SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 91
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG _________________
LUẬN VĂN
NGÀNH LUẬT
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
THAN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
THAN TẠI TỔNG CÔNG TY
2022
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.............................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................3
2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu...........7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
6. Bố cục của Luận văn..............................................................................................9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ..................................................................................................................... 10
1.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.......................................... 10
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa....................................... 10
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ...................................... 12
1.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ......................... 14
1.1.4. Vai trò của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa........................................... 14
1.2. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ..................... 15
1.2.1. Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ..................................... 15
1.2.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ...................... 15
1.2.3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng .................................................................. 18
1.2.4. Điều kiện giao hàng..................................................................................... 19
1.2.5. Điều khoản chất lượng............................................................................... 21
1.2.6. Điều khoản thanh toán............................................................................... 22
iii
1.2.7. Nghĩa vụ nhận hàng.................................................................................... 24
1.2.8. Kiểm tra hàng hóa ...................................................................................... 24
1.2.9. Chuyển giao rủi ro...................................................................................... 25
1.2.10. Luật áp dụng ................................................................................................ 26
1.2.11. Giải quyết tranh chấp ................................................................................ 28
1.2.12. Vi phạm hợp đồng ...................................................................................... 29
1.2.13. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng........................................... 30
1.2.14. Căn cứ miễn trách khi vi phạm hợp đồng............................................. 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU THAN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY
PHÁT ĐIỆN 1 ................................................................................................................. 36
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Phát điện 1 .................................................... 36
2.2.1. Giới thiệu chung........................................................................................... 36
2.2.2. Quy mô hoạt động........................................................................................ 36
2.2.3. Ngành nghề kinh doanh chính.................................................................. 37
2.2.4. Nhiệm vụ cơ bản.......................................................................................... 37
2.2.5. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 38
2.2.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh................................................................ 39
2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu than tại EVNGENCO1..................... 41
2.3.1. Chiến lược mua than nhập khẩu của EVNGENCO1 ............................ 41
2.3.2. Quy trình mua than nhập khẩu tại EVNGENCO1 ................................ 42
2.3.3. Tình hình nhập khẩu than của EVNGENCO1 đến nay....................... 43
2.3. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của
EVNGENCO1 ............................................................................................................... 44
2.3.1. Đối tượng của hợp đồng............................................................................. 44
2.3.2. Vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng.................................................... 45
2.3.3. Vấn đề về Luật áp dụng .............................................................................. 46
2.3.4. Vấn đề về lịch giao hàng ............................................................................ 47
2.3.5. Vấn đề bố trí phương tiện vận tải của Bên Bán..................................... 50
2.3.6. Chất lượng than cấp không đồng đều...................................................... 54
iv
2.3.7. Vấn đề về điều khoản thanh toán ............................................................. 57
2.3.8. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại....................................................... 58
2.3.9. Các trường hợp miễn trách........................................................................ 61
2.3.10. Chưa chú trọng đếnnghĩa vụ “thiệnchí” khi thực hiệnhợp đồng .. 64
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP................................................... 68
3.1. Xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng ...................................................... 68
3.2. Hiệu chỉnh điều khoản về Luật áp dụng.................................................... 68
3.3. Bổ sung phương án giải quyết khi hai bên không thống nhất được lịch
giao hàng sửa đổi ........................................................................................................ 69
3.4. Bổ sung quy định về phương tiệnchuyển tải để đảm bảo năng suất
bốc dỡ............................................................................................................................. 70
3.5. Bổ sung quy định về giảm trừ đơn giá thanh toán trong trường hợp
chất lượng than cấp không đồng đều..................................................................... 71
3.6. Hiệu chỉnh điều khoản thanh toán.............................................................. 73
3.7. Sửa quy định về bồi thường thiệt hại ước tính......................................... 73
3.8. Bổ sung định nghĩa về “tháng giao hàng” ................................................. 75
3.9. Chú trọng nguyên tắc “thiệnchí” khi thực hiện hợp đồng ................... 75
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................i
PHỤ LỤC 01: Quy trình chi tiết xây dựng KHLCNT mua than của
EVNGENCO1 ................................................................................................................... iv
PHỤ LỤC 02: Quy trình sơ tuyển lựa chọn danh sách ngắn các nhà thầu tại
EVNGENCO1 .....................................................................................................................v
PHỤ LỤC 03: Quy trình chào giá và ký kết hợp đồng than nhập khẩu tại
EVNGENCO1 ................................................................................................................... vi
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
AW Arrival Window Khoảng thời gian tàu phải có
mặt tại cảng dỡ để sẵn sàng dỡ
hàng
BLDS Bộ luật Dân sự
CTNĐ Duyên Hải Công ty Nhiệt điện Duyên Hải
DEM/DES Demurage/Despatch Thưởng/phạt dôi nhật
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
EVNGENCO1 Tổng công ty Phát điện 1
ICC International Chamber of Phòng thương mại quốc tế
Commerce
INCOTERMS International Commercial Các điều khoản thương mại
Terms quốc tế
ITC International Trade Center Trung tâm Thương mại quốc tế
KHLCNT Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
KQLCNT Kết quả lựa chọn nhà thầu
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
MT Metric ton Mét tấn (tấn)
SXKD Sản xuất kinh doanh
TTĐL Duyên Hải Trung tâm Điện lực Duyên Hải
UNIDROIT International Institute for Viện quốc tế về nhất thể hoá
the Unification of Private pháp luật tư
Law
VIAC Vietnam International Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Arbitration Centre at the Việt Nam bên cạnh Phòng
Vietnam Chamber of Thương mại và Công nghiệp
Commerce and Industry Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tên đề tài Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1
(EVNGENCO1).
Luận văn đã đạt được các kết quả chính như sau:
Đầu tiên, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn đã góp phần
làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản, điều kiện hiệu lực,…
cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa theo quy định của
pháp luật Việt Nam và của Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (CISG), từ đó có cái nhìn tổng thể về lý luận và thực tiễn pháp luật về
hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói chung.
Tiếp theo, Luận văn đã làm rõ được thực trạng công tác nhập khẩu than và các
vấn đề pháp lý tiêu biểu trong hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện
1. Từ đó nêu lên những điểm còn vướng mắc, hạn chế cần phải khắc phục, sửa đổi
trong hợp đồng nhập khẩu than và quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than tại
Tổng công ty Phát điện 1.
Cuối cùng, trên cơ sở thực trạng các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu
than tại Tổng công ty Phát điện 1, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể
nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1, góp phần
giảm thiểu các rủi ro cho Tổng công ty Phát điện 1 trong quá trình thực hiện hợp
đồng, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh cũng như đẩy nhanh quá trình quyết toán
các hợp đồng than.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai
trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Kể từ khi gia nhập
ASEAN năm 1995, Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, các hoạt
động kinh doanh thương mại, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài diễn ra
ngày càng phổ biến. Đây là xu hướng tất yếu để một quốc gia phát triển bền vững
trong thời đại hội nhập. Cùng với đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày
càng thể hiện vai trò trụ cột của mình khi các nước có xu hướng ký kết nhiều hiệp
định thương mại tự do song phương, đa phương. Việt Nam cũng tham gia sâu vào
chuỗi toàn cầu hóa kinh tế, đáng kể đến là việc trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)1
, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên
minh châu Âu (EVFTA)2
, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)3
, và tham
gia vào một loạt các hiệp định song phương với các quốc gia khác. Điều này mở ra
nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển kinh tế nhưng đồng thời
cũng tạo ra những thách thức, khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị đầy
đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể cạnh trên trên “thương trường” quốc tế.
Trong một nền kinh tế “mở” như vậy thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
chính là công cụ để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại,
xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày
càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết. Cũng như các hợp
đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, việc xảy ra tranh chấp trong quá trình
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là không thể tránh khỏi, thậm chí còn
ở mức độ phức tạp hơn do có tính chất “quốc tế”. Việc giải quyết tranh chấp do đó
cũng khó khăn hơn do gặp phải những rào cản liên quan đến các yếu tố về khoảng
cách, ngôn ngữ, chính trị,… Hậu quả là gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và nguồn
1 Chính thức có hiệu lực từ 1/4/2019
2 Chính thức có hiệu lực từ 1/8/2021
3 Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022
2
lực của các bên. Giải pháp quan trọng để tránh phát sinh tranh chấp là các bên phải
chuẩn bị tốt các điều khoản hợp đồng, phải nắm rõ các vấn đề pháp lý trong hợp
đồng để loại bỏ tối đa các rủi ro có thể xảy ra để đi đến ký kết một bản hợp đồng
“hoàn hảo” nhất có thể.
Trong thương mại quốc tế, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan
trọng khi thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất, giải
quyết được nhu cầu tiêu dùng đối với những hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất
được hoặc nguồn cung thiếu hụt, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước
không ngừng sáng tạo, đổi mới để phát triển, để cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài. Tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu diễn ra hết sức đa dạng, phổ biến
trên mọi lĩnh vực. Trong đó, nhập khẩu than là hoạt động đặc thù, đóng vai trò trọng
yếu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hàng năm, Việt Nam nhập
khẩu một khối lượng lớn than để đốt cho các nhà máy nhiệt điện và sản lượng than
nhập khẩu tăng dần qua các năm khi nguồn cung nội địa không đủ để vận hành các
nhà máy nhiệt điện mới đi vào hoạt động. Năm 2020, lượng than nhập khẩu tại Việt
Nam đã tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 54,81 triệu tấn, tăng 25% so với năm 20194
.
Cũng như các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế khác, hoạt động nhập khẩu than
được thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng nhập khẩu than. Hợp đồng
nhập khẩu than mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nhưng đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng của mặt hàng than. Do đó,
bên cạnh những tranh chấp phát sinh xoay quanh các vấn đề pháp lý giống hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng nhập khẩu than còn xuất hiện các tranh chấp
mang tính đặc thù của ngành hàng than nhập khẩu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong những đơn vị nhập khẩu than với
khối lượng lớn nhất cả nước, bên cạnh những tập đoàn kinh doanh và khai thác than
lớn như Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty
Đông Bắc. Trong đó, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) – đơn vị trực thuộc
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị tiên phong trong hoạt động nhập khẩu than
4Theo Tạp chí PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/2020-viet-nam-nhap-khau-than-len-muc-
cao-ky-luc-597383.html [truy cập ngày 5/2/2022]
3
để phục vụ cho việc vận hành các nhà máy nhiệt điện đốt than. Thực tế hoạt động
nhập khẩu than tại EVNGENCO1 cho thấy có nhiều tranh chấp phát sinh xảy ra
trong quá trình thực hiện hợp đồng mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do
các quy định trong hợp đồng còn nhiều khiếm khuyết, dẫn đến xảy ra những tranh
chấp mà các bên không thể thương lượng được và đã phải đưa ra Trung tâm trọng
tài VIAC để giải quyết, gây lãng phí thời gian, nguồn lực và tốn kém chi phí cho các
bên. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập
khẩu than và chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện
hợp đồng là hết sức cần thiết. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp
lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại
Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1)” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề pháp
lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có thể kể đến một số công trình tiêu
biểu sau:
Tác giả Petar Sarcevie và Paul Volken, The International Sale of Goods
Revisited, Kluwer Law International, The Hague – London – New York, đã phân
tích các vấn đề khác nhau liên quan đến Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (CISG). Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến sự phát triển
của các nguyên tắc quốc tế về luật hợp đồng, chẳng hạn như Bộ nguyên tắc châu Âu
về hợp đồng, Bộ nguyên tắc UNIDROIT.
Tác giả Djakhongir Saidov, Giáo sư Luật Thương mại, Trường Luật Dickson
Poon, Kings College London, Vương quốc Anh với cuốn sách Research Handbook
on International and Comparative Sale of Goods Law xuất bản năm 2019 của Nhà
xuất bản Edward Elgar Publishing Ltd, đã nghiên cứu về sự phức tạp của việc quản
lý các hợp đồng mua bán trong thế giới hiện đại. Cuốn sách xem xét nhiều khía cạnh
của luật và thông lệ bán hàng, nhấn mạnh vào sự đa dạng của bối cảnh giao dịch
thương mại trong đó các hợp đồng mua bán được ký kết và thực hiện, bao gồm công
4
nghệ kỹ thuật số, hợp đồng dài hạn, chuỗi cung ứng toàn cầu và các nguồn điều
chỉnh các hợp đồng đó, đặc biệt nhấn mạnh vào các hợp đồng mẫu tiêu chuẩn, các
tập quán thương mại và các điều khoản thương mại.
Tác giả Michael Bridge với cuốn sách The International Sale of Goods của
Nhà xuất bản Oxford University Press tái bản lần thứ tư năm 2017, đã bàn về Công
ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), tập trung
vào các vấn đề tài sản và giải quyết những vấn đề nảy sinh từ việc sử dụng các
chứng từ quyền sở hữu, chẳng hạn như vận đơn đường biển, và đưa ra nhiều cách xử
lý các vấn đề như biện pháp khắc phục hậu quả, chuyển giao tài sản, hợp đồng mẫu
tiêu chuẩn và giao dịch hàng hóa quốc tế.
Hai tác giả Schlechtriem & Schwenzer trong cuốn sách Commentary on the
UN Convention on the International Sale of Goods (CISG) tái bản lần thứ tư của
Oxford University Press cũng đưa ra những bình luận và phân tích về CISG. Đặc
biệt, những phân tích và so sánh một cách chi tiết và toàn diện về các phán quyết
của các tòa án và hội đồng trọng tài trên thế giới đã được tổng hợp thành một nguồn
tham khảo trong cuốn sách này.
Stefan Kröll, Loukas Mistelis, Pilar Perales Viscasillas với cuốn sách UN
Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG): a commentary
tái bản lần thứ hai năm 2018 của Nhà xuất bản C.H. Beck. Các tác giả đến từ các hệ
thống pháp luật khác nhau đã giải quyết các vấn đề cụ thể của việc áp dụng CISG
trong từng khu vực. Cuốn sách bình luận về các quy định của CISG theo từng điều
khoản, cấu trúc của CISG. Các chủ đề đặc biệt, chẳng hạn như thương mại điện tử,
đã được đưa ra phân tích và bình luận đối với các điều khoản có liên quan.
Năm 2010, Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đã xuất bản ấn phẩm “Model
Contracts for Small Firms – Legal guidance for doing international business”, trong
đó đưa ra các hợp đồng mẫu để các doanh nghiệp tham khảo. Các hợp đồng mẫu
này được thiết kế dựa trên những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận và các thông lệ
thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Cuốn sách cũng đưa ra
những lời khuyên pháp lý cho các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh
doanh quốc tế.
