SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 255
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
INTRODUCTION TO LINGUISTICS
NỘI DUNG MÔN HỌC
I. Những vần đề chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
II. Ngữ âm học
III. Ngữ pháp học
IV. Ngữ nghĩa học
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình: Dẫn luận Ngôn ngữ học
Tác giả: Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng
Tài liệu tham khảo:
1. Dẫn luận ngôn ngữ học –
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật –
Nguyễn Minh Thuyết
2. Dẫn luận Ngôn ngữ học – Đỗ Hữu Châu
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN NGỮ
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN NGỮ
I. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, được dùng
làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư
duy của con người.
1) Ngôn ngữ là gì?
Hàng ngày chúng ta sử dụng những từ:
ngôn ngữ của loài hoa, ngôn ngữ của loài vật, ngôn ngữ âm nhạc,
ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ điêu khắc, ngôn ngữ cơ thể, ngôn
ngữ lập trình, ngôn ngữ toán, v.v. phái sinh theo phép ẩn dụ
Từ “ngôn ngữ” trên dùng với nghĩa.
 biểu đạt, thể hiện điều gì đó.
2) Bản chất của ngôn ngữ
 Ngôn ngữ =
 Hiện tượng xã hội
 Bộ phận quan trọng của văn hóa
Ngôn ngữ = sản phẩm của một
cộng đồng cụ thể.
NN chỉ hình thành & phát triển
trong xã hội.
NN chỉ hình thành do tính quy
ước  không có tính di truyền.
Mỗi hệ thống NN đều mang đậm
dấu ấn văn hóa của cộng đồng
bản ngữ
 Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
 Ngôn ngữ = hệ thống
 Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một
đơn vị.
 Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ được sắp xếp theo
những quy tắc nhất định.
 Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại
của đơn vị ngôn ngữ kia.
Một thể thống nhất bao gồm
các yếu tố có quan hệ với nhau.
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
 Mỗi đơn vị ngôn ngữ = một ký hiệu/tín hiệu ngôn ngữ
 F. de Saussure gọi hình thức âm thanh là cái biểu đạt,
khái niệm là cái được biểu đạt.
Signe
Sự kết hợp giữa một hình thức âm thanh
và một khái niệm
Signifié
Signifiant
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
 Từ “xe” trong tiếng Việt là một ký hiệu NN. Âm / / là cái
biểu đạt = hình ảnh âm thanh, còn khái niệm “xe” là cái
được biểu đạt = khái niệm.
 Cái biểu đạt / / được tạo nên từ chất liệu âm thanh. 
chữ viết chỉ ghi lại cái biểu đạt của ký hiệu NN, chứ bản
thân nó không phải cái biểu đạt của ký hiệu NN.
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
 Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ: (6)
a. Tính võ đoán:
Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ
không có một mối quan hệ tự nhiên nào mà do người bản
ngữ quy ước.
Cùng một khái niệm , nhưng mỗi tiếng
dùng cái biểu đạt khác nhau
/ / / : / / /
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
 Tuy nhiên cũng có một số ký hiệu NN không có tính võ
đoán. Các từ mô phỏng âm thanh tự nhiên, chẳng hạn
tiếng vịt kêu:
couin-couin (Pháp)
quack-quack (Anh)
pack-pack (Đức)
cạp cạp (Việt)
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
b. Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt (signifiant)
Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian.
Vì vậy, các yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện
theo một trật tự tuyến tính, tạo ra một chuỗi âm thanh.
/ / / // // // // // /
/ : / / // :// /
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
c. Tính quy ước:
 Thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có cùng các
quy ước để có thể hiểu nhau.
 Các ký hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước
của các thành viên trong một cộng đồng NN.
 Muốn giao tiếp bằng cùng một NN, phải có cùng một số
quy ước.
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
d. Tính đa trị:
 Một vỏ ngữ âm có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa (từ đa
nghĩa).
 Một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm
khác nhau (từ đồng nghĩa).
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
d. Tính bất biến đồng đại:
 Vỏ âm thanh/ hay từ liên tưởng đến một khái niệm hay
một nghĩa cụ thể mang tính cộng đồng, một cá nhân
không quyết định thay đổi mối quan hệ này.
Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt
d. Khả năng biến đổi lịch đại:
 Các ký hiệu NN có thể biển đổi qua thời gian, qua sự
phát triển của NNH thể hiện qua sự biến đổi vỏ ngữ âm,
biến đổi khái niệm hay biến đổi trong quan hệ giữa vỏ
ngữ âm và khái niệm.
3) Chức năng của ngôn ngữ
a. NN = phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con
người.
 Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin.
 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ.
Chức năng của ngôn ngữ
 NN là phương tiện quan trọng nhất là vì:
• Ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp phổ biến nhất, cần
thiết cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc.
• NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và
chính xác tất cả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc
mà con người muốn thể hiện.
Chức năng của ngôn ngữ
 Chức năng giao tiếp của NN bao gồm:
• Chức năng truyền thông tin
• Chức năng yêu cầu
• Chức năng biểu cảm
• Chức năng xác lập mối quan hệ
Chức năng của ngôn ngữ
b. NN = phương tiện tư duy
 Ngôn ngữ và tư duy là một thống nhất, nhưng không
đồng nhất.
 Qua NN, con người thực hiện các hoạt động tư duy,
không có tư duy thì không có NN.
 Chức năng làm phương tiện giao tiếp và chức năng
phương tiện tư duy của NN không tách rời nhau.
II. Ngôn ngữ học:
1) Ngôn ngữ học là gì?
 Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.
 Nghiên cứu ngôn ngữ một cách khách quan dựa trên
những cứ liệu quan sát được và xử lí theo những
nguyên tắc, phương pháp được xây dựng trong
phạm vi một lí thuyết nhất định, qua đó nêu ra các
quy tắc cấu tạo, hoạt động và biến đổi của các đơn vị
ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học là gì?
 Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.
 Nghiên cứu ngôn ngữ như thế nào?
Các cứ liệu có thể
quan sát
Xử lý theo nguyên tắc, phương pháp
trong phạm vị một lý thuyết nhất định
Đưa ra các quy tắc cấu tạo, họat động
và biến đổi của các đơn vị NN
Ngôn ngữ học là gì?
 Ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm.
 Ngôn ngữ hoc là khoa học miêu tả chứ không phải là
một thứ điển chế.
Nhà Ngôn ngữ học là người miêu tả hệ thống đó chứ
không phải đề ra (điển chế) các quy tắc và buộc mọi người
phải tuân theo.
Ngôn ngữ học là gì?
 Để Ngôn ngữ học trở thành một khoa học bổ ích cho
con người, nhà nghiên cứu cần tôn trọng sự kiện ngôn
ngữ khách quan, thoát khỏi những định kiến cá nhân,
gạt bỏ những cứ liệu ngụy tạo kì quặc đối với người bản
ngữ, đồng thời tập hợp cứ liệu đủ nhiều và phong phú.
2) Đối tượng của ngôn ngữ học
 F. de Saussure xác lập một sự đối lập quan trọng giữa hai
phạm trù: ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole).
Langage
Langue Parole
- Hiện tượng xã
hội, mã chung
cho toàn bộ
mộtcộng đồng
NN
Mang tính cá
nhân, khả
biến, khó dự
báo
Đối tượng của ngôn ngữ học
 F. de Saussure cho rằng “đối tượng duy nhất và chân thực
của Ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân nó và vì
bản thân nó”.
 Quan điểm này đã giúp Ngôn ngữ học có được đối tượng
nghiên cứu riêng và trở thành một ngành khoa học thực sự.
Đối tượng của ngôn ngữ học
 Việc không xem “lời nói” (parole) là đối tượng của NNH đã
hạn chế khả năng nghiên cứu sự hành chức của NN trong
hoạt động giao tiếp.
 Các nhà ngữ học sau Saussure đã mở rộng đối tượng
nghiên cứu của NNH.
 “Langue” và “Parole” = đối tượng nghiên cứu của NNH
hiện đại.
3) Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Khái niệm “hệ thống” và “cấu trúc”
• Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ
mật thiết với nhau.
• Cấu trúc là toàn bộ những quan hệ tồn tại trong một hệ
thống.
 Trong hệ thống có cấu trúc, cấu trúc luôn tồn tại trong
một hệ thống nhất định.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Giá trị của một yếu tố trong hệ thống do quan hệ giữa
yếu tố đó với các yếu tố khác quy định.
 Cấu trúc của một hệ thống quy định giá trị của từng yếu tố
trong hệ thống đó  Quy định giá trị của toàn hệ thống.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ
a. Âm vị (phoneme/phonème)
b. Hình vị (morpheme/morphème)
c. Từ (word/mot)
Đơn vị âm thanh nhỏ
nhất, không có nghĩa, có
chức năng khu biệt
nghĩa.
Hình vị là đơn vị NN nhỏ
nhất có nghĩa.
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả
năng hoạt động độc lập, tức có khả năng
đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong
câu.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Mỗi cấp độ trên đây là một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ.
Đến lượt mình, mỗi cấp độ cũng có thể được coi là một hệ
thống gồm có các yếu tố là những đơn vị tương ứng của
nó.
 Âm vị là hệ thống bao gồm các nguyên âm, phụ âm…
 Hình vị là hệ thống bao gồm hình vị tự do, hình vị ràng
buộc…
 Từ là hệ thống bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy…
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
• Nhiều tài liệu NNH xem ngữ đoạn và câu là những đơn vị
ngôn ngữ.
• Tuy nhiên, đứng trên quan điểm phân biệt chặt chẽ hai
bình diện ngôn ngữ và lời nói thì chì có âm vị, hình vị và
từ mới được xem là những đơn vị thuộc hệ tôn ti của các
đơn vị ngôn ngữ.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
• Ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng không
phải là đơn vị có sẵn mà chỉ được hình thành khi nói và có
số lượng vô hạn.
• Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú
pháp trong câu.
• Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói
• Đoạn văn và văn bản cũng là những đơn vị lời nói dùng
để giao tiếp, tuy nhiên đó không phải là những đơn vị lời
nói nhỏ nhất thực hiện chức năng này.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Các quan hệ trong NN
Quan hệ kết hợp Quan hệ đối vị
Quan hệ tôn ti
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Các quan hệ trong NN
Quan hệ kết hợp
(Rapports in praesentia)
Quan hệ đối vị
(rapports in absentia)
Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại
cùng xuất hiện và tổ hợp với
nhau để tạo ra một đơn vị lớn hơn.
Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại có khả
năng thay thế nhau ở một
vị trí nhất định. Các đơn vị có quan hệ
đối vị với nhau lập thành một hệ đối vị.
Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ
 Các quan hệ trong NN
Quan hệ tôn ti
Quan hệ giữa một đơn vị (ở cấp độ
thấp) với một đơn vị (ở cấp độ cao)
mà nó là một yếu tố cấu thành.
4) Các phân ngành của ngôn ngữ học
Ngữ âm học
Nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm
Âm vị học
Nghiên cứu mặt xã hội hay chức
năng của ngữ âm trong từng ngôn ngữ.
Xác lập hệ thống các đơn vị âm
thanh trong ngôn ngữ hữu quan.
Các phân ngành của ngôn ngữ học
Ngữ pháp học
Hình thái học/Từ
pháp
Cú pháp học
Nghiên cứu ngữ pháp của từ Nghiên cứu ngữ pháp của câu
Các phân ngành của ngôn ngữ học
Từ vựng học
Nghiên cứu từ và ngữ cố định
Ngữ nghĩa học
• Nghiên cứu ngữ nghĩa từ vựng
• Nghiên cứu ngữ nghĩa cú pháp
• Ngữ nghĩa học dụng pháp
Các phân ngành của ngôn ngữ học
Ngữ pháp văn bản
nghiên cứu các mối liên kết
giữa các câu trong một đoạn văn và giữa
các đoạn văn trong một văn bản
Ngữ dụng học
nghiên cứu từ, ngữ và câu trong mối quan
hệ với chu cảnh giao tiếp
Các phân ngành của ngôn ngữ học
Phong cách học
nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ trong
các phong cách chức năng khác nhau
Phương ngữ học nghiên cứu các biến thể của một ngôn
ngữ ở những địa phương khác nhau.
Các phân ngành của ngôn ngữ học
 Các phân ngành của NNH có tính liên ngành
 Xã hội học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học xã hội
 Nhân học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học nhân học
 Tâm lý học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học tâm lý
 Thần kinh học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học thần kinh
 Tin học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học điện toán
Các hướng tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ của ngôn ngữ học:
Ngôn ngữ học
lịch đại
Nghiên cứu diễn tiến của ngôn ngữ qua
các thời điểm lịch sử
Ngôn ngữ học
đồng đại
Nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái
tĩnh, tức ở một thời điểm nhất định mà
không tính đến sự biến đổi của ngôn ngữ
trong thời gian.
Ngữ âm học
CHƯƠNG 2
NGỮ ÂM HỌC
I. Tổng quát
1) Đối tượng của ngữ âm học:
 Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu về âm thanh của
ngôn ngữ.
 Ngữ âm học nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ viết và
hình thức âm thanh của ngôn ngữ.
 Tương ứng với hai mặt tự nhiên và xã hội của ngữ âm,
Ngữ âm học có hai phân môn khác nhau:
1.1) Ngữ âm học (nghĩa hẹp):
Phân môn nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm, tức là phân tích,
miêu tả âm thanh của ngôn ngữ
• dưới góc độ sinh lí học: Ngữ âm học cấu âm
• dưới góc độ vật lí học: Ngữ âm học âm học
• dưới góc độ tiếp nhận của người nghe: Ngữ âm học thính giác.
 Ngữ âm học (nghĩa hẹp) áp dụng các phương pháp khoa học tự
nhiên nghiên cứu…
• những đặc trưng vật lí hay âm học của các âm thanh thực tế.
• những phương cách cấu âm của chúng, không cần biết chúng
thuộc vào ngôn ngữ nhất định nào.
1.2) Âm vị học:
 Phân môn nghiên cứu mặt xã hội hay chức năng của ngữ
âm trong từng ngôn ngữ.
 Âm vị học cho ta biết trong một ngôn ngữ nhất định có
những đơn vị ngữ âm gì, đặc điểm phân bố và sự tương tác
của chúng ra sao trong khi kết hợp thành các phát ngôn.
 Đối tượng của âm vị học là sự tổ chức của ngữ âm trong
một ngôn ngữ cụ thể.
2) Bản chất và cấu tạo của ngữ âm
2.1. Về mặt âm học
 Âm trong ngôn ngữ là một sự chấn động của không khí bắt
nguồn từ sự rung động của một vật thể nào đó.
 Âm truyền đi trong không khí dưới hình thức những làn sóng
nối tiếp nhau, với tốc độ chừng 340m/giây.
 Các yếu tố phân biệt âm: độ cao, độ ồn, âm sắc
a/ Độ cao (Pitch)
 Độ cao phụ thuộc vào tốc độ rung động, nghĩa là phụ
thuộc vào số lượng rung động xảy ra trong một đơn vị
thời gian: số rung động càng nhiều thì âm càng cao.
 Đơn vị đo rung động là Hertz, viết tắt là Hz.
 Các âm vô thanh cao hơn các âm hữu thanh.
 Độ cao của ngữ âm do nhiều yếu tố quy định, trong đó,
quan trọng nhất là sự căng của dây thanh. Âm sẽ cao nếu
dây thanh căng, và sẽ thấp nếu dây thanh chùng.
 Độ cao của ngữ âm cho ta biết nhiều thông tin phi ngôn
ngữ (giới tính, tuổi tác, xúc cảm...) và cả những thông tin
Ngôn ngữ học nữa.
b/ Độ ồn (loudness)
 Độ to phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh, tức vào biên
độ (amplitude).
 Biên độ càng lớn âm càng mạnh. Đơn vị đo độ mạnh là
decibel, viết tắt là dB.
c/ Âm sắc (Timbre)
 Âm sắc là sắc thái riêng của âm.
 Mỗi nguyên âm có một sắc thái riêng nhờ sự hợp thành
âm cơ bản với các họa âm được tăng cường.
 Âm thanh là hợp thể của nhiều rung động xảy ra đồng
thời.
 Sự chấn động toàn bộ có tần số thấp nhất, gọi là âm cơ
bản, quyết định độ cao của cả âm phức hợp.
 Các âm cục bộ, gọi là họa âm, có tần số cao hơn.
 Các nguyên âm đều có thể được phát âm cùng một độ
cao và độ ồn, nhưng vẫn khác biệt nhau, chính là do
không giống nhau về âm sắc.
2.2. Về mặt cấu âm
a/ Bộ máy cấu âm
Âm thanh của ngôn
ngữ được tạo ra do
sự hoạt động của
bộ máy cấu âm của
con người.
Bộ máy cấu âm Phổi
Thanh hầu
Các khoang trên
của thanh hầuCác tộc người đều có bộ máy cấu âm về
cơ bản như nhau, chính vì vậy mà về
nguyên tắc không thể có âm nào người
bản ngữ phát được mà người nước
ngoài lại không.
 Phổi và khí quản (trachea/tracée-artère) cung cấp và dẫn
truyền luồng hơi, chứ không tham gia trực tiếp vào việc
phát âm.
 Dây thanh (vocal cord/corde vocale): hai màng mỏng nằm
ngang, có thể rung động, mở ra khép lại, căng lên chùng
xuống theo sự chỉ huy của thần kinh.
 Khi hai dây thanh này mở ra, không rung, cho phép luồng
hơi đi qua dễ dàng  hiện tượng vô thanh (unvoiced
sounds/sons sourds). Chẳng như trong tiếng Anh:
f,p,t,k,s,sh,ch,th (thing)
 Dây thanh khép lại, nhưng vẫn còn chừa một khe hẹp, cho
phép luồng hơi đi qua, đồng thời dây thanh rung lên Hiện
tượng hữu thanh (voiced sounds/sons sonores/voisés.
 Trong tiếng Anh: b, d, g, th (then), v, l, r, z ,j (Jane)
  phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh
 Các khoang cộng hưởng:
 Khoang yết hầu (pharynx)
 Khoang miệng (cavité orale)
 Khoang mũi (cavité nasale)
Âm tắc yết hầu: [ʔan], [xaːk̚ʔ]
Âm xát: [hɔːɹs], [praɦa]
Khoang miệng là nơi xảy ra rất
nhiều hoạt động cấu âm.
Âm mũi (nguyên âm và phụ âm)
II. Các đơn vị đoạn tính
1) Âm tố (sound, phone)
 Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, chiếm một đoạn trong lời nói là âm
tố.
 Ghi âm tố: đặt ký hiệu ngữ âm trong ngoặc vuông [a], [b],...
 Vị trí của cơ quan cấu âm thay đổi, xuất hiện một âm tố khác.
1.1. Phụ âm
 Phụ âm là âm có luồng hơi bị cản trở.
 Phân loại phụ âm điểm cấu âm và phương thức cấu âm.
a/ Điểm cấu âm
Để tạo ra một sự cản trở, thông thường có một bộ phận cấu
âm dịch chuyển và một bộ phận đứng yên.
Cơ quan cấu âm
chủ động
Cơ quan cấu âm
thụ động
Điểm cấu âm
Đa số tên của các phụ âm đặt theo điểm cấu âm (căn cứ vào
tên của các cơ quan cấu âm thụ động).
Ba: phụ âm [b] là phụ âm môi - môi
Về: phụ âm [v] là phụ âm môi – răng
Đã: phụ âm [d] là phụ âm lợi
Trung: phụ âm [ ] là phụ âm uống lưỡi
b/ Phương thức cấu âm
Sự tương tác của các cơ quan cấu âm (lưỡi, lợi, răng, ngạc…)
trong việc tạo ra một âm.
 Phụ âm tắc (stop/occlusive)
Đường dẫn âm trong khoang miệng bị tắc hoàn toàn, luồng
khí cũng không thoát ra đường mũi. Sau đó, chỗ tắc được giải
phóng hoàn toàn, luồng hơi thoát ra đột ngột tạo ra phụ âm
tắc
/p t k/ (vô thanh) /b d g/ (hữu thanh)
Phụ âm tắc (stop/occlusive)
 Có hai loại âm tắc: âm tắc miệng và âm tắc mũi
 NJhưng hầu như bao giờ thuật ngữ âm tắc cũng chỉ âm tắc
miệng, còn thuật ngữ âm mũi chỉ âm tắc mũi.
 Phụ âm rung (trill, roll)
 Âm rung giống với âm tắc ở chỗ có sự cản bít hoàn toàn
luồng hơi, rồi ngay sau đó lại thoát ra; nhưng cái khác là
quá trình này lặp lại nhiều lần và diễn ra rất nhanh.
 Có hai loại âm rung: rung đầu lưỡi (tongue tip) và rung lưỡi
con (alveolar trill)
 Phụ âm xát (fricative/occlusive)
 Các cơ quan cấu âm tiến đến gần nhau nhưng vẫn chừa
một khe hở, thì luồng hơi tuy có cản trở nhưng vẫn thoát
ra được qua khe hở đó.
/f, s/ (vô thanh), /v, z/ (hữu thanh)
 Âm xuýt (sibilant) được tạo ra khi lưỡi hướng luồng khí về
phía răng, và hai cơ quan cấu âm áp sát nhau.
sip, zip, chip, ship…
 Phụ âm tắc xát (affricate)
 Đầu lưỡi tiến đến chạm vào lợi răng trên, cản bít hoàn
toàn luồng hơi đi ra, như khi phát âm tắc [t] hay [d]; sau
đó, đầu lưỡi hơi hạ xuống, chứ không hạ xuống hoàn
toàn như ở âm tắc, tạo thành một khe hẹp cho luồng hơi
thoát ra, như khi phát âm xát [s] hay [z].
 Theo IPA, âm tắc xát tiếng Anh được ghi [t͡ʃ] (child) và
[d͡ʒ] (jean)
1.2. Nguyên âm
 Phân loại nguyên âm có những điểm tương tự như phân
loại phụ âm.
 Nếu ở phụ âm, ta nói đến phương thức cấu âm, thì ở
nguyên âm, là độ nâng của lưỡi: lưỡi càng nâng cao thì về
mặt âm học, nguyên âm nghe càng cao.
 Về mặt cấu âm, đó là hướng của lưỡi. Lưỡi có thể đưa về
phía trước, giữ ở giữa hay lùi về sau: ta có các nguyên âm
dòng trước, dòng giữa và dòng sau.
Nguyên âm
Nguyên âm
 Hình dáng của môi là tiêu chí thứ ba để phân loại nguyên
âm  nguyên âm tròn môi hay không tròn môi.
 Ngoài ra, nguyên âm còn có thể miêu tả theo một số tiêu
chí khác:
• Độ dài (nguyên âm ngắn vs nguyên âm dài)
• Tính mũi
• Tính cố định của lưỡi (nguyên âm đơn vs nguyên âm đôi)
2) Âm vị
2.1. Khái niệm đặc trưng khu biệt
 Đặc trưng ngữ âm có khả năng đưa tới sự khu biệt về ý
nghĩa được gọi là đặc trưng khu biệt âm vị học, gọi gọn là
đặc trưng khu biệt.
 Đặc trưng không đem lại sự khác biệt về ý nghĩa là không
có giá trị âm vị học, gọi là nét rườm.
2.2. Khái niệm âm vị
 Âm vị là một tổng thể các đặc trưng khu biệt được thực
hiện đồng thời.
 Để ghi âm vị, người ta quy ước đặt kí hiệu ghi âm vào trong
hai vạch nghiêng: /d/, /t/.
Khái niệm âm vị
 Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ,
được khái quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói
hằng ngày; đó là đơn vị của âm vị học.
 Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại
thực tế trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của Ngữ âm
học (nghĩa hẹp).
Khái niệm âm vị
Cặp tối thiểu (minimal pairs)
 Cặp tối thiểu là cặp từ trong một ngôn ngữ cụ thể khác
nhau chỉ ở một yếu tố âm vị, chẳng hạn như âm vị, thanh
điệu và có nghĩa khác nhau.
 Cặp tối thiểu này cho biết hai âm tố tạo thành hai âm vị
khác biệt trong ngôn ngữ đó.
Minimal pairs with vowels
// fit slip sin
// feet sleep seen
// pan sad sat
// pen said set
// pot spot cot
// port sport caught
Khái niệm âm vị
b/ Biến thể (allophone)
- Biến thể âm vị = tất cả những âm tố khác nhau cùng thể
hiện một âm vị.
[ph] (trong pen) và [p] trong spend là biến thể của /p/
[t] và [d] là biến thể của /t/ trong water
 Các loại biến thể Biến thể tự do
Biến thể bắt buộc
Khái niệm âm vị
 Biến thể tự do (free variant allophone)
 Những biến thể của cùng một âm vị, xuất hiện trong cùng
một bối cảnh, thay thế cho nhau, không làm thay đổi nghĩa
của từ.
 Cùng từ “chị”, người Hà Nội phát âm với phụ âm “ch” tắc-
xát, nguyên âm “i” hẹp và trước hơn, còn người Nam phát
âm với phụ âm “ch’ tắc và nguyên âm “i” mở và dịch vào
giữa.
2.2. Khái niệm âm vị
Biến thể (allophone)
 Các loại biến thể:
Biến thể tự do (free variant allophones)
 Phụ âm rung [r] và [R] trong từ ‘rat’ của tiếng Pháp.
 Các biến thể tự do của cùng một âm vị có thể thay thế cho
nhau trong cùng bối cảnh  Quan hệ phân bố tương
đương.
Biến thể tự do
Biến thể bắt buộc
2.2. Khái niệm âm vị
b/ Biến thể (allophone)
 Các loại biến thể:
 Biến thể bổ sung (complementary allophones)
Một biến thể cụ thể phải xuất hiện trong một bối cảnh cụ thể
gọi là biến thể bổ sung hay bắt buộc .
Biến thể này của cùng một âm vị không thể xuất hiện trong
cùng một bối cảnh khi việc sử dụng biến thể kia được xem là
chuẩn.
Biến thể tự do
Biến thể bắt buộc
Biến thể bổ sung (complementary allophones)
• Âm vị /p/ có hai biến thể [ph] và [p]: pen và spend  biến
thể bổ sung.
• Âm “t” trong âm tiết “ta” và âm tiết “tu” là hai biến thể
của âm vị /t/, trong “tu”, “t” tròn môi do ảnh hưởng của
nguyên âm ‘u’ theo sau.
• Trong tiếng Pháp, phụ âm vô thanh [f] và phụ âm hữu
thanh [v] là biến thể bổ sung khi [f] là phụ âm cuối của một
từ và đứng trước nguyên âm của một từ khác: neuf ans
Khái niệm âm vị
c/ Nét khu biệt và thế đối lập âm vị
 Nét khu biệt (Distinctive features)
• Một âm vị bao gồm một loạt các đặc trưng tồn tại đồng
thời để tạo thành một âm vị thống nhất.
• Trong số đặc trưng này, có những đặc trưng dùng để phân
biệt âm vị gọi là nét khu biệt.
• Trong tiếng Việt, âm vị /d/: [+hữu thanh], [+tắc]. Như vậy,
/d/ vs /t/: hữu thanh vs vô thanh
/d/ vs /z/: tắc vs xát
• Nét khu biệt của âm vị được xác định trên cơ sở sự đối lập
âm vị trong một ngôn ngữ cụ thể.
• Sự đối lập giữa hai âm vị tạo thành một thế đối lập.
• Có thể thế đối lập một tiêu chí hoặc nhiều tiêu chí:
/b/ vs /p/: [-bật hơi] vs [+bật hơi]
/b/ vs /p/: [hữu thanh] vs [vô thanh]
[-bật hơi] vs [+bật hơi]
 Các âm vị tạo thành một hệ thống các thế đối lập.
III. Các hiện tượng siêu đoạn tính
 Âm tố hay âm vị là một âm đoạn. Ngoài âm đoạn, ngữ âm
còn có những hiện tượng khác nữa, lớn hơn một âm đoạn
hay trải dài trên các âm đoạn - đó là các hiện tượng siêu
đoạn tính.
NGỮ ÂM HỌC
1) Âm tiết
1.1. Khái niệm và phân loại
 Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất.
 Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm là âm tiết mở, còn bằng
phụ âm là âm tiết khép.
 Trong mỗi âm tiết, chỉ có một âm tố có khả năng tạo thành
âm tiết. Âm tố này gọi là âm tố âm tiết tính.
 Những yếu tố đi kèm không tạo thành âm tiết được.
Khái niệm và phân loại
 Trong từ hoa [hwa], [a] là âm tố âm tiết tính, âm đệm [w] là
âm tố phi âm tiết tính.
 Trong từ học tập [h k][t p], [ ] và [ ] là hai âm tố âm
tiết tính, còn các phụ âm là những yếu tố đi kèm.
 Âm tiết có thể gồm một nguyên âm như trong cái ô [o],
như [u] trong ù chạy…
 Trong một số ngôn ngữ, phụ âm vang có thể là âm tiết như
trong từ table của tiếng Anh [t bl], [l] là âm tiết.
Âm tiết
1.2. Ranh giới âm tiết
 Đỉnh âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức cao nhất để
bắt đầu giảm dần.
 Ranh giới của âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức thấp
nhất và sau đó bắt đầu tăng lên để cấu tạo âm tiết tiếp
theo.
 Trong tiếng Việt, âm tiết được đơn lập hóa về mặt ngữ âm
do cấu trúc đặc biệt của nó  âm tiết trong TV được phân
xuất và nhận diện dễ dàng  vấn đề này không đặt ra.
Ranh giới âm tiết
 Việc phân xuất hay xác định ranh giới âm tiết tùy thuộc vào
từng ngôn ngữ.
 Từ tiếng Pháp cyclo khi vào tiếng Việt vẫn giữ hai âm tiết,
nhưng người Việt xác định ranh giới khác người Pháp:
[sik lo] vs [si klo]
Âm tiết
Cấu trúc âm tiết:
Thanh điệu
Âm đầu
Onset
Vần (Rhyme)
Âm đệm
Prevocalic
Âm chính
Nucleus
Âm cuối
Coda
2) Thanh điệu
2.1. Khái niệm
 Những biến đổi về độ cao của âm tiết tạo nên những từ
khác nhau, gọi là thanh điệu.
 Một số NN sử dụng độ cao để phân biệt nghĩa của một
ngữ đoạn hay một câu, chứ không phải một từ  NN
