SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 7
Câu 1. Xương thái dương (45
phút)
Xương thái dương góp phần tạo nên thành bên
của vòmsọ và một phần của nền sọ. Bên trong
xương là xoang rỗng chứacow quan thính giác.
Có ba phần: phần đá, phần trai, phần nhĩ, ba
phần này dính với nhau hoàn toàn khi được 7
tuổi.
1. Phần trai
Tạo nên thành bên củahộp sọ, phía trên tiếp
khớp với xương đỉnh, phíatrước tiếp khớp với
xương bướm, phía sau tiếp khớp với xương
chẩm. Phần trai có hai mặt:
1.1. Mặt thái dương
Cùng với mặt thái dương của cánh lớn xương
bướm, một phần xương đỉnh, xương trán tạo
thành hố thái dương để cho cơvà mạc thái
dương bám.
1.2. Mặt não
Có nhiều rãnh của mạch máu màng não.
Ở phía dưới của phần trai là ranh giới với phần
đá, ở đây có một mỏmgọi làmỏmgò má, mỏm
này cùng với mỏmthái dương của xương gò
má tạo thành cung gò má. Ở rễ của mỏmgò m
á
có một hố lõmlà hố hàmdướ, phía trước hố
hàmlà củ khớp, mặt sau của củ khớp có một
mặt khớp tiếp khớp với xương hàmdưới để tạo
thành khớp thái dương - hàmdưới.
2. Phần đá: hình tháp tamgiác, đỉnh ở trước
trong, nền ở ngoài.
2.1. Đỉnh
Nằmở phía trước trong, ở đỉnh có lỗ racủa
ống động mạch cảnh. Đỉnh phần đá cùng với
xương bướmgiới hạn một lỗ làlỗ rách. Có sụn
che phủ và dây thần kinh ống chân bướmđi
qua.
2.2. Nền
Nằmở phía ngoài, tiếp khớp với phần trai và
phần nhĩ, ở phía sau có một mỏmgọi là mỏm
chũmđể cho cơ ức đòn chũmbám. Phía sau
trong của mỏmchũmcó khuyết chũmđể cho
cơ hai thân bám, phía trước có lỗ trâmchũmđể
cho dây thần kinh mặt đi qua. Ở bên trong của
mỏm chũmcó nhiều hốc nhỏ chứa không khí
gọi là hang chũm, thông thương với tai giữa.
Mặt trong của mỏmchũmcó rãnh của xoang
tĩnh mạch sigma.
2.3. Các mặt: phần đá có ba mặt: hai ởtrong sọ
(trước và sau); một ở ngoài sọ là mặt dưới.
- Mặt trước phần đá: nhìn ra trước, có một chỗ
lõmở phía trong là vết ấn của dây thần kinh
sinh ba, để cho hạch sinh ba của thần kinh sinh
ba nằm; ở giữa là trần hòmnhĩ, ở mặt này có
hai rãnh nhỏ là rãnh thần kinh đálớn và đá bé,
nối tiếp với hai rãnh là hai lỗ củaống thần kinh
đá lớn và ống thần kinh đá bé để cho dây thần
kinh cùng tên đi qua.
- Mặt sau phần đá: có lỗ ống tai trong để cho
các dây thần kinh VII, VIII đi qua.
- Mặt dưới phần đá: Có các thành phần sau.
+ Mỏmtrâm: có các cơ bámnhư cơtrâm
móng, trâmhầu, trâmlưỡi..
+ Sau mỏmtrâmcó lỗ trâmchũm, là lỗ ra của
dây thần kinh mặt (VII).
+ Trong mỏmtrâmcó một chỗ lõmgọi là hố
tĩnh mạch cảnh, là nơi chứa hành trên của tĩnh
mạch cảnh trong, hố này liên tiếp phía trên với
lỗ tĩnh mạch cảnh của nền sọ.
+ Phía trước trong của hố tĩnh mạch cảnh trong
có một lỗ là lỗ vào (lỗ ngoài) của ống động
mạch cảnh, đọan đầu tiên của ống động mạch
cảnh có hướng thẳng đứng, sau đó quặt ngược
ra trước vào trong để vào sọ, tận cùng bằng lỗ
ra của ống động mạch cảnh, nằmở đỉnh của
phần đá xương thái dương.
2.4. Các bờ: có ba bờ.
- Bờ trước: tiếp khớp với phần trai ởphíangoài
và cánh lớn xương bướmở phía trong.
- Bờ trên: có rãnh xoang tĩnh mạch đá trên, bờ
này là chỗ bámcủa lều tiểu não.
- Bờ sau: ở phíatrong có rãnh xoang tĩnh mạch
đá dưới, ở phíangoài là khuyết cảnh, cùng với
khuyết cảnh của xương chẩmtạo nên lỗ tĩnh
mạch cảnh.
3. Phần nhĩ
Là một phần nhỏ, nó cùng với phần đá tạo nên
ống tai ngoài và lỗ ống tai ngoài. Phía trước
của phần nhĩ liên quan với tuyến nước bọt
mang tai
Câu 2. Xương sàng (30 phút)
Xương sàng nằm ở khuyết sàng, tạo nên phần
trước nền sọ, thành ổ mắt và ổ mũi, có ba
phần.
1. Mảnh sàng
Nằmngang, ở giữa có mào gà, hai bên mào gà
có lỗ sàng để các sợi thần kinh khứu giác đi
qua.
2. Mảnh thẳng đứng
Nằmthẳng đứng, thẳng góc với mảnh sàng, tạo
thành một phần của vách mũi.
3. Mê đạo sàng
Là hai khối hai bên mảnh thẳng đứng, có nhiều
hốc nhỏ chứa không khí, tập hợp các hốc này
gọi là xoang sàng. Giới hạn ngoài của mê đạo
sàng là một mảnh xương mỏng là mảnh ổ mắt,
tạo nên thành trong của ổ mắt, ở mặt trong của
mê đạo sàng có hai mảnh xương cong hướng
vào ổ mũi là xương xoăn mũi trên và xương
xoăn mũi giữa. Mặt trước của xương sàng có
mỏm móc để tiếp khớp với xương xoăn mũi
dưới. Các xương xoăn tạo thành các ngách
mũi: ngách mũi trên, giữa và dưới. Ở phía
trước củangách mũi giữa có một khe hẹp gọi là
phễu sàng, thông thương giữa ổ mũi và xoang
sàng.
Câu 3. xương Bướm (30 phút)
Xương bướmtạo nên một phần nền sọ và một
phần nhỏ hố thái dương, tiếp khớp với xương
sàng, xương trán, xương chẩm và xương thái
dương. Gồm có các phần: thân, hai cánh lớn,
hai cánh nhỏ và hai mỏmchân bướm.
1. Thân bướm
Hình hộp 6 mặt. Bên trong thân xương bướm
có xoang bướmthông với ngách mũi trên.
1.1. Mặt trên: từtrước ra sau có:
- Diện bướm
- Sau diện bướm là rãnh giao thoa thị giác,
rãnh này liên tục với ống thị giác để cho dây
thần kinh thị giác(II) đi qua.
- Hố tuyến yên: có tuyến yên nằm.
- Sau cùng là lưng yên, tiếp khớp với phần nền
xương chẩm.
Ngoài ra ở mặt trên còn có các mỏmyên bướm
trước, giữa vàsau
1.2. Mặt dưới: tạo nên trần ổ mũi, tiếp khớp
với xương lá mía.
1.3. Mặt trước: có mào bướm tiếp khớp với
mảnh thẳng đứng xương sàng.
1.4. Mặt sau: tiếp khớp với xương chẩm.
1.5. Mặt bên: Có cánh nhỏ và cánh lớn dính
vào,giữa hai cánh là khe ổ mắt trên để cho các
dây thần kinh của mắt đi qua. Ở mặt này có
một rãnh cong hình chữ S là rãnh động mạch
cảnh.
1.6. Mặt sau: tiếp khớp phần nền xương chẩm.
2. Cánh lớn
Tạo nên hố sọ giữa ở nền sọ trong, hố dưới
thái dương ở nền sọ ngoài,hố thái dương ở mặt
bên vòmsọ. Ở cánh lớn có ba lỗ:
2.1. Lỗ tròn: có thần kinh hàmtrên đi qua.
2.2. Lỗ bầu dục: có thần kinh hàmdưới đi qua.
2.3. Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ
ngoài sọ vào trong sọ. Phía sau lỗ gai là mỏm
gai.
3. Cánh nhỏ
Có ống thị giác, cánh nhỏ góp phần tạo nên
thành trên của ổ mắt, mặt ngoài của cánh nhỏ
có rãnh trên ổ mắt để cho mạch máu và thần
kinh cùng tên đi qua.
4. Mỏm chân bướm
Hướng xuống dưới tạo nên thành ngoài của lỗ
mũi sau. Gồmcó hai mảnh: mảnh trong mỏm
chân bướmvà mảnh ngoài mỏmchân bướm,
hai mảnh dính với nhau phíatrước và trên,
giới hạn một góc mở ra sau là hố chân bướm, ở
trên có một ống là ống chân bướm, để cho dây
thần kinh ống chân bướmđi qua
Câu 4. Xương hàm trên (30
phút)
Xương hàmtrên có một thân vàbốn mỏm, bên
trong có xoang hàmthông ngách mũi giữa
1. Thân xương
Có bốn mặt:
1.1. Mặt ổ mắt
Tạo nên thành dưới ổ mắt, có rãnh dưới ổ mắt,
rãnh này liên tục với ống dưới ổ mắt để cho
dây thần kinh dưới ổ mắt (nhánh tận cùng của
dây thần kinh hàmtrên) đi qua.
1.2 Mặt trước
Có lỗ dưới ổ mắt, là giới hạn ngoài của ống
dưới ổ mắt, dưới lỗ này có một hố lõm là hố
nanh. Phần trong của mặt trước có một khuyết
là khuyết mũi mà giới hạn dưới là gai mũi
trước.
Ranh giới củahai mặt trên làbờ dưới ổ mắt.
1.3. Mặt dưới thái dương: nhìn về hố dưới thái
dương.
1.4. Mặt mũi
Có rãnh lệ đi từ mắt xuống mũi, phía trước có
mào xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm thông
xoang hàm, sau cùng có diện gồ ghề tiếp khớp
với xương khẩu cái.
2. Các mỏm
Có 4 mỏm.
2.1. Mỏm trán: hướng lên trên, tiếp khớp với
xương trán, xương lệ.
2.2. Mỏmkhẩu cái: nằmngang, cùng với mỏm
cùng tên của xương đối diện tạo nên phần trước
của khẩu cái cứng, ở phía trước của khẩu cái
cứng có ống răng cửa.
2.3. Mỏmgò má: tiếp khớp với xương gò má.
2.4. Mỏmhuyệt răng: hướng xuống dưới, có 8
huyệt răng.
Câu 5. Xương hàm dưới (30
phút)
Xương hàmdưới là một xương đơn hình móng
ngựa, có một thân và hai ngành hàm, ngành
hàmtiếp khớp với xương thái dương bằng một
khớp động là khớp thái dương - hàmdưới.
1. Thân xương
Có hai mặt.
1.1. Mặt ngoài
Ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm
có lỗ cằmvà đường chéo.
1.2. Mặt trong (hay mặt sau)
Ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm, hai bên
gai cằm là đường hàm móng để cơ hàm móng
bám. Trên đường hàmmóng là hố dưới lưỡi để
tuyến nước bọt dưới lưỡi nằm; dưới đường
hàm móng là hố dưới hàm để cho tuyến nước
bọt dưới hàmnằm.
1.3. Bờ trên: có 16 huyệt răng.
1.4. Bờ dưới: có hố cơ hai thân.
2. Ngành hàm
Hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai
mỏm. Ở trước là mỏmvẹt; sau là mỏmlồi cầu.
Mỏmlồi cầu gồmcó hai phần: chỏmhàmdưới
và cổ hàmdưới. Giữa mỏmlồi cầu và mỏmvẹt
là khuyết hàmdưới. Ngành hàm có hai mặt và
bốn bờ.
2.1. Mặt ngoài
Có nhiều gờ để cơ cắn bám.
2.2. Mặt trong
Có lỗ hàmdưới để cho mạch máu và thần kinh
huyệt răng dưới đi qua, lỗ này được che phủ
bởi một mảnh xương gọi là lưỡi hàmdưới, đây
là một mốc giải phẫu quan trọng để gây tê
trong nhổ răng.
Ngành hàmvà thân xương hàmdưới gặp nhau
ở góc hàm, một mốc giải phẫu quan trọng trong
giải phẫu vànhân chủng học.
Câu 6. Nền sọ trong (45 phút)
Nền sọ trong gồmba hố sọ từtrước ra sau như
hình bậc thang:
1. Hố sọ trước
Nâng đỡ thùy trán của đại não, cấu tạo bởi:
phần ổ mắt của xương trán, mảnh sàng, cánh
nhỏ và phần trước của thân xương bướm. Có
các chi tiêt sau:
- Ở giữa có: mào trán, lỗ tịt, mào
gà, rãnh giao thoa thị giác, mà hai đầu rãnh là
hai lỗ ống thị giác,ống này có dây thần kinh thị
giác (II) đi qua.
- Hai bên có các lỗ sàng để cho
các sợi của dây thần kinh khứu giác (I) đi qua.
Giới hạn giữa hố sọ trước và hố
sọ giữa là bờ sau cánh nhỏ xương bướm và
rãnh giao thoathị giác.Ở đây có khe ổ mắt trên
do cánh nhỏ và cánh lớn xương bướmtạo nên,
quakhe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV,
VI và nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba (V)
đi qua.
2. Hố sọ giữa
Nâng đỡ thùy thái dương của đại
não. Cấu tạo bởi phần trước của thân xương
bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước
phần đá xương thái dương. Gồmcó các chi tiết
sau.
- Hố tuyến yên và các mỏm yên
bướmtrước và mỏmyên bướmsau.
- Khe ổ mắt trên có các dây thần
kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh
sinh ba (V) đi qua.
- Lỗ tròn: có nhánh hàm trên của
dây thần kinh sinh ba đi qua.
- Lỗ bầu dục: có nhánh thần kinh
hàmdưới của dây thần kinh sinh ba đi qua.
- Lỗ gai: có động mạch màng não
giữa đi từngoài vào trong sọ.
- Lỗ rách: có một màng xơ sụn
che phủ và dây thần kinh ống chân bướm đi
qua.
- Vết ấn của dây thần kinh sinh
ba có hạch sinh ba nằm.
3. Hố sọ sau
Nâng đỡ tiểu não và thân não.
Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá xương
thái dương, một phần của xương chẩm. Gồm
có các chi tiết sau.
- Lỗ lớn xương chẩmcó hành não
đi qua.
- Lỗ ống tai trong có dây thần
kinh số VII, VIII đi qua.
- Lỗ tĩnh mạch cảnh có dây thần
kinh số IX, X, XI và tỉnh mạch cảnh trong đi
qua.
- Ông thần kinh hạ thiệt có dây
thần kinh hạ thiệt đi qua.
- Ông lồi cầu có tĩnh mạch liên
lạc đi qua.
Ngoài ra còn có rãnh của các
xoang tĩnh mạch như xoang tĩnh mạch ngang,
xoang tĩnh mạch sigma...
Ranh giới giữa hai hố sọ giữa và
sau là bờ trên phần đá xương thái dương, ở bờ
này có lều tiểu não bám, lều tiểu não có khuyết
lều tiễu não họp với giới hạn trước của lưng
yên tạo thành một lỗ để cho thân não đi qua.Lỗ
này hay xảy ra thoát vị thuỳ thái dương của não
gọi là thoát vị khuyết lều tiểu não.
Câu 7. Các cơ trên móng và
dưới móng (30 phút)
1. Các cơ trên móng: có bốn cơ, tạo nên sàn miệng:
- Cơ hàm móng: là một cơ dẹt, tạo nên sàn
miệng. Nguyên ủy ở đường hàm móng, bám
tận ở mặt trước xương móng và đường giữa
(đường đi từcằmđến xương móng).
- Cơ cằm móng: đi từ gai cằm đến xương
móng.
- Cơ hai thân: có hai bụng: bụng trước có
nguyên ủy ở bờ dưới xương hàm dưới, bụng
sau có nguyên uỷ ở khuyết chũm, hai bụng nối
nhau bằng một gân trung gian, gân này được cố
định vào xương móng bằng một vòng xơ.
- Cơ trâm móng: nguyên ủy ở mỏm trâm, các
sợi cơ chạy đến xương móng thì chia làm hai
phần kẹp lấy gân trung gian của cơ hai thân,
hai phần này cuối cùng bám tận vào thân
xương móng.
Tác dụng của các cơ trên móng là đưa xương
móng và đáy lưỡi lên trên.
Thần kinh chi phối vận động: các cơtrên móng
được các dây thần kinh sau chi phối vận động:
- Dây thần kinh mặt chi phối vận động cho
bụng sau cơ hai thân và cơtrâmmóng.
- Thần kinh hàmdưới chi phối cho bụng trước
cơ hai thân và cơhàmmóng.
- Nhánh thần kinh C1 của dây thần kinh hạ
thiệt chi phối cho cơ cằmmóng.
2. Các cơ dưới móng
Gồm có bốn cơ, có tác dụng hạ xương móng
và thanh quản, đều do quai cô chi phối vận
động.
- Cơ ức móng: nguyên ủy ở cán xương ức và
đầu ức xương đòn, các thớ cơ chạy lên trên hơi
vào trong để bámtận và xương móng.
- Cơ ức giáp: nguyên ủy ở cán xương ức và
sụn sườn thứ nhất, thân cơ chạy lên trên hơi ra
ngòai, ở mặt sâu của cơ ức móng cuối cùng
bámtận ở sụn giáp.
- Cơ giáp móng: được xemnhư là phần nối dài
của cơ ức giáp đi từ sụn giáp đến xương móng.
Hai đôi cơ ức móng và ức giáp có hướng khác
nhau và tạo nên một hình thoi ở giữa gọi là
trámmở khí quản.
- Cơ vai móng: gồm hai bụng trên và dưới.
Nguyên ủy của bụng dưới là mặt trước của
khuyết vai và nguyên uỷ bụng trên ở xương
móng. Hai bụng nối với nhau (bám tận) bằng
gân trung gian, gân này nằm ở mặt sâu của cơ
ức đòn chũm.
Câu 8. Các tam giác cổ (30
phút)
Người ta thường chia vùng cổ
trước thành hai tamgiácdựavào mốc giải phẫu
là cơ ức đòn chũm đó là: tamgiác cổ trước và
tamgiác cổ sau.
1. Tamgiác cổ trước
Các cạnh là: bên ngòai là cơ ức
đòn chũm, phía trên là xương hàm dưới, phía
trước là đường giữa cổ. Tam giác cổ trước
thường được chia thành ba tamgiác nhỏ.
1.1. Tamgiác dưới hàm
Các cạnh là xương hàm dưới,
bụng trước và bụng sau cơ hai thân, tam giác
dưới hàmchứa tuyến nước bọt dưới hàm, động
mạch mặt, tĩnh mạch mặt và các nốt bạch
huyết.
1.2. Tamgiác cảnh
Được giới hạn phía trên bởi bụng
sau cơ hai thân, phía sau là cơ ức đòn chũm,
phía dưới là bụng trên cơ vai móng. Tam giác
cảnh chứa xoang cảnh, đoạn trên của bao cảnh,
thân giao cảmcổ.
1.3. Tamgiác cơ
Được giới hạn phía trên bởi bụng
trên cơ vai móng, cơ ức đòn chũmở phía sau, ở
trước là đường giữa cổ. Tam giác này chứa
tuyến giáp, khí quản, thực quản, động mạch
tuyến giáp và thần kinh thanh quản quặt ngược.
2. Tamgiác cổ sau
Các cạnh: phía trước là cơ ức
đòn chũm, phía sau là cơ thang, dưới là xương
đòn. Bụng dưới cơ vai móng chia tamgiác này
thành hai tamgiác nhỏ.
2.1. Tamgiác chẩm
Nằm phía trên chứa dây thần
kinh phụ, đám rối thần kinh cổ, đám rối thần
kinh cánh tay, các nốt bạch huyết cổ.
2.2. Tamgiác vai đòn
Nằm phía dưới tương ứng với hố
trên đòn, có chứa các nốt bạch huyết.
CÂU 9. Động mạch cảnh chung
(45 phút)
1. Nguyên uỷ, đường đi và tận cùng
Động mạch cảnh chung phải xuất phát từ thân
tay - đầu, ngay phía sau khớp ức đòn phải,
động mạch cảnh chung bên trái có nguyên uỷ
từ điểm cao nhất của cung động mạch chủ. Do
đó động mạch cảnh chung trái có một đọan
nằm ở trong trung thất và dài hơn so với động
mạch cảnh chung phải.
Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động
mạch, và là một mốc giải phẫu quan trọng để
tìm động mạch. Đường đi của động mạch là
đường thẳng vẻ từ khớp ức - đòn đến trung
điểm của đoạn thẳng nối mỏm chũm với góc
hàm.
Động mạch cảnh chung chạy lên trên khi đến
bờ trên của sụn giáp (ngang mức đốt sống C4 )
chia thành hai nhánh tận cùng: động mạch cảnh
trong và động nạch cảnh ngoài.
2. Liên quan ở cổ
2.1. Liên quan giữa động mạch với các thành
phần kháctrong bao cảnh
Ở cổ động mạch chung nằm trong bao cảnh
cùng với tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh
lang thang, các thành phần đó có vị trí trong
bao cảnh như sau:
- Động mạch cảnh chung nằm
phía trong.
- Tĩnh mạch cảnh trong nằmphía
ngoài.
- Dây thần kinh lang thang nằm
phía sau, ở góc nhị diện tạo bởi động mạch
cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong.
2.2. Liên quan với các phần ngoài bao cảnh
2.2.1. Liên quan phía trước ngoài:
- Cơ ức đòn chũm
- Cơ vai móng.
2.2.1. Liên quan phía trước trong
- Thực quản, khí quản.
- Hầu, thanh quản.
- Tuyến giáp, động mạch giáp
dưới.
- Thần kinh thanh quản trên và
thần kinh thanh quản quặt ngược.
2.2.3. Liên quan phía sau
- Thân giao cảmcổ.
- Cơ bậc thang trước.
- Mỏmngang các đốt sống cổ.
Câu 10. Bạch huyết đầu mặt cổ
(45phút)
1. Bạch huyết da đầu và mặt
Bạch huyết vùng này được dẫn lưu về các
nhómnốt bạch huyết sau đây:
1.1. Bạch huyết của vùng trước mặt phía dưới
ổ mắt
Bạch huyết da vùng trước mặt
dưới ổ mắt được các mạch bạch huyết dẫn về
các nốt sau: nốt dưới hàm: nằmở tamgiácdưới
hàm; nốt dưới cằm: nằmở tamgiácdưới cằm
1.2. Bạch huyết của vùng trán và vùng ngoài
của mặt
Bạch huyết của hai vùng trên đổ
về nhómnốt mang tai, nằmở mặt nông hay vùi
sâu bên trong tuyến nước bọt mang tai, từ đây
bạch huyết được dẫn lưu về cácnốt bạch huyết
cổ nông hay cổ sâu.
1.3. Bạch huyết của da vùng đỉnh
Bạch huyết da vùng đỉnh đổ về
nhómnốt tai sau, nằmngay trên mỏmchũm, rờ
rất rõ dưới da, đặc biệt ở trẻ em. Từ đó bạch
huyết được dẫn lưu về các nốt bạch huyết cổ
nông hay cổ sâu.
1.4. Bạch huyết của da vùng chẩm
Bạch huyết da vùng chẩm đổ về
các nốt chẩm, nằmở vùng gáy, cuối cùng cũng
được dẫn lưu về các nốt cổ nông hay cổ sâu.
2. Bạch huyết của vùng cổ
Bạch huyết của vùng cổ được dẫn
lưu về hai chuỗi bạch huyết ở vùng cổ đó là:
2.1. Chuỗi nốt bạch huyết cổ nông
Chuỗi bạch huyết cổ nông nằm
dọc theo tĩnh mạch cảnh ngoài, từ các nốt này
bạch huyết được dẫn về các nốt bạch huyết cổ
sâu.
2.2. Chuỗi nốt bạch huyết cổ sâu
Chuỗi bạch huyết cổ sâu nằm ở
tổ chức liên kết của bao cảnh, dọc theo tĩnh
mạch cảnh trong và được chiathành hai nhóm:
- Nhóm nốt cổ sâu trên: ở nhóm
này có nốt lớn là nốt cảnh - hai thân nằmở chỗ
gặp nhau của cơ hai thân và tĩnh mạch cảnh
trong.
- Nhómnốt cổ sâu dưới: ở nhóm
này có một nốt lớn là nốt cảnh - vai móng, nằm
ở chỗ gặp nhau của cơ vai móng và tĩnh mạch
cảnh trong.
Tóm lại, ngoại trừ hệ thần kinh
trung ương và cơ quan thị giác không có bạch
huyết, phần còn lại của vùng đầu mặt cổ đều đổ
trực tiếp hay gián tiếp về các nốt bạch huyết cổ
sâu, sau đó thì bạch huyết bên phải đổ về tĩnh
mạch tay đầu phải, ở chỗ gặp nhau của tĩnh
mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong phải.
Bạch huyết bên trái đổ về ống ngực, sau đó
ống ngực đổ về hệ tĩnh mạch, ở chỗ gặp nhau
của tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới
đòn phải.
Câu 11. Ổ miệng: giới hạn, các
phần của ổ miệng, khẩu cái(45
phút)
Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá, chứa
lợi, răng, lưỡi và có các lỗ đổ của các ống
tuyến nước bọt, giữ vai trò quan trọng trong
việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt.
1. Giới hạn
Ổ miệng được giới hạn:
- Trên: phía trước là khẩu cái
cứng, phíasau là khẩu cái mềm.
- Dưới là sàn miệng (có xương
hàmdưới và vùng dưới lưỡi).
- Hai bên là má và môi.
- Trước thông với bên ngoài qua
khe miệng.
- Sau thông với hầu qua eo họng.
2. Các phần của ổ miệng
Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra
làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là
tiền đình miệng và phần lớn ở phíatrong sau là
ổ miệng chính.
1.1. Tiền đình miệng
Tiền đình miệng là một khoang
hẹp, hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má
và môi, giới hạn trong là cung răng lợi, thông
ra bên ngoài qua khe miệng.khi ngậm miệng,
tiền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng
chính qua một lỗ ở giữa răng cối cuối cùng và
ngành hàm mỗi bên.
1.2. Ổ miệng chính
Là phần phía trong cung răng lợi,
thông với hầu qua eo họng. Giới hạn trên là
khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Giới hạn dưới
là sàn miệng, có lưỡi nằmtrên đó.
2. Khẩu cái cứng
Khẩu cái cứng hay vòm khẩu cái
là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng, có cấu
tạo:
- Phần xương: do mõm khẩu cái
xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu
cái tạo nên. Hai nữa phải và trái dính nhau ở
đường giữa. Nếu không dính sẽ bị tật hở vòm
khẩu cái (còn gọi là hở hàm ếch) và thường
kèmsức môi và hở cung răng.
- Lớp dưới niêmmạc: chứa nhiều
tuyến khẩu cái ởsau.
- Lớp niêm mạc: dính chặt vào
phần xương và liên tục với các vùng lân cận. Ở
giữa có đường giữakhẩu cái, phía trước có các
nếp khẩu ngang.
3. Khẩu cái mềm
Còn gọi là màng khẩu cái:
- Có hai mặt: Mặt trước nhìn về ổ
miệng, mặt sau nhìn về hầu.
- Có bờ trước dính vào khẩu cái
cứng, hai bên dính vào thành hầu. Bờ sau tự
do, ở giữa có lưỡi gà nhô ra dài khoảng 1-
1,5cm.
Khẩu cái mềm đóng eo hầu khi
nuốt và góp phần vào việc phát âm, nó được
cấu tạo bởi niêmmạc, cân và 5 cơ.
+ Cơ lưỡi gà: là cơ đơn đi từ
khẩu cái cứng đến lưỡi gà.
+ Cơ nâng màn khẩu cái và cơ căng màng khẩu
cái: từ mặt ngoài nền sọ xuống khẩu cái mềm.
+ Cơ khẩu cái lưỡi: đi từ khẩu cái
mềm xuống lưỡi, đội niêm mạc lên thành nếp
khẩu cái lưỡi hay cung khẩu cái lưỡi.
Phía sau cung khẩu cái lưỡi có
cung khẩu cái hầu do cơ khẩu cái hầu đi từ
khẩu cái mềm xuống thành bên của hầu. Giữa
hai cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là một
hố lõm gọi là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân
khẩu cái.
Câu 12. Các lớp vỏ của nhãn
cầu (45 phút)
1. Lớp xơ
Lơp xơ là lớp bảo vệ nhãn cầu gồmhai phần là
củng mạc và giácmạc.
1.1. Củng mạc
Là màng chắc cứng, tạo nên hình thể của nhãn
cầu, chiếm 5/6 sau, phần trước thấy được qua
kết mạc là phần tròng trắng của mắt.
Củng mạc là nơi bámcác cơ nhãn cầu, có lỗ để
mạch máu và thần kinh đi qua, trong đó lỗ cho
thần kinh thị giác đi qua có cấu tạo như một
mảnh sàng.
Phía trước tiếp tục với giác mạc, có kết mạc
che phủ.
Mặt trong nhìn về phía trục của nhãn cầu, có
màu nâu do có nhiều tếbào sắc tố, gọi là sắctố
củng mạc.
1.2. Giác mạc
Trong suốt, chiếm1/6 trước nhãn cầu có đường
kính 12mm.
Mặt trước lồi, mặt sau lõm. Phần trung tâmgọi
là đỉnh giác mạc dày 0,5mm, còn phần ngoại
biên dày 1mm. Nối với củng mạc ở rảnh củng
mạc. Trong rảnh có xoang tĩnh mạch củng mạc.
1.3 Mạch máu
Động mạch đến củng mạc từ động mạch mi
ngắn và động mạch mi trước. Còn giác mạc là
vùng vô mạch, sống nhờsự thẩmthấu.
2. Lớp mạch
Lớp mạch lót gần như toàn bộ mặt trong của
củng mạc, đến phần trước (gần chỗ nối củng -
giác mạc) thì tách ra, chạy vào trục nhãn cầu
theo một mặt phẳng vuông góc với trục. Từ sau
ra trước, có 3 phần: màng mạch, thể mi và
mống mắt.
2.1 Màng mạch
Màng mạch là một màng mỏng, che phủ phần
lớn mặt trong củng mạc. Có hai mặt: mặt ngoài
màu nâu, mặt trong màu đen. Có một lỗ phía
sau cho thần kinh thị giác đi qua.
Chức năng chính là nuôi dưỡng và tạo buồng
tối cho nhãn cầu.
2.2. Thể mi
Thể mi là phần dày lên của màng mạch, nối
liền màng mạch với mống mắt, được phủ bởi
một tầng sắc tố thểmi.
Cắt đứng dọc qua nhãn cầu, thể mi có hình tam
giác mà đỉnh ở phía sau, đáy hướng vềtrục của
nhãn cầu. Thể mi được cấu tạo gồm cơ thể mi
và mõmmi, có nhiệmvụ điều tiết thấu kính:
Cơ thể mi: gồm các sợi cơ kinh tuyến (chiếm
đa số) và các sợi cơvòng.
- Mõm mi: có khoảng 70 gờ nổi lên, sắp xếp
theo vòng tròn phía sau mống mắt.
2.3. Mống mắt
Mống mắt còn gọi là tròng đen. Là phần trước
của lớp mạch, có hình vành khăn, nằm theo
mặt phẳng trán, ở trước thấu kính, chứa nhiều
sắc tố, thay đổi theo nòi giống.
Đường kính khoảng 12mm, dày 0.5mm. Có hai
mặt và hai bờ:
- Bờ trung tâmgọi là bờ con ngươi..
- Bờ ngoại biên gọi là bờ thểmi.
- Mặt trước có vòng mống mắt nhỏ và vòng
mống mắt lớn.
- Mặt sau có nhiều nếp mống mắt.
Mống mắt chứa cơ thắt đồng tử và cơ giản
đồng tử để giúp sự điều tiết của mắt.
3. Lớp trong hay lớp võng mạc
Lớp võng mạc nằm ở trong cùng, là lớp thần
kinh của nhãn cầu, lót toàn bộ mặt trong của
lớp mạch. Có 3 phần:
- Võng mạc thị giác: là phần rộng lớn phíasau.
Đến gần mỏm mi thì mỏng hơn gọi là miệng
thắt của võng mạc.
- Võng mạc thể mi: lót mặt trong thể mi, bắt
đầu từ miệng thắt võng mạc.
- Võng mạc mống mắt: ở mặt sau mống mắt
đến bờ con ngươi.
Trên võng mạc thị giáccó hai vùng đặc biệt:
- Vết võng mạc hay còn gọi là điểm vàng là
một vùng nằmngay cạnh cực sau của nhãn cầu.
Trong vết có lõm trung tâm, là một vùng vô
mạch và để nhìn được các vật chi tiết và rõ
nhất. Đường nối liền vật nhìn và lõmtrung tâm
gọi là trục thị giác của nhãn cầu.
Đĩa thần kinh thị hay điểm mù: là vùng
tươngứng nơi đi vào của thần kinh thị. Ở đây
không có cơ quan cảm thụ ánh sáng. Đĩa thần
kinh thị nằm ở phía trong và dưới so với lõm
trung tâm và cực sau của nhãn cầu. Ở giữa đĩa
thị có hố đĩa là nơi có mạch trung tâm võng
mạc đi vào.
Mạch máu cho võng mạc là động
mạch trung tâmvõng mạc: Nhánh củađộng
mạch mắt, đi theo thần kinh thị giác vào nhãn
cầu ở hố đĩa, phân chia hai nhánh lên vàxuống,
rồi chia nhỏ nhiều lần cho võng mạc. Tĩnh
mạch đi theo động mạch và tập trung thành
tĩnh mạch trung tâmvõng mạc
Câu 13. Các môi trường trong
suốt của nhãn cầu (30 phút)
Từ sau ra trước có: thể thuỷ tinh, thấu kính và
thuỷ dịch.
1. Thể thuỷ tinh
Thể thuỷ tinh là một khối chất keo gồm một
lớp vỏ là bao khối thủy tinh bên trong chất thể
thủy tinh, trong suốt, chứa đầy 4/5 sau thể tích
nhãn cầu, dính với miệng thắt võng mạc. Trục
của thể thuỷ tinh có một ống, gọi là ống thuỷ
tinh, đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính, có
đường kính 1mm, tương đương với vị trí của
động mạch đến cung cấp máu cho thấu kính lúc
phôi thai.
2. Thấu kính
Thấu kính là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi
trong suốt, đàn hồi nằm ở giữa mống mắt và
thể thuỷ tinh. Tuổi càng cao thì độ trong suốt
và độ đàn hồi càng giảm.
Mặt sau thấu kính lồi hơn mặt trước. Nơi hai
mặt gặp nhau gọi là xích đạo của thấu kính.
Điểm trung tâm của mặt trước và mặt sau gọi
là cực trướcvà cực sau.Đường nối liền hai cực
gọi là trục thấu kính.
Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao
mềm, đàn hồi, trong chứa các chất thấu kính.
Phần ngoại biên của chất thấu kính thì mềmgọi
là võ, còn trung tâm thì rắn hơn gọi là nhân
thấu kính.
Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc
nhờ dây treo thấu kính, còn gọi là vòng mi.
3. Thuỷ dịch
Thuỷ dịch là chất dịch không màu, trong suốt,
chứa trong khoảng giữa giác mạc và thấu kính.
Mống mắt chia khoảng này thành 2 phần: tiền
phòng ở trước mống mắt và hậu phòng ở giữa
mống mắt, thể mi và thấu kính.
Thành phần của thuỷ dịch gần giống huyết
tương nhưng không có protein. Thuỷ dịch được
tiết ra từ mỏm mi, đổ vào hậu phòng, qua con
ngươi sang tiền phòng rồi chảy đến góc mống
mắt - giác mạc để đượchấp thụ vào xoang tĩnh
mạch củng mạc, đổ về các tĩnh mạch mi. Nếu
bị tắt nghẽn lưu thông này, thì gây thêm bệnh
tăng nhãn áp.
Câu 14. Các cơ của nhãn cầu
(30 phút)
Có 6 cơ cho nhãn cầu (4 cơ thẳng và 2 cơ chéo)
và một cơ cho mi mắt.
1. Cơ nâng mi trên
Có nguyên uỷ ở cánh xương bướm, trên lỗ thị
giác, đi ra trước, đến bámvào sụn mi trên và da
mi mắt trên. Có tác dụng nâng mi trên.
2. Các cơ thẳng
Gồmcác cơthẳng trên, thẳng dưới,thẳng ngoài
và thẳng trong.
Các cơ có nguyên uỷ từ một vòng gân chung ở
đỉnh ổ mắt (quanh lỗ thị và phần trong khe ổ
mắt trên).
Đi từ sau ra trước, tương ứng với các thành ổ
mắt. Bám tận ở củng mạc, cách bờ giác mạc
khoảng 7-9mm.
3. Các cơ chéo
Có cơ chéo trên và cơ chéo dưới:
- Cơ chéo trên: đi từ xương bướm (phía trên
trong lỗ thị) theo góc trên trong của ổ mắt, ở
phía trên cơ thẳng trên, đến ròng rọc (ở góc
trên trong nền ổ mắt) rồi quặt ra ngoài, ra sau
và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài của
củng mạc.
- Cơ chéo dưới: có nguyên uỷ ở thành dưới ổ
mắt (phần xương hàm trên ở phía ngoài ống lệ
mũi). Cơ đi ra ngoài, ra sau và nằm dưới cơ
thẳng dưới, chạy lên bám vào phần sau ngoài
củng mạc, đối diện chỗ bámcủa cơ chéo trên.
4. Thần kinh điều khiển
- Thần kinh ròng rọc (thần kinh IV): cơ chéo
trên.
- Thần kinh vận nhãn ngoài (thần kinh VI ): cơ
thẳng ngoài.
- Thần kinh vận nhãn chung (thần kinh III ):
các cơ còn lại.
5. Động tác của các cơ nhãn cầu
Các cơ thẳng và các cơ chéo có thể hoạt động
riêng lẻ hoặc phối hợp nhau để đưa giác mạc
vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới hoặc
xoay vòng.
Câu 15. Hòm nhĩ (45 phút)
Hòmnhĩ là phần chủ yếu của tai giữa.
1. Vị trí
Hòm nhĩ là một khoảng trống chứa không khí
nằmtrong phần đá xương thái dương, giữa ống
tai ngoài và tai trong, chứa chuỗi xương con
của tai. Gồm hai phần: phần nằm ngang với
màng nhĩ là hòmnhĩ thật sự và phần trên màng
nhĩ là ngách thượng nhĩ.
Phía sau thông với các xoang chũm, phía trước
thông với mũi hầu qua vòi tai nên không khí
bên ngoài lưu thông được với tai giữa. Các
thành cũng như các cơ quan đi qua hòm nhĩ
được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc
của hầu.
Hòm nhĩ có hình dáng như một thấu kính lõm
hai mặt, trên rộng dưới hẹp, nằm theo mặt
phẳng đứng dọc nhưng hơi nghiêng để thành
ngoài nhìn ra ngoài xuống dưới và ratrước.
2. Các thành của hòm nhĩ
Hòmnhĩ có 6 thành:
2.1. Thành trần
Ở phía trên, là một mảnh xương mỏng của
xương đá, ngăn giữa hòmnhĩ vàhố sọ giữa.
2.2. Thành tĩnh mạch cảnh
Ở phía dưới, hẹp và liên quan với tĩnh mạch
cảnh trong.
2.3. Thành mê đạo
Hay thành trong, liên quan trực tiếp đến mê
đạo của tai trong thành này có:
-Ụ nhô: là một lồi tròn ở giữa thành, do phần
nền của ốc tai tạo thành. Trên mặt ụ nhô có
đám rối nhĩ tạo nên từ TK nhĩ (nhánh của TK
IX ).
-Cửa sổ ốc tai: hình tròn, còn gọi là cửasổ tròn,
ở dưới và sau ụ nhô, được màng nhĩ phụ đậy
kín.
- Cửa sổ tiền đình: hình bầu dục, còn gọi là cửa
sổ bầu dục, nằmở sau trên ụ nhô, được đậy bởi
nền xương bàn đạp.
- Lồi ống thần kinh mặt: chứa TK mặt, nằm
trên cửa sổ tiền đình và cong chéo từ thành
trong đến thành sau.
-Lồi ống bán khuyên ngoài: ởtrên lồi thần kinh
mặt. Do ống bán khuyên ngoài của tai trong
đẩy lồi lên.
-Mõm hình ốc: ở trước cửa sổ tiền đình chứa
cơ căng màng nhĩ.
2.4. Thành chủm
Hay thành sau, rộng ở trên, hẹp ở dưới có:
- Ống thông hang: nối thông hòmnhĩ với hang
chũm.
- Lồi ống thần kinh mặt: tiếp tục từ thành
trong.
- Gò tháp: ở dưới ống thông hang, có gân cơ
bàn đạp.
- Lỗ nhĩ ống thừng nhĩ: ở ngoài gò tháp, có
thừng nhĩ đi qua.
2.5. Thành ĐM cảnh
Hay thành trướccó:
- Lỗ nhĩ vòi tai: gần nhưđối diện với ống thông
hang.
- Trên lỗ nhĩ vòi tai là ống chứa cơ căng màng
nhĩ. Dưới lỗ là một vách xương mỏng ngăn
cách hòmnhĩ với động mạch cảnh trong.
2.6 Thành màng
Hay thành ngoài. Hòm nhĩ được giới hạn phía
ngoài bởi màng nhĩ.
Câu 16. Mê đạo màng (30 phút)
Mê đạo màng là hệ thống các ống và các túi
chứa nội dịch, gồm có: ống ốc tai, soan nang,
cầu nang, các ống bán khuyên, ống nội dịch,
ống soan cầu , ống nối.
1.Các ống bán khuyên
Có 3 ống bán khuyên:
- Ống bán khuyên trước: nằm
trong mặt phẳng thẳng đứng hợp với mạt phẳng
đứng một góc 45o
, hướng ra trước, ra ngoài.
- Ống bán khuyên sau: nằmtrong
mặt phẳng đứng, hợp với mặt phẳng đứng dọc
một góc 45o
và vuông góc với ống bán khuyên
trước.
- Ống bán khuyên ngoài: ngắn
nhất, nằmgần nhưtrong mặt phẳng ngang.
Mỗi ống bán khuyên có hai trụ:
- Trụ màng bóng: tận cùng bằng
bóng màng rồi đổ vào soan nang. Trong bóng
màng có mào bóng là nơi bắt đầu của dây thần
kinh tiền đình.
- Trụ màng đơn: đổ vào soan
nang. Trụ màng đơn của ống bán khuyên trước
và sau hợp lại thành trụ màng chung trước khi
đổ vào soan nang.
2. Soan nang và cầunang
- Soan nang nhận 5 lỗ của ống
bán khuyên và nối với cầu nang bởi ống soan
cầu. Cầu nang lại nối với ống ốc tai bằng ống
nối.
- Trong soan nang và cầu nang có vết soan
nang và vết cầu nang, là nơi bắt đầu của dây
thần kinh tiền đình.
- Từ ống soan cầu có ống nội
dịch, đi trong ống tiền đình và tận cùng bằng
túi nội dịch nằm dưới màng cứng ở mặt sau
phần đá xương thái dương.
3. Ống ốc tai
Ống ốc tai dài khoảng 32mm,
xoắn 2 vòng rưởi như con ốc, nằmtrong ốc tai
của mê đạo xương, phíatrước trong so với ống
bán khuyên. Cắt ngang ống hình tamgiác có 3
thành:
- Thành dưới: là mảnh nền, đi từ
bờ tự do của màng xoắn đến thành ngoài ống
ốc tai. Thượng bì của mảnh nền dày tạo ra
thành cơ quan xoắn, là nơi khởi đầu của thần
kinh ốc tai.
- Thành ngoài: sát với thành ốc
tai. Tại đây nội mạc xương dày lên tạo thành
đây chằng xoắn ốc.
- Thành trên: đi từ bờtự do mảnh
xoắn ốc tai đến dây chằng xoắn còn được gọi là
thành tiền đình.
4. Nội dịch
- Mê đạo màng chứa đầy dịch
lỏng gọi là nội dịch.
- Thành phần như dịch nội bào,
nhưng nhiều kali và ít protein hơn.
- Có lẽ tiết ra từ dây chằng xoắn.
Câu 17. Hình thể ngoài thân
não (30 phút)
Thân não gồm có hành não, cầu não và trung
não
1. Hình thể ngoài hành não
Mặt trước
 Tháp hành chứa bó vỏ gai
