SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 97
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
ĐẶNG THỊ HỒNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
  
ĐẶNG THỊ HỒNG
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM ĐỨC NHUẤN
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH
Hiện đại hoá HĐH
Khoa học công nghệ KHCN
Doanh nghiệp DN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Cao đẳng, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề
CĐ, ĐH, TCCN&DN
3
MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI 12
1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm 12
1.2. Quan niệm nội dung, sự cần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến
giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông 22
Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 41
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến giải
quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, TP Hà
Nội hiện nay 41
2.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà
Đông những năm qua 43
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN
HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 65
3.1 Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội thời gian tới 65
3.2 Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh
niên ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội thời gian tới 69
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 91
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng không chỉ là
vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm
hàng đầu của các quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại nói chung. Có thể nói,
hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mọi
quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài
quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm
là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh
tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc
của nhân dân”.
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc
làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không
thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Giải quyết việc
làm cho thanh niên Thành phố là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động đang chiếm tỷ lệ cao và là nguồn lao động trẻ, có trình độ,
nhiệt huyết và khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, góp phần to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban
Chấp hành Trung ương khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ
nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên” [15].
Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động đông đảo chiếm 26,9%
dân số Việt Nam và chiếm trên 68% trong lực lượng lao động chính của xã hội,
họ là những người lao động có sức khỏe, sức trẻ có trình độ kiến thức là “rường
cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”. Là nguồn nhân lực chủ
5
yếu cho mọi quốc gia. Thanh niên có vai trò hết sức to lớn trong xây dựng và
phát triển đất nước trong mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực, thanh niên luôn là lực
lượng xung kích đi đầu. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn luôn
quan tâm đến thế hệ trẻ, có nhiều quyết sách hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên phấn
đấu học tập ra sức tu dưỡng rèn luyện về trình độ cũng như chuyên môn, đặc
biệt sự đòi hỏi về việc làm và thu nhập.
Hà Đông là một Quận thuộc thủ đô Hà Nội, vốn là một vùng đất giàu
truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ
phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Đội ngũ thanh niên xung kích của Quận,
luôn thể hiện tinh thần hăng hái, xung phong tiến quân vào hoạt động xóa đói
giảm nghèo của địa phương được xác định trong Đề án 103, đề án hướng
nghiệp và giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Quận thiếu khả
năng tạo việc làm cho người lao động, thu hút rất ít lực lượng là thanh niên;
công tác đào tạo, tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm chưa chú trọng nâng
cao chất lượng tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tổ chức hội chợ việc làm,
trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa đáp ứng kịp nhu cầu lập
nghiệp của thanh niên; quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên còn rất
hạn hẹp; cơ chế chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động ở Quận
Hà Đông còn nhiều vấn đề phải bổ sung, hoàn thiện… những vấn đề trên đã
ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm cho Thanh niên. Tình trạng thiếu
việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến
tới sự phát triển KT-XH của Quận. Góp phần giải quyết các vấn đề bất cập
trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trong cả nước nói chung và ở
Thành phố Hà Nội nói riêng đã thu hút rộng rãi sự quan tâm của nhiều tác giả,
6
nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc các lĩnh vực, dưới các hình thức như: đề
tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí v.v… và đã
đạt được những kết quả nhất định. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
* Các sách tham khảo và chuyên khảo viết về thị trường lao động và
giải quyết việc làm.
Tác giả Nguyễn Quang Hiền với sách: “Thị trường sức lao động - Thực
trạng và giải pháp” (1995) đã đưa ra những khái quát về thực trạng và giải
pháp thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tác giả đưa ra khái niệm thị trường
sức lao động, những biểu hiện của thị trường sức lao động; các yếu tố tác động
dến thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những
đặc thù riêng cho từng loại sức lao động, trong đó có sức lao động ở độ tuổi
thanh niên [19].
Các tác giả Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân với sách
tham khảo: “Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” đã
trình bày những vấn đề lý luận về thị trường lao động và một số kinh nghiệm
quốc tế, bài học cho Việt Nam. Các tác giả trình bày khá kỹ thực trạng phát
triển thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; về cung cầu lao
động, tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường, vấn đề giá cả sức lao
động; việc di chuyển lao động giữa các vùng của Việt Nam, các hình thức và
kênh giao dịch trên thị trường lao động; làm sáng tỏ những vấn đề về thể chế,
hệ thống chính sách thị trường lao động. Đặc biệt, các tác giả đã nêu bật thành
tựu ban đầu và những hạn chế, thách thức, nguyên nhân, hậu quả trong phát
triển thị trường lao động ở nước ta. Sách dành dung lượng khá lớn để trình bày
một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ở nước ta [1].
Tác giả Đinh Công Tuấn với sách tham khảo “Giải quyết việc làm - Hệ
thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính
– kinh tế toàn cầu”(2013) đã đưa ra những vấn đề tác động đến việc làm và
7
giải quyết việc làm ở một số nước trên thế giới. Đây là một công trình khá toàn
diện khái quát về lý luận giải quyết việc làm và thực trạng giải quyết việc làm
cho người lao động ở các nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh
tế toàn cầu. Tác giả đã chỉ ra những tác động của giai đoạn hậu khủng hoảng
như: Thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội và ảnh hưởng của những tác động
đó đến giải quyết việc làm ở Việt Nam [46].
* Đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về thị trường lao động và giải
quyết việc làm.
Đề tài cấp Nhà nước 70A – 02 – 02 “Sử dụng nguồn lao động và giải
quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần” (1994) của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội đã đưa ra những vấn
đề khó khăn trong giải quyết việc làm, đặc biệt là thanh niên thành thị. Đề tài
đã định hướng những vấn đề lớn về giải quyết việc làm cho người lao động khi
nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đề tài đã đánh giá
sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế ảnh hưởng đến cơ cấu lao
động cả về vùng miền, độ tuổi, thành phần. Đề tài đã đề xuất những nhóm giải
pháp để sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, trong
đó có thanh niên. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu những biện pháp cụ
thể để giải quyết việc làm cho thanh niên - lực lượng lao động chủ yếu của nền
kinh tế [5].
Đề tài cấp Nhà nước KX – 07.05.05 “Những đặc trưng và xu hướng
biến đổi của cơ cấu xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự
báo và kiến nghị” (1995) do Nguyễn Đình Tấn làm chủ nhiệm đã phân tích khá
kỹ về cơ cấu việc làm và tác động của nó đến cơ cấu vùng, lãnh thổ, tạo ra sự
khó khăn cho các vùng thành thị. Đề tài khái quát khá kỹ về cơ cấu vùng miền,
cơ cấu độ tuổi. Chỉ rõ những đặc điểm tâm lý – sinh lý của các loại cơ cấu này
ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của đất nước [41].
8
Tác giả Trần Văn Tuấn với nghiên cứu: “ Quản lý nhà nước về việc làm
ở Hà Nội” (1995), luận án tiến sĩ kinh tế đã luận cứ và đưa ra cơ sở đề xuất chủ
trương, chính sách, cơ chế quản lý việc làm cho người lao động di cư từ các
vùng về Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã làm rõ cấu trúc thành phần về việc làm ở
Hà Nội bao gồm cả việc làm đã được đào tạo và việc làm phổ thông để từ đó có
những đánh giá cụ thể về các vấn đề việc làm, giải quyết việc làm ở cả cơ cấu
nông thôn – thành thị, độ tuổi, trình độ… [47].
Tác giả Đỗ Thị Xuân Phượng với đề tài: “Phát triển thị trường sức lao
động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội” (2005), luận án tiến sĩ kinh tế
đã đi từ thực trạng việc làm của lao động ở Hà Nội, các vấn đề nảy sinh để khái
quát thành giải pháp, biện pháp khắc phục. Tác giả đã khái quát thực tế từ thị
trường sức lao động và việc làm ở Hà Nội để đánh giá về vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động ở Hà Nội, bởi lẽ thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa -
kinh tế - chính trị của cả nước, nơi tập trung nhiều lao động từ các tỉnh, thành
phố khác nên thị trường sức lao động ở Hà Nội có diễn biến khá phức tạp về số
lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần. Tuy nhiên, cơ cấu lao động ở độ tuổi
thanh niên chưa được tác giả bàn sâu [32].
Tác giả Nguyễn Hòa Bình với luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển nguồn
nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” (2002) đã đưa ra
một số vấn đề về lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động
trên địa bàn tỉnh giáp danh Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm
cơ bản, những mục tiêu cụ thể, nội dung giải quyết việc làm trên cơ sở đánh giá
thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc. Luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp
cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện
nay. Đề tài là cơ sở lý luận giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có
lực lượng thanh niên trên một địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội nên có
nhiều đặc điểm truyền thống, tâm lý giống với Thủ đô Hà Nội [3].
9
Tác giả Hoàng Thanh Nga với luận văn thạc sĩ: “Giải pháp hỗ trợ giải
quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội” (2010) đã đưa ra những
đặc điểm của thanh niên Thủ đô Hà Nội, đặc biệt vùng ngoại thành tác động
đến sức hút của việc làm và cơ chế tạo việc làm cho thanh niên. Đây là luận
văn chỉ rõ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội, gần với đối
tượng thanh niên quận Hà Đông. Tuy nhiên, tác giả chỉ bàn đến thanh niên
ngoại thành, không đa dạng, phức tạp, không có sự biến đổi nhiều. Vùng ngoại
thành chủ yếu là các huyện nghèo của Hà Nội và các huyện của Hà Tây (cũ).
Vì vậy, luận văn chưa chỉ rõ đặc điểm, tính chất, cách thức giải quyết việc làm
cho thanh niên thuộc các quận nội thành [27].
* Các bài báo khoa học, tham luận khoa học đề cập đến thị trường lao
động và giải quyết việc là:
Tác giả Nguyễn Hữu Dũng với bài báo: “Chiến lược việc làm và đào tạo
nghề thời kỳ 2001 – 2010”, Tạp chí Lao động xã hội, số (5), 2011 đã đưa ra
những kết quả điều tra cụ thể về lao động và việc làm trong cả nước. Tác giả đã
đưa ra phương hướng và các nhóm nhiệm vụ giải pháp để giải quyết việc làm và
đào tạo nghề trong cả nước hiện nay. Trong các nhóm giải pháp đó, tác giả đã đưa
một giải pháp quan trọng về cân đối cơ cấu độ tuổi trong giải quyết việc làm. Tác
giả cũng bàn đến cơ cấu độ tuổi thanh niên, cho rằng đó là lực lượng quan trọng.
Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích nội dung, cách thức giải quyết cụ thể [11].
Tác giả Trần Mai Trang với bài báo: “Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh –
Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số (2) năm 2013 đã
khái quát những vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm. Bài báo đã tập trung
làm rõ những vấn đề cơ bản về giải quyết việc làm cho người lao động như:
Mục tiêu, chủ thể, biện pháp giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tác giả chưa phân
định rõ giữa nội dung và biện pháp nên nhiều vấn đề chưa được xác định cụ thể
những cách thức cần phải thực hiện [45].
10
Tác giả Trần Thị Thu Hà với nghiên cứu: “Đào tạo nghề và giải quyết
việc làm cho lao động trẻ”, Tạp chí Thanh niên, số (4) năm 2012 đã đưa ra
những nhu cầu, nguyện vọng và khát khao trong giải quyết việc làm của thanh
niên cả nước hiện nay. Tác giả chỉ ra những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, đặc
động hiện nay [17].
Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với
những cách tiếp cận khác nhau… Có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có công
trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm
cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Tuy vậy, nghiên cứu các
công trình đã công bố, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực
tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những
vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát
thực tế ở địa bàn quận Hà Đông - thành phố Hà Nội, tôi có thể rút ra và kiến
nghị những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên ở quận Hà Đông -
thành phố Hà Nội.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Hà Đông - thành phố Hà Nội thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận
Hà Đông - thành phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông
thành phố Hà Nội những năm qua.
tới.
11
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết việc làm cho thanh niên.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu giải quyết việc làm cho thanh
niên (độ tuổi từ 18 đến 35) ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội dưới góc độ
kinh tế chính trị.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu khảo sát, đánh giá, các văn bản báo cáo
tổng kết của quận Hà Đông từ năm 2009 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luận của nhà nước, các văn kiện của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và
Quận ủy, UBND quận Hà Đông về lao động, việc làm và giải quyết việc làm.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả luận văn sử dụng các
phương pháp của chuyên ngành kinh tế chính trị học để nghiên cứu như: Trừu
tượng hóa khoa học, lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
nghiên cứu các công trình, đề tài có liên quan đã được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp
điều tra, khảo sát, tọa đàm với thanh niên và các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ
chức và cá nhân sử dụng lao động.
- Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận văn xin ý kiến các nhà khoa học
chuyên ngành kinh tế chính trị trong Học viện và các nhà lãnh đạo, quản lý
quận Hà Đông.
- Phương pháp toán học: Xử lý số liệu điều tra, các văn kiện, báo cáo,
12
tổng kết của các cơ quan lãnh đạo, quản lý trên địa bàn quận Hà Đông.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần luận giải, phân tích và
làm rõ hơn tính khoa học và thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên, đề
xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn việc làm
cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu
hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của quận Hà Đông và cho những ai
quan tâm tới vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông –
Thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận và kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm
1.1.1. Vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm
* Quan niệm về việc làm
Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hội
loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm trong thế giới xung
quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình. Khi phân công lao
động xã hội phát triển, thì mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm
cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội.
Việc làm trước hết là hoạt động lao động sản xuất của con người, là hoạt
động lao động cụ thể của mỗi người lao động cụ thể trong quá trình lao động
sản xuất của xã hội. Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ
giữa người lao động với giới tự nhiên, vì vậy việc làm cũng chịu tác động bởi
những qui luật và điều kiện tự nhiên.
Mặt khác, khi nói đến việc làm là nói đến tính chủ động, sáng tạo của lao
động. Người lao động với kỹ năng của mình, kết hợp với tư liệu sản xuất, hoạt
động trong một lĩnh vực nhất định của cơ cấu KT-XH, để tạo ra của cải vật
chất (tức là đang làm việc) - họ còn có quan hệ với nhau, quan hệ xã hội. Vì
vậy, việc làm cũng chịu tác động của các qui luật kinh tế, xã hội.
Như vậy, việc làm và lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc làm là
cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động diễn ra. Nếu lao động là
phạm trù vĩnh viễn, thì việc làm không phải như vậy. Xét trên tổng thể có những
nơi, những lúc có hiện tượng người lao động không có việc làm trong khi hoạt
động lao động sản xuất của con người không bao giờ ngừng lại. Việc làm nói lên
mối quan hệ của con người với không gian, trung gian, quan hệ và những giới hạn
14
xã hội cần thiết mà trong đó một quá trình lao động cụ thể được diễn ra. Nói đến
việc làm là nói đến công việc của người lao động với những ngành nghề, công
việc cụ thể; là những hoạt động cụ thể của người lao động, đáp ứng nhu cầu xã
hội, nhu cầu cá nhân của người lao động nó có tính cụ thể, tường minh.
có thể nói lao động là cái chung và việc làm là cái riêng. Việc làm là phạm trù
tổng hợp, liên kết các quá trình KT-XH. Trên khía cạnh xã hội, việc làm phản
ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong những giới hạn nhất định,
trong đó quá trình lao động được diễn ra, là cơ sở để các mối quan hệ xã hội tồn
tại, đan xen, liên kết với nhau phát triển theo hướng lành mạnh.
Là một vấn đề KT-XH phức tạp, việc làm gắn cá nhân với xã hội - nó
không những đem lại thu nhập cho người lao động để nuôi sống bản thân họ
mà còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. C.Mác đã nói: “Với những điều
kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên tỷ lệ
thuận với số lượng lao động được sử dụng” [20, tr.75].