không có thanh điệu.
 Thanh điệu được tạo ra do sự rung bật của dây thanh;
tùy theo sự rung động đó nhanh hay chậm, nhiều hay ít,
mạnh hay yếu, biến đổi ra sao...  các thanh khác nhau.
NGỮ ÂM HỌC
Thanh điệu
2.2. Phân loại
a/ Thanh bằng: Thanh chỉ phân biệt nhau về mức độ cao thấp
mà thôi, không có tính chất chuyển hướng đi lên hay đi
xuống.
b/ Thanh trắc: Thanh phân biệt nhau về chiều hướng biến đổi.
 Trong tiếng Việt, thanh bằng gồm: thanh ngang và thanh
huyền; thanh trắc gồm các thanh còn lại.
 Trong tiếng Việt, thanh điệu được xem là âm vị siêu đoạn
tính. Nó bao trùm toàn bộ âm tiết.
NGỮ ÂM HỌC
3) Trọng âm
3.1. Khái niệm
 Trọng âm là một hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết
nào đó trong ngữ âm.
 Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng ba cách: tăng độ mạnh
phát âm: tăng độ dài phát âm và tăng độ cao.
 Thông thường, âm tiết mang trọng âm có đủ ba đặc điểm
này, chẳng hạn trong tiếng Pháp, âm tiết mang trọng âm là
âm tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất.
NGỮ ÂM HỌC
Trọng âm
3.2. Phân loại
a/ Trọng âm từ
Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong một từ đa tiết đứng
tách riêng.
Quy tắc trọng âm từ
Word type
Where is the
stress?
Examples
Two syllables
Nouns
on the first
syllable
center
object
flower
Verbs
on the last
syllable
release
admit
arrange
Compound
Nouns
(N + N)
(Adj. + N)
on the first part
desktop
pencil case
bookshelf
greenhouse
Adjectives
(Adj. + P.P.)
on the last part
(the verb part)
well-meant
hard-headed
old-fashioned
Verbs
(prep. + verb)
understand
overlook
outperform
NGỮ ÂM HỌC
Trọng âm
Phân loại
b/ Trọng âm ngữ đoạn
 Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi
ngữ đoạn.
 Tiếng Pháp chẳng hạn, là một ngôn ngữ không có trọng
âm từ, nhưng lại có trọng âm ngữ đoạn.
Pierre partira/ en vancances/ demain soir.
NGỮ ÂM HỌC
Trọng âm
Phân loại
c/ Trọng âm câu
 Trọng âm câu là trong âm có độ nhấn trội nhất, hay nói cách
khác, là đỉnh tuyến điệu của một phát ngôn.
 Quy tắc cơ bản của trọng âm câu:
• Những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm.
• Những từ chức năng (structure words) không mang
trọng âm.
NGỮ ÂM HỌC
c/ Trọng âm câu
 Quy tắc cơ bản của trọng âm câu:
d/ Sự khác biệt giữa thanh điệu và trọng âm
 Thanh điệu là đặc trưng ngôn điệu của âm tiết, còn trọng
âm là đặc trưng ngôn điệu của từ.
 Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong
những thứ tiếng có thanh điệu, còn chức năng khu biệt
nghĩa không phải là chức năng chủ yếu của trọng âm.
NGỮ ÂM HỌC
e/ Trọng âm trong tiếng Việt
 Có thể nói tiếng Việt không có trọng âm từ theo khái niệm
trọng âm của các ngôn ngữ phi âm tiết tính như tiếng Anh.
 Tiếng Việt có trọng âm câu. Mỗi trọng âm đánh dấu một
ngữ đoạn. Nó được đặt vào âm tiết cuối cùng hay duy nhất
của ngữ đoạn.
 Trọng âm có chức năng phân giới từng ngữ đoạn với ngữ
đoạn kế tiếp trong câu:
Nam // đi mua cá // với lại khế // về nấu canh //
NGỮ ÂM HỌC
Trọng âm trong tiếng Việt
 Tôi về nhé. Tôi về nhà.
 Có đi không? Đi hay không?
 Lấy tiền cho bạn. (lấy tiền giùm bạn)
Lấy tiền cho bạn. (lấy tiền biếu bạn)
 Nhà cửa nhà máy
 Sách vở Sách Sử
 Làm ăn làm bể
NGỮ ÂM HỌC
4) Ngữ điệu
 Ngữ điệu là việc sử dụng sự biến đổi về độ cao và cả
những hiện tượng siêu đoạn tính khác như độ to, tốc độ,
chỗ ngừng khi phát âm một chuỗi âm lớn hơn một từ.
 Ngữ điệu không dùng để phân biệt nghĩa của từ;
NGỮ ÂM HỌC
Ngữ điệu
 Nó dùng để biểu thị một số chức năng:
 thái độ hay cảm xúc của người nói,
 phân biệt câu khẳng định và câu nghi vấn, và giữa các
loại nghi vấn,
 nhấn mạnh những yếu tố quan trọng trong phát ngôn,
 điều tiết tương tác hội thoại.
CHƯƠNG 3
Ngữ pháp học
NGỮ PHÁP HỌC
1. Một số khái niệm chung
1.1. Đối tượng nghiên cứu và các phân ngành
 Ngữ pháp học là phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu hình
thái của từ, quy tắc cấu tạo từ và câu.
Hình thái học Cú pháp học
NGỮ PHÁP HỌC
 Hình thái học nghiên cứu ngữ pháp của từ: cấu tạo từ, hình thái
từ và từ loại.
 Với các ngôn ngữ biến hình, nghiên cứu hình thái từ là nhiệm vụ
quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp của từ  Hình
thái học (Morphology).
 Với các ngôn ngữ không biến hình phân ngành này không có
phần nghiên cứu hình thái từ.  Từ pháp học.
 Vấn đề cấu tạo từ còn là một bộ phận nghiên cứu của từ vựng
học (lexicology).  cấu tạo từ là một phạm trù trung gian giữa
từ vựng và ngữ pháp.
NGỮ PHÁP HỌC
 Cú pháp học (Syntaxe) nghiên cứu ngữ pháp câu, gồm quy tắc
cấu tạo ngữ đoạn và quy tắc cấu tạo câu.
 Sự phân biệt hình thái học và cú pháp học chỉ có tính chất ước
định.
 Các ngôn ngữ đơn lập không có sự phân biệt này và Ngữ pháp
học chung quy là cú pháp học.
 Ngay đối với các ngôn ngữ biến hình, hình thái học cũng có những
vấn đề đan xen với cú pháp học. Chẳng hạn, quy tắc biến đổi hình
thái của từ là vấn đề quan trọng của hình thái học lại có quan hệ
với chức năng cú pháp của từ ở trong câu.
NGỮ PHÁP HỌC
1.2. Ý nghĩa ngữ pháp
 Ý nghĩa ngữ pháp là một khái niệm quan trọng. Tuy nhiên, khái
niệm này vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và chặt chẽ.
 Khái niệm ý nghĩa ngữ pháp được giải thích trên cơ sở đối lập
với khái niệm ý nghĩa từ vựng, vì đó là hai loại ý nghĩa cơ bản mà
các đơn vị ngôn ngữ có thể có.
NGỮ PHÁP HỌC
1.2. Ý nghĩa ngữ pháp
 Khái niệm ý nghĩa từ vựng (Lexical meaning)
 ý nghĩa riêng của từng đơn vị ngôn ngữ
 Ý nghĩa từ vựng được khái quát từ sự vật, hiện tượng cụ thể
trong hiện thực, không nằm trong ngôn ngữ.
NGỮ PHÁP HỌC
1.2. Ý nghĩa ngữ pháp
 Ý nghĩa ngữ pháp = ý nghĩa chung của hàng loạt đơn vị ngôn
ngữ:
• Ý nghĩa số phức là ý nghĩa chung của những từ như books,
students, cars, houses…
• Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như worked,
loved, studied, liked, passed…
 Ý nghĩa ngữ pháp được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ,
là phần ý nghĩa chung giữa các đơn vị ngôn ngữ.
NGỮ PHÁP HỌC
1.2. Ý nghĩa ngữ pháp
 Tuy nhiên, không phải bất kì một sự giống nhau nào giữa ý nghĩa
của các đơn vị ngôn ngữ cũng đều thuộc ý nghĩa ngữ pháp.
 Sự đối lập giữa các danh từ hữu sinh và danh từ vô sinh không
phải là ý nghĩa ngữ pháp, còn trong tiếng Nga sự đối lập này
mang tính ngữ pháp.
• это мой дом. Я люблю мой дом.
•это мой сын. Я люблю моего сына.
NGỮ PHÁP HỌC
1.2. Ý nghĩa ngữ pháp
 Ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được biểu hiện bằng các phương
tiện vật chất chuyên biệt, dược gọi là phương tiện ngữ pháp.
 Ý nghĩa ngữ pháp có tính võ đoán cao hơn ý nghĩa từ vựng, thể
hiện ở sự lựa chọn những thuộc tính của sự vật và hiện tượng để
ngữ pháp hóa, tức mã hóa bằng một hình thức ngữ pháp.
 Quan hệ thời gian được nhiều ngôn ngữ ngữ pháp hóa thành
phạm trù thì, trong khi các quan hệ về vị trí, màu sắc, trọng
lượng, v.v... thì không.
NGỮ PHÁP HỌC
1.2. Ý nghĩa ngữ pháp
 Một ý nghĩa được ngữ pháp hóa thì nó bắt buộc phải được thể
hiện ngay cả khi việc truyền đạt thông tin khô.ng yêu cầu thể
hiện.
• I was born in 1968.
• We went to England 4 years ago.
NGỮ PHÁP HỌC
1.3. Phương thức ngữ pháp
1.3.1. Khái niệm phương thức ngữ pháp
 Để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ trên
thế giới dùng những phương thức ngữ pháp khác nhau.
 Phương thức ngữ pháp là những cách thức chung nhất để biểu
hiện ý nghĩa ngữ pháp.
NGỮ PHÁP HỌC
1.3. Phương thức ngữ pháp
 Các phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao giờ
cũng được biểu thị bằng những hình thức cụ thể.
1.3.2. Những phương thức ngữ pháp phổ biến
a. Phương thức phụ tố (Affixations)
• Dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
• Phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình.
NGỮ PHÁP HỌC
a. Phương thức phụ tố (Affixations)
 Biến tố là thay đổi hình thức của một từ để biểu thị những ý nghĩa
ngữ pháp khác nhau như thì, thức, thái, thể, ngôi, số, giống và cách.
 Biến tố của vị từ gọi là hệ biến ngôi (conjugaison), còn biến tố của
danh từ, tính từ, đại từ, mạo từ gọi là hệ biến cách (declension).
 Một biến tố biểu thị một hay nhiều ý nghĩa ngữ pháp thông qua tiền
tố, hậu tố hay trung tố.
NGỮ PHÁP HỌC
b. Phương thức biến tố bên trong (apophony, internal inflection)
 Phương thức biến tố bên trong là phương thức biến đổi một phần
hình thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
 Trong tiếng Anh: man men
woman women
child
children
goose
geese
NGỮ PHÁP HỌC
c. Phương thức thay chinh tố
 Phương thức biến đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính
tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
 Phương thức này đặc trưng cho các ngôn ngữ Ân - Âu và một
số thứ tiếng khác.
NGỮ PHÁP HỌC
c. Phương thức thay chinh tố
 Phương thức thay chính tố thường dùng để biểu hiện:
• Ngôi, số, thì, thức, thể của động từ (thường là động từ bất
quy tắc): go/goes/went, sing/sang/sung…
• Các hình thái của đại từ nhân xưng: I/me/mine …
• Cấp so sánh của tính từ: good/better/best …
NGỮ PHÁP HỌC
d. Phương thức trọng âm
 Khi trọng âm dùng để phân biệt các ý nghĩa ngữ pháp thì nó
được xem là một phương thức ngữ pháp.
• Import (verb) Import (n)
• Increase (verb) Increase (n)
Trọng âm trong ví dụ trên để phân biệt từ loại (Parts of speech)
• Trong một số thứ tiếng Khác, trọng âm dùng để biểu thị ý
nghĩa thì, thể, số…
NGỮ PHÁP HỌC
e. Phương thức hư từ
 Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như
không một ngôn ngữ nào không dùng phương thức ngữ
pháp này.
 Phương thức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những
ngôn ngữ không có phụ tố như tiếng Việt, tiếng Hán hay hệ
thống phụ tố đơn giản như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Bungari.
 Ví dụ: hệ thống mạo từ của tiếng Anh, tiếng Pháp
NGỮ PHÁP HỌC
f. Phương thức trật tự từ
 Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp,
nó được coi là một phương thức ngữ pháp.
 Chẳng hạn trong tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Anh,
tiếng Pháp, vị trí của từ ở trong câu do chức năng ngữ pháp,
ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định.
NGỮ PHÁP HỌC
f. Phương thức trật tự từ
• Trật tự từ thường biểu hiện:
• Quan hệ chủ thể - đối thể:
The lion killed the hunter. vs The hunter killed the lion.
• Quan hệ xác định – được xác định:
Bột xà bông vs Xà bông bột
• Trong một số thứ tiếng, trật tự từ không bắt buộc như tiếng
Nga.
NGỮ PHÁP HỌC
f. Phương thức lặp từ/láy
• Khi lặp từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, lặp từ là phương thức ngữ
pháp.
 Với danh từ: lặp lại toàn bộ từ  ý nghĩa số phức: nhà nhà,
người người…
 Với vị từ tĩnh: lặp một bộ phận  mức độ thấp của trạng thái,
thuộc tính…: thinh thích, chan chán, đo đỏ, buồn buồn…
 Với vị từ động: lặp toàn bộ  biểu thị sự lặp lại, tái diễn của
hành động: gật gật, cười cười, lắc lắc…
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
• Phạm trù ngữ pháp là một tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối
lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập
tương ứng.
 Trong tiếng Anh: sự đối lập giữa ý nghĩa số đơn và ý nghĩa số
phức, và sự đối lập này được biểu thị bằng sự vắng mặt hay có
mặt của phụ tố -s/-es:
• table: số đơn vs tables: số phức
• chair: số đơn vs chairs: số phức
 tiếng Anh có phạm trù ngữ pháp số (number)
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
 Nhiều ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có thể được biểu hiện trong
cùng một hình thức ngữ pháp.
•She reads the book. vs I read the book.
•She reads the book. vs She read the book.
•She reads the book. vs They read the book.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
 Một hình thức ngữ pháp có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa ngữ
pháp thuộc những phạm trù ngữ pháp khác nhau, nhưng
không thể biểu hiện cùng một lúc những ý nghĩa ngữ pháp đối
lập trong cùng một phạm trù.
• She goes to school at 7 everyday.
Ngôi
Số
Thì
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
• une étudiante
Giống cái
Số đơn
Bất định
Giống đực
Số phức
Xác định
un étudiant des étudiantes l’étudiante
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
•A student
The student
Số đơn Số phức
Bất định Xác định
students
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
 Phạm trù ngữ pháp  Phạm trù tư
duy
Đặc trưng của từng
ngôn ngữ nhất định
Tính phổ quát đối với tất
cả các dân tộc
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
 Dân tộc nào cũng có thể định vị một sự tình nào đó xảy ra
trước thời điểm nói, ngay tại thời điểm nói hay sau thời điểm
nói.
 phạm trù của tư duy
 Tuy nhiên, sự định vị sự tình trong thời gian như vậy được ngữ
pháp hóa chỉ trong một số ngôn ngữ, chứ không phải tất cả.
 Ngôn ngữ nào ngữ pháp hóa sự định vị này có phạm trù ‘thì’ .
‘Thì’ = phạm trù ngữ pháp
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
 Miêu tả một phạm trù ngữ pháp:
• Phạm trù đó có tồn tại trong ngôn ngữ đang xét hay không
bằng nguyên tắc đối lập,
• Đối lập về ý nghĩa song hành với đối lập về hình thức.
• Vì không có một hiện tượng nào trong hệ thống ngôn ngữ
tồn tại mà không dựa trên sự đối lập.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4. Phạm trù ngữ pháp
1.4.1. Phạm trù số
 Phạm trù ngữ pháp của danh từ, đại từ.
 số lượng của các cá thể có thể phân lập
 Biểu thị sự phù ứng/tương hợp của tính từ với danh từ hoặc
của vị từ với tác thể.
 Hầu hết các NN đều có các phương tiện hình hình thức để biểu
thị sự khác nhau về số lượng.
NGỮ PHÁP HỌC
 Sự phân biệt phổ biến nhất về số lượng của các cá thể là sự đối
lập giữa số đơn và số phức.
 Phạm trù ngữ pháp số là một phạm trù hình thái học biểu thị số
lượng thông qua biến tố hay sự tương hợp (agreement).
• That apple on the table is fresh.
• Those two apples on the table are fresh.
NGỮ PHÁP HỌC
 Số lượng táo được đánh dấu trên danh từ - ‘apple’ số đơn (một trái
táo) đối lập với ‘apples’ số phức ( một trái táo), trên tính từ chỉ định
‘that/those’, và trên vị từ ‘is/are’.
 Một ngôn ngữ có phạm trù ngữ pháp số khi các danh từ trong NN đó
được phân thành các nhóm hình thái tùy theo số lượng mà những danh
từ này biểu thị:
• Danh từ nào cũng được đánh dấu về ý nghĩa số;
• Các định tố và vị từ có những hình thức khác nhau ứng với mỗi số
của danh từ.
NGỮ PHÁP HỌC
 Chỉ những danh từ đơn vị/đếm được mới được dùng ở số đơn và
số phức. Các danh từ khối/không đếm được thường chỉ dùng ở số
đơn.
 So sánh: a car, two cars vs milk, water, butter,
money…
 Nhiều NN phân biệt danh từ đơn vị và danh từ khối.
NGỮ PHÁP HỌC
 Không phải NN nào cũng có phạm trù số với tư cách là một phạm
trù ngữ pháp. Trong những NN không có phạm trù này, số lượng
phải được đánh dấu hoặc trực tiếp bằng số từ, hoặc gián tiếp
bằng các lượng từ. Bù lại, nhiều NN có một hệ thống gồm nhiều
từ vựng đo lường (measure words).
NGỮ PHÁP HỌC
 Phạm trù ngữ pháp số được hình trên cơ sở đối lập:
• số đơn và số phức (singular vs plural)
• số đơn lẻ và tập hợp (singulative vs collective)
• số đơn, số đôi, số phức (singular, dual, plural)
 Phạm trù ngữ pháp số được biểu thị bằng phụ tố, biến tố bên
trong, hư từ, láy.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.2. Phạm trù đếm được/không đếm được
 Phạm trù ngữ pháp của danh từ, được hình thành trên cơ sở
đối lập giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được số
lượng của các cá thể có thể phân lập.
 Danh từ đếm được là danh từ có khả năng kết hợp trực tiếp
với các yếu tố chỉ lượng (số từ, lượng từ…)
 Danh từ không đếm được là danh từ không có khả năng đó.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.2. Phạm trù đếm được/không đếm được
 Trong tiếng Anh: book, car, suggestion…là danh từ đếm được
vì có thể nói: four books, two cars, five suggestions…, còn
water, money, advice, butter…là những danh từ không đếm
được vì không thể nói two waters, six monneys, five advices…
 Tuy nhiên, cách xử lý của từng ngôn ngữ khác nhau mặc dù
cách tri giác về sự vật và hiện tượng gần giống nhau.
  Trong tiếng Việt: sách, xe, áo, bàn…là những danh từ không
đếm được, quyển, chiếc, con, cái…là những danh từ đếm
được.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.3. Phạm trù giống
 Phạm trù ngữ pháp của danh từ, có mối liên hệ ở một mức độ
nào đó với giới tính tự nhiên của người và sự vật trong thế
giới hiện thực.
 Phạm trù giống độc lập với bản chất giới tính của người/vật.
 Cùng một đối tượng trong hiện thực, có những NN có phạm
trù giống (Nga, Pháp, Tây Ban Nha…), có những NN không có
phạm trù này (Anh, Việt,…).
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.3. Phạm trù giống
 Ngay trong những ngôn ngữ có phạm trù giống, số lượng các ý
nghĩa ngữ pháp bộ phận của phạm trù này cũng không giống
nhau.
 Tiếng Nga có 3 giống, tiếng Pháp có 2 giống, một số thứ tiếng
ở châu Phi có nhiều hơn.
 Cùng một đối tượng trong hiện thực, có những NN có phạm
trù giống (Nga, Pháp, Tây Ban Nha…), có những NN không có
phạm trù này (Anh, Việt,…).
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.3. Phạm trù giống
 Tính độc lập của phạm trù giống so với đặc điểm giới tính tự
nhiên của người và vật còn thể hiện ở chỗ nhiều từ chỉ các
đối tượng vô sinh lại là những danh từ giống đực hay giống
cái.
 Trong tiếng Nga “dom” là danh từ giống đực, nhưng ‘maison’
là danh từ giống cái trong tiếng Pháp, “kniga” là danh từ giống
cái trong tiếng Nga, nhưng ‘livre’ là danh từ giống đực trong
tiếng Pháp….
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.3. Phạm trù giống
 Trong tiếng Pháp, ngữ đoạn chỉ một con vật có giới tính là đực
có thể về ngữ pháp được đánh dấu bằng chỉ tố ngữ pháp
giống cái; và ngược lại, ngữ đoạn chỉ một con vật có giới tính là
cái có thể về ngữ pháp được đánh dấu bằng chỉ tố ngữ pháp
giống đực.
 La souris la souris mâle le souris femelle
 Le rat le rat mâle le rat femelle
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.3. Phạm trù giống
 Phạm trù giống của tính từ và động từ  sự tương hợp về
giống với danh từ:
 La nouvelle voiture; le beau garcon
 Marie est allée à l’école. Cette fille, je l’ai vue à là gare
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.4. Phạm trù cách
 Cách là phạm trù ngữ pháp cùa nhiều từ loại: danh từ, tính từ,
đại từ, lượng từ.
 Song trước hết nó là phạm trù ngữ pháp của danh từ. Phạm trù
cách là sự đánh dấu các vai nghĩa trong câu bằng phương tiện
ngữ pháp, thường là phụ tố.
 Phạm trù cách với tư cách là một phạm trù ngữ pháp chỉ tồn
tại trong các ngôn ngữ hòa kết (fusional languages) như tiếng
Đức, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, v.v.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.4. Phạm trù ngôi
 Ngôi là phạm trù ngữ pháp cùa động từ biểu hiện vai giao tiếp
của chủ thể sự tình.
 Vai giao tiếp đó có thể là người nói (ngôi thứ nhất), người
nghe (ngôi thứ hai), người hay vật được nói đến (ngôi thứ ba).
 Phạm trù ngôi có quan hệ chặt chẽ với phạm trù số. Vì vậy mỗi
ngôi đều có sự phân biệt số đơn - số phức.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.4. Phạm trù ngôi
 Phạm trù ngôi đặc biệt phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn - Âu
như tiếng Latinh, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng
Italia…
 Để thể hiện những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng khác nhau
như kính trọng, khinh miệt, thân mật, v.v... một số ngôn ngữ
như tiếng Nga, tiếng Pháp, Bungari dùng hình thái nhân xưng
của ngôi này để chỉ một ngôi khác.
 Trong một số ngôn ngữ, có sự phân biệt phương tiện chỉ ngôi
gộp và ngôi trừ trong hệ thống đại từ nhân xưng (chúng tôi
và chúng ta trong tiếng Việt).
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.4. Phạm trù ngôi
 Các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, v.v... không
có phạm trù ngôi với tư cách là một phạm trù ngữ pháp, vì
trong những ngôn ngữ này không có phụ tố nhân xưng của
động từ hay một phương tiện ngữ pháp nào khác.
 Trong tiếng Việt, việc dùng danh từ thân tộc để thay đại từ
nhân xưng là rất phổ biến và đều mang một sắc thái nhất định:
kính trọng, thân mật, suồng sã, khinh miệt, v.v...
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.4. Phạm trù ngôi
Lưu ý:
 Cái mà người ta thường gọi là ngôi trong tiếng Việt chỉ là sự
phân biệt vai giao tiếp của chủ thể hành động.
 Sự phân biệt này không được ngữ pháp hóa nên không thể gọi
đó là phạm trù ngữ pháp.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.6. Phạm trù ngoại động/nội động
 Phạm trù ngữ pháp này thuộc về động từ, gồm hai vế đối lập là động
từ nội động và động từ ngoại động.
He loves music. He is walking on the
beach.
Il regarde la lune. Il dort à la belle étoile.
 Có những động từ vừa là nội động vừa là ngoại động:
He ran into the house.
He laughed and runs his finger though his hair
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.6. Phạm trù ngoại động/nội động
 Cùng biểu thị một sự tình, nhưng có thể động từ trong ngôn ngữ
này là nội động, còn trong ngôn ngữ khác là ngoại động.
He’s looking at me. Nó nhìn tôi.
 Sự đối lập nội động/ngoại động khác với sự đối lập tác
động/không tác động:
(a) Mary is watching a fish. (b) Mary ate a fish.
Cả hai đều là động từ ngoại động, nhưng (a) là động từ không tác
động, còn (b) là động từ tác động.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.7. Phạm trù thì
 Thì là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa sự
tình mà nó biểu thị với một thời điểm được lấy làm mốc, thường
là thời điểm phát ngôn.
 Đó là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời
gian.
 Thì là một phạm trù ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn -
Âu như tiếng Latinh, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.7. Phạm trù thì
 Trong những ngôn ngữ có phạm trù thì, một số ngôn ngữ phân
biệt ba thì: quá khứ, hiện tại và tương lai, nhưng nhiều ngôn ngữ
khác chỉ phân biệt hai thì, thường là quá khứ và phi quá khứ.
 Sự khác biệt này có thể được xem là hệ quả của mức độ biến hình
của động từ.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.7. Phạm trù thì
 Tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghĩa thời gian như: đã,
đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng, v.v... nhưng không thể coi tiếng
Việt có sự phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại,
tương lai.
  Tiếng Việt không có phạm trù thì (Tense)
 Một phương tiện ngữ pháp không thể đồng thời biểu thị hai ý
nghĩa ngữ pháp đối lập trong một phạm trù.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
 Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu hiện sự tình được
con người hình dung như một quá trình hay như một sự kiện
trọn vẹn.
 Phạm trù thể còn có thể được hiểu như một phạm trù ngữ nghĩa
nói chung.
 Thể được hình thành trên cơ sở đối lập hai ý nghĩa cơ bản: chưa
hoàn thành và hoàn thành.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
 Phạm trù ngữ pháp thể được biểu hiện khác nhau trong từng
ngôn ngữ:
• Trong tiếng Nga: mỗi động từ tự thân gắn với một giá trị thể
(hoàn thành hoặc chưa hoàn thành). Tiếng Nga có nhiều cặp
động từ, trong đó mỗi động từ biểu thị một ý nghĩa thể.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
 Phạm trù ngữ pháp thể được biểu hiện khác nhau trong từng
ngôn ngữ:
• Trong tiếng Anh, Pháp, v.v.: Hình thái của động từ biểu thị ý
nghĩa thể.
He read the book. He is reading the book.
He was reading the book. He has been working there for 6 years.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
 Phạm trù thể cũng có liên quan đến thời gian như phạm trù thì.
 Thì là phạm trù gắn với sự định vị sự tình trong thời gian so với
thời điểm phát ngôn thì phạm trù thể chỉ liên quan đến phạm vi
thời gian của sự tình đó, mà không liên quan đến thời điểm phát
ngôn.
 Tiếng Việt chỉ có thể như phạm trù ngữ nghĩa, chứ không phải
phạm trù ngữ pháp.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
 Phạm trù thể trong những nghiên cứu gần đây được xem là hiện
tượng cú pháp-ngữ nghĩa ở cấp độ câu.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.9. Phạm trù thái (Voice)
 Thái là phạm trù ngữ pháp của động từ miêu tả mối quan hệ
giữa hành động (hay trạng thái) do động từ biểu đạt với các đối
tượng (tác thể, đối tượng chịu tác động) do các tham tố của
động từ biểu thị.
 Khi chủ ngữ biểu thị tác thể (Agent) của hành động, động từ
xuất hiện ở thái chủ động. Khi chủ ngữ biểu thị đối tượng chịu
tác động (Patient), động từ ở thái bị động.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.9. Phạm trù thái (Voice)
 Nói chung, chỉ có động từ ngoại động và có tính tác động mới có sự
đối lập giữa thái chủ động và thái bị động.
 Mỗi ngôn ngữ có những cách thức riêng để đánh dấu phạm trù ngữ
pháp thái.
a. Я пишу письмо. Письмо пишется мной.
b. I wrote this letter. This letter was written
(by me).
c. J’ai écrit cette letter. Cette letter a été écrite (par
moi).
a. John met Mary yester day.
b. John married Mary.
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.9. Phạm trù thái (Voice)
 Trong một số NN có sự phân biệt giữa thái bị động:
a. Our car gets cleaned once every two months. (Dynamic)
b. Our car is cleaned. (stative)
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.9. Phạm trù thái (Voice)
 Trong các ngôn ngữ không có sự phân biệt về hình thức ngữ
pháp giữa câu chủ động và câu bị động thì không thể nói đến
phạm trù thái.
 “bị, được, chịu” trong tiếng Việt có phải là phương tiện đánh
dấu thái bị động không?
 KHÔNG
NGỮ PHÁP HỌC