 Bắt chéo tháp: do các sợi vỏ gai bắt chéo
 Trám hành do các nhân trám bên trong tạo
thành
 Rãnh bên trước có rễ DTK hạ thiệt đi ra.
 Rãnh bên sau có rễ các DTK thiệt hầu, lang
thang và phụ đi ra.
 Hành não
Mặt sau
 Nửa dưới
 Củ nhân thon
 Cú nhân chêm
 Nửa trên
 Hai cuống tiểu não dưới
 Chốt não
 Phần dưới sàn não thất IV
2. Hình thể ngoài cầu não
Mặt trước
 Rãnh nền
 DTK số V
 Rãnh cầu cuống có các DTK VI, VII, VIII đi ra
Mặt sau
 Hai cuống tiểu não giữa
 Phần trên sàn não thất IV
3. Hình thể ngoài trung não
Mặt trước (cuống đại não)
Ngăn cách cầu não bằng rãnh cầu cuống
 Trụ đại não
 Hố gian cuống có
 Chất thủng sau
 DTK số III
Mặt sau (mái trung não)
 Lồi não trên
 Lồi não dưới
 DTK số IV
Câu 18. Mặt trên ngoài của
đoan não (30 phút)
Đoan não phát sinh từ não trước, đây là phần
não phát triển nhất vùi lấp phần gian não vào
bên trong nó. Đoan não gồm hai bán cầu đại
não.
Khe não dọc phân đôi chính giữa đoan não ra
làmhai bán cầu đại não phải và trái, ở trước và
ở sau sự phân đôi này là hoàn toàn, nhưng ở
phần giữakhe chỉ tiến đến thể chai (nối kết hai
bán cầu với nhau).
Khe não ngang ngăn cách hai bán cầu đại não
với đồi thị, trung não và tiểu não.
Trên bề mặt của mỗi bán cầu có nhiều khe và
rãnh chia não làm nhiều thuỳ, mỗi thuỳ lại
được chia thành nhiều hồi. Mỗi bán cầu có ba
bờ: trên, dưới, trong và ba mặt: mặt trên ngoài,
mặt trong và mặt dưới.
Mặt trên ngoài
Mặt trên ngoài lồi, áp sát vào
vòmsọ, có các rãnh sau:
Rãnh trung tâm: đi từ 1/3 giữa bờ
trên bán cầu, chạy chếch xuống dưới và ra
trước.
Rãnh bên: đi từ bờ dưới bán cầu,
nơi nối giữa 1/4 trước và 3/4 sau, chạy chếch
lên trên và rasau.
Rãnh đỉnh chẩm: ở 1/3 sau bờ
trên bán cầu.
Các rãnh trên chia mặt trên ngoài
của bán cầu thành thuỳ trán, thuỳ thái dương,
thuỳ đỉnh, thuỷ chẩm. Ngoài ra, rãnh bên sâu
như một thung lũng vùi lấp một thuỳ não gọi là
thuỳ đảo.
Thuỳ trán: nằm trước rãnh trung
tâm và trên rãnh bên, có đầu trước gọi là cực
trán. Rãnh trước trung tâm, rãnh trán trên và
rãnh trán dưới chia thuỳ ra làm các hồi: hồi
trước trung tâm, hồi trán trên, hồi trán giữa và
hồi trán dưới.
Thuỳ thái dương: Nằm dưới rãnh
bên, có đầu trước gọi là cực thái dương. Rãnh
thái dương trên và dưới chia thuỳ ra làm ba
hồi: thái dương trên, thái dương giữa và thái
dương dưới. Ngoài ra, ở mặt trên của thuỳ (sâu
trong rãnh bên) có các rãnh thái dương ngang
giới hạn nên các hồi thái dương ngang.
Thuỳ chẩm: Có đầu sau gọi là
cực chẩm. Ở bờ dưới phía trước cực chẩm
khoảng 4 cm có một chỗ khuyết được gọi là
khuyết trước chẩm. Giới hạn trước của thuỳ là
một đường vẽ từ rãnh đỉnh chẩm đến khuyết
trước chẩm. Rãnh chẩm ngang chia thuỳ thành
các hồi chẩmtrên và dưới.
Thuỳ đỉnh: nằm sau rãnh trung
tâm, ôm lấy đầu sau của rãnh bên và rãnh thái
dương trên. Rãnh sau trung tâm và rãnh gian
đỉnh chia thuỳ thành hồi sau trung tâm, tiểu
thuỳ đỉnh trên vàtiểu thuỳ đỉnh dưới. Ngoài ra,
ở dưới tiểu thuỳ đỉnh dưới có hồi trên viềmôm
lấy đầu sau rãnh bên và hồi góc vòng quanh
đầu sau rãnh thái dương trên.
Thuỳ đảo: bị lấp trong thung lủng của rãnh
bên. Rãnh vòng đảo ngăn cách thuỳ đảo với
các thuỳ xung quanh. Thuỳ đảo có hình tam
giác với đỉnh ở dưới, có rãnh trung tâm đảo
chạy từ đỉnh chếch lên trên và ra sau chia thuỳ
thành các hồi đảo ngắn ở trước và một hồi đảo
dài ở sau.
Câu 19. Hình thể trong thanh
quản (30 phút)
Ổ thanh quản tương đối hẹp và không tương
xứng với hình thểngoài, bị cácnếp tiền đình và
nếp thanh âmchia ra làm3 phần:
1. Tiền đình thanhquản
Tiền đình thanh quản là phần trên hai nếp tiền
đình, có hình phễu:
- Trên thông với hầu, tạo nên cửa vào thanh
quản.
- Dưới là khe tiền đình ở giữa hai nếp tiền
đình.
- Trước là sụn nắp, sụn giáp. Sau là cơ phễu
ngang.
- Hai bên là màng tứ giác, các sụn chêm, sụn
sừng và mặt trong sụn phễu.
2. Thanh thất
Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai
nếp thanh âmở dưới.
- Hơi phình ra, có hai ngách bên là túi thanh
quản, chứa nhiều tuyến nhầy.
- Hai dây chằng thanh âmtạo nên hai nếp thanh
âm, giới hạn ở giữa là khe thanh môn có hai
phần:
+ Phần gian màng: nằmgiữa hai nếp thanh âm,
ở phía trước.
+ Phần gian sụn: nằmgiữa hai sụn phễu, ởphía
sau.
- Nếp thanh âm có bờ mỏng, nằm gần đường
giữa hơn nếp tiền đình. Chỉ có nếp thanh âm
mới thamgia vào sự phát âm.
3. Ổ dưới thanh môn
Ở phía dưới khe thanh môn:
- Có dạng hình nón, do nón đàn hồi và sụn
nhẫn tạo nên.
- Tổ chức dưới niêmmạc lỏng lẻo, nên phù
thanh quản dể xuất hiện ở đâ
+ Phần vận động: nhân hoài nghi và nhân
nước bọt dưới ở hành não.
+ Phần cảm giác: hạch trên và dưới của dây
thần kinh IX.
- Nguyên uỷ hư: rãnh bên sau hành não.
+ Vận động các cơ ởhầu.
+ Cảm giác bản thể và vị giác: 1/3 sau lưỡi.
3.4. Thần kinh lang thang (TK X)
- Nguyên uỷ thật:
Vận động: nhân hoài nghi và nhân lưng thần
kinh lang thang ở hành não.
- Cảm giác: hạch trên và hạch dưới thần kinh
X.
- Nguyên uỷ hư: rãnh bên sau hành não.
3.4.4. Chức năng:
- Vận động các cơở hầu, thanh quản.
- Ðối giao cảm: phân phối đến hầu hết các
tạng trong ngực và bụng.
- Cảm giác: hầu...
Câu 20. Nguyên ủy thật, nguyên
ủy hư và chức năng của 12 DTK
sọ (45 phút).
Dây thần kinh sọ gồm12 đôi dây có nguyên uỷ
hư ở não bộ, gồmcó ba loại:
- Các dây thần kinh cảm giác (giác quan): dây
thần kinh sọ số I, II, VIII.
- Các dây thần kinh vận động: dây thần kinh sọ
số III, IV, VI, XI, XII.
- Các dây thần kinh hỗn hợp: dây thần kinh sọ
số V, VII, IX, X.
1. Các DTK giác quan
1.1. Dây thần kinh khứu giác (I)
Có chức năng khứu giác.
- Nguyên uỷ thật: các tế bào khứu nằmở vùng
khứu lớp niêmmạc mũi.
- Nguyên uỷ hư: hành khứu.
- Ðường đi: từ niêm mạc mũi qua các lỗ sàng
để đến hành khứu.
1.2. Thần kinh thị giác(II)
Chức năng dẫn truyền cảmgiác thị giác.
- Nguyên uỷ thật: tầng hạch thần kinh thị giác
nằmở võng mạc mắt.
- Nguyên uỷ hư: thể gối ngoài và lồi não trên.
1.3. Thần kinh tiền đình - ốc tai (VIII)
Gồm 2 phần: phần tiền đình (có chức năng
thăng bằng) và phần ốc tai (để nghe), là hai
phần hoàn toàn khác nhau về giải phẫu và sinh
lý.
- Nguyên uỷ thật: phần tiền đình là các tế bào
của hạch tiền đình ở tai trong. Phần ốc tai là
các tế bào của hạch xoắn ốc ở tai trong.
-. Nguyên uỷ hư: là rãnh hành cầu.
2. Các DTK vận động
2.1. Thần kinh vận nhãn (TKIII)
- Nguyên uỷ thật: các nhân TK vận nhãn nằm
ở trung não, ngang mức lồi não trên.
- Nguyên uỷ hư: rãnh trong cuống đại não
(trung não).
- Vận động các cơ nâng mi trên, chéo dưới,
thẳng trên, thẳng trong, thẳng dưới. Phần đối
giao cảmcó nhiệmvụ co thắt đồng tử.
2.2. Thần kinh ròng rọc (IV)
- Nguyên uỷ thật: nhân TK ròng rọc ở trung
não, ngang mức lồi não dưới.
- Nguyên uỷ hư: mặt sau trung não.
- Vận động cơchéo trên.
2.3. Thần kinh vận nhãn ngoài (VI)
- Nguyên uỷ thật: nhân thần kinh vận nhãn
ngoài nằmở cầu não.
- Nguyên uỷ hư: rãnh hành cầu.
- Vận động cơthẳng ngoài.
2.4. Thần kinh phụ (XI):
- Nguyên uỷ thật: nhân hoài nghi ở hành não
và sừng trước C1- C5.
- Nguyên uỷ hư: từhai nơi:
+ Rãnh bên sau của hành não.
+ Cột bên tuỷ cổ.
- Vận động cơthang, cơ ức đòn chũm.
2.5. Thần kinh hạ thiệt (XII)
- Nguyên uỷ thật: nhân vận động thần kinh hạ
thiệt ở hành não.
- Nguyên uỷ hư: rãnh bên trước hành não.
- Ðường đi: từ trong sọ chui qua ống hạ thiệt
để ra ngoài sọ,
- Vận động các cơlưỡi.
3. Các DTK hỗn hợp
3.1. Thần kinh sinh ba (V)
Thần kinh sinh ba gồmhai rễ: rễ cảmgiác lớn
và rễ vận động nhỏ. Rễ cảmgiác phình ra phía
trước thành hạch sinh ba.
- Nguyên uỷ thật:
+ Rễ vận động: nhân vận động thần kinh sinh
ba ở cầu não.
+ Rễ cảm giác: hạch sinh ba.
- Nguyên uỷ hư: mặt trước bên của cầu não.
- Chức năng
* Các nhánh cảmgiác: chi phối cảmgiác da
vùng thái dương, má, môi dưới, cằm, niêmmạc
miệng, răng hàmdưới và 2/3 trước lưỡi.
* Các nhánh vận động: chi phối các cơnhai.
3.2. Thần kinh mặt (VII)
Vận động các cơở mặt, bài tiết tuyến lệ và
tuyến nước bọt, cảmgiác vị giác 2/3 trước lưỡi.
- Nguyên uỷ thật: nhân vận động dây thần
kinh VII và nhân nước bọt trên. Hạch gối.
- Nguyên uỷ hư: rãnh hành cầu.
3.3. Thần kinh thiệt hầu (TK IX)
- Nguyên uỷ thật:
Câu 21. Dây thần kinh số III (30
phút)
1. Nguyên ủy thật.
Là nhân chính vận động và nhân phụ thuộc hệ
tự chủ. Các nhân này nằmngay trước chất xám
trung tâmcủa trung não ngang mức lồi não trên
2. Nguyên ủy hư
Rãnh trong cuống đại não
3.Đường đi và phân nhánh.
Từ các nhân thần kinh vận nhãn, các sợi của
DTK số III thoát ra khỏi thân não Ở rãnh trong
cuống đại não, chạy ra trước chui vào thành
ngoài của xoang tĩnh mạch hang đến kheổ mắt
trên (Tại đây dây thần kinh chia ra hai nhánh
tận chui quavòng gân chung vào Ổ mất.
-Nhánh trên đi trên thần kinh thị giác đến vận
động hai cơ thẳng trên, và cơ nâng mi trên.
- Nhánh dưới lớn hơn, đi dưới thần kinh thị
giác đến vận động ba cơ thẳng dưới, thẳng
trong và chéo dưới.
Các sợi thuộc hệ thần kinh tự động đến dừng
chân tại hạch mi, sợi sau hạch đi đến cơ thắt
đồng tử, khi kích thích làmđồng tử co
Hạch mi. một hạch tận cùng thuộc phần đối
giao cảm, nằmở phần sau ổ mắt, trên đường đi
của dây thần kinh vận nhãn.
Câu 22. Dây thần kinh sinh ba
(30 phút)
Dây thần kinh số V gồmcó:
- Phần cảm giác: nguyên ủy thật củaphần cảm
giác là hạch sinh ba, nằm ở mặt trước phần đá
xương thái dương.
Từ hạch sinh ba tập hợp sợi trục của hạch này
tạo nên rễ cảm giác của dây thần kinh sinh ba
đi qua mặt trước bên của cầu não để vào trong
thân não, đến cột nhân cảm giác của dây thần
kinh sinh ba kéo dài từ trung não đến phần trên
của tủy gai. Từ cột nhân này có những đường
dẫn truyền lên đồi thị vàtận cùng hồi sau trung
tâm của thùy đỉnh (vùng vỏ não cảm giác cơ
thể). Tập hợp đuôi gai của tế bào hạch sinh ba
tạo nên ba nhánh: dây thần kinh mắt, dây thần
kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới để
chi phối cảmgiác cho nửatrước vùng đầu mặt,
màng não ...
- Phần vận động: nguyên uỷ thật phần vận
động là nhân vận động của dây thần kinh sinh
ba nằmở cầu não, các sợi trục ra khỏi cầu não
tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba
(góp phần tạo nên dây thần kinh hàmdưới).
1. Dây thần kinh mắt
Dây thần kinh mắt là nhánh đầu tiên của dây
thần kinh số V, từ hạch thần kinh sinh ba, chạy
ra trước vào thành ngoài xoang tĩnh mạch
hang, qua khe ổ mắt trên để vào ổ mắt. Dây
thần kinh mắt cho ra nhiều nhánh bên chi phối
cảm giác cho xoang trán, xoang bướm, một
phần xoang sàng, một phần màng cứng não, da
của lưng mũi, da trán.
2. Dây thần kinh hàm trên
Dây thần kinh hàm trên từ hạch sinh ba chạy
qua lỗ tròn, đến hố chân bướm - khẩu cái cho
ra các nhánh bên, nhánh tận của dây thần kinh
hàm trên là nhánh dưới ổ mắt, qua khe ổ mắt
dưới để vào ở mắt, chạy ở rãnh dưới ổ mắt và
cuối cùng qua ống dưới ổ mắt ra da vùng mặt.
Dây thần kinh hàm trên chi phối cảm giác của
da vùng giữa của mặt, hố mũi, khẩu cái, lợi và
răng hàm trên, xoang hàm, một phần xoang
sàng và màng cứng.
3. Dây thần kinh hàm dưới
Từ hạch sinh ba, dây thần kinh hàm dưới đi
qua lỗ bầu dục đến hố dưới thái dương chia
thành nhiều nhánh, trong đó có các nhánh lớn
là nhánh lưỡi và nhánh thần kinh huyệt răng
dưới, nhánh thần kinh huyệt răng dưới chạy
qualỗ hàmdưới, sau đó chạy trong xương hàm
dưới, qua lỗ cằmđể ra da vùng cằm.
Dây thần kinh hàmdưới chi phối vận động cho
các cơ nhai, cơ hàmmóng và bụng trước cơhai
thân, cảm giác da vùng thái dương, má, môi,
cằm, lợi và răng hàm dưới, một phần màng
cứng và 2/3 trướccủa lưỡi.
Câu 23. Dây thần kinh mặt (30
phút)
Dây thần kinh mặt gồmcó các phần:
- Vận động cơ vân.
- Đối giao cảm
- Cảm giác vị giác
1. Nguyên ủy thật
- Phần vận động: nguyên uỷ thật của phần vận
động là nhân của dây thần kinh mặt nằmở cầu
não. Các sợi thần kinh chạy ra sau vòng lấy
nhân dây thần kinh số VI, tạo nên lồi mặt của
sàn não thất IV, sau đó chạy ra trước để đến
nguyên ủy hư ởrãnh hành cầu.
- Phần bài tiết: nguyên ủy thật của phần bài
tiết là nhân nuớc bọt trên, các sợi thần kinh
chạy cùng với các sợi vận động ở trong cầu
não, để cuối cùng ra khỏi não ở rãnh hành cầu.
- Phần cảmgiác: nguyên ủy thật của phần cảm
giác là hạch gối, nằm ở gối dây thần kinh mặt.
Đường hướng tâm của tế bào thần kinh của
hạch gối đi qua rãnh hành cầu và tận cùng ở
nhân bó đơn độc của cầu não, đường ly tâmtạo
nên một phần củathừng nhĩ.
2. Đường đi và phân nhánh
Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh mặt chạy qua
ống tai trong cùng với dây thần kinh tiền đình
ốc tai. Từ đây cho ra nhiều nhánh: dây thần
kinh đá lớn, thừng nhĩ...
- Dây thần kinh đá lớn: là đường bài tiết nước
mắt, tuyến nhày của mũi, miệng chạy trong ống
thần kinh đá lớn để vào lại trong xoang sọ, sau
đó ra khỏi xoang sọ qua lỗ rách, phối hợp với
dây thần kinh đá sâu là nhánh của đámrối giao
cảm cảnh trong, tạo thành dây thần kinh ống
chân bướm, đi quaống chân bướmđể tận cùng
ở hạch chân bướm - khẩu cái. Từ hạch chân
bướm khẩu cái cho các sợi bài tiết đến các
tuyến nhày củamiệng, mũi và tuyến lệ.
-Thừng nhĩ: từ bên trong phần đá xương thái
dương, tách khỏi dây thần kinh mặt, đi ra khỏi
xương sọ bằng khe đá trai, phối hợp với nhánh
lưỡi của dây thần kinh hàmdưới tạo thành dây
thần kinh lưỡi. Thừng nhĩ cho các nhánh đến
chi phối bài tiết cho các tuyến nước bọt dưới
hàm, dưới lưỡi, cảmgiác vị giác2/3 trước lưỡi.
Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây thần kinh mặt
chạy ra khỏi xương đá bằng lỗ
trâm - chũm, xuyên qua tuyến nước bọt mang
tai và chia thành 5 nhánh tận: nhánh thái
dương, nhánh gò má, nhánh má, nhánh bờ hàm
dưới và nhánh cổ. Dây thần kinh mặt vận động
cho các cơ mặt, cơ bámda cổ, bụng sau cơhai
thân và cơ trâmmóng.
Câu 24. Dây thần kinh thị giác
(30 phút)
Dây thần kinh số II là tập hợp sợi trục của các
tế bào nằm ở tầng tế bào hạch của võng mạc,
các sợi này hội tụ lại ở đĩa thị giác (điểm mù)
gần cực sau của nhãn cầu. Từ đây đi qua vỏ
nhãn cầu, dây thần kinh đi ra sau qua lớp mỡ
sau nhãn cầu, sau đó qua ống thị giácđể vào hố
sọ giữa, ở đây hai dây thần kinh phải và trái bắt
chéo nhau tạo thành giao thị. Từ giao thị cho ra
hai dãi thị vòng quanh cuống đại não để tận
cùng ở thể gối ngoài và lồi não trên (trung khu
thị giác dưới vỏ). Ỏ đây có các sợi liên hợp với
nhân dây thần kinh sọ số III, và sừng trước tủy
gai. Từ trung tâmthị giácdưới vỏ, đường dẫn
truyền thị giác được tiếp tục bởi các tếbào thần
kinh khác tạo nên tia thị chạy trong chất trắng
của vỏ não để tận cùng ở thùy chẩm của đoan
não (vùng trung khu thị giáccủa vỏ não).
Dây thần kinh số II thật ra là sự phát triển dài
ra của não nên cũng có ba lớp màng não bao
dọc dây thần kinh, giới hạn một khoang dưới
màng nhện chứa dịch não tủy bao xung quanh
dây thần kinh thị giác (ở trung tâm dây thần
kinh này có động mạch trung tâm võng mạc),
do đó người ta có thể đánh giá tình trạng áp lực
nội sọ bằng cách soi đáy mắt.
Câu 25. Dây thần kinh tiền
đình - ốc tai (30 phút)
Dây thần kinh số VIII được cấu tạo bởi hai
phần riêng biệt:
- Phần ốc tai: thuộc cơ quan tiếp nhận âm
thanh (nghe).
- Phần tiền đình: thuộc cơ quan thăng bằng
(giữ thăng bằng cho cơ thể)
Cả hai phần trên đều có hạch thần kinh ngoại
biên nằm ở tai trong: hạch tiền dình và hạch
xoắn ốc tai.
Đuôi gai của tế bào hạch xoắn ốc tai tận cùng
ở vùng thụ cảmthính giác ống ốc tai. Đuôi gai
của tế bào của hạch tiền đình tận cùng ở bộ
máy tiền đình: soan nang, soan bóng và bóng
các ống bán khuyên,
Sợi hướng tâm của hạch xoắn ốc tai và hạch
tiền đình tạo nên hai phần tiền đình và ốc tai
của dây thần kinh tiền đình - ốc tai, chạy bên
nhau ởtrong ống tai trong, vào xoang sọ hướng
về rãnh hành cầu, để vào cầu não là nơi chứa
các nhân của nó. Nhân phần tiền dình nằm ở
sàn não thất thứtư; nhân phần ốc tai nằmở cầu
não là nhân ốc bụng và ốc lưng. Đường dẫn
truyền cảmgiác nghe tiếp bằng neuron thứ hai
đến lồi não dưới và thể gối trong (là trung khu
thính giác dưới vỏ), từ các nhân này, các sợi
thần kinh dẫn truyền thính giác đi đến vùng
trung khu thính giác của vỏ não, nằm ở vùng
giữa của hồi thái dương trên. Ngoài ra từ lồi
não dưới và thể gối trong còn có các sợi liên
hợp đến các nhân của sừng trước tủy gai (để
định hướng nghe).

