SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 30
Baixar para ler offline
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
-------------------------
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO
TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT
Mã số: GD – 02. 11. 03
CHUYÊN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THỰC
TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Chủ nhiệm đề tài: GVC. ThS Hoàng Hữu Miến
Bình Dương, tháng 10 năm 2013
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC
-------------------------
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO
TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT
Mã số: GD – 02. 11. 03
CHUYÊN ĐỀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THỰC
TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ
PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Chủ nhiệm đề tài: GVC.ThS Hoàng Hữu Miến
Bình Dương, tháng 10 năm 2013
3
MỤC LỤC
1.Đặt vấn đề 3
2.Phương pháp nghiên cứu 3
3. Nội dung nghiên cứu 4
4. Kết luận 23
5.Tài liệu tham khảo 24
4
1. Đặt vấn đề
Giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết của con người để tồn tại và phát triển trong
xã hội. Trong xã hội ngày nay, giao tiếp được coi như là một phương tiện để hoàn thành
tốt công việc. Trong những mối quan hệ này nếu thực hiện thành công việc giao tiếp
được coi như thành công một nửa. Trong cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ với
người khác là một nhu cầu có tính bắt buộc của con người. Giao tiếp là hoạt động đặc
trưng cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Giao tiếp là điều kiện thiết yếu
trong mọi hoạt động của con người, góp phần tạo dựng nên nhân cách con người. Mối
quan hệ giao tiếp giữa người với người là rất thiết yếu đối với hạnh phúc cá nhân ở nhiều
khía cạnh khác nhau: trong quan hệ giúp ta tích lũy tri thức, hiểu thấu đáo về thế thái
nhân tình, giao tiếp hội nhập giúp ta hiểu rõ mình hơn, hình thành được phẩm chất nhân
cách theo hướng tích cực và thuần phác, tạo ra sự hài hòa cân đối trong cuộc sống vật
chất và tinh thần. Với vai trò quan trọng như vậy, giao tiếp luôn là vấn đề thời sự của tâm
lý học. Các nhà tâm lý học trong và ngoài nước đã nghiên cứu giao tiếp với nhiều góc độ
khác nhau. SV sư phạm hôm nay sẽ là những thầy cô giáo trong tương lai. Họ sẽ hoạt
động nghề nghiệp mà mối quan hệ người - người là chủ yếu. Do đó để thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển nhân cách học sinh, người giáo viên cần phải có
KNGT tốt. KN này người giáo viên cần rèn luyện trong suốt cuộc đời. Nhưng bản thân
mỗi SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được hình thành KNGT để phục vụ
cho nghề nghiệp của SV sau khi ra trường. Nhà giáo dục N. I. Bôn – đư rép trong cuốn
“Chuẩn bị cho SV làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”, trang 52 đã khẳng định:
“Những yêu cầu về chuyên môn của người thầy giáo tất nhiên không phải chỉ có kiến
thức phong phú mà còn phải có những KN cần thiết đó là KN giao tiếp’’. Vì vậy có thể
khẳng định nghiên cứu về KNGT là một vấn đề có tính chiến lược cho bất kỳ một quan
điểm tâm lý nào.
Thực tế hiện nay trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy KNGT của SV ở
trường Đại học Thủ Dầu một còn nhiều hạn chế như: cách nói năng, diễn đạt khi trả lời
các câu hỏi của giáo viên còn chưa lưu loát, chưa rõ ràng, ngắn gọn, trong giao tiếp quan
hệ với bạn bè còn thiếu tế nhị và khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống còn lúng túng,
5
trong thảo luận nhóm còn e ngại không chịu phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của
mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy, giáo dục của
SV sau này. Vì vậy việc rèn luyện, nâng cao KNGT cho SV là một vấn đề rất cần thiết.
Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan kĩ
năng giao tiếp
2. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận
Đề tài sử dụng nghiên cứu phân tích tổng hợp các luận điểm, luận đề, quan điểm
để xây dựng cơ sơ lý luận về giao tiếp và KNGT
3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được
3.1. Một số quan niệm về giao tiếp
3.1.1. Khái niệm giao tiếp
Vấn đề giao tiếp hiện nay là một điểm nóng của những cuộc tranh luận khoa học
trong tâm lý học
Các nhà Tâm lý học Tư sản chủ yếu mới dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của sự
giao tiếp
E.E. Acgyet - Nhà Tâm lý học Mỹ đã không dùng thuật ngữ giao tiếp mà chỉ nói
đến sự tác động, truyền và tiếp nhận thông tin, trao đổi thông tin của con người.
T. Chuccon – Nhà tâm lý học người Mỹ xem giao tiếp như là một tác động qua lại
trực tiếp lên nhân cách và dẫn đến hình thành những ý nghĩ.
T. Stecren – Người Pháp xem giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc
giữa con người với nhau.
L.X. Vưgotxki cho rằng sự giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại một
cách thuần túy giữa người với người.
X.L. Rubinstein cho rằng giao tiếp là hình thức giao tiếp giữa con người với nhau.
Những quan niệm này theo chúng tôi là chưa đầy đủ, vì trẻ em ngôn ngữ chưa
hình thành nhưng vẫn giao tiếp với mẹ. Điều đó có nghĩa giao tiếp có thể bằng ánh mắt,
nụ cười, cử chỉ, điệu bộ...
6
Từ những năm 1970 trở lại đây xuất hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về
giao tiếp của các tác giả khác nhau. Mỗi người nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác
nhau và đưa ra khái niệm khác nhau:
A.G. Xpirkin đề cập đến mục đích điều khiển giao tiếp trong “Ý thức và tự ý
thức”.
“Giao tiếp đó là một qua trình trao đổi ý nghĩ, tình cảm, kích thích ý chí với mục
đích người này điều khiển người kia”.
Kolominxki mô tả: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của đối tượng và thông tin
giữa con người với con người’’.
L.P. Bueva lại cho rằng “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần, mà còn là
quá trình vật chất, quá trình xã hội trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm,
sản phẩm của hoạt động’’.
Ngoài ra ở thời gian này ở Liên Xô ta thấy xuất hiện hai trường phái đấu
tranh gay gắt với nhau trong lĩnh vực này. Đó là:
A.A. Leonchiep cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động bao gồm
“chủ thể - hoạt động – đối tượng”.
Trong “Giao tiếp như là khách thể của sự nghiên cứu tâm lý trong những vấn đề
phương pháp luận của tâm lý xã hội”. Ông viết giao tiếp như vậy được hiểu không phải
như hiện tượng xã hội, như chủ thể của nó được xét không phải cá thể biện luận mà như
nhóm xã hội nói chung.
B.Ph.Lomop lại cho rằng giao tiếp không phải là một dạng hoạt động mà nó phải
được xem xét như một phạm trù tương đối đọc lập trong tâm lý học.
Cả hai trường phái trên đều có những điểm chưa thỏa đáng:
A.A.Leeonchiep lý giải chưa thật xác đáng về đối tượng, động cơ và chủ thể của
hoạt động này.
B.Ph.Lomop lại quá đối lập mối quan hệ “ Chủ thể - hoạt động- đối tượng” với
mối quan hệ “Chủ thể - chủ thể” trong giao tiếp.
Về khái niệm giao tiếp cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
7
Trong “Giao tiếp sư phạm” Đại học Sư phạm 1989, TS Nguyễn Công Hoàn cho
rằng: “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với nhau nhằm mục đích trao đổi tư
tưởng, tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo...”.
- Theo Nguyễn Thạc và Hoàng Anh giao tiếp có 4 dấu hiệu sau:
+ Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ con người mới có giao
tiếp thực sự.
+ Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên cơ sở
các quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội.
+ Giao tiếp được thực hiện ở sự trao đổi thông tin sự hiểu biết lẫn nhau.
+ Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với nhau.
Trong từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1988 “Giao tiếp là trao đổi
tiếp xúc với nhau”
Trong cuốn sổ tay tâm lý, Giao tiếp được định nghĩa là quá trình thiết lập và tiếp
xúc giữa các cá nhân xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động.
Trong giáo trình “Tâm lý học xã hội (1995) của Đại học Quốc gia Hà Nội: giao
tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao
đổi thông tin với nhau [20].
Trong tâm lý học Giao tiếp của GS Trần Tuấn Lộ viết. Giao tiếp là nhu cầu và một
loại hoạt động của con người nhằm tiếp xúc đối tác và giao lưu với người khác [27].
Diệp Quan Mang, Đinh Trọng Lạc (1991) cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với
nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã hội. Loại động vật cũng có thể
sống thành xã hội vì chúng sống có giao tiếp với nhau, như loài ong, kiến” [23].
Trong văn hóa giao tiếp (1996) của Phạm Vũ Dung: Giao tiếp là một quá trình trao
đổi tiếp xúc với nhau giữa con người với bản thân, xã hội, tự nhiên, gia đình...
TS Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên quan hệ giữa hai
người hoặc nhiều người với nhau chứa đựng một nội dung xã hội lịch sử nhất định có
nhiều chức năng tác động hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau thông báo, điều khiển, nhận thức,
hành động...” [1].
8
Tóm lại hiện nay còn tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về giao tiếp. Có những
định nghĩa thu hẹp khái niệm giao tiếp, có định nghĩa mở rộng khái niệm giao tiếp, các
nhà nghiên cứu đều đứng ở một góc độ nhất định. Chính vì vậy họ đều có quan niệm
riêng của mình...
Tuy nhiên các nhà tâm lý học Macxit và phần lớn các nhà tâm lý học nước ta đều
có những điểm chung là công nhận giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người
trong đó có sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, tác động lẫn nhau. Từ định nghĩa trên chúng ta
có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của giao tiếp là:
+ Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù trong mối quan hệ của con người, chỉ con
người mới có.
+ Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tình cảm, thế giới quan... của những
người tham gia vào quá trình giao tiếp.
+ Trong giao tiếp diễn ra sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau
+ Giao tiếp là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử xã hội
Trong đề tài này chung tôi sử dụng khái niệm giao tiếp của TS Hoàng Anh làm
công cụ. TS Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên mối quan hệ
giữa hai người hoặc nhiều người với nhau chứa đựng một nội dung xã hội lịch sử
nhất định có nhiều chức năng tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau thông báo điều
khiển, nhận thức, hành động...” [1].
Chúng tôi chọn khái niệm này vì:
+ Khái niệm này nêu được đặc trưng tâm lý giao tiếp
+ Nêu lên được tác động hai chiều của quan hệ chủ thể và đối tượng giao tiếp
+ Nêu rõ được chức năng của giao tiếp
3.1.2. Các loại hình giao tiếp
a. Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của chủ thể và đối tượng giao
tiếp, người ta chia làm hai loại:
- Giao tiếp trực tiếp: là quá trình giao tiếp được tiến hành đồng thời cùng một thời
điểm có mặt hai hay nhiều người.
- Giao tiếp gián tiếp: được thực hiện thông qua người thứ 3 hoặc nhân tố khác.
9
b. Căn cứ vào thành phần những người tham gia vào giao tiếp:
- Giao tiếp giữa một cá nhân với cá nhân
- Giao tiếp giữa một cá nhân với nhóm người
- Giao tiếp giữa một nhóm người với một nhóm người khác
c. Căn cứ vào quy cách ta có:
- Giao tiếp chính thức: là giao tiếp khi thực hiện các chức trách trong hệ thống tổ
chức nhà nước, phương tiện và cách thức của loại giao tiếp này thường theo qui tắc nhất
định.
- Giao tiếp không chính thức: là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong các nhóm
không chính thức với nhau không theo một nghi thức nào cả.
d. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
3.1.3. Giao tiếp sư phạm
3.1.3.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm
Quá trình hình thành nhân cách con người gắn liền với giao tiếp. Giao tiếp là một
nhân tố không thể thiếu được để hình thành nhân cách. Trong hoạt động dạy học
(HĐDH) và giáo dục ở nhà trường luôn có sự tham gia của giao tiếp. “Giao tiếp giữa con
người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” [17].
Trong thực tế giáo dục hiện nay tồn tại nhiều dạng quan hệ như các quan hệ: giáo
viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với cán bộ
công nhân viên nhà trường...
Giao tiếp của học sinh thể hiện sự tác dộng qua lại với những người xung quanh là
sự trao đổi cả giá trị tinh thần và các giá trị được mọi người thừa nhận. Trong quá trinh
