SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 13
Baixar para ler offline
1 
Vai trò phụ nữ ven đô trong quá trình đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh, 
điển cứu quận ven Bình Tân. 
Ngô Thị Thu Trang, 
Khoa Địa lý, 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG. TP.HCM. 
Tóm tắt 
Đô thị hoá là một xu thế tất yếu của các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng, nhất là những thành phố lớn như thủ đô Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó khu vực ven đô phát triển nhanh và mang tính chất tự phát đã tạo nên một bộ mặt riêng biệt của khu vực chuyển đổi giữa nông thôn lên đô thị. Lối sống khu vực ven đô thay đổi nhanh trong quá trình đô thị hóa, nhất là vai trò người phụ nữ bị tác động giữa văn hóa truyền thống và sự tiếp cận của nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn còn để lại nhiều mâu thuẩn trong bối cảnh văn hóa phương đông khi vai trò phụ nữ phải đảm bảo “tam tòng”, “ tứ đức”. Phụ nữ tham gia vào việc làm tạo thu nhập nhưng cũng phải bảo đảm cho việc chăm sóc gia đình. Nhìn từ góc độ địa lý, tác giả tiếp cận sự chuyển đổi lối sống, vai trò người phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư trên địa bàn nghiên cứu gồm: Nhóm dân có quyền sở hữu đất đai cư trú lâu đời tại địa phương, và nhóm dân thuê trọ (tìm thấy ở khu vực dân cư lâu đời và khu vực phát triển tự phát). Nhóm dân cư mới có sở hữu đất đai (cư trú trong những khu quy hoạch theo chương trình dự án). Với những phương pháp tiếp cận khác nhau trên cơ sở phỏng vấn sâu (45 mẫu), bảng hỏi (304 mẫu) và quan sát thực tế tại Quận ven Bình Tân, một trong những khu vực ven đô với tốc độ đô thị hóa cao của Thành Phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã nhìn nhận sự khác biệt trong việc chuyển đổi vai trò của phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư này. Sự chuyển đổi từ cuộc sống nông thôn lên đô thị đã “đặt” người phụ nữ vào vai trò kép. Họ muốn thoát ra quan niệm gia trưởng trong gia đình và ngày càng khẳng định vai trò độc lập của mình trong xã hội, nhưng cũng phải bảo đảm việc chăm sóc, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ được nâng cao cũng là nguyên nhân của những mâu thuẫn gia đình. Qua bài viết tác giả muốn trình bày những thay đổi vai trò phụ nữ trong quá trình đô thị hóa của khu vực ven đô và những mâu thuẩn gia đình do những thay đổi mang lại. Vai trò phụ nữ thể hiện cụ thể ở vai trò quyết định, vai trò nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình cùng với xu hướng độc lập của người phụ nữ trong xã hội chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. 
Từ khoá : Vai trò phụ nữ, đô thị hoá, vùng ven, thay đổi lối sống.
2 
Mở đầu 
Nghiên cứu về Giới là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Phụ nữ là đối tượng chịu nhiều tác động trong quá trình đô thị hóa (ĐTH) nhất là ĐTH tự phát tại những siêu đô thị của các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Có nhiều nghiên cứu liên quan đến phụ nữ tại những khu vực này. Điểm qua một số nghiên cứu như : The impact of macro- economy reform on women in Vietnam”, (Tác động của cải cách kinh tế vĩ mô đối với phụ nữ ở Việt Nam) Melanie Beresford (1997); Report on a situation analysis of women in leadership, political participation and decision making, (Báo cáo phân tích tình hình của phụ nữ trong lãnh đạo, tham gia chính trị và ra quyết định),Vuong Thi Hanh (2000); Women's Sexual and Reproductive Health: Equity, Access and Quality in Family Practice,(Tình dục và Sức khỏe sinh sản của phụ nữ), Noel L. Espallardo (2004); Living conditions of Vietnamese women in urban areas, (Điều kiện sống của phụ nữ Việt Nam ở vùng đô thị), Thai Thi Ngoc Du (1995). Những nghiên cứu được quan tâm nhiều nhất về phụ nữ là những nghiên cứu về sức khỏe: Health status of women in Vietnam, Julia Samuelson (1995). Và còn nhiều nghiên cứu khác về phụ nữ nông thôn, phụ nữ nghèo, phụ nữ và vấn đề sinh kế, an ninh lương thực, phụ nữ và di dân… Chúng tôi đi vào một khía cạnh nghiên cứu khác, nhìn nhận kết quả sự chuyển đổi vai trò phụ nữ trong bối cảnh vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, một trong những vùng Đại đô thị của khi vực Đông Nam Á. Trên phương thức tiếp cận phỏng vấn sâu cùng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và phương pháp bảng hỏi tác giả phân tích vai trò phụ nữ qua những khía cạnh: (1) Thể hiện qua vai trò nội trợ; (2) Thể hiện qua mâu thuẫn gia đình; (3) Thể hiện qua việc giữ tiền trong gia đình; (4) Thể hiện qua vai trò quyết định trong gia đình. 
1. Bối cảnh đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh 
Ở nước ta hiện nay, quá trình ĐTH đang diễn ra một cách mạnh mẽ phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỷ lệ ĐTH đạt cao nhất so với cả nước. Đến năm 2011, dân số Thành phố theo thống kê là 7.991.0001 người, trên thực tế con số này đạt đến mức 10 triệu người. 
1 Cục thống kê TP.HCM năm 2013.
3 
Tính đến thời điểm hiện tại, theo quản lý hành chính, TP. HCM có tất cả 24 quận huyện. Trong đó, 12 quận nội thị là: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò vấp. Với chủ trương mở rộng đô thị của TP. HCM kể từ năm 1997, thành phố hình thành năm Quận ven gồm: Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 được tách ra từ huyện Thủ Đức. Quận 7 được tách ra từ huyện Nhà Bè. Quận 12 tách ra từ huyện Hóc Môn. Đến năm 2003, hai Quận ven mới là Quận Tân Phú được tách ra từ Quận Tân Bình và Quận Bình Tân tách ra từ huyện Bình Chánh. Số còn lại là 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. 
Theo định nghĩa được rút ra từ thực tiễn nghiên cứu của đề tài:” Vùng ven là vùng chuyển tiếp pha trộn những yếu tố không gian giữa nông thôn và đô thị. Sự kết hợp này là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội, kinh tế, và môi trường, sự tăng nhanh các mâu thuẫn về sử dụng đất, khủng hoảng các mối quan hệ xã hội và hình thành lối sống mới trong khu vực bán nông, bán thị”(Ngo, 2014). 
Chúng tôi chọn địa bàn quận Bình Tân cho trường hợp điển cứu của đề tài vì đây là quận có tổng dân số và tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất trong 6 quận mới của thành phố (biểu đồ 1). Nơi thể hiện rõ đặc trưng của ba nhóm dân cư: Dân nhập cư, dân tại chỗ và dân cư mới, cả ba nhóm dân cư hòa lẫn trong không gian bán nông, bán thị của khu vực ven đô. Quận Bình Tân mới hình thành năm 2003 cũng có thể được xếp vào vùng ven với diện tích đất nông nghiệp còn khá cao (30% trong tổng diện tích đất tự nhiên). 
Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng dân số quận ven Thành phố HCM qua các năm 
2005 
2007 
2008 
2009 
2010
4 
Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 
2. Vai trò của phụ nữ ở quận ven Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 
2.1. Giữa phát triển nhanh và phát triển tự phát khu vực ven đô ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ. 
Các quận ven tại TP HCM được tách ra từ những huyện ngoại ô do nhu cầu nới rộng đô thị và di dời các khu công nghiệp, do vậy quá trình đô thị hóa của những quận này diễn ra mạnh mẽ với sự tăng trưởng dân số và sự thu hẹp dần diện tích đất đô thị. Tuy nhiên các quận này vẫn chưa được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ quản lý. Phát triển nhanh và tự phát khu vực ven đô là nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như: rác thải, trộm cắp, ma túy, bài bạc, cướp giật … Đây là tình trạng báo động của khu vực ven đô, kết quả bảng hỏi thể hiện rõ đây là mối quan tân lớn nhất của cư dân ven đô (70,1%). Từ những mối lo lắng này làm cho người dân sống khép kín hơn, ít giao thiệp vì sợ bị lừa gạt. Người dân tự “nhốt” con cái họ để tránh con họ bị nhiễm những thói xấu ngoài xã hội. Trong môi trường đô thị người phụ nữ dạy con phải có kiến thức xã hội và cần có hiểu biết về tâm lý trẻ để định hướng giáo dục con cái họ. Vai trò phụ nữ trong việc giáo dục con cái cũng được nâng cao. 
Giá cả dịch vụ và thức ăn tăng cao, người phụ nữ phải biết chi tiêu tiết kiệm và họ cũng phải tham gia làm việc để tạo thu nhập. Vừa là công việc kiếm ra tiền (tham gia những công việc ngoài xã hội) vừa phải chu toàn việc chăm sóc con cái và gia đình, cả hai gánh nặng làm cho người phụ nữ thêm mệt mỏi. Người phụ nữ giữ “lửa” cho hạnh phúc gia đình, tuy nhiên công việc ngoài xã hội cuốn họ quên đi chức trách thiêng liêng này nên dễ dẫn đến những đổ vỡ trong gia đình. Vị trí người phụ nữ trong vai trò kép: Gia đình và xã hội. 
Người phụ nữ khi tiếp cận với những điều kiện sống hiện đại trong môi trường đô thị, ít nhiều họ bị thay đổi về quan niệm sống và đòi hỏi nhu cầu bình đẳng giữa nam và nữ trong cuộc sống. Tuy nhiên sự chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị với quá trình đô thị hóa nhanh làm cho người dân chưa kịp thích nghi với những thay đổi hay đúng hơn là người đàn ông chưa kịp chấp nhận được vị trí người phụ nữ ngang hàng hay hơn họ. 
2.2. Sự khác biệt vai trò phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư trong khu vực ven đô 
Người dân khu vực ven đô cố gắng để trở thành người đô thị. Đây là khu vực thu hút dân nhập cư từ các vùng nông thôn đến làm việc trong những khu công nghiệp, tham gia vào những hoạt động buôn bán tự do với quy mô nhỏ (với xe đẩy), hoặc họ buôn bán tự phát gần những khu dân cư hoặc khu công nghiệp. Nhóm dân cư khác thuộc tầng lớp trung lưu là những người có điều
5 
kiện kinh tế đến từ các tỉnh hoặc từ khu vực trung tâm thành phố, mua đất xây nhà trong những khu quy hoạch theo chương trình dự án. Nhóm dân cư tại chỗ thụ hưởng từ giá đất tăng và nhận những tác động từ sự thay đổi môi trường xã hội trong quá trình đô thị hóa, nhóm dân cư này định cư từ lâu đời tại khu vực ven đô. 
