SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 97
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC __________
LUẬN VĂN NGÀNH LUẬT
PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG LĨNH VỰC CHỨNG
KHOÁN: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................................12
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................13
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ....................................................................................13
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................15
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu....................................................................................15
5. Các phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................17
6. Ý nghĩa khoa học và và thực tiễn của luận văn...............................................................17
7. Những điểm mới của luận văn .........................................................................................18
8. Giới thiệu bố cục của luận văn.........................................................................................18
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM..............................................................19
1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán........................19
1.1.1. Khái niệm huy động vốn trong công ty chứng khoán .........................................19
1.1.2. Các phương thức huy động vốn của công ty chứng khoán.................................21
1.1.3. Đặc điểm hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán ........................22
1.1.4. Tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của công ty chứng khoán......23
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.
................................................................................................................................................24
1.1.5.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................................24
1.1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................................24
1.2. Pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán................................................25
1.2.1. Khái niệm pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán......................25
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong huy động vốn của các CTCK .............................25
1.2.3. Yêu cầu về pháp luật huy động vốn ......................................................................26
1.2.4. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng
khoán tại Việt nam...............................................................................................................27
1.2.5. Chủ thể huy động vốn của công ty chứng khoán .............................................33
1.2.6. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong huy động vốn của công ty chứng
khoán .....................................................................................................................................33
1.2.6.1. Vi phạm pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.
.............................................................................................................................................33
1.2.6.2. Xử lý vi phạm trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. ..34
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...............................35
2.1. Pháp luật Việt Nam về huy động vốn tại công ty chứng khoán ...............................35
2.1.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng
khoán .....................................................................................................................................35
2.1.1.1. Trong hình thức đi vay.......................................................................................38
2.1.1.2. Trong hình thức chào bán cổ phần...................................................................39
2.1.1.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu...............................................................40
2.1.1.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh .....................................42
2.1.1.5. Trong các hình thức huy động vốn khác .........................................................43
2.1.2. Xử lý vi phạm trong hoạt động huy động vốn tại Công ty chứng khoán...........44
2.2. Thực trạng huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.................47
2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam..................47
2.2.2. Các phương thức huy động vốn của các công ty chứng khoán và đặc điểm của
các kênh huy động vốn của các công ty chứng khoán hiện nay ....................................51
2.2.2.1. Huy động vốn từ TCTD trong và ngoài nước.................................................51
2.2.2.2. Phát hành trái phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước...............55
2.2.2.3. Hợp tác đầu tư.....................................................................................................57
2.2.2.5. Các hình thức huy động khác............................................................................61
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các công ty chứng
khoán .....................................................................................................................................62
2.2.3.1. Yếu tố khách quan..............................................................................................62
2.2.3.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................................63
2.2.4. Rủi ro trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán....................66
2.4. Các hình thức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực huy động vốn của các công ty
chứng khoán.............................................................................................................................71
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM........................................................................75
3.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng
khoán tại Việt Nam .................................................................................................................75
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cho từng hình thức huy động vốn của công
ty chứng khoán tại Việt Nam.................................................................................................76
3.2.1. Trong hình thức đi vay ............................................................................................76
3.2.2. Trong hình thức chào bán cổ phần.........................................................................78
3.2.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu....................................................................79
3.2.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư ..............................................................................80
3.3. Một số khuyến nghị cho các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong việc thực thi
pháp luật về huy động vốn. ....................................................................................................82
KẾT LUẬN .................................................................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................84
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh
vực chứng khoán. Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng
khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi
số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu,
phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được
công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự
không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.”
Họ và tên học viên
Nguyễn Thị Thu Phương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, cùng với những nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và đồng nghiệp.
Đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Công
Anh Bảo – Giảng viên Khoa Luật trường Đại học Ngoại Thương. Thầy đã tận tình
chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp ngành Luật kinh tế. Thầy đã dành cho em nhiều thời gian, tâm
sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ
trong luận văn, giúp luận văn của em được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình
thức.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của Khoa sau Đại học trường Đại học
Ngoại Thương và toàn bộ các giảng viên của Khoa Luật đã giúp em có thêm kiến
thức, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn luận văn.
Xin cảm ơn Cha Mẹ, chồng, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ em
trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BCTC Báo cáo tài chính
1 BPC Ban Pháp chế
2 BO Back office (Hỗ trợ nghiệp vụ)
3 CCTG Chứng chỉ tiền gửi
4 CCTQ Các cấp thẩm quyền
5 CN Chi nhánh
6 CTCK Công ty chứng khoán
7 GD Giao dịch
8 GĐ Giám đốc
9 GTCG Giấy tờ có giá
10 HĐ Hợp đồng
11 HS Hồ sơ
12 HTKDCK Hợp tác kinh doanh chứng khoán
13 K.IB Khối ngân hàng đầu tư
14 K.VH Khối vận hành
15 KD Kinh doanh
16 KH Khách hàng
17 NĐT Nhà đầu tư
18 NHNN Ngân hàng nhà nước
19 NHTM Ngân hàng thương mại
20 P.HTKD Phòng hợp tác kinh doanh
21 P.KT Phòng kế toán
22 P.NV Phòng nguồn vốn
23 P.NVCKHO Phòng nghiệp vụ chứng khoán hội sở
24 P.QTRR Phòng quản trị rủi ro
25 QTRR Quản trị rủi ro
26 SGD Sở giao dịch
27 TCTD Tổ chức tín dụng
28 TGĐ Tổng Giám đốc
29 TP Trái phiếu
30 TPCP Trái phiếu chính phủ
31 UBCK Uỷ ban Chứng khoán
32 USD Đô la Mỹ
33 VND Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động phát
hành trái phiếu riêng lẻ.......................................................................................................................................33
Bảng 2: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động chào
bán thêm cổ phiếu để huy động vốn...........................................................................................................34
Bảng 3: Mô tả cấu trúc nợ phải trả của các CTCK thông qua Báo cáo tài chính........48
Bảng 4: Số dư nợ phải trả của các công ty chứng khoán tại thời điểm 30.06.2021 . 50
Bảng 5: Cấu trúc nợ phải trảcủa các công ty chứng khoán tại thời điểm
30.06.2021…………………………………………………………………………. 65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1: Dư nợ huy động ngắn hạn của các CTCK từ cuối năm 2020 đến Q2.2021
.............................................................................................................................................................................................57
Biểu đồ 2: Lãi suất huy động BQ 2021 theo từng kênh huy động (dự kiến) ................58
Biểu đồ 3: Cơ cấu kỳ hạn huy động 2021 (dự kiến).....................................................................58
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn bình quân tại một CTCK năm 2021 (dự kiến)...............................58
Biểu đồ 5: Lãi suất huy động bình quân trong năm 2021 (dự kiến).....................................58
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình vay vốn TCTD tiêu biểu tại một công ty chứng khoán.....................42
Sơ đồ 2: Quy trình phát hành trái phiếu riêng lẻ tiêu biểu tại các CTCK .........................44
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện vay vốn tiêu biểu tại một CTCK................................................47
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn đã nêu lên những thực trạng về hoạt động huy động vốn thông qua
các hình thức huy động khác nhau của các Công ty chứng khoán tại Việt Nam. Qua
đó, chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm của các hình thức huy động vốn. Và
thông qua tình hình huy động vốn thực tiễn, chiếu tới những quy định của pháp luật
hiện hành, bài luận văn đã nêu lên được thực trạng tuân thủ pháp luật về huy động
vốn trong các Công ty chứng khoán trên thị trường hiện nay. Từ đó, phân tích,
nghiên cứu để tìm ra được những nội dung của pháp luật huy động vốn trong Công
ty chứng khoán mà cần được hoàn thiện, thay đổi giúp cho thị trường chứng khoán
đạt được các mục tiêu như sau:
- Hệ thống pháp luật đồng bộ, không chồng chéo, rõ ràng, mạch lạc, dễ áp
dụng và phù hợp với tính hình thực tế ở cả hiện tại và tương lai
- Các công ty chứng khoán sẽ có những giải pháp huy động vốn hiệu quả để
có một nguồn vốn khoẻ, ổn định và hợp lý để phục vụ nhu cầu của toàn thị trường
chứng khoán
- Các công ty chứng khoán tuân thủ một cách tối đa những quy định của
pháp luật khi thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn
- Thị trường chứng khoán hoạt động theo hướng tăng trưởng bền vững
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hiện nay, thị trường chứng khoán tại Việt Nam là kênh huy động vốn quan
trọng cho nền kinh tế với quy mô huy động vốn giai đoạn 2011-2020 đạt gần 2,9
triệu tỷ đồng. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), số
lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới trong tháng 9 đạt 114.713
đơn vị, giảm nhẹ 4,7% so với tháng 8. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp có hơn 100.000
tài khoản chứng khoán được mở mới.
Tổng cộng 9 tháng năm 2021, cá nhân trong nước mở mới 956.081 tài khoản
chứng khoán, gấp hơn 2,4 lần so với cả năm 2020 với 392.527 tài khoản. Điều này
đưa lũy kế số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tới cuối tháng 9 đạt
hơn 3,68 triệu đơn vị. Nếu cộng thêm các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, số tài
khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam tính đến hết tháng 11 năm 2021 đạt
hơn 4,1 triệu tài khoản, tăng hơn 1 triệu tài khoản so với cuối năm 2020. Như vậy số
tài khoản đầu tư chứng khoán tính tới tháng 11 năm 2021 tương đương với 4.0%
dân số Việt Nam tại cùng thời điểm. Có thể thấy không chỉ những người làm trong
ngành tài chính mới biết tới đầu tư chứng khoán mà các cá nhân và doanh nghiệp ở
nhiều lĩnh vực khác nhau cũng bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Đặc
biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid diễn ra từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện
tại là cuối năm 2021, việc kinh doanh các ngành nghề dịch vụ như du lịch, nhà hàng
khách sạn, … trở nên khó khăn lại cộng với việc lãi suất tiền gửi của các ngân hàng
thương mại thấp do sự điều tiết của Ngân hàng Nhà Nước cũng như sự dư thừa vốn
trên thị trường liên ngân hàng càng tạo điều kiện để dòng tiền đổ vào chứng khoán
nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư rất lớn trên thị trường
chứng khoán như vậy, các công ty chứng khoán với vai trò là trung gian và điều tiết
thị trường phải có một nguồn vốn vững chắc nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu
tư. Đầu tiên là đáp ứng được nhu cầu vay ký quỹ của nhà đầu tư, nhu cầu ứng trước
tiền bán để nắm bắt cơ hội đang có. Sau đó là đầu tư vào nền tảng giao dịch trực
tuyến tiện lợi, website đầy đủ thông tin và cập nhật, phát triển hệ thống công nghệ
1
thông tin và một phần không thể thiếu đó là phát triển mảng tự doanh của công ty
chứng khoán nhằm thu lợi nhuận. Công ty chứng khoán có một nền tảng vốn ổn
định, dồi dào và linh hoạt sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư và cho
chính bản thân CTCK đó từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán
nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
Chứng khoán là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tài
chính, công ty chứng khoán được coi là trung gian tạo lập thị trường nên mọi hoạt
động của công ty chứng khoán đều gây ảnh hưởng nhất định tới các chủ thể bao
gồm cả doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường. Chính vì vậy, mọi hoạt
động của CTCK đều chịu sự kiểm soát đặc biệt của nhiều cơ quan quản lý khác
nhau như Uỷ ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà Nước, … Cũng chính vì thế, các
CTCK luôn luôn thận trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, trong đó
phải kể đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. Để đảm bảo cho
thanh khoản của công ty cũng như đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đầu tư khác, các
CTCK luôn thực hiện đồng thời nhiều phương thức khác nhau để thực hiện huy
động vốn. Tuy nhiên, để vừa có một nguồn vốn giá rẻ, linh hoạt, hợp lý, an toàn vừa
có thể tuân thủ theo quy định của cơ quan chức năng thì công tác huy động vốn là
một bài toán không dễ. Hơn nữa, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại còn
tồn tại một số bất cập khiến các CTCK gặp khó khăn khi áp dụng. Bên cạnh một số
điểm trong quy định pháp luật là chưa thật sự cần thiết, có những quy định còn sơ
hở, chưa thật sự chặt chẽ, tạo điều kiện cho các CTCK lách luật để huy động vốn,
làm tăng rủi ro cho thị trường chứng khoán cũng như cho nhà đầu tư.
Qua thực tiễn công tác và nghiên cứu tại các công ty chứng khoán khác nhau
trên thị trường Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về huy động vốn
trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các
công ty chứng khoán Việt Nam”. Với góc nhìn từ tổng quan tới chi tiết của hành
lang pháp lý trong lĩnh vực huy động vốn trong công ty chứng khoán cũng như thực
tế thực hiện nghiệp vụ này trong các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay,
tác giả sẽ đưa ra những khuyến nghị cho đơn vị làm luật, các nghiên cứu sinh và
những giải pháp, đóng góp cho các nhà quản trị của các công ty chứng khoán,
những người đang tham gia vào hoạt động huy động vốn nhằm góp phần phát triển
2
một thị trường vốn vững chắc làm trụ cột cho toàn bộ thị trường chứng khoán và
toàn nền kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Huy động vốn trên thị trường chứng khoán là một đề tài đã được nhiều học giả
nghiên cứu và khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên đối với vấn đề huy
động vốn của công ty chứng khoán lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu một cách
chi tiết, cụ thể và chuyên biệt. Một số tài liệu tiêu biểu đã khai thác một số khía
cạnh của đề tài này như:
Nguyễn Hồng Năng (2015), Thị trường vốn- Luật và Hợp đồng, Nhà xuất bản
Công Thương, nội dung cuốn sách tập trung vào hai loại giao dịch chủ yếu của thị
trường vốn nợ là khoản vay hợp vốn và phát hành trái phiếu. Đây là những công cụ
huy động vốn chủ yếu trên thị trường tài chính. Cuốn sách cũng đề cập tới các vấn
đề cốt yếu về hợp đồng, giao dịch bảo đảm, ý kiến pháp lý - là những nội dung quan
trọng trong các giao dịch tài chính nói chung và hầu hết các giao dịch vay hợp vốn
và phát hành trái phiếu. Ngoài ra, một số nội dung căn bản khác về thị trường tài
chính và các sản phẩm của thị trường này, các kiến thức về tín dụng và quản lý rủi
ro cũng được cung cấp nhằm mang lại một bức tranh toàn diện hơn cho người đọc.
Hoàng Lê Nga (2020), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, trong
chương II “Thị trường sơ cấp” cuốn sách này đã đưa ra những kiến thức và phân
tích rõ về nghiệp vụ phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn của một công
ty cổ phần nói chung. Từ đó có thể liên hệ tới việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu
của một công ty chứng khoán là công ty cổ phần. Thu Phương (2020), Những quy