dạy học và giáo dục, giáo viên đã truyền đạt cho học sinh những tri thức khoa học, những
kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và học sinh lĩnh hội biến thành phẩm chất tâm lý của cá nhân.
Chính trong qua trình ấy giáo viên và học sinh đã diễn ra sự tiếp xúc tâm lý, diễn ra quá
trình giao tiếp. Rõ ràng là tri thức, kinh nghiệm mà học sinh lĩnh hội được do giáo viên
10
cung cấp được diễn ra trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp có ảnh hưởng quyết định đến
việc lĩnh hội tri thức biến tri thức thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân học sinh.
Quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức kinh nghiệm... diễn ra trong mối quan hệ
giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giao tiếp sư phạm ở đây diễn ra như điều kiện hoạt
động sư phạm. Theo X.I Rubin xtêin hoạt động của nhà giáo dục không thể nào thực hiện
bằng một phương tiện nào khác ngoài giao tiếp.
E.V.Sukanôva cho rằng giao tiếp sư phạm là một trong những phương thức chủ
yếu tác động nên các quan hệ của học sinh. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh là một
khâu quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, phát triển tính tích cực nhận thức
và xã hội của học sinh, trong quá trình hình thành tập thể học sinh [1].
Như vậy, sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học
(như là một quá trình giao tiếp) có nội dung thông tin nhất định. Vì vậy, giáo viên phải
suy nghĩ về tính chất của thông tin, hình thức và phương tiện biểu đạt thông tin.
Theo TS Hoàng Anh giao tiếp sư phạm có hai mặt:
- Mặt tổ chức: Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh
- Mặt giáo dục: Tác động giáo dục đến học sinh
Như vậy giao tiếp gắn chặt với hoạt động dạy học. Trong hoạt động sư phạm giao
tiếp và hoạt động dạy – học có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.
+ Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp sư phạm theo những xu hướng khác
nhau, có thể chia ra hai loại xu hướng chủ yếu sau:
Xu hướng 1: Một số tác giả có xu hướng giới hạn phạm vi của giao tiếp sư phạm
trong việc truyền thụ trí thức, đồng nhất giao tiếp sư phạm với các quá trình thông báo
thông tin:
N.Đ. Lêvi tôp trong cuốn: “Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm” cho rằng
“Giao tiếp là năng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn,
ngắn gọn.
F.N .Gôlôbôlin trong cuốn: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã chỉ
ra rằng: năng lực giao tiếp là năng lực truyền đạt một cách dễ hiểu để các em nắm được
và ghi nhớ tài liệu đó, năng lực thu hút học sinh truyền nhiệt tình cho các em, cuốn hút,
11
kích thích các em có những cảm xúc thích hợp, năng lực thuyết phục mọi người có ảnh
hưởng giáo dục đồi với họ bằng lời nói, việc làm, bằng tấm gương của bản thân [12].
Trong khi đó mục đích cuối cùng của giao tiếp sư phạm không chỉ dừng lại ở
truyền đạt trí thức có hiệu quả mà nhằm thiết lập nên những mối quan hệ sư phạm, là sự
tiếp xúc tâm lý, trao đổi ý nghĩ, trao đổi hình thức, và tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa giáo viên và học sinh.
Như vậy các định nghĩa này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm giao tiếp sư phạm.
Xu hướng 2: Một số tác giả coi giao tiếp sư phạm như là một quá trình thể hiện
mối liên nhân cách và cụ thể hóa giao tiếp sư phạm ở khả năng thuyết phục khéo léo đối
xử nhằm thiết lập các quan hệ:
A.I Secbaccov “Tâm lý học học lứa tuổi và sư phạm” do A.V Pêtôpxki chủ biên
đã xem năng lựcc giao tiếp sư phạm giúp xác lập những quan hệ qua lại đúng đắn với trẻ
em, sự khéo léo đối xử về mặt sư phạm, việc tính đến những đăc điểm cá nhân và lứa tuổi
[32].
I.V Tra khov cho rằng giao tiếp sư phạm là năng lực tiếp xúc với học sinh, KN tìm
được, cách đối xử đúng đắn đối với trẻ thiết lập nên những mối quan hệ hợp lý theo quan
điểm sư phạm...
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu giao
tiếp sư phạm và đã công bố:
Theo tiến sĩ Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp giữa con người với con người
trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” [17].
Tác giả cho rằng hoạt động sư phạm điển hình được xảy ra trong nhà trường và
trong đó chủ yếu là giao tiếp giữa hai đối tượng giáo viên và học sinh, ngoài ra các quan
hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ học sinh,học sinh với học sinh,học
sinh với lực lượng khác trong xã hội là các loại giao tiếp hỗ trợ trong quá trình giáo dục
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển toàn diện nhân cách
học sinh. Chính vì vậy, tác giả viết: “Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và
học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, kỹ
năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh” [17].
12
Từ định nghĩa này ta thấy giao tiếp sư phạm là giao tiếp nghề nghiệp giữa giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, trong đó giáo viên là chủ thể với tư
cách là người tổ chức quá trình giao tiếp, người đặt mục đích và xác đinh nội dung giao
tiếp, còn học sinh là đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, có lúc có nơi và tùy điều kiện mà học
sinh có thể chủ động thực hiện sự tiếp xúc với giáo viên nếu các em có vấn đề cần giải
quyết.
+ Theo GS Nguyễn Văn Lê giao tiếp sư phạm là một thành phần cơ bản của hoạt
động sư phạm. Nó diễn ra khi nhà sư phạm tiến hành các hình thức giảng dạy – giáo dục
với học sinh, lên lớp, phụ đạo, kiểm tra, thi cử, hướng dẫn tham quan, hướng dẫn thực
hành thí nghiệm... Đó là sự tiếp xúc trao đổi giữa giáo viên và học sinh, sử dụng các
phương tiên ngôn ngữ, phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục
có hiệu quả” [25].
Như vậy giao tiếp sư phạm là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động sư
phạm và nó diễn ra trong hoạt động sư phạm giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục với việc sử dụng các phương tiên ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ.
+ Từ những định nghĩa đã trình bày ở trên chúng ta thấy quan niệm về giao tiếp sư
phạm chưa có sự thống nhất còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên dựa vào những
định nghĩa này chúng ta có thể nhận ra một số nhận xét có tính khái quát sau:
Giao tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm, nó vừa là điều kiện của
hoạt động sư phạm, vừa là đối tượng của tác động sư phạm.
Giao tiếp sư phạm là một quá trình tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh
trong đó diễn ra chủ yếu sự trao đổi thông tin, cảm xúc, truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo nghề nghiệp qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện
các nhiệm vụ giảng dạy – học tập và giáo dục.
3.1.3.2. Vai trò của giao tiếp sư phạm trong việc hình thành nhân cách người thầy
giáo
Giao tiếp có vai trò quan trong đối với quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân và cả
với sự phát triển tiến bộ của xã hội nói chung.
13
- Trong diễn tiến của xã hội, các cá nhân có sự tác động lẫn nhau, mỗi cá nhân qua
giao tiếp sẽ học hỏi được những kinh nghiệm xã hội, những hành vi xã hội thích hợp và
hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những kinh nghiệm ấy, những hành vi đó trong điều kiện
xã hội mà họ đang sống.
- Trong sự hình thành nhân cách con người nói chung giao tiếp là điều kiện tất yếu
và có vai trò rất quan trọng.
+ Với tính quần chúng giao tiếp đã cung cấp cho con người một lượng thông tin
văn hóa vô cùng to lớn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ngày nay nhân
loại rất chú ý tới ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của
trẻ em.
+ Trong cuộc đời xây dựng được mối quan hệ với người khác là một nhu cầu
không thể thiếu được của cuộc sống mỗi người. Người bình thường cũng mong muốn có
quan hệ với người khác và khi có những nhu cầu riêng tư. muốn thỏa mãn, cần qua việc
tương giao, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Muốn có thành công trong sự nghiệp, muốn có
hạnh phúc gia đình, muốn có tình cảm bạn bè đều tùy thuộc vào việc xây dựng và duy trì
các mối quan hệ với người khác. Nói khác đi cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng hoàn
chỉnh, phong phú, có ý nghĩa và ta cảm thấy thõa mãn hay hay không tùy thuộc vào phẩm
chất của mối quan hệ giữa ta với người khác. “Con người không thể sống, lao động thỏa
mãn các nhu cầu các tinh thần vật chất của mình mà không có giao tiếp với người khác”
[19].
+ Đối với sự hình thành nhân cách người thầy giáo giao tiếp cũng là một điều kiện
không thể thiếu được:
- Nhân cách SV không chỉ biểu hiện trong giao tiếp mà trong một mức độ nhất
định nó còn được hình thành với ảnh hưởng của giao tiếp. Trong quá trình học tập ,tu
dưỡng rèn luyện và giáo dục ở trường Cao đẳng và Đại học giao tiếp đóng vai trò là
người điều chỉnh hoạt động của người giáo viên và là phương tiện hình thành tiêu chuẩn
đạo đức, giá trị của SV.
- Trong nhà trường sư phạm nơi đào tạo những người thầy, cô giáo tương lai giao
tiếp có vai trò rất to lớn đối với sự hình thành nhân cách người thầy giáo. Với đặc thù
14
nghề nghiệp, người thầy giáo cần phải có năng lực sư phạm trong đó không thể thiếu
được năng lực giao tiếp sư phạm. Năng lực xuyên việt này chỉ có thể được hình thành
thông qua hoạt động giao tiếp của SV sư phạm của thầy giáo và cô giáo đang trực tiếp
làm công tác giảng dạy và giáo dục họ, với bạn bè cùng học tại trường sư phạm, với
những học sinh phổ thông.
- Trong quá trình học tập tại trường sư phạm, SV sẽ tham gia vào nhiều loại hình
hoạt động khác nhau như: sinh hoạt, ngoại khóa, thể dục, thể thao, lao động... Qua việc
tham gia vào các loại hoạt động này SV sẽ xây dựng và thể hiện các mối quan hệ giao
tiếp với thầy giáo vô giáo với bạn bè trong khoa, lớp, tổ, với cán bộ và công nhân viên
nhà trường... Các SV sẽ học được ở các đối tượng giao tiếp, cách giao tiếp, ứng xử trong
các quan hệ, trong hoạt động sư phạm. Chính trong quá trình giao tiếp này, SV sẽ nhận
biết được trình độ, khả năng giao tiếp của mình, từ đó điểu chỉnh giao tiếp của bản thân
và các phẩm chất đạo đức và hành vi đạo đức phù hợp với mục tiêu của nhà trường sư
phạm.
Tóm lại: Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Giao tiếp có vai trò to lớn đối với sự hình thành nhân cách người giáo viên trong nhà
trường sư phạm nếu không có sự giao tiếp giữa SV với giáo viên, với bạn bè, với cán bộ
công nhân viên trong nhà trường thì không có sự hình thành và phát triển nhân cách
người giáo viên tương lai.
3.2. KN giao tiếp
3.2.1. Khái niệm kỹ năng
KNGT là hệ thống các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ
nói) được con người phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo kết quả cao trong hoạt động
có sự tiếp xúc giữa con người với con người, với sự tiêu hao năng lượng và cơ bắp ít
nhất; trong những điều kiện thay đổi, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được hướng vào người
khác, được biểu hiện bằng âm thanh, được phân tích qua thính giác. Ngôn ngữ nói là
phương tiện chủ yếu của con người trong giao tiếp, nó là thông tin chính về con người, về
trạng thái của họ, về đặc điểm tâm lý của cá nhân.
15
KN là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía
cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong
cuộc sống.
Để giải thích nguồn gốc hình thành KN có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn
2 lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong cuộc sống thực tế cá nhân) và
phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà sinh ra đã sẵn có). Trong đó KN
cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là KN được hình thành từ
khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Vd: KN
giao tiếp, KN quản trị chỉ được hình thành trong hoạt động công việc của một cá nhân.
Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống của
chúng ta đều đòi hỏi phải thỏa mãn những KN tương ứng. Vd: nghề tư vấn thì tương ứng
là nhà tư vấn phải có những KN tư vấn; nghề luật sư thì phải có KN hành nghề luật
sư….Như thế bất kì hoạt động hay nghành nghề nào mà chúng ta tham gia thì chúng ta
đều phải đáp ứng những KN mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi.
Các hình thái đặc điểm của KN giao tiếp:
Theo định nghĩa ở trên, các bạn có thể thấy chúng ta giao tiếp hàng ngày hàng giờ
