SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 93
MỤC LỤC
TRANG
1. Lời giới thiệu 2
2. Giới thiệu học phần 4
3. Lý luận chung về Kỹ năng giao tiếp 7
4. Kỹ năng giao tiếp cơ bản 27
5. Hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe 39
6. Tư vấn sức khỏe 53
7. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 62
8. Lập kế hoạch một buổi truyền thông – Giáo dục sức khỏe 82
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 3
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.Số đơn vị học trình: 02
2.Thời lượng: 30 tiết (Lý thuyết: 15; Thực hành: 30)
3. Thời điểm thực hiện: Học kỳ 1 hoặc 2 đối với khóa học có
thời gian đào tạo từ 1-2 năm học.
4. Vị trí của học phần: Kỹ năng giao tiếp – Giáo dục sức khỏe
là học phần chuyên môn trong khối học phần chung trong chương
trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
5. Mục tiêu của học phần: Sau khi học xong học phần Kỹ năng
giao tiếp, học sinh có khả năng đạt được các mục tiêu sau:
Về kiến thức:
1. Định nghĩa được khái niệm giao tiếp; Xác định được vai trò
của giao tiếp, các hình thức, phương tiện giao tiếp; nêu được
các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa của các nguyên tắc trong
giao tiếp đó.
2. Định nghĩa được khái niệm kỹ năng giao tiếp và phân loại
được các kỹ năng giao tiếp.
3. Lập kế hoạch và thực hiện được buổi tư vấn, truyền thông
giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cho người dân tại cộng
đồng
Về kỹ năng
1. Thực hiện một số kỹ năng giao tiếp: kỹ năng làm quen, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thuyết
phục, kỹ năng viết trong giao tiếp.
2. Vận dụng được những kiến thức môn học để giao tiếp hiệu
quả với người bệnh và gia đình họ nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng trong
quá trình học tập và hành nghề
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 4
Về thái độ
1. Người học có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động và
tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống
6. Phân bổ thời gian:
TT Tên bài học
Số tiết
TS LT TH
1 Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp 3 3 0
2 Kỹ năng giao tiếp cơ bản 7 3 4
3 Hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe 6 2 4
4 Tư vấn sức khỏe 10 2 8
5 Truyền thông – giáo dục sức khỏe 13 3 10
6
Lập kế hoạch một buổi truyền thông – Giáo dục
6 2 4
sức khỏe
Tổng cộng: 45 15 30
7. Phương pháp dạy và học: Giáo viên sử dụng kết hợp các
phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai, làm bài tập tình
huống.
8. Số bài kiểm tra: Học sinh có ít nhất 2 bài kiểm tra, trong đó 1
bài kiểm tra thường xuyên và 1 bài kiểm tra định kỳ.
9. Hình thức thi kết thúc học phần: Thi lý thuyết kết hợp thực
hành
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 5
XÁC NHẬN KHOA
Bài giảng môn học/mô đun “Kỹ năng giao tiếp – Giáo dục sức khỏe” đã bám
sátcác nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung
về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun.
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun Kỹ năng giao tiếp-Giáo dục sức
khỏe thay thế cho giáo trình.
Người biên soạn Lãnh đạo Khoa
( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Quang Tĩnh
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Mục tiêu học tập: Sau khi học, học sinh có khả năng:
1. Nói được khái niệm, vai trò và chức năng của giao tiếp.
2. Xác định được một hiện tượng có phải giao tiếp hay không và
thuộc loại giao tiếp nào.
3. Trình bày được tầm quan trọng của giao tiếp của người nhân
viên y tế.
4. Trình bày được các yếu tố của quá trình giao tiếp giữa hai cá
nhân.
5. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tác động qua lại trong giao
tiếp.
6. Trình bày và vận dụng được một số phương tiện và nguyên
tắc giao tiếp trong quá trình học tập, sinh hoạt.
7. Thể hiện giao tiếp phù hợp, đúng mực đảm bảo các nguyên
tắc trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Nội dung
1. Giao tiếp là gì
Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa
con người và con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với người bằng một
hệ thống thông tin chung như lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay hành vi.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 7
Nói một cách khác, giao tiếp là một quy trình có tính tương
tác giữa hai hay nhiều người, bằng lời hay không lời và là một quá
trình của xã hội, nên muốn giao tiếp có hiệu quả, cần phải rèn luyện
thông qua các hoạt động trong xã hội.
2. Vai trò của giao tiếp
- Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và
phát triển xã hội.
- Đối với cá nhân:
+ Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển
bình thường;
+ Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là
các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển;
+ Giao tiếp để đáp ứng nhu cầu của con người;
+ Giao tiếp để trao đổi thông tin thiết lập tình cảm giữa các
cá nhân;
+ Giao tiếp giúp cho con người thích nghi và tồn tại.
3. Chức năng của giao tiếp
- Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho
nhau những thông tin nhất định. Ví dụ như điều dưỡng báo cáo bác sỹ
về diễn biến tình hình của người bệnh trong ca trực…
- Chức năng tổ chức, phối hợp hành động: Trong một tổ chức,
một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện.
Để có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận,
những người này phải thống nhất với nhau. Muốn vậy, họ phải tiếp
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 8
xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ
phận, từng người. Ví dụ hoạt động của kíp mổ trong quá trình phẫu
thuật cho người bệnh…
- Chức năng điều khiển: được thể hiện ở khía cạnh ảnh hưởng
tác động qua lại giữa các cá nhân với nhau theo nhiều cách như thuyết
phục, ám thị, bắt chước. Một người có khả năng lãnh đạo chính là
người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, biết “thu phục lòng
người”, lời nói có “trọng lượng” đối với người khác.
- Chức năng phê bình và tự phê bình: Trong xã hội, mỗi con
người là một “chiếc gương”. Giao tiếp với họ chính là chúng ta soi
mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm,
thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân.
- Chức năng động viên, khích lệ liên quan đến lĩnh vực cảm xúc
trong đời sống tâm lý con người. Một lời khen chân tình được đưa ra
kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm cho
người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm tốt hơn.
- Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ: Tiếp
xúc, gặp gỡ nhau đó là khởi đầu của các mối quan hệ, nhưng các mối
quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có bền chặt hay không,
điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó.
- Chức năng cân bằng cảm xúc: Trong cuộc sống, nhiều khi
chúng ta có những cảm xúc cần bộc lộ, muốn được người khác cùng
chia sẻ như niềm vui, nỗi buồn… Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới
tìm được sự đồng cảm và giải tỏa được các cảm xúc của mình.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 9
- Chức năng hình thành và phát triển nhân cách: Nhờ có giao
tiếp, mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia
nhập vào cộng đồng, phản ánh các mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm
xã hội cũng như nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ,
pháp luật tồn tại trong xã hội từ đó thể hiện thái độ và hành động cho
phù hợp và chuyển chúng thành tài sản riêng của mình.
4. Tầm quan trọng của giao tiếp đối với nhân viên y tế
Trong đời sống hàng ngày việc trao đổi thông tin giữa các cá
nhân với nhau là điều không thể thiếu vì nó là hoạt động thiết yếu của
con người trong xã hội.
Trong công tác của người nhân viên y tế, giao tiếp là hoạt động
tối cần thiết để thiết lập mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình
người bệnh, với cán bộ quản lý và đồng nghiệp.
Cán bộ quản lý,
đồng nghiệp
Nhân viên y tế
Người bệnh và gia đình
người bệnh
Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ đa chiều giữa người cán bộ y tế và
người bệnh, gia đình.
4.1. Giao tiếp với người bệnh
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 10
Giao tiếp của người nhân viên y tế với người bệnh là sự tương
tác có mục đích và có trọng tâm, nhằm vào các nhu cầu của người
bệnh, giúp người bệnh diễn tả được cảm xúc hay các vấn đề liên quan
đến bệnh lý, điều trị hay chăm sóc. Như vậy giao tiếp là:
- Trung tâm của mọi hoạt động chẩn đoán, chăm sóc và điều trị.
- Để thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình khám bệnh,
chữa bệnh và điều dưỡng. Ví dụ: Thu thập thông tin trong giai đoạn
nhận định, tiếp xúc với người bệnh tại giường bệnh khi thực hiện kế
hoạch chăm sóc của người đều dưỡng; giai đoạn hỏi bệnh, khám bệnh
của y, bác sỹ.
4.2. Giao tiếp với người thân của người bệnh
Gia đình, người thân của người bệnh có vai trò khá tích cực
trong quá trình điều trị và chăm sóc họ. Nếu người nhân viên y tế giao
tiếp tốt với đối tượng này thì sẽ có tác động tốt đến người bệnh và kết
quả điều trị. Vì vậy người nhân viên y tế cần phải hiểu hoàn cảnh gia
đình của người bệnh, mối quan hệ và vai trò của người thân, gia đình
với người bệnh để có ứng xử phù hợp với người bệnh trong từng tình
huống khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc cụ thể.
4.3. Giao tiếp với cán bộ quản lý và đồng nghiệp
Muốn hoạt động chăm sóc và điều trị người bệnh có hiệu
quả, các thành viên trong nhóm, khoa, phòng, đơn vị phải có trao đổi
thông tin, chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Hoạt động của nhân viên y tế đòi hỏi phải giao tiếp có hiệu
quả để hỗ trợ cho các kỹ năng chuyên môn khác, vì chỉ qua giao tiếp
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 11
mọi người mới có thể hiểu được các yêu cầu nhiệm vụ do cán bộ quản
lý giao, cũng như hỗ trợ có hiệu quả khi có yêu cầu của đồng nghiệp.
5. Phân loại giao tiếp
Có nhiều cách để phân loại giao tiếp.
- Theo tính chất của tiếp xúc:
+ Giao tiếp trực tiếp: các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với
nhau. Đây là hình thức phổ biến nhất trong đời sống con người.
Ưu điểm: Bên cạnh ngôn ngữ còn có thể sử dụng các phương
tiện phi ngôn ngữ do đó lượng thông tin trao đổi trong giao tiếp
thường phong phú, đa dạng hơn; có thể nhanh chóng biết được ý kiến
của người đối thoại; có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp
thời để đạt mục đích.
Hạn chế: về mặt không gian và dễ bị chi phối bởi các yếu tố
ngoại cảnh.
+ Giao tiếp gián tiếp: là loại giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp
xúc với nhau qua các phương tiện như điện thoại, thư, hoặc người thứ
ba.
Ưu điểm: Ít bị hạn chế bởi không gian, những người ở xa nhau
vẫn có thể giao tiếp được với nhau và cùng một lúc có thể tiếp xúc với
số lượng lớn đối tượng.
Hạn chế: Không thấy được vẻ mặt của người đối thoại, không
biết họ đang làm gì, đang ở trong hoàn cảnh nào cũng như không sử
dụng được phương tiện phi ngôn ngữ.
- Theo qui cách của giao tiếp:
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 12
+ Giao tiếp chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất công vụ,
theo chức trách, nhiệm vụ.
+ Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá
nhân chủ yếu dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân.
-Theo vị thế: Vị thế của một người so với người khác chi phối
hành vi, ứng xử của họ trong giao tiếp.
+ Giao tiếp ở thế mạnh.
+ Giao tiếp ở thế cân bằng.
+ Giao tiếp ở thế yếu.
- Theo số lượng người tham gia
+ Giao tiếp giữa 2 cá nhân.
+ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.
+ Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm.
+ Giao tiếp giữa các nhóm.
6. Quá trình giao tiếp giữa hai cá nhân
Quá trình giao tiếp giữa hai cá nhân có các yếu tố sau:
6.1. Thông điệp
Thông điệp là thông tin mà người gửi muốn chuyển cho
người nhận. Thông điệp có thể tồn tại dưới nhiều dạng: lời, hình ảnh,
âm thanh, chữ viết. Tương ứng với các dạng thông tin khác nhau thì
có các kênh truyền tin thích hợp như: Thuyết trình trực tiếp, sách báo,
truyền hình, điện thoại, thư tín.... Tuy nhiên, chất lượng thông điệp ở
bất cứ dạng nào cũng phải đảm bảo được các phẩm chất như sau:
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 13
a. Chính xác: Dùng đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính
tả, phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt nhưng không vi phạm các
phạm trù về văn hoá, tín ngưỡng.
b. Ngắn gọn, xúc tích: Thông điệp cần được chọn lọc và
diễn đạt ngắn nhất, cơ bản nhất, dễ hiểu nhất.
c. Rõ ràng: Thông điệp cần được sắp xếp mạch lạc. Có thể
minh hoạ để làm rõ nghĩa, sử dụng sự hỗ trợ thích hợp của âm thanh,
màu sắc, hình ảnh, giọng điệu.
d. Đơn giản: Ngôn ngữ sử dụng phải quen thuộc với người
nghe. Cần tránh sử dụng từ hay cụm từ dài; không sử dụng điệp khúc,
như: theo tôi thì...., rằng thì là ...., đúng không....
6.2. Người truyền tin
Trong quá trình giao tiếp, có ba yếu tố quan trọng tác động
đến người nghe là điệu bộ, cử chỉ, giọng điệu và từ ngữ.
6.2.1. Điệu bộ, cử chỉ
Điệu bộ, cử chỉ chính là ngôn ngữ không lời trong truyền
đạt thông tin. Điệu bộ, cử chỉ có thể tạo ra hứng thú hay gây ra căng
thẳng, buồn chán cho người nghe; đồng thời nó cũng thể hiện thái độ
của người nói đối với người nghe.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 14
Hình 2: Sơ đồ mô hình giao
tiếp 6.2.2. Giọng điệu
Tiêu chuẩn hàng đầu của giao tiếp hiệu quả là giọng điệu
rõ ràng, mạch lạc và có ngữ điệu được thay đổi theo ngữ cảnh và nội
dung nhằm tránh sự buồn chán cho người nghe. Những người có khả
năng hùng biện là những người biết khai thác và sử dụng giọng điệu
khác nhau để gây hứng thú. Giọng đều đều dễ tạo ra cảm giác buồn
ngủ, không năng động, không kích thích tính tích cực ở người nghe.
Ngược lại, Giọng the thé lại không gây được thiện cảm, và làm cho
bài trình bày trở nên khô cứng và không thuyết phục. Âm lượng lời
nói cũng góp phần quan trọng và nó phải phù hợp với số lượng người
nhận thông tin, ngữ cảnh và môi trường truyền tin để đảm bảo mọi
người đều có thể nghe thấy và cảm nhận được các thông điệp.
6.2.3. Từ ngữ
Từ ngữ diễn đạt cần chính xác, rõ ràng và phù hợp với
trình độ của người nghe. Tuỳ vào đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 15
(ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói), nội dung cần truyền đạt (ngôn ngữ
phổ thông, hay ngôn ngữ khoa học) và tuỳ theo đặc điểm của đối
tượng nhận tin mà người phát tin có những điều chính cho phù hợp.
6.3. Người nhận tin
Các đặc điểm của người nhận tin như: giới, tuổi, nghề
nghiệp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, trình độ văn hoá, nới cư ngụ, nhu
cầu, thị hiếu đối với vấn đề giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin. Các đặc điểm về môi
trường, thời điểm xảy ra giao tiếp và các yếu tố khác như tiếng ồn,
tính nhạy cảm của chủ đề giao tiếp... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng giao tiếp. Nếu không có sự am hiểu về các yếu tố kể trên,
có thể dẫn tới việc truyền tin bị sai lệch hoặc gây ra các phản hồi tiêu
cực của người nhận tin.
Một yêu cầu quan trọng là người nhận tin phải sẵn sàng
nhận thông điệp và giải mã được, cảm nhận được để có thể hiểu được
chính xác thông điệp được truyền tới.
6.4. Kênh truyền thông
Thông điệp được truyền (chuyển tải) bằng một kênh (hay
phương tiện) nối người truyền tin với người nhận tin. Ví dụ: Thông tin
bằng lời nói hay bằng chữ viết có thể được chuyển tải qua máy vi tính,
fax, điện tín điện thoại hay truyền hình...
6.5. Phản hồi
Qua trình trao đổi thông tin là quá trình tương tác hai
chiều. Do vậy, để đảm bảo giao tiếp một cách hiệu quả, người nhận
thông tin cần phải phản hồi lại nhằm giúp người truyền tin xác định
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 16
được thông tin mà người nhận tin có được có phải là thông tin mà
mình muốn truyền đạt hay không, và ngược lại người truyền tin luôn
luôn phải tìm cách để thu thập được thông tin phản hồi từ người nhận
tin một cách thường xuyên và chính xác; qua đó người truyền tin có sự
điều chỉnh thông tin sao cho phù hợp với đối tượng nhận tin.
6.6. Nhiễu thông tin
Giao tiếp thường bị ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu từ
người truyền tin hay người nhận tin hoặc do kênh truyền thông, ví dụ:
- Môi trường ồn ào có thể làm cho tư tưởng bị phân tán
- Dùng một kí hiệu sai khi mã hoá hoặc hiểu sai kí hiệu khi
giải mã.
- Kênh thông tin bị lỗi kỹ thuật như trong hệ thống điện
thoại
- Yếu tố tâm lý (ví dụ như lơ đãng khi nhận tin, cảm giác
vui, buồn cũng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp....)
- Ý kiến thiên lệch làm hiểu sai lệch thông điệp.
6.7. Hoàn thiện quá trình giao tiếp giữa các cá nhân
Trong giao tiếp có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào
người phát và người nhận. Theo các nhà giao tiếp học, để nâng cao
hiệu quả của quá trình giao tiếp, người phát và người nhận cần chú ý
đến sáu vấn đề được thể hiện trong sáu chữ: what (cái gì), why (tại
sao), who (với ai), when (bao giờ), where (ở đâu), và how (bằng cách
nào, như thế nào).
7. Ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 17
Sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau trong giao tiếp được biểu hiện
dưới nhiều hình thức đa dạng như lây lan cảm xúc, ám thị, bắt
chước… Đây là một quá trình phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó có cả đặc điểm của người tiếp nhận tác động.
Lây lan cảm xúc: là sự chuyển tỏa trạng thái cảm xúc từ người
này sang người khác. Ví dụ một người trong cơ quan có tâm trạng xấu
cũng có thể làm cho không khí cả cơ quan ảm đạm, nặng nề.
Ám thị: là dùng lời nói, việc làm, cử chỉ, đồ vật tác động vào
một người hay một nhóm người, làm cho họ tiếp nhận thông tin thiếu
sự kiểm tra, phê phán.
Áp lực nhóm: Trong giao tiếp nhóm, khi một người hoặc một số
người có ý kiến trái với ý kiến của đa số thì những người này thường
phải chịu một áp lực tâm lý gọi là áp lực nhóm. Dưới áp lực này,
những người đó có xu hướng thay đổi ý kiến của mình và chấp nhận ý
kiến của đa số.
Bắt chước: là mô phỏng, lặp lại hành vi, cách ứng xử, cử chỉ,
điệu bộ, cách suy nghĩ của người khác.
8. Phương tiện giao tiếp
Để giao tiếp với nhau, con người phải sử dụng các phương tiện
nhất định, gọi là phương tiện giao tiếp. Các phương tiện này rất phong
phú và đa dạng, nhưng có thể chia thành hai loại: ngôn ngữ và các
phương tiện phi ngôn ngữ.
8.1. Ngôn ngữ
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 18
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nào đó
để giao tiếp và tư duy. Cụ thể hơn là lời nói hoặc câu viết của chúng
ta. Nó là phương tiện giao tiếp chủ yếu ở con người. Trong giao tiếp
chúng ta cần chú ý đến tất cả các yếu tố của ngôn ngữ: nội dung, ngữ
pháp, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn
ngữ…
8.1.1. Nội dung của ngôn ngữ
Nội dung của ngôn ngữ là nghĩa của từ mà chúng ta nói hay viết,
ý mà chúng ta chuyển đến người nghe hay người đọc.
Trong giao tiếp, cần lưu ý:
- Một từ có thể có vài nghĩa khác nhau, xong trong mỗi tình
huống cụ thể, nó thường dùng với một nghĩa xác định cần nắm
được tình huống giao tiếp để hiểu đúng lời của người khác.
- Ngôn ngữ được dùng để chuyển tải ý của chúng ta, tức là ý cá
nhân, nhiều khi ý này không trùng với “nghĩa thật” của từ mà ta dùng.
Mặt khác cùng một từ, một câu có thể gây ra những phản ứng, cảm
xúc không giống nhau ở những người khác nhau hiểu được ý cá
nhân là cơ sở của sự hiểu biết lẫn nhau, sự đồng cảm giữa các chủ thể.
8.1.2. Phát âm, giọng nói, tốc độ nói
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, việc người nói phát âm có
chuẩn hay không, có rõ ràng hay không, giọng nói của họ thế nào, tốc
độ nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá
trình giao tiếp.
8.1.3. Phong cách ngôn ngữ
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 19
Phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua lối nói, lối viết, tức là
cách dùng từ ngữ để diễn đạt ý trong giao tiếp. Có nhiều phong cách
ngôn ngữ khác nhau, tùy theo tình huống giao tiếp mà ta lựa chọn cho
phù hợp:
- Lối nói thẳng
- Lối nói lịch sự
- Lối nói ẩn ý
- Lối nói mỉa mai, châm chọc
8.2. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm: ánh mắt, nét mặt,
nụ cười, trang phục, trang điểm, trang sức, khoảng cách, động tác, tư
thế… Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường hỗ trợ, bổ sung
cho phương tiện ngôn ngữ. Tuy nhiên không hiếm khi chúng giữ vai
trò chủ đạo.
Sử dụng giao tiếp không lời để biểu lộ cảm xúc và thái độ
thông qua hành vi và cử chỉ bao gồm:
- Ánh mắt: Phản ánh những tâm trạng, cảm xúc của con
người như biểu lộ sự vui, buồn, yêu thương, sợ hãi, lo lắng... Để sử
dụng mắt trong giao tiếp có hiệu quả cần lưu ý:
+ Nhìn thẳng vào người đối thoại.
+ Không nhìn chăm chú vào người khác.
+ Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc
không thèm để ý.
+ Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm.
+ Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 20
- Nét mặt: Biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người. Là
yếu tố thường được người khác chú ý quan sát, góp phần tạo nên hình
ảnh của chúng ta trong mắt người khác.
- Nụ cười: Chứa đựng nhiều nội dung phong phú không chỉ
biểu lộ thái độ, tình cảm mà cả những nét tính cách nhất định. Có
nhiều nụ cười khác nhau và không phải nụ cười nào cũng tốt. Nụ cười
phải tự nhiên, chân thành thì mới có hiệu quả. Trong các kiểu cười,
mỉm cười là kiểu cười tốt nhất phù hợp với nhiều tình huống giao tiếp.
Cần tránh kiểu cười hô hố, cười ha hả, cười ré lên ở nơi công cộng,
cười mỉa mai, cười nhạt, cười lẳng lơ, cười vô nghĩa.
- Ăn mặc: Thể hiện khiếu thẩm mỹ, văn hoá giao tiếp, thái
độ của chúng ta đối với người khác và công việc. Tại công sở, việc
chúng ta ăn mặc nghiêm túc, lịch sự cho mọi người thấy chúng ta là
con người có lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, coi trọng công
việc.
- Trang điểm và trang sức: Là vấn đề quan trọng và tinh tế
trong giao tiếp không thể xem thường, nhất là đối với nữ.
- Tư thế và động tác: tư thế đi, đứng, ngồi, các động tác, cử
chỉ... không chỉ thể hiện được vẻ đẹp bề ngoài mà biểu hiện thái độ và
tính cách nhất định.
Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi
ưỡn ra phía trước một chút. Tư thế đứng đẹp là thư thế đứng thẳng
người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía trước, ngực thẳng, hai
tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay giữa
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 21
hơ chạm vào quần; nhìn một bên, từ mép tai cho đến mắt cá chân phải
là một đường thẳng.
Khi ngồi phải có tư thế đứng đắn, thoải mái, tự nhiên, thanh
thản. Trong giao tiếp chính thức không nên ngồi choán hết chỗ, không
nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng. Nếu ngồi lâu, cảm thấy
mệt có thể tựa lưng nhưng không được duỗi thẳng chân ra theo kiểu
nửa nằm, nửa ngồi. Tay để lên tay vịn của ghế hoặc đùi hoặc lên bàn ở
phía trước; hai chân nên khép lại hoặc chỉ để hở một chút, nam giới có
thể bắt chéo chân nhưng không ghếch chân quá cao, không rung chân;
nữ giới có thể gác bàn chân lên nhau nhưng không được duỗi thằng ra
phía trước.
Các cử chỉ động tác làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp
dẫn, lôi cuốn hơn nhưng nó phải tự nhiên, hợp lý. Tránh các động tác:
đưa ngón tay chỉ chỉ, trỏ trỏ, đặc biệt chỉ vào mặt người khác; gác đầu
gối và chĩa mũi chân vào phía người đối thoại; ngáp, vươn vai; rung
đùi, bỏ tay vào túi quần...
- Khoảng cách giao tiếp: Đòi hỏi sự tinh tế, nhạy cảm
trong giao tiếp. Ví dụ khoảng cách thân mật từ 0,0 - 0,45m, khoảng
cách cá nhân từ 0,45 - 1,2m... Khi tiến hành giao tiếp cần lưu ý chọn
khoảng cách cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ, mục đích
giao tiếp và nền văn hóa. Trong quá trình giao tiếp nên linh hoạt thay
đổi khoảng cách cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
9. Nguyên tắc giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 22
9.1. Nguyên tắc ABC
A (Accuracy): Chính xác: Ai; cái gì; khi nào; ở đâu; như
thế nào.
B (Brevity): Ngắn gọn: Câu đơn; mỗi câu 1 ý.
C (Clarity): Rõ ràng: Không dùng từ đa nghĩa; không diễn
đạt có thể gây hiểu lầm.
9.2. Nguyên tắc 5C
 Rõ ràng (Clear)

