SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 72
Baixar para ler offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------
PHẠM THỊ OANH
THỰC TRẠNG BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC
GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội – 12.2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
PHẠM THỊ OANH
THỰC TRẠNG BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC
GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ HIỆN NAY
(Nghiên cứu tại phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số:60 90 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huệ
Hà Nội-12.2014
Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp tôi xin được gửi lời cảm ơn tới
ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học– trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thế Huệ– Người đã nhiệt tình hướng
dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khoá luận.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn Hội người cao tuổi tỉnh Nghệ An, Hội người
cao tuổi phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy, Uỷ ban nhân dân phường
Hưng Dũng và phường Bến Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tôi
hoàn thành quá trình điều tra tại quý cơ quan.
Do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên khóa luận chắc chắn sẽ không
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo và quý bạn đọc quan tâm tới vấn đề này để tôi có thể rút kinh
nghiệm và hoàn thiện hơn trong quá trình công tác và làm việc sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng12, năm 2014
Học viên
Phạm Thị Oanh
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT........................................................................... 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ 7
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 8
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................. 11
2.1 Trên thế giới....................................................................................................11
2.2 Trong nƣớc ....................................................................................................12
3. Ý nghĩa của nghiên cứu....................................................................................... 14
3.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................14
3.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................15
4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 15
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 15
5.1 Mục đích nghiên cứu......................................................................................15
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................16
6. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 16
7. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..................................................... 16
7.1 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu...............................................................16
7.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 17
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 18
8.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu.......................................................................18
8.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm ..................................................19
8.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu...................................................................19
8.2.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm................................................................19
8.2.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến. ..............................................................20
8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu...............................................................21
2
8.2.5 Phƣơng pháp đặc thù của Công tác xã hội.............................................21
9. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................... 22
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 24
Chƣơng 1.................................................................................................................. 24
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU................................... 24
1.1 Các khái niệm công cụ....................................................................................24
1.1.1. Ngƣời cao tuổi.........................................................................................24
1.1.2 Khái niệm bạo hành ................................................................................24
1.1.3 Khái niệm bạo hành ngƣời cao tuổi.......................................................25
1.1.4 Khái niệm bạo lực gia đình ....................................................................26
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu...........................................................27
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu....................................................................................27
1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi...................................................................30
1.2.3 Lý thuyết hệ thống...................................................................................31
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................33
1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm dân cƣ..............................................................33
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Vinh. .....................................34
1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng
Dũng..................................................................................................................36
Chƣơng 2.................................................................................................................. 38
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BẠO HÀNH
VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
VINH TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................... 38
2.1 Thực trạng bạo hành đối với ngƣời cao tuổi trong các gia đình đô thị tại đại
bàn nghiên cứu .....................................................................................................38
2.1.1 Thực trang bạo hành đối với ngƣời cao tuổi chung và ở Nghệ An .......38
2.1.2 Thực trạng bạo hành ngƣời cao tuổi tại địa bàn thành phố Vinh.........41
3
2.1.3 Thực trạng bạo hành ngƣời cao tuổi tại địa bàn phƣờng Bến Thủy và
phƣờng Hƣng Dũng thành phố Vinh ..............................................................43
2.2 Nguyên nhân của thực trạng bạo hành với ngƣời cao tuổi trong gia đình đô
thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..................................................................67
2.2.1 Nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngƣời cao tuổi...............................67
2.2.2 Nguyên nhân khách quan .......................................................................71
2.3 Hậu quả của vấn đề bạo hành với ngƣời cao tuổi trong gia đình đô thị tại
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.............................................................................76
2.3.1 Đối với ngƣời cao tuổi ............................................................................76
2.3.2 Đối với gia đình.......................................................................................79
2.3.3 Đối với xã hội..........................................................................................81
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 83
Chƣơng 3.................................................................................................................. 84
NÂNG CAO KHẢ SỰ HỖ TRỢ VÀ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO
HÀNH CHO NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ Ở THÀNH
PHỐ VINH, TỈNH NGHỂ AN................................................................................ 84
3.1 Những can thiệp từ chính quyền địa phƣơng và hiệu quả của những can
thiệp đó .................................................................................................................84
3.2 Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó đối với các vấn đề bạo hành cho
NCT và gia đình tại thành phố Vinh ...................................................................88
3.2.1 Các mô hình hỗ trợ ngƣời cao tuổi và gia đình trong phòng và chống
bạo hành với ngƣời cao tuổi.............................................................................88
3.2.2 Làm CTXH trực tiếp với vấn đề bạo hành NCT trong các gia đình đô
thị ở thành phố Vinh. .......................................................................................93
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 101
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 102
4
1. Kết luận.............................................................................................................. 102
2. Khuyến nghị....................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 112
Phụ lục 1: Ảnh ....................................................................................................... 115
Phụ lục 2: Bảng khảo sát....................................................................................... 117
A – THÔNG TIN CÁ NHÂN ................................................................................ 118
B - PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 119
Phụ lục 3: KHUNG HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM................................. 125
Phụ lục 4: KHUNG HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ..................................... 128
Mục lục sửa theo bên trong tài liệu, nhớ các mục phải đúng theo số trang của tài liệu
Phần nội dung, thầy có gạch dưới nhiều chỗ, em xem sửa, người cao tuổi đã viết tắt thì
trong nội dung viết tắt hết nhé.
5
DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT
BLGĐ: Bạo lực gia đình
CTXH: Công tác xã hội
HLHPN: Hội liên hiệp phụ nữ
HNCT: Hội người cao tuổi
KHHGD: Kế hoạch hóa gia đinh
NCT: Người cao tuổi
NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang
1 Biểu đồ 2.1: Các nhóm nạn nhân của bạo hành gia đình trên cả nước 38
2
Biểu đồ 2.2: Tình trạng bạo hành với NCT theo giới tính và nhóm
tuổi
49
3 Biểu đồ 2.3: Bạo hành tinh thần của NCT phân theo nhóm tuổi 56
4
Biểu đồ 2.4: Sự tổn thương của NCT khi là nạn nhân của bạo hành
trong gia đình
65
5 Biểu đồ 2.5: Thái độ của người dân khi có bạo hành với NCT 70
6 Biểu đồ 2.6: NCT không muốn công khai chuyện bạo hành của mình 87
Sửa tên Hình trong nội dung theo tên biểu đồ thầy đã sửa ở đây
Nội dung bảng trong tài liệu sửa theo bảng sửa dưới nhé
7
DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG Trang
1
Bảng 2.1: Số vụ bạo hành trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2010 đến
năm 1013
41
2
Bảng 2.2: Các hành vi bạo hành với NCT diễn ra tại Phường Hưng
Dũng và Bến Thủy
46
3
Bảng 2.3: Người biết về hành vi bạo hành về thể chất đối với NCT tại
Phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy
49
4
Bảng 2.4: Các các hành vi bạo hành về tinh thần với NCT tại phườn
Hưng Dũng và phường Bến Thủy
55
5 Bảng 2.5: Sự khác nhau về giới qua các hình thức bạo hành 57
6
Bảng 2.6: Mức độ nguy hiểm của hành vi bạo hành đối với NCT tại
phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy.
64
7
Bảng 2.7: Mức độ bạo hành với NCT tại phường Bến Thủy và phường
Hưng Dũng
66
8
Bảng 2.8: Các nguyên nhân dẫn đến bạo hành với NCT tại thành phố
Vinh
72
9 Bảng 2.9: Các mối nguy cơ về sức khỏe khi NCT bị bạo hành thể chất 76
10 Bảng 2.10: Các trạng thái cảm xúc NCT gặp phải khi bị bạo hành 77
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi
cá nhân và bình yên cho xã hội. Trong suy nghĩ của mỗi người, gia đình là một tổ ấm
để nuôi dưỡng, che chở cho họ trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống nhất là đối
với người già và trẻ em. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: chức
năng tái sản xuất con người, chức năng giáo dục trẻ em, chức năng kinh tế, chức năng
tâm lý tình cảm và chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ…
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua một mặt
tạo ra những điều kiện để gia đình làm tốt chức năng của mình, nhưng mặt khác chính
những mặt trái của nền kinh tế thị trường và những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực
của các giá trị xã hội đang tác động tiêu cực lên sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Trong tác phẩm “Bạo lực gia đình - sự sai lệch giá trị” Tác giả Đặng Cảnh Khanh có
viết “Gia đình với vai trò là một tổ ấm đang bị tấn công từ nhiều phía. Chức năng của
gia đình ở những thời điểm nhất định đang dần bị phá vỡ từng mảng, các chức năng đó
đang có những biến đổi, có những chức năng được tăng lên nhưng cũng có những chức
năng bị hạ thấp. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị biến đổi theo hướng coi
trọng các giá trị vật chất hơn các giá trị về tinh thần” [22,tr 8]. Tình cảm gia đình - chỗ
dựa tinh thần cho mỗi cá nhân đang bị giảm sút. Lời nói của những người cao tuổi
(NCT) trong gia đình không còn như trước nữa mà thay vào đó là ai nắm kinh tế người
ấy có “quyền lực” nhất gia đình. Đây là một yếu tố tạo điều kiện cho bạo hành gia đình
phát triển.
Bạo hành gia đình xuất hiện từ rất sớm và tồn tại cho đến ngày nay cùng với sự
tồn tại của gia đình. Bạo hành gia đình đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với
9
nhiều dạng thức khác nhau không phân biệt nước giàu, nước nghèo, dân tộc, tôn giáo,
màu da, tầng lớp, lứa tuổi hay trình độ văn hoá và địa vị xã hội. Nó làm tổn thương đến
thể xác và tinh thần của những nạn nhân mà đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em.
Nó liên quan chặt chẽ đến thân phận, vị trí, vai trò của họ trong hoạt động kinh tế,
chính trị, văn hoá và xã hội.
Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan đã
đưa ra những quy định chặt chẽ về các vấn đề phòng và chống bạo lực gia đình. Mặt
khác, pháp luật nước ta có quy định quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể,
danh dự, uy tín, nhân phẩm của công dân, chống mọi hành vi bạo lực gia đình. Điều
này thể hiện rõ trong hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992…); trong Bộ luật Hình
sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, Luật Chăm sóc
và giáo dục trẻ em song bạo hành trong gia đình vẫn đang diễn ra khắp các vùng miền
cả nước: nông thôn, thành thị, đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển…
Trước đây, khi nghe đến bạo hành người ta thường hình dung nạn nhân “quen
thuộc” đó là phụ nữ, thì nay nhóm nạn nhân của nạn bạo hành gia đình đã có tính đa
dạng hơn bao gồm cả bốn nhóm: phụ nữ, trẻ em, đàn ông và người già mà đặc biệt
trong những năm gần đây nạn nhân là những người già đang có chiều hướng gia tăng.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NCT.
Mặt khác, Việt Nam hiện là nước đang bắt đầu già hóa dân số, điều này cũng
đồng nghĩa với việc số lượng NCT sẽ tăng cao trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta đã
và đang có nhiều chủ trương để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của NCT
nhằm đảm bảo cân bằng với sự biến đổi của tình hình dân số Việt Nam. Và một trong
những vấn đề luận văn quan tâm là làm sao để phòng chống bạo hành cho NCT, giúp
họ có một cuộc sống tốt hơn bên con cháu.
Khi nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các nhà khoa học đã chỉ ra
rằng: Giai đoan tuổi già là một trong những giai đoạn đầy bão tố cạnh tranh nhất của
10
cuộc đời mỗi con người bởi đây là giai đoạn mà sự lão hóa và sự thay đổi về mặt sinh
lý và thể chất. Những thay đổi đó đã tạo nên những khó khăn cho họ và khi đã là nạn
nhân của bạo hành gia đình thì những khó khăn đó lại tăng lên gấp nhiều lần. Bạo hành
NCT không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân NCT mà nó còn làm cho các giá trị truyền
thống tốt đẹp của gia đình bị xuống cấp, làm băng hoại giá trị đạo đức của cá nhân và
của xã hội, phá vỡ môi trường giáo dục của trẻ em, nó làm cho lối sống của một số cá
nhân bị biến dạng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy bạo hành với NCT vốn là một vấn đề tế nhị và khó
can thiệp. Không phải NCT nào khi bị bạo hành cũng có thể đứng lên đấu tranh để
chống lại và tự bảo vệ mình. Đặc biệt với những trường hợp bị bạo lực về tinh thần thì
càng khó khăn hơn, đây là những trường hợp không dễ để cho những nạn nhân có thể
chống lại những người gây ra bạo lực với mình hoặc mong chờ sự trợ giúp từ bên
ngoài. Hơn nữa, với những NCT khi họ hiểu được hoàn cảnh, sức khỏe của mình và
việc mình phải bảo vệ “gia phong” của gia đình mình trước cộng đồng và xã hội.
Trong khi đó, biện pháp hỗ trợ cho những NCT là nạn nhân của bạo lực gia đình
đang còn hạn chế và chưa đồng bộ ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các
gia đình ở đô thị khi mỗi người đều nghĩ rằng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Đây cũng là
một khó khăn trong công tác phòng và chống bạo hành và bảo vệ người cao tuổi.
Vinh là thành phố cấp 2, là một đô thị lớn của Tỉnh Nghệ An, tại đây số lượng
NCT lên tới 2.014 người trong tổng số 60.215 NCT toàn tỉnh [12,tr 2]. Bên cạnh đó,
vấn đề bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng vẫn còn chiếm tỷ lệ
cao. Theo thống kê của Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An, chỉ tính trong khoảng thời
gian từ năm 2010 đến đầu năm 2014 trên địa bàn thành phố xảy ra 423 vụ bạo hành gia
đình trong đó có 73 vụ liên quan đến bạo hành đối với NCT [12,tr 4]. Điều này không
chỉ ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong gia đình, đến bản thân của chính NCT mà
nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình và xã hội trong toàn tỉnh.
11
Thêm vào đó, việc nghiên cứu về bạo hành gia đình và bạo hành đối với NCT
trên khắp cả nước nói chung và tại Nghệ An nói riêng thì đã nhiều, tuy nhiên những
nghiên cứu sâu về bạo hành đối với NCT trong các gia đình đô thị thì chưa nhiều, đặc
biệt là những đánh giá bạo hành ở gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An còn
rất hạn chế.
Từ những thực tế trên nên tác giả chọn đề tài “Thực trạng bạo hành với người
cao tuổi trong các gia đình đô thị hiện nay (nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An) làm đề tài cho luận văn cao học với mong muốn làm rõ thực trạng bạo hành
NCT trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đồng thời luận văn sẽ
đưa ra một số nguyên nhân, mô hình công tác xã hội nhằm nâng cao sự hỗ trợ và khả
năng ứng phó của NCT trước thực trạng bạo hành trong gia đình với họ trong bối cảnh
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong những năm qua, bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng
là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, phần lớn các đề tài viết về vấn đề bạo hành gia đình đều tập trung nhiều vào
nhóm nạn nhân quen thuộc là phụ nữ.
2.1 Một số nghiên cứu về Bạo hành NCT trên thế giới
Tác phẩm “Tự do từ bạo lực - Chiến lược toàn cầu của phụ nữ” (Freedom from
Violence – Women’s Strategies from Aroud the World ) của tác giả Margaret Schule đã
cung cấp cách nhìn tổng thể về vấn đề bạo lực gia đình (BLGĐ) và chiến lược liên
quan đến BLGĐ. Tác phẩm đã phản ánh tình trạng bạo lực chống lại phụ nữ từ nước
Mỹ đến các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Tính đa dạng
của hoàn cảnh, văn hoá dẫn tới những nguyên nhân, các hình thức diễn ra BLGĐ như:
nơi làm việc, đường phố và gia đình... Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của
12
truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và làm thay đổi hành vi của
các cá nhân trong việc phòng và chống BLGĐ cũng như các biện pháp cải cách pháp
luật và hành động chống lại BLGĐ.
Tác phẩm – “Tình yêu đến sự sống sót - Sự bạo lực tình dục của đàn ông và
cuộc sống của phụ nữ” (Loving to survive – Sexual men’s violence and women’s live) -
của tác giả Dee.L. Rgraham và đồng nghiệp đã trình bày những ảnh hưởng của bạo lực
của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ. Bà đưa ra lăng kính của nữ quyền để
chữa trị cho họ trong mối quan hệ nam nữ.
Tác phẩm “Bạo lực - sự im lặng và sự giận giữ - các bài viết của phụ nữ như là
một tội lỗi” (Violence, silence and Anger – Women’s writing as transgression) – của
nhiều tác giả do Deirdre Lashgari chủ biên. Tác phẩm là cơ sở cho các nhà nữ quyền
trình bày về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu nói lên tiếng nói chống lại bạo lực.
Nhiều hình thức bạo lực như áp bức tình dục, sự đối kháng giữa mẹ và con gái, các chủ
đề về giới với chủng tộc và giai cấp mà tác phẩm đã đề cập đến.
Tác phẩm có tựa đề “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” (Domestic violence in
Vietnam) do tổ chức Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về phát triển, pháp luật và
phụ nữ (Asia Pacific Forum on Women, Law and Development viết tắt là APWLD),
xuất bản năm 2000. Tác phẩm là kết quả của cuộc khảo sát xã hội học về BLGĐ tại Hà
Nội. Các tác giả đã khẳng định “BLGĐ đã để lại di chứng nặng nề lên đời sống, tinh
thần tình cảm, nhận thức của nạn nhân, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan vỡ gia
đình. BLGĐ không chỉ xảy ra trong mối quan hệ gia đình giữa chồng với vợ mà còn
giữa cha mẹ đối với con cái, giữa con cái đối với cha mẹ”.
2.2 Các nghiên cứu về Bạo hành NCT trong nước
Các bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ - Một trong những chuyên gia nghiên
cứu về NCT và bạo hành NCT ở Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của
ông mang tên: “Người cao tuổi và bạo lực gia đình” – Nhà xuất bản Tư pháp, năm
13
2007. Tác phẩm là sự phối hợp của ông và Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam
nghiên cứu về vấn đề bạo hành NCT. Trong tác phẩm đã chỉ rõ về thực trạng, nguyên
nhân của bạo lực gia đình NCT và vai trò của NCT trong việc tham gia phòng chống
bạo lực gia đình tại ba tỉnh của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời tác
phẩm cũng nêu lên được các chủ trương, chính sách của Trung ương Hội người cao
tuổi về phòng và chống bạọ hành đối với NCT.
Đã có các bài viết của tác giả Lê Thị Quý - Một trong những chuyên gia nghiên
cứu về giới và gia đình đã đăng tải các công trình đầu tiên về bạo lực gia đình mang
tên: “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học và phụ nữ (năm 1994).
Bài viết xác định năm nguyên nhân chính của BLGĐ đó là: nguyên nhân kinh tế,
nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân văn hoá xã hội, nguyên nhân về sức khoẻ và
nguyên nhân thuộc về nữ giới.
Trong tác phẩm “Nỗi đau của thời đại” tác giả Lê Thị Quý nói về vấn đề BLGĐ
ở 2 dạng đó là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được. Với tư cách là
sai lệch xã hội, hai dạng bạo lực này thể hiện mối quan hệ khăng khít ở nơi này nhưng
ở nơi khác nó lại thể hiện sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Dạng bạo lực không nhìn thấy
được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp
dưới các khái niệm “thiên chức”, “hi sinh” của phụ nữ.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Lợi và Vũ Tuấn Huy với tiêu đề "Bạo lực trên
cơ sở giới” với kết quả nghiên cứu ở ba thành phố là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí
Minh đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ
sở giới, cũng như các phản ứng của các cá nhân, pháp luật và các thể chế đối với nạn
BLGĐ. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét về tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng
đặc biệt trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai
trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra tám nguyên nhân dẫn tới BLGĐ và bảy kiến nghị
nhằm hạn chế ngăn chặn tình trạng BLGĐ.
14
Đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Hội liên hiệp phụ nữ
(HLHPN) Việt Nam năm 2001 đã tìm hiểu nhận thức của người dân và các cán bộ thi
hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc phòng chống BLGĐ. Ngoài
ra, đề tài còn chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của nạn BLGĐ đối với các nạn nhân và phản
ứng của những họ đối với hành vi bạo lực.
Tác phẩm “Bạo lực gia đình - Sự sai của một giá trị” của hai tác giả Lê Thi Quý
và Đặng Cảnh Khanh xuất bản năm 2007 đã nói lên được vai trò của các hình thức can
thiệp trong đó có truyền thông đối với vấn đề phòng và chống BLGĐ. Thông qua kết
quả nghiên cứu của dự án tác giả đã nói lên được tầm quan trọng của các hình thúc can
thiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống BLGĐ.
Trong bài viết có tựa đề: “Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành
cho các cộng đồng ở nông thôn” của tác giả Lê Thị Mai đã đưa ra một số nhận định về
nguyên nhân của BLGĐ, cách phân chia BLGĐ thành các loại khác nhau. Cùng với
việc nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo hành trong gia đình. Báo cáo còn
đo lường nhận thức của người dân, cán bộ HLHPN, cán bộ tổ hoà giải tại các địa bàn
nghiên cứu. Nghiên cứu đưa ra một yêu cầu là cần có biện pháp can thiệp bằng việc
tiếp cận tâm lý ngay tại cộng đồng.
Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm, các nghiên cứu và các bài viết về BLGĐ được
đăng trên các tạp chí, các trang báo và các hình thức khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về vai trò của truyền thông trong phòng và chống BLGĐ đặc biệt là ở Việt Nam còn
chưa nhiều.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra cái nhìn đầy đủ và một số lý luận về vấn
đề liên quan đến bạo hành đối với NCT; cung cấp cho các nhà nghiên cứu những cách
15
nhìn mới trong việc giải thích những vấn đề xảy ra đối với NCT. Đồng thời đề tài đã
vận dụng nhuần nhuyễn các lý thuyết vào quá trình nghiên cứu kết quả, gắn lý thuyết
với thực tiễn, góp phần để xây dựng và phát triển các lý thuyết sau này.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính
sách và nhân dân thấy rõ thực trạng bạo hành trong gia đình NCT trong các gia đình đô
thị đang xảy ra tại hai phường của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ đó, luận văn sẽ
đưa ra những hướng hỗ trợ giúp bản thân NCT phòng và tránh được vấn nạn bạo hành,
đồng thời đề tài còn giúp các cấp chính quyền địa phương sớm có những can thiệp phù
hợp và kịp thời để ngăn chặn tình trạng bạo hành, để NCT được sống quãng đời còn lại
trong bầu không khí đầm ấm của gia đình.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn mong muốn nâng cao hơn nhận thức của
những người dân để từ đó họ có cách nhìn nhận và ứng xử hợp lý hơn đối với NCT và
giữ được bản sắc “kính già nhường trẻ” - một trong những nét truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, Nghệ An đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng như thế nào, nguyên nhân từ đâu?
- Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó cho NCT góp phần giúp họ phòng, chống
tình trạng bạo hành trong gia đình NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, Nghệ An?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng bạo hành với NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An.
16
- Chỉ ra những nguyên nhân, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT
để giúp họ phòng chống bạo hành gia đình và kiến nghị được đưa ra nhằm đẩy lùi đi
đến ngăn chặn tình trạng bạo hành trên.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan về bạo hành với NCT trong các gia đình đô thị ở tỉnh Nghệ An
- Thực trạng nạn bạo hành của các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
với NCT.
- Nguyên nhân, hậu quả, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để
giúp họ phòng chống bạo hành gia đình và kiến nghị cho vấn đề bạo hành với NCT tại
các gia đình của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã và
đang điễn ra trên các Phường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.
- Vấn đề bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho NCT, gia đình và xã hội.
- Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó cho người cao tuổi sẽ giúp NCT
phòng, chống được vấn đề bạo hành, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi được thực trạng
bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
7. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
7.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CTXH để hỗ trợ cho NCT là nạn nhân của
bạo hành trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay.
17
* Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là những NCT bị bạo hành và
những người gây bạo hành với NCT, người thân của những NCT trong các gia đình tại
đô thị, chính quyền địa phương và những người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
7.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Do thời gian và khuôn khổ của một luận văn
thạc sỹ, đề tài tập trung nghiên cứu thực địa và hoàn thiện luận văn từ tháng 12/2012
đến tháng 10 năm 2014. Nghiên cứu về vấn đề bạo hành NCT được xem xét trong giai
đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.
* Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian và kinh nghiệm
nên đề tài được triển khai nghiên cứu tại Phường Bến Thủy và Phường Hưng Dũng của
bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
* Giới hạn về nội dung: Do thời gian không nhiều và khả năng của học viên có
hạn nên luận văn này chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản: Thực trạng bạo hành
với NCT trong các gia đình đô thị, nguyên nhân, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng
phó của NCT để giúp họ phòng chống bạo hành gia đình và kiến nghị thông qua công
tác xã hội nhằm ngăn chặn bạo hành NCT trong các gia đình ở 2 phường Hưng Dũng
và Bến Thủy của thành phố Vinh, Nghệ An. Nghiên cứu những NCT trong độ tuổi từ
60 tuổi đến 85 tuổi và được chia thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất gồm những người từ 60 đến 69 tuổi.
Nhóm thứ 2 gồm những người từ 70 đến 89 tuổi.
Nhóm thứ 3 gồm những người trên 80 tuổi.
18
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả các
hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển.
Trong các thời kì khác nhau, các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi
khác nhau. Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các
quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội. Dựa trên quan điểm đó
có thể thấy việc nghiên cứu về NCT bị bạo hành hành trong gia đình ở đô thị cần phải
đặt nó trong điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương
cũng như trong điều kiện chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề bạo
hành đối với NCT sẽ có những biến đổi khác nhau với những hình thức khác nhau.
Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có những yếu tố tác động khác
nhau lên vấn đề bạo hành đối với NCT. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với sự kiện xã hội
khác. Không tách riêng việc thực hiện quyền của NCT ra khỏi sự vận hành của đời
sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế, văn hoá, chính
trị, xã hội và đặc biệt là với các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, tệ nạn rượu chè, giá
trị văn hóa truyền thống và chức năng gia đình biến đổi, những tác động của mặt trái
nền kinh tế thị trường lên gia đình…
Bên cạnh đó, hệ thống các khái niệm, các lý thuyết Công tác xã hội và lý thuyết
Xã hội học... đã trở thành cơ sở để giải thích cho những vấn đề và những hiện tượng
xảy ra xung quanh vấn đề trực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong phòng và chống
bạo hành đối với NCT. Những lý thuyết này còn trang bị cho chúng ta cách nhìn nhận
và lý giải vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau về bạo hành.
19
8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
8.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được sử dụng để có được những thông tin từ thân chủ. Thông
qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi, nhằm
thu thập thông tin phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đề ra. Phỏng vấn là công việc có
tính chất nghề nghiệp và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung câu hỏi đối
với người được phỏng vấn.
Trong đề tài đã có 30 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện, trong đó:15 người là
nạn nhân của nạn của bạo hành, 5 người là những người thân trong gia đình NCT bị
bạo hành, 7 người là những người dân sống gần nhà NCT bị bạo hành và 3 người là
cán bộ chính chình trực tiếp phụ trách địa bàn. Quá trình phỏng vấn sâu cho phép tác
giả thu thập những thông tin liên quan đến đời sống tâm lý của các cụ, diễn tiến của
hành vi bạo lực trong khuôn khổ đời sống của những con người cụ thể. Những thông
tin đi sâu khám phá tác động của vấn đề bạo hành với việc làm tổn thương đến tâm lý
của những nạn nhân, tác động của những người xung quanh và chính quyền địa
phương đối với việc can thiệp và ngăn chăn vấn đề bạo hành đối với NCT mà các
phương pháp khác không khai thác hoặc khó khai thác được.
Như đã biết bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng vốn là một
vấn đề tế nhị, nhạy cảm và rất khó để thống kê chính xác, chính vì vậy mà cần đảm bảo
tính khuyết danh của người được phỏng vấn nhằm làm cho vấn đề được nhìn nhận và
đánh giá một cách khách quan hơn.
8.2.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm.
Thảo luận nhóm tập trung được sử dụng để thu thập thông tin về vấn đề bạo
hành NCT trong các gia đình đô thị và các giải pháp trong tương lai nhằm phòng và
chống bạo hành đối với NCT. Có 4 cuộc thảo luận đã được tổ chức tại địa bàn nghiên
20
cứu: Cuộc thảo luận thứ nhất và thứ hai gồm hai nhóm: nhóm các cụ trong Hội Người
cao tuổi phường Bến Thủy và nhóm các cụ trong Hội Người cao tuổi tại phường Hưng
Dũng, trong cả hai nhóm đó có những NCT là nạn nhân của vấn đề bạo hành. Cuộc
thảo luận thứ 3 gồm những người trong gia đình NCT trong đó có cả người gây nên
bạo hành bạo lực. Cuộc thảo luận thứ 4 gồm những cán bộ trực tiếp tham gia công tác
truyền thông về phòng và chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai mỗi nhóm có 9 người với nội dung chính về các
vấn đề xoay quanh tình trạng bạo hành đối với NCT như: thực trạng, nguyên nhân, hậu
quả của nạn bạo hành đối với NCT, cách phản ứng của NCT khi bạo hành xảy ra.
Nhóm thứ 2 có 8 người với nội dung là: nhìn nhận, ứng xử và hiểu biết của anh
chị với người cao tuổi và với bạo hành xảy ra đối với NCT.
Nhóm thứ 3 có 7 người thảo luận với nội dung: Vai trò của bản thân anh (chị)
trong việc phòng ngừa và ngăn chặn nạn bạo hành đối với NCT.
8.2.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến.
Đây là phương pháp mà người được hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng
hỏi đã đưa cho người trả lời dưới dạng Ankét (bảng hỏi). Sự tác động qua lại giữa
người hỏi và trả lời theo cách trực tiếp, như dạng phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi đóng
vai trò là người đi phỏng vấn. Chính nội dung của bảng hỏi, lời chỉ dẫn, lời giải thích là
phương tiện duy nhất để hướng dẫn hành động người trả lời, tạo nên sự quan tâm, hứng
thú của người trả lời. Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành phát ra 200 phiếu điều
tra cho các mẫu nghiên cứu được lựa chọn là người dân tại địa bàn phường Hưng Dũng
và phường Bến Thủy (trong đó phường Bến Thủy 100 mẫu, phường Hưng Dũng 100
mẫu). Đối tượng mẫu gồm có: người dân từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ mẫu là 51 nữ và 49
nam.
21
8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích, phân chia, dữ liệu thành từng cụm,
từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những nhận định, đánh giá. Phương pháp
này hết sức quan trọng trong các nghiên cứu, bởi vì việc thu thập số liệu chưa có tính
quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó nói lên điều gì. Chính việc phân tích
tài liệu sẽ trả lời cho điều đó.
Quá trình thu thập và xử lý thông tin thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu được
tiến hành trên cơ sở đọc và phân tích các loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
để so sánh, đối chứng sự khác biệt về những số liệu, sau đó đi giải thích cho sự khác
biệt đó trên cơ sở thực tiễn thu lượm được. Nguồn tài liệu được sử dụng cho nghiên
cứu này bao gồm: Các bài báo được đăng trên báo, tạp chí, sách tham khảo, các công
trình nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình, bạo hành đối với NCT. Các loại tài liệu
của địa phương bao gồm: Những báo cáo tổng kết về công tác phòng và chống BLGĐ
tại địa phương, báo cáo tổng kết về tình hình NCT của Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ
An và thành phố Vinh, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Vinh, của
phường Bến Thủy và phường Hưng Dũng
8.2.5 Phƣơng pháp đặc thù của Công tác xã hội
Trong quá trình nghiên cứu để viết luận văn, tác giả có sử dụng những phương
pháp đặc thù của công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, thực hành và
giúp hỗ trợ cho đối tượng trong đó đặc biệt là các phương pháp của công tác xã hội với
cá nhân và gia đình nhằm hỗ trợ tâm lý và xây dựng những kỹ năng giúp cho NCT có
thể vượt qua được những khó khăn về tâm lý khi bị bạo hành. Phương pháp này còn
giúp cho NCT tự tổ chức xây dựng được những kỹ năng sống, những kiến thức cần
thiết để phòng và chống bạo hành xảy ra cụ thể như:
22
* Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân: Công tác xã hội cá nhân là một
cách thức, quá trình nghiệp vụ mà nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng kiến thức
chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng tích cực tham gia vào quá trình giải
quyết vấn đề cải thiện đời sống của mình.
* Phương pháp Công tác xã hội với gia đình: Công tác xã hội với gia đình là
một phương pháp công tác xã hội, là cách tiếp cận giúp đỡ gia đình có khó khăn trong
việc duy trì trạng thái cân bằng trong gia đình. Công tác xã hội với gia đình đưa ra
nhiều loại chương trình khác nhau như các dịch vụ duy trì gia đình, hỗ trợ tại nhà,
hướng dẫn gia đình về các mô hình gia đình, thm vâấn hôn nhân…
9. Cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận bao gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về đề tài, về lý do chọn đề tài, tổng quan về tình
hình nghiên cứu của đề tài, mục đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài, câu hỏi nghiên
cứu cho đề tài, các phương pháp để tiến hành nghiên cứu, giả thuyết để nghiên cứu,
đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phần nội dung: Bao gồm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý luận của quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm:
Các khái niệm cơ bản của đề tài, một số lý thuyết cơ bản được áp dụng cho quá trình
nghiên cứu, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm: Thực trạng của vấn đề
bạo hành đối với NCT trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh, Nguyên nhân và
hâu quả của vấn đề.
Chương 3: Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để giúp họ phòng
chống bạo hành gia đình tình trạng bạo hành đối với mình trong các gia đình đô thị tại
thành phố Vinh.
23
Phần kết luận: Bao gồm kết luận và những khuyến nghị
24
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1. Ngƣời cao tuổi
Đại hội thế giới về người cao tuổi tại Viên (Áo) (1982) đã thống nhất quy định,
tuổi già bắt đầu từ 60 trở lên. Ở Việt Nam, Luật Người cao tuổi (tháng 11 nǎm 2009)
được quy định: NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi,
thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên.(1)
1.1.2 Khái niệm bạo hành
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Bạo hành là việc đe dọa hay dùng sức mạnh
thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay
một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong,
tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát.
Khái niệm này cho thấy, bạo hành trong gia đình là một hành vi vi phạm nghiêm
trọng giá trị chuẩn mực của gia đình và xã hội. Đây là hành vi mà một cá nhân lợi dụng
sức mạnh của mình để làm tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần của những người
thân yêu nhất trong gia đình của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm
của các thành viên trong gia đình với nhau, nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình cũng
như sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế hệ trẻ và sự bình ổn của xã hội.
(1)
Pháp lệnh người cao tuổi (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000)
25
1.1.3 Khái niệm bạo hành ngƣời cao tuổi
Hiện nay chưa có một khái niệm nào cụ thể về vấn đề bạo hành đối với NCT,
chỉ có trong quá trình nghiên cứu một số tác giả đã đưa ra một số cách nhìn nhận về
vấn đề bạo hành với NCT.
Theo cách hiểu của tác giả cho rằng: “Bạo hành với NCT là các hành vi phân
biêt đối xử với NCT, chửi mắng, ngược đãi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của
NCT, dùng sức mạnh đe dọa, đánh đập NCT, không nuôi dưỡng, không cho giao tiếp
xã hội, bắt quỵ lụy về kinh tế, đuổi ra khỏi nhà, cưỡng ép quan hệ tình dục… những
hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của NCT,
thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tính mạng của họ”.
Theo cánh hiểu này thì ta có thể thấy được bạo hành đối với NCT bao gồm tất
cả các dạng thức của của bạo hành đó là bạo hành về mặt thể chất, bạo hành về tinh
thần, bạo hành về kinh tế và bạo hành về mặt tình dục đối với NCT.
Trên khuôn khổ của đề tài bạo hành với NCT ở đây được bàn trên các phương
điện sau:
- Về chủ thể: đây là các hành vi bạo hành trong gia đình giữa con, cháu đối với
ông bà, cha, mẹ.
- Về các loại hình: Trong khuôn khổ đề tài chỉ bàn đến các loại hình bạo hành
đối với NCT hiện tại có ở Nghệ An như: Bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần,
bạo hành về kinh tế. Còn bạo hành tình dục ở Nghê An không có, hơn nữa chủ thể gây
bạo hành cho NCT ở đây là con cháu đối với ông bà, cha mẹ nên không có bạo hành về
mặt tình dục.
+ Bạo hành về thể chất: bao gồm cách hành vi làm tổn thương về thể xác: đánh,
đuổi ra khỏi nhà, bị đe dọa, bị nhốt xích, ép phải bỏ đi…
26
+ Bạo hành về tinh thần: chửi mắng, lăng mạ, nói bóng, nói cạnh khóe, hắt hủi,
coi thường, không cho giao tiếp với con cháu, nói xấu, không quan tâm hỏi han……
+ Bạo hành về kinh tế gồm các hành vi: bỏ đói; ép phải ăn, ở, sinh hoạt theo
cách của con; không cho tiền để thực hiện các nhu cầu cơ bản; chủi mắng đánh đạp khi
NCT tham gia làm việc; không cung cấp vốn để họ tham gia vào quá trình làm việc; bỏ
rơi, không quan tâm hỏi han.
-Về mức độ bạo hành: bao gồm các mức độ nhẹ, diễn ra hàng ngày như nói
bong, nói gió cho đến các mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của NCT.
1.1.4 Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các
thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác
trong gia đình”. (1)
Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh
để giải quyết các vấn đề gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của
xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với
rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình
thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn
thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh
dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
(1)
Điều 1, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
27
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành
viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các
quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu.
Abraham Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được cả thế
giới biết đến như là nhà tiên phong của trường phái tâm lý học nhân văn. Đây là một
trường phái nhấn mạnh những giá trị, sự tự do, sáng tạo, khuynh hướng tự chủ, những
kinh nghiệm của con người bởi hệ thống các lý thuyết về “thang bậc nhu cầu” của con
người.
Ông cho rằng con người phải được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và
phát triển. Đó là nhu cầu về vật chất và sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã
hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. Các nhu cầu này được sắp xếp
theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản, có vị trí nền tảng nhất đến những nhu cầu
khác cao hơn. Vì vậy lý thuyết nhu cầu hay còn gọi là bậc thang nhu cầu. Trong cách
tiếp cận của ông con người thường có nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu quan trọng
nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó mới hướng tới những nhu cầu cao hơn
28
Áp dụng lý thuyết cho ta thấy được đối với NCT:
Nếu như theo nấc thang nhu cầu của A.Maslow thì nhu cầu lớn nhất của mỗi
con người là nhu câu vật chất và sinh lý như: ăn, ở, mặc, tình dục… Tuy nhiên, đối với
NCT những nhu cầu về ăn uống và sinh lý không còn cao như những lứa tuổi trước đó.
Với họ thì các nhu cầu về vật chất, ăn uống… của họ khi bước vào “tuổi xế chiều”
không phải là những món ăn sơn hào hải vị, cũng không phải là những của ngon vật lạ
mà chỉ là những món ăn đạm bạc phù hợp với lứa tuổi của mình, thậm chí đối với một
số NCT họ còn hạn chế ăn những chất có nhiều chất dinh dưỡng hoặc chế biến và trang
trí cầu kỳ với lý do “sợ không lành bụng”. Họ cũng không cần phải mặc thật đẹp, hay
phải có kiểu này model kia. Với NCT có tâm lý “mặc quần áo mới không làm gì phí”
nên dù cho quần áo mới con cháu có mua về thì họ vẫn cất giữ chỉ mặc những bộ quần
áo đã cũ.
Ở cái tuổi “bên kia dốc cuộc đời” cái mà NCT cần nhất là được con cháu yêu
thương kính trọng, quý trọng mình, về những gì mình đã cống hiến, được sum vầy bên
29
con cháu và lấy đó là niềm vui cuộc sống. Với họ dù họ không còn làm ra kinh tế như
trước kia nữa nhưng trong suy nghĩ của họ tiếng nói của mình phải luôn luôn có trọng
lượng với con cháu, để họ thấy được rằng trong mắt con cháu, mình với tư cách là ông,
là bà – là người lớn tuổi nhất trong nhà, mình vẫn là người có vị trí quan trọng. Đây là
một nhu cầu rất lớn bởi như chúng ta biết NCT là những người đã rời xa khỏi công
việc cùng các mối quan hệ xã hội, chính vì vậy mà nguồn vui của họ bây giờ là những
người thân trong gia đình đặc biệt là con cháu của mình. Tâm lý chung của NCT là sau
bao nhiêu năm lăn lộn vất vả vì gia đình và vì con cháu thì lúc này mình về nghỉ ngơi
nhưng họ vẫn luôn muốn con cháu phải thừa nhận những gì họ làm được, họ đã cống
hiến. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra hiện nay là những giá trị của gia đình đang bị
đảo lộn, trong gia đình người nắm kinh tế là những người có tiếng nói ảnh hưởng, và
có quyền quyết định tới các thành viên khác trong nhà và những người phụ thuộc như
NCT lại bị coi là “vô tích sự” chính vì vậy những lời nói hay ý kiến của họ ít được coi
trọng. Đây là một yếu tố gây nên sự tổn thương về tâm lý của NCT.
Một nhu cầu được xem là rất cao đối với NCT ở giai đoạn này, nhu cầu được
chăm sóc sức khỏe, bởi đây là giai đoạn mà các bộ phận trên cơ thể bắt đầu lão hóa
dần, khả năng phục hồi là rất thấp. Cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn đau mỗi khi
thời tiết thay đổi, thêm vào đó là những năm tháng lăn lộn vất vả của tuổi trẻ đã để lại
những di chứng cho cơ thể như: đau nhức chân tay, lưng còng, gồi mỏi, mắt mờ...
Chính vì vậy mà một nhu cầu tất yếu là họ được thăm khám và chăm sóc về mặt y tế để
đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, đối với NCT họ cũng luôn luôn cần những nhu cầu khác như được
đảm bảo an toàn, được sống trong môi trường ấm cúng hạnh phúc, yêu thương và kính
trọng. Được tiếp tục thể hiện những tài năng mà mình đã có trước đây để tiếp tục cống
hiến cho đời, được chơi những thú vui mà trước đây vì công việc, vì thời gian họ
không làm được như: trồng hoa cây cảnh, nuôi chim, chơi cờ …
30
Như chúng ta đã biết để thực hiện được những nhu cầu bậc thấp là yếu tố tối
thiểu nhất cần phải có, còn những nhu cầu bậc cao cũng đóng vai trò khá quan trọng
trong việc giúp một cá nhân có thể phát triển tốt. Song với một bộ phận nhỏ NCT một
số nhu cầu cơ bản ấy vấn chưa được đáp ứng và thực hiện một cách đầy đủ thì những
nhu cầu bậc cao kia khó mà thực hiện được.
1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi
Lý thuyết nhận thức hành vi là một phần trong quá trình phát triển của lý thuyết
hành vi và trị liệu được các tác giả như Beak (1989) và Ellis (1962) đưa ra. Những nhà
nghiên cứu cố gắng kết hợp logic giữa tư duy và nhận thức. Lý thuyết này đánh giá
rằng hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc lý giải về môi trường trong quá
trình học hỏi. Người ta cho rằng hành vi không phù hợp là xuất phát từ việc nhận thức
sai lệch hoặc lý giải về môi trường sai lệch. Chính vì vậy muốn thay đổi hành vì thì
một yếu tố nhất thiết là cần phải thay đổi lại nhận thức về vấn đề đó. Thuyết hành vi
nhận thức có sự khác biệt với thuyết hành vi của Watson, Skinner hay Pavlov. Với
những lý thuyết về hành vi trước đây các tác giả nghiên cứu hành vi dựa trên sự phản
xạ. Tức là có phản xạ thì tất yếu sẽ có hành vi đáp trả lại sự phản xạ đó. Nhưng khi
phản xạ kết thúc hay khi ngừng phản xạ thì hành cũng dần mất đi. Nhưng thuyết hành
vi nhận thức lại xuất phát từ nhận thức của cá nhân. Nhận thức chi phối hành vi vì vậy
đôi khi chưa có sự thay đổi của nhận thức thì hành vi khó mà thay đổi được kể cả khi ý
thức không tư duy đến vấn đề nhưng hành vi đó vẫn diễn ra.
Áp dụng vào đề tài nghiên cứu thấy rằng: Bạo hành trong gia đình là một vấn đề
sai, và đặc biệt bạo hành đối với NCT lại càng sai. Đây là hành vi không được pháp
luật và xã hội chấp nhận, đi ngược lại với giá trị truyền thống, đạo đức và văn hóa xã
hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thậm chí là tính
mạng của những nạn nhân - NCT. Dù vẫn biết đây là hành vi sai trái, vi phạm pháp
luật, nhưng nạn bạo hành gia đình nói chung và bạo hành đối với NCT nói riêng vẫn
31
còn đang tồn tại ở hầu hết trên khắp các vùng miền và dân tộc. Điều này xuất phát từ
những nhận thức sai của những người gây nên bạo hành. Nhiều người nghĩ rằng mình
là chủ gia đình, là người làm ra kinh tế nên mình có cái quyền bắt người khác trong gia
đình phải tuân theo, phải phục vụ mình ngay cả khi đó là cha mẹ. Trong suy nghĩ của
họ NCT trong gia đình, dù họ là cha mẹ mình hay cha mẹ của vợ hoặc chồng thì họ đều
là những người già cả, không làm được việc, hay ốm đau mang lại gánh nặng cho gia
đình khi phải vừa nuôi dưỡng vừa chăm sóc sức khỏe lại vừa phải động viên, chiều
chuộng. Chính những nhận thức sai lầm này đã làm cho họ có những hành vi không
đúng đối với NCT như: không tôn trọng, mắng chửi, hắt hủi, không cho ăn, sỉ nhục về
tình thần, đuổi ra khỏi nhà, thậm chí là đánh đập… Vậy để thay đổi được tình trạng
này, cần giúp họ thay đổi nhận thức của mình đối với cha mẹ mình. Rằng cha mẹ là
người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống, đã nuôi dưỡng ta thành người, cả cuộc đời cha
mẹ đã hi sinh rất nhiều để mong ta có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đến bây giờ khi cha
mẹ đã già yếu không còn khả năng để làm ra của cải vật chất nữa thì cha mẹ rất cần
nương tựa vào những người con như chúng ta. Đối với cha mẹ niềm hạnh phúc lớn
nhất là được gần gũi con cháu, được con cháu yêu thương, kính trọng… Từ việc thay
đổi nhận thức như vậy sẽ giúp họ thay đổi hành vi của mình, dần dần xây dựng những
hành vi mới tốt đẹp như yêu thương, kính trọng… hơn với cha mẹ và những người lớn
tuổi xung quanh mình.
1.2.3 Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống ra đời từ năm 1940, do nhà sinh vật học Ludwig Von BertaLffy
phát hiện. Để phản đối chủ nghĩa đơn giản hoá và việc cô lập hoá các đối tượng của
khoa học, ông đưa ra quan điểm rằng tất cả cơ quan đều là các hệ thống, bao gồm
những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của cá hệ thống lớn hơn.
Hệ thống là tổng hoà các thành tố, các thành phần, các bộ phận và các mối quan
hệ giữa chúng với nhau theo một kiểu nào đó thành 1 cơ cấu toàn vẹn hoàn chỉnh.
32
Von BertaLffy đã xác định một vài quy tắc quan trọng trong việc hiểu thế nào là
một hệ thống và nó hoạt động như thế nào, các quy tắc đó là: Mọi hệ thống đều nằm
trong một hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn hơn có ảnh hưởng tới những hệ thống
nhở hơn nằm trong đó; Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con; Hệ thống có
tính phụ thuộc (có ba loại tính phụ thuộc: Tính phụ thuộc trong hệ thống, tính phụ
thuộc giữa các hệ thống, tính phụ thuộc vào môi trường); Tổng thể có nhiều đặc tính
hơn tổng cộng các đặc tính của tất cả các thành viên (sự tương tác giữa các phần tử tạo
ra đặc tính mới cho tổng thể, những đặc tính này trước đây chưa có ở bất cứ thành viên
nào trong hệ thống); Hệ thống có tính tương tác vòng.
Vận dụng vào vấn đền bạo hành đối với NCT ta thấy rằng nếu như gia đình là
một hệ thống thì bản thân NCT là một bộ phận trong hệ thống đó, vì vậy mà thái độ,
hành vi, cách ứng xử, các hành vi bạo hành của các thành viên trong gia đình (được
hiểu là các bộ phận khác của hệ thống gia đình) sẽ tác động một cách trực tiếp và gián
tiếp lên NCT. Từ cách vận dụng này cho ta thấy thân chủ thiếu hụt ở những hệ thống
nào, mặt nào trong cuộc sống. Mặt khác, khi nhìn nhận gia đình là một hệ thống thì cần
đặt nó trong mối tương quan với các hệ thống xung quanh như các gia đình làng xóm,
họ hàng, dòng tộc, địa phượng… các hệ thống này có cách nhìn nhận, và phản ứng như
thế nào khi NCT bị bạo hành, các nhân tố bên ngoài đó có tác tác động làm cho vấn đề
trở nên nghiêm trọng hơn hay làm giảm mức độ của vấn đề hay không.
Qua những vấn đề trên cho thấy muốn thay đổi vấn đề của thân chủ là NCT mà
chỉ tác động vào bản thân NCT thì sẽ không đủ và không giải quyết bền vững cho vấn
đề bới NCT vốn là một bộ phận nằm trong hệ thống gia đình chịu sự tác động của toàn
bộ nền an sinh của gia đình và các nhân tố môi trường bên ngoài gia đình. Chính vì thế
mà khi giải quyết vấn đề bạo hành cho NCT tuổi thì ngoài hỗ trợ cho NCT thì đòi hỏi
ta cần làm việc và tác động đối với các cá nhân – là những thành viên còn lại trong gia
đình đặc biệt là tác nhân gây nên vấn đề (người gây ra bạo hành cho NCT) và những
33
nhân tố môi trường bên ngoài gia đình NCT như: làng xóm, gia tộc, dòng họ, chính
quyền địa phương... thì vấn đề mới có thể giải quyết được một cách triệt để.
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm dân cƣ
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ
An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía
Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh,
phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.
Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh
1.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 134,96 km2
, quy mô dân số là
435.208 người, gồm 18 phường và 7 xã mới sát nhập từ huyện Hưng Nguyên và huyện
Nghi Lộc.[31,tr1]
Diện tích đất tự nhiên 6.751 km2
trong đó đất ở 13.4%; đất nông nghiệp 49%;
đất lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%. Mật độ dân số
3.590 người/km2
. Sau khi sát nhập thêm 7 xã của huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc
diện tích sẽ tăng lên 135 km2
.[31,tr1]
Là vùng đất có núi sông bao bọc lại nằm kề cạnh biển đông, Vinh có một vị trí
đặc biệt mà bất cứ nhà chiến lược thời đại nào cũng chú ý tới. Vinh cũng là nơi hội tụ
tiềm lực nhân văn. Vinh là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục và du
lịch của Nghệ An.
Vinh có lịch sử từ lâu đời, trải qua bao thế kỷ từ Kẻ Vạn (tiếng nôm), Kẻ Vịnh
(tiếng hán) rồi Vĩnh Giang, Vĩnh Doanh sau chuyển thành Vĩnh Thị. Và sau đó người
tây Âu gọi là Vinh (Vĩnh gọi không có dấu) và kể từ năm 1789 đến nay từ Vinh được
đặt tên cho thành phố này. Vinh có vị trí địa lý thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc -
Nam, đường 1A chạy qua, có sân bay Vinh,... Vinh hội tụ tất cả những tinh hoa Xứ
34
Nghệ, có tiềm năng du lịch phong phú đa dạng, hấp dẫn trong thành phố: Thành cổ
Vinh, Lâm viên Núi Quyết, Chùa Cần Linh, đền Hồng Sơn, rừng Bần - Tràm chim, chợ
Vinh và các bảo tàng, khu vui chơi giải trí...
1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Vinh.
Về tốc độ phát triển kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng GDP thành phố Vinh giai
đoạn 2005 - 2010 đạt bình quân 14%/năm, giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,5%/năm, phấn
đấu đến đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm, đến năm 2020 tỷ trọng GDP của thành phố
chiếm 41,5%/năm GDP của tỉnh và chiếm 18,2% GDP của vùng Bắc Trung bộ.[31,tr2]
Đô thị Vinh được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các đô thị cũ
được cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ
tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng của vùng; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng
đáp ứng các chỉ tiêu đô thị loại 1 và đô thị trung tâm vùng.
Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn đến năm 2010, thành
phố xác định phát triển kinh tế theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; giai
đoạn sau năm 2010 cơ cấu kinh tế theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.
Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp - xây dựng qua 15 năm có bước phát triển
khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn giai đoạn 2000 đến 2010 là 12,5%, từ
giai đoạn 2010 đến nay là 18,8%. Vinh đang phát triển đa dạng các ngành công nghiệp
có lợi thế về nguyên liệu, lao động và thị trường. Hướng tới phát triển Vinh trở thành
trung tâm của vùng Bắc Trung bộ về một số ngành công nghiệp như: cơ khí phục vụ
nông nghiệp, sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp phần mềm, công nghiệp công nghệ
thông tin, các ngành công nghiệp sạch.[31,tr3]
Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình quân
trên địa bàn qua 15 là 10,7% [31,tr3]. Các hoạt động dịch vụ đều có mức tăng trưởng
khá. Các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch tăng
35
trưởng mạnh và khá đa dạng. Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh cả
về số lượng, quy mô và chất lượng. Thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh,
đảm bảo nắm được trên 70% lưu chuyển hàng hoá bản lẻ và gần 30% lưu chuyển bán
buôn. Thành phố đang xây dựng Vinh - Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn của
vùng Bắc Trung bộ, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh và
vùng Bắc Trung bộ.
Nông nghiệp: phát triển thành phố theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn và
hiệu quả cao nhằm phục vụ dân cư đô thị, các khu công nghiệp. Thực hiện mục tiêu
phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lương
thực sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thành phố đã tích cực áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ - cây trồng, hình thành
vùng rau an toàn, hoa cây cảnh, cải tạo vườn tạp, phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ
sản. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiêp trên địa bàn năm đạt 277.400 triệu đồng.
[31,tr 4]
Giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ: Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
được tăng cường. Đề án kiên cố hoá trường lớp và kế hoạch xây dựng trường chuẩn
quốc gia được triển khai tích cực và có hiệu quả. Mục tiêu 100% trường Tiểu học,
Trung học cơ sở và 60% trường học mầm non có nhà cao tầng đã được thực hiện. Chất
lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Thành phố đã phổ cập xong chương trình
trung học cơ sở. Tính đến nay có 19 trường được công nhận Chuẩn Quốc gia. Đào tạo
nghề có bước phát triển khá, trong giai đoạn 2010 - 2015 đã đào tạo được cho hơn
326.000 lượt người, giới thiệu việc làm cho 321.484 lao động.[31,tr4]
Văn hóa - thể thao và y tế: xây dựng Vinh trở thành trung tâm văn hoá - thông
tin của vùng với các công trình tiêu biểu sau: Tháp truyền hình, Trung tâm truyền hình
khu vực; Hệ thống các cơ quan thông tin - báo chí của vùng; chi nhánh Bảo tàng dân
tộc học (Bắc miền Trung); Trung tâm điện ảnh; Thư viện Trung tâm; Nhà văn hoá các
36
dân tộc Bắc Trung Bộ; Cung văn hoá thanh thiếu niên; Công viên thế giới tuổi thơ tại
Cửa Lò; xây dựng thành phố Vinh trở thành một trong các trung tâm thể thao lớn của
cả nước, là trung tâm thể thao của vùng Bắc Trung Bộ với các cơ sở sau: Trung tâm
đào tạo vận động viên bóng đá ở các lứa tuổi; Trung tâm tập huấn quốc gia; Sân vận
động Vinh với sức chứa trên 30.000 người; Khu liên hợp thể thao quy mô vùng bao
gồm sân vận động, khu luyện tập, bể bơi...; Nâng cấp Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ
An đủ khả năng giám sát và khống chế các dịch bệnh trên địa bàn. Xây dựng Trung
tâm sức khoẻ sinh sản. Phát triển các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh để trở thành các
cơ sở y tế hạt nhân hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ.
1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng Dũng
 Phường Hưng Dũng
Nhắc đến Làng Đỏ thì dân Nghệ Tĩnh phần đa đều hiểu đó là phường Hưng
Dũng, thành phố Vinh ngày nay. Hưng Dũng được biết đến như một vùng đất yêu nước
với phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi ở Nghệ An. Là một Phường nằm phía
Đông của thành phố Vinh, Hưng Dũng có diện tích: 525 ha, dân số: 14552 khẩu, được
chia thành 18 khối trong đó có 17 khối dân cư, 1 khối chung cư .[30,tr1]
Về kinh tế: Phường chủ yếu phát triển về Dịch vụ - Thương mại, Buôn bán...
Công trình: có các trường học, bệnh viện lớn: Đại học Y, Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Vinh, Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, Bệnh viện Nhi....
Di tích: Phường Hưng Dũng là cái nôi Cách mạng với truyền thống quê hương
“Làng Đỏ”. Phường có các di tích văn hóa nổi bật như: Cây xanh chùa Ni, Nhà truyền
thống (Đình Trung), Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, Nhà ông Nguyễn Hữu Diên, Dăm Mụ
Nuôi.
 Phường Bến Thủy
37
Nhắc đến địa danh Bến Thủy, chúng ta nhớ ngay đến những người con can
trường, bất khuất trong đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; cần cù,
chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng
văn minh, giàu mạnh trong thời kỳ đổi mới.
Phường Bến Thủy có diện tích tự nhiên 2,91km2, dân số hơn 17.000 người, trên
3.404 hộ [29,tr1]. Trên địa bàn phường có nhiều đầu mối giao thông quan trọng phía
Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh được ngăn cách bằng con sông Lam hiền hòa thơ mộng.
Với lợi thế địa bàn rộng, dân cư đông đúc, có trường Đại học Vinh, chợ khu vực
và nhiều cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Đảng ủy, chính quyền phường Bến
Thủy tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, tạo điều
kiện để tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp đô thị phát triển ổn định. Tổng
giá trị sản xuất ngoài quốc doanh ước thực hiện trong năm 2012 là 268 tỷ, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 12,5%.[29,tr2]
Công tác giáo dục đào tạo của Bến Thủy đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đảng ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các trường chăm lo phát triển chất
lượng giáo dục toàn diện.
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ,
rộng khắp trong đông đảo quần chúng nhân dân. Toàn phường đã xây dựng được 10
khu dân cư tiên tiến, 14 ngõ phố văn minh, 86,7% gia đình văn hóa, 35,7% gia đình
văn hóa thể thao.[29,tr2]
An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo. Phường đã xây
dựng và triển khai thực hiện một số mô hình: “Khối phố đảm bảo an ninh trật tự và văn
minh đô thị”; “Khối phố từ có đến không ma túy” ….
38
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BẠO HÀNH
VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ
VINH TỈNH NGHỆ AN
2.1 Thực trạng bạo hành đối với NCT trong các gia đình đô thị tại đại bàn nghiên
cứu
2.1.1 Thực trang bạo hành đối với NCT chung và ở Nghệ An
* Thực trạng chung về bạo hành NCT
Việt Nam đang ở vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 1,6 triệu người
bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh điều kiện thuận lợi về dân số trước mắt thì
xu hướng già hóa dân số cũng sẽ diễn ra nhanh ở nước ta. Theo điều tra Biến động Dân
số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2010, NCT Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỷ
trọng. Năm 2010, tổng dân số Việt Nam là 86,75 triệu người, trong đó NCT là 8,15
triệu người, chiếm 9,4% dân số. Trong 8,15 triệu NCT có 3,98 triệu người từ 60 - 69
tuổi (4,51% dân số), 2,79 triệu người 70 - 79 tuổi (3,22% dân số), 1,17 triệu người trên
80 tuổi (1,93% dân số) và khoảng 9.380 người trên 100 tuổi. Hiện có 72,9% NCT sống
ở nông thôn và 27,1% sống ở thành thị[1,tr2].
Trong những năm qua, mặc dù công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa
đã đạt được những bước tiến bộ quan trọng, nhưng vấn đề bạo hành gia đình ở nước ta
vẫn đang xảy ra và trở thành một vấn đề nóng bỏng của xã hội. Những năm gần đây
hiện tượng bạo hành gia đình được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên phạm vi toàn quốc từ năm 2009 đến năm
2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là
39
106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với NCT là
16.148 vụ. [28.1]
Hình 2.1: Tỷ lệ các nhóm nạn nhân của nạn bạo hành gia đình trên cả nước (1)
Nhìn vào biểu đồ thấy được trong số những vụ bạo hành thì nhóm nạn nhân
chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là phụ nữ. Tuy nhiên, nhóm NCT vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao
trong các vụ bạo hành gia đình nói chung.
Tiêu biểu trong những năm qua rất nhiều đài báo đã đưa thông tin về những vụ
bạo hành làm chấn động xã hội như: Trường hợp ông Q ở Quảng Nam bị chính người
con trai ruột của mình nhốt trong căn phòng nhỏ ngoài vườn và khóa lại, không cho
ông giao lưu và gặp gỡ với ai… lại để mặc ông với một không gian mấy mét vuông
vừa làm chỗ ngủ, chỗ ăn và làm chỗ đi vệ sinh. Hay trường hợp ông T và bà H ở Thành
phố Hồ Chí Minh, dù có tới hơn 10 người con nhưng ông bà lại bị chính những người
(1)
Báo cáo về tình hình bạo hành gia đình của Bộ Công an năm 1009 đến năm 2012
40
con đó của mình đuổi ra khỏi ngôi nhà của mình. Hay trường hợp anh con trai lập kế
hoạch đuổi cha mẹ và người em trai bị tâm thầm ra khỏi nhà để chiếm nhà đất…
Tại Nghệ An: Nghệ An là một tỉnh có số lượng NCT khá cao, theo thống kê của
sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An thì tính đến tháng 1 năm 2014 trên
toàn tỉnh có 60.215 người trong đó riêng thành phố Vinh chiếm 2014 người. Trong
những năm vừa qua Đảng bộ và nhân dân trong toàn tỉnh đã và đang tích cực vận dụng
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược đổi mới nền kinh tế thị
trường để nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống cho người dân, tạo những điều kiện
tốt nhất cho người dân cũng như với NCT có được một cuộc sống tốt hơn và có những
đóng góp mới cho xã hội. Chính vì vậy cuộc sống của những NCT tại nơi đây có nhiều
thay đổi hơn so với trước kia. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận NCT
còn sống trong những hoàn cảnh, môi trường rất khó khăn như: NCT sống đơn thân,
NCT bị bạo hành, NCT bị coi thường, bị đuổi ra khỏi nhà… mà nổi lên trong đó là vấn
đề NCT bị bạo hành ngay trong chính gia đình của họ.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An và Hội Người cao tuổi
tỉnh Nghệ An trong năm 2010, Nghệ An có 1.923 gia đình còn tình trạng bạo hành gia
đình nói chung. Nổi lên ở một số huyện như: Kỳ Sơn (263 vụ), Quỳ Hợp (195 vụ),
Nghĩa Đàn (180 vụ), Nghi Lộc (143 vụ) [8,tr2]… Trong tổng số 1.923 vụ bạo hành gia
đình đó 196 vụ bạo hành đối với NCT [8,tr2]. Đây mới chỉ là những vụ bạo hành NCT
đã thống kê được – tức là những vụ đã được thông qua các cơ quan xử lý trên địa bàn
và đây cũng là “một phần nổi của tảng băng chìm” của vấn đề bạo hành trong gia đình.
Không chỉ nổi lên bởi số lượng các vụ bạo hành tăng cao mà ở Nghệ An tồn tại đầy đủ
các hình thức bạo hành đối với NCT như bạo hành về thể chất, bạo hành về mặt tình
dục, bạo hành về kinh tế và nổi lên hơn cả là bạo hành về mặt tinh thần. Trong những
năm qua vấn đề bạo hành đối với NCT ở Nghệ An thường được thống kê chung trong
các số liệu của vấn đề bao hành gia đình.
41
2.1.2 Thực trạng bạo hành NCT tại địa bàn thành phố Vinh
Thành phố Vinh là một trung tâm chính trị xã hội lớn nhất của tỉnh Nghệ An.
Trải qua những năm tháng phát triển thành phố Vinh đã ngày một khẳng định được vị
thế là một trong những thành phố thuộc khu đô thị loại một của cả nước, đời sống của
người dân nơi đây có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một
số vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển cũng như bộ mặt
của thành phố nói chung trong đó có vấn đề bạo hành đối với NCT.
Mặc dù so với các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố Vinh là khu vực
có số vụ bạo hành gia đình nói chung còn chiếm số lượng ít. Song điều này không có
nghĩa là vấn đề bạo hành gia đình ở thành phố Vinh không tồn tại. Số vụ bạo hành và
giảm không nhiều so với các năm. Thông qua bảng số liệu sau ta có thấy được điều đó.
42
Bảng 2.1: Số vụ bạo hành trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2010 đến năm 2013(1)
(Đơn vị: vụ)
STT Phƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 1013
1 Đông Vĩnh 5 5 4 4
2 Đội Cung 6 5 5 4
3 Cữa Nam 4 6 5 4
4 Bến Thủy 7 6 5 6
5 Hà Huy Tập 6 5 4 5
6 Trung Đô 8 6 6 4
7 Trường Thi 6 6 5 5
8 Hưng Bình 6 6 4 6
9 Quán Bàu 7 5 6 5
10 Nghi Phú 7 6 5 5
11 Lê Mao 5 4 5 4
12 Hưng Dũng 8 7 5 6
13 Quang Trung 6 5 6 4
14 Hồng Sơn 5 4 5 4
15 Lê Lợi 4 5 4 3
16 Vinh Tân 5 5 6 5
17 Hưng Lộc 7 6 5 4
18 Hưng Hòa 4 5 5 4
Toàn thành phố 106 97 95 92
(1)
Báo cáo của Hội liên hiệp tỉnh Nghệ An
43
Bảng trên cho thấy tình hình bạo hành gia đình của thành phố Vinh vẫn đang là
một vấn đề thách thức bởi số vụ bạo hành xảy ra vẫn còn nhiều và tỷ lệ giảm lại rất ít
qua các năm. Trong vòng 3 năm kể từ năm 2010 đến năm 2013 chỉ giảm được 14 vụ.
2.1.3 Thực trạng bạo hành NCT tại địa bàn phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng
Dũng thành phố Vinh
Bạo hành đối với NCT vốn là vấn đề khá nhạy cảm, chính bản thân NCT -
những người là nạn nhân của bạo hành đều im lặng và không muốn nói ra với ai vì
càng nói ra càng cảm thấy xấu hổ đối với mọi người. Chính vì vậy, đây là vấn đề khó
có thể thống kê bằng những văn bản chính thức, và nếu có thống kê đi chăng nữa thì
cũng chỉ những vụ nào có hậu quả chấn động làng xóm xung quanh mới được kể lại và
can thiệp.
Theo thống kê của Hội Người cao tuổi và Hội liên hiệp phụ nữ phường Bến
Thủy và phường Hưng Dũng thì từ năm 2010 đến nay cả hai phường đã xảy ra 52 vụ
bạo hành gia đình nói chung trong đó có bạo hành đối với NCT là 9 vụ. Riêng bạo
hành đối với NCT tại phường Bến Thủy là 4 vụ, và vấn đề này tại địa bàn phường
Hưng Dũng là 5 vụ. Đây chỉ là những vụ bạo hành được chính quyền biết đến, can
thiệp và thống kê. Còn con số diễn ra trên thực tế - “phần chìm của tảng băng” còn
nhiều hơn những con số đã thống kê kia.
“Ở đây cũng thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng con cái đánh và chửi cha mẹ nhưng
họ hay giải quyết mâu thuẫn trong gia đình với nhau thôi chứ không báo lên chính
quyền địa phương làm gì, rắc rồi thêm”.(1)
(1)
PVS Chị L.T.H khối 16 phường Hưng Dũng
44
Thông qua quá trình phỏng vấn sâu đối với các cá nhân trong công đồng về vấn
đề bạo hành với NCT xảy ra tại địa phương phần nào cho ta được cái nhìn đầy đủ hơn
về vấn đề đó.
Khi hỏi về cách nhìn nhận và nhận thức về bạo hành gia đình cũng như bạo
hành đối với NCT thì không chỉ những người dân tại địa phương mà ngay cả với nhóm
những thành viên trong gia đình có NCT ta thấy: Phần lớn những người được trả lời
cho rằng: Mắng chửi, xô sát xảy ra giữa các thành viên trong gia đình NCT là vấn đề
“nội bộ trong gia đình” và là chuyện “tất yếu” có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi
con người. Và người ta dùng quan niệm “cái bát cái đũa còn va chạm huống gì là con
người” để giải thích cho sự “tất yếu” của vấn đề bạo hành với NCT. Có thể thấy được
rằng vấn đề bạo hành đang là một câu hỏi khó đối với toàn xã hội khi mà nhận thức của
người dân đối với vấn đề này còn chưa đầy đủ và chưa đúng về bạo hành.
“Nói đến chuyện con dâu đánh đập nhau với bố mẹ chồng thì ở xóm này xảy ra
ít, còn trường hợp mà mẹ chồng bị con dâu chửi thì nhiều lắm, tui (tôi) nghĩ đó không
phải là bạo hành người cao tuổi vì cuộc sống gia đình tránh sao được sự va chạm và
xích mích. (1)
Qua phỏng vấn sâu về cách nhìn nhận và đánh giá của những người dân nơi đây
đã giải thích cho ta thấy được phần nào của việc bạo hành đối với NCT là một vấn đề
không dễ để thống kê, cũng như những con số đã thống kê được so với thực tế xảy ra
khác nhau ở mức nào.
2.1.3.1 Các hình thức bạo hành
- Bạo hành về thể chất
(1)
PVS Chị T.T.M Khối 14 phường Bến Thủy
45
Bạo hành gia đình về mặt thể chất đối với NCT chính là hành vi NCT bị chính
những người họ thương yêu nhất là con cháu và người thân trong gia đình có những
hành vi làm tổn thương đến thể xác thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Nghe qua
tưởng chừng như đây là những điều không có thật, là ngược đời và trái với đạo lý làm
người bởi cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng một đứa con bằng tất cả tình yêu thương, sự che
chở, lòng hi sinh để mong cho con cái khôn lớn. Nhưng cái điều vốn được xem là
ngược đời đấy lại tồn tại rất nhiều trong xã hội chúng ta. Trong các dạng thức bạo hành
đối NCT thì bạo hành về thể chất là một dang bạo hành gây nên cho NCT nhiều tổn
thương. NCT dù họ không làm ra các giá trị vật chất nhưng họ vẫn là người lớn tuổi
nhất, là người đã sinh thành và nuôi dưỡng những “chủ nhân” của ngôi nhà, mà lại bị
hành hạ bởi chính con cháu của mình thì đây không chỉ là một điều làm tổn thương về
thể xác mà còn làm tổn thương lớn tinh thần, đặc biệt là lòng tự trọng. Hơn nữa, về đặc
điểm tâm sinh lý NCT là những người bắt đầu có sự lão hóa về cơ thể và sự suy yếu về
sức khỏe nên khi chịu những hành vi xâm phạm đối với thân thể có thể để lại cho họ
những di chứng khó có thể lành lại được và thậm chí là mang những đâu đớn đó cho
đến hết cuộc đời.
“Hôm đó tôi và con dâu có cãi nhau vì chuyện không khí trong nhà, hai bên to
tiếng một lúc nó chỉ tay vào mặt tôi xưng mày, tau: “tao chưa bao giờ coi mày là mẹ”.
Bức xúc quá tôi có bảo “cha mẹ mày dạy mày thế à” nó liền lao vào tát tôi 3 cái như
trời giáng vào mặt. Khi nghe tôi hét lên hàng xóm chạy đến thì nó xách valy, bồng con
về nhà mẹ đẻ”.(1)
Thông qua quá trình điều tra và phỏng vấn sâu thấy được hiện tượng bạo hành
đối với NCT tại đây vẫn còn xảy ra phổ biến:
(1)
Bà N.T.T trú tại khối 11 phường Bến Thủy kể lại
46
Bà T vốn là một cán bộ hưu trí khi về nghỉ hưu cả bà và ông đều có lương và
không phải phụ thuộc con cháu về mặt kinh tế. Nhưng từ khi gia đình bà có con dâu
mới mọi thứ trong gia đình như đảo lộn lên. Về làm dâu mà cô con dâu vẫn giữ nguyên
thỏi đỏng đảnh như thời còn chưa chồng, cả 2 vợ chồng vốn đã không có công việc làm
ổn định nhưng vẫn thích ăn chơi và đua đòi, với đồng lương hưu của ông bà lo được
cho gia đình là một chuyện không dễ nên khi con dâu xin tiền tiêu bà không có để cho
thế là cô con dâu trở nên thay đổi, cấm tiệt ông bà không được gần gũi với các cháu.
Điều này đã làm cho không khí gia đình trở nên rất căng thẳng. Ông bà đành bất lực
nhìn cháu từ xa, nhiều lúc rất muốn lại bế cháu hay chơi với cháu nhưng hễ cứ đụng
vào người cháu là cô con dâu lại giật đứa bé lại từ tay ông bà. Và đến hôm nay không
chịu đựng được cảnh gia đình “lạnh” nên bà gọi con dâu lại nói chuyên. Sau đó cái
điều mà lâu nay bà không tưởng cũng đã xảy.
“Tui (tôi) cảm thấy rất nhục nhã xâu hổ với hàng xóm và những người xung
quanh, từng này tuổi rồi cha mẹ và chồng chưa đánh lần nào thế mà bây giờ hắn (nó)
tát thẳng vào mặt”.(1)
Thông qua kết quả điều tra ta thấy được tỷ lệ số người được hỏi trả lời về việc
thấy các hành vi về bạo hành thể chất đối với NCT xảy ra tại phường Bến Thủy và
phường Hưng Dũng như sau:
(1)
PVS Bà N.T.T - Khối 11 phường Bến Thủy.
47
Bảng 2.2: Các hành vi bạo hành với NCT diễn ra tại phường Hưng Dũng và Bến Thủy
Các hành vi bạo hành
Có thấy Không thấy Không biết
Số
người
tỷ
lệ%
Số
người
tỷ
lệ%
Số
người
tỷ
lệ%
Con cháu mắng chửi, lăng mạ 179 89 11 6 10 5
Đánh đập 102 51 86 43 12 6
Đập phá đồ đạc 156 78 42 21 2 1
Bị đe dọa, bỏ đói 72 36 114 57 14 7
Bị đuổi ra khỏi nhà, ép phải bỏ đi 50 25 144 72 6 3
Trong các hành vi bạo hành về thể chất đối với NCT xảy ra tại địa bàn nghiên
cứu thì hành vi con cháu chửi mắng và lăng mạ vẫn tồn tại nhiều nhất. Những hành vi
này diễn ra nhiều sau mỗi cánh cữa của gia đình và được người dân nơi đây gọi là “va
chạm”. Ngoài ra, vẫn có rất nhiều người được hỏi trả lời cho rằng: vẫn tồn tại trường
hợp đánh mắng, đuổi hoặc ép phải đi ra khỏi nhà, bỏ mặc không liên hệ không quan
tâm và không chăm sóc….
Khác với hoàn cảnh của bà T đã nêu trên bà L ở khối 9, phường Hưng Dũng dù
không có lương nhưng bà lại có một mảnh đất ngay ở vị trí trung tâm của thành phố.
Đây là miếng đất hương hỏa của tổ tiên mà trước khi chết chồng bà trăn trối lại là dù
bằng giá nào cũng không được bán. Nhưng ba anh con trai của bà lại không như vậy.
Sau bao nhiêu lần dụ giỗ bà bán đất mà không được họ quay sang dùng áp lực và bắt
bà phải bán đất, dùng áp lực không được người con thứ 2 của bà đọa đánh bà. Không
thể chống lại được con nên bà đành mang giấy tờ đất giao lại cho con. Bán xong đất rồi
3 anh con trai chia nhau dành hết số tiền mà không anh nào chịu nhận nuôi bà. Bà trở
thành người không nhà từ đó. Bà phải đi ở đợ cho một nhà trong thành phố để có chỗ ở
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf
Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf

Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Man_Ebook
 

Semelhante a Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf (20)

Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu nămĐánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn LâmKhóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản  Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
Khóa Luận Công Tác Tổ Chức Quản Lý Về Văn Thư Lưu Trữ Tại Viện Hàn Lâm
 
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
 
Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena Modi
Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena ModiChính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena Modi
Chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc Dưới thời tống thống Narena Modi
 
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
Luận văn:Dạy đọc hiểu văn bản văn học trung đại Việt Nam ở Ngữ văn 10 THPT th...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
Phân tích và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển ...
 
Luận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAY
Luận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAYLuận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAY
Luận án: Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh, HAY
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 

Mais de HanaTiti

Mais de HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Último

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Characters discourse in noted American and Vietnamese short stories.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- PHẠM THỊ OANH THỰC TRẠNG BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ HIỆN NAY (Nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội – 12.2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- PHẠM THỊ OANH THỰC TRẠNG BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ HIỆN NAY (Nghiên cứu tại phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Mã số:60 90 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huệ Hà Nội-12.2014
  • 3. Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học– trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho tôi những kiến thức và kỹ năng trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thế Huệ– Người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi hoàn thành khoá luận. Tôi xin được gửi lời cảm ơn Hội người cao tuổi tỉnh Nghệ An, Hội người cao tuổi phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy, Uỷ ban nhân dân phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tôi hoàn thành quá trình điều tra tại quý cơ quan. Do hạn chế về mặt thời gian và trình độ nên khóa luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và quý bạn đọc quan tâm tới vấn đề này để tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong quá trình công tác và làm việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng12, năm 2014 Học viên Phạm Thị Oanh
  • 4. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT........................................................................... 5 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ 7 MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 8 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................. 11 2.1 Trên thế giới....................................................................................................11 2.2 Trong nƣớc ....................................................................................................12 3. Ý nghĩa của nghiên cứu....................................................................................... 14 3.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................................................14 3.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................15 4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 15 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 15 5.1 Mục đích nghiên cứu......................................................................................15 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................16 6. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 16 7. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..................................................... 16 7.1 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu...............................................................16 7.2 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 17 8. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 18 8.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu.......................................................................18 8.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm ..................................................19 8.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu...................................................................19 8.2.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm................................................................19 8.2.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến. ..............................................................20 8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu...............................................................21
  • 5. 2 8.2.5 Phƣơng pháp đặc thù của Công tác xã hội.............................................21 9. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................... 22 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 24 Chƣơng 1.................................................................................................................. 24 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU................................... 24 1.1 Các khái niệm công cụ....................................................................................24 1.1.1. Ngƣời cao tuổi.........................................................................................24 1.1.2 Khái niệm bạo hành ................................................................................24 1.1.3 Khái niệm bạo hành ngƣời cao tuổi.......................................................25 1.1.4 Khái niệm bạo lực gia đình ....................................................................26 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu...........................................................27 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu....................................................................................27 1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi...................................................................30 1.2.3 Lý thuyết hệ thống...................................................................................31 1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................33 1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm dân cƣ..............................................................33 1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Vinh. .....................................34 1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng Dũng..................................................................................................................36 Chƣơng 2.................................................................................................................. 38 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................... 38 2.1 Thực trạng bạo hành đối với ngƣời cao tuổi trong các gia đình đô thị tại đại bàn nghiên cứu .....................................................................................................38 2.1.1 Thực trang bạo hành đối với ngƣời cao tuổi chung và ở Nghệ An .......38 2.1.2 Thực trạng bạo hành ngƣời cao tuổi tại địa bàn thành phố Vinh.........41
  • 6. 3 2.1.3 Thực trạng bạo hành ngƣời cao tuổi tại địa bàn phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng Dũng thành phố Vinh ..............................................................43 2.2 Nguyên nhân của thực trạng bạo hành với ngƣời cao tuổi trong gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An..................................................................67 2.2.1 Nguyên nhân chủ quan từ bản thân ngƣời cao tuổi...............................67 2.2.2 Nguyên nhân khách quan .......................................................................71 2.3 Hậu quả của vấn đề bạo hành với ngƣời cao tuổi trong gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.............................................................................76 2.3.1 Đối với ngƣời cao tuổi ............................................................................76 2.3.2 Đối với gia đình.......................................................................................79 2.3.3 Đối với xã hội..........................................................................................81 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 83 Chƣơng 3.................................................................................................................. 84 NÂNG CAO KHẢ SỰ HỖ TRỢ VÀ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC VẤN ĐỀ BẠO HÀNH CHO NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỂ AN................................................................................ 84 3.1 Những can thiệp từ chính quyền địa phƣơng và hiệu quả của những can thiệp đó .................................................................................................................84 3.2 Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó đối với các vấn đề bạo hành cho NCT và gia đình tại thành phố Vinh ...................................................................88 3.2.1 Các mô hình hỗ trợ ngƣời cao tuổi và gia đình trong phòng và chống bạo hành với ngƣời cao tuổi.............................................................................88 3.2.2 Làm CTXH trực tiếp với vấn đề bạo hành NCT trong các gia đình đô thị ở thành phố Vinh. .......................................................................................93 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 101 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 102 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 102
  • 7. 4 1. Kết luận.............................................................................................................. 102 2. Khuyến nghị....................................................................................................... 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 112 Phụ lục 1: Ảnh ....................................................................................................... 115 Phụ lục 2: Bảng khảo sát....................................................................................... 117 A – THÔNG TIN CÁ NHÂN ................................................................................ 118 B - PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 119 Phụ lục 3: KHUNG HƢỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM................................. 125 Phụ lục 4: KHUNG HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ..................................... 128 Mục lục sửa theo bên trong tài liệu, nhớ các mục phải đúng theo số trang của tài liệu Phần nội dung, thầy có gạch dưới nhiều chỗ, em xem sửa, người cao tuổi đã viết tắt thì trong nội dung viết tắt hết nhé.
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC TƢ VIẾT TẮT BLGĐ: Bạo lực gia đình CTXH: Công tác xã hội HLHPN: Hội liên hiệp phụ nữ HNCT: Hội người cao tuổi KHHGD: Kế hoạch hóa gia đinh NCT: Người cao tuổi NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
  • 9. 6 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 1 Biểu đồ 2.1: Các nhóm nạn nhân của bạo hành gia đình trên cả nước 38 2 Biểu đồ 2.2: Tình trạng bạo hành với NCT theo giới tính và nhóm tuổi 49 3 Biểu đồ 2.3: Bạo hành tinh thần của NCT phân theo nhóm tuổi 56 4 Biểu đồ 2.4: Sự tổn thương của NCT khi là nạn nhân của bạo hành trong gia đình 65 5 Biểu đồ 2.5: Thái độ của người dân khi có bạo hành với NCT 70 6 Biểu đồ 2.6: NCT không muốn công khai chuyện bạo hành của mình 87 Sửa tên Hình trong nội dung theo tên biểu đồ thầy đã sửa ở đây Nội dung bảng trong tài liệu sửa theo bảng sửa dưới nhé
  • 10. 7 DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 1 Bảng 2.1: Số vụ bạo hành trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2010 đến năm 1013 41 2 Bảng 2.2: Các hành vi bạo hành với NCT diễn ra tại Phường Hưng Dũng và Bến Thủy 46 3 Bảng 2.3: Người biết về hành vi bạo hành về thể chất đối với NCT tại Phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy 49 4 Bảng 2.4: Các các hành vi bạo hành về tinh thần với NCT tại phườn Hưng Dũng và phường Bến Thủy 55 5 Bảng 2.5: Sự khác nhau về giới qua các hình thức bạo hành 57 6 Bảng 2.6: Mức độ nguy hiểm của hành vi bạo hành đối với NCT tại phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy. 64 7 Bảng 2.7: Mức độ bạo hành với NCT tại phường Bến Thủy và phường Hưng Dũng 66 8 Bảng 2.8: Các nguyên nhân dẫn đến bạo hành với NCT tại thành phố Vinh 72 9 Bảng 2.9: Các mối nguy cơ về sức khỏe khi NCT bị bạo hành thể chất 76 10 Bảng 2.10: Các trạng thái cảm xúc NCT gặp phải khi bị bạo hành 77
  • 11. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình mang lại sự êm ấm, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và bình yên cho xã hội. Trong suy nghĩ của mỗi người, gia đình là một tổ ấm để nuôi dưỡng, che chở cho họ trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống nhất là đối với người già và trẻ em. Gia đình đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng như: chức năng tái sản xuất con người, chức năng giáo dục trẻ em, chức năng kinh tế, chức năng tâm lý tình cảm và chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ… Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua một mặt tạo ra những điều kiện để gia đình làm tốt chức năng của mình, nhưng mặt khác chính những mặt trái của nền kinh tế thị trường và những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của các giá trị xã hội đang tác động tiêu cực lên sự tồn tại và phát triển của gia đình. Trong tác phẩm “Bạo lực gia đình - sự sai lệch giá trị” Tác giả Đặng Cảnh Khanh có viết “Gia đình với vai trò là một tổ ấm đang bị tấn công từ nhiều phía. Chức năng của gia đình ở những thời điểm nhất định đang dần bị phá vỡ từng mảng, các chức năng đó đang có những biến đổi, có những chức năng được tăng lên nhưng cũng có những chức năng bị hạ thấp. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị biến đổi theo hướng coi trọng các giá trị vật chất hơn các giá trị về tinh thần” [22,tr 8]. Tình cảm gia đình - chỗ dựa tinh thần cho mỗi cá nhân đang bị giảm sút. Lời nói của những người cao tuổi (NCT) trong gia đình không còn như trước nữa mà thay vào đó là ai nắm kinh tế người ấy có “quyền lực” nhất gia đình. Đây là một yếu tố tạo điều kiện cho bạo hành gia đình phát triển. Bạo hành gia đình xuất hiện từ rất sớm và tồn tại cho đến ngày nay cùng với sự tồn tại của gia đình. Bạo hành gia đình đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với
  • 12. 9 nhiều dạng thức khác nhau không phân biệt nước giàu, nước nghèo, dân tộc, tôn giáo, màu da, tầng lớp, lứa tuổi hay trình độ văn hoá và địa vị xã hội. Nó làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của những nạn nhân mà đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em. Nó liên quan chặt chẽ đến thân phận, vị trí, vai trò của họ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản liên quan đã đưa ra những quy định chặt chẽ về các vấn đề phòng và chống bạo lực gia đình. Mặt khác, pháp luật nước ta có quy định quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm của công dân, chống mọi hành vi bạo lực gia đình. Điều này thể hiện rõ trong hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992…); trong Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em, Luật Chăm sóc và giáo dục trẻ em song bạo hành trong gia đình vẫn đang diễn ra khắp các vùng miền cả nước: nông thôn, thành thị, đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển… Trước đây, khi nghe đến bạo hành người ta thường hình dung nạn nhân “quen thuộc” đó là phụ nữ, thì nay nhóm nạn nhân của nạn bạo hành gia đình đã có tính đa dạng hơn bao gồm cả bốn nhóm: phụ nữ, trẻ em, đàn ông và người già mà đặc biệt trong những năm gần đây nạn nhân là những người già đang có chiều hướng gia tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của NCT. Mặt khác, Việt Nam hiện là nước đang bắt đầu già hóa dân số, điều này cũng đồng nghĩa với việc số lượng NCT sẽ tăng cao trong tương lai. Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của NCT nhằm đảm bảo cân bằng với sự biến đổi của tình hình dân số Việt Nam. Và một trong những vấn đề luận văn quan tâm là làm sao để phòng chống bạo hành cho NCT, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn bên con cháu. Khi nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Giai đoan tuổi già là một trong những giai đoạn đầy bão tố cạnh tranh nhất của
  • 13. 10 cuộc đời mỗi con người bởi đây là giai đoạn mà sự lão hóa và sự thay đổi về mặt sinh lý và thể chất. Những thay đổi đó đã tạo nên những khó khăn cho họ và khi đã là nạn nhân của bạo hành gia đình thì những khó khăn đó lại tăng lên gấp nhiều lần. Bạo hành NCT không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân NCT mà nó còn làm cho các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình bị xuống cấp, làm băng hoại giá trị đạo đức của cá nhân và của xã hội, phá vỡ môi trường giáo dục của trẻ em, nó làm cho lối sống của một số cá nhân bị biến dạng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bạo hành với NCT vốn là một vấn đề tế nhị và khó can thiệp. Không phải NCT nào khi bị bạo hành cũng có thể đứng lên đấu tranh để chống lại và tự bảo vệ mình. Đặc biệt với những trường hợp bị bạo lực về tinh thần thì càng khó khăn hơn, đây là những trường hợp không dễ để cho những nạn nhân có thể chống lại những người gây ra bạo lực với mình hoặc mong chờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Hơn nữa, với những NCT khi họ hiểu được hoàn cảnh, sức khỏe của mình và việc mình phải bảo vệ “gia phong” của gia đình mình trước cộng đồng và xã hội. Trong khi đó, biện pháp hỗ trợ cho những NCT là nạn nhân của bạo lực gia đình đang còn hạn chế và chưa đồng bộ ở các địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các gia đình ở đô thị khi mỗi người đều nghĩ rằng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Đây cũng là một khó khăn trong công tác phòng và chống bạo hành và bảo vệ người cao tuổi. Vinh là thành phố cấp 2, là một đô thị lớn của Tỉnh Nghệ An, tại đây số lượng NCT lên tới 2.014 người trong tổng số 60.215 NCT toàn tỉnh [12,tr 2]. Bên cạnh đó, vấn đề bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê của Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An, chỉ tính trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến đầu năm 2014 trên địa bàn thành phố xảy ra 423 vụ bạo hành gia đình trong đó có 73 vụ liên quan đến bạo hành đối với NCT [12,tr 4]. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong gia đình, đến bản thân của chính NCT mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình và xã hội trong toàn tỉnh.
  • 14. 11 Thêm vào đó, việc nghiên cứu về bạo hành gia đình và bạo hành đối với NCT trên khắp cả nước nói chung và tại Nghệ An nói riêng thì đã nhiều, tuy nhiên những nghiên cứu sâu về bạo hành đối với NCT trong các gia đình đô thị thì chưa nhiều, đặc biệt là những đánh giá bạo hành ở gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An còn rất hạn chế. Từ những thực tế trên nên tác giả chọn đề tài “Thực trạng bạo hành với người cao tuổi trong các gia đình đô thị hiện nay (nghiên cứu tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) làm đề tài cho luận văn cao học với mong muốn làm rõ thực trạng bạo hành NCT trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Đồng thời luận văn sẽ đưa ra một số nguyên nhân, mô hình công tác xã hội nhằm nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT trước thực trạng bạo hành trong gia đình với họ trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng là một vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các đề tài viết về vấn đề bạo hành gia đình đều tập trung nhiều vào nhóm nạn nhân quen thuộc là phụ nữ. 2.1 Một số nghiên cứu về Bạo hành NCT trên thế giới Tác phẩm “Tự do từ bạo lực - Chiến lược toàn cầu của phụ nữ” (Freedom from Violence – Women’s Strategies from Aroud the World ) của tác giả Margaret Schule đã cung cấp cách nhìn tổng thể về vấn đề bạo lực gia đình (BLGĐ) và chiến lược liên quan đến BLGĐ. Tác phẩm đã phản ánh tình trạng bạo lực chống lại phụ nữ từ nước Mỹ đến các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Tính đa dạng của hoàn cảnh, văn hoá dẫn tới những nguyên nhân, các hình thức diễn ra BLGĐ như: nơi làm việc, đường phố và gia đình... Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của
  • 15. 12 truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và làm thay đổi hành vi của các cá nhân trong việc phòng và chống BLGĐ cũng như các biện pháp cải cách pháp luật và hành động chống lại BLGĐ. Tác phẩm – “Tình yêu đến sự sống sót - Sự bạo lực tình dục của đàn ông và cuộc sống của phụ nữ” (Loving to survive – Sexual men’s violence and women’s live) - của tác giả Dee.L. Rgraham và đồng nghiệp đã trình bày những ảnh hưởng của bạo lực của nam giới đối với phụ nữ và tâm lý của họ. Bà đưa ra lăng kính của nữ quyền để chữa trị cho họ trong mối quan hệ nam nữ. Tác phẩm “Bạo lực - sự im lặng và sự giận giữ - các bài viết của phụ nữ như là một tội lỗi” (Violence, silence and Anger – Women’s writing as transgression) – của nhiều tác giả do Deirdre Lashgari chủ biên. Tác phẩm là cơ sở cho các nhà nữ quyền trình bày về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu nói lên tiếng nói chống lại bạo lực. Nhiều hình thức bạo lực như áp bức tình dục, sự đối kháng giữa mẹ và con gái, các chủ đề về giới với chủng tộc và giai cấp mà tác phẩm đã đề cập đến. Tác phẩm có tựa đề “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” (Domestic violence in Vietnam) do tổ chức Diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương về phát triển, pháp luật và phụ nữ (Asia Pacific Forum on Women, Law and Development viết tắt là APWLD), xuất bản năm 2000. Tác phẩm là kết quả của cuộc khảo sát xã hội học về BLGĐ tại Hà Nội. Các tác giả đã khẳng định “BLGĐ đã để lại di chứng nặng nề lên đời sống, tinh thần tình cảm, nhận thức của nạn nhân, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tan vỡ gia đình. BLGĐ không chỉ xảy ra trong mối quan hệ gia đình giữa chồng với vợ mà còn giữa cha mẹ đối với con cái, giữa con cái đối với cha mẹ”. 2.2 Các nghiên cứu về Bạo hành NCT trong nước Các bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thế Huệ - Một trong những chuyên gia nghiên cứu về NCT và bạo hành NCT ở Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông mang tên: “Người cao tuổi và bạo lực gia đình” – Nhà xuất bản Tư pháp, năm
  • 16. 13 2007. Tác phẩm là sự phối hợp của ông và Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam nghiên cứu về vấn đề bạo hành NCT. Trong tác phẩm đã chỉ rõ về thực trạng, nguyên nhân của bạo lực gia đình NCT và vai trò của NCT trong việc tham gia phòng chống bạo lực gia đình tại ba tỉnh của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đồng thời tác phẩm cũng nêu lên được các chủ trương, chính sách của Trung ương Hội người cao tuổi về phòng và chống bạọ hành đối với NCT. Đã có các bài viết của tác giả Lê Thị Quý - Một trong những chuyên gia nghiên cứu về giới và gia đình đã đăng tải các công trình đầu tiên về bạo lực gia đình mang tên: “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học và phụ nữ (năm 1994). Bài viết xác định năm nguyên nhân chính của BLGĐ đó là: nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân văn hoá xã hội, nguyên nhân về sức khoẻ và nguyên nhân thuộc về nữ giới. Trong tác phẩm “Nỗi đau của thời đại” tác giả Lê Thị Quý nói về vấn đề BLGĐ ở 2 dạng đó là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được. Với tư cách là sai lệch xã hội, hai dạng bạo lực này thể hiện mối quan hệ khăng khít ở nơi này nhưng ở nơi khác nó lại thể hiện sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Dạng bạo lực không nhìn thấy được xuất phát từ sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ trong gia đình núp dưới các khái niệm “thiên chức”, “hi sinh” của phụ nữ. Nghiên cứu của tác giả Vũ Mạnh Lợi và Vũ Tuấn Huy với tiêu đề "Bạo lực trên cơ sở giới” với kết quả nghiên cứu ở ba thành phố là Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đã đi sâu xem xét thái độ của cộng đồng và các thể chế xã hội về bạo lực trên cơ sở giới, cũng như các phản ứng của các cá nhân, pháp luật và các thể chế đối với nạn BLGĐ. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét về tình trạng bạo lực có chiều hướng gia tăng đặc biệt trong những gia đình mà ở đó người phụ nữ đang thực hiện và khẳng định vai trò kinh tế hộ. Nghiên cứu đưa ra tám nguyên nhân dẫn tới BLGĐ và bảy kiến nghị nhằm hạn chế ngăn chặn tình trạng BLGĐ.
  • 17. 14 Đề tài: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” của Hội liên hiệp phụ nữ (HLHPN) Việt Nam năm 2001 đã tìm hiểu nhận thức của người dân và các cán bộ thi hành pháp luật của các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc phòng chống BLGĐ. Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của nạn BLGĐ đối với các nạn nhân và phản ứng của những họ đối với hành vi bạo lực. Tác phẩm “Bạo lực gia đình - Sự sai của một giá trị” của hai tác giả Lê Thi Quý và Đặng Cảnh Khanh xuất bản năm 2007 đã nói lên được vai trò của các hình thức can thiệp trong đó có truyền thông đối với vấn đề phòng và chống BLGĐ. Thông qua kết quả nghiên cứu của dự án tác giả đã nói lên được tầm quan trọng của các hình thúc can thiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống BLGĐ. Trong bài viết có tựa đề: “Phổ biến tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho các cộng đồng ở nông thôn” của tác giả Lê Thị Mai đã đưa ra một số nhận định về nguyên nhân của BLGĐ, cách phân chia BLGĐ thành các loại khác nhau. Cùng với việc nêu ra những hậu quả nghiêm trọng của nạn bạo hành trong gia đình. Báo cáo còn đo lường nhận thức của người dân, cán bộ HLHPN, cán bộ tổ hoà giải tại các địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu đưa ra một yêu cầu là cần có biện pháp can thiệp bằng việc tiếp cận tâm lý ngay tại cộng đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều tác phẩm, các nghiên cứu và các bài viết về BLGĐ được đăng trên các tạp chí, các trang báo và các hình thức khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vai trò của truyền thông trong phòng và chống BLGĐ đặc biệt là ở Việt Nam còn chưa nhiều. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra cái nhìn đầy đủ và một số lý luận về vấn đề liên quan đến bạo hành đối với NCT; cung cấp cho các nhà nghiên cứu những cách
  • 18. 15 nhìn mới trong việc giải thích những vấn đề xảy ra đối với NCT. Đồng thời đề tài đã vận dụng nhuần nhuyễn các lý thuyết vào quá trình nghiên cứu kết quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, góp phần để xây dựng và phát triển các lý thuyết sau này. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và nhân dân thấy rõ thực trạng bạo hành trong gia đình NCT trong các gia đình đô thị đang xảy ra tại hai phường của Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ đó, luận văn sẽ đưa ra những hướng hỗ trợ giúp bản thân NCT phòng và tránh được vấn nạn bạo hành, đồng thời đề tài còn giúp các cấp chính quyền địa phương sớm có những can thiệp phù hợp và kịp thời để ngăn chặn tình trạng bạo hành, để NCT được sống quãng đời còn lại trong bầu không khí đầm ấm của gia đình. Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn mong muốn nâng cao hơn nhận thức của những người dân để từ đó họ có cách nhìn nhận và ứng xử hợp lý hơn đối với NCT và giữ được bản sắc “kính già nhường trẻ” - một trong những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, Nghệ An đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thế nào, nguyên nhân từ đâu? - Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó cho NCT góp phần giúp họ phòng, chống tình trạng bạo hành trong gia đình NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, Nghệ An? 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục đích nghiên cứu - Làm rõ thực trạng bạo hành với NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • 19. 16 - Chỉ ra những nguyên nhân, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để giúp họ phòng chống bạo hành gia đình và kiến nghị được đưa ra nhằm đẩy lùi đi đến ngăn chặn tình trạng bạo hành trên. 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về bạo hành với NCT trong các gia đình đô thị ở tỉnh Nghệ An - Thực trạng nạn bạo hành của các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với NCT. - Nguyên nhân, hậu quả, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để giúp họ phòng chống bạo hành gia đình và kiến nghị cho vấn đề bạo hành với NCT tại các gia đình của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã và đang điễn ra trên các Phường, có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này. - Vấn đề bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho NCT, gia đình và xã hội. - Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó cho người cao tuổi sẽ giúp NCT phòng, chống được vấn đề bạo hành, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi được thực trạng bạo hành với NCT trong các gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 7. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 7.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CTXH để hỗ trợ cho NCT là nạn nhân của bạo hành trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An hiện nay.
  • 20. 17 * Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là những NCT bị bạo hành và những người gây bạo hành với NCT, người thân của những NCT trong các gia đình tại đô thị, chính quyền địa phương và những người dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 7.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Do thời gian và khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài tập trung nghiên cứu thực địa và hoàn thiện luận văn từ tháng 12/2012 đến tháng 10 năm 2014. Nghiên cứu về vấn đề bạo hành NCT được xem xét trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. * Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian và kinh nghiệm nên đề tài được triển khai nghiên cứu tại Phường Bến Thủy và Phường Hưng Dũng của bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. * Giới hạn về nội dung: Do thời gian không nhiều và khả năng của học viên có hạn nên luận văn này chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản: Thực trạng bạo hành với NCT trong các gia đình đô thị, nguyên nhân, nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để giúp họ phòng chống bạo hành gia đình và kiến nghị thông qua công tác xã hội nhằm ngăn chặn bạo hành NCT trong các gia đình ở 2 phường Hưng Dũng và Bến Thủy của thành phố Vinh, Nghệ An. Nghiên cứu những NCT trong độ tuổi từ 60 tuổi đến 85 tuổi và được chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm những người từ 60 đến 69 tuổi. Nhóm thứ 2 gồm những người từ 70 đến 89 tuổi. Nhóm thứ 3 gồm những người trên 80 tuổi.
  • 21. 18 8. Phƣơng pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả các hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Trong các thời kì khác nhau, các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau. Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội. Dựa trên quan điểm đó có thể thấy việc nghiên cứu về NCT bị bạo hành hành trong gia đình ở đô thị cần phải đặt nó trong điều kiện cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương cũng như trong điều kiện chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề bạo hành đối với NCT sẽ có những biến đổi khác nhau với những hình thức khác nhau. Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có những yếu tố tác động khác nhau lên vấn đề bạo hành đối với NCT. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với sự kiện xã hội khác. Không tách riêng việc thực hiện quyền của NCT ra khỏi sự vận hành của đời sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội và đặc biệt là với các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, tệ nạn rượu chè, giá trị văn hóa truyền thống và chức năng gia đình biến đổi, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường lên gia đình… Bên cạnh đó, hệ thống các khái niệm, các lý thuyết Công tác xã hội và lý thuyết Xã hội học... đã trở thành cơ sở để giải thích cho những vấn đề và những hiện tượng xảy ra xung quanh vấn đề trực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong phòng và chống bạo hành đối với NCT. Những lý thuyết này còn trang bị cho chúng ta cách nhìn nhận và lý giải vấn đề từ nhiều góc cạnh khác nhau về bạo hành.
  • 22. 19 8.2 Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 8.2.1 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu được sử dụng để có được những thông tin từ thân chủ. Thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi, nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích và nhiệm vụ đề ra. Phỏng vấn là công việc có tính chất nghề nghiệp và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung câu hỏi đối với người được phỏng vấn. Trong đề tài đã có 30 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện, trong đó:15 người là nạn nhân của nạn của bạo hành, 5 người là những người thân trong gia đình NCT bị bạo hành, 7 người là những người dân sống gần nhà NCT bị bạo hành và 3 người là cán bộ chính chình trực tiếp phụ trách địa bàn. Quá trình phỏng vấn sâu cho phép tác giả thu thập những thông tin liên quan đến đời sống tâm lý của các cụ, diễn tiến của hành vi bạo lực trong khuôn khổ đời sống của những con người cụ thể. Những thông tin đi sâu khám phá tác động của vấn đề bạo hành với việc làm tổn thương đến tâm lý của những nạn nhân, tác động của những người xung quanh và chính quyền địa phương đối với việc can thiệp và ngăn chăn vấn đề bạo hành đối với NCT mà các phương pháp khác không khai thác hoặc khó khai thác được. Như đã biết bạo hành gia đình nói chung và bạo hành NCT nói riêng vốn là một vấn đề tế nhị, nhạy cảm và rất khó để thống kê chính xác, chính vì vậy mà cần đảm bảo tính khuyết danh của người được phỏng vấn nhằm làm cho vấn đề được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan hơn. 8.2.2 Phƣơng pháp thảo luận nhóm. Thảo luận nhóm tập trung được sử dụng để thu thập thông tin về vấn đề bạo hành NCT trong các gia đình đô thị và các giải pháp trong tương lai nhằm phòng và chống bạo hành đối với NCT. Có 4 cuộc thảo luận đã được tổ chức tại địa bàn nghiên
  • 23. 20 cứu: Cuộc thảo luận thứ nhất và thứ hai gồm hai nhóm: nhóm các cụ trong Hội Người cao tuổi phường Bến Thủy và nhóm các cụ trong Hội Người cao tuổi tại phường Hưng Dũng, trong cả hai nhóm đó có những NCT là nạn nhân của vấn đề bạo hành. Cuộc thảo luận thứ 3 gồm những người trong gia đình NCT trong đó có cả người gây nên bạo hành bạo lực. Cuộc thảo luận thứ 4 gồm những cán bộ trực tiếp tham gia công tác truyền thông về phòng và chống bạo lực gia đình tại địa phương. Nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai mỗi nhóm có 9 người với nội dung chính về các vấn đề xoay quanh tình trạng bạo hành đối với NCT như: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của nạn bạo hành đối với NCT, cách phản ứng của NCT khi bạo hành xảy ra. Nhóm thứ 2 có 8 người với nội dung là: nhìn nhận, ứng xử và hiểu biết của anh chị với người cao tuổi và với bạo hành xảy ra đối với NCT. Nhóm thứ 3 có 7 người thảo luận với nội dung: Vai trò của bản thân anh (chị) trong việc phòng ngừa và ngăn chặn nạn bạo hành đối với NCT. 8.2.3 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến. Đây là phương pháp mà người được hỏi, trả lời với hình thức tự viết vào bảng hỏi đã đưa cho người trả lời dưới dạng Ankét (bảng hỏi). Sự tác động qua lại giữa người hỏi và trả lời theo cách trực tiếp, như dạng phỏng vấn trực tiếp. Bảng hỏi đóng vai trò là người đi phỏng vấn. Chính nội dung của bảng hỏi, lời chỉ dẫn, lời giải thích là phương tiện duy nhất để hướng dẫn hành động người trả lời, tạo nên sự quan tâm, hứng thú của người trả lời. Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành phát ra 200 phiếu điều tra cho các mẫu nghiên cứu được lựa chọn là người dân tại địa bàn phường Hưng Dũng và phường Bến Thủy (trong đó phường Bến Thủy 100 mẫu, phường Hưng Dũng 100 mẫu). Đối tượng mẫu gồm có: người dân từ 18 tuổi trở lên. Tỷ lệ mẫu là 51 nữ và 49 nam.
  • 24. 21 8.2.4 Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phân tích tài liệu chính là quá trình phân tích, phân chia, dữ liệu thành từng cụm, từng lĩnh vực, từng chi tiết cụ thể để tìm ra những nhận định, đánh giá. Phương pháp này hết sức quan trọng trong các nghiên cứu, bởi vì việc thu thập số liệu chưa có tính quyết định, mà điều cốt lõi chính là những số liệu đó nói lên điều gì. Chính việc phân tích tài liệu sẽ trả lời cho điều đó. Quá trình thu thập và xử lý thông tin thứ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở đọc và phân tích các loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để so sánh, đối chứng sự khác biệt về những số liệu, sau đó đi giải thích cho sự khác biệt đó trên cơ sở thực tiễn thu lượm được. Nguồn tài liệu được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm: Các bài báo được đăng trên báo, tạp chí, sách tham khảo, các công trình nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình, bạo hành đối với NCT. Các loại tài liệu của địa phương bao gồm: Những báo cáo tổng kết về công tác phòng và chống BLGĐ tại địa phương, báo cáo tổng kết về tình hình NCT của Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của thành phố Vinh, của phường Bến Thủy và phường Hưng Dũng 8.2.5 Phƣơng pháp đặc thù của Công tác xã hội Trong quá trình nghiên cứu để viết luận văn, tác giả có sử dụng những phương pháp đặc thù của công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, thực hành và giúp hỗ trợ cho đối tượng trong đó đặc biệt là các phương pháp của công tác xã hội với cá nhân và gia đình nhằm hỗ trợ tâm lý và xây dựng những kỹ năng giúp cho NCT có thể vượt qua được những khó khăn về tâm lý khi bị bạo hành. Phương pháp này còn giúp cho NCT tự tổ chức xây dựng được những kỹ năng sống, những kiến thức cần thiết để phòng và chống bạo hành xảy ra cụ thể như:
  • 25. 22 * Phương pháp Công tác xã hội với cá nhân: Công tác xã hội cá nhân là một cách thức, quá trình nghiệp vụ mà nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề cải thiện đời sống của mình. * Phương pháp Công tác xã hội với gia đình: Công tác xã hội với gia đình là một phương pháp công tác xã hội, là cách tiếp cận giúp đỡ gia đình có khó khăn trong việc duy trì trạng thái cân bằng trong gia đình. Công tác xã hội với gia đình đưa ra nhiều loại chương trình khác nhau như các dịch vụ duy trì gia đình, hỗ trợ tại nhà, hướng dẫn gia đình về các mô hình gia đình, thm vâấn hôn nhân… 9. Cấu trúc của khóa luận Cấu trúc của khóa luận bao gồm 3 phần: Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về đề tài, về lý do chọn đề tài, tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài, mục đích và ý nghĩa của việc chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài, các phương pháp để tiến hành nghiên cứu, giả thuyết để nghiên cứu, đối tương, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phần nội dung: Bao gồm ba chương: Chương 1: Giới thiệu về cơ sở lý luận của quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm: Các khái niệm cơ bản của đề tài, một số lý thuyết cơ bản được áp dụng cho quá trình nghiên cứu, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. Chương 2: Trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm: Thực trạng của vấn đề bạo hành đối với NCT trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh, Nguyên nhân và hâu quả của vấn đề. Chương 3: Nâng cao sự hỗ trợ và khả năng ứng phó của NCT để giúp họ phòng chống bạo hành gia đình tình trạng bạo hành đối với mình trong các gia đình đô thị tại thành phố Vinh.
  • 26. 23 Phần kết luận: Bao gồm kết luận và những khuyến nghị
  • 27. 24 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1.1 Các khái niệm công cụ 1.1.1. Ngƣời cao tuổi Đại hội thế giới về người cao tuổi tại Viên (Áo) (1982) đã thống nhất quy định, tuổi già bắt đầu từ 60 trở lên. Ở Việt Nam, Luật Người cao tuổi (tháng 11 nǎm 2009) được quy định: NCT là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên.(1) 1.1.2 Khái niệm bạo hành Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Bạo hành là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát. Khái niệm này cho thấy, bạo hành trong gia đình là một hành vi vi phạm nghiêm trọng giá trị chuẩn mực của gia đình và xã hội. Đây là hành vi mà một cá nhân lợi dụng sức mạnh của mình để làm tổn thương cả về mặt thể chất và tinh thần của những người thân yêu nhất trong gia đình của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của các thành viên trong gia đình với nhau, nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình cũng như sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế hệ trẻ và sự bình ổn của xã hội. (1) Pháp lệnh người cao tuổi (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000)
  • 28. 25 1.1.3 Khái niệm bạo hành ngƣời cao tuổi Hiện nay chưa có một khái niệm nào cụ thể về vấn đề bạo hành đối với NCT, chỉ có trong quá trình nghiên cứu một số tác giả đã đưa ra một số cách nhìn nhận về vấn đề bạo hành với NCT. Theo cách hiểu của tác giả cho rằng: “Bạo hành với NCT là các hành vi phân biêt đối xử với NCT, chửi mắng, ngược đãi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của NCT, dùng sức mạnh đe dọa, đánh đập NCT, không nuôi dưỡng, không cho giao tiếp xã hội, bắt quỵ lụy về kinh tế, đuổi ra khỏi nhà, cưỡng ép quan hệ tình dục… những hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của NCT, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tính mạng của họ”. Theo cánh hiểu này thì ta có thể thấy được bạo hành đối với NCT bao gồm tất cả các dạng thức của của bạo hành đó là bạo hành về mặt thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành về kinh tế và bạo hành về mặt tình dục đối với NCT. Trên khuôn khổ của đề tài bạo hành với NCT ở đây được bàn trên các phương điện sau: - Về chủ thể: đây là các hành vi bạo hành trong gia đình giữa con, cháu đối với ông bà, cha, mẹ. - Về các loại hình: Trong khuôn khổ đề tài chỉ bàn đến các loại hình bạo hành đối với NCT hiện tại có ở Nghệ An như: Bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần, bạo hành về kinh tế. Còn bạo hành tình dục ở Nghê An không có, hơn nữa chủ thể gây bạo hành cho NCT ở đây là con cháu đối với ông bà, cha mẹ nên không có bạo hành về mặt tình dục. + Bạo hành về thể chất: bao gồm cách hành vi làm tổn thương về thể xác: đánh, đuổi ra khỏi nhà, bị đe dọa, bị nhốt xích, ép phải bỏ đi…
  • 29. 26 + Bạo hành về tinh thần: chửi mắng, lăng mạ, nói bóng, nói cạnh khóe, hắt hủi, coi thường, không cho giao tiếp với con cháu, nói xấu, không quan tâm hỏi han…… + Bạo hành về kinh tế gồm các hành vi: bỏ đói; ép phải ăn, ở, sinh hoạt theo cách của con; không cho tiền để thực hiện các nhu cầu cơ bản; chủi mắng đánh đạp khi NCT tham gia làm việc; không cung cấp vốn để họ tham gia vào quá trình làm việc; bỏ rơi, không quan tâm hỏi han. -Về mức độ bạo hành: bao gồm các mức độ nhẹ, diễn ra hàng ngày như nói bong, nói gió cho đến các mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của NCT. 1.1.4 Khái niệm bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình”. (1) Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau: - Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ. - Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình. (1) Điều 1, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
  • 30. 27 - Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…) - Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu. Abraham Maslow (1908 – 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ. Ông được cả thế giới biết đến như là nhà tiên phong của trường phái tâm lý học nhân văn. Đây là một trường phái nhấn mạnh những giá trị, sự tự do, sáng tạo, khuynh hướng tự chủ, những kinh nghiệm của con người bởi hệ thống các lý thuyết về “thang bậc nhu cầu” của con người. Ông cho rằng con người phải được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển. Đó là nhu cầu về vật chất và sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu tình cảm xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện. Các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự thang bậc từ nhu cầu cơ bản, có vị trí nền tảng nhất đến những nhu cầu khác cao hơn. Vì vậy lý thuyết nhu cầu hay còn gọi là bậc thang nhu cầu. Trong cách tiếp cận của ông con người thường có nhu cầu thỏa mãn những nhu cầu quan trọng nhất ở vị trí bậc thang đầu tiên rồi sau đó mới hướng tới những nhu cầu cao hơn
  • 31. 28 Áp dụng lý thuyết cho ta thấy được đối với NCT: Nếu như theo nấc thang nhu cầu của A.Maslow thì nhu cầu lớn nhất của mỗi con người là nhu câu vật chất và sinh lý như: ăn, ở, mặc, tình dục… Tuy nhiên, đối với NCT những nhu cầu về ăn uống và sinh lý không còn cao như những lứa tuổi trước đó. Với họ thì các nhu cầu về vật chất, ăn uống… của họ khi bước vào “tuổi xế chiều” không phải là những món ăn sơn hào hải vị, cũng không phải là những của ngon vật lạ mà chỉ là những món ăn đạm bạc phù hợp với lứa tuổi của mình, thậm chí đối với một số NCT họ còn hạn chế ăn những chất có nhiều chất dinh dưỡng hoặc chế biến và trang trí cầu kỳ với lý do “sợ không lành bụng”. Họ cũng không cần phải mặc thật đẹp, hay phải có kiểu này model kia. Với NCT có tâm lý “mặc quần áo mới không làm gì phí” nên dù cho quần áo mới con cháu có mua về thì họ vẫn cất giữ chỉ mặc những bộ quần áo đã cũ. Ở cái tuổi “bên kia dốc cuộc đời” cái mà NCT cần nhất là được con cháu yêu thương kính trọng, quý trọng mình, về những gì mình đã cống hiến, được sum vầy bên
  • 32. 29 con cháu và lấy đó là niềm vui cuộc sống. Với họ dù họ không còn làm ra kinh tế như trước kia nữa nhưng trong suy nghĩ của họ tiếng nói của mình phải luôn luôn có trọng lượng với con cháu, để họ thấy được rằng trong mắt con cháu, mình với tư cách là ông, là bà – là người lớn tuổi nhất trong nhà, mình vẫn là người có vị trí quan trọng. Đây là một nhu cầu rất lớn bởi như chúng ta biết NCT là những người đã rời xa khỏi công việc cùng các mối quan hệ xã hội, chính vì vậy mà nguồn vui của họ bây giờ là những người thân trong gia đình đặc biệt là con cháu của mình. Tâm lý chung của NCT là sau bao nhiêu năm lăn lộn vất vả vì gia đình và vì con cháu thì lúc này mình về nghỉ ngơi nhưng họ vẫn luôn muốn con cháu phải thừa nhận những gì họ làm được, họ đã cống hiến. Tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra hiện nay là những giá trị của gia đình đang bị đảo lộn, trong gia đình người nắm kinh tế là những người có tiếng nói ảnh hưởng, và có quyền quyết định tới các thành viên khác trong nhà và những người phụ thuộc như NCT lại bị coi là “vô tích sự” chính vì vậy những lời nói hay ý kiến của họ ít được coi trọng. Đây là một yếu tố gây nên sự tổn thương về tâm lý của NCT. Một nhu cầu được xem là rất cao đối với NCT ở giai đoạn này, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, bởi đây là giai đoạn mà các bộ phận trên cơ thể bắt đầu lão hóa dần, khả năng phục hồi là rất thấp. Cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi, thêm vào đó là những năm tháng lăn lộn vất vả của tuổi trẻ đã để lại những di chứng cho cơ thể như: đau nhức chân tay, lưng còng, gồi mỏi, mắt mờ... Chính vì vậy mà một nhu cầu tất yếu là họ được thăm khám và chăm sóc về mặt y tế để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, đối với NCT họ cũng luôn luôn cần những nhu cầu khác như được đảm bảo an toàn, được sống trong môi trường ấm cúng hạnh phúc, yêu thương và kính trọng. Được tiếp tục thể hiện những tài năng mà mình đã có trước đây để tiếp tục cống hiến cho đời, được chơi những thú vui mà trước đây vì công việc, vì thời gian họ không làm được như: trồng hoa cây cảnh, nuôi chim, chơi cờ …
  • 33. 30 Như chúng ta đã biết để thực hiện được những nhu cầu bậc thấp là yếu tố tối thiểu nhất cần phải có, còn những nhu cầu bậc cao cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp một cá nhân có thể phát triển tốt. Song với một bộ phận nhỏ NCT một số nhu cầu cơ bản ấy vấn chưa được đáp ứng và thực hiện một cách đầy đủ thì những nhu cầu bậc cao kia khó mà thực hiện được. 1.2.2 Lý thuyết nhận thức hành vi Lý thuyết nhận thức hành vi là một phần trong quá trình phát triển của lý thuyết hành vi và trị liệu được các tác giả như Beak (1989) và Ellis (1962) đưa ra. Những nhà nghiên cứu cố gắng kết hợp logic giữa tư duy và nhận thức. Lý thuyết này đánh giá rằng hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Người ta cho rằng hành vi không phù hợp là xuất phát từ việc nhận thức sai lệch hoặc lý giải về môi trường sai lệch. Chính vì vậy muốn thay đổi hành vì thì một yếu tố nhất thiết là cần phải thay đổi lại nhận thức về vấn đề đó. Thuyết hành vi nhận thức có sự khác biệt với thuyết hành vi của Watson, Skinner hay Pavlov. Với những lý thuyết về hành vi trước đây các tác giả nghiên cứu hành vi dựa trên sự phản xạ. Tức là có phản xạ thì tất yếu sẽ có hành vi đáp trả lại sự phản xạ đó. Nhưng khi phản xạ kết thúc hay khi ngừng phản xạ thì hành cũng dần mất đi. Nhưng thuyết hành vi nhận thức lại xuất phát từ nhận thức của cá nhân. Nhận thức chi phối hành vi vì vậy đôi khi chưa có sự thay đổi của nhận thức thì hành vi khó mà thay đổi được kể cả khi ý thức không tư duy đến vấn đề nhưng hành vi đó vẫn diễn ra. Áp dụng vào đề tài nghiên cứu thấy rằng: Bạo hành trong gia đình là một vấn đề sai, và đặc biệt bạo hành đối với NCT lại càng sai. Đây là hành vi không được pháp luật và xã hội chấp nhận, đi ngược lại với giá trị truyền thống, đạo đức và văn hóa xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thậm chí là tính mạng của những nạn nhân - NCT. Dù vẫn biết đây là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, nhưng nạn bạo hành gia đình nói chung và bạo hành đối với NCT nói riêng vẫn
  • 34. 31 còn đang tồn tại ở hầu hết trên khắp các vùng miền và dân tộc. Điều này xuất phát từ những nhận thức sai của những người gây nên bạo hành. Nhiều người nghĩ rằng mình là chủ gia đình, là người làm ra kinh tế nên mình có cái quyền bắt người khác trong gia đình phải tuân theo, phải phục vụ mình ngay cả khi đó là cha mẹ. Trong suy nghĩ của họ NCT trong gia đình, dù họ là cha mẹ mình hay cha mẹ của vợ hoặc chồng thì họ đều là những người già cả, không làm được việc, hay ốm đau mang lại gánh nặng cho gia đình khi phải vừa nuôi dưỡng vừa chăm sóc sức khỏe lại vừa phải động viên, chiều chuộng. Chính những nhận thức sai lầm này đã làm cho họ có những hành vi không đúng đối với NCT như: không tôn trọng, mắng chửi, hắt hủi, không cho ăn, sỉ nhục về tình thần, đuổi ra khỏi nhà, thậm chí là đánh đập… Vậy để thay đổi được tình trạng này, cần giúp họ thay đổi nhận thức của mình đối với cha mẹ mình. Rằng cha mẹ là người đã sinh ra ta, cho ta cuộc sống, đã nuôi dưỡng ta thành người, cả cuộc đời cha mẹ đã hi sinh rất nhiều để mong ta có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và đến bây giờ khi cha mẹ đã già yếu không còn khả năng để làm ra của cải vật chất nữa thì cha mẹ rất cần nương tựa vào những người con như chúng ta. Đối với cha mẹ niềm hạnh phúc lớn nhất là được gần gũi con cháu, được con cháu yêu thương, kính trọng… Từ việc thay đổi nhận thức như vậy sẽ giúp họ thay đổi hành vi của mình, dần dần xây dựng những hành vi mới tốt đẹp như yêu thương, kính trọng… hơn với cha mẹ và những người lớn tuổi xung quanh mình. 1.2.3 Lý thuyết hệ thống Thuyết hệ thống ra đời từ năm 1940, do nhà sinh vật học Ludwig Von BertaLffy phát hiện. Để phản đối chủ nghĩa đơn giản hoá và việc cô lập hoá các đối tượng của khoa học, ông đưa ra quan điểm rằng tất cả cơ quan đều là các hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của cá hệ thống lớn hơn. Hệ thống là tổng hoà các thành tố, các thành phần, các bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng với nhau theo một kiểu nào đó thành 1 cơ cấu toàn vẹn hoàn chỉnh.
  • 35. 32 Von BertaLffy đã xác định một vài quy tắc quan trọng trong việc hiểu thế nào là một hệ thống và nó hoạt động như thế nào, các quy tắc đó là: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn và hệ thống lớn hơn có ảnh hưởng tới những hệ thống nhở hơn nằm trong đó; Một hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con; Hệ thống có tính phụ thuộc (có ba loại tính phụ thuộc: Tính phụ thuộc trong hệ thống, tính phụ thuộc giữa các hệ thống, tính phụ thuộc vào môi trường); Tổng thể có nhiều đặc tính hơn tổng cộng các đặc tính của tất cả các thành viên (sự tương tác giữa các phần tử tạo ra đặc tính mới cho tổng thể, những đặc tính này trước đây chưa có ở bất cứ thành viên nào trong hệ thống); Hệ thống có tính tương tác vòng. Vận dụng vào vấn đền bạo hành đối với NCT ta thấy rằng nếu như gia đình là một hệ thống thì bản thân NCT là một bộ phận trong hệ thống đó, vì vậy mà thái độ, hành vi, cách ứng xử, các hành vi bạo hành của các thành viên trong gia đình (được hiểu là các bộ phận khác của hệ thống gia đình) sẽ tác động một cách trực tiếp và gián tiếp lên NCT. Từ cách vận dụng này cho ta thấy thân chủ thiếu hụt ở những hệ thống nào, mặt nào trong cuộc sống. Mặt khác, khi nhìn nhận gia đình là một hệ thống thì cần đặt nó trong mối tương quan với các hệ thống xung quanh như các gia đình làng xóm, họ hàng, dòng tộc, địa phượng… các hệ thống này có cách nhìn nhận, và phản ứng như thế nào khi NCT bị bạo hành, các nhân tố bên ngoài đó có tác tác động làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn hay làm giảm mức độ của vấn đề hay không. Qua những vấn đề trên cho thấy muốn thay đổi vấn đề của thân chủ là NCT mà chỉ tác động vào bản thân NCT thì sẽ không đủ và không giải quyết bền vững cho vấn đề bới NCT vốn là một bộ phận nằm trong hệ thống gia đình chịu sự tác động của toàn bộ nền an sinh của gia đình và các nhân tố môi trường bên ngoài gia đình. Chính vì thế mà khi giải quyết vấn đề bạo hành cho NCT tuổi thì ngoài hỗ trợ cho NCT thì đòi hỏi ta cần làm việc và tác động đối với các cá nhân – là những thành viên còn lại trong gia đình đặc biệt là tác nhân gây nên vấn đề (người gây ra bạo hành cho NCT) và những
  • 36. 33 nhân tố môi trường bên ngoài gia đình NCT như: làng xóm, gia tộc, dòng họ, chính quyền địa phương... thì vấn đề mới có thể giải quyết được một cách triệt để. 1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 1.3.1 Vị trí địa lý và đặc điểm dân cƣ Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía Đông - Nam của tỉnh, phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội 300km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam, tổng diện tích tự nhiên là 134,96 km2 , quy mô dân số là 435.208 người, gồm 18 phường và 7 xã mới sát nhập từ huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc.[31,tr1] Diện tích đất tự nhiên 6.751 km2 trong đó đất ở 13.4%; đất nông nghiệp 49%; đất lâm nghiệp 1,6%; đất chuyên dùng 25.8%; đất chưa sử dụng 1,6%. Mật độ dân số 3.590 người/km2 . Sau khi sát nhập thêm 7 xã của huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc diện tích sẽ tăng lên 135 km2 .[31,tr1] Là vùng đất có núi sông bao bọc lại nằm kề cạnh biển đông, Vinh có một vị trí đặc biệt mà bất cứ nhà chiến lược thời đại nào cũng chú ý tới. Vinh cũng là nơi hội tụ tiềm lực nhân văn. Vinh là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục và du lịch của Nghệ An. Vinh có lịch sử từ lâu đời, trải qua bao thế kỷ từ Kẻ Vạn (tiếng nôm), Kẻ Vịnh (tiếng hán) rồi Vĩnh Giang, Vĩnh Doanh sau chuyển thành Vĩnh Thị. Và sau đó người tây Âu gọi là Vinh (Vĩnh gọi không có dấu) và kể từ năm 1789 đến nay từ Vinh được đặt tên cho thành phố này. Vinh có vị trí địa lý thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường 1A chạy qua, có sân bay Vinh,... Vinh hội tụ tất cả những tinh hoa Xứ
  • 37. 34 Nghệ, có tiềm năng du lịch phong phú đa dạng, hấp dẫn trong thành phố: Thành cổ Vinh, Lâm viên Núi Quyết, Chùa Cần Linh, đền Hồng Sơn, rừng Bần - Tràm chim, chợ Vinh và các bảo tàng, khu vui chơi giải trí... 1.3.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Vinh. Về tốc độ phát triển kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng GDP thành phố Vinh giai đoạn 2005 - 2010 đạt bình quân 14%/năm, giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12,5%/năm, phấn đấu đến đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm, đến năm 2020 tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 41,5%/năm GDP của tỉnh và chiếm 18,2% GDP của vùng Bắc Trung bộ.[31,tr2] Đô thị Vinh được phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các đô thị cũ được cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới được xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng của vùng; hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đáp ứng các chỉ tiêu đô thị loại 1 và đô thị trung tâm vùng. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Giai đoạn đến năm 2010, thành phố xác định phát triển kinh tế theo cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp; giai đoạn sau năm 2010 cơ cấu kinh tế theo hướng: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp. Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp - xây dựng qua 15 năm có bước phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn giai đoạn 2000 đến 2010 là 12,5%, từ giai đoạn 2010 đến nay là 18,8%. Vinh đang phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, lao động và thị trường. Hướng tới phát triển Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung bộ về một số ngành công nghiệp như: cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp phần mềm, công nghiệp công nghệ thông tin, các ngành công nghiệp sạch.[31,tr3] Dịch vụ: Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên địa bàn qua 15 là 10,7% [31,tr3]. Các hoạt động dịch vụ đều có mức tăng trưởng khá. Các đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch tăng
  • 38. 35 trưởng mạnh và khá đa dạng. Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển khá nhanh cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Thương nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh, đảm bảo nắm được trên 70% lưu chuyển hàng hoá bản lẻ và gần 30% lưu chuyển bán buôn. Thành phố đang xây dựng Vinh - Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung bộ, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh và vùng Bắc Trung bộ. Nông nghiệp: phát triển thành phố theo hướng nông nghiệp sạch, an toàn và hiệu quả cao nhằm phục vụ dân cư đô thị, các khu công nghiệp. Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng chuyển từ độc canh trồng cây lương thực sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thành phố đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ - cây trồng, hình thành vùng rau an toàn, hoa cây cảnh, cải tạo vườn tạp, phát triển mạnh nghề nuôi trồng thuỷ sản. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiêp trên địa bàn năm đạt 277.400 triệu đồng. [31,tr 4] Giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ: Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường. Đề án kiên cố hoá trường lớp và kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia được triển khai tích cực và có hiệu quả. Mục tiêu 100% trường Tiểu học, Trung học cơ sở và 60% trường học mầm non có nhà cao tầng đã được thực hiện. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Thành phố đã phổ cập xong chương trình trung học cơ sở. Tính đến nay có 19 trường được công nhận Chuẩn Quốc gia. Đào tạo nghề có bước phát triển khá, trong giai đoạn 2010 - 2015 đã đào tạo được cho hơn 326.000 lượt người, giới thiệu việc làm cho 321.484 lao động.[31,tr4] Văn hóa - thể thao và y tế: xây dựng Vinh trở thành trung tâm văn hoá - thông tin của vùng với các công trình tiêu biểu sau: Tháp truyền hình, Trung tâm truyền hình khu vực; Hệ thống các cơ quan thông tin - báo chí của vùng; chi nhánh Bảo tàng dân tộc học (Bắc miền Trung); Trung tâm điện ảnh; Thư viện Trung tâm; Nhà văn hoá các
  • 39. 36 dân tộc Bắc Trung Bộ; Cung văn hoá thanh thiếu niên; Công viên thế giới tuổi thơ tại Cửa Lò; xây dựng thành phố Vinh trở thành một trong các trung tâm thể thao lớn của cả nước, là trung tâm thể thao của vùng Bắc Trung Bộ với các cơ sở sau: Trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá ở các lứa tuổi; Trung tâm tập huấn quốc gia; Sân vận động Vinh với sức chứa trên 30.000 người; Khu liên hợp thể thao quy mô vùng bao gồm sân vận động, khu luyện tập, bể bơi...; Nâng cấp Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An đủ khả năng giám sát và khống chế các dịch bệnh trên địa bàn. Xây dựng Trung tâm sức khoẻ sinh sản. Phát triển các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh để trở thành các cơ sở y tế hạt nhân hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ. 1.3.3 Tình hình kinh tế - xã hội của phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng Dũng  Phường Hưng Dũng Nhắc đến Làng Đỏ thì dân Nghệ Tĩnh phần đa đều hiểu đó là phường Hưng Dũng, thành phố Vinh ngày nay. Hưng Dũng được biết đến như một vùng đất yêu nước với phong trào đấu tranh cách mạng sôi nổi ở Nghệ An. Là một Phường nằm phía Đông của thành phố Vinh, Hưng Dũng có diện tích: 525 ha, dân số: 14552 khẩu, được chia thành 18 khối trong đó có 17 khối dân cư, 1 khối chung cư .[30,tr1] Về kinh tế: Phường chủ yếu phát triển về Dịch vụ - Thương mại, Buôn bán... Công trình: có các trường học, bệnh viện lớn: Đại học Y, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Bệnh viện Đa khoa Nghệ An, Bệnh viện Nhi.... Di tích: Phường Hưng Dũng là cái nôi Cách mạng với truyền thống quê hương “Làng Đỏ”. Phường có các di tích văn hóa nổi bật như: Cây xanh chùa Ni, Nhà truyền thống (Đình Trung), Nhà thờ họ Nguyễn Sỹ, Nhà ông Nguyễn Hữu Diên, Dăm Mụ Nuôi.  Phường Bến Thủy
  • 40. 37 Nhắc đến địa danh Bến Thủy, chúng ta nhớ ngay đến những người con can trường, bất khuất trong đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu mạnh trong thời kỳ đổi mới. Phường Bến Thủy có diện tích tự nhiên 2,91km2, dân số hơn 17.000 người, trên 3.404 hộ [29,tr1]. Trên địa bàn phường có nhiều đầu mối giao thông quan trọng phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh được ngăn cách bằng con sông Lam hiền hòa thơ mộng. Với lợi thế địa bàn rộng, dân cư đông đúc, có trường Đại học Vinh, chợ khu vực và nhiều cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn. Đảng ủy, chính quyền phường Bến Thủy tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, tạo điều kiện để tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và nông nghiệp đô thị phát triển ổn định. Tổng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh ước thực hiện trong năm 2012 là 268 tỷ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,5%.[29,tr2] Công tác giáo dục đào tạo của Bến Thủy đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đảng ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các trường chăm lo phát triển chất lượng giáo dục toàn diện. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trong đông đảo quần chúng nhân dân. Toàn phường đã xây dựng được 10 khu dân cư tiên tiến, 14 ngõ phố văn minh, 86,7% gia đình văn hóa, 35,7% gia đình văn hóa thể thao.[29,tr2] An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo. Phường đã xây dựng và triển khai thực hiện một số mô hình: “Khối phố đảm bảo an ninh trật tự và văn minh đô thị”; “Khối phố từ có đến không ma túy” ….
  • 41. 38 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ BẠO HÀNH VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TRONG CÁC GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN 2.1 Thực trạng bạo hành đối với NCT trong các gia đình đô thị tại đại bàn nghiên cứu 2.1.1 Thực trang bạo hành đối với NCT chung và ở Nghệ An * Thực trạng chung về bạo hành NCT Việt Nam đang ở vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 1,6 triệu người bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh điều kiện thuận lợi về dân số trước mắt thì xu hướng già hóa dân số cũng sẽ diễn ra nhanh ở nước ta. Theo điều tra Biến động Dân số - Kế hoạch hóa gia đình năm 2010, NCT Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2010, tổng dân số Việt Nam là 86,75 triệu người, trong đó NCT là 8,15 triệu người, chiếm 9,4% dân số. Trong 8,15 triệu NCT có 3,98 triệu người từ 60 - 69 tuổi (4,51% dân số), 2,79 triệu người 70 - 79 tuổi (3,22% dân số), 1,17 triệu người trên 80 tuổi (1,93% dân số) và khoảng 9.380 người trên 100 tuổi. Hiện có 72,9% NCT sống ở nông thôn và 27,1% sống ở thành thị[1,tr2]. Trong những năm qua, mặc dù công cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa đã đạt được những bước tiến bộ quan trọng, nhưng vấn đề bạo hành gia đình ở nước ta vẫn đang xảy ra và trở thành một vấn đề nóng bỏng của xã hội. Những năm gần đây hiện tượng bạo hành gia đình được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên phạm vi toàn quốc từ năm 2009 đến năm 2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ nữ là
  • 42. 39 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với NCT là 16.148 vụ. [28.1] Hình 2.1: Tỷ lệ các nhóm nạn nhân của nạn bạo hành gia đình trên cả nước (1) Nhìn vào biểu đồ thấy được trong số những vụ bạo hành thì nhóm nạn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là phụ nữ. Tuy nhiên, nhóm NCT vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong các vụ bạo hành gia đình nói chung. Tiêu biểu trong những năm qua rất nhiều đài báo đã đưa thông tin về những vụ bạo hành làm chấn động xã hội như: Trường hợp ông Q ở Quảng Nam bị chính người con trai ruột của mình nhốt trong căn phòng nhỏ ngoài vườn và khóa lại, không cho ông giao lưu và gặp gỡ với ai… lại để mặc ông với một không gian mấy mét vuông vừa làm chỗ ngủ, chỗ ăn và làm chỗ đi vệ sinh. Hay trường hợp ông T và bà H ở Thành phố Hồ Chí Minh, dù có tới hơn 10 người con nhưng ông bà lại bị chính những người (1) Báo cáo về tình hình bạo hành gia đình của Bộ Công an năm 1009 đến năm 2012
  • 43. 40 con đó của mình đuổi ra khỏi ngôi nhà của mình. Hay trường hợp anh con trai lập kế hoạch đuổi cha mẹ và người em trai bị tâm thầm ra khỏi nhà để chiếm nhà đất… Tại Nghệ An: Nghệ An là một tỉnh có số lượng NCT khá cao, theo thống kê của sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An thì tính đến tháng 1 năm 2014 trên toàn tỉnh có 60.215 người trong đó riêng thành phố Vinh chiếm 2014 người. Trong những năm vừa qua Đảng bộ và nhân dân trong toàn tỉnh đã và đang tích cực vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các chiến lược đổi mới nền kinh tế thị trường để nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống cho người dân, tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân cũng như với NCT có được một cuộc sống tốt hơn và có những đóng góp mới cho xã hội. Chính vì vậy cuộc sống của những NCT tại nơi đây có nhiều thay đổi hơn so với trước kia. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận NCT còn sống trong những hoàn cảnh, môi trường rất khó khăn như: NCT sống đơn thân, NCT bị bạo hành, NCT bị coi thường, bị đuổi ra khỏi nhà… mà nổi lên trong đó là vấn đề NCT bị bạo hành ngay trong chính gia đình của họ. Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An và Hội Người cao tuổi tỉnh Nghệ An trong năm 2010, Nghệ An có 1.923 gia đình còn tình trạng bạo hành gia đình nói chung. Nổi lên ở một số huyện như: Kỳ Sơn (263 vụ), Quỳ Hợp (195 vụ), Nghĩa Đàn (180 vụ), Nghi Lộc (143 vụ) [8,tr2]… Trong tổng số 1.923 vụ bạo hành gia đình đó 196 vụ bạo hành đối với NCT [8,tr2]. Đây mới chỉ là những vụ bạo hành NCT đã thống kê được – tức là những vụ đã được thông qua các cơ quan xử lý trên địa bàn và đây cũng là “một phần nổi của tảng băng chìm” của vấn đề bạo hành trong gia đình. Không chỉ nổi lên bởi số lượng các vụ bạo hành tăng cao mà ở Nghệ An tồn tại đầy đủ các hình thức bạo hành đối với NCT như bạo hành về thể chất, bạo hành về mặt tình dục, bạo hành về kinh tế và nổi lên hơn cả là bạo hành về mặt tinh thần. Trong những năm qua vấn đề bạo hành đối với NCT ở Nghệ An thường được thống kê chung trong các số liệu của vấn đề bao hành gia đình.
  • 44. 41 2.1.2 Thực trạng bạo hành NCT tại địa bàn thành phố Vinh Thành phố Vinh là một trung tâm chính trị xã hội lớn nhất của tỉnh Nghệ An. Trải qua những năm tháng phát triển thành phố Vinh đã ngày một khẳng định được vị thế là một trong những thành phố thuộc khu đô thị loại một của cả nước, đời sống của người dân nơi đây có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển cũng như bộ mặt của thành phố nói chung trong đó có vấn đề bạo hành đối với NCT. Mặc dù so với các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh, thành phố Vinh là khu vực có số vụ bạo hành gia đình nói chung còn chiếm số lượng ít. Song điều này không có nghĩa là vấn đề bạo hành gia đình ở thành phố Vinh không tồn tại. Số vụ bạo hành và giảm không nhiều so với các năm. Thông qua bảng số liệu sau ta có thấy được điều đó.
  • 45. 42 Bảng 2.1: Số vụ bạo hành trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 2010 đến năm 2013(1) (Đơn vị: vụ) STT Phƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 1013 1 Đông Vĩnh 5 5 4 4 2 Đội Cung 6 5 5 4 3 Cữa Nam 4 6 5 4 4 Bến Thủy 7 6 5 6 5 Hà Huy Tập 6 5 4 5 6 Trung Đô 8 6 6 4 7 Trường Thi 6 6 5 5 8 Hưng Bình 6 6 4 6 9 Quán Bàu 7 5 6 5 10 Nghi Phú 7 6 5 5 11 Lê Mao 5 4 5 4 12 Hưng Dũng 8 7 5 6 13 Quang Trung 6 5 6 4 14 Hồng Sơn 5 4 5 4 15 Lê Lợi 4 5 4 3 16 Vinh Tân 5 5 6 5 17 Hưng Lộc 7 6 5 4 18 Hưng Hòa 4 5 5 4 Toàn thành phố 106 97 95 92 (1) Báo cáo của Hội liên hiệp tỉnh Nghệ An
  • 46. 43 Bảng trên cho thấy tình hình bạo hành gia đình của thành phố Vinh vẫn đang là một vấn đề thách thức bởi số vụ bạo hành xảy ra vẫn còn nhiều và tỷ lệ giảm lại rất ít qua các năm. Trong vòng 3 năm kể từ năm 2010 đến năm 2013 chỉ giảm được 14 vụ. 2.1.3 Thực trạng bạo hành NCT tại địa bàn phƣờng Bến Thủy và phƣờng Hƣng Dũng thành phố Vinh Bạo hành đối với NCT vốn là vấn đề khá nhạy cảm, chính bản thân NCT - những người là nạn nhân của bạo hành đều im lặng và không muốn nói ra với ai vì càng nói ra càng cảm thấy xấu hổ đối với mọi người. Chính vì vậy, đây là vấn đề khó có thể thống kê bằng những văn bản chính thức, và nếu có thống kê đi chăng nữa thì cũng chỉ những vụ nào có hậu quả chấn động làng xóm xung quanh mới được kể lại và can thiệp. Theo thống kê của Hội Người cao tuổi và Hội liên hiệp phụ nữ phường Bến Thủy và phường Hưng Dũng thì từ năm 2010 đến nay cả hai phường đã xảy ra 52 vụ bạo hành gia đình nói chung trong đó có bạo hành đối với NCT là 9 vụ. Riêng bạo hành đối với NCT tại phường Bến Thủy là 4 vụ, và vấn đề này tại địa bàn phường Hưng Dũng là 5 vụ. Đây chỉ là những vụ bạo hành được chính quyền biết đến, can thiệp và thống kê. Còn con số diễn ra trên thực tế - “phần chìm của tảng băng” còn nhiều hơn những con số đã thống kê kia. “Ở đây cũng thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng con cái đánh và chửi cha mẹ nhưng họ hay giải quyết mâu thuẫn trong gia đình với nhau thôi chứ không báo lên chính quyền địa phương làm gì, rắc rồi thêm”.(1) (1) PVS Chị L.T.H khối 16 phường Hưng Dũng
  • 47. 44 Thông qua quá trình phỏng vấn sâu đối với các cá nhân trong công đồng về vấn đề bạo hành với NCT xảy ra tại địa phương phần nào cho ta được cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề đó. Khi hỏi về cách nhìn nhận và nhận thức về bạo hành gia đình cũng như bạo hành đối với NCT thì không chỉ những người dân tại địa phương mà ngay cả với nhóm những thành viên trong gia đình có NCT ta thấy: Phần lớn những người được trả lời cho rằng: Mắng chửi, xô sát xảy ra giữa các thành viên trong gia đình NCT là vấn đề “nội bộ trong gia đình” và là chuyện “tất yếu” có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi con người. Và người ta dùng quan niệm “cái bát cái đũa còn va chạm huống gì là con người” để giải thích cho sự “tất yếu” của vấn đề bạo hành với NCT. Có thể thấy được rằng vấn đề bạo hành đang là một câu hỏi khó đối với toàn xã hội khi mà nhận thức của người dân đối với vấn đề này còn chưa đầy đủ và chưa đúng về bạo hành. “Nói đến chuyện con dâu đánh đập nhau với bố mẹ chồng thì ở xóm này xảy ra ít, còn trường hợp mà mẹ chồng bị con dâu chửi thì nhiều lắm, tui (tôi) nghĩ đó không phải là bạo hành người cao tuổi vì cuộc sống gia đình tránh sao được sự va chạm và xích mích. (1) Qua phỏng vấn sâu về cách nhìn nhận và đánh giá của những người dân nơi đây đã giải thích cho ta thấy được phần nào của việc bạo hành đối với NCT là một vấn đề không dễ để thống kê, cũng như những con số đã thống kê được so với thực tế xảy ra khác nhau ở mức nào. 2.1.3.1 Các hình thức bạo hành - Bạo hành về thể chất (1) PVS Chị T.T.M Khối 14 phường Bến Thủy
  • 48. 45 Bạo hành gia đình về mặt thể chất đối với NCT chính là hành vi NCT bị chính những người họ thương yêu nhất là con cháu và người thân trong gia đình có những hành vi làm tổn thương đến thể xác thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Nghe qua tưởng chừng như đây là những điều không có thật, là ngược đời và trái với đạo lý làm người bởi cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng một đứa con bằng tất cả tình yêu thương, sự che chở, lòng hi sinh để mong cho con cái khôn lớn. Nhưng cái điều vốn được xem là ngược đời đấy lại tồn tại rất nhiều trong xã hội chúng ta. Trong các dạng thức bạo hành đối NCT thì bạo hành về thể chất là một dang bạo hành gây nên cho NCT nhiều tổn thương. NCT dù họ không làm ra các giá trị vật chất nhưng họ vẫn là người lớn tuổi nhất, là người đã sinh thành và nuôi dưỡng những “chủ nhân” của ngôi nhà, mà lại bị hành hạ bởi chính con cháu của mình thì đây không chỉ là một điều làm tổn thương về thể xác mà còn làm tổn thương lớn tinh thần, đặc biệt là lòng tự trọng. Hơn nữa, về đặc điểm tâm sinh lý NCT là những người bắt đầu có sự lão hóa về cơ thể và sự suy yếu về sức khỏe nên khi chịu những hành vi xâm phạm đối với thân thể có thể để lại cho họ những di chứng khó có thể lành lại được và thậm chí là mang những đâu đớn đó cho đến hết cuộc đời. “Hôm đó tôi và con dâu có cãi nhau vì chuyện không khí trong nhà, hai bên to tiếng một lúc nó chỉ tay vào mặt tôi xưng mày, tau: “tao chưa bao giờ coi mày là mẹ”. Bức xúc quá tôi có bảo “cha mẹ mày dạy mày thế à” nó liền lao vào tát tôi 3 cái như trời giáng vào mặt. Khi nghe tôi hét lên hàng xóm chạy đến thì nó xách valy, bồng con về nhà mẹ đẻ”.(1) Thông qua quá trình điều tra và phỏng vấn sâu thấy được hiện tượng bạo hành đối với NCT tại đây vẫn còn xảy ra phổ biến: (1) Bà N.T.T trú tại khối 11 phường Bến Thủy kể lại
  • 49. 46 Bà T vốn là một cán bộ hưu trí khi về nghỉ hưu cả bà và ông đều có lương và không phải phụ thuộc con cháu về mặt kinh tế. Nhưng từ khi gia đình bà có con dâu mới mọi thứ trong gia đình như đảo lộn lên. Về làm dâu mà cô con dâu vẫn giữ nguyên thỏi đỏng đảnh như thời còn chưa chồng, cả 2 vợ chồng vốn đã không có công việc làm ổn định nhưng vẫn thích ăn chơi và đua đòi, với đồng lương hưu của ông bà lo được cho gia đình là một chuyện không dễ nên khi con dâu xin tiền tiêu bà không có để cho thế là cô con dâu trở nên thay đổi, cấm tiệt ông bà không được gần gũi với các cháu. Điều này đã làm cho không khí gia đình trở nên rất căng thẳng. Ông bà đành bất lực nhìn cháu từ xa, nhiều lúc rất muốn lại bế cháu hay chơi với cháu nhưng hễ cứ đụng vào người cháu là cô con dâu lại giật đứa bé lại từ tay ông bà. Và đến hôm nay không chịu đựng được cảnh gia đình “lạnh” nên bà gọi con dâu lại nói chuyên. Sau đó cái điều mà lâu nay bà không tưởng cũng đã xảy. “Tui (tôi) cảm thấy rất nhục nhã xâu hổ với hàng xóm và những người xung quanh, từng này tuổi rồi cha mẹ và chồng chưa đánh lần nào thế mà bây giờ hắn (nó) tát thẳng vào mặt”.(1) Thông qua kết quả điều tra ta thấy được tỷ lệ số người được hỏi trả lời về việc thấy các hành vi về bạo hành thể chất đối với NCT xảy ra tại phường Bến Thủy và phường Hưng Dũng như sau: (1) PVS Bà N.T.T - Khối 11 phường Bến Thủy.
  • 50. 47 Bảng 2.2: Các hành vi bạo hành với NCT diễn ra tại phường Hưng Dũng và Bến Thủy Các hành vi bạo hành Có thấy Không thấy Không biết Số người tỷ lệ% Số người tỷ lệ% Số người tỷ lệ% Con cháu mắng chửi, lăng mạ 179 89 11 6 10 5 Đánh đập 102 51 86 43 12 6 Đập phá đồ đạc 156 78 42 21 2 1 Bị đe dọa, bỏ đói 72 36 114 57 14 7 Bị đuổi ra khỏi nhà, ép phải bỏ đi 50 25 144 72 6 3 Trong các hành vi bạo hành về thể chất đối với NCT xảy ra tại địa bàn nghiên cứu thì hành vi con cháu chửi mắng và lăng mạ vẫn tồn tại nhiều nhất. Những hành vi này diễn ra nhiều sau mỗi cánh cữa của gia đình và được người dân nơi đây gọi là “va chạm”. Ngoài ra, vẫn có rất nhiều người được hỏi trả lời cho rằng: vẫn tồn tại trường hợp đánh mắng, đuổi hoặc ép phải đi ra khỏi nhà, bỏ mặc không liên hệ không quan tâm và không chăm sóc…. Khác với hoàn cảnh của bà T đã nêu trên bà L ở khối 9, phường Hưng Dũng dù không có lương nhưng bà lại có một mảnh đất ngay ở vị trí trung tâm của thành phố. Đây là miếng đất hương hỏa của tổ tiên mà trước khi chết chồng bà trăn trối lại là dù bằng giá nào cũng không được bán. Nhưng ba anh con trai của bà lại không như vậy. Sau bao nhiêu lần dụ giỗ bà bán đất mà không được họ quay sang dùng áp lực và bắt bà phải bán đất, dùng áp lực không được người con thứ 2 của bà đọa đánh bà. Không thể chống lại được con nên bà đành mang giấy tờ đất giao lại cho con. Bán xong đất rồi 3 anh con trai chia nhau dành hết số tiền mà không anh nào chịu nhận nuôi bà. Bà trở thành người không nhà từ đó. Bà phải đi ở đợ cho một nhà trong thành phố để có chỗ ở