Việc làm là một vần đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội và chính trị quan trọng
của một quốc gia. Hiện nay đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu
tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ
động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay đang tạo ra những cơ hội và
thách thức về lao động, việc làm cho người lao động. Chính vì vậy nhận thức
đúng đắn về việc làm là vấn đề quan trọng tạo cơ sở lý luận để đưa ra những
giải pháp tích cực giải quyết việc làm, phát huy nguồn lực lao động của xã hội.
Quan niệm về việc làm không cố định mà nó được xét trên nền tảng của
một chế độ chính trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt là
định hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm về việc làm cũng
biến đổi. Trong lịch sử cho thấy việc thay đổi những quan điểm về tương lai
15
trực tiếp ảnh hưởng tới số lượng việc làm chứ không chỉ định hướng việc làm.
Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,
là vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ
chức Lao động Thế giới (ILO), các nhà thống kê lao động đã đưa ra khái niệm
người có việc làm: “Người có việc làm là những người làm việc gì đó có được
trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc người tham
gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập
gia đình không được trả tiền công hoặc hiện vật” [8, tr.15].
Về bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc làm
với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tuỳ
thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề,
đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm.
Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội
và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội.
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và
“thị trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau. Hệ thống việc
làm được đưa thêm hàng loạt chức năng không đúng với tính chất của nó, còn
thị trường lao động được tăng thêm tính chất tổng hợp. Khái niệm việc làm và
khái niệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không hoàn toàn
giống nhau. Việc làm không phải là hoạt động mà là những quan hệ xã hội giữa
con người, mà trước hết là những quan hệ kinh tế và pháp lý về việc đưa người
lao động vào hợp tác lao động cụ thể trong một chỗ làm việc xác định. Hoạt
động lao động, trước hết, đó là một quá trình, còn việc làm là tài sản của chủ
thể mà bằng cách nào đấy được đưa vào (hay là loại trừ ra) từ quá trình đó. Về
giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu
sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất.
Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao
16
động, đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy
định. Nói cách khác, việc làm là công việc, những hoạt động có ích, không bị
pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu
nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội.
sử dụng sức lao động. Nó định rõ đặc tính dân số hoạt động kinh tế so với
những yếu tố sản xuất vật chất thể hiện quan hệ giữa con người về việc tham
gia của họ vào trong sản xuất xã hội.
Các nhà khoa học kinh tế Anh thì lại cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng
là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan
hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu
chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [4, tr.315]. Theo
quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập mà không cần phân
biệt có được pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều được gọi là việc làm.
Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng, “việc làm là
sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích
trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ,
trong kinh tế phụ của các nông trang viên” [4, tr.315]. Theo khái niệm này thì
những người đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lượng vũ
trang, những người nội trợ đều coi là người có việc làm. Ngày nay, ở Liên
Bang Nga khái niệm này được quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của dân cư
Liên bang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn
những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị
pháp luật Liên bang ngăn cấm”.
Theo Điều 9 Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 quy định: “Việc làm là hoạt động lao
động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [34]. Theo đó, một hoạt
17
động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, việc làm là
những hoạt động lao động có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hai là,
người lao động được tự do hành nghề, mà hoạt động hành nghề đó không bị
pháp luật cấm – điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện trên có
quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa
nhận là việc làm.
Hiện nay quan niệm phổ biến cho rằng, người có việc làm không nhất
thiết phải thuộc biên chế Nhà nước như cách hiểu trong thời kỳ bao cấp trước
đổi mới năm 1986. Đồng thời, chỉ rõ: trong nền kinh tế thị trường thì việc làm
tồn tại trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, các tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế mà pháp luật không cấm và đem lại cho người lao động thu
nhập nhất định. Việc làm tồn tại trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; có việc
làm thuộc lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp; việc làm thuộc lao động
chân tay hoặc lao động trí óc… Việc làm là “sự cụ thể hóa” nền sản xuất xã hội
– đó chính là quá trình lao động, đặc trưng bản chất của con người. Lao động là
cơ sở của đời sống xã hội, là điều kiện để con người và xã hội loài người tồn tại
và phát triển không ngừng, không có nền sản xuất xã hội nào là không có việc
làm. Tuy nhiên, quy mô, cơ cấu và giá trị việc làm trong một nền sản xuất xã
hội cụ thể lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phụ
thuộc vào bản chất của quan hệ sản xuất và phụ thuộc vào quan điểm, chính
sách của Nhà nước mà nền sản xuất đó tồn tại.
Việc đổi mới nhận thức về việc làm như trên, là cơ sở của sự đổi mới về
chính sách, biện pháp giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nhằm phát huy mọi nguồn lực nhất là nguồn lực con người để
giải phóng sức sản xuất. Điều đáng chú ý trong quan niệm mới hiện nay là đã
đặc biệt coi trọng khả năng tự tạo việc làm của người lao động, đã không chỉ
chú ý công tác quản lý và quan tâm tạo nhiều việc làm cho người lao động; mà
18
còn coi trọng nâng cao chất lượng, giá trị việc làm, tiến tới việc làm có năng
suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn. Chất lượng và giá trị việc làm
được đánh giá dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: chỉ tiêu về năng suất lao động,
về hiệu quả sản xuất, về tiền lương (tiền công) và tính ổn định, lâu dài về thu
nhập của người lao động… các chỉ tiêu trên càng cao thì chất lượng và giá trị
việc làm càng cao.
vật)”.
Thực chất việc làm được thể hiện dưới các dạng: (1) Việc làm năng
suất hữu ích có nghĩa là việc làm tạo ra những phúc lợi và dịch vụ hữu ích cả
cho xã hội và cho từng người lao động. (2) Việc làm hợp lý dự đoán sự phân
chia một cách tối ưu người đang làm việc theo các ngành sản xuất và các khu
vực lãnh thổ của đất nước với mục đích sản xuất ra những sản phẩm và sử dụng
những dịch vụ phục vụ cho nhu cầu. (3) Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản
xuất sinh lợi nhuận được trang bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng
suất lao động cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nó dự đoán sự hiện có
những cán bộ và đội ngũ những nhà quản lý có trình độ chuyên nghiệp cao và
hướng tới công việc có hiệu quả. Khái niệm việc làm hiệu quả này thường
hướng vào sự phát triển toàn diện con người và hoàn toàn chấp nhận được,
nhưng nó khá rộng và không có khả năng đo được bằng một chỉ tiêu. Tuy
nhiên có thể đưa ra tính chất định lượng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu như:
, mức độ việc làm của cư dân bằng lao động chuyên nghiệp trên tổng dân số,
thể hiện dưới dạng phần trăm (gọi là hệ số việc làm). Hệ số này cho thấy sự
phụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết
19
và tốc độ tăng trưởng dân số, được tính toán trên các con số thống kê, hệ số đó
là một trong những con số biểu hiện sự phồn vinh của xã hội. Hai
la
, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế - xã hội.
Về quan điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động
thể hiện, một mặt là đòi hỏi của KT-XH đối với người lao động, mặt khác là
đòi hỏi của người lao động về chỗ làm việc. Nó được tính theo hệ số phần trăm
giữa tổng số dân cư đang hoạt động chuyên nghiệp với số lượng toàn bộ dân số
có khả năng lao động (nguồn nhân lực). Ba
la
, tỉ lệ phân chia nguồn lao động xã hội theo lĩnh vực công ích xã hội. Khi tính
được hệ số việc làm bằng lao động chuyên nghiệp ta có thể xác định được hệ
số việc làm bởi việc học hành cũng như các dạng hoạt động công ích xã hội
khác. Điều đó cho phép làm rõ những tỉ lệ cần thiết.
, cấu trúc phân bố người lao động hợp lý theo ngành và theo khu vực kinh tế.
Chỉ tiêu này, thường được gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân chia tiềm năng lao
động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế...Năm
la
, chỉ tiêu gắn với việc tối ưu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp của người
lao động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ của
dân số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xác định hệ thống
đào tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. (3) Việc làm hợp lý: là sự
thoả mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh
tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng của họ.
* Quan niệm về giải quyết việc làm
20
: Việc làm trong hiện tại, trước mắt phụ thuộc vào các yếu tố: vấn đề tạo việc làm,
đưa việc làm đến với người lao động, đưa người lao động đến với việc làm, tạo
môi trường đến với người lao động, cách thức giới thiệu việc làm...
Hai
: Tạo việc làm tiềm năng cho thanh niên: việc làm của thanh niên không chỉ
phụ thuộc vào hiện tại, trước mắt mà phải tạo ra nhu cầu việc làm. Việc làm
tiềm năng phụ thuộc vào các yếu tố: công tác quy hoạch phát triển nền kinh tế,
ngành nghề, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành; theo lĩnh vực;
theo vùng, theo thành phần kinh tế, công tác đầu tư, đặc biệt là các dự án kinh
tế - xã hội của đất nước, công tác hướng nghiệp, dạy nghề, xu hướng và nhu
cầu việc làm của thanh niên...
Ba
: Thực hiện liên kết theo vùng kinh tế và tham gia vào quá trình phân công lao
động xã hội và phân công lao động khu vực và quốc tế. Việc tạo việc làm cho
thanh niên phải hướng tới quá trình liên kết, cả về quy mô, tốc độ giữa các địa
phương trong vùng mà phải mở rộng liên kết trong phạm vi rộng trong nước và
quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội theo hướng CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế.
Trong thực tế, liên quan đến việc làm thì vấn đề thường được đề cập đến
là thất nghiệp - đó được coi là một vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Khi
mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm
sút và rơi vào tình trạng nghèo, đói, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng
đến cuộc sống của các gia đình trong cộng đồng dân cư. Thất nghiệp là một
21
vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm thường xuyên của tất cả các quốc
gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp, nhưng nội dung chủ yếu
của thất nghiệp vẫn xoay quanh về người lao động có khả năng làm việc, muốn
làm việc đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm.
P.Samuelson khẳng định: “Thất nghiệp là những người không có việc làm,
những người đang chờ để trở lại làm việc hoặc đang tích cực tìm việc làm”
[25, tr.271]. Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị mất việc làm
hoặc chưa có việc làm.
Văn phòng tổ chức lao động thế giới phân thất nghiệp thành 3 loại: (1)
Thất nghiệp do mức cầu lao động không dư (Thiếu tổng cầu của nền kinh tế).
(2) Thất nghiệp do thiếu thiết bị, hoặc thiếu những nguồn lực bổ sung. (3) Thất
nghiệp do cung - cầu lao động không ăn khớp nhau.
Ở nước ta, người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm tuổi
hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có
nhu cầu tìm việc làm: (1) Có nỗ lực đi tìm việc làm trong 4 tuần qua hoặc
không có hoạt động tìm việc làm vì các lý do không biết tìm việc làm ở đâu
hoặc tìm mãi không có việc làm. (2) Trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra
có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm
được việc làm.
Tuy nhiên những người đủ 15 tuổi trở lên nhưng thuộc các đối tượng sau
đây thì không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng
lao động: Người đang đi học; người đang làm việc nội trợ cho bản thân và gia
đình; người tàn tật, ốm đau, không có khả năng lao động hoặc bị tước quyền
lao động; người già cả hết tuổi lao động; hoặc tình trạng khác (về hưu hưởng
chế độ, chưa có nhu cầu hoạt động kinh tế).
Xác định người có việc làm, người thất nghiệp và người thiếu việc làm
22
là cơ sở để xây dựng chính sách giải quyết việc làm, xây dựng những luận cứ
khoa học trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
niên
* Quan niệm về thanh niên
Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng
ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy trong từng trường hợp, thanh niên có
thể hiểu là một con người cụ thể, có khi lại được hiểu theo tính cách trẻ trung,
sôi nổi của cá nhân nhưng cũng có khi được hiểu là một nhóm người trẻ tuổi.
Đối với vấn đề việc làm, thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội
và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ở Việt Nam
hiện nay, hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao
động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế
tăng đều từ năm 2008 đến nay.
Về mặt xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo trong dân cư, những
người trong độ tuổi thanh niên (ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới
đều tính độ tuổi thanh niên từ 15 đến 35) chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân
số. Đặc điểm cơ cấu xã hội của thanh niên là: Họ là một bộ phận của tất cả các
giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo…Vì thế, thanh niên là một
nhóm nhân khẩu – xã hội, nhưng là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù.
Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ
nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động
cũng được tiến hành khá mạnh mẽ. Có khoảng 67,9% số người được hỏi cho
rằng hoạt động này đã được quan tâm triển khai và 52,1% cho rằng đã được
thực hiện với kết quả tốt.
23
thanh niên có sự biến đổi nhanh về tâm lý. Thanh niên là những người có khả
năng phân tích, suy luận, ưa cái mới, có khả năng sáng tạo, thích công bằng, mong
muốn được tin cậy và có nhu cầu được khẳng định mình. Đặc điểm này làm cho
thanh niên trở thành những người nhạy bén, năng động; không chấp nhận trì trệ,
bảo thủ; sắn sàng đấu tranh cho cái mới. Song nó có thể dẫn đến những hành động
quá khích, phiêu lưu nếu không được định hướng đúng đắn.
Hai
, thanh niên là lớp người sung sức nhất, có khả năng chịu đựng khó khăn gian
khổ. Xã hội đã văn minh, hiện đại, nhưng dù ở thế hệ nào, thanh niên cũng là
những người có sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai.
thanh niên là lớp người nhanh chóng trưởng thành. Đặc điểm này cũng chỉ rõ, về mặt
xã hội, thanh niên trưởng thành thường chậm hơn về mặt sinh học.
Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh
cách mạng, Đoàn Thanh nhiên đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới,
Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt
đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
1.2.1. Quan niệm và nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên
niên
24
Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề giải quyết việc làm.
Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về giải quyết việc làm, có người có rằng:
Việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm
cho người lao động, nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động
mà còn đưa lại năng suất lao động ngày càng cao cho xã hội. Việc làm được tự
do lựa chọn là sự kết hợp tối ưu sức lao động với các yếu tố khác của sản xuất.
Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất, cũng
như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập vừa có điều kiện phát triển
phong phú đời sống tinh thần.
Quan niệm trên cho rằng: Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra
việc làm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong
lựa chọn việc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã
hội. Quan niệm khác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn
xã hội và người lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao
động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển
của người lao động, gia đình và xã hội. Quan niệm này cũng có sự đồng nhất
giữa những quan điểm trên về vai trò, mục tiêu giải quyết việc làm, nhưng nó
chỉ ra rõ hơn chủ thể giải quyết việc làm và mục tiêu cụ thể của giải quyết việc
làm không chỉ là lợi ích của người lao động mà là cả lợi ích xã hội.
Như vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ
đích của chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc
làm, việc làm đầy đủ có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất
lượng việc làm, thu nhập ngày càng cao, ổn định để người lao động có cuộc
sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì
đây là vấn đề có liên quan đến công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ
là sự quan tâm của người lao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính
25
chất toàn cầu. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu và thước đo
quan trọng nhất để đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội, trình độ văn
minh của nhân loại.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi con người là trung tâm, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, vấn đề giải
quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một
trong những định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chính
sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là hướng vào giải phóng sức
sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm
năng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ
hội cho mọi người đều phát triển.
