SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 84
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành
Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn
thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An” ngoài sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời
động viên sâu sắc từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Võ Thị Cẩm
Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận này.
Sinh viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Vinh,
khoa Lịch Sử đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác xã hội đã
giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng sống
trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích
để hoàn thành bài luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Nghĩa Thái, Ban XĐGN xã
Nghĩa Thái, Hội LHPN xã Nghĩa Thái, các cán bộ hội phụ nữ xóm Viên Thái,
CLB phụ nữ xóm Viên Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành
bài khóa luận này.
Khóa luận này cũng là món quà tinh thần em muốn gửi đến gia đình và
bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người đã luôn ở
bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 4 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Vũ Thị Phương Hảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH BAN CHỈ HUY
CLB CÂU LẠC BỘ
CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CTXHCN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
KHKT KHOA HỌC KỸ THUẬT
LHPN LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
NĐPV NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
NHCS NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
NPV NGƯỜI PHỎNG VẤN
NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
NVXH NHÂN VIÊN XÃ HỘI
SV SINH VIÊN
TC THÂN CHỦ
UBND ỦY BAN NHÂN DÂN
XĐGN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………........……………0
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………….........………………0
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................
.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................
.........................................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...........................................................
.........................................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................
.........................................................................................................................3
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..............................
.........................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................
.........................................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG............................................................................................
.........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................
.........................................................................................................................8
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................
.........................................................................................................................8
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN..........................................
.........................................................................................................................8
1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài..........................................................
.......................................................................................................................10
1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber.............................
.......................................................................................................................10
1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow..............................................
.......................................................................................................................15
1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu............................................
.......................................................................................................................17
1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan..............................................
.......................................................................................................................17
1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân.........................................................................
.......................................................................................................................17
1.1.3.3. Công tác xã hội cá nhân.........................................................................
.......................................................................................................................18
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu........................................................
.......................................................................................................................19
1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................
.......................................................................................................................19
1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................
.......................................................................................................................22
1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ.......................................................................
.......................................................................................................................22
1.2.2.2. Vài nét về xã Nghĩa Thái........................................................................
.......................................................................................................................23
4
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN
TẠI XÃ NGHĨA THÁI – HUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG
BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP............
.......................................................................................................................25
2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân
Kỳ - tỉnh Nghệ An.......................................................................................25
2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu.......................................
.......................................................................................................................25
2.1.2. Thu thập thông tin....................................................................................
.......................................................................................................................27
2.1.3. Chẩn đoán................................................................................................
.......................................................................................................................32
2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu.................................................................................
.......................................................................................................................39
2.1.5. Triển khai kế hoạch..................................................................................
.......................................................................................................................42
2.1.6. Lượng giá.................................................................................................
.......................................................................................................................52
2.1.7. Kết thúc vấn đề.........................................................................................
.......................................................................................................................52
2.2. Những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện tiến trình CTXHCN với phụ
nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - Nghệ An....................................
.......................................................................................................................53
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................
.......................................................................................................................56
1. Kết luận..........................................................................................................
.......................................................................................................................56
2. Khuyến nghị...................................................................................................
.......................................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................
.......................................................................................................................60
PHỤ LỤC..........................................................................................................
.......................................................................................................................62
A. QUAN SÁT...................................................................................................
.......................................................................................................................62
B. MỘT SỐ BẢN PHỎNG VẤN SÂU..............................................................
.......................................................................................................................64
C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP VỚI
THÂN CHỦ.......................................................................................................
.......................................................................................................................74
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn
cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi châu lục và không trừ một ngoại lệ nào.
Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự
cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản
của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 đã
mang lại những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu
lương thực thường xuyên Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những
nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo
ra cơ hội chưa từng có cho người dân trong sản xuất, kinh doanh. Trong nhiều
năm (1991 – 2000) với mức tăng trưởng khá cao khoảng 7,5- 8,4% (Chiến
lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN) cùng với một loạt các chính sách
cởi mở của Đảng và nhà nước đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát
triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế
đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trình xóa
đói giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Trong Báo
cáo "Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ" tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30%
năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005. Bộ mặt các xã nghèo, xã
đặc biệt khó khăn có sự thay đổi to lớn, đáng kể nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất
lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được cải thiện, nhất là nhóm hộ
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và phụ nữ.
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như trên, cho đến nay Việt
Nam vẫn là một nước nghèo, đã có nhiều chỉ báo cho rằng tốc độ giảm nghèo
7
ở Việt Nam hiện nay đang bị chững lại. Chất lượng giảm nghèo, tính chất bền
vững và tỷ lệ tái nghèo hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này
gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khiến cho cuộc chiến chống đói nghèo ở
nước ta vẫn còn đầy cam go và thách thức.
Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn
thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn
gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự
ti, ít giao tiếp xã hội và chịu sự kỳ thị của cộng đồng… Bởi vậy, hạn chế tình
trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng
đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách
nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng
những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù.
Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công tác
xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân
Kỳ - tỉnh Nghệ An”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã
hội đặc biệt là CTXHCN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương
pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần
cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và
các phương pháp này trong thực tiễn.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình
CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc
ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ
bởi thông qua đó họ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc
8
sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như những đường hướng để vươn lên
XĐGN, ổn định cuộc sống.
Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng
giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp
giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là
những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo nhằm
tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu cầu của họ để từ đó cùng thân chủ xây
dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định hướng và kết nối
họ với các nguồn lực để giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống.
Nghiên cứu hướng tới 3 mục đích cơ bản sau đây:
- Phân tích nhu cầu nguyện vọng của thân chủ trên cơ sở đó vận dụng tiến
trình CTXHCN để hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo.
- Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân
chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ tiến trình can thiệp.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Tiến trình CTXHCN hỗ trợ một phụ nữ nghèo đơn thân ở xã Nghĩa
Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Chị: Đặng Thị L – một phụ nữ nghèo đơn thân ở xóm Viên Thái -
xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An.
- Cán bộ chính sách, Hội phụ nữ xã Nghĩa Thái.
9
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xóm Viên Thái -
xã Nghĩa Thái- huyện Tân Kỳ- tỉnh Nghệ An.
Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2011 - tháng 5/2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho
nghiên cứu đặc biệt nhìn nhận sự nghèo khổ của thân chủ như một sự tác
động nhiều chiều mang tính chủ quan và khách quan. Từ đó, giúp thân chủ
nhận thức được vấn đề của mình gắn với hoàn cảnh cụ thể và cách thức để
giải quyết vấn đề trên cơ sở huy động một cách có kế hoạch và các nguồn lực
của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh thực tế hoạt động giảm
nghèo cho phụ nữ tại xã Nghĩa Thái cần phải được xem xét nghiên cứu và
thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đang có nhiều biến
chuyển hết sức phức tạp và những sự biến động đó đã tác động ở những mức
độ khác nhau đến hoạt động này.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thực hành
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn
Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có
sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn
mới (Danh sách hộ nghèo năm 2011, danh sách các khẩu được hưởng chính
sách hỗ trợ trực tiếp… lập ngày 3/12/2010 của UBND xã Nghĩa Thái), các
báo cáo kinh tế chính trị của xã năm 2010 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2011), báo cáo của LHPN xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ…để làm tư liệu
trong quá trình hoàn thành đề tài.
10
5.2.1.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những
thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể
thấy được những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nghèo để có những
định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ họ. Cụ thể, tác giả đã tiến hành
quan sát một số khía cạnh sau:
- Quan sát hoàn cảnh gia đình: cơ sở vật chất như nhà ở, các vật dụng
trong nhà, ruộng vườn…
- Quan sát thái độ của thân chủ thông qua giao tiếp với thân chủ
- Quan sát hành vi của thân chủ thông qua chăm sóc con cái và qua
những công việc mà thân chủ thực hiện.
5.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích
tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu
những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong hỗ trợ phụ
nữ nghèo tại địa phương.
Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 trường
hợp bao gồm: 1 thân chủ, 1 phó chủ tịch xã Nghĩa Thái - trưởng ban XĐGN,
1 chủ tịch hội LHPN xã, 1 chi hội trưởng câu lạc bộ phụ nữ xóm.
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những
thực trạng, nguyên nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách thức vươn
lên thoát nghèo, những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những
nguyện vọng và mong muốn của họ… những thông tin này sẽ là căn cứ để
đánh giá phân tích và bổ sung cho những kết quả từ nghiên cứu định lượng.
11
5.2.2. Phương pháp thực hành: phương pháp CTXH cá nhân
Tiến trình công tác xã hội cá nhân.
Tiến trình CTXH Cá nhân là một chuỗi hoạt động tương tác giữa
NVXH với thân chủ để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, thông qua mối
quan hệ tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính các quan
điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của mình để giúp
thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu
cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải
thiện điều kiện sống của mình.
Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động
do NVXH và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là những bước
chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong quá trình giúp đỡ có những bước
kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá. Có thể
mô hình hóa tiến trình như sau:
Tiếp cận đối tượng
và xác định vấn đề
Kết thúc Thu thập thông tin
Lượng giá Chẩn đoán
Trị liệu Lên kế hoạch trị liệu
Nhìn vào mô hình trên ta thấy, tiến trình CTXHCN bao gồm 7 bước đó là:
Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu.
Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Chẩn đoán
12
Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu
Bước 5: Trị liệu
Bước 6: Lượng giá
Bước 7: Kết thúc
Phụ nữ nghèo đơn thân là những người có chức năng xã hội suy giảm
do nhiều nguyên nhân như: sức khỏe suy yếu, kinh tế khó khăn, quan hệ xã
hội mâu thuẫn… Do đó việc vận dụng phương pháp CTXHCN vào đối tượng
này sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp họ hiểu rõ được
chính họ hoặc hoàn cảnh sống của họ, xác định lại mối tương quan với những
người xung quanh… Từ đó, NVCTXH sẽ đóng vai trò là người định hướng,
hỗ trợ giúp thân chủ tăng cường khả năng huy động và vận dụng các nguồn
lực của bản thân và xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình.
Hơn nữa, phụ nữ nghèo đơn thân là những người luôn có những mặc
cảm, tự ti trong cuộc sống. Họ chỉ nhìn thấy sự yếu kém và luôn có những cái
nhìn tiêu cực về bản thân cũng như bối cảnh xung quanh mình. Do vậy,
NVCTXH cần phân tích để họ nhìn thấy những điểm mạnh, những mặt tích
cực của bản thân và những nguồn lực mà họ có thể huy động để họ có thêm
động lực vươn lên thay đổi cuộc sống.
Như vậy, trong suốt tiến trình CTXHCN, NVCTXH luôn đóng vai trò
hỗ trợ, “không làm thay, làm hộ, làm cho” mà cần khơi gợi những tiềm năng
để thân chủ tự giải quyết vấn đề của chính mình.
13
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN.
Ngay từ khi nước ta mới dành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo đời sống cho những
người lao động nghèo khổ. Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” và đặt nó
lên hàng đầu. Người kêu gọi Chính phủ và toàn dân chống lại giặc đói với lý
do: “Chúng ta dành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì
độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi
mà dân được ăn no, mặc đủ…”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
XĐGN nhất là trong thời kỳ mới.
Trong nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng: “Vấn đề lương thực
phải được giải quyết một cách căn bản”. Đây là chủ trương quan trọng liên
quan đến an ninh lương thực và tấn công vào đói nghèo “Về lương thực thực
phẩm” khá nổi tiếng ở nước ta trong những năm đầu đổi mới.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “Đảm bảo vững chắc
nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói
giáp hạt ở một số vùng”. Tức là tập trung vào giải quyết cơ bản đói nghèo
tuyệt đối và đói nghèo “Về lương thực thực phẩm”.
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ đói nghèo là một trong
những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản
lâu dài và nhấn mạnh “Phải thực hiện tốt chương trình XĐGN nhất là đối với vùng
căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN
bằng nhiều nguồn vốn trong nước và nước ngoài…” đồng thời lần đầu tiên đưa ra
14
chỉ tiêu XĐGN đến năm 2000 và các năm tới: “Giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn
khoảng 10% đến năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2– 3 năm đầu
của kế hoạch 5 năm, tập trung xóa cơ bản hộ đói kinh niên”.
Đại hội IX của Đảng đã nhận thức sâu sắc về XĐGN, Đặt XĐGN
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010 nhấn mạnh làm
tốt công tác XĐGN sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã
hội, góp phần ổn định từng bước phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong
xu thế toàn cầu hóa. Như vậy, đến Đại hội này, Đảng và Nhà nước đã chủ
trương XĐGN một cách bền vững và gắn liền với phát triển. Mục tiêu chiến
lược XĐGN thời kỳ 2001 – 2010 mà Đại hội IX đề ra là: “Cơ bản xóa đói,
giảm mạnh số hộ nghèo, cơ bản phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn
hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN”.
Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ cấp về điều kiện sản xuất, nâng cao
kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và
cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách nhà nước với sự
giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho
người nghèo, hộ nghèo nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình
trạng tái nghèo”.
Như vậy, có thể nói rằng, chủ trương quan điểm của nhà nước ta về
XĐGN thể hiện rất rõ quan điểm có ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt và nhất
quán của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển nhằm hướng tới phát triển bền
vững, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ và văn minh”.
15
1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài
1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber
Xã hội học hiện đại, kể cả xã hội học hiện đại phương Tây nói chung
đều thừa nhận có hai ông tổ của lý thuyết phân tầng xã hội - đó là Karl Marx
và Max Weber. Bởi lý thuyết của ông tổng hợp lại đã cung cấp cho người ta
những nhận thức rất cơ bản về tiền đề và điều kiện (hay những nhân tố về
kinh tế, chính trị, văn hóa) dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và
tầng lớp khác nhau.
a. Lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx (1818- 1883)
Karl Marx là nhà triết học và kinh tế học Đức, nhà lý luận của phong
trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
nghĩa cộng sản khoa học.
Theo tập thể các tác giả cuốn Nhập môn xã hội học (Tony Bilton và
cộng sự) - một cuốn sách giáo khoa tốt nhất, tổng hợp nhất và có giá trị nổi
bật, thì “Marx đã cung cấp cho xã hội học và chính trị học hiện đại một trong
những tiếp cận lý thuyết phân tầng bao quát mạnh mẽ nhất. Cũng lúc đó, cách
giải thích về xã hội của ông là một cách giải thích bị tranh luận gay gắt nhất
trong mọi học thuyết xã hội, bởi vì nó không chỉ là lý thuyết xã hội học, mà
cũng là một triết lý về con người và mộ cương lĩnh cho sự thay đổi cách mạng
trong xã hội…Các nhà xã hội học khác nhau đã chấp nhận những quan điểm
khác nhau đó, những người khác thì ở lưng chừng, nhưng điều chắc chắn là
bất cứ lý thuyết phân tầng nào đều vay mượn của Marx cách lý giải về giai
cấp…. Với Marx mối quan hệ giai cấp là chìa khóa mọi mặt của xã
hội”[43,56].
Marx cho rằng, sản xuất của cải vật chất là hoạt động trước tiên của
con người và nó phải đến trước mọi hoạt động khác. Chừng nào mà xã hội có
thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu tối thiểu để sinh sống thì giai cấp mới có thể
16
xuất hiện. Bất cứ xã hội có giai cấp nào đều xây dựng trên mối quan hệ giữa
những người bóc lột - kẻ bị bóc lột.
Lịch sử xã hội “văn minh” theo Marx là lịch sử của những hình thức
khác nhau về sự bóc lột và thống trị giai cấp. Theo ông: “Mọi xã hội đều bao
hàm sự bóc lột giai cấp trên cơ sở những quan hệ sản xuất, chính cái này mà
Marx gọi là phương thức sản xuất. Chìa khóa để tìm hiểu một xã hội nhất định
là khám phá ra trong đó phương thức sản xuất nào chiếm ưu thế. Tiếp đó
chúng ta biết được mô hình cơ bản của những mối quan hệ xã hội và chính trị
và có thể đánh ra xung đột và những tiềm năng thay đổi nào đã được gắn bó
với xã hội” [43,57].
Thật ra, Marx không đưa ra một chỉ dẫn riêng về các nhân tố dẫn đến
phân tầng xã hội, nhưng qua tác phẩm tiêu biểu của ông - từ Bản thảo kinh tế-
triết học 1844 đến Tuyên ngôn Cộng sản, từ Phê phán khoa học chính trị kinh
tế đến bộ Tư bản đồ sộ, ta có thể thấy trong quan niệm của Marx, sự phân
chia cốt yếu giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định đều bắt nguồn từ
quyền sở hữu tài sản đối với các phương tiện sản xuất.
Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa có quyền thu lấy toàn bộ tài sản
thặng dư do nông dân sản xuất ra trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của lãnh
chúa. Trong xã hội tư bản, nhà tư bản có quyền chỉ huy lao động và chiếm
hữu phần thặng dư do công nhân tạo ra. Theo Marx, nhà tư sản có quyền đó
“Không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay những phẩm chất con người
của hắn, mà chỉ có được với tư cách là người sở hữu tư bản [14, 89].
Như vậy, nêu bật nhân tố hàng đầu của phân tầng xã hội là quyền sở
hữu tài sản Marx (và cả F. Engel) còn lưu ý đến yếu tố phân công lao động xã
hội mà bản thân nhân tố này lại có mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng
sản xuất xã hội và do đó với quyền sở hữu tài sản.
17
Điều đó giải thích tại sao trong khi phân tích hai giai cấp chủ yếu
trong xã hội là tư sản vô sản vào thời đại của mình, ông không hề bỏ qua các
giai tầng xã hội khác như: giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ, những người
sản xuất nhỏ, tầng lớp tăng lữ, tầng lớp tri thức xuất thân từ các giai cấp khác
nhau; tầng lớp công nhân “quý tộc”, tầng lớp vô sản “lưu manh” trong bản
thân giai cấp công nhân…[43, 108].
b. Lý thuyết phân tầng xã hội của Marx Weber (1864- 1992)
Marx Weber là kinh tế học, nhà sử học đặc biệt ông còn được tôn
vinh là một nhà xã hội học bách khoa toàn thư.
Marx Weber cũng là một người Đức nhưng thuộc thế hệ hậu sinh của
Marx, ông đã đưa ra lý thuyết phân tầng của mình, trong đó vừa có điểm “vay
mượn” của Marx vừa có những điểm phát triển thêm.
Ý kiến của Weber khác với Marx theo nhiều cách. Ông bác bỏ mục
đích và chính sách của các nhà xã hội chủ nghĩa Đức vì coi chủ nghĩa cộng
sản là một Utopia không thể đạt tới. Bao quát hơn, ông bác bỏ ý kiến cho rằng
các nhà xã hội học có thể khái quát hóa các cấu trúc xã hội bằng cách sử dụng
sự phân tích các phương thức sản xuất. Với Weber, mỗi xã hội về mặt lịch sử,
đều độc nhất và phức tạp.
