SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 5
Câu 1: Vận dụng các nguyên tắc của giao tiếp vào tiếp khách ở Việt
Nam?
      Giao tiếp trong tiếp khách là loại hình giao tiếp quan trọng thể hiện quan
điểm đối nội, đối ngoại của nhà quản lý. Trong tiếp khách, điều cần nhất là văn
hóa ứng xử chứ không đơn thuần là thỏa mãn được yêu cầu của công việc. Hoạt
động tiếp khách có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng có mục đích khác nhau
nhưng quá trình tiếp khách phải đạt được mục đích “vui lòng khách đến, vừa
lòng khách đi”. Do đó, người lãnh đạo cần vận dụng tốt các nguyên tắc của giao
tiếp để có thể đạt được mục đích và hài hòa lợi ích của cả hai bên:
       Sự tôn trọng lẫn nhau trong tiếp khách
   -       Nơi tiếp khách: Chọn địa điểm tiếp khách phải khang trang, sạch đẹp,
           thuận tiện, trong phòng đầy dủ tiện nghi phục vụ giao tiếp, bài trí
           theo kịp sự phát triển và kiến trúc hiện đại. Bên cạnh đó, phải sắp xếp
           mặt bàn cho ngăn nắp, các gạt tàn thuốc được lau chùi sạch sẽ… Tất
           cả đều phản ánh sự lịch sự và văn minh.
   -       Trang phục: Đẹp, sạch sẽ, gọn gàng… không xuề xòa, lôi thôi… Đó
           là thể hiện sự tôn trọng khách.
   -       Luôn thể hiện lịch sự trong giao tiếp, phải chào hỏi ngay từ lúc đầu
           gặp gỡ, mời khách vào nhà, mời khách ngồi uống nước…một cách
           lịch thiệp.
   -       Lời nói giữ âm điệu tự nhiên, phát âm chính xác, rõ ràng, từ ngữ dễ
           hiểu, tốc độ vừa phải. Quan trọng là lời nói đầy nhiệt tình. Mắt nhìn
           vào khách, lắng nghe khi khách nói. Không được làm gì khác khi
           đang nói chuyện với khách.
   -       Khi tiếp khách cần chú ý lễ nghi, phong tục, tập quán của từng quốc
           gia, từng địa phương, dân tộc, nghiên cứu kỹ các động tác bắt tay, ôm
           hôn, cúi chào, phong tục ẩm thực và dự tiệc.
       Sự thông cảm trong tiếp khách
   -       Càng thông cảm thì mâu thuẫn càng giảm “Chín bỏ làm mười”,
           “Chuyện t hóa chuyện nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có gì” từ đó có thể
           bình tĩnh, sáng suốt giải quyết vấn đề.
   -       Khi tiếp khách phải biết đặt địa vị của mình vào địa vị của người
           khác để suy nghĩ, thông cảm. Không nên áp đặt tư duy của mình và
           hoàn cảnh của đối tác để suy xét một vấn đề nào đó.