dưới nhiều hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp bằng nhiều hình thức như nói, viết, báo cáo,
hay gửi thư…
Mặc dù có nhiều định nghĩa quan niệm khác nhau về KNGT nhưng nói chung mọi
người đều cho rằng giao tiếp là phải xây dựng thông điệp và gửi đi với hi vọng người
nhận sẽ hiểu được thông điệp đó, từ những lý do trên chúng ta có thể dùng những KNGT
phù hợp trong từng hoàn cảnh để có hiệu quả nhất.
Các hình thức trong KN giao tiếp:
Có 4 hình thức như sau:
Giao tiếp với chính bản thân: tự đưa ra thông tin, tự cảm nhận (suy ngẫm) và cải
thiện bản thân.
Giao tiếp nhân cách giữa hai cá nhân với nhau: trong họctập, công việc cũng như
trong tình cảm, đời sống.
16
Giao tiếp nhóm giữa các cá nhân trong một nhóm: cần có thái độ nhã nhặn, hòa
đồng, luôn biết lắng nghe và đưa ra những ý kiến phù hợp cho công việc mà nhóm đang
thực hiện, hoàn thành tốt công việc được giao và giúp những thành viên khác nhằm thúc
đẩy tiến trình của công việc đem lại hiệu quả tốt nhất, mà không gây ra mâu thuẫn lẫn
nhau.
KNGT trong tổ chức: giao tiếp giữa các nhóm với nhau để hoàn thành công việc
chung của tổ chức đưa ra.
Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về kỹ năng, khái niệm KN trong các công
trình nghiên cứu được bàn luận dưới góc độ của hoạt động.
V.A Kruchesxki coi KN “là phương thức thực hiện hoạt động”.
K.K Platônov coi KN là “KN của con người thực hiện một hoạt động hay một
hành động bất kỳ”.
I.A Dimnhia coi KN như “trình độ tối ưu hoàn thiện như một hoạt động chung có
thể được xác định như khả năng sáng tạo”
A.A Lê oonchiev cho rằng “KN là khả năng thực hiện hành động này hay hành
động kia theo các tham số tối ưu của hành động, tức là theo phương thức tốt nhất như sự
thực hiện hành động tương ứng với mục đích và điều kiện diễn ra của hành động”.
T.L Catinôva và A.N Su kin hiểu KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu
được và những kỹ xảo có được vào những tình huống khác nhau của giao tiếp.
Theo từ điển “Từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân: “KN là khả năng ứng dụng
tri thức vào thực tiễn”.
Theo TS Bùi Ngọc Ánh khái niệm KN có thể bao gồm các nội dung sau:
+ KN là một khả năng của con người có thể thực hiện một hành động. KN gắn liền
với một công việc nào đó hoặc một hành động cụ thể nào đó. Khi ta nói KN là nói KN
thực hiện một công việc hoặc hoạt động cụ thể như: KN giải bài tập, KN nói, KN đánh
bóng, KN giao tiếp...
+ KN được hình thành từ nhận thức và sự tập luyện. Muốn có KN trước hết phải
nhận thức được công việc, nhận thức được cách thức thực hiện được các thao tác... sau đó
17
là thực hiện các thao tác đó, tập luyện khi có thể thực hiện được công việc đó, ta có KN
về công việc đó.
+ KN được nẩy sinh hình thành và phát triển trong hoạt động lao động nên có cấu
trúc và đăc điểm của KN riêng biệt và hoạt động nói chung. KN mang tính kỹ thuật của
hành động và là thành phần không thể thiếu của tài năng con người.
+ Nét đăc trưng cơ bản của KN là tính mục đích, là sự đòi hỏi tập trung chú ý, các
thao tác, tập luyên.
Như vậy, KN là khả năng có được của con người có thể thực hiện hành động
nhằm đạt mục đích đã đề ra.
3.2.2. Các loại KN giao tiếp
Trong thực tế có nhiều KNGT song trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ đề
cập đến một số KN sau:
Một là, KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ
Là khả năng tiếp xúc, tiếp cận, thiết lập các mối qua nhệ với mọi người ở mọi nơi
mọi lúc và trên mọi đối tượng.
Người xưa có câu “vạn sự khởi đầu nan”. Giao tiếp cũng vậy, giao tiếp phụ thuộc
rất nhiều vào sự tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ ngay từ đầu, làm sao để quan hệ, làm
quen với người khác, biết cách nói chuyện, làm việc với người khác, làm cho họ đối xử,
quan hệ với mình một cách cởi mở, không từ chối, không xa lánh, giả mạo...
Hai là, KN lắng nghe
Là khả năng tập trung chú ý, hướng hoạt động của các giác quan để lắng nghe và
hiểu được những thông tin trong quá trình giao tiếp. KN lắng nghe biểu hiện ở việc nhìn
vào mặt người nói, im lặng, hoặc đôi khi có cử chỉ khích lệ, gợi ý, động viên người nói
(gật đầu, nét mặt rạng rỡ, nói “vâng”, “đúng rồi”, “nên như thế”, “tôi cũng nghĩ như vậy”,
hoặc có nụ cười thân thiện...). KN lắng nghe còn biểu hiện ở sự phân biệt đúng, sai qua
những thay đổi của âm tiết, ngữ điệu, cách dùng từ đồng nghĩa, câu, nhịp điệu âm thanh,
cách diễn đạt, ngữ pháp. Như vậy KN lắng nghe là khả năng hướng về đối tượng với tất
cả khả năng nhận thức của chủ thể, vừa bằng giác quan, trí tuệ, vừa băng con tim. Lắng
nghe là nhận thức lời nói của người kia để hiểu ý ghĩa, nội dung của lời nói và đi đến hiểu
18
con người của đối tượng. Lắng nghe không chỉ là nghe âm thanh mà đòi hỏi phải nghe
từng lớp ý nghia của lời nói. Theo BS Đăng Phương Kiệt thì lắng nghe có nghĩa là giải
mã được ý nghĩa của tâng dưới của thông tin chứ không phải hoàn toàn dựa vào ý nghĩa
hiển nhiên hoặc nông cạn. Để lắng nghe tốt đòi hỏi phải nghe bằng lỗ tai thứ ba.
Ba là, KN kiềm chế
Là khả năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành, phản ứng của mình. Ba thành phần
này phải phối hợp nhịp nhàng, hợp lý, nhiều khi sự phối hợp ngày tưởng chưng như tự
động, ngẫu nhiên có lúc tưởng chừng như thói quen mà chủ thể không kịp nhận thức. KN
kiềm chế biểu hiện ở việc biết tự chủ hành vi, biết kiềm chế cảm xúc và tình cảm của
mình một cách hợp lý. Nghĩa là chủ thể nhận thức được chủ thể của hành vi và phản ưng
của bản thân mình, thậm chí biết che giấu tâm trạng khi cần thiết.
Bốn là, KN diễn đạt
Là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để trình bày những
suy nghĩ, ý kiến của mình cho người khác hiểu, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, rõ ràng,
dễ hiểu, mạch lạc, logic. Khả năng diễn đạt còn biểu hiện ở ngữ điệu, giọng nói, cách
dùng từ sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp.
Năm là, KN ứng xử linh hoạt
Là khả năng con người có được những phản ứng, hành vi nhằm lĩnh hội và truyền
đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong những tình huống giao tiếp
nhất định. Hay nói cách khác KN ứng xử linh hoạt là khả năng xử lý những tình huống
giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.
Sáu là, KN thuyết phục đối tượng giao tiếp
Là khả năng làm cho người khác nghe và tán thành ý kiến của mình, tin tưởng vào
những luận điểm của bản thân mình. Thuyết phục còn là khả năng làm cho người khác
hiểu ra ý kiến của họ là đúng hay sai và có khả năng làm cho họ thay đổi ý kiến.
Bảy là, KN nhận thức nhạy bén
Là khả năng phát hiện nhanh chóng những diễn biến của quá trình giao tiếp, phát
hiện những thay đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc... trên nét mặt và tư thế toàn thân của đối
tượng để có thể đi đến nắm bắt về những thay đổi bên trong của họ. KN nhận thức tinh tế
19
đòi hỏi chủ thể phải tinh tế, tinh ý và có kinh nghiệm trực giác, có tư duy linh hoạt, thực
tiễn, sáng tạo, có khả năng suy xét, phán đoán, có lối sống phong phú.
Tám là, KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp
Là khả năng điều khiển chủ thể và đối tượng giao tiếp. Điều khiển bản thân nghĩa
là có cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, hành vi, phản ứng phù hợp với đối tượng, hoàn
cảnh, mục đích, nội dung và nhiệm vụ giao tiếp.
KN điều chỉnh bản thân ở việc hướng phản ứng, hành vi của mình theo mục đích,
nội dung, nhiệm vụ giao tiếp. Điều khiển người khác là phải hiểu được đặc điểm tâm sinh
lý, nhu cầu, ước muốn của đối tượng giao tiếp đồng thời phải nắm được tại thời điểm này
đối tượng cần gì, muốn gì, lúc đó cần lựa chọn thời cơ để giao tiếp tốt nhất. Tóm lại KN
điều khiển là khả năng sử dụng những tri thức khoa học, vốn sống, nghề nghiệp cá nhân,
sự rèn luyên kiên trì, với thái độ thiện cảm, tình yêu thương con người để mở đầu, duy trì
và kết thúc quá trình giao tiếp.
3.2.3 Tầm quan trọng của KN mềm (đặc biệt là KN giao tiếp) với SV
Trong cuộc sống:
Giao tiếp xã hội giữa con người với con người đã góp phần tạo nên những truyền
thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng
nhau tạo nên một nền tảng của xã hội loài người. Có thể nói giao tiếp xã hội là một trong
những thuộc tính đặc biệt và duy nhất giúp loài người khác biệt so với các sinh vật khác.
Đó là sự tương tác giữa con người với con người với một số cá nhân, tập thể hoặc cộng
đồng. Có thể nói con người không thể sống mà thiếu đi sợi dây liên kết với xung quanh.
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc tạo ra kết nối ngày càng mở
rộng. Điều đó làm cho sự tương tác của con người với con người không chỉ theo chiều
rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu.
Do đó, ngoài các KN giao tiếp, con người còn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều
KN như: KN làm việc nhóm, KN tư duy sáng tạo, KN học và tự học, KN lãnh đạo bản
thân,…KN mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, người già người trẻ, cho
dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đã đi làm. Với các bạn SV, việc học tập
trau dồi KN mềm lại càng quan trọng. Khi trở thành SV, môi trường thay đổi. Khi còn là
20
một học sinh, chúng ta chỉ biết học thế nào cho giỏi, để đậu vào đại học. Được bố mẹ lo
lắng chu đáo cho từng cái ăn cái mặc, cho nên chúng ta cũng ko mấy quan tâm đến thế
giới bên ngoài. Nhưng khi trở thành một SV lại khác, chúng ta phải tự học, làm quen với
cuộc sống tự lập, nhất là các SV đi học xa nhà. SV phải làm quen với cuộc sống mới, với
những con người mới đến từ những vùng miền khác nhau.
Không chỉ làm quen với cuộc sống mới mà các bạn còn làm quen với phương
pháp học tập mới. Nếu các bạn vẫn áp dụng phương pháp hôc tập như phổ thông: đến lớp
nghe cô giáo giảng, ghi chép bài, chỉ học tập và làm bài tập theo đúng yêu cầu của thầy
cô giáo đưa ra, không có bất kỳ sự sáng tạo nào khác trong học tập thì việc học tập như
vậy ở đại học của bạn sẽ không mang lại cho bạn kết quả học tập cao như bạn mong
muốn. Để đạt được kết quả học tập cao trong trường đại học, ngoài việc lắng nghe thầy
cô giáo giảng, tiếp thu ý kiến của thầy cô, bạn còn cần phải tự mình nghiên cứu những tài
liệu liên quan đến học tập, và bạn cần phải sáng tạo trong học tập. Môi trường học đại
học yêu cầu bạn không chỉ tiếp thu ý kiến từ phía thầy cô mà bạn cần phải nêu lên ý kiến
của chính mình, điều này cần bạn tự tin trong giao tiếp. Hơn thế nữa hiện nay rất nhiều
trường đại học đào tạo theo hình thức tín chỉ yêu cầu KN học và tự học của SV với những
buổi thuyết trình cũng như phản biện rất sôi nổi và bổ ích trên lớp. Vậy nếu như bạn
không tự tin, không trau dồi KN thuyết trình, làm việc nhóm, mạnh dạn nói trước đám
đông cũng như KN học tập, bạn có thể đạt được kết quả tốt không?
Trong môi trường làm việc sau này:
KN mềm đóng vai trò chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang bị những phương
pháp làm việc có khoa học, nhanh chóng. Người đã được trang bị KN mềm biết phương
pháp tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên
môn, và hòa nhập môi trường làm việc sản xuất một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Đâu là điều làm nên sự thành công của một người thành đạt, phải chăng đó là do
họ biết cách lắng nghe người khác, và biết nói người khác nghe. Qua đó chúng ta có thể
thấy KN giao tiếp, vai trò của giao tiếp rất quan trọng, đó là hành trang không thể thiếu
của một người thành công.
21
Xã hội ngày càng phát triển, song song với sự phát triển đó là một sự cạnh tranh
gay gắt. Nếu như bạn có một chuyên môn giỏi, bạn nhiệt huyết, làm hết mình vì công
việc thì vẫn chưa đủ để bạn có được một vị trí phù hợp với năng lực của bạn. Phải chăng
khi đó bạn càng nổ lực nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, ra sức học hỏi thật nhiều với hi
vọng đó sẽ là kinh nghiệm, kiến thức giúp bạn thăng tiến cao hơn. Nhưng bạn ơi, cho dù
kinh nghiệm chuyên môn của bạn giỏi đến đâu, kiến thức có uyên sâu đến đâu đi chăng
nữa. Nếu như bạn không biết cách thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm, những
đống tài liệu của mình cho thầy cô hay đống hồ sơ cho sếp biết thì cũng như không, hoặc
thậm chí bạn dốc hết sức lực có được để làm hàng tá việc cho nhà trường, lớp hay công ty
mà lại quên đến việc trao đổi, trò chuyện qua lại với mọi người cùng làm việc với bạn,
không có sự giúp đỡ hay tin cậy của mọi người xung quanh thì bạn cũng khó mà gặt hái