1.4.10. Phạm trù thức (Mood)
 Thức là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu hiện quan hệ giữa
sự tình với hiện thực theo quan điểm của người nói.
 Phạm trù này thường được hình thành dựa vào sự đối lập giữa
những thức cơ bản sau đây:
• Thức trần thuật
• Thức cầu khiến
• Thức giả định
• Thức điều kiện
biểu hiện sự tình có / không xảy ra trong
quá khứ, hiện tại, hay tương lai
biểu hiện mong muốn, yêu cầu của người
nói đối với người nghe về việc thực hiện
một sự tình nhất định
biểu hiện một sự tình không xảy ra trong
thực tế, nhưng giả sử có những điều kiện
nhất định thì sự tình đó có thể xảy ra
biểu hiện sự tình có thể xảy ra trong những
điều kiện nhất định
NGỮ PHÁP HỌC
 Tiếng Việt không có phạm trù thức vì sự phân biệt về ý nghĩa
trần thuật, cầu khiến, điều kiện, v.v... không được mã hóa
trong hệ thống ngữ pháp như trong các ngôn ngữ biến hình.
 Ý nghĩa về thức có trong các ngôn ngữ biến hình,được tiếng
Việt diễn đạt bằng phương tiện từ vựng.
NGỮ PHÁP HỌC
 Các phạm trù ngữ pháp thành hai loại: phạm trù hình thái học
và phạm trù cú pháp học.
 Phạm trù hình thái học là phạm trù ngữ pháp được biểu hiện
bên trong từ, liên quan đến sự biến hình từ.
 Phạm trù cú pháp học là phạm trù ngữ pháp được biểu hiện
bên ngoài từ, hình thành khi các từ kết hợp với nhau để tạo
câu, liên quan đến chức năng cú pháp của từ ở trong câu.
NGỮ PHÁP HỌC
2. Hình thái học
2.1. Hình vị - đơn vị cấu tạo từ
2.1.1. Khái niệm hình vị
 Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Hình vị là đơn
vị trực tiếp cấu tạo từ.
 Một từ có thể được cấu tạo bằng một hình vị hoặc nhiều hơn
một hình vị.
• home, man, bus, woman, eat…
• homework, superman, buses, eating, eatable,
unbreakable…
NGỮ PHÁP HỌC
2. Hình thái học
2.1. Hình vị - đơn vị cấu tạo từ
2.1.1. Khái niệm hình vị
 Biến thể hình vị (allomorph) khác nhau về ngữ âm (phát âm)
nhưng nghĩa hoàn toàn giống nhau: trường hợp chỉ tố số nhiều
trong tiếng Anh: /-z/, /-s/, /-iz/ (thể hiện trên chữ viết là s và es).
NGỮ PHÁP HỌC
2.1.2. Phân loại hình vị
 Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị chia làm hai loại: chính tố
và phụ tố.
• Chính tố (căn tố: stem/root) là hình vị có ý nghĩa từ vựng
tạo nên cơ sở của từ (từ một hình vị).
• Phụ tố (affixes) là hình vị đi kèm theo chính tố để biểu hiện
ý nghĩa từ vựng phái sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ.
• Cats: cat là chính tố, -s là phụ tố, Leader: lead là chính tố,
còn -er là phụ tố, Rewrite: write là chính tố, re- là phụ tố
NGỮ PHÁP HỌC
2.1.2. Phân loại hình vị
 Hoặc hình vị chia làm hai loại: hình vị tự do và hình vị ràng
buộc.
• Hình vị tự do là hình vị có thể xuất hiện như một từ (=chính
tố: stem, root)
• Hình vị ràng buộc là hình vị không đứng một mình, là một
bộ phận của một từ đa hình vị (=phụ tố).
NGỮ PHÁP HỌC
2.1.2. Phân loại hình vị
 Hoặc hình vị chia làm hai loại: hình vị từ vựng và hình vị ngữ
pháp.
• Hình vị từ vựng là hình vị tự thân có nghĩa: boy, buy, big…
• Hình vị ngữ pháp là hình vị xuất hiện trong một kết cấu,
biểu thị mối quan hệ giữa các hình vị khác hay giữa các từ:
of, the, but, on, in…hoặc –s, -ed, -ing…
NGỮ PHÁP HỌC
2.1.2. Phân loại hình vị
 Dựa vào vị trí của phụ tố với chính tố (hình vị ràng buộc với
hình vị tự do), có ba loại phụ tố:
• Tiền tố (prefixes): un-happy, re-write, pre-view…
• Hậu tố (Suffixes): writ-ing, quick-ly, neighbor-hood
• Trung tố (Infixes): Trong tiếng Indonesia: 'cerlang' nghĩa là
"sáng", còn 'cemerlang' nghĩa là “sáng chói".
NGỮ PHÁP HỌC
2.1.2. Phân loại hình vị
 Dựa vào chức năng của phụ tố, có hai loại phụ tố:
• Phụ tố biến hình từ (inflectional affixes)
Có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp khác nhau của
từ.
cats  cat + s; cooler  cool + er
• Phụ tố phái sinh từ (derivational affixes)
Có chức năng kết hợp với chính tố tạo ra từ mới.
unhappy  un + happy; happiness  happy + ness;
preview  pre + view
NGỮ PHÁP HỌC
 Sự khác biệt giữa phụ tố biến hình từ và phụ tố phái sinh từ
Phụ tố biến hình từ Phụ tố phái sinh từ
• Không làm thay đổi nghĩa
hoặc từ loại của từ
• Làm thay đổi nghĩa và từ loại
của từ
• Ràng buộc cú pháp • Không ràng buộc cú pháp
• Có tính sản sinh cao • Không có tính sản sinh cao
• Xuất hiện sau hình vị phái
sinh từ
• Xuất hiện trước biến tố
• Thường là hậu tố • có thể là tiền tố hoặc hậu tố
NGỮ PHÁP HỌC
2.2. Từ và phương thức cấu tạo từ
2.2.1. Khái niệm từ
 Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.
 Khả năng hoạt động độc lập = khả năng đảm nhiệm một chức
năng cú pháp trong câu hay có quan hệ kết hợp với những đơn vị
có khả năng đó.
• Tôi đi mua cá và khế.
Trong câu này có 6 từ, 5 từ giữ chức năng cú pháp, 1 từ biểu thị
quan hệ kết hợp.
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2. Phương thức tạo từ mới
2.2.2.1. Ghép
 Ghép là cách kết hợp các hình vị chính tố để tạo thành một từ.
class + room = classroom, book + store = bookstore,
black + board = blackboard…
 Đối với những ngôn ngữ không có phụ tố,  cũng không có chính tố như
tiếng Việt, tiếng Hán…ghép là cách cấu tạo từ bằng cách kết hợp hai từ đơn
(hai hình vị) với nhau:
áo quần, sách vở, xe cộ, tươi mát, xinh đẹp, đi lại, ăn uống…
nhà sách, xe máy, dưa hấu, cà chua…
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2. Phương thức tạo từ mới
2.2.2.1. Ghép
a. áo quần, sách vở, xe cộ, tươi mát, xinh đẹp, đi lại, ăn uống…
b. nhà sách, xe máy, dưa hấu, cà chua…
Các từ trong (a) là từ ghép đẳng lập, còn các từ trong (b) là từ
ghép chính phụ.
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2.2. Láy
 Đây là phương thức lặp lại hoàn toàn hay một phần âm thanh của
một từ/hình vị để tạo thành từ mới.
a. đẹp đẽ, xinh xắn, gật gù…
b. đèm đẹp, xinh xinh, gật gật, xa xa…
 Phương thức cấu tạo từ láy đặc biệt phổ biến trong những ngôn
ngữ đơn lập như tiếng Việt.
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2.3. Phái sinh (Derivation)
 Thêm phụ tố vào chính tố để tạo thành từ mới.
• Thêm tiền tố (prefixation):
illegal, unsold, reset…
• Thêm hậu tố (suffixation):
acceptable, childhood, wireless, construction…
• Thêm cả hai phụ tố:
unbreakable, impossibility,v.v.
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2.3. Phái sinh (Derivation)
 Phương thức này rất phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình,
nhưng không có trong những ngôn ngữ đơn lập.
2.2.2.4. Chuyển loại
 Trong quá trình sử dụng, một từ có thể có sự biến đổi về chức
năng, chẳng hạn một danh từ có thể được dùng như một động
từ, hay một động từ có thể được dùng như một danh từ…
paper, butter, bottle …là danh từ, nhưng có thể dùng như động từ
to paper, to butter, to bottle…
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2.4. Chuyển loại
 Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt rất phổ biến.
của (cải)  của (v), gan (n)  gan (v)…
Tuy nhiên sự chuyển loại này chỉ diễn ra khi từ xuất hiện trong câu
hay ngữ đoạn cụ thể.
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2.4. Chuyển loại
 Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt rất phổ biến.
của (cải)  của (v), gan (n)  gan (v)…
Tuy nhiên sự chuyển loại này chỉ diễn ra khi từ xuất hiện trong câu
hay ngữ đoạn cụ thể.
2.2.2.5. Tạo từ tắt
 UN, NATO, CPU, RAM, GDP, GNP, AIDS, …
NGỮ PHÁP HỌC
2.2.2.6. Vay mượn từ
 Vay mượn từ của ngôn ngữ khác để biểu thị những khái niệm
mới, làm tăng vốn từ của mình là một hiện tượng phổ quát đối
với các ngôn ngữ trên thế giới.
2.2.2.7. Trộn từ
Motel = Motor + Hotel
Modem = Modulator + demodulator
Điều nghiên = điều tra + nghiên cứu
NGỮ PHÁP HỌC
2.3. Phạm trù từ loại
2.3.1. Khái niệm từ loại
 Từ loại là phạm trù phân loại từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp của
nó  Phạm trù từ vựng - ngữ pháp.
2.3.2. Tiêu chí phân chia từ loại
 Ý nghĩa khái quát
 Hình thức ngữ pháp
NGỮ PHÁP HỌC
a. Ý nghĩa khái quát
 Ý nghĩa chung có tính chất phạm trù của hàng loạt từ.
• Ý nghĩa sự vật: nhà, xe, núi, sông, cây…
• Ý nghĩa hành động: nói, ăn, đánh, nhảy…
• Ý nghĩa đặc trưng, tính chất: đẹp, trắng, hiền, thông minh…
 Hạn chế:
• passion, idea, pleasure, constribution, homeless… miêu tả sự
vật gì?
• hy vọng, suy nghĩ, ước mơ,… thuộc từ loại nào?
NGỮ PHÁP HỌC
b. Hình thức ngữ pháp
 Tùy vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ mà đặc điểm hình thức ngữ
pháp của từ loại có tính chất hình thái học, cú pháp học hay cả
hai.
 Các ngôn ngữ biến hình phong phú có thể căn cứ vào đặc điểm
hình thái học của từ để phân chia từ loại.
• Construct Construction Constructive Constructively
 Ngôn ngữ học đại cương được hình thành chủ yếu trên cứ liệu
các ngôn ngữ biến hình nên rất coi trọng đặc điểm hình thái học
của từ khi phân chia từ loại.
NGỮ PHÁP HỌC
b. Hình thức ngữ pháp
 Với các ngôn ngữ phi hình thái như tiếng Việt, các đặc điểm cú
pháp học của từ mới thực sự có giá trị khi xác định từ loại và hình
thức ngữ pháp của từ chung quy được thể hiện qua:
 Khả năng kết hợp
Hạn chế: “đực, cái, trống, mái, xanh lơ, xanh mặt…không phải là
Lượng từ + X + Từ chỉ định  X = Danh từ
Rất/khá + X (+ lắm, quá)  X = Tính từ
NGỮ PHÁP HỌC
b. Hình thức ngữ pháp
 Khả năng kết hợp
Hạn chế:
 “đực, cái, trống, mái, xanh lơ, xanh mặt…không kết hợp với
từ chỉ mức độ  không phải là tính từ.
 không thể xem “yêu, thích, ghét, buồn, vui, v.v... là tính từ. Vì
những từ này có khả năng có bổ ngữ: buồn chuyện gia đình
Lượng từ + X + Từ chỉ định  X = Danh từ
Rất/khá + X (+ lắm, quá)  X = Tính từ
NGỮ PHÁP HỌC
b. Hình thức ngữ pháp
 Chức năng cú pháp
• Để cấu tạo câu, các từ phải đóng những vai trò nhất định như
chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, v.v. = Chức năng cú pháp
• Mỗi nhóm từ trong ngôn ngữ thường đảm nhiệm một chức
năng cú pháp nhất định và điều đó phản ánh bản chất ngữ
pháp của nó.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3. Những từ loại phổ biến
2.3.3.1. Danh từ
 Về ý nghĩa, danh từ biểu hiện sự vật hay những đối tượng được
hình dung như sự vật, nói chung là lớp từ mang ý nghĩa thực thể.
 Về hình thức ngữ pháp, trong ngôn ngữ biến hình, danh từ được
nhận diện:
• dựa vào đặc điểm hình thái học như thường có hình thái
biến đổi theo số, theo cách.
• dựa vào đặc điểm cú pháp học. (Det + X  X là dah từ)
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.1. Danh từ
 Phân loại danh từ:
• Danh từ riêng vs Danh từ chung
• Danh từ cụ thể vs Danh từ trừu tượng
• Danh từ hữu sinh vs Danh từ vô sinh
Sự phân loại này chủ yếu dựa trên ngữ nghĩa. Quan trọng nhất là
phân loại dựa trên tiêu chí ngữ pháp:
• Danh từ đếm được vs Danh từ không đếm được
(Danh từ đơn vị vs Danh từ khối)
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.2. Động từ
 Động từ biểu hiện hành động, quá trình, trạng thái.
 Về hình thức ngữ pháp, trong các ngôn ngữ biến hình, động từ
có khả năng biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thái, thức, v.v...
 Chức năng cú pháp điển hình của động từ là làm vị ngữ.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.2. Động từ
 Phân loại động từ:
• Động từ ngoại động vs Động từ nội động
• Động từ tình thái vs Động từ
thường
Cũng có thể nói đến
• Động từ chuyển tác vs Động từ phi chuyển
tác
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.3. Tính từ
 Về ý nghĩa, tính từ biểu hiện tính chất, đặc trưng.
 Về hình thức ngữ pháp, tùy theo NN, ngay cả trong các NN biến
hình:
• Tính từ không biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thái, thức như
động từ, thường không làm vị ngữ trong câu mà làm bổ ngữ
cho động từ hay định ngữ cho danh từ. (Tiếng Anh, tiếng
Nga…)
• Trong tiếng Pháp, TBN, Italia…tính từ phải biến đổi hình thái
theo giống và số của danh từ mà nó bổ nghĩa.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.3. Tính từ
 Trong tiếng Việt, tiếng Hán, v.v... giữa nhóm từ thường được coi là
động từ và nhóm từ thường được coi là tính từ không có những
khác biệt về hình thức ngữ pháp  phải xếp hai nhóm này vào chung
một từ loại, gọi là vị từ.
 Trong tiếng Việt, có thể xác định vị từ là từ biểu hiện sự tình (hành
động, quá trình, trạng thái, đặc trưng, tư thế), có khả năng kết hợp với
đã, đang, sẽ, vừa, từng, v.v... và thường làm vị ngữ trong câu.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.3. Tính từ
 Theo đó, có thể phân loại vị từ như sau:
• Vị từ nội động (chạy, đi, ngủ, nằm, già, giàu, v.v.) và vị từ
ngoại động (nhìn, yêu, thích, đánh, ăn, đuổi, đẩy, v.v.)
• Vị từ tình thái (muốn, thích, suýt, bị, được, v.v.) và vị từ
thường (chạy, đi, ngủ, nằm, già, giàu, nhìn, yêu, thích, đánh,
ăn, đuổi, đẩy, v.v.).
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.4. Trạng từ
 Về ý nghĩa, trạng từ là lớp từ biểu thị địa điểm, thời gian,
hoàn cảnh, phương thức, nguyên nhân, mức độ của một sự tình.
 Về hình thức ngữ pháp, trạng từ thường có hình thái riêng.
 Đây là từ loại phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, nhưng
không có trong tiếng Việt.
 Nhận định này có phần máy móc: trạng từ là từ bổ nghĩa cho
động từ từ, tính từ…
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.5. Đại từ
 Đại từ là một lớp từ mang đặc điểm chỉ xuất, nghĩa là khi đặt
ngoài ngữ cảnh thì không thể biết rõ được sự vật mà từ biểu thị.
 Chỉ có những đại từ hồi chỉ là có chức năng thay thế, thay thế cho
một từ đã đùng trước đó.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.6. Lượng từ
 Lượng từ biểu thị số lượng hay thứ tự của sự vật. Chính ý
nghĩa đó quy định khả năng kết hợp lượng từ với danh từ và
thường làm chức năng định ngữ cho danh từ.
 Lượng từ gồm hai loại: lượng từ xác định và lượng từ không
xác định.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.7. Giới từ
 Giới từ là từ loại làm thành tố chính của một ngữ đoạn chính phụ
dùng để đánh dấu các chức năng cú pháp, biểu thị những vai
nghĩa trong câu như sở hữu, địa điểm, thời gian, mục đích,
nguyên nhân, đối tượng tiếp nhận, phương tiện, v,v.
 Giới từ thường được chia thành: tiền giới từ (preposition) và hậu
giới từ (postposition).
 Trong tiếng Việt, phần lớn giới từ là danh từ hay động từ.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.8. Liên từ
 Từ nối hai từ, hai ngữ đoạn, hai cú hay hai câu.
 Liên từ chia thành các loại sau:
• Liên từ đẳng kết
• Liên từ chính phụ/phụ thuộc
• Liên từ tương liên
 Ranh giới giữa giới từ và liên từ không rõ ràng  gộp thành quan
hệ từ.
NGỮ PHÁP HỌC
2.3.3.9. Thán từ
 Từ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói.
NGỮ PHÁP HỌC
3. Cú pháp học
3.1. Ngữ (ngữ đoạn)
3.1.1. Khái niệm ngữ đoạn
 Ngữ là đơn vị đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định trong
câu. Xét về cấu tạo, ngữ có thể gồm một từ hoặc nhiều từ.
 Sự khác biệt giữa từ và ngữ nằm ở chức năng của mỗi đơn vị.
• Từ là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ.
• Ngữ là đơn vị lời nói.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2. Câu
3.2.1. Khái niệm câu
 Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất được sử dụng để giao tiếp.
 Câu là đối lượng nghiên cứu cơ bản của Ngữ pháp học và là khái
niệm trung tâm của mọi lí thuyết ngữ pháp.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.2. Cấu trúc câu
a. Phân tích cấu trúc câu dựa vào thành phần câu.
Câu
Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ
ĐN DT ĐT BN
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.2. Cấu trúc câu
b. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp.
 Theo phương pháp phân tích này, chức năng cú pháp của các
thành tố trong cấu trúc cú pháp không cần được xác định,
 Quan trọng là xác định các thành tố cú pháp có mối quan hệ
trực tiếp với nhau theo nguyên tắc lưỡng phân và phạm trù từ
loại của những thành tố này.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.2. Cấu trúc câu
b. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp.
My brother met my girlfriend.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.2. Cấu trúc câu
b. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp.
 Thành tố trực tiếp nhỏ nhất của quá trình phân tích này là từ
hoặc hình vị.
 Đối với tiếng Việt, cách phân tích thứ nhất được dùng phổ biến
hơn.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.3. Phân loại câu
3.2.3.1. Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của câu
a. Câu đơn và câu ghép
 Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị nòng cốt.
I finished reading the book you had lent me.
 Câu ghép là câu có nhiều (hai hoặc hơn hai) cụm chủ vị nòng
cốt.
I didn’t go to school today because I was sick.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.3.1. Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của câu
b. Câu bình thường và câu đặc biệt
 Câu bình thường là câu có đầy đủ hai thành phần trung tâm
chủ ngữ và vị ngữ hoặc câu có thành phần chủ ngữ / vị ngữ bị
tỉnh lược và có thể tái lập nhờ ngữ cảnh.
Nam đang đọc sách. / - Khỏe không?  Anh khỏe không?
 Câu đặc biệt là câu chỉ có một thành phần cú pháp làm trung
tâm và không thể xác định được thành phần nào bị tỉnh lược:
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.3.2. Căn cứ vào mục đích giao tiếp
 Câu trần thuật
 Câu nghi vấn
 Câu cầu khiến
 Câu cảm thán
 Câu bác bỏ
 Tùy mục đích giao tiếp
Mỗi kiểu câu có những đặc điểm riêng về hình thức: hình
thức ngữ pháp hoặc hình thức từ vựng.
NGỮ PHÁP HỌC
3.2.3.2. Căn cứ vào mục đích giao tiếp
 Tuy nhiên ở bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, nhiều khi câu không
có sự tương ứng giữa hình thức biểu hiện và mục đích giao tiếp.
A: I’m so tired.
B: Why don’t you go home earlier?
- Could you open the window, please?
NGỮ PHÁP HỌC
3.3. Quan hệ cú pháp
3.3.1. Quan hệ cú pháp là gì?
 Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp giữa những thành tố tạo nên
ngữ đoạn (phức) và câu.
 Các yếu tố chỉ có quan hệ cú pháp với nhau khi chúng có thể kết
hợp để tạo thành một đơn vị lớn hơn (một tổ hợp có nghĩa).
Quyển sách này rất hay.
Quan hệ cú pháp: quyển, sách và này  ngữ đoạn
rất và hay  ngữ đoạn
NGỮ PHÁP HỌC
3.3.2. Các kiểu quan hệ cú pháp cơ bản
 Quan hệ cú pháp là quan hệ được xác lập trong phạm vi câu.
 Phân loại quan hệ cú pháp
a. Quan hệ đẳng lập
• Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với
nhau về mặt ngữ pháp.
• Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp
của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài
tổ hợp đó.
NGỮ PHÁP HỌC
a. Quan hệ đẳng lập
• Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với
nhau về mặt ngữ pháp.
• Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp
của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài
tổ hợp đó.
- Cô ấy lấy chồng và sinh con.
- Nam và em gái chăm chỉ và học giỏi.
NGỮ PHÁP HỌC
b. Quan hệ chính phụ
• Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa hai thành tố không bình
đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, trong đó có thành tố trung
tâm và thành tố phụ.
• Thành tố trung tâm quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn
ngữ đoạn và chức năng ngữ pháp của thành tố phụ.
• Thành tố trung tâm cũng quyết định quan hệ ngữ pháp của
toàn ngữ đoạn với những yếu tố bên ngoài ngữ đoạn đó.
NGỮ PHÁP HỌC
b. Quan hệ chính phụ
My father worked in an European country.
• Trong ngữ đoạn my father có danh từ father làm trung tâm
(head noun), my làm định ngữ bổ nghĩa cho father. Chức năng
của father chỉ được xác định khi xuất hiện trong một kết cấu
lớn hơn.
Mấy cô gái này
• Tương tự, thành tố trung tâm cô gái có các thành tố phụ
chung quanh: mấy và này. Chức năng của chúng được xác định
ngay trong kết cấu.
NGỮ PHÁP HỌC
b. Quan hệ chính phụ
 Đối với ngôn ngữ không biến hình, việc xác định thành tố
trung tâm trở nên phức tạp hơn vì không thể dựa vào khả
năng biến hình của từ được.
Mấy quyển sách này
 Khi xác định trung tâm của một ngữ đoạn chính phụ thì người
nghiên cứu phải đứng trên quan điểm ngữ pháp.
 Ngữ pháp phải xác định yếu tố nào quyết định bản chất ngữ
pháp của cả ngữ đoạn.
Trong ngữ đoạn này, quyển
hay sách là thành tố chính?
NGỮ PHÁP HỌC
b. Quan hệ chính phụ
 Trong tiếng Việt, trật tự thông thường của các thành tố
trong ngữ đoạn chính phụ là thành tố chính đứng trước,
thành tố phụ đứng sau: danh từ - định ngữ, vị từ - bổ ngữ
NGỮ PHÁP HỌC
c. Quan hệ chủ - vị
 Quan hệ C - V là quan hệ cú pháp giữa hai trung tâm phụ
thuộc vào nhau và chức năng cú pháp của chúng được xác
định ngay trong kết cấu do chúng tạo nên mà không cần đặt
vào trong một kết cấu nào lớn hơn.
 Về hình thức, trong các ngôn ngữ biến hình, quan hệ này
được biểu hiện bằng sự tương hợp về ngôi, số, thì,…giữa chủ
ngữ và vị ngữ:
Ils étudient à l’universté.
My mother is working in the garden.
NGỮ PHÁP HỌC
c. Quan hệ chủ - vị
 Đối với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng
Hán, quan hệ C - V được biểu hiện bằng trật tự từ, hư từ và
ngữ điệu, trong đó trật tự từ đóng vai trò chủ đạo:
Con thuyền / trở nên mong manh trong sóng dữ.
NGỮ PHÁP HỌC
c. Quan hệ chủ - vị
 Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, trong những ngôn
ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán, v.v... mối quan
hệ cú pháp làm nòng cốt câu là quan hệ đề - thuyết (Đ - T).
 Đề là thành phần chính thứ nhất của câu nêu phạm vi có hiệu
lực của điều được nêu ở thành phần chính thứ hai: phần
thuyết.
Cô Mai (Đề) / tóc dài ngang vai (Thuyết).
NGỮ PHÁP HỌC
3.4. Cách thức mô tả cấu trúc cú pháp
a. Xác định rõ các kiểu quan hệ cú pháp và chức năng cú pháp
(thành phần câu) của các thành tố trong cấu trúc cú pháp cần
phân tích.
a. Phân tích cấu trúc cú pháp theo phương pháp thành tố trực tiếp
NGỮ NGHĨA HỌC
• ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ NGHĨA HỌC
• NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
• NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP
• NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP
ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ NGHĨA HỌC
• Ngữ nghĩa học là phân ngành nghiên cứu về nghĩa của những
biểu thức bẳng ngôn ngữ, tách riêng hay gắn với ngữ cảnh cụ
thể.
• Nói một cách tổng quát, nghĩa của một biểu thức bằng ngôn
ngữ là nội dung tinh thần của nó.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
1. Nghĩa và vật sở chỉ
 Nghĩa của một từ là các mối quan hệ bên trong, có tính trừu
tượng. Nó là tổng thể các nét nghĩa của từ đó và nằm ngoài
ngữ cảnh.
 Vật sở chỉ là cái mà từ chỉ ra. Quan hệ giữa từ với vật sở chỉ gọi
là sở chỉ.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
1. Nghĩa và vật sở chỉ
 Từ nào cũng có nghĩa, nhưng không phải từ nào cũng có vật sở
chỉ.
 Nói cách khác, vật sở chỉ không nhất thiết phải có thực: ma,
tiên, rồng, rượu tình…
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
1. Nghĩa và vật sở chỉ
Wittgenstein:
« Un mot n’ a pas de signification, il n’a que des usages.»
« Từ tự thân không có nghĩa, mà chỉ có cách dùng »
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng
2.1. Nghĩa biểu hiện:
 Nghĩa sở thị = mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị.
 Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở thị.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng
2.1. Nghĩa biểu hiện:
 Nghĩa sở biểu: Khái niệm có quan hệ với từ được gọi là cái sở
biểu và quan hệ giữa từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở
biểu.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng
2.1. Nghĩa biểu hiện:
 Nghĩa sở biểu và nghĩa sở thị hợp lại làm nên nghĩa biểu
hiện của từ ngữ, là bộ phận trung tâm của nghĩa từ.
 Chỉ có thực từ mới có nghĩa biểu hiện.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
2. Nghĩa biểu hiện và nghĩa liên tưởng
2.2. Nghĩa liên tưởng:
 Một từ luôn có nghĩa sở chỉ/sở thị và nghĩa liên tưởng.
Nghĩa sở thị của từ “snake” được miêu tả trong từ điển.
Nghĩa liên tưởng của “snake” là “sự thâm hiểm, sự ác độc”.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng
2.3. Nghĩa liên hệ:
 Nghĩa liên hệ là nghĩa của hư từ: nghĩa của “và” trong “anh
và em”
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
3. Đa nghĩa và đồng âm
 Đa nghĩa là hiện tượng một từ có hai nghĩa (hay nhiều hơn
hai) có liên quan với nhau; còn đồng âm là hiện tượng một
hình thức ngữ âm có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai) nhưng
giữa những nghĩa này không có mối liên quan nào.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
4. Nét nghĩa
 Phân tích nghĩa của từ thành những đặc trưng nhỏ nhất,
giúp phân biệt từ này với từ kia, gọi là nét nghĩa.
 Việc phân tích thành nét nghĩa như trên đặc biệt có hiệu quả
đối với những từ có quan hệ với nhau về nghĩa.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
4. Nét nghĩa
 Nét nghĩa giúp xác định được sự khác biệt giữa hai từ gần
nghĩa được gọi là nét nghĩa khu biệt.
 Nét nghĩa [có tay đỡ] của ghế bành là nét nghĩa mà ghế dựa
không có  Nét nghĩa này là nét nghĩa khu biệt giữa hai lao5i
ghế này.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
5. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ
5.1. Quan hệ đồng nghĩa
 Quan hệ giữa các từ ngữ có cùng nghĩa, nhưng có thể khác
nhau về sắc thái tu từ và/hay khả năng kết hợp. Không có
quan hệ đồng nghĩa tuyệt đối.
NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG
5. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ
5.2. Quan hệ trái nghĩa
 Quan hệ giữa hai từ có một nét nghĩa nào đó đối lập nhau.
 Có bốn kiểu quan hệ trái nghĩa.
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
Introduction to Linguistics