5
Cũng trong năm 2010, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã cho ra đời ấn
phẩm “Incoterm 2010: ICC rules for the Use of Domestic and International Trade
Terms” mà ngày nay đã trở thành nguồn tham khảo thiết yếu được nhiều quốc gia áp
dụng trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Các điều kiện Incorterms là những
thông lệ quốc tế về việc phân chia nghĩa vụ, rủi ro và chi phí giữa người mua và
người bán trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Incorterms không đề cập
đến giá cả, phương thức thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cũng như
hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Incorterm 2010 bao gồm 11 điều kiện giao hàng
áp dụng cho hai nhóm, bao gồm: các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải
và các điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở trong nước dường như chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào các
vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Tuy nhiên, đã có một số
công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung, có thể kể
đến một số công trình tiêu biểu sau:
Năm 2016, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã phối hợp với
Trường Đại học Ngoại thương (FTU) và Nhóm CISG Việt Nam biên soạn cuốn sách
“101 câu hỏi – đáp về Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (CISG)” nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về CISG cho các doanh
nghiệp, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Cuốn sách bình luận về các quy định của CISG và nội dung phân
tích được trình bày dưới dạng câu hỏi – câu trả lời. Mỗi câu hỏi không chỉ đơn thuần
trích dẫn các điều khoản trong CISG mà còn làm rõ các điều khoản thông qua các
bình luận, các bài viết liên quan, các án lệ và so sánh với pháp luật Việt Nam. Có
thể nói tính đến thời điểm hiện tại, đây là cuốn sách bao quát thông tin, đầy đủ và
phân tích chi tiết nhất về CISG tại Việt Nam.
Các tác giả Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ và Dương Anh Sơn trong
cuốn giáo trình “Luật hợp đồng thương mại quốc tế” được xuất bản năm 2005 bởi
6
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã trình bày những vấn đề chung
của hợp đồng thương mại quốc tế và các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng
trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định pháp luật của các nước khác nhau trong
lĩnh vực hợp đồng.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh với bài viết “Phạm vi áp dụng của Công ước
CISG cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” trên tạp chí Toà án nhân dân điện tử
ngày 26/9/2018, đã phân tích tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo quy định của Công ước và phạm vi áp dụng của Công ước. Bài viết cũng so sánh
việc áp dụng Công ước trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài và bình luận những
trường hợp Công ước không áp dụng. Ngoài ra, bài viết còn bình luận về cách thức các
bên thực hiện để loại trừ việc áp dụng Công ước và phân tích mối quan hệ của công ước
với luật quốc gia cũng như khả năng kết hợp áp dụng của Công ước với Incoterms và
Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế.
Tác giả Nguyễn Thu Hương với bài viết “Một số vấn đề cần lưu ý khi thực thi
Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) tại Việt Nam” trong
Tạp chí Nghề luật số 1/2019 đã phân tích sự tác động của CISG đối với Việt Nam
và trình bày một số nội dung khác biệt giữa CISG và pháp luật của Việt Nam cũng
như đưa ra một số lưu ý về luật áp dụng.
Tác giả Trịnh Đức Thuận trong luận văn thạc sỹ luật học về “Phạm vi áp dụng
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế”, bảo vệ năm 2018 tại Trường Đại học Ngoại thương, đã làm rõ phạm vi áp dụng
của CISG thông qua việc phân tích các quy định của CISG, thực tiễn áp dụng các
quy định này bởi tòa án quốc gia và trọng tài thương mại.
Các tác giả Ngô Quốc Chiến và Đinh Cao Thanh, với hai bài viết “Giải thích
hợp đồng theo CISG và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế
đối ngoại, số 85 tháng 10/2016 và “Thực tiễn diễn giải hợp đồng theo Công ước
Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp
chí Tòa án nhân dân, số 21, 22 và 23 tháng 11 và 12/2016, đã phân tích các quy định
của CISG về giải thích hợp đồng và thực tiễn áp dụng các quy định này bởi tòa án
và trọng tài, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
7
2.3. Đánh giávề tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
Như đã phân tích ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là công cụ quan
trọng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế nói riêng. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế
giới cũng như ở Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là các
vấn đề liên quan đến CISG. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên
sâu nào về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, mặc dù bản chất hợp đồng xuất nhập
khẩu hàng hóa cũng chính là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hợp đồng nhập khẩu than tại
Việt Nam. Do đó, luận văn tốt nghiệp này sẽ góp phần bù đắp khoảng trống nghiên
cứu nói trên bằng cách gắn việc nghiên cứu về các vấn đề pháp lý của hợp đồng
nhập khẩu than với một doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là Tổng công ty Phát
điện 1 (EVNGENCO1), để phản ánh đúng thực trạng cũng như hướng đến những
giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than của doanh
nghiệp này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập
khẩu than, gắn với thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1
(EVNGENCO1).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Tác giả thu thập và phân tích các hợp đồng nhập khẩu than của
EVNGENCO1 từ năm 2016-2021 (năm 2016 là năm EVNGENCO1 bắt đầu nhập
khẩu than), đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than cho
EVNGENCO1 trong giai đoạn 2022-2025.
Về không gian: Luận văn nghiên cứu về các vấn đề pháp lý trong hợp đồng
nhập khẩu than trên cơ sở lý luận pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu than nói riêng.
Đối với hệ thống pháp luật trên thế giới, tác giả chủ yếu lựa chọn CISG để so sánh
8
vì đây là điều ước quốc tế tiêu biểu trong lĩnh vực thương mại quốc tế mà Việt Nam
tham gia. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các điều khoản thương mại quốc tế
Incoterms 2010 để phân tích, so sánh vì hợp đồng nhập khẩu than của
EVNGENCO1 có áp dụng Incoterms 2010.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa nói chung và hợp đồng than nhập khẩu nói riêng và đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1.
Để đạt được mục tiêu nói trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hoá, luận giải những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng
hoá.
- Phân tích thực trạng những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của
EVNGENCO1 thông qua các hợp đồng thực tế đã ký kết và các tranh chấp phát sinh
trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của
EVNGENCO1.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá,
hệ thống hóa, đối chiếu, so sánh, mô tả, thống kê, khảo sát thực tế. Cụ thể:
- Phương pháp hệ thống hóa và phương pháp phân tích được sử dụng đồng
thời và xuyên suốt trong toàn bộ Luận văn nhằm làm rõ những vấn đề thuộc đối
tượng nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt hai phương pháp này được áp dụng nhiều nhất
tại Chương 1 để giúp làm rõ các quy định pháp luật về hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa để có cái nhìn một cách toàn diện, đầy đủ về pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng
này.
- Phương pháp mô tả, đánh giá, so sánh, thống kê và khảo sát thực tế được sử
dụng đặc biệt tại Chương 2 để phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý trong hợp
đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp
luật cũng như các thông lệ, tập quán quốc tế điều chỉnh hợp đồng này, đánh giá
9
những ưu điểm, những điểm hạn chế trong hợp đồng và thống kê những tranh chấp
thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 nhằm đề xuất
giải pháp hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục,
Luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm:
Chương 1. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
Chương 2. Thực trạng những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than và
thực tiễn thực hiện tại Tổng công ty Phát điện 1.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp.
10
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ
1.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể nào về hợp đồng nhập khẩu hàng
hóa mà chỉ có thể hiểu khái niệm này thông qua cách diễn giải theo luật. Để tìm hiểu
về khái niệm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, trước tiên phải hiểu nhập khẩu hàng
hóa là gì. Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật”. Mặt khác, Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua
bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, nhập khẩu là một
trong những hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa về bản chất chính là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc tìm
hiểu về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thực chất cũng là tìm hiểu về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa
thông thường nhưng đặc biệt do chứa đựng yếu tố quốc tế. Hiện nay chưa có một
khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Pháp luật của mỗi
nước có những quy định không giống nhau về yếu tố quốc tế trong hợp đồng. Vì
vậy, cần thiết phải làm rõ yếu tố quốc tế được quy định như thế nào trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam trên cơ sở so sánh với hệ thống pháp luật trên thế giới mà cụ
thể trong khuôn khổ của Luận văn này là CISG.
Trước hết, cần làm rõ khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng là
thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự (theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Khái niệm này được hiểu khá thống
nhất bởi các hệ thống pháp luật khác nhau. Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái
niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ có giải thích về hoạt động mua
11
bán hàng hóa. Cụ thể theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “mua bán hàng
hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền
sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, kết
hợp hai khái niệm trên có thể định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa là thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Cách hiểu này cũng khá tương
đồng với cách hiểu của các quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, yếu tố quốc tế của hợp đồng lại được quy định không thống nhất
giữa hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Theo Bộ luật dân sự 2015 của
Việt Nam (khoản 2 Điều 663), hợp đồng (quan hệ dân sự) được coi là có yếu tố
nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau: các bên có quốc tịch khác nhau;
hợp đồng được ký kết, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt ở nước ngoài; đối tượng
của hợp đồng ở nước ngoài. Tuy nhiên, mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại
Điều 27 Luật thương mại 2005 lại được liệt kê dưới các hình thức xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Như vậy, có thể hiểu
rằng tính “quốc tế” theo Luật thương mại được quy định hẹp hơn so với Bộ luật dân
sự 2015, thể hiện ở việc có sự dịch chuyển của hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam
(biên giới hải quan). Quan điểm này khác so với quy định của CISG. Cụ thể, CISG
lại đưa ra tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng là địa điểm kinh doanh của
các chủ thể, theo đó, các bên trong hợp đồng có địa điểm kinh doanh tại các quốc
gia khác nhau thì hợp đồng đó được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(Điều 1.1.a).
Có thể thấy, cách quy định không thống nhất về tính quốc tế đối với hợp đồng
mua bán hàng hóa có thể dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn luật điều
chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 của Việt
Nam đã quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau
về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.
12
Do Việt Nam đã trở thành thành viên của CISG từ năm 2015 nên các quy định của
Công ước này phải được tuân thủ.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, nó mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của một hợp đồng
thông thường, tuy nhiên, có những điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng
hóa trong nước ở tính chất quốc tế. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là người mua và người bán (thường
là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu) có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác
nhau. Nếu một bên có nhiều hơn một trụ sở thương mại thì trụ sở nào có mối quan
hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được xem
là trụ sở của bên đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú
thường xuyên của họ để xác định tính quốc tế của hợp đồng (theo Điều 10 CISG).
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì chủ thể được phép
kinh doanh xuất nhập khẩu là các thương nhân. Thương nhân theo Mục 1 Điều 6
Luật Thương mại 2005 “bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
Như vậy, phạm vi chủ thể được phép kinh doanh nhập khẩu rất rộng, bao gồm hầu
hết các thành phần kinh tế trong nước. Có thể nói, tất cả các tổ chức, cá nhân có
đăng ký kinh doanh đều được thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa.
Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa, theo quy
định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005, bao gồm tất cả các loại động
sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai.
Còn theo quy định tại Điều 2 của CISG thì hàng hóa không bao gồm tàu thuỷ, máy
bay, điện năng, các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, các chứng từ lưu thông hoặc
tiền tệ…
13
Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mặt hàng được phép kinh doanh
xuất nhập khẩu, các thương nhân có thể nhập khẩu bất cứ loại hàng hóa nào, thậm
chí cả những mặt hàng không thuộc ngành, nghề đăng ký kinh doanh, tuy nhiên,
“trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” theo quy định tại
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Nghĩa là phạm vi các mặt hàng được phép nhập khẩu
cũng rất rộng, chỉ loại trừ những mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật. Danh
mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định cụ thể tại mục II, Phụ lục 1, Nghị định
số 69/2018/NĐ-CP. Theo đó, một số hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn
dược, vật liệu nổ, pháo các loại, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử
dụng, một số loại hoá chất …
Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì hàng hóa hầu hết sẽ có sự dịch chuyển từ
nước người bán sang nước người mua (qua biên giới quốc gia) hoặc được đưa vào
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
(theo Điều 28 Luật thương mại 2005), chẳng hạn như khu chế xuất.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng
Tại Việt Nam, mặc dù một giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói,
văn bản hoặc hành vi cụ thể (theo Khoản 1 Điều 119, Bộ luật Dân sự), nhưng riêng
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải được thể hiện dưới hình thức
văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (theo Khoản 2 Điều 27
Luật Thương mại).
Theo Điều 11 CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải được thể
hiện bằng văn bản mà có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân
chứng. Tuy nhiên, Điều 12 của CISG lại cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo
lưu quy định về hình thức hợp đồng và Việt Nam đã thực hiện quyền bảo lưu này, do
đó, khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là pháp luật Việt
Nam, thì hợp đồng vẫn phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại nói trên.
Thứ tư, về đồng tiềnthanh toán
14
Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước có đồng tiền thanh toán chỉ
là đồng nội tệ, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thường là
ngoại tệ đối với ít nhất một bên.
1.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Cả CISG và Luật Thương mại 2005 đều không có quy định cụ thể về nội dung
của hợp đồng hay các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 có quy định về nội dung của hợp đồng tại Điều
398, theo đó, nội dung hợp đồng có thể bao gồm đối tượng hợp đồng, quyền và
nghĩa vụ của các bên, số lượng, chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức thanh
toán, thời hạn giao hàng, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp... Tuy nhiên, các nội dung này
là không bắt buộc và các bên có quyền thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng
(Khoản 1 Điều 398 BLDS 2015). Điều này dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự
do ý chí, tự do thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, việc tự do
thoả thuận cũng chính là con dao hai lưỡi nếu như các bên không xem xét kỹ tất cả
các nội dung trong hợp đồng dẫn đến thiếu sót những điều khoản quan trọng hoặc
sai sót trong một số nội dung.
1.1.4. Vai trò của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
Như đã đề cập ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng
nhập khẩu hàng hóa nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh
hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu giữa các bên. Cũng như các hợp
đồng thông thường khác, nó ghi nhận những thoả thuận, cam kết của các bên trong
quan hệ mua bán và xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải thực hiện để đạt
được mục đích của việc mua bán đó, trên cơ sở đó hình thành khung pháp lý cơ bản
để các bên tuân thủ, thực hiện, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết
tranh chấp khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo thoả thuận.
Hợp đồng nhập khẩu giúp thúc đẩy hoạt động giao thương trên toàn cầu, là
công cụ pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế toàn cầu trong thời đại hội nhập. Trong hoạt động nhập khẩu nói riêng,
15
hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giúp bảo vệ các quyền và lợi ích của doanh nghiệp
trong nước khi tham gia vào các giao dịch xuất nhập khẩu với doanh nghiệp nước
ngoài. Nó tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho
sản xuất giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển hơn, bổ sung nguồn
cung cho những mặt hàng khan hiếm trong nước,…
1.2. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
Việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập
khẩu hàng hoá nói riêng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về
chuyên môn cũng như luật pháp. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp thường
gặp khó khăn và không ít doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi tham gia vào một quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một phần cũng vì hệ thống pháp luật của
các nước khác nhau nên việc tìm hiểu các quy định cụ thể trong các hệ thống pháp
luật này là không hề dễ dàng và tương đối mất thời gian, chưa kể việc phải tìm hiểu
cả những Điều ước quốc tế liên quan có thể điều chỉnh hợp đồng. Sau đây là một số
vấn đề pháp lý thường gặp liên quan đến hợp đồng nhập khẩu hàng hoá:
1.2.1. Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
Pháp luật của từng nước có những quy định khác nhau về hàng hóa được phép
giao dịch, mua bán. Có những hàng hóa mà pháp luật của bên này cho phép mua
bán nhưng pháp luật của bên kia lại không cho phép. Do vậy, khi tham gia vào một
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần đảm bảo rằng hàng hóa đó được pháp luật
của cả hai bên cho phép trao đổi, mua bán. Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu, pháp
luật Việt Nam đã quy định danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu tại Nghị định
số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương. Theo đó, một số hàng hóa bị cấm
xuất nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, một số loại hoá chất,…
1.2.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa
CISG không có quy định về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế (hay hợp đồng nhập khẩu hàng hóa) nói chung. Theo pháp luật Việt
Nam, điều kiện hiệu lực của hợp đồng được xác định theo Bộ luật Dân sự 2015
16
(Điều 117), theo đó để một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hay hợp đồng nhập
khẩu hàng hóa) có hiệu lực thì nó phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về chủ thể
Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực
hành vi dân sự phù hợp với giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Điểm a Điều 117
BLDS 2015).
Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân có từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó mất. Để bảo đảm
mọi cá nhân có quyền tự do giao kết hợp đồng, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định:
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà
người đó có quốc tịch; Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự
như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”
(Điều 673 BLDS 2015). Đối với pháp nhân, theo Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015,
năng lực pháp luật dân sự là khả năng pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự được hình thành kể từ khi pháp nhân đó được thành lập
(thường là thời điểm đăng ký kinh doanh) và chấm dứt khi pháp nhân đó chấm dứt
hoạt động.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 19, BLDS 2015). Thông
thường, một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đủ mười tám tuổi trở
lên, trừ trường hợp có vấn đề về nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 20, Bộ luật Dân
sự 2015). Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về năng lực hành vi dân sự của pháp
nhân, tuy nhiên, có thể hiểu rằng năng lực hành vi dân sự của pháp nhân được thể
hiện thông qua hành vi của người đại diện và nó sẽ phát sinh, chấm dứt cùng với
thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật của pháp nhân. Vì vậy, khi giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần đặc biệt lưu ý xem người ký kết hợp
đồng có phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hay không. Theo Điều 85
Bộ luật Dân sự thì đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại
17
diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của doanh nghiệp trước pháp luật, là người đại diện cho pháp nhân để ký kết
hợp đồng. Đại diện theo uỷ quyền là người được người có thẩm quyền uỷ quyền để
thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, người được uỷ quyền chỉ được thực
hiện các công việc trong phạm vi được uỷ quyền và người uỷ quyền vẫn phải chịu
trách nhiệm cho công việc mà người được uỷ quyền thực hiện.
Pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về tư cách chủ thể.
Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chủ thể tham gia hợp đồng trước
hết phải tuân thủ pháp luật của nước mình về tư cách chủ thể. Vì vậy, muốn xác
định một chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để
tham gia vào giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế hay không thì cần phải tìm hiểu
xem pháp luật của quốc gia mà chủ thể đó mang quốc tịch quy định như thế nào về
vấn đề này nhằm đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu. Đối với hợp đồng nhập khẩu
hàng hoá, nhiều người cho rằng tư cách chủ thể của Bên Bán được xác định theo
pháp luật của nước xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, đây là cách xác định không
chính xác, chẳng hạn nước xuất khẩu hàng hoá là Indonesia nhưng Bên Bán lại có
trụ sở tại Singapore thì khi đó pháp luật của Singapore mới là căn cứ để xác định tư
cách chủ thể của Bên Bán, không phải pháp luật của Indonesia.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu hệ thống pháp luật của nước ngoài là không hề dễ
dàng nên có không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ qua vấn đề này, dẫn đến rủi
ro hợp đồng bị vô hiệu.
Điều kiện về sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng
Điều kiện tiếp theo để hợp đồng nhập khẩu hàng hóa có hiệu lực là các bên
phải tham gia hợp đồng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện (Điểm b Điều 117 BLDS
2015). Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam
(theo Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015). Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu được ký kết trên cơ sở
bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép hoặc bị nhầm lẫn (theo quy định tại các Điều 126, 127
BLDS 2015) vì trong những trường hợp này các bên không đạt được mục đích và
mong muốn giao kết hợp đồng ban đầu.
18
Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng
Điểm c Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Mục đích và nội dung của
giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.
Do đó, các nội dung trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào thoả thuận của
hai bên, miễn là nó không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Nếu vi phạm thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp một phần nội dung của hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng đó sẽ bị vô
hiệu từng phần (Điều 130 BLDS 2015).
Điều kiện về hình thức hợp đồng
Theo Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Như đã
phân tích tại phần đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, Khoản 2 Điều 27
Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương. Việt Nam cũng đã bảo lưu nội dung này trong CISG nên quy định về
hình thức theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại phải được đảm bảo.
1.2.3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng
Không giống như cá nhân có thể tự mình tham gia giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, pháp nhân lại không thể tự mình thực hiện việc này mà phải thông
qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó. Do vậy, một vấn đề quan trọng
cần phải xác định là liệu người ký hợp đồng có thẩm quyền để ký kết hợp đồng đó
hay không. Theo pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng là
người đại diện theo pháp luật (người có tên trên giấy đăng ký kinh doanh ở Việt
Nam) hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền để ký kết hợp đồng
thông qua giấy ủy quyền, hoặc cũng có thể người có thẩm quyền được quy định
trong Điều lệ của pháp nhân. Tuy nhiên, pháp luật của mỗi quốc gia có thể quy định
khác nhau về uỷ quyền. Do vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam
cần phải tìm hiểu kỹ luật pháp của nước đối tác quy định như thế nào về thẩm quyền
và ủy quyền, hoặc yêu cầu đối tác cung cấp tài liệu để chứng minh mình có thẩm
19
quyền ký kết hợp đồng. Một số doanh nghiệp nước ngoài còn quy định chữ ký của
một người phải đi kèm với chữ ký của một hoặc một số người khác nữa thì mới đủ
hiệu lực, vì vậy cần đặc biệt lưu ý trường hợp này để yêu cầu đối tác cung cấp đầy
đủ các tài liệu pháp lý liên quan như điều lệ, giấy uỷ quyền, quy định phân cấp,…
của công ty để xác định đúng thẩm quyền của người ký kết hợp đồng.
1.2.4. Điều kiện giao hàng
Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa
nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng. Theo quy định của Luật
Thương mại Việt Nam 2005 tại Điều 34, 35, bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng,
giao chứng từ theo thỏa thuận hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng
gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Bên bán phải đảm bảo: i) Giao
hàng đúng địa điểm đã thoả thuận, ii) Giao hàng đúng thời hạn, iii) Hàng hóa được
giao phù hợp với hợp đồng, iv) Giao đủ chứng từ liên quan đến hàng hóa. Trường
hợp các bên không có thoả thuận cụ thể thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng
từ liên quan theo quy định của pháp luật.
i) Giao hàng đúng địa điểm:
Khi giao hàng, bên bán phải đảm bảo giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận
trong hợp đồng. Một câu hỏi đặt ra là trong trường hợp hợp đồng nhập khẩu hàng
hoá không quy định địa điểm giao hàng thì việc giao hàng sẽ diễn ra ở đâu? Thông
thường, các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam thường áp dụng các điều
kiện giao hàng theo Incoterms, chủ yếu là điều kiện CIF và FOB. Khi đó, nếu không
có địa điểm giao hàng cụ thể trong hợp đồng thì theo quy định của CISG (Điều 31)
và Luật Thương mại 2005 (Điều 35), người bán sẽ được xem là hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng nếu đã hoàn thành giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên.
Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, cần đặc biệt lưu ý phải
quy định rõ địa điểm giao hàng đi kèm với các điều kiện giao hàng (ví dụ CIF [Cảng
Hải Phòng]) để tránh những thiệt hại phát sinh không đáng có để lấy được hàng về.
ii) Giao hàng đúng thời hạn:
20
Thời hạn giao hàng được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Thương mại 2005,
tương tự với quy định tại Điều 33 CISG. Theo đó, bên bán phải giao hàng vào đúng
thời điểm đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định thời
điểm giao hàng cụ thể mà chỉ quy định thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao
hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó. Nếu không có quy định về thời hạn
giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi ký kết hợp
đồng. Tuy nhiên, thế nào được coi là một thời hạn hợp lý là một vấn đề đang còn
nhiều tranh cãi. “Hợp lý” ở đây có thể hiểu là khoảng thời gian cần thiết để bố trí
việc vận chuyển hoặc thời gian để người bán chuẩn bị nguyên vật liệu hoặc sản xuất
ra hàng hóa... Do đó, sẽ hết sức rủi ro cho bên nhập khẩu hàng hóa nếu như hợp
đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng, vì khi đó việc giao hàng sẽ gần
như phụ thuộc hoàn toàn vào bên xuất khẩu.
iii) Hàng hóa được giao phù hợp với hợp đồng:
Bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng, nếu hàng hóa
được giao không phù hợp với hợp đồng thì bên bán bị vi phạm nghĩa vụ. Vậy thế
nào là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và trách nhiệm của bên bán đối với
hàng hóa không phù hợp như thế nào?
Trước tiên cần làm rõ thế nào là hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Không có
quy định cụ thể về việc thế nào là hàng hóa phù hợp với hợp đồng, tuy nhiên, căn cứ
Khoản 1 Điều 35 CISG và Khoản 1 Điều 34 Luật Thương mại 2005 thì có thể hiểu
rằng hàng hóa phù hợp với hợp đồng là hàng hóa được giao đúng số lượng, chất
lượng, mô tả và đúng bao bì hay đóng gói như quy định trong hợp đồng. Ngược lại,
các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng lại được quy định rõ trong
CISG (Điều 35.2) và Luật Thương mại 2005 (khoản 1, Điều 39).
Khi bên bán giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền
từ chối nhận hàng theo khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, trên
thực tế việc từ chối nhận hàng không xảy ra thường xuyên mà thay vào đó bên mua
sẽ yêu cầu giảm giá hàng hóa vì bên mua thường ở trong tình thế cần than nên đôi
khi họ vẫn chấp nhận than kém chất lượng nhưng được giảm giá.
iv) Giao đủ chứng từ liên quan đến hànghóa:
21
Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định tại Điều 42
Luật Thương mại 2005 và Điều 34 CISG, theo đó, bên bán có nghĩa vụ phải giao
các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo đúng thời hạn, địa điểm và phương thức
đã thoả thuận trong hợp đồng. Các loại chứng từ cụ thể phải giao liên quan đến hàng
hóa sẽ được các bên quy định cụ thể trong hợp đồng tại các điều khoản như thanh
toán, giao hàng,… Các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam thường áp dụng
các điều kiện giao hàng theo Incoterms nên việc xác định các loại chứng từ cơ bản
mà người bán phải giao cho người mua là tương đối đơn giản. Một số chứng từ phổ
biến có thể kể đến như vận đơn, hoá đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, giấy
chứng nhận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ,…
1.2.5. Điều khoản chất lượng
Điều khoản chất lượng cũng là một điều khoản phức tạp, dễ dẫn đến phát sinh
tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập
khẩu hàng hoá nói riêng. Nếu hợp đồng không quy định rõ ràng các tiêu chuẩn chất
lượng và phương pháp đánh giá chất lượng của hàng hóa thì việc xác định chất
lượng của hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không là không hề đơn giản. Vì
vậy, trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cần đặc biệt lưu ý quy định một cách cụ
thể, chi tiết nhất có thể về chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Có nhiều cách để xác
định phẩm chất của hàng hóa như đưa ra các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật (ví dụ
mua sắm máy móc thiết bị), hoặc quy định hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa
(chẳng hạn như mua các sản phẩm nông sản, các loại quặng), hoặc cũng có thể dựa
vào hàng mẫu (ví dụ: mua sắm đồng phục cơ quan theo mẫu),…Trong nhiều trường
hợp, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, các bên thường yêu cầu cấp giấy chứng nhận
chất lượng do các đơn vị giám định độc lập/ các tổ chức giám định chất lượng uy tín
ban hành.
Một câu hỏi đặt ra là khi hàng hoá được giao không đáp ứng yêu cầu về chất
lượng như quy định trong hợp đồng thì sẽ xử lý như thế nào? Trường hợp bên bán
giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng.
Ngoài ra, bên mua vẫn có thể nhận hàng nhưng sẽ yêu cầu giảm giá hàng hóa theo
quy định tại Điều 50 CISG. Tuy nhiên, người mua phải tuân thủ quy định của Điều
22
39 hoặc Điều 43 CISG liên quan đến việc thông báo về sự không phù hợp của hàng
hóa. Mặc dù biện pháp giảm giá không được quy định tại Luật Thương mại Việt Nam
2005 nhưng biện pháp này lại được Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 công nhận tại Điều
445 (Khoản 1). Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về quyền
và các điều kiện đi kèm với quyền áp dụng biện pháp giảm giá của bên mua.
1.2.6. Điều khoản thanh toán
i) Giá cả, đồng tiền thanh toán
Điều khoản về giá là điều khoản đặc biệt quan trọng trong hợp đồng. Thông
thường, đối với hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, giá hợp đồng được xác định dựa trên
điều kiện giao hàng. Ví dụ, hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF thì giá hợp đồng sẽ
bao gồm toàn bộ chi phí tiền hàng, cước vận chuyển và phí bảo hiểm để đưa hàng đến
cảng đến quy định trong hợp đồng. Điều khoản về giá cần quy định chi tiết cấu thành
giá như đơn giá hàng hóa, đơn giá vận chuyển, bảo hiểm,… và phải nêu rõ khối lượng
để xác định tổng giá. Trường hợp các bên không có thoả thuận về giá thì giá của hàng
hóa sẽ được xác định theo Điều 52 Luật thương mại 2005 và Điều 55 CISG.
Đặc biệt, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần lưu ý đồng tiền thanh
toán và tỷ giá vì đây là những yếu tố có tác động rất lớn đến lợi nhuận kinh doanh.
Điển hình cho các vấn đề rủi ro về tỷ giá là trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp –
Viễn thông quân đội Viettel. Năm 2016, dự án đầu tư tại Mozambique và Haiti của
Tập đoàn có lợi nhuận nhưng do biến động tỷ giá nên Tập đoàn này phải trích lập
dự phòng chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, gây ra lỗ kế toán. Như vậy, việc xác
định giá bằng đồng tiền “mạnh” hay đồng tiền “yếu” có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì việc quy định đồng tiền có xu
hướng mất giá sẽ có lợi hơn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc quy định đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán
cần phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Ngoại hối 2013 và Thông tư 32/2013/TT-
NHNH. Các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối theo quy định của Ngân hàng
Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNH. Do đó, các
doanh nghiệp cần tham chiếu đến Thông tư này để xác định mình có thuộc trường
hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hay không.
23
ii) Thời hạn thanh toán:
Thời hạn thanh toán được quy định tại Điều 55 Luật thương mại 2005. Theo
đó, người mua phải thanh toán cho người bán ngay khi người bán giao hàng hoặc
giao chứng từ, người mua được kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán theo quy
định tại Điều 44 Luật Thương mại 2005. Quy định này cũng tương tự như quy định
của CISG (Điều 58).
