SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 135
Baixar para ler offline
TẬP ĐOÀN TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Chủ biên: TS Phạm Thế Quế
Hà nội, 8/2007
1
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu “Cơ sở dữ liệu phân tán” là sách hướng dẫn học tập dùng cho sinh viên hệ đào
tạo từ xa ngành công nghệ thông tin và ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông.
Nội dung của tài liệu bao gồm:
Chương I giới thiệu khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán, xử lý phân tán và hệ
thống xử lý phân tán. Sự cần thiết của hệ cơ sở dữ liệu phân tán và các đặc điểm của cơ sở
dữ liệu phân tán. Cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu phân tán và các lợi ích phân tán dữ liệu
trên mạng.
Chương II giới thiệu tổng quát về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán. Ưu điểm cách tiếp
cận mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Vấn đề quy tắc
toàn vẹn dữ liệu. Mô hình kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và kiến trúc tổng
quan của một hệ quản trị phức hệ CSDL phân tán
Chương III trình bày những vấn đề thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán, là các vấn đề phân
mảnh dữ liệu. Sự cần thiết phải phân mảnh, các kiểu phân mảnh, mức độ phân mảnh, các
quy tắc phân mảnh và bài toán cấp phát dữ liệu. Nội dung của chương trình bày tổng quát
kỹ thuật phân mảnh ngang cơ sở và phân mảnh ngang dẫn xuất. Thông tin cần thiết của
phân mảnh ngang. Phương pháp phân mảnh dọc, thông tin cần thiết của phân mảnh dọc và
các thuật toán tụ nhóm và phân mảnh. Có nhiều bài toán cần thiết phải sử dụng lai ghép
phân mảnh ngang và phân mảnh dọc. Bài toán cấp phát dữ liệu, thông tin cần thiết cho bài
toán cấp phát và mô hình cấp phát.
Chương IV giới thiệu kiểm soát dữ liệu ngữ nghĩa, là quá trình kiểm soát khung nhìn
trong các hệ quản trị cơ sử dữ liệu tập trung và khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sở dữ
liệu phân tán. Nội dung kiểm soát dữ liệu ngữ nghĩa cũng bao hàm vấn đề an toàn dữ liệu.
Kiểm soát cấp quyền tập trung và kiểm soát cấp quyền phân tán. Kiểm soát toàn vẹn ngữ
nghĩa tập trung và kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa phân tán.
Chương V đề cập đến các vấn đề xử lý truy vấn trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Khái
niệm xử lý truy vấn, mục đích của việc xử lý truy vấn và giới thiệu các tầng của quá trình
xử lý truy vấn.
Tài liệu”Cơ sở dữ liệu phân tán” không chỉ đề cập đến những vấn đề cơ sở lý thuyết mà
còn trình bày một số kỹ năng cần thiết để thiết kế và cài đặt các hệ cơ sở dữ liệu cụ thể. Hy
vọng sẽ có ích cho sinh viên và những người muốn xây dựng các hệ thống tin học ứng
dụng. Tài liệu có thể còn nhiều thiếu sót trong biên soạn, tôi vẫn mạnh dạn giới thiệu tài
liệu này và mong nhận được sự góp ý của bạn đọc.
Tác giả
i
MỤC LỤC
Chương I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
1.1 Mở đầu.....................................................................................................................2
1.2 Xử lý phân tán và hệ thống xử lý phân tán......................................................2
1.2.1 Khái niệm xử lý phân tán....................................................................................2
1.2.2 Hệ thống phân tán :.............................................................................................3
1.3 Hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì. ...........................................................................3
1.4 Sự cần thiết của hệ cơ sở dữ liệu phân tán ......................................................4
1.4.1 Sự phát triển của các cơ cấu tổ chức...................................................................4
1.4.2 Giảm chi phí truyền thông ..................................................................................5
1.4.3 Hiệu quả công việc..............................................................................................5
1.4.4 Độ tin cậy và tính sẵn sàng .................................................................................5
1.5 Các đặc điểm của cơ sở dữ liệu phân tán .........................................................5
1.5.1 Điểu khiển tập trung............................................................................................5
1.5.2 Độc lập dữ liệu....................................................................................................6
1.5.3 Giảm dư thừa dữ liệu ..........................................................................................6
1.5.4 Độ tin cậy qua các giao dịch phân tán ...............................................................7
1.5.5 Cải tiến hiệu năng ..............................................................................................7
1.5.6 Dễ dàng mở rộng hệ thống.................................................................................8
1.6 Các mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server...........................................................8
1.6.1 Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung:.........................................................................8
1.6.2 Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server:....................................................8
1.6.3 Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu..............................................................9
1.6.4 Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server.................................................................9
1.6.5 Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán)........................10
1.7 Mô hình tham chiếu cơ sở dữ liệu phân tán....................................................10
1.7.1 Lược đồ toàn cục..............................................................................................10
1.7.2 Lược đồ phân mảnh .......................................................................................11
1.7.3 Lược đồ cấp phát.............................................................................................11
1.7.4 Lược đồ ánh xạ cục bộ.....................................................................................12
1.7.5 DBMS ở các site cục bộ dộc lập.......................................................................13
1.8 Cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu phân tán .......................................................13
1.9 Lợi ích phân tán dữ liệu trên mạng ..................................................................13
Câu hỏi & bài tập.............................................................................................................14
ii
Chương II TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
2.1 Ưu điểm cách tiếp cận mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.................................17
2.2 Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ....................................................18
2.2.1 Khái niệm về quan hệ .......................................................................................18
2.2.3 Phụ thuộc hàm...................................................................................................19
2.2.4 Khoá lược đồ quan hệ .......................................................................................21
2.2.5 Chuẩn hoá dữ liệu.............................................................................................21
2.2.6 Các dạng chuẩn dữ liệu.....................................................................................23
2.3 Quy tắc toàn vẹn dữ liệu ......................................................................................26
2.4 Ngôn ngữ dữ liệu quan hệ...................................................................................27
2.4.1 Đại số quan hệ..................................................................................................27
2.4.2 Biểu thức đại số quan hệ..................................................................................30
2.5 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.....................................................................30
2.5.1 Kiến trúc tổng quát...........................................................................................30
2.5.2 Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ............................................31
2.6 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán..........................................33
2.6.1 Mở đầu..............................................................................................................33
2.6.2 Hệ quản trị CSDL phân tán thuần nhất...........................................................35
2.6.3 Hệ quản trị CSDL phân tán không thuần nhất.................................................35
2.7 Mô hình kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán ....................................36
2.7.1 Tính tự vận hành ...............................................................................................36
2.7.2 Tính phân tán dữ liệu........................................................................................37
2.7.3 Tính hỗn hợp.....................................................................................................38
2.7.4 Các kiểu kiến trúc .............................................................................................38
2.8 Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán ...................................................39
2.8.1 Các hệ Client/Server .........................................................................................39
2.8.2 Các hệ phân tán ngang hàng( Peer to Peer) ......................................................41
2.9 Kiến trúc tổng quan của một hệ quản trị phức hệ CSDL phân tán ..............44
2.9.1 Mô hình kiến truc tổng quan của một phức hệ ................................................44
2.9.2 Phân loại các phức hệ dựa vào cấu trúc............................................................44
2.9.3 Các mô hình không sử dụng lược đồ khái niệm toàn cục.................................46
Câu hỏi và bài tập ...............................................................................................................48
Chương III THIẾT KẾ CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
3.1 Các vấn đề về phân mảnh dữ liệu......................................................................51
3.1.1 Lý do phân mảnh ..............................................................................................51
3.1.2 Các kiểu phân mảnh.........................................................................................52
3.1.3 Mức độ phân mảnh ..........................................................................................53
3.1.4 Các quy tắc phân mảnh.....................................................................................53
iii
3.1.5 Các kiểu cấp phát..............................................................................................53
3.1.6 Các yêu cầu thông tin........................................................................................54
3.2 Phương pháp phân mảnh ngang........................................................................55
3.2.1 Giới thiệu ..........................................................................................................55
3.2.2 Thông tin cần thiết của phân mảnh ngang ........................................................55
3.2.3 Phân mảnh ngang cơ sở ....................................................................................57
3.2.4 Tính đầy đủ và tính cực tiểu của vị từ đơn giản................................................59
3.2.5 Thuật toán xác định tập vị từ đầy đủ và cực tiểu từ tập Pr cho trước ...............59
3.2.6 Thuật toán phân mảnh ngang nguyên thuỷ.......................................................60
3.3 Phân mảnh ngang dẫn xuất.................................................................................63
3.4 Phân mảnh dọc......................................................................................................66
3.4.1 Khái niệm phân mảnh dọc ................................................................................66
3.4.2 Thông tin cần thiết của phân mảnh dọc ............................................................66
3.4.3 Thuật toán tụ nhóm...........................................................................................68
3.4.4 Thuật toán phân mảnh.......................................................................................72
3.4.5 Kiểm tra tính đúng đắn .....................................................................................75
3.5 Phương pháp phân mảnh hỗn hợp( Hybrid Fragmentation)..........................75
3.6 Cấp phát .................................................................................................................76
3.6.1 Bài toán cấp phát (AllocationProblem)............................................................76
3.6.2 Thông tin cần thiết cho bài toán cấp phát ........................................................77
3.6.3 Mô hình cấp phát .............................................................................................78
Câu hỏi và bài tập 80
Chương IV KIỂM SOAT DỮ LIỆU NGỮ NGHĨA
4.1 Đặt vấn đề 82
4.2 Quản lý khung nhìn 82
4.2.1 Khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sử dữ liệu tập trung ...............................82
4.2.2 Cập nhật qua khung nhìn ................................................................................. 85
4.2.3 Khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán ................................85
4.3 An toàn dữ liệu 86
4.3.1 Kiểm soát cấp quyền tập trung .........................................................................86
4.3.2 Kiểm soát cấp quyền phân tán ........................................................................88
4.4.1 Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa tập trung ......................................................... 90
4.4.2 Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa phân tán ..........................................................94
4.4.3 So sánh việc kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa tập trung và phân tán .................98
Câu hỏi và bài tập: ..............................................................................................................101
Chương V XỬ LÝ TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ PHÂN TÁN
5.1 Giới thiệu .............................................................................................................102
5.2 Vấn đề xử lý truy vấn ........................................................................................102
5.2.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................102
iv
5.2.2 Mục đích của việc xử lý truy vấn ..................................................................105
5.2.3 Độ phức tạp của các thao tác đại số quan hệ ................................................106
5.3 Đặc trưng của bộ xử lý truy vấn ......................................................................107
5.3.1 Ngôn ngữ .....................................................................................................107
5.3.2 Các kiểu tối ưu hoá ......................................................................................107
5.3.3 Thời điểm tối ưu hoá .....................................................................................107
5.3.4 Số liệu thống kê ...........................................................................................108
5.3.5 Vị trí quyết định .............................................................................................108
5.3.6 Khai thác cấu hình mạng.................................................................................109
5.3.7 Khai thác các mảnh nhân bản .........................................................................109
5.3.8 Sử dụng nửa kết nối ........................................................................................109
5.4 Các tầng của quá trình xử lý truy vấn. ...........................................................109
5.5 Phân rã truy vấn .................................................................................................110
5.5.1 Bước chuẩn hoá câu truy vấn .........................................................................111
5.5.2 Bước phân tích ...............................................................................................112
5.5.3 Bước loại bỏ dư thừa ......................................................................................114
5.5.3 Bước viết lại truy vấn .....................................................................................115
5.6 Cục bộ hoá dữ liệu phân tán.................................................................... 119
5.6.1 Rút gọn cho phân mảnh ngang nguyên thuỷ ..................................................120
5.6.2 Rút gọn cho phân mảnh dọc ..........................................................................123
5.6.3 Rút gọn cho phân mảnh dẫn xuất ...................................................................124
5.6.4 Rút gọn cho phân mảnh hỗn hợp ...................................................................126
Câu hỏi và bài tập: ..............................................................................................................127
Mục lục .....................................................................................................................................
Tài liệu tham khảo...... ........................................................... .
2
KHÁI NIỆM CỎ BẢN VỀ
CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Trong chương này trình bày những khái niệm cơ bản về nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu
phân tán, bao gồm các nội dung sau
• Xử lý dữ liệu phân tán.
• Hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì.
• Khả năng của các hệ cơ sở dữ liệu phân tán.
• Các mô hình xử lý dữ liệu phân tán
• Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
1.1 Mở đầu
Nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu phân tán được xây dựng dựa trên sự hợp nhất của hai
hướng tiếp cận đối với quá trình xử lý dữ liệu, đó là lý thuyết các hệ cơ sở dữ liệu và công
nghệ mạng máy tính.
Một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh việc sử dụng các hệ CSDL là
nhu cầu tích hợp các loại dữ liệu, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ và các dịch vụ đa
phương tiện cho người sử dụng. Mặt khác, kết nối máy tính thành mạng với mục tiêu chia
sẻ tài nguyên, khai thác có hiệu quả các tài nguyên thông tin, nâng cao khả năng tích hợp và
trao đổi các loại dữ liệu giữa các thành phần trên mạng.
Nhu cầu thu thập, lưu trữ. xử lý và trao đổi thông tin bgày càng tăng, các hệ thống xử lý
tập trung đã bộc lộ những nhược điểm sau :
− Tăng khả năng lưu trữ thông tin là khó khăn, bởi bị giới hạn tối đa của thiết bị nhớ
− Độ sẵn sàng phục vụ của CSDL không cao khi số người sử dụng tăng
− Khả năng tính toán của các máy tính đơn lẻ đang dần tới giới hạn vật lý.
− Mô hình tổ chức lưu trữ, xử lý dữ liệu tập trung không phù hợp cho những tổ chức
kinh tế, xã hội có hoạt động rộng lớn, đa quốc gia
Những nhược điểm này đã được khắc phục khá nhiều trong hệ thống phân tán. Những
sản phẩm của các hệ thống phân tán đã xuất hiện nhiều trên thị trường và từng bước chứng
minh tính ưu việt của nó hơn hẳn các hệ thống tập trung truyền thống. Các hệ thống phân
tán sẽ thay thế dần các hệ thống tập trung.
1.2 Xử lý phân tán và hệ thống xử lý phân tán
1.2.1 Khái niệm xử lý phân tán
Thuật ngữ xử lý phân tán có thể là thuật ngữ được lạm dụng nhiều nhất trong khoa học
máy tính trong những năm vừa qua. Nó thường được dùng để chỉ những hệ thống gồm
nhiều loại thiết bị khác nhau chẳng hạn như: hệ đa bộ xử lý, xử lý dữ liệu phân tán, mạng
máy tính ....
Có hai khái niệm xử lý phân tán liên quan với nhau.
1
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
3
− Khái niệm liên quan đến việc tính toán trên Client/Server. Trong đó ứng dụng được
chia ra thành hai phần, phần của Server và phần của Client và được vận hành ở hai
nơi. Trong tính toán phân tán này cho phép truy nhập trực tiếp dữ liệu và xử lý dữ
liệu trên Server và Client.
− Khái niệm thứ hai là việc thực hiện các tác vụ xử lý phức tạp trên nhiều hệ thống.
Không gian nhớ và bộ xử lý của nhiều máy cùng hoạt động chia nhau tác vụ xử lý.
Máy trung tâm sẽ giám sát và quản lý các tiến trình này. Có trường hợp thông qua
Internet, hàng nghìn máy cùng xử lý một tác vụ.
Có thể định nghĩa hệ xử lý phân tán như sau: Hệ xử lý phân tán là một tập hợp các phần
tử xử lý tự trị (không nhất thiêt đồng nhất) được kết nối với nhau bởi một mạng máy tính và
cùng phối hợp thực hiện những công việc gán cho chúng. Phần tử xử lý ở đây để chỉ một
thiết bị tính toán có khả năng thực hiện chương trình trên nó.
1.2.2 Hệ thống phân tán :
Hệ thống phân tán là tập hợp các máy tính độc lập kết nối với nhau thành một mạng máy
tính được cài đặt các hệ cơ sở dữ liệu và các phần mềm hệ thống phân tán tạo khả năng cho
nhiều người sử dụng truy nhập chia sẻ nguồn thông tin chung. Các máy tính trong hệ thống
phân tán có kết nối phần cứng lỏng lẻo, có nghĩa là không chia sẻ bộ nhớ, chỉ có một hệ
điều hành trong toàn bộ hệ thống phân tán
Các mạng máy tính được xây dựng dựa trên kỹ thuật Web, ví dụ như mạng Internet,
mạng Intranet… là các mạng phân tán.
1.3 Hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì.
Công nghệ các hệ cơ sở dữ liệu phát triển từ mô hình xử lý dữ liệu, trong đó mỗi ứng
dụng định nghĩa một hay nhiều tệp dữ liệu riêng của nó (hinh 1.1), sang mô hình định nghĩa
và quản lý dữ liệu tập trung. Dẫn đến khái niệm độc lập dữ liệu, nghĩa là tính bất biến của
các hệ ứng dụng đối với sự thay đổi cấu trúc lưu trữ và các chiến lược truy nhập dữ liệu.
Hình 1.1: Xử lý dữ liệu truyền thống
Ứng dụng 1
DỮ
LIỆU
THỪA
TẬP TIN 1
TẬP TIN 2
TẬP TIN 3
Ứng dụng 2
Mô tả dữ liệu
Ứng dụng 3
Mô tả dữ liệu
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
4
Trong ngữ cảnh hệ xử lý phân tán thì hệ cơ sở dữ liệu phân tán có thể được xem như
những công cụ làm cho quá trình xử lý dữ liệu phân tán dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Khái
niệm hệ cơ sở dữ liệu phân tán ở đây bao gồm cả khái niệm cơ sở dữ liệu phân tán và hệ
quản trị cơ sở dữ liệu phân tán.
Cơ sở dữ liệu phân tán là một tập các cơ sở dữ liệu có quan hệ với nhau về mặt logic và
được phân bố trên một mạng máy tính. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán là hệ thống phần
mềm cho phép quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và làm cho sự phân tán đó là trong suốt đối
với người sử dụng.
Trong mô hình cơ sở dữ liệu phân tán bản thân cơ sở dữ liệu có ở trên nhiều máy tính
khác nhau. Như vậy, đặc trưng của cơ sở dữ liệu phân tán là các CSDL được phân bố trên
mạng máy tính và có quan hệ với nhau về mặt logic.
Hệ CSDL phân tán không đơn thuần bao gồm nhiều file dữ liệu được tổ chức lưu trữ
riêng lẻ trên các thiết bị nhớ của mạng máy tính. Để tạo một hệ CSDL phân tán, các file
không chỉ có quan hệ với nhau về mặt logic mà còn cần có một cấu trúc giao diện chung
giữa chúng để các file có thể truy nhập lẫn nhau.
Có rất nhiều ứng dụng yêu cầu các hệ quản trị CSDL thao tác trên dữ liệu bán cấu trúc
hoặc không cấu trúc, như các file Web trên mạng Internet.
1.4 Sự cần thiết của hệ cơ sở dữ liệu phân tán
Trong những năm gần đây, công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán đã trở thành một lĩnh vực
quan trọng của công nghệ thông tin, tính cần thiết của nó ngày càng được nâng cao. Có
nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của các hệ CSDLPT:
1.4.1 Sự phát triển của các cơ cấu tổ chức
Cùng với sự phát triển cuả xã hội, nhiều cơ quan, xí nghiệp có cơ cấu tổ chức không tập
trung, hoạt động phân tán trên phạm vi rộng. Vì vậy thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu phân
tán là phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu truy xuất và khai thác dữ liệu Cùng với sự phát triển
của công nghệ viễn thông, tin học, động cơ thúc đẩy kinh tế, việc tổ chức các trung tâm
máy tính lớn và tập trung trở thành vấn đề cần nghiên cứu.
Cơ cấu tổ chức và vấn đề kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của
sự phát triển cơ sở dữ liệu phân tán.
Ứng dụng 1
Ứng dụng 3
Ứng dụng 3
Mô tả dữ liệu
Thao tác dữ liệu
…
CƠ SỞ
DỮ LIỆU
Hình 1.2: Xử lý cơ sở dữ liệu
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
5
1.4.2 Giảm chi phí truyền thông
Trong thực tế, sử dụng một số ứng dụng mang tính địa phương sẽ làm giảm chi phí
truyền thông. Bởi vậy, việc tối ưu hoá tính địa phương của các ứng dụng là một trong
những mục tiêu chính của việc thiết kế và cài đặt một CSDLPT.
1.4.3 Hiệu quả công việc
Sự tồn tại một số hệ thống xử lý điạ phương đạt được thông quan việc xử lý song song.
Vấn đề này có thể thích hợp với mọi hệ đa xử lý. CSDLPT có thuận lợi trong phân tích dữ
liệu phản ánh điều kiện phụ thuộc của các ứng dụng, cực đại hoá tính địa phương của ứng
dụng. Theo cách này tác động qua lại giữa các bộ xử lý được làm cức tiểu. Công việc được
phân chia giữa các bộ xử lý khác nhau và tránh được các tắc nghẽn thông tin trên mạng
truyền thông hoặc các dịch vụ chung của toàn hệ thống. Sự phân tán dữ liệu phản ánh hiệu
quả làm tăng tính địa phương của các ứng dụng.
1.4.4 Độ tin cậy và tính sẵn sàng
Cách tiếp cận CSDLPT, cho phép truy nhập độ tin cậy và tính sẵn sàng cao hơn. Tuy
nhiên, để đạt được mục đích đó là vấn đề không đơn giản đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Những
lỗi xuất hiện trong một CSDLPT có thể xảy ra nhiều hơn vì số các thành phần cấu thành lớn
hơn, nhưng ảnh hưởng của lỗi chỉ ảnh hưởng tới các ứng dụng sử dụng các site lỗi. Sự hỏng
hóc của toàn hệ thống hiếm khi xảy ra.
CSDLPT là sự tập hợp các dữ liệu thuộc cùng một hệ thống về mặt logic nhưng phân bố
trên các site của mạng máy tính. Công nghệ CSDLPT là sự kết hợp giữa hai vấn đề phân
tán và hợp nhất:
• Phân tán : phân tán dữ liệu trên các site của mạng
• Hợp nhất : hợp nhất về mặt logic các dữ liệu phân tán sao cho chúng xuất hiện với
người sử dụng giống như với CSDL đơn lẻ duy nhất.
Công nghệ CSDL phân tán mới thực sự phát triển trong những năm gần đây nhờ sự phát
triển của kỹ thuật tính toán, kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính. Những ứng dụng được
xây dựng trên CSDL phân tán đã xuất hiện nhiều trên thị trường và từng bước chứng minh
tính ưu việt của nó so với CSDL tập trung.
1.5 Các đặc điểm của cơ sở dữ liệu phân tán
Cơ sở dữ liệu phn tán không đơn giản là sự phân bố của các cơ sở dữ liệu, bởi vì cơ sở
dữ liệu phân tán có nhiều đặc điểm khác biệt so với cơ sở dữ liệu tập trung truyền thống.
Phần này so sánh cơ sở dữ liệu phân tán với cơ sở dữ liệu tập trung ở một số đặc điểm: điều
khiển tập trung, sự độc lập dữ liệu, sự giảm dư thừa dữ liệu, các cấu trúc vật lý phức tạp để
truy xuất hiệu quả.
1.5.1 Điểu khiển tập trung
Điều khiển tập trung (Centralized Control) là một đặc điểm của cơ sở dữ liệu tập trung,
toàn bộ dữ liệu được tập trung lại nhằm để tránh sự dư thừa dữ liệu, đảm bảo được tính độc
