SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 15
Baixar para ler offline
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 1
BÀI 1_ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC
VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. KHOA HỌC
1. Khái niệm về khoa học
Thuật ngữ ''khoa học'' là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác
nhau của quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trìu tượng.
Trong lịch sử phát triển của khoa học đã có nhiều định nghĩa nghĩa khác nhau về
khoa học. Tổng hợp và khái quát lại có thể đưa ra định nghĩa về khoa học như sau:
(Lưu Xuân Mới – PP Luận NCKH)
Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống hoá, khái quát hoá từ
thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm; nó phản ánh dưới dạng logic, trau tượng
và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những
quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống
tri thức về những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự
nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.
a. Khoa học là hệ thống những tri thức: về các quy luật của tự nhiên, xã hội
và tư duy được tích luỹ trong lịch sử.
Khoa học có nguồn gốc sâu xa từ trong thực tiễn lao động sản xuất, những
hiểu biết (tri thức) ban đầu thường được tồn tại dưới dạng kinh nghiệm.
- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên
trong đời sống hàng ngày, nhờ đó con người hình dung được sự vật, biết cách phản ứng
trước tự nhiên, biết ứng xử trong quan hệ xã hội. Tuy chưa đi sâu vào bản chất sự vật,
song những tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành các tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và
được khái quát hoá nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó không phải là sự kế tục
giản đơn các tri thức kinh nghiệm mà là sự khái quát hóa thực tiễn sự kiện ngẫu
nhiên, rời lạc thành hệ thống các tri thức bản chất về các sự vật hiện tượng. Các tri
thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn khoa học.
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 2
Như vậy, khoa học ra đời từ thực tiễn và vận động, phát triển cùng với sự
vận động, phát triển của thực tiễn. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, thậm chí nó vượt lên trước hiện thực hiện có. Vai trò của khoa học ngày
càng gia tăng và đang trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế - xã hội.
b. Khoa học là một quá trình nhận thức: tìm tòi, phát hiện các quy luật của
sự vật, hiện tượng và vận dụng các quy luật đó để sáng tạo ra nguyên lý các giải
pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
Khoa học chỉ tìm thấy chân lý khi áp dụng được các lý thuyết của mình vào thực
tiễn một cách có hiệu quả.
c. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội - một bộ phận hợp thành của ý
thức xã hội. Nó tồn tại mang tính chất độc lập tương đối và phân biệt với các hình
thái ý thức xã hội khác ở đối tượng, hình thức phản ánh và mang một chức năng xã
hội riêng biệt. Nhưng nó có mối quan hệ đa dạng và phức tạp với các hình thái ý
thức xã hội khác, tác động mạnh mẽ đến chúng. Ngược lại, các hình thái ý thức xã
hội khác cũng có ảnh tưởng đến sự phát triển của khoa học, đặc biệt đối với sự
truyền bá, ứng đụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.
d. Khoa học là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp xã hội đặc thù là
hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó ngày càng tham gia mạnh mẽ và
đầy đủ vào mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là sản xuất vật chất thông qua sự
đổi mới hình thức, nội dung, trình độ kỹ thuật, công nghệ và làm thay đổi chính cả
bản thân con người trong sản xuất. Xuất phát từ đó, xã hội yêu cầu phải tạo ra cho
khoa học một đội ngũ những người hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chuyên
môn nhất định, có phương pháp làm việc theo yêu cầu của từng lĩnh vực khoa học.
Tiêu chí nhận biết một khoa học:
 Có đối tượng nghiên cứu
 Có hệ thống lý thuyết
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 3
 Có hệ thống phương pháp luận
 Có môc đích ứng dụng
 Có một lịch sử nghiên cứu
(VCĐ, tr.19)
Sự phát triển của khoa học
Quá trình phát triển của khoa học có hai xu hướng ngược chiều nhau nhưng không
loại tra nhau mà thống nhất với nhau:
- Xu hướng thứ nhất là sự tích hợp những tri thức khoa.
- Xu hướng thứ hai là sự phân lập các tri thức khoa học thành những ngành khoa
học khác nhau.
Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, tuỳ theo những yêu cầu phát triển
của xã hội mà xu hướng này hay khác nổi lên chiếm ưu thế.
+ Thời Cổ đại xã hội loài người còn sơ khai, lao động được chủ yếu là tri
thức kinh nghiệm. Thời kỳ này, triết học là khoa học duy nhất chứa đựng tích hợp
những tri thức của các khoa học khác nhau như: hình học, cơ học, tĩnh học, thiên
văn học….
+ Thời Trung cổ: kéo dài hàng nghìn năm, là thời kỳ thống trị của quan hệ
sản xuất phong kiến và cùng với nó là sự thống trị của giáo hội và nhà thờ … (chủ
nghĩa duy tâm thống trị xã hội) khoa học ở thời kỳ này bị giáo hội bóp nghẹt mọi tư
tưởng khoa học nên chậm phát triển, vai trò của khoa học đối với xã hội rất hạn chế,
khoa học trở thành tôi tới của thần học.
+Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XV – XVIII – thời kỳ Phục hưng) là
thời kỳ tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và cũng thời kỳ mà giai cấp tư sản
từng bước xác lập vị trí của mình trên vũ đài lịch sử. Sự phát triển của sản xuất tư
bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học: khoa học thoát ly khái thần
học, sự phân lập các tri thức khoa học càng rõ ràng, nhiều ngành khoa học xuất
hiện. Phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến được sử dụng trong thời kỳ này là
phương pháp tư duy siêu hình- cơ sở triết học để giải thích các hiện tượng xã hội.
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 4
+ Thời kỳ Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất: (từ giữa thế kỷ XVIII
đến -thế kỷ XIX, còn gọi là thời kỳ phát triển tư bản công nghiệp). Đây là thời kỳ có
nhiều phát minh khoa học lớn: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết
tiến hoá..., và xuất hiện nhiều phương tiện nghiên cứu khoa học. Sự phát triển của
khoa học đã phá vỡ tư duy siêu hình và thay vào đó là tư duy biện chứng; khoa học
có sự thâm nhập lẫn nhau để hình thành những môn khoa học mới như: toán - lý,
hoá- sinh, sinh - địa, hoá - lý, toán kinh tế, xã hội học chính trị.
+ Thời kỳ Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến
nay). Thời kỳ này Cách mạng khoa học và kỹ thật phát triển theo hai hướng:
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhận thức của con người trong nghiên cứu các
kết cấu khác nhau của vật chất, khoa học đi sâu vào tìm hiểu thế giới vi mô, hoàn
thiện các lý thuyết về nguyên tử, về điện, sóng, trường … và nghiên cứu sự tiến hoá
của vũ trụ.
- Chuyển kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất một cách nhanh chóng đồng
thời ứng dụng chúng một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội.
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu khoa học
Mục đích (aims): Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ sản
phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì” hoặc “để phục vụ
cho cái gì”.
Mục tiêu (objectives): Cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để
định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì”.
3. Phân loại khoa học
Phân loại khoa học là chỉ ra những mối liên hệ tương hỗ giữa các ngành khoa
học trên- cơ sở những nguyên tắc xác định; là sự phân chia các bộ môn khoa học
thành những nhóm bộ môn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó để nhận dạng
cấu trúc của hệ thống tri thức, xác định vị trí mỗi bộ môn khoa học trong hệ thống
tri thức, đồng thời lấy đó làm cơ sở để xác định con đường đi đến khoa học; là ngôn
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 5
ngữ quan trọng cho các cuộc đối thoại về nghiên cứu khoa học, thông tin, tư liệu,
phân ngành đào tạo, tổ chức và quản lý khoa học, hoạch định chính sách khoa học
v.v.
- Phân loại khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc:
+ Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào đặc
điểm của đối tượng nghiên cứu của từng bộ môn khoa học và quá trình vận động,
phát triển của từng bộ môn khoa học đó gắn với những yêu cầu của thực tiễn, không
được tách rời khoa học với đời sống
+ Nguyên tắc phối thuộc đòi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình phát
triển của đối tượng nhận thức của khoa học và mối liện hệ biện chứng, chuyển tiếp
lẫn nhau giữa chúng.
+ Tuỳ theo môc đích nhận thức hoặc môc đích sử dụng mà có nhiều cách phân
loại khoa học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất
định.
Trong lịch sử phát triển của khoa học có nhiều cách phân loại khác nhau.
Phân loại của UNESCO có 5 nhóm ngành theo đối tượng nghiên cứu của khoa học:
- Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác
- Nhóm các khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Nhóm các khoa học về sức khỏe (y học)
- Nhóm các khoa học nông nghiệp
- Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn
Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ bản
- Nghiên cứu cơ bản thuần túy
- Nghiên cứu cơ bản định hướng
- Nghiên cứu nền tảng
- Nghiên cứu chuyên đề
- Nghiên cứu ứng dụng
- Triển khai thực nghiệm
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 6
- Triển khai trong phòng
- Triển khai bán đại trà
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc
là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng
tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ
cho mục tiêu hoạt động của con người.
Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ đó là công
việc tìm kiếm những điều chưa biết và người nghiên cứu hoàn toàn không thể hình
dung được, hoặc không thể hình dung thật chính xác kết quả dự kiến. Điều này khác
biệt hoàn toàn với hàng loạt hoạt động khác trong đời sống xã hội, chẳng hạn, khi
xây dựng một toà nhà thì người kỹ sư xây dựng đã hình dung rất rõ công trình của
mình, từ địa điểm xây dựng, hướng nhà, diện tích xây dựng, phong cách kiến trúc,
kết cấu, bố trí nội thất, bố trí ngoại thất và chi phí xây dựng.
Có thể nói, nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá trong một thế giới
hoàn toàn chưa được biết đến, và kết quả tìm kiếm ra sao cũng không thể dự kiến
trước một cách tường minh.
Chính vì vậy, mà trong nghiên cứu khoa học, mỗi người nghiên cứu cần đưa
ra một hoặc một số nhận định sơ bộ về kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Gọi đó
là giả thuyết nghiên cứu, hoặc giả thuyết khoa học.
Giả thuyết nghiên cứu, hoặc giả thuyết khoa học là một phán đoán về bản
chất đối tượng nghiên cứu. Theo phán đoán này, người nghiên cứu tiếp tục đi tìm
kiếm các luận cứ để chứng minh. Rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ xác nhận gỉa
thuyết khoa học đặt ra ban đầu là đúng. Khi đó, người nghiên cứu khẳng định được
một luận điểm khoa học của mình. Nhưng rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ phủ
định hoàn toàn phán đoán ban đầu, tức giả thuyết khoa học, khi đó, người ta nói, giả
thuyết khoa học bị bác bỏ. Rốt cuộc, toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 7
chẳng qua là quá trình tìm kiếm các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết
khoa học, tức luận điểm khoa học của tác giả.
Đưa ra những cách giải thích khác nhau là điều bình thường trong nghiên
cứu khoa học. Kết thúc của quá trình nghiên cứu sẽ xác nhận một luận điểm được
chứng minh là đúng, một số luận điểm khác được chứng minh là sai. Nhưng trong
khoa học, một luận điểm bị bác bỏ cũng là một đóngg góp cho khoa học. Một luận
điểm khoa học bị bác bỏ nói lên một sự thực rằng, khoa học đó chứng minh không
tồn tại bản chất đó trong khoa học.
Như vậy, chứng minh giả thuyết khoa học, thường khi cũng nói chứng
minh luận điểm khoa học luôn là một nhiệm vụ của người nghiên cứu, là nội dung
cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu khoa học, là công việc nhất thiết phải thực
hiện trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng, một luận điểm khoa học phải được công bố trước cộng đồng khoa
học. Mỗi người nghiên cứu phải biết trình bầy luận điểm khoa học của mình.
Công việc của một nhà nghiên cứu được trình bày theo các bước của quá trình
nghiên cứu khoa học như sau.
Bước I Lựa chọn đề tài
Bước II Xây dựng luận điểm khoa học
Bước III Chứng minh luận điểm khoa học
Bước IV Trình bày luận điểm khoa học
2. Phân loại nghiên cứu khoa học
Có thể phân loại theo chức năng nghiên cứu; theo các giai đoạn nghiên cứu
và theo phương pháp nghiên cứu.
a. Phân loại theo chức năng nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức
về nhận dạng sự vật, giúp con người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 8
sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động
thái, tương tác; mô tả định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định
lượng nhằm chỉ ra các đặc trưng về lượng của sự vật.
Nghiên cứu giải thích, là nghiên cứu nhằm làm ra nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải
thích có thể gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy
luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
Nghiên cứu sáng tạo, là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa
từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và giải thích mà luôn hướng
vào sự sáng tạo các giải pháp làm biến đổi thế giới.
Nghiên cứu dự báo, là nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật
trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên
cứu tự nhiờn và xã hội. Sự sai lệch có thể do chủ quan hoặc khách quan, do môi
trường cũng luôn có thể biến động, v.v...
b. Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu:
Theo các giai đoạn của nghiên cứu, người ta phân chia thành nghiên cứu cơ
bản; nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu nhằm phát
hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối
liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các
khám pháp, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có
giá trị tổng quát 1, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, chẳng hạn,
Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng
dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và
nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần tuý, cũng được gọi là nghiên cứu không định
hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc
chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 9
Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đó dự kiến
trước môc đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội,
v.v… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định
hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên
cứu chuyên đề (thematic research).
Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ
thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như
địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã
hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng
Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật,
vớ dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền. Nghiên cứu
chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những
ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận dụng quy luật được phát
hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về
các giải pháp và áp dụng chung vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo
một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật
liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế.
Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thường chưa ứng dụng được. Để
có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì cũng phải tiến hành một
loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai.
Triển khai (experimental development, núi tắt là development ), còn gọi là
triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy
luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng
dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Điều cần lưu ý
là, kết quả triển khai thường chưa triển khai được (!). Sản phẩm của triển khai chỉ
mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật.