Tuy nhiên, trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên thường thoả thuận thời
hạn thanh toán tiền hàng theo một trong các cách: trả trước, trả ngay, trả sau hoặc
kết hợp các cách trên. Việc áp dụng thời hạn thanh toán theo cách nào phụ thuộc
vào vị thế của các bên trong hợp đồng, chẳng hạn, khi hàng hóa có giá trị lớn hoặc
có tính chất đặc biệt quan trọng đối với người mua thì người bán thường yêu cầu
người mua trả trước tiền hàng. Để tránh bị chiếm dụng vốn trong thời gian mà bên
bán chưa giao hàng thì bên mua nên đàm phán tỷ lệ trả trước càng thấp càng tốt.
iii) Phương thức thanh toán:
Có một số phương thức thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương như thanh
toán bằng điện chuyển tiền (T/T), thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng
(L/C)… Trong đó, phương thức thanh toán phổ biến nhất trong các hợp đồng nhập
khẩu hàng hoá là thanh toán bằng thư tín dụng (L/C).
iv) Áp dụng chỉ số giá thanh toán:
Một số hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có áp dụng chỉ số giá thanh toán quốc tế,
đặc biệt là các hợp đồng nhập khẩu nhiên liệu. Việc áp dụng chỉ số giá thanh toán
tại thời điểm nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả tài
chính của giao dịch mua bán. Thông thường, trong các hợp đồng nhập khẩu nhiên
liệu, giá hợp đồng không phải giá cố định mà là giá biến đổi, cụ thể, các bên thường
áp dụng chỉ số giá nhiên liệu trong công thức tính toán giá thanh toán để phản ánh
giá thị trường. Các chỉ số này liên tục biến động theo thị trường nên các doanh
nghiệp nhập khẩu cần phải hết sức cẩn trọng và nhạy bén khi quyết định thời điểm
áp dụng chỉ số giá tại thời điểm để đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất.
24
1.2.7. Nghĩa vụ nhận hàng
Nghĩa vụ nhận hàng là nghĩa vụ của người mua, được quy định cụ thể tại Điều
56 Luật Thương mại 2005 và Điều 53, Điều 60 CISG. Tuy nhiên, không phải trong
mọi trường hợp người mua đều có nghĩa vụ phải nhận hàng. Như đã phân tích ở
trên, một số trường hợp người mua không phải nhận hàng như người bán giao hàng
trước thời hạn quy định tại Điều 52.1 CISG và Điều 38 Luật Thương mại 2005.
Ngoài ra, trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, người mua
cũng có quyền từ chối nhận hàng theo khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại 2005.
Người mua cũng có quyền từ chối nhận số hàng giao thừa khi người bán giao nhiều
hơn số lượng quy định trong hợp đồng theo Điều 52.2 CISG.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là người mua không đơn giản chỉ có nghĩa vụ
nhận hàng mà còn phải “thực hiện những hành vi hợp lý” để người bán có thể giao
hàng theo quy định tại Điều 56 Luật Thương mại 2005 và Điều 60 CISG. Điều này
dựa trên nguyên tắc thiện chí trong mọi giao dịch dân sự và thương mại nói chung.
Nghĩa là người mua phải hỗ trợ hết sức trong phạm vi khả năng có thể để người bán
giao hàng thuận lợi. Nguyên tắc thiện chí tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế
đã có nhiều doanh nghiệp gặp phải tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thiện chí và bị
thua kiện do vi phạm nguyên tắc này, vì khái niệm thế nào được coi là thiện chí là
khá khó xác định và được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng
trường hợp cụ thể. Do đó, với vai trò là nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu
cần đặc biệt lưu ý nguyên tắc này trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
hàng hoá để tránh vi phạm.
1.2.8. Kiểm tra hàng hóa
Việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng là yêu cầu cần thiết đối với giao
dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu, giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết của hàng
hóa. Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Thương mại thì trường hợp các bên thoả thuận để
bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm
cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Tuy nhiên, CISG lại quy định
việc kiểm tra hàng hóa là nghĩa vụ của bên mua (Điều 38.1) và việc kiểm tra này
phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể. Nguyên tắc này cũng giống
25
với quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, cả hai nguồn
luật đều không đưa ra tiêu chí để xác định thế nào là thời hạn ngắn nhất, do đó, sẽ
dẫn đến nhiều tranh chấp khi các bên có quan điểm khác nhau. Trong nhiều trường
hợp, các bên thường thuê các tổ chức giám định chuyên nghiệp, độc lập để tiến hành
kiểm tra hàng hoá nhằm đảm bảo có thể phát hiện những khiếm khuyết mà không
thể nhận thấy bằng mắt thường. Thời gian để các đơn vị giám định hoàn thành việc
kiểm tra và phát hành chứng thư giám định chất lượng và khối lượng thường là 2-3
ngày. Tuy nhiên, đôi khi thời gian phát hành chứng thư của các đơn vị giám định có
thể kéo dài cả tuần vì một số lý do, dẫn đến tranh chấp như đã nêu ở trên và làm ảnh
hưởng đến hàng loạt các bước tiếp theo trong quá trình nhập khẩu hàng hoá.
Sau khi kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện thấy sự bất thường, bên mua phải
thông báo ngay cho bên bán trong một thời hạn hợp lý theo Khoản 4 Điều 44 Luật
Thương mại 2005 và Điều 39 CISG. Việc không thông báo cho bên bán về sự không
phù hợp của hàng hóa ngay sau khi kiểm tra sẽ dẫn đến khả năng bên mua bị mất
quyền khiếu nại về khiếm khuyết của hàng hóa đó. Mặc dù cả hai nguồn luật đều
không quy định về hình thức, nội dung của thông báo hàng hóa không phù hợp
nhưng để đảm bảo bằng chứng và tính chắc chắn thì các bên nên lập thông báo bằng
văn bản (giống như hình thức hợp đồng) và nêu chi tiết nội dung khiếm khuyết của
hàng hóa để tránh phát sinh tranh chấp.
1.2.9. Chuyển giao rủi ro
Thông thường, trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, các bên thường áp dụng
các điều kiện giao hàng theo Incoterms, theo đó, các quy định về chuyển giao rủi ro
đã được quy định rõ cho từng điều kiện giao hàng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là
liệu các quy định về chuyển rủi ro trong Incoterms có xung đột với các quy định về
chuyển rủi ro của CISG hay không. Khi đó, theo Điều 9.1 và 9.2 CISG thì các bên
sẽ bị điều chỉnh bởi các tập quán mà họ đã thỏa thuận và các tập quán thương mại
quốc tế phổ biến, nghĩa là các quy định về chuyển rủi ro trong Incoterms sẽ được ưu
tiên áp dụng.
Một vấn đề nữa đặt ra là khi rủi ro đã được chuyển từ người bán sang cho
người mua, nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát thì người mua có phải thực hiện
26
nghĩa vụ thanh toán tiền hàng không? Điều này đã được quy định rõ tại Điều 66
CISG rằng việc hàng hóa đã bị mất mát hay tổn thất sau khi rủi ro được chuyển sang
cho người mua không miễn trừ cho người mua nghĩa vụ phải trả tiền, tuy nhiên,
trong trường hợp sự hư hỏng hay mất mát đó là do hành động hay thiếu sót của
người bán gây nên thì người mua sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng.
1.2.10. Luật áp dụng
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, các bên khi tham gia hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của
mình. Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì các quy
tắc của tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để xác định luật điều chỉnh hợp đồng.
Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có thể được điều chỉnh bằng rất nhiều nguồn
luật, bao gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và án lệ.
Việc áp dụng nguồn luật nào trước hết sẽ phụ thuộc vào thoả thuận của các bên
trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng nhập khẩu
hàng hoá cần phải lưu ý một số điểm quan trọng như phân tích dưới đây để tránh rủi
ro trong quá trình thực hiện hợp đồng:
Điều ước quốc tế
Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá trước tiên sẽ bị điều chỉnh bởi các Điều ước
quốc tế mà các bên tham gia hợp đồng có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia là thành
viên của Điều ước quốc tế đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu hàng hoá
phần lớn sẽ bị điều chỉnh bởi CISG do Việt Nam đã trở thành thành viên của Công
ước này kể từ năm 2015 và Công ước này chính thức ràng buộc Việt Nam từ
1/1/2017. Các trường hợp áp dụng CISG trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá giữa
bên nhập khẩu có địa điểm kinh doanh tại Việt Nam và bên xuất khẩu có trụ sở tại
nước ngoài có thể kể đến như sau:
Trường hợp 1, nếu bên xuất khẩu có địa điểm kinh doanh tại quốc gia cũng là
thành viên của CISG thì hợp đồng nhập khẩu hàng hoá giữa hai bên sẽ mặc nhiên
được điều chỉnh bởi CISG (trừ khi các bên tham gia hợp đồng thoả thuận loại trừ
27
việc áp dụng CISG). Đây là trường hợp phổ biến nhất vì hiện nay đã có hơn 95 quốc
gia và vùng lãnh thổ tham gia vào Công ước này.
Trường hợp 2, CISG cũng có thể được áp dụng trong trường hợp bên xuất
khẩu có trụ sở tại một quốc gia chưa phải là thành viên (chẳng hạn như Indonesia)
nhưng hai bên có thoả thuận áp dụng Luật Việt Nam làm luật điều chỉnh hợp đồng
thì khi đó CISG cũng sẽ được áp dụng do Việt Nam là thành viên của CISG5
.
Trường hợp 3, các bên tham gia hợp đồng nhập khẩu hàng hoá không lựa chọn
luật điều chỉnh hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp đã
quyết định áp dụng CISG như là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng; hoặc các bên đã
lựa chọn áp dụng luật của một quốc gia nhưng luật này không quy định về một vấn
đề cụ thể nào đó trong hợp đồng nên cơ quan giải quyết tranh chấp đã lựa chọn
CISG làm nguồn luật bổ sung cho luật quốc gia mà các bên đã lựa chọn.
Một điểm cần đặc biệt lưu ý là nếu các bên muốn loại trừ việc áp dụng CISG
trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thì các bên phải quy định rõ trong hợp đồng
rằng CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng.
Luật quốc gia
Luật quốc gia là nguồn luật phổ biến được áp dụng trong hợp đồng nhập khẩu
hàng hoá tại Việt Nam. Các bên khi tham gia vào hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có
thể lựa chọn luật quốc gia của một trong hai bên để điều chỉnh hợp đồng, thậm chí
có thể chọn luật của một nước thứ ba để đảm bảo tính trung lập. Đối với vai trò là
nhà nhập khẩu thì các doanh nghiệp nhập khẩu nên lựa chọn luật của nước mình làm
nguồn luật áp dụng trong hợp đồng vì đây là nguồn luật mà họ nắm rõ nhất nên sẽ
tăng khả năng bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các bên
cần lưu ý nếu muốn hợp đồng chỉ được điều chỉnh bởi Luật quốc gia mà hai bên đã
lựa chọn thì các bên phải quy định rõ trong hợp đồng rằng CISG sẽ không được áp
dụng để điều chỉnh hợp đồng.
5 Trường Đại học Ngoại Thương – Trung tâm Trọng tại quốc tế Việt Nam, 101 Câu hỏi đáp về Công ước của
Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trang 36, 37.
28
Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế cũng có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng nhập khẩu hàng hoá khi được các bên lựa chọn áp dụng.
Tập quán thương mại quốc tế phổ biến nhất trong các hợp đồng nhập khẩu
hàng hoá hiện nay là Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms do Phòng
Thương mại quốc tế - ICC ban hành, bao gồm những thông lệ quốc tế về việc phân
chia nghĩa vụ, rủi ro và chi phí giữa người mua và người bán trong giao dịch thương
mại quốc tế. Tuy nhiên, Incorterms không đề cập đến giá cả, phương thức thanh
toán, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp
đồng. Khi muốn áp dụng Incorterms trong hợp đồng, các bên cần phải quy định rõ
Incoterms năm nào. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi hợp đồng có sự dẫn
chiếu đến Incoterms thì các bên vẫn có thể thoả thuận với nhau để thay đổi một số
nội dung cụ thể, không nhất thiết phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong
Incoterms.
Án lệ
Ngoài các nguồn luật nói trên, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước theo hệ
thống luật Anh – Mỹ còn sử dụng Tiền lệ pháp (Án lệ) làm nguồn luật điều chỉnh
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Án lệ là các quy tắc pháp luật được hình thành
từ thực tiễn xét xử của Toà Án. Để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong một số trường hợp, các cơ quan
giải quyết tranh chấp sẽ sử dụng một hoặc một số phán quyết của Toà án đã được
công bố làm khuôn mẫu cho việc xét xử.
1.2.11. Giải quyết tranh chấp
Thực tế khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp
đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng, các bên thường chú trọng đến các điều khoản
quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên như điều kiện giao
hàng, chất lượng hàng hóa, giá cả, thanh toán,… mà không quan tâm nhiều đến điều
khoản về giải quyết tranh chấp, một phần là do suy nghĩ chủ quan rằng tranh chấp sẽ
ít khi xảy ra. Tuy nhiên, chính tâm lý này sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho
29
các bên vì hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động tương đối phức tạp nên
việc xảy ra tranh chấp là không thể tránh khỏi.
Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể lựa
chọn giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án.
Một phương thức phổ biến hiện nay mà các bên tham gia vào hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế thường lựa chọn đó là sự kết hợp một số phương thức giải quyết
theo trình tự sau: đầu tiên là các bên sẽ tự thương lượng trên tinh thần thiện chí, nếu
thương lượng không thành thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà
giải, nếu tranh chấp vẫn không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì các bên sẽ
đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài hoặc toà án để xét xử.
Một điểm cần đặc biệt lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp là
phải ghi đúng tên cơ quan giải quyết tranh chấp và địa điểm giải quyết tranh chấp,
chọn đúng quy tắc tố tụng hoặc luật tố tụng áp dụng để tránh rủi ro không xác định
được cơ quan giải quyết tranh chấp, đồng thời, phải quy định rõ ngôn ngữ sử dụng
trong giải quyết tranh chấp. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nên lựa chọn cơ
quan giải quyết tranh chấp tại quốc gia mà doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh để
có nhiều ưu thế hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp.
1.2.12. Vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng, theo định nghĩa tại Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005
“là việcmột bên không thựchiện, thựchiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.
Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, cần xác định xem đó là vi phạm cơ bản hay
vi phạm không cơ bản vì đây là cơ sở để xác định trách nhiệm của bên vi phạm.
Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì “vi phạm cơ bản là sự vi phạm
hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt
được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Trường hợp sự vi phạm hợp đồng là vi
phạm cơ bản thì bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng
hoặc huỷ bỏ hợp đồng theo các Điều 308, 310 và 312 Luật Thương mại 2005.
30
Vi phạm cơ bản hợp đồng theo định nghĩa tại Điều 25 CISG là “sự vi phạm
làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị
mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên
liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được
nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”. Nếu một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng thì bên bị vi phạm có quyền huỷ bỏ hợp đồng.
1.2.13. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng
Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định các chế tài đối với bên vi phạm hợp
đồng bao gồm:
(i) Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: được quy định trong cả CISG
(Điều 46-48, 62, 63) và Luật Thương mại (Điều 297) và được nêu lên đầu tiên trong
số các chế tài có thể áp dụng, cho thấy các hệ thống pháp luật luôn hướng đến việc
duy trì quan hệ hợp đồng giữa các bên trong mọi chừng mực có thể.
(ii) Chế tài phạt vi phạm: được quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 và
Điều 300, Điều 301 Luật thương mại 2005. Mức phạt vi phạm theo Luật dân sự là
không giới hạn nhưng theo Luật thương mại thì không được quá 8% phần nghĩa vụ bị
vi phạm. Một điểm đáng lưu ý là việc phạt vi phạm phải được quy định trong hợp đồng,
trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền
đòi bồi thường thiệt hại. CISG không có quy định về phạt vi phạm nhưng công nhận các
thoả thuận về phạt vi phạm dựa trên nguyên tắc tự do thoả thuận giữa các bên.
