SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 33
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II)
KHOA BẢO HIỂM
--------------------
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH
DOANH BẢO HIỂM
ĐỀ TÀI: “Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của
Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải
Quảng Nam ”
TẢI TÀI LIỆU QUA ZALO 0936.885.877
Viết thuê tiểu luận
Luanvantrithuc.com
Giáo viên hướng dẫn: TS. Tôn Thất Viên
Sinh viên thực hiện: Diệp Hải Bình
Lớp: Đ14BH1
Ngành: Bảo hiểm
Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2016
CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT
GTVT Giao thông vận tải
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
GTĐB Giao thông đường bộ
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………...................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnhtranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.2. Phân loại cạnhtranh
1.1.3. Các công cụ cạnh tranh cơ bản
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối vớiDN
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
1.3.1. Môi trường ngành
1.3.3. Môi trường nộibộ
1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanhnghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM
2.1 Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam
2.1.1. Các quy định của pháp luật
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT
Quảng Nam
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Trungtâm
2.1.4. Bộ máy tổ chức của Trung tâm
2.1.5. Một số kết quả đạt được qua các năm gần đây.
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng
Nam
2.2.1. Chất lượng đào tạo
2.2.2. Nguồn nhân lực
2.2.3. Doanh thu và lợi nhuận
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam
2.3.1. Điểm mạnh
2.3.2. Điểm yếu
2.3.3. Nguyên nhân của những điểm yếu
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH CẠNH TRANH CỦA TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM
3.1 Định hướng mục tiêu phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam
3.1.1 Định hướng phát triển đào tạo nghề lái xe của NhàNước
3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển của Trungtâm
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Trung tâm
3.2.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất
3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức quảnlý
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhânlưc
KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Dạy nghề có vị trí rất quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế đất nước. Những năm qua, dạy nghề đã có bước phát triển vượt bậc cả
về số lượng, chất lượng và đạt được những kết quả khá vững chắc, ngày càng khẳng định
vai trò quan trọng trong việc tạo lực lượng lao động có ích cho quá trình phát triển của
đất nước.
Cạnh tranh là xu hướng của mọi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực,
các thành phần kinh tế và doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận
trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là mội trường và
động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng
hiệu quả, mà còn là yếu tốt quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - chính trị -
xã hội.
Cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo đang là một vấn đề nghiên cứu mới ở Việt Nam
cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mặc dù trên thực tế, hiện tượng cạnh tranh gay gắt trong
lĩnh vực đào tạo ngày một phổ biến và mang tính tất yếu. Tại các trường dạy nghề nói
chung và đào tạo nghề lái xe nói riêng cũng đang nỗ lực để chuyển mình, tồn tại và phát
triển. Các cơ sở đào tạo lái xe muốn tồn tại trong thị trường đào tạo phải luôn vận động,
biến đổi, tạo cho mình một uy tín về chất lượng dịch vụ nhằm chiếm lĩnh những thị phần
nhất định. Chính sự cạnh tranh gay gắt đã đòi hỏi họ phải có các giải pháp hiệu quả nhằm
đứng vững và không ngừng pháttriển.
Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, thuộc Công ty cổ phần Giao thông
vận tải Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số 355/QĐ-HĐQT ngày 11/08/2005
của Hội đồng quản trị công ty, sau khi được sự thống nhất cho phép của Sở Lao động –
Thương Binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Trung tâm ra đời với định hướng đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, vận hành
xe máy thi công, xe máy chuyên dung, đảm nhiệm các chức danh thuyền viên trên
phương tiện đường thủy nội địa.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có bảy (07) cơ sở đào tại lái xe thuộc sở hữu
của Nhà nước và tư nhân. Mặc dù, vẫn là Trung tâm đào tạo nghề GTVT uy tín, chất
lượng hang đầu của tỉnh nhưng trong những năm trở lại đây, Trung tâm đào tạo nghề
GTVT Quảng Nam đã dần đánh mất đi những lợi thế và và thị phần của mình.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện tính cạnh
tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Để giữ vững vị trí và năng lực cạnh tranh hiện tại và chuẩn bị các điều kiện, nguồn
lực để đáp ứng trước bối cảnh mới về áp lực cạnh tranh, thông qua việc đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh trong giai
đoạn vừa qua (2005-2016), đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh
tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh. Nhiệm vụ nghiên cứu là:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng
Nam.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung
tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, giúp Trung tâm đứng vững trong tốp đầu của các
cơ sở đào tạo nghề lái xe trong toàn tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất,
chương
trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của Trung
tâm. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn căn cứ vào địa bàn hoạt động,
nguồn vốn đầu tư sở hữu của nhà nước và tư nhân đó là sáu cơ sở đào tạo lái xe nằm
trong tỉnh: Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề số 5, Công ty cổ
phần Minh Sơn Quảng Nam, Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp Núi
Thành, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Thanh niên
Dân tộc – Miền núi Quảng Nam làm cơ sở để so sánh năng lực cạnh tranh với Trung tâm
Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài.
Tiểu luận gồm 3 phần chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT
Quảng Nam.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo
nghề GTVT Quảng Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu
tranh, ganh đua, giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt
được những lợi thế, ưu thế, mục tiêu xác định. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rất
phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao…
Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng, nhất là trong nền kinh tế thị
trường là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau bởi đứng trên quan điểm của các
chủ thể kinh tế khác nhau thì mục đích cạnh tranh là khác nhau.
Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ
thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất
muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua
được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản
xuất và tiêu thụ.”
Theo cuốn kinh tế học của P. Samueson và W.D.Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình
địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”.
Từ những góc nhìn khác nhau về cạnh tranh ta có rút ra một quan điểm chung như
sau:
“Cạnh tranh là việc doanh nghiệp ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ
thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị
trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.
Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình kinh doanh là tối đa hóa lợi
ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích
tiêu dùng và sự tiện lợi”.
Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng
đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh
tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ.
Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các
DN và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp. Dưới đây là một số
quan điểm về năng lực cạnh tranh đáng chú ý:
Theo Buckley (1991) cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả
năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp”.
Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: “năng lực
cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về
năng lực kinh tế”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố
sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế”.
Đó là rất nhiều các quan niệm về năng lực cạnh tranh ở những góc nhìn khác nhau.
Nhưng có thể khái quát lại một cách chung nhất về năng lực cạnh tranh như sau:
“Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng
có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.”
1.1.2 Phân loại cạnh tranh.
Có 3 cách để phân loại cạnh tranh:
a. Dựa vào chủ thể thị trường:
Cạnh tranh giữa người bán với người mua
Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn
được mua rẻ, ngược lại người bán luôn muốn được bán đắt. Sự cạnh tranh được diễn ra
trong quá trình mặc cả, cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua - bán được
thực hiện.
Cạnh tranh giữa người mua với người mua
Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa, dịch
vụ nào đó trên thị trường có mức cung nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cạnh tranh trở lên
khốc liệt, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ được đẩy lên. Kết quả là người bán sẽ thu
đươc lợi nhuận cao, còn người mua thì mất nhiều tiền hơn. Đây là cuộc cạnh tranh mà
người mua tự làm hại chính mình.
Cạnh tranh giữa người bán với người bán
Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trên thị trường, nó có ý nghĩa quyết định đến
sự sống còn của bất cứ DN nào. Khi nền kinh tế phát triển, số lượng người bán cũng tăng
lên thì cạnh tranh càng trở lên gay gắt, DN nào cũng muốn giành lấy lợi thế, chiếm lĩnh
thị phần, làm hài lòng khách hàng để từ đó tăng lợi nhuận. Trong cuộc chạy đua này, DN
nào không có được chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ bị “đánh bật” khỏi thị trường nhưng
đồng thời nó cũng giúp cho các DN có chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp tục phát
triển hơn nữa.
b. Dựa vào tính cất cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo
Là hình thức cạnh tranh trên thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua, tuy
nhiên trong số không có người bán hay người mua nào đủ khả năng khống chế được thị
trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là
đồng thức và người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị hàng hóa đó
của ai. Tất cả người bán và người mua đều biết đầy đủ thông tin liên quan đến trao đổi,
mua bán, không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người mua
hay một người bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các DN buộc phải tìm cách
giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ
cạnh tranh.
Cạnh tranh không hoàn hảo
Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất
với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được
ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như: quảng
cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả…Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến
trong giai đoạn hiện nay.
Cạnh tranh độc quyền
Là cạnh tranh mà trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản
phẩm hoặc dịch vụ nào đó được cho là “độc nhất” về một mặt nào đó nhưng chúng lại có
thể có những hàng thay thế cho nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn
hiệu do nhà sản xuất sở hữu. Các công ty là những nhà độc quyền về sản phẩm, giá cả
của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu. Việc gia nhập hay rút khỏi ngành là việc hết sức khó khăn do vốn đầu
tư lớn hoặc do độc quyền về công nghệ, bí quyết. Trên thị trường loại này, cạnh tranh
không thông qua giá cả do đó vai trò của quảng cáo, khuyến mại… là rất quan trọng.
c. Dựa vào phạm vi kinh tế:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Đây là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, cùng sản xuất hoặc
tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong cuộc cạnh tranh này, để tồn tại mỗi DN
cần phải nỗ lực hết mình. Do đó, kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật,
chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng phát triển.
Cạnh tranh giữa các ngành
Là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được
lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình cạnh tranh có sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư từ
ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Kết quả là sau một thời gian nhất
định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, giảm được
sự đầu tư không hợp lý trong nền kinh tế.
1.1.3. Các công cụ cạnh tranh cơ bản.
a. Giá cả:
Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hóa của cơ chế thị trường, là biểu
hiện bằng tiền của sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông
qua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường. Đây là một công cụ quan trọng để
cạnh tranh. Giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được như: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lưu
thông, chi phí cho việc xúc tiến bán hàng…
- Các yếu tố không kiểm soát được như: quan hệ cung cầu trên thị trường, sự
cạnh tranh, khả năng chấp nhận và tâm lý khách hàng hay sự điều tiết của Nhànước.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân không
ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của DN nữa
nhưng nếu DN biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất
to lớn.
b. Chất lượng của sản phẩm:
Chất lượng là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về
kinh tế, kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau
như: tính cơ lý hóa, hình dáng, màu sắc…Ngoài ra chất lượng còn thể hiện ở sự khác biệt
hóa của sản phẩm về mẫu mã, tính năng. Để chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh
tranh của DN thì sản phẩm đó phải đảm bảo cả về thông số kĩ thuật lẫn kinh tế. Nâng cao
chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng năng lực cạnh
tranh, thể hiện trên các góc độ:
- Chất lượng sản phẩm tăng sẽ thu hút được khách hàng, tăng được khối lượng hàng hóa
tiêu thụ, tăng uy tín DN giúp mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận, đảm
bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
c. Hệ thống kênh phân phối:
Trước hết, để tiêu thụ sản phẩm DN cần phải lựa chọn kênh phân phối phù hợp với
đặc điểm của sản phẩm cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của DN mình. Chính
sách phân phối góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp cho sản phẩm
sẵn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc đúng nơi để đi vào tiêu dùng. Hơn nữa, trong
môi trường cạnh tranh gay gắt, chính sách phân phối giúp DN tạo sự khác biệt cho
thương hiệu và trở thành công cụ cạnh tranh.
Ngày nay, hệ thống kênh phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng, nó tác động
tới năng lực cạnh tranh của DN trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng
tới
sản phẩm của DN.
- Cải thiện vị trí, hình ảnh của DN trên thị trường.
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong
việc chi phối thị trường.
d. Văn hóa doanh nghiệp:
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế như hiện
nay các DN cần phải chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để nâng cao
năng lực cạnh tranh của DN, ngoài những giải pháp truyền thống như đổi mới công nghệ,
tăng cường vốn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực… thì cần phải xây dựng văn hóa doanh
nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã trở thành công cụ cạnh tranh
quan trọng của DN.
VHDN tác động tới năng lực cạnh tranh của DN ở những khía cạnh sau:
- Xây dựng được VHDN đồng nghĩa với việc DN thực hiện những nội dung cần thiết
của
VHDN như: gây dựng chữ Tín, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh theo một quy
tắc chuẩn mực chung, chú ý đến hoàn thiện sản phẩm hướng đến phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu của khác hàng và thân thiện với môitrường…
- Càng ngày khách hàng của DN sẽ ngày càng khó tính và có nhiều đòi hỏi cao hơn, và
tất nhiên họ cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc cùng đáp ứng nhu cầu của mình. Lúc
này đây, thương hiệu và sản phẩm hàm chứa thông điệp văn hoá và mang bản sắc văn
hoá riêng của DN sẽ được khách hàng lựa chọn nhiềuhơn.
- Một DN có nền tảng văn hoá bền vững đồng nghĩa với việc họ giữ được khách hàng và
có thêm nhiều cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới. Hơn nữa, DN có văn hoá góp
phần khẳng định văn hoá kinh doanh của quốc gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc gia
trên thị trường quốc tế.
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Một là, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, cho nên bất kỳ
một DN nào khi tham gia thị trường đều phải chấp nhận bởi cạnh tranh sẽ tạo môi trường
kinh doanh khốc liệt, kết quả là loại bỏ những DN làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất
lượng thấp và ngược lại thúc đẩy những DN có phương pháp kinh doanh hợp lý. Do đó,
chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh thì DN mới có cơ hội tồn tại đứng vững trên thị
trường.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp DN phát triển.
Quy luật cạnh tranh tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy tiến trình
phát triển của DN bởi năng lực cạnh tranh của DN tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của
DN. Mặt khác, khi DN đứng vững và phát triển sẽ tạo điều kiện ngược lại để nâng cao
hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Bởi những thành tựu qua sự phát triển sẽ giúp DN
có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, có đủ khả năng về nguồn lực để tiếp cận những tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, về tổ chức quản lý SXKD.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu.
Bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động SXKD đều phải có
những mục tiêu nhất định. Tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà mục tiêu đặt ra
của các DN cũng khác nhau. Nếu như trong giai đoạn đầu thì mục tiêu sẽ là khai thác thị
trường, thu hút khách hàng. Đến giai đoạn trưởng thành và phát triển mục tiêu của DN là
tăng doanh thu và lợi nhuận. Còn đến giai đoạn bão hòa thì mục tiêu chủ yếu của DN là
tận thu và chuẩn bị cho những kế hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ khác. Để đạt được
các mục tiêu trên DN phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do đó, nâng cao năng
lực cạnh tranh là biện pháp duy nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh để giúp Doanh nghiệp hội nhập.
Thế kỉ 21 là thế kỉ toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng
những lợi thế so sánh của mình. Nhưng toàn cầu hóa kinh tế cũng làm gia tăng tình trạng
phụ thuộc lẫn nhau và khiến cho công cuộc cạnh tranh diễn ra trên diện rộng hơn với tính
chất chuyên môn hóa ngày càng sâu hơn. Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh những thuận lợi
có được thì nước ta phải đối mặt với những khó khăn rất lớn là cạnh tranh với các DN
nước ngoài trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các DN nước ta chưa cao nên phải
đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chấp nhận sự cạnh tranh, mạnh dạn đổi mới công nghệ,
vận hành hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ,
tạo sức cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ cùng loại, chiếm lĩnh thị trường trong nước và
hướng tới xuất khẩu bền vững; hoặc bị đào thải khỏi thị trường, mà hậu quả là số lao
động thất nghiệp tăng cao - một gánh nặng cho xã hội. Như vậy, nâng cao năng lực cạnh
tranh là con đường duy nhất để các DN đứng vững trong xu thế mới, không bị thua ngay
trên sân nhà.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.1. Môi trường ngành:
Môi trường ngành là môi trường bao gồm các DN trong cùng một lĩnh vực tham
gia hoạt động SXKD. Môi trường ngành còn được hiểu là môi trường cạnh tranh của DN
sự tác động của môi trường ngành ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các DN là điều
không thể phủ nhận.
1.3.2. Môi trường nội bộ:
Khả năng cạnh tranh của DN là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực hiện có và có
thể huy động được của DN như nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính,
cơ cấu tổ chức, kinh nghiệm…
1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.1. Chất lượng sản phẩm:
Đối với bất kì một DN nào thì chất lượng sản phẩm cũng đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Nó không chỉ là yếu tố thu hút khách hàng mà còn là yếu tố thể hiện văn hóa
kinh doanh.
1.4.2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực:
Ta có thể đánh giá chất lượng của đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý thông qua
các tiêu chí như sau: Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và phẩm chất đạo đức, các
kỹ năng về quản trị, ….
1.4.3. Quy mô vốn:
Bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay. Quy mô vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quy
mô của DN ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của một DN.
1.4.4. Thị phần:
Là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
1.4.5. Giá cả
1.4.6. Doanh thu và lợi nhuận.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM
2.1 Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam:
2.1.1 Các quy định của pháp luật:
Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có
chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn
của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ,
đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn
của Bộ Giao thông vận tải như sau: Phải có phòng học chuyên môn, Giáo viên dạy lái xe,
Xe tập lái, Sân tập lái, Đường lái xe ô-tô. Các tiêu chuẩn này phải đảm bảo theo Thông tư
58 của Bộ GTVT về Quy định đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.(1)
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo nghề GTVT
Quảng Nam:
Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, thuộc Công ty cổ phần Giao thông
vận tải Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số 355/QĐ-HĐQT ngày 11/08/2005
của Hội đồng quản trị công ty, sau khi được sự thống nhất cho phép của Sở Lao động –
Thương Binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Trung tâm ra đời với định hướng đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, vận hành
xe máy thi công, xe máy chuyên dung, đảm nhiệm các chức danh thuyền viên trên
phương tiện đường thủy nội địa.
- Tên Trung tâm: Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải Quảng Nam.
- Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Phường Hòa Hương – Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.
