SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 115
--------
ĐINH MẠNH TRƯỜNG
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
--------
ĐINH MẠNH TRƯỜNG
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS VŨ QUANG LỘC
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN 11
1.1. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội 11
1.2. Nội dung và vai trò của đảm bảo An sinh xã hội 22
Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ
HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN
BIÊN THỜI GIAN QUA
31
2.1. Một số đặc điểm các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 31
2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 41
2.3. Những vấn đề đặt ra và cần giải quyết 70
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN
SINH XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH
ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 74
3.1. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo đảm bảo An sinh xã
hội ở các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 74
3.2. Giải pháp thực hiện đảm bảo An sinh xã hội các
huyện nghèo tỉnh Điện Biên 78
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 105
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
An sinh xã hội ASXH
Ngân hàng phát triển Châu Á ADB
Bảo hiểm xã hội BHXH
Bảo hiểm y tế BHYT
Bảo hiểm thất nghiệp BHTN
Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND
Công nghiệp xây dựng CNXD
Dân tộc nội trú DTNT
Dân tộc thiểu số DTTS
Giao thông nông thôn GTNT
Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ
Kinh tế xã hội KTXH
Mặt trận tổ quốc MTTQ
Ngân hàng thế giới WB
Nông lâm nghiệp NLN
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF
Thể dục thể thao TDTT
Thương mại cổ phần TMCP
Trung học cơ sở THCS
Trung học phổ thông THPT
Trợ giúp xã hội TGXH
Vật liệu xây dựng VLXD
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Xóa đói giảm nghèo XĐGN
Xây dựng cơ bản XDCB
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) là một bộ phận trong mô hình phát
triển xã hội để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”. Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định
hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, trong đó
con người luôn có được, bao gồm cả cảm nhận được, một cuộc sống yên ổn
và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao
cứu sinh” khi gặp phải những biến cố, rủi ro bất thường. Dưới góc độ của
khoa học kinh tế chính trị ASXH được xem như là một khâu của quá trình tái
sản xuất xã hội: Phân phối lại thu nhập quốc dân để tái sản xuất sức lao động.
Đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay có vị trí, vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình xây dựng, phát triển và ổn định đất nước, góp phần hiện thực
hóa các quyền xã hội của mọi người dân; đặc biệt đối với các huyện nghèo
tỉnh Điện Biên đảm bảo ASXH góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
những người có hoàn cảnh khó khăn… Với những chính sách đảm bảo ASXH
của Chính phủ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ trung ương các tổ chức kinh
tế - xã hội và các cá nhân đã giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và
vươn lên làm giầu trên chính quê hương mình.
Đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên chính là nền tảng của
phát triển kinh tế - xã hội, nhằm điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các vùng
kinh tế và các nhóm dân cư, có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập
cho người dân. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tại các
huyện nghèo ngang bằng với các huyện khác trong tỉnh Điện Biên.
Điện Biên là một tỉnh mới được thành lập, tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ có
tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 5/10 huyện nghèo theo
3
chuẩn mới của Chính phủ. Nhưng với những chủ trương, chính sách đúng đắn,
phát huy tốt nguồn lực tại chỗ và tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của Chính
phủ, cũng như các tổ chức kinh tế, tổ chức nhân đạo, từ thiện trong và ngoài
nước, tỉnh Điện Biên trong thời gian qua đã từng bước thực hiện tốt việc đảm
bảo ASXH, đời sống của người dân được đảm bảo, kinh tế, chính trị, xã hội
ngày càng phát triển ổn định…Các chương trình, dự án đảm bảo ASXH ngày
càng đồng bộ và hoàn thiện với số người dân tại các huyện nghèo được giải
quyết việc làm ngày tăng; số người tham gia BHXH ngày càng lớn, diện bao phủ
không ngừng được mở rộng; chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo
được triển khai đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm
đáng kể; đảm bảo mức tối thiểu một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc
biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh khó khăn.
hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) còn thấp; đời sống của một bộ
phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu
và có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức
trung bình chung của cả huyện.
cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Chính vì vậy, đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên nói
riêng, các huyện nghèo trong cả nước nói chung là một sự nghiệp cao cả và
còn phải nỗ lực phấn đấu lâu dài. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn;
thực trạng và những quan điểm, giải pháp trong đảm bảo ASXH đối với các
huyện nghèo, tác giả xin lựa chọn vấn đề: “Đảm bảo An sinh xã hội tại các
huyện nghèo Tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành kinh tế chính trị của mình.
4
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển hệ thống ASXH
nhằm bảo đảm quyền lợi của mọi người dân, đặc biệt chú ý đến người nghèo,
người dân tộc, dân cư vùng nông thôn, dân cư vùng sâu, vùng xa. Đầu tư của
Nhà nước cho ASXH ngày càng tăng, quản lý Nhà nước về ASXH từng bước
được tăng cường, sự tham gia của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức xã hội
ngày càng nhiều. Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo giảm nhanh, đối tượng tham gia và thụ
hưởng các chính sách ASXH ngày càng mở rộng và tăng về số lượng; người
dân, đặc biệt dân cư vùng nông thôn bước đầu đã chủ động phòng ngừa, đối phó,
giảm thiểu và khắc phục có hiệu quả những rủi ro, để ổn định cuộc sống, hoà
nhập tốt hơn vào cộng đồng.
Tuy nhiên, hệ thống ASXH còn nhiều bất cập, thể hiện ở mức độ bao phủ
thấp, đối tượng hưởng lợi còn hạn chế, các khoản tiền trợ cấp ASXH chỉ bảo
đảm một phần trong tổng nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình. Bởi vậy để làm rõ
hơn kết quả thực hiện công tác ASXH ở nước ta trong thời gian qua đã có các
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trong đó đáng chú ý là công trình
của các tác giả sau:
* Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng Đề án chiến lược
ASXH giai đoạn 2011-2020. Đề án đã đề cập trên góc độ lý luận về quá trình
thực hiện công tác ASXH như: quan điểm, đối tượng, mục tiêu, định hướng giải
pháp và kinh phí thực hiện ASXH.
Gần đây nhất tháng 1 năm 2014, Viện khoa học Lao động và xã hôi thuộc
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hành cuốn sách có nội
5
dung đặc biệt quan trọng đến hệ thống các chính sách về ASXH của Việt Nam
với tên sau: “Phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020”. Cuốn sách
đã nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như những nội dung, chính sách
chủ yếu và thực trạng của hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay; định hướng
phát triển chính sách ASXH đến năm 2020; cuốn sách đã cung cấp đầy đủ
những nội dung cơ bản về hệ thống ASXH của Việt Nam, nêu lên thực trạng công tác ASXH
Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam.
NXB lý luận chính trị, Hà nội 2006; và
2020 NXB chính trị Quốc gia (năm 2013).
Đề tài cấp Bộ năm 2002 của các tác giả: Bùi Văn Hồng, nghiên cứu mở
rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm và thu
nhập; Nguyễn Văn Định, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam trong nền
kinh tế thị trường đề tài cấp Bộ (năm 2000); Nguyễn Tiệp, các giải pháp nhằm
thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội, đề tài cấp Bộ năm 2002; Đặng
Cảnh Khanh, vấn đề trợ giúp xã hội trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt
nam đề tài KX. 04. 05 (năm 1994);
* Công trình nghiên cứu cấp nhà nước mang mã số KX 04.05: “Luận cứ
khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong
điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam”, do Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội, làm chủ đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề
tài đề cập đến một cách khá hệ thống vấn đề bảo đảm xã hội như: đã làm rõ khái
niệm về đảm bảo xã hội; mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính sách xã
6
hội, vị trí, vai trò và sự cần thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền kinh
tế thị trường, khẳng định bảo đảm xã hội vừa là nhân tố ổn định, vừa là động lực
cho phát triển kinh tế xã hội. Đề tài đã nghiên cứu khá công phu về các bộ phận
cấu thành quan trọng của bảo đảm xã hội là BHXH, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã
hội; đã đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành này, chỉ ra những thành
tựu, hạn chế của nó và chỉ ra quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển
trong tương lai của hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta.
* Luận văn Tiến sỹ của tác giả Mai Ngọc Anh – Chuyên ngành quản lý
kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội với tên đề tài: “ASXH đối với
nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu
làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống
ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm
về xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên
thế giới, rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng hệ thống
ASXH đối với nông dân ở nước ta; khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước
ta hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ
thống ASXH hiện hành đối với nông dân.
* Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Chương Phát – Chuyên ngành
Kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học
Thái Nguyên với đề tài: "Ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vấn đề nghèo đói
của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái". Đề tài có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể và nhân dân có
thể nhận diện bức tranh toàn cảnh về ASXH và ảnh hưởng của hệ thống ASXH
tới vùng nông thôn với một mức độ nhất định. Từ đó, giúp cho nhà nước có căn
7
cứ xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách; phương hướng hoạt động phù hợp
nhằm tăng cường ASXH; cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu
rủi ro cho những người bị thiệt thòi trong xã hội; đưa đất nước phát triển bền
vững đi lên trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu đã có những bài viết, công trình nghiên cứu bàn về hệ thống ASXH, cũng
như đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay. Có thể nêu lên một số công trình nghiên
cứu, bài viết của một số tác giả như sau: Nguyễn Hải Hữu, Phát triển hệ thống
an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; Patricia Justino, khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã
hội ở Việt Nam (UNDP); PGS, TS Vũ Văn Phúc – Tổng biên tập Tạp chí Cộng
sản, An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn; GS, TS Hoàng
Chí Bảo – Hội đồng lý luận Trung ương, An sinh xã hội với ổn định và phát triển
bền vững ở Việt Nam (Tạp chí Tuyên giáo, năm 2014); ThS. Nguyễn Văn Chiều –
khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, ASXH và định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của
khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách ASXH ở Việt Nam; Cùng tác
giả ThS. Nguyễn Văn Chiều có bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản, Quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi
mới; ThS.Nguyễn Văn Hội, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và
ASXH vùng đặc biệt khó khăn…
Các nghiên cứu trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học, lý luận
thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH nói chung ở nước
8
ta những năm qua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đảm bảo ASXH dưới góc độ
của môn kinh tế chính trị ở một tỉnh miền núi mới được tách ra có nhiều
huyện nghèo vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, còn nhiều vấn đề đặt ra nóng
bỏng, cấp bách cần giải quyết, đặc biệt những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn
tại các huyện nghèo, xã nghèo
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đảm bảo ASXH tại
các huyện nghèo tỉnh Điện Biên hiện nay trên góc độ của khoa học kinh tế chính
trị. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp để giải quyết vấn đề
ASXH ở các huyện này trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo
tỉnh Điện Biên hiện nay.
- Đánh giá thực trạng của đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện
Biên thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
- Đề xuất Quan điểm và giải pháp đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo
cho thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên theo nghĩa rộng.
* Phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn 05 huyện nghèo tỉnh Điện Biên (Mường Nhé, Mường Ảng, Điện
Biên Đông, Tủa Chùa và Nậm Pồ); thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
9
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tái sản xuất sức lao động và nguồn lực con người trong phát triển kinh tế để làm rõ
các vấn đề lý luận đảm bảo ASXH, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt trong tình
hình kinh tế khó khăn, suy giảm.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin
(trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: kết hợp lôgíc và lịch sử,
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm
bảo ASXH ở các huyện nghèo nói riêng và cả nước ta nói chung.
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng và các
huyện nghèo trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện công tác đảm bảo ASXH trong
thời gian tới.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và
học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn kết cấu 3 chương (7 tiết).
10
Chương 1
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội
1.1.1. An sinh xã hội và các nguyên tắc của nó
* Khái niệm về An sinh xã hội
ASXH là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực chất đây là
hoạt động thuộc khâu phân phối, cụ thể là sự phân phối lại thu nhập quốc dân
trong quá trình tái sản xuất để nhằm tái sản xuất sức lao động, chính vì vậy trong
tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” C.Mác đặt vấn để phân phối trong sự liên
hệ với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Mác cho rằng trong giai đoạn
đầu của xã hội cộng sản cũng không thể bỏ được nhà nước và pháp luật và với
sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội phải thực hiện phân phối “làm theo
năng lực, hưởng theo nhu cầu” mặc dù ở giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản
trình độ kinh tế còn có hạn nhưng con người đã được phát triển tự do, toàn diện
được xã hội quan tâm đến mọi mặt của đời sống. Theo Lê nin, cách phân phối
này là một “bước tiến vĩ đại” vì nó nói lên bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy
đều tham gia lao động, mọi người đều có quyền làm việc và có quyền hưởng
theo lao động của mình, được hưởng những thành quả của chủ nghĩa xã hôi.
Nhưng khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, Mác nói rõ thêm: cùng
với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được phát
triển, trình độ văn hóa được nâng cao; sự đối lập giữa lao động trí óc và lao
động chân tay, giữa thành thị và nông thôn được xóa bỏ, lao động trở thành
nhu cầu cần thiết bậc nhất cho sức sống của mọi người, và do đó, tất nhiên
phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc mới là “làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu”. Đó là lúc xã hội có thể sản xuất ra sản phẩm tiêu
dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích
thích lao động nữa, con người khi đó được giải phóng một cách triệt để, được
tự do phát triển theo những khả năng của mình.
11
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác -
Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí
Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con
người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là
vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
Có thể coi hai câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây
mang hàm ý rộng lớn, sâu xa, liên quan đến ASXH: “Tôi chỉ có một ham
muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta
được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành”. Và “Đảng cần có một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn
hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [6, tr.23].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về ASXH hình thành và phát triển từ rất sớm.
Trong cuốn “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, nói về công hội Nguyễn
Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã viết: “Lại có bất thường phí như để dành lúc bãi
công hoặc giúp những hội khác bãi công, hoặc giúp đỡ người mất việc làm,
khi ốm đau, tai nạn, hoặc làm những việc công ích”. Đây là ý tưởng manh nha
của BHXH, BHYT, ASXH. Ngay sau khi giành được chính quyền, năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Nhà nước ta xây dựng và ban hành
Hiến pháp, trong đó quy định những người già, hoặc người tàn tật không việc
làm thì được giúp đỡ. Trong giai đoạn từ năm 1947 đến những năm 50 của thế
kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo, ban hành một loạt chính sách,
chế độ liên quan đến cán bộ, công chức, người lao động như chế độ tiền
lương, phụ phí, chế độ trợ cấp BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức;
chế dộ đãi ngộ quân nhân. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, khi tổ chức
công đoàn phát triển, chế độ BHXH, chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu, tuất được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan
tâm chỉ đạo, ban hành. Đây là những yếu tố nền tảng của ASXH.
12
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chăm lo đến toàn bộ các lĩnh
vực đời sống, các giai cấp, tầng lớp với tầm nhân văn, nhân sinh rộng lớn.
Hàng loạt bài nói, viết, chính sách chế độ được ban hành từ rất lâu, nhưng đến
nay vẫn còn nguyên tính chỉ đạo và giá trị thời đại như các tác phẩm, bài báo,
bài nói, các chính sách về lao động, việc làm; về dân số - kế hoạch hóa gia
