SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 9
Thông tư 29TT hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh


   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   Số 29 TT                        Độc lập - tự do - Hạnh phúc



Hà nội, ngày 6 tháng 10 năm 1990

THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH CẤP II PHỔ THÔNG CƠ SỞ, PHỔ
THÔNG TRUNG HỌC

 Đánh giá, xếp loại trình độ được đào tạo của học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà
trường phổ thông, góp phần đảm bảo quá trình giáo dục theo đúng mục tiêu đào tạo đã
được xác định theo quyết định số 305/QĐ và 329/QĐ. Việc đánh giá xếp loại trình độ
được đào tạo của học sinh phải thể hiện rõ tính toàn diện, thống nhất từ cấp I đến cấp
THPT, đồng thời từng bước cải tiến, nâng cao làm cho việc đánh giá xếp loại ngày một
chính xác, cụ thể, khách quan và tương đối dễ làm.
Từ năm học 1990-1991 học sinh các trường phổ thông được đánh giá, xếp loại theo hai
mặt: Hạnh kiểm (thể hiện phẩm chất của con người học sinh) và học lực (thể hiện kết quả
học các bộ môn văn hóa khoa học, lao động - kỹ thuật, rèn luyện thân thể... của học sinh)
để phù hợp với điều kiện và thực tế giáo dục trong tình hình hiện nay.
Bộ hướng dẫn cụ thể việc đánh giá, xếp loại như sau:


A. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM.

I. Những căn cứ để đánh giá về hạnh kiểm.

1. Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đào tạo được Bộ qui định theo các quyết định số:
305/QĐ và 329/QĐ ngày 31-3-1990.
2. Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ học sinh từng cấp học ban hành theo quyết định số
1118/QĐ ngày 2-12-1987, tập trung vào các điểm chủ yếu sau:

- Nhận thức, tình cảm làm nền tảng cho hành động đẹp đẽ.
- Hành động cụ thể biểu hiện qua các hoạt động học tập, lao động, rèn luyện thân thể vui
chơi...
- Tác dụng của cá nhân học sinh đối với tập thể.
- Ý thức tự phê bình, thái độ tự giác đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của chính
mình.

3. Hạnh kiểm của học sinh chủ yếu được đánh giá qua những hành vi, thái độ cư xử trong
phạm vi nhà trường và phải phù hợp với thời gian, điều kiện được giáo dục, với trình độ
phát triển về nhận thức, về tâm lý, sinh lý của học sinh.
4. Xem xét một cách đúng mức, khách quan những biểu hiện về hành vi đạo đức và thái
độ cư xử trong các mối quan hệ xã hội và gia đình.

II. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm.

Về mặt hạnh kiểm, học sinh được đánh giá xếp loại thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu,
kém. Tiêu chuẩn cụ thể của từng loại như sau:

1.Loại tốt: Được xếp hạnh kiểm về loại tốt là những học sinh có nhận thức đúng và thực
hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh; có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập, lao động,
rèn luyện đạo đức, nếp sống và rèn luyện thân thể..., có tiến bộ không ngừng, đạt kết quả
cao về tất cả các mặt.

Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là:
1) Xác định được mục đích học tập, chuyên cần ham học, trung thực trong học tập và đạt
kết quả ngày càng tiến bộ. Luôn khiêm tốn và sẳn sàng giúp bạn cùng học tập tiến bộ.
Mạnh dạn đấu tranh chống thói lười biếng, ỷ lại , thiếu trung thực trong học tập.
2) Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học
nghề. Có ý thức và thực hành tiết kiệm; quí trọng và bảo vệ tài sản chung của nhà trường,
của lớp học. Sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dựng địa phương do nhà trường
tổ chức.
3) Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi luyện tập quân sự. Luôn giữ vệ sinh
cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp.
4) Có nhiều cố gắng rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa có kỷ luật. Trung thực
đúng mức trong quan hệ giao tiếp đối với thầy giáo, cô giáo, bạn bè, với gia đình và
những người xung quanh.
5) Có ý thức thực hiện tốt pháp luật và các chính sách có liên quan đến bản thân. Có thái
độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt, không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và
ngoài xã hội.Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức ,sẵn sàng
giúp bạn,các em nhỏ,người già ,những người tàn tật khi gặp khó khăn.Có ý thức đoàn kết
quốc tế ,vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc ,lịch sự và không có hành động,thái độ
thiếu văn hóa với người nước ngoài.

2.Loại trung bình: Được xếp loại trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức
thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm nhưng còn chậm, không
đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung ở mức trung bình. Còn mắc một số khuyết điểm
nhưng ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi được góp ý kiến biết nhận ra khuyết
điểm nhưng sửa chữa còn chậm.

Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là:
1) Thực hiện được những qui định tối thiểu về nề nếp, kỷ luật học tập như: đi học tương
đối đều, có học và làm bài, nghỉ học có xin phép, ra vào lớp theo đúng qui định...; đôi khi
còn bị nhắc nhỡ về học bài, làm bài , đôi khi còn quay cóp hoặc bàn bạc trao đổi với bạn
khi làm bài kiểm tra, còn nói chuyện riêng hoặc làm việc khác trong giờ học. V v...
2) Tham gia tương đối đủ các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học nghề do nhà
trường tổ chức. Hoàn thành những phần việc được giao, chấp hành sự phân công trong
hoạt động, song chưa tỏ rõ sự cố gắng, hoặc còn có những thiếu sót về thái độ và kỷ luật
trong khi lao động, học nghề.
3) Có cố gắng nhất định về rèn luyện thân thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao và
văn hóa văn nghệ... của lớp, của trường, nhưng nói chung ở mức bình thường.
4) Không mắc những khuyết điểm nghiêm trọng trong các quan hệ với thầy và bạn, chưa
chủ động tích cực rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, trong cách cư xử còn có lúc
chưa đúng mức. Chưa vững vàng trước sự phân định giữa tốt và xấu, đúng và sai do vậy
không thể hiện rõ thái độ ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái xấu, cái sai, có lúc còn bị
lôi cuốn theo những việc làm chưa tốt.
5) Có tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, tuân theo luật
pháp và những chính sách liên quan đến bản thân.

3- Loại khá: Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc
thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt: rèn luyện đạo đức, học tập, lao
động, rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội.V... hoặc trong các mặt trên có mặt đạt tốt
nhưng cũng có mặt khác đạt chỉ tới mức trung bình đều được xếp hạnh kiểm loại khá.
Những học sinh này có thể còn mắc những khuyết điểm nhỏ, được góp ý kiến thì sửa
chữa tương đối nhanh và không tái phạm.