định mới về vay và cho vay, Nhà xuất bản Tài chính, nội dung cuốn sách đề cập tới
các quy định về hoạt động vay và cho vay của ngân hàng đối với các cá nhân và tổ
chức trong đó có CTCK.
3. Mục đích và mục tiêunghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những lý luận về nghiệp vụ huy động vốn và pháp luật về
huy động vốn của công ty ty chứng khoán cũng như thực tiễn áp dụng các qui định
này tại các công ty chứng khoán, luận văn sẽ đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện
pháp luật về hoạt động huy động vốn tại các công ty chứng khoán.
3
b. Mục tiêu của nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì luận văn có các mục tiêu nghiên cứu
cụ thể sau đây:
- Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn thông qua các hình thức huy
động vốn khác nhau mà các công ty chứng khoán hiện nay đang áp dụng từ đó đánh
giá việc tuân thủ quy định pháp luật của các công ty chứng khoán trên thị trường.
- Phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong nghiệp
vụ huy động vốn của công ty chứng khoán.
- Đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về huy
động vốn trong công ty chứng khoán.
- Đưa ra giải pháp cho các công ty chứng khoán trong quá trình huy độngvốn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
a. Đối tượng của nghiêncứu:
Luận văn có các đối tượng nghiên cứu như sau:
- Quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực huy động vốn của các công ty
chứng khoán. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của các công ty
chứng khoán tại thị trường Việt nam cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
- Việc tuân thủ quy định pháp luật huy độngvốn của các công ty chứng khoán
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các phạm vi về nội dung, không
gian và thời gian, cụ thể:
- Về nội dung: Đề tài giới hạn việc phân tích các quy định của pháp luật
trong hoạt động huy động vốn của các công ty chứng khoán trên thị trường gắn với
việc tìm hiểu quy trình, quy chế và thực tại hoạt động huy động vốn trong các công
ty chứng khoán.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu quy định pháp luật cũng như các công ty
chứng khoán hiện hữu trên thị trường tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng
nghiên cứu về vấn đề này ở một số nước có thị trường chứng khoán tương đồng
nhưng phát triển hơn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Về thời gian: Các dữ liệu được thu thập từ năm 2010 đến nay.
4
5. Các phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó các
phương pháp được sử dụng chủ yếu như sau:
- Phương pháp luận: Đưa ra hệ thống các nguyên lý, quan điểm làm cơ sở, có
chức năng lãnh đạo, xây dựng các phương pháp, định hướng phạm vi, kỹ năng ứng
dụng các phương pháp và xác định cho việc nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu dựa trên những nguồn thông
tin sẵn có như báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, báo cáo thống kê của
cơ quan chức năng, các bài báo uy tín.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các dữ liệu có được rồi trên cơ
sở đó, đưa ra những quan điểm, nhận định và sau đó tổng kết lại vấn đề suy ra được
từ dữ liệu đó
- Phương pháp liệt kê, so sánh: Liệt kê những đặc điểm, yếu tố của một vấn đề
được đưa ra để có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng. Đối với các vấn đề có
cùng phạm trù nghiên cứu, thì việc liệt kê sẽ giúp cho tác giả có thể dễ dàng so sánh
và đưa ra kết luận phù hợp.
- Phương pháp hệ thống hoá: Là chuẩn bị các kiến thức thành một hệ thống
trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng một cách đầy đủ và
bao quát hơn.
6. Ý nghĩa khoa học và và thực tiễncủa luận văn
Về phương diện lý luận, luận văn góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận
về lĩnh vực huy động vốn trong các công ty chứng khoán hiện nay để các nhà lập
pháp, các cơ quan quản lý, các nghiên cứu sinh, các nhà kinh doanh vận dụng và
tham khảo trong quá trình thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan.
Về phương diện thực tiễn, những phân tích, quan điểm và giải pháp của bài
nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực huy động vốn
trong công ty chứng khoán. Luận án là tài liệu tham khảo cho các phòng ban pháp
chế, các nhà quản trị, điều hành công ty chứng khoán nhằm giúp họ đưa ra những
giải pháp phù hợp để áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhằm đạt hiệu quả kinh
doanh tốt nhất và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
5
7. Những điểm mới của luận văn
Luận văn đưa ra được những thực trạng về huy động vốn đang tồn tại trong các
công ty chứng khoán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bài luận văn cũng đưa những phân
tích, nhận xét để thấy ra các công ty chứng khoán hiện nay đang áp dụng quy định
của Luật chứng khoán 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 kết hợp với các Luật và
bộ luật khác trong việc huy động vốn như thế nào. Có khó khăn, vướng mắc hay sai
phạm gì dễ mắc phải khi thực hiện huy động vốn theo các quy định của luật mới.
Đặc biệt luận văn sẽ đề cập tới các hình thức và sản phẩm huy động mà trước đây
chưa có hoặc chưa phổ biến mà chỉ mới xuất hiện những năm gần đây khi thị trường
chứng khoán trở thành một sân chơi đầu tư cho hầu hết các thành phần trong nền
kinh tế.
8. Giới thiệubố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
3 chương lớn:
Chương I. Một số vấn đề lý luận về pháp luật huy động vốn của các công ty
chứng khoán ở Việt Nam
Chương II. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật huy động vốn
của các công ty chứng khoán ở Việt Nam
Chương III. Giải pháp hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn của
công ty chứng khoán và khuyến nghị cho các công ty chứng khoán ở Việt Nam
6
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN
CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm huy động vốn trong công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán,
thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh
chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán1
. Công
ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian có nhiệm vụ môi giới và sắp xếp
các giao dịch theo nhu cầu của khách hàng. CTCK là nhân tố quan trọng thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng.
Nhờ các công ty chứng khoán mà chứng khoán được lưu thông từ các công ty phát
hành tới người đầu tư qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào
những nơi cần vốn.
Công ty chứng khoán thực hiện một số chức năng cơ bản như sau:
- Tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán được niêm yết trên thị trường
chứng khoán (là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngược lại từ
tiền mặt ra chứng khoán một cách nhanh chóng, linh hoạt và dễ dàng).
- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh
hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường).
- Tạo ra điều kiện và cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn
rỗi đến người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành).
- Thiết lập và cung cấp cơ chế giá cả hàng hoá cho giao dịch (thông qua hệ
thống khớp giá hoặc khớp lệnh).
Theo đó, tạo tính thanh khoản cho thị trường là một trong những vai trò tiền đề
và quan trọng của công ty chứng khoán giúp cho nguồn vốn của toàn nền kinh tế
được tận dụng, xoay vòng phát triển một cách linh hoạt và tối ưu. Để có thể thực
hiện tốt chức năng tạo tính thanh khoản cho thị trường thì công ty chứng khoán phải
có một nguồn vốn dày, linh hoạt trong sự ổn định. Vậy vốn là gì? Và huy động vốn
được thực hiện như thế nào?
1Khoản 1, điều 2, Thông tư Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về
thành lập công ty chứng khoán.
7
Hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp
đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là tiền, tài sản, quyền tài
sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được
trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá
được thành tiền có giá trị là vốn.
Trong nền kinh tế hiện đại, có nhiều quan điểm khác nhau về vốn khi đứng
dưới các góc độ, quan điểm và ngành nghề khác nhau. Nhưng, nhìn chung, có thể
hiểu rằng vốn là một quỹ tiền tệ đặc biệt của công ty nhằm phục vụ các hoạt động
kinh doanh của công ty hay có thể hiểu đơn thuần rằng vốn là tiền đề để thực hiện
các hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty. Vốn thể hiện tiềm lực tài chính,
kinh tế của một doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tới quy mô, vị thế, sức cạnh
tranh của công ty trên thị trường. Về mặt pháp luật thì vốn là một trong những điều
kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể thành lập và và sau đó là duy trì hoạt
động với tư cách pháp nhân. Như vậy, nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà
thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư
tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị
phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó.
Về cơ bản vốn bao gồm 2 cấu phần quan trọng là vốn chủ sở hữu và vốn nợ.
Trong đó:
- Vốn chủ sở hữu được hình thành từ:
o Vốn góp ban đầu: Là số vốn ban đầu mà chủ các doanh nghiệp hoặc các cổ
đông phải bỏ ra để hình thành và đăng kí thành lập công ty
o Lợi nhuận không chia: Là một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
sau một thời gian kinh doanh có được và không thực hiện phân chia cho các cổ
đông góp vốn mà được tích lũy lại để thực hiện tái đầu tư
o Phát hành cổ phiếu (cổ phần): Hình thức này giúp huy động vốn từ các
nhà đầu tư bên ngoài với lượng vốn lớn và chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần.
- Vốn nợ:
o Phát hành trái phiếu
o Vay nợ từ các định chế tài chính, tổ chức kinh tế phi tài chính và cá nhân
8
Vốn huy động (vốn nợ) là những giá trị tiền tệ do doanh nghiệp tìm kiếm được
từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các
nghiệp vụ vay vốn, phát hành trái phiếu, chào bán vốn cổ phần, … Vốn huy động
chiếm vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn của một pháp nhân thương mại đặc
biệt đối với CTCK thì vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn không thể
thiếu giúp CTCK có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Do đó, huy động vốn được
hiểu là các hoạt động chuyên môn của một doanh nghiệp nhằm tạo vốn để phục vụ
hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức như phát hành trái phiếu, chào
bán cổ phần, liên kết kinh doanh, vay vốn, …
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất rằng rằng khái niệm huy động vốn
không được sử dụng trong trường hợp nói về việc kêu gọi vốn để thành lập công ty,
trong trường hợp này được gọi là góp vốn. Khái niệm huy động vốn thường được sử
dụng khi công ty đã bước qua giai đoạn thành lập, và chuyển sang giai đoạn mở
rộng hoạt động kinh doanh nên có nhu cầu về vốn nhằm đáp ứng được mục tiêu
tăng trưởng đạt được kế hoạch đề ra. Để có được nguồn vốn thì các CTCK phải
thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Ban đầu là huy động vốn góp để thành lập công
ty. Sau đó là huy động vốn để thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh. Huy động
vốn là các hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo vốn cho hoạt động kinh
doanh của mình dưới các hình thức như: Vay vốn, phát hành, chào bán chứng
khoán, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; hình thành quỹ tín thác bất động
sản. Hay nói cách khác huy động vốn là hình thức tiếp nhận tài sản có giá trị của các
chủ thể khác trong toàn bộ nền kinh tế để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động
kinh doanh của mình.
1.1.2. Các phương thức huy động vốn của công ty chứng khoán
Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn ngày càng tăng, các CTCK ngày càng có
nhiều phương thức huy động vốn mới hiệu quả và linh hoạt hơn so với trước đây.
Trong đó phổ biến là các phương thức sau:
- Vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: Là CTCK đi vay
mượn tiền từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Để có thể thực hiện vay vốn, các
CTCK thường phải đáp ứng được các điều kiện tín dụng mà bên cho vay yêu cầu
như các yêu cầu về tài sản đảm bảo, lãi suất, thời gian và mục đích vay vốn.
9
- Phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn: Là việc phát hành các công cụ
nợ như trái phiếu để huy động vốn.
- Thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh với các cá nhân và
tổ chức kinh tế phi tài chính khác: Là việc kí kết các hợp đồng cùng nhau kinh
doanh, đầu tư trong đó các đối tác tin tưởng và ủy thác cho CTCK vốn mà họ có để
CTCK đi đầu tư, các nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản lãi cố định hoặc theo thỏa
thuận của hai bên.
- Chào bán cổ phần: Là việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ
của công ty.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán
Các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay thì vốn bao gồm 2 cấu phần là
vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu thường là số cố định duy trì trong một chu kì
kinh doanh của công ty, không bị giới hạn hoặc chịu nhiều sự kiểm soát của cơ quan
quản lý. Trong công ty chứng khoán thì vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 30% tổng tài
sản của cả công ty tại một thời điểm do nguồn vốn góp của các chủ sở hữu công ty
là có hạn và đây được xem là nguồn vốn có chi phí cao trong tất cả các cấu phần
hình thành nên nguồn vốn trong CTCK. Trong khi đó vốn vay nợ từ các tổ chức tín
dụng hay các cá nhân, tổ chức kinh tế khác lại chiếm tỷ trọng lớn còn lại, và thay
đổi liên tục dựa theo tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty. Công ty
chứng khoán là một định chế tài chính bán trung gian hoạt động và cung cấp chủ
yếu các dịch vụ tài chính, đầu tư. Tuy nhiên, nghiệp vụ huy động vốn của CTCK
không giống như hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại hiện nay mà
được thực hiện tương tự như hoạt động huy động vốn của các đơn vị kinh tế phi tài
chính khác. Với quy mô vốn lớn tương đương với các ngân hàng hiện nay, nhu cầu
cao và linh hoạt, việc huy động vốn trong CTCK có một số đặc điểm như sau:
- Huy động vốn ngắn hạn thường được ưu tiên và tận dụng hơn so với nguồn
vốn dài hạn do chi phí rẻ, linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành và
mục tiêu kinh doanh của công ty
- Nhu cầu huy động vốn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu sử dụng tiền của các
nhà đầu tư mở tài khoản tại mỗi CTCK
10
- Việc huy động và sử dụng nguồn vốn này luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ:
đầu tiên là từ chính cơ chế quản trị rủi ro bản thân các công ty chứng khoán, sau đó là
sự tác động từ các luật chung như Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức
tín dụng, … và sự điều chỉnh trực tiếp từ luật chuyên ngành là Luật chứng khoán.
- Việc huy động vốn không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại và chủ
quan của công ty chứng khoán mà còn bị chi phối bởi các bối cảnh khác của toàn
nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính.
- Tuỳ vào mục tiêu lợi nhuận và phát triển thị trường khác nhau mà mỗi công
ty chứng khoán sẽ lựa chọn nguồn vốn khác nhau từ đó sẽ có cách thức huy
động vốn sao cho hợp lý và tối ưu.
1.1.4. Tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của công ty chứng khoán
Tương tự như các ngành nghề kinh doanh khác, đối với công ty chứng khoán,
vốn là một trong những yếu tố tiên quyết để được cấp giấy phép thành lập và thực
hiện đăng kí kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với hoạt động của các định chế tài chính
trong đó có công ty chứng khoán thì vốn là một phần quan trọng và không thể thiếu
để giúp cho hoạt động của công ty có thể duy trì. Chỉ khi nào CTCK ngừng hoạt
động hoặc phá sản thì công ty mới ngừng cần vốn, lúc này CTCK phải dùng tài sản
của đơn vị (vốn điều lệ), trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản
còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Như đã đề cập ở trên vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển
của CTCK. Ngay từ khi mới thành lập, công ty nào có nhiều vốn sẽ được thực hiện
nhiều chức năng và được đăng kí nhiều ngành nghề hơn. Theo quy định của pháp
luật vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp (đảm bảo sự tồn tại tư
cách pháp nhân của CTCK), vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đã đăng kí của
công ty.
Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của công ty. Vốn
giúp cho CTCK có thể thực hiện được tốt được vai trò của mình. Ngoài ra, để có thể
tiến hành mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, giữ
chân khách hàng và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có sẵn thì hệ thống nguồn vốn
của doanh nghiệp phải thật sự vững chắc. Mọi hoạt động trong một công ty chứng
11
khoán đều có sự tham gia của vốn hay nói cách khác là tiền. Nhân sự trả lương
thưởng cần tiền, thuê kiểm toán cần tiền, xây dựng cơ sở vật chất cần tiền, trả tiền
thuê nhà, bộ phận kinh doanh muốn thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ tài
chính cần tiền, bộ phận đầu tư muốn đầu tư cổ phiếu, trái phiếu cần tiền, … Ngoài
những khoản tiền chi trả để vận hành thì CTCK cũng cần các khoản tiền để hiện
thực hoá các cơ hội đầu tư, từ đó có thể tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch.
Tóm lại, cũng giống như tất cả các công ty khác trong nền kinh tế, vốn là một
yếu tố không thể thiếu từ khi thành lập cho tới việc đáp ứng các nhu cầu kinh doanh
và vận hành của một công ty chứng khoán.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán là
các yếu tố tác động đến cách thức, khả năng, chi phí, quy mô huy động vốn của
công ty chứng khoán. Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố khách quan từ bên
ngoài và các yếu tố chủ quan đến từ nội tại của công ty. Các yếu tố đó bao gồm:
1.1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Hành lang pháp lý: Là các yếu tố liên quan tới các quy tắc, quy định mà
các cơ quan quản lý đề ra và áp dụng cho các công ty chứng khoán khi thực hiện
các nghiệp vụ huy động vốn.
- Môi trường kinh tế xã hội và chính trị: Là các yếu tố như tốc độ tăng
trưởng của toàn nền kinh tế, thể chế, chính sách áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế, xã
hội.
- Yếu tố văn hoá xã hội; tâm lý và hành vi của dân cư: Là văn hoá, hành vi
của con người ở một khu vực dân cư hoặc của các đối tượng khách hàng mục tiêu
mà một công ty chứng khoán đang hướng tới.
1.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Quy mô, mạng lưới và xếp hạng công ty: Là mức độ nổi tiếng, độ lớn, thị
phần của công ty trên thị trường. Là mức độ bao phủ của các chi nhánh, phòng giao
dịch của công ty trên các khu vực địa lý khác nhau. Là thứ bậc của công ty so với
các công ty khách trong cùng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
12
- Mục tiêukinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của công ty: Là những tiêuchí về
kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, phần trăm thị phần mà công
ty đề ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường sẽ là năm tài chính).
Ngoài các yếu tố trên thì hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán
còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như công nghệ, năng lực và trình độ nhân sự, …
Một công ty chứng khoán huy động được vốn hiệu qủa khi hiểu rõ tất cả các yếu tố
đến mức có thể thích nghi, điều chỉnh và nắm bắt cơ hội tuỳ vào từng hoàn cảnh
