SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 46
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MAY HƯNG LONG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất
khẩu ngành cũng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phòng phú như thủy sản, giày dép,
dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ,…
Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là một ngành
đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro
thấp, giải quyết một lực lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và dân số
trẻ, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Do đó phát triển công nghiệp dệt may là hết sức
phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Trong thời gian vưa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị
trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngành càng
khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho mình một phương thức
sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn
cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá thông qua
việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có. Đây
là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh doanh.
Công ty cổ phần may Hưng Long II tự hào là một doanh nghiệp cổ phần đầu tiên, doanh nghiệp
dệt may lá cờ đầu của tỉnh, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường
may mặc trong nước. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua
đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước
nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho
ngành dệt may nước nhà.
Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh dưới sự dìu dắt chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế đã giúp em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về
những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực tập này. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của
phòng, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty, với nội dung như sau:
Chương I: Giới thiệu công tác tổ chức và quản lý của doanh nghiệp
Chương II: Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương III: Đánh giá chung và giải pháp hoàn thiện.
Trong thời gian qua được sự đồng ý của công ty em đã thực tập tại phòng Tổng hợp của Công ty
cổ phần may Hưng Long II. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng nhiệt tình của cô giáo
Ths. Vũ Thị Huyền và cô giáo Ths.Vũ Thị La, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc các phòng
chức năng đặc biệt là phòng Tổng hợp của Công ty cổ phần may Hưng Long II đã giúp đã em
hoàn thành bản báo cáo này. Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thu thập và sử lý số liệu còn
nhiều thiếu sót mong được sự chỉ dẫn của thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt hơn bản báo
cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian tới.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1- Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
* Tên công ty: Công ty cổ phần may Hưng Long II.
- Tên giao dịch và đối ngoại: Hung Long II Garment joint stock company.
- Tên viết tắt: Hưng Long II.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
* Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Cao Xá- Phường Lam Sơn- TP Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên.
Hoạt động kinh doanh của công ty là: Sane xuất kinh doanh may mặc, xuất nhập khẩu trực tiếp
hàng may mặc, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh xưởng sản xuất, văn phòng làm việc, xuất nhập
khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may, kinh doanh và cho thuê các loại thiết bị, phụ
tùng máy may công nghiệp.
* Quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Diện tích mặt bằng:
Tổng diện tích 13,859𝑚2
- Khu văn phòng 333𝑚2
- Khu sản xuất 7,345𝑚2
- Khu đất chưa sử dụng 6,181𝑚2
Trong đó:
- Xưởng sản xuất 3,572𝑚2
- Kho 1,096𝑚2
- Xưởng cắt 484𝑚2
- Nhà ăn ca 252𝑚2
- Nhà xe 280𝑚2
- Khuôn viên và đường đi 1,660𝑚2
- Vốn điều lệ: 20.700.000.000 đồng ( Hai mươi tỷ bảy trăm triệu đồng) ≈ 985,714 USD ( Chín
trăm tám mươi lăm nghìn bảy trăm mười bốn đô la).
- Tổng số cổ phần: 2.070.000 cổ phần.
+ Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông.
+ Mệnh giá cổ phần: 10.000đ/cổ phần.
+ Số cổ phần được mua: 2.070.000 cổ phần, trong đó:
 Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long: 983,450 cổ phần, chiếm 47,51 vốn điều lệ.
 Số cổ phần còn lại: 1.086.550 cổ phần, chiếm 52,49% vốn điều lệ được phát hành cho các
cổ đông còn lại.
1.1.2- Lịch sử phát triển của doanh nghiệp.
* Năm thành lập: 12/11/2008.
- Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng có những biến
chuyển sâu sắc, nhành dệt may đang có những thuận lợi do công cuộc đổi mới của Đảng và
nhà nước đem lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế kể từ năm 1986. Đặc biệt
hơn là hiệp định thương mại Việt- Kỹ được ký kết năm 2001, đánh dấu 1 bước ngoạt to lướn
trong chiến lược xâm nhập vào một thị trường cho hàng may mặc nói riêng và một thị trường
tiêu thụ hàng hóa nói chung của cả nước, của ngành dệt may cũng như công ty.
- Công ty đã khai thác một cách hiệu quả những thuận lợi và cơ bản đã khắc phục được những
khó khăn, đã tạo được uy tín công ty trên thị trường xuất khẩu, uy tín trong ngành và sự tin
tưởng nơi khách hàng và chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng cũng như tiêu chuẩn xuất
khẩu và được thị trường nước ngoài chấp nhận.
* Ban lãnh đạo:
- Chủ tịch Hội Đồng quản trị: Ông Đỗ Đình Định.
- Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Viễn Phương.
- Giám đốc điều hành: Bà Đào Thị Kim Thương.
* Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường từ các thị trường khó tính đến các thị
trường khác, từ Châu Âu, Á, Phi đến Châu Úc,..
Một số thị trường chính của công ty:
1. Mỹ 45%
2. Châu Âu 15%
3. Nhật Bản 5%
4. Hàn quốc 30%
5. Thị trường khác 5%
* Qua hơn 8 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa với nhiều khó khăn trong mô hình quản
lý mới. Nhưng đến nay công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.
Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000.
* Công ty đã tuyển và đào tạo thêm lực lượng lao động cho sản xuất. Hiện nay nguồn nhân lực
của công ty có:
Tổng số 630 người
- Cán bộ quản lý 15 người
- Nhân viên văn phòng 68 người
- Công nhân sản xuất 556 người
* Năng lực sản xuất:
- Quần âu 168.000 ( Chiếc/tháng)
- Jacket 50.400 ( Chiếc/tháng)
- T-shirt 160.000 ( Chiếc/tháng)
∑ = 378.000 ( Chiếc/tháng)
1.1.3- Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh.
1.1.3.1- Chức năng của công ty.
- Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và làm công tác dịch vụ như: Giặt là công nghiệp, ủy
thác xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh các ngành nghề tổng họp và pháp luật cho phép.
1.1.3.2- Nhiệm vụ của công ty.
- Công ty cố phần may Hưng Long II được thành lập để huy động vào sử dụng vốn có hiệu quả
trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh về hàng may mặc và các lĩnh vực khác nhằm mục
đích thu lợi nhuận tối đa cho công ty nói chung và cho các cổ đông nói riêng. Tạo công ăn việc
làm cho người lao động trong tỉnh và các khu vực khác ngoài tỉnh, tăng cổ tức cho các cổ đông,
đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển ngành công nghiệp cuẩ tỉnh, của công ty.
1.2- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
1.2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
L1 𝐿2 𝐿3 𝐿4 𝐿5 𝐿6 𝐿7 𝐿8
Tổng Giám Đốc duyệt
HĐ Quản Trị
P. KCS
P.Kỹ Thuật
P.Cắt
Kho Nguyên
Liệu
P.Cơ Điện
P.Tổng Hợp
GĐ Cắt
GĐ SX
GĐ Chất
Lượng
GĐ Điều
Hành
Tổng GĐ
Hoàn Thiện
1.2.2- Chức năng nhiệm vụ các bộ phận.
 Chức năng các chức danh:
a, Tổng giám đốc.
* Mô tả chức danh công việc:
- Năng lực quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng với Hội đồng quản trị về việc triển
khai chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và kết quả kinh doanh của công ty.
- Là người trực tiếp quản lý và quyết định mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần của công ty.
- Có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt động của
công ty, am hiểu pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất cả các lĩnh vực
điều hành và kinh doanh của công ty.
b, Phó Tổng giám đốc.
* Mô tả chức danh công việc:
- Được Tổng giám đốc ủy quyền tổ chức kế hoạch sản xuất và điều hành nhà máy, điều hành
công tác lao động tiền lương, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thi đua khen thưởng, trực tiếp
chỉ đạo công tác đánh giá nhà máy phù hợp với các tiêu chuẩn của khách hàng.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Bậc Đại học trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách.
- Am hiểu quy định của pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Có khả năng lãnh đạo, điều hành công việc tốt, có lỗi sống, phẩm chất đạo đức tốt.
c, Trưởng phòng, Giám đốc xưởng.
* Mô tả chức danh công việc:
- Là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng, điều hành mọi hoạt động của phòng và xưởng
sản xuất theo chức năng nhiệm vụ đã được quy định. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách
nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của phòng Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
- Xây dựng kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ và thực hiên chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về kết
quả công tác của phòng hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định của ban lãnh đạo công ty.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách.
- Nắm vững các chế độ, quy định của pháp luật trong lĩnh vực phụ trách.
- Sử dụng vi tính tốt, kỹ năng giao tiếp tốt
d, Phó phòng, Phó Giám đốc phân xưởng.
* Mô tả chức danh công việc:
- Là người trực tiếp nhận nhiệm vụ tử trưởng phòng, Giám đốc phân xưởng. Có trách nhiệm thực
hiện triển khai nhiệm vụ được giao của phòng.
- Kiểm tra, quan sát quá trình triển khai nhiệm vụ cấp trên giao.
- Lập và báo cáo các tình hình hoạt động của công ty theo từng phòng ban khác nhau lên Hội
đồng quản trị và ban Giám đốc.
- Có trách nhiệm đôn đốc nhân viên trong phòng làm việc hiệu quả.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành liên quan.
- Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và các quyết định của Nhà nước trong lĩnh vực đảm nhiệm.
- Khả năng phân tích, tổng hợp tốt.
- Cẩn thận, trụng thực, nhanh nhẹn, có năng lực quản lý và tổ chức công việc tốt.
e, Nhân viên các phòng ban.
* Mô tả chức danh công việc:
- Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và phân công của trưởng phòng.
- Trực tiếp báo cáo tình hình, kết quả công việc được giao với Trưởng phòng bộ phận và theo
lãnh đạo của ban công ty.
*Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những yêu cầu về tình độ và năng lực.
Được đào tạo qua bậc Đại học chuyên ngành ( hoặc cao đẳng, trung cấp), có trình độ chuyên
môn, được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo. Có tư cách đạo đức tốt, hiểu và luôn tuân
thủ đúng theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.
f, Lao động trực tiếp, gián tiếp ( thợ may, cắt, là, trải vải, kỹ thuật, KCS, thợ điện, thợ cơ khí, thợ
hoàn thiện, thợ phụ, văn thư, y tá,…)
* Mô tả chức danh công việc:
- Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và phân công của phụ trách, tổ trưởng, nhóm trưởng.
* Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng:
- Được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chúng chỉ
sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương
trình học nghề theo hợp đồng học nghề. Có tư cách đạo đức tốt, hiểu và luôn tuân thủ các nguyên
tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.
 Chức năng các phòng ban:
 Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc thực hiện quản lý về các công tác
hành chính - tổng hợp, văn thư, lưu trữ và lễ tân; điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc
công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc.
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân sự.
- Tham mưu giúp TGĐ, GĐ ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh sản xuất và giải
quyết một số công việc sự vụ theo yêu cầu của TGĐ, GĐ
- Theo dõi thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động và thực hiện các chế độ chính sách
cho người lao động.
- Tiếp nhận công văn đến và đi; quản lý mẫu dấu, đóng dấu các văn bản; đề xuất mua sắm, sửa
chữa thường xuyên các loại tài sản, trang thiết bị văn phòng; thanh toán các loại hóa đơn về
điện nước, các khoản chi thường ngày.
 Phòng cơ điện: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, động lực…
- Lập hồ sơ thiết kế dự toán, theo dõi giám sát các công đoạn sản xuất.
- Quản lý kỹ thuật với các sản phẩm gia công, sửa chữa thuộc lĩnh vực cơ điện của công ty.
 Kho nguyên liệu-phụ liệu: cũng cấp các nguyên phụ liệu trong úa trình sản xuất, gia công
sản phẩm.
 Phòng cắt: cắt các sản phẩm bìa, vải theo đơn hàng, theo các mẫu mã thiết kế sản phẩm
may mặc.
 Phòng kỹ thuật: tham mưu giúp đỡ Tổng Giám đốc về công tác xử lý sử dụng kế hoạch và
biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào thết kế, sản xuất sản phẩm.
- Quản lý quy trình công nghệ.
- Xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hao vật tư trong tháng, có báo cáo kết quả thực hiện và định
mức của công ty.
- Xâu dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty.
- Kiểm tra chất lượng các lô hàng, giải quyết các khiếu nại về chất lượng hàng hóa.
 Phòng KCS: tham mưu với Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý về kiểm tra chất lượng
sản phẩm.
- Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi xuất
xưởng.
- Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất.
- Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội quy về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất;
phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Phát hiện kịp thời những sai sót và đề xuất biện pháp sửa chữa.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP.
2.1- Phân tích cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật của
doanh nghiệp.
2.1.1- Quy trình công nghệ của doanh nghiệp
Để thiết kế bất cứ quy trình công nghệ nào trước tiên ta phải dựa vào sản lượng và dựa trên sản
lượng của mã hàng ta đưa ra kế hoạch sản xuất cho mã hàng đó. Quy trình công nghệ của một mã
hàng cơ bản bao gồm 5 điểm chính sau:
 Giới thiệu sản phẩm
 Quá trình chuẩn bị sản xuất
 Quá trình chuẩn bị về công nghệ
 Giai đoạn sản xuất
 Giai đoạn hoàn tất.
Ứng với mỗi điểm chính trên ta có các phân công công việc khác nhau và mỗi phần công việc ta
có một định mức thời gian nhất định. Dựa trên định mức thời gian của mỗi phần công việc ta tính
số nhân sự và thiết bị cần thiết cho mỗi phần công việc. Từ số thiết bị và nhân sự của phần ta tính
số nhân sự của điểm. Dựa vào tính toán trên ta tính diện tích mặt bằng phân xưởng cần thiết cho
từng điểm và tổng thể.
KCS
CBSX
Công đoạn
sản xuất
NPL
Thiết
kế
Công
nghệ
Cắt May
Hoàn
tất
Tiếp
nhân
NPL.
Kiểm tra
Thống kê
Bảo quản
Thiết kế
Chọn mẫu
Nghiên cứu
mẫu
Thiết kế mẫu
Nhảy mẫu
Cắt mẫu cứng
Giác sơ đồ
Lập TCKT
Bảng
HDSDNPL
Thiết kế
chuyền
Bố trí mặt
bằng phân
xưởng
Định mức
Trải vải
Cắt vải
Cắt gọt
Ủi ép
Đánh số
Phối kiện
Ủi định
hình
May chi
tiết
Lắp ráp
Kiểm hóa
Tẩy
Ủi
Bao gói
Đóng kiện
Ký hiệu viết tắt:
NPL : Nguyên phụ liệu.
TCKT :Tiêu chuẩn kỹ thuật.
HDSDNPL : Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
MBPX : Mặt bằng phần xưởng.
CBSX : Chuẩn bị sản xuất.
 Sản xuất mặt hàng quần tây nữ:
 Quần tây nữ lưng rời, có viền lưng bên trong, có nút và móc cài qua. Ống sau có chiết
pence eo, có mổ túi hai cơi trên ống quần phải khi mặc. Lai quần có đính thêm dây rubăng,
có đường ủi thẳng ống quần.
 Kế hoạch sản xuất.
1 3 5 10 15 20 25 27 30
CBVNPL
Cắt
May
HOÀN TẤT
BẢNG SẢN LƯỢNG CÁC CỠ VÓC:
Size/
Sản
lượng
4 6 8 10 12 14 16 18
546 1093 1093 1639 1639 2186 1093 546
Tổng thời gian sản xuất: 27 ngày.
Chuẩn bị nguyên phụ liệu
3 ngày
Chuẩn bị về thiết kế.
1 ngày
Chuẩn bị về công nghệ.
1 ngày
Công đoạn cắt.
2 ngày
Công đoạn may
21 ngày
Giai đoạn hoàn tất.
13 ngày
- Thời gian hoàn thành tổng sản lượng: 9835 sản phẩm trong vòng 21 ngày chỉ cho công đoạn
may.
- Ta bắt đầu vào công đoạn may từ ngày 4 và kết thúc vào ngày 27 của tháng, nghỉ 2 ngày chủ
nhật.
- 10 ngày đầu trung bình mỗi ngày ta ra chuyền khoảng 300 sản phẩm.
- Số còn lại trung bình mỗi ngày ta ra khoảng 622 sản phẩm.
2.1.2- Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động.
STT CHỦNG LOẠI SỐ LƯỢNG ( Chiếc) NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG
1 Máy 1 kim 500 Chuyển động quay tròn trục
chính truyền qua cặp bánh
răng côn xoắn đến trục
trung gian, qua cặp bánh
răng côn xoắn, đến trục ổ
làm cho ổ móc quay tròn.
2 Máy 2 kim 80 Chuyển động quay tròn từ
cử động điện thông qua dây
đai đến bánh đai đầu máy
làm trục chính quay tròn để
phân phối chuyển động đến
cơ cấu trục kim và trục ổ
thông qua tay quay và bánh
răng đai.
3 Máy trần đè 30 Dùng để trần vai trần gấu và
may cửa tay.
4 Máy đính bọ 18 Tạo đường may chắn chịu
lực cho các vị trí như miệng
túi cửa quần, dây lưng…để
tăng cường dộ bề cho sản
phẩm
5 Máy thùa đầu tròn 04
6 Máy thùa đầu bằng 07 Máy thùa kim đầu bắng
thuộc loại máy tự động sử
dụng 1 cam điều khiển, sau
khi vòng quay của cam,
máy hoàn thành 1 chu kỳ
may xong 1 khuy.
7 Máy cuốn ống 07 Dùng để cuốn ống
8 Máy đính cúc 07
9 Máy Zigrag 02 Dùng để đính cúc lên áo,
tay áo hoặc 1 chi tiết áo
nhất định
10 Máy vắt sổ Từ chuyển động quay tròn
của trục chính, thông qua
phần khuỷu lệch tâm, biên
truyền, tay đòn, óc máy
chuyển động mang trụ kìm
cùng giá bắt kim trượt lên
xuống dọc theo trụ dẫn
hướng.
10.1 3 chỉ 24
10.2 4 chỉ 40
10.3 5 chỉ 20
10.4 6 chỉ 32
11 Máy dập cúc 60 Đưa cúc vào máy và dập
vào chi tiết áo.
12 Máy cắt tay 13
13 Máy cắt vòng 04
14 Máy dò kim loại 01 Kiểm tra kim loại như kim
có trong các sản phẩm áo và
loại bỏ
15 Máy kiểm tra vải 01
16 Máy đính nhám 08
17 Máy trần đè đế nhỏ 08
18 Máy trần đè trụ dọc 02
19 Máy trần chun Kansai 11
20 Máy may gấu 05
21 Máy vắt gấu 04
22 Máy 2 kim móc xích kép 09
23 Máy tra tay điện tử 02
24 Máy may ống 02
25 Máy cắt băng gai 01
26 Máy san chỉ 02
27 Máy thổi phom 01
28 Máy may điểm 02
29 Máy ép nhãn 09
30 Máy ép mex 04
31 Máy dao xén 39
32 Máy 4 kim 6 chỉ 12
33 Máy trần gấu 08
34 Máy may trụ nhỏ 03
35 Máy nhồi lông vũ 25
36 Máy chém bông 06
37 Các thiết bị khác 65
2.1.3- Cơ cấu tổ chức sản xuất và môi trường sản xuất.
 Cơ cấu tổ chức sản xuất.
 Môi trường sản xuất.
- Môi trường tự nhiên: ánh sáng mặt trời, không khí, thực vật, nước, đất đai, nhà ở… có tác
động trực tiếp đến đời sống sản xuất, nhu cầu của con người.
Tổng giám
đốc
Phòng KCS
Phòng cơ
điện
Phòng cắt
Kho nguyên
phụ liệu
Phòng Tổng
hợp
Phòng Kỹ
thuật
- Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người, giữa người sử dụng lao động với
ngưới lao động, giữa các đồng nghiệp với nhau… Môi trường này định hướng hoạt động con
người theo một khuôn khổ nhất định, tạo lên sức mạnh cho tập thể thuận lợi cho sự phát triển
của con người nói chung và sự phát triển trong công việc nói riêng.
- Môi trường kinh tế: là sự ổn định hay bất ổn về kinh tế, chính sách kinh tế của các quốc gia,
khu vực tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu qủa của hoạt động kinh doanh chính của các
công ty nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói riêng.
2.1.4- Các sản phẩm chính của công ty.
Bảng các mặt hàng chủ yếu và thị trường hiện tại của công ty.
STT Mặt
hàng
Hình ảnh Năm 2013 Năm
2014
Năm
2015
1 Áo
Jacket
Nhật, EU,
Thụy Sỹ,
Hàn Quốc,
Canada,
Philipin,
Anh,…
Nhật,