                                                                                1
Tiếp khách dựa trên quan điểm bàn bạc đưa ra hết các yếu tố để phân
tích vấn đề, đưa ra thống nhất chung
      Khi trò chuyện nên chủ động trong giao tiếp để thể hiện rõ quan điểm của
mình, cố gắng làm rõ vấn đề để đi đến thống nhất ý kiến.
      Có kế hoạch chính xác, tùy từng loại khách mà ấn định thời gian và nội
dung cho phù hợp. Khi thấy mâu thuẫn xuất hiện phải cố gắng làm dịu vấn đề và
đưa ra hết các ý kiến, quan điểm một cách nhẹ nhàng để hai bên hiểu và tôn
trọng các ý kiến của nhau. Từ đó, cùng giải quyết vấn đề.
      Trong giao tiếp là phải biết chấp nhận
      Chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh để hòa nhập với cuộc sống. Nhưng trên
quan điểm chấp nhận để vươn lên, chứ không chấp nhận để buông xuôi. “Gió
chiều nào che chiều ấy”, “Sống như cây gỗ tròn”.
      “Nhân vô thập toàn” là quan điểm đúng. Nên ai thấy sai thì nên nhận sai
để rút kinh nghiệm hoàn thiện bản thân, không bình luận, phê phán sau lưng
người khác.
      Khi giao tiếp phải biết chờ đợi
      Khi giao tiếp tránh nôn nóng, vội vàng mà hỏng việc. Nên dùng nghệ
thuật giao tiếp để tranh thủ tình cảm của khách hàng. Như nói chuyện phải dùng
âm điệu và sắc điệu đầy sức sống, phải chú ý lắng nghe, nhìn vào mắt họ, thỉnh
thoảng gật đầu, mỉm cười để khuyến khích họ nói. Không ngắt lời nửa chừng,
thỉnh thoảng có câu gợi ý để moi thông tin, chuyển dịch câu chuyện theo hướng
cần thiết.
      Vận dụng nguyên tắc: Sống phải biết điều
      Khi tiếp khách phải khiêm tốn, không kiêu căng hay quá thể hiện hiểu biết
để khách mến phục. Luôn tỏ thái độ lắng nghe khách nói. Đây là một nguyên tắc
cần được ghi nhớ và thực hiện trong quá trình tiếp khách hàng ngày.
      Kết luận: Trong khi tiếp khách đặc biệt tránh hỏi các vấn đề tế nhị và rất
không liên quan tới công việc. Ví dụ: tình trạng hôn nhân, tuổi tác, và chuyện
riêng của đối tác… Khi chia tay, phải tóm tắt và nhấn mạnh những điểm đã trao
đổi, hỏi thăm và chúc sức khỏe khách cũng như gia đình. Nói lời chia tay và hẹn
gặp lại một cách chân tình. Tùy theo khách mà tiễn ra đến đâu.




                                                                              2
Câu 2: Hình thức họp dân chủ công khai có ưu điểm, hạn chế gì?
      Họp là một hình thức quản lý không thể thiếu được trong bất cứ một tổ
chức, cơ quan hay một đất nước, một quốc gia nào. Hình thức họp dân chủ công
khai được áp dụng rất nhiều trong các cuộc họp tại ở doanh nghiệp, tổ chức và
cả quốc hội bởi nó có rất nhiều Ưu điểm:
      Thứ nhất: Phát huy tư tưởng tự do, mọi người sẽ bàn bạc thoải mái để có
kết luận thống nhất và khai thác một cách tốt nhất tiềm năng chất xám của mọi
người. Nhiều ý kiến xây dựng phong phú quanh một vấn đề, giải quyết nó một
cách tốt nhất mà một cá nhân không thể tìm ra. “Xã hội là nơi các ý tưởng khác
biệt va chạm vào nhau và tạo nên chân lý”.
      Thứ hai: Mọi vấn đề sẽ được công khai trong cuộc họp, trước tiên là công
khai về thông tin. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý, điều hành, thực
thi công việc tốt hơn. Họ sẽ hiểu chia sẻ và cùng nhau tìm cách tháo gỡ khó
khăn với ban lãnh đạo.
      Thứ ba: Bảo vệ được những người tham gia ý kiến, ngăn chặn sự tấn
công cá nhân, phê phán lẫn nhau. Khi đó lãnh đạo phải tự điều chỉnh, kiểm soát
hành vi của mình trước tập thể, trước cộng đồng. Và những ai có ý đồ như cửa
quyền, hách dịch, tham nhũng cũng sẽ hạn chế.
     Nhược điểm:
       Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này vào cuộc sống thực tế thì chúng
ta lại gặp không ít khó khăn và vướng mắc.
     Thứ nhất: Không phải lãnh đạo, thủ trưởng nào cũng đủ năng lực và
phẩm chất đạo đức để thực hiện điều hành và duy trì một cuộc họp có hiệu quả.
      Hai là: Sự thiếu minh bạch, thậm chí che đậy, bưng bít thông tin của một
số lãnh đạo diễn ra thường xuyên. Điều đó chỉ giúp cho các hành vi cửa quyền,
lợi dụng tham nhũng có cửa để hoành hành.
      Ba là: Tính dân chủ của việc xây dựng cũng như thông qua và thực hiện
quyết định bị hạn chế. Bởi nếu đưa ra quá nhiều ý kiến trái ngược nhau, đi theo
nhiều chiều sẽ khó tổng hợp dẫn tới bế tắc. Đây là nhược điểm chính của hình
thức họp dân chủ công khai.
      Bốn là: Một số nhân viên không ý thức được lợi ích của hình thức này. Đi
họp để tham gia phát biểu ý kiến, xây dựng tổ chức thì nhân viên đó: “Thứ nhất
ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý”. Làm ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi họp.