khác nhau.
1.2. Pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán
1.2.1. Khái niệm pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán
Vì các công ty chứng khoán thường có quy mô lớn và nhu cầu vốn cao nên đa
số sẽ đến từ việc huy động bên ngoài, với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khác
không liên quan tới công ty. Chính việc này sẽ làm phát sinh hàng loạt vấn đề pháp
lý có thể gặp phải như: quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc huy động vốn, quyền lợi
của bên cho vay hoặc của nhà đầu tư, những rủi ro gặp phải khi thực hiện huy động
vốn, …Với quy mô huy động lớn với nhiều hình thức khác nhau trong đó có cả hình
thức chính thức được pháp luật khuyến khích và cho phép, có cả những hình thức
mà cơ quan chủ quản không khuyến khích vì rủi ro cao thì pháp luật sẽ có những
quy định về cách thức, hình thức thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo an toàn pháp lý
tài chính cho các CTCK cũng như các đối tác của CTCK và cho toàn bộ thị trường
tài chính Việt Nam.
Như vậy, pháp luật về huy động vốn của các công ty chứng khoán là những
quy định, quy tắc, chế tài mà Nhà nước xây dựng nên nhằm đảm bảo cho việc huy
động vốn được thực hiện một cách đồng bộ, đúng đắn, an toàn góp phần đáp ứng
nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của các CTCK và giúp cho nền kinh tế phát
triển theo hướng bên vững và lâu dài.
1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong huy động vốn của các CTCK
Pháp luật trong hoạt động huy động vốn của CTCK mang các đặc điểm chung
của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm:
13
- Là hệ thống các quy tắc, quy định về nghiệp vụ huy động vốn mang tính
bắt buộc chung, áp dụng cho tất cả các CTCK trên thị trường
- Các quy định đều thể hiện ý chí của nhà nước, của cơ quan quản lý và giám
sát nhằm đưa hoạt động huy động nguồn đi vào khuôn khổ từ đó đảm bảo việc cho
sự tăng trưởng bền vững của cả thị trường tài chính
- Pháp luật huy động vốn trong CTCK do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.
- Các quy định, quy tắc được thể hiện dưới những hình thức văn bản quy
phạm pháp luật.
- Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho các quy định
đã đề ra được thực hiện.
Ngoài những quy định điều chỉnh trực tiếp thì còn có các quy định một cách
gián tiếp điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.
1.2.3. Yêu cầu về pháp luật huy động vốn
Việc đảm bảo các yêu cầu cơ bản như tính hợp pháp, hợp pháp, sự rõ ràng,
minh bạch khi xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là
một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhà Nước. Vì chỉ khi đáp ứng đủ các yêu cầu
cơ bản như vậy thì những quy định được đưa ra mới có khả năng được thực thi và
áp dụng sau này. Pháp luật về huy động vốn nằm trong hệ thống pháp luật của Việt
Nam vì vậy sẽ có những yêu cầu tương tự, cụ thể là:
- Những yêu cầu liên quan tới tính hợp pháp: Nghĩa là các quy định được
đưa ra không trái với đạo luật cơ bản của nhà nước là hiến pháp, với các luật và văn
bản do cơ quan quản lý cấp trên ban hành. Các cơ quan ban hành các quy định này
chỉ được ban hành thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Như vậy là mỗi cơ quan
quản lý chỉ có quyền và nghĩa vụ xây dựng, ban hành những quy định được giao
cho, tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn hoặc lẩn tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó,
các quy định chỉ được ban hành khi có lý do chính đáng, có xác thực nghĩa là xuất
phát từ chính nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
- Những yêu cầu liên quan tới tính hợp lý: Hợp lý về hình thức thể hiện ở sự
hài hoà, thống nhất, toàn diện còn phải được trình bày, thể hiện một cách rành
14
mạch, rõ ràng, dễ hiểu với đại đa số người dân. Không có nội dung gây chồng chéo,
khó hiểu. Hợp lý về nội dung thể hiện ở việc đảm bảo sự công bằng giữa lợi ích,
nghĩa vụ của cơ quan nhà nước với người dân và các tổ chức kinh tế khác.
- Những yêu cầu liên quan tới sự minh bạch: Trên thực tế, các quy phạm
pháp luật thể hiện ý chí của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, sự minh bạch là một điều
rất quan trọng để giúp cho các quy định đó được dân tin tưởng và tuân theo. Không
chỉ phải được thể hiện một cách rõ ràng dễ hiểu mà các văn bản quy định phải được
công khai trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng để mọi đối tượng đều có
thể tiếp cận và thực hiện.
- Những yêu cầu liên quan tới trình độ: Chi phí và thời gian xây dựng một
văn bản quy phạm pháp luật là không hề nhỏ. Vì vậy, một yêu cầu nữa mà các quy
định pháp luật cần đáp ứng được đó là tính hợp thời và ổn định lâu dài. Nghĩa là các
quy định có thể áp dụng trong hiện tại và nhiều năm sau đó. Để có thể đáp ứng yêu
cầu này thì những nhà xây dựng luật phải có tầm nhìn xa trông rộng, nghiên cứu và
đánh giá từ chi tiết tới bao quát mọi trường hợp liên quan có thể xảy ra.
Ngoài những yêu cầu chung như vậy thì pháp luật huy động vốn trong công ty
chứng khoán cũng sẽ có những yêu cầu riêng phụ thuộc vào đặc thù của ngành như
tính linh hoạt có nghĩa là có thể áp dụng trong nhiều tình huống và trường hợp khác
nhau do sự năng động của thị trường nguồn vốn.
Nhìn chung để có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu trên thì rất khó nhất là
đối với một nghiệp vụ khá phức tạp như huy động vốn của công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, việc đáp ứng tốt đến đâu các yêu cầu trên sẽ thể hiện được chất lượng
của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
1.2.4. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng
khoán tại Việt nam
Nguyên tắc pháp luật gồm hai loại, những nguyên tắc chung mang tính chất
chính trị - xã hội của pháp luật và những nguyên tắc pháp lý đặc thù. Các nguyên
tắc chung của pháp luật luôn phản ánh một cách trực tiếp chế độ xã hội hiện hữu và
được đặt ra nhằm xác định rõ những nguyên lí, tư tưởng chỉ đảo để giải đáp một vấn
đề lớn là hệ thống pháp luật hiện hữu củng cố và bảo vệ chế độ nào. Các nguyên tắc
15
pháp lý đặc thù thể hiện rõ bản chất và những đặc trưng của pháp luật nhằm giải đáp
một vấn đề có tính chất đặc trưng. Các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực huy động
vốn chủ yếu mang tính chất dân sự. Vì vậy, trước hết những quy định của pháp luật
về huy động vốn sẽ tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nói
chung như:
- Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa là các chủ
thể của pháp luật vừa có quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng.
- Nguyên tắc công bằng: Thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu như việc
quy định và áp dụng các biện pháp xử lí phải phù hợp với tính chất, mức độ của
hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ hưởng thụ tương xứng với sự đóng
góp, cống hiến, ….
Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam
thì pháp luật về huy động vốn trong CTCK sẽ mang những nguyên tắc riêng đặc
trưng của ngành như sau:
- Nguyên tắc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động huy
động vốn tại công ty chứng khoán: Nhà Nước là cơ quan quyền lực tối cao. Do đó,
tất cả những quy tắc, quy định đều thể hiện ý chí của Nhà nước nhằm đảm bảo vai
trò, chức năng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành cho tất cả các hoạt
động được diễn ra một cách hợp lý, an toàn và có tổ chức. Hoạt động của công ty
chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền của toàn bộ nền
kinh tế. Và để CTCK có thể hoạt động hiệu quả thì huy động vốn là điều tất yếu tuy
nhiên hoạt động này cũng có những mặt trái của nó. Đó là các hành vi huy động
không lành mạnh, thực hiện các giao dịch huy động có tính rủi ro cao. Hoạt động
huy động vốn phải dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng và trong một môi trường
lành lạnh, công bằng và đồng thời phải đảm bảo được tính thông suốt. Việc huy
động vốn được thực hiện một cách an toàn, thông suốt và hiệu quả là điều kiện tiên
quyết để CTCK cũng như TTCK tồn tại và phát triển, trở thành một kênh đầu tư
quan trọng cho nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành
nghề. Để thực hiện và duy trì được được điều đó thì vai trò quản lý, điều tiết của cơ
quan quản lý là quyết định.
16
Để có được một TTCK hoạt động hiệu quả và an toàn thì một trong những
điều cần làm là quản lý hoạt động huy động vốn của các CTCK. Việc quản lý
TTCK thông qua việc giám sát hoạt động huy động vốn của các CTCK là một yêu
cầu tất yếu. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Những nguyên tắc pháp
lý nền tảng, các đạo luật đơn hành, các quy định, cùng với năng lực và thái độ
nghiêm túc của các cơ quan chính phủ và tổ chức tự quản trong việc thực thi các
quy định pháp luật sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển thị trường”2. Chính
phủ đã phải hoàn thiện rất nhiều khâu trong đó có việc hình thành khung pháp lý để
thị trường hoạt động, thành lập cơ quan quản lý nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng
kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, điều hành thị trường, nhà đầu tư,… Rõ
ràng, chỉ có Nhà nước với những nguồn lực tài chính dồi dào, quyền lực duy nhất
cùng với hệ thống pháp luật mới có thể cho ra đời một định chế bậc cao của nền
toàn bộ thị trường tài chính.
Thực tế hoạt động hơn hai mươi năm qua của TTCK Việt Nam cho thấy, vai
trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường là rất quan trọng. Do đó, sự can
thiệp của Nhà nước mà đại diện là UBCK và các cơ quan chuyên trách khách không
chỉ đơn thuần xem xét dưới góc độ vai trò của cơ quan quản lý mà đây chính là
nguyên tắc đặc thù của khung pháp lý cho hoạt động TTCK nói chung và hoạt động
CTCK nói riêng
- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt là cá
nhân: Các quy định của pháp luật phải đảm bảo cho tất cả các chủ thể khi tham gia
vào quan hệ, giao dịch đều được hưởng quyền và lợi ích hợp lý, phù hợp với nhu
cầu của các bên. Các quy định của pháp luật sẽ giúp định hướng rõ về quyền và lợi
ích đó cho các bên. Trong các giao dịch mà một bên là cá nhân, bên còn lại là tổ
chức thì cơ quan quản lý luôn có những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi của
bên yếu thế.
Có thể nói, các CTCK tồn tại được là nhờ hoạt động huy động vốn từ các tổ
chức và cá nhân. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động huy động vốn là một dạng
quan hệ pháp luật đặc biệt vì được pháp luật về chứng khoán và cả thị trường tài
2Công ty tài chính quốc tế IFC (1996), Báo cáo thị trường và quản lý thị trường.
17
chính điều chỉnh. Do vậy, các bên nhận nợ và bên chủ nợ tham gia quan hệ này với
tư cách là chủ thể độc lập được pháp luật quy định có những quyền, lợi ích và nghĩa
vụ nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ (là cá nhân, tổ chức) phụ
thuộc vào hình thức cho vay mà họ thực hiện. Ví dụ nếu có cung cấp nguồn cho
CTCK thông qua việc mua trái phiếu do CTCK đó phát hành thì họ có tư cách là
chủ nợ đối với tổ chức phát hành, họ có quyền được cung cấp thông tin về tình hình
kinh doanh của công ty, về mục đích sử dụng vốn,…. Ngoài ra họ còn được hưởng
lãi suất theo thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, khi một chủ
thể thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào một CTCK thì mục đích cơ bản nhất là để
được hưởng các quyền và lợi ích kinh tế nêu trên. Như vậy, nếu các quyền và lợi ích
đó không có pháp luật bảo vệ hoặc có cơ chế để họ tự bảo vệ thì động cơ để thực
hiện giao dịch cho vay của họ không còn nữa. Từ đó, những chủ thể có vốn sẽ mất
niềm tin và sẽ chọn các kênh rót vốn khác. Như vậy, các CTCK khó lòng huy động
được nguồn để phục vụ việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và tạo lợi
nhuận cho công ty nói riêng. Đặc biệt đối với các cá nhân tham gia vào giao dịch
này, họ thường là những chủ thể không chuyên nghiệp trong lĩnh vực này mặc dù họ
có thể rất thành công ở lĩnh vực khác. Họ chính là các đối tượng cần được pháp luật
bảo vệ do dễ bị tổn thương bởi các hành vi vi phạm của các CTCK chủ thể mà luôn
có cả một đội ngũ pháp chế, quản trị rủi ro, huy động nguồn với sự hiểu biết sâu
rộng về chuyên vôn và pháp luật. Còn đối với bên cho vay là các TCTD hoặc doanh
nghiệp thì mặc dù họ có trình độ chuyên môn nhưng dù thế nào đi nữa thì khi cho
vay là họ đặt niềm tin hoàn toàn lên bên đi vay. Với mỗi giao dịch lên tới cả trăm tỷ
thì việc hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên môn chỉ góp phần hạn chế rủi
ro, họ vẫn cần được bảo vệ vì họ đang bị nẵm giữ số vốn lớn khi cho vay.
Các phân tích trên đây cho thấy, việc pháp luật ghi nhận và có các quy định
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là một trong những điều
kiện tiên quyết để việc huy động nguồn có thể được thực hiện một cách an toàn và
hiệu quả. Chỉ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được pháp luật bảo vệ
thì CTCK mới thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phát triển đất nước.
18
- Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh: Trong nền kinh tế thị trường,
quyền tự chủ và tự do trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên
được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33
Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hoá, luật doanh nghiệp 2020 khẳng
định tại điều 7
“Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa
chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và
ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
…”
Việc thực hiện đồng bộ và đầy đủ các quyền tự do kinh doanh sẽ là cơ sở để
CTCK vận hành và phát triển, qua đó sẽ giúp cho hoạt động trên TTCK sẽ trở nên
sôi động và hiệu quả hơn. Về phía các CTCK, quyền tự do kinh doanh là căn cứ cơ
bản để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức huy động và mục đích sử
dụng vốn, trong đó có việc thực hiện huy động bằng vay nợ, bằng phát hành trái
phiếu,….nhằm phục vụ mục đích tự doanh hoặc cho vay ký quỹ,… Việc phát cho
vay kí quỹ nhằm tạo điều kiện cho các NĐT trên thị trường chứng khoán có thêm
nguồn tiền để gia tăng lợi nhuận. Khi đó, việc đầu tư chứng khoán đã trở thành một
trong những sự lựa chọn trong quá trình kinh doanh của họ bên cạnh những cơ hội
khác. Mặc khác, nhờ có sự thừa nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh đối với
doanh nghiệp mà các định chế trung gian như công ty chứng khoán (CTCK) được
thành lập để cung cấp các dịch vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư
vấn đầu tư, quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư… qua đó, có cơ hội để họ mở
rộng kinh doanh và thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.
Như vậy, suy cho cùng, quyền tự do kinh doanh chính là sự đảm bảo vệ cơ hội
kinh doanh, cơ hội đầu tư của tất cả các chủ thể trên thị trường từ phía Nhà nước.
19
Quyền tự do kinh doanh được pháp luật tôn trọng và bảo vệ vì nếu không có sự đảm
bảo này thì bản thân các giao dịch huy động vốn, đặc biệt là các giao dịch trên thị
trường một.
- Nguyên tắc tự do cạnh tranh: Tự do cạnh tranh với tư cách là một quy luật
vận động của nền kinh tế thị trường. Để xã hội, thị trường có thể vận động phát triển
theo một khuôn khổ nhất định thì cần có luật pháp. Tuy nhiên, các quy định đề
ra phải hợp lí, phải cân bằng giữa lợi ích và thiệt hại. Hạn chế việc gò bó, thiên vị
hoặc quy định lệch lạc làm tiêu biến đi sự tự do cạnh tranh của các chủ thể khi tham
gia vào nền kinh tế. Nguyên tắc tự do cạnh tranh phải được bảo đảm thực hiện trong
các giao dịch huy động vốn. Vì tự do cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giúp
cho nguồn vốn đưa vào nền kinh tế được sử dụng với hiệu suất cao, an toàn và hiệu
quả nhất. Thực tế cho thấy, phần lớn nguồn vốn mà CTCK có để hoạt động đều đến
từ nguồn vốn vay. Để có vốn kịp thời nhằm triển khai việc mở rộng hoạt động kinh
doanh cũng như tạo ra lợi nhuận mục tiêu thì những điều kiện để huy động vốn như
lãi suất cạnh tranh, kì hạn linh hoạt, tài sản đảm bảo an toàn và cuối cùng là mục
đích sử dụng vốn đúng đắn, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật sẽ tạo ra
sức hấp dẫn và sự cạnh tranh đối với các chủ thể có nguồn cho vay. Nhờ có sự cạnh
tranh này mà các chủ thể có dòng tiền nhàn rỗi có thêm những lựa chọn khi quyết
định cho vay hoặc đầu tư vào một CTCK.
Bên cạnh đó nguyên tắc cạnh tranh được thể hiện rõ nét nhất là trong hoạt
động của các CTCK nhằm thu hút khách hàng, nâng cao thị phần và hiệu quả sử
dụng vốn sau khi huy động về. Sự cạnh tranh này thường diễn ra khá gay gắt, đặc
biệt thông qua việc giảm lãi suất cho vay kí quỹ, giảm phí giao dịch, đa dạng hoá và
nâng cao chất lượng các dịch vụ, tiện ích cho các giao dịch chứng khoán. Trên
phương diện quản lý, vấn đề cạnh tranh được đưa ra như một nguyên tắc hoạt động
thị trường tài chính, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể có nhu cầu tham
gia vào hoạt động đầu tư được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Nhờ có
cạnh tranh mà chất giao dịch nguồn vốn và các dịch vụ trên thị trường chứng khoán
sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Đó là những yếu tố cần thiết để
TTCK hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển
20
của mình. Vấn đề cạnh tranh được xem xét với tư cách là một nguyên tắc pháp lý
cho hoạt động huy động vốn của CTCK không chỉ ở khung pháp lý của một quốc
gia đơn lẻ nào, mà nó là một yêu cầu chung mang tính chất bắt buộc, được thể chế
hóa trong rất nhiều các quy định cụ thể.
1.2.5. Chủ thể huy động vốn của công ty chứng khoán
Các chủ thể cơ bản mà pháp luật huy động trong CTCK hướng tới bao gồm:
- Các cơ quan quản lý của Nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước được thành
lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của
công ty chứng khoán trong đó có: Ủy ban chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ tài
chính, Ngân hàng nhà nước,…
- Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán thực hiện hành vi huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo hoạt động
kinh doanh của công ty.
- Các ngân hàng thương mại: Đây là một trong những đối tượng cung cấp
nguồn vốn cho CTCK nhiều nhất thông qua nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh.
- Các cá nhân, nhà đầu tư tham gia vào hoạt động cho CTCK vay vốn
1.2.6. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong huy động vốn của công ty chứng
khoán
1.2.6.1. Vi phạm pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.
Vi phạm pháp luật là những hành vi trái, ngược pháp luật, có lỗi của chủ thể có
đầy đủ năng lực pháp lý thực hiện nhằm xâm phạm đến những quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ. Như vậy, vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán là
những vi phạm quy định về kinh doanh và hành nghề chứng khoán, bên cạnh đó
cũng là những vi phạm liên quan tới việc chào bán chứng khoán ra công chúng và
công bố thông tin. Vi phạm pháp luật huy động vốn của công ty chứng khoán là các
hành vi của các công ty chứng khoán hoặc các cá nhân trái hoặc không tuân theo
hoặc tuân theo không đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động huy động
vốn.
21
Vi phạm pháp luật trong công ty chứng khoán có hai hình thức phổ biến như
sau:
- Hành vi hành động: Là việc thực hiện những công việc, những điều trái với
quy định.
- Hành vi không hành động: Là không thực hiện đúng và đủ những điều mà
pháp luật yêu cầu.
