SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 7
1
CẢNH NGÀY HÈ
-Nguyễn Trãi-
Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc, là một danh nhân văn hóa thế giới
nổi tiếng được người đời mến phục, kính trọng. Tài năng xuất chúng của ông
không chỉ được khẳng định qua lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà nó còn
được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tuyệt tác đựơc truyền
tụng cho đến ngày nay. Trong đó, nổi bật là tác phẩm “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính
cảnh giới” – Bài số 43). Chỉ với vỏn vẹn tám câu nhưng tác phẩm đã thể hiện sâu
sắc vẻ đẹp tâm hồn, nỗi lòng của thi nhân thông qua vẻ đẹp của thiên nhiên mùa
hè, của những con người bình dị. Để cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị cốt lõi của bài
thơ, ta hãy cùng nhau phân tích tuyệt phẩm “Cảnh ngày hè”.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn chính luận kiệt xuất, mà ông còn là
một nhà thơ trữ tình lãng mạn. Tác phẩm “Cảnh ngày hè” là bài thơ trữ tình được
ông lấy cảm hứng sáng tác vào mùa hè, khi ông về ở ẩn tại Côn Sơn, là bài thơ số
43 trong tập thơ “Quốc âm thi tập”, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng có xen
lẫn lục ngôn với ngôn ngữ thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa từ thuần Việt và Hán
Việt độc đáo và đặc sắc. Bài thơ là bức tranh mùa hè sinh động thể hiện sâu sắc vẻ
đẹp của thiên nhiên mùa hè, của những con người bình dị, qua đó thể hiện tình yêu
thiên nhiên tha thiết và tâm sự của một người hùng luôn canh cánh trong lòng nỗi
niềm “ưu quốc ái dân”. Ngôn ngữ trong “Cảnh ngày hè” mỗi khi cất lên cứ như
một bản tình ca lãng mạn, ngân nga với giai điệu êm tai, làm say đắm lòng người.
Nguyễn Trãi là một thi nhân đại tài. Ông không chỉ viết nên những áng thơ
tuyệt hảo mà trong quá trình sáng tác thơ ca, ông còn có những nét độc đáo mới
trong nghệ thuật. Điều đó được biểu hiện rõ nét qua sự phá cách trong việc sử dụng
và cách tân thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật trong tác phẩm “Cảnh ngày hè”.
Trong bài, ông giữ lại số lượng câu, nhưng ở câu đầu và câu cuối lại chỉ có sáu
chữ, từ đó biến thể thơ thất ngôn bát cú thành thất ngôn xen lẫn lục ngôn. Sự đổi
mới trong thể thơ kể trên chính là điểm sáng nghệ thuật đầu tiên của bài thơ, thể
hiện ý thức trân trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, niềm tự hào đối với
2
quê hương, đất nước của tác giả. Tiếp theo, ta sẽ cùng nhau phân tích từng câu thơ
để cảm nhận được những gì mà thi nhân muốn gửi gắm.
Mở đầu tác phẩm là câu thơ lục ngôn ngắn gọn, chỉ vỏn vẹn sáu chữ nhưng
lại giàu ý nghĩa:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Điểm đáng chú ý đầu tiên trong câu thơ này là nhịp thơ. Trong thơ Đường
Luật, thông thường nhịp thơ được sử dụng sẽ là 4/3 hoặc 3/4, nhưng ở câu thơ đầu
tiên, nhịp thơ lại là 1/2/3. Qua nhịp thơ đặc biệt này, ta hình dung được phong thái
ung dung, tự tại của nhà thơ. Từ “Rồi” là từ cổ, nghĩa là nhàn nhã, không vướng
bận điều gì, đối với Nguyễn Trãi - một người cả đời bận rộn, vì việc nước, vì lo
cho dân thì một ngày rãnh rỗi là rất hiếm có và đáng trân trọng. Vốn là một người
yêu thiên nhiên, yêu những nét đẹp đơn sơ của những con người có cuộc sống bình
dị, nên ông đã dành một ngày dài rãnh rỗi đáng quý ấy để ngồi “hóng mát” hay nói
cách khác, ông như thả hồn vào thiên nhiên để cảm nhận vẻ đẹp của vạn vật trong
thế giới tự nhiên, của người dân nơi thôn dã, với phong thái ung dung, tự tại cùng
tâm hồn thư thái, an yên, rồi viết nên bài thơ “Cảnh ngày hè”. Như vậy, câu thơ lục
ngôn đầu bài chính là nguyên cớ của bài thơ.
Như ta đã biết, vào đầu năm 1428, sau khi đánh bại quân Minh xâm lược,
Nguyễn Trãi hăng hái bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình
thịnh trị, vua hòa dân mục, thì bỗng dưng bị chặn lại do ông bị nghi oan và bị bắt
giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa, phải lui về ở ẩn tại
quê ngoại Côn Sơn. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được sáng tác trong lúc ông ở ẩn, cho
nên câu thơ đầu bài còn chứa đựng nỗi lòng của ông. Xét trên phương diện khác,