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a tài liệu giải phẫu đầu mặt cổ.docx

Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
TBFTTH
 
Giai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdf
Giai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdfGiai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdf
Giai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdf
nam257814
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
HuynhnhuNguyen4
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
tailieuhoctapctump
 
test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....
test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....
test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....
athanh2005yp
 

Semelhante a tài liệu giải phẫu đầu mặt cổ.docx (20)

Thanh quản
Thanh quảnThanh quản
Thanh quản
 
Giải phẫu mũi xoang.pptx
Giải phẫu mũi xoang.pptxGiải phẫu mũi xoang.pptx
Giải phẫu mũi xoang.pptx
 
đM đầu mặt cổ Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
đM đầu mặt cổ Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMUđM đầu mặt cổ Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
đM đầu mặt cổ Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
 
Mm đầu mặt cổ
Mm đầu mặt cổMm đầu mặt cổ
Mm đầu mặt cổ
 
[Bài giảng, đầu mặt cổ] co quan dmc 2013
[Bài giảng, đầu mặt cổ]  co quan dmc 2013[Bài giảng, đầu mặt cổ]  co quan dmc 2013
[Bài giảng, đầu mặt cổ] co quan dmc 2013
 
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMUGiải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
Giải Phẫu Hệ Tiêu Hóa ĐH Y Khoa Vinh VMU
 
Giải Phẫu Hệ tiêu hóa VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ tiêu hóa VMU ĐH Y Khoa VinhGiải Phẫu Hệ tiêu hóa VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ tiêu hóa VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Giải phẫu xương đầu mặt thân mình by tranggbb
Giải phẫu xương đầu mặt thân mình by tranggbbGiải phẫu xương đầu mặt thân mình by tranggbb
Giải phẫu xương đầu mặt thân mình by tranggbb
 
Giai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdf
Giai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdfGiai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdf
Giai-phau-be-mat-dau-co nguyen hoang vu.pdf
 
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
1_giao_trinh_giai_phau_sinh_ly_6628.pdf
 
[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao[Bài giảng, thần kinh] nao
[Bài giảng, thần kinh] nao
 
test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....
test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....
test-giai-phau-test-gp-tong-hop.pdf.....
 