- Số điện thoại: 05103. 845 067 hoặc 05103. 845 068
- Email: ttdtngtvtqn@gmail.com
- Wedsite: daotaolaixequangnam.com
- Cơ quan quản lý trược tiếp: Công ty Cổ phần GTVT Quảng Nam.
Ngày 11 – 08 – 2005 Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải được thành lập.
Trung tâm được Cục đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục đường bộ Việt Nam) cấp giấy
phép đào tạo lái xe mô-tô, ô-tô con, ô-tô tải hạng A1, B1, B2, C. Đây là điểm mốc đánh
dấu bước đi đầu tiên của đơn vị trong hoạt động nghề.
Tháng 05 – 2006, đơn vị tiếp tục được Cục đường bộ Việt Nam bổ sung giấy phép
đào tạo lái xe hạng D, E.
Tháng 01 – 2008 Trung tâm được Cục đường sông Việt Nam kiểm tra, cấp giấy
phép đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, thuyền trưởng, máy trưởng
tàu sông hạng 3; Sở Giao Thông vận Tải giao nhiệm vụ đào tạo chứng chỉ chuyên môn
phương tiện thủy nội địa tốc độ cao loại 1. Tiếp tục những bước đi vững chãi, mới đây,
Sở Lao Động - Thương Binh & Xã Hội đã kiểm tra năng lực, cấp giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động dạy nghề cho đơn vị, bổ sung thêm nghề đào tạo vận hành xe máy thi công.
Đặc điểm của cơ sở đào tạo lái xe trong nền kinh tế hiện nay:
- Một là, cơ sở đào tạo nghề lái xe là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên thị
trường giáo dục;
- Hai là, cơ sở đào tạo lái xe chịu sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên của Bộ Giao
thông
Vận tải và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ;
- Ba là, sản phẩm của cơ sỏ đào tạo lái xe là sản phẩm dịch vụ vô hình.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam:
Chức năng:
Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam có chức năng chính là đào tạo, nâng
hạng lái xe cơ giới đường bộ cho tất cả ác đối tượng có nhu cầu học nghề lái xe và
phương tiện thuye nội địa. Chương trình đào tạo theo đúng quy trình của Bộ Giao thông
Vận tải và Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội.
Nhiệm vụ:
Tổ chức tuyển sinh theo hạng GPLX được phép đào tạo (A1,A2,B1,B2,C,D,E,
thuyền trưởng hạng 3), bảo đảm các điều kiện quy định với người học về độ tuổi, sức
khỏe, thâm niên và số kilomet lái xe an toàn đối cới đào tạo nâng hạng lái xe.
Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học và tổ chức liên kết đào tạo lái xe
ô tô.
Công khai qui chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên
Trung tâm và người học biết, thực hiện.
Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng GPLX theo lưu lượng, thời hạn, địa
điểm, hạng GPLX ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và chương trình, giáo trình đúng quy
định.
Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định.
Duy trì và thường xuyên tang cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng
dạy, học tập của Trung tâm để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe.
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan khóa đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của
Nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo lái xe.
Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề sơ cấp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp cho
người học lái xe ô-tô.
Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định, tổ chức bồi
dưỡng nâng câo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
Thực hiện báo cáo theo quy định.
Tổ chức thực hiện các dịch vụ cho hoạt động của Trung tâm.
2.1.4 Bộ máy tổ chức của Trung tâm:
GIÁM ĐỐC
Phó Giám Đốc Nội vụ - Tài
chính
Phó Giám Đốc
Đào tạo
Phòng Nghiệp vụ -
Tổng hợp
Phòng Đâò tạo – Kỹ
Thuật
Tổ Kế toán
Tổ tuyển sinh
Tổ Hành chính-Tổ chức
Tổ đào tạo mô tô A1 và
A2
Tổ Dịch vụ - Bảo vệ
Tổ đào tạo hạng B và C
Tổ đào tạo hạng D và E
Tổ đào tạo đường thủy nội địa
D, E, F
Tổ quản lý sửa chữa
phương tiện
2.1.5. Một số kết quả hoạt động đạt được qua các năm gần đây:
STT
Các hạng lái xe
đào tạo
Năm Tổng
cộng
2011 2012 2013 2014 2015
1 Lái xe ô tô hạng B2 1.320 1.350 1.255 1.530 1.240 6.695
2 Lái xe ôtô hạng C 432 570 625 737 825 3.189
Cộng 1.752 1.920 1.880 2.267 2.065 9.884
(nguồn: Phòng Đào tạo)
STT
Các hạng lái xe
đào tạo
Năm Tổng
cộng
2011 2012 2013 2014 2015
1 Lái xe ô tô hạng D,E 107 135 174 212 255 883
2 Lái xe ô tô hạng Fc 84 76 0 0 0 160
3 Lái xe môtô hạng A1 11.074 12.288 12.960 12.444 13.727 62.943
Cộng 11.265 12.499 13.131 12.656 13.982 63.536
(nguồn: phòng Đào tạo)
Đào tạo nghề lái xe với lợi thế thời gian đào tạo không dài, thiên về thực hành
nghề là chính, người học có khả năng hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Đây là nghề
trong một khoảng thời gian dài đã bùng phát về nhu cầu đào tạo khi có sự gia tăng quản
lý nhà nước trong lĩnh vực thực thi Luật Giao thông đường bộ. Với nỗ lực của mình,
Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam trong thời gian qua cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu của xã hội, sự đa dạng về các loại hình đào tạo đã thu hút được lượng người học
đông đảo góp phần kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giaothông.
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT
QuảngNam
Hiện nay trên địa bàn Quảng Nam có 7 cơ sở đào tạo nhưng năng lực chỉ có Công
ty Cổ phần Minh Sơn vad Trường Cao đẳng Nghề Quảng Nam là cạnh tranh thị phần với
Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. Vì năng lực, cơ cấu quản lý, nguồn vốn các
cơ sở kia còn lạc hậu và không đổi mới nên ta chỉ tập trung phân tích lợi thế của Trung
tâm so với 2 đối thủ còn lại.
2.2.1. Chất lượng đào tạo:
Chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự sống còn của bất cứ cơ sở đào tạo nghề
lái xe nào nhất là trong giai đoạn hiện nay, thị trường đào tạo nghề có sự cạnh tranh quyết
liệt giữa các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong đó có Trung tâm Đào tạo
nghề GTVT Quảng Nam. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu
ngày càng cao của xã hội, của doanh nghiệp tuyển dụng lao động là vấn đề then chốt để
Trung tâm tồn tại và phát triển.
Mối quan hệ giữa đào tạo nghề lái xe với nhu cầu xã hội là quan hệ “Cung- Cầu”.
Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề lái xe là cung cấp nhân lực trực tiếp cho nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lượng cũng như cơ cấu
trình độ phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của đất nước trong
từng giai đoạn.
Sản phẩm đào tạo lái xe là loại sản phẩm dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là mức độ
hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ. Chất lượng đào tạo
lái xe là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông chính vì vậy những
yêu cầu về chất lượng đào tạo lái xe đòi hỏi rất cao ở nhiều tiêu chí mang tính đặc thù.
Với kinh nghiệm là cơ sở đào tạo lái xe lâu năm, Trung tâm luôn chú trọng nâng cao chất
lượng đào tạo để tạo sự khác biệt về chất lượng sản phẩm.
Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam là một đơn vị đào tạo nghề hoạt động
theo Luật dạy nghề và Luật Giáo dục nên công tác tuyển sinh được thực hiện đúng theo
quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Trong những năm qua, qui
mô tuyển sinh của Trung tâm liên tục tăng nhưng vẫn đảm bảo đủ giáo viên, phương tiện,
cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, học
viên sau khi tốt nghiệp đã đạt được các kỹ năng nghề đúng với cấp độ đào tạo. Trung tâm
thường xuyên cập nhật, mua sắm phương tiện thiết bị dạy học mới, thiết bị của xưởng
thực hành môn kỹ thuật lái xe và thực hành sửa chữa, bài số nóng, số nguội. Hàng năm
Trung tâm tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn để điều chỉnh,
bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo cho sát với thực tế.
2.2.2. Nguồn nhân lực:
Hiện tại Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam có tổng số cán bộ, nhân viên
và giáo viên là 92 người trong đó số giáo viên tham gia giảng dạy lái xe là 83 người gồm
08 giáo viên dạy chuyên lý thuyết, 62 giáo viên chuyên dạy thực hành và 13 giáo viên
vừa dạy lý thuyết và thực hành.
Bảng Cơ cấu trình độ nhân lực của Trung tâm năm 2014
STT Trình độ CBNV GV LT GV TH GVLT+TH Tổng
1 Thạc sỹ 2 2
2 Đại học 1 4 14 8 27
3 Cao đẳng 1 3 2 1 7
4 Trung cấp 1 1 8 4 14
5 Bậc thợ tay nghề cao 38 38
6 Lao động phổ thông 4 4
Tổng số 9 8 62 13 92
(nguồn: phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp)
100% giáo viên đủ tiêu chuẩn theo qui định của Bộ GTVT như có phẩm chất, tư
cách đạo đức tốt; có đủ sức khoẻ theo qui định; trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ
thông trở lên; có chứng chỉ đào tạo sư phạm.
Trình độ giáo viên dạy lý thuyết: 57% đại học; 19% cao đẳng; 24% trung cấp và
bậc thợ tay nghề cao; hiện tại có 3 giáo viên đang theo học thạc sỹ. 100% giáo viên dạy
lý thuyết có trình độ A về tin học đáp ứng yêu cầu dạy môn Luật giao thông đường bộ
trên máy vi tính. Tuy nhiên trong đó mới có 60% số giáo viên đáp ứng được yêu cầu soạn
giáo án điện tử và 16% giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành lái xe.
Trình độ giáo viên dạy thực hành: 22% đại học, 3% cao đẳng; 13% trung cấp; 61%
bậc thợ tay nghề cao; hiện tại có 20 giáo viên đang theo học đại học các chuyên ngành.
100% giáo viên dạy thực hành đã được tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo
hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy
thực hành lái xe. 100% giáo viên dạy thực hành đều có thời gian hành nghề lái xe và giấy
phép lái xe tương ứng hoặc cao hơn hạng đào tạo. Đội ngũ giáo viên có trình độ trung cấp
nghề và tay nghề bậc cao chiếm 2/3 tổng số giáo viên của Trung tâm đã qua lao động
thực tế nên có kinh nghiệm trong việc dạy thực hành lái xe.
Phương tiện tập lái xe:
Tổng số phương tiện tập lái của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh là 71 xe bao
gồm: 55 xe hạng B, 12 xe hạng C, 02 xe hạng D, 01 xe hạng E, 01 xe hạng Fc. Trong đó
có 16 xe hợp đồng, số xe có niên hạn sử dụng dưới 10 năm là 47 chiếc (chiếm 66%). Các
phương tiện tập lái xe của Trung tâm đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được cấp giấy kiểm
định kỹ thuật và giấy phép xe tập lái, được đầu tư đảm bảo đúng qui chuẩn theo lộ trình
đổi mới phương tiện, thiết bị tập lái do Bộ Giao thông Vận tải qui định. Niên hạn của các
phương tiện đảm bảo theo tỷ lệ lộ trình đổi mới phương tiện đến năm 2015 của Bộ Giao
thông vận tải.
Bảng so sánh phương tiện giữa 3 cơ sở đào tạo
STT CSĐT Trung tâm CTCP Minh Sơn Cao đẳng nghề
QNam
Loại xe Số
lượng
<10năm Tỷ lệ Số
lượng
<10năm Tỷ
lệ
Số
lượng
<10năm Tỷ lệ
1 Hạng B 55 37 67% 104 60 58% 32 27 84%
2 Hạng C 12 7 58% 48 25 52% 10 10 100%
3 Hạng D 2 1 50% 1 0%
4 Hạng E 1 1 100% 2 0%
5 Hạng Fc 1 1 100%
Cộng 71 47 66% 155 85 55% 42 37 88%
(Nguồn: phòng QL Đào tạo & Sát hạch- Sở GTVT Quảng Nam)
2.2.3. Doanh thu và lợi nhuận:
Nguồn thu chủ yếu của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam được hình
thành từ nguồn thu từ học phí đào tạo được giữ lại theo qui định, các khoản thu hợp pháp
khác để tự chủ một phần trong việc trang trải các khoản chi, đồng thời tích luỹ để tái đầu
tư phát triển Trung tâm.
Công tác thu chi tài chính của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh được
thể hiện khách quan, minh bạch đúng với qui định hiện hành. Việc quản lí và sử dụng học
phí đào tạo được Trung tâm thực hiện đúng mục đích. Các hạng mục đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện dạy lái xe đã phát huy hiệu quả rõ rệt, khẳng định được
năng lực của Trung tâm trong xu thế hội nhập. Với phương châm đào tạo nghề theo