nhịp thơ đặc biệt 1/2/3 còn gợi nên tiếng thở dài sầu não của thi nhân, kết hợp với
từ “Rồi” đã nói lên tình cảnh trớ trêu, đó là sống nhàn nhưng tâm không nhàn của
Nguyễn Trãi. Bởi giữa lúc xây dựng đất nước sau chiến tranh, việc nước, việc dân
chất cao như núi mà ông – một người ưa suy nghĩ, ưa hành động, luôn cống hiến
hết sức mình vì đất nước, nhân dân, lại không thể làm gì, chỉ có thể bất đắt dĩ ngồi
an nhàn, “hóng mát” một mình hết một ngày dài vô vị. Tuy hóng mát nhưng trong
lòng lại nóng như lửa đốt, vậy mà cũng chỉ có thể bất lực, thở dài trong vô vọng.
Ẩn sau câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng, gợi sự thư thái, lại là những tiếng thở dài
của sự não nề, tiếc nuối đến đau lòng của thi nhân.
Với tâm hồn yêu thiên nhiên thiết tha cùng sự tinh tế, sắc sảo, ở ba câu thơ
tiếp theo, nhà thơ đã tạo nên tuyệt tác bức tranh thiên nhiên ngày hè với hàng loạt
hình ảnh đẹp đẽ, sinh động của hoa lá, cỏ cây với nhiều màu sắc sặc sỡ, vui tươi,
thu hút ánh nhìn của biết bao độc giả.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
3
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Ở câu: “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.”, tác giả đã nhắc đến hình ảnh cây
hòe, là loài cây được trồng nhiều ở chốn làng quê bình dị, vừa tạo nên cảnh đẹp,
vừa tỏa bóng mát, tạo nên sự thoải mái, dễ chịu cho con người. Với hình ảnh “Hòe
lục” kết hợp động từ mạnh “đùn đùn” gợi nên sức sống mãnh liệt, ta có thể hình
dung đó là ở nơi sân nhà, nhà thơ nhìn thấy những cây hòe đang xòe những tán lá
xanh um, đang căng tràn sức sống, tán lá nọ chen chúc lên tán lá kia, mở rộng dần
ra, giương cao lên, tỏa bóng che kín cả một góc sân vườn rộng lớn.
Màu đỏ thân thuộc của những khóm thạch lựu đang trổ hoa rực rỡ trong câu
thơ “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” càng tô điểm cho bức tranh ngày hè thêm
đẹp với đa dạng sắc màu rực rỡ, tươi vui. Hai từ “Thạch lựu” kết hợp động từ
mạnh “phun” giàu hình tượng và thân tình đã gợi cho ta hình ảnh tác giả khi dạo
quanh hiên nhà đã nhìn thấy trên những tán lá lựu xanh tươi là những bông hoa lựu
đang trổ hoa đỏ rực, màu đỏ của hoa lựu cứ như đang đậm dần lên, gợi cho ta cảm
giác cây lựu đang tràn trề nhựa sống. Hoa lựu là loài hoa đặc trưng của mùa hè,
được nhiều thi nhân nhắc đến, chẳng hạn như trong “Đoạn trường tân thanh”, đại
thi hào Nguyễn Du đã miêu tả hết sức tinh tế vẻ đẹp của hoa lựu. Những bông lựu
tràn đầy nhựa sống đang ánh lên sắc đỏ rực rỡ, như những đóm lửa tỏa sáng cả một
góc trời:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.”
Bức tranh mùa hè không chỉ được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng thị giác, mà
còn bằng khứu giác, thể hiện qua câu thơ “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”. Cụm
từ “Hồng liên trì” nghĩa là một hồ sen, “tiễn” là một từ Hán Việt, có nghĩa là dư ra.
Hình ảnh “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” gợi tả hình ảnh một hồ sen với những
đóa hoa sen hồng tươi đang ở trong độ ngào ngạt nhất, chúng như đang bung nở
rực rỡ và tỏa ra hương thơm ngát trời.
Qua ba câu thơ hai, ba và bốn, ta thấy Nguyễn Trãi như hóa thân thành
người nghệ sĩ tài năng. Ba hình ảnh: “Hòe lục”, “Thạch lựu”, “Hồng liên trì” với
ba màu sắc sặc sỡ: xanh, đỏ, hồng được ông miêu tả một cách chi tiết, tinh tế ở ba
góc nhìn khác nhau làm cho người đọc đang đọc thơ nhưng lại như đang được xem
một thước phim quay chậm sống động, hấp dẫn về sự vận động, phát triển, sinh sôi
nảy nở không ngừng với sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên. Đó chính là điểm đặc
sắc trong thơ của Nguyễn Trãi. Thơ ông không đơn điệu mà luôn có sự đổi mới, từ
đó tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
4
Sau khi được chiêm ngưỡng tuyệt tác bức tranh ngày hè, người đọc sẽ được
thưởng thức những âm thanh sống động, vui tai, đặc trưng trong buổi chiều hè qua
hai câu thơ tiếp theo:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”
Nếu như trong bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quang, hình
ảnh con người được miêu tả hết sức thưa thớt, nhỏ bé: “Lom khom dưới núi, tiều
