SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Sinh viên thực hiện: Hán Mỹ Linh
Lớp-Khóa-Hệ: NH01-38-Chính quy
Chuyên ngành: Ngân hàng
Thông tin liên hệ: mylinh.38ueh@gmail.com (090 676 4149)
Niên khóa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh, và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương
tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của
các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”.
Để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, không thể không kể tới sự giúp
đỡ, hỗ trợ nhiệt tình từ phía giảng viên hướng dẫn ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương, Thầy
Cô giảng viên khoa Ngân hàng, cán bộ phòng chức năng Khoa Ngân hàng Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng nơi tôi thực tập- Ngân hàng TMCP Xuất
nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định; bạn bè và gia đình. Trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, tạo điều
kiện thuận lợi của tập thể Ban lãnh đạo, Ban Giám đốc, anh chị cán bộ, chuyên viên
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến giảng viên hướng dẫn ThS. Lê
Nguyễn Quỳnh Hương đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn, theo sát, hỗ trợ tôi trong
suốt quá trình chọn đề tài, nghiên cứu, và hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, việc thu thập số liệu…
cũng như còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Vì vậy tôi rất mong
những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu này được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1................................................................................................................ 1
GIỚI THIỆU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2
1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3
1.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp............................................................................... 4
CHƯƠNG 2................................................................................................................ 6
GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP........................................................................... 6
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam............................... 6
2.1.1. Thông tin chung ............................................................................................... 6
2.1.2. Quá trình hình thành......................................................................................... 6
2.1.2.1. Thành lập....................................................................................................... 6
2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................ 6
2.1.2.3. Địa bàn hoạt động ..................................................................................................................7
2.1.2.4. Niêm yết .....................................................................................................................................7
2.1.2.5. Những sự kiện nổi bật qua các năm hoạt động..........................................................8
2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý..................................................................10
2.2. Phân tích khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động.......................................................13
2.2.1. Cơ cấu thu nhập của EIB ......................................................................................................13
2.2.2. Khả năng sinh lời......................................................................................................................14
2.3. Hoạt động huy động và cho vay ............................................................................................15
2.3.1. Tình hình huy động và cho vay..........................................................................................15
2.3.2. Cơ cấu cho vay..........................................................................................................................13
2.3.3. Tính thanh khoản......................................................................................................................14
2.4. Tình hình tăng trưởng và nợ xấu...........................................................................................15
2.4.1. Tình hình tốc độ tăng trưởng...............................................................................................15
2.4.2. Tình hình nợ xấu.......................................................................................................................19
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.5. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân
Định.............................................................................................................................................................21
2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................21
2.5.1.1. Chức năng................................................................................................................................22
2.5.1.2. Nhiệm vụ..................................................................................................................................22
2.5.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.................................22
2.5.2.1. Giám đốc ..................................................................................................................................23
2.5.2.2. Phó Giám đốc.........................................................................................................................23
2.5.2.3. Phòng kinh doanh.................................................................................................................23
2.5.2.4. Phòng kế toán tổng hợp .....................................................................................................23
2.5.2.5. Phòng ngân quỹ.....................................................................................................................24
2.5.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh từ năm 2011-2014...........................................24
2.5.3.1. Huy động vốn.........................................................................................................................24
2.5.3.2. Hoạt động sử dụng vốn......................................................................................................25
2.5.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế..........................................................................................26
2.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................................26
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 28
LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG.......................................................................... 28
3.1. Tổng quan về thanh khoản.......................................................................................................28
3.1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các NHTM .....................28
3.1.1.1. Tính thanh khoản trong các NHTM .............................................................................28
3.1.1.2. Rủi ro thanh khoản trong các NHTM..........................................................................29
3.1.2. Vai trò của thanh khoản.........................................................................................................30
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản..........................................................................31
3.2.1. Các nguyên nhân nội tại........................................................................................................31
3.2.2. Các nguyên nhân bên ngoài.................................................................................................32
3.3. Đo lường thanh khoản................................................................................................................32
CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 36
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM....................................................................... 36
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................36
4.1.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................36
4.1.2. Các nghiên cứu trước đây.....................................................................................................37
4.1.3 Dữ liệu............................................................................................................................................38
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...........................................................................................41
CHƯƠNG 5.............................................................................................................. 54
ĐỀ XUẤT, KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP .......................................... 55
5.1. Kết luận............................................................................................................................................. 55
5.2. Đề xuất giải pháp.......................................................................................................................... 55
5.2.1. Về phía NHNN.......................................................................................................................... 55
5.2.2. Về phía các NHTM ................................................................................................................. 56
5.2.3. Giải pháp cụ thể tại chi nhánh Eximbank Tân Định................................................. 57
5.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................................................ 58
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................................... 59
PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 75
vi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NH
TMCP
TCTD
EIB
FEM
REM
FGLS
DPRR
ROA
ROE
OLS
NHNN
NHTW
DN
DNVVN
LNST
LNTT
LDR
NIM
: Ngân hàng
: Thương mại cổ phần
: Tổ chức tín dụng
: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
: Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect ModeL)
: Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Radom Effect Model)
: Phương pháp hồi quy tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible
Generalized Least Squares)
: Dự phòng rủi ro
: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
: Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất
: Ngân hàng nhà nước
: Ngân hàng trung ương
: Doanh nghiệp
: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
: Lợi nhuận sau thuế
: Lợi nhuận trước thuế
: Tỷ lệ cho vay trên huy động
: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
vii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn ở Eximbank- Chi nhánh Tân Định phân tích
theo hình thức huy động (Tỷ lệ % so với năm trước) 24
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn ở Eximbank - Chi nhánh Tân Định.................25
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian ở Eximbank - Chi nhánh Tân
Định 25
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Eximbank – Chi nhánh
Tân Định giai đoạn 2011-2014 26
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả kinh doanh của Eximbank - chi nhánh Tân Định qua
các năm 26
Bảng 3.1. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân
hàng thương mại của các nghiên cứu trước đây 39
Bảng 3.2. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình và cách đo lường..........39
Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình........................................................40
Bảng 3.4. Kết quả hồi quy từ Stata 13................................................................................41
Bảng 3.5. Kết quả hồi quy từ Stata 13 (L1, ROE).........................................................42
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy từ Stata 13 (L2, ROA) ........................................................44
Bảng 3.7. Kết quả hồi quy từ Stata 13 (L2, ROE).........................................................45
Bảng 3.8. Ma trận tương quan giữa các biến ...................................................................47
Bảng 3.9. Kết quả của Mô hình FGLS (L1).....................................................................48
viii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động của EIB ................9
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chức của EIB..................................................................................12
Hình 2.3. Cơ cấu thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013...................................................13
Hình 2.4. Thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013.................................................................13
Hình 2.5. Khả năng sinh lời của EIB giai đoạn 2009-2010................................................14
Hình 2.6. Hệ số NIM của các NH niêm yết trong 9T2014 .................................................14
Hình 2.7. Tình hình Huy động - Cho vay của EIB giai đoạn 2008-2014.....................15
Hình 2.8. Phân loại cho vay theo ngành của EIB năm 2014..............................................17
Hình 2.9. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của EIB giai đoạn 2010-1014....................18
Hình 2.10. Tỷ lệ nợ xấu EIB qua các năm 2010-2014..........................................................20
Hình 2.11. Tình hình cho vay của EIB qua các năm 2010-2014......................................21
Hình 2.12. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Eximbank – Chi nhánh Tân Định.................24
ix
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, sự an toàn của các
ngân hàng thương mại không chỉ góp phần ổn định hệ thống tài chính mà còn góp phần
quan trọng trong sự phục hồi và phát triển kinh tế của các quốc gia. Nền kinh tế thế giới
đang trong giai đoạn phục hồi, các ngân hàng thương mại có được nhiều bài học từ
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ việc cho vay thế chấp dưới chuẩn ở
Mỹ xảy ra vào tháng 8/2007. Cuộc khủng hoảng này có tác động mạnh mẽ đến cả hệ
thống tài chính quốc tế lẫn nền kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân sâu xa
của cuộc khủng hoảng này mà theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng đó là vấn đề
thanh khoản đã bị các ngân hàng thương mại xem nhẹ trong quá khứ.
Trong những năm qua, tạo tính thanh khoản cho các ngân hàng đã trở thành
chủ đề được tập trung nghiên cứu ngày càng nhiều. Thanh khoản không chỉ quan
trọng đối với các ngân hàng mà còn rất quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động
của nền kinh tế thực (Tseganesh Tesfaye, 2012). Quan điểm được chấp nhận rộng
rãi hiện nay là các ngân hàng tạo thanh khoản trên cả hai mặt tài sản và trách nhiệm
của cán cân thanh toán bằng cách chuyển đổi kỳ hạn của các khoản mục ngoại bảng.
Quá trình này cho phép ngân hàng nắm giữ khoản mục tiền tệ thanh khoản cho các
công ty phi ngân hàng và đưa ra khoản mục tiền tệ lỏng cho cả người gửi tiền và
người đi vay. Do đó, ý tưởng về thanh khoản ngân hàng là một phần mở rộng của
việc chuyển đổi kỳ hạn cổ điển, như việc các ngân hàng tạo ra tính thanh khoản trên
cả hai mặt của bảng cân đối bằng cách cung cấp truy cập tới các khoản vay dài hạn
và truy cập đồng thời với các khoản tiền gửi ngắn hạn.
Bên cạnh đó ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban
hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36), có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 tạo
lập khuôn khổ pháp lý mới, điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế,
SVTH: Hán Mỹ Linh 1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đó những quy định về quản lý
thanh khoản được quan tâm chú trọng. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề thanh
khoản đối với các ngân hàng thương mại cùng với việc tham khảo các mô hình về
thanh khoản của các nhà kinh tế học trên giới, tác giả quyết định nghiên cứu và lựa
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam”.