 Hoàn chỉnh (Complete)

 Ngắn gọn, súc tích (Concise)

 Chính xác (Correct)

 Lịch sự (Courteous)
9.3. Nguyên tắc 7C
 Rõ ràng – Clear

 Ngắn gọn – Concise

 Chính xác – Correct

 Hoàn chỉnh – Complete

 Nhất quán – Consistency

 Lịch sự - Courteous

 Cẩn trọng - Cautious
9.4. Nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống
1. Luôn quan tâm đến con người;
2. Trong giao tiếp phải biết tôn trọng người khác;
3. Hãy đặt mình vào vị trí đối tác để cư xử cho đúng
mực;
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 23
4. Biết cách tìm ưu điểm của người khác để động viên,
khuyến khích người ta vươn lên, khẳng định mình;
5. Nên dùng cách nói tế nhị, có lý, có tình, tránh dùng
cách nói vỗ mặt, sỗ sàng.
6. Không nên chạm vào lòng tự ái của người khác;
7. Tránh dùng cách nói mỉa mai;
8. Đôi khi nên dùng cách nói triết lý để giảm bớt bất
hạnh;
9. Xử lý công việc phải thấu tình đạt lý;
10. Luôn giữ chữ tín trong hoạt động nghề nghiệp cũng
như trong cuộc sống;
9.5. Các chuẩn mực giao tiếp xã hội
1. Tự trọng nhưng phải tôn trọng người khác;
2. Tin tưởng nhưng không cả tin;
3. Biết cách thể hiện mình, nhưng không nên hạ thấp
người khác;
4. Bộc trực, thẳng thắn nhưng không cẩu thả, bừa bãi;
5. Khiêm tốn nhưng không giả dối;
6. Cẩn thận nhưng không quá cầu kỳ, rập khuôn;
7. Hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng không phải gặp đâu nói
đấy, nói thiếu suy nghĩ;
8. Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác;
Lượng giá
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 24
1. Thế nào là giao tiếp? Giao tiếp có vai trò gì đối với cá nhân và
đối với xã hội?
2. Liệt kê tên các chức năng của giao tiếp?
3. Nêu tầm quan trọng của giao tiếp đối với người nhân viên y
tế?
4. Nêu cách phân loại giao tiếp?
5. Vẽ sơ đồ mô hình giao tiếp?
6. Thế nào là thông điệp? thông điệp tồn tại dưới hình thức nào?
nêu phẩm chất của một thông điệp tốt?
7. Trình bày sự ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp?
8. Nêu nội dung cơ bản của phương tiện ngôn ngữ trong giao
tiếp?
9. Nêu nguyên tắc ABC, nguyên tắc 7C trong giáo tiếp?
10. Nêu nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống và các chuẩn mực
giao tiếp xã hội?
11. Có người cho rằng, trong lĩnh vực chuyên môn không cần
rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Bạn nghĩ ý kiến này như thế nào? tại sao?
12. Người Ý có câu "ai không có sẵn tiền trong túi thì cần có sẵn
mật ngọt ở trong miệng", còn cha ông ta có câu "mồm miệng đỡ chân
tay". Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?
13. Một chủ cửa hàng đã nghĩ ra thủ thuật sau để bán lô hàng ế
ẩm của mình. Ông huy động một số nhân viên từ các bộ phận khác
đến xếp hàng trước cửa hàng để chờ mua hàng. Những nhân viên đã
mua được hàng bước ra khỏi cửa hàng với vẻ mặt đầy phấn khởi.
Người qua đường thấy vậy cũng dừng lại, tụ tập trước cửa hàng của
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 25
ông mỗi lúc một đông. Người mua một bộ, người mua hai bộ. Bằng
cách đó chỉ trong 1 ngày ông đã bán hết lô hàng ế bấy lâu.
Hỏi thủ thuật ông chủ cửa hàng dùng ở trên biểu hiện hình
thức nào của sự tác động qua lại trong giao tiếp? Tại sao?
14. Ghép các tình huống ở cột A cho phù hợp với loại hình giao tiếp ở cột B.
A B
A. Người trưởng khoa đang chủ trì 1. Trực tiếp
giao ban đầu giờ sáng 2. Gián tiếp
B. Người thủ trưởng viết thư thăm 3. Chính thức
hỏi, động viên một nhân viên đang nằm 4. Không chính thức
viện. 5. Giữa các cá nhân
C. Cán bộ khoa ngoại bệnh viện X 6. Giữa cá nhân và
cùng nhau đi tắm biển ở Cửa Lò. nhóm
D. Sau giờ làm việc trưởng khoa 7. Nhóm
gặp gỡ, trao đổi riêng với H. 8. ở thế mạnh
E. Lễ ăn hỏi của Tuấn và Lan 8. ở thế yếu
9.ở thế cân bằng
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 26
KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN
Mục tiêu học tập: Sau khi học, học sinh có khả năng:
1.Trình bày được nội dung cơ bản của một số kỹ năng trong giao
tiếp.
2. Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp phù hợp với tình
huống trong quá trình sinh hoạt và học tập.
3. Thể hiện sự nghiêm túc, chu đáo, lịch sự trong quá trình giao
tiếp đối với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân, bệnh nhân và cộng
đồng.
Nội dung
Giao tiếp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Muốn
thành công trong giao tiếp cần nắm vững những kiến thức cơ bản
trong lĩnh vực này đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó
vào thực tiễn giao tiếp của mình và không ngừng trau dồi, rèn luyện
để đạt đến mức nghệ thuật. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản là lắng nghe,
đặt câu hỏi, thuyết phục, viết, đọc và tóm tắt văn bản.
1. Lắng nghe hiệu quả
Lắng nghe là tập trung vào việc phản ánh một loại âm
thanh nào đó, các âm thanh khác bỏ ngoài tai. Để lắng nghe hiệu quả,
ngoài việc chú ý hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố cản trở, chúng ta
còn phải biết tạo không khí bình đẳng, thân mật, thoải mái, biết gợi
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 27
mở để người đối thoại trút bầu tâm sự; biết tỏ ra quan tâm và thông
cảm với họ, biết phản hồi một cách thích hợp.
Lắng nghe tích cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao
tiếp. Chỉ có lắng nghe tích cực, mới hiểu được những điều ẩn chứa
phía sau các lời nói, cử chỉ hay biểu hiện của đối tượng.
Lắng nghe tích cực đòi hỏi người nghe không những phải
nghe, mà còn phải quan tâm đến điệu bộ, các thay đổi âm điệu trong
lời nói và phải hiểu cho được những điều không thể nói ra được.
Các yếu tố cản trở đến quá trình lắng nghe:
- Tốc độ tư duy cao hơn nhiều tốc độ nói nên khi trình bày vấn
đề nào đó bạn cần đi thẳng vào vấn đề và nói một cách ngắn gọn,
không nên nói quá chậm làm lãng phí thời gian và dễ làm người nghe
mất tập trung.
- Sự phức tạp của vấn đề: Trước một vấn đề phức tạp, đặc biệt
khi vấn đề đó ít liên quan đến chúng ta, chúng ta thường bỏ ra ngoài
tai, không chú ý lắng nghe nữa.
- Sự thiếu luyện tập
- Sự thiếu kiên nhẫn: khi nghe người khác nói chúng ta thường
bị kích thích, nghĩa là chúng ta có những ý kiến đáp trả lại và muốn
nói ngay ra ý kiến đó nếu không biết kìm chế, không biết kiên nhẫn
nghe người khác nói.
- Sự thiếu quan sát bằng mắt: Trong giao tiếp, 80% lượng thông
tin được truyền đi qua các phương tiện phi ngôn ngữ vì vậy muốn lắng
nghe hiệu quả chúng ta phải dùng cả các giác quan, đặc biệt là mắt để
nắm bắt tất cả thông tin mà người đối thoại phát đi.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 28
- Những thành kiến, định kiến tiêu cực: Khi chúng ta có thành
kiến, định kiến về người đối thoại hoặc về vấn đề mà người đối thoại
đang trình bày thì chúng ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết quả lắng
nghe của chúng ta.
- Những thói quen xấu khi lắng nghe: lười suy nghĩ, cắt ngang
lời người nói, giả vờ chú ý, đoán trước ý người nói, phân tán tư
tưởng…
Để lắng nghe hiệu quả cần:
- Ngồi thoải mái, ngang tầm, đối diện với đối tượng.
- Giữ một thái độ bình đẳng, cởi mở.
- Hơi nghiêng về phía đối tượng.
- Duy trì tiếp xúc bằng mắt vừa phải với đối tượng.
- Sử dụng các cử chỉ, động tác đáp ứng như gật đầu, động
tác tay… cần tránh những động tác biểu lộ sự không chú ý như bẻ tay,
dùng ngón tay mân mê một vật gì đó…
- Sử dụng kỹ năng gợi mở, khuyến khích người đối thoại trút
bầu tâm sự như: tỏ ra am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với người
đối thoại; chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và
cả cử chỉ và điệu bộ…
2. Kỹ năng đặt câu hỏi
Trong giao tiếp, câu hỏi có vị trí quan trọng. Có nhiều loại câu
hỏi, tùy theo mục đích và tình huống giao tiếp mà chọn cách hỏi cho
phù hợp.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 29
2.1. Dùng câu hỏi để thu thập thông tin
Để thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác cần:
Khơi gợi hứng thú ở người đối thoại: tức là làm cho việc cung
cấp thông tin trở thành niềm vui của họ. Để làm được việc này bạn
cần thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự và tỏ ra biết ơn người đối thoại
về những gì họ cung cấp, để họ cảm thấy vui vì đã làm được một việc
thiện. Ngoài ra, cần thực hiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
Nên bắt đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời: Thường thì ai cũng
thích trả lời đúng, vì vậy việc bạn mở đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời
sẽ làm người đối thoại cảm thấy thoải mái, tự tin và muốn trả lời
những câu hỏi tiếp theo của bạn. Câu hỏi dễ trả lời là câu hỏi mà
người được hỏi có sẵn thông tin, có thể lựa chọn nhiều thông tin khác
nhau cho câu trả lời của mình và không đụng chạm đến những vấn đề
tế nhị, hay “vấn đề khó nói”
Các loại câu hỏi:
- Câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp
Câu hỏi trực tiếp là câu hỏi thẳng vào vấn đề mà bạn quan tâm.
Ví dụ: Bạn thích trà hay cà phê?...Ưu điểm của câu hỏi trực tiếp là thu
thập thông tin nhanh, trong một số tình huống nó làm đối tượng bị bất
ngờ và bật ra câu trả lời trung thực. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là
dễ để lộ mục đích của bạn và trong một số trường hợp nó thiếu tế nhị,
dễ làm người đối thoại không hài lòng, nghi ngờ.
Câu hỏi gián tiếp là câu hỏi về một vấn đề khác nhưng qua câu
trả lời của người đối thoại có thể suy ra vấn đề cần biết. Ví dụ bạn
muốn biết A có thích công việc mà bạn giao cho không, nếu hỏi thẳng
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 30
“anh có thích công việc đó không?” thì dễ bị A nghi ngờ rằng bạn cho
là A không thích và sẽ trả lời đối phó. Nếu bạn hỏi “trong công việc
đó, điều gì làm anh thích thú nhất?” sẽ tốt hơn nhiều.
- Câu hỏi gợi mở: là loại câu hỏi chỉ nêu đề tài chứ không hề gợi
ý nội dung trả lời. Ví dụ “Anh có cảm tưởng gì về những con người
đó?”. Câu hỏi gợi mở thường được dùng ở phần đầu cuộc gặp gỡ
nhằm khuyến khích người đối thoại vì đây thường là câu hỏi dễ, người
đối thoại tự quyết định nên nói gì. Dùng câu hỏi gợi mở thường thu
thập được nhiều thông tin, vì nó khuyến khích họ cung cấp tất cả
những gì họ có vấn đề mà bạn nêu ra.
- Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời,
người được hỏi chỉ cần chọn một trong các phương án đó. Ví dụ “Bà
có bị sốt không?”…
- Câu hỏi mở là câu hỏi không có các phương án trả lời trước,
thường phải mô tả, diễn giải về điều ta muốn hỏi nên sẽ thường bắt
đầu bằng tại sao, làm thế nào để ... người trả lời có thể thoải mái trả
lời theo ý mình do đó thông tin thu được phong phú và đa dạng.
- Câu hỏi chuyển tiếp: là câu hỏi được dùng để chuyển sang một
vấn đề khác theo chủ ý của người hỏi. Ví dụ “Thế còn vấn đề vận
chuyển thì sao?”…
- Câu hỏi tóm lược ý: là loại câu hỏi dùng để tóm tắt lại chúng ta
hiểu về điều người đối thoại nói. Nó thường có dạng: “Theo tôi hiểu
thì ý anh là … có phải không?”. Câu hỏi này giúp ta kiểm tra xem
mình hiểu có đúng ý người đối thoại hay không. Nếu không, họ sẽ đưa
tiếp những thông tin khác để đính chính, bổ sung.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 31
2.2. Dùng câu hỏi với các mục đích khác
- Dùng câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc
- Dùng câu hỏi kích thích và định hướng tư duy
- Dùng câu hỏi để đưa ra một đề nghị
- Dùng câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác
- Dùng câu hỏi để kết thúc vấn đề
3. Kỹ năng thuyết phục
Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm
cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo.
Để thuyết phục có hiệu quả bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Tạo không khí bình đẳng
- Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại
- Khi trình bày ý kiến của mình thì: lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và
có cơ sở; lời nói phải ngắn gọn và có trọng tâm, không nên dài dòng,
tràn lan. Ngôn ngữ và cách lập luận phải phù hợp với trình độ nhận
thức của người đối thoại; lời nói phải nhã nhặn, ôn tồn, lịch sự; phải
biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến của người đối thoại, biết
thừa nhận cái sai trong ý kiến của mình mà người đối thoại đã chỉ ra;
cần phải tác động đồng thời đến cả nhận thức, tình cảm, ý chí của
người đối thoại.
Tóm lại, thuyết phục là một nghệ thuật, không phải cứ có lý lẽ
là người khác sẽ nghe theo bạn. Ngoài lỹ lẽ vững chắc, bạn cần phải
biết đưa lý lẽ của mình khi nào, thể hiện chúng như thế nào cho hiệu
quả. Muốn vậy, bạn phải nghiên cứu tâm lý của người đối thoại, nắm
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 32
được những mâu thuẫn, những dao động ở họ. Trong quá trình thuyết
phục, lời lẽ của bạn phải dứt khoát, tự tin đồng thời cũng phải biết kết
hợp nhuần nhuyễn với các phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ để vừa
tăng tác động của lời nói, vừa làm giảm sự đối đầu, tăng cường xu
hướng hợp tác ở người đối thoại.
4. Kỹ năng thuyết trình
Thuyết trình hay diễn thuyết là nói chuyện trước nhiều người về
một vấn đề nào đó một cách có hệ thống.
Các bước thuyết trình:
4.1. Chuẩn bị
Đứng trước nhiều người và nói chuyện với họ đôi khi căng
thẳng, e ngại, lúng túng ngay cả khi đối với những người diễn thuyết
chuyên nghiệp. Do vậy, để tự tin và hạn chế lúng túng cần chuẩn bị
chu đáo.
+ Đánh giá đúng bản thân: Khi nói chuyện về một vấn đề nào đó
bạn cần cân nhắc xem bạn có am hiểu vấn đề, có đủ thông tin để trình
bày không? Con người và cương vị của bạn có được người nghe chấp
nhận không vì tầm quan trọng của vấn đề phải ngang tầm với người
diễn thuyết.
+ Tìm hiểu người nghe: Bài nói chuyện phải lấy người nghe làm
trung tâm nên cần tìm hiểu đối tượng nghe là ai, giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, tín ngưỡng, nhu cầu, sở thích … để chuẩn bị bài nói cho
phù hợp.
+ Xác định mục đích và mục tiêu bài nói chuyện.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 33
+ Chuẩn bị bài nói chuyện: Bài nói chuyện cần được chuẩn bị
một cách chu đáo. Bạn có thể thảo sẵn bài nói chuyện ra giấy, hoặc
lập đề cương chi tiết các ý cần trình bày và những dẫn chứng, số liệu
để minh họa cho mỗi ý. Nếu là nói chuyện lần đầu thì cần phải tập
trước.
Một bài nói chuyện thường có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết
luận.
Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề và thu hút sự chú ý
của người nghe. Có nhiều cách mở đầu như
Dẫn nhập trực tiếp: Nêu thẳng chủ đề và mục đích của bài nói
chuyện, các vấn đề chính sẽ được trình bày. Ưu điểm: đơn giản, hiệu
quả, tiết kiệm thời gian, người nghe nhanh chóng nắm bắt được chủ đề
và những vấn đề chính của bài nói chuyện.
Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi: đặt ra những câu hỏi ngay ở
phần mở đầu để làm người nghe phải suy nghĩ đến chủ đề bài nói
chuyện. Ưu điểm: thu hút sự chú ý của người nghe và kích thích họ
suy nghĩ theo một hướng nhất định tạo thuận lợi cho cho việc tiếp thu
nội dung bài nói chuyện.
Dẫn nhập theo lối kể chuyện: Người nói chuyện từ từ đưa người
nghe đến với chủ đề của bài nói chuyện bằng cách nhắc lại một sự
kiện trong quá khứ có liên quan đến chủ đề. Các này tuy hơi rườm rà
nhưng hấp dẫn, lôi cuốn, không đột ngột mà đưa người nghe vào câu
chuyện một cách tự nhiên.
Dẫn nhập tương phản: Bắt đầu bằng việc nhấn mạnh một mâu
thuẫn nào đó để gây chú ý. Cách này thường sử dụng trong những tình
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 34
huống có nhiều thử thách và người nói chuyện muốn kêu gọi người
nghe huy động sức mạnh của mình, đoàn kết, nhất trí để vượt qua thử
thách
Ngoài ra còn nhiều cách dẫn nhập khác. Tùy theo tình huống mà
chọn cách mở đầu cho phù hợp song cần lưu ý:
- Mở đầu dài quá dễ làm giảm hứng thú của người
nghe.
- Tránh mở đầu không ăn nhập với nội dung bài nói
chuyện.
- Tránh mở đầu thiếu tự tin.
Phần nội dung: Phải đưa ra được các ý chính, phân tích, chứng
minh để làm rõ vấn đề bạn muốn trình bày qua đó thể hiện được ý
tưởng của bạn. Khi chuẩn bị phần này, bạn cần lưu ý:
- Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
- Khi chuyển ý cần có cụm từ liên kết thích hợp.
- Không nên nói chung chung mà phải đưa ra được
những ví dụ, số liệu cụ thể để đảm bảo tính thuyết phục.
- Tùy theo tính chất buổi nói chuyện, có thể thêm
những câu chuyện vui, khôi hài để làm không khí đỡ căng
thẳng.
Phần kết: Cần chốt lại những điểm then chốt của bài nói chuyện
và tùy theo tính chất, mục đích buổi nói chuyện mà đưa lời chúc
mằng, lời kêu gọi hoặc đề ra nhiệm vụ tương lai… và đừng quan cảm
ơn người nghe.
4.2. Tiến trình thuyết trình
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 35
Khi tiến hành nói chuyện, bạn cần chú ý:
- Ăn mặc phù hợp với buổi nói chuyện.
- Khi lên bục nói chuyện phải thể hiện được dáng đi
đường hoàng, tự tin.
- Đứng trên bục cần đứng thẳng người với tư thế tự
nhiên, không bỏ tay vào túi quần, mắt nhìn thẳng xuống
người nghe, ánh mắt nhẹ nhàng, tôn trọng và quan tâm.
- Trước khi bắt đầu nói chuyện cần tự giới thiệu về
mình một cách ngắn gọn.
- Nói to, rõ ràng, đủ cho người ngồi xa nhất cũng có
thể nghe thấy.
- Cần thay đổi tốc độ, nhịp độ nói.
- Trong quá trình trình bày thường xuyên đưa mắt bao
quát những người có mặt trong phòng.
- Cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ khác một
cách tự nhiên, thích hợp.
- Có thể đi lại khi nói chuyện song không nên rời khỏi
tầm nhìn của một nhóm người nghe nào đó quá lâu.
4.3. Kết thúc bài thuyết trình
Cần biết kết thúc bài nói chuyện đúng lúc. Khi đã dùng tới cụm
từ “cuối cùng…” thì có nghĩa chỉ vài phút nữa phải kết thúc.
Trong trường hợp cần thiết, bạn nên dành một ít thời gian để giải
đáp những ý kiến, câu hỏi của người nghe.
5. Kỹ năng viết
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 36
5.1.Chuẩn bị
- Xác định chủ đề chung của văn bản
- Nghiên cứu các tài liệu cần thiết
- Lập dàn ý cho văn bản:
+ Xác định các ý lớn
+ Xác định các ý nhỏ trong mỗi ý lớn
+ Sắp xếp các ý
5.2.Giai đoạn viết
Mỗi văn bản thường có 3 phần: mở đầu, phần khai triển và kết
luận.
Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề chung và thu hút sự
chú ý của người đọc do vậy cần viết ngắn gọn, rõ ràng.
Phần khai triển, bạn lần lượt đưa ra và phát triển các ý theo dàn
ý đã lập. Phần này có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn dài ngắn khác
nhau. Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu gắn kết với nhau trên cơ
sở một ý nhất định.
Phần kết thường được viết theo một trong hai cách sau:
- Tóm lược lại những vấn đề chính được trình bày
trong văn bản.
- Diễn giải lại chủ đề của văn bản.
Lượng giá
1. Thế nào là lắng nghe hiệu quả? nêu các yếu tố cản trở đến quá
trình lắng nghe?
2. Để lắng nghe hiệu quả chúng ta cần làm gì?
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 37
3. Nêu các loại câu hỏi để thu thập thông tin? cho ví dụ?
4. Viết 5 câu hỏi đóng, 5 câu hỏi mở để khai thác các triệu
chứng của một bệnh nhân bị đau bụng hoặc bị ho, sốt hoặc bị tiêu
chảy? (các câu hỏi không được trùng lặp nội dung).
5. Muốn thuyết phục có hiệu quả bạn cần lưu ý những gì?
6. Thuyết trình là gì? nêu những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị
thuyết trình?
7. Nêu những điểm cần chú ý khi tiến hành thuyết trình?
8. Nêu các bước chuẩn bị viết một văn bản và các phần của một
văn bản.
9. Bà Giàng Thị Mẩy bị ho, sốt 2 ngày nay đến trạm y tế khám
được y, bác sỹ chẩn đoán viêm họng và kê đơn thuốc uống. Bà Mẩy
đề nghị y, bác sỹ tiêm cho bà vì bà nghĩ chỉ có tiêm thì bệnh mới
nhanh khỏi. Là nhân viên y tế, bạn hãy thuyết phục để bà Mẩy yên
tâm dùng thuốc uống mà không cần phải tiêm.
10. Bạn hãy tiến hành viết một bài để tuyên truyền cho người
dân về vệ sinh gia đình hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc về một
bệnh thường gặp phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã trong thời
gian 3 - 5 phút.
11. Đóng vai nói chuyện với thanh niên chi đoàn thôn A về chủ
đề HIV/ AIDS.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 38
HÀNH VI VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHOẺ
Mục tiêu học tập: Sau khi học bài này học sinh có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm hành vi, hành vi sức khoẻ và 5
yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ.
2. Phân tích được các lý do vì sao người dân không thay
đổi hành vi sức khoẻ.
3. Mô tả được 5 bước trong quá trình thay đổi hành vi.
4. Kể được 5 điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi sức
khoẻ.
NỘI DUNG
1. Khái niệm về hành vi và hành vi sức khoẻ
1.1. Hành vi là gì?
Hành vi là cách ứng xử của con người với một sự vật, sự kiện,
hiện tượng, trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể được biểu hiện
bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định.
Mỗi hành vi là sự biểu hiện của tất cả các hợp phần: Kiến thức, thái độ, niềm tin và
thực hành.
HÀNH VI = KIẾN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN
+ THỰC HÀNH
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 39
1.2. Hành vi sức khoẻ là gì?
Là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo
vệ và nâng cao sức khoẻ, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khoẻ
nhất định.
Hành vi sức khoẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái,
môi trường, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị.
Hành vi sức khoẻ bao gồm:
- Hành vi có lợi cho sức khoẻ: Nuôi con bằng sữa mẹ, tập
thể dục đều đặn mỗi buổi sáng giúp cơ thể cường tráng, tinh thần
minh mẫn…
Hình 3: Nuôi con
bằng sữa mẹ
- Hành vi có hại cho sức khoẻ: Hút thuốc lá, đọc sách trong
điều kiện ánh sáng không đạt tiêu chuẩn…
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 40
Hình 4: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ
- Hành vi không có lợi, không có hại cho sức khoẻ: Ví dụ: đeo
vòng bạc cho trẻ
Hình 5: Đeo vòng bạc cho trẻ
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ
2.1.1. Các yếu tố gây tác động xấu đến sức khoẻ:
- Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, giun sán…xâm
nhập vào cơ thể qua tiếp xúc, qua thức ăn, do hít phải hoặc do côn
trùng hay các con vật khác đốt, cắn, cào từ đó gây bệnh.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 41
- Các hoá chất như dầu hoả, thuốc trừ sâu, khí đốt, phân
bón, chì và acid có thể gây ngộ độc hoặc có hại cho cơ thể. Một số
thuốc điều trị nếu dùng không đúng có thể dẫn đến những tác dụng
phụ ngoài ý muốn.
- Yếu tố di truyền trong một số bệnh hồng cầu liềm, đái
đường, thiểu năng trí tuệ có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ con cái.
- Yếu tố môi trường: lụt lội, bão, động đất, các thiên tai
khác có thể gây thương tích hoặc tử vong nhiều người. Các yếu tố
khác có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn như: cháy nổ, đường
xá xuống cấp… Những điều kiện khó khăn về nhà ở, nơi làm việc,
trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm
thần.
2.1.2. Có 4 nhóm yếu tố quyết định sức khoẻ:
- Yếu tố về di truyền, gien và sinh học quyết định tố chất
cá nhân.
- Các yếu tố về môi trường như: không khí, nguồn nước, sự
ô nhiễm…, điều kiện kinh tế, điều kiện sống, làm việc văn hoá,
pháp luật…
- Các yếu tố về hành vi và lối sống (yếu tố cá nhân).
- Các yếu tố về qui mô và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ
2.2.1. Yếu tố cá nhân
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 42
Bao gồm kiến thức, thái độ và kỹ năng của từng cá nhân có
liên quan đến sức khoẻ.
2.2.2. Các mối quan hệ cá nhân
Các mối quan hệ cá nhân bao gồm gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp. Các mối quan hệ xã hội có thể là hỗ trợ cho các hành
vi có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có thể tác động làm phát triển
các hành vi có hại cho sức khoẻ.
2.2.3. Môi trường học tập, làm việc
Môi trường làm việc học tập có ảnh hưởng rất nhiều đến
sức khoẻ và các hành vi bảo vệ sức khoẻ hoặc hành vi có hại cho
sức khoẻ.
Trường học và cơ quan làm việc là những nơi lý tưởng để
thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ.
2.2.4. Yếu tố luật pháp, chính sách xã hội
Luật pháp và các chính sách xã hội có thể giới hạn hoặc
nghiêm cấm một số hành vi nguy hại cho sức khoẻ và khuyến khích
các hành vi có lợi cho sức khoẻ. Điều này tạo điều kiện cho mọi
người thực hiện và duy trì bền vững hành vi có lợi cho sức khoẻ
của chính họ và cộng đồng.
Ví dụ: qui định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và đeo dây
bảo hiểm khi lái xe ô tô.
2.2.5. Yếu tố cộng đồng
Các tổ chức xã hội có thể cùng nhau phối hợp thực hiện
các chương trình, mục tiêu nâng cao sức khoẻ trong cộng đồng.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 43
Ví dụ: sự phối hợp chặt chẽ giữa hội phụ nữ xã và cộng tác
viên dân số trong xã trong chương trình dân số – kế hoạch hoá gia
đình sẽ giúp nhiều cá nhân có cơ hội được thực hiện các biện pháp
tránh thai.
2.3. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ
2.3.1. Để giúp người dân thay đổi hành vi sức khoẻ, người
truyền thông giáo dục sức khoẻ cần thực hiện một số hoạt động sau
- Xác định xem hành vi của đối tượng giáo dục là có lợi
hay có hại cho sức khoẻ của họ.
- Xác định các yếu tố tác động ảnh hưởng tới hành vi sức
khoẻ của đối tượng.
- Phát hiện các yếu tố cản trở tới quá trình thay đổi hành vi
sức khoẻ của đối tượng.
- Lựa chọn các can thiệp thích hợp và hiệu quả.
2.3.2. Những điều kiện để có hành vi sức khoẻ tốt
- Hiểu biết đầy đủ về hành vi đó
- Niềm tin và thái độ tích cực muốn thay đổi
- Kỹ năng để thực hiện hành vi đó
- Các nguồn lực để có thể thực hiện hành vi đó
- Sự hỗ trợ/ ủng hộ để duy trì hành vi lâu dài
Ví dụ:
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
Kiến Người dân không biết phân người chứa nhiều
thức mầm bệnh
(thiếu kiến thức)
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 44
Niềm tin Người dân nghĩ hố xí không có liên quan gì đến
bệnh tật
(thiếu niềm tin)
Kỹ năng Người dân không biết cách làm hố xí hợp vệ sinh
(thiếu kỹ năng)
Nguồn Người dân không tìm được đủ vật liệu để làm hố
lực xí
(thiếu nguồn lực)
Sự ủng Trong gia đình người vợ không đồng ý cho người
hộ chồng làm hố xí hợp vệ sinh (không có sự ủng hộ)
3.3. Quá trình thay đổi hành vi thường diễn ra qua 5 bước
Bước 5:
Duy trì hành vi
mới
Bước 4:
Thực hiện hành vi mới
Bước 3:
Dự định thay đổi
Bước 2:
Nhận ra vấn đề và cân nhắc về việc thay đổi
Bước 1:
Gặp phải vấn đề
(nhận ra hoặc chưa nhận ra nhưng chưa có ý định thay đổi)
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 45
Bước 1: Gặp phải vấn đề (nhận ra hoặc chưa nhận ra) nhưng
chưa có ý định thay đổi.