Các hành vi vi phạm tiêu biểu trong hoạt động huy động vốn của chứng khoán
bao gồm:
- Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công
chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ;
- Vi phạm quy định trong cách thức huy động vốn: Thực hiện các hoạt động
huy động vốn mà pháp luật cấm hoặc không cho phép.
- Vi phạm quy định về mục đích sử dụng vốn huy động: Sử dụng vốn sai
hoặc trái với mục đích mà pháp luật cho phép.
- Vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán:
Thực hiện các nghiệp vụ không đúng theo đăng kí kinh doanh (ví dụ: Nhận tiền gửi)
- Vi phạm quy định về nghĩa vụ công bố thông tin: Không công bố đầy đủ
thông tin theo quy định của pháp luật đối với một số hoạt động huy động vốn (ví dụ:
phát hành trái phiếu)
1.2.6.2. Xử lývi phạm trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán.
Xử lý vi phạm pháp luật là việc xem xét và đưa ra quyết định về việc áp dụng
các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân và tổ chức có hành vi vi
phạm pháp luật. Tuỳ vào mức độ và hành vi vi phạm khác nhau mà cơ quan có thẩm
quyền sẽ đưa ra các hình phạt hành chính, hình sự khác nhau dựa trên các quy định
mà pháp luật đã đề ra.
Đối với hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán thì việc xử lý vi
phạm sẽ bao gồm một số hình thức tiêu biểu như sau:
- Phạt hành chính (phạt tiền)
- Yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu của sự việc
- Chấm dứt hoạt động của công ty chứng khoán
- Xử lý hình sự đối với cá nhân có sai phạm nghiêm trọng
22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Ở VIỆT NAM
2.1. Pháp luật Việt Nam về huy động vốn tại công ty chứng khoán
2.1.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng
khoán
Đối với quy định về vốn góp ban đầu khi thành lập công ty chứng khoán thì
căn cứ theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2019 thì vốn điều lệ của Công ty
chứng khoán phải được góp bằng Đồng Việt Nam. Số vốn điều lệ tối thiểu được quy
định như sau:
- Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán: tối thiểu là 25 tỷ đồng;
- Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: tối thiểu là 50 tỷ đồng;
- Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: tối thiểu là 165 tỷđồng;
- Đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán: tối thiểu là 10 tỷ đồng;
Theo đó, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện đồng thời nhiều nghiệp vụ kinh
doanh khác nhau thì số vốn điều lệ tối thiểu phải góp bằng tổng tất cả số vốn tương
ứng với từng nghiệp vụ theo đề nghị cấp phép.
Đối với hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán, pháp luật có các
yêu cầu theo Điều 6 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về
hoạt động của công ty chứng khoán. Trong đó có nội dung điều chỉnh chung cho
toàn bộ hoạt động và hoạt huy động vốn của CTCK và có những yêu cầu riêng liên
quan tới từng nghiệp vụ huy động vốn của CTCK. Trong đó các quy định chung chủ
yếu là về các tỷ lệ an toàn tài chính:
- Quy định về tổng dư nợ của CTCK trên số chủ sở hữu (tỷ lệ đòn bẩy tài
chính) của CTCK đó được quy định tại điều 26 thông 121/2020/TT-BTC quy định
về hoạt động của công ty chứng khoán.
“Điều 26. Hạn chế vay nợ
1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được
vượt quá 05 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau
đây:
23
a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng;
b) Quỹ khen thưởng phúc lợi;
c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm;
d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.
2. Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.”
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư nhìn rõ
nhất về khả năng tài chính và cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Tỷ lệ đòn
bẩy tài chính quá cao chỉ ra chỉ ra rằng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ
yếu bằng các khoản nợ, doanh nghiệp khả năng có rủi ro trong khả năng trả nợ. Tỷ
lệ đòn bẩy tài chính thấp thể hiện rằng công ty có một nguồn vốn mạnh, vững chắc,
khả năng trả nợ tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá thấp cũng không hẳn
là tốt, điều đó thể hiện rằng có thể doanh nghiệp quản trị nguồn không tốn, chưa biết
tận dụng nguồn vốn vay thường có chi phí rẻ hơn vốn chủ sở hữu.
So với quy định cũ tại khoản 1 điều 42 Thông tư 210/2012/TT-BTC ban hành
ngày 30/11/2012 thì tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 03 lần thì thông
tư mới đã có phần nới hạn mức vay của các CTCK lên gần 2 lần so với trước đây. Tỷ lệ
này ở mức trung bình so với các ngành khác trên nền kinh tế hiện nay và là một tỷ lệ
hài hoà để doanh nghiệp chứng khoán vừa đảm bảo khả năng trả nợ lại có thêm nhiều
điều kiện hơn cho các CTCK trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Quy định về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng.
Căn cứ theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ban hành ngày 13/11/2021 có hiệu
lực từ ngày 01/01/2021 quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối
với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính thì
các CTCK phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tối thiểu là 180% với: '
24
Trong đó:
- Vốn khả dụng được quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư số 91/2020/TT-
BTC
TT Các chỉ tiêu
1 Tổng giá trị rủi ro thị trường
2 Tổng giá trị rủi ro thanh toán
3 Tổng giá trị rủi ro hoạt động
4 Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3)
Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thể hiện khả năng tài chính của CTCK để đảm bảo
cho các rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng càng cao thì càng tốt, chứng tỏ rằng
CTCK đó có một tình hình tài chính khoẻ mạnh. Các CTCK phải thực hiện báo cáo
định kỳ tỷ lệ an toàn vốn khả dụng theo khoản 1 điều 12 thông tư nói trên. Khi tỷ lệ
an toàn vốn khả dụng xuống dưới 180% thì CTCK phải thực hiện báo cáo bất
thường theo quy định tại khoản 2, điều 12 thông tư 91/2020/TT-BTC như sau:
“2. Chế độ báo cáo bất thường
a) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 180%, tổ chức kinh doanh chứng
khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu
báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này
một (01) tháng hai (02) lần (dữ liệu tại ngày 15 và 30 hàng tháng). Báo cáo phải
được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong vòng
ba (03) ngày làm việc sau ngày 15 và 30 hàng tháng.
b) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 150%, tổ chức kinh doanh chứng
khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng một (01)
tuần một (01) lần theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực
hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ ngày thứ sáu hàng tuần.
c) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%, tổ chức kinh doanh
chứng khoán hàng ngày phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả
dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo
Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ
thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ hàng ngày”
25
Nhìn chung các CTCK trong hoạt động huy động và sử dụng vốn phải đảm
bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật3
Bên cạnh các quy định chung, còn có các quy định riêng đối với từng hình
thức huy động như sau:
2.1.1.1. Trong hình thức đi vay
Về bản chất, công ty chứng khoán là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực tài chính. Vì vậy, khi thực hiện vay vốn từ các doanh nghiệp chuyên trách như
tổ chức tín dụng hay những doanh nghiệp không chuyên trách như các công ty dịch
vụ, sản xuất khác có vốn dư thừa hoặc từ các cá nhân trong nền kinh tế thì sẽ chịu
điều chỉnh của Bộ luật dân sự hay Luật các tổ chức tín dụng tương ứng. Đối với
hình thức đi vay pháp luật sẽ điều chỉnh về các vấn đề sau:
- Đối với hợp đồng vay tài sản nói chung của CTCK với các TCTD, cá nhân
hoặc tổ chức kinh tế phi ngân hàng thì tuân theo các quy định tại điều 469 và điều
470 Bộ luật dân sự 2015.
- Về đối tượng vay: Nhìn chung chưa có quy định nào của pháp luật quy
định cụ thể về việc CTCK được phép hay không được phép huy động từ các đối
tượng nào. Và cũng chưa có quy định nào cấm CTCK thực hiện nghiệp vụ nhận tiền
gửi. Tuy nhiên, Luật các TCTD có quy định chỉ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng,
công ty tài chính mới được phép huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi. Điều đó có
nghĩa là các CTCK có thể thực hiện vay vốn tất cả các chủ thể trên thị trường miễn
là “thuận mua vừa bán”. Mặc dù trong nền kinh tế hiện tại có rất nhiều chủ thể có
nguồn vốn dư thừa và sẵn sàng cho các CTCK vay vốn với một mức lãi suất hợp lý.
Các CTCK cũng phải lưu ý về đối tượng mà CTCK có thể huy động để hạn chế các
rủi ro phát sinh.
- Về lãi suất: Quy định về lãi suất đi vay được nêu rõ tại điều 476 Bộ luật
dân sự
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
3Khoản 1 điều 92 Luật chứng khoán 2019
26
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên
quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy
ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo
Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định
tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ
lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi
suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ
- Về mục đích vay: Khi nguồn vốn đã được huy động về phải được sử dụng
đúng mục đích như đã đăng kí với TCTD hoặc với bên cho vay khác. Nếu thay đổi
mục đích sử dụng vốn thì phải thông báo với bên cho vay về việc chuyển đổi mục
đích sử dụng vốn và được sự chấp thuận của bên cho vay. Theo quy định tại điểm 1,
khoản 2 điều 93 Luật các tổ chức tín dụng thì Tổ chức tín dụng phải ban hành các
quy định nội bộ về về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn
vay đúng mục đích.
2.1.1.2. Trong hình thức chào bán cổ phần
Căn cứ theo điều 123 Luật doanh nghiệp 2020 thì CTCK được thực hiện chào
bán cổ phần theo quy định như sau:
“Điều 123. Chào bán cổ phần
1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần
được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.”
Các định nghĩa, quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ được nêu tại điều
31, Luật chứng khoán 2019. Bên cạnh đó, việc thực hiện bán chứng khoán sẽ tuân
theo các quy định về hình thức chào bán tại điều 10, quy định về Hồ sơ đăng ký
chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng tại điều 12, điều kiện
chào bán tại điều 13 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.
27
Theo khoản 2 điều 15 Luật chứng khoán 2012 thì ngoài các yêu cầu về vốn
điều lệ đã góp phải lớn hơn 30 tỷ, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua phương án sử
dụng vốn thu được từ việc chào bán, đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
đăng kí niêm yết hoặc giao dịch cổ phiếu sau chào bán và mở tài khoản phong toả
nhận tiền mua cổ phiếu thì CTCK phải đáp ứng thêm các điều kiện khi chào bán
thêm cổ phiếu ra công chúng như sau:
“Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có
lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theomệnhgiá không lớn hơntổnggiá trị cổ
phiếu đang lưu hànhtính theomệnh giá, trừ trường hợpcó bảo lãnhphát hành với cam
kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chứcphát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu
còn lại chưa được phân phối hết của tổ chứcphát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn
vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để
thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải
đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có
phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực
hiện dự án”.
2.1.1.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu
Việc phát hành trái phiếu của CTCK cũng tuân theo quy định về việc phát
hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Theo quy định của Nghị định số
153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái
phiếu như sau:
“Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự
án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh
nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên
ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành
28
theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng
ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh
nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công
bố thông tin cho nhà đầu tư.”
Bên cạnh đó, các quy định khác về việc phát hành trái phiếu như quy trình thủ
tục, điều kiện chào bán, hồ sơ chào bán, phương thức chào bán cũng được quy định
cụ thể và chi tiết trong thông tư này.
Ngoài ra, các công ty chứng khoán khi phát hành trái phiếu còn chịu sự điều chỉnh
của Luật chứng khoán 2019, theo đó, tại điều 31 có quy định về điều kiện chào bán trái
phiếu riêng lẻ của công ty chứng khoán. Đối với CTCK là công ty đại chúng thì các
điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 31, còn đối với CTCK không phải là công ty
đại chúng thì phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại khoản 3 và khoản 4
điều này. Trong đó có một số các điều kiện chung như: phải có quyết định của Đại hội
đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, mục đích sử dụng tiền thu được từ việc
phát hành, xác định rõ số lượng và tiêu chí nhà đầu tư, …
Ngoài các quy định trên thì việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải được thực
hiện công bố thông tin và đăng ký lưu kí như sau:
- CTCK phát hành trái phiếu thực hiện công bố thông tin trong thời hạn 01
ngày làm việc trước đợt chào bán. CTCK thực hiện công bố thông tin trước đợt
chào bán cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông
tin cho Sở giao dịch chứng khoán.4
- Công bố kết quả chào bán trái phiếu: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn
thành đợt chào bán trái phiếu, CTCK công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho
các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch
chứng khoán. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.5
4
Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ
công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 19 Nghị
định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch
trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh
nghiệp ra thị trường quốc tế
5
Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ
công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 20 Nghị
định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái
29
- Công bố thông tin định kì: Định kỳ 06 tháng và hàng năm theo năm tài
chính cho đến khi trái phiếu đáo hạn, CTCK phát hành gửi nội dung công bố
thông tin định kỳ cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và Sở giao dịch chứng khoán.6
Nội
dung côngbố thông tin được quy định tại điều121 Luật chứng khoán 2019.
- Đăng ký, lưu ký trái phiếu: Theo điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì CTCK
chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đăng ký, lưu ký trái phiếu trong thời hạn 05 ngày
làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo dã nhận được báo
cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền
riêng lẻ của công ty chứng khoán.
Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu cho đúng đối tượng mục tiêu cũng được
pháp luật quy định tại điều 128 Luật doanh nghiệp 2020; điểm b khoản 2 điều 31
Luật chứng khoán 2019. Theo đó chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được phép
đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ. Quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp được
nêu rõ tại điều 11 Luật chứng khoán 2019.
Như vậy, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn là một nghiệp vụ
được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro vỡ nợ và tạo nên bong bóng trái phiếu.
2.1.1.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh
Không có quy định nào cấm công ty chứng khoán vay vốn của khách hàng,
nhà đầu tư hay cá nhân, pháp nhân nói chung để hoạt động kinh doanh. Tất nhiên,
việc gửi tiền ăn lãi tại các công ty chứng khoán có phần rủi ro hơn gửi ngân hàng.
Hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh không phải là một kênh huy động chính
thức được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh, vì vậy hình thức không được các cơ
quan quản lý khuyến khích. Hiện tại chưa có một nguồn luật nào điều chỉnh cụ thể
và trực tiếp hình thức huy động này mà được chiều chỉnh gián tiếp qua Luật dân sự
2015, Luật đầu tư 2020 và Luật các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể, đối với việc hình
thành hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong những hình thức của hợp đồng hợp
tác kinh doanh trong đó hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp
phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh
nghiệp ra thị trường quốc tế
6Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ
công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 21 Nghị
định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch
trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh
nghiệp ra thị trường quốc tế
30
nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định,
cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm7
. Bên cạnh đó, về hình thức của hợp đồng
hợp tác còn phải được lập thành văn bản8
.
Theo khoản 14 điều 3 Luật đầu tư 2020 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh là
hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi
nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức
kinh tế. Như vậy là hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là thoả thuận hợp tác
kinh doanh với sự tham gia của các bên nhằm hưởng lợi nhuận. Nắm rõ được khái
niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các CTCK thường kí hợp đồng hợp tác
đầu tư với các cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh tế phi tài chính với hình thức đầu tư
hưởng lợi nhuận cố định theo tỷ lệ %/năm.
Theo khoản 1điều 27 Luật đầu tư 2020 thì việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa
các nhà đầu tư trong nước thì tuân theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Do đó,
những yêu cầu về hình thức, cách thức, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên được nêu rõ tại Mục 8 Bộ Luật dân sự bao gồm từ điều 504 đến 511. Vì bản
chất tương tự hình thức huy động tiền gửi với tên gọi khác vì “nhận tiền gửi là hoạt
động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và
các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi
cho người gửi tiền theo thỏa thuận”9
. Tuy nhiên, các CTCK không được phép nhận
tiền gửi mà chỉ có một số chủ thể được thực hiện nghiệp vụ này như NHTM, hợp
tác xã, công ty tài chính (được nhận tiền gửi của tổ chức), công ty cho thuê tài chính
(được nhận tiền gửi của tổ chức). Như vậy hình thức huy động của CTCK cũng bị
ảnh hưởng bởi quy định này của pháp luật.
2.1.1.5. Trong các hình thức huy động vốn khác
Ngoài ra còn một số quy định khác liên quan tới hoạt động sử dụng vốn
“Điều 17. Quản lý tiền của khách hàng
1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng
khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty
chứng khoán.
7Khoản 1 điều 504 Bộ luật dân sự 2015
8 Khoản 2 điều 504 Bộ luật dân sự 2015
9 Khoản 13 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010
31
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701
Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701

Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.ssuser499fca
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...hanhha12
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...nataliej4
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfPháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfNuioKila
 

Semelhante a Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701 (20)

Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Pháp luật về cho vay của ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.luận văn thạc sĩ kế toán.
luận văn thạc sĩ kế toán.
 
Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.Luận văn thạc sĩ kế toán.
Luận văn thạc sĩ kế toán.
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
12042
1204212042
12042
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
Luận văn: Thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng ...
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
 
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
Công tác định giá bất động sản thế chấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại ...
 
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...
Luận văn: Tự do hóa dịch vụ tài chính trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chính Sách Cạnh Tranh Của Việt Nam Trong Điều...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chính Sách Cạnh Tranh Của Việt Nam Trong Điều...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chính Sách Cạnh Tranh Của Việt Nam Trong Điều...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chính Sách Cạnh Tranh Của Việt Nam Trong Điều...
 
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfPháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
 

Mais de Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmBài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHBài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Mais de Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ (20)

Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Biên Dịch Tại Công Ty Du Học 9 điểm - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Điểm Cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Bằng Tiếng Anh điểm cao - sdt ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
Bài mẫu báo cáo thực tập tiếng anh thương mại tại công ty xnk điểm cao - sdt ...
 
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
Báo cáo thực tập Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ngành nghề kin...
 
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập lập dự án kinh doanh nhà sách - sdt/ZALO 093 189 2701
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập dịch Vclass 1 EN48 - ZALO 093 189 2701 - CAM ...
 
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
Cách Viết Báo Cáo Thực Tập Dịch Đại Học Mở Ehou - Không copy bài cũ - Cam Kết...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáoBÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
BÁO CÁO THỰC TẬP TUYỂN DỤNG và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty quảng cáo
 
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Marketing Mix Tại Công Ty Thiết Bị Điện Nước 9 Điểm
 
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Kênh Phân Phối Tại Công Ty Mỹ Phẩm 9 Điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểmBài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
Bài mẫu báo cáo thực tập tuyển dụng nhân sự tại công ty bất động sản 9 điểm
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECHBài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
Bài mẫu báo cáo thực tập Marketing mix tại công ty bất động sản 9 điểm - HUTECH
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty  đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty đầu tư thương mại quốc tế - - sdt/ Z...
 
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu phát triển nguồn nhân lực tại công ty-- sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in -  sdt/ ZALO 093 189 2701
Bài mẫu tuyển dụng nhân lực tại công ty in - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện -  sdt/ ZALO 093 ...
Bài mẫu công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty nhiệt điện - sdt/ ZALO 093 ...
 
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...Bài mẫu  Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
Bài mẫu Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần và đầu tư xây dựng -sdt/ ZAL...
 
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
Khóa luận Tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần chuyển phát nhanh - sdt/ ZA...
 
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà NộiThuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
Thuê làm bài tập Tự Luận Luật Lao Động EL21 ĐH Mở Hà Nội
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đề Tài Thực tiễn PHÁP LUẬT về Huy Động Vốn tại công ty chứng khoán - sdt/ ZALO 093 189 2701

