộ số 4 là những đầu mối giao thông huyết
mạch trong huyện. Huyện Quảng Xương còn được bao bọc bởi sông Mã ở
phía Bắc và sông Yên ở phí Nam.
Quảng Xương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn
của khí hậu vùng biển, nhiệt độ cao với hai mùa chính: mùa hạ khí hậu nóng
ẩm; mùa đông khô hanh; xen kẻ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp:
giữa hạ sang đông là mùa thu ngắn, thường có bão lụt; giữa đông sang hạ là
mùa xuân, không rõ rệt, có mưa phùn, chịu ảnh hưởng có gió Tây khô nóng
về mùa hạ và sương muối về mùa đông. Quảng Xương chịu ảnh hưởng của
thuỷ văn sông Mã và sông Yên. Thuỷ triều thuộc chế độ bán nhật triều. Thời
gian triều lên trung bình hàng ngày là 9 giờ, triều xuống là 15 giờ.
Bề mặt lãnh thổ có độ cao trung bình từ 3 - 5 m (So với trung bình mặt
nước biển); cá biệt có một số vùng trũng (thuộc các xã phía đông đường 4) thấp
hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 11,5 m, địa hình có dạng sống trâu chạy
theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 tiểu vùng: Đồng bằng và ven biển.
Vùng đồng bằng gồm 21 xã và thị trấn Quảng Xương (Phía Tây đường
4), đất đai khá bằng phẳng với đặc điểm kinh tế là: Kinh tế nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhóm đất ở
các xã này phần lớn là đất có thành phần cơ giới thịt nặng, thịt trung bình, đất
chua nghèo lân, phù hợp cho gieo trồng cây lúa nước, còn nhiều khả năng cho
27
đầu tư thâm canh, tăng vụ nhất là vụ đông trên đất 2 vụ lúa khi thực hiện tưới
tiêu chủ động
Vùng ven biển gồm 15 xã (Phía đông đường 4), địa hình phức tạp: Có
dạng làn sóng, xen kẽ giữa những cồn đất cao là những giải đất trũng hình
lòng máng theo hướng Bắc Nam. Đặc điểm kinh tế có: kinh tế nông nghiệp,
kinh tế biển và có nhiều khả năng phát triển kinh tế du lịch, nhóm đất ở các xã
này thuộc nhóm cát tơi, cát pha, đất cát pha thịt nhẹ. Phần lớn là nghèo lân,
nghèo mùn, có bị nhiễm mặn, vùng đất này phù hợp cho gieo trồng cây lúa
nước, cây mầu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (Lạc, vừng, kê, đay...).
Bảng biểu 3.1: Dân số Huyện Quảng Xương từ 2010 – 2014
ĐVT Người
STT
Tên
xã/phường/thị
trấn
Dân số huyện 5 năm giai đoạn 2010->2014
A Tổng số
2010 2011 2012 2013 2014
224171 233591 233586 238872 225101
1 Thị trấn 2764 2901 2921 2997 2808
2 Xã Quảng Tân 8720 9125 8951 9348.5 8740
3 Xã Quảng Trạch 4941 5099 5099 5197 4982
4 Xã Quảng Phong 6506 6727 6727 6968.5 6636
5 Xã Quảng Đức 5686 5921 5921 6248.5 5652
6 Xã Quảng Định 5310 5445 5445 5524 5360
7 Xã Quảng Nhân 6545 6772 6772 6846.5 6518
8 Xã Quảng Ninh 5999 6395 6395 6476.5 5931
9 Xã Quảng Bình 5770 6010 6010 6329.5 5895
10 Xã Quảng Hợp 5720 5946 5946 6271 5206
11 Xã Quảng Văn 4909 5233 5233 5341 5132
12 Xã Quảng Long 4997 5124 5124 5293.5 4952
28
13 Xã Quảng Yên 6006 6174 6174 6260 5882
14 Xã Quảng Hòa 5179 5335 5335 5392.5 5239
15 Xã Quảng Lĩnh 3802 3934 3934 4016 3836
16 Xã Quảng Khê 6440 6689 6689 6788.5 6374
17 Xã Quảng Trung 6246 6428 6428 6522.5 6167
18 Xã Quảng Chính 6520 6747 6747 6880 6494
19 Xã Quảng Ngọc 8701 8569 8569 8658 8730
20 Xã Quảng Trường 5374 5299 5447 5467 5404
21 Xã Quảng Phúc 2767 2874 2874 2960 2805
22 Xã Quảng Vọng 5061 5212 5212 5317 5042
23 Xã Quảng Minh 4327 4527 4527 4614 4261
24 Xã Quảng Hùng 5397 5555 5555 5643 5346
25 Xã Quảng Giao 4198 4379 4379 4502.5 4195
26 Xã Quảng Thọ 7127 8276 8276 8367 7175
27 Xã Quảng Châu 7682 7910 7910 8015 7661
28 Xã Quảng Vinh 8421 8980 8980 9196.5 8467
29 Xã Quảng Đại 5543 5649 5649 5739.5 5681
30 Xã Quảng Hải 8398 8821 8821 8991 8416
31 Xã Quảng Lưu 7627 7751 7751 7926.5 8428
32 Xã Quảng Lộc 6764 7010 7010 7281 6719
33 Xã Quảng Lợi 6003 6801 6801 6907 6148
34 Xã Quảng Nham 13445 13952 13952 14249 13436
35 Xã Quảng Thạch 6213 6480 6480 6577 6170
36 Xã Quảng Thái 9071 9549 9549 9760 9218
Nguồn; Chicục thống kê huyện QuảngXương
29
Bảng biểu 3.2:cơ cầu lao động và cơ cấukinh tế Huyện Quảng Xương từ2010
– 2014
STT ChØ Tiêu §¬n vÞ
tÝnh
2010 2011 2012 2013 2014
1 DiÖn tÝch tù nhiên Km2 227,6 227,6 194,3 194,3 200.4
2 D©n sè trung b×nh Người 256 900 217 900 220 300 225 000 225 101
3 MËt ®é d©n sè Ngêi/km2 1 164 1 196 1 202 1 229 1 123
4 Tý lÖ t¨ng tù nhiên d©n sè %o 8,7 9,0 14,0 13.1 13.7
5 D©n sè trong ®é tuæi lao ®éng Người 155 291 159 277 152 124 152 568 153 021
6
Lao ®éng®anglµmviÖctrongcác ngµnh
kinh tÕ Ngườ 149 441 152 430 149 738 144 923 145 065
a N«ng, L©m nghiÖp, thuû s¶n Người 119 735 122 130 122 351 122 064 122 134
N«ngnghiÖp Người 110 030 112 231 100 531 100 353 100 273
L©m nghiÖp Người 55 56 50 55 58
Thuý s¶n Người 9 650 9 843 21 770 21 656 21 803
b C«ng nghiÖp vµ x©y dùng Người 18 073 18 434 16 760 11 884 11 561
C«ngnghiÖp Người 15 261 15 566 14 191 9 149 8 676
X©y dùng Người 2 812 2 868 2 569 2 735 2 885
c DÞchvô Người 11 633 11 866 10 627 10 975 11 370
7 Lao ®éng khu vùc nhµ níc Người 7 210 7 228 6 473 6 505 6 568
a Trung ư ¬ng qu¶n lý Người 1 580 1 585 1 420 1 433 1 451
b §Þa ph¬ng qu¶n lý Người 5 630 5 643 5 054 5 072 5 117
TØnh qu¶n lý Người 945 950 851 862 878
HuyÖnqu¶nlý Người 4 685 4 693 4 203 4 210 4 239
8 Sè người được s¾p xÕp viÖc lµm míi trong n¨m Người
a æn ®Þnh Người
b T¹m thêi Người
9 Giá trÞsán xuÊt c«ngnghiÖp ( Giá hiÖnhµnh)
TriÖu
®ång 601 440 578 172 692 311 865 704 973 321
10 Giá trÞ sán xuÊt c«ngnghiÖp ( Giá SS 2010 )
TriÖu
®ång 601 440 498 318 571 182 681 541 737 757
11 Tæng thu ng©n sách
TriÖu
®ång 443 472 544 608 714 452 900 180 964 891
12 Tæng chi ng©n sách
TriÖu
®ång 279 000 290 160 602 000 833 135 895 262
13 S¶nlượng lương thùc cã h¹tBQ ®Çu người Kg/Ngưi 456 465 417 425 474
14 Thu nhËp BQ hµng tháng cña 1 khȁu
Ngh×n
®ång 0
15 Tý lÖhé nghÌo % 26.14 22.52 20.76 18.61 12.14
16 Sè x·, TT thuéc diÖn ®ãi nghÌo X·, TT 36 32 29 25 21
17 Sè x·, TT ®îc c«ng nhËn phæ cËp THCS X·, TT 41 41 36 36 36
18 Sè x·, TT ®¹t 10 chuȁn quèc gia vÒy tÕ X·, TT 26 26 26 28 16
19 Tý lÖ trÎ em díi 5 tuæi suy dinh dưỡng % 20.0 20.4 18.3 17.5 15.8
Nguồn; Chicục thống kê huyện QuảngXương
30
3.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội:
Với 36 xã, thị trấn, huyện Quảng Xương chia thành hai vùng rõ rệt: đồng
bằng và ven biển. Song, phần lớn số dân vẫn sống bằng sản xuất nông nghiệp
là chính, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn không
chỉ là sựquan tâm của các cấp uỷ Đảng, mà còn là nỗi trăn trở của bà con nông
dân. Bởi vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền xã, huyện cùng lo với dân, cán
bộ huyện thường xuyên về xã để điều tra, xem xét từng vùng đất để từ đó vận
động khuyến khích dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho hợp lý.
Với chủ trương, sách lược phát triển hợp lý, đến nay, nhiều xã trong
huyện đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng. Trong đó có những xã đã chuyển
hàng chục ha đất cấy lúa bị thoái hoá sang trồng cói, phục vụ nhu cầu phát triển
thủ công nghiệp. Điển hình là xã Quảng Khê, từ một xã trong nhiều năm thuộc
diện đói, nghèo, đất thoái hoá đã chuyển 100ha lúa năng xuất thấp sang trồng
cói, giá trị thu nhập từ một sào trồng cói gấp 4 lần giá trị thu nhập từ 1 sào
trồng lúa. Các xã Quảng Hợp, Quảng Ninh, Quảng Phúc, Quảng Vọng… cũng
chuyển sang trồng hàng trăm ha dâu nuôi tằm. Nhờ vậy, hiện nay, giá trị thu từ
những ha trồng cói, dâu được nâng lên, qua đó tạo nguồn nguyên liệu góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nếu năm 2010
tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 10,2 % thì năm 2014 đạt 15,2%, đối với các
xã đất ruộng mầu mỡ, UBND xã đã chỉ đạo người dân tích cực chuyển đổi cơ
cấu mùa vụ, coi trọng cả ba vụ trong năm, tăng nhanh diện tích cây trồng trên
đất 2 lúa, đồng thời đưa vào triển khai canh tác những giống lúa cho năng xuất
chất lượng cao. Do đó, dù nhiều xã đã chuyển sang trồng cây công nghiệp và
nuôi trồng thuỷ sản, nhưng sản lượng lúa của cả huyện vẫn cao. Huyện Quảng
Xương vẫn là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hoá.
Vùng đất chua ven biển chi chít hố bom ở phía Bắc sông Yên một thời
để cỏ, lau mọc um tùm, giờ đây đã được cải tạo thành đồng nuôi trồng thuỷ
31
sản nước lợ. Từ Quảng Trung, Quảng Chính… qua vùng bãi ngang, cát trắng
đến các xã Quảng Châu ở hạ lưu sông Mã, diện tích đồng triều cứ thế nhân
rộng ra mãi, kéo dài đến hút tầm mắt. Vẫn đất cũ, người cũ, nhưng tư duy
kinh tế mới, cách làm mới đang được nhân rộng, đánh thức tiềm năng vùng
triều. Cùng với chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian
qua, các địa phương đã quy hoạch lại diện tích vùng triều, mở rộng đồng nuôi,
mạnh dạn chuyển nhiều ha đất trồng lúa và cói cho năng xuất thấp sang nuôi
tròng thuỷ sản nước lợ. Theo số liệu thống kê, năm 2014, sản lượng thu hoạch
thuỷ sản nước lợ ở Quảng Xương đạt 849 tấn, trong đó có 650 tấn tôm sú,
nâng sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản ở Quảng Xương
lên 8.700 tấn, tăng 20% so với năm 2010.
