SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 110
Baixar para ler offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------
TRẦN VĂN TÙNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----------------------------
TRẦN VĂN TÙNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM)
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 05 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt
2. TS. Nguyễn Bá Thái
HÀ NỘI - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác.
Tác giả
Trần Văn Tùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt,
TS. Nguyễn Bá Thái và GS. TS. Lê Sơn là những người hướng dẫn khoa học
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể giảng viên, cán bộ,
viên chức Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ
nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô ở Viện Nghiên cứu Phát triển
Giáo dục đã tận tình giảng dạy và cung cấp kiến thức cho tôi để tôi đủ năng
lực nghiên cứu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô ở Đại học Ngân Hàng Tp HCM,
đặc biệt là Thầy Vũ Huy Nhiệm đã tận tình động viên, giúp đỡ cung cấp tư
liệu và số liệu để tôi hoàn thành phần thực nghiệm trong bản luận án này.
Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè gần
xa trong thời gian tôi thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013
Người tri ân
Trần Văn Tùng
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................. iii
Danh mục viết tắt ................................................................................................. vi
Danh mục các bảng .............................................................................................. vii
Danh mục các sơ đồ ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VỚI TIẾP CẬN QUẢN LÍ
THEO KẾT QUẢ............................................................................................................. 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 14
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 14
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu trong nước................................................................... 15
1.2. Các khái niệm cơ bản.................................................................................... 18
1.2.1. Quản lí đào tạo trong trường đại học ......................................................... 18
1.2.2. Quản lí chất lượng đào tạo đại học ........................................................... 21
1.2.3. Quản lí theo kết quả ................................................................................... 25
1.2.4. Nghiên cứu tổng quan các loại hình quản lí chất lượng đào tạo đang áp
dụng trong các trường đại học hiện nay trên thế giới .......................................... 45
1.2.5. Xu hướng thay đổi mô hình quản lí các trường đại học trên thế giới
hiện nay nhằm thích ứng với nhu cầu cạnh tranh chất lượng đào tạo.................. 49
1.2.6. Phân tích, so sánh đặc điểm của những mô hình quản lí chất lượng đào
tạo trong trường đại học....................................................................................... 50
1.3. Cơ sở khoa học áp dụng vào quản lí đào tạo trong trường đại học Việt Nam
với tiếp cận quản lí theo kết quả .......................................................................... 52
1.3.1. Các thuật ngữ và công cụ cơ bản ............................................................... 52
1.3.2. Những công cụ quản lí hỗ trợ áp dụng phương thức RBM trong các
trường đại học ...................................................................................................... 55
1.3.3. Các nguyên tắc định hướng cho việc ứng dụng quản lí theo kết quả
trong công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học...................................... 60
1.3.4. Quy trình ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng
lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học ..................... 65
1.3.5. Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp
cận quản lí theo kết quả........................................................................................ 69
iv
1.3.6.Phương thức quản lí RBM và tác động thúc đẩy quá trình đổi mới nâng
cao năng lực quản lí trong các trường đại học ..................................................... 73
1.3.7. Những tác động của việc ứng dụng mô hình RBM giúp nâng cao năng
lực quản lí đào tạo trong trường đại học .............................................................. 76
1.3.8. Những thách thức trong việc triển khai mô hình quản lí theo kết quả.............. 78
1.3.9. Những nguy cơ cần đề phòng khi ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả.......... 79
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 81
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN
LÍ THEO KẾT QUẢ....................................................................................................... 83
2.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.............. 83
2.2. Đánh giá của các chuyên gia quốc tế về thực trạng quản lí đào tạo đại học
Việt Nam .............................................................................................................. 97
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 99
2.3.1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu đổi mớinăng lực quản lí đào tạo trong các
trường đại học Việt Nam...................................................................................... 99
2.3.2. Đánh giá chung .......................................................................................... 108
2.4. Các yêu cầu đổi mới công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 110
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 112
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ
ĐÀO TẠO VỚI TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM)
TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM........................................... 113
3.1. Đề xuất quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với
tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM) ................................................................... 113
3.2. Triển khai những nội dung cụ thể của quy trình quản lí đào tạo nhằm
nâng cao năng lực chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam......... 115
3.3. Đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng quản lí đào tạo theo tiếp cận
quản lí theo kết quả .............................................................................................. 136
3.3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp ........................................................... 136
3.3.2. Nghiên cứu các yêu cầu cơ bản trong việc triển khai ứng dụng thành
công quản lí theo kết quả trong các trường đại học Việt Nam ............................ 137
3.3.3. Các giải pháp cụ thể về quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả................................................................ 138
3.4. Nghiên cứu các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai ứng
dụng phương thức quản lí theo kết quả trong các trường đại học Việt Nam....... 142
v
3.4.1. Nhận dạng những thuận lợi và khó khăn về cơ chế quản lí của các
trường đại học Việt Nam khi ứng dụng mô hình quản lí RBM ........................... 142
3.4.2. Những thách thức khi áp dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm
nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam............................ 142
3.4.3. Mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ ............................................................. 142
3.4.4. Mâu thuẫn giữa mong muốn và nguồn lực ............................................... 143
3.4.5. Mâu thuẫn giữa ngắn hạn và dài hạn ........................................................ 143
3.5. Đánh giá việc ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm nâng cao
năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam........................................... 143
3.6. Phân tích kết quả đổi mới của việc ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng
cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.................................. 148
Tiểu kết chương 3................................................................................................. 150
Chƣơng 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM KHOA HỌC..................................... 151
4.1. Tên chuyên đề thử nghiệm........................................................................... 151
4.2. Đề xuất khung kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn trường đại học
Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên mô hình quản lí theo kết quả ................. 156
4.2.1. Mô hình lí thuyết khung chiến lược........................................................... 156
4.2.2. Các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển
trường đại học ngân hàng theo mô hình quản lí kết quả đầu ra........................... 157
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... 178
1. Kết luận ............................................................................................................ 178
2. Khuyến nghị.................................................................................................... 179
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 180
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 181
PHỤ LỤC............................................................................................................ 187
vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CLĐT Chất lượng đào tạo
CLGD Chất lượng giảng dạy
CNTT
ĐH
ĐT
GD
Công nghệ thông tin
Đại học
Đào tạo
Giáo dục
GV Giảng viên
HTQT Hợp tác quốc tế
HTTC
KH
Hệ thống tín chỉ
Khoa học
KHGD
KHXH
KQ
KTX
Khoa học giáo dục
Khoa học xã hội
Kết quả
Ký túc xá
NCKH Nghiên cứu khoa học
NL
PPDH
QL
QLGD
Năng lực
Phương pháp dạy học
Quản lý
Quản lý giáo dục
SV
TDTT
Sinh viên
Thể dục thể thao
TP Thành phố
TC / DN
VN
Tổ chức / doanh nghiệp
Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nhiệm vụ chủ yếu của quản lí đào tạo trong trường đại học ........... 18
Bảng 1.2. So sánh đặc điểm 2 mô hình quản lí đào tạo trong trường đại học........ 20
Bảng 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lí đào tạo trong trường đại học...... 25
Bảng 1.4. So sánh 2 mô hình quản lí: mô hình quản lí chỉ huy theo chiều dọc và
mô hình quản lí theo mạng chiều ngang............................................................. 27
Bảng 1.5. Các yếu tố định hướng kết quả của quản lí theo kết quả RBM.............. 33
Bảng 1.6. So sánh đặc điểm các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đại học ........ 51
Bảng 1.7. Phương thức quản lí RBM thúc đẩy đổi mới các nguyên tắc quản lí trong
các trường đại học Việt Nam theo định hướng tập trung vào kết quả đầu ra................64
Bảng 1.8. Khung lôgic quy trình ứng dụng RBM trong quản lí đào tạo trong ....... 66
các trường đại học Việt Nam.............................................................................. 66
Bảng 1.9. Tổng quan khung kết quả đào tạo theo mô hình RBM.......................... 70
Bảng 1.10. Khung năng lực quản lí trong trường đại học..................................... 73
Bảng 1.11. Tác động của RBM với kết quả hoạt động quản lí đào tạo trong trường đại
học ...................................................................................................................76
Bảng 2.1. Bộ chuẩn đầu ra của Sinh viên Đại học Đà Nẳng................................. 93
Bảng 2.2. Xếp loại đầu ra sinh viên .................................................................... 95
Bảng 2.3. Tổng quan các ý kiến: Đánh giá thực trạng đào tạo trong ................... 100
các trường đại học Việt Nam của các chuyên gia Hoa Kì................................... 100
Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong
trường đại học (Mẫu câu hỏi và kết quả điều tra khảo sát 300 cán bộ quản lí,
giảng viên, sinh viên đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh)............................... 107
Bảng 3.1. Khung Lôgic kết quả hoạt động đào tạo của trường đại học theo
mô hình RBM ................................................................................................. 119
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổng thể mô hình tổ chức nhà trường ...................................... 123
Bảng 3.2. Khung trách nhiệm của việc áp dụng mô hình quản lí RBM trong
trường đại học Việt Nam.................................................................................. 125
Bảng 3.3. Sản phẩm đào tạo của trường đại học................................................ 129
Bảng 3.4. Các tiêu chí cơ bản đánh giá kết quả ứng dụng RBM......................... 144
Bảng 4.1. Nội dung khung chiến lược của đại học Ngân Hàng Tp HCM ............ 168
Bảng 4.2. Khung bản đồ kết quả của trường đại học.......................................... 172
Bảng 4.3. Tổng quan khung kết quả đào tạo theo mô hình RBM........................ 173
viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Năm giai đoạn chủ yếu trong RBM bao gồm: đầu vào, hoạt động, sản
phẩm đầu ra, kết quả đầu ra và tác động xã hội ...................................................33
Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát triển đầu ra ............ 38
Sơ đồ 1.3. Mô hình bảng điểm cân bằng trong quản lí đào tạo trường đại học ...... 60
Sơ đồ 1.4: Các yếu tố chi phối kết quả đào tạo đại học theo RBM........................ 73
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức phòng đào tạo.............................................................. 83
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hệ thống đào tạo Đại học Đà Nẵng ........................................... 90
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lí đào tạo cụ thể ứng dụng quản lí RBM nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt Nam (Gồm 7 giai đoạn với 32 bước
hoạt động cụ thể).....................................................................................................114
Sơ đồ 3.2: Tổng thể mô hình tổ chức nhà tường..................................................... 123
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức nhà trường ĐH Ngân Hàng Tp HCM ............................154
Sơ đồ 4.2. Quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát triển đầu ra của
Đại học Ngân Hàng Tp HCM .................................................................................171
Sơ đồ 4.3. Các yếu tố tác động quản lí theo kết quả trong quy trình đào tạo đại học... 175
Sơ đồ 4.4. Mô hình RBM về kết quả đào tạo của nhà trường ............................. 176
Biểu đồ 2.1. Các yếu tố xác định năng lực quản lí trong trường đại học ............. 108
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hội nhập và cạnh tranh toàn cầu là xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại
. Sự cạnh
tranh về hàng hóa và công nghệ tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực
, do vậy
cải cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu
về nhân lực của xã hội. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là
cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học.
Cạnh tranh giáo dục trực tiếp dẫn đến đổi mới quản lí giáo dục nhằm tạo
động lực phát triển mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục và tạo động lực phát triển
cho từng cơ sở giáo dục, cho từng trường đại học.
Do nhu cầu luôn nâng cao về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực từ khu
vực sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, do vậy đổi mới quản lí đào tạo trong các
trường đại học là khâu đột phá đầu tiên nhằm tạo động lực phát triển mới cho các
trường đại học và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học Việt
Nam nói riêng đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển từ thể chế chỉ
huy bao cấp sang thể chế của kinh tế thị trường toàn cầu định hướng XHCN. Đây là
giai đoạn quá độ phức tạp đòi hỏi các trường đại học cần có những quyết sách đúng
đắn trong việc lựa chọn mô hình quản lí đào tạo phù hợp nhằm tạo ra động lực phát
triển có giá trị thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà trường trong bối
cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các trường đại học trong và ngoài nước
hiện nay.
Luận án tiến sĩ quản lí giáo dục: Quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM). Đây là đề tài khoa học có
đóng góp và tạo phần đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam, thiết thực góp phần nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Đề tài xuất phát từ 3 lí do cơ bản như sau:
2
1. Căn cứ các chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lí giáo
dục và quản lí giáo dục đại học
Đây là những đòi hỏi có tính pháp lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của các
trường đại học Việt Nam, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào
tạo gắn với nhu cầu xã hội.
- Đánh giá của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tháng 4 năm
2010 về những yếu kém và tụt hậu về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt
Nam và yêu cầu đổi mới về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường đại học.
- Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản lí giáo
dục đại học.
- Chính Phủ Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tướng
Chính phủ, 771/QĐ -TTg ngày 15/6/2012 ở trang 4 cũng đã khẳng định: "Chất
lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới và
so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất
lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp
ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi lối sống trong một
bộ phận học sinh, sinh viên" [15, tr. 4]
"Quản lí giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự
vụ và chồng chéo, phân tán, trách nhiệm và quyền hạn quản lí chuyên môn chưa đi
đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lí về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật
và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp
giữa ngành giáo dục và các bộ phận, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Chính sách
huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lí. ... Quyền tự chủ
và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định cụ thể, sát thực".
"Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ giáo dục trong thời kì mới. Tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp, tỉ lệ
giảng viên trên sinh viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra". [15, tr.4]
3
"Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thu, kiểm tra,
đánh giá chậm đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết, phương pháp
dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc điểm khác nhau của các loại hình cơ sở giáo
dục, vùng miền và các đối tượng người học, nhà trường chưa gắn với đời sống kinh
tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo
dục kĩ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh
viên". [15,tr.5]
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng chỉ rõ: Đổi mới quản lí
giáo dục là giải pháp đột phá.
Bản chiến lược cũng đề ra các biện pháp cụ thể về đổi mới quản lí giáo dục
đại học: "Tập trung vào quản lí chất lượng giáo dục: Chuẩn hóa đầu ra và các điều
kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo
dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lí". [15, tr.10]
Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định rõ đổi
mới quản lí giáo dục là khâu then chốt nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Việt Nam.
Dự án phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2 cũng đã xác định: áp dụng các
thành tựu mới về quản lí vào các trường đại học nhằm nâng cao năng lực quản lí trong
các trường đại học Việt Nam là thành tố quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam phát triển trong thời kì công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
2. Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam
Chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay chưa
thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đang gặp nhiều thách thức lớn: từ
bên ngoài và cả từ bên trong. Sinh viên ra trường chưa đáp ứng yêu cầu công việc của
các công ty, đặc biệt là của khu vực các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, sự yếu
kém bộc lộ cả trong lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp.
Kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ xã
hội của nhà trường chưa được đo đạc rõ ràng theo những đòi hỏi của xã hội nhằm
minh bạch hóa quá trình hoạt động của nhà trường.
4
Quy mô đào tạo của các trường tăng lên nhưng chất lượng đào tạo do vậy sụt
giảm khi các nguồn lực đào tạo chưa tăng lên tương ứng - điều này làm cho chất
lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội đang luôn biến đổi và đòi hỏi ngày càng
cao, đào tạo chưa gắn với các mục tiêu quốc gia, mục tiêu của vùng miền về phát
triển nguồn nhân lực công nghiệp hóa.
Các kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường hiện nay chưa gắn với trách
nhiệm của người quản lí và người thực hiện, điều này làm các trường chưa có động
lực phát triển, chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của nguời Việt Nam, chưa
thu hút được các nhân tài cho các trường đại học.
Về mặt tổ chức, quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay
đang thực hiện mô hình chỉ huy khép kín, các giá trị điều chỉnh hệ thống quản lí
đang hướng đến các thành tích cá nhân, đến thành tích của các cơ quan chủ quản,
đến thành tích của chủ thể quản lí mà chưa chú trọng hướng ra phục vụ nhu cầu
phát triển xã hội, hướng ra người tiêu dùng, hướng tới thị trường lao động.
Mô hình quản lý chất lượng đầu vào hiện nay của Việt Nam chủ yếu chú
trọng tuyển chọn sinh viên qua các kỳ thi đầu vào nhưng lại không chú trọng đến
quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra nên mô hình này khó thích ứng trong cơ chế
thị trường với chất lượng luôn thay đổi với tiêu chí ngày càng cao. Mô hình này chỉ
phù hợp trong cơ chế kinh tế xã hội chỉ huy bao cấp với kế hoạch hóa cao có tính
đến kế hoạch số sinh viên đầu ra cho các khu vực kinh tế nhà nước, sinh viên ra
trường không cần xem xét chất lượng vì đã có sẵn việc làm theo kế hoạch. Mô hình
này cứ vào được đại học là coi như ra trường và có việc làm. Mô hình này làm cho
các kỳ thi quá căng thẳng vì giá trị kì thi đại học quá cao.
Như vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu nâng cao hiệu quả
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tất yếu dẫn đến việc đổi mới kiểu quản lí đào tạo
trong các trường đại học Việt Nam nhằm tạo ra một động lực phát triển mới, trực
tiếp nâng cao năng lực quản lí nói chung và quản lí đào tạo nói riêng là một tất yếu.
Vấn đề còn lại là lựa chọn kiểu quản lí nào phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của
các trường đại học Việt Nam.
5
Một chốt điểm của quá trình đổi mới quản lí giáo dục đại học Việt Nam mà
chúng ta cần ý thức là: Mọi chủ trương, đường lối về đổi mới dù hay đến đâu nhưng
năng lực quản lí trong các trường đại học hiện nay không được nâng cao lên thì mọi
chủ trương, mọi sự đầu tư tiền bạc của nhân dân đều bị lãng phí và vô hiệu hóa.
3. Căn cứ vào các thành tựu và xu hướng áp dụng ngày càng mở rộng về quy mô
và chiều sâu của phương thức quản lí theo kết quả đã được áp dụng rộng rãi trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Xu hướng phát triển của phương thức quản lí theo kết quả đang tạo ra cơ hội
đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói
riêng.
Căn cứ vào cơ hội đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
khi ứng dụng cách tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Vấn đề đặt ra là có mô hình quản lí nào đem lại hiệu quả và phù hợp với đặc
trưng của giáo dục đại học.
Hiện nay hệ thống quản lý theo kết quả (RBM - Results - Based
Management) đang được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Đây là hệ thống quản lý mới
được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ 20 tại Hoa Kỳ và châu Âu. Hệ thống
RBM đã được khẳng định ở các nước phát triển OECD 30 năm nay, hầu hết các tổ
chức tài chính quốc tế đều khuyến nghị áp dụng hệ thống quản lí này nhằm tăng
hiệu quả đầu tư. Mục tiêu của hệ thống quản lý này nhằm tăng cường hiệu quả của
các kế hoạch chất lượng thông qua việc đổi mới quá trình xây dựng kế hoạch chất
lượng, đổi mới hệ thống kiểm soát và đánh giá việc thực hiện theo kết quả đầu ra,
thúc đẩy hình thành những tiêu chí nâng cao chất lượng phục vụ xã hội. Bản chất
của hệ thống này là giải phóng tối đa năng lực sáng tạo của người lao động trong
quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt đến hiệu quả đầu ra cao nhất.