(iii)Chế tài bồi thường thiệt hại: Khi một bên vi phạm hợp đồng gây tổn thất
cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bồi
thường thiệt hại được quy định trong cả CISG (Điều 74-77) và pháp luật Việt Nam
(Luật Dân sự (Điều 584, 585) và Luật Thương mại (Điều 302, 303, 304)). Để yêu
cầu bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại
theo pháp luật Việt Nam bao gồm “giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi
phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” (Khoản 2 Điều 302 Luật
Thương mại 2005). Tuy nhiên, CISG không quy định rõ về tính chất trực tiếp của
31
thiệt hại được bồi thường mà nhấn mạnh đến tính dự đoán trước được của thiệt hại
“các thiệt hại được bồi thường không thể cao hơn những tổn thất và khoản lợi bỏ lỡ
mà bên bị vi phạm có khả năng đã dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng như một
hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết
hoặc đáng lẽ phải biết” (Điều 74 CISG). Điều này sẽ giúp tránh được việc các thiệt
hại yêu cầu bồi thường bị “thổi phồng” một cách vô lý.
Ngoài ra, để tránh thiệt hại phát sinh không đáng có và tránh phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của bên bị vi phạm, cả CISG và pháp luật Việt Nam đều quy định bên
bị vi phạm phải “áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất
đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây
ra” (Điều 305 Luật Thương mại 2005 và Điều 77 CISG); nếu không thì bên vi phạm
hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất
đáng lẽ có thể hạn chế được.
Một điểm cần lưu ý nữa đối với bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại
2005 là trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau: i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; ii) Có thiệt hại thực tế; iii) Hành vi vi
phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Điều 303 Luật Thương
mại 2005).
(iv) Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng: “là việc một bên tạm thời không
thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả
thuận là điềukiệnđể tạm ngừng thựchiệnhợp đồng hoặc khi một bên vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng” (Điều 308 Luật Thương mại 2005). Đây là chế tài không được quy
định trong CISG. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng không làm mất đi hiệu lực của hợp
đồng và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
(v) Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng cũng là chế tài mà CISG không quy
định. Đình chỉ thực hiện hợp đồng theo Điều 310 Luật Thương mại 2005 “là việc
một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các
bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc khi một bên vi phạm cơ
bản nghĩa vụ hợp đồng”. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
được quy định tại Điều 311 Luật Thương mại 2005, theo đó “khi đình chỉ thực hiện
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701

Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tô
Thuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tôThuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tô
Thuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tôLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Semelhante a BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701 (19)

Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY
Đề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAYĐề tài  phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY
Đề tài phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Thuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tô
Thuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tôThuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tô
Thuyết minh dự án trung tâm mua bán và bảo dưỡng ô tô
 
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đếnTìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
Tìm hiểu về hệ thống quản lý điểm đến
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Thiết Bị Dầu Khí.
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Thiết Bị Dầu Khí.Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Thiết Bị Dầu Khí.
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Xuất Khẩu Thiết Bị Dầu Khí.
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhKhóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Khóa luận: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
 
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chânDự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
Luận án: Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với c...
 
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAYKhóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 

Mais de Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmBài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHBài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Mais de Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ (20)

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
 
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
 
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmBài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHBài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
 
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
 
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
 
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà NộiThuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

BÀI MẪU Thực tiễn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG _________________ LUẬN VĂN NGÀNH LUẬT NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THAN TẠI TỔNG CÔNG TY 2022
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.............................................. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................3 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................3 2.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu...........7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................7 3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................7 3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8 6. Bố cục của Luận văn..............................................................................................9 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ..................................................................................................................... 10 1.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá.......................................... 10 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa....................................... 10 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ...................................... 12 1.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ......................... 14 1.1.4. Vai trò của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa........................................... 14 1.2. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ..................... 15 1.2.1. Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ..................................... 15 1.2.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa ...................... 15 1.2.3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng .................................................................. 18 1.2.4. Điều kiện giao hàng..................................................................................... 19 1.2.5. Điều khoản chất lượng............................................................................... 21 1.2.6. Điều khoản thanh toán............................................................................... 22
  • 3. iii 1.2.7. Nghĩa vụ nhận hàng.................................................................................... 24 1.2.8. Kiểm tra hàng hóa ...................................................................................... 24 1.2.9. Chuyển giao rủi ro...................................................................................... 25 1.2.10. Luật áp dụng ................................................................................................ 26 1.2.11. Giải quyết tranh chấp ................................................................................ 28 1.2.12. Vi phạm hợp đồng ...................................................................................... 29 1.2.13. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng........................................... 30 1.2.14. Căn cứ miễn trách khi vi phạm hợp đồng............................................. 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THAN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 ................................................................................................................. 36 2.1. Tổng quan về Tổng công ty Phát điện 1 .................................................... 36 2.2.1. Giới thiệu chung........................................................................................... 36 2.2.2. Quy mô hoạt động........................................................................................ 36 2.2.3. Ngành nghề kinh doanh chính.................................................................. 37 2.2.4. Nhiệm vụ cơ bản.......................................................................................... 37 2.2.5. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................. 38 2.2.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh................................................................ 39 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu than tại EVNGENCO1..................... 41 2.3.1. Chiến lược mua than nhập khẩu của EVNGENCO1 ............................ 41 2.3.2. Quy trình mua than nhập khẩu tại EVNGENCO1 ................................ 42 2.3.3. Tình hình nhập khẩu than của EVNGENCO1 đến nay....................... 43 2.3. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 ............................................................................................................... 44 2.3.1. Đối tượng của hợp đồng............................................................................. 44 2.3.2. Vấn đề về thẩm quyền ký kết hợp đồng.................................................... 45 2.3.3. Vấn đề về Luật áp dụng .............................................................................. 46 2.3.4. Vấn đề về lịch giao hàng ............................................................................ 47 2.3.5. Vấn đề bố trí phương tiện vận tải của Bên Bán..................................... 50 2.3.6. Chất lượng than cấp không đồng đều...................................................... 54
  • 4. iv 2.3.7. Vấn đề về điều khoản thanh toán ............................................................. 57 2.3.8. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại....................................................... 58 2.3.9. Các trường hợp miễn trách........................................................................ 61 2.3.10. Chưa chú trọng đếnnghĩa vụ “thiệnchí” khi thực hiệnhợp đồng .. 64 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP................................................... 68 3.1. Xác định thẩm quyền ký kết hợp đồng ...................................................... 68 3.2. Hiệu chỉnh điều khoản về Luật áp dụng.................................................... 68 3.3. Bổ sung phương án giải quyết khi hai bên không thống nhất được lịch giao hàng sửa đổi ........................................................................................................ 69 3.4. Bổ sung quy định về phương tiệnchuyển tải để đảm bảo năng suất bốc dỡ............................................................................................................................. 70 3.5. Bổ sung quy định về giảm trừ đơn giá thanh toán trong trường hợp chất lượng than cấp không đồng đều..................................................................... 71 3.6. Hiệu chỉnh điều khoản thanh toán.............................................................. 73 3.7. Sửa quy định về bồi thường thiệt hại ước tính......................................... 73 3.8. Bổ sung định nghĩa về “tháng giao hàng” ................................................. 75 3.9. Chú trọng nguyên tắc “thiệnchí” khi thực hiện hợp đồng ................... 75 KẾT LUẬN....................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................i PHỤ LỤC 01: Quy trình chi tiết xây dựng KHLCNT mua than của EVNGENCO1 ................................................................................................................... iv PHỤ LỤC 02: Quy trình sơ tuyển lựa chọn danh sách ngắn các nhà thầu tại EVNGENCO1 .....................................................................................................................v PHỤ LỤC 03: Quy trình chào giá và ký kết hợp đồng than nhập khẩu tại EVNGENCO1 ................................................................................................................... vi
  • 5. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AW Arrival Window Khoảng thời gian tàu phải có mặt tại cảng dỡ để sẵn sàng dỡ hàng BLDS Bộ luật Dân sự CTNĐ Duyên Hải Công ty Nhiệt điện Duyên Hải DEM/DES Demurage/Despatch Thưởng/phạt dôi nhật EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNGENCO1 Tổng công ty Phát điện 1 ICC International Chamber of Phòng thương mại quốc tế Commerce INCOTERMS International Commercial Các điều khoản thương mại Terms quốc tế ITC International Trade Center Trung tâm Thương mại quốc tế KHLCNT Kế hoạch lựa chọn nhà thầu KQLCNT Kết quả lựa chọn nhà thầu L/C Letter of Credit Thư tín dụng MT Metric ton Mét tấn (tấn) SXKD Sản xuất kinh doanh TTĐL Duyên Hải Trung tâm Điện lực Duyên Hải UNIDROIT International Institute for Viện quốc tế về nhất thể hoá the Unification of Private pháp luật tư Law VIAC Vietnam International Trung tâm Trọng tài Quốc tế Arbitration Centre at the Việt Nam bên cạnh Phòng Vietnam Chamber of Thương mại và Công nghiệp Commerce and Industry Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  • 6. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Tên đề tài Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1). Luận văn đã đạt được các kết quả chính như sau: Đầu tiên, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản, điều kiện hiệu lực,… cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam và của Công ước Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), từ đó có cái nhìn tổng thể về lý luận và thực tiễn pháp luật về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói chung. Tiếp theo, Luận văn đã làm rõ được thực trạng công tác nhập khẩu than và các vấn đề pháp lý tiêu biểu trong hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1. Từ đó nêu lên những điểm còn vướng mắc, hạn chế cần phải khắc phục, sửa đổi trong hợp đồng nhập khẩu than và quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1. Cuối cùng, trên cơ sở thực trạng các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1, góp phần giảm thiểu các rủi ro cho Tổng công ty Phát điện 1 trong quá trình thực hiện hợp đồng, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh cũng như đẩy nhanh quá trình quyết toán các hợp đồng than.
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, các hoạt động kinh doanh thương mại, hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là xu hướng tất yếu để một quốc gia phát triển bền vững trong thời đại hội nhập. Cùng với đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thể hiện vai trò trụ cột của mình khi các nước có xu hướng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương. Việt Nam cũng tham gia sâu vào chuỗi toàn cầu hóa kinh tế, đáng kể đến là việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)1 , Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)2 , Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)3 , và tham gia vào một loạt các hiệp định song phương với các quốc gia khác. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức, khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể cạnh trên trên “thương trường” quốc tế. Trong một nền kinh tế “mở” như vậy thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là công cụ để các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu qua biên giới quốc gia. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì ngày càng có nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết. Cũng như các hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường khác, việc xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là không thể tránh khỏi, thậm chí còn ở mức độ phức tạp hơn do có tính chất “quốc tế”. Việc giải quyết tranh chấp do đó cũng khó khăn hơn do gặp phải những rào cản liên quan đến các yếu tố về khoảng cách, ngôn ngữ, chính trị,… Hậu quả là gây tốn kém về thời gian, tiền bạc và nguồn 1 Chính thức có hiệu lực từ 1/4/2019 2 Chính thức có hiệu lực từ 1/8/2021 3 Chính thức có hiệu lực từ 1/1/2022
  • 8. 2 lực của các bên. Giải pháp quan trọng để tránh phát sinh tranh chấp là các bên phải chuẩn bị tốt các điều khoản hợp đồng, phải nắm rõ các vấn đề pháp lý trong hợp đồng để loại bỏ tối đa các rủi ro có thể xảy ra để đi đến ký kết một bản hợp đồng “hoàn hảo” nhất có thể. Trong thương mại quốc tế, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng khi thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất, giải quyết được nhu cầu tiêu dùng đối với những hàng hóa mà trong nước chưa sản xuất được hoặc nguồn cung thiếu hụt, tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước không ngừng sáng tạo, đổi mới để phát triển, để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tại Việt Nam, hoạt động nhập khẩu diễn ra hết sức đa dạng, phổ biến trên mọi lĩnh vực. Trong đó, nhập khẩu than là hoạt động đặc thù, đóng vai trò trọng yếu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu một khối lượng lớn than để đốt cho các nhà máy nhiệt điện và sản lượng than nhập khẩu tăng dần qua các năm khi nguồn cung nội địa không đủ để vận hành các nhà máy nhiệt điện mới đi vào hoạt động. Năm 2020, lượng than nhập khẩu tại Việt Nam đã tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 54,81 triệu tấn, tăng 25% so với năm 20194 . Cũng như các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế khác, hoạt động nhập khẩu than được thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng nhập khẩu than. Hợp đồng nhập khẩu than mang đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng của mặt hàng than. Do đó, bên cạnh những tranh chấp phát sinh xoay quanh các vấn đề pháp lý giống hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng nhập khẩu than còn xuất hiện các tranh chấp mang tính đặc thù của ngành hàng than nhập khẩu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một trong những đơn vị nhập khẩu than với khối lượng lớn nhất cả nước, bên cạnh những tập đoàn kinh doanh và khai thác than lớn như Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc. Trong đó, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam là đơn vị tiên phong trong hoạt động nhập khẩu than 4Theo Tạp chí PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/2020-viet-nam-nhap-khau-than-len-muc- cao-ky-luc-597383.html [truy cập ngày 5/2/2022]
  • 9. 3 để phục vụ cho việc vận hành các nhà máy nhiệt điện đốt than. Thực tế hoạt động nhập khẩu than tại EVNGENCO1 cho thấy có nhiều tranh chấp phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các quy định trong hợp đồng còn nhiều khiếm khuyết, dẫn đến xảy ra những tranh chấp mà các bên không thể thương lượng được và đã phải đưa ra Trung tâm trọng tài VIAC để giải quyết, gây lãng phí thời gian, nguồn lực và tốn kém chi phí cho các bên. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích những vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than và chỉ ra những điểm hạn chế, tồn tại để tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng là hết sức cần thiết. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1)” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến các vấn đề pháp lý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Tác giả Petar Sarcevie và Paul Volken, The International Sale of Goods Revisited, Kluwer Law International, The Hague – London – New York, đã phân tích các vấn đề khác nhau liên quan đến Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến sự phát triển của các nguyên tắc quốc tế về luật hợp đồng, chẳng hạn như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng, Bộ nguyên tắc UNIDROIT. Tác giả Djakhongir Saidov, Giáo sư Luật Thương mại, Trường Luật Dickson Poon, Kings College London, Vương quốc Anh với cuốn sách Research Handbook on International and Comparative Sale of Goods Law xuất bản năm 2019 của Nhà xuất bản Edward Elgar Publishing Ltd, đã nghiên cứu về sự phức tạp của việc quản lý các hợp đồng mua bán trong thế giới hiện đại. Cuốn sách xem xét nhiều khía cạnh của luật và thông lệ bán hàng, nhấn mạnh vào sự đa dạng của bối cảnh giao dịch thương mại trong đó các hợp đồng mua bán được ký kết và thực hiện, bao gồm công
  • 10. 4 nghệ kỹ thuật số, hợp đồng dài hạn, chuỗi cung ứng toàn cầu và các nguồn điều chỉnh các hợp đồng đó, đặc biệt nhấn mạnh vào các hợp đồng mẫu tiêu chuẩn, các tập quán thương mại và các điều khoản thương mại. Tác giả Michael Bridge với cuốn sách The International Sale of Goods của Nhà xuất bản Oxford University Press tái bản lần thứ tư năm 2017, đã bàn về Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), tập trung vào các vấn đề tài sản và giải quyết những vấn đề nảy sinh từ việc sử dụng các chứng từ quyền sở hữu, chẳng hạn như vận đơn đường biển, và đưa ra nhiều cách xử lý các vấn đề như biện pháp khắc phục hậu quả, chuyển giao tài sản, hợp đồng mẫu tiêu chuẩn và giao dịch hàng hóa quốc tế. Hai tác giả Schlechtriem & Schwenzer trong cuốn sách Commentary on the UN Convention on the International Sale of Goods (CISG) tái bản lần thứ tư của Oxford University Press cũng đưa ra những bình luận và phân tích về CISG. Đặc biệt, những phân tích và so sánh một cách chi tiết và toàn diện về các phán quyết của các tòa án và hội đồng trọng tài trên thế giới đã được tổng hợp thành một nguồn tham khảo trong cuốn sách này. Stefan Kröll, Loukas Mistelis, Pilar Perales Viscasillas với cuốn sách UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG): a commentary tái bản lần thứ hai năm 2018 của Nhà xuất bản C.H. Beck. Các tác giả đến từ các hệ thống pháp luật khác nhau đã giải quyết các vấn đề cụ thể của việc áp dụng CISG trong từng khu vực. Cuốn sách bình luận về các quy định của CISG theo từng điều khoản, cấu trúc của CISG. Các chủ đề đặc biệt, chẳng hạn như thương mại điện tử, đã được đưa ra phân tích và bình luận đối với các điều khoản có liên quan. Năm 2010, Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đã xuất bản ấn phẩm “Model Contracts for Small Firms – Legal guidance for doing international business”, trong đó đưa ra các hợp đồng mẫu để các doanh nghiệp tham khảo. Các hợp đồng mẫu này được thiết kế dựa trên những tiêu chuẩn được quốc tế công nhận và các thông lệ thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Cuốn sách cũng đưa ra những lời khuyên pháp lý cho các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế.