Không những tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quảng
Xương tăng lên qua các năm, mà tỷ trọng dịch vụ thương mại cũng theo một
hướng đi mới. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
thương mại tăng cả về tốc độ lẫn tỷ trọng trong GDP, tạo nên sự phát triển lâu
dài cho huyện Quảng Xương.
Kết cấu hạ tầng, giao thông phát triển mạnh. Cùng với sự tăng trưởng
cao của kinh tế, các vấn đề xã hội và kết cấu hạ tầng của huyện Quảng Xương
ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Là huyện có dân số đông nhất nhì
trong tỉnh, năm 2010, toàn huyện có 155.291 lao động, năm 2011 cos159.277
lao động, năm 2012 có 152.124, năm 2013 có 152.568 lao động, năm 2014 có
153.021 lao động, thường xuyên có 9 - 10% lao động thiếu việc làm. Lượng
lao động dồi dào, tạo nên lợi thế về nhân lực, nhưng hiện nay vẫn chưa phù
hợp với sự phát triển của kinh tế, hàng năm huyện vẫn phải tổ chức làm đầu
mối để đưa dân đi phát triển kinh tế ở nhiều tỉnh. Năm 2010. 2011.2012, bằng
nhiều hình thức khác nhau như tạo việc làm tại chỗ, tham gia xuất khẩu lao
động, huyện Quảng Xương đã giải quyết việc làm cho gần 6.000 lao động.
32
Từ kết quả nêu trên cho thấy đời sống nhân nhân từng bước được nâng
lên, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 26,14% năm 2010 xuống còn 12,14% năm
2014.
Đến nay hệ thống giao thông, thuỷ lợi cơ bản đã được hoàn thiện.
100% số xã đã có đường ô tô đến xã, toàn huyện có 201 km đường giao
thông, mở rộng 11km đường huyện 120km đường bê tông các xã. Nâng tổng
số đường huyện được kiên cố hóa đạt 91%, đường xã đạt 95,7%, đường thôn
xóm đạt 91,7%, đường giao thông nội đồng 44,1%. Đã đầu tư và đưa vào sử
dụng 18 công trình trụ sở làm việc, 16 công trình trạm y tế, 13 công trình chợ,
31 nhà văn hóa, kiên cố hóa 40 công trình trường học với 221 phòng học và
72 phòng hiệu bộ. Xây mới và cải tạo, nâng cấp các công trình điện, các công
rình cấp nước tại 10 xã …, hệ thống cầu cống trên các trục đường giao thông
đảm bảo thông tuyến, không những tạo thuận lợi cho việc đi lại, mà còn là
một trong những tiền đề cơ bản để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp. Đối với hệ thống thuỷ lợi, hiện có 85% diện tích sản xuất được tưới
bằng nguồn nước tự chảy (8.000 ha), 35% diện tích còn lại được tưới bằng
nguồn nước tạo nguồn với hình thức chủ yếu là bơm điện và bơm dầu (4.000
ha), kênh mương tưới đã được xây dựng và kiên cố, tạo thuận lợi lớn cho
công nghiệp phát triển. Mạng lưới điện, nước không ngừng được hoàn thiện,
đến nay 85% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ sử dụng
điện lưới quốc gia.
Mạng lưới thông tin liên lạc được phát triển nhanh và từng bước được
hiện đại hoá, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho
việc trao đổi thông tin trong sản xuất cũng như nhu cầu tình cảm. Toàn huyện
có 37 trạm bưu điện văn hoá xã.
Giáo dục và y tế là hai vấn đề luôn được quan tâm ở Quảng Xương, kết
cấu hạ tầng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngày càng được xây dựng
33
và hoàn thiện. Hầu hết các xã đều có cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng được sự
nghiệp chăm sóc sức khoẻ của người dân. Văn hoá xã hội phát triển, an ninh
chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
*Phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2014
đạt 15,8% tăng so với bình quân năm 2010 là 2,5%, trong đó nông, lâm, thủy
sản tăng 5,9%, công nghiệp, xây dựng tăng 18,4%; dịch vụ - thương mại tăng
21,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng nghành nông, lâm,
thủy sản năm 2014 chiếm 30%,; công nghiệp - xây dựng chiếm 32%, tăng
4,8%; dịch vụ - thương mại chiếm 38%, tăng 5,2% so với năm 2010. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 22,25 triệu đồng, tăng 13,3 triệu đồng so với
năm 2010. Nông - lâm - ngư nghiệp: tốc độ phát triển đạt 112 nghìn tấn/năm,
tăng 5% năm 2014 tăng 5% so với năm 2010. giá trị đạt 1.015.846 triệu đồng,
tăng 131% so với năm 2010. Các loại cây ra màu, cây công nghiệp có giá trị
kinh tế cao như cây thuốc lào, cây ớt, cây cói, xây dựng dự án đầu tư hạ tầng
vùng cói… đã được Ban chấp hành Đảng bộ huyện quan tâm chỉ đạo.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản: có bước tiến
phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 18,4%/năm, tổng
giá trị sản xuất bình quân 2.136 tỷ đồng năm 2014, tăng 1.881 tỷ đồng so với
năm 2010. Tăng trưởng bình quân nghành xây dựng đạt 18,6%.
Thương mại - dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21.1%/năm, tỷ
trọng chiếm 37,2%; tổng giá trị sản xuất đến năm 2014 đạt 3.200 tỷ đồng,
tăng 1.0044 tỷ đồng so với năm 2010, 2011; tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ trên địa bàn đến năm 2014 đạt 4.300 tỷ đồng. Mạng lưới
thương mại được mở rộng, văn minh thương mại chuyển biến rõ rệt; hệ thống
chợ nông thôn được sắp xếp, đầu tư nâng cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
34
Tài chính - tín dụng: tốc độ tăng thu ngân sách có bước phát triển
nhanh. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 - 2014 đạt 3.800 tỷ,
trong đó thu ngân sách trên địa bàn 1.900 tỷ đồng. công tác chi ngân sách
được đảm bảo nguyên tắc, quản lý chặt chẽ. Đáp ứng kịp thời cho thực hiện
nhiệm vụ. Tổng dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 1.450 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so
với năm 2010. Hoạt động ở các ngân hàng, các quỹ tín dụng đã và đang đáp
ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất.
Về Văn hoá - xã hội:
Giáo dục - đào tạo: học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đạt 98%
trở lên. Học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng bình quân hàng năm đạt từ 20% trở
lên. 100% các xã, thị trấn hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi, 95% số xã, thị trấn hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục
THCS. Huyện đang triển khai thực hiện đề án phổ cập PTTH và xây dựng
một sổ trường chuẩn quốc gia.
Văn hoá - thông tin - thể dục thể thao: đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn
dân xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư và thực hiện chương trình mục
tiêu Quốc gia “ Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Đến nay có 100%
làng, đơn vị văn hoá đã khai trương; Số đơn vị được công nhận cấp tỉnh là 25,
cấp huyện là 71. Có 11% đạt gia đình thể thao, 24% số ngườiluyện tập thể thao
thường xuyên. Số hộ được xem truyền hình là 82%, nghe truyền thanh là 92%.
Y tế - dân số - gia đình và trẻ em: Tiêm chủng mở rộng đạt 98% cháu
trong độ tuổi. Phối hợp tổ chức có hiệu quả chương trình y tế quốc gia, y tế học
đường, thường xuyên kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Đến nay
đã có 18 xã được công nhận chuẩn y tế quốc gia. Công tác dân số, ké hoạch
hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được coi trọng. Tăng cường
hoạt động truyền thông nhằm nâng cao chất lượng dân số, chương trình chăm
sóc trẻ em tật nguyền, bịnhiễm chất dộc da cam được chăm sóc ổn định.
35
Chính sách xã hội: phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp
nghĩa” ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, cuộc vận động xoá nhà tranh tre tạm
bợ, ngày vì người nghèo… được nhân dân tích cực hưởng ứng. Chương trình
xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội được quan tâm.
Số hộ giàu tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 12,14% (tính theo tiêu
chí mới). Giải quyết việc làm bình quân trong 5 năm là 7.500 lao động/năm.
Có khoảng 1000 người đang lao động tại nước ngoài. tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
suy dinh dưỡng năm 2010 là 20% đến năm 2014 còn 15%.
3.2. Thực trạng nghèo đói ở huyện Quảng Xương
Quảng Xương năm 2010 có 64.382 hộ, trong đó số hộ thuộc diện nghèo
(theo tiêu chuẩn mới) là 14.808 hộ, chiếm tỷ lệ 26,14%, năm 2011 có 66.150
hộ, trong đó hộ nghèo là 13.609, chiếm tỷ lệ 22,52%, năm 2012 có 58.296 hộ
trong đó hộ nghèo là 12.546, chiếm tỷ lệ 20,76%, năm 2013 có 59.281 hộ,
trong đó hộ nghèo là 11.245, chiếm tỷ lệ 18,61%, năm 2014 có 59.835 hộ,
trong đó hộ nghèo là 10.686 hộ, chiếm tỷ lệ 12.14%
- Số hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công là 645 hộ.
Trong đó: hộ có thương binh là 293 hộ, hộ có thân nhân liệt sỹ 288 hộ,
hộ có người bị nhiễm chất đọc hoá học là 73 hộ.
- Số hộ nghèo do thiếu kiến thức làm kinh tế 3.024 hộ
- Số hộ nghèo do thiếu sức lao động 2.421 hộ
- Số hộ nghèo do đông người ăn theo 2.978 hộ
- Số hộ nghèo do thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh 14.463 hộ
- Số hộ nghèo nông nghiệp thiếu đất sản xuất 2.504 hộ
- Số hộ nghèo do có người ốm đau, tàn tật 2.183 hộ
- Số hộ nghèo do có người mắc tệ nạn xã hội 54 hộ
- Số hộ nghèo do gặp rủi ro đột xuất 196 hộ
36
Để thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả cao, trước hết phải
tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói với từng xã, từng hộ gia đình, qua
quá trình điều tra hộ nghèo trên địa bàn huyện về nguyên nhân nghèo không
chỉ thuần tuý là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, ốm đau, mắc tệ nạn xã
hội,... mà có sự đan xen xâm nhập lẫn nhau cả sâu xa và trực tiếp, cả khách
quan và chủ quan, giữa cơ bản và tức thời, cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình tại đại
bàn Huyện Quảng Xương.
Bảng 3.3: Hộ nghèo Huyện quảng xương từ năm 2010 - 2014
Năm
Số hộ
tự nhiên
Số hộ
nghèo
Số khẩu
nghèo
Tỷ lệ
nghèo
Số hộ
cận
nghèo
Số khẩu
cận
nghèo
Tỷ lệ cận
nghèo
Năm
2010 64382 14.808 54082 26.14 7510 34331 11.66
Năm
2011 66150 13.609 46235 22.52 7546 34191 11.41
Năm
2012 58546 12.546 35168 20.76 6443 29386 11.05
Năm
2013 59281 11.245 28563 18.61 5969 27346 10.07
Năm
2014 59835 10.686 2100 12.14 5450 24858 9.1
Nguồn: phòng LĐTB&XHUBND huyện QuảngXương .
3.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
Không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh.
Nói một cách khác không có năng lực thị trường, chỉ biết làm ăn chứ không
biết tính toán lỗ lãi của trình độ sản xuất tự cấp, tự túc, nếu không biết làm ăn
kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá không có năng lực hiểu biết về thị
trường, kết quả sản xuất kinh doanh thì dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn
37
nhưng luôn ở vào thế bấp bênh dễ rơi vào tình cảnh nghèo khi có những biến
cố xảy ra như: thiên tai, rủi ro, ốm đau.các hộ nghèo thiếu kiến thức làm ăn,
không am hiểu kỷ thuật, bảo thủ trì trệ, không mạnh dạn đầu tư sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, có nhiều hộ không giám đầu tư chăn
nuôi vì lo sợ bị chết dịch.
