SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 21
Baixar para ler offline
7
PHẦN I.
ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
VỀ PHƯƠNG PHÁP
HỌC VÀ ÔN THI MÔN
LỊCH SỬ
8
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 và 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực
hiện hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử, việc thay đổi hình thức
thi đã tác động lớn đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học.
Sự thay đổi phương pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là
các em học sinh lớp 12 băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp
ôn thi, phương pháp làm bài thi như thế nào để có kết quả tốt nhất.
Sự thay đổi này cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập,
hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.
Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Lịch
sử và thực tế từ kết quả hai kì thi THPT các năm trước cho thấy, rất nhiều em yêu
thích môn Lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi THPT quốc gia nhưng lại khó
khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh rất tự tin
vào kiến thức của mình, kể cả một số em từng ôn thi HSG nhưng vẫn lúng túng khi
xác định và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm, chính vì vậy kết quả thi thường
không tương xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần phải điều chỉnh
những gì để khắc phục những hạn chế trên?
Lịch sử là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ
giải đề trắc nghiệm. Môn sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn.
Muốn có một kì thi tốt các em cần nắm vững những định hướng sau đây:
1. Phương pháp học
Một trong những vấn đề mà đa số Thầy/Cô và các em học sinh quan tâm chính
là phương pháp học môn Lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực tế quá
trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi THPT quốc gia, chúng tôi nhận thấy
tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian
mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi
phương pháp lại đều có những ưu - nhược điểm khác nhau mà không phải trong
trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trong
I PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
9
phương pháp học môn lịch sử, các em có thể tham khảo những cách học sau đây
và chọn ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình.
-	 Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập.
-	 Nắm chắc kiến thức cơ bản theo SGK.
-	 Phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể, “chia để học”.
-	 Phân bổ thời gian học hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique).
-	 Phương pháp học 5W
-	 Học theo phương pháp cuốn chiếu.
-	 Sử dụng sơ đồ tư duy.
-	 Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ.
-	 Xem phim tư liệu, sử dụng kênh hình, đồ dùng trực quan.
-	 Nguyên tắc: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
-	 Học nhóm.
-	 Sử dụng điện thoại thông minh.
-	 Giải trí
 Việc nắm vững các phương pháp trên và chọn cho mình các phương pháp
phù hợp nhất là đúng với tiêu chí khi ôn thi THPT Quốc gia của chúng tôi.
Học tự luận để thi trắc nghiệm.
Bước đầu tiên, cần xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể
cho việc học.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có đến trên 90% các em học sinh chọn
môn Lịch sử với quan điểm “học để thi”, số còn lại chọn môn sử vì đam mê. Vì vậy
trước khi bắt đầu quá trình ôn tập, các em cần xác định rõ mục tiêu, quyết tâm học
tập của mình.
Để chọn môn Lịch sử làm môn thi THPT Quốc gia và là môn trong tổ hợp
xét tuyển, cần xác định rõ đây là môn học khó, cần được đầu tư nhiều thời gian
và nhất thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em nên đặt
ra điểm số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi giai đoạn
trong quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác định mục
tiêu ở giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có thể căn cứ
vào làm các đề thi thử trên mạng, nhất là của các trường chuyên hoặc đề minh họa
của Bộ Giáo Dục.
10
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Cần xác định quyết tâm cao độ trong việc học, bởi nếu không có đam mê
thì việc học một môn khó như Lịch sử là điều nhiều em học sinh rất ngại. Trong
quá trình học các em cần xây dựng thời gian biểu hợp lý và kiên quyết làm theo.
Thông thường, các em sẽ tự chia thời gian biểu cho việc học của mình, tuy
nhiên ngoài các môn khác, trong thời gian học chính khóa các em vẫn nên giành
cho môn sử thời gian ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để học. Đến giai đoạn nước rút các
em tăng tốc thì đã có một lượng kiến thức cơ bản tích lũy để làm nền tảng.
Về kiến thức cơ bản:
-	 Việc học và nắm vững kiến thức cơ bản môn Lịch sử là vô cùng quan
trọng, là chiếc chìa khóa để giải đáp tất cả những câu hỏi trong đề thi,
nhưng nhiều em vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cho mình một
phương pháp nắm vững kiến thức cơ bản hiệu quả.
-	 Trước hết cần loại bỏ tư tưởng Lịch sử là môn học thuộc lòng. Thực tế đề
thi THPT Quốc gia cho thấy, rất nhiều câu hỏi yêu cầu độ tư duy cao, biết
so sánh, phân tích, liên hệ thực tế… chứ không chỉ học thuộc lòng.
-	 Kiến thức cơ bản được coi như xương sống của một giai đoạn, tiến trình
lịch sử. Trong SGK cơ bản từ lớp 10 cho đến 12, toàn bộ các sự kiện, giai
đoạn, nhân vật lịch sử đều được trình bày thành các bài theo lối thông sử
hết sức cơ bản, do vậy cách tốt nhất để nắm kiến thức cơ bản là bám sát
SGK. Các em cũng cần xác định các phần sẽ giảm tải để loại bỏ nó ra
khỏi chương trình học, bởi đấy được coi là kiến thức không cơ bản, hoàn
toàn không có trong đề thi.
-	 Để nắm vững kiến thức cơ bản, trước hết học sinh cần có thái độ nghiêm
túc, tự học trước ở nhà, đọc trước SGK và các tài liệu cần thiết (nếu có).
Khi đến lớp chú ý nghe Thầy/Cô giảng những ý chính, coi đó là bộ khung
để xây dựng hệ thống kiến thức cho bản thân. Cần nắm vững kiến thức
theo các bước: Xác định bối cảnh lịch sử (nguyên nhân bùng nổ sự kiện,
hiện tượng) => Diễn biến sự kiện (nội dung chính) => Kết quả (kết quả
lớn nhất, kết quả cơ bản nhất…) => Ý nghĩa lịch sử của sự kiện, hiện
tượng (ý nghĩa lớn nhất, cơ bản nhất…) => Liên hệ thực tế đến hiện nay
(nếu có). Cuối cùng, nhất thiết các em phải học bài cũ, làm các bài tập ở
cuối bài theo hình thức tự luận dù thi trắc nghiệm, đó là cách nắm vững
kiến thức cơ bản tốt nhất.
11
-	 Về phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể.
Lịch sử là một quá trình, một chặng đường dài của nhân loại, của thời đại,
dân tộc… trong đó luôn có những mốc son đánh dấu những nội dung quan trọng,
mang tính bước ngoặt, bước phát triển, thậm chí bước thụt lùi. Việc chia nhỏ các
nội dung, giai đoạn và nắm vững các cột mốc sẽ giúp học sinh khái quát được các
vấn đề quan trọng của lịch sử.
Học là một phản xạ có điều kiện, các em học thuộc nhưng không ôn lại sau
một thời gian thì quên kiến thức. Đây là lỗi của đa phần các em học sinh khi áp
dụng phương pháp học từ đầu đến cuối SGK, sau đó quay vòng lại từ đầu. Để khắc
phục các em cần phân chia kiến thức sắp học ra thành nhiều giai đoạn nhỏ để dễ
học, thực hiện kế hoạch “chia để học”.
Lịch sử 12 từ năm 1945 đến 2000 bao gồm:
Lịch sử thế giới gồm các nội dung.
-	 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. (1945 - 1991)
-	 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000).
-	 Khu vực Đông Bắc Á.
-	 Đông Nam Á và Ấn Độ.
-	 Châu Phi và Mĩ Latinh.
-	 Các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản: Mĩ - Tây Âu -
Nhật Bản.
-	 Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh.
-	 Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ
XX.
-	 Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 - 2000.
Trong cả phần lịch sử thế giới 1945 đến 2000 nếu ở mức độ cao ta lại có thể khái
quát hóa thành 5 mục lớn gồm:
-	 Trật tự thế giới và quan hệ quốc tế 1945 đến 2000.
-	 Liên Xô và các nước Đông Âu, Liên bang Nga 1945 đến 2000.
-	 Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh 1945 đến 2000.
-	 Các nước tư bản chủ yếu 1945 đến 2000.
12
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
-	 Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
Phần Việt Nam từ 1919 - 2000 bao gồm các nội dung.
Giai đoạn 1919 - 1930:
-	 Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp và tác động của nó đến
kinh tế - xã hội Việt Nam.
-	 Phong trào yêu nước bao gồm phong trào của tư sản, tiểu tư sản (khuynh
hướng dân chủ tư sản), phong trào công nhân (khuynh hướng vô sản).
-	 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
-	 Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản và ba tổ chức cách mạng.
-	 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị.
Giai đoạn 1930 - 1945:
-	 Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
-	 Phong trào dân chủ 1936 - 1939
-	 Tình hình Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai.
-	 Các hội nghị Trung ương Đảng 11/1939 và tháng 5/1941.
-	 Quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám và khởi nghĩa từng phần.
-	 Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời nước VViệt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Giai đoạn 1945 - 1954:
-	 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày
19/12/1946.
-	 Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
-	 Các thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Pháp (chiến dịch Việt Bắc
1947, chiến dịch Biên Giới 1950, thay chiến dịch bằng chiến cuộc Đông
- Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954).
-	 Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
-	 Hiệp định Giơnevơ 1954 về Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở
Đông Dương.
13
Giai đoạn 1954 - 1975:
-	 Tình hình 2 miền Nam - Bắc sau hiệp định Giơnevơ.
-	 Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ (1954 -
1975).
-	 Hậu phương trong những năm kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975).
-	 Hiệp định Pari về Việt Nam 1973.
Giai đoạn 1975 - 2000:
-	 Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước.
-	 Đường lối Đổi mới của Đảng (1986 - 2000).
Việc phân chia thành các giai đoạn cụ thể sẽ giúp học sinh vừa nắm được
những nét chung nhất, xuyên suốt của sự phát triển lịch sử, vừa nắm được những
nét riêng, đặc điểm nổi bật của từng vấn đề, giai đoạn cụ thể.
Ví dụ: Giai đoạn 1919 - 1930. Trong sách giáo khoa được trình bày là phong
trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930, tuy nhiên nội dung của giai đoạn này nhiều hơn
thế, để cụ thể hóa chúng ta có thể chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn nhỏ ứng
với các mục tiêu kiến thức khác nhau.
Nếu lấy mốc 1925 để phân chia giai đoạn 1919 - 1930 thành 2 giai đoạn
nhỏ ta sẽ thấy.
Đối với phong trào dân tộc dân chủ, phong trào công nhân, năm 1925 đánh
dấu sự chuyển biến mới của phong trào đấu tranh, giai cấp công nhân bắt đầu bước
vào giai đoạn đấu tranh tự giác bằng sự kiện bãi công Ba Son tháng 8/1925.
Đối với phong trào dân tộc dân chủ và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, năm
1925 đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ
chức, cán bộ cho việc thành lập Đảng bằng sự kiện thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên tháng 6/1925.
Như vậy lấy mốc 1925 là hợp lý.
Vì vậy, khi phân chia thành các giai đoạn lịch sử ứng với các mốc sự kiện
cụ thể, nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao lại chia như vậy, việc lấy mốc
sự kiện đó có ý nghĩa gì. Khi đó chúng ta sẽ tự hình thành cho mình khả năng phân
chia giai đoạn lịch sử trong cả một quá trình chung.
14
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Mục lục là phần tổng quan tất cả chương trình học, bao nhiêu bài ứng với
bấy nhiêu luận điểm chính nhất cần phải nắm. Trước khi học các nội dung cụ thể,
các em cần đọc kỹ phần mục lục để xác định những nội dung mình sẽ học.
Tiếp theo, trước khi làm đề cương các em cần đọc tiếp phần chữ nhỏ bên
dưới tên bài, đây là phần chứa đựng những thông tin tóm tắt về những nội dung
chính của bài học. Phần cuối sau khi đọc xong là làm đề cương, làm sao ngắn gọn
dễ hiểu để học lấy khung sườn trước tiên sau mới học kĩ chuyên sâu nâng cao khi
vững cơ bản.
Phân bổ thời gian hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique).
Đây là phần khó nhất trong ôn thi - phân bổ thời gian cho các môn học.
Với môn lịch sử, mức độ tư duy trong đề thi ngày càng cao, dẫn đến việc chúng ta
phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học.
Đa phần, học sinh dành quá nhiều thời gian cho học thêm, học thêm dàn
trải nhiều môn dẫn tới mất trọng điểm, các em cần xác định môn thi chính thức
của mình trong các tổ hợp xét tuyển, môn nào mình yếu nhất để có cách sắp xếp
thời gian hợp lý. Thêm nữa cần tôn trọng nhịp đồng hồ sinh học của bản thân,
không học quá sức.
Với môn lịch sử, các em nên hạn chế việc học thêm quá nhiều, sắp xếp
thời gian tự học và học nhóm. Thời gian tự học vẫn là quan trọng nhất. Và trong
thời gian này, để đẩy năng suất lên cao nhất, hãy sử dụng phương pháp cà chua
(Pomodoro Technique). Không nên học một mạch 4 - 5 tiếng, hoặc thức xuyên đêm,
mà chia quỹ thời gian của bạn ra từng quãng ngắn 30 phút (Pomodoro), và chỉ tập