                                                                              3
Năm là: Hiện nay trong các cuộc họp của một số cơ quan thì hiện tượng
dân chủ chỉ gọi là hình thức chứ không bao giờ phát huy được hiệu quả thực sự
của nó. Bởi một số lý do đó là: Nếu có sự đóng góp, phát biểu ý kiến của các
nhân viên thì sau đó lãnh đạo lại cho rằng điều đó tuy có nhiều chỗ hay nhưng
không hợp lý, không khả thi ở một số điểm… Sau đó sẽ cho ý kiến đó vào quên
lãng. Một số lãnh đạo còn tỏ ý cho nhân viên là: “Ý kiến của các vị chỉ là thiểu
số, và dù sao thì anh chị cũng không phải là cán bộ nòng cốt nên ý kiến đó cũng
không có giá trị gì. Thắc mắc, ý kiến nhiều sẽ ảnh hưởng tới công việc mà anh
chị đang làm…”.
      Kết luận: Mặc dù còn nhiều nhược điểm nhưng đây là một hình thức họp
tiến bộ, được áp dụng rộng rãi. Để khắc phục những khuyết điểm và tăng cường
những ưu điểm của hình thức này cần có một đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, công
tâm, chính trực có đủ tài năng và phẩm chất để quản lý và điều hành tốt nhân
viên và các buổi họp. Bên cạnh đó, cần làm cho các cán bộ công nhân viên hiểu
được ưu điểm của hình thức này để phát huy tốt tính sáng tạo, cống hiến và
đóng góp xây dựng và phát triển tổ chức.


       Câu 3: Hình thức này có được áp dụng ở Việt Nam hay không? Vì
sao?
      Tại Việt Nam phương pháp họp dân chủ công khai đã và đang được áp
dụng rộng rãi ở tất cả các cấp chính quyền, tổ chức. Tuy nhiên việc áp dụng
chưa thực sự đạt được những kết quả mong muốn do nhiều nguyên nhân khác
nhau.
       - Do tâm lý của người Việt Nam chúng ta cần cù lao động song dễ thỏa
mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. Nhiều người có tâm lý an phận thủ
thường, tình trạng đoàn kết “một chiều” nể nang, xuê xoa, dĩ hòa vi quý và nhất
là sợ vùi dập nên không dám đưa ra ý kiến của mình, sợ trái ý lãnh đạo.
     - Thái độ thờ ơ lãnh đạm của cấp dưới đối với một vấn đề của công ty, coi
công việc đó là của “lãnh đạo”, “ đã có lãnh đạo lo hết rồi”…
      - Thường tâm lý con người ít muốn ai nói đến điểm yếu của mình, dễ giận
dữ khi người nói đến cái kém của ta. Lãnh đạo cũng không ngoại trừ điều đó.
Tình trạng bảo thủ ở các cấp lãnh đạo rất phổ biến, họ không chấp nhận ý kiến
của người khác mà áp đặt tư tưởng cá nhân chủ quan của mình.
      Tất cả những hạn chế nêu trên đang làm hạn chế đi tính dân chủ, công
khai, biến hình thức họp dân chủ công khai trở thành dân chủ hình thức.


                                                                               4
Kết luận: Đất nước chúng ta đang trên con đường hội nhập, dân tộc ta
đang cần những người con ưu tú, những cán bộ dám đấu tranh với mọi tiêu cực
của xã hội để đưa Việt Nam xứng tầm với khu vực và thế giới. Chính vì vậy,
dân chủ công khai một điều rất cần thiết cho một xã hội văn minh, phát triển và
hội nhập như hiện nay.