được thành công. Vì vậy vai trò của giao tiếp trong học tập,công việc, trong cuộc sống
hằng ngày rất quan trọng không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại đầy cạnh
tranh.
Một giáo viên có thể mãi là giáo viên nếu như họ không biết cách truyền đạt bài
giảng của mình một cách vui tươi, sinh động dễ hiểu đến học sinh của mình. Một nhà
quản lý sẽ không được trọng dụng nếu như anh ta không biết cách diễn đạt, truyền tải
những ý tưởng chiến lược kinh doanh của mình lên cấp trên, và cũng như truyền đạt kế
hoạch thực hiện cho cấp dưới. Trong công việc người ta cần có kỹ năng, kiến thức
chuyên môn để thực hiện, nhưng muốn được người khác hiểu, khuất phục, làm theo thì
bạn cần có KNGT tốt. Vì vậy có thể nói vai trò của giao tiếp là một mảnh ghép quan
trọng trong bức tranh thành công chung của mọi cuộc đời trong mọi hoàn cảnh.
Vai trò của giao tiếp trong đời sống hằng ngày, trong công việc quá rõ ràng đến
nỗi không cần phải nói nhiều. Nhưng để có được một KNGT tốt thì khó mà đạt được. Đôi
khi cũng là một sự việc, ví dụ như va quẹt xe chẳng hạn. Nhưng có người cư xử bằng
cách chửi mắng nhau dẫn đến bạo lực, nhưng có người lại giải quyết bằng cách xin lỗi
một cách nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ. Sức mạnh của lời nói, vai trò của giao tiếp rất ghê gớm. Nó
có thể dẫn đến sự chia rẻ chỉ vì một câu nói diễn đạt không rõ ràng đi cùng một hành
động đầy hàm ý, hoặc làm cho một tập thể trở nên đoàn kết hơn nhiều.
22
Con người dành 70% thời gian thức để giao tiếp, vì vậy KNGT hàng ngày hàng
giờ có tầm quan trọng rất lớn để tạo ra các mối quan hệ giữa người với người, giúp chúng
ta hiểu nhau hơn.
Giúp con người không chỉ hiểu người khác mà còn hiểu chính bản thân mình.
Nhờ có giao tiếp mà con người có thể bộc lộ nhân cách của mình, và nhân cách ấy
cũng được hình thành và phát triển hơn trong quá trình giao tiếp có hiệu quả.
Giao tiếp tốt tức là KNGT tốt sẽ tạo sự đoàn kết, tạo các mối quan hệ gần gũi, thân
mật, tốt đẹp và sẽ thuận lợi hơn trong tập thể.
Không chỉ dừng ở đấy, KNGT tốt sẽ làm giảm sự tự ti của bản thân, giúp các bạn
tự tin khẳng định mình trong mọi công việc, học tập, tiến tới thành công và dạng dĩ trong
mọi hoạt động giao tiếp.
Song song đó, nhờ có KNGT tốt mà mọi công việc cũng như học tập đều đem lại
kết quả khả quan.
Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kỳ sự quan hệ nào của nhân loại. Và
KNGT là phương tiện tiên quyết cho sự thành bại trong giao tiếp.
Giao tiếp tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công.
23
KẾT LUẬN
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói
chung và nhân cách người thầy giáo nói riêng. Vì vậy việc rèn luyện và hình thành
KNGT cho SV, những thầy cô giáo tương lai là một vấn đề rất cần thiết và có tầm quan
trọng đặc biệt trong nhà trường sư phạm.
Đề tài này sẽ sử dụng khái niệm về tám loại KNGT đã nêu trên để thực hiện thiết
kế các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến đối với mẫu khảo sát SV. Trong mỗi loại
KNGT này, đề tài sẽ chia ra các dấu hiệu, biểu hiện cụ thể để đo lường, trên cơ sở đó sẽ
khái quát để làm rõ thực trạng KNGT của SV.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SV SƯ PHẠM
Trong phần nội dung của chương thứ hai sẽ trình bày và phân tích về kết quả mẫu
khảo sát và thực trạng KNGT của SV sư phạm tại trường Đại học Thủ Dầu Một, các yếu
tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Trong mục thực trạng KNGT của SV, đề tài sẽ trình
bày tám loại KN như khái niệm đã thao tác hoá trong chương thứ nhất về cơ sở lý luận.
Trong mục các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNGT sẽ phân tích bốn nhóm yếu tố
từ bản thân SV, gia đình, nhà trường và xã hội. Báo cáo sẽ tập trung so sánh theo ba
ngành học, gồm có: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm lịch sử và Sư phạm tiểu học. Cuối
chương hai là mục tiểu kết để làm cơ sở thực nghiệm trong chương thứ ba.
2.1. Mô tả về mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát gồm 130 SV đang học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, có cơ cấu
như sau:
Cơ cấu theo khoa và ngành đang học: khoa Xã hội & Nhân văn gồm 33 SV đang
học ngành sư phạm văn (chiếm 25%) và 49 SV đang học ngành sư phạm lịch sử (chiếm
38%); 48 SV khoa Tiểu học mầm non đang học ngành sư phạm tiểu học (chiếm 37%)
(xem bảng 1).
Bảng 1. Khoa (ngành học) của SV
Ngành học Khoa
TỔNG
XH&NV THMN
24
Tần số % Tần số % Tần số %
Sư phạm văn 33 40% 0 0 33 25%
Sư phạm tiểu học
0 0 48 100% 48 37%
Sư phạm lịch sử
49 60% 0 0 49 38%
TỔNG 82 100% 48 100% 130 100%
Cơ cấu theo năm học: SV học năm thứ nhất chỉ thuộc về ngành sư phạm lịch sử có
49 SV, chiếm 38%. SV học năm thứ hai bao gồm cả hai ngành với 81 SV, chiếm 62%;
trong số này có 33 SV ngành sư phạm văn và 48 SV ngành sư phạm tiểu học (xem bảng
2).
Bảng 2. Năm học theo ngành học
Ngành học
Năm học thứ TỔNG
Năm thứ nhất Năm thứ hai
Tần số %
Tần số % Tần số %
Sư phạm văn 0 0 33 41% 33 25%
Sư phạm tiểu học
0 0 48 59% 48 37%
Sư phạm lịch sử
49 100% 0 0 49 38%
TỔNG 49 100% 81 100% 130 100%
Cơ cấu bậc học: có 81 SV bậc đại học thuộc ngành sư phạm văn và sư phạm lịch
sử; 48 em còn lại học bậc cao đẳng thuộc ngành sư phạm tiểu học.
Bảng 3. Bậc học theo ngành học
Ngành học
Bậc học TỔNG
Đại học Cao đẳng
Tần số %
Tần số % Tần số %
Sư phạm văn 32 40% 1 2% 33 25%
Sư phạm tiểu học
0 0 48 98% 48 37%
49 60% 0 0 49 38%
25
Sư phạm lịch sử
TỔNG 81 100% 49 100% 130 100%
Cơ cấu giới tính: mẫu khảo sát có số SV nữ chiếm đa số với 122 SV tương ứng là
93,8%; số SV nam chỉ có 8 em chiếm tỷ lệ 6,2% (xem bảng 4).
Bảng 4. Giới tính của SV
Tần số Hợp lệ % Cộng dồn %
Hợp lệ
Nam 8 6.2 6.2
Nữ 122 93.8 100.0
TỔNG 130 100.0
Tóm lại, cơ cấu mẫu khảo sát có 82 SV thuộc khoa XH&NV, ngành sư phạm văn
và sư phạm lịch sử, đang học năm thứ nhất và năm thứ hai, bậc đại học; số còn lại có 48
SV khoa THMN, ngành sư phạm tiểu học, đang học năm thứ hai, bậc cao đẳng. Về giới
tính, đa số trong mẫu khảo sát đều là SV nữ, SV nam chiếm số ít.
Mục tiếp theo sẽ mô tả kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức, thái độ, biểu hiện
cụ thể thực hiện các KNGT của SV và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của họ.
2.2. Thực trạng KNGT của SV
2.2.1. Nhận thức của SV về KNGT
Trên cơ sở thao tác hoá các khái niệm và phân chia thành tám loại KNGT trong
chương cơ sở lý luận của đề tài này, phần kết quả khảo sát về nhận thức của SV được
phân chia so sánh theo ngành học.
Datenreihen1;
Nam; 6,2; 6%
Datenreihen1;
Nữ; 93,8; 94%
Nam
Nữ
26
Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá định lượng về điểm số (đã trình bày trong tiểu mục
phương pháp nghiên cứu) dưới đây.
Điểm số 1-2.4 2.5-3.5 3.6-4.4 4.5-5
Đánh giá Dưới TB Trung bình Khá Giỏi
Kết quả khảo sát nhận thức của SV về KNGT (xem bảng 5, biểu đồ 1) cho thấy:
trong toàn bộ SV của mẫu khảo sát đều xếp hạng nhất được điểm trung bình 4 – đạt loại
khá – là nhóm bộ ba các KN thiết lập mối quan hệ, lắng nghe và kiềm chế bản thân. Nhận
thức về cả ba loại KNGT thiết lập mối quan hệ, lắng nghe và kiềm chế bản thân của SV
ngành sư phạm tiểu học và sư phạm lịch sử đều đạt loại khá, trong khi đó nhóm SV
ngành sư phạm văn chỉ đạt loại khá ở hai loại KN thiết lập mối quan hệ và lắng nghe.
Bốn loại KN còn lại xếp hạng hai (hạng trung bình) vì đều đạt điểm trung bình là 3 điểm
và không có sự khác nhau về nhận thức của SV ba ngành được khảo sát.
Nhận thức về mỗi loại KN là tương đối đồng đều của mỗi SV trong nội bộ từng
ngành học và trong toàn bộ mẫu khảo sát vì độ lệch chuẩn không có sự khác nhau đáng
kể.
Bảng 5. Điểm số đánh giá nhận thức của SV về KN giao tiếp
Nhận thức về kỹ
năng
Ngành học
TỔNG
(n=130)
Sư phạm văn
(n=33)
Sư phạm tiểu
học
(n=48)
Sư phạm lịch sử
(n=49) ĐTB
Độ lệch
chuẩn
ĐTB
Độ lệch
chuẩn ĐTB
Độ lệch
chuẩn ĐTB
Độ lệch
chuẩn
1.1. Thiết lập mối
quan hệ
4 1 4 1 4 1 4 1
1.2. Lắng nghe 4 1 4 1 4 0 4 1
1.3. Kiềm chế 3 1 4 1 4 1 4 1
1.4. Diễn đạt 3 1 3 1 3 1 3 1
1.5. Ứng xử linh
hoạt
3 1 3 1 3 1 3 1
1.6. Thuyết phục 3 1 3 1 3 1 3 1
1.7. Nhạy bén 3 1 3 1 3 1 3 1
1.8. Chủ động
giao tiếp
3 1 4 1 3 1 3 1
Biểu đồ 1. Điểm số đánh giá nhận thức của SV về KN giao tiếp
27
Kết quả phân tích về nhận thức các loại KNGT của toàn bộ mẫu SV được khảo sát
sẽ làm rõ mức độ định tính về chủ đề này được mô tả tiếp sau đây (xem bảng 6 và biểu đồ
2). Theo đó, trong số ba loại KN đầu tiên thì mức độ nhận thức nhiều và rất nhiều thuộc
về KN lắng nghe, thiết lập mối quan hệ và kiềm chế. Mức độ nhận thức không để ý, rất ít
và ít có tỷ lệ cao thuộc về KN diễn nhạy bén, diễn đạt ứng xử linh hoạt, thuyết phục và
chủ động.
Bảng 6. Mức độ nhận thức về KNGT (%)
Mức độ
Nhận thức về KNGT (n=130)
Thiết lập
mối
quan hệ
Lắng
nghe
Kiềm
chế
Diễn
đạt
Ứng xử
linh hoạt
Thuyết
phục
Nhạy
bén
Chủ
động
điều
khiển
Không để ý 1.50 0.80 0.80 1.50 3.10 3.10 4.60 3.10
Rất ít 5.40 1.50 9.20 17.70 12.30 10.00 10.80 10.80
Ít 25.40 6.20 37.70 42.30 49.20 51.50 60.80 50.00
Nhiều 56.90 66.90 42.30 32.30 31.50 32.30 23.10 32.30
Rất nhiều 10.80 24.60 10.00 6.20 3.80 3.10 0.80 3.80
Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Biểu đồ 2. Mức độ nhận thức về KNGT (%)
Sư phạm văn (n=33) Sư phạm tiểu học (n=48) Sư phạm lịch sử (n=49)
Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
28
Phân tích định tính chi tiết về mức độ nhận thức từng KNGT của SV cho thấy rõ
từng nhóm SV của ba ngành sư phạm văn, sư phạm lịch sử và sư phạm tiểu học.
Thứ nhất là, nhận thức về KN thiết lập mối quan hệ: SV ngành sư phạm văn có tỷ
lệ mức độ nhận thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử.
Bảng 7. Nhận thức KN Thiết lập mối quan hệ
MỨC ĐỘ
Ngành học TỔNG
Sư phạm văn
Sư phạm tiểu
học
Sư phạm lịch sử Tần số %
Tần số % Tần số % Tần số %
Không để ý 2 6 0 0 0 0 2 2
Rất ít 3 9 0 0 4 8 7 5
Ít 9 27 13 27 11 22 33 25
Nhiều 14 42 32 67 28 57 74 57
Rất nhiều 5 15 3 6 6 12 14 11
TỔNG 33 100 48 100 49 100 130 100
Thứ hai là, nhận thức về KN lắng nghe: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận
thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử.
Bảng 8. Nhận thức KN Lắng nghe
Rất nhiều
Nhiều
Ít
Rất ít
Không để ý
29
MỨC ĐỘ
Ngành học TỔNG
Sư phạm văn
Sư phạm tiểu
học
Sư phạm lịch sử Tần số %
Tần số % Tần số % Tần số %
Không để ý 0 0 1 2 0 0 1 1
Rất ít 0 0 2 4 0 0 2 2
Ít 6 18 0 0 2 4 8 6
Nhiều 23 70 29 60 35 71 87 67
Rất nhiều 4 12 16 33 12 24 32 25
TỔNG 33 100% 48 100 49 100 130 100
Thứ ba là, nhận thức về KN kiềm chế: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận
thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử.
Bảng 9. Nhận thức về KN Kiềm chế
MỨC ĐỘ
Ngành học TỔNG
Sư phạm văn
Sư phạm tiểu
học Sư phạm lịch sử Tần số %
Tần số % Tần số % Tần số %
Không để ý 1 3 0 0 0 0 1 1
Rất ít 3 9 5 10 4 8 12 9
Ít 16 48 12 25 21 43 49 38
Nhiều 13 39 23 48 19 39 55 42
Rất nhiều 0 0 8 17 5 10 13 10
TỔNG 33 100 48 100 49 100 130 100
Thứ tư là, nhận thức về KN diễn đạt: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận
thức cao hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử.
Bảng 10. Nhận thức về KN Diễn đạt
MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG
Sư phạm văn Sư phạm tiểu Sư phạm lịch sử Tần số %
Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
30
học
Tần số % Tần số % Tần số %
Không để ý 1 3 0 0 1 2 2 2
Rất ít 5 15 7 15 11 22 23 18
Ít 11 33 21 44 23 47 55 42
Nhiều 13 39 18 38 11 22 42 32
Rất nhiều 3 9 2 4 3 6 8 6
TỔNG 33 100 48 100 49 100 130 100
Thứ năm là, nhận thức về KN ứng xử linh hoạt: SV ngành sư phạm văn có
mức độ nhận thức cao hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử.
Bảng 11. Nhận thức về KN Ứng xử linh hoạt
MỨC ĐỘ
Ngành học TỔNG
Sư phạm văn
Sư phạm tiểu
học Sư phạm lịch sử Tần số %
Tần số % Tần số % Tần số %
Không để ý 1 3% 1 2% 2 2%
Rất ít 5 15% 7 15% 11 22% 23 18%
Ít 11 33% 21 44% 23 47% 55 42%
Nhiều 13 39% 18 38% 11 22% 42 32%
Rất nhiều 3 9% 2 4% 3 6% 8 6%
TỔNG 33 100% 48 100% 49 100% 130 100%
Thứ sáu là, nhận thức về KN thuyết phục: SV ngành sư phạm văn có mức độ
nhận thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử.
Bảng 12. Nhận thức về KN Thuyết phục
MỨC ĐỘ
Ngành học TỔNG
Sư phạm văn
Sư phạm tiểu
học Sư phạm lịch sử Tần số %
Tần số % Tần số % Tần số %
Không để ý 0 0 0 0 4 8% 4 3%
Rất ít 4 12% 2 4% 7 14% 13 10%
Ít 20 61% 24 50% 23 47% 67 52%
Nhiều 8 24% 22 46% 12 24% 42 32%
Rất nhiều 1 3% 3 6% 4 3%
TỔNG 33 100% 48 100% 49 100% 130 100%
8444054