trung học một thứ trong quãng này. Sau 30 phút, bạn sẽ nghỉ 5 phút rồi tiếp tục, và
cứ sau 4 Pomodoro, hãy giải lao 25 - 30 phút. Phương pháp này sẽ hạn chế tối đa
việc các em học quá sức hoặc thức trắng đêm nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái
“nửa tỉnh nửa mê” và phải ngủ bù để “hồi sức”. Nhiều người gọi đây là hiện tượng
“phấn khích ảo”, nghĩa là có thể học với tinh thần hăng say chỉ tại một thời điểm
nhất định mà thôi. Trong khi đó ôn luyện là cả một quá trình dài, đường xa nên đi
chậm mà chắc.
Ví dụ. Khi học giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 - 1930, các em có thể
phân bổ thời gian như sau:
1.	 30 phút đầu tiên đọc toàn lướt qua toàn bộ nội dung của giai đoạn.
2.	 Nghỉ ngơi 5 phút.
15
*Phương pháp 5W.
3.	 30 phút tiếp theo tìm hiểu về cuộc khai thác thuộc địa, chú ý đến nguyên
nhân, nội dung, điểm mới của cuộc khai thác.
4.	 Nghỉ ngơi 5 phút.
5.	 30 phút tiếp theo tìm hiểu về tác động của cuộc khai thác thuộc địa đối
với sự phân hóa xã hội, đánh giá khả năng cách mạng của từng giai cấp,
có thể tự xếp mình vào giai cấp tiểu tư sản để tự đánh giá.
6.	 Nghỉ ngơi 5 phút.
7.	 30 phút tiếp theo tìm hiểu về các mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội
Việt Nam, nguyên nhân sự xuất hiện các mâu thuẫn đó.
8.	 Nghỉ ngơi 5 phút.
9.	 30 phút tiếp theo đọc lại nội dung 1 và 2…
10.	… Lặp lại như ban đầu.
Đây là phương pháp học lịch sử căn bản nhất, giúp học sinh có cái nhìn
tổng quan về các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật. Qua đó hình thành hệ thống
kiến thức cơ bản. Phương pháp 5W là viết tắt của các câu hỏi trong tiếng Anh gồm:
- What? Cái gì? Học sinh nắm được sự kiện lịch sử gì? Tên gọi của sự kiện
đó.
- Where? Ở đâu? Sự kiện đó diễn ra ở địa điểm lịch sử nào?
- Who? Ai? Nhân vật lịch sử nào được gắn với sự kiện, vai trò, đóng góp của
nhân vật đó với sự hình thành, phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử?
- When? Khi nào? Sự kiện, hiện tượng đó diễn ra vào thời điểm nào? Có thể
là sự kiện cụ thể có mốc thời gian chính xác, cũng có khi chỉ có mốc thời
gian tượng trưng hoặc mang tính giai đoạn.
- Why? Tại sao? Các em có thể giải thích về các vấn đề có liên quan như
nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tác động, vai trò, vị trí, tính chất, đặc điểm,
đóng góp…của nhân vật, sự kiện, hiện tượng, giai đoạn lịch sử.
Trong 5W trên, Why là phần quan trọng nhất mà các em cần chú trọng giải
quyết, bởi khi trả lời được các câu hỏi trên, các em sẽ hình thành được tư
duy cho mình để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
16
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Ví dụ. Khi học về Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930,
các em đặt các câu hỏi và giải quyết tuần tự như sau.
What? Cái gì? Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Where? Ở đâu? Bán đảo Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.
Who? Ai? Nguyễn Ái Quốc chủ trì, và 6 đại biểu của các tổ chức cộng sản
trong và ngoài nước.
When? Khi nào? Họp từ 6/1/1930 đến 8/2/1930 các đại biểu về nước.
Why? Tại sao? Các em sẽ trả lời các câu hỏi. Tại sao lại tổ chức hội nghị
hợp nhất? Tại sao lại diễn ra ở Hương Cảng, Trung Quốc? Tại sao Nguyễn
Ái Quốc chủ trì hội nghị? Tại sao đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam?
Tại sao hội nghị thành công?...vv
Qua đó các em sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sự kiện lịch sử Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản cũng như hiểu sâu sắc được bản chất của sự
kiện trên, đánh giá được tác động, vai trò, vị trí của hội nghị cũng như vai
trò của Nguyễn Ái Quốc…
Học theo phương pháp cuốn chiếu, lượt đi lượt về.
Khi xây dựng được hệ thống kiến thức cơ bản và có được đề cương bước
tiếp theo là học, học làm sao để quên ít nhất? Chúng ta có thể áp dụng phương
pháp sau:
- Bắt đầu học 5 bài rồi quay lại ôn bài 1, 2, 3.
- Học tiếp bài 6, 7, 8 xong quay lại ôn bài từ 1 - 5.
- Học tiếp bài 9, 10, 11 xong quay lại ôn các bài từ 1 - 8.
- Học bài 12, 13 quay lại ôn 1 lượt phần thế giới.
Cứ lần lượt như vậy cho đến hết các bài, khi học sang phần Việt Nam thì
các em đã ôn được khá nhiều lượt các bài đầu tiên và tương đối kĩ phần thế giới.
Khi đã nhớ phần học kĩ nên giảm thời gian ôn các phần này, tập trung học các
bài mới, ôn lại các phần mới học nhưng ít nhất một tuần các em phải xem lại các
phần đã học kĩ trước đó một lượt. Sau khi học xong, các em đảo ngược lại học từ
phần cuối lên để học kĩ những phần mới và ôn lại phần kiến thức đã học.
17
Có thể minh họa qua hình dưới đây
Hình số 1 là lượt học lượt đi, phần đầu to vì tập trung ôn nhiều hơn, các
phần sau sẽ giảm dần thời gian ôn.
Hình số 2 là lượt về, đầu trên to vì dành thời gian ôn tập trung những phần
mới học sao cho vững như những phần đầu tiên học, càng đổ về phía đầu to hình
1 thì càng nhọn do phần này chỉ ôn lại nên dành thời gian ít hơn.
Sử dụng sơ đồ tư duy.
Đối với mỗi giai đoạn lịch sử thường có những sự kiên lịch sử nổi bật gắn với
những nhân vật tiêu biểu, đánh dấu những bước phát triển (đôi khi là bước lùi) của
lịch sử. Từ đó có thể so sánh các giai đoạn lịch sử với nhau để rút ra những bài học
lịch sử, thấy được những nguyên nhân thành công hay thất bại gắn với công - tội
của các nhân vật lịch sử
Khi học sử phải tuyệt đối tuân theo phương pháp mình đã chọn, không học
nhảy cóc, lung tung dẫn tới rối loạn và lâu dần sẽ sợ học lịch sử.
Dùng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy sau khi học xong kiến thức cơ bản để tái
hiện cũng như tổng hơp kiến thức đã học là phương pháp học tốt dành cho các em
đã có nền tảng kiến thức tương đối.
Trong quá trình học áp dụng thêm phương pháp liên hệ ngang bằng. Các
em kẻ 1 trục thời gian ở giữa sau đó ghi mốc thời gian rồi chiếu ngang thế giới có
sự kiện gì, Việt Nam cùng thời gian đấy có sự kiện gì và tác động của sự kiện đó
đến Việt Nam thế nào.
1
2
18
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Ví dụ. Những năm 1929 - 1933 thế giới đang diễn ra cuộc đại khủng
hoảng kinh tế trong giới tư bản, Việt Nam có Đảng ra đời và phong trào cách mạng
1930 - 1931. Tác động: Cuộc khủng hoảng làm cho nhân dân ta thêm cùng cực
dưới ách thống trị của thực dân Pháp và đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến
bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Khi học tới mỗi giai đoạn, mỗi bài cần lưu ý, lấy bút đánh dấu (note) lại
những điểm quan trọng ví dụ như từ khóa, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm….Đây là
những phần cần được quan tâm, chú ý đặc biệt nhớ kĩ, không thể quên.
Một vấn đề quan trọng nữa trong việc sử dụng sơ đồ tư duy mà hầu hết học
sinh mắc phải đó là sử dụng sơ đồ tư duy quá sớm trong các bài học. Thực tế khi
chưa hình thành kiến thức và nắm chắc hệ thống kiến thức cơ bản, học sinh sẽ
không hiểu gì hoặc bị nhầm lẫn kiến thức khi học theo sơ đồ tư duy. Do vậy sơ đồ
tư duy chỉ là biện pháp bổ sung quan trọng cho việc nắm chắc kiến thức cơ bản
chứ không nên sử dụng như là phương pháp chính. Điều này rút ra từ kinh nghiệm
nhiều năm ôn thi của chúng tôi, gần như chúng tôi không cho học sinh sử dụng sơ
đồ tư duy có sẵn mà yêu cầu các em sau khi nắm chắc kiến thức mới tự xây dựng.
-	 Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ.
Khái niệm và thuật ngữ lịch sử rất quan trọng, thực tế trong đề thi năm 2017
và 2018 cho thấy, phần lớn các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và cao đều có liên
quan đến các khái niệm và thuật ngữ. Việc học sinh không nắm được nội dung, bản
chất của khái niệm, thuật ngữ sẽ dẫn tới không giải nghĩa được từ khóa, không xác
định được trọng tâm của câu hỏi, dẫn tới không đưa ra được đáp án đúng.
Về sử dụng kênh hình
Kênh hình gồm ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, lược đồ, sơ đồ, đồ thị, phim
tài liệu, phim lịch sử, hiện vật lịch sử. Để sử dụng kênh hình hiệu quả các em cần
nắm vững 4 bước sau.
Quan sát, nhận diện đúng loại kênh hình phù hợp với nội dung lịch sử cụ
thể. Ví dụ, đối với các chiến dịch, trận đánh sử dụng lược đồ, sơ đồ hoặc tranh ảnh,
đoạn phim tư liệu, đối với hội nghị sử dụng tranh ảnh, đối với nhân vật sử dụng ảnh
chụp, tranh vẽ…
Miêu tả được quang cảnh, thời gian, địa điểm, nội dung sự kiện diễn ra được
đề cập trong kênh hình. Ví dụ, qua hình ảnh về cây đa Tân Trào, cần xác định được
19
địa điểm, thời gian, nơi đây diễn ra các hội nghị quan trọng trong giai đoạn chuẩn
bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Nhận thức được giá trị lịch sử, ý nghĩa của sự kiện qua kênh hình.
Đánh giá, nhận xét, so sánh, liên hệ với thực tế…
Kênh hình trong học lịch sử là rất phong phú và nhiều nguồn khác nhau,
các em cần sử dụng kênh hình ở nguồn chính thống, kết hợp sử dụng kênh hình
với kênh chữ. Việc sử dụng kênh hình hiệu quả nhất là trong học nhóm, có thể bàn
luận với nhau về bức ảnh, đoạn phim, tranh vẽ cụ thể để từ đó rút ra nội dung và
ý nghĩa của kênh hình.
Ví dụ. Trên đây là hình ảnh lán Khuổi Nậm tại Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng,
Cao Bằng. Đây là nơi đã diễn ra Hội nghị trung ương đảng lần thứ VIII. Quyết định
đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa vấn đề dân tộc về từng nước Đông
Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám. Nhìn vào kênh hình trên chúng ta cần gắn nó với sự kiện
cụ thể, địa điểm, thời gian, nhân vật, ý nghĩa của sự kiện…
Về Nguyên tắc Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Đây là 4 bước hình thành kiến thức tốt nhất và là phương pháp chúng tôi
thường xuyên sử dụng cho học sinh trong quá trình ôn tập, không chỉ áp dụng cho
ôn tập môn lịch sử mà có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác, nhất là các
môn xã hội.
Nghe: Nghe thầy cô giảng, nghe trên kênh hình, nghe bạn bè trong học
nhóm, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện…Việc nghe sẽ tác động ngay lập tức vào
việc hình thành bước đầu khái niệm cho học sinh.
20
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
Nói: Sử dụng chủ yếu trong học nhóm, thảo luận nhóm, ở bước này học sinh
phát triển kỹ năng tự đưa ra định nghĩa, khái niệm theo cách của mình trên cơ sở
tham khảo tài liệu. Dựa vào đó hình thành tư duy.
Đọc: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, việc đọc nhiều sẽ cung cấp thêm những
lượng kiến thức mới để bổ sung cho những lượng kiến thức cũ đã ghi nhớ, điều này
càng củng cố hơn nữa kiến thức cơ bản và nâng cao cho học sinh.
Viết: Là bước hình thành tư duy cao, từ những nội dung đã được học, tiếp
xúc, học sinh tự viết thành đề cương ôn tập, tự vẽ sơ đồ tư duy, tự làm các bài tập
từ cơ bản đến nâng cao. Các em có thể sử dụng giấy dán tường để viết những nội
dung quan trọng và dán ở những nơi thường xuyên tiếp xúc. Đây cũng là bước cuối
cùng trong chuỗi quá trình ôn luyện của học sinh. Sau bước viết, tiếp tục quay trở
lại bước nghe tuần tự.
Học nhóm: Lợi ích của việc học theo nhóm.
Học nhóm là một hình thức học tập phổ biến nhằm nâng cao sự hợp tác
giữa các thành viên trong nhóm, qua đó các em tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày
quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Việc học nhóm sẽ cho phép học sinh học hỏi
lẫn nhau, khuyến khích tư duy cấp cao. Là một phương pháp đặc biệt hữu hiệu cho
hoạt động giải quyết vấn đề khó trong ôn thi. Tuy nhiên để có thể phát huy được
những lợi ích của việc học nhóm, các em cần chú ý những điểm sau.
Số lượng thành viên không quá đông, thông thường để đạt hiệu quả cao nhất
trong học nhóm cần 4 đến 5 người. Trong đó phải có những người có kiến thức tốt
làm định hướng. Không học nhóm quá đông sẽ làm loãng những nội dung học, quá
ít sẽ không gây hứng thú trong tranh luận vấn đề.
Khi học nhóm nên chọn địa điểm thuận lợi cho việc thảo luận, có bảng hoặc
máy tính. Trong quá trình học nhóm, các em chia nhỏ các vấn đề cho cả nhóm
cùng làm, tìm ra nội dung sau đó tiến hành thảo luận. Thông thường việc thảo luận
sẽ gây những bất đồng hoặc hoang mang ở những vấn đề khó, do vậy cần có người
định hướng tốt.
Không nên học nhóm quá dày, mỗi tuần tối đa chỉ học nhóm 2 - 3 buổi, thời
gian còn lại dành cho việc tự học.
Ví dụ. Khi học nhóm về bài Đông Nam Á, các em báo cho nhau chuẩn bị
học về ASEAN. Trong thời gian chuẩn bị, phân công cho mỗi bạn chuẩn bị trước
một nội dung (Sự thành lập, sự mở rộng, hoạt động chính, vai trò, quan hệ với Việt
21
Nam…). Sau đó các em ráp nối, thảo luận các nội dung trên thành một bài hoàn
chỉnh, chính xác và phô tô cho cả nhóm cùng đọc.
Sử dụng điện thoại thông minh: Hiện nay, các phương tiện ghi âm rất phổ
biến, có thể dùng điện thoại di động thông minh để phục vụ cho cách học này.
Các bạn đọc to, rõ ràng nội dung bài học, ghi âm lại và có thể nghe bất kỳ khi
nào, kể cả trước khi đi ngủ. Việc nghe trước hết sẽ tác động trực tiếp đến việc ghi
nhớ, hình thành kiến thức theo nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu”. Đây là một trong
những cách ghi nhớ kiến thức rất hiệu quả và dễ dàng. Tuy nhiên, cần chú ý phối
hợp giữa nghe và viết như nguyên tắc phía trên.
Ngoài ra các bạn có thể chụp lại những nội dung kiến thức hay và lấy đó làm
hình nền điện thoại, sau khi thuộc có thể thay bằng hình nền khác, đảm bảo các
bạn sẽ không bao giờ quên kiến thức mà ngày nào cũng thấy.
