SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 192
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ THANH TRÚC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA
TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THỊ THANH TRÚC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA
TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG
ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN” là công trình nghiên
cứu của bản thân, các thông tin thu thập được và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn
trung thực.
Luận văn chưa được công bố trước đây.
Tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
Người thực hiện nghiên cứu
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5
5. Bố cục đề tài....................................................................................................6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.................................8
1.1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng ..............................................................8
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng ............................................................8
1.1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng...................................11
1.1.2.1. Nhà cung cấp .................................................................................11
1.1.2.2. Nhà sản xuất ..................................................................................12
1.1.2.3. Nhà phân phối................................................................................12
1.1.2.4. Nhà bán lẻ......................................................................................13
1.1.2.5. Khách hàng ....................................................................................13
1.1.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ ....................................................................13
1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng ...................................................................14
1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản.................................................14
1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp.................................................15
1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt.................................................15
1.1.3.4. Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn..................................................15
1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động.....................................17
1.1.4.1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế................17
1.1.4.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp............19
1.1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng .....................20
1.1.5.1. Sản xuất .........................................................................................21
1.1.5.2. Hàng tồn kho..................................................................................22
1.1.5.3. Vận chuyển ....................................................................................22
1.1.5.4. Thông tin........................................................................................23
1.1.6. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng
lực cạnh tranh....................................................................................................24
1.1.6.1. Tiêu chuẩn giao hàng.....................................................................24
1.1.6.2. Tiêu chuẩn chất lượng ...................................................................24
1.1.6.3. Tiêu chuẩn thời gian ......................................................................25
1.1.6.4. Tiêu chuẩn chi phí .........................................................................26
1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung
ứng cá tra tại Việt Nam .........................................................................................26
1.2.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra tại Việt Nam.............26
1.2.1.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn và chất lượng nước...........................27
1.2.1.2. Nhu cầu thị trường.........................................................................29
1.2.1.3. Rào cản thương mại giảm..............................................................31
1.2.2. Thực trạng ngành thủy sản và cá tra xuất khẩu tại Việt Nam ...........33
1.2.2.1. Tình hình chung.............................................................................33
1.2.2.2. Tình hình ngành cá tra Việt Nam theo thị trường giai đoạn 2014-
2018 .....................................................................................................36
1.2.3. Những khó khăn của ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam....................46
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................49
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN .................................................................50
2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Trần Hân...........................................50
2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Trần Hân...................................50
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng............................................................................52
2.1.3. Ngành nghề và các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH MTV
Trần Hân ...........................................................................................................52
2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV Trần Hân.....................53
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Trần Hân ...
...........................................................................................................54
2.1.5.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần
Hân theo thị trường .......................................................................................54
2.1.5.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần
Hân theo sản phẩm........................................................................................57
2.1.5.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần
Hân theo đối thủ cạnh tranh ..........................................................................61
2.2. Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân .......67
2.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần
Hân ...........................................................................................................67
2.2.2. Con giống ..........................................................................................67
2.2.3. Nuôi...................................................................................................68
2.2.4. Thu hoạch..........................................................................................69
2.2.5. Chế biến.............................................................................................70
2.2.6. Vận chuyển, giao hàng ......................................................................73
2.2.7. Khách hàng và chăm sóc khách hàng................................................75
2.3. Đánh giá về chuỗi cung ứng cá tra và hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty TNHH MTV Trần Hân.............................................................................77
2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................78
2.3.1.1. Về phía công ty..............................................................................78
2.3.1.2. Về chuỗi cung ứng.........................................................................78
2.3.1.3. Lợi thế về quy mô và uy tín của công ty .......................................79
2.3.2. Nhược điểm.......................................................................................79
2.3.2.1. Mắc xích khách hàng và chăm sóc khách hàng.............................79
2.3.2.2. Mắc xích hoạt động chế biến tại nhà máy .....................................81
2.3.2.3. Hoạt động quản lý thông tin trong toàn chuỗi kém.......................82
2.3.2.4. Yêu cầu về sản phẩm tại các thị trường, các chứng nhận..............83
2.3.2.5. Giá trị sản phẩm còn thấp, ít sản phẩm giá trị gia tăng .................84
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................85
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG
ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN ........................................86
3.1. Mục đích và quan điểm của giải pháp........................................................86
3.2. Các giải pháp đề xuất .................................................................................87
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và
quản trị rủi ro.....................................................................................................87
3.2.1.1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành cá tra, cá basa tại công ty
TNHH MTV Trần Hân..................................................................................87
3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và
quản trị rủi ro...............................................................................................100
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những lỗ hỏng trong mối liên kết
giữa các mắc xích trong chuỗi ........................................................................107
3.2.2.1. Lựa chọn và áp dụng một phần mềm quản lý chung...................107
3.2.2.2. Tăng cường mối liên kết với nhà cung cấp dịch vụ.....................110
3.2.3. Cải thiện, nâng cao năng suất nhà máy để tối ưu hoạt động...........113
3.2.4. Giải pháp về truy xuất nguồn gốc ...................................................115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................118
KẾT LUẬN .............................................................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn
2014-2018..........................................................................................................................45
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Công ty TNHH MTV Trần Hân giai
đoạn 6/2016-2018..............................................................................................................55
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân
theo sản phẩm giai đoạn 2017-2018 .................................................................................58
Bảng 2.3: So sánh kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV
Trần Hân theo sản phẩm giai đoạn 2017-2018 .................................................................59
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng Công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn tháng 07/2016-2018..................................62
Bảng 2.5:Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công ty Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn tháng 07/2016-2018...........................................63
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần
Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018 .......................................................64
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần
Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018 .......................................................65
Bảng 2.8: Định mức các mặt hàng chính tại Công ty TNHH MTV Trần Hân.................73
Bảng 2.9: Các form C/O phổ biến và nơi cấp...................................................................75
Bảng 2.10: Quy cách sản phẩm phổ biến cho các thị trường chính của công ty ..............76
Bảng 2.11: Tình trạng trễ lịch xuất hàng tại công ty TNHH MTV Trần Hân năm
2018...................................................................................................................................80
Bảng 3.1: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường thế
giới tại công ty TNHH MTV Trần Hân ............................................................................95
Bảng 3.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường
ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân .....................................................................99
Bảng 3.3: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo toàn thị trường ngành cá tra giai đoạn
2019-2021........................................................................................................................101
Bảng 3.4: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo thị trường ASEAN giai đoạn 2019-
2021.................................................................................................................................104
Bảng 3.5: Kế hoạch triển khai phần mềm ERP theo thời gian và chi phí.......................109
Bảng 0.1: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường thế
giới
Bảng 0.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo tại thị trường
ASEAN
DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2014-
2018...................................................................................................................................37
Biểu đồ 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường
Trung Đông giai đoạn 2014-2018.....................................................................................39
Biểu đồ 1.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường
ASEAN giai đoạn 2014-2018 ...........................................................................................40
Biểu đồ 1.4: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2014-2018 ...................................................................................................41
Biểu đồ 1.5: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2014-2018 .....................................................................................42
Biểu đồ 1.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường
Mỹ giai đoạn 2014-2018...................................................................................................43
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Công ty TNHH MTV Trần Hân
giai đoạn 07/2016-2018.....................................................................................................57
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân theo
sản phẩm giai đoạn 07/2016-2018 ....................................................................................60
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công Ty TNHH
Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà giai đoạn tháng 07/2016-2018 ..................66
Biểu đồ 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng
theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân ............................92
Biểu đồ 3.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo
mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân ....................................93
Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt
theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân ............................94
Biểu đồ 3.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng
theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân ...............................96
Biểu đồ 3.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo
mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân .......................................97
Biểu đồ 3.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt
theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân ...............................98
Biểu đồ 0.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng
theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa
Biểu đồ 0.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình
theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa
Biểu đồ 0.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình
trượt theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa
Biểu đồ 0.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng
theo mùa vụ tại thị trường ASEAN
Biểu đồ 0.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình
theo mùa vụ tại thị trường ASEAN
Biểu đồ 0.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình
trượt theo mùa vụ tại thị trường ASEAN
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC SẢN PHẨM SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN
HÂN
PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM TỪ
KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN
PHỤ LỤC 3: CÁC CHỨNG CHỈ CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN
HÂN GIAI ĐOẠN THÁNG 7-2016 ĐẾN THÁNG 12-2018 (Đơn vị tính: USD)
PHỤ LỤC 5: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA VIỆT
NAM
PHỤ LỤC 6: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA, CÁ
BASA VIỆT NAM (2014-2018)
PHỤ LỤC 7: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA
VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG ASEAN (2014-2018)
PHỤ LỤC 8: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV
TRẦN HÂN (T07/2016-2018)
PHỤ LỤC 9: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV
TRẦN HÂN TẠI THỊ TRƯỜNG ASEAN (T07/2016-2018)
PHỤ LỤC 10: THUYẾT MINH MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN CHỦ YẾU CỦA QUY
TRÌNH SẢN XUẤT
PHỤ LỤC 11: BẢN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG BÊN THỨ BA
(VINACONTROL)
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV Trần Hân.............................................54
Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng cá tra, cá basa xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần
Hân ....................................................................................................................................67
Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến cá tra fillet lại công ty TNHH MTV Trần Hân:................71
Sơ đồ 3.1: Quy trình giám sát việc tăng cường mối liên hệ giữa các mắc xích..............112
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT
DIỄN GIẢI TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Association of South East Asian Nations
BL Bill of Lading
BTP Bán thành phẩm
C/O Certificate of Origin
CFA Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ
CFR Cost and freight
CIF Cost, Insurance, Freight
CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership
D/P Documents against payment
DOC United States Department of Commerce
EU European Union
EVFTA Vietnam-EU Free trade agreement
FOB Free on Board
HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point System
IQF Individual Quick Frozen
TỪ VIẾT
TẮT
DIỄN GIẢI TỪ VIẾT TẮT
ITC Viện Cá nheo Mỹ
IWP Individually Wrapped Pack
L/C Letter of Credit
NAFIQAD National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department
PA Poly-amide
PE Poly-etylen
QC Quality Control
QM Quality Management
T/T Telegraphic Transfer
TNNL Tiếp nhận nguyên liệu
USDA United States Department of Agriculture
VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry
TÓM TẮT
Đề tài đã xác định và phân tích các mắc xích trong chuỗi cung ứng tại công ty, phân
tích mối quan hệ giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng cũng như mối quan hệ
trước, sau và hỗ trợ trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Từ việc phân tích thực
trạng chuỗi cung ứng, tình hình hoạt động của công ty cũng như việc dự báo, đánh
giá xu hướng phát triển của thị trường cá tra, cá basa nói chung và của công ty nói
riêng, các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung
ứng, đẩy mạnh hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty để có thể đáp ứng yêu
cầu ngày càng khắt khe của thị trường, đẩy mạnh quá trình mở rộng, phát triển và
hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty trên thị trường nội địa và quốc tế. Đề tài
hướng đến kết quả là tăng cường mối quan hệ giữa các mắc xích, khắc phục những
lỗ hỏng trong mối quan hệ giữa các mắc xích; dự báo được xu hướng phát triển của
thị trường cá tra, cá basa của công ty nói riêng, hoàn thiện công tác dự báo. Tuy
nhiên, đề tài cũng có những hạn chế về thời gian và tính bảo mật trong kinh doanh,
đề tài chưa thể đề cập sâu về khách hàng của công ty do quy định về bảo mật cũng
như các số liệu về chi phí kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối chung cho tất cả
các mặt hàng.
ABSTRACT
The thesis has identified and analyzed each part and relationships of parts on
Tran Han Co., Ltd’s supply chain. The thesis has znalyze the current situation
of the supply chain, the business activities of the company and doing the
forecasting to know the development trend of international market and trend
of business in company, the solutions are proposed to improve the
performance of the supply chain, promote supply chain management at the
company to meet the increasingly stringent requirements of the market, make
plan for the expansion and development process and perfecting the company's
supply chain in domestic and international markets. The purposes of thesis are
solving problem on relationship of parts on company’s supply chain,
forecasting the development trend of the pangasius market, complete the
forecasting and make perfect processing plan. However, the thesis also has
limitations on time and confidentiality in business, the thesis cannot mention
deeply about the company's customers due to security regulations as well as
business cost data.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong thực tế suốt những năm qua, sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam đã
được xuất sang nhiều quốc gia trên thế giới. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam, gọi tắt là VASEP, đưa ra thống kê nói rằng sản phẩm cá tra xuất khẩu của
Việt Nam đang chiếm lĩnh gần như toàn phần thị trường thế giới.
Ngoài việc nuôi cá bằng các nhà bè trên sông, gần đây nhiều người dân tại vùng Đồng
bằng sông Cửu Long đào ao hay hầm để nuôi cá. Những ao hầm đó nằm ở vị trí ven
kênh rạch hay gần sông lớn để tiện đưa nước sông vào nuôi cá.
Cục Nuôi trồng Thủy sản thuộc Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa
ra ý kiến để có thể phát triển bền vững ngành này thì trong năm nay diện tích nuôi
trồng thủy sản vẫn giữ nguyên ở mức hiện nay. Cá tra và tôm nước lợ được cho là hai
đối tượng nuôi chủ lực, ngành thủy sản Việt Nam đề nghị cần theo tuân theo đúng lịch
thời vụ và cải tạo ao đầm, phát triển sản xuất giống ở những vùng có điều kiện sinh
thái phù hợp để giải quyết vấn đề giống. Đặc biệt phải tạo mối liên kết chặt chẽ, công
bằng giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ với những thỏa thuận về vùng
nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, cũng như tuân thủ các qui định kiều kiện sản xuất bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo báo cáo tổng hợp từ một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2000 trở đi nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu
Long bắt đầu có những bước nhảy ngoạn mục với việc hình thành nên các vùng nuôi
tập trung lớn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... với tổng diện
tích lên đến hơn 5 nghìn ha. Nếu năm 2001 sản lượng cả vùng mới đạt khoảng hơn 100
nghìn tấn thì năm 2009 đã lên tới trên 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tới 1.4 tỷ
USD. VASEP cho hay, như vậy, từ những "bước đi" tự phát của một số hộ nuôi nhỏ lẻ
2
và những cơ sở sản xuất thô sơ, cá tra Việt Nam bắt đầu "lớn" lên thành ngành sản xuất
quy mô công nghiệp.
Chính vì thế, công tác tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi cung ứng sản xuất sẽ là cách
để liên kết chặt chẽ với các khâu từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu và các
công đoạn khác liên quan đến chuỗi. Đây là một giải pháp mang tính cấp thiết cho
ngành sản xuất cá tra, cá basa tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Tại công ty TNHH MTV Trần Hân, cá tra là mặt hàng sản xuất chủ lực cho toàn bộ
hoạt động của công ty, con cá tra, cá basa là nguồn gốc, là cốt lõi cho sự phát triển của
công ty. Không nằm ngoài những khó khăn mà ngành và các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến cá tra gặp phải, những vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hay cách vận hành
chưa đồng bộ trong các khâu liên quan nhiều lúc làm cho hoạt động của công ty chưa
đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp công ty bị khách
hàng phàn nàn về chậm tiến độ, chất lượng chưa thật sự ổn định khi khâu kết nối tại
các mắc xích chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến việc thiếu thông tin, truyền thông tin chưa
chính xác hay không kiểm soát tốt các hoạt động trong từng mắc xích. Đây là một vấn
đề mà công ty đang cân nhắc trong việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng tại
doanh nghiệp.
Chính vì thế, việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, chặt chẽ hóa các mắc xích trong chuỗi
cung ứng cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân là một vấn đề cấp thiết.
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến đề tài này tại công ty TNHH MTV
Trần Hân. Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân” để tìm hiểu rõ hơn hoạt động trong chuỗi
cung ứng hiện tại của công ty, đánh giá tính hiệu quả và đưa ra các đề xuất để hoàn
thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng tại công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng khắc
nghiệt của thị trường và tối ưu hóa hoạt động của công ty.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung
Đề tài nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, các thành phần cơ bản và
các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Dựa trên những nền tảng
chung, tác giả vận dụng nghiên cứu vào chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV
Trần Hân. Qua những nghiên cứu này, tác giả có thể thấy rõ mặt mạnh cũng như những
hạn chế trong chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân.
Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm tối ưu hóa
chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường để hướng tới
xây dựng chiến lược phát triển bền vững của chuỗi.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nhận định được các vấn đề đã và đang xảy ra trong từng mắc xích trong chuỗi
cung ứng cá tra tại công ty. Phân tích thực trạng, sự kết nối trong nội bộ từng
mắc xích và giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng.
- Phân tích ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra hiện tại tại công ty và của
ngành cá tra nói chung.
- Đánh giá và xây dựng các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng cá
tra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản
xuất đến khâu xuất khẩu thành phẩm cũng như công tác quản trị chuỗi cung ứng tại
công ty TNHH MTV Trân Hân. Cụ thể:
- Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến
khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng.
4
- Mối liên kết giữa các khâu
Trong thực tế, chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân khá rộng, trải dài từ
khâu nuôi trồng, sản xuất thức ăn đến khâu xuất khẩu thành phẩm cuối cùng. Tuy
nhiên, đề tài sẽ giới hạn phân tích từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu
thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng để có thể làm rõ hơn các mắc xích nền tảng,
đang được tập trung trong chuỗi.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Trần Hân
Địa chỉ: 41 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: DV2, Hà Đô Villas, 766 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, TP
Hồ Chí Minh
Nhà máy chế biến: ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang
Thời gian thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019.
 Tính mới của đề tài
Đề tài nghiên cứu những hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV
Trần Hân và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những lỗ hỏng trong
chuỗi cung ứng và hoàn thiện hóa chuỗi cung ứng tại công ty. Mục tiêu của các giải
pháp đưa ra được áp dụng cho kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 2019-2021 tại công
ty.
Về cơ sở lý thuyết, đề tài sử dụng nguồn cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ những
nghiên cứu về chuỗi cung ứng, các thành phần của chuỗi cung ứng cũng như vai trò
của các yếu tố tác động đến sự vận hành của chuỗi cung ứng.
Đề tài sử dụng số liệu về kim ngạch xuất khẩu, dựa trên phương pháp dự báo để đánh
giá xu hướng phát triển của ngành và của thị trường mục tiêu phục vụ cho việc đánh
5
giá thị trường và đưa ra các kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo, tận dụng tối
đa những yếu tố có sẵn tại công ty để khai thác tối đa thị trường.
Về thực tiễn, ngành cá tra, cá basa là một trong những ngành trọng điểm luôn được
quan tâm và đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Thời gian gần đây, ngành này lại có
những bước tiến khá mạnh mẽ khi nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng, giá
xuất khẩu cũng tốt hơn. Hòa chung với sự phát triển của ngành hàng, công ty đã đầu tư
xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình để tối ưu hóa các hoạt động cũng như có thể
tự chủ trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự đầu tư phát triển mạnh mẽ
của đối thủ cạnh tranh cũng là một động lực để công ty mở rộng phát triển, đầu tư toàn
diện và đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng khép kín cho riêng mình. Tuy nhiên, hoạt
động trong chuỗi cung ứng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục và tối ưu hóa
các hoạt động chưa thực sự tối ưu. Chính vì điều này, đề tài phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu trong chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược
trong giai đoạn tiếp theo (2019-2021).
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là:
- Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo chuyên ngành về cá tra của Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) theo tháng, quý, năm, các
bản tin về thông tin xuất khẩu cá tra của VASEP, website Tổng cục Hải quan,
bảng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm đánh giá tình
hình chung.
- Phương pháp phân tích xu hướng phát triển của ngành cá tra theo thị trường.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nhiều phương pháp dự báo, phân tích số liệu để xây
dựng kế hoạch chiến lược cho công ty giai đoạn tiếp theo 2019-2021, góp phần tối ưu
6
hóa chuỗi cung ứng, khắc phục những điểm yếu đang hiện diện trên chuỗi cung ứng,
khai thác tối đa nguồn lực trong chuỗi để phát triển bền vững.
Thiết kế nghiên cứu
(a) Đề tài điều tra về sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự phù
hợp của hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân và sử dụng các
dữ liệu thứ cấp từ VASEP, nội bộ tại công ty.
(b) Thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát: theo phụ lục 2
(c) Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với 20 khách hàng hiện tại tại công ty
TNHH MTV Trần Hân.
Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu:
(i) Thế nào là chuỗi cung ứng?
(ii) Cấu trúc của chuỗi cung ứng?
(iii) Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng hiện nay?
(iv) Mô hình chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân như thế nào?
(v) Mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng như thế nào?
(vi) Ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân?
(vii) Những giải pháp nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty
TNHH MTV Trần Hân?
5. Bố cục đề tài
Nội dung chính của đề tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Phần mở đầu
Phần này sẽ trình bày tổng quan về đề tài, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
7
Chương 1: Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng
Chương này trình bày những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, lịch sử hình thành và
phát triển, các thành phần trong chuỗi cung ứng, các mô hình chuỗi cung ứng cơ bản,
vài trò của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế và các yếu tố tác động đến tính hiệu quả
của chuỗi cung ứng và trình bày thực trạng ngành cá tra của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty TNHH MTV
Trần Hân
Chương này phân tích cụ thể chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân,
đánh giá chuỗi cung ứng tại công ty để xác định điểm mạnh và mặt hạn chế của chuỗi
cung ứng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra của công ty TNHH MTV
Trần Hân
Chương này dự báo xu hướng phát triển của ngành cá tra, cá basa Việt Nam, tại công
ty TNHH MTV Trần Hân và dự báo xu hướng tại thị trường mục tiêu ASEAN, đưa ra
các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ những đánh giá thực tế về chuỗi
cung ứng hiện tại.
8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng
1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng từ rất lâu trong mọi lĩnh vực từ kinh tế
đến các hoạt động khác trong đời sống. Và ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa và
nền kinh tế số, chuỗi cung ứng càng ngày càng đóng một vai trò ngày càng quan trọng.
Chuỗi cung ứng là công cụ quan trọng giúp nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu
quả. Với nền kinh tế thế giới nói chung là vậy, nhưng đối với doanh nghiệp, chuỗi cung
ứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung
ứng là một trong những vũ khí sắc bén giúp hoàn thiện hoạt động và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới.
Chuỗi cung ứng có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm của từng người và
từng ngành hoạt động khác nhau. Theo Thomas Fredman, trong “Thế giới phẳng: Tóm
lược lịch sử thế giới thế kỷ 21”, “chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm phẳng thế
giới. Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác để tạo ra giá trị”.
Bên cạnh đó, theo Thomas Friedman, là người tiêu dùng thì “chúng ta sẽ rất thích các
chuỗi cung ứng bởi chúng đem lại cho ta đầy đủ loại hàng hóa từ giày chơi quần vợt
đến máy tính xách tay với giá ngày càng hạ và được sản xuất ngày càng phù hợp với
yêu cầu của ta”. Cũng theo ông, nếu là người sản xuất và bán lẻ thì chuỗi cung ứng là
sân chơi mới thách thức trí tưởng tượng và tinh thần sáng tạo.
Với bản chất là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác giữa các nhà cung cấp, nhà sản
xuất, người phân phối và giữa các bộ phận trong từng doanh nghiệp, nhằm làm ra sản
phẩm phục vụ người tiêu dùng, chuỗi cung ứng đã sinh ra và tồn tại, phát triển trong
các doanh nghiệp từ rất lâu, nhưng thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain) mới chỉ
xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây. Khái niệm “chuỗi
9
cung ứng” xuất hiện vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 và ngày càng được phổ biến
rộng rãi.
Theo Ganeshan và Harrison (1995), “chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản
xuất và phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những
nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, rồi phân phối chúng đến
khách hàng”. Theo Lambert, Stock và Elleam (1998), chuỗi cung ứng lại được hiểu là
“sự kết hợp giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”.
Bước sang thế kỉ 21, chuỗi cung ứng được định nghĩa một cách rõ ràng hơn, cụ thể hóa
trong từng hoạt động. Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), “chuỗi ung ứng bao
gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc đáp ứng yêu cầu
của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung cấp,
mà còn có cả các nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng….”.
Theo Chou và Keng-Li (2001), “chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối
sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua
dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập”.
Ngày nay, chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và
đã được đưa vào như một khái niệm trong từ điển Supply chain & Logistics. Tại đây,
chuỗi cung ứng được hiểu là “chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp các
nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối
cùng, chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau (nhà sản xuất, nhà cung
cấp dịch vụ, khách hàng).”.
Christopher (2005) lại cho rằng “chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên
quan đến những mối liên kết theo dòng chảy ngược và xuôi của những quá trình và
những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho
khách hàng”.
10
Theo GS Souviron (2007), “chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên
quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt
động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm, dịch vụ trong tay người
tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng ở
phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với
chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.”.
Theo Hội đồng Tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi nỗ lực
liên quan đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu
từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Cùng chung quan điểm này, David
Blanchard cũng xem “chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động liên quan đến vòng
đời một sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc”.
Nói tóm lại, chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác nhằm đem lại
những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Nói một cách cụ thể hơn, chuỗi
cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các yếu tố đầu vào
và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động
của những tổ chức đó.
Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắc xích (mỗi đơn vị) là quá trình
hoạch định, triển khai và kiểm tra, kiểm soát một cách có hiệu lực và hiệu quả dòng
hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắc xích này đến đầu
vào của mắc xích kế tiếp, nhằm mục đích đáp ứng các chuẩn mực, yêu cầu của mắc
xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi của các hoạt động
logistics - hoạt động tối ưu hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và các
doanh nghiệp trong chuỗi. Chuỗi cung ứng toàn cầu là những chuỗi trải rộng trên thế
giới, không phân biệt quốc gia, châu lục.
Ngày nay, cuộc cạnh tranh về kinh tế của các quốc gia dần được thay thế bằng cuộc
cạnh tranh của các chuỗi cung ứng. Chính vì điều này, quốc gia, doanh nghiệp cần phải
11
thay đổi tư duy từ tự sản xuất thành một sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng sang tham gia
sâu và rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bố trí các mắc xích, công đoạn một cách
hợp lý nhất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp
và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo
ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng
tham gia truyền thống:
• Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng
ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
• Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị
trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
• Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp
thị và công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức
năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán
lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có
nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
1.1.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp như một thành viên bên ngoài, có năng lực sản xuất không giới hạn. Nhà
cung cấp có thể tham gia hoặc không tham gia vào chuỗi cung ứng chung của doanh
nghiệp, nhóm sản phẩm hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà cung cấp đóng vai trò là
người cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhà sản xuất, hoạt động này sẽ diễn ra
đúng thời điểm để đảm bảo cho hoạt động của các mắc xích phía sau.
12
1.1.2.2. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công ty
sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất có thể sản
xuất từ nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, gỗ. . . và cũng bao
gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản hoặc là những
người khai thác các nguyên vật liệu cung cấp cho các mắc xích phía sau của chuỗi
cung ứng. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp
được sản xuất ra từ các công ty khác.
1.1.2.3. Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân
phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân
phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách
hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa,
thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà
sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có
những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành
cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng
là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ
sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến
mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên
tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản
xuất.
13
1.1.2.4. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ
trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ
lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường
quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng
của sản phẩm.
1.1.2.5. Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản
phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác
rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về
tiêu dùng.
1.1.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một
hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những
dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Thứ nhất có thể kể tới là hoạt động vận tải. Đây là mắc xích cung cấp các dịch vụ vận
chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, …. trong nội bộ các mắc xích
trong chuỗi cung ứng. Hoạt động vận tải là mắc xích giúp chuỗi cung ứng có thể tối ưu
hóa được hoạt động thông qua cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm
đúng lúc. Vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển hay đường hàng
không là các phương thức được áp dụng tùy thuộc vào đặc tính của từng chuỗi cung
ứng sản phẩm và từng thời điểm sao cho tối ưu nhất.
14
Thứ hai là dịch vụ trong hoạt động tồn kho. Tồn kho là một yếu tố không thể thiếu
trong chuỗi cung ứng. Trong từng mắc xích, việc bố trí tồn kho tại từng địa điểm, thời
điểm với khối lượng, số lượng phù hợp giúp tối ưu hóa hoạt động của chuỗi.
Thứ tư có thể kể đến là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như
cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công
ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp thực hiện
nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý
và tư vấn quản lý…cũng có những đóng góp không nhỏ trong chuỗi cung ứng hoàn
chỉnh hơn.
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia
ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định
theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng
tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ.
1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm 4 mắc xích cơ bản có mối quan hệ mật
thiết, bổ trợ qua lại cho nhau trong chuỗi cung ứng, đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất,
nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, một hoặc
nhiều nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất, các bộ phận trong
nhà sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất riêng, chế biến thành bán thành phẩm,
thành phẩm và chuyển đến cho mắc xích tiếp theo, nhà phân phối. Nhà phân phối sẽ
tận dụng các kênh phân phối phù hợp với tính chất và nhóm khách hàng mục tiêu của
sản phẩm phân phối đến người tiêu dùng và đến với người tiêu dùng cuối cùng. Một số
doanh nghiệp có khả năng đủ mạnh sẽ xây dựng và phát triển ở hai hay nhiều mắc xích
hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối đến
người tiêu dùng.
15
1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp
Ở mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, đứng trên góc độ nhà sản xuất là trung tâm của
các mắc xích trong chuỗi thì có thể có nhiều nhà cung cấp như nhà cung cấp 1 cung
cấp nguyên liệu A, nhà cung cấp 2 cung cấp nguyên liệu B, nhà cung cấp 3 cung cấp
nguyên liệu C,... Trong đó, các nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên/nhân
tạo, nguyên liệu đã qua chế biến, bao bì thành phẩm từ chuỗi cung ứng phía trước,...
Sau khi các nguyên vật liệu được nhận từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất tiến hành sản
xuất thành bán thành phẩm và thành phẩm, sau đó chuyển đến cho nhà cung cấp 1, nhà
cung cấp 2, nhà cung cấp 3,...đến các nhà bán sỉ và các trung tâm phân phối. Sau đó,
sản phẩm sẽ đến với người bán lẻ và cuối cùng là đến người tiêu dùng cuối cùng.
1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt
Chuỗi cung ứng linh hoạt có thể nắm bắt và đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu
cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng.
Đây là mô hình chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu không để dự báo
chính xác, để giảm tình trạng thiếu hàng, áp lực giảm giá và tồn kho hàng lỗi thời.
Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia chuỗi cung ứng linh hoạt, đáp ứng nhanh là
chọn nhà phân phối tin cậy, có quan hệ chiến lược đồng thời có tính linh hoạt cao nhất.
Bên cạnh đó, mô hình này cũng phải chọn nhà cung cấp có tốc độ giao hàng nhanh
nhất, linh hoạt nhất và chất lượng cao đồng thời đáng tin cậy. Nhà cung cấp dịch vụ
logistics phải có tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh nhất với chất lượng tốt và tin cậy cao
nhất.
1.1.3.4. Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn
Cách thức quản trị vận hành và chuỗi cung ứng có ý nghĩa nhất từ khi khái niệm này
được áp dụng rộng rãi đến nay là sản xuất tinh gọn. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng,
16
sản xuất tinh gọn đề cập đến sự tập trung vào việc loại bỏ càng nhiều lãng phí càng tốt.
Những di chuyển không cần thiết, các bước xử lý dư thừa, và tồn kho quá mức trong
chuỗi cung ứng là mục tiêu cho sự cải biến trong quá trình nghiên cứu. Sản xuất tinh
gọn có thể là một trong những công cụ tốt nhất có thể thực hiện các chiến lược xanh
trong quy trình sản xuất và dịch vụ.
Xây dựng một chuỗi ung ứng tinh gọn sử dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống để
tích hợp các đối tác. Việc cung ứng phải phối hợp với nhu cầu của các phân xưởng sản
xuất, và sản xuất phải gắn trực tiếp với nhu cầu về sản phẩm của khách hàng. Tầm
quan trọng của tốc độ và sự ổn định nhất quán để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách
hàng không thể được nhấn mạnh quá mức.