Hệ thống quản lý theo kết quả (RBM – Results - Based Management) là một
thành tựu mới của khoa học quản lý trên thế giới. Mô hình này đã tương đối hoàn
chỉnh về mặt lý thuyết và hiện nay đã được bổ sung thêm các công cụ quản lí mới
và ngày càng được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, tại nhiều lĩnh
6
vực kinh tế xã hội khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình cải cách
hành chính quốc gia đã nghiên cứu và ứng dụng vào công tác đổi mới hệ thống quản
lý hành chính ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý đào tạo đại học theo kết quả đầu ra
có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học ở Việt
Nam hiện nay.
Với các lí do cơ bản trên, việc ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam với phương thức quản lí theo kết quả là một nhiệm vụ có tính cấp
thiết nhằm nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tạo
động lực phát triển trong các trường đại học Việt Nam đáp ứng kịp thời cho sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
7
Sơ đồ tóm tắt tính cấp thiết của luận án
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình và giải pháp quản lí đào tạo với tiếp cận quản lí theo kết
quả nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
nhằm phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể (contrasted to subject) nghiên cứu của luận án là các trường đại
học công lập ở Việt Nam. Đề tài lựa chọn các khách thể nghiên cứu theo cơ cấu
vùng miền (Bắc – Trung - Nam), các loại hình trường đại học (Đại học Quốc Gia,
Chất lượng
đào tạo của
các trường
ĐH VN
không đáp
ứng nhu
cầu XH
Nguyên
nhân chủ
yếu là do
công tác
quản lí đào
tạo chậm
đổi mới
năng lực
quản lí của
nhà trường
còn yếu
chưa đáp
ứng đòi hỏi
phát triển
của nhà
trường,
chưa phát
huy được
tiềm năng
người Việt
Nam, chưa
thu hút
được nhân
tài cho
trường ĐH
Đổi mới
công tác
quản lí đào
tạo nhằm
khắc phục
yếu kém,
tạo động
lực phát
triển mới
cho các
trường
ĐHVN là
nhu cầu
cấp thiết, là
khâu đột
phá nhằm
đáp ứng
đổi mới
quản lí giáo
dục đại học
góp phần
phát triển
XH
Các yếu
kém trong
quản lí đào
tạo ngày
càng chậm
khắc phục
như:
Trách
nhiệm
không rõ
ràng đối
với chất
lượng đào
tạo, nguồn
lực đào tạo
hạn chế,
đào tạo
chưa gắn
với nhu cầu
XH
Quản lí
theo kết
quả là
phương
thức quản
lí gắn kết
quả hoạt
động của
nhà trường
với lợi ích
XH, công
khai, minh
bạch trách
nhiệm là sự
lựa chọn
phù hợp
nhằm đáp
ứng nhu
cầu đổi
mới quản lí
ĐT trong
các trường
ĐH VN
hiện nay
8
trường đại học Kinh Tế, đại học vùng, trường đại học Kĩ Thuật...) nhằm có những
cơ sở thực tế phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
Đối tượng (object) nghiên cứu của luận án là quy trình quản lí đào tạo trong
các trường đại học công lập Việt Nam (Quy trình thực hiện là một tiêu chí khoa học
có giá trị ứng dụng mang tính bản quyền)
Quản lí đào tạo trong trường đại học là một đối tượng nghiên cứu rất phức
tạp bao gồm nhiều yếu tố từ đầu vào đến đầu ra, từ tuyển sinh, quản lí giảng dạy
đến quản lí bằng cấp... Tuy nhiên công tác quản lí đào tạo trong trường đại học là
một quy trình khách quan theo các bước và các nhiệm vụ khác nhau, gắn kết với
nhau. Quy trình quản lí đào tạo là đặc trưng cơ bản của mô hình quản lí trong nhà
trường đại học. Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là xây dựng quy trình
đào tạo ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất
lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam. Đề tài đề cập đến việc gắn quá
trình ứng dụng quản lí theo kết quả với việc nâng cao nâng lực quản lí trong nhà
trường và nâng cao chất lượng đào tạo bởi vì các yếu tố then chốt này không thể
tách rời nhau trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay của Việt
Nam. Đây là đề tài quản lí cấp trường do vậy ít đề cấp đến quản lí giảng dạy vì quản
lí giảng dạy gắn nhiều với chuyên môn cấp khoa, cấp bộ môn bởi mỗi môn học có
nội dung và phương pháp giảng dạy đặc thù rất khó có quy trình chung cho các môn
học được.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có được những
thay đổi bằng cách tiếp cận phương thức quản lí theo kết quả với những nguyên tắc
và quy trình quản lí gắn kết quả đào tạo với lợi ích của nguời học và của xã hội thì
năng lực quản lí đào tạo, chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam sẽ
tăng lên và điều này trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao ở
trình độ đại học, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam trong thời
kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau:
9
1. Các nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học
- Nghiên cứu quản lí theo kết quả
- Các yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học
- Quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả
2. Các nhiệm vụ nghiên cứu thực tiến
- Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
- Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam
3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
- Nghiên cứu các nguyên tắc định hướng xây dựng các giải pháp
- Đề xuất các giải pháp
- Phân tích tính khả thi của các giải pháp
4. Phân tích tác độngcủa các giải pháp
- Phân tích tác động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà
trường
- Phân tích tác động đối với xã hội
5. Nhiệm vụ thử nghiệm
- Xây dựng phương án thực nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
- Triển khai thực hiện thử nghiệm
- Đánh giá kết quả thử nghiệm
6. Các kết luận của luận án
7. Các khuyến nghị của luận án
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Đối với trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận của đề tài
- Tiếp cận từ thực tế: Nhu cầu hội nhập giáo dục quốc tế và nâng cao chất lượng
đào tạo đại học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về việc nâng cao năng lực quản
lí trong các trường ĐH Việt Nam. Dự án ĐH 2 cũng đã có một thành tố quan trọng
10
số 2: Nâng cao năng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam nhằm đưa những
thành tựu mới về quản lí áp dụng cho các trường đại học.
- Tiếp cận từ kinh nghiệm quốc tế: Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển
châu Á đã thành công trong việc áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả trong nhiều
lĩnh vực xã hội khác nhau, và đã áp dụng thành công trong lĩnh vực giáo dục tại
Mongolia, Campuchia là tiền đề lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu áp dụng hệ
thống quản lí theo kết quả vào việc nâng cao nâng lực quản lí cho các trường đại
học Việt Nam.
- Tiếp cận từ sự tổng hợp và so sánh ưu khuyết điểm của các phương thức quản
lí nhằm xác định những yêu cầu của phương thức quản lí theo kết quả áp dụng trong
các trường đại học Việt Nam.
6.2. Các phương pháp lý thuyết
- Thu thập thông tin tư liệu khoa học, các bài báo khoa học
Đề tài đã thu thập nhiều tài liệu khoa học về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí
đào tạo đại học, quản lí chất lượng đào tạo đại học.
Các bài báo khoa học, các bài viết tổng quan về chất lượng giáo dục đại học, quản
lí và các giải pháp chất lượng giáo dục đại học trong nước và ngoài nước.
- Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu khoa học
Các tài liệu khoa học về mô hình quản lí theo kết quả RBM chủ yếu được
khai thác từ các trang WEB của các tổ chức quốc tế: WB, ADB, UNDP, UNESCO,
CIDA CANADA…
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra về thực trạng quản lý đào tạo tại một số trường đại học Việt Nam
hiện nay.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại: đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Đã
tiến hành các trao đổi, phỏng vấn, điều tra khảo sát về các tiêu chí quyết định đến
chất lượng đào tạo đại học.
11
Đề tài nghiên cứu công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học trên 3
miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam hiện nay như: đại học Quốc
gia Hà Nội, đại học Đà Nẵng, đại học Cần Thơ.
6.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh.
Tên chuyên đề thử nghiệm:
“Xây dựng khung chất lượng phát triển trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ
Chí Minh với mô hình quản lí theo kết quả”
6.5. Phương pháp chuyên gia
- Tổ chức hội thảo khoa học và phỏng vấn các đối tượng liên quan
Luận án đã tham gia hội thảo khoa học về mô hình quản lí RBM theo đề tài
khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả (RBM)
nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam, mã số B 2008-
37-65 nhằm bước đầu giới thiệu mô hình RBM vào các trường đại học Việt Nam.
- Xin ý kiến tư vấn và đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục
Luận án đã xin ý kiến nhận xét của các nhà quản lí trong các trường đại học,
các Viện nghiên cứu khoa học về bản luận án nhằm bảo đảm tính khách quan và xin
ý kiến để bổ sung, điều chỉnh các nội dung cần thiết để hoàn thiện bản luận án.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu quy trình và các giải pháp ứng dụng
quản lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trình độ đại học trong các trường
đại học công lập ở Việt Nam.
8. Những luận điểm bảo vệ
Luận án tập trung làm rõ các luận điểm khoa học cơ bản sau:
- Yêu cầu cấp thiết đổi mới quản lí đào tạo đại học trong các trường đại học Việt
Nam hiện nay: Yếu điểm cần khắc phục là quy trình đào tạo chưa đồng bộ, còn
khép kín trong trường từ đầu vào đến đầu ra và kết quả đào tạo còn chưa đáp ứng
theo yêu cầu xã hội, chưa thực sự gắn bó với lợi ích xã hội.
- Quản lí đào tạo trong trường đại học có những nội dung và yêu cầu cơ bản gì.
12
- Quản lí theo kết quả là gì? Nó có những ưu điểm gì? Những đặc điểm và quy
trình áp dụng của phương thức quản lí theo kết quả.
- Thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có những điểm
mạnh điểm yếu gì, hiện nay? Làm rõ các vấn đề cấp bách liên quan đến khâu yếu
của quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay là năng lực quản lí
đào tạo và chất lượng đào tạo.
- Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản
lí theo kết quả bao gồm các giai đoạn và các bước triển khai các nhiệm vụ cụ thể
nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt
Nam là như thế nào.
- Tính khách quan và sự phù hợp của công cụ khảo sát công tác quản lí trong các
trường đại học Việt Nam.
- Khung lôgic các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
với tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Các tác động đối với nhà trường và đối với xã hội của việc ứng dụng quản lí
theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh.
- Các kết luận và khuyến nghị cần thiết rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
9. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Luận án đã có nghiên cứu và tổng quan về quản lí theo kết quả, đây là công
việc rất mới ở Việt Nam vì quản lí theo kết quả là thành tựu mới của khoa học quản
lí và chỉ mới bước đầu áp dụng vào Việt Nam trong các dự án tài trợ của quốc tế.
Việc tổng quan này bước đầu đã cung cấp sự nhận dạng về đặc điểm và quy trình
quản lí theo kết quả. Việc ứng dụng quản lí theo kết quả sẽ là giải pháp tạo sự đột
biến trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục đại học nói riêng trong bối
cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo
tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là điểm nhấn trọng tâm của luận án, điểm mới này
có ý nghĩa cả trên bình diện lí luận và thực tiễn.
13
- Xây dựng các giải pháp ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là mục tiêu cơ bản và là nhiệm vụ
quan trọng của luận án nhằm đáp ứng việc đổi mới trong công tác quản lí giáo dục
đại học nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được trình bày trong 4 chương với nội dung cụ thể sau đạy:
Chương 1. Cơ sở lí luận của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại
học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 3. Xây dựng các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 4. Kết quả thử nghiệm
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TRONG CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ THEO KẾT QUẢ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề quản lí, quản lí đào tạo, quản lí đào tạo trong trường đại học, quản lí
chất lượng đào tạo đại học là những lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, phức tạp và
nhiều quan điểm khác nhau tùy theo trình độ phát triển và tùy theo đặc điểm kinh tế
xã hội của các khu vực của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Về các nghiên cứu ngoài nước có các tác phẩm liên quan như:
- Paul R Niven (2006), Balanced Scorecarramework. NXBTH TPHCM:
Nghiên cứu về các nguyên tắc ứng dụng bảng điểm cân bằng trong hoạt động quản
trị
- Hubert K. Rampersad (2007), Personal Balanced Scorecard. NXB KHXH:
Nghiên cứu về bảng điểm cân bằng trong lĩnh vực nhân lực trong tổ chức.
- Dalhousie University (2007), Results- Based Accountrbility Framework.
- Jody Zall Kusek; Ray C. Rist (2004), Ten Steps to A Results- Based
Monitoring and Evaluation System. The World Bank, Washington D.C: Trình bày
hệ thống kiểm soát và đánh giá tiến tới các kết quả mong muốn.
- Performance Management Cycle (http://hr.unc.Data/SPA), Office of Human
Resources (2004), University of North Caronina: Trình bày quy trình quản lí việc
thực hiện các chiến lược phát triển dựa trên bản đồ kết quả.
- What is EFQM, http://www.qualityscotland.co.uk/efqm.asp: Trình bày cơ sở
của quản lí chất lượng giáo dục đại học châu Âu.
- EFQM Excellence Model, http://en.wikipedia.org/wiki: Trình bày mô hình
quản lí chất lượng giáo dục đại học châu Âu.
- Europe's Higher-Education Restructuring Holds Lessons for U.S,
http://ceea.ier.edu./136: Trình bày các bài học về đổi mới quản lí giáo dục đại học
châu Âu cho Hoa Kì, đặc biệt là hình thành không gian giáo dục đại học toàn châu
Âu với nhiều kết nối tạo ra xã hội học tập - lấy lợi ích người học là trung tâm.
15
- Management for Development Results in the United Nations System (2008):
Trình bày ứng dụng hệ thống quản lí kết quả tại Hoa Kì trong hệ thống vĩ mô quốc gia.
- Diagnostic Report, ICT in Education Management (2007), (Support to the
Renovation of Education Management AIDCO/VNM/2004/016-841 Implemented
by MOET, Ministry of Education and Training).
- Managing for Development Results at ADB, Updated 4 June 2008: Báo cáo
thường niên về quản lí theo kết quả phát triển của ADB.
- An Introductory Guide to the Concepts and Principles, Results - based
Management in CIDA (2008), (CANADIAN INTERNATIONAL
DEVELOPMENT AGENCY): Cơ sở lí luận và thực tiến của quản lí theo kết quả
của CIDA Canada.
- On results-based management RBM (2008) UNDP: Quy trình quản lí theo
kết quả của UNDP.
- A Study about Managing for Results in British Columbia, April (2005),
http://www.bcauditor.com/present/2006/infonexjan2006/infonexjan 2006 ppt. Trình
bày các thành tựu và bài học kinh nghiệm về quản lí theo kết quả tại British Columbia
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Nghiên cứu từ Dự án S R E M
Dự án: Hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục Việt Nam (SREM) do liên minh
châu Âu tài trợ chủ yếu phục vụ cho khu vực giáo dục phổ thông. Tuy nhiên nhiều
vấn đề liên quan đến quản lí giáo dục nói chung cũng đã được quan tâm giải quyết.
Kinh nghiệm quý báu có thể được rút ra từ dự án này là: Xây dựng hệ thống
chỉ số đánh giá năng lực quản lí của Hiệu Trưởng. Cụ thể là khung đánh giá hiệu
trưởng theo bản đồ năng lực Hiệu Trưởng. Trong đó ma trận khung lôgic được xác
định bởi 3 thành tố chính là: Nhiệm vụ của Hiệu Trưởng, chỉ số đánh giá theo
nhiệm vụ và các bằng chứng hỗ trợ xác định năng lực Hiệu Trưởng. Dự án đã xác
định 19 nhiệm vụ của Hiệu Trưởng, 38 tiêu chí đánh giá với nhiều bằng chứng hỗ
trợ. Đây là thành quả cần đuợc vận dụng có chọn lọc vào lĩnh vực giáo dục đại học
có nhiều đặc điểm khác biệt với giáo dục phổ thông.
1.1.1.2. Nghiên cứu từ Dự án VIE 01-024 B
16
Là người làm cho dự án VIE- 01- 024 B (2006) đề tài đã tiếp thu được kinh
nghiệm từ dự án mà chủ yếu là việc xây dựng bản đồ kết quả (Results Map), ma
trận khung lôgic. Đây là một sản phẩm của các chuyên gia trong và ngoài nước. Kết
quả đầu ra có giá trị thúc đẩy xã hội phát triển được xác định là tiền đề đầu tiên để
chuẩn bị các yếu tố đầu vào, các hoạt động tạo kết quả và việc thúc đẩy các kết quả
đầu ra với hiệu quả xã hội cao nhất. Như vậy, bản đồ kết quả là một chuỗi các kết
quả cần được khẳng định từ đầu vào đến đầu ra với các chỉ số đo và tần suất đo cụ
thể trong dự án VIE 01-024 B.
Tại Việt Nam, ADB đã hỗ trợ và đưa RBM vào ứng dụng tại các Bộ: Kế
hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động Thương binh Xã hội theo dự án: TA 4612, TA
36391 vào các năm 2003 và 2005. Các dự án này trực tiếp ứng dụng RBM vào các
lĩnh vực quản lí cụ thể của các Bộ Ngành. (Nguồn: 91. Tr 3)
1.1.1.3. Các tác giả trong nước
Các vấn đề quản lí, quản lí giáo dục, quản lí đào tạo trong trường đại học,
quản lí chất lượng đào tạo, quản lí theo kết quả đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở
nhiều cấp độ khác nhau.
+ Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Quốc Chí (2000), Lý luận đại cương về quản
lý, Hà Nội.
+ Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Quốc Chí (2005), Những xu thế quản lí hiện
đại và việc vận dụng vào quản lí giáo dục, Khoa Sư phạm ĐHQGHN.
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã tổng quan các lí
thuyết quản lí hiện đại đang được vận dụng nhằm làm thay đổi hiệu quản quản lí
giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam, biến nhà trường thành tổ chức biết học hỏi và
luôn đổi mới. Các mô hình quản lí nguồn lực, quản lí rủi ro, quản lí tri thức được
các tác giả khuyến cáo là có nhiều giá trị thực tiễn trong ngành giáo dục.
+ Nguyễn Đức Chính và tập thể tác giả (2002), Kiểm định chất lượng trong
giáo dục và đào tạo, NXB ĐHQG Hà Nội.
+ Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chiến lược, kế hoạch trong các trường
đại học và cao đẳng. NXB GD Hà Nội.
17
+ Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra – đánh giá trong dạy - học đại học. NXB GD.
+ Nguyễn Lộc, Adam Rorri (2000), Xây dựng cơ sở chất lượng cho các cơ sở
GD. ADB, TA 3322 – VI.
+ Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc do Đặng Bá Lãm làm chủ nhiệm (2002 –
2005), Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục.
Các đề tài và các tác phẩm trên là những tài liệu quý báu để luận án kế thừa
và phát triển:
+ Đề tài khoa học cấp Bộ B 2008-37-65: Nghiên cứu, ứng dụng phương thức
quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt
Nam, đề tài do Nguyễn Bá Thái, Viện KHGD Việt Nam làm chủ nhiệm đã nghiệm
thu đạt kết quả tốt và đang đề xuất ứng dụng thử nghiệm vào các trường đại học
Việt Nam. Tác giả luận án tiến sĩ này đã có may mắn là thành viên đề tài nên đã kết
thừa được một số kết quả của đề tài.
+ Vũ Minh Khƣơng, Đỗ Xuân Thụ, Calla Wiemer: Quản lí theo kết quả,
những khái niệm vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Dự án hỗ trợ kĩ thuật
quản lí theo kết quả trong quản lí GD VN. 2007. Tài liệu vận dụng mô hình RBM
vào giáo dục Việt Nam. Tài liệu giới thiệu tổng quan về quản lí theo kết quả với
những khái niệm có thể vận dụng vào Việt Nam như quy trình quản lí giáo dục theo
kết quả ... Tuy nhiên tài liệu này còn thiếu phần quan trọng nhất là xây dựng bản đồ
kết quả đầu ra, do vậy những đề xuất về quy trình hay các điều kiện ứng dụng vào
Việt Nam rất khó kết nối với chuỗi kết quả của ngành giáo dục.
+ Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2008), Quản lí ngân sách nhà
nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. NXB LĐ - XH. Các
tác giả Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thúy Nguyệt cũng xây dựng nội dung của
phương thức RBM vào công tác quản lí ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra.
Các tác giả đã xây dựng một quy trình từ các chỉ số kết quả đầu ra, đi ngược đến các
hoạt động và kế hoạch tài chính đầu vào. Đây là mô hình mang tính đổi mới so với
cách làm kế hoạch áp đặt từ trên xuống của chúng ta hiện nay vẫn còn thiếu cơ sở
thực tế xã hội. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa có cơ sở lí thuyết rõ ràng nên các
bước tiến hành còn mờ và tính lôgíc chưa cao.
18
Việc ứng dụng RBM vào lĩnh vực quản lí đào tạo cấp trường đại học chưa có
đề tài nào nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lí đào tạo trong trường đại học
- Thuật ngữ: Training Management in University
Quản lí đào tạo trong trường đại học là hoạt động quản lí trọng tâm của nhà
trường nhằm thực hiện chức năng phát triển giáo dục đại học, phục vụ nhu cầu phát
triển của xã hội.
- Mục tiêu của công tác quản lí đào tạo trong trường đại học:
Tạo ra môi trường học tập và giảng dạy phù hợp nhằm đạt được các chỉ số
phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội.
- Quy trình quản lí đào tạo trong trường đại học:
Quản lí đào tạo trong trường đại học được triển khai qua 4 giai đoạn với 4
nhiệm vụ trọng tâm là:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch đào tạo
Giai đoạn 2: Tổ chức mạng lưới đào tạo
Giai đoạn 3: Lãnh đạo, điều phối hoạt động đào tạo
Giai đoạn 4: Đánh giá và điều chỉnh hoạt động đào tạo
Bảng 1.1. Các nhiệm vụ chủ yếu của quản lí đào tạo trong trƣờng đại học
Các giai
đoạn
Các nhiệm vụ chủ yếu
Lập kế hoạch
đào tạo
Đánh giá nhu cầu đào tạo
Xây dựng kế hoạch cung ứng nguồn lực đào tạo
Xây dựng thời khóa biểu đào tạo
Xây dựng các chế độ, quy chế đào tạo cho từng đối tượng: giảng
viên, sinh viên, phục vụ
Ra các thông báo, báo cáo về tình hình đào tạo
Tổ chức mạng Xây dựng chức năng, nhiệm vụ đào tạo của các đơn vị khoa,
19
lưới đào tạo phòng, ban, tổ chuyên môn
Xây dựng chế độ kiểm tra đánh giá, thanh tra đào tạo
Tổ chức hệ thống thông tin đào tạo
Lãnh đạo,
điều phối hoạt
động đào tạo
Tổ chức triển khai các hoạt động giảng dạy và học tập
Điều chuyển nguồn lực đào tạo
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động giảng dạy học
tập
Bổ sung, điều chỉnh các nguồn lực đào tạo cần thiết
Đánh giá và
điều chỉnh
hoạt động đào
tạo
Tổ chức triển khai hệ thống đánh giá bên trong và bên ngoài nhà
trường
Thông báo về kết quả kiểm soát đánh giá đào tạo
Tổng kết công tác đào tạo
- Các yếu tố tác động đến công tác quản lí đào tạo trong trường đại học
Có nhiều yếu tố chi phối công tác quản lí đào tạo trong trường đại học, tuy
nhiên luận án đề cập đến các yếu tố quan trọng thường xuyên ảnh hưởng đến công
tác quản lí trong trường đại học là: các yếu tố đầu vào, các yếu tố tác động trong
quá trình hoạt động đào tạo, các yếu tố đầu ra của quá trình đào tạo.
Các yếu tố chi phối hoạt động đầu vào của trường đại học: bao gồm các
chính sách quản lí đại học cấp vĩ mô, chính sách thu chi tài chính, các định mức lao
động tiền lương, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu học đại học của nhân dân.
Các yếu tố chi phối trong hoạt động đào tạo của trường đại học: năng lực đội
ngũ lãnh đạo quản lí nhà trường, năng lực quản lí đào tạo, văn hóa giáo dục trong
nhà trường.
Các yếu tố tác động của sản phẩm đầu ra của trường đại học: chuẩn đầu ra, năng
lực sinh viên khi ra trường, việc làm sinh viên khi ra trường, uy tín nhà trường...
- Đánh giá công tác quản lí đào tạo trong trường đại học
Nhìn chung, việc đánh giá công tác quản lí trong trường đại học thường được
đặt trong việc đánh giá tổng thể năng lực quản lí của nhà trường, trong đó công tác
quản lí đào tạo là trọng tâm.
20
- Các loại hình quản lí đào tạo trong trường đại học
Xét về bản chất, hiện nay có 2 hình thức quản lí đào tạo trong trường đại học
là: quản lí đào tạo theo chế độ niên chế và quản lí đào tạo theo chế độ tín chỉ. Để
hiểu rõ đặc điểm của 2 loại hình quản lí đào tạo này, luận án trình bày bảng tóm tắt
như sau:
Bảng 1.2. So sánh đặc điểm 2 mô hình quản lí đào tạo trong trƣờng đại học
Đặc điểm quản lí đào
tạo
Mô hình quản lí đào tạo
theo chế độ niên chế
Mô hình quản lí đào tạo
theo chế độ tín chỉ
Đối tượng phục vụ Áp dụng cho các trường
đại học truyền thống
Cho một số nguời học
hạn chế (đại học tinh hoa)
Áp dụng cho các trường
đại học mở rộng phục vụ
nhu cầu học đại học của
đại chúng nhân dân, phục
vụ xã hội học tập
Mục tiêu quản lí Lấy việc duy trì chế độ
quản lí của nhà trường là
trung tâm
Lấy lợi ích nguời học là
trung tâm
Nội dung quản lí Mọi yếu tố quản lí đào
tạo từ đầu vào đến đầu ra
đều theo chế độ năm học
Mọi yếu tố quản lí đào
tạo đều lấy việc phục vụ
điều kiện và nhu cầu đăng
kí của nguời học
Mô hình nhà trường Nhà trường là cơ quan
quyền lực tối cao đối với
sinh viên
Nhà trường là trung tâm
phục vụ sự truyền đạt và
phát triển tri thức và kĩ
năng sinh tồn cho mọi
nguời
- Xu hướng thay đổi của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Có bao nhiêu yếu tố tác động đến công tác quản lí đào tạo trong trường đại
học thì có bấy nhiêu xu hướng làm thay đổi công tác này. Tuy nhiên trong bối cảnh
21
toàn cầu hóa hiện nay, quản lí đào tạo trong trường đại học chịu tác động nhiều nhất
của 2 yếu tố là:
Xu hướng thay đổi mô hình quản lí đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo.
Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ - đặc biệt là các thành tựu của công
nghệ thông tin với các phần mềm quản lí đào tạo từ đầu vào đến đầu ra.
1.2.2. Quản lí chất lượng đào tạo đại học
Quản lí đào tạo không thể tách rời mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
Chất lượng đào tạo là mục tiêu lớn của mọi mô hình quản lí giáo dục đại học. Mô
hình RBM muốn ứng dụng thành công và có hiệu quả trong các truờng đại học Việt
Nam thì bắt buộc phải nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lí chất lượng đào
tạo đại học.
1.2.2.1. Chất lượng (Quality)
Chất lượng là những phẩm chất của sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng đòi hỏi
của đối tượng phục vụ. Như vậy chất lượng là một phổ từ thấp đến cao từ tối thiểu
đến tối đa. Xếp hạng chất lượng là một hoạt động cần thiết nhằm đánh giá kết quả
hoạt động của một con người hay một tổ chức. Để xếp hạng chất lượng, ngưòi ta
thường xây dựng các tiêu chí và các chỉ số đo để đánh giá chất lượng. Xếp hạng các
trường đại học hiện nay được ngầm hiểu là xếp hạng chất lượng đào tạo, mặc dù các
tiêu chí này chưa có cơ sở khoa học gì đáng tin cậy.
1.2.2.2. Chất lượng đào tạo đại học
Chất lượng đào tạo đại học là chất lượng sản phẩm đào tạo đầu ra của
trường đại học bao gồm: chất lượng sinh viên khi ra trường, năng lực sinh tồn của
sinh viên, năng lực phát triển của sinh viên và những đóng góp của sinh viên khi
ra trường.
Chất lượng đào tạo của trường đại học còn bao gồm cả chất lượng các sản
phẩm dịch vụ đào tạo của nhà trường như: chất lượng đào tạo của các trung tâm
ngoại ngữ, tin học, đào tạo nâng cao cho sinh viên tốt nghiệp, dịch vụ tư vấn và hỗ
trợ tìm và tạo việc làm cho sinh viên. Chất lượng đào tạo đại học được xác định
bằng các tiêu chí và các chỉ số đo phù hợp theo thời gian và tần suất đo đạc. Chất
22
lượng đào tạo đại học đang dần hình thành các chuẩn đầu ra của các trường mang giá
trị toàn cầu theo các quan hệ liên thông, liên kết và công nhận giá trị bằng tốt nghiệp.
1.2.2.3. Kiểm soát chất lượng đào tạo đại học (Quality control)
Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng nhằm phát
hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định,
hoặc làm lại nếu có thể. Kiểm soát chất lượng được những chuyên gia chất lượng
như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hành sau quá trình sản xuất
hoặc dịch vụ. Thanh tra (Inspection) và kiểm tra (Test) là hai phương pháp phù hợp
nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiện các chuẩn đề
ra như: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra.
1.2.2.4. Đảm bảo chất lượng đào tạo (Quality Assurance- QA)
Đảm bảo chất lượng là cam kết của tổ chức hay cá nhân về sản phẩm của
mình đối với xã hội hay đối tượng phục vụ.
Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được
tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách
hàng thỏa mãn các yêu cầu chất lượng. Nói cách khác, đảm bảo chất lượng có nghĩa là
tạo ra sản phẩm không lỗi, "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm".
Đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học là cam kết về kết quả đào
tạo của nhà trường với xã hội, về chất lượng sinh viên khi ra trường, đó là năng lực
nghề nghiệp và nhân cách đạo đức của người sinh viên. Chất lượng đào tạo được
đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải
làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp
theo những thể thức trong hệ thống đảm bảo chất lượng.
Hệ thống quản lí bảo đảm chất lượng:
Đó là một mô hình quản lí nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng đúng
như cam kết của tổ chức. Hệ thống quản lí bảo đảm chất lượng bao gồm các thành
tố chủ yếu sau: chỉ số chất lượng sản phẩm đầu ra phục vụ xã hội, tổ chức mô hình
hoạt động nhằm đạt chất lượng cao, quy trình kiểm ta đánh giá, kiểm định chất
lượng, các nguồn lực cần thiết bảo đảm cho chất lượng đầu ra.
Các bước thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng trong GD
23
1/ Xác định sứ mạng, mục tiêu
2/ Xác định chức năng thực hiện
3/ Xác định các mục tiêu theo chức năng và các chỉ số thực hiện
4/ Hình thành hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng và các quá trình quản lý
nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu
5/ Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát chất lượng nhằm đánh giá việc
thực hiện các chức năng và cơ hội cải tiến chất lượng
- Năng lực quản lí và quản lí đào tạo của trường đại học
Trường đại học là một tổ chức khoa học, giáo dục với các chức năng cơ bản
là: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Để hoàn thành các chức năng
trên theo nhu cầu phát triển của xã hội luôn đổi mới với quy mô và chất lượng ngày
càng cao, điều này đòi hỏi nhà trường đại học phải có một năng lực thực sự và trước
hết nhà trường phải có một năng lực quản lí đáp ứng với mọi đòi hỏi của nhu cầu
phát triển xã hội trong đó quản lí đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công
tác quản lí trường đại học.
Vậy năng lực quản lí đào tạo của trường đại học là gì?
Làm thế nào để nâng cao năng lực quản lí đào tạo cho một trường đại học?
Đó là những câu hỏi mà đề tài hướng tới để giải quyết.
- Năng lực quản lí và quản lí đào tạo trường đại học là toàn bộ những yếu tố
quản lí tạo nên sự thành công của một trường đại học và nó được biểu hiện thông
qua các tiêu chí cơ bản như sau:
+ Năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược
Mục tiêu cần đạt được: nhà trường có một kế hoạch hành động hiệu quả, tạo
nên sự phát triển mạnh mẽ, ổn định và phục vụ tốt cho sự phát triển của xã hội.
Các yêu cầu cơ bản: bản kế hoạch chiến lược được xây dựng bởi những
nguời lãnh đạo và chuyên gia có tầm nhìn xa bảo đảm định hướng phát triển lâu dài,
có năng lực thực tế bảo đảm tính khả thi, có phẩm chất nhân bản bảo đảm tính dân
chủ và phát triển ổn định cho nhà trường.
+ Năng lực tổ chức bộ máy hoạt động
24
Mục tiêu cần đạt được: nhà trường có bộ máy tổ chức nhân lực phù hợp dựa
trên năng lực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo và sự hợp tác của con nguời
trong nhà trường cùng hành động vì mục tiêu của chiến luợc phát triển nhà trường.
Các yêu cầu cơ bản: thực hiện sự phân công vị trí công tác theo nguyên tắc vì
việc xếp nguời phù hợp chứ không vì quan hệ để xếp vị trí công tác. Những vị trí
quan trọng cần tổ chức tuyển chọn với mức cạnh tranh cao về năng lực, trách nhiệm
và hiệu quả. Nhà trường cần có được chính sách phù hợp thu hút nhân tài làm việc
lâu dài.
+ Năng lực lãnh đạo, điều phối các hoạt động nhà trường
Mục tiêu cần đạt được: hệ thống lãnh đạo, điều phối phục vụ tốt các mục
tiêu chiến lược.
Các yêu cầu cơ bản: hệ thống lãnh đạo, điều phối hoạt động nhà trường tạo
ra sự đoàn kết, đồng thuận, bình đẳng, dân chủ, hiệu quả, minh bạch. Lãnh đạo và
điều phối chỉ là một thành phần của quản lí chứ không đứng trên các nguyên tắc
quản lí cơ bản của nhà trường.
+ Năng lực kiểm soát, đánh giá kết quả các hoạt động đào tạo của nhà trường
Mục tiêu cần đạt được: tạo ra và duy trì hệ thống kiểm soát và đánh giá kết
quả hoạt động của mọi thành viên trong nhà trường theo các kế hoạch đã thông qua.
Các yêu cầu cơ bản: hệ thống đánh giá phải hiệu quả, kịp thời, chính xác,
khách quan và dựa trên các số liệu thực tế. Các báo cáo phải nhanh chóng phát hiện
các dối trá, sai sót và các khu vực yếu kém cần điều chỉnh kịp thời, đồng thời phải
đưa ra các cảnh báo trước mắt và dài hạn về các rủi ro có thể phải đương đầu.
+ Năng lực quan hệ, thích ứng với những thay đổi, những rủi ro và kết nối
hiệu quả với các đối tác và với nhu cầu xã hội
Mục tiêu cần đạt được: nhà trường phải trở thành một đối tác hiệu quả, tin
cậy và có thuơng hiệu cao trong xã hội.
Các yêu cầu cơ bản: Lựa chọn được các đối tác phù hợp, quan hệ tốt với
khách hàng, mở rộng phạm vi quan hệ và nâng cao thương hiệu nhà trường. Nhà
trường phải là một tổ chức đổi mới và phát triển bền vững. Nhà trường luôn thích
ứng nhanh và hiệu quả với những thay đổi của xã hội.
25
Bảng 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lí đào tạo trong trƣờng đại học
Stt Tiêu chí đánh gía năng lực quản lí đào tạo
1 Mục tiêu đào tạo
2 Kế hoạch chiến lược đào tạo nhà trường
3 Mô hình tổ chức quản lí đào tạo
4 Văn hóa trách nhiệm đào tạo
5 Chất lượng cán bộ quản lí đào tạo
6 Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội
7 Mô hình đánh giá kết quả hoạt động đào tạo
8 Thông tin quản lí đào tạo
9 Hiệu quả quản lí đào tạo
10 Quan hệ đối tác và khách hàng đào tạo
Như vậy năng lực quản lí đào tạo trường đại học là một tổng thể các yếu tố
từ năng lực đội ngũ lãnh đạo, mô hình quản lí nhà trường đang vận hành, hiệu quả
quản lí của nhà trường đến mô hình đánh giá kết quả hoạt động đào tạo.
Việc nâng cao năng lực quản lí đào tạo trường đại học cần nhiều giải pháp
mang tính tổng thể và đồng bộ. Tuy nhiên, có một giải pháp mang tính chiến lược
và tạo đột biến tác động đến mọi thành tố tạo nên năng lựa quản lí trường đại học là
mô hình quản lí đào tạo gắn kết quả đào tạo nhà trường với lợi ích xã hội. Việc áp
dụng thành công mô hình quản lí mới là giải pháp hiệu quả nhất nhằm thay đổi toàn
bộ hoạt động nhà trường và trực tiếp nâng cao năng lực quản lí đào tạo và chất
lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam.
1.2.3. Quản lí theo kết quả
1.2.3.1. Mô hình là gì?
Mô hình thuật ngữ tiếng Anh là: Mode: a way of operating, living or
behaving (Tr 813, Cambrigdge Advanced Learners Dictionary. Cambrigdge
University, 2006. Mode có nghĩa là chế độ, là quy trình hay con đường hoạt động,
26
là quy trình sinh sống hoặc quy trình của các hành vi trong tổ chức. Model là kiểu
dáng bên ngoài, thời trang.