Ydhue.com --CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỔ TRỢ VỀ THẦN KINH
Ydhue.com --CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỔ TRỢ VỀ THẦN KINHYdhue.com --CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỔ TRỢ VỀ THẦN KINH
Ydhue.com --CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỔ TRỢ VỀ THẦN KINH
 
Hệ Thần Kinh.docx
Hệ Thần Kinh.docxHệ Thần Kinh.docx
Hệ Thần Kinh.docx
 
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAY
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAYChẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAY
Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang taiĐề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
Đề tài: Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai
 
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoa...
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoa...Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoa...
Nghiên cứu hình thái lâm sàng của dị hình cuốn mũi giữa trong bệnh lý mũi xoa...
 
4. Cơ quan tiền đình - ốc tai
4. Cơ quan tiền đình - ốc tai4. Cơ quan tiền đình - ốc tai
4. Cơ quan tiền đình - ốc tai
 
Mo phoi hoc Thinh giac quan - doi tuong Y3
Mo phoi hoc Thinh giac quan - doi tuong Y3Mo phoi hoc Thinh giac quan - doi tuong Y3
Mo phoi hoc Thinh giac quan - doi tuong Y3
 
ĐHYHN | Giải phẫu | Mũi, hầu, thanh quản
ĐHYHN | Giải phẫu | Mũi, hầu, thanh quảnĐHYHN | Giải phẫu | Mũi, hầu, thanh quản
ĐHYHN | Giải phẫu | Mũi, hầu, thanh quản
 