lập của dữ liệu. Dữ liệu được quản lý tập trung bởi người quản trị cơ sở dữ liệu. Chức năng
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
6
cơ bản của người quản trị cơ sở dữ liệu (DBA - Database Administrator) là bảo đảm sự an
toàn của dữ liệu. Trong các cơ sở dữ liệu phân tán vấn đề điều khiển tập trung không được
nhấn mạnh. Nói chung, trong các cơ sở dữ liệu phân tán , sự điều khiển được thực hiện theo
một cấu trúc điều khiển phân cấp bao gồm hai loại người quản trị cơ sở dữ liệu:
• Người quản trị cơ sở dữ liệu toàn cục (Global Database Administrator) là người
có trách nhiệm chính về toàn bộ cơ sở dữ liệu phân tán..
• Người quản trị cơ sở dữ liệu cục bộ (Local Database Administrator) là người có
trách nhiệm về cơ sở dữ liệu cục bộ của họ.
Tuy nhiên, những người quản trị cơ sở dữ liệu cục bộ cần phải có những quyền độc lập
riêng về cơ sở dữ liệu cục bộ của mình mà người quản trị cơ sở dữ liệu toàn cục hoàn toàn
không có những quyền này và sự phối hợp giữa các vị trí được thực hiện bởi chính những
người quản trị cục bộ. Đặc điểm này được gọi là sự độc lập vị trí. Các cơ sở dữ liệu phân
tán có thể khác nhau rất nhiều về mức độ độc lập vị trí. Từ sự độc lập vị trí hoàn toàn
(không có người quản trị cơ sở dữ liệu tập trung) đến sự điều khiển tập trung hoàn toàn.
1.5.2 Độc lập dữ liệu
Độc lập dữ liệu (Data Independence) là một đặc điểm của cơ sở dữ liệu. Độc lập dữ liệu
có nghĩa là tổ chức lưu trữ dữ liệu là trong suốt đối với người lập trình ứng dụng. Ưu điểm
của độc lập dữ liệu là các chương trình không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tổ chức
lưu trữ vật lý của dữ liệu.
Trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán, độc lập dữ liệu cũng quan trọng như trong các cơ sở
dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, một đặc điểm mới được đưa vào trong khái niệm thông thường
của độc lập dữ liệu là sự trong suốt phân tán (Distribution Transparency). Nhờ sự trong suốt
phân tán mà các chương trình ứng dụng có thể được viết giống như trong cơ sở dữ liệu
không được phân tán. Vì vậy, tính đúng đắn của các chương trình ứng dụng không bị ảnh
hưởng bởi sự di chuyển dữ liệu từ một vị trí này đến một vị trí khác. Tuy nhiên, tốc độ thực
hiện của các chương trình ứng dụng thì bị ảnh hưởng.
Độc lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu tập trung được thể hiện thông qua một kiến trúc
nhiều mức, các mức này có những mô tả khác nhau về dữ liệu và những ánh xạ biến đổi
giữa các mức. Sự trong suốt phân tán trong cơ sở dữ liệu phân tán được thê hiện bằng cách
bổ sung thêm các mức trong suốt vào kiến trúc nhiều mức của cơ sở dữ liệu tập trung.
1.5.3 Giảm dư thừa dữ liệu
Trong các cơ sở dữ liệu tập trung, sự dư thừa dữ liệu được giảm thiểu, vì tránh sự không
nhất quán giữa nhiều bản sao bằng cách chỉ có một bản sao và tiết kiệm vùng nhớ lưu trữ.
Các ứng dụng chia sẻ chung, truy xuất đến các tập tin dữ liệu.
Tuy nhiên, trong các cơ sở dữ liệu phân tán, sự dư thừa dữ liệu là một đặc điểm cần thiết,
vì các lý do sau:
• Làm tăng tính cục bộ của các ứng dụng nếu dữ liệu được nhân bản tại tất cả các
vị trí mà ứng dụng cần dữ liệu này. Khi đó, các ứng dụng cục bộ được thực hiện
nhanh hơn vì không cần phải truy xuất dữ liệu từ xa.
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
7
• Làm tăng tính sẵn sàng của hệ thống ứng dụng, vì một vị trí có sự cố sẽ không
làm ngưng sự thực hiện của các ứng dụng ở những vị trí khác nếu dữ liệu tại vị trí
bị hỏng được nhân bản tại các vị trí khác.
Tuy nhiên, sự nhân bản dữ liệu cần phải xem xét kỹ lưỡng dựa vào hai loại ứng dụng cơ
bản, đó là ứng dụng chỉ đọc và ứng dụng cập nhật. Sự nhân bản dữ liệu giúp cho các ứng
dụng chỉ đọc được thực hiện nhanh hơn, nhưng nó làm cho các ứng dụng cập bị thực hiện
lâu hơn vì phải cập nhật dữ liệu tại các vị trí được nhân bản.
Như vậy, sự nhân bản dữ liệu sẽ là một ưu điểm nếu hệ thống có rất nhiều ứng dụng chỉ
đọc và có rất ít ứng dụng cập nhật. Trong trường hợp ngược lại thì sự nhân bản dữ liệu lại là
một nhược điểm.
1.5.4 Độ tin cậy qua các giao dịch phân tán
Hệ quản trị CSDL phân tán cải thiện độ tin cậy qua các giao dịch phân tán, vì các thành
phần được nhân bản hạn chế được các vị trí lỗi riêng lẻ. Lỗi của trạm riêng, hoặc lỗi của
truyền thông làm cho một hoặc nhiều trạm mất liên lạc, không đủ để phá vỡ toàn bộ hệ
thống. Trong trường hợp CSDL phân tán, điều này nghĩa là một số dữ liệu không thể truy
nhập được, nhưng nếu biết cách hỗ trợ cho các giao dịch phân tán và các giao thức ứng
dụng, thì người sử dụng vẫn có thể truy nhập được tới phần khác trong CSDL phân tán.
Giao dịch là một đơn vị tính toán cơ bản, nhất quán và tin cậy, bao gồm một chuỗi các
thao tác CSDL được thực hiện chuyển từ trạng thái CSDL nhất quán này sang trạng thái
CSDL nhất quán khác ngay cả khi có một số giao dịch được thực hiện đồng thời và thậm
chí cả khi xảy ra lỗi. Vì vậy, hệ quản trị CSDL phải hỗ trợ đầy đủ cho giao dịch đảm bảo
rằng việc thực thi đồng thời các giao dịch của người sử dụng sẽ không vi phạm tính nhất
quán của CSDL trong khi hệ thống có lỗi, với điều kiện là giao dịch được thực hiện chính
xác, nghĩa là tuân theo các qui tắc toàn vẹn của CSDL.
1.5.5 Cải tiến hiệu năng
Hiệu năng của CSDL phân tán được cải tiến dựa vào hai điểm:
a) Hệ quản trị CSDL phân tán có khả năng phân mảnh CSDL khái niệm và cho phép cục
bộ hoá dữ liệu. Có hai ưu điểm nổi bật:
• Vì mỗi trạm chỉ xử lý một phần CSDL, sự tranh chấp về CPU và các dịch vụ
vào/ra không nghiêm trọng như trong các hệ CSDL tập trung.
• Tính cục bộ làm giảm trễ truy nhập từ xa thường gặp trên các mạng diện rộng.
Hầu hết các hệ CSDL phân tán được cấu trúc nhằm tận dụng tối đa những ưu điểm của
tính cục bộ dữ liệu. Lợi ích đầy đủ của việc giảm tranh chấp và giảm chi phí truyền chỉ có
thể có được bằng cách phân mảnh và phân tán dữ liệu hợp lý.
b) Tính song song của các hệ thống phân tán có thể được khai thác để thực hiện song song
liên truy vấn và truy vấn nội bộ. Liên truy vấn song song là khả năng thực hiện nhiều truy
vấn tại cùng thời điểm, còn nội truy vấn song song là phương pháp tách một truy vấn đơn
thành các truy vấn con và mỗi truy vấn con được thực hiện tại các trạm khác nhau, truy
nhập các phần khác nhau của CSDL phân tán.
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
8
1.5.6 Dễ dàng mở rộng hệ thống
Trong môi trường phân tán, dễ dàng tăng kích thước dữ liệu. và hiếm khi cần sửa đổi
trong các hệ thống lớn. Việc mở rộng thường có thể được thực hiện bằng cách tăng khả
năng lưu trữ và xử lý của mạng. Rõ ràng là không thể có được sự gia tăng “khả năng” một
cách tuyến tính, vì điều này phụ thuộc vào chi phí phân tán. Tuy nhiên, vẫn có thể có những
cải tiến có ý nghĩa. Khả năng mở rộng hệ thống dễ dàng mang tính kinh tế, chi phí giảm.
1.6 Các mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server
Nhìn chung mọi ứng dụng cơ sở dữ liệu bao gồm các phần:
• Thành phần xử lý ứng dụng (Application Processing Components)
• Thành phần phần mềm cơ sở dữ liệu (Database Software Componets)
• Bản thân cơ sở dữ liệu (The Database Ifself)
Có 5 mô hình kiến trúc vật lý về truy nhập dữ liệu
• Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralized database model)
• Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file - server (File - server database model)
• Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu (Database extract processing model)
• Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server (Client/Server database model)
• Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed database model)
1.6.1 Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung:
Trong mô hình này, các ứng dụng, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu được cài đặt
trên cùng một bộ xử lý. Ví dụ trên máy tính cá nhân có thể chạy các chương trình ứng dụng
có sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu Oracle để truy nhập tới cơ sở dữ liệu trên đĩa cứng của
máy tính cá nhân đó.
Mô hình xử lý tập trung phù hợp với hầu hết công việc của nhiều tổ chức, doanh
nghiệp...Ví dụ một bộ xử lý mainframe chạy phần mềm cơ sở dữ liệu IMS hoặc DB2 của
IBM có thể cung cấp cho các trạm làm việc ở các vị trí phân tán truy nhập nhanh chóng tới
cơ sở dữ liệu trung tâm. Tuy nhiên trong rất nhiều hệ thống, cả 3 thành phần của ứng dụng
cơ sở dữ liệu đều thực hiện trên cùng một máy mainframe do vậy cấu hình này cũng thích
hợp với mô hình tập trung
1.6.2 Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server:
Trong mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server, các thành phần ứng dụng và phần
mềm cơ sở dữ liệu ở trên một hệ thống máy tính và các File dữ liệu vật lý cơ sở dữ liệu cài
đặt trên hệ thống máy tính khác. Một cấu hình như vậy thường được dùng trong môi trường
cục bộ, trong đó một hoặc nhiều hệ thống máy tính đóng vai trò của Server lưu trữ các file
dữ liệu. Mô hình File Server giống với mô hình tập trung, cơ sở dữ liệu và các thành phần
ứng dụng, phần mềm cơ sở dữ liệu cài đặt trên các máy tính khác nhau. Tuy nhiên các
thành phần ứng dụng và phần mềm cơ sở dữ liệu có thể có cùng thiết kế để vận hành một
môi trường tập trung. Hệ điều hành mạng có thể thực hiện cơ chế đồng thời cho phép nhiều
người sử dụng cuối có thể truy nhập vào cùng cơ sở dữ liệu.
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
9
1.6.3 Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu
Mô hình trong đó một cơ sở dữ liệu ở xa có thể được truy nhập bởi phần mềm cơ sở dữ
liệu, được gọi là xử lý dữ liệu từng phần. Với mô hình này, người sử dụng có thể tại một
máy tính cá nhân kết nối truy nhập, khai thác cơ sở dữ liệu ở xa. Với cách tiếp cận này,
người sử dụng phải biết chắc chắn là dữ liệu nằm ở đâu và làm như thế nào để truy nhập dữ
liệu. Phần mềm ứng dụng cần phải có trên cả hai hệ thống máy tính để kiểm soát sự truy
nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu giữa hai hệ thống. Tuy nhiên, phần mềm cơ sở dữ liệu chạy
trên hai hệ thống không cần biết rằng việc xử lý cơ sở dữ liệu từ xa đang diễn ra vì người sử
dụng tác động tới chúng một cách độc lập.
1.6.4 Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server
Trong mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server, cơ sở dữ liệu được cài đặt trên Server, các
ứng dụng trên các máy Client và phần mềm cơ sở dữ liệu được cài đặt trên cả Client lẫn
Server. Trong mô hình này, các thành phần xử lý ứng dụng trên hệ thống Client đưa ra yêu
cầu cho phần mềm cơ sở dữ liệu trên máy client, phần mềm này sẽ kết nối với phần mềm cơ
sở dữ liệu chạy trên Server. Phần mềm cơ sở dữ liệu trên Server sẽ truy nhập vào cơ sở dữ
liệu xử lý theo yêu cầu và gửi trả kết quả cho máy Client.
Mới nhìn, mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server có vẻ giống như mô hình File Server, tuy
nhiên mô hình Client/Server có rất nhiều thuận lợi hơn mô hình File Server. Với mô hình
File Server, một giao tác cần truy nhập dữ liệu nhiều lần có thể gây ra tắc nghẽn lưu lượng
truyền trên mạng. Giả sử người sử dụng tạo ra một vấn tin để lấy dữ liệu tổng số từ 1000
bản ghi, với cách tiếp cận File Server, nội dung của 1000 bản ghi phải được lưu chuyển trên
mạng, vì phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên máy của người sử dụng phải truy nhập từng bản
ghi để thoả mãn yêu cầu của người sử dụng. Với cách tiếp cận cơ sở dữ liệu Client/Server,
chỉ có lời vấn tin khởi động ban đầu và kết quả cuối cùng cần đưa lên mạng, phần mềm cơ
sở dữ liệu chạy trên máy lưu giữ cơ sở dữ liệu sẽ truy nhập các bản ghi cần thiết, xử lý
chúng và gọi các thủ tục cần thiết để đưa ra kết quả cuối cùng.
Trong mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server, thường nói đến các phần mềm Front End
Software và Back End Software. Front End Software được chạy trên thiết bị truy nhập đầu
cuối hoặc trên các Workstation, nhằm đáp ứng các yêu cầu xử lý đơn lẻ riêng biệt. Nó đóng
vai trò của Client trong ứng dụng cơ sở dữ liệu Client/Server và thực hiện các chức năng
hướng tới nhu cầu của người sử dụng. Front End Software chia thành các loại sau:
• End User Database Software: Phần mềm cơ sở dữ liệu này có thể được người sử
dụng thực hiện trên thiết bị đầu cuối, truy nhập vào các cơ sở dữ liệu cục bộ, kết nối
với các cơ sở dữ liệu trên Server.
• Simple Query and Reporting Software là phần mềm được thiết kế để cung cấp các
công cụ xử lý dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và tạo các báo cáo đơn giản từ dữ liệu đã có.
• Data Analysis Software cung cấp các hàm về tìm kiếm, khôi phục và cung cấp các
phân tích phức tạp cho người sử dụng.
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
10
• Application Development Tools là phần mềm cung cấp các khả năng phát triển các
ứng dụng cơ sở dữ liệu Bao gồm các công cụ về thông dịch, biên dịch đơn đến các
công cụ CASE (Computer Aided Software Engineering). Chúng tự động tất cả các
bước trong quá trình phát triển ứng dụng và sinh ra chương trình cho các ứng dụng.
• Database Administration Tools: Các công cụ cho phép người quản trị cơ sở dữ liệu
thực hiện việc quản trị cơ sở dữ liệu như định nghĩa, lưu trữ hay phục hồi. CSDL
Back End Software được cài đặt trên Server cơ sở dữ liệu,. bao gồm phần mềm cơ sở dữ
liệu Client/Server và phần mềm mạng
1.6.5 Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán)
Cả hai mô hình File Server và Client/Server đều giả định là dữ liệu nằm trên một bộ xử
lý và chương trình ứng dụng truy nhập dữ liệu nằm trên một bộ xử lý khác, còn mô hình cơ
sở dữ liệu phân tán lại giả định bản thân cơ sở dữ liệu có ở trên nhiều máy khác nhau.
1.7 Mô hình tham chiếu cơ sở dữ liệu phân tán
Mô hình kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán tại các site gồm lược đồ tổng thể, lược đồ phân
mảnh và lược đồ cấp phát.
1.7.1 Lược đồ toàn cục
Lược đồ toàn cục định nghĩa tất cả dữ liệu được chứa trong cơ sở dữ liệu phân tán như
trong cở sở dữ liệu tập trung. Vì vậy, lược đồ toàn cục được định nghĩa chính xác như định
nghĩa lược đồ cở sở dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, mô hình dữ liệu lược đồ toàn cục cần phải
tương thích với việc định nghĩa các ánh xạ tới các mức của cở sở dữ liệu phân tán. Vì vậy
mô hình dữ liêu quan hệ sẽ được sử dụng.trong kiến trúc mô hình tham chiếu cơ sở dữ liệu
phân tán, định nghĩa một tập các quan hệ toàn cục.
Database
Tower System
Application
Hình 1.1 Mô hình Client-Server
Network
Application
Application
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
11
Hình 1.2: Mô hình tham chiếu của cơ sở dữ liệu phân tán
1.7.2 Lược đồ phân mảnh
Mỗi quan hệ toàn cục có thể chia thành nhiều phần không chồng lặp lên nhau được gọi là
phân mảnh. Ánh xạ giữa các quan hệ toàn cục và phân mảnh được định nghĩa là lược đồ
phân mảnh. Ánh xạ này là mối quan hệ một-nhiều. Ví dụ, nhiều phân mảnh tương ứng với
một quan hệ toàn cục, nhưng chỉ một quan hệ toàn cục tương ứng với một phân mảnh. Các
phân mảnh được chỉ ra bằng tên của quan hệ toàn cục với một chỉ số (chỉ số phân mảnh), ví
dụ, Ri chỉ đến phân mảnh thứ i trong quan hệ toàn cục R
Các kiểu phân mảnh dữ liệu bao gồm phân mảnh ngang và phân mảnh dọc và một kiểu
phân mảnh phức tạp hơn là sự hết hợp của 2 loại trên. Trong tất cả các kiểu phân mảnh, một
phân mảnh có thể được định nghĩa bằng một biểu thức ngôn ngữ quan hệ cho các quan hệ
toàn cục như là các toán hạng và kết quả đầu ra là các phân mảnh.
1.7.3 Lược đồ cấp phát
Các phân mảnh là những phần logic của các quan hệ toàn cục được chứa ở một hay nhiều
site trong mạng. Lược đồ cấp phát xác định các phân mảnh được chứa ở những site nào. Tất
cả các phân mảnh tương ứng với cùng một quan hệ R và được lưu ở dùng một site j tạo
thành một mô hình vật lý của quan hệ toàn cục lên site j. Do đó, có một ánh xạ một-một
Global
Schema
Fragmentation
Schema
Allocation
Schema
Local mapping
Schema 1
Local mapping
Schema 1
DBMS of site 1 DBMS of site 2
Local databese
At site 1
Local databese
At site 2
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
12
giữa một mô hình vật lý và một cặp là một quan hệ toàn cục được định danh và một chỉ số
site tương ứng với một mô hình vật lý. Ký hiệu Rji tương ứng với mô hình vật lý mảnh
thứ i của quan hệ R trên site j.
Một ví dụ của quan hệ giứa các kiểu đối tượng được định nghĩa như trên được biểu diễn
trong hình sau. Một quan hệ toàn cục R chia thành 4 phân mảnh R1, R2, R3, R4. Bốn phân
mảnh này được cấp phát dư tại 3 site của mạng máy tính, vì thế tạo nên ba mô hình vật lý
R1 site 1, R2 site 2 và R3.site 3
Hình 1.3: Các phân mảnh và mô hình vật lý cho một quan hệ toàn cục
Có thể định nghĩa một bản sao của một phân mảnh tại một site cho trước và kí hiệu bằng
tên quan hệ toàn cục R và hai chỉ số. Ví dụ R32 để chỉ bản sao của phân mảnh R2 được
chứa ở site 3. Hai mô hình vật lý có thể giống nhau, ví là bản sao của nhau
Lược đồ các site phụ thuộc: gồm lược đồ ánh xạ cục bộ, DBMS của các site cục bộ, cơ
sở dữ liệu ở site đó.
1.7.4 Lược đồ ánh xạ cục bộ
Do ba mức đầu các site độc lập, do đó chúng không phụ thuộc vào mô hình dữ liệu của
DBMS cục bộ. Ở mức thấp hơn, nó cần phải ánh xạ mô hình vật lý thành các đối tượng
được thao tác bởi các DBMS cục bộ. Ánh xạ này được gọi là lược đồ ánh xạ cục bộ và phụ
thuộc vào kiểu của DBMS cục bộ. Trong hệ thống không đồng nhất có các kiểu khác nhau
của ánh xạ cục bộ tại các site khác nhau. Yếu tố quan trong nhất để thiết kế kiến trúc này là:
• Phân mảnh và phân phát dữ liệu
• Quản lí dư thừa dữ liệu
• Sự độc lập của các DBMS cục bộ
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
13
1.7.5 DBMS ở các site cục bộ dộc lập
Tính năng trong suốt trong ánh xạ cục bộ cho phép xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu
phân tán đồng nhất hoặc không đồng nhất. Trong hệ thống đồng nhất, các lược đồ độc lập
của một site được định nghĩa sử dụng cùng một mô hình như DBMS cục bộ nhưng trong hệ
thống không đồng nhất thì các lược đồ ánh xạ cục bộ dùng để phối hợp các kiểu khác nhau
của DBMS…
1.8 Cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu phân tán
Có 3 kiểu thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán trên mạng máy tính.
a) Các bản sao: Cơ sở dữ liệu được sao chép thành nhiều bản và được lưu trữ trên các
site phân tán khác nhau của mạng máy tính.
b) Phân mảnh: Cơ sở dữ liệu được phân thành nhiều mảnh nhỏ theo kỹ thuật phân
mảnh dọc hoặc phân mảnh ngang, các mảnh được lưu trữ trên các site khác nhau.
c) Mô hình kết hợp các bản sao và phân mảnh. Trên một số site chứa cấc bản sao, một
số site khác chứa các mảnh
1.9 Lợi ích phân tán dữ liệu trên mạng
1. Việc phân tán dữ liệu tạo cho cơ sở dữ liệu có tính tự trị địa phương. Tại một site, dữ liệu
được chia sẻ bởi một nhóm người sử dụng tại nơi họ làm việc và như vậy dữ liệu được
kiểm soát cục bộ, phù hợp đối với những tổ chức phân bố tập trung. Cho phép thiết lập
và bắt buộc sách lược địa phương đối với việc sử dụng cơ sở dữ liệu.
2. Tính song song trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán có thể nâng cao được hiệu quả truy
nhập. Tính chất này có thể lợi dụng để xử lý song song các câu hỏi. Có hai dạng :
• Câu hỏi đồng thời phát sinh tại các trạm khác nhau.
• Câu hỏi có thể được phân rã thành những câu hỏi thành phần được thực hiện song
song tại các trạm khác nhau.
3. Trong tổ chức phân tán, tương tranh dịch vụ, CPU, vào/ra ít hơn so với tổ chức tập trung.
Độ trễ trong truy nhập từ xa có thể giảm do việc thực hiện địa phương hoá dữ liệu một
cách hợp lý.
4. Độ tin cậy và tính sẵn sàng được nâng cao trong tổ chức phân tán, là một trong những
mục tiêu cơ bản của tổ chức dữ liệu phân tán. Việc tổ chức lặp dữ liệu cũng có thể đảm
bảo cho việc truy nhập cơ sở dữ liệu không bị ảnh hưởng khi có sự cố xảy ra đối với
trạm hoặc kênh truyền, không thể làm sụp đổ cả hệ thống.
5. Tổ chức dữ liệu phân tán kinh tế hơn so với tổ chức tập trung. Giá cho một hệ máy tính
nhỏ rẻ hơn nhiều so với giá của một máy tính lớn khi triển khai cùng một mục đích ứng
dụng. Giá chi phí truyền thông cũng ít hơn do việc địa phương hoá dữ liệu.
6. Khả năng mở rộng hệ thống và phân chia tài nguyên. Việc mở rộng khả năng cho một hệ
xử lý phân tán là dễ dàng hơn và cho phép thực hiện tốt hơn.
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
14
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Cơ sở dữ liệu phân tán là sự:
A. Hợp nhất lý thuyết cơ sở dữ liệu và công nghệ mạng máy tính.
B. Hợp nhất công nghệ viễn thông và tin học.
C. Tích hợp công nghệ tin học và cơ sở dữ liệu.
2. Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu phân tán bao gồm khái niệm về:
A. Cơ sở dữ liệu phân tán và công nghệ mạng máy tính.
B. Cơ sở dữ liệu tập trung và tối ưu hoá câu hỏi
C. Cơ sở dữ liệu phân tán và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán.
3. Cơ sở dữ liệu phân tán là:
A. Một tập các cơ sở dữ liệu có quan hệ với nhau về mặt logic và được phân tán
trên một mạng máy tính.
B. Một tập các cơ sở dữ liệu được phân tán trên một mạng máy tính.
C. Một tập các cơ sở dữ liệu được cài đặt lưu trữ trên các máy chủ.
4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán là:
A. Hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và làm cho sự phân tán
đó là trong suốt đối với người sử dụng.
B. Hệ thống phần mềm điều khiển truy nhập cơ sở dữ liệu phân tán .
C. Hệ thống phần mềm thực hiện các phép lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu trên
mạng máy tính.
5. Đặc trưng của cơ sở dữ liệu phân tán là:
A. Dữ liệu được phân tán trên mạng máy tính và có quan hệ logic. với nhau
B. Tập các file dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị nhớ của mạng máy tính.
C. Tập các file dữ liệu có quan hệ với nhau về mặt logic
Tower System
Database
Tower System
Middleware Server
Tower System
Application Server
Tower System
Network
Network
Hình 1.4 Mô hình Client-Server nhiều lớp
Database
Server
Application ServerApplication
Application
Application
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
15
6. Độc lập dữ liệu được hiểu là:
A. Tổ chức lưu trữ dữ liệu là trong suốt đối với người sử dụng dụng.
B. Các chương trình ứng dụng không phụ thuộc vào tổ chức lưu trữ dữ liệu.
C. Tổ chức lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ của mạng
7. Đặc trưng về độc lập dữ liệu trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán là:
A. Sự trong suốt phân tán
B. Các ứng dụng được phân tán.
C. Cơ sở dữ liệu tổ chức lưu trữ tập trung
8. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung:
A. Ứng dụng, hệ quản trị CSDL và CSDL được cài đặt trên cùng một bộ xử lý.
B. Ứng dụng, hệ quản trị CSDL cài đặt khác hệ thống máy tính với CSDL
C. Ứng dụng, hệ quản trị CSDL và CSDL được cài đặt trên các vị trí khác nhau
9. Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server
A. CSDL được cài đặt trên Server, các ứng dụng trên các máy Client và phần
mềm cơ sở dữ liệu được cài đặt trên cả Client lẫn Server.
B. CSDL được cài đặt trên Server, các ứng dụng trên các máy Client
C. CSDL, các ứng dụng và hệ quản trị CSDL được cài đặt trên Server
10. Mô hình kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán tại các site gồm:
A. Lược đồ tổng thể, lược đồ phân mảnh và lược đồ cấp phát.
B. Lược đồ khái niệm, lược đồ quan hệ và lược đồ cấp phát.
C. Lược đồ tổng thể, lược đồ cục bộ và các chiến lược truy nhập.
11. Lược đồ toàn cục trong cơ sở dữ liệu phân tán được định nghĩa như:
A. Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ
B. Lược đồ khái niệm.
C. Lược đồ cục bộ
12. Khái niệm phân mảnh cơ sở dữ liệu được hiểu là:
A. Quan hệ toàn cục có thể chia thành nhiều mảnh không chồng lặp
B. Các quan hệ được cài đặt trên các site khác nhau.
C. Các quan hệ được sao chép và cài đặt trên các site khác nhau.
13. Khái niệm cấp phát trong cơ sở dữ liệu phân tán được hiểu là:
A. Phương pháp cài đặt các bản sao, phân mảnh trên mạng máy tính
B. Phương pháp phân mảnh dữ liệu
C. Phương pháp cài đặt cơ sở dữ liệu trên mạng máy tính
14. Các kiểu thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán trên mạng máy tính.
D. Bản sao, phân mảnh và kết hợp bản sao và phân mảnh.
E. Bản sao và phân mảnh
F. Phân mảnh
15. Tính tự trị địa phương, nghĩa là
A. Dữ liệu được chia sẻ bởi một nhóm người sử dụng, kiểm soát cục bộ.
Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán
16
B. Dữ liệu được phân tán trên nhiều vị trí, kiểm soát toàn cục.
C. Dữ liệu lưu trữ tập trung.
16. Tính song song trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán nghĩa là:
A. Các câu hỏi truyền về vị trí chính và xử lý.
B. Xử lý đồng thời các câu hỏi tại các vị trí khác nhau.
C. Câu hỏi phân rã thành các câu hỏi thành phần, thực hiện song song tại các vị
trí khác nhau.
17. Một trong những ưu điểm cơ bản của tổ chức dữ liệu phân tán là:
A. Độ tin cậy và tính sẵn sàng được nâng cao.
B. Đảm bảo an toàn cho việc truy nhập cơ sở dữ liệu khi có sự cố xảy, không
thể làm sụp đổ cả hệ thống.
C. Nâng cao hiệu quả
18. Tổ chức dữ liệu phân tán kinh tế hơn so với tổ chức tập trung, vì:
A. Giá cho một hệ máy tính nhỏ rẻ hơn
B. Hiệu quả hơn khi triển khai cùng một mục đích ứng dụng.
C. Giá chi phí truyền thông thấp hơn.
17
TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ
CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
Trong chương này sẽ ôn lại các khái niệm về cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ
liệu quan hệ, nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản, nền tảng cho kiến trúc của hệ quản
trị cơ sở dữ liệu phân tán. Kiến trúc của một hệ thống xác định cấu trúc của hệ thống. Xác
định các thành phần của hệ quản trị phân tán, các chức năng của mỗi thành phần được mô
tả. xác định các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần. Nội dung của chương bao gồm:
• Khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
• Tiêu chuẩn hoá hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
• Mô hình kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
2.1 Ưu điểm cách tiếp cận mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ có các đặc trưng sau sau:
1. Tính đơn giản: Mô hình CSDL quan hệ bao gồm các quan hệ (Relation) đã mô tả được
thế giới hiện thực dữ liệu một cách chính xác, khách quan, phù hợp với cách nhìn thông
thường của người sử dụng. Cấu trúc dữ liệu có tính đơn giản, bởi các thông tin về các
thực thể và các ràng buộc của các thực thể được biểu diễn duy nhât trong các bảng hai
chiều, trong suốt với người sử dụng.
2. Tính độc lập dữ liệu: Tính độc lập dữ liệu trong các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ cao, vì nó
thể hiện được tính độc lập dữ liệu ở mức vật lý, tức là cấu trúc lưu trữ và chiến lược truy
nhập CSDL vật lý có thể thay đổi bởi người quản trị CSDL nhưng không làm thay đổi sơ
đồ quan niệm và ngược lại. Tính độc lập dữ liệu logíc, ở mức quan niệm, là mối quan hệ
giữa khung nhìn của người sử dụng và CSDL quan niệm không phụ thuộc lẫn nhau.
3. Tính đối xứng: Do cấu trúc biểu diễn dữ liệu trong các hệ CSDL quan hệ, các câu hỏi đối
xứng, kết quả của các câu hỏi cũng đối xứng và biểu diễn bằng quan hệ. Mô hình quan
hệ cho phép các thao tác trên quan hệ theo kiểu tập hợp. đặc tính này cho phép phát triển
các ngôn ngữ phi cấu trúc trên cơ sở lý thuyết đại số quan hệ hoặc các phép tính quan hệ.
4. Có cơ sở lý thuyết vững chắc: Mô hình CSDL quan hệ được xây dựng trên cơ sở lý
thuyết toán học quan hệ chặt chẽ, logic. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là tập các phép toán
có cấu trúc quan hệ. Tóm lại các hệ CSDL quan hệ có nền tảng lý thuyết vững, chặt chẽ
