SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 18
Tỉnh An Giang<br />Khái Quát Tỉnh An Giang<br />Diện tích: 3.424km2<br />Dân số:2.049.039 người.<br />Tỉnh lị là Thành Phố Long Xuyên.<br />Gồm có các huyện: thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.<br />Dân tộc gồm có: Việt, Khmer, Chăm và Hoa.<br />An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta chia làm đôi.<br />o Phía Đông và phía Bắc giáp với Đồng Thápo Phía Đông Nam giáp Cần Thơo Phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giango Phía Tây giáp Campuchia.<br />Khác với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bên cạnh vùng đồng bằng phù sa An Giang còn có một miền núi nhỏ dài 30 km, rộng 13km, đo là đám bảy núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Chi Tôn. Phía Tây tỉnh chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc tới Hà Tiên. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Lượng mưa trung bình là 1400 – 1500mm.<br />Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ hai tháng rưỡi đến 5 tháng và hình thành nên vùng nước nổi.<br />An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa trên 2 triệu tấn. Ngoài cây lúa còn có trồng bắp, đậu nành và nôi thủy sản nước ngọt như cá tôm …An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, Mắm Châu Đốc… Đặc biệt là nghề diệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi c bè đặc chưng của vùng sông nước. Thành Phố Long Xuyên nằm trên hữu ngạn sông Hậu, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 189 km được hình thành từ đầu thế kỷ 19.<br />Là tỉnh có 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Việt sau đó là người Khmer, người Chăm và người Hoa. Mỗi dân tộc đều có một nét sinh hoạt văn hoá các lễ hội của mình. Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân có các lễ hội như lễ Rômađol và lễ Hat gi…Người Khmer sống tập trung ở miền núi thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn thường tổ chức lễ hội khá nhộn nhịp và vui tươi sau các vụ mùa như là đua bò, lễ cúng trăng, đua ghe ngo… Tại An Giang có các tôn giáo đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo, Hồi Giáo và Đạo Hòa Hảo.<br />Lịch Sử Địa Giới Hành Chính Tỉnh An Giang<br />An Giang (hiện nay) là vùng đất được cấu tạo bởi một địa hình khá kỳ thú: vừa đất rộng, sông dài với nhiều cồn bãi, cù lao giữa hai sông Tiền và sông Hậu (chiếm 30 % diện tích); vừa là nơi có núi, có rừng, phía bờ tây sông Hậu là vùng bán sơn địa “cò bay mỏi cánh” (khu tứ giác Long Xuyên, chiếm 69,9% diện tích). Đất đai phì nhiêu, knh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa, cộng với cảnh quan đặc trưng; mặc nhiên An Giang có sức cuốn hút mạnh đối với những ai quyết chí tạo dựng cho mình và xã hội một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, diện tích đất tỉnh An Giang là 3.424 km2 thì có đến 92 % là nông thôn; và nếu dân số đã lên đến trên 2 triệu người thì 83% trong số ấy chuyên sống bằng nông nghiệp. Trong đó 97% là tộc người Việt, 3% là các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm.<br />Thời nhà Nguyễn<br />Năm Nhâm Thìn (1832), tỉnh An Giang chính thức được thành lập. Diện địa buổi đầu của tỉnh An Giang tương ứng với huyện Vĩnh An thuộc phủ Tân Thành (lệ vào trấn Vĩnh Thanh – Vĩnh Long). Theo “Gia Định thành thông chí”, huyện Vĩnh An trước là tổng, sau đổi làm huyện, lãnh hai tổng Vĩnh Trung và Vĩnh Trinh, gồm 81 thôn, phường. Phía đông giáp huyện Vĩnh Bình (sau thuộc Vĩnh Long), lấy từ ngư câu ngang với tiểu câu Đồ Bà; rồi đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía tây giáp phủ Nam Vang (Cao Miên), lấy cửa sông Tiền ngang đến thượng khẩu sông Hậu xuống đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía Bắc lấy thượng khẩu sông Tiền bao cả những cù lao Cái Dừng, Bãi Tê, Bãi Tân, Bãi Ngưu, Bãi Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tòng, đến bờ phía Nam cửa sông Cái làm giới hạn.<br />Là một trong 6 tỉnh của Nam kỳ lục tỉnh, An Giang nằm vắt ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ Tây hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang suốt từ biên cương đến biển cả, bao gồm nhiều cù lao trên sông Tiền và sông hậu. Có 3 phủ, 8 huyện.”Đông Tây cách nhau 94 dặm. Nam Bắc cách nhau 150 dặm. Phía đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới huyện Kiến phong, tỉnh Định Tường 48 dặm. Phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên, và Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên 49 dặm. Phía Nam đến biển 108 dặm. Phía Đông Nam đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình, Tuân Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long 196 dặm. Phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Hà Tiên 75 dặm. Phía Đông Bắc đến địa giới tỉnh Định Tường 26 dặm. Phía tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm. Từ tỉnh lỵ đến kinh 2.300 dặm”. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả như vậy, nhưng không nói rõ khoảng cách tính bằng dặm là đo theo đường thủy hay đường bộ.<br />Thời thuộc Pháp<br />Thực dân Pháp xóa bỏ Nam Kỳ lục tỉnh và chia ra nhiều tỉnh (hạt) nhỏ. An Giang bị chia làm 3 hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên. Đến khoảng trước năm 1955, An Giang chia làm 5 tỉnh nhỏ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, và Sóc Trăng. Về vị trí, địa bàn của An Giang bao gồm các hạt hoặc tỉnh vừa kể, cơ bản là không có gì thay đổi, nhưng trên phương diện hành chính, lúc này địa danh An Giang không còn.<br />Thời Ngô Đình Diệm<br />Cho đến năm 1956, do sắc luật số 143/VN ngày 22/10/1956 về việc “Minh Định Địa Giới Toàn Quốc” (hiểu là từ vĩ tuyến 17 trở vào), Nam Việt chia làm bốn miền Trung nguyên Trung Phần, Cao nguyên Trung Phần, Đông Nam phần và Tây Nam phần (cũng gọi một phần Nam Việt cũ). Tỉnh An Giang thuộc “phần” này, và được nhập lại từ hai tỉnh Long Xuyên v Châu Đốc. Tỉnh lỵ đặt tại châu thành Long Xuyên (nay là thị xã Long Xuyên). Dân số: 806.337 người; có 9 quận (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập), 16 tổng và 92 xã, 503 ấp.<br />Sau năm 1964<br />Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ 1963, tỉnh An Giang được chia làm hai tỉnh Châu Đốc và An Giang (phục hồi tỉnh Châu Đốc; tỉnh An Giang như tỉnh Long Xuyên cũ nhưng giữ tên An Giang). Như vậy tỉnh An Giang lúc bấy giờ nhỏ lại.<br />Diện tích chung: 174.394 mẫu 22 mẫu tây (sic). Có 4 quận (Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt và Huệ Đức), 6 tổng, 38 xã, 254 ấp (tại thời điểm 1967).<br />Sau năm 1975<br />Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/09/1975 của Bộ chính trị ngày 20/12/1975, tỉnh An Giang được lập lại trên cơ sở hợp nhất ”tây Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (tỉnh An Giang cũ, bao gồm cả Long Xuyên, Châu Đốc, trừ huyện Thốt Nốt)”. Cụ thể gồm các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và hai thị xã Long Xuyên, Châu Đốc. Lúc này tỉnh An Giang phình to lên gấp đôi so với trước đó.<br />Do quyết định số 300 ngày 23/08/1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang, huyện Bảy Núi được chia thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, nghĩa là bỏ tên Bảy Núi (mới đặt) phục hồi lại hai tên gọi cũ như trước. Và ngày 13/11/1991 do quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng, huyện Phú Châu (mới đặt) cũng được chia lại thành 2 huyện là Tân Châu và An Phú như trước.<br />Sau năm 1975 An Giang giao phần đất mà ngày trước gọi là Phong Thạnh Thượng lại cho tỉnh Đồng Tháp. Các tên gọi tỉnh Long Châu Sa, Long Châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu Tiền…đều bỏ. Cấp tổng bị xoá hẳn; thực ra chính quyền chế độ cũ đã bỏ cấp này từ lâu, nhưng vẫn sử dụng vai trò của chánh tổng một cách không chính thức.<br />Vào thời kỳ quân quản, sau năm 1975, cấp ấp vẫn được thừa nhận là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền (có con dấu tròn, mực đỏ), mãi đến sau này mới bỏ hẳn (nhưng vẫn xem là cấp ”nhân dân tự quản”).<br />Sự Tích Cù Lao Ông Hổ<br />Ngày xưa Cù Lao Ông Hổ (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) chỉ là một cồn cát nhỏ hoang vu, chưa có người đến. Hổ, báo, rắn rết, chim muông ngang dọc trên cồn. Lần hồi phù sa đắp cồn cát dài rộng thêm ra. Cho đến nay đã thành cù lao rộng lớn, chu vi ngót mười cây số, phù sa vẫn tiếp tục đắp bồi. Dưới cuối cù lao bao giờ cũng có một bãi phù sa mới ùn lại, nhão quánh đỏ hồng. Dân làng này gọi là bãi lan bồi.<br />Rồi không biết từ lúc nào, có những người phương xa âm thầm kéo đến, họ đốn tre kết bè vượt sông và dừng chân trên cồn đất không tên. Ngày ngày họ đốn cây, phát hoang lau sậy tạo lập cuộc sống nơi đây. Cuộc đời và thời gian lưu lạc đã dạy họ không ở đâu làm ăn sinh sống, cấy trồng tốt hơn đất bãi, đất cồn. Một vuông đất cồn hơn trăm vuông đất núi.<br />Cồn đất âm u dần dần quạnh quẽ. Người đến càng đông, rắn rết không còn, thú rừng lần lượt tìm về Bảy Núi. Đầu cồn đến cuối bãi bấy giờ san sát ruộng lúa, nương dâu, đồng cói. Người ta đào mương dẫn nước vào cồn, xây cầu, lập vườn cây ăn quả. Nhà cửa mọc lên đông đúc, có trường dạy chữ Nho, có tiếng thoi dệt lụa và có tiếng ngâm thơ trong thôn xóm.<br />Cuộc sống yên vui bỗng dưng náo động bất ngờ. Không biết từ đâu một con hổ thỉnh thoảng mò về ngồi lặng phía đầu cồn. Khi người này, khi người khác bắt gặp đang trong đêm sáng. Dân cồn không sợ. Họ là dòng dõi những người từng trải hiểm nguy, tinh thông võ nghệ, một con hổ có đáng ngại gì đối với sức lực và tài năng của họ. Nhưng dù sao cũng phải đánh đuổi nó đi để ngăn ngừa hậu họa có thể xảy đến cho trẻ nhỏ trong làng. Dân làng qui tụ trai tráng giỏi võ, gan lỳ bàn mưu đánh hổ. Cả người đứng tuổi cũng đòi được vào đội săn đuổi hổ.<br />Họ đào sẵn những đường hào gần nơi con hổ thường ngồi. Tay gậy tay dao sẵn sàng. Một đêm trăng sáng. Ánh trăng trên cồn bao giờ cũng trong sáng dịu dàng. Đêm trăng trên cồn man mác hơi nước sương sương. Quá nửa đêm hôm ấy, dưới ánh trăng ngời sáng, từ dưới bãi con hổ ung dung từng bước lên cồn. Dáng đi khoan thai, uyển chuyển như thể con người nhàn nhã ngắm trăng. Chờ hổ đến gần, mọi người hét lớn xông ra khỏi đường huơ gậy, huơ dao đuổi hổ. Không chút hốt hoảng con hổ nhẹ nhàng nhảy một bước khá xa rồi biến mất sau những lùm cây.