Mặc dù không tán thành mục tiêu chính trị của Marx, hơn nữa ông
còn phê phán, bác bỏ quan niệm của Marx cho rằng những quan hệ kinh tế
luôn luôn là yếu tố giải thích cấu trúc xã hội và động lực đầu tiên của sự thay
đổi xã hội. Ông tin rằng những tư tưởng tôn giáo có một ảnh hưởng độc về
mặt lịch sử và rằng lĩnh vực chính trị thường là lực lượng kiểm soát cốt yếu
trong những thay đổi xã hội song khi bàn đến cơ cấu xã hội dưới chủ nghĩa tư
bản, Weber cũng phải thừa nhận rằng chính những quan hệ kinh tế đã tạo nên
cơ sở của sự bất bình đẳng, tức là tạo tiền đề và điều kiện cho sự phân chia xã
hội thành các giai cấp khác nhau. Chỉ có điều “Weber nhấn mạnh tầm quan
18
trọng của thị trường như là cơ sở kinh tế cho giai cấp hơn là tài sản. Với ông
nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng
thị trường - đấy là những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao
động. Những khác biệt trong phần thưởng giữa các nghề nghiệp kết quả từ kỹ
năng hiếm hoi mà nhóm nghề nghiệp cần giữ. Nếu kỹ năng được quá cầu thì
tiền thưởng sẽ cao” [43, 65]. Và người có điều kiện để thuê những kỹ năng ấy
không ai khác ngoài những người nắm giữ, sở hữu tài sản trong tay.
Weber còn đưa ra khái niệm “cơ may đời sống”, thuật ngữ này dùng
để chỉ tất cả các phần thưởng và lợi thế nào do khả năng thị trường đem đến.
Những cơ may đời sống bao gồm thu nhập, bảo hiểm, phụ cấp,… Bởi vậy,
chúng ta có thể phân biệt những nhóm có khả năng thị trường tương tự và
những nhóm này có thể gọi là giai cấp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy chúng ta có thể thấy rằng Weber đồng
ý với Marx là những nét kinh tế cốt yếu của chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu
các phương tiện sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao động. Sự
khác biệt cốt yếu là Marx nhấn mạnh yếu tố kinh tế còn Weber nhấn mạnh
yếu tố phi kinh tế.
Nếu có những điểm mới trong lý thuyết phân tầng của Weber thì
những điểm đó được thể hiện chủ yếu trong tiểu luận “Giai cấp, địa vị và
đảng”. Ở tác phẩm này, Weber cho rằng sự bất bình đẳng trong xã hội có thể
không dựa trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế, nhưng lại dựa trên uy tín hay
quyền lực chính trực được huy động thông qua một đảng. Ngoài ra, theo
Weber, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giai cấp lao động có thể
phân chia thành từng tầng lớp: có kỹ năng, bán kỹ năng và không có kỹ năng,
mà các kỹ năng này thực chất là trình độ học vấn và tay nghề - lại đưa đến sự
khác biệt về cơ may đời sống thể hiện ở mức thu nhập, phụ cấp, tiền thưởng…
19
Tuy nhiên, khi đánh giá học thuyết của Weber thì có một số vấn đề
trong sự giải thích của ông: không thể có tiêu chuẩn để phân chia lực lượng –
lao động thành giai cấp và phân tầng. Nói một cách khác, sự phân tích của
Weber về khả năng thị trường sẽ đặt mỗi cá nhân vào một giai cấp riêng rẽ.
Một cách quan trọng hơn, những tiếp cận của Weber có xu hướng tập trung
vào công việc, coi nhẹ của cải như một yếu tố cốt yếu trong cấu trúc giai cấp.
Từ các lý thuyết phân tầng của Marx và Weber, xã hội học hiện đại đã
rút ra ba nhân tố cơ bản dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và
tầng lớp là: Sở hữu tài sản; trí tuệ; quyền lực.
Như vậy, cả Marx và Weber đều coi xã hội phương Tây là xã hội tư
bản và cả hai đều thống nhất là những nét phân biệt cốt yếu của điều đó là sự
sở hữu tư nhân về các tài sản sản xuất và một thị trường lao động. Chính vì lẽ
đó mà tập thể tác giả cuốn nhập môn xã hội học đã đưa ra kết luận rằng những
tư tưởng của Marx và Weber có thể phối hợp một phần để tạo nên mô hình ba
giai cấp chính trong xã hội tư bản hiện đại. Tầng lớp trên ít ỏi gồm những ai
nắm được tư liệu sản xuất. Giai cấp này trùng với giai cấp tư sản của Marx.
Tuy nhiên, những người không sở hữu các tài sản sản xuất không thể được mô
tả tất thảy như là vô sản. Người nghèo theo lý thuyết phân tầng không chỉ bị rơi
xuống tầng đáy của thang bậc phân tầng xã hội mà gần như ở ngoài lề của hệ
thống thứ bậc đó. Lớp nghèo bị coi là giai cấp dưới trong hệ thống phân tầng,
có địa vị xã hội thấp kém, không có quyền lực, uy tín, không sở hữu của cải và
ở bên lề thị trường lao động.
Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ vận dụng lý thuyết phân tầng của
K. Marx và M.Weber về quyền sở hữu tài sản, phân công lao động, khả năng
thị trường lao động, cơ may đời sống, uy tín xã hội… để phân tích và thấy rõ
những đặc trưng của người nghèo từ đó đưa ra các giải pháp tích cực để xây
dụng mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhanh chóng rút ngắn ranh giới của sự
20
giàu - nghèo trong xã hội, hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội bởi mỗi
người trong xã hội đều có những vai trò, những vị thế nhất định.
1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Abraham Maslow (1908 - 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông
được thế giới biết đến như là người tiên phong cho trường phái tâm lý học
nhân văn (Humanistic psychology) - một trường phái nhấn mạnh những giá
trị, sự tự do, sáng tạo, khuynh hướng tự chủ, những kinh nghiệm của con
người - bởi hệ thống lý thuyết về “thang bậc nhu cầu” (Hierarchy of Needs)
của con người.
Ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để
tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm
xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. Các nhu cầu này
được sắp xếp theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản nhất, có vị trí nền tảng
nhất đến nhu cầu cao hơn. Vì vậy, lý thuyết nhu cầu còn được gọi là bậc
thang nhu cầu. Trong cách tiếp cận của ông con người thường có xu hướng
thỏa mãn trước tiên những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên
rồi sau đó mới hướng tới thỏa mãn những nhu cầu cao hơn.
Có thể mô hình hóa bậc thang nhu cầu của A. Maslow như sau:
Nhu cầu thể chất sinh lý:
nn
Nhu cầu
được tôn trọng
Nhu cầu
được tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu vật chất
Nhu cầu vật chất
Nhu cầu
hoàn thiện
21
Đó là nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, tình dục… Ông cho
rằng đây là những nhu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại và duy trì
sự sống của bản thân vì vậy nó là một nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên.
Nhu cầu về an toàn:
Con người cần có một môi trường sống an toàn, đảm bảo về an ninh
để tính mạng của họ được đảm bảo. Họ có nhu cầu tránh sự nguy hiểm, đe
dọa từ môi trường không ổn định và đầy nỗi sợ hãi.
Nhu cầu tình cảm xã hội:
Đây là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, là sự mong muốn
nhận được sự quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội. Con người cần
có gia đình, cần tới trường để học tập và vui chơi trong nhóm bạn bè cùng
lớp, cần được tham gia vào nhiều nhóm trong xã hội. Trong các nhóm xã hội
thì gia đình là nhóm xã hội đặc thù, cơ bản nhất của con người.
Nhu cầu được tôn trọng
Khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành
viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn
trọng, họ cần được bình đẳng, được lắng nghe và không bị coi thường, dù họ
là ai, trẻ em hay người tàn tật, người giàu hay người nghèo.
Nhu cầu hoàn thiện
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông.
Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động sáng tạo…để phát
triển một cách toàn diện.
Dựa trên thang nhu cầu của Maslow, NVCTXH áp dụng vào đề tài
nhằm xác định, đánh giá những nhu cầu thực tế của thân chủ, để xem họ đang
ở bậc thang nhu cầu nào từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời, mang
lại hiệu quả cao.
22
1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan
Xung quanh khái niệm nghèo đói vẫn còn nhiều quan điểm và nhận
định khác nhau song chúng đều thống nhất ở một số điểm nhất định tuy nhiên
sẽ không thể có một chuẩn mực chung về nghèo khổ cho tất cả các quốc gia.
Ngay trong cùng một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, thậm chí
là tiểu vùng
Để giúp các nước chống lại sự đói nghèo, từ ngày 15 đến ngày
17/9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã diễn ra hội nghị giảm nghèo đói ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức, các nhà nghiên cứu và
chuyên gia hoạch định chính sách đã đưa ra khái niệm, định nghĩa đói nghèo
như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà nhưng nhu cầu này đã
được xã hội thừa nhận tùy trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của địa phương”.
Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định
nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá nhận diện nét chính
yếu phổ biến về đói nghèo.
Xóa đói giảm nghèo
Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thuận: “XĐGN là tổng thể các hoạt động
trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ
bản như ăn, mặc, ở, đi lại,… để người nghèo có thể tồn tại và phát triển đạt tới
mức trung bình như các thành viên khác trong cộng đồng”.
1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn về đề tài sinh viên đưa
ra khái niệm về phụ nữ nghèo đơn thân như sau:
23
Phụ nữ nghèo đơn thân là những người thường có học vấn thấp, nuôi
con một mình, nhận thức hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sinh
hoạt. Họ chủ yếu là những người lao động thuần nông hoặc “buôn thúng bán
bưng”, lao động chân tay và có chuyên môn thấp. Họ là những người ít có cơ
hội tiếp cận với khoa học, công nghệ, tín dụng và đào tạo…không những thế
phụ nữ nghèo đơn thân còn là những người thường gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống gia đình nhất là trong việc tự quyết định các công việc trong gia đình
một cách đơn độc. Ngoài xã hội thì họ thường là những người dễ bị tổn thương,
chịu nhiều thiệt thòi, họ rất ít có cơ hội thăng tiến bản thân đặc biệt họ thường
được trả công lao động (lương, thưởng) thấp hơn so với nam giới kể cả cùng
loại công việc với mức độ và cường độ làm việc bằng với nam giới.
Chính vì lẽ đó, phụ nữ nghèo đơn thân có đời sống khó khăn chật vật
và họ thường khó tiếp cận với các dịch vụ kinh tế - xã hội và văn hóa, ít có cơ
hội thăng tiến cho bản thân và gia đình.
1.1.3.3. Công tác xã hội cá nhân
CTXHCN là phương pháp can thiệp đầu tiên của CTXH, bắt đầu hình
thành vào cuối những năm 1800. Nó là một cách thức, quá trình nghiệp vụ mà
NVXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát
huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện
điều kiện sống của mình.
CTXHCN là phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua
mối quan hệ với NVXH. CTXHCN được các NVXH chuyên nghiệp sử dụng
trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức CTXH để giúp những người có
vấn đề về thực hiện các chức năng xã hội. Công cụ chủ yếu trong CTXHCN
là mối tương giao giữa NVXH và cá nhân để giúp họ hiểu rõ vấn đề của chính
mình. Đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu để qua đó NVXH hiểu
được vấn đề của đối tượng và tiến hành các hoạt động giúp đỡ.
24
Nói cách khác, CTXHCN nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự
thực thi bình thường của các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong
bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động. Trong phương
pháp này đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ còn công cụ tác
động là mối quan hệ giữa NVXH và đối tượng.
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
XĐGN và phát triển bền vững là một trong những vấn đề đang được toàn
thế giới quan tâm, từ Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế đa phương, song phương,
các tổ chức phi chính phủ đến các vùng lãnh thổ, các quốc gia, chính quyền địa
phương các cấp. Trên bình diện toàn cầu, Liên hợp quốc xác định XĐGN là một
trong những nhiệm vụ trọng yếu trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ở phạm
vi quốc gia, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đã xác định XĐGN là một
trong những hành động được ưu tiên nhất. đồng thời, nghèo đói cũng trở thành một
chủ đề nghiên cứu được tranh luận nhiều..
Xung quanh vấn đề nghèo đói đã có không ít các công trình nghiên cứu
các cơ quan nghiên cứu thuộc Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia,
Bộ Lao động và Thương binh & Xã hội và đặc biệt là các tổ chức quốc tế tại Việt
Nam (Ngân hàng thế giới, Liên Hợp Quốc, tổ chức ActionAid - Việt Nam, Oxfam tại
Việt Nam) như: “Đói nghèo ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Hằng, “Giảm
nghèo trong nông thôn hiện nay” tác giả Nguyễn Văn Tiêm 1993, “Giảm nghèo
Việt Nam” của UNICF năm 1995; “Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam” của ADUKI
năm 1995; “vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của tác
giả Nguyễn Thị Hằng 1997… Các nghiên cứu vĩ mô cũng đề cập khá chi tiết
đến yếu tố phân tầng xã hội ở Việt Nam như “Báo cáo về tình trạng nghèo đói
và công bằng ở Việt Nam” của tổ chức Oxfam năm 1999 hay công trình “Kinh
tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay” do Lê Du Phong và Hoàng Văn Hoa chủ biên. Những nghiên
25
cứu này đề cập đến vấn đề nghèo đói từ nhiều cấp độ khác nhau như vùng
miền, đô thị, nông thôn, miền núi...xã nghèo, hộ nghèo…
Đề cập đến các vấn đề nghèo đói của phụ nữ có thể kể đến đề tài
“Phát triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung Bộ: xóa đói giảm nghèo và
giải quyết việc làm”, Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển. Mục đích
chính của đề tài là xem xét đánh giá thực trạng tình hình nông thôn vùng Bắc
Trung Bộ Việt Nam dưới góc độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững
của Việt Nam và thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam
kết trên các lĩnh vực chủ yếu: xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.
Một đề tài khác thuộc nhóm này là “Vai trò của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng”do trung tâm nghiên cứu khoa
học về Phụ nữ và Gia đình cũng đã tiến hành năm 2006. Bên cạnh vai trò của
phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế XĐGN nghiên cứu cũng đã đề cập
đến vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội LHPN, Hội nông dân,
… trong phát triển kinh tế - xã hội, nói chung và phong trào giảm nghèo nói
riêng.
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành xã hội học của tác giả Đặng Đỗ Quyên
về đề tài: “Đặc trưng kinh tế và xã hội của hộ nghèo tại tỉnh Bắc Cạn” năm 2006
với những nội dung chủ yếu là: phân tích các đặc trưng kinh tế và xã hội cả hộ
nghèo nhằm nhận diện hộ nghèo theo chuẩn mới; chỉ ra mối liên hệ của các đặc
trưng kinh tế xã hội với tình trạng và mức độ nghèo đói của họ đồng thời tìm
hiểu những khó khăn và nhu cầu cần được trợ giúp của hộ nghèo. Từ đó, đưa ra
những dự báo về xu hướng biến đổi đặc trưng kinh tế - xã hội của hộ nghèo và
bước đầu đề xuất một số kiến nghị và giải pháp.
Luận văn thạc sỹ xã hội học của tác giả Hà Thị Thu Hòa về: “Hoạt
động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo tại ngoại thành Hà Nội” (Nghiên cứu
trường hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) năm
26
2008 đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở hai xã
Cổ Nhuế và Xuân Phương; làm rõ hoạt động của các đoàn thể với công tác
XĐGN đặc biệt là vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ huyện trong việc triển
khai các hoạt động giảm nghèo của người phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội. Từ
đó, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của các tổ chức chính trị-
xã hội trong hoạt động XĐGN trên địa bàn hai xã này.
Luận văn thạc sĩ xã hội học của tác giả Võ Thị Cẩm ly với đề tài: “Phụ
nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: thực trạng, nguyên nhân và chiến
lược thoát nghèo” (năm 2010) đã làm rõ bức tranh về thực trạng sự nghèo khổ
của phụ nữ ở đô thị. Làm rõ những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghèo
khổ của nhóm phụ nữ nghèo và các chiến lược mà họ đang sử dụng với tư
cách là tác nhân chủ động tích cực để thoát nghèo, làm rõ xu hướng hành vi
tìm cơ hội thoát nghèo của họ. Từ đó đưa ra những kiến nghị điều chỉnh hay
thay đổi các chính sách giảm nghèo, nâng cao mức sống và cải thiện chất
lượng cuộc sống. Đồng thời, bước đầu đề xuất một vài khuyến nghị và giải
pháp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương trong thời gian tới.
Tất cả những công trình nghiên cứu đó đã đưa ra những phân tích cụ
thể về thực trạng kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam và xem xét vấn đề
nghèo đói như là một trong những thách thức đối với phát triển kinh tế - xã
hội, phát triển bền vững. Trong đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào các
khía cạnh đã được làm rõ trong các công trình nghiên cứu trước đó mà tập
trung vào mô hình can thiệp, áp dụng tiến trình CTXHCN hỗ trợ phụ nữ
nghèo đơn thân trên địa bàn xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An và
rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực hiện tiến trình này.
27
1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ
Tân Kỳ được nhiều người biết đến vì đây là nơi khởi nguồn của con
đường huyền thoại: đường Trường Sơn- đường HCM. Tân kỳ là một trong 5
huyện miền núi Tây Bắc của tỉnh Nghệ An có toạ độ địa lý như sau: Từ 180
58' 30'' đến 190
32' 30'' Vĩ độ Bắc;Từ 1050
02' 00'' đến 1050
14' 30'' Kinh độ
Đông. Ranh giới của huyện được xác định: Phía Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn
và huyện Quỳ Hợp; Phía Đông, Đông Nam giáp huyện Yên Thành và huyện
Đô Lương; Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Anh Sơn.
Tháng 4 - 1963 huyện Tân Kỳ chính thức có tên trên bản đồ hành
chính nước ta. Đây là đầu mối giao lưu, phát triển kinh tế thông qua hệ thống
giao thông: Đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 15B, đường tỉnh lộ 545,
đường Trại Lạt - Cây Chanh... và tuyến đường thuỷ sông Con...
* Về địa hình:
Địa hình tương đối phức tạp, Tân Kỳ như một lòng chảo thấp dần về
phía sông con. Vùng núi cao nhất nằm ở các xã Tân Hợp, Giai Xuân, Tân
Xuân và hệ thống đồi núi thấp nằm dọc phía sông con.
* Về đất đai
Tân Kỳ có diện tích tự nhiên toàn huyện là 725,57 km2
, có vùng đất
đồi núi ba gian, phong phú về chủng loại đất, chủ yếu là nhóm đất Feralit đỏ
vàng, đất Feralit đỏ vàng, đất phù sa và một số loại đất khác.
* Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của
huyện có 37.067,68 ha, chiếm 50,09% diện tích tự nhiên của huyện và 3,51%
diện tích đất lâm nghiệp trong toàn tỉnh. Độ che phủ của rừng đạt 31,7% với
tổng trữ lượng gỗ năm 2008 là 1.264.600 m3
(2010).
28
* Tài nguyên khí hậu:
Khí hậu diễn biến thất thường, phức tạp, không theo một quy luật
nhất định. Tân Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa Hè nóng
ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh.
* Nguồn nước:
Trữ lượng nguồn nước mặt tương đối dồi dào, lượng mưa bình quân
hàng năm khoảng 2.000 mm, sông Con chảy qua địa bàn huyện với chiều dài
khoảng 65 km. Ngoài ra, tổng chiều dài các khe suối đổ khoảng gần 400 km.
Ngoài ra huyện còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào.
* Tài nguyên khoáng sản:
Nguồn khoáng sản của Huyện khá phong phú trong đó quan trong
nhất là Đá vôi, đất sét ngoài ra còn có đá Granite, đá trắng, đá marble
*Dân cư
Năm 2010 dân số trung bình của huyện là 137.730 người, bao gồm 3
dân tộc là: Kinh, Thái và Thổ, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn với
82,0% dân số của huyện.
*Tài nguyên nhân văn khác
Huyện Tân Kỳ đã từng là khu căn cứ của Lê Lợi ở thế kỷ XV, của
vua Lê Duy Mật ở thế kỷ XVIII. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, là
nơi tập trung đóng quân của Sư đoàn 316, trường Sư phạm miền núi,... Địa
bàn huyện hiện có 17 di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ của các làn điệu
dân ca hát Khắp, hát Lăm, hát Nhuôm, hát Nhà tơ...