và logic, đảm bảo được tính độc lập và tính nhất quán dữ liệu (Data Consistency). Các
trạng thái nhất quán được định nnghĩa và duy trì một cách thống nhất qua các quy tắc
toàn vẹn dữ liệu (Intergrity Rule). Khi thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ được hỗ trợ bởi quá
trình chuẩn hoá dữ liệu, quá trình này loại bỏ được các dị thường thông tin.
2
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
18
2.2 Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ
2.2.1 Khái niệm về quan hệ
Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu có cấu trúc, giữa các thành phần có mối quan hệ tương
tác với nhau. Mô hình hoá dữ liệu phản ảnh thế giới hiện thực khách quan dữ liệu. Một
quan hệ R (Relation) được định nghĩa là một tập con của tích Đề các của một hoặc nhiều
miền xác định.
Cho Ω := {A1 , A2 ,.. , An} là một tập hữu hạn các thuộc tính, khác rỗng và các phần tử
không nhất thiết phân biệt nhau. Mỗi một thuộc tính Ai ∈ Ω, i =1÷n có một miền giá trị
xác định (Domain), ký hiệu D(Ai) = Dom(Ai). Ví dụ, miền xác định năm sinh của nhân
viên trong cơ quan là tập các giá trị từ 1900 đến 1999 chẳng hạn. Nói rằng R là một quan
hệ trên tập Ω khi và chỉ khi nó là một tập con của tích Đề các của các miền xác định
D(a1), D(a2),.., D(an). Ký hiệu R(Ω) = R(A1 , A2 , .. , An). Tức là
R(Ω) ⊆ D(a1) x D(a2) x...x D(an).
Một quan hệ R(Ω) trên tập các thuộc tính Ω thường được biểu diễn bằng một bảng 2
chiều. Các thuộc tính (Attributes) của quan hệ là các cột A1 , A2 ,.. , An , và các hàng được
gọi là các bộ (Tuple) của quan hệ, hay còn được gọi là các bản ghi của quan hệ. Ký hiệu
r ∈ R(Ω). Giá trị một bộ gồm n thành phần r = (a1, a2,.., an) được rút từ giá trị các miền
xác định tương ứng, tức là r(A1) = a1 ∈ D(A1), r(A2) = a2 ∈ D(A2), ., r(An) = an ∈ D(An),
trong đó các ký hiệu D(Ai) := Dom(Ai) là miền xác định của Ai ∈ Ω, i = 1÷ n.
Có thể định nghĩa quan hệ R(Ω) cách khác như sau :
R(Ω) = {(d1, d2,.., dn )⏐di ∈ D(Ai) , Ai ∈ Ω , i =1÷ n }.
Ví dụ 2.1:
• Quan hệ nhân viên EMP (Employee) gồm các thuộc tính như sau: ENO mã số nhân viên
ENAME tên nhân viên, TITLE chức vụ nhân viên , SAL(mức lương mhân viên), PNO mã
số dự án mà nhân viên đó tham gia, RESP nhiệm vụ được giao thực hiện dự án và DUR
thời gian tham gia dự án tính theo tháng.
EMP (ENO, ENAME, TITLE, SAL, PNO, RESP, DUR)
Giá trị của thuộc tính ENO được lấy từ miền xác định mã số, giá trị của ENAME được
lấy từ miền xác định tên các nhân viên hợp lệ, .Một thuộc tính trong quan hệ không nhất
A1 A2 ............ An
r1 r1 (A1) r1 (A2) ........... r1 (An)
r2 r2 (A1) r2 (A2) ........... r2 (An)
.............. ............... ................ ................
rn rn (A1) rn (A2) ................ rn (An)
Hình 2.1 Quan hệ biểu diễn thành bảng
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
19
thiết lấy giá trị của các miền xác định khác nhau. Có thể nhiều thuộc tính có thể định nghĩa
trên cùng một miền xác định.
Hình 2.2a Một thể hiện của quan hệ nhân viên EMP
• Quan hệ dự án PROJ bao gồm các thông tin: PNO mã số dự án, PNAME tên dự án, và
kinh phí dự án.BUDGET
PROJ (PNO, PNAĐGETBUGET)
Hình 2.2b Một thể hiện của quan hệ dự án PROJ
2.2.3 Phụ thuộc hàm
Phụ thuộc hàm có tầm quan trọng đối với người quản trị cơ sở dữ liệu trong việc thiết kế
và cài đặt các mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Cơ sở lý thuyết về chuẩn hoá dữ liệu dựa trên
các khái niệm phụ thuộc hàm và khoá của quan hệ. Phụ thuộc hàm là khái niệm được xây
dựng để mô tả các ràng buộc trong cơ sở dữ liệu. Nói rằng mã mặt hàng xác định số lượng,
đơn giá, ngày nhập kho... của một mặt hàng. Nói cách khác, mỗi một giá trị của thuộc tính
mã mặt hàng xác định duy nhất giá trị của thuộc tính số lượng, đơn giá ... của mặt hàng.
Ràng buộc này sẽ từ chối khi chèn thêm thông tin về một mặt hàng mới mà chưa được xác
định mã mặt hàng, vì sẽ mâu thuẫn, không nhất quán trong tổ chức lưu trữ dữ liệu.
ENO ENAME TITLE SAL PNO RESP DUR
E1 J.Doe Elect.Eng 40000 P1 Manager 12
E2 M.Smith Analyst 34000 P1 Analyst 24
E2 M.Smith Analyst 34000 P2 Analyst 6
E3 A.Lee Mech.Eng 27000 P3 Consultant 10
E3 A.Lee Mech.Eng 27000 P4 Engineer 48
E4 J.Miller Programmer 24000 P2 Programmer 18
E5 B.Casey Syst.Anal 34000 P2 Manager 24
E6 L.Chu Elect.Eng 40000 P4 Manager 48
E7 R.David Mech.Eng 27000 P3 Engineer 36
E8 J.Jones Syst.Anal 34000 P3 Manager 40
PNO PNAME BUDGET
P1 Instrumentation 150000
P2 Database Develop 135000
P3 CAD/CAM 250000
P4 Maintenance 310000
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
20
Định nghĩa: Gọi R là một quan hệ trên tập Ω và cho X và Y là 2 tập con bất kỳ
của Ω. Nói rằng X xác định Y hay Y phụ thuộc hàm vào X, ký hiệu f : X → Y, khi và
chỉ khi nếu 2 bộ bất kỳ r và s của quan hệ R:
(∀ r, s ∈ R ) (r(X) = s(X)) thì suy ra r(Y) = s(Y),
Hay (∀ r, s ∈ R ) ((∀a ∈ X) (r(a) = s(a)) thì suy ra (∀b∈ Y) (r(b) = s(b))).
Nói cách khác, khi đối số trùng nhau thì hàm có cùng giá trị. Một giá trị của Y được
xác định bởi một giá trị của X.
Ví dụ 2.2:
Trong quan hệ Nhân viên EMP và quan hệ quản lý dự án PRỌ, hình 2.2, có các phụ
thuộc sau: ENO→ (ENAME,TITLE, SAL), PNO → (PNAME, BUDGET), TITLE → SAL
(ENO, PNO) → (ENAME, TITLE, SAL, PNAME, BUDGET)
Định nghĩa: Gọi R là một quan hệ trên tập Ω và cho X , Y là các tập con bất kỳ
∀X,Y ⊆ Ω. Ký hiệu là X→→ Y, nghĩa là X xác định đa trị Y hay Y phụ thuộc đa trị vào
X, . khi và chỉ khi nếu mỗi một giá trị của X xác định một tập giá trị của Y mà không liên
quan gì đến các thuộc tính còn lại Ω – X – Y.
Từ định nghĩa trên có thể suy ra rằng, nếu X →Y thoả trên quan hê R thì X →→ Y
cũng thoả trên R. Vì vậy phụ thuộc đa trị là tổng quát hoá của phụ thuộc hàm.
Ví dụ 2.3: Quan hệ SKILL (ENO, PNO, PLACE), ngữ nghĩa như sau:
• Một nhân viên có thể tham gia nhiều dự án.
• Một dự án có thể thực hiện tại nhiều nơi khác nhau.
• Một nhân viên có thể làm việc tại nhiều nơi.
Hình 2.3 Một thể hiện của quan hệ SKILL
Các phụ thuộc đa trị: ENO →→ PNO.và ENO →→ PLACE
ENO PNO PLACE
E1 P1 Toronto
E1 P1 New Ỷork
E1 P1 London
E1 P1 Toronto
E1 P2 New Ỷork
E1 P2 London
E2 P1 Toronto
E2 P1 New York
E2 P1 London
E2 P2 Toronto
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
21
2.2.4 Khoá lược đồ quan hệ
Trong một lược đồ quan hệ luôn luôn tồn tại một thuộc tính hay một tập các thuộc tính
có khả năng biểu diễn duy nhất các thuộc tính còn lại. Nói cách khác giá trị của một hay
nhiều thuộc tính có thể xác định duy nhất giá trị các thuộc tính khác. Tập thuộc tính có tính
chất như trên được gọi là khoá của lược đồ quan hệ. Thông thường trong một lược đồ quan
hệ có thể tồn tại nhiều khoá. Trong số đó sẽ chọn một khoá làm khoá chính sao cho đơn
giản và không nhập nhằng thông tin.
Định nghĩa: Cho s = < Ω , F > là một lược đồ quan hệ , Ω là tập các thuộc tính khác
rỗng và tập các phụ thuộc hàm (tập phủ tối tiểu) F := {A → B⏐ A, B ⊆ Ω }. Cho tập con
bất kỳ ∀X⊆ Ω . Nói rằng X là khoá (Key) của lược đồ quan hệ s khi và chỉ khi:
a) ( X → Ω) ∈ F +
b) Không tồn tại Z ⊂ X sao cho (Z → Ω ) ∈ F +
Nếu X thoả điều kiện (a) và không thỏa đIều kiện (b) được gọi là siêu khoá của lược đồ
quan hệ (Supperkey) s = <Ω, F>. Điều kiện (a) và (b) khảng định các thuộc tính không
khoá phụ thuộc đầy đủ vào khóa. Từ định nghĩa trên có thể suy ra rằng X là khóa của lược
đồ quan hệ khi và chỉ khi X+
= Ω và (X – A)+
≠ Ω, ∀A∈ X. Điều này có nghĩa là
mỗi một giá trị của khoá xác định duy nhất giá trị của các thuộc tính không khoá. Giá trị
khoá khác nhau thì giá trị các bộ có chứa giá trị khoá cũng khác nhau. Nếu loại bỏ một phần
thông tin về khóa thì thông tin của các thuộc tính còn lại không thể xác định được. Như vậy
khoá là tập các thuộc tính sao cho bao đóng của nó là nhỏ nhất. Nghĩa là nếu thêm hoặc loại
bỏ các phần tử của khoá sẽ là dư thừa hay thiếu thông tin. Mỗi một giá trị thuộc tính không
thể nhận giá trị chưa được biết (giá trị null) hoặc các giá trị chưa được xác định.
Trong nhiều trường hợp, tồn tại một thuộc tính hay một tổ hợp các thuộc tính có tính
chất xác định như khoá chính, khi đó nói rằng trong lược đồ tồn tại khoá dự bị. Khoá chính
có thể tuỳ chọn trong số các khoá dự bị của lược đồ quan hệ.
2.2.5 Chuẩn hoá dữ liệu
Khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện
các dị thường thông tin. Nghĩa là trong dữ liệu lưu trữ, sự dư thừa, mất dữ liệu, mâu thuẫn
hay không nhất quán dữ liệu có thể xẩy ra khi cập nhật, bổ sung hay sửa đổi dữ liệu. Dị
thường thông tin là nguyên nhân gây cản trở cho việc tìm kiếm, hỏi đáp thông tin. Mục tiêu
của chuẩn hoá dữ liệu là triệt tiêu mức cao nhất khả năng xuất hiện các dị thường thông tin
khi thực hiện các phép lưu trữ. Có như vậy mục tiêu của các hệ cơ sở mới được bảo đảm.
Dữ liệu lưu trữ phản ánh thế giới hiện thực khách quan, đầy đủ hơn và sinh động hơn.
Bốn vấn đề sau có thể tồn tại trong một lược đồ quan hệ
1. Dị thường thông tin do dữ liệu lặp:Một số thông tin thường bị lặp lại. Chẳng hạn xét
quan hệ quản lý nhân viên EMP, tên, chức vụ và lương nhân viên được lặp lại trong
nhiều dự án mà họ tham gia. Điều này không chỉ làm lãng phí bộ nhớ lưu trữ, mà
còn dẫn đến mâu thuẫn và không nhất quán thông tin.
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
22
2. Dị thường thông tin khi cập nhật: Khi thực hiện các phép lưu trữ như sửa đổi, bổ
sung dữ liệu có thể xuất hiện nhiều rắc rối cho dữ liệu lưu trữ. Ví dụ lương của nhân
viên thay đổi phải thay đổi nhiều thông tin khác trong các bộ cần phải thay đổi, cần
phải cập nhật lại. những thông tin thay đổi cố thể liên quan đến các thông tin trong
các quan hệ khác.
3. Dị thường thông tin khi chèn thêm: Trong nhiều trường hợp không thể đưa thêm
thông tin mới vào cơ sở dữ liệu, vì các giá trị của thành phần khoá chưa được xác
định. Ví dụ chèn thêm thông tin về họ tên, chức vụ, mức lương của một nhân viên
mới nhận vào làm việc công ty. Không thể thực hiện được vì khoá của quan hệ nhân
viên EMP bao gồm thuộc tính ENO và PNO, giá trị thuộc tính PNO chưa được xác
định vì nhân viên đó chưa được giao thực hiện dự án.
4. Dị thường thông tin khi thực hiện phép xoá:Trường hợp này trái ngược với trường
hợp chèn thêm. Nếu một nhân viên làm việc cho một dự án, dự án này chỉ có duy
nhất nhân viên đó thực hiên và nhân viên đó chỉ tham gia dự án duy nhất đó. Kkhi
chấm dứt dự án, không thể xoá thông tin này ra quan hệ EMP, vì khi xoá sẽ làm mất
thông tin về cá nhân nhân viên đó và làm mất thông tin về dự án đó.
Hinh 2.4 Mối quan hệ giữa các lớp dạng chuẩn lược đồ quan hệ
Khi thiết kế và cài đặt các hệ CSDL, quá trình chuẩn hoá là quá trình biến đổi một lược
đồ quan hệ về nhóm các lược đồ quan hệ không xuất hiện các vấn đề trên. Phương pháp
chuẩn hoá thường là phân mảnh dọc, bằng cách khảo sát danh sách các thuộc tính và áp
dụng tập các quy tắc phân tích vào danh sách đó, biến đổi chúng thành nhiều tập nhỏ hơn
sao cho tối thiểu việc lặp lại, tránh dị thường thông tin.và xác định và giải quyết được sự
không rõ ràng, nhập nhằng trong suy diễn.
Quá trình chuẩn hoá là quá trình tách lược đồ quan hệ về một nhóm tương đương các
lược đồ quan hệ chiếu sao cho khi kết nối tự nhiên không làm tổn thất thông tin và bảo toàn
Các quan hệ chuẩn hoá & chưa chuẩn hoá
Các quan hệ chuẩn 1NF
Các quan hệ chuẩn 2NF
Các quan hệ chuẩn 3NF/BCNF
Các quan hệ chuẩn 4NF
Các quan hệ chuẩn 5NF
Các quan hệ chuẩn DKNF
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
23
được các phụ thuộc hàm. Cơ sở chuẩn hoá dựa trên các khái niệm về phụ thuộc hàm, phụ
thuộc đầy đủ, khoá, các thuộc tính không khoá... Một mô hình được xem là mô hình chuẩn
hoá tốt, lý tưởng là mô hình ở đó mỗi một thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào khoá.
Quan hệ chuẩn hoá là những quan hệ mà mỗi giá trị thuộc tính trong bộ là những thuộc
tính nguyên tố, không phân chia ra đựợc. Nói cách khác, mỗi toạ độ của hàng và cột trong
quan hệ chỉ có đúng một giá trị chứ không phải là một tập các gía trị.
2.2.6 Các dạng chuẩn dữ liệu
Dạng chuẩn 1 – 1NF (First Normal Form): Lược đồ quan hệ s = <Ω, F > được gọi là
dạng chuẩn 1 – 1NF, khi và chỉ khi các thuộc tính chỉ chứa các giá trị nguyên tố (giá trị
nguyên tố là giá trị không thể tách ). Thường các quan hệ chuẩn hoá là các quan hệ dạng
chuẩn 1NF. Nói cách khác các bảng phải phẳng, không có các nhóm lặp. Tuy nhiên, cấu
trúc biểu diễn dữ liệu trong các quan hệ dạng 1NF còn nhiều điều bất tiện. Vì vậy khi thao
tác thực hiện các phép chèn thêm, sửa đổi hay bổ sung cập nhật dữ liệu thường xuất hiện dị
thường thông tin, không thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm.
Ví dụ: Xét quan hệ S(S#,PRO), thấy rằng thuộc tính PRO chứa các giá trị không nguyên
tố. Vì vậy quan hệ này không phải là quan hệ dạng chuẩn 1NF.
Dạng chuẩn 2 – 2NF (Second Normal Form): Lược đồ quan hệ s= <Ω, F > được gọi là
dạng chuẩn 2NF, khi và chỉ khi nó là dạng chuẩn 1NF và các thuộc tính không khoá phụ
thuộc hàm đầy đủ vào khoá. Nói cách khác, nếu s= <Ω, F > là dạng chuẩn 1NF và không
tồn tại các phụ thuộc hàm X → Y ∈ F +
sao cho X là tập con thực sự của khóa và Y là thuộc
tính không khóa.
Ví dụ 2.4: Cho Ω = {A, B, C, D, E, G} và
F = {AB→C, D→ EG, C→ A, BE→ C, BC→ D, CG→BD, ACD→ B, CE →AG}.
Các khoá của lược đồ quan hệ gồm: K1 = {A, B}, K2 = {B, E}, K3 = {C, G}, K4 = {C, E},
K5 = {C, D}, K6 = {B, C}. Như vậy không tồn tại các thuộc tính không khoá, vì vậy lược
đồ quan hệ trên dạng chuẩn 2NF.
PRO
S#
P# QTY
S1 100 1
200 1
300 2
S2 100 2
200 2
S3 300 3
100 1
Hình 2.5 Một thí dụ quan hệ không 1NF
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
24
Dạng chuẩn 3 - 3NF (Third Normal Form): Lược đồ quan hệ s= <Ω, F > được gọi là
dạng chuẩn 3NF, khi và chỉ khi không tồn tại phụ thuộc hàm X → Y ∈ F+
sao cho X+
≠ Ω
, Y ⊄ X và Y là thuộc tính không khóa. Nói cách khác nếu X → Y ∈ F +
, Y ⊄ X thì khi
đó hoặc X là khóa của lược đồ quan hệ hoặc Y là một thuộc tính của khóa.
Trong lược đồ 2NF, cấm tất cả các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào các tập con thực
sự của khoá. Trong dạng chuẩn 3NF, cấm các thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào
tất cả các tập thuộc tính có bao đóng khác Ω.
Mọi lược đồ quan hệ dạng chuẩn 3NF thì cũng là quan hệ dạng chuẩn 2NF.
Ví dụ 2.5: Quan hệ PROJ có dạng chuẩn 3NF. Tuy nhiên quan hệ EMP là quan hệ
không là 3NF, vì phụ thuộc hàm TITLE → SAL, vi phạm quy định 3NF. TITLE không
phải là khoá và SAL không phải là thuộc tính của khoá.
Khi thực hiện các phép chèn thêm thông tin về tiền lương của một chức vụ cụ thể, điều
này sẽ không thể thực hiện được, vì giá trị của các thuộc tính khoá ENO và PNO chưa
được xác định. Tương tự, sẽ xuất hiện bất thường thông tin khi thực hiện các phép xoá hoặc
sửa đổi giá trị các thuộc tính trong quan hệ quản lý nhân viên EMP. Có thể phân mảnh quan
hệ EMP thành 2 quan hệ như sau:
EMP (ENO,ENAME, TITLE, PNO, RESP, DUR)
PAY (TITLE, SAL).
Hiển nhiên quan hệ PAY là quan hệ có dạng chuẩn 3NF, nhưng cấu trúc quan hệ EMP
vẫn còn nhiều bất tiện khi thực hiện các phép chèn thêm, xoá bỏ hay sửa đổi giá trị các
thuộc tính, vì EMP không phải là quan hệ 3NF, phụ thuộc ENO → (ENAME, TITLE) vi
phạm quy định 3NF, ENO không phải là khoá và các thuộc tính ENAME, TITLE không
phải là các thuộc tính khoá.. Quan hệ EMP được phân rã tiếp thành 2 quan hệ sau có dạng
chuẩn 3NF:
EMP (ENO,ENAME, TITLE)
ASG (ENO, PNO, RESP, DUR)
Có nhiều thuật toán phân rã trực tiếp một quan hệ có dạng chuẩn 1NF về các quan hệ
3NF không tổn thất thông tin và bảo toàn các phụ thuộc hàm
Dạng chuẩn Boyce Codd : Lược đồ quan hệ s = <Ω, F> được gọi là lược đồ dạng chuẩn
Boyce - Codd (BCNF), nếu với mọi phụ thuộc X → Y ∈ F+
, thì khi đó hoặc Y ⊆ X (phụ
thuộc tầm thường), hoặc X là một khoá của lược đồ quan hệ. Tức là nếu mọi X →Y∈ F+
,
Y ∉ X thì X+
= Ω.
Định nghĩa dạng chuẩn 3NF và BCNF giống nhau trừ mệnh đề “ hoặc Y là một thuộc
tính của khóa”. Điều này có nghĩa là nếu lược đồ quan hệ dạng chuẩn BCNF thì cũng là
3NF. Trong định nghĩa 3NF, loại trừ các thuộc tính không khóa phụ thuộc vào các thuộc
tính có bao đóng khác Ω, còn trong định nghĩa BCNF thì loại trừ tất cả các thuộc tính phụ
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
25
thuộc vào các thuộc tính có bao đóng khác Ω. Các quan hệ EMP, ASG, PAY và PROJ là
những quan hệ có dạng chuẩn là BCNF..
Có thể phân rã trực tiếp một quan hệ 1NF về các quan hệ BCNF không tổn thất thông
tin, nhưng không đảm bảo có sự bảo toàn các phụ thuộc.
Các dạng chuẩn lược đồ quan hệ lồng nhau, nghĩa là nếu lược đồ quan hệ dạng chuẩn
BCNF thì cũng là dạng chuẩn 3NF, nếu đã là 3NF cũng là dạng chuẩn 2NF và nếu 2NF
cũng là dạng chuẩn 1NF. Ký hiệu
BCNF ⊂ 3NF ⊂ 2NF ⊂ 1NF.
Nhận biết một lược đồ quan hệ là dạng chuẩn 3NF:
• Xác định tập các thuộc tính không khóa Y.
• Kiểm tra xem có tồn tại phụ thuộc X → Y∈ F+
, Y ⊄ X và X+
≠ Ω.
Nhận biết một lược đồ quan hệ là dạng chuẩn BCNF
• Xác định các tập các thuộc tính X sao cho X+ ≠ Ω.
• Kiểm tra xem có tồn tại phụ thuộc X → Y∈ F+ , Y ⊄ X.
Ví dụ 2.6
a) Cho Ω = {A, B, C, D, E, G, H} và F = {C → AB, D → E, B → G}.
• Khoá của lược đồ K = {H, C, D}.
• Tập các thuộc tính không khoá: NK = {A, B, E, G}.
• Vế phải của các phụ thuộc C → AB, D → E và B → G là các thuộc tính không
khoá, và C+
≠ Ω, D+
≠ Ω và B+
≠ Ω .
• Lược đồ là dạng chuẩn 3NF
b) Cho Ω = {A, B, C, D} và F = {AB → C, C → ABD}.
• Tập có bao đóng khác Ω : X = A, X = B, X = D, X = AD, X = BD.
• Không tồn tại X → Y ∈ F+ +
, Y ⊄ X , suy ra BCNF.
c) Cho Ω = {A, B, C, D, E, G, H} và F = {A → BC, D → E, H → G}.
• Tồn tại D → E ∈ F+
, D+
≠ Ω, suy ra lược đồ không BCNF.
Tồn tại lược đồ quan hệ không 3NF thì cũng không là chuẩn Boyce Codd.
Dạng chuẩn 4NF: Một quan hệ được gọi là dạng chuẩn 4NF, nếu với mọi phụ thuộc đa
trị X→→ Y thì X cũng xác định hàm tất cả các thuộc tính trong lược đồ quan hệ. Vì vậy
nếu một lược đồ quan hệ có dạng chuẩn BCNF và các phụ thuộc là phụ thuộc hàm thì quan
hệ này có dạng 4NF. Lược đồ quan hệ 4NF không chứa phụ thuộc đa trị thực sự , chỉ chứa
các phụ thuộc hàm, hoặc chỉ chứa một phụ thuộc đa trị duy nhất.
Ví dụ 2.7: Các quan hệ EMP, PROJ, PAY và ASG là các quan hệ 4NF vì trong chúng
không tồn tại phụ thuộc đa trị nào. Tuy nhiên quan hệ SKILL là quan hệ không dạng chuẩn
4NF, vì chứa 2 phụ thuộc đa trị. Có thể phân rã quan hệ SKILL thành 2 quan hệ có dạng
chuẩn 4NF có dạng như sau:
EP (ENO, PNO)
EL (ENO, PLACE)
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
26
Quan hệ dạng chuẩn 5NF: Một lược đồ quan hệ được gọi là lược đồ quan hệ dạng
chuẩn 5NF, hoặc gọi là lược đồ quan hệ chiếu - nối (Projection – Join Normal Form-
PJNF), nếu mỗi một phụ thuộc nối được xác định bởi khoá của lược đồ quan hệ
Hình 2.6 Các quan hệ đã được chuẩn hoá
Ví dụ 2.7: Trong quan hệ EMP, có thể định nghĩa phụ thuộc chiếu - nối như sau:
*((ENO, ENAME, (ENO, TITLE))
được khảng định bởi khoá ENO. Dễ dàng thấy rằng các quan hệ EMP, ASG, PAY và ASG
là các quan hệ có dạng chuẩn 5NF:
EMP (ENO, ENAME, TITLE)
PAY (TITLE, SAL)
PROJ (PNO, PNAME, BUDGET)
ASG (ENO, PNO, RESP, DUR)
2.3 Quy tắc toàn vẹn dữ liệu
Quy tắc toàn vẹn dữ liệu (Integrity Rule) là các quy tắc ràng buộc các trạng thái nhất
quán của dữ liệu. Ràng buộc dữ liệu có thể là các ràng buộc cấu trúc hay các ràng buộc về
ENO ENAME TITLE
E1 J.Doe Elect.Eng
E2 M.Smith Analyst
E2 M.Smith Analyst
E3 A.Lee Mech.Eng
E3 A.Lee Mech.Eng
E4 J.Miller Programmer
E5 B.Casey Syst.Anal
E6 L.Chu Elect.Eng
E7 R.David Mech.Eng
E8 J.Jones Syst.Anal
ENO PNO RESP DUR
E1 P1 Manager 12
E2 P1 Analyst 24
E2 P2 Analyst 6
E3 P3 Consultant 10
E3 P4 Engineer 48
E4 P2 Programmer 18
E5 P2 Manager 24
E6 P4 Manager 48
E7 P3 Engineer 36
E8 P3 Manager 40
TITLE SAL
Elect.Eng 40000
Mech.Eng 27000
Programmer 24000
Syst.Anal 34000
PNO PNAME BUDGET
P1 Instrumentation 150000
P2 Database Develop 135000
P3 CAD/CAM 250000
P4 Maintenance 310000
EMP ASG
PROJ PAY
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
27
hành vi. Giữa các thực thể dữ liệu tồn tại các mối quan hệ, ràng buộc lẫn nhau. Đó là tập
các quy tắc, quy định, những yêu cầu dữ liệu trong cơ sở dữ liệu phải thoả mãn.
Mục đích việc xây dựng các ràng buộc dữ liệu là nhằm bảo đảm tính độc lập và toàn
vẹn dữ liệu. Dữ liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hiện thực khách quan, không dư thừa, mâu
thuẫn thông tin. Các hệ cơ sở dữ liệu cần phải có các cơ chế cho việc mô tả các ràng buộc
và quản lý các ràng buộc đã được mô tả.
Có rất nhiều loại ràng buộc. Ràng buộc về kiểu, ràng buộc giải tích, ràng buộc logic...
đó là các khái niệm về phụ thuộc hàm, phụ thuộc đa trị, phụ thuộc kết nối.
a) Ràng buộc kiểu: Loại ràng buộc thấp nhất, mô tả tính chất của các thuộc tính khi tạo lập
CSDL Ngoài tên của thuộc tính, thuộc tính đó kiểu gì, chuỗi ký tự, kiểu số, kiểu ngày, kiểu
logic...và độ dài là bao nhiêu. Ví dụ thuộc tính “Số điện thoại” là kiểu chuỗi ký tự đúng
bằng 7 ký tự trong xâu. Hệ thống sẽ không chấp nhận , nếu nhập vào CSDL một số điện
thoại kiểu số hoặc kiểu xâu nhưng chưa đủ hoặc vượt quá 7 ký tự . Phản ứng của hệ thống
hoặc là đưa ra thông báo “ Dữ liệu không hợp lệ”, hoặc cắt đi những ký tự thừa.
b) Ràng buộc giải tích: Là những ràng buộc giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các
biểu thức toán học. Ví dụ khi nhập “số lượng” và “đơn giá” của một mặt hàng, hệ thống sẽ
tự động tính giá trị của thuộc tính “thành tiền” theo công thức “số lượng” x “đơn giá” =
“thành tiền”. Hoặc đánh giá năng lực học tập của một em học sinh, khi nhập giá trị “điểm
trung bình” của từng em vào hệ thống , hệ thống tự động đánh giá em đó có năng lực học
tập là “kém”, “trung bình”, “khá” hay “giỏi”.
c) Ràng buộc logic: Mối quan hệ giữa các thuộc tính không phải là các ràng buộc giải tích,
được gọi là phụ thuộc hàm. Thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào thuộc tính X , nghĩa là mỗi
một giá trị của X xác định giá trị của Y. Ví dụ nếu người ta biết số điện thoại có thể xác
định tên thuê bao, địa chỉ thuê bao. Nói cách khác có thể xác định các thông tin về thuê bao
có số điện thoại đó. Những ràng buộc logic có thể là ánh xạ một – một hoặc một – nhiều.
2.4 Ngôn ngữ dữ liệu quan hệ.
2.4.1 Đại số quan hệ
Đại số quan hệ là một trong những ngôn ngữ thao tác dữ liệu, bao gồm các phép toán
trên các quan hệ của một cơ sở dữ liệu cho trước. Các toán hạng là các quan hệ, kết quả
cũng là một quan hệ. Có 5 phép toán quan hệ cơ bản: phép chọn (Selection), phép chiếu
(Prpjection), phép hợp (Union), phép trừ (Minus) và tích Đề các (Cartesian Product). Các
phép toán bổ sung được định nghĩa dựa trên 5 phép toán cơ bản. Đó là các phép giao
(Intersection), phép nối (Join), phép nối tự nhiên (Natural Join), nối nửa (Semi Join) và
phép chia (Division). Ngoài ra còn có một số phép toán mở rộng để gộp nhóm hay sắp xếp
kết quả, các phép tính số học...
Phép chọn (Select): Phép chọn tạo ra một quan hệ kết quả. Bậc trùng với bậc quan hệ
nguồn và các bộ của nó là các bộ của quan hệ nguồn thoả một biểu thức logic nào đó.
R là một quan hệ trên tập các thuộc tính Ω, cho E là một biểu thức logic phát biểu trên
tập thuộc tính Ω. Nói rằng bộ t thoả mãn biểu thức logic E , ký hiệu t[E] nếu sau khi
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
28
thay mọi giá trị của thuộc tính A trong E bởi giá trị t[A] tương ứng thì nhận được một
mệnh đề đúng, tức là t[A] nhận giá trị “ True”. Biểu thức logic được biểu diễn gồm
nhiều toán hạng và giữa các toán hạng là các phép so sánh đơn giản, nhận giá trị "đúng"
hoặc "sai".
• Toán hạng: là hằng hoặc các thuộc tính quan hệ..
• Các phép so sánh θ = {<, > , ≠, = , ≤, ≥}
• Các phép logic: ∨ (OR/ hoặc ) , ∧ ( AND /và) và ¬ ( NOT/phủ định) .
Ký hiệu: σE(R) = { t⏐ t ∈ R & t[E] = “True” }
Phép chiếu (Projection): Kết quả của phép chiếu là một quan hệ. Từ quan hệ nguồn R
bỏ đi một số thuộc tính và/ hoặc sắp xếp lại các thuộc tính còn lại. Các bộ của nó không
trùng nhau. Có thể thao tác như sau:
• Loại khỏi trong quan hệ R tất cả các cột ứng với các thuộc tính trên tập Ω  X.
• Bỏ đi những bộ giống nhau và chỉ giữ lại những bộ đại diện.
Ký hiệu: π A1,A2, .., Ak (R) = {t[X] ⏐ t ∈ R và X = (A1, A2,.., Ak)}
Phép hợp các quan hệ - UNION: R1 và R2 là các quan hệ khả hợp trên cùng tập các
thuộc tính của Ω. Khi đó hợp của chúng là một quan hệ trên Ω. Các thuộc tính của nó là
các thuộc tính của R1 (hoặc của R2 ), các bộ hoặc của R1 hoặc của R2 bỏ đi các bộ
trùng nhau, chỉ giữ lại những bộ đại diện.
Ký hiệu : R ∪ S = {t⏐ t ∈ R hoặc t ∈ S}.
Hiệu của hai quan hệ - MINUS: R và S là hai quan hệ khả hợp trên cùng tập các
thuộc tính của Ω. Khi đó hiệu của R và S là quan hệ kết quả KQ trên các thuộc tính
Ω. Các thuộc tính của KQ là các thuộc của R hoặc S , các bộ của KQ là các bộ có
mặt trong R nhưng không có mặt trong S. (Tương tự hiệu của S và R gồm các bộ có
mặt trong S nhưng không có mặt trong R)
Ký hiệu : R — S = {t ⏐ t ∈ R và t ∉ S }
Tích Đê Các: Cho 2 quan hệ R(Ω) và S(Σ ), đặt Ω ∩ Σ = ∅ . Tích Đề các của 2
quan hệ R(Ω) và S(Σ) là một quan hệ P với tập các thuộc tính là Ω Σ = Ω ∪ Σ và
các bộ của nó thành phần đầu thuộc R và thành phần còn lại thuộc S.
Ký hiệu: R x S = P(ΩΣ ) := {t ⏐ t[Ω] ∈ R & t[ Σ] ∈ S}
Phép giao của các quan hệ - INTERSECT: R và S là các quan hệ khả hợp trên cùng
tập các thuộc tính của Ω. Khi đó giao của chúng cũng là một quan hệ trên Ω, các thuộc
tính của quan hệ kết quả là các thuộc của R hoặc S, các bộ của nó là các bộ có mặt trong
R và trong S .
Ký hiệu : R ∩ S = {t⏐ t ∈ R And t ∈ S } = R – (R – S).
Kết nối - θ : Kết nối - θ là kết nối bằng nhau và không bằng nhau được suy dẫn từ tích
Đề các. Có nhiều kiểu kết nối, kiểu tổng quát kết nối - θ hai quan hệ R(Ω) và S(Σ) theo
thuộc tính A và B, trong đó θ = {<, >, ≠,≤,≥}, kết quả là quan hệ trên các thuộc tính của
Ω Σ = Ω ∪ Σ và các bộ là những bộ của tích Đề các của R và S sao cho các thành phần
Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán
29
trong A của R quan hệ θ với thành phần B của quan hệ S. Nếu θ là quan hệ “= “ gọi là kết
nối bằng, ngược lại gọi là kết nối không bằng.
Ký hiệu là R ><F S , trong đó F là một biểu thức có dạng R.A θ S.B
R ><F S = σF (R x S)
Ví dụ 2.8: EMP >< EMP.TITLE=PAY.TITLE PAY
= π ENO,ENAME,TITLE,SAL (σEMP.TITLE=PAY.TITLE (EMP x PAY)
Kết nối tự nhiên: Nối tự nhiên là phép nối bằng của hai quan hệ trên một thuộc tính, hay
trên các thuộc tính cùng một miền xác định. Cụ thể kết nối tự nhiên được phát biểu mhư
sau: Cho các quan hệ R(Ω) và S(Σ), kết nối tự nhiên của quan hệ R và S là một quan hệ
P trên Ω Σ = Ω ∪ Σ , và trên các thuộc tính chung Ω ∩ Σ:
R ><.. S = P(ΩΣ ) := {t∈ R θ S ⏐ t[Ω ∩ Σ ]R = t [Ω ∩Σ]S }.
• Tình T = R x S.
• Với mọi t∈ T, t[Ω ∩Σ ] ∈ R = t[Ω ∩Σ ] ∈ S
• R ><.. S = Thực hiện phép chọn σAiθ Bj (T)
• R ><.. S = π X (σ R.X=S.X (R x S))
Ví dụ 2.9: EMP >< EMP.TITLE=PAY.TITLE PAY
Hình 2.7: kết nối tự nhiên
Nửa kết nối: Nửa kết nối quan hệ R được định nghĩa trên tập các thuộc tính Ω với quan
hệ S được định nghĩa trên tập các thuộc tính Σ, là một số bộ của R thoả điều kiện F.
Định nghĩa: Cho các quan hệ R(Ω) và S(Σ), nửa kết nối của quan hệ R và S là phép
chiếu trên các thuộc tính Ω trong phép kết nối tự nhiên của R và S:
R ≤> S = π Ω ( R x S )
Ví dụ 2.10 EMP ≤> PAY
ENO ENAME TITLE SAL
E1 J.Doe Elect.Eng 40000
E2 M.Smith Analyst 34000
E3 A.Lee Mech.Eng 27000
E4 J.Miller Programmer 24000
E5 B.Casey Syst.Anal 34000
E6 L.Chu Elect.Eng 40000
E7 R.David Mech.Eng 27000
E8 J.Jones Syst.Anal 34000
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế
Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...The Boss
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...Duc Dinh
 