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuBai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuCún Con Sữa
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Dan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocDan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocatcak11
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguatcak11
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLee Inxu
 
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việtTiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữCaoThuNgan
 
cấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữcấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữbig_daisy
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2QuangLong Dinh
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CThuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CDinhPhuongAnh
 
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn NgữCấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữbig_daisy
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC nataliej4
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9thu ha
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcLe Gioi
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...jackjohn45
 
dan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngudan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_nguTrieu Dong
 

Mais procurados (20)

Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuBai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
 
Dan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocDan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hoc
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việtTiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữPPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
PPT Ngữ âm học - Dẫn luận ngôn ngữ
 
cấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữcấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữ
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CThuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
 
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn NgữCấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
 
Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9Bài 1 Nhóm 9
Bài 1 Nhóm 9
 
Dẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ họcDẫn luận ngôn ngữ học
Dẫn luận ngôn ngữ học
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Ngữ âm học
Ngữ âm họcNgữ âm học
Ngữ âm học
 
dan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngudan luan_ngon_ngu
dan luan_ngon_ngu
 

Semelhante a Introduction to Linguistics

Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonnguminhhdthvn
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...ChungDung4
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
He thong va ket cau cua ngon ngu
He thong va ket cau cua ngon nguHe thong va ket cau cua ngon ngu
He thong va ket cau cua ngon nguatcak11
 
He Thong Va Ket Cau Cua Ngon Ngu
He Thong Va Ket Cau Cua Ngon NguHe Thong Va Ket Cau Cua Ngon Ngu
He Thong Va Ket Cau Cua Ngon Nguatcak11
 
cấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữcấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữbig_daisy
 
T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16Duy Vọng
 
ban chat ngon ngu
ban chat ngon nguban chat ngon ngu
ban chat ngon nguatcak11
 
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon NguBan Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Nguatcak11
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfLinhPhuong78
 
T vva ppgdtvotieuhoc15
T vva ppgdtvotieuhoc15T vva ppgdtvotieuhoc15
T vva ppgdtvotieuhoc15Duy Vọng
 
T vva ppgdtvotieuhoc05
T vva ppgdtvotieuhoc05T vva ppgdtvotieuhoc05
T vva ppgdtvotieuhoc05Duy Vọng
 