Theo lý thuyết việc làm của J.M.Keynes dựa trên cơ sở tổng cầu cho
rằng: để tăng quy mô việc làm, cần mở rộng đầu tư, khối lượng đầu tư quyết
định quy mô việc làm. Để tăng khối lượng đầu tư Nhà nước cần có những
chương trình đầu tư quy mô lớn. Đồng thời, cần có những chính sách kích thích
đầu tư của tư nhân (như chính sách tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính
sách thuế…). Việc mở rộng chi tiêu của Nhà nước, tăng tiêu dùng của những
người giàu, chính sách “ướp lạnh tiền công”, “tín dụng tiêu dùng” cũng được
coi là những giải pháp để tăng tổng cầu nhằm mở rộng quy mô việc làm.
Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho
rằng: đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng
chậm, tỷ lệ tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng
trưởng kinh tế, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tài
nguyên và nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ… để thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài (bao gồm cả vốn bằng ngoại tệ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, tri
thức quản lý kinh tế hiện đại…). Điều này đòi hỏi các chính sách vĩ mô của
Nhà nước vào làm tăng tổng cầu về lao động và thực hiện chính sách giá nhân
26
công thấp để thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm.
và tư liệu lao động (gọi chung là tư liệu sản xuất)
hỏi phải có hệ thống cơ chế, chính sách, biện pháp KT-XH nhằm tạo ra và kết
hợp các yếu tố cơ bản của quá trình lao động gồm tư liệu sản xuất và sức lao
động.
G
.
Giải quyết việc làm
sau:
Việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụ chức năng của Nhà nước
mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản
thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm
chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các văn bản
quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các
cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách nhà nước là một trong
những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động như
khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụng
đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trường
trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất... Chính sách nhà nước tác
động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình,
chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực
tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo nguồn lao động,
27
tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu...
vào chất lượng giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và công tác y tế chăm sóc
sức khỏe cộng đồng… Mặt khác, các biện pháp, chính sách KT-XH phải tạo ra
trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất thì mới bảo đảm tạo
nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về
vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động. Theo đó, hiệu quả giải quyết việc làm phụ
thuộc vào nhiều nhân tố như: quy mô việc làm; độ mở cửa nền kinh tế; quy mô
chất lượng dân số và lao động; sự phát triển các loại thị trường nhất là thị
trường hàng hóa sức lao động, các trung tâm, dịch vụ thông tin tư vấn, giới
thiệu lao động và giới thiệu việc làm.
Đông
Đông”.
Quan niệm trên chỉ rõ một số vấn đề sau:
Thực chất giải quyết việc làm: Là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng
Đông.
Mục tiêu giải quyết việc làm: Là tạo ra thu nhập chính đáng, hợp pháp
cho thanh niên, cho người sử dụng lao động và tạo GDP cho quận Hà Đông.
Chủ thể giải quyết việc làm: Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông;
Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Hà Đông; hệ thống chính trị, Trung
tâm Giới thiệu Việc làm quận Hà Đông; Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp;
Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động…
28
Đối tượng giải quyết việc làm: Thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông
(cả thanh niên đã được đào tạo và thanh niên lao động phổ thông).
* Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên
,
niên
dù là trái ngành...là rất quan trọng để định hướng nghề nghiệp.
tiên không tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Hơn nữa, các công
việc khác nhau không tạo được sự liên hệ chặt chẽ bổ sung nghề nghiệp chuyên
môn và ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai.
niên.
tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải giảm
nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu dùng sẽ
giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng doanh
số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư
29
khu, cụm công nghiệp, thu hút số lượng lớn doanh nghiệp
riêng.
Ba
,
niên.
lớn.
.
la
.
iên kết dạy nghề và ký kết hợp đồng cung ứng lao động, giới thiệu việc
làm theo quy định của pháp luật.
Năm
,
niên.
30
.
1.2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông
Việc làm cho người lao động nói chung, trong đó có một phần lớn là
thanh niên luôn là vấn đề KT-XH phức tạp, bức thiết trong các chế độ xã hội có
nền kinh tế thị trường do tính chu kì của nó gây ra. Tuy nhiên, mức độ giải
quyết vấn đề này thế nào phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và thái độ, năng
lực của các chủ thể quản lý nhà nước. Theo đó, sự cần thiết giải quyết việc làm
ở quận Hà Đông hiện nay xuất phát từ những lý do sau:
Một là, từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về giải quyết việc làm ở
quận Hà Đông
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi
quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt
chính trị xã hội cũng như giáo dục con người. Việc hoạch định và thực thi
không tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực
tiếp cả về kinh tế, chính trị và xã hội cho đất nước.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Quận ủy – HĐND – UBND quận Hà
Đông luôn đánh giá cao vai trò của Thanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục,
bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp
cách mạng. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng,
phát triển nguồn nhân lực con người. Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và
phát triển bền vững của Quận.
31
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của quận
Hà Đông nói riêng, của Thủ đô Hà Nội và của đất nước nói chung. Thiếu việc
làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không
thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh
niên, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động và
kỹ năng nghề nghiệp và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh
thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh
niên là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Nghị
quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã nêu rõ vấn đề "Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động
trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên".
Muốn vậy, trước hết giải quyết việc làm đảm bảo việc làm cho thanh niên
tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo
khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức
lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Tạo
nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù
hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn.
Thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các doanh nghiệp, công ty,
người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối
lượng và chất lượng đòi hỏi của doanh nghiệp. Nhưng không phải lúc nào cũng
sẵn có lực lượng thanh niên cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ việc
giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào
đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng
như việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp
gì để có thể kiếm được việc làm.
Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho
32
cả cho người sử dụng lao động trẻ cũng như bản thân thanh niên có những kế
hoạch hoạt động trong tương lai của họ. Trong thực tế, những năm vừa qua đã
cho chúng ta thấy rằng, lao động trẻ có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng
động, biết thích ứng nhanh với môi trường mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc
làm. Mặt khác, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo ra môi trường làm
việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn cần thiết và đảm
bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động, cũng như giữa chủ doanh nghiệp
với lao động trẻ và các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, thoát nghèo, vươn lên
lập nghiệp.
Giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc phân chia, sắp xếp
lại lao động trẻ hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, sắp
xếp lại các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, vẫn đang cổ phẩn hoá, sắp xếp lại các
doanh nghiệp đã làm cho lao động trẻ mất việc. Nhưng bên cạnh đó, cũng cho
phép thành lập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều chỗ việc làm mới
cho lao động trẻ. Tỷ trọng lao động trẻ trong các thành phần kinh tế, các ngành
nghề, các khu vực dần thay đổi theo hướng hợp lý, thích ứng và phù hợp.
Hai là, từ nhu cầu của bản thân thanh niên
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan
trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6
triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và
việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ
lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm
2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người,
chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm
2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm
75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con
số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng
33
lao động xã hội) [10].
Thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có sự thay
đổi đáng kể, phù hợp với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang
phát triển của đất nước. Hiện nay thanh niên tham gia lao động trong khu vực
kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ là 87,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là 4% [2] (riêng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 4 lần so
với năm 2000). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động
của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Lực lượng lao
động là thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 4,1% (năm
2008) lên 6,2% (năm 2009) và 6,5% (năm 2010); có trình độ cao đẳng, đại học
tăng nhanh từ 5,5% (năm 2008) lên 7,8% (năm 2009) và 8,7% (năm 2010).
Mỗi năm có từ 70.000 - 80.000 sinh viên hệ cao đẳng và 143.000 - 160.000
sinh viên đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội.
Những con số thống kê trên đây cho thấy lực lượng lao động là thanh
niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng
góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc
làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng
thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động
thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm
2010), trong đó tính trên địa bàn Quận Hà Đông tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mỗi
năm từ 3-4%.
Ba là, giải quyết việc làm cho thanh niên là thực hiện phát triển kinh tế
gắn với công bằng xã hội
Vấn đề việc làm luôn có quan hệ nhân quả, tỉ lệ thuận với mức độ tăng trưởng
kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng sẽ góp phần hạn chế thất nghiệp, tạo nhiều việc
34
làm. Đồng thời, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần phải mở rộng đầu tư, mở
mang ngành nghề tạo nhiều việc làm mới. Thanh niên là nguồn nhân lực hiện
có và tiềm năng của nền kinh tế. Nếu giải quyết được vấn đề việc làm cho
thanh niên thì đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho thanh niên không chỉ góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề công bằng xã hội theo
nghĩa, người lao động có đủ những tố chất và điều kiện cần thiết cần phải được
lao động (nghĩa là phải có việc làm) để có thu nhập tương ứng, phù hợp với
những đóng góp của họ. Nếu người lao động (nhất lại là thanh niên) không có
việc làm, thiếu việc làm hoặc làm những công việc nhưng được trả công không
tương xứng với giá trị sức lao động đã đóng góp, những người thiếu khả năng
nhưng được thụ hưởng thu nhập cao hơn so với đóng góp của họ cho xã hội…
đều được coi là bất công xã hội cần được giải quyết trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
niên
Giải quyết việc làm cho thanh niên là trách nhiệm chung của xã hội và là
Từng nhân tố nêu trên được phân tích với các nội dung căn bản như sau:
phương
Sự phát triển sản xuất kinh doanh xét về qui mô đầu tư phụ thuộc rất
lớn vào các điều kiện tự nhiên cũng như kế hoạch, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội ở các địa phương. Nhiệm vụ của mỗi địa phương là sử dụng và
phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên chi phối sản xuất kinh doanh, trên cơ sở
yết việc làm cũng lớn. Đó chính là cơ hội thuận lợi tạo việc làm cho lao động
thanh niên trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở các địa phương.
35
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành và hoàn thiện
hệ thống chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức
kinh tế các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng từng bước nhu
cầu việc làm và nâng cao đời sống của người lao động nói chung, lao động
thanh niên nói riêng.
niên
i quyết việc làm còn phải tính đến tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố và nông
thôn. Theo tính toán của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì tình trạng
thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị trong những năm gần đây dao
động từ 5-8%; trong đó, một số tỉnh, thành phố thường có tỉ lệ thất nghiệp cao
là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Tình trạng thất nghiệp
phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ đào tạo và nhóm ngành nghề đào tạo. Tại Hà
Nội và TP.Hồ Chí Minh, số lượng sinh viên qua đào tạo được tuyển dụng rất
ít, trong khi số lượng đã tốt nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiều ngành đào tạo
khó kiếm việc làm như nông, lâm, thuỷ sản …Điều đó, cho thấy chất lượng
lao động thanh niên là yếu tố chi phối mạnh nhất đến khả năng giải quyết việc
làm của xã hội.
hanh niên để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao
động than niên, đáp ứng tốt hơn cầu về lao động của các cơ sở sản xuất kinh
doanh ở địa phương. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu
Thanh niên, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kĩ
thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao
nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội
với 33.115 lao động thì 7 doanh nghiệp cho biết số thanh niên được đào tạo từ
các trường nghề về chất lượng kém nhiều so với yêu cầu thực tế; 43 doanh
36
nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm. Với chất lượng
nguồn nhân lực thấp như vậy, khó có thể cạnh tranh trong thị trường lao động
trong nước chưa nói đến sự hội nhập quốc tế. Đây chính là mặt tiêu cực tạo
nên những khó khăn lớn của thị trường lao động, đang là những lực cản rất lớn
trong vấn đề việc làm và giải quyết việc làm.
Ngoài các yếu tố trên, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến vấn đề giải
quyết việc làm như: trình độ kỹ năng, phẩm chất, tính kỷ luật lao động, sức
khoẻ, thể chất... của lao động thanh niên. Phong tục, tập quán, thói quen, trình
độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội...
ra
nh doanh, trình độ tay nghề của các lực lượng lao động; từ đó dẫn đến
phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Theo đó, nâng cao
trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của chủ thể sử dụng lao động và nâng cao
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ là nhân tố quyết định sức sống
vững bền của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
niên
Để giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề quan trọng hàng đầu là
Chính phủ phải tạo ra môi trường thuận lợi một mặt, để người sử dụng lao
động có thể tạo ra nhiều chỗ làm việc thu hút đáng kể lao động thanh niên, mặt
khác để bản thân lao động thanh niên có thể tự tạo việc làm…thông qua cơ chế,
chính sách cụ thể của Chính phủ.
Cơ chế về giải quyết việc làm cho lao động nói chung, thanh niên nói riêng
đều dựa trên sự đánh giá khách quan tình trạng thất nghiệp trên thực tế của lực
lượng lao động, trong đó đa phần ở lứa tuổi thanh niên hiện nay. Đồng thời đánh
giá rất rõ khả năng của nền kinh tế thị trường có thể thu hút số lượng lao động là
37
bao nhiêu trong từng thời kỳ. Việc từng bước hình thành cơ chế phân bố lao
động theo các quy luật của thị trường lao động, đổi mới cơ chế chính sách xuất
khẩu lao động…sẽ tạo ra các điều kiện cho giải quyết việc làm tốt hơn.
Các chính sách về giải quyết việc làm là những chính sách chi phối trực
tiếp và gián tiếp đến cung và cầu về lao động, làm cho cung và cầu về lao động
xích lại gần nhau, phù hợp với nhau thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu
lao động với cơ cấu kinh tế. Các chính sách chủ yếu thường được đề cập đến là
chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; chính sách về lao động, việc
làm, tiền lương, thu nhập; chính sách về đất đai; chính sách về thuế; chính sách
về giáo dục và đào tạo; chính sách về xuất khẩu lao động...
Chủ trương về tạo việc làm đã được Đảng ta nêu rõ: “Khuyến khích mọi
thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo
nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề,
thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục
phân bổ lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư các địa bàn
có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại,
đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc
làm ở nông thôn”.
làm
Đối với lực lượng lao động thanh niên: Cơ hội lựa chọn việc làm ngày
càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của
Nhà nước, người lao động đã trở lên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm
trong các các sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Các quan hệ
lao động – việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng
lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung
– cầu lao động trên thị trường.
Đối với người sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế: Họ được
khuyến khích làm giàu hợp pháp cho nên một khi các thành phần kinh tế được
38
quan tâm phát triển, nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có điều kiện
đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động.
Các chủ thể của thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể,
được tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không
cấm, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm cho lao động thanh niên.
Đối với Nhà nước: Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước chi phối mạnh mẽ
đến giải quyết việc làm, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Hiện nay,
thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ
chế, chính sách thông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xóa bỏ hàng rào về hành
chính tạo điều kiện môi trường kinh tế, pháp luật đảm bảo cho mọi người được
tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tự do hành nghề, hợp tác và
thuê mướn lao động, cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các
nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước.
Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp là mục tiêu xã hội hàng đầu của
Đảng và Nhà nước. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương
trình trọng điểm của Nhà nước hiện nay được thực hiện theo phương châm:
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn
định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính
đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân, trong đó có lực lượng thanh niên.
giải quyết việc làm. Bởi vây, để giải quyết tốt việc làm cho thanh niên phải chú
trọng phát triển mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và chất
lượng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động nhằm
triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó.
* *
*
công, lợi nhuận (tiền mặt hoặc hiện vật). G
39
.
đề:
phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực
của các nhân tố đó.
40
Chương 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến giải quyết việc
làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội hiện nay
* Vị trí địa lý của quận Hà Đông
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách
trung tâm Hà Nội 11km về phía Tây. Quận Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6
đi Hoà Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê. Phía Đông giáp huyện
Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ
Liêm, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp các huyện ở Quốc Oai, Hoài Đức,
Chương Mỹ; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ.
Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ,
nên lúc đó được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà
Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp
nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.