Tóm lại, vấn đề các yếu tố quyết định đến thanh khoản của ngân hàng là rất
quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ hệ thống tài
chính thế giới nói chung. Nghiên cứu này nhằm xác định và phân tích các yếu tố tác
động đến thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại trong bối cảnh kinh
tế Việt Nam, đồng thời cho phép các ngân hàng và các nhà quản lý giữ quyền kiểm
soát đối với vấn đề thanh khoản, một vấn đề được cho là rất quan trọng đối với sự
thịnh vượng của lĩnh vực ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống tài chính và nền
kinh tế cả nước nói chung.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này đi vào nghiên cứu 2 mục tiêu chính:
- Mục tiêu số 1: Đề tài xem xét tác động của các yếu tố đến thanh khoản của các
ngân hàng thương mại Việt Nam;
- Mục tiêu số 2: Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh
khoản từ đó kiến nghị một số biện pháp nhằm ổn định và nâng cao tính thanh khoản
cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sử dụng lần lượt
các phương pháp sau:
Thứ nhất, đề tài sử dụng mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng từ nghiên cứu của
Praet và Herzberg (2008) có dạng:
Lit = α + βiXit + δi + εit (1)
SVTH: Hán Mỹ Linh 2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Trong đó:
Lit là biến phụ thuộc đại diện cho chỉ số thanh khoản của ngân hàng thương
mại i năm t, bao gồm L1 và L2:
L1 = à ả ℎ ℎ ℎ ả × 100%
ổ à ả
L2 = à ả ℎ ℎ ℎ ả × 100%
ề ử
Xit là véc tơ các biến giải thích, chính là các yếu tố tác động đến thanh khoản
của ngân hàng thương mại để phân tích đánh giá tác động của các yếu tố: Tỷ lệ lợi
nhuận, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ
lệ cho vay trên huy động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS gộp, Fixed Effect và
Radom Effect, áp dụng lần lượt cho biến phụ thuộc-Tính thanh khoản L1 và L2.
Thứ ba, tác giả dùng kiểm định F-Test, Hausman-Test và BP-Test để kiểm
định xem mô hình OLS gộp, Fixed Effect hay Radom Effect là phù hợp hơn trong
nghiên cứu này.
Thứ tư, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tối thiểu tổng quát khả thi
FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để hạn chế hiện tượng phương sai
thay đổi và xem xét phương pháp FGLS có phù hợp hơn hay không.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu dùng mẫu nghiên cứu của 22 ngân hàng thương mại đang
hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2003-2014 với phương pháp nghiên cứu
định lượng, phân tích thống kê, tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân
xứng, bao gồm:
1. Ngân hàng TMCP An Bình ABB
2. Ngân hàng TMCP Bản Việt
3. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienvietPostBank
SVTH: Hán Mỹ Linh 3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG
5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BID
6. Ngân hàng TMCP Đông Á
7. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeaBank
8. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritimebank
9. Ngân hàng TMCP Kiên Long
10.Ngân hàng TMCP MTV Đại Dương Oceanbank
11.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB
12.Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh HDbank
13.Ngân hàng TMCP Quân Đội MBB
14.Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB
15.Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB
16.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB
17.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB
18.Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội SHB
19.Ngân hàng TMCP Việt Nam Quốc tế VIB
20.Ngân hàng TMCP Việt Nam Techcombank
21.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB
22.Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB
1.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Với mục tiêu nghiên cứu đó, nội dung nghiên cứu này có kết cấu theo 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu khóa luận tốt nghiệp.
Trong chương này tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, lý do
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam”,
cũng như nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu về tính thanh khoản, một vấn đề
đang được các ngân hàng quan tâm, chú trọng. Chương này cũng đề cập đế phương
pháp nghiên cứu và bộ dữ liệu của 22 NHTM ở Việt Nam.
Chương 2: Giới thiệu đơn vị thực tập.
SVTH: Hán Mỹ Linh 4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Chương này tập trung giới thiệu tổng quan về thời gian hình thành và phát
triển, bộ máy quản lý, mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự, chức năng các phòng ban…
của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Eximbank chi nhánh Tân Định.
Đồng thời, chương này cũng thông qua việc phân tích các số liệu thống kê trên báo
cáo thường niên của ngân hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính
và khả năng thanh khoản của Eximbank.
Chương 3: Lý thuyết và thực trạng.
Chương này tác giả tập trung vào tóm lượt lý thuyết về tính thanh khoản và
rủi ro thanh khoản, các nguyên nhân gây ra rủi ro thahh khoản, để làm rõ vai trò của
thanh khoản đối với hoạt động của các NHTM.
Chương 4: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Trong chương này tác giả tóm lượt lý thuyết của các bài nghiên cứu trước
đây đồng thời tập trung đi sâu vào mô hình nghiên cứu để đưa ra kết luận và giải
thích mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với thanh khoản của các NHTM trong
bối cảnh Việt Nam.
Chương 5: Đề xuất, kết luận và đánh giá thực tập
Chương này tập trung vào việc đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề
thanh khoản cho các NHTM ở Việt Nam hiện nay, cũng như giải pháp cho
Eximbank chi nhánh Tân Định nói riêng.
SVTH: Hán Mỹ Linh 5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
2.1.1. Thông tin chung
Tên Đăng Ký Tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam, tên Đăng Ký Tiếng Anh là Vietnam Export Import Commercial Joint
Stock Bank (Vietnam Eximbank).
Địa chỉ đăng ký của Hội sở ở Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11 + 16, Tòa nhà
VINCOM CENTER, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP . Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu hiện
nay là Ông Lê Minh Quốc, Tổng Giám Đốc là Ông Trần Tấn Lộc.
2.1.2. Quá trình hình thành
2.1.2.1. Thành lập
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo
Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày
17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992
của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động
trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu đô la
Mỹ tại thời điểm thành lập ngân hàng) và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (được gọi tắt là “Eximbank”).
2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh
Các hoạt động kinh doanh của Eximbank bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: Huy
động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
SVTH: Hán Mỹ Linh 6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu,
công trái và giấy tờ có giá; kinh doanh ngoại hối; thanh toán quốc tế; đầu tư vào
chứng khoán và các giấy tờ có giá; dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ
quốc tế Visa, MasterCard, VisaDebit; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ tài chính trọn gói
dành cho du học sinh; dịch vụ tư vấn tài chính; mua bán trái phiếu doanh nghiệp;
các dịch vụ ngân hàng khác,...
2.1.2.3. Địa bàn hoạt động
Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16, tòa
nhà Vincom Center , số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP .Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2014 có 208
điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 44 Chi nhánh, 163
Phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm.
Hiện mạng lưới giao dịch Eximbank có mặt tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc,
bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Huế, Nha Trang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, TP .Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ,
Bạc Liêu và Kiên Giang.
2.1.2.4. Niêm yết
Eximbank được Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP .Hồ Chí Minh chấp thuận
cho niêm yết kể từ ngày 20/10/2009 theo Quyết định số 128/QĐ-SGDHCM, với tên
cổ phiếu là Cổ phiếu Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Loại cổ phiếu phổ thông và mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết của Eximbank là 1.235.522.904 cổ phần
với tổng giá trị niêm yết là12.355.229.040.000 đồng (theo mệnh giá).
2.1.2.5. Những sự kiện nổi bật qua các năm hoạt động
SVTH: Hán Mỹ Linh 7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Năm 1991, 1992: Eximbank được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính tín
nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển
dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển.
Năm 1993: Tham gia hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Năm 1995: Tham gia tổ chức SWIFT (Tổ chức Viễn Thông Tài Chính Liên
Ngân Hàng Toàn Cầu);
Năm 1997: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1998: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa.
Năm 2003: Triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống.
Năm 2005: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế
Visa Debit.
Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối
tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân
hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản.
Năm 2008: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng.
Năm 2009: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm
yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP .HCM.
Năm 2010: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng.
Năm 2011: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng;
Năm 2012: Được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt
nhất Việt Nam năm 2012”; Eximbank tiếp tục được xếp hạng trong Top 1.000 ngân
hàng lớn nhất thế giới năm 2012 do tạp chí The Banker bình chọn.
Năm 2013: Được Tạp chí Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng được quản
lý tốt nhất tại Việt Nam năm 2013” , Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân
SVTH: Hán Mỹ Linh 8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013”; tiếp tục được xếp hạng trong T op 1.000 ngân
hàng lớn nhất thế giới năm 2013 do tạp chí The Banker bình chọn.
Năm 2014: Được Tạp chí The Banker xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn
nhất thế giới năm 2014, Eximbank nhiều năm liên tiếp đứng trong bảng xếp hạng
những ngân hàng hàng đầu thế giới; Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân
hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014”.
Hình 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động của EIB
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
Tổng tài sản của Eximbank tăng từ 131.111 tỷ (2010) lên 183.567 tỷ (2011),
nhưng sau đó lại giảm qua các năm, từ năm 2011 đến 2014. Vốn điều lệ của
Eximbank tăng 1.795 tỷ từ năm 2010 (10.560 tỷ) đến năm 2011 (12.355 tỷ) và giữ
nguyên qua các năm, đến năm 2014 vốn điều lệ vẫn là 12.355 tỷ.
2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý
Dưới đây là sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Ngân hàng bao gồm tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông.
SVTH: Hán Mỹ Linh 9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Tiếp theo là Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền
nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội
đồng quản trị theo điều lệ Eximbank ít nhất 03 người và nhiều nhất 11 thành viên.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và có thể được bầu lại. Hiện nay, Hội
đồng quản trị gồm 11 thành viên.
Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng. Hiện
nay, Ban kiểm soát gồm 3 thành viên.
Dưới Hội đồng quản trị là Tổng Giám đốc, người chịu trách nhiệm trước Hội
đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân
hàng. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Giúp
việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc.
Mô hình tổ chức của Eximbank còn có Các bộ phận nghiệp vụ. Trên cơ sở
các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, Eximbank có
08 khối và 25 phòng ban nghiệp vụ/trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng
giám đốc. Mỗi khối và phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng
cụ thể, tạo nên một bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng.
Cuối cùng là các chi nhánh và phòng giao dịch. Các chi nhánh là đơn vị phụ
thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc phù hợp
với điều lệ và qui định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản
riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi
phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch. Phòng giao dịch là
đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội
dung hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.
SVTH: Hán Mỹ Linh 10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chức của EIB
Nguồn: Bản cáo bạch của NHTMCP Xuất nhập khấu Việt Nam
SVTH: Hán Mỹ Linh 11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
2.2. Phân tích khản năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động
2.2.1. Cơ cấu thu nhập của EIB
Eximbank, như tên gọi đã hàm ý, là ngân hàng đứng đầu các ngân hàng tư
nhân trong các hoạt động tài chính liên quan đến xuất nhập khẩu. EIB cũng được
biết đến với thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Hình 2.3. Cơ cấu thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
Nhóm khách hàng mục tiêu mà EIB tập trung vào là các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ (DNVVN) xuất nhập khẩu. EIB có một mạng lưới hơn 871 ngân hàng và chi
nhánh đại lý tại 65 quốc gia trên toàn cầu. EIB được các ngân hàng danh tiếng như
Standard Chartered, HSBC đánh giá khá cao. DNVVN đã đóng góp khoảng 80%
vào tổng doanh số thanh toán quốc tế của EIB, vì đây là phân khúc khách hàng cốt
lõi của các ngân hàng. Trong năm 2013, tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 4,9 tỷ
USD, giảm 0,89% so với năm trước. Kết quả này nằm trong dự kiến vì môi trường
hoạt động kinh doanh nói chung trong năm 2014 là không thuận lợi.
SVTH: Hán Mỹ Linh 12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.4. Thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
Thu nhập hoạt động của EIB có tốc độ tăng trưởng lũy kế khá cao, đạt 48,8%
trong giai đoạn 2008-2011.
Năm 2012 khởi đầu cho một thời kỳ khó khăn của EIB với mức lỗ ròng là
297 tỷ đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng. Thêm vào đó, thu
nhập từ phí và hoa hồng giảm 57%, thu nhập lãi thuần giảm tới 70%, dẫn đến sự sụt
giảm trong tổng thu nhập hoạt động.
Trong năm 2013, LNST tiếp tục giảm sút so với năm 2012 chủ yếu là do sự
sụt giảm của thu nhập từ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.
Trong 9 tháng đầu năm 2014, Eximbank đã ghi nhận 947 LNTT nhưng vẫn
chỉ đạt 52,6% kế hoạch cả năm và thấp hơn 18% so với 9 tháng đầu 2013. Với tỷ lệ
nợ xấu tăng cao, kết hợp với một thời gian dài trích lập dự phòng rủi ro còn thấp,
EIB sẽ phải tích cực hơn trong việc trích lập dự phòng rủi ro vào cuối 2014.
2.2.2. Khả năng sinh lời
Nhìn chung, so với các ngân hàng niêm yết khác, cả ba hệ số sinh lời ROA,
ROE và NIM của EIB trong Quý 3/2014 đều đạt kết quả khá không khả quan, tuy
nhiên, hệ số NIM của EIB thường thấp hơn so với trung bình các ngân hàng khác.
SVTH: Hán Mỹ Linh 13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.5. Khả năng sinh lời của EIB giai đoạn 2009-2010
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
Lãi suất trong năm 2014 đã giảm khoảng 1,5-2,0 điểm phần trăm so với năm
ngoái. Mặc dù cả lãi suât tiền gửi và lãi suất cho vay đều giảm tương ứng, nhưng do
tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) giảm nhẹ, chúng tôi thấy rằng hệ số NIM trong
9T2014 của hầu hết các ngân hàng đều giảm nhẹ so với năm 2013.
Hình 2.6. Hệ số NIM của các NH niêm yết trong 9T2014
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
2.3. Hoạt động huy động và cho vay
2.3.1. Tình hình huy động và cho vay
SVTH: Hán Mỹ Linh 14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.7. Tình hình Huy động-Cho vay của EIB giai đoạn 2008-2014
Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank
Tiền gửi khách hàng và các khoản cho vay khách hàng đã tăng trưởng lũy kế