vài chú”, “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” thì trong thơ của Nguyễn Trãi, hình
ảnh của những con người bình thường trong xã hội lại được ông miêu tả một cách
chi tiết và sâu sắc, cụ thể trong câu thơ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ,” ông đã rất
tinh tế khi sử dụng biện pháp đảo ngữ, đó là đảo từ láy tượng thanh “lao xao” lên
đầu câu, từ đó nêu trọn vẹn ý nghĩa của từ “lao xao”. Từ láy này không chỉ gợi nên
những âm thanh vui tai, quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mà còn
gợi sự vui mắt bởi cảnh đông đúc, nhộn nhịp, mua bán tấp nập của con người trong
phiên chợ cá sầm uất.
Ở câu thơ “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”, cụm từ “lầu tịch dương” gợi
tả hình ảnh nắng tắt, bóng tối đang dầng lên phủ vây bốn bề, một ngày đang dần
kết thúc, dòng người trở nên thưa dần, không khí nhộn nhịp của phiên chợ cá bỗng
trở nên tĩnh lặng, có phần đượm buồn. Thế nhưng tất cả đã được xua tan bởi tiếng
ve kêu – một âm thanh quen thuộc khi hè về. Tác giả đã mô tả tiếng ve gọi hè bằng
cụm từ “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi. Tiếng ve ngày hè kêu râm ran, inh ỏi, nhưng
trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng ve trở nên tinh khiết, du dương như tiếng đàn,
khi cất lên nghe thật vui tai. Phép tương phản giữa không khí chiều tĩnh lặng và âm
thanh ríu rít vui tai càng làm nổi bật sức sống của con người và thế giới tự nhiên.
Sự cảm nhận sâu sắc bằng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác và
cả bằng tâm hồn của Nguyễn Trãi đã tạo nên một phong cảnh hữu tình mà trong
đó, cảnh vật thiên nhiên và con người như hòa hợp, đồng điệu với nhau: Thiên
nhiên thì không ngừng sinh sôi nảy nở; con người thì vui vẻ, nhộn nhịp; tất cả tạo
nên một bức tranh mùa hè tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống. Tiết trời lúc vào hè thường
nóng nực, chói chang, nhưng ở đây thiên nhiên mùa hè được nhà thơ miêu tả lại rất
dễ chịu, chan hòa mà không hề oi bức, cứ như ông đã thổi vào bài thơ một làn gió
mát dịu, xua tan cái nóng bức, oi ả của mùa hè, đồng thời thổi cả bài thơ đi vào
lòng người đọc, tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng độc giả. Tuy Nguyễn Trãi có
xuất thân cao quý nhưng ông không hề quay lưng với cuộc sống, cảnh vật thiên
nhiên bình dị, với những người dân bình thường trong xã hội mà ông lại lựa chọn
chất liệu thơ ca rất đỗi thân quen, mộc mạc, đơn sơ và gần gũi với nhân dân như là
hình ảnh cây hòe, cây lựu, hoa sen hay tiếng ve kêu râm ran,… và cảm nhận vẻ đẹp
dung dị của những hình ảnh thơ ấy với sự chân thành xuất phát từ trái tim. Qua đó,
5
ta thấy được tình yêu lớn lao của tác giả đối với thiên nhiên, với con người và sự
gắn bó với cuộc sống đời thường của Nguyễn Trãi.
Vẻ đẹp căng tràn sức sống của bức tranh ngày hè đã xua tan đi nỗi ưu tư,
phiền muộn trong lòng ông, đồng thời làm bùng lên khát vọng mãnh liệt muốn trở
lại để cống hiến cho đời của Nguyễn Trãi – người anh hùng tuy đang lui về ở ẩn,
sống nhàn nhưng luôn giữ mãi tấm lòng sắc son với đất nước, nhân dân. Vì vậy mà
ở hai câu thơ cuối bài, tác giả đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt:
“Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
Ở câu thơ “Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,”, tác giả đã nhắc đến việc gãy
Ngu cầm. Theo thần thoại Trung Quốc, Ngu là tên một triều đại thái bình, thịnh trị
lí tưởng thời cổ do vua Thấn lập nên. Ngu cầm là đàn của vua Thuấn, ông thường
gãy khúc Nam phong (Gió nam) mong cho gió nam mát mẻ, thổi đúng lúc để dân
giàu có, hết ưu phiền. Việc sử dụng điển tich Ngu cầm là cách Nguyễn Trãi bày tỏ
tâm nguyện của bản thân. Ông ước mơ có được đàn Ngu để gảy nên khúc Nam
phong mong cho muôn dân ở khắp mọi nơi trên đất nước có được cuộc sống ấm
no, sung túc, đủ đầy.
Ở câu thơ cuối bài, ta thấy Nguyễn Trãi khát khao muốn biến ước mơ ấy
thành hiện thực. Không chỉ là một người dân, hay một nhóm dân, mà ông muốn tất
cả người dân sống ở “khắp đòi phương” tức là ở khắp mọi miền đất nước đều được
ấm no hạnh phúc. Người xưa có câu: “Hình thì không đến thượng thư, lễ thì không