Qua 10 lần điều chỉnh địa giới hành chính, quận Hà Đông – thành phố Hà
Nội hiện nay có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 17 phường, với 4.791,74
ha diện tích tự nhiên và 198.678 nhân khẩu. Nhưng quận Hà Đông là Quận nội
thành mới của Thủ đô Hà Nội nên tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện toàn Quận diện
tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp nhường chỗ cho các dự án trọng điểm của
Quận và Thành phố. Nhu cầu lao động, cần việc làm ổn định của thanh niên
nói riêng và của người dân lao động nói chung là rất lớn.
* Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
Về kinh tế: Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn ưlcj
quan trọng, là đầu vào không thể thay thế, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng
trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nằm
41
ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan
trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Quận
Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH, với tỷ
trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm
45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân 3 năm (2011-2013) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014,
Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của
quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt
1.964,5 tỷ đồng. Chính vì vậy mà tác động đến việc giải quyết việc làm cho
Thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu
đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía
Bắc…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư
hàng chục tỷ đôla. Từ đầu năm đến nay, quận đã có 32 công trình được duyệt
quyết toán, 44 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình đang thi
công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện
thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt.
Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa từ lâu với làng lụa Vạn Phúc nổi
tiếng. Đây là một thế mạnh của việc phát triển dịch vụ du lịch kết hợp với tham
quan các làng nghề của vùng. Ngoài ra còn có làng the La Khê, làng rèn Đa Sỹ…
Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có 65 trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15 trường
học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghịêp
đóng trên địa bàn quận.
Về văn hóa-xã hội: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh
Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn
42
vị văn hóa. Năm 2013, có 88% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 27
khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa.
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu KT-XH đáng
phấn khởi. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong những năm trước đây
quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo
việc làm không tăng kịp so với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Trên thực
tế số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vẫn lớn hơn nhiều so với chỗ
làm việc có thể tạo ra, đó là một sức ép lớn.
Ở quận Hà Đông hiện nay, quan hệ cung – cầu về lao động trên thị trường
có những biểu hiện sau:
Một là, trên phạm vi toàn Quận, cung lớn hơn cầu về lao động và tình
trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc
làm, vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ
chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch,
nhưng diễn ra chậm chạp và khó khăn. Cung lớn hơn cầu về lao động do lao
động còn tăng với tỷ lệ cao.
Hai là, quan hệ cung cầu về lao động còn căng thẳng về mặt kết cấu, dẫn
đến tình trạng “thất nghiệp kết cấu”. Điều này thể hiện ở chỗ: một số ngành
tiềm năng còn lớn, có khả năng thu hút được nhiều lao động, nhưng chưa tạo ra
được nhiều điều kiện để biến khả năng thành hiện thực.
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông
những năm qua
nhân
Đông
43
,
y
Từ năm 2009 đến nay, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy - Ủy ban
nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể của quận Hà Đông, vấn đề
cho thanh niên đã thu được những kết quả khả quan
.
tạo việc làm cho thanh niên
quận Hà Đông
không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành,
Đông đã xét duyệt cho toàn quận 04 dự án với tổng vốn là 1.762 triệu đồng đã
.
Bảng 2.1: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
chi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số dự án 04 05 06
Tổng vốn (triệu đồng) 1.762 2.587 3.246
44
Lao động 881 1.293 1.623
đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn vay giải quyết việc làm (qua kênh
Trung ương Đoàn). Như vậy, với nguồn vốn vay này đã góp phần tăng số lao
động thanh niên quận Hà Đông có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của Quận. Trong sản xuất nông
nghiệp đã có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng từ trồng trọt sang chăn
nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương.
Nguồn vốn này đã tận dụng và khai thác nội lực của mỗi gia đình, mỗi
doanh nghiệp góp phần vào sự định hướng đầu tư đúng đắn trong phát triển sản
xuất kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp, phát triển ngành nghề
truyền thống và nâng cao mức sống của người dân quận Hà Đông.
Bên cạnh những kết quả đạt được từ việc vay vốn Quỹ quốc gia giải
quyết việc làm và ngân hàng chính sách xã hội Quận, vẫn tồn tại hạn chế như
cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của thanh niên còn thấp. So với yêu cầu thực tế
thì số lượng trên còn nhiều hạn chế, nguyên nhân không phải là nguồn vốn ít,
mà do ngân hàng chưa tin vào thanh niên, bởi họ phần lớn còn trẻ, sống phụ
thuộc vào gia đình. Một số thanh niên đã xây dựng gia đình, muốn làm ăn lớn,
nhu cầu vốn vay nhiều, trong khi Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ cho hộ
nghèo và cận nghèo vay nhiều, nên việc vay vốn khó khăn...
m
niên.
Trong tình hình hiện nay trên địa bàn quận Hà Đông đang mở ra nhiều
doanh nghiệp tư nhân, mô hình chuyên canh sản xuất rau an toàn, thực phẩm
45
sạch… gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở địa bàn để tạo việc làm tại
chỗ cho thanh niên. Theo báo cáo của Phòng Lao động thương binh và xã hội
Quận cho thấy đã triển khai được 05 điểm trồng rau an toàn là phường Đồng
Mai và Yên Nghĩa, giải quyết được việc làm cho trên 300 lao động mỗi năm;
riêng những trang trại nuôi lợn lấy thực phẩm sạch cũng được UBND quận Hà
Đông quan tâm, chú trọng, bình quân mỗi trang trại đảm bảo việc làm thường
xuyên từ 10 – 15 lao động; với 9 trang trại trên đã tạo được trên 100 chỗ làm
cho người lao động; những khu phát triển nông nghiệp về nghề trồng cây cảnh
như: Đào, Hoa… ở phường Dương Nội hàng năm cũng tạo việc làm cho gần
1000 lao động.
Ngoài ra, quận Hà Đông còn tạo việc làm thông qua phát triển ngành
nghề truyền thống. Được sự giúp đỡ về cơ chế chính sách, vốn, KHCN, các
ngành nghề gia truyền ở địa phương luôn có sự phát triển cả về số lượng và
.
tâm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tại khu đất bãi sông Đáy thuộc
địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Dự kiến, sau 5 năm (2015-2019)
triển khai thực hiện, dự án sẽ hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng,
chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển
khai các hoạt động giới thiệu, trình diễn, quảng bá mô hình điểm về nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dịch vụ hỗ trợ, bảo quản, tiêu
thụ sản phẩm. Từ đó, tạo tiền đề, tiềm lực cho việc ứng dụng công nghệ cao
46
t
Ba
,
Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh
của lao động thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trên thị trường
lao động. Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học
“Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc”. đ2020” và các
Bảng 2.2: Số lượng thanh niên ở quận Hà Đông chia theo
nhóm tuổi và trình độ văn hóa
Chia theo
nhóm tuổi
Tổng
số
(người)
Cấp I Cấp II Cấp III Không biết chữ
Tổng
số
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
số
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
số
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng
số
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Từ 15 đến 24
tuổi
44476 623 1,4 7516 16,9 36204 81,4 133 0,3
Từ 25 đến 34
tuổi
42704 2263 5,3 11872 27,8 28441 66,6 128 0,3
Tổng 87180 2886 3.35 19388 22.35 64645 74 261 0.3
Nguồn:Kếtquảđiềutralaođộng,việclàmnăm2013-ChicụcThốngkêquậnHàĐông.
động cần chuyển đổi, đào tạo nghề tập trung chủ yếu vào lao động ở độ tuổi
từ từ 15 đến 35 tuổi, là lứa tuổi có sức khỏe, kỹ năng tiếp thu trình độ KHCN
nhanh và hiệu quả. Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức đặt ra đối với đào
tạo nghề của quận Hà Đông nhằm khai thác nguồn lao động trẻ, phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế của quận.
47
2 người, trung cấp 7 người, đào tạo khác 7 người; Đối với khối sự nghiệp có
1790 người, trong đó: trình độ thạc sỹ 17 người, đại học 1.124 người, trung cấp
176 người, đào tạo khác 34 người.
Bên cạnh trình độ văn hóa, một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá chất
lượng lao động chính là trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đây cũng là căn cứ để
Quận xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nghề, đưa ra các phương hướng
đào tạo, hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề.
Đồ thị 2.1: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi
và trình độ chuyên môn
Error! Objects cannot be created from editing field codes.
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 - Chi cục Thống kê quận Hà Đông.
Theo kết quả điều tra có 62.727 người đã qua đào tạo chiếm 35,4 % trên
tổng số 177.194 người từ 15 tuổi trở lên. Trong đó có 46.601 người đã qua đào
tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên chiếm 74,3%, có 11.872 người học nghề
hoặc có trình độ tương đương chiếm 18,9%, có 4.254 người qua đào tạo dạy
niên.
la
c
.
48
đây:
Bảng 2.3: Kết quả đào tạo cho người lao động ở quận Hà Đông
theo loại hình đào tạo
Chỉ tiêu
Số lượng Tỷ lệ(%)
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2011 2013/2012
Dưới 3 tháng 325 418 405 128.6 124.6 96.9
Sơ cấp nghề 500 2350 2500 490.00 520.00 106.12
Trung cấp nghề 171 205 265 119.88 154.97 129.27
Cao đẳng nghề 50 135 116 270.00 232.00 85.93
Tổng số 1046 3108 3286 297.13 314.15 105.72
Đông.
Chính sách đối với người học nghề cũng có vai trò gián tiếp tích cực để
giúp thanh niên tìm được việc làm. Thông qua các chính sách ưu đãi có định
hướng trong giáo dục đã góp phần thu hút thanh niên vào học nghề có nhiều
ưu đãi hơn thay cho việc phải vào được đại học khó khăn và tốn kém hơn.
Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001, Nghị định số 73/1999/NĐ-
CP, Quyết định 1956/QĐ-TTg đã khẳng định, Nhà nước khuyến khích các tổ
chức và cá nhân huy động nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức
thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động dạy nghề. Các quy
định này tạo nên sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, góp phần giúp
người lao động nói chung và thanh niên Hà Đông nói riêng dễ dàng tiếp cận
với đào tạo nghề.
Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết việc thi
hành một số điều của Luật Giáo dục, trong đó cụ thể hoá chính sách đối với
người học nghề như quy định đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển
49
sinh, xét tốt nghiệp, cấp học bổng, miễn giảm học phí... nhằm thu hút ngày
càng nhiều học sinh tốt nghiệp PTTH vào học các trường nghề, hạn chế tình
trạng đổ xô vào các trường ĐH, CĐ như trước đây. Chương trình cho vay học
sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ (những năm trước 300.000/tháng, nay được vay tối đa 800.000 đồng cho
học ĐH, CĐ); Ngoài ra còn một số văn bản đã hướng dẫn thực hiện chế độ
học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh các cơ sở đào tạo nghề nghiệp...
Các chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo dạy nghề nói trên giúp
những thanh niên gặp khó khăn không thể học nghề nay có điều kiện được
học nghề. Đây mà một trong những chính sách hỗ trợ một cách gián tiếp đến
tạo việc làm cho thanh niên.
iện có 276 cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở tư nhân chiếm gần 67%. Tổng
cộng đã có 20 trường trung cấp nghề công lập trên 29 quận, huyện; 7 huyện
Năm
,
định
phương.
50
tham gia phát triển kinh tế. Hoạt động của thanh niên tập trung chủ yếu vào việc
tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tham gia khuyến
nông, khuyến lâm, khuyến ngư tạo việc làm, tổ chức các lớp học xoá mù chữ,
phổ cập giáo dục, như: Dự án phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên
thiếu niên nông thôn do TW Đoàn TNCS HCM xây dựng và thực hiện, trong đó
có Hà Nội là thành phố được chọn thí điểm. Đó cũng là một chương trình nhằm
nâng cao chất lượng cho thanh niên, tạo điều kiện cho họ tìm được việc làm
trong khu vực phi nông nghiệp. Quận đoàn Hà Đông đã đặt ra
mục tiêu của chương trình phổ cập tin học căn bản, bồi dưỡng kiến thức cơ bản
về sử dụng và khai thác mạng Internet cho 500 thanh niên; hướng dẫn 200 thiếu
nhi làm quen với máy vi tính; tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề tin học căn bản
cho 1.000 thanh niên... Quận đoàn Hà Đông đã đưa 04 đội hình phổ cập tin học -
Internet về hoạt động tại 17 phường trên địa bàn Quận vào dịp hè mỗi năm và tổ
chức hội thi tin học trẻ khối Tiểu học và THCS mỗi năm. Mô hình này được
đánh giá là thành công vì đã đáp ứng lợi ích chính đáng của thanh niên. Chương
trình “Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế-xã hội”.
Chương trình động viên, tổ chức và hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tham gia
thực hiện các chương trình phát triển KT-XH của Quận, góp phần giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập. BCH Đoàn thanh niên phường Yên Nghĩa phối
hợp với trường Cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ – kinh tế SIMCO Sông
Đà tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các bạn Đoàn viên, thanh niên trên địa
bàn phường.
Đông
Một là,
51
Trên cơ sở chủ trương buộc các doanh nghiệp phải cam kết tuyển dụng ít
nhất 40% trở lên lao động là người địa phương vào làm việc khi các doanh
nghiệp đi vào hoạt động. Một mặt Quận ủy - HĐND - UBND quận Hà Đông
đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các doanh nghiệp, các chủ dự
án đầu tư ưu tiên tuyển dụng người địa phương, nhất là thanh niên trên địa bàn.
Đối với những thanh niên không có đào tạo nghề được bố trí các công việc dịch
vụ, phục vụ, bảo vệ… những người được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu sử
dụng của doanh nghiệp thì được tuyển dụng vào đúng vị trí cần tuyển. Ngoài
ra, quận Hà Đông đã tổ chức dạy nghề miễn phí cho trên 5.000 thanh niên ở
quận Hà Đông từ năm 2009 – nay thực hiện theo quyết định số 1956 của Thủ
tướng Chính phủ về hỗ trợ chi phí đào tạo nghề và chi phí học nghề cho lao
động nông thôn, theo đó UBND Quận đã ban hành kế hoạch số 55/KH-UBND
ngày 26/02/2013 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm
và Dạy nghề trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2015; Công văn số
31/CV-UBND-LĐTBXH ngày 21/4/2013 của UBND quận Hà Đông về việc
dạy nghề ngắn hạn cho lao động trên địa bàn Quận… Đồng thời đã đề ra nhiều
biện pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho thanh niên có việc làm.
Hai là,
p
Ba là, b
52
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lao động ở tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà ĐôngĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề quận Hà Đông
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Điện ...
 
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái BìnhLuận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
 
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Giải quyết việc làm theo pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon TumLuận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
Luận văn: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 

Semelhante a Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

luan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfluan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfNguyễn Công Huy
 
bctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfbctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfLuanvan84
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng NaiGiải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...nataliej4
 

Semelhante a Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (20)

Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
luan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdfluan van thac si kinh te (14).pdf
luan van thac si kinh te (14).pdf
 
bctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdfbctntlvn (55).pdf
bctntlvn (55).pdf
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thônĐề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong công nghiệp hóa ở nông thôn
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiĐề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Đề tài: Việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hóa ở quận ...