Giải trí: Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình dạy và học mà nhiều
học sinh và giáo viên làm chưa đúng cách. Bộ não con người là siêu việt như một
siêu máy tính với khả năng ghi nhớ và lưu trữ vô hạn, tuy nhiên vì nhiều lý do khác
nhau chúng ta không thể ghi nhớ quá nhiều cùng một lúc. Thực tế chúng ta cần
có thời gian để bộ não nghỉ ngơi và “dọn rác” theo đúng nghĩa. Tuy nhiên giải trí
trong quá trình học không nên sa đà, đi bộ, nghe nhạc hoặc xem những đoạn phim
hài ngắn là những phương pháp thư giãn tốt nhất trong quá trình học căng thẳng.
Ngoài ra các em cũng cần bổ sung năng lượng cho bản thân bằng các loại đồ ăn
nhẹ, đồ uống có đường.
Học online: Đây là phương pháp học không mới nhưng còn khá xa lạ với
nhiều giáo viên và học sinh. Chúng tôi khuyên chỉ nên học khi thật sự cần thiết và
chú ý đến nội dung sẽ học. Học online đúng cách với phương pháp chuẩn sẽ tiết
kiếm tốt đa thời gian, công sức và tiền bạc của bản thân và gia đình mà có hiệu
quả rất cao. Tuy nhiên các em cần lựa chọn kênh học phù hợp, có thái độ học tập
nghiêm túc.
•	 Tuyệt đối tránh: Học tự luận chưa đến nơi, chưa vững kiến thức cơ bản
nhưng chăm chăm giải đề trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm nhưng phải học tự
luận, việc giải đề chỉ được tiến hành như một phần kiểm tra của buổi học
nhằm định hình kiến thức và làm quen với các dạng đề.
Hi vọng rằng với một số phương pháp ôn thi này sẽ giúp các em ôn chinh
phục kiến thức môn sử dễ dàng hơn.
22
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
1.	 Một số lưu ý về Phương pháp ôn thi môn lịch sử
Một là: Nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK.
Vì sao phải đọc SGK? Thi trắc nghiệm rất nhiều câu hỏi được trích từ SGK
ra, nhiều khi trích những ý rất nhỏ mà rất ít khi các em không ngờ tới, hoặc trích
ra nhưng được biến đổi câu chữ một chút so với nguyên bản gây sự nhầm lẫn, gây
nhiễu cho thí sinh, chính vì vậy đọc sách là để chúng ta chú ý những điểm này.
Ví dụ 1. Câu 35 đề minh họa lần 2 của Bộ Giáo Dục năm 2017.
Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng
trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. do bóc lột hệ thống thuộc địa.	 B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
C. do giảm chi phí cho quốc phòng.	 D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
Đáp án B: trích SGK Lịch Sử 12 bài tổng kết lịch sử trang 72 ý 4 phần I “nội dung
chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945” khi nói về các nước tư bản
	 “…Hai là nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã
tăng trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu
hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới”.
Ví dụ 2. Câu 31 mã 318 đề thi THPT quốc gia năm 2018.
Câu 31: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn
sau chiến tranh lạnh là
A. các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời.
B. tư bản tài chính xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới.
C. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền.
D. sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Đáp án D: Trích theo ý SGK trang 64 phần “Thế giới sau chiến tranh lạnh”
“Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong
quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc
như Mĩ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc”…
Hai là: Học nâng cao thay vì việc đi giải đề ngay lập tức. Rất nhiều câu hỏi
trắc nghiệm được lấy ra từ các ý nhỏ của câu hỏi tự luận nâng cao nên làm các em
23
hoang mang, dao động, chính vì vậy thay vì mua nhiều quyển sách tham khảo trắc
nghiệm thì hãy mua lấy một số quyển tự luận nâng cao đọc tham khảo những câu
hỏi trong đó.
Ví dụ 3. Câu 26 mã 301 đề thi THPT quốc gia năm 2018.
Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc
tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. Thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
C. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực.
D. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa
Đây là câu hỏi được trích ra từ một câu hỏi tự luận “Trình bày sự ra đời (hình thành),
xói mòn và tan rã của trật tự hai cực Ianta?
Hướng dẫn trả lời.
1. Sự hình thành
* Bối cảnh diễn ra Hội nghị:
- Đầu 1945, thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề nổi lên cần giải
quyết:
+ Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
- Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao
ở Ianata (Liên Xô), diễn ra từ ngày 4 đến 11/2/1945.
* Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc
phân chia phạm vi thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng
mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan
đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
* Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung của Hội nghị):
- Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát
xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến
tranh kết thúc ở châu Âu. 
24
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
- Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình
an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia
phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
=> Những quyết định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới
mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết
thúc, thường được gọi là “trật tự hai cực Ianta” (trật tự hai cực Xô - Mĩ).
* Đánh giá những quyết định của Hội nghị:
- Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của
nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân
các nước chiến bại.
- Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước
đó, song so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tự Ianta có
những nét khác biệt:
+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên hợp quốc, tiến bộ hơn
so với Hội Quốc Liên trước kia.
+ Có “cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ
nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ
và tiến bộ xã hội.
+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường
chiến tranh đối với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ
thống Vecxai - Oasinhtơn.
2. Sự xói mòn
_ Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn: 
+ Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mĩ khống chế
Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
+ Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của
khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi
ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu.
+ Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung
tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh
tranh nguy hiểm của Mĩ.
25
+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh
đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mĩ
và các nước Tây Âu.
3. Sự sụp đổ
- Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, “trật tự hai
cực Ianta” bị phá vỡ:
+ Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm
dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên
minh kinh tế (khối SEV).
+ Thế hai cực giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan
vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mĩ bị suy giảm so với Tây
Âu và Nhật Bản.
+ Liên Xô và Mĩ rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế
giới (phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị
thu hẹp khắp nơi).
+ Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho
các nước thắng trận trước đây (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp...).
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn
và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự
thế giới mới “đa cực” đang dần dần hình thành.
	 Như vậy, ví dụ trên là một minh chứng rất rõ nét cho những câu hỏi trắc
nghiệm được trích từ những câu tự luận, nên các em cần đọc, tham khảo thêm tài
liệu tự luận nâng cao để có thêm kiến thức phục vụ cho việc làm bài.
	 Trắc nghiệm không đơn giản chỉ chọn đáp án là xong, mà phải hiểu và giải
thích được vì sao lại chọn đáp án đó. Vậy nên chú ý nghe các thầy cô giảng để tích
lũy thêm kiến thức cho mình khi gặp những câu hỏi tương tự. Ngoài ra, các em cần
tìm hiểu thêm các khái niệm, các thuật ngữ được sử dụng trong câu hỏi hay được
nhắc tới. Việc làm này sẽ giúp các em hiểu được những từ ngữ, khái niệm, thuật
ngữ mới, tránh việc hoang mang khi gặp không hiểu là gì dẫn tới làm sai bài và mất
điểm đáng tiếc.
	 Ba là: Việc luyện đề, làm đề ở các sách tham khảo, các đề thi ở trên mạng
cũng cần thiết để xem kết quả đạt được sau những tháng ngày ôn tập chăm chỉ như
thế nào, có thể nói kết quả bài thi là kết quả của những gì các em ôn tập trước đó,
26
BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG
VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
nó sẽ phản ánh các em đi đúng hướng hay chưa, lượng kiến thức của các em đang
ở đâu. Hãy chọn đề và sách để làm nhưng cần nhớ một số điều sau:
+ Sách luyện đề tham khảo mua ít nhưng chất lượng, không nên làm quá nhiều.
+ Luyện đề cũng ở mức vừa phải, không quá chăm chú làm đề kể cả giai đoạn gần thi.
+ Đề thi trên mạng, sách tham khảo hay các App tải trên mạng thì đều có những
câu hỏi giống nhau, có những câu “tam sao thất bản”, biến đổi đi nên nó vẫn luẩn
quẩn, làm nhiều nhưng không mang lại nhiều lợi ích.
+ Gặp các câu hỏi sai lần đầu, nên hỏi các thầy cô hay những người có kiến thức
vững hơn và phải hỏi vì sao chọn đáp án đó thay vì chỉ hỏi đáp án không. Nếu
không có đáp án đúng lần sau không phải làm.
+ Làm đề trắc nghiệm nên làm đều, không nên chú trọng quá vào làm những câu
khó, hay tìm những đề thật khó để làm, các em làm hết, lần lượt từ dễ tới khó. Đề
thi chúng ta biết có tới 20 câu dễ dành cho học sinh thi tốt nghiệp (nhận biết, thông
hiểu), từ câu 21- 40 là những câu mức độ khó tăng dần nhưng những câu khó đến
rất khó nằm ở từ câu 30 trở để lấy điểm 9, 10.
+ Khi luyện đề hãy lấy đề các trường chuyên, đề thi minh họa của Bộ Giáo Dục
các năm trước, đề thi THPT quốc gia đã thi ra làm lại. Không vội xem đáp án mà
hãy tự làm và tự tìm hiểu những câu khó. Đây là nguồn đề rất chất lượng, tỉ lệ câu
hỏi sai, chưa chính xác gần như không có.
II
PHÂN BIỆT MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG GẶP
TRONG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ
1. Phân biệt giữa cơ bản và cơ bản nhất
- Cắt nghĩa từ “cơ bản” bao gồm: Cơ là nền, nền móng, bản là gốc. Chúng ta có thể
hiểu đơn giản, cơ bản là những điều kiện, cơ sở đầu tiên cần phải có để sự kiện, sự
vật, hiện tượng, giai đoạn lịch sử diễn ra, sự kiện lịch sử sẽ phát triển dựa trên sự
bền vững của phần cơ bản. Cơ bản mang tính khái quát chung, không đi sâu, chi
tiết vào bất cứ sự vật, sự việc gì, nó làm cơ sở cho những cái khác phát triển lên. Ví
dụ như các em học kiến thức ở lớp được gọi là kiến thức cơ bản.
- Nguyên nhân cơ bản bao gồm nhiều nguyên nhân nhỏ được coi như điều kiện
cho sự kiện, hiện tượng lịch sử hình thành, nhưng trong số các nguyên nhân nhỏ sẽ
27
có nguyên nhân cơ bản nhất. Nguyên nhân cơ bản bao gồm nhiều ý cho nên trong
câu hỏi trắc nghiệm có cụm từ “Nguyên nhân cơ bản” thường là câu hỏi sai, không
xác định được đáp án chính xác.
* Về cách xác định được một nguyên nhân hay một sự kiện quan trọng hơn nhất so
với các sự kiện còn lại.
- Đối với những câu hỏi liên quan đến Đảng hoặc vai trò của giai cấp lãnh
đạo thường đề cao vai trò của yếu tố này, (tuy nhiên có phải áp dụng linh hoạt,
không quá máy móc)
Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau Cách
mạng tháng Tám đến trước 19/12/1946 thì phải là nhân dân; còn nguyên nhân
quyết định thắng lợi mới là Đảng. Vì nhân dân vừa giành được quyền làm chủ đất
nước nên quyết tâm gắn bó, xây dựng chế độ. Riêng đối với câu hỏi này, các em
cần dựa theo hoàn cảnh thực tế đất nước lúc bấy giờ thấy rằng đất nước đang có
rất nhiều thù trong giặc ngoài, khó khăn chồng chất khó khăn (chính quyền vừa
thành lập, quân đội non yếu, nạn đói hoành hành, 90% dân số mù chữ, ngân khố
trống rỗng) thì các cách giải quyết khó khăn của một Đảng non trẻ dựa rất nhiều
vào nguồn lực của nhân dân. Qua kiến thức bài học các em thấy rất rõ cách giải
quyết của Đảng là dựa vào nhân dân, đây là minh chứng rất rõ ràng cho câu nói
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
- Đối với cách xác định sự kiện quan trọng nhất:
Khi nói đến sự kiện quan trọng nhất trong một tiến trình, giai đoạn lịch sử
các em sẽ suy luận nó phải là sự kiện bao trùm, là xuất phát điểm cho sự ra đời,
phát triển của những sự kiện trọng đại, mang tính bước ngoặt tiếp theo.
Ví dụ 1: Khi nói về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi chúng ta luôn nói đến Đảng đầu tiên, vì đây là
nhân tố hàng đầu, đảm bảo thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
Ví dụ 2: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1969 là tìm
ra con đường cứu nước theo con đường cách mạng tháng Mười Nga hay là thành
lập Đảng. To lớn nhất chỉ có một, tất nhiên chúng ta sẽ nhận ra đáp án là tìm ra
con đường cứu nước đúng đắn. Bởi vì việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn là
nguồn gốc cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, có liên quan trực tiếp đến
mọi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau này, kể cả việc thành lập Đảng.
II