đến thứ dân”, cho nên ít có nhà thơ nào quan tâm đến việc đưa hình ảnh “thứ dân”
vào trong thơ ca, thế nhưng Nguyễn Trãi chính là một trong những số ít ấy, thể
hiện qua việc trong câu thơ cuối: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”, ông đã đưa cả
hình ảnh của nhân dân vào trong thơ ca, thể hiện ở từ “Dân” ở đầu câu. Hành động
ấy là biểu hiện cho một tấm lòng chan chứa tình yêu đối với nhân dân của một bậc
trung thần luôn hết lòng vì Tổ quốc, non sông.
Hơn ai hết, Nguyễn Trãi là người thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho
giáo, giữa nước và dân, ông luôn lấy dân làm trọng, lấy sự giàu có, no đủ hạnh
phúc của nhân dân làm gốc, ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào
muôn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên
hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. Cho nên, câu thơ “Dân giàu đủ, khắp
đòi phương.” còn thể hiện quan niệm, lí tưởng cao đẹp của thi nhân, đó là ‘lấy dân
làm cốt”, luôn quan tâm đến nhân dân, quan tâm đến những những người dân thấp
cổ bé họng nhất lúc bấy giờ và làm cho cuộc sống của người dân ngày càng giàu
đủ.
Về nghệ thuật trong câu thơ cuối, nhịp thơ 3/3 được sử dụng tuy ngắn gọn,
dứt khoát nhưng lại dồn nén biết bao cảm xúc đang chất chứa như muốn vỡ òa của
6
Nguyễn Trãi. Sống ẩn dật tại Côn Sơn, ông nhàn thân nhưng tâm lại không nhàn,
vẫn luôn canh cánh trong lòng việc nước, việc dân và muốn ra sức cống hiến cho
nước, cho dân nhưng lại không thể, chỉ có thể ước cho nhân dân có được cuộc sống
ấm no, hạnh phúc. Qua đó, ta thấy được tâm sự bất đắc chí của thi nhân.
Qua cả hai câu thơ bảy và tám, ta thấy được lí tưởng cao đẹp, hoài bão lớn
lao, “tấm lòng sáng tựa khuê sao” của Nguyễn Trãi. Đó là một đời vì nước, vì dân
mà nguyện nỗ lực, ra sức cống hiến, đóng góp hết mình, dù trong bất kì hoàn cảnh
nào, ông cũng không nguôi tâm nguyện hướng về nước, về dân. Ngay cả khi bị
nghi kỵ, phải lui về sống ẩn ở Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết, cháy
bỏng trong cuộc sống tưởng chừng như chỉ biết vui vầy cùng sông núi cỏ cây.
Chân lí sống cao đẹp ấy được nhà thơ gửi gắm qua hầu hết các tác phẩm của ông,
chẳng hạn như trong bài “Thuật hứng”, ông đã từng viết:
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”
Bàn về Nguyễn Trãi, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận định: “Văn
chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghẹ thuật, đều hay và đẹp lạ
thường”. Thật vậy, điều đó được thể hiện rõ nét qua sự thành công của thi phẩm
“Cảnh ngày hè”. Với cách sử dụng và cách tân thể thơ thất ngôn bát cú thành thất
ngôn xen lẫn lục ngôn, cùng với hệ thống hình ảnh và ngôn từ giản dị nhưng lại
tinh tế và gần gũi với nhân dân, bài thơ đã làm nổi bật lên bức tranh mùa hè tràn
đầy sức sống, từ đó truyền tải tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Trãi, đó chính là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
Tóm lại, “Cảnh ngày hè” là một tuyệt tác văn , là sự kết hợp hài hòa giữa
cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhà thơ, tạo nên một bức tranh mùa hè tràn
truyền đầy sức sống, thu hút, hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc
giả, được qua nhiều thế hệ và sống mãi với thời gian. Bức tranh “Cảnh ngày hè”
hiện lên với vẻ đẹp căng tràn sức sống của thiên nhiên, của con người được miêu
tả hết sức giản dị, gần gũi nhưng vô cùng tinh tế, chạm đến trái tim người đọc, từ
đó ta thấu hiểu được nỗi lòng, tâm sự thâm trầm và cảm nhận được những khát
vọng lớn lao ấp ủ trong trái tim yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Sau khi
đọc tác phẩm, đọng lại trong tâm trí em là những hình ảnh sinh động, đẹp đẽ của
thiên nhiên lúc vào hè và sự thán phục trước tấm lòng vì nước, vì dân của Nguyễn
Trãi. Qua bài thơ, em càng ý thức được trách nhiệm với Tổ quốc, non sông; từ đó
em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội, góp
phần vào công cuộc phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, tiến bộ, văn minh để
có thể sáng ngang với những cường quốc năm châu, đúng như câu thơ “Dân giàu
đủ, khắp đòi phương.”
7

