SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
MỞ ĐẦU

 Vật lí (VL) là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm (TN)
trong dạy học VL ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một
 trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực
hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS). Một trong những tác dụng của TN VL là tạo
   ra sự trực quan sinh động trước mắt HS và cũng chính vì thế mà sự cần thiết của TN
 trong dạy học VL còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của HS dưới
 sự hướng dẫn của GV. Thông qua TN VL, có thể tạo ra những tác động có chủ định, có
hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan, với sự phân tích các
điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu
                                 nhận được tri thức mới.

TN VL hiểu theo nghĩa rộng còn là một trong những phương pháp dạy học VL ở trường
  phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò, giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến
thức kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảo thực hành. Thêm vào đó, TN còn có tác
dụng giúp cho việc dạy học VL tránh được tính chất giáo điều hình thức đang phổ biến
 trong dạy học hiện nay. Ngoài ra, TN VL còn góp phần giúp cho HS củng cố niềm tin
          khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS.

Cùng với TN VL, việc sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là các phương tiện dạy học
hiện đại trong dạy học là hết sức cần thiết, đó cũng chính là điều kiện cần thiết nhằm đạt
                                được mục đích dạy học.

 Sử dụng một cách hợp lí các phương tiện dạy học nói chung là việc làm không thể thiếu
 được trong mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy học. Đó chính là một trong những cách thức
để cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn và chính xác, làm cho nguồn thông tin
họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy hơn, cụ thể hơn, từ đó HS tăng thêm khả năng tiếp
thu về những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà
bình thường họ khó nắm vững được. Đó cũng chính là cách để rút ngắn thời gian lĩnh hội
 kiến thức của HS, dễ dàng gây được cảm hứng và sự chú ý của HS, giải phóng GV khỏi
một khối lượng lớn các công việc chân tay. Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, GV
 có thể kiểm tra một cách khách quan hơn khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình
                             thành kĩ năng, kĩ xảo của HS.

   Có thể nói rằng, trong dạy học cũng như trong nghiên cứu khoa học, TN VL và các
  phương tiện dạy học hiện đại có một vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng rất lớn.
Tuy vậy, trong các trường phổ thông hiện nay, TN VL vẫn chưa có một vị trí xứng đáng,
các thiết bị dạy học hiện đại được sử dụng chưa nhiều và có phần kém hiệu quả. Nguyên
   nhân một phần là do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị TN ở các trường phổ
thông. Mặt khác, do TN chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
  HS, điều đó đã ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học đối với việc sử
 dụng TN trong dạy và học VL. Bởi như chúng ta biết thi cử có tác dụng điều chỉnh việc
dạy và học: thi thế nào thì dạy và học thế đó. Một phần khác không kém phần quan trọng
chính là ở đội ngũ giáo viên (GV), chúng ta chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu sử dụng,
  để các TN VL, các phương tiện dạy học hiện đại thực sự mang lại hiệu quả. Ngoài ra,
cũng cần phải thừa nhận rằng, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng như
          thao tác TN của một bộ phận GV hiện nay nói chung còn hạn chế.

  Nội dung của chuyên đề này đề cập đến việc sử dụng TN và các phương tiện dạy học
trong dạy học vật lí, đồng thời đề xuất việc kết hợp sử dụng TN và các phương tiện hiện
          đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường phổ thông.

                                       NỘI DUNG

                       I. THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VL

                   1.1. Chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí

            1.1.1. Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận nhận thức

                     Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức

TN là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con người, thông qua TN
 con người đã thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết nhằm nâng cao năng lực
 của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học, TN là phương tiện
của hoạt động nhận thức của HS, nó giúp người học trong việc tìm kiếm và thu nhận kiến
                                thức khoa học cần thiết.

 Vai trò của TN trong mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức phụ thuộc vào vốn hiểu biết
  của con người về đối tượng cần nghiên cứu. Trong dạy học VL, TN được sử dụng như
một công cụ phân tích hiện thực khách quan, từ đó HS thu nhận tri thức về đối tượng, nếu
ban đầu HS chưa biết hoặc biết một ít về đối tượng cần nghiên cứu, thì TN được sử dụng
để thu nhận những kiến thức đầu tiên về nó, thông qua TN, HS có thể trả lời được các câu
hỏi về hiện tượng xảy ra của đối tượng … Chẳng hạn, khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ
ánh sáng, thông qua TN, HS không những quan sát được hiện tượng khúc xạ ánh sáng (sự
 gãy khúc của tia sáng tại mặt phân cách giữa hai môi trường) mà còn thu thập được các
 số liệu về góc tới và góc khúc xạ tương ứng, tạo cơ sở để rút ra được nội dung định luật
                                     khúc xạ ánh sáng.

Trong cuộc sống thực tế, các sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta vô cùng phức tạp, đa
dạng và đan xen vào nhau. Ta không thể nghiên cứu riêng lẻ một hiện tượng mà không có
 sự ảnh hưởng của các hiện tượng khác tác động lên chúng, nghĩa là không thể tách riêng
 từng hiện tượng để quan sát, nghiên cứu. Trong tự nhiên cũng thế, các hiện tượng xảy ra
 chằng chịt và đan xen lẫn nhau, để nghiên cứu các hiện tượng, sự vật riêng biệt, ta chỉ có
thể sử dụng TN để nghiên cứu riêng cho trường hợp cụ thể đó, và chỉ có thông qua TN thì
sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu mới được phơi bày rõ ràng bản chất của nó, và đó cũng
                            là điều mà chúng ta cần quan tâm.

 Thực tế, trong dạy học nói chung và dạy học VL nói riêng, đối với những bài học có liên
 quan đến những hiện tượng, nếu GV giảng dạy theo lối thông báo TN thì HS sẽ thụ động
tiếp nhận kiến thức, nhưng nếu dùng TN thì thông qua TN, HS không những tiếp thu kiến
thức một cách một cách tự lực, mà qua đó làm cho HS tích cực, sáng tạo hơn trong hoạt
động nhận thức, từ đó họ hăng hái tham gia vào công cuộc khám phá kiến thức mới thông
                                       qua TN.

 Có thể nói rằng, TN là nguồn cung cấp thông tin chính xác về các sự vật, hiện tượng và
 chỉ có TN thì kiến thức mà HS thu nhận mới đạt chất lượng, hiệu quả và chính việc sử
  dụng TN trong dạy học VL mới đem lại cho HS sự tự tin vào kiến thức được lĩnh hội.

 Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức đã thu nhận

 Trong khoa học, phương pháp thực nghiệm được coi là “hòn đá thử vàng” của mọi tri
thức chân chính. Bởi vậy, có thể nói TN có chức năng trong việc kiểm tra tính đúng đắn
                                của tri thức đã thu nhận.

Trong dạy học VL, TN là một trong những phương tiện tốt để kiểm tra kiến thức VL đã
được khái quát hoá từ lí thuyết. Thực tế cho thấy, từ sự khái quát hoá lí thuyết rồi đưa ra
TN để kiểm tra lí thuyết không những làm cho hoạt động nhận thức của HS tích cực hơn
   mà còn tạo được niềm tin về sự đúng đắn của kiến thức mà HS đã lĩnh hội. Thông
thường, suy nghĩ của HS luôn có sự khái quát lí thuyết, tuy nhiên, đó chỉ là sự khái quát
 hoá, sự tư duy theo lí thuyết suông, mà cần phải được GV kiểm tra bằng TN. Ngoài ra,
 những kết luận từ sự tư duy trừu tượng của HS cũng cần phải được kiểm tra tính đúng
  đắn thông qua TN. Trong trường hợp này, rõ ràng TN đã góp phần tích cực vào hoạt
động nhận thức của HS, kiểm chứng sự đúng đắn trong suy luận và những kiến thức mà
                                   HS thu nhận được.

             Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn

Trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế tạo các thiết bị
kĩ thuật, người ta gặp phải những khó khăn nhất định do tính khái quát và trừu tượng của
các tri thức cần vận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của các thiết bị kĩ thuật cần chế tạo.
 Trong trường hợp đó TN được sử dụng với tư cách là phương tiện thử nghiệm cho việc
                             vận dụng tri thức vào thực tiễn.

   Chẳng hạn: việc vận dụng kiến thức về lực nâng trong chế tạo máy bay, để có được
phương án tối ưu trong việc thiết kế kiểu dáng cánh máy bay người ta đã làm TN với với
 các mô hình máy bay thu nhỏ. Sau đó dựa vào phương pháp tương tự và lí thuyết đồng
 dạng để chuyển kết quả thu được qua việc nghiên cứu trên mô hình vào các đối tượng
                                   thực tế cần chế tạo.

Trong dạy học VL, TN không những có vai trò rất lớn trong việc tích cực hóa hoạt động
 nhận thức của HS, thể hiện ở khía cạnh cung cấp kiến thức, rèn luyện thao tác chân tay,
tác động đến giác quan của HS ..., mà TN còn có một vai trò rất lớn khác trong việc giúp
                HS củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc.

 Các kiến thức VL được giảng dạy trên lớp cần phải được khắc sâu trong tiềm thức của
 HS, theo đó, HS phải thường xuyên củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống, vấn đề này sẽ được thực hiện tốt nếu chúng ta biết vận dụng TN để giải quyết,
  TN VL giúp cho HS có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc
   sống, từ đó xoá bỏ dần lối học vẹt, lí thuyết suông đã tồn tại nhiều năm trước đây.

             Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức

  TN luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong các phương pháp nhận thức khoa học,
                                      chẳng hạn:

– Đối với phương pháp thực nghiệm, TN luôn có mặt ở nhiều khâu khác nhau: làm xuất
         hiện vấn đề nghiên cứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết, …

– Trong phương pháp mô hình, TN giúp ta thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ
                          sở cho việc xây dựng mô hình.

 Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều bắt buộc là người ta phải tiến hành các TN thực
 sự với nó. Cuối cùng, nhờ những kết quả của các TN được tiến hành trên vật gốc tạo cơ
sở để đối chiếu với kết quả thu được từ mô hình, qua đó để có thể kiểm tra tính đúng đắn
              của mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của nó

           .1.2. Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học

 Trong dạy học VL, TN đóng một vai trò cực kì quan trọng, dưới quan điểm lí luận dạy
                    học vai trò đó được thể hiện những mặt sau:

 Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình
                                    dạy học

 TN VL có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học
 như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới...),
        củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của HS.

              Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh

  Việc sử dụng TN trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm
chất và năng lực của HS, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Trước hết, TN là
 phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
 VL cho HS. Nhờ TN HS có thể hiểu sâu hơn bản chất VL của các hiện tượng, định luật,
 quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của
                            HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

Truyền thụ cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan
 trọng của hoạt động dạy học. Để làm được điều đó, GV cần nhận thức rõ việc xây dựng
 cho HS một tiềm lực, một bản lĩnh, thể hiện trong cách suy nghĩ, thao tác tư duy và làm
việc để họ tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn. Thông qua TN, bản thân HS cần phải tư
   duy cao mới có thể khám phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế cho thấy,
trong dạy học VL, đối với các bài giảng có sử dụng TN, thì HS lĩnh hội kiến thức rộng
  hơn và nhanh hơn, HS quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó
hoạt động nhận thức của HS sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt
                                          hơn.

 Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp
                                  cho học sinh.

  Thông qua việc tiến hành TN, HS có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực
  hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. TN còn là điều
 kiện để HS rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận,
kiên trì, trung thực... Xét trên phương diện thao tác kĩ thuật, chúng ta không thể phủ nhận
             vai trò của TN đối với việc rèn luyện sự khéo léo tay chân của HS.

  Hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở chỗ truyền thụ cho HS những kiến thức phổ
 thông cơ bản đơn thuần mà điều không kém phần quan trọng ở đây là làm thế nào phải
tạo điều kiện cho HS tiếp cận với hoạt động thực tiễn bằng những thao tác của chính bản
 thân họ. Trong dạy học VL, đối với những bài giảng có TN thì GV cần phải biết hướng
HS vào việc cho họ tự tiến hành TN, có như vậy kiến thức các em thu nhận được sẽ vững
 vàng hơn, rèn luyện được cho các em sự khéo léo chân tay, khả năng quan sát tinh tế, tỉ
mỉ hơn và chính xác hơn. Có như thế, khả năng hoạt động thực tiễn của HS sẽ được nâng
                                          cao.

         Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh

 TN là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS
  học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức.

Chính nhờ TN và thông qua TN mà ở đó HS tự tay tiến hành các TN, các em sẽ thực hiện
 các thao tác TN một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá
 ra những điều mới, những điều bí ẩn từ TN và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng
  cho những TN mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt
                      động nhận thức của HS được tích cực hơn.

Thông qua TN, nhờ vào sự tập trung chú ý, quan sát sự vật, hiện tượng có thể tạo cho HS
 sự ham thích tìm hiểu những đặc tính, quy luật diễn biến của hiện tượng đang quan sát.
Khi giác quan của HS bị tác động mạnh, HS phải tư duy cao độ từ sự quan sát TN, chú ý
                 kĩ TN để có những kết luận, những nhận xét phù hợp.

       Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh

 TN là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần
bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của HS. Qua TN đòi hỏi HS phải làm việc tự lực hoặc
phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm
                               trong công việc của các em.
Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí

 TN VL góp phần đơn giản hoá hiện tượng, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư
   duy trừu tượng của HS, giúp cho HS tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện
  tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vô
 cùng phức tạp, có mối quan hệ chằng chịt lấy nhau, do đó không thể cùng một lúc phân
  biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng
  một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Chính nhờ TN
    VL đã góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng, làm nổi bật những khía cạnh cần
nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình VL giúp cho HS dễ quan sát, dễ theo dõi và
                                      dễ tiếp thu bài.

             1.2. Thí nghiệm biểu diễn và những yêu cầu cơ bản khi sử dụng

Dựa vào hoạt động của GV và HS, có thể phân TNVL thành hai loại: TN biểu diễn và TN
HS. Đối với thí nghiệm biểu diễn, dựa vào mục đích sử dụng thí nghiệm, có thể phân các
                                     loại như sau:

+ TN mở đầu: là những TN được dùng để đặt vấn đề định hướng bài học. TN mở đầu đòi
                   hỏi phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.

   + TN nghiên cứu hiện tượng mới: được tiến hành trong khi nghiên cứu bài mới. TN
         nghiên cứu hiện tượng mới có thể là TN khảo sát hay TN kiểm chứng.

 + TN củng cố: là những TN được dùng để cũng cố bài học. Cũng như TN mở đầu, TN
              cũng cố cũng phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.

Để có thể phát huy tốt vai trò của TN biểu diễn trong dạy học VL GV cần phải quán triệt
                      các yêu cầu sau đây trong khi tiến hành TN.

   Thứ nhất, TN biểu diễn phải gắn liền hữu cơ với bài giảng. TN là một khâu trong tiến
trình dạy học, do đó nó phải luôn gắn liền hữu cơ với bài giảng, phải là một yếu tố tất yếu
trong tiến trình dạy học. Nếu TN biểu diễn không gắn liền hữu cơ với bài giảng thì không
   thể phát huy tốt vai trò của nó trong giờ học. Muốn TN gắn liền hữu cơ với bài giảng,
 trước hết TN phải xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, đồng thời kết quả TN phải
      được khai thác cho mục đích dạy học một cách hợp lí, lôgic và không gượng ép.

 Thứ hai, TN biểu diễn phải ngắn ngọn hợp lí. Do thời gian của một tiết học chỉ 45 phút,
  trong khi đó TN là một khâu trong tiến trình dạy học, vì vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng
 đến các khâu khác, tức là ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung. Bởi vậy, phải căn cứ
             vào từng TN cụ thể để GV quyết định thời lượng cho thích hợp.

Thứ ba, TN biểu diễn phải đủ sức thuyết phục. Trước hết TN biểu diễn phải thành công
ngay, có như vậy HS mới tin tưởng, TN mới có sức thuyết phục thuyết phục đối với HS.
Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, từ kết quả của TN lập luận đi đến kết luận phải lôgic và tự
nhiên, không miễn cưỡng và gượng ép, không bắt HS phải công nhận. Cần phải giải thích
    cho HS nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai số trong kết quả TN.

Thứ tư, TN biểu diễn phải đảm bảo cả lớp quan sát được. Phải được bố trí TN để cho cả
lớp có thể quan sát được và phải tập trung được chú ý của HS vào những chi tiết chính,
 quan trọng. Muốn vậy, GV cần chú ý từ khâu lựa chọn dụng cụ TN đến việc bố trí sắp
xếp dụng cụ sao cho hợp lí. Nếu cần thiết có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật, như:
            Camera, đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy vi tính... để hỗ trợ.

 Thứ năm, TN biểu diễn phải đảm bảo an toàn. Trong khi tiến hành TN biễu diễn không
  được để TN gây ảnh hưởng đến sức khỏe của HS. TN phải an toàn, tránh gây cho HS
                        cảm giác lo sự mỗi khi tiến hành TN.

 – Để thực hiện những TN một cách có hiệu quả, cần chú ý đến những kĩ thuật biểu diễn
                                  TN cơ bản sau:

+ Sắp xếp dụng cụ: Các dụng cụ TN phải được bố trí và sắp xếp sao cho lôi cuốn được sự
chú ý của HS và đảm bảo cho cả lớp quan sát được. Muốn vậy phải lựa chọn các dụng cụ
 TN có kích thước đủ lớn và phải sắp xếp những dụng cụ này trong cùng một mặt phẳng
thẳng đứng để chúng không che lấp lẫn nhau. Những dụng cụ quan trọng phải đặt ở vị trí
cao nhất, dụng cụ thứ yếu đặt thấp hơn và dụng cụ không cần thiết để HS quan sát thì có
                                      thể che lấp.

  + Dùng vật chỉ thị: Để tăng cường tính trực quan của các TN ta có thể dùng các vật chỉ
thị, chẳng hạn: Dùng màu pha vào nước; dùng khói trong TN truyền thảng ánh sáng, hoặc
                            trong TN đối lưu của không khí...

     + Dùng các phương tiện hỗ trợ như: Đèn chiếu; Gương phẳng; Video Camera

1.3. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của
                                    học sinh

        1.3.1. Tăng cường sử dụng thí nghiệm để tạo ra tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức, sáng tạo có hiệu quả. Nó quy
định sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu và
                                   giải quyết vấn đề.

 Thực tế dạy học cho thấy, việc tạo ra tình huống có vấn đề có thể xây dựng theo nhiều
cách, nhiều biện pháp khác nhau tuỳ vào từng nội dung kiến thức. Một trong những biện
pháp đó chính là việc sử dụng TN mở đầu, biện pháp mà lâu nay đa số GV gần như lãng
                         quên hoặc thực hiện chưa có hiệu quả.

VL là môn khoa học thực nghiệm, do đó việc khai thác các TN nhằm tạo ra tình huống có
vấn đề là một thế mạnh rất cần được phát huy. Sử dụng TN mở đầu để tạo ra tình huống
 có vấn đề tạo ra sự hứng thú, thu hút sự chú ý đối với HS, đặt HS vào những tình huống
có vấn đề và làm cho HS tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu giải quyết vấn đề. Khi sử
dụng TN trong giai đoạn này, GV cần chú ý phải làm thế nào để thông qua TN, gây được
cho HS sự ngạc nhiên, tạo ra được những sự khó khăn nhất định về mặt nhận thức đối với
 vấn đề đặt ra, HS chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự vật, quá trình của thực tế, chưa
thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích HS
   tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Thông qua TN, HS phải thấy được tại sao
  những gì các em quan sát được có vẻ khác với những dự đoán trong suy luận của chính
  các em, từ đó dần đưa HS vào những bài toán nhận thức để HS tích cực hoạt động hơn,
  coi việc giải quyết vấn đề tiếp theo như một nhiệm vụ mà chính các em tự đặt ra, đồng
                      thời tạo cho các em một niềm vui nhận thức mới.



            1.3.2. Sử dụng thí nghiệm đúng lúc để giải quyết vấn đề cụ thể

Ngoài việc sử dụng TN để tạo ra tình huống có vấn đề, TN còn được sử dụng ngay trong
                             quá trình giải quyết vấn đề.