hướng xã hội cần nên trong những năm qua, không những Trung tâm luôn tạo đủ công ăn
việc làm ổn định cho đội ngũ cán bộ, giáo viên mà còn có tích luỹ để tái đầu tư vào đào
tạo nhằm nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng
Nam
2.3.1. Điểm mạnh
Trong thời gian qua (giai đoạn 2011-2015), cùng với kết quả thực hiện các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam đã hoàn
thành các chỉ tiêu chủ yếu, đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển đào tạo nghề
nói chung và thị trường đào tạo nghề lái xe nói riêng.
Thế mạnh và sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề
GTVT Quảng Nam so với các đối thủ cạnh tranh đó là việc phát huy về qui mô cơ sở đào
tạo nghề lái xe lâu năm, biết tận dụng thế mạnh, tiếp tục khẳng định thương hiệu của
mình trong con mắt của mọi đối tượng xã hội đồng thời duy trì được sự tận tụy và cố
gắng của CBNV giáo viên trong sự nghiệp phát triển để phát huy lợi thế cạnh tranh của
mình. Thế mạnh được khẳng định đó là:
Thứ nhất, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam là cơ sở đào tạo nghề có bề
dày lịch sử, có uy tín, thương hiệu, là địa chỉ học nghề tin cậy của nhiều thế hệ và các
tỉnh lân cận vì vậy văn bằng, chứng chỉ của Trung tâm có giá trị cao, được xã hội cũng
như các đơn vị sử dụng lao động công nhận và tin tưởng.
Thứ hai, Đội ngũ cán bộ giáo viên Trung tâm có tuổi đời còn trẻ, được đào tạo cơ
bản, có trình độ, có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ dạy học mới
vào giảng dạy tạo sự chuyển biến đột phá của Trung tâm.
2.3.2. Điểm yếu:
Tuy đạt được các kết quả trong đào tạo lái xe, đứng vững và khẳng định được vị
thế trong môi trường cạnh tranh, nhưng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cũng không tránh khỏi những
hạn chế bất cập đó là:
Thứ nhất, Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề lái xe của Trung tâm còn thiếu so
với nhu cầu thực tế của xã hội. Nhiều thiết bị, mô hình dạy học đã lỗi thời, một số bài
giảng trong chương trình đào tạo không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Thứ hai, Trung tâm chưa có phân hiệu đào tạo tại các địa phương khác trong tỉnh
nên khó khăn trong việc mở rộng địa bàn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh nhất là con em
đồng bào các dân tộc thiểu số trong Tỉnh.
Thứ ba, Chất lượng đào tạo nghề lái xe của Trung tâm chưa cao do ảnh hưởng của
chi phí đào tạo tương đối lớn, giá vật tư nhiên liệu thực tập luôn biến động.
2.3.4. Nguyên nhân của những điểm yếu:
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, Trình độ quản lý và chất lượng nhân lực chưa đạt yêu cầu.
Chất lượng đội ngũ CBNV giáo viên chưa đáp ứng và theo kịp đòi hỏi của thị
trường đào tạo nghề lái xe hiện nay. Công tác tuyển dụng đôi khi còn dựa vào sự quen
biết nên một số nhân viên, giáo viên trình độ không phù hợp với công việc. Mặt khác,
Trung tâm chưa có chế độ giữ chân người tài nên một số giáo viên không hết lòng với
nghề, không xác định gắn bó lâu dài với Trung tâm đang là một trong những cản trở
Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ hai, Chi phí đào tạo còn lớn
Trung tâm chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý kinh tế nội bộ tại cơ quan, chưa tạo
động lực thực sự trong việc tích cực đẩy mạnh năng lực đào tạo, chiếm lĩnh thị phần, tiết
kiệm chi phí, tích lũy vốn tái đầu tư.
Thứ ba, Chiến lược cạnh tranh chưa bài bản
Trung tâm chưa có nhiều kênh phân phối (chi nhánh đào tạo tại các địa phương
khác), công tác quảng cáo chưa hợp lý và hiệu quả, chưa xây dựng kế hoạch liên kết với
các cơ sở sử dụng lái xe.
Nguyên nhân từ đói thủ cạnh tranh:
Thị trường nhu cầu nghề lái xe ngày càng phát triển nên ngày càng có nhiều
Trường dạy nghề tham gia đào tạo nghề lái xe vì vậy số lượng đối thủ cạnh tranh với
Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh ngày càng gia tăng. Đối thủ cạnh tranh của
Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam chủ yếu là các cơ sở đào tạo các Trường Cao
đẳng và CTCP Minh Sơn trên địa bàn tỉnh…cũng như một số tỉnh lân cận như Đà Nẵng
hay Quảng Ngãi.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH CẠNH TRANH CỦA TRUNG
TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM
3.1 Định hướng mục tiêu phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng
Nam
3.1.1 Định hướng phát triển đào tạo nghề lái xe của NhàNước
Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được Bộ Giao thông vận tải quan
tâm ở cả hai lĩnh vực: Quản lý nhà nước chặt chẽ và khuyến khích các thành phần kinh tế
tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch. Hệ thống văn
bản qui phạm pháp luật được nghiên cứu, sửa đổi cho sát với yêu cầu thực tế. Các tiêu
chuẩn quản lý trên lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được ban hành đầy đủ,
qui định chặt chẽ, khoa học.
3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển của Trungtâm
- Mở thêm chi nhánh đào tạo tại thị xã Điện Bàn.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học, đẩy mạnh đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý.
- Phấn đấu đến năm 2018 nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của Trung tâm, mở
rộng các loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
- Phát huy những lợi thế đối với đào tạo nghề lái xe, xây dựng hình ảnh thương hiệu, địa
chỉ tin cậy đối với người học lái xe trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lâncận.
- Liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động là lái xe để tuyển sinh
đào tạo và tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
- Mở rộng loại hình đào tạo như đào tạo nghề lái xe để xuất khẩu lao động, để phục vụ
các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả lao động.
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Trung tâm
3.2.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Theo qui
định của Bộ GTVT, định kỳ sau 3 năm cơ sở đào tạo lái xe phải báo cáo thực trạng hoạt
động để xin cấp lại giấy phép đào tạo hoặc tăng lưu lượng đào tạo. Để làm cơ sở tăng lưu
lượng đào tạo vào năm 2018 đáp ứng yêu cầu đạt 1.000 học sinh theo tiêu chuẩn qui định
của Bộ GTVT, Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cần tích cực đầu tư thêm các
hạng mục cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như sau:
- Trang bị thêm 20 bộ máy vi tính cấu hình cao để cài phần mềm học luật GTĐB mới,
trang bị đồng bộ các sa hình điện tử, cabin điện tử giúp học viên nắm bắt bản chất và
phương pháp xử lý sát với thực tế khi tham gia giao thông, chuẩn bị điều kiện để Trung
tâm xây dựng chương trình đào tạo lái xe tiên tiến trong thời giantới.
- Thời gian tới Trung tâm cần bổ sung thêm xe tập lái nhằm thay thế dần những phương
tiện cũ có niên hạng trên 10 năm và nâng cao tính chủ động về phương tiện của Trung
tâm đáp ứng đủ số xe tập lái.
3.2.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý
Trình độ, năng lực và phong cách quản lí có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện
nay thì đội ngũ cán bộ quản lí phải thay đổi tác phong cách làm việc để trở nên chuyên
nghiệp hơn, năng động hơn. Để đổi mới cơ cấu tổ chức quản lí, hoàn thiện kĩ năng quản
lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo tại Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, Ban lãnh
đạo cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:
- Gương mẫu trong việc không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bổ
sung
kiến thức quản trị trong giáo dục dạy nghề, tâm huyết với công việc đồng thời nâng cao
tính trung thực, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãngphí.
- Cần phải nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò nguồn cán bộ, giáo viên của Trung tâm,
khuyến khích, tạo điều kiện cho người có năng lực pháttriển.
- Nhạy bén với thị trường để có thể đưa ra những chiến lược hoạt động hợplý.
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để có đội ngũ nhân viên, giáo viên đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh
doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Trung tâm đào tạo nghề GTVT
Quảng Nam cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý.
- Chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nhân sự.
- Làm tốt công tác tuyển dụng và chế độ đã ngộ.
KẾT LUẬN
Lịch sử kinh tế thị trường cho thấy cạnh tranh là một tất yếu khách quan, một
động lực của kinh tế thị trường. Tham gia cạnh tranh và giành thắng lợi trong cạnh tranh
tạo điều kiện cho mỗi cơ sở đào tạo nghề có thể khẳng định vị trí của mình trên thị
trường. Bởi vậy nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở đào tạo lái xe của ViệtNam
nói chung và Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam nói riêng đang là vấn đề được
quan tâm hàng đầu.
Qua những phân tích về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng
Nam cho thấy:
Thứ nhất, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của một cơ sở đào
tạo nghề và Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cần phải lưu ý tới tác động của
những yếu tố đó đến năng lực cạnh tranh của cơ sở mình.
Thứ hai, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, Trung tâm còn một số những mặt
hạn chế cần khắc phục như về vấn đề tài chính, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực,…
Thứ ba, để tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, Trung tâm cần phải có
những giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực
hiện thành công những giải pháp đó, Trung tâm sẽ có đủ các điều kiện để nắm bắt các cơ
hội, đối diện với thách thức của nền kinh tế, chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế
giới.
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều hoạt động của doanh
nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những giải pháp em đưa ra không tránh khỏi mang
tính chủ quan. Em hi vọng những giải pháp đó có thể đóng góp phần nào vào việc nâng
cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giao thông Vận tải (2013), Văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực đào
tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe năm 2013, NXB Giao thông Vận tải, Hà
Nội.
2. PTS. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia HàNội
3. P.A Samuelson và W.D Nordhaus (2001), Kinh tế học, NXB Thống kê, HàNội.
4. PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Ths. Nguyễn Thị Hưng (2009), Tập bài
giảng Marketing căn bản, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
5. PGS- TS. Ngô Kim Thanh (2011), Quản trị chiến lược, NXB ĐH Kinh tế
quốc dân, Hà Nội.
6. Quốc Hội (2006), Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006,
http://chinhphu.vn.
7. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn
cầu hóa, NXB Lao Động, Hà Nội.
8. TS. Lê Thị Xuân, Ths Nguyễn Xuân Quang (2010), Giáo trình phân tích tài
chính doanh nghiệp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 630/QĐ-Ttg, ngày 29/5/2012 “Phê
duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020”,
http://chinhphu.vn.
10. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số:568/QĐ-UBND ngày 15/3/2010 “V/v
phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2010 – 2020”,http://www.quangninh.gov.vn.
11. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 2886/QĐ-UBND ngày 20/12/2011
“V/v phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2011- 2020”, http://www.quangninh.gov.vn.
CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
No table of contents entries found.