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2
KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2
KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2chinhhuynhvan
 
KH kiem tra cuoi NH -1920
KH kiem tra cuoi NH -1920KH kiem tra cuoi NH -1920
KH kiem tra cuoi NH -1920chinhhuynhvan
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Hoa Phượng
 
KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20
KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20
KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20chinhhuynhvan
 
Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2
Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2
Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2chinhhuynhvan
 
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-anDe thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-anmcbooksjsc
 
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hpDt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hpchinhhuynhvan
 
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-iDe thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-imcbooksjsc
 
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)Jame Quintina
 
KH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVChKH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVChchinhhuynhvan
 
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họcĐề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họctieuhocvn .info
 
250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁNBồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclChau Phan
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B nataliej4
 
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018mcbooksjsc
 
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019giaoduc0123
 

Mais procurados (19)

KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2
KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2
KH ktra cuoi NH 2021-HVCh 2
 
KH kiem tra cuoi NH -1920
KH kiem tra cuoi NH -1920KH kiem tra cuoi NH -1920
KH kiem tra cuoi NH -1920
 
Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8Sang kien kinh nghiem lich su 8
Sang kien kinh nghiem lich su 8
 
KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20
KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20
KH kiem tra cuoi nam hoc 19-20
 
Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2
Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2
Dt kh k tra cuoi nh 19-20-hvch-2
 
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-anDe thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an
 
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hpDt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
Dt kh- k tra cuoi hki 19-20-hp
 
Qd 51
Qd 51Qd 51
Qd 51
 
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-iDe thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
De thi-minh-hoa-mon-lich-sư-thptp-quoc-gia-2017-lan-2-co-dap-an-i
 
Đề Thi HK2 Các Môn - THCS THPT Đào Duy Anh
Đề Thi HK2 Các Môn - THCS THPT Đào Duy AnhĐề Thi HK2 Các Môn - THCS THPT Đào Duy Anh
Đề Thi HK2 Các Môn - THCS THPT Đào Duy Anh
 
KHBG_Luuhuynh
KHBG_LuuhuynhKHBG_Luuhuynh
KHBG_Luuhuynh
 
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)Giao duc dai hoc vn và the gioi   nhap mon sâng thang 8)
Giao duc dai hoc vn và the gioi nhap mon sâng thang 8)
 
KH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVChKH kiem tra GHKII-2021-HVCh
KH kiem tra GHKII-2021-HVCh
 
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu họcĐề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
Đề thi Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học
 
250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM GIÁO VIÊN GIỎI KHỐI TIỂU HỌC CÓ ĐÁP ÁN
 
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbsclCac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
Cac giai phap boi duong de nang cao chat luong doi ngu gvth dbscl
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
 
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
Đề thi tham khảo môn Lịch Sử THPT Quốc Gia năm 2018
 
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
Đề thi minh họa THPT Quốc Gia môn Lịch Sử năm 2019
 

Semelhante a Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019

Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789 1794”
Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789  1794”Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789  1794”
Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789 1794”jackjohn45
 
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docxThoTrng47
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...Học Tập Long An
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Học Tập Long An
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1tieuhocvn .info
 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...tieuhocvn .info
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc noptranthikimngan
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...nataliej4
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Trần Đức Anh
 
Báo cáo chủ đề 1 - NCKH
Báo cáo chủ đề 1 - NCKHBáo cáo chủ đề 1 - NCKH
Báo cáo chủ đề 1 - NCKHMai065
 
Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012
Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012
Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012hoanganhqt112
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boGiao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boNguyễn Quốc Bảo
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suLê Văn Cường
 
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...leminh8x
 

Semelhante a Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019 (20)

Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789 1794”
Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789  1794”Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789  1794”
Skkn một số phương pháp dạy bài “cách mạng tư sản pháp 1789 1794”
 
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
- LẬP KẾ HOẠCH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.docx
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Vậ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
 
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
 
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...Tailieu.vncty.com   mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
Tailieu.vncty.com mot so-bien_phap_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_mon_sinh_hoc_10...
 