lần lượt là 21% và 31% trong giai đoạn 2008-2013, cao hơn so với ACB và STB,
nhưng còn khá khiêm tốn so với MBB. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chủ yếu là
trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2010, theo đà tăng trưởng chung của ngành ngân
hàng, trong khi tổng tín dụng và huy động từ năm 2011 đến năm 2013 chỉ đạt mức
tăng trưởng lũy kế lần lượt là 5,7% và 21,7%. Trong năm 2012, NHNN đã phân loại
các ngân hàng thành bốn nhóm khác nhau để áp dụng giới hạn tăng trưởng tín dụng
riêng dựa trên tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặc dù Eximbank đã được
phân loại vào nhóm 1 với hạn mức tăng trưởng tín dụng là 17%, nhưng trái lại thực
tế tăng trưởng tín dụng của EIB năm 2012 lại đáng thất vọng, chỉ tăng vỏn vẹn
0,3%. Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và đối với các
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nói riêng, với số lượng công ty nộp đơn xin
phá sản lên đến 55.000 doanh nghiệp. Tình hình ảm đạm của nhóm khách hàng mục
tiêu đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng của EIB. Về mặt thị phần tín dụng,
EIB đã tụt hạng từ vị trí thứ sáu với 3,2% thị phần trong năm 2013 xuống vị trí thứ
chín với 2,14% thị phần trong 9T2014.
Năm 2014 tiếp tục là một năm khó khăn đối với EIB, điều này đã khiến EIB trở
thành ngân hàng duy nhất ghi nhận tăng trưởng tín dụng âm 3,9% trong 9T2014. Tín
dụng thường tăng trưởng mạnh trong các tháng cuối năm nên trong quý IV/2014
SVTH: Hán Mỹ Linh 15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
tình hình đã phần nào được cải thiện đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 lên
4.55% thoát khỏi tình trạng âm nhưng vẫn không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
tín dụng cả năm là 10%.
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của EIB biến động qua các năm và bình
quân từ 2008 đến 2014 đạt 23.24%. Đặc biệt năm 2011, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của
EIB bị âm do tình hình lạm phát tăng cao nên huy động của EIB bịảnh hưởng. Mặt
khác, trong năm 2011 một lượng lớn tiền gửi bằng vàng đã được chuyển sang loại hình
dịch vụ giữ hộ vàng khiến huy động vàng của EIB giảm đáng kể. So sánh với các ngân
hàng trong cùng hệ thống, thị phần huy động trên thị trường 1 của EIB chiếm 3% toàn
hệ thống và đứng thứ 9 (sau 4 NHTM Nhà nước, ACB, TECH, STB và MBB). Trong
năm 2014 với rất nhiều khó khăn đối với EIB, tiền gửi của khách hàng đã có một bước
quay đầu ngoạn mục, với tăng trưởng 12,7% trong Quý 3/2014 so với mức tăng trưởng
âm 3,0% trong 6T2014. Và tiếp tục tăng trưởng mạnh ở quý IV/2014 và đạt được con
số khá khả quan với tốc độ tăng trưởng tiền gửi cả năm là 27,56%. Giúp đáp ứng nhu
cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống.
2.3.2. Cơ cấu cho vay
EIB tập trung cho vay nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm hơn
55% tổng dư nợ, doanh nghiệp nhà nước và cho vay cá nhân đang chiếm 12,7% và
34,91% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhằm tăng
cường phát triển phân khúc ngân hàng bán lẻ, EIB đã tăng tỷ trọng các khoản cho
vay cá nhân từ mức 25% năm 2011 lên gần 35% vào năm 2014. So với ACB và
STB, tỷ trọng cho vay khách cá nhân của EIB vẫn còn thấp, chỉ chiếm 32,8% so với
con số này tại ACB là 42% và tại STB là 40%.
SVTH: Hán Mỹ Linh 16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.8. Phân loại cho vay theo ngành của EIB năm 2014
Phân loại cho vay theo ngành 2014
Các ngành khác
Khách sạn và 20% Hoạt động phục
nhà hàng
vụ cá nhân và
2%
công cộng
Tài chính tín
34%
dụng
2%
Xây dựng
Thương nghiệp
8%
25%
Công nghiệp chế biến
9%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Về phân loại cho vay theo ngành, chúng tôi nhận thấy rằng EIB cho vay tập
trung vào một số ngành then chốt như thương nghiệp, hoạt động phục vụ cá nhân và
công cộng và sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, cho vay thương nghiệp đã giảm
xuống trong thời gian gần đây từ năm 2012 do điều kiện kinh tế nói chung gặp khó
khăn. Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng và thương nghiệp chiếm một phần
lớn trong tổng dư nợ của EIB, lần lượt ở mức 34% và 25%. Từ năm 2009, EIB đã
sớm nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn của ngành xây dựng và bất động sản, do đó, ngân
hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này, giữ được chất lượng tài sản cao với tỷ
lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2% trước năm 2014.
2.3.3. Tính thanh khoản
EIB đã liên tục tăng vốn điều lệ từ năm 2008-2011 thông qua việc sự dụng
nguồn vốn thặng dư và phát hành cổ phiếu thưởng, vì vậy, hệ số CAR của ngân hàng
luôn cao hơn 9% (theo quy định của NHNN). Từ năm 2011, ngân hàng đã ngừng tăng
vốn điều lệ và hệ số CAR của EIB vào năm 2013 là 14,47%. Điều này đảm bảo khả
SVTH: Hán Mỹ Linh 17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi
ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, EIB vẫn đã tự tạo ra
một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ
những người gửi tiền.
Tỷ lệ Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của EIB lại có xu hướng tăng qua các
năm, từ 7,87 năm 2010 lên 10,45 năm 2014, nhưng so với trung bình ngành tỷ lệ
này của EIB vẫn thấp hơn. Với tỷ lệ thấp như vậy, rủi ro mất khả năng thanh toán
các hợp đồng tín dụng nhiều khả năng cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên trong điều kiện
nền kinh tế vẫn còn khó khăn, ngân hàng vẫn phải có các chính sách quản lý nhằm
kiểm soát tốt rủi ro tín dụng.
2.4. Tình hình tăng trưởng và nợ xấu
2.4.1. Tình hình tốc độ tăng trưởng
Trong giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng của EIB giảm rõ rệt, từ tốc độ
tăng hơn 100% trong năm 2010 giảm xuống chỉ còn 40% trong năm 2011, và thậm chí
tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong các năm 2012, 2013 và 2013 là âm. Cho thấy rằng
trong các năm 2012 – 2013, tổng tài sản của EIB giảm một cách rõ rệt.
Hình 2.9. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của EIB giai đoạn 2010-1014
Tốc độ tăng trưởng tồng tài sản
120.00%
100.35%
100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
40.00%
20.00%
-0.20%
0.00% -7.26% -5.19%
2010 2011 2012 2013 2014
-20.00%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
SVTH: Hán Mỹ Linh 18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Nhìn từ góc độ tài sản có, nguyên nhân giảm của tổng tài sản của EIB trong
các năm 2012 – 2014 là chủ yếu do sự sụt giảm của tiền, vàng gửi tại các TCTD
khác (từ hơn 64 nghìn tỷ VND trong năm 2011 xuống chỉ còn gần 40 nghìn tỷ trong
năm 2014).
Tương tự vậy, nhìn từ góc độ tài sản nợ, sự sụt giảm chủ yếu là ở các khoản
mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác và lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế.
Từ diễn biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản này có thể nhận thấy rằng trong
giai đoạn 2012 – 2014, EIB phải đối mặt với các khó khăn đáng kể trong các hoạt
động của mình.
2.4.2. Tình hình nợ xấu
Để có cái nhìn rõ hơn về việc sụt giảm tài sản và các khó khăn trong hoạt
động của EIB, sự phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng EIB là việc cần thiết.
Với diễn biến tình hình nợ xấu được thể hiện trong hình sau, có thể thấy rằng tỷ lệ
nợ xấu gia tăng đáng kể từ năm 2012 (1,32%) đến năm 2014 (2,46%). Đây là dấu
hiệu cho thấy rằng chất lượng tài sản của ngân hàng EIB ngày càng giảm nhiều.
Hàm ý rằng ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn và phải
gánh chịu chi phí từ việc dự phòng này. Đây là một ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến
hiệu quả hoạt động và rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu.
SVTH: Hán Mỹ Linh 19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.10. Tỷ lệ nợ xấu EIB qua các năm 2010-2014
TỶ LỆ NỢ XẤU
3.00%
2.50%
2.46%
2.00%
1.98%
1.42%
1.61%
1.50% 1.32%
1.00%
0.50%
0.00%
2010 2011 2012 2013 2014
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình diễn biến tốc độ tăng trưởng cho vay và dự phòng rủi ro cho vay cho
thấy rủi ro của các khoản vay tại ngân hàng EIB. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của việc
cho vay của EIB có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2014. Nhưng EIB lại có
sự trích lập dự phòng rủi ro cho vay nhiều trong cùng thời gian này. Điều này cho
thấy rằng ngân hàng EIB không tập trung gia tăng hoạt động cho vay của ngân hàng
nhưng lại phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay (đối với các khoản nợ xấu), dẫn đến
việc lợi nhuận của ngân hàng có nguy cơ sụt giảm vì vừa không gia tăng cho vay
vừa lại phải gánh chịu chi phí huy động gia tăng và các khoản chi phí khác.
SVTH: Hán Mỹ Linh 20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Hình 2.11. Tình hình cho vay của EIB qua các năm 2010-2014
CHO VAY
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
-20.00% 2010 2011
2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng Cho vay Tốc độ tăng dự phòng RRCV
Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.5. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh
Tân Định
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Tân Định (gọi tắt là
Eximbank Tân Định) có địa chỉ cũ tại số 48-50 Nguyễn Hữu Cầu, P.Tân Định, Q.1,
TP.HCM, địa chỉ mới hiện nay là số 78 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM.
2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ vào Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) tháng 12/2005 thành lập chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần xuất
nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định theo “Giấy chấp nhận mở chi nhánh trong
nước thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần” số 0024/GCT của Vụ trưởng vụ các
Định chế tài chính, có tên gọi là: “Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
Việt Nam - chi nhánh Tân Định”. Tên viết tắt là Chi nhánh Eximbank Tân Định
(EIB Tân Định).
Với sự phấn đấu không ngừng và từng bước trưởng thành, Eximbank - Chi
nhánh Tân Định đã đạt được những thành tựu vững chắc với sự phát triển toàn diện
SVTH: Hán Mỹ Linh 21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
về các mặt huy động nguồn vốn; tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín
dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.
2.5.1.1. Chức năng
Eximbank Tân Định là ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ,
thực hiện cung cấp các dịch vụ của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng các lãi suất cho vay, các tỷ
lệ hoa hồng tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của Eximbank Việt
Nam và quy định của NHNN Việt Nam.
2.5.1.2. Nhiệm vụ
Eximbank- chi nhánh Tân Định chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ
hoạt động của mình. Các nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi,
cho vay tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng với các điều kiện thuận lợi và thủ
tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay, kì hạn, hoán đổi và
quyền chọn.
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; chiết khấu chứng từ và thực
hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn
với các hình thức thanh toán bằng L/C, T/T, D/A….
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, chấp nhận thanh
toán thẻ quốc tế, Visa, Master Card, ….thanh toán qua mạng bằng thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi bộ, thu chi tại chỗ, thu đổi
ngoại tệ, nhận và chi trả tiền kiều hối, chuyển tiền trong nước và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước.
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.
2.5.2. Cơ cấu tổ chức và năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Eximbank - Chi nhánh Tân Định có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hoạt động
hiệu quả. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban được ban hành theo quy định
số 45/EIB của Tổng giám đốc Eximbank Việt Nam.
SVTH: Hán Mỹ Linh 22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
2.5.2.1. Giám đốc
Đại diện pháp nhân của Chi nhánh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, tài sản, vốn, tổ chức
và điều hành cán bộ của Chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy
định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.Tổ chức chỉ đạo thực
hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Quyết
định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền. Kí kết
các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh.
Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh. Tổ chức nghiên cứu,
học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm cụ của Eximbank Việt Nam.
2.5.2.2. Phó giám đốc
Dưới giám đốc là Phó giám đốc, đảm nhận vai trò giúp giám đốc chỉ đạo và điều
hành một số lĩnh vực công tác, tham gia cùng với giám đốc trong công tác chuẩn
bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các
phương hướng hoạt động. Phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc giải quyết và kí
các văn bản được phân công, và với sự ủy quyền của Giám đốc, Phó giám đốc sẽ
điều hành mọi công tác của Chi nhánh lúc Giám đốc vắng mặt.
2.5.2.3. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc: Lập kế
hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của toàn Chi nhánh, cung cấp thông tin phòng
ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh, cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao
dịch với khách hàng; thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng ngày, hướng dẫn
nghiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao dịch và quản lý hoạt động cho vay. Đồng
thời nhiệm vụ của phòng kinh doanh còn là xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp
đồng và tạm ứng chi phí….
2.5.2.4. Phòng kế toán tổng hợp
Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán theo quy định kế
toán của Việt Nam. Tổ chức hoạch toán phân tích, tổng hợp các loại tài khoản về
SVTH: Hán Mỹ Linh 23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn Chi nhánh. Ngoài ra, phòng phải chỉ đạo công tác kế
toán của các phòng giao dịch trực thuộc, theo dõi tiền gửi, vay của các chi nhánh và tổ
chức thanh toán điện tử trên các chi nhánh, trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các
Ngân hàng trên địa bàn.Tham mưu và lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm.
2.5.2.5. Phòng ngân quỹ
Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy
định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tốt công tác thu, chi tiền
cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và các giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản.
Hình 2.12. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Eximbank – Chi nhánh Tân Định
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
PGD
Gò vấp
PGD
Phan
Đình
Phùn
P.Khách
hàng
doanh
nghiệp
P.Kinh
doanh
PG
D
Hồ
Văn
Huê
PGD
Nguyễn
Thái
Sơn
PGD
Trần
Quang
Khải
P.Ngân P. Khách
quỹ hàng cá
nhân
P.Kế
toán
tổng
hợp
Nguồn: Phòng hành chính Eximbank Tân Định
2.5.3. Tình hình hoạt động chi nhánh từ năm 2011-2014
2.5.3.1. Huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn ở Eximbank- Chi nhánh Tân Định phân tích
theo hình thức huy động (Tỷ lệ % so với năm trước)
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
SVTH: Hán Mỹ Linh 24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Tiền gửi
161.691 123 174.403 107,8 212.486 121,8 132.591 62,4
TCKT
Tiền gửi
436.155 117 454.997 104,3 601.840 132,2 767.396 127,5
dân cư
Nguồn
24.556 142 29.689 120,9 19.329 65,1 7574 39,2
khác
Tổng
vốn huy 622.402 659.089 106 833.655 126,5 907.651 108,9
động
Nguồn: Phòng kế toán Eximbank
2.5.3.2. Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn ở Eximbank - Chi nhánh Tân Định
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số %
Huy
622.402 119 659.089 106 833.655 126,5 907.561 108,9
động vốn
Dư nợ
555.998 113 551.736 99 723.302 131,1 808.637 111,8
tín dụng
Hệ số sử
89,33% 83,71% 86,76% 89,1%
dụng vốn
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian ở Eximbank- Chi nhánh Tân Định
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ ngắn hạn 386.193 382.045 461.069 527.581
Dư nợ trung hạn 51.398 52.191 81.245 92.996
Dư nợ dài hạn 62.807 62.326 115.894 123.369
SVTH: Hán Mỹ Linh 25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Tổng dư nợ cho vay 500.398 496.562 658.205 743.946
