SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 169
Baixar para ler offline
Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE)
Dự án (Dự_án)
(Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information
Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công
cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc
cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ
sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”.
Trong quá trình triển khai dự án, các bên liên quan có trách nhiệm lưu trữ và duy trì an toàn, trong
nội bộ tổ chức mình, một phiên bản của tất cả các thông tin mà mình chịu trách nhiệm và thông
tin đấy sẽ được chia sẽ cho đội ngũ dự án và Chủ đầu tư thông qua CDE. Việc sử dụng và trách
nhiệm, định dạng và tần suất chia sẻ thông tin cần được thống nhất bởi tất cả các thành viên trong
đội ngũ dự án. Tài liệu này nhằm mục đích ghi lại kế hoạch trao đổi dữ liệu mà các bên đã đồng ý
sẽ thực hiện.
Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư
EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE)
Dự án (Dự_án)
Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE)
Dự án (Dự_án)
Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng
Bản nháp
1.0
2.0
3.0
© (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của
(Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác
nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm
pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE)
Dự án (Dự_án)
Trang 5
Để hỗ trợ cho việc hợp tác cũng như tương tác/sử dụng lại dữ liệu của nhau, các nhà thầu (tư vấn và thi công) phải cung cấp các thông tin liên quan đến
phạm vi công việc của mình như dưới đây. Lưu ý là tất cả các mục yêu cầu xác nhận “đợi xác nhận” phải được ghi rõ trong Kế hoạch Triển khai BIM (BEP).
Ứng dụng BIM Đơn vị tư vấn Phần mềm và phiên bản Định dạng gốc Định dạng trao đổi Tần suất
Khởi tạo mô hình thiết kế BIM Kiến trúc
Kết cấu
Cơ, Điện, Nước (MEP)
Archicad V.18 / Revit 2015
Revit 2015 , 3D Civils
Revit 2015
RVT
RVT
RVT
RVT / IFC
RVT / IFC
RVT / IFC
Mỗi hai tuần
Phối hợp thiết kế / Kiểm tra
xung đột (sử dụng mô hình
BIM)
Kiến trúc
Kết cấu
Cơ, Điện, Nước (MEP)
Tổng thầu
Archicad V.18 / Revit 2015
Revit 2015 , 3D Civils
Revit 2015
Navisworks 2015
RVT
RVT
RVT
NWD
RVT / IFC
RVT / IFC
RVT / IFC
NWD / NWC
Hàng tháng
Xét duyệt thiết kế Kiến trúc
Tổng thầu
Navisworks 2015
Navisworks 2015
NWC/NWD NWC/NWD Mỗi hai tuần
Phân tích tác động môi
trường
Cơ, Điện, Nước (MEP) TAS Chờ xác nhận
Phân tích kế câu Kết cấu Chờ xác nhận
Dự toán / bóc tách khối lượng Tổng thầu Chờ xác nhận
Trình tự thi công Tổng thầu Synchro V5 Spx/Avi Chờ xác nhận
Tiến độ thi công Tổng thầu ASTA / Primavera Chờ xác nhận
Bảo đảm và xác nhận dữ liệu Tổng thầu Navisworks 2015
Trao đổi dữ liệu Cobie Tổng thầu Excel 2013 .xls .xls Khi kết thúc giai đoạn
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
(Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information
Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công
cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc
cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ
sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”.
Mục đích của tài liệu này là cung cấp Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) để hổ trợ việc triển khai BIM
cho dự án (Dự_án).
Tài liệu đề cập đến một số nội dung chính sau đây để hổ trợ cho quy trình cộng tác và sản xuất
thông tin được yêu cầu bởi (Chủ_đầu_tư) trong suốt quá trình thiết kế, thi công và chuyển giao :
■ Trách nhiệm của các bên liên quan (responsabilities)
■ Các yêu cầu và quy trình (Requirements and processes)
■ Các cách làm tốt nhất (Best Practices)
■ Phương pháp và giao thức (Method and Protocol)
■ Các quy trình kinh doanh liên quan (relevant business processes)
■ Yêu cầu về phần mềm bổ trợ (supporting software requirement)
Tài liệu này nên được xem xét sử dụng trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn cũng như nhà thầu thi
công, đồng thời xác định các sản phẩm mà các nhà thầu phải chuyển giao. Đối với các giai đoạn bổ
sung của dự án và các công việc khác nằm ngoài phạm vi của tài liệu, thông tin trong tài liệu này
có thể được thay thế, nhưng các tiêu chuẩn cơ bản và cấu trúc đặt tên cho dữ liệu phải được tiếp
tục trong suốt dự án.
Không một phần nào của tài liệu này được hiểu như là để ngăn trở Tư vấn, Nhà thầu và Chuổi cung
ứng trong việc chia sẻ mô hình của mình, tại bất cứ thời điểm nào và dưới bất kỳ hình thức nào,
nếu điều này hữu ích cho sự tiến triển và phối hợp của cho dự án.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
1 Giới thiệu............................................................................................................................................... 5
2 Thông tin Dự án và mục tiêu............................................................................................................ 10
3 Các yêu cầu về BIM và quy trình...................................................................................................... 12
4 Tiến độ dự án ..................................................................................................................................... 14
5 Đội ngũ dự án, các bên liên quan và trách nhiệm......................................................................... 17
6 Kết quả và chuyển giao kết quả....................................................................................................... 18
7 Cộng tác .............................................................................................................................................. 19
8 Phương pháp và quy trình tiêu chuẩn ............................................................................................ 23
9 Công nghệ và nguồn lực ................................................................................................................... 26
10 Kết thúc dự án.................................................................................................................................... 27
Phụ lục A Ứng dụng BIM........................................................................................................................... 28
Phụ lục B Mức độ Phát triển (LOD) ......................................................................................................... 29
Phụ lục C Bảng Sản xuất và Chuyển giao Mô hình (MPDT) ................................................................. 30
Phụ lục D Cấu trúc cây thư mục CDE...................................................................................................... 31
Phụ lục E Cấu trúc Thư mục của dự án .................................................................................................. 32
Phụ lục F Vai trò và trách nhiệm.............................................................................................................. 33
Phụ lục G Kế hoạch trao đổi thông tin ................................................................................................... 34
Phụ lục H Lịch họp dự án ......................................................................................................................... 35
Phụ lục I Trình tự triển khai BIM.............................................................................................................. 36
Phụ lục J Thủ tục kiểm tra chất lượng..................................................................................................... 37
Phụ lục K Yêu cầu COBie và trách nhiệm............................................................................................... 38
Phụ lục L Cấu trúc dữ liệu ........................................................................................................................ 39
Phụ lục M Giao thức đặt tên .................................................................................................................... 40
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng
Bản nháp
1.0
2.0
3.0
© (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của
(Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác
nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm
pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 5
Ký tự viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AIM Asset Information Model Mô hình Thông tin Tài sản
AM Asset Management Quản lý Tài sản
ARC Architect Kiến trúc
BEP BIM Execution Plan Kế hoạch Triển khai BIM
BIM Building Information Modelling Mô hình hóa Thông tin Công
trình
BWM BIM workgroup meeting Họp nhóm BIM
CAFM Computer-Aided Facilities
Management
Quản lý Công trình với sự giúp đỡ
của máy tính
CDE Common Data Environment Môi trường Dữ liệu Chung
CIV Civil Engineer Kỹ sư xây dựng
CMA Cost Manager Quản lý chi phí
CON Contractor Nhà thầu thi công
CSE Civil and Structural Engineer Kỹ sư công chính và Kết cấu
EIR Employer Information
Requirement
Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ
đầu tư
FM Facilities Management Quản lý cơ sở vật chất
FMA Facilities Manager Giám đốc cơ sở vật chất
IFC Industry Foundation Classes Định dạng tập tin IFC
INF Information Manager Người quản lý thông tin
LAR Landscape Architect Kiến trúc cảnh quan
LEA BIM Leader Chủ trì BIM
LOD Level Of Development (US) of
Level of Definition (UK)
Mức độ phát triển (US) Mức độ
định nghĩa (UK)
MEP Mechanical, Electrical and
Plumbing engineer
Kỹ sư cơ, điện và cấp thoát nước
MPDT Model Production Delivery Table Bảng Tạo lập và Chuyển giao Mô
hình.
PEP Project Execution Plan Kế hoạch Triển khai Dự án
PMA Project Manager Giám đốc dự án
STR Structural Engineer Kỹ sư Kết cấu
WIP Work in Progress Công việc đang Tiến hành
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 6
Thuật ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh
4D Mô hình 3D của một tài sản kết hợp với yếu tố thời gian
(3D+thời gian) để cho phép thực hiện các mô phỏng.
4D
5D Mô hình 3D của một tài sản kết hợp với thời gian (4D) và
chi phí (5D) cho phép thực hiện các mô phỏng, quản lý
thương mại và theo dõi các giá trị đang diễn ra.
5D
6D Mô hình 3D của một tài sản có bao gồm các dữ liệu cho
phép quản lý vận hành và bảo trì tài sản một cách hiệu
quả (3D + quản lý cơ sở vật chất).
6D
Kế hoạch Triển
khai BIM (BEP)
Bản kế hoạch được chuẩn bị bởi các tư vấn, được hổ trợ
và chấp thuận bởi Chủ đầu tư hay Người đại diện BIM
của Chủ đầu tư, nhằm trình bày cách thức mô hình hóa
thông tin của dự án được tiến hành.
Building
information
modelling
execution plan
(BEP)
Mô hình hóa
Thông tin Công
trình (BIM)
Quy trình thiết kế, xây dựng và vận hành một công trình
dân dụng hay cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng các đối
tượng điện tử chứa thông tin (electronic object-oriented
information).
Building
information
modelling (BIM)
Nội dung công
việc CIC
Phạm vi công việc (dịch vụ) đa bộ môn, xuất bản bởi
Hội đồng Công Nghiệp Xây dựng Anh CIC, nhằm định
nghĩa nội dung công việc của từng đơn vị trong dự án
theo từng giai đoạn.
CIC Scope of
Services
COBIE Thông tin có cấu trúc về cơ sở vật chất, dùng cho việc
nghiệm thu, vận hành và bảo trì của một dự án, thường
ở dạng bảng tính trung lập, được Chủ đầu tư hoặc đơn vị
vận hành sử dụng để cung cấp dữ liệu đầu vào cho các
công cụ đưa ra quyết định, các hệ thống quản lý cơ sở
vật chất và quản lý tài sản.
COBie
(Construction
Operation
Building
information
exchange)
Môi trường Dữ
liệu Chung
(CDE)
Là nguồn thông tin duy nhất của dự án, sử dụng để thu
thập, quản lý và phổ biến các tài liệu đã được phê duyệt
cho tất cả các bộ môn liên quan theo một quy trình được
quản lý. CDE phổ biến là các phần mềm dịch vụ (SaaS –
Software as a Service) trên cơ sở hạ tầng điện toán đám
mây (cloud computing).
Common data
environment
(CDE)
Dữ liệu Các thông tin được lưu trữ nhưng chưa được diễn giải
hoặc phân tích.
Data
Mô hình thiết
kế có chủ đích
Là phiên bản ban đầu của mô hình thông tin dự án (PIM
– Project Information Model) được phát triển bởi các đơn
vị tư vấn thiết kế.
Design intent
model
Tài liệu Thông tin được sử dụng trong giai đoạn lập dự án, thiết
kế, thi công, vận hành, bảo trì hoặc ngừng hoạt động
của một dự án xây dựng, bao gồm (nhưng không giới
hạn) thư từ, bản vẽ, tiến độ, thông số kỹ thuật, thuyết
minh tính toán, bảng biểu.
Document
Bản vẽ Tài liệu tĩnh, in ấn được, mô tả đồ họa một phần hoặc
toàn bộ dự án hoặc tài sản.
Drawing
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 7
Hệ thống quản
lý tài liệu điện
tử
Là hệ thống để lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ hoặc quản lý
các tài liệu điện tử.
Electronic
document
management
system (EDMS)
Chủ đầu tư Là các cá nhân hoặc tổ chức mà hợp đồng được thực
hiện và chuyển giao cho (cá nhân hay tổ chức đấy).
Employer
Hồ sơ yêu cầu
thông tin của
chủ đầu tư (EIR)
Là tài liệu tiền đấu thầu, trong đó quy định những thông
tin sẽ được chuyển giao, các tiêu chuẩn và quy trình mà
các nhà thầu tư vấn/thi công phải áp dụng như là một
phần trong quy trình chuyển giao dự án.
Employer’s
information
requirements
(EIR)
Dữ liệu đồ họa Các dữ liệu được trình bày dưới dạng hình dạng vật thể
và vị trí trong không gian.
Graphical data
Tinh gọn Là việc sản xuất chú trọng vào các giá trị thiết yếu cho
chủ đầu tư hoặc khách hàng và loại bỏ tất cả các hoạt
động vô ích bằng việc áp dụng một tiến trình công việc
hiệu quả.
Lean
Mức độ phát
triển (LoD)
Thuật ngữ để chỉ chung và bao gồm cho “Mức độ chi tiết
mô hình” và “Mức độ chi tiết thông tin”.
Level of
development
Kế hoạch
chuyển giao
thông tin tổng
thể (MIDP)
Là bản kế hoạch cơ bản trong đó xác định kế hoạch sản
xuất thông tin của dự án, khi nào, bởi ai, sử dụng giao
thức và quy trình gì, đồng thời kết hợp tất cả các kế
hoạch chuyển giao thông tin của các công việc có liên
quan.
Master
information
delivery plan
(MIDP)
Kế hoạch Triển
khai BIM – giai
đoạn dự thầu
Nhà thầu thiết kế/thi công sử dụng “Kế hoạch Triển khai
BIM giai đoạn - dự thầu” để chứng minh cách tiếp cận,
khả năng và năng lực của mình có thể đáp ứng được
những đòi hỏi trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ
đầu tư (EIR). Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu dựa trên kế
hoạch Triển khai BIM này.
Pre-contract
BEP
Kế hoạch Triển
khai BIM – giai
đoạn triển khai
Kế hoạch Triển khai BIM – giai đoạn triển khai dự án, là
tài liệu xác định các phương pháp và thủ tục chuẩn được
thông qua trong hợp đồng để đáp ứng các mục tiêu và
yêu cầu đặt ra trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ
đầu tư (EIR). Kế hoạch này được sử dụng một khi các bên
liên quan của dự án đã được chọn lựa, đặc biệt là nhà
thầu thi công chính.
Post-contract
BEP
Kế hoạch thực
hiện dự án
Các báo cáo liên quan đến năng lực công nghệ thông tin
và nguồn nhân lực của nhà thầu để chuyển giao EIR.
Project
implementation
plan (PIP)
Phương pháp
và quy trình
chuẩn (SMP)
Tập hợp các phương pháp và quy trình chuẩn bao gồm
cách thức thông tin được đặt tên, diễn giải và tham
chiếu.
Standard
method and
procedure
(SMP)
Khối tích Là một phần không gian chia nhỏ của dự án để dể dàng
quản lý, được xác định/phân chia bởi Đội ngũ dự án, là
một phần trong tổng thể dự án để cho phép nhiều người
cùng làm việc trên các mô hình dự án một cách đồng
thời và thống nhất với các quy trình phân tích và thiết kế.
Volume
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 8
Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) là tài liệu trung tâm được phê duyệt nhằm xác định chiến lược BIM
và các quy trình đi kèm giúp việc triển khai và hoàn thành BIM Cấp độ 2 cho dự án (Dự_án), phù
hợp với các mục tiêu của (Chủ_đầu_tư).
Chủ trì BIM, người chịu trách nhiệm soạn thảo Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) với sự hỗ trợ của Chủ
đầu tư và đội ngũ dự án, Chủ trì BIM cũng chịu trách nhiệm quản lý việc sữa đổi và ban hành lại
phiên bản mới. Phiên bản mới của Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) sẽ được ban hành lại (hoặc xóa
bỏ) bằng việc thông báo bằng thư, hoặc hướng dẫn chính thức của Giám đốc Dự án (project
manager). Người nhận tài liệu được yêu cầu xác nhận đã nhận được phiên bản mới nhất và những
người có liên quan đang nắm giữ thông tin phù hợp.
Dự án The Triange sẽ được thực hiện với việc ứng dụng các nguyên tắc của BIM Cấp độ 2 bất cứ
lúc nào có thể.
BIM là sự kết hợp của cả công nghệ và cách thức làm việc tích hợp để cải thiện chất lượng cộng
tác. Nói một cách đơn giản, đấy là phương pháp tạo và quản lý dữ liệu công trình trong suốt vòng
đời của tài sản bằng cách sử dụng các phần mềm để mô phỏng động công trình, ba chiều trong
thời gian thực. Khi được triển khai đúng, BIM có thể giúp để cải thiện chất lượng, nội dung và
chuyển giao kết quả của dự án, đồng thời BIM cũng giúp triển khai văn hóa hợp tác. Trong quá
trình hoạt động của công trình, BIM có thể cung cấp dữ liệu để giúp quản lý tài sản một cách hiệu
quả hơn, để đạt được hiệu năng tối ưu, giảm chi phí hoạt động và xác định các mục tiêu kết quả,
cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người sử dùng cuối cùng. Quá trình này đòi hỏi phải có các sự chuẩn
bị trước, lập kế hoạch sớm và sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan trong dự án.
BIM Cấp độ 2, như định nghĩa bởi PAS 1192-2: 2013, là việc sử dụng các mô hình cộng tác 3D thông
minh có chứa dữ liệu bên trong, thay vì chỉ dùng các mô hình hình học 2D và 3D. Tùy vào các ứng
dụng BIM được mong muốn mà sẽ yêu cầu các mức độ dữ liệu đầu vào sẽ khác nhau, hay nói cách
khác, ứng dụng BIM được lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến cách tạo lập và phát triển BIM.
Để việc triển khai BIM được bảo đảm thành công, khả năng và năng lực của đội ngũ dự án sẽ được
đánh giá. Các biện pháp đánh giá sẽ được thống nhất với (Chủ_đầu_tư) tùy theo các lĩnh vực cần
được cải thiện. Trong bối cảnh này, các yêu cầu và quy trình để hỗ trợ việc chuyển giao các đòi hỏi
của (Chủ_đầu_tư) được mô tả chi tiết trong Kế hoạch Triển Khai BIM này.
Nhằm thiết lập một môi trường cộng tác đồng nhất, bên cạnh phải tuân theo Hồ sơ Yêu cầu Thông
tin này, (Chủ_đầu_tư) yêu cầu đội ngũ chính của dự án cũng như các nhà thầu phụ của mình phải
áp dụng các tiêu chuẩn sau đây :
M = Bắt buộc (Mandatory)
R = Khuyến nghị (Recommended)
Ứng dụng
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 9
Tiêu chuẩn
Hướngdẫn
Phốihợp
Giaiđoạntriển
khaidựán
ĐặttênTậptin
ĐặttênĐốitượng
Bảnvẽ
Phânloại
LOD
CDE
Dựtoán
COBie
Hợpđồng
Tiêuchuẩnngành
PAS1192-2:2013 M M
PAS1192-3:2014
BS1192-4:2014 R M
BS1192:2007 M M M M M
BIMForum (2014) Level of Development
Specification (linked with AIA E202) R R R
COBie-UK 2012 M M
BS8541-1:2012 M
BS8541-2:2011 M
BS8541-3:2012 M
BS8541-4:2012 M
AECUK BIM Protocol M M
Uniclass 2015 R
CIC/BIM INS M
CIC BIM protocol M R
RICS NRM1: New Rules of
Measurement
M
Điềuchỉnh
theodựán
BIM Execution Plan (BEP) M M M M M M M
Bảng 1 : Tiêu chuẩn áp dụng
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 10
Chủ đầu tư (Chủ_đầu_tư)
Tên dự án (Dự_án)
Mô tả sơ lược về dự án
Địa chỉ dự án
Địa chỉ liên hệ
Giá trị đầu tư
Hình thức chuyển giao Đấu thầu “Thiết kế và thi công” hai giai đoạn
Các giai đoạn thực hiện dự án RIBA Plan of Work 2013
Bảng 2 : Thông tin chung về dự án
Điều rất quan trọng là đội ngũ dự án phải tuân thủ các yêu cầu của (Chủ_đầu_tư). Thông qua sự
tham gia của (Tư_vấn), (Chủ_đầu_tư) đã xác định ưu tiên chiến lược như sau:
■ Chuyển giao dự án với chất lượng cao nhất.
■ Cung cấp thông tin tốt hơn để giúp (Chủ_đầu_tư) ra quyết định.
■ Thực hiện các báo cáo về phát triển thông tin dự án sớm và hiệu quả hơn, để giúp cho việc
thay đổi các phương án thiết kế nếu có được dễ dàng và ít tốn kém nhất.
■ Cải thiện khả năng phối hợp thiết kế giữa các bộ môn và giảm các chi phí không lường
trước trong quá trình thi công.
■ Giao tiếp bằng hình ảnh và tối ưu hóa các giai đoạn xây dựng.
■ Giao tiếp bằng hình ảnh và tối ưu hóa trình tự thi công.
■ Cải thiện độ tin cậy của dự toán và dự báo chi phí.
■ Cải thiện tính chính xác và nhất quán của thông tin thiết kế.
■ Cải thiện các hoạt động Sức khỏe và An toàn lao động trên công trường và trong quá trình
hoạt động.
■ Mô hình và thông tin có thể được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động và bảo trì cơ sở vật chất.
■ Chuyển giao thông tin tài sản với chất lượng cao nhất.
■ Truyền thông các ý đồ thiết kế bằng đang được phát triển hình ảnh sẽ hiệu quả hơn.
Tập hợp các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) được đồng ý và ghi vào Kế hoạch Triển khai BIM (BEP).
Những dữ liệu đầu vào được yêu cầu từ các thành viên của đội ngũ dự án. Một khi được đồng ý,
các chỉ số đo lường chất lượng KPI có ảnh hưởng đến quy trình BIM và kết quả chuyển giao sẽ được
ghi lại trong phiên bản tiếp theo của Kế hoạch Triển khai BIM (BEP).
■ Chỉ số…
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 11
■ Chỉ số…
■ Chỉ số…
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 12
Các ứng dụng BIM được phân loại bởi Chủ đầu tư, các ứng dụng được xếp loại Ưu tiên cao phải
được thực hiện đầy đủ cho trong dự án (Dự_án) này. Phân loại Ưu tiên vừa và thấp sẽ được triển
khai nếu (Chủ_đầu_tư) đồng ý. Chi tiết các Ứng dụng BIM được trình bày ở Phụ lục C:
Ưu tiên cao Ưu tiên trung bình Ưu tiên thấp
Phối hợp 3D Bảo hiểm và phê duyệt dữ liệu Lập và theo dõi kế hoạch
bằng 3D
Quản lý tài sản Thư viện đối tượng BIM riêng
của dự án
Lập kế hoạch chống thiên tai
Phân tích hệ thống công trình Mô phỏng các giai đoạn thi
công
Mô hình hóa hiện trạng
Dự toán Thiết kế hệ thống thi công Phân tích ánh sáng
Quản lý ngân sách Phân loại dữ liệu Mô phỏng di chuyển trong
công trình
Phân tích năng lượng Thiết kế BIM Giấy phép thi công
Kế hoạch bảo trì Duyệt lại thiết kế Lập kế hoạch và tối ưu hóa
không gian
Sản xuất với công nghệ số Phân tích kết cấu
Xuất bản vẽ
Theo dõi quản lý công trường
Mô hình hoàn công
Phân tích mặt bằng
Quản lý và theo dõi không gian
Đánh giá mức độ bền vững
Diễn họa và truyền thông
Bảng 3: Thứ tự ưu tiên của Ứng dụng BIM
Các yêu cầu cho việc phát triển nội dụng, hình học và khả năng sử dụng của mô hình được ánh xạ
theo các giai đoạn phát triển của dự án để hỗ trợ cho các kết quả của dự án và các Ứng dụng BIM.
Các yêu cầu này phải được nhận biết bởi tất cả các nhà thầu tư vấn / thi công và được ghi vào trong
Kế hoạch Triển khai BIM, giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng. Giải thích và ý nghĩa của Mức độ Phát
triển (LOD) (hình học) được tham chiếu trong Forum LOD Specification. Xem Phụ lục B.
Mức độ phát triển, độ phức tạp về hình học và trách nhiệm được yêu cầu phụ thuộc vào giai đoạn
phát triển của dự án (RIBA Plan of Work 2013) và được định nghĩa ở Phụ lục B. Điều này phải được
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 13
tuân thủ chặt chẽ, trừ khi được các bên liên bao gồm cả Chủ trì BIM và (Chủ_đầu_tư) đồng ý thay
đổi.
Với các giai đoạn làm việc trong tương lai, bất kỳ sự sửa đổi nào đối với các yêu cầu của Mức độ
Phát triển LOD, đều phải được sự đồng ý rõ ràng của tất cả các thành viên trong đội ngũ dự án
Các nhà thầu sẽ đảm bảo rằng Bảng Sản xuất và Chuyển giao Mô hình (MPDT) phù hợp với ma
trận trách nhiệm thiết kế dự án và cung cấp ý kiến cho vấn đề này.
Những điều sau đây được định nghĩa trong Phụ lục K và Phụ lục L:
■ Yêu cầu về COBie
■ Yêu cầu cho tham số cơ bản
Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan tự làm quen với các tham số được yêu cầu và đảm bảo
rằng các mẫu đối tượng BIM và danh sách các thành phần của nó phải kể đến các dữ liệu được yêu
cầu.
Các thông tin của các mặt cắt từ mô hình 3D cũng sẽ được chia sẻ theo như các quy ước bản vẽ 2D
truyền thống. Bản vẽ, trình diễn, báo cáo và thống kê phải vẫn tuân theo những điều sau:
■ Thông tin được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng
■ Sử dụng chính sách “chi tiết tối thiểu”
■ Giảm thiểu sự lặp lại chi tiết minh hoạ và không sao chép bản vẽ
■ Cần tuân thủ các tiêu chuẩn như BS1192-2007.
Lưu ý: Tư vấn sẽ tuân thủ bất kỳ giao thức CAD nào được chỉ định cho dự án. Nếu xảy ra trường
hợp không khả thi / không thể tuân thủ, tư vấn phải thông báo cho toàn thể đội ngũ dự án vấn đề
đấy và cố gắng giải quyết nó trong các cuộc họp nhóm BIM sớm nhất có thể.
Các tiêu chuẩn để bóc tách khối lượng phải được sự đồng ý giữa tư vấn thiết kế, tư vấn dự toán và
Chủ đầu tư (Chủ_đầu_tư). Dữ liệu phải được trích ra từ mô hình trực tiếp mà không cần chỉnh sửa
tên gọi và giá trị trong các phần mềm khác. Bảng thống kế diện tích phải tuân theo các thuật ngữ
sau :
■ GIA – Gross Internal Area - Tổng diện tích bên trong.
■ GEA – Gross External Area - Tổng diện tích bên ngoài.
■ NIA – Net Internal Area - Diện tích sử dụng bên trong.
Dữ liệu về diện tích được xuất ra từ mô hình phải là mới nhất, tuân thủ với mục đích thiết kế và
phù hợp với các thuật ngữ bên trên bằng cách sử dụng các định nghĩa từ NRM1.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 14
Các yếu tố chính của Tiến độ tổng thể (Master Programme) phải được phát triển có kể đến các quy
trình BIM, thiết kế, đấu thầu, xây dựng, vận hành thử và hoàn thành. Đội ngũ dự án phải tuân theo
chương trình này và cam kết sử dụng các tài nguyên cần thiết để bảo đảm tiến độ đã phê duyệt.
Các kế hoạch tiến độ chi tiết cần được thực hiện trong khuôn khổ ràng buộc bởi Tiến độ Tổng thể.
Kế hoạch tiến độ phải xem xét đến là tiến độ thiết kế, tiến độ thi công, kế hoạch vận hành và kế
hoạch triển khai BIM.
Kế hoạch triển khai BIM được tạo lập bởi Chủ trì BIM, nó thể hiện các hoạt động chính liên quan