 
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế SơnLuận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
Luận văn: Chính sách việc làm cho thanh niên tại huyện Quế Sơn
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao độngLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
 
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong đô thị hoá ở Hà Nội, HAY
 
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng NaiGiải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau thu hồi đất ở Đồng Nai
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đLuận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 

Mais de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mais de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Último

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    ĐẶNG THỊ HỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ    ĐẶNG THỊ HỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM ĐỨC NHUẤN HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH Hiện đại hoá HĐH Khoa học công nghệ KHCN Doanh nghiệp DN Kinh tế - xã hội KT-XH Xã hội chủ nghĩa XHCN Cao đẳng, Đại học, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề CĐ, ĐH, TCCN&DN 3
  • 4. MỤC LỤC Tran g MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 12 1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm 12 1.2. Quan niệm nội dung, sự cần thiết và nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông 22 Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 41 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, TP Hà Nội hiện nay 41 2.2 Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông những năm qua 43 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 65 3.1 Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thời gian tới 65 3.2 Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội thời gian tới 69 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 91 4
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại nói chung. Có thể nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Giải quyết việc làm cho thanh niên Thành phố là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động đang chiếm tỷ lệ cao và là nguồn lao động trẻ, có trình độ, nhiệt huyết và khả năng sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên” [15]. Thanh niên Việt Nam là một lực lượng lao động đông đảo chiếm 26,9% dân số Việt Nam và chiếm trên 68% trong lực lượng lao động chính của xã hội, họ là những người lao động có sức khỏe, sức trẻ có trình độ kiến thức là “rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”. Là nguồn nhân lực chủ 5
  • 6. yếu cho mọi quốc gia. Thanh niên có vai trò hết sức to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước trong mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực, thanh niên luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ, có nhiều quyết sách hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên phấn đấu học tập ra sức tu dưỡng rèn luyện về trình độ cũng như chuyên môn, đặc biệt sự đòi hỏi về việc làm và thu nhập. Hà Đông là một Quận thuộc thủ đô Hà Nội, vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội. Đội ngũ thanh niên xung kích của Quận, luôn thể hiện tinh thần hăng hái, xung phong tiến quân vào hoạt động xóa đói giảm nghèo của địa phương được xác định trong Đề án 103, đề án hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Quận thiếu khả năng tạo việc làm cho người lao động, thu hút rất ít lực lượng là thanh niên; công tác đào tạo, tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp và việc làm chưa chú trọng nâng cao chất lượng tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; tổ chức hội chợ việc làm, trung tâm giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa đáp ứng kịp nhu cầu lập nghiệp của thanh niên; quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên còn rất hạn hẹp; cơ chế chính sách về giải quyết việc làm cho người lao động ở Quận Hà Đông còn nhiều vấn đề phải bổ sung, hoàn thiện… những vấn đề trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm cho Thanh niên. Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển KT-XH của Quận. Góp phần giải quyết các vấn đề bất cập trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trong cả nước nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng đã thu hút rộng rãi sự quan tâm của nhiều tác giả, 6
  • 7. nhiều nhà khoa học nghiên cứu thuộc các lĩnh vực, dưới các hình thức như: đề tài khoa học các cấp, sách chuyên khảo, các bài báo trên các tạp chí v.v… và đã đạt được những kết quả nhất định. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: * Các sách tham khảo và chuyên khảo viết về thị trường lao động và giải quyết việc làm. Tác giả Nguyễn Quang Hiền với sách: “Thị trường sức lao động - Thực trạng và giải pháp” (1995) đã đưa ra những khái quát về thực trạng và giải pháp thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tác giả đưa ra khái niệm thị trường sức lao động, những biểu hiện của thị trường sức lao động; các yếu tố tác động dến thị trường sức lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những đặc thù riêng cho từng loại sức lao động, trong đó có sức lao động ở độ tuổi thanh niên [19]. Các tác giả Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân với sách tham khảo: “Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam” đã trình bày những vấn đề lý luận về thị trường lao động và một số kinh nghiệm quốc tế, bài học cho Việt Nam. Các tác giả trình bày khá kỹ thực trạng phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; về cung cầu lao động, tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường, vấn đề giá cả sức lao động; việc di chuyển lao động giữa các vùng của Việt Nam, các hình thức và kênh giao dịch trên thị trường lao động; làm sáng tỏ những vấn đề về thể chế, hệ thống chính sách thị trường lao động. Đặc biệt, các tác giả đã nêu bật thành tựu ban đầu và những hạn chế, thách thức, nguyên nhân, hậu quả trong phát triển thị trường lao động ở nước ta. Sách dành dung lượng khá lớn để trình bày một số giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ở nước ta [1]. Tác giả Đinh Công Tuấn với sách tham khảo “Giải quyết việc làm - Hệ thống an sinh xã hội của một số nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu”(2013) đã đưa ra những vấn đề tác động đến việc làm và 7
  • 8. giải quyết việc làm ở một số nước trên thế giới. Đây là một công trình khá toàn diện khái quát về lý luận giải quyết việc làm và thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động ở các nước EU giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Tác giả đã chỉ ra những tác động của giai đoạn hậu khủng hoảng như: Thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội và ảnh hưởng của những tác động đó đến giải quyết việc làm ở Việt Nam [46]. * Đề tài, luận án, luận văn nghiên cứu về thị trường lao động và giải quyết việc làm. Đề tài cấp Nhà nước 70A – 02 – 02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” (1994) của Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội đã đưa ra những vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm, đặc biệt là thanh niên thành thị. Đề tài đã định hướng những vấn đề lớn về giải quyết việc làm cho người lao động khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đề tài đã đánh giá sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ chế ảnh hưởng đến cơ cấu lao động cả về vùng miền, độ tuổi, thành phần. Đề tài đã đề xuất những nhóm giải pháp để sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên. Tuy nhiên, đề tài chưa đi sâu nghiên cứu những biện pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho thanh niên - lực lượng lao động chủ yếu của nền kinh tế [5]. Đề tài cấp Nhà nước KX – 07.05.05 “Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị” (1995) do Nguyễn Đình Tấn làm chủ nhiệm đã phân tích khá kỹ về cơ cấu việc làm và tác động của nó đến cơ cấu vùng, lãnh thổ, tạo ra sự khó khăn cho các vùng thành thị. Đề tài khái quát khá kỹ về cơ cấu vùng miền, cơ cấu độ tuổi. Chỉ rõ những đặc điểm tâm lý – sinh lý của các loại cơ cấu này ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội của đất nước [41]. 8
  • 9. Tác giả Trần Văn Tuấn với nghiên cứu: “ Quản lý nhà nước về việc làm ở Hà Nội” (1995), luận án tiến sĩ kinh tế đã luận cứ và đưa ra cơ sở đề xuất chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý việc làm cho người lao động di cư từ các vùng về Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã làm rõ cấu trúc thành phần về việc làm ở Hà Nội bao gồm cả việc làm đã được đào tạo và việc làm phổ thông để từ đó có những đánh giá cụ thể về các vấn đề việc làm, giải quyết việc làm ở cả cơ cấu nông thôn – thành thị, độ tuổi, trình độ… [47]. Tác giả Đỗ Thị Xuân Phượng với đề tài: “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Hà Nội” (2005), luận án tiến sĩ kinh tế đã đi từ thực trạng việc làm của lao động ở Hà Nội, các vấn đề nảy sinh để khái quát thành giải pháp, biện pháp khắc phục. Tác giả đã khái quát thực tế từ thị trường sức lao động và việc làm ở Hà Nội để đánh giá về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội, bởi lẽ thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước, nơi tập trung nhiều lao động từ các tỉnh, thành phố khác nên thị trường sức lao động ở Hà Nội có diễn biến khá phức tạp về số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần. Tuy nhiên, cơ cấu lao động ở độ tuổi thanh niên chưa được tác giả bàn sâu [32]. Tác giả Nguyễn Hòa Bình với luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” (2002) đã đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh giáp danh Thủ đô Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản, những mục tiêu cụ thể, nội dung giải quyết việc làm trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc. Luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay. Đề tài là cơ sở lý luận giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lực lượng thanh niên trên một địa bàn giáp ranh với Thủ đô Hà Nội nên có nhiều đặc điểm truyền thống, tâm lý giống với Thủ đô Hà Nội [3]. 9
  • 10. Tác giả Hoàng Thanh Nga với luận văn thạc sĩ: “Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội” (2010) đã đưa ra những đặc điểm của thanh niên Thủ đô Hà Nội, đặc biệt vùng ngoại thành tác động đến sức hút của việc làm và cơ chế tạo việc làm cho thanh niên. Đây là luận văn chỉ rõ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Hà Nội, gần với đối tượng thanh niên quận Hà Đông. Tuy nhiên, tác giả chỉ bàn đến thanh niên ngoại thành, không đa dạng, phức tạp, không có sự biến đổi nhiều. Vùng ngoại thành chủ yếu là các huyện nghèo của Hà Nội và các huyện của Hà Tây (cũ). Vì vậy, luận văn chưa chỉ rõ đặc điểm, tính chất, cách thức giải quyết việc làm cho thanh niên thuộc các quận nội thành [27]. * Các bài báo khoa học, tham luận khoa học đề cập đến thị trường lao động và giải quyết việc là: Tác giả Nguyễn Hữu Dũng với bài báo: “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 – 2010”, Tạp chí Lao động xã hội, số (5), 2011 đã đưa ra những kết quả điều tra cụ thể về lao động và việc làm trong cả nước. Tác giả đã đưa ra phương hướng và các nhóm nhiệm vụ giải pháp để giải quyết việc làm và đào tạo nghề trong cả nước hiện nay. Trong các nhóm giải pháp đó, tác giả đã đưa một giải pháp quan trọng về cân đối cơ cấu độ tuổi trong giải quyết việc làm. Tác giả cũng bàn đến cơ cấu độ tuổi thanh niên, cho rằng đó là lực lượng quan trọng. Tuy nhiên, tác giả chưa phân tích nội dung, cách thức giải quyết cụ thể [11]. Tác giả Trần Mai Trang với bài báo: “Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số (2) năm 2013 đã khái quát những vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm. Bài báo đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về giải quyết việc làm cho người lao động như: Mục tiêu, chủ thể, biện pháp giải quyết việc làm. Tuy nhiên, tác giả chưa phân định rõ giữa nội dung và biện pháp nên nhiều vấn đề chưa được xác định cụ thể những cách thức cần phải thực hiện [45]. 10
  • 11. Tác giả Trần Thị Thu Hà với nghiên cứu: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trẻ”, Tạp chí Thanh niên, số (4) năm 2012 đã đưa ra những nhu cầu, nguyện vọng và khát khao trong giải quyết việc làm của thanh niên cả nước hiện nay. Tác giả chỉ ra những đặc điểm về tâm lý, sinh lý, đặc động hiện nay [17]. Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau… Có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở địa bàn quận Hà Đông - thành phố Hà Nội, tôi có thể rút ra và kiến nghị những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Hà Đông - thành phố Hà Nội thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. - Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông thành phố Hà Nội những năm qua. tới. 11
  • 12. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Giải quyết việc làm cho thanh niên. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu giải quyết việc làm cho thanh niên (độ tuổi từ 18 đến 35) ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị. - Phạm vi thời gian: Các số liệu khảo sát, đánh giá, các văn bản báo cáo tổng kết của quận Hà Đông từ năm 2009 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luận của nhà nước, các văn kiện của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Quận ủy, UBND quận Hà Đông về lao động, việc làm và giải quyết việc làm. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp của chuyên ngành kinh tế chính trị học để nghiên cứu như: Trừu tượng hóa khoa học, lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu các công trình, đề tài có liên quan đã được công bố. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, tọa đàm với thanh niên và các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân sử dụng lao động. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận văn xin ý kiến các nhà khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị trong Học viện và các nhà lãnh đạo, quản lý quận Hà Đông. - Phương pháp toán học: Xử lý số liệu điều tra, các văn kiện, báo cáo, 12
  • 13. tổng kết của các cơ quan lãnh đạo, quản lý trên địa bàn quận Hà Đông. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ góp phần luận giải, phân tích và làm rõ hơn tính khoa học và thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông - thành phố Hà Nội. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của quận Hà Đông và cho những ai quan tâm tới vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 13
  • 14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Quan niệm về việc làm và giải quyết việc làm 1.1.1. Vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm * Quan niệm về việc làm Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gắn liền với con người và xã hội loài người. Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm trong thế giới xung quanh những sản phẩm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình. Khi phân công lao động xã hội phát triển, thì mỗi người tham gia lao động sản xuất với một việc làm cụ thể nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội. Việc làm trước hết là hoạt động lao động sản xuất của con người, là hoạt động lao động cụ thể của mỗi người lao động cụ thể trong quá trình lao động sản xuất của xã hội. Giống như lao động, việc làm cũng phản ánh mối quan hệ giữa người lao động với giới tự nhiên, vì vậy việc làm cũng chịu tác động bởi những qui luật và điều kiện tự nhiên. Mặt khác, khi nói đến việc làm là nói đến tính chủ động, sáng tạo của lao động. Người lao động với kỹ năng của mình, kết hợp với tư liệu sản xuất, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định của cơ cấu KT-XH, để tạo ra của cải vật chất (tức là đang làm việc) - họ còn có quan hệ với nhau, quan hệ xã hội. Vì vậy, việc làm cũng chịu tác động của các qui luật kinh tế, xã hội. Như vậy, việc làm và lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc làm là cái vỏ xã hội, là cái khung pháp lý trong đó lao động diễn ra. Nếu lao động là phạm trù vĩnh viễn, thì việc làm không phải như vậy. Xét trên tổng thể có những nơi, những lúc có hiện tượng người lao động không có việc làm trong khi hoạt động lao động sản xuất của con người không bao giờ ngừng lại. Việc làm nói lên mối quan hệ của con người với không gian, trung gian, quan hệ và những giới hạn 14
  • 15. xã hội cần thiết mà trong đó một quá trình lao động cụ thể được diễn ra. Nói đến việc làm là nói đến công việc của người lao động với những ngành nghề, công việc cụ thể; là những hoạt động cụ thể của người lao động, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu cá nhân của người lao động nó có tính cụ thể, tường minh. có thể nói lao động là cái chung và việc làm là cái riêng. Việc làm là phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình KT-XH. Trên khía cạnh xã hội, việc làm phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người trong những giới hạn nhất định, trong đó quá trình lao động được diễn ra, là cơ sở để các mối quan hệ xã hội tồn tại, đan xen, liên kết với nhau phát triển theo hướng lành mạnh. Là một vấn đề KT-XH phức tạp, việc làm gắn cá nhân với xã hội - nó không những đem lại thu nhập cho người lao động để nuôi sống bản thân họ mà còn tạo ra một lượng của cải cho xã hội. C.Mác đã nói: “Với những điều kiện khác không thay đổi thì khối lượng và giá trị của sản phẩm tăng lên tỷ lệ thuận với số lượng lao động được sử dụng” [20, tr.75]. Việc làm là một vần đề có ý nghĩa kinh tế, xã hội và chính trị quan trọng của một quốc gia. Hiện nay đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững. Thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay đang tạo ra những cơ hội và thách thức về lao động, việc làm cho người lao động. Chính vì vậy nhận thức đúng đắn về việc làm là vấn đề quan trọng tạo cơ sở lý luận để đưa ra những giải pháp tích cực giải quyết việc làm, phát huy nguồn lực lao động của xã hội. Quan niệm về việc làm không cố định mà nó được xét trên nền tảng của một chế độ chính trị, gắn với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời đại. Khi trình độ phát triển mọi mặt, đặc biệt là định hướng chính trị của một quốc gia thay đổi, quan niệm về việc làm cũng biến đổi. Trong lịch sử cho thấy việc thay đổi những quan điểm về tương lai 15