đình; về y tế giáo dục; về tất cả các đối tượng, giai tầng, nghề nghiệp, các đối
tượng đặc thù, khó khăn trong xã hội [6, tr.24].
Như vậy, theo cách nhìn nhận như trên, chúng ta có thể tìm tòi, khám
phá, phát hiện và nhìn nhận những kía cạnh về ASXH trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Có thể khẳng định rằng cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
như những tư tưởng xuyên suốt, quán xuyến trong tư tưởng của Người là tất
cả vì dân, vì hòa bình, độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Trong
điều kiện hoàn cảnh nước nhà còn nhiều khó khăn, Bác Hồ đã quan tâm đến
ASXH cụ thể: Các chính sách liên quan đến thương binh, bệnh binh, gia đình
liệt sỹ, những người đã phải chịu những hy sinh, mất mát vì nền độc lập,
thống nhất của dân tộc. Bác đã nhiều lần nhắc nhở: “Thương binh, bệnh binh,
gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là người có công với Tổ quốc với nhân
dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu, giúp đỡ
họ, để họ có cuộc sống ổn định, bớt đi những khó khăn của sự mất mát hy
sinh”. Một trong những vẫn đề luôn được Bác quan tâm là vấn đề bảo vệ
quyền và lợi ích của người lao động. Trong bài viết ngày 29/10/1946 Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Công đoàn có nhiệm vụ giữ gìn quyền lợi cho
công nhân và giúp cho Chính phủ xây dựng đất nước. Chính phủ Việt Nam
luôn là Chính phủ dân chủ vì vậy đã ban hành Bộ luật lao động ấn định giờ
làm, tiền công, bảo vệ đàn bà, người già và trẻ em”. Khi nói đến quan điểm
của Người về ASXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một đối tượng được Bác
quan tâm là phụ nữ và vị trí gia đình trong xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh
còn thể hiện, thấm đượm trong việc xây dựng, thực hiện chính sách xã hội đối
13
với nhiều đối tượng trong xã hội như người già, trẻ em, thanh niên, trí thức,
công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào các dân tộc thiểu số…
Chăm sóc xây dựng và thực hiện tốt chính sách, chế độ cho mọi đối tượng,
mọi tầng lớp trong xã hội chính là ASXH [6, tr.24-25].
Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh thắm đượm tư tưởng vì
nhân dân, vì nhân loại. Lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của Người là hòa bình,
độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người Việt Nam và nhân dân lao
động trên thế giới. Người quan tâm đến lợi ích thiết thân, hàng ngày của quần
chúng nhân dân, người lao động. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Hiện nay ASXH là một thuật ngữ được dịch ra từ cụm từ social
security (Tiếng Anh) hoặc từ sécurites sociale (Tiếng Pháp). Đây là thuật
ngữ xuất hiện trong một đạo luật của Mỹ năm 1935. Trong đạo luật này
ASXH được hiểu là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá
nhân, đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu
ích để phát triển tài năng đến tột độ.
An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức
và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới. ASXH theo quan điểm của một số tổ
chức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau:
Theo Liên hiệp quốc, ASXH tiếp cận trên quyền của người dân (Điều
25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia
đình đều có quyền có mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao
gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và
có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa
phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…” [40, tr.11].
Theo Ngân hàng thế giới (WB) “ASXH là những biện pháp của chỉnh
phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiền
14
chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập” [40, tr.11].
Thuật ngữ ASXH cũng được Tổ chức lao động quốc tế ILO ghi nhận:
“ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua
một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và
xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; bảo đảm chăm sóc y tế
và trợ cấp cho các gia đình đông con” [40, tr.11].
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng “ASXH là các
chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có
hiệu quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao
năng lực của hộ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”. ASXH
có 5 hợp phần: (i) các chính sách và chương trình thị trường lao động; (ii) bảo
hiểm xã hội; (iii) trợ giúp xã hội; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v)
bảo vệ trẻ em [40, tr.12].
ASXH là một vấn đề phong phú, phức tạp, là một “khái niệm mở” nên
có thể hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp.
Theo nghĩa rộng, ASXH bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con
người. Đó là các quan hệ hình thành trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định đời
sống, nâng cao chất lượng sống của các thành viên xã hội, góp phần ổn định,
phát triển và tiến bộ xã hội.
Theo nghĩa hẹp, ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên
của mình, trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập
đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già
cũng như các trường hợp bị thiên tai, dịch họa. Đồng thời, xã hội cũng ưu
đãi những thành viên của mình đã có những hành động xả thân vì nước, vì
dân, có những cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
15
Ở Việt Nam, thuật ngữ ASXH được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác
nhau như: bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã
hội. Có quan điểm cho rằng ASXH trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với
các thành viên của mình nhờ một loạt các biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ
chống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải do mất đi hoặc bị giảm
quá nhiều nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dưới góc độ Kinh tế chính trị: ASXH là một khâu của quá trình tái sản
xuất xã hội (gồm các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Thực chất
đây là hoạt động thuộc khâu phân phối, cụ thể là sự phân phối lại thu nhập quốc
dân (v + m) trong quá trình tái sản xuất để nhằm tái sản xuất sức lao động và
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực hiện định
hướng XHCN và mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Tiếp cận dưới góc độ quan hệ sản xuất: Đây là một hệ thống quan hệ
giữa người với người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các quan hệ đó gắn
người lao động cần được đảm bảo ASXH, các chủ thể kinh tế, các tổ chức kinh
tế - xã hội và nhà nước trong quá trình tái sản xuất mà trực tiếp là tái sản xuất
sức lao động thông qua các quan hệ phân phối và phân phối lại. Thu nhập quốc
dân và các nguồn lực khác phục vụ cho đời sống con người, phục vụ cho tái
sản xuất sức lao động, đồng thời thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, thể
hiện bản chất chủ nghĩa xã hội.
Mặc dù diễn đạt khác nhau, các quan niệm về ASXH đều có những
điểm chung sau đây:
Một là, ASXH là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông
qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm
các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức
khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu
nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống (được luật hóa
hoặc quy định).
16
Hai là, ASXH là các chính sách do Nhà nước tổ chức thực hiện là
chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị
trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH. Các chính
sách này hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên
được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến
nhóm đối tượng yếu thế (lý dó chính để có sự tham gia của nhà nước).
Ba là, ASXH là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó,
phạm vi của ASXH là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được
nhu cầu ASXH của người dân một cách toàn diện).
* Các nguyên tắc của ASXH
Thứ nhất: Nhà nước quản lý hoạt động ASXH
+ Nhà nước có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo đảm xã hội đối
với các đối tượng bị giảm hoặc mất thu nhập, ngay từ đầu Nhà nước đã thành
lập Ban chỉ đạo thực hiện các chính sách về ASXH
+ Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý điều
chỉnh các hoạt động của ASXH; việc ban hành các văn bản, các chính sách,
pháp luật về ASXH tạo sự đồng bộ, thống nhất thực hiện từ Trung ương đến
địa phương.
+ Nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của ASXH.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát là cách ngăn ngừa tốt nhất những vi
phạm, sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện công tác ASXH,
+ Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm
minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về ASXH.
+ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện hoạt động ASXH
trong phạm vi cả nước.
Thứ hai: Phải bảo đảm xã hội cho mọi người bị giảm hoặc mất khả
năng lao động dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập do bị mất việc làm, do gặp
thiên tai, hoả hoạn hoặc các rủi ro khác.
17
Thứ ba: Thực hiện ASXH trên cơ sở sự đóng góp của các bên và sự trợ
giúp của toàn xã hội, sự chia sẻ của cộng đồng. Cùng với ngân sách nhà nước
và sự tham gia đóng góp của các thành phần trong xã hội và các tổ chức nước
ngoài và bằng chính sự tham gia, đóng góp của người thụ hưởng các chính
sách này.
Thứ tư: ASXH không nhằm mục đích lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện
mục đích xã hội vì cộng đồng.
Thứ năm: Mức ASXH nhằm trợ giúp bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho
những người thụ hưởng.
1.1.2. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội
Về thuật ngữ “Đảm bảo an sinh xã hội” mỗi nước lại sử dụng thành
những từ khác nhau, mặc dù nội dung đều hiểu như nhau nhưng do được
dịch từ nhiều ngôn ngữ khác nhau (tiếng Anh: Social Security; tiếng Pháp:
Securite Sociale) nên có tài liệu dùng tên gọi là: Bảo đảm xã hội, An toàn
xã hội, Bảo trợ xã hội hoặc Đảm bảo an sinh xã hội. Để tránh lẫn với cụm
từ “Trật tự an toàn xã hội”, mà ở nước ta hay dùng với một ý nghĩa khác.
Trong bài viết này tác giả sử dụng cụm từ “Đảm bảo an sinh xã hội” cho
nội dung này. Theo nghĩa chung nhất Social Security là sự đảm bảo thực
hiện các quyền của con người được sống trong hoà bình, được tự do làm
ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được
bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có
nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết
yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già... Theo nghĩa này thì tầm “bao” của
Social Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa
như trên cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là
sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho
người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm
hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô
18
đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người
bị thiên tai, địch hoạ...
Tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã
hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng
cao thu nhập cho người lao động, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến
ASXH và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Những năm sau đó, mặc dù trong điều
kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành
sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội.
Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống ASXH
và phúc lợi xã hội được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: đảm bảo
ASXH là tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có
khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu
thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống.
Tăng tỉ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội
hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội
sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các
đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng
đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh
tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo
thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng. Tập trung
triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương
thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát
triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền
vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu
và giúp đỡ người khác thoát nghèo. Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng
19
với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những
người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách
người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ
trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến.
Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia
phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao
hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn.
Gần đây nhất tác giả PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Hiệu trưởng Trường
đại học kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội) trong bài: “ Kinh nghiệm phát triển
kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Tuyên
giáo số 1/2013 đã nêu khái niệm về đảm bảo ASXH: Đảm bảo ASXH là đảm
bảo cuộc sống an bình, hạnh phúc cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, tránh
được sự bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống của người dân. Hệ thống ASXH theo
quan điểm hiện đại là một cấu trúc thống nhất bao gồm năm yếu tố: Bảo hiểm xã
hội; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp; Cứu trợ xã hội và trợ giúp; Ưu đãi xã
hội. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa kết quả những công trình đã được nghiên
cứu, tác giả luận văn đưa ra quan niệm của mình về đảm bảo ASXH như sau:
Đảm bảo An sinh xã hội là tổng thể các hoạt động của toàn xã hội dựa
trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
nhằm huy động, hình thành và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các
nguồn lực vật chất, tài chính cho các đối tượng được hưởng chính sách
ASXH, để tạo điều kiện cho họ đảm bảo, nâng cao mức sống vật chất, văn
hóa, tinh thần và tái sản xuất sức lao động.
Cần hiểu rằng theo nghĩa đầy đủ hoạt động đảm bảo ASXH là công
việc của toàn xã hội trên một lĩnh vực rất rộng lớn, phức tạp và quan trọng
của toàn bộ đời sống xã hội. Đó là hoạt động mà mục tiêu cao cả của nó là vì
cuộc sống hạnh phúc và các quyền con người trong chế độ ta. Cho nên đảm
bảo ASXH không phải là sự ban phát hay đem đến cho đối tượng nào đó được
20
hưởng thụ những giá trị vật chất mang tính tạm thời giống như một sự cứu trợ
vì lý do của những hoàn cảnh không may mà đây là hoạt động có ý nghĩa kinh
tế, chính trị, xã hội mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Nếu xét trong quá
trình tái sản xuất xã hội thì nó thuộc về quá trình tái sản xuất sức lao động và
tái sản xuất các quan hệ sản xuất xã hội. Rõ ràng đảm bảo ASXH phản ảnh
bản chất của một chế độ kinh tế - xã hội nhất định. Bởi vậy, ở nước ta đảm
bảo ASXH được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của
Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân mà đối tượng được hưởng là mọi công
dân Việt Nam. Tất nhiên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện khác nhau việc đảm
bảo ASXH cho tường đối tượng cụ thể sẽ có những nội dung và sự quan tâm
không giống nhau. Để xây dựng hoàn thiện hệ thống các giải pháp về đảm
bảo ASXH, không thể không tiếp cận theo phương pháp trong cách nhìn nhận
đánh giá đảm bảo ASXH về hình thành, vận hành trên nền tảng kinh tế - xã
hội với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, khách quan. Yêu cầu việc đảm bảo ASXH là
xuất phát từ thực tiễn khách quan, tất yếu, tự thân đối với mỗi đất nước, mỗi
cộng đồng nếu muốn hướng tới sự phát triển bền vững. Vì vậy, cần phải xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng các chính sách đảm bảo ASXH
hoàn thiện vì mục tiêu lâu dài trong phát triển.
Cần khẳng định rằng điều có ý nghĩa quyết định để thực hiện được mục
tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ASXH là việc phải tạo ra được các nguồn lực kinh tế,
vật chất tài chính cần thiết, trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở những bước đầu tiên. Dù cho khi nền kinh tế
còn đang nghèo hay khi đã phát triển nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước thì
không bao giờ có thể giải quyết được các yêu cầu lớn lao của đảm bảo ASXH.
Do đó việc xã hội hóa để tạo ta các nguồn lực sẽ là con đường cơ bản để thực
hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ASXH. Nói cách khác phải coi đó
là trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành phần và tổ chức kinh tế, của tất các
nguồn lực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với các hoạt động của
các tổ chức, cá nhân và các thành phần xã hội khác.
21
1.2. Nội dung và vai trò của đảm bảo An sinh xã hội
1.2.1. Nội dung cơ bản của đảm bảo An sinh xã hội
Ở Việt Nam, việc đảm bảo ASXH là một hệ thống chính sách và giải
pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó
với những khó khăn khi gặp phải rủi ro dẫn đến mất hoặc suy giảm nghiêm
trọng nguồn thu nhập và cung cấp các dịch vụ chăm sóc về mọi mặt của đời
sống xã hội. Xét về thực chất, hệ thống ASXH là nhằm thực hiện 3 chức năng
chiến lược: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro.
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc an sinh xã hội truyền thống
Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng phổ biến cấu trúc đảm bảo ASXH
theo 4 nội dung cơ bản sau:
Một là, nhóm thực hiện chính sách thị trường lao động chủ động là các
chính sách về việc làm, giáo dục đào tạo, thông tin việc làm, tín dụng … cho
đối tượng đang có nhu cầu tìm việc làm, thường là người thất nghiệp, thiếu
việc làm và thậm chí là cả những người đang có nhu cầu tìm việc làm tốt hơn
với mục tiêu nâng cao cơ hội tham gia hoặc tái hòa nhập vào thị trường lao
động. Nguồn tài chính dành cho việc thực hiện các chính sách này thường
được lấy từ thuế và từ đóng góp.
22
Các quy định của thị
trường lao động
Chính sách thị trường
lao động chủ động
Nhóm chính sách
ASXH dựa vào đóng
góp: Chính sách về
bảo hiểm
Nhóm chính sách ASXH
không đóng góp:
Chính sách về trợ giúp xã hội
và giảm nghèo
CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI
Chính sách thị trường lao động trọng tâm của nó là trợ giúp tạo việc
làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao
động dôi dư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh
nghiệp. Mục tiêu phát triển thị trường lao động là đảm bảo phân bổ tối ưu các
nguồn lực, thúc đẩy việc làm bền vững thông qua kết nối giữa cung – cầu lao
động, giảm thiểu thất nghiệp, bảo vệ và hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế.