Thụy Sỹ,
Hàn
quốc,
Canada,
Mexico,
Dubai,
Tây Ban
Nha,..
Nhật,
Mỹ,
Anh,
Canada,.
.
2 Áo
tắm
Hàn
quốc,Mỹ,
Canada,..
Nhật, EU,
Tây Ban
Nha,…
Nhật,
EU,
Mỹ,…
3 Jile Slovakia,
Nhật, Hàn
quốc
Pháp,
Đức,
Czech,
Hàn
quốc,
Nhật,…
Hàn
quốc,
Taiwan,
Đức,
Pháp,..
4 Sơ mi Hàn quốc Pháp,
Hàn
quốc,
Mỹ,…
Hà Lan,
EU,
Nhật,
Czech.
5 Quần Mỹ,
Taiwan,
EU,
Slovakia,
…
Nhật,
Mỹ,
Singapor
e, Nam
phi,…
Nhật,
EU,
Hồng
Kông,
Mỹ,…
6 Mangt
o
Nhật, Hàn
quốc,
Mỹ,…
Hàn
quốc,
Anh,
Pháp,
Taiwan…
Taiwan,
Mỹ, EU,
Hàn
quốc,
Anh,
Tây Ban
Nha,…
7 T-
shirt
Hàn quốc,
Taiwan,
Mỹ,..
Mỹ, EU.
8 Hàng
thể
thao
Hàn quốc,
Mỹ
Nhật,
Hàn
quốc,
Mỹ,
Pháp,…
EU, Mỹ,
Hàn
quốc,…
( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty may Hưng Long II)
 Phần trăm (%) thị phần.
Mỹ Châu Âu Nhật Bản Hàn quốc Thị trường khác
45% 15% 5% 30% 5%
 Phần trăm (%) chủng loại hàng hóa:
Nam Nữ Trẻ em
65% 25% 10%
45%
15%
5%
30%
5%
Sales
Mỹ
Châu Âu
Nhật Bản
Hàn quốc
Thị trường khác
28%
11%
61%
Sales
Nam
Nữ
Trẻ em
2.1.5- Mô hình quản lý chất lượng của công ty.
Với phương châm vươn tới sự hoàn thiện sản phẩm một cách hoàn hảo nên công ty may Hưng
Long II đã chọn sử dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện (TQM).
TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả
thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho
các thành viên đó và cho xã hội. Nói cách khác, TQM là một hệ thống hữu hiệu tích hợp những
nỗ lực về duy trì, phát triển và cải tiến chất lượng của nhiều tổ nhóm trong tổ chức để có thể tiếp
thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu
của khách hàng một cách kinh tế nhất. TQM áp dụng cách thức quản lý tạo thuận lợi cho tăng
trưởng bền vững thông qua việc huy động hết tâm trí của tất cả mọi thành viên nhằm tạo ra chất
lượng một cách kinh tế theo yêu cầu khách hàng. Tóm lại, TQM là phương pháp quản lý tập
trung vào chất lượng để thỏa mãn khách hàng, dựa vào mọi thành viên, mang lại thành công lâu
dài cho nhân viên, tổ chức và xã hội.
- Mục đích: Nhằm tối ưu hoá cho tổng hợp các yếu tố:
+ Chất lượng.
+ Chi phí.
+ Giao hàng: đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chủng loại...
+ An toàn cho nhân viên, xã hội và môi trường.
- Lợi ích:
+ Giảm chi phí.
+ Thỏa mãn nhu cầu khách hàng và xã hội.
+ Cải tiến dịch vụ.
+ Gia tăng thị phần.
+ Đạt được sự cam kết thực hiện từ nhân viên.
+ Liên tục cải tiến.
+ Thành công bền vững.
- Cách thức áp dụng:
 Bước 1: Bước khởi đầu: xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM.
Cần bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất, thống nhất cao độ trong ban lãnh đạo và các cán bộ chủ
chốt và thực hiện cam kết về chất lượng của các cấp thông qua: chính sách, mục tiêu, chiến lược,
chính sách, chương trình, kế hoạch hành động chung TQM.
 Bước 2: Tổ chức và nhân sự: chuẩn bị công tác tổ chức, xây dựng một ban triển khai và tổ
chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức, kỹ năng xây dựng và áp dụng hệ thống TQM.
Cần có 1 chiến lược đào tạo, tự chủ, liên tục, đủ kỹ năng cho các cấp và phương thức đào
tạo theo công việc. Từng bước xây dựng và phát triển ý thức chất lượng: thấu hiểu về khách hàng,
chất lượng. Phải xây dựng được được ý thức-trách nhiệm chất lượng phù hợp cho các cấp, trước
tiên là lãnh đạo, quản lý, các chức năng khách hàng, thiết kế, huấn luyện, đo lường, kiểm soát
thực hiện.
 Bước 3: Xây dựng chương trình TQM: hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với
nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp.
Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công trách nhiệm cụ
thể.
 Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM: truyền thông rộng rãi.
Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ tổ chức tham gia để thực
hiện thành công chương trình.
 Bước 5: Đánh giá chất lượng:
Đo lường chi phí hiện tại của doanh nghiệp, xác định các vấn đề chất lượng và hiệu quả
của các nỗ lực chất lượng và các giai đoạn của Chương trình TQM.
Cần xác định các Chi phí ẩn và các chi phí khác, đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề
xuất Kế hoạch hành động.
 Bước 6: Hoạch định chất lượng:
Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược, chương trình tổng thể TQM, kế hoạch hành
động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp Chính sách, chiến lược chung của doanh
nghiệp.
Cần thiết lập các Chương trình, Kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt động
doanh nghiệp.
 Bước 7: Thiết kế chất lượng:
Thiết kế các quá trình liên quan để “đúng ngay từ đầu” và “đáp ứng toàn diện yêu cầu của
khách hàng” bao gồm Thiết kế Sản phẩm, Quá trình sản xuất-kinh doanh và Quá trình kiểm soát
chất lượng. Cần:
_ Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính chất lượng sản
phẩm bằng cách gắn chặt quá trình Nghiên cứu thị trường/ Khách hàng với quá trình Thiết kế
bằng công cụ Triển khai chức năng chất lượng QFD.
_Xác định các yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo “Chất lượng sản phẩm
dịch vụ trong thực tế” giống với “Chất lượng thiết kế kỳ vọng”.
 Bước 8: Tái cấu trúc Hệ thống: Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo Mô hình TQM.
Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả của ủy quyền và tự chủ.
 Bước 9: Xây dựng Hệ thống chất lượng: Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống
chất lượng theo TQM.
Cần thực hiện tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của doanh nghiệp (tính
chất và trình độ của lực lượng sản xuất của doanh nghiệp).
 Bước 10: Phát triển Hệ thống chất lượng TQM: đảm bảo hệ thống chất lượng thực hiện đúng
chiến lược, chính sách, mục tiêu chất lượng toàn diện đã đề ra.
Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, bởi mọi thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn
sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng không ngừng.
 Bước 11: Duy trì và cải tiến: tiếp tục hoàn thiện hệ thống theo các triết lý, quan điểm và
nguyên tắc TQM.
Cần lựa chọn các phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống
TQM.
2.1.6 Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục.
Các sự cố kỹ thuật thường gặp Giải pháp khắc phục
Lắp ráp áo:
- Cắt: sai thông số.
- May: may sai, không đúng với thiết
kế.
- Đo đạc và cắt lại.
- Chấn chỉnh lại sản phẩm và may lại.
Dây chuyền sản xuất:
- Nguyên phụ liệu không đúng chủng
loại theo tài liệu, đơn hàng.
- Số lượng sản phẩm thiếu.
Máy móc:
- Hỏng mô tơ, trục trặc.
- Đổi trả hoặc thay thế nguyên phụ
liệu đúng cho phù hợp với từng mẫu
mã sản phẩm.
- Bổ sung thêm sản phẩm.
Sửa chữa, phục hồi máy móc bị trặc
trặc, với những loại máy móc không
còn sử dụng được thì bổ sung các loại
máy móc mới.
2.2- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing.
2.2.1- Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
- Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty May Hưng Long II chủ yếu là nhận gia công hàng may
mặc cho các đối tác nước ngoài và cho các khách hàng trong nước. Các mặt hàng gia công xuất
khẩu chủ yếu của công ty trong 3 năm gần đây không có gì thay đổi chủ yếu là các mặt hàng sau:
Áo sơ mi, Jile, Jacket, quần âu và quần áo tắm.
- Các sản phẩm mà công ty nhận gia công chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo thiết
kế cho đến các nguyên phụ liệu chính cũng là do khách hàng cung cấp.
- Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm truyền thống công ty còn có thêm một số các sản phẩm
mới như : váy, khăn tắm, găng tay, quần áo bảo hộ lao động,… sản xuất trên các dây chuyền may
với các kích cỡ khác nhau.
2.2.2- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây.
STT Thị trường Tỷ lệ
(%) năm
2013
SL Năm
2013
(Chiếc)
Tỷ lệ %
năm
2014
SL Năm
2014
(Chiếc)
Tỷ lệ
(%) năm
2015
SL Năm
2015
(Chiếc)
Tổng 100% 5.045.784 100% 5.200.000 100% 5.450.000
1 Tây Ban
Nha
0,53 2.674 - - 1 54.500
2 Anh 1,5 7.586 0,24 12.480 1 54.500
3 Nhật Bản 17,02 85.879 10,8 561.600 15,4 840.000
4 Hàn quốc 1 5.100 1,1 57.200 1,5 81.750
5 Philipins 0,002 100 0,0031 160 - -
6 Mỹ 74 3.733.880 81,2 4.222.400 74,3 4.050.000
7 Canada 3,2 160.000 4,2 218.400 4 220.000
8 Mexico 0,32 160 0,5 26.000 0,5 18.000
9 Quata 0,012 800 - - - -
10 Indonesia 0,005 250 - - - -
11 Brazil 0,05 2.500 0,23 11.960 0,3 16.000
12 Phần Lan 0,1 540 - - - -
13 Slovakia 0,6 3.200 0,5 26.000 0,5 18.000
14 Đức - - 0,73 37.960 0,8 34.000
15 Pháp - - 0,64 33.280 0,7 29.000
16 Trung quốc - - 0,0072 370 0,008 4.300
17 Taiwan - - 0,0084 430 - -
18 Singapore - - 0,00134 70 0,002 100
19 Dubai.UAE - - 0,005 260 0,0075 400
20 Nam Phi - - 0,002 130 0,005 2.700
21 Malaysia - - 0,001 60 0,005 2.750
2.2.3. Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
- Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp
bất kỳ. Tạo ra sản phẩm là sự nỗ lực của tất cả các nguồn lực nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của
người tiêu dùng. Vì vậy công ty may Hưng Long II với thế mạnh là sản xuất các sản phẩm: áo
tắm, quần âu, mangto, T-shirt, jacket,.. nên công ty luôn cố gắng hoàn thiện sản phẩm ngày càng
có chất lượng tốt hơn.
- Trong những năm gần đây, bên cạnh sản xuất hàng xuất khẩu mục tiêu kinh doanh của công ty
còn chú trọng tiêu thụ sản phẩm trong nước nên sản phẩm phải vừa phải đảm bảo chất lượng
quốc tế và phù hợp với người tiêu dùng nội địa. Do vậy, công ty luôn nâng cấp mua mới một số
thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
- Với thị trường nội địa là thị trường mới tiềm năng rộng lớn của các doanh nghiệp trong nước
cũng như doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập này. Việc tìm hiểu và nghiên cứu nhu
cầu thị trường nội địa này ra sao đòi hỏi các doanh nghiệp phải vạch ra cho mình một chính sách
cụ thể có thể gắn kết sự phù hợp giữa cung và cầu một cách hợp lý nhất. Với thị trường có 84
triệu dân, được đánh giá là một thị trường tiêu thụ lớn. Trong vài năm gần đây đã có nhiều doanh
nghiệp lớn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao.
Chính vì vậy, việc thay đổi chất lượng, mẫu mã sản phẩm là hết sức cần thiết.
- Từ việc chỉ sản xuất các mặt hàng chủ lực áo bơi, quần âu, jắc két cho các khách hàng truyền
thống Sgwicus, Balana (Hàn Quốc) và Tokyknit (Nhật Bản), đến nay Công ty đã mở rộng ra
nhiều khách hàng trên toàn thế giới như Gap, Nike, Walmart, Seart, Target, Mizuno...Thị trường
xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Mỹ (chiếm 70% thị phần giá trị xuất khẩu), EU, Nhật Bản,
Canada (mỗi thị trường chiếm 10% thị phần giá trị xuất khẩu). Cùng với việc đẩy mạnh xuất
khẩu, May Hưng Long II đã dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua,
do dành hết năng lực cho sản xuất hàng xuất khẩu nên Công ty chưa thực sự quan tâm đầu tư cho
thị trường nội địa.
- Công ty may Hưng Long II hiện nay cũng đã có những định hướng phát triển mới trong tương
lai như thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế kèm theo mở rộng thị trường nội địa và
coi thị trường này là chiến lược mục tiêu kinh doanh của mình trong tương lai.
2.2.4- Chính sách giá.
- Giá là một vấn đề quan trọng của một sản phẩm. Việc định giá thấp hay cao được xem như sản
phẩm có giá trị thấp hay cao đối với người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty may Hưng Long II
chủ yếu là sản phẩm gia công có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế nên việc định giá cũng
gặp khó khắn.
- Để đạt được một chính sách giá phù hợp với người tiêu dùng thì ban lãnh đạo công ty đã có cố
gắng giảm bớt những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất và tiết kiệm nguyên liệu là
yếu tố để giảm giá thành sản phẩm. Công ty luôn đặt ra mục tiêu giảm giá thành nhưng chất
lượng sản phẩm phải tăng đó mới chính là sự quyết định thành bại của công ty trong nền kinh tế
hiện nay.
2.2.5- Chính sách phân phối.
- Như chúng ta đã biết công ty tham gia vào hai thị trường: trong nước và quốc tế. Đối với thị
trường nước ngoài là không cần thiết vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Còn
vấn đề hiện tại và tương lai là xây dựng một kênh phân phối để trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của
công ty tại thị trường trong nước.
- Hiện nay, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước chỉ qua hệ thống bán
buôn và cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt tại công ty và chưa có một đại diện chính thức
nào hay chi nhánh nào ở Hà Nội và các tỉnh thành phố khác.
Kênh phân phối:
 Công ty May Hưng Long II → CH giới thiệu sản phẩm → Người tiêu dùng.
 Công ty May Hưng Long II → Bán buôn → Bán lẻ → Người tiêu dùng.
Phân phối là hoạt động quan trọng, nó là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Nhận
thức được vấn đề này ban giám đốc công ty dự định trong tương lai sẽ mở rộng một số cửa hàng
giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
2.2.6- Chính sách xúc tiến bán hàng.
- Công ty may Hưng Long hoạt động kinh doanh thông qua việc nhận đơn hàng và đưa vào sản
xuất, gia công theo nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, công ty vẫn không ngừng cải tiến và
phát triển hơn. Công ty đã áp dụng hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua quảng cáo nhằm thu
hút những khách hàng mà công ty chưa tiếp cận được; thâm nhập vào một thị trường mới hay
thu hút một phân đoạn thị trường mới và xây dựng thiện chí của khách hàng đối với doanh
nghiệp.
- Công ty đã áo dụng “chính sách kéo” để khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm mới và
thuyết phục họ không dùng các sản phẩm khác, với những ưu đãi lớn về hàng hóa và sản phẩm
như dùng thử hàng hay chiết khấu thanh toán.
2.2.7- Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trên thị trường kinh doanh rộng lớn không thể thiếu những đối thủ cạnh tranh có cùng lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Đối với công ty Hưng Long II, đối thủ cạnh tranh lớn không thể
không nhắc đến May10, Việt Tiến…
 May 10
Sau 70 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty may 10 được biết đến là một tập đoàn
kinh tế hàng đầu, với thương hiệu May 10 nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Quá trình xây
dựng và trưởng thành của May 10 là một chặng đường khó khăn và thử thách nhưng đã đạt
được những thành quả rất đáng tự hào.
- Thị trường: May 10 tiếp tục củng cố vị trí tại thị trường truyền thống nội địa, đồng thời mở
rộng thêm các thị trường khác nhiều tiềm năng. Mặc dù xuất khẩu chiếm phần lớn trong doanh
thu nhưng về chiến lược phát triển lâu dài, thị trường nội địa mới là mục tiêu của May 10. Với
chiến lược phát triển thị trường trong nước, ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn và thiết bị công
nghệ hiện đại, còn phải luôn cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường. Đối với thị
trường xuất khẩu, May 10 vẫn duy trì mức độ tăng trưởng đối với thị trường Mỹ, Châu Âu,
Nhật Bản.
+ Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu lâu dài công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ và
có vị trí trên trường quốc tế. Đối với lĩnh vực xuất khẩu thị trường xuất khẩu về cả khách hàng
lẫn phạm vi địa lý là rất rộng lớn, nhất là khi nền kinh tế đang có xu thế toàn cầu hóa như hiện
nay đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như đặt ra
rất nhiều thách thức cho doanh việc trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh xác định
đúng đối tượng khách hàng, các khu vực sẽ xâm nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt
nhất phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, dựa trên những điều kiện có hạn của chính công
ty May 10.
+ Đối với thị trường xuất khẩu, May 10 vẫn duy trì mức độ tăng trưởng đối với thị trường Mỹ,
Châu Âu, Nhật Bản…và đang có những chiến lược nhằm thâm nhập vào nhiều thị trường quốc
tế tiềm năng.
- Sản phẩm: thời trang nam như sơ mi, veston, quần tây và thời trang nữ. Ngoài các sản phẩm
áo sơ-mi truyền thống, thời gian gần đây May 10 đưa ra thị trường dòng sản phẩm bộ vét-tông
nam, nữ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, nâng cao tính cạnh tranh. Một trong
những điểm nổi bật của May 10 là đường may chắc đẹp, thẳng tắp; đội ngũ lành nghề luôn
đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm tinh tế.
Một số hình ảnh sản phẩm của May 10:
Veston cũng là một dòng sản phẩm thế mạnh của May 10
+ Công ty May 10 chuyên kinh doanh và sản xuẩt các sản phẩm hàng may mặc thuộc Tổng
công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Hiện nay 2 hình thức xuất khẩu sản phẩm công ty đang
áp dụng là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp (FOB). Hoạt động củ yếu của công ty là
nhận nguyên liệu gia công sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các mặt hàng mà
công ty sản xuất chủ yếu là: Sơmi nam nữ các loại. Jacket các loại. Quần âu nam nữ.
+ Sơmi được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty, hàng năm đem lại nguồn thu cao cho
công ty. Sản phẩm sơmi May 10 có chất lượng rất cao và được tổng cục đo lường cấp chứng
nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà nước cấp I. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của công ty
còn đơn giản và chất lượng chưa cao, dó đó lượng xuất khẩu chưa cao. Ngoài ra công ty còn có
các xưởng sản xuất veston, comple. Sản phẩm May 10 nổi tiếng với tính năng sang trọng, lịch
sử, chất lượng thể hiện sự phong phú, chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
+ Thời trang nam như sơmi nam, quần áo nam, áo jacket nam là sản phẩm củ lực của công ty.
Ngoài các sản phẩm áo sơ-mi truyền thống, thời gian gần đây May 10 đưa ra thị trường dòng
sản phẩm bộ vét-tông nam, nữ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, nâng cao tính
cạnh tranh.
+ Một trong những điểm nổi bật của May 10 là đường may chắc đẹp, thẳng tắp; đội ngũ lành
nghề luôn đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm tinh tế. Với mục tiêu coi “Khách hàng là
số 1” sản phẩm sơmi May 10 đã gắn liền với tâm thức người tiêu dùng hơn 20 năm nay với
chất lượng tốt giá cả cạnh tranh, phù hợp thị hiếu.
- Giá:
+ May 10 chủ yếu là sản phẩm có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế nên việc định giá
cũng gặp khó khắn, May 10 đã giảm thiểu những chi phí không cần thiết mà vẫn đẹp tinh tế để
đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất.
+ Mặt khác chi phí đầu vào như nguyên phụ liệu, điện, nước, vận chuyển, lương cơ bản...tăng
từ 10% - 20% và vẫn tiếp tục tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Kênh phân phối: May 10 hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống
nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện. Hiện nay, ngoài 150 cửa hàng, đại lý bán, giới
thiệu sản phẩm trong cả nước, May 10 đang tiếp tục phát triển hệ thống phân phối và thực hiện
chương trình đưa hàng về nông thôn. Ðể tiếp tục mở rộng thị trường, May 10 đã thành lập
trung tâm kinh doanh thương mại, phát triển mô hình chuỗi siêu thị bán lẻ.
- Xúc tiến bán hàng: May 10 không ngường quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình cả ở
trong nước và quốc tế. May 10 thuê độc quyền một công ty người mẫu chuyên quảng bá sản
phẩm, đồng thời triển khai các cửa hàng may đo sản phẩm cao cấp.
- Điểm mạnh của May 10
+ Sản phầm có chất lượng, có xu hướng thời trang, bề đẹp, tinh tế đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng.
+ Duy trì mức độ tăng trưởng lớn với các đối tác nước ngoài.
+ Luôn tập trung vào nguồn nhân lực.
+ Công ty chú trọng thị trường nội địa nên thường xuyên tổ chúc triển lãm các sản phẩm của
công ty => Điều này góp phần đưa sản phẩm của May 10 đến với tay người tiêu dùng nhiều
hơn.
Không gian trưng bày sang trọng của May 10 trong triển lãm.
- Điểm yếu của May 10:
+ Giá không cạnh tranh.
+ Sản phẩm không đa dạng, mẫu mã.
2.3- Phân tích công tác lao động, tiền lương
2.3.1- Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
Yếu tố nguồn nhân lực là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa do đặc thù
của ngành sản xuất là sử dụng nhiều lao động nên ban giám đốc công ty hết sức quan tâm đến vấn
đề tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. Hiện nay, công ty may
Hưng Long II có khoảng 630 cán bộ công nhân viên và công ty vẫn đang không ngừng tuyển
dụng nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành sản xuất kinh doanh. Người lao động đã đủ tuổi lao
động nhưng chưa có việc làm đều có thể tham gia tuyển dụng, công ty luôn tạo mọi điều kiện tốt
nhất để người lao động có việc làm và nguồn thu nhập phù hợp.
- Giới tính: cả nam và nữ đều có thể tham gia tuyển dụng.
- Độ tuổi: người lao động phải đủ 18 tuổi trở lên tính theo ngày tháng năm sinh trong CMTND.
- Học vấn, tiêu chuẩn:
+ Tổng Giám đốc: bậc Đại học trở lên, là cổ đông sở hữu ít nhất 5% số cổ phần của công
ty, có tầm nhìn, tư duy chiến lược, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt động của
công ty. Am hiểu pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất cả các lĩnh vực
điều hành và kinh doanh của công ty.
+ Phó Tổng Giám đốc: bậc Đại học trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, am
hiểu các quy định của pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, có khả năng lãnh đạo,
điều hành công việc tốt, có lối sống phẩm chất đạo đức tốt.
+ Trưởng phòng, Giám đốc xưởng: bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, có kinh
nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, nắm vững các chế độ quy định của pháp luật trong lĩnh vực phụ
trách, sử dụng vi tính tốt và có kỹ năng giao tiếp tốt.
+ Phó phòng, phó Giám đốc phân xưởng: bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, nắm
vững chuyên môn nghiệp vụ và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đảm nhiệm, khả năng
phân tích tổng hợp tốt, cẩn thận, trung thực, nhanh nhẹn, có năng lực quản lý chuyên nghiệp và tổ
chức công việc tốt.
+ Nhân viên các phòng ban: tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những
yêu cầu về trình độ và năng lực. Được đào tạo qua bậc Đại học chuyên ngành (hoặc cao đẳng,
trung cấp), có trình độ chuyên môn, được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo, có tư cách
đạo đức tốt, hiểu và tuân thủ đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và tinh
thần trách nhiệm cao.
+ Lao động trực tiếp, gián tiếp (thợ may, thợ cắt, thợ là, thợ trải vải, kỹ thuật, KCS, thợ
điện, thợ cơ khí, thợ hoàn thiện, thợ phụ, văn thư, y tá…): được đào tạo chuyên môn, có chứng
chỉ dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt
nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hoạt động học nghề. Có tư
cách đạo đức tốt, hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và
tinh thần trách nhiệm cao.
- Thời gian làm việc:
+ Mọi người lao động trong công ty Cổ phần may Hưng Long II đều phải làm việc đủ 8
giờ trong ngày và đủ 48 giờ trong tuần không được đi muộn về sớm.
+ Người làm việc theo giờ hành chính bao gồm những người làm việc ở phòng ban chuyên
môn nghiệp vụ.
Buổi sáng: 7 giờ → 11 giờ.
Buổi chiều: 13 giờ → 17 giờ.
Công ty quy định ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật, mỗi tuần người lao động được nghỉ 1
ngày (24 giờ liên tục).
- An toàn lao động:
Tùy tính chất công việc phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động: áo bảo hộ,
mũ bảo hộ, giày dép…
Người lao động trước khi bố trí lao động ở công ty tùy theo nghề nghiệp chuyên môn cụ
thể đều phải học nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống
cháy nổ…và thực hiện đúng các nội quy đó.
Người lao động làm việc ở bộ phận nào phải làm vệ sinh công nghiệp ở bộ phận đó, giữ
gìn quản lý công cụ lao động tại nơi làm việc, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng. Người lao động có thể
từ chối làm việc tại nơi không đảm bảo an toàn cho người lao động.
Khu sản xuất phải trang bị đầy đủ: đèn hệ thống thông gió, sưởi ấm…tạo điều kiện tốt cho
công nhân viên làm việc.
2.3.2- Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự.
2.3.2.1 Công tác tuyển dụng.
a. Mục đích.
Đảm bảo cho tất cả người lao động có cơ hội tham gia tuyển dụng một cách bình đẳng.
- Công ty lựa chọn được người lao động chất lượng, đáp ứng được nhu cầu công việc. Kịp thời
cung ứng nhân lực theo yêu cầu công việc của mỗi công ty.
- Đảm bảo hồ sơ nhân sự, đảm bảo đối tượng vào là đối tượng đủ điều kiện lao động theo pháp
luật Việt Nam quy định, không có tiền án tiền sự không có nguy cơ làm mất an ninh, an toàn của
công ty.
b. Phạm vi áp dụng.
Toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
c. Tiến hành.
- Phòng tổ chức hành chính là phòng chịu trách nhiệm chính tiến hành để đảm bảo mục tiêu đã
nêu trên.
- Các phòng ban/bộ phận có yêu cầu tuyển dụng.
- Tổng Giám đốc là người cuối cùng chấp nhận tuyển dụng.
d. Quy trình.
Phòng ban (bộ phận) có nhu cầu tuyển dụng gửi yêu cầu tuyển dụng có chấp thuận của phụ
trách đơn vị và chuyển tới phòng tổ chức hành chính.
- Phòng tổ chức hành chính đệ trình Tổng Giám đốc chấp nhận.
- Phòng tổ chức hành chính phối hợp với phòng ban liên quan về công tác tuyển dụng.
+ Thông báo tuyển dụng (yêu cầu: hồ sơ chỉ theo yêu cầu công việc, không tuyển lao động
dưới 18 tuổi tính theo ngày tháng năm sinh trong CMTND, tuyển dụng công khai).
+ Đối với các ứng viên nữ khi tham gia tuyển dụng công ty không yêu cầu các ứng viên
phải thử thai. Trong trường hợp các ứng viên nữ trúng tuyển có thai công ty sẽ bố trí công việc và
thời gian làm việc theo quy định của Luật lao động.
+ Chuẩn bị bài thi, bài kiểm tra (nếu có).
+ Bố trí công tác tuyển dụng thuận lợi cho người đến dự tuyển.
+ Kiểm tra sơ bộ về con người, hồ sơ, các yêu cầu đặc biệt khác (nếu có) để sàng lọc ứng
viên vào làm bài thi.
+ Giám sát làm bài thi, kiểm tra để đảm bảo không có hiện tượng gian lận.
+ Phối hợp với phòng ban liên quan để lựa chọn ứng viên trúng tuyển dựa trên yếu tố con
người và đáp ứng công việc.
- Phòng tổ chức hành chính tiến hành công tác hội nhập cho ứng viên trúng tuyển.
+ Giới thiệu công ty, nội quy công ty, nội quy an toàn phòng cháy nổ, các chính sách, chế
độ quyền lợi được hưởng, các yêu cầu đặc biệt trong công việc.
+ Hoàn tất hồ sơ, làm thẻ… cho ứng viên trúng tuyển khi được nhận chính thức vào làm
việc cho công ty.
+ Làm hợp đồng cho cán bộ công nhân viên sau khi hết thời gian thử việc.
2.3.2.2 Đào tạo và phát triển nhân sự.
- Phát triển nguồn nhân sự theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức
được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề
nghiệp cho người lao động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân sự như vậy là
bao gồm tất cả các hoạt động học tập, thậm chí chỉ vài ngày, vài giờ.
- Đào tạo và phát triển là tiến trình nỗ lực cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ
năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Thêm vào đó, đào tạo
và phát triển được thiết kế để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho
tổ chức.
Đào tạo: giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại tốt hơn.
Phát triển: chuẩn bị nhân viên cho tương lai. Nó chú trọng vào việc học tập và phát triển
cá nhân.
- Các hình thức đào tạo nhân viên:
1. Đào tạo tại nơi làm việc:
Đào tạo tại nơi làm việc là phương pháp đào tạo được sử dụng rộng rãi nhất. Ước
đoán rằng hơn 60% hoạt động đào tạo xảy ra tại nơi làm việc. Nhân viên giàu kinh nghiệm
hoặc giám sát viên sẽ bố trí nhân viên ngay tại nơi làm việc thực tế, chỉ dẫn họ về công
việc và những thủ thuật nghề nghiệp.
a. Kèm cặp và hướng dẫn:
Một phương pháp tốt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất để đào tạo học viên trẻ là
được nhà quản lý giỏi, kinh nghiệm hướng dẫn. Người hướng dẫn làm những ví dụ sinh
động cho các học viên thực hiện. Người hướng dẫn cũng trả lời câu hỏi và lý giải tại sao
phải làm như thế. Người hướng dẫn phải giao quyền đủ để ra quyết định và thậm chí có
các sai lầm. Cách này không chỉ tạo cơ hội để học mà còn đòi hỏi sự uỷ quyền hợp lý, và
tạo ra cảm giác tự tin hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ thất bại nếu không cung cấp đủ
thời gian cho học viên, học viên không được phép mắc sai lầm, nếu có sự tranh đua và nếu
nhu cầu độc lập của học viên không được nhận thấy và chấp nhận bởi người hướng dẫn.
b. Luân chuyển công việc:
Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên từ công tác này sang công tác khác nhằm mục
đích cung cấp cho họ những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Kiến thức thu được trong
quá trình luân chuyển công việc này rất cần thiết cho họ sau này để đảm nhiệm các công
việc khác ở vị trí cao hơn. Phương pháp này ngày nay được sử dụng rất rộng rãi ở Nhật
bản cũng như ở Hoa kỳ, ngoài mục đích trên, phương pháp này còn tạo ra sự hứng thú cho
cán bộ, nhân viên nhờ thay đổi công việc nên tránh được sự nhàm chán trong công việc,
ngoài ra nó còn đảm bảo cho cán bộ, nhân viên trở thành những người đa năng, đa dụng để
đối phó với mọi tình huống thay đổi sau này.
2. Đào tạo ngoài nơi làm việc.
a. Thảo luận bài giảng.
Đây là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng các tài liệu đã được biên soạn sẵn một
cách kỹ lưỡng dưới hình thức một cuốn sách giáo khoa hoặc một cuốn băng. Nội dung
soạn thảo của tài liệu phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Phải đưa ra được các dữ kiện, các câu hỏi, các nội dung vấn đề mà học viên cần nắm bắt.
- Phải cho phép học viên tự kiểm tra nhận thức của mình qua học tập bằng cách tự trả lời
các câu hỏi có sẵn.
- Phải đảm bảo thông tin phản hồi lại được cho học viên về kết quả của các câu trả lời mà
họ đã trả lời.
Phương pháp giảng dạy này dựa vào sự tự nghiên cứu của học viên mà không cần sự can
thiệp của giảng viên. Học viên đọc một đoạn sách hoặc nghe một đoạn băng sau đó họ phải
trả lời ngay các câu hỏi đã có sẵn. Khi trả lời xong thì học viên đã có thể biết được tính
chính xác trong các câu trả lời của mình bằng việc kiểm tra đối chiếu với đáp án có sẵn
ngay trong sách hoặc trong đoạn băng tiếp theo. Nếu các câu trả lời là đúng thì học viên sẽ
tiếp tục đi vào nghiên cứu phần tiếp theo, nếu câu trả lời là sai, khi đó học viên phải quay
lại để nghiên cứu lại phần vừa học.
b. Giảng dạy nhờ máy tính.
Theo phương pháp này, các học viên sẽ được học ngay trên máy vi tính và được trả lời
ngay những thắc mắc của mình nhờ những chương trình máy tính đã được chuẩn bị từ
trước. Phương pháp này đồng thời còn cho phép kiểm tra kiến thức của các học viên, cho
các học viên biết họ còn thiếu các kiến thức và kỹ năng nào, họ cần phải tham khảo tài liệu
gì.
Vướng mắc lớn nhất của phương pháp này là đòi hỏi trang bị kỹ thuật rất tốn kém đồng
thời phải xây dựng được một phần mềm phục vụ cho công tác đào tạo thường là rất mất
thời gian và chi phí cao.
3. Đào tạo thông qua tình huống.
Đào tạo qua tình huống dựa trên việc sử dụng bản mô tả một tình huống ra quyết
định tại doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. Học viên được yêu cầu nghiên cứu tình huống
để nhận diện, phân tích vấn đề, đề xuất các giải pháp và chọn lựa giải pháp tốt nhất để thực
hiện nó. Nếu có sự tương tác giữa học viên và người hướng dẫn thì việc học sẽ có kết quả
hơn. Người hướng dẫn như là chất xúc tác giúp học viên nắm bắt được những yêu cầu
công việc cũng như các thao tác thực hiện công việc. Người hướng dẫn giỏi là người có
khả năng dẫn dắt, cuốn hút mọi người tham gia vào việc giải quyết vấn đề.
4. Đóng vai.
Đóng vai là hình thức mà mỗi người được ấn định một vai trò cụ thể trong một tình
huống và được yêu cầu thể hiện vai trò, ảnh hưởng và tương tác với người khác. Người
thực hiện được yêu cầu đóng vai, thể hiện vai trò của mình trong tình huống. Người đóng
vai được cung cấp các thông tin nền tảng. Một bản mô tả chính, ngắn gọn sẽ được cung
cấp cho người tham gia.
Thỉnh thoảng, việc đóng vai sẽ được thâu băng video và tái phân tích như là một
phần của tình huống phát sinh. Thông thường, đóng vai được thực hiện ở nhóm nhỏ
khoảng 12 người. Mức độ thành công của phương pháp này tuỳ thuộc vào khả năng của
người đóng vai. Nếu được thực hiện tốt, đóng vai có thể giúp đỡ nhà quản trị nhận thức
sâu sắc hơn cảm giác của người khác.
5. Kỹ thuật giỏ.
Một hình thức khác để phát triển khả năng là kỹ thuật giỏ. Người tham gia được
cung cấp các vật liệu (bản ghi nhớ điển hình hoặc bản mô tả các công việc phải làm) bao
gồm những bộ phận điển hình thư từ và danh bạ điện thoại. Những vấn đề quan trọng và
cấp thiết, chẳng hạn như mức độ thiếu hàng trong kho, phàn nàn từ khách hàng, yêu cầu
bản báo cáo từ cấp trên, được sắp xếp lẫn lộn với lịch công tác, chẳng hạn như yêu cầu
phát biểu tại buổi ăn tối hoặc quyết định về dã ngoại bốn tuần của công ty. Người được
đào tạo được phân tích và bị phê bình theo số lượng các quyết định thực hiện theo thời
gian, chất lượng của quyết định, và mức độ ưu tiên trong việc chọn lựa chúng. Để tạo ra sự
hứng thú, các vật liệu cho kỹ thuật này phải thực tiễn, liên quan đến công việc và có khả
năng ra quyết định.
2.3.3- Công tác tiền lương.
2.3.3.1- Tiền lương trả cho cán bộ quản lý.
1. Quy định chung
Đố với ban tổng giám đốc, CBQL khối phòng ban, quản đốc và phó quản đốc.
- Hệ số lương hưởng thụ tương ứng với chức danh và công việc hiện giữ ( do tổng giám đốc
công ty quy định)
Hệ số đồng/ USD tương ứng Phụ cấp trách nhiệm
34.18 13.67 – 40%
36.57 14.63 – 40%
39.13 15.65 – 40%
41.86 16.74 – 40%
44.79 17.92 – 40%
47.92 19.17 – 40%
54.14 16.24 – 40%
61.17 18.35 – 40%
69.12 20.73 – 40%
- Tiền lương được hưởng theo doanh thu hàng tháng của toàn công ty tính theo ÚD ký +
phụ cấp theo quyy định của từng tháng ( nếu có).
2. Phương pháp tính.
Tiền lương thời gian= hệ số ( đ/USD) x doanh thu USD ký trong tháng/ cộng huy động trong
tháng x số công thực tế làm việc trong tháng + P/c trách nhiệm.
Tổng lương = lương thời gian + phụ cấp lương theo ngày công + tiền thưởng tháng + tiền ăn
ca + tiền chế độ bảo hiểm xã hội ( ốm, con ốm, thai sản) ( nếu có) + tiền phụ cấp lương + phụ
cấp trách nhiệm, máy tính, điện thoại ( nếu có) + lương nghỉ phép, ngày lễ ( nếu có) + 22%
bảo hiểm....
Lương thực lĩnh = tổng lương – ăn ca – 10,5% bảo hiểm – 22% bảo hiểm và các khoản khác (
nếu có).
3. Quy định công
- Số công để tính lương thời gian căn cứ theo công huy động trong tháng của toàn công ty,
- Tiền lương thời gian của mỗi người được hưởng tính theo số công làm việc thực tế của
mình trong tháng.
- Các công ngày lễ, tết, phép, công đi họp, đi học, công việc riêng được tính trên hệ số
lương cấp bậc của bản thân.
2.3.3.2- Tiền lương sản phẩm của tổ trưởng sản xuất & tổ trưởng cắt
1. Tiền lương sản phẩm của tổ trưởng và tổ phó may = đơn giá tiểu tác tổ trưởng ( tổ phó) x
sản lượng nhập kho của mã hàng đó.
2. Tiền lương sản phẩm của tổ trưởng cắt = tổng tiền lương sp trong tháng / tổng công huy
động của tổ trong tháng x hệ số 1.4 x số công làm việc thực tế trong tháng.
3. Tiền lương sản phẩm của tổ phó cắt = tổng tiền lương sp trong tháng / tổng công huy động
của tổ trong tháng x hệ số 1.3 x số công làm việc thực tế trong tháng.
Ngoài ra :
Phụ cấp trách nhiệm Bảng lương của tổ may =40% tiền lương sản phẩm
Bảng lương của tổ cắt = 20% tiền lương sản phẩm
Bảng lương của tổ phó may = 30% tiền lương sản phẩm
Bảng lương của tổ phó cắt = 10% tiền lương sản phẩm.
2.3.3.3- Tiền lương của nhân viên văn phòng.
1. Đối tượng
Áp dụng cho những trường hợp làm việc theo công thời gian gồm : nhân viên phòng KCS,
phòng kỹ thuật, phòng xuất nhập khẩu, phòng TCHC ( trừ bộ phận nhà ăn ca, vệ sinh công
nghiệp ), phòng kế toán, phòng cơ điện, kho NPL.
2. Quy định chung.
Hệ số lương hưởng thụ của từng cá nhân tương ứng với chức danh và công việc hiện giữ ( do
ban Tổng giám đốc công ty quyết định )
3. Cách tính.
Tiền lương = hệ số lương hưởng thụ x doanh thu Usd ký của công ty / tổng công công huy
động trong công ty x số công thực tế làm việc trong tháng.
Tổng lương = lương thời gian + phụ cấp lương theo ngày công + tiền thưởng tháng + tiền ăn
ca + tiền chế độ bảo hiểm xã hội ( ốm, con ốm, thai sản) ( nếu có) + tiền phụ cấp lương + phụ
cấp trách nhiệm, máy tính, điện thoại ( nếu có) + lương nghỉ phép, ngày lễ ( nếu có) + 22%
bảo hiểm....
Lương thực lĩnh = tổng lương – ăn ca – 10,5% bảo hiểm – 22% bảo hiểm và các khoản khác (
nếu có).
4. Phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp trách nhiệm trong bảng lương của phụ trách kế toán, phụ trách kỹ thuật tiền sản
xuất, phụ trách kỹ thuật tiền phương, phụ trách cắt, phụ trách cơ điện, phụ trách vệ sinh
công nghiệp = 300.000đ/ tháng
- Phụ cấp trách nhiệm trong bảng lương của phụ trách kho NPL = 150.000đ/tháng.
5. Phụ cấp máy tính, điện thoại.
- Phụ cấp máy tính: 5.000đ/công
- Phụ cấp điện thoại:
Phụ trách bộ phận kế toán, kỹ thuật,cắt, nhân viên kế hoạch = 200.000đ/tháng.
Phụ trách bộ phận cơ điện = 100.000đ/tháng.
2.3.3.4- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
1. Đối với tổ sản xuất.
Quy định đơn giá cho sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền khi chuyển đổi mã hàng mới.
Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày đầu x 300% đơn giá gốc.
Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày sau x 200% đơn giá gốc.
Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày tiếp theo x 150% đơn giá gốc.
 Đối với các mã hàng sx quay lại trong thời gian 2 tháng chỉ phụ cấp.
Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày đầu x 200% đơn giá gốc.
Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày sau x 150% đơn giá gốc.
 Tổ sx số 1 sản xuất mã hàng 560360 trong tháng 4 được 6.000 sản phẩm
Đơn giá may là 20.000 đ/1 sp.
 Tổng công huy động trong tháng là 26 ngày.
 Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho 3 ngày đầu là 90 sản phẩm ( nhẫn 300%)
 Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho 3 ngày sau là 260 sản phẩm ( nhân 200%)
 Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho 3 ngày tiếp theo là 600 sản phẩm ( nhân 150%)
 Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho từ ngày thứ 10 đến hết tháng là 5050 sản phẩm
( nhân 100%)
 Sp vượt kế hoạch trong tháng là 20 sản phẩm.
 Hoàn thành kế hoạch hàng ra chuyền hoàn chỉnh và kiểm KCS 4 ngày thưởng
8.000.000 đồng.
- Cách tính như sau:
 90 SP x 20.000đ x 300% = 5.400.000
 260 SP x 20.000đ x 200% = 10.400.000
 600 SP x 20.000đ x 150% = 18.000.000
 5050 SP x 20.000đ x 100% = 101.000.000
Tong lương sản phẩm. 134.800.000
Sản phẩm vượt = 20 x 20.000 x 10 lần. 4.000.000
Thưởng ngày = 4 ngày x 2.000.000. 8.000.000
Tổng tiền thưởng trong tháng của tổ 1. 12.000.000
2. Đối với công nhân sản xuất.
- Sản phẩm làm ra hằng ngày của công nhân được theo dõi trên file cá nhân để cuối tháng
tổng hợp sản lượng chi tiết từng bộ phận.
- Tiền lương sản phẩm = sản phẩm làm ra trong tháng x đơn giá tiểu tác của sản phẩm + tiền
còn lại của tổ + phụ cấp đơn giá ( nếu có)
Cụ thể:
- Tiểu tác được giao ( bộ phận chính) = 100% đơn giá.
- Khi làm hết bộ phận của mình, theo sự phân công của tổ trưởng, công nhân đi bổ sung bộ
phận của người khác. Đơn giá tiểu tác bổ sung = 150% đơn giá gốc.
- Thợ bổ sung của tổ: đơn giá tiểu tác = 120% đơn giá gốc.
- Tiền còn lại = doanh thu của tổ - tiền tiểu tác thực tế của tổ.
Tổng lương= lương sản phẩm + phụ cấp lương theo ngày công + tiền phụ cấp lương tiểu
tác + tiền ăn ca + tiền chế độ bảo hiểm xã hội ( ốm, con ốm, thai sản) ( nếu có) + tiền phụ