đến việc bắt đầu và giám sát các quy trình BIM như được đề cập trong Phụ lục I.
Thiết lập Kế hoạch Triển khai BIM phải kể đến Tiến độ Tổng thể của dự án và có thông qua sự tham
gia của Chủ đầu tư và đội ngũ dự án, một số ràng buộc và mốc thời gian chính sau đây sẽ tác động
đến Chương trình:
■ Các yêu cầu riêng cho BIM, bên cạnh các hợp đồng tư vấn có sẵn.
■ Hiện trạng mặt bằng công trình.
■ Kế hoạch xin phép xây dựng.
■ Quy trình đấu thầu.
■ Thời điểm truy xuất dữ liệu chính.
■ Thử nghiệm trao đổi dữ liệu BIM.
Các mốc thời gian chính của dự án dưới đây được trích ra dựa trên Tiến độ Tổng thể của dự án,
phiên bản ngày 01/09/2014:
Mốc thời gian Ngày tháng
Phát hành Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư (EIR) 01/09/2014
Giai đoạn 3 – Thiết kế sơ bộ - giữa giai đoạn LOD 300
03/09/2014-
09/01/2015
Đấu thầu Giai đoạn 1 07/10/2014
 Trích xuất dữ liệu 1a 18/11/2014
 Trích xuất dữ liệu 1b 05/01/2015
Nghiệm thu giai đoạn / Chủ đầu tư ra quyết định – Điểm 3 13/01/2015
Đấu thầu Giai đoạn 2 02/02/2015
Đồng ý về kế hoạch 12/03/2015
Ký kết hợp đồng chính 24/07/2015
Giai đoạn 4 – Thiết kế kỹ thuật – hoàn thành giai đoạn LOD 350
13/01/2015 -
07/05/2015
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 15
 Trích xuất dữ liệu 2 13/07/2015
Giai đoạn 5 – Thi công – hoàn thành giai đoạn LOD 400
24/07/2015 -
14/08/2017
Bổ nhiệm nhà thầu chính 24/07/2015
 Trích xuất dữ liệu 3 07/08/2017
Giai đoạn 6 – Chuyển giao và Quyết toán – hoàn thành
LOD
400/500
14/08/2017 -
06/11/2017
Nghiệm thu 15/08/2017
Mở cửa 16/08/2017
 Trích xuất dữ liệu 4 30/10/2017
Nghiệm thu giai đoạn / Chủ đầu tư ra quyết định – Điểm 4 31/10/2017
Giai đoạn 7 – Sử dụng – hoàn thành LOD 500
07/11/2017 -
06/11/2018
Bắt đầu giai đoạn chuyển giao mềm (soft landing) 09/11/2017
Mở cửa 16/08/2017
Nghiệm thu giai đoạn / Chủ đầu tư ra quyết định – Điểm 5 08/11/2018
Hoàn thành giai đoạn chuyển giao mềm (soft landing) 08/11/2018
Bảng 4 : Các mốc thời gian quan trọng của dự án
Các mốc quan trọng để thực hiện dự án (Dự_án), như là một dự án BIM cộng tác toàn diện (full
collaborative BIM), thể hiện qua việc truy xuất dữ liệu được như minh họa dưới đây:
Hình 1 : Truy xuất dữ liệu và các cổng trong suốt vòng đời của dự án
Chủ trì thiết kế (Lead Designer) sẽ thống nhất các giao thức với Người Quản lý Thông tin
(Information Manager) để chắc chắn mô hình sử dụng là mới nhất và tất cả các bên đang làm việc
với mô hình mới nhất này.
Vào các ngày đã thỏa thuận, tất cả các bên sẽ đệ trình mô hình của mình để Chủ trì Thiết kế phối
hợp và phân tích xung đột.
Mọi phản ứng cần thiết sẽ được Chủ trì Thiết kế thông báo cho tất cả các bên liên quan thông qua
Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) và các lỗi hay các điều không tuân theo đúng thủ tục nếu có sẽ
được ưu tiên sửa chữa trong khoảng thời gian theo thỏa thuận.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 16
Ngoài việc trao đổi thông tin đúng ngày, các bên sẽ tải về và sử dụng các mô hình BIM liên quan
để phối hợp và đánh giá chính thức.
Một số dữ liệu được truy xuất, như định nghĩa trong sơ đồ trên, sẽ được sử dụng như là thông tin
hổ trợ cho Chủ đầu tư nghiệm thu giai đoạn, để ra các quyết định cho giai đoạn tiếp theo nếu thỏa
mãn với thông tin hiện tại.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 17
Các bên khác nhau của dự án, vai trò trách nhiệm của mình và mối quan hệ giữa họ được mô tả
trong phần này.
Mục đích chính của phần này là để làm rõ ai làm gì và giảm thiểu các khả năng bị trùng lặp hay
lệch pha giữa các bên. Tất cả các bên liên quan nên nỗ lực phối hợp để duy trì tính liên tục của
nhân sự trong suốt thời gian diễn ra dự án.
Danh mục Dự án (Project Directory) đầy đủ được trình bày trong Phụ lục E.
Năng lực hoạt động trong một môi trường cộng tác BIM của một nhóm, được xác định như là yếu
tố chính cho để một dự án ứng dụng BIM thành công. Bất kỳ lúc nào có thể, đội ngũ dự án, đã
được đánh giá năng lực, nên sử dụng cách tiếp cận lặp, cộng tác như được tạo điều kiện bởi quy
trình BIM.
Mỗi một tư vấn khi được chỉ định để yêu cầu hỗ trợ một lĩnh vực nào đấy của dự án, thì tác động
tiềm tàng của phần này lên toàn bộ dự án phải đước đánh giá bằng các giải pháp phù hợp như
đào tạo hoặc cố vấn từ các thành viên khác của dự án.
Bất kể các trách nhiệm đã được chỉ định trong Phụ lục F, mỗi tổ chức có nghĩa vụ đề cử một Điều
phối viên BIM (BIM coordinator) để thực hiện các hoạt động sau:
■ Phối hợp giữa bộ môn kỹ thuật và các bộ môn khác trong các hoạt động BIM cụ thể của
đơn vị mình.
■ Quản lý ứng dụng BIM mà đơn vị mình chịu trách nhiệm.
■ Phối hợp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến BIM với đội ngũ kỹ thuật còn lại.
■ Hổ trợ đơn vị mình trong việc sử dụng các công cụ BIM.
■ Tạo nội dung BIM cho bộ môn.
■ Phối hợp với các hoạt động giải quyết xung đột một khi các xung đột giữa các bộ môn được
tìm thấy.
■ Xuất mô hình thông tin của đơn vị mình để phục vụ công tác phát xung đột liên bộ môn.
■ Phối hợp đào tạo BIM theo yêu cầu.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 18
Chủ đầu tư yêu cầu thông tin để thực hiện các mục đích sau:
■ Đăng nhập đầy đủ thông tin tài sản được yêu cầu để hổ trợ việc kiểm toán và thống kê.
Mỗi một Không gian (space) xác định bên trong hay bên ngoài đều phải được nhận dạng
và được đưa vào mô hình BIM và/hoặc tập hợp các dữ liệu liên quan, cộng với thông tin về
Tầng (floor) của chúng. Tất cả các Khu vực (zone) cũng phải được định danh trong chuyển
giao COBie.
■ Cơ sở vật chất (facility), Tầng (floor), Khu vực (zone) và Không gian (space) phải được ghi lại
cả tổng diện tích (gross area) và diện tích sử dụng (net area). Phương pháp đo lường được
sử dụng phải được ghi lại trên bảng Cơ sở vật chất (Facility sheet) của COBie khi được
chuyển giao. Điều này cho phép lập kế hoạch không gian được chính xác và để đảm bảo
rằng tài sản khi hoàn thành đáp ứng được mục đích như dự định ban đầu.
■ Thông tin cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ sở vật chất phải được cung cấp để
hổ trợ cho việc vận hành cơ sở và giúp Chủ đầu tư dự đoán được chi phí vận hành.
Trong suốt vòng đời của dự án, các câu hỏi điều tra (plain language questions) đã được liệt kê và
đội ngũ dự án phải cung cấp đầy đủ thông tin để đáp ứng đầy đủ các câu hỏi này.
Các thông tin của các mặt cắt từ mô hình 3D cũng sẽ được chia sẻ theo như các quy ước bản vẽ 2D
truyền thống. Bản vẽ, trình diễn, báo cáo và thống kế phải vẫn tuân theo những điều sau:
■ Thông tin được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng
■ Sử dụng chính sách “chi tiết tối thiểu”
■ Giảm thiểu sự lặp lại chi tiết minh hoạ và không sao chép bản vẽ
■ Sắp xếp thông tin một cách hợp lý và dễ tiếp cận
■ Cần tuân thủ các tiêu chuẩn như BS1192-2007.
Lưu ý: Tư vấn sẽ tuân thủ bất kỳ giao thức CAD nào được chỉ định cho dự án. Nếu xảy ra trường
hợp không khả thi / không thể tuân thủ, tư vấn phải thông báo cho toàn thể đội ngũ dự án vấn đề
đấy và cố gắng giải quyết nó trong các cuộc họp nhóm BIM sớm nhất có thể.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 19
Phầ mềm và phiên bản phần mềm phải được đồng ý ngay từ đầu và không được sai lệch khi dùng.
Lưu ý bất kỳ thay đổi nào đối với phần mềm và nâng cấp phiên bản để sử dụng cho dự án phải
được tất cả các bên thỏa thuận trước khi nâng cấp.
Chỉ những công cụ được xác định bên dưới mới được sử dụng để khởi tạo, phối hợp và phê duyệt
các mô hình thông tin BIM. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin qua lại giữa
các nền tảng phần mềm nhằm thực hiện thành công chiến lược “tương tác” (interoperability
strategy).
Bộ môn Phần mềm và phiên bản
Kiến trúc (Architectural) Autodesk Revit 2014
Thiết kế nội thất (Interior Designer) Autodesk Revit 2014
Thiết kế cảnh quan (Landscape Architect) Autodesk Revit 2014
Hệ thống kỹ thuật phục vụ công trình Autodesk Revit MEP 2014
Hệ thống hạ tầng (Civil Engineer) Autodesk Revit 2014/Civil 3D
Kết cấu (Structural Engineer) Autodesk Revit 2014
Quản lý dự toán (Cost Manager) Causeway CATO, Exactel Costx
Phối hợp (Collaboration) Autodesk Navisworks Simulate 2013
Autodesk Design Review 2013
Solibri Model Viewer 9
Bảng 5 : Phần mềm và phiên bản
Để hổ trợ quy trình làm việc BIM, giao tiếp/trao đổi/truyền thông phải được kiểm soát và phương
pháp hóa. Mỗi thành viên của dự án phải trao đổi thường xuyên và các tương tác (bao gồm cả giao
tiếp điện tử và hồ sơ các cuộc họp) phải được lưu lại trên CDE và cung cấp cho các thành viên (có
liên quan) của dự án. Tiếp cận thông tin phải được xác định thông qua sự tham gia của Người Quản
lý Thông tin, (Chủ_đầu_tư) và các bên có quyền lợi liên quan đến dự án (project stakeholders).
Mục đích của CDE là cung cấp cho Chủ đầu tư và đội ngũ dự án một nguồn tài nguyên thông tin
của dự án, tập trung, duy nhất và truy cập được. CDE sẽ làm giảm sự lặp đi lặp lại việc trao đổi
thông tin và cải thiện tính nhất quán của thông tin cũng như sự hiểu biết trong toàn đội ngũ dự
án.
Môi trường Dữ liệu Chung
(CDE)
4Projects
Thông tin liên lạc Chờ bổ sung
Bảng 6 : Môi trường Dữ liệu Chung (CDE)
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 20
Các bên liên quan có trách nhiệm lưu trữ và duy trì an toàn, trong nội bộ tổ chức mình, một phiên
bản của tất cả các thông tin mà mình chịu trách nhiệm và thông tin đấy sẽ được chia sẽ cho đội
ngũ dự án và (Chủ_đầu_tư) thông qua CDE. (Chủ_đầu_tư) có thể truy cập vào các tập tin BIM gốc đã
được phát hành trong vòng ba ngày làm việc kể từ lúc yêu cầu thông qua bản Yêu cầu Thông Tin
(Client Request for Information – RFI).
Yêu cầu tối thiểu là, tất cả các Điều phối BIM (BIM coordinator) và Chủ trì BIM sẽ được thông báo
qua CDE mỗi một khi mô hình BIM được phân phối.
Nếu có vấn đề phát sinh hoặc nếu thông tin đã được tải lên không chính xác, các bên liên quan
phải thông báo cho Người Quản lý Thông tin để giải quyết. Tất cả các tài liệu và thông tin thiết kế,
bao gồm các mô hình, bản vẽ, dữ liệu liên quan và phiếu yêu cầu thông tin RFI sẽ được chia sẽ qua
CDE như đã đề cập trong Bảng 6 mà không có ngoại lệ. Email hoặc các hình thức chuyển giao điện
tử/vật lý khác không được sử dụng trừ khi có các yêu cầu mang tính pháp lý khác.
Để bảo mật, quyền truy cập và thay đổi của người sử dụng đối với các thư mục làm việc và thông
tin phải được xem xét cẩn thận và được sự đồng ý với Chủ đầu tư trước khi triển khai Mô trường
Dữ liệu Chung (CDE). Bất kỳ sự thay đổi nào đối với quyền của người sử dụng đều phải được Chủ
đầu tư hay người đại diện của chủ đầu tư đồng ý. Quyền truy cập được chi tiết trong Phụ lục D.
Tất cả thông tin BIM sẽ được trao đổi trong CDE sử dụng cấu trúc thư mục như đã nêu trong
PAS1192-2: 2013, Phụ lục D. Để hỗ trợ sự an toàn và khả năng tiếp cận thông tin, vị trí thư mục và
các mục đích của tài liệu được tải lên CDE phải được tuân thủ chặt chẽ.
Mọi sửa đổi đối với việc đặt tên hoặc cấu trúc không gian của CDE phải được sự đồng ý rõ ràng của
đội ngũ dự án và (Chủ_đầu_tư), bao gồm cả người Quản lý Thông tin. Liên quan đến định dạng tập
tin và phương thức trao đổi, vui lòng xem bản kế hoạch trao đổi, Phụ lục G.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 21
Hình 2 : Thiết kế và Quy trình trong CDE
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 22
Các tư vấn sẽ tuân thủ những điều sau:
■ Tất cả dữ liệu sẽ được trao đổi thông qua CDE
■ Đặt tên mô hình phải phù hợp với Phụ lục M
■ Tất cả các lỗi đáng kể bên trong mô hình, một khi được phát hiện phải được thông báo cho
người nhận bởi tư vấn là tác giả của mô hình đấy
■ Tất cả các mô hình đều phải được tải lên ở định dạng gốc và cùng với các định dạng chia
sẻ tập tin khác đã được đồng ý để các bên khác sử dụng được, tham khảo Phụ lục G
■ Tất cả các phiên bản trước đấy sẽ được giữ lại trên CDE
Việc sử dụng và trách nhiệm, định dạng và tần suất chia sẻ thông tin cần được thống nhất bởi tất
cả các thành viên trong đội ngũ dự án. Kế hoạch này được chấp thuận và ghi lại trong Kế hoạch
Trao đổi Thông tin, Phụ lục G.
Chủ trì thiết kế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thử nghiệm trao đổi dữ liệu qua CDE, bao gồm
việc liên kết các mô hình của dự án. Quá trình này sẽ giúp xác định những vấn đề phát sinh hoặc
không lường trước trong qua trình trao đổi cộng tác thông tin giữa các tư vấn được chỉ định, do đó
các sai sót có thể được giảm thiểu và tăng hiệu quả trao đổi thông tin.
Tần suất Họp nhóm BIM và BIM workshop, như được xác định trong Phụ lục H, nên phản ánh
cường độ và sự phức tạp của các quy trình BIM, phù hợp với tiến độ của dự án. Kế hoạch họp nhóm
BIM sẽ được đưa vào chương trình.
Các cuộc họp sẽ được chủ trì và lưu lại bởi Chủ trì BIM trừ khi có thoả thuận khác. Nếu có thể, để
khuyến khích chia sẻ thông tin và tối ưu hóa nguồn lực, các cuộc họp nên trùng với các cuộc họp
giữa đội ngũ dự án và Chủ đầu tư.
Để hỗ trợ các hoạt động hợp tác trong các cuộc họp nhóm BIM, địa điểm phải có tối thiểu trang
thiết bị sau :
■ Màn hình lớn, máy chiếu hoặc môi trường hình ảnh tích hợp
■ Có thể kết nối máy tính xách tay của tư vấn hoặc truy cập thông tin từ thiết bị lưu trữ USB
thông qua các thiết bị trên
■ Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn với phần mềm xem và phần cứng đủ mạnh để
khai thác thông tin mô hình
■ Kết nối mạng hoặc truy cập internet không dây ổn định (wifi)
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 23
Việc sử dụng một ngôn ngữ chung và cùng các tiêu chuẩn là cần thiết để đạt được quy trình hợp
tác BIM toàn diện.
Để hỗ trợ tính nhất quán của đồ họa và siêu dữ liệu, các mô hình phải được tạo ra theo các tiêu
chuẩn ngành đã được thống nhất. Trong trường hợp Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) này mâu thuẫn
với các tiêu chuẩn dưới đây, BEP sẽ được ưu tiên áp dụng :
■ Các giao thức AEC BIM v2.0
■ PAS1192-2: 2013, giai đoạn đầu tư / chuyển giao các dự án xây dựng, sử dụng BIM
Tất cả các mô hình và thông tin thiết kế liên kết với nó sẽ được sản xuất và xuất bản với :
■ Hệ thống đo lường bằng mét
■ Quy tắc đo lường RICS New Rules of Measurement 1 (NRM1) 2013
■ Các mô hình sẽ được vẽ bằng 1: 1 (kích thước đầy đủ) theo milimét để đảm bảo độ chính
xác.
Một hệ lưới-trục của công trình sẽ được thiết lập và sử dụng chung bởi tất cả các thành viên của
đội ngũ thiết kế. Thông thường, điểm gốc của tòa nhà được định nghĩa ở góc dưới cùng bên trái
của nó và được đánh dấu điểm. Để dự báo sự hạn chế của một số phần mềm với tọa độ địa không
gian, nên điểm này được quy ước là 0,0,0.
Đánh dấu điểm gốc bằng một khối hộp có kích thước 1m x 1m x 1m, đặt ở vị trí tọa độ địa không
gian 0,0,0, cho phép xác định vị trí, tỷ lệ và góc quay một khi mô hình được liên kết, tham chiếu.
Nếu có thông tin khảo sát trắc địa chính xác , thì nên sử dụng điểm mốc này làm cơ sở xác định
tọa độ chính xác cho dự án. Hệ lưới-trục nên được lấy từ dữ liệu khảo sát bởi Chủ trì Thiết kế, và
được phân phối lại cho tất cả các thành viên của đội ngũ dự án theo định dạng BIM gốc và thông
qua CDE. Điểm gốc phải bao gồm số dữ liệu tọa độ, Hướng bắc và Hướng Đông. Tất cả các thành
viên được yêu cầu phải áp dụng các cài đặt tọa độ này, điểm gốc của dự án và hệ lưới-trục từ Chủ
trì Thiết kế.
Để cho phép các thành viên của đội ngũ dự án làm việc riêng lẻ, các mô hình sau đây đang sẽ được
khởi tạo song song dựa trên một cấu trúc chung được đội ngũ thiết kế xây dựng và thống nhất:
Tác giả khởi tạo
Mô hình kiến trúc (Architectural model) [Kiến trúc]
Mô hình nội thất (Interior model) [Thiết kế nội thất]
Mô hình hệ thống kỹ thuật công trình (building
services model)
[MEP]
Kết cấu và Hệ thống hạ tầng (Structural & Civil model) [Kết cấu]
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 24
Mô hình quản lý thi công (Site management model) [nhà thầu]
Mô hình cảnh quan (Landscape model) [Cảnh quan]
Bảng 7 : Các mô hình chính
Chiến lược phân tách mô hình cho từng bộ môn khi thiết kế phải được thống nhất với Chủ trì Thiết
kế và Chủ trì BIM, và được ghi lại trong phiên bản tiếp theo của Kế hoạch Triển khai BIM này.
Các tiêu chuẩn để bóc tách khối lượng phải được sự đồng ý giữa tư vấn thiết kế, tư vấn dự toán và
Chủ đầu tư (Chủ_đầu_tư). Dữ liệu phải được trích ra từ mô hình trực tiếp mà không cần chỉnh sửa
tên gọi và giá trị trong các phần mềm khác. Một khi dữ liệu đã được hiệu chỉnh, nó không nên được
nhập ngược lại vào mô hình. Bảng thống kế diện tích phải tuân theo các thuật ngữ sau :
■ GIA – Gross Internal Area - Tổng diện tích bên trong
■ GEA – Gross External Area - Tổng diện tích bên ngoài
■ NIA – Net Internal Area - Diện tích sử dụng bên trong
Dữ liệu về diện tích được xuất ra từ mô hình phải là mới nhất, tuân thủ với mục đích thiết kế và
phù hợp với các thuật ngữ bên trên bằng cách sử dụng các định nghĩa từ NRM1.
Các tác giả của mô hình thông tin BIM nên tuân theo các điều sau:
■ Tất cả các mặt hàng/cấu kiện có chi phí lớn/quan trọng phải được mô hình hoá bởi thực
thể đúng của đối tượng 3D
■ Các cấu kiện công trình phải được sử dụng đúng loại, hoặc các cài đặt IFC phải phù hợp để
có kết quả chính xác trong quá trình truy xuất sang IFC.
■ Các cấu kiện và các đối tượng BIM phải được mô hình hoá ở vị trí chính xác, có kích thước
chính xác đúng với ý định thiết kế.
■ Thường xuyên kiểm tra các bản báo cáo “lỗi” của mô hình và phải giải quyết các vấn đề này
(ví dụ: đối tượng bị trùng lặp)
■ Các mô hình phải thường xuyên được phê duyệt theo các quy trình bảo đảm và kiểm tra
chất lượng (QA/QC)
■ Các đối tượng BIM chứa nhiều lớp hoặc liên hợp phải chứa các vật liệu phù hợp với ý định
thiết kế, hoặc phải được thể hiện được ý tưởng.
■ Các đối tượng BIM phải kết hợp với tập hợp các thuộc tính của nó, và các thông số cần
được điền đầy đủ tùy theo yêu cầu của giai đoạn dự án. Chi tiết chính xác cần được thảo
luận và đồng ý với (Chủ_đầu_tư), bộ phận quản lý chi phí và những người sử dụng khác,
trước khi tiến hành.
■ Đối tượng Phòng (Room, nếu có) sẽ chứa dữ liệu chính xác về hoàn thiện, chức năng sử
dụng, tên và số phòng dự định.
■ Các mô hình được công bố sẽ luôn là thể hiện chính xác của thiết kế đang được đề xuất.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 25
Tất cả các giao thức phê duyệt mô hình trong nội bộ từng đơn vị phải được cung cấp cho Chủ trì
Thiết kế để xem xét một khi đơn vị đó đó đã được bổ nhiệm:
Điều phối BIM (BIM coordinator) và các bên liên quan có trách nhiệm với việc sản xuất mô hình
nên tuân theo những điều sau :
■ Các thủ tục phê duyệt mô hình được định nghĩa trong Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) này
nên được tiến hành theo Phụ lục J. Việc thông qua thủ tục phê duyệt nên được ghi lại bằng
một báo cáo tóm tắt và tải lên Môi trường Dữ liệu Chung CDE.
■ Kế hoạch phân tách mô hình phải được thống nhất với Chủ trì BIM. Các giao thức phân
tách và phương hướng phân tách sẽ được ghi lại trong phiên bản tiếp theo của BEP.
■ Trước khi chia sẻ, các mô hình phải được tin lọc tất cả các đối tượng hết giá trị hoặc các tập
tin CAD liên kết.
■ Nên tắt mô hình với chế độ xem 2D hoặc bản thông tin từ chối trách nhiệm để tiết kiệm
thời gian khi mở lại mô hình.
■ Các đối tượng đơn lẻ, ngẫu nhiên và không đúng chỗ nên được sửa chữa hoặc xóa bỏ.
■ Tên của các tập tin của dự án nên được kiểm tra và phê duyệt trước khi tải lên CDE.
■ Tất cả các tập tin phụ thuộc, tập tin chính tham khảo hoặc tập tin trung tâm phải được tách
ra trước khi chia sẽ hoặc tải lên CDE.
Sử dụng mô hình BIM liên kết (federated BIM) sẽ được ưu tiên hơn bất kỳ và bất cứ tài liệu nào để
giải quyết các xung đột thông tin.
Chủ trì Thiết kế vẫn là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ công tác phối hợp thiết kế, không phụ
thuộc quy trình BIM hay công cụ kỹ thuật nào được sử dụng.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 26
Các tư vấn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được trình bày trong tài liệu này và chứng minh kiến
thức của mình về các quy trình cơ bản được yêu cầu để hỗ trợ các ứng dụng BIM đã được lựa chọn
cho dự án. Điều này được chứng mình bằng việc ghi lại và đệ trình các phương pháp dự kiến sử
dụng cho Chủ trì BIM xem xét trước khi triển khai.
Tất cả các thành viên của dự án phải chịu trách nhiệm về đào tạo bên trong nội bộ tổ chức của
mình.
Nếu tư vấn không đáp ứng các yêu cầu này, nhất thiết phải cải thiện tập hợp các kỹ năng của mình
hoặc tuyển thêm nhân viên kỹ thuật trước khi thực hiện các quy trình. Khi cần có thêm các nguồn
lực kỹ thuật bên ngoài để thực hiện quy trình BIM, tư vấn phải cung cấp lý lịch (CV) hoặc hồ sơ
năng lực cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi bổ nhiệm. Tư vấn phải cung cấp bất kỳ sự thiếu hụt
nào về kỹ năng cho Chủ trì BIM biết sớm nhất có thể.
Tư vấn phải cung cấp cho Chủ trì BIM các giao thức nội bộ của mình để chứng minh năng lực.
Các thành viên của đội ngũ dự án được yêu cầu phải sử dụng các máy trạm có cấu hình và phần
mềm thỏa mãn cho các công cụ BIM như nêu trong Bảng 5.
Các thành viên của đội ngũ dự án sẽ cung cấp cho Chủ trì BIM với khẳng định rằng họ có khả năng
triển khai các quy trình làm việc.
Nếu có liên quan, các thành viên của đội ngũ dự án sẽ cung cấp chi tiết về thư viện đối tượng mà
mình sở hữu, bao gồm:
■ Quản lý Mức độ Phát triển (LOD).
■ Tập hợp các thuộc tích dữ liệu.
■ Phiên bản phần mềm.
■ Tiêu chuẩn được dùng để mô hình.
■ Khả năng tương tác của đối tượng và thay đổi tham số động.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 27
Thu thập ý kiến phản hồi và chia sẻ các bài học kinh nghiệm là một phần thiết yếu của dự án để
cho phép liên tục cải tiến chất lượng.
Dự án sẽ được đánh giá lại dưới góc độ các tiêu chí thành công của dự án và các mục tiêu chính,
tại mỗi giai đoạn của dự án xác định cả hai khía cạnh thành công và kém thành công của quy trình.
Thông tin tài sản phải được chuyển giao theo định dạng COBie UK 2012, như đã được quy định chi
tiết khi trích xuất dữ liệu và phù hợp với các yêu cầu khi phát triển cho Mô hình Thông tin Tài sản
đã cam kết với Giám đốc cơ sở vật chất. Thông tin này phải phản ánh cấu trúc dữ liệu của dự án
(xem Phụ lục K và Phụ lục L), sẽ được phát triển thêm một khi đội ngũ quản lý cơ sở vật chất được
chỉ định.
Phương pháp tiếp cận Chuyển giao mềm (Soft Landing) đang được đánh giá bởi (Chủ_đầu_tư). Nếu
được yêu cầu, chúng sẽ được đưa vào tài liệu này và được sự đồng ý của các thành viên dự án.
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 28
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 29
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 30
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 31
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 32
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 33
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 34
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 35
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 36
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 37
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 38
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 39
Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu
Dự án (Dự_án)
Trang 40
Mức độ Phát triển
Dự án (Dự_án)
(Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information
Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công
cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc
cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ
sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”.
Tùy thuộc vào giai đoạn thiết kế và các Ứng dụng BIM được lựa chọn mà các yêu cầu về phát triển
nội dung của mô hình sẽ khác nhau. Mức độ phát triển (Level of Development - LOD) nội dung sẽ
bao gồm Mức độ chi tiết về hình học (Level of Detail) và Mức độ chi tiết về thông tin (Level of
Information – LOI). Yêu cầu về mức độ phát triển được chỉ định trong Hồ sơ Yêu cầu thông tin của
Chủ đầu tư (EIR). Tài liệu này nhằm giải thích ý nghĩa của từng Mức độ Pháp triển (LOD).
Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư
EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
Mức độ Phát triển
Dự án (Dự_án)
Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
Mức độ Phát triển
Dự án (Dự_án)
Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng
Bản nháp
1.0
2.0
3.0
© (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của
(Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác
nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm
pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
Mức độ Phát triển
Dự án (Dự_án)
Trang 5
Mức độ Phát triển (LOD) được định nghĩa theo Chỉ dẫn Kỹ thuật về LOD của Diễn đàn BIM (BIM
Forum), phiên bản tháng 8/2014. Theo đó, Mức độ Phát triển LOD giúp xác định mức độ chi tiết
của thông tin (Level of Information) và mức độ chi tiết hình học (Level of Detail), theo các cấp độ
khác nhau: LOD100, LOD200, LOD300, LOD350, LOD400, LOD500. Các định nghĩa dưới đây phải
được dùng kết hợp với Phụ lục C để xác định nội dung, kết quả cần chuyển giao của mô hình thông
tin BIM và các ứng dụng có thể của mô hình trong từng giai đoạn của dự án.
Lưu ý: Mức độ Phát triển bao gồm mức độ chi tiết về hình học được gắn với thông tin đi kèm với
nó, nghĩa là với mức độ thông tin mà tư vấn có thể tin cậy được khi sử dụng mô hình.
Các Mức độ Chi tiết cơ bản của Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ (AIA) được trình bày chi tiết trong Chỉ dẫn
kỹ thuật về LOD (BIM Forum LOD specification) như sau:
■ Mức độ Phát triển LOD 100
Mỗi Cấu kiện trong Mô hình (Model Element) có thể được thể hiện dưới hình thức đồ họa bằng