T vva ppgdtvotieuhoc17
T vva ppgdtvotieuhoc17T vva ppgdtvotieuhoc17
T vva ppgdtvotieuhoc17Duy Vọng
 
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxtruongmyanh120904
 

Semelhante a Introduction to Linguistics (20)

Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
He thong va ket cau cua ngon ngu
He thong va ket cau cua ngon nguHe thong va ket cau cua ngon ngu
He thong va ket cau cua ngon ngu
 
He Thong Va Ket Cau Cua Ngon Ngu
He Thong Va Ket Cau Cua Ngon NguHe Thong Va Ket Cau Cua Ngon Ngu
He Thong Va Ket Cau Cua Ngon Ngu
 
cấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữcấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữ
 
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .docTiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
 
T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16
 
Nhap mon ngon ngu
Nhap mon ngon nguNhap mon ngon ngu
Nhap mon ngon ngu
 
ban chat ngon ngu
ban chat ngon nguban chat ngon ngu
ban chat ngon ngu
 
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon NguBan Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
 
T vva ppgdtvotieuhoc15
T vva ppgdtvotieuhoc15T vva ppgdtvotieuhoc15
T vva ppgdtvotieuhoc15
 
T vva ppgdtvotieuhoc05
T vva ppgdtvotieuhoc05T vva ppgdtvotieuhoc05
T vva ppgdtvotieuhoc05
 
6
66
6
 
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAYLuận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
 
T vva ppgdtvotieuhoc17
T vva ppgdtvotieuhoc17T vva ppgdtvotieuhoc17
T vva ppgdtvotieuhoc17
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
 

Último

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Último (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Introduction to Linguistics