Báo cáo chủ đề 1 - NCKH
Báo cáo chủ đề 1 - NCKHBáo cáo chủ đề 1 - NCKH
Báo cáo chủ đề 1 - NCKH
 
Giáo dục Khoa học
Giáo dục Khoa học Giáo dục Khoa học
Giáo dục Khoa học
 
Chon cong thanh
Chon cong thanhChon cong thanh
Chon cong thanh
 
Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012
Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012
Kh lien tich hoi thi anh sang thoi dai 2012
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron boGiao an ngoai gio len lop 10 tron bo
Giao an ngoai gio len lop 10 tron bo
 
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich suUng dung cntt 1 tiet day Lich su
Ung dung cntt 1 tiet day Lich su
 
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8Đề tài   khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
Đề tài khai thác kênh hình ảnh khi dạy lịch sử, ĐIỂM 8
 
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...10, a xuân   bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
10, a xuân bộ giáo trình khởi nghiệp- cty cổ phần thương mại đầu tư tầm nhì...
 

Mais de Nguyễn Hồng

File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019Nguyễn Hồng
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019Nguyễn Hồng
 
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý Nguyễn Hồng
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4Nguyễn Hồng
 
POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3Nguyễn Hồng
 
POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2Nguyễn Hồng
 
Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1Nguyễn Hồng
 

Mais de Nguyễn Hồng (10)

File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
File đọc thử bứt phá điểm thi môn Vật lí 1 2019
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Vật lí 2 - 2019
 
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
File đọc thử bứt phá điểm thi địa lý
 
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
Đọc thử Bứt phá điểm thi môn Toán 3 2019
 
Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6Toán tư duy trẻ em pomath 6
Toán tư duy trẻ em pomath 6
 
Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5Toán tư duy trẻ em pomath 5
Toán tư duy trẻ em pomath 5
 
Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4Toán tư duy trẻ em pomath 4
Toán tư duy trẻ em pomath 4
 
POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3POMath Toán tư duy trẻ em 3
POMath Toán tư duy trẻ em 3
 
POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2POMath Toán tư duy trẻ em 2
POMath Toán tư duy trẻ em 2
 
Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1Toán tư duy trẻ em POMath 1
Toán tư duy trẻ em POMath 1
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đọc thử Bứt phá điểm thi Lịch sử 2019