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC __________ LUẬN VĂN NGÀNH LUẬT PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Hà Nội - 2022
  • 2. MỤC LỤC TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN............................................................12 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................13 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ....................................................................................13 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................15 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu....................................................................................15 5. Các phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................17 6. Ý nghĩa khoa học và và thực tiễn của luận văn...............................................................17 7. Những điểm mới của luận văn .........................................................................................18 8. Giới thiệu bố cục của luận văn.........................................................................................18 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM..............................................................19 1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán........................19 1.1.1. Khái niệm huy động vốn trong công ty chứng khoán .........................................19 1.1.2. Các phương thức huy động vốn của công ty chứng khoán.................................21 1.1.3. Đặc điểm hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán ........................22 1.1.4. Tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của công ty chứng khoán......23 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. ................................................................................................................................................24 1.1.5.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................................24 1.1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................................24 1.2. Pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán................................................25 1.2.1. Khái niệm pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán......................25
  • 3. 1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong huy động vốn của các CTCK .............................25 1.2.3. Yêu cầu về pháp luật huy động vốn ......................................................................26 1.2.4. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt nam...............................................................................................................27 1.2.5. Chủ thể huy động vốn của công ty chứng khoán .............................................33 1.2.6. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong huy động vốn của công ty chứng khoán .....................................................................................................................................33 1.2.6.1. Vi phạm pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. .............................................................................................................................................33 1.2.6.2. Xử lý vi phạm trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. ..34 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN...............................35 2.1. Pháp luật Việt Nam về huy động vốn tại công ty chứng khoán ...............................35 2.1.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán .....................................................................................................................................35 2.1.1.1. Trong hình thức đi vay.......................................................................................38 2.1.1.2. Trong hình thức chào bán cổ phần...................................................................39 2.1.1.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu...............................................................40 2.1.1.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh .....................................42 2.1.1.5. Trong các hình thức huy động vốn khác .........................................................43 2.1.2. Xử lý vi phạm trong hoạt động huy động vốn tại Công ty chứng khoán...........44 2.2. Thực trạng huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam.................47 2.2.1. Nhu cầu huy động vốn của các công ty chứng khoán tại Việt Nam..................47
  • 4. 2.2.2. Các phương thức huy động vốn của các công ty chứng khoán và đặc điểm của các kênh huy động vốn của các công ty chứng khoán hiện nay ....................................51 2.2.2.1. Huy động vốn từ TCTD trong và ngoài nước.................................................51 2.2.2.2. Phát hành trái phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước...............55 2.2.2.3. Hợp tác đầu tư.....................................................................................................57 2.2.2.5. Các hình thức huy động khác............................................................................61 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của các công ty chứng khoán .....................................................................................................................................62 2.2.3.1. Yếu tố khách quan..............................................................................................62 2.2.3.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................................63 2.2.4. Rủi ro trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán....................66 2.4. Các hình thức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực huy động vốn của các công ty chứng khoán.............................................................................................................................71 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM........................................................................75 3.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam .................................................................................................................75 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cho từng hình thức huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt Nam.................................................................................................76 3.2.1. Trong hình thức đi vay ............................................................................................76 3.2.2. Trong hình thức chào bán cổ phần.........................................................................78 3.2.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu....................................................................79
  • 5. 3.2.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư ..............................................................................80 3.3. Một số khuyến nghị cho các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong việc thực thi pháp luật về huy động vốn. ....................................................................................................82 KẾT LUẬN .................................................................................................................................83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................84
  • 6. LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán. Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.” Họ và tên học viên Nguyễn Thị Thu Phương
  • 7. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, cùng với những nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và đồng nghiệp. Đầu tiên, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Công Anh Bảo – Giảng viên Khoa Luật trường Đại học Ngoại Thương. Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp ngành Luật kinh tế. Thầy đã dành cho em nhiều thời gian, tâm sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của em được hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của Khoa sau Đại học trường Đại học Ngoại Thương và toàn bộ các giảng viên của Khoa Luật đã giúp em có thêm kiến thức, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn luận văn. Xin cảm ơn Cha Mẹ, chồng, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khích lệ em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 1 BPC Ban Pháp chế 2 BO Back office (Hỗ trợ nghiệp vụ) 3 CCTG Chứng chỉ tiền gửi 4 CCTQ Các cấp thẩm quyền 5 CN Chi nhánh 6 CTCK Công ty chứng khoán 7 GD Giao dịch 8 GĐ Giám đốc 9 GTCG Giấy tờ có giá 10 HĐ Hợp đồng 11 HS Hồ sơ 12 HTKDCK Hợp tác kinh doanh chứng khoán 13 K.IB Khối ngân hàng đầu tư 14 K.VH Khối vận hành 15 KD Kinh doanh 16 KH Khách hàng 17 NĐT Nhà đầu tư 18 NHNN Ngân hàng nhà nước 19 NHTM Ngân hàng thương mại 20 P.HTKD Phòng hợp tác kinh doanh 21 P.KT Phòng kế toán 22 P.NV Phòng nguồn vốn 23 P.NVCKHO Phòng nghiệp vụ chứng khoán hội sở 24 P.QTRR Phòng quản trị rủi ro 25 QTRR Quản trị rủi ro 26 SGD Sở giao dịch 27 TCTD Tổ chức tín dụng 28 TGĐ Tổng Giám đốc 29 TP Trái phiếu 30 TPCP Trái phiếu chính phủ 31 UBCK Uỷ ban Chứng khoán 32 USD Đô la Mỹ 33 VND Việt Nam đồng
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.......................................................................................................................................33 Bảng 2: Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán thêm cổ phiếu để huy động vốn...........................................................................................................34 Bảng 3: Mô tả cấu trúc nợ phải trả của các CTCK thông qua Báo cáo tài chính........48 Bảng 4: Số dư nợ phải trả của các công ty chứng khoán tại thời điểm 30.06.2021 . 50 Bảng 5: Cấu trúc nợ phải trảcủa các công ty chứng khoán tại thời điểm 30.06.2021…………………………………………………………………………. 65
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 1: Dư nợ huy động ngắn hạn của các CTCK từ cuối năm 2020 đến Q2.2021 .............................................................................................................................................................................................57 Biểu đồ 2: Lãi suất huy động BQ 2021 theo từng kênh huy động (dự kiến) ................58 Biểu đồ 3: Cơ cấu kỳ hạn huy động 2021 (dự kiến).....................................................................58 Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn bình quân tại một CTCK năm 2021 (dự kiến)...............................58 Biểu đồ 5: Lãi suất huy động bình quân trong năm 2021 (dự kiến).....................................58
  • 11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình vay vốn TCTD tiêu biểu tại một công ty chứng khoán.....................42 Sơ đồ 2: Quy trình phát hành trái phiếu riêng lẻ tiêu biểu tại các CTCK .........................44 Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện vay vốn tiêu biểu tại một CTCK................................................47
  • 12. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn đã nêu lên những thực trạng về hoạt động huy động vốn thông qua các hình thức huy động khác nhau của các Công ty chứng khoán tại Việt Nam. Qua đó, chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm của các hình thức huy động vốn. Và thông qua tình hình huy động vốn thực tiễn, chiếu tới những quy định của pháp luật hiện hành, bài luận văn đã nêu lên được thực trạng tuân thủ pháp luật về huy động vốn trong các Công ty chứng khoán trên thị trường hiện nay. Từ đó, phân tích, nghiên cứu để tìm ra được những nội dung của pháp luật huy động vốn trong Công ty chứng khoán mà cần được hoàn thiện, thay đổi giúp cho thị trường chứng khoán đạt được các mục tiêu như sau: - Hệ thống pháp luật đồng bộ, không chồng chéo, rõ ràng, mạch lạc, dễ áp dụng và phù hợp với tính hình thực tế ở cả hiện tại và tương lai - Các công ty chứng khoán sẽ có những giải pháp huy động vốn hiệu quả để có một nguồn vốn khoẻ, ổn định và hợp lý để phục vụ nhu cầu của toàn thị trường chứng khoán - Các công ty chứng khoán tuân thủ một cách tối đa những quy định của pháp luật khi thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn - Thị trường chứng khoán hoạt động theo hướng tăng trưởng bền vững
  • 13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Hiện nay, thị trường chứng khoán tại Việt Nam là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế với quy mô huy động vốn giai đoạn 2011-2020 đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới trong tháng 9 đạt 114.713 đơn vị, giảm nhẹ 4,7% so với tháng 8. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp có hơn 100.000 tài khoản chứng khoán được mở mới. Tổng cộng 9 tháng năm 2021, cá nhân trong nước mở mới 956.081 tài khoản chứng khoán, gấp hơn 2,4 lần so với cả năm 2020 với 392.527 tài khoản. Điều này đưa lũy kế số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tới cuối tháng 9 đạt hơn 3,68 triệu đơn vị. Nếu cộng thêm các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, số tài khoản chứng khoán trên thị trường Việt Nam tính đến hết tháng 11 năm 2021 đạt hơn 4,1 triệu tài khoản, tăng hơn 1 triệu tài khoản so với cuối năm 2020. Như vậy số tài khoản đầu tư chứng khoán tính tới tháng 11 năm 2021 tương đương với 4.0% dân số Việt Nam tại cùng thời điểm. Có thể thấy không chỉ những người làm trong ngành tài chính mới biết tới đầu tư chứng khoán mà các cá nhân và doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid diễn ra từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại là cuối năm 2021, việc kinh doanh các ngành nghề dịch vụ như du lịch, nhà hàng khách sạn, … trở nên khó khăn lại cộng với việc lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại thấp do sự điều tiết của Ngân hàng Nhà Nước cũng như sự dư thừa vốn trên thị trường liên ngân hàng càng tạo điều kiện để dòng tiền đổ vào chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư rất lớn trên thị trường chứng khoán như vậy, các công ty chứng khoán với vai trò là trung gian và điều tiết thị trường phải có một nguồn vốn vững chắc nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Đầu tiên là đáp ứng được nhu cầu vay ký quỹ của nhà đầu tư, nhu cầu ứng trước tiền bán để nắm bắt cơ hội đang có. Sau đó là đầu tư vào nền tảng giao dịch trực tuyến tiện lợi, website đầy đủ thông tin và cập nhật, phát triển hệ thống công nghệ 1
  • 14. thông tin và một phần không thể thiếu đó là phát triển mảng tự doanh của công ty chứng khoán nhằm thu lợi nhuận. Công ty chứng khoán có một nền tảng vốn ổn định, dồi dào và linh hoạt sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư và cho chính bản thân CTCK đó từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Chứng khoán là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tài chính, công ty chứng khoán được coi là trung gian tạo lập thị trường nên mọi hoạt động của công ty chứng khoán đều gây ảnh hưởng nhất định tới các chủ thể bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường. Chính vì vậy, mọi hoạt động của CTCK đều chịu sự kiểm soát đặc biệt của nhiều cơ quan quản lý khác nhau như Uỷ ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà Nước, … Cũng chính vì thế, các CTCK luôn luôn thận trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, trong đó phải kể đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. Để đảm bảo cho thanh khoản của công ty cũng như đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đầu tư khác, các CTCK luôn thực hiện đồng thời nhiều phương thức khác nhau để thực hiện huy động vốn. Tuy nhiên, để vừa có một nguồn vốn giá rẻ, linh hoạt, hợp lý, an toàn vừa có thể tuân thủ theo quy định của cơ quan chức năng thì công tác huy động vốn là một bài toán không dễ. Hơn nữa, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện tại còn tồn tại một số bất cập khiến các CTCK gặp khó khăn khi áp dụng. Bên cạnh một số điểm trong quy định pháp luật là chưa thật sự cần thiết, có những quy định còn sơ hở, chưa thật sự chặt chẽ, tạo điều kiện cho các CTCK lách luật để huy động vốn, làm tăng rủi ro cho thị trường chứng khoán cũng như cho nhà đầu tư. Qua thực tiễn công tác và nghiên cứu tại các công ty chứng khoán khác nhau trên thị trường Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về huy động vốn trong lĩnh vực chứng khoán: Thực tiễn thực hiện và một số đề xuất cho các công ty chứng khoán Việt Nam”. Với góc nhìn từ tổng quan tới chi tiết của hành lang pháp lý trong lĩnh vực huy động vốn trong công ty chứng khoán cũng như thực tế thực hiện nghiệp vụ này trong các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay, tác giả sẽ đưa ra những khuyến nghị cho đơn vị làm luật, các nghiên cứu sinh và những giải pháp, đóng góp cho các nhà quản trị của các công ty chứng khoán, những người đang tham gia vào hoạt động huy động vốn nhằm góp phần phát triển 2
  • 15. một thị trường vốn vững chắc làm trụ cột cho toàn bộ thị trường chứng khoán và toàn nền kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Huy động vốn trên thị trường chứng khoán là một đề tài đã được nhiều học giả nghiên cứu và khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên đối với vấn đề huy động vốn của công ty chứng khoán lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể và chuyên biệt. Một số tài liệu tiêu biểu đã khai thác một số khía cạnh của đề tài này như: Nguyễn Hồng Năng (2015), Thị trường vốn- Luật và Hợp đồng, Nhà xuất bản Công Thương, nội dung cuốn sách tập trung vào hai loại giao dịch chủ yếu của thị trường vốn nợ là khoản vay hợp vốn và phát hành trái phiếu. Đây là những công cụ huy động vốn chủ yếu trên thị trường tài chính. Cuốn sách cũng đề cập tới các vấn đề cốt yếu về hợp đồng, giao dịch bảo đảm, ý kiến pháp lý - là những nội dung quan trọng trong các giao dịch tài chính nói chung và hầu hết các giao dịch vay hợp vốn và phát hành trái phiếu. Ngoài ra, một số nội dung căn bản khác về thị trường tài chính và các sản phẩm của thị trường này, các kiến thức về tín dụng và quản lý rủi ro cũng được cung cấp nhằm mang lại một bức tranh toàn diện hơn cho người đọc. Hoàng Lê Nga (2020), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, trong chương II “Thị trường sơ cấp” cuốn sách này đã đưa ra những kiến thức và phân tích rõ về nghiệp vụ phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn của một công ty cổ phần nói chung. Từ đó có thể liên hệ tới việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của một công ty chứng khoán là công ty cổ phần. Thu Phương (2020), Những quy định mới về vay và cho vay, Nhà xuất bản Tài chính, nội dung cuốn sách đề cập tới các quy định về hoạt động vay và cho vay của ngân hàng đối với các cá nhân và tổ chức trong đó có CTCK. 3. Mục đích và mục tiêunghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những lý luận về nghiệp vụ huy động vốn và pháp luật về huy động vốn của công ty ty chứng khoán cũng như thực tiễn áp dụng các qui định này tại các công ty chứng khoán, luận văn sẽ đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động huy động vốn tại các công ty chứng khoán. 3
  • 16. b. Mục tiêu của nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì luận văn có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau đây: - Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn thông qua các hình thức huy động vốn khác nhau mà các công ty chứng khoán hiện nay đang áp dụng từ đó đánh giá việc tuân thủ quy định pháp luật của các công ty chứng khoán trên thị trường. - Phân tích những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong nghiệp vụ huy động vốn của công ty chứng khoán. - Đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về huy động vốn trong công ty chứng khoán. - Đưa ra giải pháp cho các công ty chứng khoán trong quá trình huy độngvốn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án a. Đối tượng của nghiêncứu: Luận văn có các đối tượng nghiên cứu như sau: - Quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực huy động vốn của các công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tình hình huy động vốn của các công ty chứng khoán tại thị trường Việt nam cũng là đối tượng nghiên cứu của luận văn. - Việc tuân thủ quy định pháp luật huy độngvốn của các công ty chứng khoán b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các phạm vi về nội dung, không gian và thời gian, cụ thể: - Về nội dung: Đề tài giới hạn việc phân tích các quy định của pháp luật trong hoạt động huy động vốn của các công ty chứng khoán trên thị trường gắn với việc tìm hiểu quy trình, quy chế và thực tại hoạt động huy động vốn trong các công ty chứng khoán. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu quy định pháp luật cũng như các công ty chứng khoán hiện hữu trên thị trường tài chính Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này ở một số nước có thị trường chứng khoán tương đồng nhưng phát triển hơn như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. - Về thời gian: Các dữ liệu được thu thập từ năm 2010 đến nay. 4
  • 17. 5. Các phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó các phương pháp được sử dụng chủ yếu như sau: - Phương pháp luận: Đưa ra hệ thống các nguyên lý, quan điểm làm cơ sở, có chức năng lãnh đạo, xây dựng các phương pháp, định hướng phạm vi, kỹ năng ứng dụng các phương pháp và xác định cho việc nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu dựa trên những nguồn thông tin sẵn có như báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán, báo cáo thống kê của cơ quan chức năng, các bài báo uy tín. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các dữ liệu có được rồi trên cơ sở đó, đưa ra những quan điểm, nhận định và sau đó tổng kết lại vấn đề suy ra được từ dữ liệu đó - Phương pháp liệt kê, so sánh: Liệt kê những đặc điểm, yếu tố của một vấn đề được đưa ra để có thể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng. Đối với các vấn đề có cùng phạm trù nghiên cứu, thì việc liệt kê sẽ giúp cho tác giả có thể dễ dàng so sánh và đưa ra kết luận phù hợp. - Phương pháp hệ thống hoá: Là chuẩn bị các kiến thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng một cách đầy đủ và bao quát hơn. 6. Ý nghĩa khoa học và và thực tiễncủa luận văn Về phương diện lý luận, luận văn góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về lĩnh vực huy động vốn trong các công ty chứng khoán hiện nay để các nhà lập pháp, các cơ quan quản lý, các nghiên cứu sinh, các nhà kinh doanh vận dụng và tham khảo trong quá trình thực hiện và giải quyết các vấn đề liên quan. Về phương diện thực tiễn, những phân tích, quan điểm và giải pháp của bài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về lĩnh vực huy động vốn trong công ty chứng khoán. Luận án là tài liệu tham khảo cho các phòng ban pháp chế, các nhà quản trị, điều hành công ty chứng khoán nhằm giúp họ đưa ra những giải pháp phù hợp để áp dụng cho doanh nghiệp của mình nhằm đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất và tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật. 5
  • 18. 7. Những điểm mới của luận văn Luận văn đưa ra được những thực trạng về huy động vốn đang tồn tại trong các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bài luận văn cũng đưa những phân tích, nhận xét để thấy ra các công ty chứng khoán hiện nay đang áp dụng quy định của Luật chứng khoán 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 kết hợp với các Luật và bộ luật khác trong việc huy động vốn như thế nào. Có khó khăn, vướng mắc hay sai phạm gì dễ mắc phải khi thực hiện huy động vốn theo các quy định của luật mới. Đặc biệt luận văn sẽ đề cập tới các hình thức và sản phẩm huy động mà trước đây chưa có hoặc chưa phổ biến mà chỉ mới xuất hiện những năm gần đây khi thị trường chứng khoán trở thành một sân chơi đầu tư cho hầu hết các thành phần trong nền kinh tế. 8. Giới thiệubố cục của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương lớn: Chương I. Một số vấn đề lý luận về pháp luật huy động vốn của các công ty chứng khoán ở Việt Nam Chương II. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật huy động vốn của các công ty chứng khoán ở Việt Nam Chương III. Giải pháp hoàn thiện pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán và khuyến nghị cho các công ty chứng khoán ở Việt Nam 6