<br />Những lần sau, cũng vào tuần trăng, trai tráng trong làng lại ra đường hào rình đuổi hổ. Và cứ thế không biết bao nhiêu lần khi đoàn người xơng ra hổ lại biến mất trong bóng cây. Điều hết sức ngạc nhiên không một lần nào con hổ chống trả hoặc hại người. Có lần người ta thử ngồi im trong đường hào xem con hổ làm gì. Nó lặng lẽ đến bên hai mộ cũ, ngồi im hồi lâu rồi bước nhẹ xuống bãi, biến vào rặng lau dày sát bên mép nước.<br />Như vậy, con hổ đến đây không phải đi kiếm mồi, phá phách xóm làng. Từ lúc phát hiện con hổ về làng tới lúc này chưa nhà nào bị hổ cắp con chó, con heo. Vậy nó về làng này phải vì lý do nào khác. Một điều lạ nữa là sao nó không đến nơi nào trong xóm mà lần nào cũng ngồi bên hai ngôi mộ cũ? Có người ngỡ ngàng rằng nó muốn moi xác người dưới mộ. Không có lý. Người dưới mộ chết đã nhiều năm rồi da thịt còn đâu mà hổ định moi. Giống hổ tinh khôn, hầu như không bao giờ nó ăn mồi thúi. Hoặc là thần hổ? Giả thuyết này có người nghĩ đến, nhưng chưa có cơ sở đáng tin. Dân cồn này xem xét điều gì quen dựa vào sư thật, ít người nghĩ theo nếp nghĩ hoang đường. Gần tan cuộc họp, một vị bô lão râu dài cao tuổi nhất trong làng, lại là người thông hiểu chữ Nho, người thầy dạy chữ trên cồn từ tốn đứng lên xin nói. Giọng cụ già đĩnh đạc rõ ràng :<br />- Thưa các vị, tôi nhớ ra rồi, con hổ này không phải là hổ dữ, cũng không phải hổ thần. Có vẽ con hổ đã quen lắm với xóm làng này. Bởi nó về đây với phong thái ung dung, không có vẻ dữ tợn của hổ đói đi kiếm mồi. Lặng lẽ đến, lặng lẽ đi. Đến lần nào cũng chỉ im lìm ngồi bên hai ngôi mộ cũ. Người dưới mộ là ai? Tôi nhớ ra rồi – giọng cụ gi phấn chấn – đó là vợ chồng bác thuyền chài mất trong trận dịch tả mùa hè Ất Mão…<br />Ai nấy ngạc nhiên, tất cả chăm chăm nhìn ông lão, chờ nghe chuyện chỉ con hổ lại dính dáng qua cái chết của bác thuyền chài? Cuộc họp im phăng phắc. Cụ già nghiêm trang nói tiếp :<br />Bà con, các vị nghĩ tiếp với tôi xem có đúng thế này không. Cái nghĩ riêng của một người không phải lúc nào cũng đúng cả. Tôi nhớ bác Năm Vạn, thuyền chài không con. Hai ông bà sống với chiếc thuyền nhỏ và ngôi nhà phía trên bãi sậy. Từ lâu đất cồn này không còn hùm beo, rắn rết. Không hiểu sao, một sáng sớm hai vợ chồng bác Vạn đang chèo thuyền đánh cá ven cồn, chợt thấy con mèo hì hục dưới bờ lau. Hình như ai quẳng nó xuống nước – mèo mà xuống nước chỉ có chết đuối thôi – con mèo cố hết sức tìm cách vào bờ, nhưng rặng lau sạy dy qu dường như nó kiệt sức, trồi lên hụp xuống mấy lần rồi. Bác thuyền chài bảo vợ: « Thôi chèo vô vớt giùm nó lên đi bà. Vợ bác thuyền chài do dự: « một lát nó cũng lên được thôi, thăm cho xong lưới cái đã, để chậm cá lớn đến ăn cá trong lưới của mình ». Bác Năm Vạn ôn tồn: « Chẳng mất đi đâu. Dù có, cũng chỉ một hai con, mình nghèo nhiều chứ đâu phải nghèo đôi ba con cá. Vớt giùm con mèo lên đi. Lòng nào thấy nó lâm nguy đứng nhìn nó chết ». Bà vợ nghe phải, quay mũi thuyền vào chỗ con mèo sắp chết đuối. Bác Vạn nhanh tay vớt con vật vừa hụp xuống mặt nước – có lẽ nó vừa cố ngoi lên lần cuối – bác bỏ con vật ướt sũng vào thuyền. « Ô, hổ con! Nó bị con gì cắn cụt mất khúc đuôi ». Vợ bác thuyền chài hô hoảng. Bác Vạn mỉm cười : « Cũng chả sao, đem về nuôi cho vui cửa vui nhà ». Vợ bác thuyền chài trố mắt: « Thôi đi! Ai lại nuôi hổ trong nhà ». Bác Vạn cười to: « Ở rừng, theo bản năng nòi giống hoang sơ, nó sẽ hung hăng như hổ mẹ, hổ cha. Mình nuôi nó theo nếp của con người, nó sẽ lành như chó như mèo, bà coi ». Vợ bác Vạn tỏ vẻ không tin, bác nói thêm với vợ: « Mình xem kìa, nó lạnh run, tội nghiệp quá! Nó nhìn mình sợ sệt, có dám hầm hè đâu. Con thú nào cũng sợ người ngay khi nó ngang dọc trong rừng. Nó cắn người là khi nó đói hoặc tự vệ theo bản năng sợ sệt. Mình không nhớ ngoài quê, người ta nuôi gấu, nuôi voi. Nhà vua còn nuôi hổ lớn làm trò vui ». Bác thuyền chài lấy giẻ khô buộc chặt cái đuôi chảy máu và lau nước trên mình con hổ con. Bác vuốt ve con hổ, nó đau đáu nhìn bác. Bác nhìn vào đôi mắt ngây dại của nó « Đói hả con? Cho mày con cá ». Bác Vạn cầm con cá bóng mẫy đưa tận mồm con hổ: « An đi. Mẹ mày đâu? Đã bị người ta giết đi hay đã lạc nơi nào? Tội nghiệp, mới bây lớn mà đã mồ côi. Thôi về ở với tao, tao nuôi. Lớn khôn đừng hung, đừng ác nghe con ».<br />Con vật bé nhỏ nào cũng nể sợ con người – dù nó thuộc giống loài hung dữ – và sẽ bị chinh phục bởi trí khôn ngoan, lòng dũng cảm và đức độ con người. Hổ con ngoan ngoãn với vợ chồng bác thuyền chài. Bác cho nó ăn no, nhẹ nhàng dạy dỗ và kịp thời ngăn chặn thói tật bản năng của nó. Mỗi lần con hổ muốn giở trò đuổi chó rượt gà, bác Năm Vạn quắc mắt, hét to, lôi nó lại, giơ cao tay, nhưng vỗ nhẹ vào mõm nó. Hổ con biết sợ nằm im. Có lúc nó hằm hè, bác quất một roi mót thật đau và trừng phạt không cho ăn đúng buổi. Khi nó ngoan, bác dắt nó xuống sông tắm mát, cho nó con cá to, hoặc miếng đường mía người ta làm tại đất cồn. Mấy năm sau con hổ lớn lên, có người bảo xẻ thịt hổ đi, da bán lắm tiền, xương nấu cao quí lắm. Năm Vạn lắc đầu: « Biết vậy, nhưng nó ngoan ngoãn, giết sao đành. Vả lại không nên vô cớ giết hại sinh linh. Tôi thường niệm Phật, không nỡ làm điều này. Nếu có dữ không dạy được, không đợi bà con bảo, tôi cũng ra tay ».<br />Thình lình dịch tả lan đến đất cồn. Nhiều người được kịp thời cứu mạng. Chẳng may, vợ chồng bác Năm Vạn không thoát khỏi cái nạn hiểm ngèo. Bà con chôn cất hai bác trên gò đất cồn. Con hổ không còn người nuôi, nó vẫn ở trong ngôi nhà của bác Vạn. Nhớ lời bác Vạn còn sống, không ai làm gì con hổ. Tội nghiệp nó đói – và sợ nó đói có thể phá phách xóm làng – người này quẳng cho nó con cá, người nọ ném cho nó miếng xương heo. Con hổ vẫn sống qua ngày trong tình thường của người cứu mạng nó.<br />Đột nhiên một trận giông to xảy đến, mưa gió tầm tã mấy đêm ngày. Dòng sông cuồn cuộn sóng. Sóng ập cả lên cồn. Ngôi nhà hoang của bác thuyền chài từ lâu không ai chăm sóc cột kèo ru mục sập đổ ngay trong đêm tối mưa giông. Mấy ngày sau người ta không thấy con hổ ở đâu, không biết nó trôi dạt nơi nào. Và nhiều năm qua bà con không còn nhớ con hổ do bác Năm Vạn dưỡng nuôi. Bây giờ lại có hổ về đây…<br />Cụ già, dừng lại, vẻ suy nghĩ, đắn đo, thận trọng:<br />- Tôi không thấy mặt con hổ này. Anh em, ai đã gặp nó thử xem có phải con hổ của bác Năm Vạn không? Tôi tin nếu không phải con hổ của bác thuyền chài thì không có con hổ nào có hành vi lạ lùng như vậy. Rình mồi sao lại ngồi chỗ trống và chỉ ngồi bên hai ngôi mộ của vợ chồng bác Vạn mà thôi. Giống hổ biết ơn người. Tôi từng nghe ở vùng Bảy Núi, có lần bà mụ trong xóm bị hổ cắp đi. Xóm làng xôn xao, dân làng ó la dậy xóm, ngỡ rằng bà mụ đã bị hổ thịt rồi. Nào ngờ hừng sáng hôm sau, thấy bà lót tót mò về. Bà con mừng rỡ xúm lại thăm hỏi. Bà vui vẻ cười : « Chẳng có gì đâu, chẳng là con hổ cái chuyển bụng, hổ đực đến cõng tôi vào đỡ đẻ cho con kia. Đẻ xong, tôi nói : « Tôi về ». Hổ đực lại cõng tôi đưa tới đầu làng ». Vậy rồi tới hôm sau, con hổ ấy vác một con heo rừng đến ném ngay cửa nhà mụ, có lẽ tạ ơn. Đặc tính của hổ là đi kiếm ăn xa, dầu bao xa cũng về chốn cũ. Rủi có chết dọc đường, phút cuối cùng cũng quay đầu về núi. Con hổ này, tôi chắc là con mà bác thuyền chài đã cứu, đã nuôi. Trên đời này, ơn nào bằng ơn cứu mạng, dưỡng nuôi. Con hổ nó nhớ người cứu nó, nuôi dưỡng nó, nhớ hang ổ, nhớ rừng. Ổ hang của nó là mái nhà bác Vạn, rừng của nó là cồn cát này. Làm sao nó quên được người ơn và cái nơi nuôi nó sống. Nó về đây là phải. Thôi từ nay ai thấy nó về cứ để nó yên, đừng xua đuổi. Nó có phá phách, làm hại ai đâu. Nó biết nghĩa, đáng quí, đáng thương.-Từ ấy, không ai xua đuổi khi con hổ về làng. Họ coi nó như đứa con hiếu thảo. Và như thế, mỗi năm đôi lần nó về cồn, ngồi bên mộ của bác thuyền chài.<br />Bỗng một hôm dân cồn trông thấy xác con hổ cụt đuôi trôi dạt vào bờ lau phía dưới cồn. Đúng là con hổ của bác thuyền chài. Hẳn nó vượt sông về thăm chốn cũ gặp sóng to, đuối sức, không kịp đến bờ. Thương con vật có nghĩa, biết nhớ ơn người, dân cồn vớt xác nó lên chôn gần ngôi mộ vợ chồng bác Năm Vạn. Họ dựng lên ngôi miếu nhỏ để thờ, để nhớ bác thuyền chài nhân hậu và con hổ biết nghĩa biết ơn.<br />Tiểu Sử Bác Tôn Đức Thắng<br />Ông được sinh ra tại cù lao Ông Hổ, thuộc tỉnh An Giang. Là con trai đầu lòng của ông bà Tôn Văn Đề. Năm 1906 ông rời bỏ quê hương lên Sài Gòn làm nhiều nghề để sống như: sửa máy tàu, xe hơi,… Ông thường đến thực tập và làm việc tại công xưởng Ba Son một cơ sở sửa chữa tàu bè của Pháp. Sau đó ông làm việc trên chiến hạm Frăng-xơ.<br />Tháng 12-1918 chính phủ Pháp đưa quân đánh vào vùng biển Đen của Liên Xô. Trong số lính đó có cả chiến hạm Frăng-xơ nơi bác Tôn làm việc. Và chính bác cùng với các đồng chí trên tàu đã kéo cờ đỏ lên đỉnh cột cờ của chiến hạm tuyên bố phản chiến và tỏ thái độ thân thiện với chiến hạm của Hồng quân Liên Xô. Chính vì thế mà bác bị đuổi về nước.<br />Sau khi về nước bác làm việc tại Sài Gòn và được kết nạp vào Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội.<br />Năm 1929 bác bị địch bắt tại chân cầu Kiệu và bị giam gần một năm tại khám lớn Sài Gòn. Sau đó chúng tuyên án bác 20 năm tù đày đi Côn Đảo.<br />Mãi đến cách mạng tháng tám thành công bác và các tù chính trị khác được quân cách mạng đón về. Năm 1946 ông ra Hà Nội họp quốc hội và gặp được Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm hoạt động cách mạng, đến năm 1969 Hồ Chí Minh qua đời và ông đã lên làm chủ tịch nước từ năm 1969-1980.Ngày 30-08-1980 ông qua đời tại Hà Nội, thọ 92 tuổi.<br />Về đời tư, ông có duyên tình đặc biệt với bà Đoàn Thị Giàu là em của Đoàn Công Sứ, người bạn thân của ông tại Pháp. Bác Tôn luôn thích cuộc sống giản dị, ăn những món ăn quê nhà. Tóm lại Bác mãi mãi là tấm gương sáng cho mọi thế hệ.<br />Tham quan An Giang -> đi Châu Đốc<br />HUYỆN CHÂU THÀNH: có thị trấn An Châu (tại đây người Chăm sinh sống rất nhiều)<br />DÂN TỘC CHĂM<br />Hầu như toàn bộ dân cư người Chăm An Giang là tín đồ Hồi Giáo khác với người Chăm ở miền Trung số đông theo Bà La Môn giáo hay đạo Ba Ni (tức Hồi Giáo cũ). Thế kỷ 18 người Chăm ở Thuận Hải di cư lên Cam-pu-chia, Thái Lan để chống lại sự đàn áp của triều đình nhà Nguyễn. Ở Thái Lan, Cam-pu-chia họ lại bị chính quyền phong kiến đàn áp nặng nề hơn nên phải tìm đến vùng Đồng Bằng sông Cửu Long sinh sống. Thực hiện chính sách “phên dậu” dùng người dân tộc ít người để che chở cho các đồn cũ biên phòng. Chính quyền nhà Nguyễn đã định cư người Chăm ở vùng đất cù lao đối diện với khu đồn trú Châu Đốc (thị xã Châu Đốc) để bảo vệ vùng nội địa.