  • 16. trực tiếp ảnh hưởng tới số lượng việc làm chứ không chỉ định hướng việc làm. Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, là vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội. Tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 13 của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), các nhà thống kê lao động đã đưa ra khái niệm người có việc làm: “Người có việc làm là những người làm việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình không được trả tiền công hoặc hiện vật” [8, tr.15]. Về bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc làm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề, đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm. Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và “thị trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau. Hệ thống việc làm được đưa thêm hàng loạt chức năng không đúng với tính chất của nó, còn thị trường lao động được tăng thêm tính chất tổng hợp. Khái niệm việc làm và khái niệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm không phải là hoạt động mà là những quan hệ xã hội giữa con người, mà trước hết là những quan hệ kinh tế và pháp lý về việc đưa người lao động vào hợp tác lao động cụ thể trong một chỗ làm việc xác định. Hoạt động lao động, trước hết, đó là một quá trình, còn việc làm là tài sản của chủ thể mà bằng cách nào đấy được đưa vào (hay là loại trừ ra) từ quá trình đó. Về giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao 16
  • 17. động, đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định. Nói cách khác, việc làm là công việc, những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội. sử dụng sức lao động. Nó định rõ đặc tính dân số hoạt động kinh tế so với những yếu tố sản xuất vật chất thể hiện quan hệ giữa con người về việc tham gia của họ vào trong sản xuất xã hội. Các nhà khoa học kinh tế Anh thì lại cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [4, tr.315]. Theo quan điểm này thì tất cả những hoạt động tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có được pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều được gọi là việc làm. Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng, “việc làm là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên” [4, tr.315]. Theo khái niệm này thì những người đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lượng vũ trang, những người nội trợ đều coi là người có việc làm. Ngày nay, ở Liên Bang Nga khái niệm này được quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của dân cư Liên bang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị pháp luật Liên bang ngăn cấm”. Theo Điều 9 Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 quy định: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” [34]. Theo đó, một hoạt 17
  • 18. động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, việc làm là những hoạt động lao động có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hai là, người lao động được tự do hành nghề, mà hoạt động hành nghề đó không bị pháp luật cấm – điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ của một hoạt động được thừa nhận là việc làm. Hiện nay quan niệm phổ biến cho rằng, người có việc làm không nhất thiết phải thuộc biên chế Nhà nước như cách hiểu trong thời kỳ bao cấp trước đổi mới năm 1986. Đồng thời, chỉ rõ: trong nền kinh tế thị trường thì việc làm tồn tại trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế mà pháp luật không cấm và đem lại cho người lao động thu nhập nhất định. Việc làm tồn tại trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; có việc làm thuộc lao động giản đơn hoặc lao động phức tạp; việc làm thuộc lao động chân tay hoặc lao động trí óc… Việc làm là “sự cụ thể hóa” nền sản xuất xã hội – đó chính là quá trình lao động, đặc trưng bản chất của con người. Lao động là cơ sở của đời sống xã hội, là điều kiện để con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển không ngừng, không có nền sản xuất xã hội nào là không có việc làm. Tuy nhiên, quy mô, cơ cấu và giá trị việc làm trong một nền sản xuất xã hội cụ thể lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, phụ thuộc vào bản chất của quan hệ sản xuất và phụ thuộc vào quan điểm, chính sách của Nhà nước mà nền sản xuất đó tồn tại. Việc đổi mới nhận thức về việc làm như trên, là cơ sở của sự đổi mới về chính sách, biện pháp giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm phát huy mọi nguồn lực nhất là nguồn lực con người để giải phóng sức sản xuất. Điều đáng chú ý trong quan niệm mới hiện nay là đã đặc biệt coi trọng khả năng tự tạo việc làm của người lao động, đã không chỉ chú ý công tác quản lý và quan tâm tạo nhiều việc làm cho người lao động; mà 18
  • 19. còn coi trọng nâng cao chất lượng, giá trị việc làm, tiến tới việc làm có năng suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn. Chất lượng và giá trị việc làm được đánh giá dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: chỉ tiêu về năng suất lao động, về hiệu quả sản xuất, về tiền lương (tiền công) và tính ổn định, lâu dài về thu nhập của người lao động… các chỉ tiêu trên càng cao thì chất lượng và giá trị việc làm càng cao. vật)”. Thực chất việc làm được thể hiện dưới các dạng: (1) Việc làm năng suất hữu ích có nghĩa là việc làm tạo ra những phúc lợi và dịch vụ hữu ích cả cho xã hội và cho từng người lao động. (2) Việc làm hợp lý dự đoán sự phân chia một cách tối ưu người đang làm việc theo các ngành sản xuất và các khu vực lãnh thổ của đất nước với mục đích sản xuất ra những sản phẩm và sử dụng những dịch vụ phục vụ cho nhu cầu. (3) Việc làm hiệu quả là việc làm trong sản xuất sinh lợi nhuận được trang bị kỹ thuật với tổ chức lao động tiên tiến, năng suất lao động cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nó dự đoán sự hiện có những cán bộ và đội ngũ những nhà quản lý có trình độ chuyên nghiệp cao và hướng tới công việc có hiệu quả. Khái niệm việc làm hiệu quả này thường hướng vào sự phát triển toàn diện con người và hoàn toàn chấp nhận được, nhưng nó khá rộng và không có khả năng đo được bằng một chỉ tiêu. Tuy nhiên có thể đưa ra tính chất định lượng để đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu như: , mức độ việc làm của cư dân bằng lao động chuyên nghiệp trên tổng dân số, thể hiện dưới dạng phần trăm (gọi là hệ số việc làm). Hệ số này cho thấy sự phụ thuộc mức độ việc làm vào yếu tố nhân khẩu, có nghĩa là hệ số sinh, chết 19
  • 20. và tốc độ tăng trưởng dân số, được tính toán trên các con số thống kê, hệ số đó là một trong những con số biểu hiện sự phồn vinh của xã hội. Hai la , mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động trong nền kinh tế - xã hội. Về quan điểm kinh tế học, mức độ việc làm của dân số có khả năng lao động thể hiện, một mặt là đòi hỏi của KT-XH đối với người lao động, mặt khác là đòi hỏi của người lao động về chỗ làm việc. Nó được tính theo hệ số phần trăm giữa tổng số dân cư đang hoạt động chuyên nghiệp với số lượng toàn bộ dân số có khả năng lao động (nguồn nhân lực). Ba la , tỉ lệ phân chia nguồn lao động xã hội theo lĩnh vực công ích xã hội. Khi tính được hệ số việc làm bằng lao động chuyên nghiệp ta có thể xác định được hệ số việc làm bởi việc học hành cũng như các dạng hoạt động công ích xã hội khác. Điều đó cho phép làm rõ những tỉ lệ cần thiết. , cấu trúc phân bố người lao động hợp lý theo ngành và theo khu vực kinh tế. Chỉ tiêu này, thường được gọi là chỉ tiêu hợp lý, tỉ lệ phân chia tiềm năng lao động theo dạng việc làm, ngành, khu vực kinh tế...Năm la , chỉ tiêu gắn với việc tối ưu hoá cấu trúc chuyên môn nghề nghiệp của người lao động, cho phép làm rõ ràng sự phù hợp cấu trúc chuyên môn nghiệp vụ của dân số lao động với cấu trúc chỗ làm việc, đồng thời cũng xác định hệ thống đào tạo cán bộ là phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. (3) Việc làm hợp lý: là sự thoả mãn nhu cầu làm việc cho bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân và phù hợp với trình độ, nguyện vọng của họ. * Quan niệm về giải quyết việc làm 20
  • 21. : Việc làm trong hiện tại, trước mắt phụ thuộc vào các yếu tố: vấn đề tạo việc làm, đưa việc làm đến với người lao động, đưa người lao động đến với việc làm, tạo môi trường đến với người lao động, cách thức giới thiệu việc làm... Hai : Tạo việc làm tiềm năng cho thanh niên: việc làm của thanh niên không chỉ phụ thuộc vào hiện tại, trước mắt mà phải tạo ra nhu cầu việc làm. Việc làm tiềm năng phụ thuộc vào các yếu tố: công tác quy hoạch phát triển nền kinh tế, ngành nghề, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo ngành; theo lĩnh vực; theo vùng, theo thành phần kinh tế, công tác đầu tư, đặc biệt là các dự án kinh tế - xã hội của đất nước, công tác hướng nghiệp, dạy nghề, xu hướng và nhu cầu việc làm của thanh niên... Ba : Thực hiện liên kết theo vùng kinh tế và tham gia vào quá trình phân công lao động xã hội và phân công lao động khu vực và quốc tế. Việc tạo việc làm cho thanh niên phải hướng tới quá trình liên kết, cả về quy mô, tốc độ giữa các địa phương trong vùng mà phải mở rộng liên kết trong phạm vi rộng trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Trong thực tế, liên quan đến việc làm thì vấn đề thường được đề cập đến là thất nghiệp - đó được coi là một vấn đề trung tâm của xã hội hiện đại. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút và rơi vào tình trạng nghèo, đói, nền kinh tế sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình trong cộng đồng dân cư. Thất nghiệp là một 21
  • 22. vấn đề xã hội rất nhạy cảm, là mối quan tâm thường xuyên của tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về thất nghiệp, nhưng nội dung chủ yếu của thất nghiệp vẫn xoay quanh về người lao động có khả năng làm việc, muốn làm việc đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm. P.Samuelson khẳng định: “Thất nghiệp là những người không có việc làm, những người đang chờ để trở lại làm việc hoặc đang tích cực tìm việc làm” [25, tr.271]. Như vậy, thất nghiệp là hiện tượng người lao động bị mất việc làm hoặc chưa có việc làm. Văn phòng tổ chức lao động thế giới phân thất nghiệp thành 3 loại: (1) Thất nghiệp do mức cầu lao động không dư (Thiếu tổng cầu của nền kinh tế). (2) Thất nghiệp do thiếu thiết bị, hoặc thiếu những nguồn lực bổ sung. (3) Thất nghiệp do cung - cầu lao động không ăn khớp nhau. Ở nước ta, người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm tuổi hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm: (1) Có nỗ lực đi tìm việc làm trong 4 tuần qua hoặc không có hoạt động tìm việc làm vì các lý do không biết tìm việc làm ở đâu hoặc tìm mãi không có việc làm. (2) Trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc làm. Tuy nhiên những người đủ 15 tuổi trở lên nhưng thuộc các đối tượng sau đây thì không thuộc những người thất nghiệp và không nằm trong lực lượng lao động: Người đang đi học; người đang làm việc nội trợ cho bản thân và gia đình; người tàn tật, ốm đau, không có khả năng lao động hoặc bị tước quyền lao động; người già cả hết tuổi lao động; hoặc tình trạng khác (về hưu hưởng chế độ, chưa có nhu cầu hoạt động kinh tế). Xác định người có việc làm, người thất nghiệp và người thiếu việc làm 22
  • 23. là cơ sở để xây dựng chính sách giải quyết việc làm, xây dựng những luận cứ khoa học trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội. niên * Quan niệm về thanh niên Thanh niên là một khái niệm được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày với nhiều cách hiểu khác nhau. Tùy trong từng trường hợp, thanh niên có thể hiểu là một con người cụ thể, có khi lại được hiểu theo tính cách trẻ trung, sôi nổi của cá nhân nhưng cũng có khi được hiểu là một nhóm người trẻ tuổi. Đối với vấn đề việc làm, thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ở Việt Nam hiện nay, hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Về mặt xã hội, thanh niên là một bộ phận đông đảo trong dân cư, những người trong độ tuổi thanh niên (ở Việt Nam và phần lớn các nước trên thế giới đều tính độ tuổi thanh niên từ 15 đến 35) chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số. Đặc điểm cơ cấu xã hội của thanh niên là: Họ là một bộ phận của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo…Vì thế, thanh niên là một nhóm nhân khẩu – xã hội, nhưng là một nhóm nhân khẩu – xã hội đặc thù. Trong những năm qua, công tác phát triển các loại hình thanh niên hỗ trợ nhau lập thân, lập nghiệp để phát triển sản xuất do Đoàn Thanh niên phát động cũng được tiến hành khá mạnh mẽ. Có khoảng 67,9% số người được hỏi cho rằng hoạt động này đã được quan tâm triển khai và 52,1% cho rằng đã được thực hiện với kết quả tốt. 23
  • 24. thanh niên có sự biến đổi nhanh về tâm lý. Thanh niên là những người có khả năng phân tích, suy luận, ưa cái mới, có khả năng sáng tạo, thích công bằng, mong muốn được tin cậy và có nhu cầu được khẳng định mình. Đặc điểm này làm cho thanh niên trở thành những người nhạy bén, năng động; không chấp nhận trì trệ, bảo thủ; sắn sàng đấu tranh cho cái mới. Song nó có thể dẫn đến những hành động quá khích, phiêu lưu nếu không được định hướng đúng đắn. Hai , thanh niên là lớp người sung sức nhất, có khả năng chịu đựng khó khăn gian khổ. Xã hội đã văn minh, hiện đại, nhưng dù ở thế hệ nào, thanh niên cũng là những người có sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai. thanh niên là lớp người nhanh chóng trưởng thành. Đặc điểm này cũng chỉ rõ, về mặt xã hội, thanh niên trưởng thành thường chậm hơn về mặt sinh học. Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, Đoàn Thanh nhiên đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kế tục trung thành, xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của 1.2.1. Quan niệm và nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên niên 24
  • 25. Nghiên cứu việc làm có quan hệ chặt chẽ với vấn đề giải quyết việc làm. Hiện có nhiều quan niệm khác nhau về giải quyết việc làm, có người có rằng: Việc làm được tự do lựa chọn là sự đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu về việc làm cho người lao động, nó không những đưa lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đưa lại năng suất lao động ngày càng cao cho xã hội. Việc làm được tự do lựa chọn là sự kết hợp tối ưu sức lao động với các yếu tố khác của sản xuất. Người lao động có thể lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu vật chất, cũng như năng lực sở trường để vừa đảm bảo thu nhập vừa có điều kiện phát triển phong phú đời sống tinh thần. Quan niệm trên cho rằng: Mục tiêu của giải quyết việc làm là phải tạo ra việc làm đầy đủ cho người lao động và phải cao hơn, đó là tạo ra tự do trong lựa chọn việc làm để triệt để giải phóng sức lao động và các nguồn lực của xã hội. Quan niệm khác lại cho rằng: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn xã hội và người lao động nhằm cân bằng thị trường lao động, giúp người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của người lao động, gia đình và xã hội. Quan niệm này cũng có sự đồng nhất giữa những quan điểm trên về vai trò, mục tiêu giải quyết việc làm, nhưng nó chỉ ra rõ hơn chủ thể giải quyết việc làm và mục tiêu cụ thể của giải quyết việc làm không chỉ là lợi ích của người lao động mà là cả lợi ích xã hội. Như vậy, giải quyết việc làm thực chất là một quá trình tác động có chủ đích của chủ thể xã hội và người lao động nhằm giúp người lao động có việc làm, việc làm đầy đủ có thu nhập và phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, thu nhập ngày càng cao, ổn định để người lao động có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao. Giải quyết việc làm không chỉ là vấn đề kinh tế mà là vấn đề xã hội vì đây là vấn đề có liên quan đến công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; nó không chỉ là sự quan tâm của người lao động, gia đình, mỗi quốc gia mà là vấn đề có tính 25
  • 26. chất toàn cầu. Giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu và thước đo quan trọng nhất để đánh giá tính ưu việt của một chế độ xã hội, trình độ văn minh của nhân loại. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động thanh niên luôn là một trong những định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của chính sách lao động và giải quyết việc làm của Đảng ta là hướng vào giải phóng sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khơi dậy tiềm năng của mọi người và toàn xã hội, coi trọng giá trị sức lao động, mở rộng cơ hội cho mọi người đều phát triển. Theo lý thuyết việc làm của J.M.Keynes dựa trên cơ sở tổng cầu cho rằng: để tăng quy mô việc làm, cần mở rộng đầu tư, khối lượng đầu tư quyết định quy mô việc làm. Để tăng khối lượng đầu tư Nhà nước cần có những chương trình đầu tư quy mô lớn. Đồng thời, cần có những chính sách kích thích đầu tư của tư nhân (như chính sách tài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính sách thuế…). Việc mở rộng chi tiêu của Nhà nước, tăng tiêu dùng của những người giàu, chính sách “ướp lạnh tiền công”, “tín dụng tiêu dùng” cũng được coi là những giải pháp để tăng tổng cầu nhằm mở rộng quy mô việc làm. Lý thuyết tạo việc làm bằng gia tăng đầu tư và tăng trưởng kinh tế cho rằng: đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởng chậm, tỷ lệ tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư. Để tạo vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ… để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (bao gồm cả vốn bằng ngoại tệ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, tri thức quản lý kinh tế hiện đại…). Điều này đòi hỏi các chính sách vĩ mô của Nhà nước vào làm tăng tổng cầu về lao động và thực hiện chính sách giá nhân 26