1.2.3.2. Quản lí theo kết quả là gì?
Có nhiều loại hình quản lí khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện phát triển
kinh tế xã hội khác nhau. Mỗi kiểu quản lí khác nhau đó gọi là các mô hình quản lí,
hay phương thức quản lí, phương pháp quản lí. Xét về bản chất các thuật ngữ này
không khác nhau nhiều, nó đều là các tên gọi khác nhau, đồng đẳng nhau của một
loại hình quản lí khi nguời ta dùng với những bối cảnh khác nhau. Luận án sử dụng
thuật ngữ quản lí theo kết quả như một mô hình quản lí có những đặc trưng riêng so
với các mô hình quản lí khác. Nhiều người rất sợ hãi và né tránh các khái niệm như
mô hình quản lí, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên chúng ta cần mạnh dạn tiếp cận để
dần hoàn thiện các khái niệm này và bởi vì đã có rất nhiều sách, nhiều từ điển,
nhiều đề tài khoa học nghiên cứu các khái niệm phức tạp này. Luận án chỉ xin đề
xuất nội dung căn bản của các khái niệm này để làm công cụ trình bày rõ hơn các
vấn đề của luận án đề cập đến: quản lí đào tạo, quản lí theo kết quả.
Quản lí là hoạt động kết hợp các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, cơ sở
pháp lí, nguồn lực thông tin nhằm đạt đến mục tiêu xác định.
Có nhiều loại hình quản lí khác nhau tùy theo mục tiêu và nguồn lực quản lí.
Mô hình quản lí là phương thức phân loại kiểu quản lí với các đặc trưng
khác biệt về kiểu kết hợp khác nhau các yếu tố của quản lí như: mục tiêu quản lí, tổ
chức mạng lưới quản lí, triết lí quản lí và hiệu quả quản lí.
Quản lí theo mô hình chỉ huy theo chiều dọc: mô hình quản lí chỉ huy từ trên
xuống nhằm đạt mục tiêu của chủ thể quản lí (chưa chắc đã vì lợi ích xã hội), triết lí
của mô hình này là trung thành và chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh chỉ huy cấp trên.
Mô hình này tổ chức mạng lưới hoạt động tập trung quyền lực vào chỉ huy tối cao
mang tính độc quyền và lợi ích là độc quyền. Đây là mô hình quản lí của các công
ty độc quyền, của quân đội, của các chế độ độc tài.
Quản lí theo mô hình mạng theo chiều ngang: là mô hình quản lí với mục
tiêu vì lợi ích của toàn cộng đồng, quản lí theo chức năng hoạt động và chấp nhận
27
các đề xuất đổi mới của mọi thành viên nhằm đảm bảo sự thích nghi và phát triển
bền vững của tổ chức trong môi trường cạnh tranh nhiều rủi ro.
Bảng 1.4. So sánh 2 mô hình quản lí: mô hình quản lí chỉ huy theo chiều dọc
và mô hình quản lí theo mạng chiều ngang
(Nhằm làm rõ khái niệm mô hình quản lí)
Các yếu tố đặc trƣng
của mô hình quản lí
Mô hình quản lí chỉ huy
theo chiều dọc
Mô hình quản lí theo
mạng chiều ngang
Mục tiêu quản lí Vì quyền lực và quyền lợi
của chủ thể quản lí
Vì lợi ích của cả cộng
đồng
Tổ chức quản lí Theo quan hệ cấp bậc từ
trên xuống theo chiều dọc
Theo quan hệ chức năng
hoạt động theo chiều
ngang
Triết lí quản lí Trung thành và chấp hành
tuyệt đối
Hành động theo chức
năng, phát huy sáng kiến
để thích nghi và tạo hiệu
quả sinh tồn cao
Hiệu quả xã hội của quản
lí
Duy trì chế độ thống trị
của trật tự quyền lực chỉ
huy tối cao
(Tổ chức và các công ty
độc quyền)
Tạo dựng hệ thống xã hội
dân chủ, vì lợi ích chung
của cộng đồng xã hội
(Tổ chức dân chủ và các
công ty đại chúng)
1.2.3.3. Mô hình quản lí theo kết quả (RBM)
Về mặt lịch sử: quản lí theo kết quả (Results Based Management - RBM) là
mô hình quản lí được ra đời từ những năm 1980 của thế kỉ 20. Mô hình quản lí này
ra đời nhằm đáp ứng việc kiểm soát và nâng cao hiệu quả xã hội thiết thực của các
dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNDP, CIDA Canada, các dự
án đầu tư và tài trợ của chính phủ Hoa Kì. Mô hình quản lí này với phiên bản đầu
tiên là hệ thống quản lí việc thực hiện (Performence Management System - PMS).
Đây là phiên bản nhấn mạnh việc kiểm soát hiệu quả việc thực hiện các dự án, các
28
chiến lược đã được xây dựng. Mô hình PMS thực sự đã góp phần làm cho nhiều
chiến lược, nhiều dự án được kiểm soát tốt hơn, có hiệu quả thiết thực hơn cho lợi
ích của xã hội. Sau đó, các tổ chức quốc tế đã phát triển mô hình PMS thành các
phiên bản mới và hình thành mô hình quản lí theo kết quả RBM.
Ngày nay, Chính phủ các nước đã gần như thống nhất cần phải giảm thâm
hụt tài chính và ngân sách phình to, những áp lực cạnh tranh của toàn cầu hóa, tăng
tính hiệu quả chi phí dịch vụ chính phủ, và kêu gọi trách nhiệm của mọi người. Kết
quả là, họ bị buộc phải đáp ứng với sự bất mãn của quần chúng và sự cần thiết cho
quản trị minh bạch cũng như trách nhiệm nhiều hơn ở các cấp trong khu vực công.
Quản lí theo kết quả ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về hiệu quả ngoài, hiệu quả kinh
tế xã hội của các chi phí công. Sau đó nó thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, kinh
doanh, giáo dục... và với nhiều công cụ quản lí mới ra đời như BSC (Baland Scord
Card) khung logic (Logical frameworks)... đã nhanh chóng được chấp nhận như là
công cụ có giá trị để cải thiện quy hoạch và quản lí việc thực hiện. Kinh nghiệm từ
cải cách khu vực công cộng dần thâm nhập vào tổ chức phát triển, và cùng với cách
tiếp cận mới và với các công cụ được phát triển đa dạng của mô hình quản lí theo
kết quả phát triển đã thực sự đóng góp cho sự phát triển xã hội và đóng góp cho sự
thay đổi của tổ chức. Những thành tựu này đã khẳng định vị thế của mô hình quản lí
theo kết quả trong hiện tại và cả trong tương lai. Quản lí theo kết quả chứa đựng các
yếu tố nhân bản và khoa học của nhân loại tiến bộ.
Tuy nhiên, do đặc điểm, mục đích và các khu vực ứng dụng khác nhau mà
các tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu và triển khai mô hình RBM với những
nội dung và tiêu chí khác nhau.
Ngân hàng thế giới WB nhấn mạnh đến các bước kiểm soát và đánh giá để
tiến tới kết quả bởi vì các dự án đầu tư của WB là khá hoàn thiện về việc xây dựng
các chiến lược và các dự án, do vậy WB chú trọng công tác kiểm soát và đánh giá
đến dẫn đến kết quả thiết thực.
Các tổ chức khác như UNDP, ADB... lại chú trọng đến cả khâu xây dựng các
dự án, các chiến lược đến việc quản lí thực hiện các dự án và chiến lược đó. Do vậy
các tổ chức này đã dần nghiên cứu, ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả từ đầu
29
vào đến đầu ra của dự án, từ khâu thiết kế đến đánh giá và kiểm soát dự án, chương
trình, chiến lược.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã triển khai mô hình quản lí theo kết
quả phát triển (Managing for Development Results, MfDR) nhằm nhấn mạnh đến
hiệu quả phát triển xã hội của các dự án, các chương trình, các chiến lược. Đây là
bước tiến mới nhằm nâng cao giá trị nhân bản của các dự án đầu tư, một bước tiến
mới của khoa học quản lí nói chung.
Về sau, các công cụ mới như: khung lôgíc (Logical frameworks) nhằm cụ thể
hóa các bước triển khai của mô hình quản lí theo kết quả, bảng điểm cân bằng
(Balanced Scorecard) nằm đưa ra các chỉ số thực hiện và quản lí các chiến lược theo
4 tiêu chí cơ bản đem lại sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ
chức - bảo đảm sự phát triển bền vững cho mọi tổ chức trong quá trình thực hiện
các dự án, các chiến lược phát triển.
Các tên khác: quản lí theo kết quả RBM (Results Based Management -
RBM), quản lí theo kết quả phát triển (MfDR), quản lý dựa trên kết quả (Results-
based management), kết quả dựa vào quản lý (results - based management), quản lý
thực hiện và đánh giá (Management implementation and evaluation), hệ thống quản
lí việc thực hiện (Performence Management System). Quản lý theo kết quả phát
triển (Managing for Development Results, MfDR) là một mô hình quản lý do ADB
đề xuất với một sự tập trung vào quản lý hiệu quả bên ngoài tổ chức. Là sự tập
trung vào giá trị phát triển xã hội của các kết quả hành động của một tổ chức. Đây
là mô hình quản lí tổng thể được liên kết với tất cả các khía cạnh của quản lý, từ lập
kế hoạch chiến lược đến báo cáo công khai kết quả hoạt động.
Quản lý theo kết quả RBM là mô hình quản lí đại diện cho một quá trình
thay đổi lớn trong một tổ chức để cơ cấu lại, sắp xếp lại các giá trị nội bộ, văn hóa,
chính sách, chiến lược và thực hành, nó bao gồm cả việc thiết kế và xác định nhằm
vào kết quả bên ngoài có có ý nghĩa phát triển xã hội. RBM tập trung vào hiệu suất
sử dụng thông tin để cải thiện việc ra quyết định. Nó liên quan đến việc sử dụng các
công cụ thiết thực cho xây dựng và quản lí thực hiện kế hoạch chiến lược, quản lý
rủi ro, báo cáo tiến độ, đánh giá kết quả hoạt động. RBM đại diện cho một sự thay
30
đổi mang tính đột biến về quản lí cho một tổ chức, từ đầu vào đến các hoạt động và
kết quả đầu ra. RBM như vậy là một mô hình quản lí mới, một sự thay đổi toàn diện
mô hình tổ chức nhằm có được kết quả mong muốn.
1.2.3.4. Sự hình thành mô hình quản lí theo kết quả
Nhân loại đã sản sinh ra nhiều loại hình quản lí với nhiều tác dụng và lợi ích
khác nhau. Theo thời gian, loại hình quản lí nào phù hợp và có hiệu quả sẽ được
trọng dụng, mô hình nào không phù hợp và hiệu quả thấp sẽ dần bị đào thải.
- Quản lí theo mô hình chỉ huy áp đặt từ trên xuống (những năm 1960):
management based on power (commander). Mối quan tâm quan trọng rất nhất trong
các tổ chức này là "làm những điều đúng theo quy định cấp trên "hơn là" làm đúng
những điều có ích cho xã hội.”. Cách tiếp cận này, cách làm của doanh nghiệp, của
các chính phủ, của các trường học... vẫn còn đang ngự trị trong những năm 1960
cho đến nay ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước độc quyền. Mô hình này
chọn người chấp hành và trung thành hơn là tìm nguời có năng lực thực sự.
- Quản lý theo mục tiêu (những năm 1970): Management by objectives (MBO)
đã được giới thiệu trong các tổ chức khu vực công trong những năm 1970, với nhiều
nhà quản lý học tập để thiết lập mục tiêu và xác định các chỉ số thực hiện, điều này
cải thiện đáng kể khả năng của các tổ chức để quản lý và giao trách nhiệm cho phù
hợp theo các mục tiêu đã định.
- Quản lí hoạt động (những năm 1970-1980): "Chương trình quản lý của hoạt
động program management by activity" là phương pháp được phát triển mạnh
những năm 1970-1980. Trong số các công cụ quản lí đã nổi lên là những phân tích
cơ cấu làm việc, biểu đồ Gantt, phương pháp con đường quan trọng và chương trình
đánh giá và kỹ thuật xem xét - the program evaluation and review technique
(PERT). Những công cụ này cung cấp bản thiết kế tương đối chặt chẽ cho các
chương trình thực hiện, dự án, phản ánh nguồn gốc của họ trong các ngành như kỹ
thuật và hệ thống quản lý.
- Quản lí chất lượng (những năm 1980): đến cuối những năm 1980, chính
phủ ở nhiều nước phát triển (đặc biệt là Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển) đã
định hướng lại chính mình để tập trung hơn vào khách hàng và dịch vụ. Họ đã học
31
được từ quản lý chất lượng với việc kiểm soát các xu hướng khác nhau: đảm bảo
chất lượng, chứng nhận ISO, quản lý chất lượng toàn diện (TQM)… các mô hình
này thường liên quan đến việc liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao các
tiêu chuẩn chất lượng. Những năm 1990 chứng kiến một loạt các cải cách khu vực
công cộng rộng lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ cùng nhiều quốc gia như tại Úc và New
Zealand nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Quản lí theo kết quả ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về hiệu quả ngoài, hiệu
quả kinh tế xã hội của các chi phí công. Sau đó nó thâm nhập vào các lĩnh vực kinh
tế, kinh doanh, giáo dục... và với nhiều công cụ quản lí mới ra đời như BSC (Baland
Scord Card), khung logic (Logical frameworks)... đã nhanh chóng được chấp nhận
như là công cụ có giá trị để cải thiện quy hoạch và quản lí việc thực hiện. Kinh
nghiệm từ cải cách khu vực công cộng dần thâm nhập vào tổ chức phát triển, và
cùng với cách tiếp cận mới và với các công cụ được phát triển đa dạng của mô hình
quản lí theo kết quả phát triển đã thực sự đóng góp cho sự phát triển xã hội và đóng
góp cho sự thay đổi của tổ chức. Những thành tựu này đã khẳng định vị thế của mô
hình quản lí theo kết quả trong hiện tại và cả trong tương lai. Quản lí theo kết quả
chứa đựng các yếu tố nhân bản và khoa học của nhân loại tiến bộ.
1.2.3.5. Các ứng dụng của mô hình quản lí theo kết quả RBM
Với hiệu quả của mô hình quản lí theo kết quả đã dẫn đến việc chuyển đổi
các mục tiêu thành các kết quả cụ thể đã định hướng trong các mục tiêu Thiên niên
kỷ (MDGs) được thông qua bởi 189 quốc gia vào năm 2000. Gần đây, Tuyên bố
Paris của tổ chức phát triển liên hiệp quốc UNDP đã nhấn mạnh vai trò của mô hình
quản lí theo kết quả phát triển được tổ chức tại Paris trong thời gian 28 tháng hai
đến 2 tháng ba năm 2005 với năm nguyên tắc xác định bảo đảm cho sự phát triển bền
vững là: quyền sở hữu quốc gia, liên kết, hài hòa, quản lý theo kết quả phát triển, và
trách nhiệm chung là cốt lõi của chương trình nghị sự phát triển toàn cầu.
Như vậy, mô hình quản lí theo kết quả đã mang giá trị toàn cầu bởi hiệu quả
mà nó mang lại. Thúc đẩy hướng tới quản lý theo kết quả đã dần đạt được sự nhất
quán về giá trị của mô hình quản lí này và bây giờ ngày càng có một sự đồng thuận
32
rộng rãi về tầm quan trọng của việc đạt được kết quả đo lường các hoạt động mang
tính quốc tế.
1.2.3.6. Các thành tố và quy trình áp dụng của mô hình quản lí theo kết quả
Cách tiếp cận:
RBM là một cách tiếp cận tập trung vào kết quả phát triển xã hội trong suốt
chu trình quản lý, nó cho phép thông báo các quyết định bằng cách tích hợp và tập
trung vào kết quả trên bốn chức năng cốt lõi của quản lý:
- Xác định kết quả và kết quả đầu ra là giá trị của một tổ chức với các chỉ số đo
lường được và các mục tiêu ràng buộc thời gian, và thống nhất các hoạt động liên
quan dẫn đến kết quả.
- Phân bổ nguồn lực công khai, minh bạch, bình đẳng để hoạt động đồng bộ
toàn tổ chức nhằm bảo đảm tập trung cho kết quả.
- Thực hiện lãnh đạo, kiểm soát các hoạt động đã đồng thuận và theo dõi tiến độ
các mục tiêu, và các kết quả theo theo thời gian đã đăng kí đối với các cá nhân và
các đơn vị thành viên.
- Đánh giá hiệu quả xã hội của các kết quả so với mục tiêu đề ra, so với đòi hỏi
của xã hội.
Tích hợp các giải pháp hành động để MfDR có hiệu quả là thường xuyên báo
cáo với các bên liên quan để tăng tính trách nhiệm và thúc đẩy học tập cải tiến quá
trình hoạt động của tổ chức.
33
Bảng 1.5. Các yếu tố định hƣớng kết quả của quản lí theo kết quả RBM
Tập trung vào kết quả phát triển Lý do tại sao tổ chức tồn tại và những gì nó tìm
kết quả đạt được nhằm thúc đẩy xã hội phát triển
Đo lường và đánh giá kết quả Làm thế nào kết quả sẽ được đánh giá kịp thời,
chính xác, khách quan
Trách nhiệm với kết quả Ai chịu trách nhiệm về kết quả
Hệ thống kết quả dựa trên hành
vi con người trong tổ chức
Làm thế nào hỗ trợ mục tiêu hành vi tổ chức
thay đổi nhằm thích ứng xã hội
Văn hóa học tập Tích lũy kiến thức, nâng cao kĩ năng làm thế
nào kết quả sẽ đạt được hiệu quả tích hợp vào
hoạt động và của các quá trình ra quyết định
chính xác, kịp thời
The Logical Result-Based Management Model
Nguồn: [61, tr.57]
Sơ đồ 1.1. Năm giai đoạn chủ yếu trong RBM bao gồm: đầu vào, hoạt động,
sản phẩm đầu ra, kết quả đầu ra và tác động xã hội
34
Inputs (đầu vào), Activities (hoạt động), Outputs (đầu ra), Outcome (kết quả
đầu ra), Impacts (tác động), Goal (mục tiêu), Implementation (thực hiện), Results
(kết quả).
Financial, human, and material resources: Tài chính, con người, và nguồn vật lực
Tasks personnal undertake to transform input to output: Nhiệm vụ con người
thực hiện để chuyển đổi đầu vào đến đầu ra
Products and services to produced: Sản phẩm và dịch vụ cho sản xuất,
intermediate effects of outputs in clients: Hiệu quả tác động của kết quả đầu ra trong
các khách hàng, Long - term, widerspread improvemant in society: Dài hạn, phổ
biến rộng rãi trong xã hội.