  • 1. 7 PHẦN I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
  • 2. 8 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Bắt đầu từ kì thi THPT Quốc gia năm 2017 và 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử, việc thay đổi hình thức thi đã tác động lớn đến sự thay đổi về phương pháp học và kết quả môn học. Sự thay đổi phương pháp thi theo hướng mới khiến không ít học sinh, nhất là các em học sinh lớp 12 băn khoăn, thắc mắc về phương pháp học, phương pháp ôn thi, phương pháp làm bài thi như thế nào để có kết quả tốt nhất. Sự thay đổi này cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Từ thực tế nhiều năm hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia môn Lịch sử và thực tế từ kết quả hai kì thi THPT các năm trước cho thấy, rất nhiều em yêu thích môn Lịch sử và lựa chọn môn này làm môn thi THPT quốc gia nhưng lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp học tập, ôn luyện. Không ít học sinh rất tự tin vào kiến thức của mình, kể cả một số em từng ôn thi HSG nhưng vẫn lúng túng khi xác định và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm, chính vì vậy kết quả thi thường không tương xứng với kiến thức mà các em đang có. Học sinh cần phải điều chỉnh những gì để khắc phục những hạn chế trên? Lịch sử là môn học đòi hỏi độ tư duy cao, không chỉ học thuộc hay chăm chỉ giải đề trắc nghiệm. Môn sử yêu cầu các em có cách học và ôn thi đúng đắn. Muốn có một kì thi tốt các em cần nắm vững những định hướng sau đây: 1. Phương pháp học Một trong những vấn đề mà đa số Thầy/Cô và các em học sinh quan tâm chính là phương pháp học môn Lịch sử như thế nào hiệu quả nhất. Từ thực tế quá trình giảng dạy và nhiều năm ôn luyện thi THPT quốc gia, chúng tôi nhận thấy tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện học tập, khả năng nhận thức, quỹ thời gian mà mỗi em học sinh lại có cho mình những phương pháp học khác nhau. Mỗi phương pháp lại đều có những ưu - nhược điểm khác nhau mà không phải trong trường hợp nào cũng có thể vận dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trong I PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
  • 3. 9 phương pháp học môn lịch sử, các em có thể tham khảo những cách học sau đây và chọn ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân và quỹ thời gian của mình. - Xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập. - Nắm chắc kiến thức cơ bản theo SGK. - Phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể, “chia để học”. - Phân bổ thời gian học hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique). - Phương pháp học 5W - Học theo phương pháp cuốn chiếu. - Sử dụng sơ đồ tư duy. - Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ. - Xem phim tư liệu, sử dụng kênh hình, đồ dùng trực quan. - Nguyên tắc: Nghe - Nói - Đọc - Viết. - Học nhóm. - Sử dụng điện thoại thông minh. - Giải trí  Việc nắm vững các phương pháp trên và chọn cho mình các phương pháp phù hợp nhất là đúng với tiêu chí khi ôn thi THPT Quốc gia của chúng tôi. Học tự luận để thi trắc nghiệm. Bước đầu tiên, cần xác định đúng mục tiêu, quyết tâm học tập, có kế hoạch cụ thể cho việc học. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có đến trên 90% các em học sinh chọn môn Lịch sử với quan điểm “học để thi”, số còn lại chọn môn sử vì đam mê. Vì vậy trước khi bắt đầu quá trình ôn tập, các em cần xác định rõ mục tiêu, quyết tâm học tập của mình. Để chọn môn Lịch sử làm môn thi THPT Quốc gia và là môn trong tổ hợp xét tuyển, cần xác định rõ đây là môn học khó, cần được đầu tư nhiều thời gian và nhất thiết phải có người hướng dẫn trong suốt quá trình học. Các em nên đặt ra điểm số cần đạt cho bản thân để lấy đó làm động lực phấn đấu. Mỗi giai đoạn trong quá trình học đều nên kiểm tra lại khả năng của bản thân để xác định mục tiêu ở giai đoạn kế tiếp, nhất là ở giai đoạn nước rút. Việc kiểm tra có thể căn cứ vào làm các đề thi thử trên mạng, nhất là của các trường chuyên hoặc đề minh họa của Bộ Giáo Dục.
  • 4. 10 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Cần xác định quyết tâm cao độ trong việc học, bởi nếu không có đam mê thì việc học một môn khó như Lịch sử là điều nhiều em học sinh rất ngại. Trong quá trình học các em cần xây dựng thời gian biểu hợp lý và kiên quyết làm theo. Thông thường, các em sẽ tự chia thời gian biểu cho việc học của mình, tuy nhiên ngoài các môn khác, trong thời gian học chính khóa các em vẫn nên giành cho môn sử thời gian ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để học. Đến giai đoạn nước rút các em tăng tốc thì đã có một lượng kiến thức cơ bản tích lũy để làm nền tảng. Về kiến thức cơ bản: - Việc học và nắm vững kiến thức cơ bản môn Lịch sử là vô cùng quan trọng, là chiếc chìa khóa để giải đáp tất cả những câu hỏi trong đề thi, nhưng nhiều em vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp nắm vững kiến thức cơ bản hiệu quả. - Trước hết cần loại bỏ tư tưởng Lịch sử là môn học thuộc lòng. Thực tế đề thi THPT Quốc gia cho thấy, rất nhiều câu hỏi yêu cầu độ tư duy cao, biết so sánh, phân tích, liên hệ thực tế… chứ không chỉ học thuộc lòng. - Kiến thức cơ bản được coi như xương sống của một giai đoạn, tiến trình lịch sử. Trong SGK cơ bản từ lớp 10 cho đến 12, toàn bộ các sự kiện, giai đoạn, nhân vật lịch sử đều được trình bày thành các bài theo lối thông sử hết sức cơ bản, do vậy cách tốt nhất để nắm kiến thức cơ bản là bám sát SGK. Các em cũng cần xác định các phần sẽ giảm tải để loại bỏ nó ra khỏi chương trình học, bởi đấy được coi là kiến thức không cơ bản, hoàn toàn không có trong đề thi. - Để nắm vững kiến thức cơ bản, trước hết học sinh cần có thái độ nghiêm túc, tự học trước ở nhà, đọc trước SGK và các tài liệu cần thiết (nếu có). Khi đến lớp chú ý nghe Thầy/Cô giảng những ý chính, coi đó là bộ khung để xây dựng hệ thống kiến thức cho bản thân. Cần nắm vững kiến thức theo các bước: Xác định bối cảnh lịch sử (nguyên nhân bùng nổ sự kiện, hiện tượng) => Diễn biến sự kiện (nội dung chính) => Kết quả (kết quả lớn nhất, kết quả cơ bản nhất…) => Ý nghĩa lịch sử của sự kiện, hiện tượng (ý nghĩa lớn nhất, cơ bản nhất…) => Liên hệ thực tế đến hiện nay (nếu có). Cuối cùng, nhất thiết các em phải học bài cũ, làm các bài tập ở cuối bài theo hình thức tự luận dù thi trắc nghiệm, đó là cách nắm vững kiến thức cơ bản tốt nhất.
  • 5. 11 - Về phân chia kiến thức thành các mốc, các giai đoạn cụ thể. Lịch sử là một quá trình, một chặng đường dài của nhân loại, của thời đại, dân tộc… trong đó luôn có những mốc son đánh dấu những nội dung quan trọng, mang tính bước ngoặt, bước phát triển, thậm chí bước thụt lùi. Việc chia nhỏ các nội dung, giai đoạn và nắm vững các cột mốc sẽ giúp học sinh khái quát được các vấn đề quan trọng của lịch sử. Học là một phản xạ có điều kiện, các em học thuộc nhưng không ôn lại sau một thời gian thì quên kiến thức. Đây là lỗi của đa phần các em học sinh khi áp dụng phương pháp học từ đầu đến cuối SGK, sau đó quay vòng lại từ đầu. Để khắc phục các em cần phân chia kiến thức sắp học ra thành nhiều giai đoạn nhỏ để dễ học, thực hiện kế hoạch “chia để học”. Lịch sử 12 từ năm 1945 đến 2000 bao gồm: Lịch sử thế giới gồm các nội dung. - Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. (1945 - 1991) - Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991 - 2000). - Khu vực Đông Bắc Á. - Đông Nam Á và Ấn Độ. - Châu Phi và Mĩ Latinh. - Các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới tư bản: Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản. - Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh. - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. - Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 - 2000. Trong cả phần lịch sử thế giới 1945 đến 2000 nếu ở mức độ cao ta lại có thể khái quát hóa thành 5 mục lớn gồm: - Trật tự thế giới và quan hệ quốc tế 1945 đến 2000. - Liên Xô và các nước Đông Âu, Liên bang Nga 1945 đến 2000. - Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh 1945 đến 2000. - Các nước tư bản chủ yếu 1945 đến 2000.
  • 6. 12 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) - Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Phần Việt Nam từ 1919 - 2000 bao gồm các nội dung. Giai đoạn 1919 - 1930: - Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam. - Phong trào yêu nước bao gồm phong trào của tư sản, tiểu tư sản (khuynh hướng dân chủ tư sản), phong trào công nhân (khuynh hướng vô sản). - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản và ba tổ chức cách mạng. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị. Giai đoạn 1930 - 1945: - Phong trào cách mạng 1930 - 1931. - Phong trào dân chủ 1936 - 1939 - Tình hình Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai. - Các hội nghị Trung ương Đảng 11/1939 và tháng 5/1941. - Quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám và khởi nghĩa từng phần. - Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời nước VViệt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giai đoạn 1945 - 1954: - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. - Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. - Các thắng lợi của ta trong kháng chiến chống Pháp (chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biên Giới 1950, thay chiến dịch bằng chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954). - Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). - Hiệp định Giơnevơ 1954 về Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • 7. 13 Giai đoạn 1954 - 1975: - Tình hình 2 miền Nam - Bắc sau hiệp định Giơnevơ. - Chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ (1954 - 1975). - Hậu phương trong những năm kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975). - Hiệp định Pari về Việt Nam 1973. Giai đoạn 1975 - 2000: - Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Đường lối Đổi mới của Đảng (1986 - 2000). Việc phân chia thành các giai đoạn cụ thể sẽ giúp học sinh vừa nắm được những nét chung nhất, xuyên suốt của sự phát triển lịch sử, vừa nắm được những nét riêng, đặc điểm nổi bật của từng vấn đề, giai đoạn cụ thể. Ví dụ: Giai đoạn 1919 - 1930. Trong sách giáo khoa được trình bày là phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930, tuy nhiên nội dung của giai đoạn này nhiều hơn thế, để cụ thể hóa chúng ta có thể chia giai đoạn này thành 2 giai đoạn nhỏ ứng với các mục tiêu kiến thức khác nhau. Nếu lấy mốc 1925 để phân chia giai đoạn 1919 - 1930 thành 2 giai đoạn nhỏ ta sẽ thấy. Đối với phong trào dân tộc dân chủ, phong trào công nhân, năm 1925 đánh dấu sự chuyển biến mới của phong trào đấu tranh, giai cấp công nhân bắt đầu bước vào giai đoạn đấu tranh tự giác bằng sự kiện bãi công Ba Son tháng 8/1925. Đối với phong trào dân tộc dân chủ và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, năm 1925 đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị, tổ chức, cán bộ cho việc thành lập Đảng bằng sự kiện thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tháng 6/1925. Như vậy lấy mốc 1925 là hợp lý. Vì vậy, khi phân chia thành các giai đoạn lịch sử ứng với các mốc sự kiện cụ thể, nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao lại chia như vậy, việc lấy mốc sự kiện đó có ý nghĩa gì. Khi đó chúng ta sẽ tự hình thành cho mình khả năng phân chia giai đoạn lịch sử trong cả một quá trình chung.
  • 8. 14 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Mục lục là phần tổng quan tất cả chương trình học, bao nhiêu bài ứng với bấy nhiêu luận điểm chính nhất cần phải nắm. Trước khi học các nội dung cụ thể, các em cần đọc kỹ phần mục lục để xác định những nội dung mình sẽ học. Tiếp theo, trước khi làm đề cương các em cần đọc tiếp phần chữ nhỏ bên dưới tên bài, đây là phần chứa đựng những thông tin tóm tắt về những nội dung chính của bài học. Phần cuối sau khi đọc xong là làm đề cương, làm sao ngắn gọn dễ hiểu để học lấy khung sườn trước tiên sau mới học kĩ chuyên sâu nâng cao khi vững cơ bản. Phân bổ thời gian hợp lý, phương pháp cà chua (Pomodoro Technique). Đây là phần khó nhất trong ôn thi - phân bổ thời gian cho các môn học. Với môn lịch sử, mức độ tư duy trong đề thi ngày càng cao, dẫn đến việc chúng ta phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học. Đa phần, học sinh dành quá nhiều thời gian cho học thêm, học thêm dàn trải nhiều môn dẫn tới mất trọng điểm, các em cần xác định môn thi chính thức của mình trong các tổ hợp xét tuyển, môn nào mình yếu nhất để có cách sắp xếp thời gian hợp lý. Thêm nữa cần tôn trọng nhịp đồng hồ sinh học của bản thân, không học quá sức. Với môn lịch sử, các em nên hạn chế việc học thêm quá nhiều, sắp xếp thời gian tự học và học nhóm. Thời gian tự học vẫn là quan trọng nhất. Và trong thời gian này, để đẩy năng suất lên cao nhất, hãy sử dụng phương pháp cà chua (Pomodoro Technique). Không nên học một mạch 4 - 5 tiếng, hoặc thức xuyên đêm, mà chia quỹ thời gian của bạn ra từng quãng ngắn 30 phút (Pomodoro), và chỉ tập trung học một thứ trong quãng này. Sau 30 phút, bạn sẽ nghỉ 5 phút rồi tiếp tục, và cứ sau 4 Pomodoro, hãy giải lao 25 - 30 phút. Phương pháp này sẽ hạn chế tối đa việc các em học quá sức hoặc thức trắng đêm nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái “nửa tỉnh nửa mê” và phải ngủ bù để “hồi sức”. Nhiều người gọi đây là hiện tượng “phấn khích ảo”, nghĩa là có thể học với tinh thần hăng say chỉ tại một thời điểm nhất định mà thôi. Trong khi đó ôn luyện là cả một quá trình dài, đường xa nên đi chậm mà chắc. Ví dụ. Khi học giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 - 1930, các em có thể phân bổ thời gian như sau: 1. 30 phút đầu tiên đọc toàn lướt qua toàn bộ nội dung của giai đoạn. 2. Nghỉ ngơi 5 phút.