tài liệu giải phẫu đầu mặt cổ.docx

  • 1. Câu 1. Xương thái dương (45 phút) Xương thái dương góp phần tạo nên thành bên của vòmsọ và một phần của nền sọ. Bên trong xương là xoang rỗng chứacow quan thính giác. Có ba phần: phần đá, phần trai, phần nhĩ, ba phần này dính với nhau hoàn toàn khi được 7 tuổi. 1. Phần trai Tạo nên thành bên củahộp sọ, phía trên tiếp khớp với xương đỉnh, phíatrước tiếp khớp với xương bướm, phía sau tiếp khớp với xương chẩm. Phần trai có hai mặt: 1.1. Mặt thái dương Cùng với mặt thái dương của cánh lớn xương bướm, một phần xương đỉnh, xương trán tạo thành hố thái dương để cho cơvà mạc thái dương bám. 1.2. Mặt não Có nhiều rãnh của mạch máu màng não. Ở phía dưới của phần trai là ranh giới với phần đá, ở đây có một mỏmgọi làmỏmgò má, mỏm này cùng với mỏmthái dương của xương gò má tạo thành cung gò má. Ở rễ của mỏmgò m á có một hố lõmlà hố hàmdướ, phía trước hố hàmlà củ khớp, mặt sau của củ khớp có một mặt khớp tiếp khớp với xương hàmdưới để tạo thành khớp thái dương - hàmdưới. 2. Phần đá: hình tháp tamgiác, đỉnh ở trước trong, nền ở ngoài. 2.1. Đỉnh Nằmở phía trước trong, ở đỉnh có lỗ racủa ống động mạch cảnh. Đỉnh phần đá cùng với xương bướmgiới hạn một lỗ làlỗ rách. Có sụn che phủ và dây thần kinh ống chân bướmđi qua. 2.2. Nền Nằmở phía ngoài, tiếp khớp với phần trai và phần nhĩ, ở phía sau có một mỏmgọi là mỏm chũmđể cho cơ ức đòn chũmbám. Phía sau trong của mỏmchũmcó khuyết chũmđể cho cơ hai thân bám, phía trước có lỗ trâmchũmđể cho dây thần kinh mặt đi qua. Ở bên trong của mỏm chũmcó nhiều hốc nhỏ chứa không khí gọi là hang chũm, thông thương với tai giữa. Mặt trong của mỏmchũmcó rãnh của xoang tĩnh mạch sigma. 2.3. Các mặt: phần đá có ba mặt: hai ởtrong sọ (trước và sau); một ở ngoài sọ là mặt dưới. - Mặt trước phần đá: nhìn ra trước, có một chỗ lõmở phía trong là vết ấn của dây thần kinh sinh ba, để cho hạch sinh ba của thần kinh sinh ba nằm; ở giữa là trần hòmnhĩ, ở mặt này có hai rãnh nhỏ là rãnh thần kinh đálớn và đá bé, nối tiếp với hai rãnh là hai lỗ củaống thần kinh đá lớn và ống thần kinh đá bé để cho dây thần kinh cùng tên đi qua. - Mặt sau phần đá: có lỗ ống tai trong để cho các dây thần kinh VII, VIII đi qua. - Mặt dưới phần đá: Có các thành phần sau. + Mỏmtrâm: có các cơ bámnhư cơtrâm móng, trâmhầu, trâmlưỡi.. + Sau mỏmtrâmcó lỗ trâmchũm, là lỗ ra của dây thần kinh mặt (VII). + Trong mỏmtrâmcó một chỗ lõmgọi là hố tĩnh mạch cảnh, là nơi chứa hành trên của tĩnh mạch cảnh trong, hố này liên tiếp phía trên với lỗ tĩnh mạch cảnh của nền sọ. + Phía trước trong của hố tĩnh mạch cảnh trong có một lỗ là lỗ vào (lỗ ngoài) của ống động mạch cảnh, đọan đầu tiên của ống động mạch cảnh có hướng thẳng đứng, sau đó quặt ngược ra trước vào trong để vào sọ, tận cùng bằng lỗ ra của ống động mạch cảnh, nằmở đỉnh của phần đá xương thái dương. 2.4. Các bờ: có ba bờ. - Bờ trước: tiếp khớp với phần trai ởphíangoài và cánh lớn xương bướmở phía trong. - Bờ trên: có rãnh xoang tĩnh mạch đá trên, bờ này là chỗ bámcủa lều tiểu não. - Bờ sau: ở phíatrong có rãnh xoang tĩnh mạch đá dưới, ở phíangoài là khuyết cảnh, cùng với khuyết cảnh của xương chẩmtạo nên lỗ tĩnh mạch cảnh. 3. Phần nhĩ Là một phần nhỏ, nó cùng với phần đá tạo nên ống tai ngoài và lỗ ống tai ngoài. Phía trước của phần nhĩ liên quan với tuyến nước bọt mang tai Câu 2. Xương sàng (30 phút) Xương sàng nằm ở khuyết sàng, tạo nên phần trước nền sọ, thành ổ mắt và ổ mũi, có ba phần. 1. Mảnh sàng Nằmngang, ở giữa có mào gà, hai bên mào gà có lỗ sàng để các sợi thần kinh khứu giác đi qua. 2. Mảnh thẳng đứng Nằmthẳng đứng, thẳng góc với mảnh sàng, tạo thành một phần của vách mũi. 3. Mê đạo sàng Là hai khối hai bên mảnh thẳng đứng, có nhiều hốc nhỏ chứa không khí, tập hợp các hốc này gọi là xoang sàng. Giới hạn ngoài của mê đạo sàng là một mảnh xương mỏng là mảnh ổ mắt, tạo nên thành trong của ổ mắt, ở mặt trong của mê đạo sàng có hai mảnh xương cong hướng vào ổ mũi là xương xoăn mũi trên và xương xoăn mũi giữa. Mặt trước của xương sàng có mỏm móc để tiếp khớp với xương xoăn mũi dưới. Các xương xoăn tạo thành các ngách mũi: ngách mũi trên, giữa và dưới. Ở phía trước củangách mũi giữa có một khe hẹp gọi là phễu sàng, thông thương giữa ổ mũi và xoang sàng. Câu 3. xương Bướm (30 phút) Xương bướmtạo nên một phần nền sọ và một phần nhỏ hố thái dương, tiếp khớp với xương sàng, xương trán, xương chẩm và xương thái dương. Gồm có các phần: thân, hai cánh lớn, hai cánh nhỏ và hai mỏmchân bướm. 1. Thân bướm Hình hộp 6 mặt. Bên trong thân xương bướm có xoang bướmthông với ngách mũi trên. 1.1. Mặt trên: từtrước ra sau có: - Diện bướm - Sau diện bướm là rãnh giao thoa thị giác, rãnh này liên tục với ống thị giác để cho dây thần kinh thị giác(II) đi qua. - Hố tuyến yên: có tuyến yên nằm. - Sau cùng là lưng yên, tiếp khớp với phần nền xương chẩm. Ngoài ra ở mặt trên còn có các mỏmyên bướm trước, giữa vàsau 1.2. Mặt dưới: tạo nên trần ổ mũi, tiếp khớp với xương lá mía. 1.3. Mặt trước: có mào bướm tiếp khớp với mảnh thẳng đứng xương sàng. 1.4. Mặt sau: tiếp khớp với xương chẩm. 1.5. Mặt bên: Có cánh nhỏ và cánh lớn dính vào,giữa hai cánh là khe ổ mắt trên để cho các dây thần kinh của mắt đi qua. Ở mặt này có một rãnh cong hình chữ S là rãnh động mạch cảnh. 1.6. Mặt sau: tiếp khớp phần nền xương chẩm. 2. Cánh lớn Tạo nên hố sọ giữa ở nền sọ trong, hố dưới thái dương ở nền sọ ngoài,hố thái dương ở mặt bên vòmsọ. Ở cánh lớn có ba lỗ: 2.1. Lỗ tròn: có thần kinh hàmtrên đi qua. 2.2. Lỗ bầu dục: có thần kinh hàmdưới đi qua. 2.3. Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từ ngoài sọ vào trong sọ. Phía sau lỗ gai là mỏm gai. 3. Cánh nhỏ Có ống thị giác, cánh nhỏ góp phần tạo nên thành trên của ổ mắt, mặt ngoài của cánh nhỏ có rãnh trên ổ mắt để cho mạch máu và thần kinh cùng tên đi qua. 4. Mỏm chân bướm Hướng xuống dưới tạo nên thành ngoài của lỗ mũi sau. Gồmcó hai mảnh: mảnh trong mỏm chân bướmvà mảnh ngoài mỏmchân bướm, hai mảnh dính với nhau phíatrước và trên, giới hạn một góc mở ra sau là hố chân bướm, ở trên có một ống là ống chân bướm, để cho dây thần kinh ống chân bướmđi qua Câu 4. Xương hàm trên (30 phút) Xương hàmtrên có một thân vàbốn mỏm, bên trong có xoang hàmthông ngách mũi giữa 1. Thân xương Có bốn mặt: 1.1. Mặt ổ mắt Tạo nên thành dưới ổ mắt, có rãnh dưới ổ mắt, rãnh này liên tục với ống dưới ổ mắt để cho dây thần kinh dưới ổ mắt (nhánh tận cùng của dây thần kinh hàmtrên) đi qua. 1.2 Mặt trước Có lỗ dưới ổ mắt, là giới hạn ngoài của ống dưới ổ mắt, dưới lỗ này có một hố lõm là hố nanh. Phần trong của mặt trước có một khuyết là khuyết mũi mà giới hạn dưới là gai mũi trước. Ranh giới củahai mặt trên làbờ dưới ổ mắt. 1.3. Mặt dưới thái dương: nhìn về hố dưới thái dương. 1.4. Mặt mũi Có rãnh lệ đi từ mắt xuống mũi, phía trước có mào xoăn, phía sau có lỗ xoang hàm thông xoang hàm, sau cùng có diện gồ ghề tiếp khớp với xương khẩu cái. 2. Các mỏm Có 4 mỏm. 2.1. Mỏm trán: hướng lên trên, tiếp khớp với xương trán, xương lệ. 2.2. Mỏmkhẩu cái: nằmngang, cùng với mỏm cùng tên của xương đối diện tạo nên phần trước của khẩu cái cứng, ở phía trước của khẩu cái cứng có ống răng cửa. 2.3. Mỏmgò má: tiếp khớp với xương gò má. 2.4. Mỏmhuyệt răng: hướng xuống dưới, có 8 huyệt răng. Câu 5. Xương hàm dưới (30 phút) Xương hàmdưới là một xương đơn hình móng ngựa, có một thân và hai ngành hàm, ngành hàmtiếp khớp với xương thái dương bằng một khớp động là khớp thái dương - hàmdưới. 1. Thân xương Có hai mặt. 1.1. Mặt ngoài Ở giữa nhô ra thành lồi cằm, hai bên lồi cằm có lỗ cằmvà đường chéo. 1.2. Mặt trong (hay mặt sau) Ở giữa có bốn mấu nhỏ gọi là gai cằm, hai bên gai cằm là đường hàm móng để cơ hàm móng bám. Trên đường hàmmóng là hố dưới lưỡi để tuyến nước bọt dưới lưỡi nằm; dưới đường hàm móng là hố dưới hàm để cho tuyến nước bọt dưới hàmnằm. 1.3. Bờ trên: có 16 huyệt răng. 1.4. Bờ dưới: có hố cơ hai thân. 2. Ngành hàm Hướng lên trên và ra sau, tận cùng bằng hai mỏm. Ở trước là mỏmvẹt; sau là mỏmlồi cầu. Mỏmlồi cầu gồmcó hai phần: chỏmhàmdưới và cổ hàmdưới. Giữa mỏmlồi cầu và mỏmvẹt là khuyết hàmdưới. Ngành hàm có hai mặt và bốn bờ. 2.1. Mặt ngoài Có nhiều gờ để cơ cắn bám. 2.2. Mặt trong Có lỗ hàmdưới để cho mạch máu và thần kinh huyệt răng dưới đi qua, lỗ này được che phủ bởi một mảnh xương gọi là lưỡi hàmdưới, đây là một mốc giải phẫu quan trọng để gây tê trong nhổ răng. Ngành hàmvà thân xương hàmdưới gặp nhau ở góc hàm, một mốc giải phẫu quan trọng trong giải phẫu vànhân chủng học.
  • 2. Câu 6. Nền sọ trong (45 phút) Nền sọ trong gồmba hố sọ từtrước ra sau như hình bậc thang: 1. Hố sọ trước Nâng đỡ thùy trán của đại não, cấu tạo bởi: phần ổ mắt của xương trán, mảnh sàng, cánh nhỏ và phần trước của thân xương bướm. Có các chi tiêt sau: - Ở giữa có: mào trán, lỗ tịt, mào gà, rãnh giao thoa thị giác, mà hai đầu rãnh là hai lỗ ống thị giác,ống này có dây thần kinh thị giác (II) đi qua. - Hai bên có các lỗ sàng để cho các sợi của dây thần kinh khứu giác (I) đi qua. Giới hạn giữa hố sọ trước và hố sọ giữa là bờ sau cánh nhỏ xương bướm và rãnh giao thoathị giác.Ở đây có khe ổ mắt trên do cánh nhỏ và cánh lớn xương bướmtạo nên, quakhe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba (V) đi qua. 2. Hố sọ giữa Nâng đỡ thùy thái dương của đại não. Cấu tạo bởi phần trước của thân xương bướm, cánh lớn xương bướm và mặt trước phần đá xương thái dương. Gồmcó các chi tiết sau. - Hố tuyến yên và các mỏm yên bướmtrước và mỏmyên bướmsau. - Khe ổ mắt trên có các dây thần kinh III, IV, VI và nhánh mắt của dây thần kinh sinh ba (V) đi qua. - Lỗ tròn: có nhánh hàm trên của dây thần kinh sinh ba đi qua. - Lỗ bầu dục: có nhánh thần kinh hàmdưới của dây thần kinh sinh ba đi qua. - Lỗ gai: có động mạch màng não giữa đi từngoài vào trong sọ. - Lỗ rách: có một màng xơ sụn che phủ và dây thần kinh ống chân bướm đi qua. - Vết ấn của dây thần kinh sinh ba có hạch sinh ba nằm. 3. Hố sọ sau Nâng đỡ tiểu não và thân não. Cấu tạo bởi lưng yên, mặt sau phần đá xương thái dương, một phần của xương chẩm. Gồm có các chi tiết sau. - Lỗ lớn xương chẩmcó hành não đi qua. - Lỗ ống tai trong có dây thần kinh số VII, VIII đi qua. - Lỗ tĩnh mạch cảnh có dây thần kinh số IX, X, XI và tỉnh mạch cảnh trong đi qua. - Ông thần kinh hạ thiệt có dây thần kinh hạ thiệt đi qua. - Ông lồi cầu có tĩnh mạch liên lạc đi qua. Ngoài ra còn có rãnh của các xoang tĩnh mạch như xoang tĩnh mạch ngang, xoang tĩnh mạch sigma... Ranh giới giữa hai hố sọ giữa và sau là bờ trên phần đá xương thái dương, ở bờ này có lều tiểu não bám, lều tiểu não có khuyết lều tiễu não họp với giới hạn trước của lưng yên tạo thành một lỗ để cho thân não đi qua.Lỗ này hay xảy ra thoát vị thuỳ thái dương của não gọi là thoát vị khuyết lều tiểu não. Câu 7. Các cơ trên móng và dưới móng (30 phút) 1. Các cơ trên móng: có bốn cơ, tạo nên sàn miệng: - Cơ hàm móng: là một cơ dẹt, tạo nên sàn miệng. Nguyên ủy ở đường hàm móng, bám tận ở mặt trước xương móng và đường giữa (đường đi từcằmđến xương móng). - Cơ cằm móng: đi từ gai cằm đến xương móng. - Cơ hai thân: có hai bụng: bụng trước có nguyên ủy ở bờ dưới xương hàm dưới, bụng sau có nguyên uỷ ở khuyết chũm, hai bụng nối nhau bằng một gân trung gian, gân này được cố định vào xương móng bằng một vòng xơ. - Cơ trâm móng: nguyên ủy ở mỏm trâm, các sợi cơ chạy đến xương móng thì chia làm hai phần kẹp lấy gân trung gian của cơ hai thân, hai phần này cuối cùng bám tận vào thân xương móng. Tác dụng của các cơ trên móng là đưa xương móng và đáy lưỡi lên trên. Thần kinh chi phối vận động: các cơtrên móng được các dây thần kinh sau chi phối vận động: - Dây thần kinh mặt chi phối vận động cho bụng sau cơ hai thân và cơtrâmmóng. - Thần kinh hàmdưới chi phối cho bụng trước cơ hai thân và cơhàmmóng. - Nhánh thần kinh C1 của dây thần kinh hạ thiệt chi phối cho cơ cằmmóng. 2. Các cơ dưới móng Gồm có bốn cơ, có tác dụng hạ xương móng và thanh quản, đều do quai cô chi phối vận động. - Cơ ức móng: nguyên ủy ở cán xương ức và đầu ức xương đòn, các thớ cơ chạy lên trên hơi vào trong để bámtận và xương móng. - Cơ ức giáp: nguyên ủy ở cán xương ức và sụn sườn thứ nhất, thân cơ chạy lên trên hơi ra ngòai, ở mặt sâu của cơ ức móng cuối cùng bámtận ở sụn giáp. - Cơ giáp móng: được xemnhư là phần nối dài của cơ ức giáp đi từ sụn giáp đến xương móng. Hai đôi cơ ức móng và ức giáp có hướng khác nhau và tạo nên một hình thoi ở giữa gọi là trámmở khí quản. - Cơ vai móng: gồm hai bụng trên và dưới. Nguyên ủy của bụng dưới là mặt trước của khuyết vai và nguyên uỷ bụng trên ở xương móng. Hai bụng nối với nhau (bám tận) bằng gân trung gian, gân này nằm ở mặt sâu của cơ ức đòn chũm. Câu 8. Các tam giác cổ (30 phút) Người ta thường chia vùng cổ trước thành hai tamgiácdựavào mốc giải phẫu là cơ ức đòn chũm đó là: tamgiác cổ trước và tamgiác cổ sau. 1. Tamgiác cổ trước Các cạnh là: bên ngòai là cơ ức đòn chũm, phía trên là xương hàm dưới, phía trước là đường giữa cổ. Tam giác cổ trước thường được chia thành ba tamgiác nhỏ. 1.1. Tamgiác dưới hàm Các cạnh là xương hàm dưới, bụng trước và bụng sau cơ hai thân, tam giác dưới hàmchứa tuyến nước bọt dưới hàm, động mạch mặt, tĩnh mạch mặt và các nốt bạch huyết. 1.2. Tamgiác cảnh Được giới hạn phía trên bởi bụng sau cơ hai thân, phía sau là cơ ức đòn chũm, phía dưới là bụng trên cơ vai móng. Tam giác cảnh chứa xoang cảnh, đoạn trên của bao cảnh, thân giao cảmcổ. 1.3. Tamgiác cơ Được giới hạn phía trên bởi bụng trên cơ vai móng, cơ ức đòn chũmở phía sau, ở trước là đường giữa cổ. Tam giác này chứa tuyến giáp, khí quản, thực quản, động mạch tuyến giáp và thần kinh thanh quản quặt ngược. 2. Tamgiác cổ sau Các cạnh: phía trước là cơ ức đòn chũm, phía sau là cơ thang, dưới là xương đòn. Bụng dưới cơ vai móng chia tamgiác này thành hai tamgiác nhỏ. 2.1. Tamgiác chẩm Nằm phía trên chứa dây thần kinh phụ, đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay, các nốt bạch huyết cổ. 2.2. Tamgiác vai đòn Nằm phía dưới tương ứng với hố trên đòn, có chứa các nốt bạch huyết.