  • 19. CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán 1.1.1. Khái niệm huy động vốn trong công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán1 . Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian có nhiệm vụ môi giới và sắp xếp các giao dịch theo nhu cầu của khách hàng. CTCK là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các công ty chứng khoán mà chứng khoán được lưu thông từ các công ty phát hành tới người đầu tư qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi cần vốn. Công ty chứng khoán thực hiện một số chức năng cơ bản như sau: - Tạo ra tính thanh khoản cho các chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán (là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách nhanh chóng, linh hoạt và dễ dàng). - Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường (thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường). - Tạo ra điều kiện và cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành). - Thiết lập và cung cấp cơ chế giá cả hàng hoá cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh). Theo đó, tạo tính thanh khoản cho thị trường là một trong những vai trò tiền đề và quan trọng của công ty chứng khoán giúp cho nguồn vốn của toàn nền kinh tế được tận dụng, xoay vòng phát triển một cách linh hoạt và tối ưu. Để có thể thực hiện tốt chức năng tạo tính thanh khoản cho thị trường thì công ty chứng khoán phải có một nguồn vốn dày, linh hoạt trong sự ổn định. Vậy vốn là gì? Và huy động vốn được thực hiện như thế nào? 1Khoản 1, điều 2, Thông tư Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập công ty chứng khoán. 7
  • 20. Hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyển tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Trong nền kinh tế hiện đại, có nhiều quan điểm khác nhau về vốn khi đứng dưới các góc độ, quan điểm và ngành nghề khác nhau. Nhưng, nhìn chung, có thể hiểu rằng vốn là một quỹ tiền tệ đặc biệt của công ty nhằm phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty hay có thể hiểu đơn thuần rằng vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty. Vốn thể hiện tiềm lực tài chính, kinh tế của một doanh nghiệp, là yếu tố quyết định tới quy mô, vị thế, sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Về mặt pháp luật thì vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể thành lập và và sau đó là duy trì hoạt động với tư cách pháp nhân. Như vậy, nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản đó. Về cơ bản vốn bao gồm 2 cấu phần quan trọng là vốn chủ sở hữu và vốn nợ. Trong đó: - Vốn chủ sở hữu được hình thành từ: o Vốn góp ban đầu: Là số vốn ban đầu mà chủ các doanh nghiệp hoặc các cổ đông phải bỏ ra để hình thành và đăng kí thành lập công ty o Lợi nhuận không chia: Là một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sau một thời gian kinh doanh có được và không thực hiện phân chia cho các cổ đông góp vốn mà được tích lũy lại để thực hiện tái đầu tư o Phát hành cổ phiếu (cổ phần): Hình thức này giúp huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài với lượng vốn lớn và chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần. - Vốn nợ: o Phát hành trái phiếu o Vay nợ từ các định chế tài chính, tổ chức kinh tế phi tài chính và cá nhân 8
  • 21. Vốn huy động (vốn nợ) là những giá trị tiền tệ do doanh nghiệp tìm kiếm được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ vay vốn, phát hành trái phiếu, chào bán vốn cổ phần, … Vốn huy động chiếm vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn của một pháp nhân thương mại đặc biệt đối với CTCK thì vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn vốn không thể thiếu giúp CTCK có thể thực hiện tốt vai trò của mình. Do đó, huy động vốn được hiểu là các hoạt động chuyên môn của một doanh nghiệp nhằm tạo vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức như phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần, liên kết kinh doanh, vay vốn, … Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất rằng rằng khái niệm huy động vốn không được sử dụng trong trường hợp nói về việc kêu gọi vốn để thành lập công ty, trong trường hợp này được gọi là góp vốn. Khái niệm huy động vốn thường được sử dụng khi công ty đã bước qua giai đoạn thành lập, và chuyển sang giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh nên có nhu cầu về vốn nhằm đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng đạt được kế hoạch đề ra. Để có được nguồn vốn thì các CTCK phải thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Ban đầu là huy động vốn góp để thành lập công ty. Sau đó là huy động vốn để thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh. Huy động vốn là các hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức như: Vay vốn, phát hành, chào bán chứng khoán, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; hình thành quỹ tín thác bất động sản. Hay nói cách khác huy động vốn là hình thức tiếp nhận tài sản có giá trị của các chủ thể khác trong toàn bộ nền kinh tế để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. 1.1.2. Các phương thức huy động vốn của công ty chứng khoán Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn ngày càng tăng, các CTCK ngày càng có nhiều phương thức huy động vốn mới hiệu quả và linh hoạt hơn so với trước đây. Trong đó phổ biến là các phương thức sau: - Vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: Là CTCK đi vay mượn tiền từ các ngân hàng trong và ngoài nước. Để có thể thực hiện vay vốn, các CTCK thường phải đáp ứng được các điều kiện tín dụng mà bên cho vay yêu cầu như các yêu cầu về tài sản đảm bảo, lãi suất, thời gian và mục đích vay vốn. 9
  • 22. - Phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn: Là việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu để huy động vốn. - Thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh với các cá nhân và tổ chức kinh tế phi tài chính khác: Là việc kí kết các hợp đồng cùng nhau kinh doanh, đầu tư trong đó các đối tác tin tưởng và ủy thác cho CTCK vốn mà họ có để CTCK đi đầu tư, các nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản lãi cố định hoặc theo thỏa thuận của hai bên. - Chào bán cổ phần: Là việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của công ty. 1.1.3. Đặc điểm hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay thì vốn bao gồm 2 cấu phần là vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu thường là số cố định duy trì trong một chu kì kinh doanh của công ty, không bị giới hạn hoặc chịu nhiều sự kiểm soát của cơ quan quản lý. Trong công ty chứng khoán thì vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 30% tổng tài sản của cả công ty tại một thời điểm do nguồn vốn góp của các chủ sở hữu công ty là có hạn và đây được xem là nguồn vốn có chi phí cao trong tất cả các cấu phần hình thành nên nguồn vốn trong CTCK. Trong khi đó vốn vay nợ từ các tổ chức tín dụng hay các cá nhân, tổ chức kinh tế khác lại chiếm tỷ trọng lớn còn lại, và thay đổi liên tục dựa theo tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty. Công ty chứng khoán là một định chế tài chính bán trung gian hoạt động và cung cấp chủ yếu các dịch vụ tài chính, đầu tư. Tuy nhiên, nghiệp vụ huy động vốn của CTCK không giống như hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại hiện nay mà được thực hiện tương tự như hoạt động huy động vốn của các đơn vị kinh tế phi tài chính khác. Với quy mô vốn lớn tương đương với các ngân hàng hiện nay, nhu cầu cao và linh hoạt, việc huy động vốn trong CTCK có một số đặc điểm như sau: - Huy động vốn ngắn hạn thường được ưu tiên và tận dụng hơn so với nguồn vốn dài hạn do chi phí rẻ, linh hoạt phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành và mục tiêu kinh doanh của công ty - Nhu cầu huy động vốn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu sử dụng tiền của các nhà đầu tư mở tài khoản tại mỗi CTCK 10
  • 23. - Việc huy động và sử dụng nguồn vốn này luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ: đầu tiên là từ chính cơ chế quản trị rủi ro bản thân các công ty chứng khoán, sau đó là sự tác động từ các luật chung như Luật doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật các tổ chức tín dụng, … và sự điều chỉnh trực tiếp từ luật chuyên ngành là Luật chứng khoán. - Việc huy động vốn không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại và chủ quan của công ty chứng khoán mà còn bị chi phối bởi các bối cảnh khác của toàn nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính. - Tuỳ vào mục tiêu lợi nhuận và phát triển thị trường khác nhau mà mỗi công ty chứng khoán sẽ lựa chọn nguồn vốn khác nhau từ đó sẽ có cách thức huy động vốn sao cho hợp lý và tối ưu. 1.1.4. Tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động của công ty chứng khoán Tương tự như các ngành nghề kinh doanh khác, đối với công ty chứng khoán, vốn là một trong những yếu tố tiên quyết để được cấp giấy phép thành lập và thực hiện đăng kí kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với hoạt động của các định chế tài chính trong đó có công ty chứng khoán thì vốn là một phần quan trọng và không thể thiếu để giúp cho hoạt động của công ty có thể duy trì. Chỉ khi nào CTCK ngừng hoạt động hoặc phá sản thì công ty mới ngừng cần vốn, lúc này CTCK phải dùng tài sản của đơn vị (vốn điều lệ), trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ. Như đã đề cập ở trên vốn là điều kiện tiền đề quyết định sự tồn tại và phát triển của CTCK. Ngay từ khi mới thành lập, công ty nào có nhiều vốn sẽ được thực hiện nhiều chức năng và được đăng kí nhiều ngành nghề hơn. Theo quy định của pháp luật vốn là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp (đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của CTCK), vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đã đăng kí của công ty. Vốn là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của công ty. Vốn giúp cho CTCK có thể thực hiện được tốt được vai trò của mình. Ngoài ra, để có thể tiến hành mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, giữ chân khách hàng và đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có sẵn thì hệ thống nguồn vốn của doanh nghiệp phải thật sự vững chắc. Mọi hoạt động trong một công ty chứng 11
  • 24. khoán đều có sự tham gia của vốn hay nói cách khác là tiền. Nhân sự trả lương thưởng cần tiền, thuê kiểm toán cần tiền, xây dựng cơ sở vật chất cần tiền, trả tiền thuê nhà, bộ phận kinh doanh muốn thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính cần tiền, bộ phận đầu tư muốn đầu tư cổ phiếu, trái phiếu cần tiền, … Ngoài những khoản tiền chi trả để vận hành thì CTCK cũng cần các khoản tiền để hiện thực hoá các cơ hội đầu tư, từ đó có thể tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch. Tóm lại, cũng giống như tất cả các công ty khác trong nền kinh tế, vốn là một yếu tố không thể thiếu từ khi thành lập cho tới việc đáp ứng các nhu cầu kinh doanh và vận hành của một công ty chứng khoán. 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán là các yếu tố tác động đến cách thức, khả năng, chi phí, quy mô huy động vốn của công ty chứng khoán. Các yếu tố này bao gồm cả các yếu tố khách quan từ bên ngoài và các yếu tố chủ quan đến từ nội tại của công ty. Các yếu tố đó bao gồm: 1.1.5.1. Các yếu tố khách quan - Hành lang pháp lý: Là các yếu tố liên quan tới các quy tắc, quy định mà các cơ quan quản lý đề ra và áp dụng cho các công ty chứng khoán khi thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn. - Môi trường kinh tế xã hội và chính trị: Là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế, thể chế, chính sách áp dụng cho toàn bộ nền kinh tế, xã hội. - Yếu tố văn hoá xã hội; tâm lý và hành vi của dân cư: Là văn hoá, hành vi của con người ở một khu vực dân cư hoặc của các đối tượng khách hàng mục tiêu mà một công ty chứng khoán đang hướng tới. 1.1.5.2. Các yếu tố chủ quan - Quy mô, mạng lưới và xếp hạng công ty: Là mức độ nổi tiếng, độ lớn, thị phần của công ty trên thị trường. Là mức độ bao phủ của các chi nhánh, phòng giao dịch của công ty trên các khu vực địa lý khác nhau. Là thứ bậc của công ty so với các công ty khách trong cùng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. 12
  • 25. - Mục tiêukinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của công ty: Là những tiêuchí về kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, chi phí, phần trăm thị phần mà công ty đề ra trong một khoảng thời gian nhất định (thường sẽ là năm tài chính). Ngoài các yếu tố trên thì hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như công nghệ, năng lực và trình độ nhân sự, … Một công ty chứng khoán huy động được vốn hiệu qủa khi hiểu rõ tất cả các yếu tố đến mức có thể thích nghi, điều chỉnh và nắm bắt cơ hội tuỳ vào từng hoàn cảnh khác nhau. 1.2. Pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán 1.2.1. Khái niệm pháp luật về huy động vốn của công ty chứng khoán Vì các công ty chứng khoán thường có quy mô lớn và nhu cầu vốn cao nên đa số sẽ đến từ việc huy động bên ngoài, với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân khác không liên quan tới công ty. Chính việc này sẽ làm phát sinh hàng loạt vấn đề pháp lý có thể gặp phải như: quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc huy động vốn, quyền lợi của bên cho vay hoặc của nhà đầu tư, những rủi ro gặp phải khi thực hiện huy động vốn, …Với quy mô huy động lớn với nhiều hình thức khác nhau trong đó có cả hình thức chính thức được pháp luật khuyến khích và cho phép, có cả những hình thức mà cơ quan chủ quản không khuyến khích vì rủi ro cao thì pháp luật sẽ có những quy định về cách thức, hình thức thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo an toàn pháp lý tài chính cho các CTCK cũng như các đối tác của CTCK và cho toàn bộ thị trường tài chính Việt Nam. Như vậy, pháp luật về huy động vốn của các công ty chứng khoán là những quy định, quy tắc, chế tài mà Nhà nước xây dựng nên nhằm đảm bảo cho việc huy động vốn được thực hiện một cách đồng bộ, đúng đắn, an toàn góp phần đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của các CTCK và giúp cho nền kinh tế phát triển theo hướng bên vững và lâu dài. 1.2.2. Đặc điểm của pháp luật trong huy động vốn của các CTCK Pháp luật trong hoạt động huy động vốn của CTCK mang các đặc điểm chung của hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm: 13
  • 26. - Là hệ thống các quy tắc, quy định về nghiệp vụ huy động vốn mang tính bắt buộc chung, áp dụng cho tất cả các CTCK trên thị trường - Các quy định đều thể hiện ý chí của nhà nước, của cơ quan quản lý và giám sát nhằm đưa hoạt động huy động nguồn đi vào khuôn khổ từ đó đảm bảo việc cho sự tăng trưởng bền vững của cả thị trường tài chính - Pháp luật huy động vốn trong CTCK do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện. - Các quy định, quy tắc được thể hiện dưới những hình thức văn bản quy phạm pháp luật. - Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho các quy định đã đề ra được thực hiện. Ngoài những quy định điều chỉnh trực tiếp thì còn có các quy định một cách gián tiếp điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. 1.2.3. Yêu cầu về pháp luật huy động vốn Việc đảm bảo các yêu cầu cơ bản như tính hợp pháp, hợp pháp, sự rõ ràng, minh bạch khi xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nhà Nước. Vì chỉ khi đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản như vậy thì những quy định được đưa ra mới có khả năng được thực thi và áp dụng sau này. Pháp luật về huy động vốn nằm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam vì vậy sẽ có những yêu cầu tương tự, cụ thể là: - Những yêu cầu liên quan tới tính hợp pháp: Nghĩa là các quy định được đưa ra không trái với đạo luật cơ bản của nhà nước là hiến pháp, với các luật và văn bản do cơ quan quản lý cấp trên ban hành. Các cơ quan ban hành các quy định này chỉ được ban hành thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Như vậy là mỗi cơ quan quản lý chỉ có quyền và nghĩa vụ xây dựng, ban hành những quy định được giao cho, tránh tình trạng lạm dụng quyền hạn hoặc lẩn tránh trách nhiệm. Bên cạnh đó, các quy định chỉ được ban hành khi có lý do chính đáng, có xác thực nghĩa là xuất phát từ chính nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. - Những yêu cầu liên quan tới tính hợp lý: Hợp lý về hình thức thể hiện ở sự hài hoà, thống nhất, toàn diện còn phải được trình bày, thể hiện một cách rành 14
  • 27. mạch, rõ ràng, dễ hiểu với đại đa số người dân. Không có nội dung gây chồng chéo, khó hiểu. Hợp lý về nội dung thể hiện ở việc đảm bảo sự công bằng giữa lợi ích, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước với người dân và các tổ chức kinh tế khác. - Những yêu cầu liên quan tới sự minh bạch: Trên thực tế, các quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, sự minh bạch là một điều rất quan trọng để giúp cho các quy định đó được dân tin tưởng và tuân theo. Không chỉ phải được thể hiện một cách rõ ràng dễ hiểu mà các văn bản quy định phải được công khai trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng để mọi đối tượng đều có thể tiếp cận và thực hiện. - Những yêu cầu liên quan tới trình độ: Chi phí và thời gian xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật là không hề nhỏ. Vì vậy, một yêu cầu nữa mà các quy định pháp luật cần đáp ứng được đó là tính hợp thời và ổn định lâu dài. Nghĩa là các quy định có thể áp dụng trong hiện tại và nhiều năm sau đó. Để có thể đáp ứng yêu cầu này thì những nhà xây dựng luật phải có tầm nhìn xa trông rộng, nghiên cứu và đánh giá từ chi tiết tới bao quát mọi trường hợp liên quan có thể xảy ra. Ngoài những yêu cầu chung như vậy thì pháp luật huy động vốn trong công ty chứng khoán cũng sẽ có những yêu cầu riêng phụ thuộc vào đặc thù của ngành như tính linh hoạt có nghĩa là có thể áp dụng trong nhiều tình huống và trường hợp khác nhau do sự năng động của thị trường nguồn vốn. Nhìn chung để có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu trên thì rất khó nhất là đối với một nghiệp vụ khá phức tạp như huy động vốn của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, việc đáp ứng tốt đến đâu các yêu cầu trên sẽ thể hiện được chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. 1.2.4. Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán tại Việt nam Nguyên tắc pháp luật gồm hai loại, những nguyên tắc chung mang tính chất chính trị - xã hội của pháp luật và những nguyên tắc pháp lý đặc thù. Các nguyên tắc chung của pháp luật luôn phản ánh một cách trực tiếp chế độ xã hội hiện hữu và được đặt ra nhằm xác định rõ những nguyên lí, tư tưởng chỉ đảo để giải đáp một vấn đề lớn là hệ thống pháp luật hiện hữu củng cố và bảo vệ chế độ nào. Các nguyên tắc 15
  • 28. pháp lý đặc thù thể hiện rõ bản chất và những đặc trưng của pháp luật nhằm giải đáp một vấn đề có tính chất đặc trưng. Các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực huy động vốn chủ yếu mang tính chất dân sự. Vì vậy, trước hết những quy định của pháp luật về huy động vốn sẽ tuân theo những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nói chung như: - Nguyên tắc thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý: Nghĩa là các chủ thể của pháp luật vừa có quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng. - Nguyên tắc công bằng: Thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu như việc quy định và áp dụng các biện pháp xử lí phải phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật, quy định mức độ hưởng thụ tương xứng với sự đóng góp, cống hiến, …. Ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam thì pháp luật về huy động vốn trong CTCK sẽ mang những nguyên tắc riêng đặc trưng của ngành như sau: - Nguyên tắc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động huy động vốn tại công ty chứng khoán: Nhà Nước là cơ quan quyền lực tối cao. Do đó, tất cả những quy tắc, quy định đều thể hiện ý chí của Nhà nước nhằm đảm bảo vai trò, chức năng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành cho tất cả các hoạt động được diễn ra một cách hợp lý, an toàn và có tổ chức. Hoạt động của công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối dòng tiền của toàn bộ nền kinh tế. Và để CTCK có thể hoạt động hiệu quả thì huy động vốn là điều tất yếu tuy nhiên hoạt động này cũng có những mặt trái của nó. Đó là các hành vi huy động không lành mạnh, thực hiện các giao dịch huy động có tính rủi ro cao. Hoạt động huy động vốn phải dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng và trong một môi trường lành lạnh, công bằng và đồng thời phải đảm bảo được tính thông suốt. Việc huy động vốn được thực hiện một cách an toàn, thông suốt và hiệu quả là điều kiện tiên quyết để CTCK cũng như TTCK tồn tại và phát triển, trở thành một kênh đầu tư quan trọng cho nền kinh tế, tạo động lực cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề. Để thực hiện và duy trì được được điều đó thì vai trò quản lý, điều tiết của cơ quan quản lý là quyết định. 16
  • 29. Để có được một TTCK hoạt động hiệu quả và an toàn thì một trong những điều cần làm là quản lý hoạt động huy động vốn của các CTCK. Việc quản lý TTCK thông qua việc giám sát hoạt động huy động vốn của các CTCK là một yêu cầu tất yếu. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Những nguyên tắc pháp lý nền tảng, các đạo luật đơn hành, các quy định, cùng với năng lực và thái độ nghiêm túc của các cơ quan chính phủ và tổ chức tự quản trong việc thực thi các quy định pháp luật sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển thị trường”2. Chính phủ đã phải hoàn thiện rất nhiều khâu trong đó có việc hình thành khung pháp lý để thị trường hoạt động, thành lập cơ quan quản lý nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, điều hành thị trường, nhà đầu tư,… Rõ ràng, chỉ có Nhà nước với những nguồn lực tài chính dồi dào, quyền lực duy nhất cùng với hệ thống pháp luật mới có thể cho ra đời một định chế bậc cao của nền toàn bộ thị trường tài chính. Thực tế hoạt động hơn hai mươi năm qua của TTCK Việt Nam cho thấy, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường là rất quan trọng. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước mà đại diện là UBCK và các cơ quan chuyên trách khách không chỉ đơn thuần xem xét dưới góc độ vai trò của cơ quan quản lý mà đây chính là nguyên tắc đặc thù của khung pháp lý cho hoạt động TTCK nói chung và hoạt động CTCK nói riêng - Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt là cá nhân: Các quy định của pháp luật phải đảm bảo cho tất cả các chủ thể khi tham gia vào quan hệ, giao dịch đều được hưởng quyền và lợi ích hợp lý, phù hợp với nhu cầu của các bên. Các quy định của pháp luật sẽ giúp định hướng rõ về quyền và lợi ích đó cho các bên. Trong các giao dịch mà một bên là cá nhân, bên còn lại là tổ chức thì cơ quan quản lý luôn có những biện pháp phù hợp để bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế. Có thể nói, các CTCK tồn tại được là nhờ hoạt động huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động huy động vốn là một dạng quan hệ pháp luật đặc biệt vì được pháp luật về chứng khoán và cả thị trường tài 2Công ty tài chính quốc tế IFC (1996), Báo cáo thị trường và quản lý thị trường. 17
  • 30. chính điều chỉnh. Do vậy, các bên nhận nợ và bên chủ nợ tham gia quan hệ này với tư cách là chủ thể độc lập được pháp luật quy định có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ (là cá nhân, tổ chức) phụ thuộc vào hình thức cho vay mà họ thực hiện. Ví dụ nếu có cung cấp nguồn cho CTCK thông qua việc mua trái phiếu do CTCK đó phát hành thì họ có tư cách là chủ nợ đối với tổ chức phát hành, họ có quyền được cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty, về mục đích sử dụng vốn,…. Ngoài ra họ còn được hưởng lãi suất theo thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, khi một chủ thể thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào một CTCK thì mục đích cơ bản nhất là để được hưởng các quyền và lợi ích kinh tế nêu trên. Như vậy, nếu các quyền và lợi ích đó không có pháp luật bảo vệ hoặc có cơ chế để họ tự bảo vệ thì động cơ để thực hiện giao dịch cho vay của họ không còn nữa. Từ đó, những chủ thể có vốn sẽ mất niềm tin và sẽ chọn các kênh rót vốn khác. Như vậy, các CTCK khó lòng huy động được nguồn để phục vụ việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và tạo lợi nhuận cho công ty nói riêng. Đặc biệt đối với các cá nhân tham gia vào giao dịch này, họ thường là những chủ thể không chuyên nghiệp trong lĩnh vực này mặc dù họ có thể rất thành công ở lĩnh vực khác. Họ chính là các đối tượng cần được pháp luật bảo vệ do dễ bị tổn thương bởi các hành vi vi phạm của các CTCK chủ thể mà luôn có cả một đội ngũ pháp chế, quản trị rủi ro, huy động nguồn với sự hiểu biết sâu rộng về chuyên vôn và pháp luật. Còn đối với bên cho vay là các TCTD hoặc doanh nghiệp thì mặc dù họ có trình độ chuyên môn nhưng dù thế nào đi nữa thì khi cho vay là họ đặt niềm tin hoàn toàn lên bên đi vay. Với mỗi giao dịch lên tới cả trăm tỷ thì việc hiểu biết pháp luật cũng như trình độ chuyên môn chỉ góp phần hạn chế rủi ro, họ vẫn cần được bảo vệ vì họ đang bị nẵm giữ số vốn lớn khi cho vay. Các phân tích trên đây cho thấy, việc pháp luật ghi nhận và có các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là một trong những điều kiện tiên quyết để việc huy động nguồn có thể được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Chỉ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được pháp luật bảo vệ thì CTCK mới thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phát triển đất nước. 18