1.2.2.2. Vài nét về xã Nghĩa Thái
Nghĩa Thái là một xã nghèo thuộc phía Bắc huyện Tân Kỳ với ranh
giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Tân Phú, xã Nghĩa Hoàn; Phía
Nam giáp xã Tân Phú; Phía Đông giáp giáp xã Nghĩa Đồng; Phía Tây giáp xã
Tân Xuân, Giai xuân.
29
Địa hình của xã khá phong phú bao gồm vùng bằng phẳng xen lẫn
với sông, hồ. Đây là nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn
đường sông. Đời sống kinh tế nơi đây cũng phát triển tương đối đa dạng,
nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ cả trên bộ lẫn dưới sông. Đất đai tương
đối màu mỡ do được bồi đắp bởi phù sa của sông Con.
Xã Nghĩa Thái có tổng diện tích tự nhiên là 1.091,7 ha, chủ yếu là đất
phù sa và đất Feralit trong đó đất nông nghiệp 8264 ha, đất lâm nghiệp 64,1
ha, đất trồng lúa là 298,0 ha.
Xã có tổng số hộ là 1336 hộ, dân số là 6.272 người, lao động trong độ
tuổi 3.050 lao động. Mật độ dân số trung bình là 576 người/km2
bao gồm 3
dân tộc là: Kinh, Thái và Thổ, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn với 80%
dân số của xã.
Về cơ sở hạ tầng:
Xã được cơ cấu thành 8 xóm, bản; trong đó có 2 bản dân tộc Thái, Thổ.
Trụ sở UBND xã được đóng tại trung tâm xã nằm trên trục đường tỉnh lộ 545
cách trung tâm huyện Tân Kỳ 16km.
Xã có 03 trường học, 01 trạm xá. Có 02 trường đạt đơn vị văn hóa và
trạm xá đạt chuẩn quốc gia , 6/8 xóm đạt đơn vị văn hóa.
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm, chịu ảnh
hưởng của 2 loại gió chủ yếu đó là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
Trong nhưng năm gần đây, xã đã có nhiều những chính sách quan tâm
đến hộ nghèo không chỉ hỗ trợ cho người nghèo về mặt vật chất mà còn cả về
tinh thần. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giảm nghèo
của xã vẫn còn một số mặt chưa làm được như tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo
còn khá cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn bất cập. Xã cần phải cố
gắng nhiều hơn nữa trong công tác XĐGN và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân.
30
CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN
THÂN TẠI XÃ NGHĨA THÁI – HUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN
VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH
CAN THIỆP
2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
- huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An
2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu
Tiếp xúc với phụ nữ nghèo lại có hoàn cảnh éo le là một vấn đề không dễ
bởi họ luôn có những mặc cảm, tự ti, sống khép mình…do vậy, ngay từ đầu
NVCTXH cần phải thật khéo léo, chân thành để tạo sự tin tưởng với thân chủ.
Được sự giới thiệu Ban XĐGN xã Nghĩa Thái, Hội LHPN xã Nghĩa
Thái, NVCTXH đã chủ động tìm đến gặp gỡ trao đổi với BCH Và cán bộ hội
phụ nữ xóm Viên Thái, trực tiếp là bác: Võ Văn Tráng - xóm trưởng và Chị
Tống Thị Hiếu - Chi hội trưởng hội phụ nữ.
Mục tiêu của buổi làm việc này nhằm thiết lập mối quan hệ với với cán
bộ cơ sở qua đó tìm hiểu một số thông tin về tình hình phụ nữ nghèo đói trên
địa bàn xóm qua trao đổi với cán bộ xóm và thông qua hồ sơ hộ nghèo được
lưu trữ tại xóm.
Sau khi có được danh sách và một số thông tin về những hộ nghèo do
phụ nữ làm chủ, NVCTXH đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của chị Đặng
Thị L bởi chị không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu hụt về tình cảm,
hơn nữa chị lại là một người luôn mang trong mình sự mặc cảm, tự ti, và mối
lo khôn nguôi khi đứa con gái duy nhất là một người tật nguyền bẩm sinh.
Từ hồ sơ hộ nghèo sinh viên thu thập được một số thông tin về thân chủ
như tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh, mức thu nhập...như sau:
Họ và tên thân chủ: Đặng Thị L. Sinh ngày:18/8/1960
31
Nghề nghiệp: Nông nghiệp
Con gái: Nguyễn Thị Phương. Sinh ngày: 20/6/1986
Thu nhập: 280.000/tháng.
Theo đúng kế hoạch ngày 10/1/2011 NVCTXH đã chủ động tìm đến nhà
đối tượng. Dưới đây là mô phỏng buổi gặp gỡ đầu tiên giữa NVCTXH và thân
chủ nhằm tạo lập mối quan hệ thân thiện và cởi mở, lắng nghe và chia sẻ...
“Hoàn cảnh tôi thế này biết làm sao được, cái số tôi nó thế có làm gì thì
cũng vô ích thôi. Với lại tôi không muốn người ta lại xì xào, bàn tán”.
“Chị đừng ngại. Em thực sự đánh giá rất cao nghị lực của chị, có gì chị cứ
chia sẻ cùng em, việc giữ bí mật mọi thông tin của thân chủ là một trong những
nguyên tắc quan trọng của người NVCTXH, những gì chị nói với em, em sẽ không
nói lại với ai đâu hoặc nếu cần nói em sẽ xin ý kiến của chị.”
Như vậy, trong buổi gặp gỡ và làm việc đầu, NVCTXH đã trực tiếp
giới thiệu bản thân, trình xuất giấy giới thiệu, trình bày với thân chủ về mục
đích, nguyên tắc của NVCTXH... nhằm xây dựng niềm tin với thân chủ đồng
thời giúp thân chủ cởi mở hơn trong tiếp xúc và làm việc với NVCTXH qua
nguyên tắc giữ bí mật. Đồng thời, qua buổi tiếp xúc đầu tiên này, NVCTXH
cũng nhận thấy, thân chủ có phần bi quan nên sử dụng kỹ năng khích lệ “em
thực sự đánh giá rất cao nghị lực của chị” nhằm giúp cho thân chủ bớt bi quan
và tự ti trong giao tiếp...
Trong buổi tiếp xúc này, NVCTXH cũng tranh thủ thu thập một số
thông tin để xác định vấn đề ban đầu thông qua thân chủ.
“Chị sinh ra trong gia đình nghèo, bố mất sớm khi chị còn chưa biết
mặt ông. Rồi chị có mang Phương, người đàn ông đó đã bỏ chị mà đi không
thèm nhận con. Một mình chị ở lại chịu cảnh: “chửa hoang”. Ngày sinh
phương chỉ mình mẹ chị ở bên nhìn đứa con tật nguyền chị tủi thân lắm. Nhiều
lúc chị muốn ôm con để hai mẹ con cùng chết cho bớt nhục, bớt khổ”.
32
Như vậy, bằng kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giúp thân
chủ trực diện với vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin...đồng thời qua quan sát
và trò chuyện ban đầu NVCTXH nhận thấy đối tượng đang gặp phải phải một
số vấn đề như sau:
- Vấn đề 1: Thân chủ là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế.
- Vấn đề 2: Thân chủ luôn mặc cảm, tự ti về bản thân.
- Vấn đề 3: Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc con gái bị tàn
tật bẩm sinh.
2.1.2. Thu thập thông tin
Sau những buổi vãng gia, thăm, gặp và trò chuyện với đối tượng
NVCTXH nhận thấy thân chủ và gia đình đã dành cho mình những sự tin cậy
nhất định, NVCTXH tiến hành bước tiếp theo đó là: “Thu thập thông tin”.
Để thu thập được những thông tin cần thiết NVCTXH đã sử dụng rất
nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, quan sát, khuyến khích làm rõ ý,
phỏng vấn sâu... để khai thác được từng vấn đề cụ thể của đối tượng.
Công việc thu thập thông tin hầu như được tiến hành trong suốt tiến
trình can thiệp. NVCTXH thông qua một số nguồn có thể tiếp cận được như:
thân chủ, hàng xóm, những người thân, BCH xóm và câu lạc bộ phụ nữ để thu
thập thông tin. Các thông tin thu thập được bao gồm:
- Vấn đề của thân chủ
Đầu tiên, NVCTXH lắng nghe thân chủ tự bộc lộ về gia đình, bản thân,
những khó khăn, bức xúc mà họ đang gặp phải. Qua đó, NVCTXH xác nhận
một số vấn đề mà thân chủ hiện đang gặp phải:
Thứ nhất: Thân chủ là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế.
Hiện tại thân chủ đang rất khó khăn và chật vật về kinh tế. Thân chủ chỉ
có 1,2 sào ruộng (550 m2)
là nguồn thu nhập chính. Thỉnh thoảng chị mới có
thời gian đi quốc cỏ thuê hoặc phun thuốc sâu thuê cho người ta để kiếm tiền
33
thuốc thang, rau cháo còn phần lớn thời gian chị phải ở nhà chăm sóc đứa con
tật nguyền bẩm sinh.
“Chị chỉ có 1,2 sào ruộng thôi, mùa xong, giờ hầu hết thời gian của chị
là quanh quẩn ở mảnh vườn nhỏ với 7 khẩu đất (350m2
). Nên đã túng càng
túng thêm...hầu như cả tháng chị chẳng có thu nhập gì ngoài tiền trợ cấp theo
chế độ 202 của con bé (180.000/tháng)... Trước đây, thì chị con có con lợn để
nuôi nhưng từ sau khi nó bị DEPTO chị không còn tiền để mua lợn thả nữa,vay
thì sợ lỡ nó dịch tiếp lấy mô ra tiền mà trả... giá cả thì ngày càng tăng, chị
không biết xoay xở sao nữa”
(PVS, thân chủ)
Thứ hai: thân chủ luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti.
Qua thực tế quan sát tiếp xúc, trò chuyện NVCTXH nhận thấy thân chủ
luôn mặc cảm với quá khứ và cả hiện tại. Chính sự nghèo đói, sự định kiến
của xã hội, sự mặc mặc cảm, tự ti đã khiến thân chủ thành người ít nói, ít có
các mối quan hệ và giao tiếp xã hội.
“Dạo này thỉnh thoảng nó đòi chị đẩy ra đường chơi nhưng hàng xóm
họ không thích lại gần hoặc con chị chơi chung với con họ. Nhà thì lại không
có đàn ông, mẹ con đàn bà đã nghèo con lại còn dị tật, nhiều lúc chị muốn
buông xuôi tất cả cho xong...”
(PVS,, thân chủ)
Thứ ba: Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc cô con gái tàn tật
bẩm sinh.
Theo như lời kể của chị L và qua quan sát NVCTXH nhận thấy, thân
chủ là người chăm lo cuộc sống cho con gái trong tất cả mọi việc từ ăn uống,
tắm rửa, vệ sinh...bởi Phương không chỉ bị tật co quắp chân tay, mà chân tay
Phương còn rất yếu... không thể cử động được. Chính vì thế, phần lớn thời
gian chị phải ở bên Phương để chăm sóc nhất là khi trái gió trở trời...
34
“Con gái chị bị dị tật bẩm sinh, hai chân và hai tay không thể tự làm bất cứ
việc gì từ ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân... đều một tay chị làm hết. Răng nó yếu
lắm chỉ ăn được cơm nhão với cháo thôi. Nó ở nhà cả ngày, nhiều lúc cũng buồn
bực khổ lắm...”
(Phúc trình lần 2)
Ngoài thu thập thông tin qua thân chủ, NVCTXH cũng chủ động thu
thập thông tin từ các nguồn khác như: hàng xóm, BCH xóm, hội phụ nữ... để
bổ sung cho các thông tin được hoàn chỉnh hơn.
Thông qua, hàng xóm NVCTXH biết được hoàn cảnh của chị đặc biệt
khó khăn bắt đầu từ khi đứa con ra đời...
“Cuộc đời chị ấy khổ lắm, nhất là từ khi cái Phương nó ra đời. Một
mình con gái tàn tật... nhiều bữa tôi sang thấy 2 mẹ con chỉ có một nồi cháo
với nắm rau lang luộc...”.
(Chị Nguyễn Thị H, hàng xóm của thân chủ).
Ngoài ra, thông qua hội phụ nữ xóm, NVCTXH cũng tìm hiểu được
một số các thông tin không chỉ về hoàn cảnh của thân chủ mà còn có những
hoạt động của Hội phụ nữ đối với thân chủ như hoạt động thăm hỏi tặng quà
ngày lễ tết, ngày kỷ niệm của Hội (8/3, 20/10...) hay các ngày vì người nghèo,
ngày người tàn tật...
“Chị L là một trong những trường hợp phụ nữ nghèo làm chủ gia đình
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Chị một thân một mình nuôi con tàn tật, ruộng
ít, vốn liếng lại không có... Chi hội cũng đã có những biện pháp giúp đỡ như
tặng xe lăn nhân ngày 20/10, tặng quà ngày tết và động viên tinh thần để chị
tham gia vào CLB phụ nữ nhưng hình như chị vẫn còn nhiều mặc cảm nên vẫn
chưa tham gia sinh hoạt”.
(Pvs số 3, chi hội trưởng hội phụ nữ xóm Viên Thái)
35
Như vậy, thông qua các hoạt động của Hội phụ nữ dành cho thân chủ,
NVCTXH có thể có thêm những định hướng cụ thể hơn trong việc lập ra kế
hoạch can thiệp cụ thể cho thân chủ: ví dụ như NVCTXH có thể là cầu nối để
thân chủ vượt qua mặc cảm tự ti trong việc tham gia sinh họa CLB phụ nữ
xóm Viên Thái.
Thông qua các buổi làm việc thu thập thông tin cùng với thân chủ, với
các đoàn thể, NVCTXH đã trao đổi và bàn bạc với thân chủ để nguyên nhân
của các vấn đề mà thân chủ đang mắc phải. Qua đây, thân chủ xác định mình
vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, tuy nhiên càng trở nên trầm
trọng từ khi con gái chị ra đời năm 1986.
Những vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
- Thiếu thốn điều kiện sản xuất cơ bản: đất đai, nguồn vốn.
- Trình độ học vấn thấp: khó khăn trong vận dụng KHKT vào sản xuất
để nâng cao năng suất.
- Chịu nhiều định kiến xã hội: có con ngoài giã thú, con bị tàn tật.
- Chi phí trong chăm sóc con bị tàn tật bẩm sinh: chi phí vật chất: (tiền
ăn uống, thuốc thang...), chi phí phi vật chất (thời gian chăm sóc).
- Những khía cạnh môi trường xung quanh tác động tới thân chủ
Môi trường xung quanh tác động đến thân chủ và vấn đề của thân chủ
theo hai hướng:
Thứ nhất: Sự động viên, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể: BCH xóm, Hội phụ
nữ, CLB phụ nữ là động lực giúp thân chủ có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Thứ hai: Sự xa lánh, kỳ thị và ánh mắt thiếu cảm thông, chia sẻ của
cộng đồng sẽ khiến cho thân chủ bị cô lập, mặc cảm tự ti mà chính điều này
sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề của thân chủ.
Trong thu thập thông tin, NVCTXH cần chú trọng tìm hiểu kỹ những
khía cạnh này để từ đó có kế hoạch trị liệu cụ thể làm sao vừa có thể làm cho
36
thân chủ sử dụng hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của cộng đồng lại vừa có
thể làm cho làm cho một bộ phận người dân hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh
của thân chủ nhằm tạo cơ hội cho thân chủ giao tiếp và có nhiều hơn các mối
quan hệ xã hội.
- Tìm hiểu về các nguồn lực:
NVCTXH cùng với thân chủ bàn bạc, thảo luận về các nguồn lực có thể
huy động để giải quyết vấn đề: bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính
bản thân thân chủ và gia đình), ngoại lực (nguồn lực bên ngoài từ sự hỗ trợ của
anh em, bạn bè, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội). Cụ thể như sau:
Về nội lực:
Nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ hầu như là không có nhất
là về vật chất, về tinh thần thân chủ hầu như cam chịu và chấp nhận hoàn
cảnh, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
“Chị chỉ biết sống qua ngày chứ giờ biết làm răng được. Thân đàn bà một
mình con lại tàn tật chắc khổ đến chết chứ làm răng mà thoát nghèo được”.
(Phúc trình lần 2)
Về ngoại lực:
Anh em, họ hàng: chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo bố mất
sớm mẹ ở vậy nuôi chị rồi bà cũng mất nên chị chẳng có anh chị em ruột thịt
mà nhờ cậy, anh em xa thì xa lánh, không thông cảm...Vì vậy, chị không nhận
được sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất của anh em, họ hàng.
Hàng xóm láng giềng: hàng xóm kỳ thị, xa lánh nên chị thiếu các mối
quan hệ và giao tiếp hàng ngày, hai mẹ con sống đơn độc thiếu sự sẻ chia,
giúp đỡ của hàng xóm láng giềng.
Các tổ chức đoàn thể: đã có những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và
tinh thần cho thân chủ. Tuy nhiên, sự trợ giúp đỡ đó chỉ mang tính tức thời
37
bởi nó gần như là một hoạt động từ thiện do vậy nó chưa khơi dậy tiềm năng
và khả năng vươn lên giải quyết vấn đề của thân chủ.
Như vậy, qua một số thông tin trên đây có thể thấy thân chủ không chỉ
gặp khó khăn về kinh tế mà còn tự ti về bản thân, mặc cảm về gia đình và hầu
như bị cô lập, lạc lõng trong xã hội. Chính vì thế, thân chủ cần sự cảm thông,
chia sẻ và giúp đỡ của cộng đồng. Đây là vấn đề khó đặt ra cho NVCTXH,
NVCTXH cần phải đề ra một kế hoạch cụ thể trong tiến trình can thiệp với
đối tượng.
2.1.3. Chẩn đoán
Dựa trên cơ sở các thông tin có được NVXH nhận thấy vấn đề thân chủ
gặp phải có tính chất khá nghiêm trọng:
Vấn đề 1: Khó khăn về kinh tế
Vấn đề 2: Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân cũng như gia đình.
Vấn đề 3: Khó khăn trong chăm sóc con gái tàn tật.
Trong tất cả các vấn đề đó thì NVCTXH cùng với đối tượng đã xác
định vấn đề ưu tiên đó là khó khăn về kinh tế và tâm lý mặc cảm, tự ti về bản
thân cũng như gia đình. Đây không phải là vấn đề khó khăn nhất nhưng đây là
vấn đề mà trong một thời gian nhất định cùng với những kỹ năng của mình
NVCTXH có thể can thiệp được phần nào. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề mà
nếu khắc phục được nó sẽ tạo thuận lợi hơn, tạo đà để giải quyết cho vấn đề
thứ ba là chăm sóc con cái bởi khi có điều kiện về kinh tế tâm lý thoải mái
hơn thân chủ sẽ có điều kiện chăm cho con hơn về ăn uống, thuốc thang...
Sau khi xác định vấn đề ưu tiên, NVCTXH cùng với thân chủ xác
định lại nguyên nhân của vấn đề từ đó giúp thân chủ một lần nữa nhìn rõ lại
vấn đề và những nguyên nhân thực sự để có những cơ sở xác thực nhằm
chẩn đoán bản chất vấn đề để lên kế hoạch trị liệu một cách hiệu quả nhất.
38
TC
P
Từ cách đánh giá và nhìn nhận lại vấn đề các nguyên nhân gây nên vấn đề
được xác định cụ thể như sau:
- Thân chủ không có nghề nghiệp ổn định.