                                                                              5

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Mais procurados (13)

Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3
 
Học trực tuyến
Học trực tuyến Học trực tuyến
Học trực tuyến
 
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiepTai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
 
Giao tiếp trong nhóm
Giao tiếp trong nhóm Giao tiếp trong nhóm
Giao tiếp trong nhóm
 
Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3
 
Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3
 
Sách Thuật Đọc Nguội
Sách Thuật Đọc NguộiSách Thuật Đọc Nguội
Sách Thuật Đọc Nguội
 
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trịTứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
Tứ thư lãnh đạo - Thuật quản trị
 
Nhom 8 de tai 3
Nhom 8 de tai 3Nhom 8 de tai 3
Nhom 8 de tai 3
 
Vi giam doc mot phut ong la ai
Vi giam doc mot phut ong la aiVi giam doc mot phut ong la ai
Vi giam doc mot phut ong la ai
 
Kỹ năng thuyết cho sinh viên
Kỹ năng thuyết cho sinh viênKỹ năng thuyết cho sinh viên
Kỹ năng thuyết cho sinh viên
 
Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2
 
Hvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhHvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanh
 

Destaque

精神障がいについてもっと知ってほしい
精神障がいについてもっと知ってほしい精神障がいについてもっと知ってほしい
精神障がいについてもっと知ってほしいYuki Toibana
 
Time management skill
Time management skillTime management skill
Time management skillmashiatmimosa
 
10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet
10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet
10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internetGia sư Trí Việt
 
発達障害研究会105
発達障害研究会105発達障害研究会105
発達障害研究会105Yuki Toibana
 
22 5-15 examen foda y arbol de problemas
22 5-15 examen  foda y arbol de problemas22 5-15 examen  foda y arbol de problemas
22 5-15 examen foda y arbol de problemasVictor Nombera Zapata
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 

Destaque (10)

Whatonearth (1)
Whatonearth (1)Whatonearth (1)
Whatonearth (1)
 
Final idea
Final ideaFinal idea
Final idea
 
Myidea
MyideaMyidea
Myidea
 
精神障がいについてもっと知ってほしい
精神障がいについてもっと知ってほしい精神障がいについてもっと知ってほしい
精神障がいについてもっと知ってほしい
 
Time management skill
Time management skillTime management skill
Time management skill
 
Wtf of ad
Wtf of adWtf of ad
Wtf of ad
 
10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet
10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet
10 buoc xay dung cong viec kinh doanh tren internet
 
発達障害研究会105
発達障害研究会105発達障害研究会105
発達障害研究会105
 
22 5-15 examen foda y arbol de problemas
22 5-15 examen  foda y arbol de problemas22 5-15 examen  foda y arbol de problemas
22 5-15 examen foda y arbol de problemas
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 

Semelhante a Tieu luan tam ly quan ly

Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdfBài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdfTonyHoang52
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómTạ Minh Tân
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpTrinh Tu
 
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfQUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfTino521653
 
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfQUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfTino521653
 
Ky nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhóm
Ky nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhómKy nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhóm
Ky nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhómViệt Long Plaza
 
Giao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanh
Giao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanhGiao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanh
Giao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanhforeman
 
Đạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh Tùng
Đạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh TùngĐạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh Tùng
Đạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh TùngJenlytine
 
Leadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 PhuctungLeadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 PhuctungChuong Nguyen
 
Bài giảng kỹ năng lãnh đạo
Bài giảng kỹ năng lãnh đạoBài giảng kỹ năng lãnh đạo
Bài giảng kỹ năng lãnh đạohocthuenet
 
Bài thuyết trình môn tâm lý học quản lý
Bài thuyết trình môn tâm lý học quản lýBài thuyết trình môn tâm lý học quản lý
Bài thuyết trình môn tâm lý học quản lýHọc Huỳnh Bá
 
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]Trieu Nguyen
 
Chuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.ppt
Chuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.pptChuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.ppt
Chuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.pptKyanhNguyen8
 
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảSắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảNhomHTTP
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien daivuthanhtien
 
11 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 577711 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 5777Tony Pham
 
11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhomTang Tan Dung
 
File goc 769020
File goc 769020File goc 769020
File goc 769020huuphuoc
 

Semelhante a Tieu luan tam ly quan ly (20)

Chương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhânChương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhân
 
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdfBài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfQUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
 
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdfQUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI- NHÓM 2.pdf
 
Ky nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhóm
Ky nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhómKy nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhóm
Ky nang lam viec nhom, kĩ năng làm việc nhóm
 
Giao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanh
Giao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanhGiao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanh
Giao tiep trong hoat dong quan tri kinh doanh
 
Đạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh Tùng
Đạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh TùngĐạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh Tùng
Đạo đức nghề nghiệp - Phỏng Vấn Lâm Thanh Tùng
 
Leadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 PhuctungLeadership Ch7 Phuctung
Leadership Ch7 Phuctung
 
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhómKỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm
 
Bài giảng kỹ năng lãnh đạo
Bài giảng kỹ năng lãnh đạoBài giảng kỹ năng lãnh đạo
Bài giảng kỹ năng lãnh đạo
 
Bài thuyết trình môn tâm lý học quản lý
Bài thuyết trình môn tâm lý học quản lýBài thuyết trình môn tâm lý học quản lý
Bài thuyết trình môn tâm lý học quản lý
 
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]Eq  thông minh cảm xúc [compatibility mode]
Eq thông minh cảm xúc [compatibility mode]
 
Chuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.ppt
Chuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.pptChuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.ppt
Chuong 2 - Co so hanh vi ca nhan.ppt
 
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quảSắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
Sắp xếp và làm việc nhóm có hiệu quả
 
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai8 pham chat cua nha quan ly hien dai
8 pham chat cua nha quan ly hien dai
 
11 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 577711 kynanglamviecnhom 5777
11 kynanglamviecnhom 5777
 
11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom11. ky nang lam viec nhom
11. ky nang lam viec nhom
 
File goc 769020
File goc 769020File goc 769020
File goc 769020
 

Tieu luan tam ly quan ly

  • 1. Câu 1: Vận dụng các nguyên tắc của giao tiếp vào tiếp khách ở Việt Nam? Giao tiếp trong tiếp khách là loại hình giao tiếp quan trọng thể hiện quan điểm đối nội, đối ngoại của nhà quản lý. Trong tiếp khách, điều cần nhất là văn hóa ứng xử chứ không đơn thuần là thỏa mãn được yêu cầu của công việc. Hoạt động tiếp khách có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng có mục đích khác nhau nhưng quá trình tiếp khách phải đạt được mục đích “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Do đó, người lãnh đạo cần vận dụng tốt các nguyên tắc của giao tiếp để có thể đạt được mục đích và hài hòa lợi ích của cả hai bên: Sự tôn trọng lẫn nhau trong tiếp khách - Nơi tiếp khách: Chọn địa điểm tiếp khách phải khang trang, sạch đẹp, thuận tiện, trong phòng đầy dủ tiện nghi phục vụ giao tiếp, bài trí theo kịp sự phát triển và kiến trúc hiện đại. Bên cạnh đó, phải sắp xếp mặt bàn cho ngăn nắp, các gạt tàn thuốc được lau chùi sạch sẽ… Tất cả đều phản ánh sự lịch sự và văn minh. - Trang phục: Đẹp, sạch sẽ, gọn gàng… không xuề xòa, lôi thôi… Đó là thể hiện sự tôn trọng khách. - Luôn thể hiện lịch sự trong giao tiếp, phải chào hỏi ngay từ lúc đầu gặp gỡ, mời khách vào nhà, mời khách ngồi uống nước…một cách lịch thiệp. - Lời nói giữ âm điệu tự nhiên, phát âm chính xác, rõ ràng, từ ngữ dễ hiểu, tốc độ vừa phải. Quan trọng là lời nói đầy nhiệt tình. Mắt nhìn vào khách, lắng nghe khi khách nói. Không được làm gì khác khi đang nói chuyện với khách. - Khi tiếp khách cần chú ý lễ nghi, phong tục, tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, dân tộc, nghiên cứu kỹ các động tác bắt tay, ôm hôn, cúi chào, phong tục ẩm thực và dự tiệc. Sự thông cảm trong tiếp khách - Càng thông cảm thì mâu thuẫn càng giảm “Chín bỏ làm mười”, “Chuyện t hóa chuyện nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có gì” từ đó có thể bình tĩnh, sáng suốt giải quyết vấn đề. - Khi tiếp khách phải biết đặt địa vị của mình vào địa vị của người khác để suy nghĩ, thông cảm. Không nên áp đặt tư duy của mình và hoàn cảnh của đối tác để suy xét một vấn đề nào đó. 1