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải

Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungThanhxuan Pham
 
Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...
Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...
Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...nataliej4
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...nataliej4
 
Tailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van tai
Tailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van taiTailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van tai
Tailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van taiTrần Đức Anh
 
Bản thảo tl
Bản thảo tlBản thảo tl
Bản thảo tlTai Nguyen
 
Khóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCM
Khóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCMKhóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCM
Khóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCMdaiminhistjsc
 
7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx
7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx
7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docxDucLeTrong
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục
[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục
[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dụcVu Huy
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thong diep so 8 cua tgd
Thong diep so 8 cua tgdThong diep so 8 cua tgd
Thong diep so 8 cua tgdTuyet Le
 
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Semelhante a Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải (20)

Lvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dungLvchk15 truong doan quoc dung
Lvchk15 truong doan quoc dung
 
Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...
Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...
Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường b...
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
Đồ Án Tốt Nghiệp Thiết Kế Chung Cư A4 Phan Xích Long, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Ch...
 
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.doc
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.docNghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.doc
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.doc
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền BắcLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty Điện Lực Miền Bắc
 
Tailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van tai
Tailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van taiTailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van tai
Tailieu.vncty.com van dung marketing phat trien kinh doanh van tai
 
Bản thảo tl
Bản thảo tlBản thảo tl
Bản thảo tl
 
Khóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCM
Khóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCMKhóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCM
Khóa Đào Tạo Lái Xe Ô Tô Tại Các Quận TPHCM
 
7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx
7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx
7.ĐỀ ÁN PHÁT SƠN HÙNG.docx
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
tiểu luận Chiến lược marketing-mix của sản phẩm xe ô tô Vinfast
 
Đề tài: Phân tích marketing dịch vụ tại Công ty cổ phần Năng Lực Bứt Phá
Đề tài: Phân tích marketing dịch vụ tại Công ty cổ phần Năng Lực Bứt PháĐề tài: Phân tích marketing dịch vụ tại Công ty cổ phần Năng Lực Bứt Phá
Đề tài: Phân tích marketing dịch vụ tại Công ty cổ phần Năng Lực Bứt Phá
 
[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục
[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục
[Marketing dịch vụ] Phân tích mô hình dịch vụ giáo dục
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Đề tài tốt nghiệp -Công tác tổ chức quản lý của Công ty TNHH vận tải
Đề tài tốt nghiệp -Công tác tổ chức quản lý của Công ty TNHH vận tảiĐề tài tốt nghiệp -Công tác tổ chức quản lý của Công ty TNHH vận tải
Đề tài tốt nghiệp -Công tác tổ chức quản lý của Công ty TNHH vận tải
 
Thong diep so 8 cua tgd
Thong diep so 8 cua tgdThong diep so 8 cua tgd
Thong diep so 8 cua tgd
 
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng indovina.
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng indovina.Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng indovina.
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng indovina.
 
Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng Việt Nam.docx
Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng Việt Nam.docxLuận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng Việt Nam.docx
Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty Khí Hóa Lỏng Việt Nam.docx
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải

  • 1. BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS II) KHOA BẢO HIỂM -------------------- TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH BẢO HIỂM ĐỀ TÀI: “Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải Quảng Nam ” TẢI TÀI LIỆU QUA ZALO 0936.885.877 Viết thuê tiểu luận Luanvantrithuc.com Giáo viên hướng dẫn: TS. Tôn Thất Viên Sinh viên thực hiện: Diệp Hải Bình Lớp: Đ14BH1 Ngành: Bảo hiểm Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 10 Năm 2016
  • 2. CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT GTVT Giao thông vận tải
  • 3. DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh GTĐB Giao thông đường bộ
  • 4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU……………………………………...................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnhtranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 1.1.2. Phân loại cạnhtranh 1.1.3. Các công cụ cạnh tranh cơ bản 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh đối vớiDN 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp 1.3.1. Môi trường ngành 1.3.3. Môi trường nộibộ 1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanhnghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM 2.1 Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 2.1.1. Các quy định của pháp luật 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Trungtâm 2.1.4. Bộ máy tổ chức của Trung tâm 2.1.5. Một số kết quả đạt được qua các năm gần đây. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 2.2.1. Chất lượng đào tạo 2.2.2. Nguồn nhân lực 2.2.3. Doanh thu và lợi nhuận 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 2.3.1. Điểm mạnh 2.3.2. Điểm yếu 2.3.3. Nguyên nhân của những điểm yếu CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM 3.1 Định hướng mục tiêu phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 3.1.1 Định hướng phát triển đào tạo nghề lái xe của NhàNước
  • 5. 3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển của Trungtâm 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Trung tâm 3.2.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất 3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức quảnlý 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhânlưc KẾT LUẬN DANH MỤC THAM KHẢO
  • 6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Dạy nghề có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Những năm qua, dạy nghề đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và đạt được những kết quả khá vững chắc, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc tạo lực lượng lao động có ích cho quá trình phát triển của đất nước. Cạnh tranh là xu hướng của mọi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là mội trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu tốt quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội. Cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo đang là một vấn đề nghiên cứu mới ở Việt Nam cả về mặt lý luận và thực tiễn. Mặc dù trên thực tế, hiện tượng cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực đào tạo ngày một phổ biến và mang tính tất yếu. Tại các trường dạy nghề nói chung và đào tạo nghề lái xe nói riêng cũng đang nỗ lực để chuyển mình, tồn tại và phát triển. Các cơ sở đào tạo lái xe muốn tồn tại trong thị trường đào tạo phải luôn vận động, biến đổi, tạo cho mình một uy tín về chất lượng dịch vụ nhằm chiếm lĩnh những thị phần nhất định. Chính sự cạnh tranh gay gắt đã đòi hỏi họ phải có các giải pháp hiệu quả nhằm đứng vững và không ngừng pháttriển. Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, thuộc Công ty cổ phần Giao thông vận tải Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số 355/QĐ-HĐQT ngày 11/08/2005 của Hội đồng quản trị công ty, sau khi được sự thống nhất cho phép của Sở Lao động – Thương Binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Trung tâm ra đời với định hướng đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, vận hành xe máy thi công, xe máy chuyên dung, đảm nhiệm các chức danh thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa. Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có bảy (07) cơ sở đào tại lái xe thuộc sở hữu
  • 7. của Nhà nước và tư nhân. Mặc dù, vẫn là Trung tâm đào tạo nghề GTVT uy tín, chất lượng hang đầu của tỉnh nhưng trong những năm trở lại đây, Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam đã dần đánh mất đi những lợi thế và và thị phần của mình. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện tính cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Để giữ vững vị trí và năng lực cạnh tranh hiện tại và chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực để đáp ứng trước bối cảnh mới về áp lực cạnh tranh, thông qua việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh trong giai đoạn vừa qua (2005-2016), đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh. Nhiệm vụ nghiên cứu là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Tìm hiểu thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, giúp Trung tâm đứng vững trong tốp đầu của các cơ sở đào tạo nghề lái xe trong toàn tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: là hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài còn căn cứ vào địa bàn hoạt động, nguồn vốn đầu tư sở hữu của nhà nước và tư nhân đó là sáu cơ sở đào tạo lái xe nằm trong tỉnh: Trường Cao đẳng nghề Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề số 5, Công ty cổ phần Minh Sơn Quảng Nam, Trung tâm Giáo dục thường xuyên- Hướng nghiệp Núi Thành, Trường Trung cấp nghề Bắc Quảng Nam, Trường Trung cấp nghề Thanh niên Dân tộc – Miền núi Quảng Nam làm cơ sở để so sánh năng lực cạnh tranh với Trung tâm
  • 8. Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài. Tiểu luận gồm 3 phần chính: Chương 1. Cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam.
  • 9. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Tổng quan về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “Cạnh tranh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa chủ yếu là sự đấu tranh, ganh đua, giữa các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những lợi thế, ưu thế, mục tiêu xác định. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao… Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng, nhất là trong nền kinh tế thị trường là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau bởi đứng trên quan điểm của các chủ thể kinh tế khác nhau thì mục đích cạnh tranh là khác nhau. Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.” Theo cuốn kinh tế học của P. Samueson và W.D.Nordhaus: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Từ những góc nhìn khác nhau về cạnh tranh ta có rút ra một quan điểm chung như sau:
  • 10. “Cạnh tranh là việc doanh nghiệp ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình kinh doanh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. Từ trước tới nay, khái niệm năng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện, bối cảnh phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Đồng thời năng lực cạnh tranh cũng cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các DN và cần được thể hiện ra bằng phương thức cạnh tranh phù hợp. Dưới đây là một số quan điểm về năng lực cạnh tranh đáng chú ý: Theo Buckley (1991) cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp”. Theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: “năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Đó là rất nhiều các quan niệm về năng lực cạnh tranh ở những góc nhìn khác nhau. Nhưng có thể khái quát lại một cách chung nhất về năng lực cạnh tranh như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.” 1.1.2 Phân loại cạnh tranh. Có 3 cách để phân loại cạnh tranh: a. Dựa vào chủ thể thị trường: Cạnh tranh giữa người bán với người mua Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo “luật” mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn được mua rẻ, ngược lại người bán luôn muốn được bán đắt. Sự cạnh tranh được diễn ra
  • 11. trong quá trình mặc cả, cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua - bán được thực hiện. Cạnh tranh giữa người mua với người mua Đây là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó trên thị trường có mức cung nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cạnh tranh trở lên khốc liệt, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ được đẩy lên. Kết quả là người bán sẽ thu đươc lợi nhuận cao, còn người mua thì mất nhiều tiền hơn. Đây là cuộc cạnh tranh mà người mua tự làm hại chính mình. Cạnh tranh giữa người bán với người bán Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất trên thị trường, nó có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của bất cứ DN nào. Khi nền kinh tế phát triển, số lượng người bán cũng tăng lên thì cạnh tranh càng trở lên gay gắt, DN nào cũng muốn giành lấy lợi thế, chiếm lĩnh thị phần, làm hài lòng khách hàng để từ đó tăng lợi nhuận. Trong cuộc chạy đua này, DN nào không có được chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ bị “đánh bật” khỏi thị trường nhưng đồng thời nó cũng giúp cho các DN có chiến lược kinh doanh phù hợp để tiếp tục phát triển hơn nữa. b. Dựa vào tính cất cạnh tranh: Cạnh tranh hoàn hảo Là hình thức cạnh tranh trên thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua, tuy nhiên trong số không có người bán hay người mua nào đủ khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức và người mua không phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị hàng hóa đó của ai. Tất cả người bán và người mua đều biết đầy đủ thông tin liên quan đến trao đổi, mua bán, không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của một người mua hay một người bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các DN buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh không hoàn hảo Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán hàng như: quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả…Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến
  • 12. trong giai đoạn hiện nay. Cạnh tranh độc quyền Là cạnh tranh mà trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó được cho là “độc nhất” về một mặt nào đó nhưng chúng lại có thể có những hàng thay thế cho nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn hiệu do nhà sản xuất sở hữu. Các công ty là những nhà độc quyền về sản phẩm, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Việc gia nhập hay rút khỏi ngành là việc hết sức khó khăn do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về công nghệ, bí quyết. Trên thị trường loại này, cạnh tranh không thông qua giá cả do đó vai trò của quảng cáo, khuyến mại… là rất quan trọng. c. Dựa vào phạm vi kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành Đây là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong cuộc cạnh tranh này, để tồn tại mỗi DN cần phải nỗ lực hết mình. Do đó, kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng phát triển. Cạnh tranh giữa các ngành Là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình cạnh tranh có sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Kết quả là sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, giảm được sự đầu tư không hợp lý trong nền kinh tế. 1.1.3. Các công cụ cạnh tranh cơ bản. a. Giá cả: Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hóa của cơ chế thị trường, là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường. Đây là một công cụ quan trọng để cạnh tranh. Giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các yếu tố kiểm soát được như: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lưu thông, chi phí cho việc xúc tiến bán hàng… - Các yếu tố không kiểm soát được như: quan hệ cung cầu trên thị trường, sự cạnh tranh, khả năng chấp nhận và tâm lý khách hàng hay sự điều tiết của Nhànước.
  • 13. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của DN nữa nhưng nếu DN biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn. b. Chất lượng của sản phẩm: Chất lượng là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất định về kinh tế, kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt khác nhau như: tính cơ lý hóa, hình dáng, màu sắc…Ngoài ra chất lượng còn thể hiện ở sự khác biệt hóa của sản phẩm về mẫu mã, tính năng. Để chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh của DN thì sản phẩm đó phải đảm bảo cả về thông số kĩ thuật lẫn kinh tế. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng năng lực cạnh tranh, thể hiện trên các góc độ: - Chất lượng sản phẩm tăng sẽ thu hút được khách hàng, tăng được khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng uy tín DN giúp mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra. - Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. c. Hệ thống kênh phân phối: Trước hết, để tiêu thụ sản phẩm DN cần phải lựa chọn kênh phân phối phù hợp với đặc điểm của sản phẩm cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của DN mình. Chính sách phân phối góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường, giúp cho sản phẩm sẵn sàng có mặt trên thị trường, đúng lúc đúng nơi để đi vào tiêu dùng. Hơn nữa, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chính sách phân phối giúp DN tạo sự khác biệt cho thương hiệu và trở thành công cụ cạnh tranh. Ngày nay, hệ thống kênh phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng, nó tác động tới năng lực cạnh tranh của DN trên các khía cạnh sau: - Tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm của DN. - Cải thiện vị trí, hình ảnh của DN trên thị trường. - Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường. d. Văn hóa doanh nghiệp:
  • 14. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế như hiện nay các DN cần phải chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, ngoài những giải pháp truyền thống như đổi mới công nghệ, tăng cường vốn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực… thì cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của DN. VHDN tác động tới năng lực cạnh tranh của DN ở những khía cạnh sau: - Xây dựng được VHDN đồng nghĩa với việc DN thực hiện những nội dung cần thiết của VHDN như: gây dựng chữ Tín, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh theo một quy tắc chuẩn mực chung, chú ý đến hoàn thiện sản phẩm hướng đến phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khác hàng và thân thiện với môitrường… - Càng ngày khách hàng của DN sẽ ngày càng khó tính và có nhiều đòi hỏi cao hơn, và tất nhiên họ cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc cùng đáp ứng nhu cầu của mình. Lúc này đây, thương hiệu và sản phẩm hàm chứa thông điệp văn hoá và mang bản sắc văn hoá riêng của DN sẽ được khách hàng lựa chọn nhiềuhơn. - Một DN có nền tảng văn hoá bền vững đồng nghĩa với việc họ giữ được khách hàng và có thêm nhiều cơ hội thu hút thêm những khách hàng mới. Hơn nữa, DN có văn hoá góp phần khẳng định văn hoá kinh doanh của quốc gia, nâng cao uy tín, thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế. 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một là, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, cho nên bất kỳ một DN nào khi tham gia thị trường đều phải chấp nhận bởi cạnh tranh sẽ tạo môi trường kinh doanh khốc liệt, kết quả là loại bỏ những DN làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại thúc đẩy những DN có phương pháp kinh doanh hợp lý. Do đó, chỉ có nâng cao năng lực cạnh tranh thì DN mới có cơ hội tồn tại đứng vững trên thị trường. Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp DN phát triển. Quy luật cạnh tranh tạo động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Do đó nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy tiến trình phát triển của DN bởi năng lực cạnh tranh của DN tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của
  • 15. DN. Mặt khác, khi DN đứng vững và phát triển sẽ tạo điều kiện ngược lại để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Bởi những thành tựu qua sự phát triển sẽ giúp DN có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, có đủ khả năng về nguồn lực để tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, về tổ chức quản lý SXKD. Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu. Bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động SXKD đều phải có những mục tiêu nhất định. Tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà mục tiêu đặt ra của các DN cũng khác nhau. Nếu như trong giai đoạn đầu thì mục tiêu sẽ là khai thác thị trường, thu hút khách hàng. Đến giai đoạn trưởng thành và phát triển mục tiêu của DN là tăng doanh thu và lợi nhuận. Còn đến giai đoạn bão hòa thì mục tiêu chủ yếu của DN là tận thu và chuẩn bị cho những kế hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ khác. Để đạt được các mục tiêu trên DN phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là biện pháp duy nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh để giúp Doanh nghiệp hội nhập. Thế kỉ 21 là thế kỉ toàn cầu hóa kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng những lợi thế so sánh của mình. Nhưng toàn cầu hóa kinh tế cũng làm gia tăng tình trạng phụ thuộc lẫn nhau và khiến cho công cuộc cạnh tranh diễn ra trên diện rộng hơn với tính chất chuyên môn hóa ngày càng sâu hơn. Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh những thuận lợi có được thì nước ta phải đối mặt với những khó khăn rất lớn là cạnh tranh với các DN nước ngoài trong khi đó, khả năng cạnh tranh của các DN nước ta chưa cao nên phải đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc chấp nhận sự cạnh tranh, mạnh dạn đổi mới công nghệ, vận hành hệ thống quản lý tiên tiến, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, tạo sức cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ cùng loại, chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu bền vững; hoặc bị đào thải khỏi thị trường, mà hậu quả là số lao động thất nghiệp tăng cao - một gánh nặng cho xã hội. Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường duy nhất để các DN đứng vững trong xu thế mới, không bị thua ngay trên sân nhà. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.3.1. Môi trường ngành: Môi trường ngành là môi trường bao gồm các DN trong cùng một lĩnh vực tham gia hoạt động SXKD. Môi trường ngành còn được hiểu là môi trường cạnh tranh của DN
  • 16. sự tác động của môi trường ngành ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các DN là điều không thể phủ nhận. 1.3.2. Môi trường nội bộ: Khả năng cạnh tranh của DN là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lực hiện có và có thể huy động được của DN như nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, cơ cấu tổ chức, kinh nghiệm… 1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.4.1. Chất lượng sản phẩm: Đối với bất kì một DN nào thì chất lượng sản phẩm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là yếu tố thu hút khách hàng mà còn là yếu tố thể hiện văn hóa kinh doanh. 1.4.2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực: Ta có thể đánh giá chất lượng của đội ngũ lao động và đội ngũ quản lý thông qua các tiêu chí như sau: Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị và phẩm chất đạo đức, các kỹ năng về quản trị, …. 1.4.3. Quy mô vốn: Bao gồm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay. Quy mô vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô của DN ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của một DN. 1.4.4. Thị phần: Là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. 1.4.5. Giá cả 1.4.6. Doanh thu và lợi nhuận.
  • 17. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM 2.1 Tổng quan về Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam: 2.1.1 Các quy định của pháp luật: Cơ sở đào tạo lái xe là cơ sở dạy nghề do cơ quan có thẩm quyền thành lập, có chức năng đào tạo lái xe, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Cơ sở đào tạo lái xe phải có đủ hệ thống phòng học chuyên môn, phòng nghiệp vụ, đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái và tuyến đường tập lái bảo đảm các tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải như sau: Phải có phòng học chuyên môn, Giáo viên dạy lái xe, Xe tập lái, Sân tập lái, Đường lái xe ô-tô. Các tiêu chuẩn này phải đảm bảo theo Thông tư 58 của Bộ GTVT về Quy định đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.(1) 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam: Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, thuộc Công ty cổ phần Giao thông vận tải Quảng Nam, được thành lập theo Quyết định số 355/QĐ-HĐQT ngày 11/08/2005 của Hội đồng quản trị công ty, sau khi được sự thống nhất cho phép của Sở Lao động – Thương Binh & Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam. Trung tâm ra đời với định hướng đào tạo nghề lái xe cơ giới đường bộ, vận hành xe máy thi công, xe máy chuyên dung, đảm nhiệm các chức danh thuyền viên trên phương tiện đường thủy nội địa. - Tên Trung tâm: Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải Quảng Nam.
  • 18. - Địa chỉ: Quốc lộ 1A - Phường Hòa Hương – Thành phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. - Số điện thoại: 05103. 845 067 hoặc 05103. 845 068 - Email: ttdtngtvtqn@gmail.com - Wedsite: daotaolaixequangnam.com - Cơ quan quản lý trược tiếp: Công ty Cổ phần GTVT Quảng Nam. Ngày 11 – 08 – 2005 Trung tâm đào tạo nghề Giao thông vận tải được thành lập. Trung tâm được Cục đường bộ Việt Nam (nay là Tổng cục đường bộ Việt Nam) cấp giấy phép đào tạo lái xe mô-tô, ô-tô con, ô-tô tải hạng A1, B1, B2, C. Đây là điểm mốc đánh dấu bước đi đầu tiên của đơn vị trong hoạt động nghề. Tháng 05 – 2006, đơn vị tiếp tục được Cục đường bộ Việt Nam bổ sung giấy phép đào tạo lái xe hạng D, E. Tháng 01 – 2008 Trung tâm được Cục đường sông Việt Nam kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, thuyền trưởng, máy trưởng tàu sông hạng 3; Sở Giao Thông vận Tải giao nhiệm vụ đào tạo chứng chỉ chuyên môn phương tiện thủy nội địa tốc độ cao loại 1. Tiếp tục những bước đi vững chãi, mới đây, Sở Lao Động - Thương Binh & Xã Hội đã kiểm tra năng lực, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho đơn vị, bổ sung thêm nghề đào tạo vận hành xe máy thi công. Đặc điểm của cơ sở đào tạo lái xe trong nền kinh tế hiện nay: - Một là, cơ sở đào tạo nghề lái xe là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường giáo dục; - Hai là, cơ sở đào tạo lái xe chịu sự giám sát chặt chẽ và thường xuyên của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ; - Ba là, sản phẩm của cơ sỏ đào tạo lái xe là sản phẩm dịch vụ vô hình. 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam: Chức năng: Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam có chức năng chính là đào tạo, nâng hạng lái xe cơ giới đường bộ cho tất cả ác đối tượng có nhu cầu học nghề lái xe và phương tiện thuye nội địa. Chương trình đào tạo theo đúng quy trình của Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. Nhiệm vụ: Tổ chức tuyển sinh theo hạng GPLX được phép đào tạo (A1,A2,B1,B2,C,D,E, thuyền trưởng hạng 3), bảo đảm các điều kiện quy định với người học về độ tuổi, sức khỏe, thâm niên và số kilomet lái xe an toàn đối cới đào tạo nâng hạng lái xe. Ký và thanh lý hợp đồng đào tạo với người học và tổ chức liên kết đào tạo lái xe ô tô.
  • 19. Công khai qui chế tuyển sinh và quản lý đào tạo để cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm và người học biết, thực hiện. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng GPLX theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng GPLX ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và chương trình, giáo trình đúng quy định. Thực hiện đăng ký sát hạch và đề nghị tổ chức kỳ sát hạch theo quy định. Duy trì và thường xuyên tang cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của Trung tâm để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan khóa đào tạo theo quy chế quản lý dạy nghề của Nhà nước và các quy định của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo lái xe. Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề sơ cấp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp cho người học lái xe ô-tô. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên bảo đảm tiêu chuẩn quy định, tổ chức bồi dưỡng nâng câo nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Thực hiện báo cáo theo quy định. Tổ chức thực hiện các dịch vụ cho hoạt động của Trung tâm. 2.1.4 Bộ máy tổ chức của Trung tâm: GIÁM ĐỐC Phó Giám Đốc Nội vụ - Tài chính Phó Giám Đốc Đào tạo Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp Phòng Đâò tạo – Kỹ Thuật Tổ Kế toán Tổ tuyển sinh Tổ Hành chính-Tổ chức Tổ đào tạo mô tô A1 và A2 Tổ Dịch vụ - Bảo vệ Tổ đào tạo hạng B và C Tổ đào tạo hạng D và E Tổ đào tạo đường thủy nội địa D, E, F Tổ quản lý sửa chữa phương tiện
  • 20. 2.1.5. Một số kết quả hoạt động đạt được qua các năm gần đây: STT Các hạng lái xe đào tạo Năm Tổng cộng 2011 2012 2013 2014 2015 1 Lái xe ô tô hạng B2 1.320 1.350 1.255 1.530 1.240 6.695 2 Lái xe ôtô hạng C 432 570 625 737 825 3.189 Cộng 1.752 1.920 1.880 2.267 2.065 9.884 (nguồn: Phòng Đào tạo) STT Các hạng lái xe đào tạo Năm Tổng cộng 2011 2012 2013 2014 2015 1 Lái xe ô tô hạng D,E 107 135 174 212 255 883 2 Lái xe ô tô hạng Fc 84 76 0 0 0 160 3 Lái xe môtô hạng A1 11.074 12.288 12.960 12.444 13.727 62.943 Cộng 11.265 12.499 13.131 12.656 13.982 63.536 (nguồn: phòng Đào tạo) Đào tạo nghề lái xe với lợi thế thời gian đào tạo không dài, thiên về thực hành nghề là chính, người học có khả năng hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Đây là nghề trong một khoảng thời gian dài đã bùng phát về nhu cầu đào tạo khi có sự gia tăng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thực thi Luật Giao thông đường bộ. Với nỗ lực của mình, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam trong thời gian qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sự đa dạng về các loại hình đào tạo đã thu hút được lượng người học đông đảo góp phần kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giaothông. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT QuảngNam
  • 21. Hiện nay trên địa bàn Quảng Nam có 7 cơ sở đào tạo nhưng năng lực chỉ có Công ty Cổ phần Minh Sơn vad Trường Cao đẳng Nghề Quảng Nam là cạnh tranh thị phần với Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. Vì năng lực, cơ cấu quản lý, nguồn vốn các cơ sở kia còn lạc hậu và không đổi mới nên ta chỉ tập trung phân tích lợi thế của Trung tâm so với 2 đối thủ còn lại. 2.2.1. Chất lượng đào tạo: Chất lượng đào tạo là yếu tố quyết định sự sống còn của bất cứ cơ sở đào tạo nghề lái xe nào nhất là trong giai đoạn hiện nay, thị trường đào tạo nghề có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong đó có Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của doanh nghiệp tuyển dụng lao động là vấn đề then chốt để Trung tâm tồn tại và phát triển. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề lái xe với nhu cầu xã hội là quan hệ “Cung- Cầu”. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề lái xe là cung cấp nhân lực trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lượng cũng như cơ cấu trình độ phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Sản phẩm đào tạo lái xe là loại sản phẩm dịch vụ. Chất lượng dịch vụ là mức độ hài lòng của khách hàng trong quá trình cảm nhận tiêu dùng dịch vụ. Chất lượng đào tạo lái xe là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông chính vì vậy những yêu cầu về chất lượng đào tạo lái xe đòi hỏi rất cao ở nhiều tiêu chí mang tính đặc thù. Với kinh nghiệm là cơ sở đào tạo lái xe lâu năm, Trung tâm luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo để tạo sự khác biệt về chất lượng sản phẩm. Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam là một đơn vị đào tạo nghề hoạt động theo Luật dạy nghề và Luật Giáo dục nên công tác tuyển sinh được thực hiện đúng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Trong những năm qua, qui mô tuyển sinh của Trung tâm liên tục tăng nhưng vẫn đảm bảo đủ giáo viên, phương tiện, cơ sở vật chất cho việc dạy và học. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, học viên sau khi tốt nghiệp đã đạt được các kỹ năng nghề đúng với cấp độ đào tạo. Trung tâm thường xuyên cập nhật, mua sắm phương tiện thiết bị dạy học mới, thiết bị của xưởng thực hành môn kỹ thuật lái xe và thực hành sửa chữa, bài số nóng, số nguội. Hàng năm Trung tâm tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của các doanh nghiệp trên địa bàn để điều chỉnh, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo cho sát với thực tế.