- Thu nhập không cao, thiếu điều kiện để sản xuất cơ bản: đất đai,
nguồn vốn.
- Trình độ học vấn thấp: khó khăn trong vận dụng KHKT vào sản xuất
để nâng cao năng suất.
- Chịu nhiều định kiến xã hội: có con ngoài giã thú, con bị tàn tật nên
thân chủ luôn trong tâm lý mặc cảm, tự ti...
- Chi phí trong chăm sóc con bị tàn tật bẩm sinh: chi phí vật chất: (tiền
ăn uống, thuốc thang...), chi phí phi vật chất (thời gian chăm sóc)
Sau khi chẩn đoán xác định được vấn đề ưu tiên, tính chất và những
nguyên nhân dẫn đến vấn đề, NVCTXH đã hướng dẫn và cùng thân chủ vẽ
sơ đồ phả hệ (biểu đồ thế hệ). Cụ thể như sau:
Sơ đồ phả hệ gia đình chị L
39
Nam
Nữ
Đã chết
Quan hệ thân thiết
Không có quan hệ
Không có quan hệ
hôn nhân
hệ xa cách
Đã chết
Quan hệ hôn nhân
Ghi chú:
Nhận xét về sơ đồ phả hệ gia đình thân chủ:
Sau khi hoàn thành sơ đồ phả hệ của gia đình chị L, NVCTXH cùng với
thân chủ nhìn lại nhìn vào sơ đồ phả hệ gia đình chị L có thể dễ dàng nhận thấy:
Đây là một gia đình hạt nhân khiếm khuyết người chồng, người cha trong gia
đình. Do vậy, mọi công việc trong gia đình đều do một mình chị L đảm nhận.
Hơn nữa, thân chủ lại không có anh em họ hàng ruột thịt, bố mẹ đều đã mất nên
không nhận được sự hỗ trợ nào cả về vật chất lẫn tinh thần. Mối quan hệ gia
đình duy nhất mà thân chủ có đó là cô con gái bị tật nguyền bẩm sinh.
Như vậy, vấn đề của thân chủ lại càng trầm trọng và khó khăn hơn
khi thiếu đi chỗ dựa tinh thần và sự hỗ trợ được coi là rất hiệu quả từ phía
những người thân trong gia đình. Sau khi xác định chính xác các mối quan
hệ trong gia đình, NVCTXH cùng với thân chủ vẽ biểu đồ sinh thái của đối
tượng để hiểu rõ hơn về những yếu tố kinh tế và những yếu tố môi trường ảnh
hưởng đến hoàn cảnh sống của thân chủ.
40
Quan hệ một chiều
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
Không có quan hệ
Biểu đồ sinh thái:
Chú giải
Nhận xét: Qua biểu đồ sinh thái ta thấy:
Gia đình hạt nhân khiếm khuyết của thân chủ chỉ có một số nguồn lực
tác động đó là các cơ quan đoàn thể như Ban XĐGN xã, Hội LHPN xã, hội
phụ nữ xóm, CLB phụ nữ và NVCTXH. Tuy nhiên, đây hầu hết là những sự
hỗ trợ một chiều. Do vậy, NVCTXH cần có kế hoạch cụ thể để sự tác động
này không chỉ là sự tác động một chiều, thụ động mà tạo nên mối quan hệ hai
chiều qua lại. Từ đó, thân chủ có thể huy động sức mạnh tổng hợp của các
nguồn lực để giải quyết vấn đề của chính mình.
Qua biểu đồ sinh thái này, NVCTXH nhận thấy, gia đình thân chủ
không bị cô lập hoàn toàn mà đã có những nguồn tài nguyên hỗ trợ nhất định.
Chính vì thế trong trường hợp này, NVCTXH cũng chính là người kết nối các
nguồn lực hiện có, phối hợp các dịch vụ lại với nhau và khai thác một số
Gia đình
hạt nhân
Anh em ruột Trạm y tế Hàng xóm
Hội phụ nữ xóm
Viên Thái
Hội LHPN xã
Nghĩa Thái
BCH xóm Viên
Thái Ban XĐGN xã
Nghĩa TháiNVCTXH
41
nguồn lực khác để có thể giúp thân chủ phát huy được tiềm năng của mình
bởi một trong những nguyên tắc quan trọng của người NVCTXH đó là
“không làm thay, làm hộ và làm cho” mà chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, thúc
đẩy thân chủ.
Từ biểu đồ thế hệ và biểu đồ sinh thái của gia đình thân chủ NVCTXH
cùng bàn bạc và thống nhất với thân chủ về một số những điểm mạnh và
điểm yếu của thân chủ như sau:
Điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ:
Thân chủ Con gái
Hội phụ
nữ
Các tổ chức
đoàn thể
Hàng
xóm
Tích cực
- Hiền lành, chất
phác và thật thà.
- Có tình yêu
thương con.
- Có mong muốn
vươn lên thoát
nghèo, ổn định
cuộc sống.
- có nghị lực, chịu
thương, chịu khó.
Thương
mẹ, biết
tiết
kiệm.
Có những
chính
sách hỗ
trợ phù
hợp cả về
vật chất
lẫn tinh
thần:
thăm hỏi,
động viên,
tặng quà...
Đoàn kết, có
nhiều chính
sách hỗ trợ
kịp thời:
vốn, kỹ
thuật, khám
bệnh...
Hàng
xóm
tốt
Hạn chế
- Mặc cảm, tự ti, bi
quan trong cuộc
sống.
- Sống khép mình,
ít các mối quan hệ
xã hội.
- Trình độ học vấn
thấp, thiếu kinh
nghiệm sản xuất.
- Không có công
ăn việc làm.
Sức
khỏe
yếu, tàn
tật,
không
có khả
năng tự
chăm
sóc bản
thân.
Chưa có
những chính
sách thực sự
phù hợp với
từng đối
tượng.
Nhiều
người
còn
khinh
bỉ,
miệt
thị, xa
lánh,
không
thông
cảm...
42
Cây vấn đề:
Thiếu
điều kiện
sản xuất
(đất,
vốn,)
Không có
công ăn
việc làm
Con gái tàn
tật, chi phí
chăm sóc
cao (vật
chất, phi
vật chất)
Định
kiến xã
hội
Trình độ
học vấn
thấp: khó
áp dụng
KHKT vào
sản xuất
Thân chủ gặp nhiều khó khăn về kinh tế và luôn trong tình trạng
khủng hoảng tâm lý, mặc cảm, tự ti trong cuộc sống
( vấn đề ưu tiên)
Hướng giải quyết vấn đề
- Chia sẻ, động viên tinh thần, giúp thân chủ thoát khỏi sự khủng hoảng tâm lý, sự
mặc cảm, tự ti.
- NVCTXH phối hợp với Hội phụ nữ và CLB phụ nữ xóm Viên Thái khuyến khích,
động viên tinh thần giúp thân chủ tham gia sinh hoạt CLB phụ nữ xóm nhằm giúp
thân chủ tự tin và tìm kiếm sự đồng cảm chia sẻ ở CLB này.
- NVCTXH cùng với Hội LHPN xã Nghĩa Thái khuyến khích thân chủ tham gia
lớp học nghề Dệt Thổ Cẩm để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập lại đồng
thời vừa có thể chăm sóc con vừa có thể làm việc kiếm sống và từng bước vươn
lên XĐGN.
Hậu quả:
- Kinh tế gia đình đã khó khăn nay càng khốn khó hơn.
- Thiếu các mối quan hệ và giao tiếp xã hội.
- Khủng hoảng tâm lý mặc cảm, tự ti, suy sụp tinh thần.
- Tâm lý cam chịu thiếu ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.
43
Sau một tiến trình làm việc cùng với thân chủ, NVCTXH đã tạo
được mối quan hệ tương đối thân thiết với đối tượng. Do vậy, trong giai
đoạn này ngoài việc thu thập thông tin NVCTXH đã hướng dẫn và cùng
với thân chủ xác định rõ hơn vấn đề và những khúc mắc thực sự. Với việc
sử dụng các kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, quan sát, khuyến khích làm
rõ ý, kỹ năng hỏi, thấu cảm, tóm lược... NVCTXH đã cùng với thân chủ
hoàn thành giai đoạn chẩn đoán vấn đề để bước sang một giai đoạn mới
bằng việc hoàn thành sơ đồ cây vấn đề trên.
Nhìn vào cây vấn đề ta thấy:
Tầng 1: Vấn đề mà thân chủ gặp phải đó là đang gặp khó khăn về kinh
tế và khó khăn về tâm lý: mặc cảm tự ti về bản thân và gia đình.
Tầng 2: Thể hiện những nguyên nhân của vấn đề, trong đó có một số
nguyên nhân chính là: Thiếu điều kiện sản xuất (đất, vốn…); không có công
ăn việc làm; con gái tàn tật, chi phí chăm sóc cao (vật chất, phi vật chất);
định kiến xã hội; trình độ học vấn thấp: khó áp dụng KHKT vào sản xuất.
Tầng 3: NVCTXH thảo luận cùng thân chủ về hậu quả của vấn đề nếu
nó không được giải quyết. Theo đó, có một số hậu quả dễ thấy như sau:
- Kinh tế gia đình đã khó khăn nay càng khốn khó hơn.
- Thân chủ thiếu các mối quan hệ và giao tiếp xã hội.
- Thân chủ khủng hoảng tâm lý mặc cảm, tự ti, suy sụp tinh thần.
- Tâm lý cam chịu thiếu ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của
thân chủ.
Tầng 4: Sau khi xác định được vấn đề ưu tiên NVCTXH cùng với thân
chủ bàn bạc và đưa ra các giải pháp có thể giải quyết vấn đề: trong đó
tập trung vào một số nhóm biện pháp chính đó là:
- Chia sẻ, động viên tinh thần, giúp thân chủ thoát khỏi sự khủng hoảng
tâm lý, sự mặc cảm, tự ti.
44
- NVCTXH phối hợp với Hội phụ nữ và CLB phụ nữ xóm Viên Thái
khuyến khích, động viên tinh thần giúp thân chủ tham gia sinh hoạt CLB phụ nữ
xóm nhằm giúp thân chủ tự tin và tìm kiếm sự đồng cảm chia sẻ ở CLB này.
- NVCTXH cùng với Hội LHPN xã Nghĩa Thái khuyến khích thân chủ
tham gia lớp học nghề Dệt Thổ Cẩm để giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập lại đồng thời vừa có thể chăm sóc con vừa có thể làm việc kiếm sống và
từng bước vươn lên XĐGN.
2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu
Sau khi hoàn thành giai đoạn chẩn đoán vấn đề, NVCTXH cần làm
ngay một kế hoạch trị liệu để nhằm giải quyết vấn đề của thân chủ.
Đầu tiên để lập kế hoạch trị liệu phù hợp và đạt hiệu quả, NVCTXH
cần xác định được mục đích trị liệu. Với trường hợp này, NVCTXH xác định
có 2 mục đích trị liệu như sau:
Thứ nhất: Giúp thân chủ giảm bớt gánh nặng kinh tế, cải thiện hoàn
cảnh sống hiện tại.
Thứ hai: Giúp thân chủ vượt qua mặc cảm, tự ti và cải thiện được các
mối quan hệ xã hội đồng thời thay đổi thái độ, hành vi tự tin, sống có ý chí
quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.
Từ những mục đích trị liệu và dựa vào những thông tin thu thập được
trong quá trình làm việc cùng thân chủ, NVCTXH phác thảo bảng kế hoạch
trị liệu cụ thể như sau:
45
Lên kế hoạch trị liệu cụ thể
Mục
tiêu cụ
thể
Hoạt động
Nguồn lực
huy động
Thời
gian
Kết quả mong đợi
Giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế.
Ổn định
công ăn
việc làm
cho thân
chủ
Khuyến khích động
viên thân chủ tham gia
lớp học Dệt Thổ Cẩm.
Đây là lớp học được
dự án hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động nữ
nông thôn có hoàn
cảnh khó khăn. Lớp
học này được trợ cấp
100% từ nguyên liệu,
hỗ trợ chi phí khác.
- Ban XĐGN
xã Nghĩa Thái.
- Hội LHPN
xã Nghĩa Thái.
- BCH xóm
Viên Thái.
- Hội phụ nữ,
CLB phụ nữ
xóm Viên
Thái.
- NVCTXH
Cấp bách,
thời gian
sóm nhất
có thể vì
đây là lớp
học có
thời gian
quy định
cụ thể.
- Thân chủ học tốt
nghề Dệt Thổ Cẩm.
- Ổn định công việc
cho thân chủ.
- Tăng thêm thu
nhập cho thân chủ.
- Thân chủ có thể
nhận hàng về nhà
làm để vừa có thời
gian chăm sóc con.
Nâng
cao trình
độ, kinh
nghiệm
sản xuất
cho thân
chủ
- Khuyến khích thân
chủ tham gia các lớp
tập huấn, đào tạo kỹ
thuật chăn nuôi và
trồng trọt.
- Tăng cường các mối
quan hệ và giao tiếp xã
hội.
- Cùng thân chủ đến
nhà anh Nguyễn Trọng
- Ban XĐGN,
Hội LHPN xã
Nghĩa Thái.
- Hội phụ nữ,
CLB phụ nữ
xóm Viên
Thái.
- Cán bộ thú y
- NVCTXH
Đây là
công việc
được tiến
hành
trong thời
gian lâu
dài.
- Thân chủ dễ dàng
tiếp cận KHKT, các
phương thức sản
xuất mới để có thể
áp dụng những tiến
bộ KHKT nâng cao
hiệu quả sản xuất.
- Thân chủ học hỏi
kinh nghiệm trong
quá trình tương tác
46
Dũng – Cán bộ thú y
xã xin tư vấn về chăm
sóc lợn.
xã hội.
Nguồn
vốn sản
xuất
- Thân chủ có thể vay
vốn sản xuất từ các
quỹ tổ tiết kiệm hoặc
vốn tín chấp từ ngân
hàng.
- Ban XĐGN,
Hội LHPN xã
Nghĩa Thái.
- BCH xóm
Viên Thái.
- Hội phụ nữ,
CLB phụ nữ
xóm Viên
Thái.
Thời gian
cấp bách.
- Có nguồn vốn để
mở rộng sản xuất:
chăn nuôi thêm lợn,
gà để nâng cao thu
nhập.
Cải thiện vấn đề tâm lý cho thân chủ
Ổn định
tâm lý
cho thân
chủ
- Tiếp cận, trò chuyện,
lắng nghe, chia sẻ
cùng thân chủ.
- Tham vấn giúp cải
thiện vấn đề của thân
chủ.
- Nêu một số những
tấm gương hoàn cảnh
tương tự nhưng họ đã
biết vượt lên số phận.
- NVCTXH.
- Hội LHPN
xã Nghĩa Thái.
- Hội phụ nữ,
CLB phụ nữ
xóm Viên
Thái.
Trong
suốt tiến
trình làm
việc với
thân chủ.
- Giúp thân chủ ổn
định được tâm lý.
- Giúp thân chủ có
thêm nghị lực và
niềm tin vào cuộc
sống.
Giúp
thân chủ
thay đổi
thái độ
và hành
- Phối hợp với Hội phụ
nữ và CLB phụ nữ
xóm Viên Thái khuyến
khích động viên thân
chủ tham gia sinh hoạt
- NVCTXH.
- Hội LHPN
xã Nghĩa Thái.
- Hội phụ nữ,
CLB phụ nữ
Trong
suốt tiến
trình làm
việc cùng
thân chủ.
- Tạo môi trường
giúp thân chủ có
thêm các mối quan
hệ và sự tương tác
xã hội.
47
vi trong
cuộc
sống.
CLB phụ nữ.
- NVCTXH xin tham
gia sinh hoạt cùng CLB
phụ nữ để phối hợp với
cán bộ phụ nữ vận
động chị em đoàn kết
cùng chia sẻ với hoàn
cảnh của thân chủ.
xóm Viên Thái - Giảm bớt sự kỳ thị
xa lánh và tìm kiếm
sự cảm thông giúp
đỡ từ cộng đồng.
- Giúp thân chủ có
thể bớt mặc cảm, tự
ti và hòa nhập với
mọi người.
Tóm lại, bằng các kỹ năng hỏi, trò chuyện ngẫu nhiên, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng cung cấp thông tin, NVCTXH đã cùng với
thân chủ xây dựng được một kế hoạch trị liệu trong đó thân chủ đã chủ
động trong việc tham gia xây dựng kế hoạch cụ thể nhất là trong việc đề ra
các mục tiêu và hoạt động cụ thể.
2.1.5. Triển khai kế hoạch
Sau khi hoàn thành kế hoạch cụ thể, NVCTXH cùng với thân chủ bắt
tay vào thực hiện các hoạt động như kế hoạch đã định.
- Giai đoạn thực hiện kế hoạch là giai đoạn tập trung vào các hoạt động
hỗ trợ, trị liệu và triển khai thực hiện hướng tới hoàn thành các mục đích, mục
tiêu và nhiệm vụ đã được đặt ra ở giai đoạn trước. Sau khi thống nhất và lập
ra kế hoạch hoạt động NVXH cùng thân chủ cùng với sự giúp đỡ từ các cán
bộ địa phương, xóm tiến hành thực hiện kế hoạch
Các buổi phúc trình làm việc cùng với thân chủ, NVCTXH đều tập
trung vào việc thực hiện các mục tiêu tổng quát trên cơ sở hoàn thành các
mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu thứ nhất: giúp thân chủ giảm bớt gánh nặng kinh tế, cải
thiện hoàn cảnh sống hiện tại.
48
Hoạt động 1: Ổn định công ăn việc làm cho thân chủ.
Qua tìm hiểu NVCTXH được biết, hiện nay ban XĐGN và Hội LHPN
xã đang triển khai thực hiện dự án hỗ trợ lao động nữ nông thôn học nghề, tạo
việc làm ổn định cuộc sống và chuẩn bị có lớp đào tạo nghề Dệt Thổ Cẩm
NVCTXH qua khảo sát và tham khảo nhu cầu muốn có công việc ổn định của
thân chủ đã phối hợp với hội phụ nữ để giúp thân chủ được học nghề. Bởi vì
dự án này triển khai theo mô hình “3 trong 1” nên sau khi học nghề thân chủ
có thể nhận hàng về làm tại nhà, như vậy thân chủ vừa có thể kiếm thêm thu
nhập lại vừa có thể ở nhà chăm sóc con.
Vào 14 giờ 30 phút ngày 12/4/2011, NVCTXH cùng với thân chủ trực
tiếp gặp gỡ, trao đổi với anh: Bùi Đình Cảnh – Phó chủ tịch xã Nghĩa Thái –
Trưởng ban XĐGN để đặt vấn đề với Ban XĐGN về việc thân chủ xin được
theo học lớp Dệt thổ cẩm (dự kiến khai giảng vào ngày 02/05/2011). Tại đây,
NVCTXH và thân chủ được tìm hiểu thêm về một số chính sách dành cho
người nghèo mà Ban XĐGN dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tới:
“Trong năm 2011, hai giải pháp mà Ban chú trọng nhất đó là nguồn vốn
và giải quyết việc làm. Đối với nguồn vốn: ngoài chính sách vay vốn sản xuất
của NHCS huyện, xã còn chủ động khai thác nguồn vốn hỗ trợ từ các chương
trình dự án để cung cấp vốn, giống cây, con. Với vấn đề việc làm: thực hiện đề
án: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn” của Tỉnh, xã
thí điểm mở các lớp dạy nghề Mây tre đan, khôi phục nghề truyền thống như
Dệt Thổ Cẩm để tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài
ra, Ban cũng đặc biệt chú trọng đến việc đến việc đưa các dịch vụ đến sát hơn
với người dân: y tế, chăm sóc sức khỏe…”
(Pvs số 1, Trưởng ban XĐGN)
Qua buổi làm việc này, NVCTXH đã thay mặt thân chủ nói lên nguyện
vọng được tham gia học lớp Dệt Thổ Cẩm của thân chủ và đã được anh Bùi
49
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...jackjohn45
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtTrường Bảo
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânLe Khoi
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Mais procurados (20)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinhLV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
LV: Kết nối nguồn lực dựa vào cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh
 
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về công tác xã hội, HAY
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhânChương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
Chương 1 – Những vấn đề chung về CTXH cá nhân
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
Vai tro cua nhan vien cong tac xa hoi trong ho tro tam ly cho doi tuong nhiem...