một biểu tượng hay hình khối phổ thông, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cho LOD200.
Thông tin liên quan đến Cấu kiện Mô hình đấy (chẳng hạn như chi phí cho mỗi mét vuông,
khối lượng toàn hệ thống HAVC v.v.) có thể được tham chiếu từ các Cấu kiện Mô hình khác.
■ LOD 200
Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống hay đối tượng phổ
thông, hoặc bằng một cấu kiện tổ hợp có xấp xỉ cùng khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí
và cách bố trí. Các thông tin phi hình học có thể được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó.
■ LOD 300
Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một
cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí và cách
bố trí. Các thông tin phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó.
■ LOD 350
Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một
cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, cách bố
trí và có kể đến tương tác với các hệ thống khác. Các thông tin phi hình học phải được đính
kèm vào Cấu kiện Mô hình đó.
■ LOD 400
Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một
cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, cách bố
trí cùng với các thông tin chi tiết về chế tạo, lắp ráp, và lặp đặt trong công trình. Các thông tin
phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó.
■ LOD 500
Mỗi Cấu kiện Mô hình đều được kiểm tra đối chiếu với thực địa về kích thước, vị trí, số lượng,
và cách bố trí. Các thông tin phi đồ họa phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình.
Mức độ Phát triển
Dự án (Dự_án)
Trang 6
Các ứng dụng cụ thể của thông tin trong mỗi Mức độ Phát triển, ví dụ như hình học, được trình
bày tổng thể như dưới đây. Các ứng dụng Dự toán (5D) và Tiến độ (4D) cũng được đề xuất tại mỗi
Mức độ Phát triển LOD.
5D 4D LOD Truy
xuất
dữ
liệu
Định nghĩa Ví dụ về Hình học và
ứng dụng
Chi phí mục
tiêu
Kế hoạch
Thiết kế và
Đấu thầu
300 1b Mỗi Cấu kiện Mô hình
được diễn họa trong Mô
hình bằng một hệ thống,
đối tượng hay một cấu
kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ
định chính xác khối
lượng, kích thước, hình
dạng, vị trí và cách bố trí.
Các thông tin phi hình
học phải được đính kèm
vào Cấu kiện Mô hình
đó.
Phát triển thiết kế
đến mức độ phối
hợp toàn diện. Phối
hợp không gian của
các hệ thống kỹ thuật
phục vụ công trình
có kể đến các “lỗ
chừa” cho kết cấu.
Phối hợp chi tiết với
nhà thầu thiết kế kết
cấu.
350 2 Tương tự như trên và
dành cho nhà thầu thiết
kế phụ
Tương tự như trên và
dành cho nhà thầu
thiết kế phụ
Thi công Mô phỏng
giai đoạn và
phân vùng
400 3 Mỗi Cấu kiện Mô hình
được diễn họa trong Mô
hình bằng một hệ thống,
đối tượng hay một cấu
kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ
định chính xác khối
lượng, kích thước, hình
dạng, vị trí, cách bố trí
cùng với các thông tin
chi tiết về chế tạo, lắp
ráp, và lặp đặt trong
công trình. Các thông tin
phi hình học phải được
đính kèm vào Cấu kiện
Mô hình đó.
Tài liệu dùng cho thi
công phải được sẵn
sàng, mô hình phối
hợp hoàn chỉnh với
tất cả các bản vẽ 2D
được trích xuất từ
mô hình thông tin.
Chi phí hoàn
công
Mô phỏng
hoàn công
500 4 Mỗi Cấu kiện Mô hình
đều được kiểm tra đối
chiếu với thực địa về kích
thước, vị trí, số lượng, và
cách bố trí. Các thông tin
phi đồ họa phải được
đính kèm vào Cấu kiện
Mô hình.
Hồ sơ hoàn công,
Bao gồm tất cả các
tài liệu vận hành
trong đó có các chế
độ bảo trì, danh sách
các phụ tùng thay
thế v.v.
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
(Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information
Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công
cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc
cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ
sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”.
Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án mà các ứng dụng BIM có thể được lựa chọn ưu tiên
khác nhau. Việc phân loại và sắp xếp theo mức độ ưu tiên các ứng dụng BIM được chỉ định trong
Hồ sơ Yêu cầu thông tin của Chủ đầu tư (EIR). Tài liệu này nhằm liệt kê các ứng dụng BIM có thể
và mô tả kết quả yêu cầu của từng ứng dụng.
Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư
EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
1 Ưu tiên cao (High Priority) .................................................................................................................. 5
2 Ưu tiên trung bình (Moderate Priority)............................................................................................. 6
3 Ưu tiên thấp (Low Priority) ................................................................................................................. 9
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng
Bản nháp
1.0
2.0
3.0
© (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của
(Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác
nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm
pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Trang 5
Ứng dụng BIM (BIM Use) Kết quả (Outcomes)
Phối hợp thiết kế 3D
(3D design coordination)
■ Loại bỏ các xung đột trong thiết kế (Eradicate design
clashes)
■ Nâng cao hiệu quả các nguồn lực (Improve resource
efficiency)
■ Giảm các chi phí phát sinh bởi các thay đổi thiết kế ngoài
công trường (Reduce cost from design changes on site)
■ Nâng cao độ tin cậy trong tính toán chi phí (Improve cost
certainty)
Quản lý tài sản
(Asset management)
■ Cung cấp thông tin nhằm đưa ra các quyết định tốt hơn
(Better informed decision making)
■ Hỗ trợ công tác vận hành và bảo trì cơ sở vật chất
(Support the operation and maintenance of a facility)
■ Cung cấp vị trí và thông tin đặc trưng cho từng tài sản
(Communicate location and information for property
assets)
Phân tích các hệ thống kỹ
thuật phục vụ công trình
(Building systems analysis)
■ Đo lường hiệu suất thực tế của công trình và đối chiếu với
hiệu suất thiết kế (Measure the actual building
performance against the design)
Dự toán
(Cost estimation)
■ Tăng độ chính xác của dự toán công trình (Improved
precision of estimates)
Quản lý chi phí
(Cost management)
■ Cải thiện tốc độ và tính chính xác trong công tác phân tích
và định lượng chi phí. (Improve speed and accuracy of
cost analysis and quantification)
■ Cải thiện thời gian phản hồi đối với các thay đổi của thiết
kế. (Improve reaction time to design changes)
■ Cung cấp tài nguyên/dữ liệu cho các phân tích “Nếu thì”
nhằm tối ưu hóa các quyết định chuyên môn cũng như
các giá trị gia tăng (Provide a resource for ‘what if’ analysis
to optimize specification decisions and improved value)
Phân tích năng lượng
(Energy analysis)
■ Tối ưu hóa hiệu suất môi trường của mô hình thiết kế ý
tưởng (Optimise environmental performance of concept
model)
■ Tối ưu hóa hiệu suất môi trường của công trình thực tế
(Optimise environmental performance of proposed
building in situ)
Ghi chú: B.I.M cho phép thực hiện các phân tích năng
lượng trên các mô hình dự án từ những giai đoạn sơ khởi
của thiết kế. (Note: BIM allows you to carry many of these
analyses in early stage concept models)
Lên kế hoạch bảo trì
(Planned maintenance)
■ Liên kết thông tin có được từ mô hình thông tin B.I.M vào
các hệ thống hỗ trợ công tác vận hành / bảo trì. (B.I.M
Linking of BIM information to systems which support
operational maintenance)
■ Cải thiện hiệu suất và giảm chi phí bảo trì. (Improved
performance and reduced maintenance costs)
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Trang 6
Ứng dụng BIM (BIM Use) Kết quả (Outcomes)
Đảm bảo và phê chuẩn dữ
liệu
(Assurance and data
validation)
■ Thực hiện phân tích dựa trên các nguyên tắc định trước
nhằm mục đích xác định các thiếu sót trong việc khởi tạo
mô hình và trong thiết kế (Rule based analysis of models
to determine deficiencies in model authoring and
design)
Khởi tạo thư viện đối tượng
BIM riêng cho dự án
(Bespoke BIM object library
authoring)
■ Nguồn tài nguyên số nhằm cải thiện thời gian khởi tạo
mô hình và tiết kiệm chi phí (Digital resource to improve
turnaround time for model authoring and costing)
■ Tiêu chuẩn hóa các chỉ dẫn kỹ thuật tham chiếu và các
tham số nhằm gia tăng hiểu biết và cách thức sử dụng
dữ liệu (Standardised specification reference and
parameters to improve understanding and use of data)
■ Hiểu rõ hơn nguồn dữ liệu được cung cấp cho các nhà
cung cấp nhằm nâng cao hiệu quả trong các quy trình
sản xuất (Better understanding of data provided to
suppliers to improve efficiency in manufacturing
processes)
Trình tự thi công và Mô
phỏng
(Construction sequencing and
simulation)
■ Cải thiện các giải pháp về sức khỏe và an toàn lao động
(Improve health and safety planning)
■ Mô phỏng công trường tại thời điểm bất kỳ trong suốt
quá trình xây dựng (Simulate site conditions at points
during construction)
■ Tối ưu hóa cũng như rút ngắn tiến độ thi công (Optimise
and reduce construction programme)
■ Giảm thiểu rủi ro (Reduce risk)
■ Tối ưu hóa kế hoạch và công tác hậu cần logistics cho
công trường (Optimise site logistics and planning)
■ Nâng cao hiệu suất sản xuất (Increase productivity)
Thiết kế hệ thống thi công
(Construction system design)
■ Thiết kế và phân tích các hệ thống phục vụ thi công – ví
dụ: hệ cốp pha, hệ kính và hệ giàn giáo (Design and
analyse construction systems e.g. formwork, glazing and
scaffolding)
Phân loại dữ liệu
(Data classification)
■ Đồng nhất cấu trúc dữ liệu cho toàn thể dự án nhằm cải
thiện hồ sơ tài sản (Unified data structure on all projects
to improve asset records)
■ Tiêu chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu nhằm nâng cao hiểu
biết chung giữa tư vấn, Chủ đầu tư và nhà quản lý cơ sở
vật chất (Standardised data structure to improve shared
understanding with consultants, Employers and facilities
managers)
■ Ánh xạ tự động giữa các hệ thống Quản lý cơ sở vật chất
với sự trợ giúp của máy tính (CAFM) và công cụ Quản lý
cơ sở vật chất (FM) (Map automatically with emerging
Computer-Aided Facilities Management (CAFM) and
Facilities Management (FM) tools)
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Trang 7
■ Cho phép định lượng nhiều tài sản vào trong một cơ sở
dữ liệu duy nhất, giúp dự báo các khoản chi phí cũng
như lịch trình bảo trì (Allow multiple assets to be
quantified in a single database allowing for forecasts of
expenditure and maintenance schedules)
■ Phân loại tài sản (Taxonomy)
■ Định danh tài sản (Asset naming)
Khởi tạo thiết kế với mô
hình BIM
(Design (BIM) authoring)
■ Hiểu biết tốt hơn về thiết kế giữa tư vấn và Chủ đầu tư
nhằm đưa ta các quyết định hiệu quả hơn (Better
understanding of the design between consultants and
the Employer resulting in more informed decision
making)
■ Thay đổi thiết kế hiệu quả hơn và cho phép đưa ra nhiều
giải pháp đồng thời (More efficient design changes and
optioneering)
■ Phát hiện và xử lý sớm hơn các vấn đề thiết kế trong tiến
trình thiết kế (Identify and solve design problems earlier
in the design process)
Phê duyệt lại thiết kế
(Design reviews)
■ Cải thiện việc công tác giữa các bên cũng như việc đưa
ra các quyết định chung (Improve collaboration and
decision making)
■ Chia sẽ sự am hiểu về giải pháp thiết kế và trách nhiệm
giữa các bên (Shared understanding of design intent
and responsibilities)
■ Giảm thiểu Các Yêu Cầu về Thông Tin (RFIs) (Reduction
in Requests for Information (RFIs))
■ Nhận thức rõ hơn về các tác động cụ thể gây ra bởi các
thay đổi trong thiết kế, ví dụ việc hạ thấp chiều cao dầm,
chiều cao của trần (More awareness of special impacts
from design changes e.g. lowering beams, ceiling height)
■ Loại bỏ các yêu cầu về tạo lập mô hình thí điểm
(Eliminate requirement for mock-ups)
■ Cải thiện hiệu quả trong công việc phê duyệt thiết kế
(Improve efficiency in reviews)
■ Tối ưu hóa công tác Sức khỏe, An toàn lao động và Môi
trường (HSE) và Quản lý Thiết kế Xây dựng (CDM) (HSSE
and Construction Design Management (CDM)
optimisation)
Chế tạo dựa trên kỹ thuật số
(Digital fabrication)
■ Nâng cao tính chính xác trong chế tạo và giảm thiểu thời
gian giải nghĩa thông tin thiết kế (Improve accuracy of
fabrication and reduce time spent interpreting design
information)
■ Đảm bảo chất lượng tốt hơn liên quan tới độ chính xác
của các cấu kiện công trình nhằm tránh các vấn đề về
phối hợp ngoài công trường (Better quality assurance
regarding accuracy of building elements to avoid
coordination issues on site)
Xuất hồ sơ bản vẽ
(Drawing generation)
■ Thông tin hình học 2D được trích xuất ra từ mô hình
nhằm trao đổi các thông tin thiết kế và đáp ứng các thỏa
thuận trong hợp đồng (2D graphical information is
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Trang 8
extracted from the model to communicate design
information and meet contractual obligations)
Theo dõi và Quản lý công
trường
(Field management tracking)
■ Các phần mềm BIM thực địa (BIM Field) được sử dụng
trong suốt giai đoạn xây dựng và chuyển giao nhằm
quản lý, theo dõi, báo cáo nhiệm vụ và an toàn, các tài
liệu vận hành thử và chuyển giao được liên kết với mô
hình thông tin B.I.M (Field BIM software is utilised during
construction and handover to manage, track, task and
report safety, commissioning and handover documents
which are linked to the BIM)
Lập mô hình hoàn công
(Record modelling)
■ Mô hình số đại diện miêu tả chính xác các điều kiện vật
lý thực của cơ sở vật chất (Depict an accurate
representation of physical conditions of a facility)
■ Thông tin dữ liệu của mặt bằng hiện trạng
(Communication of existing site)
■ Mô hình và thông tin hóa các thông tin hoàn công
(Modelling and communicating as built information)
Phân tích mặt bằng
(Site analysis)
■ Công nghệ B.I.M / GIS được sử dụng để đánh giá khu vực
địa lý nhằm quyết định vị trí mặt bằng tối ưu nhất cho
dự án (BIM / GIS is used to evaluate geographical area to
determine the most optimal site location for the project)
■ Xác định vị trí phù hợp của công trình bên trong khu đất.
(Identify the appropriate position of a building within
the site)
Quản lý và theo dõi không
gian
(Space management and
tracking)
■ Duy trì một bộ hồ sơ thông tin chính xác (Maintain an
accurate record of information)
■ Tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở vật chất và thông báo các
cải tiến về bố cục không gian và tổ chức giao thông của
cơ sở. (Optimise use of facility and inform decision
making regarding layouts and access improvements)
Đánh giá mức độ bền vững
(Sustainability evaluation)
■ Sử dụng mô hình để hỗ trợ các đánh giá dự án liên quan
đến tác động môi trường, BREEAM và các Chứng nhận
về Bền vững khác. (Use the model to support project
assessment for the environmental statement, BREEAM
and Code for Sustainable home certifications.)
Diễn họa và Truyền thông
(Visualisation and
communication)
■ Giúp Chủ đầu tư nhận thức về ý tưởng thiết kế
(Employer awareness of design intent)
■ Các diễn họa tương ứng với thiết kế (Visualisations
consistent with the design)
■ Chủ động tiếp thị và công bố/truyền thông bố cục không
gian (Marketing initiatives and communication of
layouts)
■ Hiệu quả hơn khi xin phép xây dựng (More efficient
application for planning approval)
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Trang 9
Ứng dụng BIM (BIM Use) Kết quả (Outcomes)
Điều khiển 3D và lập kế
hoạch điều khiển
(3D control and planning)
■ Bố cục các dây chuyền sản xuất (Layout facility
assemblies)
■ Tự động điểu khiển việc di chuyển và vị trí lắp đặt của
thiết bị (Automate control of equipment's movement
and location)
■ Tạo các điểm kiểm soát chi tiết để hỗ trợ việc lắp đặt dây
chuyền sản xuất (Create detailed control points aid in
assembly layout)
Lập kế hoạch cho thảm họa
(Disaster planning)
■ Các dịch vụ khẩn cấp (cấp cứu y tế, cứu hỏa…) được
quyền truy cập vào những mô hình thông tin để phát
triển các chiến lược hoạt động khẩn cấp của họ
(Emergency services have access to the digital
information to develop strategies)
■ Cải thiện chất lượng phản ứng / đối phó (với thảm họa,
thiên tai, hỏa hoạn…). (Improved response efficiency)
Mô hình hóa hiện trạng
(Existing conditions modeling)
■ Tạo hồ sơ kỹ thuật số chính xác của tài sản hiện trạng
(Create accurate digital record of an existing asset)
■ Cung cấp các dữ liệu khảo sát chính xác để phát triển
mô hình của một tài sản hiện trạng (Provide accurate
survey data to develop a model of an existing asset)
■ Thông tin của mặt bằng hiện tại, tình trạng tài sản để
giúp giao tiếp cho các bên liên quan (Communication of
existing site and asset conditions for remote
communication)
■ Phát triển mô hình BIM cho mặt bằng hiện trạng
(Develop BIM of existing site)
Phân tích ánh sáng
(Lighting analysis)
■ Triển khai các mô hình phân tích nhằm xác định các
tương tác giữa hệ thống chiếu sáng nhân tạo và ánh
sáng tự nhiên (Implement analytical modelling to
determine the behaviour of lighting systems and natural
light)
Mô phỏng chuyển động bộ
hành nhằm xác định rủi to
và thời gian chờ đợi
(Pedestrian simulation for
hazard and dwell time)
■ Mô phỏng rủi ro nhằm xác định và loại bỏ các “điểm
nghẽn” có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông
trong lúc di tản (Simulate hazards to identify and
eradicate pinch points which may cause congestion
during evacuation)
■ Mô phỏng các tuyến di chuyển bộ hành nhằm xác định
các “điểm nghẽn” có thể ảnh hưởng tới thời gian chờ đợi.
(Simulate pedestrian routes to identify pinch points
which may affect dwell time)
Quyền sở hữu và giấy phép
thi công
(Possessions and permit to
work)
■ Mô hình khu đất thuộc quyển sở hữu và lối vào/ra tạm
thời với các phần đất liền kề (Modelling site ownership
and temporary access to adjacent parties)
■ Cho phép phát hiện các xung đột khi sử dụng khu đất.
(Allow dynamic clash detection for site operations)
Các ứng dụng BIM
Dự án (Dự_án)
Trang 10
Quy hoạch và tối ưu hóa
không gian
(Spatial planning and
optimization)
■ Đưa ra các định dạng có điều kiện nhằm xác định các vi
phạm đối với các yêu cầu về không gian (Conditional
formatting to identify breaching of space requirements)
■ Thống kê không gian nhanh, chính xác và tức thời
(Instant, accurate space scheduling)
■ Theo dõi, thẩm đinh và trao đổi các bảng thống kê diện
tích. (Track, validate and communicate area schedules)
■ So sánh các tỉ lệ tối ưu với mô hình tiêu chuẩn. (Test
optimum ratios against standard concept model)
Phân tích kết cấu
(Structural analysis)
■ Phân tích và kiểm tra các mô hình kết cấu. (Analyse and
test structural models)
■ Xác định tác động của thay đổi thiết kết đến tính toàn
vẹn của kết cấu. (Identify impact of design changes on
structural integrity)
■ Tối ưu hóa hiệu suất thiết kê các cấu kiện trong hệ kết
cấu. (Optimise design performance of structural
elements)
■ Các phân tích tự động nhằm hỗ trợ thiết kế. (Automated
analysis to inform the design)
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
(Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information
Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công
cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc
cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ
sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”.
Thông tin tài sản phải được chuyển giao theo định dạng COBie UK 2012. Tài liệu này chỉ định các
cấu kiện cần phải được chuyển giao COBie và nội dung của từng tham số của cấu kiện.
Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư
EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
Yêu cầu về COBie và trách nhiệm của các bên........................................................................................ 5
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng
Bản nháp
1.0
2.0
3.0
© (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của
(Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác
nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm
pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Trang 5
Tác giả của các đối tượng/cấu kiện được nêu trong Phụ lục “Đăng ký tài sản” có trách nhiệm bảo
đảm các tham số của COBie, của các đối tượng này, được gán thông tin đầy đủ. Việc gán dữ liệu
này phải được thực hiện ngay cả khi dữ liệu đó có không được yêu cầu trong giai đoạn tương ứng
của dự án. Điều này cho phép dữ liệu được đưa vào sớm nhất có thể được, ngay cả trước “giai đoạn
yêu cầu”, trong suốt vòng đời của dự án.
Ngoài các tham số tiêu chuẩn cho định dạng COBie như trong bảng bên dưới, ba “tham số chia sẽ”
(shared parameter) sau đây bắt buộc phải đưa vào cho tất cả các thực thể của đối tượng:
Parameter Group (Tham số nhóm) : Data (dữ liệu)
Parameter (tham số): NorthSouth (BắcNam)
Parameter Type (kiểu của tham số): Text (văn bản)
Điều này sẽ cho phép một đối tượng được phân loại là 'North (Bắc)' hoặc 'South (Nam)' của tòa
nhà để giúp đội ngũ quản lý cơ sở vật chất xác định vị trí của đối tượng/cấu kiện.
Danh sánh Tài sản như ở Phụ lục “Đăng ký Tài sản” chưa phải là danh sách cuối cùng được yêu cầu
phải trích xuất COBie. Tất cả các nhà Tư vấn phải xem xét các đối tượng được tạo ra có được xếp
loại là đối tượng phục vụ công tác Vận hành và Bảo trì (O&M) hay không. Nếu có, đối tượng/cấu
kiện đó phải được thêm vào danh sách trong Phụ lục “Đăng ký Tài sản” và sẽ được bổ sung thêm
các giá trị theo yêu cầu của chuyển giao COBie.
Bảng dưới đây minh họa khi nào dữ liệu cho các tham số cụ thể được yêu cầu. Tại mỗi thời điểm
truy xuất / trao đổi thông tin, các bên có trách nhiệm phải kiểm tra, chứng thực dữ liệu theo các
yêu cầu của quy trình bảo đảm và kiểm tra chất lượng (QA/QC).
Tập hợp dữ liệu yêu cầu dưới đây phải được điền đầy đủ, tại mỗi giai đoạn liên quan của dự án,
cho tất cả các đối tượng/cấu kiện được nêu trong Phụ lục “Đăng ký Tài sản”.
Thông thường, đối với mỗi gói công việc hoặc hệ thống, và tuân thủ với Bảng Sản xuất và Chuyển
giao Mô hình (MPDT), truy xuất dữ liệu sẽ tương ứng với LOD và giai đoạn thiết kế.
Từ Giai đoạn 4 (Thiết kế bản vẽ thi công) trở đi, nhà thầu chính sẽ chịu trách nhiệm về tính toàn
vẹn và đầy đủ của các yêu cầu về bộ dữ liệu COBie.
Ghi chú :
■ Giai đoạn 4 : Giai đoạn thiết bản vẽ thi công
■ Giai đoạn 5 : Thi công
■ Giai đoạn 6: Bàn giao và Quyết toán
■ CON : Tổng thầu xây dựng (CONtractor)
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Trang 6
Trích xuất COBie Data Drop
Giai đoạn triển khai dự án
2
4
3
5
4
6
Trách nhiệm CON CON CON
Contact sheet (Bảng Contact – Liên hệ)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Email ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
Company ✓ ✓ ✓
Phone ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
Department ✓ ✓ ✓
OrganizationCode ✓ ✓ ✓
GivenName ✓ ✓ ✓
FamilyName ✓ ✓ ✓
Street ✓ ✓ ✓
Town ✓ ✓ ✓
PostalCode ✓ ✓ ✓
Facility sheet (Bảng Facility – Cơ sở vật chất)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
ProjectName ✓ ✓ ✓
SiteName ✓ ✓ ✓
LinearUnits ✓ ✓ ✓
AreaUnits ✓ ✓ ✓
VolumeUnits ✓ ✓ ✓
CurrencyUnits
AreaMeasurement Geometric ✓ ✓ ✓
ExternalSystem ✓ ✓ ✓
ExternalProjectObject ✓ ✓ ✓
ExternalProjectIdentifier ✓ ✓ ✓
ExternalSiteObject ✓ ✓ ✓
ExternalSiteIdentifier ✓ ✓ ✓
ExternalFacilityObject ✓ ✓ ✓
ExternalFacilityIdentifier ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
ProjectDescription ✓ ✓ ✓
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Trang 7
SiteDescription ✓ ✓ ✓
Phase
Trích xuất COBie Data Drop
Giai đoạn triển khai dự án
2
4
3
5
4
6
Trách nhiệm CON CON CON
Floor sheet (Bảng Floor – Tầng)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
Elevation Geometric ✓ ✓ ✓
Height Geometric ✓ ✓ ✓
Space sheet (Bảng Space – Không gian)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
FloorName ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
RoomTag ✓ ✓ ✓
UsableHeight ✓ ✓ ✓
GrossArea Geometric ✓ ✓ ✓
NetArea Geometric ✓ ✓ ✓
Zone sheet (Bảng Zone)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
SpaceNames ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Trang 8
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
Trích xuất COBie Data Drop
Giai đoạn triển khai dự án
2
4
3
5
4
6
Trách nhiệm CON CON CON
Type sheet (Bảng Type – Kiểu)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
AssetType ✓ ✓ ✓
Manufacturer ✓ ✓ ✓
ModelNumber ✓ ✓ ✓
WarrantyGuarantorParts ✓ ✓ ✓
WarrantyDurationParts ✓ ✓ ✓
WarrantyGuarantorLabour ✓ ✓ ✓
WarrantyDurationLabour ✓ ✓ ✓
WarrantyDurationUnit ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
ReplacementCost ✓ ✓ ✓
ExpectedLife ✓ ✓ ✓
Duration ✓ ✓ ✓
WarrantyDescription ✓ ✓ ✓
NominalLength Geometric ✓ ✓ ✓
NominalWidth Geometric ✓ ✓ ✓
NominalHeight Geometric ✓ ✓ ✓
ModelReference ✓ ✓ ✓
Shape ✓ ✓ ✓
Size ✓ ✓ ✓
Colour ✓
Finish ✓ ✓ ✓
Grade ✓ ✓ ✓
Material ✓ ✓
Constituents ✓ ✓ ✓
Features ✓ ✓ ✓
AccessibilityPerformance ✓ ✓ ✓
CodePerformance ✓ ✓ ✓
SustainabilityPerformance ✓ ✓
Danh sách câu hỏi điều tra thông tin
Dự án (Dự_án)
Trang 9
Trích xuất COBie Data Drop
Giai đoạn triển khai dự án
2
4
3
5
4
6
Trách nhiệm CON CON CON
Component sheet (Bảng Component – Cấu kiện)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
TypeName ✓ ✓ ✓
SpaceNames ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
SerialNumber ✓ ✓
InstallationDate ✓ ✓
WarrantyStartDate ✓ ✓
TagNumber ✓ ✓ ✓
Barcode ✓ ✓
AssetIdentifier ✓ ✓
System sheet (Bảng System – Hệ thống)
COBie field (trường COBie) Type (Kiểu)
Name ✓ ✓ ✓
CreatedBy ✓ ✓ ✓
CreatedOn ✓ ✓ ✓
Category ✓ ✓ ✓
ComponentNames ✓ ✓ ✓
ExtSystem ✓ ✓ ✓
ExtObject ✓ ✓ ✓
ExtIdentifier ✓ ✓ ✓
Description ✓ ✓ ✓
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai
Một số Ví dụ về triển khai