Quá trình đô thị hóa vùng ven đô thể hiện rõ nét đặc trưng của phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư: 
Nhóm thứ nhất phụ nữ là những người dân tại chỗ chịu sự tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa tại địa bàn ; Nhóm thứ hai phụ nữ thuộc nhóm dân cư mới có phần hiện đại hơn từ sự thụ hưởng lối sống hiện đại của khu vực trung tâm trước khi đến khu vực ven đô ; Nhóm thứ ba là những người phụ nữ thuê trọ còn mang đậm nét truyền thống khu vực nông thôn, nhóm phụ nữ này phải lo kiếm tiền để lo cho cuộc sống gia đình của họ ở nông thôn. Tuy nhiên điểm chung trong sự thay đổi vai trò phụ nữ của ba nhóm dân cư này thể hiện qua những yếu tố: 
Sự thay đồi vai trò phụ nữ thể hiện qua xu hướng ngày càng độc lập « chồng em không còn quan tâm đến mẹ con em nữa, sắp tới em sẽ li dị, em biết li dị rồi phụ nữ sẽ khó có chồng khác vì phụ nữ mà có con rồi ai mà chịu lấy mình chứ, nhưng chồng em lạnh nhạt vậy em cũng không thể sống chung. Em có thể một mình đi làm nuôi con.» (Phụng, phụ nữ nhóm dân cư tại chỗ, mẫu phỏng vấn số 10). 
Phụng gặp bất hạnh trong cuộc sống vợ chồng, theo Phụng, chồng Cô rất « gia trưởng ». Phụng quyết định giải thoát cho mình bằng cách quyết định li dị. Người phụ nữ ngày xưa « nhẫn nhịn » nhiều hơn để tránh li dị vì li dị là không tốt trong quan niệm truyền thống. Nhưng người phụ nữ ngày nay, trong môi trường đô thị thì li dị không còn là vấn đề xấu nữa, người phụ nữ muốn giải thoát chính họ nếu họ sống trong môi trường bất bình đẳng giữa nam và nữ. 
Phụng như những người phụ nữ khác trong môi trường đô thị cần tham gia vào công việc kiếm ra tiền, nhưng sự tham gia này ở nhóm dân tại chỗ ít hơn nhóm dân thuê trọ và dân cư mới. Phụng ở trong một đại gia đình có sáu người phụ nữ nhưng chỉ có duy nhất hai người phụ nữ tham gia vào việc tạo thu nhập, còn bốn người phụ nữ còn lại thì ở nhà trông con. Có phải khi người phụ nữ làm chủ được kinh tế thì họ sẽ không lệ thuộc vào nam giới? 
« Muốn bình đẳng thì vị trí của người phụ nữ phải được nâng lên, vị trí thấp thì làm sao bình đẳng được. Như tôi đây có địa vị trong xã hội nên cũng có vị trí trong gia đình. Mình kiếm được tiền thì mọi cái mình không lệ thuộc, kinh tế quyết định rất nhiều. Mặc dù là con gái nhưng tôi nói các anh ấy cũng có nghe, dù sao thì tôi cũng là thủ trưởng của một đơn vị. Nói chung nhà
6 
tôi hầu hết là con trai nên các anh ấy có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Mấy chị em chúng tôi đấu tranh dữ quá nên bây giờ đỡ rồi. » (Trinh, mẫu phỏng vấn số 1, phụ nữ nhóm dân tại chỗ). 
Trinh là một người phụ nữ về hưu, Bà là người có học vấn và từng là hiệu trưởng trường tiểu học. Không những tự tạo kinh tế, Bà có vị trí trong xã hội. Chính điều đó giúp Bà có tiếng nói trong gia đình. Tuy nhiên Bà vẫn độc thân vì sống dưới thời trẻ của Bà, người phụ nữ có địa vị và học vấn sẽ khó kiếm được một người chồng vì đa số đàn ông trước kia không muốn cưới người vợ có học vấn và địa vị cao hơn họ. 
2.3. Các góc độ của sự thay đổi về vai trò của phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư 
a. Thể hiện qua vai trò nội trợ 
Phụ nữ thuộc nhóm dân cư tại chỗ ít được sự giúp đỡ về nội trợ của nam giới trong gia đình (không có sự hỗ trợ của nam giới: 40,7%), trong khi đó con số này ở nhóm dân thuê trọ là 19,6%, và nhóm dân cư mới là 2,1%. 
Bảng 1: Sự giúp đỡ của đàn ông qua vai trò nội trợ trong ba nhóm dân cư 
Công việc nội trợ 
Nhóm dân cư 
Không có đàn ông 
Không giúp đỡ 
Thuê người giúp việc 
Giúp đỡ thỉnh thoảng 
Giúp đỡ thường xuyên 
Tổng cộng 
Dân cư tại chỗ 
2,8% 
40,7% 
2,8% 
22,2% 
31,5% 
100% 
Dân thuê trọ 
8,8% 
19,6% 
0,0% 
31,4% 
40,2% 
100% 
Dân cư mới 
2,1% 
2,1% 
38,3% 
33% 
24,5% 
100% 
Tổng cộng 
4,6% 
21,7% 
12,8% 
28,6% 
32,2% 
100% 
Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 
Giải thích lý do này là do phần lớn phụ nữ thuộc nhóm dân tại chỗ sống trong những gia đình mở rộng, một gia đình lớn chứa nhiều gia đình nhỏ. Người đàn ông với vai trò kiếm tiền và phụ nữ với vai trò chăm sóc gia đình và trông con như trong trường hợp của gia đình Phụng đã nêu trên hoặc như trong suy nghĩ của ông The « ...là phụ nữ thì phải biết chăm con và lo cho chồng, cho gia đình dù có làm gì bên ngoài thì cũng phải chu toàn, gia đình có êm ấm không là phụ thuộc vào người phụ nữ mà. Bây giờ không khắc khe chuyện làm dâu nhưng phụ nữ phải biết
7 
nấu ăn để còn lo bữa cơm cho chồng con nữa chứ. Người phụ nữ dù giỏi đến đâu thì quan trọng nhất cũng là gia đình, khi xưa tại sao ít có chuyện li dị hay tan vỡ hạnh phúc gia đình là do người phụ nữ biết chăm lo gia đình và nhịn nhục với chồng, thương con ». (Ông The là người cao tuổi thuộc nhóm dân tại chỗ, mẫu phỏng vấn số 4). 
Nguyên nhân thứ hai là phần lớn nam giới thuộc nhóm dân cư tại chổ vẫn xem việc nội trợ là công việc của phụ nữ (quan niệm gia trưởng của chế độ phụ hệ), người nam là người tạo thu nhập chính trong gia đình. Trong khi đó nhóm dân cư thuê trọ, vai trò người nữ và nam giới đều phải làm để có thu nhập, phụ nữ thuê trọ cũng phải kiếm tiền lo cuộc sống hằng ngày trong gia đình và gửi về quê cho cha mẹ hoặc con cái của họ. Nhu cầu kiếm tiền trong những gia đình nhập cư này cao hơn so với quan niệm gia trưởng hay chế độ phụ hệ nên người nam giúp người nữ nhiều hơn trong nội trợ « Em chọn ở đây là lựa chọn đúng của em vì lên đây sống em sẽ không làm dâu, lâu lâu từ Sài gòn về người ta cũng thích hơn, ở đây khi nào em mệt thì ông xã em giúp trông con, nấu ăn chứ ở quê thì làm sao được như vậy, ở quê phụ nữ phải nội trợ, để chồng làm nội trợ, bà má chồng mà biết là chửi cho. Ở đây thì hai vợ chồng đều đi làm, cả hai đều mệt như nhau thì ông xã phải giúp vợ làm nội trợ chứ ». (Thúy Nga, phụ nữ nhóm dân thuê trọ, mẫu phỏng vấn số 31). 
Nguyên nhân thứ ba là sự nhận thức của các nhóm dân cư, thể hiện ở nhóm dân cư mới, phần lớn là những người thuộc tầng lớp trung lưu, có kiến thức, người nam trong gia đình nhận thấy được vai trò của nữ giới trong xã hội hiện đại. Nhóm dân cư mới đến từ khu vực trung tâm thành phố nhận định vai trò bình đẳng của phụ nữ càng rõ hơn qua vai trò tham gia tạo thu nhập và chăn sóc gia đình. Nhóm dân cư này có điều kiện để thuê người giúp việc nên trong ba nhóm dân cư trên địa bàn điển cứu thì phụ nữ thuộc nhóm này được quan tâm nhiều hơn trong việc bình đẳng về công việc nội trợ « vợ chồng tôi sống riêng với bố mẹ, cả hai đều đi làm, chúng tôi có hai con nhỏ, công việc cũng nhiều, mỗi tuần tôi thuê người giúp việc theo giờ , dọn dẹp nhà cửa, khoảng 3 lần trong tuần. Mỗi ngày tôi giúp vợ tôi nấu ăn và dạy con học ». (Ông Ngọc, dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 44). 
Nguyên nhân thứ tư là do quan niệm của những thế hệ khác nhau. Cùng trong một gia đình, người lớn tuổi là nam giới quan niệm phụ nữ là phải lo nội trợ, những người thế hệ trước không thích giúp phụ nữ trong việc nội trợ vì theo họ đó là những việc nhỏ nhặc. Tuy nhiên người đàn ông thế hệ sau xem sự chia sẽ công việc nội trợ với phụ nữ trong gia đình là cần thiết. « Tôi và ông xã tôi sống chung với các con tôi. Trong nhà tôi các con trai tôi phụ giúp tôi và vợ nó làm
8 
việc nội trợ nhưng ông xã tôi thì không bao giờ ». (Tám, phụ nữ thuộc nhóm dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 5). Trong một gia đình nhiều thế hệ, người phụ nữ hay những nàng dâu trong gia đình là người phải lo việc nội trợ. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy sự thay đổi về quan niệm phụ nữ nội trợ, trong một gia đình nhưng tồn tại hai quan niệm khác nhau về vấn đề này giữa hai thế hệ. 
b. Thể hiện qua mâu thuẫn gia đình 
Mâu thuẫn gia đình theo nguyên nhân xâu xa và chung nhất của ba nhóm dân cư là sự thay đổi quan niệm sống từ môi trường nông thôn lên đô thị trong quá trình đô thị hóa. Xu hướng cá nhân hóa và nhu cầu bình đẳng của phụ nữ thoát khỏi quan niệm “tam tòng, tứ đức”. Vai trò phụ nữ được nâng cao qua vai trò tạo ra thu nhập và không lệ thuộc vào nam giới. Những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ trong khu vực ven đô, nơi đặc trưng của những quan niệm sống bán nông, bán đô. Người nam trong gia đình ít nhiều vẫn còn tư tưởng gia trưởng và không thích người phụ nữ giỏi hơn họ như trường hợp của Phụng, mẫu phỏng vấn số 10 và Trinh mẫu phỏng vấn số 1 đã nêu trên. 
Xu hướng cá nhân hóa của phụ nữ giúp họ thoát khỏi sự lệ thuộc vào nam giới nhưng lại là xu hướng “độc thân” trong một xã hội mà nam giới vẫn không thích người phụ nữ quá độc lập và tài giỏi hơn họ. Khi được giải thoát khỏi sự lệ thuộc nam giới, một số phụ nữ tạo thu nhập cao hơn nam giới dễ gây ra sự “bất mãn” của người vợ đối với chồng của họ và ngược lại. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều sự đổ vỡ ngày càng nhiều trong khu vực đô thị mà hiện tượng này đang bắt đầu từ khu vực ven đô “Vợ chồng tôi li dị đã 5 năm rồi, chồng tôi không lo làm ăn, trong gia đình chỉ có tôi là người kiếm ra tiền, tôi phải vừa làm kinh tế vừa trông con, chồng tôi chỉ biết đánh bài và nhậu nhẹt. Mệt mỏi quá, tôi đã quyết định li hôn". (Nguyệt, phụ nữ nhóm dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 36). 
Nguyên nhân gần của việc mâu thuẫn thể hiện cụ thể qua từng nhóm dân cư. Trong ba nhóm dân cư thì nhóm dân tại chỗ mâu thuẫn cao nhất 89, 9%, trong đó mâu thuẫn trung bình và mâu thuẫn nặng chiếm 48,2%, kế đến là nhóm dân cư mới 79,8%,trong đó chủ yếu là mâu thuẫn nhẹ chiếm 59,6% và nhóm dân thuê trọ là 64,7% cũng chủ yếu là mâu thuẫn nhẹ chiếm 47%. 