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
 

Semelhante a Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái

Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdfMu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdfnamTrn192
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Garment Space Blog0
 
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Semelhante a Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái (20)

Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người NhậtKhóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
Khóa Luận Tốt Nghiệp Omotenashi - Văn Hóa Phục Vụ Bằng Trái Tim Của Người Nhật
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vai Trò Ni Giới Phật Giáo Huế Đối Với Giáo Hội Phật Giáo...
 
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
 
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdfMu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
Mu_li_cm_n_tiu_lun_lun_van_n_t.pdf
 
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
Van dung mo_hinh_hoc_tap_tren_co_so_van_de_problem_based_learning_vao_to_chuc...
 
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
Cách ứng phó với cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên -...
 
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
Đề tài hiệu quả kinh tế của giống lúa nếp vải tại Thái Nguyên, HOT 2018
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.docGiáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
Giáo dục sự quan tâm cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học Tiếng Việt.doc
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 THEO ĐỊNH HƯỚNG GI...
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAYLuận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập theo các mức độ tư duy trong d...
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 

Mais de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Mais de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Último

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Último (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái

  • 1. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, sinh viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths.Võ Thị Cẩm Ly, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Sinh viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Vinh, khoa Lịch Sử đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong tổ Công tác xã hội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cũng như những kỹ năng sống trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho em những kiến thức bổ ích để hoàn thành bài luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Nghĩa Thái, Ban XĐGN xã Nghĩa Thái, Hội LHPN xã Nghĩa Thái, các cán bộ hội phụ nữ xóm Viên Thái, CLB phụ nữ xóm Viên Thái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Khóa luận này cũng là món quà tinh thần em muốn gửi đến gia đình và bạn bè thân yêu của mình để tỏ lòng biết ơn sâu sắc những người đã luôn ở bên động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 4 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Vũ Thị Phương Hảo
  • 2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH BAN CHỈ HUY CLB CÂU LẠC BỘ CTXH CÔNG TÁC XÃ HỘI CTXHCN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN KHKT KHOA HỌC KỸ THUẬT LHPN LIÊN HIỆP PHỤ NỮ NĐPV NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NHCS NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH NPV NGƯỜI PHỎNG VẤN NVCTXH NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI NVXH NHÂN VIÊN XÃ HỘI SV SINH VIÊN TC THÂN CHỦ UBND ỦY BAN NHÂN DÂN XĐGN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN…………………………………………………........……………0 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………….........………………0 PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ .........................................................................................................................1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................... .........................................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... .........................................................................................................................3 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................. .........................................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... .........................................................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................ .........................................................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................... .........................................................................................................................8 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài................................................................................ .........................................................................................................................8 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN.......................................... .........................................................................................................................8 1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài.......................................................... .......................................................................................................................10
  • 4. 1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber............................. .......................................................................................................................10 1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow.............................................. .......................................................................................................................15 1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu............................................ .......................................................................................................................17 1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan.............................................. .......................................................................................................................17 1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân......................................................................... .......................................................................................................................17 1.1.3.3. Công tác xã hội cá nhân......................................................................... .......................................................................................................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu........................................................ .......................................................................................................................19 1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................. .......................................................................................................................19 1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu............................................................ .......................................................................................................................22 1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ....................................................................... .......................................................................................................................22 1.2.2.2. Vài nét về xã Nghĩa Thái........................................................................ .......................................................................................................................23 4
  • 5. CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI XÃ NGHĨA THÁI – HUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP............ .......................................................................................................................25 2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An.......................................................................................25 2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu....................................... .......................................................................................................................25 2.1.2. Thu thập thông tin.................................................................................... .......................................................................................................................27 2.1.3. Chẩn đoán................................................................................................ .......................................................................................................................32 2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu................................................................................. .......................................................................................................................39 2.1.5. Triển khai kế hoạch.................................................................................. .......................................................................................................................42 2.1.6. Lượng giá................................................................................................. .......................................................................................................................52 2.1.7. Kết thúc vấn đề......................................................................................... .......................................................................................................................52 2.2. Những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - Nghệ An.................................... .......................................................................................................................53 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................ .......................................................................................................................56
  • 6. 1. Kết luận.......................................................................................................... .......................................................................................................................56 2. Khuyến nghị................................................................................................... .......................................................................................................................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... .......................................................................................................................60 PHỤ LỤC.......................................................................................................... .......................................................................................................................62 A. QUAN SÁT................................................................................................... .......................................................................................................................62 B. MỘT SỐ BẢN PHỎNG VẤN SÂU.............................................................. .......................................................................................................................64 C. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TƯ LIỆU TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP VỚI THÂN CHỦ....................................................................................................... .......................................................................................................................74 6
  • 7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi châu lục và không trừ một ngoại lệ nào. Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 đã mang lại những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu thiếu lương thực thường xuyên Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo ra cơ hội chưa từng có cho người dân trong sản xuất, kinh doanh. Trong nhiều năm (1991 – 2000) với mức tăng trưởng khá cao khoảng 7,5- 8,4% (Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN) cùng với một loạt các chính sách cởi mở của Đảng và nhà nước đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trình xóa đói giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Trong Báo cáo "Việt Nam thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ" tỷ lệ nghèo của cả nước từ 30% năm 1992 xuống còn 8,3% năm 2004, dưới 7% năm 2005. Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi to lớn, đáng kể nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được cải thiện, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và phụ nữ. Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như trên, cho đến nay Việt Nam vẫn là một nước nghèo, đã có nhiều chỉ báo cho rằng tốc độ giảm nghèo 7
  • 8. ở Việt Nam hiện nay đang bị chững lại. Chất lượng giảm nghèo, tính chất bền vững và tỷ lệ tái nghèo hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khiến cho cuộc chiến chống đói nghèo ở nước ta vẫn còn đầy cam go và thách thức. Đặc biệt, càng khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp xã hội và chịu sự kỳ thị của cộng đồng… Bởi vậy, hạn chế tình trạng nghèo đói là nhiệm vụ của các cấp các ngành nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó, NVCTXH được coi là những người có trọng trách nặng trong giúp đỡ họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỹ năng chuyên môn đặc thù. Vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An”. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Dưới góc độ tiếp cận của lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là CTXHCN cùng với việc sử dụng các kỹ năng và các phương pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp này trong thực tiễn. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ bởi thông qua đó họ có cơ hội bày tỏ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc 8
  • 9. sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như những đường hướng để vươn lên XĐGN, ổn định cuộc sống. Nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho địa phương vận dụng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo cho phụ nữ. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp ích cho các tổ chức hoạt động vì cộng đồng trong việc định hướng can thiệp giảm nghèo cho các nhóm yếu thế trong xã hội đặc biệt là nhóm phụ nữ. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kiến thức đã học đặc biệt là những kỹ năng và phương pháp CTXHCN vào đối tượng phụ nữ nghèo nhằm tìm hiểu những vấn đề cũng như nhu cầu của họ để từ đó cùng thân chủ xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết vấn đề, hỗ trợ, định hướng và kết nối họ với các nguồn lực để giúp thân chủ vươn lên trong cuộc sống. Nghiên cứu hướng tới 3 mục đích cơ bản sau đây: - Phân tích nhu cầu nguyện vọng của thân chủ trên cơ sở đó vận dụng tiến trình CTXHCN để hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo. - Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối với nguồn lực cộng đồng để thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng. - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ tiến trình can thiệp. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Tiến trình CTXHCN hỗ trợ một phụ nữ nghèo đơn thân ở xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Chị: Đặng Thị L – một phụ nữ nghèo đơn thân ở xóm Viên Thái - xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An. - Cán bộ chính sách, Hội phụ nữ xã Nghĩa Thái. 9
  • 10. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xóm Viên Thái - xã Nghĩa Thái- huyện Tân Kỳ- tỉnh Nghệ An. Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2011 - tháng 5/2011. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đặc biệt nhìn nhận sự nghèo khổ của thân chủ như một sự tác động nhiều chiều mang tính chủ quan và khách quan. Từ đó, giúp thân chủ nhận thức được vấn đề của mình gắn với hoàn cảnh cụ thể và cách thức để giải quyết vấn đề trên cơ sở huy động một cách có kế hoạch và các nguồn lực của cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, trong bối cảnh thực tế hoạt động giảm nghèo cho phụ nữ tại xã Nghĩa Thái cần phải được xem xét nghiên cứu và thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay đang có nhiều biến chuyển hết sức phức tạp và những sự biến động đó đã tác động ở những mức độ khác nhau đến hoạt động này. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp thực hành 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ những nguồn tài liệu có sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn mới (Danh sách hộ nghèo năm 2011, danh sách các khẩu được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp… lập ngày 3/12/2010 của UBND xã Nghĩa Thái), các báo cáo kinh tế chính trị của xã năm 2010 (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010 và mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011), báo cáo của LHPN xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ…để làm tư liệu trong quá trình hoàn thành đề tài. 10
  • 11. 5.2.1.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể thấy được những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nghèo để có những định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ họ. Cụ thể, tác giả đã tiến hành quan sát một số khía cạnh sau: - Quan sát hoàn cảnh gia đình: cơ sở vật chất như nhà ở, các vật dụng trong nhà, ruộng vườn… - Quan sát thái độ của thân chủ thông qua giao tiếp với thân chủ - Quan sát hành vi của thân chủ thông qua chăm sóc con cái và qua những công việc mà thân chủ thực hiện. 5.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện tìm hiểu những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa phương. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 4 trường hợp bao gồm: 1 thân chủ, 1 phó chủ tịch xã Nghĩa Thái - trưởng ban XĐGN, 1 chủ tịch hội LHPN xã, 1 chi hội trưởng câu lạc bộ phụ nữ xóm. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những thực trạng, nguyên nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách thức vươn lên thoát nghèo, những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những nguyện vọng và mong muốn của họ… những thông tin này sẽ là căn cứ để đánh giá phân tích và bổ sung cho những kết quả từ nghiên cứu định lượng. 11
  • 12. 5.2.2. Phương pháp thực hành: phương pháp CTXH cá nhân Tiến trình công tác xã hội cá nhân. Tiến trình CTXH Cá nhân là một chuỗi hoạt động tương tác giữa NVXH với thân chủ để giải quyết vấn đề. Trong quá trình này, thông qua mối quan hệ tương giao giữa NVCTXH với thân chủ, NVXH dùng chính các quan điểm, giá trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và kĩ năng của mình để giúp thân chủ hiểu rõ vấn đề của mình đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu, phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình. Tiến trình CTXHCN là quá trình bao gồm các bước của các hoạt động do NVXH và đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là những bước chuyển tiếp theo thứ tự logic, nhưng trong quá trình giúp đỡ có những bước kéo dài suốt quá trình như thu thập dữ liệu, thẩm định và lượng giá. Có thể mô hình hóa tiến trình như sau: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề Kết thúc Thu thập thông tin Lượng giá Chẩn đoán Trị liệu Lên kế hoạch trị liệu Nhìn vào mô hình trên ta thấy, tiến trình CTXHCN bao gồm 7 bước đó là: Bước 1: Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu. Bước 2: Thu thập thông tin Bước 3: Chẩn đoán 12