cấp lương + phụ cấp trách nhiệm ( nếu có) + lương nghỉ phép, ngày lễ ( nếu có) + phụ cấp
thai > 7 tháng, con nhỏ ( nếu có) + 22% bảo hiểm...
Lương thực lĩnh = tổng lương – ăn ca – 10,5% bảo hiểm – 22% bảo hiểm và các khoản
khác ( nếu có).
2.4- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.4.1- Phân tích tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh Thu Thuần 12.100 20.411 44.924
Giá Vốn Hàng Bán 9.368 17.182 36.106
Lợi Nhuận Gộp 2.732 3.229 8.818
Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính 350 22 0
Trong đó: Chi phí lãi vay 259 0 0
Chi phí bán hàng 415 647 3.538
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.485 2.076 3.764
Tổng Chi phí hoạt động 2.250 2.745 7.302
Tổng doanh thu hoạt động tài
chính 168 668 499
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 650 1.152 2.015
Lợi nhuận khác -1 -5 -1.006
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 649 1.147 1.009
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 240
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0
Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0
Tổng Chi phí lợi nhuận 0 0 240
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 649 1.147 769
Từ báo cáo kết quả công ty ta có thể đưa ra những đánh giá chung về tình hình tài chính của công
ty như sau:
 Doanh thu thuần năm 2013 so với năm 2012:
20.411−12.100
12.100
x 100 = 69 %
Như vậy doanh thu năm 2013 đã tăng 69% so với năm 2012 điều này chứng tỏ hoạt động kinh
của công ty phát triển trong năm 2013 do sự tác động tích cực của nhiều yếu tố.
Doanh thu thuần năm 2014 so với năm 2013:
44.924−20.411
20.411
x 100= 120%
Như vậy doanh thu năm 2014 đã tăng 120% so với năm 2013 điều này chứng tỏ hoạt động kinh
doanh của công ty phát triển mạnh trong năm 2014 do sự tác động tích cực của nhiều yếu tố.
=> Doanh thu của công ty tăng theo các năm và tăng mạnh trong năm 2014, cho thấy sự phát
triển tích cực của công ty trong những năm từ 2012 đến 2014
 Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012:
17.182−9.368
9.368
x 100= 83%
Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 83% so với năm 2012
Giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013:
36.106−17.182
17.182
x 100= 110%
Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 110% so với năm 2013
=> Giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ lệ khá cao ( trên 77%), trong các năm giá vốn hàng bán đều
xấp xỉ doanh thu, điều này cho thấy công ty chưa có điều gì có biện pháp để làm giảm giá vốn
hàng bán.
Năm 2014 hoạt động bán hàng khá tốt, chi phí bán hàng tăng 2.891 triệu đồng thấp so với mức
tăng doanh thu là 24.513 triệu đồng. Do đó mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
cao hơn năm trước là 1.097 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 378 triệu đồng tương đương
49% so với năm 2013, và dễ dàng thấy lợi nhuận sau thuế bất ổn so với năm trước đó. Tình hình
cho thấy kết quả HĐKD của DN có chiều hướng đi xuống nhưng DN có thể đạt được kết quả tốt
hơn nếu tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN.
 Lợi nhuận sau thuế:
Năm 2014 hoạt động bán hàng khá tốt, chi phí bán hàng tăng 2.891 triệu đồng thấp so với mức
tăng doanh thu là 24.513 triệu đồng. Do đó mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
cao hơn năm trước là 1.097 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 378 triệu đồng tương đương
49% so với năm 2013, và dễ dàng thấy lợi nhuận sau thuế bất ổn so với năm trước đó. Tình hình
cho thấy kết quả HĐKD của DN có chiều hướng đi xuống nhưng DN có thể đạt được kết quả tốt
hơn nếu tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Qua bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng theo
các năm, tăng mạnh vào năm 2014, tăng 1.688 triệu đồng ( tăng 81%) so với năm 2013. Điều này
cho thấy công ty cần có kế hoạch làm giảm chi phí cho quản lý doanh nghiệp là điều cần thiết.
2.4.2- Phân tích một số tỷ số tài chính.
Bảng cân đối kế toán Công ty may Hưng Long II
(nguồn: phòng kế toán)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TÀI SẢN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.223 13.452 23.023
I Tiền và các khoản tương đương tiền 37 18 12.943
II
Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 1.150 10.132 0
III Các khoản phải thu ngắn hạn 2.444 2.413 8.709
IV Hàng tồn kho 566 863 1.351
V Tài sản ngắn hạn khác 26 26 20
B TÀI SẢN DÀI HẠN 10.572 11.595 10.622
I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0
II Tài sản cố định 10.537 11.509 10.377
Giá trị hao mòn luỹ kế -4.004 -5.333 -5.556
III Bất động sản đầu tư 0 0 0
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0
V Tài sản dài hạn khác 35 86 245
VI Lợi thế thương mại 0 0 0
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.795 25.047 33.645
NGUỒN VỐN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
A NỢ PHẢI TRẢ 8.940 18.044 25.869
I Nợ ngắn hạn 7.440 10.544 25.869
II Nợ dài hạn 1.500 7.500 0
B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.855 7.003 7.776
I Vốn chủ sở hữu 5.855 7.003 7.776
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0
C Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0
TỔNG NGUỒN VỐN 14.795 25.047 33.645
Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. ta có:
*Nhóm chỉ tiêu tự chủ tài chính
Đơn vị tính : Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2012 2013 2014
1 Nợ phải trả 8.940 18.044 25.869
2 Vốn CSH 5.855 7.003 7.776
3 Tổng NV 14.795 25.047 33.645
4 Tài sản dài hạn 10.572 11.595 10.622
5 EBIT 908 1.147 769
6 Lãi vay 259 0 0
7 H_tài trợ = VCSH / Tổng NV 40% 28% 23%
8 H_tự tài trợ = VCSH / TSDH 55% 60% 73%
9 H_nợ/Tổng TS 60% 72% 77%
10 H_tt lãi vay = (LNTT+Lãi vay)/Lãi
vay
3,5 0,0 0,0
Hệ số tài trợ có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 40% năm 2012 xuống còn 23% cho thấy
doanh nghiệp luôn phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài.
Hệ số tự tài trợ có xu hướng tăng dần lên 73% vào năm 2014 cho thấy DN đang từng bước chủ
động trong công tác mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn CSH. Đây là tín hiệu tích cực trong tính tự
chủ tài chính của DN.
Hệ số thanh toán lãi vay của DN đang giảm và giảm về 0 ở năm 2013 vầ 2014 chứng tỏ mức độ
tự chủ tài chính của DN gần như không có.
DN nên cơ cấu lại nguồn vốn vì tỷ lệ Nợ/Tổng TS vẫn còn khá cao trong khi HS tự tài trợ TSCĐ
lại thấp.
*Nhóm chỉ tiêu thanh toán
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Bình quân
2013
Bình quân
2014
Công ty cổ phần may Hưng Long II (11+12/2) (12+13)/2
1.Tiền và tương 37 18 12.943 27,5 6480,5
đương tiền
2. Hàng tồn kho 566 863 1.351 714,5 1107
3.Tài sản lưu động 4.223 13.452 23.023 8837,5 18237,5
4. Nợ ngắn hạn 7.440 10.544 25.869 8992 18206,5
5. Doanh thu thuần 12.100 20.411 44.924
6. Gíá vốn hàng bán 9.368 17.182 36.106
Hệ số thanh toán ngắn
hạn (3/4) 0,57 1,28 0,89
Hệ số thanh toán tức
thời (1/4)
0 0 0,5
Hệ số thanh toán
nhanh ((3-2)/4) 0,49 1,19 0,84
Hệ số vòng quay
TSLĐ
2,31 2,46
Hệ số vòng quay
Hàng tồn kho
24,05 32,62
-Hệ số thanh toán ngắn hạn
Giai đoạn 2012 – 2013, hệ số thanh toán của doanh nghiệp tăng, năm 2013 là 1,28 lần tăng 0,71
lần so với năm 2012
Giai đoạn 2013 – 2014, hệ số thanh toán ngắn hạn đạt 0,89, chênh lệch giảm là 0,39 so với năm
2013.
Ta thấy Hệ số ngắn hạn của công ty nhỏ và giảm dần xuống mức thấp 1 điều này cho thấy khả
năng thanh toán nợ của công ty đang có chiều hướng giảm. Do việc dự trữ hàng tồn kho và các
khoản nợ chưa thu được đã làm việc thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngày càng khó
khăn.
-Hệ số thanh toán nhanh
Năm 2011 hệ số thanh toán nhanh là 1,19 lần tăng 0,7 lần so với năm 2012, năm 2014 hệ số thanh
toán giảm xuống còn 0,84 lần và giảm 0,35 lần so với năm 2013
Giai đoạn năm 2013 – 2014, hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm, từ 1,19 lần năm
2013 giảm xuống 0,84 lần vào năm 2014. Xét trên mặt lý thuyết, công ty đang giảm dần về khả
năng thanh toán và việc đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn. Vì việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt
sẽ gây lãng phí nguồn vốn, giảm giá trị tài sản doanh nghiệp do lạm phát và tiền trượt giá, dẫn
đến giảm giá trị tài sản và hiệu quả kinh doanh.
-Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời quá thấp, từ năm 2012 đến năm 2013 vẫn giữ nguyên là 0, tuy nhiên ở
năm 2014 lại tăng từ 0 lần ở năm 2013 lên 0,5 lần. Điều này cho thấy khả năng bù đắp nợ ngắn
hạn bằng số tiền đang có của DN là rất ít. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính
thanh toán nên một lần nữa cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang
trong tình trạng khó khăn.
-Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay TSLĐ rất cao cho thấy khả năng dễ dàng chuyển đổi
thành tiền của các TSLĐ trong công ty. Thêm một lần nữa chứng tỏ khả năng thanh toán của
công ty là rất tốt
*Nhóm khả năng sinh lời
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Bình quân
năm 2013
Bình quân
năm 2014
1. Tổng tài sản 14.795 25.047 33.645 19921 29346
2.EBIT 908 1.147 769
3. LNST 649 1.147 769 898 958
4. VCSH 5.855 7.003 7.776 6429 7389,5
5. Doanh thu thuần 12.100 20.411 44.924
6. TSLĐ 4.223 13.452 23.023 8837,5 18237,5
7. TSCĐ 10.537 11.509 10.377 11023 10943
ROI = EBIT/Tổng TS
bình quân
5,76% 2,62%
ROA = LNST/Tổng TS
Bình quân 5,76% 2,62%
ROE = LNST/VCSH
Bình quân
17,84% 10,41%
ROS = LNST/Doanh thu
thuần
5,62% 1,71%
HLN/TSLĐ = LNST/TSLĐ
bình quân 12,98% 4,22%
HLN/TSCĐ = LNST/TSCĐ
bình quân 10,41% 7,03%
* ROS
Tình hình giảm lợi nhuận của công ty đang diễn ra trong năm 2014. Chứng tỏ việc sử dụng và
quản lý chi phí phát sinh chưa thực sự hiệu quả và tiết kiệm. Doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp
khắc phục tình trạng phù hợp. Để tạo lợi nhuận cho công ty
* ROA
ROA có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014 ROA đạt 2,62% giảm xuống 3,14% so với năm
2013.Điều này chứng tỏ rằng việc kinh doanh của công ty đang ngày càng kém hiệu quả về việc
quản lý và điều hành của công ty trong sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần nâng
cao chỉ số ROA để có thể cạnh tranh với các công nghiệp cùng ngành.
* ROE
ROE của công ty khá cao so với chỉ số nghành. Chỉ số chung bình ngành năm 2013 là 9% và
năm 2014 là 12%. Tuy năm 2013 chỉ số ROE của công ty cao hơn chỉ số trung bình ngành, nhưng
năm 2015 chỉ số ROE của công ty lại thấp hơn trung bình ngành. Theo một số chuyên gia kinh tế,
ROE > 20% được coi là phù hợp, so với mốc này ROE của doanh nghiệp cũng được coi là tạm ổn
với tình hình công ty.
* HLN/TSLĐ = LNST/TSLĐ bình quân
Qua phân tích cho thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn cố định của công ty có xu hướng giảm đi và tốc
độ giảm mạnh so với khả năng sinh lợi thực sự. Đây là giai đoạn đầu đưa một số tài sản cố định
vào sử dụng nên chưa thể khai thác hết công suất của tài sản cố định.
* HLN/TSCĐ = LNST/TSCĐ bình quân
Năm 2014, quy mô tài sản ngắn hạn tăng mạnh nên lợi nhuận tăng ,khả năng thu hồi nợ tăng lên
làm giảm khoản phải thu ngắn hạn nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng lên.
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.
3.1- Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp.
3.1.1- Các ưu điểm.
Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã không ngừng nỗ lực phát triển về quy mô và trình độ
quản lý ngày càng cao đó là quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của tập thể cán bộ công
nhân viên toàn công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và trên thị trường quốc
tế. Đây quả là sự tiến bộ vượt bậc của tập thể cán bộ công ty.
Về bộ máy quản lý công ty đã tổ chức được bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng
phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc
giám sát kỹ thuật, sản xuất đồng thời góp phần vào đảm bảo quản lý và hạch toán chi phí cách tiết
kiệm và có hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng cao.
Về đội ngũ công nhân lao động công ty có khẩu hiệu “ Người lao động là tài sản vô giá của doanh
nghiệp” điều này phần nào khuyến khích tinh thần lao động và lòng trung thành của họ đối với
công ty. Với phương châm chăm lo tốt đời sống và nâng cao thu nhập cho họ sẽ giúp cho năng
suất lao động của công ty được nâng lên rất nhiều, đây cũng là một chiến thuật khôn khéo giữ
chân người lao động của ban lãnh đạo công ty.
Về vốn công ty luôn chủ động được vốn trong sản xuất.
Về trang thiết bị của công ty được đánh giá là khá hiện đại và đáp ứng tốt tiêu chuẩn quốc tế của
sản phẩm. Bên cạnh đó phải kể tới diện tích sản xuất của công ty khá rộng rãi và thoáng đãng.
Công ty đã đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO và được cấp chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000
đạt tiêu chuẩn ISO về quy trình sản xuất.
Về lợi thế vị trí của mình nằm trong thành phố Hưng Yên có tuyến đường rộng rãi, thuận tiện cho
việc xin giấy phép và vận chuyển hàng hóa.
Nói khái quát lại thì những thành tựu đã đạt được của Công ty may Hưng Long là:
 Về những thuận lợi cơ bản:
- Qua hơn 8 năm hoạt theo mô hình Công ty cổ phần may Hưng Long II đã làm quen với mô hình
quản lý mới và đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định để có thể tồn tại và phát triển trước
xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
- Sau một thời gian hoạt động công ty cố phần may Hưng Long II đã có được một hệ thống cơ sở
vật chất tương đối khang trang và hiện đại và nhất là tạo được uy tín với khách hàng truyền thống
có tính chiến lược cao.
- Công ty may Hưng Long II còn có một đội ngũ người lao động có đầy đủ kinh nghiệm và lòng
nhiệt huyết mà nếu tổ chức tốt họ sẽ đáp ứng được yêu cầu hoàn thành những đơn hàng lớn với
chất lượng cao.
Năm 2015 được đánh giá là năm nhiều thuận lợi đối với doanh nghiệp may nói chung và Công ty
May Hưng Long nói riêng:
 Về mặt cơ chế chính sách nhà nước, tình hình ngành dệt may thế giới.
- Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt
Nam với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được ký kết. Đây chính là động lực
không nhỏ thúc đẩy ngành dệt may tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Thị trường EU là thị trường liên tục được mở rộng về quy mô, khi FTA Việt Nam – EU được
ký kết, thuế suất từ 12% về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị
trường này, do đó, EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam (DMVN) trong
thời gian tới. Dự báo kim ngạch xuất khẩu vào EU sẽ đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2015.
+ Tương tự, ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang
lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ.
+ Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế suất khoảng 17%-18%, khi TPP
được ký kết, thuế suất sẽ giảm dần xuống 0%. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng
DMVN vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may của thế giới
chỉ tăng 3%, tức là thị phần của DMVN tại thị trường này đang được cải thiện rất tốt. Hơn
nữa, DMVN mới chỉ chiếm khoảng 9% tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ. “Kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tăng ngoài lợi thế cạnh tranh còn có sự chờ
đợi, đón đầu hiệp định TPP của các nhà nhập khẩu. Khả năng kim ngạch xuất khẩu dệt may
năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 13% so
với năm 2014,...
- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan)
được ký kết vào đầu năm 2015 sẽ cải thiện đáng kể chính sách thuế, hải quan và tạo sức hấp dẫn
lớn với DN.
=> Như vậy, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của DMVN năm 2015 khá sáng sủa. Kiên trì với
định hướng lựa chọn đơn hàng có kích cỡ trung bình, yêu cầu khó, mang tính thời trang cao nhằm
phát huy thế mạnh cạnh tranh về kỹ thuật và tay nghề của người lao động, ngành DMVN đang
dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng của dệt may thế giới.
 Về thị trường.
- Năm 2015 được đánh giá là năm có nhiều thuận lợi về thị trường. Các đơn hàng từ các nước
như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan sang Việt Nam để đặt hàng nhằm tránh rủi ro về cơ chế chính
sách của các nước xuất khẩu hàng dệt may với khối lượng lớn vào thị trường Mỹ. Chính điều này
đã tạo ra những thuận lợi cho công ty trong việc lựa chọn các đơn hàng thuận lợi.
- Tuy có những thuận lợi nhất định do các khách hàng truyền thống vẫn duy trì lượng hàng với số
lượng ổn định như SWGICUS, TOYOKNIT, H&c, SEYANG,.. Ban giám đốc công ty đã chủ
động tìm kiếm các khách hàng mới nhằm đa dạng hóa khách hàng và mặt hàng sản xuất tránh
những rủi ro khi các khách hàng truyền thống gặp khó khăn do giảm sản lượng đặt hàng hoặc hết
vụ sản xuất.
 Về công tác quản lý.
- Năm 2015 công tác quản lý được tăng cường thêm bước do có sự chỉ đạo trực tiếp và kịp thời
của đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị, điều này tạo thuận lợi hơn cho Ban giám đốc trong việc
xin ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị một cách kịp thời, từ đó có những quyết định sản xuất
kinh doanh được kịp thời và chính xác. Các phòng ban chức năng đã hoạt động ổn định, qua đó
công tác phục vụ sản xuất được tốt hơn một bước.
- Trong năm Ban giám đốc công ty cũng đã tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ đi tham quan học hỏi
kinh nghiệm về tổ chức sản xuất của một số doanh nghiệp may từ đó rút kinh nghiệm trong việc
bố trí lại cách tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng tại công ty, cụ thể đã chuyển các chuyền sản
xuất dệt thoi sang mô hình tổ chức chuyền sản xuất theo cụm, theo tổ và với sự tham gia điều
hành của các cụm trưởng cho kết quả khả quan.
- Nhìn chung công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm và đoàn kết nhất trí
cao trong việc điều hành sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ công nhân có tay nghề
khá, nhiệt tình, hăng say lao động.
3.1.2- Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân.
3.1.2.1- Những điểm còn hạn chế.
- Trình độ công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao, trình độ chuyên môn giỏi còn thấp. Dẫn đến năng
suất lao động không được như thiết kế, chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng tới rất nhiều tới
hiệu suất sản xuất kinh doanh cuẩ doanh nghiệp.
- Công ty còn một số máy móc thiết bị đã bị hết thời gian khấu hao. Làm cho hiệu quả sử dụng
chung của tài sản cố định thấp.
- Công ty chưa chủ động được vấn đề nguyên vật liệu, phụ liệu sản xuất mà toàn bộ phụ thuộc
vào khách hàng. Điều này đã làm cho kế hoạch sản xuất của công ty trở nên không giám sát sự cố
do khách hàng bố trí kế hoạch sản xuất nhưng nguyên phụ liệu không đồng bộ nên không thể sản
xuất được.
- Công tác cán bộ quản lý sản xuất cũng còn những tồn tại nhất định do đội ngũ cán bộ quản lý
sản xuất còn chưa chủ động phát huy hết vai trò quản lý của mình, đôi khi còn thụ động trông chờ
vào cấp trên. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp phân xưởng chưa đầu tư nhiều cho vấn đề nghiên cứu
đúc rút kinh nghiệm trong quản lý sản xuất để tham mưu lại cho Ban giám đốc công ty.
- Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm cũng có những hạn chế nhất định do mặt bằng nhà xưởng
chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khi quy mô sản xuất đã tăng.
- Ngoài ra trong năm, nhà nước cũng tăng mức tiền lương tối thiểu lên 2.750.000 đồng làm tăng
chi phí đóng BHXH, góp phần làm tăng chi phí sản xuất.
Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long
Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long
Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (20)

Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành mayđồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
đồ áN ngành may quy trình tổ chức và quản lý tại kho nguyên phụ liệu ngành may
 
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức GiangBáo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
Báo cáo thực tập tại công ty May Đức Giang
 
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
 
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
[Công nghệ may] tài liệu về chuẩn bị sản xuất trong ngành may
 
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
 
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
4 giáo trình cơ sở sản xuất may công nghiệp
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
 
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
Tìm hiểu quy trình làm việc của nhân viên theo dõi và phát triển mẫu fashion ...
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short namBáo cáo ngành may   xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng quần short nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài quy trình sản xuất mã hàng quần moss diner...
 
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
đồ áN ngành may đề tài nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu may tại xí nghiệp ...
 
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 3 quy trình công nghệ sản xuất hàng may công...
 
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệuđồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
đồ áN công nghệ triển khai công tác tổ chức quản lý kho nguyên phụ liệu
 

Semelhante a Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Dương Hà
 

Semelhante a Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long (20)

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư phát triển...
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng NhânKế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH may Hưng Nhân
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
Kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty may TNHH may Hưng Nhân
 
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ
 
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂMBài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị quy trình công nghệ sản xuất và tài liệ...
 
Quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAY
Quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAYQuản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAY
Quản lý và sử dụng tài sản cố định tại Công ty may Nam Hà, HAY
 
Nguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docx
Nguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docxNguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docx
Nguyễn-Tiến-Đạt-71DCQM23-Báo-cáo-NV1.docx
 
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docxBáo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Thông Quan Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Thông Quan Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia CôngBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Thông Quan Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Thông Quan Xuất Nhập Khẩu Hàng Gia Công
 
Báo cáo tổng hợp khoa Quản trị kinh doanh tại công ty Thái Gia Sơn.docx
Báo cáo tổng hợp khoa Quản trị kinh doanh tại công ty Thái Gia Sơn.docxBáo cáo tổng hợp khoa Quản trị kinh doanh tại công ty Thái Gia Sơn.docx
Báo cáo tổng hợp khoa Quản trị kinh doanh tại công ty Thái Gia Sơn.docx
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty may mặc hay 2017
 
Báo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNT
Báo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNTBáo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNT
Báo cáo thực tập tổng hợp nghành quản trị văn phòng công ty GREEN-TNT
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty cơ khí sửa chữa công trình - Gửi miễn ...
 
Kế toán tổng hợp tại Công ty may Đáp Cầu
Kế toán tổng hợp tại Công ty may Đáp CầuKế toán tổng hợp tại Công ty may Đáp Cầu
Kế toán tổng hợp tại Công ty may Đáp Cầu
 

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Mais de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Último (20)

Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Bài mẫu Báo cáo thực tập tại công ty May Hưng Long