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdf
Giáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdfGiáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdf
Giáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdf
Man_Ebook
 

Mais procurados (20)

Huong dan su dung microsoft project
Huong dan su dung microsoft projectHuong dan su dung microsoft project
Huong dan su dung microsoft project
 
Bài Giảng Tổng Quan Về Quản Lý Dự Án
Bài Giảng Tổng Quan Về Quản Lý Dự Án Bài Giảng Tổng Quan Về Quản Lý Dự Án
Bài Giảng Tổng Quan Về Quản Lý Dự Án
 
Báo Cáo Quản Lý Dự Án Mẫu
Báo Cáo Quản Lý Dự Án MẫuBáo Cáo Quản Lý Dự Án Mẫu
Báo Cáo Quản Lý Dự Án Mẫu
 
BIM cho người mới học
BIM cho người mới họcBIM cho người mới học
BIM cho người mới học
 
5 Bước Thiết Lập File Revit Phải Làm Khi Khởi Tạo 1 Dự Án Mới
5 Bước Thiết Lập File Revit Phải Làm Khi Khởi Tạo 1 Dự Án Mới5 Bước Thiết Lập File Revit Phải Làm Khi Khởi Tạo 1 Dự Án Mới
5 Bước Thiết Lập File Revit Phải Làm Khi Khởi Tạo 1 Dự Án Mới
 
Cách đọc bản vẽ xây dựng
Cách đọc bản vẽ xây dựngCách đọc bản vẽ xây dựng
Cách đọc bản vẽ xây dựng
 
Nội dung chi tiết đào tạo Revit Cho hạ Tầng kỹ thuật
Nội dung chi tiết đào tạo Revit Cho hạ Tầng kỹ thuậtNội dung chi tiết đào tạo Revit Cho hạ Tầng kỹ thuật
Nội dung chi tiết đào tạo Revit Cho hạ Tầng kỹ thuật
 
Cong nghe bim trong xay dung
Cong nghe bim trong xay dungCong nghe bim trong xay dung
Cong nghe bim trong xay dung
 
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệpTài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
Tài liệu hướng dẫn trình bày đồ án tốt nghiệp
 
Giáo Trình Revit Mep
Giáo Trình Revit MepGiáo Trình Revit Mep
Giáo Trình Revit Mep
 
Ms project quick tips - Điều chỉnh hiển thị ngày tháng trong ms project
Ms project quick tips - Điều chỉnh hiển thị ngày tháng trong ms projectMs project quick tips - Điều chỉnh hiển thị ngày tháng trong ms project
Ms project quick tips - Điều chỉnh hiển thị ngày tháng trong ms project
 
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2010 (Phần 2: Nhập dữ liệu)
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2010 (Phần 2: Nhập dữ liệu)Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2010 (Phần 2: Nhập dữ liệu)
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2010 (Phần 2: Nhập dữ liệu)
 
07. giáo trình revit structure tiếng việt
07. giáo trình revit structure tiếng việt07. giáo trình revit structure tiếng việt
07. giáo trình revit structure tiếng việt
 
Hướng dẫn sử dụng Layout trong cad
Hướng dẫn sử dụng Layout trong cadHướng dẫn sử dụng Layout trong cad
Hướng dẫn sử dụng Layout trong cad
 
Quy chuẩn làm powerpoint
Quy chuẩn làm powerpointQuy chuẩn làm powerpoint
Quy chuẩn làm powerpoint
 
Bí Quyết Làm Chủ Công Cụ Quan Sát Đối Tượng Trong Phần Mềm Revit
Bí Quyết Làm Chủ Công Cụ Quan Sát Đối Tượng Trong Phần Mềm RevitBí Quyết Làm Chủ Công Cụ Quan Sát Đối Tượng Trong Phần Mềm Revit
Bí Quyết Làm Chủ Công Cụ Quan Sát Đối Tượng Trong Phần Mềm Revit
 
Làm việc nhóm (Worksets) trong Revit
Làm việc nhóm (Worksets) trong Revit Làm việc nhóm (Worksets) trong Revit
Làm việc nhóm (Worksets) trong Revit
 
Giáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdf
Giáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdfGiáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdf
Giáo trình lập trình Python căn bản - Trần Nhật Quang, Phạm Văn Khoa.pdf
 
Bài tập thực hành Revit nhà bảo vệ
Bài tập thực hành Revit nhà bảo vệBài tập thực hành Revit nhà bảo vệ
Bài tập thực hành Revit nhà bảo vệ
 
Tài liệu tự học Revit Architecture phần 1
Tài liệu tự học Revit Architecture phần 1Tài liệu tự học Revit Architecture phần 1
Tài liệu tự học Revit Architecture phần 1
 

Semelhante a Một số Ví dụ về triển khai

654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project
Chat Chit
 
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.comHướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Vô Danh
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Viet Nam
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Duy Vọng
 
[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep
ANT ACADEMY
 
Ms project 2003
Ms project 2003Ms project 2003
Ms project 2003
island2101
 
Nhom3 qlda
Nhom3 qldaNhom3 qlda
Nhom3 qlda
nobbobby
 

Semelhante a Một số Ví dụ về triển khai (20)

Revit_4KSXD_HTU
Revit_4KSXD_HTURevit_4KSXD_HTU
Revit_4KSXD_HTU
 
Công nghệ BIM và Revit
Công nghệ BIM và RevitCông nghệ BIM và Revit
Công nghệ BIM và Revit
 