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
2.5.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Eximbank – Chi nhánh
Tân Định giai đoạn 2011-2014
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chỉ tiêu Doanh
%
Doanh
%
Doanh
%
Doanh
%
số số số số
Doanh số thanh
70,4 +36 65,7 -6,7 54 -18,8 61,8 +14,4
toán Xuất khẩu
Doanh số thanh
62,6 +17 63,9 +2,1 65,3 +2,2 72,7 +11,4
toán Nhập khẩu
Tổng doanh số
thanh toán Xuất 133 +26 129,6 -2,6 119,3 -7,9 134,8 +13
nhập khẩu
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp
2.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả kinh doanh của Eximbank - chi nhánh Tân
Định qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng doanh thu 43.973 51.978 48.138 56.348
Tổng chi phí 15.361 19.581 32.464 35.895
Lợi nhuận trước thuế 28.612 32.397 15.674 20.453
ROE (%) 13,9 12,6 6,7 8,3
Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp
SVTH: Hán Mỹ Linh 26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về ngân hàng xuất nhập khẩu
Việt Nam Eximbank chi nhánh Tân Định. Từ những dữ liệu thu thập được ở chi
nhánh, có thể thấy được thời gian thành lập phát triển và tình hình hoạt động của chi
nhánh qua các năm với những số liệu thống kê cụ thể cũng như biết rõ được cơ cấu
tổ chức và nhân sự của chi nhánh khá chặt chẽ. Nhìn tổng thể các số liệu thống kê
tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh là khá tốt, doanh thu qua các năm
điều tăng tuy nhiên có vài năm doanh thu giảm nhưng không đáng kể. Do đó có thể
nói mặc dù tình hình kinh tế hiện nay tuy còn khó khăn và chưa khởi sắc nhưng chi
nhánh Eximbank Tân Định vẫn hoạt động khá ổn và lợi nhuận tương đối cao.
SVTH: Hán Mỹ Linh 27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG
3.1. Tổng quan về thanh khoản
3.1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại
3.1.1.1. Tính thanh khoản trong các NHTM
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu
thanh khoản của khách hàng như yêu cầu rút tiền, yêu cầu cho vay... Thanh khoản
có thể được định nghĩa là khả năng của một tổ chức tài chính để đáp ứng tất cả các
nhu cầu chính đáng cho các quỹ (Yeager và Seitz, 1989).
Một ngân hàng được xem là có tính thanh khoản cao khi có đủ ngân quỹ và
các tích sản lưu hoạt khác, cùng với khả năng tăng vốn nhanh từ các nguồn khác
nhau với chi phí thấp khiến nó có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ chi trả và các ràng
buộc (Tseganesh Tesfaye, 2012).
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) định nghĩa thanh khoản là khả năng của
ngân hàng để tài trợ cho việc tăng tài sản và đáp ứng nghĩa vụ đến hạn, mà không gây
thiệt hại không thể chấp nhận. Do đó, rủi ro thanh khoản phát sinh từ các vai trò cơ bản
của ngân hàng trong việc chuyển đổi kỳ hạn của các khoản tiền gửi ngắn hạn thành nợ
dài hạn. Do đó, các ngân hàng phải giữ mức tối ưu của thanh khoản mà có thể tối đa
hóa lợi nhuận của họ và cho phép họ đáp ứng nghĩa vụ của họ.
Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo
bằng thời gian và chi phí. Chi phí ở đây là tổn thất (giảm giá) của tài sản.Thời gian và
chi phí càng cao thì tính thanh khoản càng thấp và ngược lại. Tính thanh khoản của tài
sản phản ánh rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong khoản thời gian nhất
định. Tuy nhiên một số trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh (thời gian chuyển tiền
ngắn) thì chi phí lại lớn. Điều này cho thấy tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc
vào nhiều nhân tố và có thể thay đổi giữa các vùng, các nước. Vì vậy những tài sản nào
đáp ứng cả hai yêu cầu: Thời gian ngắn và chi phí thấp mới được
SVTH: Hán Mỹ Linh 28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
xếp vào tài sản thanh khoản. Ngân hàng nắm giữ danh mục tài sản có tính thanh
khoản khác nhau. Kết cấu tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh
khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản.
Tính thanh khoản của nguồn là khả năng huy độnng tạo khả năng
thanh toán cho ngân hàng. Tính thanh khoản của nguồn được đo lường bằng thời
gian và chi phí để mở rộng nguồn vốn khi cần thiết. Tính thanh khoản của nguồn
càng cao khi thời gian và chi phí càng thấp, bên cạnh đó tính thanh khoản của
nguồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự nhạy cảm của thu nhập với lãi suất, sự
phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư…
Trong đó cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một NHTM nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản
và khả năng huy động mới. Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng
mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng, bao gồm yêu cầu chi trả và vay hợp pháp của
ngân hàng.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng “Thanh khoản là thuật
ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng,
phục vụ nhu cầu kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh
toán, giao dịch vốn…”
3.1.1.2. Rủi ro thanh khoản trong các NHTM
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản, nhưng có thể được hiểu
là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi cung thanh khoản không đáp ứng được
cầu thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có dự trữ
đề đáp ứng các nhu cầu chi trả, các hợp đồng thanh toán hoặc có khả năng đáp ứng
nhưng phải chịu tổn thất khi đáp ứng các nhu cầu chi trả đó. Trong nghiên cứu của
Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản xảy ra khi các NHTM không có khả năng thanh
toán tại một điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn khác với chi phí cao để
đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, hoặc do một số nguyên nhân chủ quan khác nhau
làm cho NHTM mất khả năng thanh toán, từ đó dẫn đến một số hậu quả
SVTH: Hán Mỹ Linh 29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
không mong muốn, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí
dẫn đến nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên rủi ro thanh khoản chỉ là một vấn đề thông thường xảy ra hằng
ngày đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt
hạn hữu nó mới đe dọa đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì thanh khoản
là vấn đề thường nhật cho nên một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với nhà
quản lý là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên và đầy đủ.
3.1.2. Vai trò của thanh khoản
Thanh khoản hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nóng của các ngân hàng
thương mại, được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trước bối cảnh cạnh tranh
gay gắt giữa các ngân hàng không những trong nước mà còn cả nước ngoài thì việc
quản lý tài sản và nguồn vốn nhằm đáp ứng thanh khoản cao trở nên rất quan trọng
đối với các NHTM. Việc đảo bảo tính thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến ngân
hàng đó mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống. Do đó hoạt động quản
lý thanh khoản giữ vai trò sống còn đối với một ngân hàng.
Nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng
như vậy, thứ nhất, cần có thanh khoản để đáp ứng kịp thời tất cả các biến động về
nhu cầu tiền. Vì các ngân hàng thường xuyên huy động những nguồn tiền gửi trong
thời ngắn với lãi suất cao để cho vay trung dài hạn với lãi suất cao nên nhu cầu về
thanh khoản của các ngân hàng thương mại về cơ bản là rất lớn. Thứ hai, thanh
khoản sẽ giúp cho các ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vay mới mà không cần thu
hồi các khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn.
Bên cạnh đó tính thanh khoản còn tác động đến tâm lý, lòng tin của khách
hàng gửi tiền. Tính thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vỡ nợ của
các ngân hàng.
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản
Từ lúc thanh khoản trở thành vấn đề nóng bỏng được hầu hết các ngân hàng
thương mại quan tâm thì đã có rất nhiều bài nghiên cứu, lý luận của nhiều tác giả đề
SVTH: Hán Mỹ Linh 30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
cập đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản
có thể xuất hiện từ phía tài sản có hoặc tài sản nợ hoặc từ tài sản ngoại bảng của các
NHTM (Valla và Escorbiac, 2006). Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra rủi ro
thanh khoản thường xuyên cho các NHTM được đề cập đến trong các nghiên cứu
trước đây đó bao gồm nhóm nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài.
Trước hết là nhóm các yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó
như: quy mô ngân hàng, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi
ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên huy động…
Nhóm thứ hai là các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: lãi suất cơ bản của
ngân hàng trung ương, lãi suất cho vay, lãi suất huy động, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế,
tỷ lệ làm phát,…
Trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố nội
tại phát sinh từ chính bản thân của các ngân hàng thương mại.
3.2.1. Các nguyên nhân nội tại
Thứ nhất, do ngân hàng chưa thẩm kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ mà cho vay,
đầu tư tràn lan dẫn đến quá trình thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến
khả năng chi trả, thanh toán khi nhu cầu xuất hiện.
Thứ hai, do các ngân hàng thương mại hiện nay chưa chú trọng nhiều đến
việc tăng cường và đa dạng các hình thức huy động vốn dẫn đến việc nguồn vốn
tăng trưởng rất chậm, thậm chí còn không tăng trưởng, vì vậy không đủ đáp ứng
nhu cầu thanh khoản.
Thứ ba, do ngân hàng chưa có chiến lược quản trị thanh khoản hiệu quả, vẫn
còn nhiều hạn chế, yếu kém, mất cân đối trong cơ cấu tài sản-nguồn vốn khi sử
dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay hay đầu tư trung và dài hạn (đây là
tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn); hoặc dữ trữ
không đáp ứng đủ cho nhu cầu chi trả; hay mất cân đối trong cơ cấu tài sản, nắm giữ
quá nhiều chứng khoán có tính thanh khoản thấp…
3.2.2. Nhóm các nguyên nhân bên ngoài
Bên cạnh những nguyên nhân bên trong thì còn có nhóm các nguyên nhân bên
SVTH: Hán Mỹ Linh 31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
ngoài, những nguyên này cũng gây ra nhiều vấn đề về thanh khoản cho các ngân
hàng thương mại:
Thứ nhất, do sự thay đổi trong các chính sách kiểm soát vĩ mô của chính phủ,
đặc biệt là những thay đổi trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW thông
qua điều chỉnh các công cụ như: Lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái…
Thứ hai, do biến động của lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn tiền
gửi của khách hàng. Khách hàng sẽ rút ở ngân hàng khi lãi suất xuống thấp để đầu
tư vào những nơi có lãi suất cao hơn.
Thứ ba, do sự phát triển của nền kinh tế, khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay cũng không thuận lợi, có thể thua lỗ
và dẫn đến khả năng không trả được nợ cho ngân hàng, điều này ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng cũng như khả năng đảm bảo thanh khoản của ngân hàng.
Thứ tư, là do hàng loạt nguyên nhân khác nhau như các tin đồn thất thiệt về
các ngân hàng, hay những vụ án có liên quan đến ban lãnh đạo của các ngân hàng,
khiến cho khách hàng rút tiền hàng loạt vì tâm lý hoang mang, lo sợ hoặc do tâm lý
“chạy theo đám đông”, khiến cho ngân hàng lâm vào tình trạng điêu đứng, không
thể chi trả cho khách hàng, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
3.3. Đo lường thanh khoản
Để đánh giá tình hình thanh khoản của các NHTM, hiện nay có các hệ số:
-Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
ố ự ó
CAR =
ổ à ả ó ủ đổ
x 100%
Đây là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân
hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, được định nghĩa trong Basel. Tuy nhiên, tuỳ
theo cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng ở mỗi nước khác nhau, lại có những quy định
cụ thể riêng về những công cụ tài chính cụ thể được áp dụng để tính tỷ lệ này.
Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của
ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu.
SVTH: Hán Mỹ Linh 32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
Thông qua tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu người ta có thể xác định được khả năng ngân
hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn cũng như khả năng đối mặt với các loại
rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng
đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc
về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Ý nghĩa của hệ
số này là mức độ rủi ro mà các ngân hàng có thể mạo hiểm trong việc sử dụng vốn,
những ngân hàng có vốn tự có càng lớn thì được phép sử dụng vốn một cách liều
lĩnh hơn những ngân hàng có vốn tự có nhỏ, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận,
nhưng bên cạnh đó các ngân hàng này cũng sẽ đối mặt với rủi ro cao.
Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác
định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, chuẩn
mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%. Ở Việt
Nam, các TCTD phải đảm bảo tỉ lệ này tối thiểu là 9%, (Theo thông tư số
13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/10/10).
-Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1 (Hệ số giới hạn huy động vốn)
ố ự ó
H1 =
ổ ồ ố ℎ độ
x 100%
Như tên gọi của nó, hệ số này nhằm mục đích giới hạn mức huy động của
một ngân hàng, hạn chế được rủi ro ngân hàng mất khả năng chi trả khi huy động
vốn ồ ạt, vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có. Thông thường hệ số này ở mức tiêu
chuẩn là lớn hơn 5%. Khi hệ số H2 càng tiến gần 5% thì khả năng huy động vốn của
ngân hàng càng cao nhưng vẫn đảm bảo mức độ rủi ro theo quy định.
-Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có H2
ố ự ó
H2 =
ổ à ả ó
x 100%
Tỷ lệ vốn tự có trên tồng tài sản giúp đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản
có của một ngân hàng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro dẫn đến tài sản của ngân
hàng bị giảm thì kéo theo hệ quả là lợi nhuận của ngân hàng đó cũng bị sụt giảm, vì
SVTH: Hán Mỹ Linh 33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
vậy, tỷ lệ này cho phép tài sản của một ngân hàng sụt giảm ở một mức nhất định so
với vốn tự có.
-Hệ số trạng thái tiền mặt H3
H3 = ề ặ + ề ử ạ á x 100%
ổ à ả ó
Hệ số trạng thái tiền mặt đảm bảo cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh
khoản tức thời. Tuy nhiên hệ số H3 càng lớn không phải lúc nào cũng tốt. Hệ số H3
của một ngân hàng quá cao cho thấy rằng ngân hàng đó đang giữ quá nhiều tiền
mặt, và khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng không được đảm bảo. Vì vậy,
một ngân hàng vừa muốn tạo lợi nhuận cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản thì
cần duy trì một hệ sô H3 ở mức hợp lý.
-Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H4 (Chỉ số năng lực cho vay)
H4 =
ổ ư ợ
x 100%
ổ à ả ó
Chỉ số năng năng lực sử dụng vốn sinh lời phản ánh năng lực cho vay của
một ngân hàng trong tổng số tài sản có của ngân hàng đó. Hoạt động chủ yếu của
các NHTM Việt Nam là hoạt động cho vay. Vì vậy rủi ro mà các NHTM phải đối
mặt trước mắt là rủi ro lãi suất, khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Ngoài ra
khi ngân hàng biến đổi kỳ hạn bằng cách sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho
vay dài hạn, cũng sẽ gặp phải rủi ro thanh khoỏan.
-Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5
ổ ư ợ
H5 =
ổ ề ử ủ ℎá ℎ ℎà
x 100%
Chỉ dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5 đánh giá tỷ lệ phần trăm (%) tiền gửi
của khách hàng mà ngân hàng sử dụng để cho vay các khách hàng khác. Chỉ số H5
càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.
SVTH: Hán Mỹ Linh 34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
-Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6
H6 = ℎứ ℎ á ℎ ℎ+ ℎứ ℎ á ẵ à để á x 100% ổ à ả ó
Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng
khoán dễ dàng chuyển thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài
sản có của ngân hàng. Chỉ số H6 của một ngân hàng càng cao thể hiện khả năng
thanh khoản của ngân hàng đó càng tốt.
SVTH: Hán Mỹ Linh 35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương
CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH
KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.doc