  • 2. Tiếp khách dựa trên quan điểm bàn bạc đưa ra hết các yếu tố để phân tích vấn đề, đưa ra thống nhất chung Khi trò chuyện nên chủ động trong giao tiếp để thể hiện rõ quan điểm của mình, cố gắng làm rõ vấn đề để đi đến thống nhất ý kiến. Có kế hoạch chính xác, tùy từng loại khách mà ấn định thời gian và nội dung cho phù hợp. Khi thấy mâu thuẫn xuất hiện phải cố gắng làm dịu vấn đề và đưa ra hết các ý kiến, quan điểm một cách nhẹ nhàng để hai bên hiểu và tôn trọng các ý kiến của nhau. Từ đó, cùng giải quyết vấn đề. Trong giao tiếp là phải biết chấp nhận Chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh để hòa nhập với cuộc sống. Nhưng trên quan điểm chấp nhận để vươn lên, chứ không chấp nhận để buông xuôi. “Gió chiều nào che chiều ấy”, “Sống như cây gỗ tròn”. “Nhân vô thập toàn” là quan điểm đúng. Nên ai thấy sai thì nên nhận sai để rút kinh nghiệm hoàn thiện bản thân, không bình luận, phê phán sau lưng người khác. Khi giao tiếp phải biết chờ đợi Khi giao tiếp tránh nôn nóng, vội vàng mà hỏng việc. Nên dùng nghệ thuật giao tiếp để tranh thủ tình cảm của khách hàng. Như nói chuyện phải dùng âm điệu và sắc điệu đầy sức sống, phải chú ý lắng nghe, nhìn vào mắt họ, thỉnh thoảng gật đầu, mỉm cười để khuyến khích họ nói. Không ngắt lời nửa chừng, thỉnh thoảng có câu gợi ý để moi thông tin, chuyển dịch câu chuyện theo hướng cần thiết. Vận dụng nguyên tắc: Sống phải biết điều Khi tiếp khách phải khiêm tốn, không kiêu căng hay quá thể hiện hiểu biết để khách mến phục. Luôn tỏ thái độ lắng nghe khách nói. Đây là một nguyên tắc cần được ghi nhớ và thực hiện trong quá trình tiếp khách hàng ngày. Kết luận: Trong khi tiếp khách đặc biệt tránh hỏi các vấn đề tế nhị và rất không liên quan tới công việc. Ví dụ: tình trạng hôn nhân, tuổi tác, và chuyện riêng của đối tác… Khi chia tay, phải tóm tắt và nhấn mạnh những điểm đã trao đổi, hỏi thăm và chúc sức khỏe khách cũng như gia đình. Nói lời chia tay và hẹn gặp lại một cách chân tình. Tùy theo khách mà tiễn ra đến đâu. 2
  • 3. Câu 2: Hình thức họp dân chủ công khai có ưu điểm, hạn chế gì? Họp là một hình thức quản lý không thể thiếu được trong bất cứ một tổ chức, cơ quan hay một đất nước, một quốc gia nào. Hình thức họp dân chủ công khai được áp dụng rất nhiều trong các cuộc họp tại ở doanh nghiệp, tổ chức và cả quốc hội bởi nó có rất nhiều Ưu điểm: Thứ nhất: Phát huy tư tưởng tự do, mọi người sẽ bàn bạc thoải mái để có kết luận thống nhất và khai thác một cách tốt nhất tiềm năng chất xám của mọi người. Nhiều ý kiến xây dựng phong phú quanh một vấn đề, giải quyết nó một cách tốt nhất mà một cá nhân không thể tìm ra. “Xã hội là nơi các ý tưởng khác biệt va chạm vào nhau và tạo nên chân lý”. Thứ hai: Mọi vấn đề sẽ được công khai trong cuộc họp, trước tiên là công khai về thông tin. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý, điều hành, thực thi công việc tốt hơn. Họ sẽ hiểu chia sẻ và cùng nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn với ban lãnh đạo. Thứ ba: Bảo vệ được những người tham gia ý kiến, ngăn chặn sự tấn công cá nhân, phê phán lẫn nhau. Khi đó lãnh đạo phải tự điều chỉnh, kiểm soát hành vi của mình trước tập thể, trước cộng đồng. Và những ai có ý đồ như cửa quyền, hách dịch, tham nhũng cũng sẽ hạn chế. Nhược điểm: Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này vào cuộc sống thực tế thì chúng ta lại gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Thứ nhất: Không phải lãnh đạo, thủ trưởng