Revit And BIM
Revit And BIMRevit And BIM
Revit And BIM
 
BIM - Building Information Modeling
BIM - Building Information ModelingBIM - Building Information Modeling
BIM - Building Information Modeling
 
Chuong 1
Chuong 1Chuong 1
Chuong 1
 
BIM và Autodesk AEC Collection
BIM và Autodesk AEC CollectionBIM và Autodesk AEC Collection
BIM và Autodesk AEC Collection
 
654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project654.huong dan su dung ms project
654.huong dan su dung ms project
 
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.comHướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003 - tincanban.com
 
Luận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAY
Luận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAYLuận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAY
Luận văn: Thuyết minh lập dự án và thiết kế cơ sở, HAY
 
Đề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên Quang
Đề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên QuangĐề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên Quang
Đề tài: Xây dựng tuyến đường nối 2 điểm M7 - N7 tại Tuyên Quang
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
 
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_memHo tro phat_trien_du_an_phan_mem
Ho tro phat_trien_du_an_phan_mem
 
Bim cho người mới học (Lý thuyết hay, nhẹ nhàng)
Bim cho người mới học (Lý thuyết hay, nhẹ nhàng)Bim cho người mới học (Lý thuyết hay, nhẹ nhàng)
Bim cho người mới học (Lý thuyết hay, nhẹ nhàng)
 
Bim cho nguoi_moi_hoc
Bim cho nguoi_moi_hocBim cho nguoi_moi_hoc
Bim cho nguoi_moi_hoc
 
[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep[ANTDEMY] Revit Mep
[ANTDEMY] Revit Mep
 
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Project 2003
 
Hd ms project semla
Hd ms project semlaHd ms project semla
Hd ms project semla
 
Ms project 2003
Ms project 2003Ms project 2003
Ms project 2003
 
Nhom3 qlda
Nhom3 qldaNhom3 qlda
Nhom3 qlda
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng SơnĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
 

Mais de Huytraining

Mais de Huytraining (20)

Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựngQuyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
Quyết định số 1264 của Bộ Xây dựng
 
Giao Trinh Mapinfo
Giao Trinh MapinfoGiao Trinh Mapinfo
Giao Trinh Mapinfo
 
Autocad nâng cao và lập trình Autocad
Autocad nâng cao và lập trình AutocadAutocad nâng cao và lập trình Autocad
Autocad nâng cao và lập trình Autocad
 
Giáo trình robot structural tập 2
Giáo trình robot structural tập 2Giáo trình robot structural tập 2
Giáo trình robot structural tập 2
 
Giáo trình robot structural tập 1
Giáo trình robot structural tập 1Giáo trình robot structural tập 1
Giáo trình robot structural tập 1
 
Giáo Trình AutoCad Pro
Giáo Trình AutoCad ProGiáo Trình AutoCad Pro
Giáo Trình AutoCad Pro
 
Ứng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầng
Ứng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầngỨng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầng
Ứng dụng Etabs trong tính toán thiết kế nhà cao tầng
 
Ứng dụng Etabs 9.7 trong tính toán công trình - Trần An Bình
Ứng dụng Etabs 9.7 trong tính toán công trình - Trần An BìnhỨng dụng Etabs 9.7 trong tính toán công trình - Trần An Bình
Ứng dụng Etabs 9.7 trong tính toán công trình - Trần An Bình
 
Tài liệu full The Triangle
Tài liệu full The TriangleTài liệu full The Triangle
Tài liệu full The Triangle
 
The Level of Development (LOD) Specification 2017 Part I
The Level of Development (LOD) Specification 2017 Part IThe Level of Development (LOD) Specification 2017 Part I
The Level of Development (LOD) Specification 2017 Part I
 
The Level of Development (LOD) Specification 2017 guide
The Level of Development (LOD) Specification 2017 guideThe Level of Development (LOD) Specification 2017 guide
The Level of Development (LOD) Specification 2017 guide
 
Sổ tay Robot Structural Analysis Profesional - Trần Quốc Cường
Sổ tay Robot Structural Analysis Profesional  - Trần Quốc CườngSổ tay Robot Structural Analysis Profesional  - Trần Quốc Cường
Sổ tay Robot Structural Analysis Profesional - Trần Quốc Cường
 
Quyết định số 1057/QĐ-BXD về việc công bố Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình ...
Quyết định số 1057/QĐ-BXD về việc công bố Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình ...Quyết định số 1057/QĐ-BXD về việc công bố Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình ...
Quyết định số 1057/QĐ-BXD về việc công bố Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình ...
 
BIM Hướng dẫn sử dụng A 360 Team
BIM Hướng dẫn sử dụng A 360 TeamBIM Hướng dẫn sử dụng A 360 Team
BIM Hướng dẫn sử dụng A 360 Team
 
Nội dung khóa Revit Structure cho doanh nghiệp
Nội dung khóa Revit Structure cho doanh nghiệpNội dung khóa Revit Structure cho doanh nghiệp
Nội dung khóa Revit Structure cho doanh nghiệp
 
Tiêu chuẩn BS 1192 2007 A2 2016
Tiêu chuẩn BS 1192 2007 A2 2016Tiêu chuẩn BS 1192 2007 A2 2016
Tiêu chuẩn BS 1192 2007 A2 2016
 
Nội dung đào tạo Revit cho doanh nghiệp
Nội dung đào tạo Revit cho doanh nghiệpNội dung đào tạo Revit cho doanh nghiệp
Nội dung đào tạo Revit cho doanh nghiệp
 
Nội dung đào tạo Revit kiến trúc cho doanh nghiệp
Nội dung đào tạo Revit kiến trúc cho doanh nghiệpNội dung đào tạo Revit kiến trúc cho doanh nghiệp
Nội dung đào tạo Revit kiến trúc cho doanh nghiệp
 
Nội dung đào tạo Revit MEP cho doanh nghiệp
Nội dung đào tạo Revit MEP cho doanh nghiệpNội dung đào tạo Revit MEP cho doanh nghiệp
Nội dung đào tạo Revit MEP cho doanh nghiệp
 
Revit Trạm xử lý nước thải
Revit Trạm xử lý nước thảiRevit Trạm xử lý nước thải
Revit Trạm xử lý nước thải
 

Último

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Último (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Một số Ví dụ về triển khai