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG LONG
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu ngành cũng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phòng phú như thủy sản, giày dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ,… Ngành dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít và sử dụng nhiều lao động hơn so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một lực lớn lao động cho quốc gia. Với nước ta là một nước đông dân và dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Do đó phát triển công nghiệp dệt may là hết sức phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Trong thời gian vưa qua ngành dệt may của nước ta có thể nói đã xâm nhập khá rộng rãi vào thị trường thế giới và đạt kim ngạch cao, nhất là từ khi có chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Hiện nay trong điều kiện kinh doanh ngày càng mở rộng, thì môi trường cạnh tranh ngành càng khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp hãy tìm và áp dụng cho mình một phương thức sản xuất sao cho mang lại lợi thế cạnh tranh lớn nhất cho doanh nghiệp của mình, nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Như vậy thì doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phân tích đánh giá thông qua việc này doanh nghiệp có thể quản lý tốt các khoản mục chi phí, khai thác tiềm năng sẵn có. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp mình, kịp thời đưa ra các giải pháp trong kinh doanh. Công ty cổ phần may Hưng Long II tự hào là một doanh nghiệp cổ phần đầu tiên, doanh nghiệp dệt may lá cờ đầu của tỉnh, chuyên sản xuất hàng để phục vụ xuất khẩu và phục vụ thị trường may mặc trong nước. Với tiềm năng và thế mạnh của mình doanh nghiệp trong những năm qua đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh và cho ngành dệt may nước nhà. Song yêu cầu sự nỗ lực hơn nữa của doanh nghiệp để góp phần làm lớn mạnh thêm cho ngành dệt may nước nhà. Là một sinh viên kinh tế đang theo học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh dưới sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế đã giúp em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong quá trình thực tập này. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng, em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập tổng hợp về công ty, với nội dung như sau: Chương I: Giới thiệu công tác tổ chức và quản lý của doanh nghiệp Chương II: Tìm hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương III: Đánh giá chung và giải pháp hoàn thiện. Trong thời gian qua được sự đồng ý của công ty em đã thực tập tại phòng Tổng hợp của Công ty cổ phần may Hưng Long II. Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng nhiệt tình của cô giáo Ths. Vũ Thị Huyền và cô giáo Ths.Vũ Thị La, sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc các phòng chức năng đặc biệt là phòng Tổng hợp của Công ty cổ phần may Hưng Long II đã giúp đã em hoàn thành bản báo cáo này. Do trình độ hiểu biết và kinh nghiệm thu thập và sử lý số liệu còn
  • 3. nhiều thiếu sót mong được sự chỉ dẫn của thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt hơn bản báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời gian tới. EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
  • 4. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1- Tên, địa chỉ và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. * Tên công ty: Công ty cổ phần may Hưng Long II. - Tên giao dịch và đối ngoại: Hung Long II Garment joint stock company. - Tên viết tắt: Hưng Long II. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. * Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Cao Xá- Phường Lam Sơn- TP Hưng Yên- Tỉnh Hưng Yên. Hoạt động kinh doanh của công ty là: Sane xuất kinh doanh may mặc, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh xưởng sản xuất, văn phòng làm việc, xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may, kinh doanh và cho thuê các loại thiết bị, phụ tùng máy may công nghiệp. * Quy mô hoạt động của doanh nghiệp. - Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích 13,859𝑚2 - Khu văn phòng 333𝑚2 - Khu sản xuất 7,345𝑚2 - Khu đất chưa sử dụng 6,181𝑚2 Trong đó: - Xưởng sản xuất 3,572𝑚2 - Kho 1,096𝑚2 - Xưởng cắt 484𝑚2 - Nhà ăn ca 252𝑚2 - Nhà xe 280𝑚2 - Khuôn viên và đường đi 1,660𝑚2 - Vốn điều lệ: 20.700.000.000 đồng ( Hai mươi tỷ bảy trăm triệu đồng) ≈ 985,714 USD ( Chín trăm tám mươi lăm nghìn bảy trăm mười bốn đô la). - Tổng số cổ phần: 2.070.000 cổ phần. + Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông. + Mệnh giá cổ phần: 10.000đ/cổ phần. + Số cổ phần được mua: 2.070.000 cổ phần, trong đó:
  • 5.  Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long: 983,450 cổ phần, chiếm 47,51 vốn điều lệ.  Số cổ phần còn lại: 1.086.550 cổ phần, chiếm 52,49% vốn điều lệ được phát hành cho các cổ đông còn lại. 1.1.2- Lịch sử phát triển của doanh nghiệp. * Năm thành lập: 12/11/2008. - Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng có những biến chuyển sâu sắc, nhành dệt may đang có những thuận lợi do công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đem lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế kể từ năm 1986. Đặc biệt hơn là hiệp định thương mại Việt- Kỹ được ký kết năm 2001, đánh dấu 1 bước ngoạt to lướn trong chiến lược xâm nhập vào một thị trường cho hàng may mặc nói riêng và một thị trường tiêu thụ hàng hóa nói chung của cả nước, của ngành dệt may cũng như công ty. - Công ty đã khai thác một cách hiệu quả những thuận lợi và cơ bản đã khắc phục được những khó khăn, đã tạo được uy tín công ty trên thị trường xuất khẩu, uy tín trong ngành và sự tin tưởng nơi khách hàng và chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu và được thị trường nước ngoài chấp nhận. * Ban lãnh đạo: - Chủ tịch Hội Đồng quản trị: Ông Đỗ Đình Định. - Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Viễn Phương. - Giám đốc điều hành: Bà Đào Thị Kim Thương. * Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường từ các thị trường khó tính đến các thị trường khác, từ Châu Âu, Á, Phi đến Châu Úc,.. Một số thị trường chính của công ty: 1. Mỹ 45% 2. Châu Âu 15% 3. Nhật Bản 5% 4. Hàn quốc 30% 5. Thị trường khác 5% * Qua hơn 8 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần hóa với nhiều khó khăn trong mô hình quản lý mới. Nhưng đến nay công ty đã không ngừng đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000. * Công ty đã tuyển và đào tạo thêm lực lượng lao động cho sản xuất. Hiện nay nguồn nhân lực của công ty có: Tổng số 630 người - Cán bộ quản lý 15 người - Nhân viên văn phòng 68 người - Công nhân sản xuất 556 người * Năng lực sản xuất:
  • 6. - Quần âu 168.000 ( Chiếc/tháng) - Jacket 50.400 ( Chiếc/tháng) - T-shirt 160.000 ( Chiếc/tháng) ∑ = 378.000 ( Chiếc/tháng) 1.1.3- Chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh. 1.1.3.1- Chức năng của công ty. - Tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc và làm công tác dịch vụ như: Giặt là công nghiệp, ủy thác xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh các ngành nghề tổng họp và pháp luật cho phép. 1.1.3.2- Nhiệm vụ của công ty. - Công ty cố phần may Hưng Long II được thành lập để huy động vào sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh về hàng may mặc và các lĩnh vực khác nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa cho công ty nói chung và cho các cổ đông nói riêng. Tạo công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh và các khu vực khác ngoài tỉnh, tăng cổ tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển ngành công nghiệp cuẩ tỉnh, của công ty. 1.2- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 1.2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
  • 7. L1 𝐿2 𝐿3 𝐿4 𝐿5 𝐿6 𝐿7 𝐿8 Tổng Giám Đốc duyệt HĐ Quản Trị P. KCS P.Kỹ Thuật P.Cắt Kho Nguyên Liệu P.Cơ Điện P.Tổng Hợp GĐ Cắt GĐ SX GĐ Chất Lượng GĐ Điều Hành Tổng GĐ Hoàn Thiện
  • 8. 1.2.2- Chức năng nhiệm vụ các bộ phận.  Chức năng các chức danh: a, Tổng giám đốc. * Mô tả chức danh công việc: - Năng lực quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng với Hội đồng quản trị về việc triển khai chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và kết quả kinh doanh của công ty. - Là người trực tiếp quản lý và quyết định mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty. * Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng: - Cổ đông là cá nhân sở hữu ít nhất 5% số cổ phần của công ty. - Có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt động của công ty, am hiểu pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất cả các lĩnh vực điều hành và kinh doanh của công ty. b, Phó Tổng giám đốc. * Mô tả chức danh công việc: - Được Tổng giám đốc ủy quyền tổ chức kế hoạch sản xuất và điều hành nhà máy, điều hành công tác lao động tiền lương, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thi đua khen thưởng, trực tiếp chỉ đạo công tác đánh giá nhà máy phù hợp với các tiêu chuẩn của khách hàng. * Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng: - Bậc Đại học trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách. - Am hiểu quy định của pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. - Có khả năng lãnh đạo, điều hành công việc tốt, có lỗi sống, phẩm chất đạo đức tốt. c, Trưởng phòng, Giám đốc xưởng. * Mô tả chức danh công việc: - Là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng, điều hành mọi hoạt động của phòng và xưởng sản xuất theo chức năng nhiệm vụ đã được quy định. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của phòng Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. - Xây dựng kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ và thực hiên chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về kết quả công tác của phòng hàng tuần, tháng, quý, năm theo quy định của ban lãnh đạo công ty. * Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng: - Bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách. - Nắm vững các chế độ, quy định của pháp luật trong lĩnh vực phụ trách. - Sử dụng vi tính tốt, kỹ năng giao tiếp tốt
  • 9. d, Phó phòng, Phó Giám đốc phân xưởng. * Mô tả chức danh công việc: - Là người trực tiếp nhận nhiệm vụ tử trưởng phòng, Giám đốc phân xưởng. Có trách nhiệm thực hiện triển khai nhiệm vụ được giao của phòng. - Kiểm tra, quan sát quá trình triển khai nhiệm vụ cấp trên giao. - Lập và báo cáo các tình hình hoạt động của công ty theo từng phòng ban khác nhau lên Hội đồng quản trị và ban Giám đốc. - Có trách nhiệm đôn đốc nhân viên trong phòng làm việc hiệu quả. * Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng: - Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành liên quan. - Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và các quyết định của Nhà nước trong lĩnh vực đảm nhiệm. - Khả năng phân tích, tổng hợp tốt. - Cẩn thận, trụng thực, nhanh nhẹn, có năng lực quản lý và tổ chức công việc tốt. e, Nhân viên các phòng ban. * Mô tả chức danh công việc: - Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và phân công của trưởng phòng. - Trực tiếp báo cáo tình hình, kết quả công việc được giao với Trưởng phòng bộ phận và theo lãnh đạo của ban công ty. *Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng: - Tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những yêu cầu về tình độ và năng lực. Được đào tạo qua bậc Đại học chuyên ngành ( hoặc cao đẳng, trung cấp), có trình độ chuyên môn, được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo. Có tư cách đạo đức tốt, hiểu và luôn tuân thủ đúng theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao. f, Lao động trực tiếp, gián tiếp ( thợ may, cắt, là, trải vải, kỹ thuật, KCS, thợ điện, thợ cơ khí, thợ hoàn thiện, thợ phụ, văn thư, y tá,…) * Mô tả chức danh công việc: - Thực hiện công việc theo sự chỉ đạo và phân công của phụ trách, tổ trưởng, nhóm trưởng. * Tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng: - Được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chúng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề. Có tư cách đạo đức tốt, hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.  Chức năng các phòng ban:
  • 10.  Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp việc Tổng Giám đốc thực hiện quản lý về các công tác hành chính - tổng hợp, văn thư, lưu trữ và lễ tân; điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân sự. - Tham mưu giúp TGĐ, GĐ ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh sản xuất và giải quyết một số công việc sự vụ theo yêu cầu của TGĐ, GĐ - Theo dõi thanh toán lương, phụ cấp cho người lao động và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động. - Tiếp nhận công văn đến và đi; quản lý mẫu dấu, đóng dấu các văn bản; đề xuất mua sắm, sửa chữa thường xuyên các loại tài sản, trang thiết bị văn phòng; thanh toán các loại hóa đơn về điện nước, các khoản chi thường ngày.  Phòng cơ điện: tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, động lực… - Lập hồ sơ thiết kế dự toán, theo dõi giám sát các công đoạn sản xuất. - Quản lý kỹ thuật với các sản phẩm gia công, sửa chữa thuộc lĩnh vực cơ điện của công ty.  Kho nguyên liệu-phụ liệu: cũng cấp các nguyên phụ liệu trong úa trình sản xuất, gia công sản phẩm.  Phòng cắt: cắt các sản phẩm bìa, vải theo đơn hàng, theo các mẫu mã thiết kế sản phẩm may mặc.  Phòng kỹ thuật: tham mưu giúp đỡ Tổng Giám đốc về công tác xử lý sử dụng kế hoạch và biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào thết kế, sản xuất sản phẩm. - Quản lý quy trình công nghệ. - Xây dựng và điều chỉnh mức tiêu hao vật tư trong tháng, có báo cáo kết quả thực hiện và định mức của công ty. - Xâu dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty. - Kiểm tra chất lượng các lô hàng, giải quyết các khiếu nại về chất lượng hàng hóa.  Phòng KCS: tham mưu với Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý về kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Theo dõi, kiểm tra tỉ lệ và đánh giá cụ thể tình hình chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. - Theo dõi, tổng hợp, phân tích các phát sinh về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. - Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất. - Tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng hàng tháng. - Quản lý và giám sát việc thực hiện các nội quy về cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu sản xuất; phổ biến và hướng dẫn đến từng tổ sản xuất các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. - Phát hiện kịp thời những sai sót và đề xuất biện pháp sửa chữa.
  • 11. CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 2.1- Phân tích cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. 2.1.1- Quy trình công nghệ của doanh nghiệp Để thiết kế bất cứ quy trình công nghệ nào trước tiên ta phải dựa vào sản lượng và dựa trên sản lượng của mã hàng ta đưa ra kế hoạch sản xuất cho mã hàng đó. Quy trình công nghệ của một mã hàng cơ bản bao gồm 5 điểm chính sau:  Giới thiệu sản phẩm  Quá trình chuẩn bị sản xuất  Quá trình chuẩn bị về công nghệ  Giai đoạn sản xuất  Giai đoạn hoàn tất. Ứng với mỗi điểm chính trên ta có các phân công công việc khác nhau và mỗi phần công việc ta có một định mức thời gian nhất định. Dựa trên định mức thời gian của mỗi phần công việc ta tính số nhân sự và thiết bị cần thiết cho mỗi phần công việc. Từ số thiết bị và nhân sự của phần ta tính số nhân sự của điểm. Dựa vào tính toán trên ta tính diện tích mặt bằng phân xưởng cần thiết cho từng điểm và tổng thể. KCS CBSX Công đoạn sản xuất NPL Thiết kế Công nghệ Cắt May Hoàn tất Tiếp nhân NPL. Kiểm tra Thống kê Bảo quản Thiết kế Chọn mẫu Nghiên cứu mẫu Thiết kế mẫu Nhảy mẫu Cắt mẫu cứng Giác sơ đồ Lập TCKT Bảng HDSDNPL Thiết kế chuyền Bố trí mặt bằng phân xưởng Định mức Trải vải Cắt vải Cắt gọt Ủi ép Đánh số Phối kiện Ủi định hình May chi tiết Lắp ráp Kiểm hóa Tẩy Ủi Bao gói Đóng kiện
  • 12. Ký hiệu viết tắt: NPL : Nguyên phụ liệu. TCKT :Tiêu chuẩn kỹ thuật. HDSDNPL : Hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu. MBPX : Mặt bằng phần xưởng. CBSX : Chuẩn bị sản xuất.  Sản xuất mặt hàng quần tây nữ:  Quần tây nữ lưng rời, có viền lưng bên trong, có nút và móc cài qua. Ống sau có chiết pence eo, có mổ túi hai cơi trên ống quần phải khi mặc. Lai quần có đính thêm dây rubăng, có đường ủi thẳng ống quần.  Kế hoạch sản xuất.
  • 13. 1 3 5 10 15 20 25 27 30 CBVNPL Cắt May HOÀN TẤT BẢNG SẢN LƯỢNG CÁC CỠ VÓC: Size/ Sản lượng 4 6 8 10 12 14 16 18 546 1093 1093 1639 1639 2186 1093 546 Tổng thời gian sản xuất: 27 ngày. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 3 ngày Chuẩn bị về thiết kế. 1 ngày Chuẩn bị về công nghệ. 1 ngày Công đoạn cắt. 2 ngày Công đoạn may 21 ngày Giai đoạn hoàn tất. 13 ngày - Thời gian hoàn thành tổng sản lượng: 9835 sản phẩm trong vòng 21 ngày chỉ cho công đoạn may. - Ta bắt đầu vào công đoạn may từ ngày 4 và kết thúc vào ngày 27 của tháng, nghỉ 2 ngày chủ nhật. - 10 ngày đầu trung bình mỗi ngày ta ra chuyền khoảng 300 sản phẩm. - Số còn lại trung bình mỗi ngày ta ra khoảng 622 sản phẩm.
  • 14. 2.1.2- Máy móc, các trang thiết bị và nguyên lý hoạt động. STT CHỦNG LOẠI SỐ LƯỢNG ( Chiếc) NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 1 Máy 1 kim 500 Chuyển động quay tròn trục chính truyền qua cặp bánh răng côn xoắn đến trục trung gian, qua cặp bánh răng côn xoắn, đến trục ổ làm cho ổ móc quay tròn. 2 Máy 2 kim 80 Chuyển động quay tròn từ cử động điện thông qua dây đai đến bánh đai đầu máy làm trục chính quay tròn để phân phối chuyển động đến cơ cấu trục kim và trục ổ thông qua tay quay và bánh răng đai. 3 Máy trần đè 30 Dùng để trần vai trần gấu và may cửa tay. 4 Máy đính bọ 18 Tạo đường may chắn chịu lực cho các vị trí như miệng túi cửa quần, dây lưng…để tăng cường dộ bề cho sản phẩm 5 Máy thùa đầu tròn 04 6 Máy thùa đầu bằng 07 Máy thùa kim đầu bắng thuộc loại máy tự động sử dụng 1 cam điều khiển, sau khi vòng quay của cam, máy hoàn thành 1 chu kỳ may xong 1 khuy. 7 Máy cuốn ống 07 Dùng để cuốn ống 8 Máy đính cúc 07 9 Máy Zigrag 02 Dùng để đính cúc lên áo, tay áo hoặc 1 chi tiết áo nhất định 10 Máy vắt sổ Từ chuyển động quay tròn của trục chính, thông qua phần khuỷu lệch tâm, biên truyền, tay đòn, óc máy chuyển động mang trụ kìm cùng giá bắt kim trượt lên xuống dọc theo trụ dẫn hướng. 10.1 3 chỉ 24 10.2 4 chỉ 40 10.3 5 chỉ 20 10.4 6 chỉ 32
  • 15. 11 Máy dập cúc 60 Đưa cúc vào máy và dập vào chi tiết áo. 12 Máy cắt tay 13 13 Máy cắt vòng 04 14 Máy dò kim loại 01 Kiểm tra kim loại như kim có trong các sản phẩm áo và loại bỏ 15 Máy kiểm tra vải 01 16 Máy đính nhám 08 17 Máy trần đè đế nhỏ 08 18 Máy trần đè trụ dọc 02 19 Máy trần chun Kansai 11 20 Máy may gấu 05 21 Máy vắt gấu 04 22 Máy 2 kim móc xích kép 09 23 Máy tra tay điện tử 02 24 Máy may ống 02 25 Máy cắt băng gai 01 26 Máy san chỉ 02 27 Máy thổi phom 01 28 Máy may điểm 02 29 Máy ép nhãn 09 30 Máy ép mex 04 31 Máy dao xén 39 32 Máy 4 kim 6 chỉ 12 33 Máy trần gấu 08 34 Máy may trụ nhỏ 03 35 Máy nhồi lông vũ 25 36 Máy chém bông 06 37 Các thiết bị khác 65 2.1.3- Cơ cấu tổ chức sản xuất và môi trường sản xuất.  Cơ cấu tổ chức sản xuất.  Môi trường sản xuất. - Môi trường tự nhiên: ánh sáng mặt trời, không khí, thực vật, nước, đất đai, nhà ở… có tác động trực tiếp đến đời sống sản xuất, nhu cầu của con người. Tổng giám đốc Phòng KCS Phòng cơ điện Phòng cắt Kho nguyên phụ liệu Phòng Tổng hợp Phòng Kỹ thuật
  • 16. - Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người, giữa người sử dụng lao động với ngưới lao động, giữa các đồng nghiệp với nhau… Môi trường này định hướng hoạt động con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo lên sức mạnh cho tập thể thuận lợi cho sự phát triển của con người nói chung và sự phát triển trong công việc nói riêng. - Môi trường kinh tế: là sự ổn định hay bất ổn về kinh tế, chính sách kinh tế của các quốc gia, khu vực tác động trực tiếp đến hoạt động và hiệu qủa của hoạt động kinh doanh chính của các công ty nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói riêng. 2.1.4- Các sản phẩm chính của công ty. Bảng các mặt hàng chủ yếu và thị trường hiện tại của công ty. STT Mặt hàng Hình ảnh Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Áo Jacket Nhật, EU, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Canada, Philipin, Anh,… Nhật, Thụy Sỹ, Hàn quốc, Canada, Mexico, Dubai, Tây Ban Nha,.. Nhật, Mỹ, Anh, Canada,. . 2 Áo tắm Hàn quốc,Mỹ, Canada,.. Nhật, EU, Tây Ban Nha,… Nhật, EU, Mỹ,… 3 Jile Slovakia, Nhật, Hàn quốc Pháp, Đức, Czech, Hàn quốc, Nhật,… Hàn quốc, Taiwan, Đức, Pháp,..
  • 17. 4 Sơ mi Hàn quốc Pháp, Hàn quốc, Mỹ,… Hà Lan, EU, Nhật, Czech. 5 Quần Mỹ, Taiwan, EU, Slovakia, … Nhật, Mỹ, Singapor e, Nam phi,… Nhật, EU, Hồng Kông, Mỹ,… 6 Mangt o Nhật, Hàn quốc, Mỹ,… Hàn quốc, Anh, Pháp, Taiwan… Taiwan, Mỹ, EU, Hàn quốc, Anh, Tây Ban Nha,… 7 T- shirt Hàn quốc, Taiwan, Mỹ,.. Mỹ, EU. 8 Hàng thể thao Hàn quốc, Mỹ Nhật, Hàn quốc, Mỹ, Pháp,… EU, Mỹ, Hàn quốc,… ( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty may Hưng Long II)
  • 18.  Phần trăm (%) thị phần. Mỹ Châu Âu Nhật Bản Hàn quốc Thị trường khác 45% 15% 5% 30% 5%  Phần trăm (%) chủng loại hàng hóa: Nam Nữ Trẻ em 65% 25% 10% 45% 15% 5% 30% 5% Sales Mỹ Châu Âu Nhật Bản Hàn quốc Thị trường khác 28% 11% 61% Sales Nam Nữ Trẻ em
  • 19. 2.1.5- Mô hình quản lý chất lượng của công ty. Với phương châm vươn tới sự hoàn thiện sản phẩm một cách hoàn hảo nên công ty may Hưng Long II đã chọn sử dụng mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện (TQM). TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả thành viên, nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên đó và cho xã hội. Nói cách khác, TQM là một hệ thống hữu hiệu tích hợp những nỗ lực về duy trì, phát triển và cải tiến chất lượng của nhiều tổ nhóm trong tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất. TQM áp dụng cách thức quản lý tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững thông qua việc huy động hết tâm trí của tất cả mọi thành viên nhằm tạo ra chất lượng một cách kinh tế theo yêu cầu khách hàng. Tóm lại, TQM là phương pháp quản lý tập trung vào chất lượng để thỏa mãn khách hàng, dựa vào mọi thành viên, mang lại thành công lâu dài cho nhân viên, tổ chức và xã hội. - Mục đích: Nhằm tối ưu hoá cho tổng hợp các yếu tố: + Chất lượng. + Chi phí. + Giao hàng: đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chủng loại... + An toàn cho nhân viên, xã hội và môi trường. - Lợi ích: + Giảm chi phí. + Thỏa mãn nhu cầu khách hàng và xã hội. + Cải tiến dịch vụ. + Gia tăng thị phần. + Đạt được sự cam kết thực hiện từ nhân viên. + Liên tục cải tiến. + Thành công bền vững. - Cách thức áp dụng:  Bước 1: Bước khởi đầu: xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM. Cần bắt đầu từ lãnh đạo cao nhất, thống nhất cao độ trong ban lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt và thực hiện cam kết về chất lượng của các cấp thông qua: chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hành động chung TQM.  Bước 2: Tổ chức và nhân sự: chuẩn bị công tác tổ chức, xây dựng một ban triển khai và tổ chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức, kỹ năng xây dựng và áp dụng hệ thống TQM. Cần có 1 chiến lược đào tạo, tự chủ, liên tục, đủ kỹ năng cho các cấp và phương thức đào tạo theo công việc. Từng bước xây dựng và phát triển ý thức chất lượng: thấu hiểu về khách hàng, chất lượng. Phải xây dựng được được ý thức-trách nhiệm chất lượng phù hợp cho các cấp, trước tiên là lãnh đạo, quản lý, các chức năng khách hàng, thiết kế, huấn luyện, đo lường, kiểm soát thực hiện.
  • 20.  Bước 3: Xây dựng chương trình TQM: hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp. Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công trách nhiệm cụ thể.  Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM: truyền thông rộng rãi. Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ tổ chức tham gia để thực hiện thành công chương trình.  Bước 5: Đánh giá chất lượng: Đo lường chi phí hiện tại của doanh nghiệp, xác định các vấn đề chất lượng và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng và các giai đoạn của Chương trình TQM. Cần xác định các Chi phí ẩn và các chi phí khác, đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề xuất Kế hoạch hành động.  Bước 6: Hoạch định chất lượng: Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược, chương trình tổng thể TQM, kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp Chính sách, chiến lược chung của doanh nghiệp. Cần thiết lập các Chương trình, Kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt động doanh nghiệp.  Bước 7: Thiết kế chất lượng: Thiết kế các quá trình liên quan để “đúng ngay từ đầu” và “đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng” bao gồm Thiết kế Sản phẩm, Quá trình sản xuất-kinh doanh và Quá trình kiểm soát chất lượng. Cần: _ Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính chất lượng sản phẩm bằng cách gắn chặt quá trình Nghiên cứu thị trường/ Khách hàng với quá trình Thiết kế bằng công cụ Triển khai chức năng chất lượng QFD. _Xác định các yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo “Chất lượng sản phẩm dịch vụ trong thực tế” giống với “Chất lượng thiết kế kỳ vọng”.  Bước 8: Tái cấu trúc Hệ thống: Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo Mô hình TQM. Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả của ủy quyền và tự chủ.  Bước 9: Xây dựng Hệ thống chất lượng: Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống chất lượng theo TQM. Cần thực hiện tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của doanh nghiệp (tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất của doanh nghiệp).  Bước 10: Phát triển Hệ thống chất lượng TQM: đảm bảo hệ thống chất lượng thực hiện đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu chất lượng toàn diện đã đề ra. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, bởi mọi thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng không ngừng.