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiCác giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiUDCNTT
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồzDollz Lovez
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sựXây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sựAskSock Ngô Quang Đạo
 
Giáo trình hệ điều hành PTIT
Giáo trình hệ điều hành PTITGiáo trình hệ điều hành PTIT
Giáo trình hệ điều hành PTITNguynMinh294
 
Báo cáo đồ án môn công nghệ phần mềm
Báo cáo đồ án môn công nghệ phần mềmBáo cáo đồ án môn công nghệ phần mềm
Báo cáo đồ án môn công nghệ phần mềmRiTa15
 
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...nataliej4
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT NguynMinh294
 
Chuong 3- CSDL phân tán
Chuong 3- CSDL phân tánChuong 3- CSDL phân tán
Chuong 3- CSDL phân tánduysu
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngPhân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngleemindinh
 
[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập và quản lý ...
[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập  và quản lý ...[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập  và quản lý ...
[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập và quản lý ...Ý Như Lê
 
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịđồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịThanh Hoa
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNH
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNHBÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNH
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNHHoà Đoàn
 

Mais procurados (20)

Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
Báo cáo đồ án tốt nghiệp "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhận dạng chữ viết tay xâ...
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Chuong 3. cnpm
Chuong 3. cnpmChuong 3. cnpm
Chuong 3. cnpm
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý ký túc xá ...
 
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osiCác giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
Các giao thức sử dụng trong các lớp của mô hình osi
 
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng HồBáo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
Báo Cáo Đồ Án 2 : Thiết Kế Web Bán Đồng Hồ
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sựXây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
Xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý nhân sự
 
Giáo trình hệ điều hành PTIT
Giáo trình hệ điều hành PTITGiáo trình hệ điều hành PTIT
Giáo trình hệ điều hành PTIT
 
Báo cáo đồ án môn công nghệ phần mềm
Báo cáo đồ án môn công nghệ phần mềmBáo cáo đồ án môn công nghệ phần mềm
Báo cáo đồ án môn công nghệ phần mềm
 
Thuật toán K mean
Thuật toán K meanThuật toán K mean
Thuật toán K mean
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý quán cà phê, HOT, 9đ
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý quán cà phê, HOT, 9đĐề tài: Xây dựng phần mềm quản lý quán cà phê, HOT, 9đ
Đề tài: Xây dựng phần mềm quản lý quán cà phê, HOT, 9đ
 
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ SỬ DỤNG AMAZON WE...
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
 
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
 
Chuong 3- CSDL phân tán
Chuong 3- CSDL phân tánChuong 3- CSDL phân tán
Chuong 3- CSDL phân tán
 
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàngPhân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý bán hàng
 
[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập và quản lý ...
[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập  và quản lý ...[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập  và quản lý ...
[Đồ án môn học] - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng giải pháp thu thập và quản lý ...
 