 Thông qua TN, bằng cách quan sát diễn biến của hiện tượng xảy ra, ghi chép số liệu từ
TN, HS có thể thu nhận được một số thông tin nhất định từ những vấn đề đang học. Dựa
 trên những thông tin thu được HS có thể sơ bộ dự đoán về tính chất của các sự vật, về
nguyên nhân của hiện tượng … Việc đưa TN ra đúng lúc không những có tác dụng kiểm
  tra dự đoán của HS trước một vấn đề đã được nêu ra, mà còn khuyến khích được HS
 mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Khi những dự đoán suy luận của HS
được TN xác nhận là đúng một cách kịp thời thì HS sẽ rất phấn khởi, tin tưởng hơn vào
     bản thân, dần khắc phục tâm lí thường gặp ở HS là sự thiếu tự tin vào bản thân.

1.3.3. Kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh để kích thích
                     hứng thú và rèn luyện kĩ năng cho học sinh

Cả lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy, đối với HS phổ thông, bản thân HS không thể tự
sử dụng thành thạo các TN, lắp ráp tiến hành các TN một cách có hiệu quả nếu không có
sự hỗ trợ, hướng dẫn của GV. Khi làm TN không thành công, HS thường tỏ ra chán nản
 và mất đi lòng tự tin vào bản thân. Chính vì vậy mà GV cần phải kiên trì, có kế hoạch tỉ
mỉ và vận dụng kết hợp TN của GV và TN của HS để rèn luyện dần những khả năng tối
  thiểu mà một HS cần phải đạt được. Điều này đặc biệt quan trọng với HS, làm cho các
   em có điều kiện tiếp xúc với các dụng cụ đo lường, thiết bị kĩ thuật thông dụng trong
                                  cuộc sống hàng ngày.

 Việc kết hợp TN biểu diễn của GV và TN của HS còn tạo ra ở các em một tinh thần say
 mê học tập, ham hiểu biết khoa học, tìm tòi nghiên cứu và trên cơ sở đó mới có thể nảy
      sinh ra những vấn đề hay, những vấn đề lí thú và bổ ích cho các giờ học VL.

Để việc kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh đạt hiệu quả,
 nhằm kích thích tính tích cực của HS, GV không nên chỉ cho HS quan sát kết quả cuối
cùng, trước khi đi đến những kết luận, cần biểu diễn TN sao cho HS thấy được quá trình
vận động của hiện tượng, cần giới thiệu thí nghiệm dưới dạng phân tích, so sánh, trình
bày thí nghiệm như một quá trình nghiên cứu và tổ chức cho HS tham gia vào quá trình
nghiên cứu đó qua một hệ thống các câu hỏi theo hai dạng cơ bản là dự đoán hiện tượng
               sẽ xảy ra và giải thích các hiện tượng đã quan sát được.

   1.3.4. Chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập thí nghiệm

 Bài tập TN là loại bài tập đòi hỏi phải làm TN để kiểm chứng lời giải lý thuyết hoặc để
                     tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập.

Bài tập TN có tác dụng tốt về cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kĩ thuật tổng
hợp, đặc biệt nó giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua các
  bài tập TN, có thể rèn luyện tư duy cho HS, nâng cao khả năng độc lập suy nghĩ, tuy
nhiên, để làm được điều này thì kĩ năng TN của HS phải đạt được trình độ nhất định nào
                                          đó.

Cũng cần chú ý rằng, trong các bài tập TN thì TN chỉ cho các số liệu để giải bài tập, chứ
không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế, cho nên phần vận dụng các định luật
          VL để lí giải các hiện tượng mới là nội dung chính của bài tập TN.

1.3.5. Thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm
            đơn giản nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh

 Có thể nói rằng, việc thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và tiến hành các
  TN đơn giản là công việc cực kì khó khăn và rất khó thực hiện ở các trường phổ thông
trong điều kiện hiện nay. Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía GV và HS, thì một
nguyên nhân khác rất kho khắc phục là thời gian dành cho việc thảo luận là khá dài, trong
khi đó thời gian của một giờ học VL là có hạn. Tuy nhiên, nếu thực hiện được thì đây quả
là một biện pháp hữu hiệu nhất, phát huy được tổng lực của tất cả các biện pháp nêu trên.
 Việc trao đổi thảo luận sẽ rèn luyện cho HS khả năng diễn đạt tư tưởng rõ ràng, lập luận
 chính xác, học tập được kinh nghiệm của các bạn, đồng thời phát triển được tư duy sáng
  tạo về mặt kĩ thuật. Khi các TN được hình thành từ chính ý tưởng sáng tạo của các em,
 được làm từ chính bàn tay của các em thì các em sẽ có niềm vui lớn lao, sự tự tin về khả
  năng của bản thân được nâng cao, từ đó tính chủ động, sáng tạo khoa học của HS được
                                      phát triển hơn.

                                      KẾT LUẬN

 Trong dạy học VL, việc khai thác hiệu quả vai trò của TN là một trong những vấn đề hết
 sức cần thiết, vì TN có vai trò hết sức quan trọng trong khoa học nói chung và trong dạy
   học VL nói riêng. TN là nguồn cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu về các sự vật và
hiện tượng, là phương tiện tốt để kiểm tra tính đúng đắn của các kiến thức VL, là phương
tiện rèn luyện sự khéo léo cho HS. TN góp phần đánh giá năng lực và phát triển khả năng
 tư duy, giúp củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc cho HS. TN có tác động
  mạnh đến giác quan của HS, thông qua TN và bằng TN có thể tạo ra trong HS sự hứng
                                 thú tích cực trong học tập.
Để TN phát huy đầy đủ chức năng của nó trong dạy học VL thì việc sử dụng TN phải
tuân theo một số yêu cầu chung về mặt kĩ thuật và về mặt phương pháp dạy học. Theo đó,
 việc xác định rõ lôgic của tiến trình dạy học, coi việc sử dụng TN như một bộ phận hữu
 cơ của quá trình dạy học nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tiến trình nhận thức
                                    là hết sức quan trọng.

   Mặc dù TN trực diện chiếm một tỉ lệ cao trong toàn bộ các TN ở trường phổ thông,
  nhưng bản thân GV cũng phải ý thức được rằng, thí nghiệm biểu diễn vẫn rất cần thiết
phải sử dụng trong dạy học VL, nhất là đối với các TN quá phức tạp, mất nhiều thời gian
hoặc không đảm bảo an toàn đối với HS. Việc sử dụng TN biểu diễn phải tránh tình trạng
 lạm dụng TN, chỉ sử dụng TN như là một sự trình diễn đơn thuần, mà phải tuân thủ các
yêu cầu của việc đặt kế hoạch TN, chuẩn bị TN, bố trí TN, tiến hành và xử lí kết quả TN.

  Như đã phân tích ở phần nội dung, cùng với các thiết bị TN, việc sử dụng các phương
 tiện dạy học trong dạy học VL là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi
khoa học kĩ thuật phát triển thì việc tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá
   trình dạy học VL là một hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường phổ thông. Về mặt nguyên tắc, chỉ có thể thâu tóm đầy đủ chức năng của phương
tiện dạy học trong dạy học VL nếu xem xét việc sử dụng phương tiện dạy học trên nhiều
 quan điểm khác nhau, nhưng dù xét theo quan điểm nào đi nữa, chức năng chủ yếu của
phương tiện dạy học cũng vẫn là tạo điều kiện cho HS nắm vững một cách chính xác, sâu
   sắc các kiến thức và phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách cho HS.

Trên cơ sở phân tích chức năng của phương tiện dạy học (đã nêu trong phần nội dung) có
   thể rút ra một số định hướng chung sau đây về mặt phương pháp cho việc sử dụng
               phương tiện dạy học trong dạy học VL ở trường phổ thông:

 Thứ nhất, cần sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học trên các bình diện khác nhau
              của hoạt động nhận thức ở các khâu của quá trình dạy học.

 Thứ hai, nên gắn việc sử dụng các phương tiện dạy học với các hoạt động trí tuệ – thực
  tiễn của HS, tạo ra kích thích đa dạng về mặt cơ học, âm học, quang học … với mối
tương quan phù hợp trong quá trình thu nhận và chế biến thông tin của HS, kích thích sự
                tranh luận tích cực của HS với các đối tượng nhận thức.

 Thứ ba, việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình hình thành và vận dụng kiến
 thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và những cái riêng; cái
         giống nhau và cái khác nhau của các hiện tượng hay các quá trình VL.

Thứ tư, việc sử dụng phương tiện dạy học phải góp phần làm tăng tính chính xác và tính
                      hệ thống của các kiến thức mà HS lĩnh hội.

Thứ năm, phải xem việc tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học VL
 là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược lâu dài, chú trọng đến
việc phối hợp sử dụng TN với các phương tiện hiện đại để hiện đại hoá các phương tiện
       dạy học, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
Điểm qua các xu hướng khai thác và sử dụng TN VL trong dạy học VL, cần phải nhận
  thấy rằng, tổ hợp TN với các phương tiện hiện đại đã ngày càng làm cho bộ môn VL
 càng hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích người học. Đó cũng chính là một trong những mục
                             tiêu mà chúng ta cần hướng tới.



                              TÀI LIỆU THAM KHẢO

             1. Tô Xuân Giáp (2000), Phương tiện dạy học, NXB Giáo Dục.

 2. Nguyễn Ngọc Hưng (1994), Một số định hướng và phơưng pháp sử dụng thiết bị dạy
                          học VL, Tạp chí NCGD số 5.

 3. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy
                 học VL ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà nội.

   4. Phạm Hữu Tòng, (2005), Lí luận dạy học VL 1, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

 5. Lê Công Triêm (2004), Những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay, Bài
                 giảng cho học viên cao học, Đại học sư phạm Huế.

 6. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy
               học vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

  7. Trần Đức Vượng (2004), Lí luận dạy học hiện đại, Bài giảng cho học viên cao học,
                                Đại học sư phạm Huế.