<br />Cấu trúc gia đình và dòng họ người Chăm được thành lập theo phía bên cha. Khác với người Chăm ở Thuận Hải, người Chăm ở Đồng Bằng sông Cửu Long đặt tên cho con kèm theo tên cha của đứa bé và đặt tên cho đứa bé gái kèm theo tên mẹ.<br />Nội hôn theo dòng cha là đặc điểm cấu trúc hôn nhân của người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long và khác với cấu trúc ngoại hôn ở người Chăm Thuận Hải. Chế độ đa thê được luật Hồi Giáo cho phép (tối đa 4 vợ) song thực tế chỉ có người giàu mới lấy được nhiều vợ. Gia đình một vợ một chồng là cấu trúc gia đình thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuổi hôn nhân thường từ 18-20 đối với nam và 17-18 đối với nữ. Hiện tượng hôn nhân hỗn hợp Chăm Việt diễn ra tương đối phổ biến thường là chồng Chăm vợ Việt người vợ phải cư trú bên chồng và chấp nhận phong tục luật lệ Hồi giáo. Ở thành phố Hồ Chí Minh có trường hợp chồng Việt vợ Chăm v sau khi cưới người vợ Chăm về cư trú trong khu người Việt theo phong tục người Việt. Con trai Chăm (Châu Đốc) đi cưới vợ chứ không phải như ở Thuận Hải con gái Chăm đi cưới chồng. Tục ở rể còn duy trì người con trai phải về bên nhà vợ 3 năm liền ở thành phố Hồ Chí Minh tục lệ này được rút xuống 3 ngày đêm sau đó vợ chồng có thể tự do ở bên chồng hoặc bên vợ hoặc ra ở riêng. Trong gia đình người chồng giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế, họ làm chài lưới, làm ruộng, lo nguyên liệu dệt, người đàn bà lo việc bếp núc nhà cửa, trông nom con cái và dệt vải. Đó là một nghề thiêng liêng của họ hầu như nhà nào cũng có khung dệt vải. Theo luật Hồi Giáo người con gái không được thừa kế tài sản cha mẹ nhưng thực tế ở Đồng Bằng sông Cửu Long người con gái vẫn được quyền thừa kế nhưng phần chia ít hơn của người con trai trong gia đình.<br />Ngày thứ sáu hàng tuần mọi người đàn ông và con trai tắm rửa ăn mặc sạch sẽ để đến giáo đường làm lễ. Sau buổi lễ họ hội họp lại tại một nhà rạp lớn gọi là Palây để bàn tính công việc chung của cộng đồng. Hiện khu vực An Giang có khoảng 11.000 người, khu vực Thuận Hải có khoảng 42.000 người. Về cơ bản tiếng nói người Chăm ở hai vùng này giống nhau chỉ khác nhau ở những từ có liên quan đến tôn giáo, chữ viết. Người Chăm An Giang dùng hệ thống chữ Ả Rập còn người Chăm Thuận Hải thì dùng hệ thống chữ Chăm cổ (một biến thể của chữ Phạn Cổ). Người Chăm Châu Đốc rất thích nghệ thuật, kể chuyện cổ tích mang tính chất dân gian lãng mạn, trữ tình của tình yêu trai gái hoặc mang tính chất đạo Islam. Những bài vè, bài hát với làn điệu độc đáo…<br />LỄ ROYA IDIL ADHA<br />Cùng với cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn, người Chăm ở An Giang theo đạo hồi cũng có một hệ thống lễ hội riêng. Lễ Roya Idil Adha tổ chức từ ngày 7-10 tháng 12 hồi lịch, tương đương với các ngày thượng tuần tháng 6 dương lịch được coi như lễ tết truyền thống, gắn liền với việc hành hương đến thánh địa Mecca. Đây là dịp để mọi người trở về sum họp với gia đình, thăm hỏi vui chơi cùng bà con trong làng hay khu vực cùng nhau tiễn năm cũ đón năm mới, trong gia đình phụ nữ trổ tài nội trợ, nam giới ăn mặc tươm tất đến thánh đường. Vào ngày 10-12 hồi lịch, các gia đình người Chăm khá giả tổ chức lễ hiến sinh một con bò thay vì làm lễ một con cừu theo tục lệ. Tục “hiến sinh” vào mùa hành hương để biểu lộ đức tin tuyệt đối vào thượng đế Allah, khuyên nhủ mọi người thực hiện tốt đức tin và làm trọn vẹn 5 bổn phận căn bản của mình để được Allah cứu giúp, thịt của con vật hiến sinh được chia đều cho các gia đình để biểu thị tình tương thân tương ái. Sau phần hành lễ, các cộng đồng người Chăm tổ chức vui chơi sinh hoạt văn hóa, thể thao như ca hát, đua ghe, thi đấu bóng đá.<br />LỄ HỘI CHUYỂN MÙA<br />Rica Nưkar (Rija Nưgar – đọc là Richà Nưn Cằn) là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm và được tổ chức vào đầu năm. Lễ hội Rica Nưkar còn là một trong những lễ hội chung cho người Chăm (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni) và mang tính khu vực, toàn vùng. Ngay cái tên của lễ hội đã phần nào nói lên tính chất rộng và chung của lễ hội: Nưkar có nghĩa là xứ sở, là đất nước… Không chỉ rộng và chung, cái tên Nưkar, qua nghĩa mang tính địa lý, chừng nào cũng cho thấy đây là một lễ hội truyền thống xưa mang tính toàn cộng đồng của người Chăm chứ không thể là một lễ hội mới được nhập vào từ bên ngoài cách đây vài thế kỷ.<br />Đúng là chữ Rica có thể là Chà Và hay Java như không ít người Chăm tin và không ít những nhà nghiên cứu cho là như vậy. Còn những tác giả từ điển Chàm – Việt – Pháp thì giải thích thuật ngữ Rica (đọc là Rijà) hay Raca (đọc là Raja) là lễ múa, giải thích thuật ngữ ghép Rica Nưkar hay Rica Nưkar là lễ múa tống ôn đầu tháng giêng Chăm.<br />Đúng là Rica Nưkar là lễ hội đầu năm, là lễ tống ôn, là lễ hội chung cho người Chăm thuộc cả hai đạo Bà La Môn và Bà Ni, là lễ hội có múa. Thế nhưng thực chất cũng như nguồn gốc của lễ hội này là gì và như thế nào thì cho đến nay chưa một nhà khoa học nào đặt thành vấn đề và phân tích vấn đề cho thật sự khoa học. Các tác giả cuốn “Người Chăm ở Thuận Hải” và cuốn “văn hóa Chăm” đều chỉ dành vẻn vẹn đúng có một trang để giới thiệu qua lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Các tác giả của các công trình kể trên đều cho rằng Rica Nưkar là lễ cầu xin Thần Mẹ xứ sở và các vị thần linh giúp cho người Chăm tránh được những điều xấu xa, xui xẻo trong năm cũ như ốm đau, hạn hán, sâu bệnh, chuột bọ phá hoại mùa màng… cầu xin những điều tốt lành như sức khỏe và sự bình yên cho xóm làng và mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi… Đúng, chức năng của Rica Nưkar có là như vậy, nhưng khái quát như vậy thì quá chung, và chính vì vậy nên cũng chưa thật đúng. Rica Nưcar trước hết là nghi lễ chuyển mùa và có ý nghĩa đối với công việc canh tác khá đặc trưng của người Chăm ở một vùng đất cũng rất đặc biệt trên đất nước ta. Rica Nưcar là sản phẩm của vùng đất Ninh Thuận-Bình Thuận và của những người Chăm sống và làm nông nghiệp ở đây.<br />Mặc dù cũng như nhiều vùng khác trên đất Việt Nam là cùng nằm trong vùng khí hậu Á Châu gió mùa, nhưng một số đặc điểm của địa thế đã khiến cho vùng Ninh Thuận-Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất nước ta. Nhìn chung, theo các nhà khoa học, chính hệ thống gió mùa này đã ấn định 2 mùa rõ rệt tại Việt Nam. Từ tháng 10 đến tháng 4 (mỗi mùa chỉ kéo dài 2 tháng): mùa xuân (vasanta), mùa hạ (giusma), mùa mưa (varsa), mùa thu (sharat), mùa đông (hemanta) và mùa lạnh (sisira).<br />1.Trong khi đó lịch của Chăm chỉ có 3 mùa: Păl Kabo (mùa có tiếng sấm đầu tiên rền buổi đầu năm), từ tháng 1 đến tháng 4 Chăm (tức từ tháng 4 và 5 đến tháng 7 và 8 dương lịch) và là mùa gieo hạt.<br />2.Păl Halim Hacan (mùa mưa gió) từ tháng 5 đến tháng 9 Chăm (từ tháng 8 và 9 đến tháng 12 và 1 dương lịch) và là mùa nước lớn vì lúc này nước lũ từ trên vùng núi chảy xuống nhiều.<br />3.Păl Pinh-Piang (mùa nóng nực, mùa trơ trụi) từ tháng 10 đến tháng 12 (tức từ tháng 1 và 2 đến tháng 3 và 4 dương lịch) và là mùa gặt hái đã xong, ruộng đất còn trơ gốc rạ; trời nóng cây cỏ không mọc nổi thậm chí bị cháy xém đi; vì thế mùa này còn được gọi là mùa nắng.<br />Như vậy là, Rica Nưkar của người Chăm là lễ hội của tháng đầu năm, của những ngày đầu của tháng đầu năm. Rica Nưkar xét về thực chất cũng như nguồn gốc là lễ hội của cư dân làm nông nghiệp, nghĩa là lễ hội để chuẩn bị đón và bước vào một năm mới. Ngay tên gọi của mùa đầu tiên trong năm: « Mùa có tiếng sấm đầu năm » đã phần nào nói lên tính chất nông lịch của lễ Rica Nưkar. Và sau lễ đầu năm này người Chăm bắt đầu bắt tay vào gieo trồng.<br />Theo điều tra của cc nhà khoa học, ở những nơi có ruộng 2 vụ, vụ đầu thường gieo cấy vào khoảng tháng 2, tháng 3 Chăm lịch (tháng 5 và 6 dương lịch), nghĩa là sau khi sao Rua xuất hiện vào dịp đầu năm của người Chăm và người Chăm dựa vào sự xuất hiện của sao Rua để điều chỉnh lịch của mình. Sau lễ hội Rica Nưkar, khắp nơi, khắp chốn trong vùng cư trú của người Chăm, đất trời, thiên nhiên và con người như sôi động lên để vào vụ làm ăn, như những câu ca dao của người Chăm mô tả:<br />‘Mùa này rắn rết đầy đànĐến khi gặt lúa, họ hàng rất đông’<br />Hoặc:<br />‘Tạo xe lập chuồng nuôi trâuVóc to, sức mạnh để sau cậy nhờVét mương, ngăn đập, đắp bờXuyên rừng băng núi cho nhờ đồng tâm’<br />Hay:<br />‘Chờ cho nước lũ, mưa dầmRuộng cày gieo lúa, đất bần trồng khoaiTrồng cà, trồng mướp, bí ngôTạm lòng vững dạ, đợi chờ lúa khoai’.<br />Và, điều lý thú nữa là, trước lễ Rica Nưkar ít ngày, vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của lịch Chăm (lễ Rica Nưkar thường vào ngày thứ năm thứ sáu đầu tuần) hàng năm, người Chăm làm lễ Pơh băng yang (lễ khai mương đắp đập) để xin thần linh chứng giám cho công việc đồng áng trong năm mới. Lễ này được cúng ở các tháp hoặc các đền thờ.<br />Mục đích của Pơh băng yang là xin thần linh cho phép dân làng được phép khai kênh đắp đập, chuẩn bị cho vụ sản xuất mới và cầu xin cho mưa gió thuận hoà cây cối mùa màng tươi tốt. Tính chất nông nghiệp của Pơh băng yang có thể được minh họa bằng một chi tiết của nghi lễ này tại đền thờ nữ thần Pô Nưkar (Pô Nưgar) thôn Hữu Đức, xã Phước Hiếu, huỵên Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nghi lễ do ông Hamua ia (người chuyên làm lễ nghi gắn với nông nghiệp) tiến hành. Lễ vật dâng các thần linh gồm có một con dê, 5 mm cơm, 1 khay trầu rượu và vật thiêng hay đồ thờ của đền- cây nõ nường làm bằng gỗ trầm. Trong khi làm lễ, ông thầy Hamua ia nhảy múa, nhún nhảy với cây nỏ nường thể hiện hệ tính giao-hành động mang tính phồn thực với ý nghĩa tạo ra mọi sự sống.<br />Sau lễ Rica Nưkar (Rija Nưgar), thời tiết bắt đầu chuyển: đã bắt đầu vọng lên tiếng sấm đầu năm và đã bắt đầu lác đác cĩ những trận mua nhỏ. Những trận mưa đầu năm ở vùng Ninh-Bình Thụân có ý nghĩa gần giống như những trận « mưa tháng ba là hoa đất » của ngườii Việt ở các tỉnh miền Bắc. Thế nhưng mọi điều của sự chuyển mùa với cái mốc cuối cùng là sao Rua hay Tua Rua xuất hiện còn kéo dài cho đến khi ngôi sao này nở xong. Và khi sao Rua nở xong thì mùa mưa thật sự đến chứ còn trong khi sao này nở thì cũng gần như câu tục ngữ của người Việt « Tua Rua mọc: vàng cây, héo lá; Tua Rua lăn: chết cá, chết tôm ». Thông thường, sao Rua xuất hiện vào trong tháng tư lịch Chăm. Và để đón mùa mưa vào thượng tuần tháng tư (lịch Chăm), người Chăm tổ chức một nghi lễ nông nghiệp lớn: Yôr Yang nghĩa là lễ cầu đảo.