SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 51
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và
Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á
sau chiến tranh lạnh
VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LUANVANTRITHUC.COM
ZALO: 0936.885.877
TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
LỜI NÓI ĐẦU
Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đều là những cường quốc có vai trò
quan trọng hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và
tầm ảnh hưởng lớn với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Từ khi bình thường
hóa quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã
trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt từ khi Trung Quốc trỗi dậy nhanh
chóng và gia tăng ảnh hưởng thì vấn đề cạnh tranh Trung- Nhật càng trở nên
nóng bỏng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Sự nghi kỵ phổ biến trong
nhân dân và thế hệ trẻ hai nước có thể thấy qua một cuộc khảo sát năm
2007: 46% sinh viên Nhật Bản và 57% sinh viên Trung Quốc có cái nhìn
tiêu cực về nước kia trong khi đó có tới 80% sinh viên hai nước được hỏi
cho rằng quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang trong thời kỳ “tồi tệ”1
. Dù đây
không phải là một cái nhìn toàn cảnh nhưng điều đó cũng buộc người ta phải
đặt ra những câu hỏi rằng: Phải chăng đằng sau những nụ cười và cái bắt tay
ngoại giao, bên dưới những bài phát biểu “tan băng” được phát đi từ cả hai
phía là cả một tảng băng chìm sẵn sàng ngăn trở và làm nguội lạnh những kỳ
vọng về sự xích lại gần nhau giữa hai người khổng lồ châu Á.
Trên thực tế, đã có không ít bài khóa luận nghiên cứu về quan hệ
Trung - Nhật. Song bài viết dưới đây muốn tìm hiểu về cạnh tranh của hai
quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong
giai đoạn gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc. Đó
là cuộc tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á của một nước
Nhật Bản – một cường quốc kinh tế, vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ vươn tới
địa vị một cường quốc toàn diện và Trung Quốc- một cường quốc chính trị
đang tiếp tục những bước phát triển vững chắc với đầy tham vọng.
1
Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương”, Nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 10(104)10/2009, tr.19
Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, Đông Nam Á từ lâu đã trở
thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa- văn
minh và các nước lớn trên thế giới.2
Trong gần hai thập niên trở lại đây,
cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực
hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng
hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN, mà còn trở thành nơi hội tụ của
các sáng kiến mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác
trên thế giới, trong đó không thể không nhắc đến Trung Quốc và Nhật Bản.
Với đề tài “ Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau
chiến tranh lạnh”, bài viết dưới đây không có tham vọng đưa ra hướng giải
quyết cụ thể cho cạnh tranh Trung- Nhật trước những mâu thuẫn tồn tại
trong lịch sử cũng như những mâu thuẫn mới nảy sinh trong hiện tại mà chỉ
tập trung nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Tại sao cạnh tranh Trung-Nhật
lại trở nên căng thẳng sau chiến tranh lạnh, đặc biệt tại khu vực Đông Nam
Á và cạnh tranh này diễn ra trên những lĩnh vực nào?” để từ đó thấy được
những tác động đối với khu vực nói chung cũng như đối với Việt Nam nói
riêng và chiều hướng phát triển của cạnh tranh này trong tương lai.
Về phương pháp, trong khóa luận này, người viết vận dụng kết hợp
quan điểm của thuyết hiện thực và thuyết tự do. Theo đó, trong quá trình
phân tích, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu cạnh tranh Trung Quốc-Nhật Bản tại
khu vực ASEAN sau chiến tranh lạnh theo khía cạnh lợi ích, đồng thời tập
trung vào những tính toán về mặt kinh tế và phương thức cạnh tranh của các
bên (thuyết hiện thực). Bên cạnh đó, những đánh giá của bài viết về cạnh
tranh Trung- Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh cũng sẽ tập
trung theo hướng dù có mâu thuẫn và cạnh tranh nhưng xu thế hợp tác và
cùng phát triển vẫn là xu thế chung đối với cả hai nước này tại khu vực
2
Xem thêm: Trần Khánh (2001), “Vị thế địa chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí
Cộng sản (21) tr.13.
(thuyết tự do). Khóa luận cũng đồng thời sử dụng các phương pháp quy nạp,
diễn dịch và dự báo để rút ra các kết luận thực tế và khách quan.
Về bố cục, khóa luận gồm ba chương với nội dung chính như sau:
Chương I: Khái quát quan hệ Trung- Nhật trong lịch sử
Chương này khái quát về vai trò của Trung Quốc và Nhật Bản ở Châu Á nói
chung và Đông Nam Á nói riêng, đồng thời điểm lại quan hệ Trung- Nhật
trong chiến tranh lạnh và nêu lên những di sản lịch sử còn tồn tại trong quan
hệ Trung-Nhật như vấn đề lịch sử và vấn đề Đài Loan.
Chương II: Cạnh tranh Trung- Nhật sau chiến tranh lạnh tại khu
vực Đông Nam Á
Chương II chỉ ra ba nội dung chính. Thứ nhất là vận động của quan hệ
Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh, tức so sánh lực lượng thay đổi giữa
Trung Quốc và Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cũng như chính sách của
hai cường quốc với nhau. Thứ hai là tầm quan trọng của Đông Nam Á trong
chiến lược của hai quốc gia này sau chiến tranh lạnh và triển khai chính sách
của từng nước đối với khu vực. Cuối cùng là phần quan trọng nhất: cạnh
tranh Trung-Nhật trong khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh. Tại
đây bài viết chỉ ra cạnh tranh Trung-Nhật trên các lĩnh vực chính: cạnh tranh
về chính trị-quân sự, về vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác cho toàn vùng Đông
Á, về kinh tế, và về tranh giành năng lượng.
Chương III: Xu hướng cạnh tranh Trung- Nhật trong tương lai
Chương III chỉ ra tác động của cạnh tranh Trung- Nhật đến khu vực Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra triển vọng quan hệ
Trung-Nhật trong tương lai dựa trên cơ sở lý luận của thuyết tự do.
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT QUAN HỆ TRUNG-NHẬT TRONG LỊCH SỬ
I. TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ CHÂU Á
1. Khái quát quan hệ Trung – Nhật trước CTTG II:
Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước láng giềng lớn, có ảnh hưởng quan
trọng trong không gian địa chính trị tại Châu Á nói chung và khu vực Đông
Nam Á nói riêng. Lịch sử quan hệ hai nước này đã có từ lâu đời và thăng
trầm theo những biến cố quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới và giữa
hai nước với nhau. Từ xa xưa Trung Quốc đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đối
với các nước láng giềng, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và đã thiết lập
một hệ thống các nước chư hầu xung quanh. Mặc dù vậy, do vị trí địa lý đảo
quốc tách biệt của mình, Nhật Bản đã giữ được một vị thế tương đối độc lập
với Trung Quốc. Nhật Bản đã không trở thành một nước chư hầu của Trung
Quốc mà còn tận dụng được cơ hội để phát triển con đường riêng thông qua
cải cách Minh Trị duy tân để gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc. Khi
Nhật Bản trỗi dậy cũng là lúc Trung Quốc (triều Mãn Thanh) đi vào suy
yếu, dẫn đến sự thay đổi đáng kể vị thế và vai trò của hai nước tại Á châu.
Nhật Bản và Trung Quốc đã đối đầu trong cuộc chiến tranh giáp Ngọ
cuối thế kỷ XIX (1894-1895). Người Nhật đã giành thắng lợi áp đảo trước
quân đội nhà Thanh, kết quả là Nhật Bản đã dựng nên chính quyền bù nhìn
thân Nhật tại vùng Mãn Châu Lý và chiếm đảo Đài Loan. Từ đó, nước Nhật
dần dần mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ký ức về sự tàn bạo của quân
phiệt Nhật ngày nay vẫn còn rất đậm nét, thí dụ vụ “tàn sát Nam Kinh” năm
1937 được xem là hành động dã man nhất của binh lính Nhật tại Trung
Quốc và để lại những dư âm tiêu cực trong quan hệ hai nước về sau.3
2. Quan hệ Trung – Nhật trong chiến tranh lạnh:
2.1. Giai đoạn 1949-1971:
3
Ngô Xuân Bình (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản
khoa học xã hội, Hà Nội,tr.233-234
Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, quan hệ
Trung – Nhật đã bị cuốn vào vòng xoáy của Chiến tranh lạnh. Sự phân tuyến
và đối đầu Đông – Tây đã sớm đẩy Trung Quốc và Nhật Bản đứng vào hai
chiến tuyến đối địch nhau. Chính điều này trong suốt một thời gian dài đã
ngăn cản hai nước khôi phục mối quan hệ ngoại giao bình thường.
Vào cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, Trung Quốc bị rơi vào tình thế bị cô
lập bốn bề.4
Để phá vòng vây cô lập, Trung Quốc không còn con đường nào
khác là phải tìm cho mình một chính sách đối ngoại cởi mở hơn. Trong bối
cảnh ấy, việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một điều cần thiết,
hơn nữa lại được mở đường bởi mối quan hệ tan băng với Mỹ - một đồng
minh thân cận của Nhật Bản.
Đối với Nhật Bản, việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc tạo
điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đang phát triển như vũ bão của Nhật dễ
dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường khổng lồ Trung Quốc, đồng thời
cũng giảm nguy cơ đe dọa về mặt an ninh đối với Nhật trong bối cảnh Trung
Quốc tuyên bố đã có vũ khí hạt nhân năm 1964. Trong giai đoạn thập kỷ 50-
60 thế kỷ XX, Nhật Bản phải chịu sức ép lớn từ Mỹ và tư tưởng chống
Cộng, nên mặc dù vẫn duy trì quan hệ kinh tế khá nhộn nhịp với Trung
Quốc, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên chưa thể được thiết lập.
Chính vì vậy, việc Mỹ đàm phán bí mật với Trung Quốc và chuyến thăm
Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nichxơn đã ít nhiều gây sốc cho Nhật Bản.
Nhật Bản cảm giác bị gạt ra ngoài lề trong mối quan hệ giữa các nước lớn.
Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy Nhật Bản nhanh chóng thoát ra
khỏi tư duy cũ và tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
4
Trung Quốc lúc này không chỉ đối đầu với Mỹ và các nước phương Tây mà phía Tây xung đột với Ấn Độ,
phía Nam là các đồng minh với Mỹ hoặc các nước đang bị Mỹ can thiệp, phía Đông là Nhật Bản và Hàn
Quốc, ngay cả quan hệ với Liên Xô, một nước đã từng là đồng minh chiến lược ở phía Bắc cũng xuống đến
mức thấp nhất.
Tóm lại, trong suốt hai thập kỷ 50 - 60 thế kỷ XX, quan hệ chính trị
giữa hai bên được duy trì ở mức độ không chính thức, tình trạng căng thẳng
là phổ biến. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế vẫn được duy trì, không những thế
mức độ ngày một gia tăng, tạo nền tảng cơ bản cho quan hệ song phương.
Nhưng chỉ mãi đến đầu những năm 70 thế kỷ XX, khi tình hình quan hệ
giữa các nước lớn có nhiều biến động: Xô – Trung đối đầu, Trung – Mỹ bắt
tay, quan hệ Trung – Nhật mới có được chất xúc tác đủ mạnh để chuyển
mình.
2.2. Giai đoạn 1972-1991:
Ngay khi Thủ tướng Tanaka Kakuei lên nắm quyền ở Nhật Bản thay
thế Thủ tướng Sato – một người có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc,
quá trình tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ được khởi động.
Tuyên bố chung đánh dấu sự chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai nước
được ký kết ngày 29/9/1972, mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai
nước.5
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước có
những bước tiến nhất định về cả kinh tế lẫn chính trị. Năm 1972, lần đầu
tiên kể từ sau chiến tranh thế giới II, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước vượt
1 tỷ đô-la trong đó Nhật xuất khẩu sang Trung Quốc 608,9 triệu dola và
nhập khẩu đạt 491,1 triệu đô-la.6
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1973-1977 sau
đó, kim ngạch mậu dịch hai chiều hầu như không tăng, thậm chí có năm còn
giảm đi do sự giảm sút của kinh tế Trung Quốc và sự mất ổn định trong nội
bộ từng nước.7
Bước vào năm 1977, tình hình nội bộ hai nước trở nên ổn
5
Xem thêm: R K Jain. “China anh Japan 1949-1980”, Second Edition-India: Humanities Press Atlantic
Hinglands
6
Nguyễn Thanh Bình. “Quan hệ Nhật-Trung từa sau chiến trash thế giới II đến nay”. NXB Khoa học xã
hội, 2004,tr 83.
7
Ở Trung Quốc lúc này đang diễn ra cuộc đấu tranh lật đổ “ Bè lũ bốn tên”, thêm vào đó, những nhà lãnh
đạo kỳ cựu như Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông lần lượt qua đời . Còn về phía Nhật là sự thay đỏi liên tục
các đời thủ tướng.
định hơn.8
Các cuộc đàm phán về ký kết Hiệp ước Hòa Bình, hữu nghị mới
được khai thông. Tháng 10/1978, Hiệp ước Hòa bình hữu nghị được phía
Trung Quốc khởi xướng ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ
mới chính thức được hai bên phê chuẩn, đánh dấu sự khôi phục toàn diện
quan hệ Trung – Nhật.
Khái quát lại, từ năm 1979 đến trước sự kiện Thiên An Môn năm
1989, quan hệ Trung – Nhật phát triển theo hướng tích cực. Nhưng sau khi
vụ đàn áp đẫm máu xảy ra tháng 6/1989, quan hệ hai bên bị gián đoạn trong
một thời gian. Chỉ đến tháng 7/1990, Thủ tướng Nhật Kaifu mới có những
động thái mở đường cho quan hệ quan hệ song phương hai nước nửa đầu
thập kỷ 90 thế kỷ XX.9
II. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT
BẢN TRONG LỊCH SỬ
Từ xa xưa, với Trung Quốc và Nhật Bản, Đông Nam Á được coi như là
một vùng ảnh hưởng truyền thống. Bởi nằm ở vị trí địa chiến lược nên từ lâu
khu vực đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các
nền văn hóa-văn minh và các nước lớn trên thế giới, bao gồm có hai người
láng giềng khổng lồ là Trung Quốc và Nhật Bản.
Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á luôn là khu vực có ý nghĩa chiến lược
cao đối với an ninh và phát triển, là nhịp cầu lý tưởng để nước này tham dự
vào hoạt động quốc tế ở Đông Á, trong đó có việc tạo dựng vị thế nổi trội ở
khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, khu vực Đông Nam Á là sự mở rộng
lãnh thổ của triều đình phong kiến nước này, đồng thời đây cũng là vùng
đệm cực kỳ quan trọng của họ. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, do nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan, quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông
8
Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình được khôi phục chức vụ; ở Nhật Bản, nội các của Fukada lên nắm quyền.
9
Tháng 7/1990, Thủ tướng Nhật Kaifu chính thức tuyên bố nối lại dần khoản vay đợt 3 cho Trung Quốc.
Nam Á vừa là bạn vừa là kẻ thù. Vào những 1950, có người gọi đây là thời
kỳ ghẻ lạnh của Trung Quốc với Đông Nam Á không cộng sản.10
Tuy nhiên,
Trung Quốc đã lợi dụng một số cuộc xung đột ở khu vực (chiến tranh Đông
Dưong, chiến tranh Việt Nam và vấn đề Campuchia) để gây ảnh hưởng cho
mình tại các bàn đàm phán quốc tế (Hội nghị Geneve, Hội nghị Paris v.v.).
Từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, sử dụng lợi thế của mình (là
nước láng giềng gần gũi, có quan hệ truyền thống lâu đời với các nước Đông
Nam Á, có thực lực kinh tế và uy tín chính trị đang lên nhanh và có đông
đảo cộng đồng người Hoa), Trung Quốc đã và đang ráo riết mở rộng quan
hệ của họ trên tất cả các phương diện đối với khu vực này.
Đối với Nhật Bản, Đông Nam Á trong lịch sử là một khu vực láng giềng
có quan hệ mật thiết. Lịch sử khu vực đầu thế kỷ XX đã chứng kiến Nhật
Bản mở rộng ảnh hưởng đáng kể đến khu vực Đông Nam Á thông qua các
cuộc xâm lược các nước khu vực trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ
hai. Sau năm 1945, Đông Nam Á đã dần dần trở thành một trong những địa
bàn đầu tư số một của Nhật và là thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp
nguyên liệu thô hay sơ chế cho nước này. Năm 1977, Nhật Bản đưa ra học
thuyết Fukuda nhắm cụ thể đến Đông Nam Á.11
Có thể nói, nếu không có thị
trường Đông Nam Á thì Nhật Bản khó có thể đạt được những thần kỳ kinh
tế trong những thập niên 70-80 cũng như để thoát khỏi những trì trệ kinh tế
diễn ra trong thập niên 90 và nâng cao vị thế của mình.
III. DI SẢN LỊCH SỬ ĐỐI VỚI QUAN HỆ TRUNG-NHẬT
1. Những vấn đề lịch sử
10
Ngô Xuân Bình (2008), “Tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu
Đông Bắc Á,(9), tr.5.
11
Học thuyết Fukuda ra đời trong chuyến thăm Đông Nam Á của thủ tướng Nhật Takeo Fukuda vào tháng
8/1977. Tại Manila ông đã công bố chính sách của Nhật đối với Đông Nam Á:
 Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự lớn.
 Xây dựng "lòng tin" trên mọi lĩnh vực.
 Hợp tác tích cực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và tạo dựng hiểu biết lẫn nhau với
3 nước Đông Dương.
Một thách thức lớn đối với quan hệ Trung – Nhật là tranh chấp lãnh
thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn
chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ
song phương.
Thứ nhất về việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.12
Nhật Bản
thì luôn cho rằng quần đảo này do một người Nhật phát hiện ra vào năm
1879 và được sát nhập vào lãnh thổ của Nhật từ năm 1895 theo Hiệp Ước
Shimonoseki.13
Còn Trung Quốc khẳng định nhóm đảo này thuộc về Trung
Quốc từ xa xưa dựa theo tài liệu từ thời Minh - Thanh và điều này cũng
được Nhật Bản công nhận cho đến năm 1895 khi xảy ra chiến tranh Giáp
Ngọ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Thứ hai là Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức
cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931-1945 khiến 35 triệu
người dân Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Một
vấn đề gây trở ngại khác là phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và
bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia
Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh thế
giới hai.
Thứ ba, ngôi đền Yasukuni14
luôn là tâm điểm gây căng thẳng giữa
Nhật và Trung Quốc, phía Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng
của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ngôi đền Yasukuni thờ 2,5 triệu người
Nhật Bản chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến
12
Nhật Bản gọi đây là quần đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3
bãi đá) không có người ở, nằm rải rác cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300km về phía Tây và 200km về
phía Đông Bắc Đài Loan.
13
Nguyễn Hồng Yến (2/1997), “Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong quan hệ Trung- Nhật và
khả năng giải quyết”, Nghiên cứu quốc tế số 1 (16).
14
Đền Yasukuni được xây dựng năm 1869, ban đầu có tên là Tokyo Shokansha, năm 1879 đổi tên thành
Yasukuni. Đền này được xây dựng với mục đích tưởng niệm và tôn vinh những người đã hi sinh trong các
cuộc chiến tranh của dân tộc Nhật Bản.
tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho
rằng ngôi đền này ca ngợi những hành động tàn bạo trong Thế chiến của
Nhật.
Cuối cùng, một thách thức nữa trong nhận thức lịch sử về cuộc chiến
tranh này là việc vào những cuối thế kỷ XX và vào thập niên đầu thế kỷ
XXI, Nhật Bản liên tiếp sửa chữa và xuất bản những cuốn sách giáo khoa
lịch sử mới15
dạy cho học sinh, trong đó có những quan điểm mà Trung
Quốc cho rằng Nhật Bản đã “xuyên tạc lịch sử” liên quan đến cuộc “xâm
lược” của Nhật Bản tại Trung Quốc vào những năm từ 1937 đến 1945.16
Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, vấn đề lịch sử chỉ
là cái cớ để hai bên sử dụng trong việc kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa
dân tộc ở hai quốc gia này, song rõ ràng, nếu hai nước muốn cải thiện và
thúc đẩy quan hệ thì một yếu tố quan trọng là phải có những nhận thức
chung về lịch sử một cách đúng đắn. Sự tồn tại của vấn đề lịch sử là một di
sản tiêu cực trong quan hệ Trung- Nhật, thúc đẩy sự nghi kỵ lẫn nhau vốn đã
có mầm mống từ lâu đời giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
2. Vấn đề Đài Loan
Đã từ lâu, Đài Loan luôn là một vấn đề nhạy cảm đối với cả hai quốc
gia Trung Quốc và Nhật bản bởi vị trí chiến lược và tầm quan trọng của
vùng lãnh thổ này đối với cả hai nước.
Đối với Nhật Bản, eo biển Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đặc
biệt vì nó đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các con đường nhập khẩu và sự
thông thương của Nhật Bản. Liên kết với Đài Loan cũng chính là nhằm tạo
15
Nhật Bản đã tiến hành ba đợt sửa chữa sách giáo khoa lịch sử: đợt thứ nhất kéo dài từ năm 1955 đến
những năm 1970, đợt thứ hai là từ năm 1982 kéo dài suốt những năm 1980, đợt thứ 3 là từ năm 1994 kéo