Thiếu, hoặc không có vốn. Đây là nguyên nhân cơ bản. Ai cũng biết
vốn là rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh, Ông cha ta đã từng nói
“Buôn tài không bằng dài vốn” nó quyết định qui mô và tốc độ phát triển sản
xuất. Thực tế qua điều tra cho thấy có nhiều hộ nông dân nghèo không có vốn
bằng tiền và giá trị tài sản ít ỏi. Có nhiều hộ không có tiền để mua giống mới,
mua phân bón, không có tiền mua trâu bò để cày kéo, chăn nuôi lấy thịt. Từ
khi có nguồn vốn tín dụng phục vụ người nghèo và các nguồn vốn khác và sự
hỗ trợ của nhà nước đã tạo điều kiện cho nhiều hộ vay vốn phát triển sản xuất.
Tuy nhiên trong quá tình thực hiện còn nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải
quyết. Có những hộ không dám vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, do thiếu
kiến thức và kỷ thuật. Có hộ vay vốn gặp rủi ro, hoặc sử dụng vốn không
đúng mục đích kém hiệu quả gây thất thoát vốn. Cũng có hộ vay vốn không
xây dựng được chương trình dự án nên khi vay được vốn không biết sử dụng
vào mục đích gì và phải chịu lãi suất khống. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ vay
vốn sử dụng có hiệu quả tốt đã trở thành những điển hình để mọi người học
tập. Qua đó ta thấy nghèo thường thiếu vốn song giải quyết vấn đề thiếu vốn
cho người nghèo để họ tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình là một
vấn đề khó, cần phải có giải pháp tác động có hiệu quả hơn.
Thiếu lao động. Có thể do đông con nên thiếu lao động, rơi vào những
gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong tình trạng “người
làm thì ít, người ăn thì nhiều”. Thiếu lao động hay ít lao động, nguồn thu nhập
không đáp ứng được những nhu cầu hàng ngày của số đông người trong gia
38
đình, nên họ dễ rơi vào tình cảnh đói nghèo. Hoặc người lao động gặp rủi ro,
ốm đau, tàn tật. Bị rủi ro xảy ra trong làm kinh tế, trong đời sống xã hội. Hoặc
trường hợp người lao động gặp tai nạn, bị thất nghiệp.
Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây
trồng vật nuôi đề thấp. đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt đối với huyện thuần nông, thu nhập
của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế
hoặc hầu như không có.
Trong các nguyên nhân gây nên nghèo đói, thì tỷ lệ hộ nghèo do thiếu
vốn sản xuất là khá lớn (gần 72%). Do đó, các năm tới cần tập trung đầu tư
thêm vốn để các hộ nghèo có sức lao động có đủ vốn để sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Những thuận lợi, khókhăncủahuyện khithựchiện chínhsáchxoá đói,
giảm nghèo
*. Thuận lợi
Quảng Xương tiến hành triển khai chính sách xoá đói, giảm nghèo
trong điều kiện có chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, được nhân
dân đồng tình ủng hộ, có sự giúp đỡ của các ban, ngành cấp trên và nhiều tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước. Phong trào vì người nghèo trên phạm vi
toàn quốc đã trở thành phong trào xã hội hoá cao từ trung ương đến địa
phương. Có sự tập trung, thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ chính
quyền từ huyện đến cơ sở về thực hiện chính sách XĐGN. Nhân dân trong
huyện có truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tình
làng, nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp hơn. Xây dựng được nhiều làng, xã thực
hiện nếp sống văn hoá - văn minh trong cộng đồng dân cư. Có sự giúp đỡ của
nhà nước về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và có nhiều văn bản hướng dẫn cụ
thể về hiện chính sách XĐGN. Có nguồn lao động trẻ dồi dào và có khả năng
tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật và các nghề mới vào sản xuất và đời
39
sống. Có một số nghề truyền thống đã và đang khôi phục, các nghề mới đang
được du nhập và đang phát triển. Quảng Xương là huyện có điều kiện và tiềm
năng phát triển thâm canh nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, dịch vụ
- du lịch và thương mại.
*. Khó khăn
Quảng Xương là huyện sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn
của điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu phức tạp như: hạn hán, bão, lụt, giá
rét và dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Đất canh tác ít, người nhiều, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao, số lao động thiếu việc làm còn nhiều (trên 9.000 người), đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp là chính. Tình hình phát triển kinh tế nhìn chung còn chậm và không
đồng đều giữa các vùng, các địa phương và các xã trong huyện. Thu nhập
bình quân đầu người còn đạt ở mức thấp.
Tốc độ phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp còn chậm và manh
mún, sản xuất nhỏ chưa được tập trung. Chưa hình thành được các khu công
nghiệp tập trung, khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm ổn định taị
chỗ còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân cònrất thấp, một bộ phận hộ
nghèo có tính ỷ lại cao, thiếu kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, bảo thủ, trì
trệ trong cách tổ chức làm ăn, chậm tiếp thu và sử dụng các nguồn lực, trông
chờ vào sự trợ giúp,cứu trợ của nhà nước như thời bao cấp.
Năng lực của cán bộ triển khai, thực hiện chính sách xoá đói, giảm
nghèo ở nhiều nơi còn yếu. Công tác xây dựng kế hoạch, các báo cáo để thực
hiện chính sách XĐGN của một số xã còn thiếu tính khoa học và thực tiễn,
trong côngtác chỉ đạo còn chung chung. Tinh thần trách nhiệm của một số cán
bộ khi triển khai chính sách XĐGN chưa cao, còn lúng túng.
40
3.3. Quá trình triển khaithực hiện chính sáchxóa đóigiảmnghèo ở Huyện
Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa
3.3.1. Lập kế hoạch
Để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, trên
cơ sở các qui định, Quyết định, các văn bản của Tỉnh Thanh hóa, Huyện
Quảng Xương hàng năm vào tháng 3 - 4 Ban chỉ đạo giảm nghèo của Huyện
có công văn chỉ đạo Ban chỉ đạo XĐGN các xã, Thị Trấn ban hành kế hoạch
điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện để đánh giá lại
hiệu quả của việc đầu tư các chính sách giảm nghèo trên địa bàn và biết được
kết quả giảm nghèo của năm đó và làm cơ sở dữ liệu để triển khai các chính
sách đầu tư giảm nghèo cho năm sau. Dựa vào kế hoạch điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo, Phòng LĐTB&XH huyện tiến hành tổ chức tập huấn
cho các điều tra viên, UBND các xã, thị trấn về quy trình cách thức điều tra.
Sau khi được tập huấn các điều tra viên cấp xã tiến hành tổ chức điều tra tại
thôn, tổ dân phố. Sau kết thúc điều tra, UBND cấp xã tiến hành tổng hợp kết
quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo và công bố niêm yết danh sách tại trụ
sở UBND cấp xã để nhân dân biết và báo cáo kết quả về UBND huyện để
tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho
năm sau.
UBND Huyện giao Phòng Lao Động thương binh và xã hội xây dựng
kế hoạch (chương trình) giảm nghèo hàng năm hoặc theo giai đoạn 5 năm dựa
trên kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm trước của các xã. Xây dựng lộ
trình giảm nghèo, đăng ký hộ thoát nghèo cho năm sau để tập trung mọi
nguồn lực của nhà nước, xã hội đầu tư để thoát nghèo bền vững. Kế hoạch
giảm nghèo hàng năm được xây dựng chặt chẽ, cụ thể từng xã. Sau khi thống
nhất với Ban chỉ đạo giảm nghèo và UBND, kế hoạch giảm nghèo hàng năm
sẽ được ban hành và triển khai thực hiện tới các xã, Thị Trấn trong Huyện. Từ
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giảm nghèo tại Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông GiangLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đông Giang
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú YênChính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOTĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tại thị xã Hà Tiên, HOT
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà NộiĐề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
Đề tài: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Nội
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 

Semelhante a Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Semelhante a Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo (20)

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc KạnLuận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngGiải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
 
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTĐề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Đề tài: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
 
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
Luận Văn Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghèo.
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI NHA TRANG (KHÁNH HÒA) - TẢI...
 
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HóaQuản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Último (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

  • 1. Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- HOÀNG THỊ HẰNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA Dịch Vụ Làm Luận Văn Liên Hệ để tải tài liệu nhanh Hotline 0936885877 (zalo/viber/tele) Luanvantrithuc.com LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
  • 2. Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- HOÀNG THỊ HẰNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà nội, ngày ........ tháng .... năm 2016 Tác giả Luận văn Hoàng Thị Hằng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Quang Vinh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn viết lần đầu không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Hà nội, ngày ........ tháng năm 2016 Tác giả Luận văn Hoàng Thị Hằng
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................... i DANH MỤC HÌNH....................................................................................ii DANH SÁCH BẢNG BIỂU.......................................................................iii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.............................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo......... 4 1.1.1. Cácnghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo....... 4 1.2. Cơ sở lý luận của chính sách xóa đóigiảm nghèo............................... 5 1.2.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo; các tiêu chí để đánh giá thực hiện chính sách XĐGN........................................................... 5 1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của một số địa phương và những bài học rút ra cho Huyện Quảng Xương - Thanh Hóa..... 8 1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước........................................................................ 8 1.3.2. Những bàihọc kinh nghiệm quá trình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèorút ra đối với huyện Quảng Xương -Thanh Hoá................ 9 1.4. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo............................... 10 1.5. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam ................................. 11 1.5.1. Cácloại chính sách ................................................................. 11 1.5.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo........................... 12 1.5.3. Nộidung, phươngthứcthựchiện chínhsách xoá đóigiảm nghèo. 12 1.6. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sáchxóa đóigiảm nghèo.............. 16 1.6.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách công............... 16 1.6.2. Những yêu cầu,điều kiện căn bảncủa thựchiện chínhsáchcông. 17
  • 6. 1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công................ 18 1.6.4. Cácnhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện........................ 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 21 2.1. Phương pháp luận........................................................................... 21 2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................... 21 2.2.1. Phương phápthu thập số liệu sơ cấp........................................ 21 2.2.2. Phương phápthu thập số liệu thứ cấp....................................... 21 2.2.3. Phương phápxử lý số liệu........................................................ 23 2.2.4. Phân tích số liệu...................................................................... 23 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA....... 25 GIAI ĐOẠN 2010 - 2014.......................................................................... 25 3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến việc thực hiện chính sách xóa đóigiảm nghèo ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá.......... 25 3.1.1. Về điều kiện tự nhiên ............................................................... 25 3.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội...................................................... 30 3.2. Thực trạng nghèo đóiở huyện Quảng Xương................................... 35 3.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến đóinghèo.................................... 36 3.2.2. Những thuận lợi, khó khăn của huyện khi thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo................................................................................ 38 3.3. Quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đóigiảm nghèo ở Huyện Quảng Xương - TỉnhThanh Hóa............................................................ 40 3.3.1. Lập kế hoạch........................................................................... 40 3.3.2. Tổ chức thực hiện .................................................................... 41 3.3.3. Giám sát, phản hồi, điều chỉnh chính sách................................ 54 3.3.3. Đánhgiá, rútkinh nghiệm ....................................................... 57 3.4. Những mặt tồn tại và hạn chế trong thực hiện chính sách xóa đói giảm
  • 7. nghèo ở Huyện Quảng Xương................................................................ 59 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO..................................................................... 66 4.1. Dự báo tình hình có liên quan.......................................................... 66 4.1.1. Những yếu tố thuận lợi............................................................. 66 4.1.2. Những yếu tố khó khăn ............................................................ 67 4.1.3. Dự báo xu hướng giảm nghèođến năm 2020............................ 67 4.2. Phương hướng ..................................................................................................... 69 4.3. Một số giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương ....................................................................................... 71 4.3.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác XĐGN 71 4.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách....................... 72 4.3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác XĐGN ...................... 76 4.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách xóa đói giảm nghèo................... 77 KẾT LUẬN.............................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 80
  • 8. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCĐ Ban chỉ đạo 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CCB Cựu chiến binh 5 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 6 CSHT Cơ sở hạ tầng 7 CSXH Chính sách xã hội 8 CTMTQGGNBV Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 9 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 10 HĐND Hộiđồngnhândân 11 KCN Khu côngnghiệp 12 KHKT Khoa học kỹ thuật 13 LĐTB&XH Lao độngthương binh và xã hội 14 MTQG Mục tiêu Quốc gia 15 NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn 16 SXKD Sản xuất kinh doanh 17 TCTM Tài chínhthương mại 18 TNXP Thanh niên xung phong 19 UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 XĐGN Xóa đóigiảm nghèo
  • 9. ii DANH MỤC HÌNH Stt Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Chu trình đánh giá thực trạng và tìm giải pháp đói, nghèo 22
  • 10. iii DANH SÁCH BẢNG BIỂU Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Dân số Huyện Quảng Xương từ 2010 – 2014 27 Bảng 3.2 cơ cầu lao độngvà cơ cấu kinh tế Huyện Quảng Xương từ 2010 – 2014 29 Bảng 3.3 Hộ nghèo Huyện quảng xương từ năm 2010 - 2014 36
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng dân tộc và từng địa phương. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra trên rộng khắp các khu vực. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định mục tiêu cơ bản trong hoạt động là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ XHCN để đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân. Vấn đềđóinghèo trongnhiều năm qua đãđược Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp để giải quyết vấn đề đóinghèo nhằm mục đíchhỗ trợ để người nghèo thoát khỏi nghèo. Đây vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ chínhtrị - xã hội mà Đảng và Nhà nước đãquan tâm. Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Huyện Quảng Xương ( TỉnhThanhHóa ) trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác xoá đói giảm nghèo nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn cao. Vì vậy, “Huyện Quảng Xương” vẫn là Huyện nghèo. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, đã từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống. Cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể. Đảng bộ huyện Quảng Xương coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
  • 12. 2 và của toàn dân, trên cơ sở đó Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn tổ chức thực hiện đồng bộ các mục tiêu trên địa bàn. Tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Những thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo thiếu tính bền vững, tình trạng tái nghèo, phát sinh hộ nghèo còn lớn; Chính quyền huyện chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo chưa quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm; Nguồn lực tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xóa đói giảm nghèo. Có thể nói, tình trạng đói nghèo ở Huyện Quảng Xương đang là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương (Tỉnh Thanh Hóa) để phát hiện, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương ((Tỉnh Thanh Hóa) vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với tâm huyết và trách nhiệm của mình, tôi muốn góp một phần trí tuệ nhỏ bé của mình vào việc thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, tôi chọn đề tài “ Thực hiện Chính sách xoá đói, giảm nghèo huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hoá) từ 2010 - 2014” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. * Câu hỏinghiên cứu Làm thế nào để nâng cao hiệu quả khi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa ?