Semelhante a Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.doc (14)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.doc
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.docKế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.doc
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty thương mại và sản xuất Quỳnh Phúc.doc
 
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.dockHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
 
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng.doc
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng.docPhân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng.doc
Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng.doc
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi mă...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi mă...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi mă...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xi mă...
 
Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Hội.doc
Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Hội.docThực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Hội.doc
Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Sài Gòn - Hà Hội.doc
 
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.docGiải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
Giải Pháp Tăng Cƣờng Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế.doc
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thô...
 
Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Trườ...
Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Trườ...Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Trườ...
Phân tích hoạt động Marketing tại Công ty Sản Xuất Thương Mại Và Dịch Vụ Trườ...
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo tại ngân hàng Phương...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện.doc
Luận Văn  Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện.docLuận Văn  Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện.doc
Luận Văn Nâng Cao Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện.doc
 
Các Yêu Tố Tác Động Tới Quyết Định Mua Đồng Phục Tại Công Ty Ly On.docx
Các Yêu Tố Tác Động Tới Quyết Định Mua Đồng Phục Tại Công Ty Ly On.docxCác Yêu Tố Tác Động Tới Quyết Định Mua Đồng Phục Tại Công Ty Ly On.docx
Các Yêu Tố Tác Động Tới Quyết Định Mua Đồng Phục Tại Công Ty Ly On.docx
 
Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...
Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...
Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty xây dựng và thương mại ...
 
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.docLuận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
 
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
 

Mais de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

Mais de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docxCơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
Cơ sở lý luận chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty.docx
 
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docxThực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần hoàng hạc.docx
 
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các hộ gia...
 
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.docThực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
Thực trạng công tác kế toán một số phần hành kế toán tại công ty Đồng Phú.doc
 
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế  tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại đại lý thuốc Công Đức, 9 điểm.doc
 
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docxIntrenship report - Faculty of foreign languages.docx
Intrenship report - Faculty of foreign languages.docx
 
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docxCơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
Cơ sở lý luận về thành phẩm, bán hàng và doanh thu bán hàng.docx
 
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docxCơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
Cơ sở lý luận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.docx
 
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.docBáo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
Báo cáo thực tập Phương pháp trả lương tại công ty CMS.doc
 
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
Đồ án Công tác tổ chức kế toán tổng hợp tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì...
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.docKế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại  Công ty Ngọc Anh.doc
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Ngọc Anh.doc
 
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.docKế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
Kế toán quản trị với việc lập dự toán và báo cáo chi phí tại Công ty Dệt May.doc
 
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.docKế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở công ty dịch vụ Thành Tú.doc
 
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty du lịch Xanh Nghệ ...
 
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
Kế toán thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty Dịch vụ Thương mại Đồng...
 
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.docKế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm.doc
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docxBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh trường Đại học Thái Bình Dương.docx
 
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docxBáo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
Báo cáo thực tập tại khoa dược bệnh viện đa khoa hóc môn.docx
 