  • 1. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC INTRODUCTION TO LINGUISTICS
  • 2. NỘI DUNG MÔN HỌC I. Những vần đề chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ học II. Ngữ âm học III. Ngữ pháp học IV. Ngữ nghĩa học
  • 3. GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình: Dẫn luận Ngôn ngữ học Tác giả: Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng Tài liệu tham khảo: 1. Dẫn luận ngôn ngữ học – Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết 2. Dẫn luận Ngôn ngữ học – Đỗ Hữu Châu
  • 4. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN NGỮ CHƯƠNG 1
  • 5. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÔN NGỮ I. Ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, được dùng làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và phương tiện tư duy của con người.
  • 6. 1) Ngôn ngữ là gì? Hàng ngày chúng ta sử dụng những từ: ngôn ngữ của loài hoa, ngôn ngữ của loài vật, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội họa, ngôn ngữ điêu khắc, ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ toán, v.v. phái sinh theo phép ẩn dụ Từ “ngôn ngữ” trên dùng với nghĩa.  biểu đạt, thể hiện điều gì đó.
  • 7. 2) Bản chất của ngôn ngữ  Ngôn ngữ =  Hiện tượng xã hội  Bộ phận quan trọng của văn hóa Ngôn ngữ = sản phẩm của một cộng đồng cụ thể. NN chỉ hình thành & phát triển trong xã hội. NN chỉ hình thành do tính quy ước  không có tính di truyền. Mỗi hệ thống NN đều mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng bản ngữ
  • 8.  Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt  Ngôn ngữ = hệ thống  Mỗi yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ có thể coi là một đơn vị.  Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ được sắp xếp theo những quy tắc nhất định.  Sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ này quy định sự tồn tại của đơn vị ngôn ngữ kia. Một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau.
  • 9. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt  Mỗi đơn vị ngôn ngữ = một ký hiệu/tín hiệu ngôn ngữ  F. de Saussure gọi hình thức âm thanh là cái biểu đạt, khái niệm là cái được biểu đạt. Signe Sự kết hợp giữa một hình thức âm thanh và một khái niệm Signifié Signifiant
  • 10. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt  Từ “xe” trong tiếng Việt là một ký hiệu NN. Âm / / là cái biểu đạt = hình ảnh âm thanh, còn khái niệm “xe” là cái được biểu đạt = khái niệm.  Cái biểu đạt / / được tạo nên từ chất liệu âm thanh.  chữ viết chỉ ghi lại cái biểu đạt của ký hiệu NN, chứ bản thân nó không phải cái biểu đạt của ký hiệu NN.
  • 11. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt  Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ: (6) a. Tính võ đoán: Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có một mối quan hệ tự nhiên nào mà do người bản ngữ quy ước. Cùng một khái niệm , nhưng mỗi tiếng dùng cái biểu đạt khác nhau / / / : / / /
  • 12. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt  Tuy nhiên cũng có một số ký hiệu NN không có tính võ đoán. Các từ mô phỏng âm thanh tự nhiên, chẳng hạn tiếng vịt kêu: couin-couin (Pháp) quack-quack (Anh) pack-pack (Đức) cạp cạp (Việt)
  • 13. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt b. Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt (signifiant) Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian. Vì vậy, các yếu tố của cái biểu đạt bắt buộc phải thực hiện theo một trật tự tuyến tính, tạo ra một chuỗi âm thanh. / / / // // // // // / / : / / // :// /
  • 14. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt c. Tính quy ước:  Thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước để có thể hiểu nhau.  Các ký hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước của các thành viên trong một cộng đồng NN.  Muốn giao tiếp bằng cùng một NN, phải có cùng một số quy ước.
  • 15. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt d. Tính đa trị:  Một vỏ ngữ âm có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa (từ đa nghĩa).  Một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm khác nhau (từ đồng nghĩa).
  • 16. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt d. Tính bất biến đồng đại:  Vỏ âm thanh/ hay từ liên tưởng đến một khái niệm hay một nghĩa cụ thể mang tính cộng đồng, một cá nhân không quyết định thay đổi mối quan hệ này.
  • 17. Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu đặc biệt d. Khả năng biến đổi lịch đại:  Các ký hiệu NN có thể biển đổi qua thời gian, qua sự phát triển của NNH thể hiện qua sự biến đổi vỏ ngữ âm, biến đổi khái niệm hay biến đổi trong quan hệ giữa vỏ ngữ âm và khái niệm.
  • 18. 3) Chức năng của ngôn ngữ a. NN = phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.  Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, trao đổi thông tin.  Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
  • 19. Chức năng của ngôn ngữ  NN là phương tiện quan trọng nhất là vì: • Ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp phổ biến nhất, cần thiết cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc. • NN là phương tiện có khả năng thể hiện đầy đủ và chính xác tất cả những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc mà con người muốn thể hiện.
  • 20. Chức năng của ngôn ngữ  Chức năng giao tiếp của NN bao gồm: • Chức năng truyền thông tin • Chức năng yêu cầu • Chức năng biểu cảm • Chức năng xác lập mối quan hệ
  • 21. Chức năng của ngôn ngữ b. NN = phương tiện tư duy  Ngôn ngữ và tư duy là một thống nhất, nhưng không đồng nhất.  Qua NN, con người thực hiện các hoạt động tư duy, không có tư duy thì không có NN.  Chức năng làm phương tiện giao tiếp và chức năng phương tiện tư duy của NN không tách rời nhau.
  • 22. II. Ngôn ngữ học: 1) Ngôn ngữ học là gì?  Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.  Nghiên cứu ngôn ngữ một cách khách quan dựa trên những cứ liệu quan sát được và xử lí theo những nguyên tắc, phương pháp được xây dựng trong phạm vi một lí thuyết nhất định, qua đó nêu ra các quy tắc cấu tạo, hoạt động và biến đổi của các đơn vị ngôn ngữ.
  • 23. Ngôn ngữ học là gì?  Ngôn ngữ học là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ.  Nghiên cứu ngôn ngữ như thế nào? Các cứ liệu có thể quan sát Xử lý theo nguyên tắc, phương pháp trong phạm vị một lý thuyết nhất định Đưa ra các quy tắc cấu tạo, họat động và biến đổi của các đơn vị NN
  • 24. Ngôn ngữ học là gì?  Ngôn ngữ học là khoa học kinh nghiệm.  Ngôn ngữ hoc là khoa học miêu tả chứ không phải là một thứ điển chế. Nhà Ngôn ngữ học là người miêu tả hệ thống đó chứ không phải đề ra (điển chế) các quy tắc và buộc mọi người phải tuân theo.
  • 25. Ngôn ngữ học là gì?  Để Ngôn ngữ học trở thành một khoa học bổ ích cho con người, nhà nghiên cứu cần tôn trọng sự kiện ngôn ngữ khách quan, thoát khỏi những định kiến cá nhân, gạt bỏ những cứ liệu ngụy tạo kì quặc đối với người bản ngữ, đồng thời tập hợp cứ liệu đủ nhiều và phong phú.
  • 26. 2) Đối tượng của ngôn ngữ học  F. de Saussure xác lập một sự đối lập quan trọng giữa hai phạm trù: ngôn ngữ (langue) và lời nói (parole). Langage Langue Parole - Hiện tượng xã hội, mã chung cho toàn bộ mộtcộng đồng NN Mang tính cá nhân, khả biến, khó dự báo
  • 27. Đối tượng của ngôn ngữ học  F. de Saussure cho rằng “đối tượng duy nhất và chân thực của Ngôn ngữ học là ngôn ngữ, xét trong bản thân nó và vì bản thân nó”.  Quan điểm này đã giúp Ngôn ngữ học có được đối tượng nghiên cứu riêng và trở thành một ngành khoa học thực sự.
  • 28. Đối tượng của ngôn ngữ học  Việc không xem “lời nói” (parole) là đối tượng của NNH đã hạn chế khả năng nghiên cứu sự hành chức của NN trong hoạt động giao tiếp.  Các nhà ngữ học sau Saussure đã mở rộng đối tượng nghiên cứu của NNH.  “Langue” và “Parole” = đối tượng nghiên cứu của NNH hiện đại.
  • 29. 3) Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Khái niệm “hệ thống” và “cấu trúc” • Hệ thống là một thể thống nhất các yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. • Cấu trúc là toàn bộ những quan hệ tồn tại trong một hệ thống.  Trong hệ thống có cấu trúc, cấu trúc luôn tồn tại trong một hệ thống nhất định.
  • 30. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Giá trị của một yếu tố trong hệ thống do quan hệ giữa yếu tố đó với các yếu tố khác quy định.  Cấu trúc của một hệ thống quy định giá trị của từng yếu tố trong hệ thống đó  Quy định giá trị của toàn hệ thống.
  • 31. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ a. Âm vị (phoneme/phonème) b. Hình vị (morpheme/morphème) c. Từ (word/mot) Đơn vị âm thanh nhỏ nhất, không có nghĩa, có chức năng khu biệt nghĩa. Hình vị là đơn vị NN nhỏ nhất có nghĩa. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập, tức có khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu.
  • 32. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Mỗi cấp độ trên đây là một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ. Đến lượt mình, mỗi cấp độ cũng có thể được coi là một hệ thống gồm có các yếu tố là những đơn vị tương ứng của nó.  Âm vị là hệ thống bao gồm các nguyên âm, phụ âm…  Hình vị là hệ thống bao gồm hình vị tự do, hình vị ràng buộc…  Từ là hệ thống bao gồm từ đơn, từ ghép, từ láy…
  • 33. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói • Nhiều tài liệu NNH xem ngữ đoạn và câu là những đơn vị ngôn ngữ. • Tuy nhiên, đứng trên quan điểm phân biệt chặt chẽ hai bình diện ngôn ngữ và lời nói thì chì có âm vị, hình vị và từ mới được xem là những đơn vị thuộc hệ tôn ti của các đơn vị ngôn ngữ.
  • 34. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói • Ngữ đoạn và câu thuộc bình diện lời nói, vì chúng không phải là đơn vị có sẵn mà chỉ được hình thành khi nói và có số lượng vô hạn. • Ngữ đoạn là đơn vị lời nói đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu. • Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất dùng để giao tiếp.
  • 35. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ d. Các đơn vị thuộc bình diện lời nói • Đoạn văn và văn bản cũng là những đơn vị lời nói dùng để giao tiếp, tuy nhiên đó không phải là những đơn vị lời nói nhỏ nhất thực hiện chức năng này.
  • 36. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Các quan hệ trong NN Quan hệ kết hợp Quan hệ đối vị Quan hệ tôn ti
  • 37. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Các quan hệ trong NN Quan hệ kết hợp (Rapports in praesentia) Quan hệ đối vị (rapports in absentia) Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một đơn vị lớn hơn. Quan hệ giữa các đơn vị cùng loại có khả năng thay thế nhau ở một vị trí nhất định. Các đơn vị có quan hệ đối vị với nhau lập thành một hệ đối vị.
  • 38. Hệ thống và cấu trúc ngôn ngữ  Các quan hệ trong NN Quan hệ tôn ti Quan hệ giữa một đơn vị (ở cấp độ thấp) với một đơn vị (ở cấp độ cao) mà nó là một yếu tố cấu thành.
  • 39. 4) Các phân ngành của ngôn ngữ học Ngữ âm học Nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm Âm vị học Nghiên cứu mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm trong từng ngôn ngữ. Xác lập hệ thống các đơn vị âm thanh trong ngôn ngữ hữu quan.
  • 40. Các phân ngành của ngôn ngữ học Ngữ pháp học Hình thái học/Từ pháp Cú pháp học Nghiên cứu ngữ pháp của từ Nghiên cứu ngữ pháp của câu
  • 41. Các phân ngành của ngôn ngữ học Từ vựng học Nghiên cứu từ và ngữ cố định Ngữ nghĩa học • Nghiên cứu ngữ nghĩa từ vựng • Nghiên cứu ngữ nghĩa cú pháp • Ngữ nghĩa học dụng pháp
  • 42. Các phân ngành của ngôn ngữ học Ngữ pháp văn bản nghiên cứu các mối liên kết giữa các câu trong một đoạn văn và giữa các đoạn văn trong một văn bản Ngữ dụng học nghiên cứu từ, ngữ và câu trong mối quan hệ với chu cảnh giao tiếp
  • 43. Các phân ngành của ngôn ngữ học Phong cách học nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ trong các phong cách chức năng khác nhau Phương ngữ học nghiên cứu các biến thể của một ngôn ngữ ở những địa phương khác nhau.
  • 44. Các phân ngành của ngôn ngữ học  Các phân ngành của NNH có tính liên ngành  Xã hội học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học xã hội  Nhân học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học nhân học  Tâm lý học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học tâm lý  Thần kinh học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học thần kinh  Tin học + Ngôn ngữ học  Ngôn ngữ học điện toán
  • 45. Các hướng tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ của ngôn ngữ học: Ngôn ngữ học lịch đại Nghiên cứu diễn tiến của ngôn ngữ qua các thời điểm lịch sử Ngôn ngữ học đồng đại Nghiên cứu ngôn ngữ ở một trạng thái tĩnh, tức ở một thời điểm nhất định mà không tính đến sự biến đổi của ngôn ngữ trong thời gian.
  • 47. NGỮ ÂM HỌC I. Tổng quát 1) Đối tượng của ngữ âm học:  Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu về âm thanh của ngôn ngữ.  Ngữ âm học nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ viết và hình thức âm thanh của ngôn ngữ.  Tương ứng với hai mặt tự nhiên và xã hội của ngữ âm, Ngữ âm học có hai phân môn khác nhau:
  • 48. 1.1) Ngữ âm học (nghĩa hẹp): Phân môn nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm, tức là phân tích, miêu tả âm thanh của ngôn ngữ • dưới góc độ sinh lí học: Ngữ âm học cấu âm • dưới góc độ vật lí học: Ngữ âm học âm học • dưới góc độ tiếp nhận của người nghe: Ngữ âm học thính giác.  Ngữ âm học (nghĩa hẹp) áp dụng các phương pháp khoa học tự nhiên nghiên cứu… • những đặc trưng vật lí hay âm học của các âm thanh thực tế. • những phương cách cấu âm của chúng, không cần biết chúng thuộc vào ngôn ngữ nhất định nào.
  • 49. 1.2) Âm vị học:  Phân môn nghiên cứu mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm trong từng ngôn ngữ.  Âm vị học cho ta biết trong một ngôn ngữ nhất định có những đơn vị ngữ âm gì, đặc điểm phân bố và sự tương tác của chúng ra sao trong khi kết hợp thành các phát ngôn.  Đối tượng của âm vị học là sự tổ chức của ngữ âm trong một ngôn ngữ cụ thể.
  • 50. 2) Bản chất và cấu tạo của ngữ âm 2.1. Về mặt âm học  Âm trong ngôn ngữ là một sự chấn động của không khí bắt nguồn từ sự rung động của một vật thể nào đó.  Âm truyền đi trong không khí dưới hình thức những làn sóng nối tiếp nhau, với tốc độ chừng 340m/giây.  Các yếu tố phân biệt âm: độ cao, độ ồn, âm sắc
  • 51. a/ Độ cao (Pitch)  Độ cao phụ thuộc vào tốc độ rung động, nghĩa là phụ thuộc vào số lượng rung động xảy ra trong một đơn vị thời gian: số rung động càng nhiều thì âm càng cao.  Đơn vị đo rung động là Hertz, viết tắt là Hz.  Các âm vô thanh cao hơn các âm hữu thanh.  Độ cao của ngữ âm do nhiều yếu tố quy định, trong đó, quan trọng nhất là sự căng của dây thanh. Âm sẽ cao nếu dây thanh căng, và sẽ thấp nếu dây thanh chùng.  Độ cao của ngữ âm cho ta biết nhiều thông tin phi ngôn ngữ (giới tính, tuổi tác, xúc cảm...) và cả những thông tin Ngôn ngữ học nữa.
  • 52. b/ Độ ồn (loudness)  Độ to phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh, tức vào biên độ (amplitude).  Biên độ càng lớn âm càng mạnh. Đơn vị đo độ mạnh là decibel, viết tắt là dB.
  • 53. c/ Âm sắc (Timbre)  Âm sắc là sắc thái riêng của âm.  Mỗi nguyên âm có một sắc thái riêng nhờ sự hợp thành âm cơ bản với các họa âm được tăng cường.  Âm thanh là hợp thể của nhiều rung động xảy ra đồng thời.  Sự chấn động toàn bộ có tần số thấp nhất, gọi là âm cơ bản, quyết định độ cao của cả âm phức hợp.  Các âm cục bộ, gọi là họa âm, có tần số cao hơn.  Các nguyên âm đều có thể được phát âm cùng một độ cao và độ ồn, nhưng vẫn khác biệt nhau, chính là do không giống nhau về âm sắc.
  • 54. 2.2. Về mặt cấu âm a/ Bộ máy cấu âm Âm thanh của ngôn ngữ được tạo ra do sự hoạt động của bộ máy cấu âm của con người.
  • 55. Bộ máy cấu âm Phổi Thanh hầu Các khoang trên của thanh hầuCác tộc người đều có bộ máy cấu âm về cơ bản như nhau, chính vì vậy mà về nguyên tắc không thể có âm nào người bản ngữ phát được mà người nước ngoài lại không.
  • 56.  Phổi và khí quản (trachea/tracée-artère) cung cấp và dẫn truyền luồng hơi, chứ không tham gia trực tiếp vào việc phát âm.  Dây thanh (vocal cord/corde vocale): hai màng mỏng nằm ngang, có thể rung động, mở ra khép lại, căng lên chùng xuống theo sự chỉ huy của thần kinh.  Khi hai dây thanh này mở ra, không rung, cho phép luồng hơi đi qua dễ dàng  hiện tượng vô thanh (unvoiced sounds/sons sourds). Chẳng như trong tiếng Anh: f,p,t,k,s,sh,ch,th (thing)
  • 57.  Dây thanh khép lại, nhưng vẫn còn chừa một khe hẹp, cho phép luồng hơi đi qua, đồng thời dây thanh rung lên Hiện tượng hữu thanh (voiced sounds/sons sonores/voisés.  Trong tiếng Anh: b, d, g, th (then), v, l, r, z ,j (Jane)   phụ âm hữu thanh và phụ âm vô thanh
  • 58.  Các khoang cộng hưởng:  Khoang yết hầu (pharynx)  Khoang miệng (cavité orale)  Khoang mũi (cavité nasale) Âm tắc yết hầu: [ʔan], [xaːk̚ʔ] Âm xát: [hɔːɹs], [praɦa] Khoang miệng là nơi xảy ra rất nhiều hoạt động cấu âm. Âm mũi (nguyên âm và phụ âm)
  • 59. II. Các đơn vị đoạn tính 1) Âm tố (sound, phone)  Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, chiếm một đoạn trong lời nói là âm tố.  Ghi âm tố: đặt ký hiệu ngữ âm trong ngoặc vuông [a], [b],...  Vị trí của cơ quan cấu âm thay đổi, xuất hiện một âm tố khác.
  • 60. 1.1. Phụ âm  Phụ âm là âm có luồng hơi bị cản trở.  Phân loại phụ âm điểm cấu âm và phương thức cấu âm. a/ Điểm cấu âm Để tạo ra một sự cản trở, thông thường có một bộ phận cấu âm dịch chuyển và một bộ phận đứng yên. Cơ quan cấu âm chủ động Cơ quan cấu âm thụ động
  • 61. Điểm cấu âm Đa số tên của các phụ âm đặt theo điểm cấu âm (căn cứ vào tên của các cơ quan cấu âm thụ động). Ba: phụ âm [b] là phụ âm môi - môi Về: phụ âm [v] là phụ âm môi – răng Đã: phụ âm [d] là phụ âm lợi Trung: phụ âm [ ] là phụ âm uống lưỡi
  • 62. b/ Phương thức cấu âm Sự tương tác của các cơ quan cấu âm (lưỡi, lợi, răng, ngạc…) trong việc tạo ra một âm.  Phụ âm tắc (stop/occlusive) Đường dẫn âm trong khoang miệng bị tắc hoàn toàn, luồng khí cũng không thoát ra đường mũi. Sau đó, chỗ tắc được giải phóng hoàn toàn, luồng hơi thoát ra đột ngột tạo ra phụ âm tắc /p t k/ (vô thanh) /b d g/ (hữu thanh)
  • 63. Phụ âm tắc (stop/occlusive)  Có hai loại âm tắc: âm tắc miệng và âm tắc mũi  NJhưng hầu như bao giờ thuật ngữ âm tắc cũng chỉ âm tắc miệng, còn thuật ngữ âm mũi chỉ âm tắc mũi.
  • 64.  Phụ âm rung (trill, roll)  Âm rung giống với âm tắc ở chỗ có sự cản bít hoàn toàn luồng hơi, rồi ngay sau đó lại thoát ra; nhưng cái khác là quá trình này lặp lại nhiều lần và diễn ra rất nhanh.  Có hai loại âm rung: rung đầu lưỡi (tongue tip) và rung lưỡi con (alveolar trill)
  • 65.  Phụ âm xát (fricative/occlusive)  Các cơ quan cấu âm tiến đến gần nhau nhưng vẫn chừa một khe hở, thì luồng hơi tuy có cản trở nhưng vẫn thoát ra được qua khe hở đó. /f, s/ (vô thanh), /v, z/ (hữu thanh)  Âm xuýt (sibilant) được tạo ra khi lưỡi hướng luồng khí về phía răng, và hai cơ quan cấu âm áp sát nhau. sip, zip, chip, ship…
  • 66.  Phụ âm tắc xát (affricate)  Đầu lưỡi tiến đến chạm vào lợi răng trên, cản bít hoàn toàn luồng hơi đi ra, như khi phát âm tắc [t] hay [d]; sau đó, đầu lưỡi hơi hạ xuống, chứ không hạ xuống hoàn toàn như ở âm tắc, tạo thành một khe hẹp cho luồng hơi thoát ra, như khi phát âm xát [s] hay [z].  Theo IPA, âm tắc xát tiếng Anh được ghi [t͡ʃ] (child) và [d͡ʒ] (jean)
  • 67. 1.2. Nguyên âm  Phân loại nguyên âm có những điểm tương tự như phân loại phụ âm.  Nếu ở phụ âm, ta nói đến phương thức cấu âm, thì ở nguyên âm, là độ nâng của lưỡi: lưỡi càng nâng cao thì về mặt âm học, nguyên âm nghe càng cao.  Về mặt cấu âm, đó là hướng của lưỡi. Lưỡi có thể đưa về phía trước, giữ ở giữa hay lùi về sau: ta có các nguyên âm dòng trước, dòng giữa và dòng sau.
  • 69. Nguyên âm  Hình dáng của môi là tiêu chí thứ ba để phân loại nguyên âm  nguyên âm tròn môi hay không tròn môi.  Ngoài ra, nguyên âm còn có thể miêu tả theo một số tiêu chí khác: • Độ dài (nguyên âm ngắn vs nguyên âm dài) • Tính mũi • Tính cố định của lưỡi (nguyên âm đơn vs nguyên âm đôi)
  • 70. 2) Âm vị 2.1. Khái niệm đặc trưng khu biệt  Đặc trưng ngữ âm có khả năng đưa tới sự khu biệt về ý nghĩa được gọi là đặc trưng khu biệt âm vị học, gọi gọn là đặc trưng khu biệt.  Đặc trưng không đem lại sự khác biệt về ý nghĩa là không có giá trị âm vị học, gọi là nét rườm.
  • 71. 2.2. Khái niệm âm vị  Âm vị là một tổng thể các đặc trưng khu biệt được thực hiện đồng thời.  Để ghi âm vị, người ta quy ước đặt kí hiệu ghi âm vào trong hai vạch nghiêng: /d/, /t/.
  • 72. Khái niệm âm vị  Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được khái quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày; đó là đơn vị của âm vị học.  Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của Ngữ âm học (nghĩa hẹp).
  • 73. Khái niệm âm vị Cặp tối thiểu (minimal pairs)  Cặp tối thiểu là cặp từ trong một ngôn ngữ cụ thể khác nhau chỉ ở một yếu tố âm vị, chẳng hạn như âm vị, thanh điệu và có nghĩa khác nhau.  Cặp tối thiểu này cho biết hai âm tố tạo thành hai âm vị khác biệt trong ngôn ngữ đó.
  • 74. Minimal pairs with vowels // fit slip sin // feet sleep seen // pan sad sat // pen said set // pot spot cot // port sport caught
  • 75. Khái niệm âm vị b/ Biến thể (allophone) - Biến thể âm vị = tất cả những âm tố khác nhau cùng thể hiện một âm vị. [ph] (trong pen) và [p] trong spend là biến thể của /p/ [t] và [d] là biến thể của /t/ trong water  Các loại biến thể Biến thể tự do Biến thể bắt buộc
  • 76. Khái niệm âm vị  Biến thể tự do (free variant allophone)  Những biến thể của cùng một âm vị, xuất hiện trong cùng một bối cảnh, thay thế cho nhau, không làm thay đổi nghĩa của từ.  Cùng từ “chị”, người Hà Nội phát âm với phụ âm “ch” tắc- xát, nguyên âm “i” hẹp và trước hơn, còn người Nam phát âm với phụ âm “ch’ tắc và nguyên âm “i” mở và dịch vào giữa.
  • 77. 2.2. Khái niệm âm vị Biến thể (allophone)  Các loại biến thể: Biến thể tự do (free variant allophones)  Phụ âm rung [r] và [R] trong từ ‘rat’ của tiếng Pháp.  Các biến thể tự do của cùng một âm vị có thể thay thế cho nhau trong cùng bối cảnh  Quan hệ phân bố tương đương. Biến thể tự do Biến thể bắt buộc
  • 78. 2.2. Khái niệm âm vị b/ Biến thể (allophone)  Các loại biến thể:  Biến thể bổ sung (complementary allophones) Một biến thể cụ thể phải xuất hiện trong một bối cảnh cụ thể gọi là biến thể bổ sung hay bắt buộc . Biến thể này của cùng một âm vị không thể xuất hiện trong cùng một bối cảnh khi việc sử dụng biến thể kia được xem là chuẩn. Biến thể tự do Biến thể bắt buộc
  • 79. Biến thể bổ sung (complementary allophones) • Âm vị /p/ có hai biến thể [ph] và [p]: pen và spend  biến thể bổ sung. • Âm “t” trong âm tiết “ta” và âm tiết “tu” là hai biến thể của âm vị /t/, trong “tu”, “t” tròn môi do ảnh hưởng của nguyên âm ‘u’ theo sau. • Trong tiếng Pháp, phụ âm vô thanh [f] và phụ âm hữu thanh [v] là biến thể bổ sung khi [f] là phụ âm cuối của một từ và đứng trước nguyên âm của một từ khác: neuf ans
  • 80. Khái niệm âm vị c/ Nét khu biệt và thế đối lập âm vị  Nét khu biệt (Distinctive features) • Một âm vị bao gồm một loạt các đặc trưng tồn tại đồng thời để tạo thành một âm vị thống nhất. • Trong số đặc trưng này, có những đặc trưng dùng để phân biệt âm vị gọi là nét khu biệt.
  • 81. • Trong tiếng Việt, âm vị /d/: [+hữu thanh], [+tắc]. Như vậy, /d/ vs /t/: hữu thanh vs vô thanh /d/ vs /z/: tắc vs xát • Nét khu biệt của âm vị được xác định trên cơ sở sự đối lập âm vị trong một ngôn ngữ cụ thể. • Sự đối lập giữa hai âm vị tạo thành một thế đối lập.
  • 82. • Có thể thế đối lập một tiêu chí hoặc nhiều tiêu chí: /b/ vs /p/: [-bật hơi] vs [+bật hơi] /b/ vs /p/: [hữu thanh] vs [vô thanh] [-bật hơi] vs [+bật hơi]  Các âm vị tạo thành một hệ thống các thế đối lập.
  • 83. III. Các hiện tượng siêu đoạn tính  Âm tố hay âm vị là một âm đoạn. Ngoài âm đoạn, ngữ âm còn có những hiện tượng khác nữa, lớn hơn một âm đoạn hay trải dài trên các âm đoạn - đó là các hiện tượng siêu đoạn tính.
  • 84. NGỮ ÂM HỌC 1) Âm tiết 1.1. Khái niệm và phân loại  Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất.  Âm tiết kết thúc bằng nguyên âm là âm tiết mở, còn bằng phụ âm là âm tiết khép.  Trong mỗi âm tiết, chỉ có một âm tố có khả năng tạo thành âm tiết. Âm tố này gọi là âm tố âm tiết tính.  Những yếu tố đi kèm không tạo thành âm tiết được.
  • 85. Khái niệm và phân loại  Trong từ hoa [hwa], [a] là âm tố âm tiết tính, âm đệm [w] là âm tố phi âm tiết tính.  Trong từ học tập [h k][t p], [ ] và [ ] là hai âm tố âm tiết tính, còn các phụ âm là những yếu tố đi kèm.  Âm tiết có thể gồm một nguyên âm như trong cái ô [o], như [u] trong ù chạy…  Trong một số ngôn ngữ, phụ âm vang có thể là âm tiết như trong từ table của tiếng Anh [t bl], [l] là âm tiết.
  • 86. Âm tiết 1.2. Ranh giới âm tiết  Đỉnh âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức cao nhất để bắt đầu giảm dần.  Ranh giới của âm tiết là điểm mà độ căng đạt tới mức thấp nhất và sau đó bắt đầu tăng lên để cấu tạo âm tiết tiếp theo.  Trong tiếng Việt, âm tiết được đơn lập hóa về mặt ngữ âm do cấu trúc đặc biệt của nó  âm tiết trong TV được phân xuất và nhận diện dễ dàng  vấn đề này không đặt ra.
  • 87. Ranh giới âm tiết  Việc phân xuất hay xác định ranh giới âm tiết tùy thuộc vào từng ngôn ngữ.  Từ tiếng Pháp cyclo khi vào tiếng Việt vẫn giữ hai âm tiết, nhưng người Việt xác định ranh giới khác người Pháp: [sik lo] vs [si klo]
  • 88. Âm tiết Cấu trúc âm tiết: Thanh điệu Âm đầu Onset Vần (Rhyme) Âm đệm Prevocalic Âm chính Nucleus Âm cuối Coda
  • 89. 2) Thanh điệu 2.1. Khái niệm  Những biến đổi về độ cao của âm tiết tạo nên những từ khác nhau, gọi là thanh điệu.  Một số NN sử dụng độ cao để phân biệt nghĩa của một ngữ đoạn hay một câu, chứ không phải một từ  NN không có thanh điệu.  Thanh điệu được tạo ra do sự rung bật của dây thanh; tùy theo sự rung động đó nhanh hay chậm, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, biến đổi ra sao...  các thanh khác nhau.