dài đến tháng 4 năm 2005, trong sách mới nhất có 124 điểm sửa chữa so với sách phát hành năm 1946.
16
Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tang trong quan hệ song phương”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.12.
một vành đai bao bọc khống chế sức mạnh của Trung Quốc đang trỗi dậy
cạnh tranh vai trò với Nhật Bản. Trong tuyên bố chung tái khẳng định Hiệp
ước an ninh song phương năm 1996, Mỹ và Nhật đưa “vùng nước xung
quanh Nhật Bản” (có thể bao hàm cả Đài Loan) vào trong phạm vi phòng
thủ của họ. Điều này cũng thể hiện rõ trong Tuyên bố chung vào tháng
2/2005 tại cuộc họp 2+2 giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai
nước Mỹ và Nhật Bản, xác định Đài Loan là “mục tiêu chiến lược chung”
trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.17
Về phía Trung Quốc, khi kiểm soát Đài Loan, Trung Quốc sẽ sử dụng
các cảng của Đài Loan cho những tầu ngầm có thể hoạt động tự do khắp
vùng biển Tây Thái Bình Dương. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối
với Nhật Bản khi mà tầm quan trọng của Eo biển Đài Loan đã được đến cả
thường dân Nhật công nhận rộng rãi. Ví dụ điển hình là trong thời gian diễn
ra các cuộc tập trận tên lửa nhằm vào Đài Loan của Trung Quốc năm 1995-
1996, một số chuyến tàu buôn và chuyến bay vượt qua Eo biển Đài Loan đã
bị hủy bỏ.18
17
Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á (7). Tr.15.
18
Tokyo và Đài Loan với điệu nhảy Tango, Tạp chí nghiên cứu kinh tế viễn đông số tháng và 2/2007
Như vậy, mặc dù trong tuyên bố ngoại giao, Nhật Bản ủng hộ hướng
đến “một nước Trung Quốc”19
, song trên thực tế Nhật Bản luôn tăng cường
quan hệ với Đài Loan vì mối quan hệ này đáp ứng được yêu cầu về kinh tế
và an ninh chính trị đối với Nhật Bản. Không chỉ là một trong những nhà
đầu tư hàng đầu mà Nhật Bản còn có quan hệ chính trị an ninh gần gũi với
Đài Loan. Bắc Kinh phê phán Tokyo là quá gần gũi với lực lượng theo đuổi
độc lập cho Đài Loan. Và xem ra, về thực chất, có thể Nhật cũng chưa muốn
Trung Quốc – Đài Loan hợp nhất, vì như thế sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến môi
trường an ninh xung quanh Nhật Bản. Vấn đề Đài Loan, do đó, cũng sẽ là
một trong những vấn đề gai góc trong quan hệ Trung-Nhật trong tương lai.
19
Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á (7). Tr.16. .
CHƯƠNG II:
CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT SAU CHIẾN TRANH LẠNH TẠI
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
I. Vận động quan hệ Trung-Nhật sau chiến tranh lạnh
1. So sánh lực lượng Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản: Nếu như trước chiến tranh lạnh, Nhật vươn lên thành
cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới (mậu dịch, đầu tư
nước ngoài, ODA viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các nước đi sau) thì từ đầu
thập niên 1990, kinh tế Nhật suy thoái, trì trệ hơn 10 năm. Tuy nhiên, về mặt
đối ngoại, nhất là đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật vẫn giữ vai trò quan
trọng và có chiến lược củng cố vai trò đó. Từ năm 2003 kinh tế hồi phục
càng làm cho Nhật tự tin hơn trong chiến lược đối ngoại. Đặc biệt cũng từ
năm 2003 Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tăng cường về vị trí chính trị trên trường
quốc tế.
Trung Quốc: Trong giai đoạn kinh tế Nhật suy sụp cũng là lúc Trung
Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Suốt hơn 20 năm cải cách, mở của, kinh tế Trung
Quốc phát triển trung bình mỗi năm 10%. Bước qua thế kỷ 21, đặc biệt là
sau khi gia nhập WTO (2001), các chỉ tiêu kinh tế chính như tổng sản phẩm
trong nước (GDP), kim ngạch xuất khẩu, v.v. cho thấy Trung Quốc ngày
càng tiến vào hàng ngũ những nước lớn. Trong thời kỳ Giang Trạch Dân
cầm quyền (1992-2002)20
, ý thức nước lớn và quyết tâm thực hiện chiến
lược “Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa” được giương cao.21
Trước sự cảnh
20
tính theo thời gian Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nếu tính theo thời
gian làm Chủ tịch nước thì là 1993-2003.
21
từ đầu thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ 19, Trung Quốc luôn là nền kinh tế lớn nhất và chiếm trên 20%
GDP thế giới. Nhưng từ giữa thế kỷ 19 trở đi, Trung Quốc suy sụp hoặc trì trệ hơn một trăm năm. Vào giũa
thế kỷ 20 Trung Quốc chỉ chiếm độ 5% GDP thế giới. Chiến lược đại phục hưng nhằm đưa Trung
Quốc trở lại thời truớc thế kỷ 19. Xem thêm: Maddison, Angus (2001), The World Economy: A Millennial
Perspective, OECD.
giác của nhiều nước Asean, Trung Quốc đưa ra khái niệm “trỗi dậy hòa
bình” và sau này là “phát triển hòa bình” để nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ
vươn lên thành nước lớn nhưng bằng các biện pháp hoà bình như mở rộng
ngoại thương, tận dụng tư bản và công nghệ thế giới.22
Tóm lại, có thể nói từ giữa thập niên 1990, Nhật Bản từ một cường
quốc kinh tế muốn vươn lên thành một cường quốc nhiều mặt, kể cả chính
trị. Còn Trung Quốc từ một nước có tiếng nói mạnh trên chính truờng quốc
tế đã vươn lên thành một nước lớn về kinh tế. Trong lịch sử Á châu, đây là
lần đầu tiên cả Nhật Bản và Trung Quốc đều là các cường quốc mạnh và
đang tranh nhau củng cố vai trò của mình tại khu vực Châu Á nói chung và
tranh giành tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói riêng.
2. Chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với nhau:
2.1. Chính sách của Trung Quốc với Nhật Bản
Trung Quốc cho rằng Nhật Bản hiện nay là nước có sức mạnh tổng
hợp quốc gia hùng hậu nhất trong khu vực Đông Á, vì thế Nhật Bản là đối
thủ hàng đầu của Trung Quốc trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung
Quốc đối với khu vực Đông Á. Trung Quốc cho rằng tư duy cơ bản của
Nhật Bản là: lấy việc sửa sai, thoát khỏi hệ thống các nước chiến bại sau
chiến tranh, mục tiêu cơ bản là trở thành “quốc gia bình thường”, nội dung
cơ bản là xây dựng “nước lớn chính trị hóa”, và đường lối tăng cường quân
sự.23
Về quan hệ Trung – Nhật, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng
trong 10-15 năm đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là đối tác
hợp tác quan trọng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối
ngoại của Nhật Bản, tuy nhiên cũng nhìn nhận rằng liên minh Mỹ- Nhật sẽ
tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài, và trong thời gian đó, Nhật Bản về cơ
22
Khái niệm hoà bình quật khởi chính thức được đưa ra vào tháng 11 năm 2003
23
Xem thêm:”Môi trường an ninh quốc tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương mà Trung Quốc phải đối mặt
trong 10-15 năm tới”. NXB Khoa học xã hội ( Trung Quốc), tháng 11/2003
bản sẽ tiếp tục thực hiện chính sách “theo đuôi” Mỹ trong khuôn khổ “Mỹ
chủ đạo, Nhật phục tùng”. Đồng thời, ở Nhật vẫn còn tồn tại một thế lực cực
hữu cố tình ngăn cản sự phát triển quan hệ Trung – Nhật, nên quan hệ Trung
– Nhật khó có bước đột phá trong thời gian ngắn trước mắt.
2.2. Chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc
Sau chiến tranh lạnh, tương quan lực lượng thay đổi. Trong khi Nhật
Bản bị trì trệ về kinh tế thì Trung Quốc lại “trỗi dậy” mạnh mẽ và phát triển
nhanh chóng. Trung Quốc trở thành một đối thủ đáng gườm của Nhật đăc
biệt là trong khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản tiếp tục coi trọng ổn định và
phát triển quan hệ với Trung Quốc nhằm đạt được mục đích quan trọng như
ổn định xung quanh, khai thác thị trường Trung Quốc; tiếp tục mưu cầu tăng
cường địa vị và vai trò của mình ở khu vực Đông Nam Á, ra sức phát huy
vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác kinh tế và an ninh khu vực. Trong
báo cáo “Chiến lược cơ bản của Ngoại giao Nhật Bản thế kỷ XXI- thời đại
mới, tầm nhìn mới, ngoại giao mới”, do “Tổ công tác quan hệ đối ngoại”
thuộc cơ quan tư vấn của thủ tướng J.Koizumi đệ trình bày 28/11/200224
,
Trung Quốc được coi là “một cường quốc đang trỗi dậy không gì ngăn cản
được”. Từ đây, Nhật Bản rất chú trọng chính sách của mình với Trung
Quốc. Trong một bài diễn văn tháng 5/2005, nguyên thủ tướng Kiichi
Miyazawa đã nói: “Quan hệ với Hoa Kỳ dĩ nhiên quan trọng. Nhưng không
kém quan trọng là nhìn Trung Quốc như thế nào”.25
Do đó, Nhật Bản nhìn nhận sự tăng cường sức mạnh quân sự của
Trung Quốc, xét về thời gian trung và dài hạn, như là mối đe dọa nghiêm
trọng với Nhật Bản. Nhật Bản không hề muốn một quốc gia vốn đã có sức
tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như Trung Quốc nay lại có thêm sức mạnh
24
Đỗ Trọng Quang(2007), “ Chính sách của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (8),
tr.16.
25
Nt
về quân sự. Điều này càng đe dọa vị thế vốn có của Nhật trong khu vực
Đông Nam Á, một vị thế mà Mỹ đã hậu thuẫn cho Nhật Bản từ lâu.
II. Đông Nam Á trong chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản sau
chiến tranh lạnh
1. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc và Nhật
Bản sau chiến tranh lạnh
Đối với Trung Quốc và Nhật Bản, Đông Nam Á có vị trí chiến lược
quan trọng, là cửa ngõ nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là yết
hầu của con đường vận chuyển dầu lửa trên biển. Đồng thời đây cũng là thị
trường đầu tư và tiêu thụ lớn, luôn là bộ phận quan trọng cấu thành trong sự
điều chỉnh chiến lược của cả hai nước. Trong gần hai thập niên trở lại đây,
cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực
hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng
hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN và các thành viên mà còn với các
đối tác lớn trên thế giới.
Trung Quốc, sau chiến tranh lạnh, càng nhận thấy hơn tầm quan trọng
và ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á đối với đất nước mình. Trung Quốc
nhận thấy các nước Phương Tây, đặc biệt là Mỹ lợi dụng việc tăng cường
hợp tác quân sự với các nước ASEAN sau chiến tranh lạnh để kiểm soát khu
vực, triển khai chính sách ngăn chặn, bao vây và kiềm chế Trung Quốc.
Điều này sẽ đe dọa đến an ninh của Trung Quốc. Trong khi đó, đa số các
nước ASEAN là các nước vừa và nhỏ, về mặt an ninh - quốc phòng không
tạo nên mối đe dọa nào mà còn là vành đai, lá chắn bên ngoài bảo vệ an ninh
quốc gia của Trung Quốc. Hơn nữa, Đông Nam Á còn là khu vực có thể
giúp Trung Quốc tăng cường vai trò trong cộng đồng quốc tế, tăng tầm ảnh
hưởng hơn trong cạnh tranh với Nhật Bản trong khu vực.
Về phía Nhật Bản, ủng hộ ASEAN ngay từ khi tổ chức này thành lập
năm 1967, Nhật Bản luôn coi tổ chức này là đồng minh tin cậy trong việc mở
rộng ảnh hưởng ra bên ngoài và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Sau chiến tranh lạnh, nhận thấy vai trò của ASEAN đang ngày càng tăng trên
trường quốc tế, để củng cố được địa vị chính trị của mình, Nhật Bản gia sức
tranh giành tầm ảnh hưởng tại khu vực này với Trung Quốc thông qua một
loạt các hình thức viện trợ. Ngoài ra, ASEAN có vai trò quan trọng đối nền
kinh tế Nhật Bản: một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, năng động về
kinh tế, tương đối ổn định về chính trị - xã hội, đang tích cực mở cửa và hội
nhập với bên ngoài.
Nói tóm lại, trong chiến lược khu vực của mình sau chiến tranh lạnh,
cả hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều mong muốn giành được sư ủng hộ
của ASEAN. Bởi nước nào giành được sự ủng hộ của ASEAN, nước đó sẽ có
vai trò và tiếng nói quan trọng trong khu vực, và tất nhiên sẽ có ảnh hưởng
tới các nước trong khu vực.
2. Triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông
Nam Á sau chiến tranh lạnh
2.1. Chính sách của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á
Trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc luôn mềm dẻo
trong việc thu hút sự ủng hộ quốc tế. “Ngoại giao láng giềng thân thiện” là
phương thức ngoại giao nằm trong chính sách của Trung Quốc đối với khu
vực Đông Nam Á. Trung Quốc có quan hệ chính thức với ASEAN với tư
cách là một tổ chức khu vực kể từ tháng 7 năm 1991 khi Trung Quốc được
mời tham dự cuộc họp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 24. ASEAN
đối với Trung Quốc không chỉ là một khu vực láng giềng có ý nghĩa chiến
lược cao đối với an ninh quốc gia mà còn là một nhịp cầu lý tưởng để Trung
Quốc tham dự vào hoạt động chính trị quốc tế ở Đông Á. Đồng thời, Trung
Quốc tạo cho các nước ASEAN một lựa chọn khác để bớt phụ thuộc vào Mỹ
và Nhật Bản. Mối quan hệ này có cái bẫy của mối quan hệ "cùng thắng".26
Từ đó, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chính sách hợp tác với
ASEAN. Năm 1994, Trung Quốc tham gia diễn đàn khu vực ARF và trở
thành một bên đối thoại tích cực của ASEAN. Tháng 12-1997, trong cuộc
gặp thượng đỉnh của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và các nguyên
thủ các nước ASEAN tại Malaysia hai bên đã tuyên bố chung về thiết lập
quan hệ láng giềng thân thiện và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21. Điểm
mốc quan trọng nhất đánh dấu sự thay đổi tính chất của mối quan hệ này
thông qua văn bản là Trung Quốc và ASEAN ký tuyên bố chung “đối tác
chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng” vào tháng 10-2009.27
Có thể thấy tuy
chưa hiểu hết thâm ý đối tác chiến lược của người Trung Quốc song với văn
bản này, Trung Quốc đã tự mình khẳng định họ có tầm quan trọng lớn hơn
trong tương quan so sánh với các thế lực khác trong quan hệ với ASEAN. Ít
ra thì nhận định này cũng có lý cho đến hiện nay vì ngoài Trung Quốc thì cả
Mỹ và Nhật Bản đều chưa ký một văn bản nào như vậy với ASEAN.
Có thể nói chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN thể hiện qua
việc ký hiệp định đối tác chiến lược với nhóm này là một bước tiến dài
nhằm thể hiện với đối tác về một Trung Quốc có thiện chí và thực thi chính
sách chính trị đối ngoại hòa bình với các nước láng giềng. Tuy nhiên cần
phải thấy rằng chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN được tiến hành
dựa trên ưu thế của một thế lực lớn và buộc các nước nhỏ hơn trong một
chừng mực nào đó phải chấp nhận.28
26
Michael Hsiao và Alan Yang, “Chính sách của Trung Quốc đối với Asean”,
http://www.mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=4394, truy cập ngày 12/5/2011.
27
Ngô xuân Bình(2008), “Tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với Asean”, Nghiên cứu Đông Bắc Á
(9),tr.6.
28
Điều này có thể thấy qua việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông sau khi họ ký
công ước quốc tế về luật biển năm 1982 cũng như việc sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là lợi ích trên vùng
2.2. Chính sách của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á
Sau chiến tranh lạnh, nỗ lực chủ yếu của chính sách đối ngoại Nhật
Bản là phát triển quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhằm
nâng cao vị thế của mình và tranh giành tầm ảnh hưởng với Trung Quốc trên
trường quốc tế cũng như vứt bỏ hình ảnh mình chỉ là “cái đuôi” trong các
chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực, Nhật Bản nhận thấy rằng ngoài cải
cách ra, nước Nhật cần phải gắn bó và đóng một vai trò hữu hiệu hơn nữa
với Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Cho tới nay, Nhật Bản là
quốc gia đầu tư chủ chốt vào các nước Đông Nam, nhưng điều đó vẫn không
đảm bảo nước Nhật có một vai trò chính trị quan trọng ở khu vực. Động thái
của Nhật Bản vẫn bị Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nghi ngờ.
Nhật Bản phải cố gắng thuyết phục các nước láng giềng rằng mình có ý định
đóng một vai trò tích cực trong khu vực, có lợi cho tất cả.
Từ đó, chính sách của Nhật cũng độc lập hơn với Hoa Kỳ nhưng vẫn
giữ tính cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Năm 1997,
lập trường của Nhật Bản với Myanmar cũng khác lập trường của Hoa Kỳ.
Nước Nhật không ủng hộ chính sách của Mỹ định cô lập Myanmar, mà tán
thành chủ trương của ASEAN muốn đối thoại với nước này. Cũng phải nói
rằng, quyết định của Nhật Bản, ở một mức độ nào đó, bị tác động từ sự mở
rộng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Tháng
3/1977, Trung Quốc thông báo cho Myanmar vay một khoản lớn, và ký với
nước này một hiệp ước hợp tác kinh tế. Nhật Bản gắn mối quan tâm của
biển họ tuyên bố chủ quyền (việc này đã diễn ra một số lần trong thập kỷ 1980, 1990 và những năm gần
đây) đã đặt các đối tác ASEAN vào thế đã rồi.
Trung Quốc đến Myanmar với tham vọng của Bắc Kinh muốn vươn tới Ấn
Độ Dương.29
Trong trường hợp Việt Nam, chính phủ Tokyo cũng đi đầu thiết lập
quan hệ với Hà Nội, mặc dầu Mỹ cấm vận Việt Nam về kinh tế. Tại
Campuchia, nước Nhật giữ một vai trò chủ chốt trong tiến trình hòa bình,
nêu bật sự cam kết của Tokyo muốn đóng góp vào hòa bình và ổn định của
khu vực.
Sở dĩ Nhật Bản hăng hái trong chính sách với các nước khu vực Đông
Nam Á còn do nhiều nhân tố thúc đẩy. Theo dự báo thì đến năm 2025, hơn
một nửa dân số Nhật Bản sẽ quá tuổi 65, bộ phận lớn dân chúng già đi đó sẽ
gây sức ép cho nên kinh tế và cấu trúc xã hội của đất nước. Hiện nay, nước
Nhật đã thiếu tiền trả hưu bổng và chăm sóc y tế cho công dân nhiều tuổi.
Dân chúng đang già đi và tỉ lệ sinh đẻ thấp có nghĩa là nước Nhật cần ngày
càng nhiều nhân công nước ngoài, và đến một mức độ nào đó, tình trạng
thiếu nhân công là một trong những lý do khiến Nhật Bản mở rộng cơ sở
công nghiệp ở nước ngoài. Và các nước Đông Nam Á là một lựa chọn
không thể không kể đến.
Một lý do không kém quan trọng là Nhật Bản nhận thức được những
hạn chế của mình khi muốn có một vị thế cường quốc lớn ở Đông Nam Á
nói riêng và trên thế giới. Nước Nhật hầu như không có tài nguyên thiên
nhiên, cần nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm. Trong những
năm đầu 1990, Nhật Bản phải đối phó với những vấn đề kinh tế lớn, nhiều
cuộc cải cách hành chính, xã hội và chính trị được thi hành để phục hồi nền
kinh tế. Đây cũng là thời gian thế giới chứng kiến những thay đổi đáng kể
khi Liên Xô tan rã. Chiến tranh Lạnh kết thúc tác động sâu sắc đến chính
sách đối ngoại của Nhật Bản.
29
Đỗ Trọng Quang (2007), “ Chính sách của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (8),
tr.16.
III. Cạnh tranh Trung – Nhật trong khu vực Đông Nam Á sau
chiến tranh lạnh
1. Cạnh tranh chính trị-quân sự Nhật – Trung tại khu vực
Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới thay đổi, Trung Quốc và Nhật
Bản ra sức tranh giành tầm ảnh hưởng của mình với khu vực Đông Nam Á
trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Nhật Bản là một nước đã có quan hệ mật
thiết với hầu hết các nước ASEAN từ nửa thế kỷ trước còn quan hệ Trung
Quốc và ASEAN thì tương đối mới nhưng được triển khai rất nhanh từ thập
niên 1990.30
Do đó, cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa hai quốc gia
càng trở nên quyết liệt và sôi động hơn tại khu vực trong cả lĩnh vực chính
trị và quân sự.
Về chính trị, đối với cả Nhật Bản và Trung Quốc, đây được coi như
một cuộc chạy đua trong việc gia tăng ảnh hưởng, lôi kéo các nước đồng
minh tại khu vực. Tuy cùng đạt đến vị trí cường quốc chính trị và kinh tế,
nhưng sự nổi dậy của Nhật Bản và Trung Quốc lại diễn ra theo hai hướng
trái ngược nhau, được nhiều nhà phân tích coi như “Một chín một mười”:
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lội ngược dòng để khẳng định vị thế
chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đi từ cường quốc chính trị đến cường quốc
kinh tế. Hẳn nhiên, Trung Quốc không hề muốn nhìn thấy một quốc gia từng
bị coi là “lùn về chính trị” sánh ngang hàng với mình trên lĩnh vực này. Do
đó, Nhật và Trung Quốc đã không ngừng thiết lập tầm ảnh hưởng của mình
đến cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN).
30
Trong giai đoạn này,Trung Quốc tích cực, chủ động lập lại quan hệ bình thường với nhiều nước ASEAN.
Phần lớn việc lập lại quan hệ bình thường này được thực hiện năm 1990 trong chuyến công du của Thủ
tướng Lý Bằng sang Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Lào.
Xem thêm: Trần Hoàng Long(2007), “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, Nghiên
cứu Đông Bắc Á(7).tr.13
Để triển khai, Nhật Bản tích cực thúc đẩy các hiệp ước song phương
với các nước ASEAN. Nhật đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt
Nhật-ASEAN vào tháng 12/2003 tại Tokyo. Đây là lần đầu tiên một hội
nghị ASEAN – Nhật Bản diễn ra không phải ở một nước ASEAN mà ở Nhật
Bản. Điều này cho thấy Nhật đang ngày càng quan tâm hơn và nhấn mạnh