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịđồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNH
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNHBÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNH
BÁO CÁO CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 8 điểm-QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN MÁY ẢNH
 

Semelhante a Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế

Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1
Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1
Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1Anh Đức Trần
 
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdfVHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdfPhongChn2
 
Data_Warehouse
Data_WarehouseData_Warehouse
Data_WarehouseThang Luu
 
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfTuyenKieu5
 
Bai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfBai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfcQun22
 
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệuCơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệuThành Luân
 
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]bookbooming1
 
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdfNghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdfHanaTiti
 
Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Semelhante a Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế (20)

Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1
Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1
Cấu truc-dữ-liệu-va-thuật-giải-1
 
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdfVHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
VHU-Tap Bai Giang Co So Du Lieu CNTT.pdf
 
17406 bai giang csdl nang cao
17406   bai giang csdl nang cao17406   bai giang csdl nang cao
17406 bai giang csdl nang cao
 
Data_Warehouse
Data_WarehouseData_Warehouse
Data_Warehouse
 
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdfGiao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
Giao trinh phan tich thiet ke he thong.pdf
 
Bai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdfBai giang_Co so du lieu.pdf
Bai giang_Co so du lieu.pdf
 
Co so du lieu
Co so du lieuCo so du lieu
Co so du lieu
 
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệuCơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu
 
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]Cơ sở dữ liệu   ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
Cơ sở dữ liệu ts.phạm thế quế[bookbooming.com]
 
CSDL_In ngay
CSDL_In ngayCSDL_In ngay
CSDL_In ngay
 
20121224164710718
2012122416471071820121224164710718
20121224164710718
 
Bai giang he qtdl
Bai giang he qtdlBai giang he qtdl
Bai giang he qtdl
 
Csdl
CsdlCsdl
Csdl
 
Luận văn: Nghiên cứu và cài đặt một số đối tượng phân cụm, phân lớp
Luận văn: Nghiên cứu và cài đặt một số đối tượng phân cụm, phân lớpLuận văn: Nghiên cứu và cài đặt một số đối tượng phân cụm, phân lớp
Luận văn: Nghiên cứu và cài đặt một số đối tượng phân cụm, phân lớp
 
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdfNghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
Nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử cho doanh nghiệp.pdf
 
Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...
Đề tài: Tài liệu tham khảo về quản trị và bảo trì mạng, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Ứng dụng chữ số trong quá trình gửi nhận tài liệu điện tử
Luận văn: Ứng dụng chữ số trong quá trình gửi nhận tài liệu điện tửLuận văn: Ứng dụng chữ số trong quá trình gửi nhận tài liệu điện tử
Luận văn: Ứng dụng chữ số trong quá trình gửi nhận tài liệu điện tử
 
Luận văn: Nghiên cứu hệ thống trợ lý thông minh ảo, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu hệ thống trợ lý thông minh ảo, 9đLuận văn: Nghiên cứu hệ thống trợ lý thông minh ảo, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu hệ thống trợ lý thông minh ảo, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOT
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOTĐề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOT
Đề tài: Hệ thống hỗ trợ quản lý cung cấp phim theo yêu cầu, HOT
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Khung Quản Trị Dữ Liệu Cho Việc Quản Lý Dữ Liệu Của Tổng ...
Nghiên Cứu Xây Dựng Khung Quản Trị Dữ Liệu Cho Việc Quản Lý Dữ Liệu Của Tổng ...Nghiên Cứu Xây Dựng Khung Quản Trị Dữ Liệu Cho Việc Quản Lý Dữ Liệu Của Tổng ...
Nghiên Cứu Xây Dựng Khung Quản Trị Dữ Liệu Cho Việc Quản Lý Dữ Liệu Của Tổng ...
 

Mais de Tran Tien

De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006
De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006
De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006Tran Tien
 
Project management-plan
Project management-planProject management-plan
Project management-planTran Tien
 
Quản lý dự án
Quản lý dự ánQuản lý dự án
Quản lý dự ánTran Tien
 
Quản lý dự án (Bách Khoa)
Quản lý dự án (Bách Khoa)Quản lý dự án (Bách Khoa)
Quản lý dự án (Bách Khoa)Tran Tien
 
Tai lieucss tiengvietcoban
Tai lieucss tiengvietcobanTai lieucss tiengvietcoban
Tai lieucss tiengvietcobanTran Tien
 
Giáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạngGiáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạngTran Tien
 
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tinBài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tinTran Tien
 
Xử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTITXử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTITTran Tien
 

Mais de Tran Tien (11)

De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006
De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006
De thi qlda cntt itc vdc trac nghiem 05-2006
 
Project management-plan
Project management-planProject management-plan
Project management-plan
 
Quản lý dự án
Quản lý dự ánQuản lý dự án
Quản lý dự án
 
Quản lý dự án (Bách Khoa)
Quản lý dự án (Bách Khoa)Quản lý dự án (Bách Khoa)
Quản lý dự án (Bách Khoa)
 
Tai lieucss tiengvietcoban
Tai lieucss tiengvietcobanTai lieucss tiengvietcoban
Tai lieucss tiengvietcoban
 
Java script
Java scriptJava script
Java script
 
Css
CssCss
Css
 
Excel 2010
Excel 2010Excel 2010
Excel 2010
 
Giáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạngGiáo trình Quản trị mạng
Giáo trình Quản trị mạng
 
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tinBài giảng bảo mật hệ thống thông tin
Bài giảng bảo mật hệ thống thông tin
 
Xử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTITXử lý ảnh PTIT
Xử lý ảnh PTIT
 

Último

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Cơ sở dữ liệu phân tán - phạm thế quế