  • 13. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và khảo sát thực trạng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương (Tỉnh Thanh Hóa), luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách này ở Huyện Quảng Xương đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo. - Phân tích thực trạng chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc thực hiện chínhsách xóa đói, giảm nghèo của HuyệnQuảngXương từ 2010 - 2014 - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong phạm vi Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa; đặc biệt là tập trung khảo sát sâu trên một số xã Vùng ven biển trên địa bàn cấp huyện, nơi thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo khó khăn nhất. Thời gian nghiên cứu: Từ 2010 - 2014. 4. Cấu trúc luận văn Bố cục của luận văn bao gồm có 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận của chính sách xóa đói giảm nghèo Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương Tỉnh Thanh Hóa. Chương 4: Phương hướng và giải pháp thực hiện chính sách xóa đóigiảm nghèo ở Huyện Quảng Xương trong những năm tiếp theo.
  • 14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách xóa đói giảm nghèo 1.1.1. Các nghiên cứu về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Trong quá trình triển khai đề tài, tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu như: Giáo trình giảng dạy tại các trường đại học, sách của một số tác giả về XĐGN, các công trình khoa học là các luận văn, luận án, trong đó có một số công trình khoa học là đề tài luận văn được tác giả quan tâm nhất. Một là: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đăng Bình: Vấn đề đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. Hai là: Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi ( 2011), định hướng về chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011 - 2020, nhà xuất bản lao động xã hội. Ba là: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hoa ( 2010), hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt nam. Bốn là: Ngô Thắng Lợi ( 2011), giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất bản trường đại học kinh tế quốc dân. Năm là: Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001. Sáu là: Các nghiên cứu của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội: Đói nghèo ở Việt Nam, Hà Nội, 1993; Nhận diện đói nghèo ở nước ta, Hà Nội, 1993; Xóa đói giảm nghèo, Hà Nội, 1996; Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao động, Hà nội.1997…
  • 15. 5 Bảy là: Xóa đói, giảm nghèo là vấn đề được đề cập khá toàn diện trong “Hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo và chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”, tổ chức tại Hà Nội, tháng 1/1999. Một số chuyên khảo về vấn đề này cũng rất đáng chú ý như: TS Lê Xuân Bá, TS Chu Tiến Quang, TS Nguyễn Hữu Tiến, TS Lê Xuân Bình: “Nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; TS Đàm Hữu Đắc và TS Nguyễn Hải Hữu (đồng chủ biên): “Những định hướng chiến lược của chương trình, mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giaiđoạn 2006 - 2010”, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, 2004; PGS.TS. Lê Quốc Lý “Chính sách xóa đói, giảm nghèo, thực trạng và giải pháp” (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trịQuốc gia - sự thật, Hà Nội, 2012…Các công trình nêu trên đã phân tích khá rõ về thực trạng và nguyên nhân đói nghèo, định hướng và các giải pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo ở nước ta. * Nhận xét: Các công trình, các bài viết nêu trên đã nghiên cứu về chính sáchxoá đói, giảm nghèo ở nhiều mức độ, góc độ khác nhau và đã có đóng góp quan trọng làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác xoá đói, giảm nghèo, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, thực trạng đói nghèo và côngtác xóađóigiảm nghèo ở Việt Nam và ở mộtsố địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương. 1.2. Cơ sởlýluậncủachínhsáchxóađóigiảmnghèo 1.2.1. Khái niệm chínhsáchxóađóigiảm nghèo;cáctiêuchíđểđánhgiáthực hiện chính sáchXĐGN 1.2.1.1. Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo Chính sách xóa đói giảm nghèo có thể hiểu là những quyết định, quy định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án, cùng với
  • 16. 6 nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể là người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo... với mục đích cuối cùng là xóa đói giảm nghèo. Từ chính sách xóa đói giảm nghèo ta có thể nhận diện khái niệm liên quan đến đói, nghèo. Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hộithừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương. Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói một cách khác, đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo. Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo, hoặc tiêu chí nghèo): Là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo, đồng thời là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những người được coi là nghèo khi mức sốngcủa họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn chuẩn nghèo. 1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Đánh giá chính sách là một nội dung quan trọng trong quy trình thực hiện chính sách. Tiêu chí đánh giá chính sách XĐGN là bộ công cụ không thể thiếu để nhận diện thực trạng chính sách. Đó là việc xem xét các mục tiêu, việc thực hiện mục tiêu đó như thế nào; là việc xem xét tính phù hợp vào thực tiễn; xem xét phương pháp xây dựng và thực hiện chính sách, các yếu tố liên quan trực tiếp như đối tượng, nguồn lực, cơ chế quản lý; kết quả và vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách đi vào cuộc sống…Việc quan sát các chính sách theo tiêu chí trên sẽ cho thấy những thành quả, hạn chế, nguyên nhân…của quá trình xây dựng và thực hiện chính sách để có những phát hiện cần hoàn thiện, bổ sung, đổi mới các chính sách trong giai đoạn tới,…Các kết quả đánh giá theo các tiêu chí trên cho thấy các chính sách bên cạnh những
  • 17. 7 kết quả đạt được còn bộc lộ nhiều vấn đề cần hoàn thiện trên các phương diện nhất là phương pháp hoạch định. Từ phương pháp hoạch định nó liên quan đến sự phù hợp và cần thiết của các chính sách, đến mục tiêu, nội dung, thời gian triển khai và tổ chức thực hiện. Có nhiều tiêu chí sử dụng đánh giá chính sách để cho phù hợp với từng giai đoạn triển khai chính sách, từng vùng miền, đối tượng được hưởng chính sách theo qui định : các tiêu chí cụ thể: +Tiêu chí thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, chương rình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, tiêu chí là đối tượng hộ nghèo và hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và dạy nghề. + Tiêu chí để thực hiện chương trình Nghi Quyết 80/NQ-CP của chính Phủ và chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Tiêu chí để thực hiện chương trình này là hộ, khẩu nghèo và hộ cận nghèo. +Tiêu chí thực hiện chương trình 30a, đối tượng là người nghèo và hỗ trợ trên lĩnh vực sản suất, giáo dục, đào tạo nghề, chính sách phát triển lao động... + Tiêu chỉ thực hiện chương 134 của Chính Phủ về hỗ trợ vốn giành cho các đối tượng vùng núi, vùng sâu, vùng xa + Tiêu chí thực hiện chương trình 257 chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, đối tượng ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo... Ngòai các tiêu chí trên, để đảm bảo quá trình triển khai thực hiện chính sách đạt hiệu quả tác giả bổ sung thêm các tiêu chí như: Tính nhất quán của chính sách, tính hiệu lực của chính sách, tính hiệu quả của chính sách, tác động ảnh hưởng của chính sách, tính phù hợp của chính sách, tính công bằng của chính sách...
  • 18. 8 1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sáchxóa đói giảm nghèo của một số địa phương và những bài học rút ra cho Huyện Quảng Xương - Thanh Hóa 1.3.1. Kinhnghiệm thựchiện chính sách xoá đói giảm nghèocủa mộtsố địa phương trong nước * Kỳ Anh - Hà Tĩnh: Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, trước đây được nhiều người biết đến bởi sự nghèo nàn, lạc hậu. Gần đây đã có những chuyển biến đáng mừng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10-12%, bình quân thu nhập đầu người đạt 3,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,4%, không còn hộ đói. * Ba Bể - Bắc Kạn Ba Bể là huyện nghèo, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp xây dựng và ban bành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch cũng như lộ trình phấn đấu giảm nghèo cụ thể. Đặc biệt, từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia và sự hỗ trợ của tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam và các nguồn vốn khác như 135, 3PAD… đã tạo nguồn lực đầu tư trực tiếp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể, nếu năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 37,17%theo tiêu chí cũ, thì đến năm 2015 ước thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo còn14%. Đếnnay, toàn huyện đã có 458 hộ dân của 16/16 xã, thị trấn đăng ký xin thoát nghèo trong năm 2015. * Lục Ngạn - Bắc Giang Là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có diện tích đất tự nhiên lớn nhất tỉnh (101.000 ha), trong đó đất nông nghiệp chỉ có 15%, đất lâm nghiệp 54% còn lại là đất khác. Nếu như năm 2010, số hộ nghèo của 13 xã là
  • 19. 9 10.910 hộ chiếm tỷ lệ 81,38% thì đến năm 2014, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 6.573 hộ, chiếm tỷ lệ 45,9%, mức giảm bình quân 8,87%/năm vượt mục tiêu Đề án đề ra (Dự kiến năm 2015 giảm còn 39,89%). Cùng đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân đã có chuyển biến tích cực, năm 2014 lần đầu tiên toàn huyện có 30 hộ tự nguyện xin thoát khỏi hộ nghèo, hộ cận nghèo. Đến hết năm 2014, đã có 5 xã tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 50% là Tân Mộc, Đồng Cốc, Biên Sơn, Phú Nhuận, Kim Sơn; 8 xã còn lại có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% gồm: Sa Lý, Phong Vân, Phong Minh, Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Đèo Gia và Sơn Hải. 1.3.2. Những bàihọckinhnghiệm quátrìnhthựchiện chínhsáchxoáđóigiảm nghèo rút ra đối với huyện Quảng Xương - Thanh Hoá - Chương trình thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo phải được quán triệt sâu rộng đến từng cộng đồng dân cư và phải được đặt chính sách xoá đói giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện. - Thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội mà trước hết là bổn phận là nghĩa vụ, là trách nhiệm của chính người dân, nhất là đối với người nghèo. - Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện để mọi người dân được tham gai vào các hoạt động của chương trình xoá đói giảm nghèo từ khâu lập kế hoạch, quản lý nguồn lực, triển khai thực hiện, đánh giá, giám sát thực hiện chương trình. - Huy động nguồn lực tại chỗ kết hợp với sự ủng hộ bên ngoài kiện toàn và tăng cường năng lực cho ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo các cấp và cán bộ chuyên trách công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở.