Nói đến mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn, ta không thể nào không nhắc tới những
thành phần cơ bản không thể thiếu trong chuỗi. Đó là:
Thứ nhất là các nhà máy chuyên môn hóa, các nhà máy chuyên môn hóa nhỏ thay vì
các xưởng sản xuất lớn kết hợp theo chiều dọc là quan trọng. Triết lí tinh gọn không
thể gắn với việc vận hành cồng kềnh và sự quan liêu vốn có của mô hình quá lớn bởi
nó rất khó trong việc quản lý tối ưu. Các nhà máy cần được thiết kế cho một mục đích
có thể được xây dựng và vận hành kinh tế hơn. Các nhà máy cần được liên kết với
nhau để có thể đồng bộ hóa với một hay nhiều nhà máy khác và phải phù hợp với nhu
cầu của thị trường. Tốc độ và yếu tố đáp ứng nhanh với sự thay đổi là chìa khóa cho sự
thành công của chuỗi cung ứng tinh gọn.
Thứ hai, hợp tác với các nhà cung ứng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc
quản lý và phát triển chuỗi cung ứng. Nếu nhà sản xuất chia sẻ kế hoạch về nhu cầu sử
dụng dự kiến với các nhà cung cấp, họ sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về nhu
cầu dài hạn trong cả hệ thống, từ đó có thể chủ động trong kế hoạch sản xuất và phân
phối nguyên vật liệu đến nhà sản xuất. Bên cạnh đó, tận dụng những lợi thế về công
nghệ thông tin, nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể chia sẻ thông tin cho nhau dễ dàng
17
hơn. Có thể nói, sự tín nhiệm trong cam kết giao hàng của nhà cung cấp cho phép giảm
tối đa tồn kho, duy trì tồn kho ở mức độ tinh gọn.
Thứ ba là xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn. Một chuỗi cung ứng là tổng thể sự kết
hợp của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đó, bao gồm từ nhà cung cấp
các nguyên vật liệu thô cho đến hoạt động sản xuất và cuối cùng là hướng tới việc phân
phối hoàn hảo, giao sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng. Trong chuỗi hội thảo
“Suy nghĩ tinh gọn”, Womack và Jones (Lean Thinking (New York: Simon &
Schuster, 1996), p.277) đã đưa ra những hướng dẫn để có thể sử dụng hiệu quả chuỗi
cung ứng tinh gọn:
- Giá trị phải được đinh nghĩa chung cho mỗi họ sản phẩm cùng với chỉ tiêu chi
phí dựa trên quan điểm của khách hàng về giá trị
- Tất cả các công ty trên dòng giá trị phải có tần suất sinh lợi trên vốn đầu tư
tương xứng có liên quan với dòng giá trị.
- Các công ty phải làm việc cùng nhau để xác định và loại bỏ lãng phí.
- Khi các chỉ tiêu chi phí đã đạt được, các công ty theo dòng giá trị sẽ ngay lập
tức thực hiện các phân tích mới để xác định các lãng phí còn lại và đưa ra chỉ
tiêu mới.
- Mỗi công ty tham gia có quyền kiểm tra mọi hoạt động ở mọi công ty liên quan
trong dòng giá trị như là một phần của nghiên cứu chung về lãng phí.
1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động
1.1.4.1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế
Theo Hamed Shakeriana, Hasan Dehghan Dehnavia và Fatemeh Shateri (2016), chuỗi
cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng trong nền công nghiệp và
cạnh tranh trên toàn cầu và có khả năng sẽ là một yếu tố chính trong cạnh tranh toàn
thế giới. Khủng hoảng kinh tế thế giới với một môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt thì tối ưu hóa chuỗi cung ứng lại cho thấy rõ vai trò của nó. Khi lợi nhuận giảm, chi
18
phí tăng, các yếu tố mới diễn ra, các mô hình trong chuỗi cung ứng được yêu cầu phát
triển tạo điều kiện cho việc ra quyết định và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Theo Ignas Masteika và Jonas Cepinskis (2015), hiện nay, các doanh nghiệp không còn
cạnh tranh trên các thực thể, mắc xích riêng biệt mà là cạnh tranh trên chuỗi cung ứng
và áp dụng phân tích các quyết định kiểm soát chuỗi cung ứng. Một công ty không còn
kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm hợp
lý hóa các hoạt động kinh doanh phải đồng bộ hóa với các nhà cung cấp và khách
hàng, và làm việc hướng tới mức độ linh hoạt cao hơn so với một công ty và đạt được
lợi thế cạnh tranh.
Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới. Có thể nói, chuỗi cung ứng
là linh hồn cho mọi hoạt động, là điều kiện để tối ưu hóa, tận dụng lợi thế của từng
quốc gia, từng khu vực, giúp cho nền kinh tế hoạt động liên tục và tạo ra giá trị thặng
dư nhiều nhất có thể. Trong đó, có thể kể đến:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hỗ trợ các luồng giao dịch trong
nền kinh tế khi cho ra những khái niệm, lý thuyết cụ thể về chuỗi cung ứng, quản trị
chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển hiện tại, tính phổ biến hơn của chuỗi
cung ứng trong hoạt động kinh tế thế giới thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp,
quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới, làm cho thế giới trở nên phẳng hơn và
phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể nói, chuỗi cung ứng thế giới phát triển là công cụ, là
chất xúc tác tuyệt vời để liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh,
hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có
thể hỗ trợ nhau phát triển, tối ưu hóa hoạt động và tối thiểu hóa các rủi ro trong kinh
doanh.
Thứ hai, chuỗi cung ứng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói
chung.
19
Thứ ba, chuỗi cung ứng là công cụ giúp các doanh nghiệp, quốc gia tăng cường khả
năng hội nhập của nền kinh tế.
Thứ tư, chuỗi cung ứng giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn
có của mình. Đây là hoạt động giúp tận dụng lợi thế của từng vùng, từng khu vực.
Chuỗi cung ứng có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ của quốc gia này, nguồn
nhân công dồi dào, có trình độ phù hợp của quốc gia khác hay lợi thế về phân phối của
một khu vực để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng.
Thứ năm, chuỗi cung ứng góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong
kinh doanh. Chuỗi cung ứng là nhân tố giúp dần xóa bỏ biên giới của các quốc gia,
giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu tận dụng được các lợi thế của
nhau, tạo nên một chuỗi tối ưu và phát triển văn hóa hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển.
Thứ sáu, chuỗi cung ứng góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng, đưa người tiêu dùng
nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh… Chính sự tối ưu
hóa trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ dần
ổn định. Các hoạt động thu thập thông tin khách hàng về nhu cầu của sản phẩm sẽ giúp
doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thay đổi theo hướng tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn
với nhu cầu thị trường.
Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản lý chuỗi cung ứng mang đến một môi
trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa
các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên… do vậy hiệu quả của
nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên.
1.1.4.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh nghiệp,
bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật
liệu nào? từ ai? sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu? phân phối ra sao? … Tối ưu hoá
20
từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh,
một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, trong quản lý chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng
nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn, hệ
thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô
hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc
sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì … để có thể đề ra
những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
Phát triển bền vững phụ thuộc vào sự cải thiện đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên
chuỗi cung ứng và hiệu quả. Nó đòi hỏi một cách toàn diện quan điểm vòng đời toàn
cầu từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối, đặc biệt là theo kiểu vòng kín (Ghadimi
et al. 2019). Một xu hướng lớn mới xuất hiện trong các ngành dịch vụ và sản xuất là
việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông trong chuỗi cung ứng. Các
chức năng chuỗi cung ứng bao gồm mua sắm, sản xuất và phân phối đã ngày càng trở
nên tự động, dẫn đến một sự thay đổi mô hình khác được gọi là Công nghiệp 4.0.
Môi trường Công nghiệp 4.0 bao gồm số hóa và các máy được điều khiển bằng máy
tính được kết nối qua Internet. Thông tin thời gian thực hỗ trợ quản lý chính xác và
chính xác các hoạt động và quy trình sản xuất cũng là cốt lõi. Những tiến bộ này mang
đến cơ hội to lớn cho trí tuệ chuỗi cung ứng và tự chủ thiết lập bước đệm cho chuỗi
cung ứng Công nghiệp 4.0 (Kamble et al., 2018).
1.1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm nhiều mắc xích nhỏ kết hợp lại với nhau, cùng
phối hợp để tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, phân phối dựa trên điểm mạnh của từng
mắc xích để mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
21
Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những
thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin, tài chính một cách
hiệu quả. Đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, tính
thích nghi cao và sáng tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã và đang thực
hiện theo các cam kết của WTO và hội nhập ngày một sâu rộng vào chuỗi cung ứng
toàn cầu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải
những vấn đề và thách thức làm giảm hiệu quả vận hành chuỗi. Chính vì vậy, để giúp
doanh nghiệp phát huy hết tiềm năng, biến tiềm năng thành lợi thế cạnh tranh, dễ dàng
vượt qua đối thủ, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động bên trong
cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
1.1.5.1. Sản xuất
Nói đến vấn đề sản xuất là nói tới năng lực sản xuất của chuỗi cung ứng bao gồm nhà
máy, kho và các máy móc hỗ trợ cho hoạt động này. Việc đầu tư xây dựng nhà máy và
kho phải phù hợp với nhu cầu thực tế tại chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu thị trường
trong tương lai để tối ưu hóa nguồn lực và phù hợp với nhu cầu của thị trường, tránh
tình trạng dư thừa quá nhiều, làm cho hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả.
Sản xuất là một mắc xích quan trọng trong mọi chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp,
bởi lẽ đây là hoạt động quyết định, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các mắc
xích còn lại. Trong chuỗi cung ứng lớn, hoạt động sản xuất gần như được xem là hoạt
động trung tâm nên mắc xích này là sự kết hợp của quá trình liên kết giữa việc nhập
nguyên vật liệu, sản xuất chế biến, bao bì và đóng gói thành thành phẩm hoàn chỉnh
cuối cùng.
22
1.1.5.2. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm từ
nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm và lưu kho của nhà sản xuất, nhà
phân phối trong chuỗi cung ứng. Tồn kho một lượng hàng trong giới hạn cho phép của
doanh nghiệp và của toàn chuỗi cung ứng sẽ giúp đáp ứng nhanh với những thay đổi về
nhu cầu của thị trường. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, chi phí cho việc tồn kho
hàng hóa phải càng thấp càng tốt.
Với mặt hàng cá tra, cá basa đông lạnh thì việc tồn kho hàng hóa là điều không thể nào
tránh khỏi, thậm chí lượng hàng tồn kho còn khá lớn do đặc thù về thu hoạch cá
nguyên liệu và mùa xuất hàng trọng điểm. Chính vì lý do này, việc tồn kho như một
yếu tố tất yếu trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa. Các bộ phận phối hợp trong công
tác điều tiết lượng hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như đạt
được sự tối ưu về giá xuất khi yếu tố giá thất thường tại mặt hàng này khá cao, phụ
thuộc vào “mùa nhu cầu” trên từng thị trường. Bởi thế, doanh nghiệp trong chuỗi cung
ứng cần có kế hoạch sắp xếp tồn kho tối ưu với chi phí thấp nhất có thể.
1.1.5.3. Vận chuyển
Vận chuyển là trung gian giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng, giúp di chuyển
nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất hay bán thành phẩm đến khâu chế biến thành
thành phẩm, từ thành phẩm đến nhà phân phối rồi cuối cùng là đến tay người tiêu dùng.
Trong vận chuyển, cần phải cân nhắc giữa yếu tố đáp ứng nhanh nhu cầu với tính hiệu
quả trong việc chọn phương thức vận chuyển trong từng mắc xích cho phù hợp nhất.
Trong vận chuyển thường xảy ra trường hợp phương thức vận chuyển nhanh như chi
phí lại rất cao, khi chi phí phù hợp thì lại không đáp ứng được yếu tố kịp lúc trong
chuỗi. Chính vì thế, chọn phương thức vận chuyển cần phải cân bằng được yếu tố chi
phí và yếu tố hiệu quả, cân đối và sắp xếp phương thức sao cho phù hợp nhất với từng
chuỗi cung ứng cụ thể.
23
Trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa, việc vận chuyển cá nguyên liệu đến các nhà máy
sản xuất được sử dụng chủ yếu là loại ghe chuyên dụng, tránh thấp nhất tỉ lệ cá chết, cá
ngộp trong khâu vận chuyển. Bên cạnh đó, với cá thành phẩm xuất đi các nước,
phương thức vận tải đường biển được xem như một phương thức tối ưu bởi cá tra đông
lạnh là mặt hàng khá cồng kềnh, nặng, khó bảo quản nếu nhiệt độ bảo quản không đạt.
Tuy nhiên, đặc biệt với các thị trường có biên giới giáp với Việt Nam như Trung Quốc,
Campuchia, Lào, các doanh nghiệp có thể sử dụng container lạnh đường bộ như một
biện pháp tối ưu.
1.1.5.4. Thông tin
Thông tin là yếu tố kết nối các mắc xích trong chuỗi cung ứng lại với nhau, là yếu tố
quyết định hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Tùy theo hoạt động của từng công
ty mà có cách chọn phương thức quản lý, truyền thông tin một cách phù hợp, sẽ chọn
lựa giữa tính đáp ứng nhanh nhu cầu hay tính hiệu quả trong chuỗi. Thông tin chính
xác, đầy đủ và đúng lúc sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc hoạch định
chiến lược ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể quản lý lượng thông tin có thể chia sẻ và lượng
thông tin không thể chia sẻ với các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, các thông tin về
nguồn cung nguyên liệu, dự đoán về nhu cầu thị trường, yêu cầu cho từng thị trường,
các doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin với nhau để có thể đáp ứng nhanh với nhu
cầu thị trường và chuẩn bị kế hoạch chiến lược tối ưu. Việc trao đổi thông tin, mức độ
chia sẻ nên được cân nhắc trước khi thực hiện để tránh việc các đối thủ cạnh tranh tận
dụng những thông tin này, làm ảnh hưởng xấu đến kế hoạch chiến lược cũng như tính
hiệu quả của chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
24
1.1.6. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh
tranh
1.1.6.1. Tiêu chuẩn giao hàng
Tiêu chuẩn giao hàng trong chuỗi cung ứng được đánh giá bằng biểu hiện của các tiêu
chí về tỉ lệ phần trăm các đơn hàng được giao đúng thời gian yêu cầu của khách, hàng
hóa có đầy đủ về số lượng hay không, chất lượng hàng hóa khi giao hàng.
Tiêu chuẩn giao hàng đúng hạn chỉ được thỏa mãn khi toàn bộ đơn hàng được giao
đúng theo thời hạn yêu cầu của khách hàng. Đơn hàng sẽ không được xem là đúng hạn
khi một phần của đơn hàng được giao cho khách hàng đúng hạn và các phần còn lại
được giao không đúng tiến độ ban đầu. Đây được xem là một tiêu chuẩn khắt khe, chặt
chẽ và sẽ rất khó để có thể đo lường một cách hiệu quả trong việc giao toàn bộ đơn
hàng đến kho của khách hàng theo đúng yêu cầu của khách.
Tiêu chuẩn giao hàng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong xây
dựng kế hoạch, phát triển và hoàn thiện hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt
trong chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn giao hàng là cơ sở cho mọi hoạt động được diễn ra
đúng như dự đoán, tránh phát sinh chi phí do việc trễ kế hoạch, sai kế hoạch về số
lượng trên toàn chuỗi cung ứng.
1.1.6.2. Tiêu chuẩn chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng được xem la một trong những yếu tố tiên quyết quyết định đến
thành công trong một doanh nghiệp, một chuỗi cung ứng. Chất lượng được đánh giá
qua mức độ hài lòng của khách hàng, sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm được giao. Chất lượng được đánh giá đầu tiên qua sự hài lòng của khách hàng về
sản phẩm của doanh nghiệp.
Có rất nhiều cách để đo lường mức độ thỏa mãn mong đợi của khách hàng đối với sản
phẩm. Trong đó, cách mà các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể thu thập được
25
nhiều thông tin và có độ chính xác cao là thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát sự thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp có thể đánh giá tổng
quát và chi tiết từng nhóm yếu tố thỏa mãn mong đợi về sản phẩm của doanh nghiệp.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể hỏi khách hàng của họ: “Sản phẩm của công ty chúng tôi
đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng ở mức mấy?” Nếu câu trả lời được đánh giá theo
mức độ hài lòng từ 1 điểm đến 5 điểm, với 1 điểm là rất không hài lòng, 2 điểm là
không hài lòng, 3 điểm là chấp nhận được, 4 điểm là hài lòng và 5 điểm là rất hài lòng.