4- Loại yếu: Xếp loại hạnh kiểm yếu những học sinh: không đạt tới mức trung bình theo
tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những điểm đã qui định
cho loại trung bình.

Những biểu hiện của loại yếu về hạnh kiểm là:
1) Có hành động vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của thầy
giáo, cô giáo ở trong hay ở ngoài nhà trường.
2) Quá lười học, được nhắc nhỡ nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần quay cóp hoặc
có hành động thô bạo để được quay cóp trong giờ kiểm tra.
3) Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ học nhiều tiết, nhiều buổi.
4) Lấy cắp ở trong lớp, trong trường, hoặc tham gia vào lấy cắp tài sản XHCN, tài sản
riêng của công dân...
5) Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối nghiêm trọng.
6) Có hành động xấu, thiếu văn hóa đối với phụ nữ, người già, người tàn tật, các em nhỏ
và người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần nhưng sự tiếp thu và sửa chữa rất
chậm.
7) Những học sinh bị kỷ luật cảnh cáo hoặc đuổi học 1 tuần ở học kỳ nào thì xếp loại hạnh
kiểm yếu ở học ấy.

5- Loại kém: Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỷ luật ở mức đuổi
học 1 năm đều xếp hạnh kiểm loại kém.

III. Cách thức đánh giá xếp, loại:
Để làm tốt việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần
thực hiện:

1- Tổ chức tốt quá trình giáo dục trước khi đánh giá xếp loại:

- Vào đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt việc học tập nhiệm
vụ học sinh đã được qui định trong các quyết định 305/QĐ, 329/QĐ và 1118/QĐ; thường
xuyên nhắc nhỡ học sinh thực hiện theo các nhiệm vụ đó.
- Nắm tình hình xếp loại hạnh kiểm ở năm học trước, sơ bộ phân loại đối tượng, phân tích
những ưu điểm, khuyết điểm từ đó định ra phương pháp giáo dục thích hợp với từng học
sinh.
- Luôn gợi mở, hướng dẫn nêu gương tốt để thúc đẩy sự vươn lên, mong muốn tiến bộ
của cá nhân. Thường xuyên theo dõi uốn nắn, phê phán kịp thời, đúng mức những biểu
hiện chưa tốt. Có những biện pháp tích cực phát hiện nhằn ngăn chặn những hành động
hay khuynh hướng xấu có thể xảy ra, loại bỏ những điều kiện làm nảy sinh hiện tượng
xấu.
- Xây dựng mối quan hệ giáo dục với gia đình và Đoàn, Đội thống nhất các biện pháp giáo
dục học sinh, tăng cường thông tin về quá trình giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm và cha
mẹ học sinh.

2- Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại:

- Vận dụng đúng đắn và phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại về mặt hạnh kiểm là tiêu chuẩn chung cho cả hai cấp học.
Vì vậy khi thực hiện giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tiêu chuẩn và thực tế của quá trình
giáo dục để vận dụng vào việc đánh giá, xếp loại cho học sinh trong lớp; chú ý kết hợp
chặt chẽ quá trình tiếp thu và phát triển của nhận thức với những hành vi cụ thể của học
sinh ở lớp cuối cấp 2 THPT và các lớp THPT.
Khi vận dụng các tiêu chuẩn, cần lưu ý: động cơ của hành động diễn biến và tính chất của
hành động, tác dụng và hậu quả của hành động. Có như vậy mới đánh giá chính xác,
công bằng và có tác dụng giáo dục.
- Thực hiện đúng qui trình đánh giá, xếp loại: Căn cứ vào tiêu chuẩn và quá trình tiếp thu
giáo dục của học sinh, cuối mỗi học kỳ và cuối năm học giáo viên chủ nhiệm dự kiến và
lập danh sách xếp loại hạnh kiểm. Bảng danh sách này được đưa lấy ý kiến của giáo viên
bộ môn, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội. Các giáo viên bộ môn và cán bộ lớp cán bộ Đoàn,
Đội có trách nhiệm cho ý kiến đồng ý với hay không đồng ý với bản dự kiến xếp loại hạnh
kiểm này, nêu lý do và có chữ ký, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Trên cơ sở tham
khảo những ý kiến đóng góp đó giáo viên chủ nhiệm cân nhắc và quyết định danh sách
xếp loại hạnh kiểm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và báo cáo với Hiệu
trưởng.

 Giáo viên chủ nhiệm chỉ chính thức công bố danh sách xếp loại hạnh kiểm sau khi đã
được Hiệu trưởng duyệt y.

Nói chung kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm ở học kỳ II của học sinh được lấy làm kết
quả đánh giá, xếp loại cả năm. Tuy nhiên nếu có học sinh hạnh kiểm được xếp vào loại tốt
hoặc khá ở học kỳ I, nhưng do mắc sai lầm đột xuất mà hạnh kiểm bị xếp vào loại yếu ở
học kỳ II, thì có thể đưa ra Hội đồng giáo dục xem xét quá trình rèn luyện cả năm và quyết
định xếp loại hạnh kiểm vào loại yếu hoặc trung bình.

B. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC.

Từ năm học 1990-1991 trở đi việc đánh giá xếp loại về học lực của học sinh được thực
hiện theo cách tính điểm trung bình của tất cả các môn học.


I.Những căn cứ để đánh giá, xếp loại về học lực.

1- Kết quả các môn học theo qui chế cho điểm trên 10 được qui định trong chương trình
từng lớp, từng cấp đổ Bộ ban hành:

A-Đối với các lớp cấp 2 THPT gồm các môn:

Tiếng Việt và Văn, Sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Toán, Vật lý, Hóa, Sinh,
Nghệ thuật, Thể dục-Quân sự, Lao động-kỹ thuật.

B-Đối với các lớp THPT:

Ở các lớp không phân ban: Gồm các môn: Văn và Tiếng Việt, Sử, Địa lý, Giáo dục công
dân, Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, kỹ thuật, Thể dục-Quốc phòng, Ngoại ngữ.

Ở các lớp phân ban:Theo hướng dẫn riêng.

2- Chế độ cho điểm và điểm trung bình các môn học của học sinh.

II. Chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm tra, và hệ số các môn học.

1- Chế độ cho điểm: Chế độ cho điểm ở các cấp học được qui định chung như sau:

A.Số lần kiểm tra cho từng môn học: trong một học kỳ, mỗi học sinh được kiểm tra ít nhất:

- Các môn học có từ 2 tiết/1 tuần trở xuống: 4 lần.
- Các môn học có từ 2,5 đến 3 tiết/1 tuần: 6 lần.
- Các môn học có từ 4 tiết/1 tuần trở lên: 7 lần.

B- Các loại điểm kiểm tra: Số lần kiểm tra qui định cho từng môn như trên bao gồm: kiểm
tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết 1 tiết trở lên (theo phân phối chương trình),
kiểm tra cuối học kỳ.
- Nếu học sinh thiếu điểm kiểm tra miệng, phải được thay bằng điểm kiểm tra viết 15 phút.
Nếu thiếu điểm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên (theo phân phối chương trình) phải được kiểm
tra bù.
- Ở những môn trong phân phối chương trình không qui định kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên,
phải thay bằng kiểm tra viết 15 phút, cho đủ số lần kiểm tra đã qui định.
- Các loại điểm kiểm tra theo qui định trên sẽ thực hiện theo hướng dẫn của từng bộ môn.

2- Hệ số các loại điểm kiểm tra.

- Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: hệ số 1.
- Kiểm tra từ một tiết trở lên: hệ số 2.
- Điểm kiểm tra học kỳ không tính hệ số mà tham gia trực tiếp vào tính điểm trung bình
môn theo hướng dẫn phần dưới.

3- Hệ số các môn học

Các môn Văn-Tiếng Việt và toán của cấp 2 và THPT không phân ban được tính hệ số 2
khi tham gia tính điểm trung bình học kỳ hoặc cả năm.

III. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực.

1- Cách tính điểm:

A- Điểm trung bình học kỳ (ĐTBHK)

- Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTBKt): Là trung bình cộng của từng điểm các bài
kiểm tra sau khi đã tính hệ số (không tính điểm kiểm tra học kỳ).
- Điểm trung bình môn học kè (ĐTBmhk): Là trung bình cộng của ĐTBKt và điểm trung
bình học kỳ (ĐKTHK):


- Điểm trung bình các môn học kè (ĐTBHK): là trung bình cộng của các điểm ĐTBmhk sau
khi đã tính hệ số.

B- Điểm trung bình cả năm: (ĐTBCN)

- Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn): Là trung bình cộng của điểm Trung bình môn
học kè I với 2 lần trung bình môn học kè II.


-Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBCN):


-Các điểm trung bình chỉ lấy đến một chữ số thập phân.

III. Cách thức tiến hành.
1-Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm cho điểm theo chế độ qui định ở trên, và tính điểm
trung bình môn của từng học kỳ, cả năm.
Sau khi đã tính điểm trung bình, giáo viên bộ môn ghi vào sổ điểm, học bạ học sinh và
phê vào học bạ về môn mình phụ trách.
2-Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm tính điểm trung bình các môn từng học kỳ, cả
năm học, và xếp loại học lực theo tiêu chuẩn qui định. Giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả
vào sổ điểm, học bạ cho từng học sinh.
3-Để làm tốt phần việc này giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững chế
độ cho điểm, cách tính điểm, tiêu chuẩn xếp loại học lực để thực hiện tốt, tránh những sai
sót,đảm bảo cho học sinh không bị thiệt thòi.

C. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GÍA XẾP LOẠI.

I. Sử dụng kết quả đánh giá , xếp loại để xét cho học sinh lên lớp:

1- Cho lên thẳng : những học sinh có đủ các điều kiện sau:

A- Nghỉ học không quá 45 ngày trong một năm học.

B- Được xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên.

2- Cho ở lại lớp:

Cho ở lại lớp hẳn những học sinh phạm vào một trong những điều kiện sau:

A- Nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.

B- Có học lực cả năm xếp loại kém.

C- Có hạnh kiểm và học lực cả năm xếp loại yếu.

3- Thi lại các môn học và rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm:

Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường xét cho thi lại các môn
học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét cho lên lớp vào sau hè. Nhà
trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm.

A- Thi lại các môn học:
- Học sinh xếp loại yếu về học lực được cho phép để lựa chọn thi lại các môn có điểm
trung bình cả năm dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều kiện để lên lớp.
- Điểm bài thi lại của môn nào được dùng để thay thế cho điểm trung bình môn cả năm
của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn cả năm học. Sau khi đã tính lại, những
học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt từ 5,0 trở lên sẽ được lên lớp.
Học sinh phải đăng ký môn thi lại cho nhà trường chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức thi
lại.
B- Rèn luyện thêm về hạnh kiểm:
Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện thêm trong hè. Giáo viên chủ
nhiệm chịu trách nhiệm đặt những yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn
luyện, đồng thời có biện pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện những nội
dung đó của học sinh. Sau hè căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh Hội đồng giáo dục xét
và xếp loại lại hạnh kiểm cho những học sinh này. Nếu được xếp loại trung bình sẽ được
lên lớp.

4- Kết quả đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực cả năm ở lớp cuối cấp được dùng
làm điều kiện để xét cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT, THPT (sẽ nói rõ ở qui chế thi tốt
nghiệp THPT và THPT).
5- Ngoài việc đánh giá xếp loại các môn đã nêu trên, tùy theo yêu cầu và điều kiện để đẩy
mạnh và khuyến khích việc học tập, Bộ sẽ qui định việc thi lấy chứng chỉ và các chứng chỉ
này sẽ được xem xét để đánh giá xếp loại , hoặc hướng ưu tiên khi xét tuyển, xét tốt
nghiệp.

II. Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại để khen thưởng:

1- Tặng danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh được xếp loại từ khá trở lên về
cả hai mặt: Hạnh kiểm và học lực.
2- Tặng danh hiệu học sinh giỏi cho những học sinh được xếp loại giỏi về học lực và xếp
loại khá trở lên về mặt hạnh kiểm.