<br />Sở dĩ người Chăm làm lễ Yôr Yang vào đầu tháng 4 vì họ tin rằng vào quãng thời gian này các sao Tua Rua, sao Cày, và sao Thần nông đã « nở » hết và từ thời điểm này trở đi có thể cày cấy được rồi. Và nghi lễ cầu mưa này được tổ chức ở 4 địa điểm là tháp Pô Ramê, đền thờ Pô Inư Nưkar, tháp Pô Klong Kirai và tháp Pô Dầm vào 2 ngày gần cuối của thượng tuần trăng tháng 4, kéo dài từ khoảng 7giờ tối hôm trước đến khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau. Chủ lễ một địa điểm trên là 1 vị sư cả (Pô sah) cùng với sự tham gia của thầy Coke (ôn kadhar), ông từ (Chamnưmey), ông bóng (Ông Ing), và bóng (Muk Pajau)…<br />Như nhiều nghi lễ được tổ chức tại các đền tháp, lễ Yôr Yang bao giờ cũng bắt đầu bằng nghi lễ mở cửa các đền tháp rồi đến lễ tẩy uế khu vực đền tháp và sau đấy là dâng đồ cúng gồm hương, hoa, cam, rượu, chè, xôi, trái cây… Chỉ sau khi làm xong ba lễ thức ít nhiều mang tính chung mới đến nghi lễ đặc trưng cũng là nghi lễ quan trọng nhất của Yôr Yang: lễ Pô Yang Apui (tế thần lửa) tại Thang Chuh Yang Apui (nhà của thần lửa). Chủ trì lễ này cũng vẫn là ông cả sư (Pô Sah). Ông đọc những lời kinh mang tính chất phù chú từ cuốn sách bằng lá buôn rồi múa bằng các đạo cụ cầm tay như chiếc vòng, cái ấm đồng và thanh gỗ chạm khắc thành hình chiếc thuyền rồng. Những lễ vật dâng lên thần lửa, ngoài các đồ ăn thức uống, còn có một bó củi và một bó cỏ tranh. Trong khi thầy cả sư khấn tế, múa thì thầy Kadhor tấu hát thánh ca, còn mọi người thì dâng lễ vật khấn vái cầu xin. Để tiến hành nghi lễ, người ta đốt lửa tại tháp lửa (nơi có kiến trúc này) hay ở khu đông bắc của đền hoặc tháp (nơi không có tháp lửa). Người Chăm quan niệm rằng, đốt lửa để khói bay lên tạo thành mây thành mưa.<br />Sau lễ cúng tế thần lửa, ở một số nơi, như tại đền thờ Pô Inư Nưkar ở Hữu Đức, ông thầy Hmu Ia (thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy Hamua Ia (thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy cúng Nuk Doa Olăk (bà dâng rượu) đưa một đôi trâu ra ruộng. Tại ruộng, ông Hamua ia cày ba đường tượng trưng, sau đó bà Muk Doa Olăk đưa cho ông một ít hạt giống để ông gieo tượng trưng.<br />Như vậy là qua phân tích lịch pháp, lịch cây trồng cũng như tính chất của lễ hội trong bức tranh lễ hội chung của các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, lễ hội Rica Nưkar 1 (Rija Nưgar) của người Chăm là lễ tết đầu năm đánh dấu sự chuyển mùa. Cũng như lễ tết của người Việt Nam và năm mới của người Thái, người Lào, người Khơmer, người Mianma, ở Đông nam Á, Rica Nưkar của người Chăm không phải chỉ là lễ hội đầu năm thông thường mà là lễ hội đầu năm nông lịch gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp. Rica Nưkar vừa là tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới và chủ yếu vừa là tống tiễn mùa khô nóng đi đón mùa mưa tới để bắt tay vào công việc làm ăn mới hay để bước vào một năm làm ăn mới. Tính chất nông nghiệp thật rõ trong lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Thế nhưng, cách tống tiễn mùa mưa nóng và đón mùa mưa tới của người Chăm ở Rica nưkar vừa có những yếu tố chung cho lễ hội năm mới của nhiều dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á có những sắc thái rất riêng của người Chăm. Nếu như người Lào, người Khơmer, người Thái, người Mianma khao khát mong đợi mưa tới bằng lễ té nước vào những ngày đầu năm mới, thì người Chăm lại có kiểu đón mưa bằng nghi thức mà các nhà khoa học gọi là hình thức ma thuật ngược nghiã là làm ngược với điều mình đang chờ đợi. Thay vì phải té nước vào nhau để cầu mưa như ở nhiều lễ hội của nhiều dân tộc khác của Đông Nam Á, người Chăm lại làm những lễ thức tống tiễn mọi sự không tốt dập tắt đi những cơn nóng khô của mùa khô đi để dọn đường cho những cơn mưa tới. Cũng là đón mùa mưa tới để làm ăn, người Chăm đón theo kiểu khá riêng biệt và ít nhiều hơi lạ.Thế nhưng, ai đã từng sống hay đã từng đến vùng đất Bình Thuận-Ninh Thuận vùng khô hạn nhất nước ta, thì mới thấy người Chăm khát khao mưa như thế nào. Vì thế mà cái mong, cái đợi mùa mưa của người Chăm chừng nào đó là mãnh liệt hơn so với các dân tộc ở Đông Nam Á. Và để thấy điều này, đó là điệu múa đập lửa trong lễ Rica Nưkar của người Chăm.<br />Nghề Nuôi Cá Bè<br />Chiếc cá bè đầu tiên xuất hiện ở An Giang năm 1930, nay đã được phát triển thành nghề nuôi cá bè. Nghề này được du nhập từ Biển Hồ (Campuchia).<br />Bè cá hình hộp đóng bằng gỗ, nổi trên mặt nước nhờ những chiếc phao bằng thùng phuy cỡ lớn hay nhỏ tùy theo người nuôi thường có kích thước 12x5x3m, bên trong bè chia thành từng khoang nuôi các loại cá khác nhau như cá tra, cá ba sa, cá trắm cỏ, cá phi, cá bông… trên mặt bè là nhà ở của người nuôi cá. Cá được cho ăn bằng ngũ cốc như cám, tấm, bột bắp, bã đậu và đạm động vật như bột cá. Sau 8 tháng hoặc 10 tháng nuôi, người ta thu hoạch bằng cách nâng bè lên rồi dùng vợt hay lưới để bắt cá. Trước 1975 đồng bằng sông Cửu Long có 7.000 – 8.000 bè cá, tỉnh An Giang có 1.500 bè cá tập trung trên sông Hậu vùng Châu Đốc, Châu Phú.<br />Tới thị xã Châu Đốc, quốc lộ 91 đi bến đá Núi Sam.<br />Đến ngã ba: nếu rẽ trái đi Núi Thất Sơn, Núi Cấm. Đi theo quốc lộ 91 tới thị xã Châu Đốc và đến bến đá Núi Sam.<br />Di Tích Núi Sam<br />Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.<br />Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.<br />Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5 km, là ngọn núi đầu tiên của dãy Thất Sơn, núi cao 284m. Núi có hình giống như con Sam nên gọi là núi Sam, núi còn có tên chữ là Lãnh Học Sơn. Nhưng một số người khác cho rằng: Cách đây hàng triệu năm vùng đất này bị ngập chìm trong nước biển, khi ấy núi Sam là một hòn đảo, xung quanh có rất nhiều con Sam sinh sống. Sau quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm và nước rút đi, hòn đảo này biến thành núi và gần với đất liền. Từ đó gọi là núi Sam.<br />Núi Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Cam-pu-chia lập thành một hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.<br />Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng.<br />Đặc biệt dưới chân núi còn có Lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan trọng trong tỉnh An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) để đổ ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Đốc – Long Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858).<br />Từ ngã ba thị xã Châu Đốc đến núi Sam chừng Khoảng 3km. Con đường này đã được làm lại, trải nhựa, gồm hai chiều, ở giữa có bờ cây. Đoạn đường này tuy ngắn song cứ 1km đường này trị giá hơn 1 tỉ đồng Việt Nam, số tiền ny được lấy ra từ quỹ cúng dường của bá tánh thập phương tại Miếu Bà Chúa Xứ.Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ. Nơi đây còn có miếu thờ Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, vườn Tao Ngộ… Núi Sam là một khu du lịch nổi tiếng của cả vùng Nam Bộ.<br />Chùa Tây An<br />Chùa Tây An toạ lạc tại ngã ba núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc khoảng 5 km.<br />Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ, có kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.<br />Chùa Tây An nằm trong quần thể kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng ngội chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm thiệu trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị hoà thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, Pháp hiệu là Phap Tạng đến trụ trì. Vị hòa thượng này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân nhân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào đã suy tôn ông là Phật Thầy Tây An và danh hiệu này vẫn gọi đến ngày nay. Kể từ đời ngài Đoàn Minh Huyền (Phật Thầy Tây An) trụ trì tới nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và đã được trùng tu nhiều lần.<br />Đến năm 1958, hoà thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động góp tiền xây dựng lại ba ngôi cổ lầu, mặt chính của chùa và sữa chữa lại ngôi chính điện tạo nét kiến trúc phương Tây kết hợp với kiến trúc Á Đông.<br />Chùa được xây bằng gạch, xi măng và lợp ngói, nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành theo kiến trúc kiểu Ấn-Hồi, màu sắc rực rỡ nhưng hài hoà, nổi bật trên vách núi xanh thẩm.<br />Chánh điện chùa cao 18m, thờ phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chuông và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Am, 2 cửa 2 bên có 2 bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Vòm chánh điện đắp nổi hình rắn hổ mang 7 đầu. Sân chùa có hai tượng bạch tượng và hắc tượng bằng xi măng lớn như thật: con trắng 6 ngà, con đen 2 ngà, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm. Đặc biệt tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ được tạc ngồi bên bàn viết như người thật. Chùa theo phái đại thừa, có khoảng 11.270 pho tượng Phật lớn, nhỏ bằng gỗ. Chùa có nhiều câu đối hoành phi do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu. Ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.<br />Phật Thầy Tây An (1807 – 1856)<br />Tên thật của ông là Đoàn Minh Huyền, có người lại cho là Đoàn Văn Huyên. Ông sinh vào ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807) tại làng Tòng Sơn, thuôc Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc.<br />Tục truyền, bình sanh ông cũng như bao người dân khác, chuyên cần cày cấy, sống bằng nghề ruộng rẫy. Nhưng đến năm 43 tuổi, ông không màng đến chuyện làm ăn nữa và hết ngày này sang ngày nọ nói toàn những chuyện hư hư thật thật, lúc phàm lúc thánh. Do vậy mà người đời cho ông đã hóa rồ, là người khật khùng.<br />Không biết vì dân làng khinh bạc hay vì lý do nào khác, năm 1849, ông chèo chiếc xuồng con ngược theo dòng rạch Cái Tàu Thượng trở ra rạch Xẻo Môn đến làng Kiến Thạnh (tức làng Long Kiến, thuộc tỉnh Long Xuyên). Bấy giờ, ở đây bệnh thời khí hoành hành rất dữ. Số người mắc bệnh chết rất nhiều. Các lương y, rồi các vị pháp sư nổi tiếng cao cường thời ấy đều bó tay trước cơn dịch bệnh khủng khiếp chưa từng có này. Làng trên xóm dưới kẻ bệnh người chết nhiều không kể xiết…<br />Trong cảnh dịch bệnh và tang tóc ấy, bỗng vào một buổi sáng tại đình làng Kiến Thạnh, ông Từ khi thắp nhang ở bàn thờ thần Thành Hoàng thấy một người ngồi sừng sững trên đó. Hốt hoảng, ông Từ vụt bỏ chạy và toan la làng thì người đó khoát tay và gọi ông ta trở lại. Ông Từ định tâm hỏi:<br />- Ông là ai mà lại cả gan ngồi trên bàn thờ thần?