  • 13. Bước 4: Lên kế hoạch trị liệu Bước 5: Trị liệu Bước 6: Lượng giá Bước 7: Kết thúc Phụ nữ nghèo đơn thân là những người có chức năng xã hội suy giảm do nhiều nguyên nhân như: sức khỏe suy yếu, kinh tế khó khăn, quan hệ xã hội mâu thuẫn… Do đó việc vận dụng phương pháp CTXHCN vào đối tượng này sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp họ hiểu rõ được chính họ hoặc hoàn cảnh sống của họ, xác định lại mối tương quan với những người xung quanh… Từ đó, NVCTXH sẽ đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ giúp thân chủ tăng cường khả năng huy động và vận dụng các nguồn lực của bản thân và xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình. Hơn nữa, phụ nữ nghèo đơn thân là những người luôn có những mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Họ chỉ nhìn thấy sự yếu kém và luôn có những cái nhìn tiêu cực về bản thân cũng như bối cảnh xung quanh mình. Do vậy, NVCTXH cần phân tích để họ nhìn thấy những điểm mạnh, những mặt tích cực của bản thân và những nguồn lực mà họ có thể huy động để họ có thêm động lực vươn lên thay đổi cuộc sống. Như vậy, trong suốt tiến trình CTXHCN, NVCTXH luôn đóng vai trò hỗ trợ, “không làm thay, làm hộ, làm cho” mà cần khơi gợi những tiềm năng để thân chủ tự giải quyết vấn đề của chính mình. 13
  • 14. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về XĐGN. Ngay từ khi nước ta mới dành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm sâu sắc đến việc chăm lo đời sống cho những người lao động nghèo khổ. Người coi đói nghèo là một thứ “giặc” và đặt nó lên hàng đầu. Người kêu gọi Chính phủ và toàn dân chống lại giặc đói với lý do: “Chúng ta dành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ…”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về XĐGN nhất là trong thời kỳ mới. Trong nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng: “Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách căn bản”. Đây là chủ trương quan trọng liên quan đến an ninh lương thực và tấn công vào đói nghèo “Về lương thực thực phẩm” khá nổi tiếng ở nước ta trong những năm đầu đổi mới. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ rõ: “Đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng”. Tức là tập trung vào giải quyết cơ bản đói nghèo tuyệt đối và đói nghèo “Về lương thực thực phẩm”. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã xác định rõ đói nghèo là một trong những chương trình phát triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt vừa cơ bản lâu dài và nhấn mạnh “Phải thực hiện tốt chương trình XĐGN nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong nước và nước ngoài…” đồng thời lần đầu tiên đưa ra 14
  • 15. chỉ tiêu XĐGN đến năm 2000 và các năm tới: “Giảm tỷ lệ nghèo đói xuống còn khoảng 10% đến năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm. Trong 2– 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xóa cơ bản hộ đói kinh niên”. Đại hội IX của Đảng đã nhận thức sâu sắc về XĐGN, Đặt XĐGN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010 nhấn mạnh làm tốt công tác XĐGN sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, góp phần ổn định từng bước phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Như vậy, đến Đại hội này, Đảng và Nhà nước đã chủ trương XĐGN một cách bền vững và gắn liền với phát triển. Mục tiêu chiến lược XĐGN thời kỳ 2001 – 2010 mà Đại hội IX đề ra là: “Cơ bản xóa đói, giảm mạnh số hộ nghèo, cơ bản phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN”. Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trợ cấp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo nhất là đối với vùng đặc biệt khó khăn. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo”. Như vậy, có thể nói rằng, chủ trương quan điểm của nhà nước ta về XĐGN thể hiện rất rõ quan điểm có ý nghĩa chiến lược, xuyên suốt và nhất quán của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. 15
  • 16. 1.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài 1.1.2.1. Lý thuyết phân tầng của Karl Marx và Max Weber Xã hội học hiện đại, kể cả xã hội học hiện đại phương Tây nói chung đều thừa nhận có hai ông tổ của lý thuyết phân tầng xã hội - đó là Karl Marx và Max Weber. Bởi lý thuyết của ông tổng hợp lại đã cung cấp cho người ta những nhận thức rất cơ bản về tiền đề và điều kiện (hay những nhân tố về kinh tế, chính trị, văn hóa) dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp khác nhau. a. Lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx (1818- 1883) Karl Marx là nhà triết học và kinh tế học Đức, nhà lý luận của phong trào công nhân thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Theo tập thể các tác giả cuốn Nhập môn xã hội học (Tony Bilton và cộng sự) - một cuốn sách giáo khoa tốt nhất, tổng hợp nhất và có giá trị nổi bật, thì “Marx đã cung cấp cho xã hội học và chính trị học hiện đại một trong những tiếp cận lý thuyết phân tầng bao quát mạnh mẽ nhất. Cũng lúc đó, cách giải thích về xã hội của ông là một cách giải thích bị tranh luận gay gắt nhất trong mọi học thuyết xã hội, bởi vì nó không chỉ là lý thuyết xã hội học, mà cũng là một triết lý về con người và mộ cương lĩnh cho sự thay đổi cách mạng trong xã hội…Các nhà xã hội học khác nhau đã chấp nhận những quan điểm khác nhau đó, những người khác thì ở lưng chừng, nhưng điều chắc chắn là bất cứ lý thuyết phân tầng nào đều vay mượn của Marx cách lý giải về giai cấp…. Với Marx mối quan hệ giai cấp là chìa khóa mọi mặt của xã hội”[43,56]. Marx cho rằng, sản xuất của cải vật chất là hoạt động trước tiên của con người và nó phải đến trước mọi hoạt động khác. Chừng nào mà xã hội có thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu tối thiểu để sinh sống thì giai cấp mới có thể 16
  • 17. xuất hiện. Bất cứ xã hội có giai cấp nào đều xây dựng trên mối quan hệ giữa những người bóc lột - kẻ bị bóc lột. Lịch sử xã hội “văn minh” theo Marx là lịch sử của những hình thức khác nhau về sự bóc lột và thống trị giai cấp. Theo ông: “Mọi xã hội đều bao hàm sự bóc lột giai cấp trên cơ sở những quan hệ sản xuất, chính cái này mà Marx gọi là phương thức sản xuất. Chìa khóa để tìm hiểu một xã hội nhất định là khám phá ra trong đó phương thức sản xuất nào chiếm ưu thế. Tiếp đó chúng ta biết được mô hình cơ bản của những mối quan hệ xã hội và chính trị và có thể đánh ra xung đột và những tiềm năng thay đổi nào đã được gắn bó với xã hội” [43,57]. Thật ra, Marx không đưa ra một chỉ dẫn riêng về các nhân tố dẫn đến phân tầng xã hội, nhưng qua tác phẩm tiêu biểu của ông - từ Bản thảo kinh tế- triết học 1844 đến Tuyên ngôn Cộng sản, từ Phê phán khoa học chính trị kinh tế đến bộ Tư bản đồ sộ, ta có thể thấy trong quan niệm của Marx, sự phân chia cốt yếu giữa các giai cấp trong một xã hội nhất định đều bắt nguồn từ quyền sở hữu tài sản đối với các phương tiện sản xuất. Trong xã hội phong kiến, lãnh chúa có quyền thu lấy toàn bộ tài sản thặng dư do nông dân sản xuất ra trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa. Trong xã hội tư bản, nhà tư bản có quyền chỉ huy lao động và chiếm hữu phần thặng dư do công nhân tạo ra. Theo Marx, nhà tư sản có quyền đó “Không phải nhờ những phẩm chất cá nhân hay những phẩm chất con người của hắn, mà chỉ có được với tư cách là người sở hữu tư bản [14, 89]. Như vậy, nêu bật nhân tố hàng đầu của phân tầng xã hội là quyền sở hữu tài sản Marx (và cả F. Engel) còn lưu ý đến yếu tố phân công lao động xã hội mà bản thân nhân tố này lại có mối quan hệ tác động qua lại với lực lượng sản xuất xã hội và do đó với quyền sở hữu tài sản. 17
  • 18. Điều đó giải thích tại sao trong khi phân tích hai giai cấp chủ yếu trong xã hội là tư sản vô sản vào thời đại của mình, ông không hề bỏ qua các giai tầng xã hội khác như: giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tăng lữ, tầng lớp tri thức xuất thân từ các giai cấp khác nhau; tầng lớp công nhân “quý tộc”, tầng lớp vô sản “lưu manh” trong bản thân giai cấp công nhân…[43, 108]. b. Lý thuyết phân tầng xã hội của Marx Weber (1864- 1992) Marx Weber là kinh tế học, nhà sử học đặc biệt ông còn được tôn vinh là một nhà xã hội học bách khoa toàn thư. Marx Weber cũng là một người Đức nhưng thuộc thế hệ hậu sinh của Marx, ông đã đưa ra lý thuyết phân tầng của mình, trong đó vừa có điểm “vay mượn” của Marx vừa có những điểm phát triển thêm. Ý kiến của Weber khác với Marx theo nhiều cách. Ông bác bỏ mục đích và chính sách của các nhà xã hội chủ nghĩa Đức vì coi chủ nghĩa cộng sản là một Utopia không thể đạt tới. Bao quát hơn, ông bác bỏ ý kiến cho rằng các nhà xã hội học có thể khái quát hóa các cấu trúc xã hội bằng cách sử dụng sự phân tích các phương thức sản xuất. Với Weber, mỗi xã hội về mặt lịch sử, đều độc nhất và phức tạp. Mặc dù không tán thành mục tiêu chính trị của Marx, hơn nữa ông còn phê phán, bác bỏ quan niệm của Marx cho rằng những quan hệ kinh tế luôn luôn là yếu tố giải thích cấu trúc xã hội và động lực đầu tiên của sự thay đổi xã hội. Ông tin rằng những tư tưởng tôn giáo có một ảnh hưởng độc về mặt lịch sử và rằng lĩnh vực chính trị thường là lực lượng kiểm soát cốt yếu trong những thay đổi xã hội song khi bàn đến cơ cấu xã hội dưới chủ nghĩa tư bản, Weber cũng phải thừa nhận rằng chính những quan hệ kinh tế đã tạo nên cơ sở của sự bất bình đẳng, tức là tạo tiền đề và điều kiện cho sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau. Chỉ có điều “Weber nhấn mạnh tầm quan 18
  • 19. trọng của thị trường như là cơ sở kinh tế cho giai cấp hơn là tài sản. Với ông nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản là khả năng thị trường - đấy là những kỹ năng mà người làm thuê mang ra thị trường lao động. Những khác biệt trong phần thưởng giữa các nghề nghiệp kết quả từ kỹ năng hiếm hoi mà nhóm nghề nghiệp cần giữ. Nếu kỹ năng được quá cầu thì tiền thưởng sẽ cao” [43, 65]. Và người có điều kiện để thuê những kỹ năng ấy không ai khác ngoài những người nắm giữ, sở hữu tài sản trong tay. Weber còn đưa ra khái niệm “cơ may đời sống”, thuật ngữ này dùng để chỉ tất cả các phần thưởng và lợi thế nào do khả năng thị trường đem đến. Những cơ may đời sống bao gồm thu nhập, bảo hiểm, phụ cấp,… Bởi vậy, chúng ta có thể phân biệt những nhóm có khả năng thị trường tương tự và những nhóm này có thể gọi là giai cấp. Như vậy, chúng ta có thể thấy chúng ta có thể thấy rằng Weber đồng ý với Marx là những nét kinh tế cốt yếu của chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu các phương tiện sản xuất và những thị trường cho hàng hóa và lao động. Sự khác biệt cốt yếu là Marx nhấn mạnh yếu tố kinh tế còn Weber nhấn mạnh yếu tố phi kinh tế. Nếu có những điểm mới trong lý thuyết phân tầng của Weber thì những điểm đó được thể hiện chủ yếu trong tiểu luận “Giai cấp, địa vị và đảng”. Ở tác phẩm này, Weber cho rằng sự bất bình đẳng trong xã hội có thể không dựa trên cơ sở những mối quan hệ kinh tế, nhưng lại dựa trên uy tín hay quyền lực chính trực được huy động thông qua một đảng. Ngoài ra, theo Weber, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giai cấp lao động có thể phân chia thành từng tầng lớp: có kỹ năng, bán kỹ năng và không có kỹ năng, mà các kỹ năng này thực chất là trình độ học vấn và tay nghề - lại đưa đến sự khác biệt về cơ may đời sống thể hiện ở mức thu nhập, phụ cấp, tiền thưởng… 19
  • 20. Tuy nhiên, khi đánh giá học thuyết của Weber thì có một số vấn đề trong sự giải thích của ông: không thể có tiêu chuẩn để phân chia lực lượng – lao động thành giai cấp và phân tầng. Nói một cách khác, sự phân tích của Weber về khả năng thị trường sẽ đặt mỗi cá nhân vào một giai cấp riêng rẽ. Một cách quan trọng hơn, những tiếp cận của Weber có xu hướng tập trung vào công việc, coi nhẹ của cải như một yếu tố cốt yếu trong cấu trúc giai cấp. Từ các lý thuyết phân tầng của Marx và Weber, xã hội học hiện đại đã rút ra ba nhân tố cơ bản dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp và tầng lớp là: Sở hữu tài sản; trí tuệ; quyền lực. Như vậy, cả Marx và Weber đều coi xã hội phương Tây là xã hội tư bản và cả hai đều thống nhất là những nét phân biệt cốt yếu của điều đó là sự sở hữu tư nhân về các tài sản sản xuất và một thị trường lao động. Chính vì lẽ đó mà tập thể tác giả cuốn nhập môn xã hội học đã đưa ra kết luận rằng những tư tưởng của Marx và Weber có thể phối hợp một phần để tạo nên mô hình ba giai cấp chính trong xã hội tư bản hiện đại. Tầng lớp trên ít ỏi gồm những ai nắm được tư liệu sản xuất. Giai cấp này trùng với giai cấp tư sản của Marx. Tuy nhiên, những người không sở hữu các tài sản sản xuất không thể được mô tả tất thảy như là vô sản. Người nghèo theo lý thuyết phân tầng không chỉ bị rơi xuống tầng đáy của thang bậc phân tầng xã hội mà gần như ở ngoài lề của hệ thống thứ bậc đó. Lớp nghèo bị coi là giai cấp dưới trong hệ thống phân tầng, có địa vị xã hội thấp kém, không có quyền lực, uy tín, không sở hữu của cải và ở bên lề thị trường lao động. Trong phạm vi nghiên cứu này sẽ vận dụng lý thuyết phân tầng của K. Marx và M.Weber về quyền sở hữu tài sản, phân công lao động, khả năng thị trường lao động, cơ may đời sống, uy tín xã hội… để phân tích và thấy rõ những đặc trưng của người nghèo từ đó đưa ra các giải pháp tích cực để xây dụng mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhanh chóng rút ngắn ranh giới của sự 20
  • 21. giàu - nghèo trong xã hội, hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội bởi mỗi người trong xã hội đều có những vai trò, những vị thế nhất định. 1.1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow Abraham Maslow (1908 - 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được thế giới biết đến như là người tiên phong cho trường phái tâm lý học nhân văn (Humanistic psychology) - một trường phái nhấn mạnh những giá trị, sự tự do, sáng tạo, khuynh hướng tự chủ, những kinh nghiệm của con người - bởi hệ thống lý thuyết về “thang bậc nhu cầu” (Hierarchy of Needs) của con người. Ông cho rằng, con người cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển đó là nhu cầu thể chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. Các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản nhất, có vị trí nền tảng nhất đến nhu cầu cao hơn. Vì vậy, lý thuyết nhu cầu còn được gọi là bậc thang nhu cầu. Trong cách tiếp cận của ông con người thường có xu hướng thỏa mãn trước tiên những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó mới hướng tới thỏa mãn những nhu cầu cao hơn. Có thể mô hình hóa bậc thang nhu cầu của A. Maslow như sau: Nhu cầu thể chất sinh lý: nn Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu an toàn Nhu cầu vật chất Nhu cầu vật chất Nhu cầu hoàn thiện 21
  • 22. Đó là nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, tình dục… Ông cho rằng đây là những nhu cầu cơ bản nhất để con người có thể tồn tại và duy trì sự sống của bản thân vì vậy nó là một nhu cầu cần được đáp ứng trước tiên. Nhu cầu về an toàn: Con người cần có một môi trường sống an toàn, đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ được đảm bảo. Họ có nhu cầu tránh sự nguy hiểm, đe dọa từ môi trường không ổn định và đầy nỗi sợ hãi. Nhu cầu tình cảm xã hội: Đây là nhu cầu thuộc về nhóm xã hội của con người, là sự mong muốn nhận được sự quan tâm của các thành viên trong nhóm xã hội. Con người cần có gia đình, cần tới trường để học tập và vui chơi trong nhóm bạn bè cùng lớp, cần được tham gia vào nhiều nhóm trong xã hội. Trong các nhóm xã hội thì gia đình là nhóm xã hội đặc thù, cơ bản nhất của con người. Nhu cầu được tôn trọng Khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng, họ cần được bình đẳng, được lắng nghe và không bị coi thường, dù họ là ai, trẻ em hay người tàn tật, người giàu hay người nghèo. Nhu cầu hoàn thiện Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên cứu, lao động sáng tạo…để phát triển một cách toàn diện. Dựa trên thang nhu cầu của Maslow, NVCTXH áp dụng vào đề tài nhằm xác định, đánh giá những nhu cầu thực tế của thân chủ, để xem họ đang ở bậc thang nhu cầu nào từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời, mang lại hiệu quả cao. 22
  • 23. 1.1.3. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu 1.1.3.1. Nghèo đói và một số khái niệm liên quan Xung quanh khái niệm nghèo đói vẫn còn nhiều quan điểm và nhận định khác nhau song chúng đều thống nhất ở một số điểm nhất định tuy nhiên sẽ không thể có một chuẩn mực chung về nghèo khổ cho tất cả các quốc gia. Ngay trong cùng một quốc gia cũng có thể khác nhau giữa các vùng, thậm chí là tiểu vùng Để giúp các nước chống lại sự đói nghèo, từ ngày 15 đến ngày 17/9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan) đã diễn ra hội nghị giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức, các nhà nghiên cứu và chuyên gia hoạch định chính sách đã đưa ra khái niệm, định nghĩa đói nghèo như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà nhưng nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Có thể xem đây là định nghĩa chung nhất về nghèo đói, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá nhận diện nét chính yếu phổ biến về đói nghèo. Xóa đói giảm nghèo Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thuận: “XĐGN là tổng thể các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm thực hiện mục đích hỗ trợ những điều kiện cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại,… để người nghèo có thể tồn tại và phát triển đạt tới mức trung bình như các thành viên khác trong cộng đồng”. 1.1.3.2. Phụ nữ nghèo đơn thân Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn về đề tài sinh viên đưa ra khái niệm về phụ nữ nghèo đơn thân như sau: 23
  • 24. Phụ nữ nghèo đơn thân là những người thường có học vấn thấp, nuôi con một mình, nhận thức hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sinh hoạt. Họ chủ yếu là những người lao động thuần nông hoặc “buôn thúng bán bưng”, lao động chân tay và có chuyên môn thấp. Họ là những người ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, công nghệ, tín dụng và đào tạo…không những thế phụ nữ nghèo đơn thân còn là những người thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình nhất là trong việc tự quyết định các công việc trong gia đình một cách đơn độc. Ngoài xã hội thì họ thường là những người dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi, họ rất ít có cơ hội thăng tiến bản thân đặc biệt họ thường được trả công lao động (lương, thưởng) thấp hơn so với nam giới kể cả cùng loại công việc với mức độ và cường độ làm việc bằng với nam giới. Chính vì lẽ đó, phụ nữ nghèo đơn thân có đời sống khó khăn chật vật và họ thường khó tiếp cận với các dịch vụ kinh tế - xã hội và văn hóa, ít có cơ hội thăng tiến cho bản thân và gia đình. 1.1.3.3. Công tác xã hội cá nhân CTXHCN là phương pháp can thiệp đầu tiên của CTXH, bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1800. Nó là một cách thức, quá trình nghiệp vụ mà NVXH sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng, tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình. CTXHCN là phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ với NVXH. CTXHCN được các NVXH chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức CTXH để giúp những người có vấn đề về thực hiện các chức năng xã hội. Công cụ chủ yếu trong CTXHCN là mối tương giao giữa NVXH và cá nhân để giúp họ hiểu rõ vấn đề của chính mình. Đồng thời khích lệ họ biểu đạt tâm tư, nhu cầu để qua đó NVXH hiểu được vấn đề của đối tượng và tiến hành các hoạt động giúp đỡ. 24