Nếu câu trả lời của khách hàng ở 4 điểm và 5 điểm chiếm tỉ lệ cao thì cho thấy doanh
nghiệp giao cho khách hàng sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, với chất
lượng phù hợp.
Song hành cùng với tiêu chuẩn giao hàng, tiêu chuẩn chất lượng là một yếu tố hỗ trợ
tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, duy trì sự hài lòng của khách hàng. Tiêu chuẩn chất
lượng là một yếu tố mà doanh nghiệp không chỉ cần phải duy trì trong suốt quá trình
hoạt động mà còn phải liên tục cải thiện và nâng cao. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp
có thể phát triển mạnh mẽ không chỉ trong thị trường nội địa mà có thể mở rộng sang
thị trường quốc tế.
1.1.6.3. Tiêu chuẩn thời gian
Tổng thời gian để bổ sung các mặt hàng vào đơn hàng có thể được tính trực tiếp từ
hàng tồn kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính từ mỗi mắc xích trong toàn chuỗi cung
ứng, bao gồm cả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và các dịch vụ liên quan và
cộng thêm thời gian bổ sung mặt hàng đó trở lại.
Một yếu tố khác cần phải xem xét, đánh giá trong tiêu chí về thời gian là thời gian thu
hồi công nợ. Đây là yếu tố đảm bảo cho nguồn tiền đảm bảo cho việc xoay vòng vốn
trong chuỗi cung ứng.
26
Trong chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn thời gian là yếu tố hết sức quan trọng, bởi lẽ mọi
hoạt động cần phải đảm bảo đúng lúc, đúng thời điểm để tối ưu hóa mọi hoạt động,
tránh phát sinh các chi phí.
1.1.6.4. Tiêu chuẩn chi phí
Tiêu chuẩn chi phí được đánh giá dựa trên tổng chi phí, bao gồm chi phí mua nguyên
liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, chi phí tài chính, chi phí công nợ. Tiêu
chuẩn về chi phí là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của chuỗi
cung ứng tại doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn về chi phí và dòng tài chính trong chuỗi cung ứng là một vấn đề khá phức
tạp và cần nhiều thời gian để nghiên cứu để có thể đưa ra một dự báo và kết quả thực
sự hiệu quả. Trong giới hạn, vấn đề này sẽ không được nghiên cứu trong đề tài. Vấn đề
chi phí sản xuất cũng như chi phí tài chính, công nợ sẽ không được trình bày trong
nghiên cứu này.
1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung
ứng cá tra tại Việt Nam
1.2.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra tại Việt Nam
Cá tra Việt Nam là loại cá da trơn vô cùng đặc biệt, bởi từ thịt đến mỡ cá, da cá và các
sản phẩm khác đều mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, được nhiều
người trong và ngoài nước ưa dùng. Việt Nam là quốc gia có được nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc nuôi trồng và chế biến cá tra, các sản phẩm từ cá tra. Về những lợi
thế ở trong nước, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có điều kiện sinh thái thuận
lợi cho việc nuôi cá tra quy mô lớn. Điều kiện tự nhiên kết hợp với công nghệ canh tác
tiên tiến cho ra sản phẩm cá tra thịt trắng, là lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng.
Các nhà sản xuất cá tra chính khác như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia
đang sản xuất cá tra thịt vàng có giá trị thấp và khối lượng chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu
27
trong nước. Đây là yếu tố tiên quyết tạo nên sự phát triển bền vững của ngành, ngày
càng khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.
1.2.1.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn và chất lượng nước
Có thể nói, điều kiện tự nhiên tại Việt Nam vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp
nhiệt đới. Trong đó không thể không kể tới con cá tra, cá basa. Khí hậu khá ổn định
quanh năm, nguồn nước dồi dào, phù hợp cho việc ươn cá giống và hoạt động nuôi
trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc phát triển ngành này.
Trước đây, con cá tra thường được nuôi trồng chủ yếu ở bè trên các con sông lớn để có
thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn cũng như nguồn nước thông thương trên bè.
Trong đó, ta có thể kể đến những thuận lợi như sau:
Thứ nhất là lưu lượng trên sông, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ 18,800
m3
/giây đến 48,700 m3
/giây (số liệu đo tại Phnôm Pênh - Campuchia) vào mùa mưa,
lưu lượng nước mùa này cao gấp 9-23 lần so với lưu lượng vào mùa khô. Chính vì điều
này, các hộ nuôi cá tra bè sẽ có kế hoạch nuôi trồng và khai thác phù hợp với thời gian
và giai đoạn sinh trưởng của cá, khai thác tốt nhất các lợi thế này.
Thứ hai là vận tốc dòng chảy, vận tốc dòng chảy đạt 0.5-0.6 m/giây vào mùa lũ và 0.1
– 0.2 m/giây ở mùa khô. Tuy nhiên, vận tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp mức
trung bình ở từng mùa. Người nuôi cá tra có thể đặt 2 -3 hàng bè nối nhau khoảng 50m
từ bờ ra lòng sông.
Thứ ba là nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đáng kể đến quá trình nuôi và chất
lượng cá nguyên liệu. Nhiệt độ nước của cá tra nuôi bè biến thiên không nhiều, cao
nhất là 310
C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất vào tháng một, khoảng 260
C. Biên độ
trong ngày khoảng 1.5 độ C và nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 30
C
28
Thứ ba là độ trong và pH. Trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH
khoảng 7.5. Tuy nhiên, trong mùa mưa, độ trong chỉ 8-10 cm và pH nước sông khá ổn
định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá.
Thứ tư là độ cứng. Độ cứng dao động từ 2-5 độ (theo độ Đức), chủ yếu được hình
thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng.
Thứ năm là các chất khí hòa tan trong nước. Nguồn nước sông Tiền và sông Hậu tương
đối sạch, có dưỡng khí đầy đủ (4.3 – 9.7 mg/lít). Bên cạnh đó, hàm lượng khí cacbonic
thấp (1.7 – 5.2 mg/lít), không có các khí độc trong nước sông thuận lợi cho sự sinh
trưởng của cá tra.
Ngày nay, khi nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy chế
biến càng lớn thì sản lượng cá tra nuôi bè không còn đáp ứng đủ. Người nông dân và
các doanh nghiệp dần phát triển mô hình nuôi cá tra trong ao. Loại hình này cũng có
được nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Trong đó có thể kể tới:
Thứ nhất là nhiệt độ nước. Để đảm bảo được nhiệt độ nước ổn đinh thì độ sâu mực
nước hơn 2.5m và vùng nhiệt độ tầng đáy có thể xuống dưới 26 o
C vào sáng sớm. Quá
trình trao đổi chất, hô hấp và các quá trình điều hòa sinh lý của cá bị ảnh hưởng nhiều
bởi nhiệt độ ao nuôi, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột từ 5o
C trở lên sẽ ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của cá.
Thứ hai là độ pH của nguồn nước nuôi. Độ pH tác động, sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu
của màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi muối – nước khi pH quá cao hay
quá thấp. Độ pH cao sẽ làm tăng tính độc của NH3 trong môi trường và khi pH giảm sẽ
làm tăng tính độc của H2S trong môi trường. Đặc biệt là đối với những ao mới đào,
người nuôi cần kiểm tra pH trước khi bón vôi. Đối với những vùng nuôi ít phèn tiềm
tàng, pH đất dao động từ 5-6 là có thể nuôi được.
29
Thứ ba là Oxy hòa tan (DO). Hàm lượng oxy hoà tan lý tưởng phải lớn hơn 5.0mg/L.
Ngưỡng oxy dưới của cá tra nhỏ hơn 2.0 mg/L. Đối với ao nuôi cá tra đăng quầng, việc
thiếu oxy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến cá rất khó xảy ra ngoại trừ mật độ thả
quá cao, ao ít thông thoáng trong việc trao đổi nước với môi trường ngoài hoặc lưu tốc
dòng chảy yếu.
Thứ tư là độ đục (NTU). Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời. Độ đục trong
các bè cá vào mùa lũ có thể lên đến 160 NTU. Trong các ao nuôi độ đục thích hợp nhất
là từ 25-80 NTU. Nếu do phù sa gây nên thì thường giá trị độ đục rất lớn. Nước ở tầng
đáy của sông Hậu độ đục có thể vượt xa 1,000 NTU vào mùa lũ.
Thứ năm là vật chất lơ lửng (TSS). Tổng vật chất trong nước bao gồm 2 thành phần:
vật chất lơ lửng (TSS) và vật chất hòa tan (TDS). Vật chất hòa tan bao gồm các muối
hòa tan, các ion, các acid hữu cơ…. Hàm lượng tổng vật chất lơ lửng trong nước ao
nuôi cá tra biến động rất lớn và ở mức cao (3.5-275 mg/L).
Thứ sáu là hữu cơ lơ lửng (OSS) bao gồm thành phần sống như vi tảo, động vật phiêu
sinh… và thành phần chết xác động thực vật thủy sinh chết, mảnh vụn hữu cơ đang
phân hủy… Đối với cá tra, vào tháng nuôi thứ 5 và 6, OSS có thể chiếm tỉ lệ lên đến
99.6% trong tổng chất rắn lơ lửng TSS.
1.2.1.2. Nhu cầu thị trường
Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ đưa ra các số liệu dẫn chứng cho rằng cá tra là mặt hàng
đang đứng thứ 10 trong các loài cá được tiêu thụ nhiều nhất. Nhu cầu cá tra và các sản
phẩm từ cá tra trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên do cá tra được đưa vào làm nguyên liệu
cho nhiều ngành công nghiệp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, chiếm phần
lớn vẫn là ngành thực phẩm cho đến năm 2025. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ cá
tra có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm khác như dược phẩm, thực phẩm chức
năng,… Các sản phẩm từ cá tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vậy là nhờ có
hàm lượng chất béo từ mức thấp đến mức trung bình, hàm lượng protein cao, giàu axit
30
béo omega-3 được sử dụng làm chất bổ sung cho chế độ ăn uống. Có thể nói, cá tra là
loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cho tim, gan, thận hoạt động
khỏe mạnh. Với những tác động tích cực đến sức khỏe từ các sản phẩm từ cá tra, hầu
hết các hoạt động ăn uống ở châu Âu và Mỹ đều có cá tra trên thực đơn và đặc biệt
hơn, các sản cá tra lại được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ lớn tại châu Âu, Mỹ
Latinh hay Mỹ.
Thị trường cá tra thế giới hiện được chia làm nhiều khu vực khác nhau, như Bắc Mỹ,
Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương… Nhu cầu chính về cá tra, basa sẽ
đến từ Trung Quốc, Nga, châu Âu và Mỹ, do tại những thị trường này, cá tra được sử
dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, có thể kể tới những thị trường
đầy tiềm năng khác như Trung Đông, Brazil và một số nước châu Á.
Đối với thị trường Mỹ và EU, tiềm năng lớn gia tăng lợi nhuận với các sản phẩm có giá
trị cao. Các sản phẩm ăn liền và nấu sẵn được ưa chuộng nhất tại hai thị trường này,
nơi khách hàng có thu nhập cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm này là 22 -
25%, so với 12 - 16% của fillet đông lạnh.
Ngoài ra, dân số thế giới sẽ vượt 8.5 tỷ người vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành đánh
bắt cá từ tự nhiên sẽ không tăng trưởng để đảm bảo đa dạng sinh học. Tỷ lệ cá nuôi
trong tổng nguồn cung cấp cá sẽ tăng từ 47% trong năm 2016 lên 54% vào năm 2030.
Các công ty lớn, đặc biệt như Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay Hùng Vương sẽ là những
doanh nghiệp có lợi thế lớn khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng.
Cá tra Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cá tuyết (một loại cá da trơn) ở các
thị trường trên thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Theo Hiệp hội Thủy sản Mỹ dự báo
nguồn cung cá tuyết toàn cầu năm 2019 sẽ giảm xuống còn 1.5 triệu tấn, tương đương
giảm 90,000 tấn so với năm 2018, tạo thêm cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường này.
31
Lý giải về vấn đề trên, phía Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho rằng, do có khối nước ấm tồn
tại ở những nơi nuôi cá tuyết trong những năm gần đây nên loài này không thể sinh sản
và có dấu hiệu giảm mạnh. Điều này làm cho nguồn cung cá tuyết của Mỹ sẽ giảm
mạnh tại vịnh Alaska.
Ngoài ra, sản lượng cá tuyết của Canada tại khu vực biển Đại Tây Dương cũng chưa có
dấu hiệu phục hồi. Sự hạn chế nguồn cung cá tuyết dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp
không đủ thịt cá tuyết fillet cung ứng cho thị trường Mỹ và châu Âu năm 2019.
Theo nhận định của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sản
lượng cá tuyết sụt giảm là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
cá tra nói riêng và ngành cá tra nói chung. Trong năm 2018, ngành chế biến xuất khẩu
cá tra Việt Nam phát triển vượt bậc và đi vào ổn định. Các doanh nghiệp đầu ngành
như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản
Biển Đông (Cần Thơ), … góp phần đưa đến thắng lợi lớn cho ngành cá tra trong năm
2018.
VASEP dự báo trong hai năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng
lớn và tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất
lớn, nhập khẩu nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí
địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị
trường này.
1.2.1.3. Rào cản thương mại giảm
Theo VDSC, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn
toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc
vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ.
Phán quyết lần thứ 13 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) với việc áp thuế cao nhất từ
trước tới nay với mặt hàng cá tra, basa fillet đông lạnh của Việt Nam đang khiến cho
32
cánh cửa vào thị trường Mỹ ngày càng trở nên hẹp hơn với nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản. Với kinh nghiệm ứng phó các lần áp thuế của DOC trước đây, các công
ty xuất khẩu các sản phẩm cá tra sáng Mỹ đã có sự chuyển hướng thị trường kinh
doanh, chuyển từ hướng xuất khẩu sang Mỹ là chủ yếu sang tìm kiếm các thị trường
mới thay thế như Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Nam Á và một số nước
khác. Đây là cách để các công ty thủy sản có thể giảm thiểu những tác động có thể bất
lợi từ phán quyết thuế chống bán phá giá của DOC.
Bên cạnh đó, một cách mà nhiều công ty chế biến và xuất khẩu cá tra đang dần đẩy
mạnh sử dụng là phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao như cá tra cuộn hoa hồng,
cá tẩm bột, cá viên, fillet cá tra cắt portion,… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng
đa dạng của người tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài.
Gần đây nhất, Việt Nam vừa vượt qua các cuộc kiểm tra thực địa của Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá tương đương ban
đầu, được tiến hành thực hiện bởi Cơ quan Kiểm định và An toàn Thực phẩm Mỹ (trực
thuộc USDA). Đây được xem là một điểm nhấn quan trọng trong việc hoàn thành mục
tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ.
Ngoài ra, trong lần đánh giá thứ 14 (POR 14) của DOC, sau các bước đánh giá, DOC
đưa ra mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với cá tra thấp hơn đáng kể so với POR
13. Tín hiệu này là một tín hiệu đáng mừng, sẽ là yếu tố tiên quyết để khối lượng xuất
khẩu cá tra và các sản phẩm từ cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh trong năm 2019.
Với mục tiêu đẩy mạnh sang thị trường EU thì Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
EU (EVFTA) dự kiến được phê duyệt và có hiệu lực vào đầu năm 2019 sẽ là một cơ
hội lớn. Khi EVFTA được kí kết và có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông
lạnh sẽ được giảm từ mức hiện tại 5.5% xuống 0% trong 3 năm và trong 7 năm sẽ giảm
từ 7% xuống 0% đối với cá fillet đã chế biến.
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân

Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Man_Ebook
 

Semelhante a Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAYLuận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
Luận án: Cấu trúc và chức năng cảnh quan lưu vực sông Mã, HAY
 
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
Xây dựng phương pháp định lượng Majonoside R2 trong chế phẩm chứa sâm Ngọc Li...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú ThọLuận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
Luận án: Biện pháp kỹ thuật sản xuất chè vụ đông xuân tỉnh Phú Thọ
 
Báo Cáo Thực Tập Truyền Thông Về Biển, Đảo Trên Báo Chí Cà Mau
Báo Cáo Thực Tập Truyền Thông Về Biển, Đảo Trên Báo Chí Cà MauBáo Cáo Thực Tập Truyền Thông Về Biển, Đảo Trên Báo Chí Cà Mau
Báo Cáo Thực Tập Truyền Thông Về Biển, Đảo Trên Báo Chí Cà Mau
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VICLuận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
Luận Văn Phân Tích Và Định Giá Tập Đoàn Vingroup Công Ty Cổ Phần VIC
 
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆPKẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHÓA VIỆT - TIỆP
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
Luận văn: Nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực Khối Văn phòng tại Cục Điều tra ...