  • 31. - Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh: Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ và tự do trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại điều 57, Hiến pháp 1992. Kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cụ thể hoá, luật doanh nghiệp 2020 khẳng định tại điều 7 “Điều 7. Quyền của doanh nghiệp 1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. 2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. 3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. …” Việc thực hiện đồng bộ và đầy đủ các quyền tự do kinh doanh sẽ là cơ sở để CTCK vận hành và phát triển, qua đó sẽ giúp cho hoạt động trên TTCK sẽ trở nên sôi động và hiệu quả hơn. Về phía các CTCK, quyền tự do kinh doanh là căn cứ cơ bản để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức huy động và mục đích sử dụng vốn, trong đó có việc thực hiện huy động bằng vay nợ, bằng phát hành trái phiếu,….nhằm phục vụ mục đích tự doanh hoặc cho vay ký quỹ,… Việc phát cho vay kí quỹ nhằm tạo điều kiện cho các NĐT trên thị trường chứng khoán có thêm nguồn tiền để gia tăng lợi nhuận. Khi đó, việc đầu tư chứng khoán đã trở thành một trong những sự lựa chọn trong quá trình kinh doanh của họ bên cạnh những cơ hội khác. Mặc khác, nhờ có sự thừa nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp mà các định chế trung gian như công ty chứng khoán (CTCK) được thành lập để cung cấp các dịch vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư… qua đó, có cơ hội để họ mở rộng kinh doanh và thu được những khoản lợi nhuận đáng kể. Như vậy, suy cho cùng, quyền tự do kinh doanh chính là sự đảm bảo vệ cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư của tất cả các chủ thể trên thị trường từ phía Nhà nước. 19
  • 32. Quyền tự do kinh doanh được pháp luật tôn trọng và bảo vệ vì nếu không có sự đảm bảo này thì bản thân các giao dịch huy động vốn, đặc biệt là các giao dịch trên thị trường một. - Nguyên tắc tự do cạnh tranh: Tự do cạnh tranh với tư cách là một quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Để xã hội, thị trường có thể vận động phát triển theo một khuôn khổ nhất định thì cần có luật pháp. Tuy nhiên, các quy định đề ra phải hợp lí, phải cân bằng giữa lợi ích và thiệt hại. Hạn chế việc gò bó, thiên vị hoặc quy định lệch lạc làm tiêu biến đi sự tự do cạnh tranh của các chủ thể khi tham gia vào nền kinh tế. Nguyên tắc tự do cạnh tranh phải được bảo đảm thực hiện trong các giao dịch huy động vốn. Vì tự do cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giúp cho nguồn vốn đưa vào nền kinh tế được sử dụng với hiệu suất cao, an toàn và hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, phần lớn nguồn vốn mà CTCK có để hoạt động đều đến từ nguồn vốn vay. Để có vốn kịp thời nhằm triển khai việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như tạo ra lợi nhuận mục tiêu thì những điều kiện để huy động vốn như lãi suất cạnh tranh, kì hạn linh hoạt, tài sản đảm bảo an toàn và cuối cùng là mục đích sử dụng vốn đúng đắn, hiệu quả phù hợp với quy định của pháp luật sẽ tạo ra sức hấp dẫn và sự cạnh tranh đối với các chủ thể có nguồn cho vay. Nhờ có sự cạnh tranh này mà các chủ thể có dòng tiền nhàn rỗi có thêm những lựa chọn khi quyết định cho vay hoặc đầu tư vào một CTCK. Bên cạnh đó nguyên tắc cạnh tranh được thể hiện rõ nét nhất là trong hoạt động của các CTCK nhằm thu hút khách hàng, nâng cao thị phần và hiệu quả sử dụng vốn sau khi huy động về. Sự cạnh tranh này thường diễn ra khá gay gắt, đặc biệt thông qua việc giảm lãi suất cho vay kí quỹ, giảm phí giao dịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ, tiện ích cho các giao dịch chứng khoán. Trên phương diện quản lý, vấn đề cạnh tranh được đưa ra như một nguyên tắc hoạt động thị trường tài chính, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể có nhu cầu tham gia vào hoạt động đầu tư được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Nhờ có cạnh tranh mà chất giao dịch nguồn vốn và các dịch vụ trên thị trường chứng khoán sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Đó là những yếu tố cần thiết để TTCK hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng thúc đẩy nền kinh tế phát triển 20
  • 33. của mình. Vấn đề cạnh tranh được xem xét với tư cách là một nguyên tắc pháp lý cho hoạt động huy động vốn của CTCK không chỉ ở khung pháp lý của một quốc gia đơn lẻ nào, mà nó là một yêu cầu chung mang tính chất bắt buộc, được thể chế hóa trong rất nhiều các quy định cụ thể. 1.2.5. Chủ thể huy động vốn của công ty chứng khoán Các chủ thể cơ bản mà pháp luật huy động trong CTCK hướng tới bao gồm: - Các cơ quan quản lý của Nhà nước: Cơ quan quản lý nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán trong đó có: Ủy ban chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước,… - Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện hành vi huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty. - Các ngân hàng thương mại: Đây là một trong những đối tượng cung cấp nguồn vốn cho CTCK nhiều nhất thông qua nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh. - Các cá nhân, nhà đầu tư tham gia vào hoạt động cho CTCK vay vốn 1.2.6. Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong huy động vốn của công ty chứng khoán 1.2.6.1. Vi phạm pháp luật trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. Vi phạm pháp luật là những hành vi trái, ngược pháp luật, có lỗi của chủ thể có đầy đủ năng lực pháp lý thực hiện nhằm xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Như vậy, vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng khoán là những vi phạm quy định về kinh doanh và hành nghề chứng khoán, bên cạnh đó cũng là những vi phạm liên quan tới việc chào bán chứng khoán ra công chúng và công bố thông tin. Vi phạm pháp luật huy động vốn của công ty chứng khoán là các hành vi của các công ty chứng khoán hoặc các cá nhân trái hoặc không tuân theo hoặc tuân theo không đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn. 21
  • 34. Vi phạm pháp luật trong công ty chứng khoán có hai hình thức phổ biến như sau: - Hành vi hành động: Là việc thực hiện những công việc, những điều trái với quy định. - Hành vi không hành động: Là không thực hiện đúng và đủ những điều mà pháp luật yêu cầu. Các hành vi vi phạm tiêu biểu trong hoạt động huy động vốn của chứng khoán bao gồm: - Các hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ; - Vi phạm quy định trong cách thức huy động vốn: Thực hiện các hoạt động huy động vốn mà pháp luật cấm hoặc không cho phép. - Vi phạm quy định về mục đích sử dụng vốn huy động: Sử dụng vốn sai hoặc trái với mục đích mà pháp luật cho phép. - Vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán: Thực hiện các nghiệp vụ không đúng theo đăng kí kinh doanh (ví dụ: Nhận tiền gửi) - Vi phạm quy định về nghĩa vụ công bố thông tin: Không công bố đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật đối với một số hoạt động huy động vốn (ví dụ: phát hành trái phiếu) 1.2.6.2. Xử lývi phạm trong hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán. Xử lý vi phạm pháp luật là việc xem xét và đưa ra quyết định về việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào mức độ và hành vi vi phạm khác nhau mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra các hình phạt hành chính, hình sự khác nhau dựa trên các quy định mà pháp luật đã đề ra. Đối với hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán thì việc xử lý vi phạm sẽ bao gồm một số hình thức tiêu biểu như sau: - Phạt hành chính (phạt tiền) - Yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu của sự việc - Chấm dứt hoạt động của công ty chứng khoán - Xử lý hình sự đối với cá nhân có sai phạm nghiêm trọng 22
  • 35. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 2.1. Pháp luật Việt Nam về huy động vốn tại công ty chứng khoán 2.1.1. Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động huy động vốn của công ty chứng khoán Đối với quy định về vốn góp ban đầu khi thành lập công ty chứng khoán thì căn cứ theo quy định tại Luật chứng khoán năm 2019 thì vốn điều lệ của Công ty chứng khoán phải được góp bằng Đồng Việt Nam. Số vốn điều lệ tối thiểu được quy định như sau: - Đối với nghiệp vụ môi giới chứng khoán: tối thiểu là 25 tỷ đồng; - Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán: tối thiểu là 50 tỷ đồng; - Đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán: tối thiểu là 165 tỷđồng; - Đối với nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán: tối thiểu là 10 tỷ đồng; Theo đó, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện đồng thời nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác nhau thì số vốn điều lệ tối thiểu phải góp bằng tổng tất cả số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ theo đề nghị cấp phép. Đối với hoạt động huy động vốn trong công ty chứng khoán, pháp luật có các yêu cầu theo Điều 6 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán. Trong đó có nội dung điều chỉnh chung cho toàn bộ hoạt động và hoạt huy động vốn của CTCK và có những yêu cầu riêng liên quan tới từng nghiệp vụ huy động vốn của CTCK. Trong đó các quy định chung chủ yếu là về các tỷ lệ an toàn tài chính: - Quy định về tổng dư nợ của CTCK trên số chủ sở hữu (tỷ lệ đòn bẩy tài chính) của CTCK đó được quy định tại điều 26 thông 121/2020/TT-BTC quy định về hoạt động của công ty chứng khoán. “Điều 26. Hạn chế vay nợ 1. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 05 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây: 23
  • 36. a) Tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng; b) Quỹ khen thưởng phúc lợi; c) Dự phòng trợ cấp mất việc làm; d) Dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư. 2. Nợ ngắn hạn của công ty chứng khoán tối đa bằng tài sản ngắn hạn.” Tỷ lệ đòn bẩy tài chính giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư nhìn rõ nhất về khả năng tài chính và cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá cao chỉ ra chỉ ra rằng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bằng các khoản nợ, doanh nghiệp khả năng có rủi ro trong khả năng trả nợ. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp thể hiện rằng công ty có một nguồn vốn mạnh, vững chắc, khả năng trả nợ tốt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá thấp cũng không hẳn là tốt, điều đó thể hiện rằng có thể doanh nghiệp quản trị nguồn không tốn, chưa biết tận dụng nguồn vốn vay thường có chi phí rẻ hơn vốn chủ sở hữu. So với quy định cũ tại khoản 1 điều 42 Thông tư 210/2012/TT-BTC ban hành ngày 30/11/2012 thì tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 03 lần thì thông tư mới đã có phần nới hạn mức vay của các CTCK lên gần 2 lần so với trước đây. Tỷ lệ này ở mức trung bình so với các ngành khác trên nền kinh tế hiện nay và là một tỷ lệ hài hoà để doanh nghiệp chứng khoán vừa đảm bảo khả năng trả nợ lại có thêm nhiều điều kiện hơn cho các CTCK trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh. - Quy định về tỷ lệ an toàn vốn khả dụng. Căn cứ theo Thông tư số 91/2020/TT-BTC ban hành ngày 13/11/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính thì các CTCK phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn khả dụng tối thiểu là 180% với: ' 24
  • 37. Trong đó: - Vốn khả dụng được quy định tại khoản 1 điều 4 Thông tư số 91/2020/TT- BTC TT Các chỉ tiêu 1 Tổng giá trị rủi ro thị trường 2 Tổng giá trị rủi ro thanh toán 3 Tổng giá trị rủi ro hoạt động 4 Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng thể hiện khả năng tài chính của CTCK để đảm bảo cho các rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng càng cao thì càng tốt, chứng tỏ rằng CTCK đó có một tình hình tài chính khoẻ mạnh. Các CTCK phải thực hiện báo cáo định kỳ tỷ lệ an toàn vốn khả dụng theo khoản 1 điều 12 thông tư nói trên. Khi tỷ lệ an toàn vốn khả dụng xuống dưới 180% thì CTCK phải thực hiện báo cáo bất thường theo quy định tại khoản 2, điều 12 thông tư 91/2020/TT-BTC như sau: “2. Chế độ báo cáo bất thường a) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 180%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này một (01) tháng hai (02) lần (dữ liệu tại ngày 15 và 30 hàng tháng). Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trong vòng ba (03) ngày làm việc sau ngày 15 và 30 hàng tháng. b) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 150%, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng một (01) tuần một (01) lần theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ ngày thứ sáu hàng tuần. c) Kể từ khi tỷ lệ vốn khả dụng giảm xuống dưới 120%, tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng ngày phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục V hoặc Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được gửi bằng tệp thông tin điện tử thực hiện qua hệ thống cơ sở dữ liệu trước 16 giờ hàng ngày” 25
  • 38. Nhìn chung các CTCK trong hoạt động huy động và sử dụng vốn phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật3 Bên cạnh các quy định chung, còn có các quy định riêng đối với từng hình thức huy động như sau: 2.1.1.1. Trong hình thức đi vay Về bản chất, công ty chứng khoán là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, khi thực hiện vay vốn từ các doanh nghiệp chuyên trách như tổ chức tín dụng hay những doanh nghiệp không chuyên trách như các công ty dịch vụ, sản xuất khác có vốn dư thừa hoặc từ các cá nhân trong nền kinh tế thì sẽ chịu điều chỉnh của Bộ luật dân sự hay Luật các tổ chức tín dụng tương ứng. Đối với hình thức đi vay pháp luật sẽ điều chỉnh về các vấn đề sau: - Đối với hợp đồng vay tài sản nói chung của CTCK với các TCTD, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế phi ngân hàng thì tuân theo các quy định tại điều 469 và điều 470 Bộ luật dân sự 2015. - Về đối tượng vay: Nhìn chung chưa có quy định nào của pháp luật quy định cụ thể về việc CTCK được phép hay không được phép huy động từ các đối tượng nào. Và cũng chưa có quy định nào cấm CTCK thực hiện nghiệp vụ nhận tiền gửi. Tuy nhiên, Luật các TCTD có quy định chỉ có các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính mới được phép huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi. Điều đó có nghĩa là các CTCK có thể thực hiện vay vốn tất cả các chủ thể trên thị trường miễn là “thuận mua vừa bán”. Mặc dù trong nền kinh tế hiện tại có rất nhiều chủ thể có nguồn vốn dư thừa và sẵn sàng cho các CTCK vay vốn với một mức lãi suất hợp lý. Các CTCK cũng phải lưu ý về đối tượng mà CTCK có thể huy động để hạn chế các rủi ro phát sinh. - Về lãi suất: Quy định về lãi suất đi vay được nêu rõ tại điều 476 Bộ luật dân sự “Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. 3Khoản 1 điều 92 Luật chứng khoán 2019 26
  • 39. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.” 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ - Về mục đích vay: Khi nguồn vốn đã được huy động về phải được sử dụng đúng mục đích như đã đăng kí với TCTD hoặc với bên cho vay khác. Nếu thay đổi mục đích sử dụng vốn thì phải thông báo với bên cho vay về việc chuyển đổi mục đích sử dụng vốn và được sự chấp thuận của bên cho vay. Theo quy định tại điểm 1, khoản 2 điều 93 Luật các tổ chức tín dụng thì Tổ chức tín dụng phải ban hành các quy định nội bộ về về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. 2.1.1.2. Trong hình thức chào bán cổ phần Căn cứ theo điều 123 Luật doanh nghiệp 2020 thì CTCK được thực hiện chào bán cổ phần theo quy định như sau: “Điều 123. Chào bán cổ phần 1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.” Các định nghĩa, quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ được nêu tại điều 31, Luật chứng khoán 2019. Bên cạnh đó, việc thực hiện bán chứng khoán sẽ tuân theo các quy định về hình thức chào bán tại điều 10, quy định về Hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng tại điều 12, điều kiện chào bán tại điều 13 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán. 27
  • 40. Theo khoản 2 điều 15 Luật chứng khoán 2012 thì ngoài các yêu cầu về vốn điều lệ đã góp phải lớn hơn 30 tỷ, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ việc chào bán, đang không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đăng kí niêm yết hoặc giao dịch cổ phiếu sau chào bán và mở tài khoản phong toả nhận tiền mua cổ phiếu thì CTCK phải đáp ứng thêm các điều kiện khi chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng như sau: “Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm: b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theomệnhgiá không lớn hơntổnggiá trị cổ phiếu đang lưu hànhtính theomệnh giá, trừ trường hợpcó bảo lãnhphát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chứcphát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chứcphát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án”. 2.1.1.3. Trong hình thức phát hành trái phiếu Việc phát hành trái phiếu của CTCK cũng tuân theo quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nói chung. Theo quy định của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu như sau: “Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu 1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ. 2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành 28
  • 41. theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.” Bên cạnh đó, các quy định khác về việc phát hành trái phiếu như quy trình thủ tục, điều kiện chào bán, hồ sơ chào bán, phương thức chào bán cũng được quy định cụ thể và chi tiết trong thông tư này. Ngoài ra, các công ty chứng khoán khi phát hành trái phiếu còn chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2019, theo đó, tại điều 31 có quy định về điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty chứng khoán. Đối với CTCK là công ty đại chúng thì các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 31, còn đối với CTCK không phải là công ty đại chúng thì phải tuân thủ theo các điều kiện được quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này. Trong đó có một số các điều kiện chung như: phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành, mục đích sử dụng tiền thu được từ việc phát hành, xác định rõ số lượng và tiêu chí nhà đầu tư, … Ngoài các quy định trên thì việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải được thực hiện công bố thông tin và đăng ký lưu kí như sau: - CTCK phát hành trái phiếu thực hiện công bố thông tin trong thời hạn 01 ngày làm việc trước đợt chào bán. CTCK thực hiện công bố thông tin trước đợt chào bán cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin cho Sở giao dịch chứng khoán.4 - Công bố kết quả chào bán trái phiếu: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán trái phiếu, CTCK công bố thông tin về kết quả của đợt chào bán cho các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán. Nội dung công bố thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.5 4 Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 19 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế 5 Theo khoản 1 điều 4 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 20 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái 29
  • 42. - Công bố thông tin định kì: Định kỳ 06 tháng và hàng năm theo năm tài chính cho đến khi trái phiếu đáo hạn, CTCK phát hành gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu và Sở giao dịch chứng khoán.6 Nội dung côngbố thông tin được quy định tại điều121 Luật chứng khoán 2019. - Đăng ký, lưu ký trái phiếu: Theo điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì CTCK chào bán trái phiếu riêng lẻ phải đăng ký, lưu ký trái phiếu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo dã nhận được báo cáo kết quả chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty chứng khoán. Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu cho đúng đối tượng mục tiêu cũng được pháp luật quy định tại điều 128 Luật doanh nghiệp 2020; điểm b khoản 2 điều 31 Luật chứng khoán 2019. Theo đó chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được phép đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ. Quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp được nêu rõ tại điều 11 Luật chứng khoán 2019. Như vậy, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn là một nghiệp vụ được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro vỡ nợ và tạo nên bong bóng trái phiếu. 2.1.1.4. Trong hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh Không có quy định nào cấm công ty chứng khoán vay vốn của khách hàng, nhà đầu tư hay cá nhân, pháp nhân nói chung để hoạt động kinh doanh. Tất nhiên, việc gửi tiền ăn lãi tại các công ty chứng khoán có phần rủi ro hơn gửi ngân hàng. Hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh không phải là một kênh huy động chính thức được pháp luật thừa nhận và điều chỉnh, vì vậy hình thức không được các cơ quan quản lý khuyến khích. Hiện tại chưa có một nguồn luật nào điều chỉnh cụ thể và trực tiếp hình thức huy động này mà được chiều chỉnh gián tiếp qua Luật dân sự 2015, Luật đầu tư 2020 và Luật các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể, đối với việc hình thành hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong những hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong đó hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế 6Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 122/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 hướng dẫn về chế độ công bố thông tin theo quy định của Nghị định 153/2020/NĐ- CP và khoản 1 điều 21 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định của chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế 30
  • 43. nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm7 . Bên cạnh đó, về hình thức của hợp đồng hợp tác còn phải được lập thành văn bản8 . Theo khoản 14 điều 3 Luật đầu tư 2020 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy là hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn gọi là thoả thuận hợp tác kinh doanh với sự tham gia của các bên nhằm hưởng lợi nhuận. Nắm rõ được khái niệm về hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các CTCK thường kí hợp đồng hợp tác đầu tư với các cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh tế phi tài chính với hình thức đầu tư hưởng lợi nhuận cố định theo tỷ lệ %/năm. Theo khoản 1điều 27 Luật đầu tư 2020 thì việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa các nhà đầu tư trong nước thì tuân theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Do đó, những yêu cầu về hình thức, cách thức, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên được nêu rõ tại Mục 8 Bộ Luật dân sự bao gồm từ điều 504 đến 511. Vì bản chất tương tự hình thức huy động tiền gửi với tên gọi khác vì “nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”9 . Tuy nhiên, các CTCK không được phép nhận tiền gửi mà chỉ có một số chủ thể được thực hiện nghiệp vụ này như NHTM, hợp tác xã, công ty tài chính (được nhận tiền gửi của tổ chức), công ty cho thuê tài chính (được nhận tiền gửi của tổ chức). Như vậy hình thức huy động của CTCK cũng bị ảnh hưởng bởi quy định này của pháp luật. 2.1.1.5. Trong các hình thức huy động vốn khác Ngoài ra còn một số quy định khác liên quan tới hoạt động sử dụng vốn “Điều 17. Quản lý tiền của khách hàng 1. Công ty chứng khoán phải quản lý tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán của từng khách hàng, tách bạch tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán. 7Khoản 1 điều 504 Bộ luật dân sự 2015 8 Khoản 2 điều 504 Bộ luật dân sự 2015 9 Khoản 13 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 31