1.2.3.7. Quy trình chung áp dụng của mô hình quản lý theo kết quả
Quản lí theo kết quả đòi hỏi phải phân tích sâu sắc, lập kế hoạch cẩn thận, và
tập trung rõ ràng vào các hoạt động dẫn đến kết quả. Quá trình này có thể được hình
dung như là một chu trình liên tục liên quan đến tám giai đoạn, là tiến hành theo
một trình tự hợp lý. Quản lý theo kết quả đòi hỏi sự linh hoạt, nhưng linh hoạt trong
bối cảnh của một chu trình lập kế hoạch chiến lược được công bố làm định hướng
cho hoạt động của tổ chức.
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch chiến lược
- Giai đoạn 2: Phân bổ nguồn lực
- Giai đoạn 3: Lựa chọn chỉ số và mục tiêu thực hiện
- Giai đoạn 4: Xác định rõ trách nhiệm
- Giai đoạn 5: Triển khai thực hiện và thông tin về kết quả
- Giai đoạn 6: Sử dụng hiệu quả thông tin
- Giai đoạn 7: Báo cáo kết quả hoạt động và thông tin cho các bên liên quan
- Giai đoạn 8: Thông tin phản hồi và điều chỉnh từ các yếu tố đầu vào, kết quả
và các bên liên quan
Nguồn: [61, tr.89]
1.2.3.8. Những đặc điểm của mô hình quản lí theo kết quả
 Quản lý theo kết quả không giống như MBO (Quản lí theo mục tiêu của chủ
thể quản lí )
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf
Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf

Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...
Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...
Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...nataliej4
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênLuận Văn 1800
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...
Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...
Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...jackjohn45
 
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Semelhante a Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf (20)

Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...
Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...
Quản lý hoạt động đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm Nam ...
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viênĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
ĐỀ TÀI : Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên
 
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
Nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên - Gửi miễn phí...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
Luận văn: Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn n...
 
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...
 
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghềLuận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghềLuận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
Luận văn: Chất lượng giáo dục nghề tại các trường cao đẳng nghề
 
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đLuận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
Luận văn: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, 9đ
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
 
Luận án: Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, HAY
Luận án: Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, HAYLuận án: Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, HAY
Luận án: Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học, HAY
 
Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...
Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...
Luận án quản lý giáo dục quản lý đào tạo trực tuyến tại các trƣờng đại học vi...
 
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Theo Hướng Tích Hợp Ở Trường Trung Học Cơ Sở Tứ Mỹ ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của học sinh tại TPHCM, 9đ
 

Mais de NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

Mais de NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Último

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 

Último (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM) 6831531.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ----------------------------- TRẦN VĂN TÙNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM) LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội - 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ----------------------------- TRẦN VĂN TÙNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM) Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt 2. TS. Nguyễn Bá Thái HÀ NỘI - 2013
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Tác giả Trần Văn Tùng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt, TS. Nguyễn Bá Thái và GS. TS. Lê Sơn là những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể giảng viên, cán bộ, viên chức Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô ở Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục đã tận tình giảng dạy và cung cấp kiến thức cho tôi để tôi đủ năng lực nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô ở Đại học Ngân Hàng Tp HCM, đặc biệt là Thầy Vũ Huy Nhiệm đã tận tình động viên, giúp đỡ cung cấp tư liệu và số liệu để tôi hoàn thành phần thực nghiệm trong bản luận án này. Tôi xin tri ân sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình và bạn bè gần xa trong thời gian tôi thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2013 Người tri ân Trần Văn Tùng
  • 5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục................................................................................................................. iii Danh mục viết tắt ................................................................................................. vi Danh mục các bảng .............................................................................................. vii Danh mục các sơ đồ ............................................................................................. viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VỚI TIẾP CẬN QUẢN LÍ THEO KẾT QUẢ............................................................................................................. 14 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 14 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 14 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu trong nước................................................................... 15 1.2. Các khái niệm cơ bản.................................................................................... 18 1.2.1. Quản lí đào tạo trong trường đại học ......................................................... 18 1.2.2. Quản lí chất lượng đào tạo đại học ........................................................... 21 1.2.3. Quản lí theo kết quả ................................................................................... 25 1.2.4. Nghiên cứu tổng quan các loại hình quản lí chất lượng đào tạo đang áp dụng trong các trường đại học hiện nay trên thế giới .......................................... 45 1.2.5. Xu hướng thay đổi mô hình quản lí các trường đại học trên thế giới hiện nay nhằm thích ứng với nhu cầu cạnh tranh chất lượng đào tạo.................. 49 1.2.6. Phân tích, so sánh đặc điểm của những mô hình quản lí chất lượng đào tạo trong trường đại học....................................................................................... 50 1.3. Cơ sở khoa học áp dụng vào quản lí đào tạo trong trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả .......................................................................... 52 1.3.1. Các thuật ngữ và công cụ cơ bản ............................................................... 52 1.3.2. Những công cụ quản lí hỗ trợ áp dụng phương thức RBM trong các trường đại học ...................................................................................................... 55 1.3.3. Các nguyên tắc định hướng cho việc ứng dụng quản lí theo kết quả trong công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học...................................... 60 1.3.4. Quy trình ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học ..................... 65 1.3.5. Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả........................................................................................ 69
  • 6. iv 1.3.6.Phương thức quản lí RBM và tác động thúc đẩy quá trình đổi mới nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học ..................................................... 73 1.3.7. Những tác động của việc ứng dụng mô hình RBM giúp nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong trường đại học .............................................................. 76 1.3.8. Những thách thức trong việc triển khai mô hình quản lí theo kết quả.............. 78 1.3.9. Những nguy cơ cần đề phòng khi ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả.......... 79 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 81 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ THEO KẾT QUẢ....................................................................................................... 83 2.1. Thực trạng công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.............. 83 2.2. Đánh giá của các chuyên gia quốc tế về thực trạng quản lí đào tạo đại học Việt Nam .............................................................................................................. 97 2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 99 2.3.1. Khảo sát, đánh giá nhu cầu đổi mớinăng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam...................................................................................... 99 2.3.2. Đánh giá chung .......................................................................................... 108 2.4. Các yêu cầu đổi mới công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 110 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 112 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO VỚI TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM) TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM........................................... 113 3.1. Đề xuất quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM) ................................................................... 113 3.2. Triển khai những nội dung cụ thể của quy trình quản lí đào tạo nhằm nâng cao năng lực chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam......... 115 3.3. Đề xuất các giải pháp triển khai ứng dụng quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả .............................................................................................. 136 3.3.1. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp ........................................................... 136 3.3.2. Nghiên cứu các yêu cầu cơ bản trong việc triển khai ứng dụng thành công quản lí theo kết quả trong các trường đại học Việt Nam ............................ 137 3.3.3. Các giải pháp cụ thể về quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả................................................................ 138 3.4. Nghiên cứu các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả trong các trường đại học Việt Nam....... 142
  • 7. v 3.4.1. Nhận dạng những thuận lợi và khó khăn về cơ chế quản lí của các trường đại học Việt Nam khi ứng dụng mô hình quản lí RBM ........................... 142 3.4.2. Những thách thức khi áp dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam............................ 142 3.4.3. Mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ ............................................................. 142 3.4.4. Mâu thuẫn giữa mong muốn và nguồn lực ............................................... 143 3.4.5. Mâu thuẫn giữa ngắn hạn và dài hạn ........................................................ 143 3.5. Đánh giá việc ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam........................................... 143 3.6. Phân tích kết quả đổi mới của việc ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.................................. 148 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 150 Chƣơng 4: KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM KHOA HỌC..................................... 151 4.1. Tên chuyên đề thử nghiệm........................................................................... 151 4.2. Đề xuất khung kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên mô hình quản lí theo kết quả ................. 156 4.2.1. Mô hình lí thuyết khung chiến lược........................................................... 156 4.2.2. Các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học ngân hàng theo mô hình quản lí kết quả đầu ra........................... 157 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... 178 1. Kết luận ............................................................................................................ 178 2. Khuyến nghị.................................................................................................... 179 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 181 PHỤ LỤC............................................................................................................ 187
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CLĐT Chất lượng đào tạo CLGD Chất lượng giảng dạy CNTT ĐH ĐT GD Công nghệ thông tin Đại học Đào tạo Giáo dục GV Giảng viên HTQT Hợp tác quốc tế HTTC KH Hệ thống tín chỉ Khoa học KHGD KHXH KQ KTX Khoa học giáo dục Khoa học xã hội Kết quả Ký túc xá NCKH Nghiên cứu khoa học NL PPDH QL QLGD Năng lực Phương pháp dạy học Quản lý Quản lý giáo dục SV TDTT Sinh viên Thể dục thể thao TP Thành phố TC / DN VN Tổ chức / doanh nghiệp Việt Nam
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nhiệm vụ chủ yếu của quản lí đào tạo trong trường đại học ........... 18 Bảng 1.2. So sánh đặc điểm 2 mô hình quản lí đào tạo trong trường đại học........ 20 Bảng 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lí đào tạo trong trường đại học...... 25 Bảng 1.4. So sánh 2 mô hình quản lí: mô hình quản lí chỉ huy theo chiều dọc và mô hình quản lí theo mạng chiều ngang............................................................. 27 Bảng 1.5. Các yếu tố định hướng kết quả của quản lí theo kết quả RBM.............. 33 Bảng 1.6. So sánh đặc điểm các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đại học ........ 51 Bảng 1.7. Phương thức quản lí RBM thúc đẩy đổi mới các nguyên tắc quản lí trong các trường đại học Việt Nam theo định hướng tập trung vào kết quả đầu ra................64 Bảng 1.8. Khung lôgic quy trình ứng dụng RBM trong quản lí đào tạo trong ....... 66 các trường đại học Việt Nam.............................................................................. 66 Bảng 1.9. Tổng quan khung kết quả đào tạo theo mô hình RBM.......................... 70 Bảng 1.10. Khung năng lực quản lí trong trường đại học..................................... 73 Bảng 1.11. Tác động của RBM với kết quả hoạt động quản lí đào tạo trong trường đại học ...................................................................................................................76 Bảng 2.1. Bộ chuẩn đầu ra của Sinh viên Đại học Đà Nẳng................................. 93 Bảng 2.2. Xếp loại đầu ra sinh viên .................................................................... 95 Bảng 2.3. Tổng quan các ý kiến: Đánh giá thực trạng đào tạo trong ................... 100 các trường đại học Việt Nam của các chuyên gia Hoa Kì................................... 100 Bảng 2.4. Các tiêu chí đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong trường đại học (Mẫu câu hỏi và kết quả điều tra khảo sát 300 cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh)............................... 107 Bảng 3.1. Khung Lôgic kết quả hoạt động đào tạo của trường đại học theo mô hình RBM ................................................................................................. 119 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổng thể mô hình tổ chức nhà trường ...................................... 123 Bảng 3.2. Khung trách nhiệm của việc áp dụng mô hình quản lí RBM trong trường đại học Việt Nam.................................................................................. 125 Bảng 3.3. Sản phẩm đào tạo của trường đại học................................................ 129 Bảng 3.4. Các tiêu chí cơ bản đánh giá kết quả ứng dụng RBM......................... 144 Bảng 4.1. Nội dung khung chiến lược của đại học Ngân Hàng Tp HCM ............ 168 Bảng 4.2. Khung bản đồ kết quả của trường đại học.......................................... 172 Bảng 4.3. Tổng quan khung kết quả đào tạo theo mô hình RBM........................ 173
  • 10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Năm giai đoạn chủ yếu trong RBM bao gồm: đầu vào, hoạt động, sản phẩm đầu ra, kết quả đầu ra và tác động xã hội ...................................................33 Sơ đồ 1.2. Quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát triển đầu ra ............ 38 Sơ đồ 1.3. Mô hình bảng điểm cân bằng trong quản lí đào tạo trường đại học ...... 60 Sơ đồ 1.4: Các yếu tố chi phối kết quả đào tạo đại học theo RBM........................ 73 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức phòng đào tạo.............................................................. 83 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ hệ thống đào tạo Đại học Đà Nẵng ........................................... 90 Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lí đào tạo cụ thể ứng dụng quản lí RBM nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt Nam (Gồm 7 giai đoạn với 32 bước hoạt động cụ thể).....................................................................................................114 Sơ đồ 3.2: Tổng thể mô hình tổ chức nhà tường..................................................... 123 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức nhà trường ĐH Ngân Hàng Tp HCM ............................154 Sơ đồ 4.2. Quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát triển đầu ra của Đại học Ngân Hàng Tp HCM .................................................................................171 Sơ đồ 4.3. Các yếu tố tác động quản lí theo kết quả trong quy trình đào tạo đại học... 175 Sơ đồ 4.4. Mô hình RBM về kết quả đào tạo của nhà trường ............................. 176 Biểu đồ 2.1. Các yếu tố xác định năng lực quản lí trong trường đại học ............. 108
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hội nhập và cạnh tranh toàn cầu là xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại . Sự cạnh tranh về hàng hóa và công nghệ tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực , do vậy cải cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu về nhân lực của xã hội. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học. Cạnh tranh giáo dục trực tiếp dẫn đến đổi mới quản lí giáo dục nhằm tạo động lực phát triển mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục và tạo động lực phát triển cho từng cơ sở giáo dục, cho từng trường đại học. Do nhu cầu luôn nâng cao về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực từ khu vực sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, do vậy đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học là khâu đột phá đầu tiên nhằm tạo động lực phát triển mới cho các trường đại học và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển từ thể chế chỉ huy bao cấp sang thể chế của kinh tế thị trường toàn cầu định hướng XHCN. Đây là giai đoạn quá độ phức tạp đòi hỏi các trường đại học cần có những quyết sách đúng đắn trong việc lựa chọn mô hình quản lí đào tạo phù hợp nhằm tạo ra động lực phát triển có giá trị thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các trường đại học trong và ngoài nước hiện nay. Luận án tiến sĩ quản lí giáo dục: Quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM). Đây là đề tài khoa học có đóng góp và tạo phần đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam, thiết thực góp phần nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đề tài xuất phát từ 3 lí do cơ bản như sau:
  • 12. 2 1. Căn cứ các chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lí giáo dục và quản lí giáo dục đại học Đây là những đòi hỏi có tính pháp lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của các trường đại học Việt Nam, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo gắn với nhu cầu xã hội. - Đánh giá của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tháng 4 năm 2010 về những yếu kém và tụt hậu về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam và yêu cầu đổi mới về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường đại học. - Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản lí giáo dục đại học. - Chính Phủ Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ, 771/QĐ -TTg ngày 15/6/2012 ở trang 4 cũng đã khẳng định: "Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên" [15, tr. 4] "Quản lí giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán, trách nhiệm và quyền hạn quản lí chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lí về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các bộ phận, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lí. ... Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định cụ thể, sát thực". "Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới. Tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp, tỉ lệ giảng viên trên sinh viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra". [15, tr.4]
  • 13. 3 "Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thu, kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc điểm khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người học, nhà trường chưa gắn với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kĩ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên". [15,tr.5] Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng chỉ rõ: Đổi mới quản lí giáo dục là giải pháp đột phá. Bản chiến lược cũng đề ra các biện pháp cụ thể về đổi mới quản lí giáo dục đại học: "Tập trung vào quản lí chất lượng giáo dục: Chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lí". [15, tr.10] Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định rõ đổi mới quản lí giáo dục là khâu then chốt nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Dự án phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2 cũng đã xác định: áp dụng các thành tựu mới về quản lí vào các trường đại học nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam là thành tố quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển trong thời kì công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. 2. Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam Chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đang gặp nhiều thách thức lớn: từ bên ngoài và cả từ bên trong. Sinh viên ra trường chưa đáp ứng yêu cầu công việc của các công ty, đặc biệt là của khu vực các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, sự yếu kém bộc lộ cả trong lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp. Kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ xã hội của nhà trường chưa được đo đạc rõ ràng theo những đòi hỏi của xã hội nhằm minh bạch hóa quá trình hoạt động của nhà trường.
  • 14. 4 Quy mô đào tạo của các trường tăng lên nhưng chất lượng đào tạo do vậy sụt giảm khi các nguồn lực đào tạo chưa tăng lên tương ứng - điều này làm cho chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội đang luôn biến đổi và đòi hỏi ngày càng cao, đào tạo chưa gắn với các mục tiêu quốc gia, mục tiêu của vùng miền về phát triển nguồn nhân lực công nghiệp hóa. Các kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường hiện nay chưa gắn với trách nhiệm của người quản lí và người thực hiện, điều này làm các trường chưa có động lực phát triển, chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của nguời Việt Nam, chưa thu hút được các nhân tài cho các trường đại học. Về mặt tổ chức, quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay đang thực hiện mô hình chỉ huy khép kín, các giá trị điều chỉnh hệ thống quản lí đang hướng đến các thành tích cá nhân, đến thành tích của các cơ quan chủ quản, đến thành tích của chủ thể quản lí mà chưa chú trọng hướng ra phục vụ nhu cầu phát triển xã hội, hướng ra người tiêu dùng, hướng tới thị trường lao động. Mô hình quản lý chất lượng đầu vào hiện nay của Việt Nam chủ yếu chú trọng tuyển chọn sinh viên qua các kỳ thi đầu vào nhưng lại không chú trọng đến quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra nên mô hình này khó thích ứng trong cơ chế thị trường với chất lượng luôn thay đổi với tiêu chí ngày càng cao. Mô hình này chỉ phù hợp trong cơ chế kinh tế xã hội chỉ huy bao cấp với kế hoạch hóa cao có tính đến kế hoạch số sinh viên đầu ra cho các khu vực kinh tế nhà nước, sinh viên ra trường không cần xem xét chất lượng vì đã có sẵn việc làm theo kế hoạch. Mô hình này cứ vào được đại học là coi như ra trường và có việc làm. Mô hình này làm cho các kỳ thi quá căng thẳng vì giá trị kì thi đại học quá cao. Như vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tất yếu dẫn đến việc đổi mới kiểu quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam nhằm tạo ra một động lực phát triển mới, trực tiếp nâng cao năng lực quản lí nói chung và quản lí đào tạo nói riêng là một tất yếu. Vấn đề còn lại là lựa chọn kiểu quản lí nào phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của các trường đại học Việt Nam.