  • 21.  Bước 11: Duy trì và cải tiến: tiếp tục hoàn thiện hệ thống theo các triết lý, quan điểm và nguyên tắc TQM. Cần lựa chọn các phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống TQM. 2.1.6 Các sự cố kỹ thuật thường gặp và giải pháp khắc phục. Các sự cố kỹ thuật thường gặp Giải pháp khắc phục Lắp ráp áo: - Cắt: sai thông số. - May: may sai, không đúng với thiết kế. - Đo đạc và cắt lại. - Chấn chỉnh lại sản phẩm và may lại. Dây chuyền sản xuất: - Nguyên phụ liệu không đúng chủng loại theo tài liệu, đơn hàng. - Số lượng sản phẩm thiếu. Máy móc: - Hỏng mô tơ, trục trặc. - Đổi trả hoặc thay thế nguyên phụ liệu đúng cho phù hợp với từng mẫu mã sản phẩm. - Bổ sung thêm sản phẩm. Sửa chữa, phục hồi máy móc bị trặc trặc, với những loại máy móc không còn sử dụng được thì bổ sung các loại máy móc mới. 2.2- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và hoạt động Marketing. 2.2.1- Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. - Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty May Hưng Long II chủ yếu là nhận gia công hàng may mặc cho các đối tác nước ngoài và cho các khách hàng trong nước. Các mặt hàng gia công xuất khẩu chủ yếu của công ty trong 3 năm gần đây không có gì thay đổi chủ yếu là các mặt hàng sau: Áo sơ mi, Jile, Jacket, quần âu và quần áo tắm. - Các sản phẩm mà công ty nhận gia công chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo thiết kế cho đến các nguyên phụ liệu chính cũng là do khách hàng cung cấp. - Tuy nhiên bên cạnh những sản phẩm truyền thống công ty còn có thêm một số các sản phẩm mới như : váy, khăn tắm, găng tay, quần áo bảo hộ lao động,… sản xuất trên các dây chuyền may với các kích cỡ khác nhau. 2.2.2- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong những năm gần đây. STT Thị trường Tỷ lệ (%) năm 2013 SL Năm 2013 (Chiếc) Tỷ lệ % năm 2014 SL Năm 2014 (Chiếc) Tỷ lệ (%) năm 2015 SL Năm 2015 (Chiếc) Tổng 100% 5.045.784 100% 5.200.000 100% 5.450.000 1 Tây Ban Nha 0,53 2.674 - - 1 54.500
  • 22. 2 Anh 1,5 7.586 0,24 12.480 1 54.500 3 Nhật Bản 17,02 85.879 10,8 561.600 15,4 840.000 4 Hàn quốc 1 5.100 1,1 57.200 1,5 81.750 5 Philipins 0,002 100 0,0031 160 - - 6 Mỹ 74 3.733.880 81,2 4.222.400 74,3 4.050.000 7 Canada 3,2 160.000 4,2 218.400 4 220.000 8 Mexico 0,32 160 0,5 26.000 0,5 18.000 9 Quata 0,012 800 - - - - 10 Indonesia 0,005 250 - - - - 11 Brazil 0,05 2.500 0,23 11.960 0,3 16.000 12 Phần Lan 0,1 540 - - - - 13 Slovakia 0,6 3.200 0,5 26.000 0,5 18.000 14 Đức - - 0,73 37.960 0,8 34.000 15 Pháp - - 0,64 33.280 0,7 29.000 16 Trung quốc - - 0,0072 370 0,008 4.300 17 Taiwan - - 0,0084 430 - - 18 Singapore - - 0,00134 70 0,002 100 19 Dubai.UAE - - 0,005 260 0,0075 400 20 Nam Phi - - 0,002 130 0,005 2.700 21 Malaysia - - 0,001 60 0,005 2.750 2.2.3. Chính sách về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. - Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp bất kỳ. Tạo ra sản phẩm là sự nỗ lực của tất cả các nguồn lực nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Vì vậy công ty may Hưng Long II với thế mạnh là sản xuất các sản phẩm: áo tắm, quần âu, mangto, T-shirt, jacket,.. nên công ty luôn cố gắng hoàn thiện sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt hơn. - Trong những năm gần đây, bên cạnh sản xuất hàng xuất khẩu mục tiêu kinh doanh của công ty còn chú trọng tiêu thụ sản phẩm trong nước nên sản phẩm phải vừa phải đảm bảo chất lượng quốc tế và phù hợp với người tiêu dùng nội địa. Do vậy, công ty luôn nâng cấp mua mới một số thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. - Với thị trường nội địa là thị trường mới tiềm năng rộng lớn của các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài trong thời kỳ hội nhập này. Việc tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu thị trường nội địa này ra sao đòi hỏi các doanh nghiệp phải vạch ra cho mình một chính sách cụ thể có thể gắn kết sự phù hợp giữa cung và cầu một cách hợp lý nhất. Với thị trường có 84 triệu dân, được đánh giá là một thị trường tiêu thụ lớn. Trong vài năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp lớn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao. Chính vì vậy, việc thay đổi chất lượng, mẫu mã sản phẩm là hết sức cần thiết. - Từ việc chỉ sản xuất các mặt hàng chủ lực áo bơi, quần âu, jắc két cho các khách hàng truyền thống Sgwicus, Balana (Hàn Quốc) và Tokyknit (Nhật Bản), đến nay Công ty đã mở rộng ra nhiều khách hàng trên toàn thế giới như Gap, Nike, Walmart, Seart, Target, Mizuno...Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là Mỹ (chiếm 70% thị phần giá trị xuất khẩu), EU, Nhật Bản, Canada (mỗi thị trường chiếm 10% thị phần giá trị xuất khẩu). Cùng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, May Hưng Long II đã dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua, do dành hết năng lực cho sản xuất hàng xuất khẩu nên Công ty chưa thực sự quan tâm đầu tư cho thị trường nội địa.
  • 23. - Công ty may Hưng Long II hiện nay cũng đã có những định hướng phát triển mới trong tương lai như thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế kèm theo mở rộng thị trường nội địa và coi thị trường này là chiến lược mục tiêu kinh doanh của mình trong tương lai. 2.2.4- Chính sách giá. - Giá là một vấn đề quan trọng của một sản phẩm. Việc định giá thấp hay cao được xem như sản phẩm có giá trị thấp hay cao đối với người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty may Hưng Long II chủ yếu là sản phẩm gia công có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế nên việc định giá cũng gặp khó khắn. - Để đạt được một chính sách giá phù hợp với người tiêu dùng thì ban lãnh đạo công ty đã có cố gắng giảm bớt những chi phí không cần thiết trong quá trình sản xuất và tiết kiệm nguyên liệu là yếu tố để giảm giá thành sản phẩm. Công ty luôn đặt ra mục tiêu giảm giá thành nhưng chất lượng sản phẩm phải tăng đó mới chính là sự quyết định thành bại của công ty trong nền kinh tế hiện nay. 2.2.5- Chính sách phân phối. - Như chúng ta đã biết công ty tham gia vào hai thị trường: trong nước và quốc tế. Đối với thị trường nước ngoài là không cần thiết vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Còn vấn đề hiện tại và tương lai là xây dựng một kênh phân phối để trực tiếp tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường trong nước. - Hiện nay, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty ở thị trường trong nước chỉ qua hệ thống bán buôn và cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt tại công ty và chưa có một đại diện chính thức nào hay chi nhánh nào ở Hà Nội và các tỉnh thành phố khác. Kênh phân phối:  Công ty May Hưng Long II → CH giới thiệu sản phẩm → Người tiêu dùng.  Công ty May Hưng Long II → Bán buôn → Bán lẻ → Người tiêu dùng. Phân phối là hoạt động quan trọng, nó là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Nhận thức được vấn đề này ban giám đốc công ty dự định trong tương lai sẽ mở rộng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. 2.2.6- Chính sách xúc tiến bán hàng. - Công ty may Hưng Long hoạt động kinh doanh thông qua việc nhận đơn hàng và đưa vào sản xuất, gia công theo nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, công ty vẫn không ngừng cải tiến và phát triển hơn. Công ty đã áp dụng hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua quảng cáo nhằm thu hút những khách hàng mà công ty chưa tiếp cận được; thâm nhập vào một thị trường mới hay thu hút một phân đoạn thị trường mới và xây dựng thiện chí của khách hàng đối với doanh nghiệp. - Công ty đã áo dụng “chính sách kéo” để khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm mới và thuyết phục họ không dùng các sản phẩm khác, với những ưu đãi lớn về hàng hóa và sản phẩm như dùng thử hàng hay chiết khấu thanh toán. 2.2.7- Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thị trường kinh doanh rộng lớn không thể thiếu những đối thủ cạnh tranh có cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đối với công ty Hưng Long II, đối thủ cạnh tranh lớn không thể không nhắc đến May10, Việt Tiến…
  • 24.  May 10 Sau 70 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty may 10 được biết đến là một tập đoàn kinh tế hàng đầu, với thương hiệu May 10 nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Quá trình xây dựng và trưởng thành của May 10 là một chặng đường khó khăn và thử thách nhưng đã đạt được những thành quả rất đáng tự hào. - Thị trường: May 10 tiếp tục củng cố vị trí tại thị trường truyền thống nội địa, đồng thời mở rộng thêm các thị trường khác nhiều tiềm năng. Mặc dù xuất khẩu chiếm phần lớn trong doanh thu nhưng về chiến lược phát triển lâu dài, thị trường nội địa mới là mục tiêu của May 10. Với chiến lược phát triển thị trường trong nước, ngoài việc áp dụng các tiêu chuẩn và thiết bị công nghệ hiện đại, còn phải luôn cải tiến mẫu mã, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường. Đối với thị trường xuất khẩu, May 10 vẫn duy trì mức độ tăng trưởng đối với thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. + Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu lâu dài công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ và có vị trí trên trường quốc tế. Đối với lĩnh vực xuất khẩu thị trường xuất khẩu về cả khách hàng lẫn phạm vi địa lý là rất rộng lớn, nhất là khi nền kinh tế đang có xu thế toàn cầu hóa như hiện nay đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như đặt ra rất nhiều thách thức cho doanh việc trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh xác định đúng đối tượng khách hàng, các khu vực sẽ xâm nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, dựa trên những điều kiện có hạn của chính công ty May 10. + Đối với thị trường xuất khẩu, May 10 vẫn duy trì mức độ tăng trưởng đối với thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…và đang có những chiến lược nhằm thâm nhập vào nhiều thị trường quốc tế tiềm năng. - Sản phẩm: thời trang nam như sơ mi, veston, quần tây và thời trang nữ. Ngoài các sản phẩm áo sơ-mi truyền thống, thời gian gần đây May 10 đưa ra thị trường dòng sản phẩm bộ vét-tông nam, nữ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, nâng cao tính cạnh tranh. Một trong những điểm nổi bật của May 10 là đường may chắc đẹp, thẳng tắp; đội ngũ lành nghề luôn đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm tinh tế. Một số hình ảnh sản phẩm của May 10:
  • 25. Veston cũng là một dòng sản phẩm thế mạnh của May 10 + Công ty May 10 chuyên kinh doanh và sản xuẩt các sản phẩm hàng may mặc thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Hiện nay 2 hình thức xuất khẩu sản phẩm công ty đang áp dụng là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp (FOB). Hoạt động củ yếu của công ty là nhận nguyên liệu gia công sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các mặt hàng mà công ty sản xuất chủ yếu là: Sơmi nam nữ các loại. Jacket các loại. Quần âu nam nữ. + Sơmi được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty, hàng năm đem lại nguồn thu cao cho công ty. Sản phẩm sơmi May 10 có chất lượng rất cao và được tổng cục đo lường cấp chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn nhà nước cấp I. Tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu của công ty còn đơn giản và chất lượng chưa cao, dó đó lượng xuất khẩu chưa cao. Ngoài ra công ty còn có
  • 26. các xưởng sản xuất veston, comple. Sản phẩm May 10 nổi tiếng với tính năng sang trọng, lịch sử, chất lượng thể hiện sự phong phú, chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. + Thời trang nam như sơmi nam, quần áo nam, áo jacket nam là sản phẩm củ lực của công ty. Ngoài các sản phẩm áo sơ-mi truyền thống, thời gian gần đây May 10 đưa ra thị trường dòng sản phẩm bộ vét-tông nam, nữ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, nâng cao tính cạnh tranh. + Một trong những điểm nổi bật của May 10 là đường may chắc đẹp, thẳng tắp; đội ngũ lành nghề luôn đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm tinh tế. Với mục tiêu coi “Khách hàng là số 1” sản phẩm sơmi May 10 đã gắn liền với tâm thức người tiêu dùng hơn 20 năm nay với chất lượng tốt giá cả cạnh tranh, phù hợp thị hiếu. - Giá: + May 10 chủ yếu là sản phẩm có chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế nên việc định giá cũng gặp khó khắn, May 10 đã giảm thiểu những chi phí không cần thiết mà vẫn đẹp tinh tế để đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất. + Mặt khác chi phí đầu vào như nguyên phụ liệu, điện, nước, vận chuyển, lương cơ bản...tăng từ 10% - 20% và vẫn tiếp tục tăng làm cho giá thành sản phẩm tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Kênh phân phối: May 10 hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện. Hiện nay, ngoài 150 cửa hàng, đại lý bán, giới thiệu sản phẩm trong cả nước, May 10 đang tiếp tục phát triển hệ thống phân phối và thực hiện chương trình đưa hàng về nông thôn. Ðể tiếp tục mở rộng thị trường, May 10 đã thành lập trung tâm kinh doanh thương mại, phát triển mô hình chuỗi siêu thị bán lẻ. - Xúc tiến bán hàng: May 10 không ngường quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình cả ở trong nước và quốc tế. May 10 thuê độc quyền một công ty người mẫu chuyên quảng bá sản phẩm, đồng thời triển khai các cửa hàng may đo sản phẩm cao cấp. - Điểm mạnh của May 10 + Sản phầm có chất lượng, có xu hướng thời trang, bề đẹp, tinh tế đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. + Duy trì mức độ tăng trưởng lớn với các đối tác nước ngoài. + Luôn tập trung vào nguồn nhân lực. + Công ty chú trọng thị trường nội địa nên thường xuyên tổ chúc triển lãm các sản phẩm của công ty => Điều này góp phần đưa sản phẩm của May 10 đến với tay người tiêu dùng nhiều hơn.
  • 27. Không gian trưng bày sang trọng của May 10 trong triển lãm. - Điểm yếu của May 10: + Giá không cạnh tranh. + Sản phẩm không đa dạng, mẫu mã. 2.3- Phân tích công tác lao động, tiền lương 2.3.1- Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Yếu tố nguồn nhân lực là trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa do đặc thù của ngành sản xuất là sử dụng nhiều lao động nên ban giám đốc công ty hết sức quan tâm đến vấn đề tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. Hiện nay, công ty may Hưng Long II có khoảng 630 cán bộ công nhân viên và công ty vẫn đang không ngừng tuyển dụng nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành sản xuất kinh doanh. Người lao động đã đủ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm đều có thể tham gia tuyển dụng, công ty luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lao động có việc làm và nguồn thu nhập phù hợp. - Giới tính: cả nam và nữ đều có thể tham gia tuyển dụng. - Độ tuổi: người lao động phải đủ 18 tuổi trở lên tính theo ngày tháng năm sinh trong CMTND. - Học vấn, tiêu chuẩn: + Tổng Giám đốc: bậc Đại học trở lên, là cổ đông sở hữu ít nhất 5% số cổ phần của công ty, có tầm nhìn, tư duy chiến lược, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý tổng thể các hoạt động của công ty. Am hiểu pháp luật Việt Nam và các thông lệ quốc tế liên quan đến tất cả các lĩnh vực điều hành và kinh doanh của công ty. + Phó Tổng Giám đốc: bậc Đại học trở lên, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, am hiểu các quy định của pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty, có khả năng lãnh đạo, điều hành công việc tốt, có lối sống phẩm chất đạo đức tốt.
  • 28. + Trưởng phòng, Giám đốc xưởng: bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách, nắm vững các chế độ quy định của pháp luật trong lĩnh vực phụ trách, sử dụng vi tính tốt và có kỹ năng giao tiếp tốt. + Phó phòng, phó Giám đốc phân xưởng: bậc Đại học trở lên chuyên ngành liên quan, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đảm nhiệm, khả năng phân tích tổng hợp tốt, cẩn thận, trung thực, nhanh nhẹn, có năng lực quản lý chuyên nghiệp và tổ chức công việc tốt. + Nhân viên các phòng ban: tùy theo vị trí làm việc, mỗi nhân viên phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ và năng lực. Được đào tạo qua bậc Đại học chuyên ngành (hoặc cao đẳng, trung cấp), có trình độ chuyên môn, được sử dụng đúng theo ngành nghề được đào tạo, có tư cách đạo đức tốt, hiểu và tuân thủ đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao. + Lao động trực tiếp, gián tiếp (thợ may, thợ cắt, thợ là, thợ trải vải, kỹ thuật, KCS, thợ điện, thợ cơ khí, thợ hoàn thiện, thợ phụ, văn thư, y tá…): được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hoạt động học nghề. Có tư cách đạo đức tốt, hiểu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao. - Thời gian làm việc: + Mọi người lao động trong công ty Cổ phần may Hưng Long II đều phải làm việc đủ 8 giờ trong ngày và đủ 48 giờ trong tuần không được đi muộn về sớm. + Người làm việc theo giờ hành chính bao gồm những người làm việc ở phòng ban chuyên môn nghiệp vụ. Buổi sáng: 7 giờ → 11 giờ. Buổi chiều: 13 giờ → 17 giờ. Công ty quy định ngày nghỉ hàng tuần là ngày chủ nhật, mỗi tuần người lao động được nghỉ 1 ngày (24 giờ liên tục). - An toàn lao động: Tùy tính chất công việc phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động: áo bảo hộ, mũ bảo hộ, giày dép… Người lao động trước khi bố trí lao động ở công ty tùy theo nghề nghiệp chuyên môn cụ thể đều phải học nội quy, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ…và thực hiện đúng các nội quy đó. Người lao động làm việc ở bộ phận nào phải làm vệ sinh công nghiệp ở bộ phận đó, giữ gìn quản lý công cụ lao động tại nơi làm việc, đảm bảo sạch sẽ gọn gàng. Người lao động có thể từ chối làm việc tại nơi không đảm bảo an toàn cho người lao động. Khu sản xuất phải trang bị đầy đủ: đèn hệ thống thông gió, sưởi ấm…tạo điều kiện tốt cho công nhân viên làm việc. 2.3.2- Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự.
  • 29. 2.3.2.1 Công tác tuyển dụng. a. Mục đích. Đảm bảo cho tất cả người lao động có cơ hội tham gia tuyển dụng một cách bình đẳng. - Công ty lựa chọn được người lao động chất lượng, đáp ứng được nhu cầu công việc. Kịp thời cung ứng nhân lực theo yêu cầu công việc của mỗi công ty. - Đảm bảo hồ sơ nhân sự, đảm bảo đối tượng vào là đối tượng đủ điều kiện lao động theo pháp luật Việt Nam quy định, không có tiền án tiền sự không có nguy cơ làm mất an ninh, an toàn của công ty. b. Phạm vi áp dụng. Toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. c. Tiến hành. - Phòng tổ chức hành chính là phòng chịu trách nhiệm chính tiến hành để đảm bảo mục tiêu đã nêu trên. - Các phòng ban/bộ phận có yêu cầu tuyển dụng. - Tổng Giám đốc là người cuối cùng chấp nhận tuyển dụng. d. Quy trình. Phòng ban (bộ phận) có nhu cầu tuyển dụng gửi yêu cầu tuyển dụng có chấp thuận của phụ trách đơn vị và chuyển tới phòng tổ chức hành chính. - Phòng tổ chức hành chính đệ trình Tổng Giám đốc chấp nhận. - Phòng tổ chức hành chính phối hợp với phòng ban liên quan về công tác tuyển dụng. + Thông báo tuyển dụng (yêu cầu: hồ sơ chỉ theo yêu cầu công việc, không tuyển lao động dưới 18 tuổi tính theo ngày tháng năm sinh trong CMTND, tuyển dụng công khai). + Đối với các ứng viên nữ khi tham gia tuyển dụng công ty không yêu cầu các ứng viên phải thử thai. Trong trường hợp các ứng viên nữ trúng tuyển có thai công ty sẽ bố trí công việc và thời gian làm việc theo quy định của Luật lao động. + Chuẩn bị bài thi, bài kiểm tra (nếu có). + Bố trí công tác tuyển dụng thuận lợi cho người đến dự tuyển. + Kiểm tra sơ bộ về con người, hồ sơ, các yêu cầu đặc biệt khác (nếu có) để sàng lọc ứng viên vào làm bài thi. + Giám sát làm bài thi, kiểm tra để đảm bảo không có hiện tượng gian lận. + Phối hợp với phòng ban liên quan để lựa chọn ứng viên trúng tuyển dựa trên yếu tố con người và đáp ứng công việc. - Phòng tổ chức hành chính tiến hành công tác hội nhập cho ứng viên trúng tuyển. + Giới thiệu công ty, nội quy công ty, nội quy an toàn phòng cháy nổ, các chính sách, chế độ quyền lợi được hưởng, các yêu cầu đặc biệt trong công việc.
  • 30. + Hoàn tất hồ sơ, làm thẻ… cho ứng viên trúng tuyển khi được nhận chính thức vào làm việc cho công ty. + Làm hợp đồng cho cán bộ công nhân viên sau khi hết thời gian thử việc. 2.3.2.2 Đào tạo và phát triển nhân sự. - Phát triển nguồn nhân sự theo nghĩa rộng là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để tạo ra sự thay đổi về hành vi nghề nghiệp cho người lao động được thực hiện bởi doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân sự như vậy là bao gồm tất cả các hoạt động học tập, thậm chí chỉ vài ngày, vài giờ. - Đào tạo và phát triển là tiến trình nỗ lực cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức công việc trong tổ chức cũng như mục tiêu. Thêm vào đó, đào tạo và phát triển được thiết kế để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức. Đào tạo: giúp đỡ nhân viên hoàn thành công việc thực tại tốt hơn. Phát triển: chuẩn bị nhân viên cho tương lai. Nó chú trọng vào việc học tập và phát triển cá nhân. - Các hình thức đào tạo nhân viên: 1. Đào tạo tại nơi làm việc: Đào tạo tại nơi làm việc là phương pháp đào tạo được sử dụng rộng rãi nhất. Ước đoán rằng hơn 60% hoạt động đào tạo xảy ra tại nơi làm việc. Nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc giám sát viên sẽ bố trí nhân viên ngay tại nơi làm việc thực tế, chỉ dẫn họ về công việc và những thủ thuật nghề nghiệp. a. Kèm cặp và hướng dẫn: Một phương pháp tốt nhất và được sử dụng rộng rãi nhất để đào tạo học viên trẻ là được nhà quản lý giỏi, kinh nghiệm hướng dẫn. Người hướng dẫn làm những ví dụ sinh động cho các học viên thực hiện. Người hướng dẫn cũng trả lời câu hỏi và lý giải tại sao phải làm như thế. Người hướng dẫn phải giao quyền đủ để ra quyết định và thậm chí có các sai lầm. Cách này không chỉ tạo cơ hội để học mà còn đòi hỏi sự uỷ quyền hợp lý, và tạo ra cảm giác tự tin hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ thất bại nếu không cung cấp đủ thời gian cho học viên, học viên không được phép mắc sai lầm, nếu có sự tranh đua và nếu nhu cầu độc lập của học viên không được nhận thấy và chấp nhận bởi người hướng dẫn. b. Luân chuyển công việc: Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công việc này rất cần thiết cho họ sau này để đảm nhiệm các công việc khác ở vị trí cao hơn. Phương pháp này ngày nay được sử dụng rất rộng rãi ở Nhật bản cũng như ở Hoa kỳ, ngoài mục đích trên, phương pháp này còn tạo ra sự hứng thú cho cán bộ, nhân viên nhờ thay đổi công việc nên tránh được sự nhàm chán trong công việc, ngoài ra nó còn đảm bảo cho cán bộ, nhân viên trở thành những người đa năng, đa dụng để đối phó với mọi tình huống thay đổi sau này.
  • 31. 2. Đào tạo ngoài nơi làm việc. a. Thảo luận bài giảng. Đây là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng các tài liệu đã được biên soạn sẵn một cách kỹ lưỡng dưới hình thức một cuốn sách giáo khoa hoặc một cuốn băng. Nội dung soạn thảo của tài liệu phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây: - Phải đưa ra được các dữ kiện, các câu hỏi, các nội dung vấn đề mà học viên cần nắm bắt. - Phải cho phép học viên tự kiểm tra nhận thức của mình qua học tập bằng cách tự trả lời các câu hỏi có sẵn. - Phải đảm bảo thông tin phản hồi lại được cho học viên về kết quả của các câu trả lời mà họ đã trả lời. Phương pháp giảng dạy này dựa vào sự tự nghiên cứu của học viên mà không cần sự can thiệp của giảng viên. Học viên đọc một đoạn sách hoặc nghe một đoạn băng sau đó họ phải trả lời ngay các câu hỏi đã có sẵn. Khi trả lời xong thì học viên đã có thể biết được tính chính xác trong các câu trả lời của mình bằng việc kiểm tra đối chiếu với đáp án có sẵn ngay trong sách hoặc trong đoạn băng tiếp theo. Nếu các câu trả lời là đúng thì học viên sẽ tiếp tục đi vào nghiên cứu phần tiếp theo, nếu câu trả lời là sai, khi đó học viên phải quay lại để nghiên cứu lại phần vừa học. b. Giảng dạy nhờ máy tính. Theo phương pháp này, các học viên sẽ được học ngay trên máy vi tính và được trả lời ngay những thắc mắc của mình nhờ những chương trình máy tính đã được chuẩn bị từ trước. Phương pháp này đồng thời còn cho phép kiểm tra kiến thức của các học viên, cho các học viên biết họ còn thiếu các kiến thức và kỹ năng nào, họ cần phải tham khảo tài liệu gì. Vướng mắc lớn nhất của phương pháp này là đòi hỏi trang bị kỹ thuật rất tốn kém đồng thời phải xây dựng được một phần mềm phục vụ cho công tác đào tạo thường là rất mất thời gian và chi phí cao. 3. Đào tạo thông qua tình huống. Đào tạo qua tình huống dựa trên việc sử dụng bản mô tả một tình huống ra quyết định tại doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. Học viên được yêu cầu nghiên cứu tình huống để nhận diện, phân tích vấn đề, đề xuất các giải pháp và chọn lựa giải pháp tốt nhất để thực hiện nó. Nếu có sự tương tác giữa học viên và người hướng dẫn thì việc học sẽ có kết quả hơn. Người hướng dẫn như là chất xúc tác giúp học viên nắm bắt được những yêu cầu công việc cũng như các thao tác thực hiện công việc. Người hướng dẫn giỏi là người có khả năng dẫn dắt, cuốn hút mọi người tham gia vào việc giải quyết vấn đề. 4. Đóng vai. Đóng vai là hình thức mà mỗi người được ấn định một vai trò cụ thể trong một tình huống và được yêu cầu thể hiện vai trò, ảnh hưởng và tương tác với người khác. Người