D. TRÁCH NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁC MẶT GIÁO DỤC.

I. Giáo viên chủ nhiệm:

1-Chịu trách nhiệm chính về việc đánh giá, xếp loại các mặt giáo dục của học sinh lớp
mình phụ trách. Thực hiện đúng theo qui trình đánh giá các mặt như qui định ở trên một
cách công bằng, chính xác, khách quan, công khai.
2-Sau khi được duyệt, tổ chức công bố kết quả đánh giá, xếp loại cho học sinh và cha mẹ
học sinh.
3-Tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại của học sinh về đánh giá, xếp loại trong phạm
vi quyền hạn của mình báo cáo hiệu trưởng những khiếu nại ngoài quyền hạn đã qui định.
Thông báo kết quả giải quyết các khiếu nại đó đến học sinh trong thời gian đã qui định.
4-Hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm, học bạ học sinh từng học kỳ, cả năm theo đúng qui
định. Chú ý ghi cả kết quả thi lại và rèn luyện về hạnh kiểm sau hè (nếu có)

II. Trách nhiệm của hiệu trưởng.

1-Tổ chức học tập chu đáo thông tư này cho giáo viên và học sinh.Phổ biến rộng rãi đến
cha mẹ học sinh để cùng phối hợp giáo dục, đến học sinh để học sinh tự đánh giá xếp loại
và kiểm tra sự đánh giá và xếp loại của nhà trường đối với mình.
2-Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chế độ cho điểm, đánh giá xếp loại của giáo viên
bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên phụ trách từng việc được giao.
3-Chỉ đạo và tổ chức rút kinh nghiệm việc đánh giá xếp loại để áp dụng thống nhất trong
từng khối lớp và toàn trường.
4-Duyệt và chuẩn y các kết quả đánh giá, xếp loại của các lớp, đôn đốc việc hoàn chỉnh
sổ điểm học bạ.
5-Tổ chức việc thi lại và xếp loại về hạnh kiểm của học sinh sau hè.
6-Xây dựng và đảm bảo quan hệ thông tin 2 chiều giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
7-Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của học sinh về đánh giá xếp loại thuộc phạm vi
và quyền hạn của mình.

III- Trách nhiệm và quyền được khiếu nại của học sinh.

1- Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh, cố gắng rèn luyện theo tiêu
chuẩn các mặt giáo dục để đạt kết quả cao. Luôn khiêm tốn, tiếp thu sự giáo dục của thầy
giáo, cô giáo, và tập thể lớp tích cực giúp bạn cùng tiến bộ.
2-Học sinh có quyền được khiếu nại bằng lời hoặc bằng đơn đến giáo viên chủ nhiệm,
Hiệu trưởng nhà trường và các trên khi thấy mình chưa được đánh giá xếp loại chính xác,
công bằng.

Thông tư này được áp dụng từ năm học 1990-1991, thay thế cho các thông tư và hướng
dẫn đánh giá học sinh cấp II và cấp THPT Bộ đã ban hành trước đây. Các cấp quản lý
giáo dục có trách nhiệm phổ biến và tổ chức các nhà trường trong địa phương mình thực
hiện tốt thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần phải điều chỉnh điều gì, các
Sở giáo dục cần báo cáo ngay để Bộ xem xét và giải quyết kịp thời.



KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thứ Trưởng
(Đã ký)
Lương Ngọc Toản

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nayGiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nayhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non nataliej4
 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020nataliej4
 
Qui định
Qui định Qui định
Qui định smart9999
 
Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptQuyen Le
 
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...nataliej4
 
Kiem Diem Dang Vien
Kiem Diem Dang VienKiem Diem Dang Vien
Kiem Diem Dang Vienguest2fbe56
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoTrang Le
 
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...nguyenduy4121
 
Ban tu danh gia xep loai gv 2011
Ban tu danh gia xep loai gv 2011Ban tu danh gia xep loai gv 2011
Ban tu danh gia xep loai gv 2011nguyenvanhoatay
 
Qui định cụ thể
Qui định cụ thểQui định cụ thể
Qui định cụ thểsmart9999
 
Các mẫu cuối năm 2014
Các mẫu cuối năm 2014Các mẫu cuối năm 2014
Các mẫu cuối năm 2014c3nghia
 
Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên
Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viênPhiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên
Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viênHoàng VN
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao ducvinhduchanh
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcDr ruan
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcstranthemy42
 
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lopModule 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lophovanhiep
 

Mais procurados (19)

Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nayGiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường qs hiện nay
 
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
Giáo Trình Giáo Dục Tích Hợp Ở Bậc Học Mầm Non
 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo dục mầm non năm học 2019 2020
 
Qui định
Qui định Qui định
Qui định
 
Tâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thptTâm các bạn tuổi thpt
Tâm các bạn tuổi thpt
 
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
Sáng kiến một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động t...
 
Kiem Diem Dang Vien
Kiem Diem Dang VienKiem Diem Dang Vien
Kiem Diem Dang Vien
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
 
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
Mot so bien phap giup hoc sinh lop 1 quay phai, quay trai dung huong, dung go...
 
Ban tu danh gia xep loai gv 2011
Ban tu danh gia xep loai gv 2011Ban tu danh gia xep loai gv 2011
Ban tu danh gia xep loai gv 2011
 
Qui định cụ thể
Qui định cụ thểQui định cụ thể
Qui định cụ thể
 
Các mẫu cuối năm 2014
Các mẫu cuối năm 2014Các mẫu cuối năm 2014
Các mẫu cuối năm 2014
 
Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên
Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viênPhiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên
Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc3. tai lieu tap huan tt22   mon dao duc
3. tai lieu tap huan tt22 mon dao duc
 
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại họcBai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
Bai tieu luan (6) lý luận dạy học đại học
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Tài liệu tâm lý học thcs
Tài liệu   tâm lý học thcsTài liệu   tâm lý học thcs
Tài liệu tâm lý học thcs
 
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lopModule 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
Module 3 ki nang to chuc gio sinh hoat lop
 

Destaque (16)

CáI NúT áO
CáI NúT áOCáI NúT áO
CáI NúT áO
 
To My Friends
To My FriendsTo My Friends
To My Friends
 
Thankfull
ThankfullThankfull
Thankfull
 
Thankfull
ThankfullThankfull
Thankfull
 
[Viet Anh] Tuyen Tap Thanh Ngu Tuc Ngu Ca Dao
[Viet   Anh] Tuyen Tap Thanh Ngu   Tuc Ngu   Ca Dao[Viet   Anh] Tuyen Tap Thanh Ngu   Tuc Ngu   Ca Dao
[Viet Anh] Tuyen Tap Thanh Ngu Tuc Ngu Ca Dao
 
De Anh D Ct M174
De Anh D Ct M174De Anh D Ct M174
De Anh D Ct M174
 
Thông tư 23
Thông tư 23Thông tư 23
Thông tư 23
 
Thankfull
ThankfullThankfull
Thankfull
 
Di Chuc Chu TịCh Ho Chi Minh
Di Chuc Chu TịCh Ho Chi MinhDi Chuc Chu TịCh Ho Chi Minh
Di Chuc Chu TịCh Ho Chi Minh
 