III. Vai trò của dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn Vật
lý.
- Các dụng cụ thí nghiệm là công cụ hữu hiệu giúp học sinh nhận biết một cách trực
quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục
những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng, gắn liền phương châm “Học đi đôi với hành”,
.
- Làm thí nghiệm giúp học sinh làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí, là một
trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế, thuyết phục được học
sinh khi đưa ra các kết luận, khái niệm, định luật, quy tắc, công thức... Cũng nhờ thí
nghiệm mà giờ học trở nên trực quan hơn, thực tế hơn, học sinh có hứng thú hơn khi học
Vật lý.


 BÀN VỀ TÁC DỤNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH THIẾT
         BỊ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học – công nghệ (KH–
                    CN) đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của mỗi con người, từ kinh
                   tế – xã hội đến văn hoá truyền thống, tạo nên những đặc điểm mới của
                  thời đại, theo đó vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn
                    cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về
                      chất lượng giáo dục, đến quá trình tổ chức và hệ thống giáo dục.

                      Với sự phát triển nhanh của KH–CN, dẫn đến kết quả là xuất hiện
nhanh, nhiều những tri thức, những kĩ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời
 những tri thức cũ trở nên lỗi thời, lạc hậu, nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin
                  với trình độ, thời gian, sức lực của người học quá tải.

  Trước những thay đổi ấy nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới,
 những hiểu biết mới, họ sẽ trở nên nhanh chóng lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. Xã
 hội hiện đại đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm
bắt các thành tựu KH–CN hiện đại. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục phải tiếp cận được
  những thành tựu mới nhất của KH–CN bằng cách chọn lọc nội dung, đổi mới phương
pháp dạy học và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại để giúp cho người học trong
            một thời gian ngắn có thể thu nhận được một lượng thông tin lớn.

 Vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để làm được
việc lớn đó, chúng ta phải thực sự cầu thị, chuyển biến từ cái nhỏ nhất: đó là cải tiến, đổi
mới phương pháp dạy học trong từng bài học, trong từng giờ học, làm cho quá trình dạy
        của Thầy và học của Trò đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể có.

        Do những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học nên các phương tiện kĩ thuật
  phục vụ dạy học ở các trường phổ thông hiện nay được trang bị ngày càng nhiều. Mặt
khác, nhờ có sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật mà giá thành của các thiết bị nghe
 nhìn trong những năm qua giảm đáng kể, tạo điều kiện tốt cho các đơn vị Sở Giáo Dục,
         các Trường phổ thông mạnh tay trong việc mua sắm các thiết bị dạy học.

Trước đây, nhiều địa phương do những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên chưa thực
        sự coi trọng việc sử dụng các loại hình TBDH vào quá trình dạy học.

  Hiện nay, xu hướng phát triển của xã hội, sự thay đổi Sách Giáo Khoa phổ thông ... đã
làm thay đổi một cách cơ bản quan điểm của các cấp lãnh đạo về vấn đề sử dụng các loại
 hình TBDH trong dạy học. Nhiều Trường phổ thông đã coi việc sử dụng các TBDH vào
  quá trình dạy học như một công việc thường xuyên, thậm chí, điều đó đã trở thành tiêu
 chí quan trọng khi xét thi đua, khen thưởng. Thái độ tích cực của các cấp quản lí Ngành
đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của bản thân mỗi giáo viên, họ đã dần ý
thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH và quá trình dạy học của chính mình.
Đó là một động lực rất lớn, trong công cuộc đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm,
                                nâng cao hiệu quả giáo dục.
Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức

     Các nghiên cứu về vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức cho thấy:

                  * Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan:

   Qua nếm: 1%. Qua sờ: 1,5%. Qua ngửi: 3,5%. Qua nghe: 11%. Qua nhìn: 83%.

                     * Tỉ lệ kiến thức nhớ được qua các giác quan:

                            – Qua những gì nghe được: 20%.

                            – Qua những gì nhìn được: 30%.

                            – Qua những gì ta nói được: 80%.

                        – Qua những gì ta nói và làm được: 90%.

  Như vậy, có thể thấy rằng kiến thức sẽ được học sinh thu nhận được, nhớ được càng
  nhiều nếu ta biết sử dụng phối hợp các loại hình phương tiện dạy học một cách hợp lí,
đặc biệt là các phương tiện nghe, nhìn và các thiết bị thí nghiệm mà học sinh có thể tự tay
thực hiện, thao tác. Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức đặc biệt, được tổ chức ở
    mức độ cao, thì thiết bị dạy học là không thể thiếu được trong quá trình dạy học.

                        Các loại hình thiết bị dạy học hiện nay

TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và hệ thống phương tiện kĩ thuật được giáo viên và
                      học sinh sử dụng trong quá trình dạy học.

Căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành thì hiện
                          nay có 9 loại hình chính sau đây:

                                    1. Tranh, ảnh giáo khoa.

                                  2. Bản đồ, biểu đồ, lược đồ ...

                                  3. Mô hình, vật mẫu, mẫu vật.

           4. Các dụng cụ dạy học (Dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ luyện tập TDTT...)

                       5. Phim đèn chiếu (phim Slide), phim chiếu bóng.

                           6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu.

                                       7. Băng, đĩa ghi âm.
8. Băng đĩa ghi hình.

                                     9. Phần mềm dạy học.

                   Chức năng của TBDH trong quá trình dạy học

     Theo lí luận dạy học thì trong quá trình dạy học, TBDH có các chức năng sau:

  – TBDH đảm bảo đầy đủ, chính xác các thông tin về các hiện tượng, sự vật, các đối
tượng được nghiên cứu. – TBDH nâng cao được tính trực quan – Cơ sở của tư duy trừu
        tượng, mở rộng được khả năng tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng.

– TBDH tăng tính hấp dẫn, kích thích lòng ham muốn học tập, kích thích hứng thú học
tập của học sinh. – TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh, do đó
                 nâng cao được nhịp độ nghiên cứu tài liệu, giáo khoa.

– TBDH cho phép học sinhcó điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo. TBDH hợp lí hóa quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả, gắn bài học
với thực tế đời sống, học gắn với hành. TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan,
nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học của cả giáo viên lẫn học sinh.

 Theo danh mục trên (phần 2), ta thấy có nhiều loại hình TBDH khác nhau, với các chức
   năng của chúng như đã phân tích thì có thể nói việc sự dụng TBDH trong dạy học là
không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Lẽ đương nhiên, sự kết hợp một cách hợp
lí các loại hình TBDH sẽ làm cho hiệu quả của việc giảng dạy được nâng cao. Nếu trong
quá trình giảng dạy, ta biết phối hợp tốt các loại hình TBDH thì loại hình này sẽ bổ sung,
 giải quyết những khiếm khuyết của loại hình kia, như thế quá trình dạy học sẽ đạt được
                             những hiệu quả như mong muốn.

                     Vai trò và tác dụng của các loại hình TBDH

 Vì sao trong quá trình dạy học, ta phải phối hợp các loại hình TBDH? Câu trả lời tương
  đối đơn giản, đó là: Không có loại hình TBDH nào là đa năng, là duy nhất vì mỗi loại
hình TBDH đều có những vai trò và tác dụng riêng, khác nhau, cái nọ không thể thay thế
          hoàn toàn cho cái kia. Những phân tích sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó.

                            a) Đối với tranh, ảnh giáo khoa

   * Tác dụng nổi bật là chúng có tính trực quan cao. Dùng tranh, ảnh có thể phóng đại
  những sự vật nhỏ, hoặc thu nhỏ những vật rất lớn. Tranh, ảnh có thể mô tả cấu tạo bên
trong của sự vật mà trên vật thật không thể quan sát được. Tuy nhiên, trong một giờ dạy,
 nếu chỉ dùng tranh ảnh thôi thì làm sao học sinh có thể nhìn thấy tính chất “động” trong
  các sự vật hiện tượng. Khi đó cần phải có các loại hình TBDH khác bổ sung (như mô
                         hình, thí nghiệm, phần mềm dạy học...).

                               b) Đối với biểu đồ, bản đồ
* Tác dụng nổi bật của chúng là giúp học sinh nhìn thấy một cách tổng quan của một hệ
thống nào đó, thấy được những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất, điển hình nhất của
                                  môi trường địa lí ...

 * Tuy nhiên, nếu chỉ dùng bản đồ, biểu đồ thì tính thuyết phục trong nhận thức của học
sinh lại không cao. Khi đó lại cần đến các loại hình TBDH khác bổ sung (như băng hình,
                                       đĩa hình ...).

                         c) Đối với mô hình, vật mẫu, mẫu vật

Loại hình này chỉ sự dụng có hiệu quả trong một số ít nội dung dạy học, nó chỉ thực sự có
               tác dụng nếu kết hợp được với các tranh, ảnh có liên quan.

                              d) Đối với dụng cụ dạy học

  Loại hình này có nhiều ưu điểm và có thể sử dụng trong tất cả các loại bài giảng. Tuy
 vậy, với những thí nghiệm có tính chất nguy hiểm hoặc không thể thực hiện được trong
điều kiện thực tế, thì việc kết hợp với các loại hình TBDH khác đặc biệt là các phần mềm
                              dạy học là không thể tránh khỏi.

                             e) Đối với phần mềm dạy học

Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng phần mềm dạy học vào quá trình giảng dạy là rất
hay, rất hiệu quả. Tuy vậy do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ của nhiều
giáo viên về tin học chưa đạt yêu cầu, do đó việc áp dụng phần mềm dạy học vào giảng
dạy là rất hạn chế, nó mới chỉ là một hình thức bổ trợ cho các loại hình TBDH khác mà
                chưa thể thay thế được các loại hình TBDH truyền thống.

Đối với các loại hình TBDH khác như phim đèn chiếu, bản trong, băng đĩa ghi âm, băng
 đĩa hình, do tính năng tác dụng của chúng rất khác nhau mà các loại hình này chỉ đóng
                   vai trò bổ trợ cho các loại hình TBDH khác mà thôi.

Tóm lại, mỗi loại hình TBDH đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, không thể
có loại nào là đa năng, có thể sử dụng thay thế cho tất cả các loại hình TBDH khác. Muốn
 đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ta phải biết kết hợp tốt, vận dụng một cách hợp lí
các ưu điểm cũa từng loại hình, dùng những ưu điểm đó để bổ sung những khiếm khuyết
                               của các loại hình TBDH khác.