  • 20. 10 1.4. Sự cần thiết của chính sách xóa đói giảm nghèo Như chúng ta đã biết đói nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội và là một trong những nội dung cơ bản trong phát triển kinh tế bền vững ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội vừa cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo đảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Do đó trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hoá, xã hội . Thực hiện thành công chính sách xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trịxã hội. Xoá đóigiảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, từ đó có lòng tin vào đường lốivà chủ trương của đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy có thể nói chính sách xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và là một nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • 21. 11 1.5. Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam 1.5.1. Các loại chính sách: Trên cơ sở những quan điểm, chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ đã cụ thể hoá bằng những cơ chế chính sách, chương trình dự án và kế hoạch hàng năm nhằm mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế, trợ giúp người nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Đặc biệt Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đóigiảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; giai đoạn 2011 - 2020. Cụ thể như sau: Giai đoạn 2006 - 2010:Với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Bên cạnh chương trình giảm nghèo quốc gia, , Thêm vào đó, sau một thời gian khá dài thực hiện các chính sách giảm nghèo, đặc biệt có chính sách riêng cho các đốitượngđặc biệt như dântộc thiểu số, tìnhtrạng đóinghèo chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã tập trung giải quyết những nơi nghèo nhất, đó chính là các huyện nghèo nhất trên cả nước thông qua chương trình "Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo". Trong đó, tập trung vào chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ sản xuất, phát triển CSHT và đào tạo dạy nghề. Giai đoạn2011-2020:Chínhphủ Ban hành Nghị quyết số 80/NQ - CP, ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, xóm đặc biệt khó
  • 22. 12 khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới", chương trình 30a chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, giáo dục, đào tạo dạy nghề, chính sách phát triển lao động theo Quyết định 71.., chương trình 134 hỗ trợ vốn .., chương trình 257 chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo 1.5.2. Mục đích của chính sách xóa đói giảm nghèo Chínhsáchxóa đóigiảm nghèo cho các đốitượng thuộc diện nghèo đóiở nước ta nhằm giảm bớt khoảng cách nghèo đóitrong xã hộitừng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng... từ đó nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020 giải quyết cơ bản về vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, phát triển dịch vụ và công nghiệp. 1.5.3. Nội dung, phương thức thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo * Nội dung thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo Tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói người ta đều thống nhất dựa vào hai loại chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân người/tháng hoặc năm và được đo bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi. + Chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các điều kiện đi lại.
  • 23. 13 Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là nội dung cần được quan tâm nhất đối với chính sách XĐGN. Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lương hay từ những hình thức lao động khác. Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp là khá phổ biến đối với người nghèo. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người nghèo phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất... để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho người nghèo là cơ bản nhất. Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo, vùng nghèo. + Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùng xa trung tâm Huyện. Những nơi này thường là xa các trung tâm kinh tế và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác. Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn... Do đó, năng suất lao động thấp, trong khi đó giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khó khăn. Cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng này lại càng khó khăn hơn. Điều đó cho thấy rằng: Nhà nước phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn là một nội dung quan trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nước ta hiện nay. + Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp: do nghèo mà không có điều kiện đầu tư cho con cái học hành để nâng cao trình độ hiểu biết. Dân trí thấp thì không có khả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì
  • 24. 14 vậy, để giảm nghèo phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho người nghèo là giải pháp có tính chiến lược lâu dài. + Một nội dung quan trọng nữa của chính sách XĐGN là phải tạo điều kiện để giúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ... Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trưởng và phát triển. Người nghèo là những người có thu nhập thấp nên những lao động nghèo thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, chính sách XĐGN phải hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên. Ưu tiên các đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng: Ở nước ta, trong những năm đổi mới nền kinh tế đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của đa số dân cư được cải thiện. Tuy vậy, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng tăng lên, một bộ phận khá lớn dân cư vẫn còn sống nghèo đói. Trong đó có các gia đình thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng vẫn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang lại. Những giải pháp XĐGN tập trung cho đốitượng này vừa là yêu cầu cấp thiết đốivới mục tiêu phát triển bền vững, vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Xóa đóigiảm nghèophảimangtính bền vững:Trongthực tiễn XĐGN có tình trạng khá phổ biến là có rất nhiều hộ gia đình sau khi thoát nghèo một thời gian do nhiều nguyên nhân khác nhau như:gặp rủiro trong kinh doanh, thiên tai, hỏa hoạn, ốm đau, do tác động của phân hóa giàu - nghèo của quá trình phát triển... lại trở thành những hộ nghèo. Vì vậy, nhiệm vụ của chính sách XĐGN
  • 25. 15 không chỉ hỗ trợ để người nghèo sinh tồn và vượt qua ngưỡng cửa nghèo một cáchthụđộngmàphảicó giải pháp tíchcựcđểbảnthânngườinghèo chủ động tự vươn lên thoát nghèo vững chắc tiến tới trở thành hộ khá, hộ giàu. * Phương thức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo - Nhà nước hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Chính phủ Việt Nam cũng đã phát động hàng loạt các hoạt động liên quan đến XĐGN trong cả nước. Chương trình 120 “tạo công ăn việc làm” là một thử nghiệm của Chính phủ đối với việc giải quyết các vấn đề ưu tiên kinh tế - xã hội thông qua các chương trình mục tiêu. Trong Chương trình mục tiêu cũng có những nội dung liên quan đến đô thị là: cung cấp tín dụng cho người nghèo; khuyến khích tạo công ăn việc làm; giáo dục; y tế… Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và các vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa - Địa phương hỗ trợ xóa đói giảm nghèo Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu của chương trình theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn của các Bộ ngành. Phân công, phân cấp rõ trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp cho cơ sở và đề cao tinh thần trách nhiệm. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổng thể, cấp huyện tổ chức thực hiện công việc tới xã, phường giảm nghèo tới hộ. Các địa phương đã huy động và phối hợp các nguồn lực của các chương trình với nhau để lồng ghép vào chương trình giảm nghèo. Cấp cơ sở chú trọng trong việc dạy nghề giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ để giảm nghèo. Đồng thời thực hiện đầy đủ
  • 26. 16 và kịp thời các chính sách hỗ trợ cho người nghèo về y tế, giáo dục, tín dụng, bảo trợ xã hội… - Các đoàn thể cộng đồng tham gia xóa đói giảm nghèo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện chương trình, mỗi tổ chức trực tiếp tham gia vào một hoặc hai vấn đề cụ thể, Nhà nước có cơ chế để tổ chức, đoàn thể tham gia thực hiện có hiệu quả; tiếp tục thực hiện quỹ “Ngày vì người nghèo” xây dựng mạng lưới “Tổ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ tương trợ”; quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp quy mô vừa và nhỏ ở cấp huyện, thôn xóm và cộng đồng, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả. 1.6. Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 1.6.1. Thực hiện chính sách trong chu trình chính sách công - Thực hiện chính sách công: Thông thường việc triển khai thực hiện một chính sách sẽ được qui định bởi văn bản pháp lý của chính phủ. Trong giai đoạn triển khai cũng bao gồm việc ban hành các văn bản cụ thể hơn có tính pháp lý, qui định trách nhiệm, quyền hạn cũng như việc thực thi các hành động và biện pháp cụ thể. Các chủ thể triển khai quan trọng nhất là các cơ quan hành chính cùng với các viên chức của mình. - Quy trình thực hiện chính sách công gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách, đây là bước cần thiết quan trọng vì tổ chức thực thi chính sách là quá trình phức tạp, lại diễn ra trong thời gian dài do đó phải có kế hoạch, mà kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ trung ương đến địa phương đều phải lập kế hoạch cụ thể. Bước 2: Tổ chức thực hiện chính sách - Phổ biến tuyên truyền chính sách: Đây là công đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thông qua, nó cũng cần thiết vì giúp cho nhân dân, các
  • 27. 17 cấp chính quyền hiểu được về chính sách và giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả. Việc tuyên truyền này cần phải được thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi, trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp trao đổi... - Phân công phối hợp, thực hiện chính sách: Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia, do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bước 3:Giám sát, phản hồi, điều chỉnh chính sách: Bất cứ triển khai chính sách nào thì cũng phải kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc kiểm tra này, nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách từ đó có kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Bước 4: Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm: Đây là một khâu rất quan trọng đối với chính sách xoá đói giảm nghèo, bởi xoá đói giảm nghèo là vấn đề mang tính lâu dài với mọi thời đại. Nhất là đối với nước ta, vẫn là nước nghèo so với các nước trên thế giới... Để việc xóa đói giảm nghèo ở nước ta nhanh và bền vững, chính sách xoá đói giảm nghèo thường xuyên phải đổi mới phù hợp với yêu cầu của đất nước và điều kiện quốc gia ở mỗi thời kỳ. 1.6.2. Những yêu cầu, điều kiện căn bản của thực hiện chính sách công - Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống Tổ chức thực thichính sách là một bộ phận cấu thành của chu trình chính sách, kếthợp chặt chẽvới các bộ phậnkhác trong chu trình tạo nên một hệ thống nhất. Vì vậy yêu cầu phảiđảm bảo tính hệ thống trong mỗiquá trình.
  • 28. 18 - Yêu cầu cáccơquanNhà nướcphải đảm bảotínhkhoa học, hợp lývà pháp lý trong tổ chức thực thi chính sách công Tính khoa học thể hiện trong quy trình tổ chức thực thi chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách... - Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động theo không gian và thời gian. Tuỳ theo tính chất của mỗi chế độ xã hội, mà các nhóm lợiích sẽ được hưởng thụ khác nhau. Nhà nước thường ra tay bảo vệ và chuyển lợi ích đến các đối tượng thụ hưởng trong xã hội hội bằng chính sách. Để công cụ này phát huy tác dụng, cần phải có sự hưởng ứng thực hiện một cách tự giác trên cơ sở lòng tin của dân chúng vào chính sách của Nhà nước. Kết quả trên có được chỉ khi chính sách thật sự mang lại lợi ích cho mỗi đối tượng thực hiện và toàn xã hội. 1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách công - Yếu tố nguồn lực và quản lý, sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai đó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. - Yếu tố thẩm quyền kỹ thuật chuyên môn. Cơ quan chuyên môn trực thuộc Trung ương hoặc địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực của một chính sách; quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực thực hiện chính sách theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền. 1.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện - Điều kiện tự nhiên, kinh tế:
  • 29. 19 + Các địa phương có tỷ lệ nghèo đói cao thường là vùng xa xôi hẻo lánh, vùng biển địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thiên tai thường xuyên xảy ra, cơ cấu kinh tế lạc hậu, đất canh tác ít, cằn cỗi dẫn đến năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. + Khả năng huy động nguồn lực vật chất, tài chính là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bạikhi thực hiện các mục tiêu XĐGN. Để thực hiện các mục tiêu XĐGN trên quy mô diện rộng và đạt được kết quả nhanh thì Nhà nước và bản thân các hộ nghèo đều phảicó nguồn lực. Nhà nước có nguồn lực đủ mạnh để hình thành và thực hiện các chương trình hỗ trợ như xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho xã nghèo, vùng nghèo; hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH tạo nhiều việc làm cho người lao động; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo về đời sống khi gặp rủi ro, thiên tai và hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, đào tạo...Về phía hộ gia đình nghèo, để phấn đấu thoát nghèo, họ cũng cần có nguồn lực để tự mình phấn đấu vươn lên. Nguồn lực họ có thể có được là từ các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, vốn vay tín dụng và khả năng tích lũy của bản thân. - Nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số. + Những nhân tố xã hộitác độngđếnnghèo đóivà chính sáchXĐGNbao gồm: dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành. + Nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao.