Hai là, nhóm thực hiện chính sách BHXH
Bảo hiểm là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của
người dân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (sức khỏe, tai nạn, mùa màng…)
thông qua việc đóng thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức
(nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác xuất xảy ra và chi phí của rủi ro
liên quan đến chu kỳ sống của người lao động và gia đình họ.
Chính sách bảo hiểm xã hội tốt đóng vai trò tích cực cho sự phát triển
ổn định kinh tế - xã hội, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự
lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được bảo hiểm; giảm sức ép đối với hệ
thống phúc lợi xã hội; Chính sách BHXH bao gồm các chế độ hưu trí, mất sức
lao động; ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất. Tuy
nhiên, chế độ ốm đau lại được giải quyết chủ yếu thông qua chính sách bảo
hiểm y tế bắt buộc và số lượng tham gia không lớn, do vậy vẫn có trụ cột thứ
ba là BHYT với phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm y tế bắt buộc.
Cấu phần BHXH bao gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội tự nguyện;
bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp.
Ba là, nhóm thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo
Trợ giúp xã hội là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của Nhà
nước (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp của người nhận) nhằm đảm bảo
mức sống tối thiểu cho đối tượng được nhận. Hầu hết các khoản trợ cấp dựa
trên cơ sở đánh giá gia cảnh hoặc mức thu nhập nhất định. Theo quan điểm
hiện đại, trợ giúp xã hội bao gồm 3 loại hình: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp gia đình
và dịch vụ xã hội. Các chính sách/ chương trình này hướng vào những người
23
sống trong nghèo cùng cực, nghèo và dễ bị tổn thương, ngăn chặn sự suy giảm
trong thu nhập và năng lực tiêu dùng của những người trong tình huống dễ bị
tổn thương, kết nối và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội.
Chính sách giảm nghèo là tập hợp các chính sách, biện pháp và dự án
nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ sản xuất và
dịch vụ xã hội, như: chương trình mục tiêu giảm nghèo, chương trình 134,
chương trình 135, và chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại 63
huyện nghèo trong cả nước (Nghị quyết 30a của Chính phủ). Hỗ trợ giảm
nghèo cho các đối tượng yếu thế (đối tượng bảo trợ xã hội) bao gồm trợ cấp
xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội (trẻ em mồ côi; người già cô
đơn; người 90 tuổi trở lên không có nguồn thu nhập; người tàn tật nặng; gia
đình có từ hai người tàn tật nặng trở lên không có khả năng tự phục vụ; người
có HIV/AIDS nhà nghèo; gia đình, người nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ
em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt); trợ giúp về y tế; giáo dục; dạy
nghề, tạo việc làm; tiếp cận các công trình công cộng; hoạt động văn hoá thể
thao và trợ giúp khẩn cấp mà từ trước đến nay hay gọi là trợ giúp xã hội cho
những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai.
Bốn là, nhóm thực hiện các chính sách dịch vụ xã hội cơ bản
Dịch vụ xã hội cơ bản là dịch vụ cung cấp cho các đối tượng nhằm đáp
ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, do vậy, có vai trò quan trọng và
quyết định sự thành công của các chính sách ASXH.
Dịch vụ xã hội cơ bản có vai trò rất qua trọng trong hệ thống ASXH.
Các hoạt động giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản là
những hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống ASXH, tạo điều
kiện cho người dân từng bước vươn lên để có cuộc sống tốt hơn.
Các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm:
* Dịch vụ việc làm: tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu
nhập thấp có việc làm và tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập có thể
đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và duy trì được sự độc lập về tài chính.
24
* Dịch vụ công tác xã hội: trợ giúp những đối tượng khó khăn, không
nơi nương tựa; giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia
một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng;
* Dịch vụ y tế: thúc đẩy việc chăn sóc sức khỏe, chính sách và các
chương trình trợ giúp người nghèo (chính sách và chương trình xóa đói giảm
nghèo). Đây là một hệ thống chính sách, giải pháp mới được hình thành trong
vài thập kỷ gần đây, ở Việt Nam bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX [40, tr20-
27].
Sơ đồ 1.2: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020
1.2.2. Vai trò của đảm bảo An sinh xã hội trong xây dựng và bảo vệ
tổ quốc ở nước ta hiện nay
Đảm bảo ASXH là một lĩnh vực hoạt động rất rộng lớn trong toàn bộ
đời sống kinh tế - xã hội lấy con người làm đối tượng của mọi quốc gia nên
25
nó có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội…Đối với
nước ta ý nghĩa đó càng trở nên đặc biệt trên con đường phát triển theo định
hướng XHCN, vì chính trên lĩnh vực hoạt động này tính ưu việt của chế độ
kinh tế, chính trị, xã hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn được thể hiện rất rõ
nét. Vai trò, ý nghĩa của đảm bảo ASXH đối công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc ở nước ta có thể trình bày trên một số nội dung sau:
Thứ nhất: Đảm bảo ASXH là sự thể hiện rõ nét bản chất ưu việt của
chế độ XHCN, mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh tất cả vì hạnh phúc của con người.
Thuật ngữ ASXH chỉ mới xuất hiện trong những văn kiện, tài liệu, sách
báo ở nước ta thời gian gần đây nhưng những nội dung cơ bản của nó đã được
Bác Hồ khẳng định trong tư tưởng của người và được xác định từ rất lâu trong
các văn kiện, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước theo con đường XHCN
Đảng ta xác định lấy con người làm trung tâm. Con người vừa là mục tiêu vừa
là động lực của toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Đảm bảo ASXH đã trở thành một
phần cấu thành trong các hoạt động của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu đó,
mặc dù vậy trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, của cải vật chất chưa dồi
dào nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn giành sự quan tâm hàng đầu cho các vấn
đề quan trọng và thiết thực của đảm bảo ASXH chứ không chờ đến khi có
trình độ phát triển cao về kinh tế. Đặc biệt là các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính
sách với những người có công với nước, có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân
của chiến tranh, chất độc da cam, thiên tai, đồng bào DTTS, những địa
phương nghèo…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và sự
phấn đấu nỗ lực vượt bậc của toàn dân, đến nay công tác đảm bảo ASXH đã
đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá
cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011); chỉ
26
số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728
(năm 2011), xếp thứ 128/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới;
năm 2011 nước ta đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs) do Liên hợp quốc đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.
Như vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện bình đẳng giới, nâng cao
chỉ số phát triển con người, nâng cao tuổi thọ trung bình, đẩy mạnh sự nghiệp
giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, Liên hiệp quốc đã coi Việt Nam
như một điểm sáng của việc thực hiện các mục tiêu thiên kỷ.
Thứ hai: Thực hiện đảm bảo ASXH là sự thể hiện kế thừa, phát huy
truyền thống và những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc ta, kết hợp những truyền
thống và tinh hoa đó và những mục tiêu cao cả của XHCN, để trở thành
những động lực mới phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong suốt một ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc ta có
những truyền thống lịch sử và nền văn hóa với những giá trị hết sức quý giá.
Đó là lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong lao động và chiến đấu chống
giặc ngoại xâm, chống thiên tai, cùng với tinh thần đoàn kết cộng đồng, yêu
thương gắn bó, lòng vị tha cao thượng. Những nhân tố đó tạo nên nét văn hóa
Việt Nam với sức mạnh bất diệt để giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách
đánh thắng mọi kẻ thù, giữ gìn và bảo vệ nền độc lập dân tộc và trường tồn
của tổ quốc Việt Nam. Những truyền thống và tài sản vô giá đó được mang
những nội dung mới và phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh – thời đại
của độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay mang trong bản chất và nội dung
của nó những mục tiêu cao cả của CNXH kết hợp và phát huy, phát triển lên
tầm cao mới những truyền thống và tinh hoa văn hóa lịch sử tốt đẹp của dân
tộc để trở thành động lực mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Được sống trong độc lập tự do và có một cuộc sống bình đẳng, công bằng,
27
các quyền của con người được tôn trọng là mơ ước ngàn đời của những người
lao động. Song trong các chế độ dựa trên chế độ tư hữu và tồn tại ách áp bức,
bóc lột, những mơ ước đó mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Chỉ có trong xã hôi
XHCN mà chúng ta đang xây dựng và sẽ đi tới, những ước mơ đó mới có các
điều kiện và khả năng để hiện thực hóa. Đảm bảo ASXH chính là cả mục đích
và phương tiện để đạt tới. Bởi vậy đảm bảo ASXH trở thành một trong những
động lực mạnh mẽ để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng xã hội dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Thứ ba: Thực hiện đảm bảo ASXH nhằm xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xây dựng nền tảng chính trị của chế độ XHCN và thế trận quốc
phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thực hiện đảm bảo ASXH không chỉ có ý nghĩa trực tiếp về mặt kinh
tế như là một sự đãi ngộ hay trợ giúp đối với những người được hưởng chính
sách mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội hết sức to lớn vì đó là sự thể hiện về
thái độ, quan điểm của chế độ với con người. Bởi vậy cùng với các hoạt động
khác nó là sự giáo dục, truyền bá có hiệu quả các quan điểm, đường lối, chính
sách đến từng người dân và cộng đồng xã hội. Thông qua đó nâng cao trình
độ giác ngộ, lòng yêu nước, yêu chế độ, truyền thống và các giá trị văn hóa
lịch sử làm cho mọi người vững tin ở sự lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của
chế độ XHCN, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức về thái độ, trách
nhiệm của công dân, nhận rõ những âm mưu thủ đoạn, hành động của các thế
lực thù địch tự giác và tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bảo
vệ Đảng bảo vệ chế độ.
Thực hiện đảm bảo ASXH trong đó rất nhiều nội dung có quan hệ trực
tiếp đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân như chính sách hậu phương quân
28
đội… Nói rộng ra nó có một vai trò to lớn trong xây dựng thế trận lòng dân
của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Thứ tư: Đảm bảo ASXH còn có ý nghĩa đối với tham gia hội nhập quốc
tế, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay đảm bảo
ASXH đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, như là một hoạt động tham gia tích
cực vào xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế và các mặt khác của đời sống
quốc tế. Các hoạt động thuộc lĩnh vực ASXH đã trở thành mối quan tâm chung
của cả cộng đồng quốc tế vì con người. Liên hiệp quốc đã có những mục tiêu
và chương trình thiên niên kỷ về chống bênh tật, đói nghèo; các tệ nạn, đối phó
với những biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu với sự tham gia của cộng
đồng các quốc gia trên thế giới. Với tư cách là một quốc gia thành viên của tổ
chức lớn nhất hành tinh và nhiều tổ chức văn hóa, nhân đạo khác lại là nước
chịu nhiều đau thương, hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh việc tích cực,
chủ động tham gia của nước ta và thực hiện tốt các hoạt động ASXH được
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế coi
Việt Nam như là một tấm gương trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Mặt khác thực hiện có hiệu quả ASXH của chúng ta đã góp phần giữ vững ổn
đinh chính trị tạo ra các yếu tố cần thiết, điều kiện và môi trường đầu tư thuận
lợi để mời gọi, thu hút đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam, ngày càng nâng
cao úy tín và vị thế của nước ta trong con mắt của bạn bè quốc tế, với những
hoạt động chủ động, tích cực của chúng ta cũng là điều kiện thuận lợi để các
nguồn lực từ bên ngoài về vật chất, tài chính, khoa học, thông tin, công nghệ và
sự hợp tác nhiều mặt từ bạn bè quốc tế để thực hiện đảm bảo ASXH.
*
* *
29
Như vậy, thực hiện việc đảm bảo ASXH là một trong những nhiệm vụ vô
cùng quan trọng và cấp bách của mỗi một quốc gia, dân tộc; nó làm cho đất
nước ngày một phát triển trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn
hóa, thể hiện tính ưu việt một xã hội phát triển, hội nhập toàn cầu. Thực vậy đảm
bảo ASXH đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế vì quyền
con người. Đối với nước ta đảm bảo ASXH còn là lĩnh vực thể hiện rõ rệt nhất
tính chất ưu việt của chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta lấy làm mục tiêu, lý
tưởng để phấn đấu. Ở lĩnh vực này là sự thể hiện sự kết hợp những mục tiêu cao
cả của thời đại với những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của lịch sử và văn hóa
của dân tộc ta đã kết tinh từ suốt bốn nghìn năm. Nó thực sự trở thành động lực
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
30
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN
NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI GIAN QUA
2.1. Một số đặc điểm các huyện nghèo tỉnh Điện Biên
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Tỉnh Điện Biên gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc, cụ thể: Thanh
phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, các huyện Mường Chà, Điện Biên,
Tuần Giáo và 5 huyện nghèo Mường Nhé, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tủa
Chùa, Nậm Pồ (mới tách ra từ huyện Mường Nhé năm 2012).
Các huyện nghèo được kết nối với thành phố Điện Biên Phủ thông qua
hệ thống các tuyên quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 729…đường thuỷ là hệ
thống sông Đà, qua Lào Cai có tuyến đường sắt và tuyến hàng không Hà Nội
- Điện Biên.
Huyện Mường Nhé là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Điện Biên có
diện tích đất tự nhiên 2.507,90 km2
, gồm 16 đơn vị hành chính ( 15 xã, 01 thị
trấn), có đường biên giới dài với nước Lào và Trung Quốc, trong đó: biên giới
với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Trên tuyến biên
giới Việt - Lào ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3
cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung
sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia sẽ là lợi
thế rất lớn để Điện Biên phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu hợp tác
với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Đặc biệt cửa khẩu Tây
Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước đã được
Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế
cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để huyện
nghèo đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa
bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây
Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc
31
Mianma... huyện có ví trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước.
Huyện Tủa Chùa là huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh với diện tích
đất tự nhiên 679,41 km2
, gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc (11 xã, 01 thị
trấn), nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là sông Đà, sông
Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực Sông Đà có diện tích khoảng
5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, do vậy có vai trò hết sức
quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thuỷ điện lớn
trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu vực hạ lưu.
Huyện Mường Ảng là huyện nằm phía đông, đông bắc của tỉnh, phía
Đông giáp với huyện Tuần Giáo; phía Tây giáp huyện Điện Biên; phía Nam
giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đông; phía Bắc
giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà với diện tích đất tự nhiên 443,20
km2
, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc (9 xã, 01 thị trấn), là huyện có vị trí
địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Huyện Điện Biên Đông nằm phía đông nam của tỉnh, với 1.206,39 km2
đất tự nhiên, gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc (13 xã, 01 thị trấn). Hệ
thống sông suối ở Điện Biên Đông dày đặc, độ dốc lớn nên có tiềm năng phát
triển thủy điện và thủy lợi, đất đai ở Điện Biên Đông thích hợp cho việc trồng
các loại cây như: lúa, ngô, lạc, trầu, bông, chè, gấc và chăn nuôi trâu, bò…
Huyện Nậm Pồ mới được thành lập năm 2012 nằm ở phía tây bắc của
tỉnh, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé,
phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu, có diện tích tự nhiên gần 150.000 km 2; dân số gần
44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95% cư dân là đồng bào dân tộc
thiểu số trên cơ sở tách 10 xã thuộc huyện Mường Nhé và 5 xã thuộc huyện
Mường Chà; Huyện có 2 tuyến đường từ trung tâm đi các các huyện, thị,
thành phố trong tỉnh: một tuyến từ trung tâm huyện ra Km45, quốc lộ 4H đi
32
huyện Mường Chà; một tuyến từ trung tâm huyện ra Km70, quốc lộ 4H đi
huyện Mường Nhé, thông ra lối mở A Pa Chải – Long Phú. Khu vực trung
tâm huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, 2 bên là triền đồi thoải, có suối
Nậm Pồ chảy qua tạo cảnh quan thoáng đẹp. Việc mở cặp cửa khẩu phụ này
đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân hai bên biên giới; người dân có
cơ hội, điều kiện để qua lại thăm hỏi, thông thương, trao đổi hàng hóa, qua đó
thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào,
đây sẽ là điều kiện mang đến những cơ hội trong quan hệ hợp tác phát triển
kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh khu vực biên giới giữa 2 huyện Nậm Pồ -
Mường Mày nói riêng, 2 tỉnh Điện Biên – Phoong Sa Lỳ nói chung.
* Đặc điểm địa hình
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của các huyện
nghèo tỉnh Điện Biên rất phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800
mét. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085 m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc Mường
Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886 m. Ở phía Tây có các điểm cao
1.127 m, 1.649 m, 1.860 m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần
Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc
phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mường
Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn
vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như
cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình - Tủa
Chùa. Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi,
nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ, mô sụt võng... phân bố rộng khắp
trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ.
Nhìn chung địa hình ở các huyện nghèo khá hiểm trở, một số khu vực
thuộc cao nguyên ở Mường Nhé, Tủa Chùa... địa hình tương đối bằng phẳng,
còn hầu hết là địa hình đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh nên gặp rất
33
nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, nhất là hệ
thống giao thông và tổ chức địa bàn dân cư xã hội.
* Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Các huyện nghèo tỉnh Điện Biên có khí hậu thuộc loại nhiệt đới gió
mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều
với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng
của bão, chịu ảnh hưởng vừa của gió tây khô và nóng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210
– 230
C, nhiệt độ trung bình thấp
nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 140
– 180
C), các tháng có
nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (250
C), chỉ xảy ra các khu vực có
độ cao thấp hơn 500m.
Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000mm, thường
tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm
trung bình hàng năm từ 76 - 84%.
* Đặc điểm nguồn nước và thủy năng
Nguồn nước mặt trên địa bàn thuộc 3 hệ thống sông chính:
- Các suối thuộc Mường Chà, Mường Nhé, thị xã Mường Lay và Tủa
Chùa thuộc lưu vực của sông Đà. Dòng chính sông Đà đến Thị xã Mường Lay
là ranh giới giữa hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu.
- Nước mặt phân bố ở các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và thành
phố Điện Biên Phủ với diện tích 1.650 km2, được tập trung dồn về sông Nậm
Rốm và là lưu vực của sông Mê Kông.
- Nước mặt phân bố ở các huyện Tuần Giáo và Điện Biên Đông với
diện tích 2.550km2 là lưu vực của sông Mã.
Sông suối các huyện dốc, lắm thác nhiều ghềnh, có lượng dòng chảy
lớn. Lượng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam. Các huyện
Mường Chà và phía bắc Tuần Giáo có một dòng chảy từ 30 đến 40 l/s/km2;
huyện Điện Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2. Sông suối nơi
34
đây nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào, tuy nhiên, do cấu tạo địa chất cộng
với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó.
Về tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm
thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy mạnh... nên các huyện nghèo tỉnh Điện Biên
có tiềm năng thuỷ điện rất phong phú và đa dạng về quy mô. Theo khảo sát sơ
bộ, có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng
chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện
Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ
điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ
thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hu...
Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện
nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300
KW, thác Bay 2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, Nậm Mức 44 Mw được xây
dựng và khai thác khá hiệu quả.
* Tài nguyên đất: Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409ha.
Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng; cùng với đặc
điểm trên 5 huyện nghèo đều nằm ở những vùng đất có độ dốc trên 2500
chiếm hơn 70% quỹ đất, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và tái
sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới
150 chỉ chiếm 4% quỹ đất, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm...
- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5%
tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ
yếu là nhóm đất phù sa.
- Quỹ đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây
công nghiệp ngắn ngày...) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao
gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trên 70cm, chủ yếu là nhóm đất
feralit đỏ vàng.
35
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây dài ngày theo phương thức nông
lâm kết hợp chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên; gồm các loại đất phân
bố ở độ dốc dưới 150, tầng dày từ 50 - 70cm và ở độ dốc từ 15 - 250, tầng đất
dày trên 70cm. Chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện
tích tự nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần đất ở
độ dốc dưới 250 nhưng có tầng đất dày mỏng, chỉ dưới 50 cm.
Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện
Biên có 479.817ha, chiếm 50,2% diện tích tự nhiên của tỉnh, diện tích đất
đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của các huyện nghèo chiếm đến
70% diện tích tự nhiên. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là
111.749ha, chiếm 11,6% diện tích tự nhiên; đất sử dụng vào sản xuất lâm
nghiệp là 367.398 ha, chiếm 38,5% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 670ha,
chiếm 0,07% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất chưa sử dụng tại các huyện
nghèo rất lớn, tới 326.372ha, chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên, trong đó
chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp.
* Tài nguyên khoáng sản: Đến nay trên địa bàn tỉnh và các huyện
nghèo đã xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than,
trong đó có 2 điểm đó được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng
sản VLXD, nước khoáng... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ
lượng và chất lượng. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm
có: sắt, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân...
- Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường
Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng.
- Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên
Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ. Hiện nay có điểm quặng chì
kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động.
36
- Qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện
Mường Chà với trữ lượng khá lớn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể.
- Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo
với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.
* Tiềm năng du lịch: Ngoài khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ
huy chiến dịch Mường Phăng, Các huyện nghèo còn có tiềm năng văn hóa phi
vật thể, với các dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa
riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H'Mông với những nét
văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất
thích hợp để phát triển du lịch văn hoá.
Bên cạnh đó có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo
thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh
Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo);
các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ, ...
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và những thuận lợi, khó khăn của các
huyện nghèo
* Về dân số và lao động: Dân số trung bình tính đến thời điểm 31/12/2012
là: 519.300 người, mật độ dân số bình quân 54 người/ km2
, Riêng 5 huyện nghèo
dân số chiếm đến trên 60% dân số toàn tỉnh,,
dân số trung bình của 5 huyện nghèo
là 311.599 người với mật độ 45 – 48 người/km2
.
Trên địa bàn các huyện nghèo hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó
dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông
chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các
dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc nơi đây có những
nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc.
Lao động: Số người trong độ tuổi lao động các huyện là 183.843 người,
chiếm 59%/tổng dân số. Hằng năm, duy trì việc làm ổn định cho 147.074 lao
động, giải quyết việc làm mới 5.559 lao động. Hiện nay hầu hết là lao động
37
nông, lâm nghiệp chiếm tới 75,6% tổng số lao động đang làm việc; lao động
công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 9,5% và lao động khu vực dịch vụ chiếm
14,9%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 25.810 người,
chiếm 8,6% tổng số lao động có khả năng lao động.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động
ở các huyện đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao
động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp
phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh. Chất lượng nguồn nhân lực
của các huyện hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác trong tỉnh, tỷ lệ
lao động qua đào tạo của các huyện đến năm 2013 chỉ chiếm 21,4% số lao
động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm
việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể...
tập trung ở các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao động có
kỹ thuật tay nghề không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của các
huyện hiện còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu.
* Tình hình phát triển kinh tế
Các huyện nghèo của tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế, cùng với những chính sách đúng đắn, các chương trình, dự
án hỗ trợ kịp thời đã đưa các huyện nghèo đạt được những thành tựu khá quan
trọng về phát triển kinh tế - xã hội: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
đoạn 2011-2013 đạt 9,64%, riêng năm 2013 đạt 8,55% (theo giá so sánh
1994), năm 2013 chưa đạt mục tiêu kế hoạch là 9,72%, tuy nhiên vẫn cao hơn
so với bình quân chung toàn quốc 5,42%; đây là kết quả của sự nỗ lực, phấn
đấu tích cực của cả hệ thống chính trị trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó
khăn, thách thức. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, cụ
thể: Nông - Lâm - Nghiệp tăng 4,95%; công nghiệp xây dựng tăng 5,56%; các
ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân đầu người (theo
38
giá hiện hành) ước đạt 20,41 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm
2012. Cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm
25,76%, giảm 1,67%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%, giảm
0,82%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%, tăng 2,5% so với năm 2012. Quy mô
GDP theo giá thực tế năm 2010 đạt 5.625 tỷ đồng, gấp 2,37 lần năm 2005,
Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 4,46 triệu đồng năm 2005
lên 11,15 triệu đồng năm 2010, mức tăng bình quân đạt 20,1% năm [35, tr.1].
Từ khi tách ra và thành lập mới, dựa vào nội lực cùng với sự quan tâm
giúp đỡ của Trung ương, Điện Biên và các huyện nghèo đã xây dựng và phát
triển được hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, nhất là nâng cấp cải tạo 3 tuyến
quốc lộ 6, quốc lộ 12 và quốc lộ 729, phát triển cơ bản hệ thống giao thông
nông thôn, xây dựng nhiều công trình thủy lợi, phát triển hệ thống điện, xây
dựng hệ thống các trường học, trạm y tế ở các tuyến tỉnh, huyện và cơ sở
đồng bộ, phát triển hệ thống thông tin và truyền thông có độ bao phủ lớn…
đây chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển ổn định và bền vững của tỉnh
cũng như các huyện nghèo.
* Thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo
Thuận lợi: Các huyện nghèo có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc
biệt là diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn ( chiếm 55% tổng diện tích tự
nhiên). Đây chính là tiềm năng lợi thế lớn để các huyện đầu tư phát triển lâm
nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng… nếu được
đầu tư thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản
xuất lúa gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa
Thìn, có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc
theo hướng kinh tế trang trại.
Ngoài những tiềm năng trên, các huyện nghèo còn có đường biên giới
chung với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có
các cửa khẩu Tây Trang (đang đề nghị được nâng cấp thành cửa khẩu quốc
tế), cửa khẩu Pa Thơm, cửa khẩu Mường Lói, cửa khẩu A Pa Chải… Đây là
39
những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và
giao lưu với các nước. Đồng thời còn có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ
điện và các nguồn điện năng khác.
Khó khăn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất
lượng của tăng trưởng kinh tế còn thấp, thiếu bền vững: sự tăng trưởng đạt
được phụ thuộc rất lớn vào chi tiêu từ nguồn ngân sách nhà nước, việc khai
thác các tiềm năng lợi thế của địa phương đóng góp cho tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu chưa nhiều; Tăng trưởng kinh tế mới chỉ diễn ra theo
chiều rộng, chưa theo chiều sâu, tốc độ tăng trưởng có được chủ yếu nhờ mở
rộng quy mô sản xuất, phụ thuộc vào yếu tố vốn đầu tư và lao động trình độ
thấp, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm sản xuất chiếm tỷ trọng
nhỏ, sản phẩm sản xuất có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, nhiều sản phẩm
có mức tăng không ổn định.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa vững chắc, cơ cấu thành phần kinh tế
đã chuyển dịch theo hướng xác định nhưng chưa mạnh mẽ, việc thực hiện
chính sách phát triển các thành phần kinh tế còn hạn chế, kinh tế cá thể quy
mô nhỏ manh mún còn chiếm tỷ trọng lớn, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp Nhà nước của địa phương còn thấp.
Sản xuất nông lâm nghiệp tuy đã đạt được những kết quả khích lệ
nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé, tiềm năng về rừng và đất rừng chưa được khai
thác hiệu quả, tỷ lệ che phủ của rừng tăng thấp (37,4%).
Công nghiệp tăng trưởng chưa ổn định, quy mô ngành công nghiệp
nhỏ, mức đóng góp vào nền kinh tế còn thấp.
Các thành phần kinh tế phát triển còn nhiều hạn chế, kinh tế quốc doanh
địa phương mặc dù đã được sắp xếp, đổi mới nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp
làm ăn kém hiệu quả làm suy giảm phần vốn đầu tư của Nhà nước. Các thành
phần kinh tế phát triển nhưng chưa bền vững, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dịch
40
vụ; lĩnh vực sản xuất và trồng rừng bước đầu có sự đầu tư của một số doanh
nghiệp lớn nhưng đa số đang ở giai đoạn đầu tư kiến thiết ban đầu.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển tích cực so
với giai đoạn trước, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, cụ thể: vẫn còn
30/112 xã ô tô không đi lại được vào mùa mưa; 10/112 xã chưa có điện lưới
quốc gia, 24,5% số hộ chưa được sử dụng điện; 2.543 phòng học tạm và thiếu
khoảng 1.141 phòng ở cho học sinh bán trú dân nuôi; 9 xã chưa có nhà trạm y
tế và 31 trạm y tế xã hiện đã xuống cấp nghiêm trọng; 96 xã và 1.551 thôn,
bản chưa có nhà văn hóa.
Thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp, nguồn thu không ổn
định: Nguồn thu còn phụ thuộc nhiều vào các công trình xây dựng từ ngân
sách Nhà nước, thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh còn ít, thu ngân sách
trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chi của địa phương.
Tỷ lệ huy động ngân sách trong GDP mặc dù đã được cải thiện song vẫn còn
có khoảng cách khá xa so với bình quân chung toàn quốc (4,8% so với 22%).
Công tác xoá đói, giảm nghèo chưa bền vững (chưa đạt mục tiêu NQ): tỷ lệ
hộ đói nghèo cao, số hộ cận nghèo nhiều, chênh lệch về mức sống giữa các vùng
còn lớn, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo của cấp huyện còn nhiều bất cập nên
một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng không được hưởng chính sách đầu tư,
hỗ trợ theo Nghị quyết 30a như huyện Mường Chà, huyện Điện Biên...
Sự nghiệp giáo dục, y tế được quan tâm phát triển song vẫn còn nhiều
khó khăn: Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, chưa đồng
đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại
học còn ở mức thấp; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập
về cơ cấu, vùng miền. Số giáo viên, cán bộ quản lý giỏi phân bố không đều,
chiếm tỷ lệ cao ở các vùng đô thị; thiếu ở vùng sâu, vùng xa.
Nhân lực ngành y tế còn bất cập cả về thành phần và cơ cấu cán bộ; nhân
lực y tế dự phòng còn thiếu so với nhu cầu; thiếu bác sĩ và dược sĩ đại học, đặc
biệt ở tuyến huyện, xã. Chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa
gia đinh còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh còn cao. Một số chỉ
41
tiêu về chăm sóc sức khỏe trẻ em đến năm 2010 không đạt mục tiêu đề ra. Các
nguy cơ dịch bệnh như: sốt rét, thương hàn và các dịch bệnh nguy hiểm khác
như cúm A(H5N1, H1N1), dịch tả… còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, có thể
bùng phát dịch, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Bức xúc xã hội vẫn diễn biến phức tạp: Số đối tượng nghiện ma túy, lây
nhiễm HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng, hiệu quả cai nghiện ma túy thấp,
tỷ lệ tái nghiện chiếm tới trên 96%; số hộ thoát nghèo hàng năm giảm thấp, tỷ
lệ hộ nghèo còn cao.
độ đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều, một số cán bộ cơ sở cấp
xã còn bất cập về trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ.
Quốc phòng an ninh trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp như lợi dụng
tự do tín ngưỡng tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật, di dịch cư tự do,… tiềm
ẩn những nguy cơ gây mất ổn định chưa được giải quyết triệt để; tai nạn giao
thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn vẫn còn ở mức cao.
Các tệ nạn xã hội như: buôn bán và sử dụng chất ma túy, tệ nạn mại dâm, mê
tín dị đoan, trộm cắp... vẫn còn tồn tại ở một số nơi và chưa có biện pháp xóa
bỏ triệt để.
2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong những năm qua
Đảm bảo ASXH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về
trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.
Thành tựu đạt được tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên trong những năm qua
đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội,
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; đặc biệt để tiếp tục khẳng định tình
cảm, trách nhiệm và tính nhân văn, tính đoàn kết cộng đồng “lá lành đùm lá
rách” trong con người Việt Nam.
Khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân
trong các huyện nghèo tỉnh Điện Biên ngày càng được cải thiện cũng là một điểm
42
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...
Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...
Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...
Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...
Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)
Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)
Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)Lenam711.tk@gmail.com
 