  • 1.
  • 2. Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Dự án (Dự_án) (Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”. Trong quá trình triển khai dự án, các bên liên quan có trách nhiệm lưu trữ và duy trì an toàn, trong nội bộ tổ chức mình, một phiên bản của tất cả các thông tin mà mình chịu trách nhiệm và thông tin đấy sẽ được chia sẽ cho đội ngũ dự án và Chủ đầu tư thông qua CDE. Việc sử dụng và trách nhiệm, định dạng và tần suất chia sẻ thông tin cần được thống nhất bởi tất cả các thành viên trong đội ngũ dự án. Tài liệu này nhằm mục đích ghi lại kế hoạch trao đổi dữ liệu mà các bên đã đồng ý sẽ thực hiện. Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
  • 3. Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Dự án (Dự_án) Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
  • 4. Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Dự án (Dự_án) Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng Bản nháp 1.0 2.0 3.0 © (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của (Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
  • 5. Cấu trúc thư mục trong Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Dự án (Dự_án) Trang 5 Để hỗ trợ cho việc hợp tác cũng như tương tác/sử dụng lại dữ liệu của nhau, các nhà thầu (tư vấn và thi công) phải cung cấp các thông tin liên quan đến phạm vi công việc của mình như dưới đây. Lưu ý là tất cả các mục yêu cầu xác nhận “đợi xác nhận” phải được ghi rõ trong Kế hoạch Triển khai BIM (BEP). Ứng dụng BIM Đơn vị tư vấn Phần mềm và phiên bản Định dạng gốc Định dạng trao đổi Tần suất Khởi tạo mô hình thiết kế BIM Kiến trúc Kết cấu Cơ, Điện, Nước (MEP) Archicad V.18 / Revit 2015 Revit 2015 , 3D Civils Revit 2015 RVT RVT RVT RVT / IFC RVT / IFC RVT / IFC Mỗi hai tuần Phối hợp thiết kế / Kiểm tra xung đột (sử dụng mô hình BIM) Kiến trúc Kết cấu Cơ, Điện, Nước (MEP) Tổng thầu Archicad V.18 / Revit 2015 Revit 2015 , 3D Civils Revit 2015 Navisworks 2015 RVT RVT RVT NWD RVT / IFC RVT / IFC RVT / IFC NWD / NWC Hàng tháng Xét duyệt thiết kế Kiến trúc Tổng thầu Navisworks 2015 Navisworks 2015 NWC/NWD NWC/NWD Mỗi hai tuần Phân tích tác động môi trường Cơ, Điện, Nước (MEP) TAS Chờ xác nhận Phân tích kế câu Kết cấu Chờ xác nhận Dự toán / bóc tách khối lượng Tổng thầu Chờ xác nhận Trình tự thi công Tổng thầu Synchro V5 Spx/Avi Chờ xác nhận Tiến độ thi công Tổng thầu ASTA / Primavera Chờ xác nhận Bảo đảm và xác nhận dữ liệu Tổng thầu Navisworks 2015 Trao đổi dữ liệu Cobie Tổng thầu Excel 2013 .xls .xls Khi kết thúc giai đoạn
  • 6.
  • 7. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) (Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”. Mục đích của tài liệu này là cung cấp Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) để hổ trợ việc triển khai BIM cho dự án (Dự_án). Tài liệu đề cập đến một số nội dung chính sau đây để hổ trợ cho quy trình cộng tác và sản xuất thông tin được yêu cầu bởi (Chủ_đầu_tư) trong suốt quá trình thiết kế, thi công và chuyển giao : ■ Trách nhiệm của các bên liên quan (responsabilities) ■ Các yêu cầu và quy trình (Requirements and processes) ■ Các cách làm tốt nhất (Best Practices) ■ Phương pháp và giao thức (Method and Protocol) ■ Các quy trình kinh doanh liên quan (relevant business processes) ■ Yêu cầu về phần mềm bổ trợ (supporting software requirement) Tài liệu này nên được xem xét sử dụng trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn cũng như nhà thầu thi công, đồng thời xác định các sản phẩm mà các nhà thầu phải chuyển giao. Đối với các giai đoạn bổ sung của dự án và các công việc khác nằm ngoài phạm vi của tài liệu, thông tin trong tài liệu này có thể được thay thế, nhưng các tiêu chuẩn cơ bản và cấu trúc đặt tên cho dữ liệu phải được tiếp tục trong suốt dự án. Không một phần nào của tài liệu này được hiểu như là để ngăn trở Tư vấn, Nhà thầu và Chuổi cung ứng trong việc chia sẻ mô hình của mình, tại bất cứ thời điểm nào và dưới bất kỳ hình thức nào, nếu điều này hữu ích cho sự tiến triển và phối hợp của cho dự án.
  • 8. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2 1 Giới thiệu............................................................................................................................................... 5 2 Thông tin Dự án và mục tiêu............................................................................................................ 10 3 Các yêu cầu về BIM và quy trình...................................................................................................... 12 4 Tiến độ dự án ..................................................................................................................................... 14 5 Đội ngũ dự án, các bên liên quan và trách nhiệm......................................................................... 17 6 Kết quả và chuyển giao kết quả....................................................................................................... 18 7 Cộng tác .............................................................................................................................................. 19 8 Phương pháp và quy trình tiêu chuẩn ............................................................................................ 23 9 Công nghệ và nguồn lực ................................................................................................................... 26 10 Kết thúc dự án.................................................................................................................................... 27 Phụ lục A Ứng dụng BIM........................................................................................................................... 28 Phụ lục B Mức độ Phát triển (LOD) ......................................................................................................... 29 Phụ lục C Bảng Sản xuất và Chuyển giao Mô hình (MPDT) ................................................................. 30 Phụ lục D Cấu trúc cây thư mục CDE...................................................................................................... 31 Phụ lục E Cấu trúc Thư mục của dự án .................................................................................................. 32 Phụ lục F Vai trò và trách nhiệm.............................................................................................................. 33 Phụ lục G Kế hoạch trao đổi thông tin ................................................................................................... 34 Phụ lục H Lịch họp dự án ......................................................................................................................... 35 Phụ lục I Trình tự triển khai BIM.............................................................................................................. 36 Phụ lục J Thủ tục kiểm tra chất lượng..................................................................................................... 37 Phụ lục K Yêu cầu COBie và trách nhiệm............................................................................................... 38 Phụ lục L Cấu trúc dữ liệu ........................................................................................................................ 39 Phụ lục M Giao thức đặt tên .................................................................................................................... 40
  • 9. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng Bản nháp 1.0 2.0 3.0 © (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của (Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
  • 10. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 5 Ký tự viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AIM Asset Information Model Mô hình Thông tin Tài sản AM Asset Management Quản lý Tài sản ARC Architect Kiến trúc BEP BIM Execution Plan Kế hoạch Triển khai BIM BIM Building Information Modelling Mô hình hóa Thông tin Công trình BWM BIM workgroup meeting Họp nhóm BIM CAFM Computer-Aided Facilities Management Quản lý Công trình với sự giúp đỡ của máy tính CDE Common Data Environment Môi trường Dữ liệu Chung CIV Civil Engineer Kỹ sư xây dựng CMA Cost Manager Quản lý chi phí CON Contractor Nhà thầu thi công CSE Civil and Structural Engineer Kỹ sư công chính và Kết cấu EIR Employer Information Requirement Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư FM Facilities Management Quản lý cơ sở vật chất FMA Facilities Manager Giám đốc cơ sở vật chất IFC Industry Foundation Classes Định dạng tập tin IFC INF Information Manager Người quản lý thông tin LAR Landscape Architect Kiến trúc cảnh quan LEA BIM Leader Chủ trì BIM LOD Level Of Development (US) of Level of Definition (UK) Mức độ phát triển (US) Mức độ định nghĩa (UK) MEP Mechanical, Electrical and Plumbing engineer Kỹ sư cơ, điện và cấp thoát nước MPDT Model Production Delivery Table Bảng Tạo lập và Chuyển giao Mô hình. PEP Project Execution Plan Kế hoạch Triển khai Dự án PMA Project Manager Giám đốc dự án STR Structural Engineer Kỹ sư Kết cấu WIP Work in Progress Công việc đang Tiến hành
  • 11. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 6 Thuật ngữ Tiếng Việt Tiếng Anh 4D Mô hình 3D của một tài sản kết hợp với yếu tố thời gian (3D+thời gian) để cho phép thực hiện các mô phỏng. 4D 5D Mô hình 3D của một tài sản kết hợp với thời gian (4D) và chi phí (5D) cho phép thực hiện các mô phỏng, quản lý thương mại và theo dõi các giá trị đang diễn ra. 5D 6D Mô hình 3D của một tài sản có bao gồm các dữ liệu cho phép quản lý vận hành và bảo trì tài sản một cách hiệu quả (3D + quản lý cơ sở vật chất). 6D Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) Bản kế hoạch được chuẩn bị bởi các tư vấn, được hổ trợ và chấp thuận bởi Chủ đầu tư hay Người đại diện BIM của Chủ đầu tư, nhằm trình bày cách thức mô hình hóa thông tin của dự án được tiến hành. Building information modelling execution plan (BEP) Mô hình hóa Thông tin Công trình (BIM) Quy trình thiết kế, xây dựng và vận hành một công trình dân dụng hay cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng các đối tượng điện tử chứa thông tin (electronic object-oriented information). Building information modelling (BIM) Nội dung công việc CIC Phạm vi công việc (dịch vụ) đa bộ môn, xuất bản bởi Hội đồng Công Nghiệp Xây dựng Anh CIC, nhằm định nghĩa nội dung công việc của từng đơn vị trong dự án theo từng giai đoạn. CIC Scope of Services COBIE Thông tin có cấu trúc về cơ sở vật chất, dùng cho việc nghiệm thu, vận hành và bảo trì của một dự án, thường ở dạng bảng tính trung lập, được Chủ đầu tư hoặc đơn vị vận hành sử dụng để cung cấp dữ liệu đầu vào cho các công cụ đưa ra quyết định, các hệ thống quản lý cơ sở vật chất và quản lý tài sản. COBie (Construction Operation Building information exchange) Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) Là nguồn thông tin duy nhất của dự án, sử dụng để thu thập, quản lý và phổ biến các tài liệu đã được phê duyệt cho tất cả các bộ môn liên quan theo một quy trình được quản lý. CDE phổ biến là các phần mềm dịch vụ (SaaS – Software as a Service) trên cơ sở hạ tầng điện toán đám mây (cloud computing). Common data environment (CDE) Dữ liệu Các thông tin được lưu trữ nhưng chưa được diễn giải hoặc phân tích. Data Mô hình thiết kế có chủ đích Là phiên bản ban đầu của mô hình thông tin dự án (PIM – Project Information Model) được phát triển bởi các đơn vị tư vấn thiết kế. Design intent model Tài liệu Thông tin được sử dụng trong giai đoạn lập dự án, thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì hoặc ngừng hoạt động của một dự án xây dựng, bao gồm (nhưng không giới hạn) thư từ, bản vẽ, tiến độ, thông số kỹ thuật, thuyết minh tính toán, bảng biểu. Document Bản vẽ Tài liệu tĩnh, in ấn được, mô tả đồ họa một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc tài sản. Drawing
  • 12. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 7 Hệ thống quản lý tài liệu điện tử Là hệ thống để lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ hoặc quản lý các tài liệu điện tử. Electronic document management system (EDMS) Chủ đầu tư Là các cá nhân hoặc tổ chức mà hợp đồng được thực hiện và chuyển giao cho (cá nhân hay tổ chức đấy). Employer Hồ sơ yêu cầu thông tin của chủ đầu tư (EIR) Là tài liệu tiền đấu thầu, trong đó quy định những thông tin sẽ được chuyển giao, các tiêu chuẩn và quy trình mà các nhà thầu tư vấn/thi công phải áp dụng như là một phần trong quy trình chuyển giao dự án. Employer’s information requirements (EIR) Dữ liệu đồ họa Các dữ liệu được trình bày dưới dạng hình dạng vật thể và vị trí trong không gian. Graphical data Tinh gọn Là việc sản xuất chú trọng vào các giá trị thiết yếu cho chủ đầu tư hoặc khách hàng và loại bỏ tất cả các hoạt động vô ích bằng việc áp dụng một tiến trình công việc hiệu quả. Lean Mức độ phát triển (LoD) Thuật ngữ để chỉ chung và bao gồm cho “Mức độ chi tiết mô hình” và “Mức độ chi tiết thông tin”. Level of development Kế hoạch chuyển giao thông tin tổng thể (MIDP) Là bản kế hoạch cơ bản trong đó xác định kế hoạch sản xuất thông tin của dự án, khi nào, bởi ai, sử dụng giao thức và quy trình gì, đồng thời kết hợp tất cả các kế hoạch chuyển giao thông tin của các công việc có liên quan. Master information delivery plan (MIDP) Kế hoạch Triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Nhà thầu thiết kế/thi công sử dụng “Kế hoạch Triển khai BIM giai đoạn - dự thầu” để chứng minh cách tiếp cận, khả năng và năng lực của mình có thể đáp ứng được những đòi hỏi trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư (EIR). Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu dựa trên kế hoạch Triển khai BIM này. Pre-contract BEP Kế hoạch Triển khai BIM – giai đoạn triển khai Kế hoạch Triển khai BIM – giai đoạn triển khai dự án, là tài liệu xác định các phương pháp và thủ tục chuẩn được thông qua trong hợp đồng để đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư (EIR). Kế hoạch này được sử dụng một khi các bên liên quan của dự án đã được chọn lựa, đặc biệt là nhà thầu thi công chính. Post-contract BEP Kế hoạch thực hiện dự án Các báo cáo liên quan đến năng lực công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của nhà thầu để chuyển giao EIR. Project implementation plan (PIP) Phương pháp và quy trình chuẩn (SMP) Tập hợp các phương pháp và quy trình chuẩn bao gồm cách thức thông tin được đặt tên, diễn giải và tham chiếu. Standard method and procedure (SMP) Khối tích Là một phần không gian chia nhỏ của dự án để dể dàng quản lý, được xác định/phân chia bởi Đội ngũ dự án, là một phần trong tổng thể dự án để cho phép nhiều người cùng làm việc trên các mô hình dự án một cách đồng thời và thống nhất với các quy trình phân tích và thiết kế. Volume
  • 13. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 8 Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) là tài liệu trung tâm được phê duyệt nhằm xác định chiến lược BIM và các quy trình đi kèm giúp việc triển khai và hoàn thành BIM Cấp độ 2 cho dự án (Dự_án), phù hợp với các mục tiêu của (Chủ_đầu_tư). Chủ trì BIM, người chịu trách nhiệm soạn thảo Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) với sự hỗ trợ của Chủ đầu tư và đội ngũ dự án, Chủ trì BIM cũng chịu trách nhiệm quản lý việc sữa đổi và ban hành lại phiên bản mới. Phiên bản mới của Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) sẽ được ban hành lại (hoặc xóa bỏ) bằng việc thông báo bằng thư, hoặc hướng dẫn chính thức của Giám đốc Dự án (project manager). Người nhận tài liệu được yêu cầu xác nhận đã nhận được phiên bản mới nhất và những người có liên quan đang nắm giữ thông tin phù hợp. Dự án The Triange sẽ được thực hiện với việc ứng dụng các nguyên tắc của BIM Cấp độ 2 bất cứ lúc nào có thể. BIM là sự kết hợp của cả công nghệ và cách thức làm việc tích hợp để cải thiện chất lượng cộng tác. Nói một cách đơn giản, đấy là phương pháp tạo và quản lý dữ liệu công trình trong suốt vòng đời của tài sản bằng cách sử dụng các phần mềm để mô phỏng động công trình, ba chiều trong thời gian thực. Khi được triển khai đúng, BIM có thể giúp để cải thiện chất lượng, nội dung và chuyển giao kết quả của dự án, đồng thời BIM cũng giúp triển khai văn hóa hợp tác. Trong quá trình hoạt động của công trình, BIM có thể cung cấp dữ liệu để giúp quản lý tài sản một cách hiệu quả hơn, để đạt được hiệu năng tối ưu, giảm chi phí hoạt động và xác định các mục tiêu kết quả, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người sử dùng cuối cùng. Quá trình này đòi hỏi phải có các sự chuẩn bị trước, lập kế hoạch sớm và sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan trong dự án. BIM Cấp độ 2, như định nghĩa bởi PAS 1192-2: 2013, là việc sử dụng các mô hình cộng tác 3D thông minh có chứa dữ liệu bên trong, thay vì chỉ dùng các mô hình hình học 2D và 3D. Tùy vào các ứng dụng BIM được mong muốn mà sẽ yêu cầu các mức độ dữ liệu đầu vào sẽ khác nhau, hay nói cách khác, ứng dụng BIM được lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến cách tạo lập và phát triển BIM. Để việc triển khai BIM được bảo đảm thành công, khả năng và năng lực của đội ngũ dự án sẽ được đánh giá. Các biện pháp đánh giá sẽ được thống nhất với (Chủ_đầu_tư) tùy theo các lĩnh vực cần được cải thiện. Trong bối cảnh này, các yêu cầu và quy trình để hỗ trợ việc chuyển giao các đòi hỏi của (Chủ_đầu_tư) được mô tả chi tiết trong Kế hoạch Triển Khai BIM này. Nhằm thiết lập một môi trường cộng tác đồng nhất, bên cạnh phải tuân theo Hồ sơ Yêu cầu Thông tin này, (Chủ_đầu_tư) yêu cầu đội ngũ chính của dự án cũng như các nhà thầu phụ của mình phải áp dụng các tiêu chuẩn sau đây : M = Bắt buộc (Mandatory) R = Khuyến nghị (Recommended) Ứng dụng
  • 14. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 9 Tiêu chuẩn Hướngdẫn Phốihợp Giaiđoạntriển khaidựán ĐặttênTậptin ĐặttênĐốitượng Bảnvẽ Phânloại LOD CDE Dựtoán COBie Hợpđồng Tiêuchuẩnngành PAS1192-2:2013 M M PAS1192-3:2014 BS1192-4:2014 R M BS1192:2007 M M M M M BIMForum (2014) Level of Development Specification (linked with AIA E202) R R R COBie-UK 2012 M M BS8541-1:2012 M BS8541-2:2011 M BS8541-3:2012 M BS8541-4:2012 M AECUK BIM Protocol M M Uniclass 2015 R CIC/BIM INS M CIC BIM protocol M R RICS NRM1: New Rules of Measurement M Điềuchỉnh theodựán BIM Execution Plan (BEP) M M M M M M M Bảng 1 : Tiêu chuẩn áp dụng
  • 15. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 10 Chủ đầu tư (Chủ_đầu_tư) Tên dự án (Dự_án) Mô tả sơ lược về dự án Địa chỉ dự án Địa chỉ liên hệ Giá trị đầu tư Hình thức chuyển giao Đấu thầu “Thiết kế và thi công” hai giai đoạn Các giai đoạn thực hiện dự án RIBA Plan of Work 2013 Bảng 2 : Thông tin chung về dự án Điều rất quan trọng là đội ngũ dự án phải tuân thủ các yêu cầu của (Chủ_đầu_tư). Thông qua sự tham gia của (Tư_vấn), (Chủ_đầu_tư) đã xác định ưu tiên chiến lược như sau: ■ Chuyển giao dự án với chất lượng cao nhất. ■ Cung cấp thông tin tốt hơn để giúp (Chủ_đầu_tư) ra quyết định. ■ Thực hiện các báo cáo về phát triển thông tin dự án sớm và hiệu quả hơn, để giúp cho việc thay đổi các phương án thiết kế nếu có được dễ dàng và ít tốn kém nhất. ■ Cải thiện khả năng phối hợp thiết kế giữa các bộ môn và giảm các chi phí không lường trước trong quá trình thi công. ■ Giao tiếp bằng hình ảnh và tối ưu hóa các giai đoạn xây dựng. ■ Giao tiếp bằng hình ảnh và tối ưu hóa trình tự thi công. ■ Cải thiện độ tin cậy của dự toán và dự báo chi phí. ■ Cải thiện tính chính xác và nhất quán của thông tin thiết kế. ■ Cải thiện các hoạt động Sức khỏe và An toàn lao động trên công trường và trong quá trình hoạt động. ■ Mô hình và thông tin có thể được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động và bảo trì cơ sở vật chất. ■ Chuyển giao thông tin tài sản với chất lượng cao nhất. ■ Truyền thông các ý đồ thiết kế bằng đang được phát triển hình ảnh sẽ hiệu quả hơn. Tập hợp các chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) được đồng ý và ghi vào Kế hoạch Triển khai BIM (BEP). Những dữ liệu đầu vào được yêu cầu từ các thành viên của đội ngũ dự án. Một khi được đồng ý, các chỉ số đo lường chất lượng KPI có ảnh hưởng đến quy trình BIM và kết quả chuyển giao sẽ được ghi lại trong phiên bản tiếp theo của Kế hoạch Triển khai BIM (BEP). ■ Chỉ số…
  • 16. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 11 ■ Chỉ số… ■ Chỉ số…
  • 17. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 12 Các ứng dụng BIM được phân loại bởi Chủ đầu tư, các ứng dụng được xếp loại Ưu tiên cao phải được thực hiện đầy đủ cho trong dự án (Dự_án) này. Phân loại Ưu tiên vừa và thấp sẽ được triển khai nếu (Chủ_đầu_tư) đồng ý. Chi tiết các Ứng dụng BIM được trình bày ở Phụ lục C: Ưu tiên cao Ưu tiên trung bình Ưu tiên thấp Phối hợp 3D Bảo hiểm và phê duyệt dữ liệu Lập và theo dõi kế hoạch bằng 3D Quản lý tài sản Thư viện đối tượng BIM riêng của dự án Lập kế hoạch chống thiên tai Phân tích hệ thống công trình Mô phỏng các giai đoạn thi công Mô hình hóa hiện trạng Dự toán Thiết kế hệ thống thi công Phân tích ánh sáng Quản lý ngân sách Phân loại dữ liệu Mô phỏng di chuyển trong công trình Phân tích năng lượng Thiết kế BIM Giấy phép thi công Kế hoạch bảo trì Duyệt lại thiết kế Lập kế hoạch và tối ưu hóa không gian Sản xuất với công nghệ số Phân tích kết cấu Xuất bản vẽ Theo dõi quản lý công trường Mô hình hoàn công Phân tích mặt bằng Quản lý và theo dõi không gian Đánh giá mức độ bền vững Diễn họa và truyền thông Bảng 3: Thứ tự ưu tiên của Ứng dụng BIM Các yêu cầu cho việc phát triển nội dụng, hình học và khả năng sử dụng của mô hình được ánh xạ theo các giai đoạn phát triển của dự án để hỗ trợ cho các kết quả của dự án và các Ứng dụng BIM. Các yêu cầu này phải được nhận biết bởi tất cả các nhà thầu tư vấn / thi công và được ghi vào trong Kế hoạch Triển khai BIM, giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng. Giải thích và ý nghĩa của Mức độ Phát triển (LOD) (hình học) được tham chiếu trong Forum LOD Specification. Xem Phụ lục B. Mức độ phát triển, độ phức tạp về hình học và trách nhiệm được yêu cầu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của dự án (RIBA Plan of Work 2013) và được định nghĩa ở Phụ lục B. Điều này phải được
  • 18. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 13 tuân thủ chặt chẽ, trừ khi được các bên liên bao gồm cả Chủ trì BIM và (Chủ_đầu_tư) đồng ý thay đổi. Với các giai đoạn làm việc trong tương lai, bất kỳ sự sửa đổi nào đối với các yêu cầu của Mức độ Phát triển LOD, đều phải được sự đồng ý rõ ràng của tất cả các thành viên trong đội ngũ dự án Các nhà thầu sẽ đảm bảo rằng Bảng Sản xuất và Chuyển giao Mô hình (MPDT) phù hợp với ma trận trách nhiệm thiết kế dự án và cung cấp ý kiến cho vấn đề này. Những điều sau đây được định nghĩa trong Phụ lục K và Phụ lục L: ■ Yêu cầu về COBie ■ Yêu cầu cho tham số cơ bản Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan tự làm quen với các tham số được yêu cầu và đảm bảo rằng các mẫu đối tượng BIM và danh sách các thành phần của nó phải kể đến các dữ liệu được yêu cầu. Các thông tin của các mặt cắt từ mô hình 3D cũng sẽ được chia sẻ theo như các quy ước bản vẽ 2D truyền thống. Bản vẽ, trình diễn, báo cáo và thống kê phải vẫn tuân theo những điều sau: ■ Thông tin được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng ■ Sử dụng chính sách “chi tiết tối thiểu” ■ Giảm thiểu sự lặp lại chi tiết minh hoạ và không sao chép bản vẽ ■ Cần tuân thủ các tiêu chuẩn như BS1192-2007. Lưu ý: Tư vấn sẽ tuân thủ bất kỳ giao thức CAD nào được chỉ định cho dự án. Nếu xảy ra trường hợp không khả thi / không thể tuân thủ, tư vấn phải thông báo cho toàn thể đội ngũ dự án vấn đề đấy và cố gắng giải quyết nó trong các cuộc họp nhóm BIM sớm nhất có thể. Các tiêu chuẩn để bóc tách khối lượng phải được sự đồng ý giữa tư vấn thiết kế, tư vấn dự toán và Chủ đầu tư (Chủ_đầu_tư). Dữ liệu phải được trích ra từ mô hình trực tiếp mà không cần chỉnh sửa tên gọi và giá trị trong các phần mềm khác. Bảng thống kế diện tích phải tuân theo các thuật ngữ sau : ■ GIA – Gross Internal Area - Tổng diện tích bên trong. ■ GEA – Gross External Area - Tổng diện tích bên ngoài. ■ NIA – Net Internal Area - Diện tích sử dụng bên trong. Dữ liệu về diện tích được xuất ra từ mô hình phải là mới nhất, tuân thủ với mục đích thiết kế và phù hợp với các thuật ngữ bên trên bằng cách sử dụng các định nghĩa từ NRM1.
  • 19. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 14 Các yếu tố chính của Tiến độ tổng thể (Master Programme) phải được phát triển có kể đến các quy trình BIM, thiết kế, đấu thầu, xây dựng, vận hành thử và hoàn thành. Đội ngũ dự án phải tuân theo chương trình này và cam kết sử dụng các tài nguyên cần thiết để bảo đảm tiến độ đã phê duyệt. Các kế hoạch tiến độ chi tiết cần được thực hiện trong khuôn khổ ràng buộc bởi Tiến độ Tổng thể. Kế hoạch tiến độ phải xem xét đến là tiến độ thiết kế, tiến độ thi công, kế hoạch vận hành và kế hoạch triển khai BIM. Kế hoạch triển khai BIM được tạo lập bởi Chủ trì BIM, nó thể hiện các hoạt động chính liên quan đến việc bắt đầu và giám sát các quy trình BIM như được đề cập trong Phụ lục I. Thiết lập Kế hoạch Triển khai BIM phải kể đến Tiến độ Tổng thể của dự án và có thông qua sự tham gia của Chủ đầu tư và đội ngũ dự án, một số ràng buộc và mốc thời gian chính sau đây sẽ tác động đến Chương trình: ■ Các yêu cầu riêng cho BIM, bên cạnh các hợp đồng tư vấn có sẵn. ■ Hiện trạng mặt bằng công trình. ■ Kế hoạch xin phép xây dựng. ■ Quy trình đấu thầu. ■ Thời điểm truy xuất dữ liệu chính. ■ Thử nghiệm trao đổi dữ liệu BIM. Các mốc thời gian chính của dự án dưới đây được trích ra dựa trên Tiến độ Tổng thể của dự án, phiên bản ngày 01/09/2014: Mốc thời gian Ngày tháng Phát hành Hồ sơ Yêu cầu Thông tin của Chủ đầu tư (EIR) 01/09/2014 Giai đoạn 3 – Thiết kế sơ bộ - giữa giai đoạn LOD 300 03/09/2014- 09/01/2015 Đấu thầu Giai đoạn 1 07/10/2014  Trích xuất dữ liệu 1a 18/11/2014  Trích xuất dữ liệu 1b 05/01/2015 Nghiệm thu giai đoạn / Chủ đầu tư ra quyết định – Điểm 3 13/01/2015 Đấu thầu Giai đoạn 2 02/02/2015 Đồng ý về kế hoạch 12/03/2015 Ký kết hợp đồng chính 24/07/2015 Giai đoạn 4 – Thiết kế kỹ thuật – hoàn thành giai đoạn LOD 350 13/01/2015 - 07/05/2015