 
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng Trong Đầu Tư Nông Nghiệp Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực tại công ty công trình đô thị Tân An thực t...
 
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đĐề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
Đề tài: Thiết kế quy trình công nghệ làm khô khí trên giàn, HOT, 9đ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOTLuận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty Trần Hân

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THANH TRÚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THANH TRÚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THU Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN” là công trình nghiên cứu của bản thân, các thông tin thu thập được và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Luận văn chưa được công bố trước đây. Tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019 Người thực hiện nghiên cứu
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................5 5. Bố cục đề tài....................................................................................................6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG.................................8 1.1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng ..............................................................8 1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng ............................................................8 1.1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng...................................11 1.1.2.1. Nhà cung cấp .................................................................................11 1.1.2.2. Nhà sản xuất ..................................................................................12 1.1.2.3. Nhà phân phối................................................................................12
  • 5. 1.1.2.4. Nhà bán lẻ......................................................................................13 1.1.2.5. Khách hàng ....................................................................................13 1.1.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ ....................................................................13 1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng ...................................................................14 1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản.................................................14 1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp.................................................15 1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt.................................................15 1.1.3.4. Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn..................................................15 1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động.....................................17 1.1.4.1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế................17 1.1.4.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp............19 1.1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng .....................20 1.1.5.1. Sản xuất .........................................................................................21 1.1.5.2. Hàng tồn kho..................................................................................22 1.1.5.3. Vận chuyển ....................................................................................22 1.1.5.4. Thông tin........................................................................................23 1.1.6. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh....................................................................................................24 1.1.6.1. Tiêu chuẩn giao hàng.....................................................................24 1.1.6.2. Tiêu chuẩn chất lượng ...................................................................24 1.1.6.3. Tiêu chuẩn thời gian ......................................................................25 1.1.6.4. Tiêu chuẩn chi phí .........................................................................26 1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung ứng cá tra tại Việt Nam .........................................................................................26
  • 6. 1.2.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra tại Việt Nam.............26 1.2.1.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn và chất lượng nước...........................27 1.2.1.2. Nhu cầu thị trường.........................................................................29 1.2.1.3. Rào cản thương mại giảm..............................................................31 1.2.2. Thực trạng ngành thủy sản và cá tra xuất khẩu tại Việt Nam ...........33 1.2.2.1. Tình hình chung.............................................................................33 1.2.2.2. Tình hình ngành cá tra Việt Nam theo thị trường giai đoạn 2014- 2018 .....................................................................................................36 1.2.3. Những khó khăn của ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam....................46 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..................................................................................................49 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN .................................................................50 2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Trần Hân...........................................50 2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Trần Hân...................................50 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng............................................................................52 2.1.3. Ngành nghề và các sản phẩm kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân ...........................................................................................................52 2.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV Trần Hân.....................53 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Trần Hân ... ...........................................................................................................54 2.1.5.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân theo thị trường .......................................................................................54 2.1.5.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm........................................................................................57
  • 7. 2.1.5.3. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Trần Hân theo đối thủ cạnh tranh ..........................................................................61 2.2. Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân .......67 2.2.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân ...........................................................................................................67 2.2.2. Con giống ..........................................................................................67 2.2.3. Nuôi...................................................................................................68 2.2.4. Thu hoạch..........................................................................................69 2.2.5. Chế biến.............................................................................................70 2.2.6. Vận chuyển, giao hàng ......................................................................73 2.2.7. Khách hàng và chăm sóc khách hàng................................................75 2.3. Đánh giá về chuỗi cung ứng cá tra và hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV Trần Hân.............................................................................77 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................78 2.3.1.1. Về phía công ty..............................................................................78 2.3.1.2. Về chuỗi cung ứng.........................................................................78 2.3.1.3. Lợi thế về quy mô và uy tín của công ty .......................................79 2.3.2. Nhược điểm.......................................................................................79 2.3.2.1. Mắc xích khách hàng và chăm sóc khách hàng.............................79 2.3.2.2. Mắc xích hoạt động chế biến tại nhà máy .....................................81 2.3.2.3. Hoạt động quản lý thông tin trong toàn chuỗi kém.......................82 2.3.2.4. Yêu cầu về sản phẩm tại các thị trường, các chứng nhận..............83 2.3.2.5. Giá trị sản phẩm còn thấp, ít sản phẩm giá trị gia tăng .................84 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................................85
  • 8. CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN ........................................86 3.1. Mục đích và quan điểm của giải pháp........................................................86 3.2. Các giải pháp đề xuất .................................................................................87 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro.....................................................................................................87 3.2.1.1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân..................................................................................87 3.2.1.2. Xây dựng và hoàn thiện công tác dự báo, hoạch định chiến lược và quản trị rủi ro...............................................................................................100 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những lỗ hỏng trong mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi ........................................................................107 3.2.2.1. Lựa chọn và áp dụng một phần mềm quản lý chung...................107 3.2.2.2. Tăng cường mối liên kết với nhà cung cấp dịch vụ.....................110 3.2.3. Cải thiện, nâng cao năng suất nhà máy để tối ưu hoạt động...........113 3.2.4. Giải pháp về truy xuất nguồn gốc ...................................................115 TÓM TẮT CHƯƠNG 3................................................................................................118 KẾT LUẬN .............................................................................................................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2014-2018..........................................................................................................................45 Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Công ty TNHH MTV Trần Hân giai đoạn 6/2016-2018..............................................................................................................55 Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm giai đoạn 2017-2018 .................................................................................58 Bảng 2.3: So sánh kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm giai đoạn 2017-2018 .................................................................59 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn tháng 07/2016-2018..................................62 Bảng 2.5:Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI) giai đoạn tháng 07/2016-2018...........................................63 Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018 .......................................................64 Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa theo mặt hàng tại Công ty Cổ phần Thủy sản Ngọc Xuân giai đoạn tháng 07/2016-2018 .......................................................65 Bảng 2.8: Định mức các mặt hàng chính tại Công ty TNHH MTV Trần Hân.................73 Bảng 2.9: Các form C/O phổ biến và nơi cấp...................................................................75 Bảng 2.10: Quy cách sản phẩm phổ biến cho các thị trường chính của công ty ..............76 Bảng 2.11: Tình trạng trễ lịch xuất hàng tại công ty TNHH MTV Trần Hân năm 2018...................................................................................................................................80 Bảng 3.1: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường thế giới tại công ty TNHH MTV Trần Hân ............................................................................95 Bảng 3.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân .....................................................................99 Bảng 3.3: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo toàn thị trường ngành cá tra giai đoạn 2019-2021........................................................................................................................101
  • 10. Bảng 3.4: Kế hoạch thực hiện dựa trên dự báo thị trường ASEAN giai đoạn 2019- 2021.................................................................................................................................104 Bảng 3.5: Kế hoạch triển khai phần mềm ERP theo thời gian và chi phí.......................109 Bảng 0.1: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo thị trường thế giới Bảng 0.2: So sánh chỉ số MAD và MSE của hai phương pháp dự báo tại thị trường ASEAN
  • 11. DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1.1: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam giai đoạn 2014- 2018...................................................................................................................................37 Biểu đồ 1.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2014-2018.....................................................................................39 Biểu đồ 1.3: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường ASEAN giai đoạn 2014-2018 ...........................................................................................40 Biểu đồ 1.4: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2014-2018 ...................................................................................................41 Biểu đồ 1.5: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2014-2018 .....................................................................................42 Biểu đồ 1.6: Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2014-2018...................................................................................................43 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa Công ty TNHH MTV Trần Hân giai đoạn 07/2016-2018.....................................................................................................57 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân theo sản phẩm giai đoạn 07/2016-2018 ....................................................................................60 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu xuất khẩu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng Công Ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm Thương Mại Ngọc Hà giai đoạn tháng 07/2016-2018 ..................66 Biểu đồ 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân ............................92 Biểu đồ 3.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân ....................................93 Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân ............................94 Biểu đồ 3.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân ...............................96 Biểu đồ 3.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân .......................................97
  • 12. Biểu đồ 3.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp trung bình trượt theo mùa vụ thị trường ASEAN tại công ty TNHH MTV Trần Hân ...............................98 Biểu đồ 0.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa Biểu đồ 0.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa Biểu đồ 0.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình trượt theo mùa vụ ngành cá tra, cá basa Biểu đồ 0.4: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp giá trị cuối cùng theo mùa vụ tại thị trường ASEAN Biểu đồ 0.5: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình theo mùa vụ tại thị trường ASEAN Biểu đồ 0.6: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dựa trên phương pháp dự báo trung bình trượt theo mùa vụ tại thị trường ASEAN
  • 13. DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁC SẢN PHẨM SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SẢN PHẨM TỪ KHÁCH HÀNG CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN PHỤ LỤC 3: CÁC CHỨNG CHỈ CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN GIAI ĐOẠN THÁNG 7-2016 ĐẾN THÁNG 12-2018 (Đơn vị tính: USD) PHỤ LỤC 5: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA VIỆT NAM PHỤ LỤC 6: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM (2014-2018) PHỤ LỤC 7: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NGÀNH CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG ASEAN (2014-2018) PHỤ LỤC 8: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN (T07/2016-2018) PHỤ LỤC 9: DỰ BÁO KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV TRẦN HÂN TẠI THỊ TRƯỜNG ASEAN (T07/2016-2018) PHỤ LỤC 10: THUYẾT MINH MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN CHỦ YẾU CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHỤ LỤC 11: BẢN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG BÊN THỨ BA (VINACONTROL)
  • 14. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty TNHH MTV Trần Hân.............................................54 Sơ đồ 2.2: Chuỗi cung ứng cá tra, cá basa xuất khẩu tại công ty TNHH MTV Trần Hân ....................................................................................................................................67 Sơ đồ 2.3: Quy trình chế biến cá tra fillet lại công ty TNHH MTV Trần Hân:................71 Sơ đồ 3.1: Quy trình giám sát việc tăng cường mối liên hệ giữa các mắc xích..............112
  • 15. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI TỪ VIẾT TẮT ASEAN Association of South East Asian Nations BL Bill of Lading BTP Bán thành phẩm C/O Certificate of Origin CFA Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Mỹ CFR Cost and freight CIF Cost, Insurance, Freight CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership D/P Documents against payment DOC United States Department of Commerce EU European Union EVFTA Vietnam-EU Free trade agreement FOB Free on Board HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point System IQF Individual Quick Frozen
  • 16. TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI TỪ VIẾT TẮT ITC Viện Cá nheo Mỹ IWP Individually Wrapped Pack L/C Letter of Credit NAFIQAD National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department PA Poly-amide PE Poly-etylen QC Quality Control QM Quality Management T/T Telegraphic Transfer TNNL Tiếp nhận nguyên liệu USDA United States Department of Agriculture VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry
  • 17. TÓM TẮT Đề tài đã xác định và phân tích các mắc xích trong chuỗi cung ứng tại công ty, phân tích mối quan hệ giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng cũng như mối quan hệ trước, sau và hỗ trợ trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Từ việc phân tích thực trạng chuỗi cung ứng, tình hình hoạt động của công ty cũng như việc dự báo, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường cá tra, cá basa nói chung và của công ty nói riêng, các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, đẩy mạnh hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, đẩy mạnh quá trình mở rộng, phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty trên thị trường nội địa và quốc tế. Đề tài hướng đến kết quả là tăng cường mối quan hệ giữa các mắc xích, khắc phục những lỗ hỏng trong mối quan hệ giữa các mắc xích; dự báo được xu hướng phát triển của thị trường cá tra, cá basa của công ty nói riêng, hoàn thiện công tác dự báo. Tuy nhiên, đề tài cũng có những hạn chế về thời gian và tính bảo mật trong kinh doanh, đề tài chưa thể đề cập sâu về khách hàng của công ty do quy định về bảo mật cũng như các số liệu về chi phí kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối chung cho tất cả các mặt hàng.
  • 18. ABSTRACT The thesis has identified and analyzed each part and relationships of parts on Tran Han Co., Ltd’s supply chain. The thesis has znalyze the current situation of the supply chain, the business activities of the company and doing the forecasting to know the development trend of international market and trend of business in company, the solutions are proposed to improve the performance of the supply chain, promote supply chain management at the company to meet the increasingly stringent requirements of the market, make plan for the expansion and development process and perfecting the company's supply chain in domestic and international markets. The purposes of thesis are solving problem on relationship of parts on company’s supply chain, forecasting the development trend of the pangasius market, complete the forecasting and make perfect processing plan. However, the thesis also has limitations on time and confidentiality in business, the thesis cannot mention deeply about the company's customers due to security regulations as well as business cost data.
  • 19. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong thực tế suốt những năm qua, sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam đã được xuất sang nhiều quốc gia trên thế giới. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, gọi tắt là VASEP, đưa ra thống kê nói rằng sản phẩm cá tra xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm lĩnh gần như toàn phần thị trường thế giới. Ngoài việc nuôi cá bằng các nhà bè trên sông, gần đây nhiều người dân tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đào ao hay hầm để nuôi cá. Những ao hầm đó nằm ở vị trí ven kênh rạch hay gần sông lớn để tiện đưa nước sông vào nuôi cá. Cục Nuôi trồng Thủy sản thuộc Bộ Nông Nghiệp - Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra ý kiến để có thể phát triển bền vững ngành này thì trong năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản vẫn giữ nguyên ở mức hiện nay. Cá tra và tôm nước lợ được cho là hai đối tượng nuôi chủ lực, ngành thủy sản Việt Nam đề nghị cần theo tuân theo đúng lịch thời vụ và cải tạo ao đầm, phát triển sản xuất giống ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp để giải quyết vấn đề giống. Đặc biệt phải tạo mối liên kết chặt chẽ, công bằng giữa người sản xuất, nhà chế biến và tiêu thụ với những thỏa thuận về vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, cũng như tuân thủ các qui định kiều kiện sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo báo cáo tổng hợp từ một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2000 trở đi nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu có những bước nhảy ngoạn mục với việc hình thành nên các vùng nuôi tập trung lớn ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... với tổng diện tích lên đến hơn 5 nghìn ha. Nếu năm 2001 sản lượng cả vùng mới đạt khoảng hơn 100 nghìn tấn thì năm 2009 đã lên tới trên 1 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu tới 1.4 tỷ USD. VASEP cho hay, như vậy, từ những "bước đi" tự phát của một số hộ nuôi nhỏ lẻ
  • 20. 2 và những cơ sở sản xuất thô sơ, cá tra Việt Nam bắt đầu "lớn" lên thành ngành sản xuất quy mô công nghiệp. Chính vì thế, công tác tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi cung ứng sản xuất sẽ là cách để liên kết chặt chẽ với các khâu từ nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất khẩu và các công đoạn khác liên quan đến chuỗi. Đây là một giải pháp mang tính cấp thiết cho ngành sản xuất cá tra, cá basa tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tại công ty TNHH MTV Trần Hân, cá tra là mặt hàng sản xuất chủ lực cho toàn bộ hoạt động của công ty, con cá tra, cá basa là nguồn gốc, là cốt lõi cho sự phát triển của công ty. Không nằm ngoài những khó khăn mà ngành và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra gặp phải, những vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hay cách vận hành chưa đồng bộ trong các khâu liên quan nhiều lúc làm cho hoạt động của công ty chưa đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp công ty bị khách hàng phàn nàn về chậm tiến độ, chất lượng chưa thật sự ổn định khi khâu kết nối tại các mắc xích chưa thật sự chặt chẽ, dẫn đến việc thiếu thông tin, truyền thông tin chưa chính xác hay không kiểm soát tốt các hoạt động trong từng mắc xích. Đây là một vấn đề mà công ty đang cân nhắc trong việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp. Chính vì thế, việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, chặt chẽ hóa các mắc xích trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa tại công ty TNHH MTV Trần Hân là một vấn đề cấp thiết. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến đề tài này tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân” để tìm hiểu rõ hơn hoạt động trong chuỗi cung ứng hiện tại của công ty, đánh giá tính hiệu quả và đưa ra các đề xuất để hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng tại công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng khắc nghiệt của thị trường và tối ưu hóa hoạt động của công ty.