  • 32. thực hiện được yêu cầu đóng vai, thể hiện vai trò của mình trong tình huống. Người đóng vai được cung cấp các thông tin nền tảng. Một bản mô tả chính, ngắn gọn sẽ được cung cấp cho người tham gia. Thỉnh thoảng, việc đóng vai sẽ được thâu băng video và tái phân tích như là một phần của tình huống phát sinh. Thông thường, đóng vai được thực hiện ở nhóm nhỏ khoảng 12 người. Mức độ thành công của phương pháp này tuỳ thuộc vào khả năng của người đóng vai. Nếu được thực hiện tốt, đóng vai có thể giúp đỡ nhà quản trị nhận thức sâu sắc hơn cảm giác của người khác. 5. Kỹ thuật giỏ. Một hình thức khác để phát triển khả năng là kỹ thuật giỏ. Người tham gia được cung cấp các vật liệu (bản ghi nhớ điển hình hoặc bản mô tả các công việc phải làm) bao gồm những bộ phận điển hình thư từ và danh bạ điện thoại. Những vấn đề quan trọng và cấp thiết, chẳng hạn như mức độ thiếu hàng trong kho, phàn nàn từ khách hàng, yêu cầu bản báo cáo từ cấp trên, được sắp xếp lẫn lộn với lịch công tác, chẳng hạn như yêu cầu phát biểu tại buổi ăn tối hoặc quyết định về dã ngoại bốn tuần của công ty. Người được đào tạo được phân tích và bị phê bình theo số lượng các quyết định thực hiện theo thời gian, chất lượng của quyết định, và mức độ ưu tiên trong việc chọn lựa chúng. Để tạo ra sự hứng thú, các vật liệu cho kỹ thuật này phải thực tiễn, liên quan đến công việc và có khả năng ra quyết định. 2.3.3- Công tác tiền lương. 2.3.3.1- Tiền lương trả cho cán bộ quản lý. 1. Quy định chung Đố với ban tổng giám đốc, CBQL khối phòng ban, quản đốc và phó quản đốc. - Hệ số lương hưởng thụ tương ứng với chức danh và công việc hiện giữ ( do tổng giám đốc công ty quy định) Hệ số đồng/ USD tương ứng Phụ cấp trách nhiệm 34.18 13.67 – 40% 36.57 14.63 – 40% 39.13 15.65 – 40% 41.86 16.74 – 40% 44.79 17.92 – 40% 47.92 19.17 – 40% 54.14 16.24 – 40% 61.17 18.35 – 40% 69.12 20.73 – 40% - Tiền lương được hưởng theo doanh thu hàng tháng của toàn công ty tính theo ÚD ký + phụ cấp theo quyy định của từng tháng ( nếu có).
  • 33. 2. Phương pháp tính. Tiền lương thời gian= hệ số ( đ/USD) x doanh thu USD ký trong tháng/ cộng huy động trong tháng x số công thực tế làm việc trong tháng + P/c trách nhiệm. Tổng lương = lương thời gian + phụ cấp lương theo ngày công + tiền thưởng tháng + tiền ăn ca + tiền chế độ bảo hiểm xã hội ( ốm, con ốm, thai sản) ( nếu có) + tiền phụ cấp lương + phụ cấp trách nhiệm, máy tính, điện thoại ( nếu có) + lương nghỉ phép, ngày lễ ( nếu có) + 22% bảo hiểm.... Lương thực lĩnh = tổng lương – ăn ca – 10,5% bảo hiểm – 22% bảo hiểm và các khoản khác ( nếu có). 3. Quy định công - Số công để tính lương thời gian căn cứ theo công huy động trong tháng của toàn công ty, - Tiền lương thời gian của mỗi người được hưởng tính theo số công làm việc thực tế của mình trong tháng. - Các công ngày lễ, tết, phép, công đi họp, đi học, công việc riêng được tính trên hệ số lương cấp bậc của bản thân. 2.3.3.2- Tiền lương sản phẩm của tổ trưởng sản xuất & tổ trưởng cắt 1. Tiền lương sản phẩm của tổ trưởng và tổ phó may = đơn giá tiểu tác tổ trưởng ( tổ phó) x sản lượng nhập kho của mã hàng đó. 2. Tiền lương sản phẩm của tổ trưởng cắt = tổng tiền lương sp trong tháng / tổng công huy động của tổ trong tháng x hệ số 1.4 x số công làm việc thực tế trong tháng. 3. Tiền lương sản phẩm của tổ phó cắt = tổng tiền lương sp trong tháng / tổng công huy động của tổ trong tháng x hệ số 1.3 x số công làm việc thực tế trong tháng. Ngoài ra : Phụ cấp trách nhiệm Bảng lương của tổ may =40% tiền lương sản phẩm Bảng lương của tổ cắt = 20% tiền lương sản phẩm Bảng lương của tổ phó may = 30% tiền lương sản phẩm Bảng lương của tổ phó cắt = 10% tiền lương sản phẩm. 2.3.3.3- Tiền lương của nhân viên văn phòng. 1. Đối tượng Áp dụng cho những trường hợp làm việc theo công thời gian gồm : nhân viên phòng KCS, phòng kỹ thuật, phòng xuất nhập khẩu, phòng TCHC ( trừ bộ phận nhà ăn ca, vệ sinh công nghiệp ), phòng kế toán, phòng cơ điện, kho NPL. 2. Quy định chung. Hệ số lương hưởng thụ của từng cá nhân tương ứng với chức danh và công việc hiện giữ ( do ban Tổng giám đốc công ty quyết định ) 3. Cách tính. Tiền lương = hệ số lương hưởng thụ x doanh thu Usd ký của công ty / tổng công công huy động trong công ty x số công thực tế làm việc trong tháng.
  • 34. Tổng lương = lương thời gian + phụ cấp lương theo ngày công + tiền thưởng tháng + tiền ăn ca + tiền chế độ bảo hiểm xã hội ( ốm, con ốm, thai sản) ( nếu có) + tiền phụ cấp lương + phụ cấp trách nhiệm, máy tính, điện thoại ( nếu có) + lương nghỉ phép, ngày lễ ( nếu có) + 22% bảo hiểm.... Lương thực lĩnh = tổng lương – ăn ca – 10,5% bảo hiểm – 22% bảo hiểm và các khoản khác ( nếu có). 4. Phụ cấp trách nhiệm. - Phụ cấp trách nhiệm trong bảng lương của phụ trách kế toán, phụ trách kỹ thuật tiền sản xuất, phụ trách kỹ thuật tiền phương, phụ trách cắt, phụ trách cơ điện, phụ trách vệ sinh công nghiệp = 300.000đ/ tháng - Phụ cấp trách nhiệm trong bảng lương của phụ trách kho NPL = 150.000đ/tháng. 5. Phụ cấp máy tính, điện thoại. - Phụ cấp máy tính: 5.000đ/công - Phụ cấp điện thoại: Phụ trách bộ phận kế toán, kỹ thuật,cắt, nhân viên kế hoạch = 200.000đ/tháng. Phụ trách bộ phận cơ điện = 100.000đ/tháng. 2.3.3.4- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. 1. Đối với tổ sản xuất. Quy định đơn giá cho sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền khi chuyển đổi mã hàng mới. Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày đầu x 300% đơn giá gốc. Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày sau x 200% đơn giá gốc. Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày tiếp theo x 150% đơn giá gốc.  Đối với các mã hàng sx quay lại trong thời gian 2 tháng chỉ phụ cấp. Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày đầu x 200% đơn giá gốc. Sản phẩm hoàn chỉnh ra chuyền, nhập kho 3 ngày sau x 150% đơn giá gốc.  Tổ sx số 1 sản xuất mã hàng 560360 trong tháng 4 được 6.000 sản phẩm Đơn giá may là 20.000 đ/1 sp.  Tổng công huy động trong tháng là 26 ngày.  Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho 3 ngày đầu là 90 sản phẩm ( nhẫn 300%)  Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho 3 ngày sau là 260 sản phẩm ( nhân 200%)  Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho 3 ngày tiếp theo là 600 sản phẩm ( nhân 150%)  Ra chuyền hoàn chỉnh, nhập kho từ ngày thứ 10 đến hết tháng là 5050 sản phẩm ( nhân 100%)  Sp vượt kế hoạch trong tháng là 20 sản phẩm.  Hoàn thành kế hoạch hàng ra chuyền hoàn chỉnh và kiểm KCS 4 ngày thưởng 8.000.000 đồng. - Cách tính như sau:  90 SP x 20.000đ x 300% = 5.400.000  260 SP x 20.000đ x 200% = 10.400.000  600 SP x 20.000đ x 150% = 18.000.000  5050 SP x 20.000đ x 100% = 101.000.000 Tong lương sản phẩm. 134.800.000 Sản phẩm vượt = 20 x 20.000 x 10 lần. 4.000.000
  • 35. Thưởng ngày = 4 ngày x 2.000.000. 8.000.000 Tổng tiền thưởng trong tháng của tổ 1. 12.000.000 2. Đối với công nhân sản xuất. - Sản phẩm làm ra hằng ngày của công nhân được theo dõi trên file cá nhân để cuối tháng tổng hợp sản lượng chi tiết từng bộ phận. - Tiền lương sản phẩm = sản phẩm làm ra trong tháng x đơn giá tiểu tác của sản phẩm + tiền còn lại của tổ + phụ cấp đơn giá ( nếu có) Cụ thể: - Tiểu tác được giao ( bộ phận chính) = 100% đơn giá. - Khi làm hết bộ phận của mình, theo sự phân công của tổ trưởng, công nhân đi bổ sung bộ phận của người khác. Đơn giá tiểu tác bổ sung = 150% đơn giá gốc. - Thợ bổ sung của tổ: đơn giá tiểu tác = 120% đơn giá gốc. - Tiền còn lại = doanh thu của tổ - tiền tiểu tác thực tế của tổ. Tổng lương= lương sản phẩm + phụ cấp lương theo ngày công + tiền phụ cấp lương tiểu tác + tiền ăn ca + tiền chế độ bảo hiểm xã hội ( ốm, con ốm, thai sản) ( nếu có) + tiền phụ cấp lương + phụ cấp trách nhiệm ( nếu có) + lương nghỉ phép, ngày lễ ( nếu có) + phụ cấp thai > 7 tháng, con nhỏ ( nếu có) + 22% bảo hiểm... Lương thực lĩnh = tổng lương – ăn ca – 10,5% bảo hiểm – 22% bảo hiểm và các khoản khác ( nếu có). 2.4- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.4.1- Phân tích tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Đơn vị tính: triệu đồng KẾT QUẢ KINH DOANH Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Doanh Thu Thuần 12.100 20.411 44.924 Giá Vốn Hàng Bán 9.368 17.182 36.106 Lợi Nhuận Gộp 2.732 3.229 8.818 Chi phí hoạt động Chi phí tài chính 350 22 0 Trong đó: Chi phí lãi vay 259 0 0 Chi phí bán hàng 415 647 3.538 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.485 2.076 3.764 Tổng Chi phí hoạt động 2.250 2.745 7.302 Tổng doanh thu hoạt động tài chính 168 668 499 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 650 1.152 2.015
  • 36. Lợi nhuận khác -1 -5 -1.006 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 649 1.147 1.009 Chi phí lợi nhuận Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 240 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 Tổng Chi phí lợi nhuận 0 0 240 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 649 1.147 769 Từ báo cáo kết quả công ty ta có thể đưa ra những đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty như sau:  Doanh thu thuần năm 2013 so với năm 2012: 20.411−12.100 12.100 x 100 = 69 % Như vậy doanh thu năm 2013 đã tăng 69% so với năm 2012 điều này chứng tỏ hoạt động kinh của công ty phát triển trong năm 2013 do sự tác động tích cực của nhiều yếu tố. Doanh thu thuần năm 2014 so với năm 2013: 44.924−20.411 20.411 x 100= 120% Như vậy doanh thu năm 2014 đã tăng 120% so với năm 2013 điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh trong năm 2014 do sự tác động tích cực của nhiều yếu tố. => Doanh thu của công ty tăng theo các năm và tăng mạnh trong năm 2014, cho thấy sự phát triển tích cực của công ty trong những năm từ 2012 đến 2014  Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012: 17.182−9.368 9.368 x 100= 83% Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 83% so với năm 2012 Giá vốn hàng bán năm 2014 so với năm 2013: 36.106−17.182 17.182 x 100= 110% Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 110% so với năm 2013 => Giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ lệ khá cao ( trên 77%), trong các năm giá vốn hàng bán đều xấp xỉ doanh thu, điều này cho thấy công ty chưa có điều gì có biện pháp để làm giảm giá vốn hàng bán. Năm 2014 hoạt động bán hàng khá tốt, chi phí bán hàng tăng 2.891 triệu đồng thấp so với mức tăng doanh thu là 24.513 triệu đồng. Do đó mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
  • 37. cao hơn năm trước là 1.097 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 378 triệu đồng tương đương 49% so với năm 2013, và dễ dàng thấy lợi nhuận sau thuế bất ổn so với năm trước đó. Tình hình cho thấy kết quả HĐKD của DN có chiều hướng đi xuống nhưng DN có thể đạt được kết quả tốt hơn nếu tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN.  Lợi nhuận sau thuế: Năm 2014 hoạt động bán hàng khá tốt, chi phí bán hàng tăng 2.891 triệu đồng thấp so với mức tăng doanh thu là 24.513 triệu đồng. Do đó mức tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao hơn năm trước là 1.097 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 378 triệu đồng tương đương 49% so với năm 2013, và dễ dàng thấy lợi nhuận sau thuế bất ổn so với năm trước đó. Tình hình cho thấy kết quả HĐKD của DN có chiều hướng đi xuống nhưng DN có thể đạt được kết quả tốt hơn nếu tiết kiệm các khoản chi phí bán hàng và quản lý DN.  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Qua bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng theo các năm, tăng mạnh vào năm 2014, tăng 1.688 triệu đồng ( tăng 81%) so với năm 2013. Điều này cho thấy công ty cần có kế hoạch làm giảm chi phí cho quản lý doanh nghiệp là điều cần thiết. 2.4.2- Phân tích một số tỷ số tài chính. Bảng cân đối kế toán Công ty may Hưng Long II (nguồn: phòng kế toán) Đơn vị tính: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 A TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.223 13.452 23.023 I Tiền và các khoản tương đương tiền 37 18 12.943 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.150 10.132 0 III Các khoản phải thu ngắn hạn 2.444 2.413 8.709 IV Hàng tồn kho 566 863 1.351 V Tài sản ngắn hạn khác 26 26 20 B TÀI SẢN DÀI HẠN 10.572 11.595 10.622 I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 II Tài sản cố định 10.537 11.509 10.377 Giá trị hao mòn luỹ kế -4.004 -5.333 -5.556 III Bất động sản đầu tư 0 0 0 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 V Tài sản dài hạn khác 35 86 245 VI Lợi thế thương mại 0 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.795 25.047 33.645
  • 38. NGUỒN VỐN Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 A NỢ PHẢI TRẢ 8.940 18.044 25.869 I Nợ ngắn hạn 7.440 10.544 25.869 II Nợ dài hạn 1.500 7.500 0 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.855 7.003 7.776 I Vốn chủ sở hữu 5.855 7.003 7.776 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 C Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 TỔNG NGUỒN VỐN 14.795 25.047 33.645 Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. ta có: *Nhóm chỉ tiêu tự chủ tài chính Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1 Nợ phải trả 8.940 18.044 25.869 2 Vốn CSH 5.855 7.003 7.776 3 Tổng NV 14.795 25.047 33.645 4 Tài sản dài hạn 10.572 11.595 10.622 5 EBIT 908 1.147 769 6 Lãi vay 259 0 0 7 H_tài trợ = VCSH / Tổng NV 40% 28% 23% 8 H_tự tài trợ = VCSH / TSDH 55% 60% 73% 9 H_nợ/Tổng TS 60% 72% 77% 10 H_tt lãi vay = (LNTT+Lãi vay)/Lãi vay 3,5 0,0 0,0 Hệ số tài trợ có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 40% năm 2012 xuống còn 23% cho thấy doanh nghiệp luôn phụ thuộc nguồn vốn bên ngoài. Hệ số tự tài trợ có xu hướng tăng dần lên 73% vào năm 2014 cho thấy DN đang từng bước chủ động trong công tác mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn CSH. Đây là tín hiệu tích cực trong tính tự chủ tài chính của DN. Hệ số thanh toán lãi vay của DN đang giảm và giảm về 0 ở năm 2013 vầ 2014 chứng tỏ mức độ tự chủ tài chính của DN gần như không có. DN nên cơ cấu lại nguồn vốn vì tỷ lệ Nợ/Tổng TS vẫn còn khá cao trong khi HS tự tài trợ TSCĐ lại thấp. *Nhóm chỉ tiêu thanh toán Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân 2013 Bình quân 2014 Công ty cổ phần may Hưng Long II (11+12/2) (12+13)/2 1.Tiền và tương 37 18 12.943 27,5 6480,5
  • 39. đương tiền 2. Hàng tồn kho 566 863 1.351 714,5 1107 3.Tài sản lưu động 4.223 13.452 23.023 8837,5 18237,5 4. Nợ ngắn hạn 7.440 10.544 25.869 8992 18206,5 5. Doanh thu thuần 12.100 20.411 44.924 6. Gíá vốn hàng bán 9.368 17.182 36.106 Hệ số thanh toán ngắn hạn (3/4) 0,57 1,28 0,89 Hệ số thanh toán tức thời (1/4) 0 0 0,5 Hệ số thanh toán nhanh ((3-2)/4) 0,49 1,19 0,84 Hệ số vòng quay TSLĐ 2,31 2,46 Hệ số vòng quay Hàng tồn kho 24,05 32,62 -Hệ số thanh toán ngắn hạn Giai đoạn 2012 – 2013, hệ số thanh toán của doanh nghiệp tăng, năm 2013 là 1,28 lần tăng 0,71 lần so với năm 2012 Giai đoạn 2013 – 2014, hệ số thanh toán ngắn hạn đạt 0,89, chênh lệch giảm là 0,39 so với năm 2013. Ta thấy Hệ số ngắn hạn của công ty nhỏ và giảm dần xuống mức thấp 1 điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty đang có chiều hướng giảm. Do việc dự trữ hàng tồn kho và các khoản nợ chưa thu được đã làm việc thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ngày càng khó khăn. -Hệ số thanh toán nhanh Năm 2011 hệ số thanh toán nhanh là 1,19 lần tăng 0,7 lần so với năm 2012, năm 2014 hệ số thanh toán giảm xuống còn 0,84 lần và giảm 0,35 lần so với năm 2013 Giai đoạn năm 2013 – 2014, hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm, từ 1,19 lần năm 2013 giảm xuống 0,84 lần vào năm 2014. Xét trên mặt lý thuyết, công ty đang giảm dần về khả năng thanh toán và việc đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn. Vì việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt sẽ gây lãng phí nguồn vốn, giảm giá trị tài sản doanh nghiệp do lạm phát và tiền trượt giá, dẫn đến giảm giá trị tài sản và hiệu quả kinh doanh. -Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời quá thấp, từ năm 2012 đến năm 2013 vẫn giữ nguyên là 0, tuy nhiên ở năm 2014 lại tăng từ 0 lần ở năm 2013 lên 0,5 lần. Điều này cho thấy khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN là rất ít. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính
  • 40. thanh toán nên một lần nữa cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn. -Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho và vòng quay TSLĐ rất cao cho thấy khả năng dễ dàng chuyển đổi thành tiền của các TSLĐ trong công ty. Thêm một lần nữa chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là rất tốt *Nhóm khả năng sinh lời Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Bình quân năm 2013 Bình quân năm 2014 1. Tổng tài sản 14.795 25.047 33.645 19921 29346 2.EBIT 908 1.147 769 3. LNST 649 1.147 769 898 958 4. VCSH 5.855 7.003 7.776 6429 7389,5 5. Doanh thu thuần 12.100 20.411 44.924 6. TSLĐ 4.223 13.452 23.023 8837,5 18237,5 7. TSCĐ 10.537 11.509 10.377 11023 10943 ROI = EBIT/Tổng TS bình quân 5,76% 2,62% ROA = LNST/Tổng TS Bình quân 5,76% 2,62% ROE = LNST/VCSH Bình quân 17,84% 10,41% ROS = LNST/Doanh thu thuần 5,62% 1,71% HLN/TSLĐ = LNST/TSLĐ bình quân 12,98% 4,22% HLN/TSCĐ = LNST/TSCĐ bình quân 10,41% 7,03% * ROS Tình hình giảm lợi nhuận của công ty đang diễn ra trong năm 2014. Chứng tỏ việc sử dụng và quản lý chi phí phát sinh chưa thực sự hiệu quả và tiết kiệm. Doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng phù hợp. Để tạo lợi nhuận cho công ty * ROA ROA có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2014 ROA đạt 2,62% giảm xuống 3,14% so với năm 2013.Điều này chứng tỏ rằng việc kinh doanh của công ty đang ngày càng kém hiệu quả về việc quản lý và điều hành của công ty trong sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần nâng cao chỉ số ROA để có thể cạnh tranh với các công nghiệp cùng ngành. * ROE
  • 41. ROE của công ty khá cao so với chỉ số nghành. Chỉ số chung bình ngành năm 2013 là 9% và năm 2014 là 12%. Tuy năm 2013 chỉ số ROE của công ty cao hơn chỉ số trung bình ngành, nhưng năm 2015 chỉ số ROE của công ty lại thấp hơn trung bình ngành. Theo một số chuyên gia kinh tế, ROE > 20% được coi là phù hợp, so với mốc này ROE của doanh nghiệp cũng được coi là tạm ổn với tình hình công ty. * HLN/TSLĐ = LNST/TSLĐ bình quân Qua phân tích cho thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn cố định của công ty có xu hướng giảm đi và tốc độ giảm mạnh so với khả năng sinh lợi thực sự. Đây là giai đoạn đầu đưa một số tài sản cố định vào sử dụng nên chưa thể khai thác hết công suất của tài sản cố định. * HLN/TSCĐ = LNST/TSCĐ bình quân Năm 2014, quy mô tài sản ngắn hạn tăng mạnh nên lợi nhuận tăng ,khả năng thu hồi nợ tăng lên làm giảm khoản phải thu ngắn hạn nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng lên. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. 3.1- Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp. 3.1.1- Các ưu điểm. Từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã không ngừng nỗ lực phát triển về quy mô và trình độ quản lý ngày càng cao đó là quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty đã chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và trên thị trường quốc tế. Đây quả là sự tiến bộ vượt bậc của tập thể cán bộ công ty. Về bộ máy quản lý công ty đã tổ chức được bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát kỹ thuật, sản xuất đồng thời góp phần vào đảm bảo quản lý và hạch toán chi phí cách tiết kiệm và có hiệu quả, đem lại lợi nhuận ngày càng cao. Về đội ngũ công nhân lao động công ty có khẩu hiệu “ Người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp” điều này phần nào khuyến khích tinh thần lao động và lòng trung thành của họ đối với công ty. Với phương châm chăm lo tốt đời sống và nâng cao thu nhập cho họ sẽ giúp cho năng suất lao động của công ty được nâng lên rất nhiều, đây cũng là một chiến thuật khôn khéo giữ chân người lao động của ban lãnh đạo công ty. Về vốn công ty luôn chủ động được vốn trong sản xuất.
  • 42. Về trang thiết bị của công ty được đánh giá là khá hiện đại và đáp ứng tốt tiêu chuẩn quốc tế của sản phẩm. Bên cạnh đó phải kể tới diện tích sản xuất của công ty khá rộng rãi và thoáng đãng. Công ty đã đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO và được cấp chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14000 đạt tiêu chuẩn ISO về quy trình sản xuất. Về lợi thế vị trí của mình nằm trong thành phố Hưng Yên có tuyến đường rộng rãi, thuận tiện cho việc xin giấy phép và vận chuyển hàng hóa. Nói khái quát lại thì những thành tựu đã đạt được của Công ty may Hưng Long là:  Về những thuận lợi cơ bản: - Qua hơn 8 năm hoạt theo mô hình Công ty cổ phần may Hưng Long II đã làm quen với mô hình quản lý mới và đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định để có thể tồn tại và phát triển trước xu thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt. - Sau một thời gian hoạt động công ty cố phần may Hưng Long II đã có được một hệ thống cơ sở vật chất tương đối khang trang và hiện đại và nhất là tạo được uy tín với khách hàng truyền thống có tính chiến lược cao. - Công ty may Hưng Long II còn có một đội ngũ người lao động có đầy đủ kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết mà nếu tổ chức tốt họ sẽ đáp ứng được yêu cầu hoàn thành những đơn hàng lớn với chất lượng cao. Năm 2015 được đánh giá là năm nhiều thuận lợi đối với doanh nghiệp may nói chung và Công ty May Hưng Long nói riêng:  Về mặt cơ chế chính sách nhà nước, tình hình ngành dệt may thế giới. - Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được ký kết. Đây chính là động lực không nhỏ thúc đẩy ngành dệt may tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. - Thị trường EU là thị trường liên tục được mở rộng về quy mô, khi FTA Việt Nam – EU được ký kết, thuế suất từ 12% về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này, do đó, EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam (DMVN) trong thời gian tới. Dự báo kim ngạch xuất khẩu vào EU sẽ đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2015. + Tương tự, ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ. + Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ hiện chịu thuế suất khoảng 17%-18%, khi TPP được ký kết, thuế suất sẽ giảm dần xuống 0%. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng DMVN vào Mỹ luôn tăng 12-13%/năm, trong khi Mỹ nhập khẩu hàng dệt may của thế giới chỉ tăng 3%, tức là thị phần của DMVN tại thị trường này đang được cải thiện rất tốt. Hơn nữa, DMVN mới chỉ chiếm khoảng 9% tỷ trọng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ. “Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tăng ngoài lợi thế cạnh tranh còn có sự chờ đợi, đón đầu hiệp định TPP của các nhà nhập khẩu. Khả năng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2015 của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2014,... - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan) được ký kết vào đầu năm 2015 sẽ cải thiện đáng kể chính sách thuế, hải quan và tạo sức hấp dẫn lớn với DN. => Như vậy, triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của DMVN năm 2015 khá sáng sủa. Kiên trì với định hướng lựa chọn đơn hàng có kích cỡ trung bình, yêu cầu khó, mang tính thời trang cao nhằm
  • 43. phát huy thế mạnh cạnh tranh về kỹ thuật và tay nghề của người lao động, ngành DMVN đang dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng của dệt may thế giới.  Về thị trường. - Năm 2015 được đánh giá là năm có nhiều thuận lợi về thị trường. Các đơn hàng từ các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan sang Việt Nam để đặt hàng nhằm tránh rủi ro về cơ chế chính sách của các nước xuất khẩu hàng dệt may với khối lượng lớn vào thị trường Mỹ. Chính điều này đã tạo ra những thuận lợi cho công ty trong việc lựa chọn các đơn hàng thuận lợi. - Tuy có những thuận lợi nhất định do các khách hàng truyền thống vẫn duy trì lượng hàng với số lượng ổn định như SWGICUS, TOYOKNIT, H&c, SEYANG,.. Ban giám đốc công ty đã chủ động tìm kiếm các khách hàng mới nhằm đa dạng hóa khách hàng và mặt hàng sản xuất tránh những rủi ro khi các khách hàng truyền thống gặp khó khăn do giảm sản lượng đặt hàng hoặc hết vụ sản xuất.  Về công tác quản lý. - Năm 2015 công tác quản lý được tăng cường thêm bước do có sự chỉ đạo trực tiếp và kịp thời của đồng chí Chủ tịch Hội đồng quản trị, điều này tạo thuận lợi hơn cho Ban giám đốc trong việc xin ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị một cách kịp thời, từ đó có những quyết định sản xuất kinh doanh được kịp thời và chính xác. Các phòng ban chức năng đã hoạt động ổn định, qua đó công tác phục vụ sản xuất được tốt hơn một bước. - Trong năm Ban giám đốc công ty cũng đã tổ chức cho nhiều đoàn cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm về tổ chức sản xuất của một số doanh nghiệp may từ đó rút kinh nghiệm trong việc bố trí lại cách tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng tại công ty, cụ thể đã chuyển các chuyền sản xuất dệt thoi sang mô hình tổ chức chuyền sản xuất theo cụm, theo tổ và với sự tham gia điều hành của các cụm trưởng cho kết quả khả quan. - Nhìn chung công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm và đoàn kết nhất trí cao trong việc điều hành sản xuất. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ công nhân có tay nghề khá, nhiệt tình, hăng say lao động. 3.1.2- Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân. 3.1.2.1- Những điểm còn hạn chế. - Trình độ công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao, trình độ chuyên môn giỏi còn thấp. Dẫn đến năng suất lao động không được như thiết kế, chất lượng không đảm bảo, ảnh hưởng tới rất nhiều tới hiệu suất sản xuất kinh doanh cuẩ doanh nghiệp. - Công ty còn một số máy móc thiết bị đã bị hết thời gian khấu hao. Làm cho hiệu quả sử dụng chung của tài sản cố định thấp. - Công ty chưa chủ động được vấn đề nguyên vật liệu, phụ liệu sản xuất mà toàn bộ phụ thuộc vào khách hàng. Điều này đã làm cho kế hoạch sản xuất của công ty trở nên không giám sát sự cố do khách hàng bố trí kế hoạch sản xuất nhưng nguyên phụ liệu không đồng bộ nên không thể sản xuất được. - Công tác cán bộ quản lý sản xuất cũng còn những tồn tại nhất định do đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất còn chưa chủ động phát huy hết vai trò quản lý của mình, đôi khi còn thụ động trông chờ vào cấp trên. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp phân xưởng chưa đầu tư nhiều cho vấn đề nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm trong quản lý sản xuất để tham mưu lại cho Ban giám đốc công ty. - Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm cũng có những hạn chế nhất định do mặt bằng nhà xưởng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khi quy mô sản xuất đã tăng. - Ngoài ra trong năm, nhà nước cũng tăng mức tiền lương tối thiểu lên 2.750.000 đồng làm tăng chi phí đóng BHXH, góp phần làm tăng chi phí sản xuất.