Chuyên cần: 10% (Mỗi SV tự chuẩn bị giấy điểm danh,
mỗi buổi GV sẽ ký tên vào giấy điểm danh và SV tự bảo
quản, Buổi học thứ 8 nộp lại phiếu điểm danh cho GV)
Kiểm tra giữa kỳ: 30% (gồm 01 bài kiểm tra chính thức +
1 số bài tập trên lớp)
Thi cuối kỳ: 60%
Không sử dụng điện thoại trong phòng học
TÀI LIỆU, GIÁO TRÌNH
- Giáo trình: Bảo hiểm trong kinh doanh, GS. TS.
Hoàng Văn Châu, NXB Lao động xã hội
Giáo trình Bảo hiểm trong kinh doanh, Bộ môn Vận
tải-bảo hiểm, NXB Lao động xã hội
- Sách tham khảo:
Vận tải và bảo hiểm trong Ngoại thương, GS. TS.
Hoàng Văn Châu, NXB Giao thông vận tảiThị trường
bảo hiểm Việt nam: Cơ hội và thách thức, PGS. TS.
Nguyễn Như Tiến, NXB Lý luận chính trị
Luật kinh doanh bảo hiểm
NỘI DUNG
Chương 1: Rủi ro trong ngoại thương
Chương 2: Khái quát chung về bảo hiểm
Chương 3: Bảo hiểm hàng hải
Chương 4: Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ
Việt nam
Chương 5: Bảo hiểm hàng không
Chương 6: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
Chương 7: Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
Chương 8: Tái bảo hiểm quốc tế
Chương 9: Quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
I. Bảo hiểm và sự cần thiết trong đời sống xã hội
1. Định nghĩa, bản chất của bảo hiểm
2. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm
II. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
1. Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc
chắn
2. Trung thực tuyệt đối
3. Lợi ích bảo hiểm
4. Bồi thường
5. Thế quyền
III. Phân loại bảo hiểm
1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm
2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm
3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
I. Bảo hiểm và sự cần thiết trong đời
sống xã hội
1. Lý do ra đời của bảo hiểm
Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại
cũng như mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó, các chủ
tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìm
kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của
mình
Trên thế giới
Thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên
1182 ở Lomborde - Bắc Ý: Hợp đồng bảo hiểm ra đời
1468 ở Venise -Ý: đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hoá
1/1/1982: đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới của Hiệp hội
bảo hiểm London
Ở Việt Nam
Trước 1964, Bảo Việt làm đại lý cho công ty bảo hiểm
Trung Quốc
17/12/1964, QĐ số 179/CP: Tổng công ty Bảo hiểm Việt
Nam
QTC 1990, QTC 2000
2. Các khái niệm
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông
vào sự bất hạnh của số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó,
một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để
cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được
một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là
người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với
toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của
thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một
cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một
tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó
sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc
phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả
những người được bảo hiểm.
Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): Kinh doanh
bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục
đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro
của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm
Một số thuật ngữ dùng trong
bảo hiểm
Người bảo hiểm (Insurer): Là người ký kết hợp đồng
bảo hiểm với người được bảo hiểm, nhận rủi ro tổn về
phía mình và được hưởng một khoản phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm (Insured): Là người có quyền lợi
bảo hiểm được một công ty bảo hiểm đảm bảo. Người có
quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy
ra thì dẫn họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý
hay làm mất đi của họ những quyền lợi được pháp luật
thừa nhận
Đối tượng bảo hiểm (Subject matter insured): Là đối
tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm gồm 3 nhóm chính: Tài sản, con
người và trách nhiệm dân sự
Trị giá bảo hiểm (Insurance value): Là trị giá của tài sản
và các chi phí hợp lý khác có liên quan như phí bảo hiểm,
cước phí vận tải, lãi dự tính. Trị giá bảo hiểm là khái niệm
thường chỉ được dùng với bảo hiểm tài sản
Số tiền bảo hiểm (Insurance amount): Là số tiền mà
người được bảo hiểm kê khai và được người bảo hiểm
chấp nhận. Số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá
trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn trị giá trị bảo
hiểm thì gọi là bảo hiểm dưới giá trị, bằng trị giá bảo hiểm
thì gọi là bảo hiểm tới giá trị, nếu lớn hơn thì gọi là bảo
hiểm trên giá trị. Khi bảo hiểm lớn hơn giá trị thì phần lớn
hơn dó vẫn có thể phải nộp phí bảo hiểm nhưng không
được bồi thường khi tổn thất xảy ra
Phí bảo hiểm (Insurance Premium): Là một tỷ lệ phần
trăm nhất định của trị giá bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm.
Phí bảo hiểm chính là khoản tiền mà người được bảo hiểm
phải trả cho người bảo hiểm để đối tượng bảo hiểm của
mình được bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm (Insurance rate): Là một tỷ lệ phần
trăm nhất định thường do các công ty bảo hiểm công bố.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được tính dựa vào thống kê rủi ro tổn
thất trong nhiều năm. Xác suất xảy ra rủi ro càng lớn thì tỷ
lệ phí bảo hiểm càng cao
2. Bản chất của bảo hiểm
Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho
tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo
hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of
large numbers)
II. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
2.1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự
chắc chắn (Fortuity not certainty)
2.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
2.3. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm -
(insurable interest)
2.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)
2.5. Nguyên tắc thế quyền (subrobgation)