  • 1. TẬP ĐOÀN TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN Chủ biên: TS Phạm Thế Quế Hà nội, 8/2007
  • 2. 1 LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu “Cơ sở dữ liệu phân tán” là sách hướng dẫn học tập dùng cho sinh viên hệ đào tạo từ xa ngành công nghệ thông tin và ngành kỹ thuật điện tử, viễn thông. Nội dung của tài liệu bao gồm: Chương I giới thiệu khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán, xử lý phân tán và hệ thống xử lý phân tán. Sự cần thiết của hệ cơ sở dữ liệu phân tán và các đặc điểm của cơ sở dữ liệu phân tán. Cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu phân tán và các lợi ích phân tán dữ liệu trên mạng. Chương II giới thiệu tổng quát về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán. Ưu điểm cách tiếp cận mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Vấn đề quy tắc toàn vẹn dữ liệu. Mô hình kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và kiến trúc tổng quan của một hệ quản trị phức hệ CSDL phân tán Chương III trình bày những vấn đề thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán, là các vấn đề phân mảnh dữ liệu. Sự cần thiết phải phân mảnh, các kiểu phân mảnh, mức độ phân mảnh, các quy tắc phân mảnh và bài toán cấp phát dữ liệu. Nội dung của chương trình bày tổng quát kỹ thuật phân mảnh ngang cơ sở và phân mảnh ngang dẫn xuất. Thông tin cần thiết của phân mảnh ngang. Phương pháp phân mảnh dọc, thông tin cần thiết của phân mảnh dọc và các thuật toán tụ nhóm và phân mảnh. Có nhiều bài toán cần thiết phải sử dụng lai ghép phân mảnh ngang và phân mảnh dọc. Bài toán cấp phát dữ liệu, thông tin cần thiết cho bài toán cấp phát và mô hình cấp phát. Chương IV giới thiệu kiểm soát dữ liệu ngữ nghĩa, là quá trình kiểm soát khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sử dữ liệu tập trung và khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán. Nội dung kiểm soát dữ liệu ngữ nghĩa cũng bao hàm vấn đề an toàn dữ liệu. Kiểm soát cấp quyền tập trung và kiểm soát cấp quyền phân tán. Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa tập trung và kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa phân tán. Chương V đề cập đến các vấn đề xử lý truy vấn trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán. Khái niệm xử lý truy vấn, mục đích của việc xử lý truy vấn và giới thiệu các tầng của quá trình xử lý truy vấn. Tài liệu”Cơ sở dữ liệu phân tán” không chỉ đề cập đến những vấn đề cơ sở lý thuyết mà còn trình bày một số kỹ năng cần thiết để thiết kế và cài đặt các hệ cơ sở dữ liệu cụ thể. Hy vọng sẽ có ích cho sinh viên và những người muốn xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng. Tài liệu có thể còn nhiều thiếu sót trong biên soạn, tôi vẫn mạnh dạn giới thiệu tài liệu này và mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. Tác giả
  • 3. i MỤC LỤC Chương I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 1.1 Mở đầu.....................................................................................................................2 1.2 Xử lý phân tán và hệ thống xử lý phân tán......................................................2 1.2.1 Khái niệm xử lý phân tán....................................................................................2 1.2.2 Hệ thống phân tán :.............................................................................................3 1.3 Hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì. ...........................................................................3 1.4 Sự cần thiết của hệ cơ sở dữ liệu phân tán ......................................................4 1.4.1 Sự phát triển của các cơ cấu tổ chức...................................................................4 1.4.2 Giảm chi phí truyền thông ..................................................................................5 1.4.3 Hiệu quả công việc..............................................................................................5 1.4.4 Độ tin cậy và tính sẵn sàng .................................................................................5 1.5 Các đặc điểm của cơ sở dữ liệu phân tán .........................................................5 1.5.1 Điểu khiển tập trung............................................................................................5 1.5.2 Độc lập dữ liệu....................................................................................................6 1.5.3 Giảm dư thừa dữ liệu ..........................................................................................6 1.5.4 Độ tin cậy qua các giao dịch phân tán ...............................................................7 1.5.5 Cải tiến hiệu năng ..............................................................................................7 1.5.6 Dễ dàng mở rộng hệ thống.................................................................................8 1.6 Các mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server...........................................................8 1.6.1 Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung:.........................................................................8 1.6.2 Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server:....................................................8 1.6.3 Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu..............................................................9 1.6.4 Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server.................................................................9 1.6.5 Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán)........................10 1.7 Mô hình tham chiếu cơ sở dữ liệu phân tán....................................................10 1.7.1 Lược đồ toàn cục..............................................................................................10 1.7.2 Lược đồ phân mảnh .......................................................................................11 1.7.3 Lược đồ cấp phát.............................................................................................11 1.7.4 Lược đồ ánh xạ cục bộ.....................................................................................12 1.7.5 DBMS ở các site cục bộ dộc lập.......................................................................13 1.8 Cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu phân tán .......................................................13 1.9 Lợi ích phân tán dữ liệu trên mạng ..................................................................13 Câu hỏi & bài tập.............................................................................................................14
  • 4. ii Chương II TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 2.1 Ưu điểm cách tiếp cận mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.................................17 2.2 Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ....................................................18 2.2.1 Khái niệm về quan hệ .......................................................................................18 2.2.3 Phụ thuộc hàm...................................................................................................19 2.2.4 Khoá lược đồ quan hệ .......................................................................................21 2.2.5 Chuẩn hoá dữ liệu.............................................................................................21 2.2.6 Các dạng chuẩn dữ liệu.....................................................................................23 2.3 Quy tắc toàn vẹn dữ liệu ......................................................................................26 2.4 Ngôn ngữ dữ liệu quan hệ...................................................................................27 2.4.1 Đại số quan hệ..................................................................................................27 2.4.2 Biểu thức đại số quan hệ..................................................................................30 2.5 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.....................................................................30 2.5.1 Kiến trúc tổng quát...........................................................................................30 2.5.2 Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ............................................31 2.6 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán..........................................33 2.6.1 Mở đầu..............................................................................................................33 2.6.2 Hệ quản trị CSDL phân tán thuần nhất...........................................................35 2.6.3 Hệ quản trị CSDL phân tán không thuần nhất.................................................35 2.7 Mô hình kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán ....................................36 2.7.1 Tính tự vận hành ...............................................................................................36 2.7.2 Tính phân tán dữ liệu........................................................................................37 2.7.3 Tính hỗn hợp.....................................................................................................38 2.7.4 Các kiểu kiến trúc .............................................................................................38 2.8 Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán ...................................................39 2.8.1 Các hệ Client/Server .........................................................................................39 2.8.2 Các hệ phân tán ngang hàng( Peer to Peer) ......................................................41 2.9 Kiến trúc tổng quan của một hệ quản trị phức hệ CSDL phân tán ..............44 2.9.1 Mô hình kiến truc tổng quan của một phức hệ ................................................44 2.9.2 Phân loại các phức hệ dựa vào cấu trúc............................................................44 2.9.3 Các mô hình không sử dụng lược đồ khái niệm toàn cục.................................46 Câu hỏi và bài tập ...............................................................................................................48 Chương III THIẾT KẾ CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 3.1 Các vấn đề về phân mảnh dữ liệu......................................................................51 3.1.1 Lý do phân mảnh ..............................................................................................51 3.1.2 Các kiểu phân mảnh.........................................................................................52 3.1.3 Mức độ phân mảnh ..........................................................................................53 3.1.4 Các quy tắc phân mảnh.....................................................................................53
  • 5. iii 3.1.5 Các kiểu cấp phát..............................................................................................53 3.1.6 Các yêu cầu thông tin........................................................................................54 3.2 Phương pháp phân mảnh ngang........................................................................55 3.2.1 Giới thiệu ..........................................................................................................55 3.2.2 Thông tin cần thiết của phân mảnh ngang ........................................................55 3.2.3 Phân mảnh ngang cơ sở ....................................................................................57 3.2.4 Tính đầy đủ và tính cực tiểu của vị từ đơn giản................................................59 3.2.5 Thuật toán xác định tập vị từ đầy đủ và cực tiểu từ tập Pr cho trước ...............59 3.2.6 Thuật toán phân mảnh ngang nguyên thuỷ.......................................................60 3.3 Phân mảnh ngang dẫn xuất.................................................................................63 3.4 Phân mảnh dọc......................................................................................................66 3.4.1 Khái niệm phân mảnh dọc ................................................................................66 3.4.2 Thông tin cần thiết của phân mảnh dọc ............................................................66 3.4.3 Thuật toán tụ nhóm...........................................................................................68 3.4.4 Thuật toán phân mảnh.......................................................................................72 3.4.5 Kiểm tra tính đúng đắn .....................................................................................75 3.5 Phương pháp phân mảnh hỗn hợp( Hybrid Fragmentation)..........................75 3.6 Cấp phát .................................................................................................................76 3.6.1 Bài toán cấp phát (AllocationProblem)............................................................76 3.6.2 Thông tin cần thiết cho bài toán cấp phát ........................................................77 3.6.3 Mô hình cấp phát .............................................................................................78 Câu hỏi và bài tập 80 Chương IV KIỂM SOAT DỮ LIỆU NGỮ NGHĨA 4.1 Đặt vấn đề 82 4.2 Quản lý khung nhìn 82 4.2.1 Khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sử dữ liệu tập trung ...............................82 4.2.2 Cập nhật qua khung nhìn ................................................................................. 85 4.2.3 Khung nhìn trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán ................................85 4.3 An toàn dữ liệu 86 4.3.1 Kiểm soát cấp quyền tập trung .........................................................................86 4.3.2 Kiểm soát cấp quyền phân tán ........................................................................88 4.4.1 Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa tập trung ......................................................... 90 4.4.2 Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa phân tán ..........................................................94 4.4.3 So sánh việc kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa tập trung và phân tán .................98 Câu hỏi và bài tập: ..............................................................................................................101 Chương V XỬ LÝ TRUY VẤN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ PHÂN TÁN 5.1 Giới thiệu .............................................................................................................102 5.2 Vấn đề xử lý truy vấn ........................................................................................102 5.2.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................102
  • 6. iv 5.2.2 Mục đích của việc xử lý truy vấn ..................................................................105 5.2.3 Độ phức tạp của các thao tác đại số quan hệ ................................................106 5.3 Đặc trưng của bộ xử lý truy vấn ......................................................................107 5.3.1 Ngôn ngữ .....................................................................................................107 5.3.2 Các kiểu tối ưu hoá ......................................................................................107 5.3.3 Thời điểm tối ưu hoá .....................................................................................107 5.3.4 Số liệu thống kê ...........................................................................................108 5.3.5 Vị trí quyết định .............................................................................................108 5.3.6 Khai thác cấu hình mạng.................................................................................109 5.3.7 Khai thác các mảnh nhân bản .........................................................................109 5.3.8 Sử dụng nửa kết nối ........................................................................................109 5.4 Các tầng của quá trình xử lý truy vấn. ...........................................................109 5.5 Phân rã truy vấn .................................................................................................110 5.5.1 Bước chuẩn hoá câu truy vấn .........................................................................111 5.5.2 Bước phân tích ...............................................................................................112 5.5.3 Bước loại bỏ dư thừa ......................................................................................114 5.5.3 Bước viết lại truy vấn .....................................................................................115 5.6 Cục bộ hoá dữ liệu phân tán.................................................................... 119 5.6.1 Rút gọn cho phân mảnh ngang nguyên thuỷ ..................................................120 5.6.2 Rút gọn cho phân mảnh dọc ..........................................................................123 5.6.3 Rút gọn cho phân mảnh dẫn xuất ...................................................................124 5.6.4 Rút gọn cho phân mảnh hỗn hợp ...................................................................126 Câu hỏi và bài tập: ..............................................................................................................127 Mục lục ..................................................................................................................................... Tài liệu tham khảo...... ........................................................... .
  • 7. 2 KHÁI NIỆM CỎ BẢN VỀ CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN Trong chương này trình bày những khái niệm cơ bản về nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu phân tán, bao gồm các nội dung sau • Xử lý dữ liệu phân tán. • Hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì. • Khả năng của các hệ cơ sở dữ liệu phân tán. • Các mô hình xử lý dữ liệu phân tán • Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. 1.1 Mở đầu Nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu phân tán được xây dựng dựa trên sự hợp nhất của hai hướng tiếp cận đối với quá trình xử lý dữ liệu, đó là lý thuyết các hệ cơ sở dữ liệu và công nghệ mạng máy tính. Một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh việc sử dụng các hệ CSDL là nhu cầu tích hợp các loại dữ liệu, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ và các dịch vụ đa phương tiện cho người sử dụng. Mặt khác, kết nối máy tính thành mạng với mục tiêu chia sẻ tài nguyên, khai thác có hiệu quả các tài nguyên thông tin, nâng cao khả năng tích hợp và trao đổi các loại dữ liệu giữa các thành phần trên mạng. Nhu cầu thu thập, lưu trữ. xử lý và trao đổi thông tin bgày càng tăng, các hệ thống xử lý tập trung đã bộc lộ những nhược điểm sau : − Tăng khả năng lưu trữ thông tin là khó khăn, bởi bị giới hạn tối đa của thiết bị nhớ − Độ sẵn sàng phục vụ của CSDL không cao khi số người sử dụng tăng − Khả năng tính toán của các máy tính đơn lẻ đang dần tới giới hạn vật lý. − Mô hình tổ chức lưu trữ, xử lý dữ liệu tập trung không phù hợp cho những tổ chức kinh tế, xã hội có hoạt động rộng lớn, đa quốc gia Những nhược điểm này đã được khắc phục khá nhiều trong hệ thống phân tán. Những sản phẩm của các hệ thống phân tán đã xuất hiện nhiều trên thị trường và từng bước chứng minh tính ưu việt của nó hơn hẳn các hệ thống tập trung truyền thống. Các hệ thống phân tán sẽ thay thế dần các hệ thống tập trung. 1.2 Xử lý phân tán và hệ thống xử lý phân tán 1.2.1 Khái niệm xử lý phân tán Thuật ngữ xử lý phân tán có thể là thuật ngữ được lạm dụng nhiều nhất trong khoa học máy tính trong những năm vừa qua. Nó thường được dùng để chỉ những hệ thống gồm nhiều loại thiết bị khác nhau chẳng hạn như: hệ đa bộ xử lý, xử lý dữ liệu phân tán, mạng máy tính .... Có hai khái niệm xử lý phân tán liên quan với nhau. 1
  • 8. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 3 − Khái niệm liên quan đến việc tính toán trên Client/Server. Trong đó ứng dụng được chia ra thành hai phần, phần của Server và phần của Client và được vận hành ở hai nơi. Trong tính toán phân tán này cho phép truy nhập trực tiếp dữ liệu và xử lý dữ liệu trên Server và Client. − Khái niệm thứ hai là việc thực hiện các tác vụ xử lý phức tạp trên nhiều hệ thống. Không gian nhớ và bộ xử lý của nhiều máy cùng hoạt động chia nhau tác vụ xử lý. Máy trung tâm sẽ giám sát và quản lý các tiến trình này. Có trường hợp thông qua Internet, hàng nghìn máy cùng xử lý một tác vụ. Có thể định nghĩa hệ xử lý phân tán như sau: Hệ xử lý phân tán là một tập hợp các phần tử xử lý tự trị (không nhất thiêt đồng nhất) được kết nối với nhau bởi một mạng máy tính và cùng phối hợp thực hiện những công việc gán cho chúng. Phần tử xử lý ở đây để chỉ một thiết bị tính toán có khả năng thực hiện chương trình trên nó. 1.2.2 Hệ thống phân tán : Hệ thống phân tán là tập hợp các máy tính độc lập kết nối với nhau thành một mạng máy tính được cài đặt các hệ cơ sở dữ liệu và các phần mềm hệ thống phân tán tạo khả năng cho nhiều người sử dụng truy nhập chia sẻ nguồn thông tin chung. Các máy tính trong hệ thống phân tán có kết nối phần cứng lỏng lẻo, có nghĩa là không chia sẻ bộ nhớ, chỉ có một hệ điều hành trong toàn bộ hệ thống phân tán Các mạng máy tính được xây dựng dựa trên kỹ thuật Web, ví dụ như mạng Internet, mạng Intranet… là các mạng phân tán. 1.3 Hệ cơ sở dữ liệu phân tán là gì. Công nghệ các hệ cơ sở dữ liệu phát triển từ mô hình xử lý dữ liệu, trong đó mỗi ứng dụng định nghĩa một hay nhiều tệp dữ liệu riêng của nó (hinh 1.1), sang mô hình định nghĩa và quản lý dữ liệu tập trung. Dẫn đến khái niệm độc lập dữ liệu, nghĩa là tính bất biến của các hệ ứng dụng đối với sự thay đổi cấu trúc lưu trữ và các chiến lược truy nhập dữ liệu. Hình 1.1: Xử lý dữ liệu truyền thống Ứng dụng 1 DỮ LIỆU THỪA TẬP TIN 1 TẬP TIN 2 TẬP TIN 3 Ứng dụng 2 Mô tả dữ liệu Ứng dụng 3 Mô tả dữ liệu
  • 9. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 4 Trong ngữ cảnh hệ xử lý phân tán thì hệ cơ sở dữ liệu phân tán có thể được xem như những công cụ làm cho quá trình xử lý dữ liệu phân tán dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu phân tán ở đây bao gồm cả khái niệm cơ sở dữ liệu phân tán và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán. Cơ sở dữ liệu phân tán là một tập các cơ sở dữ liệu có quan hệ với nhau về mặt logic và được phân bố trên một mạng máy tính. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán là hệ thống phần mềm cho phép quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và làm cho sự phân tán đó là trong suốt đối với người sử dụng. Trong mô hình cơ sở dữ liệu phân tán bản thân cơ sở dữ liệu có ở trên nhiều máy tính khác nhau. Như vậy, đặc trưng của cơ sở dữ liệu phân tán là các CSDL được phân bố trên mạng máy tính và có quan hệ với nhau về mặt logic. Hệ CSDL phân tán không đơn thuần bao gồm nhiều file dữ liệu được tổ chức lưu trữ riêng lẻ trên các thiết bị nhớ của mạng máy tính. Để tạo một hệ CSDL phân tán, các file không chỉ có quan hệ với nhau về mặt logic mà còn cần có một cấu trúc giao diện chung giữa chúng để các file có thể truy nhập lẫn nhau. Có rất nhiều ứng dụng yêu cầu các hệ quản trị CSDL thao tác trên dữ liệu bán cấu trúc hoặc không cấu trúc, như các file Web trên mạng Internet. 1.4 Sự cần thiết của hệ cơ sở dữ liệu phân tán Trong những năm gần đây, công nghệ cơ sở dữ liệu phân tán đã trở thành một lĩnh vực quan trọng của công nghệ thông tin, tính cần thiết của nó ngày càng được nâng cao. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của các hệ CSDLPT: 1.4.1 Sự phát triển của các cơ cấu tổ chức Cùng với sự phát triển cuả xã hội, nhiều cơ quan, xí nghiệp có cơ cấu tổ chức không tập trung, hoạt động phân tán trên phạm vi rộng. Vì vậy thiết kế và cài đặt cơ sở dữ liệu phân tán là phù hợp, đáp ứng mọi nhu cầu truy xuất và khai thác dữ liệu Cùng với sự phát triển của công nghệ viễn thông, tin học, động cơ thúc đẩy kinh tế, việc tổ chức các trung tâm máy tính lớn và tập trung trở thành vấn đề cần nghiên cứu. Cơ cấu tổ chức và vấn đề kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của sự phát triển cơ sở dữ liệu phân tán. Ứng dụng 1 Ứng dụng 3 Ứng dụng 3 Mô tả dữ liệu Thao tác dữ liệu … CƠ SỞ DỮ LIỆU Hình 1.2: Xử lý cơ sở dữ liệu
  • 10. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 5 1.4.2 Giảm chi phí truyền thông Trong thực tế, sử dụng một số ứng dụng mang tính địa phương sẽ làm giảm chi phí truyền thông. Bởi vậy, việc tối ưu hoá tính địa phương của các ứng dụng là một trong những mục tiêu chính của việc thiết kế và cài đặt một CSDLPT. 1.4.3 Hiệu quả công việc Sự tồn tại một số hệ thống xử lý điạ phương đạt được thông quan việc xử lý song song. Vấn đề này có thể thích hợp với mọi hệ đa xử lý. CSDLPT có thuận lợi trong phân tích dữ liệu phản ánh điều kiện phụ thuộc của các ứng dụng, cực đại hoá tính địa phương của ứng dụng. Theo cách này tác động qua lại giữa các bộ xử lý được làm cức tiểu. Công việc được phân chia giữa các bộ xử lý khác nhau và tránh được các tắc nghẽn thông tin trên mạng truyền thông hoặc các dịch vụ chung của toàn hệ thống. Sự phân tán dữ liệu phản ánh hiệu quả làm tăng tính địa phương của các ứng dụng. 1.4.4 Độ tin cậy và tính sẵn sàng Cách tiếp cận CSDLPT, cho phép truy nhập độ tin cậy và tính sẵn sàng cao hơn. Tuy nhiên, để đạt được mục đích đó là vấn đề không đơn giản đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Những lỗi xuất hiện trong một CSDLPT có thể xảy ra nhiều hơn vì số các thành phần cấu thành lớn hơn, nhưng ảnh hưởng của lỗi chỉ ảnh hưởng tới các ứng dụng sử dụng các site lỗi. Sự hỏng hóc của toàn hệ thống hiếm khi xảy ra. CSDLPT là sự tập hợp các dữ liệu thuộc cùng một hệ thống về mặt logic nhưng phân bố trên các site của mạng máy tính. Công nghệ CSDLPT là sự kết hợp giữa hai vấn đề phân tán và hợp nhất: • Phân tán : phân tán dữ liệu trên các site của mạng • Hợp nhất : hợp nhất về mặt logic các dữ liệu phân tán sao cho chúng xuất hiện với người sử dụng giống như với CSDL đơn lẻ duy nhất. Công nghệ CSDL phân tán mới thực sự phát triển trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của kỹ thuật tính toán, kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính. Những ứng dụng được xây dựng trên CSDL phân tán đã xuất hiện nhiều trên thị trường và từng bước chứng minh tính ưu việt của nó so với CSDL tập trung. 1.5 Các đặc điểm của cơ sở dữ liệu phân tán Cơ sở dữ liệu phn tán không đơn giản là sự phân bố của các cơ sở dữ liệu, bởi vì cơ sở dữ liệu phân tán có nhiều đặc điểm khác biệt so với cơ sở dữ liệu tập trung truyền thống. Phần này so sánh cơ sở dữ liệu phân tán với cơ sở dữ liệu tập trung ở một số đặc điểm: điều khiển tập trung, sự độc lập dữ liệu, sự giảm dư thừa dữ liệu, các cấu trúc vật lý phức tạp để truy xuất hiệu quả. 1.5.1 Điểu khiển tập trung Điều khiển tập trung (Centralized Control) là một đặc điểm của cơ sở dữ liệu tập trung, toàn bộ dữ liệu được tập trung lại nhằm để tránh sự dư thừa dữ liệu, đảm bảo được tính độc lập của dữ liệu. Dữ liệu được quản lý tập trung bởi người quản trị cơ sở dữ liệu. Chức năng