Khi một cá nhân đang gặp phải vấn đề, đối tượng chưa có hiểu
biết về vấn đề sức khoẻ của họ hoặc chưa nhận thấy nguy cơ tiềm tàng
của hành vi sức khoẻ hiện có.
Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ
của bệnh tật và thực hành lối sống cá nhân. Đây là giai đoạn khó khăn
nhất cho các nhà truyền thông GDSK để thuyết phục đối tượng hướng
đến thay đổi hành vi. Ví dụ: Chúng ta đưa thông tin nói rằng: “Trên
thế giới cứ 8 giây lại có một người chết do các bệnh có liên quan đến
thuốc lá”. Thông điệp nên nhằm vào nỗi sợ của đối tượng để họ lo
lắng tới sức khoẻ của họ và nhận thấy các vấn đề do hành vi nguy cơ
gây ra.
Bước 2: Nhận ra vấn đề và cân nhắc việc thay đổi
Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm và hiểu
biết phần nào đến vấn đề sức khoẻ của mình. Họ đã xem xét đến việc
thay đổi hành vi nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể
gặp phải một số khó khăn làm cản trở dự định thay đổi của họ.
Giai đoạn này đối tượng cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật
chất, đặc biệt sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, bạn bè để tạo nên
môi trường thuận lợi giúp họ thay đổi hành vi. Bên cạn đó cần tiếp tục
đưa thông tin về nguy cơ bệnh tật với hành vi cá nhân và giúp họ nhận
thấy được lợi ích của việc thay đổi.
Bước 3: Dự định thay đổi hành vi
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 46
Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận
thấy lợi ích của hành vi mới. Họ quyết tâm và lập kế hoạch thay đổi
hành vi.
Giai đoạn này đối tượng rất cần sự giúp đỡ về kiến thức, kỹ năng
và các điều kiện cần thiết từ gia đình, ban bè, xã hội. Cần giúp đối
tượng lập kế hoạch cụ thể cho tiến trình thay đổi, hướng dẫn những
việc cần chuẩn bị để vượt qua một số khó khăn tạm thời có thể xảy ra
trong những ngày đầu thay đổi thói quen, hành vi.
Bước 4: Thực hiện hành vi mới
Đối tượng thực hiện hành vi mới theo kế hoạch của họ. Trong
giai đoạn này, việc động viên, khuyến khích là rất cần thiết để đối
tượng thực hiện hành động thay đổi hành vi sức khoẻ. Bên cạnh đó,
cần sự hỗ trợ, giám sát của của cộng đồng
Ví dụ: Việc cung cấp bao cao su để hướng đối tượng có thói
quen dùng BCS trong quan hệ tình dục hoặc để thay đổi hành vi dùng
chung bơm kim tiêm ở người tiêm chích ma tuý thì việc cung cấp bơm
tiêm sạch sẽ hỗ trợ đối tượng thay đổi hành vi.
Bước 5: Duy trì hành vi đã thay đổi
Các đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới có lợi cho sức
khoẻ của mình. Hành vi mới này nếu được thực hiện trong môi trường
thuận lợi thì nó sẽ ổn định, bền vững; nếu thực hiện trong môi trường
không thuận lợi, gặp phải yếu tố cản trở thì việc duy trì hành vi mới
dễ bị phá vỡ và đối tượng có thể sẽ quay trở lại hành vi cũ.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 47
Ví dụ: Tái nghiện là một vấn đề đặc biệt ở các trường hợp
nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá. Vì vậy hạn chế những môi trường dễ
đưa đối tượng quay lại thói quen là điều cần lưu ý như tránh xa những
người đang hút thuốc, từ chối khéo khi bạn mời thuốc. Trong thời gian
cai nghiện cần tránh các trạng thái bất thường về tình cảm, buồn rầu,
thất vọng sẽ đưa đối tượng nghiện trở lại.
Trên thực tế, các giai đoạn thay đổi hành vi của một cá nhân
không phải lúc nào cũng đi qua trình tự các bước như vậy mà có thể
biểu diễn như vòng xoắn ốc. Hành vi đã thay đổi ứng với giai đoạn
cao vẫn có thể quay về tình trạng ban đầu nếu không có những điều
kiện hỗ trợ. Do vậy để can thiệp nhằm thay đổi hành vi sức khoẻ của
đối tượng có hiệu quả cần phải xác định rõ hành vi đối tượng đang ở
giai đoạn nào.
2.4. Các điều kiện cần thiết để thiết để thay đổi hành vi
2.4.1. Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện
Để giúp đối tượng có động cơ muốn thay đổi hành vi cần đưa ra
các thông điệp rõ ràng để đối tượng nhận thấy nguy cơ không khoẻ
mạnh của mình và tự nguyện hướng tới thay đổi.
2.4.2. Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều tới sức
khoẻ
Để thay đổi hành vi, người làm truyền thông giáo dục sức khoẻ
cần xác định hành vi này ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ như thế nào,
ở mức độ nào để có các thông điệp đủ mạnh để thuyết phục đối tượng
thay đổi hành vi.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 48
2.4.3. Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian
Các hành vi mới phải trở thành thưởng xuyên, được duy trì
hàng ngày trong cuộc sống, vì vậy người làm truyền thông - GDSK
cần gợi ý các hành động đơn giản để đối tượng dễ thực hiện.
2.4.4. Việc thay đổi hành vi không quá khó cho đối tượng
Việc thay đổi hành vi không là đối tượng vượt quá khả năng của
mình, không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của đối
tượng
2.4.5. Phải có sự trợ giúp của xã hội
Sự quan tâm, trợ giúp của bạn bè, gìa đình và xã hội là rất quan
trọng để khuyến khích và tạo điều kiện để đối tượng thay đổi hành vi
và duy trì hành vi mới đã thay đổi.
Tóm lại: Giáo dục sức khoẻ là một quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người nhằm làm thay
đổi hành vi có hại thành hành vi có lợi hơn cho sức khoẻ cá nhân và
cộng đồng.
LƯỢNG GIÁ
1. Hành vi là gì? hành vi sức khỏe là gì? Có những loại hành vi
sức khỏe nào? cho ví dụ từng loại hành vi sức khỏe?
2. Vẽ sơ đồ các bước thay đổi hành vi sức khỏe các biện pháp
người làm truyền thông giáo dục sức khỏe cần can thiệp cho từng
bước của quá trình thay đổi hành vi?
Bài tập:
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 49
3- Một bà mẹ đã nghe nói về việc sử dụng Oresol cho trẻ bị tiêu
chảy. Đứa con của chị đang bị tiêu chảy và chị muốn thử dùng Oresol
nhưng chị sợ không biết pha đúng cách. Vì vậy, chị chưa cho trẻ uống
Oresol.
Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi
hành vi “sử dụng Oresol cho trẻ trong chăm sóc và điều trị tiêu chảy
cấp”? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực
hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên?
4- Một thanh niên biết anh ta có nguy cơ bị nhiễm HIV do hành
vi quan hệ tình dục của mình. Vì vậy anh ta bắt đầu dùng bao cao su
để tự vệ và giảm bớt nỗi lo sợ bị nhiễm HIV. Anh ta không thích dùng
bao cao su, tuy nhiên anh ta đã sử dụng bao cao su được vài tháng.
Anh ta đang phân vân không biết có nên dùng bao cao su nữa hay
không.
Theo bạn, anh thành niên đang ở giai đoạn nào của quá trình
thay đổi hành vi « sử dụng bao cao su trong quan hệ tìn dục an toàn»?
Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp anh thanh niên thực
hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên?
5- Một bà mẹ có thai và mặc dù đã có một con, chị chưa bao giờ
tới trạm y tế để khám thai. Chị biết thỉnh thoảng các chị em vẫn được
tiêm tại trạm y tế nhưng chị lại cho rằng tiêm như vậy dễ sảy thai. Vì
vậy, chị không đi khám thai.
Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành
vi “đi khám thai và tiêm phòng uốn ván khi mang thai”? Tại sao?
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 50
Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình
thay đổi hành vi trên?
6- Một chị cho con bú sữa hoàn toàn vì chị nghe nói sữa mẹ là
thức ăn tốt nhất cho trẻ. Bây giờ cháu đã 1 tháng tuổi và khóc nhiều
khiến chị nghĩ mình không đủ sữa. Vì vậy, chị định cho cháu ăn thêm
nước cháo. Chị không nhận thấy con mình đã lớn nhiều và phát triển
tốt.
Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi
hành vi “nuôi con bằng sữa mẹ”? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần
làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trê ?
7 - Một chị đang có thai và sắp sinh. Chị chưa bao giờ nghe nói
cho trẻ sơ sinh bú sữa non là rất tốt. Vì vậy, chị định cho cháu ăn nước
cháo hoặc sữa bột trong những ngày đầu sau khi sinh chờ cho ‘sữa
thật’của chị về mới co trẻ bú. Chị cho rằng nếu để cháu bú sữa non có
lẽ không tốt.
Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi
hành vi “nuôi con bằng sữa mẹ”? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần
làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên?
8- Một chị 36 tuổi và có 3 con. Chị đã được cộng tác viên dân số
tuyên tuyền và rất muốn áp dụng kế hoạch hoá gia đình, nhưng chị
chưa bao giờ thảo luận với chồng về điều đó. Chị sợ rằng chồng chị sẽ
nổi giận khi bàn về điều này.
Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi
hành vi “thực hiện chính sách và biện pháp kế hoạch hóa gia đình”?
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 51
Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt
quá trình thay đổi hành vi trên?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Tương (2010), Giáo trình kỹ năng giao tiếp
và giáo dục sức khỏe, Trường THYT Cao Bằng – Lào Cai, Cao
Bằng.
2. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2005), Kỹ năng
giao tiếp và giáo dục sức khỏe, NXB Y học, Hà Nội.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 52
TƯ VẤN SỨC KHOẺ
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm tư vấn và 3 mục đích của tư vấn
trong nâng cao, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân.
2. Trình bày được 6 nguyên tắc trong tư vấn sức khoẻ.
3. Mô tả được 5 bước tư vấn.
4. Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng đã học để thực hiện
tư vấn sức khoẻ.
NỘI DUNG
1. Tư vấn là gì?
1.1. Khái niệm tư vấn
- Tư vấn là một hoạt động mang tính trao đổi thông tin giữa
người có nhu cầu tư vấn và người tư vấn, nhằm giúp cho người có nhu
cầu tư vấn hiểu biết hơn
về các vấn đề sức khoẻ
của họ, tự tin hơn khi
quyết định thay đổi hành
vi sức khoẻ.
Hình 6: CBYT đang tư vấn sức khỏe cho người bệnh
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 53
- Tư vấn cũng là một tiến trình giúp cho người có nhu cầu tư vấn
nâng cao nhận thức về sức khoẻ, tự tin vào bản thân làm tiền đề cho
việc tự giải quyết vấn đề sức khoẻ của chính mình.
1.2. Mục đích tư vấn
- Hỗ trợ về mặt tâm lý, kiến thức về sức khoẻ giúp cá nhân thay
đổi hành vi.
- Hỗ trợ cho đối tượng giảm bớt sự mặc cảm về bệnh tật, những
vấn đề trong cuộc sống, giúp họ ổn định về tinh thần, xây dựng nội
lực để họ vượt qua khủng hoảng.
- Tư vấn có tác dụng ngăn chặn tác hại và phòng tránh những
điều không có lợi cho sức khoẻ.
Người tư vấn giúp cho người có nhu cầu tư vấn đưa ra
được những biện pháp, hướng đi đúng nhằm giúp cho họ giải quyết
được những vấn đề có ảnh hưởng tới sức khoẻ, đối phó được với các
sốc tâm lý.
2. Nguyên tắc tư vấn
2.1.Chọn thời điểm và địa điểm thích hợp
- Tư vấn có thể thực hiện bất
kỳ ở đâu, vào bất kỳ thời gian nào
phù hợp với đối tượng và công việc
của người tư vấn.
Hình 7: Tư vấn về sức khoẻ sinh sản
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 54
- Tại mỗi cơ sở nên bố trí phòng riêng cho công tác tư vấn hoặc
một nơi nào đó đảm bảo được tính riêng tư, sự thoải mái và bảo mật.
- Các địa điểm tư vấn sức khoẻ thường được đặt tại trung tâm y
tế dự phòng, phòng khám đa khoa của các bệnh viện, các trung tâm y
tế huyện và trung tâm Sức khoẻ sinh sản...
2.2. Xác định được rõ nhu cầu tư vấn
- Người tư vấn phải xác định được nhu cầu cần tư vấn của đối
tượng thì mới giúp đối tượng lựa chọn được giải pháp đúng cho vấn
đề sức khoẻ của đối tượng. Vì vậy người tư vấn phải có kiến thức, kỹ
năng giao tiếp và sự nhạy cảm để đánh giá đúng nhu cầu của đối
tượng.
- Để đánh giá nhu cầu đối tượng cần:
+ Sử dụng các câu hỏi mở nhằm tìm ra các vấn đề và giúp đối
tượng nói ra vấn đề một cách đầy đủ.
+ Có kỹ năng lắng nghe để phân tích vấn đề của đối tượng
+ Quan sát nét mặt, trạng thái, cảm xúc của đối tượng cũng giúp
đánh giá một phần nhu cầu của đối tượng.
2.3. Cung cấp đủ thông tin cần thiết giúp đối tượng hiểu rõ
vấn đề của họ
- Ngoài việc giải
thích để đối tượng hiểu
rõ tình trạng sức khoẻ
Hình 8: Tư vấn khi mang thai
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 55
của mình thì cũng cần cung cấp thêm một số tranh ảnh, tờ rơi có
liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ.
- Các thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu, liên quan đến các vấn đề
sức khoẻ của đối tượng.
2.4. Thảo luận các biện pháp giải quyết vấn đề sức khoẻ thích
hợp đối với các đối tượng cần tư vấn.
Hình 9:Thảo luận với đối tượng tư vấn
- Thảo luận với đối tượng để chọn các biện pháp giải quyết hữu
hiệu nhất cho bản thân họ.
- Cần thông tin tới đối tượng về tất cả các cơ sở sẵn có để họ tự
tìm đến sự hỗ trợ cần thiết khi có vấn đề khó khăn về mặt kinh tế, văn
hoá, xã hội để ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Cố gắng đưa ra ít nhất hai giải pháp, từ đó khuyến khích đối
tượng suy nghĩ về hoàn cảnh của bản thân để đưa ra các quyết định
phù hợp.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 56
2.5. Giữ bí mật và tôn trọng điều riêng tư của đối tượng
- Người tư vấn phải biết chấp nhận tất cả các điều kiện mà
đối tượng yêu cầu trong phạm vi liên quan đến vấn đề sức khoẻ.
- Người tư vấn phải hiểu được trình độ và khả năng nhận
thức của đối tượng.
- Thông cảm và tạo niềm tin cho đối tượng.
2.6. Không phán xét đối tượng
- Tôn trọng đối tượng tư vấn, không phán xét hành động
của đối tượng, không phân biệt tình trạng kinh tế, văn hoá của đối
tượng. Người tư vấn không nên phán xét kiến thức, thái độ, hành vi
của đối tượng.
- Giữ thái độ trung lập đối với các ý kiến của đối tượng.
3. Các bước tư vấn
3.1 Tạo mối quan hệ tốt với đối tượng
- Chào hỏi thân mật.
- Quan tâm, ân cần đến đối tượng
- Sử dụng ngôn ngữ không lời (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ) để
đối tượng an tâm tin tưởng.
3.2. Xác định nhu cầu của đối tượng
- Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi, nên dùng các câu hỏi mở để
đối tượng có nhiều cách trả lời, khuyến khích họ nói ra những vấn đề
mà họ đang gặp.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 57
3.3. Giúp đối tượng xác định các lựa chọn
- Phân tích các vấn đề vừa được xác định.
- Đưa ra 2 hoặc 3 giải pháp.
- Cung cấp thông tin thích hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận
lợi cho đối tượng giúp đối tượng lựa chọn để sẵn sàng thay đổi hành
vi.
3.4. Giúp đối tượng chọn và thực hiện giải pháp thích hợp
nhất
- Giúp đối tượng chọn giải pháp thích hợp nhất với hoàn
cảnh của đối tượng.
- Đối tượng tự quyết định chọn giải pháp thích hợp nhất.
- Cán bộ tư vấn giúp đối tượng:
+ Cân nhắc mặt lợi, hạn chế của từng giải pháp.
+ Xem xét những thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra của mỗi giải
pháp.
+ Quyết định giải pháp tốt nhất phù hợp với khả năng đối
tượng, có tính khả thi, đem lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ cho đối
tượng và người nhà.
3.5. Giúp đối tượng lập kế hoạch thực hiện
Cán bộ tư vấn giúp đối tượng lập kế hoạch hành động thực
hiện giải pháp mà đối tượng đã quyết định lựa chọn:
- Xác định thời gian thực hiện
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 58
- Xác định nguồn hỗ trợ của gia đình, bạn bè, cộng đồng,
xã hội…
- Xác định những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình
thực hiện để chủ động khắc phục.
- Ghi sổ theo dõi hàng ngày, đánh giá hành vi thay đổi.
Cán bộ tư vấn lập kế hoạch và giám sát sự tiến bộ của quá
trình thay đổi hành vi của đối tượng.
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG TƯ VẤN
Nội dung Tốt Đạt Không
1 Chào hỏi, tiếp cận đối tượng
2 Sử dụng câu hỏi mở để phát hiện vấn
đề của đối tượng
3 Lắng nghe
4Giải thích
5Sử dụng ngôn ngữ không lời có ích
(ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…)
6 Đưa ra các giải pháp khác nhau
7 Giúp đối tượng lựa chọn giải pháp
8 Giúp đối tượng lập kế hoạch hành
động
9 Hẹn gặp lần sau
LƯỢNG GIÁ
1. Thế nào là tư vấn sức khỏe? Trình bày 3 mục đích
của tư vấn trong nâng cao, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người
dân?
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 59
2. Trình bày được 6 nguyên tắc trong tư vấn sức khoẻ.
3. Mô tả được 5 bước tư vấn.
Bài tập: Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng đã học để
thực hiện tư vấn cho các đối tượng trong các tình huống sau:
1. “Chị ơi em trong lúc buồn chán em đã uống rất nhiều rượu rồi
say quá em không làm chủ được mình và đã trót dại "qua đêm với
gái...", hiện tại em thấy rất lo sợ, chị giúp em với làm thế nào để biết
sớm mình có bị nhiễm HIV hay không”?
2. Sắp đến tháng đẻ đứa con đầu lòng rồi mà Chị Lý Thị Cở vẫn
chưa quyết định đẻ ở đâu vì Trạm xá cách nhà chị xa lắm, đường đến
trạm lại rất khó khăn, nhà chị chỉ có 2 vợ chồng... Là cán bộ y tế bạn
hãy giúp chị Cở sinh an toàn.
3. Một thanh niên biết anh ta có nguy cơ bị nhiễm HIV do hành
vi quan hệ tình dục của mình. Vì vậy anh ta bắt đầu dùng bao cao su
để tự vệ và giảm bớt nỗi lo sợ bị nhiễm HIV. Anh ta không thích dùng
bao cao su, tuy nhiên anh ta đã sử dụng bao cao su được vài tháng.
Anh ta đang phân vân không biết có nên dùng bao cao su nữa hay
không.
4. Một bà mẹ có thai và mặc dù đã có một con, chị chưa bao giờ
tới trạm y tế để khám thai. Chị biết thỉnh thoảng các chị em vẫn được
tiêm tại trạm y tế nhưng chị lại cho rằng tiêm như vậy dễ sảy thai. Vì
vậy, chị không đi khám thai.
5. Một chị cho con bú sữa hoàn toàn vì chị nghe nói sữa mẹ là
thức ăn tốt nhất cho trẻ. Bây giờ cháu đã 1 tháng tuổi và khóc nhiều
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 60
khiến chị nghĩ mình không đủ sữa. Vì vậy, chị định cho cháu ăn thêm
nước cháo. Chị không nhận thấy con mình đã lớn nhiều và phát triển
tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Tương (2010), Giáo trình kỹ năng giao tiếp
và giáo dục sức khỏe, Trường THYT Cao Bằng – Lào Cai, Cao
Bằng.
2. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2005), Kỹ năng
giao tiếp và giáo dục sức khỏe, NXB Y học, Hà Nội.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 61
TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của truyền
thông giáo dục sức khoẻ (Truyền thông- GDSK).
2. Mô tả được các phương pháp truyền thông giáo dục sức
khoẻ.
3. Thực hiện được các hoạt động Truyền thông – Giáo dục sức
khoẻ trong một số tình huống chăm sóc sức khoẻ ban đầu
(CSSKBĐ).
NỘI DUNG
1. Khái niệm truyền thông - giáo dục sức khoẻ
1.1. Khái niệm về truyền thông
Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến
thức, thái độ và tình cảm giữa con người với nhau với mục đích làm
tăng thêm kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi của cá nhân, của
nhóm người và cộng đồng.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 62
1.2. Khái niệm về Giáo dục sức khoẻ
Theo Green và cộng sự (1980) đã định nghĩa GDSK là sự
tổng hợp các kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân
chấp nhận một cách tự nguyện các hành vi có lợi cho sức khoẻ.
Vậy định nghĩa về Giáo dục sức khoẻ: là một quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu
biết, để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi
lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
1.3. Vị trí, tầm quan trọng của truyền thông - giáo dục sức
khoẻ
Sức khoẻ của một cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi
những người dân trong cộng đồng hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh
tật, chủ động tham gia vào việc phòng bệnh, đóng góp ý kiến để giải
quyết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của họ, cũng như công tác
chăm sóc sức khoẻ.
Để làm được việc đó, người dân phải hiểu biết cơ bản về
sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật. Những hoạt động nhằm cung cấp
cho người dân kiến thức, kỹ năng, để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức
khoẻ cho họ và cộng đồng xung quanh chính là những hoạt động giáo
dục sức khoẻ (GDSK).
GDSK không thay thế được các dịch vụ khác, nhưng nó rất
cần thiết để đẩy mạnh việc sử dụng đúng các dịch vụ này. GDSK
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 63
khuyến khích những hành vi lành mạnh, làm sức khoẻ tốt lên, phòng
ngừa ốm đau, chăm sóc và phục hồi sức khoẻ.
Truyền thông - GDSK giúp cho người dân:
- Nâng cao được kiến thức, đồng thời hướng dẫn họ những kỹ
năng cần thiết.
- Giúp họ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất và đưa ra các giải
pháp phù hợp với điều kiện thực tế của họ
- Tạo ra được các hành vi đúng đắn, giúp cho người dân tự giác
chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ thói quen có hại cho
sức khoẻ góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho chính họ và cộng
đồng.
- Làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tàn tật, tử vong do bệnh gây ra.
Vì vậy: Nếu làm tốt công tác Truyền thông – GDSK thì hiệu quả
của công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân sẽ đạt kết quả tốt. Tuy
nhiên Truyền thông - GDSK là công tác khó làm nhưng nếu làm tốt sẽ
mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp so với các dịch vụ y tế khác nhất là
ở tuyến cơ sở.
2. Các phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ
2.1. Phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ trực tiếp
- Truyền thông - GDSK trực tiếp là một quá trình liên tục trao
đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng giữa người truyền thông
- GDSK với một cá nhân, một nhóm người nhận thông tin.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 64
Người làmTT- GDSK
Thông điệp
Phản hồi
Người được GDSK
Sơ đồ: Truyền thông- GDSK trực tiếp
- Phương pháp Truyền thông - GDSK trực tiếp có hiệu quả
nhanh trong việc làm thay đổi hành vi con người. Nó có thể giải quyết
thoả đáng các thắc mắc của đối tượng. Người làm công tác này sẽ có
cơ hội hiểu rõ hơn nguyên nhân cốt lõi của vấn đề từ đó đưa ra những
giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp cho đối tượng thay
đổi được hành vi.
- Truyền thông - GDSK trực tiếp thường được thực hiện tại
cộng đồng như nói chuyện sức khoẻ, thảo luận nhóm, tư vấn cá nhân,
thăm hộ gia đình.
- Truyền thông - GDSK trực tiếp thực hiện rất khó cho cả
cộng đồng mà chỉ thực hiện được với một nhóm người, cá nhân.
2.1.1. Tổ chức nói chuyện sức khoẻ:
Là hình thức phổ biến tại cộng đồng, có thể tổ chức buổi
nói chuyện riêng, nói chuyện chuyên đề hoặc lồng ghép trong các buổi
họp dân, tổng kết, triển khai các hoạt động y tế …
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 65
a. Chuẩn bị nói chuyện sức khoẻ
- Xác định rõ chủ đề nói chuyện
- Xác định đối tượng (người nghe, người tham dự) giúp
người làm Truyền thông - GDSK chuẩn bị cách nói, cách tiếp cận và
cung cấp thông tin phù hợp với đối tượng.
- Xác định nội dung theo trật tự cần trình bày.
- Xác định thời gian cần trình bày giúp chủ động phân bố
từng phần, từng nội dung thích hợp.
- Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ thích hợp
- Chuẩn bị thời điểm, địa điểm nói chuyện phù hợp, cần
bàn bạc và hẹn trước với người tổ chức tại địa phương.
Hình 9: Một buổi truyền thông nói chuyện sức khỏe
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 66
b. Tiến hành nói chuyện sức khoẻ
- Chào hỏi, giới thiệu bản thân, nêu rõ mục đích, ý nghĩa
của buổi nói chuyện để tạo mối quan hệ tốt với đối tượng.
- Trình bày các nội dung trình tự, lô gíc
- Dùng từ ngữ rõ ràng dễ hiểu.
- Sử dụng ví dụ minh hoạ
- Quan sát thái độ đối tượng để điều chỉnh cách trình bày.
- Dành thời gian để người nghe được hỏi và thảo luận
những vấn đề chưa rõ.
- Giải đáp các thắc mắc của đối tượng.
c. Kết thúc buổi nói chuyện sức khoẻ
- Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng
- Tóm tắt, nhấn mạnh những nội dung chính để dễ nhớ.
- Cảm ơn đối tượng trước khi kết thúc.
2.1.2. Tổ chức thảo luận nhóm về sức
khoẻ a. Chuẩn bị thảo luận nhóm
- Xác định rõ chủ đề và nội dung để thảo luận
- Xác định mục tiêu của buổi thảo luận.
- Xác định đối tượng tham dự
- Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ thích hợp
- Chuẩn bị thời điểm, địa điểm phù hợp.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 67
- Chuẩn bị thư ký ghi
chép. b. Tiến hành thảo luận:
- Chào hỏi, làm quen, giới thiệu bản thân.
- Giải thích rõ ý nghĩa, mục tiêu của buổi thảo luận.
Hình 10: Một buổi thảo luận nhóm
- Động viên mọi người tham gia tích cực.
- Lần lượt đưa ra các câu hỏi thảo luận theo trình tự đã
chuẩn bị.
- Tạo cơ hội, khuyến khích mọi thành viên tham gia tích
cực và trao đổi.
- Không áp đặt, lấn át người tham gia, không để một số
người lấn át các thành viên khác.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 68
- Sau mỗi phần nên tóm tắt, kết luận, yêu cầu thực hiện
những điều đã thống nhất.
- Cảm ơn đối tượng đã tham gia.
2.1.3.GDSK với cá nhân
Đây là hình thức cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện hoặc
thuyết phục một người nào đó thực hiện những hành vi cụ thể ( bài tư
vấn sức khoẻ).
Phương pháp này còn giúp người làm Truyền thông -
GDSK tìm hiểu nhu cầu của đối tượng về kiến thức, kỹ năng, về sự
trợ giúp và cung cấp những thông tin, hướng dẫn, giải pháp, trợ giúp
đối tượng lựa chọn giải pháp thực hiện, giải đáp vướng mắc.
2.1.4. Giáo dục sức khoẻ với hộ gia đình
Đây là hình thức nói chuyện sức khoẻ để giải quyết các
vấn đề sức khoẻ tại hộ gia đình:
a. Ưu điểm:
- Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt với các thành viên gia
đình.
- Tạo môi trường gần gũi, quen thuộc làm đối tượng có
cảm giác yên tâm, dễ tiếp thu, đồng thời tạo cơ hội và tự tin trình bày
ý kiến, quan điểm của mình.
- Trực tiếp quan sát được những biểu hiện liên quan đến vấn đề
sức khoẻ.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 69
- Đưa ra được các lời khuyên sát
thực. b. Chuẩn bị thăm hộ gia đình:
- Thu thập thông tin chung về hộ gia đình và hàng xóm liên
quan.
- Hẹn trước thời gian sẽ đến thăm vào thời điểm thích hợp.
c. Thăm hộ gia đình:
- Chào hỏi, nêu rõ ý nghĩa, mục đích chuyến thăm.
- Quan sát nhanh môi trường gia đình, phát hiện các vấn đề
liên quan đến sức khoẻ.
- Thực hiện nói chuyện, tư vấn về sức khoẻ theo kế hoạch
đã chuẩn bị.
- Phát hiện những người ốm đau, bệnh tật, để thăm hỏi tư
vấn
- Có thể giải thích khuyên bảo và làm một số việc liên
quan nếu cần thiết.
d. Kết thúc thăm hộ gia đình:
- Tóm tắt các điểm mấu chốt
- Kiểm tra nhận thức của đối tượng về các thông tin cần
trao đổi
- Tạo điều kiện giúp đỡ giải quyết vấn đề liên quan đến sức
khoẻ của gia đình.
- Cảm ơn sự hợp tác của gia đình.
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018
Page 70
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Học Huỳnh Bá
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sự
Ái Phan
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Ma Hoa
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