<br />Người ấy đáp:<br />- Phật thầy giáng thế cứu đời là ta!<br />Ông Từ càng ngạc nhiên hơn và hoàn toàn không tin những gì mà người đàn ông lạ mặt ấy phán bảo. Ông Từ lại hỏi:<br />- Ông tự xưng là Phật Thầy giáng thế cứu đời thế thì dân chúng đang bị ôn dịch làm hại, ông có phương chi cứu họ?<br />- Sao lại không! Đâu, ai đã mắc bệnh ôn dịch thì hãy đem lại đây, ta cứu cho!<br />Tin này lan truyền khắp xóm. Kẻ kẻ đều hồ nghi. Lúc đó, người con trai của ông Hương cả bị bệnh thổ tả trầm trọng không còn cách nào chạy chữa nên người ta đã thử đem bệnh nhân đến nhờ vị Phật thầy ấy cứu chữa. Tục truyền, bệnh nhân sau khi uống “thuốc” của Phật thầy thì công hiệu ngay. Thế là khắp làng trên, xóm dưới, các gia đình có người mắc bệnh ùn ùn đưa người bệnh đến nhờ xin đức Phật thầy cho “thuốc”.<br />Khi có người đến xin thuốc thì Phật thầy hỏi rõ tên họ rồi mới cho. Hễ ai mà thầy bảo bệnh có thể chữa trị thì mới phát thuốc, còn ngược lại, những bệnh nhân nào mà thầy cho là đã tới số thì chạy chữa thế nào cũng không thoát khỏi.<br />Phật thầy ở nơi đình ba ngày thì dời đến cái cốc của ông Kiến, nơi mà sau này dựng nên chùa Tây An cổ tự, để tiếp tục trị bệnh, vừa truyền đạo. Số người đến xin trị bệnh càng ngày càng đông và trong số đó, nhiều người đã trở thành tín đồ của đạo gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương. Cái cốc cũng được chỉnh đốn thành ngôi chùa và những nghi thức lễ bái, thờ phượng của đạo này cũng dần dần hình thành qui củ.<br />Càng ngày, số lượng người sùng tín càng đông. Điều này không những khiến các pháp sư, các thầy bùa ganh ghét mà chức việc địa phương cũng phải để tâm đến. Mặt khác, vào khoảng năm 1841, ở Trà Vinh có nhóm người hợp với sư sãi nổi dậy chống lại quan quân nhà Nguyễn nên sự kiện Phật thầy Tây An trở thành vấn đề quan trọng mà các quan chức địa phương không thể bỏ qua được. Khi được tin báo có “gian đạo sĩ” phát trù bệnh, quan tỉnh An Giang sai đội nhì Bồng và Cai Nhứt Trung xuống tận làng Kiến Thạnh để bắt Đoàn Minh Huyền áp giải về tỉnh.<br />Tục truyền, khi giải về tỉnh đường, quan tỉnh vồn vã chỉ bộ ván có trải chiếu bông mời mọc:<br />- Mời chú đạo ngồi.<br />Ông đáp:<br />- Mời quan lớn ngồi trước. Tôi là chú đạo đâu dám vô lễ.<br />- Không sao đâu! Tôi cho phép chú cứ ngồi.<br />- Bẩm quan lớn! tôi nói không dám vô lễ là vô lễ với Phật vì tôi là chú đạo đâu dám ngồi trong lúc Phật nằm.<br />- Chú nói mới lạ chứ…<br />Đức phật thầy bước lại giở chiếu lên: lộ ra bức tượng Quan Âm mà quan tỉnh đã đặt bên dưới để lập mưu thử ông đạo này.<br />Một hôm nhân ngày rằm, những người coi khám đường dọn cho ông một mâm cơm vừa chay vừa mặn, đơm sẵn thành tám chén. Họ đặt mâm cơm xuống và hỏi:<br />- Hôm nay ông đang ăn chay hay ăn mặn?- Tôi ăn chay.- Vậy mời ông đạo dùng cơm.<br />Đáp lời mời, ông ngồi xuống lần lượt ăn hết ba chén cơm liền một mạch, rồi lại bưng chén cơm thứ tư ăn tiếp và nói:<br />- Các quan cho tôi ăn cơm chay thì tôi phải ráng ăn cho hết.<br />Các viên chức ở khám đường có mặt trong vụ này đều kinh ngạc vì đúng bốn chén cơm mà ông đã ăn là cơm chay, còn bốn chén cơm còn lại đều có để mở heo dưới đáy.<br />An xong chén cơm thứ tư, ông nói:<br />- Các vị tính lừa tôi ăn mặn rồi thì trói đầu tôi chắc?<br />- Ồ! chúng tôi đâu có ý vậy….<br />- Thật không? Thế thì các vị chuẩn bị sẵn dây trói để làm gì?<br />Nói dứt lời, ông thò tay giở nắp cái quả: trong đó có sợi dây trói để sẵn. Các viên chức ở khám đường càng kinh ngạc hơn. Tục truyền, từ đó, họ tỏ ra kính phục Đức Phật Thầy. Quan chủ tỉnh An Giang, làm tờ tâu vụ “gian đạo sĩ” này về triều với những lời tấu trình dè đặt hơn. Sau đó, theo chiếu chỉ của vua, Đoàn Minh Huyền phải xuống tóc và thọ giới như các nhà sư với sự chứng minh của vị hòa thượng sắc tứ. Khi cạo tóc xong, người ta toan cạo hết hàm râu thì ông cản lại:<br />- Chiếu chỉ của triều đình dạy xuống tóc chứ đâu có dạy cạo râu mà các vị lại cạo.<br />Các viên quan thi hành chiếu chỉ của triều đình đành phải chịu để lại hàm râu. Có lẽ đây là nhà sư để râu duy nhất trong lịch sử Phật Giáo! Sau đó, Đoàn Minh Huyn vào núi Sam lập một ngôi chùa bằng cây lá để tiếp tục truyền đạo. Công việc hoằng hóa giờ đây lại chú tâm đến việc an cư lạc nghiệp cho bổn đạo: ông đứng ra tổ chức việc khẩn hoang ở núi Thới Sơn và vùng Láng Linh để lắp hai trại ruộng. Ông muốn tín đồ phải dng sức cần lao để sinh sống, nuôi gia đình mà không dựa vào sự cúng dường của bá tánh.<br />Tục truyền, Đoàn Minh Huyên ít ở chánh tức chùa Tây An ở núi Sam, mà thường lui tới thăm nom và động viên tín đồ hăng hái khẩn hoang và chí thú làm ăn.<br />Về việc Đoàn Minh Huyên ít ở Tây An tự có giả thiết cho rằng ngôi chùa ấy, tuy là do ông lập ra, nhưng công việc quản lý và thực hành nghi lễ đều theo Phật giáo Phái Lâm Tế do các tăng sĩ của chùa Giác Lâm (Chợ Lớn) cử về đảm nhận. Ông lập các trại ruộng để truyền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một hệ phái có tôn chỉ và nghi thức thờ phụng đơn giản, không nặng nề “thinh âm sắc tướng”, chuông mõ như Phật giáo Phái Lâm Tế – một tông phái đang thống quản xứ Nam Kỳ. Tuy nhiên cũng có giai thoại kể rằng chính Đoàn Minh Huyên đã đích thân cày ruộng. Tục truyền, ở trại ruộng Thới Sơn, ông có nuôi hai con trâu, đặt tên là Sấm và Sét. Hai con trâu này chỉ chịu sự điều khiển của ông… Ngoài ông ra không ai có thể mắc chúng vào ách để cày được. Chính ở đây, Đoàn Minh Huyên đã qui tụ khá đông tín đồ, đặc biệt hàng đệ tử lớn có anh em ông Đình Tây, ông Đạo Xuyến, ông Đạo Lập ở Thới Sơn, Đức cố quản Trần Văn Thành ở Láng Linh. Về sau khi thực dân Pháp chiếm An Giang các trại ruộng là căn cứ kháng chiến quan trọng và các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương là lực lượng nòng cốt của các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.<br />Năm 1856, ông qua đời. Trước khi tịch, ông dặn dò đệ tử sau khi an táng không được đắp nấm mà phải phả bằng để lấy đất cày cấy trồng trọt. Các đệ tử làm theo lời ông dặn, tuy nhiên họ xây rào bao quanh giữ lấy di tích của vị tổ khai đạo để lưu truyền cho các thế hệ sau.<br />Theo niềm tin tôn giáo, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương cho rằng Đức Phật Thầy, sau khi tịch, vẫn “chuyển kiếp nhập thân vào những phàm nhân để tiếp tục hoằng hóa đạo pháp và cứu thế độ đời. Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Sư Vãi bán khoai là những trường hợp giáng thế như vậy. Trong thực tế, đây là những môn đồ kế tục việc xiển dương và truyền bá giáo thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương theo phương thức và nội dung có sửa đổi ít nhiều để phù hợp với thực tế của mỗi giai đoạn lịch sử. Đặt biệt trong những thập niên mới thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các môn đệ này đã ít nhiều gắn với công cuộc kháng Pháp lúc công khai lúc dưới các tổ chức Hội kín. Chính vì vậy, Đức Phật Trùm đã bị thực dân Pháp bắt đày ra hải đảo, Đức Bổn Sư Ngô Lợi bị giặc ruồng bố và truy nã liên tục và ông sư vãi bán khoai phải giả dạng làm phụ nữ bán khoai để làm việc đời việc đạo.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở núi Sam. Khu lăng mộ có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng 2 phu nhân được xây dựng thập niên 30 thế kỷ 20.<br />Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), Ông sinh ngày 25-11-1761; mất ngày 6-6-1829; người huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông theo Nguyễn Ánh từ năm 1777.<br />Năm 1784, ông theo cha gi sang Vọng Các (Băngkok). Lúc trở về, ông vào quân ngũ, trải qua nhiều chức vụ và công cán khắp từ Bà Rịa đến Xiêm, Lào, Cao Miên.<br />Năm 1817, ông được làm trấn thủ Vĩnh Thanh.<br />Năm 1818, ông quản suất binh lính đào kinh Đông Xuyên. Sau một tháng đã hoàn thành, được vua ban tên là kinh Thoại Hà (ngang 20 tầm: 1tầm=2,56m, gần 51m; bề dài tới Giang Thành-Rạch Giá 12.400 tầm), bên bờ Thoại Hà có ngọn Lạp Sơn (núi Sập) cũng được đặt tên là Thoại Sơn để ghi công lao của ông.<br />Năm 1822, ông cho dựng bia Thoại Sơn ghi lại sự kiện này ở núi Sập và dựng miếu nhỏ thờ Sơn Thần.<br />Năm 1819, ông được lênh chỉ huy dân binh đào kinh Vĩnh Tế. Nhưng năm sau, Tăng Kế ở Chân Lạp làm loạn, đánh thành Nam Vang. Ông và Nguyễn Văn Trí tiến binh đến Kha Bôn thì gặp giặc, đánh thắng được quân dịch, và chém được Tăng Kế, từ đó Chân Lạp mới yên.<br />Năm 1821, ông lại lãnh ấn bảo hộ Cao Miên, kiêm quản việc quân ở Hà Tiên và Châu Đốc tới năm 1823 ông lại cùng Thống chế Trần Công Lại coi việc đào kinh Vĩnh Tế (dài 97 km, rộng khoảng 50m), đến năm 1824 thì hoàn tất. Sau khi hịan tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi; Vua xét thấy phu nhân của Thoại Ngọc Hầu, họ Châu Vĩnh, nhũ danh Thị Tế vốn là người có đức độ, tận lực giúp chồng trong công việc nên ban lệnh đặt tên cho kinh này là “Vĩnh Tế Hà” và cải đổi tên núi Sam ở bờ kênh là “Vĩnh Tế Sơn”. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho xây dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Thoại Ngọc Hầu cho nhiều ton người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả hữu khuôn lăng.<br />Ngày làm lễ dựng bia ông tiến hành làm lễ cải táng tập thể các binh dân tử nạn trong việc đào kinh vào trong khu vực lăng. Ông đích thân đọc bài “Tế Nghĩa Trũng Văn” để nhớ công lao của những người đã khuất.<br />Sau khi đào xong hai năm, bà Châu Thị Tế qua đời, an táng ở triền núi Sam và từ đó Thoại Ngọc Hầu tiến hành xây khu lăng mộ dự định làm chốn yên nghỉ của mình và các phu nhân. Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (năm 1828) bia Vĩnh Tế Sơn 730 chữ, được dựng ở trong lòng lăng mộ.<br />Năm Minh Mạng thứ 10 (năm 1829), ngày 6 tháng 6 âm lịch. Ông mất, Vua tặng chức Đô thống và được an táng ở khu lăng mộ này.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình kiến trúc quy mô nằm trên triền núi Sam, cao trên 9 bậc cấp đá ong. Chu vi lăng hình chữ nhật được bao bọc bởi một bức tường dày 1m. Mặt trước là hai cổng vào ở hai bên, chính giữa là tấm bia Thoại Sơn (được phiên bản hồi đầu thế kỷ XX).