  • 27. công thấp để thu hút đầu tư và tạo nhiều việc làm. và tư liệu lao động (gọi chung là tư liệu sản xuất) hỏi phải có hệ thống cơ chế, chính sách, biện pháp KT-XH nhằm tạo ra và kết hợp các yếu tố cơ bản của quá trình lao động gồm tư liệu sản xuất và sức lao động. G . Giải quyết việc làm sau: Việc giải quyết việc làm không chỉ có nhiệm vụ chức năng của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội, của các cơ quan doanh nghiệp và ngay bản thân người lao động. Hiện nay, các chính sách của Nhà nước luôn quan tâm chú trọng đến tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách hỗ trợ tới tận hộ gia đình, các cá nhân sẵn sàng làm việc. Chính vì vậy, chính sách nhà nước là một trong những tác động quan trọng rất mạnh đến việc làm của người lao động như khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất như giảm thuế tiền sử dụng đất, thuê nhà xưởng, văn phòng, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng điện đường, trường trạm nhằm phục vụ cho các công trình sản xuất... Chính sách nhà nước tác động toàn diện đến vấn đề giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, các chương trình, chiến lược phát triển, các hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp tác động trực tiếp đến giải quyết việc làm cho người lao động như đào tạo nguồn lao động, 27
  • 28. tuyển dụng, bố trí sắp xếp lao động phù hợp năng lực và yêu cầu... vào chất lượng giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và công tác y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng… Mặt khác, các biện pháp, chính sách KT-XH phải tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất thì mới bảo đảm tạo nhiều việc làm cho người lao động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động. Theo đó, hiệu quả giải quyết việc làm phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: quy mô việc làm; độ mở cửa nền kinh tế; quy mô chất lượng dân số và lao động; sự phát triển các loại thị trường nhất là thị trường hàng hóa sức lao động, các trung tâm, dịch vụ thông tin tư vấn, giới thiệu lao động và giới thiệu việc làm. Đông Đông”. Quan niệm trên chỉ rõ một số vấn đề sau: Thực chất giải quyết việc làm: Là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng Đông. Mục tiêu giải quyết việc làm: Là tạo ra thu nhập chính đáng, hợp pháp cho thanh niên, cho người sử dụng lao động và tạo GDP cho quận Hà Đông. Chủ thể giải quyết việc làm: Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông; Phòng Lao động Thương binh xã hội quận Hà Đông; hệ thống chính trị, Trung tâm Giới thiệu Việc làm quận Hà Đông; Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp; Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động… 28
  • 29. Đối tượng giải quyết việc làm: Thanh niên trên địa bàn quận Hà Đông (cả thanh niên đã được đào tạo và thanh niên lao động phổ thông). * Nội dung giải quyết việc làm cho thanh niên , niên dù là trái ngành...là rất quan trọng để định hướng nghề nghiệp. tiên không tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Hơn nữa, các công việc khác nhau không tạo được sự liên hệ chặt chẽ bổ sung nghề nghiệp chuyên môn và ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp tương lai. niên. tiền công thực tế giảm; mà muốn thế thì tiền công danh nghĩa phải giảm nhiều hơn mức giá chung của nền kinh tế. Song nếu vậy, thì cầu tiêu dùng sẽ giảm, kéo theo tổng cầu giảm. Đến lượt nó, tổng cầu giảm lại làm tổng doanh số giảm, lợi nhuận giảm làm triệt tiêu động lực đầu tư 29
  • 30. khu, cụm công nghiệp, thu hút số lượng lớn doanh nghiệp riêng. Ba , niên. lớn. . la . iên kết dạy nghề và ký kết hợp đồng cung ứng lao động, giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật. Năm , niên. 30
  • 31. . 1.2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông Việc làm cho người lao động nói chung, trong đó có một phần lớn là thanh niên luôn là vấn đề KT-XH phức tạp, bức thiết trong các chế độ xã hội có nền kinh tế thị trường do tính chu kì của nó gây ra. Tuy nhiên, mức độ giải quyết vấn đề này thế nào phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và thái độ, năng lực của các chủ thể quản lý nhà nước. Theo đó, sự cần thiết giải quyết việc làm ở quận Hà Đông hiện nay xuất phát từ những lý do sau: Một là, từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội về giải quyết việc làm ở quận Hà Đông Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Chính sách việc làm vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị xã hội cũng như giáo dục con người. Việc hoạch định và thực thi không tốt chính sách việc làm sẽ dẫn đến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế, chính trị và xã hội cho đất nước. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo Quận ủy – HĐND – UBND quận Hà Đông luôn đánh giá cao vai trò của Thanh niên, xây dựng chiến lược, giáo dục, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực con người. Chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của Quận. 31
  • 32. Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của quận Hà Đông nói riêng, của Thủ đô Hà Nội và của đất nước nói chung. Thiếu việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên, việc làm liên quan đến yếu tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động và kỹ năng nghề nghiệp và vốn sản xuất. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh niên. Giải quyết việc làm cho thanh niên là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này. Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã nêu rõ vấn đề "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". Muốn vậy, trước hết giải quyết việc làm đảm bảo việc làm cho thanh niên tham gia hoạt động kinh tế, kết nối họ vào các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những khoản thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình. Tạo nhiều việc làm tạo điều kiện cho thanh niên dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp, tạo năng suất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn. Thông qua giải quyết việc làm cho thanh niên, các doanh nghiệp, công ty, người sử dụng lao động được lựa chọn sức lao động trẻ cần thiết theo khối lượng và chất lượng đòi hỏi của doanh nghiệp. Nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có lực lượng thanh niên cần thiết trong một khu vực, chính vì vậy nhờ việc giải quyết việc làm sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về ngành nghề, nơi nào đang dư thừa lao động thanh niên và nơi nào thì khan hiếm lao động trẻ, cũng như việc thanh niên cần phải trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp gì để có thể kiếm được việc làm. Giải quyết việc làm cho thanh niên có quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho 32
  • 33. cả cho người sử dụng lao động trẻ cũng như bản thân thanh niên có những kế hoạch hoạt động trong tương lai của họ. Trong thực tế, những năm vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng, lao động trẻ có tay nghề cao, có óc sáng tạo, năng động, biết thích ứng nhanh với môi trường mới thì sẽ không bao giờ thiếu việc làm. Mặt khác, giải quyết việc làm cho thanh niên sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thể hiện sự quan tâm nhất định về thoả mãn cần thiết và đảm bảo quan hệ qua lại trong tập thể lao động, cũng như giữa chủ doanh nghiệp với lao động trẻ và các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn, thoát nghèo, vươn lên lập nghiệp. Giải quyết việc làm cho thanh niên còn đảm bảo việc phân chia, sắp xếp lại lao động trẻ hoạt động kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách, sắp xếp lại các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, vẫn đang cổ phẩn hoá, sắp xếp lại các doanh nghiệp đã làm cho lao động trẻ mất việc. Nhưng bên cạnh đó, cũng cho phép thành lập nhiều doanh nghiệp mới đã giải quyết nhiều chỗ việc làm mới cho lao động trẻ. Tỷ trọng lao động trẻ trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề, các khu vực dần thay đổi theo hướng hợp lý, thích ứng và phù hợp. Hai là, từ nhu cầu của bản thân thanh niên Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hằng năm có khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt động kinh tế tăng đều từ năm 2008 đến nay. Năm 2008, số thanh niên hoạt động kinh tế của cả nước là hơn 16 triệu người, chiếm 67,2% tổng số thanh niên (38,7% lực lượng lao động xã hội); năm 2009, số thanh niên hoạt động kinh tế tăng thành gần 18 triệu người, chiếm 75,4% tổng số thanh niên (36,6% lực lượng lao động xã hội); năm 2010 con số đó là 17,1 triệu người, chiếm 75,9% tổng số thanh niên (33,7% lực lượng 33
  • 34. lao động xã hội) [10]. Thanh niên tham gia lao động trong các thành phần kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể, phù hợp với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang phát triển của đất nước. Hiện nay thanh niên tham gia lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ là 87,7% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 4% [2] (riêng tại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp 4 lần so với năm 2000). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng lao động của thanh niên tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng cao. Lực lượng lao động là thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 4,1% (năm 2008) lên 6,2% (năm 2009) và 6,5% (năm 2010); có trình độ cao đẳng, đại học tăng nhanh từ 5,5% (năm 2008) lên 7,8% (năm 2009) và 8,7% (năm 2010). Mỗi năm có từ 70.000 - 80.000 sinh viên hệ cao đẳng và 143.000 - 160.000 sinh viên đại học tốt nghiệp, bổ sung cho lực lượng lao động xã hội. Những con số thống kê trên đây cho thấy lực lượng lao động là thanh niên ngày càng có vị trí to lớn trong các hoạt động sản xuất, nghề nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực trạng việc làm của thanh niên trong thời gian gần đây diễn biến khá phức tạp. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên vẫn gia tăng. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lao động thiếu việc làm tăng từ 3% (năm 2008) lên 5,6% (năm 2009) và 4,1% (năm 2010), trong đó tính trên địa bàn Quận Hà Đông tỷ lệ thất nghiệp gia tăng mỗi năm từ 3-4%. Ba là, giải quyết việc làm cho thanh niên là thực hiện phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội Vấn đề việc làm luôn có quan hệ nhân quả, tỉ lệ thuận với mức độ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng sẽ góp phần hạn chế thất nghiệp, tạo nhiều việc 34
  • 35. làm. Đồng thời, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần phải mở rộng đầu tư, mở mang ngành nghề tạo nhiều việc làm mới. Thanh niên là nguồn nhân lực hiện có và tiềm năng của nền kinh tế. Nếu giải quyết được vấn đề việc làm cho thanh niên thì đây sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giải quyết việc làm cho thanh niên không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề công bằng xã hội theo nghĩa, người lao động có đủ những tố chất và điều kiện cần thiết cần phải được lao động (nghĩa là phải có việc làm) để có thu nhập tương ứng, phù hợp với những đóng góp của họ. Nếu người lao động (nhất lại là thanh niên) không có việc làm, thiếu việc làm hoặc làm những công việc nhưng được trả công không tương xứng với giá trị sức lao động đã đóng góp, những người thiếu khả năng nhưng được thụ hưởng thu nhập cao hơn so với đóng góp của họ cho xã hội… đều được coi là bất công xã hội cần được giải quyết trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. niên Giải quyết việc làm cho thanh niên là trách nhiệm chung của xã hội và là Từng nhân tố nêu trên được phân tích với các nội dung căn bản như sau: phương Sự phát triển sản xuất kinh doanh xét về qui mô đầu tư phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện tự nhiên cũng như kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương. Nhiệm vụ của mỗi địa phương là sử dụng và phát huy tối đa các điều kiện tự nhiên chi phối sản xuất kinh doanh, trên cơ sở yết việc làm cũng lớn. Đó chính là cơ hội thuận lợi tạo việc làm cho lao động thanh niên trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở các địa phương. 35
  • 36. Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Chính phủ đã ban hành và hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh tế các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng từng bước nhu cầu việc làm và nâng cao đời sống của người lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng. niên i quyết việc làm còn phải tính đến tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố và nông thôn. Theo tính toán của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì tình trạng thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị trong những năm gần đây dao động từ 5-8%; trong đó, một số tỉnh, thành phố thường có tỉ lệ thất nghiệp cao là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Tình trạng thất nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ đào tạo và nhóm ngành nghề đào tạo. Tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, số lượng sinh viên qua đào tạo được tuyển dụng rất ít, trong khi số lượng đã tốt nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiều ngành đào tạo khó kiếm việc làm như nông, lâm, thuỷ sản …Điều đó, cho thấy chất lượng lao động thanh niên là yếu tố chi phối mạnh nhất đến khả năng giải quyết việc làm của xã hội. hanh niên để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của lao động than niên, đáp ứng tốt hơn cầu về lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kĩ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115 lao động thì 7 doanh nghiệp cho biết số thanh niên được đào tạo từ các trường nghề về chất lượng kém nhiều so với yêu cầu thực tế; 43 doanh 36
  • 37. nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm. Với chất lượng nguồn nhân lực thấp như vậy, khó có thể cạnh tranh trong thị trường lao động trong nước chưa nói đến sự hội nhập quốc tế. Đây chính là mặt tiêu cực tạo nên những khó khăn lớn của thị trường lao động, đang là những lực cản rất lớn trong vấn đề việc làm và giải quyết việc làm. Ngoài các yếu tố trên, còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm như: trình độ kỹ năng, phẩm chất, tính kỷ luật lao động, sức khoẻ, thể chất... của lao động thanh niên. Phong tục, tập quán, thói quen, trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật, trình độ văn minh của xã hội... ra nh doanh, trình độ tay nghề của các lực lượng lao động; từ đó dẫn đến phá sản doanh nghiệp và thất nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Theo đó, nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của chủ thể sử dụng lao động và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ là nhân tố quyết định sức sống vững bền của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. niên Để giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề quan trọng hàng đầu là Chính phủ phải tạo ra môi trường thuận lợi một mặt, để người sử dụng lao động có thể tạo ra nhiều chỗ làm việc thu hút đáng kể lao động thanh niên, mặt khác để bản thân lao động thanh niên có thể tự tạo việc làm…thông qua cơ chế, chính sách cụ thể của Chính phủ. Cơ chế về giải quyết việc làm cho lao động nói chung, thanh niên nói riêng đều dựa trên sự đánh giá khách quan tình trạng thất nghiệp trên thực tế của lực lượng lao động, trong đó đa phần ở lứa tuổi thanh niên hiện nay. Đồng thời đánh giá rất rõ khả năng của nền kinh tế thị trường có thể thu hút số lượng lao động là 37
  • 38. bao nhiêu trong từng thời kỳ. Việc từng bước hình thành cơ chế phân bố lao động theo các quy luật của thị trường lao động, đổi mới cơ chế chính sách xuất khẩu lao động…sẽ tạo ra các điều kiện cho giải quyết việc làm tốt hơn. Các chính sách về giải quyết việc làm là những chính sách chi phối trực tiếp và gián tiếp đến cung và cầu về lao động, làm cho cung và cầu về lao động xích lại gần nhau, phù hợp với nhau thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế. Các chính sách chủ yếu thường được đề cập đến là chính sách phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế; chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập; chính sách về đất đai; chính sách về thuế; chính sách về giáo dục và đào tạo; chính sách về xuất khẩu lao động... Chủ trương về tạo việc làm đã được Đảng ta nêu rõ: “Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bổ lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”. làm Đối với lực lượng lao động thanh niên: Cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động, trông chờ vào sự bố trí công việc của Nhà nước, người lao động đã trở lên năng động hơn, chủ động tự tìm việc làm trong các các sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động – việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình và tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm phù hợp với quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường. Đối với người sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế: Họ được khuyến khích làm giàu hợp pháp cho nên một khi các thành phần kinh tế được 38