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thứcGià hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thứcTiểu Nữ
 

Mais procurados (16)

Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
 
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
LV: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Đồ...
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...
Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...
Thuc trang su dung the bao hiem y te nguoi ngheo va chi cua bao hiem y te cho...
 
Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...
Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...
Tiep can va su dung dich vu y te cua nhom nguoi nhap cu tu nong thon vao than...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật Bảo đảm xã hội Việt Nam, HOT
 
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
 
Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)
Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)
Chính sách đền ơn đáp nghĩa (gratitude policy)
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAYLuận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
 
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thứcGià hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
Già hoá trong thế kỉ 21: Thành tựu và thách thức
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
cấp xã năm 2014
cấp xã năm 2014cấp xã năm 2014
cấp xã năm 2014
 

Semelhante a Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên

Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 

Semelhante a Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên (20)

Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện BiênLuận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
Luận văn: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo ở Điện Biên
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà...
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đCông tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
Công tác trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật ở Đà Nẵng, 9đ
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà NẵngLuận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Xã hội học đại cương
Xã hội học đại cươngXã hội học đại cương
Xã hội học đại cương
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Quận Sơn Trà Thành phố Đà N...
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...
Luân Văn Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện Kon PLông tỉnh...
 
Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoa...
Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoa...Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoa...
Chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoa...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 

Mais de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

Mais de Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Último

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Último (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên

  • 1. -------- ĐINH MẠNH TRƯỜNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. -------- ĐINH MẠNH TRƯỜNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS VŨ QUANG LỘC HÀ NỘI - 2014
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 11 1.1. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội 11 1.2. Nội dung và vai trò của đảm bảo An sinh xã hội 22 Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI GIAN QUA 31 2.1. Một số đặc điểm các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 31 2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 41 2.3. Những vấn đề đặt ra và cần giải quyết 70 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 74 3.1. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo đảm bảo An sinh xã hội ở các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 74 3.2. Giải pháp thực hiện đảm bảo An sinh xã hội các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 78 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 105 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An sinh xã hội ASXH
  • 4. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB Bảo hiểm xã hội BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND Công nghiệp xây dựng CNXD Dân tộc nội trú DTNT Dân tộc thiểu số DTTS Giao thông nông thôn GTNT Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ Kinh tế xã hội KTXH Mặt trận tổ quốc MTTQ Ngân hàng thế giới WB Nông lâm nghiệp NLN Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF Thể dục thể thao TDTT Thương mại cổ phần TMCP Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Trợ giúp xã hội TGXH Vật liệu xây dựng VLXD Xã hội chủ nghĩa XHCN Xóa đói giảm nghèo XĐGN Xây dựng cơ bản XDCB
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, trong đó con người luôn có được, bao gồm cả cảm nhận được, một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cố, rủi ro bất thường. Dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị ASXH được xem như là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: Phân phối lại thu nhập quốc dân để tái sản xuất sức lao động. Đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và ổn định đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân; đặc biệt đối với các huyện nghèo tỉnh Điện Biên đảm bảo ASXH góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa những người có hoàn cảnh khó khăn… Với những chính sách đảm bảo ASXH của Chính phủ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ trung ương các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân đã giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giầu trên chính quê hương mình. Đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên chính là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội, nhằm điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tại các huyện nghèo ngang bằng với các huyện khác trong tỉnh Điện Biên. Điện Biên là một tỉnh mới được thành lập, tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 5/10 huyện nghèo theo 3
  • 6. chuẩn mới của Chính phủ. Nhưng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phát huy tốt nguồn lực tại chỗ và tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ, cũng như các tổ chức kinh tế, tổ chức nhân đạo, từ thiện trong và ngoài nước, tỉnh Điện Biên trong thời gian qua đã từng bước thực hiện tốt việc đảm bảo ASXH, đời sống của người dân được đảm bảo, kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phát triển ổn định…Các chương trình, dự án đảm bảo ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với số người dân tại các huyện nghèo được giải quyết việc làm ngày tăng; số người tham gia BHXH ngày càng lớn, diện bao phủ không ngừng được mở rộng; chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo được triển khai đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm đáng kể; đảm bảo mức tối thiểu một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh khó khăn. hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) còn thấp; đời sống của một bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình chung của cả huyện. cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Chính vì vậy, đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên nói riêng, các huyện nghèo trong cả nước nói chung là một sự nghiệp cao cả và còn phải nỗ lực phấn đấu lâu dài. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn; thực trạng và những quan điểm, giải pháp trong đảm bảo ASXH đối với các huyện nghèo, tác giả xin lựa chọn vấn đề: “Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 4
  • 7. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển hệ thống ASXH nhằm bảo đảm quyền lợi của mọi người dân, đặc biệt chú ý đến người nghèo, người dân tộc, dân cư vùng nông thôn, dân cư vùng sâu, vùng xa. Đầu tư của Nhà nước cho ASXH ngày càng tăng, quản lý Nhà nước về ASXH từng bước được tăng cường, sự tham gia của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức xã hội ngày càng nhiều. Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo giảm nhanh, đối tượng tham gia và thụ hưởng các chính sách ASXH ngày càng mở rộng và tăng về số lượng; người dân, đặc biệt dân cư vùng nông thôn bước đầu đã chủ động phòng ngừa, đối phó, giảm thiểu và khắc phục có hiệu quả những rủi ro, để ổn định cuộc sống, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng. Tuy nhiên, hệ thống ASXH còn nhiều bất cập, thể hiện ở mức độ bao phủ thấp, đối tượng hưởng lợi còn hạn chế, các khoản tiền trợ cấp ASXH chỉ bảo đảm một phần trong tổng nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình. Bởi vậy để làm rõ hơn kết quả thực hiện công tác ASXH ở nước ta trong thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trong đó đáng chú ý là công trình của các tác giả sau: * Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng Đề án chiến lược ASXH giai đoạn 2011-2020. Đề án đã đề cập trên góc độ lý luận về quá trình thực hiện công tác ASXH như: quan điểm, đối tượng, mục tiêu, định hướng giải pháp và kinh phí thực hiện ASXH. Gần đây nhất tháng 1 năm 2014, Viện khoa học Lao động và xã hôi thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hành cuốn sách có nội 5
  • 8. dung đặc biệt quan trọng đến hệ thống các chính sách về ASXH của Việt Nam với tên sau: “Phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020”. Cuốn sách đã nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như những nội dung, chính sách chủ yếu và thực trạng của hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay; định hướng phát triển chính sách ASXH đến năm 2020; cuốn sách đã cung cấp đầy đủ những nội dung cơ bản về hệ thống ASXH của Việt Nam, nêu lên thực trạng công tác ASXH Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam. NXB lý luận chính trị, Hà nội 2006; và 2020 NXB chính trị Quốc gia (năm 2013). Đề tài cấp Bộ năm 2002 của các tác giả: Bùi Văn Hồng, nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập; Nguyễn Văn Định, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường đề tài cấp Bộ (năm 2000); Nguyễn Tiệp, các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội, đề tài cấp Bộ năm 2002; Đặng Cảnh Khanh, vấn đề trợ giúp xã hội trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt nam đề tài KX. 04. 05 (năm 1994); * Công trình nghiên cứu cấp nhà nước mang mã số KX 04.05: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, làm chủ đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài đề cập đến một cách khá hệ thống vấn đề bảo đảm xã hội như: đã làm rõ khái niệm về đảm bảo xã hội; mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính sách xã 6
  • 9. hội, vị trí, vai trò và sự cần thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường, khẳng định bảo đảm xã hội vừa là nhân tố ổn định, vừa là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đề tài đã nghiên cứu khá công phu về các bộ phận cấu thành quan trọng của bảo đảm xã hội là BHXH, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội; đã đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành này, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của nó và chỉ ra quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển trong tương lai của hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta. * Luận văn Tiến sỹ của tác giả Mai Ngọc Anh – Chuyên ngành quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội với tên đề tài: “ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm về xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta; khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống ASXH hiện hành đối với nông dân. * Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Chương Phát – Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên với đề tài: "Ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái". Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể và nhân dân có thể nhận diện bức tranh toàn cảnh về ASXH và ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vùng nông thôn với một mức độ nhất định. Từ đó, giúp cho nhà nước có căn 7
  • 10. cứ xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách; phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng cường ASXH; cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu rủi ro cho những người bị thiệt thòi trong xã hội; đưa đất nước phát triển bền vững đi lên trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã có những bài viết, công trình nghiên cứu bàn về hệ thống ASXH, cũng như đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay. Có thể nêu lên một số công trình nghiên cứu, bài viết của một số tác giả như sau: Nguyễn Hải Hữu, Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Patricia Justino, khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam (UNDP); PGS, TS Vũ Văn Phúc – Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn; GS, TS Hoàng Chí Bảo – Hội đồng lý luận Trung ương, An sinh xã hội với ổn định và phát triển bền vững ở Việt Nam (Tạp chí Tuyên giáo, năm 2014); ThS. Nguyễn Văn Chiều – khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ASXH và định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách ASXH ở Việt Nam; Cùng tác giả ThS. Nguyễn Văn Chiều có bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản, Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới; ThS.Nguyễn Văn Hội, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và ASXH vùng đặc biệt khó khăn… Các nghiên cứu trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH nói chung ở nước 8
  • 11. ta những năm qua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đảm bảo ASXH dưới góc độ của môn kinh tế chính trị ở một tỉnh miền núi mới được tách ra có nhiều huyện nghèo vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, còn nhiều vấn đề đặt ra nóng bỏng, cấp bách cần giải quyết, đặc biệt những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn tại các huyện nghèo, xã nghèo 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên hiện nay trên góc độ của khoa học kinh tế chính trị. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp để giải quyết vấn đề ASXH ở các huyện này trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên hiện nay. - Đánh giá thực trạng của đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. - Đề xuất Quan điểm và giải pháp đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo cho thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên theo nghĩa rộng. * Phạm vi nghiên cứu Lựa chọn 05 huyện nghèo tỉnh Điện Biên (Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và Nậm Pồ); thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận 9
  • 12. Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tái sản xuất sức lao động và nguồn lực con người trong phát triển kinh tế để làm rõ các vấn đề lý luận đảm bảo ASXH, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin (trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm bảo ASXH ở các huyện nghèo nói riêng và cả nước ta nói chung. - Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng và các huyện nghèo trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện công tác đảm bảo ASXH trong thời gian tới. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu 3 chương (7 tiết). 10
  • 13. Chương 1 ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội 1.1.1. An sinh xã hội và các nguyên tắc của nó * Khái niệm về An sinh xã hội ASXH là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực chất đây là hoạt động thuộc khâu phân phối, cụ thể là sự phân phối lại thu nhập quốc dân trong quá trình tái sản xuất để nhằm tái sản xuất sức lao động, chính vì vậy trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” C.Mác đặt vấn để phân phối trong sự liên hệ với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Mác cho rằng trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản cũng không thể bỏ được nhà nước và pháp luật và với sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội phải thực hiện phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” mặc dù ở giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản trình độ kinh tế còn có hạn nhưng con người đã được phát triển tự do, toàn diện được xã hội quan tâm đến mọi mặt của đời sống. Theo Lê nin, cách phân phối này là một “bước tiến vĩ đại” vì nó nói lên bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy đều tham gia lao động, mọi người đều có quyền làm việc và có quyền hưởng theo lao động của mình, được hưởng những thành quả của chủ nghĩa xã hôi. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, Mác nói rõ thêm: cùng với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được phát triển, trình độ văn hóa được nâng cao; sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn được xóa bỏ, lao động trở thành nhu cầu cần thiết bậc nhất cho sức sống của mọi người, và do đó, tất nhiên phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc mới là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đó là lúc xã hội có thể sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa, con người khi đó được giải phóng một cách triệt để, được tự do phát triển theo những khả năng của mình. 11
  • 14. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Có thể coi hai câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây mang hàm ý rộng lớn, sâu xa, liên quan đến ASXH: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và “Đảng cần có một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [6, tr.23]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ASXH hình thành và phát triển từ rất sớm. Trong cuốn “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, nói về công hội Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã viết: “Lại có bất thường phí như để dành lúc bãi công hoặc giúp những hội khác bãi công, hoặc giúp đỡ người mất việc làm, khi ốm đau, tai nạn, hoặc làm những việc công ích”. Đây là ý tưởng manh nha của BHXH, BHYT, ASXH. Ngay sau khi giành được chính quyền, năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Nhà nước ta xây dựng và ban hành Hiến pháp, trong đó quy định những người già, hoặc người tàn tật không việc làm thì được giúp đỡ. Trong giai đoạn từ năm 1947 đến những năm 50 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo, ban hành một loạt chính sách, chế độ liên quan đến cán bộ, công chức, người lao động như chế độ tiền lương, phụ phí, chế độ trợ cấp BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức; chế dộ đãi ngộ quân nhân. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, khi tổ chức công đoàn phát triển, chế độ BHXH, chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu, tuất được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo, ban hành. Đây là những yếu tố nền tảng của ASXH. 12
  • 15. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chăm lo đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống, các giai cấp, tầng lớp với tầm nhân văn, nhân sinh rộng lớn. Hàng loạt bài nói, viết, chính sách chế độ được ban hành từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính chỉ đạo và giá trị thời đại như các tác phẩm, bài báo, bài nói, các chính sách về lao động, việc làm; về dân số - kế hoạch hóa gia đình; về y tế giáo dục; về tất cả các đối tượng, giai tầng, nghề nghiệp, các đối tượng đặc thù, khó khăn trong xã hội [6, tr.24]. Như vậy, theo cách nhìn nhận như trên, chúng ta có thể tìm tòi, khám phá, phát hiện và nhìn nhận những kía cạnh về ASXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những tư tưởng xuyên suốt, quán xuyến trong tư tưởng của Người là tất cả vì dân, vì hòa bình, độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Trong điều kiện hoàn cảnh nước nhà còn nhiều khó khăn, Bác Hồ đã quan tâm đến ASXH cụ thể: Các chính sách liên quan đến thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người đã phải chịu những hy sinh, mất mát vì nền độc lập, thống nhất của dân tộc. Bác đã nhiều lần nhắc nhở: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là người có công với Tổ quốc với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu, giúp đỡ họ, để họ có cuộc sống ổn định, bớt đi những khó khăn của sự mất mát hy sinh”. Một trong những vẫn đề luôn được Bác quan tâm là vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Trong bài viết ngày 29/10/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Công đoàn có nhiệm vụ giữ gìn quyền lợi cho công nhân và giúp cho Chính phủ xây dựng đất nước. Chính phủ Việt Nam luôn là Chính phủ dân chủ vì vậy đã ban hành Bộ luật lao động ấn định giờ làm, tiền công, bảo vệ đàn bà, người già và trẻ em”. Khi nói đến quan điểm của Người về ASXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một đối tượng được Bác quan tâm là phụ nữ và vị trí gia đình trong xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh còn thể hiện, thấm đượm trong việc xây dựng, thực hiện chính sách xã hội đối 13
  • 16. với nhiều đối tượng trong xã hội như người già, trẻ em, thanh niên, trí thức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào các dân tộc thiểu số… Chăm sóc xây dựng và thực hiện tốt chính sách, chế độ cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội chính là ASXH [6, tr.24-25]. Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh thắm đượm tư tưởng vì nhân dân, vì nhân loại. Lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của Người là hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Người quan tâm đến lợi ích thiết thân, hàng ngày của quần chúng nhân dân, người lao động. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Hiện nay ASXH là một thuật ngữ được dịch ra từ cụm từ social security (Tiếng Anh) hoặc từ sécurites sociale (Tiếng Pháp). Đây là thuật ngữ xuất hiện trong một đạo luật của Mỹ năm 1935. Trong đạo luật này ASXH được hiểu là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá nhân, đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ. An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới. ASXH theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau: Theo Liên hiệp quốc, ASXH tiếp cận trên quyền của người dân (Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…” [40, tr.11]. Theo Ngân hàng thế giới (WB) “ASXH là những biện pháp của chỉnh phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiền 14
  • 17. chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập” [40, tr.11]. Thuật ngữ ASXH cũng được Tổ chức lao động quốc tế ILO ghi nhận: “ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [40, tr.11]. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng “ASXH là các chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của hộ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”. ASXH có 5 hợp phần: (i) các chính sách và chương trình thị trường lao động; (ii) bảo hiểm xã hội; (iii) trợ giúp xã hội; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v) bảo vệ trẻ em [40, tr.12]. ASXH là một vấn đề phong phú, phức tạp, là một “khái niệm mở” nên có thể hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, ASXH bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con người. Đó là các quan hệ hình thành trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định đời sống, nâng cao chất lượng sống của các thành viên xã hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Theo nghĩa hẹp, ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như các trường hợp bị thiên tai, dịch họa. Đồng thời, xã hội cũng ưu đãi những thành viên của mình đã có những hành động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 15
  • 18. Ở Việt Nam, thuật ngữ ASXH được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác nhau như: bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã hội. Có quan điểm cho rằng ASXH trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình nhờ một loạt các biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ chống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải do mất đi hoặc bị giảm quá nhiều nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới góc độ Kinh tế chính trị: ASXH là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (gồm các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Thực chất đây là hoạt động thuộc khâu phân phối, cụ thể là sự phân phối lại thu nhập quốc dân (v + m) trong quá trình tái sản xuất để nhằm tái sản xuất sức lao động và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực hiện định hướng XHCN và mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tiếp cận dưới góc độ quan hệ sản xuất: Đây là một hệ thống quan hệ giữa người với người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các quan hệ đó gắn người lao động cần được đảm bảo ASXH, các chủ thể kinh tế, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhà nước trong quá trình tái sản xuất mà trực tiếp là tái sản xuất sức lao động thông qua các quan hệ phân phối và phân phối lại. Thu nhập quốc dân và các nguồn lực khác phục vụ cho đời sống con người, phục vụ cho tái sản xuất sức lao động, đồng thời thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, thể hiện bản chất chủ nghĩa xã hội. Mặc dù diễn đạt khác nhau, các quan niệm về ASXH đều có những điểm chung sau đây: Một là, ASXH là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống (được luật hóa hoặc quy định). 16