hơn tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với quốc gia này. Tiếp đến từ
2005 Nhật bắt đầu thương lượng với ASEAN để đi đến hiệp định liên kết
kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN (JACEP) mà thủ tướng Koizumi đã đề
xướng tại Xingapo từ tháng 1/2002. Nhật cam kết sẽ cung cấp khoảng 1,5 tỷ
USD để phát triển khu vực sông Mê Công, đồng thời tăng cường hơn nữa
vốn FDI từ Nhật sang các nước này.31
Một trong những chiến lược của Nhật đối với khu vực là ưu tiên chú
trọng cung cấp ODA để phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) và
Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Nhờ có nguồn tài trợ từ
Nhật, Tuyến EWEC đã thông xe vào cuối năm 2006. Từ 2005, Nhật Bản
cũng đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát khu vực Tam giác phát triển và tài trợ
bước đầu 2 tỷ yên cho dự án phát triển Tam giác này. Đồng thời, năm 2006,
Nhật Bản đã đóng góp 64 triệu USD thành lập Quĩ hội nhập Nhật Bản –
ASEAN, trong đó dành phần ưu tiên cho Tam giác phát triển Việt Nam –
Lào – Campuchia.32
Về phía Trung Quốc, nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa những nỗ lực
mới của Nhật Bản tại Đông Nam Á, nhất là đối với phát triển EWEC và
Tam giác Việt Nam – Lào – Campuchia, Trung Quốc vào năm 2006 ( năm
thông xe tuyến EWEC) đã đưa ra chiến lược “Một trục hai cánh” hay còn
gọi là “Chiến lược chữ M”, trong đó: 1) Xây dựng hành lang kinh tế trên
31
Xem thêm: Ngô Vĩnh Long(2007). “Đông Nam Á trong quan hệ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ảnh hưởng
của nó đối với Việ Nam” (8)
32
Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”,
Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
đất liền kéo dài từ Nam Ninh ( Quảng Tây) đi qua một số nước Đông Nam
Á đến Xingapo, đồng thời lấy đó làm trục; 2) Thúc đẩy Hợp tác Tiểu vùng
sông Mê Công mở rộng (GMS) và coi đây là một Cánh; 3) Xây dựng hành
lang kinh tế biển, gọi là vịnh Bắc Bộ mở rộng, đồng thời coi đây là một
Cánh. Dự án lớn này sẽ tạo ra sự liên kết theo chiều dọc, hay sự “ hợp tung”
giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.33
Để thực hiện dự án chiến
lược này, vào tháng 1/2008, Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn Quy
hoạch phát triển khu vực hợp tác kinh tế Vĩnh Bắc Bộ (Quảng Tây), và coi
khu vực này là cực tăng trưởng thứ 4 của Trung Quốc, tiếp sau khu vực sông
Chu Giang, khu vực sông Trường Giang và Vịnh Bột Hải.
Chiến lược mới của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng tại
lưu vực sông Mê Công đã làm cho người Nhật cay cú. Không phải ngẫu
nhiên mà tờ Yomiuri Shinbun của Nhật Bản lại đưa ra nhận định rằng:
“Người gieo giống là Nhật Bản, nhưng quả của nó xem ra đã bị Trung Quốc
hái mất rồi”.34
Lý do là: Nhật Bản là người đề xướng xây dựng Hợp tác
Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), trong đó có hành lang kinh tế
Đông – Tây nối liền từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan đến Mianma, còn
Trung Quốc thì ngược lại, tích cực xây dựng Hành lang Kinh tế Bắc - Nam
từ Côn Minh đi qua Lào đến Băng Cốc. Còn về phía Trung Quốc, Giáo sư
Mã Yến Bang- Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại của Trung
Quốc cho rằng: “Hiện nay, GMS đã trở thành chiến trường mới của cuộc
đấu tranh chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Nước nào
33
Sự “hợp tung” và “ liên hoành” của các hành lang, vành đai kinh ( như hành Bắc Nam, Hành lang Đông
Tây…) trong GMS đã và đang làm tăng nhanh các mối giao lưu, nhất là kinh tế giữa Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á lục địa. Tại điểm giao nhau đó ngày càng xuất hiện nhiều Trung tâm thương mại mới
của Trung Quốc. Còn Trung Quốc, nhiều trung tâm đô thị, hải cảng lớn được xây dựng để kết nối với trục,
hành lang kinh tế trên. Thành phố Nam Ninh đã trở thành trung tâm hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc-
ASEAN, được tổ chức hàng năm kể từ 2004. Cảng Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây đã nâng cấp lên
thành cảng quốc tế, nơi sẽ thu hút các luồng thương mại từ “Một trục hai cánh”, Nhất là cánh biển, và là cái
“phiễu” mới đón nhận các sản phẩm từ vùng Tây Nam của Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài.
34
Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”,
Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
nắm được bán đảo Trung Nam (tức Đông Dương) thì sẽ có ảnh hưởng đến
cục diện địa-chính trị Đông Nam Á, thậm chí cả châu Á; Đây là tiêu điểm
mới của cục diện châu Á- Thái Bình Dương”. Còn giáo sư Lý Thần Dương-
Sở nghiên cứu Đông Nam Á, đại học Vân Nam chỉ ra rằng: “Việc xây dựng
các hành lang kinh tế thuộc GMS đã mang lại dấu ấn sâu sắc của mối quan
hệ giữa các nước lớn, biểu hiện chủ yếu là tranh chấp quyền chủ đạo trong
hợp tác vùng giữa Trung Quốc và Nhật Bản; Trung Quốc thiên về hành lang
theo chiều dọc, còn Nhật Bản lại chú ý đến hành lang theo chiều ngang”35
Những nhận xét trên có thể là chưa đúng hoàn toàn, nhưng cũng chứng minh
một phần về sự gia tăng cạnh tranh giành ưu thế địa chính trị giữa Trung
Quốc và Nhật Bản ở Đông Nam Á, nhất là ở khu vực Đông Nam Á lục địa.
Về quân sự, tuy không quá gay gắt nhưng Nhật Bản và Trung Quốc
cũng có những cạnh tranh nhất định trên lĩnh vực này.
Nhật Bản vốn là một quốc gia không có thế mạnh về quân sự, nhưng
để hoàn thiện mình với khu vực Đông Nam Á và không muốn thua kém gì
Trung Quốc tại khu vực, những năm gần đây, Nhật Bản đang tăng cường
quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật – Úc, đồng thời nâng cấp Cục
phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng từ tháng 1/2007, gia tăng đầu tư trang bị
vũ khí mới, hiện đại, thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với
các đồng minh, trong đó có các nước đồng minh ở Đông Nam Á như Thái
Lan và Philippin. Tháng 5/2005, lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản tham
gia vào cuộc tập trận chung với tên gọi là “Hổ mang” tổ chức hàng năm tại
Thái Lan với sự tham gia của Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực.
Hơn nữa Nhật Bản từ 2005 đã để cho cơ quan chỉ huy của Tập đoàn Bộ binh
số 1 từ Oasingtơn đến Kanagawa, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với
Mỹ , trong đó có việc xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Nhật
35
Xem thêm: Hoài Nam (2008). “Trung Quốc với Hành lang Kinh tế Đông Tây“, Nghiên cứu Đông Nam Á
(11), tr.50-51.
Bản. Tuy nhiên, liên minh an ninh-quân sự Mỹ- Nhật lại càng làm cho hố
ngăn cách Nhật- Trung ngày càng lớn.36
Về phía Trung Quốc, đáp lại sự củng cố liên minh Nhật-Mỹ, ngoài
việc tăng cường ảnh hưởng mềm, Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng
hợp tác an ninh – quốc phòng với Đông Nam Á, trong đó có cả với những
đối tác truyền thống và đồng minh của Mỹ-Nhật như Thái Lan và Philippin.
Cùng với việc thông qua bản “Kế hoạch hành động chung về hợp tác chiến
lược Thái-Trung” nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Trung- Thái, hai nước
này lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung với quy mô lớn tại vịnh Thái
Lan mang tên “Hữu nghị Trung- Thái 2005” (tháng 12/2005) và cuộc tập
trận thứ hai với tên gọi “Tấn công 2007” diễn ra tại Quảng Châu hồi tháng
7/2007.37
Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục cung cấp tín dụng quân sự cho Thái
Lan bất chấp việc Mỹ ngưng khoản viện trợ vì việc đảo chính vi hiến vào
tháng 9/200. Đây là một trong những hành động đáp trả đối với sự gia tăng
quan hệ đồng minh chiến lược Nhật- Mỹ.
Ngoài ra, từ lâu đã cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh quân sự của
Trung Quốc, Nhật Bản phản đối mạnh mẽ việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ
khí đối với Trung Quốc. Đồng thời để tránh sự lôi kéo đồng minh của Trung
Quốc, Nhật Bản đã phần nào cổ suý cho thuyết về “mối đe dọa Trung
Quốc”. Phủ định điều này, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phải thuyết phục
các nước Đông Nam Á bằng việc tuyên truyền về một Trung Quốc “trỗi dậy
hòa bình”.38
36
Hà Phương (2007), “Triển vọng mới trong quan hệ Trung – Nhật”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt
Nam, ngày 3/3/2007.
37
Xem thêm: Trần Khánh(2008), “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á trong thập
niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á(12)
38
Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu
Đông Bắc Á (7).tr.14
Tóm lại, cạnh tranh về vị thế chính trị-quân sự nêu trên đã cho thấy
sự lo ngại lẫn nhau của hai quốc gia đầy tham vọng về việc xác định Trung
Quốc hay Nhật Bản, ai sẽ là nước nắm vai trò lớn hơn ở khu vực Đông Nam
Á, từ đó tiến hành các biện pháp ngăn chặn và kiềm chế tầm ảnh hưởng tại
khu vực này.
2. Vấn đề xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực
Vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác khu vực “Cộng đồng Đông Á”39
thể
hiện rất rõ việc lôi kéo đồng minh các nước khu vực Đông Nam Á trong
chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của Nhật Bản và Trung Quốc bởi từ lâu, cả
hai quốc gia này đều muốn chiếm vai trò chủ đạo trong khu vực Đông Á.
Mặt khác, quốc gia nào nắm được Đông Nam Á, quốc gia ấy sẽ có được lợi
thế rất lớn trong việc lãnh đạo Đông Á, thậm chí là Châu Á.
Ngay từ những năm 1980 thế kỷ trước, Nhật Bản đã là nước đầu tiên
đưa ra kiến nghị thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” và các nhà kinh tế
Nhật Bản đưa ra công thức “Đàn én bay”, tức là trong hợp tác kinh tế của
Đông Á thì Nhật Bản là “con én đầu đàn”, tiếp theo đó là bốn “con rồng
châu Á”, sau đó mới là các nước đang phát triển như Malaysia và Trung
Quốc40
. Nhưng vào đầu thế kỷ XXI, do kinh tế Nhật Bản bị đình trệ, bên
cạnh đó tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi lớn, nên công thức
“đàn én bay” chỉ tồn tại trên giấy tờ. Năm 2002, Thủ tướng Koizumi kêu gọi
thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” với ý đồ nắm lại quyền lãnh đạo nhóm
này, nhưng cuối cùng vẫn không thành. Tuy nhiên, muốn giành được quyền
lãnh đạo Đông Á, Nhật Bản hiểu rằng phải lôi kéo được khu vực Đông Nam
Á hay các nước ASEAN làm đồng minh.
39
Vấn đề Cộng đồng Đông Á lần đầu tiên được chính thức bàn đến là vào năm 2001 khi Nhóm bàn thảo về
tầm nhìn Đông Á (East Asian Vision Group) được thành lập gồm các thức giả trong vùng, theo sự gợi ý
của Tổng thống Hàn Quốc đương thời Kim Dae Jung.
40
Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật- Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.19.
Như Nhật Bản, Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động đối ngoại để
giành lấy quyền chủ đạo này. Bước vào thế kỷ XXI, xuất phát từ chiến lược
kinh tế toàn cầu, Trung Quốc càng đặt quan hê hợp tác kinh tế Trung Quốc –
ASEAN lên hàng đầu. Cùng với các nước ASEAN, Trung Quốc thành lập
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, đồng thời nhanh chóng
thành lập “Khối cộng đồng Đông Á”.
Tóm lại, để nắm được vai trò chủ đạo khu vực Đông Á, cả hai quốc
gia đều nhận thức được rằng, trong ván cờ này, ASEAN đóng vai trò trung
gian, nước nào lôi kéo được ASEAN, nước ấy sẽ có thể có vị trí “chim én
đầu đàn” của “Cộng đồng Đông Á”. Do vậy, cạnh tranh Nhật – Trung đối
với khu vực Đông Nam Á trong vấn đề này cũng không kém phần quyết liệt
như trên phương diện quân sự, kinh tế hay thậm chí là các vấn đề lịch sử còn
tồn đọng.
3. Cạnh tranh kinh tế
3.1. Cạnh tranh đầu tư – thương mại tại khu vực
Nhật vốn đã có quan hệ kinh tế mật thiết với năm nước thành viên cũ
của ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin và Singapore) từ
gần nửa thế kỷ nay. Quan hệ Nhật-ASEAN lại phát triển một bước lớn khi
các công ty Nhật ào ạt sang đầu tư trưc tiếp (FDI) tại Thái, Malaysia,
Singapore và Indonesia sau khi đồng yên tăng giá đột ngột từ cuối năm
1985. Sau chiến tranh lạnh, cùng với mậu dịch, ODA và FDI, Nhật đã tạo ra
một sự gắn bó mật thiết với các nước trong khối này. Cho đến nay, Nhật vẫn
giữ một vị trí quan trọng trong ngoại thương, đầu tư và ODA tại các nước
này.
Tuy nhiên, Trung Quốc, với một nền kinh tế lớn nhanh và có khuynh
hướng hướng ngoại,41
đã theo kịp hoặc vượt qua vị trí của Nhật trong ngoại
thương đối với nhiều nước ASEAN. Tại một số nước thành viên mới của
ASEAN như Lào, Campuchia và Myanmar, Trung Quốc chiếm vị trí khá
cao trong cả ODA và FDI.
Do vậy, cạnh tranh giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế và thương
mại này tỏ ra rất sôi động. Điều này có thể được nhận thấy rõ qua biểu đồ
“Cơ cấu nhập khẩu của các nước ASEAN” dưới đây:
Về ngoại thương, như Hình 1 cho thấy, cho đến khoảng năm 1995, Nhật
chiếm tới trên 20% trong tổng nhập khẩu của ASEAN trong khi Trung Quốc
chỉ có vài phần trăm. Sau đó thị phần của Nhật giảm liên tục trong khi của
Trung Quốc tăng nhanh. Đến năm 2006, Trung Quốc đã vượt Mỹ và tiến
gần bằng thị phần của Nhật. Tại các nước thành viên mới của ASEAN, vị trí
của Trung Quốc vượt Nhật từ nhiều năm truớc và khoảng cách giữa hai
nước ngày càng lớn. Tại Việt Nam, Trung Quốc cũng đã vượt Nhật từ năm
2003 trở thành nước lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam (xem Hình
2).
41
Kinh tế Trung Quốc không những phát triển với tốc độ cao mà ngày càng có đặc tính là nghiêng về xuất
khẩu hàng công nghiệp. Xem Trần Văn Thọ (2005, 2006), Ch. 3.
Về đầu tư nước ngoài (FDI), Trung Quốc phát biểu chính sách này lần
đầu năm 1998 và chiến lược đẩy mạnh chính sách được ghi rõ trong Kế
họach 5 năm lần thứ X (2001-2005). Vào cuối năm 2005, tại ASEAN, tích
lượng (stock) FDI của Trung Quốc nhiều nhất là tại Singapore (hơn 300
triệu USD), sau đó tới Malaysia (200 triệu USD) và các nước khác. Tuy
nhiên so với Nhật là nước đã đầu tư nhiều tại các nước thành viến cũ của
ASEAN từ gần nửa thế kỷ nay, vị trí của Trung Quốc không đáng kể. Tại
Việt Nam, từ khoảng năm 2001, Trung Quốc bắt đầu đầu tư nhiều trong
ngành xe máy, đồ điện gia dụng, v.v. nhưng so với Nhật vị trí của Trung
Quốc còn rất thấp. Vào cuối năm 2006, tích lượng FDI tại Việt Nam theo
vốn đăng ký là 60 tỉ USD trong đó Nhật 7,4 tỉ (chiếm 12,3%), Trung Quốc
chỉ có hơn 1 tỉ (1,8%), và Mỹ là 2,2 tỉ (3,7%).42
Đáng chú ý là vai trò của Trung Quốc tại Lào, Campuchia và
Myamar. Mấy năm gần đây, Trung Quốc là nước dẫn đầu FDI tại
Campuchia (chủ yếu sản xuất hàng may mặc). Tại Lào, tích lượng FDI (từ
năm 2000 đến tháng 3 năm 2007) của Trung Quốc xếp hàng thứ hai, sau
Thái Lan, còn Nhật ở vị trí thứ năm. Tại Myanmar, cả Trung Quốc và Nhật
42
Trần Văn Thọ- GS đại học Waseda, Nhật Bản, “Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới Á châu”,
http://www.erct.com/2ThoVan/TranVTho/TrungQuoc_va_NhatBan.htm truy cập ngày 14/5/2011.
Bản đều đầu tư ít, nhưng về ODA thì Trung Quốc độc chiếm vì Nhật và các
nước khác tiếp tục chính sách chế tài kinh tế đối với Myanmar, trong khi
Trung Quốc muốn thừa cơ này củng cố thế lực ở phía tây nam. Từ cuối thập
niên 1990, Trung Quốc liên tục viện trợ cho Myanmar, bao gồm nhiều lãnh
vực từ xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng đến các dự án phát
triển công nghiệp. Tình hình chính trị ở Myanmar và môi trường quốc tế
chung quanh nước nầy đã thay đổi hẳn vị trí của Nhật và Trung Quốc.
3.2. Vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997
Cuộc khủng khoảng tiền tệ Á châu (1997-98) đã trở thành cơ hội cho
cả Trung Quốc và Nhật Bản thể hiện vai trò của mình như là một nước lớn
với các nước ASEAN.
Về phía Trung Quốc, ngay lập tức, nước này giúp 1 tỉ USD cho Thái
Lan, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc khủng hoảng. Vào tháng
12/1997, Trung Quốc tuyên bố sẽ không giảm giá đồng nhân dân tệ, một
hành động được các nước Đông Nam Á hoan nghênh, vì thái độ đó góp phần
quan trọng vào việc ổn định tình hình tiền tệ và kinh tế, tránh được một sự
cạnh tranh giảm giá đồng tiền để duy trì hoặc đẩy mạnh xuất khẩu43
. Đặc
biệt nhiều nước ASEAN có cơ cấu xuất khẩu giống Trung Quốc nên thái độ
của Trung Quốc được xem là “hào hiệp”. Trung Quốc đã lợi dụng dịp này
để tỏ ra mình có trách nhiệm của một nước lớn.
Về phía Nhật, đây cũng là dịp để họ thi thố vai trò của một nước lớn
có trách nhiệm tại khu vực. Tuy kinh tế Nhật đang ở trong thời kỳ suy thoái
nặng nhưng họ đã đưa ra các chính sách rất tích cực. Ngay sau khi cuộc
khủng hoảng xảy ra tại Thái Lan (7/1997), Nhật chủ trì hội nghị quốc tế để
giúp nước này giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ (8/1997). Tháng 10/1998,
43
Trần Khánh(2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI),
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á(1), tr. 16.
Nhật đưa ra sáng kiến mới Miyazawa,44
cam kết sẽ xuất ra 30 tỉ USD giúp
6 nước Á châu chịu ảnh hưởng nặng trong cuộc khủng hoảng. Ngoài ra,
tháng 12/1998, Nhật cam kết lập chương trình Yen cho vay đặc biệt (Special
Yen Loan) gồm 650 tỉ yen thực hiện trong 3 năm, giúp các nước Á châu cải
thiện, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng kinh tế. Qui mô tài chính của các chương
trình hợp tác của Nhật như vậy là rất lớn, không nước nào hoặc cơ quan
quốc tế nào có mức cam kết nhiều như vậy.45
Đặc biệt, khác với IMF hay
Ngân hàng thế giới chỉ chú trọng giúp giải quyết khó khăn nhất thời về tài
chánh, tiền tệ, Nhật có cái nhìn dài hạn, chú trọng giúp các nước ASEAN
xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp để phục hồi sản
xuất, cải thiện sức cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia Nhật cũng có chính
sách bám trụ tại ASEAN, nỗ lực tái hồi phục sản xuất, củng cố sức cạnh
tranh của các công ty con tại vùng này. Nhìn chung, chính sách của chính
phủ và thái độ của xí nghiệp Nhật được các nước ASEAN đánh giá cao.
Mahathir, Thủ tướng đương thời của Malaysia, trong cuốn sách xuất bản
năm 1999, đã đánh giá cao vai trò của Nhật trong quá trình công nghiệp hóa
của ASEAN, và lên tiếng phê phán tư bản tài chính Mỹ mà ông ta cho là thủ
phạm của cuộc khủng hoảng tài chính Á châu.46
Một vấn đề đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng tài chính Á châu là
Nhật đã tích cực đưa đề án thành lập Quỹ tiền tệ châu Á (Asian Monetary
Fund, AMF) nhưng bị cả Mỹ và Trung Quốc phản đối. Trong đề án nầy,
44
Sáng kiến mới Miyazawa lấy theo tên của Bộ trưởng Tài chánh Miyazawa Kiichi lúc đó. Yen Loan của
Nhật vốn là một bộ phận trong ODA, từ lâu đã được áp dụng theo phương thức nước nhận ODA không bị
ràng buộc (untied) vào điều kiện phải chi dùng vào việc mua hàng hóa và dịch vụ của Nhật. Nhưng Yen
Loan lần này là đặc biệt vì có bị ràng buộc (tied), xem như là phần cho vay ưu đãi ngoài các chương trình
ODA đã có, và vì kinh tế Nhật đang gặp khó khăn nên chuyện ràng buộc được xem là hợp lý.
45
Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu, 3 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất (Thái Lan, Indonesia và Hàn
Quốc) được IMF giúp tổng cộng là 35 tỉ, và Ngân hàng thế giới là 16 tỉ USD. Cùng thời điểm với IMF và
Ngân hàng thế giới, Nhật Bản cũng giúp ngay cho 3 nước 19 tỉ USD. (Theo Nihon Keizai Shinbun,
2/7/2007). Sau đó Nhật phát biểu Sáng kiến mới Miyazawa và Yen Loan đặc biệt để giúp Á châu trong dài
hạn.
46
Mahathir, Mohamad (1999), A New Deal for Asia, Pelanduk Publications (M) Sdn Bhd,
Malaysia,Chương 5.
AMF sẽ có một ngân quỹ 100 tỉ USD đủ để đối phó các cuộc khủng hỏang
tài chánh tương tự và Nhật hứa sẽ đóng góp phần lớn nếu đề án được thực
hiện. Cũng theo lập luận của Nhật, giống như Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), tuy đã có Ngân hàng thế giới nhưng ở Á châu vẫn cần một tổ chức
riêng, thì việc lập AMF ở Á châu dù đã có IMF cũng là chuyện thường.
Nhưng Mỹ và Trung Quốc sợ mất vai trò tại Á châu nên cương quyết phản
đối, cho là đã có IMF thì không cần AMF.47
3.3. Vấn đề ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương48
Nhằm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, Trung Quốc và Nhật
Bản đang chạy đua trong việc kí kết các hiệp định tự do thương mại song
phương.
Nhật Bản là nước đầu tiên châm ngòi cho những thảo luận và đề án
FTA sôi nổi tại khu vực từ năm 1999 bằng sự kiện Nhật Bản và Hàn Quốc
cùng nghiên cứu khả năng và hiệu quả của một FTA giữa hai nước. Sau đó,
Nhật và Singapore bắt đầu thảo luận từ tháng 11/1999 và đã ký kết Hiệp
định hợp tác kinh tế (Japan-Singapore Economic Partnership Agreement,