  • 11. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 6 cơ bản của người quản trị cơ sở dữ liệu (DBA - Database Administrator) là bảo đảm sự an toàn của dữ liệu. Trong các cơ sở dữ liệu phân tán vấn đề điều khiển tập trung không được nhấn mạnh. Nói chung, trong các cơ sở dữ liệu phân tán , sự điều khiển được thực hiện theo một cấu trúc điều khiển phân cấp bao gồm hai loại người quản trị cơ sở dữ liệu: • Người quản trị cơ sở dữ liệu toàn cục (Global Database Administrator) là người có trách nhiệm chính về toàn bộ cơ sở dữ liệu phân tán.. • Người quản trị cơ sở dữ liệu cục bộ (Local Database Administrator) là người có trách nhiệm về cơ sở dữ liệu cục bộ của họ. Tuy nhiên, những người quản trị cơ sở dữ liệu cục bộ cần phải có những quyền độc lập riêng về cơ sở dữ liệu cục bộ của mình mà người quản trị cơ sở dữ liệu toàn cục hoàn toàn không có những quyền này và sự phối hợp giữa các vị trí được thực hiện bởi chính những người quản trị cục bộ. Đặc điểm này được gọi là sự độc lập vị trí. Các cơ sở dữ liệu phân tán có thể khác nhau rất nhiều về mức độ độc lập vị trí. Từ sự độc lập vị trí hoàn toàn (không có người quản trị cơ sở dữ liệu tập trung) đến sự điều khiển tập trung hoàn toàn. 1.5.2 Độc lập dữ liệu Độc lập dữ liệu (Data Independence) là một đặc điểm của cơ sở dữ liệu. Độc lập dữ liệu có nghĩa là tổ chức lưu trữ dữ liệu là trong suốt đối với người lập trình ứng dụng. Ưu điểm của độc lập dữ liệu là các chương trình không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tổ chức lưu trữ vật lý của dữ liệu. Trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán, độc lập dữ liệu cũng quan trọng như trong các cơ sở dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, một đặc điểm mới được đưa vào trong khái niệm thông thường của độc lập dữ liệu là sự trong suốt phân tán (Distribution Transparency). Nhờ sự trong suốt phân tán mà các chương trình ứng dụng có thể được viết giống như trong cơ sở dữ liệu không được phân tán. Vì vậy, tính đúng đắn của các chương trình ứng dụng không bị ảnh hưởng bởi sự di chuyển dữ liệu từ một vị trí này đến một vị trí khác. Tuy nhiên, tốc độ thực hiện của các chương trình ứng dụng thì bị ảnh hưởng. Độc lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu tập trung được thể hiện thông qua một kiến trúc nhiều mức, các mức này có những mô tả khác nhau về dữ liệu và những ánh xạ biến đổi giữa các mức. Sự trong suốt phân tán trong cơ sở dữ liệu phân tán được thê hiện bằng cách bổ sung thêm các mức trong suốt vào kiến trúc nhiều mức của cơ sở dữ liệu tập trung. 1.5.3 Giảm dư thừa dữ liệu Trong các cơ sở dữ liệu tập trung, sự dư thừa dữ liệu được giảm thiểu, vì tránh sự không nhất quán giữa nhiều bản sao bằng cách chỉ có một bản sao và tiết kiệm vùng nhớ lưu trữ. Các ứng dụng chia sẻ chung, truy xuất đến các tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, trong các cơ sở dữ liệu phân tán, sự dư thừa dữ liệu là một đặc điểm cần thiết, vì các lý do sau: • Làm tăng tính cục bộ của các ứng dụng nếu dữ liệu được nhân bản tại tất cả các vị trí mà ứng dụng cần dữ liệu này. Khi đó, các ứng dụng cục bộ được thực hiện nhanh hơn vì không cần phải truy xuất dữ liệu từ xa.
  • 12. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 7 • Làm tăng tính sẵn sàng của hệ thống ứng dụng, vì một vị trí có sự cố sẽ không làm ngưng sự thực hiện của các ứng dụng ở những vị trí khác nếu dữ liệu tại vị trí bị hỏng được nhân bản tại các vị trí khác. Tuy nhiên, sự nhân bản dữ liệu cần phải xem xét kỹ lưỡng dựa vào hai loại ứng dụng cơ bản, đó là ứng dụng chỉ đọc và ứng dụng cập nhật. Sự nhân bản dữ liệu giúp cho các ứng dụng chỉ đọc được thực hiện nhanh hơn, nhưng nó làm cho các ứng dụng cập bị thực hiện lâu hơn vì phải cập nhật dữ liệu tại các vị trí được nhân bản. Như vậy, sự nhân bản dữ liệu sẽ là một ưu điểm nếu hệ thống có rất nhiều ứng dụng chỉ đọc và có rất ít ứng dụng cập nhật. Trong trường hợp ngược lại thì sự nhân bản dữ liệu lại là một nhược điểm. 1.5.4 Độ tin cậy qua các giao dịch phân tán Hệ quản trị CSDL phân tán cải thiện độ tin cậy qua các giao dịch phân tán, vì các thành phần được nhân bản hạn chế được các vị trí lỗi riêng lẻ. Lỗi của trạm riêng, hoặc lỗi của truyền thông làm cho một hoặc nhiều trạm mất liên lạc, không đủ để phá vỡ toàn bộ hệ thống. Trong trường hợp CSDL phân tán, điều này nghĩa là một số dữ liệu không thể truy nhập được, nhưng nếu biết cách hỗ trợ cho các giao dịch phân tán và các giao thức ứng dụng, thì người sử dụng vẫn có thể truy nhập được tới phần khác trong CSDL phân tán. Giao dịch là một đơn vị tính toán cơ bản, nhất quán và tin cậy, bao gồm một chuỗi các thao tác CSDL được thực hiện chuyển từ trạng thái CSDL nhất quán này sang trạng thái CSDL nhất quán khác ngay cả khi có một số giao dịch được thực hiện đồng thời và thậm chí cả khi xảy ra lỗi. Vì vậy, hệ quản trị CSDL phải hỗ trợ đầy đủ cho giao dịch đảm bảo rằng việc thực thi đồng thời các giao dịch của người sử dụng sẽ không vi phạm tính nhất quán của CSDL trong khi hệ thống có lỗi, với điều kiện là giao dịch được thực hiện chính xác, nghĩa là tuân theo các qui tắc toàn vẹn của CSDL. 1.5.5 Cải tiến hiệu năng Hiệu năng của CSDL phân tán được cải tiến dựa vào hai điểm: a) Hệ quản trị CSDL phân tán có khả năng phân mảnh CSDL khái niệm và cho phép cục bộ hoá dữ liệu. Có hai ưu điểm nổi bật: • Vì mỗi trạm chỉ xử lý một phần CSDL, sự tranh chấp về CPU và các dịch vụ vào/ra không nghiêm trọng như trong các hệ CSDL tập trung. • Tính cục bộ làm giảm trễ truy nhập từ xa thường gặp trên các mạng diện rộng. Hầu hết các hệ CSDL phân tán được cấu trúc nhằm tận dụng tối đa những ưu điểm của tính cục bộ dữ liệu. Lợi ích đầy đủ của việc giảm tranh chấp và giảm chi phí truyền chỉ có thể có được bằng cách phân mảnh và phân tán dữ liệu hợp lý. b) Tính song song của các hệ thống phân tán có thể được khai thác để thực hiện song song liên truy vấn và truy vấn nội bộ. Liên truy vấn song song là khả năng thực hiện nhiều truy vấn tại cùng thời điểm, còn nội truy vấn song song là phương pháp tách một truy vấn đơn thành các truy vấn con và mỗi truy vấn con được thực hiện tại các trạm khác nhau, truy nhập các phần khác nhau của CSDL phân tán.
  • 13. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 8 1.5.6 Dễ dàng mở rộng hệ thống Trong môi trường phân tán, dễ dàng tăng kích thước dữ liệu. và hiếm khi cần sửa đổi trong các hệ thống lớn. Việc mở rộng thường có thể được thực hiện bằng cách tăng khả năng lưu trữ và xử lý của mạng. Rõ ràng là không thể có được sự gia tăng “khả năng” một cách tuyến tính, vì điều này phụ thuộc vào chi phí phân tán. Tuy nhiên, vẫn có thể có những cải tiến có ý nghĩa. Khả năng mở rộng hệ thống dễ dàng mang tính kinh tế, chi phí giảm. 1.6 Các mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server Nhìn chung mọi ứng dụng cơ sở dữ liệu bao gồm các phần: • Thành phần xử lý ứng dụng (Application Processing Components) • Thành phần phần mềm cơ sở dữ liệu (Database Software Componets) • Bản thân cơ sở dữ liệu (The Database Ifself) Có 5 mô hình kiến trúc vật lý về truy nhập dữ liệu • Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung (Centralized database model) • Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu file - server (File - server database model) • Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu (Database extract processing model) • Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server (Client/Server database model) • Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán (Distributed database model) 1.6.1 Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung: Trong mô hình này, các ứng dụng, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và cơ sở dữ liệu được cài đặt trên cùng một bộ xử lý. Ví dụ trên máy tính cá nhân có thể chạy các chương trình ứng dụng có sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu Oracle để truy nhập tới cơ sở dữ liệu trên đĩa cứng của máy tính cá nhân đó. Mô hình xử lý tập trung phù hợp với hầu hết công việc của nhiều tổ chức, doanh nghiệp...Ví dụ một bộ xử lý mainframe chạy phần mềm cơ sở dữ liệu IMS hoặc DB2 của IBM có thể cung cấp cho các trạm làm việc ở các vị trí phân tán truy nhập nhanh chóng tới cơ sở dữ liệu trung tâm. Tuy nhiên trong rất nhiều hệ thống, cả 3 thành phần của ứng dụng cơ sở dữ liệu đều thực hiện trên cùng một máy mainframe do vậy cấu hình này cũng thích hợp với mô hình tập trung 1.6.2 Mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server: Trong mô hình cơ sở dữ liệu theo kiểu File Server, các thành phần ứng dụng và phần mềm cơ sở dữ liệu ở trên một hệ thống máy tính và các File dữ liệu vật lý cơ sở dữ liệu cài đặt trên hệ thống máy tính khác. Một cấu hình như vậy thường được dùng trong môi trường cục bộ, trong đó một hoặc nhiều hệ thống máy tính đóng vai trò của Server lưu trữ các file dữ liệu. Mô hình File Server giống với mô hình tập trung, cơ sở dữ liệu và các thành phần ứng dụng, phần mềm cơ sở dữ liệu cài đặt trên các máy tính khác nhau. Tuy nhiên các thành phần ứng dụng và phần mềm cơ sở dữ liệu có thể có cùng thiết kế để vận hành một môi trường tập trung. Hệ điều hành mạng có thể thực hiện cơ chế đồng thời cho phép nhiều người sử dụng cuối có thể truy nhập vào cùng cơ sở dữ liệu.
  • 14. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 9 1.6.3 Mô hình xử lý từng phần cơ sở dữ liệu Mô hình trong đó một cơ sở dữ liệu ở xa có thể được truy nhập bởi phần mềm cơ sở dữ liệu, được gọi là xử lý dữ liệu từng phần. Với mô hình này, người sử dụng có thể tại một máy tính cá nhân kết nối truy nhập, khai thác cơ sở dữ liệu ở xa. Với cách tiếp cận này, người sử dụng phải biết chắc chắn là dữ liệu nằm ở đâu và làm như thế nào để truy nhập dữ liệu. Phần mềm ứng dụng cần phải có trên cả hai hệ thống máy tính để kiểm soát sự truy nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu giữa hai hệ thống. Tuy nhiên, phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên hai hệ thống không cần biết rằng việc xử lý cơ sở dữ liệu từ xa đang diễn ra vì người sử dụng tác động tới chúng một cách độc lập. 1.6.4 Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server Trong mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server, cơ sở dữ liệu được cài đặt trên Server, các ứng dụng trên các máy Client và phần mềm cơ sở dữ liệu được cài đặt trên cả Client lẫn Server. Trong mô hình này, các thành phần xử lý ứng dụng trên hệ thống Client đưa ra yêu cầu cho phần mềm cơ sở dữ liệu trên máy client, phần mềm này sẽ kết nối với phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên Server. Phần mềm cơ sở dữ liệu trên Server sẽ truy nhập vào cơ sở dữ liệu xử lý theo yêu cầu và gửi trả kết quả cho máy Client. Mới nhìn, mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server có vẻ giống như mô hình File Server, tuy nhiên mô hình Client/Server có rất nhiều thuận lợi hơn mô hình File Server. Với mô hình File Server, một giao tác cần truy nhập dữ liệu nhiều lần có thể gây ra tắc nghẽn lưu lượng truyền trên mạng. Giả sử người sử dụng tạo ra một vấn tin để lấy dữ liệu tổng số từ 1000 bản ghi, với cách tiếp cận File Server, nội dung của 1000 bản ghi phải được lưu chuyển trên mạng, vì phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên máy của người sử dụng phải truy nhập từng bản ghi để thoả mãn yêu cầu của người sử dụng. Với cách tiếp cận cơ sở dữ liệu Client/Server, chỉ có lời vấn tin khởi động ban đầu và kết quả cuối cùng cần đưa lên mạng, phần mềm cơ sở dữ liệu chạy trên máy lưu giữ cơ sở dữ liệu sẽ truy nhập các bản ghi cần thiết, xử lý chúng và gọi các thủ tục cần thiết để đưa ra kết quả cuối cùng. Trong mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server, thường nói đến các phần mềm Front End Software và Back End Software. Front End Software được chạy trên thiết bị truy nhập đầu cuối hoặc trên các Workstation, nhằm đáp ứng các yêu cầu xử lý đơn lẻ riêng biệt. Nó đóng vai trò của Client trong ứng dụng cơ sở dữ liệu Client/Server và thực hiện các chức năng hướng tới nhu cầu của người sử dụng. Front End Software chia thành các loại sau: • End User Database Software: Phần mềm cơ sở dữ liệu này có thể được người sử dụng thực hiện trên thiết bị đầu cuối, truy nhập vào các cơ sở dữ liệu cục bộ, kết nối với các cơ sở dữ liệu trên Server. • Simple Query and Reporting Software là phần mềm được thiết kế để cung cấp các công cụ xử lý dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và tạo các báo cáo đơn giản từ dữ liệu đã có. • Data Analysis Software cung cấp các hàm về tìm kiếm, khôi phục và cung cấp các phân tích phức tạp cho người sử dụng.
  • 15. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 10 • Application Development Tools là phần mềm cung cấp các khả năng phát triển các ứng dụng cơ sở dữ liệu Bao gồm các công cụ về thông dịch, biên dịch đơn đến các công cụ CASE (Computer Aided Software Engineering). Chúng tự động tất cả các bước trong quá trình phát triển ứng dụng và sinh ra chương trình cho các ứng dụng. • Database Administration Tools: Các công cụ cho phép người quản trị cơ sở dữ liệu thực hiện việc quản trị cơ sở dữ liệu như định nghĩa, lưu trữ hay phục hồi. CSDL Back End Software được cài đặt trên Server cơ sở dữ liệu,. bao gồm phần mềm cơ sở dữ liệu Client/Server và phần mềm mạng 1.6.5 Distributed database model (Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán) Cả hai mô hình File Server và Client/Server đều giả định là dữ liệu nằm trên một bộ xử lý và chương trình ứng dụng truy nhập dữ liệu nằm trên một bộ xử lý khác, còn mô hình cơ sở dữ liệu phân tán lại giả định bản thân cơ sở dữ liệu có ở trên nhiều máy khác nhau. 1.7 Mô hình tham chiếu cơ sở dữ liệu phân tán Mô hình kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán tại các site gồm lược đồ tổng thể, lược đồ phân mảnh và lược đồ cấp phát. 1.7.1 Lược đồ toàn cục Lược đồ toàn cục định nghĩa tất cả dữ liệu được chứa trong cơ sở dữ liệu phân tán như trong cở sở dữ liệu tập trung. Vì vậy, lược đồ toàn cục được định nghĩa chính xác như định nghĩa lược đồ cở sở dữ liệu tập trung. Tuy nhiên, mô hình dữ liệu lược đồ toàn cục cần phải tương thích với việc định nghĩa các ánh xạ tới các mức của cở sở dữ liệu phân tán. Vì vậy mô hình dữ liêu quan hệ sẽ được sử dụng.trong kiến trúc mô hình tham chiếu cơ sở dữ liệu phân tán, định nghĩa một tập các quan hệ toàn cục. Database Tower System Application Hình 1.1 Mô hình Client-Server Network Application Application
  • 16. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 11 Hình 1.2: Mô hình tham chiếu của cơ sở dữ liệu phân tán 1.7.2 Lược đồ phân mảnh Mỗi quan hệ toàn cục có thể chia thành nhiều phần không chồng lặp lên nhau được gọi là phân mảnh. Ánh xạ giữa các quan hệ toàn cục và phân mảnh được định nghĩa là lược đồ phân mảnh. Ánh xạ này là mối quan hệ một-nhiều. Ví dụ, nhiều phân mảnh tương ứng với một quan hệ toàn cục, nhưng chỉ một quan hệ toàn cục tương ứng với một phân mảnh. Các phân mảnh được chỉ ra bằng tên của quan hệ toàn cục với một chỉ số (chỉ số phân mảnh), ví dụ, Ri chỉ đến phân mảnh thứ i trong quan hệ toàn cục R Các kiểu phân mảnh dữ liệu bao gồm phân mảnh ngang và phân mảnh dọc và một kiểu phân mảnh phức tạp hơn là sự hết hợp của 2 loại trên. Trong tất cả các kiểu phân mảnh, một phân mảnh có thể được định nghĩa bằng một biểu thức ngôn ngữ quan hệ cho các quan hệ toàn cục như là các toán hạng và kết quả đầu ra là các phân mảnh. 1.7.3 Lược đồ cấp phát Các phân mảnh là những phần logic của các quan hệ toàn cục được chứa ở một hay nhiều site trong mạng. Lược đồ cấp phát xác định các phân mảnh được chứa ở những site nào. Tất cả các phân mảnh tương ứng với cùng một quan hệ R và được lưu ở dùng một site j tạo thành một mô hình vật lý của quan hệ toàn cục lên site j. Do đó, có một ánh xạ một-một Global Schema Fragmentation Schema Allocation Schema Local mapping Schema 1 Local mapping Schema 1 DBMS of site 1 DBMS of site 2 Local databese At site 1 Local databese At site 2
  • 17. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 12 giữa một mô hình vật lý và một cặp là một quan hệ toàn cục được định danh và một chỉ số site tương ứng với một mô hình vật lý. Ký hiệu Rji tương ứng với mô hình vật lý mảnh thứ i của quan hệ R trên site j. Một ví dụ của quan hệ giứa các kiểu đối tượng được định nghĩa như trên được biểu diễn trong hình sau. Một quan hệ toàn cục R chia thành 4 phân mảnh R1, R2, R3, R4. Bốn phân mảnh này được cấp phát dư tại 3 site của mạng máy tính, vì thế tạo nên ba mô hình vật lý R1 site 1, R2 site 2 và R3.site 3 Hình 1.3: Các phân mảnh và mô hình vật lý cho một quan hệ toàn cục Có thể định nghĩa một bản sao của một phân mảnh tại một site cho trước và kí hiệu bằng tên quan hệ toàn cục R và hai chỉ số. Ví dụ R32 để chỉ bản sao của phân mảnh R2 được chứa ở site 3. Hai mô hình vật lý có thể giống nhau, ví là bản sao của nhau Lược đồ các site phụ thuộc: gồm lược đồ ánh xạ cục bộ, DBMS của các site cục bộ, cơ sở dữ liệu ở site đó. 1.7.4 Lược đồ ánh xạ cục bộ Do ba mức đầu các site độc lập, do đó chúng không phụ thuộc vào mô hình dữ liệu của DBMS cục bộ. Ở mức thấp hơn, nó cần phải ánh xạ mô hình vật lý thành các đối tượng được thao tác bởi các DBMS cục bộ. Ánh xạ này được gọi là lược đồ ánh xạ cục bộ và phụ thuộc vào kiểu của DBMS cục bộ. Trong hệ thống không đồng nhất có các kiểu khác nhau của ánh xạ cục bộ tại các site khác nhau. Yếu tố quan trong nhất để thiết kế kiến trúc này là: • Phân mảnh và phân phát dữ liệu • Quản lí dư thừa dữ liệu • Sự độc lập của các DBMS cục bộ
  • 18. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 13 1.7.5 DBMS ở các site cục bộ dộc lập Tính năng trong suốt trong ánh xạ cục bộ cho phép xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán đồng nhất hoặc không đồng nhất. Trong hệ thống đồng nhất, các lược đồ độc lập của một site được định nghĩa sử dụng cùng một mô hình như DBMS cục bộ nhưng trong hệ thống không đồng nhất thì các lược đồ ánh xạ cục bộ dùng để phối hợp các kiểu khác nhau của DBMS… 1.8 Cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu phân tán Có 3 kiểu thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán trên mạng máy tính. a) Các bản sao: Cơ sở dữ liệu được sao chép thành nhiều bản và được lưu trữ trên các site phân tán khác nhau của mạng máy tính. b) Phân mảnh: Cơ sở dữ liệu được phân thành nhiều mảnh nhỏ theo kỹ thuật phân mảnh dọc hoặc phân mảnh ngang, các mảnh được lưu trữ trên các site khác nhau. c) Mô hình kết hợp các bản sao và phân mảnh. Trên một số site chứa cấc bản sao, một số site khác chứa các mảnh 1.9 Lợi ích phân tán dữ liệu trên mạng 1. Việc phân tán dữ liệu tạo cho cơ sở dữ liệu có tính tự trị địa phương. Tại một site, dữ liệu được chia sẻ bởi một nhóm người sử dụng tại nơi họ làm việc và như vậy dữ liệu được kiểm soát cục bộ, phù hợp đối với những tổ chức phân bố tập trung. Cho phép thiết lập và bắt buộc sách lược địa phương đối với việc sử dụng cơ sở dữ liệu. 2. Tính song song trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán có thể nâng cao được hiệu quả truy nhập. Tính chất này có thể lợi dụng để xử lý song song các câu hỏi. Có hai dạng : • Câu hỏi đồng thời phát sinh tại các trạm khác nhau. • Câu hỏi có thể được phân rã thành những câu hỏi thành phần được thực hiện song song tại các trạm khác nhau. 3. Trong tổ chức phân tán, tương tranh dịch vụ, CPU, vào/ra ít hơn so với tổ chức tập trung. Độ trễ trong truy nhập từ xa có thể giảm do việc thực hiện địa phương hoá dữ liệu một cách hợp lý. 4. Độ tin cậy và tính sẵn sàng được nâng cao trong tổ chức phân tán, là một trong những mục tiêu cơ bản của tổ chức dữ liệu phân tán. Việc tổ chức lặp dữ liệu cũng có thể đảm bảo cho việc truy nhập cơ sở dữ liệu không bị ảnh hưởng khi có sự cố xảy ra đối với trạm hoặc kênh truyền, không thể làm sụp đổ cả hệ thống. 5. Tổ chức dữ liệu phân tán kinh tế hơn so với tổ chức tập trung. Giá cho một hệ máy tính nhỏ rẻ hơn nhiều so với giá của một máy tính lớn khi triển khai cùng một mục đích ứng dụng. Giá chi phí truyền thông cũng ít hơn do việc địa phương hoá dữ liệu. 6. Khả năng mở rộng hệ thống và phân chia tài nguyên. Việc mở rộng khả năng cho một hệ xử lý phân tán là dễ dàng hơn và cho phép thực hiện tốt hơn.
  • 19. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 14 Câu hỏi trắc nghiệm 1. Cơ sở dữ liệu phân tán là sự: A. Hợp nhất lý thuyết cơ sở dữ liệu và công nghệ mạng máy tính. B. Hợp nhất công nghệ viễn thông và tin học. C. Tích hợp công nghệ tin học và cơ sở dữ liệu. 2. Khái niệm hệ cơ sở dữ liệu phân tán bao gồm khái niệm về: A. Cơ sở dữ liệu phân tán và công nghệ mạng máy tính. B. Cơ sở dữ liệu tập trung và tối ưu hoá câu hỏi C. Cơ sở dữ liệu phân tán và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán. 3. Cơ sở dữ liệu phân tán là: A. Một tập các cơ sở dữ liệu có quan hệ với nhau về mặt logic và được phân tán trên một mạng máy tính. B. Một tập các cơ sở dữ liệu được phân tán trên một mạng máy tính. C. Một tập các cơ sở dữ liệu được cài đặt lưu trữ trên các máy chủ. 4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán là: A. Hệ thống phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và làm cho sự phân tán đó là trong suốt đối với người sử dụng. B. Hệ thống phần mềm điều khiển truy nhập cơ sở dữ liệu phân tán . C. Hệ thống phần mềm thực hiện các phép lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu trên mạng máy tính. 5. Đặc trưng của cơ sở dữ liệu phân tán là: A. Dữ liệu được phân tán trên mạng máy tính và có quan hệ logic. với nhau B. Tập các file dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị nhớ của mạng máy tính. C. Tập các file dữ liệu có quan hệ với nhau về mặt logic Tower System Database Tower System Middleware Server Tower System Application Server Tower System Network Network Hình 1.4 Mô hình Client-Server nhiều lớp Database Server Application ServerApplication Application Application
  • 20. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 15 6. Độc lập dữ liệu được hiểu là: A. Tổ chức lưu trữ dữ liệu là trong suốt đối với người sử dụng dụng. B. Các chương trình ứng dụng không phụ thuộc vào tổ chức lưu trữ dữ liệu. C. Tổ chức lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ của mạng 7. Đặc trưng về độc lập dữ liệu trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán là: A. Sự trong suốt phân tán B. Các ứng dụng được phân tán. C. Cơ sở dữ liệu tổ chức lưu trữ tập trung 8. Mô hình cơ sở dữ liệu tập trung: A. Ứng dụng, hệ quản trị CSDL và CSDL được cài đặt trên cùng một bộ xử lý. B. Ứng dụng, hệ quản trị CSDL cài đặt khác hệ thống máy tính với CSDL C. Ứng dụng, hệ quản trị CSDL và CSDL được cài đặt trên các vị trí khác nhau 9. Mô hình cơ sở dữ liệu Client/Server A. CSDL được cài đặt trên Server, các ứng dụng trên các máy Client và phần mềm cơ sở dữ liệu được cài đặt trên cả Client lẫn Server. B. CSDL được cài đặt trên Server, các ứng dụng trên các máy Client C. CSDL, các ứng dụng và hệ quản trị CSDL được cài đặt trên Server 10. Mô hình kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán tại các site gồm: A. Lược đồ tổng thể, lược đồ phân mảnh và lược đồ cấp phát. B. Lược đồ khái niệm, lược đồ quan hệ và lược đồ cấp phát. C. Lược đồ tổng thể, lược đồ cục bộ và các chiến lược truy nhập. 11. Lược đồ toàn cục trong cơ sở dữ liệu phân tán được định nghĩa như: A. Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ B. Lược đồ khái niệm. C. Lược đồ cục bộ 12. Khái niệm phân mảnh cơ sở dữ liệu được hiểu là: A. Quan hệ toàn cục có thể chia thành nhiều mảnh không chồng lặp B. Các quan hệ được cài đặt trên các site khác nhau. C. Các quan hệ được sao chép và cài đặt trên các site khác nhau. 13. Khái niệm cấp phát trong cơ sở dữ liệu phân tán được hiểu là: A. Phương pháp cài đặt các bản sao, phân mảnh trên mạng máy tính B. Phương pháp phân mảnh dữ liệu C. Phương pháp cài đặt cơ sở dữ liệu trên mạng máy tính 14. Các kiểu thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán trên mạng máy tính. D. Bản sao, phân mảnh và kết hợp bản sao và phân mảnh. E. Bản sao và phân mảnh F. Phân mảnh 15. Tính tự trị địa phương, nghĩa là A. Dữ liệu được chia sẻ bởi một nhóm người sử dụng, kiểm soát cục bộ.
  • 21. Chương I: Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu phân tán 16 B. Dữ liệu được phân tán trên nhiều vị trí, kiểm soát toàn cục. C. Dữ liệu lưu trữ tập trung. 16. Tính song song trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán nghĩa là: A. Các câu hỏi truyền về vị trí chính và xử lý. B. Xử lý đồng thời các câu hỏi tại các vị trí khác nhau. C. Câu hỏi phân rã thành các câu hỏi thành phần, thực hiện song song tại các vị trí khác nhau. 17. Một trong những ưu điểm cơ bản của tổ chức dữ liệu phân tán là: A. Độ tin cậy và tính sẵn sàng được nâng cao. B. Đảm bảo an toàn cho việc truy nhập cơ sở dữ liệu khi có sự cố xảy, không thể làm sụp đổ cả hệ thống. C. Nâng cao hiệu quả 18. Tổ chức dữ liệu phân tán kinh tế hơn so với tổ chức tập trung, vì: A. Giá cho một hệ máy tính nhỏ rẻ hơn B. Hiệu quả hơn khi triển khai cùng một mục đích ứng dụng. C. Giá chi phí truyền thông thấp hơn.
  • 22. 17 TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ CỎ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN Trong chương này sẽ ôn lại các khái niệm về cơ sở dữ liệu quan hệ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản, nền tảng cho kiến trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán. Kiến trúc của một hệ thống xác định cấu trúc của hệ thống. Xác định các thành phần của hệ quản trị phân tán, các chức năng của mỗi thành phần được mô tả. xác định các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần. Nội dung của chương bao gồm: • Khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. • Tiêu chuẩn hoá hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán • Mô hình kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 2.1 Ưu điểm cách tiếp cận mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ có các đặc trưng sau sau: 1. Tính đơn giản: Mô hình CSDL quan hệ bao gồm các quan hệ (Relation) đã mô tả được thế giới hiện thực dữ liệu một cách chính xác, khách quan, phù hợp với cách nhìn thông thường của người sử dụng. Cấu trúc dữ liệu có tính đơn giản, bởi các thông tin về các thực thể và các ràng buộc của các thực thể được biểu diễn duy nhât trong các bảng hai chiều, trong suốt với người sử dụng. 2. Tính độc lập dữ liệu: Tính độc lập dữ liệu trong các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ cao, vì nó thể hiện được tính độc lập dữ liệu ở mức vật lý, tức là cấu trúc lưu trữ và chiến lược truy nhập CSDL vật lý có thể thay đổi bởi người quản trị CSDL nhưng không làm thay đổi sơ đồ quan niệm và ngược lại. Tính độc lập dữ liệu logíc, ở mức quan niệm, là mối quan hệ giữa khung nhìn của người sử dụng và CSDL quan niệm không phụ thuộc lẫn nhau. 3. Tính đối xứng: Do cấu trúc biểu diễn dữ liệu trong các hệ CSDL quan hệ, các câu hỏi đối xứng, kết quả của các câu hỏi cũng đối xứng và biểu diễn bằng quan hệ. Mô hình quan hệ cho phép các thao tác trên quan hệ theo kiểu tập hợp. đặc tính này cho phép phát triển các ngôn ngữ phi cấu trúc trên cơ sở lý thuyết đại số quan hệ hoặc các phép tính quan hệ. 4. Có cơ sở lý thuyết vững chắc: Mô hình CSDL quan hệ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết toán học quan hệ chặt chẽ, logic. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là tập các phép toán có cấu trúc quan hệ. Tóm lại các hệ CSDL quan hệ có nền tảng lý thuyết vững, chặt chẽ và logic, đảm bảo được tính độc lập và tính nhất quán dữ liệu (Data Consistency). Các trạng thái nhất quán được định nnghĩa và duy trì một cách thống nhất qua các quy tắc toàn vẹn dữ liệu (Intergrity Rule). Khi thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ được hỗ trợ bởi quá trình chuẩn hoá dữ liệu, quá trình này loại bỏ được các dị thường thông tin. 2