Jesss Life Thing
Jesss Life ThingJesss Life Thing
Jesss Life Thing
 
Qd 51
Qd 51Qd 51
Qd 51
 
QD 16/2008/GDDT
QD 16/2008/GDDTQD 16/2008/GDDT
QD 16/2008/GDDT
 
Listening U15 12
Listening U15 12Listening U15 12
Listening U15 12
 
Presentation Helponcall
Presentation HelponcallPresentation Helponcall
Presentation Helponcall
 
Ielt Speaking1
Ielt Speaking1Ielt Speaking1
Ielt Speaking1
 
Paul gauguin
Paul gauguinPaul gauguin
Paul gauguin
 

Semelhante a Thong Tu 29

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...tieuhocvn .info
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1tieuhocvn .info
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"Học Tập Long An
 
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...jackjohn45
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen nataliej4
 
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7Võ Tâm Long
 
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.docHHongThu4
 
Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...
Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...
Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...sividocz
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...nataliej4
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...LuanVan Web
 
Boi duong thuong xuyen,2014
Boi duong thuong xuyen,2014Boi duong thuong xuyen,2014
Boi duong thuong xuyen,2014Minh Quốc Lê
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...HanaTiti
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...hieu anh
 
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34quyettran11
 
Phap luat (1)
Phap luat (1)Phap luat (1)
Phap luat (1)SunPtHp
 

Semelhante a Thong Tu 29 (20)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012  –...
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN THỦY NGUYÊN BẬC TIỂU HỌC, NĂM HỌC 2012 –...
 
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
De thi va dap an thi giao vien gioih huỵen1
 
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS"
 
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
Bài giảng mùa lá rụng trong vườn đánh giá học sinh thcs theo mô hình trường h...
 
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Lớp Chủ Nhiệm Theo Mô Hình Trường Học Mới Vnen
 
Dam fd sdf sdds
Dam fd sdf sddsDam fd sdf sdds
Dam fd sdf sdds
 
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
 
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...
Sáng kiến Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dụ...
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...
Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...
Luận Văn một số thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường tr...
 
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ VỀ KĨ THUẬT XÂY D...
 
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinhĐổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
Đổi mới giờ sinh hoạt lớp nhằm giáo dục đạo đức và tính tích cực cho học sinh
 
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
 
Boi duong thuong xuyen,2014
Boi duong thuong xuyen,2014Boi duong thuong xuyen,2014
Boi duong thuong xuyen,2014
 
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
[123doc] - tai-lieu-hoi-thao-tap-huan-doi-moi-to-chuc-va-quan-ly-hoat-dong-gi...
 
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
NHU CẦU THAM VẤN, TƯ VẤN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA GIÁO VIÊ...
 
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
 
Phap luat (1)
Phap luat (1)Phap luat (1)
Phap luat (1)
 