More Related Content

What's hot

Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhTài liệu sinh học
 
Mot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiMot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiLe Hang
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcJame Quintina
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcTài liệu sinh học
 
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.Nguyễn Bá Quý
 
Dien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moDien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moCông Bean
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapLe Hang
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lýPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lýnataliej4
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...jackjohn45
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSHọc Tập Long An
 
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7 Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7 Tài liệu sinh học
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Học Tập Long An
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3nataliej4
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT chuyenle220887
 

What's hot (20)

Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc ChỉnhGiáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
Giáo trinh lý luận dạy học Sinh học - Nguyễn Phúc Chỉnh
 
Mot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien daiMot so pp day hoc hien dai
Mot so pp day hoc hien dai
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
 
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh họcBài giảng phương pháp dạy học Sinh học
Bài giảng phương pháp dạy học Sinh học
 
Ly luan day hoc
Ly luan day hocLy luan day hoc
Ly luan day hoc
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
 
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng .B1. xác định đề tài nghiên cứu.
 
Dien dong luc vi mo
Dien dong luc vi moDien dong luc vi mo
Dien dong luc vi mo
 
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tapUng dung cac ly thuyet hoc tap
Ung dung cac ly thuyet hoc tap
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lýPhương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý
 
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền phân tử sinh...
 
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCSSáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Hóa học trong trường THCS
 
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7 Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
Hướng dẫn tích hợp BV ĐVHD vào sinh học 7
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và...
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Pp2 co hien
Pp2 co hienPp2 co hien
Pp2 co hien
 
Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008Sang kien thu 2008
Sang kien thu 2008
 
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
Lý thuyết đo lường hiện đại IRT
 

Similar to Vật lý 7

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Xây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự án
Xây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự ánXây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự án
Xây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự ánnguyenthithuyhang28011981
 
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Trần Đức Anh
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...OnTimeVitThu
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng nataliej4
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018THCL5
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 

Similar to Vật lý 7 (20)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy sinh học tế bà...
 
Xây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự án
Xây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự ánXây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự án
Xây dựng phương án sử dụng thí nghiệm trong dạy học dự án
 
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...Tailieu.vncty.com   nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
Tailieu.vncty.com nang cao-hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_trong_day_hoc_sinh_h...
 
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
KHÓA LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC CÁC MÔN KHXH&NV ĐỐI VỚI HỌC VIÊN ĐÀO TẠ...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh Trong Quá Trình Vận Dụn...
Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh  Trong Quá Trình Vận Dụn...Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh  Trong Quá Trình Vận Dụn...
Khoá Luận Tìm Hiểu Kiến Thức Và Nhu Cầu Của Học Sinh Trong Quá Trình Vận Dụn...
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng Dụng
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đĐề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
 
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Đề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAYĐề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAY
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm FLIPALBUM xây dựng và sử dụng ngân hàng hình ảnh ...
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÔNG TÁC C...
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 