  • 30. 20 - Môi trường chính trị, xã hội. Môi trường chính trị, xã hội và đói nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một khi môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ sẽ là điều kiện tốt để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; nhờ vậy mà thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, là cơ sở để tăng nguồn lực cho XĐGN. Môi trường chính trị, xã hội ổn định và tiến bộ, việc huy động nguồn lực cho phát triển không những thuận lợi mà còn có điều kiện thực hiện tốt hơn phúc lợi xã hội. Ngược lại, môi trường chính trị, xã hội không ổn định thì môi trường đầu tư sẽ bịxấu đi, rủi ro trong đầu tư sẽ cao. - Bộ máy quản lý và cán bộ: Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoahọc, kỹthuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người nghèo, cần có một độingũ cán bộ đủ năng lực, đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức để thực thinhiệm vụ.
  • 31. 21 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy rõ mối tương quan các hiện tượng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận động. Nó cho phép phân tích, đánh giá một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến với các hiện tượng sự vật xung quanh. Chính sách xóa đói giảm nghèo liên quan đến nhiều yếu tố như các cơ chế chính sách của nhà nước, sự phối hợp của các cơ quan có liên quan, tác động về đặc thù vị trí địa lý tại địa bàn Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém, địa bàn Huyện rộng, dân số lại đông… Để khắc phục nhược điểm này, tác giả sẽ không tiến hành điều tra hết toàn bộ các xã trên địa bàn Huyện mà chỉ điều tra 1 số xã đặc biệt khó khăn (Vùng bãingang ). Do vậy, đề tàisử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và các tài liệu, tư liệu thu thập từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau: Nghị quyết của BCH Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa, Đảng bộ Huyện Quảng Xương về chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm; sở LĐTB&XH, phòng LĐTB&XH, phòng tài chính UBND Huyện Từ các sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu, các
  • 32. 22 XÂY DỰNG BỘ PHIẾU HỎI 1 TIẾN HÀNH KHẢO SÁT CÁC TỔ CHỨC , CÁ NHÂN THUỘC CÁC PHÁT VÀ THU PHIẾU HỎI TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 2 XÁC ĐỊNH HIỆN TRẠNG ( VẤNĐỀ ) PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP TÌM CÁC NGUYÊN NHÂN 3 XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHẤN CHÍNH TÌM NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÌM CÁC GIẢI PHÁP 4 XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐT NHẤT báo cáo về kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2010 - 2014, định hướng giai đoạn 2015 - 2020; Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đường, trường, trạm, dự án chương trình về xóa nhà tranh tre tạm bợ, dột nát cho người nghèo. Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài, dựa vào những thông tin thu thập được, phiếu trưng cầu ý kiến điều tra xã hội học khảo sát thông qua phiếu điều tra phù hợp với từng,địa phương. Các bước phân tích được tiến hành như sau: Hình 2.1. Chu trình đánh giá thực trạng và tìm giảipháp đói, nghèo
  • 33. 23 * Thiết kế câu hỏi nghiên cứu: Tác giả đưa ra 2 bảng câu hỏi như sau: Một bảng câu hỏi trưng cầu ý kiến đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân; một bảng điều tra xã hội học: Để tìm hiểu về quá trình triển khai, thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel hoặc SPSS trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu. 2.2.4. Phân tích số liệu - Phương pháp phân tổ Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo tiêu chí chuẩn nghèo, phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác về thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quảng Xương. - Phương pháp so sánh Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh kết quả thực hiện xóa đói giảm nghèo qua các năm. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội theo Nghị quyết của Đảng bộ Huyện hằng năm. Nội dung phương pháp: Trực tiếp gặp đối tượng được phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được. Ưu nhược điểm: Do gặp mặt trực tiếp nên quá trình phỏng vấn có thể thuyết phục được đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên phương pháp này cần có thời gian tiếp cận
  • 34. 24 người được phỏng vấn, trong quá trình triển khai đã kết hợp giao tiếp xã hội và tranh thủ ngoài giờ hành chính để tránh làm mất thời gian làm việc của cán bộ được phỏng vấn. Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Kỹ năng đặt câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh hưởng đến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực (không bịa ra câu trả lời,bỏ bớt câu trả lời để tựđiềnlấy cho nhanh); phải có kỹ năng giao tiếp.
  • 35. 25 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG - TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 3.1. Điềukiệntựnhiên - kinhtế -xã hộitác độngđếnviệcthực hiệnchínhsách xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá 3.1.1. Về điều kiện tự nhiên Quảng Xương được xem là một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hoá, đồng đất không mấy thuận lợi, lại chịu nhiều thiên tai, Song, hiện nay kinh tế của huyện vào diện khá của tỉnh, GDP liên tục tăng qua các năm, thu nhập bình quân dầu người có mức tăng khá, đời sống nhân nhân ngày càng cải thiện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thương mại. Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển, với chiều dài bờ biển gần 18 km, diện tích tự nhiên năm 2010 là 227,6 ha, 2011 là 227,6, năm 2012 là 194,3, năm 2013 là 194,3, năm 2014 là 200,4 diện tích đất nông nghiệp 15.462 ha, nơi đây từ lâu đã được coi là trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hoá. Dân số của huyện Quảng Xương năm 2010 toàn huyện có tổng số dân là 224.171, năm 2011 có 233.591, năm 2012 có 233.586, năm 2013 có 238.872, năm 2014 có 225.101. Dân tộc kinh là chủ yếu; có các tôn giáo: Lương giáo và Công giáo; số người trong độ tuổi lao động 23.850 người, được phân bố trên 36 xã, thị trấn huyện. Thu nhập bình quân đầu người đạt là 10,6 triệu đồng/năm. Tổng giá trị GDP năm 2010 đạt 3.519 tỷ đồng. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp - thủ công nghiệp - nuôi trồng thuỷ sản và một bộ phận lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài.
  • 36. 26 Phía Bắc, Quảng Xương giáp Thành phố Thanh hoá với khu công nghiệp Lễ Môn; huyện Hoàng hoá và thị xã du lịch Sầm Sơn; Phía Nam giáp huyện Tĩnh Gia với khu công nghiệp động lực Nghi Sơn và huyện Nông Cống; Phía Tây giáp huyện Đông Sơn; Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ. Hàng năm có nhiều cơn bão lớn từ biển Đông vào phá hoại mùa màng và kết cấu hạ tầng của nhân dân, gây mất mùa, thất bát cho dân cư ven biển. Quốc lộ 1A, 45, 47 và tỉnh lộ số 4 là những đầu mối giao thông huyết mạch trong huyện. Huyện Quảng Xương còn được bao bọc bởi sông Mã ở phía Bắc và sông Yên ở phí Nam. Quảng Xương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu vùng biển, nhiệt độ cao với hai mùa chính: mùa hạ khí hậu nóng ẩm; mùa đông khô hanh; xen kẻ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: giữa hạ sang đông là mùa thu ngắn, thường có bão lụt; giữa đông sang hạ là mùa xuân, không rõ rệt, có mưa phùn, chịu ảnh hưởng có gió Tây khô nóng về mùa hạ và sương muối về mùa đông. Quảng Xương chịu ảnh hưởng của thuỷ văn sông Mã và sông Yên. Thuỷ triều thuộc chế độ bán nhật triều. Thời gian triều lên trung bình hàng ngày là 9 giờ, triều xuống là 15 giờ. Bề mặt lãnh thổ có độ cao trung bình từ 3 - 5 m (So với trung bình mặt nước biển); cá biệt có một số vùng trũng (thuộc các xã phía đông đường 4) thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 11,5 m, địa hình có dạng sống trâu chạy theo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 tiểu vùng: Đồng bằng và ven biển. Vùng đồng bằng gồm 21 xã và thị trấn Quảng Xương (Phía Tây đường 4), đất đai khá bằng phẳng với đặc điểm kinh tế là: Kinh tế nông nghiệp, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhóm đất ở các xã này phần lớn là đất có thành phần cơ giới thịt nặng, thịt trung bình, đất chua nghèo lân, phù hợp cho gieo trồng cây lúa nước, còn nhiều khả năng cho
  • 37. 27 đầu tư thâm canh, tăng vụ nhất là vụ đông trên đất 2 vụ lúa khi thực hiện tưới tiêu chủ động Vùng ven biển gồm 15 xã (Phía đông đường 4), địa hình phức tạp: Có dạng làn sóng, xen kẽ giữa những cồn đất cao là những giải đất trũng hình lòng máng theo hướng Bắc Nam. Đặc điểm kinh tế có: kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển và có nhiều khả năng phát triển kinh tế du lịch, nhóm đất ở các xã này thuộc nhóm cát tơi, cát pha, đất cát pha thịt nhẹ. Phần lớn là nghèo lân, nghèo mùn, có bị nhiễm mặn, vùng đất này phù hợp cho gieo trồng cây lúa nước, cây mầu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (Lạc, vừng, kê, đay...). Bảng biểu 3.1: Dân số Huyện Quảng Xương từ 2010 – 2014 ĐVT Người STT Tên xã/phường/thị trấn Dân số huyện 5 năm giai đoạn 2010->2014 A Tổng số 2010 2011 2012 2013 2014 224171 233591 233586 238872 225101 1 Thị trấn 2764 2901 2921 2997 2808 2 Xã Quảng Tân 8720 9125 8951 9348.5 8740 3 Xã Quảng Trạch 4941 5099 5099 5197 4982 4 Xã Quảng Phong 6506 6727 6727 6968.5 6636 5 Xã Quảng Đức 5686 5921 5921 6248.5 5652 6 Xã Quảng Định 5310 5445 5445 5524 5360 7 Xã Quảng Nhân 6545 6772 6772 6846.5 6518 8 Xã Quảng Ninh 5999 6395 6395 6476.5 5931 9 Xã Quảng Bình 5770 6010 6010 6329.5 5895 10 Xã Quảng Hợp 5720 5946 5946 6271 5206 11 Xã Quảng Văn 4909 5233 5233 5341 5132 12 Xã Quảng Long 4997 5124 5124 5293.5 4952
  • 38. 28 13 Xã Quảng Yên 6006 6174 6174 6260 5882 14 Xã Quảng Hòa 5179 5335 5335 5392.5 5239 15 Xã Quảng Lĩnh 3802 3934 3934 4016 3836 16 Xã Quảng Khê 6440 6689 6689 6788.5 6374 17 Xã Quảng Trung 6246 6428 6428 6522.5 6167 18 Xã Quảng Chính 6520 6747 6747 6880 6494 19 Xã Quảng Ngọc 8701 8569 8569 8658 8730 20 Xã Quảng Trường 5374 5299 5447 5467 5404 21 Xã Quảng Phúc 2767 2874 2874 2960 2805 22 Xã Quảng Vọng 5061 5212 5212 5317 5042 23 Xã Quảng Minh 4327 4527 4527 4614 4261 24 Xã Quảng Hùng 5397 5555 5555 5643 5346 25 Xã Quảng Giao 4198 4379 4379 4502.5 4195 26 Xã Quảng Thọ 7127 8276 8276 8367 7175 27 Xã Quảng Châu 7682 7910 7910 8015 7661 28 Xã Quảng Vinh 8421 8980 8980 9196.5 8467 29 Xã Quảng Đại 5543 5649 5649 5739.5 5681 30 Xã Quảng Hải 8398 8821 8821 8991 8416 31 Xã Quảng Lưu 7627 7751 7751 7926.5 8428 32 Xã Quảng Lộc 6764 7010 7010 7281 6719 33 Xã Quảng Lợi 6003 6801 6801 6907 6148 34 Xã Quảng Nham 13445 13952 13952 14249 13436 35 Xã Quảng Thạch 6213 6480 6480 6577 6170 36 Xã Quảng Thái 9071 9549 9549 9760 9218 Nguồn; Chicục thống kê huyện QuảngXương