Mais procurados (20)

Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc MônĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện Hóc Môn
 
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
Câu hỏi ôn tập thi kết thúc môn quản trị văn phòng 2
 
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
Báo cáo thực tế tốt nghiệp y sỹ 2013. cao đẳng y tế Hà Đông.
 
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
luận văn báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện quận thủ đức
 
chuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sựchuyên đề quản trị nhân sự
chuyên đề quản trị nhân sự
 
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡngĐề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
Đề tài: Quy trình đánh giá kết quả thực tập của học viên điều dưỡng
 
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm AnBáo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
Báo cáo Thực tập nhà thuốc Tâm An
 
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốcluận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
luận án Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại nhà thuốc anh quốc
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
 
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINTCÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
CÁCH TRÌNH BÀY BÀI BÁO CÁO BẰNG POWERPOINT
 
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
Ngành dược và các vấn đề chung về thuốc. lịch sử, mô hình tổ chức ngành dược ...
 
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
Báo cáo thực tập tại Nhà Máy, công ty dược, Ngành dược, HAY!
 
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh việnLuận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
Luận án: Nâng cao quản lý chất lượng khám bệnh tại Bệnh viện
 
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhấtMẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 

Semelhante a GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH

Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
vandieunsg
 
3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf
3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf
3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf
TruyenHoang4
 

Semelhante a GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH (20)

Giao tiếp trong Kinh doanh
Giao tiếp trong Kinh doanhGiao tiếp trong Kinh doanh
Giao tiếp trong Kinh doanh
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
 TS. BÙI QUANG XUÂN          KỸ NĂNG GIAO TIẾP       TS. BÙI QUANG XUÂN          KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TS. BÙI QUANG XUÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
Tài Liệu Tập Huấn Kỹ Năng Xây Dựng Và Tổ Chức Các Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng ...
 
24. nguyen thi kim nga
24. nguyen thi kim nga24. nguyen thi kim nga
24. nguyen thi kim nga
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
 
nhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docxnhóm 5B-DH11STHB.docx
nhóm 5B-DH11STHB.docx
 
B13
B13B13
B13
 
BÀI 0 - GIỚI THIỆU MÔN HỌC.pptx
BÀI 0 - GIỚI THIỆU MÔN HỌC.pptxBÀI 0 - GIỚI THIỆU MÔN HỌC.pptx
BÀI 0 - GIỚI THIỆU MÔN HỌC.pptx
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
 
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
 
3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf
3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf
3. Bai 2 Ky nang Giao tiep co ban.pdf
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Luận án: Hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên CĐ sư phạm
Luận án: Hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên CĐ sư phạmLuận án: Hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên CĐ sư phạm
Luận án: Hiệu quả thực hiện công việc của giáo viên CĐ sư phạm
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG ...
 
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPTBài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
 