Mais conteúdo relacionado

Semelhante a CẢNH-NGÀY-HÈ.docx

Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnlongvanhien
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănNhật Linh
 
Tuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptxTuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptxssuserf4b9ff
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
pdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdfpdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdf10CNgDng
 
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfbieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfduong734764
 
CHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptxCHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptxKhnhKhnh63
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớiNguynYn792481
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docxThanhTng391
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Sang thu
Sang thuSang thu
Sang thutttran
 

Semelhante a CẢNH-NGÀY-HÈ.docx (20)

Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
Bang
BangBang
Bang
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn văn
 
Tuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptxTuan 22 Trang giang.pptx
Tuan 22 Trang giang.pptx
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
pdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdfpdf_20230226_192247_0000.pdf
pdf_20230226_192247_0000.pdf
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfbieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
 
CHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptxCHIỀU TỐI (1).pptx
CHIỀU TỐI (1).pptx
 
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mớikiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
kiểm tra giữa kỳ 2 hoá 11 năm 2024 BGD mới
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Vội vàng
Vội vàngVội vàng
Vội vàng
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Sang thu
Sang thuSang thu
Sang thu
 

Último

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Último (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

CẢNH-NGÀY-HÈ.docx

  • 1. 1 CẢNH NGÀY HÈ -Nguyễn Trãi- Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc, là một danh nhân văn hóa thế giới nổi tiếng được người đời mến phục, kính trọng. Tài năng xuất chúng của ông không chỉ được khẳng định qua lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà nó còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với nhiều tuyệt tác đựơc truyền tụng cho đến ngày nay. Trong đó, nổi bật là tác phẩm “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới” – Bài số 43). Chỉ với vỏn vẹn tám câu nhưng tác phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn, nỗi lòng của thi nhân thông qua vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè, của những con người bình dị. Để cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị cốt lõi của bài thơ, ta hãy cùng nhau phân tích tuyệt phẩm “Cảnh ngày hè”. “Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.” Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn chính luận kiệt xuất, mà ông còn là một nhà thơ trữ tình lãng mạn. Tác phẩm “Cảnh ngày hè” là bài thơ trữ tình được ông lấy cảm hứng sáng tác vào mùa hè, khi ông về ở ẩn tại Côn Sơn, là bài thơ số 43 trong tập thơ “Quốc âm thi tập”, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú nhưng có xen lẫn lục ngôn với ngôn ngữ thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa từ thuần Việt và Hán Việt độc đáo và đặc sắc. Bài thơ là bức tranh mùa hè sinh động thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè, của những con người bình dị, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và tâm sự của một người hùng luôn canh cánh trong lòng nỗi niềm “ưu quốc ái dân”. Ngôn ngữ trong “Cảnh ngày hè” mỗi khi cất lên cứ như một bản tình ca lãng mạn, ngân nga với giai điệu êm tai, làm say đắm lòng người. Nguyễn Trãi là một thi nhân đại tài. Ông không chỉ viết nên những áng thơ tuyệt hảo mà trong quá trình sáng tác thơ ca, ông còn có những nét độc đáo mới trong nghệ thuật. Điều đó được biểu hiện rõ nét qua sự phá cách trong việc sử dụng và cách tân thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật trong tác phẩm “Cảnh ngày hè”. Trong bài, ông giữ lại số lượng câu, nhưng ở câu đầu và câu cuối lại chỉ có sáu chữ, từ đó biến thể thơ thất ngôn bát cú thành thất ngôn xen lẫn lục ngôn. Sự đổi mới trong thể thơ kể trên chính là điểm sáng nghệ thuật đầu tiên của bài thơ, thể hiện ý thức trân trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, niềm tự hào đối với