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.docBáo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
Báo cáo thực tập thực tế tại nhà thuốc An Phúc, 9 điểm.doc
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương Sinh viên thực hiện: Hán Mỹ Linh Lớp-Khóa-Hệ: NH01-38-Chính quy Chuyên ngành: Ngân hàng Thông tin liên hệ: mylinh.38ueh@gmail.com (090 676 4149) Niên khóa
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Để có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất, không thể không kể tới sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình từ phía giảng viên hướng dẫn ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương, Thầy Cô giảng viên khoa Ngân hàng, cán bộ phòng chức năng Khoa Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng nơi tôi thực tập- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định; bạn bè và gia đình. Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của tập thể Ban lãnh đạo, Ban Giám đốc, anh chị cán bộ, chuyên viên Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi đến giảng viên hướng dẫn ThS. Lê Nguyễn Quỳnh Hương đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn, theo sát, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình chọn đề tài, nghiên cứu, và hoàn thành khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, việc thu thập số liệu… cũng như còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Vì vậy tôi rất mong những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! i
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ii
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC CHƯƠNG 1................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3 1.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp............................................................................... 4 CHƯƠNG 2................................................................................................................ 6 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP........................................................................... 6 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam............................... 6 2.1.1. Thông tin chung ............................................................................................... 6 2.1.2. Quá trình hình thành......................................................................................... 6 2.1.2.1. Thành lập....................................................................................................... 6 2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................ 6 2.1.2.3. Địa bàn hoạt động ..................................................................................................................7 2.1.2.4. Niêm yết .....................................................................................................................................7 2.1.2.5. Những sự kiện nổi bật qua các năm hoạt động..........................................................8 2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý..................................................................10 2.2. Phân tích khả năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động.......................................................13 2.2.1. Cơ cấu thu nhập của EIB ......................................................................................................13 2.2.2. Khả năng sinh lời......................................................................................................................14 2.3. Hoạt động huy động và cho vay ............................................................................................15 2.3.1. Tình hình huy động và cho vay..........................................................................................15 2.3.2. Cơ cấu cho vay..........................................................................................................................13 2.3.3. Tính thanh khoản......................................................................................................................14 2.4. Tình hình tăng trưởng và nợ xấu...........................................................................................15 2.4.1. Tình hình tốc độ tăng trưởng...............................................................................................15 2.4.2. Tình hình nợ xấu.......................................................................................................................19 iv
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.5. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định.............................................................................................................................................................21 2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................21 2.5.1.1. Chức năng................................................................................................................................22 2.5.1.2. Nhiệm vụ..................................................................................................................................22 2.5.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.................................22 2.5.2.1. Giám đốc ..................................................................................................................................23 2.5.2.2. Phó Giám đốc.........................................................................................................................23 2.5.2.3. Phòng kinh doanh.................................................................................................................23 2.5.2.4. Phòng kế toán tổng hợp .....................................................................................................23 2.5.2.5. Phòng ngân quỹ.....................................................................................................................24 2.5.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh từ năm 2011-2014...........................................24 2.5.3.1. Huy động vốn.........................................................................................................................24 2.5.3.2. Hoạt động sử dụng vốn......................................................................................................25 2.5.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế..........................................................................................26 2.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh............................................................................................26 CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 28 LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG.......................................................................... 28 3.1. Tổng quan về thanh khoản.......................................................................................................28 3.1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các NHTM .....................28 3.1.1.1. Tính thanh khoản trong các NHTM .............................................................................28 3.1.1.2. Rủi ro thanh khoản trong các NHTM..........................................................................29 3.1.2. Vai trò của thanh khoản.........................................................................................................30 3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản..........................................................................31 3.2.1. Các nguyên nhân nội tại........................................................................................................31 3.2.2. Các nguyên nhân bên ngoài.................................................................................................32 3.3. Đo lường thanh khoản................................................................................................................32 CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 36 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM....................................................................... 36 v
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.1. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................36 4.1.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................36 4.1.2. Các nghiên cứu trước đây.....................................................................................................37 4.1.3 Dữ liệu............................................................................................................................................38 4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...........................................................................................41 CHƯƠNG 5.............................................................................................................. 54 ĐỀ XUẤT, KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP .......................................... 55 5.1. Kết luận............................................................................................................................................. 55 5.2. Đề xuất giải pháp.......................................................................................................................... 55 5.2.1. Về phía NHNN.......................................................................................................................... 55 5.2.2. Về phía các NHTM ................................................................................................................. 56 5.2.3. Giải pháp cụ thể tại chi nhánh Eximbank Tân Định................................................. 57 5.3. Hạn chế của đề tài........................................................................................................................ 58 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................................... 59 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 75 vi
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH TMCP TCTD EIB FEM REM FGLS DPRR ROA ROE OLS NHNN NHTW DN DNVVN LNST LNTT LDR NIM : Ngân hàng : Thương mại cổ phần : Tổ chức tín dụng : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam : Mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed Effect ModeL) : Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (Radom Effect Model) : Phương pháp hồi quy tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares) : Dự phòng rủi ro : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu : Mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất : Ngân hàng nhà nước : Ngân hàng trung ương : Doanh nghiệp : Doanh nghiệp vừa và nhỏ : Lợi nhuận sau thuế : Lợi nhuận trước thuế : Tỷ lệ cho vay trên huy động : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên vii
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn ở Eximbank- Chi nhánh Tân Định phân tích theo hình thức huy động (Tỷ lệ % so với năm trước) 24 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn ở Eximbank - Chi nhánh Tân Định.................25 Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian ở Eximbank - Chi nhánh Tân Định 25 Bảng 2.4. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Eximbank – Chi nhánh Tân Định giai đoạn 2011-2014 26 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả kinh doanh của Eximbank - chi nhánh Tân Định qua các năm 26 Bảng 3.1. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại của các nghiên cứu trước đây 39 Bảng 3.2. Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình và cách đo lường..........39 Bảng 3.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình........................................................40 Bảng 3.4. Kết quả hồi quy từ Stata 13................................................................................41 Bảng 3.5. Kết quả hồi quy từ Stata 13 (L1, ROE).........................................................42 Bảng 3.6. Kết quả hồi quy từ Stata 13 (L2, ROA) ........................................................44 Bảng 3.7. Kết quả hồi quy từ Stata 13 (L2, ROE).........................................................45 Bảng 3.8. Ma trận tương quan giữa các biến ...................................................................47 Bảng 3.9. Kết quả của Mô hình FGLS (L1).....................................................................48 viii
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động của EIB ................9 Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chức của EIB..................................................................................12 Hình 2.3. Cơ cấu thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013...................................................13 Hình 2.4. Thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013.................................................................13 Hình 2.5. Khả năng sinh lời của EIB giai đoạn 2009-2010................................................14 Hình 2.6. Hệ số NIM của các NH niêm yết trong 9T2014 .................................................14 Hình 2.7. Tình hình Huy động - Cho vay của EIB giai đoạn 2008-2014.....................15 Hình 2.8. Phân loại cho vay theo ngành của EIB năm 2014..............................................17 Hình 2.9. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của EIB giai đoạn 2010-1014....................18 Hình 2.10. Tỷ lệ nợ xấu EIB qua các năm 2010-2014..........................................................20 Hình 2.11. Tình hình cho vay của EIB qua các năm 2010-2014......................................21 Hình 2.12. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Eximbank – Chi nhánh Tân Định.................24 ix
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng, sự an toàn của các ngân hàng thương mại không chỉ góp phần ổn định hệ thống tài chính mà còn góp phần quan trọng trong sự phục hồi và phát triển kinh tế của các quốc gia. Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi, các ngân hàng thương mại có được nhiều bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ việc cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ xảy ra vào tháng 8/2007. Cuộc khủng hoảng này có tác động mạnh mẽ đến cả hệ thống tài chính quốc tế lẫn nền kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng này mà theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng đó là vấn đề thanh khoản đã bị các ngân hàng thương mại xem nhẹ trong quá khứ. Trong những năm qua, tạo tính thanh khoản cho các ngân hàng đã trở thành chủ đề được tập trung nghiên cứu ngày càng nhiều. Thanh khoản không chỉ quan trọng đối với các ngân hàng mà còn rất quan trọng đối với sức khỏe và hoạt động của nền kinh tế thực (Tseganesh Tesfaye, 2012). Quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay là các ngân hàng tạo thanh khoản trên cả hai mặt tài sản và trách nhiệm của cán cân thanh toán bằng cách chuyển đổi kỳ hạn của các khoản mục ngoại bảng. Quá trình này cho phép ngân hàng nắm giữ khoản mục tiền tệ thanh khoản cho các công ty phi ngân hàng và đưa ra khoản mục tiền tệ lỏng cho cả người gửi tiền và người đi vay. Do đó, ý tưởng về thanh khoản ngân hàng là một phần mở rộng của việc chuyển đổi kỳ hạn cổ điển, như việc các ngân hàng tạo ra tính thanh khoản trên cả hai mặt của bảng cân đối bằng cách cung cấp truy cập tới các khoản vay dài hạn và truy cập đồng thời với các khoản tiền gửi ngắn hạn. Bên cạnh đó ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36), có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 tạo lập khuôn khổ pháp lý mới, điều chỉnh toàn diện về giới hạn, hạn chế, SVTH: Hán Mỹ Linh 1
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đó những quy định về quản lý thanh khoản được quan tâm chú trọng. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại cùng với việc tham khảo các mô hình về thanh khoản của các nhà kinh tế học trên giới, tác giả quyết định nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”. Tóm lại, vấn đề các yếu tố quyết định đến thanh khoản của ngân hàng là rất quan trọng đối với các ngân hàng thương mại nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính thế giới nói chung. Nghiên cứu này nhằm xác định và phân tích các yếu tố tác động đến thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, đồng thời cho phép các ngân hàng và các nhà quản lý giữ quyền kiểm soát đối với vấn đề thanh khoản, một vấn đề được cho là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của lĩnh vực ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống tài chính và nền kinh tế cả nước nói chung. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này đi vào nghiên cứu 2 mục tiêu chính: - Mục tiêu số 1: Đề tài xem xét tác động của các yếu tố đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam; - Mục tiêu số 2: Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản từ đó kiến nghị một số biện pháp nhằm ổn định và nâng cao tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn tới. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu sử dụng lần lượt các phương pháp sau: Thứ nhất, đề tài sử dụng mô hình hồi quy cho dữ liệu bảng từ nghiên cứu của Praet và Herzberg (2008) có dạng: Lit = α + βiXit + δi + εit (1) SVTH: Hán Mỹ Linh 2
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Trong đó: Lit là biến phụ thuộc đại diện cho chỉ số thanh khoản của ngân hàng thương mại i năm t, bao gồm L1 và L2: L1 = à ả ℎ ℎ ℎ ả × 100% ổ à ả L2 = à ả ℎ ℎ ℎ ả × 100% ề ử Xit là véc tơ các biến giải thích, chính là các yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại để phân tích đánh giá tác động của các yếu tố: Tỷ lệ lợi nhuận, Quy mô ngân hàng, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ cho vay trên huy động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại. Thứ hai, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS gộp, Fixed Effect và Radom Effect, áp dụng lần lượt cho biến phụ thuộc-Tính thanh khoản L1 và L2. Thứ ba, tác giả dùng kiểm định F-Test, Hausman-Test và BP-Test để kiểm định xem mô hình OLS gộp, Fixed Effect hay Radom Effect là phù hợp hơn trong nghiên cứu này. Thứ tư, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để hạn chế hiện tượng phương sai thay đổi và xem xét phương pháp FGLS có phù hợp hơn hay không. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu dùng mẫu nghiên cứu của 22 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2003-2014 với phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê, tương quan và hồi quy dữ liệu bảng không cân xứng, bao gồm: 1. Ngân hàng TMCP An Bình ABB 2. Ngân hàng TMCP Bản Việt 3. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienvietPostBank SVTH: Hán Mỹ Linh 3
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương 4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG 5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BID 6. Ngân hàng TMCP Đông Á 7. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeaBank 8. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritimebank 9. Ngân hàng TMCP Kiên Long 10.Ngân hàng TMCP MTV Đại Dương Oceanbank 11.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB 12.Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP. Hồ Chí Minh HDbank 13.Ngân hàng TMCP Quân Đội MBB 14.Ngân hàng TMCP Quốc dân NVB 15.Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB 16.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB 17.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB 18.Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội SHB 19.Ngân hàng TMCP Việt Nam Quốc tế VIB 20.Ngân hàng TMCP Việt Nam Techcombank 21.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB 22.Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB 1.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Với mục tiêu nghiên cứu đó, nội dung nghiên cứu này có kết cấu theo 5 chương: Chương 1: Giới thiệu khóa luận tốt nghiệp. Trong chương này tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam”, cũng như nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu về tính thanh khoản, một vấn đề đang được các ngân hàng quan tâm, chú trọng. Chương này cũng đề cập đế phương pháp nghiên cứu và bộ dữ liệu của 22 NHTM ở Việt Nam. Chương 2: Giới thiệu đơn vị thực tập. SVTH: Hán Mỹ Linh 4