JSEPA) vào tháng 1/2002. Từ năm 2004, Nhật đã xúc tiến thương lượng và
cuối cùng đã ký kết FTA song phương với Phi-lip-pin, Malaixia và Thái Lan
trong năm 2006 và với Inđonesia năm 2007.49
Cùng vào thời điểm đó, Thủ
tướng Koizumi đề xuất lập quan hệ đối tác toàn diện Nhật-ASEAN.
47
Theo Sakakibara Eisuke, Thứ truởng đương thời của Bộ Tài chánh Nhật, và là người phụ trách vận động
thành lập AMF, Nhật không được Trung Quốc ủng hộ là vì họ không biết cách vận động truớc. Theo ông ta
thì Nhật đã thất bại vì đã tiếp xúc với bộ Tài chánh và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong khi đáng
lẽ phải vận động trực tiếp Bộ Chính trị là nơi có quyền quyết định cuối cùng. Theo phát biểu gần đây của
Sakakibara trên báo Nhon Keizai Shinbun, 9/7/2007. Tuy nhiên theo tôi, dù Nhật có vận động bộ Chính trị,
Trung Quốc cũng phản đối việc thành lập AMF do Nhật chủ xướng.
48
Song phương ở đây bao gồm cả trường hợp Nhật hay Trung Quốc ký kết với toàn khối ASEAN
49
Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”,
Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
Tuy nhiên, trong lúc Nhật còn lúng túng, chậm chạp trong quá trình
triển khai hợp tác thì Trung Quốc đã tiến hành nhanh chóng một chiến lược
rất dứt khoát, rõ ràng và hấp dẫn đối với ASEAN. Đó là Hiệp định tự do
thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Trung Quốc và 10 nước
ASEAN qua các Hội nghị thượng đỉnh ở Brunei (2001), Pnom Penh (2002),
Bali (2003) và Vientiane (2004) đã lần lượt thoả thuận các bước chuẩn bị để
cuối cùng đi đến ký kết các hiệp ước liên quan đến FTA.
Tính cạnh tranh trong FTA của Trung Quốc còn được thể hiện ở nội
dung của Hiệp định: Trung Quốc đã nhượng bộ tối đa, đưa ra một đề án với
nội dung hấp dẫn để các nước ASEAN dễ chấp nhận. Ngoài kế hoạch giảm
thuế nói chung, hiệp định bao gồm một chương trình gọi là Thu hoạch sớm
(Early Harvest) để giảm thuế ngay (từ đầu năm 2004) những mặt hàng nông
phẩm mà đa số các nước ASEAN đặc biệt quan tâm. Trong hiệp định, Trung
Quốc cũng đặc biệt chiếu cố các thành viên mới của ASEAN (Việt Nam,
Lào, Myanmar và Cambodia): Trung Quốc dành sự đãi ngộ tối huệ quốc
(MFN) cho cả các nước chưa gia nhập WTO, trì hoãn nghĩa vụ thực hiện
FTA đối với các thành viên mới, viện trợ 5 triệu USD cho chương trình phát
triển lưu vực sông Mê Kông, phụ đảm 1/3 phí tổn xây đường cao tốc nối
Côn Minh với Bangkok. Tóm lại, Trung Quốc đơn phương mở cửa thị
trường trước cho hàng hoá của ASEAN và chịu phụ đảm nhiều hơn cho các
chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế khu vực.
Sở dĩ, Trung Quốc có thái độ tích cực như vậy là do Trung Quốc nhận
thức được tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước Đông Nam Á trong
cuộc chạy đua với Nhật Bản về vị trí lãnh đạo “Cộng đồng Đông Á” trong
tương lai. Mặt khác, Trung Quốc cũng muốn cho các nước trong khu vực
thấy hình ảnh thân thiện của một nước Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa
bình”. Có thể nói, trong việc thỏa thuận ký kết ACFTA, ASEAN nhắm cái
lợi kinh tế, còn Trung Quốc nhắm cái lợi về chính trị.
Chính sự kiện này đã làm cho Nhật tỉnh ngộ, nhận thấy cần phải đặt
lại chiến lược ASEAN để vừa duy trì ảnh hưởng tại vùng này, vừa giữ thế
chủ động trong quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương
lai. Từ đó, Nhật đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật- ASEAN
vào tháng 12 năm 2003 tại Tokyo. Gọi là “đặc biệt” vì đây là lần đầu tiên
một hội nghị như vậy được tổ chức tại một nước không phải thành viên
ASEAN. Theo tuyên ngôn Tokyo, Nhật sẽ đặt ưu tiên cao cho nỗ lực giúp
các nước ASEAN phát triển và hội nhập với nhau hơn nữa. Nhật cũng ưu
tiên cấp tiền viện trợ và vốn vay ưu đãi (ODA) cho ASEAN, đặc biệt trong
lãnh vực đào tạo nhân tài, phát triển xí nghiệp nhỏ và vừa, và giúp phát triển
các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông để rút ngắn khoảng cách giữa 2
nhóm nước (6 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới) trong khối này.
Mặt khác, Nhật và ASEAN sẽ tăng cường sự liên kết kinh tế về mọi mặt.
Cho đến năm 2012, hai bên sẽ cụ thể hoá ý tưởng này bằng việc ký Hiệp
định liên kết kinh tế toàn diện Nhật ASEAN (JACEP) mà Thủ tướng
Koizumi đề xướng tại Singapore tháng 1 năm 2002. Sự liên kết này có phạm
vi rộng, từ trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đến hợp tác đầu tư, tài chánh, tiền tệ,
công nghệ thông tin, năng lượng…Trên quan hệ đặc biệt này, Nhật và
ASEAN sẽ hợp tác trong các vấn đề của khu vực và thế giới.
Tóm lại, tuyên ngôn Tokyo và Kế hoạch hành động là sự cam kết cao
độ của Nhật trong việc giúp các nước ASEAN hơn nữa. Đây là chiến lược
của Nhật nhằm tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng Đông Nam
Á.
4. Cạnh tranh năng lượng và an ninh hàng hải ở biển Đông
Từ lâu, năng lượng dầu mỏ đã là một vấn đề rất nhạy cảm đối với
nhiều quốc gia, đặc biệt là với các nước phát triển như Nhật Bản và Trung
Quốc, nhu cầu năng lượng với họ là rất lớn. Trên thế giới, thậm chí đã có rất
nhiều cuộc chiến tranh đổ máu chỉ vì vấn đề nhạy cảm này.
Từ năm 2002, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng
thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Dự đoán lượng dầu nhập khẩu của Trung
Quốc có thể lên tới 60% vào năm 2020. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng
cục thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh
tế vào năm 2006 đạt mức 10,5% tăng 1% so với năm 200550
. Với đà tăng
trưởng như vậy, Trung Quốc cần phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các
nguồn bổ sung năng lượng, nhiên liệu tự nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu.
Điều này dường như còn thiết yếu hơn đối với Nhật Bản, bởi Nhật là
nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguồn nhiên liệu chủ yếu
đều nhập khẩu (nước này hầu như phải nhập toàn bộ số dầu lửa cần thiết lên
tới 99,7% ). Nhật Bản không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay
thế địa nhiệt… Trên thực tế Nhật Bản chỉ cung cấp được gần 18% nguồn
năng lượng, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 2%.51
Trong những năm
tới, Nhật Bản tiếp tục là nước nhập khẩu năng lượng thứ 3 thế giới. Nhưng
do tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhật Bản
đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và buộc phải có chính sách
an ninh năng lượng đúng đắn nhằm duy trì nền kinh tế khổng lồ của mình.
Sự thiết hụt nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế đất nước
buộc Nhật Bản và Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn năng lượng ở nước
ngoài. Tại Đông Nam Á, Biển Đông là một tiềm năng về trữ lượng dầu mỏ.
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm
chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu
thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông
khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể
50
Đỗ Minh Cao (2007), “Quan hệ Nhật – Trung xung quanh vấn đề năng lượng”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á(4)
51
Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á (7). Tr.14.
lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt
khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới.52
Mặt khác, Trung Quốc và Nhật Bản còn là hai trong nhiều nước có
nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này. Đây là mạch đường
thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận
Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải
thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải
đi qua vùng Biển Đông. Ước tính lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận
chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào
Panama.53
Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế đã dẫn tới
nhu cầu khổng lồ về dầu và khí để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và đáp
ứng nhu cầu ngày một lớn của các phương tiện giao thông. Người ta ước
tính rằng, hàng năm, nhu cầu dầu từ Đông Á sẽ tăng 2,7% từ 14,8 triệu
thùng/ngày (mmbpd) lên 29,8 mmbpd vào năm 203054
, trong đó Trung Quốc
chiếm khoảng một nửa tổng số. Nhu cầu năng lượng là một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến những động thái mang tính cứng rắn gần
đây của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông với ASEAN như bắt giữ
ngư dân Việt Nam, tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc
ngang hàng với Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan; dấy lên những quan
ngại trong các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc cũng như những
nước có lợi ích liên quan như Mỹ và Nhật.
Đối với Nhật Bản, vùng biển này hết sức quan trọng về địa - chiến
lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông còn có liên hệ và
52
“Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế”, Nghiên cứu biền Đông,
http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-ia-chien-lc-va-tiem-nng, truy cập ngày
5/5/2011.
53
Nt
54
Nt
ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông
bị Trung Quốc khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh,
chính trị, kinh tế của các nước khu vực. Hàng năm có khoảng 70% khối
lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của
Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến
đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70%55
lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.
Sự phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường hàng hải này khiến Nhật Bản rất lo
ngại và nghi kỵ trước những hành động đơn phương mang tính quả quyết
của Trung Quốc gần đây ở biển Đông và ngầm ủng hộ lập trường của các
nước ASEAN trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc.
Tiểu kết:
Tóm lại, với những mâu thuẫn từ rất lâu đời và tương quan thay đổi từ
sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản và Trung Quốc không ngừng cạnh tranh trên
tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự đến năng lượng nhằm tranh
giành tầm ảnh hưởng của mình tới khu vực Đông Nam Á - một vị trí chiến
lược giao thông hàng hải quan trọng đối với cả hai nước. Mặc dù từ sau
chiến tranh lạnh, hai quốc gia láng giềng này đã cố gắng thúc đẩy quan hệ
hai nước hướng tới đối tác chiến lược, tuy nhiên, trong quan hệ hai nước vẫn
và đang tồn tại một loạt thách thức tiềm tàng. Nguyên nhân sâu xa của
những thách thức này là cuộc cạnh tranh ngầm: giành thế mạnh tại châu Á-
Thái Bình Dương. Để khẳng định được vị thế của mình trên thế giới, hai
nước cần khẳng định vai trò chủ đạo của mình với khu vực châu Á nói
chung và tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với những
quyết tâm lớn như vậy, triển vọng quan hệ Trung-Nhật trong tương lai sẽ
như thế nào? Liệu Trung Quốc và Nhật Bản có thể gạt bỏ được những nghi
kỵ và bất đồng cũng như những lợi ích quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
55
Nt
để cùng xây dựng một thế kỷ XXI của “quan hệ đối tác hữu nghị và hợp tác”
vì “hòa bình và phát triển”56
như trong tuyên bố chung năm 1998 hay
không? Điều này sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở phần tiếp theo của bài Khóa
luận.
CHƯƠNG III:
XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TRONG TƯƠNG LAI
I. Tác động của cạnh tranh Trung-Nhật đến khu vực và Việt Nam
1. Tác động đến khu vực
1.1. Tác động tích cực:
Một trong những tác động tích cực lớn nhất của cạnh tranh Trung-
Nhật đến khu vực Đông Nam Á là các nước này có thể tranh thủ thời cơ để
phát triển kinh tế, hưởng lợi từ các nguồn đầu tư, ODA, FDI từ cả hai nước
Trung Quốc và Nhật Bản. Qua đó các nước đang phát triển trong khu vực
cũng có điều kiện để trao đổi khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
Thực vậy, nhằm tăng sức ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam
Á, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều ra sức lôi kéo đồng minh các quốc gia
khu vực này bằng các hình thức chạy đua cung cấp viện trợ và đầu tư cho
các nước trong khu vực như ta đã liệt kê ở trên. Theo đó, một loạt các hiệp
định song phương được kí kết. Các nước ASEAN còn được hưởng những
56
Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương”, Nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 10(104)10/2009, tr.19
quy chế Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và rất nhiều những ưu đãi từ cả hai
phía Trung Quốc và Nhật Bản. Minh chứng cho điều này là Hiệp định tự do
thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Trong hiệp định này, Trung
Quốc đã nhượng bộ tối đa, đưa ra một đề án với nội dung hấp dẫn để các
nước ASEAN dễ chấp nhận. Nhật Bản cũng tương tự với việc ký Hiệp định
liên kết kinh tế toàn diện Nhật-ASEAN (JACEP).
Không chỉ thế, các nước khu vực Đông Nam Á cũng được hưởng lợi
trong việc khai thác được thị trường hai nước này một cách dễ dàng thông
qua các FTA song phương. Nhiều nước ASEAN cũng thành công trong việc
xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn từ năm 1992 đến 2004,
xuất khẩu hàng công nghiệp của ASEAN tăng 3 lần, nhưng riêng xuất khẩu
sang Trung Quốc tăng tới 16 lần.57
Hiện nay thị phần của ASEAN trong
tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm độ 10%, tương đương với Mỹ và
Hàn Quốc. Về phía Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Nhật
Bản tăng 22,8% từ 85,1 tỷ USD năm 2007 lên 104,5 tỷ USD năm 2008. Kim
ngạch nhập khẩu vào ASEAN từ Nhật Bản trong cùng giai đoạn cũng tăng
từ 87,9 tỷ USD lên 106,8 tỷ USD, tương đương mức tăng 21,5%. Nhật Bản
là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với 12,4% tổng kim ngạch
thương mại của khối.58
Mặt khác, một sự cạnh tranh lành mạnh giữa Trung Quốc và Nhật
Bản có thể mang lại cho các nước Đông Nam Á một cơ hội đa dạng hoá và
cân bằng các mối quan hệ với các cường quốc khu vực khác (như Mỹ, Ấn
Độ) cũng như thúc đẩy hơn nữa quá trình liên kết khu vực mà ASEAN đóng
57
Trần Văn Thọ- GS đại học Waseda, Nhật Bản, “Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới Á châu”,
http://www.erct.com/2ThoVan/TranVTho/TrungQuoc_va_NhatBan.htm truy cập ngày 14/5/2011.
58
“Đối thoại ASEAN- Nhật Bản”, WTO hội nhập kinh tế quốc tế, http://trungtamwto.vn/hiep-dinh-
khac/da-phuong/asean-nhat-ban/van-kien truy cập ngày 13/5/2011.
vai trò điều phối qua các cơ chế của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh Trung-
Nhật cũng đặt ra không ít thách thức cho các nước khu vực.
1.2. Tác động tiêu cực
Quan hệ bất ổn định như đã phân tích ở trên giữa Trung Quốc và Nhật
Bản đã gây ra những tác động tiêu cực tới khu vực Đông Nam Á. Thứ nhất,
sự nghi kỵ lẫn nhau giữa hai nước có thể tác động tiêu cực đối với tính ổn
định chung của nền kinh tế và an ninh khu vực mà điển hình là quá trình hợp
tác và liên kết khu vực đã bị trì hoãn trong thời kỳ “đóng băng” quan hệ
Trung Nhật năm 2005-2006 do những bất đồng liên quan đến vấn đề lịch sử.
Thứ hai, những mâu thuẫn giữa hai nước về các vấn đề khu vực như Biển
Đông có thể sẽ dấy lên tới những bất đồng không đáng có trong quan hệ
giữa các quốc gia Đông Nam Á. Thứ ba, cạnh tranh Trung-Nhật có thể tạo
nên những hoang mang cho các nước yếu hơn trong khu vực Đông Nam Á
trước sức ép của sự lôi kéo của các nước lớn. Từ đó, sự chia rẽ trong nội bộ
khối ASEAN cũng khó có thể tránh khỏi.
Nói tóm lại, mối quan hệ với các nước siêu cường như Trung Quốc và
Nhật luôn đem lại cho các nước này những thời cơ và thách thức. Trước sự
cạnh tranh mạnh mẽ của hai cường quốc trên khu vực tạo cho khu vực
những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Điều này đòi hỏi các nước
trong khu vực phải có một lập trường vững vàng và hết sức bản lĩnh để chèo
lái con thuyền ASEAN của mình.
2. Tác động đến Việt Nam
Hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản có những mối quan hệ
quan trọng về nhiều mặt an ninh, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Do
vậy, cạnh tranh hai quốc gia này tại khu vực chắc chắn sẽ có những ảnh
hưởng nhất định tới Việt Nam.
Cuộc cạnh tranh để xác lập vai trò ảnh hưởng và địa vị lãnh đạo khu
vực của hai cường quốc vô tình đã nâng cao vai trò và tầm quan trọng của
các nước nhỏ lân cận như Việt Nam. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận
thấy vai trò quan trọng của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam nằm ở vị trí
trung tâm của ASEAN, lại là một quốc gia có một nền kinh tế ổn định, dân
số đông, có tiềm năng phát triển lớn. Khi Nhật Bản xác định Trung Quốc là
“đối thủ tiềm tàng” thì vị trí địa chiến lược của Việt Nam có ý nghĩa như
một khu vực đệm để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Trong khi
đó, Trung Quốc coi Việt Nam là “bàn đạp” để tiến xuống phía Nam. Chính
vì vậy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều muốn tranh thủ lôi kéo Việt Nam
với ý đồ của riêng mình.
Việc thành lập được một khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc
trong khuôn khổ của ASEAN giúp Việt Nam thu hút thêm một khoàn đầu tư
nước ngoài rất lớn, vì bất kỳ một quốc gia nào hay một nhà đầu tư nào có ý
định hợp tác đầu tư và làm ăn tại thị trường Việt Nam đều tính đến triển
vọng sẽ được hưởng quy chế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do khổng lồ
này. Hơn nữa Việt Nam có thể tận dụng cơ hội dùng các khuôn khổ đối
thoại đa phương của ASEAN có Trung Quốc tham gia như ASEAN+1,
ASEAN+3 hay ARF để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung
Quốc. Trung Quốc có thể sẽ có những động thái thể hiện tinh thần “mềm
mỏng hơn” hợp tác hơn” với Việt Nam cũng như với các nước khác trong
khu vực để phần nào xóa đi hình ảnh “mối đe dọa Trung Quốc” tồn tại trong
khu vực.
Tương tự, trong cuộc đua với Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang thúc
đẩy việc hình thành một khu vực mậu dịch tư do Nhật Bản – ASEAN. Hơn
nữa để cạnh tranh với hàng hóa rẻ của Trung Quốc các nhà đầu tư Nhật Bản
sẽ đầu tư nhiều vốn, cộng với công nghệ và kỹ thuật cao vào các nước
ASEAN. Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ “lấy lòng” các quốc gia ASEAN bằng
tăng cường nguồn vốn ODA. Thập kỷ vừa qua tuy kinh tế tăng trưởng trì trệ
nhưng viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam vẫn không bị giảm. Hai nước đã
trở thành đối tác chiến lược của nhau. Việc hai nước ký kết Hiệp định đối
tác kinh tế toàn diện (EPA) năm 2008 đã làm cho hàng hóa của 2 nước đi
vào thị trường của nhau dễ dàng hơn. Đồng yên lên giá giúp tăng khả năng
cạnh tranh cho hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đây là những điểm
thuận lợi cho Việt Nam, đặc biệt với vị trí địa lí đặc biệt ở Đông Nam Á,
chắc chắn Việt Nam sẽ giành được sự quan tâm hơn nữa của Nhật Bản.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ bị rơi vào thế bất lợi nếu làm mất lòng
một trong hai nước trong cuộc chạy đua của hai quốc gia tại khu vực. Do
vậy, trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và Nhật Bản, Việt Nam cần phải
có chính sách ngoại giao khôn khéo để vừa thể hiện bản lĩnh và chủ quyền
của mình mà vẫn không làm mất lòng nước lớn.
Bài học rút ra với Việt Nam là trước sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày
nay và những bài học ngày xưa, chiến lược trước mắt và lâu dài là phải phát
triển, phải thật sự mạnh lên về mọi mặt, trong đó nếu mạnh lên về kinh tế sẽ
kéo theo những cái mạnh khác. Trong ý nghĩa đó, tận dụng sự cạnh tranh
của hai cường quốc ở Á châu, Việt Nam có thể tranh thủ công nghệ, FDI,
ODA, v.v.. của Nhật, một nước công nghiệp tiên tiến, để phát triển nhanh và
mạnh hơn. Từ đó, mở rộng ra cho cả những mối quan hệ khác như trong
trường hợp cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc: tận dụng tối đa thành quả
khoa học, công nghệ, giáo dục, v.v. của Mỹ để phát triển nhanh và mạnh
hơn. Tương tự, Việt Nam cần tận dụng cơ hội hiện nay để phát triển nhanh
và mạnh hơn, tạo tiền đề xác lập, duy trì quan hệ bình đẳng tương đối hơn
với Trung Quốc.
II. Xu hướng cạnh tranh Trung-Nhật trong tương lai
1. Tình hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay
Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 kinh tế Nhật Bản phát triển
dưới mức tiềm năng với những đặc điểm nổi bật như tăng trưởng trí tuệ,
thấp nghiệp cao, giảm phát kéo dài, nợ công tăng. Hậu quả của những vấn
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh

đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013
adminseo
 
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
NgocAnhhNguyenThi
 

Semelhante a Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh (20)

Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAYLuận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng MỹLuận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
 
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
 
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
 
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAYLuận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
Luận án: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (1865 - 1918), HAY
 
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
So sánh nội dung của bản Luận cương tháng 10/1930 với bản Cương lĩnh chính tr...
 
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docxẢnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013
 
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước do Đại Hội Đảng III (9/1960) đề ra (T...
 
Tl
TlTl
Tl
 
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnKhái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
 
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
1667497287478_09.KH-S-BT-N_TRC_NGHIM_LSTG-_C3(A).pdf
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
 
Sự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.doc
Sự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.docSự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.doc
Sự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.doc
 
Bàn về trung quốc
Bàn về trung quốcBàn về trung quốc
Bàn về trung quốc
 
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật BảnThời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đThời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
 
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Último (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh

  • 1. Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LUANVANTRITHUC.COM ZALO: 0936.885.877 TẢI TÀI LIỆU NHANH QUA ZALO
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đều là những cường quốc có vai trò quan trọng hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và tầm ảnh hưởng lớn với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt từ khi Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và gia tăng ảnh hưởng thì vấn đề cạnh tranh Trung- Nhật càng trở nên nóng bỏng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Sự nghi kỵ phổ biến trong nhân dân và thế hệ trẻ hai nước có thể thấy qua một cuộc khảo sát năm 2007: 46% sinh viên Nhật Bản và 57% sinh viên Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về nước kia trong khi đó có tới 80% sinh viên hai nước được hỏi cho rằng quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang trong thời kỳ “tồi tệ”1 . Dù đây không phải là một cái nhìn toàn cảnh nhưng điều đó cũng buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi rằng: Phải chăng đằng sau những nụ cười và cái bắt tay ngoại giao, bên dưới những bài phát biểu “tan băng” được phát đi từ cả hai phía là cả một tảng băng chìm sẵn sàng ngăn trở và làm nguội lạnh những kỳ vọng về sự xích lại gần nhau giữa hai người khổng lồ châu Á. Trên thực tế, đã có không ít bài khóa luận nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật. Song bài viết dưới đây muốn tìm hiểu về cạnh tranh của hai quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc. Đó là cuộc tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á của một nước Nhật Bản – một cường quốc kinh tế, vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ vươn tới địa vị một cường quốc toàn diện và Trung Quốc- một cường quốc chính trị đang tiếp tục những bước phát triển vững chắc với đầy tham vọng. 1 Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(104)10/2009, tr.19
  • 3. Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, Đông Nam Á từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa- văn minh và các nước lớn trên thế giới.2 Trong gần hai thập niên trở lại đây, cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng kiến mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới, trong đó không thể không nhắc đến Trung Quốc và Nhật Bản. Với đề tài “ Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh”, bài viết dưới đây không có tham vọng đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho cạnh tranh Trung- Nhật trước những mâu thuẫn tồn tại trong lịch sử cũng như những mâu thuẫn mới nảy sinh trong hiện tại mà chỉ tập trung nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Tại sao cạnh tranh Trung-Nhật lại trở nên căng thẳng sau chiến tranh lạnh, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và cạnh tranh này diễn ra trên những lĩnh vực nào?” để từ đó thấy được những tác động đối với khu vực nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng và chiều hướng phát triển của cạnh tranh này trong tương lai. Về phương pháp, trong khóa luận này, người viết vận dụng kết hợp quan điểm của thuyết hiện thực và thuyết tự do. Theo đó, trong quá trình phân tích, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu cạnh tranh Trung Quốc-Nhật Bản tại khu vực ASEAN sau chiến tranh lạnh theo khía cạnh lợi ích, đồng thời tập trung vào những tính toán về mặt kinh tế và phương thức cạnh tranh của các bên (thuyết hiện thực). Bên cạnh đó, những đánh giá của bài viết về cạnh tranh Trung- Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh cũng sẽ tập trung theo hướng dù có mâu thuẫn và cạnh tranh nhưng xu thế hợp tác và cùng phát triển vẫn là xu thế chung đối với cả hai nước này tại khu vực 2 Xem thêm: Trần Khánh (2001), “Vị thế địa chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Cộng sản (21) tr.13.
  • 4. (thuyết tự do). Khóa luận cũng đồng thời sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch và dự báo để rút ra các kết luận thực tế và khách quan. Về bố cục, khóa luận gồm ba chương với nội dung chính như sau: Chương I: Khái quát quan hệ Trung- Nhật trong lịch sử Chương này khái quát về vai trò của Trung Quốc và Nhật Bản ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đồng thời điểm lại quan hệ Trung- Nhật trong chiến tranh lạnh và nêu lên những di sản lịch sử còn tồn tại trong quan hệ Trung-Nhật như vấn đề lịch sử và vấn đề Đài Loan. Chương II: Cạnh tranh Trung- Nhật sau chiến tranh lạnh tại khu vực Đông Nam Á Chương II chỉ ra ba nội dung chính. Thứ nhất là vận động của quan hệ Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh, tức so sánh lực lượng thay đổi giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cũng như chính sách của hai cường quốc với nhau. Thứ hai là tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến lược của hai quốc gia này sau chiến tranh lạnh và triển khai chính sách của từng nước đối với khu vực. Cuối cùng là phần quan trọng nhất: cạnh tranh Trung-Nhật trong khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh. Tại đây bài viết chỉ ra cạnh tranh Trung-Nhật trên các lĩnh vực chính: cạnh tranh về chính trị-quân sự, về vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác cho toàn vùng Đông Á, về kinh tế, và về tranh giành năng lượng. Chương III: Xu hướng cạnh tranh Trung- Nhật trong tương lai Chương III chỉ ra tác động của cạnh tranh Trung- Nhật đến khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra triển vọng quan hệ Trung-Nhật trong tương lai dựa trên cơ sở lý luận của thuyết tự do. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUAN HỆ TRUNG-NHẬT TRONG LỊCH SỬ
  • 5. I. TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ CHÂU Á 1. Khái quát quan hệ Trung – Nhật trước CTTG II: Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước láng giềng lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong không gian địa chính trị tại Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Lịch sử quan hệ hai nước này đã có từ lâu đời và thăng trầm theo những biến cố quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới và giữa hai nước với nhau. Từ xa xưa Trung Quốc đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các nước láng giềng, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và đã thiết lập một hệ thống các nước chư hầu xung quanh. Mặc dù vậy, do vị trí địa lý đảo quốc tách biệt của mình, Nhật Bản đã giữ được một vị thế tương đối độc lập với Trung Quốc. Nhật Bản đã không trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc mà còn tận dụng được cơ hội để phát triển con đường riêng thông qua cải cách Minh Trị duy tân để gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc. Khi Nhật Bản trỗi dậy cũng là lúc Trung Quốc (triều Mãn Thanh) đi vào suy yếu, dẫn đến sự thay đổi đáng kể vị thế và vai trò của hai nước tại Á châu. Nhật Bản và Trung Quốc đã đối đầu trong cuộc chiến tranh giáp Ngọ cuối thế kỷ XIX (1894-1895). Người Nhật đã giành thắng lợi áp đảo trước quân đội nhà Thanh, kết quả là Nhật Bản đã dựng nên chính quyền bù nhìn thân Nhật tại vùng Mãn Châu Lý và chiếm đảo Đài Loan. Từ đó, nước Nhật dần dần mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ký ức về sự tàn bạo của quân phiệt Nhật ngày nay vẫn còn rất đậm nét, thí dụ vụ “tàn sát Nam Kinh” năm 1937 được xem là hành động dã man nhất của binh lính Nhật tại Trung Quốc và để lại những dư âm tiêu cực trong quan hệ hai nước về sau.3 2. Quan hệ Trung – Nhật trong chiến tranh lạnh: 2.1. Giai đoạn 1949-1971: 3 Ngô Xuân Bình (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội,tr.233-234
  • 6. Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, quan hệ Trung – Nhật đã bị cuốn vào vòng xoáy của Chiến tranh lạnh. Sự phân tuyến và đối đầu Đông – Tây đã sớm đẩy Trung Quốc và Nhật Bản đứng vào hai chiến tuyến đối địch nhau. Chính điều này trong suốt một thời gian dài đã ngăn cản hai nước khôi phục mối quan hệ ngoại giao bình thường. Vào cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, Trung Quốc bị rơi vào tình thế bị cô lập bốn bề.4 Để phá vòng vây cô lập, Trung Quốc không còn con đường nào khác là phải tìm cho mình một chính sách đối ngoại cởi mở hơn. Trong bối cảnh ấy, việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một điều cần thiết, hơn nữa lại được mở đường bởi mối quan hệ tan băng với Mỹ - một đồng minh thân cận của Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đang phát triển như vũ bão của Nhật dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường khổng lồ Trung Quốc, đồng thời cũng giảm nguy cơ đe dọa về mặt an ninh đối với Nhật trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố đã có vũ khí hạt nhân năm 1964. Trong giai đoạn thập kỷ 50- 60 thế kỷ XX, Nhật Bản phải chịu sức ép lớn từ Mỹ và tư tưởng chống Cộng, nên mặc dù vẫn duy trì quan hệ kinh tế khá nhộn nhịp với Trung Quốc, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên chưa thể được thiết lập. Chính vì vậy, việc Mỹ đàm phán bí mật với Trung Quốc và chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nichxơn đã ít nhiều gây sốc cho Nhật Bản. Nhật Bản cảm giác bị gạt ra ngoài lề trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy Nhật Bản nhanh chóng thoát ra khỏi tư duy cũ và tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. 4 Trung Quốc lúc này không chỉ đối đầu với Mỹ và các nước phương Tây mà phía Tây xung đột với Ấn Độ, phía Nam là các đồng minh với Mỹ hoặc các nước đang bị Mỹ can thiệp, phía Đông là Nhật Bản và Hàn Quốc, ngay cả quan hệ với Liên Xô, một nước đã từng là đồng minh chiến lược ở phía Bắc cũng xuống đến mức thấp nhất.
  • 7. Tóm lại, trong suốt hai thập kỷ 50 - 60 thế kỷ XX, quan hệ chính trị giữa hai bên được duy trì ở mức độ không chính thức, tình trạng căng thẳng là phổ biến. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế vẫn được duy trì, không những thế mức độ ngày một gia tăng, tạo nền tảng cơ bản cho quan hệ song phương. Nhưng chỉ mãi đến đầu những năm 70 thế kỷ XX, khi tình hình quan hệ giữa các nước lớn có nhiều biến động: Xô – Trung đối đầu, Trung – Mỹ bắt tay, quan hệ Trung – Nhật mới có được chất xúc tác đủ mạnh để chuyển mình. 2.2. Giai đoạn 1972-1991: Ngay khi Thủ tướng Tanaka Kakuei lên nắm quyền ở Nhật Bản thay thế Thủ tướng Sato – một người có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, quá trình tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ được khởi động. Tuyên bố chung đánh dấu sự chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai nước được ký kết ngày 29/9/1972, mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước.5 Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước có những bước tiến nhất định về cả kinh tế lẫn chính trị. Năm 1972, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới II, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước vượt 1 tỷ đô-la trong đó Nhật xuất khẩu sang Trung Quốc 608,9 triệu dola và nhập khẩu đạt 491,1 triệu đô-la.6 Tuy nhiên, trong giai đoạn 1973-1977 sau đó, kim ngạch mậu dịch hai chiều hầu như không tăng, thậm chí có năm còn giảm đi do sự giảm sút của kinh tế Trung Quốc và sự mất ổn định trong nội bộ từng nước.7 Bước vào năm 1977, tình hình nội bộ hai nước trở nên ổn 5 Xem thêm: R K Jain. “China anh Japan 1949-1980”, Second Edition-India: Humanities Press Atlantic Hinglands 6 Nguyễn Thanh Bình. “Quan hệ Nhật-Trung từa sau chiến trash thế giới II đến nay”. NXB Khoa học xã hội, 2004,tr 83. 7 Ở Trung Quốc lúc này đang diễn ra cuộc đấu tranh lật đổ “ Bè lũ bốn tên”, thêm vào đó, những nhà lãnh đạo kỳ cựu như Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông lần lượt qua đời . Còn về phía Nhật là sự thay đỏi liên tục các đời thủ tướng.
  • 8. định hơn.8 Các cuộc đàm phán về ký kết Hiệp ước Hòa Bình, hữu nghị mới được khai thông. Tháng 10/1978, Hiệp ước Hòa bình hữu nghị được phía Trung Quốc khởi xướng ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ mới chính thức được hai bên phê chuẩn, đánh dấu sự khôi phục toàn diện quan hệ Trung – Nhật. Khái quát lại, từ năm 1979 đến trước sự kiện Thiên An Môn năm 1989, quan hệ Trung – Nhật phát triển theo hướng tích cực. Nhưng sau khi vụ đàn áp đẫm máu xảy ra tháng 6/1989, quan hệ hai bên bị gián đoạn trong một thời gian. Chỉ đến tháng 7/1990, Thủ tướng Nhật Kaifu mới có những động thái mở đường cho quan hệ quan hệ song phương hai nước nửa đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX.9 II. VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ Từ xa xưa, với Trung Quốc và Nhật Bản, Đông Nam Á được coi như là một vùng ảnh hưởng truyền thống. Bởi nằm ở vị trí địa chiến lược nên từ lâu khu vực đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa-văn minh và các nước lớn trên thế giới, bao gồm có hai người láng giềng khổng lồ là Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á luôn là khu vực có ý nghĩa chiến lược cao đối với an ninh và phát triển, là nhịp cầu lý tưởng để nước này tham dự vào hoạt động quốc tế ở Đông Á, trong đó có việc tạo dựng vị thế nổi trội ở khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, khu vực Đông Nam Á là sự mở rộng lãnh thổ của triều đình phong kiến nước này, đồng thời đây cũng là vùng đệm cực kỳ quan trọng của họ. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông 8 Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình được khôi phục chức vụ; ở Nhật Bản, nội các của Fukada lên nắm quyền. 9 Tháng 7/1990, Thủ tướng Nhật Kaifu chính thức tuyên bố nối lại dần khoản vay đợt 3 cho Trung Quốc.
  • 9. Nam Á vừa là bạn vừa là kẻ thù. Vào những 1950, có người gọi đây là thời kỳ ghẻ lạnh của Trung Quốc với Đông Nam Á không cộng sản.10 Tuy nhiên, Trung Quốc đã lợi dụng một số cuộc xung đột ở khu vực (chiến tranh Đông Dưong, chiến tranh Việt Nam và vấn đề Campuchia) để gây ảnh hưởng cho mình tại các bàn đàm phán quốc tế (Hội nghị Geneve, Hội nghị Paris v.v.). Từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, sử dụng lợi thế của mình (là nước láng giềng gần gũi, có quan hệ truyền thống lâu đời với các nước Đông Nam Á, có thực lực kinh tế và uy tín chính trị đang lên nhanh và có đông đảo cộng đồng người Hoa), Trung Quốc đã và đang ráo riết mở rộng quan hệ của họ trên tất cả các phương diện đối với khu vực này. Đối với Nhật Bản, Đông Nam Á trong lịch sử là một khu vực láng giềng có quan hệ mật thiết. Lịch sử khu vực đầu thế kỷ XX đã chứng kiến Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng đáng kể đến khu vực Đông Nam Á thông qua các cuộc xâm lược các nước khu vực trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai. Sau năm 1945, Đông Nam Á đã dần dần trở thành một trong những địa bàn đầu tư số một của Nhật và là thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu thô hay sơ chế cho nước này. Năm 1977, Nhật Bản đưa ra học thuyết Fukuda nhắm cụ thể đến Đông Nam Á.11 Có thể nói, nếu không có thị trường Đông Nam Á thì Nhật Bản khó có thể đạt được những thần kỳ kinh tế trong những thập niên 70-80 cũng như để thoát khỏi những trì trệ kinh tế diễn ra trong thập niên 90 và nâng cao vị thế của mình. III. DI SẢN LỊCH SỬ ĐỐI VỚI QUAN HỆ TRUNG-NHẬT 1. Những vấn đề lịch sử 10 Ngô Xuân Bình (2008), “Tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á,(9), tr.5. 11 Học thuyết Fukuda ra đời trong chuyến thăm Đông Nam Á của thủ tướng Nhật Takeo Fukuda vào tháng 8/1977. Tại Manila ông đã công bố chính sách của Nhật đối với Đông Nam Á:  Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự lớn.  Xây dựng "lòng tin" trên mọi lĩnh vực.  Hợp tác tích cực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và tạo dựng hiểu biết lẫn nhau với 3 nước Đông Dương.
  • 10. Một thách thức lớn đối với quan hệ Trung – Nhật là tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ song phương. Thứ nhất về việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.12 Nhật Bản thì luôn cho rằng quần đảo này do một người Nhật phát hiện ra vào năm 1879 và được sát nhập vào lãnh thổ của Nhật từ năm 1895 theo Hiệp Ước Shimonoseki.13 Còn Trung Quốc khẳng định nhóm đảo này thuộc về Trung Quốc từ xa xưa dựa theo tài liệu từ thời Minh - Thanh và điều này cũng được Nhật Bản công nhận cho đến năm 1895 khi xảy ra chiến tranh Giáp Ngọ giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thứ hai là Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931-1945 khiến 35 triệu người dân Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Một vấn đề gây trở ngại khác là phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh thế giới hai. Thứ ba, ngôi đền Yasukuni14 luôn là tâm điểm gây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, phía Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ngôi đền Yasukuni thờ 2,5 triệu người Nhật Bản chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến 12 Nhật Bản gọi đây là quần đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) không có người ở, nằm rải rác cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300km về phía Tây và 200km về phía Đông Bắc Đài Loan. 13 Nguyễn Hồng Yến (2/1997), “Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong quan hệ Trung- Nhật và khả năng giải quyết”, Nghiên cứu quốc tế số 1 (16). 14 Đền Yasukuni được xây dựng năm 1869, ban đầu có tên là Tokyo Shokansha, năm 1879 đổi tên thành Yasukuni. Đền này được xây dựng với mục đích tưởng niệm và tôn vinh những người đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh của dân tộc Nhật Bản.