Último

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Thong Tu 29

  • 1. Thông tư 29TT hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 29 TT Độc lập - tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày 6 tháng 10 năm 1990 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH CẤP II PHỔ THÔNG CƠ SỞ, PHỔ THÔNG TRUNG HỌC Đánh giá, xếp loại trình độ được đào tạo của học sinh là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường phổ thông, góp phần đảm bảo quá trình giáo dục theo đúng mục tiêu đào tạo đã được xác định theo quyết định số 305/QĐ và 329/QĐ. Việc đánh giá xếp loại trình độ được đào tạo của học sinh phải thể hiện rõ tính toàn diện, thống nhất từ cấp I đến cấp THPT, đồng thời từng bước cải tiến, nâng cao làm cho việc đánh giá xếp loại ngày một chính xác, cụ thể, khách quan và tương đối dễ làm. Từ năm học 1990-1991 học sinh các trường phổ thông được đánh giá, xếp loại theo hai mặt: Hạnh kiểm (thể hiện phẩm chất của con người học sinh) và học lực (thể hiện kết quả học các bộ môn văn hóa khoa học, lao động - kỹ thuật, rèn luyện thân thể... của học sinh) để phù hợp với điều kiện và thực tế giáo dục trong tình hình hiện nay. Bộ hướng dẫn cụ thể việc đánh giá, xếp loại như sau: A. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI VỀ HẠNH KIỂM. I. Những căn cứ để đánh giá về hạnh kiểm. 1. Căn cứ vào mục tiêu và kế hoạch đào tạo được Bộ qui định theo các quyết định số: 305/QĐ và 329/QĐ ngày 31-3-1990. 2. Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ học sinh từng cấp học ban hành theo quyết định số 1118/QĐ ngày 2-12-1987, tập trung vào các điểm chủ yếu sau: - Nhận thức, tình cảm làm nền tảng cho hành động đẹp đẽ. - Hành động cụ thể biểu hiện qua các hoạt động học tập, lao động, rèn luyện thân thể vui chơi... - Tác dụng của cá nhân học sinh đối với tập thể. - Ý thức tự phê bình, thái độ tự giác đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của chính mình. 3. Hạnh kiểm của học sinh chủ yếu được đánh giá qua những hành vi, thái độ cư xử trong phạm vi nhà trường và phải phù hợp với thời gian, điều kiện được giáo dục, với trình độ
  • 2. phát triển về nhận thức, về tâm lý, sinh lý của học sinh. 4. Xem xét một cách đúng mức, khách quan những biểu hiện về hành vi đạo đức và thái độ cư xử trong các mối quan hệ xã hội và gia đình. II. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm. Về mặt hạnh kiểm, học sinh được đánh giá xếp loại thành 5 loại: tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Tiêu chuẩn cụ thể của từng loại như sau: 1.Loại tốt: Được xếp hạnh kiểm về loại tốt là những học sinh có nhận thức đúng và thực hiện khá đầy đủ nhiệm vụ học sinh; có ý thức trách nhiệm cao đối với học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, nếp sống và rèn luyện thân thể..., có tiến bộ không ngừng, đạt kết quả cao về tất cả các mặt. Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là: 1) Xác định được mục đích học tập, chuyên cần ham học, trung thực trong học tập và đạt kết quả ngày càng tiến bộ. Luôn khiêm tốn và sẳn sàng giúp bạn cùng học tập tiến bộ. Mạnh dạn đấu tranh chống thói lười biếng, ỷ lại , thiếu trung thực trong học tập. 2) Tham gia đầy đủ và thực hiện tốt các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học nghề. Có ý thức và thực hành tiết kiệm; quí trọng và bảo vệ tài sản chung của nhà trường, của lớp học. Sẵn sàng tham gia lao động góp phần xây dựng địa phương do nhà trường tổ chức. 3) Tích cực rèn luyện thân thể và tham gia các buổi luyện tập quân sự. Luôn giữ vệ sinh cá nhân, giữ sạch đẹp trường lớp. 4) Có nhiều cố gắng rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa có kỷ luật. Trung thực đúng mức trong quan hệ giao tiếp đối với thầy giáo, cô giáo, bạn bè, với gia đình và những người xung quanh. 5) Có ý thức thực hiện tốt pháp luật và các chính sách có liên quan đến bản thân. Có thái độ rõ ràng ủng hộ cái đúng, cái tốt, không đồng tình với những biểu hiện sai trái trong và ngoài xã hội.Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức ,sẵn sàng giúp bạn,các em nhỏ,người già ,những người tàn tật khi gặp khó khăn.Có ý thức đoàn kết quốc tế ,vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc ,lịch sự và không có hành động,thái độ thiếu văn hóa với người nước ngoài. 2.Loại trung bình: Được xếp loại trung bình về hạnh kiểm là những học sinh có ý thức thực hiện nhiệm vụ học sinh, có tiến bộ nhất định về hạnh kiểm nhưng còn chậm, không đều, chưa vững chắc, kết quả nói chung ở mức trung bình. Còn mắc một số khuyết điểm nhưng ít nghiêm trọng, chưa thành hệ thống, khi được góp ý kiến biết nhận ra khuyết điểm nhưng sửa chữa còn chậm. Những biểu hiện chính của tiêu chuẩn trên là: 1) Thực hiện được những qui định tối thiểu về nề nếp, kỷ luật học tập như: đi học tương đối đều, có học và làm bài, nghỉ học có xin phép, ra vào lớp theo đúng qui định...; đôi khi còn bị nhắc nhỡ về học bài, làm bài , đôi khi còn quay cóp hoặc bàn bạc trao đổi với bạn khi làm bài kiểm tra, còn nói chuyện riêng hoặc làm việc khác trong giờ học. V v...
  • 3. 2) Tham gia tương đối đủ các buổi lao động, hoạt động hướng nghiệp, học nghề do nhà trường tổ chức. Hoàn thành những phần việc được giao, chấp hành sự phân công trong hoạt động, song chưa tỏ rõ sự cố gắng, hoặc còn có những thiếu sót về thái độ và kỷ luật trong khi lao động, học nghề. 3) Có cố gắng nhất định về rèn luyện thân thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ... của lớp, của trường, nhưng nói chung ở mức bình thường. 4) Không mắc những khuyết điểm nghiêm trọng trong các quan hệ với thầy và bạn, chưa chủ động tích cực rèn luyện nếp sống lành mạnh, có văn hóa, trong cách cư xử còn có lúc chưa đúng mức. Chưa vững vàng trước sự phân định giữa tốt và xấu, đúng và sai do vậy không thể hiện rõ thái độ ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán cái xấu, cái sai, có lúc còn bị lôi cuốn theo những việc làm chưa tốt. 5) Có tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức, tuân theo luật pháp và những chính sách liên quan đến bản thân. 3- Loại khá: Những học sinh đạt trên mức trung bình nhưng chưa đạt mức tốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ học sinh thể hiện qua các mặt: rèn luyện đạo đức, học tập, lao động, rèn luyện thân thể, hoạt động xã hội.V... hoặc trong các mặt trên có mặt đạt tốt nhưng cũng có mặt khác đạt chỉ tới mức trung bình đều được xếp hạnh kiểm loại khá. Những học sinh này có thể còn mắc những khuyết điểm nhỏ, được góp ý kiến thì sửa chữa tương đối nhanh và không tái phạm. 4- Loại yếu: Xếp loại hạnh kiểm yếu những học sinh: không đạt tới mức trung bình theo tiêu chuẩn trên, có những biểu hiện yếu kém, chậm tiến bộ trong những điểm đã qui định cho loại trung bình. Những biểu hiện của loại yếu về hạnh kiểm là: 1) Có hành động vô lễ, xúc phạm tương đối nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của thầy giáo, cô giáo ở trong hay ở ngoài nhà trường. 2) Quá lười học, được nhắc nhỡ nhiều lần nhưng không tiến bộ, nhiều lần quay cóp hoặc có hành động thô bạo để được quay cóp trong giờ kiểm tra. 3) Nhiều lần trốn lao động và hoạt động tập thể, tự tiện bỏ học nhiều tiết, nhiều buổi. 4) Lấy cắp ở trong lớp, trong trường, hoặc tham gia vào lấy cắp tài sản XHCN, tài sản riêng của công dân... 5) Tham gia gây rối, đánh nhau làm mất trật tự trị an một cách tương đối nghiêm trọng. 6) Có hành động xấu, thiếu văn hóa đối với phụ nữ, người già, người tàn tật, các em nhỏ và người nước ngoài, được phê bình góp ý nhiều lần nhưng sự tiếp thu và sửa chữa rất chậm. 7) Những học sinh bị kỷ luật cảnh cáo hoặc đuổi học 1 tuần ở học kỳ nào thì xếp loại hạnh kiểm yếu ở học ấy. 5- Loại kém: Học sinh có những biểu hiện sai trái nghiêm trọng và bị kỷ luật ở mức đuổi học 1 năm đều xếp hạnh kiểm loại kém. III. Cách thức đánh giá xếp, loại:
  • 4. Để làm tốt việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện: 1- Tổ chức tốt quá trình giáo dục trước khi đánh giá xếp loại: - Vào đầu năm học nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt việc học tập nhiệm vụ học sinh đã được qui định trong các quyết định 305/QĐ, 329/QĐ và 1118/QĐ; thường xuyên nhắc nhỡ học sinh thực hiện theo các nhiệm vụ đó. - Nắm tình hình xếp loại hạnh kiểm ở năm học trước, sơ bộ phân loại đối tượng, phân tích những ưu điểm, khuyết điểm từ đó định ra phương pháp giáo dục thích hợp với từng học sinh. - Luôn gợi mở, hướng dẫn nêu gương tốt để thúc đẩy sự vươn lên, mong muốn tiến bộ của cá nhân. Thường xuyên theo dõi uốn nắn, phê phán kịp thời, đúng mức những biểu hiện chưa tốt. Có những biện pháp tích cực phát hiện nhằn ngăn chặn những hành động hay khuynh hướng xấu có thể xảy ra, loại bỏ những điều kiện làm nảy sinh hiện tượng xấu. - Xây dựng mối quan hệ giáo dục với gia đình và Đoàn, Đội thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh, tăng cường thông tin về quá trình giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. 2- Thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại: - Vận dụng đúng đắn và phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại về mặt hạnh kiểm là tiêu chuẩn chung cho cả hai cấp học. Vì vậy khi thực hiện giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tiêu chuẩn và thực tế của quá trình giáo dục để vận dụng vào việc đánh giá, xếp loại cho học sinh trong lớp; chú ý kết hợp chặt chẽ quá trình tiếp thu và phát triển của nhận thức với những hành vi cụ thể của học sinh ở lớp cuối cấp 2 THPT và các lớp THPT. Khi vận dụng các tiêu chuẩn, cần lưu ý: động cơ của hành động diễn biến và tính chất của hành động, tác dụng và hậu quả của hành động. Có như vậy mới đánh giá chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục. - Thực hiện đúng qui trình đánh giá, xếp loại: Căn cứ vào tiêu chuẩn và quá trình tiếp thu giáo dục của học sinh, cuối mỗi học kỳ và cuối năm học giáo viên chủ nhiệm dự kiến và lập danh sách xếp loại hạnh kiểm. Bảng danh sách này được đưa lấy ý kiến của giáo viên bộ môn, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội. Các giáo viên bộ môn và cán bộ lớp cán bộ Đoàn, Đội có trách nhiệm cho ý kiến đồng ý với hay không đồng ý với bản dự kiến xếp loại hạnh kiểm này, nêu lý do và có chữ ký, chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Trên cơ sở tham khảo những ý kiến đóng góp đó giáo viên chủ nhiệm cân nhắc và quyết định danh sách xếp loại hạnh kiểm đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và báo cáo với Hiệu trưởng. Giáo viên chủ nhiệm chỉ chính thức công bố danh sách xếp loại hạnh kiểm sau khi đã được Hiệu trưởng duyệt y. Nói chung kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm ở học kỳ II của học sinh được lấy làm kết
  • 5. quả đánh giá, xếp loại cả năm. Tuy nhiên nếu có học sinh hạnh kiểm được xếp vào loại tốt hoặc khá ở học kỳ I, nhưng do mắc sai lầm đột xuất mà hạnh kiểm bị xếp vào loại yếu ở học kỳ II, thì có thể đưa ra Hội đồng giáo dục xem xét quá trình rèn luyện cả năm và quyết định xếp loại hạnh kiểm vào loại yếu hoặc trung bình. B. ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI VỀ HỌC LỰC. Từ năm học 1990-1991 trở đi việc đánh giá xếp loại về học lực của học sinh được thực hiện theo cách tính điểm trung bình của tất cả các môn học. I.Những căn cứ để đánh giá, xếp loại về học lực. 1- Kết quả các môn học theo qui chế cho điểm trên 10 được qui định trong chương trình từng lớp, từng cấp đổ Bộ ban hành: A-Đối với các lớp cấp 2 THPT gồm các môn: Tiếng Việt và Văn, Sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, Nghệ thuật, Thể dục-Quân sự, Lao động-kỹ thuật. B-Đối với các lớp THPT: Ở các lớp không phân ban: Gồm các môn: Văn và Tiếng Việt, Sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Toán, Vật lý, Hóa, Sinh, kỹ thuật, Thể dục-Quốc phòng, Ngoại ngữ. Ở các lớp phân ban:Theo hướng dẫn riêng. 2- Chế độ cho điểm và điểm trung bình các môn học của học sinh. II. Chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm tra, và hệ số các môn học. 1- Chế độ cho điểm: Chế độ cho điểm ở các cấp học được qui định chung như sau: A.Số lần kiểm tra cho từng môn học: trong một học kỳ, mỗi học sinh được kiểm tra ít nhất: - Các môn học có từ 2 tiết/1 tuần trở xuống: 4 lần. - Các môn học có từ 2,5 đến 3 tiết/1 tuần: 6 lần. - Các môn học có từ 4 tiết/1 tuần trở lên: 7 lần. B- Các loại điểm kiểm tra: Số lần kiểm tra qui định cho từng môn như trên bao gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra viết 1 tiết trở lên (theo phân phối chương trình), kiểm tra cuối học kỳ. - Nếu học sinh thiếu điểm kiểm tra miệng, phải được thay bằng điểm kiểm tra viết 15 phút. Nếu thiếu điểm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên (theo phân phối chương trình) phải được kiểm
  • 6. tra bù. - Ở những môn trong phân phối chương trình không qui định kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, phải thay bằng kiểm tra viết 15 phút, cho đủ số lần kiểm tra đã qui định. - Các loại điểm kiểm tra theo qui định trên sẽ thực hiện theo hướng dẫn của từng bộ môn. 2- Hệ số các loại điểm kiểm tra. - Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: hệ số 1. - Kiểm tra từ một tiết trở lên: hệ số 2. - Điểm kiểm tra học kỳ không tính hệ số mà tham gia trực tiếp vào tính điểm trung bình môn theo hướng dẫn phần dưới. 3- Hệ số các môn học Các môn Văn-Tiếng Việt và toán của cấp 2 và THPT không phân ban được tính hệ số 2 khi tham gia tính điểm trung bình học kỳ hoặc cả năm. III. Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại về học lực. 1- Cách tính điểm: A- Điểm trung bình học kỳ (ĐTBHK) - Điểm trung bình các bài kiểm tra (ĐTBKt): Là trung bình cộng của từng điểm các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số (không tính điểm kiểm tra học kỳ). - Điểm trung bình môn học kè (ĐTBmhk): Là trung bình cộng của ĐTBKt và điểm trung bình học kỳ (ĐKTHK): - Điểm trung bình các môn học kè (ĐTBHK): là trung bình cộng của các điểm ĐTBmhk sau khi đã tính hệ số. B- Điểm trung bình cả năm: (ĐTBCN) - Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn): Là trung bình cộng của điểm Trung bình môn học kè I với 2 lần trung bình môn học kè II. -Điểm trung bình các môn cả năm (ĐTBCN): -Các điểm trung bình chỉ lấy đến một chữ số thập phân. III. Cách thức tiến hành.