  • 21. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung Đề tài nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, các thành phần cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng. Dựa trên những nền tảng chung, tác giả vận dụng nghiên cứu vào chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Qua những nghiên cứu này, tác giả có thể thấy rõ mặt mạnh cũng như những hạn chế trong chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường để hướng tới xây dựng chiến lược phát triển bền vững của chuỗi. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Nhận định được các vấn đề đã và đang xảy ra trong từng mắc xích trong chuỗi cung ứng cá tra tại công ty. Phân tích thực trạng, sự kết nối trong nội bộ từng mắc xích và giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng. - Phân tích ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra hiện tại tại công ty và của ngành cá tra nói chung. - Đánh giá và xây dựng các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng cá tra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu thành phẩm cũng như công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trân Hân. Cụ thể: - Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng.
  • 22. 4 - Mối liên kết giữa các khâu Trong thực tế, chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân khá rộng, trải dài từ khâu nuôi trồng, sản xuất thức ăn đến khâu xuất khẩu thành phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, đề tài sẽ giới hạn phân tích từ khâu sản xuất sản phẩm cho đến khâu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh đến khách hàng để có thể làm rõ hơn các mắc xích nền tảng, đang được tập trung trong chuỗi. Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Trần Hân Địa chỉ: 41 Hồ Bá Kiện, Phường 15, Quận 10, TP Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện: DV2, Hà Đô Villas, 766 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh Nhà máy chế biến: ấp Bình Chánh Đông, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Thời gian thực hiện từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019.  Tính mới của đề tài Đề tài nghiên cứu những hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV Trần Hân và từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những lỗ hỏng trong chuỗi cung ứng và hoàn thiện hóa chuỗi cung ứng tại công ty. Mục tiêu của các giải pháp đưa ra được áp dụng cho kế hoạch chiến lược trong giai đoạn 2019-2021 tại công ty. Về cơ sở lý thuyết, đề tài sử dụng nguồn cơ sở lý thuyết được tổng hợp từ những nghiên cứu về chuỗi cung ứng, các thành phần của chuỗi cung ứng cũng như vai trò của các yếu tố tác động đến sự vận hành của chuỗi cung ứng. Đề tài sử dụng số liệu về kim ngạch xuất khẩu, dựa trên phương pháp dự báo để đánh giá xu hướng phát triển của ngành và của thị trường mục tiêu phục vụ cho việc đánh
  • 23. 5 giá thị trường và đưa ra các kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo, tận dụng tối đa những yếu tố có sẵn tại công ty để khai thác tối đa thị trường. Về thực tiễn, ngành cá tra, cá basa là một trong những ngành trọng điểm luôn được quan tâm và đẩy mạnh phát triển tại Việt Nam. Thời gian gần đây, ngành này lại có những bước tiến khá mạnh mẽ khi nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng, giá xuất khẩu cũng tốt hơn. Hòa chung với sự phát triển của ngành hàng, công ty đã đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình để tối ưu hóa các hoạt động cũng như có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự đầu tư phát triển mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh cũng là một động lực để công ty mở rộng phát triển, đầu tư toàn diện và đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng khép kín cho riêng mình. Tuy nhiên, hoạt động trong chuỗi cung ứng vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục và tối ưu hóa các hoạt động chưa thực sự tối ưu. Chính vì điều này, đề tài phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng để đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng chiến lược trong giai đoạn tiếp theo (2019-2021). 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là: - Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo chuyên ngành về cá tra của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) theo tháng, quý, năm, các bản tin về thông tin xuất khẩu cá tra của VASEP, website Tổng cục Hải quan, bảng theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập được nhằm đánh giá tình hình chung. - Phương pháp phân tích xu hướng phát triển của ngành cá tra theo thị trường. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nhiều phương pháp dự báo, phân tích số liệu để xây dựng kế hoạch chiến lược cho công ty giai đoạn tiếp theo 2019-2021, góp phần tối ưu
  • 24. 6 hóa chuỗi cung ứng, khắc phục những điểm yếu đang hiện diện trên chuỗi cung ứng, khai thác tối đa nguồn lực trong chuỗi để phát triển bền vững. Thiết kế nghiên cứu (a) Đề tài điều tra về sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ và sự phù hợp của hàng hóa xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân và sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ VASEP, nội bộ tại công ty. (b) Thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát: theo phụ lục 2 (c) Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện với 20 khách hàng hiện tại tại công ty TNHH MTV Trần Hân. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi nghiên cứu: (i) Thế nào là chuỗi cung ứng? (ii) Cấu trúc của chuỗi cung ứng? (iii) Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng hiện nay? (iv) Mô hình chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân như thế nào? (v) Mối liên kết giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng như thế nào? (vi) Ưu và nhược điểm của chuỗi cung ứng tại công ty TNHH MTV Trần Hân? (vii) Những giải pháp nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân? 5. Bố cục đề tài Nội dung chính của đề tài bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Phần mở đầu Phần này sẽ trình bày tổng quan về đề tài, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
  • 25. 7 Chương 1: Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng Chương này trình bày những lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, lịch sử hình thành và phát triển, các thành phần trong chuỗi cung ứng, các mô hình chuỗi cung ứng cơ bản, vài trò của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế và các yếu tố tác động đến tính hiệu quả của chuỗi cung ứng và trình bày thực trạng ngành cá tra của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty TNHH MTV Trần Hân Chương này phân tích cụ thể chuỗi cung ứng cá tra tại công ty TNHH MTV Trần Hân, đánh giá chuỗi cung ứng tại công ty để xác định điểm mạnh và mặt hạn chế của chuỗi cung ứng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra của công ty TNHH MTV Trần Hân Chương này dự báo xu hướng phát triển của ngành cá tra, cá basa Việt Nam, tại công ty TNHH MTV Trần Hân và dự báo xu hướng tại thị trường mục tiêu ASEAN, đưa ra các giải pháp hoàn thiện, tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ những đánh giá thực tế về chuỗi cung ứng hiện tại.
  • 26. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng 1.1.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng từ rất lâu trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến các hoạt động khác trong đời sống. Và ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế số, chuỗi cung ứng càng ngày càng đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Chuỗi cung ứng là công cụ quan trọng giúp nền kinh tế phát triển bền vững và hiệu quả. Với nền kinh tế thế giới nói chung là vậy, nhưng đối với doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng là một trong những vũ khí sắc bén giúp hoàn thiện hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới. Chuỗi cung ứng có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm của từng người và từng ngành hoạt động khác nhau. Theo Thomas Fredman, trong “Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21”, “chuỗi cung ứng là một yếu tố chủ yếu làm phẳng thế giới. Chuỗi cung ứng chính là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác để tạo ra giá trị”. Bên cạnh đó, theo Thomas Friedman, là người tiêu dùng thì “chúng ta sẽ rất thích các chuỗi cung ứng bởi chúng đem lại cho ta đầy đủ loại hàng hóa từ giày chơi quần vợt đến máy tính xách tay với giá ngày càng hạ và được sản xuất ngày càng phù hợp với yêu cầu của ta”. Cũng theo ông, nếu là người sản xuất và bán lẻ thì chuỗi cung ứng là sân chơi mới thách thức trí tưởng tượng và tinh thần sáng tạo. Với bản chất là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, người phân phối và giữa các bộ phận trong từng doanh nghiệp, nhằm làm ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng, chuỗi cung ứng đã sinh ra và tồn tại, phát triển trong các doanh nghiệp từ rất lâu, nhưng thuật ngữ “chuỗi cung ứng” (supply chain) mới chỉ xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trong vài thập niên trở lại đây. Khái niệm “chuỗi
  • 27. 9 cung ứng” xuất hiện vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 và ngày càng được phổ biến rộng rãi. Theo Ganeshan và Harrison (1995), “chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những nguyên vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, rồi phân phối chúng đến khách hàng”. Theo Lambert, Stock và Elleam (1998), chuỗi cung ứng lại được hiểu là “sự kết hợp giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”. Bước sang thế kỉ 21, chuỗi cung ứng được định nghĩa một cách rõ ràng hơn, cụ thể hóa trong từng hoạt động. Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2001), “chuỗi ung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung cấp, mà còn có cả các nhà vận chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng….”. Theo Chou và Keng-Li (2001), “chuỗi cung ứng là mạng lưới toàn cầu nhằm phân phối sản phẩm và dịch vụ từ nguyên liệu ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng thông qua dòng chảy thông tin, phân phối và mua sắm đã được thiết lập”. Ngày nay, chuỗi cung ứng là một khái niệm được sử dụng ngày càng phổ biến hơn và đã được đưa vào như một khái niệm trong từ điển Supply chain & Logistics. Tại đây, chuỗi cung ứng được hiểu là “chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp các nguyên vật liệu thô chưa qua xử lý đến khâu sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau (nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng).”. Christopher (2005) lại cho rằng “chuỗi cung ứng là mạng lưới của những tổ chức liên quan đến những mối liên kết theo dòng chảy ngược và xuôi của những quá trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng”.
  • 28. 10 Theo GS Souviron (2007), “chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm, dịch vụ trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.”. Theo Hội đồng Tổ chức chuỗi cung ứng (2010), chuỗi cung ứng bao gồm mọi nỗ lực liên quan đến việc sản xuất, phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. Cùng chung quan điểm này, David Blanchard cũng xem “chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động liên quan đến vòng đời một sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc”. Nói tóm lại, chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự hợp tác nhằm đem lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Nói một cách cụ thể hơn, chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của các yếu tố đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó. Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắc xích (mỗi đơn vị) là quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra, kiểm soát một cách có hiệu lực và hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắc xích này đến đầu vào của mắc xích kế tiếp, nhằm mục đích đáp ứng các chuẩn mực, yêu cầu của mắc xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy, chuỗi cung ứng là chuỗi của các hoạt động logistics - hoạt động tối ưu hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và các doanh nghiệp trong chuỗi. Chuỗi cung ứng toàn cầu là những chuỗi trải rộng trên thế giới, không phân biệt quốc gia, châu lục. Ngày nay, cuộc cạnh tranh về kinh tế của các quốc gia dần được thay thế bằng cuộc cạnh tranh của các chuỗi cung ứng. Chính vì điều này, quốc gia, doanh nghiệp cần phải
  • 29. 11 thay đổi tư duy từ tự sản xuất thành một sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng sang tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bố trí các mắc xích, công đoạn một cách hợp lý nhất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống: • Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng. • Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng. • Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin. Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết. 1.1.2.1. Nhà cung cấp Nhà cung cấp như một thành viên bên ngoài, có năng lực sản xuất không giới hạn. Nhà cung cấp có thể tham gia hoặc không tham gia vào chuỗi cung ứng chung của doanh nghiệp, nhóm sản phẩm hay chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhà cung cấp đóng vai trò là người cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho nhà sản xuất, hoạt động này sẽ diễn ra đúng thời điểm để đảm bảo cho hoạt động của các mắc xích phía sau.
  • 30. 12 1.1.2.2. Nhà sản xuất Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất có thể sản xuất từ nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khai thác dầu khí, gỗ. . . và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản hoặc là những người khai thác các nguyên vật liệu cung cấp cho các mắc xích phía sau của chuỗi cung ứng. Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác. 1.1.2.3. Nhà phân phối Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng. Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
  • 31. 13 1.1.2.4. Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm. 1.1.2.5. Khách hàng Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng. 1.1.2.6. Nhà cung cấp dịch vụ Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Thứ nhất có thể kể tới là hoạt động vận tải. Đây là mắc xích cung cấp các dịch vụ vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, …. trong nội bộ các mắc xích trong chuỗi cung ứng. Hoạt động vận tải là mắc xích giúp chuỗi cung ứng có thể tối ưu hóa được hoạt động thông qua cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm đúng lúc. Vận chuyển đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường biển hay đường hàng không là các phương thức được áp dụng tùy thuộc vào đặc tính của từng chuỗi cung ứng sản phẩm và từng thời điểm sao cho tối ưu nhất.
  • 32. 14 Thứ hai là dịch vụ trong hoạt động tồn kho. Tồn kho là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Trong từng mắc xích, việc bố trí tồn kho tại từng địa điểm, thời điểm với khối lượng, số lượng phù hợp giúp tối ưu hóa hoạt động của chuỗi. Thứ tư có thể kể đến là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Bên cạnh đó, một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý…cũng có những đóng góp không nhỏ trong chuỗi cung ứng hoàn chỉnh hơn. Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại. Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian. Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ. 1.1.3. Mô hình chuỗi cung ứng 1.1.3.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm 4 mắc xích cơ bản có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ qua lại cho nhau trong chuỗi cung ứng, đó là nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Trong mô hình chuỗi cung ứng đơn giản, một hoặc nhiều nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho nhà sản xuất, các bộ phận trong nhà sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất riêng, chế biến thành bán thành phẩm, thành phẩm và chuyển đến cho mắc xích tiếp theo, nhà phân phối. Nhà phân phối sẽ tận dụng các kênh phân phối phù hợp với tính chất và nhóm khách hàng mục tiêu của sản phẩm phân phối đến người tiêu dùng và đến với người tiêu dùng cuối cùng. Một số doanh nghiệp có khả năng đủ mạnh sẽ xây dựng và phát triển ở hai hay nhiều mắc xích hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối đến người tiêu dùng.