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Chương này tập trung giới thiệu tổng quan về thời gian hình thành và phát triển, bộ máy quản lý, mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự, chức năng các phòng ban… của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Eximbank chi nhánh Tân Định. Đồng thời, chương này cũng thông qua việc phân tích các số liệu thống kê trên báo cáo thường niên của ngân hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động, năng lực tài chính và khả năng thanh khoản của Eximbank. Chương 3: Lý thuyết và thực trạng. Chương này tác giả tập trung vào tóm lượt lý thuyết về tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản, các nguyên nhân gây ra rủi ro thahh khoản, để làm rõ vai trò của thanh khoản đối với hoạt động của các NHTM. Chương 4: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong chương này tác giả tóm lượt lý thuyết của các bài nghiên cứu trước đây đồng thời tập trung đi sâu vào mô hình nghiên cứu để đưa ra kết luận và giải thích mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với thanh khoản của các NHTM trong bối cảnh Việt Nam. Chương 5: Đề xuất, kết luận và đánh giá thực tập Chương này tập trung vào việc đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề thanh khoản cho các NHTM ở Việt Nam hiện nay, cũng như giải pháp cho Eximbank chi nhánh Tân Định nói riêng. SVTH: Hán Mỹ Linh 5
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 2.1.1. Thông tin chung Tên Đăng Ký Tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, tên Đăng Ký Tiếng Anh là Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank (Vietnam Eximbank). Địa chỉ đăng ký của Hội sở ở Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11 + 16, Tòa nhà VINCOM CENTER, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP . Hồ Chí Minh, Việt Nam Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu hiện nay là Ông Lê Minh Quốc, Tổng Giám Đốc là Ông Trần Tấn Lộc. 2.1.2. Quá trình hình thành 2.1.2.1. Thành lập Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu đô la Mỹ tại thời điểm thành lập ngân hàng) và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (được gọi tắt là “Eximbank”). 2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh Các hoạt động kinh doanh của Eximbank bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh SVTH: Hán Mỹ Linh 6
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; kinh doanh ngoại hối; thanh toán quốc tế; đầu tư vào chứng khoán và các giấy tờ có giá; dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa, MasterCard, VisaDebit; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ tài chính trọn gói dành cho du học sinh; dịch vụ tư vấn tài chính; mua bán trái phiếu doanh nghiệp; các dịch vụ ngân hàng khác,... 2.1.2.3. Địa bàn hoạt động Eximbank có trụ sở chính đặt tại Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11+16, tòa nhà Vincom Center , số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP .Hồ Chí Minh, Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của Eximbank đến cuối năm 2014 có 208 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, bao gồm: 44 Chi nhánh, 163 Phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm. Hiện mạng lưới giao dịch Eximbank có mặt tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP .Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu và Kiên Giang. 2.1.2.4. Niêm yết Eximbank được Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP .Hồ Chí Minh chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 20/10/2009 theo Quyết định số 128/QĐ-SGDHCM, với tên cổ phiếu là Cổ phiếu Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Loại cổ phiếu phổ thông và mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết của Eximbank là 1.235.522.904 cổ phần với tổng giá trị niêm yết là12.355.229.040.000 đồng (theo mệnh giá). 2.1.2.5. Những sự kiện nổi bật qua các năm hoạt động SVTH: Hán Mỹ Linh 7
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Năm 1991, 1992: Eximbank được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển. Năm 1993: Tham gia hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 1995: Tham gia tổ chức SWIFT (Tổ chức Viễn Thông Tài Chính Liên Ngân Hàng Toàn Cầu); Năm 1997: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Năm 1998: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa. Năm 2003: Triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống. Năm 2005: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit. Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản. Năm 2008: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng. Năm 2009: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP .HCM. Năm 2010: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng. Năm 2011: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng; Năm 2012: Được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”; Eximbank tiếp tục được xếp hạng trong Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2012 do tạp chí The Banker bình chọn. Năm 2013: Được Tạp chí Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng được quản lý tốt nhất tại Việt Nam năm 2013” , Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân SVTH: Hán Mỹ Linh 8
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013”; tiếp tục được xếp hạng trong T op 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2013 do tạp chí The Banker bình chọn. Năm 2014: Được Tạp chí The Banker xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2014, Eximbank nhiều năm liên tiếp đứng trong bảng xếp hạng những ngân hàng hàng đầu thế giới; Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014”. Hình 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động của EIB Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank Tổng tài sản của Eximbank tăng từ 131.111 tỷ (2010) lên 183.567 tỷ (2011), nhưng sau đó lại giảm qua các năm, từ năm 2011 đến 2014. Vốn điều lệ của Eximbank tăng 1.795 tỷ từ năm 2010 (10.560 tỷ) đến năm 2011 (12.355 tỷ) và giữ nguyên qua các năm, đến năm 2014 vốn điều lệ vẫn là 12.355 tỷ. 2.1.3. Mô hình tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Dưới đây là sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng bao gồm tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông. SVTH: Hán Mỹ Linh 9
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Tiếp theo là Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị theo điều lệ Eximbank ít nhất 03 người và nhiều nhất 11 thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và có thể được bầu lại. Hiện nay, Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên. Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng. Hiện nay, Ban kiểm soát gồm 3 thành viên. Dưới Hội đồng quản trị là Tổng Giám đốc, người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc. Mô hình tổ chức của Eximbank còn có Các bộ phận nghiệp vụ. Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, Eximbank có 08 khối và 25 phòng ban nghiệp vụ/trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Mỗi khối và phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên một bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng. Cuối cùng là các chi nhánh và phòng giao dịch. Các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc phù hợp với điều lệ và qui định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch. Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh. SVTH: Hán Mỹ Linh 10
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.2. Sơ đồ mô hình tổ chức của EIB Nguồn: Bản cáo bạch của NHTMCP Xuất nhập khấu Việt Nam SVTH: Hán Mỹ Linh 11
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương 2.2. Phân tích khản năng sinh lợi và hiệu quả hoạt động 2.2.1. Cơ cấu thu nhập của EIB Eximbank, như tên gọi đã hàm ý, là ngân hàng đứng đầu các ngân hàng tư nhân trong các hoạt động tài chính liên quan đến xuất nhập khẩu. EIB cũng được biết đến với thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế. Hình 2.3. Cơ cấu thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013 Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank Nhóm khách hàng mục tiêu mà EIB tập trung vào là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) xuất nhập khẩu. EIB có một mạng lưới hơn 871 ngân hàng và chi nhánh đại lý tại 65 quốc gia trên toàn cầu. EIB được các ngân hàng danh tiếng như Standard Chartered, HSBC đánh giá khá cao. DNVVN đã đóng góp khoảng 80% vào tổng doanh số thanh toán quốc tế của EIB, vì đây là phân khúc khách hàng cốt lõi của các ngân hàng. Trong năm 2013, tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 4,9 tỷ USD, giảm 0,89% so với năm trước. Kết quả này nằm trong dự kiến vì môi trường hoạt động kinh doanh nói chung trong năm 2014 là không thuận lợi. SVTH: Hán Mỹ Linh 12
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.4. Thu nhập của EIB giai đoạn 2008-2013 Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank Thu nhập hoạt động của EIB có tốc độ tăng trưởng lũy kế khá cao, đạt 48,8% trong giai đoạn 2008-2011. Năm 2012 khởi đầu cho một thời kỳ khó khăn của EIB với mức lỗ ròng là 297 tỷ đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vàng. Thêm vào đó, thu nhập từ phí và hoa hồng giảm 57%, thu nhập lãi thuần giảm tới 70%, dẫn đến sự sụt giảm trong tổng thu nhập hoạt động. Trong năm 2013, LNST tiếp tục giảm sút so với năm 2012 chủ yếu là do sự sụt giảm của thu nhập từ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Eximbank đã ghi nhận 947 LNTT nhưng vẫn chỉ đạt 52,6% kế hoạch cả năm và thấp hơn 18% so với 9 tháng đầu 2013. Với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, kết hợp với một thời gian dài trích lập dự phòng rủi ro còn thấp, EIB sẽ phải tích cực hơn trong việc trích lập dự phòng rủi ro vào cuối 2014. 2.2.2. Khả năng sinh lời Nhìn chung, so với các ngân hàng niêm yết khác, cả ba hệ số sinh lời ROA, ROE và NIM của EIB trong Quý 3/2014 đều đạt kết quả khá không khả quan, tuy nhiên, hệ số NIM của EIB thường thấp hơn so với trung bình các ngân hàng khác. SVTH: Hán Mỹ Linh 13
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.5. Khả năng sinh lời của EIB giai đoạn 2009-2010 Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank Lãi suất trong năm 2014 đã giảm khoảng 1,5-2,0 điểm phần trăm so với năm ngoái. Mặc dù cả lãi suât tiền gửi và lãi suất cho vay đều giảm tương ứng, nhưng do tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) giảm nhẹ, chúng tôi thấy rằng hệ số NIM trong 9T2014 của hầu hết các ngân hàng đều giảm nhẹ so với năm 2013. Hình 2.6. Hệ số NIM của các NH niêm yết trong 9T2014 Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank 2.3. Hoạt động huy động và cho vay 2.3.1. Tình hình huy động và cho vay SVTH: Hán Mỹ Linh 14
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.7. Tình hình Huy động-Cho vay của EIB giai đoạn 2008-2014 Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank Tiền gửi khách hàng và các khoản cho vay khách hàng đã tăng trưởng lũy kế lần lượt là 21% và 31% trong giai đoạn 2008-2013, cao hơn so với ACB và STB, nhưng còn khá khiêm tốn so với MBB. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chủ yếu là trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2010, theo đà tăng trưởng chung của ngành ngân hàng, trong khi tổng tín dụng và huy động từ năm 2011 đến năm 2013 chỉ đạt mức tăng trưởng lũy kế lần lượt là 5,7% và 21,7%. Trong năm 2012, NHNN đã phân loại các ngân hàng thành bốn nhóm khác nhau để áp dụng giới hạn tăng trưởng tín dụng riêng dựa trên tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặc dù Eximbank đã được phân loại vào nhóm 1 với hạn mức tăng trưởng tín dụng là 17%, nhưng trái lại thực tế tăng trưởng tín dụng của EIB năm 2012 lại đáng thất vọng, chỉ tăng vỏn vẹn 0,3%. Năm 2012 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) nói riêng, với số lượng công ty nộp đơn xin phá sản lên đến 55.000 doanh nghiệp. Tình hình ảm đạm của nhóm khách hàng mục tiêu đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng của EIB. Về mặt thị phần tín dụng, EIB đã tụt hạng từ vị trí thứ sáu với 3,2% thị phần trong năm 2013 xuống vị trí thứ chín với 2,14% thị phần trong 9T2014. Năm 2014 tiếp tục là một năm khó khăn đối với EIB, điều này đã khiến EIB trở thành ngân hàng duy nhất ghi nhận tăng trưởng tín dụng âm 3,9% trong 9T2014. Tín dụng thường tăng trưởng mạnh trong các tháng cuối năm nên trong quý IV/2014 SVTH: Hán Mỹ Linh 15
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương tình hình đã phần nào được cải thiện đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2014 lên 4.55% thoát khỏi tình trạng âm nhưng vẫn không hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 10%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi khách hàng của EIB biến động qua các năm và bình quân từ 2008 đến 2014 đạt 23.24%. Đặc biệt năm 2011, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của EIB bị âm do tình hình lạm phát tăng cao nên huy động của EIB bịảnh hưởng. Mặt khác, trong năm 2011 một lượng lớn tiền gửi bằng vàng đã được chuyển sang loại hình dịch vụ giữ hộ vàng khiến huy động vàng của EIB giảm đáng kể. So sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống, thị phần huy động trên thị trường 1 của EIB chiếm 3% toàn hệ thống và đứng thứ 9 (sau 4 NHTM Nhà nước, ACB, TECH, STB và MBB). Trong năm 2014 với rất nhiều khó khăn đối với EIB, tiền gửi của khách hàng đã có một bước quay đầu ngoạn mục, với tăng trưởng 12,7% trong Quý 3/2014 so với mức tăng trưởng âm 3,0% trong 6T2014. Và tiếp tục tăng trưởng mạnh ở quý IV/2014 và đạt được con số khá khả quan với tốc độ tăng trưởng tiền gửi cả năm là 27,56%. Giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. 2.3.2. Cơ cấu cho vay EIB tập trung cho vay nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), chiếm hơn 55% tổng dư nợ, doanh nghiệp nhà nước và cho vay cá nhân đang chiếm 12,7% và 34,91% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhằm tăng cường phát triển phân khúc ngân hàng bán lẻ, EIB đã tăng tỷ trọng các khoản cho vay cá nhân từ mức 25% năm 2011 lên gần 35% vào năm 2014. So với ACB và STB, tỷ trọng cho vay khách cá nhân của EIB vẫn còn thấp, chỉ chiếm 32,8% so với con số này tại ACB là 42% và tại STB là 40%. SVTH: Hán Mỹ Linh 16
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.8. Phân loại cho vay theo ngành của EIB năm 2014 Phân loại cho vay theo ngành 2014 Các ngành khác Khách sạn và 20% Hoạt động phục nhà hàng vụ cá nhân và 2% công cộng Tài chính tín 34% dụng 2% Xây dựng Thương nghiệp 8% 25% Công nghiệp chế biến 9% Nguồn: Tác giả tổng hợp Về phân loại cho vay theo ngành, chúng tôi nhận thấy rằng EIB cho vay tập trung vào một số ngành then chốt như thương nghiệp, hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng và sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, cho vay thương nghiệp đã giảm xuống trong thời gian gần đây từ năm 2012 do điều kiện kinh tế nói chung gặp khó khăn. Hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng và thương nghiệp chiếm một phần lớn trong tổng dư nợ của EIB, lần lượt ở mức 34% và 25%. Từ năm 2009, EIB đã sớm nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn của ngành xây dựng và bất động sản, do đó, ngân hàng đã hạn chế cho vay trong lĩnh vực này, giữ được chất lượng tài sản cao với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 2% trước năm 2014. 2.3.3. Tính thanh khoản EIB đã liên tục tăng vốn điều lệ từ năm 2008-2011 thông qua việc sự dụng nguồn vốn thặng dư và phát hành cổ phiếu thưởng, vì vậy, hệ số CAR của ngân hàng luôn cao hơn 9% (theo quy định của NHNN). Từ năm 2011, ngân hàng đã ngừng tăng vốn điều lệ và hệ số CAR của EIB vào năm 2013 là 14,47%. Điều này đảm bảo khả SVTH: Hán Mỹ Linh 17
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, EIB vẫn đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Tỷ lệ Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của EIB lại có xu hướng tăng qua các năm, từ 7,87 năm 2010 lên 10,45 năm 2014, nhưng so với trung bình ngành tỷ lệ này của EIB vẫn thấp hơn. Với tỷ lệ thấp như vậy, rủi ro mất khả năng thanh toán các hợp đồng tín dụng nhiều khả năng cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, ngân hàng vẫn phải có các chính sách quản lý nhằm kiểm soát tốt rủi ro tín dụng. 2.4. Tình hình tăng trưởng và nợ xấu 2.4.1. Tình hình tốc độ tăng trưởng Trong giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng của EIB giảm rõ rệt, từ tốc độ tăng hơn 100% trong năm 2010 giảm xuống chỉ còn 40% trong năm 2011, và thậm chí tốc độ tăng trưởng tổng tài sản trong các năm 2012, 2013 và 2013 là âm. Cho thấy rằng trong các năm 2012 – 2013, tổng tài sản của EIB giảm một cách rõ rệt. Hình 2.9. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của EIB giai đoạn 2010-1014 Tốc độ tăng trưởng tồng tài sản 120.00% 100.35% 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 40.00% 20.00% -0.20% 0.00% -7.26% -5.19% 2010 2011 2012 2013 2014 -20.00% Nguồn: Tác giả tổng hợp SVTH: Hán Mỹ Linh 18
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Nhìn từ góc độ tài sản có, nguyên nhân giảm của tổng tài sản của EIB trong các năm 2012 – 2014 là chủ yếu do sự sụt giảm của tiền, vàng gửi tại các TCTD khác (từ hơn 64 nghìn tỷ VND trong năm 2011 xuống chỉ còn gần 40 nghìn tỷ trong năm 2014). Tương tự vậy, nhìn từ góc độ tài sản nợ, sự sụt giảm chủ yếu là ở các khoản mục tiền gửi và cho vay các TCTD khác và lợi nhuận chưa phân phối/lỗ lũy kế. Từ diễn biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản này có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn 2012 – 2014, EIB phải đối mặt với các khó khăn đáng kể trong các hoạt động của mình. 2.4.2. Tình hình nợ xấu Để có cái nhìn rõ hơn về việc sụt giảm tài sản và các khó khăn trong hoạt động của EIB, sự phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng EIB là việc cần thiết. Với diễn biến tình hình nợ xấu được thể hiện trong hình sau, có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể từ năm 2012 (1,32%) đến năm 2014 (2,46%). Đây là dấu hiệu cho thấy rằng chất lượng tài sản của ngân hàng EIB ngày càng giảm nhiều. Hàm ý rằng ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn và phải gánh chịu chi phí từ việc dự phòng này. Đây là một ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. SVTH: Hán Mỹ Linh 19
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.10. Tỷ lệ nợ xấu EIB qua các năm 2010-2014 TỶ LỆ NỢ XẤU 3.00% 2.50% 2.46% 2.00% 1.98% 1.42% 1.61% 1.50% 1.32% 1.00% 0.50% 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 Nguồn: Tác giả tổng hợp Hình diễn biến tốc độ tăng trưởng cho vay và dự phòng rủi ro cho vay cho thấy rủi ro của các khoản vay tại ngân hàng EIB. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của việc cho vay của EIB có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2014. Nhưng EIB lại có sự trích lập dự phòng rủi ro cho vay nhiều trong cùng thời gian này. Điều này cho thấy rằng ngân hàng EIB không tập trung gia tăng hoạt động cho vay của ngân hàng nhưng lại phải trích lập dự phòng rủi ro cho vay (đối với các khoản nợ xấu), dẫn đến việc lợi nhuận của ngân hàng có nguy cơ sụt giảm vì vừa không gia tăng cho vay vừa lại phải gánh chịu chi phí huy động gia tăng và các khoản chi phí khác. SVTH: Hán Mỹ Linh 20
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Hình 2.11. Tình hình cho vay của EIB qua các năm 2010-2014 CHO VAY 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% -20.00% 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng Cho vay Tốc độ tăng dự phòng RRCV Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.5. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Tân Định Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Tân Định (gọi tắt là Eximbank Tân Định) có địa chỉ cũ tại số 48-50 Nguyễn Hữu Cầu, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM, địa chỉ mới hiện nay là số 78 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM. 2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển Căn cứ vào Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tháng 12/2005 thành lập chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tân Định theo “Giấy chấp nhận mở chi nhánh trong nước thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần” số 0024/GCT của Vụ trưởng vụ các Định chế tài chính, có tên gọi là: “Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Tân Định”. Tên viết tắt là Chi nhánh Eximbank Tân Định (EIB Tân Định). Với sự phấn đấu không ngừng và từng bước trưởng thành, Eximbank - Chi nhánh Tân Định đã đạt được những thành tựu vững chắc với sự phát triển toàn diện SVTH: Hán Mỹ Linh 21