  • 19. Hai là, ASXH là các chính sách do Nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH. Các chính sách này hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế (lý dó chính để có sự tham gia của nhà nước). Ba là, ASXH là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phạm vi của ASXH là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu ASXH của người dân một cách toàn diện). * Các nguyên tắc của ASXH Thứ nhất: Nhà nước quản lý hoạt động ASXH + Nhà nước có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo đảm xã hội đối với các đối tượng bị giảm hoặc mất thu nhập, ngay từ đầu Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chính sách về ASXH + Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động của ASXH; việc ban hành các văn bản, các chính sách, pháp luật về ASXH tạo sự đồng bộ, thống nhất thực hiện từ Trung ương đến địa phương. + Nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của ASXH. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát là cách ngăn ngừa tốt nhất những vi phạm, sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện công tác ASXH, + Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về ASXH. + Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện hoạt động ASXH trong phạm vi cả nước. Thứ hai: Phải bảo đảm xã hội cho mọi người bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập do bị mất việc làm, do gặp thiên tai, hoả hoạn hoặc các rủi ro khác. 17
  • 20. Thứ ba: Thực hiện ASXH trên cơ sở sự đóng góp của các bên và sự trợ giúp của toàn xã hội, sự chia sẻ của cộng đồng. Cùng với ngân sách nhà nước và sự tham gia đóng góp của các thành phần trong xã hội và các tổ chức nước ngoài và bằng chính sự tham gia, đóng góp của người thụ hưởng các chính sách này. Thứ tư: ASXH không nhằm mục đích lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện mục đích xã hội vì cộng đồng. Thứ năm: Mức ASXH nhằm trợ giúp bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho những người thụ hưởng. 1.1.2. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội Về thuật ngữ “Đảm bảo an sinh xã hội” mỗi nước lại sử dụng thành những từ khác nhau, mặc dù nội dung đều hiểu như nhau nhưng do được dịch từ nhiều ngôn ngữ khác nhau (tiếng Anh: Social Security; tiếng Pháp: Securite Sociale) nên có tài liệu dùng tên gọi là: Bảo đảm xã hội, An toàn xã hội, Bảo trợ xã hội hoặc Đảm bảo an sinh xã hội. Để tránh lẫn với cụm từ “Trật tự an toàn xã hội”, mà ở nước ta hay dùng với một ý nghĩa khác. Trong bài viết này tác giả sử dụng cụm từ “Đảm bảo an sinh xã hội” cho nội dung này. Theo nghĩa chung nhất Social Security là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hoà bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già... Theo nghĩa này thì tầm “bao” của Social Security rất lớn và vì vậy khi dịch sang tiếng Việt có nhiều nghĩa như trên cũng là điều dễ hiểu. Theo nghĩa hẹp, Social Security được hiểu là sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cả, cô 18
  • 21. đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, địch hoạ... Tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng cao thu nhập cho người lao động, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chăm lo đến ASXH và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Những năm sau đó, mặc dù trong điều kiện còn hết sức khó khăn, thiếu thốn, nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội. Nhận thức, quan điểm và cơ chế chính sách phát triển hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội được hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: đảm bảo ASXH là tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống. Tăng tỉ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ bảo hiểm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng. Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo. Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng 19
  • 22. với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công. Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn. Gần đây nhất tác giả PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn – Hiệu trưởng Trường đại học kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội) trong bài: “ Kinh nghiệm phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Tuyên giáo số 1/2013 đã nêu khái niệm về đảm bảo ASXH: Đảm bảo ASXH là đảm bảo cuộc sống an bình, hạnh phúc cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, tránh được sự bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống của người dân. Hệ thống ASXH theo quan điểm hiện đại là một cấu trúc thống nhất bao gồm năm yếu tố: Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp; Cứu trợ xã hội và trợ giúp; Ưu đãi xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa kết quả những công trình đã được nghiên cứu, tác giả luận văn đưa ra quan niệm của mình về đảm bảo ASXH như sau: Đảm bảo An sinh xã hội là tổng thể các hoạt động của toàn xã hội dựa trên các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm huy động, hình thành và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực vật chất, tài chính cho các đối tượng được hưởng chính sách ASXH, để tạo điều kiện cho họ đảm bảo, nâng cao mức sống vật chất, văn hóa, tinh thần và tái sản xuất sức lao động. Cần hiểu rằng theo nghĩa đầy đủ hoạt động đảm bảo ASXH là công việc của toàn xã hội trên một lĩnh vực rất rộng lớn, phức tạp và quan trọng của toàn bộ đời sống xã hội. Đó là hoạt động mà mục tiêu cao cả của nó là vì cuộc sống hạnh phúc và các quyền con người trong chế độ ta. Cho nên đảm bảo ASXH không phải là sự ban phát hay đem đến cho đối tượng nào đó được 20
  • 23. hưởng thụ những giá trị vật chất mang tính tạm thời giống như một sự cứu trợ vì lý do của những hoàn cảnh không may mà đây là hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội mang tính nhân văn hết sức sâu sắc. Nếu xét trong quá trình tái sản xuất xã hội thì nó thuộc về quá trình tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất các quan hệ sản xuất xã hội. Rõ ràng đảm bảo ASXH phản ảnh bản chất của một chế độ kinh tế - xã hội nhất định. Bởi vậy, ở nước ta đảm bảo ASXH được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân mà đối tượng được hưởng là mọi công dân Việt Nam. Tất nhiên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện khác nhau việc đảm bảo ASXH cho tường đối tượng cụ thể sẽ có những nội dung và sự quan tâm không giống nhau. Để xây dựng hoàn thiện hệ thống các giải pháp về đảm bảo ASXH, không thể không tiếp cận theo phương pháp trong cách nhìn nhận đánh giá đảm bảo ASXH về hình thành, vận hành trên nền tảng kinh tế - xã hội với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, khách quan. Yêu cầu việc đảm bảo ASXH là xuất phát từ thực tiễn khách quan, tất yếu, tự thân đối với mỗi đất nước, mỗi cộng đồng nếu muốn hướng tới sự phát triển bền vững. Vì vậy, cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng các chính sách đảm bảo ASXH hoàn thiện vì mục tiêu lâu dài trong phát triển. Cần khẳng định rằng điều có ý nghĩa quyết định để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ASXH là việc phải tạo ra được các nguồn lực kinh tế, vật chất tài chính cần thiết, trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở những bước đầu tiên. Dù cho khi nền kinh tế còn đang nghèo hay khi đã phát triển nếu chỉ dựa vào ngân sách nhà nước thì không bao giờ có thể giải quyết được các yêu cầu lớn lao của đảm bảo ASXH. Do đó việc xã hội hóa để tạo ta các nguồn lực sẽ là con đường cơ bản để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ASXH. Nói cách khác phải coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành phần và tổ chức kinh tế, của tất các nguồn lực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với các hoạt động của các tổ chức, cá nhân và các thành phần xã hội khác. 21
  • 24. 1.2. Nội dung và vai trò của đảm bảo An sinh xã hội 1.2.1. Nội dung cơ bản của đảm bảo An sinh xã hội Ở Việt Nam, việc đảm bảo ASXH là một hệ thống chính sách và giải pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những khó khăn khi gặp phải rủi ro dẫn đến mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập và cung cấp các dịch vụ chăm sóc về mọi mặt của đời sống xã hội. Xét về thực chất, hệ thống ASXH là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. Sơ đồ 1.1: Cấu trúc an sinh xã hội truyền thống Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng phổ biến cấu trúc đảm bảo ASXH theo 4 nội dung cơ bản sau: Một là, nhóm thực hiện chính sách thị trường lao động chủ động là các chính sách về việc làm, giáo dục đào tạo, thông tin việc làm, tín dụng … cho đối tượng đang có nhu cầu tìm việc làm, thường là người thất nghiệp, thiếu việc làm và thậm chí là cả những người đang có nhu cầu tìm việc làm tốt hơn với mục tiêu nâng cao cơ hội tham gia hoặc tái hòa nhập vào thị trường lao động. Nguồn tài chính dành cho việc thực hiện các chính sách này thường được lấy từ thuế và từ đóng góp. 22 Các quy định của thị trường lao động Chính sách thị trường lao động chủ động Nhóm chính sách ASXH dựa vào đóng góp: Chính sách về bảo hiểm Nhóm chính sách ASXH không đóng góp: Chính sách về trợ giúp xã hội và giảm nghèo CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
  • 25. Chính sách thị trường lao động trọng tâm của nó là trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp. Mục tiêu phát triển thị trường lao động là đảm bảo phân bổ tối ưu các nguồn lực, thúc đẩy việc làm bền vững thông qua kết nối giữa cung – cầu lao động, giảm thiểu thất nghiệp, bảo vệ và hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế. Hai là, nhóm thực hiện chính sách BHXH Bảo hiểm là sự bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập của người dân khi họ gặp rủi ro trong đời sống (sức khỏe, tai nạn, mùa màng…) thông qua việc đóng thường xuyên một khoản tiền (phí bảo hiểm) cho tổ chức (nhà nước hoặc tư nhân) tương ứng với xác xuất xảy ra và chi phí của rủi ro liên quan đến chu kỳ sống của người lao động và gia đình họ. Chính sách bảo hiểm xã hội tốt đóng vai trò tích cực cho sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội, mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người được bảo hiểm; giảm sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội; Chính sách BHXH bao gồm các chế độ hưu trí, mất sức lao động; ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất. Tuy nhiên, chế độ ốm đau lại được giải quyết chủ yếu thông qua chính sách bảo hiểm y tế bắt buộc và số lượng tham gia không lớn, do vậy vẫn có trụ cột thứ ba là BHYT với phạm vi rộng hơn so với bảo hiểm y tế bắt buộc. Cấu phần BHXH bao gồm: bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội tự nguyện; bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp. Ba là, nhóm thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo Trợ giúp xã hội là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của Nhà nước (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp của người nhận) nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng được nhận. Hầu hết các khoản trợ cấp dựa trên cơ sở đánh giá gia cảnh hoặc mức thu nhập nhất định. Theo quan điểm hiện đại, trợ giúp xã hội bao gồm 3 loại hình: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp gia đình và dịch vụ xã hội. Các chính sách/ chương trình này hướng vào những người 23
  • 26. sống trong nghèo cùng cực, nghèo và dễ bị tổn thương, ngăn chặn sự suy giảm trong thu nhập và năng lực tiêu dùng của những người trong tình huống dễ bị tổn thương, kết nối và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội. Chính sách giảm nghèo là tập hợp các chính sách, biện pháp và dự án nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội, như: chương trình mục tiêu giảm nghèo, chương trình 134, chương trình 135, và chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại 63 huyện nghèo trong cả nước (Nghị quyết 30a của Chính phủ). Hỗ trợ giảm nghèo cho các đối tượng yếu thế (đối tượng bảo trợ xã hội) bao gồm trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội (trẻ em mồ côi; người già cô đơn; người 90 tuổi trở lên không có nguồn thu nhập; người tàn tật nặng; gia đình có từ hai người tàn tật nặng trở lên không có khả năng tự phục vụ; người có HIV/AIDS nhà nghèo; gia đình, người nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt); trợ giúp về y tế; giáo dục; dạy nghề, tạo việc làm; tiếp cận các công trình công cộng; hoạt động văn hoá thể thao và trợ giúp khẩn cấp mà từ trước đến nay hay gọi là trợ giúp xã hội cho những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai. Bốn là, nhóm thực hiện các chính sách dịch vụ xã hội cơ bản Dịch vụ xã hội cơ bản là dịch vụ cung cấp cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, do vậy, có vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của các chính sách ASXH. Dịch vụ xã hội cơ bản có vai trò rất qua trọng trong hệ thống ASXH. Các hoạt động giúp người dân tiếp cận hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản là những hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống ASXH, tạo điều kiện cho người dân từng bước vươn lên để có cuộc sống tốt hơn. Các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm: * Dịch vụ việc làm: tạo điều kiện cho những người thuộc nhóm thu nhập thấp có việc làm và tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và duy trì được sự độc lập về tài chính. 24
  • 27. * Dịch vụ công tác xã hội: trợ giúp những đối tượng khó khăn, không nơi nương tựa; giúp người tàn tật có khả năng sống độc lập hơn và tham gia một cách tích cực trong các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động cộng đồng; * Dịch vụ y tế: thúc đẩy việc chăn sóc sức khỏe, chính sách và các chương trình trợ giúp người nghèo (chính sách và chương trình xóa đói giảm nghèo). Đây là một hệ thống chính sách, giải pháp mới được hình thành trong vài thập kỷ gần đây, ở Việt Nam bắt đầu từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX [40, tr20- 27]. Sơ đồ 1.2: Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2012-2020 1.2.2. Vai trò của đảm bảo An sinh xã hội trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta hiện nay Đảm bảo ASXH là một lĩnh vực hoạt động rất rộng lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội lấy con người làm đối tượng của mọi quốc gia nên 25
  • 28. nó có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội…Đối với nước ta ý nghĩa đó càng trở nên đặc biệt trên con đường phát triển theo định hướng XHCN, vì chính trên lĩnh vực hoạt động này tính ưu việt của chế độ kinh tế, chính trị, xã hội mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn được thể hiện rất rõ nét. Vai trò, ý nghĩa của đảm bảo ASXH đối công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta có thể trình bày trên một số nội dung sau: Thứ nhất: Đảm bảo ASXH là sự thể hiện rõ nét bản chất ưu việt của chế độ XHCN, mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh tất cả vì hạnh phúc của con người. Thuật ngữ ASXH chỉ mới xuất hiện trong những văn kiện, tài liệu, sách báo ở nước ta thời gian gần đây nhưng những nội dung cơ bản của nó đã được Bác Hồ khẳng định trong tư tưởng của người và được xác định từ rất lâu trong các văn kiện, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước theo con đường XHCN Đảng ta xác định lấy con người làm trung tâm. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Đảm bảo ASXH đã trở thành một phần cấu thành trong các hoạt động của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu đó, mặc dù vậy trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, của cải vật chất chưa dồi dào nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn giành sự quan tâm hàng đầu cho các vấn đề quan trọng và thiết thực của đảm bảo ASXH chứ không chờ đến khi có trình độ phát triển cao về kinh tế. Đặc biệt là các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính sách với những người có công với nước, có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân của chiến tranh, chất độc da cam, thiên tai, đồng bào DTTS, những địa phương nghèo… Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước và sự phấn đấu nỗ lực vượt bậc của toàn dân, đến nay công tác đảm bảo ASXH đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn 9,5% (năm 2011); chỉ 26
  • 29. số phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm 2000) lên mức 0,728 (năm 2011), xếp thứ 128/187 nước, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới; năm 2011 nước ta đã hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) do Liên hợp quốc đề ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015. Như vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện bình đẳng giới, nâng cao chỉ số phát triển con người, nâng cao tuổi thọ trung bình, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, Liên hiệp quốc đã coi Việt Nam như một điểm sáng của việc thực hiện các mục tiêu thiên kỷ. Thứ hai: Thực hiện đảm bảo ASXH là sự thể hiện kế thừa, phát huy truyền thống và những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc ta, kết hợp những truyền thống và tinh hoa đó và những mục tiêu cao cả của XHCN, để trở thành những động lực mới phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong suốt một ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước dân tộc ta có những truyền thống lịch sử và nền văn hóa với những giá trị hết sức quý giá. Đó là lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng trong lao động và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, cùng với tinh thần đoàn kết cộng đồng, yêu thương gắn bó, lòng vị tha cao thượng. Những nhân tố đó tạo nên nét văn hóa Việt Nam với sức mạnh bất diệt để giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách đánh thắng mọi kẻ thù, giữ gìn và bảo vệ nền độc lập dân tộc và trường tồn của tổ quốc Việt Nam. Những truyền thống và tài sản vô giá đó được mang những nội dung mới và phát huy cao độ trong thời đại Hồ Chí Minh – thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay mang trong bản chất và nội dung của nó những mục tiêu cao cả của CNXH kết hợp và phát huy, phát triển lên tầm cao mới những truyền thống và tinh hoa văn hóa lịch sử tốt đẹp của dân tộc để trở thành động lực mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Được sống trong độc lập tự do và có một cuộc sống bình đẳng, công bằng, 27
  • 30. các quyền của con người được tôn trọng là mơ ước ngàn đời của những người lao động. Song trong các chế độ dựa trên chế độ tư hữu và tồn tại ách áp bức, bóc lột, những mơ ước đó mãi mãi chỉ là mơ ước mà thôi. Chỉ có trong xã hôi XHCN mà chúng ta đang xây dựng và sẽ đi tới, những ước mơ đó mới có các điều kiện và khả năng để hiện thực hóa. Đảm bảo ASXH chính là cả mục đích và phương tiện để đạt tới. Bởi vậy đảm bảo ASXH trở thành một trong những động lực mạnh mẽ để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Thứ ba: Thực hiện đảm bảo ASXH nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng nền tảng chính trị của chế độ XHCN và thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thực hiện đảm bảo ASXH không chỉ có ý nghĩa trực tiếp về mặt kinh tế như là một sự đãi ngộ hay trợ giúp đối với những người được hưởng chính sách mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội hết sức to lớn vì đó là sự thể hiện về thái độ, quan điểm của chế độ với con người. Bởi vậy cùng với các hoạt động khác nó là sự giáo dục, truyền bá có hiệu quả các quan điểm, đường lối, chính sách đến từng người dân và cộng đồng xã hội. Thông qua đó nâng cao trình độ giác ngộ, lòng yêu nước, yêu chế độ, truyền thống và các giá trị văn hóa lịch sử làm cho mọi người vững tin ở sự lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ XHCN, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao nhận thức về thái độ, trách nhiệm của công dân, nhận rõ những âm mưu thủ đoạn, hành động của các thế lực thù địch tự giác và tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ. Thực hiện đảm bảo ASXH trong đó rất nhiều nội dung có quan hệ trực tiếp đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân như chính sách hậu phương quân 28
  • 31. đội… Nói rộng ra nó có một vai trò to lớn trong xây dựng thế trận lòng dân của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân. Thứ tư: Đảm bảo ASXH còn có ý nghĩa đối với tham gia hội nhập quốc tế, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay đảm bảo ASXH đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, như là một hoạt động tham gia tích cực vào xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế và các mặt khác của đời sống quốc tế. Các hoạt động thuộc lĩnh vực ASXH đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế vì con người. Liên hiệp quốc đã có những mục tiêu và chương trình thiên niên kỷ về chống bênh tật, đói nghèo; các tệ nạn, đối phó với những biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu với sự tham gia của cộng đồng các quốc gia trên thế giới. Với tư cách là một quốc gia thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh và nhiều tổ chức văn hóa, nhân đạo khác lại là nước chịu nhiều đau thương, hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh việc tích cực, chủ động tham gia của nước ta và thực hiện tốt các hoạt động ASXH được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế coi Việt Nam như là một tấm gương trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Mặt khác thực hiện có hiệu quả ASXH của chúng ta đã góp phần giữ vững ổn đinh chính trị tạo ra các yếu tố cần thiết, điều kiện và môi trường đầu tư thuận lợi để mời gọi, thu hút đầu tư từ các nước khác vào Việt Nam, ngày càng nâng cao úy tín và vị thế của nước ta trong con mắt của bạn bè quốc tế, với những hoạt động chủ động, tích cực của chúng ta cũng là điều kiện thuận lợi để các nguồn lực từ bên ngoài về vật chất, tài chính, khoa học, thông tin, công nghệ và sự hợp tác nhiều mặt từ bạn bè quốc tế để thực hiện đảm bảo ASXH. * * * 29