  • 9. 15 *Phương pháp 5W. 3. 30 phút tiếp theo tìm hiểu về cuộc khai thác thuộc địa, chú ý đến nguyên nhân, nội dung, điểm mới của cuộc khai thác. 4. Nghỉ ngơi 5 phút. 5. 30 phút tiếp theo tìm hiểu về tác động của cuộc khai thác thuộc địa đối với sự phân hóa xã hội, đánh giá khả năng cách mạng của từng giai cấp, có thể tự xếp mình vào giai cấp tiểu tư sản để tự đánh giá. 6. Nghỉ ngơi 5 phút. 7. 30 phút tiếp theo tìm hiểu về các mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Việt Nam, nguyên nhân sự xuất hiện các mâu thuẫn đó. 8. Nghỉ ngơi 5 phút. 9. 30 phút tiếp theo đọc lại nội dung 1 và 2… 10. … Lặp lại như ban đầu. Đây là phương pháp học lịch sử căn bản nhất, giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về các vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật. Qua đó hình thành hệ thống kiến thức cơ bản. Phương pháp 5W là viết tắt của các câu hỏi trong tiếng Anh gồm: - What? Cái gì? Học sinh nắm được sự kiện lịch sử gì? Tên gọi của sự kiện đó. - Where? Ở đâu? Sự kiện đó diễn ra ở địa điểm lịch sử nào? - Who? Ai? Nhân vật lịch sử nào được gắn với sự kiện, vai trò, đóng góp của nhân vật đó với sự hình thành, phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử? - When? Khi nào? Sự kiện, hiện tượng đó diễn ra vào thời điểm nào? Có thể là sự kiện cụ thể có mốc thời gian chính xác, cũng có khi chỉ có mốc thời gian tượng trưng hoặc mang tính giai đoạn. - Why? Tại sao? Các em có thể giải thích về các vấn đề có liên quan như nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tác động, vai trò, vị trí, tính chất, đặc điểm, đóng góp…của nhân vật, sự kiện, hiện tượng, giai đoạn lịch sử. Trong 5W trên, Why là phần quan trọng nhất mà các em cần chú trọng giải quyết, bởi khi trả lời được các câu hỏi trên, các em sẽ hình thành được tư duy cho mình để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
  • 10. 16 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Ví dụ. Khi học về Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930, các em đặt các câu hỏi và giải quyết tuần tự như sau. What? Cái gì? Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. Where? Ở đâu? Bán đảo Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Who? Ai? Nguyễn Ái Quốc chủ trì, và 6 đại biểu của các tổ chức cộng sản trong và ngoài nước. When? Khi nào? Họp từ 6/1/1930 đến 8/2/1930 các đại biểu về nước. Why? Tại sao? Các em sẽ trả lời các câu hỏi. Tại sao lại tổ chức hội nghị hợp nhất? Tại sao lại diễn ra ở Hương Cảng, Trung Quốc? Tại sao Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị? Tại sao đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao hội nghị thành công?...vv Qua đó các em sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sự kiện lịch sử Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản cũng như hiểu sâu sắc được bản chất của sự kiện trên, đánh giá được tác động, vai trò, vị trí của hội nghị cũng như vai trò của Nguyễn Ái Quốc… Học theo phương pháp cuốn chiếu, lượt đi lượt về. Khi xây dựng được hệ thống kiến thức cơ bản và có được đề cương bước tiếp theo là học, học làm sao để quên ít nhất? Chúng ta có thể áp dụng phương pháp sau: - Bắt đầu học 5 bài rồi quay lại ôn bài 1, 2, 3. - Học tiếp bài 6, 7, 8 xong quay lại ôn bài từ 1 - 5. - Học tiếp bài 9, 10, 11 xong quay lại ôn các bài từ 1 - 8. - Học bài 12, 13 quay lại ôn 1 lượt phần thế giới. Cứ lần lượt như vậy cho đến hết các bài, khi học sang phần Việt Nam thì các em đã ôn được khá nhiều lượt các bài đầu tiên và tương đối kĩ phần thế giới. Khi đã nhớ phần học kĩ nên giảm thời gian ôn các phần này, tập trung học các bài mới, ôn lại các phần mới học nhưng ít nhất một tuần các em phải xem lại các phần đã học kĩ trước đó một lượt. Sau khi học xong, các em đảo ngược lại học từ phần cuối lên để học kĩ những phần mới và ôn lại phần kiến thức đã học.
  • 11. 17 Có thể minh họa qua hình dưới đây Hình số 1 là lượt học lượt đi, phần đầu to vì tập trung ôn nhiều hơn, các phần sau sẽ giảm dần thời gian ôn. Hình số 2 là lượt về, đầu trên to vì dành thời gian ôn tập trung những phần mới học sao cho vững như những phần đầu tiên học, càng đổ về phía đầu to hình 1 thì càng nhọn do phần này chỉ ôn lại nên dành thời gian ít hơn. Sử dụng sơ đồ tư duy. Đối với mỗi giai đoạn lịch sử thường có những sự kiên lịch sử nổi bật gắn với những nhân vật tiêu biểu, đánh dấu những bước phát triển (đôi khi là bước lùi) của lịch sử. Từ đó có thể so sánh các giai đoạn lịch sử với nhau để rút ra những bài học lịch sử, thấy được những nguyên nhân thành công hay thất bại gắn với công - tội của các nhân vật lịch sử Khi học sử phải tuyệt đối tuân theo phương pháp mình đã chọn, không học nhảy cóc, lung tung dẫn tới rối loạn và lâu dần sẽ sợ học lịch sử. Dùng sơ đồ cây hoặc sơ đồ tư duy sau khi học xong kiến thức cơ bản để tái hiện cũng như tổng hơp kiến thức đã học là phương pháp học tốt dành cho các em đã có nền tảng kiến thức tương đối. Trong quá trình học áp dụng thêm phương pháp liên hệ ngang bằng. Các em kẻ 1 trục thời gian ở giữa sau đó ghi mốc thời gian rồi chiếu ngang thế giới có sự kiện gì, Việt Nam cùng thời gian đấy có sự kiện gì và tác động của sự kiện đó đến Việt Nam thế nào. 1 2
  • 12. 18 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Ví dụ. Những năm 1929 - 1933 thế giới đang diễn ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế trong giới tư bản, Việt Nam có Đảng ra đời và phong trào cách mạng 1930 - 1931. Tác động: Cuộc khủng hoảng làm cho nhân dân ta thêm cùng cực dưới ách thống trị của thực dân Pháp và đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931. Khi học tới mỗi giai đoạn, mỗi bài cần lưu ý, lấy bút đánh dấu (note) lại những điểm quan trọng ví dụ như từ khóa, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm….Đây là những phần cần được quan tâm, chú ý đặc biệt nhớ kĩ, không thể quên. Một vấn đề quan trọng nữa trong việc sử dụng sơ đồ tư duy mà hầu hết học sinh mắc phải đó là sử dụng sơ đồ tư duy quá sớm trong các bài học. Thực tế khi chưa hình thành kiến thức và nắm chắc hệ thống kiến thức cơ bản, học sinh sẽ không hiểu gì hoặc bị nhầm lẫn kiến thức khi học theo sơ đồ tư duy. Do vậy sơ đồ tư duy chỉ là biện pháp bổ sung quan trọng cho việc nắm chắc kiến thức cơ bản chứ không nên sử dụng như là phương pháp chính. Điều này rút ra từ kinh nghiệm nhiều năm ôn thi của chúng tôi, gần như chúng tôi không cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy có sẵn mà yêu cầu các em sau khi nắm chắc kiến thức mới tự xây dựng. - Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ. Khái niệm và thuật ngữ lịch sử rất quan trọng, thực tế trong đề thi năm 2017 và 2018 cho thấy, phần lớn các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp và cao đều có liên quan đến các khái niệm và thuật ngữ. Việc học sinh không nắm được nội dung, bản chất của khái niệm, thuật ngữ sẽ dẫn tới không giải nghĩa được từ khóa, không xác định được trọng tâm của câu hỏi, dẫn tới không đưa ra được đáp án đúng. Về sử dụng kênh hình Kênh hình gồm ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, lược đồ, sơ đồ, đồ thị, phim tài liệu, phim lịch sử, hiện vật lịch sử. Để sử dụng kênh hình hiệu quả các em cần nắm vững 4 bước sau. Quan sát, nhận diện đúng loại kênh hình phù hợp với nội dung lịch sử cụ thể. Ví dụ, đối với các chiến dịch, trận đánh sử dụng lược đồ, sơ đồ hoặc tranh ảnh, đoạn phim tư liệu, đối với hội nghị sử dụng tranh ảnh, đối với nhân vật sử dụng ảnh chụp, tranh vẽ… Miêu tả được quang cảnh, thời gian, địa điểm, nội dung sự kiện diễn ra được đề cập trong kênh hình. Ví dụ, qua hình ảnh về cây đa Tân Trào, cần xác định được
  • 13. 19 địa điểm, thời gian, nơi đây diễn ra các hội nghị quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhận thức được giá trị lịch sử, ý nghĩa của sự kiện qua kênh hình. Đánh giá, nhận xét, so sánh, liên hệ với thực tế… Kênh hình trong học lịch sử là rất phong phú và nhiều nguồn khác nhau, các em cần sử dụng kênh hình ở nguồn chính thống, kết hợp sử dụng kênh hình với kênh chữ. Việc sử dụng kênh hình hiệu quả nhất là trong học nhóm, có thể bàn luận với nhau về bức ảnh, đoạn phim, tranh vẽ cụ thể để từ đó rút ra nội dung và ý nghĩa của kênh hình. Ví dụ. Trên đây là hình ảnh lán Khuổi Nậm tại Pác Bó, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Đây là nơi đã diễn ra Hội nghị trung ương đảng lần thứ VIII. Quyết định đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa vấn đề dân tộc về từng nước Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh. Là sự chuẩn bị trực tiếp cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Nhìn vào kênh hình trên chúng ta cần gắn nó với sự kiện cụ thể, địa điểm, thời gian, nhân vật, ý nghĩa của sự kiện… Về Nguyên tắc Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đây là 4 bước hình thành kiến thức tốt nhất và là phương pháp chúng tôi thường xuyên sử dụng cho học sinh trong quá trình ôn tập, không chỉ áp dụng cho ôn tập môn lịch sử mà có thể áp dụng cho tất cả các môn học khác, nhất là các môn xã hội. Nghe: Nghe thầy cô giảng, nghe trên kênh hình, nghe bạn bè trong học nhóm, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện…Việc nghe sẽ tác động ngay lập tức vào việc hình thành bước đầu khái niệm cho học sinh.
  • 14. 20 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) Nói: Sử dụng chủ yếu trong học nhóm, thảo luận nhóm, ở bước này học sinh phát triển kỹ năng tự đưa ra định nghĩa, khái niệm theo cách của mình trên cơ sở tham khảo tài liệu. Dựa vào đó hình thành tư duy. Đọc: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, việc đọc nhiều sẽ cung cấp thêm những lượng kiến thức mới để bổ sung cho những lượng kiến thức cũ đã ghi nhớ, điều này càng củng cố hơn nữa kiến thức cơ bản và nâng cao cho học sinh. Viết: Là bước hình thành tư duy cao, từ những nội dung đã được học, tiếp xúc, học sinh tự viết thành đề cương ôn tập, tự vẽ sơ đồ tư duy, tự làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Các em có thể sử dụng giấy dán tường để viết những nội dung quan trọng và dán ở những nơi thường xuyên tiếp xúc. Đây cũng là bước cuối cùng trong chuỗi quá trình ôn luyện của học sinh. Sau bước viết, tiếp tục quay trở lại bước nghe tuần tự. Học nhóm: Lợi ích của việc học theo nhóm. Học nhóm là một hình thức học tập phổ biến nhằm nâng cao sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm, qua đó các em tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Việc học nhóm sẽ cho phép học sinh học hỏi lẫn nhau, khuyến khích tư duy cấp cao. Là một phương pháp đặc biệt hữu hiệu cho hoạt động giải quyết vấn đề khó trong ôn thi. Tuy nhiên để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, các em cần chú ý những điểm sau. Số lượng thành viên không quá đông, thông thường để đạt hiệu quả cao nhất trong học nhóm cần 4 đến 5 người. Trong đó phải có những người có kiến thức tốt làm định hướng. Không học nhóm quá đông sẽ làm loãng những nội dung học, quá ít sẽ không gây hứng thú trong tranh luận vấn đề. Khi học nhóm nên chọn địa điểm thuận lợi cho việc thảo luận, có bảng hoặc máy tính. Trong quá trình học nhóm, các em chia nhỏ các vấn đề cho cả nhóm cùng làm, tìm ra nội dung sau đó tiến hành thảo luận. Thông thường việc thảo luận sẽ gây những bất đồng hoặc hoang mang ở những vấn đề khó, do vậy cần có người định hướng tốt. Không nên học nhóm quá dày, mỗi tuần tối đa chỉ học nhóm 2 - 3 buổi, thời gian còn lại dành cho việc tự học. Ví dụ. Khi học nhóm về bài Đông Nam Á, các em báo cho nhau chuẩn bị học về ASEAN. Trong thời gian chuẩn bị, phân công cho mỗi bạn chuẩn bị trước một nội dung (Sự thành lập, sự mở rộng, hoạt động chính, vai trò, quan hệ với Việt