Bảng 2: Mâu thuẫn gia đình theo ba nhóm dân cư 
Mẫu thuẫn gia đình 
Nhóm dân cư 
Mâu thuẫn gay gắt 
Trung bình 
Mâu thuẫn nhẹ 
Không ý kiến 
Tổng cộng
9 
Dân tại chỗ 
6,5% 
41,7% 
41,7% 
10,2% 
100% 
Dân thuê trọ 
2,9% 
23,5% 
41,2% 
32,4% 
100% 
Dân cư mới 
0,0% 
20,2% 
59,6% 
20,2% 
100% 
Tổng cộng 
3,3% 
,29,0% 
47% 
20,7% 
100% 
Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 
Kết quả phỏng vấn bảng hỏi từ mâu thuẫn gia đình có sự khác nhau là xuất phát từ nguồn gốc của ba nhóm dân cư này. 
Dân tại chỗ, mâu thuẫn gia đình từ nguyên nhân là sự tập trung đông người dưới một mái nhà với nhiều thế hệ. Không gian sống chật hẹp được bố trí từng phòng cho mỗi một gia đình hạt nhân trong đại gia đình. Mâu thuẫn còn nảy sinh từ những cách nghĩ của những thành viên trong gia đình từ sự khác nhau về thế hệ hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. 
Dân cư mới mâu thuẫn gia đình từ sự thiếu thời gian quan tâm lẫn nhau giữa những thành viên trong gia đình. Mâu thuẫn từ cách tiêu tiền, quản lý con cái hay sự cách biệt vai trò kiếm tiền của người phụ nữ so với nam giới (phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn nam giới). 
Dân thuê trọ ít mâu thuẫn hơn vì mục đích của họ là kiếm sống, tuy nhiên một số mâu thuẫn xuất phát từ việc thiếu hụt điều kiện kinh tế trong gia đình. 
c. Thể hiện qua việc giữ tiền trong gia đình 
Môi trường sống hiện đại tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng tham gia hoạt động kinh tế và kiếm ra tiền. Xu hướng tiền ai nấy giữ ngày càng phổ biến trong cuộc sống đô thị, hình thức này đang dần hình thành trong những gia đình ven đô, thể hiện rõ nhất là trong nhóm dân cư mới (75,6%) mẫu phỏng vấn sử dụng tài khoản riêng và một phần tài khoản chung “Trong nhà tôi các con tôi mỗi người có một tài khoản riêng, chồng không phải đưa tiền lương vợ hàng tháng, nhưng chi tiêu vào những việc quan trọng, còn tiền người vợ thì chi tiêu hằng ngày, nếu thiếu thì chồng đưa thêm, nhưng người vợ không quản lý tiền của chồng như tôi và ông xã tôi”. (Tám, phụ nữ dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 5). 
Hai nhóm dân cư còn lại: nhóm dân cư tại chỗ và dân thuê trọ thì còn mang tính truyền thống hơn là phụ nữ giữ tiền trong gia đình và quản lý chi tiêu. Theo kết quả điều tra bảng hỏi
10 
thì chỉ 39,8% dân tại chỗ sử dụng tài khoản riêng và một phần tài khoản chung, con số này chỉ có 29,4% thuộc nhóm dân thuê trọ. 
Bảng 3: Quản lý tiền trong gia đình thuộc ba nhóm dân cư 
Người quản lý tài chính 
Nhóm dân cư 
Phụ nữ 
Đàn ông 
Riêng biệt 
Một phần tài khoản chung 
Tổng cộng 
Dân tại chỗ 
50,9% 
9,3% 
13,9% 
25,9% 
100% 
Dân thuê trọ 
63,7% 
6,9% 
5,9% 
23,5% 
100% 
Dân cư mới 
22,3% 
2,1% 
21,3% 
54,3% 
100% 
Tổng cộng 
46,4% 
6,3% 
13,5% 
33,9% 
100% 
Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 
Theo kết quả quan sát thực tế có được thì phụ nữ thuộc hai nhóm dân này quản lý chi tiêu trong gia đình. Phụ nữ thuộc nhóm dân tại chỗ thì cũng còn lệ thuộc vào người đàn ông trong gia đình, tiền kiếm được của người chồng sẽ được đưa cho vợ để vợ chi tiêu trong gia đình, ít nhiều còn mang nét truyền thống. Phụ nữ thuộc nhóm dân thuê trọ thì phụ nữ giữ tiền để tiện cho việc chi tiêu tiết kiệm trong khẩu phần ăn hằng ngày và dành dụm để gửi về quê. Phần lớn mức độ thu nhập của phụ nữ thuộc hai nhóm dân cư này thấp hơn mức độ thu nhập thuộc nhóm dân cư mới. 
d. Thể hiện qua vai trò quyết định trong gia đình 
Vai trò quyết định trong gia đình có sự thay đổi trong môi trường đô thị, vai trò quyết định của người già được thay thế bởi vai trò của người tạo ra thu nhập trong gia đình. Người phụ nữ cũng được tham gia vào quyền quyết định trong gia đình, nhất là đối tượng phụ nữ có kiến thức như trong gia đình: “Trong nhà vai trò quan trọng nhất là đứa con gái thứ 4, chị ấy là vai trò quan trọng nhất vì chị ấy học cao nhất nhà. Những vấn đề lớn thì nhà cũng ngồi lại nói với nhau để cho ra vấn đề. Tụi nó cũng hay hỏi ý kiến tui, nhưng, hỏi tui rồi con gái thứ 4 quyết định” (Ông Nhiều, người cao tuổi nhóm dân tại chỗ, mẫu phỏng vấn số 13). 
Theo kết quả điều tra bảng hỏi, nhóm dân cư mới chuộng hình thức cả vợ và chồng đều quyết định trong gia đình (93,6%), người già và người chồng quyết định chiếm tỉ lệ thấp
11 
(3,2%). Ngược lại, nhóm dân tại chỗ thì người già quyết định cao nhất trong ba nhóm dân cư (11,1%), tuy nhiên phụ nữ cũng tham gia vào việc quyết định mọi việc trong gia đình (10,2%), người đàn ông thuộc nhóm này giữ vai trò quyết định là 14,8%. Trong nhóm dân thuê trọ thì người đàn ông giữ vai trò quyết định cao nhất trong ba nhóm dân cư (22,5%). 
Bảng 4: Vai trò quyết định trong gia đình 
Quyền quyết định 
Nhóm dân cư 
Phụ nữ 
Đàn ông 
Phụ nữ và đàn ông 
Người lớn tuổi 
Tổng cộng 
Dân tại chỗ 
10,2% 
14,8% 
63,9% 
11,1% 
100% 
Dân thuê trọ 
6,9% 
22,6% 
64,7% 
5,9% 
100% 
Dân cư mới 
0,0% 
3,2% 
93,6% 
3,2% 
100% 
Tổng cộng 
5,9% 
13,8% 
73,4% 
6,9% 
100% 
Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 
Kết quả điều tra cho thấy có sự chuyển biến trong vai trò quyết định trong gia đình, tuy nhiên nhóm dân tại chỗ và nhóm dân thuê trọ vẫn đề cao quyền quyết định của đàn ông hơn phụ nữ. 
Kết luận 
Sự khác biệt vai trò phụ nữ vùng ven đặt trong bối cảnh đô thị hóa vùng, nơi đang có sự biến chuyển mạnh mẽ từ khu vực nông thôn sang khu vực đô thị. Quận Bình Tân với vai trò là cửa ngõ vùng, nơi thu hút nhiều dân nhập cư. Sự gia tăng dân số hình thành nên những nhóm dân cư gồm dân thuê trọ, dân tại chổ và dân cư mới có sở hữu đất đai, vai trò phụ nữ cũng khác biệt trong ba nhóm này. 
Phụ nữ thuộc nhóm dân thuê trọ thích ứng với môi trường sống mới với mục đích chính là kiếm tiền, trong phòng thuê trọ họ ít xảy ra mâu thuẩn, cả người chồng và vợ đều làm việc nên phần đông người chồng giúp đỡ người vợ công việc nội trợ. Người phụ nữ quản lý tiền cân đối chi tiêu và gửi về gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên vai trò quyết định ở người đàn ông của nhóm này vẫn là cao nhất.
12 
Phụ nữ thuộc mhóm dân tại chổ vẫn còn giữ nét truyền thống, họ vẫn đảm nhận chính công việc nội trợ vì người đàn ông thuộc nhóm dân cư này thích họ là người kiếm tiền và người phụ nữ lo việc gia đình. Người phụ nữ ở nhóm này ít nhiều còn phụ thuộc vào người đàn ông. Một số phụ nữ có kiến thức hoặc tạo thu nhập chính trong gia đình giữ vai trò quyết định chính. Mâu thuẩn gia đình thể hiện rõ trong nhóm này, mâu thuẩn này có nguồn gốc từ việc nhiều gia đình nhỏ ở chung trong một mái nhà. 
Phụ nữ thuộc nhóm dân cư mới là nhóm hiện đại nhất. Họ độc lập về mặt kinh tế, trong gia đình này xuất hiện hình thức tự quản về thu nhập. Mỗi người có một tài khoản riêng. Một số phụ nữ thu nhập cao hơn người chồng của họ là nguyên nhân của mâu thuẩn trong gia đình. Công việc nội trợ của phụ nữ thuộc nhóm dân cư này được sự hổ trợ từ người chồng hoặc thuê người giúp việc từ bên ngoài. Vai trò quyết định được chia đều cho cả nam và nữ. 
Tóm lại, sự thay đổi vai trò phụ nữ thể hiện qua xu hướng cá nhân hóa và ngày càng độc lập của người phụ nữ. Xu hướng độc thân cũng đang là lựa chọn của nhiều phụ nữ vì những lý do khách quan và chủ quan. Sự chuyển đổi từ cuộc sống nông thôn lên đô thị đã “đặt” người phụ nữ vào vai trò kép “phụ nữ gia đình và phụ nữ xã hội”. 
Tài liệu tham khảo 
1. Beresford, Melanie, Impact of macro-economie reform on women in Vietnam, NewYork: United Nations Development Fund for Women, 1997, 50 pages. 
2. Đặng Nguyên Anh, Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Tạp Chí Khoa học xã hội, 23-32, 2005. 
3. Jensen Rolf, Donald Peppert, Vũ Thị Minh Thắng, Di cư "tuần hoàn" của phụ nữ Việt Nam: một nghiên cứu về người bán hàng rong Hanoi, Tạp chí Khoa học xã hội, 59-71, 2009. 
4. Lê Thi, Cuộc sống của phụ nữ dấn thân ở Việt Nam, Viện khoa học xã hội, 2002, 246 trang. 
5. Maruani Margaret. (dir.), Femmes, genre et société. L'état des savoirs, Paris : La Découverte, 2005.
13 
6. Masson Dominique, Les femmes dans les structures urbaines - aperçu d'un nouveau champ de recherche, Revue canadienne de science politique 17(4): 755-782, 1984. 
7. McGee Terry, The emergence of desakotaregions in Asia: Expandinga hypothesis, Third World planning review 3: 104-128, 1991. 
8. Ngô Thị Thu Trang, Périurbanisation et Modernité à Hô Chi Minh-Ville, Étude du cas de l’arrondissement Bình Tân, Thèse de Géographie-Aménagement, UPPA, sous la direction de Vincent BERDOULAY, 2014, 419 trang 
9. Packard, L. A. T., Gender dimensions of Viet Nam's comprehensive macroeconomic and structural reform policies. Genève: United Nations Research Institute for Social DevelopmentOccasional Paper 14, 2006. 
10. Rachel Masika , Arjan de Haan and Sally Baden, Urbanization and Urban Poverty, A gender analysis, Bridge, Development – Gender, Institute of Development Studies, Brighton, 1997. 
11. Thái Thị Ngọc Dư, Living conditions of Vietnamese Women in urban areas, in “ Culture in Development and globalization”, Toyota Foundation, 1995, 20 pages. 
12. Thái Thị Ngọc Dư, Métropolisation, gestion des villeset habitation à Ho CHI Minh Ville. Cahiers d'OutreMer 196: 377-386, 1996. 
13. Thái Thị Ngọc Dư, Nguyễn Xuân Nghĩa., Nguyen T. T. H., Nguyen T. N.et M. Loughry, Female rural migrant workers in the informal sector in Ho Chi Minh City, Vietnam. Australian National University: Gender Relations Centre Occasional Paper 16, 2006. 
14. Vuong Thi Hanh, The women in leadership, political participation and decision making, CEPEW (Center for education promotion and empowerment for Women), 2000, 56 pages.