  • 11. tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho rằng ngôi đền này ca ngợi những hành động tàn bạo trong Thế chiến của Nhật. Cuối cùng, một thách thức nữa trong nhận thức lịch sử về cuộc chiến tranh này là việc vào những cuối thế kỷ XX và vào thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản liên tiếp sửa chữa và xuất bản những cuốn sách giáo khoa lịch sử mới15 dạy cho học sinh, trong đó có những quan điểm mà Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã “xuyên tạc lịch sử” liên quan đến cuộc “xâm lược” của Nhật Bản tại Trung Quốc vào những năm từ 1937 đến 1945.16 Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, vấn đề lịch sử chỉ là cái cớ để hai bên sử dụng trong việc kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia này, song rõ ràng, nếu hai nước muốn cải thiện và thúc đẩy quan hệ thì một yếu tố quan trọng là phải có những nhận thức chung về lịch sử một cách đúng đắn. Sự tồn tại của vấn đề lịch sử là một di sản tiêu cực trong quan hệ Trung- Nhật, thúc đẩy sự nghi kỵ lẫn nhau vốn đã có mầm mống từ lâu đời giữa Trung Quốc và Nhật Bản. 2. Vấn đề Đài Loan Đã từ lâu, Đài Loan luôn là một vấn đề nhạy cảm đối với cả hai quốc gia Trung Quốc và Nhật bản bởi vị trí chiến lược và tầm quan trọng của vùng lãnh thổ này đối với cả hai nước. Đối với Nhật Bản, eo biển Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt vì nó đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các con đường nhập khẩu và sự thông thương của Nhật Bản. Liên kết với Đài Loan cũng chính là nhằm tạo 15 Nhật Bản đã tiến hành ba đợt sửa chữa sách giáo khoa lịch sử: đợt thứ nhất kéo dài từ năm 1955 đến những năm 1970, đợt thứ hai là từ năm 1982 kéo dài suốt những năm 1980, đợt thứ 3 là từ năm 1994 kéo dài đến tháng 4 năm 2005, trong sách mới nhất có 124 điểm sửa chữa so với sách phát hành năm 1946. 16 Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tang trong quan hệ song phương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.12.
  • 12. một vành đai bao bọc khống chế sức mạnh của Trung Quốc đang trỗi dậy cạnh tranh vai trò với Nhật Bản. Trong tuyên bố chung tái khẳng định Hiệp ước an ninh song phương năm 1996, Mỹ và Nhật đưa “vùng nước xung quanh Nhật Bản” (có thể bao hàm cả Đài Loan) vào trong phạm vi phòng thủ của họ. Điều này cũng thể hiện rõ trong Tuyên bố chung vào tháng 2/2005 tại cuộc họp 2+2 giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Nhật Bản, xác định Đài Loan là “mục tiêu chiến lược chung” trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật.17 Về phía Trung Quốc, khi kiểm soát Đài Loan, Trung Quốc sẽ sử dụng các cảng của Đài Loan cho những tầu ngầm có thể hoạt động tự do khắp vùng biển Tây Thái Bình Dương. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với Nhật Bản khi mà tầm quan trọng của Eo biển Đài Loan đã được đến cả thường dân Nhật công nhận rộng rãi. Ví dụ điển hình là trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận tên lửa nhằm vào Đài Loan của Trung Quốc năm 1995- 1996, một số chuyến tàu buôn và chuyến bay vượt qua Eo biển Đài Loan đã bị hủy bỏ.18 17 Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (7). Tr.15. 18 Tokyo và Đài Loan với điệu nhảy Tango, Tạp chí nghiên cứu kinh tế viễn đông số tháng và 2/2007
  • 13. Như vậy, mặc dù trong tuyên bố ngoại giao, Nhật Bản ủng hộ hướng đến “một nước Trung Quốc”19 , song trên thực tế Nhật Bản luôn tăng cường quan hệ với Đài Loan vì mối quan hệ này đáp ứng được yêu cầu về kinh tế và an ninh chính trị đối với Nhật Bản. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư hàng đầu mà Nhật Bản còn có quan hệ chính trị an ninh gần gũi với Đài Loan. Bắc Kinh phê phán Tokyo là quá gần gũi với lực lượng theo đuổi độc lập cho Đài Loan. Và xem ra, về thực chất, có thể Nhật cũng chưa muốn Trung Quốc – Đài Loan hợp nhất, vì như thế sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản. Vấn đề Đài Loan, do đó, cũng sẽ là một trong những vấn đề gai góc trong quan hệ Trung-Nhật trong tương lai. 19 Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (7). Tr.16. .
  • 14. CHƯƠNG II: CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT SAU CHIẾN TRANH LẠNH TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á I. Vận động quan hệ Trung-Nhật sau chiến tranh lạnh 1. So sánh lực lượng Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh Nhật Bản: Nếu như trước chiến tranh lạnh, Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới (mậu dịch, đầu tư nước ngoài, ODA viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các nước đi sau) thì từ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật suy thoái, trì trệ hơn 10 năm. Tuy nhiên, về mặt đối ngoại, nhất là đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật vẫn giữ vai trò quan trọng và có chiến lược củng cố vai trò đó. Từ năm 2003 kinh tế hồi phục càng làm cho Nhật tự tin hơn trong chiến lược đối ngoại. Đặc biệt cũng từ năm 2003 Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tăng cường về vị trí chính trị trên trường quốc tế. Trung Quốc: Trong giai đoạn kinh tế Nhật suy sụp cũng là lúc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Suốt hơn 20 năm cải cách, mở của, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình mỗi năm 10%. Bước qua thế kỷ 21, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO (2001), các chỉ tiêu kinh tế chính như tổng sản phẩm trong nước (GDP), kim ngạch xuất khẩu, v.v. cho thấy Trung Quốc ngày càng tiến vào hàng ngũ những nước lớn. Trong thời kỳ Giang Trạch Dân cầm quyền (1992-2002)20 , ý thức nước lớn và quyết tâm thực hiện chiến lược “Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa” được giương cao.21 Trước sự cảnh 20 tính theo thời gian Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nếu tính theo thời gian làm Chủ tịch nước thì là 1993-2003. 21 từ đầu thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ 19, Trung Quốc luôn là nền kinh tế lớn nhất và chiếm trên 20% GDP thế giới. Nhưng từ giữa thế kỷ 19 trở đi, Trung Quốc suy sụp hoặc trì trệ hơn một trăm năm. Vào giũa thế kỷ 20 Trung Quốc chỉ chiếm độ 5% GDP thế giới. Chiến lược đại phục hưng nhằm đưa Trung Quốc trở lại thời truớc thế kỷ 19. Xem thêm: Maddison, Angus (2001), The World Economy: A Millennial Perspective, OECD.
  • 15. giác của nhiều nước Asean, Trung Quốc đưa ra khái niệm “trỗi dậy hòa bình” và sau này là “phát triển hòa bình” để nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ vươn lên thành nước lớn nhưng bằng các biện pháp hoà bình như mở rộng ngoại thương, tận dụng tư bản và công nghệ thế giới.22 Tóm lại, có thể nói từ giữa thập niên 1990, Nhật Bản từ một cường quốc kinh tế muốn vươn lên thành một cường quốc nhiều mặt, kể cả chính trị. Còn Trung Quốc từ một nước có tiếng nói mạnh trên chính truờng quốc tế đã vươn lên thành một nước lớn về kinh tế. Trong lịch sử Á châu, đây là lần đầu tiên cả Nhật Bản và Trung Quốc đều là các cường quốc mạnh và đang tranh nhau củng cố vai trò của mình tại khu vực Châu Á nói chung và tranh giành tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói riêng. 2. Chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản với nhau: 2.1. Chính sách của Trung Quốc với Nhật Bản Trung Quốc cho rằng Nhật Bản hiện nay là nước có sức mạnh tổng hợp quốc gia hùng hậu nhất trong khu vực Đông Á, vì thế Nhật Bản là đối thủ hàng đầu của Trung Quốc trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á. Trung Quốc cho rằng tư duy cơ bản của Nhật Bản là: lấy việc sửa sai, thoát khỏi hệ thống các nước chiến bại sau chiến tranh, mục tiêu cơ bản là trở thành “quốc gia bình thường”, nội dung cơ bản là xây dựng “nước lớn chính trị hóa”, và đường lối tăng cường quân sự.23 Về quan hệ Trung – Nhật, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng trong 10-15 năm đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản vẫn coi Trung Quốc là đối tác hợp tác quan trọng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, tuy nhiên cũng nhìn nhận rằng liên minh Mỹ- Nhật sẽ tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài, và trong thời gian đó, Nhật Bản về cơ 22 Khái niệm hoà bình quật khởi chính thức được đưa ra vào tháng 11 năm 2003 23 Xem thêm:”Môi trường an ninh quốc tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương mà Trung Quốc phải đối mặt trong 10-15 năm tới”. NXB Khoa học xã hội ( Trung Quốc), tháng 11/2003
  • 16. bản sẽ tiếp tục thực hiện chính sách “theo đuôi” Mỹ trong khuôn khổ “Mỹ chủ đạo, Nhật phục tùng”. Đồng thời, ở Nhật vẫn còn tồn tại một thế lực cực hữu cố tình ngăn cản sự phát triển quan hệ Trung – Nhật, nên quan hệ Trung – Nhật khó có bước đột phá trong thời gian ngắn trước mắt. 2.2. Chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc Sau chiến tranh lạnh, tương quan lực lượng thay đổi. Trong khi Nhật Bản bị trì trệ về kinh tế thì Trung Quốc lại “trỗi dậy” mạnh mẽ và phát triển nhanh chóng. Trung Quốc trở thành một đối thủ đáng gườm của Nhật đăc biệt là trong khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản tiếp tục coi trọng ổn định và phát triển quan hệ với Trung Quốc nhằm đạt được mục đích quan trọng như ổn định xung quanh, khai thác thị trường Trung Quốc; tiếp tục mưu cầu tăng cường địa vị và vai trò của mình ở khu vực Đông Nam Á, ra sức phát huy vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác kinh tế và an ninh khu vực. Trong báo cáo “Chiến lược cơ bản của Ngoại giao Nhật Bản thế kỷ XXI- thời đại mới, tầm nhìn mới, ngoại giao mới”, do “Tổ công tác quan hệ đối ngoại” thuộc cơ quan tư vấn của thủ tướng J.Koizumi đệ trình bày 28/11/200224 , Trung Quốc được coi là “một cường quốc đang trỗi dậy không gì ngăn cản được”. Từ đây, Nhật Bản rất chú trọng chính sách của mình với Trung Quốc. Trong một bài diễn văn tháng 5/2005, nguyên thủ tướng Kiichi Miyazawa đã nói: “Quan hệ với Hoa Kỳ dĩ nhiên quan trọng. Nhưng không kém quan trọng là nhìn Trung Quốc như thế nào”.25 Do đó, Nhật Bản nhìn nhận sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc, xét về thời gian trung và dài hạn, như là mối đe dọa nghiêm trọng với Nhật Bản. Nhật Bản không hề muốn một quốc gia vốn đã có sức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng như Trung Quốc nay lại có thêm sức mạnh 24 Đỗ Trọng Quang(2007), “ Chính sách của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (8), tr.16. 25 Nt
  • 17. về quân sự. Điều này càng đe dọa vị thế vốn có của Nhật trong khu vực Đông Nam Á, một vị thế mà Mỹ đã hậu thuẫn cho Nhật Bản từ lâu. II. Đông Nam Á trong chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh 1. Tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với Trung Quốc và Nhật Bản sau chiến tranh lạnh Đối với Trung Quốc và Nhật Bản, Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là yết hầu của con đường vận chuyển dầu lửa trên biển. Đồng thời đây cũng là thị trường đầu tư và tiêu thụ lớn, luôn là bộ phận quan trọng cấu thành trong sự điều chỉnh chiến lược của cả hai nước. Trong gần hai thập niên trở lại đây, cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN và các thành viên mà còn với các đối tác lớn trên thế giới. Trung Quốc, sau chiến tranh lạnh, càng nhận thấy hơn tầm quan trọng và ảnh hưởng của khu vực Đông Nam Á đối với đất nước mình. Trung Quốc nhận thấy các nước Phương Tây, đặc biệt là Mỹ lợi dụng việc tăng cường hợp tác quân sự với các nước ASEAN sau chiến tranh lạnh để kiểm soát khu vực, triển khai chính sách ngăn chặn, bao vây và kiềm chế Trung Quốc. Điều này sẽ đe dọa đến an ninh của Trung Quốc. Trong khi đó, đa số các nước ASEAN là các nước vừa và nhỏ, về mặt an ninh - quốc phòng không tạo nên mối đe dọa nào mà còn là vành đai, lá chắn bên ngoài bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc. Hơn nữa, Đông Nam Á còn là khu vực có thể giúp Trung Quốc tăng cường vai trò trong cộng đồng quốc tế, tăng tầm ảnh hưởng hơn trong cạnh tranh với Nhật Bản trong khu vực. Về phía Nhật Bản, ủng hộ ASEAN ngay từ khi tổ chức này thành lập năm 1967, Nhật Bản luôn coi tổ chức này là đồng minh tin cậy trong việc mở
  • 18. rộng ảnh hưởng ra bên ngoài và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Sau chiến tranh lạnh, nhận thấy vai trò của ASEAN đang ngày càng tăng trên trường quốc tế, để củng cố được địa vị chính trị của mình, Nhật Bản gia sức tranh giành tầm ảnh hưởng tại khu vực này với Trung Quốc thông qua một loạt các hình thức viện trợ. Ngoài ra, ASEAN có vai trò quan trọng đối nền kinh tế Nhật Bản: một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, năng động về kinh tế, tương đối ổn định về chính trị - xã hội, đang tích cực mở cửa và hội nhập với bên ngoài. Nói tóm lại, trong chiến lược khu vực của mình sau chiến tranh lạnh, cả hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều mong muốn giành được sư ủng hộ của ASEAN. Bởi nước nào giành được sự ủng hộ của ASEAN, nước đó sẽ có vai trò và tiếng nói quan trọng trong khu vực, và tất nhiên sẽ có ảnh hưởng tới các nước trong khu vực. 2. Triển khai chính sách của Trung Quốc và Nhật Bản tại Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh 2.1. Chính sách của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á Trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc luôn mềm dẻo trong việc thu hút sự ủng hộ quốc tế. “Ngoại giao láng giềng thân thiện” là phương thức ngoại giao nằm trong chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc có quan hệ chính thức với ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực kể từ tháng 7 năm 1991 khi Trung Quốc được mời tham dự cuộc họp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 24. ASEAN đối với Trung Quốc không chỉ là một khu vực láng giềng có ý nghĩa chiến lược cao đối với an ninh quốc gia mà còn là một nhịp cầu lý tưởng để Trung Quốc tham dự vào hoạt động chính trị quốc tế ở Đông Á. Đồng thời, Trung
  • 19. Quốc tạo cho các nước ASEAN một lựa chọn khác để bớt phụ thuộc vào Mỹ và Nhật Bản. Mối quan hệ này có cái bẫy của mối quan hệ "cùng thắng".26 Từ đó, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chính sách hợp tác với ASEAN. Năm 1994, Trung Quốc tham gia diễn đàn khu vực ARF và trở thành một bên đối thoại tích cực của ASEAN. Tháng 12-1997, trong cuộc gặp thượng đỉnh của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và các nguyên thủ các nước ASEAN tại Malaysia hai bên đã tuyên bố chung về thiết lập quan hệ láng giềng thân thiện và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21. Điểm mốc quan trọng nhất đánh dấu sự thay đổi tính chất của mối quan hệ này thông qua văn bản là Trung Quốc và ASEAN ký tuyên bố chung “đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng” vào tháng 10-2009.27 Có thể thấy tuy chưa hiểu hết thâm ý đối tác chiến lược của người Trung Quốc song với văn bản này, Trung Quốc đã tự mình khẳng định họ có tầm quan trọng lớn hơn trong tương quan so sánh với các thế lực khác trong quan hệ với ASEAN. Ít ra thì nhận định này cũng có lý cho đến hiện nay vì ngoài Trung Quốc thì cả Mỹ và Nhật Bản đều chưa ký một văn bản nào như vậy với ASEAN. Có thể nói chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN thể hiện qua việc ký hiệp định đối tác chiến lược với nhóm này là một bước tiến dài nhằm thể hiện với đối tác về một Trung Quốc có thiện chí và thực thi chính sách chính trị đối ngoại hòa bình với các nước láng giềng. Tuy nhiên cần phải thấy rằng chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN được tiến hành dựa trên ưu thế của một thế lực lớn và buộc các nước nhỏ hơn trong một chừng mực nào đó phải chấp nhận.28 26 Michael Hsiao và Alan Yang, “Chính sách của Trung Quốc đối với Asean”, http://www.mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=4394, truy cập ngày 12/5/2011. 27 Ngô xuân Bình(2008), “Tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với Asean”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (9),tr.6. 28 Điều này có thể thấy qua việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông sau khi họ ký công ước quốc tế về luật biển năm 1982 cũng như việc sử dụng vũ lực để bảo vệ cái gọi là lợi ích trên vùng
  • 20. 2.2. Chính sách của Nhật Bản đối với các quốc gia Đông Nam Á Sau chiến tranh lạnh, nỗ lực chủ yếu của chính sách đối ngoại Nhật Bản là phát triển quan hệ kinh tế với nhiều quốc gia Đông Nam Á. Nhằm nâng cao vị thế của mình và tranh giành tầm ảnh hưởng với Trung Quốc trên trường quốc tế cũng như vứt bỏ hình ảnh mình chỉ là “cái đuôi” trong các chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực, Nhật Bản nhận thấy rằng ngoài cải cách ra, nước Nhật cần phải gắn bó và đóng một vai trò hữu hiệu hơn nữa với Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Cho tới nay, Nhật Bản là quốc gia đầu tư chủ chốt vào các nước Đông Nam, nhưng điều đó vẫn không đảm bảo nước Nhật có một vai trò chính trị quan trọng ở khu vực. Động thái của Nhật Bản vẫn bị Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nghi ngờ. Nhật Bản phải cố gắng thuyết phục các nước láng giềng rằng mình có ý định đóng một vai trò tích cực trong khu vực, có lợi cho tất cả. Từ đó, chính sách của Nhật cũng độc lập hơn với Hoa Kỳ nhưng vẫn giữ tính cạnh tranh với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á. Năm 1997, lập trường của Nhật Bản với Myanmar cũng khác lập trường của Hoa Kỳ. Nước Nhật không ủng hộ chính sách của Mỹ định cô lập Myanmar, mà tán thành chủ trương của ASEAN muốn đối thoại với nước này. Cũng phải nói rằng, quyết định của Nhật Bản, ở một mức độ nào đó, bị tác động từ sự mở rộng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Tháng 3/1977, Trung Quốc thông báo cho Myanmar vay một khoản lớn, và ký với nước này một hiệp ước hợp tác kinh tế. Nhật Bản gắn mối quan tâm của biển họ tuyên bố chủ quyền (việc này đã diễn ra một số lần trong thập kỷ 1980, 1990 và những năm gần đây) đã đặt các đối tác ASEAN vào thế đã rồi.
  • 21. Trung Quốc đến Myanmar với tham vọng của Bắc Kinh muốn vươn tới Ấn Độ Dương.29 Trong trường hợp Việt Nam, chính phủ Tokyo cũng đi đầu thiết lập quan hệ với Hà Nội, mặc dầu Mỹ cấm vận Việt Nam về kinh tế. Tại Campuchia, nước Nhật giữ một vai trò chủ chốt trong tiến trình hòa bình, nêu bật sự cam kết của Tokyo muốn đóng góp vào hòa bình và ổn định của khu vực. Sở dĩ Nhật Bản hăng hái trong chính sách với các nước khu vực Đông Nam Á còn do nhiều nhân tố thúc đẩy. Theo dự báo thì đến năm 2025, hơn một nửa dân số Nhật Bản sẽ quá tuổi 65, bộ phận lớn dân chúng già đi đó sẽ gây sức ép cho nên kinh tế và cấu trúc xã hội của đất nước. Hiện nay, nước Nhật đã thiếu tiền trả hưu bổng và chăm sóc y tế cho công dân nhiều tuổi. Dân chúng đang già đi và tỉ lệ sinh đẻ thấp có nghĩa là nước Nhật cần ngày càng nhiều nhân công nước ngoài, và đến một mức độ nào đó, tình trạng thiếu nhân công là một trong những lý do khiến Nhật Bản mở rộng cơ sở công nghiệp ở nước ngoài. Và các nước Đông Nam Á là một lựa chọn không thể không kể đến. Một lý do không kém quan trọng là Nhật Bản nhận thức được những hạn chế của mình khi muốn có một vị thế cường quốc lớn ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới. Nước Nhật hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, cần nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm. Trong những năm đầu 1990, Nhật Bản phải đối phó với những vấn đề kinh tế lớn, nhiều cuộc cải cách hành chính, xã hội và chính trị được thi hành để phục hồi nền kinh tế. Đây cũng là thời gian thế giới chứng kiến những thay đổi đáng kể khi Liên Xô tan rã. Chiến tranh Lạnh kết thúc tác động sâu sắc đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản. 29 Đỗ Trọng Quang (2007), “ Chính sách của Nhật Bản tại châu Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (8), tr.16.
  • 22. III. Cạnh tranh Trung – Nhật trong khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh 1. Cạnh tranh chính trị-quân sự Nhật – Trung tại khu vực Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới thay đổi, Trung Quốc và Nhật Bản ra sức tranh giành tầm ảnh hưởng của mình với khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực chính trị và quân sự. Nhật Bản là một nước đã có quan hệ mật thiết với hầu hết các nước ASEAN từ nửa thế kỷ trước còn quan hệ Trung Quốc và ASEAN thì tương đối mới nhưng được triển khai rất nhanh từ thập niên 1990.30 Do đó, cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa hai quốc gia càng trở nên quyết liệt và sôi động hơn tại khu vực trong cả lĩnh vực chính trị và quân sự. Về chính trị, đối với cả Nhật Bản và Trung Quốc, đây được coi như một cuộc chạy đua trong việc gia tăng ảnh hưởng, lôi kéo các nước đồng minh tại khu vực. Tuy cùng đạt đến vị trí cường quốc chính trị và kinh tế, nhưng sự nổi dậy của Nhật Bản và Trung Quốc lại diễn ra theo hai hướng trái ngược nhau, được nhiều nhà phân tích coi như “Một chín một mười”: Nhật Bản là một cường quốc kinh tế lội ngược dòng để khẳng định vị thế chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đi từ cường quốc chính trị đến cường quốc kinh tế. Hẳn nhiên, Trung Quốc không hề muốn nhìn thấy một quốc gia từng bị coi là “lùn về chính trị” sánh ngang hàng với mình trên lĩnh vực này. Do đó, Nhật và Trung Quốc đã không ngừng thiết lập tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng các nước Đông Nam Á (ASEAN). 30 Trong giai đoạn này,Trung Quốc tích cực, chủ động lập lại quan hệ bình thường với nhiều nước ASEAN. Phần lớn việc lập lại quan hệ bình thường này được thực hiện năm 1990 trong chuyến công du của Thủ tướng Lý Bằng sang Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Lào. Xem thêm: Trần Hoàng Long(2007), “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu Đông Bắc Á(7).tr.13