  • 90. NGỮ ÂM HỌC Thanh điệu 2.2. Phân loại a/ Thanh bằng: Thanh chỉ phân biệt nhau về mức độ cao thấp mà thôi, không có tính chất chuyển hướng đi lên hay đi xuống. b/ Thanh trắc: Thanh phân biệt nhau về chiều hướng biến đổi.  Trong tiếng Việt, thanh bằng gồm: thanh ngang và thanh huyền; thanh trắc gồm các thanh còn lại.  Trong tiếng Việt, thanh điệu được xem là âm vị siêu đoạn tính. Nó bao trùm toàn bộ âm tiết.
  • 91. NGỮ ÂM HỌC 3) Trọng âm 3.1. Khái niệm  Trọng âm là một hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết nào đó trong ngữ âm.  Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng ba cách: tăng độ mạnh phát âm: tăng độ dài phát âm và tăng độ cao.  Thông thường, âm tiết mang trọng âm có đủ ba đặc điểm này, chẳng hạn trong tiếng Pháp, âm tiết mang trọng âm là âm tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất.
  • 92. NGỮ ÂM HỌC Trọng âm 3.2. Phân loại a/ Trọng âm từ Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong một từ đa tiết đứng tách riêng.
  • 93. Quy tắc trọng âm từ Word type Where is the stress? Examples Two syllables Nouns on the first syllable center object flower Verbs on the last syllable release admit arrange Compound Nouns (N + N) (Adj. + N) on the first part desktop pencil case bookshelf greenhouse Adjectives (Adj. + P.P.) on the last part (the verb part) well-meant hard-headed old-fashioned Verbs (prep. + verb) understand overlook outperform
  • 94. NGỮ ÂM HỌC Trọng âm Phân loại b/ Trọng âm ngữ đoạn  Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi ngữ đoạn.  Tiếng Pháp chẳng hạn, là một ngôn ngữ không có trọng âm từ, nhưng lại có trọng âm ngữ đoạn. Pierre partira/ en vancances/ demain soir.
  • 95. NGỮ ÂM HỌC Trọng âm Phân loại c/ Trọng âm câu  Trọng âm câu là trong âm có độ nhấn trội nhất, hay nói cách khác, là đỉnh tuyến điệu của một phát ngôn.  Quy tắc cơ bản của trọng âm câu: • Những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm. • Những từ chức năng (structure words) không mang trọng âm.
  • 96. NGỮ ÂM HỌC c/ Trọng âm câu  Quy tắc cơ bản của trọng âm câu: d/ Sự khác biệt giữa thanh điệu và trọng âm  Thanh điệu là đặc trưng ngôn điệu của âm tiết, còn trọng âm là đặc trưng ngôn điệu của từ.  Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những thứ tiếng có thanh điệu, còn chức năng khu biệt nghĩa không phải là chức năng chủ yếu của trọng âm.
  • 97. NGỮ ÂM HỌC e/ Trọng âm trong tiếng Việt  Có thể nói tiếng Việt không có trọng âm từ theo khái niệm trọng âm của các ngôn ngữ phi âm tiết tính như tiếng Anh.  Tiếng Việt có trọng âm câu. Mỗi trọng âm đánh dấu một ngữ đoạn. Nó được đặt vào âm tiết cuối cùng hay duy nhất của ngữ đoạn.  Trọng âm có chức năng phân giới từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế tiếp trong câu: Nam // đi mua cá // với lại khế // về nấu canh //
  • 98. NGỮ ÂM HỌC Trọng âm trong tiếng Việt  Tôi về nhé. Tôi về nhà.  Có đi không? Đi hay không?  Lấy tiền cho bạn. (lấy tiền giùm bạn) Lấy tiền cho bạn. (lấy tiền biếu bạn)  Nhà cửa nhà máy  Sách vở Sách Sử  Làm ăn làm bể
  • 99. NGỮ ÂM HỌC 4) Ngữ điệu  Ngữ điệu là việc sử dụng sự biến đổi về độ cao và cả những hiện tượng siêu đoạn tính khác như độ to, tốc độ, chỗ ngừng khi phát âm một chuỗi âm lớn hơn một từ.  Ngữ điệu không dùng để phân biệt nghĩa của từ;
  • 100. NGỮ ÂM HỌC Ngữ điệu  Nó dùng để biểu thị một số chức năng:  thái độ hay cảm xúc của người nói,  phân biệt câu khẳng định và câu nghi vấn, và giữa các loại nghi vấn,  nhấn mạnh những yếu tố quan trọng trong phát ngôn,  điều tiết tương tác hội thoại.
  • 102. NGỮ PHÁP HỌC 1. Một số khái niệm chung 1.1. Đối tượng nghiên cứu và các phân ngành  Ngữ pháp học là phân ngành Ngôn ngữ học nghiên cứu hình thái của từ, quy tắc cấu tạo từ và câu. Hình thái học Cú pháp học
  • 103. NGỮ PHÁP HỌC  Hình thái học nghiên cứu ngữ pháp của từ: cấu tạo từ, hình thái từ và từ loại.  Với các ngôn ngữ biến hình, nghiên cứu hình thái từ là nhiệm vụ quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp của từ  Hình thái học (Morphology).  Với các ngôn ngữ không biến hình phân ngành này không có phần nghiên cứu hình thái từ.  Từ pháp học.  Vấn đề cấu tạo từ còn là một bộ phận nghiên cứu của từ vựng học (lexicology).  cấu tạo từ là một phạm trù trung gian giữa từ vựng và ngữ pháp.
  • 104. NGỮ PHÁP HỌC  Cú pháp học (Syntaxe) nghiên cứu ngữ pháp câu, gồm quy tắc cấu tạo ngữ đoạn và quy tắc cấu tạo câu.  Sự phân biệt hình thái học và cú pháp học chỉ có tính chất ước định.  Các ngôn ngữ đơn lập không có sự phân biệt này và Ngữ pháp học chung quy là cú pháp học.  Ngay đối với các ngôn ngữ biến hình, hình thái học cũng có những vấn đề đan xen với cú pháp học. Chẳng hạn, quy tắc biến đổi hình thái của từ là vấn đề quan trọng của hình thái học lại có quan hệ với chức năng cú pháp của từ ở trong câu.
  • 105. NGỮ PHÁP HỌC 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp  Ý nghĩa ngữ pháp là một khái niệm quan trọng. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và chặt chẽ.  Khái niệm ý nghĩa ngữ pháp được giải thích trên cơ sở đối lập với khái niệm ý nghĩa từ vựng, vì đó là hai loại ý nghĩa cơ bản mà các đơn vị ngôn ngữ có thể có.
  • 106. NGỮ PHÁP HỌC 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp  Khái niệm ý nghĩa từ vựng (Lexical meaning)  ý nghĩa riêng của từng đơn vị ngôn ngữ  Ý nghĩa từ vựng được khái quát từ sự vật, hiện tượng cụ thể trong hiện thực, không nằm trong ngôn ngữ.
  • 107. NGỮ PHÁP HỌC 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp  Ý nghĩa ngữ pháp = ý nghĩa chung của hàng loạt đơn vị ngôn ngữ: • Ý nghĩa số phức là ý nghĩa chung của những từ như books, students, cars, houses… • Ý nghĩa quá khứ là ý nghĩa chung của những từ như worked, loved, studied, liked, passed…  Ý nghĩa ngữ pháp được khái quát từ chính các đơn vị ngôn ngữ, là phần ý nghĩa chung giữa các đơn vị ngôn ngữ.
  • 108. NGỮ PHÁP HỌC 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp  Tuy nhiên, không phải bất kì một sự giống nhau nào giữa ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ cũng đều thuộc ý nghĩa ngữ pháp.  Sự đối lập giữa các danh từ hữu sinh và danh từ vô sinh không phải là ý nghĩa ngữ pháp, còn trong tiếng Nga sự đối lập này mang tính ngữ pháp. • это мой дом. Я люблю мой дом. •это мой сын. Я люблю моего сына.
  • 109. NGỮ PHÁP HỌC 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp  Ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được biểu hiện bằng các phương tiện vật chất chuyên biệt, dược gọi là phương tiện ngữ pháp.  Ý nghĩa ngữ pháp có tính võ đoán cao hơn ý nghĩa từ vựng, thể hiện ở sự lựa chọn những thuộc tính của sự vật và hiện tượng để ngữ pháp hóa, tức mã hóa bằng một hình thức ngữ pháp.  Quan hệ thời gian được nhiều ngôn ngữ ngữ pháp hóa thành phạm trù thì, trong khi các quan hệ về vị trí, màu sắc, trọng lượng, v.v... thì không.
  • 110. NGỮ PHÁP HỌC 1.2. Ý nghĩa ngữ pháp  Một ý nghĩa được ngữ pháp hóa thì nó bắt buộc phải được thể hiện ngay cả khi việc truyền đạt thông tin khô.ng yêu cầu thể hiện. • I was born in 1968. • We went to England 4 years ago.
  • 111. NGỮ PHÁP HỌC 1.3. Phương thức ngữ pháp 1.3.1. Khái niệm phương thức ngữ pháp  Để biểu hiện ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, các ngôn ngữ trên thế giới dùng những phương thức ngữ pháp khác nhau.  Phương thức ngữ pháp là những cách thức chung nhất để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.
  • 112. NGỮ PHÁP HỌC 1.3. Phương thức ngữ pháp  Các phương thức ngữ pháp tuy có tính khái quát, nhưng bao giờ cũng được biểu thị bằng những hình thức cụ thể. 1.3.2. Những phương thức ngữ pháp phổ biến a. Phương thức phụ tố (Affixations) • Dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. • Phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình.
  • 113. NGỮ PHÁP HỌC a. Phương thức phụ tố (Affixations)  Biến tố là thay đổi hình thức của một từ để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau như thì, thức, thái, thể, ngôi, số, giống và cách.  Biến tố của vị từ gọi là hệ biến ngôi (conjugaison), còn biến tố của danh từ, tính từ, đại từ, mạo từ gọi là hệ biến cách (declension).  Một biến tố biểu thị một hay nhiều ý nghĩa ngữ pháp thông qua tiền tố, hậu tố hay trung tố.
  • 114. NGỮ PHÁP HỌC b. Phương thức biến tố bên trong (apophony, internal inflection)  Phương thức biến tố bên trong là phương thức biến đổi một phần hình thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.  Trong tiếng Anh: man men woman women child children goose geese
  • 115. NGỮ PHÁP HỌC c. Phương thức thay chinh tố  Phương thức biến đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính tố để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp.  Phương thức này đặc trưng cho các ngôn ngữ Ân - Âu và một số thứ tiếng khác.
  • 116. NGỮ PHÁP HỌC c. Phương thức thay chinh tố  Phương thức thay chính tố thường dùng để biểu hiện: • Ngôi, số, thì, thức, thể của động từ (thường là động từ bất quy tắc): go/goes/went, sing/sang/sung… • Các hình thái của đại từ nhân xưng: I/me/mine … • Cấp so sánh của tính từ: good/better/best …
  • 117. NGỮ PHÁP HỌC d. Phương thức trọng âm  Khi trọng âm dùng để phân biệt các ý nghĩa ngữ pháp thì nó được xem là một phương thức ngữ pháp. • Import (verb) Import (n) • Increase (verb) Increase (n) Trọng âm trong ví dụ trên để phân biệt từ loại (Parts of speech) • Trong một số thứ tiếng Khác, trọng âm dùng để biểu thị ý nghĩa thì, thể, số…
  • 118. NGỮ PHÁP HỌC e. Phương thức hư từ  Đây là phương thức ngữ pháp phổ biến nhất, vì hầu như không một ngôn ngữ nào không dùng phương thức ngữ pháp này.  Phương thức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những ngôn ngữ không có phụ tố như tiếng Việt, tiếng Hán hay hệ thống phụ tố đơn giản như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bungari.  Ví dụ: hệ thống mạo từ của tiếng Anh, tiếng Pháp
  • 119. NGỮ PHÁP HỌC f. Phương thức trật tự từ  Khi trật tự từ ở trong câu dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp, nó được coi là một phương thức ngữ pháp.  Chẳng hạn trong tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, vị trí của từ ở trong câu do chức năng ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp của nó quy định.
  • 120. NGỮ PHÁP HỌC f. Phương thức trật tự từ • Trật tự từ thường biểu hiện: • Quan hệ chủ thể - đối thể: The lion killed the hunter. vs The hunter killed the lion. • Quan hệ xác định – được xác định: Bột xà bông vs Xà bông bột • Trong một số thứ tiếng, trật tự từ không bắt buộc như tiếng Nga.
  • 121. NGỮ PHÁP HỌC f. Phương thức lặp từ/láy • Khi lặp từ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp, lặp từ là phương thức ngữ pháp.  Với danh từ: lặp lại toàn bộ từ  ý nghĩa số phức: nhà nhà, người người…  Với vị từ tĩnh: lặp một bộ phận  mức độ thấp của trạng thái, thuộc tính…: thinh thích, chan chán, đo đỏ, buồn buồn…  Với vị từ động: lặp toàn bộ  biểu thị sự lặp lại, tái diễn của hành động: gật gật, cười cười, lắc lắc…
  • 122. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp • Phạm trù ngữ pháp là một tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp đối lập tương ứng.  Trong tiếng Anh: sự đối lập giữa ý nghĩa số đơn và ý nghĩa số phức, và sự đối lập này được biểu thị bằng sự vắng mặt hay có mặt của phụ tố -s/-es: • table: số đơn vs tables: số phức • chair: số đơn vs chairs: số phức  tiếng Anh có phạm trù ngữ pháp số (number)
  • 123. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp  Nhiều ý nghĩa ngữ pháp khác nhau có thể được biểu hiện trong cùng một hình thức ngữ pháp. •She reads the book. vs I read the book. •She reads the book. vs She read the book. •She reads the book. vs They read the book.
  • 124. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp  Một hình thức ngữ pháp có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp thuộc những phạm trù ngữ pháp khác nhau, nhưng không thể biểu hiện cùng một lúc những ý nghĩa ngữ pháp đối lập trong cùng một phạm trù. • She goes to school at 7 everyday. Ngôi Số Thì
  • 125. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp • une étudiante Giống cái Số đơn Bất định Giống đực Số phức Xác định un étudiant des étudiantes l’étudiante
  • 126. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp •A student The student Số đơn Số phức Bất định Xác định students
  • 127. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp  Phạm trù ngữ pháp  Phạm trù tư duy Đặc trưng của từng ngôn ngữ nhất định Tính phổ quát đối với tất cả các dân tộc
  • 128. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp  Dân tộc nào cũng có thể định vị một sự tình nào đó xảy ra trước thời điểm nói, ngay tại thời điểm nói hay sau thời điểm nói.  phạm trù của tư duy  Tuy nhiên, sự định vị sự tình trong thời gian như vậy được ngữ pháp hóa chỉ trong một số ngôn ngữ, chứ không phải tất cả.  Ngôn ngữ nào ngữ pháp hóa sự định vị này có phạm trù ‘thì’ . ‘Thì’ = phạm trù ngữ pháp
  • 129. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp  Miêu tả một phạm trù ngữ pháp: • Phạm trù đó có tồn tại trong ngôn ngữ đang xét hay không bằng nguyên tắc đối lập, • Đối lập về ý nghĩa song hành với đối lập về hình thức. • Vì không có một hiện tượng nào trong hệ thống ngôn ngữ tồn tại mà không dựa trên sự đối lập.
  • 130. NGỮ PHÁP HỌC 1.4. Phạm trù ngữ pháp 1.4.1. Phạm trù số  Phạm trù ngữ pháp của danh từ, đại từ.  số lượng của các cá thể có thể phân lập  Biểu thị sự phù ứng/tương hợp của tính từ với danh từ hoặc của vị từ với tác thể.  Hầu hết các NN đều có các phương tiện hình hình thức để biểu thị sự khác nhau về số lượng.
  • 131. NGỮ PHÁP HỌC  Sự phân biệt phổ biến nhất về số lượng của các cá thể là sự đối lập giữa số đơn và số phức.  Phạm trù ngữ pháp số là một phạm trù hình thái học biểu thị số lượng thông qua biến tố hay sự tương hợp (agreement). • That apple on the table is fresh. • Those two apples on the table are fresh.
  • 132. NGỮ PHÁP HỌC  Số lượng táo được đánh dấu trên danh từ - ‘apple’ số đơn (một trái táo) đối lập với ‘apples’ số phức ( một trái táo), trên tính từ chỉ định ‘that/those’, và trên vị từ ‘is/are’.  Một ngôn ngữ có phạm trù ngữ pháp số khi các danh từ trong NN đó được phân thành các nhóm hình thái tùy theo số lượng mà những danh từ này biểu thị: • Danh từ nào cũng được đánh dấu về ý nghĩa số; • Các định tố và vị từ có những hình thức khác nhau ứng với mỗi số của danh từ.
  • 133. NGỮ PHÁP HỌC  Chỉ những danh từ đơn vị/đếm được mới được dùng ở số đơn và số phức. Các danh từ khối/không đếm được thường chỉ dùng ở số đơn.  So sánh: a car, two cars vs milk, water, butter, money…  Nhiều NN phân biệt danh từ đơn vị và danh từ khối.
  • 134. NGỮ PHÁP HỌC  Không phải NN nào cũng có phạm trù số với tư cách là một phạm trù ngữ pháp. Trong những NN không có phạm trù này, số lượng phải được đánh dấu hoặc trực tiếp bằng số từ, hoặc gián tiếp bằng các lượng từ. Bù lại, nhiều NN có một hệ thống gồm nhiều từ vựng đo lường (measure words).
  • 135. NGỮ PHÁP HỌC  Phạm trù ngữ pháp số được hình trên cơ sở đối lập: • số đơn và số phức (singular vs plural) • số đơn lẻ và tập hợp (singulative vs collective) • số đơn, số đôi, số phức (singular, dual, plural)  Phạm trù ngữ pháp số được biểu thị bằng phụ tố, biến tố bên trong, hư từ, láy.
  • 136. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.2. Phạm trù đếm được/không đếm được  Phạm trù ngữ pháp của danh từ, được hình thành trên cơ sở đối lập giữa danh từ đếm được và danh từ không đếm được số lượng của các cá thể có thể phân lập.  Danh từ đếm được là danh từ có khả năng kết hợp trực tiếp với các yếu tố chỉ lượng (số từ, lượng từ…)  Danh từ không đếm được là danh từ không có khả năng đó.
  • 137. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.2. Phạm trù đếm được/không đếm được  Trong tiếng Anh: book, car, suggestion…là danh từ đếm được vì có thể nói: four books, two cars, five suggestions…, còn water, money, advice, butter…là những danh từ không đếm được vì không thể nói two waters, six monneys, five advices…  Tuy nhiên, cách xử lý của từng ngôn ngữ khác nhau mặc dù cách tri giác về sự vật và hiện tượng gần giống nhau.   Trong tiếng Việt: sách, xe, áo, bàn…là những danh từ không đếm được, quyển, chiếc, con, cái…là những danh từ đếm được.
  • 138. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.3. Phạm trù giống  Phạm trù ngữ pháp của danh từ, có mối liên hệ ở một mức độ nào đó với giới tính tự nhiên của người và sự vật trong thế giới hiện thực.  Phạm trù giống độc lập với bản chất giới tính của người/vật.  Cùng một đối tượng trong hiện thực, có những NN có phạm trù giống (Nga, Pháp, Tây Ban Nha…), có những NN không có phạm trù này (Anh, Việt,…).
  • 139. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.3. Phạm trù giống  Ngay trong những ngôn ngữ có phạm trù giống, số lượng các ý nghĩa ngữ pháp bộ phận của phạm trù này cũng không giống nhau.  Tiếng Nga có 3 giống, tiếng Pháp có 2 giống, một số thứ tiếng ở châu Phi có nhiều hơn.  Cùng một đối tượng trong hiện thực, có những NN có phạm trù giống (Nga, Pháp, Tây Ban Nha…), có những NN không có phạm trù này (Anh, Việt,…).
  • 140. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.3. Phạm trù giống  Tính độc lập của phạm trù giống so với đặc điểm giới tính tự nhiên của người và vật còn thể hiện ở chỗ nhiều từ chỉ các đối tượng vô sinh lại là những danh từ giống đực hay giống cái.  Trong tiếng Nga “dom” là danh từ giống đực, nhưng ‘maison’ là danh từ giống cái trong tiếng Pháp, “kniga” là danh từ giống cái trong tiếng Nga, nhưng ‘livre’ là danh từ giống đực trong tiếng Pháp….
  • 141. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.3. Phạm trù giống  Trong tiếng Pháp, ngữ đoạn chỉ một con vật có giới tính là đực có thể về ngữ pháp được đánh dấu bằng chỉ tố ngữ pháp giống cái; và ngược lại, ngữ đoạn chỉ một con vật có giới tính là cái có thể về ngữ pháp được đánh dấu bằng chỉ tố ngữ pháp giống đực.  La souris la souris mâle le souris femelle  Le rat le rat mâle le rat femelle
  • 142. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.3. Phạm trù giống  Phạm trù giống của tính từ và động từ  sự tương hợp về giống với danh từ:  La nouvelle voiture; le beau garcon  Marie est allée à l’école. Cette fille, je l’ai vue à là gare
  • 143. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.4. Phạm trù cách  Cách là phạm trù ngữ pháp cùa nhiều từ loại: danh từ, tính từ, đại từ, lượng từ.  Song trước hết nó là phạm trù ngữ pháp của danh từ. Phạm trù cách là sự đánh dấu các vai nghĩa trong câu bằng phương tiện ngữ pháp, thường là phụ tố.  Phạm trù cách với tư cách là một phạm trù ngữ pháp chỉ tồn tại trong các ngôn ngữ hòa kết (fusional languages) như tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, v.v.
  • 144. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.4. Phạm trù ngôi  Ngôi là phạm trù ngữ pháp cùa động từ biểu hiện vai giao tiếp của chủ thể sự tình.  Vai giao tiếp đó có thể là người nói (ngôi thứ nhất), người nghe (ngôi thứ hai), người hay vật được nói đến (ngôi thứ ba).  Phạm trù ngôi có quan hệ chặt chẽ với phạm trù số. Vì vậy mỗi ngôi đều có sự phân biệt số đơn - số phức.
  • 145. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.4. Phạm trù ngôi  Phạm trù ngôi đặc biệt phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn - Âu như tiếng Latinh, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Italia…  Để thể hiện những sắc thái ngữ nghĩa - ngữ dụng khác nhau như kính trọng, khinh miệt, thân mật, v.v... một số ngôn ngữ như tiếng Nga, tiếng Pháp, Bungari dùng hình thái nhân xưng của ngôi này để chỉ một ngôi khác.  Trong một số ngôn ngữ, có sự phân biệt phương tiện chỉ ngôi gộp và ngôi trừ trong hệ thống đại từ nhân xưng (chúng tôi và chúng ta trong tiếng Việt).
  • 146. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.4. Phạm trù ngôi  Các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Thái, v.v... không có phạm trù ngôi với tư cách là một phạm trù ngữ pháp, vì trong những ngôn ngữ này không có phụ tố nhân xưng của động từ hay một phương tiện ngữ pháp nào khác.  Trong tiếng Việt, việc dùng danh từ thân tộc để thay đại từ nhân xưng là rất phổ biến và đều mang một sắc thái nhất định: kính trọng, thân mật, suồng sã, khinh miệt, v.v...
  • 147. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.4. Phạm trù ngôi Lưu ý:  Cái mà người ta thường gọi là ngôi trong tiếng Việt chỉ là sự phân biệt vai giao tiếp của chủ thể hành động.  Sự phân biệt này không được ngữ pháp hóa nên không thể gọi đó là phạm trù ngữ pháp.
  • 148. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.6. Phạm trù ngoại động/nội động  Phạm trù ngữ pháp này thuộc về động từ, gồm hai vế đối lập là động từ nội động và động từ ngoại động. He loves music. He is walking on the beach. Il regarde la lune. Il dort à la belle étoile.  Có những động từ vừa là nội động vừa là ngoại động: He ran into the house. He laughed and runs his finger though his hair
  • 149. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.6. Phạm trù ngoại động/nội động  Cùng biểu thị một sự tình, nhưng có thể động từ trong ngôn ngữ này là nội động, còn trong ngôn ngữ khác là ngoại động. He’s looking at me. Nó nhìn tôi.  Sự đối lập nội động/ngoại động khác với sự đối lập tác động/không tác động: (a) Mary is watching a fish. (b) Mary ate a fish. Cả hai đều là động từ ngoại động, nhưng (a) là động từ không tác động, còn (b) là động từ tác động.
  • 150. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.7. Phạm trù thì  Thì là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa sự tình mà nó biểu thị với một thời điểm được lấy làm mốc, thường là thời điểm phát ngôn.  Đó là cách định vị được ngữ pháp hóa của một sự tình trong thời gian.  Thì là một phạm trù ngữ pháp phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn - Âu như tiếng Latinh, tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
  • 151. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.7. Phạm trù thì  Trong những ngôn ngữ có phạm trù thì, một số ngôn ngữ phân biệt ba thì: quá khứ, hiện tại và tương lai, nhưng nhiều ngôn ngữ khác chỉ phân biệt hai thì, thường là quá khứ và phi quá khứ.  Sự khác biệt này có thể được xem là hệ quả của mức độ biến hình của động từ.
  • 152. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.7. Phạm trù thì  Tiếng Việt có nhiều từ liên quan đến ý nghĩa thời gian như: đã, đang, sẽ, vừa, sắp, mới, từng, v.v... nhưng không thể coi tiếng Việt có sự phân biệt ba ý nghĩa ngữ pháp quá khứ, hiện tại, tương lai.   Tiếng Việt không có phạm trù thì (Tense)  Một phương tiện ngữ pháp không thể đồng thời biểu thị hai ý nghĩa ngữ pháp đối lập trong một phạm trù.
  • 153. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)  Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu hiện sự tình được con người hình dung như một quá trình hay như một sự kiện trọn vẹn.  Phạm trù thể còn có thể được hiểu như một phạm trù ngữ nghĩa nói chung.  Thể được hình thành trên cơ sở đối lập hai ý nghĩa cơ bản: chưa hoàn thành và hoàn thành.
  • 154. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)  Phạm trù ngữ pháp thể được biểu hiện khác nhau trong từng ngôn ngữ: • Trong tiếng Nga: mỗi động từ tự thân gắn với một giá trị thể (hoàn thành hoặc chưa hoàn thành). Tiếng Nga có nhiều cặp động từ, trong đó mỗi động từ biểu thị một ý nghĩa thể.
  • 155. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)
  • 156. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)  Phạm trù ngữ pháp thể được biểu hiện khác nhau trong từng ngôn ngữ: • Trong tiếng Anh, Pháp, v.v.: Hình thái của động từ biểu thị ý nghĩa thể. He read the book. He is reading the book. He was reading the book. He has been working there for 6 years.
  • 157. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)  Phạm trù thể cũng có liên quan đến thời gian như phạm trù thì.  Thì là phạm trù gắn với sự định vị sự tình trong thời gian so với thời điểm phát ngôn thì phạm trù thể chỉ liên quan đến phạm vi thời gian của sự tình đó, mà không liên quan đến thời điểm phát ngôn.  Tiếng Việt chỉ có thể như phạm trù ngữ nghĩa, chứ không phải phạm trù ngữ pháp.
  • 158. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.8. Phạm trù thể (Aspect)  Phạm trù thể trong những nghiên cứu gần đây được xem là hiện tượng cú pháp-ngữ nghĩa ở cấp độ câu.
  • 159. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.9. Phạm trù thái (Voice)  Thái là phạm trù ngữ pháp của động từ miêu tả mối quan hệ giữa hành động (hay trạng thái) do động từ biểu đạt với các đối tượng (tác thể, đối tượng chịu tác động) do các tham tố của động từ biểu thị.  Khi chủ ngữ biểu thị tác thể (Agent) của hành động, động từ xuất hiện ở thái chủ động. Khi chủ ngữ biểu thị đối tượng chịu tác động (Patient), động từ ở thái bị động.
  • 160. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.9. Phạm trù thái (Voice)  Nói chung, chỉ có động từ ngoại động và có tính tác động mới có sự đối lập giữa thái chủ động và thái bị động.  Mỗi ngôn ngữ có những cách thức riêng để đánh dấu phạm trù ngữ pháp thái. a. Я пишу письмо. Письмо пишется мной. b. I wrote this letter. This letter was written (by me). c. J’ai écrit cette letter. Cette letter a été écrite (par moi). a. John met Mary yester day. b. John married Mary.
  • 161. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.9. Phạm trù thái (Voice)  Trong một số NN có sự phân biệt giữa thái bị động: a. Our car gets cleaned once every two months. (Dynamic) b. Our car is cleaned. (stative)