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Strategiczna rola finansóww - to się opłaca
Strategiczna rola finansóww - to się opłacaStrategiczna rola finansóww - to się opłaca
Strategiczna rola finansóww - to się opłaca
Lukasz Szymula
 

Destaque (8)

Artykuł - Urządzenia mobilne i zakupy online w marketingu efektywnościowym
Artykuł - Urządzenia mobilne i zakupy online w marketingu efektywnościowymArtykuł - Urządzenia mobilne i zakupy online w marketingu efektywnościowym
Artykuł - Urządzenia mobilne i zakupy online w marketingu efektywnościowym
 
Doktor Google czyli jak trafić do 8 milionów pacjentów i zrobić rewolucję w f...
Doktor Google czyli jak trafić do 8 milionów pacjentów i zrobić rewolucję w f...Doktor Google czyli jak trafić do 8 milionów pacjentów i zrobić rewolucję w f...
Doktor Google czyli jak trafić do 8 milionów pacjentów i zrobić rewolucję w f...
 
Mobilny Klient w SME - raport
Mobilny Klient w SME - raportMobilny Klient w SME - raport
Mobilny Klient w SME - raport
 
System Global Capabilities
System Global CapabilitiesSystem Global Capabilities
System Global Capabilities
 
Tradedoubler Poland is hiring!
Tradedoubler Poland is hiring!Tradedoubler Poland is hiring!
Tradedoubler Poland is hiring!
 