  • 15. 5 Một chốt điểm của quá trình đổi mới quản lí giáo dục đại học Việt Nam mà chúng ta cần ý thức là: Mọi chủ trương, đường lối về đổi mới dù hay đến đâu nhưng năng lực quản lí trong các trường đại học hiện nay không được nâng cao lên thì mọi chủ trương, mọi sự đầu tư tiền bạc của nhân dân đều bị lãng phí và vô hiệu hóa. 3. Căn cứ vào các thành tựu và xu hướng áp dụng ngày càng mở rộng về quy mô và chiều sâu của phương thức quản lí theo kết quả đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Xu hướng phát triển của phương thức quản lí theo kết quả đang tạo ra cơ hội đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng. Căn cứ vào cơ hội đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam khi ứng dụng cách tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vấn đề đặt ra là có mô hình quản lí nào đem lại hiệu quả và phù hợp với đặc trưng của giáo dục đại học. Hiện nay hệ thống quản lý theo kết quả (RBM - Results - Based Management) đang được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Đây là hệ thống quản lý mới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ 20 tại Hoa Kỳ và châu Âu. Hệ thống RBM đã được khẳng định ở các nước phát triển OECD 30 năm nay, hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế đều khuyến nghị áp dụng hệ thống quản lí này nhằm tăng hiệu quả đầu tư. Mục tiêu của hệ thống quản lý này nhằm tăng cường hiệu quả của các kế hoạch chất lượng thông qua việc đổi mới quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng, đổi mới hệ thống kiểm soát và đánh giá việc thực hiện theo kết quả đầu ra, thúc đẩy hình thành những tiêu chí nâng cao chất lượng phục vụ xã hội. Bản chất của hệ thống này là giải phóng tối đa năng lực sáng tạo của người lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt đến hiệu quả đầu ra cao nhất. Hệ thống quản lý theo kết quả (RBM – Results - Based Management) là một thành tựu mới của khoa học quản lý trên thế giới. Mô hình này đã tương đối hoàn chỉnh về mặt lý thuyết và hiện nay đã được bổ sung thêm các công cụ quản lí mới và ngày càng được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, tại nhiều lĩnh
  • 16. 6 vực kinh tế xã hội khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, chương trình cải cách hành chính quốc gia đã nghiên cứu và ứng dụng vào công tác đổi mới hệ thống quản lý hành chính ở Việt Nam. Việc nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý đào tạo đại học theo kết quả đầu ra có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Với các lí do cơ bản trên, việc ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với phương thức quản lí theo kết quả là một nhiệm vụ có tính cấp thiết nhằm nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tạo động lực phát triển trong các trường đại học Việt Nam đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  • 17. 7 Sơ đồ tóm tắt tính cấp thiết của luận án 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình và giải pháp quản lí đào tạo với tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể (contrasted to subject) nghiên cứu của luận án là các trường đại học công lập ở Việt Nam. Đề tài lựa chọn các khách thể nghiên cứu theo cơ cấu vùng miền (Bắc – Trung - Nam), các loại hình trường đại học (Đại học Quốc Gia, Chất lượng đào tạo của các trường ĐH VN không đáp ứng nhu cầu XH Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lí đào tạo chậm đổi mới năng lực quản lí của nhà trường còn yếu chưa đáp ứng đòi hỏi phát triển của nhà trường, chưa phát huy được tiềm năng người Việt Nam, chưa thu hút được nhân tài cho trường ĐH Đổi mới công tác quản lí đào tạo nhằm khắc phục yếu kém, tạo động lực phát triển mới cho các trường ĐHVN là nhu cầu cấp thiết, là khâu đột phá nhằm đáp ứng đổi mới quản lí giáo dục đại học góp phần phát triển XH Các yếu kém trong quản lí đào tạo ngày càng chậm khắc phục như: Trách nhiệm không rõ ràng đối với chất lượng đào tạo, nguồn lực đào tạo hạn chế, đào tạo chưa gắn với nhu cầu XH Quản lí theo kết quả là phương thức quản lí gắn kết quả hoạt động của nhà trường với lợi ích XH, công khai, minh bạch trách nhiệm là sự lựa chọn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới quản lí ĐT trong các trường ĐH VN hiện nay
  • 18. 8 trường đại học Kinh Tế, đại học vùng, trường đại học Kĩ Thuật...) nhằm có những cơ sở thực tế phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam Đối tượng (object) nghiên cứu của luận án là quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học công lập Việt Nam (Quy trình thực hiện là một tiêu chí khoa học có giá trị ứng dụng mang tính bản quyền) Quản lí đào tạo trong trường đại học là một đối tượng nghiên cứu rất phức tạp bao gồm nhiều yếu tố từ đầu vào đến đầu ra, từ tuyển sinh, quản lí giảng dạy đến quản lí bằng cấp... Tuy nhiên công tác quản lí đào tạo trong trường đại học là một quy trình khách quan theo các bước và các nhiệm vụ khác nhau, gắn kết với nhau. Quy trình quản lí đào tạo là đặc trưng cơ bản của mô hình quản lí trong nhà trường đại học. Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là xây dựng quy trình đào tạo ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam. Đề tài đề cập đến việc gắn quá trình ứng dụng quản lí theo kết quả với việc nâng cao nâng lực quản lí trong nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo bởi vì các yếu tố then chốt này không thể tách rời nhau trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay của Việt Nam. Đây là đề tài quản lí cấp trường do vậy ít đề cấp đến quản lí giảng dạy vì quản lí giảng dạy gắn nhiều với chuyên môn cấp khoa, cấp bộ môn bởi mỗi môn học có nội dung và phương pháp giảng dạy đặc thù rất khó có quy trình chung cho các môn học được. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có được những thay đổi bằng cách tiếp cận phương thức quản lí theo kết quả với những nguyên tắc và quy trình quản lí gắn kết quả đào tạo với lợi ích của nguời học và của xã hội thì năng lực quản lí đào tạo, chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam sẽ tăng lên và điều này trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao ở trình độ đại học, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau:
  • 19. 9 1. Các nhiệm vụ nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học - Nghiên cứu quản lí theo kết quả - Các yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học - Quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả 2. Các nhiệm vụ nghiên cứu thực tiến - Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam - Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam 3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp - Nghiên cứu các nguyên tắc định hướng xây dựng các giải pháp - Đề xuất các giải pháp - Phân tích tính khả thi của các giải pháp 4. Phân tích tác độngcủa các giải pháp - Phân tích tác động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà trường - Phân tích tác động đối với xã hội 5. Nhiệm vụ thử nghiệm - Xây dựng phương án thực nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh - Triển khai thực hiện thử nghiệm - Đánh giá kết quả thử nghiệm 6. Các kết luận của luận án 7. Các khuyến nghị của luận án - Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đối với trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cách tiếp cận của đề tài - Tiếp cận từ thực tế: Nhu cầu hội nhập giáo dục quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo đại học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về việc nâng cao năng lực quản lí trong các trường ĐH Việt Nam. Dự án ĐH 2 cũng đã có một thành tố quan trọng
  • 20. 10 số 2: Nâng cao năng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam nhằm đưa những thành tựu mới về quản lí áp dụng cho các trường đại học. - Tiếp cận từ kinh nghiệm quốc tế: Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển châu Á đã thành công trong việc áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, và đã áp dụng thành công trong lĩnh vực giáo dục tại Mongolia, Campuchia là tiền đề lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả vào việc nâng cao nâng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam. - Tiếp cận từ sự tổng hợp và so sánh ưu khuyết điểm của các phương thức quản lí nhằm xác định những yêu cầu của phương thức quản lí theo kết quả áp dụng trong các trường đại học Việt Nam. 6.2. Các phương pháp lý thuyết - Thu thập thông tin tư liệu khoa học, các bài báo khoa học Đề tài đã thu thập nhiều tài liệu khoa học về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí đào tạo đại học, quản lí chất lượng đào tạo đại học. Các bài báo khoa học, các bài viết tổng quan về chất lượng giáo dục đại học, quản lí và các giải pháp chất lượng giáo dục đại học trong nước và ngoài nước. - Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu khoa học Các tài liệu khoa học về mô hình quản lí theo kết quả RBM chủ yếu được khai thác từ các trang WEB của các tổ chức quốc tế: WB, ADB, UNDP, UNESCO, CIDA CANADA… 6.3. Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra về thực trạng quản lý đào tạo tại một số trường đại học Việt Nam hiện nay. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại: đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Đã tiến hành các trao đổi, phỏng vấn, điều tra khảo sát về các tiêu chí quyết định đến chất lượng đào tạo đại học.
  • 21. 11 Đề tài nghiên cứu công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học trên 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam hiện nay như: đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Đà Nẵng, đại học Cần Thơ. 6.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh. Tên chuyên đề thử nghiệm: “Xây dựng khung chất lượng phát triển trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh với mô hình quản lí theo kết quả” 6.5. Phương pháp chuyên gia - Tổ chức hội thảo khoa học và phỏng vấn các đối tượng liên quan Luận án đã tham gia hội thảo khoa học về mô hình quản lí RBM theo đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả (RBM) nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam, mã số B 2008- 37-65 nhằm bước đầu giới thiệu mô hình RBM vào các trường đại học Việt Nam. - Xin ý kiến tư vấn và đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục Luận án đã xin ý kiến nhận xét của các nhà quản lí trong các trường đại học, các Viện nghiên cứu khoa học về bản luận án nhằm bảo đảm tính khách quan và xin ý kiến để bổ sung, điều chỉnh các nội dung cần thiết để hoàn thiện bản luận án. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu quy trình và các giải pháp ứng dụng quản lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trình độ đại học trong các trường đại học công lập ở Việt Nam. 8. Những luận điểm bảo vệ Luận án tập trung làm rõ các luận điểm khoa học cơ bản sau: - Yêu cầu cấp thiết đổi mới quản lí đào tạo đại học trong các trường đại học Việt Nam hiện nay: Yếu điểm cần khắc phục là quy trình đào tạo chưa đồng bộ, còn khép kín trong trường từ đầu vào đến đầu ra và kết quả đào tạo còn chưa đáp ứng theo yêu cầu xã hội, chưa thực sự gắn bó với lợi ích xã hội. - Quản lí đào tạo trong trường đại học có những nội dung và yêu cầu cơ bản gì.
  • 22. 12 - Quản lí theo kết quả là gì? Nó có những ưu điểm gì? Những đặc điểm và quy trình áp dụng của phương thức quản lí theo kết quả. - Thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có những điểm mạnh điểm yếu gì, hiện nay? Làm rõ các vấn đề cấp bách liên quan đến khâu yếu của quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay là năng lực quản lí đào tạo và chất lượng đào tạo. - Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả bao gồm các giai đoạn và các bước triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt Nam là như thế nào. - Tính khách quan và sự phù hợp của công cụ khảo sát công tác quản lí trong các trường đại học Việt Nam. - Khung lôgic các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả. - Các tác động đối với nhà trường và đối với xã hội của việc ứng dụng quản lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam. - Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. - Các kết luận và khuyến nghị cần thiết rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án. 9. Đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới như sau: - Luận án đã có nghiên cứu và tổng quan về quản lí theo kết quả, đây là công việc rất mới ở Việt Nam vì quản lí theo kết quả là thành tựu mới của khoa học quản lí và chỉ mới bước đầu áp dụng vào Việt Nam trong các dự án tài trợ của quốc tế. Việc tổng quan này bước đầu đã cung cấp sự nhận dạng về đặc điểm và quy trình quản lí theo kết quả. Việc ứng dụng quản lí theo kết quả sẽ là giải pháp tạo sự đột biến trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục đại học nói riêng trong bối cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. - Xây dựng quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là điểm nhấn trọng tâm của luận án, điểm mới này có ý nghĩa cả trên bình diện lí luận và thực tiễn.
  • 23. 13 - Xây dựng các giải pháp ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là mục tiêu cơ bản và là nhiệm vụ quan trọng của luận án nhằm đáp ứng việc đổi mới trong công tác quản lí giáo dục đại học nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương với nội dung cụ thể sau đạy: Chương 1. Cơ sở lí luận của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả Chương 2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả Chương 3. Xây dựng các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả Chương 4. Kết quả thử nghiệm
  • 24. 14 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ THEO KẾT QUẢ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước Vấn đề quản lí, quản lí đào tạo, quản lí đào tạo trong trường đại học, quản lí chất lượng đào tạo đại học là những lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, phức tạp và nhiều quan điểm khác nhau tùy theo trình độ phát triển và tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội của các khu vực của các quốc gia khác nhau trên thế giới. Về các nghiên cứu ngoài nước có các tác phẩm liên quan như: - Paul R Niven (2006), Balanced Scorecarramework. NXBTH TPHCM: Nghiên cứu về các nguyên tắc ứng dụng bảng điểm cân bằng trong hoạt động quản trị - Hubert K. Rampersad (2007), Personal Balanced Scorecard. NXB KHXH: Nghiên cứu về bảng điểm cân bằng trong lĩnh vực nhân lực trong tổ chức. - Dalhousie University (2007), Results- Based Accountrbility Framework. - Jody Zall Kusek; Ray C. Rist (2004), Ten Steps to A Results- Based Monitoring and Evaluation System. The World Bank, Washington D.C: Trình bày hệ thống kiểm soát và đánh giá tiến tới các kết quả mong muốn. - Performance Management Cycle (http://hr.unc.Data/SPA), Office of Human Resources (2004), University of North Caronina: Trình bày quy trình quản lí việc thực hiện các chiến lược phát triển dựa trên bản đồ kết quả. - What is EFQM, http://www.qualityscotland.co.uk/efqm.asp: Trình bày cơ sở của quản lí chất lượng giáo dục đại học châu Âu. - EFQM Excellence Model, http://en.wikipedia.org/wiki: Trình bày mô hình quản lí chất lượng giáo dục đại học châu Âu. - Europe's Higher-Education Restructuring Holds Lessons for U.S, http://ceea.ier.edu./136: Trình bày các bài học về đổi mới quản lí giáo dục đại học châu Âu cho Hoa Kì, đặc biệt là hình thành không gian giáo dục đại học toàn châu Âu với nhiều kết nối tạo ra xã hội học tập - lấy lợi ích người học là trung tâm.
  • 25. 15 - Management for Development Results in the United Nations System (2008): Trình bày ứng dụng hệ thống quản lí kết quả tại Hoa Kì trong hệ thống vĩ mô quốc gia. - Diagnostic Report, ICT in Education Management (2007), (Support to the Renovation of Education Management AIDCO/VNM/2004/016-841 Implemented by MOET, Ministry of Education and Training). - Managing for Development Results at ADB, Updated 4 June 2008: Báo cáo thường niên về quản lí theo kết quả phát triển của ADB. - An Introductory Guide to the Concepts and Principles, Results - based Management in CIDA (2008), (CANADIAN INTERNATIONAL DEVELOPMENT AGENCY): Cơ sở lí luận và thực tiến của quản lí theo kết quả của CIDA Canada. - On results-based management RBM (2008) UNDP: Quy trình quản lí theo kết quả của UNDP. - A Study about Managing for Results in British Columbia, April (2005), http://www.bcauditor.com/present/2006/infonexjan2006/infonexjan 2006 ppt. Trình bày các thành tựu và bài học kinh nghiệm về quản lí theo kết quả tại British Columbia 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Nghiên cứu từ Dự án S R E M Dự án: Hỗ trợ đổi mới quản lí giáo dục Việt Nam (SREM) do liên minh châu Âu tài trợ chủ yếu phục vụ cho khu vực giáo dục phổ thông. Tuy nhiên nhiều vấn đề liên quan đến quản lí giáo dục nói chung cũng đã được quan tâm giải quyết. Kinh nghiệm quý báu có thể được rút ra từ dự án này là: Xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá năng lực quản lí của Hiệu Trưởng. Cụ thể là khung đánh giá hiệu trưởng theo bản đồ năng lực Hiệu Trưởng. Trong đó ma trận khung lôgic được xác định bởi 3 thành tố chính là: Nhiệm vụ của Hiệu Trưởng, chỉ số đánh giá theo nhiệm vụ và các bằng chứng hỗ trợ xác định năng lực Hiệu Trưởng. Dự án đã xác định 19 nhiệm vụ của Hiệu Trưởng, 38 tiêu chí đánh giá với nhiều bằng chứng hỗ trợ. Đây là thành quả cần đuợc vận dụng có chọn lọc vào lĩnh vực giáo dục đại học có nhiều đặc điểm khác biệt với giáo dục phổ thông. 1.1.1.2. Nghiên cứu từ Dự án VIE 01-024 B
  • 26. 16 Là người làm cho dự án VIE- 01- 024 B (2006) đề tài đã tiếp thu được kinh nghiệm từ dự án mà chủ yếu là việc xây dựng bản đồ kết quả (Results Map), ma trận khung lôgic. Đây là một sản phẩm của các chuyên gia trong và ngoài nước. Kết quả đầu ra có giá trị thúc đẩy xã hội phát triển được xác định là tiền đề đầu tiên để chuẩn bị các yếu tố đầu vào, các hoạt động tạo kết quả và việc thúc đẩy các kết quả đầu ra với hiệu quả xã hội cao nhất. Như vậy, bản đồ kết quả là một chuỗi các kết quả cần được khẳng định từ đầu vào đến đầu ra với các chỉ số đo và tần suất đo cụ thể trong dự án VIE 01-024 B. Tại Việt Nam, ADB đã hỗ trợ và đưa RBM vào ứng dụng tại các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Lao động Thương binh Xã hội theo dự án: TA 4612, TA 36391 vào các năm 2003 và 2005. Các dự án này trực tiếp ứng dụng RBM vào các lĩnh vực quản lí cụ thể của các Bộ Ngành. (Nguồn: 91. Tr 3) 1.1.1.3. Các tác giả trong nước Các vấn đề quản lí, quản lí giáo dục, quản lí đào tạo trong trường đại học, quản lí chất lượng đào tạo, quản lí theo kết quả đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. + Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Quốc Chí (2000), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội. + Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Nguyễn Quốc Chí (2005), Những xu thế quản lí hiện đại và việc vận dụng vào quản lí giáo dục, Khoa Sư phạm ĐHQGHN. Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã tổng quan các lí thuyết quản lí hiện đại đang được vận dụng nhằm làm thay đổi hiệu quản quản lí giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam, biến nhà trường thành tổ chức biết học hỏi và luôn đổi mới. Các mô hình quản lí nguồn lực, quản lí rủi ro, quản lí tri thức được các tác giả khuyến cáo là có nhiều giá trị thực tiễn trong ngành giáo dục. + Nguyễn Đức Chính và tập thể tác giả (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục và đào tạo, NXB ĐHQG Hà Nội. + Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng. NXB GD Hà Nội.