  • 3. CÂU 9. Động mạch cảnh chung (45 phút) 1. Nguyên uỷ, đường đi và tận cùng Động mạch cảnh chung phải xuất phát từ thân tay - đầu, ngay phía sau khớp ức đòn phải, động mạch cảnh chung bên trái có nguyên uỷ từ điểm cao nhất của cung động mạch chủ. Do đó động mạch cảnh chung trái có một đọan nằm ở trong trung thất và dài hơn so với động mạch cảnh chung phải. Cơ ức đòn chũm là cơ tùy hành của động mạch, và là một mốc giải phẫu quan trọng để tìm động mạch. Đường đi của động mạch là đường thẳng vẻ từ khớp ức - đòn đến trung điểm của đoạn thẳng nối mỏm chũm với góc hàm. Động mạch cảnh chung chạy lên trên khi đến bờ trên của sụn giáp (ngang mức đốt sống C4 ) chia thành hai nhánh tận cùng: động mạch cảnh trong và động nạch cảnh ngoài. 2. Liên quan ở cổ 2.1. Liên quan giữa động mạch với các thành phần kháctrong bao cảnh Ở cổ động mạch chung nằm trong bao cảnh cùng với tĩnh mạch cảnh trong và dây thần kinh lang thang, các thành phần đó có vị trí trong bao cảnh như sau: - Động mạch cảnh chung nằm phía trong. - Tĩnh mạch cảnh trong nằmphía ngoài. - Dây thần kinh lang thang nằm phía sau, ở góc nhị diện tạo bởi động mạch cảnh chung và tĩnh mạch cảnh trong. 2.2. Liên quan với các phần ngoài bao cảnh 2.2.1. Liên quan phía trước ngoài: - Cơ ức đòn chũm - Cơ vai móng. 2.2.1. Liên quan phía trước trong - Thực quản, khí quản. - Hầu, thanh quản. - Tuyến giáp, động mạch giáp dưới. - Thần kinh thanh quản trên và thần kinh thanh quản quặt ngược. 2.2.3. Liên quan phía sau - Thân giao cảmcổ. - Cơ bậc thang trước. - Mỏmngang các đốt sống cổ. Câu 10. Bạch huyết đầu mặt cổ (45phút) 1. Bạch huyết da đầu và mặt Bạch huyết vùng này được dẫn lưu về các nhómnốt bạch huyết sau đây: 1.1. Bạch huyết của vùng trước mặt phía dưới ổ mắt Bạch huyết da vùng trước mặt dưới ổ mắt được các mạch bạch huyết dẫn về các nốt sau: nốt dưới hàm: nằmở tamgiácdưới hàm; nốt dưới cằm: nằmở tamgiácdưới cằm 1.2. Bạch huyết của vùng trán và vùng ngoài của mặt Bạch huyết của hai vùng trên đổ về nhómnốt mang tai, nằmở mặt nông hay vùi sâu bên trong tuyến nước bọt mang tai, từ đây bạch huyết được dẫn lưu về cácnốt bạch huyết cổ nông hay cổ sâu. 1.3. Bạch huyết của da vùng đỉnh Bạch huyết da vùng đỉnh đổ về nhómnốt tai sau, nằmngay trên mỏmchũm, rờ rất rõ dưới da, đặc biệt ở trẻ em. Từ đó bạch huyết được dẫn lưu về các nốt bạch huyết cổ nông hay cổ sâu. 1.4. Bạch huyết của da vùng chẩm Bạch huyết da vùng chẩm đổ về các nốt chẩm, nằmở vùng gáy, cuối cùng cũng được dẫn lưu về các nốt cổ nông hay cổ sâu. 2. Bạch huyết của vùng cổ Bạch huyết của vùng cổ được dẫn lưu về hai chuỗi bạch huyết ở vùng cổ đó là: 2.1. Chuỗi nốt bạch huyết cổ nông Chuỗi bạch huyết cổ nông nằm dọc theo tĩnh mạch cảnh ngoài, từ các nốt này bạch huyết được dẫn về các nốt bạch huyết cổ sâu. 2.2. Chuỗi nốt bạch huyết cổ sâu Chuỗi bạch huyết cổ sâu nằm ở tổ chức liên kết của bao cảnh, dọc theo tĩnh mạch cảnh trong và được chiathành hai nhóm: - Nhóm nốt cổ sâu trên: ở nhóm này có nốt lớn là nốt cảnh - hai thân nằmở chỗ gặp nhau của cơ hai thân và tĩnh mạch cảnh trong. - Nhómnốt cổ sâu dưới: ở nhóm này có một nốt lớn là nốt cảnh - vai móng, nằm ở chỗ gặp nhau của cơ vai móng và tĩnh mạch cảnh trong. Tóm lại, ngoại trừ hệ thần kinh trung ương và cơ quan thị giác không có bạch huyết, phần còn lại của vùng đầu mặt cổ đều đổ trực tiếp hay gián tiếp về các nốt bạch huyết cổ sâu, sau đó thì bạch huyết bên phải đổ về tĩnh mạch tay đầu phải, ở chỗ gặp nhau của tĩnh mạch dưới đòn và tĩnh mạch cảnh trong phải. Bạch huyết bên trái đổ về ống ngực, sau đó ống ngực đổ về hệ tĩnh mạch, ở chỗ gặp nhau của tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch dưới đòn phải. Câu 11. Ổ miệng: giới hạn, các phần của ổ miệng, khẩu cái(45 phút) Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá, chứa lợi, răng, lưỡi và có các lỗ đổ của các ống tuyến nước bọt, giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt. 1. Giới hạn Ổ miệng được giới hạn: - Trên: phía trước là khẩu cái cứng, phíasau là khẩu cái mềm. - Dưới là sàn miệng (có xương hàmdưới và vùng dưới lưỡi). - Hai bên là má và môi. - Trước thông với bên ngoài qua khe miệng. - Sau thông với hầu qua eo họng. 2. Các phần của ổ miệng Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là tiền đình miệng và phần lớn ở phíatrong sau là ổ miệng chính. 1.1. Tiền đình miệng Tiền đình miệng là một khoang hẹp, hình móng ngựa, có giới hạn ngoài là má và môi, giới hạn trong là cung răng lợi, thông ra bên ngoài qua khe miệng.khi ngậm miệng, tiền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng chính qua một lỗ ở giữa răng cối cuối cùng và ngành hàm mỗi bên. 1.2. Ổ miệng chính Là phần phía trong cung răng lợi, thông với hầu qua eo họng. Giới hạn trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Giới hạn dưới là sàn miệng, có lưỡi nằmtrên đó. 2. Khẩu cái cứng Khẩu cái cứng hay vòm khẩu cái là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng, có cấu tạo: - Phần xương: do mõm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên. Hai nữa phải và trái dính nhau ở đường giữa. Nếu không dính sẽ bị tật hở vòm khẩu cái (còn gọi là hở hàm ếch) và thường kèmsức môi và hở cung răng. - Lớp dưới niêmmạc: chứa nhiều tuyến khẩu cái ởsau. - Lớp niêm mạc: dính chặt vào phần xương và liên tục với các vùng lân cận. Ở giữa có đường giữakhẩu cái, phía trước có các nếp khẩu ngang. 3. Khẩu cái mềm Còn gọi là màng khẩu cái: - Có hai mặt: Mặt trước nhìn về ổ miệng, mặt sau nhìn về hầu. - Có bờ trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu. Bờ sau tự do, ở giữa có lưỡi gà nhô ra dài khoảng 1- 1,5cm. Khẩu cái mềm đóng eo hầu khi nuốt và góp phần vào việc phát âm, nó được cấu tạo bởi niêmmạc, cân và 5 cơ. + Cơ lưỡi gà: là cơ đơn đi từ khẩu cái cứng đến lưỡi gà. + Cơ nâng màn khẩu cái và cơ căng màng khẩu cái: từ mặt ngoài nền sọ xuống khẩu cái mềm. + Cơ khẩu cái lưỡi: đi từ khẩu cái mềm xuống lưỡi, đội niêm mạc lên thành nếp khẩu cái lưỡi hay cung khẩu cái lưỡi. Phía sau cung khẩu cái lưỡi có cung khẩu cái hầu do cơ khẩu cái hầu đi từ khẩu cái mềm xuống thành bên của hầu. Giữa hai cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là một hố lõm gọi là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân khẩu cái.
  • 4. Câu 12. Các lớp vỏ của nhãn cầu (45 phút) 1. Lớp xơ Lơp xơ là lớp bảo vệ nhãn cầu gồmhai phần là củng mạc và giácmạc. 1.1. Củng mạc Là màng chắc cứng, tạo nên hình thể của nhãn cầu, chiếm 5/6 sau, phần trước thấy được qua kết mạc là phần tròng trắng của mắt. Củng mạc là nơi bámcác cơ nhãn cầu, có lỗ để mạch máu và thần kinh đi qua, trong đó lỗ cho thần kinh thị giác đi qua có cấu tạo như một mảnh sàng. Phía trước tiếp tục với giác mạc, có kết mạc che phủ. Mặt trong nhìn về phía trục của nhãn cầu, có màu nâu do có nhiều tếbào sắc tố, gọi là sắctố củng mạc. 1.2. Giác mạc Trong suốt, chiếm1/6 trước nhãn cầu có đường kính 12mm. Mặt trước lồi, mặt sau lõm. Phần trung tâmgọi là đỉnh giác mạc dày 0,5mm, còn phần ngoại biên dày 1mm. Nối với củng mạc ở rảnh củng mạc. Trong rảnh có xoang tĩnh mạch củng mạc. 1.3 Mạch máu Động mạch đến củng mạc từ động mạch mi ngắn và động mạch mi trước. Còn giác mạc là vùng vô mạch, sống nhờsự thẩmthấu. 2. Lớp mạch Lớp mạch lót gần như toàn bộ mặt trong của củng mạc, đến phần trước (gần chỗ nối củng - giác mạc) thì tách ra, chạy vào trục nhãn cầu theo một mặt phẳng vuông góc với trục. Từ sau ra trước, có 3 phần: màng mạch, thể mi và mống mắt. 2.1 Màng mạch Màng mạch là một màng mỏng, che phủ phần lớn mặt trong củng mạc. Có hai mặt: mặt ngoài màu nâu, mặt trong màu đen. Có một lỗ phía sau cho thần kinh thị giác đi qua. Chức năng chính là nuôi dưỡng và tạo buồng tối cho nhãn cầu. 2.2. Thể mi Thể mi là phần dày lên của màng mạch, nối liền màng mạch với mống mắt, được phủ bởi một tầng sắc tố thểmi. Cắt đứng dọc qua nhãn cầu, thể mi có hình tam giác mà đỉnh ở phía sau, đáy hướng vềtrục của nhãn cầu. Thể mi được cấu tạo gồm cơ thể mi và mõmmi, có nhiệmvụ điều tiết thấu kính: Cơ thể mi: gồm các sợi cơ kinh tuyến (chiếm đa số) và các sợi cơvòng. - Mõm mi: có khoảng 70 gờ nổi lên, sắp xếp theo vòng tròn phía sau mống mắt. 2.3. Mống mắt Mống mắt còn gọi là tròng đen. Là phần trước của lớp mạch, có hình vành khăn, nằm theo mặt phẳng trán, ở trước thấu kính, chứa nhiều sắc tố, thay đổi theo nòi giống. Đường kính khoảng 12mm, dày 0.5mm. Có hai mặt và hai bờ: - Bờ trung tâmgọi là bờ con ngươi.. - Bờ ngoại biên gọi là bờ thểmi. - Mặt trước có vòng mống mắt nhỏ và vòng mống mắt lớn. - Mặt sau có nhiều nếp mống mắt. Mống mắt chứa cơ thắt đồng tử và cơ giản đồng tử để giúp sự điều tiết của mắt. 3. Lớp trong hay lớp võng mạc Lớp võng mạc nằm ở trong cùng, là lớp thần kinh của nhãn cầu, lót toàn bộ mặt trong của lớp mạch. Có 3 phần: - Võng mạc thị giác: là phần rộng lớn phíasau. Đến gần mỏm mi thì mỏng hơn gọi là miệng thắt của võng mạc. - Võng mạc thể mi: lót mặt trong thể mi, bắt đầu từ miệng thắt võng mạc. - Võng mạc mống mắt: ở mặt sau mống mắt đến bờ con ngươi. Trên võng mạc thị giáccó hai vùng đặc biệt: - Vết võng mạc hay còn gọi là điểm vàng là một vùng nằmngay cạnh cực sau của nhãn cầu. Trong vết có lõm trung tâm, là một vùng vô mạch và để nhìn được các vật chi tiết và rõ nhất. Đường nối liền vật nhìn và lõmtrung tâm gọi là trục thị giác của nhãn cầu. Đĩa thần kinh thị hay điểm mù: là vùng tươngứng nơi đi vào của thần kinh thị. Ở đây không có cơ quan cảm thụ ánh sáng. Đĩa thần kinh thị nằm ở phía trong và dưới so với lõm trung tâm và cực sau của nhãn cầu. Ở giữa đĩa thị có hố đĩa là nơi có mạch trung tâm võng mạc đi vào. Mạch máu cho võng mạc là động mạch trung tâmvõng mạc: Nhánh củađộng mạch mắt, đi theo thần kinh thị giác vào nhãn cầu ở hố đĩa, phân chia hai nhánh lên vàxuống, rồi chia nhỏ nhiều lần cho võng mạc. Tĩnh mạch đi theo động mạch và tập trung thành tĩnh mạch trung tâmvõng mạc Câu 13. Các môi trường trong suốt của nhãn cầu (30 phút) Từ sau ra trước có: thể thuỷ tinh, thấu kính và thuỷ dịch. 1. Thể thuỷ tinh Thể thuỷ tinh là một khối chất keo gồm một lớp vỏ là bao khối thủy tinh bên trong chất thể thủy tinh, trong suốt, chứa đầy 4/5 sau thể tích nhãn cầu, dính với miệng thắt võng mạc. Trục của thể thuỷ tinh có một ống, gọi là ống thuỷ tinh, đi từ đĩa thần kinh thị đến thấu kính, có đường kính 1mm, tương đương với vị trí của động mạch đến cung cấp máu cho thấu kính lúc phôi thai. 2. Thấu kính Thấu kính là một đĩa hình thấu kính hai mặt lồi trong suốt, đàn hồi nằm ở giữa mống mắt và thể thuỷ tinh. Tuổi càng cao thì độ trong suốt và độ đàn hồi càng giảm. Mặt sau thấu kính lồi hơn mặt trước. Nơi hai mặt gặp nhau gọi là xích đạo của thấu kính. Điểm trung tâm của mặt trước và mặt sau gọi là cực trướcvà cực sau.Đường nối liền hai cực gọi là trục thấu kính. Thấu kính được cấu tạo ở ngoài bởi một bao mềm, đàn hồi, trong chứa các chất thấu kính. Phần ngoại biên của chất thấu kính thì mềmgọi là võ, còn trung tâm thì rắn hơn gọi là nhân thấu kính. Thấu kính được treo vào thể mi và võng mạc nhờ dây treo thấu kính, còn gọi là vòng mi. 3. Thuỷ dịch Thuỷ dịch là chất dịch không màu, trong suốt, chứa trong khoảng giữa giác mạc và thấu kính. Mống mắt chia khoảng này thành 2 phần: tiền phòng ở trước mống mắt và hậu phòng ở giữa mống mắt, thể mi và thấu kính. Thành phần của thuỷ dịch gần giống huyết tương nhưng không có protein. Thuỷ dịch được tiết ra từ mỏm mi, đổ vào hậu phòng, qua con ngươi sang tiền phòng rồi chảy đến góc mống mắt - giác mạc để đượchấp thụ vào xoang tĩnh mạch củng mạc, đổ về các tĩnh mạch mi. Nếu bị tắt nghẽn lưu thông này, thì gây thêm bệnh tăng nhãn áp. Câu 14. Các cơ của nhãn cầu (30 phút) Có 6 cơ cho nhãn cầu (4 cơ thẳng và 2 cơ chéo) và một cơ cho mi mắt. 1. Cơ nâng mi trên Có nguyên uỷ ở cánh xương bướm, trên lỗ thị giác, đi ra trước, đến bámvào sụn mi trên và da mi mắt trên. Có tác dụng nâng mi trên. 2. Các cơ thẳng Gồmcác cơthẳng trên, thẳng dưới,thẳng ngoài và thẳng trong. Các cơ có nguyên uỷ từ một vòng gân chung ở đỉnh ổ mắt (quanh lỗ thị và phần trong khe ổ mắt trên). Đi từ sau ra trước, tương ứng với các thành ổ mắt. Bám tận ở củng mạc, cách bờ giác mạc khoảng 7-9mm. 3. Các cơ chéo Có cơ chéo trên và cơ chéo dưới: - Cơ chéo trên: đi từ xương bướm (phía trên trong lỗ thị) theo góc trên trong của ổ mắt, ở phía trên cơ thẳng trên, đến ròng rọc (ở góc trên trong nền ổ mắt) rồi quặt ra ngoài, ra sau và xuống dưới để bám vào phần sau ngoài của củng mạc. - Cơ chéo dưới: có nguyên uỷ ở thành dưới ổ mắt (phần xương hàm trên ở phía ngoài ống lệ mũi). Cơ đi ra ngoài, ra sau và nằm dưới cơ thẳng dưới, chạy lên bám vào phần sau ngoài củng mạc, đối diện chỗ bámcủa cơ chéo trên. 4. Thần kinh điều khiển - Thần kinh ròng rọc (thần kinh IV): cơ chéo trên. - Thần kinh vận nhãn ngoài (thần kinh VI ): cơ thẳng ngoài. - Thần kinh vận nhãn chung (thần kinh III ): các cơ còn lại. 5. Động tác của các cơ nhãn cầu Các cơ thẳng và các cơ chéo có thể hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp nhau để đưa giác mạc vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới hoặc xoay vòng.
  • 5. Câu 15. Hòm nhĩ (45 phút) Hòmnhĩ là phần chủ yếu của tai giữa. 1. Vị trí Hòm nhĩ là một khoảng trống chứa không khí nằmtrong phần đá xương thái dương, giữa ống tai ngoài và tai trong, chứa chuỗi xương con của tai. Gồm hai phần: phần nằm ngang với màng nhĩ là hòmnhĩ thật sự và phần trên màng nhĩ là ngách thượng nhĩ. Phía sau thông với các xoang chũm, phía trước thông với mũi hầu qua vòi tai nên không khí bên ngoài lưu thông được với tai giữa. Các thành cũng như các cơ quan đi qua hòm nhĩ được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc của hầu. Hòm nhĩ có hình dáng như một thấu kính lõm hai mặt, trên rộng dưới hẹp, nằm theo mặt phẳng đứng dọc nhưng hơi nghiêng để thành ngoài nhìn ra ngoài xuống dưới và ratrước. 2. Các thành của hòm nhĩ Hòmnhĩ có 6 thành: 2.1. Thành trần Ở phía trên, là một mảnh xương mỏng của xương đá, ngăn giữa hòmnhĩ vàhố sọ giữa. 2.2. Thành tĩnh mạch cảnh Ở phía dưới, hẹp và liên quan với tĩnh mạch cảnh trong. 2.3. Thành mê đạo Hay thành trong, liên quan trực tiếp đến mê đạo của tai trong thành này có: -Ụ nhô: là một lồi tròn ở giữa thành, do phần nền của ốc tai tạo thành. Trên mặt ụ nhô có đám rối nhĩ tạo nên từ TK nhĩ (nhánh của TK IX ). -Cửa sổ ốc tai: hình tròn, còn gọi là cửasổ tròn, ở dưới và sau ụ nhô, được màng nhĩ phụ đậy kín. - Cửa sổ tiền đình: hình bầu dục, còn gọi là cửa sổ bầu dục, nằmở sau trên ụ nhô, được đậy bởi nền xương bàn đạp. - Lồi ống thần kinh mặt: chứa TK mặt, nằm trên cửa sổ tiền đình và cong chéo từ thành trong đến thành sau. -Lồi ống bán khuyên ngoài: ởtrên lồi thần kinh mặt. Do ống bán khuyên ngoài của tai trong đẩy lồi lên. -Mõm hình ốc: ở trước cửa sổ tiền đình chứa cơ căng màng nhĩ. 2.4. Thành chủm Hay thành sau, rộng ở trên, hẹp ở dưới có: - Ống thông hang: nối thông hòmnhĩ với hang chũm. - Lồi ống thần kinh mặt: tiếp tục từ thành trong. - Gò tháp: ở dưới ống thông hang, có gân cơ bàn đạp. - Lỗ nhĩ ống thừng nhĩ: ở ngoài gò tháp, có thừng nhĩ đi qua. 2.5. Thành ĐM cảnh Hay thành trướccó: - Lỗ nhĩ vòi tai: gần nhưđối diện với ống thông hang. - Trên lỗ nhĩ vòi tai là ống chứa cơ căng màng nhĩ. Dưới lỗ là một vách xương mỏng ngăn cách hòmnhĩ với động mạch cảnh trong. 2.6 Thành màng Hay thành ngoài. Hòm nhĩ được giới hạn phía ngoài bởi màng nhĩ. Câu 16. Mê đạo màng (30 phút) Mê đạo màng là hệ thống các ống và các túi chứa nội dịch, gồm có: ống ốc tai, soan nang, cầu nang, các ống bán khuyên, ống nội dịch, ống soan cầu , ống nối. 1.Các ống bán khuyên Có 3 ống bán khuyên: - Ống bán khuyên trước: nằm trong mặt phẳng thẳng đứng hợp với mạt phẳng đứng một góc 45o , hướng ra trước, ra ngoài. - Ống bán khuyên sau: nằmtrong mặt phẳng đứng, hợp với mặt phẳng đứng dọc một góc 45o và vuông góc với ống bán khuyên trước. - Ống bán khuyên ngoài: ngắn nhất, nằmgần nhưtrong mặt phẳng ngang. Mỗi ống bán khuyên có hai trụ: - Trụ màng bóng: tận cùng bằng bóng màng rồi đổ vào soan nang. Trong bóng màng có mào bóng là nơi bắt đầu của dây thần kinh tiền đình. - Trụ màng đơn: đổ vào soan nang. Trụ màng đơn của ống bán khuyên trước và sau hợp lại thành trụ màng chung trước khi đổ vào soan nang. 2. Soan nang và cầunang - Soan nang nhận 5 lỗ của ống bán khuyên và nối với cầu nang bởi ống soan cầu. Cầu nang lại nối với ống ốc tai bằng ống nối. - Trong soan nang và cầu nang có vết soan nang và vết cầu nang, là nơi bắt đầu của dây thần kinh tiền đình. - Từ ống soan cầu có ống nội dịch, đi trong ống tiền đình và tận cùng bằng túi nội dịch nằm dưới màng cứng ở mặt sau phần đá xương thái dương. 3. Ống ốc tai Ống ốc tai dài khoảng 32mm, xoắn 2 vòng rưởi như con ốc, nằmtrong ốc tai của mê đạo xương, phíatrước trong so với ống bán khuyên. Cắt ngang ống hình tamgiác có 3 thành: - Thành dưới: là mảnh nền, đi từ bờ tự do của màng xoắn đến thành ngoài ống ốc tai. Thượng bì của mảnh nền dày tạo ra thành cơ quan xoắn, là nơi khởi đầu của thần kinh ốc tai. - Thành ngoài: sát với thành ốc tai. Tại đây nội mạc xương dày lên tạo thành đây chằng xoắn ốc. - Thành trên: đi từ bờtự do mảnh xoắn ốc tai đến dây chằng xoắn còn được gọi là thành tiền đình. 4. Nội dịch - Mê đạo màng chứa đầy dịch lỏng gọi là nội dịch. - Thành phần như dịch nội bào, nhưng nhiều kali và ít protein hơn. - Có lẽ tiết ra từ dây chằng xoắn. Câu 17. Hình thể ngoài thân não (30 phút) Thân não gồm có hành não, cầu não và trung não 1. Hình thể ngoài hành não Mặt trước  Tháp hành chứa bó vỏ gai  Bắt chéo tháp: do các sợi vỏ gai bắt chéo  Trám hành do các nhân trám bên trong tạo thành  Rãnh bên trước có rễ DTK hạ thiệt đi ra.  Rãnh bên sau có rễ các DTK thiệt hầu, lang thang và phụ đi ra.  Hành não Mặt sau  Nửa dưới  Củ nhân thon  Cú nhân chêm  Nửa trên  Hai cuống tiểu não dưới  Chốt não  Phần dưới sàn não thất IV 2. Hình thể ngoài cầu não Mặt trước  Rãnh nền  DTK số V  Rãnh cầu cuống có các DTK VI, VII, VIII đi ra Mặt sau  Hai cuống tiểu não giữa  Phần trên sàn não thất IV 3. Hình thể ngoài trung não Mặt trước (cuống đại não) Ngăn cách cầu não bằng rãnh cầu cuống  Trụ đại não  Hố gian cuống có  Chất thủng sau  DTK số III Mặt sau (mái trung não)  Lồi não trên  Lồi não dưới  DTK số IV