  • 39. 29 Bảng biểu 3.2:cơ cầu lao động và cơ cấukinh tế Huyện Quảng Xương từ2010 – 2014 STT ChØ Tiêu §¬n vÞ tÝnh 2010 2011 2012 2013 2014 1 DiÖn tÝch tù nhiên Km2 227,6 227,6 194,3 194,3 200.4 2 D©n sè trung b×nh Người 256 900 217 900 220 300 225 000 225 101 3 MËt ®é d©n sè Ngêi/km2 1 164 1 196 1 202 1 229 1 123 4 Tý lÖ t¨ng tù nhiên d©n sè %o 8,7 9,0 14,0 13.1 13.7 5 D©n sè trong ®é tuæi lao ®éng Người 155 291 159 277 152 124 152 568 153 021 6 Lao ®éng®anglµmviÖctrongcác ngµnh kinh tÕ Ngườ 149 441 152 430 149 738 144 923 145 065 a N«ng, L©m nghiÖp, thuû s¶n Người 119 735 122 130 122 351 122 064 122 134 N«ngnghiÖp Người 110 030 112 231 100 531 100 353 100 273 L©m nghiÖp Người 55 56 50 55 58 Thuý s¶n Người 9 650 9 843 21 770 21 656 21 803 b C«ng nghiÖp vµ x©y dùng Người 18 073 18 434 16 760 11 884 11 561 C«ngnghiÖp Người 15 261 15 566 14 191 9 149 8 676 X©y dùng Người 2 812 2 868 2 569 2 735 2 885 c DÞchvô Người 11 633 11 866 10 627 10 975 11 370 7 Lao ®éng khu vùc nhµ níc Người 7 210 7 228 6 473 6 505 6 568 a Trung ư ¬ng qu¶n lý Người 1 580 1 585 1 420 1 433 1 451 b §Þa ph¬ng qu¶n lý Người 5 630 5 643 5 054 5 072 5 117 TØnh qu¶n lý Người 945 950 851 862 878 HuyÖnqu¶nlý Người 4 685 4 693 4 203 4 210 4 239 8 Sè người được s¾p xÕp viÖc lµm míi trong n¨m Người a æn ®Þnh Người b T¹m thêi Người 9 Giá trÞsán xuÊt c«ngnghiÖp ( Giá hiÖnhµnh) TriÖu ®ång 601 440 578 172 692 311 865 704 973 321 10 Giá trÞ sán xuÊt c«ngnghiÖp ( Giá SS 2010 ) TriÖu ®ång 601 440 498 318 571 182 681 541 737 757 11 Tæng thu ng©n sách TriÖu ®ång 443 472 544 608 714 452 900 180 964 891 12 Tæng chi ng©n sách TriÖu ®ång 279 000 290 160 602 000 833 135 895 262 13 S¶nlượng lương thùc cã h¹tBQ ®Çu người Kg/Ngưi 456 465 417 425 474 14 Thu nhËp BQ hµng tháng cña 1 khȁu Ngh×n ®ång 0 15 Tý lÖhé nghÌo % 26.14 22.52 20.76 18.61 12.14 16 Sè x·, TT thuéc diÖn ®ãi nghÌo X·, TT 36 32 29 25 21 17 Sè x·, TT ®îc c«ng nhËn phæ cËp THCS X·, TT 41 41 36 36 36 18 Sè x·, TT ®¹t 10 chuȁn quèc gia vÒy tÕ X·, TT 26 26 26 28 16 19 Tý lÖ trÎ em díi 5 tuæi suy dinh dưỡng % 20.0 20.4 18.3 17.5 15.8 Nguồn; Chicục thống kê huyện QuảngXương
  • 40. 30 3.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội: Với 36 xã, thị trấn, huyện Quảng Xương chia thành hai vùng rõ rệt: đồng bằng và ven biển. Song, phần lớn số dân vẫn sống bằng sản xuất nông nghiệp là chính, nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn không chỉ là sựquan tâm của các cấp uỷ Đảng, mà còn là nỗi trăn trở của bà con nông dân. Bởi vậy, các cấp uỷ Đảng và chính quyền xã, huyện cùng lo với dân, cán bộ huyện thường xuyên về xã để điều tra, xem xét từng vùng đất để từ đó vận động khuyến khích dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho hợp lý. Với chủ trương, sách lược phát triển hợp lý, đến nay, nhiều xã trong huyện đã lựa chọn cho mình hướng đi đúng. Trong đó có những xã đã chuyển hàng chục ha đất cấy lúa bị thoái hoá sang trồng cói, phục vụ nhu cầu phát triển thủ công nghiệp. Điển hình là xã Quảng Khê, từ một xã trong nhiều năm thuộc diện đói, nghèo, đất thoái hoá đã chuyển 100ha lúa năng xuất thấp sang trồng cói, giá trị thu nhập từ một sào trồng cói gấp 4 lần giá trị thu nhập từ 1 sào trồng lúa. Các xã Quảng Hợp, Quảng Ninh, Quảng Phúc, Quảng Vọng… cũng chuyển sang trồng hàng trăm ha dâu nuôi tằm. Nhờ vậy, hiện nay, giá trị thu từ những ha trồng cói, dâu được nâng lên, qua đó tạo nguồn nguyên liệu góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nếu năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 10,2 % thì năm 2014 đạt 15,2%, đối với các xã đất ruộng mầu mỡ, UBND xã đã chỉ đạo người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, coi trọng cả ba vụ trong năm, tăng nhanh diện tích cây trồng trên đất 2 lúa, đồng thời đưa vào triển khai canh tác những giống lúa cho năng xuất chất lượng cao. Do đó, dù nhiều xã đã chuyển sang trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, nhưng sản lượng lúa của cả huyện vẫn cao. Huyện Quảng Xương vẫn là huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thanh Hoá. Vùng đất chua ven biển chi chít hố bom ở phía Bắc sông Yên một thời để cỏ, lau mọc um tùm, giờ đây đã được cải tạo thành đồng nuôi trồng thuỷ
  • 41. 31 sản nước lợ. Từ Quảng Trung, Quảng Chính… qua vùng bãi ngang, cát trắng đến các xã Quảng Châu ở hạ lưu sông Mã, diện tích đồng triều cứ thế nhân rộng ra mãi, kéo dài đến hút tầm mắt. Vẫn đất cũ, người cũ, nhưng tư duy kinh tế mới, cách làm mới đang được nhân rộng, đánh thức tiềm năng vùng triều. Cùng với chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, các địa phương đã quy hoạch lại diện tích vùng triều, mở rộng đồng nuôi, mạnh dạn chuyển nhiều ha đất trồng lúa và cói cho năng xuất thấp sang nuôi tròng thuỷ sản nước lợ. Theo số liệu thống kê, năm 2014, sản lượng thu hoạch thuỷ sản nước lợ ở Quảng Xương đạt 849 tấn, trong đó có 650 tấn tôm sú, nâng sản lượng khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản ở Quảng Xương lên 8.700 tấn, tăng 20% so với năm 2010. Không những tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quảng Xương tăng lên qua các năm, mà tỷ trọng dịch vụ thương mại cũng theo một hướng đi mới. Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại tăng cả về tốc độ lẫn tỷ trọng trong GDP, tạo nên sự phát triển lâu dài cho huyện Quảng Xương. Kết cấu hạ tầng, giao thông phát triển mạnh. Cùng với sự tăng trưởng cao của kinh tế, các vấn đề xã hội và kết cấu hạ tầng của huyện Quảng Xương ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Là huyện có dân số đông nhất nhì trong tỉnh, năm 2010, toàn huyện có 155.291 lao động, năm 2011 cos159.277 lao động, năm 2012 có 152.124, năm 2013 có 152.568 lao động, năm 2014 có 153.021 lao động, thường xuyên có 9 - 10% lao động thiếu việc làm. Lượng lao động dồi dào, tạo nên lợi thế về nhân lực, nhưng hiện nay vẫn chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế, hàng năm huyện vẫn phải tổ chức làm đầu mối để đưa dân đi phát triển kinh tế ở nhiều tỉnh. Năm 2010. 2011.2012, bằng nhiều hình thức khác nhau như tạo việc làm tại chỗ, tham gia xuất khẩu lao động, huyện Quảng Xương đã giải quyết việc làm cho gần 6.000 lao động.
  • 42. 32 Từ kết quả nêu trên cho thấy đời sống nhân nhân từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 26,14% năm 2010 xuống còn 12,14% năm 2014. Đến nay hệ thống giao thông, thuỷ lợi cơ bản đã được hoàn thiện. 100% số xã đã có đường ô tô đến xã, toàn huyện có 201 km đường giao thông, mở rộng 11km đường huyện 120km đường bê tông các xã. Nâng tổng số đường huyện được kiên cố hóa đạt 91%, đường xã đạt 95,7%, đường thôn xóm đạt 91,7%, đường giao thông nội đồng 44,1%. Đã đầu tư và đưa vào sử dụng 18 công trình trụ sở làm việc, 16 công trình trạm y tế, 13 công trình chợ, 31 nhà văn hóa, kiên cố hóa 40 công trình trường học với 221 phòng học và 72 phòng hiệu bộ. Xây mới và cải tạo, nâng cấp các công trình điện, các công rình cấp nước tại 10 xã …, hệ thống cầu cống trên các trục đường giao thông đảm bảo thông tuyến, không những tạo thuận lợi cho việc đi lại, mà còn là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đối với hệ thống thuỷ lợi, hiện có 85% diện tích sản xuất được tưới bằng nguồn nước tự chảy (8.000 ha), 35% diện tích còn lại được tưới bằng nguồn nước tạo nguồn với hình thức chủ yếu là bơm điện và bơm dầu (4.000 ha), kênh mương tưới đã được xây dựng và kiên cố, tạo thuận lợi lớn cho công nghiệp phát triển. Mạng lưới điện, nước không ngừng được hoàn thiện, đến nay 85% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Mạng lưới thông tin liên lạc được phát triển nhanh và từng bước được hiện đại hoá, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ cho việc trao đổi thông tin trong sản xuất cũng như nhu cầu tình cảm. Toàn huyện có 37 trạm bưu điện văn hoá xã. Giáo dục và y tế là hai vấn đề luôn được quan tâm ở Quảng Xương, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngày càng được xây dựng
  • 43. 33 và hoàn thiện. Hầu hết các xã đều có cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng được sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của người dân. Văn hoá xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư. *Phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 15,8% tăng so với bình quân năm 2010 là 2,5%, trong đó nông, lâm, thủy sản tăng 5,9%, công nghiệp, xây dựng tăng 18,4%; dịch vụ - thương mại tăng 21,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng nghành nông, lâm, thủy sản năm 2014 chiếm 30%,; công nghiệp - xây dựng chiếm 32%, tăng 4,8%; dịch vụ - thương mại chiếm 38%, tăng 5,2% so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,25 triệu đồng, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2010. Nông - lâm - ngư nghiệp: tốc độ phát triển đạt 112 nghìn tấn/năm, tăng 5% năm 2014 tăng 5% so với năm 2010. giá trị đạt 1.015.846 triệu đồng, tăng 131% so với năm 2010. Các loại cây ra màu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây thuốc lào, cây ớt, cây cói, xây dựng dự án đầu tư hạ tầng vùng cói… đã được Ban chấp hành Đảng bộ huyện quan tâm chỉ đạo. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản: có bước tiến phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 18,4%/năm, tổng giá trị sản xuất bình quân 2.136 tỷ đồng năm 2014, tăng 1.881 tỷ đồng so với năm 2010. Tăng trưởng bình quân nghành xây dựng đạt 18,6%. Thương mại - dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 21.1%/năm, tỷ trọng chiếm 37,2%; tổng giá trị sản xuất đến năm 2014 đạt 3.200 tỷ đồng, tăng 1.0044 tỷ đồng so với năm 2010, 2011; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đến năm 2014 đạt 4.300 tỷ đồng. Mạng lưới thương mại được mở rộng, văn minh thương mại chuyển biến rõ rệt; hệ thống chợ nông thôn được sắp xếp, đầu tư nâng cấp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
  • 44. 34 Tài chính - tín dụng: tốc độ tăng thu ngân sách có bước phát triển nhanh. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 - 2014 đạt 3.800 tỷ, trong đó thu ngân sách trên địa bàn 1.900 tỷ đồng. công tác chi ngân sách được đảm bảo nguyên tắc, quản lý chặt chẽ. Đáp ứng kịp thời cho thực hiện nhiệm vụ. Tổng dư nợ tín dụng năm 2014 đạt 1.450 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Hoạt động ở các ngân hàng, các quỹ tín dụng đã và đang đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất. Về Văn hoá - xã hội: Giáo dục - đào tạo: học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đạt 98% trở lên. Học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng bình quân hàng năm đạt từ 20% trở lên. 100% các xã, thị trấn hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 95% số xã, thị trấn hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục THCS. Huyện đang triển khai thực hiện đề án phổ cập PTTH và xây dựng một sổ trường chuẩn quốc gia. Văn hoá - thông tin - thể dục thể thao: đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư và thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia “ Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Đến nay có 100% làng, đơn vị văn hoá đã khai trương; Số đơn vị được công nhận cấp tỉnh là 25, cấp huyện là 71. Có 11% đạt gia đình thể thao, 24% số ngườiluyện tập thể thao thường xuyên. Số hộ được xem truyền hình là 82%, nghe truyền thanh là 92%. Y tế - dân số - gia đình và trẻ em: Tiêm chủng mở rộng đạt 98% cháu trong độ tuổi. Phối hợp tổ chức có hiệu quả chương trình y tế quốc gia, y tế học đường, thường xuyên kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Đến nay đã có 18 xã được công nhận chuẩn y tế quốc gia. Công tác dân số, ké hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được coi trọng. Tăng cường hoạt động truyền thông nhằm nâng cao chất lượng dân số, chương trình chăm sóc trẻ em tật nguyền, bịnhiễm chất dộc da cam được chăm sóc ổn định.