  • 27. 17 + Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra – đánh giá trong dạy - học đại học. NXB GD. + Nguyễn Lộc, Adam Rorri (2000), Xây dựng cơ sở chất lượng cho các cơ sở GD. ADB, TA 3322 – VI. + Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc do Đặng Bá Lãm làm chủ nhiệm (2002 – 2005), Đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Các đề tài và các tác phẩm trên là những tài liệu quý báu để luận án kế thừa và phát triển: + Đề tài khoa học cấp Bộ B 2008-37-65: Nghiên cứu, ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam, đề tài do Nguyễn Bá Thái, Viện KHGD Việt Nam làm chủ nhiệm đã nghiệm thu đạt kết quả tốt và đang đề xuất ứng dụng thử nghiệm vào các trường đại học Việt Nam. Tác giả luận án tiến sĩ này đã có may mắn là thành viên đề tài nên đã kết thừa được một số kết quả của đề tài. + Vũ Minh Khƣơng, Đỗ Xuân Thụ, Calla Wiemer: Quản lí theo kết quả, những khái niệm vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Dự án hỗ trợ kĩ thuật quản lí theo kết quả trong quản lí GD VN. 2007. Tài liệu vận dụng mô hình RBM vào giáo dục Việt Nam. Tài liệu giới thiệu tổng quan về quản lí theo kết quả với những khái niệm có thể vận dụng vào Việt Nam như quy trình quản lí giáo dục theo kết quả ... Tuy nhiên tài liệu này còn thiếu phần quan trọng nhất là xây dựng bản đồ kết quả đầu ra, do vậy những đề xuất về quy trình hay các điều kiện ứng dụng vào Việt Nam rất khó kết nối với chuỗi kết quả của ngành giáo dục. + Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2008), Quản lí ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. NXB LĐ - XH. Các tác giả Phạm Ngọc Dũng, Hoàng Thị Thúy Nguyệt cũng xây dựng nội dung của phương thức RBM vào công tác quản lí ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra. Các tác giả đã xây dựng một quy trình từ các chỉ số kết quả đầu ra, đi ngược đến các hoạt động và kế hoạch tài chính đầu vào. Đây là mô hình mang tính đổi mới so với cách làm kế hoạch áp đặt từ trên xuống của chúng ta hiện nay vẫn còn thiếu cơ sở thực tế xã hội. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa có cơ sở lí thuyết rõ ràng nên các bước tiến hành còn mờ và tính lôgíc chưa cao.
  • 28. 18 Việc ứng dụng RBM vào lĩnh vực quản lí đào tạo cấp trường đại học chưa có đề tài nào nghiên cứu. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lí đào tạo trong trường đại học - Thuật ngữ: Training Management in University Quản lí đào tạo trong trường đại học là hoạt động quản lí trọng tâm của nhà trường nhằm thực hiện chức năng phát triển giáo dục đại học, phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội. - Mục tiêu của công tác quản lí đào tạo trong trường đại học: Tạo ra môi trường học tập và giảng dạy phù hợp nhằm đạt được các chỉ số phát triển về quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. - Quy trình quản lí đào tạo trong trường đại học: Quản lí đào tạo trong trường đại học được triển khai qua 4 giai đoạn với 4 nhiệm vụ trọng tâm là: Giai đoạn 1: Lập kế hoạch đào tạo Giai đoạn 2: Tổ chức mạng lưới đào tạo Giai đoạn 3: Lãnh đạo, điều phối hoạt động đào tạo Giai đoạn 4: Đánh giá và điều chỉnh hoạt động đào tạo Bảng 1.1. Các nhiệm vụ chủ yếu của quản lí đào tạo trong trƣờng đại học Các giai đoạn Các nhiệm vụ chủ yếu Lập kế hoạch đào tạo Đánh giá nhu cầu đào tạo Xây dựng kế hoạch cung ứng nguồn lực đào tạo Xây dựng thời khóa biểu đào tạo Xây dựng các chế độ, quy chế đào tạo cho từng đối tượng: giảng viên, sinh viên, phục vụ Ra các thông báo, báo cáo về tình hình đào tạo Tổ chức mạng Xây dựng chức năng, nhiệm vụ đào tạo của các đơn vị khoa,
  • 29. 19 lưới đào tạo phòng, ban, tổ chuyên môn Xây dựng chế độ kiểm tra đánh giá, thanh tra đào tạo Tổ chức hệ thống thông tin đào tạo Lãnh đạo, điều phối hoạt động đào tạo Tổ chức triển khai các hoạt động giảng dạy và học tập Điều chuyển nguồn lực đào tạo Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động giảng dạy học tập Bổ sung, điều chỉnh các nguồn lực đào tạo cần thiết Đánh giá và điều chỉnh hoạt động đào tạo Tổ chức triển khai hệ thống đánh giá bên trong và bên ngoài nhà trường Thông báo về kết quả kiểm soát đánh giá đào tạo Tổng kết công tác đào tạo - Các yếu tố tác động đến công tác quản lí đào tạo trong trường đại học Có nhiều yếu tố chi phối công tác quản lí đào tạo trong trường đại học, tuy nhiên luận án đề cập đến các yếu tố quan trọng thường xuyên ảnh hưởng đến công tác quản lí trong trường đại học là: các yếu tố đầu vào, các yếu tố tác động trong quá trình hoạt động đào tạo, các yếu tố đầu ra của quá trình đào tạo. Các yếu tố chi phối hoạt động đầu vào của trường đại học: bao gồm các chính sách quản lí đại học cấp vĩ mô, chính sách thu chi tài chính, các định mức lao động tiền lương, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu học đại học của nhân dân. Các yếu tố chi phối trong hoạt động đào tạo của trường đại học: năng lực đội ngũ lãnh đạo quản lí nhà trường, năng lực quản lí đào tạo, văn hóa giáo dục trong nhà trường. Các yếu tố tác động của sản phẩm đầu ra của trường đại học: chuẩn đầu ra, năng lực sinh viên khi ra trường, việc làm sinh viên khi ra trường, uy tín nhà trường... - Đánh giá công tác quản lí đào tạo trong trường đại học Nhìn chung, việc đánh giá công tác quản lí trong trường đại học thường được đặt trong việc đánh giá tổng thể năng lực quản lí của nhà trường, trong đó công tác quản lí đào tạo là trọng tâm.
  • 30. 20 - Các loại hình quản lí đào tạo trong trường đại học Xét về bản chất, hiện nay có 2 hình thức quản lí đào tạo trong trường đại học là: quản lí đào tạo theo chế độ niên chế và quản lí đào tạo theo chế độ tín chỉ. Để hiểu rõ đặc điểm của 2 loại hình quản lí đào tạo này, luận án trình bày bảng tóm tắt như sau: Bảng 1.2. So sánh đặc điểm 2 mô hình quản lí đào tạo trong trƣờng đại học Đặc điểm quản lí đào tạo Mô hình quản lí đào tạo theo chế độ niên chế Mô hình quản lí đào tạo theo chế độ tín chỉ Đối tượng phục vụ Áp dụng cho các trường đại học truyền thống Cho một số nguời học hạn chế (đại học tinh hoa) Áp dụng cho các trường đại học mở rộng phục vụ nhu cầu học đại học của đại chúng nhân dân, phục vụ xã hội học tập Mục tiêu quản lí Lấy việc duy trì chế độ quản lí của nhà trường là trung tâm Lấy lợi ích nguời học là trung tâm Nội dung quản lí Mọi yếu tố quản lí đào tạo từ đầu vào đến đầu ra đều theo chế độ năm học Mọi yếu tố quản lí đào tạo đều lấy việc phục vụ điều kiện và nhu cầu đăng kí của nguời học Mô hình nhà trường Nhà trường là cơ quan quyền lực tối cao đối với sinh viên Nhà trường là trung tâm phục vụ sự truyền đạt và phát triển tri thức và kĩ năng sinh tồn cho mọi nguời - Xu hướng thay đổi của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Có bao nhiêu yếu tố tác động đến công tác quản lí đào tạo trong trường đại học thì có bấy nhiêu xu hướng làm thay đổi công tác này. Tuy nhiên trong bối cảnh
  • 31. 21 toàn cầu hóa hiện nay, quản lí đào tạo trong trường đại học chịu tác động nhiều nhất của 2 yếu tố là: Xu hướng thay đổi mô hình quản lí đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ - đặc biệt là các thành tựu của công nghệ thông tin với các phần mềm quản lí đào tạo từ đầu vào đến đầu ra. 1.2.2. Quản lí chất lượng đào tạo đại học Quản lí đào tạo không thể tách rời mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo là mục tiêu lớn của mọi mô hình quản lí giáo dục đại học. Mô hình RBM muốn ứng dụng thành công và có hiệu quả trong các truờng đại học Việt Nam thì bắt buộc phải nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lí chất lượng đào tạo đại học. 1.2.2.1. Chất lượng (Quality) Chất lượng là những phẩm chất của sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng đòi hỏi của đối tượng phục vụ. Như vậy chất lượng là một phổ từ thấp đến cao từ tối thiểu đến tối đa. Xếp hạng chất lượng là một hoạt động cần thiết nhằm đánh giá kết quả hoạt động của một con người hay một tổ chức. Để xếp hạng chất lượng, ngưòi ta thường xây dựng các tiêu chí và các chỉ số đo để đánh giá chất lượng. Xếp hạng các trường đại học hiện nay được ngầm hiểu là xếp hạng chất lượng đào tạo, mặc dù các tiêu chí này chưa có cơ sở khoa học gì đáng tin cậy. 1.2.2.2. Chất lượng đào tạo đại học Chất lượng đào tạo đại học là chất lượng sản phẩm đào tạo đầu ra của trường đại học bao gồm: chất lượng sinh viên khi ra trường, năng lực sinh tồn của sinh viên, năng lực phát triển của sinh viên và những đóng góp của sinh viên khi ra trường. Chất lượng đào tạo của trường đại học còn bao gồm cả chất lượng các sản phẩm dịch vụ đào tạo của nhà trường như: chất lượng đào tạo của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo nâng cao cho sinh viên tốt nghiệp, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tìm và tạo việc làm cho sinh viên. Chất lượng đào tạo đại học được xác định bằng các tiêu chí và các chỉ số đo phù hợp theo thời gian và tần suất đo đạc. Chất
  • 32. 22 lượng đào tạo đại học đang dần hình thành các chuẩn đầu ra của các trường mang giá trị toàn cầu theo các quan hệ liên thông, liên kết và công nhận giá trị bằng tốt nghiệp. 1.2.2.3. Kiểm soát chất lượng đào tạo đại học (Quality control) Kiểm soát chất lượng là quan điểm cổ nhất về quản lý chất lượng nhằm phát hiện và loại bỏ các thành tố hoặc sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định, hoặc làm lại nếu có thể. Kiểm soát chất lượng được những chuyên gia chất lượng như kiểm soát viên hoặc thanh tra viên chất lượng tiến hành sau quá trình sản xuất hoặc dịch vụ. Thanh tra (Inspection) và kiểm tra (Test) là hai phương pháp phù hợp nhất được sử dụng rộng rãi trong giáo dục để xem xét việc thực hiện các chuẩn đề ra như: các chuẩn đầu vào, chuẩn quá trình đào tạo và chuẩn đầu ra. 1.2.2.4. Đảm bảo chất lượng đào tạo (Quality Assurance- QA) Đảm bảo chất lượng là cam kết của tổ chức hay cá nhân về sản phẩm của mình đối với xã hội hay đối tượng phục vụ. Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa mãn các yêu cầu chất lượng. Nói cách khác, đảm bảo chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, "làm đúng ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm". Đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học là cam kết về kết quả đào tạo của nhà trường với xã hội, về chất lượng sinh viên khi ra trường, đó là năng lực nghề nghiệp và nhân cách đạo đức của người sinh viên. Chất lượng đào tạo được đảm bảo bởi hệ thống đảm bảo chất lượng, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Hệ thống quản lí bảo đảm chất lượng: Đó là một mô hình quản lí nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng đúng như cam kết của tổ chức. Hệ thống quản lí bảo đảm chất lượng bao gồm các thành tố chủ yếu sau: chỉ số chất lượng sản phẩm đầu ra phục vụ xã hội, tổ chức mô hình hoạt động nhằm đạt chất lượng cao, quy trình kiểm ta đánh giá, kiểm định chất lượng, các nguồn lực cần thiết bảo đảm cho chất lượng đầu ra. Các bước thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng trong GD
  • 33. 23 1/ Xác định sứ mạng, mục tiêu 2/ Xác định chức năng thực hiện 3/ Xác định các mục tiêu theo chức năng và các chỉ số thực hiện 4/ Hình thành hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng và các quá trình quản lý nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu 5/ Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát chất lượng nhằm đánh giá việc thực hiện các chức năng và cơ hội cải tiến chất lượng - Năng lực quản lí và quản lí đào tạo của trường đại học Trường đại học là một tổ chức khoa học, giáo dục với các chức năng cơ bản là: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội. Để hoàn thành các chức năng trên theo nhu cầu phát triển của xã hội luôn đổi mới với quy mô và chất lượng ngày càng cao, điều này đòi hỏi nhà trường đại học phải có một năng lực thực sự và trước hết nhà trường phải có một năng lực quản lí đáp ứng với mọi đòi hỏi của nhu cầu phát triển xã hội trong đó quản lí đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác quản lí trường đại học. Vậy năng lực quản lí đào tạo của trường đại học là gì? Làm thế nào để nâng cao năng lực quản lí đào tạo cho một trường đại học? Đó là những câu hỏi mà đề tài hướng tới để giải quyết. - Năng lực quản lí và quản lí đào tạo trường đại học là toàn bộ những yếu tố quản lí tạo nên sự thành công của một trường đại học và nó được biểu hiện thông qua các tiêu chí cơ bản như sau: + Năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược Mục tiêu cần đạt được: nhà trường có một kế hoạch hành động hiệu quả, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, ổn định và phục vụ tốt cho sự phát triển của xã hội. Các yêu cầu cơ bản: bản kế hoạch chiến lược được xây dựng bởi những nguời lãnh đạo và chuyên gia có tầm nhìn xa bảo đảm định hướng phát triển lâu dài, có năng lực thực tế bảo đảm tính khả thi, có phẩm chất nhân bản bảo đảm tính dân chủ và phát triển ổn định cho nhà trường. + Năng lực tổ chức bộ máy hoạt động
  • 34. 24 Mục tiêu cần đạt được: nhà trường có bộ máy tổ chức nhân lực phù hợp dựa trên năng lực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sáng tạo và sự hợp tác của con nguời trong nhà trường cùng hành động vì mục tiêu của chiến luợc phát triển nhà trường. Các yêu cầu cơ bản: thực hiện sự phân công vị trí công tác theo nguyên tắc vì việc xếp nguời phù hợp chứ không vì quan hệ để xếp vị trí công tác. Những vị trí quan trọng cần tổ chức tuyển chọn với mức cạnh tranh cao về năng lực, trách nhiệm và hiệu quả. Nhà trường cần có được chính sách phù hợp thu hút nhân tài làm việc lâu dài. + Năng lực lãnh đạo, điều phối các hoạt động nhà trường Mục tiêu cần đạt được: hệ thống lãnh đạo, điều phối phục vụ tốt các mục tiêu chiến lược. Các yêu cầu cơ bản: hệ thống lãnh đạo, điều phối hoạt động nhà trường tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận, bình đẳng, dân chủ, hiệu quả, minh bạch. Lãnh đạo và điều phối chỉ là một thành phần của quản lí chứ không đứng trên các nguyên tắc quản lí cơ bản của nhà trường. + Năng lực kiểm soát, đánh giá kết quả các hoạt động đào tạo của nhà trường Mục tiêu cần đạt được: tạo ra và duy trì hệ thống kiểm soát và đánh giá kết quả hoạt động của mọi thành viên trong nhà trường theo các kế hoạch đã thông qua. Các yêu cầu cơ bản: hệ thống đánh giá phải hiệu quả, kịp thời, chính xác, khách quan và dựa trên các số liệu thực tế. Các báo cáo phải nhanh chóng phát hiện các dối trá, sai sót và các khu vực yếu kém cần điều chỉnh kịp thời, đồng thời phải đưa ra các cảnh báo trước mắt và dài hạn về các rủi ro có thể phải đương đầu. + Năng lực quan hệ, thích ứng với những thay đổi, những rủi ro và kết nối hiệu quả với các đối tác và với nhu cầu xã hội Mục tiêu cần đạt được: nhà trường phải trở thành một đối tác hiệu quả, tin cậy và có thuơng hiệu cao trong xã hội. Các yêu cầu cơ bản: Lựa chọn được các đối tác phù hợp, quan hệ tốt với khách hàng, mở rộng phạm vi quan hệ và nâng cao thương hiệu nhà trường. Nhà trường phải là một tổ chức đổi mới và phát triển bền vững. Nhà trường luôn thích ứng nhanh và hiệu quả với những thay đổi của xã hội.