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
KhngCTn20
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Huynh Loc
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Nengyong Ye
 

Mais procurados (20)

Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tốMô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
Mô hình cấu trúc trí tuệ nhân tố
 
Kỹ năng giao tiếp đối với dân của cảnh sát quận Thanh Xuân, 9đ
Kỹ năng giao tiếp đối với dân của cảnh sát quận Thanh Xuân, 9đKỹ năng giao tiếp đối với dân của cảnh sát quận Thanh Xuân, 9đ
Kỹ năng giao tiếp đối với dân của cảnh sát quận Thanh Xuân, 9đ
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRỨC THƯỢNG TẦNG. CƠ SỞ HẠ TẦN...
QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRỨC THƯỢNG TẦNG. CƠ SỞ HẠ TẦN...QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRỨC THƯỢNG TẦNG. CƠ SỞ HẠ TẦN...
QUY LUẬT BIỆN CHỨNG GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRỨC THƯỢNG TẦNG. CƠ SỞ HẠ TẦN...
 
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdfLịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
Lịch Sử Và Lý Thuyết Xã Hội Học.pdf
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Con đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao độngCon đường giáo dục lao động
Con đường giáo dục lao động
 
Bản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý ngườiBản chất hiện tượng tâm lý người
Bản chất hiện tượng tâm lý người
 
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
Bai giang ctxh ca nhan (vta quan)
 

Semelhante a BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT 8444054.pdf

Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
vandieunsg
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Thùy Linh
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
Edot2
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
Candy Nhok
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Semelhante a BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT 8444054.pdf (20)

Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
Ứng xử trong sư phạm và các tình huống
Ứng xử trong sư phạm và các tình huốngỨng xử trong sư phạm và các tình huống
Ứng xử trong sư phạm và các tình huống
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Văn Hóa Ứng Xử Trong Công Việc Của Cán Bộ.
 
Tam ly hoc dai cuong cong thinh
Tam ly hoc dai cuong  cong thinhTam ly hoc dai cuong  cong thinh
Tam ly hoc dai cuong cong thinh
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
 
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdfnhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Xử lý tình huống văn hóa công sở về giao tiếp tại Trường Đại học Kiến trúc TP...
Xử lý tình huống văn hóa công sở về giao tiếp tại Trường Đại học Kiến trúc TP...Xử lý tình huống văn hóa công sở về giao tiếp tại Trường Đại học Kiến trúc TP...
Xử lý tình huống văn hóa công sở về giao tiếp tại Trường Đại học Kiến trúc TP...
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạoLuận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự theo hướng phát triển năng lực sáng tạo
 
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
Luận văn: Dạy học làm văn tự sự ở Trung học phổ thông theo hướng phát triển n...
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
 
Tâm lí giao tiếp ứng xử
Tâm lí giao tiếp  ứng xửTâm lí giao tiếp  ứng xử
Tâm lí giao tiếp ứng xử
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM.
 
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgiBÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN.docxgi
 