Mais de OnTimeVitThu

Mais de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Último

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH

  • 1. MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Giới thiệu học phần 4 3. Lý luận chung về Kỹ năng giao tiếp 7 4. Kỹ năng giao tiếp cơ bản 27 5. Hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe 39 6. Tư vấn sức khỏe 53 7. Truyền thông – Giáo dục sức khỏe 62 8. Lập kế hoạch một buổi truyền thông – Giáo dục sức khỏe 82
  • 2. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 3
  • 3. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP 1.Số đơn vị học trình: 02 2.Thời lượng: 30 tiết (Lý thuyết: 15; Thực hành: 30) 3. Thời điểm thực hiện: Học kỳ 1 hoặc 2 đối với khóa học có thời gian đào tạo từ 1-2 năm học. 4. Vị trí của học phần: Kỹ năng giao tiếp – Giáo dục sức khỏe là học phần chuyên môn trong khối học phần chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp. 5. Mục tiêu của học phần: Sau khi học xong học phần Kỹ năng giao tiếp, học sinh có khả năng đạt được các mục tiêu sau: Về kiến thức: 1. Định nghĩa được khái niệm giao tiếp; Xác định được vai trò của giao tiếp, các hình thức, phương tiện giao tiếp; nêu được các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa của các nguyên tắc trong giao tiếp đó. 2. Định nghĩa được khái niệm kỹ năng giao tiếp và phân loại được các kỹ năng giao tiếp. 3. Lập kế hoạch và thực hiện được buổi tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cho người dân tại cộng đồng Về kỹ năng 1. Thực hiện một số kỹ năng giao tiếp: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng viết trong giao tiếp. 2. Vận dụng được những kiến thức môn học để giao tiếp hiệu quả với người bệnh và gia đình họ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng trong quá trình học tập và hành nghề Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 4
  • 4. Về thái độ 1. Người học có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động và tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống 6. Phân bổ thời gian: TT Tên bài học Số tiết TS LT TH 1 Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp 3 3 0 2 Kỹ năng giao tiếp cơ bản 7 3 4 3 Hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe 6 2 4 4 Tư vấn sức khỏe 10 2 8 5 Truyền thông – giáo dục sức khỏe 13 3 10 6 Lập kế hoạch một buổi truyền thông – Giáo dục 6 2 4 sức khỏe Tổng cộng: 45 15 30 7. Phương pháp dạy và học: Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai, làm bài tập tình huống. 8. Số bài kiểm tra: Học sinh có ít nhất 2 bài kiểm tra, trong đó 1 bài kiểm tra thường xuyên và 1 bài kiểm tra định kỳ. 9. Hình thức thi kết thúc học phần: Thi lý thuyết kết hợp thực hành Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 5
  • 5. XÁC NHẬN KHOA Bài giảng môn học/mô đun “Kỹ năng giao tiếp – Giáo dục sức khỏe” đã bám sátcác nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun Kỹ năng giao tiếp-Giáo dục sức khỏe thay thế cho giáo trình. Người biên soạn Lãnh đạo Khoa ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Quang Tĩnh Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 6
  • 6. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP Mục tiêu học tập: Sau khi học, học sinh có khả năng: 1. Nói được khái niệm, vai trò và chức năng của giao tiếp. 2. Xác định được một hiện tượng có phải giao tiếp hay không và thuộc loại giao tiếp nào. 3. Trình bày được tầm quan trọng của giao tiếp của người nhân viên y tế. 4. Trình bày được các yếu tố của quá trình giao tiếp giữa hai cá nhân. 5. Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp. 6. Trình bày và vận dụng được một số phương tiện và nguyên tắc giao tiếp trong quá trình học tập, sinh hoạt. 7. Thể hiện giao tiếp phù hợp, đúng mực đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình học tập và sinh hoạt. Nội dung 1. Giao tiếp là gì Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa con người và con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định. Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa người với người bằng một hệ thống thông tin chung như lời nói, cử chỉ, điệu bộ hay hành vi. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 7
  • 7. Nói một cách khác, giao tiếp là một quy trình có tính tương tác giữa hai hay nhiều người, bằng lời hay không lời và là một quá trình của xã hội, nên muốn giao tiếp có hiệu quả, cần phải rèn luyện thông qua các hoạt động trong xã hội. 2. Vai trò của giao tiếp - Đối với xã hội, giao tiếp là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội. - Đối với cá nhân: + Giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình thường; + Trong giao tiếp, nhiều phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển; + Giao tiếp để đáp ứng nhu cầu của con người; + Giao tiếp để trao đổi thông tin thiết lập tình cảm giữa các cá nhân; + Giao tiếp giúp cho con người thích nghi và tồn tại. 3. Chức năng của giao tiếp - Chức năng thông tin: Qua giao tiếp, con người trao đổi cho nhau những thông tin nhất định. Ví dụ như điều dưỡng báo cáo bác sỹ về diễn biến tình hình của người bệnh trong ca trực… - Chức năng tổ chức, phối hợp hành động: Trong một tổ chức, một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những người này phải thống nhất với nhau. Muốn vậy, họ phải tiếp Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 8
  • 8. xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người. Ví dụ hoạt động của kíp mổ trong quá trình phẫu thuật cho người bệnh… - Chức năng điều khiển: được thể hiện ở khía cạnh ảnh hưởng tác động qua lại giữa các cá nhân với nhau theo nhiều cách như thuyết phục, ám thị, bắt chước. Một người có khả năng lãnh đạo chính là người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, biết “thu phục lòng người”, lời nói có “trọng lượng” đối với người khác. - Chức năng phê bình và tự phê bình: Trong xã hội, mỗi con người là một “chiếc gương”. Giao tiếp với họ chính là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu điểm, thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. - Chức năng động viên, khích lệ liên quan đến lĩnh vực cảm xúc trong đời sống tâm lý con người. Một lời khen chân tình được đưa ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm cho người khác tự tin, cảm thấy phải cố gắng làm tốt hơn. - Chức năng thiết lập, phát triển, củng cố các mối quan hệ: Tiếp xúc, gặp gỡ nhau đó là khởi đầu của các mối quan hệ, nhưng các mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có bền chặt hay không, điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó. - Chức năng cân bằng cảm xúc: Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần bộc lộ, muốn được người khác cùng chia sẻ như niềm vui, nỗi buồn… Chỉ có trong giao tiếp, chúng ta mới tìm được sự đồng cảm và giải tỏa được các cảm xúc của mình. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 9
  • 9. - Chức năng hình thành và phát triển nhân cách: Nhờ có giao tiếp, mỗi con người có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội, gia nhập vào cộng đồng, phản ánh các mối quan hệ xã hội, kinh nghiệm xã hội cũng như nhận thức được các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội từ đó thể hiện thái độ và hành động cho phù hợp và chuyển chúng thành tài sản riêng của mình. 4. Tầm quan trọng của giao tiếp đối với nhân viên y tế Trong đời sống hàng ngày việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân với nhau là điều không thể thiếu vì nó là hoạt động thiết yếu của con người trong xã hội. Trong công tác của người nhân viên y tế, giao tiếp là hoạt động tối cần thiết để thiết lập mối quan hệ tốt với người bệnh, gia đình người bệnh, với cán bộ quản lý và đồng nghiệp. Cán bộ quản lý, đồng nghiệp Nhân viên y tế Người bệnh và gia đình người bệnh Hình 1. Sơ đồ mối quan hệ đa chiều giữa người cán bộ y tế và người bệnh, gia đình. 4.1. Giao tiếp với người bệnh Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 10
  • 10. Giao tiếp của người nhân viên y tế với người bệnh là sự tương tác có mục đích và có trọng tâm, nhằm vào các nhu cầu của người bệnh, giúp người bệnh diễn tả được cảm xúc hay các vấn đề liên quan đến bệnh lý, điều trị hay chăm sóc. Như vậy giao tiếp là: - Trung tâm của mọi hoạt động chẩn đoán, chăm sóc và điều trị. - Để thực hiện có hiệu quả các bước của quy trình khám bệnh, chữa bệnh và điều dưỡng. Ví dụ: Thu thập thông tin trong giai đoạn nhận định, tiếp xúc với người bệnh tại giường bệnh khi thực hiện kế hoạch chăm sóc của người đều dưỡng; giai đoạn hỏi bệnh, khám bệnh của y, bác sỹ. 4.2. Giao tiếp với người thân của người bệnh Gia đình, người thân của người bệnh có vai trò khá tích cực trong quá trình điều trị và chăm sóc họ. Nếu người nhân viên y tế giao tiếp tốt với đối tượng này thì sẽ có tác động tốt đến người bệnh và kết quả điều trị. Vì vậy người nhân viên y tế cần phải hiểu hoàn cảnh gia đình của người bệnh, mối quan hệ và vai trò của người thân, gia đình với người bệnh để có ứng xử phù hợp với người bệnh trong từng tình huống khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc cụ thể. 4.3. Giao tiếp với cán bộ quản lý và đồng nghiệp Muốn hoạt động chăm sóc và điều trị người bệnh có hiệu quả, các thành viên trong nhóm, khoa, phòng, đơn vị phải có trao đổi thông tin, chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Hoạt động của nhân viên y tế đòi hỏi phải giao tiếp có hiệu quả để hỗ trợ cho các kỹ năng chuyên môn khác, vì chỉ qua giao tiếp Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 11
  • 11. mọi người mới có thể hiểu được các yêu cầu nhiệm vụ do cán bộ quản lý giao, cũng như hỗ trợ có hiệu quả khi có yêu cầu của đồng nghiệp. 5. Phân loại giao tiếp Có nhiều cách để phân loại giao tiếp. - Theo tính chất của tiếp xúc: + Giao tiếp trực tiếp: các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với nhau. Đây là hình thức phổ biến nhất trong đời sống con người. Ưu điểm: Bên cạnh ngôn ngữ còn có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ do đó lượng thông tin trao đổi trong giao tiếp thường phong phú, đa dạng hơn; có thể nhanh chóng biết được ý kiến của người đối thoại; có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp một cách kịp thời để đạt mục đích. Hạn chế: về mặt không gian và dễ bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh. + Giao tiếp gián tiếp: là loại giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với nhau qua các phương tiện như điện thoại, thư, hoặc người thứ ba. Ưu điểm: Ít bị hạn chế bởi không gian, những người ở xa nhau vẫn có thể giao tiếp được với nhau và cùng một lúc có thể tiếp xúc với số lượng lớn đối tượng. Hạn chế: Không thấy được vẻ mặt của người đối thoại, không biết họ đang làm gì, đang ở trong hoàn cảnh nào cũng như không sử dụng được phương tiện phi ngôn ngữ. - Theo qui cách của giao tiếp: Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 12
  • 12. + Giao tiếp chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách, nhiệm vụ. + Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân chủ yếu dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân. -Theo vị thế: Vị thế của một người so với người khác chi phối hành vi, ứng xử của họ trong giao tiếp. + Giao tiếp ở thế mạnh. + Giao tiếp ở thế cân bằng. + Giao tiếp ở thế yếu. - Theo số lượng người tham gia + Giao tiếp giữa 2 cá nhân. + Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm. + Giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm. + Giao tiếp giữa các nhóm. 6. Quá trình giao tiếp giữa hai cá nhân Quá trình giao tiếp giữa hai cá nhân có các yếu tố sau: 6.1. Thông điệp Thông điệp là thông tin mà người gửi muốn chuyển cho người nhận. Thông điệp có thể tồn tại dưới nhiều dạng: lời, hình ảnh, âm thanh, chữ viết. Tương ứng với các dạng thông tin khác nhau thì có các kênh truyền tin thích hợp như: Thuyết trình trực tiếp, sách báo, truyền hình, điện thoại, thư tín.... Tuy nhiên, chất lượng thông điệp ở bất cứ dạng nào cũng phải đảm bảo được các phẩm chất như sau: Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 13
  • 13. a. Chính xác: Dùng đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt nhưng không vi phạm các phạm trù về văn hoá, tín ngưỡng. b. Ngắn gọn, xúc tích: Thông điệp cần được chọn lọc và diễn đạt ngắn nhất, cơ bản nhất, dễ hiểu nhất. c. Rõ ràng: Thông điệp cần được sắp xếp mạch lạc. Có thể minh hoạ để làm rõ nghĩa, sử dụng sự hỗ trợ thích hợp của âm thanh, màu sắc, hình ảnh, giọng điệu. d. Đơn giản: Ngôn ngữ sử dụng phải quen thuộc với người nghe. Cần tránh sử dụng từ hay cụm từ dài; không sử dụng điệp khúc, như: theo tôi thì...., rằng thì là ...., đúng không.... 6.2. Người truyền tin Trong quá trình giao tiếp, có ba yếu tố quan trọng tác động đến người nghe là điệu bộ, cử chỉ, giọng điệu và từ ngữ. 6.2.1. Điệu bộ, cử chỉ Điệu bộ, cử chỉ chính là ngôn ngữ không lời trong truyền đạt thông tin. Điệu bộ, cử chỉ có thể tạo ra hứng thú hay gây ra căng thẳng, buồn chán cho người nghe; đồng thời nó cũng thể hiện thái độ của người nói đối với người nghe. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 14
  • 14. Hình 2: Sơ đồ mô hình giao tiếp 6.2.2. Giọng điệu Tiêu chuẩn hàng đầu của giao tiếp hiệu quả là giọng điệu rõ ràng, mạch lạc và có ngữ điệu được thay đổi theo ngữ cảnh và nội dung nhằm tránh sự buồn chán cho người nghe. Những người có khả năng hùng biện là những người biết khai thác và sử dụng giọng điệu khác nhau để gây hứng thú. Giọng đều đều dễ tạo ra cảm giác buồn ngủ, không năng động, không kích thích tính tích cực ở người nghe. Ngược lại, Giọng the thé lại không gây được thiện cảm, và làm cho bài trình bày trở nên khô cứng và không thuyết phục. Âm lượng lời nói cũng góp phần quan trọng và nó phải phù hợp với số lượng người nhận thông tin, ngữ cảnh và môi trường truyền tin để đảm bảo mọi người đều có thể nghe thấy và cảm nhận được các thông điệp. 6.2.3. Từ ngữ Từ ngữ diễn đạt cần chính xác, rõ ràng và phù hợp với trình độ của người nghe. Tuỳ vào đặc điểm của từng dạng ngôn ngữ Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 15
  • 15. (ngôn ngữ viết hay ngôn ngữ nói), nội dung cần truyền đạt (ngôn ngữ phổ thông, hay ngôn ngữ khoa học) và tuỳ theo đặc điểm của đối tượng nhận tin mà người phát tin có những điều chính cho phù hợp. 6.3. Người nhận tin Các đặc điểm của người nhận tin như: giới, tuổi, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, chủng tộc, trình độ văn hoá, nới cư ngụ, nhu cầu, thị hiếu đối với vấn đề giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu nhận, phân tích và đánh giá thông tin. Các đặc điểm về môi trường, thời điểm xảy ra giao tiếp và các yếu tố khác như tiếng ồn, tính nhạy cảm của chủ đề giao tiếp... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giao tiếp. Nếu không có sự am hiểu về các yếu tố kể trên, có thể dẫn tới việc truyền tin bị sai lệch hoặc gây ra các phản hồi tiêu cực của người nhận tin. Một yêu cầu quan trọng là người nhận tin phải sẵn sàng nhận thông điệp và giải mã được, cảm nhận được để có thể hiểu được chính xác thông điệp được truyền tới. 6.4. Kênh truyền thông Thông điệp được truyền (chuyển tải) bằng một kênh (hay phương tiện) nối người truyền tin với người nhận tin. Ví dụ: Thông tin bằng lời nói hay bằng chữ viết có thể được chuyển tải qua máy vi tính, fax, điện tín điện thoại hay truyền hình... 6.5. Phản hồi Qua trình trao đổi thông tin là quá trình tương tác hai chiều. Do vậy, để đảm bảo giao tiếp một cách hiệu quả, người nhận thông tin cần phải phản hồi lại nhằm giúp người truyền tin xác định Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 16
  • 16. được thông tin mà người nhận tin có được có phải là thông tin mà mình muốn truyền đạt hay không, và ngược lại người truyền tin luôn luôn phải tìm cách để thu thập được thông tin phản hồi từ người nhận tin một cách thường xuyên và chính xác; qua đó người truyền tin có sự điều chỉnh thông tin sao cho phù hợp với đối tượng nhận tin. 6.6. Nhiễu thông tin Giao tiếp thường bị ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu từ người truyền tin hay người nhận tin hoặc do kênh truyền thông, ví dụ: - Môi trường ồn ào có thể làm cho tư tưởng bị phân tán - Dùng một kí hiệu sai khi mã hoá hoặc hiểu sai kí hiệu khi giải mã. - Kênh thông tin bị lỗi kỹ thuật như trong hệ thống điện thoại - Yếu tố tâm lý (ví dụ như lơ đãng khi nhận tin, cảm giác vui, buồn cũng ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp....) - Ý kiến thiên lệch làm hiểu sai lệch thông điệp. 6.7. Hoàn thiện quá trình giao tiếp giữa các cá nhân Trong giao tiếp có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào người phát và người nhận. Theo các nhà giao tiếp học, để nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp, người phát và người nhận cần chú ý đến sáu vấn đề được thể hiện trong sáu chữ: what (cái gì), why (tại sao), who (với ai), when (bao giờ), where (ở đâu), và how (bằng cách nào, như thế nào). 7. Ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 17
  • 17. Sự ảnh hưởng tác động lẫn nhau trong giao tiếp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như lây lan cảm xúc, ám thị, bắt chước… Đây là một quá trình phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả đặc điểm của người tiếp nhận tác động. Lây lan cảm xúc: là sự chuyển tỏa trạng thái cảm xúc từ người này sang người khác. Ví dụ một người trong cơ quan có tâm trạng xấu cũng có thể làm cho không khí cả cơ quan ảm đạm, nặng nề. Ám thị: là dùng lời nói, việc làm, cử chỉ, đồ vật tác động vào một người hay một nhóm người, làm cho họ tiếp nhận thông tin thiếu sự kiểm tra, phê phán. Áp lực nhóm: Trong giao tiếp nhóm, khi một người hoặc một số người có ý kiến trái với ý kiến của đa số thì những người này thường phải chịu một áp lực tâm lý gọi là áp lực nhóm. Dưới áp lực này, những người đó có xu hướng thay đổi ý kiến của mình và chấp nhận ý kiến của đa số. Bắt chước: là mô phỏng, lặp lại hành vi, cách ứng xử, cử chỉ, điệu bộ, cách suy nghĩ của người khác. 8. Phương tiện giao tiếp Để giao tiếp với nhau, con người phải sử dụng các phương tiện nhất định, gọi là phương tiện giao tiếp. Các phương tiện này rất phong phú và đa dạng, nhưng có thể chia thành hai loại: ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ. 8.1. Ngôn ngữ Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 18
  • 18. Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp và tư duy. Cụ thể hơn là lời nói hoặc câu viết của chúng ta. Nó là phương tiện giao tiếp chủ yếu ở con người. Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý đến tất cả các yếu tố của ngôn ngữ: nội dung, ngữ pháp, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ… 8.1.1. Nội dung của ngôn ngữ Nội dung của ngôn ngữ là nghĩa của từ mà chúng ta nói hay viết, ý mà chúng ta chuyển đến người nghe hay người đọc. Trong giao tiếp, cần lưu ý: - Một từ có thể có vài nghĩa khác nhau, xong trong mỗi tình huống cụ thể, nó thường dùng với một nghĩa xác định cần nắm được tình huống giao tiếp để hiểu đúng lời của người khác. - Ngôn ngữ được dùng để chuyển tải ý của chúng ta, tức là ý cá nhân, nhiều khi ý này không trùng với “nghĩa thật” của từ mà ta dùng. Mặt khác cùng một từ, một câu có thể gây ra những phản ứng, cảm xúc không giống nhau ở những người khác nhau hiểu được ý cá nhân là cơ sở của sự hiểu biết lẫn nhau, sự đồng cảm giữa các chủ thể. 8.1.2. Phát âm, giọng nói, tốc độ nói Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, việc người nói phát âm có chuẩn hay không, có rõ ràng hay không, giọng nói của họ thế nào, tốc độ nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. 8.1.3. Phong cách ngôn ngữ Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 19