Để áp dụng được, còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 10
thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai
gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà.
Triển khai trong phòng, là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả sao
cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. Trong những nghiên
cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, lab
công nghệ, nhà kính (trong nghiên cứu nông nghiệp). Trên một quy mô lớn hơn,
hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm (pilot
workshop) thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất.
Triển khai bán đại trà, còn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực
khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng
giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng bán
đại trà, trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ
được gọi là quy mô bán công nghiệp.
Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và
xã hội: trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp
dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; thử nghiệm một
phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý
mới tại một cơ sở được lựa chọn.
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 11
Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên
cứu được trình bày trong sơ đồ chỉ trên Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây được áp dụng phổ biến trên
thế giới. Phân chia là để nhận thức ra bản chất của nghiên cứu, để có cơ sở lập kế
hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa các đối
tác. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả ba loại hình nghiên
cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.
c. Phân loại theo phương pháp nghiên cứu:
Theo phương pháp người ta phân loại nghiên cứu thành nghiên cứu tài liệu
(nghiên cứu thư viện), nghiên cứu phi thực nghiệm, nghiên cứu thực nghiệm và
nghiên cứu trắc nghiệm.
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự kế thừa những
nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước, đó được công bố trên các loại tài liệu đó
xuất bản, còn nằm trong các cơ sở lưu trữ thông tin hoặc trong các quỹ tư liệu.
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu ứng
dụng
Triển khai
Nghiên cứu cơ bản
thuần tuý
Nghiên cứu cơ bản
định hướng
Nghiên cứu
nền tảng
Nghiên cứu
chuyên đề
Triển khai
trong phòng (labô)
Triển khai
bán đại trà
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 12
Nghiên cứu phi thực nghiệm là những nghiên cứu dựa trên sự quan sát
khách quan, không gây biến đổi trạng thái của đối tượng được quan sát, cũng không
gây biến đổi các tham biến của môi trường xung quanh đối tượng được quan sát.
Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu dựa trên sự quan sát có gây
biến đổi trạng thái của đối tượng được quan sát, đồng thời cũng gây biến đổi các
tham biến của môi trường xung quanh đối tượng được quan sát.
Nghiên cứu trắc nghiệm là những nghiên cứu dựa trên sự quan sát khách
quan, không gây biến đổi trạng thái của đối tượng được quan sát, nhưng gây biến
đổi các tham biến của môi trường xung quanh đối tượng được quan sát.
3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học
Xét về cơ sở logic, sản phẩm của nghiên cứu khoa học bao gồm:
Các luận điểm đã được chứng minh.
Các luận cứ để chứng minh luận điểm.
Luận điểm hay luận cứ
Trong mọi trường hợp, sản phẩm của mọi kết quả nghiên cứu khoa học là
thông tin, bất kể đó là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ.
Chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp với thông tin, mà chi có thể tiếp xúc qua các
phương tiện trung gian là vật mang thông tin. Mọi hoạt động liên quan đến việc
xem xét hoặc đánh giá sản phẩm của nghiên cứu khoa học đều được thực hiện thông
qua các vật mang thông tin.
Vật mang thông tin về các kết quả nghiên cứu khoa học có thể bao gồm như sau:
 Vật mang vật lý: sách báo, băng âm, băng hình
 Vật mang công nghệ: một sản phẩm mẫu được sản xuất ra.
 Vật mang xã hội: một quy trình tổ chức, một phương thức phối hợp hoạt
động được một nhóm người thực hiện.
Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu, như phát hiện, phát minh, sáng
chế, là những khái niệm cần hiểu đúng trong giới nghiên cứu và trên các diễn đàn,
bởi vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề về công nghệ, kinh tế, pháp lý.
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 13
Phát minh. Phát minh (tiếng Anh - discovery, tiếng Pháp - découverte, tiếng
Nga - otkrưtije) là sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết,
nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Ví dụ, Archimède phát minh định
luật sức nâng của nước; Lebedev phát minh tính chất áp suất của ánh sáng, Newton
phát minh định luật vạn vật hấp dẫn. v.v... Phát minh là khám phá về quy luật khách
quan, chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. Vì vậy, phát
minh không có giá trị thương mại, không có khái niệm cấp bằng phát minh và
không được bảo hộ pháp lý
Phát hiện. Phát hiện (tiếng Anh cũng là discovery, tiếng Pháp cũng là
découverte) là sự phát hiện ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại
một cách khách quan. Ví dụ, Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện
nguyên tố phóng xạ radium, Christoph Colomb phát hiện Châu Mỹ, Marx phát hiện
quy luật giá trị thặng dư, Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh
tế thị trường. Phát hiện, cũng chỉ mới là sự khám phá các vật thể hoặc các quy luật
xã hội, làm thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể được áp dụng
thông qua các giải pháp. Vì vậy, phát hiện cũng không có giá trị thương mại, không
cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý.
Sáng chế. Sáng chế là loại thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và
công nghệ. Trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này, song
các nhà khoa học xã hội luôn phải bàn đến sáng chế khi phân tích ý nghĩa kinh tế,
pháp lý và xã hội của sáng chế.
Sáng chế (tiếng Anh, tiếng Pháp - invention, tiếng Nga - izobretenije) là một
giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng
được. Ví dụ, máy hơi nước của James Watt, công thức thuốc nổ TNT của Nobel. Vì
sáng chế có khả năng áp dụng, nên nó có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng
chế (patent), có thể mua bán patent hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng
(hợp đồng licence) cho người có nhu cầu, và được bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp.
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 14
Bảng 2 là tóm tắt một số chỉ tiêu so sánh sự giống và khác nhau giữa các
thành tựu phát hiện, phát minh và sáng chế.
PHÁT HIỆN PHÁT MINH SÁNG CHẾ
BẢN CHẤT Nhận ra vật thể
hoặc quy luật xã
hội vốn tồn tại
Nhận ra qui luật
tự nhiên vốn tồn
tại
Tạo ra phương
tiện mới về
nguyên lý kỹ
thuật, chưa từng
tồn tại.
KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG ĐỂ GIẢI
THÍCH THẾ GIỚI
Có Không
KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG VÀO SẢN
XUẤT/ĐỜI SỐNG
Không trực tiếp,
mà phải qua các
giải pháp vận
dụng
Không trực tiếp,
mà phải qua sáng
chế
Có (có thể trực
tiếp hoặc phải
qua thử nghiệm)
GIÁ TRỊ THƯƠNG
MẠI
Không Mua bán patent
và licence
BẢO HỘ PHÁP LÝ Bảo hộ tác phẩm viết về các phát
hiện và phát minh (theo Luật Quyền
tác giả) chứ không bảo hộ bản thân
các phát hiện và phát minh
Bảo hộ Quyền sở
hữu công nghiệp
TỒN TẠI CÙNG LỊCH
SỬ
Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo
sự tiến bộ công
nghệ
Bảng 2: So sánh phát hiện, phát minh, sáng chế
Cần lưu ý không sử dụng lẫn lộn các khái niệm này, chẳng hạn không bao
giờ nói “phát minh máy hơi nước”, “phát minh quy luật giá trị thặng dư”, “cấp bằng
phát minh” hoặc “mua bán phát minh”, “bảo hộ phát minh”. Người ta chỉ có thể cấp
Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 15
patent, ký kết các hợp đồng licence (tiếng Mỹ viết license) và bảo hộ pháp lý đối
với sáng chế. Một cách nói có thể tạm chấp nhận là mua bán sáng chế. Các chương
về sở hữu trí tuệ trong Luật Dân sự của nước ta phân biệt rất rõ các nguyên tắc bảo
hộ pháp lý trong lĩnh vực này.
Chúc Anh/Chị học tập tốt!