<br />Khi bước vào khuôn viên lăng, bên phải là 3 ngôi mộ lớn (chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ bà Châu Thị Tế (mất 1826), trái là mộ bà Trương Thị Miệt (mất 1821), bên trái có 14 ngôi mộ được chôn trong một vuông đất. Tương truyền đây là những ngôi mộ của các đào kép trong phường hát bội Quảng Nam thường diễn cho Thoại Ngọc Hầu xem lúc còn sống, riêng có hai ngôi mộ trên cùng thì được tương truyền là của hai người bị chôn sống để đi theo hầu ông. Trong Long Đình là bản sao bia “Thoại Sơn”. Bia “Vĩnh Tế Sơn”. Trước Long đình là 2 con nai tạc bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1 mét, cao 3 mét. Sau lăng là đền thờ trên nền đất cao. Sau lưng đền thờ là vách núi tạo thành bức bình phong kiên cố và hùng vĩ tôn thêm vẻ cổ kính uy nghi. Bên trong lăng là di tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng 2 m cùng những án văn chương lộng lẫy và liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế…gợi lại hình ảnh của nước non một thời oanh liệt.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19.<br />Nói chung, khu lăng mộ này là một công trình kiến trúc cổ kính, đặc biệt là 2 bài<br />văn bia có ý nghĩa hết sức lớn lao và đặc biệt quý hiếm đối với vùng đất mới phương Nam.<br />Hằng năm, ngày 6/6 ÂL nhân dân quanh vùng đến lăng làm lễ tưởng niệm ông.<br />Kênh Vĩnh Tế<br />Một trong những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ là hệ thống kênh đào, tạo thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu cho cánh đồng là vườn cây. Trong số các con kênh đào ấy, đặc biệt có con kênh mang tên người phụ nữ vào đầu thế kỷ 19, đó là kênh Vĩnh Tế, chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Khởi công đào năm 1819 và hoàn thành 1825. Trong 6 năm đào kênh có lúc phải ngưng trệ vì công việc đào kênh rất vất vả. Có đoạn dễ đào vì nhằm nơi đất ruộng, nhưng có lúc đất cứng có đá, sát chân núi. Mùa nắng phải ngưng vì thiếu nước cho dân phu. Sử liệu ghi rằng: “Để cho đoàn kênh được thẳng, ông đã cho đốt đuốc trên những cây xào dài vào ban đêm. Những cây sào lửa ấy là những cây cọc tiêu dễ nham đường kênh cho ngay thẳng“ .<br />Để đào kênh này, Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực lượng rất lớn, có lúc lên đến 55.000 người. Theo dân gian kể lại khó khăn khi đào con kênh này, dân phu lớp vì chết vì bệnh, lớp thì trốn về dọc đường bị cá sấu ăn. Có lúc ông quá đau buồn vì bỏ dở công việc. Thấy vậy, Bà Châu Thị Tế một mặt ra sức động viên chồng, mặt khác khuyến khích những người mẹ, người vợ của các dân phu khích lệ chồng, con họ theo trong việc đào kênh. Chính vì công sức đóng góp của bà, vua Minh Mạng đã ban chiếu lấy tên bà đặt cho kênh là Vĩnh Tế. Ngôi làng dưới chân núi Sam là làng Vĩnh Tế.<br />Kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà sau khi đào xong đã làm thay đổi hẳn đời sống của người dân vùng Tứ Giác Long Xuyên. Kênh là phương tiện giao thông thuận lợi, vừa là hệ thống tưới tiêu, xả phèn cho đồng ruộng. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự. Kênh Vĩnh Tế cũng chính là đường biên giới bằng nước đã được đóng cọc nhiều lần trong cuộc giao tranh.<br />Vua Gia Long còn nhằm mục đích đưa quân từ Hậu Giang ra vịnh Xiêm La thật nhanh để giữ* Kiên Giang và Hà Tiên ngừa quân Xiêm đến thình lình. Kênh Vĩnh Tế là thành quả to lớn của nhà Nguyễn được ghi lại hình ảnh trên cao đỉnh – một trong những Cửu Đỉnh danh tiếng của triều Nguyễn.<br />Miếu Bà Chúa Xứ<br />Thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc được lập vào thế kỷ 19, lịch sử của chúa Bà có hai truyền thuyết: miếu bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà.<br />Trong miếu bà Chúa Xứ có một pho tượng bằng đá Sa Thạch cao gần 2m tạc hình một người đang trong tư thế nghĩ ngợi trầm tư. Đó là “bà Chúa Xứ” mà theo truyền tụng dân gian kể lại:<br />Tượng bà đã có từ rất lâu đời cách đây khoảng 200 năm bà được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bởi chín cô gái đong trinh tắm rửa sạch sẽ (theo lời dạy của Bà). Cũng có ý kiến cho đầu thế kỷ 19 Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi bình giặc ở biên giới phía Tây. Phu nhân ông ở nhà lo lắng ngày đêm khấn nguyện để ông bình yên trở về nếu được vậy bà lập miếu tạ ơn, vì vùng này vốn là rừng thiêng nước độc lắm dã thú, ai đi khó về. Nguyện ước đạt được ông đã trở về khi nghe bà bày tỏ ý nguyện, ông rất cảm động và nhớ lại những nguy hiểm mà ông đã đi qua. Ông liền cho xây dựng miếu để tạ ơn và thỉnh tượng bà từ trên núi về thờ.<br />Nhà khảo cổ học người Pháp Malleret là người đã phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo (vùng Ba Thê núi sập). Năm 1941, sau khi nghiên cứu tượng Bà đã xác định đây là một pho tượng thần Visnu (một trong ba vị thần BàLaMôn giáo) được tạo vào khoảng thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ 7 sau công nguyên. Như vậy có thể nói rằng tượng Bà là một pho tượng đàn ông của người Khmer bỏ bên sườn núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu tô điểm lại thành phụ nữ.<br />Do ảnh hưởng phật giáo, lão giáo cùng tín ngưỡng thờ mẫu của dân gian mà bà Chúa Xứ trở thành một dạng như “phật bà Quan Âm” và được tôn thờ thành kính. Có rất nhiều huyền thoại về sự linh thêng của Bà, trong miếu còn treo hai câu liễng đối nói về việc ban phúc, giáng hoạ của Bà:<br />“ Cầu tất ứng, thi tất linh, mộng trung chỉ thịXiêm khả kính, thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”<br />Miếu bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ quốc, có bốn mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, nhà để tượng trưng cũng có bốn mái hình vuông, trong miếu thờ tượng bà chúa được tọa lạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI theo mô phỏng tượng thần Vitnu thường có ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Hội Chùa Chúa xứ được tổ chức rất lớn hàng năm vào các ngày từ 23 đến 26 tháng 4 âm lịch hàng năm. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…<br />Miếu bà Chúa Xứ lúc đầu khoảng năm 1825 được dựng bằng tre lá sau đó được trùng tu nhiều đợt để trở thành một kiến trúc của phương đông khá đẹp: mái cong lợp bằng ngói xanh, tường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu. Trên bậc thềm là hai con sư tử đá ngồi chầu, toà miếu ấy nằm trên vùng đất trũng quay lưng lên đường và dựa vào chân núi Sam ở hướng đông bắc, toàn cảnh núi Sam cũng góp phần tạo thêm khí thiêng cho miếu và làm cho không khí ngày hội nơi đây thêm huyền ảo cao khoảng 230m và chu vi chân núi khoảng 300m núi Sam trông giống hình con sam và ngày xưa từng là hòn đảo nhỏ trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng) rất nhiều sam bám vào đây sinh sôi nên nó có tên chữ học lãnh hơn (nghĩa là núi con sam) tọa lạc tại làng Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc.<br />Có người hỏi tượng Bà làm bằng đá gì? Có rất nhiều giả thuyết về điều bí ẩn này, có tác giả gọi là đá “Sa Thạch”, người khác gọi là đá “Son”, người khác gọi là đá “Xanh”. Nhưng những tên gọi ấy không kèm được chứng minh nào cả.<br />Nhưng theo một nghiên cứu và có kết luận chính xác, tượng bà được tạc bằng một loại Nham Thạch có tên gọi là Diệp Thạch. Loại Nham Thạch này hình thành từ các hố đại dương, nên có cấu tạo nhuyễn hạt.<br />Lễ Hội Bà Chúa Xứ<br />Hiện nay, lễ hội Bà Chúa Xứ là 1 trong 115 lễ hội quốc gia.<br />Diễn ra vào ngày 24-4 âm lịch hàng năm, bao gồm các lễ:<br />Lễ Mộc Dục (lễ tắm bà) diễn ra vào 12h khuya ngày 23-4, một tấm màn giăng ngang che kín tượng bà và hai phụ nữ được lựa chọn trước để vào tắm và thay y phục, phía ngoài là hàng trăm người đang quỳ làm lễ tay mỗi người đều cầm bông huệ trắng, nước tắm cho bà được nấu với quế và hương hoa sau khi tắm bà xong sẽ được phân phát cho khách trảy hội uống lấy phước đến nay hiện tượng này không còn nữa. Cũng vậy bộ y phục cũ của bà sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho mọi người để làm một thứ bùa hộ mệnh quý giá.<br />Lễ Túc Yết: Ngày 25 tháng 4 âm lịch 4 giờ chiều lễ thỉnh sắc phong cho bà rước từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Đoàn người rước được sắp xếp theo thứ tự với nghi trượng nghi vật rình rang và có đốt pháo múa lân. 12 giờ khuya lễ yết mời bà về dự lễ tiếp theo là lễ xây chầu (hát bội) với các nghi thức sau: trước hết chánh bái (người chủ trì cuộc lễ) dâng theo (tượng trưng bằng một đĩa huyết và một ít lông heo), sau đó dâng hương và rượu rồi đọc văn tế cuối cùng tiếp hai tuần rượu một tuần trà – tiếp theo chánh bái ca công (đại điện đoàn hát bội) bước vào làm lễ tay cầm nhánh dương vừa rải nước vừa đọc:<br />“Nhất sái thiên thanhNhị sái địa minhTam sái nhân trườngTứ sái qủy diệt hình”<br />Sau cùng là Lễ Xây Chầu. Ông Chánh Bái ca công niệm hương rồi nhúng cành dương vào tô nước vừa rải vừa đọc bài bái tế. Đọc xong ông đánh ba hồi trống và hô to: ca công tiếp giá. Lập tức chiêng trống nổi lên đoàn hát bội bắt đầu phục vụ.<br />Lễ Chánh Tế tiến hành lúc 4h sáng 27/4 âl, các nghi thức và vật phẩm cũng giống như túc yết, chiều ngày 27 vào lúc 6h ban quản trị tổ chức lễ hồi sắc để đưa linh vị trở về lăng miếu, chấm dứt các nghi thức “vía Bà”.<br />Miếu bà Chúa Xứ qua nhiều lần trùng tu ngày nay xứng đáng là một di tích nằm trong một thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế hàng ngày không ngớt khách hành hương trong và ngoài nước lui tới viếng, là niềm tự hào cho dân bản xứ.<br />Yếu tố độc đáo ấy còn chi phối toàn bộ suy nghĩ của chúng ta về những truyền thuyết quanh sự hiện diện của bà.<br />Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, gia đình đầm ấm; Tại đây còn có tục “vay tiền bà” vẫn còn, nên hiện nay mỗi năm tiền khoảng 10tỉ/năm; thì tiền này sẽ được dùng vào việc xây dựng, tôn tạo kiến trúc; hoặc là mở đường từ thị xã Châu Đốc vào đây. Có người nói đùa: Bà là người phụ nữ kinh doanh giỏi nhất ở Nam Bộ.<br />Đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.<br />Diễn tiền lễ hội: ngày 24 tháng 4 âm lịch đúng 12 giờ khuya tiến hành lam lễ mộc dục (lễ tắm bà)<br />Chùa Tam Bửu<br />Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi xây dựng ngày 26.06.1882. ông Ngô Tư Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp truy nã từ Mỹ Tho về Ba Chúc dựng chùa tu hành để che mắt giặc. Cũng như chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu là tổ đình của đạo Hiếu Nghĩa, nơi đây còn lưu giữ được “Long Đình” vật gia bảo của đạo còn truyền đến ngày nay, nó rất có giá trị về nghệ thuật.