  • 19. Phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua lối nói, lối viết, tức là cách dùng từ ngữ để diễn đạt ý trong giao tiếp. Có nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, tùy theo tình huống giao tiếp mà ta lựa chọn cho phù hợp: - Lối nói thẳng - Lối nói lịch sự - Lối nói ẩn ý - Lối nói mỉa mai, châm chọc 8.2. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm: ánh mắt, nét mặt, nụ cười, trang phục, trang điểm, trang sức, khoảng cách, động tác, tư thế… Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường hỗ trợ, bổ sung cho phương tiện ngôn ngữ. Tuy nhiên không hiếm khi chúng giữ vai trò chủ đạo. Sử dụng giao tiếp không lời để biểu lộ cảm xúc và thái độ thông qua hành vi và cử chỉ bao gồm: - Ánh mắt: Phản ánh những tâm trạng, cảm xúc của con người như biểu lộ sự vui, buồn, yêu thương, sợ hãi, lo lắng... Để sử dụng mắt trong giao tiếp có hiệu quả cần lưu ý: + Nhìn thẳng vào người đối thoại. + Không nhìn chăm chú vào người khác. + Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để ý. + Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm. + Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 20
  • 20. - Nét mặt: Biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người. Là yếu tố thường được người khác chú ý quan sát, góp phần tạo nên hình ảnh của chúng ta trong mắt người khác. - Nụ cười: Chứa đựng nhiều nội dung phong phú không chỉ biểu lộ thái độ, tình cảm mà cả những nét tính cách nhất định. Có nhiều nụ cười khác nhau và không phải nụ cười nào cũng tốt. Nụ cười phải tự nhiên, chân thành thì mới có hiệu quả. Trong các kiểu cười, mỉm cười là kiểu cười tốt nhất phù hợp với nhiều tình huống giao tiếp. Cần tránh kiểu cười hô hố, cười ha hả, cười ré lên ở nơi công cộng, cười mỉa mai, cười nhạt, cười lẳng lơ, cười vô nghĩa. - Ăn mặc: Thể hiện khiếu thẩm mỹ, văn hoá giao tiếp, thái độ của chúng ta đối với người khác và công việc. Tại công sở, việc chúng ta ăn mặc nghiêm túc, lịch sự cho mọi người thấy chúng ta là con người có lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, coi trọng công việc. - Trang điểm và trang sức: Là vấn đề quan trọng và tinh tế trong giao tiếp không thể xem thường, nhất là đối với nữ. - Tư thế và động tác: tư thế đi, đứng, ngồi, các động tác, cử chỉ... không chỉ thể hiện được vẻ đẹp bề ngoài mà biểu hiện thái độ và tính cách nhất định. Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước một chút. Tư thế đứng đẹp là thư thế đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía trước, ngực thẳng, hai tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay giữa Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 21
  • 21. hơ chạm vào quần; nhìn một bên, từ mép tai cho đến mắt cá chân phải là một đường thẳng. Khi ngồi phải có tư thế đứng đắn, thoải mái, tự nhiên, thanh thản. Trong giao tiếp chính thức không nên ngồi choán hết chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng. Nếu ngồi lâu, cảm thấy mệt có thể tựa lưng nhưng không được duỗi thẳng chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi. Tay để lên tay vịn của ghế hoặc đùi hoặc lên bàn ở phía trước; hai chân nên khép lại hoặc chỉ để hở một chút, nam giới có thể bắt chéo chân nhưng không ghếch chân quá cao, không rung chân; nữ giới có thể gác bàn chân lên nhau nhưng không được duỗi thằng ra phía trước. Các cử chỉ động tác làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn nhưng nó phải tự nhiên, hợp lý. Tránh các động tác: đưa ngón tay chỉ chỉ, trỏ trỏ, đặc biệt chỉ vào mặt người khác; gác đầu gối và chĩa mũi chân vào phía người đối thoại; ngáp, vươn vai; rung đùi, bỏ tay vào túi quần... - Khoảng cách giao tiếp: Đòi hỏi sự tinh tế, nhạy cảm trong giao tiếp. Ví dụ khoảng cách thân mật từ 0,0 - 0,45m, khoảng cách cá nhân từ 0,45 - 1,2m... Khi tiến hành giao tiếp cần lưu ý chọn khoảng cách cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ, mục đích giao tiếp và nền văn hóa. Trong quá trình giao tiếp nên linh hoạt thay đổi khoảng cách cho phù hợp với tình huống giao tiếp. 9. Nguyên tắc giao tiếp Trong quá trình giao tiếp cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 22
  • 22. 9.1. Nguyên tắc ABC A (Accuracy): Chính xác: Ai; cái gì; khi nào; ở đâu; như thế nào. B (Brevity): Ngắn gọn: Câu đơn; mỗi câu 1 ý. C (Clarity): Rõ ràng: Không dùng từ đa nghĩa; không diễn đạt có thể gây hiểu lầm. 9.2. Nguyên tắc 5C  Rõ ràng (Clear)   Hoàn chỉnh (Complete)   Ngắn gọn, súc tích (Concise)   Chính xác (Correct)   Lịch sự (Courteous) 9.3. Nguyên tắc 7C  Rõ ràng – Clear   Ngắn gọn – Concise   Chính xác – Correct   Hoàn chỉnh – Complete   Nhất quán – Consistency   Lịch sự - Courteous   Cẩn trọng - Cautious 9.4. Nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống 1. Luôn quan tâm đến con người; 2. Trong giao tiếp phải biết tôn trọng người khác; 3. Hãy đặt mình vào vị trí đối tác để cư xử cho đúng mực; Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 23
  • 23. 4. Biết cách tìm ưu điểm của người khác để động viên, khuyến khích người ta vươn lên, khẳng định mình; 5. Nên dùng cách nói tế nhị, có lý, có tình, tránh dùng cách nói vỗ mặt, sỗ sàng. 6. Không nên chạm vào lòng tự ái của người khác; 7. Tránh dùng cách nói mỉa mai; 8. Đôi khi nên dùng cách nói triết lý để giảm bớt bất hạnh; 9. Xử lý công việc phải thấu tình đạt lý; 10. Luôn giữ chữ tín trong hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống; 9.5. Các chuẩn mực giao tiếp xã hội 1. Tự trọng nhưng phải tôn trọng người khác; 2. Tin tưởng nhưng không cả tin; 3. Biết cách thể hiện mình, nhưng không nên hạ thấp người khác; 4. Bộc trực, thẳng thắn nhưng không cẩu thả, bừa bãi; 5. Khiêm tốn nhưng không giả dối; 6. Cẩn thận nhưng không quá cầu kỳ, rập khuôn; 7. Hoạt bát, nhanh nhẹn nhưng không phải gặp đâu nói đấy, nói thiếu suy nghĩ; 8. Nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác; Lượng giá Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 24
  • 24. 1. Thế nào là giao tiếp? Giao tiếp có vai trò gì đối với cá nhân và đối với xã hội? 2. Liệt kê tên các chức năng của giao tiếp? 3. Nêu tầm quan trọng của giao tiếp đối với người nhân viên y tế? 4. Nêu cách phân loại giao tiếp? 5. Vẽ sơ đồ mô hình giao tiếp? 6. Thế nào là thông điệp? thông điệp tồn tại dưới hình thức nào? nêu phẩm chất của một thông điệp tốt? 7. Trình bày sự ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp? 8. Nêu nội dung cơ bản của phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp? 9. Nêu nguyên tắc ABC, nguyên tắc 7C trong giáo tiếp? 10. Nêu nguyên tắc giao tiếp trong cuộc sống và các chuẩn mực giao tiếp xã hội? 11. Có người cho rằng, trong lĩnh vực chuyên môn không cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Bạn nghĩ ý kiến này như thế nào? tại sao? 12. Người Ý có câu "ai không có sẵn tiền trong túi thì cần có sẵn mật ngọt ở trong miệng", còn cha ông ta có câu "mồm miệng đỡ chân tay". Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này? 13. Một chủ cửa hàng đã nghĩ ra thủ thuật sau để bán lô hàng ế ẩm của mình. Ông huy động một số nhân viên từ các bộ phận khác đến xếp hàng trước cửa hàng để chờ mua hàng. Những nhân viên đã mua được hàng bước ra khỏi cửa hàng với vẻ mặt đầy phấn khởi. Người qua đường thấy vậy cũng dừng lại, tụ tập trước cửa hàng của Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 25
  • 25. ông mỗi lúc một đông. Người mua một bộ, người mua hai bộ. Bằng cách đó chỉ trong 1 ngày ông đã bán hết lô hàng ế bấy lâu. Hỏi thủ thuật ông chủ cửa hàng dùng ở trên biểu hiện hình thức nào của sự tác động qua lại trong giao tiếp? Tại sao? 14. Ghép các tình huống ở cột A cho phù hợp với loại hình giao tiếp ở cột B. A B A. Người trưởng khoa đang chủ trì 1. Trực tiếp giao ban đầu giờ sáng 2. Gián tiếp B. Người thủ trưởng viết thư thăm 3. Chính thức hỏi, động viên một nhân viên đang nằm 4. Không chính thức viện. 5. Giữa các cá nhân C. Cán bộ khoa ngoại bệnh viện X 6. Giữa cá nhân và cùng nhau đi tắm biển ở Cửa Lò. nhóm D. Sau giờ làm việc trưởng khoa 7. Nhóm gặp gỡ, trao đổi riêng với H. 8. ở thế mạnh E. Lễ ăn hỏi của Tuấn và Lan 8. ở thế yếu 9.ở thế cân bằng Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 26
  • 26. KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN Mục tiêu học tập: Sau khi học, học sinh có khả năng: 1.Trình bày được nội dung cơ bản của một số kỹ năng trong giao tiếp. 2. Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp phù hợp với tình huống trong quá trình sinh hoạt và học tập. 3. Thể hiện sự nghiêm túc, chu đáo, lịch sự trong quá trình giao tiếp đối với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân, bệnh nhân và cộng đồng. Nội dung Giao tiếp vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Muốn thành công trong giao tiếp cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực này đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn giao tiếp của mình và không ngừng trau dồi, rèn luyện để đạt đến mức nghệ thuật. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản là lắng nghe, đặt câu hỏi, thuyết phục, viết, đọc và tóm tắt văn bản. 1. Lắng nghe hiệu quả Lắng nghe là tập trung vào việc phản ánh một loại âm thanh nào đó, các âm thanh khác bỏ ngoài tai. Để lắng nghe hiệu quả, ngoài việc chú ý hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố cản trở, chúng ta còn phải biết tạo không khí bình đẳng, thân mật, thoải mái, biết gợi Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 27
  • 27. mở để người đối thoại trút bầu tâm sự; biết tỏ ra quan tâm và thông cảm với họ, biết phản hồi một cách thích hợp. Lắng nghe tích cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp. Chỉ có lắng nghe tích cực, mới hiểu được những điều ẩn chứa phía sau các lời nói, cử chỉ hay biểu hiện của đối tượng. Lắng nghe tích cực đòi hỏi người nghe không những phải nghe, mà còn phải quan tâm đến điệu bộ, các thay đổi âm điệu trong lời nói và phải hiểu cho được những điều không thể nói ra được. Các yếu tố cản trở đến quá trình lắng nghe: - Tốc độ tư duy cao hơn nhiều tốc độ nói nên khi trình bày vấn đề nào đó bạn cần đi thẳng vào vấn đề và nói một cách ngắn gọn, không nên nói quá chậm làm lãng phí thời gian và dễ làm người nghe mất tập trung. - Sự phức tạp của vấn đề: Trước một vấn đề phức tạp, đặc biệt khi vấn đề đó ít liên quan đến chúng ta, chúng ta thường bỏ ra ngoài tai, không chú ý lắng nghe nữa. - Sự thiếu luyện tập - Sự thiếu kiên nhẫn: khi nghe người khác nói chúng ta thường bị kích thích, nghĩa là chúng ta có những ý kiến đáp trả lại và muốn nói ngay ra ý kiến đó nếu không biết kìm chế, không biết kiên nhẫn nghe người khác nói. - Sự thiếu quan sát bằng mắt: Trong giao tiếp, 80% lượng thông tin được truyền đi qua các phương tiện phi ngôn ngữ vì vậy muốn lắng nghe hiệu quả chúng ta phải dùng cả các giác quan, đặc biệt là mắt để nắm bắt tất cả thông tin mà người đối thoại phát đi. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 28
  • 28. - Những thành kiến, định kiến tiêu cực: Khi chúng ta có thành kiến, định kiến về người đối thoại hoặc về vấn đề mà người đối thoại đang trình bày thì chúng ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết quả lắng nghe của chúng ta. - Những thói quen xấu khi lắng nghe: lười suy nghĩ, cắt ngang lời người nói, giả vờ chú ý, đoán trước ý người nói, phân tán tư tưởng… Để lắng nghe hiệu quả cần: - Ngồi thoải mái, ngang tầm, đối diện với đối tượng. - Giữ một thái độ bình đẳng, cởi mở. - Hơi nghiêng về phía đối tượng. - Duy trì tiếp xúc bằng mắt vừa phải với đối tượng. - Sử dụng các cử chỉ, động tác đáp ứng như gật đầu, động tác tay… cần tránh những động tác biểu lộ sự không chú ý như bẻ tay, dùng ngón tay mân mê một vật gì đó… - Sử dụng kỹ năng gợi mở, khuyến khích người đối thoại trút bầu tâm sự như: tỏ ra am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với người đối thoại; chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và cả cử chỉ và điệu bộ… 2. Kỹ năng đặt câu hỏi Trong giao tiếp, câu hỏi có vị trí quan trọng. Có nhiều loại câu hỏi, tùy theo mục đích và tình huống giao tiếp mà chọn cách hỏi cho phù hợp. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 29
  • 29. 2.1. Dùng câu hỏi để thu thập thông tin Để thu thập được thông tin đầy đủ, chính xác cần: Khơi gợi hứng thú ở người đối thoại: tức là làm cho việc cung cấp thông tin trở thành niềm vui của họ. Để làm được việc này bạn cần thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự và tỏ ra biết ơn người đối thoại về những gì họ cung cấp, để họ cảm thấy vui vì đã làm được một việc thiện. Ngoài ra, cần thực hiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Nên bắt đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời: Thường thì ai cũng thích trả lời đúng, vì vậy việc bạn mở đầu bằng một câu hỏi dễ trả lời sẽ làm người đối thoại cảm thấy thoải mái, tự tin và muốn trả lời những câu hỏi tiếp theo của bạn. Câu hỏi dễ trả lời là câu hỏi mà người được hỏi có sẵn thông tin, có thể lựa chọn nhiều thông tin khác nhau cho câu trả lời của mình và không đụng chạm đến những vấn đề tế nhị, hay “vấn đề khó nói” Các loại câu hỏi: - Câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp Câu hỏi trực tiếp là câu hỏi thẳng vào vấn đề mà bạn quan tâm. Ví dụ: Bạn thích trà hay cà phê?...Ưu điểm của câu hỏi trực tiếp là thu thập thông tin nhanh, trong một số tình huống nó làm đối tượng bị bất ngờ và bật ra câu trả lời trung thực. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ để lộ mục đích của bạn và trong một số trường hợp nó thiếu tế nhị, dễ làm người đối thoại không hài lòng, nghi ngờ. Câu hỏi gián tiếp là câu hỏi về một vấn đề khác nhưng qua câu trả lời của người đối thoại có thể suy ra vấn đề cần biết. Ví dụ bạn muốn biết A có thích công việc mà bạn giao cho không, nếu hỏi thẳng Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 30
  • 30. “anh có thích công việc đó không?” thì dễ bị A nghi ngờ rằng bạn cho là A không thích và sẽ trả lời đối phó. Nếu bạn hỏi “trong công việc đó, điều gì làm anh thích thú nhất?” sẽ tốt hơn nhiều. - Câu hỏi gợi mở: là loại câu hỏi chỉ nêu đề tài chứ không hề gợi ý nội dung trả lời. Ví dụ “Anh có cảm tưởng gì về những con người đó?”. Câu hỏi gợi mở thường được dùng ở phần đầu cuộc gặp gỡ nhằm khuyến khích người đối thoại vì đây thường là câu hỏi dễ, người đối thoại tự quyết định nên nói gì. Dùng câu hỏi gợi mở thường thu thập được nhiều thông tin, vì nó khuyến khích họ cung cấp tất cả những gì họ có vấn đề mà bạn nêu ra. - Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, người được hỏi chỉ cần chọn một trong các phương án đó. Ví dụ “Bà có bị sốt không?”… - Câu hỏi mở là câu hỏi không có các phương án trả lời trước, thường phải mô tả, diễn giải về điều ta muốn hỏi nên sẽ thường bắt đầu bằng tại sao, làm thế nào để ... người trả lời có thể thoải mái trả lời theo ý mình do đó thông tin thu được phong phú và đa dạng. - Câu hỏi chuyển tiếp: là câu hỏi được dùng để chuyển sang một vấn đề khác theo chủ ý của người hỏi. Ví dụ “Thế còn vấn đề vận chuyển thì sao?”… - Câu hỏi tóm lược ý: là loại câu hỏi dùng để tóm tắt lại chúng ta hiểu về điều người đối thoại nói. Nó thường có dạng: “Theo tôi hiểu thì ý anh là … có phải không?”. Câu hỏi này giúp ta kiểm tra xem mình hiểu có đúng ý người đối thoại hay không. Nếu không, họ sẽ đưa tiếp những thông tin khác để đính chính, bổ sung. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 31
  • 31. 2.2. Dùng câu hỏi với các mục đích khác - Dùng câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc - Dùng câu hỏi kích thích và định hướng tư duy - Dùng câu hỏi để đưa ra một đề nghị - Dùng câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác - Dùng câu hỏi để kết thúc vấn đề 3. Kỹ năng thuyết phục Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo, làm theo. Để thuyết phục có hiệu quả bạn cần chú ý một số điểm sau: - Tạo không khí bình đẳng - Tôn trọng và lắng nghe người đối thoại - Khi trình bày ý kiến của mình thì: lý lẽ đưa ra phải rõ ràng và có cơ sở; lời nói phải ngắn gọn và có trọng tâm, không nên dài dòng, tràn lan. Ngôn ngữ và cách lập luận phải phù hợp với trình độ nhận thức của người đối thoại; lời nói phải nhã nhặn, ôn tồn, lịch sự; phải biết thừa nhận những điểm có lý trong ý kiến của người đối thoại, biết thừa nhận cái sai trong ý kiến của mình mà người đối thoại đã chỉ ra; cần phải tác động đồng thời đến cả nhận thức, tình cảm, ý chí của người đối thoại. Tóm lại, thuyết phục là một nghệ thuật, không phải cứ có lý lẽ là người khác sẽ nghe theo bạn. Ngoài lỹ lẽ vững chắc, bạn cần phải biết đưa lý lẽ của mình khi nào, thể hiện chúng như thế nào cho hiệu quả. Muốn vậy, bạn phải nghiên cứu tâm lý của người đối thoại, nắm Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 32
  • 32. được những mâu thuẫn, những dao động ở họ. Trong quá trình thuyết phục, lời lẽ của bạn phải dứt khoát, tự tin đồng thời cũng phải biết kết hợp nhuần nhuyễn với các phương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ để vừa tăng tác động của lời nói, vừa làm giảm sự đối đầu, tăng cường xu hướng hợp tác ở người đối thoại. 4. Kỹ năng thuyết trình Thuyết trình hay diễn thuyết là nói chuyện trước nhiều người về một vấn đề nào đó một cách có hệ thống. Các bước thuyết trình: 4.1. Chuẩn bị Đứng trước nhiều người và nói chuyện với họ đôi khi căng thẳng, e ngại, lúng túng ngay cả khi đối với những người diễn thuyết chuyên nghiệp. Do vậy, để tự tin và hạn chế lúng túng cần chuẩn bị chu đáo. + Đánh giá đúng bản thân: Khi nói chuyện về một vấn đề nào đó bạn cần cân nhắc xem bạn có am hiểu vấn đề, có đủ thông tin để trình bày không? Con người và cương vị của bạn có được người nghe chấp nhận không vì tầm quan trọng của vấn đề phải ngang tầm với người diễn thuyết. + Tìm hiểu người nghe: Bài nói chuyện phải lấy người nghe làm trung tâm nên cần tìm hiểu đối tượng nghe là ai, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, tín ngưỡng, nhu cầu, sở thích … để chuẩn bị bài nói cho phù hợp. + Xác định mục đích và mục tiêu bài nói chuyện. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 33