  • 32. Như vậy, thực hiện việc đảm bảo ASXH là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách của mỗi một quốc gia, dân tộc; nó làm cho đất nước ngày một phát triển trên mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, thể hiện tính ưu việt một xã hội phát triển, hội nhập toàn cầu. Thực vậy đảm bảo ASXH đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế vì quyền con người. Đối với nước ta đảm bảo ASXH còn là lĩnh vực thể hiện rõ rệt nhất tính chất ưu việt của chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta lấy làm mục tiêu, lý tưởng để phấn đấu. Ở lĩnh vực này là sự thể hiện sự kết hợp những mục tiêu cao cả của thời đại với những tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của lịch sử và văn hóa của dân tộc ta đã kết tinh từ suốt bốn nghìn năm. Nó thực sự trở thành động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. 30
  • 33. Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI GIAN QUA 2.1. Một số đặc điểm các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý Tỉnh Điện Biên gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc, cụ thể: Thanh phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, các huyện Mường Chà, Điện Biên, Tuần Giáo và 5 huyện nghèo Mường Nhé, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tủa Chùa, Nậm Pồ (mới tách ra từ huyện Mường Nhé năm 2012). Các huyện nghèo được kết nối với thành phố Điện Biên Phủ thông qua hệ thống các tuyên quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 729…đường thuỷ là hệ thống sông Đà, qua Lào Cai có tuyến đường sắt và tuyến hàng không Hà Nội - Điện Biên. Huyện Mường Nhé là huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Điện Biên có diện tích đất tự nhiên 2.507,90 km2 , gồm 16 đơn vị hành chính ( 15 xã, 01 thị trấn), có đường biên giới dài với nước Lào và Trung Quốc, trong đó: biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Trên tuyến biên giới Việt - Lào ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia sẽ là lợi thế rất lớn để Điện Biên phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Đặc biệt cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước đã được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để huyện nghèo đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc 31
  • 34. Mianma... huyện có ví trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Huyện Tủa Chùa là huyện nằm ở phía đông bắc của tỉnh với diện tích đất tự nhiên 679,41 km2 , gồm 13 đơn vị hành chính trực thuộc (11 xã, 01 thị trấn), nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực Sông Đà có diện tích khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, do vậy có vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình thuỷ điện lớn trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu vực hạ lưu. Huyện Mường Ảng là huyện nằm phía đông, đông bắc của tỉnh, phía Đông giáp với huyện Tuần Giáo; phía Tây giáp huyện Điện Biên; phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đông; phía Bắc giáp huyện Tuần Giáo và huyện Mường Chà với diện tích đất tự nhiên 443,20 km2 , gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc (9 xã, 01 thị trấn), là huyện có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Huyện Điện Biên Đông nằm phía đông nam của tỉnh, với 1.206,39 km2 đất tự nhiên, gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc (13 xã, 01 thị trấn). Hệ thống sông suối ở Điện Biên Đông dày đặc, độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thủy điện và thủy lợi, đất đai ở Điện Biên Đông thích hợp cho việc trồng các loại cây như: lúa, ngô, lạc, trầu, bông, chè, gấc và chăn nuôi trâu, bò… Huyện Nậm Pồ mới được thành lập năm 2012 nằm ở phía tây bắc của tỉnh, phía Đông giáp huyện Mường Chà, phía Tây giáp huyện Mường Nhé, phía Nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, có diện tích tự nhiên gần 150.000 km 2; dân số gần 44.000 nhân khẩu thuộc 10 dân tộc với trên 95% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở tách 10 xã thuộc huyện Mường Nhé và 5 xã thuộc huyện Mường Chà; Huyện có 2 tuyến đường từ trung tâm đi các các huyện, thị, thành phố trong tỉnh: một tuyến từ trung tâm huyện ra Km45, quốc lộ 4H đi 32
  • 35. huyện Mường Chà; một tuyến từ trung tâm huyện ra Km70, quốc lộ 4H đi huyện Mường Nhé, thông ra lối mở A Pa Chải – Long Phú. Khu vực trung tâm huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, 2 bên là triền đồi thoải, có suối Nậm Pồ chảy qua tạo cảnh quan thoáng đẹp. Việc mở cặp cửa khẩu phụ này đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân hai bên biên giới; người dân có cơ hội, điều kiện để qua lại thăm hỏi, thông thương, trao đổi hàng hóa, qua đó thắt chặt thêm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào, đây sẽ là điều kiện mang đến những cơ hội trong quan hệ hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh khu vực biên giới giữa 2 huyện Nậm Pồ - Mường Mày nói riêng, 2 tỉnh Điện Biên – Phoong Sa Lỳ nói chung. * Đặc điểm địa hình Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của các huyện nghèo tỉnh Điện Biên rất phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200 m đến hơn 1.800 mét. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085 m, 1.162 m và 1.856 m (thuộc Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886 m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127 m, 1.649 m, 1.860 m và dãy điểm cao Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình - Tủa Chùa. Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ, mô sụt võng... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện tích nhỏ. Nhìn chung địa hình ở các huyện nghèo khá hiểm trở, một số khu vực thuộc cao nguyên ở Mường Nhé, Tủa Chùa... địa hình tương đối bằng phẳng, còn hầu hết là địa hình đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh nên gặp rất 33
  • 36. nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông và tổ chức địa bàn dân cư xã hội. * Đặc điểm khí hậu, thời tiết Các huyện nghèo tỉnh Điện Biên có khí hậu thuộc loại nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng vừa của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 210 – 230 C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 140 – 180 C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9 (250 C), chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. * Đặc điểm nguồn nước và thủy năng Nguồn nước mặt trên địa bàn thuộc 3 hệ thống sông chính: - Các suối thuộc Mường Chà, Mường Nhé, thị xã Mường Lay và Tủa Chùa thuộc lưu vực của sông Đà. Dòng chính sông Đà đến Thị xã Mường Lay là ranh giới giữa hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu. - Nước mặt phân bố ở các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ với diện tích 1.650 km2, được tập trung dồn về sông Nậm Rốm và là lưu vực của sông Mê Kông. - Nước mặt phân bố ở các huyện Tuần Giáo và Điện Biên Đông với diện tích 2.550km2 là lưu vực của sông Mã. Sông suối các huyện dốc, lắm thác nhiều ghềnh, có lượng dòng chảy lớn. Lượng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam. Các huyện Mường Chà và phía bắc Tuần Giáo có một dòng chảy từ 30 đến 40 l/s/km2; huyện Điện Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2. Sông suối nơi 34
  • 37. đây nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào, tuy nhiên, do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó. Về tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, lưu lượng dòng chảy mạnh... nên các huyện nghèo tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện rất phong phú và đa dạng về quy mô. Theo khảo sát sơ bộ, có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hu... Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300 KW, thác Bay 2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, Nậm Mức 44 Mw được xây dựng và khai thác khá hiệu quả. * Tài nguyên đất: Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409ha. Trong đó hầu hết đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng; cùng với đặc điểm trên 5 huyện nghèo đều nằm ở những vùng đất có độ dốc trên 2500 chiếm hơn 70% quỹ đất, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất, trong đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm... - Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất phù sa. - Quỹ đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày...) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trên 70cm, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng. 35
  • 38. - Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết hợp chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên; gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 150, tầng dày từ 50 - 70cm và ở độ dốc từ 15 - 250, tầng đất dày trên 70cm. Chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng. - Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần đất ở độ dốc dưới 250 nhưng có tầng đất dày mỏng, chỉ dưới 50 cm. Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 479.817ha, chiếm 50,2% diện tích tự nhiên của tỉnh, diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của các huyện nghèo chiếm đến 70% diện tích tự nhiên. Trong đó đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 111.749ha, chiếm 11,6% diện tích tự nhiên; đất sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 367.398 ha, chiếm 38,5% và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 670ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đất chưa sử dụng tại các huyện nghèo rất lớn, tới 326.372ha, chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp. * Tài nguyên khoáng sản: Đến nay trên địa bàn tỉnh và các huyện nghèo đã xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đó được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm có: sắt, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân... - Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng. - Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ. Hiện nay có điểm quặng chì kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động. 36
  • 39. - Qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với trữ lượng khá lớn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể. - Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn. * Tiềm năng du lịch: Ngoài khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, Các huyện nghèo còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với các dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H'Mông với những nét văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất thích hợp để phát triển du lịch văn hoá. Bên cạnh đó có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ, ... 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và những thuận lợi, khó khăn của các huyện nghèo * Về dân số và lao động: Dân số trung bình tính đến thời điểm 31/12/2012 là: 519.300 người, mật độ dân số bình quân 54 người/ km2 , Riêng 5 huyện nghèo dân số chiếm đến trên 60% dân số toàn tỉnh,, dân số trung bình của 5 huyện nghèo là 311.599 người với mật độ 45 – 48 người/km2 . Trên địa bàn các huyện nghèo hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc nơi đây có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc. Lao động: Số người trong độ tuổi lao động các huyện là 183.843 người, chiếm 59%/tổng dân số. Hằng năm, duy trì việc làm ổn định cho 147.074 lao động, giải quyết việc làm mới 5.559 lao động. Hiện nay hầu hết là lao động 37
  • 40. nông, lâm nghiệp chiếm tới 75,6% tổng số lao động đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 9,5% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 14,9%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 25.810 người, chiếm 8,6% tổng số lao động có khả năng lao động. Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở các huyện đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh. Chất lượng nguồn nhân lực của các huyện hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác trong tỉnh, tỷ lệ lao động qua đào tạo của các huyện đến năm 2013 chỉ chiếm 21,4% số lao động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật tay nghề không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của các huyện hiện còn nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. * Tình hình phát triển kinh tế Các huyện nghèo của tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, cùng với những chính sách đúng đắn, các chương trình, dự án hỗ trợ kịp thời đã đưa các huyện nghèo đạt được những thành tựu khá quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 9,64%, riêng năm 2013 đạt 8,55% (theo giá so sánh 1994), năm 2013 chưa đạt mục tiêu kế hoạch là 9,72%, tuy nhiên vẫn cao hơn so với bình quân chung toàn quốc 5,42%; đây là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu tích cực của cả hệ thống chính trị trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng xác định, tăng dần tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, cụ thể: Nông - Lâm - Nghiệp tăng 4,95%; công nghiệp xây dựng tăng 5,56%; các ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân đầu người (theo 38
  • 41. giá hiện hành) ước đạt 20,41 triệu đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,76%, giảm 1,67%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%, giảm 0,82%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%, tăng 2,5% so với năm 2012. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 đạt 5.625 tỷ đồng, gấp 2,37 lần năm 2005, Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 4,46 triệu đồng năm 2005 lên 11,15 triệu đồng năm 2010, mức tăng bình quân đạt 20,1% năm [35, tr.1]. Từ khi tách ra và thành lập mới, dựa vào nội lực cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, Điện Biên và các huyện nghèo đã xây dựng và phát triển được hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở, nhất là nâng cấp cải tạo 3 tuyến quốc lộ 6, quốc lộ 12 và quốc lộ 729, phát triển cơ bản hệ thống giao thông nông thôn, xây dựng nhiều công trình thủy lợi, phát triển hệ thống điện, xây dựng hệ thống các trường học, trạm y tế ở các tuyến tỉnh, huyện và cơ sở đồng bộ, phát triển hệ thống thông tin và truyền thông có độ bao phủ lớn… đây chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển ổn định và bền vững của tỉnh cũng như các huyện nghèo. * Thuận lợi khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo Thuận lợi: Các huyện nghèo có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn ( chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên). Đây chính là tiềm năng lợi thế lớn để các huyện đầu tư phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng… nếu được đầu tư thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa Thìn, có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hướng kinh tế trang trại. Ngoài những tiềm năng trên, các huyện nghèo còn có đường biên giới chung với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có các cửa khẩu Tây Trang (đang đề nghị được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế), cửa khẩu Pa Thơm, cửa khẩu Mường Lói, cửa khẩu A Pa Chải… Đây là 39
  • 42. những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước. Đồng thời còn có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện và các nguồn điện năng khác. Khó khăn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, chất lượng của tăng trưởng kinh tế còn thấp, thiếu bền vững: sự tăng trưởng đạt được phụ thuộc rất lớn vào chi tiêu từ nguồn ngân sách nhà nước, việc khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương đóng góp cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu chưa nhiều; Tăng trưởng kinh tế mới chỉ diễn ra theo chiều rộng, chưa theo chiều sâu, tốc độ tăng trưởng có được chủ yếu nhờ mở rộng quy mô sản xuất, phụ thuộc vào yếu tố vốn đầu tư và lao động trình độ thấp, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ, sản phẩm sản xuất có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp, nhiều sản phẩm có mức tăng không ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa vững chắc, cơ cấu thành phần kinh tế đã chuyển dịch theo hướng xác định nhưng chưa mạnh mẽ, việc thực hiện chính sách phát triển các thành phần kinh tế còn hạn chế, kinh tế cá thể quy mô nhỏ manh mún còn chiếm tỷ trọng lớn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước của địa phương còn thấp. Sản xuất nông lâm nghiệp tuy đã đạt được những kết quả khích lệ nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé, tiềm năng về rừng và đất rừng chưa được khai thác hiệu quả, tỷ lệ che phủ của rừng tăng thấp (37,4%). Công nghiệp tăng trưởng chưa ổn định, quy mô ngành công nghiệp nhỏ, mức đóng góp vào nền kinh tế còn thấp. Các thành phần kinh tế phát triển còn nhiều hạn chế, kinh tế quốc doanh địa phương mặc dù đã được sắp xếp, đổi mới nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả làm suy giảm phần vốn đầu tư của Nhà nước. Các thành phần kinh tế phát triển nhưng chưa bền vững, chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dịch 40
  • 43. vụ; lĩnh vực sản xuất và trồng rừng bước đầu có sự đầu tư của một số doanh nghiệp lớn nhưng đa số đang ở giai đoạn đầu tư kiến thiết ban đầu. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã có những bước phát triển tích cực so với giai đoạn trước, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, cụ thể: vẫn còn 30/112 xã ô tô không đi lại được vào mùa mưa; 10/112 xã chưa có điện lưới quốc gia, 24,5% số hộ chưa được sử dụng điện; 2.543 phòng học tạm và thiếu khoảng 1.141 phòng ở cho học sinh bán trú dân nuôi; 9 xã chưa có nhà trạm y tế và 31 trạm y tế xã hiện đã xuống cấp nghiêm trọng; 96 xã và 1.551 thôn, bản chưa có nhà văn hóa. Thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp, nguồn thu không ổn định: Nguồn thu còn phụ thuộc nhiều vào các công trình xây dựng từ ngân sách Nhà nước, thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh còn ít, thu ngân sách trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chi của địa phương. Tỷ lệ huy động ngân sách trong GDP mặc dù đã được cải thiện song vẫn còn có khoảng cách khá xa so với bình quân chung toàn quốc (4,8% so với 22%). Công tác xoá đói, giảm nghèo chưa bền vững (chưa đạt mục tiêu NQ): tỷ lệ hộ đói nghèo cao, số hộ cận nghèo nhiều, chênh lệch về mức sống giữa các vùng còn lớn, công tác điều tra, rà soát hộ nghèo của cấp huyện còn nhiều bất cập nên một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng không được hưởng chính sách đầu tư, hỗ trợ theo Nghị quyết 30a như huyện Mường Chà, huyện Điện Biên... Sự nghiệp giáo dục, y tế được quan tâm phát triển song vẫn còn nhiều khó khăn: Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, chưa đồng đều giữa các vùng, miền trong tỉnh. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học còn ở mức thấp; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập về cơ cấu, vùng miền. Số giáo viên, cán bộ quản lý giỏi phân bố không đều, chiếm tỷ lệ cao ở các vùng đô thị; thiếu ở vùng sâu, vùng xa. Nhân lực ngành y tế còn bất cập cả về thành phần và cơ cấu cán bộ; nhân lực y tế dự phòng còn thiếu so với nhu cầu; thiếu bác sĩ và dược sĩ đại học, đặc biệt ở tuyến huyện, xã. Chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đinh còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh còn cao. Một số chỉ 41
  • 44. tiêu về chăm sóc sức khỏe trẻ em đến năm 2010 không đạt mục tiêu đề ra. Các nguy cơ dịch bệnh như: sốt rét, thương hàn và các dịch bệnh nguy hiểm khác như cúm A(H5N1, H1N1), dịch tả… còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, có thể bùng phát dịch, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Bức xúc xã hội vẫn diễn biến phức tạp: Số đối tượng nghiện ma túy, lây nhiễm HIV/AIDS có chiều hướng gia tăng, hiệu quả cai nghiện ma túy thấp, tỷ lệ tái nghiện chiếm tới trên 96%; số hộ thoát nghèo hàng năm giảm thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. độ đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều, một số cán bộ cơ sở cấp xã còn bất cập về trình độ học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ. Quốc phòng an ninh trật tự xã hội còn diễn biến phức tạp như lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật, di dịch cư tự do,… tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định chưa được giải quyết triệt để; tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn vẫn còn ở mức cao. Các tệ nạn xã hội như: buôn bán và sử dụng chất ma túy, tệ nạn mại dâm, mê tín dị đoan, trộm cắp... vẫn còn tồn tại ở một số nơi và chưa có biện pháp xóa bỏ triệt để. 2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 2.2.1. Những thành tựu đạt được trong những năm qua Đảm bảo ASXH là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu đạt được tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; đặc biệt để tiếp tục khẳng định tình cảm, trách nhiệm và tính nhân văn, tính đoàn kết cộng đồng “lá lành đùm lá rách” trong con người Việt Nam. Khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trong các huyện nghèo tỉnh Điện Biên ngày càng được cải thiện cũng là một điểm 42