Vật lý 7

  • 1. MỞ ĐẦU Vật lí (VL) là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm (TN) trong dạy học VL ở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS). Một trong những tác dụng của TN VL là tạo ra sự trực quan sinh động trước mắt HS và cũng chính vì thế mà sự cần thiết của TN trong dạy học VL còn được quy định bởi tính chất của quá trình nhận thức của HS dưới sự hướng dẫn của GV. Thông qua TN VL, có thể tạo ra những tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan, với sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới. TN VL hiểu theo nghĩa rộng còn là một trong những phương pháp dạy học VL ở trường phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò, giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảo thực hành. Thêm vào đó, TN còn có tác dụng giúp cho việc dạy học VL tránh được tính chất giáo điều hình thức đang phổ biến trong dạy học hiện nay. Ngoài ra, TN VL còn góp phần giúp cho HS củng cố niềm tin khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS. Cùng với TN VL, việc sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học là hết sức cần thiết, đó cũng chính là điều kiện cần thiết nhằm đạt được mục đích dạy học. Sử dụng một cách hợp lí các phương tiện dạy học nói chung là việc làm không thể thiếu được trong mục tiêu nâng cao hiệu quả dạy học. Đó chính là một trong những cách thức để cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn và chính xác, làm cho nguồn thông tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy hơn, cụ thể hơn, từ đó HS tăng thêm khả năng tiếp thu về những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường họ khó nắm vững được. Đó cũng chính là cách để rút ngắn thời gian lĩnh hội kiến thức của HS, dễ dàng gây được cảm hứng và sự chú ý của HS, giải phóng GV khỏi một khối lượng lớn các công việc chân tay. Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, GV có thể kiểm tra một cách khách quan hơn khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự hình thành kĩ năng, kĩ xảo của HS. Có thể nói rằng, trong dạy học cũng như trong nghiên cứu khoa học, TN VL và các phương tiện dạy học hiện đại có một vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng rất lớn. Tuy vậy, trong các trường phổ thông hiện nay, TN VL vẫn chưa có một vị trí xứng đáng, các thiết bị dạy học hiện đại được sử dụng chưa nhiều và có phần kém hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị TN ở các trường phổ thông. Mặt khác, do TN chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, điều đó đã ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và người học đối với việc sử dụng TN trong dạy và học VL. Bởi như chúng ta biết thi cử có tác dụng điều chỉnh việc dạy và học: thi thế nào thì dạy và học thế đó. Một phần khác không kém phần quan trọng chính là ở đội ngũ giáo viên (GV), chúng ta chưa mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu sử dụng, để các TN VL, các phương tiện dạy học hiện đại thực sự mang lại hiệu quả. Ngoài ra,
  • 2. cũng cần phải thừa nhận rằng, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng như thao tác TN của một bộ phận GV hiện nay nói chung còn hạn chế. Nội dung của chuyên đề này đề cập đến việc sử dụng TN và các phương tiện dạy học trong dạy học vật lí, đồng thời đề xuất việc kết hợp sử dụng TN và các phương tiện hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường phổ thông. NỘI DUNG I. THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VL 1.1. Chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí 1.1.1. Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận nhận thức Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức TN là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con người, thông qua TN con người đã thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học, TN là phương tiện của hoạt động nhận thức của HS, nó giúp người học trong việc tìm kiếm và thu nhận kiến thức khoa học cần thiết. Vai trò của TN trong mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức phụ thuộc vào vốn hiểu biết của con người về đối tượng cần nghiên cứu. Trong dạy học VL, TN được sử dụng như một công cụ phân tích hiện thực khách quan, từ đó HS thu nhận tri thức về đối tượng, nếu ban đầu HS chưa biết hoặc biết một ít về đối tượng cần nghiên cứu, thì TN được sử dụng để thu nhận những kiến thức đầu tiên về nó, thông qua TN, HS có thể trả lời được các câu hỏi về hiện tượng xảy ra của đối tượng … Chẳng hạn, khi nghiên cứu hiện tượng khúc xạ ánh sáng, thông qua TN, HS không những quan sát được hiện tượng khúc xạ ánh sáng (sự gãy khúc của tia sáng tại mặt phân cách giữa hai môi trường) mà còn thu thập được các số liệu về góc tới và góc khúc xạ tương ứng, tạo cơ sở để rút ra được nội dung định luật khúc xạ ánh sáng. Trong cuộc sống thực tế, các sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta vô cùng phức tạp, đa dạng và đan xen vào nhau. Ta không thể nghiên cứu riêng lẻ một hiện tượng mà không có sự ảnh hưởng của các hiện tượng khác tác động lên chúng, nghĩa là không thể tách riêng từng hiện tượng để quan sát, nghiên cứu. Trong tự nhiên cũng thế, các hiện tượng xảy ra chằng chịt và đan xen lẫn nhau, để nghiên cứu các hiện tượng, sự vật riêng biệt, ta chỉ có thể sử dụng TN để nghiên cứu riêng cho trường hợp cụ thể đó, và chỉ có thông qua TN thì sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu mới được phơi bày rõ ràng bản chất của nó, và đó cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm. Thực tế, trong dạy học nói chung và dạy học VL nói riêng, đối với những bài học có liên quan đến những hiện tượng, nếu GV giảng dạy theo lối thông báo TN thì HS sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức, nhưng nếu dùng TN thì thông qua TN, HS không những tiếp thu kiến
  • 3. thức một cách một cách tự lực, mà qua đó làm cho HS tích cực, sáng tạo hơn trong hoạt động nhận thức, từ đó họ hăng hái tham gia vào công cuộc khám phá kiến thức mới thông qua TN. Có thể nói rằng, TN là nguồn cung cấp thông tin chính xác về các sự vật, hiện tượng và chỉ có TN thì kiến thức mà HS thu nhận mới đạt chất lượng, hiệu quả và chính việc sử dụng TN trong dạy học VL mới đem lại cho HS sự tự tin vào kiến thức được lĩnh hội. Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức đã thu nhận Trong khoa học, phương pháp thực nghiệm được coi là “hòn đá thử vàng” của mọi tri thức chân chính. Bởi vậy, có thể nói TN có chức năng trong việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức đã thu nhận. Trong dạy học VL, TN là một trong những phương tiện tốt để kiểm tra kiến thức VL đã được khái quát hoá từ lí thuyết. Thực tế cho thấy, từ sự khái quát hoá lí thuyết rồi đưa ra TN để kiểm tra lí thuyết không những làm cho hoạt động nhận thức của HS tích cực hơn mà còn tạo được niềm tin về sự đúng đắn của kiến thức mà HS đã lĩnh hội. Thông thường, suy nghĩ của HS luôn có sự khái quát lí thuyết, tuy nhiên, đó chỉ là sự khái quát hoá, sự tư duy theo lí thuyết suông, mà cần phải được GV kiểm tra bằng TN. Ngoài ra, những kết luận từ sự tư duy trừu tượng của HS cũng cần phải được kiểm tra tính đúng đắn thông qua TN. Trong trường hợp này, rõ ràng TN đã góp phần tích cực vào hoạt động nhận thức của HS, kiểm chứng sự đúng đắn trong suy luận và những kiến thức mà HS thu nhận được. Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn Trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế tạo các thiết bị kĩ thuật, người ta gặp phải những khó khăn nhất định do tính khái quát và trừu tượng của các tri thức cần vận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của các thiết bị kĩ thuật cần chế tạo. Trong trường hợp đó TN được sử dụng với tư cách là phương tiện thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. Chẳng hạn: việc vận dụng kiến thức về lực nâng trong chế tạo máy bay, để có được phương án tối ưu trong việc thiết kế kiểu dáng cánh máy bay người ta đã làm TN với với các mô hình máy bay thu nhỏ. Sau đó dựa vào phương pháp tương tự và lí thuyết đồng dạng để chuyển kết quả thu được qua việc nghiên cứu trên mô hình vào các đối tượng thực tế cần chế tạo. Trong dạy học VL, TN không những có vai trò rất lớn trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, thể hiện ở khía cạnh cung cấp kiến thức, rèn luyện thao tác chân tay, tác động đến giác quan của HS ..., mà TN còn có một vai trò rất lớn khác trong việc giúp HS củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc. Các kiến thức VL được giảng dạy trên lớp cần phải được khắc sâu trong tiềm thức của HS, theo đó, HS phải thường xuyên củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
  • 4. cuộc sống, vấn đề này sẽ được thực hiện tốt nếu chúng ta biết vận dụng TN để giải quyết, TN VL giúp cho HS có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, từ đó xoá bỏ dần lối học vẹt, lí thuyết suông đã tồn tại nhiều năm trước đây. Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức TN luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong các phương pháp nhận thức khoa học, chẳng hạn: – Đối với phương pháp thực nghiệm, TN luôn có mặt ở nhiều khâu khác nhau: làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết, … – Trong phương pháp mô hình, TN giúp ta thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình. Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều bắt buộc là người ta phải tiến hành các TN thực sự với nó. Cuối cùng, nhờ những kết quả của các TN được tiến hành trên vật gốc tạo cơ sở để đối chiếu với kết quả thu được từ mô hình, qua đó để có thể kiểm tra tính đúng đắn của mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của nó .1.2. Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học Trong dạy học VL, TN đóng một vai trò cực kì quan trọng, dưới quan điểm lí luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau: Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học TN VL có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới...), củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của HS. Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh Việc sử dụng TN trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của HS, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Trước hết, TN là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo VL cho HS. Nhờ TN HS có thể hiểu sâu hơn bản chất VL của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Truyền thụ cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động dạy học. Để làm được điều đó, GV cần nhận thức rõ việc xây dựng cho HS một tiềm lực, một bản lĩnh, thể hiện trong cách suy nghĩ, thao tác tư duy và làm việc để họ tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn. Thông qua TN, bản thân HS cần phải tư duy cao mới có thể khám phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế cho thấy,
  • 5. trong dạy học VL, đối với các bài giảng có sử dụng TN, thì HS lĩnh hội kiến thức rộng hơn và nhanh hơn, HS quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của HS sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt hơn. Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Thông qua việc tiến hành TN, HS có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. TN còn là điều kiện để HS rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực... Xét trên phương diện thao tác kĩ thuật, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TN đối với việc rèn luyện sự khéo léo tay chân của HS. Hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở chỗ truyền thụ cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản đơn thuần mà điều không kém phần quan trọng ở đây là làm thế nào phải tạo điều kiện cho HS tiếp cận với hoạt động thực tiễn bằng những thao tác của chính bản thân họ. Trong dạy học VL, đối với những bài giảng có TN thì GV cần phải biết hướng HS vào việc cho họ tự tiến hành TN, có như vậy kiến thức các em thu nhận được sẽ vững vàng hơn, rèn luyện được cho các em sự khéo léo chân tay, khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ hơn và chính xác hơn. Có như thế, khả năng hoạt động thực tiễn của HS sẽ được nâng cao. Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh TN là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức. Chính nhờ TN và thông qua TN mà ở đó HS tự tay tiến hành các TN, các em sẽ thực hiện các thao tác TN một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ TN và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những TN mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của HS được tích cực hơn. Thông qua TN, nhờ vào sự tập trung chú ý, quan sát sự vật, hiện tượng có thể tạo cho HS sự ham thích tìm hiểu những đặc tính, quy luật diễn biến của hiện tượng đang quan sát. Khi giác quan của HS bị tác động mạnh, HS phải tư duy cao độ từ sự quan sát TN, chú ý kĩ TN để có những kết luận, những nhận xét phù hợp. Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh TN là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của HS. Qua TN đòi hỏi HS phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.