  • 22. 2.2.2. Nguồn nhân lực: Hiện tại Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam có tổng số cán bộ, nhân viên và giáo viên là 92 người trong đó số giáo viên tham gia giảng dạy lái xe là 83 người gồm 08 giáo viên dạy chuyên lý thuyết, 62 giáo viên chuyên dạy thực hành và 13 giáo viên vừa dạy lý thuyết và thực hành. Bảng Cơ cấu trình độ nhân lực của Trung tâm năm 2014 STT Trình độ CBNV GV LT GV TH GVLT+TH Tổng 1 Thạc sỹ 2 2 2 Đại học 1 4 14 8 27 3 Cao đẳng 1 3 2 1 7 4 Trung cấp 1 1 8 4 14 5 Bậc thợ tay nghề cao 38 38 6 Lao động phổ thông 4 4 Tổng số 9 8 62 13 92 (nguồn: phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp) 100% giáo viên đủ tiêu chuẩn theo qui định của Bộ GTVT như có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; có đủ sức khoẻ theo qui định; trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; có chứng chỉ đào tạo sư phạm. Trình độ giáo viên dạy lý thuyết: 57% đại học; 19% cao đẳng; 24% trung cấp và bậc thợ tay nghề cao; hiện tại có 3 giáo viên đang theo học thạc sỹ. 100% giáo viên dạy lý thuyết có trình độ A về tin học đáp ứng yêu cầu dạy môn Luật giao thông đường bộ trên máy vi tính. Tuy nhiên trong đó mới có 60% số giáo viên đáp ứng được yêu cầu soạn giáo án điện tử và 16% giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành lái xe. Trình độ giáo viên dạy thực hành: 22% đại học, 3% cao đẳng; 13% trung cấp; 61% bậc thợ tay nghề cao; hiện tại có 20 giáo viên đang theo học đại học các chuyên ngành. 100% giáo viên dạy thực hành đã được tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo
  • 23. hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe. 100% giáo viên dạy thực hành đều có thời gian hành nghề lái xe và giấy phép lái xe tương ứng hoặc cao hơn hạng đào tạo. Đội ngũ giáo viên có trình độ trung cấp nghề và tay nghề bậc cao chiếm 2/3 tổng số giáo viên của Trung tâm đã qua lao động thực tế nên có kinh nghiệm trong việc dạy thực hành lái xe. Phương tiện tập lái xe: Tổng số phương tiện tập lái của Trung tâm ĐTNLX Quảng Ninh là 71 xe bao gồm: 55 xe hạng B, 12 xe hạng C, 02 xe hạng D, 01 xe hạng E, 01 xe hạng Fc. Trong đó có 16 xe hợp đồng, số xe có niên hạn sử dụng dưới 10 năm là 47 chiếc (chiếm 66%). Các phương tiện tập lái xe của Trung tâm đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được cấp giấy kiểm định kỹ thuật và giấy phép xe tập lái, được đầu tư đảm bảo đúng qui chuẩn theo lộ trình đổi mới phương tiện, thiết bị tập lái do Bộ Giao thông Vận tải qui định. Niên hạn của các phương tiện đảm bảo theo tỷ lệ lộ trình đổi mới phương tiện đến năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải. Bảng so sánh phương tiện giữa 3 cơ sở đào tạo STT CSĐT Trung tâm CTCP Minh Sơn Cao đẳng nghề QNam Loại xe Số lượng <10năm Tỷ lệ Số lượng <10năm Tỷ lệ Số lượng <10năm Tỷ lệ 1 Hạng B 55 37 67% 104 60 58% 32 27 84% 2 Hạng C 12 7 58% 48 25 52% 10 10 100% 3 Hạng D 2 1 50% 1 0% 4 Hạng E 1 1 100% 2 0% 5 Hạng Fc 1 1 100% Cộng 71 47 66% 155 85 55% 42 37 88% (Nguồn: phòng QL Đào tạo & Sát hạch- Sở GTVT Quảng Nam) 2.2.3. Doanh thu và lợi nhuận: Nguồn thu chủ yếu của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam được hình thành từ nguồn thu từ học phí đào tạo được giữ lại theo qui định, các khoản thu hợp pháp khác để tự chủ một phần trong việc trang trải các khoản chi, đồng thời tích luỹ để tái đầu tư phát triển Trung tâm. Công tác thu chi tài chính của Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh được thể hiện khách quan, minh bạch đúng với qui định hiện hành. Việc quản lí và sử dụng học
  • 24. phí đào tạo được Trung tâm thực hiện đúng mục đích. Các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy lái xe đã phát huy hiệu quả rõ rệt, khẳng định được năng lực của Trung tâm trong xu thế hội nhập. Với phương châm đào tạo nghề theo hướng xã hội cần nên trong những năm qua, không những Trung tâm luôn tạo đủ công ăn việc làm ổn định cho đội ngũ cán bộ, giáo viên mà còn có tích luỹ để tái đầu tư vào đào tạo nhằm nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. 2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 2.3.1. Điểm mạnh Trong thời gian qua (giai đoạn 2011-2015), cùng với kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu, đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy phát triển đào tạo nghề nói chung và thị trường đào tạo nghề lái xe nói riêng. Thế mạnh và sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam so với các đối thủ cạnh tranh đó là việc phát huy về qui mô cơ sở đào tạo nghề lái xe lâu năm, biết tận dụng thế mạnh, tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trong con mắt của mọi đối tượng xã hội đồng thời duy trì được sự tận tụy và cố gắng của CBNV giáo viên trong sự nghiệp phát triển để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình. Thế mạnh được khẳng định đó là: Thứ nhất, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam là cơ sở đào tạo nghề có bề dày lịch sử, có uy tín, thương hiệu, là địa chỉ học nghề tin cậy của nhiều thế hệ và các tỉnh lân cận vì vậy văn bằng, chứng chỉ của Trung tâm có giá trị cao, được xã hội cũng như các đơn vị sử dụng lao động công nhận và tin tưởng. Thứ hai, Đội ngũ cán bộ giáo viên Trung tâm có tuổi đời còn trẻ, được đào tạo cơ bản, có trình độ, có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ dạy học mới vào giảng dạy tạo sự chuyển biến đột phá của Trung tâm. 2.3.2. Điểm yếu: Tuy đạt được các kết quả trong đào tạo lái xe, đứng vững và khẳng định được vị thế trong môi trường cạnh tranh, nhưng trong thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cũng không tránh khỏi những hạn chế bất cập đó là:
  • 25. Thứ nhất, Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề lái xe của Trung tâm còn thiếu so với nhu cầu thực tế của xã hội. Nhiều thiết bị, mô hình dạy học đã lỗi thời, một số bài giảng trong chương trình đào tạo không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Thứ hai, Trung tâm chưa có phân hiệu đào tạo tại các địa phương khác trong tỉnh nên khó khăn trong việc mở rộng địa bàn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh nhất là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong Tỉnh. Thứ ba, Chất lượng đào tạo nghề lái xe của Trung tâm chưa cao do ảnh hưởng của chi phí đào tạo tương đối lớn, giá vật tư nhiên liệu thực tập luôn biến động. 2.3.4. Nguyên nhân của những điểm yếu: Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, Trình độ quản lý và chất lượng nhân lực chưa đạt yêu cầu. Chất lượng đội ngũ CBNV giáo viên chưa đáp ứng và theo kịp đòi hỏi của thị trường đào tạo nghề lái xe hiện nay. Công tác tuyển dụng đôi khi còn dựa vào sự quen biết nên một số nhân viên, giáo viên trình độ không phù hợp với công việc. Mặt khác, Trung tâm chưa có chế độ giữ chân người tài nên một số giáo viên không hết lòng với nghề, không xác định gắn bó lâu dài với Trung tâm đang là một trong những cản trở Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ hai, Chi phí đào tạo còn lớn Trung tâm chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý kinh tế nội bộ tại cơ quan, chưa tạo động lực thực sự trong việc tích cực đẩy mạnh năng lực đào tạo, chiếm lĩnh thị phần, tiết kiệm chi phí, tích lũy vốn tái đầu tư. Thứ ba, Chiến lược cạnh tranh chưa bài bản Trung tâm chưa có nhiều kênh phân phối (chi nhánh đào tạo tại các địa phương khác), công tác quảng cáo chưa hợp lý và hiệu quả, chưa xây dựng kế hoạch liên kết với các cơ sở sử dụng lái xe. Nguyên nhân từ đói thủ cạnh tranh: Thị trường nhu cầu nghề lái xe ngày càng phát triển nên ngày càng có nhiều Trường dạy nghề tham gia đào tạo nghề lái xe vì vậy số lượng đối thủ cạnh tranh với Trung tâm Đào tạo nghề Lái xe Quảng Ninh ngày càng gia tăng. Đối thủ cạnh tranh của Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam chủ yếu là các cơ sở đào tạo các Trường Cao đẳng và CTCP Minh Sơn trên địa bàn tỉnh…cũng như một số tỉnh lân cận như Đà Nẵng
  • 26. hay Quảng Ngãi. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÍNH CẠNH TRANH CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ GTVT QUẢNG NAM 3.1 Định hướng mục tiêu phát triển Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam 3.1.1 Định hướng phát triển đào tạo nghề lái xe của NhàNước Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe được Bộ Giao thông vận tải quan tâm ở cả hai lĩnh vực: Quản lý nhà nước chặt chẽ và khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật được nghiên cứu, sửa đổi cho sát với yêu cầu thực tế. Các tiêu chuẩn quản lý trên lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được ban hành đầy đủ, qui định chặt chẽ, khoa học. 3.1.2 Định hướng mục tiêu phát triển của Trungtâm - Mở thêm chi nhánh đào tạo tại thị xã Điện Bàn. - Tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học, đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. - Phấn đấu đến năm 2018 nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo của Trung tâm, mở rộng các loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội. - Phát huy những lợi thế đối với đào tạo nghề lái xe, xây dựng hình ảnh thương hiệu, địa chỉ tin cậy đối với người học lái xe trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lâncận. - Liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động là lái xe để tuyển sinh đào tạo và tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. - Mở rộng loại hình đào tạo như đào tạo nghề lái xe để xuất khẩu lao động, để phục vụ các khu công nghiệp theo hướng chuyên môn hóa cao để phát huy hiệu quả lao động. 3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với Trung tâm
  • 27. 3.2.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Cơ sở vật chất là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh. Theo qui định của Bộ GTVT, định kỳ sau 3 năm cơ sở đào tạo lái xe phải báo cáo thực trạng hoạt động để xin cấp lại giấy phép đào tạo hoặc tăng lưu lượng đào tạo. Để làm cơ sở tăng lưu lượng đào tạo vào năm 2018 đáp ứng yêu cầu đạt 1.000 học sinh theo tiêu chuẩn qui định của Bộ GTVT, Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cần tích cực đầu tư thêm các hạng mục cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như sau: - Trang bị thêm 20 bộ máy vi tính cấu hình cao để cài phần mềm học luật GTĐB mới, trang bị đồng bộ các sa hình điện tử, cabin điện tử giúp học viên nắm bắt bản chất và phương pháp xử lý sát với thực tế khi tham gia giao thông, chuẩn bị điều kiện để Trung tâm xây dựng chương trình đào tạo lái xe tiên tiến trong thời giantới. - Thời gian tới Trung tâm cần bổ sung thêm xe tập lái nhằm thay thế dần những phương tiện cũ có niên hạng trên 10 năm và nâng cao tính chủ động về phương tiện của Trung tâm đáp ứng đủ số xe tập lái. 3.2.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý Trình độ, năng lực và phong cách quản lí có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt như hiện nay thì đội ngũ cán bộ quản lí phải thay đổi tác phong cách làm việc để trở nên chuyên nghiệp hơn, năng động hơn. Để đổi mới cơ cấu tổ chức quản lí, hoàn thiện kĩ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo tại Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam, Ban lãnh đạo cần tập trung vào một số nội dung cụ thể sau: - Gương mẫu trong việc không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bổ sung kiến thức quản trị trong giáo dục dạy nghề, tâm huyết với công việc đồng thời nâng cao tính trung thực, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãngphí. - Cần phải nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò nguồn cán bộ, giáo viên của Trung tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho người có năng lực pháttriển. - Nhạy bén với thị trường để có thể đưa ra những chiến lược hoạt động hợplý. 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để có đội ngũ nhân viên, giáo viên đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Trung tâm đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: - Bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý. - Chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nhân sự. - Làm tốt công tác tuyển dụng và chế độ đã ngộ.
  • 28. KẾT LUẬN Lịch sử kinh tế thị trường cho thấy cạnh tranh là một tất yếu khách quan, một động lực của kinh tế thị trường. Tham gia cạnh tranh và giành thắng lợi trong cạnh tranh tạo điều kiện cho mỗi cơ sở đào tạo nghề có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Bởi vậy nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở đào tạo lái xe của ViệtNam nói chung và Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam nói riêng đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Qua những phân tích về năng lực cạnh tranh của Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cho thấy: Thứ nhất, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của một cơ sở đào tạo nghề và Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam cần phải lưu ý tới tác động của những yếu tố đó đến năng lực cạnh tranh của cơ sở mình. Thứ hai, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ, Trung tâm còn một số những mặt hạn chế cần khắc phục như về vấn đề tài chính, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực,… Thứ ba, để tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, Trung tâm cần phải có những giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện thành công những giải pháp đó, Trung tâm sẽ có đủ các điều kiện để nắm bắt các cơ hội, đối diện với thách thức của nền kinh tế, chủ động hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
  • 29. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đề tài bao quát nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng những giải pháp em đưa ra không tránh khỏi mang tính chủ quan. Em hi vọng những giải pháp đó có thể đóng góp phần nào vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trung tâm Đào tạo nghề GTVT Quảng Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giao thông Vận tải (2013), Văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe năm 2013, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. 2. PTS. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia HàNội 3. P.A Samuelson và W.D Nordhaus (2001), Kinh tế học, NXB Thống kê, HàNội. 4. PGS-TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Ths. Nguyễn Thị Hưng (2009), Tập bài giảng Marketing căn bản, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 5. PGS- TS. Ngô Kim Thanh (2011), Quản trị chiến lược, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Quốc Hội (2006), Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006, http://chinhphu.vn. 7. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Lao Động, Hà Nội. 8. TS. Lê Thị Xuân, Ths Nguyễn Xuân Quang (2010), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 9. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 630/QĐ-Ttg, ngày 29/5/2012 “Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020”, http://chinhphu.vn. 10. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số:568/QĐ-UBND ngày 15/3/2010 “V/v phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2020”,http://www.quangninh.gov.vn. 11. UBND tỉnh Quảng Ninh, Quyết định số 2886/QĐ-UBND ngày 20/12/2011
  • 30. “V/v phê duyệt đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011- 2020”, http://www.quangninh.gov.vn.
  • 31.
  • 32. CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
  • 33. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài No table of contents entries found.