  • 33. 15 1.1.3.2. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp Ở mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, đứng trên góc độ nhà sản xuất là trung tâm của các mắc xích trong chuỗi thì có thể có nhiều nhà cung cấp như nhà cung cấp 1 cung cấp nguyên liệu A, nhà cung cấp 2 cung cấp nguyên liệu B, nhà cung cấp 3 cung cấp nguyên liệu C,... Trong đó, các nhà cung cấp sẽ cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên/nhân tạo, nguyên liệu đã qua chế biến, bao bì thành phẩm từ chuỗi cung ứng phía trước,... Sau khi các nguyên vật liệu được nhận từ các nhà cung cấp, nhà sản xuất tiến hành sản xuất thành bán thành phẩm và thành phẩm, sau đó chuyển đến cho nhà cung cấp 1, nhà cung cấp 2, nhà cung cấp 3,...đến các nhà bán sỉ và các trung tâm phân phối. Sau đó, sản phẩm sẽ đến với người bán lẻ và cuối cùng là đến người tiêu dùng cuối cùng. 1.1.3.3. Mô hình chuỗi cung ứng linh hoạt Chuỗi cung ứng linh hoạt có thể nắm bắt và đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, dễ dàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là mô hình chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu không để dự báo chính xác, để giảm tình trạng thiếu hàng, áp lực giảm giá và tồn kho hàng lỗi thời. Tiêu chuẩn để lựa chọn người tham gia chuỗi cung ứng linh hoạt, đáp ứng nhanh là chọn nhà phân phối tin cậy, có quan hệ chiến lược đồng thời có tính linh hoạt cao nhất. Bên cạnh đó, mô hình này cũng phải chọn nhà cung cấp có tốc độ giao hàng nhanh nhất, linh hoạt nhất và chất lượng cao đồng thời đáng tin cậy. Nhà cung cấp dịch vụ logistics phải có tốc độ cung cấp dịch vụ nhanh nhất với chất lượng tốt và tin cậy cao nhất. 1.1.3.4. Mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn Cách thức quản trị vận hành và chuỗi cung ứng có ý nghĩa nhất từ khi khái niệm này được áp dụng rộng rãi đến nay là sản xuất tinh gọn. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng,
  • 34. 16 sản xuất tinh gọn đề cập đến sự tập trung vào việc loại bỏ càng nhiều lãng phí càng tốt. Những di chuyển không cần thiết, các bước xử lý dư thừa, và tồn kho quá mức trong chuỗi cung ứng là mục tiêu cho sự cải biến trong quá trình nghiên cứu. Sản xuất tinh gọn có thể là một trong những công cụ tốt nhất có thể thực hiện các chiến lược xanh trong quy trình sản xuất và dịch vụ. Xây dựng một chuỗi ung ứng tinh gọn sử dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống để tích hợp các đối tác. Việc cung ứng phải phối hợp với nhu cầu của các phân xưởng sản xuất, và sản xuất phải gắn trực tiếp với nhu cầu về sản phẩm của khách hàng. Tầm quan trọng của tốc độ và sự ổn định nhất quán để đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng không thể được nhấn mạnh quá mức. Nói đến mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn, ta không thể nào không nhắc tới những thành phần cơ bản không thể thiếu trong chuỗi. Đó là: Thứ nhất là các nhà máy chuyên môn hóa, các nhà máy chuyên môn hóa nhỏ thay vì các xưởng sản xuất lớn kết hợp theo chiều dọc là quan trọng. Triết lí tinh gọn không thể gắn với việc vận hành cồng kềnh và sự quan liêu vốn có của mô hình quá lớn bởi nó rất khó trong việc quản lý tối ưu. Các nhà máy cần được thiết kế cho một mục đích có thể được xây dựng và vận hành kinh tế hơn. Các nhà máy cần được liên kết với nhau để có thể đồng bộ hóa với một hay nhiều nhà máy khác và phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tốc độ và yếu tố đáp ứng nhanh với sự thay đổi là chìa khóa cho sự thành công của chuỗi cung ứng tinh gọn. Thứ hai, hợp tác với các nhà cung ứng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc quản lý và phát triển chuỗi cung ứng. Nếu nhà sản xuất chia sẻ kế hoạch về nhu cầu sử dụng dự kiến với các nhà cung cấp, họ sẽ có được một cái nhìn toàn diện hơn về nhu cầu dài hạn trong cả hệ thống, từ đó có thể chủ động trong kế hoạch sản xuất và phân phối nguyên vật liệu đến nhà sản xuất. Bên cạnh đó, tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể chia sẻ thông tin cho nhau dễ dàng
  • 35. 17 hơn. Có thể nói, sự tín nhiệm trong cam kết giao hàng của nhà cung cấp cho phép giảm tối đa tồn kho, duy trì tồn kho ở mức độ tinh gọn. Thứ ba là xây dựng chuỗi cung ứng tinh gọn. Một chuỗi cung ứng là tổng thể sự kết hợp của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đó, bao gồm từ nhà cung cấp các nguyên vật liệu thô cho đến hoạt động sản xuất và cuối cùng là hướng tới việc phân phối hoàn hảo, giao sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng. Trong chuỗi hội thảo “Suy nghĩ tinh gọn”, Womack và Jones (Lean Thinking (New York: Simon & Schuster, 1996), p.277) đã đưa ra những hướng dẫn để có thể sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng tinh gọn: - Giá trị phải được đinh nghĩa chung cho mỗi họ sản phẩm cùng với chỉ tiêu chi phí dựa trên quan điểm của khách hàng về giá trị - Tất cả các công ty trên dòng giá trị phải có tần suất sinh lợi trên vốn đầu tư tương xứng có liên quan với dòng giá trị. - Các công ty phải làm việc cùng nhau để xác định và loại bỏ lãng phí. - Khi các chỉ tiêu chi phí đã đạt được, các công ty theo dòng giá trị sẽ ngay lập tức thực hiện các phân tích mới để xác định các lãng phí còn lại và đưa ra chỉ tiêu mới. - Mỗi công ty tham gia có quyền kiểm tra mọi hoạt động ở mọi công ty liên quan trong dòng giá trị như là một phần của nghiên cứu chung về lãng phí. 1.1.4. Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động 1.1.4.1. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế Theo Hamed Shakeriana, Hasan Dehghan Dehnavia và Fatemeh Shateri (2016), chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng trong nền công nghiệp và cạnh tranh trên toàn cầu và có khả năng sẽ là một yếu tố chính trong cạnh tranh toàn thế giới. Khủng hoảng kinh tế thế giới với một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì tối ưu hóa chuỗi cung ứng lại cho thấy rõ vai trò của nó. Khi lợi nhuận giảm, chi
  • 36. 18 phí tăng, các yếu tố mới diễn ra, các mô hình trong chuỗi cung ứng được yêu cầu phát triển tạo điều kiện cho việc ra quyết định và duy trì lợi thế cạnh tranh. Theo Ignas Masteika và Jonas Cepinskis (2015), hiện nay, các doanh nghiệp không còn cạnh tranh trên các thực thể, mắc xích riêng biệt mà là cạnh tranh trên chuỗi cung ứng và áp dụng phân tích các quyết định kiểm soát chuỗi cung ứng. Một công ty không còn kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm hợp lý hóa các hoạt động kinh doanh phải đồng bộ hóa với các nhà cung cấp và khách hàng, và làm việc hướng tới mức độ linh hoạt cao hơn so với một công ty và đạt được lợi thế cạnh tranh. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới. Có thể nói, chuỗi cung ứng là linh hồn cho mọi hoạt động, là điều kiện để tối ưu hóa, tận dụng lợi thế của từng quốc gia, từng khu vực, giúp cho nền kinh tế hoạt động liên tục và tạo ra giá trị thặng dư nhiều nhất có thể. Trong đó, có thể kể đến: Thứ nhất, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng hỗ trợ các luồng giao dịch trong nền kinh tế khi cho ra những khái niệm, lý thuyết cụ thể về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển hiện tại, tính phổ biến hơn của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh tế thế giới thúc đẩy ngày càng nhiều doanh nghiệp, quốc gia tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới, làm cho thế giới trở nên phẳng hơn và phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể nói, chuỗi cung ứng thế giới phát triển là công cụ, là chất xúc tác tuyệt vời để liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhau phát triển, tối ưu hóa hoạt động và tối thiểu hóa các rủi ro trong kinh doanh. Thứ hai, chuỗi cung ứng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung.
  • 37. 19 Thứ ba, chuỗi cung ứng là công cụ giúp các doanh nghiệp, quốc gia tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế. Thứ tư, chuỗi cung ứng giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình. Đây là hoạt động giúp tận dụng lợi thế của từng vùng, từng khu vực. Chuỗi cung ứng có thể tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ của quốc gia này, nguồn nhân công dồi dào, có trình độ phù hợp của quốc gia khác hay lợi thế về phân phối của một khu vực để tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng. Thứ năm, chuỗi cung ứng góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn diện trong kinh doanh. Chuỗi cung ứng là nhân tố giúp dần xóa bỏ biên giới của các quốc gia, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu tận dụng được các lợi thế của nhau, tạo nên một chuỗi tối ưu và phát triển văn hóa hợp tác, hỗ trợ nhau phát triển. Thứ sáu, chuỗi cung ứng góp phần nâng cao dịch vụ khách hàng, đưa người tiêu dùng nói chung thành trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh… Chính sự tối ưu hóa trong từng mắc xích của chuỗi cung ứng, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ sẽ dần ổn định. Các hoạt động thu thập thông tin khách hàng về nhu cầu của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp, chuỗi cung ứng thay đổi theo hướng tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản lý chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên… do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên. 1.1.4.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp Quản lý chuỗi cung ứng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong họat động của doanh nghiệp, bởi nó xuyên suốt hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ việc mua nguyên vật liệu nào? từ ai? sản xuất như thế nào? sản xuất ở đâu? phân phối ra sao? … Tối ưu hoá
  • 38. 20 từng quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh, một yêu cầu sống còn đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong quản lý chuỗi cung ứng, việc quản lý nhà cung cấp, quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng đầu ra tốt hơn, hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quản lý sản phẩm theo từng lô hàng, cho phép doanh nghiệp có khả năng xử lý kịp thời trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi phát sinh về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì … để có thể đề ra những phương án khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Phát triển bền vững phụ thuộc vào sự cải thiện đáng kể trong việc sử dụng tài nguyên chuỗi cung ứng và hiệu quả. Nó đòi hỏi một cách toàn diện quan điểm vòng đời toàn cầu từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối, đặc biệt là theo kiểu vòng kín (Ghadimi et al. 2019). Một xu hướng lớn mới xuất hiện trong các ngành dịch vụ và sản xuất là việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin và truyền thông trong chuỗi cung ứng. Các chức năng chuỗi cung ứng bao gồm mua sắm, sản xuất và phân phối đã ngày càng trở nên tự động, dẫn đến một sự thay đổi mô hình khác được gọi là Công nghiệp 4.0. Môi trường Công nghiệp 4.0 bao gồm số hóa và các máy được điều khiển bằng máy tính được kết nối qua Internet. Thông tin thời gian thực hỗ trợ quản lý chính xác và chính xác các hoạt động và quy trình sản xuất cũng là cốt lõi. Những tiến bộ này mang đến cơ hội to lớn cho trí tuệ chuỗi cung ứng và tự chủ thiết lập bước đệm cho chuỗi cung ứng Công nghiệp 4.0 (Kamble et al., 2018). 1.1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả của chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm nhiều mắc xích nhỏ kết hợp lại với nhau, cùng phối hợp để tối ưu hóa các hoạt động sản xuất, phân phối dựa trên điểm mạnh của từng mắc xích để mang lại hiệu quả cao nhất có thể.
  • 39. 21 Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại quốc tế đang đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức về kiểm soát và tích hợp dòng chảy hàng hóa, thông tin, tài chính một cách hiệu quả. Đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng một chuỗi cung ứng nhanh nhạy, tính thích nghi cao và sáng tạo để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã và đang thực hiện theo các cam kết của WTO và hội nhập ngày một sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải những vấn đề và thách thức làm giảm hiệu quả vận hành chuỗi. Chính vì vậy, để giúp doanh nghiệp phát huy hết tiềm năng, biến tiềm năng thành lợi thế cạnh tranh, dễ dàng vượt qua đối thủ, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. 1.1.5.1. Sản xuất Nói đến vấn đề sản xuất là nói tới năng lực sản xuất của chuỗi cung ứng bao gồm nhà máy, kho và các máy móc hỗ trợ cho hoạt động này. Việc đầu tư xây dựng nhà máy và kho phải phù hợp với nhu cầu thực tế tại chuỗi cung ứng cũng như nhu cầu thị trường trong tương lai để tối ưu hóa nguồn lực và phù hợp với nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng dư thừa quá nhiều, làm cho hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả. Sản xuất là một mắc xích quan trọng trong mọi chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp, bởi lẽ đây là hoạt động quyết định, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các mắc xích còn lại. Trong chuỗi cung ứng lớn, hoạt động sản xuất gần như được xem là hoạt động trung tâm nên mắc xích này là sự kết hợp của quá trình liên kết giữa việc nhập nguyên vật liệu, sản xuất chế biến, bao bì và đóng gói thành thành phẩm hoàn chỉnh cuối cùng.
  • 40. 22 1.1.5.2. Hàng tồn kho Hàng tồn kho là một vấn đề quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm từ nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm và lưu kho của nhà sản xuất, nhà phân phối trong chuỗi cung ứng. Tồn kho một lượng hàng trong giới hạn cho phép của doanh nghiệp và của toàn chuỗi cung ứng sẽ giúp đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu của thị trường. Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, chi phí cho việc tồn kho hàng hóa phải càng thấp càng tốt. Với mặt hàng cá tra, cá basa đông lạnh thì việc tồn kho hàng hóa là điều không thể nào tránh khỏi, thậm chí lượng hàng tồn kho còn khá lớn do đặc thù về thu hoạch cá nguyên liệu và mùa xuất hàng trọng điểm. Chính vì lý do này, việc tồn kho như một yếu tố tất yếu trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa. Các bộ phận phối hợp trong công tác điều tiết lượng hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như đạt được sự tối ưu về giá xuất khi yếu tố giá thất thường tại mặt hàng này khá cao, phụ thuộc vào “mùa nhu cầu” trên từng thị trường. Bởi thế, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần có kế hoạch sắp xếp tồn kho tối ưu với chi phí thấp nhất có thể. 1.1.5.3. Vận chuyển Vận chuyển là trung gian giữa các mắc xích trong chuỗi cung ứng, giúp di chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất hay bán thành phẩm đến khâu chế biến thành thành phẩm, từ thành phẩm đến nhà phân phối rồi cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Trong vận chuyển, cần phải cân nhắc giữa yếu tố đáp ứng nhanh nhu cầu với tính hiệu quả trong việc chọn phương thức vận chuyển trong từng mắc xích cho phù hợp nhất. Trong vận chuyển thường xảy ra trường hợp phương thức vận chuyển nhanh như chi phí lại rất cao, khi chi phí phù hợp thì lại không đáp ứng được yếu tố kịp lúc trong chuỗi. Chính vì thế, chọn phương thức vận chuyển cần phải cân bằng được yếu tố chi phí và yếu tố hiệu quả, cân đối và sắp xếp phương thức sao cho phù hợp nhất với từng chuỗi cung ứng cụ thể.
  • 41. 23 Trong chuỗi cung ứng cá tra, cá basa, việc vận chuyển cá nguyên liệu đến các nhà máy sản xuất được sử dụng chủ yếu là loại ghe chuyên dụng, tránh thấp nhất tỉ lệ cá chết, cá ngộp trong khâu vận chuyển. Bên cạnh đó, với cá thành phẩm xuất đi các nước, phương thức vận tải đường biển được xem như một phương thức tối ưu bởi cá tra đông lạnh là mặt hàng khá cồng kềnh, nặng, khó bảo quản nếu nhiệt độ bảo quản không đạt. Tuy nhiên, đặc biệt với các thị trường có biên giới giáp với Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào, các doanh nghiệp có thể sử dụng container lạnh đường bộ như một biện pháp tối ưu. 1.1.5.4. Thông tin Thông tin là yếu tố kết nối các mắc xích trong chuỗi cung ứng lại với nhau, là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Tùy theo hoạt động của từng công ty mà có cách chọn phương thức quản lý, truyền thông tin một cách phù hợp, sẽ chọn lựa giữa tính đáp ứng nhanh nhu cầu hay tính hiệu quả trong chuỗi. Thông tin chính xác, đầy đủ và đúng lúc sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể quản lý lượng thông tin có thể chia sẻ và lượng thông tin không thể chia sẻ với các doanh nghiệp khác. Trên thực tế, các thông tin về nguồn cung nguyên liệu, dự đoán về nhu cầu thị trường, yêu cầu cho từng thị trường, các doanh nghiệp có thể chia sẻ thông tin với nhau để có thể đáp ứng nhanh với nhu cầu thị trường và chuẩn bị kế hoạch chiến lược tối ưu. Việc trao đổi thông tin, mức độ chia sẻ nên được cân nhắc trước khi thực hiện để tránh việc các đối thủ cạnh tranh tận dụng những thông tin này, làm ảnh hưởng xấu đến kế hoạch chiến lược cũng như tính hiệu quả của chuỗi cung ứng doanh nghiệp.
  • 42. 24 1.1.6. Những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng để nâng cao năng lực cạnh tranh 1.1.6.1. Tiêu chuẩn giao hàng Tiêu chuẩn giao hàng trong chuỗi cung ứng được đánh giá bằng biểu hiện của các tiêu chí về tỉ lệ phần trăm các đơn hàng được giao đúng thời gian yêu cầu của khách, hàng hóa có đầy đủ về số lượng hay không, chất lượng hàng hóa khi giao hàng. Tiêu chuẩn giao hàng đúng hạn chỉ được thỏa mãn khi toàn bộ đơn hàng được giao đúng theo thời hạn yêu cầu của khách hàng. Đơn hàng sẽ không được xem là đúng hạn khi một phần của đơn hàng được giao cho khách hàng đúng hạn và các phần còn lại được giao không đúng tiến độ ban đầu. Đây được xem là một tiêu chuẩn khắt khe, chặt chẽ và sẽ rất khó để có thể đo lường một cách hiệu quả trong việc giao toàn bộ đơn hàng đến kho của khách hàng theo đúng yêu cầu của khách. Tiêu chuẩn giao hàng là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu trong xây dựng kế hoạch, phát triển và hoàn thiện hoạt động của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn giao hàng là cơ sở cho mọi hoạt động được diễn ra đúng như dự đoán, tránh phát sinh chi phí do việc trễ kế hoạch, sai kế hoạch về số lượng trên toàn chuỗi cung ứng. 1.1.6.2. Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn chất lượng được xem la một trong những yếu tố tiên quyết quyết định đến thành công trong một doanh nghiệp, một chuỗi cung ứng. Chất lượng được đánh giá qua mức độ hài lòng của khách hàng, sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm được giao. Chất lượng được đánh giá đầu tiên qua sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Có rất nhiều cách để đo lường mức độ thỏa mãn mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm. Trong đó, cách mà các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thể thu thập được
  • 43. 25 nhiều thông tin và có độ chính xác cao là thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quát và chi tiết từng nhóm yếu tố thỏa mãn mong đợi về sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp có thể hỏi khách hàng của họ: “Sản phẩm của công ty chúng tôi đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng ở mức mấy?” Nếu câu trả lời được đánh giá theo mức độ hài lòng từ 1 điểm đến 5 điểm, với 1 điểm là rất không hài lòng, 2 điểm là không hài lòng, 3 điểm là chấp nhận được, 4 điểm là hài lòng và 5 điểm là rất hài lòng. Nếu câu trả lời của khách hàng ở 4 điểm và 5 điểm chiếm tỉ lệ cao thì cho thấy doanh nghiệp giao cho khách hàng sản phẩm có thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, với chất lượng phù hợp. Song hành cùng với tiêu chuẩn giao hàng, tiêu chuẩn chất lượng là một yếu tố hỗ trợ tạo nên uy tín cho doanh nghiệp, duy trì sự hài lòng của khách hàng. Tiêu chuẩn chất lượng là một yếu tố mà doanh nghiệp không chỉ cần phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động mà còn phải liên tục cải thiện và nâng cao. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ không chỉ trong thị trường nội địa mà có thể mở rộng sang thị trường quốc tế. 1.1.6.3. Tiêu chuẩn thời gian Tổng thời gian để bổ sung các mặt hàng vào đơn hàng có thể được tính trực tiếp từ hàng tồn kho. Thời gian tồn kho sẽ được tính từ mỗi mắc xích trong toàn chuỗi cung ứng, bao gồm cả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và các dịch vụ liên quan và cộng thêm thời gian bổ sung mặt hàng đó trở lại. Một yếu tố khác cần phải xem xét, đánh giá trong tiêu chí về thời gian là thời gian thu hồi công nợ. Đây là yếu tố đảm bảo cho nguồn tiền đảm bảo cho việc xoay vòng vốn trong chuỗi cung ứng.