  • 23. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 18 2.2 Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ 2.2.1 Khái niệm về quan hệ Cơ sở dữ liệu là tập hợp dữ liệu có cấu trúc, giữa các thành phần có mối quan hệ tương tác với nhau. Mô hình hoá dữ liệu phản ảnh thế giới hiện thực khách quan dữ liệu. Một quan hệ R (Relation) được định nghĩa là một tập con của tích Đề các của một hoặc nhiều miền xác định. Cho Ω := {A1 , A2 ,.. , An} là một tập hữu hạn các thuộc tính, khác rỗng và các phần tử không nhất thiết phân biệt nhau. Mỗi một thuộc tính Ai ∈ Ω, i =1÷n có một miền giá trị xác định (Domain), ký hiệu D(Ai) = Dom(Ai). Ví dụ, miền xác định năm sinh của nhân viên trong cơ quan là tập các giá trị từ 1900 đến 1999 chẳng hạn. Nói rằng R là một quan hệ trên tập Ω khi và chỉ khi nó là một tập con của tích Đề các của các miền xác định D(a1), D(a2),.., D(an). Ký hiệu R(Ω) = R(A1 , A2 , .. , An). Tức là R(Ω) ⊆ D(a1) x D(a2) x...x D(an). Một quan hệ R(Ω) trên tập các thuộc tính Ω thường được biểu diễn bằng một bảng 2 chiều. Các thuộc tính (Attributes) của quan hệ là các cột A1 , A2 ,.. , An , và các hàng được gọi là các bộ (Tuple) của quan hệ, hay còn được gọi là các bản ghi của quan hệ. Ký hiệu r ∈ R(Ω). Giá trị một bộ gồm n thành phần r = (a1, a2,.., an) được rút từ giá trị các miền xác định tương ứng, tức là r(A1) = a1 ∈ D(A1), r(A2) = a2 ∈ D(A2), ., r(An) = an ∈ D(An), trong đó các ký hiệu D(Ai) := Dom(Ai) là miền xác định của Ai ∈ Ω, i = 1÷ n. Có thể định nghĩa quan hệ R(Ω) cách khác như sau : R(Ω) = {(d1, d2,.., dn )⏐di ∈ D(Ai) , Ai ∈ Ω , i =1÷ n }. Ví dụ 2.1: • Quan hệ nhân viên EMP (Employee) gồm các thuộc tính như sau: ENO mã số nhân viên ENAME tên nhân viên, TITLE chức vụ nhân viên , SAL(mức lương mhân viên), PNO mã số dự án mà nhân viên đó tham gia, RESP nhiệm vụ được giao thực hiện dự án và DUR thời gian tham gia dự án tính theo tháng. EMP (ENO, ENAME, TITLE, SAL, PNO, RESP, DUR) Giá trị của thuộc tính ENO được lấy từ miền xác định mã số, giá trị của ENAME được lấy từ miền xác định tên các nhân viên hợp lệ, .Một thuộc tính trong quan hệ không nhất A1 A2 ............ An r1 r1 (A1) r1 (A2) ........... r1 (An) r2 r2 (A1) r2 (A2) ........... r2 (An) .............. ............... ................ ................ rn rn (A1) rn (A2) ................ rn (An) Hình 2.1 Quan hệ biểu diễn thành bảng
  • 24. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 19 thiết lấy giá trị của các miền xác định khác nhau. Có thể nhiều thuộc tính có thể định nghĩa trên cùng một miền xác định. Hình 2.2a Một thể hiện của quan hệ nhân viên EMP • Quan hệ dự án PROJ bao gồm các thông tin: PNO mã số dự án, PNAME tên dự án, và kinh phí dự án.BUDGET PROJ (PNO, PNAĐGETBUGET) Hình 2.2b Một thể hiện của quan hệ dự án PROJ 2.2.3 Phụ thuộc hàm Phụ thuộc hàm có tầm quan trọng đối với người quản trị cơ sở dữ liệu trong việc thiết kế và cài đặt các mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. Cơ sở lý thuyết về chuẩn hoá dữ liệu dựa trên các khái niệm phụ thuộc hàm và khoá của quan hệ. Phụ thuộc hàm là khái niệm được xây dựng để mô tả các ràng buộc trong cơ sở dữ liệu. Nói rằng mã mặt hàng xác định số lượng, đơn giá, ngày nhập kho... của một mặt hàng. Nói cách khác, mỗi một giá trị của thuộc tính mã mặt hàng xác định duy nhất giá trị của thuộc tính số lượng, đơn giá ... của mặt hàng. Ràng buộc này sẽ từ chối khi chèn thêm thông tin về một mặt hàng mới mà chưa được xác định mã mặt hàng, vì sẽ mâu thuẫn, không nhất quán trong tổ chức lưu trữ dữ liệu. ENO ENAME TITLE SAL PNO RESP DUR E1 J.Doe Elect.Eng 40000 P1 Manager 12 E2 M.Smith Analyst 34000 P1 Analyst 24 E2 M.Smith Analyst 34000 P2 Analyst 6 E3 A.Lee Mech.Eng 27000 P3 Consultant 10 E3 A.Lee Mech.Eng 27000 P4 Engineer 48 E4 J.Miller Programmer 24000 P2 Programmer 18 E5 B.Casey Syst.Anal 34000 P2 Manager 24 E6 L.Chu Elect.Eng 40000 P4 Manager 48 E7 R.David Mech.Eng 27000 P3 Engineer 36 E8 J.Jones Syst.Anal 34000 P3 Manager 40 PNO PNAME BUDGET P1 Instrumentation 150000 P2 Database Develop 135000 P3 CAD/CAM 250000 P4 Maintenance 310000
  • 25. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 20 Định nghĩa: Gọi R là một quan hệ trên tập Ω và cho X và Y là 2 tập con bất kỳ của Ω. Nói rằng X xác định Y hay Y phụ thuộc hàm vào X, ký hiệu f : X → Y, khi và chỉ khi nếu 2 bộ bất kỳ r và s của quan hệ R: (∀ r, s ∈ R ) (r(X) = s(X)) thì suy ra r(Y) = s(Y), Hay (∀ r, s ∈ R ) ((∀a ∈ X) (r(a) = s(a)) thì suy ra (∀b∈ Y) (r(b) = s(b))). Nói cách khác, khi đối số trùng nhau thì hàm có cùng giá trị. Một giá trị của Y được xác định bởi một giá trị của X. Ví dụ 2.2: Trong quan hệ Nhân viên EMP và quan hệ quản lý dự án PRỌ, hình 2.2, có các phụ thuộc sau: ENO→ (ENAME,TITLE, SAL), PNO → (PNAME, BUDGET), TITLE → SAL (ENO, PNO) → (ENAME, TITLE, SAL, PNAME, BUDGET) Định nghĩa: Gọi R là một quan hệ trên tập Ω và cho X , Y là các tập con bất kỳ ∀X,Y ⊆ Ω. Ký hiệu là X→→ Y, nghĩa là X xác định đa trị Y hay Y phụ thuộc đa trị vào X, . khi và chỉ khi nếu mỗi một giá trị của X xác định một tập giá trị của Y mà không liên quan gì đến các thuộc tính còn lại Ω – X – Y. Từ định nghĩa trên có thể suy ra rằng, nếu X →Y thoả trên quan hê R thì X →→ Y cũng thoả trên R. Vì vậy phụ thuộc đa trị là tổng quát hoá của phụ thuộc hàm. Ví dụ 2.3: Quan hệ SKILL (ENO, PNO, PLACE), ngữ nghĩa như sau: • Một nhân viên có thể tham gia nhiều dự án. • Một dự án có thể thực hiện tại nhiều nơi khác nhau. • Một nhân viên có thể làm việc tại nhiều nơi. Hình 2.3 Một thể hiện của quan hệ SKILL Các phụ thuộc đa trị: ENO →→ PNO.và ENO →→ PLACE ENO PNO PLACE E1 P1 Toronto E1 P1 New Ỷork E1 P1 London E1 P1 Toronto E1 P2 New Ỷork E1 P2 London E2 P1 Toronto E2 P1 New York E2 P1 London E2 P2 Toronto
  • 26. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 21 2.2.4 Khoá lược đồ quan hệ Trong một lược đồ quan hệ luôn luôn tồn tại một thuộc tính hay một tập các thuộc tính có khả năng biểu diễn duy nhất các thuộc tính còn lại. Nói cách khác giá trị của một hay nhiều thuộc tính có thể xác định duy nhất giá trị các thuộc tính khác. Tập thuộc tính có tính chất như trên được gọi là khoá của lược đồ quan hệ. Thông thường trong một lược đồ quan hệ có thể tồn tại nhiều khoá. Trong số đó sẽ chọn một khoá làm khoá chính sao cho đơn giản và không nhập nhằng thông tin. Định nghĩa: Cho s = < Ω , F > là một lược đồ quan hệ , Ω là tập các thuộc tính khác rỗng và tập các phụ thuộc hàm (tập phủ tối tiểu) F := {A → B⏐ A, B ⊆ Ω }. Cho tập con bất kỳ ∀X⊆ Ω . Nói rằng X là khoá (Key) của lược đồ quan hệ s khi và chỉ khi: a) ( X → Ω) ∈ F + b) Không tồn tại Z ⊂ X sao cho (Z → Ω ) ∈ F + Nếu X thoả điều kiện (a) và không thỏa đIều kiện (b) được gọi là siêu khoá của lược đồ quan hệ (Supperkey) s = <Ω, F>. Điều kiện (a) và (b) khảng định các thuộc tính không khoá phụ thuộc đầy đủ vào khóa. Từ định nghĩa trên có thể suy ra rằng X là khóa của lược đồ quan hệ khi và chỉ khi X+ = Ω và (X – A)+ ≠ Ω, ∀A∈ X. Điều này có nghĩa là mỗi một giá trị của khoá xác định duy nhất giá trị của các thuộc tính không khoá. Giá trị khoá khác nhau thì giá trị các bộ có chứa giá trị khoá cũng khác nhau. Nếu loại bỏ một phần thông tin về khóa thì thông tin của các thuộc tính còn lại không thể xác định được. Như vậy khoá là tập các thuộc tính sao cho bao đóng của nó là nhỏ nhất. Nghĩa là nếu thêm hoặc loại bỏ các phần tử của khoá sẽ là dư thừa hay thiếu thông tin. Mỗi một giá trị thuộc tính không thể nhận giá trị chưa được biết (giá trị null) hoặc các giá trị chưa được xác định. Trong nhiều trường hợp, tồn tại một thuộc tính hay một tổ hợp các thuộc tính có tính chất xác định như khoá chính, khi đó nói rằng trong lược đồ tồn tại khoá dự bị. Khoá chính có thể tuỳ chọn trong số các khoá dự bị của lược đồ quan hệ. 2.2.5 Chuẩn hoá dữ liệu Khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện các dị thường thông tin. Nghĩa là trong dữ liệu lưu trữ, sự dư thừa, mất dữ liệu, mâu thuẫn hay không nhất quán dữ liệu có thể xẩy ra khi cập nhật, bổ sung hay sửa đổi dữ liệu. Dị thường thông tin là nguyên nhân gây cản trở cho việc tìm kiếm, hỏi đáp thông tin. Mục tiêu của chuẩn hoá dữ liệu là triệt tiêu mức cao nhất khả năng xuất hiện các dị thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ. Có như vậy mục tiêu của các hệ cơ sở mới được bảo đảm. Dữ liệu lưu trữ phản ánh thế giới hiện thực khách quan, đầy đủ hơn và sinh động hơn. Bốn vấn đề sau có thể tồn tại trong một lược đồ quan hệ 1. Dị thường thông tin do dữ liệu lặp:Một số thông tin thường bị lặp lại. Chẳng hạn xét quan hệ quản lý nhân viên EMP, tên, chức vụ và lương nhân viên được lặp lại trong nhiều dự án mà họ tham gia. Điều này không chỉ làm lãng phí bộ nhớ lưu trữ, mà còn dẫn đến mâu thuẫn và không nhất quán thông tin.
  • 27. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 22 2. Dị thường thông tin khi cập nhật: Khi thực hiện các phép lưu trữ như sửa đổi, bổ sung dữ liệu có thể xuất hiện nhiều rắc rối cho dữ liệu lưu trữ. Ví dụ lương của nhân viên thay đổi phải thay đổi nhiều thông tin khác trong các bộ cần phải thay đổi, cần phải cập nhật lại. những thông tin thay đổi cố thể liên quan đến các thông tin trong các quan hệ khác. 3. Dị thường thông tin khi chèn thêm: Trong nhiều trường hợp không thể đưa thêm thông tin mới vào cơ sở dữ liệu, vì các giá trị của thành phần khoá chưa được xác định. Ví dụ chèn thêm thông tin về họ tên, chức vụ, mức lương của một nhân viên mới nhận vào làm việc công ty. Không thể thực hiện được vì khoá của quan hệ nhân viên EMP bao gồm thuộc tính ENO và PNO, giá trị thuộc tính PNO chưa được xác định vì nhân viên đó chưa được giao thực hiện dự án. 4. Dị thường thông tin khi thực hiện phép xoá:Trường hợp này trái ngược với trường hợp chèn thêm. Nếu một nhân viên làm việc cho một dự án, dự án này chỉ có duy nhất nhân viên đó thực hiên và nhân viên đó chỉ tham gia dự án duy nhất đó. Kkhi chấm dứt dự án, không thể xoá thông tin này ra quan hệ EMP, vì khi xoá sẽ làm mất thông tin về cá nhân nhân viên đó và làm mất thông tin về dự án đó. Hinh 2.4 Mối quan hệ giữa các lớp dạng chuẩn lược đồ quan hệ Khi thiết kế và cài đặt các hệ CSDL, quá trình chuẩn hoá là quá trình biến đổi một lược đồ quan hệ về nhóm các lược đồ quan hệ không xuất hiện các vấn đề trên. Phương pháp chuẩn hoá thường là phân mảnh dọc, bằng cách khảo sát danh sách các thuộc tính và áp dụng tập các quy tắc phân tích vào danh sách đó, biến đổi chúng thành nhiều tập nhỏ hơn sao cho tối thiểu việc lặp lại, tránh dị thường thông tin.và xác định và giải quyết được sự không rõ ràng, nhập nhằng trong suy diễn. Quá trình chuẩn hoá là quá trình tách lược đồ quan hệ về một nhóm tương đương các lược đồ quan hệ chiếu sao cho khi kết nối tự nhiên không làm tổn thất thông tin và bảo toàn Các quan hệ chuẩn hoá & chưa chuẩn hoá Các quan hệ chuẩn 1NF Các quan hệ chuẩn 2NF Các quan hệ chuẩn 3NF/BCNF Các quan hệ chuẩn 4NF Các quan hệ chuẩn 5NF Các quan hệ chuẩn DKNF
  • 28. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 23 được các phụ thuộc hàm. Cơ sở chuẩn hoá dựa trên các khái niệm về phụ thuộc hàm, phụ thuộc đầy đủ, khoá, các thuộc tính không khoá... Một mô hình được xem là mô hình chuẩn hoá tốt, lý tưởng là mô hình ở đó mỗi một thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào khoá. Quan hệ chuẩn hoá là những quan hệ mà mỗi giá trị thuộc tính trong bộ là những thuộc tính nguyên tố, không phân chia ra đựợc. Nói cách khác, mỗi toạ độ của hàng và cột trong quan hệ chỉ có đúng một giá trị chứ không phải là một tập các gía trị. 2.2.6 Các dạng chuẩn dữ liệu Dạng chuẩn 1 – 1NF (First Normal Form): Lược đồ quan hệ s = <Ω, F > được gọi là dạng chuẩn 1 – 1NF, khi và chỉ khi các thuộc tính chỉ chứa các giá trị nguyên tố (giá trị nguyên tố là giá trị không thể tách ). Thường các quan hệ chuẩn hoá là các quan hệ dạng chuẩn 1NF. Nói cách khác các bảng phải phẳng, không có các nhóm lặp. Tuy nhiên, cấu trúc biểu diễn dữ liệu trong các quan hệ dạng 1NF còn nhiều điều bất tiện. Vì vậy khi thao tác thực hiện các phép chèn thêm, sửa đổi hay bổ sung cập nhật dữ liệu thường xuất hiện dị thường thông tin, không thể chấp nhận được trong quá trình tìm kiếm. Ví dụ: Xét quan hệ S(S#,PRO), thấy rằng thuộc tính PRO chứa các giá trị không nguyên tố. Vì vậy quan hệ này không phải là quan hệ dạng chuẩn 1NF. Dạng chuẩn 2 – 2NF (Second Normal Form): Lược đồ quan hệ s= <Ω, F > được gọi là dạng chuẩn 2NF, khi và chỉ khi nó là dạng chuẩn 1NF và các thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm đầy đủ vào khoá. Nói cách khác, nếu s= <Ω, F > là dạng chuẩn 1NF và không tồn tại các phụ thuộc hàm X → Y ∈ F + sao cho X là tập con thực sự của khóa và Y là thuộc tính không khóa. Ví dụ 2.4: Cho Ω = {A, B, C, D, E, G} và F = {AB→C, D→ EG, C→ A, BE→ C, BC→ D, CG→BD, ACD→ B, CE →AG}. Các khoá của lược đồ quan hệ gồm: K1 = {A, B}, K2 = {B, E}, K3 = {C, G}, K4 = {C, E}, K5 = {C, D}, K6 = {B, C}. Như vậy không tồn tại các thuộc tính không khoá, vì vậy lược đồ quan hệ trên dạng chuẩn 2NF. PRO S# P# QTY S1 100 1 200 1 300 2 S2 100 2 200 2 S3 300 3 100 1 Hình 2.5 Một thí dụ quan hệ không 1NF
  • 29. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 24 Dạng chuẩn 3 - 3NF (Third Normal Form): Lược đồ quan hệ s= <Ω, F > được gọi là dạng chuẩn 3NF, khi và chỉ khi không tồn tại phụ thuộc hàm X → Y ∈ F+ sao cho X+ ≠ Ω , Y ⊄ X và Y là thuộc tính không khóa. Nói cách khác nếu X → Y ∈ F + , Y ⊄ X thì khi đó hoặc X là khóa của lược đồ quan hệ hoặc Y là một thuộc tính của khóa. Trong lược đồ 2NF, cấm tất cả các thuộc tính không khoá phụ thuộc vào các tập con thực sự của khoá. Trong dạng chuẩn 3NF, cấm các thuộc tính không khoá phụ thuộc hàm vào tất cả các tập thuộc tính có bao đóng khác Ω. Mọi lược đồ quan hệ dạng chuẩn 3NF thì cũng là quan hệ dạng chuẩn 2NF. Ví dụ 2.5: Quan hệ PROJ có dạng chuẩn 3NF. Tuy nhiên quan hệ EMP là quan hệ không là 3NF, vì phụ thuộc hàm TITLE → SAL, vi phạm quy định 3NF. TITLE không phải là khoá và SAL không phải là thuộc tính của khoá. Khi thực hiện các phép chèn thêm thông tin về tiền lương của một chức vụ cụ thể, điều này sẽ không thể thực hiện được, vì giá trị của các thuộc tính khoá ENO và PNO chưa được xác định. Tương tự, sẽ xuất hiện bất thường thông tin khi thực hiện các phép xoá hoặc sửa đổi giá trị các thuộc tính trong quan hệ quản lý nhân viên EMP. Có thể phân mảnh quan hệ EMP thành 2 quan hệ như sau: EMP (ENO,ENAME, TITLE, PNO, RESP, DUR) PAY (TITLE, SAL). Hiển nhiên quan hệ PAY là quan hệ có dạng chuẩn 3NF, nhưng cấu trúc quan hệ EMP vẫn còn nhiều bất tiện khi thực hiện các phép chèn thêm, xoá bỏ hay sửa đổi giá trị các thuộc tính, vì EMP không phải là quan hệ 3NF, phụ thuộc ENO → (ENAME, TITLE) vi phạm quy định 3NF, ENO không phải là khoá và các thuộc tính ENAME, TITLE không phải là các thuộc tính khoá.. Quan hệ EMP được phân rã tiếp thành 2 quan hệ sau có dạng chuẩn 3NF: EMP (ENO,ENAME, TITLE) ASG (ENO, PNO, RESP, DUR) Có nhiều thuật toán phân rã trực tiếp một quan hệ có dạng chuẩn 1NF về các quan hệ 3NF không tổn thất thông tin và bảo toàn các phụ thuộc hàm Dạng chuẩn Boyce Codd : Lược đồ quan hệ s = <Ω, F> được gọi là lược đồ dạng chuẩn Boyce - Codd (BCNF), nếu với mọi phụ thuộc X → Y ∈ F+ , thì khi đó hoặc Y ⊆ X (phụ thuộc tầm thường), hoặc X là một khoá của lược đồ quan hệ. Tức là nếu mọi X →Y∈ F+ , Y ∉ X thì X+ = Ω. Định nghĩa dạng chuẩn 3NF và BCNF giống nhau trừ mệnh đề “ hoặc Y là một thuộc tính của khóa”. Điều này có nghĩa là nếu lược đồ quan hệ dạng chuẩn BCNF thì cũng là 3NF. Trong định nghĩa 3NF, loại trừ các thuộc tính không khóa phụ thuộc vào các thuộc tính có bao đóng khác Ω, còn trong định nghĩa BCNF thì loại trừ tất cả các thuộc tính phụ
  • 30. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 25 thuộc vào các thuộc tính có bao đóng khác Ω. Các quan hệ EMP, ASG, PAY và PROJ là những quan hệ có dạng chuẩn là BCNF.. Có thể phân rã trực tiếp một quan hệ 1NF về các quan hệ BCNF không tổn thất thông tin, nhưng không đảm bảo có sự bảo toàn các phụ thuộc. Các dạng chuẩn lược đồ quan hệ lồng nhau, nghĩa là nếu lược đồ quan hệ dạng chuẩn BCNF thì cũng là dạng chuẩn 3NF, nếu đã là 3NF cũng là dạng chuẩn 2NF và nếu 2NF cũng là dạng chuẩn 1NF. Ký hiệu BCNF ⊂ 3NF ⊂ 2NF ⊂ 1NF. Nhận biết một lược đồ quan hệ là dạng chuẩn 3NF: • Xác định tập các thuộc tính không khóa Y. • Kiểm tra xem có tồn tại phụ thuộc X → Y∈ F+ , Y ⊄ X và X+ ≠ Ω. Nhận biết một lược đồ quan hệ là dạng chuẩn BCNF • Xác định các tập các thuộc tính X sao cho X+ ≠ Ω. • Kiểm tra xem có tồn tại phụ thuộc X → Y∈ F+ , Y ⊄ X. Ví dụ 2.6 a) Cho Ω = {A, B, C, D, E, G, H} và F = {C → AB, D → E, B → G}. • Khoá của lược đồ K = {H, C, D}. • Tập các thuộc tính không khoá: NK = {A, B, E, G}. • Vế phải của các phụ thuộc C → AB, D → E và B → G là các thuộc tính không khoá, và C+ ≠ Ω, D+ ≠ Ω và B+ ≠ Ω . • Lược đồ là dạng chuẩn 3NF b) Cho Ω = {A, B, C, D} và F = {AB → C, C → ABD}. • Tập có bao đóng khác Ω : X = A, X = B, X = D, X = AD, X = BD. • Không tồn tại X → Y ∈ F+ + , Y ⊄ X , suy ra BCNF. c) Cho Ω = {A, B, C, D, E, G, H} và F = {A → BC, D → E, H → G}. • Tồn tại D → E ∈ F+ , D+ ≠ Ω, suy ra lược đồ không BCNF. Tồn tại lược đồ quan hệ không 3NF thì cũng không là chuẩn Boyce Codd. Dạng chuẩn 4NF: Một quan hệ được gọi là dạng chuẩn 4NF, nếu với mọi phụ thuộc đa trị X→→ Y thì X cũng xác định hàm tất cả các thuộc tính trong lược đồ quan hệ. Vì vậy nếu một lược đồ quan hệ có dạng chuẩn BCNF và các phụ thuộc là phụ thuộc hàm thì quan hệ này có dạng 4NF. Lược đồ quan hệ 4NF không chứa phụ thuộc đa trị thực sự , chỉ chứa các phụ thuộc hàm, hoặc chỉ chứa một phụ thuộc đa trị duy nhất. Ví dụ 2.7: Các quan hệ EMP, PROJ, PAY và ASG là các quan hệ 4NF vì trong chúng không tồn tại phụ thuộc đa trị nào. Tuy nhiên quan hệ SKILL là quan hệ không dạng chuẩn 4NF, vì chứa 2 phụ thuộc đa trị. Có thể phân rã quan hệ SKILL thành 2 quan hệ có dạng chuẩn 4NF có dạng như sau: EP (ENO, PNO) EL (ENO, PLACE)
  • 31. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 26 Quan hệ dạng chuẩn 5NF: Một lược đồ quan hệ được gọi là lược đồ quan hệ dạng chuẩn 5NF, hoặc gọi là lược đồ quan hệ chiếu - nối (Projection – Join Normal Form- PJNF), nếu mỗi một phụ thuộc nối được xác định bởi khoá của lược đồ quan hệ Hình 2.6 Các quan hệ đã được chuẩn hoá Ví dụ 2.7: Trong quan hệ EMP, có thể định nghĩa phụ thuộc chiếu - nối như sau: *((ENO, ENAME, (ENO, TITLE)) được khảng định bởi khoá ENO. Dễ dàng thấy rằng các quan hệ EMP, ASG, PAY và ASG là các quan hệ có dạng chuẩn 5NF: EMP (ENO, ENAME, TITLE) PAY (TITLE, SAL) PROJ (PNO, PNAME, BUDGET) ASG (ENO, PNO, RESP, DUR) 2.3 Quy tắc toàn vẹn dữ liệu Quy tắc toàn vẹn dữ liệu (Integrity Rule) là các quy tắc ràng buộc các trạng thái nhất quán của dữ liệu. Ràng buộc dữ liệu có thể là các ràng buộc cấu trúc hay các ràng buộc về ENO ENAME TITLE E1 J.Doe Elect.Eng E2 M.Smith Analyst E2 M.Smith Analyst E3 A.Lee Mech.Eng E3 A.Lee Mech.Eng E4 J.Miller Programmer E5 B.Casey Syst.Anal E6 L.Chu Elect.Eng E7 R.David Mech.Eng E8 J.Jones Syst.Anal ENO PNO RESP DUR E1 P1 Manager 12 E2 P1 Analyst 24 E2 P2 Analyst 6 E3 P3 Consultant 10 E3 P4 Engineer 48 E4 P2 Programmer 18 E5 P2 Manager 24 E6 P4 Manager 48 E7 P3 Engineer 36 E8 P3 Manager 40 TITLE SAL Elect.Eng 40000 Mech.Eng 27000 Programmer 24000 Syst.Anal 34000 PNO PNAME BUDGET P1 Instrumentation 150000 P2 Database Develop 135000 P3 CAD/CAM 250000 P4 Maintenance 310000 EMP ASG PROJ PAY
  • 32. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 27 hành vi. Giữa các thực thể dữ liệu tồn tại các mối quan hệ, ràng buộc lẫn nhau. Đó là tập các quy tắc, quy định, những yêu cầu dữ liệu trong cơ sở dữ liệu phải thoả mãn. Mục đích việc xây dựng các ràng buộc dữ liệu là nhằm bảo đảm tính độc lập và toàn vẹn dữ liệu. Dữ liệu lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hiện thực khách quan, không dư thừa, mâu thuẫn thông tin. Các hệ cơ sở dữ liệu cần phải có các cơ chế cho việc mô tả các ràng buộc và quản lý các ràng buộc đã được mô tả. Có rất nhiều loại ràng buộc. Ràng buộc về kiểu, ràng buộc giải tích, ràng buộc logic... đó là các khái niệm về phụ thuộc hàm, phụ thuộc đa trị, phụ thuộc kết nối. a) Ràng buộc kiểu: Loại ràng buộc thấp nhất, mô tả tính chất của các thuộc tính khi tạo lập CSDL Ngoài tên của thuộc tính, thuộc tính đó kiểu gì, chuỗi ký tự, kiểu số, kiểu ngày, kiểu logic...và độ dài là bao nhiêu. Ví dụ thuộc tính “Số điện thoại” là kiểu chuỗi ký tự đúng bằng 7 ký tự trong xâu. Hệ thống sẽ không chấp nhận , nếu nhập vào CSDL một số điện thoại kiểu số hoặc kiểu xâu nhưng chưa đủ hoặc vượt quá 7 ký tự . Phản ứng của hệ thống hoặc là đưa ra thông báo “ Dữ liệu không hợp lệ”, hoặc cắt đi những ký tự thừa. b) Ràng buộc giải tích: Là những ràng buộc giữa các thuộc tính được biểu diễn bằng các biểu thức toán học. Ví dụ khi nhập “số lượng” và “đơn giá” của một mặt hàng, hệ thống sẽ tự động tính giá trị của thuộc tính “thành tiền” theo công thức “số lượng” x “đơn giá” = “thành tiền”. Hoặc đánh giá năng lực học tập của một em học sinh, khi nhập giá trị “điểm trung bình” của từng em vào hệ thống , hệ thống tự động đánh giá em đó có năng lực học tập là “kém”, “trung bình”, “khá” hay “giỏi”. c) Ràng buộc logic: Mối quan hệ giữa các thuộc tính không phải là các ràng buộc giải tích, được gọi là phụ thuộc hàm. Thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào thuộc tính X , nghĩa là mỗi một giá trị của X xác định giá trị của Y. Ví dụ nếu người ta biết số điện thoại có thể xác định tên thuê bao, địa chỉ thuê bao. Nói cách khác có thể xác định các thông tin về thuê bao có số điện thoại đó. Những ràng buộc logic có thể là ánh xạ một – một hoặc một – nhiều. 2.4 Ngôn ngữ dữ liệu quan hệ. 2.4.1 Đại số quan hệ Đại số quan hệ là một trong những ngôn ngữ thao tác dữ liệu, bao gồm các phép toán trên các quan hệ của một cơ sở dữ liệu cho trước. Các toán hạng là các quan hệ, kết quả cũng là một quan hệ. Có 5 phép toán quan hệ cơ bản: phép chọn (Selection), phép chiếu (Prpjection), phép hợp (Union), phép trừ (Minus) và tích Đề các (Cartesian Product). Các phép toán bổ sung được định nghĩa dựa trên 5 phép toán cơ bản. Đó là các phép giao (Intersection), phép nối (Join), phép nối tự nhiên (Natural Join), nối nửa (Semi Join) và phép chia (Division). Ngoài ra còn có một số phép toán mở rộng để gộp nhóm hay sắp xếp kết quả, các phép tính số học... Phép chọn (Select): Phép chọn tạo ra một quan hệ kết quả. Bậc trùng với bậc quan hệ nguồn và các bộ của nó là các bộ của quan hệ nguồn thoả một biểu thức logic nào đó. R là một quan hệ trên tập các thuộc tính Ω, cho E là một biểu thức logic phát biểu trên tập thuộc tính Ω. Nói rằng bộ t thoả mãn biểu thức logic E , ký hiệu t[E] nếu sau khi
  • 33. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 28 thay mọi giá trị của thuộc tính A trong E bởi giá trị t[A] tương ứng thì nhận được một mệnh đề đúng, tức là t[A] nhận giá trị “ True”. Biểu thức logic được biểu diễn gồm nhiều toán hạng và giữa các toán hạng là các phép so sánh đơn giản, nhận giá trị "đúng" hoặc "sai". • Toán hạng: là hằng hoặc các thuộc tính quan hệ.. • Các phép so sánh θ = {<, > , ≠, = , ≤, ≥} • Các phép logic: ∨ (OR/ hoặc ) , ∧ ( AND /và) và ¬ ( NOT/phủ định) . Ký hiệu: σE(R) = { t⏐ t ∈ R & t[E] = “True” } Phép chiếu (Projection): Kết quả của phép chiếu là một quan hệ. Từ quan hệ nguồn R bỏ đi một số thuộc tính và/ hoặc sắp xếp lại các thuộc tính còn lại. Các bộ của nó không trùng nhau. Có thể thao tác như sau: • Loại khỏi trong quan hệ R tất cả các cột ứng với các thuộc tính trên tập Ω X. • Bỏ đi những bộ giống nhau và chỉ giữ lại những bộ đại diện. Ký hiệu: π A1,A2, .., Ak (R) = {t[X] ⏐ t ∈ R và X = (A1, A2,.., Ak)} Phép hợp các quan hệ - UNION: R1 và R2 là các quan hệ khả hợp trên cùng tập các thuộc tính của Ω. Khi đó hợp của chúng là một quan hệ trên Ω. Các thuộc tính của nó là các thuộc tính của R1 (hoặc của R2 ), các bộ hoặc của R1 hoặc của R2 bỏ đi các bộ trùng nhau, chỉ giữ lại những bộ đại diện. Ký hiệu : R ∪ S = {t⏐ t ∈ R hoặc t ∈ S}. Hiệu của hai quan hệ - MINUS: R và S là hai quan hệ khả hợp trên cùng tập các thuộc tính của Ω. Khi đó hiệu của R và S là quan hệ kết quả KQ trên các thuộc tính Ω. Các thuộc tính của KQ là các thuộc của R hoặc S , các bộ của KQ là các bộ có mặt trong R nhưng không có mặt trong S. (Tương tự hiệu của S và R gồm các bộ có mặt trong S nhưng không có mặt trong R) Ký hiệu : R — S = {t ⏐ t ∈ R và t ∉ S } Tích Đê Các: Cho 2 quan hệ R(Ω) và S(Σ ), đặt Ω ∩ Σ = ∅ . Tích Đề các của 2 quan hệ R(Ω) và S(Σ) là một quan hệ P với tập các thuộc tính là Ω Σ = Ω ∪ Σ và các bộ của nó thành phần đầu thuộc R và thành phần còn lại thuộc S. Ký hiệu: R x S = P(ΩΣ ) := {t ⏐ t[Ω] ∈ R & t[ Σ] ∈ S} Phép giao của các quan hệ - INTERSECT: R và S là các quan hệ khả hợp trên cùng tập các thuộc tính của Ω. Khi đó giao của chúng cũng là một quan hệ trên Ω, các thuộc tính của quan hệ kết quả là các thuộc của R hoặc S, các bộ của nó là các bộ có mặt trong R và trong S . Ký hiệu : R ∩ S = {t⏐ t ∈ R And t ∈ S } = R – (R – S). Kết nối - θ : Kết nối - θ là kết nối bằng nhau và không bằng nhau được suy dẫn từ tích Đề các. Có nhiều kiểu kết nối, kiểu tổng quát kết nối - θ hai quan hệ R(Ω) và S(Σ) theo thuộc tính A và B, trong đó θ = {<, >, ≠,≤,≥}, kết quả là quan hệ trên các thuộc tính của Ω Σ = Ω ∪ Σ và các bộ là những bộ của tích Đề các của R và S sao cho các thành phần
  • 34. Chương II: Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán 29 trong A của R quan hệ θ với thành phần B của quan hệ S. Nếu θ là quan hệ “= “ gọi là kết nối bằng, ngược lại gọi là kết nối không bằng. Ký hiệu là R ><F S , trong đó F là một biểu thức có dạng R.A θ S.B R ><F S = σF (R x S) Ví dụ 2.8: EMP >< EMP.TITLE=PAY.TITLE PAY = π ENO,ENAME,TITLE,SAL (σEMP.TITLE=PAY.TITLE (EMP x PAY) Kết nối tự nhiên: Nối tự nhiên là phép nối bằng của hai quan hệ trên một thuộc tính, hay trên các thuộc tính cùng một miền xác định. Cụ thể kết nối tự nhiên được phát biểu mhư sau: Cho các quan hệ R(Ω) và S(Σ), kết nối tự nhiên của quan hệ R và S là một quan hệ P trên Ω Σ = Ω ∪ Σ , và trên các thuộc tính chung Ω ∩ Σ: R ><.. S = P(ΩΣ ) := {t∈ R θ S ⏐ t[Ω ∩ Σ ]R = t [Ω ∩Σ]S }. • Tình T = R x S. • Với mọi t∈ T, t[Ω ∩Σ ] ∈ R = t[Ω ∩Σ ] ∈ S • R ><.. S = Thực hiện phép chọn σAiθ Bj (T) • R ><.. S = π X (σ R.X=S.X (R x S)) Ví dụ 2.9: EMP >< EMP.TITLE=PAY.TITLE PAY Hình 2.7: kết nối tự nhiên Nửa kết nối: Nửa kết nối quan hệ R được định nghĩa trên tập các thuộc tính Ω với quan hệ S được định nghĩa trên tập các thuộc tính Σ, là một số bộ của R thoả điều kiện F. Định nghĩa: Cho các quan hệ R(Ω) và S(Σ), nửa kết nối của quan hệ R và S là phép chiếu trên các thuộc tính Ω trong phép kết nối tự nhiên của R và S: R ≤> S = π Ω ( R x S ) Ví dụ 2.10 EMP ≤> PAY ENO ENAME TITLE SAL E1 J.Doe Elect.Eng 40000 E2 M.Smith Analyst 34000 E3 A.Lee Mech.Eng 27000 E4 J.Miller Programmer 24000 E5 B.Casey Syst.Anal 34000 E6 L.Chu Elect.Eng 40000 E7 R.David Mech.Eng 27000 E8 J.Jones Syst.Anal 34000