  • 23. Để triển khai, Nhật Bản tích cực thúc đẩy các hiệp ước song phương với các nước ASEAN. Nhật đứng ra tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt Nhật-ASEAN vào tháng 12/2003 tại Tokyo. Đây là lần đầu tiên một hội nghị ASEAN – Nhật Bản diễn ra không phải ở một nước ASEAN mà ở Nhật Bản. Điều này cho thấy Nhật đang ngày càng quan tâm hơn và nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của Đông Nam Á đối với quốc gia này. Tiếp đến từ 2005 Nhật bắt đầu thương lượng với ASEAN để đi đến hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật Bản – ASEAN (JACEP) mà thủ tướng Koizumi đã đề xướng tại Xingapo từ tháng 1/2002. Nhật cam kết sẽ cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD để phát triển khu vực sông Mê Công, đồng thời tăng cường hơn nữa vốn FDI từ Nhật sang các nước này.31 Một trong những chiến lược của Nhật đối với khu vực là ưu tiên chú trọng cung cấp ODA để phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) và Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Nhờ có nguồn tài trợ từ Nhật, Tuyến EWEC đã thông xe vào cuối năm 2006. Từ 2005, Nhật Bản cũng đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát khu vực Tam giác phát triển và tài trợ bước đầu 2 tỷ yên cho dự án phát triển Tam giác này. Đồng thời, năm 2006, Nhật Bản đã đóng góp 64 triệu USD thành lập Quĩ hội nhập Nhật Bản – ASEAN, trong đó dành phần ưu tiên cho Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.32 Về phía Trung Quốc, nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa những nỗ lực mới của Nhật Bản tại Đông Nam Á, nhất là đối với phát triển EWEC và Tam giác Việt Nam – Lào – Campuchia, Trung Quốc vào năm 2006 ( năm thông xe tuyến EWEC) đã đưa ra chiến lược “Một trục hai cánh” hay còn gọi là “Chiến lược chữ M”, trong đó: 1) Xây dựng hành lang kinh tế trên 31 Xem thêm: Ngô Vĩnh Long(2007). “Đông Nam Á trong quan hệ Mỹ, Nhật, Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với Việ Nam” (8) 32 Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”, Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
  • 24. đất liền kéo dài từ Nam Ninh ( Quảng Tây) đi qua một số nước Đông Nam Á đến Xingapo, đồng thời lấy đó làm trục; 2) Thúc đẩy Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) và coi đây là một Cánh; 3) Xây dựng hành lang kinh tế biển, gọi là vịnh Bắc Bộ mở rộng, đồng thời coi đây là một Cánh. Dự án lớn này sẽ tạo ra sự liên kết theo chiều dọc, hay sự “ hợp tung” giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.33 Để thực hiện dự án chiến lược này, vào tháng 1/2008, Trung Quốc đã chính thức phê chuẩn Quy hoạch phát triển khu vực hợp tác kinh tế Vĩnh Bắc Bộ (Quảng Tây), và coi khu vực này là cực tăng trưởng thứ 4 của Trung Quốc, tiếp sau khu vực sông Chu Giang, khu vực sông Trường Giang và Vịnh Bột Hải. Chiến lược mới của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng tại lưu vực sông Mê Công đã làm cho người Nhật cay cú. Không phải ngẫu nhiên mà tờ Yomiuri Shinbun của Nhật Bản lại đưa ra nhận định rằng: “Người gieo giống là Nhật Bản, nhưng quả của nó xem ra đã bị Trung Quốc hái mất rồi”.34 Lý do là: Nhật Bản là người đề xướng xây dựng Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), trong đó có hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền từ Việt Nam qua Lào, Thái Lan đến Mianma, còn Trung Quốc thì ngược lại, tích cực xây dựng Hành lang Kinh tế Bắc - Nam từ Côn Minh đi qua Lào đến Băng Cốc. Còn về phía Trung Quốc, Giáo sư Mã Yến Bang- Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc cho rằng: “Hiện nay, GMS đã trở thành chiến trường mới của cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Nước nào 33 Sự “hợp tung” và “ liên hoành” của các hành lang, vành đai kinh ( như hành Bắc Nam, Hành lang Đông Tây…) trong GMS đã và đang làm tăng nhanh các mối giao lưu, nhất là kinh tế giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lục địa. Tại điểm giao nhau đó ngày càng xuất hiện nhiều Trung tâm thương mại mới của Trung Quốc. Còn Trung Quốc, nhiều trung tâm đô thị, hải cảng lớn được xây dựng để kết nối với trục, hành lang kinh tế trên. Thành phố Nam Ninh đã trở thành trung tâm hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc- ASEAN, được tổ chức hàng năm kể từ 2004. Cảng Phòng Thành của tỉnh Quảng Tây đã nâng cấp lên thành cảng quốc tế, nơi sẽ thu hút các luồng thương mại từ “Một trục hai cánh”, Nhất là cánh biển, và là cái “phiễu” mới đón nhận các sản phẩm từ vùng Tây Nam của Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài. 34 Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”, Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
  • 25. nắm được bán đảo Trung Nam (tức Đông Dương) thì sẽ có ảnh hưởng đến cục diện địa-chính trị Đông Nam Á, thậm chí cả châu Á; Đây là tiêu điểm mới của cục diện châu Á- Thái Bình Dương”. Còn giáo sư Lý Thần Dương- Sở nghiên cứu Đông Nam Á, đại học Vân Nam chỉ ra rằng: “Việc xây dựng các hành lang kinh tế thuộc GMS đã mang lại dấu ấn sâu sắc của mối quan hệ giữa các nước lớn, biểu hiện chủ yếu là tranh chấp quyền chủ đạo trong hợp tác vùng giữa Trung Quốc và Nhật Bản; Trung Quốc thiên về hành lang theo chiều dọc, còn Nhật Bản lại chú ý đến hành lang theo chiều ngang”35 Những nhận xét trên có thể là chưa đúng hoàn toàn, nhưng cũng chứng minh một phần về sự gia tăng cạnh tranh giành ưu thế địa chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Đông Nam Á, nhất là ở khu vực Đông Nam Á lục địa. Về quân sự, tuy không quá gay gắt nhưng Nhật Bản và Trung Quốc cũng có những cạnh tranh nhất định trên lĩnh vực này. Nhật Bản vốn là một quốc gia không có thế mạnh về quân sự, nhưng để hoàn thiện mình với khu vực Đông Nam Á và không muốn thua kém gì Trung Quốc tại khu vực, những năm gần đây, Nhật Bản đang tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược Mỹ - Nhật – Úc, đồng thời nâng cấp Cục phòng vệ lên thành Bộ Quốc phòng từ tháng 1/2007, gia tăng đầu tư trang bị vũ khí mới, hiện đại, thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với các đồng minh, trong đó có các nước đồng minh ở Đông Nam Á như Thái Lan và Philippin. Tháng 5/2005, lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản tham gia vào cuộc tập trận chung với tên gọi là “Hổ mang” tổ chức hàng năm tại Thái Lan với sự tham gia của Mỹ và các đồng minh của họ trong khu vực. Hơn nữa Nhật Bản từ 2005 đã để cho cơ quan chỉ huy của Tập đoàn Bộ binh số 1 từ Oasingtơn đến Kanagawa, đồng thời tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ , trong đó có việc xây dựng Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Nhật 35 Xem thêm: Hoài Nam (2008). “Trung Quốc với Hành lang Kinh tế Đông Tây“, Nghiên cứu Đông Nam Á (11), tr.50-51.
  • 26. Bản. Tuy nhiên, liên minh an ninh-quân sự Mỹ- Nhật lại càng làm cho hố ngăn cách Nhật- Trung ngày càng lớn.36 Về phía Trung Quốc, đáp lại sự củng cố liên minh Nhật-Mỹ, ngoài việc tăng cường ảnh hưởng mềm, Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng hợp tác an ninh – quốc phòng với Đông Nam Á, trong đó có cả với những đối tác truyền thống và đồng minh của Mỹ-Nhật như Thái Lan và Philippin. Cùng với việc thông qua bản “Kế hoạch hành động chung về hợp tác chiến lược Thái-Trung” nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Trung- Thái, hai nước này lần đầu tiên tiến hành cuộc tập trận chung với quy mô lớn tại vịnh Thái Lan mang tên “Hữu nghị Trung- Thái 2005” (tháng 12/2005) và cuộc tập trận thứ hai với tên gọi “Tấn công 2007” diễn ra tại Quảng Châu hồi tháng 7/2007.37 Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục cung cấp tín dụng quân sự cho Thái Lan bất chấp việc Mỹ ngưng khoản viện trợ vì việc đảo chính vi hiến vào tháng 9/200. Đây là một trong những hành động đáp trả đối với sự gia tăng quan hệ đồng minh chiến lược Nhật- Mỹ. Ngoài ra, từ lâu đã cảnh báo về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản phản đối mạnh mẽ việc EU bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Đồng thời để tránh sự lôi kéo đồng minh của Trung Quốc, Nhật Bản đã phần nào cổ suý cho thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”. Phủ định điều này, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phải thuyết phục các nước Đông Nam Á bằng việc tuyên truyền về một Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”.38 36 Hà Phương (2007), “Triển vọng mới trong quan hệ Trung – Nhật”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 3/3/2007. 37 Xem thêm: Trần Khánh(2008), “Can dự và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á(12) 38 Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhật – Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu Đông Bắc Á (7).tr.14
  • 27. Tóm lại, cạnh tranh về vị thế chính trị-quân sự nêu trên đã cho thấy sự lo ngại lẫn nhau của hai quốc gia đầy tham vọng về việc xác định Trung Quốc hay Nhật Bản, ai sẽ là nước nắm vai trò lớn hơn ở khu vực Đông Nam Á, từ đó tiến hành các biện pháp ngăn chặn và kiềm chế tầm ảnh hưởng tại khu vực này. 2. Vấn đề xây dựng các cơ chế hợp tác khu vực Vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác khu vực “Cộng đồng Đông Á”39 thể hiện rất rõ việc lôi kéo đồng minh các nước khu vực Đông Nam Á trong chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng của Nhật Bản và Trung Quốc bởi từ lâu, cả hai quốc gia này đều muốn chiếm vai trò chủ đạo trong khu vực Đông Á. Mặt khác, quốc gia nào nắm được Đông Nam Á, quốc gia ấy sẽ có được lợi thế rất lớn trong việc lãnh đạo Đông Á, thậm chí là Châu Á. Ngay từ những năm 1980 thế kỷ trước, Nhật Bản đã là nước đầu tiên đưa ra kiến nghị thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” và các nhà kinh tế Nhật Bản đưa ra công thức “Đàn én bay”, tức là trong hợp tác kinh tế của Đông Á thì Nhật Bản là “con én đầu đàn”, tiếp theo đó là bốn “con rồng châu Á”, sau đó mới là các nước đang phát triển như Malaysia và Trung Quốc40 . Nhưng vào đầu thế kỷ XXI, do kinh tế Nhật Bản bị đình trệ, bên cạnh đó tình hình thế giới và khu vực có những thay đổi lớn, nên công thức “đàn én bay” chỉ tồn tại trên giấy tờ. Năm 2002, Thủ tướng Koizumi kêu gọi thành lập “Khối cộng đồng Đông Á” với ý đồ nắm lại quyền lãnh đạo nhóm này, nhưng cuối cùng vẫn không thành. Tuy nhiên, muốn giành được quyền lãnh đạo Đông Á, Nhật Bản hiểu rằng phải lôi kéo được khu vực Đông Nam Á hay các nước ASEAN làm đồng minh. 39 Vấn đề Cộng đồng Đông Á lần đầu tiên được chính thức bàn đến là vào năm 2001 khi Nhóm bàn thảo về tầm nhìn Đông Á (East Asian Vision Group) được thành lập gồm các thức giả trong vùng, theo sự gợi ý của Tổng thống Hàn Quốc đương thời Kim Dae Jung. 40 Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật- Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.19.
  • 28. Như Nhật Bản, Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động đối ngoại để giành lấy quyền chủ đạo này. Bước vào thế kỷ XXI, xuất phát từ chiến lược kinh tế toàn cầu, Trung Quốc càng đặt quan hê hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN lên hàng đầu. Cùng với các nước ASEAN, Trung Quốc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, đồng thời nhanh chóng thành lập “Khối cộng đồng Đông Á”. Tóm lại, để nắm được vai trò chủ đạo khu vực Đông Á, cả hai quốc gia đều nhận thức được rằng, trong ván cờ này, ASEAN đóng vai trò trung gian, nước nào lôi kéo được ASEAN, nước ấy sẽ có thể có vị trí “chim én đầu đàn” của “Cộng đồng Đông Á”. Do vậy, cạnh tranh Nhật – Trung đối với khu vực Đông Nam Á trong vấn đề này cũng không kém phần quyết liệt như trên phương diện quân sự, kinh tế hay thậm chí là các vấn đề lịch sử còn tồn đọng. 3. Cạnh tranh kinh tế 3.1. Cạnh tranh đầu tư – thương mại tại khu vực Nhật vốn đã có quan hệ kinh tế mật thiết với năm nước thành viên cũ của ASEAN (Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phi-lip-pin và Singapore) từ gần nửa thế kỷ nay. Quan hệ Nhật-ASEAN lại phát triển một bước lớn khi các công ty Nhật ào ạt sang đầu tư trưc tiếp (FDI) tại Thái, Malaysia, Singapore và Indonesia sau khi đồng yên tăng giá đột ngột từ cuối năm 1985. Sau chiến tranh lạnh, cùng với mậu dịch, ODA và FDI, Nhật đã tạo ra một sự gắn bó mật thiết với các nước trong khối này. Cho đến nay, Nhật vẫn giữ một vị trí quan trọng trong ngoại thương, đầu tư và ODA tại các nước này.
  • 29. Tuy nhiên, Trung Quốc, với một nền kinh tế lớn nhanh và có khuynh hướng hướng ngoại,41 đã theo kịp hoặc vượt qua vị trí của Nhật trong ngoại thương đối với nhiều nước ASEAN. Tại một số nước thành viên mới của ASEAN như Lào, Campuchia và Myanmar, Trung Quốc chiếm vị trí khá cao trong cả ODA và FDI. Do vậy, cạnh tranh giữa hai quốc gia trên lĩnh vực kinh tế và thương mại này tỏ ra rất sôi động. Điều này có thể được nhận thấy rõ qua biểu đồ “Cơ cấu nhập khẩu của các nước ASEAN” dưới đây: Về ngoại thương, như Hình 1 cho thấy, cho đến khoảng năm 1995, Nhật chiếm tới trên 20% trong tổng nhập khẩu của ASEAN trong khi Trung Quốc chỉ có vài phần trăm. Sau đó thị phần của Nhật giảm liên tục trong khi của Trung Quốc tăng nhanh. Đến năm 2006, Trung Quốc đã vượt Mỹ và tiến gần bằng thị phần của Nhật. Tại các nước thành viên mới của ASEAN, vị trí của Trung Quốc vượt Nhật từ nhiều năm truớc và khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn. Tại Việt Nam, Trung Quốc cũng đã vượt Nhật từ năm 2003 trở thành nước lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Việt Nam (xem Hình 2). 41 Kinh tế Trung Quốc không những phát triển với tốc độ cao mà ngày càng có đặc tính là nghiêng về xuất khẩu hàng công nghiệp. Xem Trần Văn Thọ (2005, 2006), Ch. 3.
  • 30. Về đầu tư nước ngoài (FDI), Trung Quốc phát biểu chính sách này lần đầu năm 1998 và chiến lược đẩy mạnh chính sách được ghi rõ trong Kế họach 5 năm lần thứ X (2001-2005). Vào cuối năm 2005, tại ASEAN, tích lượng (stock) FDI của Trung Quốc nhiều nhất là tại Singapore (hơn 300 triệu USD), sau đó tới Malaysia (200 triệu USD) và các nước khác. Tuy nhiên so với Nhật là nước đã đầu tư nhiều tại các nước thành viến cũ của ASEAN từ gần nửa thế kỷ nay, vị trí của Trung Quốc không đáng kể. Tại Việt Nam, từ khoảng năm 2001, Trung Quốc bắt đầu đầu tư nhiều trong ngành xe máy, đồ điện gia dụng, v.v. nhưng so với Nhật vị trí của Trung Quốc còn rất thấp. Vào cuối năm 2006, tích lượng FDI tại Việt Nam theo vốn đăng ký là 60 tỉ USD trong đó Nhật 7,4 tỉ (chiếm 12,3%), Trung Quốc chỉ có hơn 1 tỉ (1,8%), và Mỹ là 2,2 tỉ (3,7%).42 Đáng chú ý là vai trò của Trung Quốc tại Lào, Campuchia và Myamar. Mấy năm gần đây, Trung Quốc là nước dẫn đầu FDI tại Campuchia (chủ yếu sản xuất hàng may mặc). Tại Lào, tích lượng FDI (từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2007) của Trung Quốc xếp hàng thứ hai, sau Thái Lan, còn Nhật ở vị trí thứ năm. Tại Myanmar, cả Trung Quốc và Nhật 42 Trần Văn Thọ- GS đại học Waseda, Nhật Bản, “Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới Á châu”, http://www.erct.com/2ThoVan/TranVTho/TrungQuoc_va_NhatBan.htm truy cập ngày 14/5/2011.
  • 31. Bản đều đầu tư ít, nhưng về ODA thì Trung Quốc độc chiếm vì Nhật và các nước khác tiếp tục chính sách chế tài kinh tế đối với Myanmar, trong khi Trung Quốc muốn thừa cơ này củng cố thế lực ở phía tây nam. Từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc liên tục viện trợ cho Myanmar, bao gồm nhiều lãnh vực từ xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác năng lượng đến các dự án phát triển công nghiệp. Tình hình chính trị ở Myanmar và môi trường quốc tế chung quanh nước nầy đã thay đổi hẳn vị trí của Nhật và Trung Quốc. 3.2. Vấn đề xử lý cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 Cuộc khủng khoảng tiền tệ Á châu (1997-98) đã trở thành cơ hội cho cả Trung Quốc và Nhật Bản thể hiện vai trò của mình như là một nước lớn với các nước ASEAN. Về phía Trung Quốc, ngay lập tức, nước này giúp 1 tỉ USD cho Thái Lan, nước chịu ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc khủng hoảng. Vào tháng 12/1997, Trung Quốc tuyên bố sẽ không giảm giá đồng nhân dân tệ, một hành động được các nước Đông Nam Á hoan nghênh, vì thái độ đó góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình tiền tệ và kinh tế, tránh được một sự cạnh tranh giảm giá đồng tiền để duy trì hoặc đẩy mạnh xuất khẩu43 . Đặc biệt nhiều nước ASEAN có cơ cấu xuất khẩu giống Trung Quốc nên thái độ của Trung Quốc được xem là “hào hiệp”. Trung Quốc đã lợi dụng dịp này để tỏ ra mình có trách nhiệm của một nước lớn. Về phía Nhật, đây cũng là dịp để họ thi thố vai trò của một nước lớn có trách nhiệm tại khu vực. Tuy kinh tế Nhật đang ở trong thời kỳ suy thoái nặng nhưng họ đã đưa ra các chính sách rất tích cực. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Thái Lan (7/1997), Nhật chủ trì hội nghị quốc tế để giúp nước này giải quyết tình trạng thiếu ngoại tệ (8/1997). Tháng 10/1998, 43 Trần Khánh(2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á(1), tr. 16.
  • 32. Nhật đưa ra sáng kiến mới Miyazawa,44 cam kết sẽ xuất ra 30 tỉ USD giúp 6 nước Á châu chịu ảnh hưởng nặng trong cuộc khủng hoảng. Ngoài ra, tháng 12/1998, Nhật cam kết lập chương trình Yen cho vay đặc biệt (Special Yen Loan) gồm 650 tỉ yen thực hiện trong 3 năm, giúp các nước Á châu cải thiện, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng kinh tế. Qui mô tài chính của các chương trình hợp tác của Nhật như vậy là rất lớn, không nước nào hoặc cơ quan quốc tế nào có mức cam kết nhiều như vậy.45 Đặc biệt, khác với IMF hay Ngân hàng thế giới chỉ chú trọng giúp giải quyết khó khăn nhất thời về tài chánh, tiền tệ, Nhật có cái nhìn dài hạn, chú trọng giúp các nước ASEAN xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp để phục hồi sản xuất, cải thiện sức cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia Nhật cũng có chính sách bám trụ tại ASEAN, nỗ lực tái hồi phục sản xuất, củng cố sức cạnh tranh của các công ty con tại vùng này. Nhìn chung, chính sách của chính phủ và thái độ của xí nghiệp Nhật được các nước ASEAN đánh giá cao. Mahathir, Thủ tướng đương thời của Malaysia, trong cuốn sách xuất bản năm 1999, đã đánh giá cao vai trò của Nhật trong quá trình công nghiệp hóa của ASEAN, và lên tiếng phê phán tư bản tài chính Mỹ mà ông ta cho là thủ phạm của cuộc khủng hoảng tài chính Á châu.46 Một vấn đề đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng tài chính Á châu là Nhật đã tích cực đưa đề án thành lập Quỹ tiền tệ châu Á (Asian Monetary Fund, AMF) nhưng bị cả Mỹ và Trung Quốc phản đối. Trong đề án nầy, 44 Sáng kiến mới Miyazawa lấy theo tên của Bộ trưởng Tài chánh Miyazawa Kiichi lúc đó. Yen Loan của Nhật vốn là một bộ phận trong ODA, từ lâu đã được áp dụng theo phương thức nước nhận ODA không bị ràng buộc (untied) vào điều kiện phải chi dùng vào việc mua hàng hóa và dịch vụ của Nhật. Nhưng Yen Loan lần này là đặc biệt vì có bị ràng buộc (tied), xem như là phần cho vay ưu đãi ngoài các chương trình ODA đã có, và vì kinh tế Nhật đang gặp khó khăn nên chuyện ràng buộc được xem là hợp lý. 45 Trong cuộc khủng hoảng tiền tệ Á châu, 3 nước chịu ảnh hưởng nặng nhất (Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc) được IMF giúp tổng cộng là 35 tỉ, và Ngân hàng thế giới là 16 tỉ USD. Cùng thời điểm với IMF và Ngân hàng thế giới, Nhật Bản cũng giúp ngay cho 3 nước 19 tỉ USD. (Theo Nihon Keizai Shinbun, 2/7/2007). Sau đó Nhật phát biểu Sáng kiến mới Miyazawa và Yen Loan đặc biệt để giúp Á châu trong dài hạn. 46 Mahathir, Mohamad (1999), A New Deal for Asia, Pelanduk Publications (M) Sdn Bhd, Malaysia,Chương 5.