  • 2. 2 quê hương, đất nước của tác giả. Tiếp theo, ta sẽ cùng nhau phân tích từng câu thơ để cảm nhận được những gì mà thi nhân muốn gửi gắm. Mở đầu tác phẩm là câu thơ lục ngôn ngắn gọn, chỉ vỏn vẹn sáu chữ nhưng lại giàu ý nghĩa: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” Điểm đáng chú ý đầu tiên trong câu thơ này là nhịp thơ. Trong thơ Đường Luật, thông thường nhịp thơ được sử dụng sẽ là 4/3 hoặc 3/4, nhưng ở câu thơ đầu tiên, nhịp thơ lại là 1/2/3. Qua nhịp thơ đặc biệt này, ta hình dung được phong thái ung dung, tự tại của nhà thơ. Từ “Rồi” là từ cổ, nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì, đối với Nguyễn Trãi - một người cả đời bận rộn, vì việc nước, vì lo cho dân thì một ngày rãnh rỗi là rất hiếm có và đáng trân trọng. Vốn là một người yêu thiên nhiên, yêu những nét đẹp đơn sơ của những con người có cuộc sống bình dị, nên ông đã dành một ngày dài rãnh rỗi đáng quý ấy để ngồi “hóng mát” hay nói cách khác, ông như thả hồn vào thiên nhiên để cảm nhận vẻ đẹp của vạn vật trong thế giới tự nhiên, của người dân nơi thôn dã, với phong thái ung dung, tự tại cùng tâm hồn thư thái, an yên, rồi viết nên bài thơ “Cảnh ngày hè”. Như vậy, câu thơ lục ngôn đầu bài chính là nguyên cớ của bài thơ. Như ta đã biết, vào đầu năm 1428, sau khi đánh bại quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi hăng hái bắt tay vào thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị, vua hòa dân mục, thì bỗng dưng bị chặn lại do ông bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nữa, phải lui về ở ẩn tại quê ngoại Côn Sơn. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được sáng tác trong lúc ông ở ẩn, cho nên câu thơ đầu bài còn chứa đựng nỗi lòng của ông. Xét trên phương diện khác, nhịp thơ đặc biệt 1/2/3 còn gợi nên tiếng thở dài sầu não của thi nhân, kết hợp với từ “Rồi” đã nói lên tình cảnh trớ trêu, đó là sống nhàn nhưng tâm không nhàn của Nguyễn Trãi. Bởi giữa lúc xây dựng đất nước sau chiến tranh, việc nước, việc dân chất cao như núi mà ông – một người ưa suy nghĩ, ưa hành động, luôn cống hiến hết sức mình vì đất nước, nhân dân, lại không thể làm gì, chỉ có thể bất đắt dĩ ngồi an nhàn, “hóng mát” một mình hết một ngày dài vô vị. Tuy hóng mát nhưng trong lòng lại nóng như lửa đốt, vậy mà cũng chỉ có thể bất lực, thở dài trong vô vọng. Ẩn sau câu thơ với âm điệu nhẹ nhàng, gợi sự thư thái, lại là những tiếng thở dài của sự não nề, tiếc nuối đến đau lòng của thi nhân. Với tâm hồn yêu thiên nhiên thiết tha cùng sự tinh tế, sắc sảo, ở ba câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã tạo nên tuyệt tác bức tranh thiên nhiên ngày hè với hàng loạt hình ảnh đẹp đẽ, sinh động của hoa lá, cỏ cây với nhiều màu sắc sặc sỡ, vui tươi, thu hút ánh nhìn của biết bao độc giả. “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
  • 3. 3 Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Ở câu: “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.”, tác giả đã nhắc đến hình ảnh cây hòe, là loài cây được trồng nhiều ở chốn làng quê bình dị, vừa tạo nên cảnh đẹp, vừa tỏa bóng mát, tạo nên sự thoải mái, dễ chịu cho con người. Với hình ảnh “Hòe lục” kết hợp động từ mạnh “đùn đùn” gợi nên sức sống mãnh liệt, ta có thể hình dung đó là ở nơi sân nhà, nhà thơ nhìn thấy những cây hòe đang xòe những tán lá xanh um, đang căng tràn sức sống, tán lá nọ chen chúc lên tán lá kia, mở rộng dần ra, giương cao lên, tỏa bóng che kín cả một góc sân vườn rộng lớn. Màu đỏ thân thuộc của những khóm thạch lựu đang trổ hoa rực rỡ trong câu thơ “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” càng tô điểm cho bức tranh ngày hè thêm đẹp với đa dạng sắc màu rực rỡ, tươi vui. Hai từ “Thạch lựu” kết hợp động từ mạnh “phun” giàu hình tượng và thân tình đã gợi cho ta hình ảnh tác giả khi dạo quanh hiên nhà đã nhìn thấy trên những tán lá lựu xanh tươi là những bông hoa lựu đang trổ hoa đỏ rực, màu đỏ của hoa lựu cứ như đang đậm dần lên, gợi cho ta cảm giác cây lựu đang tràn trề nhựa sống. Hoa lựu là loài hoa đặc trưng của mùa hè, được nhiều thi nhân nhắc đến, chẳng hạn như trong “Đoạn trường tân thanh”, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả hết sức tinh tế vẻ đẹp của hoa lựu. Những bông lựu tràn đầy nhựa sống đang ánh lên sắc đỏ rực rỡ, như những đóm lửa tỏa sáng cả một góc trời: “Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.” Bức tranh mùa hè không chỉ được Nguyễn Trãi cảm nhận bằng thị giác, mà còn bằng khứu giác, thể hiện qua câu thơ “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.”