  • 6. Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí TN VL góp phần đơn giản hoá hiện tượng, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng của HS, giúp cho HS tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vô cùng phức tạp, có mối quan hệ chằng chịt lấy nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Chính nhờ TN VL đã góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng, làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình VL giúp cho HS dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài. 1.2. Thí nghiệm biểu diễn và những yêu cầu cơ bản khi sử dụng Dựa vào hoạt động của GV và HS, có thể phân TNVL thành hai loại: TN biểu diễn và TN HS. Đối với thí nghiệm biểu diễn, dựa vào mục đích sử dụng thí nghiệm, có thể phân các loại như sau: + TN mở đầu: là những TN được dùng để đặt vấn đề định hướng bài học. TN mở đầu đòi hỏi phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay. + TN nghiên cứu hiện tượng mới: được tiến hành trong khi nghiên cứu bài mới. TN nghiên cứu hiện tượng mới có thể là TN khảo sát hay TN kiểm chứng. + TN củng cố: là những TN được dùng để cũng cố bài học. Cũng như TN mở đầu, TN cũng cố cũng phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay. Để có thể phát huy tốt vai trò của TN biểu diễn trong dạy học VL GV cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây trong khi tiến hành TN. Thứ nhất, TN biểu diễn phải gắn liền hữu cơ với bài giảng. TN là một khâu trong tiến trình dạy học, do đó nó phải luôn gắn liền hữu cơ với bài giảng, phải là một yếu tố tất yếu trong tiến trình dạy học. Nếu TN biểu diễn không gắn liền hữu cơ với bài giảng thì không thể phát huy tốt vai trò của nó trong giờ học. Muốn TN gắn liền hữu cơ với bài giảng, trước hết TN phải xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, đồng thời kết quả TN phải được khai thác cho mục đích dạy học một cách hợp lí, lôgic và không gượng ép. Thứ hai, TN biểu diễn phải ngắn ngọn hợp lí. Do thời gian của một tiết học chỉ 45 phút, trong khi đó TN là một khâu trong tiến trình dạy học, vì vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác, tức là ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung. Bởi vậy, phải căn cứ vào từng TN cụ thể để GV quyết định thời lượng cho thích hợp. Thứ ba, TN biểu diễn phải đủ sức thuyết phục. Trước hết TN biểu diễn phải thành công ngay, có như vậy HS mới tin tưởng, TN mới có sức thuyết phục thuyết phục đối với HS. Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, từ kết quả của TN lập luận đi đến kết luận phải lôgic và tự
  • 7. nhiên, không miễn cưỡng và gượng ép, không bắt HS phải công nhận. Cần phải giải thích cho HS nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai số trong kết quả TN. Thứ tư, TN biểu diễn phải đảm bảo cả lớp quan sát được. Phải được bố trí TN để cho cả lớp có thể quan sát được và phải tập trung được chú ý của HS vào những chi tiết chính, quan trọng. Muốn vậy, GV cần chú ý từ khâu lựa chọn dụng cụ TN đến việc bố trí sắp xếp dụng cụ sao cho hợp lí. Nếu cần thiết có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật, như: Camera, đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy vi tính... để hỗ trợ. Thứ năm, TN biểu diễn phải đảm bảo an toàn. Trong khi tiến hành TN biễu diễn không được để TN gây ảnh hưởng đến sức khỏe của HS. TN phải an toàn, tránh gây cho HS cảm giác lo sự mỗi khi tiến hành TN. – Để thực hiện những TN một cách có hiệu quả, cần chú ý đến những kĩ thuật biểu diễn TN cơ bản sau: + Sắp xếp dụng cụ: Các dụng cụ TN phải được bố trí và sắp xếp sao cho lôi cuốn được sự chú ý của HS và đảm bảo cho cả lớp quan sát được. Muốn vậy phải lựa chọn các dụng cụ TN có kích thước đủ lớn và phải sắp xếp những dụng cụ này trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng để chúng không che lấp lẫn nhau. Những dụng cụ quan trọng phải đặt ở vị trí cao nhất, dụng cụ thứ yếu đặt thấp hơn và dụng cụ không cần thiết để HS quan sát thì có thể che lấp. + Dùng vật chỉ thị: Để tăng cường tính trực quan của các TN ta có thể dùng các vật chỉ thị, chẳng hạn: Dùng màu pha vào nước; dùng khói trong TN truyền thảng ánh sáng, hoặc trong TN đối lưu của không khí... + Dùng các phương tiện hỗ trợ như: Đèn chiếu; Gương phẳng; Video Camera 1.3. Các biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh 1.3.1. Tăng cường sử dụng thí nghiệm để tạo ra tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức, sáng tạo có hiệu quả. Nó quy định sự khởi đầu của tư duy, hành động tư duy tích cực sẽ diễn ra trong quá trình nêu và giải quyết vấn đề. Thực tế dạy học cho thấy, việc tạo ra tình huống có vấn đề có thể xây dựng theo nhiều cách, nhiều biện pháp khác nhau tuỳ vào từng nội dung kiến thức. Một trong những biện pháp đó chính là việc sử dụng TN mở đầu, biện pháp mà lâu nay đa số GV gần như lãng quên hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. VL là môn khoa học thực nghiệm, do đó việc khai thác các TN nhằm tạo ra tình huống có vấn đề là một thế mạnh rất cần được phát huy. Sử dụng TN mở đầu để tạo ra tình huống có vấn đề tạo ra sự hứng thú, thu hút sự chú ý đối với HS, đặt HS vào những tình huống
  • 8. có vấn đề và làm cho HS tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu giải quyết vấn đề. Khi sử dụng TN trong giai đoạn này, GV cần chú ý phải làm thế nào để thông qua TN, gây được cho HS sự ngạc nhiên, tạo ra được những sự khó khăn nhất định về mặt nhận thức đối với vấn đề đặt ra, HS chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự vật, quá trình của thực tế, chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích HS tìm tòi cách giải thích hay hành động mới. Thông qua TN, HS phải thấy được tại sao những gì các em quan sát được có vẻ khác với những dự đoán trong suy luận của chính các em, từ đó dần đưa HS vào những bài toán nhận thức để HS tích cực hoạt động hơn, coi việc giải quyết vấn đề tiếp theo như một nhiệm vụ mà chính các em tự đặt ra, đồng thời tạo cho các em một niềm vui nhận thức mới. 1.3.2. Sử dụng thí nghiệm đúng lúc để giải quyết vấn đề cụ thể Ngoài việc sử dụng TN để tạo ra tình huống có vấn đề, TN còn được sử dụng ngay trong quá trình giải quyết vấn đề. Thông qua TN, bằng cách quan sát diễn biến của hiện tượng xảy ra, ghi chép số liệu từ TN, HS có thể thu nhận được một số thông tin nhất định từ những vấn đề đang học. Dựa trên những thông tin thu được HS có thể sơ bộ dự đoán về tính chất của các sự vật, về nguyên nhân của hiện tượng … Việc đưa TN ra đúng lúc không những có tác dụng kiểm tra dự đoán của HS trước một vấn đề đã được nêu ra, mà còn khuyến khích được HS mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Khi những dự đoán suy luận của HS được TN xác nhận là đúng một cách kịp thời thì HS sẽ rất phấn khởi, tin tưởng hơn vào bản thân, dần khắc phục tâm lí thường gặp ở HS là sự thiếu tự tin vào bản thân. 1.3.3. Kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh để kích thích hứng thú và rèn luyện kĩ năng cho học sinh Cả lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy, đối với HS phổ thông, bản thân HS không thể tự sử dụng thành thạo các TN, lắp ráp tiến hành các TN một cách có hiệu quả nếu không có sự hỗ trợ, hướng dẫn của GV. Khi làm TN không thành công, HS thường tỏ ra chán nản và mất đi lòng tự tin vào bản thân. Chính vì vậy mà GV cần phải kiên trì, có kế hoạch tỉ mỉ và vận dụng kết hợp TN của GV và TN của HS để rèn luyện dần những khả năng tối thiểu mà một HS cần phải đạt được. Điều này đặc biệt quan trọng với HS, làm cho các em có điều kiện tiếp xúc với các dụng cụ đo lường, thiết bị kĩ thuật thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Việc kết hợp TN biểu diễn của GV và TN của HS còn tạo ra ở các em một tinh thần say mê học tập, ham hiểu biết khoa học, tìm tòi nghiên cứu và trên cơ sở đó mới có thể nảy sinh ra những vấn đề hay, những vấn đề lí thú và bổ ích cho các giờ học VL. Để việc kết hợp thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và thí nghiệm học sinh đạt hiệu quả, nhằm kích thích tính tích cực của HS, GV không nên chỉ cho HS quan sát kết quả cuối cùng, trước khi đi đến những kết luận, cần biểu diễn TN sao cho HS thấy được quá trình
  • 9. vận động của hiện tượng, cần giới thiệu thí nghiệm dưới dạng phân tích, so sánh, trình bày thí nghiệm như một quá trình nghiên cứu và tổ chức cho HS tham gia vào quá trình nghiên cứu đó qua một hệ thống các câu hỏi theo hai dạng cơ bản là dự đoán hiện tượng sẽ xảy ra và giải thích các hiện tượng đã quan sát được. 1.3.4. Chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập thí nghiệm Bài tập TN là loại bài tập đòi hỏi phải làm TN để kiểm chứng lời giải lý thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập. Bài tập TN có tác dụng tốt về cả ba mặt: giáo dục, giáo dưỡng và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt nó giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua các bài tập TN, có thể rèn luyện tư duy cho HS, nâng cao khả năng độc lập suy nghĩ, tuy nhiên, để làm được điều này thì kĩ năng TN của HS phải đạt được trình độ nhất định nào đó. Cũng cần chú ý rằng, trong các bài tập TN thì TN chỉ cho các số liệu để giải bài tập, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế, cho nên phần vận dụng các định luật VL để lí giải các hiện tượng mới là nội dung chính của bài tập TN. 1.3.5. Thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo cho học sinh Có thể nói rằng, việc thảo luận ở lớp về các phương án thiết kế, chế tạo và tiến hành các TN đơn giản là công việc cực kì khó khăn và rất khó thực hiện ở các trường phổ thông trong điều kiện hiện nay. Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía GV và HS, thì một nguyên nhân khác rất kho khắc phục là thời gian dành cho việc thảo luận là khá dài, trong khi đó thời gian của một giờ học VL là có hạn. Tuy nhiên, nếu thực hiện được thì đây quả là một biện pháp hữu hiệu nhất, phát huy được tổng lực của tất cả các biện pháp nêu trên. Việc trao đổi thảo luận sẽ rèn luyện cho HS khả năng diễn đạt tư tưởng rõ ràng, lập luận chính xác, học tập được kinh nghiệm của các bạn, đồng thời phát triển được tư duy sáng tạo về mặt kĩ thuật. Khi các TN được hình thành từ chính ý tưởng sáng tạo của các em, được làm từ chính bàn tay của các em thì các em sẽ có niềm vui lớn lao, sự tự tin về khả năng của bản thân được nâng cao, từ đó tính chủ động, sáng tạo khoa học của HS được phát triển hơn. KẾT LUẬN Trong dạy học VL, việc khai thác hiệu quả vai trò của TN là một trong những vấn đề hết sức cần thiết, vì TN có vai trò hết sức quan trọng trong khoa học nói chung và trong dạy học VL nói riêng. TN là nguồn cung cấp thông tin chính xác, dễ hiểu về các sự vật và hiện tượng, là phương tiện tốt để kiểm tra tính đúng đắn của các kiến thức VL, là phương tiện rèn luyện sự khéo léo cho HS. TN góp phần đánh giá năng lực và phát triển khả năng tư duy, giúp củng cố và vận dụng kiến thức một cách vững chắc cho HS. TN có tác động mạnh đến giác quan của HS, thông qua TN và bằng TN có thể tạo ra trong HS sự hứng thú tích cực trong học tập.