  • 33. AMF sẽ có một ngân quỹ 100 tỉ USD đủ để đối phó các cuộc khủng hỏang tài chánh tương tự và Nhật hứa sẽ đóng góp phần lớn nếu đề án được thực hiện. Cũng theo lập luận của Nhật, giống như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tuy đã có Ngân hàng thế giới nhưng ở Á châu vẫn cần một tổ chức riêng, thì việc lập AMF ở Á châu dù đã có IMF cũng là chuyện thường. Nhưng Mỹ và Trung Quốc sợ mất vai trò tại Á châu nên cương quyết phản đối, cho là đã có IMF thì không cần AMF.47 3.3. Vấn đề ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương48 Nhằm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, Trung Quốc và Nhật Bản đang chạy đua trong việc kí kết các hiệp định tự do thương mại song phương. Nhật Bản là nước đầu tiên châm ngòi cho những thảo luận và đề án FTA sôi nổi tại khu vực từ năm 1999 bằng sự kiện Nhật Bản và Hàn Quốc cùng nghiên cứu khả năng và hiệu quả của một FTA giữa hai nước. Sau đó, Nhật và Singapore bắt đầu thảo luận từ tháng 11/1999 và đã ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế (Japan-Singapore Economic Partnership Agreement, JSEPA) vào tháng 1/2002. Từ năm 2004, Nhật đã xúc tiến thương lượng và cuối cùng đã ký kết FTA song phương với Phi-lip-pin, Malaixia và Thái Lan trong năm 2006 và với Inđonesia năm 2007.49 Cùng vào thời điểm đó, Thủ tướng Koizumi đề xuất lập quan hệ đối tác toàn diện Nhật-ASEAN. 47 Theo Sakakibara Eisuke, Thứ truởng đương thời của Bộ Tài chánh Nhật, và là người phụ trách vận động thành lập AMF, Nhật không được Trung Quốc ủng hộ là vì họ không biết cách vận động truớc. Theo ông ta thì Nhật đã thất bại vì đã tiếp xúc với bộ Tài chánh và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc trong khi đáng lẽ phải vận động trực tiếp Bộ Chính trị là nơi có quyền quyết định cuối cùng. Theo phát biểu gần đây của Sakakibara trên báo Nhon Keizai Shinbun, 9/7/2007. Tuy nhiên theo tôi, dù Nhật có vận động bộ Chính trị, Trung Quốc cũng phản đối việc thành lập AMF do Nhật chủ xướng. 48 Song phương ở đây bao gồm cả trường hợp Nhật hay Trung Quốc ký kết với toàn khối ASEAN 49 Trần Khánh (2009), “Đông Nam Á trong cạnh tranh chiến lược Trung-Nhật (thập niên đầu thế kỷ XXI)”, Nghiên cứu Đông Nam Á (1), tr.18.
  • 34. Tuy nhiên, trong lúc Nhật còn lúng túng, chậm chạp trong quá trình triển khai hợp tác thì Trung Quốc đã tiến hành nhanh chóng một chiến lược rất dứt khoát, rõ ràng và hấp dẫn đối với ASEAN. Đó là Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Trung Quốc và 10 nước ASEAN qua các Hội nghị thượng đỉnh ở Brunei (2001), Pnom Penh (2002), Bali (2003) và Vientiane (2004) đã lần lượt thoả thuận các bước chuẩn bị để cuối cùng đi đến ký kết các hiệp ước liên quan đến FTA. Tính cạnh tranh trong FTA của Trung Quốc còn được thể hiện ở nội dung của Hiệp định: Trung Quốc đã nhượng bộ tối đa, đưa ra một đề án với nội dung hấp dẫn để các nước ASEAN dễ chấp nhận. Ngoài kế hoạch giảm thuế nói chung, hiệp định bao gồm một chương trình gọi là Thu hoạch sớm (Early Harvest) để giảm thuế ngay (từ đầu năm 2004) những mặt hàng nông phẩm mà đa số các nước ASEAN đặc biệt quan tâm. Trong hiệp định, Trung Quốc cũng đặc biệt chiếu cố các thành viên mới của ASEAN (Việt Nam, Lào, Myanmar và Cambodia): Trung Quốc dành sự đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) cho cả các nước chưa gia nhập WTO, trì hoãn nghĩa vụ thực hiện FTA đối với các thành viên mới, viện trợ 5 triệu USD cho chương trình phát triển lưu vực sông Mê Kông, phụ đảm 1/3 phí tổn xây đường cao tốc nối Côn Minh với Bangkok. Tóm lại, Trung Quốc đơn phương mở cửa thị trường trước cho hàng hoá của ASEAN và chịu phụ đảm nhiều hơn cho các chương trình xây dựng hạ tầng kinh tế khu vực. Sở dĩ, Trung Quốc có thái độ tích cực như vậy là do Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác với các nước Đông Nam Á trong cuộc chạy đua với Nhật Bản về vị trí lãnh đạo “Cộng đồng Đông Á” trong tương lai. Mặt khác, Trung Quốc cũng muốn cho các nước trong khu vực thấy hình ảnh thân thiện của một nước Trung Quốc “trỗi dậy trong hòa bình”. Có thể nói, trong việc thỏa thuận ký kết ACFTA, ASEAN nhắm cái lợi kinh tế, còn Trung Quốc nhắm cái lợi về chính trị.
  • 35. Chính sự kiện này đã làm cho Nhật tỉnh ngộ, nhận thấy cần phải đặt lại chiến lược ASEAN để vừa duy trì ảnh hưởng tại vùng này, vừa giữ thế chủ động trong quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Đông Á trong tương lai. Từ đó, Nhật đã tiến hành Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt Nhật- ASEAN vào tháng 12 năm 2003 tại Tokyo. Gọi là “đặc biệt” vì đây là lần đầu tiên một hội nghị như vậy được tổ chức tại một nước không phải thành viên ASEAN. Theo tuyên ngôn Tokyo, Nhật sẽ đặt ưu tiên cao cho nỗ lực giúp các nước ASEAN phát triển và hội nhập với nhau hơn nữa. Nhật cũng ưu tiên cấp tiền viện trợ và vốn vay ưu đãi (ODA) cho ASEAN, đặc biệt trong lãnh vực đào tạo nhân tài, phát triển xí nghiệp nhỏ và vừa, và giúp phát triển các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông để rút ngắn khoảng cách giữa 2 nhóm nước (6 nước thành viên cũ và 4 nước thành viên mới) trong khối này. Mặt khác, Nhật và ASEAN sẽ tăng cường sự liên kết kinh tế về mọi mặt. Cho đến năm 2012, hai bên sẽ cụ thể hoá ý tưởng này bằng việc ký Hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật ASEAN (JACEP) mà Thủ tướng Koizumi đề xướng tại Singapore tháng 1 năm 2002. Sự liên kết này có phạm vi rộng, từ trao đổi hàng hoá, dịch vụ, đến hợp tác đầu tư, tài chánh, tiền tệ, công nghệ thông tin, năng lượng…Trên quan hệ đặc biệt này, Nhật và ASEAN sẽ hợp tác trong các vấn đề của khu vực và thế giới. Tóm lại, tuyên ngôn Tokyo và Kế hoạch hành động là sự cam kết cao độ của Nhật trong việc giúp các nước ASEAN hơn nữa. Đây là chiến lược của Nhật nhằm tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại vùng Đông Nam Á. 4. Cạnh tranh năng lượng và an ninh hàng hải ở biển Đông Từ lâu, năng lượng dầu mỏ đã là một vấn đề rất nhạy cảm đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là với các nước phát triển như Nhật Bản và Trung Quốc, nhu cầu năng lượng với họ là rất lớn. Trên thế giới, thậm chí đã có rất nhiều cuộc chiến tranh đổ máu chỉ vì vấn đề nhạy cảm này.
  • 36. Từ năm 2002, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Dự đoán lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc có thể lên tới 60% vào năm 2020. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục thống kê nhà nước Trung Quốc cho biết dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế vào năm 2006 đạt mức 10,5% tăng 1% so với năm 200550 . Với đà tăng trưởng như vậy, Trung Quốc cần phải tích cực hơn trong việc tìm kiếm các nguồn bổ sung năng lượng, nhiên liệu tự nhiên, đặc biệt là các mỏ dầu. Điều này dường như còn thiết yếu hơn đối với Nhật Bản, bởi Nhật là nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nguồn nhiên liệu chủ yếu đều nhập khẩu (nước này hầu như phải nhập toàn bộ số dầu lửa cần thiết lên tới 99,7% ). Nhật Bản không có mỏ uranium và các nguồn năng lượng thay thế địa nhiệt… Trên thực tế Nhật Bản chỉ cung cấp được gần 18% nguồn năng lượng, trong đó năng lượng mặt trời chiếm 2%.51 Trong những năm tới, Nhật Bản tiếp tục là nước nhập khẩu năng lượng thứ 3 thế giới. Nhưng do tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến động phức tạp, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng và buộc phải có chính sách an ninh năng lượng đúng đắn nhằm duy trì nền kinh tế khổng lồ của mình. Sự thiết hụt nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế đất nước buộc Nhật Bản và Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn năng lượng ở nước ngoài. Tại Đông Nam Á, Biển Đông là một tiềm năng về trữ lượng dầu mỏ. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể 50 Đỗ Minh Cao (2007), “Quan hệ Nhật – Trung xung quanh vấn đề năng lượng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á(4) 51 Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (7). Tr.14.
  • 37. lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới.52 Mặt khác, Trung Quốc và Nhật Bản còn là hai trong nhiều nước có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Ước tính lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.53 Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế đã dẫn tới nhu cầu khổng lồ về dầu và khí để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của các phương tiện giao thông. Người ta ước tính rằng, hàng năm, nhu cầu dầu từ Đông Á sẽ tăng 2,7% từ 14,8 triệu thùng/ngày (mmbpd) lên 29,8 mmbpd vào năm 203054 , trong đó Trung Quốc chiếm khoảng một nửa tổng số. Nhu cầu năng lượng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những động thái mang tính cứng rắn gần đây của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông với ASEAN như bắt giữ ngư dân Việt Nam, tuyên bố biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ngang hàng với Tân Cương, Tây Tạng và Đài Loan; dấy lên những quan ngại trong các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc cũng như những nước có lợi ích liên quan như Mỹ và Nhật. Đối với Nhật Bản, vùng biển này hết sức quan trọng về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông còn có liên hệ và 52 “Biển Đông: Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế”, Nghiên cứu biền Đông, http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-ia-chien-lc-va-tiem-nng, truy cập ngày 5/5/2011. 53 Nt 54 Nt
  • 38. ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị Trung Quốc khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực. Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70%55 lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Sự phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường hàng hải này khiến Nhật Bản rất lo ngại và nghi kỵ trước những hành động đơn phương mang tính quả quyết của Trung Quốc gần đây ở biển Đông và ngầm ủng hộ lập trường của các nước ASEAN trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Tiểu kết: Tóm lại, với những mâu thuẫn từ rất lâu đời và tương quan thay đổi từ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản và Trung Quốc không ngừng cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự đến năng lượng nhằm tranh giành tầm ảnh hưởng của mình tới khu vực Đông Nam Á - một vị trí chiến lược giao thông hàng hải quan trọng đối với cả hai nước. Mặc dù từ sau chiến tranh lạnh, hai quốc gia láng giềng này đã cố gắng thúc đẩy quan hệ hai nước hướng tới đối tác chiến lược, tuy nhiên, trong quan hệ hai nước vẫn và đang tồn tại một loạt thách thức tiềm tàng. Nguyên nhân sâu xa của những thách thức này là cuộc cạnh tranh ngầm: giành thế mạnh tại châu Á- Thái Bình Dương. Để khẳng định được vị thế của mình trên thế giới, hai nước cần khẳng định vai trò chủ đạo của mình với khu vực châu Á nói chung và tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với những quyết tâm lớn như vậy, triển vọng quan hệ Trung-Nhật trong tương lai sẽ như thế nào? Liệu Trung Quốc và Nhật Bản có thể gạt bỏ được những nghi kỵ và bất đồng cũng như những lợi ích quốc gia trong khu vực Đông Nam Á 55 Nt
  • 39. để cùng xây dựng một thế kỷ XXI của “quan hệ đối tác hữu nghị và hợp tác” vì “hòa bình và phát triển”56 như trong tuyên bố chung năm 1998 hay không? Điều này sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở phần tiếp theo của bài Khóa luận. CHƯƠNG III: XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRUNG-NHẬT TRONG TƯƠNG LAI I. Tác động của cạnh tranh Trung-Nhật đến khu vực và Việt Nam 1. Tác động đến khu vực 1.1. Tác động tích cực: Một trong những tác động tích cực lớn nhất của cạnh tranh Trung- Nhật đến khu vực Đông Nam Á là các nước này có thể tranh thủ thời cơ để phát triển kinh tế, hưởng lợi từ các nguồn đầu tư, ODA, FDI từ cả hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Qua đó các nước đang phát triển trong khu vực cũng có điều kiện để trao đổi khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Thực vậy, nhằm tăng sức ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều ra sức lôi kéo đồng minh các quốc gia khu vực này bằng các hình thức chạy đua cung cấp viện trợ và đầu tư cho các nước trong khu vực như ta đã liệt kê ở trên. Theo đó, một loạt các hiệp định song phương được kí kết. Các nước ASEAN còn được hưởng những 56 Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(104)10/2009, tr.19
  • 40. quy chế Đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và rất nhiều những ưu đãi từ cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản. Minh chứng cho điều này là Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Trong hiệp định này, Trung Quốc đã nhượng bộ tối đa, đưa ra một đề án với nội dung hấp dẫn để các nước ASEAN dễ chấp nhận. Nhật Bản cũng tương tự với việc ký Hiệp định liên kết kinh tế toàn diện Nhật-ASEAN (JACEP). Không chỉ thế, các nước khu vực Đông Nam Á cũng được hưởng lợi trong việc khai thác được thị trường hai nước này một cách dễ dàng thông qua các FTA song phương. Nhiều nước ASEAN cũng thành công trong việc xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn từ năm 1992 đến 2004, xuất khẩu hàng công nghiệp của ASEAN tăng 3 lần, nhưng riêng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng tới 16 lần.57 Hiện nay thị phần của ASEAN trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm độ 10%, tương đương với Mỹ và Hàn Quốc. Về phía Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của ASEAN sang Nhật Bản tăng 22,8% từ 85,1 tỷ USD năm 2007 lên 104,5 tỷ USD năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu vào ASEAN từ Nhật Bản trong cùng giai đoạn cũng tăng từ 87,9 tỷ USD lên 106,8 tỷ USD, tương đương mức tăng 21,5%. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN với 12,4% tổng kim ngạch thương mại của khối.58 Mặt khác, một sự cạnh tranh lành mạnh giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể mang lại cho các nước Đông Nam Á một cơ hội đa dạng hoá và cân bằng các mối quan hệ với các cường quốc khu vực khác (như Mỹ, Ấn Độ) cũng như thúc đẩy hơn nữa quá trình liên kết khu vực mà ASEAN đóng 57 Trần Văn Thọ- GS đại học Waseda, Nhật Bản, “Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới Á châu”, http://www.erct.com/2ThoVan/TranVTho/TrungQuoc_va_NhatBan.htm truy cập ngày 14/5/2011. 58 “Đối thoại ASEAN- Nhật Bản”, WTO hội nhập kinh tế quốc tế, http://trungtamwto.vn/hiep-dinh- khac/da-phuong/asean-nhat-ban/van-kien truy cập ngày 13/5/2011.
  • 41. vai trò điều phối qua các cơ chế của mình. Tuy nhiên, cạnh tranh Trung- Nhật cũng đặt ra không ít thách thức cho các nước khu vực. 1.2. Tác động tiêu cực Quan hệ bất ổn định như đã phân tích ở trên giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gây ra những tác động tiêu cực tới khu vực Đông Nam Á. Thứ nhất, sự nghi kỵ lẫn nhau giữa hai nước có thể tác động tiêu cực đối với tính ổn định chung của nền kinh tế và an ninh khu vực mà điển hình là quá trình hợp tác và liên kết khu vực đã bị trì hoãn trong thời kỳ “đóng băng” quan hệ Trung Nhật năm 2005-2006 do những bất đồng liên quan đến vấn đề lịch sử. Thứ hai, những mâu thuẫn giữa hai nước về các vấn đề khu vực như Biển Đông có thể sẽ dấy lên tới những bất đồng không đáng có trong quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á. Thứ ba, cạnh tranh Trung-Nhật có thể tạo nên những hoang mang cho các nước yếu hơn trong khu vực Đông Nam Á trước sức ép của sự lôi kéo của các nước lớn. Từ đó, sự chia rẽ trong nội bộ khối ASEAN cũng khó có thể tránh khỏi. Nói tóm lại, mối quan hệ với các nước siêu cường như Trung Quốc và Nhật luôn đem lại cho các nước này những thời cơ và thách thức. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hai cường quốc trên khu vực tạo cho khu vực những thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Điều này đòi hỏi các nước trong khu vực phải có một lập trường vững vàng và hết sức bản lĩnh để chèo lái con thuyền ASEAN của mình. 2. Tác động đến Việt Nam Hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản có những mối quan hệ quan trọng về nhiều mặt an ninh, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Do vậy, cạnh tranh hai quốc gia này tại khu vực chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam. Cuộc cạnh tranh để xác lập vai trò ảnh hưởng và địa vị lãnh đạo khu vực của hai cường quốc vô tình đã nâng cao vai trò và tầm quan trọng của
  • 42. các nước nhỏ lân cận như Việt Nam. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều nhận thấy vai trò quan trọng của Việt Nam trong ASEAN. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của ASEAN, lại là một quốc gia có một nền kinh tế ổn định, dân số đông, có tiềm năng phát triển lớn. Khi Nhật Bản xác định Trung Quốc là “đối thủ tiềm tàng” thì vị trí địa chiến lược của Việt Nam có ý nghĩa như một khu vực đệm để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc coi Việt Nam là “bàn đạp” để tiến xuống phía Nam. Chính vì vậy, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều muốn tranh thủ lôi kéo Việt Nam với ý đồ của riêng mình. Việc thành lập được một khu vực mậu dịch tự do với Trung Quốc trong khuôn khổ của ASEAN giúp Việt Nam thu hút thêm một khoàn đầu tư nước ngoài rất lớn, vì bất kỳ một quốc gia nào hay một nhà đầu tư nào có ý định hợp tác đầu tư và làm ăn tại thị trường Việt Nam đều tính đến triển vọng sẽ được hưởng quy chế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do khổng lồ này. Hơn nữa Việt Nam có thể tận dụng cơ hội dùng các khuôn khổ đối thoại đa phương của ASEAN có Trung Quốc tham gia như ASEAN+1, ASEAN+3 hay ARF để giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Trung Quốc có thể sẽ có những động thái thể hiện tinh thần “mềm mỏng hơn” hợp tác hơn” với Việt Nam cũng như với các nước khác trong khu vực để phần nào xóa đi hình ảnh “mối đe dọa Trung Quốc” tồn tại trong khu vực. Tương tự, trong cuộc đua với Trung Quốc, Nhật Bản cũng đang thúc đẩy việc hình thành một khu vực mậu dịch tư do Nhật Bản – ASEAN. Hơn nữa để cạnh tranh với hàng hóa rẻ của Trung Quốc các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ đầu tư nhiều vốn, cộng với công nghệ và kỹ thuật cao vào các nước ASEAN. Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ “lấy lòng” các quốc gia ASEAN bằng tăng cường nguồn vốn ODA. Thập kỷ vừa qua tuy kinh tế tăng trưởng trì trệ nhưng viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam vẫn không bị giảm. Hai nước đã trở thành đối tác chiến lược của nhau. Việc hai nước ký kết Hiệp định đối
  • 43. tác kinh tế toàn diện (EPA) năm 2008 đã làm cho hàng hóa của 2 nước đi vào thị trường của nhau dễ dàng hơn. Đồng yên lên giá giúp tăng khả năng cạnh tranh cho hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Đây là những điểm thuận lợi cho Việt Nam, đặc biệt với vị trí địa lí đặc biệt ở Đông Nam Á, chắc chắn Việt Nam sẽ giành được sự quan tâm hơn nữa của Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ bị rơi vào thế bất lợi nếu làm mất lòng một trong hai nước trong cuộc chạy đua của hai quốc gia tại khu vực. Do vậy, trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và Nhật Bản, Việt Nam cần phải có chính sách ngoại giao khôn khéo để vừa thể hiện bản lĩnh và chủ quyền của mình mà vẫn không làm mất lòng nước lớn. Bài học rút ra với Việt Nam là trước sự trỗi dậy của Trung Quốc ngày nay và những bài học ngày xưa, chiến lược trước mắt và lâu dài là phải phát triển, phải thật sự mạnh lên về mọi mặt, trong đó nếu mạnh lên về kinh tế sẽ kéo theo những cái mạnh khác. Trong ý nghĩa đó, tận dụng sự cạnh tranh của hai cường quốc ở Á châu, Việt Nam có thể tranh thủ công nghệ, FDI, ODA, v.v.. của Nhật, một nước công nghiệp tiên tiến, để phát triển nhanh và mạnh hơn. Từ đó, mở rộng ra cho cả những mối quan hệ khác như trong trường hợp cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc: tận dụng tối đa thành quả khoa học, công nghệ, giáo dục, v.v. của Mỹ để phát triển nhanh và mạnh hơn. Tương tự, Việt Nam cần tận dụng cơ hội hiện nay để phát triển nhanh và mạnh hơn, tạo tiền đề xác lập, duy trì quan hệ bình đẳng tương đối hơn với Trung Quốc. II. Xu hướng cạnh tranh Trung-Nhật trong tương lai 1. Tình hình Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 kinh tế Nhật Bản phát triển dưới mức tiềm năng với những đặc điểm nổi bật như tăng trưởng trí tuệ, thấp nghiệp cao, giảm phát kéo dài, nợ công tăng. Hậu quả của những vấn