  • 11. 5 Cũng trong năm 2010, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã cho ra đời ấn phẩm “Incoterm 2010: ICC rules for the Use of Domestic and International Trade Terms” mà ngày nay đã trở thành nguồn tham khảo thiết yếu được nhiều quốc gia áp dụng trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. Các điều kiện Incorterms là những thông lệ quốc tế về việc phân chia nghĩa vụ, rủi ro và chi phí giữa người mua và người bán trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Incorterms không đề cập đến giá cả, phương thức thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Incorterm 2010 bao gồm 11 điều kiện giao hàng áp dụng cho hai nhóm, bao gồm: các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải và các điều kiện áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thuỷ nội địa. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở trong nước dường như chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung vào các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói riêng. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Năm 2016, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương (FTU) và Nhóm CISG Việt Nam biên soạn cuốn sách “101 câu hỏi – đáp về Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)” nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về CISG cho các doanh nghiệp, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cuốn sách bình luận về các quy định của CISG và nội dung phân tích được trình bày dưới dạng câu hỏi – câu trả lời. Mỗi câu hỏi không chỉ đơn thuần trích dẫn các điều khoản trong CISG mà còn làm rõ các điều khoản thông qua các bình luận, các bài viết liên quan, các án lệ và so sánh với pháp luật Việt Nam. Có thể nói tính đến thời điểm hiện tại, đây là cuốn sách bao quát thông tin, đầy đủ và phân tích chi tiết nhất về CISG tại Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ và Dương Anh Sơn trong cuốn giáo trình “Luật hợp đồng thương mại quốc tế” được xuất bản năm 2005 bởi
  • 12. 6 Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã trình bày những vấn đề chung của hợp đồng thương mại quốc tế và các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định pháp luật của các nước khác nhau trong lĩnh vực hợp đồng. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh với bài viết “Phạm vi áp dụng của Công ước CISG cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” trên tạp chí Toà án nhân dân điện tử ngày 26/9/2018, đã phân tích tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Công ước và phạm vi áp dụng của Công ước. Bài viết cũng so sánh việc áp dụng Công ước trong tố tụng tòa án và tố tụng trọng tài và bình luận những trường hợp Công ước không áp dụng. Ngoài ra, bài viết còn bình luận về cách thức các bên thực hiện để loại trừ việc áp dụng Công ước và phân tích mối quan hệ của công ước với luật quốc gia cũng như khả năng kết hợp áp dụng của Công ước với Incoterms và Bộ nguyên tắc Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế. Tác giả Nguyễn Thu Hương với bài viết “Một số vấn đề cần lưu ý khi thực thi Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) tại Việt Nam” trong Tạp chí Nghề luật số 1/2019 đã phân tích sự tác động của CISG đối với Việt Nam và trình bày một số nội dung khác biệt giữa CISG và pháp luật của Việt Nam cũng như đưa ra một số lưu ý về luật áp dụng. Tác giả Trịnh Đức Thuận trong luận văn thạc sỹ luật học về “Phạm vi áp dụng Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, bảo vệ năm 2018 tại Trường Đại học Ngoại thương, đã làm rõ phạm vi áp dụng của CISG thông qua việc phân tích các quy định của CISG, thực tiễn áp dụng các quy định này bởi tòa án quốc gia và trọng tài thương mại. Các tác giả Ngô Quốc Chiến và Đinh Cao Thanh, với hai bài viết “Giải thích hợp đồng theo CISG và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 85 tháng 10/2016 và “Thực tiễn diễn giải hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 21, 22 và 23 tháng 11 và 12/2016, đã phân tích các quy định của CISG về giải thích hợp đồng và thực tiễn áp dụng các quy định này bởi tòa án và trọng tài, từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
  • 13. 7 2.3. Đánh giávề tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu Như đã phân tích ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là công cụ quan trọng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến CISG. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, mặc dù bản chất hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa cũng chính là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hợp đồng nhập khẩu than tại Việt Nam. Do đó, luận văn tốt nghiệp này sẽ góp phần bù đắp khoảng trống nghiên cứu nói trên bằng cách gắn việc nghiên cứu về các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu than với một doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), để phản ánh đúng thực trạng cũng như hướng đến những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than của doanh nghiệp này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than, gắn với thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Tác giả thu thập và phân tích các hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 từ năm 2016-2021 (năm 2016 là năm EVNGENCO1 bắt đầu nhập khẩu than), đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than cho EVNGENCO1 trong giai đoạn 2022-2025. Về không gian: Luận văn nghiên cứu về các vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than trên cơ sở lý luận pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu than nói riêng. Đối với hệ thống pháp luật trên thế giới, tác giả chủ yếu lựa chọn CISG để so sánh
  • 14. 8 vì đây là điều ước quốc tế tiêu biểu trong lĩnh vực thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các điều khoản thương mại quốc tế Incoterms 2010 để phân tích, so sánh vì hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 có áp dụng Incoterms 2010. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói chung và hợp đồng than nhập khẩu nói riêng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1. Để đạt được mục tiêu nói trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống hoá, luận giải những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá. - Phân tích thực trạng những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 thông qua các hợp đồng thực tế đã ký kết và các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá, hệ thống hóa, đối chiếu, so sánh, mô tả, thống kê, khảo sát thực tế. Cụ thể: - Phương pháp hệ thống hóa và phương pháp phân tích được sử dụng đồng thời và xuyên suốt trong toàn bộ Luận văn nhằm làm rõ những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt hai phương pháp này được áp dụng nhiều nhất tại Chương 1 để giúp làm rõ các quy định pháp luật về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa để có cái nhìn một cách toàn diện, đầy đủ về pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng này. - Phương pháp mô tả, đánh giá, so sánh, thống kê và khảo sát thực tế được sử dụng đặc biệt tại Chương 2 để phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 trên cơ sở so sánh với các quy định của pháp luật cũng như các thông lệ, tập quán quốc tế điều chỉnh hợp đồng này, đánh giá
  • 15. 9 những ưu điểm, những điểm hạn chế trong hợp đồng và thống kê những tranh chấp thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 03 chương, bao gồm: Chương 1. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa. Chương 2. Thực trạng những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than và thực tiễn thực hiện tại Tổng công ty Phát điện 1. Chương 3. Phương hướng và giải pháp.
  • 16. 10 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 1.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Hiện nay, không có một định nghĩa cụ thể nào về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mà chỉ có thể hiểu khái niệm này thông qua cách diễn giải theo luật. Để tìm hiểu về khái niệm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, trước tiên phải hiểu nhập khẩu hàng hóa là gì. Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. Mặt khác, Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Như vậy, nhập khẩu là một trong những hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế. Do đó, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa về bản chất chính là một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc tìm hiểu về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thực chất cũng là tìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường nhưng đặc biệt do chứa đựng yếu tố quốc tế. Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Pháp luật của mỗi nước có những quy định không giống nhau về yếu tố quốc tế trong hợp đồng. Vì vậy, cần thiết phải làm rõ yếu tố quốc tế được quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam trên cơ sở so sánh với hệ thống pháp luật trên thế giới mà cụ thể trong khuôn khổ của Luận văn này là CISG. Trước hết, cần làm rõ khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Khái niệm này được hiểu khá thống nhất bởi các hệ thống pháp luật khác nhau. Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ có giải thích về hoạt động mua
  • 17. 11 bán hàng hóa. Cụ thể theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, kết hợp hai khái niệm trên có thể định nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa là thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Cách hiểu này cũng khá tương đồng với cách hiểu của các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, yếu tố quốc tế của hợp đồng lại được quy định không thống nhất giữa hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới. Theo Bộ luật dân sự 2015 của Việt Nam (khoản 2 Điều 663), hợp đồng (quan hệ dân sự) được coi là có yếu tố nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp sau: các bên có quốc tịch khác nhau; hợp đồng được ký kết, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt ở nước ngoài; đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài. Tuy nhiên, mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định tại Điều 27 Luật thương mại 2005 lại được liệt kê dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Như vậy, có thể hiểu rằng tính “quốc tế” theo Luật thương mại được quy định hẹp hơn so với Bộ luật dân sự 2015, thể hiện ở việc có sự dịch chuyển của hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam (biên giới hải quan). Quan điểm này khác so với quy định của CISG. Cụ thể, CISG lại đưa ra tiêu chí để xác định tính quốc tế của hợp đồng là địa điểm kinh doanh của các chủ thể, theo đó, các bên trong hợp đồng có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau thì hợp đồng đó được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 1.1.a). Có thể thấy, cách quy định không thống nhất về tính quốc tế đối với hợp đồng mua bán hàng hóa có thể dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam đã quy định: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.
  • 18. 12 Do Việt Nam đã trở thành thành viên của CISG từ năm 2015 nên các quy định của Công ước này phải được tuân thủ. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa mang đầy đủ đặc điểm của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nó mang đầy đủ bản chất và đặc trưng của một hợp đồng thông thường, tuy nhiên, có những điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước ở tính chất quốc tế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là người mua và người bán (thường là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu) có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu một bên có nhiều hơn một trụ sở thương mại thì trụ sở nào có mối quan hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được xem là trụ sở của bên đó. Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ để xác định tính quốc tế của hợp đồng (theo Điều 10 CISG). Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì chủ thể được phép kinh doanh xuất nhập khẩu là các thương nhân. Thương nhân theo Mục 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 “bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, phạm vi chủ thể được phép kinh doanh nhập khẩu rất rộng, bao gồm hầu hết các thành phần kinh tế trong nước. Có thể nói, tất cả các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh đều được thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa là hàng hóa. Hàng hóa, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Luật Thương mại 2005, bao gồm tất cả các loại động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai. Còn theo quy định tại Điều 2 của CISG thì hàng hóa không bao gồm tàu thuỷ, máy bay, điện năng, các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ…
  • 19. 13 Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mặt hàng được phép kinh doanh xuất nhập khẩu, các thương nhân có thể nhập khẩu bất cứ loại hàng hóa nào, thậm chí cả những mặt hàng không thuộc ngành, nghề đăng ký kinh doanh, tuy nhiên, “trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu” theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Nghĩa là phạm vi các mặt hàng được phép nhập khẩu cũng rất rộng, chỉ loại trừ những mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật. Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được quy định cụ thể tại mục II, Phụ lục 1, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Theo đó, một số hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, pháo các loại, hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, một số loại hoá chất … Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu thì hàng hóa hầu hết sẽ có sự dịch chuyển từ nước người bán sang nước người mua (qua biên giới quốc gia) hoặc được đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng (theo Điều 28 Luật thương mại 2005), chẳng hạn như khu chế xuất. Thứ ba, về hình thức của hợp đồng Tại Việt Nam, mặc dù một giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (theo Khoản 1 Điều 119, Bộ luật Dân sự), nhưng riêng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại). Theo Điều 11 CISG, hợp đồng mua bán hàng hóa không nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản mà có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân chứng. Tuy nhiên, Điều 12 của CISG lại cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo lưu quy định về hình thức hợp đồng và Việt Nam đã thực hiện quyền bảo lưu này, do đó, khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là pháp luật Việt Nam, thì hợp đồng vẫn phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại nói trên. Thứ tư, về đồng tiềnthanh toán
  • 20. 14 Khác với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước có đồng tiền thanh toán chỉ là đồng nội tệ, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thường là ngoại tệ đối với ít nhất một bên. 1.1.3. Nội dung cơ bản của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Cả CISG và Luật Thương mại 2005 đều không có quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng hay các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 có quy định về nội dung của hợp đồng tại Điều 398, theo đó, nội dung hợp đồng có thể bao gồm đối tượng hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, số lượng, chất lượng hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp... Tuy nhiên, các nội dung này là không bắt buộc và các bên có quyền thỏa thuận về các nội dung trong hợp đồng (Khoản 1 Điều 398 BLDS 2015). Điều này dựa trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự do ý chí, tự do thoả thuận của các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, việc tự do thoả thuận cũng chính là con dao hai lưỡi nếu như các bên không xem xét kỹ tất cả các nội dung trong hợp đồng dẫn đến thiếu sót những điều khoản quan trọng hoặc sai sót trong một số nội dung. 1.1.4. Vai trò của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa Như đã đề cập ở trên, hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu giữa các bên. Cũng như các hợp đồng thông thường khác, nó ghi nhận những thoả thuận, cam kết của các bên trong quan hệ mua bán và xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải thực hiện để đạt được mục đích của việc mua bán đó, trên cơ sở đó hình thành khung pháp lý cơ bản để các bên tuân thủ, thực hiện, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo thoả thuận. Hợp đồng nhập khẩu giúp thúc đẩy hoạt động giao thương trên toàn cầu, là công cụ pháp lý điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu trong thời đại hội nhập. Trong hoạt động nhập khẩu nói riêng,
  • 21. 15 hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giúp bảo vệ các quyền và lợi ích của doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào các giao dịch xuất nhập khẩu với doanh nghiệp nước ngoài. Nó tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển hơn, bổ sung nguồn cung cho những mặt hàng khan hiếm trong nước,… 1.2. Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hoá Việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về chuyên môn cũng như luật pháp. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp thường gặp khó khăn và không ít doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi tham gia vào một quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, một phần cũng vì hệ thống pháp luật của các nước khác nhau nên việc tìm hiểu các quy định cụ thể trong các hệ thống pháp luật này là không hề dễ dàng và tương đối mất thời gian, chưa kể việc phải tìm hiểu cả những Điều ước quốc tế liên quan có thể điều chỉnh hợp đồng. Sau đây là một số vấn đề pháp lý thường gặp liên quan đến hợp đồng nhập khẩu hàng hoá: 1.2.1. Đối tượng của hợp đồng nhập khẩu hàng hoá Pháp luật của từng nước có những quy định khác nhau về hàng hóa được phép giao dịch, mua bán. Có những hàng hóa mà pháp luật của bên này cho phép mua bán nhưng pháp luật của bên kia lại không cho phép. Do vậy, khi tham gia vào một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần đảm bảo rằng hàng hóa đó được pháp luật của cả hai bên cho phép trao đổi, mua bán. Đối với hợp đồng xuất nhập khẩu, pháp luật Việt Nam đã quy định danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương. Theo đó, một số hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu bao gồm vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, một số loại hoá chất,… 1.2.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa CISG không có quy định về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hay hợp đồng nhập khẩu hàng hóa) nói chung. Theo pháp luật Việt Nam, điều kiện hiệu lực của hợp đồng được xác định theo Bộ luật Dân sự 2015
  • 22. 16 (Điều 117), theo đó để một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hay hợp đồng nhập khẩu hàng hóa) có hiệu lực thì nó phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điều kiện về chủ thể Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế (Điểm a Điều 117 BLDS 2015). Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó mất. Để bảo đảm mọi cá nhân có quyền tự do giao kết hợp đồng, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch; Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác” (Điều 673 BLDS 2015). Đối với pháp nhân, theo Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực pháp luật dân sự là khả năng pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự được hình thành kể từ khi pháp nhân đó được thành lập (thường là thời điểm đăng ký kinh doanh) và chấm dứt khi pháp nhân đó chấm dứt hoạt động. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 19, BLDS 2015). Thông thường, một cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đủ mười tám tuổi trở lên, trừ trường hợp có vấn đề về nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 20, Bộ luật Dân sự 2015). Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, tuy nhiên, có thể hiểu rằng năng lực hành vi dân sự của pháp nhân được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện và nó sẽ phát sinh, chấm dứt cùng với thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật của pháp nhân. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần đặc biệt lưu ý xem người ký kết hợp đồng có phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân hay không. Theo Điều 85 Bộ luật Dân sự thì đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại
  • 23. 17 diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật, là người đại diện cho pháp nhân để ký kết hợp đồng. Đại diện theo uỷ quyền là người được người có thẩm quyền uỷ quyền để thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, người được uỷ quyền chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi được uỷ quyền và người uỷ quyền vẫn phải chịu trách nhiệm cho công việc mà người được uỷ quyền thực hiện. Pháp luật của mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về tư cách chủ thể. Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, chủ thể tham gia hợp đồng trước hết phải tuân thủ pháp luật của nước mình về tư cách chủ thể. Vì vậy, muốn xác định một chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự để tham gia vào giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế hay không thì cần phải tìm hiểu xem pháp luật của quốc gia mà chủ thể đó mang quốc tịch quy định như thế nào về vấn đề này nhằm đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu. Đối với hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, nhiều người cho rằng tư cách chủ thể của Bên Bán được xác định theo pháp luật của nước xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, đây là cách xác định không chính xác, chẳng hạn nước xuất khẩu hàng hoá là Indonesia nhưng Bên Bán lại có trụ sở tại Singapore thì khi đó pháp luật của Singapore mới là căn cứ để xác định tư cách chủ thể của Bên Bán, không phải pháp luật của Indonesia. Tuy nhiên, việc tìm hiểu hệ thống pháp luật của nước ngoài là không hề dễ dàng nên có không ít các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ qua vấn đề này, dẫn đến rủi ro hợp đồng bị vô hiệu. Điều kiện về sự tự nguyện khi giao kết hợp đồng Điều kiện tiếp theo để hợp đồng nhập khẩu hàng hóa có hiệu lực là các bên phải tham gia hợp đồng trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện (Điểm b Điều 117 BLDS 2015). Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam (theo Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015). Hợp đồng sẽ vô hiệu nếu được ký kết trên cơ sở bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép hoặc bị nhầm lẫn (theo quy định tại các Điều 126, 127 BLDS 2015) vì trong những trường hợp này các bên không đạt được mục đích và mong muốn giao kết hợp đồng ban đầu.