  • 33. + Chuẩn bị bài nói chuyện: Bài nói chuyện cần được chuẩn bị một cách chu đáo. Bạn có thể thảo sẵn bài nói chuyện ra giấy, hoặc lập đề cương chi tiết các ý cần trình bày và những dẫn chứng, số liệu để minh họa cho mỗi ý. Nếu là nói chuyện lần đầu thì cần phải tập trước. Một bài nói chuyện thường có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề và thu hút sự chú ý của người nghe. Có nhiều cách mở đầu như Dẫn nhập trực tiếp: Nêu thẳng chủ đề và mục đích của bài nói chuyện, các vấn đề chính sẽ được trình bày. Ưu điểm: đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, người nghe nhanh chóng nắm bắt được chủ đề và những vấn đề chính của bài nói chuyện. Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi: đặt ra những câu hỏi ngay ở phần mở đầu để làm người nghe phải suy nghĩ đến chủ đề bài nói chuyện. Ưu điểm: thu hút sự chú ý của người nghe và kích thích họ suy nghĩ theo một hướng nhất định tạo thuận lợi cho cho việc tiếp thu nội dung bài nói chuyện. Dẫn nhập theo lối kể chuyện: Người nói chuyện từ từ đưa người nghe đến với chủ đề của bài nói chuyện bằng cách nhắc lại một sự kiện trong quá khứ có liên quan đến chủ đề. Các này tuy hơi rườm rà nhưng hấp dẫn, lôi cuốn, không đột ngột mà đưa người nghe vào câu chuyện một cách tự nhiên. Dẫn nhập tương phản: Bắt đầu bằng việc nhấn mạnh một mâu thuẫn nào đó để gây chú ý. Cách này thường sử dụng trong những tình Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 34
  • 34. huống có nhiều thử thách và người nói chuyện muốn kêu gọi người nghe huy động sức mạnh của mình, đoàn kết, nhất trí để vượt qua thử thách Ngoài ra còn nhiều cách dẫn nhập khác. Tùy theo tình huống mà chọn cách mở đầu cho phù hợp song cần lưu ý: - Mở đầu dài quá dễ làm giảm hứng thú của người nghe. - Tránh mở đầu không ăn nhập với nội dung bài nói chuyện. - Tránh mở đầu thiếu tự tin. Phần nội dung: Phải đưa ra được các ý chính, phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề bạn muốn trình bày qua đó thể hiện được ý tưởng của bạn. Khi chuẩn bị phần này, bạn cần lưu ý: - Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. - Khi chuyển ý cần có cụm từ liên kết thích hợp. - Không nên nói chung chung mà phải đưa ra được những ví dụ, số liệu cụ thể để đảm bảo tính thuyết phục. - Tùy theo tính chất buổi nói chuyện, có thể thêm những câu chuyện vui, khôi hài để làm không khí đỡ căng thẳng. Phần kết: Cần chốt lại những điểm then chốt của bài nói chuyện và tùy theo tính chất, mục đích buổi nói chuyện mà đưa lời chúc mằng, lời kêu gọi hoặc đề ra nhiệm vụ tương lai… và đừng quan cảm ơn người nghe. 4.2. Tiến trình thuyết trình Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 35
  • 35. Khi tiến hành nói chuyện, bạn cần chú ý: - Ăn mặc phù hợp với buổi nói chuyện. - Khi lên bục nói chuyện phải thể hiện được dáng đi đường hoàng, tự tin. - Đứng trên bục cần đứng thẳng người với tư thế tự nhiên, không bỏ tay vào túi quần, mắt nhìn thẳng xuống người nghe, ánh mắt nhẹ nhàng, tôn trọng và quan tâm. - Trước khi bắt đầu nói chuyện cần tự giới thiệu về mình một cách ngắn gọn. - Nói to, rõ ràng, đủ cho người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. - Cần thay đổi tốc độ, nhịp độ nói. - Trong quá trình trình bày thường xuyên đưa mắt bao quát những người có mặt trong phòng. - Cần sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ khác một cách tự nhiên, thích hợp. - Có thể đi lại khi nói chuyện song không nên rời khỏi tầm nhìn của một nhóm người nghe nào đó quá lâu. 4.3. Kết thúc bài thuyết trình Cần biết kết thúc bài nói chuyện đúng lúc. Khi đã dùng tới cụm từ “cuối cùng…” thì có nghĩa chỉ vài phút nữa phải kết thúc. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên dành một ít thời gian để giải đáp những ý kiến, câu hỏi của người nghe. 5. Kỹ năng viết Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 36
  • 36. 5.1.Chuẩn bị - Xác định chủ đề chung của văn bản - Nghiên cứu các tài liệu cần thiết - Lập dàn ý cho văn bản: + Xác định các ý lớn + Xác định các ý nhỏ trong mỗi ý lớn + Sắp xếp các ý 5.2.Giai đoạn viết Mỗi văn bản thường có 3 phần: mở đầu, phần khai triển và kết luận. Phần mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu chủ đề chung và thu hút sự chú ý của người đọc do vậy cần viết ngắn gọn, rõ ràng. Phần khai triển, bạn lần lượt đưa ra và phát triển các ý theo dàn ý đã lập. Phần này có thể gồm một hoặc nhiều đoạn văn dài ngắn khác nhau. Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu gắn kết với nhau trên cơ sở một ý nhất định. Phần kết thường được viết theo một trong hai cách sau: - Tóm lược lại những vấn đề chính được trình bày trong văn bản. - Diễn giải lại chủ đề của văn bản. Lượng giá 1. Thế nào là lắng nghe hiệu quả? nêu các yếu tố cản trở đến quá trình lắng nghe? 2. Để lắng nghe hiệu quả chúng ta cần làm gì? Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 37
  • 37. 3. Nêu các loại câu hỏi để thu thập thông tin? cho ví dụ? 4. Viết 5 câu hỏi đóng, 5 câu hỏi mở để khai thác các triệu chứng của một bệnh nhân bị đau bụng hoặc bị ho, sốt hoặc bị tiêu chảy? (các câu hỏi không được trùng lặp nội dung). 5. Muốn thuyết phục có hiệu quả bạn cần lưu ý những gì? 6. Thuyết trình là gì? nêu những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị thuyết trình? 7. Nêu những điểm cần chú ý khi tiến hành thuyết trình? 8. Nêu các bước chuẩn bị viết một văn bản và các phần của một văn bản. 9. Bà Giàng Thị Mẩy bị ho, sốt 2 ngày nay đến trạm y tế khám được y, bác sỹ chẩn đoán viêm họng và kê đơn thuốc uống. Bà Mẩy đề nghị y, bác sỹ tiêm cho bà vì bà nghĩ chỉ có tiêm thì bệnh mới nhanh khỏi. Là nhân viên y tế, bạn hãy thuyết phục để bà Mẩy yên tâm dùng thuốc uống mà không cần phải tiêm. 10. Bạn hãy tiến hành viết một bài để tuyên truyền cho người dân về vệ sinh gia đình hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc về một bệnh thường gặp phát trên hệ thống loa truyền thanh của xã trong thời gian 3 - 5 phút. 11. Đóng vai nói chuyện với thanh niên chi đoàn thôn A về chủ đề HIV/ AIDS. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 38
  • 38. HÀNH VI VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHOẺ Mục tiêu học tập: Sau khi học bài này học sinh có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm hành vi, hành vi sức khoẻ và 5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ. 2. Phân tích được các lý do vì sao người dân không thay đổi hành vi sức khoẻ. 3. Mô tả được 5 bước trong quá trình thay đổi hành vi. 4. Kể được 5 điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi sức khoẻ. NỘI DUNG 1. Khái niệm về hành vi và hành vi sức khoẻ 1.1. Hành vi là gì? Hành vi là cách ứng xử của con người với một sự vật, sự kiện, hiện tượng, trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định. Mỗi hành vi là sự biểu hiện của tất cả các hợp phần: Kiến thức, thái độ, niềm tin và thực hành. HÀNH VI = KIẾN THỨC + THÁI ĐỘ + NIỀM TIN + THỰC HÀNH Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 39
  • 39. 1.2. Hành vi sức khoẻ là gì? Là hành vi của con người có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khoẻ nhất định. Hành vi sức khoẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị. Hành vi sức khoẻ bao gồm: - Hành vi có lợi cho sức khoẻ: Nuôi con bằng sữa mẹ, tập thể dục đều đặn mỗi buổi sáng giúp cơ thể cường tráng, tinh thần minh mẫn… Hình 3: Nuôi con bằng sữa mẹ - Hành vi có hại cho sức khoẻ: Hút thuốc lá, đọc sách trong điều kiện ánh sáng không đạt tiêu chuẩn… Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 40
  • 40. Hình 4: Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ - Hành vi không có lợi, không có hại cho sức khoẻ: Ví dụ: đeo vòng bạc cho trẻ Hình 5: Đeo vòng bạc cho trẻ 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ 2.1.1. Các yếu tố gây tác động xấu đến sức khoẻ: - Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, giun sán…xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc, qua thức ăn, do hít phải hoặc do côn trùng hay các con vật khác đốt, cắn, cào từ đó gây bệnh. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 41
  • 41. - Các hoá chất như dầu hoả, thuốc trừ sâu, khí đốt, phân bón, chì và acid có thể gây ngộ độc hoặc có hại cho cơ thể. Một số thuốc điều trị nếu dùng không đúng có thể dẫn đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. - Yếu tố di truyền trong một số bệnh hồng cầu liềm, đái đường, thiểu năng trí tuệ có thể gây hậu quả xấu cho thế hệ con cái. - Yếu tố môi trường: lụt lội, bão, động đất, các thiên tai khác có thể gây thương tích hoặc tử vong nhiều người. Các yếu tố khác có thể là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn như: cháy nổ, đường xá xuống cấp… Những điều kiện khó khăn về nhà ở, nơi làm việc, trong gia đình và cộng đồng dễ dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. 2.1.2. Có 4 nhóm yếu tố quyết định sức khoẻ: - Yếu tố về di truyền, gien và sinh học quyết định tố chất cá nhân. - Các yếu tố về môi trường như: không khí, nguồn nước, sự ô nhiễm…, điều kiện kinh tế, điều kiện sống, làm việc văn hoá, pháp luật… - Các yếu tố về hành vi và lối sống (yếu tố cá nhân). - Các yếu tố về qui mô và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ 2.2.1. Yếu tố cá nhân Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 42
  • 42. Bao gồm kiến thức, thái độ và kỹ năng của từng cá nhân có liên quan đến sức khoẻ. 2.2.2. Các mối quan hệ cá nhân Các mối quan hệ cá nhân bao gồm gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Các mối quan hệ xã hội có thể là hỗ trợ cho các hành vi có lợi cho sức khoẻ nhưng cũng có thể tác động làm phát triển các hành vi có hại cho sức khoẻ. 2.2.3. Môi trường học tập, làm việc Môi trường làm việc học tập có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và các hành vi bảo vệ sức khoẻ hoặc hành vi có hại cho sức khoẻ. Trường học và cơ quan làm việc là những nơi lý tưởng để thực hiện các chương trình giáo dục sức khoẻ. 2.2.4. Yếu tố luật pháp, chính sách xã hội Luật pháp và các chính sách xã hội có thể giới hạn hoặc nghiêm cấm một số hành vi nguy hại cho sức khoẻ và khuyến khích các hành vi có lợi cho sức khoẻ. Điều này tạo điều kiện cho mọi người thực hiện và duy trì bền vững hành vi có lợi cho sức khoẻ của chính họ và cộng đồng. Ví dụ: qui định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và đeo dây bảo hiểm khi lái xe ô tô. 2.2.5. Yếu tố cộng đồng Các tổ chức xã hội có thể cùng nhau phối hợp thực hiện các chương trình, mục tiêu nâng cao sức khoẻ trong cộng đồng. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 43
  • 43. Ví dụ: sự phối hợp chặt chẽ giữa hội phụ nữ xã và cộng tác viên dân số trong xã trong chương trình dân số – kế hoạch hoá gia đình sẽ giúp nhiều cá nhân có cơ hội được thực hiện các biện pháp tránh thai. 2.3. Quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ 2.3.1. Để giúp người dân thay đổi hành vi sức khoẻ, người truyền thông giáo dục sức khoẻ cần thực hiện một số hoạt động sau - Xác định xem hành vi của đối tượng giáo dục là có lợi hay có hại cho sức khoẻ của họ. - Xác định các yếu tố tác động ảnh hưởng tới hành vi sức khoẻ của đối tượng. - Phát hiện các yếu tố cản trở tới quá trình thay đổi hành vi sức khoẻ của đối tượng. - Lựa chọn các can thiệp thích hợp và hiệu quả. 2.3.2. Những điều kiện để có hành vi sức khoẻ tốt - Hiểu biết đầy đủ về hành vi đó - Niềm tin và thái độ tích cực muốn thay đổi - Kỹ năng để thực hiện hành vi đó - Các nguồn lực để có thể thực hiện hành vi đó - Sự hỗ trợ/ ủng hộ để duy trì hành vi lâu dài Ví dụ: Sử dụng hố xí hợp vệ sinh Kiến Người dân không biết phân người chứa nhiều thức mầm bệnh (thiếu kiến thức) Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 44
  • 44. Niềm tin Người dân nghĩ hố xí không có liên quan gì đến bệnh tật (thiếu niềm tin) Kỹ năng Người dân không biết cách làm hố xí hợp vệ sinh (thiếu kỹ năng) Nguồn Người dân không tìm được đủ vật liệu để làm hố lực xí (thiếu nguồn lực) Sự ủng Trong gia đình người vợ không đồng ý cho người hộ chồng làm hố xí hợp vệ sinh (không có sự ủng hộ) 3.3. Quá trình thay đổi hành vi thường diễn ra qua 5 bước Bước 5: Duy trì hành vi mới Bước 4: Thực hiện hành vi mới Bước 3: Dự định thay đổi Bước 2: Nhận ra vấn đề và cân nhắc về việc thay đổi Bước 1: Gặp phải vấn đề (nhận ra hoặc chưa nhận ra nhưng chưa có ý định thay đổi) Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 45
  • 45. Bước 1: Gặp phải vấn đề (nhận ra hoặc chưa nhận ra) nhưng chưa có ý định thay đổi. Khi một cá nhân đang gặp phải vấn đề, đối tượng chưa có hiểu biết về vấn đề sức khoẻ của họ hoặc chưa nhận thấy nguy cơ tiềm tàng của hành vi sức khoẻ hiện có. Biện pháp tốt nhất lúc này là cung cấp các thông tin về nguy cơ của bệnh tật và thực hành lối sống cá nhân. Đây là giai đoạn khó khăn nhất cho các nhà truyền thông GDSK để thuyết phục đối tượng hướng đến thay đổi hành vi. Ví dụ: Chúng ta đưa thông tin nói rằng: “Trên thế giới cứ 8 giây lại có một người chết do các bệnh có liên quan đến thuốc lá”. Thông điệp nên nhằm vào nỗi sợ của đối tượng để họ lo lắng tới sức khoẻ của họ và nhận thấy các vấn đề do hành vi nguy cơ gây ra. Bước 2: Nhận ra vấn đề và cân nhắc việc thay đổi Thông thường ở giai đoạn này đối tượng đã quan tâm và hiểu biết phần nào đến vấn đề sức khoẻ của mình. Họ đã xem xét đến việc thay đổi hành vi nhưng còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm hoặc có thể gặp phải một số khó khăn làm cản trở dự định thay đổi của họ. Giai đoạn này đối tượng cần có sự hỗ trợ về mặt tinh thần, vật chất, đặc biệt sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, bạn bè để tạo nên môi trường thuận lợi giúp họ thay đổi hành vi. Bên cạn đó cần tiếp tục đưa thông tin về nguy cơ bệnh tật với hành vi cá nhân và giúp họ nhận thấy được lợi ích của việc thay đổi. Bước 3: Dự định thay đổi hành vi Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 46
  • 46. Đối tượng đã nhận thấy sự bất lợi khi duy trì hành vi cũ, đã nhận thấy lợi ích của hành vi mới. Họ quyết tâm và lập kế hoạch thay đổi hành vi. Giai đoạn này đối tượng rất cần sự giúp đỡ về kiến thức, kỹ năng và các điều kiện cần thiết từ gia đình, ban bè, xã hội. Cần giúp đối tượng lập kế hoạch cụ thể cho tiến trình thay đổi, hướng dẫn những việc cần chuẩn bị để vượt qua một số khó khăn tạm thời có thể xảy ra trong những ngày đầu thay đổi thói quen, hành vi. Bước 4: Thực hiện hành vi mới Đối tượng thực hiện hành vi mới theo kế hoạch của họ. Trong giai đoạn này, việc động viên, khuyến khích là rất cần thiết để đối tượng thực hiện hành động thay đổi hành vi sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ, giám sát của của cộng đồng Ví dụ: Việc cung cấp bao cao su để hướng đối tượng có thói quen dùng BCS trong quan hệ tình dục hoặc để thay đổi hành vi dùng chung bơm kim tiêm ở người tiêm chích ma tuý thì việc cung cấp bơm tiêm sạch sẽ hỗ trợ đối tượng thay đổi hành vi. Bước 5: Duy trì hành vi đã thay đổi Các đối tượng thực hiện và duy trì hành vi mới có lợi cho sức khoẻ của mình. Hành vi mới này nếu được thực hiện trong môi trường thuận lợi thì nó sẽ ổn định, bền vững; nếu thực hiện trong môi trường không thuận lợi, gặp phải yếu tố cản trở thì việc duy trì hành vi mới dễ bị phá vỡ và đối tượng có thể sẽ quay trở lại hành vi cũ. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 47
  • 47. Ví dụ: Tái nghiện là một vấn đề đặc biệt ở các trường hợp nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá. Vì vậy hạn chế những môi trường dễ đưa đối tượng quay lại thói quen là điều cần lưu ý như tránh xa những người đang hút thuốc, từ chối khéo khi bạn mời thuốc. Trong thời gian cai nghiện cần tránh các trạng thái bất thường về tình cảm, buồn rầu, thất vọng sẽ đưa đối tượng nghiện trở lại. Trên thực tế, các giai đoạn thay đổi hành vi của một cá nhân không phải lúc nào cũng đi qua trình tự các bước như vậy mà có thể biểu diễn như vòng xoắn ốc. Hành vi đã thay đổi ứng với giai đoạn cao vẫn có thể quay về tình trạng ban đầu nếu không có những điều kiện hỗ trợ. Do vậy để can thiệp nhằm thay đổi hành vi sức khoẻ của đối tượng có hiệu quả cần phải xác định rõ hành vi đối tượng đang ở giai đoạn nào. 2.4. Các điều kiện cần thiết để thiết để thay đổi hành vi 2.4.1. Việc thay đổi hành vi phải do đối tượng tự nguyện Để giúp đối tượng có động cơ muốn thay đổi hành vi cần đưa ra các thông điệp rõ ràng để đối tượng nhận thấy nguy cơ không khoẻ mạnh của mình và tự nguyện hướng tới thay đổi. 2.4.2. Hành vi phải nổi bật, điển hình, gây hậu quả nhiều tới sức khoẻ Để thay đổi hành vi, người làm truyền thông giáo dục sức khoẻ cần xác định hành vi này ảnh hưởng đến vấn đề sức khoẻ như thế nào, ở mức độ nào để có các thông điệp đủ mạnh để thuyết phục đối tượng thay đổi hành vi. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 48
  • 48. 2.4.3. Các hành vi thay đổi phải được duy trì qua thời gian Các hành vi mới phải trở thành thưởng xuyên, được duy trì hàng ngày trong cuộc sống, vì vậy người làm truyền thông - GDSK cần gợi ý các hành động đơn giản để đối tượng dễ thực hiện. 2.4.4. Việc thay đổi hành vi không quá khó cho đối tượng Việc thay đổi hành vi không là đối tượng vượt quá khả năng của mình, không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của đối tượng 2.4.5. Phải có sự trợ giúp của xã hội Sự quan tâm, trợ giúp của bạn bè, gìa đình và xã hội là rất quan trọng để khuyến khích và tạo điều kiện để đối tượng thay đổi hành vi và duy trì hành vi mới đã thay đổi. Tóm lại: Giáo dục sức khoẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm và lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi có hại thành hành vi có lợi hơn cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. LƯỢNG GIÁ 1. Hành vi là gì? hành vi sức khỏe là gì? Có những loại hành vi sức khỏe nào? cho ví dụ từng loại hành vi sức khỏe? 2. Vẽ sơ đồ các bước thay đổi hành vi sức khỏe các biện pháp người làm truyền thông giáo dục sức khỏe cần can thiệp cho từng bước của quá trình thay đổi hành vi? Bài tập: Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 49
  • 49. 3- Một bà mẹ đã nghe nói về việc sử dụng Oresol cho trẻ bị tiêu chảy. Đứa con của chị đang bị tiêu chảy và chị muốn thử dùng Oresol nhưng chị sợ không biết pha đúng cách. Vì vậy, chị chưa cho trẻ uống Oresol. Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi “sử dụng Oresol cho trẻ trong chăm sóc và điều trị tiêu chảy cấp”? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên? 4- Một thanh niên biết anh ta có nguy cơ bị nhiễm HIV do hành vi quan hệ tình dục của mình. Vì vậy anh ta bắt đầu dùng bao cao su để tự vệ và giảm bớt nỗi lo sợ bị nhiễm HIV. Anh ta không thích dùng bao cao su, tuy nhiên anh ta đã sử dụng bao cao su được vài tháng. Anh ta đang phân vân không biết có nên dùng bao cao su nữa hay không. Theo bạn, anh thành niên đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi « sử dụng bao cao su trong quan hệ tìn dục an toàn»? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp anh thanh niên thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên? 5- Một bà mẹ có thai và mặc dù đã có một con, chị chưa bao giờ tới trạm y tế để khám thai. Chị biết thỉnh thoảng các chị em vẫn được tiêm tại trạm y tế nhưng chị lại cho rằng tiêm như vậy dễ sảy thai. Vì vậy, chị không đi khám thai. Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi “đi khám thai và tiêm phòng uốn ván khi mang thai”? Tại sao? Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 50