Raport sieci afiliacyjne
Raport sieci afiliacyjneRaport sieci afiliacyjne
Raport sieci afiliacyjne
 
Case Study TUI i Allegro. MIXX Conference
Case Study TUI i Allegro. MIXX ConferenceCase Study TUI i Allegro. MIXX Conference
Case Study TUI i Allegro. MIXX Conference
 
Strategiczna rola finansóww - to się opłaca
Strategiczna rola finansóww - to się opłacaStrategiczna rola finansóww - to się opłaca
Strategiczna rola finansóww - to się opłaca
 

Semelhante a Vai tro pn ven do sent thuy

Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
MINH TRÍ Phan
 

Semelhante a Vai tro pn ven do sent thuy (20)

Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docx
 
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.doc
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.docCông tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.doc
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại tỉnh Quảng Nam.doc
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
 
Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình
Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đìnhVai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình
Vai trò của phụ nữ trong kinh tế hộ gia đình
 
Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1Khoi kien thuc 1
Khoi kien thuc 1
 
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đấtLuận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
Luận văn: Giải pháp chính sách cho người dân bị thu hồi đất
 
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà NộiLuận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
Luận văn: Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiĐề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
Di cư lao động nông thôn – đô thị từ góc độ người ở lại (nghiên cứu tại xã ho...
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại (Nghiên cứu...
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
 
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu LongSự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
 
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
 
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
Phát huy vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ...
 
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
 
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdfVấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
Vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Hải Phòng hiện nay.pdf
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 