  • 10. Để TN phát huy đầy đủ chức năng của nó trong dạy học VL thì việc sử dụng TN phải tuân theo một số yêu cầu chung về mặt kĩ thuật và về mặt phương pháp dạy học. Theo đó, việc xác định rõ lôgic của tiến trình dạy học, coi việc sử dụng TN như một bộ phận hữu cơ của quá trình dạy học nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tiến trình nhận thức là hết sức quan trọng. Mặc dù TN trực diện chiếm một tỉ lệ cao trong toàn bộ các TN ở trường phổ thông, nhưng bản thân GV cũng phải ý thức được rằng, thí nghiệm biểu diễn vẫn rất cần thiết phải sử dụng trong dạy học VL, nhất là đối với các TN quá phức tạp, mất nhiều thời gian hoặc không đảm bảo an toàn đối với HS. Việc sử dụng TN biểu diễn phải tránh tình trạng lạm dụng TN, chỉ sử dụng TN như là một sự trình diễn đơn thuần, mà phải tuân thủ các yêu cầu của việc đặt kế hoạch TN, chuẩn bị TN, bố trí TN, tiến hành và xử lí kết quả TN. Như đã phân tích ở phần nội dung, cùng với các thiết bị TN, việc sử dụng các phương tiện dạy học trong dạy học VL là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học VL là một hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. Về mặt nguyên tắc, chỉ có thể thâu tóm đầy đủ chức năng của phương tiện dạy học trong dạy học VL nếu xem xét việc sử dụng phương tiện dạy học trên nhiều quan điểm khác nhau, nhưng dù xét theo quan điểm nào đi nữa, chức năng chủ yếu của phương tiện dạy học cũng vẫn là tạo điều kiện cho HS nắm vững một cách chính xác, sâu sắc các kiến thức và phát triển năng lực nhận thức và hình thành nhân cách cho HS. Trên cơ sở phân tích chức năng của phương tiện dạy học (đã nêu trong phần nội dung) có thể rút ra một số định hướng chung sau đây về mặt phương pháp cho việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học VL ở trường phổ thông: Thứ nhất, cần sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học trên các bình diện khác nhau của hoạt động nhận thức ở các khâu của quá trình dạy học. Thứ hai, nên gắn việc sử dụng các phương tiện dạy học với các hoạt động trí tuệ – thực tiễn của HS, tạo ra kích thích đa dạng về mặt cơ học, âm học, quang học … với mối tương quan phù hợp trong quá trình thu nhận và chế biến thông tin của HS, kích thích sự tranh luận tích cực của HS với các đối tượng nhận thức. Thứ ba, việc sử dụng phương tiện dạy học trong quá trình hình thành và vận dụng kiến thức phải góp phần làm sáng tỏ tính biện chứng giữa cái chung và những cái riêng; cái giống nhau và cái khác nhau của các hiện tượng hay các quá trình VL. Thứ tư, việc sử dụng phương tiện dạy học phải góp phần làm tăng tính chính xác và tính hệ thống của các kiến thức mà HS lĩnh hội. Thứ năm, phải xem việc tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học VL là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược lâu dài, chú trọng đến việc phối hợp sử dụng TN với các phương tiện hiện đại để hiện đại hoá các phương tiện dạy học, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông.
  • 11. Điểm qua các xu hướng khai thác và sử dụng TN VL trong dạy học VL, cần phải nhận thấy rằng, tổ hợp TN với các phương tiện hiện đại đã ngày càng làm cho bộ môn VL càng hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích người học. Đó cũng chính là một trong những mục tiêu mà chúng ta cần hướng tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tô Xuân Giáp (2000), Phương tiện dạy học, NXB Giáo Dục. 2. Nguyễn Ngọc Hưng (1994), Một số định hướng và phơưng pháp sử dụng thiết bị dạy học VL, Tạp chí NCGD số 5. 3. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy học VL ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà nội. 4. Phạm Hữu Tòng, (2005), Lí luận dạy học VL 1, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 5. Lê Công Triêm (2004), Những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông hiện nay, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học sư phạm Huế. 6. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục. 7. Trần Đức Vượng (2004), Lí luận dạy học hiện đại, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học sư phạm Huế. III. Vai trò của dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm trong giảng dạy bộ môn Vật lý. - Các dụng cụ thí nghiệm là công cụ hữu hiệu giúp học sinh nhận biết một cách trực quan, dễ nắm bắt nội dung kiến thức, hiểu kiến thức một cách có cơ sở thực tế, khắc phục những khó khăn do sự suy diễn trừu tượng, gắn liền phương châm “Học đi đôi với hành”, . - Làm thí nghiệm giúp học sinh làm quen sử dụng các thiết bị thí nghiệm Vật lí, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế, thuyết phục được học sinh khi đưa ra các kết luận, khái niệm, định luật, quy tắc, công thức... Cũng nhờ thí nghiệm mà giờ học trở nên trực quan hơn, thực tế hơn, học sinh có hứng thú hơn khi học Vật lý. BÀN VỀ TÁC DỤNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
  • 12. Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học – công nghệ (KH– CN) đã ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của mỗi con người, từ kinh tế – xã hội đến văn hoá truyền thống, tạo nên những đặc điểm mới của thời đại, theo đó vấn đề đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu, tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, đến quá trình tổ chức và hệ thống giáo dục. Với sự phát triển nhanh của KH–CN, dẫn đến kết quả là xuất hiện nhanh, nhiều những tri thức, những kĩ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới, đồng thời những tri thức cũ trở nên lỗi thời, lạc hậu, nảy sinh mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin với trình độ, thời gian, sức lực của người học quá tải. Trước những thay đổi ấy nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới, những hiểu biết mới, họ sẽ trở nên nhanh chóng lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. Xã hội hiện đại đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các thành tựu KH–CN hiện đại. Để giải quyết vấn đề này, giáo dục phải tiếp cận được những thành tựu mới nhất của KH–CN bằng cách chọn lọc nội dung, đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các phương tiện dạy học hiện đại để giúp cho người học trong một thời gian ngắn có thể thu nhận được một lượng thông tin lớn. Vấn đề đổi mới giáo dục hiện nay đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Để làm được việc lớn đó, chúng ta phải thực sự cầu thị, chuyển biến từ cái nhỏ nhất: đó là cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học trong từng bài học, trong từng giờ học, làm cho quá trình dạy của Thầy và học của Trò đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể có. Do những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học nên các phương tiện kĩ thuật phục vụ dạy học ở các trường phổ thông hiện nay được trang bị ngày càng nhiều. Mặt khác, nhờ có sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật mà giá thành của các thiết bị nghe nhìn trong những năm qua giảm đáng kể, tạo điều kiện tốt cho các đơn vị Sở Giáo Dục, các Trường phổ thông mạnh tay trong việc mua sắm các thiết bị dạy học. Trước đây, nhiều địa phương do những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nên chưa thực sự coi trọng việc sử dụng các loại hình TBDH vào quá trình dạy học. Hiện nay, xu hướng phát triển của xã hội, sự thay đổi Sách Giáo Khoa phổ thông ... đã làm thay đổi một cách cơ bản quan điểm của các cấp lãnh đạo về vấn đề sử dụng các loại hình TBDH trong dạy học. Nhiều Trường phổ thông đã coi việc sử dụng các TBDH vào quá trình dạy học như một công việc thường xuyên, thậm chí, điều đó đã trở thành tiêu chí quan trọng khi xét thi đua, khen thưởng. Thái độ tích cực của các cấp quản lí Ngành đã có tác động rất lớn đến suy nghĩ và hành động của bản thân mỗi giáo viên, họ đã dần ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH và quá trình dạy học của chính mình. Đó là một động lực rất lớn, trong công cuộc đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả giáo dục.
  • 13. Vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức Các nghiên cứu về vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức cho thấy: * Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan: Qua nếm: 1%. Qua sờ: 1,5%. Qua ngửi: 3,5%. Qua nghe: 11%. Qua nhìn: 83%. * Tỉ lệ kiến thức nhớ được qua các giác quan: – Qua những gì nghe được: 20%. – Qua những gì nhìn được: 30%. – Qua những gì ta nói được: 80%. – Qua những gì ta nói và làm được: 90%. Như vậy, có thể thấy rằng kiến thức sẽ được học sinh thu nhận được, nhớ được càng nhiều nếu ta biết sử dụng phối hợp các loại hình phương tiện dạy học một cách hợp lí, đặc biệt là các phương tiện nghe, nhìn và các thiết bị thí nghiệm mà học sinh có thể tự tay thực hiện, thao tác. Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức đặc biệt, được tổ chức ở mức độ cao, thì thiết bị dạy học là không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Các loại hình thiết bị dạy học hiện nay TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và hệ thống phương tiện kĩ thuật được giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học. Căn cứ vào danh mục thiết bị dạy học mà Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành thì hiện nay có 9 loại hình chính sau đây: 1. Tranh, ảnh giáo khoa. 2. Bản đồ, biểu đồ, lược đồ ... 3. Mô hình, vật mẫu, mẫu vật. 4. Các dụng cụ dạy học (Dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ luyện tập TDTT...) 5. Phim đèn chiếu (phim Slide), phim chiếu bóng. 6. Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu. 7. Băng, đĩa ghi âm.
  • 14. 8. Băng đĩa ghi hình. 9. Phần mềm dạy học. Chức năng của TBDH trong quá trình dạy học Theo lí luận dạy học thì trong quá trình dạy học, TBDH có các chức năng sau: – TBDH đảm bảo đầy đủ, chính xác các thông tin về các hiện tượng, sự vật, các đối tượng được nghiên cứu. – TBDH nâng cao được tính trực quan – Cơ sở của tư duy trừu tượng, mở rộng được khả năng tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng. – TBDH tăng tính hấp dẫn, kích thích lòng ham muốn học tập, kích thích hứng thú học tập của học sinh. – TBDH giúp gia tăng cường độ lao động, học tập của học sinh, do đó nâng cao được nhịp độ nghiên cứu tài liệu, giáo khoa. – TBDH cho phép học sinhcó điều kiện tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. TBDH hợp lí hóa quá trình dạy học, tiết kiệm được thời gian để mô tả, gắn bài học với thực tế đời sống, học gắn với hành. TBDH giúp hình thành nhân cách, thế giới quan, nhân sinh quan, rèn luyện tác phong làm việc có khoa học của cả giáo viên lẫn học sinh. Theo danh mục trên (phần 2), ta thấy có nhiều loại hình TBDH khác nhau, với các chức năng của chúng như đã phân tích thì có thể nói việc sự dụng TBDH trong dạy học là không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Lẽ đương nhiên, sự kết hợp một cách hợp lí các loại hình TBDH sẽ làm cho hiệu quả của việc giảng dạy được nâng cao. Nếu trong quá trình giảng dạy, ta biết phối hợp tốt các loại hình TBDH thì loại hình này sẽ bổ sung, giải quyết những khiếm khuyết của loại hình kia, như thế quá trình dạy học sẽ đạt được những hiệu quả như mong muốn. Vai trò và tác dụng của các loại hình TBDH Vì sao trong quá trình dạy học, ta phải phối hợp các loại hình TBDH? Câu trả lời tương đối đơn giản, đó là: Không có loại hình TBDH nào là đa năng, là duy nhất vì mỗi loại hình TBDH đều có những vai trò và tác dụng riêng, khác nhau, cái nọ không thể thay thế hoàn toàn cho cái kia. Những phân tích sau đây sẽ làm sáng tỏ điều đó. a) Đối với tranh, ảnh giáo khoa * Tác dụng nổi bật là chúng có tính trực quan cao. Dùng tranh, ảnh có thể phóng đại những sự vật nhỏ, hoặc thu nhỏ những vật rất lớn. Tranh, ảnh có thể mô tả cấu tạo bên trong của sự vật mà trên vật thật không thể quan sát được. Tuy nhiên, trong một giờ dạy, nếu chỉ dùng tranh ảnh thôi thì làm sao học sinh có thể nhìn thấy tính chất “động” trong các sự vật hiện tượng. Khi đó cần phải có các loại hình TBDH khác bổ sung (như mô hình, thí nghiệm, phần mềm dạy học...). b) Đối với biểu đồ, bản đồ
  • 15. * Tác dụng nổi bật của chúng là giúp học sinh nhìn thấy một cách tổng quan của một hệ thống nào đó, thấy được những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất, điển hình nhất của môi trường địa lí ... * Tuy nhiên, nếu chỉ dùng bản đồ, biểu đồ thì tính thuyết phục trong nhận thức của học sinh lại không cao. Khi đó lại cần đến các loại hình TBDH khác bổ sung (như băng hình, đĩa hình ...). c) Đối với mô hình, vật mẫu, mẫu vật Loại hình này chỉ sự dụng có hiệu quả trong một số ít nội dung dạy học, nó chỉ thực sự có tác dụng nếu kết hợp được với các tranh, ảnh có liên quan. d) Đối với dụng cụ dạy học Loại hình này có nhiều ưu điểm và có thể sử dụng trong tất cả các loại bài giảng. Tuy vậy, với những thí nghiệm có tính chất nguy hiểm hoặc không thể thực hiện được trong điều kiện thực tế, thì việc kết hợp với các loại hình TBDH khác đặc biệt là các phần mềm dạy học là không thể tránh khỏi. e) Đối với phần mềm dạy học Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng phần mềm dạy học vào quá trình giảng dạy là rất hay, rất hiệu quả. Tuy vậy do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trình độ của nhiều giáo viên về tin học chưa đạt yêu cầu, do đó việc áp dụng phần mềm dạy học vào giảng dạy là rất hạn chế, nó mới chỉ là một hình thức bổ trợ cho các loại hình TBDH khác mà chưa thể thay thế được các loại hình TBDH truyền thống. Đối với các loại hình TBDH khác như phim đèn chiếu, bản trong, băng đĩa ghi âm, băng đĩa hình, do tính năng tác dụng của chúng rất khác nhau mà các loại hình này chỉ đóng vai trò bổ trợ cho các loại hình TBDH khác mà thôi. Tóm lại, mỗi loại hình TBDH đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, không thể có loại nào là đa năng, có thể sử dụng thay thế cho tất cả các loại hình TBDH khác. Muốn đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, ta phải biết kết hợp tốt, vận dụng một cách hợp lí các ưu điểm cũa từng loại hình, dùng những ưu điểm đó để bổ sung những khiếm khuyết của các loại hình TBDH khác.