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánDạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánnhungvatly
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Chuong 1 dong hoc chat diem
Chuong 1 dong hoc chat diemChuong 1 dong hoc chat diem
Chuong 1 dong hoc chat diemThu Thao
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýĐHKHXH&NV HN
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversityLãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversityHuy Vu
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtluanvantrust
 
Tu Duy Phan Bien
Tu Duy Phan BienTu Duy Phan Bien
Tu Duy Phan Bienhuuthangvu
 
Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sởVăn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sởKhiet Nguyen
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcTuấn Nguyễn Văn
 

Mais procurados (20)

Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự ánDạy học theo dự án
Dạy học theo dự án
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Chuong 1 dong hoc chat diem
Chuong 1 dong hoc chat diemChuong 1 dong hoc chat diem
Chuong 1 dong hoc chat diem
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa họcBài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Bài giảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Moi quan he pho bien (1) (1)
Moi quan he pho bien (1) (1)Moi quan he pho bien (1) (1)
Moi quan he pho bien (1) (1)
 
Hình thái và mô hình văn hóa
Hình thái và mô hình văn hóaHình thái và mô hình văn hóa
Hình thái và mô hình văn hóa
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversityLãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
Lãnh đạo - nhóm 12 - TDTUniversity
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Tu Duy Phan Bien
Tu Duy Phan BienTu Duy Phan Bien
Tu Duy Phan Bien
 
Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sởVăn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 

Semelhante a Bai 1.pplnckh

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuCR Trai
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptYnHongL
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1NgoNgocNhan
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Trần Tunie
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban thutran_93
 