. Cụm từ “Hồng liên trì” nghĩa là một hồ sen, “tiễn” là một từ Hán Việt, có nghĩa là dư ra. Hình ảnh “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương” gợi tả hình ảnh một hồ sen với những đóa hoa sen hồng tươi đang ở trong độ ngào ngạt nhất, chúng như đang bung nở rực rỡ và tỏa ra hương thơm ngát trời. Qua ba câu thơ hai, ba và bốn, ta thấy Nguyễn Trãi như hóa thân thành người nghệ sĩ tài năng. Ba hình ảnh: “Hòe lục”, “Thạch lựu”, “Hồng liên trì” với ba màu sắc sặc sỡ: xanh, đỏ, hồng được ông miêu tả một cách chi tiết, tinh tế ở ba góc nhìn khác nhau làm cho người đọc đang đọc thơ nhưng lại như đang được xem một thước phim quay chậm sống động, hấp dẫn về sự vận động, phát triển, sinh sôi nảy nở không ngừng với sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên. Đó chính là điểm đặc sắc trong thơ của Nguyễn Trãi. Thơ ông không đơn điệu mà luôn có sự đổi mới, từ đó tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
  • 4. 4 Sau khi được chiêm ngưỡng tuyệt tác bức tranh ngày hè, người đọc sẽ được thưởng thức những âm thanh sống động, vui tai, đặc trưng trong buổi chiều hè qua hai câu thơ tiếp theo: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” Nếu như trong bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quang, hình ảnh con người được miêu tả hết sức thưa thớt, nhỏ bé: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú”, “Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” thì trong thơ của Nguyễn Trãi, hình ảnh của những con người bình thường trong xã hội lại được ông miêu tả một cách chi tiết và sâu sắc, cụ thể trong câu thơ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ,” ông đã rất tinh tế khi sử dụng biện pháp đảo ngữ, đó là đảo từ láy tượng thanh “lao xao” lên đầu câu, từ đó nêu trọn vẹn ý nghĩa của từ “lao xao”. Từ láy này không chỉ gợi nên những âm thanh vui tai, quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mà còn gợi sự vui mắt bởi cảnh đông đúc, nhộn nhịp, mua bán tấp nập của con người trong phiên chợ cá sầm uất. Ở câu thơ “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”, cụm từ “lầu tịch dương” gợi tả hình ảnh nắng tắt, bóng tối đang dầng lên phủ vây bốn bề, một ngày đang dần kết thúc, dòng người trở nên thưa dần, không khí nhộn nhịp của phiên chợ cá bỗng trở nên tĩnh lặng, có phần đượm buồn. Thế nhưng tất cả đã được xua tan bởi tiếng ve kêu – một âm thanh quen thuộc khi hè về. Tác giả đã mô tả tiếng ve gọi hè bằng cụm từ “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi. Tiếng ve ngày hè kêu râm ran, inh ỏi, nhưng trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng ve trở nên tinh khiết, du dương như tiếng đàn, khi cất lên nghe thật vui tai. Phép tương phản giữa không khí chiều tĩnh lặng và âm thanh ríu rít vui tai càng làm nổi bật sức sống của con người và thế giới tự nhiên. Sự cảm nhận sâu sắc bằng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác và cả bằng tâm hồn của Nguyễn Trãi đã tạo nên một phong cảnh hữu tình mà trong đó, cảnh vật thiên nhiên và con người như hòa hợp, đồng điệu với nhau: Thiên nhiên thì không ngừng sinh sôi nảy nở; con người thì vui vẻ, nhộn nhịp; tất cả tạo nên một bức tranh mùa hè tuyệt đẹp, tràn đầy sức sống. Tiết trời lúc vào hè thường nóng nực, chói chang, nhưng ở đây thiên nhiên mùa hè được nhà thơ miêu tả lại rất dễ chịu, chan hòa mà không hề oi bức, cứ như ông đã thổi vào bài thơ một làn gió mát dịu, xua tan cái nóng bức, oi ả của mùa hè, đồng thời thổi cả bài thơ đi vào lòng người đọc, tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng độc giả. Tuy Nguyễn Trãi có xuất thân cao quý nhưng ông không hề quay lưng với cuộc sống, cảnh vật thiên nhiên bình dị, với những người dân bình thường trong xã hội mà ông lại lựa chọn chất liệu thơ ca rất đỗi thân quen, mộc mạc, đơn sơ và gần gũi với nhân dân như là hình ảnh cây hòe, cây lựu, hoa sen hay tiếng ve kêu râm ran,… và cảm nhận vẻ đẹp dung dị của những hình ảnh thơ ấy với sự chân thành xuất phát từ trái tim. Qua đó,
  • 5. 5 ta thấy được tình yêu lớn lao của tác giả đối với thiên nhiên, với con người và sự gắn bó với cuộc sống đời thường của Nguyễn Trãi. Vẻ đẹp căng tràn sức sống của bức tranh ngày hè đã xua tan đi nỗi ưu tư, phiền muộn trong lòng ông, đồng thời làm bùng lên khát vọng mãnh liệt muốn trở lại để cống hiến cho đời của Nguyễn Trãi – người anh hùng tuy đang lui về ở ẩn, sống nhàn nhưng luôn giữ mãi tấm lòng sắc son với đất nước, nhân dân. Vì vậy mà ở hai câu thơ cuối bài, tác giả đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt: “Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.” Ở câu thơ “Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng,”, tác giả đã nhắc đến việc gãy Ngu cầm. Theo thần thoại Trung Quốc, Ngu là tên một triều đại thái bình, thịnh trị lí tưởng thời cổ do vua Thấn lập nên. Ngu cầm là đàn của vua Thuấn, ông thường gãy khúc Nam