Mais de NuioKila

Mais de NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Último

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT 8444054.pdf

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC ------------------------- BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT Mã số: GD – 02. 11. 03 CHUYÊN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Chủ nhiệm đề tài: GVC. ThS Hoàng Hữu Miến Bình Dương, tháng 10 năm 2013
  • 2. 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC ------------------------- BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐẦU MỘT Mã số: GD – 02. 11. 03 CHUYÊN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Chủ nhiệm đề tài: GVC.ThS Hoàng Hữu Miến Bình Dương, tháng 10 năm 2013
  • 3. 3 MỤC LỤC 1.Đặt vấn đề 3 2.Phương pháp nghiên cứu 3 3. Nội dung nghiên cứu 4 4. Kết luận 23 5.Tài liệu tham khảo 24
  • 4. 4 1. Đặt vấn đề Giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết của con người để tồn tại và phát triển trong xã hội. Trong xã hội ngày nay, giao tiếp được coi như là một phương tiện để hoàn thành tốt công việc. Trong những mối quan hệ này nếu thực hiện thành công việc giao tiếp được coi như thành công một nửa. Trong cuộc sống, xây dựng được mối quan hệ với người khác là một nhu cầu có tính bắt buộc của con người. Giao tiếp là hoạt động đặc trưng cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. Giao tiếp là điều kiện thiết yếu trong mọi hoạt động của con người, góp phần tạo dựng nên nhân cách con người. Mối quan hệ giao tiếp giữa người với người là rất thiết yếu đối với hạnh phúc cá nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau: trong quan hệ giúp ta tích lũy tri thức, hiểu thấu đáo về thế thái nhân tình, giao tiếp hội nhập giúp ta hiểu rõ mình hơn, hình thành được phẩm chất nhân cách theo hướng tích cực và thuần phác, tạo ra sự hài hòa cân đối trong cuộc sống vật chất và tinh thần. Với vai trò quan trọng như vậy, giao tiếp luôn là vấn đề thời sự của tâm lý học. Các nhà tâm lý học trong và ngoài nước đã nghiên cứu giao tiếp với nhiều góc độ khác nhau. SV sư phạm hôm nay sẽ là những thầy cô giáo trong tương lai. Họ sẽ hoạt động nghề nghiệp mà mối quan hệ người - người là chủ yếu. Do đó để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và phát triển nhân cách học sinh, người giáo viên cần phải có KNGT tốt. KN này người giáo viên cần rèn luyện trong suốt cuộc đời. Nhưng bản thân mỗi SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được hình thành KNGT để phục vụ cho nghề nghiệp của SV sau khi ra trường. Nhà giáo dục N. I. Bôn – đư rép trong cuốn “Chuẩn bị cho SV làm công tác giáo dục ở trường phổ thông”, trang 52 đã khẳng định: “Những yêu cầu về chuyên môn của người thầy giáo tất nhiên không phải chỉ có kiến thức phong phú mà còn phải có những KN cần thiết đó là KN giao tiếp’’. Vì vậy có thể khẳng định nghiên cứu về KNGT là một vấn đề có tính chiến lược cho bất kỳ một quan điểm tâm lý nào. Thực tế hiện nay trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy KNGT của SV ở trường Đại học Thủ Dầu một còn nhiều hạn chế như: cách nói năng, diễn đạt khi trả lời các câu hỏi của giáo viên còn chưa lưu loát, chưa rõ ràng, ngắn gọn, trong giao tiếp quan hệ với bạn bè còn thiếu tế nhị và khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống còn lúng túng,
  • 5. 5 trong thảo luận nhóm còn e ngại không chịu phát biểu, trình bày ý kiến, quan điểm của mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và chất lượng giảng dạy, giáo dục của SV sau này. Vì vậy việc rèn luyện, nâng cao KNGT cho SV là một vấn đề rất cần thiết. Trong chuyên đề này chúng tôi sẽ đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan kĩ năng giao tiếp 2. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận Đề tài sử dụng nghiên cứu phân tích tổng hợp các luận điểm, luận đề, quan điểm để xây dựng cơ sơ lý luận về giao tiếp và KNGT 3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được 3.1. Một số quan niệm về giao tiếp 3.1.1. Khái niệm giao tiếp Vấn đề giao tiếp hiện nay là một điểm nóng của những cuộc tranh luận khoa học trong tâm lý học Các nhà Tâm lý học Tư sản chủ yếu mới dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của sự giao tiếp E.E. Acgyet - Nhà Tâm lý học Mỹ đã không dùng thuật ngữ giao tiếp mà chỉ nói đến sự tác động, truyền và tiếp nhận thông tin, trao đổi thông tin của con người. T. Chuccon – Nhà tâm lý học người Mỹ xem giao tiếp như là một tác động qua lại trực tiếp lên nhân cách và dẫn đến hình thành những ý nghĩ. T. Stecren – Người Pháp xem giao tiếp là sự trao đổi ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc giữa con người với nhau. L.X. Vưgotxki cho rằng sự giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại một cách thuần túy giữa người với người. X.L. Rubinstein cho rằng giao tiếp là hình thức giao tiếp giữa con người với nhau. Những quan niệm này theo chúng tôi là chưa đầy đủ, vì trẻ em ngôn ngữ chưa hình thành nhưng vẫn giao tiếp với mẹ. Điều đó có nghĩa giao tiếp có thể bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ...
  • 6. 6 Từ những năm 1970 trở lại đây xuất hiện rất nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp của các tác giả khác nhau. Mỗi người nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác nhau và đưa ra khái niệm khác nhau: A.G. Xpirkin đề cập đến mục đích điều khiển giao tiếp trong “Ý thức và tự ý thức”. “Giao tiếp đó là một qua trình trao đổi ý nghĩ, tình cảm, kích thích ý chí với mục đích người này điều khiển người kia”. Kolominxki mô tả: “Giao tiếp là sự tác động qua lại của đối tượng và thông tin giữa con người với con người’’. L.P. Bueva lại cho rằng “Giao tiếp không chỉ là một quá trình tinh thần, mà còn là quá trình vật chất, quá trình xã hội trong đó diễn ra sự trao đổi hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động’’. Ngoài ra ở thời gian này ở Liên Xô ta thấy xuất hiện hai trường phái đấu tranh gay gắt với nhau trong lĩnh vực này. Đó là: A.A. Leonchiep cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động bao gồm “chủ thể - hoạt động – đối tượng”. Trong “Giao tiếp như là khách thể của sự nghiên cứu tâm lý trong những vấn đề phương pháp luận của tâm lý xã hội”. Ông viết giao tiếp như vậy được hiểu không phải như hiện tượng xã hội, như chủ thể của nó được xét không phải cá thể biện luận mà như nhóm xã hội nói chung. B.Ph.Lomop lại cho rằng giao tiếp không phải là một dạng hoạt động mà nó phải được xem xét như một phạm trù tương đối đọc lập trong tâm lý học. Cả hai trường phái trên đều có những điểm chưa thỏa đáng: A.A.Leeonchiep lý giải chưa thật xác đáng về đối tượng, động cơ và chủ thể của hoạt động này. B.Ph.Lomop lại quá đối lập mối quan hệ “ Chủ thể - hoạt động- đối tượng” với mối quan hệ “Chủ thể - chủ thể” trong giao tiếp. Về khái niệm giao tiếp cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
  • 7. 7 Trong “Giao tiếp sư phạm” Đại học Sư phạm 1989, TS Nguyễn Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với nhau nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, kỹ năng, kỹ xảo...”. - Theo Nguyễn Thạc và Hoàng Anh giao tiếp có 4 dấu hiệu sau: + Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ con người mới có giao tiếp thực sự. + Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội. + Giao tiếp được thực hiện ở sự trao đổi thông tin sự hiểu biết lẫn nhau. + Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với nhau. Trong từ điển Tiếng Việt nhà xuất bản KHXH, Hà Nội 1988 “Giao tiếp là trao đổi tiếp xúc với nhau” Trong cuốn sổ tay tâm lý, Giao tiếp được định nghĩa là quá trình thiết lập và tiếp xúc giữa các cá nhân xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Trong giáo trình “Tâm lý học xã hội (1995) của Đại học Quốc gia Hà Nội: giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin với nhau [20]. Trong tâm lý học Giao tiếp của GS Trần Tuấn Lộ viết. Giao tiếp là nhu cầu và một loại hoạt động của con người nhằm tiếp xúc đối tác và giao lưu với người khác [27]. Diệp Quan Mang, Đinh Trọng Lạc (1991) cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong cộng đồng xã hội. Loại động vật cũng có thể sống thành xã hội vì chúng sống có giao tiếp với nhau, như loài ong, kiến” [23]. Trong văn hóa giao tiếp (1996) của Phạm Vũ Dung: Giao tiếp là một quá trình trao đổi tiếp xúc với nhau giữa con người với bản thân, xã hội, tự nhiên, gia đình... TS Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên quan hệ giữa hai người hoặc nhiều người với nhau chứa đựng một nội dung xã hội lịch sử nhất định có nhiều chức năng tác động hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau thông báo, điều khiển, nhận thức, hành động...” [1].
  • 8. 8 Tóm lại hiện nay còn tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về giao tiếp. Có những định nghĩa thu hẹp khái niệm giao tiếp, có định nghĩa mở rộng khái niệm giao tiếp, các nhà nghiên cứu đều đứng ở một góc độ nhất định. Chính vì vậy họ đều có quan niệm riêng của mình... Tuy nhiên các nhà tâm lý học Macxit và phần lớn các nhà tâm lý học nước ta đều có những điểm chung là công nhận giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người trong đó có sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, tác động lẫn nhau. Từ định nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản của giao tiếp là: + Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù trong mối quan hệ của con người, chỉ con người mới có. + Trong giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tình cảm, thế giới quan... của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. + Trong giao tiếp diễn ra sự tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau + Giao tiếp là một quan hệ xã hội mang tính lịch sử xã hội Trong đề tài này chung tôi sử dụng khái niệm giao tiếp của TS Hoàng Anh làm công cụ. TS Hoàng Anh cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý tạo nên mối quan hệ giữa hai người hoặc nhiều người với nhau chứa đựng một nội dung xã hội lịch sử nhất định có nhiều chức năng tác động hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau thông báo điều khiển, nhận thức, hành động...” [1]. Chúng tôi chọn khái niệm này vì: + Khái niệm này nêu được đặc trưng tâm lý giao tiếp + Nêu lên được tác động hai chiều của quan hệ chủ thể và đối tượng giao tiếp + Nêu rõ được chức năng của giao tiếp 3.1.2. Các loại hình giao tiếp a. Căn cứ vào sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của chủ thể và đối tượng giao tiếp, người ta chia làm hai loại: - Giao tiếp trực tiếp: là quá trình giao tiếp được tiến hành đồng thời cùng một thời điểm có mặt hai hay nhiều người. - Giao tiếp gián tiếp: được thực hiện thông qua người thứ 3 hoặc nhân tố khác.
  • 9. 9 b. Căn cứ vào thành phần những người tham gia vào giao tiếp: - Giao tiếp giữa một cá nhân với cá nhân - Giao tiếp giữa một cá nhân với nhóm người - Giao tiếp giữa một nhóm người với một nhóm người khác c. Căn cứ vào quy cách ta có: - Giao tiếp chính thức: là giao tiếp khi thực hiện các chức trách trong hệ thống tổ chức nhà nước, phương tiện và cách thức của loại giao tiếp này thường theo qui tắc nhất định. - Giao tiếp không chính thức: là sự giao tiếp giữa các cá nhân trong các nhóm không chính thức với nhau không theo một nghi thức nào cả. d. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có: - Giao tiếp bằng ngôn ngữ - Giao tiếp phi ngôn ngữ 3.1.3. Giao tiếp sư phạm 3.1.3.1. Khái niệm giao tiếp sư phạm Quá trình hình thành nhân cách con người gắn liền với giao tiếp. Giao tiếp là một nhân tố không thể thiếu được để hình thành nhân cách. Trong hoạt động dạy học (HĐDH) và giáo dục ở nhà trường luôn có sự tham gia của giao tiếp. “Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” [17]. Trong thực tế giáo dục hiện nay tồn tại nhiều dạng quan hệ như các quan hệ: giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, học sinh với cán bộ công nhân viên nhà trường... Giao tiếp của học sinh thể hiện sự tác dộng qua lại với những người xung quanh là sự trao đổi cả giá trị tinh thần và các giá trị được mọi người thừa nhận. Trong quá trinh dạy học và giáo dục, giáo viên đã truyền đạt cho học sinh những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng và học sinh lĩnh hội biến thành phẩm chất tâm lý của cá nhân. Chính trong qua trình ấy giáo viên và học sinh đã diễn ra sự tiếp xúc tâm lý, diễn ra quá trình giao tiếp. Rõ ràng là tri thức, kinh nghiệm mà học sinh lĩnh hội được do giáo viên
  • 10. 10 cung cấp được diễn ra trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp có ảnh hưởng quyết định đến việc lĩnh hội tri thức biến tri thức thành vốn kinh nghiệm riêng của cá nhân học sinh. Quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức kinh nghiệm... diễn ra trong mối quan hệ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giao tiếp sư phạm ở đây diễn ra như điều kiện hoạt động sư phạm. Theo X.I Rubin xtêin hoạt động của nhà giáo dục không thể nào thực hiện bằng một phương tiện nào khác ngoài giao tiếp. E.V.Sukanôva cho rằng giao tiếp sư phạm là một trong những phương thức chủ yếu tác động nên các quan hệ của học sinh. Giao tiếp giữa giáo viên và học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, phát triển tính tích cực nhận thức và xã hội của học sinh, trong quá trình hình thành tập thể học sinh [1]. Như vậy, sự tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học (như là một quá trình giao tiếp) có nội dung thông tin nhất định. Vì vậy, giáo viên phải suy nghĩ về tính chất của thông tin, hình thức và phương tiện biểu đạt thông tin. Theo TS Hoàng Anh giao tiếp sư phạm có hai mặt: - Mặt tổ chức: Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh - Mặt giáo dục: Tác động giáo dục đến học sinh Như vậy giao tiếp gắn chặt với hoạt động dạy học. Trong hoạt động sư phạm giao tiếp và hoạt động dạy – học có quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. + Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp sư phạm theo những xu hướng khác nhau, có thể chia ra hai loại xu hướng chủ yếu sau: Xu hướng 1: Một số tác giả có xu hướng giới hạn phạm vi của giao tiếp sư phạm trong việc truyền thụ trí thức, đồng nhất giao tiếp sư phạm với các quá trình thông báo thông tin: N.Đ. Lêvi tôp trong cuốn: “Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm” cho rằng “Giao tiếp là năng lực truyền đạt tri thức cho trẻ bằng cách trình bày rõ ràng, hấp dẫn, ngắn gọn. F.N .Gôlôbôlin trong cuốn: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã chỉ ra rằng: năng lực giao tiếp là năng lực truyền đạt một cách dễ hiểu để các em nắm được và ghi nhớ tài liệu đó, năng lực thu hút học sinh truyền nhiệt tình cho các em, cuốn hút,
  • 11. 11 kích thích các em có những cảm xúc thích hợp, năng lực thuyết phục mọi người có ảnh hưởng giáo dục đồi với họ bằng lời nói, việc làm, bằng tấm gương của bản thân [12]. Trong khi đó mục đích cuối cùng của giao tiếp sư phạm không chỉ dừng lại ở truyền đạt trí thức có hiệu quả mà nhằm thiết lập nên những mối quan hệ sư phạm, là sự tiếp xúc tâm lý, trao đổi ý nghĩ, trao đổi hình thức, và tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Như vậy các định nghĩa này đã thu hẹp nội hàm của khái niệm giao tiếp sư phạm. Xu hướng 2: Một số tác giả coi giao tiếp sư phạm như là một quá trình thể hiện mối liên nhân cách và cụ thể hóa giao tiếp sư phạm ở khả năng thuyết phục khéo léo đối xử nhằm thiết lập các quan hệ: A.I Secbaccov “Tâm lý học học lứa tuổi và sư phạm” do A.V Pêtôpxki chủ biên đã xem năng lựcc giao tiếp sư phạm giúp xác lập những quan hệ qua lại đúng đắn với trẻ em, sự khéo léo đối xử về mặt sư phạm, việc tính đến những đăc điểm cá nhân và lứa tuổi [32]. I.V Tra khov cho rằng giao tiếp sư phạm là năng lực tiếp xúc với học sinh, KN tìm được, cách đối xử đúng đắn đối với trẻ thiết lập nên những mối quan hệ hợp lý theo quan điểm sư phạm... Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu giao tiếp sư phạm và đã công bố: Theo tiến sĩ Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp giữa con người với con người trong hoạt động sư phạm được gọi là giao tiếp sư phạm” [17]. Tác giả cho rằng hoạt động sư phạm điển hình được xảy ra trong nhà trường và trong đó chủ yếu là giao tiếp giữa hai đối tượng giáo viên và học sinh, ngoài ra các quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ học sinh,học sinh với học sinh,học sinh với lực lượng khác trong xã hội là các loại giao tiếp hỗ trợ trong quá trình giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, tác giả viết: “Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn sống kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh” [17].