  • 162. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.9. Phạm trù thái (Voice)  Trong các ngôn ngữ không có sự phân biệt về hình thức ngữ pháp giữa câu chủ động và câu bị động thì không thể nói đến phạm trù thái.  “bị, được, chịu” trong tiếng Việt có phải là phương tiện đánh dấu thái bị động không?  KHÔNG
  • 163. NGỮ PHÁP HỌC 1.4.10. Phạm trù thức (Mood)  Thức là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu hiện quan hệ giữa sự tình với hiện thực theo quan điểm của người nói.  Phạm trù này thường được hình thành dựa vào sự đối lập giữa những thức cơ bản sau đây: • Thức trần thuật • Thức cầu khiến • Thức giả định • Thức điều kiện biểu hiện sự tình có / không xảy ra trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai biểu hiện mong muốn, yêu cầu của người nói đối với người nghe về việc thực hiện một sự tình nhất định biểu hiện một sự tình không xảy ra trong thực tế, nhưng giả sử có những điều kiện nhất định thì sự tình đó có thể xảy ra biểu hiện sự tình có thể xảy ra trong những điều kiện nhất định
  • 164. NGỮ PHÁP HỌC  Tiếng Việt không có phạm trù thức vì sự phân biệt về ý nghĩa trần thuật, cầu khiến, điều kiện, v.v... không được mã hóa trong hệ thống ngữ pháp như trong các ngôn ngữ biến hình.  Ý nghĩa về thức có trong các ngôn ngữ biến hình,được tiếng Việt diễn đạt bằng phương tiện từ vựng.
  • 165. NGỮ PHÁP HỌC  Các phạm trù ngữ pháp thành hai loại: phạm trù hình thái học và phạm trù cú pháp học.  Phạm trù hình thái học là phạm trù ngữ pháp được biểu hiện bên trong từ, liên quan đến sự biến hình từ.  Phạm trù cú pháp học là phạm trù ngữ pháp được biểu hiện bên ngoài từ, hình thành khi các từ kết hợp với nhau để tạo câu, liên quan đến chức năng cú pháp của từ ở trong câu.
  • 166. NGỮ PHÁP HỌC 2. Hình thái học 2.1. Hình vị - đơn vị cấu tạo từ 2.1.1. Khái niệm hình vị  Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Hình vị là đơn vị trực tiếp cấu tạo từ.  Một từ có thể được cấu tạo bằng một hình vị hoặc nhiều hơn một hình vị. • home, man, bus, woman, eat… • homework, superman, buses, eating, eatable, unbreakable…
  • 167. NGỮ PHÁP HỌC 2. Hình thái học 2.1. Hình vị - đơn vị cấu tạo từ 2.1.1. Khái niệm hình vị  Biến thể hình vị (allomorph) khác nhau về ngữ âm (phát âm) nhưng nghĩa hoàn toàn giống nhau: trường hợp chỉ tố số nhiều trong tiếng Anh: /-z/, /-s/, /-iz/ (thể hiện trên chữ viết là s và es).
  • 168. NGỮ PHÁP HỌC 2.1.2. Phân loại hình vị  Trong các ngôn ngữ biến hình, hình vị chia làm hai loại: chính tố và phụ tố. • Chính tố (căn tố: stem/root) là hình vị có ý nghĩa từ vựng tạo nên cơ sở của từ (từ một hình vị). • Phụ tố (affixes) là hình vị đi kèm theo chính tố để biểu hiện ý nghĩa từ vựng phái sinh hay ý nghĩa ngữ pháp của từ. • Cats: cat là chính tố, -s là phụ tố, Leader: lead là chính tố, còn -er là phụ tố, Rewrite: write là chính tố, re- là phụ tố
  • 169. NGỮ PHÁP HỌC 2.1.2. Phân loại hình vị  Hoặc hình vị chia làm hai loại: hình vị tự do và hình vị ràng buộc. • Hình vị tự do là hình vị có thể xuất hiện như một từ (=chính tố: stem, root) • Hình vị ràng buộc là hình vị không đứng một mình, là một bộ phận của một từ đa hình vị (=phụ tố).
  • 170. NGỮ PHÁP HỌC 2.1.2. Phân loại hình vị  Hoặc hình vị chia làm hai loại: hình vị từ vựng và hình vị ngữ pháp. • Hình vị từ vựng là hình vị tự thân có nghĩa: boy, buy, big… • Hình vị ngữ pháp là hình vị xuất hiện trong một kết cấu, biểu thị mối quan hệ giữa các hình vị khác hay giữa các từ: of, the, but, on, in…hoặc –s, -ed, -ing…
  • 171. NGỮ PHÁP HỌC 2.1.2. Phân loại hình vị  Dựa vào vị trí của phụ tố với chính tố (hình vị ràng buộc với hình vị tự do), có ba loại phụ tố: • Tiền tố (prefixes): un-happy, re-write, pre-view… • Hậu tố (Suffixes): writ-ing, quick-ly, neighbor-hood • Trung tố (Infixes): Trong tiếng Indonesia: 'cerlang' nghĩa là "sáng", còn 'cemerlang' nghĩa là “sáng chói".
  • 172. NGỮ PHÁP HỌC 2.1.2. Phân loại hình vị  Dựa vào chức năng của phụ tố, có hai loại phụ tố: • Phụ tố biến hình từ (inflectional affixes) Có chức năng cấu tạo những dạng thức ngữ pháp khác nhau của từ. cats  cat + s; cooler  cool + er • Phụ tố phái sinh từ (derivational affixes) Có chức năng kết hợp với chính tố tạo ra từ mới. unhappy  un + happy; happiness  happy + ness; preview  pre + view
  • 173. NGỮ PHÁP HỌC  Sự khác biệt giữa phụ tố biến hình từ và phụ tố phái sinh từ Phụ tố biến hình từ Phụ tố phái sinh từ • Không làm thay đổi nghĩa hoặc từ loại của từ • Làm thay đổi nghĩa và từ loại của từ • Ràng buộc cú pháp • Không ràng buộc cú pháp • Có tính sản sinh cao • Không có tính sản sinh cao • Xuất hiện sau hình vị phái sinh từ • Xuất hiện trước biến tố • Thường là hậu tố • có thể là tiền tố hoặc hậu tố
  • 174. NGỮ PHÁP HỌC 2.2. Từ và phương thức cấu tạo từ 2.2.1. Khái niệm từ  Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập.  Khả năng hoạt động độc lập = khả năng đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu hay có quan hệ kết hợp với những đơn vị có khả năng đó. • Tôi đi mua cá và khế. Trong câu này có 6 từ, 5 từ giữ chức năng cú pháp, 1 từ biểu thị quan hệ kết hợp.
  • 175. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2. Phương thức tạo từ mới 2.2.2.1. Ghép  Ghép là cách kết hợp các hình vị chính tố để tạo thành một từ. class + room = classroom, book + store = bookstore, black + board = blackboard…  Đối với những ngôn ngữ không có phụ tố,  cũng không có chính tố như tiếng Việt, tiếng Hán…ghép là cách cấu tạo từ bằng cách kết hợp hai từ đơn (hai hình vị) với nhau: áo quần, sách vở, xe cộ, tươi mát, xinh đẹp, đi lại, ăn uống… nhà sách, xe máy, dưa hấu, cà chua…
  • 176. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2. Phương thức tạo từ mới 2.2.2.1. Ghép a. áo quần, sách vở, xe cộ, tươi mát, xinh đẹp, đi lại, ăn uống… b. nhà sách, xe máy, dưa hấu, cà chua… Các từ trong (a) là từ ghép đẳng lập, còn các từ trong (b) là từ ghép chính phụ.
  • 177. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2.2. Láy  Đây là phương thức lặp lại hoàn toàn hay một phần âm thanh của một từ/hình vị để tạo thành từ mới. a. đẹp đẽ, xinh xắn, gật gù… b. đèm đẹp, xinh xinh, gật gật, xa xa…  Phương thức cấu tạo từ láy đặc biệt phổ biến trong những ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt.
  • 178. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2.3. Phái sinh (Derivation)  Thêm phụ tố vào chính tố để tạo thành từ mới. • Thêm tiền tố (prefixation): illegal, unsold, reset… • Thêm hậu tố (suffixation): acceptable, childhood, wireless, construction… • Thêm cả hai phụ tố: unbreakable, impossibility,v.v.
  • 179. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2.3. Phái sinh (Derivation)  Phương thức này rất phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, nhưng không có trong những ngôn ngữ đơn lập. 2.2.2.4. Chuyển loại  Trong quá trình sử dụng, một từ có thể có sự biến đổi về chức năng, chẳng hạn một danh từ có thể được dùng như một động từ, hay một động từ có thể được dùng như một danh từ… paper, butter, bottle …là danh từ, nhưng có thể dùng như động từ to paper, to butter, to bottle…
  • 180. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2.4. Chuyển loại  Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt rất phổ biến. của (cải)  của (v), gan (n)  gan (v)… Tuy nhiên sự chuyển loại này chỉ diễn ra khi từ xuất hiện trong câu hay ngữ đoạn cụ thể.
  • 181. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2.4. Chuyển loại  Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt rất phổ biến. của (cải)  của (v), gan (n)  gan (v)… Tuy nhiên sự chuyển loại này chỉ diễn ra khi từ xuất hiện trong câu hay ngữ đoạn cụ thể. 2.2.2.5. Tạo từ tắt  UN, NATO, CPU, RAM, GDP, GNP, AIDS, …
  • 182. NGỮ PHÁP HỌC 2.2.2.6. Vay mượn từ  Vay mượn từ của ngôn ngữ khác để biểu thị những khái niệm mới, làm tăng vốn từ của mình là một hiện tượng phổ quát đối với các ngôn ngữ trên thế giới. 2.2.2.7. Trộn từ Motel = Motor + Hotel Modem = Modulator + demodulator Điều nghiên = điều tra + nghiên cứu
  • 183. NGỮ PHÁP HỌC 2.3. Phạm trù từ loại 2.3.1. Khái niệm từ loại  Từ loại là phạm trù phân loại từ dựa vào đặc điểm ngữ pháp của nó  Phạm trù từ vựng - ngữ pháp. 2.3.2. Tiêu chí phân chia từ loại  Ý nghĩa khái quát  Hình thức ngữ pháp
  • 184. NGỮ PHÁP HỌC a. Ý nghĩa khái quát  Ý nghĩa chung có tính chất phạm trù của hàng loạt từ. • Ý nghĩa sự vật: nhà, xe, núi, sông, cây… • Ý nghĩa hành động: nói, ăn, đánh, nhảy… • Ý nghĩa đặc trưng, tính chất: đẹp, trắng, hiền, thông minh…  Hạn chế: • passion, idea, pleasure, constribution, homeless… miêu tả sự vật gì? • hy vọng, suy nghĩ, ước mơ,… thuộc từ loại nào?
  • 185. NGỮ PHÁP HỌC b. Hình thức ngữ pháp  Tùy vào đặc trưng loại hình ngôn ngữ mà đặc điểm hình thức ngữ pháp của từ loại có tính chất hình thái học, cú pháp học hay cả hai.  Các ngôn ngữ biến hình phong phú có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái học của từ để phân chia từ loại. • Construct Construction Constructive Constructively  Ngôn ngữ học đại cương được hình thành chủ yếu trên cứ liệu các ngôn ngữ biến hình nên rất coi trọng đặc điểm hình thái học của từ khi phân chia từ loại.
  • 186. NGỮ PHÁP HỌC b. Hình thức ngữ pháp  Với các ngôn ngữ phi hình thái như tiếng Việt, các đặc điểm cú pháp học của từ mới thực sự có giá trị khi xác định từ loại và hình thức ngữ pháp của từ chung quy được thể hiện qua:  Khả năng kết hợp Hạn chế: “đực, cái, trống, mái, xanh lơ, xanh mặt…không phải là Lượng từ + X + Từ chỉ định  X = Danh từ Rất/khá + X (+ lắm, quá)  X = Tính từ
  • 187. NGỮ PHÁP HỌC b. Hình thức ngữ pháp  Khả năng kết hợp Hạn chế:  “đực, cái, trống, mái, xanh lơ, xanh mặt…không kết hợp với từ chỉ mức độ  không phải là tính từ.  không thể xem “yêu, thích, ghét, buồn, vui, v.v... là tính từ. Vì những từ này có khả năng có bổ ngữ: buồn chuyện gia đình Lượng từ + X + Từ chỉ định  X = Danh từ Rất/khá + X (+ lắm, quá)  X = Tính từ
  • 188. NGỮ PHÁP HỌC b. Hình thức ngữ pháp  Chức năng cú pháp • Để cấu tạo câu, các từ phải đóng những vai trò nhất định như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, v.v. = Chức năng cú pháp • Mỗi nhóm từ trong ngôn ngữ thường đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định và điều đó phản ánh bản chất ngữ pháp của nó.
  • 189. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3. Những từ loại phổ biến 2.3.3.1. Danh từ  Về ý nghĩa, danh từ biểu hiện sự vật hay những đối tượng được hình dung như sự vật, nói chung là lớp từ mang ý nghĩa thực thể.  Về hình thức ngữ pháp, trong ngôn ngữ biến hình, danh từ được nhận diện: • dựa vào đặc điểm hình thái học như thường có hình thái biến đổi theo số, theo cách. • dựa vào đặc điểm cú pháp học. (Det + X  X là dah từ)
  • 190. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.1. Danh từ  Phân loại danh từ: • Danh từ riêng vs Danh từ chung • Danh từ cụ thể vs Danh từ trừu tượng • Danh từ hữu sinh vs Danh từ vô sinh Sự phân loại này chủ yếu dựa trên ngữ nghĩa. Quan trọng nhất là phân loại dựa trên tiêu chí ngữ pháp: • Danh từ đếm được vs Danh từ không đếm được (Danh từ đơn vị vs Danh từ khối)
  • 191. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.2. Động từ  Động từ biểu hiện hành động, quá trình, trạng thái.  Về hình thức ngữ pháp, trong các ngôn ngữ biến hình, động từ có khả năng biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thái, thức, v.v...  Chức năng cú pháp điển hình của động từ là làm vị ngữ.
  • 192. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.2. Động từ  Phân loại động từ: • Động từ ngoại động vs Động từ nội động • Động từ tình thái vs Động từ thường Cũng có thể nói đến • Động từ chuyển tác vs Động từ phi chuyển tác
  • 193. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.3. Tính từ  Về ý nghĩa, tính từ biểu hiện tính chất, đặc trưng.  Về hình thức ngữ pháp, tùy theo NN, ngay cả trong các NN biến hình: • Tính từ không biến đổi hình thái theo ngôi, thì, thái, thức như động từ, thường không làm vị ngữ trong câu mà làm bổ ngữ cho động từ hay định ngữ cho danh từ. (Tiếng Anh, tiếng Nga…) • Trong tiếng Pháp, TBN, Italia…tính từ phải biến đổi hình thái theo giống và số của danh từ mà nó bổ nghĩa.
  • 194. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.3. Tính từ  Trong tiếng Việt, tiếng Hán, v.v... giữa nhóm từ thường được coi là động từ và nhóm từ thường được coi là tính từ không có những khác biệt về hình thức ngữ pháp  phải xếp hai nhóm này vào chung một từ loại, gọi là vị từ.  Trong tiếng Việt, có thể xác định vị từ là từ biểu hiện sự tình (hành động, quá trình, trạng thái, đặc trưng, tư thế), có khả năng kết hợp với đã, đang, sẽ, vừa, từng, v.v... và thường làm vị ngữ trong câu.
  • 195. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.3. Tính từ  Theo đó, có thể phân loại vị từ như sau: • Vị từ nội động (chạy, đi, ngủ, nằm, già, giàu, v.v.) và vị từ ngoại động (nhìn, yêu, thích, đánh, ăn, đuổi, đẩy, v.v.) • Vị từ tình thái (muốn, thích, suýt, bị, được, v.v.) và vị từ thường (chạy, đi, ngủ, nằm, già, giàu, nhìn, yêu, thích, đánh, ăn, đuổi, đẩy, v.v.).
  • 196. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.4. Trạng từ  Về ý nghĩa, trạng từ là lớp từ biểu thị địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, phương thức, nguyên nhân, mức độ của một sự tình.  Về hình thức ngữ pháp, trạng từ thường có hình thái riêng.  Đây là từ loại phổ biến trong các ngôn ngữ biến hình, nhưng không có trong tiếng Việt.  Nhận định này có phần máy móc: trạng từ là từ bổ nghĩa cho động từ từ, tính từ…
  • 197. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.5. Đại từ  Đại từ là một lớp từ mang đặc điểm chỉ xuất, nghĩa là khi đặt ngoài ngữ cảnh thì không thể biết rõ được sự vật mà từ biểu thị.  Chỉ có những đại từ hồi chỉ là có chức năng thay thế, thay thế cho một từ đã đùng trước đó.
  • 198. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.6. Lượng từ  Lượng từ biểu thị số lượng hay thứ tự của sự vật. Chính ý nghĩa đó quy định khả năng kết hợp lượng từ với danh từ và thường làm chức năng định ngữ cho danh từ.  Lượng từ gồm hai loại: lượng từ xác định và lượng từ không xác định.
  • 199. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.7. Giới từ  Giới từ là từ loại làm thành tố chính của một ngữ đoạn chính phụ dùng để đánh dấu các chức năng cú pháp, biểu thị những vai nghĩa trong câu như sở hữu, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, đối tượng tiếp nhận, phương tiện, v,v.  Giới từ thường được chia thành: tiền giới từ (preposition) và hậu giới từ (postposition).  Trong tiếng Việt, phần lớn giới từ là danh từ hay động từ.
  • 200. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.8. Liên từ  Từ nối hai từ, hai ngữ đoạn, hai cú hay hai câu.  Liên từ chia thành các loại sau: • Liên từ đẳng kết • Liên từ chính phụ/phụ thuộc • Liên từ tương liên  Ranh giới giữa giới từ và liên từ không rõ ràng  gộp thành quan hệ từ.
  • 201. NGỮ PHÁP HỌC 2.3.3.9. Thán từ  Từ biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói.
  • 202. NGỮ PHÁP HỌC 3. Cú pháp học 3.1. Ngữ (ngữ đoạn) 3.1.1. Khái niệm ngữ đoạn  Ngữ là đơn vị đảm nhiệm một chức năng cú pháp nhất định trong câu. Xét về cấu tạo, ngữ có thể gồm một từ hoặc nhiều từ.  Sự khác biệt giữa từ và ngữ nằm ở chức năng của mỗi đơn vị. • Từ là đơn vị của hệ thống ngôn ngữ. • Ngữ là đơn vị lời nói.
  • 203. NGỮ PHÁP HỌC 3.2. Câu 3.2.1. Khái niệm câu  Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất được sử dụng để giao tiếp.  Câu là đối lượng nghiên cứu cơ bản của Ngữ pháp học và là khái niệm trung tâm của mọi lí thuyết ngữ pháp.
  • 204. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.2. Cấu trúc câu a. Phân tích cấu trúc câu dựa vào thành phần câu. Câu Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ ĐN DT ĐT BN
  • 205. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.2. Cấu trúc câu b. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp.  Theo phương pháp phân tích này, chức năng cú pháp của các thành tố trong cấu trúc cú pháp không cần được xác định,  Quan trọng là xác định các thành tố cú pháp có mối quan hệ trực tiếp với nhau theo nguyên tắc lưỡng phân và phạm trù từ loại của những thành tố này.
  • 206. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.2. Cấu trúc câu b. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp. My brother met my girlfriend.
  • 207. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.2. Cấu trúc câu b. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp.  Thành tố trực tiếp nhỏ nhất của quá trình phân tích này là từ hoặc hình vị.  Đối với tiếng Việt, cách phân tích thứ nhất được dùng phổ biến hơn.
  • 208. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.3. Phân loại câu 3.2.3.1. Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của câu a. Câu đơn và câu ghép  Câu đơn là câu chỉ có một cụm chủ vị nòng cốt. I finished reading the book you had lent me.  Câu ghép là câu có nhiều (hai hoặc hơn hai) cụm chủ vị nòng cốt. I didn’t go to school today because I was sick.
  • 209. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.3.1. Căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp của câu b. Câu bình thường và câu đặc biệt  Câu bình thường là câu có đầy đủ hai thành phần trung tâm chủ ngữ và vị ngữ hoặc câu có thành phần chủ ngữ / vị ngữ bị tỉnh lược và có thể tái lập nhờ ngữ cảnh. Nam đang đọc sách. / - Khỏe không?  Anh khỏe không?  Câu đặc biệt là câu chỉ có một thành phần cú pháp làm trung tâm và không thể xác định được thành phần nào bị tỉnh lược:
  • 210. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.3.2. Căn cứ vào mục đích giao tiếp  Câu trần thuật  Câu nghi vấn  Câu cầu khiến  Câu cảm thán  Câu bác bỏ  Tùy mục đích giao tiếp Mỗi kiểu câu có những đặc điểm riêng về hình thức: hình thức ngữ pháp hoặc hình thức từ vựng.
  • 211. NGỮ PHÁP HỌC 3.2.3.2. Căn cứ vào mục đích giao tiếp  Tuy nhiên ở bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, nhiều khi câu không có sự tương ứng giữa hình thức biểu hiện và mục đích giao tiếp. A: I’m so tired. B: Why don’t you go home earlier? - Could you open the window, please?
  • 212. NGỮ PHÁP HỌC 3.3. Quan hệ cú pháp 3.3.1. Quan hệ cú pháp là gì?  Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp giữa những thành tố tạo nên ngữ đoạn (phức) và câu.  Các yếu tố chỉ có quan hệ cú pháp với nhau khi chúng có thể kết hợp để tạo thành một đơn vị lớn hơn (một tổ hợp có nghĩa). Quyển sách này rất hay. Quan hệ cú pháp: quyển, sách và này  ngữ đoạn rất và hay  ngữ đoạn
  • 213. NGỮ PHÁP HỌC 3.3.2. Các kiểu quan hệ cú pháp cơ bản  Quan hệ cú pháp là quan hệ được xác lập trong phạm vi câu.  Phân loại quan hệ cú pháp a. Quan hệ đẳng lập • Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. • Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó.
  • 214. NGỮ PHÁP HỌC a. Quan hệ đẳng lập • Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các yếu tố bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp. • Có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn tổ hợp, có quan hệ như nhau với các yếu tố bên ngoài tổ hợp đó. - Cô ấy lấy chồng và sinh con. - Nam và em gái chăm chỉ và học giỏi.
  • 215. NGỮ PHÁP HỌC b. Quan hệ chính phụ • Quan hệ chính phụ là quan hệ giữa hai thành tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, trong đó có thành tố trung tâm và thành tố phụ. • Thành tố trung tâm quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn ngữ đoạn và chức năng ngữ pháp của thành tố phụ. • Thành tố trung tâm cũng quyết định quan hệ ngữ pháp của toàn ngữ đoạn với những yếu tố bên ngoài ngữ đoạn đó.
  • 216. NGỮ PHÁP HỌC b. Quan hệ chính phụ My father worked in an European country. • Trong ngữ đoạn my father có danh từ father làm trung tâm (head noun), my làm định ngữ bổ nghĩa cho father. Chức năng của father chỉ được xác định khi xuất hiện trong một kết cấu lớn hơn. Mấy cô gái này • Tương tự, thành tố trung tâm cô gái có các thành tố phụ chung quanh: mấy và này. Chức năng của chúng được xác định ngay trong kết cấu.
  • 217. NGỮ PHÁP HỌC b. Quan hệ chính phụ  Đối với ngôn ngữ không biến hình, việc xác định thành tố trung tâm trở nên phức tạp hơn vì không thể dựa vào khả năng biến hình của từ được. Mấy quyển sách này  Khi xác định trung tâm của một ngữ đoạn chính phụ thì người nghiên cứu phải đứng trên quan điểm ngữ pháp.  Ngữ pháp phải xác định yếu tố nào quyết định bản chất ngữ pháp của cả ngữ đoạn. Trong ngữ đoạn này, quyển hay sách là thành tố chính?
  • 218. NGỮ PHÁP HỌC b. Quan hệ chính phụ  Trong tiếng Việt, trật tự thông thường của các thành tố trong ngữ đoạn chính phụ là thành tố chính đứng trước, thành tố phụ đứng sau: danh từ - định ngữ, vị từ - bổ ngữ
  • 219. NGỮ PHÁP HỌC c. Quan hệ chủ - vị  Quan hệ C - V là quan hệ cú pháp giữa hai trung tâm phụ thuộc vào nhau và chức năng cú pháp của chúng được xác định ngay trong kết cấu do chúng tạo nên mà không cần đặt vào trong một kết cấu nào lớn hơn.  Về hình thức, trong các ngôn ngữ biến hình, quan hệ này được biểu hiện bằng sự tương hợp về ngôi, số, thì,…giữa chủ ngữ và vị ngữ: Ils étudient à l’universté. My mother is working in the garden.
  • 220. NGỮ PHÁP HỌC c. Quan hệ chủ - vị  Đối với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán, quan hệ C - V được biểu hiện bằng trật tự từ, hư từ và ngữ điệu, trong đó trật tự từ đóng vai trò chủ đạo: Con thuyền / trở nên mong manh trong sóng dữ.
  • 221. NGỮ PHÁP HỌC c. Quan hệ chủ - vị  Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, trong những ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán, v.v... mối quan hệ cú pháp làm nòng cốt câu là quan hệ đề - thuyết (Đ - T).  Đề là thành phần chính thứ nhất của câu nêu phạm vi có hiệu lực của điều được nêu ở thành phần chính thứ hai: phần thuyết. Cô Mai (Đề) / tóc dài ngang vai (Thuyết).
  • 222. NGỮ PHÁP HỌC 3.4. Cách thức mô tả cấu trúc cú pháp a. Xác định rõ các kiểu quan hệ cú pháp và chức năng cú pháp (thành phần câu) của các thành tố trong cấu trúc cú pháp cần phân tích. a. Phân tích cấu trúc cú pháp theo phương pháp thành tố trực tiếp
  • 223. NGỮ NGHĨA HỌC • ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ NGHĨA HỌC • NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG • NGỮ NGHĨA HỌC CÚ PHÁP • NGỮ NGHĨA HỌC DỤNG PHÁP
  • 224. ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ NGHĨA HỌC • Ngữ nghĩa học là phân ngành nghiên cứu về nghĩa của những biểu thức bẳng ngôn ngữ, tách riêng hay gắn với ngữ cảnh cụ thể. • Nói một cách tổng quát, nghĩa của một biểu thức bằng ngôn ngữ là nội dung tinh thần của nó.
  • 225. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 1. Nghĩa và vật sở chỉ  Nghĩa của một từ là các mối quan hệ bên trong, có tính trừu tượng. Nó là tổng thể các nét nghĩa của từ đó và nằm ngoài ngữ cảnh.  Vật sở chỉ là cái mà từ chỉ ra. Quan hệ giữa từ với vật sở chỉ gọi là sở chỉ.
  • 226. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 1. Nghĩa và vật sở chỉ  Từ nào cũng có nghĩa, nhưng không phải từ nào cũng có vật sở chỉ.  Nói cách khác, vật sở chỉ không nhất thiết phải có thực: ma, tiên, rồng, rượu tình…
  • 227. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 1. Nghĩa và vật sở chỉ Wittgenstein: « Un mot n’ a pas de signification, il n’a que des usages.» « Từ tự thân không có nghĩa, mà chỉ có cách dùng »
  • 228.
  • 229. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng 2.1. Nghĩa biểu hiện:  Nghĩa sở thị = mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị.  Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở thị.
  • 230. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng 2.1. Nghĩa biểu hiện:  Nghĩa sở biểu: Khái niệm có quan hệ với từ được gọi là cái sở biểu và quan hệ giữa từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở biểu.
  • 231. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng 2.1. Nghĩa biểu hiện:  Nghĩa sở biểu và nghĩa sở thị hợp lại làm nên nghĩa biểu hiện của từ ngữ, là bộ phận trung tâm của nghĩa từ.  Chỉ có thực từ mới có nghĩa biểu hiện.
  • 232. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 2. Nghĩa biểu hiện và nghĩa liên tưởng 2.2. Nghĩa liên tưởng:  Một từ luôn có nghĩa sở chỉ/sở thị và nghĩa liên tưởng. Nghĩa sở thị của từ “snake” được miêu tả trong từ điển. Nghĩa liên tưởng của “snake” là “sự thâm hiểm, sự ác độc”.
  • 233. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 2. Nghĩa biểu hiện, nghĩa liên hệ và nghĩa liên tưởng 2.3. Nghĩa liên hệ:  Nghĩa liên hệ là nghĩa của hư từ: nghĩa của “và” trong “anh và em”
  • 234. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 3. Đa nghĩa và đồng âm  Đa nghĩa là hiện tượng một từ có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai) có liên quan với nhau; còn đồng âm là hiện tượng một hình thức ngữ âm có hai nghĩa (hay nhiều hơn hai) nhưng giữa những nghĩa này không có mối liên quan nào.
  • 235. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 4. Nét nghĩa  Phân tích nghĩa của từ thành những đặc trưng nhỏ nhất, giúp phân biệt từ này với từ kia, gọi là nét nghĩa.  Việc phân tích thành nét nghĩa như trên đặc biệt có hiệu quả đối với những từ có quan hệ với nhau về nghĩa.
  • 236. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 4. Nét nghĩa  Nét nghĩa giúp xác định được sự khác biệt giữa hai từ gần nghĩa được gọi là nét nghĩa khu biệt.  Nét nghĩa [có tay đỡ] của ghế bành là nét nghĩa mà ghế dựa không có  Nét nghĩa này là nét nghĩa khu biệt giữa hai lao5i ghế này.
  • 237. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 5. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ 5.1. Quan hệ đồng nghĩa  Quan hệ giữa các từ ngữ có cùng nghĩa, nhưng có thể khác nhau về sắc thái tu từ và/hay khả năng kết hợp. Không có quan hệ đồng nghĩa tuyệt đối.
  • 238. NGỮ NGHĨA HỌC TỪ VỰNG 5. Quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ 5.2. Quan hệ trái nghĩa  Quan hệ giữa hai từ có một nét nghĩa nào đó đối lập nhau.  Có bốn kiểu quan hệ trái nghĩa.