  • 39. quan tâm phát triển, nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có điều kiện đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh sẽ tạo nhiều việc làm cho người lao động. Các chủ thể của thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, được tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm cho lao động thanh niên. Đối với Nhà nước: Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước chi phối mạnh mẽ đến giải quyết việc làm, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường. Hiện nay, thay vì bao cấp trong giải quyết việc làm, nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo hành lang pháp luật, xóa bỏ hàng rào về hành chính tạo điều kiện môi trường kinh tế, pháp luật đảm bảo cho mọi người được tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, tự do hành nghề, hợp tác và thuê mướn lao động, cơ hội việc làm được tăng lên và ít bị ràng buộc bởi các nguyên tắc hành chính và ý chí chủ quan của Nhà nước. Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp là mục tiêu xã hội hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm là chương trình trọng điểm của Nhà nước hiện nay được thực hiện theo phương châm: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân, trong đó có lực lượng thanh niên. giải quyết việc làm. Bởi vây, để giải quyết tốt việc làm cho thanh niên phải chú trọng phát triển mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và chất lượng lao động, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó. * * * công, lợi nhuận (tiền mặt hoặc hiện vật). G 39
  • 40. . đề: phải có những biện pháp hữu hiệu chủ động nhằm triệt tiêu những mặt tiêu cực của các nhân tố đó. 40
  • 41. Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến giải quyết việc làm cho thanh niên ở quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội hiện nay * Vị trí địa lý của quận Hà Đông Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11km về phía Tây. Quận Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 đi Hoà Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê. Phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp các huyện ở Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ. Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên lúc đó được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây. Qua 10 lần điều chỉnh địa giới hành chính, quận Hà Đông – thành phố Hà Nội hiện nay có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 17 phường, với 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.678 nhân khẩu. Nhưng quận Hà Đông là Quận nội thành mới của Thủ đô Hà Nội nên tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện toàn Quận diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp nhường chỗ cho các dự án trọng điểm của Quận và Thành phố. Nhu cầu lao động, cần việc làm ổn định của thanh niên nói riêng và của người dân lao động nói chung là rất lớn. * Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Về kinh tế: Đối với kinh tế thì lao động là một trong những nguồn ưlcj quan trọng, là đầu vào không thể thay thế, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân. Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nằm 41
  • 42. ở phía Tây Nam Hà Nội, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2011-2013) đạt 17,7%. Từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014, Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng. Chính vì vậy mà tác động đến việc giải quyết việc làm cho Thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Về đầu tư-xây dựng: Hà Đông đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới: Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, trục đô thị phía Bắc…, các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla. Từ đầu năm đến nay, quận đã có 32 công trình được duyệt quyết toán, 44 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 108 công trình đang thi công, 39 công trình đã được phê duyệt đầu tư, 161 công trình đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư để trình duyệt. Về làng nghề: Hà Đông có nghề dệt lụa từ lâu với làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng. Đây là một thế mạnh của việc phát triển dịch vụ du lịch kết hợp với tham quan các làng nghề của vùng. Ngoài ra còn có làng the La Khê, làng rèn Đa Sỹ… Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15 trường học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghịêp đóng trên địa bàn quận. Về văn hóa-xã hội: Từ năm 1990, Hà Đông là địa bàn điển hình của tỉnh Hà Tây về phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu phố, cơ quan, đơn 42
  • 43. vị văn hóa. Năm 2013, có 88% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 27 khu phố, 82 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa. Công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu KT-XH đáng phấn khởi. Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số trong những năm trước đây quá nhanh, nên số người bước vào độ tuổi lao động ngày càng nhiều, tốc độ tạo việc làm không tăng kịp so với tốc độ gia tăng của nguồn lao động. Trên thực tế số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vẫn lớn hơn nhiều so với chỗ làm việc có thể tạo ra, đó là một sức ép lớn. Ở quận Hà Đông hiện nay, quan hệ cung – cầu về lao động trên thị trường có những biểu hiện sau: Một là, trên phạm vi toàn Quận, cung lớn hơn cầu về lao động và tình trạng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm, vì chúng ta thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng, chiến lược lựa chọn công nghệ chưa được xác định rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch, nhưng diễn ra chậm chạp và khó khăn. Cung lớn hơn cầu về lao động do lao động còn tăng với tỷ lệ cao. Hai là, quan hệ cung cầu về lao động còn căng thẳng về mặt kết cấu, dẫn đến tình trạng “thất nghiệp kết cấu”. Điều này thể hiện ở chỗ: một số ngành tiềm năng còn lớn, có khả năng thu hút được nhiều lao động, nhưng chưa tạo ra được nhiều điều kiện để biến khả năng thành hiện thực. 2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên quận Hà Đông những năm qua nhân Đông 43
  • 44. , y Từ năm 2009 đến nay, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy - Ủy ban nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể của quận Hà Đông, vấn đề cho thanh niên đã thu được những kết quả khả quan . tạo việc làm cho thanh niên quận Hà Đông không chỉ là nhiệm vụ của các thành phần kinh tế, các ngành, Đông đã xét duyệt cho toàn quận 04 dự án với tổng vốn là 1.762 triệu đồng đã . Bảng 2.1: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2011 – 2013 ĐVT: Triệu đồng chi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số dự án 04 05 06 Tổng vốn (triệu đồng) 1.762 2.587 3.246 44
  • 45. Lao động 881 1.293 1.623 đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn vay giải quyết việc làm (qua kênh Trung ương Đoàn). Như vậy, với nguồn vốn vay này đã góp phần tăng số lao động thanh niên quận Hà Đông có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của Quận. Trong sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch khá rõ nét với xu hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương. Nguồn vốn này đã tận dụng và khai thác nội lực của mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp góp phần vào sự định hướng đầu tư đúng đắn trong phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp, phát triển ngành nghề truyền thống và nâng cao mức sống của người dân quận Hà Đông. Bên cạnh những kết quả đạt được từ việc vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và ngân hàng chính sách xã hội Quận, vẫn tồn tại hạn chế như cơ hội tiếp cận với nguồn vốn của thanh niên còn thấp. So với yêu cầu thực tế thì số lượng trên còn nhiều hạn chế, nguyên nhân không phải là nguồn vốn ít, mà do ngân hàng chưa tin vào thanh niên, bởi họ phần lớn còn trẻ, sống phụ thuộc vào gia đình. Một số thanh niên đã xây dựng gia đình, muốn làm ăn lớn, nhu cầu vốn vay nhiều, trong khi Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ cho hộ nghèo và cận nghèo vay nhiều, nên việc vay vốn khó khăn... m niên. Trong tình hình hiện nay trên địa bàn quận Hà Đông đang mở ra nhiều doanh nghiệp tư nhân, mô hình chuyên canh sản xuất rau an toàn, thực phẩm 45
  • 46. sạch… gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ ở địa bàn để tạo việc làm tại chỗ cho thanh niên. Theo báo cáo của Phòng Lao động thương binh và xã hội Quận cho thấy đã triển khai được 05 điểm trồng rau an toàn là phường Đồng Mai và Yên Nghĩa, giải quyết được việc làm cho trên 300 lao động mỗi năm; riêng những trang trại nuôi lợn lấy thực phẩm sạch cũng được UBND quận Hà Đông quan tâm, chú trọng, bình quân mỗi trang trại đảm bảo việc làm thường xuyên từ 10 – 15 lao động; với 9 trang trại trên đã tạo được trên 100 chỗ làm cho người lao động; những khu phát triển nông nghiệp về nghề trồng cây cảnh như: Đào, Hoa… ở phường Dương Nội hàng năm cũng tạo việc làm cho gần 1000 lao động. Ngoài ra, quận Hà Đông còn tạo việc làm thông qua phát triển ngành nghề truyền thống. Được sự giúp đỡ về cơ chế chính sách, vốn, KHCN, các ngành nghề gia truyền ở địa phương luôn có sự phát triển cả về số lượng và . tâm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp tại khu đất bãi sông Đáy thuộc địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Dự kiến, sau 5 năm (2015-2019) triển khai thực hiện, dự án sẽ hình thành một trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai các hoạt động giới thiệu, trình diễn, quảng bá mô hình điểm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, dịch vụ hỗ trợ, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tạo tiền đề, tiềm lực cho việc ứng dụng công nghệ cao 46
  • 47. t Ba , Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động thanh niên ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trên thị trường lao động. Chất lượng lao động thanh niên biểu hiện chủ yếu ở trình độ học “Học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc”. đ2020” và các Bảng 2.2: Số lượng thanh niên ở quận Hà Đông chia theo nhóm tuổi và trình độ văn hóa Chia theo nhóm tuổi Tổng số (người) Cấp I Cấp II Cấp III Không biết chữ Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Tổng số (người) Tỷ trọng (%) Từ 15 đến 24 tuổi 44476 623 1,4 7516 16,9 36204 81,4 133 0,3 Từ 25 đến 34 tuổi 42704 2263 5,3 11872 27,8 28441 66,6 128 0,3 Tổng 87180 2886 3.35 19388 22.35 64645 74 261 0.3 Nguồn:Kếtquảđiềutralaođộng,việclàmnăm2013-ChicụcThốngkêquậnHàĐông. động cần chuyển đổi, đào tạo nghề tập trung chủ yếu vào lao động ở độ tuổi từ từ 15 đến 35 tuổi, là lứa tuổi có sức khỏe, kỹ năng tiếp thu trình độ KHCN nhanh và hiệu quả. Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức đặt ra đối với đào tạo nghề của quận Hà Đông nhằm khai thác nguồn lao động trẻ, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của quận. 47
  • 48. 2 người, trung cấp 7 người, đào tạo khác 7 người; Đối với khối sự nghiệp có 1790 người, trong đó: trình độ thạc sỹ 17 người, đại học 1.124 người, trung cấp 176 người, đào tạo khác 34 người. Bên cạnh trình độ văn hóa, một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá chất lượng lao động chính là trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Đây cũng là căn cứ để Quận xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo nghề, đưa ra các phương hướng đào tạo, hỗ trợ cho người lao động tham gia học nghề. Đồ thị 2.1: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn Error! Objects cannot be created from editing field codes. Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 - Chi cục Thống kê quận Hà Đông. Theo kết quả điều tra có 62.727 người đã qua đào tạo chiếm 35,4 % trên tổng số 177.194 người từ 15 tuổi trở lên. Trong đó có 46.601 người đã qua đào tạo từ trung học chuyên nghiệp trở lên chiếm 74,3%, có 11.872 người học nghề hoặc có trình độ tương đương chiếm 18,9%, có 4.254 người qua đào tạo dạy niên. la c . 48
  • 49. đây: Bảng 2.3: Kết quả đào tạo cho người lao động ở quận Hà Đông theo loại hình đào tạo Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ(%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2011 2013/2012 Dưới 3 tháng 325 418 405 128.6 124.6 96.9 Sơ cấp nghề 500 2350 2500 490.00 520.00 106.12 Trung cấp nghề 171 205 265 119.88 154.97 129.27 Cao đẳng nghề 50 135 116 270.00 232.00 85.93 Tổng số 1046 3108 3286 297.13 314.15 105.72 Đông. Chính sách đối với người học nghề cũng có vai trò gián tiếp tích cực để giúp thanh niên tìm được việc làm. Thông qua các chính sách ưu đãi có định hướng trong giáo dục đã góp phần thu hút thanh niên vào học nghề có nhiều ưu đãi hơn thay cho việc phải vào được đại học khó khăn và tốn kém hơn. Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001, Nghị định số 73/1999/NĐ- CP, Quyết định 1956/QĐ-TTg đã khẳng định, Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động nguồn lực trong nhân dân và trong các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động dạy nghề. Các quy định này tạo nên sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, góp phần giúp người lao động nói chung và thanh niên Hà Đông nói riêng dễ dàng tiếp cận với đào tạo nghề. Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Giáo dục, trong đó cụ thể hoá chính sách đối với người học nghề như quy định đối tượng hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển 49
  • 50. sinh, xét tốt nghiệp, cấp học bổng, miễn giảm học phí... nhằm thu hút ngày càng nhiều học sinh tốt nghiệp PTTH vào học các trường nghề, hạn chế tình trạng đổ xô vào các trường ĐH, CĐ như trước đây. Chương trình cho vay học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (những năm trước 300.000/tháng, nay được vay tối đa 800.000 đồng cho học ĐH, CĐ); Ngoài ra còn một số văn bản đã hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh các cơ sở đào tạo nghề nghiệp... Các chính sách ưu đãi trong giáo dục, đào tạo dạy nghề nói trên giúp những thanh niên gặp khó khăn không thể học nghề nay có điều kiện được học nghề. Đây mà một trong những chính sách hỗ trợ một cách gián tiếp đến tạo việc làm cho thanh niên. iện có 276 cơ sở dạy nghề, trong đó cơ sở tư nhân chiếm gần 67%. Tổng cộng đã có 20 trường trung cấp nghề công lập trên 29 quận, huyện; 7 huyện Năm , định phương. 50
  • 51. tham gia phát triển kinh tế. Hoạt động của thanh niên tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tham gia khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tạo việc làm, tổ chức các lớp học xoá mù chữ, phổ cập giáo dục, như: Dự án phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên thiếu niên nông thôn do TW Đoàn TNCS HCM xây dựng và thực hiện, trong đó có Hà Nội là thành phố được chọn thí điểm. Đó cũng là một chương trình nhằm nâng cao chất lượng cho thanh niên, tạo điều kiện cho họ tìm được việc làm trong khu vực phi nông nghiệp. Quận đoàn Hà Đông đã đặt ra mục tiêu của chương trình phổ cập tin học căn bản, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về sử dụng và khai thác mạng Internet cho 500 thanh niên; hướng dẫn 200 thiếu nhi làm quen với máy vi tính; tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề tin học căn bản cho 1.000 thanh niên... Quận đoàn Hà Đông đã đưa 04 đội hình phổ cập tin học - Internet về hoạt động tại 17 phường trên địa bàn Quận vào dịp hè mỗi năm và tổ chức hội thi tin học trẻ khối Tiểu học và THCS mỗi năm. Mô hình này được đánh giá là thành công vì đã đáp ứng lợi ích chính đáng của thanh niên. Chương trình “Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế-xã hội”. Chương trình động viên, tổ chức và hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tham gia thực hiện các chương trình phát triển KT-XH của Quận, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập. BCH Đoàn thanh niên phường Yên Nghĩa phối hợp với trường Cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ – kinh tế SIMCO Sông Đà tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các bạn Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn phường. Đông Một là, 51
  • 52. Trên cơ sở chủ trương buộc các doanh nghiệp phải cam kết tuyển dụng ít nhất 40% trở lên lao động là người địa phương vào làm việc khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động. Một mặt Quận ủy - HĐND - UBND quận Hà Đông đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các doanh nghiệp, các chủ dự án đầu tư ưu tiên tuyển dụng người địa phương, nhất là thanh niên trên địa bàn. Đối với những thanh niên không có đào tạo nghề được bố trí các công việc dịch vụ, phục vụ, bảo vệ… những người được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp thì được tuyển dụng vào đúng vị trí cần tuyển. Ngoài ra, quận Hà Đông đã tổ chức dạy nghề miễn phí cho trên 5.000 thanh niên ở quận Hà Đông từ năm 2009 – nay thực hiện theo quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ chi phí đào tạo nghề và chi phí học nghề cho lao động nông thôn, theo đó UBND Quận đã ban hành kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 26/02/2013 về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề trên địa bàn quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2015; Công văn số 31/CV-UBND-LĐTBXH ngày 21/4/2013 của UBND quận Hà Đông về việc dạy nghề ngắn hạn cho lao động trên địa bàn Quận… Đồng thời đã đề ra nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho thanh niên có việc làm. Hai là, p Ba là, b 52