  • 15. 21 Nam…). Sau đó các em ráp nối, thảo luận các nội dung trên thành một bài hoàn chỉnh, chính xác và phô tô cho cả nhóm cùng đọc. Sử dụng điện thoại thông minh: Hiện nay, các phương tiện ghi âm rất phổ biến, có thể dùng điện thoại di động thông minh để phục vụ cho cách học này. Các bạn đọc to, rõ ràng nội dung bài học, ghi âm lại và có thể nghe bất kỳ khi nào, kể cả trước khi đi ngủ. Việc nghe trước hết sẽ tác động trực tiếp đến việc ghi nhớ, hình thành kiến thức theo nguyên tắc “mưa dầm thấm lâu”. Đây là một trong những cách ghi nhớ kiến thức rất hiệu quả và dễ dàng. Tuy nhiên, cần chú ý phối hợp giữa nghe và viết như nguyên tắc phía trên. Ngoài ra các bạn có thể chụp lại những nội dung kiến thức hay và lấy đó làm hình nền điện thoại, sau khi thuộc có thể thay bằng hình nền khác, đảm bảo các bạn sẽ không bao giờ quên kiến thức mà ngày nào cũng thấy. Giải trí: Đây là nội dung rất quan trọng trong quá trình dạy và học mà nhiều học sinh và giáo viên làm chưa đúng cách. Bộ não con người là siêu việt như một siêu máy tính với khả năng ghi nhớ và lưu trữ vô hạn, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau chúng ta không thể ghi nhớ quá nhiều cùng một lúc. Thực tế chúng ta cần có thời gian để bộ não nghỉ ngơi và “dọn rác” theo đúng nghĩa. Tuy nhiên giải trí trong quá trình học không nên sa đà, đi bộ, nghe nhạc hoặc xem những đoạn phim hài ngắn là những phương pháp thư giãn tốt nhất trong quá trình học căng thẳng. Ngoài ra các em cũng cần bổ sung năng lượng cho bản thân bằng các loại đồ ăn nhẹ, đồ uống có đường. Học online: Đây là phương pháp học không mới nhưng còn khá xa lạ với nhiều giáo viên và học sinh. Chúng tôi khuyên chỉ nên học khi thật sự cần thiết và chú ý đến nội dung sẽ học. Học online đúng cách với phương pháp chuẩn sẽ tiết kiếm tốt đa thời gian, công sức và tiền bạc của bản thân và gia đình mà có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên các em cần lựa chọn kênh học phù hợp, có thái độ học tập nghiêm túc. • Tuyệt đối tránh: Học tự luận chưa đến nơi, chưa vững kiến thức cơ bản nhưng chăm chăm giải đề trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm nhưng phải học tự luận, việc giải đề chỉ được tiến hành như một phần kiểm tra của buổi học nhằm định hình kiến thức và làm quen với các dạng đề. Hi vọng rằng với một số phương pháp ôn thi này sẽ giúp các em ôn chinh phục kiến thức môn sử dễ dàng hơn.
  • 16. 22 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) 1. Một số lưu ý về Phương pháp ôn thi môn lịch sử Một là: Nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK. Vì sao phải đọc SGK? Thi trắc nghiệm rất nhiều câu hỏi được trích từ SGK ra, nhiều khi trích những ý rất nhỏ mà rất ít khi các em không ngờ tới, hoặc trích ra nhưng được biến đổi câu chữ một chút so với nguyên bản gây sự nhầm lẫn, gây nhiễu cho thí sinh, chính vì vậy đọc sách là để chúng ta chú ý những điểm này. Ví dụ 1. Câu 35 đề minh họa lần 2 của Bộ Giáo Dục năm 2017. Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nền kinh tế các nước tư bản có sự tăng trưởng khá liên tục sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. do bóc lột hệ thống thuộc địa. B. nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời. C. do giảm chi phí cho quốc phòng. D. nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm. Đáp án B: trích SGK Lịch Sử 12 bài tổng kết lịch sử trang 72 ý 4 phần I “nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945” khi nói về các nước tư bản “…Hai là nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, nền kinh tế các nước tư bản đã tăng trưởng khá liên tục, đưa lại những thay đổi về chất trong cơ cấu cũng như xu hướng phát triển và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn của thế giới”. Ví dụ 2. Câu 31 mã 318 đề thi THPT quốc gia năm 2018. Câu 31: Một trong những yếu tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới giai đoạn sau chiến tranh lạnh là A. các trung tâm kinh tế - tài chính Tây Âu và Nhật Bản ra đời. B. tư bản tài chính xuất hiện và chi phối nền kinh tế thế giới. C. sự xuất hiện và ngày càng mở rộng của các công ty độc quyền. D. sự phát triển của các cường quốc và Liên minh châu Âu (EU). Đáp án D: Trích theo ý SGK trang 64 phần “Thế giới sau chiến tranh lạnh” “Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Trung Quốc”… Hai là: Học nâng cao thay vì việc đi giải đề ngay lập tức. Rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm được lấy ra từ các ý nhỏ của câu hỏi tự luận nâng cao nên làm các em
  • 17. 23 hoang mang, dao động, chính vì vậy thay vì mua nhiều quyển sách tham khảo trắc nghiệm thì hãy mua lấy một số quyển tự luận nâng cao đọc tham khảo những câu hỏi trong đó. Ví dụ 3. Câu 26 mã 301 đề thi THPT quốc gia năm 2018. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là? A. Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta. B. Thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô. C. Góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực. D. Thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa Đây là câu hỏi được trích ra từ một câu hỏi tự luận “Trình bày sự ra đời (hình thành), xói mòn và tan rã của trật tự hai cực Ianta? Hướng dẫn trả lời. 1. Sự hình thành * Bối cảnh diễn ra Hội nghị: - Đầu 1945, thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề nổi lên cần giải quyết: + Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. + Việc phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á - Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở Ianata (Liên Xô), diễn ra từ ngày 4 đến 11/2/1945. * Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc phân chia phạm vi thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này. * Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung của Hội nghị): - Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu. 
  • 18. 24 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) - Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. - Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. => Những quyết định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là “trật tự hai cực Ianta” (trật tự hai cực Xô - Mĩ). * Đánh giá những quyết định của Hội nghị: - Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại. - Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó, song so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tự Ianta có những nét khác biệt: + Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên hợp quốc, tiến bộ hơn so với Hội Quốc Liên trước kia. + Có “cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. + Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn. 2. Sự xói mòn _ Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:  + Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mĩ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. + Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Tây Âu. + Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mĩ.
  • 19. 25 + Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La Tinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và các nước Tây Âu. 3. Sự sụp đổ - Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, “trật tự hai cực Ianta” bị phá vỡ: + Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối SEV). + Thế hai cực giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mĩ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản. + Liên Xô và Mĩ rút dần sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mĩ bị thu hẹp khắp nơi). + Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây (Mĩ, Liên Xô, Anh, Pháp...). => Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới “đa cực” đang dần dần hình thành. Như vậy, ví dụ trên là một minh chứng rất rõ nét cho những câu hỏi trắc nghiệm được trích từ những câu tự luận, nên các em cần đọc, tham khảo thêm tài liệu tự luận nâng cao để có thêm kiến thức phục vụ cho việc làm bài. Trắc nghiệm không đơn giản chỉ chọn đáp án là xong, mà phải hiểu và giải thích được vì sao lại chọn đáp án đó. Vậy nên chú ý nghe các thầy cô giảng để tích lũy thêm kiến thức cho mình khi gặp những câu hỏi tương tự. Ngoài ra, các em cần tìm hiểu thêm các khái niệm, các thuật ngữ được sử dụng trong câu hỏi hay được nhắc tới. Việc làm này sẽ giúp các em hiểu được những từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ mới, tránh việc hoang mang khi gặp không hiểu là gì dẫn tới làm sai bài và mất điểm đáng tiếc. Ba là: Việc luyện đề, làm đề ở các sách tham khảo, các đề thi ở trên mạng cũng cần thiết để xem kết quả đạt được sau những tháng ngày ôn tập chăm chỉ như thế nào, có thể nói kết quả bài thi là kết quả của những gì các em ôn tập trước đó,
  • 20. 26 BỨT PHÁ ĐIỂM THI MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI (CHINH PHỤC KÌ THI THPTQG VÀ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG) nó sẽ phản ánh các em đi đúng hướng hay chưa, lượng kiến thức của các em đang ở đâu. Hãy chọn đề và sách để làm nhưng cần nhớ một số điều sau: + Sách luyện đề tham khảo mua ít nhưng chất lượng, không nên làm quá nhiều. + Luyện đề cũng ở mức vừa phải, không quá chăm chú làm đề kể cả giai đoạn gần thi. + Đề thi trên mạng, sách tham khảo hay các App tải trên mạng thì đều có những câu hỏi giống nhau, có những câu “tam sao thất bản”, biến đổi đi nên nó vẫn luẩn quẩn, làm nhiều nhưng không mang lại nhiều lợi ích. + Gặp các câu hỏi sai lần đầu, nên hỏi các thầy cô hay những người có kiến thức vững hơn và phải hỏi vì sao chọn đáp án đó thay vì chỉ hỏi đáp án không. Nếu không có đáp án đúng lần sau không phải làm. + Làm đề trắc nghiệm nên làm đều, không nên chú trọng quá vào làm những câu khó, hay tìm những đề thật khó để làm, các em làm hết, lần lượt từ dễ tới khó. Đề thi chúng ta biết có tới 20 câu dễ dành cho học sinh thi tốt nghiệp (nhận biết, thông hiểu), từ câu 21- 40 là những câu mức độ khó tăng dần nhưng những câu khó đến rất khó nằm ở từ câu 30 trở để lấy điểm 9, 10. + Khi luyện đề hãy lấy đề các trường chuyên, đề thi minh họa của Bộ Giáo Dục các năm trước, đề thi THPT quốc gia đã thi ra làm lại. Không vội xem đáp án mà hãy tự làm và tự tìm hiểu những câu khó. Đây là nguồn đề rất chất lượng, tỉ lệ câu hỏi sai, chưa chính xác gần như không có. II PHÂN BIỆT MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 1. Phân biệt giữa cơ bản và cơ bản nhất - Cắt nghĩa từ “cơ bản” bao gồm: Cơ là nền, nền móng, bản là gốc. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, cơ bản là những điều kiện, cơ sở đầu tiên cần phải có để sự kiện, sự vật, hiện tượng, giai đoạn lịch sử diễn ra, sự kiện lịch sử sẽ phát triển dựa trên sự bền vững của phần cơ bản. Cơ bản mang tính khái quát chung, không đi sâu, chi tiết vào bất cứ sự vật, sự việc gì, nó làm cơ sở cho những cái khác phát triển lên. Ví dụ như các em học kiến thức ở lớp được gọi là kiến thức cơ bản. - Nguyên nhân cơ bản bao gồm nhiều nguyên nhân nhỏ được coi như điều kiện cho sự kiện, hiện tượng lịch sử hình thành, nhưng trong số các nguyên nhân nhỏ sẽ
  • 21. 27 có nguyên nhân cơ bản nhất. Nguyên nhân cơ bản bao gồm nhiều ý cho nên trong câu hỏi trắc nghiệm có cụm từ “Nguyên nhân cơ bản” thường là câu hỏi sai, không xác định được đáp án chính xác. * Về cách xác định được một nguyên nhân hay một sự kiện quan trọng hơn nhất so với các sự kiện còn lại. - Đối với những câu hỏi liên quan đến Đảng hoặc vai trò của giai cấp lãnh đạo thường đề cao vai trò của yếu tố này, (tuy nhiên có phải áp dụng linh hoạt, không quá máy móc) Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước 19/12/1946 thì phải là nhân dân; còn nguyên nhân quyết định thắng lợi mới là Đảng. Vì nhân dân vừa giành được quyền làm chủ đất nước nên quyết tâm gắn bó, xây dựng chế độ. Riêng đối với câu hỏi này, các em cần dựa theo hoàn cảnh thực tế đất nước lúc bấy giờ thấy rằng đất nước đang có rất nhiều thù trong giặc ngoài, khó khăn chồng chất khó khăn (chính quyền vừa thành lập, quân đội non yếu, nạn đói hoành hành, 90% dân số mù chữ, ngân khố trống rỗng) thì các cách giải quyết khó khăn của một Đảng non trẻ dựa rất nhiều vào nguồn lực của nhân dân. Qua kiến thức bài học các em thấy rất rõ cách giải quyết của Đảng là dựa vào nhân dân, đây là minh chứng rất rõ ràng cho câu nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. - Đối với cách xác định sự kiện quan trọng nhất: Khi nói đến sự kiện quan trọng nhất trong một tiến trình, giai đoạn lịch sử các em sẽ suy luận nó phải là sự kiện bao trùm, là xuất phát điểm cho sự ra đời, phát triển của những sự kiện trọng đại, mang tính bước ngoặt tiếp theo. Ví dụ 1: Khi nói về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi chúng ta luôn nói đến Đảng đầu tiên, vì đây là nhân tố hàng đầu, đảm bảo thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ 2: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1969 là tìm ra con đường cứu nước theo con đường cách mạng tháng Mười Nga hay là thành lập Đảng. To lớn nhất chỉ có một, tất nhiên chúng ta sẽ nhận ra đáp án là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Bởi vì việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn là nguồn gốc cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, có liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau này, kể cả việc thành lập Đảng. II