O slideshow foi denunciado.
Seu SlideShare está sendo baixado. ×

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG.pptx

Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Anúncio
Carregando em…3
×

Confira estes a seguir

1 de 55 Anúncio

Mais Conteúdo rRelacionado

Semelhante a TIẾP CẬN BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG.pptx (20)

Mais recentes (20)

Anúncio

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG.pptx

  1. 1. TIẾP CẬN BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG TRÌNH BÀY: NGUYỄN NGỌC LAM TUYỀN
  2. 2. MỤC LỤC • Định nghĩa • ABCDE/ ATLS • Vai trò của hình ảnh học • Sơ đồ tiếp cận căn bản đối với bệnh nhân đa chấn thương • Chấn thương và vết thương bụng
  3. 3. ĐỊNH NGHĨA ĐA THƯƠNG (POLYTRAUMA) – HỘI NGHỊ ĐỒNG THUẬN BERLIN 2012 Chấn thương nghiêm trọng từ 3 vị trí trở lên, trong từ 2 vùng giải phẫu khác nhau trở lên, kết hợp với ít nhất một trong: • Huyết áp tụt (huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg) • Rối loạn tri giác (GCS ≤ 8) • Toan chuyển hóa (kiềm dư ≤ -6) • Rối loạn đông máu (INR ≥ 1.4 hoặc PTT ≥ 40 giây) • Tuổi (≥ 70 tuổi)
  4. 4. MÔ HÌNH TỬ VONG SAU CHẤN THƯƠNG
  5. 5. VẾT THƯƠNG XUYÊN THẤU Hình A: CTSN do dao đâm Hình B: CTSN do đạn bắn https://radiopaedia.org/cases/penetrating-head-injury-knife https://radiopaedia.org/articles/high-velocity-penetrating-brain-injury
  6. 6. HỎA KHÍ Hình B: Tổn thương ngực- bụng do đạn bắn Hình A: Chú ý quỹ đạo viên đạn Nguồn: Imaging Evaluation of Abdominopelvic Gunshot Trauma (RSNA 2020)
  7. 7. CHẤN THƯƠNG KÍN - Lực tù - Phụ thuộc vào vị trí tác động, áp lực trong khoang, năng lượng đưa vào, hướng va đập và phản lực. Hình: Đa thương của tài xế trong TNGT
  8. 8. NGUYÊN TẮC CẤP CỨU BAN ĐẦU Tiếp cận có hệ thống và đầy đủ theo ATLS (ADVANCED TRAUMA LIFE SUPPORT GUIDELINES).
  9. 9. THÁM SÁT BAN ĐẦU
  10. 10. IRWAY C-SPINE Kéo hàm nâng cằm!!! Cố định cột sống cổ
  11. 11. REATHING • Nhìn • Nghe • Sờ GIẢI QUYẾT NGAY KHI CÓ BẤT THƯỜNG Tràn khí màng phổi áp lực Tràn máu màng phổi áp lực
  12. 12. IRCULATION
  13. 13. ISABILITY Đánh giá tình trạng thần kinh bằng các • Thang điểm AVPU (Alert – Voice- Pain- Unconscious) • Thang điểm • Đồng tử
  14. 14. XPOSURE Khám toàn diện Khai thác nhanh bệnh sử theo trình tự AMPLE llergies edications revious medical/surgical history ast meal vents/ Environment surrounding the injury THÂN NHIỆT
  15. 15. Log- roll Nguồn: ATLS
  16. 16. Vai trò hình ảnh học • FAST/EFAST • Xquang • Chụp Cắt lớp vi tính (CLVT) • Chụp Cộng hưởng từ (CHT)
  17. 17. SIÊU ÂM CÓ TRỌNG ĐIỂM (MỞ RỘNG) TRONG CHẤN THƯƠNG – FAST/ EFAST 1. Có dịch màng ngoài tim? 2. Có dịch ổ bụng? 3. Có dịch màng phổi? 4. Có tràn khí màng phổi? (đ.nhạy: 80-90%; đ.đặc hiệu 95-100%) (đ.nhạy 59%, đ.đ.hiệu > 99%)
  18. 18. Nguồn: Focused Assessment with Sonography in Trauma (FAST) in 2017: What Radiologists Can Learn (RSNA)
  19. 19. Dập gan và dịch rãnh gan thận Focused Assessment with Sonography in Trauma (FAST) in 2017: What Radiologists Can Learn (RSNA)
  20. 20. Tràn dịch màng ngoài tim Focused Assessment with Sonography in Trauma (FAST) in 2017: What Radiologists Can Learn (RSNA)
  21. 21. Một số bất thường Tràn dịch màng phổi phải Tụ dịch quanh lách Focused Assessment with Sonography in Trauma (FAST) in 2017: What Radiologists Can Learn (RSNA)
  22. 22. XQUANG • Nên thực hiện tại giường • Độ nhạy bị ảnh hưởng bởi × Tư thế × BN không hợp tác × Thiết bị y tế × Quần áo
  23. 23. Tổn thương phổi Tràn khí màng phổi áp lực bên trái https://radiopaedia.org/cases/left-tension-pneumothorax
  24. 24. Tổn thương gãy xương Gãy khung chậu BN tai nạn xe máy https://radiopaedia.org/cases/pelvic-fractures-malgaigne-fracture?lang=gb
  25. 25. CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Độ nhạy và độ đặc hiệu cao Huyết động ổn định Ngày nay: CTA Thủng ruột non ở BN 30 tuổi bị đạn bắn vào ổ bụng Imaging Evaluation of Abdominopelvic Gunshot Trauma (RSNA 2020)
  26. 26. Trường hợp chấn thương gan độ IV (AAST) https://radiopaedia.org/cases/liver-laceration-aast-grade-iv-5?lang=us
  27. 27. CHỐNG CHỈ ĐỊNH THUỐC TƯƠNG PHẢN I-ỐT • Dị ứng thuốc cản quang hoặc i-ốt • Phụ nữ mang thai • Nguy cơ suy thận cấp • Cường giáp không ổn định ESUR 2018
  28. 28. CỘNG HƯỞNG TỪ Ít được sử dụng
  29. 29. PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN KHÁC Chọc dò ổ bụng Chọc rửa ổ bụng
  30. 30. CHỌC DÒ Ổ BỤNG Dương tính : 80% trường hợp Âm tính: không loại trừ Chống chỉ định: - Sẹo mổ cũ. - Ruột chướng hơi.
  31. 31. Chọc rửa ổ bụng Nhạy và đặc hiệu hơn. Xâm lấn hơn.
  32. 32. SƠ ĐỒ TIẾP CẬN CƠ BẢN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG Đường thở và oxy Tưới máu trung ương CTSN nghiêm trọng Chấn thương ngực bụng Chấn thương tứ chi Chấn thương không nghiêm trọng EM Critical Care (2011)
  33. 33. CHẤN THƯƠNG VÀ VẾT THƯƠNG BỤNG
  34. 34. CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG CHẤN THƯƠNG KÍN - Tăng áp lực đột ngột trong ổ bụng - Thay đổi lực quán tính đột ngột trong khi di chuyển tốc độ cao VẾT THƯƠNG BỤNG - Vết thương xuyên - Vết thương chột - Vết thương tiếp tuyến (các tạng tổn thương do cơ chê sóng động) - Vết thương thấu bụng (ngực?) phía trước (lưu ý vết thương ngực KGS V) - Vết thương bụng hông lưng: sau phúc mạc TẠNG ĐẶC TẠNG RỖNG THẤU BỤNG?
  35. 35. TRAUMA ULTRASOUND (WONGWAISAYAWAN, 2015)
  36. 36. TRAUMA ULTRASOUND (WONGWAISAYAWAN, 2015)
  37. 37. Khi nào cần làm CT? Chấn thương bụng kín – HĐ ổn định + FAST (+) – HĐ ổn định + FAST (-) nhưng nghi có tổn thương tạng (không phù hợp khám và SA) Vết thương thấu bụng – HĐH ổn định / BN có v/thương ở lưng, hông – HĐH ổn định / BN có vết đâm ở thành bụng trước / ngực-bụng.
  38. 38. American Association for the Surgery of Trauma 2018 https://www.aast.org/resources- detail/injury-scoring-scale
  39. 39. Chấn thương lách -Thường gặp nhất trong chấn thương tạng đặc # 25% - Đa số điều trị bảo tồn thành công - Chỉ định can thiệp phẫu thuật: ◦ Sinh hiệu không ổn định ◦ Điều trị bảo tồn thất bại ◦ Có tổn thương phối hợp cần can thiệp phẫu thuật https://radiopaedia.org
  40. 40. Một trường hợp bệnh nhân nam chấn thương lách độ V theo AAST https://radiologyassistant.nl/abdomen/acute-abdomen/ct-in-trauma#diafragmatic-injury-ct-collar-sign
  41. 41. Chấn thương gan - Đa số không mổ - Thùy phải 75% - Chỉ định can thiệp phẫu thuật: ◦ Sinh hiệu không ổn định ◦ Điều trị bảo tồn thất bại ◦ CT: Tổn thương gan độ VI Có dấu hiệu thuốc cản quang thoát mạch (cân nhắc đến việc can thiệp qua chụp động mạch) ◦ Có tổn thương phối hợp cần can thiệp bằng phẫu thuật. https://radiopaedia.org
  42. 42. Một trường hợp bệnh nhân nam chấn thương gan độ V theo ASST 2018 https://radiologyassistant.nl/abdomen/acute-abdomen/ct-in-trauma#diafragmatic-injury-ct-collar-sign
  43. 43. Chấn thương thận - Đánh giá: •Nhu mô: Dập, rách, tụ máu dưới bao, vỡ nát. •Mạch máu: rách, tắc đm thận •Hệ thống bài tiết - Chỉ định can thiệp phẫu thuật: • Sinh hiệu không ổn định • Điều trị bảo tồn thất bại https://radiopaedia.org
  44. 44. Một trường hợp chấn thương thận độ IV theo AAST 2018 https://radiologyassistant.nl/abdomen/acute-abdomen/ct-in-trauma#diafragmatic-injury-ct-collar-sign
  45. 45. Chấn thương ruột và mạc treo Thường gặp: - Tá tràng D2/D3 đoạn gần cột sống - Hổng tràng, hồi tràng gần điểm cố định (van H- MT, góc Treitz) thường gặp AAST 2018
  46. 46. Dấu hiệu tổn thương ruột trên CT Trực tiếp: - mất liên tục thành ruột, tràn cản quang, dịch ruột vào ổ bụng - hơi tự do Gián tiếp (thường gặp hơn): - Dày thành ruột khu trú, thâm nhiễm mạc treo, dịch tự do giữa các quai ruột - Dày thành ruột toàn bộ không đặc hiệu Tổn thương mạc treo: tụ máu mạc treo, máu trong ổ bụng.
  47. 47. https://radiologyassistant.nl/abdomen/acute-abdomen/ct-in-trauma#diafragmatic-injury-ct-collar-sign Một trường hợp chấn thương ruột
  48. 48. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CHUNG Chấn thương và vết thương bụng là một cấp cứu trong ngoại khoa cần đồng thời hồi sức, xác định tổn thương và điều trị phẫu thuật.
  49. 49. HUYẾT ĐỘNG BỆNH NHÂN KHÔNG ỔN SA/ CHỌC DÒ Ổ BỤNG (+) MỔ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN
  50. 50. MỞ BỤNG THÁM SÁT/ HUYẾT ĐỘNG ỔN ĐỊNH - Có dấu hiệu viêm phúc mạc - Sốc hay chảy máu không kiểm soát được - Tình trạng lâm sàng diễn tiến ngày càng xấu dần - FAST hay chọc hút ổ bụng có dấu hiệu xuất huyết trên bệnh nhân nặng không thể chụp CT bụng - TÙY THEO TỔN THƯƠNG CÁC TẠNG.
  51. 51. SỐC VÀ CÓ: - VIÊM PHÚC MẠC - LỒI RUỘT/ MẠC NỐI - CHẢY DỊCH TIÊU HÓA MỔ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG BỤNG HUYẾT ĐỘNG BỆNH NHÂN KHÔNG ỔN
  52. 52. HUYẾT ĐỘNG ỔN ĐỊNH
  53. 53. LƯU Ý CÁC TÌNH TRẠNG ĐI KÈM + Say rượu/ Dùng chất kích thích + Bỏng/ ngạt khí/ ngộ độc : đám cháy, tai nạn ở hầm mỏ + Hít sặc/ Dị vật: té ao, té sông, suối
  54. 54. CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Notas do Editor

  • The Abbreviated Injury Scale (AIS) - https://en.wikipedia.org/wiki/Abbreviated_Injury_Scale
  • 3 đỉnh tử vong của BN chấn thương nặng, trong đó đỉnh tử vong đầu tiên xảy ra ngay sau chấn thương hoặc trong vòng 1h sau chấn thương, hầu như không thể can thiệp được, do độ nặng của chấn thương như các tổn thương não, thân não nặng, đứt động mạch chủ, đứt ngang tủy sống và vỡ dập tim. Chỉ có thể dùng các biện pháp phòng hộ từ bước đầu như đội nón bảo hiểm, thắt dây an toàn, không sử dụng rượu bia khi lái xe, các biện pháp an toàn lao động.
    Đỉnh từ vong thứ 2 xảy ra trong vòng 24h, thương do không kiểm soát được các tổn thương nặng như CTSN nặng, mất máu nặng (có thể từ vỡ xương chậu, gãy xương đùi hoặc tổn thương các tạng đặc trong ổ bụng  sốc mất mãu, rối loạn đông máu nặng)
    Nếu vượt qua được 2 tuần đầu, thì đến từ thứ 3-4 một số bệnh nhân đa thương có nguy cơ rơi vào đỉnh tử vong thứ 3, trong bệnh cảnh nhiễm trùng hoặc suy đa cơ quan.
    Ngành y tế có thể can thiệp được vào đỉnh tử vong thứ 2 và 3.
  • Đường đi của vật xuyên thấu giúp dự đoán được các tổn thương có thể có, VD: dao đâm từ ngực vuông góc có thể chỉ tổn thương phổi, màng phổi, tuy nghiên dao đâm xuyên từ ngực xuống bụng có thể có tổn thương cơ hoành và các tạng trong ổ bụng.
    Độ rộng tổn thương tùy vào năng lực xuyên thấu: dao cùn với dao bén nhọn, bạch khí với hỏa khí. Tổn thương do bạch khí đơn thuần thường sắc nhọn và có thể dự đoán được các tổn thương có thể có. Tổn thương do hỏa khí có nhiệt năng và động năng cao nên năng lượng rất lớn, có hiệu ứng tạo hang: đường đi viên đạn có thể lớn gấp 3-4 lần so với thiết diện của vũ khí, gây ra tổn thương rất lớn cho các mô ở xung quanh, và không dự đoán được.
    Hình A: Người lính này bị đâm vào đầu bằng một con dao 9 inch khi đang tuần tra trên đường phố Baghdad.
    Hình B: Hình ảnh tàn phá các xương vùng đấu trái của một nạn nhân trong một vụ xả súng. 20% sẽ tử vong sau chấn thương.
  • Hình B: Tổn thương cơ hoành ở một người đàn ông 60 tuổi. Hình ảnh Sagittal CT tổn thương lách độ IV (mũi tên thẳng màu trắng). Lưu ý mảnh đạn tại vị trí đi vào (mũi tên cong màu trắng), quỹ đạo của viên đạn (mũi tên đen đứt nét) kéo dài qua ngực trái và bụng trên, vùng giảm đậm độ thùy dưới bên trái (*), dày kèm mất liên tục bên trái cơ hoành (mũi tên đen đặc), gợi ý nhiều đến tổn thương cơ hoành.
  • Tác động một lực tù vào vị trí tổn thương, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có áp lực khoang tác động (ổ bụng, lồng ngực, buồng tim và bàng quang)
    Hình: Các tổn thương có thể có
    CTSN do đập đầu vào thành xe
    Chấn thương ngực kín do đập vào vô lăng
    Chấn thương bụng kín, cột sống và khung chậu do dây đai an toàn
    Gãy xương đùi, xương bánh chè do va đập chân vào thành xe.
  • Đánh giá  Chẩn đoán  Can thiệp đồng thời
  • Mục tiêu: nhận diện ngay các tổn thương đe dọa tính mạng và giải quyết ngay lập tức mà không có bất kì sự hỗ trợ đến từ cận lâm sàng và máy móc => ổn định bệnh nhân trước khi tiến hành làm những công cụ thám sát cao cấp hơn.
  • AIR WAY: Làm thông đường thở: lấy bỏ dị vật và hút đờm dãi vùng hầu họng, kéo hàm nâng cằm, không được ngửa đầu vì làm nặng them tổn thương cột sống cổ (nếu có)
    BẤT ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ: thẳng trục, bằng đai nẹp hoặc túi cát hai bên cổ, Đặc biệt nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ kèm theo nếu có chấn thương đầu với mất ý thức, có triệu chứng của thần kinh trung ương: liệt vận động, rối loạn tiêu tiểu….), có chấn thương vùng vai trở lên hoặc ngạt nước. Cho phép xử trí như một chấn thương cột sống cổ cho đến khi loại trừ hoàn toàn.
  • Sau khi làm thông thoáng đường thở, nhanh chóng đánh giá tình trạng thông khí: bệnh nhân có thông khí (có thở được hay không) và sự thông khí đó có hiệu quả hay ko? quan sát di động lồng ngực, đếm tần số thở, nghe phổi, đo Sp02 nếu có, phát hiện sớm và xử trí ngang các tổn thương chèn ép khoang ngực như tràn máu hoặc tràn khí áp lực gây ảnh hưởng thông khí bệnh nhân.
  • Mất máu là nguyên nhân thường gặp của sốc chấn thương, cần phải theo dõi sinh hiệu và tri giác liên tục. Cầm máu phải đi song song với bù thể tích tuần hoàn. Nếu có các ổ chảy máu nhìn thấy được, chúng ta phải cầm máu ngay, cố định chi gãy để làm giảm tình trạng chảy máu thêm. Các ổ chảy máu nội (gãy xương lớn, tràn máu màng phổi, màng tim, màng bụng), nghi ngờ thì có thể cần phải có các phương tiện hình ảnh học trợ giúp.
  • Tiền căn dị ứng thuốc, thực phẩm. Các thuốc đang điều trị (kháng đông, insulin, thuốc tim mạch,…), thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần. Tiền căn phẫu thuật, các bệnh nội khoa, nghiện rượu và mang thai. Bữa ăn cuối cách bao lâu. Hoàn cảnh và cơ chế chấn thương.
    Cởi bỏ quần áo nhằm thăm khám dễ dàng nhưng vẫn giữ cột sống thẳng trục, đặc biệt chú ý các tổn thương ở mặt sau cơ thể khi nằm áp dụng di chuyển bằng thủ thuật Log-roll. Đắp chăn ấm để tránh mất nhiệt.
  • Cuộn bệnh nhân theo từng khối, ít nhất 3 người
    Người đứng đầu trưởng nhóm hoặc Người thứ 2: trưởng nhóm, chỉ huy, quan sát toàn bộ, giữa đầu và vai bệnh nhân thẳng trục
    Người thứ 3-4: đứng cùng một bênh BN, đặt tay theo vị trí bắt chéo nhau, một người giữ ở cánh tay và đầu gối/ mông, người còn lại giữ tay- cánh chậu và một tay giữ mắc cá BN.
  • Sau khi thám sát ban đầu, giải quyết các tình trạng đe dọa mạng sống của bệnh nhân ngay tức thì. Sẽ tiến hành thám sát/ thăm khám thì hai tập trung hơn vào cơ quan và vùng giải phẫu bị tổn thương từ đầu mặt cổ, ngực bụng, tiểu khung vùng chậu, tứ chi. Khai thác bệnh sử kĩ càng hơn. Thăm khám các cơ quan có hệ thống. Cần sự trợ giúp của các phương tiện xét nghiệm và hình ảnh học.
  • - Nhanh, dễ thực hiện ngay tại giường bệnh, không cần di chuyển BN Không xâm lấn Có thể lặp lại nhiều lần Không sử dụng tia xạ
    - Bác sĩ đã được đào tạo không phải CĐHA có thể làm được, với máy siêu âm có chức năng cơ bản và sử dụng đầu dò bụng. Có thể phát hiện những lượng dịch rất nhỏ >100mL ở ổ bụng hoặc 20ml ở màng phổi. Tuy nhiên, không đánh giá được mức độ tổn thương tạng và sẽ hạn chế trên những cơ địa bệnh nhân béo phì, chướng bụng, tràn khí dưới da.
  • Pericardial: vùng quanh tim. Ví trí: dưới mỏm xương ức, hướng về vai trái hoặc khoang liên sườn 4-5, song song xương đòn trái nếu BN béo phì. Khảo sát khoang màng ngoài tim
    Perihepatic: vùng quanh gan. Vị trí: Trên đường nách giữa. Khảo sát: rãnh gan thận (vị trí thường tập trung dịch tự do khoang bụng nhất), dưới hoành phải, rãnh đại tràng phải, dịch và khí màng phổi, quanh gan phải, thận phải, cơ hoành phải.
    Perispleenic: vùng quanh lách. Vị trí: Trên đường nách sau. Khảo sát: rãnh lách thận, dưới hoành trái, rãnh đại tràng trái, dịch và khí màng phổi, quanh gan trái, thận trái và cơ hoành trái.
    Pelvic: vùng chậu. Vị trí: Cách trên xương mu 4 cm. Khảo sát: bàng quang, túi cùng Doughlas (vị trí nhiều thứ 2)
    Đáy phổi 2 bên: tràn dịch MP, dịch trên gan/lách
    Vùng ngực trước (Anterior Thoracic view): tràn khí MP
  • Trường hợp bị dao làm bếp đâm vào ngực trái. Đau ngực và khó thở. Sinh hiệu bình thường.
    Tràn khí màng phổi bên trái lớn với dịch chuyển trung thất bên cho thấy TKMP áp lực. Không có tràn dịch màng phổi.
    Đây là một cấp cứu lâm sàng và tràn khí màng phổi cần được giải áp khẩn cấp (thường bằng chọc ống dẫn lưu ở khoang liên sườn thứ 2 phía trước).
  • Gãy ngành trên và ngành dưới xương mu phải. Tuy nhiên cần kết hợp chup CLVT để tầm soát tổn thương các tạng vùng chậu. Trên ca này phát hiện them tổn thương gãy bán phần phải khối xương cùng kèm tụ máu trước xương cùng.
  • Do thời gian chụp nhanh và độ phân giải không gian cao nên chụp cắt lớp vi tính là phương tiện chẩn đoán chính trong các trường hợp đa chấn thương, có thể quan sát các tạng thuộc trường khảo sát cả mô mềm và xương. Độ nhạy bị ảnh hưởng bởi tương tự như Xquang (Tư thế, BN không hợp tác,Thiết bị y tế ,Quần áo BN)
    Tuy nhiên chỉ thực hiện được khi huyết động bệnh nhân đã được kiểm soát tốt. Xem xét sử dụng thuốc cản quang tùy thuộc vào vị trí tổn thương của bệnh nhân tại thời điểm khảo sát, ví dụ như CTSN có thể chụp CT không tiêm thuốc cản quang. Nhưng nếu muốn đánh giá mạch máu hoặc chảy máu hoặc động thì cần phải tiêm thuốc cản quang.
    Tổn thương thành ruột non ở một người đàn ông 30 tuổi với nhiều vết thương ở bụng. Thi TM dày khu trú thành ruột non vùng hông trái và tụ máu trong thành kèm xuất huyết (mũi tên trắng) và dịch trong mạc treo tương ứng (*), phù hợp với mức độ V tổn thương ruột non theo (theo AAST). Một mảnh đạn nhỏ được ghi nhận (mũi tên đen). 

  • Một thường hợp tai nạn lao động với chấn thương bụng kín. Vết rách lớn ở gan phải và có tụ máu quanh gan. 
    Sự thoát mạch thuốc cản quang từ nhu mô gan ra quanh gan chứng tỏ có xuất huyết đang hoạt động và phù hợp với chấn thương gan độ IV theo AAST.


  • Trong các trường hợp cấp cứu: Xem xét thay thế kỹ thuật hình ảnh khác không sử dụng thuốc tương phản iốt
    Sử dụng phác đồ bù dịch dự phòng trước tiêm thuốc tương phản.
  • Thời gian chụp kéo dài hơn, nếu tổn thương do các vũ khí kim loại là chống chỉ định của chụp CHT. Tuy nhiên có độ phân giải mô mềm cao và giá trị chẩn đoán các tổn thương tủy sống, nhu mô não nên sử dụng trong quá trình theo dõi và điều trị.
  • Thời gian chụp kéo dài hơn, nếu tổn thương do các vũ khí kim loại là chống chỉ định của chụp CHT. Tuy nhiên có độ phân giải mô mềm cao và giá trị chẩn đoán các tổn thương tủy sống, nhu mô não nên sử dụng trong quá trình theo dõi và điều trị.
  • Vị trí : Thực hiện ở 4 điểm trên ổ bụng: Điểm 1/3 ngoài đường nối giữa rốn với gai chậu trước trên. Đầu xương sườn thứ 10.
    Máu không đông, dịch tiêu hóa. Dương tính trong khoảng 80% trường hợp chảy máu trong ổ bụng.
  • Phương pháp: Qua thành bụng luồn catheter vào xoang phúc mạc, Truyền nhanh vào xoang phúc mạc 1000ml NaCl 0.9%, bệnh nhân được nghiêng qua, nghiêng, dịch chảy ra  lấy dịch làm xét nghiệm.
    Dương tính rút ra được >10 ml dịch máu đỏ tươi, hoặc HC > 100.000 HC/mm3. Bạch cầu > 500 BC/mm3.Amylase có nồng độ cao hơn (> 175 IU/dL).
  • Bước 1: Kiểm soát hiệu quản đường thở và cung cấp oxy
    Bước 2: Xác định và kiểm soát ngay lập tức những nguy hiểm ảnh hưởng đến sự tưới máu trung ương
    Bước 3: Xác định và điều trị ngay lập tức những chấn thương nội sọ nghiêm trọng
    Bước 4: Xác định và chẩn đoán những chấn thương ngực và bụng có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng
    Bước 5: Xác định và chẩn đoán những chấn thương tứ chi có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng
    Bước 6: Xác định và điều trị những chấn thương không nghiêm trọng
  • – Trước: núm vú  nếp bẹn
    – Sau: bờ dưới x.bả vai  nếp mông
    4 vùng cần đánh giá: bụng trước, hông (đường nách trước và sau, gian sườn V và mào chậu) , lưng (xương bả vai đến mào chậu, giữa hai đường nách sau) và mông
    – Các thành phần: Xoang phúc mạc + đáy ngực, Sau phúc mạc, Chậu khung
  • Tăng áp lực đột ngột do bị đập trực tiếp vào bụng bởi một lực mạnh bị ép giữa hai lực
    Thay đổi quán tính (tai nạn giao thông, té cao)
    - Vết thương xuyên có lỗ vào, lỗ ra
    - Vết thương chột chỉ có lỗ vào
    - Vết thương tiếp tuyến có thể trợt qua bề dày thành bụng (các tạng tổn thương do cơ chê sóng động)
    - Vết thương thấu bụng phía trước (lưu ý vết thương ngực KGS V)
    - Vết thương bụng hông lưng: sau phúc mạc khó chẩn đoán.
  • Evisceration: lồi ruột
  • các hiệp Hội Mỹ cho phẫu thuật chấn thương
    Bản cập nhật năm 2018 kết hợp "chấn thương mạch máu" (tức là giả phình mạch,  lỗ rò động mạch ) vào tiêu chí chẩn đoán hình ảnh cho chấn thương nội tạng, những tổn thương mạch máu này có liên quan đến quyết định xử trí cho bệnh nhân,
  • ASST hạn chế do không tiên đoán tỉ lệ thành công của nhóm θ bảo tồn vì không tính đến dh thoát
    Mạch (chảu máu hoạt động: 80% thất bại nếu θ bảo tồn; khả năng phải can thiệp cao gấp 10 lần so nhóm không có chảy máu hoạt động  phân độ CT mới.
  • Bệnh nhân nam 22 tuổi nhập viện vì tai nạn giờ thứ 3 trong lúc chơi môn trượt tuyết, đau ¼ trên trái ổ bụng và vai trái.
    CT: tụ máu quanh lách, vết rách sâu ở nhu mô, có hình ảnh thuốc cản quang ngoài lòng mạch nghĩ có xuất huyết hoạt động.
  • 1. Tụ máu nhu mô gan
    2. Vết rách gan xuyên TM cửa trái
    3. Dập nhu mô gan
    4. Dịch quanh gan
    5. Nhu mô gan lành còn tưới máu bình thường
  • Độ II, III: Renal parenchymal laceration without urinary extravasation
    Độ IV: Parenchymal laceration extending into urinarycollecting system with urinary extravasation
  • Rách thận sâu vào hệ bài tiết gây thoát nước tiểu ra ngoài.
  • Lưu ý rằng: khi thấy hơi tự do trong ổ bụng không đồng nghĩa có tổn thương tạng rỗng đi kèm, đặc biệt trong những trường hợp có vết thương thấu ngực bụng, có thể gây tràng khí màng phổi, trung thất xuống ổ bụng (là nguyên nhân thường gặp nhất có hơi tự do ổ bụng trong chấn thương)
    Dày thành ruột toàn bộ không đặc hiệu nếu có tổn thương mạc treo tương ứng mới đặc hiệu, nếu trong bệnh cảnh bệnh nhân huyết động không ổn định có thể do tình trạng sốc ruột gây ra.
  • Một trường hợp bệnh nhân nam 44 tuổi nhảy lầu tự tử ghi nhận rải rác có tràn máu và khí trong ổ bụng, đoạn ruột dày thành, các vị trí có thoát thuốc tương phản.
  • Nếu xác định nguyên nhân gây rối loạn huyết động là do chảy máu ổ bụng ồ ạt thì mở bụng thăm dò ngay.
  • Bạch khí do tỉ lệ mổ bụng trắng khá cao nên mở bụng có chọn lọc chủ yếu dựa vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và tính chất có thấu bụng hay không của vết thương và vị trí vết thương.
  • Do môi trường bệnh nhân chấn thương có thể gây thêm những tổn thương đi kèm và phối hợp các tổn thương, chúng ta phải điều trị toàn diện.

×