  • 12. 12 Từ định nghĩa này ta thấy giao tiếp sư phạm là giao tiếp nghề nghiệp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, trong đó giáo viên là chủ thể với tư cách là người tổ chức quá trình giao tiếp, người đặt mục đích và xác đinh nội dung giao tiếp, còn học sinh là đối tượng giao tiếp. Tuy nhiên, có lúc có nơi và tùy điều kiện mà học sinh có thể chủ động thực hiện sự tiếp xúc với giáo viên nếu các em có vấn đề cần giải quyết. + Theo GS Nguyễn Văn Lê giao tiếp sư phạm là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Nó diễn ra khi nhà sư phạm tiến hành các hình thức giảng dạy – giáo dục với học sinh, lên lớp, phụ đạo, kiểm tra, thi cử, hướng dẫn tham quan, hướng dẫn thực hành thí nghiệm... Đó là sự tiếp xúc trao đổi giữa giáo viên và học sinh, sử dụng các phương tiên ngôn ngữ, phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục có hiệu quả” [25]. Như vậy giao tiếp sư phạm là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động sư phạm và nó diễn ra trong hoạt động sư phạm giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục với việc sử dụng các phương tiên ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. + Từ những định nghĩa đã trình bày ở trên chúng ta thấy quan niệm về giao tiếp sư phạm chưa có sự thống nhất còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên dựa vào những định nghĩa này chúng ta có thể nhận ra một số nhận xét có tính khái quát sau: Giao tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm, nó vừa là điều kiện của hoạt động sư phạm, vừa là đối tượng của tác động sư phạm. Giao tiếp sư phạm là một quá trình tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học sinh trong đó diễn ra chủ yếu sự trao đổi thông tin, cảm xúc, truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy – học tập và giáo dục. 3.1.3.2. Vai trò của giao tiếp sư phạm trong việc hình thành nhân cách người thầy giáo Giao tiếp có vai trò quan trong đối với quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân và cả với sự phát triển tiến bộ của xã hội nói chung.
  • 13. 13 - Trong diễn tiến của xã hội, các cá nhân có sự tác động lẫn nhau, mỗi cá nhân qua giao tiếp sẽ học hỏi được những kinh nghiệm xã hội, những hành vi xã hội thích hợp và hiểu được tác dụng, ý nghĩa của những kinh nghiệm ấy, những hành vi đó trong điều kiện xã hội mà họ đang sống. - Trong sự hình thành nhân cách con người nói chung giao tiếp là điều kiện tất yếu và có vai trò rất quan trọng. + Với tính quần chúng giao tiếp đã cung cấp cho con người một lượng thông tin văn hóa vô cùng to lớn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ngày nay nhân loại rất chú ý tới ảnh hưởng của truyền hình đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ em. + Trong cuộc đời xây dựng được mối quan hệ với người khác là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống mỗi người. Người bình thường cũng mong muốn có quan hệ với người khác và khi có những nhu cầu riêng tư. muốn thỏa mãn, cần qua việc tương giao, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Muốn có thành công trong sự nghiệp, muốn có hạnh phúc gia đình, muốn có tình cảm bạn bè đều tùy thuộc vào việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ với người khác. Nói khác đi cuộc sống của mỗi chúng ta ngày càng hoàn chỉnh, phong phú, có ý nghĩa và ta cảm thấy thõa mãn hay hay không tùy thuộc vào phẩm chất của mối quan hệ giữa ta với người khác. “Con người không thể sống, lao động thỏa mãn các nhu cầu các tinh thần vật chất của mình mà không có giao tiếp với người khác” [19]. + Đối với sự hình thành nhân cách người thầy giáo giao tiếp cũng là một điều kiện không thể thiếu được: - Nhân cách SV không chỉ biểu hiện trong giao tiếp mà trong một mức độ nhất định nó còn được hình thành với ảnh hưởng của giao tiếp. Trong quá trình học tập ,tu dưỡng rèn luyện và giáo dục ở trường Cao đẳng và Đại học giao tiếp đóng vai trò là người điều chỉnh hoạt động của người giáo viên và là phương tiện hình thành tiêu chuẩn đạo đức, giá trị của SV. - Trong nhà trường sư phạm nơi đào tạo những người thầy, cô giáo tương lai giao tiếp có vai trò rất to lớn đối với sự hình thành nhân cách người thầy giáo. Với đặc thù
  • 14. 14 nghề nghiệp, người thầy giáo cần phải có năng lực sư phạm trong đó không thể thiếu được năng lực giao tiếp sư phạm. Năng lực xuyên việt này chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động giao tiếp của SV sư phạm của thầy giáo và cô giáo đang trực tiếp làm công tác giảng dạy và giáo dục họ, với bạn bè cùng học tại trường sư phạm, với những học sinh phổ thông. - Trong quá trình học tập tại trường sư phạm, SV sẽ tham gia vào nhiều loại hình hoạt động khác nhau như: sinh hoạt, ngoại khóa, thể dục, thể thao, lao động... Qua việc tham gia vào các loại hoạt động này SV sẽ xây dựng và thể hiện các mối quan hệ giao tiếp với thầy giáo vô giáo với bạn bè trong khoa, lớp, tổ, với cán bộ và công nhân viên nhà trường... Các SV sẽ học được ở các đối tượng giao tiếp, cách giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ, trong hoạt động sư phạm. Chính trong quá trình giao tiếp này, SV sẽ nhận biết được trình độ, khả năng giao tiếp của mình, từ đó điểu chỉnh giao tiếp của bản thân và các phẩm chất đạo đức và hành vi đạo đức phù hợp với mục tiêu của nhà trường sư phạm. Tóm lại: Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp có vai trò to lớn đối với sự hình thành nhân cách người giáo viên trong nhà trường sư phạm nếu không có sự giao tiếp giữa SV với giáo viên, với bạn bè, với cán bộ công nhân viên trong nhà trường thì không có sự hình thành và phát triển nhân cách người giáo viên tương lai. 3.2. KN giao tiếp 3.2.1. Khái niệm kỹ năng KNGT là hệ thống các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ nói) được con người phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo kết quả cao trong hoạt động có sự tiếp xúc giữa con người với con người, với sự tiêu hao năng lượng và cơ bắp ít nhất; trong những điều kiện thay đổi, ngôn ngữ nói là ngôn ngữ được hướng vào người khác, được biểu hiện bằng âm thanh, được phân tích qua thính giác. Ngôn ngữ nói là phương tiện chủ yếu của con người trong giao tiếp, nó là thông tin chính về con người, về trạng thái của họ, về đặc điểm tâm lý của cá nhân.
  • 15. 15 KN là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Để giải thích nguồn gốc hình thành KN có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn 2 lý thuyết về phản xạ có điều kiện (được hình thành trong cuộc sống thực tế cá nhân) và phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà sinh ra đã sẵn có). Trong đó KN cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là KN được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Vd: KN giao tiếp, KN quản trị chỉ được hình thành trong hoạt động công việc của một cá nhân. Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi phải thỏa mãn những KN tương ứng. Vd: nghề tư vấn thì tương ứng là nhà tư vấn phải có những KN tư vấn; nghề luật sư thì phải có KN hành nghề luật sư….Như thế bất kì hoạt động hay nghành nghề nào mà chúng ta tham gia thì chúng ta đều phải đáp ứng những KN mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi. Các hình thái đặc điểm của KN giao tiếp: Theo định nghĩa ở trên, các bạn có thể thấy chúng ta giao tiếp hàng ngày hàng giờ dưới nhiều hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp bằng nhiều hình thức như nói, viết, báo cáo, hay gửi thư… Mặc dù có nhiều định nghĩa quan niệm khác nhau về KNGT nhưng nói chung mọi người đều cho rằng giao tiếp là phải xây dựng thông điệp và gửi đi với hi vọng người nhận sẽ hiểu được thông điệp đó, từ những lý do trên chúng ta có thể dùng những KNGT phù hợp trong từng hoàn cảnh để có hiệu quả nhất. Các hình thức trong KN giao tiếp: Có 4 hình thức như sau: Giao tiếp với chính bản thân: tự đưa ra thông tin, tự cảm nhận (suy ngẫm) và cải thiện bản thân. Giao tiếp nhân cách giữa hai cá nhân với nhau: trong họctập, công việc cũng như trong tình cảm, đời sống.
  • 16. 16 Giao tiếp nhóm giữa các cá nhân trong một nhóm: cần có thái độ nhã nhặn, hòa đồng, luôn biết lắng nghe và đưa ra những ý kiến phù hợp cho công việc mà nhóm đang thực hiện, hoàn thành tốt công việc được giao và giúp những thành viên khác nhằm thúc đẩy tiến trình của công việc đem lại hiệu quả tốt nhất, mà không gây ra mâu thuẫn lẫn nhau. KNGT trong tổ chức: giao tiếp giữa các nhóm với nhau để hoàn thành công việc chung của tổ chức đưa ra. Trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề về kỹ năng, khái niệm KN trong các công trình nghiên cứu được bàn luận dưới góc độ của hoạt động. V.A Kruchesxki coi KN “là phương thức thực hiện hoạt động”. K.K Platônov coi KN là “KN của con người thực hiện một hoạt động hay một hành động bất kỳ”. I.A Dimnhia coi KN như “trình độ tối ưu hoàn thiện như một hoạt động chung có thể được xác định như khả năng sáng tạo” A.A Lê oonchiev cho rằng “KN là khả năng thực hiện hành động này hay hành động kia theo các tham số tối ưu của hành động, tức là theo phương thức tốt nhất như sự thực hiện hành động tương ứng với mục đích và điều kiện diễn ra của hành động”. T.L Catinôva và A.N Su kin hiểu KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu được và những kỹ xảo có được vào những tình huống khác nhau của giao tiếp. Theo từ điển “Từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân: “KN là khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn”. Theo TS Bùi Ngọc Ánh khái niệm KN có thể bao gồm các nội dung sau: + KN là một khả năng của con người có thể thực hiện một hành động. KN gắn liền với một công việc nào đó hoặc một hành động cụ thể nào đó. Khi ta nói KN là nói KN thực hiện một công việc hoặc hoạt động cụ thể như: KN giải bài tập, KN nói, KN đánh bóng, KN giao tiếp... + KN được hình thành từ nhận thức và sự tập luyện. Muốn có KN trước hết phải nhận thức được công việc, nhận thức được cách thức thực hiện được các thao tác... sau đó
  • 17. 17 là thực hiện các thao tác đó, tập luyện khi có thể thực hiện được công việc đó, ta có KN về công việc đó. + KN được nẩy sinh hình thành và phát triển trong hoạt động lao động nên có cấu trúc và đăc điểm của KN riêng biệt và hoạt động nói chung. KN mang tính kỹ thuật của hành động và là thành phần không thể thiếu của tài năng con người. + Nét đăc trưng cơ bản của KN là tính mục đích, là sự đòi hỏi tập trung chú ý, các thao tác, tập luyên. Như vậy, KN là khả năng có được của con người có thể thực hiện hành động nhằm đạt mục đích đã đề ra. 3.2.2. Các loại KN giao tiếp Trong thực tế có nhiều KNGT song trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số KN sau: Một là, KN tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ Là khả năng tiếp xúc, tiếp cận, thiết lập các mối qua nhệ với mọi người ở mọi nơi mọi lúc và trên mọi đối tượng. Người xưa có câu “vạn sự khởi đầu nan”. Giao tiếp cũng vậy, giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp xúc, thiết lập mối quan hệ ngay từ đầu, làm sao để quan hệ, làm quen với người khác, biết cách nói chuyện, làm việc với người khác, làm cho họ đối xử, quan hệ với mình một cách cởi mở, không từ chối, không xa lánh, giả mạo... Hai là, KN lắng nghe Là khả năng tập trung chú ý, hướng hoạt động của các giác quan để lắng nghe và hiểu được những thông tin trong quá trình giao tiếp. KN lắng nghe biểu hiện ở việc nhìn vào mặt người nói, im lặng, hoặc đôi khi có cử chỉ khích lệ, gợi ý, động viên người nói (gật đầu, nét mặt rạng rỡ, nói “vâng”, “đúng rồi”, “nên như thế”, “tôi cũng nghĩ như vậy”, hoặc có nụ cười thân thiện...). KN lắng nghe còn biểu hiện ở sự phân biệt đúng, sai qua những thay đổi của âm tiết, ngữ điệu, cách dùng từ đồng nghĩa, câu, nhịp điệu âm thanh, cách diễn đạt, ngữ pháp. Như vậy KN lắng nghe là khả năng hướng về đối tượng với tất cả khả năng nhận thức của chủ thể, vừa bằng giác quan, trí tuệ, vừa băng con tim. Lắng nghe là nhận thức lời nói của người kia để hiểu ý ghĩa, nội dung của lời nói và đi đến hiểu
  • 18. 18 con người của đối tượng. Lắng nghe không chỉ là nghe âm thanh mà đòi hỏi phải nghe từng lớp ý nghia của lời nói. Theo BS Đăng Phương Kiệt thì lắng nghe có nghĩa là giải mã được ý nghĩa của tâng dưới của thông tin chứ không phải hoàn toàn dựa vào ý nghĩa hiển nhiên hoặc nông cạn. Để lắng nghe tốt đòi hỏi phải nghe bằng lỗ tai thứ ba. Ba là, KN kiềm chế Là khả năng làm chủ nhận thức, thái độ, hành, phản ứng của mình. Ba thành phần này phải phối hợp nhịp nhàng, hợp lý, nhiều khi sự phối hợp ngày tưởng chưng như tự động, ngẫu nhiên có lúc tưởng chừng như thói quen mà chủ thể không kịp nhận thức. KN kiềm chế biểu hiện ở việc biết tự chủ hành vi, biết kiềm chế cảm xúc và tình cảm của mình một cách hợp lý. Nghĩa là chủ thể nhận thức được chủ thể của hành vi và phản ưng của bản thân mình, thậm chí biết che giấu tâm trạng khi cần thiết. Bốn là, KN diễn đạt Là khả năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để trình bày những suy nghĩ, ý kiến của mình cho người khác hiểu, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc, logic. Khả năng diễn đạt còn biểu hiện ở ngữ điệu, giọng nói, cách dùng từ sao cho phù hợp với nội dung giao tiếp. Năm là, KN ứng xử linh hoạt Là khả năng con người có được những phản ứng, hành vi nhằm lĩnh hội và truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất trong những tình huống giao tiếp nhất định. Hay nói cách khác KN ứng xử linh hoạt là khả năng xử lý những tình huống giao tiếp một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Sáu là, KN thuyết phục đối tượng giao tiếp Là khả năng làm cho người khác nghe và tán thành ý kiến của mình, tin tưởng vào những luận điểm của bản thân mình. Thuyết phục còn là khả năng làm cho người khác hiểu ra ý kiến của họ là đúng hay sai và có khả năng làm cho họ thay đổi ý kiến. Bảy là, KN nhận thức nhạy bén Là khả năng phát hiện nhanh chóng những diễn biến của quá trình giao tiếp, phát hiện những thay đổi về cử chỉ, điệu bộ, màu sắc... trên nét mặt và tư thế toàn thân của đối tượng để có thể đi đến nắm bắt về những thay đổi bên trong của họ. KN nhận thức tinh tế
  • 19. 19 đòi hỏi chủ thể phải tinh tế, tinh ý và có kinh nghiệm trực giác, có tư duy linh hoạt, thực tiễn, sáng tạo, có khả năng suy xét, phán đoán, có lối sống phong phú. Tám là, KN chủ động điều khiển quá trình giao tiếp Là khả năng điều khiển chủ thể và đối tượng giao tiếp. Điều khiển bản thân nghĩa là có cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nụ cười, hành vi, phản ứng phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích, nội dung và nhiệm vụ giao tiếp. KN điều chỉnh bản thân ở việc hướng phản ứng, hành vi của mình theo mục đích, nội dung, nhiệm vụ giao tiếp. Điều khiển người khác là phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu, ước muốn của đối tượng giao tiếp đồng thời phải nắm được tại thời điểm này đối tượng cần gì, muốn gì, lúc đó cần lựa chọn thời cơ để giao tiếp tốt nhất. Tóm lại KN điều khiển là khả năng sử dụng những tri thức khoa học, vốn sống, nghề nghiệp cá nhân, sự rèn luyên kiên trì, với thái độ thiện cảm, tình yêu thương con người để mở đầu, duy trì và kết thúc quá trình giao tiếp. 3.2.3 Tầm quan trọng của KN mềm (đặc biệt là KN giao tiếp) với SV Trong cuộc sống: Giao tiếp xã hội giữa con người với con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên một nền tảng của xã hội loài người. Có thể nói giao tiếp xã hội là một trong những thuộc tính đặc biệt và duy nhất giúp loài người khác biệt so với các sinh vật khác. Đó là sự tương tác giữa con người với con người với một số cá nhân, tập thể hoặc cộng đồng. Có thể nói con người không thể sống mà thiếu đi sợi dây liên kết với xung quanh. Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc tạo ra kết nối ngày càng mở rộng. Điều đó làm cho sự tương tác của con người với con người không chỉ theo chiều rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu. Do đó, ngoài các KN giao tiếp, con người còn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều KN như: KN làm việc nhóm, KN tư duy sáng tạo, KN học và tự học, KN lãnh đạo bản thân,…KN mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, người già người trẻ, cho dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đã đi làm. Với các bạn SV, việc học tập trau dồi KN mềm lại càng quan trọng. Khi trở thành SV, môi trường thay đổi. Khi còn là