  • 50. Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên? 6- Một chị cho con bú sữa hoàn toàn vì chị nghe nói sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Bây giờ cháu đã 1 tháng tuổi và khóc nhiều khiến chị nghĩ mình không đủ sữa. Vì vậy, chị định cho cháu ăn thêm nước cháo. Chị không nhận thấy con mình đã lớn nhiều và phát triển tốt. Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi “nuôi con bằng sữa mẹ”? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trê ? 7 - Một chị đang có thai và sắp sinh. Chị chưa bao giờ nghe nói cho trẻ sơ sinh bú sữa non là rất tốt. Vì vậy, chị định cho cháu ăn nước cháo hoặc sữa bột trong những ngày đầu sau khi sinh chờ cho ‘sữa thật’của chị về mới co trẻ bú. Chị cho rằng nếu để cháu bú sữa non có lẽ không tốt. Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi “nuôi con bằng sữa mẹ”? Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên? 8- Một chị 36 tuổi và có 3 con. Chị đã được cộng tác viên dân số tuyên tuyền và rất muốn áp dụng kế hoạch hoá gia đình, nhưng chị chưa bao giờ thảo luận với chồng về điều đó. Chị sợ rằng chồng chị sẽ nổi giận khi bàn về điều này. Theo bạn, bà mẹ đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi “thực hiện chính sách và biện pháp kế hoạch hóa gia đình”? Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 51
  • 51. Tại sao? Là nhân viên y tế, bạn cần làm gì để giúp bà mẹ thực hiện tốt quá trình thay đổi hành vi trên? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Tương (2010), Giáo trình kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, Trường THYT Cao Bằng – Lào Cai, Cao Bằng. 2. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2005), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, NXB Y học, Hà Nội. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 52
  • 52. TƯ VẤN SỨC KHOẺ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm tư vấn và 3 mục đích của tư vấn trong nâng cao, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân. 2. Trình bày được 6 nguyên tắc trong tư vấn sức khoẻ. 3. Mô tả được 5 bước tư vấn. 4. Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng đã học để thực hiện tư vấn sức khoẻ. NỘI DUNG 1. Tư vấn là gì? 1.1. Khái niệm tư vấn - Tư vấn là một hoạt động mang tính trao đổi thông tin giữa người có nhu cầu tư vấn và người tư vấn, nhằm giúp cho người có nhu cầu tư vấn hiểu biết hơn về các vấn đề sức khoẻ của họ, tự tin hơn khi quyết định thay đổi hành vi sức khoẻ. Hình 6: CBYT đang tư vấn sức khỏe cho người bệnh Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 53
  • 53. - Tư vấn cũng là một tiến trình giúp cho người có nhu cầu tư vấn nâng cao nhận thức về sức khoẻ, tự tin vào bản thân làm tiền đề cho việc tự giải quyết vấn đề sức khoẻ của chính mình. 1.2. Mục đích tư vấn - Hỗ trợ về mặt tâm lý, kiến thức về sức khoẻ giúp cá nhân thay đổi hành vi. - Hỗ trợ cho đối tượng giảm bớt sự mặc cảm về bệnh tật, những vấn đề trong cuộc sống, giúp họ ổn định về tinh thần, xây dựng nội lực để họ vượt qua khủng hoảng. - Tư vấn có tác dụng ngăn chặn tác hại và phòng tránh những điều không có lợi cho sức khoẻ. Người tư vấn giúp cho người có nhu cầu tư vấn đưa ra được những biện pháp, hướng đi đúng nhằm giúp cho họ giải quyết được những vấn đề có ảnh hưởng tới sức khoẻ, đối phó được với các sốc tâm lý. 2. Nguyên tắc tư vấn 2.1.Chọn thời điểm và địa điểm thích hợp - Tư vấn có thể thực hiện bất kỳ ở đâu, vào bất kỳ thời gian nào phù hợp với đối tượng và công việc của người tư vấn. Hình 7: Tư vấn về sức khoẻ sinh sản Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 54
  • 54. - Tại mỗi cơ sở nên bố trí phòng riêng cho công tác tư vấn hoặc một nơi nào đó đảm bảo được tính riêng tư, sự thoải mái và bảo mật. - Các địa điểm tư vấn sức khoẻ thường được đặt tại trung tâm y tế dự phòng, phòng khám đa khoa của các bệnh viện, các trung tâm y tế huyện và trung tâm Sức khoẻ sinh sản... 2.2. Xác định được rõ nhu cầu tư vấn - Người tư vấn phải xác định được nhu cầu cần tư vấn của đối tượng thì mới giúp đối tượng lựa chọn được giải pháp đúng cho vấn đề sức khoẻ của đối tượng. Vì vậy người tư vấn phải có kiến thức, kỹ năng giao tiếp và sự nhạy cảm để đánh giá đúng nhu cầu của đối tượng. - Để đánh giá nhu cầu đối tượng cần: + Sử dụng các câu hỏi mở nhằm tìm ra các vấn đề và giúp đối tượng nói ra vấn đề một cách đầy đủ. + Có kỹ năng lắng nghe để phân tích vấn đề của đối tượng + Quan sát nét mặt, trạng thái, cảm xúc của đối tượng cũng giúp đánh giá một phần nhu cầu của đối tượng. 2.3. Cung cấp đủ thông tin cần thiết giúp đối tượng hiểu rõ vấn đề của họ - Ngoài việc giải thích để đối tượng hiểu rõ tình trạng sức khoẻ Hình 8: Tư vấn khi mang thai Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 55
  • 55. của mình thì cũng cần cung cấp thêm một số tranh ảnh, tờ rơi có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ. - Các thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu, liên quan đến các vấn đề sức khoẻ của đối tượng. 2.4. Thảo luận các biện pháp giải quyết vấn đề sức khoẻ thích hợp đối với các đối tượng cần tư vấn. Hình 9:Thảo luận với đối tượng tư vấn - Thảo luận với đối tượng để chọn các biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất cho bản thân họ. - Cần thông tin tới đối tượng về tất cả các cơ sở sẵn có để họ tự tìm đến sự hỗ trợ cần thiết khi có vấn đề khó khăn về mặt kinh tế, văn hoá, xã hội để ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Cố gắng đưa ra ít nhất hai giải pháp, từ đó khuyến khích đối tượng suy nghĩ về hoàn cảnh của bản thân để đưa ra các quyết định phù hợp. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 56
  • 56. 2.5. Giữ bí mật và tôn trọng điều riêng tư của đối tượng - Người tư vấn phải biết chấp nhận tất cả các điều kiện mà đối tượng yêu cầu trong phạm vi liên quan đến vấn đề sức khoẻ. - Người tư vấn phải hiểu được trình độ và khả năng nhận thức của đối tượng. - Thông cảm và tạo niềm tin cho đối tượng. 2.6. Không phán xét đối tượng - Tôn trọng đối tượng tư vấn, không phán xét hành động của đối tượng, không phân biệt tình trạng kinh tế, văn hoá của đối tượng. Người tư vấn không nên phán xét kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng. - Giữ thái độ trung lập đối với các ý kiến của đối tượng. 3. Các bước tư vấn 3.1 Tạo mối quan hệ tốt với đối tượng - Chào hỏi thân mật. - Quan tâm, ân cần đến đối tượng - Sử dụng ngôn ngữ không lời (điệu bộ, ánh mắt, cử chỉ) để đối tượng an tâm tin tưởng. 3.2. Xác định nhu cầu của đối tượng - Chuẩn bị các câu hỏi để hỏi, nên dùng các câu hỏi mở để đối tượng có nhiều cách trả lời, khuyến khích họ nói ra những vấn đề mà họ đang gặp. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 57
  • 57. 3.3. Giúp đối tượng xác định các lựa chọn - Phân tích các vấn đề vừa được xác định. - Đưa ra 2 hoặc 3 giải pháp. - Cung cấp thông tin thích hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng giúp đối tượng lựa chọn để sẵn sàng thay đổi hành vi. 3.4. Giúp đối tượng chọn và thực hiện giải pháp thích hợp nhất - Giúp đối tượng chọn giải pháp thích hợp nhất với hoàn cảnh của đối tượng. - Đối tượng tự quyết định chọn giải pháp thích hợp nhất. - Cán bộ tư vấn giúp đối tượng: + Cân nhắc mặt lợi, hạn chế của từng giải pháp. + Xem xét những thay đổi chắc chắn sẽ xảy ra của mỗi giải pháp. + Quyết định giải pháp tốt nhất phù hợp với khả năng đối tượng, có tính khả thi, đem lại hiệu quả cải thiện sức khoẻ cho đối tượng và người nhà. 3.5. Giúp đối tượng lập kế hoạch thực hiện Cán bộ tư vấn giúp đối tượng lập kế hoạch hành động thực hiện giải pháp mà đối tượng đã quyết định lựa chọn: - Xác định thời gian thực hiện Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 58
  • 58. - Xác định nguồn hỗ trợ của gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội… - Xác định những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện để chủ động khắc phục. - Ghi sổ theo dõi hàng ngày, đánh giá hành vi thay đổi. Cán bộ tư vấn lập kế hoạch và giám sát sự tiến bộ của quá trình thay đổi hành vi của đối tượng. BẢNG KIỂM KỸ NĂNG TƯ VẤN Nội dung Tốt Đạt Không 1 Chào hỏi, tiếp cận đối tượng 2 Sử dụng câu hỏi mở để phát hiện vấn đề của đối tượng 3 Lắng nghe 4Giải thích 5Sử dụng ngôn ngữ không lời có ích (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ…) 6 Đưa ra các giải pháp khác nhau 7 Giúp đối tượng lựa chọn giải pháp 8 Giúp đối tượng lập kế hoạch hành động 9 Hẹn gặp lần sau LƯỢNG GIÁ 1. Thế nào là tư vấn sức khỏe? Trình bày 3 mục đích của tư vấn trong nâng cao, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân? Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 59
  • 59. 2. Trình bày được 6 nguyên tắc trong tư vấn sức khoẻ. 3. Mô tả được 5 bước tư vấn. Bài tập: Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng đã học để thực hiện tư vấn cho các đối tượng trong các tình huống sau: 1. “Chị ơi em trong lúc buồn chán em đã uống rất nhiều rượu rồi say quá em không làm chủ được mình và đã trót dại "qua đêm với gái...", hiện tại em thấy rất lo sợ, chị giúp em với làm thế nào để biết sớm mình có bị nhiễm HIV hay không”? 2. Sắp đến tháng đẻ đứa con đầu lòng rồi mà Chị Lý Thị Cở vẫn chưa quyết định đẻ ở đâu vì Trạm xá cách nhà chị xa lắm, đường đến trạm lại rất khó khăn, nhà chị chỉ có 2 vợ chồng... Là cán bộ y tế bạn hãy giúp chị Cở sinh an toàn. 3. Một thanh niên biết anh ta có nguy cơ bị nhiễm HIV do hành vi quan hệ tình dục của mình. Vì vậy anh ta bắt đầu dùng bao cao su để tự vệ và giảm bớt nỗi lo sợ bị nhiễm HIV. Anh ta không thích dùng bao cao su, tuy nhiên anh ta đã sử dụng bao cao su được vài tháng. Anh ta đang phân vân không biết có nên dùng bao cao su nữa hay không. 4. Một bà mẹ có thai và mặc dù đã có một con, chị chưa bao giờ tới trạm y tế để khám thai. Chị biết thỉnh thoảng các chị em vẫn được tiêm tại trạm y tế nhưng chị lại cho rằng tiêm như vậy dễ sảy thai. Vì vậy, chị không đi khám thai. 5. Một chị cho con bú sữa hoàn toàn vì chị nghe nói sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ. Bây giờ cháu đã 1 tháng tuổi và khóc nhiều Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 60
  • 60. khiến chị nghĩ mình không đủ sữa. Vì vậy, chị định cho cháu ăn thêm nước cháo. Chị không nhận thấy con mình đã lớn nhiều và phát triển tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Tương (2010), Giáo trình kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, Trường THYT Cao Bằng – Lào Cai, Cao Bằng. 2. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2005), Kỹ năng giao tiếp và giáo dục sức khỏe, NXB Y học, Hà Nội. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 61
  • 61. TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHOẺ Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của truyền thông giáo dục sức khoẻ (Truyền thông- GDSK). 2. Mô tả được các phương pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ. 3. Thực hiện được các hoạt động Truyền thông – Giáo dục sức khoẻ trong một số tình huống chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ). NỘI DUNG 1. Khái niệm truyền thông - giáo dục sức khoẻ 1.1. Khái niệm về truyền thông Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ và tình cảm giữa con người với nhau với mục đích làm tăng thêm kiến thức, làm thay đổi thái độ và hành vi của cá nhân, của nhóm người và cộng đồng. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 62
  • 62. 1.2. Khái niệm về Giáo dục sức khoẻ Theo Green và cộng sự (1980) đã định nghĩa GDSK là sự tổng hợp các kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân chấp nhận một cách tự nguyện các hành vi có lợi cho sức khoẻ. Vậy định nghĩa về Giáo dục sức khoẻ: là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến người dân, giúp họ nâng cao sự hiểu biết, để thay đổi thái độ, chấp nhận và duy trì thực hiện những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. 1.3. Vị trí, tầm quan trọng của truyền thông - giáo dục sức khoẻ Sức khoẻ của một cộng đồng chỉ có thể được nâng cao khi những người dân trong cộng đồng hiểu biết về cách phòng ngừa bệnh tật, chủ động tham gia vào việc phòng bệnh, đóng góp ý kiến để giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của họ, cũng như công tác chăm sóc sức khoẻ. Để làm được việc đó, người dân phải hiểu biết cơ bản về sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật. Những hoạt động nhằm cung cấp cho người dân kiến thức, kỹ năng, để phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho họ và cộng đồng xung quanh chính là những hoạt động giáo dục sức khoẻ (GDSK). GDSK không thay thế được các dịch vụ khác, nhưng nó rất cần thiết để đẩy mạnh việc sử dụng đúng các dịch vụ này. GDSK Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 63
  • 63. khuyến khích những hành vi lành mạnh, làm sức khoẻ tốt lên, phòng ngừa ốm đau, chăm sóc và phục hồi sức khoẻ. Truyền thông - GDSK giúp cho người dân: - Nâng cao được kiến thức, đồng thời hướng dẫn họ những kỹ năng cần thiết. - Giúp họ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của họ - Tạo ra được các hành vi đúng đắn, giúp cho người dân tự giác chấp nhận và duy trì lối sống lành mạnh, từ bỏ thói quen có hại cho sức khoẻ góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho chính họ và cộng đồng. - Làm giảm tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ tàn tật, tử vong do bệnh gây ra. Vì vậy: Nếu làm tốt công tác Truyền thông – GDSK thì hiệu quả của công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân sẽ đạt kết quả tốt. Tuy nhiên Truyền thông - GDSK là công tác khó làm nhưng nếu làm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp so với các dịch vụ y tế khác nhất là ở tuyến cơ sở. 2. Các phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ 2.1. Phương pháp truyền thông – giáo dục sức khoẻ trực tiếp - Truyền thông - GDSK trực tiếp là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng giữa người truyền thông - GDSK với một cá nhân, một nhóm người nhận thông tin. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 64
  • 64. Người làmTT- GDSK Thông điệp Phản hồi Người được GDSK Sơ đồ: Truyền thông- GDSK trực tiếp - Phương pháp Truyền thông - GDSK trực tiếp có hiệu quả nhanh trong việc làm thay đổi hành vi con người. Nó có thể giải quyết thoả đáng các thắc mắc của đối tượng. Người làm công tác này sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn nguyên nhân cốt lõi của vấn đề từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất nhằm giúp cho đối tượng thay đổi được hành vi. - Truyền thông - GDSK trực tiếp thường được thực hiện tại cộng đồng như nói chuyện sức khoẻ, thảo luận nhóm, tư vấn cá nhân, thăm hộ gia đình. - Truyền thông - GDSK trực tiếp thực hiện rất khó cho cả cộng đồng mà chỉ thực hiện được với một nhóm người, cá nhân. 2.1.1. Tổ chức nói chuyện sức khoẻ: Là hình thức phổ biến tại cộng đồng, có thể tổ chức buổi nói chuyện riêng, nói chuyện chuyên đề hoặc lồng ghép trong các buổi họp dân, tổng kết, triển khai các hoạt động y tế … Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 65
  • 65. a. Chuẩn bị nói chuyện sức khoẻ - Xác định rõ chủ đề nói chuyện - Xác định đối tượng (người nghe, người tham dự) giúp người làm Truyền thông - GDSK chuẩn bị cách nói, cách tiếp cận và cung cấp thông tin phù hợp với đối tượng. - Xác định nội dung theo trật tự cần trình bày. - Xác định thời gian cần trình bày giúp chủ động phân bố từng phần, từng nội dung thích hợp. - Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ thích hợp - Chuẩn bị thời điểm, địa điểm nói chuyện phù hợp, cần bàn bạc và hẹn trước với người tổ chức tại địa phương. Hình 9: Một buổi truyền thông nói chuyện sức khỏe Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 66
  • 66. b. Tiến hành nói chuyện sức khoẻ - Chào hỏi, giới thiệu bản thân, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện để tạo mối quan hệ tốt với đối tượng. - Trình bày các nội dung trình tự, lô gíc - Dùng từ ngữ rõ ràng dễ hiểu. - Sử dụng ví dụ minh hoạ - Quan sát thái độ đối tượng để điều chỉnh cách trình bày. - Dành thời gian để người nghe được hỏi và thảo luận những vấn đề chưa rõ. - Giải đáp các thắc mắc của đối tượng. c. Kết thúc buổi nói chuyện sức khoẻ - Kiểm tra lại nhận thức của đối tượng - Tóm tắt, nhấn mạnh những nội dung chính để dễ nhớ. - Cảm ơn đối tượng trước khi kết thúc. 2.1.2. Tổ chức thảo luận nhóm về sức khoẻ a. Chuẩn bị thảo luận nhóm - Xác định rõ chủ đề và nội dung để thảo luận - Xác định mục tiêu của buổi thảo luận. - Xác định đối tượng tham dự - Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ thích hợp - Chuẩn bị thời điểm, địa điểm phù hợp. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 67
  • 67. - Chuẩn bị thư ký ghi chép. b. Tiến hành thảo luận: - Chào hỏi, làm quen, giới thiệu bản thân. - Giải thích rõ ý nghĩa, mục tiêu của buổi thảo luận. Hình 10: Một buổi thảo luận nhóm - Động viên mọi người tham gia tích cực. - Lần lượt đưa ra các câu hỏi thảo luận theo trình tự đã chuẩn bị. - Tạo cơ hội, khuyến khích mọi thành viên tham gia tích cực và trao đổi. - Không áp đặt, lấn át người tham gia, không để một số người lấn át các thành viên khác. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 68
  • 68. - Sau mỗi phần nên tóm tắt, kết luận, yêu cầu thực hiện những điều đã thống nhất. - Cảm ơn đối tượng đã tham gia. 2.1.3.GDSK với cá nhân Đây là hình thức cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện hoặc thuyết phục một người nào đó thực hiện những hành vi cụ thể ( bài tư vấn sức khoẻ). Phương pháp này còn giúp người làm Truyền thông - GDSK tìm hiểu nhu cầu của đối tượng về kiến thức, kỹ năng, về sự trợ giúp và cung cấp những thông tin, hướng dẫn, giải pháp, trợ giúp đối tượng lựa chọn giải pháp thực hiện, giải đáp vướng mắc. 2.1.4. Giáo dục sức khoẻ với hộ gia đình Đây là hình thức nói chuyện sức khoẻ để giải quyết các vấn đề sức khoẻ tại hộ gia đình: a. Ưu điểm: - Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt với các thành viên gia đình. - Tạo môi trường gần gũi, quen thuộc làm đối tượng có cảm giác yên tâm, dễ tiếp thu, đồng thời tạo cơ hội và tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của mình. - Trực tiếp quan sát được những biểu hiện liên quan đến vấn đề sức khoẻ. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 69
  • 69. - Đưa ra được các lời khuyên sát thực. b. Chuẩn bị thăm hộ gia đình: - Thu thập thông tin chung về hộ gia đình và hàng xóm liên quan. - Hẹn trước thời gian sẽ đến thăm vào thời điểm thích hợp. c. Thăm hộ gia đình: - Chào hỏi, nêu rõ ý nghĩa, mục đích chuyến thăm. - Quan sát nhanh môi trường gia đình, phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khoẻ. - Thực hiện nói chuyện, tư vấn về sức khoẻ theo kế hoạch đã chuẩn bị. - Phát hiện những người ốm đau, bệnh tật, để thăm hỏi tư vấn - Có thể giải thích khuyên bảo và làm một số việc liên quan nếu cần thiết. d. Kết thúc thăm hộ gia đình: - Tóm tắt các điểm mấu chốt - Kiểm tra nhận thức của đối tượng về các thông tin cần trao đổi - Tạo điều kiện giúp đỡ giải quyết vấn đề liên quan đến sức khoẻ của gia đình. - Cảm ơn sự hợp tác của gia đình. Bài giảng Kỹ năng giao tiếp – Nguyễn Quang Tĩnh 2018 Page 70