  • 25. Nói cách khác, CTXHCN nhằm phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của các chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động. Trong phương pháp này đối tượng tác động là bản thân người được giúp đỡ còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa NVXH và đối tượng. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu XĐGN và phát triển bền vững là một trong những vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm, từ Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế đa phương, song phương, các tổ chức phi chính phủ đến các vùng lãnh thổ, các quốc gia, chính quyền địa phương các cấp. Trên bình diện toàn cầu, Liên hợp quốc xác định XĐGN là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ở phạm vi quốc gia, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam cũng đã xác định XĐGN là một trong những hành động được ưu tiên nhất. đồng thời, nghèo đói cũng trở thành một chủ đề nghiên cứu được tranh luận nhiều.. Xung quanh vấn đề nghèo đói đã có không ít các công trình nghiên cứu các cơ quan nghiên cứu thuộc Trung Tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Lao động và Thương binh & Xã hội và đặc biệt là các tổ chức quốc tế tại Việt Nam (Ngân hàng thế giới, Liên Hợp Quốc, tổ chức ActionAid - Việt Nam, Oxfam tại Việt Nam) như: “Đói nghèo ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị Hằng, “Giảm nghèo trong nông thôn hiện nay” tác giả Nguyễn Văn Tiêm 1993, “Giảm nghèo Việt Nam” của UNICF năm 1995; “Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam” của ADUKI năm 1995; “vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hằng 1997… Các nghiên cứu vĩ mô cũng đề cập khá chi tiết đến yếu tố phân tầng xã hội ở Việt Nam như “Báo cáo về tình trạng nghèo đói và công bằng ở Việt Nam” của tổ chức Oxfam năm 1999 hay công trình “Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” do Lê Du Phong và Hoàng Văn Hoa chủ biên. Những nghiên 25
  • 26. cứu này đề cập đến vấn đề nghèo đói từ nhiều cấp độ khác nhau như vùng miền, đô thị, nông thôn, miền núi...xã nghèo, hộ nghèo… Đề cập đến các vấn đề nghèo đói của phụ nữ có thể kể đến đề tài “Phát triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung Bộ: xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm”, Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển. Mục đích chính của đề tài là xem xét đánh giá thực trạng tình hình nông thôn vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam dưới góc độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết trên các lĩnh vực chủ yếu: xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm. Một đề tài khác thuộc nhóm này là “Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng”do trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và Gia đình cũng đã tiến hành năm 2006. Bên cạnh vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế XĐGN nghiên cứu cũng đã đề cập đến vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội như Hội LHPN, Hội nông dân, … trong phát triển kinh tế - xã hội, nói chung và phong trào giảm nghèo nói riêng. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành xã hội học của tác giả Đặng Đỗ Quyên về đề tài: “Đặc trưng kinh tế và xã hội của hộ nghèo tại tỉnh Bắc Cạn” năm 2006 với những nội dung chủ yếu là: phân tích các đặc trưng kinh tế và xã hội cả hộ nghèo nhằm nhận diện hộ nghèo theo chuẩn mới; chỉ ra mối liên hệ của các đặc trưng kinh tế xã hội với tình trạng và mức độ nghèo đói của họ đồng thời tìm hiểu những khó khăn và nhu cầu cần được trợ giúp của hộ nghèo. Từ đó, đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi đặc trưng kinh tế - xã hội của hộ nghèo và bước đầu đề xuất một số kiến nghị và giải pháp. Luận văn thạc sỹ xã hội học của tác giả Hà Thị Thu Hòa về: “Hoạt động giảm nghèo đối với phụ nữ nghèo tại ngoại thành Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội) năm 26
  • 27. 2008 đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình ở hai xã Cổ Nhuế và Xuân Phương; làm rõ hoạt động của các đoàn thể với công tác XĐGN đặc biệt là vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ huyện trong việc triển khai các hoạt động giảm nghèo của người phụ nữ ở ngoại thành Hà Nội. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội trong hoạt động XĐGN trên địa bàn hai xã này. Luận văn thạc sĩ xã hội học của tác giả Võ Thị Cẩm ly với đề tài: “Phụ nữ nghèo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: thực trạng, nguyên nhân và chiến lược thoát nghèo” (năm 2010) đã làm rõ bức tranh về thực trạng sự nghèo khổ của phụ nữ ở đô thị. Làm rõ những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghèo khổ của nhóm phụ nữ nghèo và các chiến lược mà họ đang sử dụng với tư cách là tác nhân chủ động tích cực để thoát nghèo, làm rõ xu hướng hành vi tìm cơ hội thoát nghèo của họ. Từ đó đưa ra những kiến nghị điều chỉnh hay thay đổi các chính sách giảm nghèo, nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời, bước đầu đề xuất một vài khuyến nghị và giải pháp cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương trong thời gian tới. Tất cả những công trình nghiên cứu đó đã đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng kinh tế - văn hoá - xã hội của Việt Nam và xem xét vấn đề nghèo đói như là một trong những thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững. Trong đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào các khía cạnh đã được làm rõ trong các công trình nghiên cứu trước đó mà tập trung vào mô hình can thiệp, áp dụng tiến trình CTXHCN hỗ trợ phụ nữ nghèo đơn thân trên địa bàn xã Nghĩa Thái – huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An và rút ra những bài học kinh nghiệm khi thực hiện tiến trình này. 27
  • 28. 1.2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.2.2.1. Vài nét về huyện Tân Kỳ Tân Kỳ được nhiều người biết đến vì đây là nơi khởi nguồn của con đường huyền thoại: đường Trường Sơn- đường HCM. Tân kỳ là một trong 5 huyện miền núi Tây Bắc của tỉnh Nghệ An có toạ độ địa lý như sau: Từ 180 58' 30'' đến 190 32' 30'' Vĩ độ Bắc;Từ 1050 02' 00'' đến 1050 14' 30'' Kinh độ Đông. Ranh giới của huyện được xác định: Phía Bắc giáp huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp; Phía Đông, Đông Nam giáp huyện Yên Thành và huyện Đô Lương; Phía Tây, Tây Nam giáp huyện Anh Sơn. Tháng 4 - 1963 huyện Tân Kỳ chính thức có tên trên bản đồ hành chính nước ta. Đây là đầu mối giao lưu, phát triển kinh tế thông qua hệ thống giao thông: Đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 15B, đường tỉnh lộ 545, đường Trại Lạt - Cây Chanh... và tuyến đường thuỷ sông Con... * Về địa hình: Địa hình tương đối phức tạp, Tân Kỳ như một lòng chảo thấp dần về phía sông con. Vùng núi cao nhất nằm ở các xã Tân Hợp, Giai Xuân, Tân Xuân và hệ thống đồi núi thấp nằm dọc phía sông con. * Về đất đai Tân Kỳ có diện tích tự nhiên toàn huyện là 725,57 km2 , có vùng đất đồi núi ba gian, phong phú về chủng loại đất, chủ yếu là nhóm đất Feralit đỏ vàng, đất Feralit đỏ vàng, đất phù sa và một số loại đất khác. * Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 37.067,68 ha, chiếm 50,09% diện tích tự nhiên của huyện và 3,51% diện tích đất lâm nghiệp trong toàn tỉnh. Độ che phủ của rừng đạt 31,7% với tổng trữ lượng gỗ năm 2008 là 1.264.600 m3 (2010). 28
  • 29. * Tài nguyên khí hậu: Khí hậu diễn biến thất thường, phức tạp, không theo một quy luật nhất định. Tân Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh. * Nguồn nước: Trữ lượng nguồn nước mặt tương đối dồi dào, lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.000 mm, sông Con chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 65 km. Ngoài ra, tổng chiều dài các khe suối đổ khoảng gần 400 km. Ngoài ra huyện còn có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào. * Tài nguyên khoáng sản: Nguồn khoáng sản của Huyện khá phong phú trong đó quan trong nhất là Đá vôi, đất sét ngoài ra còn có đá Granite, đá trắng, đá marble *Dân cư Năm 2010 dân số trung bình của huyện là 137.730 người, bao gồm 3 dân tộc là: Kinh, Thái và Thổ, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn với 82,0% dân số của huyện. *Tài nguyên nhân văn khác Huyện Tân Kỳ đã từng là khu căn cứ của Lê Lợi ở thế kỷ XV, của vua Lê Duy Mật ở thế kỷ XVIII. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, là nơi tập trung đóng quân của Sư đoàn 316, trường Sư phạm miền núi,... Địa bàn huyện hiện có 17 di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ của các làn điệu dân ca hát Khắp, hát Lăm, hát Nhuôm, hát Nhà tơ... 1.2.2.2. Vài nét về xã Nghĩa Thái Nghĩa Thái là một xã nghèo thuộc phía Bắc huyện Tân Kỳ với ranh giới được xác định như sau: Phía Bắc giáp xã Tân Phú, xã Nghĩa Hoàn; Phía Nam giáp xã Tân Phú; Phía Đông giáp giáp xã Nghĩa Đồng; Phía Tây giáp xã Tân Xuân, Giai xuân. 29
  • 30. Địa hình của xã khá phong phú bao gồm vùng bằng phẳng xen lẫn với sông, hồ. Đây là nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông. Đời sống kinh tế nơi đây cũng phát triển tương đối đa dạng, nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ cả trên bộ lẫn dưới sông. Đất đai tương đối màu mỡ do được bồi đắp bởi phù sa của sông Con. Xã Nghĩa Thái có tổng diện tích tự nhiên là 1.091,7 ha, chủ yếu là đất phù sa và đất Feralit trong đó đất nông nghiệp 8264 ha, đất lâm nghiệp 64,1 ha, đất trồng lúa là 298,0 ha. Xã có tổng số hộ là 1336 hộ, dân số là 6.272 người, lao động trong độ tuổi 3.050 lao động. Mật độ dân số trung bình là 576 người/km2 bao gồm 3 dân tộc là: Kinh, Thái và Thổ, trong đó dân tộc Kinh chiếm phần lớn với 80% dân số của xã. Về cơ sở hạ tầng: Xã được cơ cấu thành 8 xóm, bản; trong đó có 2 bản dân tộc Thái, Thổ. Trụ sở UBND xã được đóng tại trung tâm xã nằm trên trục đường tỉnh lộ 545 cách trung tâm huyện Tân Kỳ 16km. Xã có 03 trường học, 01 trạm xá. Có 02 trường đạt đơn vị văn hóa và trạm xá đạt chuẩn quốc gia , 6/8 xóm đạt đơn vị văn hóa. Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm, chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu đó là gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Trong nhưng năm gần đây, xã đã có nhiều những chính sách quan tâm đến hộ nghèo không chỉ hỗ trợ cho người nghèo về mặt vật chất mà còn cả về tinh thần. Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác giảm nghèo của xã vẫn còn một số mặt chưa làm được như tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khá cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn bất cập. Xã cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác XĐGN và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 30
  • 31. CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CTXHCN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI XÃ NGHĨA THÁI – HUYỆN TÂN KỲ - TỈNH NGHỆ AN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 2.1. Tiến trình CTXHCN với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An 2.1.1. Tiếp cận đối tượng và xác định vấn đề ban đầu Tiếp xúc với phụ nữ nghèo lại có hoàn cảnh éo le là một vấn đề không dễ bởi họ luôn có những mặc cảm, tự ti, sống khép mình…do vậy, ngay từ đầu NVCTXH cần phải thật khéo léo, chân thành để tạo sự tin tưởng với thân chủ. Được sự giới thiệu Ban XĐGN xã Nghĩa Thái, Hội LHPN xã Nghĩa Thái, NVCTXH đã chủ động tìm đến gặp gỡ trao đổi với BCH Và cán bộ hội phụ nữ xóm Viên Thái, trực tiếp là bác: Võ Văn Tráng - xóm trưởng và Chị Tống Thị Hiếu - Chi hội trưởng hội phụ nữ. Mục tiêu của buổi làm việc này nhằm thiết lập mối quan hệ với với cán bộ cơ sở qua đó tìm hiểu một số thông tin về tình hình phụ nữ nghèo đói trên địa bàn xóm qua trao đổi với cán bộ xóm và thông qua hồ sơ hộ nghèo được lưu trữ tại xóm. Sau khi có được danh sách và một số thông tin về những hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, NVCTXH đặc biệt quan tâm đến hoàn cảnh của chị Đặng Thị L bởi chị không chỉ thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu hụt về tình cảm, hơn nữa chị lại là một người luôn mang trong mình sự mặc cảm, tự ti, và mối lo khôn nguôi khi đứa con gái duy nhất là một người tật nguyền bẩm sinh. Từ hồ sơ hộ nghèo sinh viên thu thập được một số thông tin về thân chủ như tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh, mức thu nhập...như sau: Họ và tên thân chủ: Đặng Thị L. Sinh ngày:18/8/1960 31
  • 32. Nghề nghiệp: Nông nghiệp Con gái: Nguyễn Thị Phương. Sinh ngày: 20/6/1986 Thu nhập: 280.000/tháng. Theo đúng kế hoạch ngày 10/1/2011 NVCTXH đã chủ động tìm đến nhà đối tượng. Dưới đây là mô phỏng buổi gặp gỡ đầu tiên giữa NVCTXH và thân chủ nhằm tạo lập mối quan hệ thân thiện và cởi mở, lắng nghe và chia sẻ... “Hoàn cảnh tôi thế này biết làm sao được, cái số tôi nó thế có làm gì thì cũng vô ích thôi. Với lại tôi không muốn người ta lại xì xào, bàn tán”. “Chị đừng ngại. Em thực sự đánh giá rất cao nghị lực của chị, có gì chị cứ chia sẻ cùng em, việc giữ bí mật mọi thông tin của thân chủ là một trong những nguyên tắc quan trọng của người NVCTXH, những gì chị nói với em, em sẽ không nói lại với ai đâu hoặc nếu cần nói em sẽ xin ý kiến của chị.” Như vậy, trong buổi gặp gỡ và làm việc đầu, NVCTXH đã trực tiếp giới thiệu bản thân, trình xuất giấy giới thiệu, trình bày với thân chủ về mục đích, nguyên tắc của NVCTXH... nhằm xây dựng niềm tin với thân chủ đồng thời giúp thân chủ cởi mở hơn trong tiếp xúc và làm việc với NVCTXH qua nguyên tắc giữ bí mật. Đồng thời, qua buổi tiếp xúc đầu tiên này, NVCTXH cũng nhận thấy, thân chủ có phần bi quan nên sử dụng kỹ năng khích lệ “em thực sự đánh giá rất cao nghị lực của chị” nhằm giúp cho thân chủ bớt bi quan và tự ti trong giao tiếp... Trong buổi tiếp xúc này, NVCTXH cũng tranh thủ thu thập một số thông tin để xác định vấn đề ban đầu thông qua thân chủ. “Chị sinh ra trong gia đình nghèo, bố mất sớm khi chị còn chưa biết mặt ông. Rồi chị có mang Phương, người đàn ông đó đã bỏ chị mà đi không thèm nhận con. Một mình chị ở lại chịu cảnh: “chửa hoang”. Ngày sinh phương chỉ mình mẹ chị ở bên nhìn đứa con tật nguyền chị tủi thân lắm. Nhiều lúc chị muốn ôm con để hai mẹ con cùng chết cho bớt nhục, bớt khổ”. 32
  • 33. Như vậy, bằng kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề, kỹ năng cung cấp thông tin...đồng thời qua quan sát và trò chuyện ban đầu NVCTXH nhận thấy đối tượng đang gặp phải phải một số vấn đề như sau: - Vấn đề 1: Thân chủ là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. - Vấn đề 2: Thân chủ luôn mặc cảm, tự ti về bản thân. - Vấn đề 3: Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc con gái bị tàn tật bẩm sinh. 2.1.2. Thu thập thông tin Sau những buổi vãng gia, thăm, gặp và trò chuyện với đối tượng NVCTXH nhận thấy thân chủ và gia đình đã dành cho mình những sự tin cậy nhất định, NVCTXH tiến hành bước tiếp theo đó là: “Thu thập thông tin”. Để thu thập được những thông tin cần thiết NVCTXH đã sử dụng rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, quan sát, khuyến khích làm rõ ý, phỏng vấn sâu... để khai thác được từng vấn đề cụ thể của đối tượng. Công việc thu thập thông tin hầu như được tiến hành trong suốt tiến trình can thiệp. NVCTXH thông qua một số nguồn có thể tiếp cận được như: thân chủ, hàng xóm, những người thân, BCH xóm và câu lạc bộ phụ nữ để thu thập thông tin. Các thông tin thu thập được bao gồm: - Vấn đề của thân chủ Đầu tiên, NVCTXH lắng nghe thân chủ tự bộc lộ về gia đình, bản thân, những khó khăn, bức xúc mà họ đang gặp phải. Qua đó, NVCTXH xác nhận một số vấn đề mà thân chủ hiện đang gặp phải: Thứ nhất: Thân chủ là người gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế. Hiện tại thân chủ đang rất khó khăn và chật vật về kinh tế. Thân chủ chỉ có 1,2 sào ruộng (550 m2) là nguồn thu nhập chính. Thỉnh thoảng chị mới có thời gian đi quốc cỏ thuê hoặc phun thuốc sâu thuê cho người ta để kiếm tiền 33
  • 34. thuốc thang, rau cháo còn phần lớn thời gian chị phải ở nhà chăm sóc đứa con tật nguyền bẩm sinh. “Chị chỉ có 1,2 sào ruộng thôi, mùa xong, giờ hầu hết thời gian của chị là quanh quẩn ở mảnh vườn nhỏ với 7 khẩu đất (350m2 ). Nên đã túng càng túng thêm...hầu như cả tháng chị chẳng có thu nhập gì ngoài tiền trợ cấp theo chế độ 202 của con bé (180.000/tháng)... Trước đây, thì chị con có con lợn để nuôi nhưng từ sau khi nó bị DEPTO chị không còn tiền để mua lợn thả nữa,vay thì sợ lỡ nó dịch tiếp lấy mô ra tiền mà trả... giá cả thì ngày càng tăng, chị không biết xoay xở sao nữa” (PVS, thân chủ) Thứ hai: thân chủ luôn có tâm lý mặc cảm, tự ti. Qua thực tế quan sát tiếp xúc, trò chuyện NVCTXH nhận thấy thân chủ luôn mặc cảm với quá khứ và cả hiện tại. Chính sự nghèo đói, sự định kiến của xã hội, sự mặc mặc cảm, tự ti đã khiến thân chủ thành người ít nói, ít có các mối quan hệ và giao tiếp xã hội. “Dạo này thỉnh thoảng nó đòi chị đẩy ra đường chơi nhưng hàng xóm họ không thích lại gần hoặc con chị chơi chung với con họ. Nhà thì lại không có đàn ông, mẹ con đàn bà đã nghèo con lại còn dị tật, nhiều lúc chị muốn buông xuôi tất cả cho xong...” (PVS,, thân chủ) Thứ ba: Thân chủ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc cô con gái tàn tật bẩm sinh. Theo như lời kể của chị L và qua quan sát NVCTXH nhận thấy, thân chủ là người chăm lo cuộc sống cho con gái trong tất cả mọi việc từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh...bởi Phương không chỉ bị tật co quắp chân tay, mà chân tay Phương còn rất yếu... không thể cử động được. Chính vì thế, phần lớn thời gian chị phải ở bên Phương để chăm sóc nhất là khi trái gió trở trời... 34
  • 35. “Con gái chị bị dị tật bẩm sinh, hai chân và hai tay không thể tự làm bất cứ việc gì từ ăn uống, đi lại, vệ sinh cá nhân... đều một tay chị làm hết. Răng nó yếu lắm chỉ ăn được cơm nhão với cháo thôi. Nó ở nhà cả ngày, nhiều lúc cũng buồn bực khổ lắm...” (Phúc trình lần 2) Ngoài thu thập thông tin qua thân chủ, NVCTXH cũng chủ động thu thập thông tin từ các nguồn khác như: hàng xóm, BCH xóm, hội phụ nữ... để bổ sung cho các thông tin được hoàn chỉnh hơn. Thông qua, hàng xóm NVCTXH biết được hoàn cảnh của chị đặc biệt khó khăn bắt đầu từ khi đứa con ra đời... “Cuộc đời chị ấy khổ lắm, nhất là từ khi cái Phương nó ra đời. Một mình con gái tàn tật... nhiều bữa tôi sang thấy 2 mẹ con chỉ có một nồi cháo với nắm rau lang luộc...”. (Chị Nguyễn Thị H, hàng xóm của thân chủ). Ngoài ra, thông qua hội phụ nữ xóm, NVCTXH cũng tìm hiểu được một số các thông tin không chỉ về hoàn cảnh của thân chủ mà còn có những hoạt động của Hội phụ nữ đối với thân chủ như hoạt động thăm hỏi tặng quà ngày lễ tết, ngày kỷ niệm của Hội (8/3, 20/10...) hay các ngày vì người nghèo, ngày người tàn tật... “Chị L là một trong những trường hợp phụ nữ nghèo làm chủ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.Chị một thân một mình nuôi con tàn tật, ruộng ít, vốn liếng lại không có... Chi hội cũng đã có những biện pháp giúp đỡ như tặng xe lăn nhân ngày 20/10, tặng quà ngày tết và động viên tinh thần để chị tham gia vào CLB phụ nữ nhưng hình như chị vẫn còn nhiều mặc cảm nên vẫn chưa tham gia sinh hoạt”. (Pvs số 3, chi hội trưởng hội phụ nữ xóm Viên Thái) 35