nào cũng đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để thực hiện điều hành và duy trì một cuộc họp có hiệu quả. Hai là: Sự thiếu minh bạch, thậm chí che đậy, bưng bít thông tin của một số lãnh đạo diễn ra thường xuyên. Điều đó chỉ giúp cho các hành vi cửa quyền, lợi dụng tham nhũng có cửa để hoành hành. Ba là: Tính dân chủ của việc xây dựng cũng như thông qua và thực hiện quyết định bị hạn chế. Bởi nếu đưa ra quá nhiều ý kiến trái ngược nhau, đi theo nhiều chiều sẽ khó tổng hợp dẫn tới bế tắc. Đây là nhược điểm chính của hình thức họp dân chủ công khai. Bốn là: Một số nhân viên không ý thức được lợi ích của hình thức này. Đi họp để tham gia phát biểu ý kiến, xây dựng tổ chức thì nhân viên đó: “Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý”. Làm ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi họp. 3
  • 4. Năm là: Hiện nay trong các cuộc họp của một số cơ quan thì hiện tượng dân chủ chỉ gọi là hình thức chứ không bao giờ phát huy được hiệu quả thực sự của nó. Bởi một số lý do đó là: Nếu có sự đóng góp, phát biểu ý kiến của các nhân viên thì sau đó lãnh đạo lại cho rằng điều đó tuy có nhiều chỗ hay nhưng không hợp lý, không khả thi ở một số điểm… Sau đó sẽ cho ý kiến đó vào quên lãng. Một số lãnh đạo còn tỏ ý cho nhân viên là: “Ý kiến của các vị chỉ là thiểu số, và dù sao thì anh chị cũng không phải là cán bộ nòng cốt nên ý kiến đó cũng không có giá trị gì. Thắc mắc, ý kiến nhiều sẽ ảnh hưởng tới công việc mà anh chị đang làm…”. Kết luận: Mặc dù còn nhiều nhược điểm nhưng đây là một hình thức họp tiến bộ, được áp dụng rộng rãi. Để khắc phục những khuyết điểm và tăng cường những ưu điểm của hình thức này cần có một đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, công tâm, chính trực có đủ tài năng và phẩm chất để quản lý và điều hành tốt nhân viên và các buổi họp. Bên cạnh đó, cần làm cho các cán bộ công nhân viên hiểu được ưu điểm của hình thức này để phát huy tốt tính sáng tạo, cống hiến và đóng góp xây dựng và phát triển tổ chức. Câu 3: Hình thức này có được áp dụng ở Việt Nam hay không? Vì sao? Tại Việt Nam phương pháp họp dân chủ công khai đã và đang được áp dụng rộng rãi ở tất cả các cấp chính quyền, tổ chức. Tuy nhiên việc áp dụng chưa thực sự đạt được những kết quả mong muốn do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Do tâm lý của người Việt Nam chúng ta cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng. Nhiều người có tâm lý an phận thủ thường, tình trạng đoàn kết “một chiều” nể nang, xuê xoa, dĩ hòa vi quý và nhất là sợ vùi dập nên không dám đưa ra ý kiến của mình, sợ trái ý lãnh đạo. - Thái độ thờ ơ lãnh đạm của cấp dưới đối với một vấn đề của công ty, coi công việc đó là của “lãnh đạo”, “ đã có lãnh đạo lo hết rồi”… - Thường tâm lý con người ít muốn ai nói đến điểm yếu của mình, dễ giận dữ khi người nói đến cái kém của ta. Lãnh đạo cũng không ngoại trừ điều đó. Tình trạng bảo thủ ở các cấp lãnh đạo rất phổ biến, họ không chấp nhận ý kiến của người khác mà áp đặt tư tưởng cá nhân chủ quan của mình. Tất cả những hạn chế nêu trên đang làm hạn chế đi tính dân chủ, công khai, biến hình thức họp dân chủ công khai trở thành dân chủ hình thức. 4
  • 5. Kết luận: Đất nước chúng ta đang trên con đường hội nhập, dân tộc ta đang cần những người con ưu tú, những cán bộ dám đấu tranh với mọi tiêu cực của xã hội để đưa Việt Nam xứng tầm với khu vực và thế giới. Chính vì vậy, dân chủ công khai một điều rất cần thiết cho một xã hội văn minh, phát triển và hội nhập như hiện nay. 5