<br />Vào cuối tháng 3.1978, khi bọn Pôn Pốt xâm lấn qua biên giới, nhân dân khắp nơi trong xã thường chạy vào chùa trú ẩn. Ngày 17.04.1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch) quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, một mảnh tường bị sụp đổ, những người trú ẩn tại đây vừa bị thương vừa bị tường đè tiếng kêu la thảm thiết, máu loang đầy nền chùa, 40 người chết, 20 người bị thương nằm chồng chất lên nhau.<br />Đến ngày 18.04.1978, quân Pôn Pốt tràn vào chùa Tam Bửu bắt hơn 800 người đem ra khỏi chùa tước hết đồ đạc, rồi phân ra nam theo nam nữ theo nữ. Nam đưa về hướng cánh đồng Cầu Sắt- Vĩnh Thông, Giồng ông Tướng, nữ đi về hướng Kinh 5 xã và các nơi khác. Trong chùa còn lại 4 người già yếu, bệng tật đi không nổi, chúng lôi vào nhà khách bắn chết, sau đó đốt chùa.<br />Riêng 800 người bị bắt dẫn đi chỉ còn 2 người sống sót trở về, còn bao nhiêu bị chúng giết hết.<br />Chùa Phi Lai<br />Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu, cách núi Tượng 200m về hướng Đông. Chùa được tín đồ Hiếu Nghĩa dựng nên vào ngày 19.01.1877.<br />Vào những ngày quân Pôn Pốt đánh phá ác liệt vào xã Ba Chúc, nhân dân trong vùng chạy vào chùa Phi Lai để tránh đạn pháo 3 giờ chiều ngày 18.04.1978 (16.03 âm lịch), quân Pôn Pốt tràn vào chùa Phi Lai và miễu An Định, chúng bắn bừa bãi tung lựu đạn giết trên 80 người. Những người còn sống sót chạy ra cửa chúng dùng cây đập đầu hoặc bắn chết trên 100 người nữa, xác nằm ngổn ngang xung quanh chùa. Riêng ở dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trú. Bọn chúng dùng lựu đạn ném vào làm chết 39 người. Còn lại một phụ nữ nằm trong góc được sống sót. Hiện nay hầm còn dấu vết vụ thảm sát ấy.<br />Sau ngày 30.04.1978 những người còn sống sót trở về tìm lại thân nhân mình, đã nhìn thấy nhiều bàn tay máu trên vách tường, hành lang chùa Phi Lai, mà nhiều nhất là các bàn tay máu của trẻ em. Phía bên tri trong chùa có một vòng máu búng lên tường cao 4m, bên phải có một đường dài 7m, cao 0.6m. Phía trước chánh điện máu và nước văng cao 0.2cm. Bà con xã Ba Chúc đã gánh trên 80 đôi nước để dội rửa.<br />Các đội chữ thập đỏ lo thu gom xác người chết đốt lấy cốt tốn nhiều ngày mới hết. Chùa Phi Lai ngày nay còn giữ nguyen các dấu vết tội ác này<br />Vụ thảm sát của Pôn Pốt trên đất Việt Nam<br />Có một địa chỉ ghi dấu những tội ác kinh hoàng của Pôn Pốt tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tại đây vẫn còn một khu nhà mồ tập thể chứa đựng 1.159 bộ xương cốt của những thường dân vô tội bị quân Pôn Pốt tàn sát.<br />Ngày kinh hoàng<br />Cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7 km theo đường chim bay, Ba Chúc là xã có địa hình bán sơn địa, toạ lạc giữa 2 ngọn núi lớn có tên núi Tượng và núi Dài Lớn (còn gọi là Ngoạ Long Sơn). “Ngày vui hôm đó cũng là ngày đại tang ở Ba Chúc”.<br />Dòng họ của tôi đã bị giặc Pôn Pốt giết hại trên trăm người, riêng gia đình tôi, từ cha mẹ, chồng con, anh chị em ruột là 37 người…” – Tội ác của nạn diệt chủng bị bánh xe của quá khứ lăn qua đã hơn 30 năm, nhưng trong câu chuyện kể của bà Huỳnh Thị Nga, ấp An Định, một trong những nhân chứng sống của nạn diệt chủng, chúng tôi đọc được sự kinh hoàng đến ám ảnh trong từng giọng nói đứt quãng và những dòng nước mắt tuôn trào trên gương mặt nhăn nheo của bà.<br />Những ngày tháng 4/1978, cùng nhân dân cả nước, nhân dân Ba Chúc long trọng chuẩn bị làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì cũng là ngày mà bè lũ Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có An Giang và Ba Chúc là nơi chúng tập trung đánh phá, giết chóc nặng nề, tàn ác nhất.<br />Cao điểm của cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 15/4/1978, quân Pôn Pốt đã “nã” vào Ba Chúc mỗi ngày trên 1.000 quả pháo, có lúc lên đến 2.000 quả.<br />Đại bộ phận nhân dân xã Ba Chúc được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội đã được đưa về nơi an toàn, còn một bộ phận vì lý do nào đó chưa kịp đi và đây chính là nguyên nhân mà nhiều thường dân đã bị thảm sát.<br />Sáng 18/4/1978, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của dân quân du kích xã Ba Chúc tại núi Tượng, quân Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc.<br />Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18/4 đến 30/4/1978), đám quân diệt chủng đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ: Bắn người tập thể, cắt cổ, dùng dao, búa, xẻng đập đầu; xé trẻ em làm hai hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay quẳng lên không rồi giương lưỡi lê đâm lòi ruột.<br />Đối với phụ nữ, chúng bắt lột quần áo, hãm hiếp tập thể, xẻo vú, dùng cây tầm vông, cọc trâm bầu, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào cửa mình cho đến chết…<br />Cùng với việc diệt chủng, đám quân bạo ác triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, phá sạch”. Đi đến đâu, chúng cuớp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Thứ nào không lấy đi được thì chúng phá huỷ, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn.<br />Nơi ghi hằn tội ác<br />Chùa Tam Bửu<br />Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi, một sỹ phu yêu nước của phong trào Cần Vương xây dựng để tu hành vào năm 1882 nhằm che mắt giặc. Ngày 17/4/1978, quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, làm 40 người bị chết và 20 người bị thương nằm chất chồng lên nhau.<br />Một ngày sau, bè lũ diệt chủng tràn vào bắt hơn 800 người dân đem ra khỏi chùa tàn sát và chỉ có một người sống sót. Cùng ngày, đối diện chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai được dựng lên vào năm 1877 cũng bị quân diệt chủng tràn vào xả súng, tung lựu đạn giết chết trên 80 người.<br />Tội ác của bọn diệt chủng<br />Những người sống sót chạy ra bị chúng dùng cây đập đầu và xả súng khiến hơn 100 người nữa mất mạng. Riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trốn đã bị chúng tung lựu đạn làm chết 39 người… Sau ngày 30/4/1978, những người sống sót trở về đã nhìn thấy phía trước chánh điện, máu người ngập ngụa.<br />Ngày 18/4/1978, khi quân Pôn Pốt tràn vào, một bộ phận nhân dân Ba Chúc rút chạy không kịp nên kéo nhau lên núi Tượng ẩn nấp vào các hang đá để tránh sự tàn sát của kẻ thù. Nhưng qua 11 ngày đêm chiếm đóng, bọn man rợ đã lùng sục và tàn sát gần hết số bà con trốn trong các hang đá trên núi.<br />Tại hang Vồ đá dựng (trước miệng hang có một tảng đá dựng thẳng, muốn vào hang, người ta phải leo lên tảng đá mới vào được nên gọi là vồ đá dựng), đã xảy ra câu chuỵên thương tâm: Vào những ngày quân Pôn Pốt chiếm đóng Ba Chúc, có 72 con người kéo lên đây, trong đó có 4 trẻ em.<br />Do ở trong hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước, ngột ngạt, bệnh hoạn nên các em la khóc suốt ngày. Ngày 29/4, một tên nữ Pôn Pốt đi do thám và nghe tiếng trẻ em khóc đã chạy đi báo cáo. Trước nguy cơ bị tàn sát, bà con quyết định hy sinh tính mạng các cháu để cứu tất cả mọi người.<br />Tại hang cây da (trước miệng hang có một cây da lớn) có 17 người lẩn trốn. Bọn Pôn Pốt lùng sục được đã xả súng bắn chết 14 người, sau đó chúng hãm hiếp một chị tên Chuột rồi lấy cây đâm vào cửa mình chị cho đến chết.<br />Tại hang Ba Lê, có gần 50 người bị thảm sát. Hang này trước không có tên nhưng sau vụ cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ của anh Nguyễn Văn Lê bị quân Pôn Pốt thảm sát, chỉ có một mình anh Lê, con thứ 3 trong gia đình sống sót nên sau đó, mọi người đã gọi là hang Ba Lê.<br />Tại Cầu Sắt – Vĩnh Thông (cầu do Pháp xây dựng năm 1920), từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, bọn Pôn Pốt đã lùa dân ra đây tàn sát trên 300 người. Tại Giồng Ông Tướng và khu nhị tỳ nằm dưới chân núi Tượng, đã có trên 100 người bị quân Pôn Pốt tàn sát…<br />Những địa điểm trên là những nơi ghi hằn tội ác man rợ mà bọn diệt chủng Pôn Pốt Iêng-Xary gây ra trên đất Việt Nam – Một dân tộc, một đất nước luôn đối với nhân dân Campuchia anh em bằng tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu chống đế quốc xâm lược.<br />Bản cáo trạng ngàn đời<br />Sau khi đánh đuổi bè lũ diệt chủng về bên kia biên giới, lúc này, việc gom xác người chết mới được tiến hành. Hài cốt được gom lại thành từng cụm. Ba Chúc trước thảm doạ diệt chủng có trên 15.000 dân nhưng sau thảm hoạ thì vắng hoe.<br />Vì ám ảnh bởi nạn diệt chủng nên sau khi sơ tán, lúc bình yên đã trở lại, nhiều người vẫn không dám về. Một năm sau, mảnh đất Ba Chúc vẫn lạnh lẽ…<br />Nhà mồ Ba Chúc – Bản cáo trạng ngàn đời<br />Theo tài liệu của Uỷ ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh ngày 30/7/1978 đã cho biết số liệu về tội ác diệt chủng của giặc Pôn Pốt gây ra cho nhân dân Ba Chúc: 3.157 người bị sát hại. Trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại.<br />Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá huỷ và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.<br />Để giáo dục ý chí căm thù, đề cao cảnh giác, đồng thời tố cáo tội ác của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt cho nhân dân trong nước và thế giới biết đến, năm 1979, chính quyền tỉnh An Giang đã cho xây dựng khu Chứng tích tội ác giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu trên diện tích 3.000 m2 thuộc ấp An Định.<br />Khu chứng tích này gồm 7 hạng mục công trình: Vòng rào, nhà mồ, bia căm thù, nhà thuỷ tạ, hồ sen, nhà tiếp khách. Trong các công trình trên, nhà mồ là công trình chính, có hình dạng lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng thể hiện ý chí căm thù.<br />Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1.159 xương cốt của những thường dân vô tội bị giặc Pôn Pốt thảm sát. Hàng năm, vào những ngày giỗ những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là Ngày giỗ hội căm thù.<br />Khu Nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước ta công nhận là Di tích căm thù theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin vào ngày 10/7/1980. Vì có nhiều điểm thảm sát nên chỉ phát bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là nhà mồ, chùa Tam Bửu và miếu An Định (tức chùa Phi Lai).<br />Khu Nhà mồ Ba Chúc là bản cáo trạng, là chứng tích tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.<br />
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang
An giang