  • 6. Câu 18. Mặt trên ngoài của đoan não (30 phút) Đoan não phát sinh từ não trước, đây là phần não phát triển nhất vùi lấp phần gian não vào bên trong nó. Đoan não gồm hai bán cầu đại não. Khe não dọc phân đôi chính giữa đoan não ra làmhai bán cầu đại não phải và trái, ở trước và ở sau sự phân đôi này là hoàn toàn, nhưng ở phần giữakhe chỉ tiến đến thể chai (nối kết hai bán cầu với nhau). Khe não ngang ngăn cách hai bán cầu đại não với đồi thị, trung não và tiểu não. Trên bề mặt của mỗi bán cầu có nhiều khe và rãnh chia não làm nhiều thuỳ, mỗi thuỳ lại được chia thành nhiều hồi. Mỗi bán cầu có ba bờ: trên, dưới, trong và ba mặt: mặt trên ngoài, mặt trong và mặt dưới. Mặt trên ngoài Mặt trên ngoài lồi, áp sát vào vòmsọ, có các rãnh sau: Rãnh trung tâm: đi từ 1/3 giữa bờ trên bán cầu, chạy chếch xuống dưới và ra trước. Rãnh bên: đi từ bờ dưới bán cầu, nơi nối giữa 1/4 trước và 3/4 sau, chạy chếch lên trên và rasau. Rãnh đỉnh chẩm: ở 1/3 sau bờ trên bán cầu. Các rãnh trên chia mặt trên ngoài của bán cầu thành thuỳ trán, thuỳ thái dương, thuỳ đỉnh, thuỷ chẩm. Ngoài ra, rãnh bên sâu như một thung lũng vùi lấp một thuỳ não gọi là thuỳ đảo. Thuỳ trán: nằm trước rãnh trung tâm và trên rãnh bên, có đầu trước gọi là cực trán. Rãnh trước trung tâm, rãnh trán trên và rãnh trán dưới chia thuỳ ra làm các hồi: hồi trước trung tâm, hồi trán trên, hồi trán giữa và hồi trán dưới. Thuỳ thái dương: Nằm dưới rãnh bên, có đầu trước gọi là cực thái dương. Rãnh thái dương trên và dưới chia thuỳ ra làm ba hồi: thái dương trên, thái dương giữa và thái dương dưới. Ngoài ra, ở mặt trên của thuỳ (sâu trong rãnh bên) có các rãnh thái dương ngang giới hạn nên các hồi thái dương ngang. Thuỳ chẩm: Có đầu sau gọi là cực chẩm. Ở bờ dưới phía trước cực chẩm khoảng 4 cm có một chỗ khuyết được gọi là khuyết trước chẩm. Giới hạn trước của thuỳ là một đường vẽ từ rãnh đỉnh chẩm đến khuyết trước chẩm. Rãnh chẩm ngang chia thuỳ thành các hồi chẩmtrên và dưới. Thuỳ đỉnh: nằm sau rãnh trung tâm, ôm lấy đầu sau của rãnh bên và rãnh thái dương trên. Rãnh sau trung tâm và rãnh gian đỉnh chia thuỳ thành hồi sau trung tâm, tiểu thuỳ đỉnh trên vàtiểu thuỳ đỉnh dưới. Ngoài ra, ở dưới tiểu thuỳ đỉnh dưới có hồi trên viềmôm lấy đầu sau rãnh bên và hồi góc vòng quanh đầu sau rãnh thái dương trên. Thuỳ đảo: bị lấp trong thung lủng của rãnh bên. Rãnh vòng đảo ngăn cách thuỳ đảo với các thuỳ xung quanh. Thuỳ đảo có hình tam giác với đỉnh ở dưới, có rãnh trung tâm đảo chạy từ đỉnh chếch lên trên và ra sau chia thuỳ thành các hồi đảo ngắn ở trước và một hồi đảo dài ở sau. Câu 19. Hình thể trong thanh quản (30 phút) Ổ thanh quản tương đối hẹp và không tương xứng với hình thểngoài, bị cácnếp tiền đình và nếp thanh âmchia ra làm3 phần: 1. Tiền đình thanhquản Tiền đình thanh quản là phần trên hai nếp tiền đình, có hình phễu: - Trên thông với hầu, tạo nên cửa vào thanh quản. - Dưới là khe tiền đình ở giữa hai nếp tiền đình. - Trước là sụn nắp, sụn giáp. Sau là cơ phễu ngang. - Hai bên là màng tứ giác, các sụn chêm, sụn sừng và mặt trong sụn phễu. 2. Thanh thất Là khoảng giữa hai nếp tiền đình ở trên và hai nếp thanh âmở dưới. - Hơi phình ra, có hai ngách bên là túi thanh quản, chứa nhiều tuyến nhầy. - Hai dây chằng thanh âmtạo nên hai nếp thanh âm, giới hạn ở giữa là khe thanh môn có hai phần: + Phần gian màng: nằmgiữa hai nếp thanh âm, ở phía trước. + Phần gian sụn: nằmgiữa hai sụn phễu, ởphía sau. - Nếp thanh âm có bờ mỏng, nằm gần đường giữa hơn nếp tiền đình. Chỉ có nếp thanh âm mới thamgia vào sự phát âm. 3. Ổ dưới thanh môn Ở phía dưới khe thanh môn: - Có dạng hình nón, do nón đàn hồi và sụn nhẫn tạo nên. - Tổ chức dưới niêmmạc lỏng lẻo, nên phù thanh quản dể xuất hiện ở đâ + Phần vận động: nhân hoài nghi và nhân nước bọt dưới ở hành não. + Phần cảm giác: hạch trên và dưới của dây thần kinh IX. - Nguyên uỷ hư: rãnh bên sau hành não. + Vận động các cơ ởhầu. + Cảm giác bản thể và vị giác: 1/3 sau lưỡi. 3.4. Thần kinh lang thang (TK X) - Nguyên uỷ thật: Vận động: nhân hoài nghi và nhân lưng thần kinh lang thang ở hành não. - Cảm giác: hạch trên và hạch dưới thần kinh X. - Nguyên uỷ hư: rãnh bên sau hành não. 3.4.4. Chức năng: - Vận động các cơở hầu, thanh quản. - Ðối giao cảm: phân phối đến hầu hết các tạng trong ngực và bụng. - Cảm giác: hầu... Câu 20. Nguyên ủy thật, nguyên ủy hư và chức năng của 12 DTK sọ (45 phút). Dây thần kinh sọ gồm12 đôi dây có nguyên uỷ hư ở não bộ, gồmcó ba loại: - Các dây thần kinh cảm giác (giác quan): dây thần kinh sọ số I, II, VIII. - Các dây thần kinh vận động: dây thần kinh sọ số III, IV, VI, XI, XII. - Các dây thần kinh hỗn hợp: dây thần kinh sọ số V, VII, IX, X. 1. Các DTK giác quan 1.1. Dây thần kinh khứu giác (I) Có chức năng khứu giác. - Nguyên uỷ thật: các tế bào khứu nằmở vùng khứu lớp niêmmạc mũi. - Nguyên uỷ hư: hành khứu. - Ðường đi: từ niêm mạc mũi qua các lỗ sàng để đến hành khứu. 1.2. Thần kinh thị giác(II) Chức năng dẫn truyền cảmgiác thị giác. - Nguyên uỷ thật: tầng hạch thần kinh thị giác nằmở võng mạc mắt. - Nguyên uỷ hư: thể gối ngoài và lồi não trên. 1.3. Thần kinh tiền đình - ốc tai (VIII) Gồm 2 phần: phần tiền đình (có chức năng thăng bằng) và phần ốc tai (để nghe), là hai phần hoàn toàn khác nhau về giải phẫu và sinh lý. - Nguyên uỷ thật: phần tiền đình là các tế bào của hạch tiền đình ở tai trong. Phần ốc tai là các tế bào của hạch xoắn ốc ở tai trong. -. Nguyên uỷ hư: là rãnh hành cầu. 2. Các DTK vận động 2.1. Thần kinh vận nhãn (TKIII) - Nguyên uỷ thật: các nhân TK vận nhãn nằm ở trung não, ngang mức lồi não trên. - Nguyên uỷ hư: rãnh trong cuống đại não (trung não). - Vận động các cơ nâng mi trên, chéo dưới, thẳng trên, thẳng trong, thẳng dưới. Phần đối giao cảmcó nhiệmvụ co thắt đồng tử. 2.2. Thần kinh ròng rọc (IV) - Nguyên uỷ thật: nhân TK ròng rọc ở trung não, ngang mức lồi não dưới. - Nguyên uỷ hư: mặt sau trung não. - Vận động cơchéo trên. 2.3. Thần kinh vận nhãn ngoài (VI) - Nguyên uỷ thật: nhân thần kinh vận nhãn ngoài nằmở cầu não. - Nguyên uỷ hư: rãnh hành cầu. - Vận động cơthẳng ngoài. 2.4. Thần kinh phụ (XI): - Nguyên uỷ thật: nhân hoài nghi ở hành não và sừng trước C1- C5. - Nguyên uỷ hư: từhai nơi: + Rãnh bên sau của hành não. + Cột bên tuỷ cổ. - Vận động cơthang, cơ ức đòn chũm. 2.5. Thần kinh hạ thiệt (XII) - Nguyên uỷ thật: nhân vận động thần kinh hạ thiệt ở hành não. - Nguyên uỷ hư: rãnh bên trước hành não. - Ðường đi: từ trong sọ chui qua ống hạ thiệt để ra ngoài sọ, - Vận động các cơlưỡi. 3. Các DTK hỗn hợp 3.1. Thần kinh sinh ba (V) Thần kinh sinh ba gồmhai rễ: rễ cảmgiác lớn và rễ vận động nhỏ. Rễ cảmgiác phình ra phía trước thành hạch sinh ba. - Nguyên uỷ thật: + Rễ vận động: nhân vận động thần kinh sinh ba ở cầu não. + Rễ cảm giác: hạch sinh ba. - Nguyên uỷ hư: mặt trước bên của cầu não. - Chức năng * Các nhánh cảmgiác: chi phối cảmgiác da vùng thái dương, má, môi dưới, cằm, niêmmạc miệng, răng hàmdưới và 2/3 trước lưỡi.
  • 7. * Các nhánh vận động: chi phối các cơnhai. 3.2. Thần kinh mặt (VII) Vận động các cơở mặt, bài tiết tuyến lệ và tuyến nước bọt, cảmgiác vị giác 2/3 trước lưỡi. - Nguyên uỷ thật: nhân vận động dây thần kinh VII và nhân nước bọt trên. Hạch gối. - Nguyên uỷ hư: rãnh hành cầu. 3.3. Thần kinh thiệt hầu (TK IX) - Nguyên uỷ thật: Câu 21. Dây thần kinh số III (30 phút) 1. Nguyên ủy thật. Là nhân chính vận động và nhân phụ thuộc hệ tự chủ. Các nhân này nằmngay trước chất xám trung tâmcủa trung não ngang mức lồi não trên 2. Nguyên ủy hư Rãnh trong cuống đại não 3.Đường đi và phân nhánh. Từ các nhân thần kinh vận nhãn, các sợi của DTK số III thoát ra khỏi thân não Ở rãnh trong cuống đại não, chạy ra trước chui vào thành ngoài của xoang tĩnh mạch hang đến kheổ mắt trên (Tại đây dây thần kinh chia ra hai nhánh tận chui quavòng gân chung vào Ổ mất. -Nhánh trên đi trên thần kinh thị giác đến vận động hai cơ thẳng trên, và cơ nâng mi trên. - Nhánh dưới lớn hơn, đi dưới thần kinh thị giác đến vận động ba cơ thẳng dưới, thẳng trong và chéo dưới. Các sợi thuộc hệ thần kinh tự động đến dừng chân tại hạch mi, sợi sau hạch đi đến cơ thắt đồng tử, khi kích thích làmđồng tử co Hạch mi. một hạch tận cùng thuộc phần đối giao cảm, nằmở phần sau ổ mắt, trên đường đi của dây thần kinh vận nhãn. Câu 22. Dây thần kinh sinh ba (30 phút) Dây thần kinh số V gồmcó: - Phần cảm giác: nguyên ủy thật củaphần cảm giác là hạch sinh ba, nằm ở mặt trước phần đá xương thái dương. Từ hạch sinh ba tập hợp sợi trục của hạch này tạo nên rễ cảm giác của dây thần kinh sinh ba đi qua mặt trước bên của cầu não để vào trong thân não, đến cột nhân cảm giác của dây thần kinh sinh ba kéo dài từ trung não đến phần trên của tủy gai. Từ cột nhân này có những đường dẫn truyền lên đồi thị vàtận cùng hồi sau trung tâm của thùy đỉnh (vùng vỏ não cảm giác cơ thể). Tập hợp đuôi gai của tế bào hạch sinh ba tạo nên ba nhánh: dây thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên và dây thần kinh hàm dưới để chi phối cảmgiác cho nửatrước vùng đầu mặt, màng não ... - Phần vận động: nguyên uỷ thật phần vận động là nhân vận động của dây thần kinh sinh ba nằmở cầu não, các sợi trục ra khỏi cầu não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba (góp phần tạo nên dây thần kinh hàmdưới). 1. Dây thần kinh mắt Dây thần kinh mắt là nhánh đầu tiên của dây thần kinh số V, từ hạch thần kinh sinh ba, chạy ra trước vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, qua khe ổ mắt trên để vào ổ mắt. Dây thần kinh mắt cho ra nhiều nhánh bên chi phối cảm giác cho xoang trán, xoang bướm, một phần xoang sàng, một phần màng cứng não, da của lưng mũi, da trán. 2. Dây thần kinh hàm trên Dây thần kinh hàm trên từ hạch sinh ba chạy qua lỗ tròn, đến hố chân bướm - khẩu cái cho ra các nhánh bên, nhánh tận của dây thần kinh hàm trên là nhánh dưới ổ mắt, qua khe ổ mắt dưới để vào ở mắt, chạy ở rãnh dưới ổ mắt và cuối cùng qua ống dưới ổ mắt ra da vùng mặt. Dây thần kinh hàm trên chi phối cảm giác của da vùng giữa của mặt, hố mũi, khẩu cái, lợi và răng hàm trên, xoang hàm, một phần xoang sàng và màng cứng. 3. Dây thần kinh hàm dưới Từ hạch sinh ba, dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ bầu dục đến hố dưới thái dương chia thành nhiều nhánh, trong đó có các nhánh lớn là nhánh lưỡi và nhánh thần kinh huyệt răng dưới, nhánh thần kinh huyệt răng dưới chạy qualỗ hàmdưới, sau đó chạy trong xương hàm dưới, qua lỗ cằmđể ra da vùng cằm. Dây thần kinh hàmdưới chi phối vận động cho các cơ nhai, cơ hàmmóng và bụng trước cơhai thân, cảm giác da vùng thái dương, má, môi, cằm, lợi và răng hàm dưới, một phần màng cứng và 2/3 trướccủa lưỡi. Câu 23. Dây thần kinh mặt (30 phút) Dây thần kinh mặt gồmcó các phần: - Vận động cơ vân. - Đối giao cảm - Cảm giác vị giác 1. Nguyên ủy thật - Phần vận động: nguyên uỷ thật của phần vận động là nhân của dây thần kinh mặt nằmở cầu não. Các sợi thần kinh chạy ra sau vòng lấy nhân dây thần kinh số VI, tạo nên lồi mặt của sàn não thất IV, sau đó chạy ra trước để đến nguyên ủy hư ởrãnh hành cầu. - Phần bài tiết: nguyên ủy thật của phần bài tiết là nhân nuớc bọt trên, các sợi thần kinh chạy cùng với các sợi vận động ở trong cầu não, để cuối cùng ra khỏi não ở rãnh hành cầu. - Phần cảmgiác: nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch gối, nằm ở gối dây thần kinh mặt. Đường hướng tâm của tế bào thần kinh của hạch gối đi qua rãnh hành cầu và tận cùng ở nhân bó đơn độc của cầu não, đường ly tâmtạo nên một phần củathừng nhĩ. 2. Đường đi và phân nhánh Từ rãnh hành cầu, dây thần kinh mặt chạy qua ống tai trong cùng với dây thần kinh tiền đình ốc tai. Từ đây cho ra nhiều nhánh: dây thần kinh đá lớn, thừng nhĩ... - Dây thần kinh đá lớn: là đường bài tiết nước mắt, tuyến nhày của mũi, miệng chạy trong ống thần kinh đá lớn để vào lại trong xoang sọ, sau đó ra khỏi xoang sọ qua lỗ rách, phối hợp với dây thần kinh đá sâu là nhánh của đámrối giao cảm cảnh trong, tạo thành dây thần kinh ống chân bướm, đi quaống chân bướmđể tận cùng ở hạch chân bướm - khẩu cái. Từ hạch chân bướm khẩu cái cho các sợi bài tiết đến các tuyến nhày củamiệng, mũi và tuyến lệ. -Thừng nhĩ: từ bên trong phần đá xương thái dương, tách khỏi dây thần kinh mặt, đi ra khỏi xương sọ bằng khe đá trai, phối hợp với nhánh lưỡi của dây thần kinh hàmdưới tạo thành dây thần kinh lưỡi. Thừng nhĩ cho các nhánh đến chi phối bài tiết cho các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, cảmgiác vị giác2/3 trước lưỡi. Sau khi cho ra thừng nhĩ, dây thần kinh mặt chạy ra khỏi xương đá bằng lỗ trâm - chũm, xuyên qua tuyến nước bọt mang tai và chia thành 5 nhánh tận: nhánh thái dương, nhánh gò má, nhánh má, nhánh bờ hàm dưới và nhánh cổ. Dây thần kinh mặt vận động cho các cơ mặt, cơ bámda cổ, bụng sau cơhai thân và cơ trâmmóng. Câu 24. Dây thần kinh thị giác (30 phút) Dây thần kinh số II là tập hợp sợi trục của các tế bào nằm ở tầng tế bào hạch của võng mạc, các sợi này hội tụ lại ở đĩa thị giác (điểm mù) gần cực sau của nhãn cầu. Từ đây đi qua vỏ nhãn cầu, dây thần kinh đi ra sau qua lớp mỡ sau nhãn cầu, sau đó qua ống thị giácđể vào hố sọ giữa, ở đây hai dây thần kinh phải và trái bắt chéo nhau tạo thành giao thị. Từ giao thị cho ra hai dãi thị vòng quanh cuống đại não để tận cùng ở thể gối ngoài và lồi não trên (trung khu thị giác dưới vỏ). Ỏ đây có các sợi liên hợp với nhân dây thần kinh sọ số III, và sừng trước tủy gai. Từ trung tâmthị giácdưới vỏ, đường dẫn truyền thị giác được tiếp tục bởi các tếbào thần kinh khác tạo nên tia thị chạy trong chất trắng của vỏ não để tận cùng ở thùy chẩm của đoan não (vùng trung khu thị giáccủa vỏ não). Dây thần kinh số II thật ra là sự phát triển dài ra của não nên cũng có ba lớp màng não bao dọc dây thần kinh, giới hạn một khoang dưới màng nhện chứa dịch não tủy bao xung quanh dây thần kinh thị giác (ở trung tâm dây thần kinh này có động mạch trung tâm võng mạc), do đó người ta có thể đánh giá tình trạng áp lực nội sọ bằng cách soi đáy mắt. Câu 25. Dây thần kinh tiền đình - ốc tai (30 phút) Dây thần kinh số VIII được cấu tạo bởi hai phần riêng biệt: - Phần ốc tai: thuộc cơ quan tiếp nhận âm thanh (nghe). - Phần tiền đình: thuộc cơ quan thăng bằng (giữ thăng bằng cho cơ thể) Cả hai phần trên đều có hạch thần kinh ngoại biên nằm ở tai trong: hạch tiền dình và hạch xoắn ốc tai. Đuôi gai của tế bào hạch xoắn ốc tai tận cùng ở vùng thụ cảmthính giác ống ốc tai. Đuôi gai của tế bào của hạch tiền đình tận cùng ở bộ máy tiền đình: soan nang, soan bóng và bóng các ống bán khuyên, Sợi hướng tâm của hạch xoắn ốc tai và hạch tiền đình tạo nên hai phần tiền đình và ốc tai của dây thần kinh tiền đình - ốc tai, chạy bên nhau ởtrong ống tai trong, vào xoang sọ hướng về rãnh hành cầu, để vào cầu não là nơi chứa các nhân của nó. Nhân phần tiền dình nằm ở sàn não thất thứtư; nhân phần ốc tai nằmở cầu não là nhân ốc bụng và ốc lưng. Đường dẫn truyền cảmgiác nghe tiếp bằng neuron thứ hai đến lồi não dưới và thể gối trong (là trung khu thính giác dưới vỏ), từ các nhân này, các sợi thần kinh dẫn truyền thính giác đi đến vùng trung khu thính giác của vỏ não, nằm ở vùng giữa của hồi thái dương trên. Ngoài ra từ lồi não dưới và thể gối trong còn có các sợi liên hợp đến các nhân của sừng trước tủy gai (để định hướng nghe).