SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 23
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới,hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi 2 mục tiêu chung -
tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư. Trong
các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu có tầm quan
trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau.Như chúng ta đã
biết trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008 lạm phát ở nước ta đã
tăng đến mức báo động, buộc các nhà hoạch định chính sách phải quyết định lựa
chọn tăng trưởng kinh tế hay lạm phát- một bài toán kinh tế cơ bản nhưng hết sức
nan giải.
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong nền kinh
tế. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và
không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế . Lạm phát là một vấn đề
không phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinh
tế với các mức tăng trưởng kinh té khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp.
Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một
đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Việc xác định mối
quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà
kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới xác lập mối quan hệ
định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể sử dụng lạm phát là
một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ
mô đưa ra là nhằm nâng cao lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ
thuận với nhau và do vậy các giải pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ
được xem xét ở mức độ hợp lý. Còn không, các nhà hoạch định chính sách phải
cân nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở
thành thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mức độ kiểm soát. Ở nước ta trong bối
cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những là
một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị.
Đó là lí do chúng em chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua”. Bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu
sót, mong thầy xem xét.
2
I. Khái niệm:
1. Lý thuyết về lạm phát:
1.1 Định nghĩa:
Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức
giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài.
3
Bản chất của lạm phát là hiện tượng tiền tệ khi những biến động
tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài.
1.2 Các loại lạm phát:
Lạm phát vừa phải (mild inflation) là lạm phát ở mức độ thấp còn
gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm trong
khoảng 10% trở lại.
Lạm phát phi mã (strato inflation) là lạm phát xảy ra khi giá cả bắt
đầu tăng với tỷ lệ hai con số như 10% - 99%. Khi lạm phát phi mã phát
sinh nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Siêu lạm phát (hyper inflation) xảy ra khi tốc độ tang giá với tỷ lệ
ba con số trở lên vượt xa lạm phát phi mã.
1.3 Nguyên nhân lạm phát:
Quan điểm 1: Lạm phát tiền tệ.
Lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng
thực sự của nền kinh tế.
Quan điểm 2: Lạm phát cầu – kéo:
Xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách làm tổng cầu
tiền tệ tang cao. Quan điểm này coi lạm phát như là cầu quá mức đối với nhiều mặt
hang trên thị trường.
Quan điểm 3: Lạm phát chi phí đẩy:
Xảy ra do chi phí sản xuất, kinh doanh tang cao như những cú sốc cung tiêu cực
hoặc do việc các công nhân đòi tang lương gây nên. Trong hoàn cảnh sản xuất
không tang hoặc tang ít trong khi chi phí tang lên (trước hết là chi phí lương) thì sẽ
sinh ra lạm phát chi phí.
1.4 Các chỉ số đo lường lạm phát:
a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá
cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa dịch vụ (được gọi là
“rổ” hàng hóa) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng của người dân qua
một thời gian nhất định.
Các yếu tố xác định CPI là:
- Giá bán lẻ hàng hóa: Được điều tra ở các chợ theo phiên (mỗi phiên
xác định 2 - 3 lần). Các chợ được chọn đại diện theo các địa bàn ở các
địa phương thuộc tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước.
4
- Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng: là cơ cấu chi tiêu cho các hàng
hóa, dịch vụ trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình.
b) Chỉ số giá sản xuất (PPI):
Đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được.
PPI khác với CPIở chỗ PPI không bao gồm sự trợ cấp, lợi nhuận và thuế.
c) Chỉ số giảm phát (GDP Deflation):
Dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị tiền được tiêu vào GDP (GDP danh nghĩa)
với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát (giá cố định hay GDP thực)
2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế:
2.1 Định nghĩa:
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) trong “Báo cáo về phát triển
thế giới năm 1991” cho rằng: Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của
những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản
phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số. Trong tác phẩm “kinh tế học
của các nước phát triển”, thì nhà kinh tế học E.Wayne Nafziger cho rằng: “Tăng
trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu
người của một nước.” Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể
định nghĩa một cách khái quát như sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng
sản phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân đầu người.”
2.2 Các công cụ phản ánh tăng trưởng kinh tế:
5
Để phản ánh tăng trưởng kinh tế , các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP –
một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế .
Phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế , người ta thiết lập mô hình tăng
trưởng kinh tế có tên là: “ mô hình solow “ . Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của
tiết kiệm , tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian
của sản lượng . Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn
về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc
nào cũng dương mà trong thời kì khủng hoảng , nền kinh tế suy thoái thì mức tăng
trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm.
2.3 Ý nghĩa tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng,
củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của Nhà nước đối với xa hội.
Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tang trưởng kinh tế còn là
điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã
phát triển.
3. Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng.
a) Theo lý thuyết của Keynes: Trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát
và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận
một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát
di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để
thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi.
b) Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát
là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lập luận này cũng được thể hiện trong công thức nổi
tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money):
MV = PY
Trong đó: M: cung tiền
V: Hệ số tạo tiền
P: Giá
Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)
Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần mà thu
nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm đến việc tăng
giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm
phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm đến
tăng trưởng kinh tế.
Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh
hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Nếu cung tiền
tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ
cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
6
c) Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif
2004) phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004)
cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền
thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh
tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng
có mối quan hệ cùng chiều.
Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế học
Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với
chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng”
(superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập
với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế.
d) Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) – một
nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển – thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ
làm cho tăng trưởng giảm.
Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau,
tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minh mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung của các trường phái
có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là mối
quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở
mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là
nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy
nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm
phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng
trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà
lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế.
II. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thế giới:
Hầu nhưtất cả các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi bốn mục tiêu chung
- tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư.
Trong các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu có tầm
quan trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau.
Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân sách, hạ lãi
suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… nhưng
nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng. Đó là chưa kể các yếu tố tác động bên ngoài
như giá nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tố thiên tai, dịch
bệnh như đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia cầm… vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa
làm giảm nguồn cung, tăng chi ngân sách…
7
Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu
dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu…
nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao. Chính vì mối quan hệ này,
trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào,
các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu
kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng
trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước.
Mỹ trong thời gian khá dài đã thực thi chính sách hy sinh mục tiêu tăng
trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Sau hơn mười năm tăng trưởng liên tục
khi kinh tế Mỹ bước vào chu kỳ suy thoái, nước Mỹ đã chuyển sang thực thi chính
sách hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng, mà biểu hiện rõ
nhất là chỉ trong một năm đã liên tục 12 lần cắt giảm lãi suất từ 6,7% xuống chỉ
còn 1%.
Khi tăng trưởng kinh tế phục hồi và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nước Mỹ lại
thực thi chính sách hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu chống lạm phát với
một trong những giải pháp cụ thể đã thực hiện là chỉ từ tháng 7-2004 đến nay đã
tám lần liên tục nâng lãi suất từ 1% lên 3%, và theo dự đoán của nhiều chuyên gia,
lãi suất của Mỹ sẽ còn tăng lên nữa, có thể đạt trên 4,5% vào cuối năm nay.
Trung Quốc sau 26 năm tăng trưởng liên tục với tốc độ cao - hiện giữ kỷ lục
về thời gian tăng trưởng liên tục mà trước đó Hàn Quốc đã giữ với 23 năm - cũng
đã muốn hạ bớt tốc độ tăng trưởng nóng và kiềm chế lạm phát, bằng việc giảm đầu
tư sau mấy năm ở mức cao nhất thế giới (trên 44% so với GDP).
TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2007
8
III. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:
1. Lạm phát ở Việt Nam:
1.1 Thực trạng và đặc trưng:
Kể từ khi đổi mới năm 1986 cho đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục tăng
trưởng khá cao (gần 7%/năm).
Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, tuy có gặp những khó khăn nhất định do tác
động từ bên ngoài, nhưng kinh tế – xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến
tích cực, GDP bình quân tăng trên 7,2%/năm, GDP bình quân đầu người tăng từ
416 USD năm 2001 lên khoảng 1.160 USD năm 2010, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20% xuống 12%, tỷ lệ
thất nghiệp giảm từ 6,3% xuống còn 4,6% năm 2010. Cùng với sự tăng tưởng về
kinh tế, diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi cả thế và lực.
Tuy nhiên, chúng ta luôn phải đối mặt với thách thức về ổn định kinh tế vĩ
mô, phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hiệu quả sử
dụng các nguồn lực chưa cao, môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng, bội
chi ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức báo động,
các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc… Những thách thức trên đẩy lạm
9
phát ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất cao. Lạm phát giai đoạn 2000 –
2006 giữ ở mức một chữ số; năm 2007, tăng lên đến 12,6%/năm; năm 2008, tiếp
tục tăng 19,89%; năm 2009, đạt 6,52%/năm; năm 2010 là 11,75%/năm. Năm 2011,
lạm phát tháng 6 đã tăng 20,82% so với cùng kỳ năm trước. Với mức lạm phát này
thì Việt Nam đang là một trong những nước có mức lạm phát cao nhất thế giới.
Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã và đang coi kiềm chế lạm phát là một trong
những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ.
Năm 2009:
Tháng Hai, Tết Kỷ Sửu và rằm tháng Giêng kéo giá lương thực, thực phẩm
và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. Ở đỉnh cao thứ nhất, CPI
tăng 1,17%, trước khi đảo chiều giảm âm 0,17% trong tháng Ba ngay sau đó, khép
lại vòng quy luật nén - nhả đầu tiên. Tồn kho hàng công nghiệp chế biến ước tính
5% GDP vào cuối năm 2008, đến thời điểm này tận dụng cơ hội để “xả hàng”. Tuy
nhiên, hoạt động sản xuất vẫn chưa lấy lại được sinh khí mới. GDP quý 1/2009 chỉ
tăng 3,1%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 3/2009 đã tăng 2,06% so với tháng
12/2008, đẩy nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,6% trong cùng so sánh. Đây
cũng là nhân tố chính tác động đến sức tăng của chỉ số giá giai đoạn này.
Từ khoảng tháng Tư, các chính sách như hỗ trợ 4% lãi suất; miễn thuế thu
nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009; giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu nhiều loại
hàng hóa; giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế giá trị gia tăng; và
12.60%
19.89%
6.52%
11.75%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
2007 2008 2009 2010
Lạm phát ở Việt Nam từ 2007 đến 2010
%/năm
10
hàng loạt chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, tăng chi tiêu công… bắt đầu chuyển
mạnh vào đời sống kinh tế xã hội.
Tác động trực tiếp tới sức mua, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tính cho tới tháng 8/2009 đã có sự cải thiện. So với cùng kỳ năm trước,
mức tăng đạt 18,4%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 9,3%.
Trong 8 tháng đầu năm 2009, sự dồn nén của chỉ số giá gây sức ép giảm lãi
suất hệ thống ngân hàng thương mại. Khởi đầu từ việc giảm lãi suất cơ bản từ 10%
xuống mức 8,5% từ cuối tháng 12/2008, đến 1/2/2009 lãi suất cơ bản của đồng
Việt Nam tiếp tục hạ xuống còn 7% và duy trì đến gần cuối năm.
Nguồn: VnEconomy.vn
Bước sang tháng Chín, đã xuất hiện những diễn biến “ngược dòng”. Ở giai
đoạn bật nhả đầu tiên, CPI đạt đỉnh ở mức tăng 0,62% trong tháng Chín rồi tạm
“nghỉ” ở mức tăng 0,37% của tháng Mười sau đó. So với chu kỳ trước, các con số
đỉnh và đáy tương ứng đều cao hơn, báo hiệu những lo ngại tiềm ẩn của lạm phát
tiếp tục gia tăng.
Về cầu kéo, tính đến 30/10/2009, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng
23,99%. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công bố, tín dụng tăng trưởng 37,73% so
với cuối năm 2008…
Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới, đến tháng 11/2009, giá gạo
5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 451,31 USD/tấn. Do có quyền số
cao tới hơn 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, tăng giá lương thực tác động mạnh
đến giá cả trong nước, CPI nhóm hàng này tháng 12/2009 đã tăng 7,54% so với
một năm trước đó.
11
Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 12,45%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng
tăng 12,58%; đồ uống thuốc lá tăng 7,56%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng
6,05%... trong 12 tháng qua.
Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tất cả các mức so
sánh. Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ chỉ số CPItháng cuốicùng của năm khiến niềm
vui chưa thể trọn vẹn trong những ngày đón năm mới 2010.
Năm 2011:
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 năm 2011 tăng 22.16% so với cùng kỳ
2010, cao gấp 3 lần so với mức tăng tương ứng của năm 2010 là 8.19% và cũng là
mức tăng rất cao so với nhiều năm gần đây(chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là năm
lạm phát tăng cao đột biến)
Trong rổ hàng hóa tính CPI, cấu phần có ảnh hưởng lớn nhất đến CPI chung
là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 21.2% và chiếm tỉ trọng 59.1%
Lương thực Tăng 9.8% Chiếm tỉ trọng 5.6%
Thực phẩm Tăng 26.12% Chiếm tỉ trọng 44.5 %
Nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng 19.05%, chiếm tỉ trọng 11.8%.
Nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 14.15%, chiếm tỉ trọng 10.6%
Nhóm đồ dùng, dịch vụ khác tăng 8.51%, chiếm tỉ trọng 1.99%
Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 8.65%, chiếm 4.4% tỉ trọng
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 6.48%, chiếm tỉ trọng 3.92%
Còn các nhóm khác dao động từu mức 4.32% đến 6.36%; trừ mặt hàng bưu chính,
viễn thông đạt mức -1.74%
Mặc dù CPI có xu hướng giảm nhưng trong cả giai đoạn CPI hàng tháng đều
có tốc độ tăng cao so với tháng trước. Trong 4 tháng đầu năm, CPi tháng 4 tăng đột
biến 3.32% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất sơ với cùng thời điểm trong
vòng 3 năm qua. Sau đó CPI đổi hướng giảm dần trong vòng 2 tháng tiếp theo và
CPI tháng 6 dừgn ở con số 1.09% - mức thấp nhất trong vòng 6 tháng đầu năm.
Tuy CPI chỉ tăng nhẹ ở mức 1.17% trong tháng 7 nhưng đã khiến gia tăng lo ngại
lạm phát tăng tốc trong những tháng cuối năm và đòi hỏi tiếp tục thực hiện nghiêm
túc và triệt để các chính sách kiềm chế lạm phát theo định hướng đã đề ra.
Năm 2012:
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12
tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân
năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh
nhất, tới 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung
nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải
trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%.
12
Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn
uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng
0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%).
Những nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng
trước thì ở tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu
xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục
tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm 0,43%...
Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian
tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch
vụ y tế tăng 0,03%.
Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ
“nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp
hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm
2011.
Cơ quan này phân tích, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0%
vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức
tăng 2,20%. Đây là tháng chịu tác động chủ yếu của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và
nhóm giáo dục.Sau đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những
tháng cuối năm.Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các
tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong
nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa
năm (Tháng 6 và tháng 7).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với
tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước;
giảm 0,96% so với tháng 12/2011.
1.2 Tác động của lạm phát:
a) Đối với lĩnh vực sản xuất :
Ở vị trí các nhà sản xuất ,khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và đầu ra
biến động không ngừng gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất
giá của đồng tiền làm cho vô hiệu hoá hoạt động hoạch toán kinh doanh .Hiệu quả
sản xuất – kinh doanh ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi gây ra những biến
động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ xuất lợi nhuận thấp hơn lạm
phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. Tuy nhiên ,xét ở góc độ nào đó ,khi tỷ lệ lạm
phát thấp ,không gây ảnh hưởng đến kinh tế thì có thể sẽ kích thích tăng trưởng
kinh tế .Từ đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất ,sản
lượng sẽ tăng lên .Ngoài ra cũng khuyến khích tiêu dùng , cầu tiêu dùng tăng lên
,do đó hàng hoá bán chạy và cũng làm sản lượng tăng .
b) Đối với lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát tăng lên cao thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng
hoá . Lúc này những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình để vơ vét và
thu gom hàng hoá ,tài sản ,tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan
hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường giá cảhàng hoá tăng lên nhiều hơn . Ngoài
13
ra khi tỷ lệ lạm phát khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ
gặp phải những rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông lên
lĩnh vực này trở lên hỗn loạn. Tiền vừa ở trong tay người bán hàng xong lại nhanh
chóng bị đẩy vào kênh lưu thông tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm
thúc đẩy lạm phát gia tăng .
c) Đối với lĩnh vực tiền tệ ,tín dụng:
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng ,thương mại và ngân hàng bị thu hẹp .Số tiền
người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều do giá trị đồng tiền bị giảm xuống
.Về phía hệ thống ngân hàng ,do lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên
không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay ,cộng với việc sụt giá quá nhanh
của đồng tiền ,sự điều chỉnh lãi suất tiền gưỉ không làm an tâm những cá nhân
,doanh nghiệp hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay.Như vậy ngân hàng
gặp khó khăn trong việc huy động vốn ,hệ thống ngân hàng phải luôn cố gắng duy
trì mứclãi suất ổn định .Mà lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát ,khi
tỷ lệ lạm phát tăng cao ,muốn lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng
lên cùng với tỷ lệ lạm phát . Trong khi đó người đi vay là những người có lợi lớn
nhờ sự mất giá đồng tiền nhanh chóng .Do vậy hoạt động của hệ thống Ngân hàng
không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiềntệ bị hạn chế, không
cònnguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ tiền mặt dưới hình thức
tiền mặt.
d) Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của nhà nước :
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát
xảy ra thì những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả và làm
cho thị trường bị rối loạn. Khi đó người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp
làm ăn tốt và kém. Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, các khoản thu cho ngân
sách nhà nước không tăng. Do đó, nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho
các khoản dành cho phúc lợi xã hội, các nghành, các lĩnh vực dự định được chính
phủ đầu tư hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước
bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không
có điều kiện để thực hiện.
2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam:
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường diễn biến cùng chiều khi tình hình
phát triển bình thường, tăng trưởng cao đi cùng với lạm phát được kiểm soát ở trên
dưới mức tăng trưởng một chút (tính theo bình quân năm của cả thời kỳ).
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường diễn biến cùng chiều khi tình hình
phát triển bình thường, tăng trưởng cao đi cùng với lạm phát được kiểm soát ở trên
dưới mức tăng trưởng một chút (tính theo bình quân năm của cả thời kỳ). Đó là hai
thời kỳ 1992 đến 1997 (tăng trưởng 8,4%, lạm phát 9,6%) và 2002 -2007 (tương
ứng là 7,9% và 7,5%).Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển không bình thường thì
tăng trưởng thấp và lạm phát cao (1987 -1991 tăng trưởng 5,4%, lạm phát
140,5%); hoặc tăng trưởng ở mức trung bình, nhưng lạm phát thấp (1998 -2001
14
tăng trưởng 6%, lạm phát 2%); hoặc tăng trưởng thấp (suy giảm mạnh) và lạm phát
cao thấp đan xen (2008 - 2012 tăng trưởng 5,8%, lạm phát 12,6%).
Từ năm 2008-2012, thời kỳ lạm phát cao – thấp đan xen và suy giảm tăng
trưởng mạnh, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,86%/năm, lạm phát bình quân
12,62%/năm.Nhìn tổng thể từ năm 1987 đến 2012, GDP tăng khoảng 5,7 lần, bình
quân năm tăng 6,87%, GDP bình quân đầu người tăng gần 4 lần, tính theo giá hiện
hành đã đạt 1.540USD năm 2012 và từ năm 2008 đã đạt 1.070USD/người.
Xem xét về mặt lý thuyết, lạm phát vừa có tác động tích cực và thiếu tích
cực tới tăng trưởng kinh tế. Một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng thúc đẩy tăng
trưởng. Theo nghiên cứu của Tobin (1965), Mundell (1965) mối quan hệ giữa lạm
phát và tăng trưởng là tỷ lệ thuận. Các nghiên cứu này cũng trùng với quan điểm
của trường phái Keynes và trường phái tiền tệ khi cho rằng trong ngắn hạn, các
chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ sẻ làm gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Lạm phát
gây giảm sút tổng cầu, gia tăng thất nghiệp, nó gây ra sự bất ổn cho môi trường
kinh tế xã hội, làm thông tin trong nền kinh tế bị bóp méo, khiến các quyết định
đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm trở nên khó khăn hơn; lạm phát được xem như một loại
thuế đánh vào nền kinh tế.
Một số nghiên cúu của Rscher (1993), Barro (1995), Bruno và Easterly
(1998) đều chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu âm. Còn
nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) ở 140 nuớc giai đoạn 1960 - 1998 đã tìm
thấy “ngưỡng” lạm phát từ 11-12% đối với các nước đang phát triển và khoảng 1-
3% đối với các nước công nghiệp. Nếu nền kính tế ở dưới ngưỡng này, mối quan
hệ tăng trưởng - lạm phát mang dấu dương và ngược lại.Thực tế ở Việt Nam, mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cũng phù hợp về mặt lý thuyết. Với mức lạm
phát cao thì lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng (giai đoạn trước 1992).
Còn nền kinh tế duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng (giai
đoạn 1992 - 2007).
Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã đạt sản luợng tiềm năng, sự gia tăng tổng cầu
sẽ chỉ làm giá tăng lên mà không làm tăng sản lượng nền kinh tế. Điều này bởi vì,
tỷ lệ lạm phát cao làm đình trệ sản xuất thông qua kênh đầu tư, tín dụng, tiêu dùng,
về phía người tiết kiệm không dám gửi tiền vì lãi suất thực âm, gửi tiền kỳ hạn
càng dài càng lỗ. Về phía nguời đi vay phải chịu lãi suất cao, với chi phí vốn cao
họ sẽ e ngại vay vốn, không có động lực để đầu tư, hay sản xuất kinh doanh. Kết
quả là kênh tín dụng bị thu hẹp.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, mức dư nợ tín dụng 10 tháng đầu
năm 2008 chỉ tăng hơn 19,6%, thấp hơn mức tăng 37,73% so vớí cùng kỳ năm
2007, tỷ lệ lạm phát cao tháng 10/2008 là 22,14% cũng làm cho thu nhập của hộ
gia đình giảm 22% so với cuối năm 2007. Thu nhập giảm dẫn tới tiêu dùng giảm
đầu tư cũng giảm vì rủi ro cao tất yếu làm chậm tăng truởng kinh tế. Như vậy,
15
quan điểm sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có tác dụng giúp
kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững (còn gọi là giải pháp tăng
trưởng "bong bóng"), gây hậu quả tiêu cực đến đời sống dân cư, đặc biệt là tầng
lớp thu nhập thấp.
Trong nhiều năm trở lại đây, lạm phát Việt Nam luôn ở mức cao, câu hỏi đặt
ra là phải chăng sản lượng nền kinh tế đã vượt mức tiềm năng, nên các chính sách
kích thích kinh tế của Chính phủ (gói kích cầu thứ nhất hỗ trợ lãi suất trị giá 1 tỷ
USD và gói kích cầu 2 trị giá 8 tỷ USD nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế vào cuối
năm 2008 - 2009) khiến lạm phát tăng mạnh trong khi sản lượng không đạt mục
tiêu? Theo đánh giá của IMF (2006) thì kể từ năm 2005, kinh tế Việt Nam có dấu
hiệu sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước đó, mối quan hệ
này thể hiện không nhất quán và rõ nét).
Qua thực tế chứng minh rằng, Chính phủ muốn đạt mục tiêu tăng trưởng
nhanh và bền vững bằng các gói kích thích kinh tế thì yêu cầu phải dựa trên nền
tảng mức lạm phát thấp, giá trị đồng nội tệ ổn định. Thật vậy, khi lạm phát thấp các
nhà đầu tư có thể dự tính được cơ hội đầu tư, mức rủi ro của dự án. Từ đó, có các
quyết định đầu tư hiệu quả, còn nguời tiêu dùng có thể yên tâm chi tiêu, không lo
ngại, cân nhắc mua các mặt hàng thay thế vì giá tăng, kỳ vọng lạm phát của dân
chúng không xảy ra giúp kích thích tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay, ở các nước phát triển, lạm phát được chọn gần 2% là ngưỡng tối ưu cho
tăng trưởng, còn theo nghiên cứu của IMF (2006) chỉ ra ngưỡng lạm phát tối ưu
cho tăng trưởng ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là 3,6%. Tuy
nhiên, cần phải hiểu thêm rằng, lạm phát thấp và ổn định chỉ là điều kiện đủ cho
tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là các chính sách, chủ
trương, định hướng của Chính phủ trong việc phát triển con người, nguồn lực tài
nguyên, vốn, khoa học công nghệ…
Bảng 1: Tăng trưởng GDP và lạm phát
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Lạm phát
(%)
67.10 67.50 17.50 5.20 14.40 12.70 4.50 3.60 9.20 0.10 -0.60 0.80
GDP (%) 5.09 5.81 8.70 8.08 8.83 9.54 9.34 8.15 5.76 4.77 6.80 6.90
Năm 2002 203 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Lạm phát
(%)
4.00 3.00 9.50 8.40 6.60 12.60 19.89 6.52 11.75 18.58 6.81
GDP (%) 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03
Nguồn: ADB (2012) và Tổng cục thống kê (2012)
Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank - ADB)
Như vậy, xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai
đoạn 1990 đến 2012 có thể thấy rằng kinh tế Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng
16
trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, đi kèm với tỷ tệ lạm phát tăng cao vào những
năm đầu và những năm gần cuối của giai đoạn này.
Theo TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính - Tiền tệ, Học viện
Chính sách và Phát triển, trong giai đoạn 2013 - 2015, do nền kinh tế Việt Nam
vẫn trong thời kỳ bắt đầu cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển
theo chiều sâu, chưa có sự phát triển đột biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả
so với giai đoạn trước. Vì vậy, để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm
theo mục tiêu kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng XI
7-7,5%/năm và Nghị quyết số 10/2011/QH là 6,5-7%/năm thì lạm phát mục tiêu
tối ưu của giai đoạn 2013 - 2015 nên kiểm soát ở mức 7-7,5%.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng
nhất để tăng trưởng nền kinh tế trong ngắn hạn nhưng nghiên cứu mới nhất của
Học viện Chính sách và Phát triển cho thấy: Dù tín dụng đã tăng trở lại trong 2
tháng trở lại đây, đạt 1,4% tính đến cuối tháng 4/2013, song tăng trưởng tín dụng
đã suy giảm mạnh 2 năm 5 tháng liên tiếp từ năm 2011-5/2013 và dự báo sẽ tiếp
tục suy giảm trong thời gian tới. Cụ thể, theo thống kê, tăng trưởng tín dụng bình
quân giai đoạn 2000-2010 là 32,39%, tới giai đoạn 2011-2012, con số này chỉ còn
11,36%, giảm gần 2,8 lần. Nếu tín dụng năm 2013 đạt được mục tiêu 12%, thì tổng
số tăng trưởng tín dụng 3 năm 2011-2013 cộng lại là 35,3%, xấp xỉ bằng tăng
trưởng tín dụng bình quân của 11 năm trước đó (32,39%).
PGS, TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển,
thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính - Tiền tệ Quốc gia khuyến cáo “Với độ trễ
tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế là từ 6 tháng đến 1 năm, dù tăng trưởng tín
dụng 7 tháng còn lại năm 2013 đạt được mục tiêu 12%, thì tác động tăng trưởng tín
dụng đến tăng trưởng GDP năm 2013 cũng không đáng kể. Sự tích tụ suy giảm
liên tục tín dụng và đầu tư toàn xã hội từ 2011-2013 sẽ làm giảm sút rất lớn tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 và những năm tới”.
Nhận định về lạm phát ở Việt Nam, PGS, TS. Đào Văn Hùng đã khẳng định:
chính sách chiến lược để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam là phải đảm bảo
giữ tỷ lệ thâm hụt ngân sách hợp lý, khuyến khích tăng cung ở các khu vực cung
còn yếu kém. Đồng thời, phải có sự kết hợp hiệu quả giữa các chính sách tài chính,
tiền tệ, chính sách cơ cấu và chính sách xuất nhập khẩu. Trong đó, chính sách tài
chính, tiền tệ chặt chẽ có thể tạm thời ngăn chặn được lạm phát nhưng sẽ không
loại bỏ được sự mất cân bằng cơ cấu, do đó, nguy cơ lạm phát vẫn rất cao.
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Thạc Hoát khuyến nghị: Cần tái cơ cấu chức
năng phân bổ vốn, cho phép linh hoạt về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
trong các tổ chức tín dụng lên tối đa 49%, nhằm đẩy mạnh việc tái cơ cấu các tổ
chức tín dụng, khắc phục yếu kém trong khả năng phân bổ vốn. Cần hướng dòng
chảy vốn xã hội từ chính sách kích thích đầu tư tài chính (vàng, cổ phiếu, ngoại
tệ…) sang đầu tư sản xuất kinh doanh mà muốn vậy thì lãi suất tiền gửi các tổ chức
kinh tế phải thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần
áp dụng chính sách “phi lãi suất” đối với các nguồn vốn gửi vào ngân hàng để thực
hiện các chức năng phương tiện thanh toán, ký quỹ, bảo lãnh, giữ hộ. Các ngân
17
hàng phải đóng vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế mà cụ thể, các tổ chức tín dụng cần
có sự kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào như chi phí quảng cáo, tài trợ quản
lý… để giảm lãi suất đầu ra cho nền kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng đã
trình bày qua phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng - lạm phát và nhìn vào thực
trạng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, để có thể kiểm soát và phát huy tính
tương hỗ trong mối quan hệ này một cách có hiệu quả, không để lạm phát trở thành
vấn đề bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng trong
dài hạn, cần thiết phải có những nghiên cứu bài bản, xây dựng mô hình tính toán
và dự báo được ngưỡng hiệu quả cho lạm phát, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng
bền vững trong mỗi giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, để giảm sức ép lên lạm phát,
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cần thiết tập trung thực hiện hiệu quả công
cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao chất lượng
quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Liên quan đến mối quan hệ giữa Lạm phát và Tăng trưởng, TS. Nguyễn
Bích Lâm, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê đã nhận định: “Thực trạng
kinh tế Việt Nam hơn hai thập kỷ qua cho thấy lạm phát và tăng trưởng có quan hệ
tỷ lệ nghịch. Ngưỡng lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong ngưỡng của các nước
đang phát triển, tuy nhiên, mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư trong thời gian
dài đã gây nên lạm phát, từ đó lạm phát tác động trở lại làm giảm tăng trưởng”, vì
vậy, ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng của Việt Nam nên ở mức một con số”.
Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao của Việt Nam trong thời gian qua
là tập trung nhiều đến cung tiền cho chính sách kích cầu. Bên cạnh đó, chính sách
kỳ vọng lạm phát sẽ đòi hỏi chi phí phải trả, mà hàm ý ở đây là tăng trưởng.
Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhấn mạnh, kinh tế
Việt Nam trong 10 năm trở lại đây có những giai đoạn lạm phát cao, tăng trưởng
thấp và có cả giai đoạn lạm phát vừa phải song vẫn thúc đẩy được tăng trưởng.
Song hiện nay, nền kinh tế đang đứng trước áp lực tăng trưởng việc làm trong bối
cảnh kinh tế đi xuống, lạm phát không tăng lên được (theo chỉ số giá). Do đó, hội
thảo trao đổi từ nhiều phía, với mục đích làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng
trưởng, qua đó tìm kiếm các giải pháp cho bài toán làm thế nào chủ động được lạm
phát mà đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng ổn định.
Ở nước ta, trong thời kỳ phát triển bình thường, tăng trưởng và lạm phát
song hành cùng chiều do hiệu quả đầu tư đạt khá và chính sách tài chính, tiền tệ
hợp lý.Trong thời kỳ phát triển không bình thường, kinh tế bất ổn, nên phải thực
thi chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt hoặc chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, đồng
thời cố duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý. Tuy nhiên, kết quả điều hành thường
vượt ra ngoài ý muốn do xử lý các giải pháp cụ thể không thích hợp, thể hiện rõ
nét trong mấy năm vừa qua.
Những hạn chế về chính sách được thực hiện không chỉ khuôn trong thời kỳ
đó mà có thể còntừ trước đó tạo hệ quả, như chính sách đầu tư không hợp lý, thâm
hụt ngân sách, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả kéo dài, mô hình tăng trưởng lạc
18
hậu chậm chuyển đổi... Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tham nhũng, lợi ích
nhóm cũng đã tác động mạnh đến nền kinh tế.
Bên cạnh các giải pháp chính sách tiền tệ, tài khóa, các diễn giả cũng nhấn
mạnh hơn vào các giải pháp phi tiền tệ. PGS, TS. Đào Văn Hùng đưa ra một số
kiến nghị chính sách, như về dài hạn, Việt Nam phải đạt đồng thời cả hai mục tiêu
tăng trưởng cao và lạm phát thấp, song trong ngắn hạn và trung hạn, rất khó có thể
điều hành để đạt cả hai mục tiêu này. Trong điều kiện doanh nghiệp đang rất khó
khăn, thất nghiệp cũng tăng cao, nếu Chính phủ ưu tiên cho tăng trưởng để đạt mục
tiêu kế hoạch 5 năm đề ra từ 7-7,5%/năm thì phải chấp nhận lạm phát ở ngưỡng tối
ưu.
Tuy nhiên, do không quan tâm đúng mức đến việc sử dụng hiệu quả nguồn
vốn, quá chạy theo tăng trưởng về lượng hơn chất, bệnh thành tích, chậm xử lý các
yếu kém về cơ cấu và cơ chế kinh tế; không đặt yêu cầu giữ ổn định kinh tế lên
hàng đầu nên về tăng trưởng và phát triển thiếu bền vững, tuy đã được nêu ra từ
sớm, nhưng không kiên quyết thực hiện.
Thể chế là yếu tố quyết định, nhưng trong nhiều năm, lĩnh vực này luôn bị
lạc hậu so với yêu cầu, cả về thể chế kinh tế, hành chính. Hội nhập quốc tế sâu
rộng, gia nhập WTO, yêu cầu này đã trở nên bức thiết hơn.
Chính phủ cần phải chọn khâu ưu tiên đột phá và lộ trình tái cơ cấu kinh tế
trong điều kiện nguồn lực tài chính quốc gia hạn hẹp. Thêm vào đó, cần phải có
một cơ quan thực hiện chức năng phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền
tệ độc lập với Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính. Việt Nam cũng đã có bước
tiến lớn, nhưng một phần do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động, ta lại phải ứng
phó với nhiều khó khăn kinh tế nội tại kéo dài, không đổi mới kịp yêu cầu của
cuộc sống quan điểm còn những vướng mắc, nên cải cách thể chế chậm, nhất là về
cạnh tranh chống độc quyền, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, thị
trường bất động sản...
Trong những năm tiếp theo, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều thách thức.
Tiến sỹ Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển dự báo, tình
hình khó khăn có thể kéo dài sang năm 2015, hiện tại lạm phát vẫn chưa được
kiểm soát vững chắc vì để tạo cả cầu và cung cho tăng tưởng, sẽ phải tăng mạnh
đầu tư mà chưa đạt hiệu quả cần thiết. Giảm mạnh lãi suất tín dụng, vẫn có khả
tăng lạm phát đồng thời do hạn chế về thị trường và hấp thụ tín dụng, nợ xấu khó
giải quyết, sản xuất khinh doanh chậm phục hồi. Do đó ông Lưu Bích Hồ nhận
định, tăng trưởng chỉ đạt khoảng 5-6%, nhưng lạm phát phải kiên quyết giữ ở mức
dưới 2 con số, tốt nhất khoảng 7-8%/năm rồi kéo xuống 5-6% khi đã đẩy được
tăng trưởng lên cao hơn. Hoạt động tái cơ cấu kinh tế còn chậm vì có quá nhiều
cản trở, mà càng chậm thì ổn định và tăng trưởng càng khó thoát ra khỏi vùng
trũng.
19
IV. Kiềm chế lạm phát và giải pháp chống lạm phát ở Việt
Nam:
Để kiềm chế lạm phát thì chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cần phải đạt
được hai mục tiêu chung là giảm bớt lượng tiền trong lưu thông và gia tăng cung
cấp hàng hóa dịch vụ trong xã hội.Ngân hàng nhà nước (chính sách tiền tệ) và bộ
tài chính (chính sách tài khóa) có thể dùng nhiều công cụ tài chính khác nhau để
đạt được hai mục tiêu trên.
1. Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:
a) Chính sách tiền tệ:
 Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào
lưu thông trong xã hội
 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào
thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các
ngân hàng với nhau.
 Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn
chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để
chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào
ngân hàng nhiều hơn.
 Ngân hàng trung ướng áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các
chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
 Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.
b) Chính sách tài khóa:
 Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư
công.
 Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã
hội.
2. Gia tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội:
a) Chính sách tiền tệ:
Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì chính sách tiền tệ cần ưu đãi
tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất. Việc ưu đãi về lãi suất sẽ làm giảm chi phí sản xuất đầu vào vì vậy tăng
năng suất lao động.
b) Chính sách tài khóa:
Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì bộ tài chính cấn đưa ra giải
pháp như chỉ đạo tổng cục thuế giảm thuế đầu tư, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu
và máy móc thiết bị và thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó làm giảm bớt chi phí
đầu vào lên làm tăng năng suất lao động.
3. Một số giải pháp kiềm chế lạm phát trong nghị quyết 11:
Trong thời gian tới chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính
sách tài khóa thận trọng và thắt chặt cụ thể như sau:
a) Chính sách tiền tệ:
20
 Quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng phải giữ ở mức dưới 20%
 Trong tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15 -16% và ưu tiên cho việc
phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và khối doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
 Thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là bất động sản và
chứng khoán. Ngoài ra còn giảm tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này
 Đưa ra chính sách bình ổn thị trường ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện nay chính phủ đang cầm
giao dịch mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do và cấm các cửa hàng vàng cá nhân
giao dịch mua bán vàng miếng.
b) Chính sách tài khóa:
 Phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7 – 8% so với dự toán đã được quốc hội
thông qua.
 Sắp xếp lại chi thường xuyên nhằm tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.
 Cắt giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP
 Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ, quốc gia và không mở rộng
đối tượng được chính phủ bảo lãnh.
 Đối với đầu tư công: Chính phủ quyết định cắt giảm tối thiểu 10% lượng
vốn theo kế hoạch tín dụng đầu tư từ ngân sách.
4. Thắt chặt chính sách tiền tệ:
a) Giai đoạn 2007:
Ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ Goldman Sachs cho rằng Việt Nam nên đặt
chính sách tiền tệ lên hàng đầu trong việc quản lý lạm phát. NHTW đã thi hành
một số biện pháp để thắt chặt chính sách tiền tệ từ tháng 6/2007, bao gồm tăng tỷ
lệ dự trử bắt buộc, phát hành tín phiếu, tăng lãi suất, nới lỏng biên độ tỷ giá VNĐ
so với USD để khích thích xuất khẩu.
 Lãi suất: Động thái dỡ bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất tối đa
18%/năm của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/5 được đánh giá là một bước tiến tích
cực trong việc chống lạm phát.
 Kiểm soát tín dụng: Giám đốc NHTW yêu cầu kiểm tra chất lượng tín dụng
và những biện pháp kiềm chế việc vay tiền giành cho buôn bán cổ phần, đầu tư bất
động sản.
b) Giai đoạn 2011:
Theo đó Chính phủ sẽ điều hành thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng
tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có thể là 17-19%; tổng phương tiện thanh toán
khoảng 15-16%. Giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản
xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý
ngoại hối. Trong quý 2-2011, trình nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh
vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh
doanh vàng miếng trên thị trường tự do...
5. Cắt giảm chi tiêu Chính phủ, đầu tư công:
21
Theo Bộ trưởng bộ KHĐT, tổng vốn đầu tư đã cắt giảm 14.000 tỷ đồng so
với con số 135.000 tỷ kế hoạch đầu tư của Chính phủ trong năm 2008
vốn Nhà nước bị đầu tư quá dàn trải.
Chuyên gia Kinh tế trưởng UNDP Jonathan Pincus:
Vấn đề nằm ở những dự án triệu đô: CP nên lập danh sách 100 dự án đầu tư lớn
nhất để xác định đâu là dự án kém hiệu quả, đâu là dự án chưa thật cần thiết vào
thời điểm này. Từ đó CP có thể tìm ra 10 dự án có thể tạm ngưng, để có khoảng 2
tỷ USD.
6.Đặt sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm chính:
 Chính phủ đã quyết định kiểm soát việc xuất khẩu gạo và giữ giá nhiên liệu
ổn định cho đến tháng 6.
 Lạm phát cao, người nghèo dễ bị tổn thương.
 Thúc đẩy xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại;
 Khuyến khích việc giảm thiểu tiêu dùng;
 Điều khiển các hoạt động của thị trường để tránh nạn đầu cơ tích trữ; và
 Ban hành các trợ cấp xã hội, đảm bảo an sinh, trợ giúp người nghèo.
7. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh:
Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu không quá 16%, sử dụng năng
lượng tiết kiệm.
Ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng
mặt hàng thiết yếu. Xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên
liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng
trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thủy sản, hạt điều, gỗ,
dược phẩm...; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng
hóa thực xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước bảo đảm ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất
trong nước chưa đáp ứng.
22
KẾT LUẬN
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề có quan hệ chặt chẽ, phức
tạp. Lạm phát có thể là động lữ thúc đẩy kinh tế, ngược lại nó thậm chí có thể là
tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vì vậy cần chú trọng sự cân đối, mối quan
hệ hài hòa giữa hai vấn đề này, chỉ có vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững
của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay.
Lạm phát có tác động rất lớn đến mỗi quốc gia cũng như tình hình phát
triển kinh tế xã hội của nước đó,Chính vì thế,chúng ta cần nắm vững nguyên
nhân,tác động của lạm phát,những ảnh hưởng của nó ở tầm vi mô và vĩ mô để có
các biện pháp linh hoạt,nhanh chóng,hạn chế các nguy cơ và tác động của nóGiảm
thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô,
đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế
như nước ta.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất
định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều chỉnh
tỉ lệ lạm phát hợp lí. Tuy nhiên, những bất ổn của sự mất cân đối giữa lạm phát
trong một thời gian là dấu hiệu để chúng ta cần điều chỉnh và đưa ra những chính
sách có hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ
cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta.
Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách
thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề lạm phát vẫn còn tiếp tục diễn biến
hết sức phức tạp,cần phảinghiên cứu và có những biện pháp phù hợp để giữ vững
tăng trưởng kinh tế,góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.
23

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệXUAN THU LA
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019phamhieu56
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtoThanh Hoa
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngJenny Pham
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆOnTimeVitThu
 
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015Minh Hiếu Lê
 
Bài giảng khái quát về lạm phát
Bài giảng khái quát về lạm phátBài giảng khái quát về lạm phát
Bài giảng khái quát về lạm phátjackjohn45
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowDigiword Ha Noi
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 

Mais procurados (20)

Tiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệTiểu luận về chính sách tiền tệ
Tiểu luận về chính sách tiền tệ
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wtođIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
đIều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của việt nam sau khi gia nhập wto
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ươngNgân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
 
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
Vấn đề lạm phát ở Việt Nam từ 2004 - 2015
 
Bài giảng khái quát về lạm phát
Bài giảng khái quát về lạm phátBài giảng khái quát về lạm phát
Bài giảng khái quát về lạm phát
 
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. RostowPhân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
Phân tích nội dung lý thuyết của W. Rostow
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 

Semelhante a Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua

Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxThCmTDng
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh côngMinhCng74
 
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcfThoPhng420003
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ môKinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ môChjp Lily
 
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671Trung Nam Hoàng
 
ChươNg 2 Va Ba Po
ChươNg 2 Va Ba PoChươNg 2 Va Ba Po
ChươNg 2 Va Ba Poguest800532
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc ttMơ Vũ
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxHaiDangTran4
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Chuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptxChuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptxLonLinh
 
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docxNHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docxQuangTri10
 
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdfEG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdfDuynL938840
 

Semelhante a Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua (20)

Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
BÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docxBÁO CÁO KTVM.docx
BÁO CÁO KTVM.docx
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
24497767-LẠM-PHAT.pdfdfeesrsedexdsdcdfcf
 
M.friedman
M.friedmanM.friedman
M.friedman
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ môKinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô
 
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình ĐịnhNghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
 
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về lạm phát ở Việt Nam, HAY
 
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_6567126552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
26552 ws zrmppc0b_20140821020627_65671
 
Vi mô
Vi môVi mô
Vi mô
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Ktvm pp
Ktvm ppKtvm pp
Ktvm pp
 
ChươNg 2 Va Ba Po
ChươNg 2 Va Ba PoChươNg 2 Va Ba Po
ChươNg 2 Va Ba Po
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc tt
 
TTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptxTTNH_Lạm phát.pptx
TTNH_Lạm phát.pptx
 
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Chuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptxChuong 2 KTVM_1.pptx
Chuong 2 KTVM_1.pptx
 
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docxNHOM 5-DRAFT-24.11.docx
NHOM 5-DRAFT-24.11.docx
 
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdfEG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
EG025_Bai6_v1.0013108229 (1).pdf
 

Mais de Han Nguyen

Goal of monetary policy
Goal of monetary policyGoal of monetary policy
Goal of monetary policyHan Nguyen
 
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc giaSkien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếHan Nguyen
 
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáChuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáHan Nguyen
 
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc giaChuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaBt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tếBt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếCâu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mớiNghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mớiHan Nguyen
 
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOTL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOHan Nguyen
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trịTL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê Han Nguyen
 
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kêBài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kêHan Nguyen
 
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...Han Nguyen
 
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010Han Nguyen
 
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt NamTiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt NamHan Nguyen
 

Mais de Han Nguyen (20)

Goal of monetary policy
Goal of monetary policyGoal of monetary policy
Goal of monetary policy
 
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc giaSkien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
Skien và tinh huống chuyên đề 10 - Tài chính công ty đa quốc gia
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
 
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giáChuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
Chuyên đề 6: Quản trị rủi ro tỷ giá
 
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc giaChuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
Chuyên đề 6 - Tài chính công ty đa quốc gia
 
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc giaC12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
C12 Tài trợ dài hạn - tài chính công ty đa quốc gia
 
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaBt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
 
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 6  - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 6 - c9,10,11 - Tài chính quốc tế
 
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tếBt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
Bt chuyên đề 9 tài trợ dài hạn - Tài chính quốc tế
 
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tếBt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
Bt c21: quản trị tiền mặt quốc tế - Tài chính quốc tế
 
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếCâu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
 
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mớiNghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
Nghệ thuật lãnh đạo: Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới
 
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTOTL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
TL Quản trị học - Nội dung chống phá giá trong WTO
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trịTL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
TL Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê Bài tập nguyên lý thống kê
Bài tập nguyên lý thống kê
 
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kêBài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
Bài tập chương 7 Nguyên lý thống kê
 
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
Thuyết trình TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006...
 
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
TL Nguyên lý bảo hiểm - Hoạt động bảo hiểm thân tàu của PVI 2006-2010
 
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt NamTiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
Tiểu luận Marketing: Phân tích thị truwofng xe máy ở Việt Nam
 

Último

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 

Último (6)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 

Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua

  • 1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới,hầu như tất cả các quốc gia đều theo đuổi 2 mục tiêu chung - tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư. Trong các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau.Như chúng ta đã biết trong khoảng thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008 lạm phát ở nước ta đã tăng đến mức báo động, buộc các nhà hoạch định chính sách phải quyết định lựa chọn tăng trưởng kinh tế hay lạm phát- một bài toán kinh tế cơ bản nhưng hết sức nan giải. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong nền kinh tế. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế . Lạm phát là một vấn đề không phải xa lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng trưởng kinh té khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp. Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết. Việc xác định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng định và tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra là nhằm nâng cao lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với nhau và do vậy các giải pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ được xem xét ở mức độ hợp lý. Còn không, các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở thành thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mức độ kiểm soát. Ở nước ta trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không những là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị. Đó là lí do chúng em chọn đề tài “ Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua”. Bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu sót, mong thầy xem xét.
  • 2. 2 I. Khái niệm: 1. Lý thuyết về lạm phát: 1.1 Định nghĩa: Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian dài.
  • 3. 3 Bản chất của lạm phát là hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài. 1.2 Các loại lạm phát: Lạm phát vừa phải (mild inflation) là lạm phát ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm trong khoảng 10% trở lại. Lạm phát phi mã (strato inflation) là lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai con số như 10% - 99%. Khi lạm phát phi mã phát sinh nó bắt đầu ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Siêu lạm phát (hyper inflation) xảy ra khi tốc độ tang giá với tỷ lệ ba con số trở lên vượt xa lạm phát phi mã. 1.3 Nguyên nhân lạm phát: Quan điểm 1: Lạm phát tiền tệ. Lạm phát này xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Quan điểm 2: Lạm phát cầu – kéo: Xảy ra khi những nhà hoạch định chính sách theo đuổi các chính sách làm tổng cầu tiền tệ tang cao. Quan điểm này coi lạm phát như là cầu quá mức đối với nhiều mặt hang trên thị trường. Quan điểm 3: Lạm phát chi phí đẩy: Xảy ra do chi phí sản xuất, kinh doanh tang cao như những cú sốc cung tiêu cực hoặc do việc các công nhân đòi tang lương gây nên. Trong hoàn cảnh sản xuất không tang hoặc tang ít trong khi chi phí tang lên (trước hết là chi phí lương) thì sẽ sinh ra lạm phát chi phí. 1.4 Các chỉ số đo lường lạm phát: a) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa dịch vụ (được gọi là “rổ” hàng hóa) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng của người dân qua một thời gian nhất định. Các yếu tố xác định CPI là: - Giá bán lẻ hàng hóa: Được điều tra ở các chợ theo phiên (mỗi phiên xác định 2 - 3 lần). Các chợ được chọn đại diện theo các địa bàn ở các địa phương thuộc tất cả các tỉnh/thành phố trên cả nước.
  • 4. 4 - Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng: là cơ cấu chi tiêu cho các hàng hóa, dịch vụ trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình. b) Chỉ số giá sản xuất (PPI): Đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được. PPI khác với CPIở chỗ PPI không bao gồm sự trợ cấp, lợi nhuận và thuế. c) Chỉ số giảm phát (GDP Deflation): Dựa trên tỷ lệ của tổng giá trị tiền được tiêu vào GDP (GDP danh nghĩa) với phép đo GDP đã điều chỉnh lạm phát (giá cố định hay GDP thực) 2. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế: 2.1 Định nghĩa: Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) trong “Báo cáo về phát triển thế giới năm 1991” cho rằng: Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên quan với dân số. Trong tác phẩm “kinh tế học của các nước phát triển”, thì nhà kinh tế học E.Wayne Nafziger cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân đầu người của một nước.” Như vậy, có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập bình quân đầu người.” 2.2 Các công cụ phản ánh tăng trưởng kinh tế:
  • 5. 5 Để phản ánh tăng trưởng kinh tế , các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế . Phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế , người ta thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế có tên là: “ mô hình solow “ . Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm , tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng . Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc nào cũng dương mà trong thời kì khủng hoảng , nền kinh tế suy thoái thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm. 2.3 Ý nghĩa tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của Nhà nước đối với xa hội. Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tang trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển. 3. Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Có rất nhiều lý thuyết và quan điểm đề cập về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. a) Theo lý thuyết của Keynes: Trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi. b) Theo chủ nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát là sản phẩm của việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lập luận này cũng được thể hiện trong công thức nổi tiếng của Irving Fisher (lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money): MV = PY Trong đó: M: cung tiền V: Hệ số tạo tiền P: Giá Y: sản lượng đầu ra (GDP thật) Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm đến việc tăng giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm đến tăng trưởng kinh tế. Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
  • 6. 6 c) Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều. Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế học Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng” (superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. d) Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) – một nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển – thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ làm cho tăng trưởng giảm. Sau khi xem xét nhiều quan điểm lý thuyết của các trường phái khác nhau, tuy mỗi trường phái có một quan điểm riêng, mô hình riêng để chứng minh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng nhưng quan điểm chung của các trường phái có thể nhận thấy là mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không phải là mối quan hệ một chiều mà là sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm phát còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng thường có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là nếu muốn tăng trưởng đạt tốc độ cao hơn thì phải chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát là hậu quả của việc cung tiền quá mức vào nền kinh tế. II. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên thế giới: Hầu nhưtất cả các quốc gia trên thế giới đều theo đuổi bốn mục tiêu chung - tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư. Trong các mục tiêu này, tăng trưởng cao và lạm phát thấp là hai mục tiêu có tầm quan trọng hàng đầu, quan hệ chặt chẽ với nhau “khống chế” lẫn nhau. Muốn tăng trưởng cao hơn thì phải tăng đầu tư, tăng chi ngân sách, hạ lãi suất cho vay, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu… nhưng nếu làm như vậy thì lạm phát sẽ tăng. Đó là chưa kể các yếu tố tác động bên ngoài như giá nhập khẩu tăng làm tăng chi phí đầu vào; hay các yếu tố thiên tai, dịch bệnh như đại hạn, bão lụt, dịch cúm gia cầm… vừa làm tăng chi phí đầu vào, vừa làm giảm nguồn cung, tăng chi ngân sách…
  • 7. 7 Muốn lạm phát thấp, thì phải thắt chặt chi ngân sách, thắt chặt đầu tư, tiêu dùng, tăng lãi suất cho vay, tăng dự trữ bắt buộc, giảm thuế suất thuế nhập khẩu… nhưng như thế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao. Chính vì mối quan hệ này, trong khi không thể cùng thực hiện cả hai mục tiêu, muốn ưu tiên mục tiêu nào, các chuyên gia đã dùng các cụm từ “hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát” hay “hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng” để nói về chính sách kinh tế - tài chính của một nước. Mỹ trong thời gian khá dài đã thực thi chính sách hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu kiềm chế lạm phát. Sau hơn mười năm tăng trưởng liên tục khi kinh tế Mỹ bước vào chu kỳ suy thoái, nước Mỹ đã chuyển sang thực thi chính sách hy sinh mục tiêu kiềm chế lạm phát cho mục tiêu tăng trưởng, mà biểu hiện rõ nhất là chỉ trong một năm đã liên tục 12 lần cắt giảm lãi suất từ 6,7% xuống chỉ còn 1%. Khi tăng trưởng kinh tế phục hồi và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại, nước Mỹ lại thực thi chính sách hy sinh mục tiêu tăng trưởng cho mục tiêu chống lạm phát với một trong những giải pháp cụ thể đã thực hiện là chỉ từ tháng 7-2004 đến nay đã tám lần liên tục nâng lãi suất từ 1% lên 3%, và theo dự đoán của nhiều chuyên gia, lãi suất của Mỹ sẽ còn tăng lên nữa, có thể đạt trên 4,5% vào cuối năm nay. Trung Quốc sau 26 năm tăng trưởng liên tục với tốc độ cao - hiện giữ kỷ lục về thời gian tăng trưởng liên tục mà trước đó Hàn Quốc đã giữ với 23 năm - cũng đã muốn hạ bớt tốc độ tăng trưởng nóng và kiềm chế lạm phát, bằng việc giảm đầu tư sau mấy năm ở mức cao nhất thế giới (trên 44% so với GDP). TỶ LỆ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2007
  • 8. 8 III. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 1. Lạm phát ở Việt Nam: 1.1 Thực trạng và đặc trưng: Kể từ khi đổi mới năm 1986 cho đến nay, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng khá cao (gần 7%/năm). Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, tuy có gặp những khó khăn nhất định do tác động từ bên ngoài, nhưng kinh tế – xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực, GDP bình quân tăng trên 7,2%/năm, GDP bình quân đầu người tăng từ 416 USD năm 2001 lên khoảng 1.160 USD năm 2010, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 20% xuống 12%, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,3% xuống còn 4,6% năm 2010. Cùng với sự tăng tưởng về kinh tế, diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi cả thế và lực. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải đối mặt với thách thức về ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao, môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng, bội chi ngân sách lớn, nợ công tăng nhanh, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức báo động, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc… Những thách thức trên đẩy lạm
  • 9. 9 phát ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất cao. Lạm phát giai đoạn 2000 – 2006 giữ ở mức một chữ số; năm 2007, tăng lên đến 12,6%/năm; năm 2008, tiếp tục tăng 19,89%; năm 2009, đạt 6,52%/năm; năm 2010 là 11,75%/năm. Năm 2011, lạm phát tháng 6 đã tăng 20,82% so với cùng kỳ năm trước. Với mức lạm phát này thì Việt Nam đang là một trong những nước có mức lạm phát cao nhất thế giới. Quốc hội và các cơ quan Chính phủ đã và đang coi kiềm chế lạm phát là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Năm 2009: Tháng Hai, Tết Kỷ Sửu và rằm tháng Giêng kéo giá lương thực, thực phẩm và nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đồng loạt lên mức cao. Ở đỉnh cao thứ nhất, CPI tăng 1,17%, trước khi đảo chiều giảm âm 0,17% trong tháng Ba ngay sau đó, khép lại vòng quy luật nén - nhả đầu tiên. Tồn kho hàng công nghiệp chế biến ước tính 5% GDP vào cuối năm 2008, đến thời điểm này tận dụng cơ hội để “xả hàng”. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất vẫn chưa lấy lại được sinh khí mới. GDP quý 1/2009 chỉ tăng 3,1%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ số giá mặt hàng lương thực tháng 3/2009 đã tăng 2,06% so với tháng 12/2008, đẩy nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,6% trong cùng so sánh. Đây cũng là nhân tố chính tác động đến sức tăng của chỉ số giá giai đoạn này. Từ khoảng tháng Tư, các chính sách như hỗ trợ 4% lãi suất; miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2009; giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu nhiều loại hàng hóa; giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế giá trị gia tăng; và 12.60% 19.89% 6.52% 11.75% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2007 2008 2009 2010 Lạm phát ở Việt Nam từ 2007 đến 2010 %/năm
  • 10. 10 hàng loạt chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, tăng chi tiêu công… bắt đầu chuyển mạnh vào đời sống kinh tế xã hội. Tác động trực tiếp tới sức mua, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính cho tới tháng 8/2009 đã có sự cải thiện. So với cùng kỳ năm trước, mức tăng đạt 18,4%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 9,3%. Trong 8 tháng đầu năm 2009, sự dồn nén của chỉ số giá gây sức ép giảm lãi suất hệ thống ngân hàng thương mại. Khởi đầu từ việc giảm lãi suất cơ bản từ 10% xuống mức 8,5% từ cuối tháng 12/2008, đến 1/2/2009 lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam tiếp tục hạ xuống còn 7% và duy trì đến gần cuối năm. Nguồn: VnEconomy.vn Bước sang tháng Chín, đã xuất hiện những diễn biến “ngược dòng”. Ở giai đoạn bật nhả đầu tiên, CPI đạt đỉnh ở mức tăng 0,62% trong tháng Chín rồi tạm “nghỉ” ở mức tăng 0,37% của tháng Mười sau đó. So với chu kỳ trước, các con số đỉnh và đáy tương ứng đều cao hơn, báo hiệu những lo ngại tiềm ẩn của lạm phát tiếp tục gia tăng. Về cầu kéo, tính đến 30/10/2009, tổng phương tiện thanh toán M2 đã tăng 23,99%. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa công bố, tín dụng tăng trưởng 37,73% so với cuối năm 2008… Về tác động của tăng giá trên thị trường thế giới, đến tháng 11/2009, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng lên mức 451,31 USD/tấn. Do có quyền số cao tới hơn 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, tăng giá lương thực tác động mạnh đến giá cả trong nước, CPI nhóm hàng này tháng 12/2009 đã tăng 7,54% so với một năm trước đó.
  • 11. 11 Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 12,45%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 12,58%; đồ uống thuốc lá tăng 7,56%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 6,05%... trong 12 tháng qua. Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tất cả các mức so sánh. Nhưng sự gia tăng mạnh mẽ chỉ số CPItháng cuốicùng của năm khiến niềm vui chưa thể trọn vẹn trong những ngày đón năm mới 2010. Năm 2011: Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7 năm 2011 tăng 22.16% so với cùng kỳ 2010, cao gấp 3 lần so với mức tăng tương ứng của năm 2010 là 8.19% và cũng là mức tăng rất cao so với nhiều năm gần đây(chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2008 là năm lạm phát tăng cao đột biến) Trong rổ hàng hóa tính CPI, cấu phần có ảnh hưởng lớn nhất đến CPI chung là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 21.2% và chiếm tỉ trọng 59.1% Lương thực Tăng 9.8% Chiếm tỉ trọng 5.6% Thực phẩm Tăng 26.12% Chiếm tỉ trọng 44.5 % Nhóm phương tiện đi lại, bưu điện tăng 19.05%, chiếm tỉ trọng 11.8%. Nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng tăng 14.15%, chiếm tỉ trọng 10.6% Nhóm đồ dùng, dịch vụ khác tăng 8.51%, chiếm tỉ trọng 1.99% Nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 8.65%, chiếm 4.4% tỉ trọng Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 6.48%, chiếm tỉ trọng 3.92% Còn các nhóm khác dao động từu mức 4.32% đến 6.36%; trừ mặt hàng bưu chính, viễn thông đạt mức -1.74% Mặc dù CPI có xu hướng giảm nhưng trong cả giai đoạn CPI hàng tháng đều có tốc độ tăng cao so với tháng trước. Trong 4 tháng đầu năm, CPi tháng 4 tăng đột biến 3.32% so với tháng trước và là mức tăng cao nhất sơ với cùng thời điểm trong vòng 3 năm qua. Sau đó CPI đổi hướng giảm dần trong vòng 2 tháng tiếp theo và CPI tháng 6 dừgn ở con số 1.09% - mức thấp nhất trong vòng 6 tháng đầu năm. Tuy CPI chỉ tăng nhẹ ở mức 1.17% trong tháng 7 nhưng đã khiến gia tăng lo ngại lạm phát tăng tốc trong những tháng cuối năm và đòi hỏi tiếp tục thực hiện nghiêm túc và triệt để các chính sách kiềm chế lạm phát theo định hướng đã đề ra. Năm 2012: Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,27% so với tháng 11 và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Tháng 12 so với tháng 11, nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng mạnh nhất, tới 1,17%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng cao hơn mức tăng chung nhưng cũng đều dưới 1% là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,34%, đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%.
  • 12. 12 Nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong “rổ” hàng hóa tính CPI là hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng khiêm tốn là 0,28% (Lương thực tăng 0,13%; thực phẩm tăng 0,28%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%). Những nhóm hàng “nhạy cảm”, vốn tác động mạnh tới CPI trong nhiều tháng trước thì ở tháng này, lại tăng thấp hơn cả mức tăng chung. Đó là nhà ở và vật liệu xây dựng chỉ tăng 0,15%, nhóm giáo dục tăng 0,09% trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 0,05%, nhóm giao thông giảm 0,43%... Sau 2 tháng liên tiếp tăng kỷ lục tới 10-20%, Chính phủ yêu cầu giãn thời gian tăng giá viện phí thì các thuốc và dịch vụ y tế chỉ còn tăng 0,14%, trong đó, dịch vụ y tế tăng 0,03%. Nhìn lại năm 2012, Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm nay chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52% của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Cơ quan này phân tích, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%. Đây là tháng chịu tác động chủ yếu của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.Sau đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm.Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng 7). Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011. 1.2 Tác động của lạm phát: a) Đối với lĩnh vực sản xuất : Ở vị trí các nhà sản xuất ,khi tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho vô hiệu hoá hoạt động hoạch toán kinh doanh .Hiệu quả sản xuất – kinh doanh ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi gây ra những biến động về kinh tế. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ xuất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. Tuy nhiên ,xét ở góc độ nào đó ,khi tỷ lệ lạm phát thấp ,không gây ảnh hưởng đến kinh tế thì có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế .Từ đó sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất ,sản lượng sẽ tăng lên .Ngoài ra cũng khuyến khích tiêu dùng , cầu tiêu dùng tăng lên ,do đó hàng hoá bán chạy và cũng làm sản lượng tăng . b) Đối với lĩnh vực lưu thông: Lạm phát tăng lên cao thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá . Lúc này những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình để vơ vét và thu gom hàng hoá ,tài sản ,tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường giá cảhàng hoá tăng lên nhiều hơn . Ngoài
  • 13. 13 ra khi tỷ lệ lạm phát khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải những rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông lên lĩnh vực này trở lên hỗn loạn. Tiền vừa ở trong tay người bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phát gia tăng . c) Đối với lĩnh vực tiền tệ ,tín dụng: Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng ,thương mại và ngân hàng bị thu hẹp .Số tiền người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều do giá trị đồng tiền bị giảm xuống .Về phía hệ thống ngân hàng ,do lượng tiền gửi vào ngân hàng giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay ,cộng với việc sụt giá quá nhanh của đồng tiền ,sự điều chỉnh lãi suất tiền gưỉ không làm an tâm những cá nhân ,doanh nghiệp hiện đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay.Như vậy ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn ,hệ thống ngân hàng phải luôn cố gắng duy trì mứclãi suất ổn định .Mà lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát ,khi tỷ lệ lạm phát tăng cao ,muốn lãi suất thực ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát . Trong khi đó người đi vay là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền nhanh chóng .Do vậy hoạt động của hệ thống Ngân hàng không còn bình thường nữa. Chức năng kinh doanh tiềntệ bị hạn chế, không cònnguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ tiền mặt dưới hình thức tiền mặt. d) Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của nhà nước : Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá, khi lạm phát xảy ra thì những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả và làm cho thị trường bị rối loạn. Khi đó người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và kém. Đồng thời làm cho nhà nước thiếu vốn, các khoản thu cho ngân sách nhà nước không tăng. Do đó, nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội, các nghành, các lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện để thực hiện. 2. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường diễn biến cùng chiều khi tình hình phát triển bình thường, tăng trưởng cao đi cùng với lạm phát được kiểm soát ở trên dưới mức tăng trưởng một chút (tính theo bình quân năm của cả thời kỳ). Lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường diễn biến cùng chiều khi tình hình phát triển bình thường, tăng trưởng cao đi cùng với lạm phát được kiểm soát ở trên dưới mức tăng trưởng một chút (tính theo bình quân năm của cả thời kỳ). Đó là hai thời kỳ 1992 đến 1997 (tăng trưởng 8,4%, lạm phát 9,6%) và 2002 -2007 (tương ứng là 7,9% và 7,5%).Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển không bình thường thì tăng trưởng thấp và lạm phát cao (1987 -1991 tăng trưởng 5,4%, lạm phát 140,5%); hoặc tăng trưởng ở mức trung bình, nhưng lạm phát thấp (1998 -2001
  • 14. 14 tăng trưởng 6%, lạm phát 2%); hoặc tăng trưởng thấp (suy giảm mạnh) và lạm phát cao thấp đan xen (2008 - 2012 tăng trưởng 5,8%, lạm phát 12,6%). Từ năm 2008-2012, thời kỳ lạm phát cao – thấp đan xen và suy giảm tăng trưởng mạnh, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,86%/năm, lạm phát bình quân 12,62%/năm.Nhìn tổng thể từ năm 1987 đến 2012, GDP tăng khoảng 5,7 lần, bình quân năm tăng 6,87%, GDP bình quân đầu người tăng gần 4 lần, tính theo giá hiện hành đã đạt 1.540USD năm 2012 và từ năm 2008 đã đạt 1.070USD/người. Xem xét về mặt lý thuyết, lạm phát vừa có tác động tích cực và thiếu tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng. Theo nghiên cứu của Tobin (1965), Mundell (1965) mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là tỷ lệ thuận. Các nghiên cứu này cũng trùng với quan điểm của trường phái Keynes và trường phái tiền tệ khi cho rằng trong ngắn hạn, các chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ sẻ làm gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Lạm phát gây giảm sút tổng cầu, gia tăng thất nghiệp, nó gây ra sự bất ổn cho môi trường kinh tế xã hội, làm thông tin trong nền kinh tế bị bóp méo, khiến các quyết định đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm trở nên khó khăn hơn; lạm phát được xem như một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Một số nghiên cúu của Rscher (1993), Barro (1995), Bruno và Easterly (1998) đều chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu âm. Còn nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) ở 140 nuớc giai đoạn 1960 - 1998 đã tìm thấy “ngưỡng” lạm phát từ 11-12% đối với các nước đang phát triển và khoảng 1- 3% đối với các nước công nghiệp. Nếu nền kính tế ở dưới ngưỡng này, mối quan hệ tăng trưởng - lạm phát mang dấu dương và ngược lại.Thực tế ở Việt Nam, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cũng phù hợp về mặt lý thuyết. Với mức lạm phát cao thì lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng (giai đoạn trước 1992). Còn nền kinh tế duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng (giai đoạn 1992 - 2007). Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã đạt sản luợng tiềm năng, sự gia tăng tổng cầu sẽ chỉ làm giá tăng lên mà không làm tăng sản lượng nền kinh tế. Điều này bởi vì, tỷ lệ lạm phát cao làm đình trệ sản xuất thông qua kênh đầu tư, tín dụng, tiêu dùng, về phía người tiết kiệm không dám gửi tiền vì lãi suất thực âm, gửi tiền kỳ hạn càng dài càng lỗ. Về phía nguời đi vay phải chịu lãi suất cao, với chi phí vốn cao họ sẽ e ngại vay vốn, không có động lực để đầu tư, hay sản xuất kinh doanh. Kết quả là kênh tín dụng bị thu hẹp. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, mức dư nợ tín dụng 10 tháng đầu năm 2008 chỉ tăng hơn 19,6%, thấp hơn mức tăng 37,73% so vớí cùng kỳ năm 2007, tỷ lệ lạm phát cao tháng 10/2008 là 22,14% cũng làm cho thu nhập của hộ gia đình giảm 22% so với cuối năm 2007. Thu nhập giảm dẫn tới tiêu dùng giảm đầu tư cũng giảm vì rủi ro cao tất yếu làm chậm tăng truởng kinh tế. Như vậy,
  • 15. 15 quan điểm sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có tác dụng giúp kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững (còn gọi là giải pháp tăng trưởng "bong bóng"), gây hậu quả tiêu cực đến đời sống dân cư, đặc biệt là tầng lớp thu nhập thấp. Trong nhiều năm trở lại đây, lạm phát Việt Nam luôn ở mức cao, câu hỏi đặt ra là phải chăng sản lượng nền kinh tế đã vượt mức tiềm năng, nên các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ (gói kích cầu thứ nhất hỗ trợ lãi suất trị giá 1 tỷ USD và gói kích cầu 2 trị giá 8 tỷ USD nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế vào cuối năm 2008 - 2009) khiến lạm phát tăng mạnh trong khi sản lượng không đạt mục tiêu? Theo đánh giá của IMF (2006) thì kể từ năm 2005, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng (những năm trước đó, mối quan hệ này thể hiện không nhất quán và rõ nét). Qua thực tế chứng minh rằng, Chính phủ muốn đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững bằng các gói kích thích kinh tế thì yêu cầu phải dựa trên nền tảng mức lạm phát thấp, giá trị đồng nội tệ ổn định. Thật vậy, khi lạm phát thấp các nhà đầu tư có thể dự tính được cơ hội đầu tư, mức rủi ro của dự án. Từ đó, có các quyết định đầu tư hiệu quả, còn nguời tiêu dùng có thể yên tâm chi tiêu, không lo ngại, cân nhắc mua các mặt hàng thay thế vì giá tăng, kỳ vọng lạm phát của dân chúng không xảy ra giúp kích thích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, ở các nước phát triển, lạm phát được chọn gần 2% là ngưỡng tối ưu cho tăng trưởng, còn theo nghiên cứu của IMF (2006) chỉ ra ngưỡng lạm phát tối ưu cho tăng trưởng ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là 3,6%. Tuy nhiên, cần phải hiểu thêm rằng, lạm phát thấp và ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là các chính sách, chủ trương, định hướng của Chính phủ trong việc phát triển con người, nguồn lực tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ… Bảng 1: Tăng trưởng GDP và lạm phát Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Lạm phát (%) 67.10 67.50 17.50 5.20 14.40 12.70 4.50 3.60 9.20 0.10 -0.60 0.80 GDP (%) 5.09 5.81 8.70 8.08 8.83 9.54 9.34 8.15 5.76 4.77 6.80 6.90 Năm 2002 203 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Lạm phát (%) 4.00 3.00 9.50 8.40 6.60 12.60 19.89 6.52 11.75 18.58 6.81 GDP (%) 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89 5.03 Nguồn: ADB (2012) và Tổng cục thống kê (2012) Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank - ADB) Như vậy, xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát giai đoạn 1990 đến 2012 có thể thấy rằng kinh tế Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng
  • 16. 16 trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại, đi kèm với tỷ tệ lạm phát tăng cao vào những năm đầu và những năm gần cuối của giai đoạn này. Theo TS. Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính - Tiền tệ, Học viện Chính sách và Phát triển, trong giai đoạn 2013 - 2015, do nền kinh tế Việt Nam vẫn trong thời kỳ bắt đầu cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển theo chiều sâu, chưa có sự phát triển đột biến về năng suất, chất lượng và hiệu quả so với giai đoạn trước. Vì vậy, để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm theo mục tiêu kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 theo Nghị quyết của Đại hội Đảng XI 7-7,5%/năm và Nghị quyết số 10/2011/QH là 6,5-7%/năm thì lạm phát mục tiêu tối ưu của giai đoạn 2013 - 2015 nên kiểm soát ở mức 7-7,5%. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng trưởng nền kinh tế trong ngắn hạn nhưng nghiên cứu mới nhất của Học viện Chính sách và Phát triển cho thấy: Dù tín dụng đã tăng trở lại trong 2 tháng trở lại đây, đạt 1,4% tính đến cuối tháng 4/2013, song tăng trưởng tín dụng đã suy giảm mạnh 2 năm 5 tháng liên tiếp từ năm 2011-5/2013 và dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong thời gian tới. Cụ thể, theo thống kê, tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2000-2010 là 32,39%, tới giai đoạn 2011-2012, con số này chỉ còn 11,36%, giảm gần 2,8 lần. Nếu tín dụng năm 2013 đạt được mục tiêu 12%, thì tổng số tăng trưởng tín dụng 3 năm 2011-2013 cộng lại là 35,3%, xấp xỉ bằng tăng trưởng tín dụng bình quân của 11 năm trước đó (32,39%). PGS, TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính - Tiền tệ Quốc gia khuyến cáo “Với độ trễ tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế là từ 6 tháng đến 1 năm, dù tăng trưởng tín dụng 7 tháng còn lại năm 2013 đạt được mục tiêu 12%, thì tác động tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng GDP năm 2013 cũng không đáng kể. Sự tích tụ suy giảm liên tục tín dụng và đầu tư toàn xã hội từ 2011-2013 sẽ làm giảm sút rất lớn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 và những năm tới”. Nhận định về lạm phát ở Việt Nam, PGS, TS. Đào Văn Hùng đã khẳng định: chính sách chiến lược để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam là phải đảm bảo giữ tỷ lệ thâm hụt ngân sách hợp lý, khuyến khích tăng cung ở các khu vực cung còn yếu kém. Đồng thời, phải có sự kết hợp hiệu quả giữa các chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách cơ cấu và chính sách xuất nhập khẩu. Trong đó, chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ có thể tạm thời ngăn chặn được lạm phát nhưng sẽ không loại bỏ được sự mất cân bằng cơ cấu, do đó, nguy cơ lạm phát vẫn rất cao. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Thạc Hoát khuyến nghị: Cần tái cơ cấu chức năng phân bổ vốn, cho phép linh hoạt về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức tín dụng lên tối đa 49%, nhằm đẩy mạnh việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, khắc phục yếu kém trong khả năng phân bổ vốn. Cần hướng dòng chảy vốn xã hội từ chính sách kích thích đầu tư tài chính (vàng, cổ phiếu, ngoại tệ…) sang đầu tư sản xuất kinh doanh mà muốn vậy thì lãi suất tiền gửi các tổ chức kinh tế phải thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm của cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần áp dụng chính sách “phi lãi suất” đối với các nguồn vốn gửi vào ngân hàng để thực hiện các chức năng phương tiện thanh toán, ký quỹ, bảo lãnh, giữ hộ. Các ngân
  • 17. 17 hàng phải đóng vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế mà cụ thể, các tổ chức tín dụng cần có sự kiểm soát chặt chẽ các chi phí đầu vào như chi phí quảng cáo, tài trợ quản lý… để giảm lãi suất đầu ra cho nền kinh tế. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng đã trình bày qua phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng - lạm phát và nhìn vào thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, để có thể kiểm soát và phát huy tính tương hỗ trong mối quan hệ này một cách có hiệu quả, không để lạm phát trở thành vấn đề bất lợi đối với nền kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng trong dài hạn, cần thiết phải có những nghiên cứu bài bản, xây dựng mô hình tính toán và dự báo được ngưỡng hiệu quả cho lạm phát, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng bền vững trong mỗi giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó, để giảm sức ép lên lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cần thiết tập trung thực hiện hiệu quả công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Liên quan đến mối quan hệ giữa Lạm phát và Tăng trưởng, TS. Nguyễn Bích Lâm, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê đã nhận định: “Thực trạng kinh tế Việt Nam hơn hai thập kỷ qua cho thấy lạm phát và tăng trưởng có quan hệ tỷ lệ nghịch. Ngưỡng lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong ngưỡng của các nước đang phát triển, tuy nhiên, mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư trong thời gian dài đã gây nên lạm phát, từ đó lạm phát tác động trở lại làm giảm tăng trưởng”, vì vậy, ngưỡng lạm phát đối với tăng trưởng của Việt Nam nên ở mức một con số”. Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao của Việt Nam trong thời gian qua là tập trung nhiều đến cung tiền cho chính sách kích cầu. Bên cạnh đó, chính sách kỳ vọng lạm phát sẽ đòi hỏi chi phí phải trả, mà hàm ý ở đây là tăng trưởng. Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam trong 10 năm trở lại đây có những giai đoạn lạm phát cao, tăng trưởng thấp và có cả giai đoạn lạm phát vừa phải song vẫn thúc đẩy được tăng trưởng. Song hiện nay, nền kinh tế đang đứng trước áp lực tăng trưởng việc làm trong bối cảnh kinh tế đi xuống, lạm phát không tăng lên được (theo chỉ số giá). Do đó, hội thảo trao đổi từ nhiều phía, với mục đích làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, qua đó tìm kiếm các giải pháp cho bài toán làm thế nào chủ động được lạm phát mà đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng ổn định. Ở nước ta, trong thời kỳ phát triển bình thường, tăng trưởng và lạm phát song hành cùng chiều do hiệu quả đầu tư đạt khá và chính sách tài chính, tiền tệ hợp lý.Trong thời kỳ phát triển không bình thường, kinh tế bất ổn, nên phải thực thi chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt hoặc chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, đồng thời cố duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý. Tuy nhiên, kết quả điều hành thường vượt ra ngoài ý muốn do xử lý các giải pháp cụ thể không thích hợp, thể hiện rõ nét trong mấy năm vừa qua. Những hạn chế về chính sách được thực hiện không chỉ khuôn trong thời kỳ đó mà có thể còntừ trước đó tạo hệ quả, như chính sách đầu tư không hợp lý, thâm hụt ngân sách, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả kéo dài, mô hình tăng trưởng lạc
  • 18. 18 hậu chậm chuyển đổi... Ngoài ra, các nguyên nhân khác như tham nhũng, lợi ích nhóm cũng đã tác động mạnh đến nền kinh tế. Bên cạnh các giải pháp chính sách tiền tệ, tài khóa, các diễn giả cũng nhấn mạnh hơn vào các giải pháp phi tiền tệ. PGS, TS. Đào Văn Hùng đưa ra một số kiến nghị chính sách, như về dài hạn, Việt Nam phải đạt đồng thời cả hai mục tiêu tăng trưởng cao và lạm phát thấp, song trong ngắn hạn và trung hạn, rất khó có thể điều hành để đạt cả hai mục tiêu này. Trong điều kiện doanh nghiệp đang rất khó khăn, thất nghiệp cũng tăng cao, nếu Chính phủ ưu tiên cho tăng trưởng để đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra từ 7-7,5%/năm thì phải chấp nhận lạm phát ở ngưỡng tối ưu. Tuy nhiên, do không quan tâm đúng mức đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn, quá chạy theo tăng trưởng về lượng hơn chất, bệnh thành tích, chậm xử lý các yếu kém về cơ cấu và cơ chế kinh tế; không đặt yêu cầu giữ ổn định kinh tế lên hàng đầu nên về tăng trưởng và phát triển thiếu bền vững, tuy đã được nêu ra từ sớm, nhưng không kiên quyết thực hiện. Thể chế là yếu tố quyết định, nhưng trong nhiều năm, lĩnh vực này luôn bị lạc hậu so với yêu cầu, cả về thể chế kinh tế, hành chính. Hội nhập quốc tế sâu rộng, gia nhập WTO, yêu cầu này đã trở nên bức thiết hơn. Chính phủ cần phải chọn khâu ưu tiên đột phá và lộ trình tái cơ cấu kinh tế trong điều kiện nguồn lực tài chính quốc gia hạn hẹp. Thêm vào đó, cần phải có một cơ quan thực hiện chức năng phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ độc lập với Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài Chính. Việt Nam cũng đã có bước tiến lớn, nhưng một phần do khủng hoảng kinh tế thế giới tác động, ta lại phải ứng phó với nhiều khó khăn kinh tế nội tại kéo dài, không đổi mới kịp yêu cầu của cuộc sống quan điểm còn những vướng mắc, nên cải cách thể chế chậm, nhất là về cạnh tranh chống độc quyền, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, thị trường bất động sản... Trong những năm tiếp theo, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều thách thức. Tiến sỹ Lưu Bích Hồ, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển dự báo, tình hình khó khăn có thể kéo dài sang năm 2015, hiện tại lạm phát vẫn chưa được kiểm soát vững chắc vì để tạo cả cầu và cung cho tăng tưởng, sẽ phải tăng mạnh đầu tư mà chưa đạt hiệu quả cần thiết. Giảm mạnh lãi suất tín dụng, vẫn có khả tăng lạm phát đồng thời do hạn chế về thị trường và hấp thụ tín dụng, nợ xấu khó giải quyết, sản xuất khinh doanh chậm phục hồi. Do đó ông Lưu Bích Hồ nhận định, tăng trưởng chỉ đạt khoảng 5-6%, nhưng lạm phát phải kiên quyết giữ ở mức dưới 2 con số, tốt nhất khoảng 7-8%/năm rồi kéo xuống 5-6% khi đã đẩy được tăng trưởng lên cao hơn. Hoạt động tái cơ cấu kinh tế còn chậm vì có quá nhiều cản trở, mà càng chậm thì ổn định và tăng trưởng càng khó thoát ra khỏi vùng trũng.
  • 19. 19 IV. Kiềm chế lạm phát và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam: Để kiềm chế lạm phát thì chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa cần phải đạt được hai mục tiêu chung là giảm bớt lượng tiền trong lưu thông và gia tăng cung cấp hàng hóa dịch vụ trong xã hội.Ngân hàng nhà nước (chính sách tiền tệ) và bộ tài chính (chính sách tài khóa) có thể dùng nhiều công cụ tài chính khác nhau để đạt được hai mục tiêu trên. 1. Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông: a) Chính sách tiền tệ:  Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội  Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thị trường. Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngân hàng với nhau.  Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiết khấu. Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.  Ngân hàng trung ướng áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.  Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại. b) Chính sách tài khóa:  Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.  Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội. 2. Gia tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội: a) Chính sách tiền tệ: Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì chính sách tiền tệ cần ưu đãi tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Việc ưu đãi về lãi suất sẽ làm giảm chi phí sản xuất đầu vào vì vậy tăng năng suất lao động. b) Chính sách tài khóa: Để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì bộ tài chính cấn đưa ra giải pháp như chỉ đạo tổng cục thuế giảm thuế đầu tư, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị và thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó làm giảm bớt chi phí đầu vào lên làm tăng năng suất lao động. 3. Một số giải pháp kiềm chế lạm phát trong nghị quyết 11: Trong thời gian tới chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thận trọng và thắt chặt cụ thể như sau: a) Chính sách tiền tệ:
  • 20. 20  Quy định tốc độ tăng trưởng tín dụng phải giữ ở mức dưới 20%  Trong tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15 -16% và ưu tiên cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.  Thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là bất động sản và chứng khoán. Ngoài ra còn giảm tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này  Đưa ra chính sách bình ổn thị trường ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối. Hiện nay chính phủ đang cầm giao dịch mua bán ngoại tệ tại thị trường tự do và cấm các cửa hàng vàng cá nhân giao dịch mua bán vàng miếng. b) Chính sách tài khóa:  Phấn đấu tăng thu ngân sách khoảng 7 – 8% so với dự toán đã được quốc hội thông qua.  Sắp xếp lại chi thường xuyên nhằm tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.  Cắt giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP  Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ, quốc gia và không mở rộng đối tượng được chính phủ bảo lãnh.  Đối với đầu tư công: Chính phủ quyết định cắt giảm tối thiểu 10% lượng vốn theo kế hoạch tín dụng đầu tư từ ngân sách. 4. Thắt chặt chính sách tiền tệ: a) Giai đoạn 2007: Ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ Goldman Sachs cho rằng Việt Nam nên đặt chính sách tiền tệ lên hàng đầu trong việc quản lý lạm phát. NHTW đã thi hành một số biện pháp để thắt chặt chính sách tiền tệ từ tháng 6/2007, bao gồm tăng tỷ lệ dự trử bắt buộc, phát hành tín phiếu, tăng lãi suất, nới lỏng biên độ tỷ giá VNĐ so với USD để khích thích xuất khẩu.  Lãi suất: Động thái dỡ bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất tối đa 18%/năm của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/5 được đánh giá là một bước tiến tích cực trong việc chống lạm phát.  Kiểm soát tín dụng: Giám đốc NHTW yêu cầu kiểm tra chất lượng tín dụng và những biện pháp kiềm chế việc vay tiền giành cho buôn bán cổ phần, đầu tư bất động sản. b) Giai đoạn 2011: Theo đó Chính phủ sẽ điều hành thắt chặt lại, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa là 20%, nếu cần thiết thì có thể là 17-19%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%. Giảm tốc độ và tỉ trọng cho vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Chính phủ sẽ tăng cường quản lý ngoại hối. Trong quý 2-2011, trình nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do... 5. Cắt giảm chi tiêu Chính phủ, đầu tư công:
  • 21. 21 Theo Bộ trưởng bộ KHĐT, tổng vốn đầu tư đã cắt giảm 14.000 tỷ đồng so với con số 135.000 tỷ kế hoạch đầu tư của Chính phủ trong năm 2008 vốn Nhà nước bị đầu tư quá dàn trải. Chuyên gia Kinh tế trưởng UNDP Jonathan Pincus: Vấn đề nằm ở những dự án triệu đô: CP nên lập danh sách 100 dự án đầu tư lớn nhất để xác định đâu là dự án kém hiệu quả, đâu là dự án chưa thật cần thiết vào thời điểm này. Từ đó CP có thể tìm ra 10 dự án có thể tạm ngưng, để có khoảng 2 tỷ USD. 6.Đặt sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm chính:  Chính phủ đã quyết định kiểm soát việc xuất khẩu gạo và giữ giá nhiên liệu ổn định cho đến tháng 6.  Lạm phát cao, người nghèo dễ bị tổn thương.  Thúc đẩy xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại;  Khuyến khích việc giảm thiểu tiêu dùng;  Điều khiển các hoạt động của thị trường để tránh nạn đầu cơ tích trữ; và  Ban hành các trợ cấp xã hội, đảm bảo an sinh, trợ giúp người nghèo. 7. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh: Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu không quá 16%, sử dụng năng lượng tiết kiệm. Ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu. Xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thủy sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm...; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm ngoại tệ nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng.
  • 22. 22 KẾT LUẬN Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề có quan hệ chặt chẽ, phức tạp. Lạm phát có thể là động lữ thúc đẩy kinh tế, ngược lại nó thậm chí có thể là tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vì vậy cần chú trọng sự cân đối, mối quan hệ hài hòa giữa hai vấn đề này, chỉ có vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Lạm phát có tác động rất lớn đến mỗi quốc gia cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước đó,Chính vì thế,chúng ta cần nắm vững nguyên nhân,tác động của lạm phát,những ảnh hưởng của nó ở tầm vi mô và vĩ mô để có các biện pháp linh hoạt,nhanh chóng,hạn chế các nguy cơ và tác động của nóGiảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô, đặc biệt đối với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa của hội nhập kinh tế như nước ta. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều chỉnh tỉ lệ lạm phát hợp lí. Tuy nhiên, những bất ổn của sự mất cân đối giữa lạm phát trong một thời gian là dấu hiệu để chúng ta cần điều chỉnh và đưa ra những chính sách có hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta. Trong thời gian tới, nền kinh tế của nước ta cũng đang có những thách thức, khó khăn cần phải vượt qua, và vấn đề lạm phát vẫn còn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp,cần phảinghiên cứu và có những biện pháp phù hợp để giữ vững tăng trưởng kinh tế,góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • 23. 23