Vai tro pn ven do sent thuy

  • 1. 1 Vai trò phụ nữ ven đô trong quá trình đô thị hoá tại thành phố Hồ Chí Minh, điển cứu quận ven Bình Tân. Ngô Thị Thu Trang, Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG. TP.HCM. Tóm tắt Đô thị hoá là một xu thế tất yếu của các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng, nhất là những thành phố lớn như thủ đô Hà Nội hoặc Thành Phố Hồ Chí Minh. Trong đó khu vực ven đô phát triển nhanh và mang tính chất tự phát đã tạo nên một bộ mặt riêng biệt của khu vực chuyển đổi giữa nông thôn lên đô thị. Lối sống khu vực ven đô thay đổi nhanh trong quá trình đô thị hóa, nhất là vai trò người phụ nữ bị tác động giữa văn hóa truyền thống và sự tiếp cận của nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên sự thay đổi này vẫn còn để lại nhiều mâu thuẩn trong bối cảnh văn hóa phương đông khi vai trò phụ nữ phải đảm bảo “tam tòng”, “ tứ đức”. Phụ nữ tham gia vào việc làm tạo thu nhập nhưng cũng phải bảo đảm cho việc chăm sóc gia đình. Nhìn từ góc độ địa lý, tác giả tiếp cận sự chuyển đổi lối sống, vai trò người phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư trên địa bàn nghiên cứu gồm: Nhóm dân có quyền sở hữu đất đai cư trú lâu đời tại địa phương, và nhóm dân thuê trọ (tìm thấy ở khu vực dân cư lâu đời và khu vực phát triển tự phát). Nhóm dân cư mới có sở hữu đất đai (cư trú trong những khu quy hoạch theo chương trình dự án). Với những phương pháp tiếp cận khác nhau trên cơ sở phỏng vấn sâu (45 mẫu), bảng hỏi (304 mẫu) và quan sát thực tế tại Quận ven Bình Tân, một trong những khu vực ven đô với tốc độ đô thị hóa cao của Thành Phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã nhìn nhận sự khác biệt trong việc chuyển đổi vai trò của phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư này. Sự chuyển đổi từ cuộc sống nông thôn lên đô thị đã “đặt” người phụ nữ vào vai trò kép. Họ muốn thoát ra quan niệm gia trưởng trong gia đình và ngày càng khẳng định vai trò độc lập của mình trong xã hội, nhưng cũng phải bảo đảm việc chăm sóc, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ được nâng cao cũng là nguyên nhân của những mâu thuẫn gia đình. Qua bài viết tác giả muốn trình bày những thay đổi vai trò phụ nữ trong quá trình đô thị hóa của khu vực ven đô và những mâu thuẩn gia đình do những thay đổi mang lại. Vai trò phụ nữ thể hiện cụ thể ở vai trò quyết định, vai trò nội trợ, chăm sóc con cái và gia đình cùng với xu hướng độc lập của người phụ nữ trong xã hội chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. Từ khoá : Vai trò phụ nữ, đô thị hoá, vùng ven, thay đổi lối sống.
  • 2. 2 Mở đầu Nghiên cứu về Giới là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Phụ nữ là đối tượng chịu nhiều tác động trong quá trình đô thị hóa (ĐTH) nhất là ĐTH tự phát tại những siêu đô thị của các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Có nhiều nghiên cứu liên quan đến phụ nữ tại những khu vực này. Điểm qua một số nghiên cứu như : The impact of macro- economy reform on women in Vietnam”, (Tác động của cải cách kinh tế vĩ mô đối với phụ nữ ở Việt Nam) Melanie Beresford (1997); Report on a situation analysis of women in leadership, political participation and decision making, (Báo cáo phân tích tình hình của phụ nữ trong lãnh đạo, tham gia chính trị và ra quyết định),Vuong Thi Hanh (2000); Women's Sexual and Reproductive Health: Equity, Access and Quality in Family Practice,(Tình dục và Sức khỏe sinh sản của phụ nữ), Noel L. Espallardo (2004); Living conditions of Vietnamese women in urban areas, (Điều kiện sống của phụ nữ Việt Nam ở vùng đô thị), Thai Thi Ngoc Du (1995). Những nghiên cứu được quan tâm nhiều nhất về phụ nữ là những nghiên cứu về sức khỏe: Health status of women in Vietnam, Julia Samuelson (1995). Và còn nhiều nghiên cứu khác về phụ nữ nông thôn, phụ nữ nghèo, phụ nữ và vấn đề sinh kế, an ninh lương thực, phụ nữ và di dân… Chúng tôi đi vào một khía cạnh nghiên cứu khác, nhìn nhận kết quả sự chuyển đổi vai trò phụ nữ trong bối cảnh vùng ven thành phố Hồ Chí Minh, một trong những vùng Đại đô thị của khi vực Đông Nam Á. Trên phương thức tiếp cận phỏng vấn sâu cùng phương pháp tiếp cận có sự tham gia và phương pháp bảng hỏi tác giả phân tích vai trò phụ nữ qua những khía cạnh: (1) Thể hiện qua vai trò nội trợ; (2) Thể hiện qua mâu thuẫn gia đình; (3) Thể hiện qua việc giữ tiền trong gia đình; (4) Thể hiện qua vai trò quyết định trong gia đình. 1. Bối cảnh đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh Ở nước ta hiện nay, quá trình ĐTH đang diễn ra một cách mạnh mẽ phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỷ lệ ĐTH đạt cao nhất so với cả nước. Đến năm 2011, dân số Thành phố theo thống kê là 7.991.0001 người, trên thực tế con số này đạt đến mức 10 triệu người. 1 Cục thống kê TP.HCM năm 2013.
  • 3. 3 Tính đến thời điểm hiện tại, theo quản lý hành chính, TP. HCM có tất cả 24 quận huyện. Trong đó, 12 quận nội thị là: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò vấp. Với chủ trương mở rộng đô thị của TP. HCM kể từ năm 1997, thành phố hình thành năm Quận ven gồm: Quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9 được tách ra từ huyện Thủ Đức. Quận 7 được tách ra từ huyện Nhà Bè. Quận 12 tách ra từ huyện Hóc Môn. Đến năm 2003, hai Quận ven mới là Quận Tân Phú được tách ra từ Quận Tân Bình và Quận Bình Tân tách ra từ huyện Bình Chánh. Số còn lại là 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ. Theo định nghĩa được rút ra từ thực tiễn nghiên cứu của đề tài:” Vùng ven là vùng chuyển tiếp pha trộn những yếu tố không gian giữa nông thôn và đô thị. Sự kết hợp này là nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội, kinh tế, và môi trường, sự tăng nhanh các mâu thuẫn về sử dụng đất, khủng hoảng các mối quan hệ xã hội và hình thành lối sống mới trong khu vực bán nông, bán thị”(Ngo, 2014). Chúng tôi chọn địa bàn quận Bình Tân cho trường hợp điển cứu của đề tài vì đây là quận có tổng dân số và tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất trong 6 quận mới của thành phố (biểu đồ 1). Nơi thể hiện rõ đặc trưng của ba nhóm dân cư: Dân nhập cư, dân tại chỗ và dân cư mới, cả ba nhóm dân cư hòa lẫn trong không gian bán nông, bán thị của khu vực ven đô. Quận Bình Tân mới hình thành năm 2003 cũng có thể được xếp vào vùng ven với diện tích đất nông nghiệp còn khá cao (30% trong tổng diện tích đất tự nhiên). Biểu đồ 1: Sự tăng trưởng dân số quận ven Thành phố HCM qua các năm 2005 2007 2008 2009 2010
  • 4. 4 Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 2. Vai trò của phụ nữ ở quận ven Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh 2.1. Giữa phát triển nhanh và phát triển tự phát khu vực ven đô ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ. Các quận ven tại TP HCM được tách ra từ những huyện ngoại ô do nhu cầu nới rộng đô thị và di dời các khu công nghiệp, do vậy quá trình đô thị hóa của những quận này diễn ra mạnh mẽ với sự tăng trưởng dân số và sự thu hẹp dần diện tích đất đô thị. Tuy nhiên các quận này vẫn chưa được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ quản lý. Phát triển nhanh và tự phát khu vực ven đô là nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường tự nhiên và môi trường xã hội như: rác thải, trộm cắp, ma túy, bài bạc, cướp giật … Đây là tình trạng báo động của khu vực ven đô, kết quả bảng hỏi thể hiện rõ đây là mối quan tân lớn nhất của cư dân ven đô (70,1%). Từ những mối lo lắng này làm cho người dân sống khép kín hơn, ít giao thiệp vì sợ bị lừa gạt. Người dân tự “nhốt” con cái họ để tránh con họ bị nhiễm những thói xấu ngoài xã hội. Trong môi trường đô thị người phụ nữ dạy con phải có kiến thức xã hội và cần có hiểu biết về tâm lý trẻ để định hướng giáo dục con cái họ. Vai trò phụ nữ trong việc giáo dục con cái cũng được nâng cao. Giá cả dịch vụ và thức ăn tăng cao, người phụ nữ phải biết chi tiêu tiết kiệm và họ cũng phải tham gia làm việc để tạo thu nhập. Vừa là công việc kiếm ra tiền (tham gia những công việc ngoài xã hội) vừa phải chu toàn việc chăm sóc con cái và gia đình, cả hai gánh nặng làm cho người phụ nữ thêm mệt mỏi. Người phụ nữ giữ “lửa” cho hạnh phúc gia đình, tuy nhiên công việc ngoài xã hội cuốn họ quên đi chức trách thiêng liêng này nên dễ dẫn đến những đổ vỡ trong gia đình. Vị trí người phụ nữ trong vai trò kép: Gia đình và xã hội. Người phụ nữ khi tiếp cận với những điều kiện sống hiện đại trong môi trường đô thị, ít nhiều họ bị thay đổi về quan niệm sống và đòi hỏi nhu cầu bình đẳng giữa nam và nữ trong cuộc sống. Tuy nhiên sự chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị với quá trình đô thị hóa nhanh làm cho người dân chưa kịp thích nghi với những thay đổi hay đúng hơn là người đàn ông chưa kịp chấp nhận được vị trí người phụ nữ ngang hàng hay hơn họ. 2.2. Sự khác biệt vai trò phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư trong khu vực ven đô Người dân khu vực ven đô cố gắng để trở thành người đô thị. Đây là khu vực thu hút dân nhập cư từ các vùng nông thôn đến làm việc trong những khu công nghiệp, tham gia vào những hoạt động buôn bán tự do với quy mô nhỏ (với xe đẩy), hoặc họ buôn bán tự phát gần những khu dân cư hoặc khu công nghiệp. Nhóm dân cư khác thuộc tầng lớp trung lưu là những người có điều