  • 20. 20 một học sinh, chúng ta chỉ biết học thế nào cho giỏi, để đậu vào đại học. Được bố mẹ lo lắng chu đáo cho từng cái ăn cái mặc, cho nên chúng ta cũng ko mấy quan tâm đến thế giới bên ngoài. Nhưng khi trở thành một SV lại khác, chúng ta phải tự học, làm quen với cuộc sống tự lập, nhất là các SV đi học xa nhà. SV phải làm quen với cuộc sống mới, với những con người mới đến từ những vùng miền khác nhau. Không chỉ làm quen với cuộc sống mới mà các bạn còn làm quen với phương pháp học tập mới. Nếu các bạn vẫn áp dụng phương pháp hôc tập như phổ thông: đến lớp nghe cô giáo giảng, ghi chép bài, chỉ học tập và làm bài tập theo đúng yêu cầu của thầy cô giáo đưa ra, không có bất kỳ sự sáng tạo nào khác trong học tập thì việc học tập như vậy ở đại học của bạn sẽ không mang lại cho bạn kết quả học tập cao như bạn mong muốn. Để đạt được kết quả học tập cao trong trường đại học, ngoài việc lắng nghe thầy cô giáo giảng, tiếp thu ý kiến của thầy cô, bạn còn cần phải tự mình nghiên cứu những tài liệu liên quan đến học tập, và bạn cần phải sáng tạo trong học tập. Môi trường học đại học yêu cầu bạn không chỉ tiếp thu ý kiến từ phía thầy cô mà bạn cần phải nêu lên ý kiến của chính mình, điều này cần bạn tự tin trong giao tiếp. Hơn thế nữa hiện nay rất nhiều trường đại học đào tạo theo hình thức tín chỉ yêu cầu KN học và tự học của SV với những buổi thuyết trình cũng như phản biện rất sôi nổi và bổ ích trên lớp. Vậy nếu như bạn không tự tin, không trau dồi KN thuyết trình, làm việc nhóm, mạnh dạn nói trước đám đông cũng như KN học tập, bạn có thể đạt được kết quả tốt không? Trong môi trường làm việc sau này: KN mềm đóng vai trò chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang bị những phương pháp làm việc có khoa học, nhanh chóng. Người đã được trang bị KN mềm biết phương pháp tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn, và hòa nhập môi trường làm việc sản xuất một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đâu là điều làm nên sự thành công của một người thành đạt, phải chăng đó là do họ biết cách lắng nghe người khác, và biết nói người khác nghe. Qua đó chúng ta có thể thấy KN giao tiếp, vai trò của giao tiếp rất quan trọng, đó là hành trang không thể thiếu của một người thành công.
  • 21. 21 Xã hội ngày càng phát triển, song song với sự phát triển đó là một sự cạnh tranh gay gắt. Nếu như bạn có một chuyên môn giỏi, bạn nhiệt huyết, làm hết mình vì công việc thì vẫn chưa đủ để bạn có được một vị trí phù hợp với năng lực của bạn. Phải chăng khi đó bạn càng nổ lực nhiều hơn, làm việc chăm chỉ hơn, ra sức học hỏi thật nhiều với hi vọng đó sẽ là kinh nghiệm, kiến thức giúp bạn thăng tiến cao hơn. Nhưng bạn ơi, cho dù kinh nghiệm chuyên môn của bạn giỏi đến đâu, kiến thức có uyên sâu đến đâu đi chăng nữa. Nếu như bạn không biết cách thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm, những đống tài liệu của mình cho thầy cô hay đống hồ sơ cho sếp biết thì cũng như không, hoặc thậm chí bạn dốc hết sức lực có được để làm hàng tá việc cho nhà trường, lớp hay công ty mà lại quên đến việc trao đổi, trò chuyện qua lại với mọi người cùng làm việc với bạn, không có sự giúp đỡ hay tin cậy của mọi người xung quanh thì bạn cũng khó mà gặt hái được thành công. Vì vậy vai trò của giao tiếp trong học tập,công việc, trong cuộc sống hằng ngày rất quan trọng không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại đầy cạnh tranh. Một giáo viên có thể mãi là giáo viên nếu như họ không biết cách truyền đạt bài giảng của mình một cách vui tươi, sinh động dễ hiểu đến học sinh của mình. Một nhà quản lý sẽ không được trọng dụng nếu như anh ta không biết cách diễn đạt, truyền tải những ý tưởng chiến lược kinh doanh của mình lên cấp trên, và cũng như truyền đạt kế hoạch thực hiện cho cấp dưới. Trong công việc người ta cần có kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện, nhưng muốn được người khác hiểu, khuất phục, làm theo thì bạn cần có KNGT tốt. Vì vậy có thể nói vai trò của giao tiếp là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh thành công chung của mọi cuộc đời trong mọi hoàn cảnh. Vai trò của giao tiếp trong đời sống hằng ngày, trong công việc quá rõ ràng đến nỗi không cần phải nói nhiều. Nhưng để có được một KNGT tốt thì khó mà đạt được. Đôi khi cũng là một sự việc, ví dụ như va quẹt xe chẳng hạn. Nhưng có người cư xử bằng cách chửi mắng nhau dẫn đến bạo lực, nhưng có người lại giải quyết bằng cách xin lỗi một cách nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ. Sức mạnh của lời nói, vai trò của giao tiếp rất ghê gớm. Nó có thể dẫn đến sự chia rẻ chỉ vì một câu nói diễn đạt không rõ ràng đi cùng một hành động đầy hàm ý, hoặc làm cho một tập thể trở nên đoàn kết hơn nhiều.
  • 22. 22 Con người dành 70% thời gian thức để giao tiếp, vì vậy KNGT hàng ngày hàng giờ có tầm quan trọng rất lớn để tạo ra các mối quan hệ giữa người với người, giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Giúp con người không chỉ hiểu người khác mà còn hiểu chính bản thân mình. Nhờ có giao tiếp mà con người có thể bộc lộ nhân cách của mình, và nhân cách ấy cũng được hình thành và phát triển hơn trong quá trình giao tiếp có hiệu quả. Giao tiếp tốt tức là KNGT tốt sẽ tạo sự đoàn kết, tạo các mối quan hệ gần gũi, thân mật, tốt đẹp và sẽ thuận lợi hơn trong tập thể. Không chỉ dừng ở đấy, KNGT tốt sẽ làm giảm sự tự ti của bản thân, giúp các bạn tự tin khẳng định mình trong mọi công việc, học tập, tiến tới thành công và dạng dĩ trong mọi hoạt động giao tiếp. Song song đó, nhờ có KNGT tốt mà mọi công việc cũng như học tập đều đem lại kết quả khả quan. Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kỳ sự quan hệ nào của nhân loại. Và KNGT là phương tiện tiên quyết cho sự thành bại trong giao tiếp. Giao tiếp tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công.
  • 23. 23 KẾT LUẬN Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách người thầy giáo nói riêng. Vì vậy việc rèn luyện và hình thành KNGT cho SV, những thầy cô giáo tương lai là một vấn đề rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường sư phạm. Đề tài này sẽ sử dụng khái niệm về tám loại KNGT đã nêu trên để thực hiện thiết kế các câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến đối với mẫu khảo sát SV. Trong mỗi loại KNGT này, đề tài sẽ chia ra các dấu hiệu, biểu hiện cụ thể để đo lường, trên cơ sở đó sẽ khái quát để làm rõ thực trạng KNGT của SV. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SV SƯ PHẠM Trong phần nội dung của chương thứ hai sẽ trình bày và phân tích về kết quả mẫu khảo sát và thực trạng KNGT của SV sư phạm tại trường Đại học Thủ Dầu Một, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. Trong mục thực trạng KNGT của SV, đề tài sẽ trình bày tám loại KN như khái niệm đã thao tác hoá trong chương thứ nhất về cơ sở lý luận. Trong mục các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNGT sẽ phân tích bốn nhóm yếu tố từ bản thân SV, gia đình, nhà trường và xã hội. Báo cáo sẽ tập trung so sánh theo ba ngành học, gồm có: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm lịch sử và Sư phạm tiểu học. Cuối chương hai là mục tiểu kết để làm cơ sở thực nghiệm trong chương thứ ba. 2.1. Mô tả về mẫu khảo sát Mẫu khảo sát gồm 130 SV đang học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, có cơ cấu như sau: Cơ cấu theo khoa và ngành đang học: khoa Xã hội & Nhân văn gồm 33 SV đang học ngành sư phạm văn (chiếm 25%) và 49 SV đang học ngành sư phạm lịch sử (chiếm 38%); 48 SV khoa Tiểu học mầm non đang học ngành sư phạm tiểu học (chiếm 37%) (xem bảng 1). Bảng 1. Khoa (ngành học) của SV Ngành học Khoa TỔNG XH&NV THMN
  • 24. 24 Tần số % Tần số % Tần số % Sư phạm văn 33 40% 0 0 33 25% Sư phạm tiểu học 0 0 48 100% 48 37% Sư phạm lịch sử 49 60% 0 0 49 38% TỔNG 82 100% 48 100% 130 100% Cơ cấu theo năm học: SV học năm thứ nhất chỉ thuộc về ngành sư phạm lịch sử có 49 SV, chiếm 38%. SV học năm thứ hai bao gồm cả hai ngành với 81 SV, chiếm 62%; trong số này có 33 SV ngành sư phạm văn và 48 SV ngành sư phạm tiểu học (xem bảng 2). Bảng 2. Năm học theo ngành học Ngành học Năm học thứ TỔNG Năm thứ nhất Năm thứ hai Tần số % Tần số % Tần số % Sư phạm văn 0 0 33 41% 33 25% Sư phạm tiểu học 0 0 48 59% 48 37% Sư phạm lịch sử 49 100% 0 0 49 38% TỔNG 49 100% 81 100% 130 100% Cơ cấu bậc học: có 81 SV bậc đại học thuộc ngành sư phạm văn và sư phạm lịch sử; 48 em còn lại học bậc cao đẳng thuộc ngành sư phạm tiểu học. Bảng 3. Bậc học theo ngành học Ngành học Bậc học TỔNG Đại học Cao đẳng Tần số % Tần số % Tần số % Sư phạm văn 32 40% 1 2% 33 25% Sư phạm tiểu học 0 0 48 98% 48 37% 49 60% 0 0 49 38%
  • 25. 25 Sư phạm lịch sử TỔNG 81 100% 49 100% 130 100% Cơ cấu giới tính: mẫu khảo sát có số SV nữ chiếm đa số với 122 SV tương ứng là 93,8%; số SV nam chỉ có 8 em chiếm tỷ lệ 6,2% (xem bảng 4). Bảng 4. Giới tính của SV Tần số Hợp lệ % Cộng dồn % Hợp lệ Nam 8 6.2 6.2 Nữ 122 93.8 100.0 TỔNG 130 100.0 Tóm lại, cơ cấu mẫu khảo sát có 82 SV thuộc khoa XH&NV, ngành sư phạm văn và sư phạm lịch sử, đang học năm thứ nhất và năm thứ hai, bậc đại học; số còn lại có 48 SV khoa THMN, ngành sư phạm tiểu học, đang học năm thứ hai, bậc cao đẳng. Về giới tính, đa số trong mẫu khảo sát đều là SV nữ, SV nam chiếm số ít. Mục tiếp theo sẽ mô tả kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức, thái độ, biểu hiện cụ thể thực hiện các KNGT của SV và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGT của họ. 2.2. Thực trạng KNGT của SV 2.2.1. Nhận thức của SV về KNGT Trên cơ sở thao tác hoá các khái niệm và phân chia thành tám loại KNGT trong chương cơ sở lý luận của đề tài này, phần kết quả khảo sát về nhận thức của SV được phân chia so sánh theo ngành học. Datenreihen1; Nam; 6,2; 6% Datenreihen1; Nữ; 93,8; 94% Nam Nữ
  • 26. 26 Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá định lượng về điểm số (đã trình bày trong tiểu mục phương pháp nghiên cứu) dưới đây. Điểm số 1-2.4 2.5-3.5 3.6-4.4 4.5-5 Đánh giá Dưới TB Trung bình Khá Giỏi Kết quả khảo sát nhận thức của SV về KNGT (xem bảng 5, biểu đồ 1) cho thấy: trong toàn bộ SV của mẫu khảo sát đều xếp hạng nhất được điểm trung bình 4 – đạt loại khá – là nhóm bộ ba các KN thiết lập mối quan hệ, lắng nghe và kiềm chế bản thân. Nhận thức về cả ba loại KNGT thiết lập mối quan hệ, lắng nghe và kiềm chế bản thân của SV ngành sư phạm tiểu học và sư phạm lịch sử đều đạt loại khá, trong khi đó nhóm SV ngành sư phạm văn chỉ đạt loại khá ở hai loại KN thiết lập mối quan hệ và lắng nghe. Bốn loại KN còn lại xếp hạng hai (hạng trung bình) vì đều đạt điểm trung bình là 3 điểm và không có sự khác nhau về nhận thức của SV ba ngành được khảo sát. Nhận thức về mỗi loại KN là tương đối đồng đều của mỗi SV trong nội bộ từng ngành học và trong toàn bộ mẫu khảo sát vì độ lệch chuẩn không có sự khác nhau đáng kể. Bảng 5. Điểm số đánh giá nhận thức của SV về KN giao tiếp Nhận thức về kỹ năng Ngành học TỔNG (n=130) Sư phạm văn (n=33) Sư phạm tiểu học (n=48) Sư phạm lịch sử (n=49) ĐTB Độ lệch chuẩn ĐTB Độ lệch chuẩn ĐTB Độ lệch chuẩn ĐTB Độ lệch chuẩn 1.1. Thiết lập mối quan hệ 4 1 4 1 4 1 4 1 1.2. Lắng nghe 4 1 4 1 4 0 4 1 1.3. Kiềm chế 3 1 4 1 4 1 4 1 1.4. Diễn đạt 3 1 3 1 3 1 3 1 1.5. Ứng xử linh hoạt 3 1 3 1 3 1 3 1 1.6. Thuyết phục 3 1 3 1 3 1 3 1 1.7. Nhạy bén 3 1 3 1 3 1 3 1 1.8. Chủ động giao tiếp 3 1 4 1 3 1 3 1 Biểu đồ 1. Điểm số đánh giá nhận thức của SV về KN giao tiếp
  • 27. 27 Kết quả phân tích về nhận thức các loại KNGT của toàn bộ mẫu SV được khảo sát sẽ làm rõ mức độ định tính về chủ đề này được mô tả tiếp sau đây (xem bảng 6 và biểu đồ 2). Theo đó, trong số ba loại KN đầu tiên thì mức độ nhận thức nhiều và rất nhiều thuộc về KN lắng nghe, thiết lập mối quan hệ và kiềm chế. Mức độ nhận thức không để ý, rất ít và ít có tỷ lệ cao thuộc về KN diễn nhạy bén, diễn đạt ứng xử linh hoạt, thuyết phục và chủ động. Bảng 6. Mức độ nhận thức về KNGT (%) Mức độ Nhận thức về KNGT (n=130) Thiết lập mối quan hệ Lắng nghe Kiềm chế Diễn đạt Ứng xử linh hoạt Thuyết phục Nhạy bén Chủ động điều khiển Không để ý 1.50 0.80 0.80 1.50 3.10 3.10 4.60 3.10 Rất ít 5.40 1.50 9.20 17.70 12.30 10.00 10.80 10.80 Ít 25.40 6.20 37.70 42.30 49.20 51.50 60.80 50.00 Nhiều 56.90 66.90 42.30 32.30 31.50 32.30 23.10 32.30 Rất nhiều 10.80 24.60 10.00 6.20 3.80 3.10 0.80 3.80 Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Biểu đồ 2. Mức độ nhận thức về KNGT (%) Sư phạm văn (n=33) Sư phạm tiểu học (n=48) Sư phạm lịch sử (n=49) Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 28. 28 Phân tích định tính chi tiết về mức độ nhận thức từng KNGT của SV cho thấy rõ từng nhóm SV của ba ngành sư phạm văn, sư phạm lịch sử và sư phạm tiểu học. Thứ nhất là, nhận thức về KN thiết lập mối quan hệ: SV ngành sư phạm văn có tỷ lệ mức độ nhận thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử. Bảng 7. Nhận thức KN Thiết lập mối quan hệ MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG Sư phạm văn Sư phạm tiểu học Sư phạm lịch sử Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Không để ý 2 6 0 0 0 0 2 2 Rất ít 3 9 0 0 4 8 7 5 Ít 9 27 13 27 11 22 33 25 Nhiều 14 42 32 67 28 57 74 57 Rất nhiều 5 15 3 6 6 12 14 11 TỔNG 33 100 48 100 49 100 130 100 Thứ hai là, nhận thức về KN lắng nghe: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử. Bảng 8. Nhận thức KN Lắng nghe Rất nhiều Nhiều Ít Rất ít Không để ý
  • 29. 29 MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG Sư phạm văn Sư phạm tiểu học Sư phạm lịch sử Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Không để ý 0 0 1 2 0 0 1 1 Rất ít 0 0 2 4 0 0 2 2 Ít 6 18 0 0 2 4 8 6 Nhiều 23 70 29 60 35 71 87 67 Rất nhiều 4 12 16 33 12 24 32 25 TỔNG 33 100% 48 100 49 100 130 100 Thứ ba là, nhận thức về KN kiềm chế: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử. Bảng 9. Nhận thức về KN Kiềm chế MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG Sư phạm văn Sư phạm tiểu học Sư phạm lịch sử Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Không để ý 1 3 0 0 0 0 1 1 Rất ít 3 9 5 10 4 8 12 9 Ít 16 48 12 25 21 43 49 38 Nhiều 13 39 23 48 19 39 55 42 Rất nhiều 0 0 8 17 5 10 13 10 TỔNG 33 100 48 100 49 100 130 100 Thứ tư là, nhận thức về KN diễn đạt: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận thức cao hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử. Bảng 10. Nhận thức về KN Diễn đạt MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG Sư phạm văn Sư phạm tiểu Sư phạm lịch sử Tần số % Tải bản FULL (60 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 30. 30 học Tần số % Tần số % Tần số % Không để ý 1 3 0 0 1 2 2 2 Rất ít 5 15 7 15 11 22 23 18 Ít 11 33 21 44 23 47 55 42 Nhiều 13 39 18 38 11 22 42 32 Rất nhiều 3 9 2 4 3 6 8 6 TỔNG 33 100 48 100 49 100 130 100 Thứ năm là, nhận thức về KN ứng xử linh hoạt: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận thức cao hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử. Bảng 11. Nhận thức về KN Ứng xử linh hoạt MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG Sư phạm văn Sư phạm tiểu học Sư phạm lịch sử Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Không để ý 1 3% 1 2% 2 2% Rất ít 5 15% 7 15% 11 22% 23 18% Ít 11 33% 21 44% 23 47% 55 42% Nhiều 13 39% 18 38% 11 22% 42 32% Rất nhiều 3 9% 2 4% 3 6% 8 6% TỔNG 33 100% 48 100% 49 100% 130 100% Thứ sáu là, nhận thức về KN thuyết phục: SV ngành sư phạm văn có mức độ nhận thức thấp hơn ngành sư phạm tiểu học và ngành sư phạm lịch sử. Bảng 12. Nhận thức về KN Thuyết phục MỨC ĐỘ Ngành học TỔNG Sư phạm văn Sư phạm tiểu học Sư phạm lịch sử Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Không để ý 0 0 0 0 4 8% 4 3% Rất ít 4 12% 2 4% 7 14% 13 10% Ít 20 61% 24 50% 23 47% 67 52% Nhiều 8 24% 22 46% 12 24% 42 32% Rất nhiều 1 3% 3 6% 4 3% TỔNG 33 100% 48 100% 49 100% 130 100% 8444054