  • 24. 18 Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng Điểm c Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Do đó, các nội dung trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên, miễn là nó không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Nếu vi phạm thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015. Trường hợp một phần nội dung của hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu từng phần (Điều 130 BLDS 2015). Điều kiện về hình thức hợp đồng Theo Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Như đã phân tích tại phần đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Việt Nam cũng đã bảo lưu nội dung này trong CISG nên quy định về hình thức theo Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại phải được đảm bảo. 1.2.3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng Không giống như cá nhân có thể tự mình tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp nhân lại không thể tự mình thực hiện việc này mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó. Do vậy, một vấn đề quan trọng cần phải xác định là liệu người ký hợp đồng có thẩm quyền để ký kết hợp đồng đó hay không. Theo pháp luật Việt Nam, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật (người có tên trên giấy đăng ký kinh doanh ở Việt Nam) hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền để ký kết hợp đồng thông qua giấy ủy quyền, hoặc cũng có thể người có thẩm quyền được quy định trong Điều lệ của pháp nhân. Tuy nhiên, pháp luật của mỗi quốc gia có thể quy định khác nhau về uỷ quyền. Do vậy, khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ luật pháp của nước đối tác quy định như thế nào về thẩm quyền và ủy quyền, hoặc yêu cầu đối tác cung cấp tài liệu để chứng minh mình có thẩm
  • 25. 19 quyền ký kết hợp đồng. Một số doanh nghiệp nước ngoài còn quy định chữ ký của một người phải đi kèm với chữ ký của một hoặc một số người khác nữa thì mới đủ hiệu lực, vì vậy cần đặc biệt lưu ý trường hợp này để yêu cầu đối tác cung cấp đầy đủ các tài liệu pháp lý liên quan như điều lệ, giấy uỷ quyền, quy định phân cấp,… của công ty để xác định đúng thẩm quyền của người ký kết hợp đồng. 1.2.4. Điều kiện giao hàng Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng. Theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam 2005 tại Điều 34, 35, bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng, giao chứng từ theo thỏa thuận hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng. Bên bán phải đảm bảo: i) Giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận, ii) Giao hàng đúng thời hạn, iii) Hàng hóa được giao phù hợp với hợp đồng, iv) Giao đủ chứng từ liên quan đến hàng hóa. Trường hợp các bên không có thoả thuận cụ thể thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của pháp luật. i) Giao hàng đúng địa điểm: Khi giao hàng, bên bán phải đảm bảo giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Một câu hỏi đặt ra là trong trường hợp hợp đồng nhập khẩu hàng hoá không quy định địa điểm giao hàng thì việc giao hàng sẽ diễn ra ở đâu? Thông thường, các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam thường áp dụng các điều kiện giao hàng theo Incoterms, chủ yếu là điều kiện CIF và FOB. Khi đó, nếu không có địa điểm giao hàng cụ thể trong hợp đồng thì theo quy định của CISG (Điều 31) và Luật Thương mại 2005 (Điều 35), người bán sẽ được xem là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nếu đã hoàn thành giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, cần đặc biệt lưu ý phải quy định rõ địa điểm giao hàng đi kèm với các điều kiện giao hàng (ví dụ CIF [Cảng Hải Phòng]) để tránh những thiệt hại phát sinh không đáng có để lấy được hàng về. ii) Giao hàng đúng thời hạn:
  • 26. 20 Thời hạn giao hàng được quy định cụ thể tại Điều 37 Luật Thương mại 2005, tương tự với quy định tại Điều 33 CISG. Theo đó, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm đã được thoả thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ quy định thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó. Nếu không có quy định về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, thế nào được coi là một thời hạn hợp lý là một vấn đề đang còn nhiều tranh cãi. “Hợp lý” ở đây có thể hiểu là khoảng thời gian cần thiết để bố trí việc vận chuyển hoặc thời gian để người bán chuẩn bị nguyên vật liệu hoặc sản xuất ra hàng hóa... Do đó, sẽ hết sức rủi ro cho bên nhập khẩu hàng hóa nếu như hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng, vì khi đó việc giao hàng sẽ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bên xuất khẩu. iii) Hàng hóa được giao phù hợp với hợp đồng: Bên bán có nghĩa vụ phải giao hàng hóa phù hợp với hợp đồng, nếu hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng thì bên bán bị vi phạm nghĩa vụ. Vậy thế nào là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và trách nhiệm của bên bán đối với hàng hóa không phù hợp như thế nào? Trước tiên cần làm rõ thế nào là hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Không có quy định cụ thể về việc thế nào là hàng hóa phù hợp với hợp đồng, tuy nhiên, căn cứ Khoản 1 Điều 35 CISG và Khoản 1 Điều 34 Luật Thương mại 2005 thì có thể hiểu rằng hàng hóa phù hợp với hợp đồng là hàng hóa được giao đúng số lượng, chất lượng, mô tả và đúng bao bì hay đóng gói như quy định trong hợp đồng. Ngược lại, các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng lại được quy định rõ trong CISG (Điều 35.2) và Luật Thương mại 2005 (khoản 1, Điều 39). Khi bên bán giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng theo khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, trên thực tế việc từ chối nhận hàng không xảy ra thường xuyên mà thay vào đó bên mua sẽ yêu cầu giảm giá hàng hóa vì bên mua thường ở trong tình thế cần than nên đôi khi họ vẫn chấp nhận than kém chất lượng nhưng được giảm giá. iv) Giao đủ chứng từ liên quan đến hànghóa:
  • 27. 21 Nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa được quy định tại Điều 42 Luật Thương mại 2005 và Điều 34 CISG, theo đó, bên bán có nghĩa vụ phải giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo đúng thời hạn, địa điểm và phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng. Các loại chứng từ cụ thể phải giao liên quan đến hàng hóa sẽ được các bên quy định cụ thể trong hợp đồng tại các điều khoản như thanh toán, giao hàng,… Các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam thường áp dụng các điều kiện giao hàng theo Incoterms nên việc xác định các loại chứng từ cơ bản mà người bán phải giao cho người mua là tương đối đơn giản. Một số chứng từ phổ biến có thể kể đến như vận đơn, hoá đơn thương mại, chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ,… 1.2.5. Điều khoản chất lượng Điều khoản chất lượng cũng là một điều khoản phức tạp, dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng. Nếu hợp đồng không quy định rõ ràng các tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp đánh giá chất lượng của hàng hóa thì việc xác định chất lượng của hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không là không hề đơn giản. Vì vậy, trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cần đặc biệt lưu ý quy định một cách cụ thể, chi tiết nhất có thể về chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Có nhiều cách để xác định phẩm chất của hàng hóa như đưa ra các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật (ví dụ mua sắm máy móc thiết bị), hoặc quy định hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa (chẳng hạn như mua các sản phẩm nông sản, các loại quặng), hoặc cũng có thể dựa vào hàng mẫu (ví dụ: mua sắm đồng phục cơ quan theo mẫu),…Trong nhiều trường hợp, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, các bên thường yêu cầu cấp giấy chứng nhận chất lượng do các đơn vị giám định độc lập/ các tổ chức giám định chất lượng uy tín ban hành. Một câu hỏi đặt ra là khi hàng hoá được giao không đáp ứng yêu cầu về chất lượng như quy định trong hợp đồng thì sẽ xử lý như thế nào? Trường hợp bên bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Ngoài ra, bên mua vẫn có thể nhận hàng nhưng sẽ yêu cầu giảm giá hàng hóa theo quy định tại Điều 50 CISG. Tuy nhiên, người mua phải tuân thủ quy định của Điều
  • 28. 22 39 hoặc Điều 43 CISG liên quan đến việc thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa. Mặc dù biện pháp giảm giá không được quy định tại Luật Thương mại Việt Nam 2005 nhưng biện pháp này lại được Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 công nhận tại Điều 445 (Khoản 1). Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về quyền và các điều kiện đi kèm với quyền áp dụng biện pháp giảm giá của bên mua. 1.2.6. Điều khoản thanh toán i) Giá cả, đồng tiền thanh toán Điều khoản về giá là điều khoản đặc biệt quan trọng trong hợp đồng. Thông thường, đối với hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, giá hợp đồng được xác định dựa trên điều kiện giao hàng. Ví dụ, hợp đồng nhập khẩu theo điều kiện CIF thì giá hợp đồng sẽ bao gồm toàn bộ chi phí tiền hàng, cước vận chuyển và phí bảo hiểm để đưa hàng đến cảng đến quy định trong hợp đồng. Điều khoản về giá cần quy định chi tiết cấu thành giá như đơn giá hàng hóa, đơn giá vận chuyển, bảo hiểm,… và phải nêu rõ khối lượng để xác định tổng giá. Trường hợp các bên không có thoả thuận về giá thì giá của hàng hóa sẽ được xác định theo Điều 52 Luật thương mại 2005 và Điều 55 CISG. Đặc biệt, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần lưu ý đồng tiền thanh toán và tỷ giá vì đây là những yếu tố có tác động rất lớn đến lợi nhuận kinh doanh. Điển hình cho các vấn đề rủi ro về tỷ giá là trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel. Năm 2016, dự án đầu tư tại Mozambique và Haiti của Tập đoàn có lợi nhuận nhưng do biến động tỷ giá nên Tập đoàn này phải trích lập dự phòng chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, gây ra lỗ kế toán. Như vậy, việc xác định giá bằng đồng tiền “mạnh” hay đồng tiền “yếu” có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì việc quy định đồng tiền có xu hướng mất giá sẽ có lợi hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc quy định đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán cần phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Ngoại hối 2013 và Thông tư 32/2013/TT- NHNH. Các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối theo quy định của Ngân hàng Nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNH. Do đó, các doanh nghiệp cần tham chiếu đến Thông tư này để xác định mình có thuộc trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hay không.
  • 29. 23 ii) Thời hạn thanh toán: Thời hạn thanh toán được quy định tại Điều 55 Luật thương mại 2005. Theo đó, người mua phải thanh toán cho người bán ngay khi người bán giao hàng hoặc giao chứng từ, người mua được kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán theo quy định tại Điều 44 Luật Thương mại 2005. Quy định này cũng tương tự như quy định của CISG (Điều 58). Tuy nhiên, trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên thường thoả thuận thời hạn thanh toán tiền hàng theo một trong các cách: trả trước, trả ngay, trả sau hoặc kết hợp các cách trên. Việc áp dụng thời hạn thanh toán theo cách nào phụ thuộc vào vị thế của các bên trong hợp đồng, chẳng hạn, khi hàng hóa có giá trị lớn hoặc có tính chất đặc biệt quan trọng đối với người mua thì người bán thường yêu cầu người mua trả trước tiền hàng. Để tránh bị chiếm dụng vốn trong thời gian mà bên bán chưa giao hàng thì bên mua nên đàm phán tỷ lệ trả trước càng thấp càng tốt. iii) Phương thức thanh toán: Có một số phương thức thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương như thanh toán bằng điện chuyển tiền (T/T), thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C)… Trong đó, phương thức thanh toán phổ biến nhất trong các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá là thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). iv) Áp dụng chỉ số giá thanh toán: Một số hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có áp dụng chỉ số giá thanh toán quốc tế, đặc biệt là các hợp đồng nhập khẩu nhiên liệu. Việc áp dụng chỉ số giá thanh toán tại thời điểm nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả tài chính của giao dịch mua bán. Thông thường, trong các hợp đồng nhập khẩu nhiên liệu, giá hợp đồng không phải giá cố định mà là giá biến đổi, cụ thể, các bên thường áp dụng chỉ số giá nhiên liệu trong công thức tính toán giá thanh toán để phản ánh giá thị trường. Các chỉ số này liên tục biến động theo thị trường nên các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải hết sức cẩn trọng và nhạy bén khi quyết định thời điểm áp dụng chỉ số giá tại thời điểm để đảm bảo mua hàng với chi phí thấp nhất.