  • 5. 5 kiện kinh tế đến từ các tỉnh hoặc từ khu vực trung tâm thành phố, mua đất xây nhà trong những khu quy hoạch theo chương trình dự án. Nhóm dân cư tại chỗ thụ hưởng từ giá đất tăng và nhận những tác động từ sự thay đổi môi trường xã hội trong quá trình đô thị hóa, nhóm dân cư này định cư từ lâu đời tại khu vực ven đô. Quá trình đô thị hóa vùng ven đô thể hiện rõ nét đặc trưng của phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư: Nhóm thứ nhất phụ nữ là những người dân tại chỗ chịu sự tác động trực tiếp của quá trình đô thị hóa tại địa bàn ; Nhóm thứ hai phụ nữ thuộc nhóm dân cư mới có phần hiện đại hơn từ sự thụ hưởng lối sống hiện đại của khu vực trung tâm trước khi đến khu vực ven đô ; Nhóm thứ ba là những người phụ nữ thuê trọ còn mang đậm nét truyền thống khu vực nông thôn, nhóm phụ nữ này phải lo kiếm tiền để lo cho cuộc sống gia đình của họ ở nông thôn. Tuy nhiên điểm chung trong sự thay đổi vai trò phụ nữ của ba nhóm dân cư này thể hiện qua những yếu tố: Sự thay đồi vai trò phụ nữ thể hiện qua xu hướng ngày càng độc lập « chồng em không còn quan tâm đến mẹ con em nữa, sắp tới em sẽ li dị, em biết li dị rồi phụ nữ sẽ khó có chồng khác vì phụ nữ mà có con rồi ai mà chịu lấy mình chứ, nhưng chồng em lạnh nhạt vậy em cũng không thể sống chung. Em có thể một mình đi làm nuôi con.» (Phụng, phụ nữ nhóm dân cư tại chỗ, mẫu phỏng vấn số 10). Phụng gặp bất hạnh trong cuộc sống vợ chồng, theo Phụng, chồng Cô rất « gia trưởng ». Phụng quyết định giải thoát cho mình bằng cách quyết định li dị. Người phụ nữ ngày xưa « nhẫn nhịn » nhiều hơn để tránh li dị vì li dị là không tốt trong quan niệm truyền thống. Nhưng người phụ nữ ngày nay, trong môi trường đô thị thì li dị không còn là vấn đề xấu nữa, người phụ nữ muốn giải thoát chính họ nếu họ sống trong môi trường bất bình đẳng giữa nam và nữ. Phụng như những người phụ nữ khác trong môi trường đô thị cần tham gia vào công việc kiếm ra tiền, nhưng sự tham gia này ở nhóm dân tại chỗ ít hơn nhóm dân thuê trọ và dân cư mới. Phụng ở trong một đại gia đình có sáu người phụ nữ nhưng chỉ có duy nhất hai người phụ nữ tham gia vào việc tạo thu nhập, còn bốn người phụ nữ còn lại thì ở nhà trông con. Có phải khi người phụ nữ làm chủ được kinh tế thì họ sẽ không lệ thuộc vào nam giới? « Muốn bình đẳng thì vị trí của người phụ nữ phải được nâng lên, vị trí thấp thì làm sao bình đẳng được. Như tôi đây có địa vị trong xã hội nên cũng có vị trí trong gia đình. Mình kiếm được tiền thì mọi cái mình không lệ thuộc, kinh tế quyết định rất nhiều. Mặc dù là con gái nhưng tôi nói các anh ấy cũng có nghe, dù sao thì tôi cũng là thủ trưởng của một đơn vị. Nói chung nhà
  • 6. 6 tôi hầu hết là con trai nên các anh ấy có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Mấy chị em chúng tôi đấu tranh dữ quá nên bây giờ đỡ rồi. » (Trinh, mẫu phỏng vấn số 1, phụ nữ nhóm dân tại chỗ). Trinh là một người phụ nữ về hưu, Bà là người có học vấn và từng là hiệu trưởng trường tiểu học. Không những tự tạo kinh tế, Bà có vị trí trong xã hội. Chính điều đó giúp Bà có tiếng nói trong gia đình. Tuy nhiên Bà vẫn độc thân vì sống dưới thời trẻ của Bà, người phụ nữ có địa vị và học vấn sẽ khó kiếm được một người chồng vì đa số đàn ông trước kia không muốn cưới người vợ có học vấn và địa vị cao hơn họ. 2.3. Các góc độ của sự thay đổi về vai trò của phụ nữ thuộc ba nhóm dân cư a. Thể hiện qua vai trò nội trợ Phụ nữ thuộc nhóm dân cư tại chỗ ít được sự giúp đỡ về nội trợ của nam giới trong gia đình (không có sự hỗ trợ của nam giới: 40,7%), trong khi đó con số này ở nhóm dân thuê trọ là 19,6%, và nhóm dân cư mới là 2,1%. Bảng 1: Sự giúp đỡ của đàn ông qua vai trò nội trợ trong ba nhóm dân cư Công việc nội trợ Nhóm dân cư Không có đàn ông Không giúp đỡ Thuê người giúp việc Giúp đỡ thỉnh thoảng Giúp đỡ thường xuyên Tổng cộng Dân cư tại chỗ 2,8% 40,7% 2,8% 22,2% 31,5% 100% Dân thuê trọ 8,8% 19,6% 0,0% 31,4% 40,2% 100% Dân cư mới 2,1% 2,1% 38,3% 33% 24,5% 100% Tổng cộng 4,6% 21,7% 12,8% 28,6% 32,2% 100% Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 Giải thích lý do này là do phần lớn phụ nữ thuộc nhóm dân tại chỗ sống trong những gia đình mở rộng, một gia đình lớn chứa nhiều gia đình nhỏ. Người đàn ông với vai trò kiếm tiền và phụ nữ với vai trò chăm sóc gia đình và trông con như trong trường hợp của gia đình Phụng đã nêu trên hoặc như trong suy nghĩ của ông The « ...là phụ nữ thì phải biết chăm con và lo cho chồng, cho gia đình dù có làm gì bên ngoài thì cũng phải chu toàn, gia đình có êm ấm không là phụ thuộc vào người phụ nữ mà. Bây giờ không khắc khe chuyện làm dâu nhưng phụ nữ phải biết
  • 7. 7 nấu ăn để còn lo bữa cơm cho chồng con nữa chứ. Người phụ nữ dù giỏi đến đâu thì quan trọng nhất cũng là gia đình, khi xưa tại sao ít có chuyện li dị hay tan vỡ hạnh phúc gia đình là do người phụ nữ biết chăm lo gia đình và nhịn nhục với chồng, thương con ». (Ông The là người cao tuổi thuộc nhóm dân tại chỗ, mẫu phỏng vấn số 4). Nguyên nhân thứ hai là phần lớn nam giới thuộc nhóm dân cư tại chổ vẫn xem việc nội trợ là công việc của phụ nữ (quan niệm gia trưởng của chế độ phụ hệ), người nam là người tạo thu nhập chính trong gia đình. Trong khi đó nhóm dân cư thuê trọ, vai trò người nữ và nam giới đều phải làm để có thu nhập, phụ nữ thuê trọ cũng phải kiếm tiền lo cuộc sống hằng ngày trong gia đình và gửi về quê cho cha mẹ hoặc con cái của họ. Nhu cầu kiếm tiền trong những gia đình nhập cư này cao hơn so với quan niệm gia trưởng hay chế độ phụ hệ nên người nam giúp người nữ nhiều hơn trong nội trợ « Em chọn ở đây là lựa chọn đúng của em vì lên đây sống em sẽ không làm dâu, lâu lâu từ Sài gòn về người ta cũng thích hơn, ở đây khi nào em mệt thì ông xã em giúp trông con, nấu ăn chứ ở quê thì làm sao được như vậy, ở quê phụ nữ phải nội trợ, để chồng làm nội trợ, bà má chồng mà biết là chửi cho. Ở đây thì hai vợ chồng đều đi làm, cả hai đều mệt như nhau thì ông xã phải giúp vợ làm nội trợ chứ ». (Thúy Nga, phụ nữ nhóm dân thuê trọ, mẫu phỏng vấn số 31). Nguyên nhân thứ ba là sự nhận thức của các nhóm dân cư, thể hiện ở nhóm dân cư mới, phần lớn là những người thuộc tầng lớp trung lưu, có kiến thức, người nam trong gia đình nhận thấy được vai trò của nữ giới trong xã hội hiện đại. Nhóm dân cư mới đến từ khu vực trung tâm thành phố nhận định vai trò bình đẳng của phụ nữ càng rõ hơn qua vai trò tham gia tạo thu nhập và chăn sóc gia đình. Nhóm dân cư này có điều kiện để thuê người giúp việc nên trong ba nhóm dân cư trên địa bàn điển cứu thì phụ nữ thuộc nhóm này được quan tâm nhiều hơn trong việc bình đẳng về công việc nội trợ « vợ chồng tôi sống riêng với bố mẹ, cả hai đều đi làm, chúng tôi có hai con nhỏ, công việc cũng nhiều, mỗi tuần tôi thuê người giúp việc theo giờ , dọn dẹp nhà cửa, khoảng 3 lần trong tuần. Mỗi ngày tôi giúp vợ tôi nấu ăn và dạy con học ». (Ông Ngọc, dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 44). Nguyên nhân thứ tư là do quan niệm của những thế hệ khác nhau. Cùng trong một gia đình, người lớn tuổi là nam giới quan niệm phụ nữ là phải lo nội trợ, những người thế hệ trước không thích giúp phụ nữ trong việc nội trợ vì theo họ đó là những việc nhỏ nhặc. Tuy nhiên người đàn ông thế hệ sau xem sự chia sẽ công việc nội trợ với phụ nữ trong gia đình là cần thiết. « Tôi và ông xã tôi sống chung với các con tôi. Trong nhà tôi các con trai tôi phụ giúp tôi và vợ nó làm
  • 8. 8 việc nội trợ nhưng ông xã tôi thì không bao giờ ». (Tám, phụ nữ thuộc nhóm dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 5). Trong một gia đình nhiều thế hệ, người phụ nữ hay những nàng dâu trong gia đình là người phải lo việc nội trợ. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy sự thay đổi về quan niệm phụ nữ nội trợ, trong một gia đình nhưng tồn tại hai quan niệm khác nhau về vấn đề này giữa hai thế hệ. b. Thể hiện qua mâu thuẫn gia đình Mâu thuẫn gia đình theo nguyên nhân xâu xa và chung nhất của ba nhóm dân cư là sự thay đổi quan niệm sống từ môi trường nông thôn lên đô thị trong quá trình đô thị hóa. Xu hướng cá nhân hóa và nhu cầu bình đẳng của phụ nữ thoát khỏi quan niệm “tam tòng, tứ đức”. Vai trò phụ nữ được nâng cao qua vai trò tạo ra thu nhập và không lệ thuộc vào nam giới. Những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ trong khu vực ven đô, nơi đặc trưng của những quan niệm sống bán nông, bán đô. Người nam trong gia đình ít nhiều vẫn còn tư tưởng gia trưởng và không thích người phụ nữ giỏi hơn họ như trường hợp của Phụng, mẫu phỏng vấn số 10 và Trinh mẫu phỏng vấn số 1 đã nêu trên. Xu hướng cá nhân hóa của phụ nữ giúp họ thoát khỏi sự lệ thuộc vào nam giới nhưng lại là xu hướng “độc thân” trong một xã hội mà nam giới vẫn không thích người phụ nữ quá độc lập và tài giỏi hơn họ. Khi được giải thoát khỏi sự lệ thuộc nam giới, một số phụ nữ tạo thu nhập cao hơn nam giới dễ gây ra sự “bất mãn” của người vợ đối với chồng của họ và ngược lại. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nhiều sự đổ vỡ ngày càng nhiều trong khu vực đô thị mà hiện tượng này đang bắt đầu từ khu vực ven đô “Vợ chồng tôi li dị đã 5 năm rồi, chồng tôi không lo làm ăn, trong gia đình chỉ có tôi là người kiếm ra tiền, tôi phải vừa làm kinh tế vừa trông con, chồng tôi chỉ biết đánh bài và nhậu nhẹt. Mệt mỏi quá, tôi đã quyết định li hôn". (Nguyệt, phụ nữ nhóm dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 36). Nguyên nhân gần của việc mâu thuẫn thể hiện cụ thể qua từng nhóm dân cư. Trong ba nhóm dân cư thì nhóm dân tại chỗ mâu thuẫn cao nhất 89, 9%, trong đó mâu thuẫn trung bình và mâu thuẫn nặng chiếm 48,2%, kế đến là nhóm dân cư mới 79,8%,trong đó chủ yếu là mâu thuẫn nhẹ chiếm 59,6% và nhóm dân thuê trọ là 64,7% cũng chủ yếu là mâu thuẫn nhẹ chiếm 47%. Bảng 2: Mâu thuẫn gia đình theo ba nhóm dân cư Mẫu thuẫn gia đình Nhóm dân cư Mâu thuẫn gay gắt Trung bình Mâu thuẫn nhẹ Không ý kiến Tổng cộng