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)Chương i(nckh)
Chương i(nckh)besstuan
 
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxTẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxVyTng527140
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcPe Tii
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanHưng Kute
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdfTunMinh97651
 
Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfXunXun35
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptxNghiaLeTrong4
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 

Semelhante a Bai 1.pplnckh (20)

Noi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuuNoi dung tu nghien cuu
Noi dung tu nghien cuu
 
Ndtnc
NdtncNdtnc
Ndtnc
 
Slide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).pptSlide môn PPNCKH (1).ppt
Slide môn PPNCKH (1).ppt
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
Noi dung-tu-nghien-cuu-so-1
 
Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11Nckh chude 01_nhom11
Nckh chude 01_nhom11
 
Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban Chuong1 ngung khai niem co ban
Chuong1 ngung khai niem co ban
 
Ppnckh 08
Ppnckh 08Ppnckh 08
Ppnckh 08
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
Chương i(nckh)
Chương i(nckh)Chương i(nckh)
Chương i(nckh)
 
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docxTẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
TẬP-BÀI-GIẢNG-TRIẾT-HỌC-MÁC-LÊNIN_FULL.docx
 
Giao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa họcGiao duc học là một khoa học
Giao duc học là một khoa học
 
Lichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquanLichsutriethoc dvquan
Lichsutriethoc dvquan
 
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
2021. Trh Mac. Bai 1. Nhap môn.pdf
 
Đại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdfĐại cương về Xã hội học.pdf
Đại cương về Xã hội học.pdf
 
CHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.pptCHƯƠNG 1.ppt
CHƯƠNG 1.ppt
 
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
[8.7.2022].PPNCKH TRONG GDDH_ HANH.pptx
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 

Último

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Último (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Bai 1.pplnckh