  • 35. 25 Bảng 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lí đào tạo trong trƣờng đại học Stt Tiêu chí đánh gía năng lực quản lí đào tạo 1 Mục tiêu đào tạo 2 Kế hoạch chiến lược đào tạo nhà trường 3 Mô hình tổ chức quản lí đào tạo 4 Văn hóa trách nhiệm đào tạo 5 Chất lượng cán bộ quản lí đào tạo 6 Chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội 7 Mô hình đánh giá kết quả hoạt động đào tạo 8 Thông tin quản lí đào tạo 9 Hiệu quả quản lí đào tạo 10 Quan hệ đối tác và khách hàng đào tạo Như vậy năng lực quản lí đào tạo trường đại học là một tổng thể các yếu tố từ năng lực đội ngũ lãnh đạo, mô hình quản lí nhà trường đang vận hành, hiệu quả quản lí của nhà trường đến mô hình đánh giá kết quả hoạt động đào tạo. Việc nâng cao năng lực quản lí đào tạo trường đại học cần nhiều giải pháp mang tính tổng thể và đồng bộ. Tuy nhiên, có một giải pháp mang tính chiến lược và tạo đột biến tác động đến mọi thành tố tạo nên năng lựa quản lí trường đại học là mô hình quản lí đào tạo gắn kết quả đào tạo nhà trường với lợi ích xã hội. Việc áp dụng thành công mô hình quản lí mới là giải pháp hiệu quả nhất nhằm thay đổi toàn bộ hoạt động nhà trường và trực tiếp nâng cao năng lực quản lí đào tạo và chất lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam. 1.2.3. Quản lí theo kết quả 1.2.3.1. Mô hình là gì? Mô hình thuật ngữ tiếng Anh là: Mode: a way of operating, living or behaving (Tr 813, Cambrigdge Advanced Learners Dictionary. Cambrigdge University, 2006. Mode có nghĩa là chế độ, là quy trình hay con đường hoạt động,
  • 36. 26 là quy trình sinh sống hoặc quy trình của các hành vi trong tổ chức. Model là kiểu dáng bên ngoài, thời trang. 1.2.3.2. Quản lí theo kết quả là gì? Có nhiều loại hình quản lí khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Mỗi kiểu quản lí khác nhau đó gọi là các mô hình quản lí, hay phương thức quản lí, phương pháp quản lí. Xét về bản chất các thuật ngữ này không khác nhau nhiều, nó đều là các tên gọi khác nhau, đồng đẳng nhau của một loại hình quản lí khi nguời ta dùng với những bối cảnh khác nhau. Luận án sử dụng thuật ngữ quản lí theo kết quả như một mô hình quản lí có những đặc trưng riêng so với các mô hình quản lí khác. Nhiều người rất sợ hãi và né tránh các khái niệm như mô hình quản lí, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên chúng ta cần mạnh dạn tiếp cận để dần hoàn thiện các khái niệm này và bởi vì đã có rất nhiều sách, nhiều từ điển, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu các khái niệm phức tạp này. Luận án chỉ xin đề xuất nội dung căn bản của các khái niệm này để làm công cụ trình bày rõ hơn các vấn đề của luận án đề cập đến: quản lí đào tạo, quản lí theo kết quả. Quản lí là hoạt động kết hợp các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, cơ sở pháp lí, nguồn lực thông tin nhằm đạt đến mục tiêu xác định. Có nhiều loại hình quản lí khác nhau tùy theo mục tiêu và nguồn lực quản lí. Mô hình quản lí là phương thức phân loại kiểu quản lí với các đặc trưng khác biệt về kiểu kết hợp khác nhau các yếu tố của quản lí như: mục tiêu quản lí, tổ chức mạng lưới quản lí, triết lí quản lí và hiệu quả quản lí. Quản lí theo mô hình chỉ huy theo chiều dọc: mô hình quản lí chỉ huy từ trên xuống nhằm đạt mục tiêu của chủ thể quản lí (chưa chắc đã vì lợi ích xã hội), triết lí của mô hình này là trung thành và chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh chỉ huy cấp trên. Mô hình này tổ chức mạng lưới hoạt động tập trung quyền lực vào chỉ huy tối cao mang tính độc quyền và lợi ích là độc quyền. Đây là mô hình quản lí của các công ty độc quyền, của quân đội, của các chế độ độc tài. Quản lí theo mô hình mạng theo chiều ngang: là mô hình quản lí với mục tiêu vì lợi ích của toàn cộng đồng, quản lí theo chức năng hoạt động và chấp nhận
  • 37. 27 các đề xuất đổi mới của mọi thành viên nhằm đảm bảo sự thích nghi và phát triển bền vững của tổ chức trong môi trường cạnh tranh nhiều rủi ro. Bảng 1.4. So sánh 2 mô hình quản lí: mô hình quản lí chỉ huy theo chiều dọc và mô hình quản lí theo mạng chiều ngang (Nhằm làm rõ khái niệm mô hình quản lí) Các yếu tố đặc trƣng của mô hình quản lí Mô hình quản lí chỉ huy theo chiều dọc Mô hình quản lí theo mạng chiều ngang Mục tiêu quản lí Vì quyền lực và quyền lợi của chủ thể quản lí Vì lợi ích của cả cộng đồng Tổ chức quản lí Theo quan hệ cấp bậc từ trên xuống theo chiều dọc Theo quan hệ chức năng hoạt động theo chiều ngang Triết lí quản lí Trung thành và chấp hành tuyệt đối Hành động theo chức năng, phát huy sáng kiến để thích nghi và tạo hiệu quả sinh tồn cao Hiệu quả xã hội của quản lí Duy trì chế độ thống trị của trật tự quyền lực chỉ huy tối cao (Tổ chức và các công ty độc quyền) Tạo dựng hệ thống xã hội dân chủ, vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội (Tổ chức dân chủ và các công ty đại chúng) 1.2.3.3. Mô hình quản lí theo kết quả (RBM) Về mặt lịch sử: quản lí theo kết quả (Results Based Management - RBM) là mô hình quản lí được ra đời từ những năm 1980 của thế kỉ 20. Mô hình quản lí này ra đời nhằm đáp ứng việc kiểm soát và nâng cao hiệu quả xã hội thiết thực của các dự án đầu tư của các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNDP, CIDA Canada, các dự án đầu tư và tài trợ của chính phủ Hoa Kì. Mô hình quản lí này với phiên bản đầu tiên là hệ thống quản lí việc thực hiện (Performence Management System - PMS). Đây là phiên bản nhấn mạnh việc kiểm soát hiệu quả việc thực hiện các dự án, các
  • 38. 28 chiến lược đã được xây dựng. Mô hình PMS thực sự đã góp phần làm cho nhiều chiến lược, nhiều dự án được kiểm soát tốt hơn, có hiệu quả thiết thực hơn cho lợi ích của xã hội. Sau đó, các tổ chức quốc tế đã phát triển mô hình PMS thành các phiên bản mới và hình thành mô hình quản lí theo kết quả RBM. Ngày nay, Chính phủ các nước đã gần như thống nhất cần phải giảm thâm hụt tài chính và ngân sách phình to, những áp lực cạnh tranh của toàn cầu hóa, tăng tính hiệu quả chi phí dịch vụ chính phủ, và kêu gọi trách nhiệm của mọi người. Kết quả là, họ bị buộc phải đáp ứng với sự bất mãn của quần chúng và sự cần thiết cho quản trị minh bạch cũng như trách nhiệm nhiều hơn ở các cấp trong khu vực công. Quản lí theo kết quả ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về hiệu quả ngoài, hiệu quả kinh tế xã hội của các chi phí công. Sau đó nó thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, giáo dục... và với nhiều công cụ quản lí mới ra đời như BSC (Baland Scord Card) khung logic (Logical frameworks)... đã nhanh chóng được chấp nhận như là công cụ có giá trị để cải thiện quy hoạch và quản lí việc thực hiện. Kinh nghiệm từ cải cách khu vực công cộng dần thâm nhập vào tổ chức phát triển, và cùng với cách tiếp cận mới và với các công cụ được phát triển đa dạng của mô hình quản lí theo kết quả phát triển đã thực sự đóng góp cho sự phát triển xã hội và đóng góp cho sự thay đổi của tổ chức. Những thành tựu này đã khẳng định vị thế của mô hình quản lí theo kết quả trong hiện tại và cả trong tương lai. Quản lí theo kết quả chứa đựng các yếu tố nhân bản và khoa học của nhân loại tiến bộ. Tuy nhiên, do đặc điểm, mục đích và các khu vực ứng dụng khác nhau mà các tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu và triển khai mô hình RBM với những nội dung và tiêu chí khác nhau. Ngân hàng thế giới WB nhấn mạnh đến các bước kiểm soát và đánh giá để tiến tới kết quả bởi vì các dự án đầu tư của WB là khá hoàn thiện về việc xây dựng các chiến lược và các dự án, do vậy WB chú trọng công tác kiểm soát và đánh giá đến dẫn đến kết quả thiết thực. Các tổ chức khác như UNDP, ADB... lại chú trọng đến cả khâu xây dựng các dự án, các chiến lược đến việc quản lí thực hiện các dự án và chiến lược đó. Do vậy các tổ chức này đã dần nghiên cứu, ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả từ đầu
  • 39. 29 vào đến đầu ra của dự án, từ khâu thiết kế đến đánh giá và kiểm soát dự án, chương trình, chiến lược. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã triển khai mô hình quản lí theo kết quả phát triển (Managing for Development Results, MfDR) nhằm nhấn mạnh đến hiệu quả phát triển xã hội của các dự án, các chương trình, các chiến lược. Đây là bước tiến mới nhằm nâng cao giá trị nhân bản của các dự án đầu tư, một bước tiến mới của khoa học quản lí nói chung. Về sau, các công cụ mới như: khung lôgíc (Logical frameworks) nhằm cụ thể hóa các bước triển khai của mô hình quản lí theo kết quả, bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard) nằm đưa ra các chỉ số thực hiện và quản lí các chiến lược theo 4 tiêu chí cơ bản đem lại sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức - bảo đảm sự phát triển bền vững cho mọi tổ chức trong quá trình thực hiện các dự án, các chiến lược phát triển. Các tên khác: quản lí theo kết quả RBM (Results Based Management - RBM), quản lí theo kết quả phát triển (MfDR), quản lý dựa trên kết quả (Results- based management), kết quả dựa vào quản lý (results - based management), quản lý thực hiện và đánh giá (Management implementation and evaluation), hệ thống quản lí việc thực hiện (Performence Management System). Quản lý theo kết quả phát triển (Managing for Development Results, MfDR) là một mô hình quản lý do ADB đề xuất với một sự tập trung vào quản lý hiệu quả bên ngoài tổ chức. Là sự tập trung vào giá trị phát triển xã hội của các kết quả hành động của một tổ chức. Đây là mô hình quản lí tổng thể được liên kết với tất cả các khía cạnh của quản lý, từ lập kế hoạch chiến lược đến báo cáo công khai kết quả hoạt động. Quản lý theo kết quả RBM là mô hình quản lí đại diện cho một quá trình thay đổi lớn trong một tổ chức để cơ cấu lại, sắp xếp lại các giá trị nội bộ, văn hóa, chính sách, chiến lược và thực hành, nó bao gồm cả việc thiết kế và xác định nhằm vào kết quả bên ngoài có có ý nghĩa phát triển xã hội. RBM tập trung vào hiệu suất sử dụng thông tin để cải thiện việc ra quyết định. Nó liên quan đến việc sử dụng các công cụ thiết thực cho xây dựng và quản lí thực hiện kế hoạch chiến lược, quản lý rủi ro, báo cáo tiến độ, đánh giá kết quả hoạt động. RBM đại diện cho một sự thay
  • 40. 30 đổi mang tính đột biến về quản lí cho một tổ chức, từ đầu vào đến các hoạt động và kết quả đầu ra. RBM như vậy là một mô hình quản lí mới, một sự thay đổi toàn diện mô hình tổ chức nhằm có được kết quả mong muốn. 1.2.3.4. Sự hình thành mô hình quản lí theo kết quả Nhân loại đã sản sinh ra nhiều loại hình quản lí với nhiều tác dụng và lợi ích khác nhau. Theo thời gian, loại hình quản lí nào phù hợp và có hiệu quả sẽ được trọng dụng, mô hình nào không phù hợp và hiệu quả thấp sẽ dần bị đào thải. - Quản lí theo mô hình chỉ huy áp đặt từ trên xuống (những năm 1960): management based on power (commander). Mối quan tâm quan trọng rất nhất trong các tổ chức này là "làm những điều đúng theo quy định cấp trên "hơn là" làm đúng những điều có ích cho xã hội.”. Cách tiếp cận này, cách làm của doanh nghiệp, của các chính phủ, của các trường học... vẫn còn đang ngự trị trong những năm 1960 cho đến nay ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước độc quyền. Mô hình này chọn người chấp hành và trung thành hơn là tìm nguời có năng lực thực sự. - Quản lý theo mục tiêu (những năm 1970): Management by objectives (MBO) đã được giới thiệu trong các tổ chức khu vực công trong những năm 1970, với nhiều nhà quản lý học tập để thiết lập mục tiêu và xác định các chỉ số thực hiện, điều này cải thiện đáng kể khả năng của các tổ chức để quản lý và giao trách nhiệm cho phù hợp theo các mục tiêu đã định. - Quản lí hoạt động (những năm 1970-1980): "Chương trình quản lý của hoạt động program management by activity" là phương pháp được phát triển mạnh những năm 1970-1980. Trong số các công cụ quản lí đã nổi lên là những phân tích cơ cấu làm việc, biểu đồ Gantt, phương pháp con đường quan trọng và chương trình đánh giá và kỹ thuật xem xét - the program evaluation and review technique (PERT). Những công cụ này cung cấp bản thiết kế tương đối chặt chẽ cho các chương trình thực hiện, dự án, phản ánh nguồn gốc của họ trong các ngành như kỹ thuật và hệ thống quản lý. - Quản lí chất lượng (những năm 1980): đến cuối những năm 1980, chính phủ ở nhiều nước phát triển (đặc biệt là Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển) đã định hướng lại chính mình để tập trung hơn vào khách hàng và dịch vụ. Họ đã học
  • 41. 31 được từ quản lý chất lượng với việc kiểm soát các xu hướng khác nhau: đảm bảo chất lượng, chứng nhận ISO, quản lý chất lượng toàn diện (TQM)… các mô hình này thường liên quan đến việc liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng. Những năm 1990 chứng kiến một loạt các cải cách khu vực công cộng rộng lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ cùng nhiều quốc gia như tại Úc và New Zealand nhằm đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Quản lí theo kết quả ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về hiệu quả ngoài, hiệu quả kinh tế xã hội của các chi phí công. Sau đó nó thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, giáo dục... và với nhiều công cụ quản lí mới ra đời như BSC (Baland Scord Card), khung logic (Logical frameworks)... đã nhanh chóng được chấp nhận như là công cụ có giá trị để cải thiện quy hoạch và quản lí việc thực hiện. Kinh nghiệm từ cải cách khu vực công cộng dần thâm nhập vào tổ chức phát triển, và cùng với cách tiếp cận mới và với các công cụ được phát triển đa dạng của mô hình quản lí theo kết quả phát triển đã thực sự đóng góp cho sự phát triển xã hội và đóng góp cho sự thay đổi của tổ chức. Những thành tựu này đã khẳng định vị thế của mô hình quản lí theo kết quả trong hiện tại và cả trong tương lai. Quản lí theo kết quả chứa đựng các yếu tố nhân bản và khoa học của nhân loại tiến bộ. 1.2.3.5. Các ứng dụng của mô hình quản lí theo kết quả RBM Với hiệu quả của mô hình quản lí theo kết quả đã dẫn đến việc chuyển đổi các mục tiêu thành các kết quả cụ thể đã định hướng trong các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) được thông qua bởi 189 quốc gia vào năm 2000. Gần đây, Tuyên bố Paris của tổ chức phát triển liên hiệp quốc UNDP đã nhấn mạnh vai trò của mô hình quản lí theo kết quả phát triển được tổ chức tại Paris trong thời gian 28 tháng hai đến 2 tháng ba năm 2005 với năm nguyên tắc xác định bảo đảm cho sự phát triển bền vững là: quyền sở hữu quốc gia, liên kết, hài hòa, quản lý theo kết quả phát triển, và trách nhiệm chung là cốt lõi của chương trình nghị sự phát triển toàn cầu. Như vậy, mô hình quản lí theo kết quả đã mang giá trị toàn cầu bởi hiệu quả mà nó mang lại. Thúc đẩy hướng tới quản lý theo kết quả đã dần đạt được sự nhất quán về giá trị của mô hình quản lí này và bây giờ ngày càng có một sự đồng thuận
  • 42. 32 rộng rãi về tầm quan trọng của việc đạt được kết quả đo lường các hoạt động mang tính quốc tế. 1.2.3.6. Các thành tố và quy trình áp dụng của mô hình quản lí theo kết quả Cách tiếp cận: RBM là một cách tiếp cận tập trung vào kết quả phát triển xã hội trong suốt chu trình quản lý, nó cho phép thông báo các quyết định bằng cách tích hợp và tập trung vào kết quả trên bốn chức năng cốt lõi của quản lý: - Xác định kết quả và kết quả đầu ra là giá trị của một tổ chức với các chỉ số đo lường được và các mục tiêu ràng buộc thời gian, và thống nhất các hoạt động liên quan dẫn đến kết quả. - Phân bổ nguồn lực công khai, minh bạch, bình đẳng để hoạt động đồng bộ toàn tổ chức nhằm bảo đảm tập trung cho kết quả. - Thực hiện lãnh đạo, kiểm soát các hoạt động đã đồng thuận và theo dõi tiến độ các mục tiêu, và các kết quả theo theo thời gian đã đăng kí đối với các cá nhân và các đơn vị thành viên. - Đánh giá hiệu quả xã hội của các kết quả so với mục tiêu đề ra, so với đòi hỏi của xã hội. Tích hợp các giải pháp hành động để MfDR có hiệu quả là thường xuyên báo cáo với các bên liên quan để tăng tính trách nhiệm và thúc đẩy học tập cải tiến quá trình hoạt động của tổ chức.
  • 43. 33 Bảng 1.5. Các yếu tố định hƣớng kết quả của quản lí theo kết quả RBM Tập trung vào kết quả phát triển Lý do tại sao tổ chức tồn tại và những gì nó tìm kết quả đạt được nhằm thúc đẩy xã hội phát triển Đo lường và đánh giá kết quả Làm thế nào kết quả sẽ được đánh giá kịp thời, chính xác, khách quan Trách nhiệm với kết quả Ai chịu trách nhiệm về kết quả Hệ thống kết quả dựa trên hành vi con người trong tổ chức Làm thế nào hỗ trợ mục tiêu hành vi tổ chức thay đổi nhằm thích ứng xã hội Văn hóa học tập Tích lũy kiến thức, nâng cao kĩ năng làm thế nào kết quả sẽ đạt được hiệu quả tích hợp vào hoạt động và của các quá trình ra quyết định chính xác, kịp thời The Logical Result-Based Management Model Nguồn: [61, tr.57] Sơ đồ 1.1. Năm giai đoạn chủ yếu trong RBM bao gồm: đầu vào, hoạt động, sản phẩm đầu ra, kết quả đầu ra và tác động xã hội
  • 44. 34 Inputs (đầu vào), Activities (hoạt động), Outputs (đầu ra), Outcome (kết quả đầu ra), Impacts (tác động), Goal (mục tiêu), Implementation (thực hiện), Results (kết quả). Financial, human, and material resources: Tài chính, con người, và nguồn vật lực Tasks personnal undertake to transform input to output: Nhiệm vụ con người thực hiện để chuyển đổi đầu vào đến đầu ra Products and services to produced: Sản phẩm và dịch vụ cho sản xuất, intermediate effects of outputs in clients: Hiệu quả tác động của kết quả đầu ra trong các khách hàng, Long - term, widerspread improvemant in society: Dài hạn, phổ biến rộng rãi trong xã hội. 1.2.3.7. Quy trình chung áp dụng của mô hình quản lý theo kết quả Quản lí theo kết quả đòi hỏi phải phân tích sâu sắc, lập kế hoạch cẩn thận, và tập trung rõ ràng vào các hoạt động dẫn đến kết quả. Quá trình này có thể được hình dung như là một chu trình liên tục liên quan đến tám giai đoạn, là tiến hành theo một trình tự hợp lý. Quản lý theo kết quả đòi hỏi sự linh hoạt, nhưng linh hoạt trong bối cảnh của một chu trình lập kế hoạch chiến lược được công bố làm định hướng cho hoạt động của tổ chức. - Giai đoạn 1: Lập kế hoạch chiến lược - Giai đoạn 2: Phân bổ nguồn lực - Giai đoạn 3: Lựa chọn chỉ số và mục tiêu thực hiện - Giai đoạn 4: Xác định rõ trách nhiệm - Giai đoạn 5: Triển khai thực hiện và thông tin về kết quả - Giai đoạn 6: Sử dụng hiệu quả thông tin - Giai đoạn 7: Báo cáo kết quả hoạt động và thông tin cho các bên liên quan - Giai đoạn 8: Thông tin phản hồi và điều chỉnh từ các yếu tố đầu vào, kết quả và các bên liên quan Nguồn: [61, tr.89] 1.2.3.8. Những đặc điểm của mô hình quản lí theo kết quả  Quản lý theo kết quả không giống như MBO (Quản lí theo mục tiêu của chủ thể quản lí )