  • 9. 9 Dân tại chỗ 6,5% 41,7% 41,7% 10,2% 100% Dân thuê trọ 2,9% 23,5% 41,2% 32,4% 100% Dân cư mới 0,0% 20,2% 59,6% 20,2% 100% Tổng cộng 3,3% ,29,0% 47% 20,7% 100% Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 Kết quả phỏng vấn bảng hỏi từ mâu thuẫn gia đình có sự khác nhau là xuất phát từ nguồn gốc của ba nhóm dân cư này. Dân tại chỗ, mâu thuẫn gia đình từ nguyên nhân là sự tập trung đông người dưới một mái nhà với nhiều thế hệ. Không gian sống chật hẹp được bố trí từng phòng cho mỗi một gia đình hạt nhân trong đại gia đình. Mâu thuẫn còn nảy sinh từ những cách nghĩ của những thành viên trong gia đình từ sự khác nhau về thế hệ hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Dân cư mới mâu thuẫn gia đình từ sự thiếu thời gian quan tâm lẫn nhau giữa những thành viên trong gia đình. Mâu thuẫn từ cách tiêu tiền, quản lý con cái hay sự cách biệt vai trò kiếm tiền của người phụ nữ so với nam giới (phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn nam giới). Dân thuê trọ ít mâu thuẫn hơn vì mục đích của họ là kiếm sống, tuy nhiên một số mâu thuẫn xuất phát từ việc thiếu hụt điều kiện kinh tế trong gia đình. c. Thể hiện qua việc giữ tiền trong gia đình Môi trường sống hiện đại tạo điều kiện cho cả nam và nữ cùng tham gia hoạt động kinh tế và kiếm ra tiền. Xu hướng tiền ai nấy giữ ngày càng phổ biến trong cuộc sống đô thị, hình thức này đang dần hình thành trong những gia đình ven đô, thể hiện rõ nhất là trong nhóm dân cư mới (75,6%) mẫu phỏng vấn sử dụng tài khoản riêng và một phần tài khoản chung “Trong nhà tôi các con tôi mỗi người có một tài khoản riêng, chồng không phải đưa tiền lương vợ hàng tháng, nhưng chi tiêu vào những việc quan trọng, còn tiền người vợ thì chi tiêu hằng ngày, nếu thiếu thì chồng đưa thêm, nhưng người vợ không quản lý tiền của chồng như tôi và ông xã tôi”. (Tám, phụ nữ dân cư mới, mẫu phỏng vấn số 5). Hai nhóm dân cư còn lại: nhóm dân cư tại chỗ và dân thuê trọ thì còn mang tính truyền thống hơn là phụ nữ giữ tiền trong gia đình và quản lý chi tiêu. Theo kết quả điều tra bảng hỏi
  • 10. 10 thì chỉ 39,8% dân tại chỗ sử dụng tài khoản riêng và một phần tài khoản chung, con số này chỉ có 29,4% thuộc nhóm dân thuê trọ. Bảng 3: Quản lý tiền trong gia đình thuộc ba nhóm dân cư Người quản lý tài chính Nhóm dân cư Phụ nữ Đàn ông Riêng biệt Một phần tài khoản chung Tổng cộng Dân tại chỗ 50,9% 9,3% 13,9% 25,9% 100% Dân thuê trọ 63,7% 6,9% 5,9% 23,5% 100% Dân cư mới 22,3% 2,1% 21,3% 54,3% 100% Tổng cộng 46,4% 6,3% 13,5% 33,9% 100% Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 Theo kết quả quan sát thực tế có được thì phụ nữ thuộc hai nhóm dân này quản lý chi tiêu trong gia đình. Phụ nữ thuộc nhóm dân tại chỗ thì cũng còn lệ thuộc vào người đàn ông trong gia đình, tiền kiếm được của người chồng sẽ được đưa cho vợ để vợ chi tiêu trong gia đình, ít nhiều còn mang nét truyền thống. Phụ nữ thuộc nhóm dân thuê trọ thì phụ nữ giữ tiền để tiện cho việc chi tiêu tiết kiệm trong khẩu phần ăn hằng ngày và dành dụm để gửi về quê. Phần lớn mức độ thu nhập của phụ nữ thuộc hai nhóm dân cư này thấp hơn mức độ thu nhập thuộc nhóm dân cư mới. d. Thể hiện qua vai trò quyết định trong gia đình Vai trò quyết định trong gia đình có sự thay đổi trong môi trường đô thị, vai trò quyết định của người già được thay thế bởi vai trò của người tạo ra thu nhập trong gia đình. Người phụ nữ cũng được tham gia vào quyền quyết định trong gia đình, nhất là đối tượng phụ nữ có kiến thức như trong gia đình: “Trong nhà vai trò quan trọng nhất là đứa con gái thứ 4, chị ấy là vai trò quan trọng nhất vì chị ấy học cao nhất nhà. Những vấn đề lớn thì nhà cũng ngồi lại nói với nhau để cho ra vấn đề. Tụi nó cũng hay hỏi ý kiến tui, nhưng, hỏi tui rồi con gái thứ 4 quyết định” (Ông Nhiều, người cao tuổi nhóm dân tại chỗ, mẫu phỏng vấn số 13). Theo kết quả điều tra bảng hỏi, nhóm dân cư mới chuộng hình thức cả vợ và chồng đều quyết định trong gia đình (93,6%), người già và người chồng quyết định chiếm tỉ lệ thấp
  • 11. 11 (3,2%). Ngược lại, nhóm dân tại chỗ thì người già quyết định cao nhất trong ba nhóm dân cư (11,1%), tuy nhiên phụ nữ cũng tham gia vào việc quyết định mọi việc trong gia đình (10,2%), người đàn ông thuộc nhóm này giữ vai trò quyết định là 14,8%. Trong nhóm dân thuê trọ thì người đàn ông giữ vai trò quyết định cao nhất trong ba nhóm dân cư (22,5%). Bảng 4: Vai trò quyết định trong gia đình Quyền quyết định Nhóm dân cư Phụ nữ Đàn ông Phụ nữ và đàn ông Người lớn tuổi Tổng cộng Dân tại chỗ 10,2% 14,8% 63,9% 11,1% 100% Dân thuê trọ 6,9% 22,6% 64,7% 5,9% 100% Dân cư mới 0,0% 3,2% 93,6% 3,2% 100% Tổng cộng 5,9% 13,8% 73,4% 6,9% 100% Nguồn: Xử lý bảng hỏi điều tra năm 2012 Kết quả điều tra cho thấy có sự chuyển biến trong vai trò quyết định trong gia đình, tuy nhiên nhóm dân tại chỗ và nhóm dân thuê trọ vẫn đề cao quyền quyết định của đàn ông hơn phụ nữ. Kết luận Sự khác biệt vai trò phụ nữ vùng ven đặt trong bối cảnh đô thị hóa vùng, nơi đang có sự biến chuyển mạnh mẽ từ khu vực nông thôn sang khu vực đô thị. Quận Bình Tân với vai trò là cửa ngõ vùng, nơi thu hút nhiều dân nhập cư. Sự gia tăng dân số hình thành nên những nhóm dân cư gồm dân thuê trọ, dân tại chổ và dân cư mới có sở hữu đất đai, vai trò phụ nữ cũng khác biệt trong ba nhóm này. Phụ nữ thuộc nhóm dân thuê trọ thích ứng với môi trường sống mới với mục đích chính là kiếm tiền, trong phòng thuê trọ họ ít xảy ra mâu thuẩn, cả người chồng và vợ đều làm việc nên phần đông người chồng giúp đỡ người vợ công việc nội trợ. Người phụ nữ quản lý tiền cân đối chi tiêu và gửi về gia đình ở quê nhà. Tuy nhiên vai trò quyết định ở người đàn ông của nhóm này vẫn là cao nhất.
  • 12. 12 Phụ nữ thuộc mhóm dân tại chổ vẫn còn giữ nét truyền thống, họ vẫn đảm nhận chính công việc nội trợ vì người đàn ông thuộc nhóm dân cư này thích họ là người kiếm tiền và người phụ nữ lo việc gia đình. Người phụ nữ ở nhóm này ít nhiều còn phụ thuộc vào người đàn ông. Một số phụ nữ có kiến thức hoặc tạo thu nhập chính trong gia đình giữ vai trò quyết định chính. Mâu thuẩn gia đình thể hiện rõ trong nhóm này, mâu thuẩn này có nguồn gốc từ việc nhiều gia đình nhỏ ở chung trong một mái nhà. Phụ nữ thuộc nhóm dân cư mới là nhóm hiện đại nhất. Họ độc lập về mặt kinh tế, trong gia đình này xuất hiện hình thức tự quản về thu nhập. Mỗi người có một tài khoản riêng. Một số phụ nữ thu nhập cao hơn người chồng của họ là nguyên nhân của mâu thuẩn trong gia đình. Công việc nội trợ của phụ nữ thuộc nhóm dân cư này được sự hổ trợ từ người chồng hoặc thuê người giúp việc từ bên ngoài. Vai trò quyết định được chia đều cho cả nam và nữ. Tóm lại, sự thay đổi vai trò phụ nữ thể hiện qua xu hướng cá nhân hóa và ngày càng độc lập của người phụ nữ. Xu hướng độc thân cũng đang là lựa chọn của nhiều phụ nữ vì những lý do khách quan và chủ quan. Sự chuyển đổi từ cuộc sống nông thôn lên đô thị đã “đặt” người phụ nữ vào vai trò kép “phụ nữ gia đình và phụ nữ xã hội”. Tài liệu tham khảo 1. Beresford, Melanie, Impact of macro-economie reform on women in Vietnam, NewYork: United Nations Development Fund for Women, 1997, 50 pages. 2. Đặng Nguyên Anh, Chiều cạnh giới của di dân lao động thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , Tạp Chí Khoa học xã hội, 23-32, 2005. 3. Jensen Rolf, Donald Peppert, Vũ Thị Minh Thắng, Di cư "tuần hoàn" của phụ nữ Việt Nam: một nghiên cứu về người bán hàng rong Hanoi, Tạp chí Khoa học xã hội, 59-71, 2009. 4. Lê Thi, Cuộc sống của phụ nữ dấn thân ở Việt Nam, Viện khoa học xã hội, 2002, 246 trang. 5. Maruani Margaret. (dir.), Femmes, genre et société. L'état des savoirs, Paris : La Découverte, 2005.
  • 13. 13 6. Masson Dominique, Les femmes dans les structures urbaines - aperçu d'un nouveau champ de recherche, Revue canadienne de science politique 17(4): 755-782, 1984. 7. McGee Terry, The emergence of desakotaregions in Asia: Expandinga hypothesis, Third World planning review 3: 104-128, 1991. 8. Ngô Thị Thu Trang, Périurbanisation et Modernité à Hô Chi Minh-Ville, Étude du cas de l’arrondissement Bình Tân, Thèse de Géographie-Aménagement, UPPA, sous la direction de Vincent BERDOULAY, 2014, 419 trang 9. Packard, L. A. T., Gender dimensions of Viet Nam's comprehensive macroeconomic and structural reform policies. Genève: United Nations Research Institute for Social DevelopmentOccasional Paper 14, 2006. 10. Rachel Masika , Arjan de Haan and Sally Baden, Urbanization and Urban Poverty, A gender analysis, Bridge, Development – Gender, Institute of Development Studies, Brighton, 1997. 11. Thái Thị Ngọc Dư, Living conditions of Vietnamese Women in urban areas, in “ Culture in Development and globalization”, Toyota Foundation, 1995, 20 pages. 12. Thái Thị Ngọc Dư, Métropolisation, gestion des villeset habitation à Ho CHI Minh Ville. Cahiers d'OutreMer 196: 377-386, 1996. 13. Thái Thị Ngọc Dư, Nguyễn Xuân Nghĩa., Nguyen T. T. H., Nguyen T. N.et M. Loughry, Female rural migrant workers in the informal sector in Ho Chi Minh City, Vietnam. Australian National University: Gender Relations Centre Occasional Paper 16, 2006. 14. Vuong Thi Hanh, The women in leadership, political participation and decision making, CEPEW (Center for education promotion and empowerment for Women), 2000, 56 pages.