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương về các mặt huy động nguồn vốn; tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. 2.5.1.1. Chức năng Eximbank Tân Định là ngân hàng chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, thực hiện cung cấp các dịch vụ của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng công bố, niêm yết và thực hiện đúng các lãi suất cho vay, các tỷ lệ hoa hồng tiền phạt, các dịch vụ ngân hàng theo đúng quy chế của Eximbank Việt Nam và quy định của NHNN Việt Nam. 2.5.1.2. Nhiệm vụ Eximbank- chi nhánh Tân Định chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của mình. Các nhiệm vụ chủ yếu như sau: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay, kì hạn, hoán đổi và quyền chọn. Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; chiết khấu chứng từ và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, T/T, D/A…. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế, Visa, Master Card, ….thanh toán qua mạng bằng thẻ. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi bộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả tiền kiều hối, chuyển tiền trong nước và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước. Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ. 2.5.2. Cơ cấu tổ chức và năng và nhiệm vụ của các phòng ban Eximbank - Chi nhánh Tân Định có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban được ban hành theo quy định số 45/EIB của Tổng giám đốc Eximbank Việt Nam. SVTH: Hán Mỹ Linh 22
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương 2.5.2.1. Giám đốc Đại diện pháp nhân của Chi nhánh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ của Chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền. Kí kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh. Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh. Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm cụ của Eximbank Việt Nam. 2.5.2.2. Phó giám đốc Dưới giám đốc là Phó giám đốc, đảm nhận vai trò giúp giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác, tham gia cùng với giám đốc trong công tác chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động. Phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc giải quyết và kí các văn bản được phân công, và với sự ủy quyền của Giám đốc, Phó giám đốc sẽ điều hành mọi công tác của Chi nhánh lúc Giám đốc vắng mặt. 2.5.2.3. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc: Lập kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của toàn Chi nhánh, cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh, cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng; thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng ngày, hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao dịch và quản lý hoạt động cho vay. Đồng thời nhiệm vụ của phòng kinh doanh còn là xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp đồng và tạm ứng chi phí…. 2.5.2.4. Phòng kế toán tổng hợp Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán theo quy định kế toán của Việt Nam. Tổ chức hoạch toán phân tích, tổng hợp các loại tài khoản về SVTH: Hán Mỹ Linh 23
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn Chi nhánh. Ngoài ra, phòng phải chỉ đạo công tác kế toán của các phòng giao dịch trực thuộc, theo dõi tiền gửi, vay của các chi nhánh và tổ chức thanh toán điện tử trên các chi nhánh, trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các Ngân hàng trên địa bàn.Tham mưu và lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm. 2.5.2.5. Phòng ngân quỹ Tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tốt công tác thu, chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và các giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản. Hình 2.12. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Eximbank – Chi nhánh Tân Định Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc PGD Gò vấp PGD Phan Đình Phùn P.Khách hàng doanh nghiệp P.Kinh doanh PG D Hồ Văn Huê PGD Nguyễn Thái Sơn PGD Trần Quang Khải P.Ngân P. Khách quỹ hàng cá nhân P.Kế toán tổng hợp Nguồn: Phòng hành chính Eximbank Tân Định 2.5.3. Tình hình hoạt động chi nhánh từ năm 2011-2014 2.5.3.1. Huy động vốn Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn ở Eximbank- Chi nhánh Tân Định phân tích theo hình thức huy động (Tỷ lệ % so với năm trước) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % SVTH: Hán Mỹ Linh 24
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Tiền gửi 161.691 123 174.403 107,8 212.486 121,8 132.591 62,4 TCKT Tiền gửi 436.155 117 454.997 104,3 601.840 132,2 767.396 127,5 dân cư Nguồn 24.556 142 29.689 120,9 19.329 65,1 7574 39,2 khác Tổng vốn huy 622.402 659.089 106 833.655 126,5 907.651 108,9 động Nguồn: Phòng kế toán Eximbank 2.5.3.2. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn ở Eximbank - Chi nhánh Tân Định Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Huy 622.402 119 659.089 106 833.655 126,5 907.561 108,9 động vốn Dư nợ 555.998 113 551.736 99 723.302 131,1 808.637 111,8 tín dụng Hệ số sử 89,33% 83,71% 86,76% 89,1% dụng vốn Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian ở Eximbank- Chi nhánh Tân Định Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dư nợ ngắn hạn 386.193 382.045 461.069 527.581 Dư nợ trung hạn 51.398 52.191 81.245 92.996 Dư nợ dài hạn 62.807 62.326 115.894 123.369 SVTH: Hán Mỹ Linh 25
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Tổng dư nợ cho vay 500.398 496.562 658.205 743.946 Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp 2.5.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Bảng 2.4. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của Eximbank – Chi nhánh Tân Định giai đoạn 2011-2014 Đơn vị tính: Triệu USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chỉ tiêu Doanh % Doanh % Doanh % Doanh % số số số số Doanh số thanh 70,4 +36 65,7 -6,7 54 -18,8 61,8 +14,4 toán Xuất khẩu Doanh số thanh 62,6 +17 63,9 +2,1 65,3 +2,2 72,7 +11,4 toán Nhập khẩu Tổng doanh số thanh toán Xuất 133 +26 129,6 -2,6 119,3 -7,9 134,8 +13 nhập khẩu Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp 2.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả kinh doanh của Eximbank - chi nhánh Tân Định qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng doanh thu 43.973 51.978 48.138 56.348 Tổng chi phí 15.361 19.581 32.464 35.895 Lợi nhuận trước thuế 28.612 32.397 15.674 20.453 ROE (%) 13,9 12,6 6,7 8,3 Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp SVTH: Hán Mỹ Linh 26
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Tân Định. Từ những dữ liệu thu thập được ở chi nhánh, có thể thấy được thời gian thành lập phát triển và tình hình hoạt động của chi nhánh qua các năm với những số liệu thống kê cụ thể cũng như biết rõ được cơ cấu tổ chức và nhân sự của chi nhánh khá chặt chẽ. Nhìn tổng thể các số liệu thống kê tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh là khá tốt, doanh thu qua các năm điều tăng tuy nhiên có vài năm doanh thu giảm nhưng không đáng kể. Do đó có thể nói mặc dù tình hình kinh tế hiện nay tuy còn khó khăn và chưa khởi sắc nhưng chi nhánh Eximbank Tân Định vẫn hoạt động khá ổn và lợi nhuận tương đối cao. SVTH: Hán Mỹ Linh 27
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương CHƯƠNG 3 LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG 3.1. Tổng quan về thanh khoản 3.1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại 3.1.1.1. Tính thanh khoản trong các NHTM Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản của khách hàng như yêu cầu rút tiền, yêu cầu cho vay... Thanh khoản có thể được định nghĩa là khả năng của một tổ chức tài chính để đáp ứng tất cả các nhu cầu chính đáng cho các quỹ (Yeager và Seitz, 1989). Một ngân hàng được xem là có tính thanh khoản cao khi có đủ ngân quỹ và các tích sản lưu hoạt khác, cùng với khả năng tăng vốn nhanh từ các nguồn khác nhau với chi phí thấp khiến nó có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ chi trả và các ràng buộc (Tseganesh Tesfaye, 2012). Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) định nghĩa thanh khoản là khả năng của ngân hàng để tài trợ cho việc tăng tài sản và đáp ứng nghĩa vụ đến hạn, mà không gây thiệt hại không thể chấp nhận. Do đó, rủi ro thanh khoản phát sinh từ các vai trò cơ bản của ngân hàng trong việc chuyển đổi kỳ hạn của các khoản tiền gửi ngắn hạn thành nợ dài hạn. Do đó, các ngân hàng phải giữ mức tối ưu của thanh khoản mà có thể tối đa hóa lợi nhuận của họ và cho phép họ đáp ứng nghĩa vụ của họ. Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí. Chi phí ở đây là tổn thất (giảm giá) của tài sản.Thời gian và chi phí càng cao thì tính thanh khoản càng thấp và ngược lại. Tính thanh khoản của tài sản phản ánh rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong khoản thời gian nhất định. Tuy nhiên một số trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh (thời gian chuyển tiền ngắn) thì chi phí lại lớn. Điều này cho thấy tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và có thể thay đổi giữa các vùng, các nước. Vì vậy những tài sản nào đáp ứng cả hai yêu cầu: Thời gian ngắn và chi phí thấp mới được SVTH: Hán Mỹ Linh 28
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương xếp vào tài sản thanh khoản. Ngân hàng nắm giữ danh mục tài sản có tính thanh khoản khác nhau. Kết cấu tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản. Tính thanh khoản của nguồn là khả năng huy độnng tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tính thanh khoản của nguồn được đo lường bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn vốn khi cần thiết. Tính thanh khoản của nguồn càng cao khi thời gian và chi phí càng thấp, bên cạnh đó tính thanh khoản của nguồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự nhạy cảm của thu nhập với lãi suất, sự phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư… Trong đó cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động mới. Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng, bao gồm yêu cầu chi trả và vay hợp pháp của ngân hàng. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng “Thanh khoản là thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng, phục vụ nhu cầu kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn…” 3.1.1.2. Rủi ro thanh khoản trong các NHTM Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản, nhưng có thể được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi cung thanh khoản không đáp ứng được cầu thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có dự trữ đề đáp ứng các nhu cầu chi trả, các hợp đồng thanh toán hoặc có khả năng đáp ứng nhưng phải chịu tổn thất khi đáp ứng các nhu cầu chi trả đó. Trong nghiên cứu của Duttweiler (2009), rủi ro thanh khoản xảy ra khi các NHTM không có khả năng thanh toán tại một điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn khác với chi phí cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, hoặc do một số nguyên nhân chủ quan khác nhau làm cho NHTM mất khả năng thanh toán, từ đó dẫn đến một số hậu quả SVTH: Hán Mỹ Linh 29
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương không mong muốn, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí dẫn đến nguy cơ phá sản. Tuy nhiên rủi ro thanh khoản chỉ là một vấn đề thông thường xảy ra hằng ngày đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt hạn hữu nó mới đe dọa đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì thanh khoản là vấn đề thường nhật cho nên một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với nhà quản lý là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên và đầy đủ. 3.1.2. Vai trò của thanh khoản Thanh khoản hiện nay đã và đang trở thành vấn đề nóng của các ngân hàng thương mại, được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng không những trong nước mà còn cả nước ngoài thì việc quản lý tài sản và nguồn vốn nhằm đáp ứng thanh khoản cao trở nên rất quan trọng đối với các NHTM. Việc đảo bảo tính thanh khoản không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến tính an toàn của cả hệ thống. Do đó hoạt động quản lý thanh khoản giữ vai trò sống còn đối với một ngân hàng. Nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại giữ vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, thứ nhất, cần có thanh khoản để đáp ứng kịp thời tất cả các biến động về nhu cầu tiền. Vì các ngân hàng thường xuyên huy động những nguồn tiền gửi trong thời ngắn với lãi suất cao để cho vay trung dài hạn với lãi suất cao nên nhu cầu về thanh khoản của các ngân hàng thương mại về cơ bản là rất lớn. Thứ hai, thanh khoản sẽ giúp cho các ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vay mới mà không cần thu hồi các khoản vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Bên cạnh đó tính thanh khoản còn tác động đến tâm lý, lòng tin của khách hàng gửi tiền. Tính thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự vỡ nợ của các ngân hàng. 3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Từ lúc thanh khoản trở thành vấn đề nóng bỏng được hầu hết các ngân hàng thương mại quan tâm thì đã có rất nhiều bài nghiên cứu, lý luận của nhiều tác giả đề SVTH: Hán Mỹ Linh 30
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương cập đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Rủi ro thanh khoản có thể xuất hiện từ phía tài sản có hoặc tài sản nợ hoặc từ tài sản ngoại bảng của các NHTM (Valla và Escorbiac, 2006). Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản thường xuyên cho các NHTM được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây đó bao gồm nhóm nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài. Trước hết là nhóm các yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó như: quy mô ngân hàng, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ cho vay trên huy động… Nhóm thứ hai là các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương, lãi suất cho vay, lãi suất huy động, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ làm phát,… Trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố nội tại phát sinh từ chính bản thân của các ngân hàng thương mại. 3.2.1. Các nguyên nhân nội tại Thứ nhất, do ngân hàng chưa thẩm kĩ lưỡng, kiểm soát chặt chẽ mà cho vay, đầu tư tràn lan dẫn đến quá trình thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng chi trả, thanh toán khi nhu cầu xuất hiện. Thứ hai, do các ngân hàng thương mại hiện nay chưa chú trọng nhiều đến việc tăng cường và đa dạng các hình thức huy động vốn dẫn đến việc nguồn vốn tăng trưởng rất chậm, thậm chí còn không tăng trưởng, vì vậy không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Thứ ba, do ngân hàng chưa có chiến lược quản trị thanh khoản hiệu quả, vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, mất cân đối trong cơ cấu tài sản-nguồn vốn khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay hay đầu tư trung và dài hạn (đây là tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn); hoặc dữ trữ không đáp ứng đủ cho nhu cầu chi trả; hay mất cân đối trong cơ cấu tài sản, nắm giữ quá nhiều chứng khoán có tính thanh khoản thấp… 3.2.2. Nhóm các nguyên nhân bên ngoài Bên cạnh những nguyên nhân bên trong thì còn có nhóm các nguyên nhân bên SVTH: Hán Mỹ Linh 31
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương ngoài, những nguyên này cũng gây ra nhiều vấn đề về thanh khoản cho các ngân hàng thương mại: Thứ nhất, do sự thay đổi trong các chính sách kiểm soát vĩ mô của chính phủ, đặc biệt là những thay đổi trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHTW thông qua điều chỉnh các công cụ như: Lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái… Thứ hai, do biến động của lãi suất thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi của khách hàng. Khách hàng sẽ rút ở ngân hàng khi lãi suất xuống thấp để đầu tư vào những nơi có lãi suất cao hơn. Thứ ba, do sự phát triển của nền kinh tế, khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay cũng không thuận lợi, có thể thua lỗ và dẫn đến khả năng không trả được nợ cho ngân hàng, điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như khả năng đảm bảo thanh khoản của ngân hàng. Thứ tư, là do hàng loạt nguyên nhân khác nhau như các tin đồn thất thiệt về các ngân hàng, hay những vụ án có liên quan đến ban lãnh đạo của các ngân hàng, khiến cho khách hàng rút tiền hàng loạt vì tâm lý hoang mang, lo sợ hoặc do tâm lý “chạy theo đám đông”, khiến cho ngân hàng lâm vào tình trạng điêu đứng, không thể chi trả cho khách hàng, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. 3.3. Đo lường thanh khoản Để đánh giá tình hình thanh khoản của các NHTM, hiện nay có các hệ số: -Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ố ự ó CAR = ổ à ả ó ủ đổ x 100% Đây là thước đo chủ yếu đánh giá sức mạnh, tiềm lực tài chính của một ngân hàng từ quan điểm của cơ quan quản lý, được định nghĩa trong Basel. Tuy nhiên, tuỳ theo cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng ở mỗi nước khác nhau, lại có những quy định cụ thể riêng về những công cụ tài chính cụ thể được áp dụng để tính tỷ lệ này. Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. SVTH: Hán Mỹ Linh 32
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương Thông qua tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu người ta có thể xác định được khả năng ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn cũng như khả năng đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Ý nghĩa của hệ số này là mức độ rủi ro mà các ngân hàng có thể mạo hiểm trong việc sử dụng vốn, những ngân hàng có vốn tự có càng lớn thì được phép sử dụng vốn một cách liều lĩnh hơn những ngân hàng có vốn tự có nhỏ, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nhưng bên cạnh đó các ngân hàng này cũng sẽ đối mặt với rủi ro cao. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%. Ở Việt Nam, các TCTD phải đảm bảo tỉ lệ này tối thiểu là 9%, (Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 1/10/10). -Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động H1 (Hệ số giới hạn huy động vốn) ố ự ó H1 = ổ ồ ố ℎ độ x 100% Như tên gọi của nó, hệ số này nhằm mục đích giới hạn mức huy động của một ngân hàng, hạn chế được rủi ro ngân hàng mất khả năng chi trả khi huy động vốn ồ ạt, vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có. Thông thường hệ số này ở mức tiêu chuẩn là lớn hơn 5%. Khi hệ số H2 càng tiến gần 5% thì khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao nhưng vẫn đảm bảo mức độ rủi ro theo quy định. -Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có H2 ố ự ó H2 = ổ à ả ó x 100% Tỷ lệ vốn tự có trên tồng tài sản giúp đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro dẫn đến tài sản của ngân hàng bị giảm thì kéo theo hệ quả là lợi nhuận của ngân hàng đó cũng bị sụt giảm, vì SVTH: Hán Mỹ Linh 33
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương vậy, tỷ lệ này cho phép tài sản của một ngân hàng sụt giảm ở một mức nhất định so với vốn tự có. -Hệ số trạng thái tiền mặt H3 H3 = ề ặ + ề ử ạ á x 100% ổ à ả ó Hệ số trạng thái tiền mặt đảm bảo cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Tuy nhiên hệ số H3 càng lớn không phải lúc nào cũng tốt. Hệ số H3 của một ngân hàng quá cao cho thấy rằng ngân hàng đó đang giữ quá nhiều tiền mặt, và khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng không được đảm bảo. Vì vậy, một ngân hàng vừa muốn tạo lợi nhuận cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản thì cần duy trì một hệ sô H3 ở mức hợp lý. -Chỉ số năng lực sử dụng vốn sinh lời H4 (Chỉ số năng lực cho vay) H4 = ổ ư ợ x 100% ổ à ả ó Chỉ số năng năng lực sử dụng vốn sinh lời phản ánh năng lực cho vay của một ngân hàng trong tổng số tài sản có của ngân hàng đó. Hoạt động chủ yếu của các NHTM Việt Nam là hoạt động cho vay. Vì vậy rủi ro mà các NHTM phải đối mặt trước mắt là rủi ro lãi suất, khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Ngoài ra khi ngân hàng biến đổi kỳ hạn bằng cách sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn, cũng sẽ gặp phải rủi ro thanh khoỏan. -Chỉ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5 ổ ư ợ H5 = ổ ề ử ủ ℎá ℎ ℎà x 100% Chỉ dư nợ trên tiền gửi khách hàng H5 đánh giá tỷ lệ phần trăm (%) tiền gửi của khách hàng mà ngân hàng sử dụng để cho vay các khách hàng khác. Chỉ số H5 càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp. SVTH: Hán Mỹ Linh 34
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương -Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 H6 = ℎứ ℎ á ℎ ℎ+ ℎứ ℎ á ẵ à để á x 100% ổ à ả ó Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán dễ dàng chuyển thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản có của ngân hàng. Chỉ số H6 của một ngân hàng càng cao thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng đó càng tốt. SVTH: Hán Mỹ Linh 35
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Lê Nguyễn Quỳnh Hương CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM