SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 80
Baixar para ler offline
Nhaø xuaát baûn Thoâng Taán
Bài toán quy hoạch nhân lực
dưới tầm nhìn vị thế á quân
Tieâu ñieåm:
81 AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA)
CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM
Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P
. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương
Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600
Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com
Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng
Engineered flooring
Ván sàn gỗ công nghệ
tieá
n
g
noù
i
ngöôø
i
laø
m
ngheà
4
Phía trước
là bầu trời
Trần Việt Tiến
Cơ hội dành cho công nghiệp nội thất rất rộng mở, dù rằng đang
đối mặt với rất nhiều thách thức do dịch Covid-19 mang lại. Chỉ
cần vượt qua được những trở ngại này, chế biến gỗ sẽ là ngành
ghi lại dấu ấn Việt Nam trên thị trường thế giới.
Một nghiên cứu về người tiêu dùng từ OfferUp
kết hợp với Công ty Phân tích dữ liệu
GlobalData thực hiện cho thấy vào năm 2020,
58% người Mỹ đã trang trí lại nhà cửa bằng những món
đồ nội thất mới.
Bùng nổ tiêu dùng sau vaccine
Theo Nick Huzar, Giám đốc Điều hành và đồng sáng
lập của OfferUp, khi ngôi nhà vô tình trở thành nơi làm
việc, trường học, nơi tập thể dục, không gian thư giãn…
thì nhu cầu nội thất tăng lên theo cấp số nhân.
Vì nhu cầu ấy mà thương mại đồ nội thất và đồ gia
dụng ở Mỹ đã tăng 27,2 tỷ USD vào năm 2020 so với
năm 2019, đạt giá trị khoảng 68 tỷ USD, tương đương
với việc mỗi người ở Mỹ chi thêm 82 USD cho các sản
phẩm gia đình.
Là quốc gia hoàn thành mục tiêu vaccine, Mỹ đang
từng bước khôi phục nền kinh tế, mở lại tất cả các dịch
vụ sau một năm lao đao vì Covid-19. IMF đã nâng dự
báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay lên mức 7% và
4,9% vào năm 2022, cao hơn 2,4 và 1,4 điểm phần trăm
so với dự báo hồi tháng 4. Nhu cầu tiêu dùng của người
Mỹ hậu Covid được xem là bùng nổ. Theo số liệu của
Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, nhập khẩu đồ nội thất
bằng gỗ của nước này trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt
10,2 tỷ USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái và
tăng 33% so với 5 tháng đầu năm 2019, thời điểm trước
khi đại dịch Covid-19 diễn ra.
Tương tự, ở châu Âu, nhờ chương trình tiêm chủng
vaccine ngừa Covid-19 được đẩy nhanh và quỹ kích thích
chung của Liên minh châu Âu (EU) được khởi động để
“củng cố” chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, nền kinh tế
các quốc gia này cũng đang mở cửa trở lại. Các nhà kinh
tế tại Goldman Sachs dự đoán vào quý III/2021, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sử dụng đồng euro
sẽ tăng 13%.
Cơ hội lớn cho ngành nội thất
Theo Furniture Today, năm 2020, Việt Nam đã xuất 7,4
tỷ USD đồ nội thất sang Mỹ, tăng 31% so với năm 2019.
Hiện thị trường Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất
khẩu nội thất và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.
Tiếp đà tăng trưởng, trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt
Nam chiếm lĩnh thị trường nội thất Mỹ với kim ngạch đạt
hơn 5 tỷ USD, cao hơn gần 2 lần so với nhà cung cấp lớn
thứ hai là Trung Quốc, tăng 99% so với cùng kỳ năm trước
và chiếm gần 40% trong tổng nhập khẩu nhóm hàng này
của Mỹ. Mỹ cũng đang tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ
từ các nhà cung cấp khác như: Malaysia tăng 61%, Mexico
tăng 71%, Canada tăng 15,2%... Nhu cầu tiêu dùng nội thất
tăng nhanh buộc Mỹ phải ngày càng mạnh tay hơn trong
việc nhập khẩu đồ nội thất. Điều này có nghĩa là thời gian
tới, đơn hàng sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam, nguồn cung đồ
nội thất bằng gỗ lớn nhất cho thị trường Mỹ.
Trong nửa đầu năm 2021, ngành gỗ tăng tốc sản xuất
và xuất khẩu, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt
tieá
n
g
noù
i
ngöôø
i
laø
m
ngheà
5
8,1 tỷ USD, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm 2020. Suốt
nửa đầu năm 2021, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU,
Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu quan
trọng của gỗ và lâm sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu vào
5 thị trường này ước đạt trên 7,68 tỷ USD, chiếm khoảng
89% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Con số xuất
khẩu ở các thị trường chủ lực của Việt Nam đều tăng. Cụ
thể, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 0,73 tỷ USD
(tăng 11%); Trung Quốc 0,82 tỷ USD (tăng 22,9%); Hàn
Quốc 0,76 tỷ USD (tăng 7%)... Với châu Âu, con số này là
0,68 tỷ USD, tăng 54%.
Khi biểu đồ tăng trưởng được vẽ bằng
những con số đẹp như thế thì việc các
chuyên gia trong ngành dự báo xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021 vượt
mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD là dễ hiểu.
Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng trong
công tác phòng dịch, biến chủng Delta
của virus SARS-CoV-2 cuối cùng cũng
đã khiến Việt Nam phải chịu chung số
phận với các quốc gia khác trong cơn ác
mộng mang tên Covid. Con số ca nhiễm
mới được công bố tăng lên mỗi ngày
trên toàn quốc. Và, một trong những
khu vực chịu tổn thất nặng nề nhất là các
nhà máy, khu công nghiệp phía Nam… Ở nhiều doanh
nghiệp (DN) chế biến gỗ, con số F0 lên đến hàng trăm,
gây đình trệ sản xuất…
Trong bầu không khí hoang mang bao trùm, hình ảnh
các DN chế biến gỗ ứng phó với đại dịch đầy bất ngờ.
Xây dựng khu cắm trại cho công nhân ở lại, xây dựng
các bếp ăn phục vụ công nhân, tổ chức sinh hoạt giải trí
cho người lao động sau giờ làm tại xưởng, đọc sách cho
công nhân nghe, thưởng để thêm thu nhập hay thậm
chí là cho nhân viên nhận lương theo ngày làm là tất cả
những hoạt động mà DN đã nỗ lực và sáng tạo thực hiện
để có thể đảm bảo phương châm “3 tại chỗ”.
Thu hút hơn 500.000 lao động trực tiếp, để chu toàn
nhân lực trong bối cảnh này, DN phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn, thách thức. Nhờ sự quyết liệt, chân thành
trong công tác chăm sóc con người, DN ngành gỗ nhận
được không chỉ là việc hoàn tất các đơn hàng mà còn ở
sự nhiệt tình cống hiến của người lao động. Trong điều
kiện bất tiện của cách ly, người lao động dường như
xích lại gần nhau hơn, cùng làm việc,
cùng vui chơi, tổ chức cắt tóc cho
nhau, cùng nhau tận dụng đất trống
ở xưởng để trồng rau sạch cải thiện
bữa ăn… Với những gắn kết này, hậu
“3 tại chỗ”, chắc chắn, phần thưởng
mà DN sẽ có được những tập thể gắn
bó, đoàn kết.
Trong cơ chế phân phối vaccine
tạo miễn dịch cộng đồng, phục vụ
mục tiêu kép, công nhân các nhà máy,
khu chế xuất được ưu tiên. Với nỗ lực
của HAWA trong việc liên kết với các
tổ chức, cơ quan ban ngành lẫn chủ
động tìm kiếm nguồn vaccine từ đối
tác quốc tế, hy vọng tất cả DN trong ngành đều có cơ hội
tiếp cận và nhanh chóng tiêm chủng cho người lao động.
Phía trước là nhu cầu rất lớn của thị trường, phía sau
là nền tảng vững chắc của lực lượng lao động dồi dào,
gắn kết, tôi tin nếu có thêm mảnh ghép quan trọng ở
giữa là hệ thống máy móc hiện đại, DN chế biến gỗ Việt
Nam hoàn toàn có thể vươn rộng cánh bay, trở thành
trung tâm nội thất của thế giới. Phía trước là bầu trời,
hãy giữ vững niềm tin.
“Nhờ sự quyết liệt,
chân thành trong chăm
sóc con người, DN ngành
gỗ không chỉ hoàn tất các
đơn hàng mà còn nhận
được sự nhiệt tình cống
hiến của người lao động”
6
In 1.500 baûn, khoå 21x29,7 cm
taïi CTY TNHH MTV ITAXA
Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Giaáy ÑKXB soá: .....-...../CXBIPH/.....-...../ThT
Quyeát ñònh xuaát baûn soá: ......./QÑ-NXB
NXBTT caáp ngaøy ..... thaùng ..... naêm 2021
Soá ISBN: ............................................................
In xong vaø noäp löu chieåu quyù III naêm 2021
Ñoái taùc lieân keát: Coâng ty Coå phaàn Dòch vuï Ñaàu tö Phaùt trieån HSC
Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn
Chòu traùch nhieäm noäi dung: Toång bieân taäp Leâ Thò Thu Höông
Bieân taäp: Phöông Lam Giang
Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán
Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông,
	 Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng
Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït
Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh
AÛnh bìa: Quyù Hoøa
37
15 24
Mục lục
12
60
50
64
62
70
20
38
32
46
Cơn khát nhân lực chất lượng cao
Chiến lược bền vững đã giúp
tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
như thế nào?
Phúc lợi mới là lựa chọn?
The Plus, biểu tượng của xanh,
sạch và minh bạch
6 xu hướng bền vững
trong giới thiết kế năm 2021
Sống xanh trong nhà gỗ
NGND-GS-TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng
Trường Đại học Lâm nghiệp: Cần một kịch bản
cho phát triển nhân lực ngành gỗ
Nội thất robot
Doanh nghiệp online:
Phổ biến nhưng chưa hiệu quả
Vận chuyển và chuẩn hóa dữ liệu
74
Hơn cả Sơn Phủ: từ màu đến bóng, với NC-PU
hoặc sơn nước, công nghệ phun sơn AIRMIX® luôn
thân thiện đồng hành cùng mọi thể loại sản phẩm:
mỗi lô hàng là một TUYỆT TÁC chinh phục thế giới.
Thẩm mỹ & chất lượng lớp phủ
Chi phí sản xuất: giảm thiểu thất thoát
Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm
AIRMIX là một phát minh có cầu chứng
của SAMES KREMLIN (KREMLIN REXSON) - PHÁP
AIRMIX tối ưu hoá:
AIRMIX
CTY TNHH TM VƯỢT SÓNG
Số 79, đường 55A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM
ĐT: 028 3762 6534 – vuotsong2@gmail.com
tieâ
u
ñieå
m
8
Nam Minh
Giá thuê đất tăng mạnh
và hạn chế về mô hình,
các khu công nghiệp tại
TP.HCM đang đối mặt với
áp lực cạnh tranh thu hút
dòng vốn đầu tư.
TP.HCM đối mặt với với viễn cảnh thách thức
trong việc duy trì vị thế là trung tâm kinh tế và
công nghiệp lớn nhất miền Nam. Nguyên nhân
do tiến độ chậm trễ trong việc nâng cấp hạ tầng, quy
hoạch phát triển và nhất là giá thuê đất trong các khu
công nghiệp (KCN) liên tiếp lập đỉnh mới khiến nhiều
doanh nghiệp (DN) do dự khi tìm mặt bằng sản xuất.
Khó cạnh tranh với “láng giềng”
Báo cáo của Chứng khoán VDSC cho thấy, do
nguồn cung hạn chế nên giá thuê đất liên tục
tăng. Cụ thể, ở phía Nam, giá thuê tại TP.HCM hiện
đang cao nhất với 191 USD/m2
/chu kỳ thuê, tương
đương tăng 4,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá
thuê đất tại các tỉnh lân cận như Bình Dương, mặc
dù có tăng nhưng vẫn còn ở ngưỡng 100 USD/m2
/
chu kỳ thuê.
Tính ra giá thuê đất KCN của TP.HCM hiện đang
dần tiệm cận với mức giá của các nước trong khu
vực như Mumbai (Ấn Độ), Tangerang (Indonesia),
Samut Prakan (Thái Lan). Điều này làm giảm khả
năng cạnh tranh của các KCN và có thể buộc các
Từ cuộc đua
bất động sản
công nghiệp
Cảng Cát Lái
tieâ
u
ñieå
m
9
DN đang hoạt động trong lĩnh vực có biên lợi nhuận
thấp phải tìm về những vùng đất dễ thở hơn như ở
Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước hay thậm chí là các
tỉnh miền Trung.
Hơn thế nữa, tại Long An và Bình Dương, những dự án
kho bãi và cơ sở phân phối mới đang mọc lên dày đặc,
trong khi TP.HCM đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn
cung, nhất là các kho hàng, trung tâm phân phối phục
vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử đang trong giai đoạn
bùng nổ.
Hiện các tỉnh phía Nam vẫn đang đua tranh mở rộng
thêm quỹ đất công nghiệp. Đồng Nai với lợi thế lớn đến
từ chuyển đổi đất trồng cây cao su sang đất công nghiệp
và động lực từ việc xây dựng sân bay Long Thành thể
hiện tham vọng rất lớn. Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai đã
công bố kế hoạch xây dựng ba KCN mới với tổng diện
tích 6.475 ha, gồm KCN Long Đức 3 có diện tích 253 ha,
dự án Bàu Cạn - Tân Hiệp có quy mô 2.627 ha ở Long
Thành và KCN Xuân Quế - Sông Nhạn ở huyện Cẩm Mỹ
có quy mô lên tới 3.595 ha.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Long An, địa phương
này dự kiến sẽ quy hoạch thêm khoảng 1.500 ha diện tích
đất trong năm 2021 để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). Các ngành thu hút nhà đầu tư nước ngoài
nhất là dệt may và hàng may mặc, giày dép, thức ăn gia
súc, gia cầm, thủy hải
sản, chế biến thực phẩm
và sản xuất đồ uống.
Bình Dương thì
mở rộng quỹ đất theo
hướng tiến lên phía Bắc,
gắn với trục Bình Phước
và vùng nguyên liệu Tây
Nguyên. Bà Rịa - Vũng
Tàu với lợi thế về cảng
nước sâu cũng ưu tiên
nguồn lực phát triển các
lô đất công nghiệp mới
có quy mô hơn 4.796 ha.
Có thể thấy, cách
TP.HCM chỉ tầm 1 - 2 giờ
di chuyển, đi cùng hạ
tầng giao thông được
ráo riết đầu tư, các địa phương liền kề với TP.HCM ngày
càng có sức hút trong con mắt lựa chọn của giới đầu tư.
Dấu ấn các siêu KCN mới
Không chỉ có giá thuê hấp dẫn hơn, thị trường ngày
càng xuất hiện các mô hình KCN mới hiện đại, mang tới
một không gian vừa làm việc vừa an cư, việc giải trí khá
đẳng cấp tại các địa phương mới nổi. Ví dụ, ở Bình Dương,
các KCN VSIP gây chú ý với quy hoạch nhiều mảng xanh,
trung tâm mua sắm và nhiều tiện nghi khác giúp thu hút
đông đảo chuyên gia, kỹ sư và người lao động.
Tiêu biểu như tại VSIP 1 có rất nhiều khu căn hộ xung
quanh như dự án Canary, trung tâm thương mại AEON
Mall; Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Đông Á, thậm chí
có khách sạn 4 sao quốc tế đầu tiên của Bình Dương
chuẩn bị khai trương.
Từ kinh nghiệm trên, khi khởi động dự án ở Bắc
Ninh, VSIP đã ứng dụng mô hình khu phức hợp công
nghiệp - đô thị để quy hoạch diện tích 700 ha thành 200
ha khu đô thị và 500 ha KCN. Cho đến thời điểm này,
KCN đã được lấp đầy từ lâu, còn khu đô thị được lấp
đầy 50%. Lượng lao động tại đây lên đến hơn 320.000
người. “Tương tự như vậy, chúng tôi áp dụng xây dựng
khu đô thị công nghiệp dịch vụ VSIP Hải Phòng 1.600
ha, khu công nghiệp đắt và đẹp nhất Hải Phòng, chỉ có
600 ha là khu công nghiệp, còn lại gần 1000 ha là đô thị
đã lấp đầy 70%.”, ông Huỳnh Quang Hải, Phó chủ tịch
Điều hành VSIP, chia sẻ.
Mô hình siêu khu công nghiệp mà VSIP triển khai
cũng là câu chuyện mà các DN lớn sẽ theo đuổi. Ví dụ,
tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Công ty cổ phần ô tô Trường
“TP.HCM rõ ràng đang
hụt hơi trong việc tiếp
tục duy trì sức hút đối
với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước dù
hạ tầng giao thông sẵn
có, với lợi thế sở hữu
hai cảng quốc tế Cát
Lái và Hiệp Phước”
KCN Hiệp Phước
tieâ
u
ñieå
m
10 Hải (Thaco) triển khai hàng loạt các hạng mục quan trọng
gồm: KCN cơ khí - ô tô, khu nhà ở công nhân, khu tái
định cư, khu trung tâm thương mại... Sau Quảng Nam,
tháng 3/2020, KCN chuyên nông nghiệp Thaco - Thái
Bình cũng động thổ xây dựng dự án với quy mô 194,36
ha được thực hiện trong 50 năm tại các xã An Thái, An
Ninh và An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tổng
nguồn vốn dự án này lên đến 2.132,633 tỷ đồng, với rất
nhiều hạng mục, từ khu chế biến nông sản thực phẩm,
khu đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, khu
nông trường thực nghiệm, khu sản xuất vật tư phục vụ
nông nghiệp, cảng vận tải hàng hóa của KCN...
Sắp tới đây, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ
càng sôi động khi đón nhận hàng loạt các dự án mới có
quy mô khủng các các tập đoàn lớn như Vingroup, Phát
Đạt, Novaland, Nam Long... Trong trào lưu đó, các địa
phương có quỹ đất dồi dào và giá còn mềm sẽ có lợi
thế đón nhận dòng vốn đầu tư nóng hổi này. Khi đó, lao
động địa phương sẽ ít phải rời quê, tập trung về TP.HCM
và các khu vực lân cận như trước.
Khi đặt lên bàn cờ cạnh tranh thời gian tới, TP.HCM rõ
ràng đang hụt hơi trong việc tiếp tục duy trì sức hút đối
với các nhà đầu tư trong và ngoài nước dù hạ tầng giao
thông sẵn có, với lợi thế sở hữu hai cảng quốc tế Cát Lái
và Hiệp Phước. Trong điều kiện này, TP.HCM cần quyết
liệt trong việc để mở rộng hệ sinh thái sản xuất công
nghiệp, phát triển các KCN sạch và công nghệ cao, kết
nối vào các khu đô thị hiện đại. Giải pháp các chuyên gia
đặt ra lúc này, ngoài việc bổ sung thêm các KCN mới tại
các vùng có diện tích đất nông nghiệp dồi dào như Bình
Chánh, Hóc Môn, Củ Chi… thì thành phố có thể cần một
bước dịch chuyển mới, bao gồm tập trung phát triển mô
hình KCN - đô thị có độ nén cao nhưng có quy hoạch bài
bản để tiết kiệm quỹ đất, đi kèm với cơ chế ưu đãi đầu
tư trong các lĩnh vực có thế mạnh như công nghệ cao,
R&D hay mảng hậu cầu kho bãi.
Theo các chuyên gia, sự phát triển của công nghiệp
4.0 đã tạo nên sự thay đổi lớn đối với cách hoạt động của
các nhà sản xuất. Các công nghệ mới như in 3D, chuyền
sản xuất khép kín…. và thay đổi về năng lực R&D tại các
trung tâm sản xuất đã giúp tập trung chuỗi giá trị của
sản xuất công nghiệp tại một địa điểm, dẫn đến việc tích
hợp khu đô thị vào nơi sản xuất công nghiệp là điều khả
khi. Khi đó, nhu cầu nhân lực chính của TP.HCM, thay vì
lao động phổ thông như hiện nay, sẽ là nguồn nhân lực
chất lượng cao.
TP.HCM
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
Giá thuê đất KCN (USD/m2
/chu kỳ thuê)
Bình
Dương
Hà Nội Bangkok
(Thái Lan)
Samut Prakarn
(Thái Lan)
Các tỉnh khác
(Thái Lan)
Jakata
(Indonesia)
Tangerang
(Indonesia)
Bogor
(Indonesia)
Mumbai
(Ấn Độ)
Bắc Ninh
Nhu cầu của bạn cũng như khách hàng của bạn rất quan
trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chú tâm lắng nghe và
nhanh chóng thấu hiểu. Đây là cách chúng tôi đạt được tiêu
chuẩn chất lượng cao, vượt xa yêu cầu. Hãy cùng nhau định
nghĩa lại chất lượng.
Your and your customers' needs are important to us. We
listen closely and understand quickly. This is how we
achieve our high standard of quality which often exceeds
requirements. Let us redefine quality together.
Chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu /
Quality tailored to your needs
Hệ thống bản lề /
Hinge systems
Hệ thống tay nâng /
Lift systems
Hệ thống ngăn kéo /
Runner & Box systems
Đặng Quý Yên
Trong khi nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì dịch bệnh, ngành gỗ tiếp tục tăng tốc.
Tổng kết 6 tháng đầu năm, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong
đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Khủng hoảng
Những con số trên hứa hẹn một năm bội thu tiếp theo
cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Bởi, ở hầu hết các doanh
nghiệp (DN), đơn hàng đã kín đến quý IV, thậm chí kéo
dài qua năm 2022. “Đơn đặt hàng đồ nội thất bán lẻ trực
tuyến tăng hơn 30%. Tại thị trường đang phát triển châu
Âu, đơn hàng tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 2020. Dự
kiến, doanh số bán hàng của chúng tôi vào năm 2021
sẽ tăng hơn 30% so với năm trước”, ông Lim Hong Jin,
Tổng giám đốc Savimex tự hào chia sẻ.
Tuy nhiên, song hành cùng những tín hiệu tích cực
từ thị trường là những thử thách không nhỏ. Giá nguyên
vật liệu liên quan đến đồ nội thất và phụ liệu đã tăng từ
nửa cuối năm 2020. Thêm vào đó, việc tăng giá và thiếu
container dẫn đến công tác hậu cần trong khâu logistic
của ngành không trơn tru. “Một vấn đề lớn mà ngành
đang phải đối mặt hiện nay là nhân lực, đặc biệt là kỹ
thuật viên lành nghề và nhân viên có kinh nghiệm”, ông
Lim Hong Jin nhận xét.
Theo người đứng đầu Savimex, ngoài việc chăm lo
đời sống, tạo môi trường sống và làm việc tạm thời cho
nhân viên ở một số nhà máy trong trường hợp việc kiểm
dịch kéo dài do Covid-19, thực hiện 5K theo hướng dẫn
của Bộ Y tế, thì việc thu hút thêm nhân lực để có thể
thực hiện tốt các đơn hàng cũng là một thách thức. “Đây
là thời điểm rất quan trọng để tăng cường năng lực ở
cấp quản lý và nhân viên cấp trưởng nhóm. Đồng thời,
để có thể kiện toàn nội lực trong bối cảnh mới, DN đang
rất cần một đội ngũ nhân lực mạnh với tầm nhìn dài hạn
và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cốt lõi bằng nhiều cách
khác nhau”, ông Lim nhận định.
Dạo một vòng quanh các khu công nghiệp, không khó
để bắt gặp những băng rôn tuyển dụng thật to được treo
ngay cổng vào. Thống kê sơ bộ từ VIFORES, DN chế biến
gỗ trên cả nước đang thu hút khoảng 500.000 lao động
trực tiếp. Trong đó, lao động có trình độ đại học, kỹ sư
chỉ chiếm khoảng 2-3%, công nhân kỹ thuật khoảng hơn
25%, còn lại là lao động phổ thông. Trên thực tế, nhu cầu
về lao động ngành chế biến gỗ, nội thất trong năm 2020
ước tính là khoảng 64.000 người có trình độ đại học, trên
đại học và khoảng 267.000 công nhân kỹ thuật.
Dự kiến đến năm 2025, nhu cầu nguồn nhân lực tương
ứng là gần 107.000 người có trình độ đại học và trên đại
học cùng với 445.000 công nhân kỹ thuật. Hiện, để đáp
Cơn khát nhân lực
chất lượng cao
tieâ
u
ñieå
m
12
Ảnh: Quý Hòa
tieâ
u
ñieå
m
13
ứng tiến độ cho các đơn hàng tăng, ghi nhận từ các DN
trong ngành đều cho thấy, nhu cầu nhân lực đang rất
lớn. Thế nhưng, việc tuyển dụng nhân lực cho ngành
hoàn toàn gần như đang không đáp ứng được. “Chúng
ta thiếu hụt, thậm chí có thể nói là khủng hoảng về nhân
lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ”, GS-TS. Trần Văn
Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nhận định.
Cần nguồn lực thúc đẩy sáng tạo
Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát
triển (CED) cho biết, trên chuỗi giá trị ngành nội thất thế
giới, 70% giá trị của sản phẩm gỗ nằm ở khâu thiết kế và
thương hiệu. Thiết kế, thương mại, và thương hiệu đóng
vai trò then chốt để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành chế
biến gỗ và nội thất của Việt Nam. Hiện, các sản phẩm
trên thị trường thế giới đang cạnh tranh về chất lượng
và xu thế tất yếu trong tương lai là cạnh tranh về thiết kế
do khuynh hướng cá nhân hóa ngày càng cao. Sản phẩm
có thiết kế càng đẹp, càng độc đáo giá bán càng cao. Vì
thế, ngành chế biến gỗ cần nguồn nhân lực chất lượng
cao ở tất cả các khâu từ thiết kế, sáng tạo
đến kinh doanh, marketing, tài chính, chứ
không chỉ là cần công nhân có trình độ
cao, có khả năng làm việc trên những dây
chuyền sản xuất hiện đại.
Theo người điều hành CED, công
nghiệp nội thất Việt Nam đang cần nguồn
nhân lực quản lý, những người có thể định
hướng và vạch ra lộ trình phát triển ở mỗi
DN. Rất cần những nhà thiết kế, kiến trúc sư
có sự sáng tạo; có khả năng tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có giá trị, để tạo ra
thương hiệu riêng cho DN và cho ngành gỗ
Việt Nam. Bà nhận định: “Lao động trình độ
đại học, kỹ sư chỉ chiếm khoảng 2%, và các
nhà thiết kế chuyên sâu các sản phẩm gỗ
trong ngành chỉ chiếm rất ít trong số đó, một con số quá
nhỏ để tạo ra sự thúc đẩy và sức sáng tạo cho ngành gỗ”.
Khảo sát về công tác tuyển sinh của ngành chế biến
gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp nhận thấy một trong
những lý do lớn khiến ngành không quy tụ được học viên
để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao là do nhận
thức và đánh giá của xã hội về ngành còn chưa đúng. Dù
thực tế các nhà máy được đầu tư trang thiết bị hiện đại,
môi trường làm việc được cải thiện đáng kể và thu nhập
cũng đảm bảo cuộc sống cho người lao động… nhưng
quan niệm cho rằng làm việc trong ngành lâm nghiệp
là phá rừng, là cực khổ, bụi bặm… đã in sâu trong suy
nghĩ cỉa mọi người. “Vì điều này mà trước hết, ngành chế
biến gỗ phải đẩy mạnh truyền thông, giúp xã hội nhìn
nhận đúng bản chất cũng như tiềm năng phát triển của
ngành gỗ trong tương lai. Tiếp đến, cần có những hoạt
động thúc đẩy thiết kế và sáng tạo, thu hút sự tham gia
của các bạn trẻ”, bà Kim Liên tư vấn.
Bên cạnh việc thu hút thế hệ trẻ, công tác chăm sóc,
chu toàn cho lực lượng lao động hiện có cũng cần được
phát huy bởi thực tế, các tiêu chí về lao động vẫn chưa
được tuân thủ đầy đủ ở các DN trong ngành. Khảo sát
từ CED cho thấy, các DN nhỏ và siêu nhỏ thường sử
dụng nhiều lao động thời vụ vì nhu cầu lao động biến
động theo mùa vụ, nên họ muốn giảm chi phí trả lương
thường xuyên bằng cách thỏa thuận với người lao động
để tránh việc chi trả các loại bảo hiểm theo yêu cầu của
Luật Lao động. Thực tế, nhiều DN sử dụng 30 - 35% lao
động thời vụ, có khi lên đến 70%, nên họ chỉ đóng bảo
hiểm xã hội (BHXH) cho một số vị trí chủ chốt.
“Chúng ta thiếu hụt,
thậm chí có thể nói là
khủng hoảng về nhân
lực cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ”
GS-TS. Trần Văn Chứ nhận định
Về phía người lao động, hầu hết đến từ nông thôn,
vùng sâu vùng xa, có trình độ văn hóa thấp và hiểu biết
của họ về pháp luật, về quyền lợi của người lao động rất
hạn chế. Bản thân họ không sẵn sàng đóng bảo hiểm
y tế (BHYT) vì nhận thức hạn chế và tài chính eo hẹp.
“Pháp luật lao động cần được tuân thủ tốt hơn. DN cần
có những quy định đặc thù để có thể linh hoạt hoàn
thành nghĩa vụ của mình đối với người lao động, nhất là
lao động mùa vụ có thời hạn hợp đồng dưới 3 tháng”,
bà Kim Liên nhận xét.
Theo bà Liên, có thể cho phép DN nhỏ và siêu nhỏ
được sử dụng lao động mùa vụ với tỉ lệ nhất định (khoảng
40% theo thực tế hiện nay). Không bắt buộc DN phải
đóng BHXH cho những lao động mùa vụ, nhưng phải
đóng BHYT và bảo hiểm tai nạn cho họ. Ngoài ra, cần
nâng cao nhận thức cho người lao động để họ cũng sẵn
sàng tham gia các loại bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi
cho chính mình.
tieâ
u
ñieå
m
14
So sánh giữa DN trong nước và khối
FDI, với chế độ đãi ngộ tốt hơn trong
công tác quản trị nhân lực, khối ngoại
thường có khả năng thu hút nhân lực
nhiều hơn khối nội.
Sáu tháng đầu năm, công nghiệp nội thất Việt
Nam ghi nhận thêm 10 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư lên đến 112,51 triệu USD. Trong đó, có 8
dự án đầu tư vào sản xuất mặt hàng giường, tủ, bàn, ghế.
Dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam là Trung
Quốc với 5 dự án, tổng vốn 13,86 triệu USD.
Văn hóa hay thu nhập?
Với vị thế ngày càng được khẳng định, Việt Nam thu
hút được vốn đầu tư từ nước ngoài lẫn đơn hàng trên
khắp thị trường thế giới là điều hoàn toàn lý giải được.
Nhưng, đơn hàng và FDI cùng tăng sẽ dẫn đến một thử
thách khá lớn cho ngành: Vấn đề nhân lực. Ông Stephan
Ulrich, Quản lý Vùng, Dự án Phát triển DN bền vững, Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, các DN trong ngành
gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao do phải cạnh tranh trực tiếp với các
công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DN nhà
nước hoặc các tập đoàn tư nhân lớn hơn…
Tuy nhiên theo đại diện của ILO, các công ty trong
nước có thể cạnh tranh được với công ty FDI nếu xây
dựng được văn hóa DN gần gũi và hài hòa hơn với người
lao động. "Nhiều công ty Việt Nam đã tạo ra được văn
hóa như vậy. Người lao động cảm thấy được tôn trọng,
có mối quan hệ công việc hài hòa với quản lý và cảm
thấy được hỗ trợ, có cơ hội phát triển nghề nghiệp nên
rất gắn bó với DN", Stephan Ulrich nhận xét. Song song
đó DN cũng cần đầu tư nâng cao điều kiện làm việc và
năng suất. Đây là yếu tố cốt lõi để giúp thu hút nguồn
nhân lực có chất lượng.
Đồng quan điểm, ông Lim Hong Jin, Tổng giám đốc
Savimex cũng cho rằng, việc xây dựng văn hóa DN khiến
người lao động gắn bó với DN bản địa hơn khối ngoại,
dù rằng thu nhập có thể không bằng. Đây chính là lợi
thế của khối nội.
Kinh nghiệm từ khối ngoại
“Việc xây dựng văn hóa DN khiến người
lao động gắn bó với DN bản địa hơn khối
ngoại, dù rằng thu nhập có thể không
bằng. Đây chính là lợi thế của khối nội”
Ông Lim Hong Jin nhận xét
Minh Kiên
Ảnh: Quý Hòa
tieâ
u
ñieå
m
15
Tuy nhiên, trong bối cảnh kết nối và kinh doanh toàn
cầu như hiện nay, DN trong nước không thể dựa mãi
vào sự khác biệt này bởi người lao động cũng đang cởi
mở hơn. DN nội cũng cần học tập các chương trình phát
triển nhân lực, tầm nhìn cũng như giá trị lao động vốn
được tổ chức rất bài bản ở các DN FDI. “Một số người
chỉ đơn giản thích những công ty có mức lương cao và
môi trường làm việc tốt, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng
là bên cạnh các yếu tố bản địa, DN cần có được nét văn
hóa của các tập đoàn quốc tế, đó là luôn mang lại cho
người lao động niềm tin rằng họ đang phát triển mỗi ngày
trong tổ chức. Từ đó, ý thức kết hợp cùng nhau giữa họ
sẽ tạo nên những giá trị chung cho DN”, ông Lim chia sẻ.
Bài toán hậu Covid
Bên cạnh áp lực cạnh tranh thu hút con người với
các DN FDI, cạnh tranh với DN trong các ngành khác
cũng là điều khiến DN ngành gỗ đau đầu. Cùng với công
nghiệp nội thất, còn có những lực hút nhân lực rất lớn
khác từ dệt may và chế biến thuỷ sản. Thông tin từ Hiệp
hội Dệt May Việt Nam cho biết, ngành thâm dụng lao
động lớn nhất cả nước này đang “hồi sinh” với lượng
đơn hàng đã kín cho quý IV năm 2021. Nhờ đó, kim
ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 khả quan và có thể
hoàn thành kế hoạch xuất khẩu 39 tỷ USD. DN ngành
dệt may đang nỗ lực để hút lại nguồn nhân lực đã mất
do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Hiệp
hội Dệt May đánh giá, đây cũng là một thách thức, do
một phần người lao động sau khi nghỉ việc đã tìm được
công việc mới ở địa phương.
Thêm vào đó, khoảng cách đời sống giữa nông thôn
và thành thị không còn quá xa, xu hướng bỏ phố về quê
ngày càng phổ biến, việc làm ở nông thôn không còn
khan hiếm… bởi một số dự án mới, khu công nghiệp mới
được mở ra ở các vùng quê như Cao Bằng, Nghệ An…
cũng đã hút đáng kể số lượng lao động địa phương về
quê. Như vậy, thời gian tới, việc du Nam của các lao động
miền Bắc sẽ không còn phổ biến như hiện nay, tiếp tục tạo
thêm áp lực về lao động cho không chỉ ngành chế biến
gỗ mà cho tất cả các ngành. “Những thay đổi trong các
ngành công nghiệp mới và thị trường mới sau Covid-19
sẽ thay đổi nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Khi
áp lực nhân công tăng, DN sẽ phải mạnh tay hơn trong
việc trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Khi đó, nhu cầu
về nhân lực chất lượng cao lại càng lớn hơn, nhưng sự
chú ý của người trẻ hiện nay vẫn là những ngành dịch vụ
hoặc F&B” - người điều hành Savimex nhận xét.
Như vậy, bài toán nhân lực hậu Covid-19 cho ngành
chế biến gỗ chỉ có thể giải quyết được khi nhận thức về
ngành chế biến gỗ được cải thiện và công tác đào tạo
được thực hiện tốt hơn. Theo ông Stephan Ulrich, doanh
nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng các nguồn cung cấp
nhân lực chất lượng cao trong nước. Mỗi năm có khoảng
600.000 sinh viên tốt nghiệp từ 460 trường đại học, cao
đẳng tại Việt Nam. Việc thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt
chẽ với các trường đại học, cao đẳng sẽ giúp DN tuyển
dụng sinh viên có tay nghề sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh
đó, việc đối thoại thường xuyên giữa hai bên sẽ giúp thu
hẹp khoảng cách giữa nhu cầu của DN với kỹ năng của
những sinh viên mới ra trường.
Khoảng cách mà ILO nhắc đến, không chỉ là chuyên
môn kỹ thuật mà còn cả các kỹ năng mềm như khả năng
làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cách
nhìn công việc theo quan điểm cải tiến liên tục…
tieâ
u
ñieå
m
16
Hướng tới những nhà máy thông
minh, tận dụng sự tiến bộ của công
nghệ là cách mà Hàn Quốc, châu Âu…
giải quyết bài toán nhân lực cho tất cả
các ngành sản xuất.
Tháng 6/2014, Chính phủ Hàn Quốc công bố chiến
lược “Cải cách công nghiệp sản xuất 3.0”. Chiến
lược này đồng nghĩa với cách mạng công nghiệp
4.0 phiên bản Hàn Quốc và là một phần trong sáng kiến
hàng đầu của Tổng thống Park Geun-hye về “Kế hoạch
kinh tế sáng tạo”.
Giải pháp sống còn
Hàn Quốc xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến
lược này là tạo ra giá trị mới và tăng khả năng cạnh tranh
bằng cách đưa công nghệ thông tin vào các nhà máy. Các
lĩnh vực công nghệ chủ chốt được ưu tiên thực hiện là: in
3D, dữ liện lớn, điện toán đám mây, hệ thống thực - ảo,
các hệ thống tiết kiệm năng lượng, kỹ thuật ảnh nổi ba
chiều, IoT và bộ cảm biến.... Theo Bộ Khoa học - Công
nghệ thông tin và Kế hoạch tương lai Hàn Quốc, mạng
lưới internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo này dự
kiến sẽ tạo ra những cơ hội và lợi nhuận thương mại trị
giá tới 470 tỷ USD vào năm 2030.
Để triển khai chiến lược 3.0, Chính phủ Hàn Quốc áp
dụng các hình thức hỗ trợ khác nhau để doanh nghiệp
(DN) có thể theo kịp chiến lược này. Đầu tiên là đào tạo
khoảng 40.000 công nhân có tay nghề về vận hành các cơ
sở sản xuất hoàn toàn sử dụng công nghệ tự động hóa.
Đến năm 2020, Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 189,3 triệu
USD vào 9 dự án R&D quốc gia để khuyến khích DN tập
trung phát triển các sản phẩm công nghệ cao liên quan
tới nhà máy thông minh. Tất cả hướng đến mục tiêu đến
năm 2024, giá trị sản xuất xuất khẩu của Hàn Quốc đạt
1.000 tỷ USD, nằm trong top 4 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ
và Đức, vượt qua Nhật Bản.
Là một quốc gia có GDP tăng trưởng cao và ổn định
nhưng có tỷ lệ sinh thấp, dân số già, Hàn Quốc đang thiếu
lao động trầm trọng, nhất là ở các ngành nông nghiệp,
công nghiệp… Hướng tới những nhà máy thông minh, tận
dụng sự tiến bộ của công nghệ là cách mà Hàn Quốc giải
quyết bài toán nhân lực cho tất cả các ngành sản xuất.
Trước Hàn Quốc rất lâu, châu Âu cũng phải đối mặt
với vấn đề lao động, đặc biệt là ở Ý, quốc gia thuộc top 5
xuất khẩu nội thất toàn cầu. Chính phủ các quốc gia này
đã phải dồn rất nhiều nguồn lực nhằm hỗ trợ DN chi phí
đầu tư, tối ưu hóa sản xuất. Tuy nhiên, dù đã đầu tư công
nghệ, các quốc gia châu Âu, Mỹ… vẫn không thể cạnh
tranh được châu Á vì giá nhân công rẻ. Đó là lý do dịch
chuyển sản xuất đã diễn ra, châu Á và đặc biệt là Trung
Quốc với lợi thế dân số đã nhanh chóng trở thành công
xưởng của thế giới.
Chiến lược cạnh tranh tuyệt đối
Lịch sử phát triển ngành gỗ cho thấy DN đầu tư theo
cơ hội. Nghĩa là đơn hàng tăng thì mở rộng nhà xưởng,
trang bị thêm máy móc. Và, hệ thống máy móc ở DN
chế biến gỗ Việt Nam thường phong phú. Một DN có
Công nghệ trong bài toán
nhân lực và đại sản xuất
Công nghệ trong bài toán
nhân lực và đại sản xuất
Cao Duy Tâm
Giám đốc Công ty Vetta
tieâ
u
ñieå
m
17
QUAÛ
N
G
CAÙ
O
W : portland.com.vn
E : info@portland.com.vn
PortLand
động. Đứng trước nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng,
DN không chỉ đối mặt với việc thiếu hụt nhân lực công
nghệ, mà còn phải chuẩn bị các giải pháp giữ chân
nhân tài và ứng phó trước sự thay đổi nhanh chóng
của công nghệ mới.
DN chủ động tái cơ cấu kỹ năng
Trước tình trạng khan hiếm nhân lực ngành công
nghệ, nhiều DN cũng thể hiện tầm nhìn xa hơn trong
công tác tuyển dụng lẫn tận dụng phát triển nguồn
nhân lực sẵn có. Nghiên cứu của Navigos cho thấy, có
đến 62% DN chọn sẽ tái cơ cấu về kỹ năng cho đội
ngũ hiện tại và 56% chọn kết nối với trường đại học để
chuẩn bị bộ kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên
trong tương lai.
Để chuẩn bị tốt cho nguồn nhân lực CNTT, DN sẽ tổ
chức đào tạo lại các nhân viên chủ chốt, đồng thời liên
kết với các trường đại học để triển khai những chương
trình đào tạo riêng dựa trên kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực tiềm năng. Trong trường hợp ứng viên Việt
Nam không đạt được yêu cầu tuyển dụng, nhân lực
CNTT đến từ khu vực Đông Nam Á là nhóm tiềm năng
và cạnh tranh nhất. Ông Gaku Echizenya chia sẻ: “Nhân
lực thuộc khu vực Đông Nam Á là nhóm ứng viên thay
thế cạnh tranh nhất. Nguồn nhân lực CNTT đến từ châu
Âu và châu Mỹ mặc dù luôn được cho rằng có chuyên
môn cao và sở hữu nhiều kiến thức về công nghệ mới,
lại không được nhà tuyển dụng lựa chọn”.
Theo người đứng đầu Navigos, nhu cầu sử dụng
công nghệ cao đã được DN nhiều lĩnh vực ghi nhận,
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho thị trường lao
Theo nghiên cứu của Navigos, trong 5 năm tới, DN đòi hỏi
đội ngũ nhân lực công nghệ phải có những kỹ năng như:
lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm khi phát triển sản
phẩm, tư duy chuyển đổi số hóa và kỹ năng giải quyết các
vấn đề phức tạp. Trong tương lai, những nhân lực sở hữu các
kỹ năng quan trọng đó sẽ có cơ hội trở thành "ngôi sao sáng"
trong bất cứ môi trường DN nào.
67
COÂ
N
G
NGHEÄ
QUẢNG
CÁO
thể sản xuất được nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, đối chiếu
với thực tế đang diễn ra hiện nay, có thể chắc chắn là
DN Việt Nam rồi sẽ chuyên môn hóa. Ví dụ dễ thấy nhất
là nhiều DN trong ngành đã mạnh dạn dứt hẳn các sản
phẩm ngoài trời họ theo đuổi nhiều năm sang làm tủ kệ
bếp khi nguồn cầu sản phẩm này tăng đột biến.
Câu chuyện của chuyên môn hóa sẽ dẫn đến nhu
cầu tối ưu hóa. DN khi đã xác định mình theo đuổi sản
phẩm đó sẽ đầu tư đúng vào hệ thống máy móc chuyên
sản xuất loại sản phẩm tương ứng để đạt sản lượng cao.
Với bước chuyển đổi như thế, trong tương lai, một DN
chế biến gỗ Việt Nam sẽ không còn sản xuất hai, ba mặt
hàng mà tập trung vào một mặt hàng hoặc một bộ phận
để có sản lượng tốt. Tối đa năng suất, DN cũng sẽ đồng
thời tối đa hóa được doanh thu. Nhờ vậy, họ có khả năng
cạnh tranh tuyệt đối.
Vì điều này mà DN không nên duy trì kinh doanh theo
phong cách nước lên, thuyền lên, phải đợi có những đơn
hàng lớn thì mới đầu tư mà cần xác định chuyên môn
hóa, chuyền hóa phải là đích đến. Muốn chuyền hóa, tối
ưu hóa, bước đầu tiên là cần chọn được sản phẩm tiêu
biểu, thỏa được việc làm chuyền.
“Trong tương lai, một doanh nghiệp
chế biến gỗ Việt Nam sẽ không còn
sản xuất hai, ba mặt hàng mà tập
trung vào một mặt hàng hoặc một
bộ phận để có sản lượng tốt”
Trong mục tiêu trở thành trung tâm nội thất thế giới,
ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ phải xác định thị trường
tiêu thụ của mình là đâu? Nếu câu trả lời là từ những
thương hiệu thiết kế nội thất uy tín thế giới thì bài toán
gia công phải đảm bảo. DN phải mạnh dạn hơn nữa trên
con đường chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa để
có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối.
Có được điều này, ngành gỗ chắc chắn sẽ có nền
tảng để từ đó phát huy các giá trị cao hơn như thiết kế,
thương hiệu… Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cũng chính là
bản sắc của một ngành, một quốc gia.
Đây chính là con đường mà gã khổng lồ
Trung Quốc đã đi qua. Tuy nhiên, Chính phủ
Trung Quốc không còn mặn mà với ngành công
nghiệp nội thất. Việt Nam lại đang khao khát cải
thiện vị thế á quân. Muốn làm được điều đó, DN
phải nhanh chóng hơn trong việc vượt qua giai đoạn đa
năng, một nhà máy làm nhiều dòng sản phẩm nhưng quy
mô bé, mạnh dạn tiến vào giai đoạn tối đa hóa nội lực.
Dù có lợi thế là con người Việt Nam rất khéo léo, phù
hợp với ngành chế biến gỗ nhưng phải thẳng thắn nhìn
nhận rằng kinh doanh trong một thế giới phẳng, việc sản
xuất không dành cho riêng quốc gia nào mà biến chuyển
rất nhanh. Với một vài thay đổi trong điều kiện kinh doanh,
đơn hàng chảy từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ trong
vòng vài tháng. Cơ hội mà DN chế biến gỗ Việt Nam đang
có hiện nay hoàn toàn có thể chuyển sang các quốc gia
khác nếu chẳng may có những biến chuyển nào đó.
&+’1*
0’,07
THÂN
7+,…10,
75ݢ1*
+’1*
CHÁY
+’1*
0’,07
THÂN
7+,…10,
75ݢ1*
KHÁNG
r0$2
+’1*
0’,07
THÂN
7+,…10,
75ݢ1*
+Š8
/ 7’7
+’1*
0’,07
THÂN
7+,…10,
75ݢ1*
SIÊU
+’1*r0
ñoá
i
thoaï
i
20
Quỳnh Yên thực hiện
Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
tăng trung bình hàng năm từ 10 - 15%. Theo GS. Trần Văn Chứ, có
được mức tăng trưởng ổn định mà rất ít ngành khác có được chứng tỏ
năng lực của doanh nghiệp ngành gỗ rất lớn. Nhưng, thách thức của
ngành lại nằm ở khâu nhân lực.
* Nhiều năm gắn bó với lâm nghiệp và chế biến
gỗ Việt Nam, giáo sư (GS) đánh giá thế nào về tiềm
năng của ngành?
- Sẽ không quá lời nếu nói năng lực của ngành có
được là nhờ các doanh nghiệp (DN) đã chú trọng đầu tư
nhiều thiết bị hiện đại với hệ thống dây chuyền sản xuất
tự động, từng bước cải thiện công tác quản trị, sản xuất
được sản phẩm mới đáp ứng thị trường xuất khẩu. Đồng
thời, DN cũng tích cực áp dụng chuyển đổi số trong khâu
kinh doanh, thương mại, xuất khẩu. Điều này đã giúp các
DN đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và các hợp đồng
đơn hàng.
Hiện, 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nội thất hàng đầu
là Trung Quốc, Đức, Ý, Ba Lan và Việt Nam, chiếm 63%
tổng xuất khẩu đồ gỗ thế giới. Các quốc gia nhập khẩu
chính là Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Canada. Thống kê cho
thấy, 5 quốc gia nhập khẩu hàng đầu đã chiếm 53% thị
phần nhập khẩu đồ gỗ nội thất thế giới. Đáng tự hào
là các quốc gia này đều là thị trường mục tiêu của Việt
Nam. Như vậy có thể thấy chúng ta có cơ hội rất lớn và
sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai về xuất khẩu đồ gỗ.
* Để làm nên thành tích này, là sự đóng góp của
rất nhiều bàn tay, khối óc cho ngành chế biến gỗ?
Cần một kịch bản cho phát triển
nhân lực ngành gỗ
NGND-GS-TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp:
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Tân Nhật, Bình Dương. Ảnh: IT
ñoá
i
thoaï
i
21
- Ngành gỗ cả nước hiện có trên 5.000 DN, trong
đó 95% DN tư nhân (16% DN có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI), 5% DN nhà nước. Thống kê cho thấy,
lực lượng lao động của ngành chế biến gỗ rất lớn, với
500.000 lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, cả nước còn có
khoảng 340 làng nghề chế biến lâm sản thu hút hàng
triệu lao động khác.
Mặt khác, công nghiệp chế biến gỗ theo chuỗi giá trị
sản xuất bao gồm rất nhiều khâu từ trồng rừng, khai thác,
chế biến, thương mại, dịch vụ… Trong đó, có nhiều loại
hình sản xuất, gia công ở quy mô khác nhau như xẻ, sấy,
gia công, hoàn thiện, lắp ráp... Ngoài ra, các ngành công
nghiệp phụ trợ cũng tham gia chuỗi sản xuất như ngành
cơ khí chế tạo thiết bị, vật liệu, sơn phủ, bao bì… Tính ra,
lực lượng lao động phục vụ chuỗi cung ứng cho ngành
chế biến gỗ hơn gấp nhiều lần so với hiện tại. Nhu cầu
nguồn lực lao động có thể lên đến hàng triệu lao động.
* Theo đánh giá của giáo sư, chất lượng lao động
trong ngành hiện thế nào?
- Chúng ta thiếu hụt, thậm chí có thể nói là khủng
hoảng về nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Mô hình lý tưởng của các nhà máy có số lượng lớn lao
động là nhân lực trình độ đại học quản lý ở các cấp độ
khác nhau, thông thường chiếm 7 - 10% tổng số lao động.
Trong khi hiện nay số lượng này mới chỉ 2 - 3%, thậm chí
còn thấp hơn. Số lượng lao động qua đào tạo cũng rất
thấp (25%), lực lượng lao động phổ thông không được
đào tạo. Điều này đã khiến chất lượng và năng suất lao
động của ngành chế biến gỗ Việt Nam thấp. Nếu so sánh
với thế giới, năng suất lao động ngành gỗ Việt Nam chỉ
bằng 50% so với Philippines, 40% của Trung Quốc và 20%
của Liên minh Châu Âu (EU).
* Thực trạng này theo GS có nguyên nhân vì sao?
- Dù đã hơn 20 năm phát triển và ngành lâm nghiệp
được coi là ngành kinh tế đặc thù, sản phẩm gỗ là 1
trong 10 sản phẩm chủ lực của quốc gia, nhưng chúng
ta chưa có chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân
lực cho ngành lâm nghiệp nói chung và ngành chế biến
gỗ nói riêng.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Triệu Phú Lộc, Bình Dương. Ảnh: TTXVN
“Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp
với các cơ sở đào tạo xây dựng và thực
hiện các chương trình đào tạo ngắn
hạn theo các chủ đề chuyên môn, nhóm
nhân lực phù hợp với thực tế”
Trong chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Nhà nước cũng chưa
xác định được nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước nói chung
cũng như của từng ngành nói riêng. Vì vậy, chưa có cơ sở
để xây dựng một chính sách phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao thống nhất, đồng bộ để thu hút, tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và trọng dụng
một cách hiệu quả, hợp lý.
ñoá
i
thoaï
i
22
Lịch sử đã chứng minh, cạnh tranh quốc tế bằng lao
động phổ thông, giá nhân công rẻ đang không mang lại
hiệu quả và khiến chúng ta yếu thế. Mục tiêu ngành chế
biến gỗ trong 5 năm tới có thể đạt doanh số 20 tỷ USD,
đồng nghĩa nguồn nhân lực cần phải tăng về số lượng
và chất lượng. Đây là thách thức rất lớn, ngành gỗ cần có
một kịch bản, một chính sách thu hút nhân lực và phải là
nguồn nhân lực lao động chất lượng cao.
* Giải pháp của vấn đề này là gì, thưa GS?
- Điều tạo nên sự hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực
chính là tiền lương và môi trường làm việc. Hiện nay,
ngành chế biến gỗ đang cạnh tranh với nhiều ngành
nghề khác về nguồn nhân lực. Thêm vào đó, nhận thức
và đánh giá của xã hội về ngành nghề lâm nghiệp, chế
biến gỗ còn chưa đúng. Xã hội cho rằng làm việc trong
ngành lâm nghiệp là “không sang”, “khổ”, dù rằng thực tế
ngành đã khác xa trước đây. Nhà máy được đầu tư trang
thiết bị hiện đại, môi trường làm việc được cải thiện, thu
nhập cũng đảm bảo cuộc sống cho người lao động…
Cũng vì nhận thức của xã hội về ngành nghề chưa
tốt nên tuyển sinh cũng khó vì học sinh lựa chọn nhiều
ngành nghề khác hấp dẫn hơn, lâm nghiệp thường là
lựa chọn cuối cùng. Hầu hết các khối ngành lâm nghiệp
ở các trường đại học, cao đẳng đều rất khó và không
tuyển đủ chỉ tiêu hàng năm. Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân khiến nguồn cung ứng nhân lực cho
ngành còn hạn chế.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực, DN cần
chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng và
thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn theo các chủ
đề chuyên môn, nhóm nhân lực phù hợp với thực tế. Các
trường hoàn toàn có thể đào tạo theo đặt hàng của DN.
DN cũng có thể phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục cùng
xúc tiến tuyển sinh các hệ đào tạo về lâm nghiệp, chế
biến gỗ tại địa phương. Đồng thời, áp dụng chính sách
đãi ngộ tốt, thu hút người lao động để họ gắn bó lâu dài.
* Có nghĩa là phải có chiến lược phát triển nhân
lực ngành gỗ và công tác đào tạo phải gắn với nhu
cầu thực tiễn của DN?
- Đúng vậy. Hiện nay chất lượng đào tạo cơ bản là
đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, sinh viên sau khi ra
trường cũng cần phải có thời gian làm quen và thích nghi.
Có một thực tế là cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại
phục vụ công tác đào tạo hiện còn hạn chế so với nhu
cầu thực tế ở DN.
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào 2025
và Việt Nam sớm trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ
thế giới, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành tương ứng
là gần 107.000 người có trình độ đại học và trên đại học
cùng với 445.000 công nhân kỹ thuật. Điều này có thể
đạt được khi chúng ta thực hiện tốt việc gắn kết đào tạo
nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao
công nghệ vào sản xuất.
Trong đó, công tác đào tạo phải tạo ra được nguồn
lao động chất lượng cao. Muốn vậy, phải nhanh chóng
đẩy mạnh và tăng cường mô hình đào tạo giữa nhà
trường – DN, nhằm tạo môi trường học tập gắn kết giữa
lý thuyết và thực hành, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đổi mới công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài việc phát triển và tổ chức thực hiện các chương
trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo
theo đặt hàng của DN, chúng ta cần sớm triển khai
chương trình quốc gia về phát triển nguồn lực cho ngành
lâm nghiệp và chế biến gỗ. Cần có chính sách, cơ chế
Chế biến gỗ tại Công ty Minh Thành, Đồng Nai. Ảnh: Cao Cẩm
ñoá
i
thoaï
i
23
đặc thù thu hút tuyển sinh, đầu tư
trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục
đào tạo, tạo cơ chế hợp tác trong đào
tạo giữa DN - nhà trường - cơ quan
quản lý.
* Vậy, Trường Đại học Lâm
nghiệp sẽ có những chính sách nào
để phục vụ mục tiêu này?
- Trường Đại học Lâm nghiệp được
thành lập từ năm 1964, đã đào tạo
trên 47.000 kỹ sư, cử nhân trong lĩnh
vực lâm nghiệp và phát triển nông
thôn. Hiện chúng tôi có 27 ngành
đào tạo bậc đại học, trong đó đầy đủ
các nhóm ngành liên quan đến lâm
nghiệp: lâm sinh, quản lý tài nguyên
rừng, chế biến lâm sản, thiết kế nội
thất, kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kế
toán, quản trị kinh doanh.
Nhà trường có cơ sở chính ở Xuân Mai, Hà Nội; 2
phân hiệu Đại học Lâm nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và Gia
Lai. Như vậy, việc triển khai đào tạo và cung cấp nguồn
nhân lực cho ngành khá đầy đủ, đảm bảo ở tất cả các
khâu sản xuất và ở trên mọi miền đất nước. Để thu hút
sinh viên, trường hỗ trợ học bổng
cho các sinh viên có kết quả học tập
tốt. Một số ngành học có cam kết
việc làm phù hợp với chuyên ngành
và trình độ của sinh viên. Trường
cũng hỗ trợ sinh viên nghiên cứu
khoa học và thực hiện các dự án khởi
nghiệp sáng tạo, phát triển hệ sinh
thái khởi nghiệp trong chế biến gỗ
và lâm sản xuất khẩu để qua đó nâng
cao nhận thức của toàn xã hội, thu
hút người học, tạo hứng khởi cho
người trẻ tham gia
Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện
quy trình đào tạo theo định hướng
gắn nhà trường với DN nên chú trọng
hợp tác với DN trong triển khai các
học kỳ thực tập, hỗ trợ tuyển dụng,
cung cấp nguồn nhân lực theo yêu
cầu. Đồng thời, xây dựng các chương
trình đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn, có sự tham gia của
các chuyên gia quốc tế trong ngành chế biến gỗ (Đức,
Ý) nhằm cung cấp chứng chỉ đào tạo ở các trình độ, các
ngành nghề sản xuất cho đội ngũ công nhân, cán bộ
quản lý theo yêu cầu của DN.
* Theo GS, công tác đào tạo cần những hỗ trợ
nào từ phía các DN, tổ chức hiệp hội… để nâng chất
lượng?
- Các hiệp hội, DN có thể phối hợp cùng nhà trường
đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo đại học, đào
tạo nghề… để nâng cao năng lực thực hành, kỹ thuật cốt
lõi, các kỹ năng mềm… giúp sinh viên sau khi ra trường
có thể thích ứng trong môi trường công nghiệp hiện
đại. Chúng tôi rất muốn triển khai mô hình hợp tác đào
tạo nghề như ở nước ngoài, tức là 50% thời gian đào
tạo ở trường, 50% thời gian ở DN. Song, chưa có điều
kiện tổ chức.
Vì công nghệ chế biến đang phát triển rất nhanh nên
trường cần các hiệp hội, DN hỗ trợ cho cán bộ giảng viên,
sinh viên tiếp cận dây chuyền sản xuất hiện đại cũng như
tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về những chính sách
mới. Đến nay, những người làm nghề chúng tôi vẫn rất
mong được cùng hiệp hội kiến nghị Chính phủ đầu tư xây
dựng các trung tâm nghiên cứu trọng điểm và chuyển
giao công nghệ: chế biến gỗ công nghệ cao, thiết kế
đồ gỗ thông minh, trung tâm kiểm định chất lượng sản
phẩm gỗ quốc gia…
Công nghiệp nội thất Việt Nam trong hiện tại và tương
lai rất cần có những trung tâm này để thực hiện nhiệm
vụ đào tạo ngắn hạn, đào tạo chất lượng cao, chuyển
giao, trình diễn công nghệ mới…
* Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi này!
“Cần có chính sách, cơ chế
đặc thù thu hút tuyển sinh,
đầu tư trang thiết bị cho các
cơ sở giáo dục đào tạo, tạo
cơ chế hợp tác trong đào tạo
giữa doanh nghiệp - nhà
trường - cơ quan quản lý”
Ảnh:
Getty
ñoá
i
thoaï
i
24
Đại An thực hiện
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, doanh
nghiệp phải nỗ lực hơn nữa để có thể vừa ổn định sản xuất vừa đảm
bảo an toàn cho người lao động. Đại diện ILO tin rằng doanh nghiệp
chế biến gỗ Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh nếu có thể nhanh chóng
nâng cao năng lực sản xuất, năng suất, đào tạo lực lượng lao động
hiện tại và tuyển dụng thêm các lao động lành nghề.
* Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam đứng ở vị trí
thứ hai thế giới trong xuất khẩu sản phẩm chế biến
gỗ. Ông đánh giá thế nào về năng lực và nguồn nhân
lực của ngành công nghiệp nội thất Việt Nam?
- Ngành công nghiệp nội thất Việt Nam là ngành có
sự phát triển rất ấn tượng trong những năm vừa qua.
Một trong những thế mạnh giúp ngành đạt được thành
tích như hiện nay là nguồn nhân lực phù hợp. Người lao
động (NLĐ) Việt Nam được biết đến với tay nghề và sự
chăm chỉ. Chi phí lao động tại Việt Nam hiện cũng đang
thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là nền tảng
tốt cho ngành nhưng không thể mặc định rằng lợi thế
này sẽ được duy trì lâu dài.
Tình trạng thiếu lao động và tiến trình trở thành quốc
gia có thu nhập trung bình của Việt Nam sẽ khiến chi phí
lao động tăng lên. Tuy nhiên, nếu có thể cải thiện năng
suất lao động thì chúng ta sẽ có thể khắc phục được
vấn đề này. Muốn vậy, doanh nghiệp (DN) phải đầu tư
nghiêm túc vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực và năng lực quản lý
Ngoài ra, nhìn ở hướng tích cực, khi thu nhập và sức
mua của NLĐ tăng lên, thị trường trong nước sẽ trở nên
quan trọng hơn vì sẽ có nhiều người mua đồ nội thất
hơn. Vì vậy, về tổng thể, tôi cho rằng đây là một sự phát
triển tích cực cho Việt Nam.
* Hiện, để đáp ứng tiến độ cho các đơn hàng tăng,
ghi nhận từ các DN trong ngành đều cho thấy nhu
cầu nhân lực đang rất lớn nhưng việc tuyển dụng gần
như không đáp ứng được?
- Có một vài nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra,
trong đó chủ yếu là tình trạng chuyển dịch lao động về
Năng suất và điều kiện làm việc
đóng vai trò then chốt thu hút lao động
Ông Phùng Đức Hoàng, Quản lý Dự án tại Việt Nam,
Dự án Phát triển doanh nghiệp bền vững (SCORE),
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO):
Ảnh:
Dreamstime
ñoá
i
thoaï
i
25
một số tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao ở miền
Trung và miền Bắc. Giai đoạn công nhân ồ ạt đổ về các khu
công nghiệp ở miền Nam đã không còn nữa. Nhiều địa
phương đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp và người
lao động có thể tìm được việc làm mà không phải xa quê.
Như một lẽ tự nhiên, khi chi phí tại các khu vực sản
xuất công nghiệp tập trung lớn như Bình Dương, Đồng
Nai, Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng lên, các
ngành thâm dụng lao động sẽ dịch chuyển tới các địa
điểm có chi phí thấp hơn. Chúng ta đã chứng kiến quá
trình dịch chuyển của các ngành thâm dụng lao động đến
những vùng có chi phí thấp hơn diễn ra ở nhiều nước phát
triển nhanh như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Covid-19 có
thể đang đẩy nhanh quá trình này và tại Việt Nam có lẽ
cũng sẽ có những sự dịch chuyển tương tự.
tâm đến điều kiện làm việc như công việc có nặng nhọc
không, môi trường làm việc có vệ sinh không, thời gian
làm việc và nghỉ ngơi như thế nào.
Chúng tôi biết một số công ty đã rất thành công trong
tuyển dụng nhờ vào các giải pháp hỗ trợ NLĐ chăm sóc
con cái.
Thay vì coi các chính sách đãi ngộ nhân viên là chi
phí, các công ty nên coi đó là hạng mục đầu tư vào chất
lượng lao động. Đây là quan điểm chúng tôi luôn luôn
nhấn mạnh khi thực hiện đào tạo SCORE: Điều kiện làm
việc tốt là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất.
* Trong bối cảnh đó, ngành chế biến gỗ cần phải
làm gì để tháo gỡ khó khăn về mặt nhân lực như
hiện nay?
* Nghĩa là, câu chuyện thiếu nhân lực trong các
ngành sản xuất sẽ tiếp tục kéo dài?
- Vẫn còn một lượng lớn công nhân tiềm năng cho
các DN. Năm 2020, 36% lao động ở Việt Nam vẫn đang
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở các nước phát
triển, chúng tôi thấy tỷ trọng này thường giảm xuống.
Ví dụ, Hàn Quốc có 15% lao động làm nông nghiệp vào
đầu những năm 1990 và tỷ lệ này hiện đã giảm xuống
còn 5%. Ngoài ra còn có hàng triệu người đang làm việc
ở khu vực phi chính thức.
Để thu hút được nguồn lao động, chắc chắn yếu tố
quan trọng đầu tiên là thu nhập. Nhưng NLĐ còn quan
- Trước mắt, các DN trong ngành cần duy trì thực hiện
các chính sách an toàn và sức khỏe lao động để bảo vệ NLĐ
vẫn đang làm việc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
DN cũng nên phát triển lực lượng lao động đa kỹ
năng và áp dụng các công cụ của sản xuất tinh gọn. Đây
là các nhân tố giúp DN từng bước khắc phục các thắt
cổ chai trong sản xuất. Trang bị máy móc để có thể tự
động hóa cũng có một vai trò nhất định vì nó giúp công
ty sử dụng công nhân một cách hiệu quả hơn và tăng
năng suất lao động.
Về dài hạn, việc đưa ra các chế độ đãi ngộ và phúc lợi
hấp dẫn hơn và cung cấp các hoạt động đào tạo nội bộ
Sản xuất ghế gỗ xuất khẩu
tại Công ty Minh Phát
ñoá
i
thoaï
i
26 hiệu quả cho NLĐ sẽ góp phần giảm biến động nhân sự
và ổn định lực lượng lao động. Các nhân viên cần được
khuyến khích tham gia vào các chương trình đào tạo của
công ty và các hoạt động phát triển cá nhân.
Để hỗ trợ cả hai phương thức học tập này, bên cạnh
các dịch vụ đào tạo và tư vấn hiện có, dự án SCORE đã
phát hành các video tự học ngắn, cung cấp cho cán bộ
quản lý và công nhân tại nhà máy những kiến thức và kinh
nghiệm thực tế hữu ích trong quản lý sản xuất. Trong các
video này chúng tôi đã chọn lọc nhiều nội dung phù hợp
với ngành chế biến gỗ và thông qua sáng kiến này, chúng
tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ các DN trong ngành phát
triển lực lượng lao động chất lượng cao.
Thứ hai, các hiệp hội cần phối hợp để cải thiện hình ảnh
của ngành. NLĐ có thể vẫn liên hệ ngành gỗ với những
công việc nặng nhọc và môi trường làm việc bụi bặm, và
sẽ lựa chọn các loại công việc khác. Cải thiện môi trường
làm việc có thể giúp thay đổi hình ảnh này của ngành.
Cuối cùng là việc thực hiện vận động hành lang
chung của ngành đối với Chính phủ để các DN có thể
hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
* Riêng với ILO, ngoài các chương trình hỗ trợ
DN gia tăng nội lực như dự án SCORE, RSCA … sẽ có
những chính sách nào để DN phát huy chất lượng
nguồn lao động hơn trong thời gian tới?
“Thay vì coi các chính sách
đãi ngộ nhân viên là chi
phí, các công ty nên coi đó
là hạng mục đầu tư vào
chất lượng lao động”
* Với vai trò quản lý, các cơ quan hữu trách, hiệp
hội… nên làm gì để có thể giúp DN tháo gỡ khó khăn
cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại?
- Thứ nhất, các hiệp hội cần phối hợp làm việc với
các đơn vị giáo dục nghề nghiệp để xây dựng chương
trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu của ngành. Hiện một
số hiệp hội đã bắt đầu triển khai hoạt động theo hướng
này và cần phát huy hơn nữa. Các hiệp hội cũng có thể
cùng xây dựng các chương trình thực tập và thiết lập
các tiêu chuẩn cho chương trình này.
- Tháng 5/2021, ILO và
Chính phủ Việt Nam đã ký
Bản ghi nhớ về hợp tác thúc
đẩy các tiêu chuẩn lao động
quốc tế tại Việt Nam trong
10 năm tới. Chúng tôi cũng
sẽ sớm khởi động một dự án
mới có tên Phát triển năng
suất toàn diện và việc làm
bền vững. Thông qua dự án
này, chúng tôi sẽ triển khai
các hỗ trợ rộng hơn giúp cải
thiện năng suất ngành cũng
như giúp các DN chuẩn bị
cho các yêu cầu ngày càng
cao của thị trường quốc tế để giải quyết các vấn đề
môi trường, như khí thải CO2
, kinh tế tuần hoàn và tái
chế. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương
trình đạo tạo trực tuyến đã nêu trên đến rộng rãi các
DN trong nước.
Tôi hy vọng những chương trình này có thể đồng
hành cùng DN Việt Nam, phát huy và nâng cao năng
lực của nguồn lực lao động.
* Xin cảm ơn những thông tin mà ILO chia sẻ.
Lực lượng lao động đa kỹ năng
và các công cụ của sản xuất
tinh gọn sẽ giúp DN khắc phục
các nút thắt trong sản xuất
hoaï
t
ñoä
n
g
hoä
i
27
Nam Khuê
Vượt qua những bất tiện khi phải xa gia
đình và thực hiện mọi sinh hoạt cá nhân
trong khuôn viên nhà máy, những con
người của ngành gỗ đang gắn kết với
nhau nhờ có chung một quyết tâm: giữ
vững sản xuất, tạo nền tảng và động lực
cho những tăng trưởng hậu Covid-19.
Tháng 7/2021, khi thông báo về quy định “3 tại chỗ”
(3T) được đưa ra, nhiều doanh nghiệp (DN) đã giật
mình.
Phản ứng nhanh
Để đáp ứng được quy định mới này, DN phải đảm
bảo cho công nhân thực hiện việc sản xuất tại chỗ, ăn tại
chỗ, nghỉ tại chỗ. Không dừng lại ở đó, theo phương án
giãn cách, DN phải chia ca kíp làm việc đảm bảo an toàn
và điều kiện nơi lưu trú tập trung của người lao động.
“Trong đại dịch, đơn hàng vẫn cần hoàn thiện, đời sống
của người lao động vẫn phải duy trì, nếu không thích
ứng thì DN sẽ bị đào thải”, ông Nguyễn Chánh Phương,
Phó tổng giám đốc AA Corporation chia sẻ.
Vì điều này mà “đội phản ứng nhanh” của AA ngay lập
tức vào cuộc để kịp thời đưa ra giải pháp. Từ việc lớn như
“3 tại chỗ” của ngành gỗ
hoaï
t
ñoä
n
g
hoä
i
28 dựng nhà lưu trú cho nhân viên với hệ thống phòng tắm
đặc biệt, tổ chức lại bếp ăn, bổ sung thêm dinh dưỡng
cho người lao động, đến việc thiết kế thêm các chương
trình sinh hoạt thể thao, văn hóa như chơi bóng bàn, cờ
tướng, xem tivi… đều được triển khai. Chỉ trong vòng vài
ngày, không gian “3 tại chỗ” của AA đã hoàn chỉnh. Bất
ngờ hơn, trong không gian đặc biệt ấy, còn có sự hiện
diện của những chiếc áo đồng phục mới, mang tinh thần
cổ động tinh thần vừa lao động, vừa chống dịch do chính
người sáng lập AA Corporation thiết kế.
an toàn sản xuất”, ông Võ Tuấn Hải, Giám đốc Công ty
Đức Lợi nhận xét.
Phần thưởng bất ngờ
Cùng với AA, Đức Lợi, rất nhiều DN trong ngành
ở TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… tổ chức
cho công nhân ở lại nhà máy. Chỉ sau hơn một tuần
triển khai, cơ bản các DN đã đáp ứng tốt 5K. Nhờ vậy
mà công tác sản xuất của ngành chưa phải gián đoạn
một ngày nào.
“Trong đại dịch,
đơn hàng vẫn cần
hoàn thiện, đời sống
của người lao động
vẫn phải duy trì, nếu
không thích ứng thì
DN sẽ bị đào thải”
Ông Nguyễn Chánh Phương
“Để thu hút hơn 80% công nhân chấp nhận ở lại nhà
máy cũng như có thể tổ chức cho hơn 700 “chiến sĩ” công
nhân thực hiện chiến dịch “3 tại chỗ” ở công ty trong một
thời gian dài, toàn bộ nguồn nhân lực, vật lực của nhà
máy đều được huy động để tập trung hoàn thành công
tác chuẩn bị một cách thần tốc”, ông Nguyễn Lam, Công
ty gỗ Lâm Việt nhớ lại.
Để tổ chức tốt công tác này, trong điều kiện phải ưu
tiên hàng đầu cho việc phòng dịch, theo ông Lam, DN
phải chi tiết từ việc tổ chức ca ăn và vệ sinh lệch nhau
đến việc tổ chức khu vực vệ sinh, tắm giặt dã chiến, tổ
chức bữa ăn, lịch sinh hoạt. Đồng thời, DN phải chấp
nhận những tổn thất về lợi nhuận, năng suất, về các chi
phí để thực hiện… nhưng đó là khoản đầu tư chính đáng.
Bởi, sau bức tranh sản xuất sôi động, câu chuyện về quản
trị nhân sự trong mùa dịch tại các nhà xưởng “3 tại chỗ”
cũng có rất nhiều điều thú vị.
Để chăm sóc sức khỏe công nhân, ngoài việc đảm
bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày Lâm Việt
cũng triển khai chương trình mỗi tuần một món ngon.
Thực đơn cuối tuần của công nhân vì vậy mà phong phú,
lạ miệng hơn. Buổi chiều muộn của ngày làm việc theo
tiêu chuẩn 3T, anh em công nhân nhà máy của Lâm Việt
đã được nhận một “món quà” thú vị. Đó là nồi chè đậu
Tương tự AA, ở Công ty Đức Lợi, tổ an toàn Covid
cũng nhanh chóng được thành lập để điều hành công
tác chống dịch trong nhà máy. Những kịch bản chi tiết,
giả định từng tình huống diễn biến dịch bệnh kèm
phương án ứng phó được ban lãnh đạo đưa ra. Thậm
chí, công ty còn tổ chức khu vực cách ly tạm thời phòng
ngừa khi có ca nhiễm cũng như tổ chức công tác tập
huấn, hướng dẫn người lao động thực hiện các biện
pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường làm
việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt không cần thiết. “Nhờ
chủ động ngay từ những ngày đầu nên trong đợt bùng
phát thứ tư, chúng tôi đảm bảo được những điều kiện
hoaï
t
ñoä
n
g
hoä
i
29
QRV - our new collection - creations based on steam-bent solid wood boards,
never seen before.
xanh thơm ngọt mà các thành viên khối văn phòng cùng
nhau thực hiện, từ khâu lựa đậu, chuẩn bị nguyên liệu
cho đến nấu nướng để đãi khối nhà máy.
Không dừng lại ở những bữa ăn, hình ảnh anh em công
nhân tổ chức cắt tóc cho nhau, cùng nhau trồng rau tại
đất trống trong nhà máy cải thiện bữa ăn hay cùng nhau
tập luyện thể thao, xem phim, hát karaoke… sau giờ làm
việc phổ biến ở hầu hết các nhà máy trong những ngày
thực hiện 3T. Tất cả cho thấy, tinh thần lạc quan vẫn đang
lan tỏa khắp cộng đồng DN chế biến gỗ.
Gần một tháng kể từ khi thực hiện ăn nghỉ, làm việc
tại chỗ, mỗi thành viên của Lâm Việt đều cảm nhận họ
đã xây dựng và đang sống trong một đại gia đình khỏe
mạnh, không virus. “Tất nhiên, ở trong môi trường dã
chiến điều kiện cơ sở vật chất chẳng thể nào bằng được
như ở nhà, không được trở về với gia đình sau một ngày
làm việc mệt mỏi; nỗi nhớ vợ, chồng, con cái thường trực
từng ngày từng giờ là điều không tránh khỏi, nhưng trên
tất cả là sức mạnh của hơn 700 con người đồng lòng,
động viên nhau để cùng vượt qua”, ông Lam nói.
Kết quả của những nỗ lực ấy, theo ông Lam, là hình
ảnh một DN vững vàng trong đại dịch, thực hiện tốt mục
tiêu kép của Chính phủ: Vừa chống dịch, vừa duy trì hoạt
động sản xuất. Tuy nhiên, việc kinh doanh được bảo trong
điều kiện khắc nghiệt không lớn bằng phần thưởng bất
ngờ. Đó là sự kết nối các cá nhân với nhau để hình thành
một tập thể đoàn kết, cùng sẻ chia ngọt bùi. Như lời chia
sẻ của một công nhân trên fanpage Tập đoàn AA Corp:
“Tuy phải tạm xa gia đình một thời gian, sinh hoạt khó
khăn một thời gian nhưng hơn bao giờ hết, 3T chính là
cơ hội để các thành viên trong nhà máy được gần gũi
với những người anh em đang chiến đấu ngày đêm với
mình nhiều hơn”.
xuù
c
tieá
n
thöông
maï
i
30
Tô Xuân Phúc
Chuyên gia phân tích chính sách của Forest Trends
Nhu cầu tiêu thụ viên nén tăng mạnh trong thời gian qua và
trong tương lai là bởi nỗ lực của các quốc gia, đặc biệt là tại các
nước phát triển nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính
(CO2
) thông qua việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng điện
than sang nguồn điện sinh khối sử dụng viên nén.
Mạng lưới Environmental Paper Network (EPN)
dự đoán, nhu cầu viên nén sẽ tăng từ 14 triệu
tấn năm 2017 lên 37 triệu tấn trong 10 năm
tiếp theo. Theo EPN, nhu cầu mở rộng chủ yếu tại các
nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sản phẩm này
chủ yếu dùng làm nguyên liệu chất đốt cho các nhà máy
điện và để sưởi ấm.
Từ điện hạt nhân sang điện sinh khối
Cầu sử dụng viên nén tại Nhật Bản và Hàn Quốc tăng
rất mạnh bởi các nước đang chuyển đổi từ điện hạt nhân
sang điện sinh khối, đặc biệt kể từ sau thảm họa kép do
động đất và sóng thần tại Nhật. Bên cạnh Việt Nam, các
quốc gia cung viên nén chính bao gồm Mỹ, Canada, Latvia
và Nga. Các quốc gia tiêu thụ viên nén nhiều nhất bao
gồm Anh, Đan Mạch, Bỉ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong
tương lai cả cung và cầu viên nén đều sẽ được mở rộng,
với Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trở thành những thị trường
tiêu thụ lớn nhất (hình 1).
Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén
lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Số liệu thống
kê của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2020 Việt Nam
xuất khẩu 3,2 triệu tấn viên nén, chủ yếu sang Hàn Quốc
và Nhật Bản. Hình 2 chỉ ra lượng và giá trị viên nén xuất
khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Dữ liệu từ Tổng cục Hải Quan cho thấy năm 2020 có
74 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu, bao gồm 17
DN xuất khẩu quy mô lớn, 10 DN có quy mô vừa và 47
DN quy mô nhỏ. Điều này có nghĩa các DN có quy mô
nhỏ chiếm phổ biến (63,5% trong tổng số).
Cơ hội mới, băn khoăn mới
Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam:
Nguồn: Mạng lưới Environmental Paper Network, 2018
Nhu cầu viên nén gỗ
Cung ứng viên nén gỗ
ĐVT: triệu tấn
Hình 1. Dự kiến cung và cầu tiêu thụ viên nén năm 2027
xuù
c
tieá
n
thöông
maï
i
31
Theo Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm
sản Việt Nam, cả nước có khoảng 80 nhà máy sản xuất
viên nén với công suất gần 4,5 triệu tấn, tập trung tại
vùng Đông Nam bộ và Đông Bắc. Con số này có thể chưa
bao gồm khoảng 300 nhà máy sản xuất có quy mô nhỏ
đang hoạt động nhưng chưa thống kê chính thức. Hiện
tại, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén chủ
yếu là từ các phụ phẩm nguyên liệu ngành gỗ, bao gồm
mùn cưa, dăm bào, cành ngọn, bắp gỗ… Với kim ngạch
xuất khẩu viên nén đạt trên 350 triệu USD cho thấy đây
là sản phẩm xuất khẩu có giá trị rất lớn, không phải chỉ
mang lại lợi kinh tế mà còn về cả về môi trường và xã hội.
5 thách thức
Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội mới về khía cạnh kinh
tế, môi trường và xã hội, sản xuất và xuất khẩu viên nén
đang hình thành một số băn khoăn mới.
Thứ nhất nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất viên
nén chưa được kiểm soát. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây
ra các bất lợi cho Việt Nam. Nguyên nhân là dù viên nén
được làm chủ yếu từ các sản phẩm gỗ tận dụng, nguồn
nguyên liệu đầu vào hỗn tạp, đặc biệt đối với các cơ sở
chế biến quy mô nhỏ, làm chất
lượng sản phẩm không đồng đều,
chất lượng thấp, gây tác động tiêu
cực tới giá xuất khẩu. Bên cạnh đó,
có thông tin cho rằng một số cơ
sở chế biến quy mô nhỏ sử dụng
một phần nguồn nguyên liệu đầu
vào có thể bao gồm cả một số cây
nhỏ, cành nhọn, rễ của cây rừng.
Điều này có thể làm tổn hại đến
nguồn tài nguyên rừng.
Thứ hai, hiện đang có thông
tin một số DN xuất khẩu viên nén
khai báo gian dối về tính bền vững
trong các sản phẩm viên nén xuất
khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc.
DN khai báo toàn bộ viên nén
sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu
rừng trồng có chứng chỉ quản lý
rừng bền vững (FSC), song thực
tế, nguồn nguyên liệu rừng trồng
có chứng chỉ ở Việt Nam sau khi
được sử dụng làm đồ gỗ sẽ không
thể đủ để sản xuất lượng viên nén
như khai báo.
Thứ ba, hiện đang có sự cạnh tranh về nguồn nguyên
liệu giữa các DN trong ngành, và giữa DN viên nén và
DN sản xuất các mặt hàng khác như dăm gỗ, ván có
sử dụng cùng nguồn nguyên liệu đầu vào, làm méo
mó giá cả thị trường. Điều này chỉ ra rằng các phương
án sản xuất kinh doanh dài hạn của DN cần tính đến
yếu tố làm thế nào có thể tạo nguồn nguyên liệu lâu
dài, ổn định.
Thứ tư, mặc dù viên nén đã trở thành mặt hàng xuất
khẩu rất quan trọng của ngành gỗ, đến nay các DN sản
xuất và xuất khẩu viên nén còn thiếu một tổ chức đại diện.
Đây là một trong những hạn chế tương tác giữa các DN
trong ngành, cũng như với khối DN khác cùng sử dụng
nguồn nguyên liệu. Thiếu tổ chức đại diện cũng làm hạn
chế kết nối giữa các cơ quan quản lý và DN viên nén, cản
trở trao đổi thông tin về các cơ chế chính sách mới, cũng
như về tâm tư, nguyện vọng của DN.
Cuối cùng, mặc dù đã trở thành sản phẩm xuất khẩu
quan trọng, viên nén chưa nhận được sự quan tâm cần
thiết từ cơ quan quản lý. Các hoạt động của DN gần như
tự phát. Do vậy, nhà nước cần tạo ra các thiết chế cần
thiết để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh
của DN tuân thủ toàn bộ các yêu cầu
của pháp luật, đảm bảo sản phẩm có
chất lượng và môi trường canh tranh
lành mạnh.
Phát triển bền vững ngành viên
nén đòi hỏi những băn khoăn nêu
trên được giải quyết triệt để. Điều này
cần nỗ lực của tất cả các bên tham gia
chuỗi cung, bao gồm cả các cơ quan
quản lý. Điều này cần được ưu tiên và
nỗ lực trong thời gian tới.
“Mặc dù viên nén là mặt hàng
xuất khẩu rất quan trọng
nhưng đến nay các DN sản
xuất và xuất khẩu viên nén còn
thiếu một tổ chức đại diện”
175
774
1.005
1.354
1.579
2.640 2.791
3.207
23
117 104
131
165
362
311
352
-
50
100
150
200
250
300
350
400
-
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
(Nghìn
tấn)
(Triệu
USD)
Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD)
Nguồn: Tổng hợp của VIFOREST,
FPA Bình Định, HAWA, BIFA và
Forest Trends từ nguồn dữ liệu
Tổng cục Hải quan
Hình 2. Lượng và giá trị viên nén xuất khẩu của Việt Nam (2013 - 2020)
xuù
c
tieá
n
thöông
maï
i
32
Mười năm trở lại đây, mạng xã hội dần
trở thành phương tiện số một của doanh
nghiệp trong việc kết nối với người tiêu
dùng. Nhưng phương tiện này có thực
sự hiệu quả như mong đợi?
Theo nghiên cứu mới được Harris Poll thực hiện
cho Sprout Social, một công ty phân tích và dự
báo về mạng xã hội (MXH), hơn 70% doanh
nghiệp (DN) được khảo sát cho biết họ dựa vào MXH để
thu hút khách hàng. Con số này, nếu so sánh với 61% sử
dụng email, 27% sử dụng quảng cáo trên kênh truyền
hình/phát thanh và 24% sử dụng quảng cáo trên báo in,
cho thấy MXH đang là phương tiện phổ biến nhất.
Sẽ tăng ngân sách
Cuộc khảo sát được thăm dò ý kiến với hơn 1.000
người tiêu dùng và 250 nhà điều hành DN. 91% người
điều hành DN cho biết họ có kế hoạch tăng ngân sách
cho MXH trong ba năm tới, bởi người tiêu dùng ngày
càng dựa vào MXH để tìm hiểu về thương hiệu hoặc các
công ty. Con số này hiện rất lớn với 55%, đặc biệt là người
tiêu dùng trẻ tuổi thuộc thế hệ Z và Millennial.
Niềm tin vào MXH ở các nhà điều hành DN được khảo
sát rất vững chắc. Gần 90% nhà điều hành DN đồng ý
rằng các công ty không đầu tư vào tiếp thị MXH sẽ bị
bỏ lại phía sau, 62% cho rằng các thương hiệu và công
ty không có sự hoạt động mạnh mẽ trên MXH sẽ không
thể thành công về lâu dài.
Tuy nhiên, niềm tin của họ vào MXH không ăn khớp
với trải nghiệm khi sử dụng nó. Chưa đến một nửa số
công ty cho rằng các chiến lược MXH của họ là “rất hiệu
quả” trong việc củng cố hình ảnh thương hiệu, nâng cao
nhận thức, tăng doanh số bán hàng hoặc phát triển cơ
sở dữ liệu khách hàng. Thực sự, DN không quá tin tưởng
vào các chiến lược MXH hiện tại của công ty mình.
Khoảng cách giữa kỳ vọng của các nhà bán lẻ đối với
MXH so với thực tế là khá lớn. Trong nghiên cứu “State
of Luxury” (Địa vị của xa xỉ) mới nhất của Công ty Unity
Marketing, khảo sát khoảng 200 nhà điều hành DN hàng
xa xỉ, chỉ 34% đánh giá Instagram là “rất hiệu quả” và đây
cũng là nền tảng MXH được đánh giá cao nhất. Chưa đến
20% DN đánh giá Facebook là “rất hiệu quả” và 23% cho
biết nó “không hiệu quả mấy”.
Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát vừa
được thực hiện bởi nền tảng mạng lưới kết nối DN nhỏ
Alignable. Với gần 4.000 DN nhỏ tham gia, trong đó có
60% là các nhà bán lẻ độc lập, đa số đánh giá quảng cáo
trên Facebook (53%) và cả Instagram (50%) chỉ có “hiệu
quả phần nào” trong việc quảng bá. Instagram tương
đối hiệu quả hơn Facebook, với 32% đánh giá Instagram
là “rất” hoặc “cực kỳ hiệu quả”. Con số này chỉ 26% cho
Facebook.
Như vậy, rõ ràng là các nhà bán lẻ độc lập cần những
chiến lược MXH hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả những công
Pamela N. Danziger
Phổ biến
nhưng chưa
hiệu quả
Doanh nghiệp online:
xuù
c
tieá
n
thöông
maï
i
33
Pamela N. Danziger
là chuyên gia quốc tế về nghiên
cứu hành vi khách hàng để xây dựng
kế hoạch tiếp thị. Bà là chủ tịch của Unity
Marketing, một công ty tư vấn tiếp thị do bà
sáng lập vào năm 1992. Ngoài ra, bà còn đồng
sáng lập Retail Rescue, một công ty tư vấn
bán lẻ, đào tạo và hỗ trợ DN và là tác giả
của 8 quyển sách về lĩnh vực
bán lẻ độc lập.
ty lớn với các nguồn lực kỹ thuật phức tạp nhất cũng
thường thấy MXH không phù hợp với sự quảng cáo thổi
phồng của nó.
Khoảng cách của kỳ vọng
Khi phân tích các số liệu của Sprout Social từ góc độ
công ty, kết hợp với khảo sát người tiêu dùng, giám đốc
tiếp thị của Sprout Social, bà Jamie Gilpin nhận thấy có
một khoảng cách về hiệu suất nảy sinh từ sự khác biệt
giữa những gì công ty mong đợi từ MXH với những gì
người tiêu dùng mong muốn. Các công ty tiếp cận MXH
chủ yếu như một phương tiện quảng cáo và tiếp thị: đăng
hình ảnh để thúc đẩy doanh số bán hàng và lượt khách
đến cửa hàng. Kết quả là họ đo lường nó giống như bất
kỳ chiến dịch quảng cáo bên ngoài nào.
Thế nhưng, người tiêu dùng không muốn thấy quảng
cáo trên MXH. Người dùng xem MXH chủ yếu là một nền
tảng thông tin và liên lạc. Bà Gilpin nói: “Chúng ta, với tư
cách những nhà tiếp thị, luôn muốn có được tác động
tức thì. Nhưng người tiêu dùng lại tìm đến MXH để tìm
hiểu về các thương hiệu và tương tác với họ. Nhiều DN
đã không hoàn toàn nắm bắt được sự thay đổi đó”.
Không giống quảng cáo truyền thống có thể ngắt
ngang khi người ta đang làm những việc khác, người
dùng MXH mong muốn được kiểm soát khi tương tác với
một thương hiệu. Họ muốn tương tác theo những điều
kiện của riêng họ, thay vì bị các thương hiệu ép buộc.
Điều này đã biến đổi hoàn toàn các chiến lược tiếp thị
và quảng cáo truyền thống. “Khi dùng MXH, chúng ta sẽ
phản ứng và tương tác với bạn bè, gia đình mình theo
những cách riêng tư. Các thương hiệu cũng cần làm điều
đó”, bà Gilpin chia sẻ.
Vì chen ngang nên quảng cáo của các nhà bán lẻ
và thương hiệu có nguy cơ bị tắt thay vì gợi cảm hứng
cho người tiêu dùng, khi sự tương tác trên MXH mang
tính thương mại quá nhiều. Theo bà Gilpin, Burberry và
Lululemon là những thương hiệu đã nắm vững cách thức
tương tác của hoạt động tiếp thị MXH. Hai DN này đang
cố gắng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
trước, dù sau này mối quan hệ ấy cũng sẽ dẫn đến hành
động trong tương lai, là mua hàng. “Những thương hiệu
này đang thích ứng với cách người tiêu dùng sử dụng
nội dung trên các nền tảng đó. Video đã trở thành một
phương tiện quan trọng để họ tạo ra nội dung có ý nghĩa
và các kết nối có ý nghĩa không chỉ dùng để bán sản
phẩm”, bà Gilpin cho biết.
Theo bà Jamie Gilpin, những video của DN không cần
phải thể hiện giá trị sản xuất cao nhất, mà sẽ hấp dẫn
hơn nếu chúng thể hiện những con người thật đang làm
những việc có thật, chứ không phải những người mẫu
đang bước đi khệnh khạng hay một màn chào hàng nặng
nề. Trong video, người xem muốn được phản hồi cá nhân
lập tức, như đang nhìn thấy một nhân viên bán hàng thực
sự trong cửa hàng chia sẻ về một số mặt hàng mới nhất
mà họ quan tâm, chứ không chỉ các sản phẩm mà chúng
ta đang cố gắng bán.
Với các kết quả này, rõ ràng là MXH là một nền tảng
truyền thông hai chiều. Các nhà bán lẻ và các thương hiệu
tin MXH nhưng lại rơi vào tình trạng hụt hẫng vì chưa
thực sự thấy công cụ này hiệu quả. Câu chuyện này, có
lẽ chỉ có thể được giải quyết khi DN thực sự hiểu được
khía cạnh tương tác cá nhân của MXH.
Bùi Gia (Theo Furniture World)
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75HAWA Viet Nam
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76HAWA Viet Nam
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Goviet67.may
Goviet67.mayGoviet67.may
Goviet67.mayMinh Vu
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHVisla Team
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđVân Võ
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpMinh Vu
 
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdfThngThn2
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERVisla Team
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoTrang Dai Phan Thi
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹnataliej4
 
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - finalDam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - finalMinh Vu
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 

Mais procurados (20)

Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76
 
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi thatBan tin 70 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 70 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi thatBan tin 71 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 71 HAWA - Go & Noi that
 
Goviet67.may
Goviet67.mayGoviet67.may
Goviet67.may
 
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANHPHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CAFE VIỆT VÀ HÀN ĐỂ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
 
Thuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđThuyết trình tgdđ
Thuyết trình tgdđ
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
[123doc] - ban-ke-hoach-marketing-san-pham-bitishunter.pdf
 
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTERGỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
GỐM SỨ MỸ NGHỆ - MÔ HÌNH KIM CƯƠNG MICHAEL PORTER
 
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wtoCơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto
 
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹLập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
Lập phương án xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào thị trường mỹ
 
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - finalDam go xuat khau 2012   2014 - 4 may 2015 - final
Dam go xuat khau 2012 2014 - 4 may 2015 - final
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 

Semelhante a Gỗ & Nội thất - VOL 81

Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89HAWA Viet Nam
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88HAWA Viet Nam
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại
NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại
NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại nataliej4
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchMinh Vu
 
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
thực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa pet
thực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa petthực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa pet
thực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa petnataliej4
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teNguyên Tùy
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọHọa My
 
180 câu hỏi thi Vietcombank online
180 câu hỏi thi Vietcombank online180 câu hỏi thi Vietcombank online
180 câu hỏi thi Vietcombank onlinegiang nguyen le
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Semelhante a Gỗ & Nội thất - VOL 81 (20)

Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90
 
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thấtBáo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
Báo cáo thực tập Các yếu tố tác động tới hoạt động kinh doanh nội thất
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88
 
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketingPhân tích các yếu tố tác động tới marketing
Phân tích các yếu tố tác động tới marketing
 
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động MarketingPhân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
Phân Tích Các Yếu Tố Môi Trường Tác Động Tới Hoạt Động Marketing
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệ
 
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docxTải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
Tải Mẫu Phương Án Kinh Doanh của Công Ty Đến Nám 2025.docx
 
NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại
NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại
NGÀNH NHỰA Cơ hội và thách thức từ chiến tranh thương mại
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH...
 
thực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa pet
thực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa petthực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa pet
thực tập tại công ty tnhh hồng vĩnh phát - quy trình sản xuất chai nhựa pet
 
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc teTran ngoc hinh   qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
Tran ngoc hinh qtkdk26 ch - tieu luan mon qtkd quoc te
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
180 câu hỏi thi Vietcombank online
180 câu hỏi thi Vietcombank online180 câu hỏi thi Vietcombank online
180 câu hỏi thi Vietcombank online
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào tới kết quả sản xuất lúa của hộ n...
 

Mais de HAWA Viet Nam

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023HAWA Viet Nam
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77HAWA Viet Nam
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatHAWA Viet Nam
 

Mais de HAWA Viet Nam (12)

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
 
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi thatBan tin 69 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 69 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi thatBan tin 68 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 68 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi thatBản tin 67 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 67 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi thatBản tin 66 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 66 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi thatBản tin 65 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 65 HAWA - Go & Noi that
 
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi thatBản tin 64 HAWA - Go & Noi that
Bản tin 64 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi thatBan tin 63 HAWA - Go va Noi that
Ban tin 63 HAWA - Go va Noi that
 

Gỗ & Nội thất - VOL 81

  • 1. Nhaø xuaát baûn Thoâng Taán Bài toán quy hoạch nhân lực dưới tầm nhìn vị thế á quân Tieâu ñieåm: 81 AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA)
  • 2.
  • 3. CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P . Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600 Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng Engineered flooring Ván sàn gỗ công nghệ
  • 4. tieá n g noù i ngöôø i laø m ngheà 4 Phía trước là bầu trời Trần Việt Tiến Cơ hội dành cho công nghiệp nội thất rất rộng mở, dù rằng đang đối mặt với rất nhiều thách thức do dịch Covid-19 mang lại. Chỉ cần vượt qua được những trở ngại này, chế biến gỗ sẽ là ngành ghi lại dấu ấn Việt Nam trên thị trường thế giới. Một nghiên cứu về người tiêu dùng từ OfferUp kết hợp với Công ty Phân tích dữ liệu GlobalData thực hiện cho thấy vào năm 2020, 58% người Mỹ đã trang trí lại nhà cửa bằng những món đồ nội thất mới. Bùng nổ tiêu dùng sau vaccine Theo Nick Huzar, Giám đốc Điều hành và đồng sáng lập của OfferUp, khi ngôi nhà vô tình trở thành nơi làm việc, trường học, nơi tập thể dục, không gian thư giãn… thì nhu cầu nội thất tăng lên theo cấp số nhân. Vì nhu cầu ấy mà thương mại đồ nội thất và đồ gia dụng ở Mỹ đã tăng 27,2 tỷ USD vào năm 2020 so với năm 2019, đạt giá trị khoảng 68 tỷ USD, tương đương với việc mỗi người ở Mỹ chi thêm 82 USD cho các sản phẩm gia đình. Là quốc gia hoàn thành mục tiêu vaccine, Mỹ đang từng bước khôi phục nền kinh tế, mở lại tất cả các dịch vụ sau một năm lao đao vì Covid-19. IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm nay lên mức 7% và 4,9% vào năm 2022, cao hơn 2,4 và 1,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4. Nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ hậu Covid được xem là bùng nổ. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của nước này trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 10,2 tỷ USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 33% so với 5 tháng đầu năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Tương tự, ở châu Âu, nhờ chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 được đẩy nhanh và quỹ kích thích chung của Liên minh châu Âu (EU) được khởi động để “củng cố” chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, nền kinh tế các quốc gia này cũng đang mở cửa trở lại. Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs dự đoán vào quý III/2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sử dụng đồng euro sẽ tăng 13%. Cơ hội lớn cho ngành nội thất Theo Furniture Today, năm 2020, Việt Nam đã xuất 7,4 tỷ USD đồ nội thất sang Mỹ, tăng 31% so với năm 2019. Hiện thị trường Mỹ chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu nội thất và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Tiếp đà tăng trưởng, trong 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội thất Mỹ với kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD, cao hơn gần 2 lần so với nhà cung cấp lớn thứ hai là Trung Quốc, tăng 99% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 40% trong tổng nhập khẩu nhóm hàng này của Mỹ. Mỹ cũng đang tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các nhà cung cấp khác như: Malaysia tăng 61%, Mexico tăng 71%, Canada tăng 15,2%... Nhu cầu tiêu dùng nội thất tăng nhanh buộc Mỹ phải ngày càng mạnh tay hơn trong việc nhập khẩu đồ nội thất. Điều này có nghĩa là thời gian tới, đơn hàng sẽ tiếp tục đổ về Việt Nam, nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho thị trường Mỹ. Trong nửa đầu năm 2021, ngành gỗ tăng tốc sản xuất và xuất khẩu, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt
  • 5. tieá n g noù i ngöôø i laø m ngheà 5 8,1 tỷ USD, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm 2020. Suốt nửa đầu năm 2021, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu quan trọng của gỗ và lâm sản Việt Nam, giá trị xuất khẩu vào 5 thị trường này ước đạt trên 7,68 tỷ USD, chiếm khoảng 89% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Con số xuất khẩu ở các thị trường chủ lực của Việt Nam đều tăng. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 0,73 tỷ USD (tăng 11%); Trung Quốc 0,82 tỷ USD (tăng 22,9%); Hàn Quốc 0,76 tỷ USD (tăng 7%)... Với châu Âu, con số này là 0,68 tỷ USD, tăng 54%. Khi biểu đồ tăng trưởng được vẽ bằng những con số đẹp như thế thì việc các chuyên gia trong ngành dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021 vượt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD là dễ hiểu. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng trong công tác phòng dịch, biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 cuối cùng cũng đã khiến Việt Nam phải chịu chung số phận với các quốc gia khác trong cơn ác mộng mang tên Covid. Con số ca nhiễm mới được công bố tăng lên mỗi ngày trên toàn quốc. Và, một trong những khu vực chịu tổn thất nặng nề nhất là các nhà máy, khu công nghiệp phía Nam… Ở nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, con số F0 lên đến hàng trăm, gây đình trệ sản xuất… Trong bầu không khí hoang mang bao trùm, hình ảnh các DN chế biến gỗ ứng phó với đại dịch đầy bất ngờ. Xây dựng khu cắm trại cho công nhân ở lại, xây dựng các bếp ăn phục vụ công nhân, tổ chức sinh hoạt giải trí cho người lao động sau giờ làm tại xưởng, đọc sách cho công nhân nghe, thưởng để thêm thu nhập hay thậm chí là cho nhân viên nhận lương theo ngày làm là tất cả những hoạt động mà DN đã nỗ lực và sáng tạo thực hiện để có thể đảm bảo phương châm “3 tại chỗ”. Thu hút hơn 500.000 lao động trực tiếp, để chu toàn nhân lực trong bối cảnh này, DN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhờ sự quyết liệt, chân thành trong công tác chăm sóc con người, DN ngành gỗ nhận được không chỉ là việc hoàn tất các đơn hàng mà còn ở sự nhiệt tình cống hiến của người lao động. Trong điều kiện bất tiện của cách ly, người lao động dường như xích lại gần nhau hơn, cùng làm việc, cùng vui chơi, tổ chức cắt tóc cho nhau, cùng nhau tận dụng đất trống ở xưởng để trồng rau sạch cải thiện bữa ăn… Với những gắn kết này, hậu “3 tại chỗ”, chắc chắn, phần thưởng mà DN sẽ có được những tập thể gắn bó, đoàn kết. Trong cơ chế phân phối vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, phục vụ mục tiêu kép, công nhân các nhà máy, khu chế xuất được ưu tiên. Với nỗ lực của HAWA trong việc liên kết với các tổ chức, cơ quan ban ngành lẫn chủ động tìm kiếm nguồn vaccine từ đối tác quốc tế, hy vọng tất cả DN trong ngành đều có cơ hội tiếp cận và nhanh chóng tiêm chủng cho người lao động. Phía trước là nhu cầu rất lớn của thị trường, phía sau là nền tảng vững chắc của lực lượng lao động dồi dào, gắn kết, tôi tin nếu có thêm mảnh ghép quan trọng ở giữa là hệ thống máy móc hiện đại, DN chế biến gỗ Việt Nam hoàn toàn có thể vươn rộng cánh bay, trở thành trung tâm nội thất của thế giới. Phía trước là bầu trời, hãy giữ vững niềm tin. “Nhờ sự quyết liệt, chân thành trong chăm sóc con người, DN ngành gỗ không chỉ hoàn tất các đơn hàng mà còn nhận được sự nhiệt tình cống hiến của người lao động”
  • 6. 6 In 1.500 baûn, khoå 21x29,7 cm taïi CTY TNHH MTV ITAXA Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM Giaáy ÑKXB soá: .....-...../CXBIPH/.....-...../ThT Quyeát ñònh xuaát baûn soá: ......./QÑ-NXB NXBTT caáp ngaøy ..... thaùng ..... naêm 2021 Soá ISBN: ............................................................ In xong vaø noäp löu chieåu quyù III naêm 2021 Ñoái taùc lieân keát: Coâng ty Coå phaàn Dòch vuï Ñaàu tö Phaùt trieån HSC Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn Chòu traùch nhieäm noäi dung: Toång bieân taäp Leâ Thò Thu Höông Bieân taäp: Phöông Lam Giang Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông, Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh AÛnh bìa: Quyù Hoøa 37 15 24 Mục lục 12 60 50 64 62 70 20 38 32 46 Cơn khát nhân lực chất lượng cao Chiến lược bền vững đã giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp như thế nào? Phúc lợi mới là lựa chọn? The Plus, biểu tượng của xanh, sạch và minh bạch 6 xu hướng bền vững trong giới thiết kế năm 2021 Sống xanh trong nhà gỗ NGND-GS-TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp: Cần một kịch bản cho phát triển nhân lực ngành gỗ Nội thất robot Doanh nghiệp online: Phổ biến nhưng chưa hiệu quả Vận chuyển và chuẩn hóa dữ liệu 74
  • 7. Hơn cả Sơn Phủ: từ màu đến bóng, với NC-PU hoặc sơn nước, công nghệ phun sơn AIRMIX® luôn thân thiện đồng hành cùng mọi thể loại sản phẩm: mỗi lô hàng là một TUYỆT TÁC chinh phục thế giới. Thẩm mỹ & chất lượng lớp phủ Chi phí sản xuất: giảm thiểu thất thoát Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm AIRMIX là một phát minh có cầu chứng của SAMES KREMLIN (KREMLIN REXSON) - PHÁP AIRMIX tối ưu hoá: AIRMIX CTY TNHH TM VƯỢT SÓNG Số 79, đường 55A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM ĐT: 028 3762 6534 – vuotsong2@gmail.com
  • 8. tieâ u ñieå m 8 Nam Minh Giá thuê đất tăng mạnh và hạn chế về mô hình, các khu công nghiệp tại TP.HCM đang đối mặt với áp lực cạnh tranh thu hút dòng vốn đầu tư. TP.HCM đối mặt với với viễn cảnh thách thức trong việc duy trì vị thế là trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn nhất miền Nam. Nguyên nhân do tiến độ chậm trễ trong việc nâng cấp hạ tầng, quy hoạch phát triển và nhất là giá thuê đất trong các khu công nghiệp (KCN) liên tiếp lập đỉnh mới khiến nhiều doanh nghiệp (DN) do dự khi tìm mặt bằng sản xuất. Khó cạnh tranh với “láng giềng” Báo cáo của Chứng khoán VDSC cho thấy, do nguồn cung hạn chế nên giá thuê đất liên tục tăng. Cụ thể, ở phía Nam, giá thuê tại TP.HCM hiện đang cao nhất với 191 USD/m2 /chu kỳ thuê, tương đương tăng 4,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá thuê đất tại các tỉnh lân cận như Bình Dương, mặc dù có tăng nhưng vẫn còn ở ngưỡng 100 USD/m2 / chu kỳ thuê. Tính ra giá thuê đất KCN của TP.HCM hiện đang dần tiệm cận với mức giá của các nước trong khu vực như Mumbai (Ấn Độ), Tangerang (Indonesia), Samut Prakan (Thái Lan). Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các KCN và có thể buộc các Từ cuộc đua bất động sản công nghiệp Cảng Cát Lái
  • 9. tieâ u ñieå m 9 DN đang hoạt động trong lĩnh vực có biên lợi nhuận thấp phải tìm về những vùng đất dễ thở hơn như ở Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước hay thậm chí là các tỉnh miền Trung. Hơn thế nữa, tại Long An và Bình Dương, những dự án kho bãi và cơ sở phân phối mới đang mọc lên dày đặc, trong khi TP.HCM đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cung, nhất là các kho hàng, trung tâm phân phối phục vụ cho lĩnh vực thương mại điện tử đang trong giai đoạn bùng nổ. Hiện các tỉnh phía Nam vẫn đang đua tranh mở rộng thêm quỹ đất công nghiệp. Đồng Nai với lợi thế lớn đến từ chuyển đổi đất trồng cây cao su sang đất công nghiệp và động lực từ việc xây dựng sân bay Long Thành thể hiện tham vọng rất lớn. Cụ thể, UBND tỉnh Đồng Nai đã công bố kế hoạch xây dựng ba KCN mới với tổng diện tích 6.475 ha, gồm KCN Long Đức 3 có diện tích 253 ha, dự án Bàu Cạn - Tân Hiệp có quy mô 2.627 ha ở Long Thành và KCN Xuân Quế - Sông Nhạn ở huyện Cẩm Mỹ có quy mô lên tới 3.595 ha. Theo Ban quản lý Khu kinh tế Long An, địa phương này dự kiến sẽ quy hoạch thêm khoảng 1.500 ha diện tích đất trong năm 2021 để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Các ngành thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhất là dệt may và hàng may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống. Bình Dương thì mở rộng quỹ đất theo hướng tiến lên phía Bắc, gắn với trục Bình Phước và vùng nguyên liệu Tây Nguyên. Bà Rịa - Vũng Tàu với lợi thế về cảng nước sâu cũng ưu tiên nguồn lực phát triển các lô đất công nghiệp mới có quy mô hơn 4.796 ha. Có thể thấy, cách TP.HCM chỉ tầm 1 - 2 giờ di chuyển, đi cùng hạ tầng giao thông được ráo riết đầu tư, các địa phương liền kề với TP.HCM ngày càng có sức hút trong con mắt lựa chọn của giới đầu tư. Dấu ấn các siêu KCN mới Không chỉ có giá thuê hấp dẫn hơn, thị trường ngày càng xuất hiện các mô hình KCN mới hiện đại, mang tới một không gian vừa làm việc vừa an cư, việc giải trí khá đẳng cấp tại các địa phương mới nổi. Ví dụ, ở Bình Dương, các KCN VSIP gây chú ý với quy hoạch nhiều mảng xanh, trung tâm mua sắm và nhiều tiện nghi khác giúp thu hút đông đảo chuyên gia, kỹ sư và người lao động. Tiêu biểu như tại VSIP 1 có rất nhiều khu căn hộ xung quanh như dự án Canary, trung tâm thương mại AEON Mall; Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Đông Á, thậm chí có khách sạn 4 sao quốc tế đầu tiên của Bình Dương chuẩn bị khai trương. Từ kinh nghiệm trên, khi khởi động dự án ở Bắc Ninh, VSIP đã ứng dụng mô hình khu phức hợp công nghiệp - đô thị để quy hoạch diện tích 700 ha thành 200 ha khu đô thị và 500 ha KCN. Cho đến thời điểm này, KCN đã được lấp đầy từ lâu, còn khu đô thị được lấp đầy 50%. Lượng lao động tại đây lên đến hơn 320.000 người. “Tương tự như vậy, chúng tôi áp dụng xây dựng khu đô thị công nghiệp dịch vụ VSIP Hải Phòng 1.600 ha, khu công nghiệp đắt và đẹp nhất Hải Phòng, chỉ có 600 ha là khu công nghiệp, còn lại gần 1000 ha là đô thị đã lấp đầy 70%.”, ông Huỳnh Quang Hải, Phó chủ tịch Điều hành VSIP, chia sẻ. Mô hình siêu khu công nghiệp mà VSIP triển khai cũng là câu chuyện mà các DN lớn sẽ theo đuổi. Ví dụ, tại Khu kinh tế mở Chu Lai, Công ty cổ phần ô tô Trường “TP.HCM rõ ràng đang hụt hơi trong việc tiếp tục duy trì sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước dù hạ tầng giao thông sẵn có, với lợi thế sở hữu hai cảng quốc tế Cát Lái và Hiệp Phước” KCN Hiệp Phước
  • 10. tieâ u ñieå m 10 Hải (Thaco) triển khai hàng loạt các hạng mục quan trọng gồm: KCN cơ khí - ô tô, khu nhà ở công nhân, khu tái định cư, khu trung tâm thương mại... Sau Quảng Nam, tháng 3/2020, KCN chuyên nông nghiệp Thaco - Thái Bình cũng động thổ xây dựng dự án với quy mô 194,36 ha được thực hiện trong 50 năm tại các xã An Thái, An Ninh và An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tổng nguồn vốn dự án này lên đến 2.132,633 tỷ đồng, với rất nhiều hạng mục, từ khu chế biến nông sản thực phẩm, khu đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, khu nông trường thực nghiệm, khu sản xuất vật tư phục vụ nông nghiệp, cảng vận tải hàng hóa của KCN... Sắp tới đây, thị trường bất động sản công nghiệp sẽ càng sôi động khi đón nhận hàng loạt các dự án mới có quy mô khủng các các tập đoàn lớn như Vingroup, Phát Đạt, Novaland, Nam Long... Trong trào lưu đó, các địa phương có quỹ đất dồi dào và giá còn mềm sẽ có lợi thế đón nhận dòng vốn đầu tư nóng hổi này. Khi đó, lao động địa phương sẽ ít phải rời quê, tập trung về TP.HCM và các khu vực lân cận như trước. Khi đặt lên bàn cờ cạnh tranh thời gian tới, TP.HCM rõ ràng đang hụt hơi trong việc tiếp tục duy trì sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước dù hạ tầng giao thông sẵn có, với lợi thế sở hữu hai cảng quốc tế Cát Lái và Hiệp Phước. Trong điều kiện này, TP.HCM cần quyết liệt trong việc để mở rộng hệ sinh thái sản xuất công nghiệp, phát triển các KCN sạch và công nghệ cao, kết nối vào các khu đô thị hiện đại. Giải pháp các chuyên gia đặt ra lúc này, ngoài việc bổ sung thêm các KCN mới tại các vùng có diện tích đất nông nghiệp dồi dào như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi… thì thành phố có thể cần một bước dịch chuyển mới, bao gồm tập trung phát triển mô hình KCN - đô thị có độ nén cao nhưng có quy hoạch bài bản để tiết kiệm quỹ đất, đi kèm với cơ chế ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh như công nghệ cao, R&D hay mảng hậu cầu kho bãi. Theo các chuyên gia, sự phát triển của công nghiệp 4.0 đã tạo nên sự thay đổi lớn đối với cách hoạt động của các nhà sản xuất. Các công nghệ mới như in 3D, chuyền sản xuất khép kín…. và thay đổi về năng lực R&D tại các trung tâm sản xuất đã giúp tập trung chuỗi giá trị của sản xuất công nghiệp tại một địa điểm, dẫn đến việc tích hợp khu đô thị vào nơi sản xuất công nghiệp là điều khả khi. Khi đó, nhu cầu nhân lực chính của TP.HCM, thay vì lao động phổ thông như hiện nay, sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao. TP.HCM 450 400 350 300 250 200 150 100 50 0 Giá thuê đất KCN (USD/m2 /chu kỳ thuê) Bình Dương Hà Nội Bangkok (Thái Lan) Samut Prakarn (Thái Lan) Các tỉnh khác (Thái Lan) Jakata (Indonesia) Tangerang (Indonesia) Bogor (Indonesia) Mumbai (Ấn Độ) Bắc Ninh
  • 11. Nhu cầu của bạn cũng như khách hàng của bạn rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chú tâm lắng nghe và nhanh chóng thấu hiểu. Đây là cách chúng tôi đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao, vượt xa yêu cầu. Hãy cùng nhau định nghĩa lại chất lượng. Your and your customers' needs are important to us. We listen closely and understand quickly. This is how we achieve our high standard of quality which often exceeds requirements. Let us redefine quality together. Chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu / Quality tailored to your needs Hệ thống bản lề / Hinge systems Hệ thống tay nâng / Lift systems Hệ thống ngăn kéo / Runner & Box systems
  • 12. Đặng Quý Yên Trong khi nhiều ngành hàng gặp khó khăn vì dịch bệnh, ngành gỗ tiếp tục tăng tốc. Tổng kết 6 tháng đầu năm, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm 2020. Khủng hoảng Những con số trên hứa hẹn một năm bội thu tiếp theo cho ngành chế biến gỗ Việt Nam. Bởi, ở hầu hết các doanh nghiệp (DN), đơn hàng đã kín đến quý IV, thậm chí kéo dài qua năm 2022. “Đơn đặt hàng đồ nội thất bán lẻ trực tuyến tăng hơn 30%. Tại thị trường đang phát triển châu Âu, đơn hàng tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 2020. Dự kiến, doanh số bán hàng của chúng tôi vào năm 2021 sẽ tăng hơn 30% so với năm trước”, ông Lim Hong Jin, Tổng giám đốc Savimex tự hào chia sẻ. Tuy nhiên, song hành cùng những tín hiệu tích cực từ thị trường là những thử thách không nhỏ. Giá nguyên vật liệu liên quan đến đồ nội thất và phụ liệu đã tăng từ nửa cuối năm 2020. Thêm vào đó, việc tăng giá và thiếu container dẫn đến công tác hậu cần trong khâu logistic của ngành không trơn tru. “Một vấn đề lớn mà ngành đang phải đối mặt hiện nay là nhân lực, đặc biệt là kỹ thuật viên lành nghề và nhân viên có kinh nghiệm”, ông Lim Hong Jin nhận xét. Theo người đứng đầu Savimex, ngoài việc chăm lo đời sống, tạo môi trường sống và làm việc tạm thời cho nhân viên ở một số nhà máy trong trường hợp việc kiểm dịch kéo dài do Covid-19, thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thì việc thu hút thêm nhân lực để có thể thực hiện tốt các đơn hàng cũng là một thách thức. “Đây là thời điểm rất quan trọng để tăng cường năng lực ở cấp quản lý và nhân viên cấp trưởng nhóm. Đồng thời, để có thể kiện toàn nội lực trong bối cảnh mới, DN đang rất cần một đội ngũ nhân lực mạnh với tầm nhìn dài hạn và nuôi dưỡng nguồn nhân lực cốt lõi bằng nhiều cách khác nhau”, ông Lim nhận định. Dạo một vòng quanh các khu công nghiệp, không khó để bắt gặp những băng rôn tuyển dụng thật to được treo ngay cổng vào. Thống kê sơ bộ từ VIFORES, DN chế biến gỗ trên cả nước đang thu hút khoảng 500.000 lao động trực tiếp. Trong đó, lao động có trình độ đại học, kỹ sư chỉ chiếm khoảng 2-3%, công nhân kỹ thuật khoảng hơn 25%, còn lại là lao động phổ thông. Trên thực tế, nhu cầu về lao động ngành chế biến gỗ, nội thất trong năm 2020 ước tính là khoảng 64.000 người có trình độ đại học, trên đại học và khoảng 267.000 công nhân kỹ thuật. Dự kiến đến năm 2025, nhu cầu nguồn nhân lực tương ứng là gần 107.000 người có trình độ đại học và trên đại học cùng với 445.000 công nhân kỹ thuật. Hiện, để đáp Cơn khát nhân lực chất lượng cao tieâ u ñieå m 12 Ảnh: Quý Hòa
  • 13. tieâ u ñieå m 13 ứng tiến độ cho các đơn hàng tăng, ghi nhận từ các DN trong ngành đều cho thấy, nhu cầu nhân lực đang rất lớn. Thế nhưng, việc tuyển dụng nhân lực cho ngành hoàn toàn gần như đang không đáp ứng được. “Chúng ta thiếu hụt, thậm chí có thể nói là khủng hoảng về nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ”, GS-TS. Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp nhận định. Cần nguồn lực thúc đẩy sáng tạo Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) cho biết, trên chuỗi giá trị ngành nội thất thế giới, 70% giá trị của sản phẩm gỗ nằm ở khâu thiết kế và thương hiệu. Thiết kế, thương mại, và thương hiệu đóng vai trò then chốt để tạo ra sức cạnh tranh cho ngành chế biến gỗ và nội thất của Việt Nam. Hiện, các sản phẩm trên thị trường thế giới đang cạnh tranh về chất lượng và xu thế tất yếu trong tương lai là cạnh tranh về thiết kế do khuynh hướng cá nhân hóa ngày càng cao. Sản phẩm có thiết kế càng đẹp, càng độc đáo giá bán càng cao. Vì thế, ngành chế biến gỗ cần nguồn nhân lực chất lượng cao ở tất cả các khâu từ thiết kế, sáng tạo đến kinh doanh, marketing, tài chính, chứ không chỉ là cần công nhân có trình độ cao, có khả năng làm việc trên những dây chuyền sản xuất hiện đại. Theo người điều hành CED, công nghiệp nội thất Việt Nam đang cần nguồn nhân lực quản lý, những người có thể định hướng và vạch ra lộ trình phát triển ở mỗi DN. Rất cần những nhà thiết kế, kiến trúc sư có sự sáng tạo; có khả năng tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị, để tạo ra thương hiệu riêng cho DN và cho ngành gỗ Việt Nam. Bà nhận định: “Lao động trình độ đại học, kỹ sư chỉ chiếm khoảng 2%, và các nhà thiết kế chuyên sâu các sản phẩm gỗ trong ngành chỉ chiếm rất ít trong số đó, một con số quá nhỏ để tạo ra sự thúc đẩy và sức sáng tạo cho ngành gỗ”. Khảo sát về công tác tuyển sinh của ngành chế biến gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp nhận thấy một trong những lý do lớn khiến ngành không quy tụ được học viên để chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao là do nhận thức và đánh giá của xã hội về ngành còn chưa đúng. Dù thực tế các nhà máy được đầu tư trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc được cải thiện đáng kể và thu nhập cũng đảm bảo cuộc sống cho người lao động… nhưng quan niệm cho rằng làm việc trong ngành lâm nghiệp là phá rừng, là cực khổ, bụi bặm… đã in sâu trong suy nghĩ cỉa mọi người. “Vì điều này mà trước hết, ngành chế biến gỗ phải đẩy mạnh truyền thông, giúp xã hội nhìn nhận đúng bản chất cũng như tiềm năng phát triển của ngành gỗ trong tương lai. Tiếp đến, cần có những hoạt động thúc đẩy thiết kế và sáng tạo, thu hút sự tham gia của các bạn trẻ”, bà Kim Liên tư vấn. Bên cạnh việc thu hút thế hệ trẻ, công tác chăm sóc, chu toàn cho lực lượng lao động hiện có cũng cần được phát huy bởi thực tế, các tiêu chí về lao động vẫn chưa được tuân thủ đầy đủ ở các DN trong ngành. Khảo sát từ CED cho thấy, các DN nhỏ và siêu nhỏ thường sử dụng nhiều lao động thời vụ vì nhu cầu lao động biến động theo mùa vụ, nên họ muốn giảm chi phí trả lương thường xuyên bằng cách thỏa thuận với người lao động để tránh việc chi trả các loại bảo hiểm theo yêu cầu của Luật Lao động. Thực tế, nhiều DN sử dụng 30 - 35% lao động thời vụ, có khi lên đến 70%, nên họ chỉ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho một số vị trí chủ chốt. “Chúng ta thiếu hụt, thậm chí có thể nói là khủng hoảng về nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ” GS-TS. Trần Văn Chứ nhận định Về phía người lao động, hầu hết đến từ nông thôn, vùng sâu vùng xa, có trình độ văn hóa thấp và hiểu biết của họ về pháp luật, về quyền lợi của người lao động rất hạn chế. Bản thân họ không sẵn sàng đóng bảo hiểm y tế (BHYT) vì nhận thức hạn chế và tài chính eo hẹp. “Pháp luật lao động cần được tuân thủ tốt hơn. DN cần có những quy định đặc thù để có thể linh hoạt hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với người lao động, nhất là lao động mùa vụ có thời hạn hợp đồng dưới 3 tháng”, bà Kim Liên nhận xét. Theo bà Liên, có thể cho phép DN nhỏ và siêu nhỏ được sử dụng lao động mùa vụ với tỉ lệ nhất định (khoảng 40% theo thực tế hiện nay). Không bắt buộc DN phải đóng BHXH cho những lao động mùa vụ, nhưng phải đóng BHYT và bảo hiểm tai nạn cho họ. Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức cho người lao động để họ cũng sẵn sàng tham gia các loại bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
  • 14. tieâ u ñieå m 14 So sánh giữa DN trong nước và khối FDI, với chế độ đãi ngộ tốt hơn trong công tác quản trị nhân lực, khối ngoại thường có khả năng thu hút nhân lực nhiều hơn khối nội. Sáu tháng đầu năm, công nghiệp nội thất Việt Nam ghi nhận thêm 10 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên đến 112,51 triệu USD. Trong đó, có 8 dự án đầu tư vào sản xuất mặt hàng giường, tủ, bàn, ghế. Dẫn đầu về số dự án đầu tư mới vào Việt Nam là Trung Quốc với 5 dự án, tổng vốn 13,86 triệu USD. Văn hóa hay thu nhập? Với vị thế ngày càng được khẳng định, Việt Nam thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài lẫn đơn hàng trên khắp thị trường thế giới là điều hoàn toàn lý giải được. Nhưng, đơn hàng và FDI cùng tăng sẽ dẫn đến một thử thách khá lớn cho ngành: Vấn đề nhân lực. Ông Stephan Ulrich, Quản lý Vùng, Dự án Phát triển DN bền vững, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, các DN trong ngành gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao do phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DN nhà nước hoặc các tập đoàn tư nhân lớn hơn… Tuy nhiên theo đại diện của ILO, các công ty trong nước có thể cạnh tranh được với công ty FDI nếu xây dựng được văn hóa DN gần gũi và hài hòa hơn với người lao động. "Nhiều công ty Việt Nam đã tạo ra được văn hóa như vậy. Người lao động cảm thấy được tôn trọng, có mối quan hệ công việc hài hòa với quản lý và cảm thấy được hỗ trợ, có cơ hội phát triển nghề nghiệp nên rất gắn bó với DN", Stephan Ulrich nhận xét. Song song đó DN cũng cần đầu tư nâng cao điều kiện làm việc và năng suất. Đây là yếu tố cốt lõi để giúp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng. Đồng quan điểm, ông Lim Hong Jin, Tổng giám đốc Savimex cũng cho rằng, việc xây dựng văn hóa DN khiến người lao động gắn bó với DN bản địa hơn khối ngoại, dù rằng thu nhập có thể không bằng. Đây chính là lợi thế của khối nội. Kinh nghiệm từ khối ngoại “Việc xây dựng văn hóa DN khiến người lao động gắn bó với DN bản địa hơn khối ngoại, dù rằng thu nhập có thể không bằng. Đây chính là lợi thế của khối nội” Ông Lim Hong Jin nhận xét Minh Kiên Ảnh: Quý Hòa
  • 15. tieâ u ñieå m 15 Tuy nhiên, trong bối cảnh kết nối và kinh doanh toàn cầu như hiện nay, DN trong nước không thể dựa mãi vào sự khác biệt này bởi người lao động cũng đang cởi mở hơn. DN nội cũng cần học tập các chương trình phát triển nhân lực, tầm nhìn cũng như giá trị lao động vốn được tổ chức rất bài bản ở các DN FDI. “Một số người chỉ đơn giản thích những công ty có mức lương cao và môi trường làm việc tốt, nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là bên cạnh các yếu tố bản địa, DN cần có được nét văn hóa của các tập đoàn quốc tế, đó là luôn mang lại cho người lao động niềm tin rằng họ đang phát triển mỗi ngày trong tổ chức. Từ đó, ý thức kết hợp cùng nhau giữa họ sẽ tạo nên những giá trị chung cho DN”, ông Lim chia sẻ. Bài toán hậu Covid Bên cạnh áp lực cạnh tranh thu hút con người với các DN FDI, cạnh tranh với DN trong các ngành khác cũng là điều khiến DN ngành gỗ đau đầu. Cùng với công nghiệp nội thất, còn có những lực hút nhân lực rất lớn khác từ dệt may và chế biến thuỷ sản. Thông tin từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, ngành thâm dụng lao động lớn nhất cả nước này đang “hồi sinh” với lượng đơn hàng đã kín cho quý IV năm 2021. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2021 khả quan và có thể hoàn thành kế hoạch xuất khẩu 39 tỷ USD. DN ngành dệt may đang nỗ lực để hút lại nguồn nhân lực đã mất do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 trong năm 2020. Hiệp hội Dệt May đánh giá, đây cũng là một thách thức, do một phần người lao động sau khi nghỉ việc đã tìm được công việc mới ở địa phương. Thêm vào đó, khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị không còn quá xa, xu hướng bỏ phố về quê ngày càng phổ biến, việc làm ở nông thôn không còn khan hiếm… bởi một số dự án mới, khu công nghiệp mới được mở ra ở các vùng quê như Cao Bằng, Nghệ An… cũng đã hút đáng kể số lượng lao động địa phương về quê. Như vậy, thời gian tới, việc du Nam của các lao động miền Bắc sẽ không còn phổ biến như hiện nay, tiếp tục tạo thêm áp lực về lao động cho không chỉ ngành chế biến gỗ mà cho tất cả các ngành. “Những thay đổi trong các ngành công nghiệp mới và thị trường mới sau Covid-19 sẽ thay đổi nhanh hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Khi áp lực nhân công tăng, DN sẽ phải mạnh tay hơn trong việc trang bị máy móc, thiết bị hiện đại. Khi đó, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao lại càng lớn hơn, nhưng sự chú ý của người trẻ hiện nay vẫn là những ngành dịch vụ hoặc F&B” - người điều hành Savimex nhận xét. Như vậy, bài toán nhân lực hậu Covid-19 cho ngành chế biến gỗ chỉ có thể giải quyết được khi nhận thức về ngành chế biến gỗ được cải thiện và công tác đào tạo được thực hiện tốt hơn. Theo ông Stephan Ulrich, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng các nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao trong nước. Mỗi năm có khoảng 600.000 sinh viên tốt nghiệp từ 460 trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam. Việc thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng sẽ giúp DN tuyển dụng sinh viên có tay nghề sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, việc đối thoại thường xuyên giữa hai bên sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu của DN với kỹ năng của những sinh viên mới ra trường. Khoảng cách mà ILO nhắc đến, không chỉ là chuyên môn kỹ thuật mà còn cả các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cách nhìn công việc theo quan điểm cải tiến liên tục…
  • 16. tieâ u ñieå m 16 Hướng tới những nhà máy thông minh, tận dụng sự tiến bộ của công nghệ là cách mà Hàn Quốc, châu Âu… giải quyết bài toán nhân lực cho tất cả các ngành sản xuất. Tháng 6/2014, Chính phủ Hàn Quốc công bố chiến lược “Cải cách công nghiệp sản xuất 3.0”. Chiến lược này đồng nghĩa với cách mạng công nghiệp 4.0 phiên bản Hàn Quốc và là một phần trong sáng kiến hàng đầu của Tổng thống Park Geun-hye về “Kế hoạch kinh tế sáng tạo”. Giải pháp sống còn Hàn Quốc xác định nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược này là tạo ra giá trị mới và tăng khả năng cạnh tranh bằng cách đưa công nghệ thông tin vào các nhà máy. Các lĩnh vực công nghệ chủ chốt được ưu tiên thực hiện là: in 3D, dữ liện lớn, điện toán đám mây, hệ thống thực - ảo, các hệ thống tiết kiệm năng lượng, kỹ thuật ảnh nổi ba chiều, IoT và bộ cảm biến.... Theo Bộ Khoa học - Công nghệ thông tin và Kế hoạch tương lai Hàn Quốc, mạng lưới internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo này dự kiến sẽ tạo ra những cơ hội và lợi nhuận thương mại trị giá tới 470 tỷ USD vào năm 2030. Để triển khai chiến lược 3.0, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng các hình thức hỗ trợ khác nhau để doanh nghiệp (DN) có thể theo kịp chiến lược này. Đầu tiên là đào tạo khoảng 40.000 công nhân có tay nghề về vận hành các cơ sở sản xuất hoàn toàn sử dụng công nghệ tự động hóa. Đến năm 2020, Hàn Quốc đã đầu tư khoảng 189,3 triệu USD vào 9 dự án R&D quốc gia để khuyến khích DN tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ cao liên quan tới nhà máy thông minh. Tất cả hướng đến mục tiêu đến năm 2024, giá trị sản xuất xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 1.000 tỷ USD, nằm trong top 4 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức, vượt qua Nhật Bản. Là một quốc gia có GDP tăng trưởng cao và ổn định nhưng có tỷ lệ sinh thấp, dân số già, Hàn Quốc đang thiếu lao động trầm trọng, nhất là ở các ngành nông nghiệp, công nghiệp… Hướng tới những nhà máy thông minh, tận dụng sự tiến bộ của công nghệ là cách mà Hàn Quốc giải quyết bài toán nhân lực cho tất cả các ngành sản xuất. Trước Hàn Quốc rất lâu, châu Âu cũng phải đối mặt với vấn đề lao động, đặc biệt là ở Ý, quốc gia thuộc top 5 xuất khẩu nội thất toàn cầu. Chính phủ các quốc gia này đã phải dồn rất nhiều nguồn lực nhằm hỗ trợ DN chi phí đầu tư, tối ưu hóa sản xuất. Tuy nhiên, dù đã đầu tư công nghệ, các quốc gia châu Âu, Mỹ… vẫn không thể cạnh tranh được châu Á vì giá nhân công rẻ. Đó là lý do dịch chuyển sản xuất đã diễn ra, châu Á và đặc biệt là Trung Quốc với lợi thế dân số đã nhanh chóng trở thành công xưởng của thế giới. Chiến lược cạnh tranh tuyệt đối Lịch sử phát triển ngành gỗ cho thấy DN đầu tư theo cơ hội. Nghĩa là đơn hàng tăng thì mở rộng nhà xưởng, trang bị thêm máy móc. Và, hệ thống máy móc ở DN chế biến gỗ Việt Nam thường phong phú. Một DN có Công nghệ trong bài toán nhân lực và đại sản xuất Công nghệ trong bài toán nhân lực và đại sản xuất Cao Duy Tâm Giám đốc Công ty Vetta
  • 17. tieâ u ñieå m 17 QUAÛ N G CAÙ O W : portland.com.vn E : info@portland.com.vn PortLand động. Đứng trước nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, DN không chỉ đối mặt với việc thiếu hụt nhân lực công nghệ, mà còn phải chuẩn bị các giải pháp giữ chân nhân tài và ứng phó trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới. DN chủ động tái cơ cấu kỹ năng Trước tình trạng khan hiếm nhân lực ngành công nghệ, nhiều DN cũng thể hiện tầm nhìn xa hơn trong công tác tuyển dụng lẫn tận dụng phát triển nguồn nhân lực sẵn có. Nghiên cứu của Navigos cho thấy, có đến 62% DN chọn sẽ tái cơ cấu về kỹ năng cho đội ngũ hiện tại và 56% chọn kết nối với trường đại học để chuẩn bị bộ kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên trong tương lai. Để chuẩn bị tốt cho nguồn nhân lực CNTT, DN sẽ tổ chức đào tạo lại các nhân viên chủ chốt, đồng thời liên kết với các trường đại học để triển khai những chương trình đào tạo riêng dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tiềm năng. Trong trường hợp ứng viên Việt Nam không đạt được yêu cầu tuyển dụng, nhân lực CNTT đến từ khu vực Đông Nam Á là nhóm tiềm năng và cạnh tranh nhất. Ông Gaku Echizenya chia sẻ: “Nhân lực thuộc khu vực Đông Nam Á là nhóm ứng viên thay thế cạnh tranh nhất. Nguồn nhân lực CNTT đến từ châu Âu và châu Mỹ mặc dù luôn được cho rằng có chuyên môn cao và sở hữu nhiều kiến thức về công nghệ mới, lại không được nhà tuyển dụng lựa chọn”. Theo người đứng đầu Navigos, nhu cầu sử dụng công nghệ cao đã được DN nhiều lĩnh vực ghi nhận, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho thị trường lao Theo nghiên cứu của Navigos, trong 5 năm tới, DN đòi hỏi đội ngũ nhân lực công nghệ phải có những kỹ năng như: lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm khi phát triển sản phẩm, tư duy chuyển đổi số hóa và kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Trong tương lai, những nhân lực sở hữu các kỹ năng quan trọng đó sẽ có cơ hội trở thành "ngôi sao sáng" trong bất cứ môi trường DN nào. 67 COÂ N G NGHEÄ QUẢNG CÁO thể sản xuất được nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, đối chiếu với thực tế đang diễn ra hiện nay, có thể chắc chắn là DN Việt Nam rồi sẽ chuyên môn hóa. Ví dụ dễ thấy nhất là nhiều DN trong ngành đã mạnh dạn dứt hẳn các sản phẩm ngoài trời họ theo đuổi nhiều năm sang làm tủ kệ bếp khi nguồn cầu sản phẩm này tăng đột biến. Câu chuyện của chuyên môn hóa sẽ dẫn đến nhu cầu tối ưu hóa. DN khi đã xác định mình theo đuổi sản phẩm đó sẽ đầu tư đúng vào hệ thống máy móc chuyên sản xuất loại sản phẩm tương ứng để đạt sản lượng cao. Với bước chuyển đổi như thế, trong tương lai, một DN chế biến gỗ Việt Nam sẽ không còn sản xuất hai, ba mặt hàng mà tập trung vào một mặt hàng hoặc một bộ phận để có sản lượng tốt. Tối đa năng suất, DN cũng sẽ đồng thời tối đa hóa được doanh thu. Nhờ vậy, họ có khả năng cạnh tranh tuyệt đối. Vì điều này mà DN không nên duy trì kinh doanh theo phong cách nước lên, thuyền lên, phải đợi có những đơn hàng lớn thì mới đầu tư mà cần xác định chuyên môn hóa, chuyền hóa phải là đích đến. Muốn chuyền hóa, tối ưu hóa, bước đầu tiên là cần chọn được sản phẩm tiêu biểu, thỏa được việc làm chuyền. “Trong tương lai, một doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ không còn sản xuất hai, ba mặt hàng mà tập trung vào một mặt hàng hoặc một bộ phận để có sản lượng tốt” Trong mục tiêu trở thành trung tâm nội thất thế giới, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ phải xác định thị trường tiêu thụ của mình là đâu? Nếu câu trả lời là từ những thương hiệu thiết kế nội thất uy tín thế giới thì bài toán gia công phải đảm bảo. DN phải mạnh dạn hơn nữa trên con đường chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa để có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Có được điều này, ngành gỗ chắc chắn sẽ có nền tảng để từ đó phát huy các giá trị cao hơn như thiết kế, thương hiệu… Lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cũng chính là bản sắc của một ngành, một quốc gia. Đây chính là con đường mà gã khổng lồ Trung Quốc đã đi qua. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc không còn mặn mà với ngành công nghiệp nội thất. Việt Nam lại đang khao khát cải thiện vị thế á quân. Muốn làm được điều đó, DN phải nhanh chóng hơn trong việc vượt qua giai đoạn đa năng, một nhà máy làm nhiều dòng sản phẩm nhưng quy mô bé, mạnh dạn tiến vào giai đoạn tối đa hóa nội lực. Dù có lợi thế là con người Việt Nam rất khéo léo, phù hợp với ngành chế biến gỗ nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng kinh doanh trong một thế giới phẳng, việc sản xuất không dành cho riêng quốc gia nào mà biến chuyển rất nhanh. Với một vài thay đổi trong điều kiện kinh doanh, đơn hàng chảy từ Trung Quốc sang Việt Nam chỉ trong vòng vài tháng. Cơ hội mà DN chế biến gỗ Việt Nam đang có hiện nay hoàn toàn có thể chuyển sang các quốc gia khác nếu chẳng may có những biến chuyển nào đó.
  • 18.
  • 20. ñoá i thoaï i 20 Quỳnh Yên thực hiện Kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam tăng trung bình hàng năm từ 10 - 15%. Theo GS. Trần Văn Chứ, có được mức tăng trưởng ổn định mà rất ít ngành khác có được chứng tỏ năng lực của doanh nghiệp ngành gỗ rất lớn. Nhưng, thách thức của ngành lại nằm ở khâu nhân lực. * Nhiều năm gắn bó với lâm nghiệp và chế biến gỗ Việt Nam, giáo sư (GS) đánh giá thế nào về tiềm năng của ngành? - Sẽ không quá lời nếu nói năng lực của ngành có được là nhờ các doanh nghiệp (DN) đã chú trọng đầu tư nhiều thiết bị hiện đại với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, từng bước cải thiện công tác quản trị, sản xuất được sản phẩm mới đáp ứng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, DN cũng tích cực áp dụng chuyển đổi số trong khâu kinh doanh, thương mại, xuất khẩu. Điều này đã giúp các DN đảm bảo được tốc độ tăng trưởng và các hợp đồng đơn hàng. Hiện, 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ nội thất hàng đầu là Trung Quốc, Đức, Ý, Ba Lan và Việt Nam, chiếm 63% tổng xuất khẩu đồ gỗ thế giới. Các quốc gia nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Canada. Thống kê cho thấy, 5 quốc gia nhập khẩu hàng đầu đã chiếm 53% thị phần nhập khẩu đồ gỗ nội thất thế giới. Đáng tự hào là các quốc gia này đều là thị trường mục tiêu của Việt Nam. Như vậy có thể thấy chúng ta có cơ hội rất lớn và sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai về xuất khẩu đồ gỗ. * Để làm nên thành tích này, là sự đóng góp của rất nhiều bàn tay, khối óc cho ngành chế biến gỗ? Cần một kịch bản cho phát triển nhân lực ngành gỗ NGND-GS-TS. Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Tân Nhật, Bình Dương. Ảnh: IT
  • 21. ñoá i thoaï i 21 - Ngành gỗ cả nước hiện có trên 5.000 DN, trong đó 95% DN tư nhân (16% DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI), 5% DN nhà nước. Thống kê cho thấy, lực lượng lao động của ngành chế biến gỗ rất lớn, với 500.000 lao động trực tiếp. Bên cạnh đó, cả nước còn có khoảng 340 làng nghề chế biến lâm sản thu hút hàng triệu lao động khác. Mặt khác, công nghiệp chế biến gỗ theo chuỗi giá trị sản xuất bao gồm rất nhiều khâu từ trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại, dịch vụ… Trong đó, có nhiều loại hình sản xuất, gia công ở quy mô khác nhau như xẻ, sấy, gia công, hoàn thiện, lắp ráp... Ngoài ra, các ngành công nghiệp phụ trợ cũng tham gia chuỗi sản xuất như ngành cơ khí chế tạo thiết bị, vật liệu, sơn phủ, bao bì… Tính ra, lực lượng lao động phục vụ chuỗi cung ứng cho ngành chế biến gỗ hơn gấp nhiều lần so với hiện tại. Nhu cầu nguồn lực lao động có thể lên đến hàng triệu lao động. * Theo đánh giá của giáo sư, chất lượng lao động trong ngành hiện thế nào? - Chúng ta thiếu hụt, thậm chí có thể nói là khủng hoảng về nhân lực cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Mô hình lý tưởng của các nhà máy có số lượng lớn lao động là nhân lực trình độ đại học quản lý ở các cấp độ khác nhau, thông thường chiếm 7 - 10% tổng số lao động. Trong khi hiện nay số lượng này mới chỉ 2 - 3%, thậm chí còn thấp hơn. Số lượng lao động qua đào tạo cũng rất thấp (25%), lực lượng lao động phổ thông không được đào tạo. Điều này đã khiến chất lượng và năng suất lao động của ngành chế biến gỗ Việt Nam thấp. Nếu so sánh với thế giới, năng suất lao động ngành gỗ Việt Nam chỉ bằng 50% so với Philippines, 40% của Trung Quốc và 20% của Liên minh Châu Âu (EU). * Thực trạng này theo GS có nguyên nhân vì sao? - Dù đã hơn 20 năm phát triển và ngành lâm nghiệp được coi là ngành kinh tế đặc thù, sản phẩm gỗ là 1 trong 10 sản phẩm chủ lực của quốc gia, nhưng chúng ta chưa có chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành lâm nghiệp nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng. Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Triệu Phú Lộc, Bình Dương. Ảnh: TTXVN “Doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn theo các chủ đề chuyên môn, nhóm nhân lực phù hợp với thực tế” Trong chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Nhà nước cũng chưa xác định được nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước nói chung cũng như của từng ngành nói riêng. Vì vậy, chưa có cơ sở để xây dựng một chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thống nhất, đồng bộ để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và trọng dụng một cách hiệu quả, hợp lý.
  • 22. ñoá i thoaï i 22 Lịch sử đã chứng minh, cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ đang không mang lại hiệu quả và khiến chúng ta yếu thế. Mục tiêu ngành chế biến gỗ trong 5 năm tới có thể đạt doanh số 20 tỷ USD, đồng nghĩa nguồn nhân lực cần phải tăng về số lượng và chất lượng. Đây là thách thức rất lớn, ngành gỗ cần có một kịch bản, một chính sách thu hút nhân lực và phải là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao. * Giải pháp của vấn đề này là gì, thưa GS? - Điều tạo nên sự hấp dẫn thu hút nguồn nhân lực chính là tiền lương và môi trường làm việc. Hiện nay, ngành chế biến gỗ đang cạnh tranh với nhiều ngành nghề khác về nguồn nhân lực. Thêm vào đó, nhận thức và đánh giá của xã hội về ngành nghề lâm nghiệp, chế biến gỗ còn chưa đúng. Xã hội cho rằng làm việc trong ngành lâm nghiệp là “không sang”, “khổ”, dù rằng thực tế ngành đã khác xa trước đây. Nhà máy được đầu tư trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc được cải thiện, thu nhập cũng đảm bảo cuộc sống cho người lao động… Cũng vì nhận thức của xã hội về ngành nghề chưa tốt nên tuyển sinh cũng khó vì học sinh lựa chọn nhiều ngành nghề khác hấp dẫn hơn, lâm nghiệp thường là lựa chọn cuối cùng. Hầu hết các khối ngành lâm nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng đều rất khó và không tuyển đủ chỉ tiêu hàng năm. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung ứng nhân lực cho ngành còn hạn chế. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực, DN cần chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn theo các chủ đề chuyên môn, nhóm nhân lực phù hợp với thực tế. Các trường hoàn toàn có thể đào tạo theo đặt hàng của DN. DN cũng có thể phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục cùng xúc tiến tuyển sinh các hệ đào tạo về lâm nghiệp, chế biến gỗ tại địa phương. Đồng thời, áp dụng chính sách đãi ngộ tốt, thu hút người lao động để họ gắn bó lâu dài. * Có nghĩa là phải có chiến lược phát triển nhân lực ngành gỗ và công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tiễn của DN? - Đúng vậy. Hiện nay chất lượng đào tạo cơ bản là đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, sinh viên sau khi ra trường cũng cần phải có thời gian làm quen và thích nghi. Có một thực tế là cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đào tạo hiện còn hạn chế so với nhu cầu thực tế ở DN. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào 2025 và Việt Nam sớm trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ thế giới, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành tương ứng là gần 107.000 người có trình độ đại học và trên đại học cùng với 445.000 công nhân kỹ thuật. Điều này có thể đạt được khi chúng ta thực hiện tốt việc gắn kết đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Trong đó, công tác đào tạo phải tạo ra được nguồn lao động chất lượng cao. Muốn vậy, phải nhanh chóng đẩy mạnh và tăng cường mô hình đào tạo giữa nhà trường – DN, nhằm tạo môi trường học tập gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực. Ngoài việc phát triển và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo theo đặt hàng của DN, chúng ta cần sớm triển khai chương trình quốc gia về phát triển nguồn lực cho ngành lâm nghiệp và chế biến gỗ. Cần có chính sách, cơ chế Chế biến gỗ tại Công ty Minh Thành, Đồng Nai. Ảnh: Cao Cẩm
  • 23. ñoá i thoaï i 23 đặc thù thu hút tuyển sinh, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục đào tạo, tạo cơ chế hợp tác trong đào tạo giữa DN - nhà trường - cơ quan quản lý. * Vậy, Trường Đại học Lâm nghiệp sẽ có những chính sách nào để phục vụ mục tiêu này? - Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập từ năm 1964, đã đào tạo trên 47.000 kỹ sư, cử nhân trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện chúng tôi có 27 ngành đào tạo bậc đại học, trong đó đầy đủ các nhóm ngành liên quan đến lâm nghiệp: lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, chế biến lâm sản, thiết kế nội thất, kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kế toán, quản trị kinh doanh. Nhà trường có cơ sở chính ở Xuân Mai, Hà Nội; 2 phân hiệu Đại học Lâm nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và Gia Lai. Như vậy, việc triển khai đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành khá đầy đủ, đảm bảo ở tất cả các khâu sản xuất và ở trên mọi miền đất nước. Để thu hút sinh viên, trường hỗ trợ học bổng cho các sinh viên có kết quả học tập tốt. Một số ngành học có cam kết việc làm phù hợp với chuyên ngành và trình độ của sinh viên. Trường cũng hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học và thực hiện các dự án khởi nghiệp sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu để qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội, thu hút người học, tạo hứng khởi cho người trẻ tham gia Chúng tôi đang nỗ lực thực hiện quy trình đào tạo theo định hướng gắn nhà trường với DN nên chú trọng hợp tác với DN trong triển khai các học kỳ thực tập, hỗ trợ tuyển dụng, cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu. Đồng thời, xây dựng các chương trình đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn, có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế trong ngành chế biến gỗ (Đức, Ý) nhằm cung cấp chứng chỉ đào tạo ở các trình độ, các ngành nghề sản xuất cho đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý theo yêu cầu của DN. * Theo GS, công tác đào tạo cần những hỗ trợ nào từ phía các DN, tổ chức hiệp hội… để nâng chất lượng? - Các hiệp hội, DN có thể phối hợp cùng nhà trường đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo đại học, đào tạo nghề… để nâng cao năng lực thực hành, kỹ thuật cốt lõi, các kỹ năng mềm… giúp sinh viên sau khi ra trường có thể thích ứng trong môi trường công nghiệp hiện đại. Chúng tôi rất muốn triển khai mô hình hợp tác đào tạo nghề như ở nước ngoài, tức là 50% thời gian đào tạo ở trường, 50% thời gian ở DN. Song, chưa có điều kiện tổ chức. Vì công nghệ chế biến đang phát triển rất nhanh nên trường cần các hiệp hội, DN hỗ trợ cho cán bộ giảng viên, sinh viên tiếp cận dây chuyền sản xuất hiện đại cũng như tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về những chính sách mới. Đến nay, những người làm nghề chúng tôi vẫn rất mong được cùng hiệp hội kiến nghị Chính phủ đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu trọng điểm và chuyển giao công nghệ: chế biến gỗ công nghệ cao, thiết kế đồ gỗ thông minh, trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm gỗ quốc gia… Công nghiệp nội thất Việt Nam trong hiện tại và tương lai rất cần có những trung tâm này để thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn, đào tạo chất lượng cao, chuyển giao, trình diễn công nghệ mới… * Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi này! “Cần có chính sách, cơ chế đặc thù thu hút tuyển sinh, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục đào tạo, tạo cơ chế hợp tác trong đào tạo giữa doanh nghiệp - nhà trường - cơ quan quản lý” Ảnh: Getty
  • 24. ñoá i thoaï i 24 Đại An thực hiện Trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa để có thể vừa ổn định sản xuất vừa đảm bảo an toàn cho người lao động. Đại diện ILO tin rằng doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh nếu có thể nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất, năng suất, đào tạo lực lượng lao động hiện tại và tuyển dụng thêm các lao động lành nghề. * Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam đứng ở vị trí thứ hai thế giới trong xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ. Ông đánh giá thế nào về năng lực và nguồn nhân lực của ngành công nghiệp nội thất Việt Nam? - Ngành công nghiệp nội thất Việt Nam là ngành có sự phát triển rất ấn tượng trong những năm vừa qua. Một trong những thế mạnh giúp ngành đạt được thành tích như hiện nay là nguồn nhân lực phù hợp. Người lao động (NLĐ) Việt Nam được biết đến với tay nghề và sự chăm chỉ. Chi phí lao động tại Việt Nam hiện cũng đang thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là nền tảng tốt cho ngành nhưng không thể mặc định rằng lợi thế này sẽ được duy trì lâu dài. Tình trạng thiếu lao động và tiến trình trở thành quốc gia có thu nhập trung bình của Việt Nam sẽ khiến chi phí lao động tăng lên. Tuy nhiên, nếu có thể cải thiện năng suất lao động thì chúng ta sẽ có thể khắc phục được vấn đề này. Muốn vậy, doanh nghiệp (DN) phải đầu tư nghiêm túc vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý Ngoài ra, nhìn ở hướng tích cực, khi thu nhập và sức mua của NLĐ tăng lên, thị trường trong nước sẽ trở nên quan trọng hơn vì sẽ có nhiều người mua đồ nội thất hơn. Vì vậy, về tổng thể, tôi cho rằng đây là một sự phát triển tích cực cho Việt Nam. * Hiện, để đáp ứng tiến độ cho các đơn hàng tăng, ghi nhận từ các DN trong ngành đều cho thấy nhu cầu nhân lực đang rất lớn nhưng việc tuyển dụng gần như không đáp ứng được? - Có một vài nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra, trong đó chủ yếu là tình trạng chuyển dịch lao động về Năng suất và điều kiện làm việc đóng vai trò then chốt thu hút lao động Ông Phùng Đức Hoàng, Quản lý Dự án tại Việt Nam, Dự án Phát triển doanh nghiệp bền vững (SCORE), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Ảnh: Dreamstime
  • 25. ñoá i thoaï i 25 một số tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao ở miền Trung và miền Bắc. Giai đoạn công nhân ồ ạt đổ về các khu công nghiệp ở miền Nam đã không còn nữa. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp và người lao động có thể tìm được việc làm mà không phải xa quê. Như một lẽ tự nhiên, khi chi phí tại các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng lên, các ngành thâm dụng lao động sẽ dịch chuyển tới các địa điểm có chi phí thấp hơn. Chúng ta đã chứng kiến quá trình dịch chuyển của các ngành thâm dụng lao động đến những vùng có chi phí thấp hơn diễn ra ở nhiều nước phát triển nhanh như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Covid-19 có thể đang đẩy nhanh quá trình này và tại Việt Nam có lẽ cũng sẽ có những sự dịch chuyển tương tự. tâm đến điều kiện làm việc như công việc có nặng nhọc không, môi trường làm việc có vệ sinh không, thời gian làm việc và nghỉ ngơi như thế nào. Chúng tôi biết một số công ty đã rất thành công trong tuyển dụng nhờ vào các giải pháp hỗ trợ NLĐ chăm sóc con cái. Thay vì coi các chính sách đãi ngộ nhân viên là chi phí, các công ty nên coi đó là hạng mục đầu tư vào chất lượng lao động. Đây là quan điểm chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh khi thực hiện đào tạo SCORE: Điều kiện làm việc tốt là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất. * Trong bối cảnh đó, ngành chế biến gỗ cần phải làm gì để tháo gỡ khó khăn về mặt nhân lực như hiện nay? * Nghĩa là, câu chuyện thiếu nhân lực trong các ngành sản xuất sẽ tiếp tục kéo dài? - Vẫn còn một lượng lớn công nhân tiềm năng cho các DN. Năm 2020, 36% lao động ở Việt Nam vẫn đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở các nước phát triển, chúng tôi thấy tỷ trọng này thường giảm xuống. Ví dụ, Hàn Quốc có 15% lao động làm nông nghiệp vào đầu những năm 1990 và tỷ lệ này hiện đã giảm xuống còn 5%. Ngoài ra còn có hàng triệu người đang làm việc ở khu vực phi chính thức. Để thu hút được nguồn lao động, chắc chắn yếu tố quan trọng đầu tiên là thu nhập. Nhưng NLĐ còn quan - Trước mắt, các DN trong ngành cần duy trì thực hiện các chính sách an toàn và sức khỏe lao động để bảo vệ NLĐ vẫn đang làm việc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. DN cũng nên phát triển lực lượng lao động đa kỹ năng và áp dụng các công cụ của sản xuất tinh gọn. Đây là các nhân tố giúp DN từng bước khắc phục các thắt cổ chai trong sản xuất. Trang bị máy móc để có thể tự động hóa cũng có một vai trò nhất định vì nó giúp công ty sử dụng công nhân một cách hiệu quả hơn và tăng năng suất lao động. Về dài hạn, việc đưa ra các chế độ đãi ngộ và phúc lợi hấp dẫn hơn và cung cấp các hoạt động đào tạo nội bộ Sản xuất ghế gỗ xuất khẩu tại Công ty Minh Phát
  • 26. ñoá i thoaï i 26 hiệu quả cho NLĐ sẽ góp phần giảm biến động nhân sự và ổn định lực lượng lao động. Các nhân viên cần được khuyến khích tham gia vào các chương trình đào tạo của công ty và các hoạt động phát triển cá nhân. Để hỗ trợ cả hai phương thức học tập này, bên cạnh các dịch vụ đào tạo và tư vấn hiện có, dự án SCORE đã phát hành các video tự học ngắn, cung cấp cho cán bộ quản lý và công nhân tại nhà máy những kiến thức và kinh nghiệm thực tế hữu ích trong quản lý sản xuất. Trong các video này chúng tôi đã chọn lọc nhiều nội dung phù hợp với ngành chế biến gỗ và thông qua sáng kiến này, chúng tôi mong muốn tiếp tục hỗ trợ các DN trong ngành phát triển lực lượng lao động chất lượng cao. Thứ hai, các hiệp hội cần phối hợp để cải thiện hình ảnh của ngành. NLĐ có thể vẫn liên hệ ngành gỗ với những công việc nặng nhọc và môi trường làm việc bụi bặm, và sẽ lựa chọn các loại công việc khác. Cải thiện môi trường làm việc có thể giúp thay đổi hình ảnh này của ngành. Cuối cùng là việc thực hiện vận động hành lang chung của ngành đối với Chính phủ để các DN có thể hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. * Riêng với ILO, ngoài các chương trình hỗ trợ DN gia tăng nội lực như dự án SCORE, RSCA … sẽ có những chính sách nào để DN phát huy chất lượng nguồn lao động hơn trong thời gian tới? “Thay vì coi các chính sách đãi ngộ nhân viên là chi phí, các công ty nên coi đó là hạng mục đầu tư vào chất lượng lao động” * Với vai trò quản lý, các cơ quan hữu trách, hiệp hội… nên làm gì để có thể giúp DN tháo gỡ khó khăn cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại? - Thứ nhất, các hiệp hội cần phối hợp làm việc với các đơn vị giáo dục nghề nghiệp để xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu của ngành. Hiện một số hiệp hội đã bắt đầu triển khai hoạt động theo hướng này và cần phát huy hơn nữa. Các hiệp hội cũng có thể cùng xây dựng các chương trình thực tập và thiết lập các tiêu chuẩn cho chương trình này. - Tháng 5/2021, ILO và Chính phủ Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam trong 10 năm tới. Chúng tôi cũng sẽ sớm khởi động một dự án mới có tên Phát triển năng suất toàn diện và việc làm bền vững. Thông qua dự án này, chúng tôi sẽ triển khai các hỗ trợ rộng hơn giúp cải thiện năng suất ngành cũng như giúp các DN chuẩn bị cho các yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế để giải quyết các vấn đề môi trường, như khí thải CO2 , kinh tế tuần hoàn và tái chế. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đạo tạo trực tuyến đã nêu trên đến rộng rãi các DN trong nước. Tôi hy vọng những chương trình này có thể đồng hành cùng DN Việt Nam, phát huy và nâng cao năng lực của nguồn lực lao động. * Xin cảm ơn những thông tin mà ILO chia sẻ. Lực lượng lao động đa kỹ năng và các công cụ của sản xuất tinh gọn sẽ giúp DN khắc phục các nút thắt trong sản xuất
  • 27. hoaï t ñoä n g hoä i 27 Nam Khuê Vượt qua những bất tiện khi phải xa gia đình và thực hiện mọi sinh hoạt cá nhân trong khuôn viên nhà máy, những con người của ngành gỗ đang gắn kết với nhau nhờ có chung một quyết tâm: giữ vững sản xuất, tạo nền tảng và động lực cho những tăng trưởng hậu Covid-19. Tháng 7/2021, khi thông báo về quy định “3 tại chỗ” (3T) được đưa ra, nhiều doanh nghiệp (DN) đã giật mình. Phản ứng nhanh Để đáp ứng được quy định mới này, DN phải đảm bảo cho công nhân thực hiện việc sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ. Không dừng lại ở đó, theo phương án giãn cách, DN phải chia ca kíp làm việc đảm bảo an toàn và điều kiện nơi lưu trú tập trung của người lao động. “Trong đại dịch, đơn hàng vẫn cần hoàn thiện, đời sống của người lao động vẫn phải duy trì, nếu không thích ứng thì DN sẽ bị đào thải”, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó tổng giám đốc AA Corporation chia sẻ. Vì điều này mà “đội phản ứng nhanh” của AA ngay lập tức vào cuộc để kịp thời đưa ra giải pháp. Từ việc lớn như “3 tại chỗ” của ngành gỗ
  • 28. hoaï t ñoä n g hoä i 28 dựng nhà lưu trú cho nhân viên với hệ thống phòng tắm đặc biệt, tổ chức lại bếp ăn, bổ sung thêm dinh dưỡng cho người lao động, đến việc thiết kế thêm các chương trình sinh hoạt thể thao, văn hóa như chơi bóng bàn, cờ tướng, xem tivi… đều được triển khai. Chỉ trong vòng vài ngày, không gian “3 tại chỗ” của AA đã hoàn chỉnh. Bất ngờ hơn, trong không gian đặc biệt ấy, còn có sự hiện diện của những chiếc áo đồng phục mới, mang tinh thần cổ động tinh thần vừa lao động, vừa chống dịch do chính người sáng lập AA Corporation thiết kế. an toàn sản xuất”, ông Võ Tuấn Hải, Giám đốc Công ty Đức Lợi nhận xét. Phần thưởng bất ngờ Cùng với AA, Đức Lợi, rất nhiều DN trong ngành ở TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai… tổ chức cho công nhân ở lại nhà máy. Chỉ sau hơn một tuần triển khai, cơ bản các DN đã đáp ứng tốt 5K. Nhờ vậy mà công tác sản xuất của ngành chưa phải gián đoạn một ngày nào. “Trong đại dịch, đơn hàng vẫn cần hoàn thiện, đời sống của người lao động vẫn phải duy trì, nếu không thích ứng thì DN sẽ bị đào thải” Ông Nguyễn Chánh Phương “Để thu hút hơn 80% công nhân chấp nhận ở lại nhà máy cũng như có thể tổ chức cho hơn 700 “chiến sĩ” công nhân thực hiện chiến dịch “3 tại chỗ” ở công ty trong một thời gian dài, toàn bộ nguồn nhân lực, vật lực của nhà máy đều được huy động để tập trung hoàn thành công tác chuẩn bị một cách thần tốc”, ông Nguyễn Lam, Công ty gỗ Lâm Việt nhớ lại. Để tổ chức tốt công tác này, trong điều kiện phải ưu tiên hàng đầu cho việc phòng dịch, theo ông Lam, DN phải chi tiết từ việc tổ chức ca ăn và vệ sinh lệch nhau đến việc tổ chức khu vực vệ sinh, tắm giặt dã chiến, tổ chức bữa ăn, lịch sinh hoạt. Đồng thời, DN phải chấp nhận những tổn thất về lợi nhuận, năng suất, về các chi phí để thực hiện… nhưng đó là khoản đầu tư chính đáng. Bởi, sau bức tranh sản xuất sôi động, câu chuyện về quản trị nhân sự trong mùa dịch tại các nhà xưởng “3 tại chỗ” cũng có rất nhiều điều thú vị. Để chăm sóc sức khỏe công nhân, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày Lâm Việt cũng triển khai chương trình mỗi tuần một món ngon. Thực đơn cuối tuần của công nhân vì vậy mà phong phú, lạ miệng hơn. Buổi chiều muộn của ngày làm việc theo tiêu chuẩn 3T, anh em công nhân nhà máy của Lâm Việt đã được nhận một “món quà” thú vị. Đó là nồi chè đậu Tương tự AA, ở Công ty Đức Lợi, tổ an toàn Covid cũng nhanh chóng được thành lập để điều hành công tác chống dịch trong nhà máy. Những kịch bản chi tiết, giả định từng tình huống diễn biến dịch bệnh kèm phương án ứng phó được ban lãnh đạo đưa ra. Thậm chí, công ty còn tổ chức khu vực cách ly tạm thời phòng ngừa khi có ca nhiễm cũng như tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường làm việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt không cần thiết. “Nhờ chủ động ngay từ những ngày đầu nên trong đợt bùng phát thứ tư, chúng tôi đảm bảo được những điều kiện
  • 29. hoaï t ñoä n g hoä i 29 QRV - our new collection - creations based on steam-bent solid wood boards, never seen before. xanh thơm ngọt mà các thành viên khối văn phòng cùng nhau thực hiện, từ khâu lựa đậu, chuẩn bị nguyên liệu cho đến nấu nướng để đãi khối nhà máy. Không dừng lại ở những bữa ăn, hình ảnh anh em công nhân tổ chức cắt tóc cho nhau, cùng nhau trồng rau tại đất trống trong nhà máy cải thiện bữa ăn hay cùng nhau tập luyện thể thao, xem phim, hát karaoke… sau giờ làm việc phổ biến ở hầu hết các nhà máy trong những ngày thực hiện 3T. Tất cả cho thấy, tinh thần lạc quan vẫn đang lan tỏa khắp cộng đồng DN chế biến gỗ. Gần một tháng kể từ khi thực hiện ăn nghỉ, làm việc tại chỗ, mỗi thành viên của Lâm Việt đều cảm nhận họ đã xây dựng và đang sống trong một đại gia đình khỏe mạnh, không virus. “Tất nhiên, ở trong môi trường dã chiến điều kiện cơ sở vật chất chẳng thể nào bằng được như ở nhà, không được trở về với gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi; nỗi nhớ vợ, chồng, con cái thường trực từng ngày từng giờ là điều không tránh khỏi, nhưng trên tất cả là sức mạnh của hơn 700 con người đồng lòng, động viên nhau để cùng vượt qua”, ông Lam nói. Kết quả của những nỗ lực ấy, theo ông Lam, là hình ảnh một DN vững vàng trong đại dịch, thực hiện tốt mục tiêu kép của Chính phủ: Vừa chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc kinh doanh được bảo trong điều kiện khắc nghiệt không lớn bằng phần thưởng bất ngờ. Đó là sự kết nối các cá nhân với nhau để hình thành một tập thể đoàn kết, cùng sẻ chia ngọt bùi. Như lời chia sẻ của một công nhân trên fanpage Tập đoàn AA Corp: “Tuy phải tạm xa gia đình một thời gian, sinh hoạt khó khăn một thời gian nhưng hơn bao giờ hết, 3T chính là cơ hội để các thành viên trong nhà máy được gần gũi với những người anh em đang chiến đấu ngày đêm với mình nhiều hơn”.
  • 30. xuù c tieá n thöông maï i 30 Tô Xuân Phúc Chuyên gia phân tích chính sách của Forest Trends Nhu cầu tiêu thụ viên nén tăng mạnh trong thời gian qua và trong tương lai là bởi nỗ lực của các quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính (CO2 ) thông qua việc chuyển đổi từ nguồn năng lượng điện than sang nguồn điện sinh khối sử dụng viên nén. Mạng lưới Environmental Paper Network (EPN) dự đoán, nhu cầu viên nén sẽ tăng từ 14 triệu tấn năm 2017 lên 37 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo. Theo EPN, nhu cầu mở rộng chủ yếu tại các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sản phẩm này chủ yếu dùng làm nguyên liệu chất đốt cho các nhà máy điện và để sưởi ấm. Từ điện hạt nhân sang điện sinh khối Cầu sử dụng viên nén tại Nhật Bản và Hàn Quốc tăng rất mạnh bởi các nước đang chuyển đổi từ điện hạt nhân sang điện sinh khối, đặc biệt kể từ sau thảm họa kép do động đất và sóng thần tại Nhật. Bên cạnh Việt Nam, các quốc gia cung viên nén chính bao gồm Mỹ, Canada, Latvia và Nga. Các quốc gia tiêu thụ viên nén nhiều nhất bao gồm Anh, Đan Mạch, Bỉ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong tương lai cả cung và cầu viên nén đều sẽ được mở rộng, với Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trở thành những thị trường tiêu thụ lớn nhất (hình 1). Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2020 Việt Nam xuất khẩu 3,2 triệu tấn viên nén, chủ yếu sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Hình 2 chỉ ra lượng và giá trị viên nén xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua. Dữ liệu từ Tổng cục Hải Quan cho thấy năm 2020 có 74 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu, bao gồm 17 DN xuất khẩu quy mô lớn, 10 DN có quy mô vừa và 47 DN quy mô nhỏ. Điều này có nghĩa các DN có quy mô nhỏ chiếm phổ biến (63,5% trong tổng số). Cơ hội mới, băn khoăn mới Sản xuất và xuất khẩu viên nén tại Việt Nam: Nguồn: Mạng lưới Environmental Paper Network, 2018 Nhu cầu viên nén gỗ Cung ứng viên nén gỗ ĐVT: triệu tấn Hình 1. Dự kiến cung và cầu tiêu thụ viên nén năm 2027
  • 31. xuù c tieá n thöông maï i 31 Theo Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước có khoảng 80 nhà máy sản xuất viên nén với công suất gần 4,5 triệu tấn, tập trung tại vùng Đông Nam bộ và Đông Bắc. Con số này có thể chưa bao gồm khoảng 300 nhà máy sản xuất có quy mô nhỏ đang hoạt động nhưng chưa thống kê chính thức. Hiện tại, nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén chủ yếu là từ các phụ phẩm nguyên liệu ngành gỗ, bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành ngọn, bắp gỗ… Với kim ngạch xuất khẩu viên nén đạt trên 350 triệu USD cho thấy đây là sản phẩm xuất khẩu có giá trị rất lớn, không phải chỉ mang lại lợi kinh tế mà còn về cả về môi trường và xã hội. 5 thách thức Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội mới về khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội, sản xuất và xuất khẩu viên nén đang hình thành một số băn khoăn mới. Thứ nhất nguồn nguyên liệu đầu vào của sản xuất viên nén chưa được kiểm soát. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây ra các bất lợi cho Việt Nam. Nguyên nhân là dù viên nén được làm chủ yếu từ các sản phẩm gỗ tận dụng, nguồn nguyên liệu đầu vào hỗn tạp, đặc biệt đối với các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, làm chất lượng sản phẩm không đồng đều, chất lượng thấp, gây tác động tiêu cực tới giá xuất khẩu. Bên cạnh đó, có thông tin cho rằng một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ sử dụng một phần nguồn nguyên liệu đầu vào có thể bao gồm cả một số cây nhỏ, cành nhọn, rễ của cây rừng. Điều này có thể làm tổn hại đến nguồn tài nguyên rừng. Thứ hai, hiện đang có thông tin một số DN xuất khẩu viên nén khai báo gian dối về tính bền vững trong các sản phẩm viên nén xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. DN khai báo toàn bộ viên nén sử dụng nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), song thực tế, nguồn nguyên liệu rừng trồng có chứng chỉ ở Việt Nam sau khi được sử dụng làm đồ gỗ sẽ không thể đủ để sản xuất lượng viên nén như khai báo. Thứ ba, hiện đang có sự cạnh tranh về nguồn nguyên liệu giữa các DN trong ngành, và giữa DN viên nén và DN sản xuất các mặt hàng khác như dăm gỗ, ván có sử dụng cùng nguồn nguyên liệu đầu vào, làm méo mó giá cả thị trường. Điều này chỉ ra rằng các phương án sản xuất kinh doanh dài hạn của DN cần tính đến yếu tố làm thế nào có thể tạo nguồn nguyên liệu lâu dài, ổn định. Thứ tư, mặc dù viên nén đã trở thành mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng của ngành gỗ, đến nay các DN sản xuất và xuất khẩu viên nén còn thiếu một tổ chức đại diện. Đây là một trong những hạn chế tương tác giữa các DN trong ngành, cũng như với khối DN khác cùng sử dụng nguồn nguyên liệu. Thiếu tổ chức đại diện cũng làm hạn chế kết nối giữa các cơ quan quản lý và DN viên nén, cản trở trao đổi thông tin về các cơ chế chính sách mới, cũng như về tâm tư, nguyện vọng của DN. Cuối cùng, mặc dù đã trở thành sản phẩm xuất khẩu quan trọng, viên nén chưa nhận được sự quan tâm cần thiết từ cơ quan quản lý. Các hoạt động của DN gần như tự phát. Do vậy, nhà nước cần tạo ra các thiết chế cần thiết để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của pháp luật, đảm bảo sản phẩm có chất lượng và môi trường canh tranh lành mạnh. Phát triển bền vững ngành viên nén đòi hỏi những băn khoăn nêu trên được giải quyết triệt để. Điều này cần nỗ lực của tất cả các bên tham gia chuỗi cung, bao gồm cả các cơ quan quản lý. Điều này cần được ưu tiên và nỗ lực trong thời gian tới. “Mặc dù viên nén là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng nhưng đến nay các DN sản xuất và xuất khẩu viên nén còn thiếu một tổ chức đại diện” 175 774 1.005 1.354 1.579 2.640 2.791 3.207 23 117 104 131 165 362 311 352 - 50 100 150 200 250 300 350 400 - 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 (Nghìn tấn) (Triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Nguồn: Tổng hợp của VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends từ nguồn dữ liệu Tổng cục Hải quan Hình 2. Lượng và giá trị viên nén xuất khẩu của Việt Nam (2013 - 2020)
  • 32. xuù c tieá n thöông maï i 32 Mười năm trở lại đây, mạng xã hội dần trở thành phương tiện số một của doanh nghiệp trong việc kết nối với người tiêu dùng. Nhưng phương tiện này có thực sự hiệu quả như mong đợi? Theo nghiên cứu mới được Harris Poll thực hiện cho Sprout Social, một công ty phân tích và dự báo về mạng xã hội (MXH), hơn 70% doanh nghiệp (DN) được khảo sát cho biết họ dựa vào MXH để thu hút khách hàng. Con số này, nếu so sánh với 61% sử dụng email, 27% sử dụng quảng cáo trên kênh truyền hình/phát thanh và 24% sử dụng quảng cáo trên báo in, cho thấy MXH đang là phương tiện phổ biến nhất. Sẽ tăng ngân sách Cuộc khảo sát được thăm dò ý kiến với hơn 1.000 người tiêu dùng và 250 nhà điều hành DN. 91% người điều hành DN cho biết họ có kế hoạch tăng ngân sách cho MXH trong ba năm tới, bởi người tiêu dùng ngày càng dựa vào MXH để tìm hiểu về thương hiệu hoặc các công ty. Con số này hiện rất lớn với 55%, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ tuổi thuộc thế hệ Z và Millennial. Niềm tin vào MXH ở các nhà điều hành DN được khảo sát rất vững chắc. Gần 90% nhà điều hành DN đồng ý rằng các công ty không đầu tư vào tiếp thị MXH sẽ bị bỏ lại phía sau, 62% cho rằng các thương hiệu và công ty không có sự hoạt động mạnh mẽ trên MXH sẽ không thể thành công về lâu dài. Tuy nhiên, niềm tin của họ vào MXH không ăn khớp với trải nghiệm khi sử dụng nó. Chưa đến một nửa số công ty cho rằng các chiến lược MXH của họ là “rất hiệu quả” trong việc củng cố hình ảnh thương hiệu, nâng cao nhận thức, tăng doanh số bán hàng hoặc phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng. Thực sự, DN không quá tin tưởng vào các chiến lược MXH hiện tại của công ty mình. Khoảng cách giữa kỳ vọng của các nhà bán lẻ đối với MXH so với thực tế là khá lớn. Trong nghiên cứu “State of Luxury” (Địa vị của xa xỉ) mới nhất của Công ty Unity Marketing, khảo sát khoảng 200 nhà điều hành DN hàng xa xỉ, chỉ 34% đánh giá Instagram là “rất hiệu quả” và đây cũng là nền tảng MXH được đánh giá cao nhất. Chưa đến 20% DN đánh giá Facebook là “rất hiệu quả” và 23% cho biết nó “không hiệu quả mấy”. Kết quả này tương đồng với kết quả khảo sát vừa được thực hiện bởi nền tảng mạng lưới kết nối DN nhỏ Alignable. Với gần 4.000 DN nhỏ tham gia, trong đó có 60% là các nhà bán lẻ độc lập, đa số đánh giá quảng cáo trên Facebook (53%) và cả Instagram (50%) chỉ có “hiệu quả phần nào” trong việc quảng bá. Instagram tương đối hiệu quả hơn Facebook, với 32% đánh giá Instagram là “rất” hoặc “cực kỳ hiệu quả”. Con số này chỉ 26% cho Facebook. Như vậy, rõ ràng là các nhà bán lẻ độc lập cần những chiến lược MXH hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả những công Pamela N. Danziger Phổ biến nhưng chưa hiệu quả Doanh nghiệp online:
  • 33. xuù c tieá n thöông maï i 33 Pamela N. Danziger là chuyên gia quốc tế về nghiên cứu hành vi khách hàng để xây dựng kế hoạch tiếp thị. Bà là chủ tịch của Unity Marketing, một công ty tư vấn tiếp thị do bà sáng lập vào năm 1992. Ngoài ra, bà còn đồng sáng lập Retail Rescue, một công ty tư vấn bán lẻ, đào tạo và hỗ trợ DN và là tác giả của 8 quyển sách về lĩnh vực bán lẻ độc lập. ty lớn với các nguồn lực kỹ thuật phức tạp nhất cũng thường thấy MXH không phù hợp với sự quảng cáo thổi phồng của nó. Khoảng cách của kỳ vọng Khi phân tích các số liệu của Sprout Social từ góc độ công ty, kết hợp với khảo sát người tiêu dùng, giám đốc tiếp thị của Sprout Social, bà Jamie Gilpin nhận thấy có một khoảng cách về hiệu suất nảy sinh từ sự khác biệt giữa những gì công ty mong đợi từ MXH với những gì người tiêu dùng mong muốn. Các công ty tiếp cận MXH chủ yếu như một phương tiện quảng cáo và tiếp thị: đăng hình ảnh để thúc đẩy doanh số bán hàng và lượt khách đến cửa hàng. Kết quả là họ đo lường nó giống như bất kỳ chiến dịch quảng cáo bên ngoài nào. Thế nhưng, người tiêu dùng không muốn thấy quảng cáo trên MXH. Người dùng xem MXH chủ yếu là một nền tảng thông tin và liên lạc. Bà Gilpin nói: “Chúng ta, với tư cách những nhà tiếp thị, luôn muốn có được tác động tức thì. Nhưng người tiêu dùng lại tìm đến MXH để tìm hiểu về các thương hiệu và tương tác với họ. Nhiều DN đã không hoàn toàn nắm bắt được sự thay đổi đó”. Không giống quảng cáo truyền thống có thể ngắt ngang khi người ta đang làm những việc khác, người dùng MXH mong muốn được kiểm soát khi tương tác với một thương hiệu. Họ muốn tương tác theo những điều kiện của riêng họ, thay vì bị các thương hiệu ép buộc. Điều này đã biến đổi hoàn toàn các chiến lược tiếp thị và quảng cáo truyền thống. “Khi dùng MXH, chúng ta sẽ phản ứng và tương tác với bạn bè, gia đình mình theo những cách riêng tư. Các thương hiệu cũng cần làm điều đó”, bà Gilpin chia sẻ. Vì chen ngang nên quảng cáo của các nhà bán lẻ và thương hiệu có nguy cơ bị tắt thay vì gợi cảm hứng cho người tiêu dùng, khi sự tương tác trên MXH mang tính thương mại quá nhiều. Theo bà Gilpin, Burberry và Lululemon là những thương hiệu đã nắm vững cách thức tương tác của hoạt động tiếp thị MXH. Hai DN này đang cố gắng xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng trước, dù sau này mối quan hệ ấy cũng sẽ dẫn đến hành động trong tương lai, là mua hàng. “Những thương hiệu này đang thích ứng với cách người tiêu dùng sử dụng nội dung trên các nền tảng đó. Video đã trở thành một phương tiện quan trọng để họ tạo ra nội dung có ý nghĩa và các kết nối có ý nghĩa không chỉ dùng để bán sản phẩm”, bà Gilpin cho biết. Theo bà Jamie Gilpin, những video của DN không cần phải thể hiện giá trị sản xuất cao nhất, mà sẽ hấp dẫn hơn nếu chúng thể hiện những con người thật đang làm những việc có thật, chứ không phải những người mẫu đang bước đi khệnh khạng hay một màn chào hàng nặng nề. Trong video, người xem muốn được phản hồi cá nhân lập tức, như đang nhìn thấy một nhân viên bán hàng thực sự trong cửa hàng chia sẻ về một số mặt hàng mới nhất mà họ quan tâm, chứ không chỉ các sản phẩm mà chúng ta đang cố gắng bán. Với các kết quả này, rõ ràng là MXH là một nền tảng truyền thông hai chiều. Các nhà bán lẻ và các thương hiệu tin MXH nhưng lại rơi vào tình trạng hụt hẫng vì chưa thực sự thấy công cụ này hiệu quả. Câu chuyện này, có lẽ chỉ có thể được giải quyết khi DN thực sự hiểu được khía cạnh tương tác cá nhân của MXH. Bùi Gia (Theo Furniture World)