  • 30. 24 1.2.7. Nghĩa vụ nhận hàng Nghĩa vụ nhận hàng là nghĩa vụ của người mua, được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Thương mại 2005 và Điều 53, Điều 60 CISG. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người mua đều có nghĩa vụ phải nhận hàng. Như đã phân tích ở trên, một số trường hợp người mua không phải nhận hàng như người bán giao hàng trước thời hạn quy định tại Điều 52.1 CISG và Điều 38 Luật Thương mại 2005. Ngoài ra, trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, người mua cũng có quyền từ chối nhận hàng theo khoản 2 Điều 39 Luật Thương mại 2005. Người mua cũng có quyền từ chối nhận số hàng giao thừa khi người bán giao nhiều hơn số lượng quy định trong hợp đồng theo Điều 52.2 CISG. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là người mua không đơn giản chỉ có nghĩa vụ nhận hàng mà còn phải “thực hiện những hành vi hợp lý” để người bán có thể giao hàng theo quy định tại Điều 56 Luật Thương mại 2005 và Điều 60 CISG. Điều này dựa trên nguyên tắc thiện chí trong mọi giao dịch dân sự và thương mại nói chung. Nghĩa là người mua phải hỗ trợ hết sức trong phạm vi khả năng có thể để người bán giao hàng thuận lợi. Nguyên tắc thiện chí tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp gặp phải tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thiện chí và bị thua kiện do vi phạm nguyên tắc này, vì khái niệm thế nào được coi là thiện chí là khá khó xác định và được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, với vai trò là nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu cần đặc biệt lưu ý nguyên tắc này trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá để tránh vi phạm. 1.2.8. Kiểm tra hàng hóa Việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng là yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu, giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết của hàng hóa. Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Thương mại thì trường hợp các bên thoả thuận để bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Tuy nhiên, CISG lại quy định việc kiểm tra hàng hóa là nghĩa vụ của bên mua (Điều 38.1) và việc kiểm tra này phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể. Nguyên tắc này cũng giống
  • 31. 25 với quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên, cả hai nguồn luật đều không đưa ra tiêu chí để xác định thế nào là thời hạn ngắn nhất, do đó, sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp khi các bên có quan điểm khác nhau. Trong nhiều trường hợp, các bên thường thuê các tổ chức giám định chuyên nghiệp, độc lập để tiến hành kiểm tra hàng hoá nhằm đảm bảo có thể phát hiện những khiếm khuyết mà không thể nhận thấy bằng mắt thường. Thời gian để các đơn vị giám định hoàn thành việc kiểm tra và phát hành chứng thư giám định chất lượng và khối lượng thường là 2-3 ngày. Tuy nhiên, đôi khi thời gian phát hành chứng thư của các đơn vị giám định có thể kéo dài cả tuần vì một số lý do, dẫn đến tranh chấp như đã nêu ở trên và làm ảnh hưởng đến hàng loạt các bước tiếp theo trong quá trình nhập khẩu hàng hoá. Sau khi kiểm tra hàng hóa, nếu phát hiện thấy sự bất thường, bên mua phải thông báo ngay cho bên bán trong một thời hạn hợp lý theo Khoản 4 Điều 44 Luật Thương mại 2005 và Điều 39 CISG. Việc không thông báo cho bên bán về sự không phù hợp của hàng hóa ngay sau khi kiểm tra sẽ dẫn đến khả năng bên mua bị mất quyền khiếu nại về khiếm khuyết của hàng hóa đó. Mặc dù cả hai nguồn luật đều không quy định về hình thức, nội dung của thông báo hàng hóa không phù hợp nhưng để đảm bảo bằng chứng và tính chắc chắn thì các bên nên lập thông báo bằng văn bản (giống như hình thức hợp đồng) và nêu chi tiết nội dung khiếm khuyết của hàng hóa để tránh phát sinh tranh chấp. 1.2.9. Chuyển giao rủi ro Thông thường, trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, các bên thường áp dụng các điều kiện giao hàng theo Incoterms, theo đó, các quy định về chuyển giao rủi ro đã được quy định rõ cho từng điều kiện giao hàng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu các quy định về chuyển rủi ro trong Incoterms có xung đột với các quy định về chuyển rủi ro của CISG hay không. Khi đó, theo Điều 9.1 và 9.2 CISG thì các bên sẽ bị điều chỉnh bởi các tập quán mà họ đã thỏa thuận và các tập quán thương mại quốc tế phổ biến, nghĩa là các quy định về chuyển rủi ro trong Incoterms sẽ được ưu tiên áp dụng. Một vấn đề nữa đặt ra là khi rủi ro đã được chuyển từ người bán sang cho người mua, nếu hàng hóa bị hư hỏng hoặc mất mát thì người mua có phải thực hiện
  • 32. 26 nghĩa vụ thanh toán tiền hàng không? Điều này đã được quy định rõ tại Điều 66 CISG rằng việc hàng hóa đã bị mất mát hay tổn thất sau khi rủi ro được chuyển sang cho người mua không miễn trừ cho người mua nghĩa vụ phải trả tiền, tuy nhiên, trong trường hợp sự hư hỏng hay mất mát đó là do hành động hay thiếu sót của người bán gây nên thì người mua sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. 1.2.10. Luật áp dụng Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, các bên khi tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng của mình. Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì các quy tắc của tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng để xác định luật điều chỉnh hợp đồng. Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có thể được điều chỉnh bằng rất nhiều nguồn luật, bao gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán thương mại quốc tế và án lệ. Việc áp dụng nguồn luật nào trước hết sẽ phụ thuộc vào thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng nhập khẩu hàng hoá cần phải lưu ý một số điểm quan trọng như phân tích dưới đây để tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng: Điều ước quốc tế Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá trước tiên sẽ bị điều chỉnh bởi các Điều ước quốc tế mà các bên tham gia hợp đồng có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia là thành viên của Điều ước quốc tế đó. Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu hàng hoá phần lớn sẽ bị điều chỉnh bởi CISG do Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước này kể từ năm 2015 và Công ước này chính thức ràng buộc Việt Nam từ 1/1/2017. Các trường hợp áp dụng CISG trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá giữa bên nhập khẩu có địa điểm kinh doanh tại Việt Nam và bên xuất khẩu có trụ sở tại nước ngoài có thể kể đến như sau: Trường hợp 1, nếu bên xuất khẩu có địa điểm kinh doanh tại quốc gia cũng là thành viên của CISG thì hợp đồng nhập khẩu hàng hoá giữa hai bên sẽ mặc nhiên được điều chỉnh bởi CISG (trừ khi các bên tham gia hợp đồng thoả thuận loại trừ
  • 33. 27 việc áp dụng CISG). Đây là trường hợp phổ biến nhất vì hiện nay đã có hơn 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào Công ước này. Trường hợp 2, CISG cũng có thể được áp dụng trong trường hợp bên xuất khẩu có trụ sở tại một quốc gia chưa phải là thành viên (chẳng hạn như Indonesia) nhưng hai bên có thoả thuận áp dụng Luật Việt Nam làm luật điều chỉnh hợp đồng thì khi đó CISG cũng sẽ được áp dụng do Việt Nam là thành viên của CISG5 . Trường hợp 3, các bên tham gia hợp đồng nhập khẩu hàng hoá không lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp đã quyết định áp dụng CISG như là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng; hoặc các bên đã lựa chọn áp dụng luật của một quốc gia nhưng luật này không quy định về một vấn đề cụ thể nào đó trong hợp đồng nên cơ quan giải quyết tranh chấp đã lựa chọn CISG làm nguồn luật bổ sung cho luật quốc gia mà các bên đã lựa chọn. Một điểm cần đặc biệt lưu ý là nếu các bên muốn loại trừ việc áp dụng CISG trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thì các bên phải quy định rõ trong hợp đồng rằng CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Luật quốc gia Luật quốc gia là nguồn luật phổ biến được áp dụng trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam. Các bên khi tham gia vào hợp đồng nhập khẩu hàng hoá có thể lựa chọn luật quốc gia của một trong hai bên để điều chỉnh hợp đồng, thậm chí có thể chọn luật của một nước thứ ba để đảm bảo tính trung lập. Đối với vai trò là nhà nhập khẩu thì các doanh nghiệp nhập khẩu nên lựa chọn luật của nước mình làm nguồn luật áp dụng trong hợp đồng vì đây là nguồn luật mà họ nắm rõ nhất nên sẽ tăng khả năng bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các bên cần lưu ý nếu muốn hợp đồng chỉ được điều chỉnh bởi Luật quốc gia mà hai bên đã lựa chọn thì các bên phải quy định rõ trong hợp đồng rằng CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. 5 Trường Đại học Ngoại Thương – Trung tâm Trọng tại quốc tế Việt Nam, 101 Câu hỏi đáp về Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trang 36, 37.
  • 34. 28 Tập quán thương mại quốc tế Tập quán thương mại quốc tế cũng có thể trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu hàng hoá khi được các bên lựa chọn áp dụng. Tập quán thương mại quốc tế phổ biến nhất trong các hợp đồng nhập khẩu hàng hoá hiện nay là Các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms do Phòng Thương mại quốc tế - ICC ban hành, bao gồm những thông lệ quốc tế về việc phân chia nghĩa vụ, rủi ro và chi phí giữa người mua và người bán trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Incorterms không đề cập đến giá cả, phương thức thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Khi muốn áp dụng Incorterms trong hợp đồng, các bên cần phải quy định rõ Incoterms năm nào. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng ngay cả khi hợp đồng có sự dẫn chiếu đến Incoterms thì các bên vẫn có thể thoả thuận với nhau để thay đổi một số nội dung cụ thể, không nhất thiết phải tuân thủ hoàn toàn các điều khoản trong Incoterms. Án lệ Ngoài các nguồn luật nói trên, nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ còn sử dụng Tiền lệ pháp (Án lệ) làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Án lệ là các quy tắc pháp luật được hình thành từ thực tiễn xét xử của Toà Án. Để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong một số trường hợp, các cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ sử dụng một hoặc một số phán quyết của Toà án đã được công bố làm khuôn mẫu cho việc xét xử. 1.2.11. Giải quyết tranh chấp Thực tế khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hoá nói riêng, các bên thường chú trọng đến các điều khoản quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên như điều kiện giao hàng, chất lượng hàng hóa, giá cả, thanh toán,… mà không quan tâm nhiều đến điều khoản về giải quyết tranh chấp, một phần là do suy nghĩ chủ quan rằng tranh chấp sẽ ít khi xảy ra. Tuy nhiên, chính tâm lý này sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho
  • 35. 29 các bên vì hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động tương đối phức tạp nên việc xảy ra tranh chấp là không thể tránh khỏi. Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài hoặc toà án. Một phương thức phổ biến hiện nay mà các bên tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường lựa chọn đó là sự kết hợp một số phương thức giải quyết theo trình tự sau: đầu tiên là các bên sẽ tự thương lượng trên tinh thần thiện chí, nếu thương lượng không thành thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà giải, nếu tranh chấp vẫn không thể giải quyết bằng con đường hoà giải thì các bên sẽ đưa tranh chấp ra cơ quan trọng tài hoặc toà án để xét xử. Một điểm cần đặc biệt lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp là phải ghi đúng tên cơ quan giải quyết tranh chấp và địa điểm giải quyết tranh chấp, chọn đúng quy tắc tố tụng hoặc luật tố tụng áp dụng để tránh rủi ro không xác định được cơ quan giải quyết tranh chấp, đồng thời, phải quy định rõ ngôn ngữ sử dụng trong giải quyết tranh chấp. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nên lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp tại quốc gia mà doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh để có nhiều ưu thế hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp. 1.2.12. Vi phạm hợp đồng Vi phạm hợp đồng, theo định nghĩa tại Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 “là việcmột bên không thựchiện, thựchiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng, cần xác định xem đó là vi phạm cơ bản hay vi phạm không cơ bản vì đây là cơ sở để xác định trách nhiệm của bên vi phạm. Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì “vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Trường hợp sự vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản thì bên bị vi phạm có quyền tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng theo các Điều 308, 310 và 312 Luật Thương mại 2005.
  • 36. 30 Vi phạm cơ bản hợp đồng theo định nghĩa tại Điều 25 CISG là “sự vi phạm làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”. Nếu một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền huỷ bỏ hợp đồng. 1.2.13. Các chế tài áp dụng khi vi phạm hợp đồng Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định các chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng bao gồm: (i) Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng: được quy định trong cả CISG (Điều 46-48, 62, 63) và Luật Thương mại (Điều 297) và được nêu lên đầu tiên trong số các chế tài có thể áp dụng, cho thấy các hệ thống pháp luật luôn hướng đến việc duy trì quan hệ hợp đồng giữa các bên trong mọi chừng mực có thể. (ii) Chế tài phạt vi phạm: được quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 300, Điều 301 Luật thương mại 2005. Mức phạt vi phạm theo Luật dân sự là không giới hạn nhưng theo Luật thương mại thì không được quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm. Một điểm đáng lưu ý là việc phạt vi phạm phải được quy định trong hợp đồng, trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại. CISG không có quy định về phạt vi phạm nhưng công nhận các thoả thuận về phạt vi phạm dựa trên nguyên tắc tự do thoả thuận giữa các bên. (iii)Chế tài bồi thường thiệt hại: Khi một bên vi phạm hợp đồng gây tổn thất cho bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại được quy định trong cả CISG (Điều 74-77) và pháp luật Việt Nam (Luật Dân sự (Điều 584, 585) và Luật Thương mại (Điều 302, 303, 304)). Để yêu cầu bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam bao gồm “giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm” (Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005). Tuy nhiên, CISG không quy định rõ về tính chất trực tiếp của
  • 37. 31 thiệt hại được bồi thường mà nhấn mạnh đến tính dự đoán trước được của thiệt hại “các thiệt hại được bồi thường không thể cao hơn những tổn thất và khoản lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có khả năng đã dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết” (Điều 74 CISG). Điều này sẽ giúp tránh được việc các thiệt hại yêu cầu bồi thường bị “thổi phồng” một cách vô lý. Ngoài ra, để tránh thiệt hại phát sinh không đáng có và tránh phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bên bị vi phạm, cả CISG và pháp luật Việt Nam đều quy định bên bị vi phạm phải “áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra” (Điều 305 Luật Thương mại 2005 và Điều 77 CISG); nếu không thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Một điểm cần lưu ý nữa đối với bồi thường thiệt hại theo Luật Thương mại 2005 là trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; ii) Có thiệt hại thực tế; iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Điều 303 Luật Thương mại 2005). (iv) Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng: “là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điềukiệnđể tạm ngừng thựchiệnhợp đồng hoặc khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” (Điều 308 Luật Thương mại 2005). Đây là chế tài không được quy định trong CISG. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng không làm mất đi hiệu lực của hợp đồng và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định. (v) Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng cũng là chế tài mà CISG không quy định. Đình chỉ thực hiện hợp đồng theo Điều 310 Luật Thương mại 2005 “là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc khi một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 311 Luật Thương mại 2005, theo đó “khi đình chỉ thực hiện