  • 36. Như vậy, thông qua các hoạt động của Hội phụ nữ dành cho thân chủ, NVCTXH có thể có thêm những định hướng cụ thể hơn trong việc lập ra kế hoạch can thiệp cụ thể cho thân chủ: ví dụ như NVCTXH có thể là cầu nối để thân chủ vượt qua mặc cảm tự ti trong việc tham gia sinh họa CLB phụ nữ xóm Viên Thái. Thông qua các buổi làm việc thu thập thông tin cùng với thân chủ, với các đoàn thể, NVCTXH đã trao đổi và bàn bạc với thân chủ để nguyên nhân của các vấn đề mà thân chủ đang mắc phải. Qua đây, thân chủ xác định mình vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, tuy nhiên càng trở nên trầm trọng từ khi con gái chị ra đời năm 1986. Những vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây: - Thiếu thốn điều kiện sản xuất cơ bản: đất đai, nguồn vốn. - Trình độ học vấn thấp: khó khăn trong vận dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất. - Chịu nhiều định kiến xã hội: có con ngoài giã thú, con bị tàn tật. - Chi phí trong chăm sóc con bị tàn tật bẩm sinh: chi phí vật chất: (tiền ăn uống, thuốc thang...), chi phí phi vật chất (thời gian chăm sóc). - Những khía cạnh môi trường xung quanh tác động tới thân chủ Môi trường xung quanh tác động đến thân chủ và vấn đề của thân chủ theo hai hướng: Thứ nhất: Sự động viên, hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể: BCH xóm, Hội phụ nữ, CLB phụ nữ là động lực giúp thân chủ có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Thứ hai: Sự xa lánh, kỳ thị và ánh mắt thiếu cảm thông, chia sẻ của cộng đồng sẽ khiến cho thân chủ bị cô lập, mặc cảm tự ti mà chính điều này sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề của thân chủ. Trong thu thập thông tin, NVCTXH cần chú trọng tìm hiểu kỹ những khía cạnh này để từ đó có kế hoạch trị liệu cụ thể làm sao vừa có thể làm cho 36
  • 37. thân chủ sử dụng hiệu quả nguồn lực từ sự hỗ trợ của cộng đồng lại vừa có thể làm cho làm cho một bộ phận người dân hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của thân chủ nhằm tạo cơ hội cho thân chủ giao tiếp và có nhiều hơn các mối quan hệ xã hội. - Tìm hiểu về các nguồn lực: NVCTXH cùng với thân chủ bàn bạc, thảo luận về các nguồn lực có thể huy động để giải quyết vấn đề: bao gồm: nội lực (nguồn lực bên trong từ chính bản thân thân chủ và gia đình), ngoại lực (nguồn lực bên ngoài từ sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội). Cụ thể như sau: Về nội lực: Nguồn lực để giải quyết vấn đề của thân chủ hầu như là không có nhất là về vật chất, về tinh thần thân chủ hầu như cam chịu và chấp nhận hoàn cảnh, không có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. “Chị chỉ biết sống qua ngày chứ giờ biết làm răng được. Thân đàn bà một mình con lại tàn tật chắc khổ đến chết chứ làm răng mà thoát nghèo được”. (Phúc trình lần 2) Về ngoại lực: Anh em, họ hàng: chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo bố mất sớm mẹ ở vậy nuôi chị rồi bà cũng mất nên chị chẳng có anh chị em ruột thịt mà nhờ cậy, anh em xa thì xa lánh, không thông cảm...Vì vậy, chị không nhận được sự hỗ trợ cả về tinh thần và vật chất của anh em, họ hàng. Hàng xóm láng giềng: hàng xóm kỳ thị, xa lánh nên chị thiếu các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày, hai mẹ con sống đơn độc thiếu sự sẻ chia, giúp đỡ của hàng xóm láng giềng. Các tổ chức đoàn thể: đã có những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho thân chủ. Tuy nhiên, sự trợ giúp đỡ đó chỉ mang tính tức thời 37
  • 38. bởi nó gần như là một hoạt động từ thiện do vậy nó chưa khơi dậy tiềm năng và khả năng vươn lên giải quyết vấn đề của thân chủ. Như vậy, qua một số thông tin trên đây có thể thấy thân chủ không chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà còn tự ti về bản thân, mặc cảm về gia đình và hầu như bị cô lập, lạc lõng trong xã hội. Chính vì thế, thân chủ cần sự cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ của cộng đồng. Đây là vấn đề khó đặt ra cho NVCTXH, NVCTXH cần phải đề ra một kế hoạch cụ thể trong tiến trình can thiệp với đối tượng. 2.1.3. Chẩn đoán Dựa trên cơ sở các thông tin có được NVXH nhận thấy vấn đề thân chủ gặp phải có tính chất khá nghiêm trọng: Vấn đề 1: Khó khăn về kinh tế Vấn đề 2: Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân cũng như gia đình. Vấn đề 3: Khó khăn trong chăm sóc con gái tàn tật. Trong tất cả các vấn đề đó thì NVCTXH cùng với đối tượng đã xác định vấn đề ưu tiên đó là khó khăn về kinh tế và tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân cũng như gia đình. Đây không phải là vấn đề khó khăn nhất nhưng đây là vấn đề mà trong một thời gian nhất định cùng với những kỹ năng của mình NVCTXH có thể can thiệp được phần nào. Hơn nữa, đây cũng là vấn đề mà nếu khắc phục được nó sẽ tạo thuận lợi hơn, tạo đà để giải quyết cho vấn đề thứ ba là chăm sóc con cái bởi khi có điều kiện về kinh tế tâm lý thoải mái hơn thân chủ sẽ có điều kiện chăm cho con hơn về ăn uống, thuốc thang... Sau khi xác định vấn đề ưu tiên, NVCTXH cùng với thân chủ xác định lại nguyên nhân của vấn đề từ đó giúp thân chủ một lần nữa nhìn rõ lại vấn đề và những nguyên nhân thực sự để có những cơ sở xác thực nhằm chẩn đoán bản chất vấn đề để lên kế hoạch trị liệu một cách hiệu quả nhất. 38
  • 39. TC P Từ cách đánh giá và nhìn nhận lại vấn đề các nguyên nhân gây nên vấn đề được xác định cụ thể như sau: - Thân chủ không có nghề nghiệp ổn định. - Thu nhập không cao, thiếu điều kiện để sản xuất cơ bản: đất đai, nguồn vốn. - Trình độ học vấn thấp: khó khăn trong vận dụng KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất. - Chịu nhiều định kiến xã hội: có con ngoài giã thú, con bị tàn tật nên thân chủ luôn trong tâm lý mặc cảm, tự ti... - Chi phí trong chăm sóc con bị tàn tật bẩm sinh: chi phí vật chất: (tiền ăn uống, thuốc thang...), chi phí phi vật chất (thời gian chăm sóc) Sau khi chẩn đoán xác định được vấn đề ưu tiên, tính chất và những nguyên nhân dẫn đến vấn đề, NVCTXH đã hướng dẫn và cùng thân chủ vẽ sơ đồ phả hệ (biểu đồ thế hệ). Cụ thể như sau: Sơ đồ phả hệ gia đình chị L 39
  • 40. Nam Nữ Đã chết Quan hệ thân thiết Không có quan hệ Không có quan hệ hôn nhân hệ xa cách Đã chết Quan hệ hôn nhân Ghi chú: Nhận xét về sơ đồ phả hệ gia đình thân chủ: Sau khi hoàn thành sơ đồ phả hệ của gia đình chị L, NVCTXH cùng với thân chủ nhìn lại nhìn vào sơ đồ phả hệ gia đình chị L có thể dễ dàng nhận thấy: Đây là một gia đình hạt nhân khiếm khuyết người chồng, người cha trong gia đình. Do vậy, mọi công việc trong gia đình đều do một mình chị L đảm nhận. Hơn nữa, thân chủ lại không có anh em họ hàng ruột thịt, bố mẹ đều đã mất nên không nhận được sự hỗ trợ nào cả về vật chất lẫn tinh thần. Mối quan hệ gia đình duy nhất mà thân chủ có đó là cô con gái bị tật nguyền bẩm sinh. Như vậy, vấn đề của thân chủ lại càng trầm trọng và khó khăn hơn khi thiếu đi chỗ dựa tinh thần và sự hỗ trợ được coi là rất hiệu quả từ phía những người thân trong gia đình. Sau khi xác định chính xác các mối quan hệ trong gia đình, NVCTXH cùng với thân chủ vẽ biểu đồ sinh thái của đối tượng để hiểu rõ hơn về những yếu tố kinh tế và những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoàn cảnh sống của thân chủ. 40
  • 41. Quan hệ một chiều Quan hệ hai chiều Quan hệ xa cách Không có quan hệ Biểu đồ sinh thái: Chú giải Nhận xét: Qua biểu đồ sinh thái ta thấy: Gia đình hạt nhân khiếm khuyết của thân chủ chỉ có một số nguồn lực tác động đó là các cơ quan đoàn thể như Ban XĐGN xã, Hội LHPN xã, hội phụ nữ xóm, CLB phụ nữ và NVCTXH. Tuy nhiên, đây hầu hết là những sự hỗ trợ một chiều. Do vậy, NVCTXH cần có kế hoạch cụ thể để sự tác động này không chỉ là sự tác động một chiều, thụ động mà tạo nên mối quan hệ hai chiều qua lại. Từ đó, thân chủ có thể huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực để giải quyết vấn đề của chính mình. Qua biểu đồ sinh thái này, NVCTXH nhận thấy, gia đình thân chủ không bị cô lập hoàn toàn mà đã có những nguồn tài nguyên hỗ trợ nhất định. Chính vì thế trong trường hợp này, NVCTXH cũng chính là người kết nối các nguồn lực hiện có, phối hợp các dịch vụ lại với nhau và khai thác một số Gia đình hạt nhân Anh em ruột Trạm y tế Hàng xóm Hội phụ nữ xóm Viên Thái Hội LHPN xã Nghĩa Thái BCH xóm Viên Thái Ban XĐGN xã Nghĩa TháiNVCTXH 41
  • 42. nguồn lực khác để có thể giúp thân chủ phát huy được tiềm năng của mình bởi một trong những nguyên tắc quan trọng của người NVCTXH đó là “không làm thay, làm hộ và làm cho” mà chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, thúc đẩy thân chủ. Từ biểu đồ thế hệ và biểu đồ sinh thái của gia đình thân chủ NVCTXH cùng bàn bạc và thống nhất với thân chủ về một số những điểm mạnh và điểm yếu của thân chủ như sau: Điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ: Thân chủ Con gái Hội phụ nữ Các tổ chức đoàn thể Hàng xóm Tích cực - Hiền lành, chất phác và thật thà. - Có tình yêu thương con. - Có mong muốn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. - có nghị lực, chịu thương, chịu khó. Thương mẹ, biết tiết kiệm. Có những chính sách hỗ trợ phù hợp cả về vật chất lẫn tinh thần: thăm hỏi, động viên, tặng quà... Đoàn kết, có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời: vốn, kỹ thuật, khám bệnh... Hàng xóm tốt Hạn chế - Mặc cảm, tự ti, bi quan trong cuộc sống. - Sống khép mình, ít các mối quan hệ xã hội. - Trình độ học vấn thấp, thiếu kinh nghiệm sản xuất. - Không có công ăn việc làm. Sức khỏe yếu, tàn tật, không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Chưa có những chính sách thực sự phù hợp với từng đối tượng. Nhiều người còn khinh bỉ, miệt thị, xa lánh, không thông cảm... 42
  • 43. Cây vấn đề: Thiếu điều kiện sản xuất (đất, vốn,) Không có công ăn việc làm Con gái tàn tật, chi phí chăm sóc cao (vật chất, phi vật chất) Định kiến xã hội Trình độ học vấn thấp: khó áp dụng KHKT vào sản xuất Thân chủ gặp nhiều khó khăn về kinh tế và luôn trong tình trạng khủng hoảng tâm lý, mặc cảm, tự ti trong cuộc sống ( vấn đề ưu tiên) Hướng giải quyết vấn đề - Chia sẻ, động viên tinh thần, giúp thân chủ thoát khỏi sự khủng hoảng tâm lý, sự mặc cảm, tự ti. - NVCTXH phối hợp với Hội phụ nữ và CLB phụ nữ xóm Viên Thái khuyến khích, động viên tinh thần giúp thân chủ tham gia sinh hoạt CLB phụ nữ xóm nhằm giúp thân chủ tự tin và tìm kiếm sự đồng cảm chia sẻ ở CLB này. - NVCTXH cùng với Hội LHPN xã Nghĩa Thái khuyến khích thân chủ tham gia lớp học nghề Dệt Thổ Cẩm để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập lại đồng thời vừa có thể chăm sóc con vừa có thể làm việc kiếm sống và từng bước vươn lên XĐGN. Hậu quả: - Kinh tế gia đình đã khó khăn nay càng khốn khó hơn. - Thiếu các mối quan hệ và giao tiếp xã hội. - Khủng hoảng tâm lý mặc cảm, tự ti, suy sụp tinh thần. - Tâm lý cam chịu thiếu ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. 43
  • 44. Sau một tiến trình làm việc cùng với thân chủ, NVCTXH đã tạo được mối quan hệ tương đối thân thiết với đối tượng. Do vậy, trong giai đoạn này ngoài việc thu thập thông tin NVCTXH đã hướng dẫn và cùng với thân chủ xác định rõ hơn vấn đề và những khúc mắc thực sự. Với việc sử dụng các kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, quan sát, khuyến khích làm rõ ý, kỹ năng hỏi, thấu cảm, tóm lược... NVCTXH đã cùng với thân chủ hoàn thành giai đoạn chẩn đoán vấn đề để bước sang một giai đoạn mới bằng việc hoàn thành sơ đồ cây vấn đề trên. Nhìn vào cây vấn đề ta thấy: Tầng 1: Vấn đề mà thân chủ gặp phải đó là đang gặp khó khăn về kinh tế và khó khăn về tâm lý: mặc cảm tự ti về bản thân và gia đình. Tầng 2: Thể hiện những nguyên nhân của vấn đề, trong đó có một số nguyên nhân chính là: Thiếu điều kiện sản xuất (đất, vốn…); không có công ăn việc làm; con gái tàn tật, chi phí chăm sóc cao (vật chất, phi vật chất); định kiến xã hội; trình độ học vấn thấp: khó áp dụng KHKT vào sản xuất. Tầng 3: NVCTXH thảo luận cùng thân chủ về hậu quả của vấn đề nếu nó không được giải quyết. Theo đó, có một số hậu quả dễ thấy như sau: - Kinh tế gia đình đã khó khăn nay càng khốn khó hơn. - Thân chủ thiếu các mối quan hệ và giao tiếp xã hội. - Thân chủ khủng hoảng tâm lý mặc cảm, tự ti, suy sụp tinh thần. - Tâm lý cam chịu thiếu ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của thân chủ. Tầng 4: Sau khi xác định được vấn đề ưu tiên NVCTXH cùng với thân chủ bàn bạc và đưa ra các giải pháp có thể giải quyết vấn đề: trong đó tập trung vào một số nhóm biện pháp chính đó là: - Chia sẻ, động viên tinh thần, giúp thân chủ thoát khỏi sự khủng hoảng tâm lý, sự mặc cảm, tự ti. 44
  • 45. - NVCTXH phối hợp với Hội phụ nữ và CLB phụ nữ xóm Viên Thái khuyến khích, động viên tinh thần giúp thân chủ tham gia sinh hoạt CLB phụ nữ xóm nhằm giúp thân chủ tự tin và tìm kiếm sự đồng cảm chia sẻ ở CLB này. - NVCTXH cùng với Hội LHPN xã Nghĩa Thái khuyến khích thân chủ tham gia lớp học nghề Dệt Thổ Cẩm để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập lại đồng thời vừa có thể chăm sóc con vừa có thể làm việc kiếm sống và từng bước vươn lên XĐGN. 2.1.4. Lập kế hoạch trị liệu Sau khi hoàn thành giai đoạn chẩn đoán vấn đề, NVCTXH cần làm ngay một kế hoạch trị liệu để nhằm giải quyết vấn đề của thân chủ. Đầu tiên để lập kế hoạch trị liệu phù hợp và đạt hiệu quả, NVCTXH cần xác định được mục đích trị liệu. Với trường hợp này, NVCTXH xác định có 2 mục đích trị liệu như sau: Thứ nhất: Giúp thân chủ giảm bớt gánh nặng kinh tế, cải thiện hoàn cảnh sống hiện tại. Thứ hai: Giúp thân chủ vượt qua mặc cảm, tự ti và cải thiện được các mối quan hệ xã hội đồng thời thay đổi thái độ, hành vi tự tin, sống có ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Từ những mục đích trị liệu và dựa vào những thông tin thu thập được trong quá trình làm việc cùng thân chủ, NVCTXH phác thảo bảng kế hoạch trị liệu cụ thể như sau: 45
  • 46. Lên kế hoạch trị liệu cụ thể Mục tiêu cụ thể Hoạt động Nguồn lực huy động Thời gian Kết quả mong đợi Giải quyết vấn đề khó khăn về kinh tế. Ổn định công ăn việc làm cho thân chủ Khuyến khích động viên thân chủ tham gia lớp học Dệt Thổ Cẩm. Đây là lớp học được dự án hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn có hoàn cảnh khó khăn. Lớp học này được trợ cấp 100% từ nguyên liệu, hỗ trợ chi phí khác. - Ban XĐGN xã Nghĩa Thái. - Hội LHPN xã Nghĩa Thái. - BCH xóm Viên Thái. - Hội phụ nữ, CLB phụ nữ xóm Viên Thái. - NVCTXH Cấp bách, thời gian sóm nhất có thể vì đây là lớp học có thời gian quy định cụ thể. - Thân chủ học tốt nghề Dệt Thổ Cẩm. - Ổn định công việc cho thân chủ. - Tăng thêm thu nhập cho thân chủ. - Thân chủ có thể nhận hàng về nhà làm để vừa có thời gian chăm sóc con. Nâng cao trình độ, kinh nghiệm sản xuất cho thân chủ - Khuyến khích thân chủ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt. - Tăng cường các mối quan hệ và giao tiếp xã hội. - Cùng thân chủ đến nhà anh Nguyễn Trọng - Ban XĐGN, Hội LHPN xã Nghĩa Thái. - Hội phụ nữ, CLB phụ nữ xóm Viên Thái. - Cán bộ thú y - NVCTXH Đây là công việc được tiến hành trong thời gian lâu dài. - Thân chủ dễ dàng tiếp cận KHKT, các phương thức sản xuất mới để có thể áp dụng những tiến bộ KHKT nâng cao hiệu quả sản xuất. - Thân chủ học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tương tác 46
  • 47. Dũng – Cán bộ thú y xã xin tư vấn về chăm sóc lợn. xã hội. Nguồn vốn sản xuất - Thân chủ có thể vay vốn sản xuất từ các quỹ tổ tiết kiệm hoặc vốn tín chấp từ ngân hàng. - Ban XĐGN, Hội LHPN xã Nghĩa Thái. - BCH xóm Viên Thái. - Hội phụ nữ, CLB phụ nữ xóm Viên Thái. Thời gian cấp bách. - Có nguồn vốn để mở rộng sản xuất: chăn nuôi thêm lợn, gà để nâng cao thu nhập. Cải thiện vấn đề tâm lý cho thân chủ Ổn định tâm lý cho thân chủ - Tiếp cận, trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ cùng thân chủ. - Tham vấn giúp cải thiện vấn đề của thân chủ. - Nêu một số những tấm gương hoàn cảnh tương tự nhưng họ đã biết vượt lên số phận. - NVCTXH. - Hội LHPN xã Nghĩa Thái. - Hội phụ nữ, CLB phụ nữ xóm Viên Thái. Trong suốt tiến trình làm việc với thân chủ. - Giúp thân chủ ổn định được tâm lý. - Giúp thân chủ có thêm nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Giúp thân chủ thay đổi thái độ và hành - Phối hợp với Hội phụ nữ và CLB phụ nữ xóm Viên Thái khuyến khích động viên thân chủ tham gia sinh hoạt - NVCTXH. - Hội LHPN xã Nghĩa Thái. - Hội phụ nữ, CLB phụ nữ Trong suốt tiến trình làm việc cùng thân chủ. - Tạo môi trường giúp thân chủ có thêm các mối quan hệ và sự tương tác xã hội. 47
  • 48. vi trong cuộc sống. CLB phụ nữ. - NVCTXH xin tham gia sinh hoạt cùng CLB phụ nữ để phối hợp với cán bộ phụ nữ vận động chị em đoàn kết cùng chia sẻ với hoàn cảnh của thân chủ. xóm Viên Thái - Giảm bớt sự kỳ thị xa lánh và tìm kiếm sự cảm thông giúp đỡ từ cộng đồng. - Giúp thân chủ có thể bớt mặc cảm, tự ti và hòa nhập với mọi người. Tóm lại, bằng các kỹ năng hỏi, trò chuyện ngẫu nhiên, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng cung cấp thông tin, NVCTXH đã cùng với thân chủ xây dựng được một kế hoạch trị liệu trong đó thân chủ đã chủ động trong việc tham gia xây dựng kế hoạch cụ thể nhất là trong việc đề ra các mục tiêu và hoạt động cụ thể. 2.1.5. Triển khai kế hoạch Sau khi hoàn thành kế hoạch cụ thể, NVCTXH cùng với thân chủ bắt tay vào thực hiện các hoạt động như kế hoạch đã định. - Giai đoạn thực hiện kế hoạch là giai đoạn tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, trị liệu và triển khai thực hiện hướng tới hoàn thành các mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ đã được đặt ra ở giai đoạn trước. Sau khi thống nhất và lập ra kế hoạch hoạt động NVXH cùng thân chủ cùng với sự giúp đỡ từ các cán bộ địa phương, xóm tiến hành thực hiện kế hoạch Các buổi phúc trình làm việc cùng với thân chủ, NVCTXH đều tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu tổng quát trên cơ sở hoàn thành các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu thứ nhất: giúp thân chủ giảm bớt gánh nặng kinh tế, cải thiện hoàn cảnh sống hiện tại. 48
  • 49. Hoạt động 1: Ổn định công ăn việc làm cho thân chủ. Qua tìm hiểu NVCTXH được biết, hiện nay ban XĐGN và Hội LHPN xã đang triển khai thực hiện dự án hỗ trợ lao động nữ nông thôn học nghề, tạo việc làm ổn định cuộc sống và chuẩn bị có lớp đào tạo nghề Dệt Thổ Cẩm NVCTXH qua khảo sát và tham khảo nhu cầu muốn có công việc ổn định của thân chủ đã phối hợp với hội phụ nữ để giúp thân chủ được học nghề. Bởi vì dự án này triển khai theo mô hình “3 trong 1” nên sau khi học nghề thân chủ có thể nhận hàng về làm tại nhà, như vậy thân chủ vừa có thể kiếm thêm thu nhập lại vừa có thể ở nhà chăm sóc con. Vào 14 giờ 30 phút ngày 12/4/2011, NVCTXH cùng với thân chủ trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với anh: Bùi Đình Cảnh – Phó chủ tịch xã Nghĩa Thái – Trưởng ban XĐGN để đặt vấn đề với Ban XĐGN về việc thân chủ xin được theo học lớp Dệt thổ cẩm (dự kiến khai giảng vào ngày 02/05/2011). Tại đây, NVCTXH và thân chủ được tìm hiểu thêm về một số chính sách dành cho người nghèo mà Ban XĐGN dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tới: “Trong năm 2011, hai giải pháp mà Ban chú trọng nhất đó là nguồn vốn và giải quyết việc làm. Đối với nguồn vốn: ngoài chính sách vay vốn sản xuất của NHCS huyện, xã còn chủ động khai thác nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình dự án để cung cấp vốn, giống cây, con. Với vấn đề việc làm: thực hiện đề án: “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn” của Tỉnh, xã thí điểm mở các lớp dạy nghề Mây tre đan, khôi phục nghề truyền thống như Dệt Thổ Cẩm để tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, Ban cũng đặc biệt chú trọng đến việc đến việc đưa các dịch vụ đến sát hơn với người dân: y tế, chăm sóc sức khỏe…” (Pvs số 1, Trưởng ban XĐGN) Qua buổi làm việc này, NVCTXH đã thay mặt thân chủ nói lên nguyện vọng được tham gia học lớp Dệt Thổ Cẩm của thân chủ và đã được anh Bùi 49