  • 45. 35 Chính sách xã hội: phong trào “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, cuộc vận động xoá nhà tranh tre tạm bợ, ngày vì người nghèo… được nhân dân tích cực hưởng ứng. Chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội được quan tâm. Số hộ giàu tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 12,14% (tính theo tiêu chí mới). Giải quyết việc làm bình quân trong 5 năm là 7.500 lao động/năm. Có khoảng 1000 người đang lao động tại nước ngoài. tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2010 là 20% đến năm 2014 còn 15%. 3.2. Thực trạng nghèo đói ở huyện Quảng Xương Quảng Xương năm 2010 có 64.382 hộ, trong đó số hộ thuộc diện nghèo (theo tiêu chuẩn mới) là 14.808 hộ, chiếm tỷ lệ 26,14%, năm 2011 có 66.150 hộ, trong đó hộ nghèo là 13.609, chiếm tỷ lệ 22,52%, năm 2012 có 58.296 hộ trong đó hộ nghèo là 12.546, chiếm tỷ lệ 20,76%, năm 2013 có 59.281 hộ, trong đó hộ nghèo là 11.245, chiếm tỷ lệ 18,61%, năm 2014 có 59.835 hộ, trong đó hộ nghèo là 10.686 hộ, chiếm tỷ lệ 12.14% - Số hộ nghèo thuộc diện chính sách người có công là 645 hộ. Trong đó: hộ có thương binh là 293 hộ, hộ có thân nhân liệt sỹ 288 hộ, hộ có người bị nhiễm chất đọc hoá học là 73 hộ. - Số hộ nghèo do thiếu kiến thức làm kinh tế 3.024 hộ - Số hộ nghèo do thiếu sức lao động 2.421 hộ - Số hộ nghèo do đông người ăn theo 2.978 hộ - Số hộ nghèo do thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh 14.463 hộ - Số hộ nghèo nông nghiệp thiếu đất sản xuất 2.504 hộ - Số hộ nghèo do có người ốm đau, tàn tật 2.183 hộ - Số hộ nghèo do có người mắc tệ nạn xã hội 54 hộ - Số hộ nghèo do gặp rủi ro đột xuất 196 hộ
  • 46. 36 Để thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả cao, trước hết phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói với từng xã, từng hộ gia đình, qua quá trình điều tra hộ nghèo trên địa bàn huyện về nguyên nhân nghèo không chỉ thuần tuý là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, ốm đau, mắc tệ nạn xã hội,... mà có sự đan xen xâm nhập lẫn nhau cả sâu xa và trực tiếp, cả khách quan và chủ quan, giữa cơ bản và tức thời, cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ gia đình tại đại bàn Huyện Quảng Xương. Bảng 3.3: Hộ nghèo Huyện quảng xương từ năm 2010 - 2014 Năm Số hộ tự nhiên Số hộ nghèo Số khẩu nghèo Tỷ lệ nghèo Số hộ cận nghèo Số khẩu cận nghèo Tỷ lệ cận nghèo Năm 2010 64382 14.808 54082 26.14 7510 34331 11.66 Năm 2011 66150 13.609 46235 22.52 7546 34191 11.41 Năm 2012 58546 12.546 35168 20.76 6443 29386 11.05 Năm 2013 59281 11.245 28563 18.61 5969 27346 10.07 Năm 2014 59835 10.686 2100 12.14 5450 24858 9.1 Nguồn: phòng LĐTB&XHUBND huyện QuảngXương . 3.2.1. Một số nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác không có năng lực thị trường, chỉ biết làm ăn chứ không biết tính toán lỗ lãi của trình độ sản xuất tự cấp, tự túc, nếu không biết làm ăn kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá không có năng lực hiểu biết về thị trường, kết quả sản xuất kinh doanh thì dù đạt ở mức cao nhất cũng chỉ đủ ăn
  • 47. 37 nhưng luôn ở vào thế bấp bênh dễ rơi vào tình cảnh nghèo khi có những biến cố xảy ra như: thiên tai, rủi ro, ốm đau.các hộ nghèo thiếu kiến thức làm ăn, không am hiểu kỷ thuật, bảo thủ trì trệ, không mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, có nhiều hộ không giám đầu tư chăn nuôi vì lo sợ bị chết dịch. Thiếu, hoặc không có vốn. Đây là nguyên nhân cơ bản. Ai cũng biết vốn là rất quan trọng đối với sản xuất kinh doanh, Ông cha ta đã từng nói “Buôn tài không bằng dài vốn” nó quyết định qui mô và tốc độ phát triển sản xuất. Thực tế qua điều tra cho thấy có nhiều hộ nông dân nghèo không có vốn bằng tiền và giá trị tài sản ít ỏi. Có nhiều hộ không có tiền để mua giống mới, mua phân bón, không có tiền mua trâu bò để cày kéo, chăn nuôi lấy thịt. Từ khi có nguồn vốn tín dụng phục vụ người nghèo và các nguồn vốn khác và sự hỗ trợ của nhà nước đã tạo điều kiện cho nhiều hộ vay vốn phát triển sản xuất. Tuy nhiên trong quá tình thực hiện còn nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Có những hộ không dám vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, do thiếu kiến thức và kỷ thuật. Có hộ vay vốn gặp rủi ro, hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích kém hiệu quả gây thất thoát vốn. Cũng có hộ vay vốn không xây dựng được chương trình dự án nên khi vay được vốn không biết sử dụng vào mục đích gì và phải chịu lãi suất khống. Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả tốt đã trở thành những điển hình để mọi người học tập. Qua đó ta thấy nghèo thường thiếu vốn song giải quyết vấn đề thiếu vốn cho người nghèo để họ tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình là một vấn đề khó, cần phải có giải pháp tác động có hiệu quả hơn. Thiếu lao động. Có thể do đông con nên thiếu lao động, rơi vào những gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong tình trạng “người làm thì ít, người ăn thì nhiều”. Thiếu lao động hay ít lao động, nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu hàng ngày của số đông người trong gia
  • 48. 38 đình, nên họ dễ rơi vào tình cảnh đói nghèo. Hoặc người lao động gặp rủi ro, ốm đau, tàn tật. Bị rủi ro xảy ra trong làm kinh tế, trong đời sống xã hội. Hoặc trường hợp người lao động gặp tai nạn, bị thất nghiệp. Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng vật nuôi đề thấp. đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt đối với huyện thuần nông, thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có. Trong các nguyên nhân gây nên nghèo đói, thì tỷ lệ hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất là khá lớn (gần 72%). Do đó, các năm tới cần tập trung đầu tư thêm vốn để các hộ nghèo có sức lao động có đủ vốn để sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Những thuận lợi, khókhăncủahuyện khithựchiện chínhsáchxoá đói, giảm nghèo *. Thuận lợi Quảng Xương tiến hành triển khai chính sách xoá đói, giảm nghèo trong điều kiện có chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước, được nhân dân đồng tình ủng hộ, có sự giúp đỡ của các ban, ngành cấp trên và nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Phong trào vì người nghèo trên phạm vi toàn quốc đã trở thành phong trào xã hội hoá cao từ trung ương đến địa phương. Có sự tập trung, thống nhất để lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền từ huyện đến cơ sở về thực hiện chính sách XĐGN. Nhân dân trong huyện có truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tình làng, nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp hơn. Xây dựng được nhiều làng, xã thực hiện nếp sống văn hoá - văn minh trong cộng đồng dân cư. Có sự giúp đỡ của nhà nước về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể về hiện chính sách XĐGN. Có nguồn lao động trẻ dồi dào và có khả năng tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật và các nghề mới vào sản xuất và đời
  • 49. 39 sống. Có một số nghề truyền thống đã và đang khôi phục, các nghề mới đang được du nhập và đang phát triển. Quảng Xương là huyện có điều kiện và tiềm năng phát triển thâm canh nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản, dịch vụ - du lịch và thương mại. *. Khó khăn Quảng Xương là huyện sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu phức tạp như: hạn hán, bão, lụt, giá rét và dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Đất canh tác ít, người nhiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, số lao động thiếu việc làm còn nhiều (trên 9.000 người), đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Tình hình phát triển kinh tế nhìn chung còn chậm và không đồng đều giữa các vùng, các địa phương và các xã trong huyện. Thu nhập bình quân đầu người còn đạt ở mức thấp. Tốc độ phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp còn chậm và manh mún, sản xuất nhỏ chưa được tập trung. Chưa hình thành được các khu công nghiệp tập trung, khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm ổn định taị chỗ còn gặp nhiều khó khăn. Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân cònrất thấp, một bộ phận hộ nghèo có tính ỷ lại cao, thiếu kiến thức trong sản xuất, kinh doanh, bảo thủ, trì trệ trong cách tổ chức làm ăn, chậm tiếp thu và sử dụng các nguồn lực, trông chờ vào sự trợ giúp,cứu trợ của nhà nước như thời bao cấp. Năng lực của cán bộ triển khai, thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo ở nhiều nơi còn yếu. Công tác xây dựng kế hoạch, các báo cáo để thực hiện chính sách XĐGN của một số xã còn thiếu tính khoa học và thực tiễn, trong côngtác chỉ đạo còn chung chung. Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ khi triển khai chính sách XĐGN chưa cao, còn lúng túng.
  • 50. 40 3.3. Quá trình triển khaithực hiện chính sáchxóa đóigiảmnghèo ở Huyện Quảng Xương - Tỉnh Thanh Hóa 3.3.1. Lập kế hoạch Để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, trên cơ sở các qui định, Quyết định, các văn bản của Tỉnh Thanh hóa, Huyện Quảng Xương hàng năm vào tháng 3 - 4 Ban chỉ đạo giảm nghèo của Huyện có công văn chỉ đạo Ban chỉ đạo XĐGN các xã, Thị Trấn ban hành kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện để đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư các chính sách giảm nghèo trên địa bàn và biết được kết quả giảm nghèo của năm đó và làm cơ sở dữ liệu để triển khai các chính sách đầu tư giảm nghèo cho năm sau. Dựa vào kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, Phòng LĐTB&XH huyện tiến hành tổ chức tập huấn cho các điều tra viên, UBND các xã, thị trấn về quy trình cách thức điều tra. Sau khi được tập huấn các điều tra viên cấp xã tiến hành tổ chức điều tra tại thôn, tổ dân phố. Sau kết thúc điều tra, UBND cấp xã tiến hành tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo và công bố niêm yết danh sách tại trụ sở UBND cấp xã để nhân dân biết và báo cáo kết quả về UBND huyện để tổng hợp và trình UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho năm sau. UBND Huyện giao Phòng Lao Động thương binh và xã hội xây dựng kế hoạch (chương trình) giảm nghèo hàng năm hoặc theo giai đoạn 5 năm dựa trên kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm trước của các xã. Xây dựng lộ trình giảm nghèo, đăng ký hộ thoát nghèo cho năm sau để tập trung mọi nguồn lực của nhà nước, xã hội đầu tư để thoát nghèo bền vững. Kế hoạch giảm nghèo hàng năm được xây dựng chặt chẽ, cụ thể từng xã. Sau khi thống nhất với Ban chỉ đạo giảm nghèo và UBND, kế hoạch giảm nghèo hàng năm sẽ được ban hành và triển khai thực hiện tới các xã, Thị Trấn trong Huyện. Từ