  • 1. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 1 BÀI 1_ĐẠI CƯƠNG VỀ KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC I. KHOA HỌC 1. Khái niệm về khoa học Thuật ngữ ''khoa học'' là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau của quá trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trìu tượng. Trong lịch sử phát triển của khoa học đã có nhiều định nghĩa nghĩa khác nhau về khoa học. Tổng hợp và khái quát lại có thể đưa ra định nghĩa về khoa học như sau: (Lưu Xuân Mới – PP Luận NCKH) Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống hoá, khái quát hoá từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm; nó phản ánh dưới dạng logic, trau tượng và khái quát những thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người. a. Khoa học là hệ thống những tri thức: về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy được tích luỹ trong lịch sử. Khoa học có nguồn gốc sâu xa từ trong thực tiễn lao động sản xuất, những hiểu biết (tri thức) ban đầu thường được tồn tại dưới dạng kinh nghiệm. - Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên trong đời sống hàng ngày, nhờ đó con người hình dung được sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong quan hệ xã hội. Tuy chưa đi sâu vào bản chất sự vật, song những tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành các tri thức khoa học. - Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và được khái quát hoá nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học. Nó không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm mà là sự khái quát hóa thực tiễn sự kiện ngẫu nhiên, rời lạc thành hệ thống các tri thức bản chất về các sự vật hiện tượng. Các tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các bộ môn khoa học.
  • 2. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 2 Như vậy, khoa học ra đời từ thực tiễn và vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của thực tiễn. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thậm chí nó vượt lên trước hiện thực hiện có. Vai trò của khoa học ngày càng gia tăng và đang trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế - xã hội. b. Khoa học là một quá trình nhận thức: tìm tòi, phát hiện các quy luật của sự vật, hiện tượng và vận dụng các quy luật đó để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các sự vật hoặc hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học chỉ tìm thấy chân lý khi áp dụng được các lý thuyết của mình vào thực tiễn một cách có hiệu quả. c. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội - một bộ phận hợp thành của ý thức xã hội. Nó tồn tại mang tính chất độc lập tương đối và phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng, hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt. Nhưng nó có mối quan hệ đa dạng và phức tạp với các hình thái ý thức xã hội khác, tác động mạnh mẽ đến chúng. Ngược lại, các hình thái ý thức xã hội khác cũng có ảnh tưởng đến sự phát triển của khoa học, đặc biệt đối với sự truyền bá, ứng đụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống. d. Khoa học là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp xã hội đặc thù là hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó ngày càng tham gia mạnh mẽ và đầy đủ vào mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là sản xuất vật chất thông qua sự đổi mới hình thức, nội dung, trình độ kỹ thuật, công nghệ và làm thay đổi chính cả bản thân con người trong sản xuất. Xuất phát từ đó, xã hội yêu cầu phải tạo ra cho khoa học một đội ngũ những người hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn nhất định, có phương pháp làm việc theo yêu cầu của từng lĩnh vực khoa học. Tiêu chí nhận biết một khoa học:  Có đối tượng nghiên cứu  Có hệ thống lý thuyết
  • 3. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 3  Có hệ thống phương pháp luận  Có môc đích ứng dụng  Có một lịch sử nghiên cứu (VCĐ, tr.19) Sự phát triển của khoa học Quá trình phát triển của khoa học có hai xu hướng ngược chiều nhau nhưng không loại tra nhau mà thống nhất với nhau: - Xu hướng thứ nhất là sự tích hợp những tri thức khoa. - Xu hướng thứ hai là sự phân lập các tri thức khoa học thành những ngành khoa học khác nhau. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, tuỳ theo những yêu cầu phát triển của xã hội mà xu hướng này hay khác nổi lên chiếm ưu thế. + Thời Cổ đại xã hội loài người còn sơ khai, lao động được chủ yếu là tri thức kinh nghiệm. Thời kỳ này, triết học là khoa học duy nhất chứa đựng tích hợp những tri thức của các khoa học khác nhau như: hình học, cơ học, tĩnh học, thiên văn học…. + Thời Trung cổ: kéo dài hàng nghìn năm, là thời kỳ thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến và cùng với nó là sự thống trị của giáo hội và nhà thờ … (chủ nghĩa duy tâm thống trị xã hội) khoa học ở thời kỳ này bị giáo hội bóp nghẹt mọi tư tưởng khoa học nên chậm phát triển, vai trò của khoa học đối với xã hội rất hạn chế, khoa học trở thành tôi tới của thần học. +Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa (thế kỷ XV – XVIII – thời kỳ Phục hưng) là thời kỳ tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và cũng thời kỳ mà giai cấp tư sản từng bước xác lập vị trí của mình trên vũ đài lịch sử. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học: khoa học thoát ly khái thần học, sự phân lập các tri thức khoa học càng rõ ràng, nhiều ngành khoa học xuất hiện. Phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến được sử dụng trong thời kỳ này là phương pháp tư duy siêu hình- cơ sở triết học để giải thích các hiện tượng xã hội.
  • 4. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 4 + Thời kỳ Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất: (từ giữa thế kỷ XVIII đến -thế kỷ XIX, còn gọi là thời kỳ phát triển tư bản công nghiệp). Đây là thời kỳ có nhiều phát minh khoa học lớn: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá..., và xuất hiện nhiều phương tiện nghiên cứu khoa học. Sự phát triển của khoa học đã phá vỡ tư duy siêu hình và thay vào đó là tư duy biện chứng; khoa học có sự thâm nhập lẫn nhau để hình thành những môn khoa học mới như: toán - lý, hoá- sinh, sinh - địa, hoá - lý, toán kinh tế, xã hội học chính trị. + Thời kỳ Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay). Thời kỳ này Cách mạng khoa học và kỹ thật phát triển theo hai hướng: - Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nhận thức của con người trong nghiên cứu các kết cấu khác nhau của vật chất, khoa học đi sâu vào tìm hiểu thế giới vi mô, hoàn thiện các lý thuyết về nguyên tử, về điện, sóng, trường … và nghiên cứu sự tiến hoá của vũ trụ. - Chuyển kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất một cách nhanh chóng đồng thời ứng dụng chúng một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội. 2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu khoa học Mục đích (aims): Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì” hoặc “để phục vụ cho cái gì”. Mục tiêu (objectives): Cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì”. 3. Phân loại khoa học Phân loại khoa học là chỉ ra những mối liên hệ tương hỗ giữa các ngành khoa học trên- cơ sở những nguyên tắc xác định; là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những nhóm bộ môn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó để nhận dạng cấu trúc của hệ thống tri thức, xác định vị trí mỗi bộ môn khoa học trong hệ thống tri thức, đồng thời lấy đó làm cơ sở để xác định con đường đi đến khoa học; là ngôn