phong (Gió nam) mong cho gió nam mát mẻ, thổi đúng lúc để dân giàu có, hết ưu phiền. Việc sử dụng điển tich Ngu cầm là cách Nguyễn Trãi bày tỏ tâm nguyện của bản thân. Ông ước mơ có được đàn Ngu để gảy nên khúc Nam phong mong cho muôn dân ở khắp mọi nơi trên đất nước có được cuộc sống ấm no, sung túc, đủ đầy. Ở câu thơ cuối bài, ta thấy Nguyễn Trãi khát khao muốn biến ước mơ ấy thành hiện thực. Không chỉ là một người dân, hay một nhóm dân, mà ông muốn tất cả người dân sống ở “khắp đòi phương” tức là ở khắp mọi miền đất nước đều được ấm no hạnh phúc. Người xưa có câu: “Hình thì không đến thượng thư, lễ thì không đến thứ dân”, cho nên ít có nhà thơ nào quan tâm đến việc đưa hình ảnh “thứ dân” vào trong thơ ca, thế nhưng Nguyễn Trãi chính là một trong những số ít ấy, thể hiện qua việc trong câu thơ cuối: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”, ông đã đưa cả hình ảnh của nhân dân vào trong thơ ca, thể hiện ở từ “Dân” ở đầu câu. Hành động ấy là biểu hiện cho một tấm lòng chan chứa tình yêu đối với nhân dân của một bậc trung thần luôn hết lòng vì Tổ quốc, non sông. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi là người thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, giữa nước và dân, ông luôn lấy dân làm trọng, lấy sự giàu có, no đủ hạnh phúc của nhân dân làm gốc, ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muôn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. Cho nên, câu thơ “Dân giàu đủ, khắp đòi phương.” còn thể hiện quan niệm, lí tưởng cao đẹp của thi nhân, đó là ‘lấy dân làm cốt”, luôn quan tâm đến nhân dân, quan tâm đến những những người dân thấp cổ bé họng nhất lúc bấy giờ và làm cho cuộc sống của người dân ngày càng giàu đủ. Về nghệ thuật trong câu thơ cuối, nhịp thơ 3/3 được sử dụng tuy ngắn gọn, dứt khoát nhưng lại dồn nén biết bao cảm xúc đang chất chứa như muốn vỡ òa của
  • 6. 6 Nguyễn Trãi. Sống ẩn dật tại Côn Sơn, ông nhàn thân nhưng tâm lại không nhàn, vẫn luôn canh cánh trong lòng việc nước, việc dân và muốn ra sức cống hiến cho nước, cho dân nhưng lại không thể, chỉ có thể ước cho nhân dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Qua đó, ta thấy được tâm sự bất đắc chí của thi nhân. Qua cả hai câu thơ bảy và tám, ta thấy được lí tưởng cao đẹp, hoài bão lớn lao, “tấm lòng sáng tựa khuê sao” của Nguyễn Trãi. Đó là một đời vì nước, vì dân mà nguyện nỗ lực, ra sức cống hiến, đóng góp hết mình, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, ông cũng không nguôi tâm nguyện hướng về nước, về dân. Ngay cả khi bị nghi kỵ, phải lui về sống ẩn ở Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết, cháy bỏng trong cuộc sống tưởng chừng như chỉ biết vui vầy cùng sông núi cỏ cây. Chân lí sống cao đẹp ấy được nhà thơ gửi gắm qua hầu hết các tác phẩm của ông, chẳng hạn như trong bài “Thuật hứng”, ông đã từng viết: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông” Bàn về Nguyễn Trãi, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận định: “Văn chương của Nguyễn Trãi đã đạt đến đỉnh cao của nghẹ thuật, đều hay và đẹp lạ thường”. Thật vậy, điều đó được thể hiện rõ nét qua sự thành công của thi phẩm “Cảnh ngày hè”. Với cách sử dụng và cách tân thể thơ thất ngôn bát cú thành thất ngôn xen lẫn lục ngôn, cùng với hệ thống hình ảnh và ngôn từ giản dị nhưng lại tinh tế và gần gũi với nhân dân, bài thơ đã làm nổi bật lên bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống, từ đó truyền tải tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, đó chính là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Tóm lại, “Cảnh ngày hè” là một tuyệt tác văn , là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh vật thiên nhiên và tình cảm của nhà thơ, tạo nên một bức tranh mùa hè tràn truyền đầy sức sống, thu hút, hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, được qua nhiều thế hệ và sống mãi với thời gian. Bức tranh “Cảnh ngày hè” hiện lên với vẻ đẹp căng tràn sức sống của thiên nhiên, của con người được miêu tả hết sức giản dị, gần gũi nhưng vô cùng tinh tế, chạm đến trái tim người đọc, từ đó ta thấu hiểu được nỗi lòng, tâm sự thâm trầm và cảm nhận được những khát vọng lớn lao ấp ủ trong trái tim yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Sau khi đọc tác phẩm, đọng lại trong tâm trí em là những hình ảnh sinh động, đẹp đẽ của thiên nhiên lúc vào hè và sự thán phục trước tấm lòng vì nước, vì dân của Nguyễn Trãi. Qua bài thơ, em càng ý thức được trách nhiệm với Tổ quốc, non sông; từ đó em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp, tiến bộ, văn minh để có thể sáng ngang với những cường quốc năm châu, đúng như câu thơ “Dân giàu đủ, khắp đòi phương.”
  • 7. 7