  • 7. 1-Giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm cho điểm theo chế độ qui định ở trên, và tính điểm trung bình môn của từng học kỳ, cả năm. Sau khi đã tính điểm trung bình, giáo viên bộ môn ghi vào sổ điểm, học bạ học sinh và phê vào học bạ về môn mình phụ trách. 2-Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm tính điểm trung bình các môn từng học kỳ, cả năm học, và xếp loại học lực theo tiêu chuẩn qui định. Giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả vào sổ điểm, học bạ cho từng học sinh. 3-Để làm tốt phần việc này giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững chế độ cho điểm, cách tính điểm, tiêu chuẩn xếp loại học lực để thực hiện tốt, tránh những sai sót,đảm bảo cho học sinh không bị thiệt thòi. C. SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GÍA XẾP LOẠI. I. Sử dụng kết quả đánh giá , xếp loại để xét cho học sinh lên lớp: 1- Cho lên thẳng : những học sinh có đủ các điều kiện sau: A- Nghỉ học không quá 45 ngày trong một năm học. B- Được xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên. 2- Cho ở lại lớp: Cho ở lại lớp hẳn những học sinh phạm vào một trong những điều kiện sau: A- Nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học. B- Có học lực cả năm xếp loại kém. C- Có hạnh kiểm và học lực cả năm xếp loại yếu. 3- Thi lại các môn học và rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm: Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường xét cho thi lại các môn học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét cho lên lớp vào sau hè. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm. A- Thi lại các môn học: - Học sinh xếp loại yếu về học lực được cho phép để lựa chọn thi lại các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều kiện để lên lớp. - Điểm bài thi lại của môn nào được dùng để thay thế cho điểm trung bình môn cả năm của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn cả năm học. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt từ 5,0 trở lên sẽ được lên lớp. Học sinh phải đăng ký môn thi lại cho nhà trường chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức thi lại.
  • 8. B- Rèn luyện thêm về hạnh kiểm: Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện thêm trong hè. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đặt những yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời có biện pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện những nội dung đó của học sinh. Sau hè căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh Hội đồng giáo dục xét và xếp loại lại hạnh kiểm cho những học sinh này. Nếu được xếp loại trung bình sẽ được lên lớp. 4- Kết quả đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực cả năm ở lớp cuối cấp được dùng làm điều kiện để xét cho học sinh dự thi tốt nghiệp THPT, THPT (sẽ nói rõ ở qui chế thi tốt nghiệp THPT và THPT). 5- Ngoài việc đánh giá xếp loại các môn đã nêu trên, tùy theo yêu cầu và điều kiện để đẩy mạnh và khuyến khích việc học tập, Bộ sẽ qui định việc thi lấy chứng chỉ và các chứng chỉ này sẽ được xem xét để đánh giá xếp loại , hoặc hướng ưu tiên khi xét tuyển, xét tốt nghiệp. II. Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại để khen thưởng: 1- Tặng danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh được xếp loại từ khá trở lên về cả hai mặt: Hạnh kiểm và học lực. 2- Tặng danh hiệu học sinh giỏi cho những học sinh được xếp loại giỏi về học lực và xếp loại khá trở lên về mặt hạnh kiểm. D. TRÁCH NHIỆM TRONG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁC MẶT GIÁO DỤC. I. Giáo viên chủ nhiệm: 1-Chịu trách nhiệm chính về việc đánh giá, xếp loại các mặt giáo dục của học sinh lớp mình phụ trách. Thực hiện đúng theo qui trình đánh giá các mặt như qui định ở trên một cách công bằng, chính xác, khách quan, công khai. 2-Sau khi được duyệt, tổ chức công bố kết quả đánh giá, xếp loại cho học sinh và cha mẹ học sinh. 3-Tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại của học sinh về đánh giá, xếp loại trong phạm vi quyền hạn của mình báo cáo hiệu trưởng những khiếu nại ngoài quyền hạn đã qui định. Thông báo kết quả giải quyết các khiếu nại đó đến học sinh trong thời gian đã qui định. 4-Hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm, học bạ học sinh từng học kỳ, cả năm theo đúng qui định. Chú ý ghi cả kết quả thi lại và rèn luyện về hạnh kiểm sau hè (nếu có) II. Trách nhiệm của hiệu trưởng. 1-Tổ chức học tập chu đáo thông tư này cho giáo viên và học sinh.Phổ biến rộng rãi đến cha mẹ học sinh để cùng phối hợp giáo dục, đến học sinh để học sinh tự đánh giá xếp loại và kiểm tra sự đánh giá và xếp loại của nhà trường đối với mình. 2-Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chế độ cho điểm, đánh giá xếp loại của giáo viên
  • 9. bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên phụ trách từng việc được giao. 3-Chỉ đạo và tổ chức rút kinh nghiệm việc đánh giá xếp loại để áp dụng thống nhất trong từng khối lớp và toàn trường. 4-Duyệt và chuẩn y các kết quả đánh giá, xếp loại của các lớp, đôn đốc việc hoàn chỉnh sổ điểm học bạ. 5-Tổ chức việc thi lại và xếp loại về hạnh kiểm của học sinh sau hè. 6-Xây dựng và đảm bảo quan hệ thông tin 2 chiều giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. 7-Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của học sinh về đánh giá xếp loại thuộc phạm vi và quyền hạn của mình. III- Trách nhiệm và quyền được khiếu nại của học sinh. 1- Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ học sinh, cố gắng rèn luyện theo tiêu chuẩn các mặt giáo dục để đạt kết quả cao. Luôn khiêm tốn, tiếp thu sự giáo dục của thầy giáo, cô giáo, và tập thể lớp tích cực giúp bạn cùng tiến bộ. 2-Học sinh có quyền được khiếu nại bằng lời hoặc bằng đơn đến giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng nhà trường và các trên khi thấy mình chưa được đánh giá xếp loại chính xác, công bằng. Thông tư này được áp dụng từ năm học 1990-1991, thay thế cho các thông tư và hướng dẫn đánh giá học sinh cấp II và cấp THPT Bộ đã ban hành trước đây. Các cấp quản lý giáo dục có trách nhiệm phổ biến và tổ chức các nhà trường trong địa phương mình thực hiện tốt thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu thấy cần phải điều chỉnh điều gì, các Sở giáo dục cần báo cáo ngay để Bộ xem xét và giải quyết kịp thời. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thứ Trưởng (Đã ký) Lương Ngọc Toản