  • 5. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 5 ngữ quan trọng cho các cuộc đối thoại về nghiên cứu khoa học, thông tin, tư liệu, phân ngành đào tạo, tổ chức và quản lý khoa học, hoạch định chính sách khoa học v.v. - Phân loại khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc: + Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của từng bộ môn khoa học và quá trình vận động, phát triển của từng bộ môn khoa học đó gắn với những yêu cầu của thực tiễn, không được tách rời khoa học với đời sống + Nguyên tắc phối thuộc đòi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình phát triển của đối tượng nhận thức của khoa học và mối liện hệ biện chứng, chuyển tiếp lẫn nhau giữa chúng. + Tuỳ theo môc đích nhận thức hoặc môc đích sử dụng mà có nhiều cách phân loại khoa học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất định. Trong lịch sử phát triển của khoa học có nhiều cách phân loại khác nhau. Phân loại của UNESCO có 5 nhóm ngành theo đối tượng nghiên cứu của khoa học: - Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác - Nhóm các khoa học kỹ thuật và công nghệ - Nhóm các khoa học về sức khỏe (y học) - Nhóm các khoa học nông nghiệp - Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ bản - Nghiên cứu cơ bản thuần túy - Nghiên cứu cơ bản định hướng - Nghiên cứu nền tảng - Nghiên cứu chuyên đề - Nghiên cứu ứng dụng - Triển khai thực nghiệm
  • 6. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 6 - Triển khai trong phòng - Triển khai bán đại trà II. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Khái niệm nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người. Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ đó là công việc tìm kiếm những điều chưa biết và người nghiên cứu hoàn toàn không thể hình dung được, hoặc không thể hình dung thật chính xác kết quả dự kiến. Điều này khác biệt hoàn toàn với hàng loạt hoạt động khác trong đời sống xã hội, chẳng hạn, khi xây dựng một toà nhà thì người kỹ sư xây dựng đã hình dung rất rõ công trình của mình, từ địa điểm xây dựng, hướng nhà, diện tích xây dựng, phong cách kiến trúc, kết cấu, bố trí nội thất, bố trí ngoại thất và chi phí xây dựng. Có thể nói, nghiên cứu khoa học là sự tìm tòi, khám phá trong một thế giới hoàn toàn chưa được biết đến, và kết quả tìm kiếm ra sao cũng không thể dự kiến trước một cách tường minh. Chính vì vậy, mà trong nghiên cứu khoa học, mỗi người nghiên cứu cần đưa ra một hoặc một số nhận định sơ bộ về kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Gọi đó là giả thuyết nghiên cứu, hoặc giả thuyết khoa học. Giả thuyết nghiên cứu, hoặc giả thuyết khoa học là một phán đoán về bản chất đối tượng nghiên cứu. Theo phán đoán này, người nghiên cứu tiếp tục đi tìm kiếm các luận cứ để chứng minh. Rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ xác nhận gỉa thuyết khoa học đặt ra ban đầu là đúng. Khi đó, người nghiên cứu khẳng định được một luận điểm khoa học của mình. Nhưng rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ phủ định hoàn toàn phán đoán ban đầu, tức giả thuyết khoa học, khi đó, người ta nói, giả thuyết khoa học bị bác bỏ. Rốt cuộc, toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học
  • 7. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 7 chẳng qua là quá trình tìm kiếm các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học, tức luận điểm khoa học của tác giả. Đưa ra những cách giải thích khác nhau là điều bình thường trong nghiên cứu khoa học. Kết thúc của quá trình nghiên cứu sẽ xác nhận một luận điểm được chứng minh là đúng, một số luận điểm khác được chứng minh là sai. Nhưng trong khoa học, một luận điểm bị bác bỏ cũng là một đóngg góp cho khoa học. Một luận điểm khoa học bị bác bỏ nói lên một sự thực rằng, khoa học đó chứng minh không tồn tại bản chất đó trong khoa học. Như vậy, chứng minh giả thuyết khoa học, thường khi cũng nói chứng minh luận điểm khoa học luôn là một nhiệm vụ của người nghiên cứu, là nội dung cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu khoa học, là công việc nhất thiết phải thực hiện trong quá trình nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, một luận điểm khoa học phải được công bố trước cộng đồng khoa học. Mỗi người nghiên cứu phải biết trình bầy luận điểm khoa học của mình. Công việc của một nhà nghiên cứu được trình bày theo các bước của quá trình nghiên cứu khoa học như sau. Bước I Lựa chọn đề tài Bước II Xây dựng luận điểm khoa học Bước III Chứng minh luận điểm khoa học Bước IV Trình bày luận điểm khoa học 2. Phân loại nghiên cứu khoa học Có thể phân loại theo chức năng nghiên cứu; theo các giai đoạn nghiên cứu và theo phương pháp nghiên cứu. a. Phân loại theo chức năng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, là những nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật, giúp con người phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa
  • 8. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 8 sự vật này với sự vật khác. Nội dung mô tả có thể bao gồm mô tả hình thái, động thái, tương tác; mô tả định tính tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ ra các đặc trưng về lượng của sự vật. Nghiên cứu giải thích, là nghiên cứu nhằm làm ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích có thể gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. Nghiên cứu sáng tạo, là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và giải thích mà luôn hướng vào sự sáng tạo các giải pháp làm biến đổi thế giới. Nghiên cứu dự báo, là nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên cứu tự nhiờn và xã hội. Sự sai lệch có thể do chủ quan hoặc khách quan, do môi trường cũng luôn có thể biến động, v.v... b. Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu: Theo các giai đoạn của nghiên cứu, người ta phân chia thành nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám pháp, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát 1, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học, chẳng hạn, Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản thuần tuý, cũng được gọi là nghiên cứu không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức, chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
  • 9. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 9 Nghiên cứu cơ bản định hướng, là những nghiên cứu cơ bản đó dự kiến trước môc đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, kinh tế, xã hội, v.v… đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng. Nghiên cứu cơ bản định hướng được phân chia thành nghiên cứu nền tảng (background research) và nghiên cứu chuyên đề (thematic research). Nghiên cứu nền tảng, là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, nghiên cứu đại dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản về kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền tảng Nghiên cứu chuyên đề, là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, vớ dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gien di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà còn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu ứng dụng (applied research) là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chung vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lưu ý rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thường chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì cũng phải tiến hành một loại hình nghiên cứu khác, có tên gọi là triển khai. Triển khai (experimental development, núi tắt là development ), còn gọi là triển khai thực nghiệm hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật, là sự vận dụng các quy luật (thu được từ nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu được từ nghiên cứu ứng dụng) để đưa ra các hình mẫu với những tham số khả thi về kỹ thuật. Điều cần lưu ý là, kết quả triển khai thường chưa triển khai được (!). Sản phẩm của triển khai chỉ mới là những hình mẫu khả thi kỹ thuật, nghĩa là không còn rủi ro về mặt kỹ thuật. Để áp dụng được, còn phải tiến hành nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả
  • 10. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 10 thi tài chính, khả thi kinh tế, khả thi môi trường, khả thi xã hội. Hoạt động triển khai gồm triển khai trong phòng và triển khai bán đại trà. Triển khai trong phòng, là loại hình triển khai nhằm khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, chưa quan tâm đến quy mô áp dụng. Trong những nghiên cứu về công nghệ, loại hình này được thực hiện trong các phòng thí nghiệm, lab công nghệ, nhà kính (trong nghiên cứu nông nghiệp). Trên một quy mô lớn hơn, hoạt động triển khai cũng được tiến hành trong các xưởng thực nghiệm (pilot workshop) thuộc viện hoặc xí nghiệp sản xuất. Triển khai bán đại trà, còn gọi là pilot trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ được gọi là quy mô bán công nghiệp. Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và xã hội: trong các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật, hoạt động triển khai được áp dụng khi chế tạo một mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; thử nghiệm một phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở được lựa chọn.
  • 11. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 11 Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ chỉ trên Sơ đồ 1. Sơ đồ 1: Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia là để nhận thức ra bản chất của nghiên cứu, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một đề tài có thể tồn tại cả ba loại hình nghiên cứu, hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu. c. Phân loại theo phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp người ta phân loại nghiên cứu thành nghiên cứu tài liệu (nghiên cứu thư viện), nghiên cứu phi thực nghiệm, nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu trắc nghiệm. Nghiên cứu tài liệu là phương pháp nghiên cứu dựa trên sự kế thừa những nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước, đó được công bố trên các loại tài liệu đó xuất bản, còn nằm trong các cơ sở lưu trữ thông tin hoặc trong các quỹ tư liệu. Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Triển khai Nghiên cứu cơ bản thuần tuý Nghiên cứu cơ bản định hướng Nghiên cứu nền tảng Nghiên cứu chuyên đề Triển khai trong phòng (labô) Triển khai bán đại trà
  • 12. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 12 Nghiên cứu phi thực nghiệm là những nghiên cứu dựa trên sự quan sát khách quan, không gây biến đổi trạng thái của đối tượng được quan sát, cũng không gây biến đổi các tham biến của môi trường xung quanh đối tượng được quan sát. Nghiên cứu thực nghiệm là những nghiên cứu dựa trên sự quan sát có gây biến đổi trạng thái của đối tượng được quan sát, đồng thời cũng gây biến đổi các tham biến của môi trường xung quanh đối tượng được quan sát. Nghiên cứu trắc nghiệm là những nghiên cứu dựa trên sự quan sát khách quan, không gây biến đổi trạng thái của đối tượng được quan sát, nhưng gây biến đổi các tham biến của môi trường xung quanh đối tượng được quan sát. 3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học Xét về cơ sở logic, sản phẩm của nghiên cứu khoa học bao gồm: Các luận điểm đã được chứng minh. Các luận cứ để chứng minh luận điểm. Luận điểm hay luận cứ Trong mọi trường hợp, sản phẩm của mọi kết quả nghiên cứu khoa học là thông tin, bất kể đó là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học công nghệ. Chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp với thông tin, mà chi có thể tiếp xúc qua các phương tiện trung gian là vật mang thông tin. Mọi hoạt động liên quan đến việc xem xét hoặc đánh giá sản phẩm của nghiên cứu khoa học đều được thực hiện thông qua các vật mang thông tin. Vật mang thông tin về các kết quả nghiên cứu khoa học có thể bao gồm như sau:  Vật mang vật lý: sách báo, băng âm, băng hình  Vật mang công nghệ: một sản phẩm mẫu được sản xuất ra.  Vật mang xã hội: một quy trình tổ chức, một phương thức phối hợp hoạt động được một nhóm người thực hiện. Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu, như phát hiện, phát minh, sáng chế, là những khái niệm cần hiểu đúng trong giới nghiên cứu và trên các diễn đàn, bởi vì nó đụng chạm đến nhiều vấn đề về công nghệ, kinh tế, pháp lý.
  • 13. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 13 Phát minh. Phát minh (tiếng Anh - discovery, tiếng Pháp - découverte, tiếng Nga - otkrưtije) là sự phát hiện ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Ví dụ, Archimède phát minh định luật sức nâng của nước; Lebedev phát minh tính chất áp suất của ánh sáng, Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn. v.v... Phát minh là khám phá về quy luật khách quan, chưa có ý nghĩa áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống. Vì vậy, phát minh không có giá trị thương mại, không có khái niệm cấp bằng phát minh và không được bảo hộ pháp lý Phát hiện. Phát hiện (tiếng Anh cũng là discovery, tiếng Pháp cũng là découverte) là sự phát hiện ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan. Ví dụ, Kock phát hiện vi trùng lao, Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ radium, Christoph Colomb phát hiện Châu Mỹ, Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư, Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường. Phát hiện, cũng chỉ mới là sự khám phá các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay đổi nhận thức, chưa thể áp dụng trực tiếp, chỉ có thể được áp dụng thông qua các giải pháp. Vì vậy, phát hiện cũng không có giá trị thương mại, không cấp bằng và không được bảo hộ pháp lý. Sáng chế. Sáng chế là loại thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản phẩm loại này, song các nhà khoa học xã hội luôn phải bàn đến sáng chế khi phân tích ý nghĩa kinh tế, pháp lý và xã hội của sáng chế. Sáng chế (tiếng Anh, tiếng Pháp - invention, tiếng Nga - izobretenije) là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được. Ví dụ, máy hơi nước của James Watt, công thức thuốc nổ TNT của Nobel. Vì sáng chế có khả năng áp dụng, nên nó có ý nghĩa thương mại, được cấp bằng sáng chế (patent), có thể mua bán patent hoặc ký kết các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (hợp đồng licence) cho người có nhu cầu, và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
  • 14. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 14 Bảng 2 là tóm tắt một số chỉ tiêu so sánh sự giống và khác nhau giữa các thành tựu phát hiện, phát minh và sáng chế. PHÁT HIỆN PHÁT MINH SÁNG CHẾ BẢN CHẤT Nhận ra vật thể hoặc quy luật xã hội vốn tồn tại Nhận ra qui luật tự nhiên vốn tồn tại Tạo ra phương tiện mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỂ GIẢI THÍCH THẾ GIỚI Có Không KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO SẢN XUẤT/ĐỜI SỐNG Không trực tiếp, mà phải qua các giải pháp vận dụng Không trực tiếp, mà phải qua sáng chế Có (có thể trực tiếp hoặc phải qua thử nghiệm) GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI Không Mua bán patent và licence BẢO HỘ PHÁP LÝ Bảo hộ tác phẩm viết về các phát hiện và phát minh (theo Luật Quyền tác giả) chứ không bảo hộ bản thân các phát hiện và phát minh Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp TỒN TẠI CÙNG LỊCH SỬ Tồn tại cùng lịch sử Tiêu vong theo sự tiến bộ công nghệ Bảng 2: So sánh phát hiện, phát minh, sáng chế Cần lưu ý không sử dụng lẫn lộn các khái niệm này, chẳng hạn không bao giờ nói “phát minh máy hơi nước”, “phát minh quy luật giá trị thặng dư”, “cấp bằng phát minh” hoặc “mua bán phát minh”, “bảo hộ phát minh”. Người ta chỉ có thể cấp
  • 15. Trung tâm Đào tạo E-learning Cơ hội học tập cho mọi người Phương pháp luận nghiên cứu khoa học – Bài 1 Trang 15 patent, ký kết các hợp đồng licence (tiếng Mỹ viết license) và bảo hộ pháp lý đối với sáng chế. Một cách nói có thể tạm chấp nhận là mua bán sáng chế. Các chương về sở hữu trí tuệ trong Luật Dân sự của nước ta phân biệt rất rõ các nguyên tắc bảo hộ pháp lý trong lĩnh vực này. Chúc Anh/Chị học tập tốt!