  • 20. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 15  Trích xuất dữ liệu 2 13/07/2015 Giai đoạn 5 – Thi công – hoàn thành giai đoạn LOD 400 24/07/2015 - 14/08/2017 Bổ nhiệm nhà thầu chính 24/07/2015  Trích xuất dữ liệu 3 07/08/2017 Giai đoạn 6 – Chuyển giao và Quyết toán – hoàn thành LOD 400/500 14/08/2017 - 06/11/2017 Nghiệm thu 15/08/2017 Mở cửa 16/08/2017  Trích xuất dữ liệu 4 30/10/2017 Nghiệm thu giai đoạn / Chủ đầu tư ra quyết định – Điểm 4 31/10/2017 Giai đoạn 7 – Sử dụng – hoàn thành LOD 500 07/11/2017 - 06/11/2018 Bắt đầu giai đoạn chuyển giao mềm (soft landing) 09/11/2017 Mở cửa 16/08/2017 Nghiệm thu giai đoạn / Chủ đầu tư ra quyết định – Điểm 5 08/11/2018 Hoàn thành giai đoạn chuyển giao mềm (soft landing) 08/11/2018 Bảng 4 : Các mốc thời gian quan trọng của dự án Các mốc quan trọng để thực hiện dự án (Dự_án), như là một dự án BIM cộng tác toàn diện (full collaborative BIM), thể hiện qua việc truy xuất dữ liệu được như minh họa dưới đây: Hình 1 : Truy xuất dữ liệu và các cổng trong suốt vòng đời của dự án Chủ trì thiết kế (Lead Designer) sẽ thống nhất các giao thức với Người Quản lý Thông tin (Information Manager) để chắc chắn mô hình sử dụng là mới nhất và tất cả các bên đang làm việc với mô hình mới nhất này. Vào các ngày đã thỏa thuận, tất cả các bên sẽ đệ trình mô hình của mình để Chủ trì Thiết kế phối hợp và phân tích xung đột. Mọi phản ứng cần thiết sẽ được Chủ trì Thiết kế thông báo cho tất cả các bên liên quan thông qua Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) và các lỗi hay các điều không tuân theo đúng thủ tục nếu có sẽ được ưu tiên sửa chữa trong khoảng thời gian theo thỏa thuận.
  • 21. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 16 Ngoài việc trao đổi thông tin đúng ngày, các bên sẽ tải về và sử dụng các mô hình BIM liên quan để phối hợp và đánh giá chính thức. Một số dữ liệu được truy xuất, như định nghĩa trong sơ đồ trên, sẽ được sử dụng như là thông tin hổ trợ cho Chủ đầu tư nghiệm thu giai đoạn, để ra các quyết định cho giai đoạn tiếp theo nếu thỏa mãn với thông tin hiện tại.
  • 22. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 17 Các bên khác nhau của dự án, vai trò trách nhiệm của mình và mối quan hệ giữa họ được mô tả trong phần này. Mục đích chính của phần này là để làm rõ ai làm gì và giảm thiểu các khả năng bị trùng lặp hay lệch pha giữa các bên. Tất cả các bên liên quan nên nỗ lực phối hợp để duy trì tính liên tục của nhân sự trong suốt thời gian diễn ra dự án. Danh mục Dự án (Project Directory) đầy đủ được trình bày trong Phụ lục E. Năng lực hoạt động trong một môi trường cộng tác BIM của một nhóm, được xác định như là yếu tố chính cho để một dự án ứng dụng BIM thành công. Bất kỳ lúc nào có thể, đội ngũ dự án, đã được đánh giá năng lực, nên sử dụng cách tiếp cận lặp, cộng tác như được tạo điều kiện bởi quy trình BIM. Mỗi một tư vấn khi được chỉ định để yêu cầu hỗ trợ một lĩnh vực nào đấy của dự án, thì tác động tiềm tàng của phần này lên toàn bộ dự án phải đước đánh giá bằng các giải pháp phù hợp như đào tạo hoặc cố vấn từ các thành viên khác của dự án. Bất kể các trách nhiệm đã được chỉ định trong Phụ lục F, mỗi tổ chức có nghĩa vụ đề cử một Điều phối viên BIM (BIM coordinator) để thực hiện các hoạt động sau: ■ Phối hợp giữa bộ môn kỹ thuật và các bộ môn khác trong các hoạt động BIM cụ thể của đơn vị mình. ■ Quản lý ứng dụng BIM mà đơn vị mình chịu trách nhiệm. ■ Phối hợp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến BIM với đội ngũ kỹ thuật còn lại. ■ Hổ trợ đơn vị mình trong việc sử dụng các công cụ BIM. ■ Tạo nội dung BIM cho bộ môn. ■ Phối hợp với các hoạt động giải quyết xung đột một khi các xung đột giữa các bộ môn được tìm thấy. ■ Xuất mô hình thông tin của đơn vị mình để phục vụ công tác phát xung đột liên bộ môn. ■ Phối hợp đào tạo BIM theo yêu cầu.
  • 23. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 18 Chủ đầu tư yêu cầu thông tin để thực hiện các mục đích sau: ■ Đăng nhập đầy đủ thông tin tài sản được yêu cầu để hổ trợ việc kiểm toán và thống kê. Mỗi một Không gian (space) xác định bên trong hay bên ngoài đều phải được nhận dạng và được đưa vào mô hình BIM và/hoặc tập hợp các dữ liệu liên quan, cộng với thông tin về Tầng (floor) của chúng. Tất cả các Khu vực (zone) cũng phải được định danh trong chuyển giao COBie. ■ Cơ sở vật chất (facility), Tầng (floor), Khu vực (zone) và Không gian (space) phải được ghi lại cả tổng diện tích (gross area) và diện tích sử dụng (net area). Phương pháp đo lường được sử dụng phải được ghi lại trên bảng Cơ sở vật chất (Facility sheet) của COBie khi được chuyển giao. Điều này cho phép lập kế hoạch không gian được chính xác và để đảm bảo rằng tài sản khi hoàn thành đáp ứng được mục đích như dự định ban đầu. ■ Thông tin cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ sở vật chất phải được cung cấp để hổ trợ cho việc vận hành cơ sở và giúp Chủ đầu tư dự đoán được chi phí vận hành. Trong suốt vòng đời của dự án, các câu hỏi điều tra (plain language questions) đã được liệt kê và đội ngũ dự án phải cung cấp đầy đủ thông tin để đáp ứng đầy đủ các câu hỏi này. Các thông tin của các mặt cắt từ mô hình 3D cũng sẽ được chia sẻ theo như các quy ước bản vẽ 2D truyền thống. Bản vẽ, trình diễn, báo cáo và thống kế phải vẫn tuân theo những điều sau: ■ Thông tin được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng ■ Sử dụng chính sách “chi tiết tối thiểu” ■ Giảm thiểu sự lặp lại chi tiết minh hoạ và không sao chép bản vẽ ■ Sắp xếp thông tin một cách hợp lý và dễ tiếp cận ■ Cần tuân thủ các tiêu chuẩn như BS1192-2007. Lưu ý: Tư vấn sẽ tuân thủ bất kỳ giao thức CAD nào được chỉ định cho dự án. Nếu xảy ra trường hợp không khả thi / không thể tuân thủ, tư vấn phải thông báo cho toàn thể đội ngũ dự án vấn đề đấy và cố gắng giải quyết nó trong các cuộc họp nhóm BIM sớm nhất có thể.
  • 24. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 19 Phầ mềm và phiên bản phần mềm phải được đồng ý ngay từ đầu và không được sai lệch khi dùng. Lưu ý bất kỳ thay đổi nào đối với phần mềm và nâng cấp phiên bản để sử dụng cho dự án phải được tất cả các bên thỏa thuận trước khi nâng cấp. Chỉ những công cụ được xác định bên dưới mới được sử dụng để khởi tạo, phối hợp và phê duyệt các mô hình thông tin BIM. Điều này nhằm tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin qua lại giữa các nền tảng phần mềm nhằm thực hiện thành công chiến lược “tương tác” (interoperability strategy). Bộ môn Phần mềm và phiên bản Kiến trúc (Architectural) Autodesk Revit 2014 Thiết kế nội thất (Interior Designer) Autodesk Revit 2014 Thiết kế cảnh quan (Landscape Architect) Autodesk Revit 2014 Hệ thống kỹ thuật phục vụ công trình Autodesk Revit MEP 2014 Hệ thống hạ tầng (Civil Engineer) Autodesk Revit 2014/Civil 3D Kết cấu (Structural Engineer) Autodesk Revit 2014 Quản lý dự toán (Cost Manager) Causeway CATO, Exactel Costx Phối hợp (Collaboration) Autodesk Navisworks Simulate 2013 Autodesk Design Review 2013 Solibri Model Viewer 9 Bảng 5 : Phần mềm và phiên bản Để hổ trợ quy trình làm việc BIM, giao tiếp/trao đổi/truyền thông phải được kiểm soát và phương pháp hóa. Mỗi thành viên của dự án phải trao đổi thường xuyên và các tương tác (bao gồm cả giao tiếp điện tử và hồ sơ các cuộc họp) phải được lưu lại trên CDE và cung cấp cho các thành viên (có liên quan) của dự án. Tiếp cận thông tin phải được xác định thông qua sự tham gia của Người Quản lý Thông tin, (Chủ_đầu_tư) và các bên có quyền lợi liên quan đến dự án (project stakeholders). Mục đích của CDE là cung cấp cho Chủ đầu tư và đội ngũ dự án một nguồn tài nguyên thông tin của dự án, tập trung, duy nhất và truy cập được. CDE sẽ làm giảm sự lặp đi lặp lại việc trao đổi thông tin và cải thiện tính nhất quán của thông tin cũng như sự hiểu biết trong toàn đội ngũ dự án. Môi trường Dữ liệu Chung (CDE) 4Projects Thông tin liên lạc Chờ bổ sung Bảng 6 : Môi trường Dữ liệu Chung (CDE)
  • 25. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 20 Các bên liên quan có trách nhiệm lưu trữ và duy trì an toàn, trong nội bộ tổ chức mình, một phiên bản của tất cả các thông tin mà mình chịu trách nhiệm và thông tin đấy sẽ được chia sẽ cho đội ngũ dự án và (Chủ_đầu_tư) thông qua CDE. (Chủ_đầu_tư) có thể truy cập vào các tập tin BIM gốc đã được phát hành trong vòng ba ngày làm việc kể từ lúc yêu cầu thông qua bản Yêu cầu Thông Tin (Client Request for Information – RFI). Yêu cầu tối thiểu là, tất cả các Điều phối BIM (BIM coordinator) và Chủ trì BIM sẽ được thông báo qua CDE mỗi một khi mô hình BIM được phân phối. Nếu có vấn đề phát sinh hoặc nếu thông tin đã được tải lên không chính xác, các bên liên quan phải thông báo cho Người Quản lý Thông tin để giải quyết. Tất cả các tài liệu và thông tin thiết kế, bao gồm các mô hình, bản vẽ, dữ liệu liên quan và phiếu yêu cầu thông tin RFI sẽ được chia sẽ qua CDE như đã đề cập trong Bảng 6 mà không có ngoại lệ. Email hoặc các hình thức chuyển giao điện tử/vật lý khác không được sử dụng trừ khi có các yêu cầu mang tính pháp lý khác. Để bảo mật, quyền truy cập và thay đổi của người sử dụng đối với các thư mục làm việc và thông tin phải được xem xét cẩn thận và được sự đồng ý với Chủ đầu tư trước khi triển khai Mô trường Dữ liệu Chung (CDE). Bất kỳ sự thay đổi nào đối với quyền của người sử dụng đều phải được Chủ đầu tư hay người đại diện của chủ đầu tư đồng ý. Quyền truy cập được chi tiết trong Phụ lục D. Tất cả thông tin BIM sẽ được trao đổi trong CDE sử dụng cấu trúc thư mục như đã nêu trong PAS1192-2: 2013, Phụ lục D. Để hỗ trợ sự an toàn và khả năng tiếp cận thông tin, vị trí thư mục và các mục đích của tài liệu được tải lên CDE phải được tuân thủ chặt chẽ. Mọi sửa đổi đối với việc đặt tên hoặc cấu trúc không gian của CDE phải được sự đồng ý rõ ràng của đội ngũ dự án và (Chủ_đầu_tư), bao gồm cả người Quản lý Thông tin. Liên quan đến định dạng tập tin và phương thức trao đổi, vui lòng xem bản kế hoạch trao đổi, Phụ lục G.
  • 26. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 21 Hình 2 : Thiết kế và Quy trình trong CDE
  • 27. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 22 Các tư vấn sẽ tuân thủ những điều sau: ■ Tất cả dữ liệu sẽ được trao đổi thông qua CDE ■ Đặt tên mô hình phải phù hợp với Phụ lục M ■ Tất cả các lỗi đáng kể bên trong mô hình, một khi được phát hiện phải được thông báo cho người nhận bởi tư vấn là tác giả của mô hình đấy ■ Tất cả các mô hình đều phải được tải lên ở định dạng gốc và cùng với các định dạng chia sẻ tập tin khác đã được đồng ý để các bên khác sử dụng được, tham khảo Phụ lục G ■ Tất cả các phiên bản trước đấy sẽ được giữ lại trên CDE Việc sử dụng và trách nhiệm, định dạng và tần suất chia sẻ thông tin cần được thống nhất bởi tất cả các thành viên trong đội ngũ dự án. Kế hoạch này được chấp thuận và ghi lại trong Kế hoạch Trao đổi Thông tin, Phụ lục G. Chủ trì thiết kế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thử nghiệm trao đổi dữ liệu qua CDE, bao gồm việc liên kết các mô hình của dự án. Quá trình này sẽ giúp xác định những vấn đề phát sinh hoặc không lường trước trong qua trình trao đổi cộng tác thông tin giữa các tư vấn được chỉ định, do đó các sai sót có thể được giảm thiểu và tăng hiệu quả trao đổi thông tin. Tần suất Họp nhóm BIM và BIM workshop, như được xác định trong Phụ lục H, nên phản ánh cường độ và sự phức tạp của các quy trình BIM, phù hợp với tiến độ của dự án. Kế hoạch họp nhóm BIM sẽ được đưa vào chương trình. Các cuộc họp sẽ được chủ trì và lưu lại bởi Chủ trì BIM trừ khi có thoả thuận khác. Nếu có thể, để khuyến khích chia sẻ thông tin và tối ưu hóa nguồn lực, các cuộc họp nên trùng với các cuộc họp giữa đội ngũ dự án và Chủ đầu tư. Để hỗ trợ các hoạt động hợp tác trong các cuộc họp nhóm BIM, địa điểm phải có tối thiểu trang thiết bị sau : ■ Màn hình lớn, máy chiếu hoặc môi trường hình ảnh tích hợp ■ Có thể kết nối máy tính xách tay của tư vấn hoặc truy cập thông tin từ thiết bị lưu trữ USB thông qua các thiết bị trên ■ Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn với phần mềm xem và phần cứng đủ mạnh để khai thác thông tin mô hình ■ Kết nối mạng hoặc truy cập internet không dây ổn định (wifi)
  • 28. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 23 Việc sử dụng một ngôn ngữ chung và cùng các tiêu chuẩn là cần thiết để đạt được quy trình hợp tác BIM toàn diện. Để hỗ trợ tính nhất quán của đồ họa và siêu dữ liệu, các mô hình phải được tạo ra theo các tiêu chuẩn ngành đã được thống nhất. Trong trường hợp Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) này mâu thuẫn với các tiêu chuẩn dưới đây, BEP sẽ được ưu tiên áp dụng : ■ Các giao thức AEC BIM v2.0 ■ PAS1192-2: 2013, giai đoạn đầu tư / chuyển giao các dự án xây dựng, sử dụng BIM Tất cả các mô hình và thông tin thiết kế liên kết với nó sẽ được sản xuất và xuất bản với : ■ Hệ thống đo lường bằng mét ■ Quy tắc đo lường RICS New Rules of Measurement 1 (NRM1) 2013 ■ Các mô hình sẽ được vẽ bằng 1: 1 (kích thước đầy đủ) theo milimét để đảm bảo độ chính xác. Một hệ lưới-trục của công trình sẽ được thiết lập và sử dụng chung bởi tất cả các thành viên của đội ngũ thiết kế. Thông thường, điểm gốc của tòa nhà được định nghĩa ở góc dưới cùng bên trái của nó và được đánh dấu điểm. Để dự báo sự hạn chế của một số phần mềm với tọa độ địa không gian, nên điểm này được quy ước là 0,0,0. Đánh dấu điểm gốc bằng một khối hộp có kích thước 1m x 1m x 1m, đặt ở vị trí tọa độ địa không gian 0,0,0, cho phép xác định vị trí, tỷ lệ và góc quay một khi mô hình được liên kết, tham chiếu. Nếu có thông tin khảo sát trắc địa chính xác , thì nên sử dụng điểm mốc này làm cơ sở xác định tọa độ chính xác cho dự án. Hệ lưới-trục nên được lấy từ dữ liệu khảo sát bởi Chủ trì Thiết kế, và được phân phối lại cho tất cả các thành viên của đội ngũ dự án theo định dạng BIM gốc và thông qua CDE. Điểm gốc phải bao gồm số dữ liệu tọa độ, Hướng bắc và Hướng Đông. Tất cả các thành viên được yêu cầu phải áp dụng các cài đặt tọa độ này, điểm gốc của dự án và hệ lưới-trục từ Chủ trì Thiết kế. Để cho phép các thành viên của đội ngũ dự án làm việc riêng lẻ, các mô hình sau đây đang sẽ được khởi tạo song song dựa trên một cấu trúc chung được đội ngũ thiết kế xây dựng và thống nhất: Tác giả khởi tạo Mô hình kiến trúc (Architectural model) [Kiến trúc] Mô hình nội thất (Interior model) [Thiết kế nội thất] Mô hình hệ thống kỹ thuật công trình (building services model) [MEP] Kết cấu và Hệ thống hạ tầng (Structural & Civil model) [Kết cấu]
  • 29. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 24 Mô hình quản lý thi công (Site management model) [nhà thầu] Mô hình cảnh quan (Landscape model) [Cảnh quan] Bảng 7 : Các mô hình chính Chiến lược phân tách mô hình cho từng bộ môn khi thiết kế phải được thống nhất với Chủ trì Thiết kế và Chủ trì BIM, và được ghi lại trong phiên bản tiếp theo của Kế hoạch Triển khai BIM này. Các tiêu chuẩn để bóc tách khối lượng phải được sự đồng ý giữa tư vấn thiết kế, tư vấn dự toán và Chủ đầu tư (Chủ_đầu_tư). Dữ liệu phải được trích ra từ mô hình trực tiếp mà không cần chỉnh sửa tên gọi và giá trị trong các phần mềm khác. Một khi dữ liệu đã được hiệu chỉnh, nó không nên được nhập ngược lại vào mô hình. Bảng thống kế diện tích phải tuân theo các thuật ngữ sau : ■ GIA – Gross Internal Area - Tổng diện tích bên trong ■ GEA – Gross External Area - Tổng diện tích bên ngoài ■ NIA – Net Internal Area - Diện tích sử dụng bên trong Dữ liệu về diện tích được xuất ra từ mô hình phải là mới nhất, tuân thủ với mục đích thiết kế và phù hợp với các thuật ngữ bên trên bằng cách sử dụng các định nghĩa từ NRM1. Các tác giả của mô hình thông tin BIM nên tuân theo các điều sau: ■ Tất cả các mặt hàng/cấu kiện có chi phí lớn/quan trọng phải được mô hình hoá bởi thực thể đúng của đối tượng 3D ■ Các cấu kiện công trình phải được sử dụng đúng loại, hoặc các cài đặt IFC phải phù hợp để có kết quả chính xác trong quá trình truy xuất sang IFC. ■ Các cấu kiện và các đối tượng BIM phải được mô hình hoá ở vị trí chính xác, có kích thước chính xác đúng với ý định thiết kế. ■ Thường xuyên kiểm tra các bản báo cáo “lỗi” của mô hình và phải giải quyết các vấn đề này (ví dụ: đối tượng bị trùng lặp) ■ Các mô hình phải thường xuyên được phê duyệt theo các quy trình bảo đảm và kiểm tra chất lượng (QA/QC) ■ Các đối tượng BIM chứa nhiều lớp hoặc liên hợp phải chứa các vật liệu phù hợp với ý định thiết kế, hoặc phải được thể hiện được ý tưởng. ■ Các đối tượng BIM phải kết hợp với tập hợp các thuộc tính của nó, và các thông số cần được điền đầy đủ tùy theo yêu cầu của giai đoạn dự án. Chi tiết chính xác cần được thảo luận và đồng ý với (Chủ_đầu_tư), bộ phận quản lý chi phí và những người sử dụng khác, trước khi tiến hành. ■ Đối tượng Phòng (Room, nếu có) sẽ chứa dữ liệu chính xác về hoàn thiện, chức năng sử dụng, tên và số phòng dự định. ■ Các mô hình được công bố sẽ luôn là thể hiện chính xác của thiết kế đang được đề xuất.
  • 30. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 25 Tất cả các giao thức phê duyệt mô hình trong nội bộ từng đơn vị phải được cung cấp cho Chủ trì Thiết kế để xem xét một khi đơn vị đó đó đã được bổ nhiệm: Điều phối BIM (BIM coordinator) và các bên liên quan có trách nhiệm với việc sản xuất mô hình nên tuân theo những điều sau : ■ Các thủ tục phê duyệt mô hình được định nghĩa trong Kế hoạch Triển khai BIM (BEP) này nên được tiến hành theo Phụ lục J. Việc thông qua thủ tục phê duyệt nên được ghi lại bằng một báo cáo tóm tắt và tải lên Môi trường Dữ liệu Chung CDE. ■ Kế hoạch phân tách mô hình phải được thống nhất với Chủ trì BIM. Các giao thức phân tách và phương hướng phân tách sẽ được ghi lại trong phiên bản tiếp theo của BEP. ■ Trước khi chia sẻ, các mô hình phải được tin lọc tất cả các đối tượng hết giá trị hoặc các tập tin CAD liên kết. ■ Nên tắt mô hình với chế độ xem 2D hoặc bản thông tin từ chối trách nhiệm để tiết kiệm thời gian khi mở lại mô hình. ■ Các đối tượng đơn lẻ, ngẫu nhiên và không đúng chỗ nên được sửa chữa hoặc xóa bỏ. ■ Tên của các tập tin của dự án nên được kiểm tra và phê duyệt trước khi tải lên CDE. ■ Tất cả các tập tin phụ thuộc, tập tin chính tham khảo hoặc tập tin trung tâm phải được tách ra trước khi chia sẽ hoặc tải lên CDE. Sử dụng mô hình BIM liên kết (federated BIM) sẽ được ưu tiên hơn bất kỳ và bất cứ tài liệu nào để giải quyết các xung đột thông tin. Chủ trì Thiết kế vẫn là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ công tác phối hợp thiết kế, không phụ thuộc quy trình BIM hay công cụ kỹ thuật nào được sử dụng.
  • 31. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 26 Các tư vấn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được trình bày trong tài liệu này và chứng minh kiến thức của mình về các quy trình cơ bản được yêu cầu để hỗ trợ các ứng dụng BIM đã được lựa chọn cho dự án. Điều này được chứng mình bằng việc ghi lại và đệ trình các phương pháp dự kiến sử dụng cho Chủ trì BIM xem xét trước khi triển khai. Tất cả các thành viên của dự án phải chịu trách nhiệm về đào tạo bên trong nội bộ tổ chức của mình. Nếu tư vấn không đáp ứng các yêu cầu này, nhất thiết phải cải thiện tập hợp các kỹ năng của mình hoặc tuyển thêm nhân viên kỹ thuật trước khi thực hiện các quy trình. Khi cần có thêm các nguồn lực kỹ thuật bên ngoài để thực hiện quy trình BIM, tư vấn phải cung cấp lý lịch (CV) hoặc hồ sơ năng lực cho Chủ đầu tư phê duyệt trước khi bổ nhiệm. Tư vấn phải cung cấp bất kỳ sự thiếu hụt nào về kỹ năng cho Chủ trì BIM biết sớm nhất có thể. Tư vấn phải cung cấp cho Chủ trì BIM các giao thức nội bộ của mình để chứng minh năng lực. Các thành viên của đội ngũ dự án được yêu cầu phải sử dụng các máy trạm có cấu hình và phần mềm thỏa mãn cho các công cụ BIM như nêu trong Bảng 5. Các thành viên của đội ngũ dự án sẽ cung cấp cho Chủ trì BIM với khẳng định rằng họ có khả năng triển khai các quy trình làm việc. Nếu có liên quan, các thành viên của đội ngũ dự án sẽ cung cấp chi tiết về thư viện đối tượng mà mình sở hữu, bao gồm: ■ Quản lý Mức độ Phát triển (LOD). ■ Tập hợp các thuộc tích dữ liệu. ■ Phiên bản phần mềm. ■ Tiêu chuẩn được dùng để mô hình. ■ Khả năng tương tác của đối tượng và thay đổi tham số động.
  • 32. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 27 Thu thập ý kiến phản hồi và chia sẻ các bài học kinh nghiệm là một phần thiết yếu của dự án để cho phép liên tục cải tiến chất lượng. Dự án sẽ được đánh giá lại dưới góc độ các tiêu chí thành công của dự án và các mục tiêu chính, tại mỗi giai đoạn của dự án xác định cả hai khía cạnh thành công và kém thành công của quy trình. Thông tin tài sản phải được chuyển giao theo định dạng COBie UK 2012, như đã được quy định chi tiết khi trích xuất dữ liệu và phù hợp với các yêu cầu khi phát triển cho Mô hình Thông tin Tài sản đã cam kết với Giám đốc cơ sở vật chất. Thông tin này phải phản ánh cấu trúc dữ liệu của dự án (xem Phụ lục K và Phụ lục L), sẽ được phát triển thêm một khi đội ngũ quản lý cơ sở vật chất được chỉ định. Phương pháp tiếp cận Chuyển giao mềm (Soft Landing) đang được đánh giá bởi (Chủ_đầu_tư). Nếu được yêu cầu, chúng sẽ được đưa vào tài liệu này và được sự đồng ý của các thành viên dự án.
  • 33. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 28
  • 34. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 29
  • 35. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 30
  • 36. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 31
  • 37. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 32
  • 38. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 33
  • 39. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 34
  • 40. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 35
  • 41. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 36
  • 42. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 37
  • 43. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 38
  • 44. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 39
  • 45. Kế hoạch triển khai BIM – giai đoạn dự thầu Dự án (Dự_án) Trang 40
  • 46.
  • 47. Mức độ Phát triển Dự án (Dự_án) (Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”. Tùy thuộc vào giai đoạn thiết kế và các Ứng dụng BIM được lựa chọn mà các yêu cầu về phát triển nội dung của mô hình sẽ khác nhau. Mức độ phát triển (Level of Development - LOD) nội dung sẽ bao gồm Mức độ chi tiết về hình học (Level of Detail) và Mức độ chi tiết về thông tin (Level of Information – LOI). Yêu cầu về mức độ phát triển được chỉ định trong Hồ sơ Yêu cầu thông tin của Chủ đầu tư (EIR). Tài liệu này nhằm giải thích ý nghĩa của từng Mức độ Pháp triển (LOD). Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
  • 48. Mức độ Phát triển Dự án (Dự_án) Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2
  • 49. Mức độ Phát triển Dự án (Dự_án) Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng Bản nháp 1.0 2.0 3.0 © (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của (Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
  • 50. Mức độ Phát triển Dự án (Dự_án) Trang 5 Mức độ Phát triển (LOD) được định nghĩa theo Chỉ dẫn Kỹ thuật về LOD của Diễn đàn BIM (BIM Forum), phiên bản tháng 8/2014. Theo đó, Mức độ Phát triển LOD giúp xác định mức độ chi tiết của thông tin (Level of Information) và mức độ chi tiết hình học (Level of Detail), theo các cấp độ khác nhau: LOD100, LOD200, LOD300, LOD350, LOD400, LOD500. Các định nghĩa dưới đây phải được dùng kết hợp với Phụ lục C để xác định nội dung, kết quả cần chuyển giao của mô hình thông tin BIM và các ứng dụng có thể của mô hình trong từng giai đoạn của dự án. Lưu ý: Mức độ Phát triển bao gồm mức độ chi tiết về hình học được gắn với thông tin đi kèm với nó, nghĩa là với mức độ thông tin mà tư vấn có thể tin cậy được khi sử dụng mô hình. Các Mức độ Chi tiết cơ bản của Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ (AIA) được trình bày chi tiết trong Chỉ dẫn kỹ thuật về LOD (BIM Forum LOD specification) như sau: ■ Mức độ Phát triển LOD 100 Mỗi Cấu kiện trong Mô hình (Model Element) có thể được thể hiện dưới hình thức đồ họa bằng một biểu tượng hay hình khối phổ thông, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cho LOD200. Thông tin liên quan đến Cấu kiện Mô hình đấy (chẳng hạn như chi phí cho mỗi mét vuông, khối lượng toàn hệ thống HAVC v.v.) có thể được tham chiếu từ các Cấu kiện Mô hình khác. ■ LOD 200 Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống hay đối tượng phổ thông, hoặc bằng một cấu kiện tổ hợp có xấp xỉ cùng khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí và cách bố trí. Các thông tin phi hình học có thể được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó. ■ LOD 300 Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí và cách bố trí. Các thông tin phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó. ■ LOD 350 Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, cách bố trí và có kể đến tương tác với các hệ thống khác. Các thông tin phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó. ■ LOD 400 Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, cách bố trí cùng với các thông tin chi tiết về chế tạo, lắp ráp, và lặp đặt trong công trình. Các thông tin phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó. ■ LOD 500 Mỗi Cấu kiện Mô hình đều được kiểm tra đối chiếu với thực địa về kích thước, vị trí, số lượng, và cách bố trí. Các thông tin phi đồ họa phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình.
  • 51. Mức độ Phát triển Dự án (Dự_án) Trang 6 Các ứng dụng cụ thể của thông tin trong mỗi Mức độ Phát triển, ví dụ như hình học, được trình bày tổng thể như dưới đây. Các ứng dụng Dự toán (5D) và Tiến độ (4D) cũng được đề xuất tại mỗi Mức độ Phát triển LOD. 5D 4D LOD Truy xuất dữ liệu Định nghĩa Ví dụ về Hình học và ứng dụng Chi phí mục tiêu Kế hoạch Thiết kế và Đấu thầu 300 1b Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí và cách bố trí. Các thông tin phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó. Phát triển thiết kế đến mức độ phối hợp toàn diện. Phối hợp không gian của các hệ thống kỹ thuật phục vụ công trình có kể đến các “lỗ chừa” cho kết cấu. Phối hợp chi tiết với nhà thầu thiết kế kết cấu. 350 2 Tương tự như trên và dành cho nhà thầu thiết kế phụ Tương tự như trên và dành cho nhà thầu thiết kế phụ Thi công Mô phỏng giai đoạn và phân vùng 400 3 Mỗi Cấu kiện Mô hình được diễn họa trong Mô hình bằng một hệ thống, đối tượng hay một cấu kiện tổ hợp cụ thể, có chỉ định chính xác khối lượng, kích thước, hình dạng, vị trí, cách bố trí cùng với các thông tin chi tiết về chế tạo, lắp ráp, và lặp đặt trong công trình. Các thông tin phi hình học phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình đó. Tài liệu dùng cho thi công phải được sẵn sàng, mô hình phối hợp hoàn chỉnh với tất cả các bản vẽ 2D được trích xuất từ mô hình thông tin. Chi phí hoàn công Mô phỏng hoàn công 500 4 Mỗi Cấu kiện Mô hình đều được kiểm tra đối chiếu với thực địa về kích thước, vị trí, số lượng, và cách bố trí. Các thông tin phi đồ họa phải được đính kèm vào Cấu kiện Mô hình. Hồ sơ hoàn công, Bao gồm tất cả các tài liệu vận hành trong đó có các chế độ bảo trì, danh sách các phụ tùng thay thế v.v.
  • 52.
  • 53. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) (Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của dự án mà các ứng dụng BIM có thể được lựa chọn ưu tiên khác nhau. Việc phân loại và sắp xếp theo mức độ ưu tiên các ứng dụng BIM được chỉ định trong Hồ sơ Yêu cầu thông tin của Chủ đầu tư (EIR). Tài liệu này nhằm liệt kê các ứng dụng BIM có thể và mô tả kết quả yêu cầu của từng ứng dụng. Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
  • 54. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2 1 Ưu tiên cao (High Priority) .................................................................................................................. 5 2 Ưu tiên trung bình (Moderate Priority)............................................................................................. 6 3 Ưu tiên thấp (Low Priority) ................................................................................................................. 9
  • 55. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng Bản nháp 1.0 2.0 3.0 © (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của (Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
  • 56. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Trang 5 Ứng dụng BIM (BIM Use) Kết quả (Outcomes) Phối hợp thiết kế 3D (3D design coordination) ■ Loại bỏ các xung đột trong thiết kế (Eradicate design clashes) ■ Nâng cao hiệu quả các nguồn lực (Improve resource efficiency) ■ Giảm các chi phí phát sinh bởi các thay đổi thiết kế ngoài công trường (Reduce cost from design changes on site) ■ Nâng cao độ tin cậy trong tính toán chi phí (Improve cost certainty) Quản lý tài sản (Asset management) ■ Cung cấp thông tin nhằm đưa ra các quyết định tốt hơn (Better informed decision making) ■ Hỗ trợ công tác vận hành và bảo trì cơ sở vật chất (Support the operation and maintenance of a facility) ■ Cung cấp vị trí và thông tin đặc trưng cho từng tài sản (Communicate location and information for property assets) Phân tích các hệ thống kỹ thuật phục vụ công trình (Building systems analysis) ■ Đo lường hiệu suất thực tế của công trình và đối chiếu với hiệu suất thiết kế (Measure the actual building performance against the design) Dự toán (Cost estimation) ■ Tăng độ chính xác của dự toán công trình (Improved precision of estimates) Quản lý chi phí (Cost management) ■ Cải thiện tốc độ và tính chính xác trong công tác phân tích và định lượng chi phí. (Improve speed and accuracy of cost analysis and quantification) ■ Cải thiện thời gian phản hồi đối với các thay đổi của thiết kế. (Improve reaction time to design changes) ■ Cung cấp tài nguyên/dữ liệu cho các phân tích “Nếu thì” nhằm tối ưu hóa các quyết định chuyên môn cũng như các giá trị gia tăng (Provide a resource for ‘what if’ analysis to optimize specification decisions and improved value) Phân tích năng lượng (Energy analysis) ■ Tối ưu hóa hiệu suất môi trường của mô hình thiết kế ý tưởng (Optimise environmental performance of concept model) ■ Tối ưu hóa hiệu suất môi trường của công trình thực tế (Optimise environmental performance of proposed building in situ) Ghi chú: B.I.M cho phép thực hiện các phân tích năng lượng trên các mô hình dự án từ những giai đoạn sơ khởi của thiết kế. (Note: BIM allows you to carry many of these analyses in early stage concept models) Lên kế hoạch bảo trì (Planned maintenance) ■ Liên kết thông tin có được từ mô hình thông tin B.I.M vào các hệ thống hỗ trợ công tác vận hành / bảo trì. (B.I.M Linking of BIM information to systems which support operational maintenance) ■ Cải thiện hiệu suất và giảm chi phí bảo trì. (Improved performance and reduced maintenance costs)
  • 57. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Trang 6 Ứng dụng BIM (BIM Use) Kết quả (Outcomes) Đảm bảo và phê chuẩn dữ liệu (Assurance and data validation) ■ Thực hiện phân tích dựa trên các nguyên tắc định trước nhằm mục đích xác định các thiếu sót trong việc khởi tạo mô hình và trong thiết kế (Rule based analysis of models to determine deficiencies in model authoring and design) Khởi tạo thư viện đối tượng BIM riêng cho dự án (Bespoke BIM object library authoring) ■ Nguồn tài nguyên số nhằm cải thiện thời gian khởi tạo mô hình và tiết kiệm chi phí (Digital resource to improve turnaround time for model authoring and costing) ■ Tiêu chuẩn hóa các chỉ dẫn kỹ thuật tham chiếu và các tham số nhằm gia tăng hiểu biết và cách thức sử dụng dữ liệu (Standardised specification reference and parameters to improve understanding and use of data) ■ Hiểu rõ hơn nguồn dữ liệu được cung cấp cho các nhà cung cấp nhằm nâng cao hiệu quả trong các quy trình sản xuất (Better understanding of data provided to suppliers to improve efficiency in manufacturing processes) Trình tự thi công và Mô phỏng (Construction sequencing and simulation) ■ Cải thiện các giải pháp về sức khỏe và an toàn lao động (Improve health and safety planning) ■ Mô phỏng công trường tại thời điểm bất kỳ trong suốt quá trình xây dựng (Simulate site conditions at points during construction) ■ Tối ưu hóa cũng như rút ngắn tiến độ thi công (Optimise and reduce construction programme) ■ Giảm thiểu rủi ro (Reduce risk) ■ Tối ưu hóa kế hoạch và công tác hậu cần logistics cho công trường (Optimise site logistics and planning) ■ Nâng cao hiệu suất sản xuất (Increase productivity) Thiết kế hệ thống thi công (Construction system design) ■ Thiết kế và phân tích các hệ thống phục vụ thi công – ví dụ: hệ cốp pha, hệ kính và hệ giàn giáo (Design and analyse construction systems e.g. formwork, glazing and scaffolding) Phân loại dữ liệu (Data classification) ■ Đồng nhất cấu trúc dữ liệu cho toàn thể dự án nhằm cải thiện hồ sơ tài sản (Unified data structure on all projects to improve asset records) ■ Tiêu chuẩn hóa cấu trúc dữ liệu nhằm nâng cao hiểu biết chung giữa tư vấn, Chủ đầu tư và nhà quản lý cơ sở vật chất (Standardised data structure to improve shared understanding with consultants, Employers and facilities managers) ■ Ánh xạ tự động giữa các hệ thống Quản lý cơ sở vật chất với sự trợ giúp của máy tính (CAFM) và công cụ Quản lý cơ sở vật chất (FM) (Map automatically with emerging Computer-Aided Facilities Management (CAFM) and Facilities Management (FM) tools)
  • 58. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Trang 7 ■ Cho phép định lượng nhiều tài sản vào trong một cơ sở dữ liệu duy nhất, giúp dự báo các khoản chi phí cũng như lịch trình bảo trì (Allow multiple assets to be quantified in a single database allowing for forecasts of expenditure and maintenance schedules) ■ Phân loại tài sản (Taxonomy) ■ Định danh tài sản (Asset naming) Khởi tạo thiết kế với mô hình BIM (Design (BIM) authoring) ■ Hiểu biết tốt hơn về thiết kế giữa tư vấn và Chủ đầu tư nhằm đưa ta các quyết định hiệu quả hơn (Better understanding of the design between consultants and the Employer resulting in more informed decision making) ■ Thay đổi thiết kế hiệu quả hơn và cho phép đưa ra nhiều giải pháp đồng thời (More efficient design changes and optioneering) ■ Phát hiện và xử lý sớm hơn các vấn đề thiết kế trong tiến trình thiết kế (Identify and solve design problems earlier in the design process) Phê duyệt lại thiết kế (Design reviews) ■ Cải thiện việc công tác giữa các bên cũng như việc đưa ra các quyết định chung (Improve collaboration and decision making) ■ Chia sẽ sự am hiểu về giải pháp thiết kế và trách nhiệm giữa các bên (Shared understanding of design intent and responsibilities) ■ Giảm thiểu Các Yêu Cầu về Thông Tin (RFIs) (Reduction in Requests for Information (RFIs)) ■ Nhận thức rõ hơn về các tác động cụ thể gây ra bởi các thay đổi trong thiết kế, ví dụ việc hạ thấp chiều cao dầm, chiều cao của trần (More awareness of special impacts from design changes e.g. lowering beams, ceiling height) ■ Loại bỏ các yêu cầu về tạo lập mô hình thí điểm (Eliminate requirement for mock-ups) ■ Cải thiện hiệu quả trong công việc phê duyệt thiết kế (Improve efficiency in reviews) ■ Tối ưu hóa công tác Sức khỏe, An toàn lao động và Môi trường (HSE) và Quản lý Thiết kế Xây dựng (CDM) (HSSE and Construction Design Management (CDM) optimisation) Chế tạo dựa trên kỹ thuật số (Digital fabrication) ■ Nâng cao tính chính xác trong chế tạo và giảm thiểu thời gian giải nghĩa thông tin thiết kế (Improve accuracy of fabrication and reduce time spent interpreting design information) ■ Đảm bảo chất lượng tốt hơn liên quan tới độ chính xác của các cấu kiện công trình nhằm tránh các vấn đề về phối hợp ngoài công trường (Better quality assurance regarding accuracy of building elements to avoid coordination issues on site) Xuất hồ sơ bản vẽ (Drawing generation) ■ Thông tin hình học 2D được trích xuất ra từ mô hình nhằm trao đổi các thông tin thiết kế và đáp ứng các thỏa thuận trong hợp đồng (2D graphical information is
  • 59. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Trang 8 extracted from the model to communicate design information and meet contractual obligations) Theo dõi và Quản lý công trường (Field management tracking) ■ Các phần mềm BIM thực địa (BIM Field) được sử dụng trong suốt giai đoạn xây dựng và chuyển giao nhằm quản lý, theo dõi, báo cáo nhiệm vụ và an toàn, các tài liệu vận hành thử và chuyển giao được liên kết với mô hình thông tin B.I.M (Field BIM software is utilised during construction and handover to manage, track, task and report safety, commissioning and handover documents which are linked to the BIM) Lập mô hình hoàn công (Record modelling) ■ Mô hình số đại diện miêu tả chính xác các điều kiện vật lý thực của cơ sở vật chất (Depict an accurate representation of physical conditions of a facility) ■ Thông tin dữ liệu của mặt bằng hiện trạng (Communication of existing site) ■ Mô hình và thông tin hóa các thông tin hoàn công (Modelling and communicating as built information) Phân tích mặt bằng (Site analysis) ■ Công nghệ B.I.M / GIS được sử dụng để đánh giá khu vực địa lý nhằm quyết định vị trí mặt bằng tối ưu nhất cho dự án (BIM / GIS is used to evaluate geographical area to determine the most optimal site location for the project) ■ Xác định vị trí phù hợp của công trình bên trong khu đất. (Identify the appropriate position of a building within the site) Quản lý và theo dõi không gian (Space management and tracking) ■ Duy trì một bộ hồ sơ thông tin chính xác (Maintain an accurate record of information) ■ Tối ưu hóa việc sử dụng cơ sở vật chất và thông báo các cải tiến về bố cục không gian và tổ chức giao thông của cơ sở. (Optimise use of facility and inform decision making regarding layouts and access improvements) Đánh giá mức độ bền vững (Sustainability evaluation) ■ Sử dụng mô hình để hỗ trợ các đánh giá dự án liên quan đến tác động môi trường, BREEAM và các Chứng nhận về Bền vững khác. (Use the model to support project assessment for the environmental statement, BREEAM and Code for Sustainable home certifications.) Diễn họa và Truyền thông (Visualisation and communication) ■ Giúp Chủ đầu tư nhận thức về ý tưởng thiết kế (Employer awareness of design intent) ■ Các diễn họa tương ứng với thiết kế (Visualisations consistent with the design) ■ Chủ động tiếp thị và công bố/truyền thông bố cục không gian (Marketing initiatives and communication of layouts) ■ Hiệu quả hơn khi xin phép xây dựng (More efficient application for planning approval)
  • 60. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Trang 9 Ứng dụng BIM (BIM Use) Kết quả (Outcomes) Điều khiển 3D và lập kế hoạch điều khiển (3D control and planning) ■ Bố cục các dây chuyền sản xuất (Layout facility assemblies) ■ Tự động điểu khiển việc di chuyển và vị trí lắp đặt của thiết bị (Automate control of equipment's movement and location) ■ Tạo các điểm kiểm soát chi tiết để hỗ trợ việc lắp đặt dây chuyền sản xuất (Create detailed control points aid in assembly layout) Lập kế hoạch cho thảm họa (Disaster planning) ■ Các dịch vụ khẩn cấp (cấp cứu y tế, cứu hỏa…) được quyền truy cập vào những mô hình thông tin để phát triển các chiến lược hoạt động khẩn cấp của họ (Emergency services have access to the digital information to develop strategies) ■ Cải thiện chất lượng phản ứng / đối phó (với thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn…). (Improved response efficiency) Mô hình hóa hiện trạng (Existing conditions modeling) ■ Tạo hồ sơ kỹ thuật số chính xác của tài sản hiện trạng (Create accurate digital record of an existing asset) ■ Cung cấp các dữ liệu khảo sát chính xác để phát triển mô hình của một tài sản hiện trạng (Provide accurate survey data to develop a model of an existing asset) ■ Thông tin của mặt bằng hiện tại, tình trạng tài sản để giúp giao tiếp cho các bên liên quan (Communication of existing site and asset conditions for remote communication) ■ Phát triển mô hình BIM cho mặt bằng hiện trạng (Develop BIM of existing site) Phân tích ánh sáng (Lighting analysis) ■ Triển khai các mô hình phân tích nhằm xác định các tương tác giữa hệ thống chiếu sáng nhân tạo và ánh sáng tự nhiên (Implement analytical modelling to determine the behaviour of lighting systems and natural light) Mô phỏng chuyển động bộ hành nhằm xác định rủi to và thời gian chờ đợi (Pedestrian simulation for hazard and dwell time) ■ Mô phỏng rủi ro nhằm xác định và loại bỏ các “điểm nghẽn” có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông trong lúc di tản (Simulate hazards to identify and eradicate pinch points which may cause congestion during evacuation) ■ Mô phỏng các tuyến di chuyển bộ hành nhằm xác định các “điểm nghẽn” có thể ảnh hưởng tới thời gian chờ đợi. (Simulate pedestrian routes to identify pinch points which may affect dwell time) Quyền sở hữu và giấy phép thi công (Possessions and permit to work) ■ Mô hình khu đất thuộc quyển sở hữu và lối vào/ra tạm thời với các phần đất liền kề (Modelling site ownership and temporary access to adjacent parties) ■ Cho phép phát hiện các xung đột khi sử dụng khu đất. (Allow dynamic clash detection for site operations)
  • 61. Các ứng dụng BIM Dự án (Dự_án) Trang 10 Quy hoạch và tối ưu hóa không gian (Spatial planning and optimization) ■ Đưa ra các định dạng có điều kiện nhằm xác định các vi phạm đối với các yêu cầu về không gian (Conditional formatting to identify breaching of space requirements) ■ Thống kê không gian nhanh, chính xác và tức thời (Instant, accurate space scheduling) ■ Theo dõi, thẩm đinh và trao đổi các bảng thống kê diện tích. (Track, validate and communicate area schedules) ■ So sánh các tỉ lệ tối ưu với mô hình tiêu chuẩn. (Test optimum ratios against standard concept model) Phân tích kết cấu (Structural analysis) ■ Phân tích và kiểm tra các mô hình kết cấu. (Analyse and test structural models) ■ Xác định tác động của thay đổi thiết kết đến tính toàn vẹn của kết cấu. (Identify impact of design changes on structural integrity) ■ Tối ưu hóa hiệu suất thiết kê các cấu kiện trong hệ kết cấu. (Optimise design performance of structural elements) ■ Các phân tích tự động nhằm hỗ trợ thiết kế. (Automated analysis to inform the design)
  • 62.
  • 63. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) (Chủ_đầu_tư) yêu cầu tất cả các bên tham gia dự án làm việc với BIM (Building Information Modeling) Cấp độ 2 theo định nghĩa bởi PAS 1192-2:2013. Có thể sử dụng kết hợp nhiều bộ công cụ khác nhau để phát triển các mô hình thông tin theo BIM Cấp độ 2. Trong dự án này, nguyên tắc cơ bản để phát triển các mô hình thông tin là “sử dụng một nền tảng phần mềm với cùng một cơ sở dữ liệu và tương thích hoàn toàn với các phần mềm phân tích thiết kế liên quan”. Thông tin tài sản phải được chuyển giao theo định dạng COBie UK 2012. Tài liệu này chỉ định các cấu kiện cần phải được chuyển giao COBie và nội dung của từng tham số của cấu kiện. Tài liệu này được sử dụng như là một phụ lục đi kèm với Hồ sơ Yêu cầu thông tin của chủ đầu tư EIR và Kế hoạch Triển khai BIM.
  • 64. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Mục đích của tài liệu ................................................................................................................................... 2 Yêu cầu về COBie và trách nhiệm của các bên........................................................................................ 5
  • 65. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Hiệu chỉnh Người lập Phê duyệt Ngày tháng Bản nháp 1.0 2.0 3.0 © (Tư_vấn) giữ bản quyền ngày … tháng …. Tài liệu này được cung cấp cho và chỉ cho sử dụng của (Tư_vấn) và không được trích dẫn, tham khảo, sử dụng hoặc phân phối cho bất kỳ bên nào khác nếu không có sự đồng ý của (Tư_vấn), là đơn vị giữ bản quyển và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào đối với việc sử dụng tài liệu này của các bên khác.
  • 66. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Trang 5 Tác giả của các đối tượng/cấu kiện được nêu trong Phụ lục “Đăng ký tài sản” có trách nhiệm bảo đảm các tham số của COBie, của các đối tượng này, được gán thông tin đầy đủ. Việc gán dữ liệu này phải được thực hiện ngay cả khi dữ liệu đó có không được yêu cầu trong giai đoạn tương ứng của dự án. Điều này cho phép dữ liệu được đưa vào sớm nhất có thể được, ngay cả trước “giai đoạn yêu cầu”, trong suốt vòng đời của dự án. Ngoài các tham số tiêu chuẩn cho định dạng COBie như trong bảng bên dưới, ba “tham số chia sẽ” (shared parameter) sau đây bắt buộc phải đưa vào cho tất cả các thực thể của đối tượng: Parameter Group (Tham số nhóm) : Data (dữ liệu) Parameter (tham số): NorthSouth (BắcNam) Parameter Type (kiểu của tham số): Text (văn bản) Điều này sẽ cho phép một đối tượng được phân loại là 'North (Bắc)' hoặc 'South (Nam)' của tòa nhà để giúp đội ngũ quản lý cơ sở vật chất xác định vị trí của đối tượng/cấu kiện. Danh sánh Tài sản như ở Phụ lục “Đăng ký Tài sản” chưa phải là danh sách cuối cùng được yêu cầu phải trích xuất COBie. Tất cả các nhà Tư vấn phải xem xét các đối tượng được tạo ra có được xếp loại là đối tượng phục vụ công tác Vận hành và Bảo trì (O&M) hay không. Nếu có, đối tượng/cấu kiện đó phải được thêm vào danh sách trong Phụ lục “Đăng ký Tài sản” và sẽ được bổ sung thêm các giá trị theo yêu cầu của chuyển giao COBie. Bảng dưới đây minh họa khi nào dữ liệu cho các tham số cụ thể được yêu cầu. Tại mỗi thời điểm truy xuất / trao đổi thông tin, các bên có trách nhiệm phải kiểm tra, chứng thực dữ liệu theo các yêu cầu của quy trình bảo đảm và kiểm tra chất lượng (QA/QC). Tập hợp dữ liệu yêu cầu dưới đây phải được điền đầy đủ, tại mỗi giai đoạn liên quan của dự án, cho tất cả các đối tượng/cấu kiện được nêu trong Phụ lục “Đăng ký Tài sản”. Thông thường, đối với mỗi gói công việc hoặc hệ thống, và tuân thủ với Bảng Sản xuất và Chuyển giao Mô hình (MPDT), truy xuất dữ liệu sẽ tương ứng với LOD và giai đoạn thiết kế. Từ Giai đoạn 4 (Thiết kế bản vẽ thi công) trở đi, nhà thầu chính sẽ chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn và đầy đủ của các yêu cầu về bộ dữ liệu COBie. Ghi chú : ■ Giai đoạn 4 : Giai đoạn thiết bản vẽ thi công ■ Giai đoạn 5 : Thi công ■ Giai đoạn 6: Bàn giao và Quyết toán ■ CON : Tổng thầu xây dựng (CONtractor)
  • 67. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Trang 6 Trích xuất COBie Data Drop Giai đoạn triển khai dự án 2 4 3 5 4 6 Trách nhiệm CON CON CON Contact sheet (Bảng Contact – Liên hệ) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Email ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ Company ✓ ✓ ✓ Phone ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓ ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ Department ✓ ✓ ✓ OrganizationCode ✓ ✓ ✓ GivenName ✓ ✓ ✓ FamilyName ✓ ✓ ✓ Street ✓ ✓ ✓ Town ✓ ✓ ✓ PostalCode ✓ ✓ ✓ Facility sheet (Bảng Facility – Cơ sở vật chất) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ ProjectName ✓ ✓ ✓ SiteName ✓ ✓ ✓ LinearUnits ✓ ✓ ✓ AreaUnits ✓ ✓ ✓ VolumeUnits ✓ ✓ ✓ CurrencyUnits AreaMeasurement Geometric ✓ ✓ ✓ ExternalSystem ✓ ✓ ✓ ExternalProjectObject ✓ ✓ ✓ ExternalProjectIdentifier ✓ ✓ ✓ ExternalSiteObject ✓ ✓ ✓ ExternalSiteIdentifier ✓ ✓ ✓ ExternalFacilityObject ✓ ✓ ✓ ExternalFacilityIdentifier ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓ ProjectDescription ✓ ✓ ✓
  • 68. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Trang 7 SiteDescription ✓ ✓ ✓ Phase Trích xuất COBie Data Drop Giai đoạn triển khai dự án 2 4 3 5 4 6 Trách nhiệm CON CON CON Floor sheet (Bảng Floor – Tầng) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓ ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓ Elevation Geometric ✓ ✓ ✓ Height Geometric ✓ ✓ ✓ Space sheet (Bảng Space – Không gian) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ FloorName ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓ ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ RoomTag ✓ ✓ ✓ UsableHeight ✓ ✓ ✓ GrossArea Geometric ✓ ✓ ✓ NetArea Geometric ✓ ✓ ✓ Zone sheet (Bảng Zone) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ SpaceNames ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓
  • 69. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Trang 8 ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓ Trích xuất COBie Data Drop Giai đoạn triển khai dự án 2 4 3 5 4 6 Trách nhiệm CON CON CON Type sheet (Bảng Type – Kiểu) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓ AssetType ✓ ✓ ✓ Manufacturer ✓ ✓ ✓ ModelNumber ✓ ✓ ✓ WarrantyGuarantorParts ✓ ✓ ✓ WarrantyDurationParts ✓ ✓ ✓ WarrantyGuarantorLabour ✓ ✓ ✓ WarrantyDurationLabour ✓ ✓ ✓ WarrantyDurationUnit ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓ ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ ReplacementCost ✓ ✓ ✓ ExpectedLife ✓ ✓ ✓ Duration ✓ ✓ ✓ WarrantyDescription ✓ ✓ ✓ NominalLength Geometric ✓ ✓ ✓ NominalWidth Geometric ✓ ✓ ✓ NominalHeight Geometric ✓ ✓ ✓ ModelReference ✓ ✓ ✓ Shape ✓ ✓ ✓ Size ✓ ✓ ✓ Colour ✓ Finish ✓ ✓ ✓ Grade ✓ ✓ ✓ Material ✓ ✓ Constituents ✓ ✓ ✓ Features ✓ ✓ ✓ AccessibilityPerformance ✓ ✓ ✓ CodePerformance ✓ ✓ ✓ SustainabilityPerformance ✓ ✓
  • 70. Danh sách câu hỏi điều tra thông tin Dự án (Dự_án) Trang 9 Trích xuất COBie Data Drop Giai đoạn triển khai dự án 2 4 3 5 4 6 Trách nhiệm CON CON CON Component sheet (Bảng Component – Cấu kiện) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ TypeName ✓ ✓ ✓ SpaceNames ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓ ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ SerialNumber ✓ ✓ InstallationDate ✓ ✓ WarrantyStartDate ✓ ✓ TagNumber ✓ ✓ ✓ Barcode ✓ ✓ AssetIdentifier ✓ ✓ System sheet (Bảng System – Hệ thống) COBie field (trường COBie) Type (Kiểu) Name ✓ ✓ ✓ CreatedBy ✓ ✓ ✓ CreatedOn ✓ ✓ ✓ Category ✓ ✓ ✓ ComponentNames ✓ ✓ ✓ ExtSystem ✓ ✓ ✓ ExtObject ✓ ✓ ✓ ExtIdentifier ✓ ✓ ✓ Description ✓ ✓ ✓