  • 44. 26 Trong chuỗi cung ứng, tiêu chuẩn thời gian là yếu tố hết sức quan trọng, bởi lẽ mọi hoạt động cần phải đảm bảo đúng lúc, đúng thời điểm để tối ưu hóa mọi hoạt động, tránh phát sinh các chi phí. 1.1.6.4. Tiêu chuẩn chi phí Tiêu chuẩn chi phí được đánh giá dựa trên tổng chi phí, bao gồm chi phí mua nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, chi phí tài chính, chi phí công nợ. Tiêu chuẩn về chi phí là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp. Tiêu chuẩn về chi phí và dòng tài chính trong chuỗi cung ứng là một vấn đề khá phức tạp và cần nhiều thời gian để nghiên cứu để có thể đưa ra một dự báo và kết quả thực sự hiệu quả. Trong giới hạn, vấn đề này sẽ không được nghiên cứu trong đề tài. Vấn đề chi phí sản xuất cũng như chi phí tài chính, công nợ sẽ không được trình bày trong nghiên cứu này. 1.2. Tổng quan ngành cá tra xuất khẩu tại Việt Nam và thực trạng chuỗi cung ứng cá tra tại Việt Nam 1.2.1. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá tra tại Việt Nam Cá tra Việt Nam là loại cá da trơn vô cùng đặc biệt, bởi từ thịt đến mỡ cá, da cá và các sản phẩm khác đều mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, được nhiều người trong và ngoài nước ưa dùng. Việt Nam là quốc gia có được nhiều điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và chế biến cá tra, các sản phẩm từ cá tra. Về những lợi thế ở trong nước, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc nuôi cá tra quy mô lớn. Điều kiện tự nhiên kết hợp với công nghệ canh tác tiên tiến cho ra sản phẩm cá tra thịt trắng, là lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng. Các nhà sản xuất cá tra chính khác như Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Indonesia đang sản xuất cá tra thịt vàng có giá trị thấp và khối lượng chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu
  • 45. 27 trong nước. Đây là yếu tố tiên quyết tạo nên sự phát triển bền vững của ngành, ngày càng khẳng định thương hiệu cá tra Việt Nam trên trường quốc tế. 1.2.1.1. Điều kiện khí hậu, thủy văn và chất lượng nước Có thể nói, điều kiện tự nhiên tại Việt Nam vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Trong đó không thể không kể tới con cá tra, cá basa. Khí hậu khá ổn định quanh năm, nguồn nước dồi dào, phù hợp cho việc ươn cá giống và hoạt động nuôi trồng cung cấp nguồn nguyên liệu cho việc phát triển ngành này. Trước đây, con cá tra thường được nuôi trồng chủ yếu ở bè trên các con sông lớn để có thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn cũng như nguồn nước thông thương trên bè. Trong đó, ta có thể kể đến những thuận lợi như sau: Thứ nhất là lưu lượng trên sông, lưu lượng nước sông Cửu Long dao động từ 18,800 m3 /giây đến 48,700 m3 /giây (số liệu đo tại Phnôm Pênh - Campuchia) vào mùa mưa, lưu lượng nước mùa này cao gấp 9-23 lần so với lưu lượng vào mùa khô. Chính vì điều này, các hộ nuôi cá tra bè sẽ có kế hoạch nuôi trồng và khai thác phù hợp với thời gian và giai đoạn sinh trưởng của cá, khai thác tốt nhất các lợi thế này. Thứ hai là vận tốc dòng chảy, vận tốc dòng chảy đạt 0.5-0.6 m/giây vào mùa lũ và 0.1 – 0.2 m/giây ở mùa khô. Tuy nhiên, vận tốc nước chảy qua bè đặt gần bờ sẽ thấp mức trung bình ở từng mùa. Người nuôi cá tra có thể đặt 2 -3 hàng bè nối nhau khoảng 50m từ bờ ra lòng sông. Thứ ba là nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đáng kể đến quá trình nuôi và chất lượng cá nguyên liệu. Nhiệt độ nước của cá tra nuôi bè biến thiên không nhiều, cao nhất là 310 C vào tháng 5 và tháng 10, thấp nhất vào tháng một, khoảng 260 C. Biên độ trong ngày khoảng 1.5 độ C và nhiệt độ trên tầng mặt cao hơn dưới đáy 2 - 30 C
  • 46. 28 Thứ ba là độ trong và pH. Trong mùa khô, độ trong của nước từ 40 - 60 cm và pH khoảng 7.5. Tuy nhiên, trong mùa mưa, độ trong chỉ 8-10 cm và pH nước sông khá ổn định là đặc điểm rất có lợi cho đời sống của thủy sinh vật và cá. Thứ tư là độ cứng. Độ cứng dao động từ 2-5 độ (theo độ Đức), chủ yếu được hình thành trên cơ sở muối cacbonat canxi và thuộc dạng nước ít muối khoáng. Thứ năm là các chất khí hòa tan trong nước. Nguồn nước sông Tiền và sông Hậu tương đối sạch, có dưỡng khí đầy đủ (4.3 – 9.7 mg/lít). Bên cạnh đó, hàm lượng khí cacbonic thấp (1.7 – 5.2 mg/lít), không có các khí độc trong nước sông thuận lợi cho sự sinh trưởng của cá tra. Ngày nay, khi nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy chế biến càng lớn thì sản lượng cá tra nuôi bè không còn đáp ứng đủ. Người nông dân và các doanh nghiệp dần phát triển mô hình nuôi cá tra trong ao. Loại hình này cũng có được nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Trong đó có thể kể tới: Thứ nhất là nhiệt độ nước. Để đảm bảo được nhiệt độ nước ổn đinh thì độ sâu mực nước hơn 2.5m và vùng nhiệt độ tầng đáy có thể xuống dưới 26 o C vào sáng sớm. Quá trình trao đổi chất, hô hấp và các quá trình điều hòa sinh lý của cá bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ ao nuôi, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột từ 5o C trở lên sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá. Thứ hai là độ pH của nguồn nước nuôi. Độ pH tác động, sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi muối – nước khi pH quá cao hay quá thấp. Độ pH cao sẽ làm tăng tính độc của NH3 trong môi trường và khi pH giảm sẽ làm tăng tính độc của H2S trong môi trường. Đặc biệt là đối với những ao mới đào, người nuôi cần kiểm tra pH trước khi bón vôi. Đối với những vùng nuôi ít phèn tiềm tàng, pH đất dao động từ 5-6 là có thể nuôi được.
  • 47. 29 Thứ ba là Oxy hòa tan (DO). Hàm lượng oxy hoà tan lý tưởng phải lớn hơn 5.0mg/L. Ngưỡng oxy dưới của cá tra nhỏ hơn 2.0 mg/L. Đối với ao nuôi cá tra đăng quầng, việc thiếu oxy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến cá rất khó xảy ra ngoại trừ mật độ thả quá cao, ao ít thông thoáng trong việc trao đổi nước với môi trường ngoài hoặc lưu tốc dòng chảy yếu. Thứ tư là độ đục (NTU). Độ đục là khả năng cản những tia nắng mặt trời. Độ đục trong các bè cá vào mùa lũ có thể lên đến 160 NTU. Trong các ao nuôi độ đục thích hợp nhất là từ 25-80 NTU. Nếu do phù sa gây nên thì thường giá trị độ đục rất lớn. Nước ở tầng đáy của sông Hậu độ đục có thể vượt xa 1,000 NTU vào mùa lũ. Thứ năm là vật chất lơ lửng (TSS). Tổng vật chất trong nước bao gồm 2 thành phần: vật chất lơ lửng (TSS) và vật chất hòa tan (TDS). Vật chất hòa tan bao gồm các muối hòa tan, các ion, các acid hữu cơ…. Hàm lượng tổng vật chất lơ lửng trong nước ao nuôi cá tra biến động rất lớn và ở mức cao (3.5-275 mg/L). Thứ sáu là hữu cơ lơ lửng (OSS) bao gồm thành phần sống như vi tảo, động vật phiêu sinh… và thành phần chết xác động thực vật thủy sinh chết, mảnh vụn hữu cơ đang phân hủy… Đối với cá tra, vào tháng nuôi thứ 5 và 6, OSS có thể chiếm tỉ lệ lên đến 99.6% trong tổng chất rắn lơ lửng TSS. 1.2.1.2. Nhu cầu thị trường Viện Thủy sản Quốc gia Mỹ đưa ra các số liệu dẫn chứng cho rằng cá tra là mặt hàng đang đứng thứ 10 trong các loài cá được tiêu thụ nhiều nhất. Nhu cầu cá tra và các sản phẩm từ cá tra trên toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên do cá tra được đưa vào làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, chiếm phần lớn vẫn là ngành thực phẩm cho đến năm 2025. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ cá tra có thể sử dụng để chế biến các sản phẩm khác như dược phẩm, thực phẩm chức năng,… Các sản phẩm từ cá tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như vậy là nhờ có hàm lượng chất béo từ mức thấp đến mức trung bình, hàm lượng protein cao, giàu axit
  • 48. 30 béo omega-3 được sử dụng làm chất bổ sung cho chế độ ăn uống. Có thể nói, cá tra là loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp cho tim, gan, thận hoạt động khỏe mạnh. Với những tác động tích cực đến sức khỏe từ các sản phẩm từ cá tra, hầu hết các hoạt động ăn uống ở châu Âu và Mỹ đều có cá tra trên thực đơn và đặc biệt hơn, các sản cá tra lại được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ lớn tại châu Âu, Mỹ Latinh hay Mỹ. Thị trường cá tra thế giới hiện được chia làm nhiều khu vực khác nhau, như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương… Nhu cầu chính về cá tra, basa sẽ đến từ Trung Quốc, Nga, châu Âu và Mỹ, do tại những thị trường này, cá tra được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, có thể kể tới những thị trường đầy tiềm năng khác như Trung Đông, Brazil và một số nước châu Á. Đối với thị trường Mỹ và EU, tiềm năng lớn gia tăng lợi nhuận với các sản phẩm có giá trị cao. Các sản phẩm ăn liền và nấu sẵn được ưa chuộng nhất tại hai thị trường này, nơi khách hàng có thu nhập cao. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm này là 22 - 25%, so với 12 - 16% của fillet đông lạnh. Ngoài ra, dân số thế giới sẽ vượt 8.5 tỷ người vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành đánh bắt cá từ tự nhiên sẽ không tăng trưởng để đảm bảo đa dạng sinh học. Tỷ lệ cá nuôi trong tổng nguồn cung cấp cá sẽ tăng từ 47% trong năm 2016 lên 54% vào năm 2030. Các công ty lớn, đặc biệt như Vĩnh Hoàn, Nam Việt hay Hùng Vương sẽ là những doanh nghiệp có lợi thế lớn khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Cá tra Việt Nam là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cá tuyết (một loại cá da trơn) ở các thị trường trên thế giới, nhất là thị trường Mỹ. Theo Hiệp hội Thủy sản Mỹ dự báo nguồn cung cá tuyết toàn cầu năm 2019 sẽ giảm xuống còn 1.5 triệu tấn, tương đương giảm 90,000 tấn so với năm 2018, tạo thêm cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
  • 49. 31 Lý giải về vấn đề trên, phía Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho rằng, do có khối nước ấm tồn tại ở những nơi nuôi cá tuyết trong những năm gần đây nên loài này không thể sinh sản và có dấu hiệu giảm mạnh. Điều này làm cho nguồn cung cá tuyết của Mỹ sẽ giảm mạnh tại vịnh Alaska. Ngoài ra, sản lượng cá tuyết của Canada tại khu vực biển Đại Tây Dương cũng chưa có dấu hiệu phục hồi. Sự hạn chế nguồn cung cá tuyết dẫn đến hệ quả là các doanh nghiệp không đủ thịt cá tuyết fillet cung ứng cho thị trường Mỹ và châu Âu năm 2019. Theo nhận định của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, sản lượng cá tuyết sụt giảm là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra nói riêng và ngành cá tra nói chung. Trong năm 2018, ngành chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam phát triển vượt bậc và đi vào ổn định. Các doanh nghiệp đầu ngành như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp), Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Biển Đông (Cần Thơ), … góp phần đưa đến thắng lợi lớn cho ngành cá tra trong năm 2018. VASEP dự báo trong hai năm tới, Trung Quốc tiếp tục là thị trường láng giềng rộng lớn và tiềm năng của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhập khẩu nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau. Sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này. 1.2.1.3. Rào cản thương mại giảm Theo VDSC, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ. Phán quyết lần thứ 13 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) với việc áp thuế cao nhất từ trước tới nay với mặt hàng cá tra, basa fillet đông lạnh của Việt Nam đang khiến cho
  • 50. 32 cánh cửa vào thị trường Mỹ ngày càng trở nên hẹp hơn với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Với kinh nghiệm ứng phó các lần áp thuế của DOC trước đây, các công ty xuất khẩu các sản phẩm cá tra sáng Mỹ đã có sự chuyển hướng thị trường kinh doanh, chuyển từ hướng xuất khẩu sang Mỹ là chủ yếu sang tìm kiếm các thị trường mới thay thế như Trung Quốc, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Nam Á và một số nước khác. Đây là cách để các công ty thủy sản có thể giảm thiểu những tác động có thể bất lợi từ phán quyết thuế chống bán phá giá của DOC. Bên cạnh đó, một cách mà nhiều công ty chế biến và xuất khẩu cá tra đang dần đẩy mạnh sử dụng là phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao như cá tra cuộn hoa hồng, cá tẩm bột, cá viên, fillet cá tra cắt portion,… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của người tiêu dùng tại các thị trường nước ngoài. Gần đây nhất, Việt Nam vừa vượt qua các cuộc kiểm tra thực địa của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình đánh giá tương đương ban đầu, được tiến hành thực hiện bởi Cơ quan Kiểm định và An toàn Thực phẩm Mỹ (trực thuộc USDA). Đây được xem là một điểm nhấn quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, trong lần đánh giá thứ 14 (POR 14) của DOC, sau các bước đánh giá, DOC đưa ra mức thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với cá tra thấp hơn đáng kể so với POR 13. Tín hiệu này là một tín hiệu đáng mừng, sẽ là yếu tố tiên quyết để khối lượng xuất khẩu cá tra và các sản phẩm từ cá tra sang thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh trong năm 2019. Với mục tiêu đẩy mạnh sang thị trường EU thì Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến được phê duyệt và có hiệu lực vào đầu năm 2019 sẽ là một cơ hội lớn. Khi EVFTA được kí kết và có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông lạnh sẽ được giảm từ mức hiện tại 5.5% xuống 0% trong 3 năm và trong 7 năm sẽ giảm từ 7% xuống 0% đối với cá fillet đã chế biến.