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Planeacion con intervencion
Planeacion con intervencionPlaneacion con intervencion
Planeacion con intervencionfermin276
 
Week 11 multimedia presentation shives
Week 11 multimedia presentation shivesWeek 11 multimedia presentation shives
Week 11 multimedia presentation shivesjshives11
 
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problemaDiseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problemafermin276
 
Planeacion con intervencion
Planeacion con intervencionPlaneacion con intervencion
Planeacion con intervencionfermin276
 
P2 p protokol
P2 p protokolP2 p protokol
P2 p protokolgrmovsek
 
мария складовска-кюри
мария складовска-кюримария складовска-кюри
мария складовска-кюриIrysia
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giangAnh Tuan
 
บทภาวนาประจำวัน พระเมตตา
บทภาวนาประจำวัน พระเมตตาบทภาวนาประจำวัน พระเมตตา
บทภาวนาประจำวัน พระเมตตาsmilemui
 
Tecnicas para la en señanza y el aprendizaje copia
Tecnicas para  la en señanza y el aprendizaje   copiaTecnicas para  la en señanza y el aprendizaje   copia
Tecnicas para la en señanza y el aprendizaje copiafermin276
 
Seeing the whole
Seeing the wholeSeeing the whole
Seeing the wholeGurpreet911
 
Melissa Buchanico's Capstone
Melissa Buchanico's CapstoneMelissa Buchanico's Capstone
Melissa Buchanico's Capstoneiammelissaaxo
 
Genesis Media 2012 E
Genesis Media 2012 EGenesis Media 2012 E
Genesis Media 2012 Eroderick22
 
олександр михайлович бутлеров
олександр михайлович бутлероволександр михайлович бутлеров
олександр михайлович бутлеровIrysia
 
презентация1
презентация1презентация1
презентация1Irysia
 
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problemaDiseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problemafermin276
 

Destaque (20)

Planeacion con intervencion
Planeacion con intervencionPlaneacion con intervencion
Planeacion con intervencion
 
Week 11 multimedia presentation shives
Week 11 multimedia presentation shivesWeek 11 multimedia presentation shives
Week 11 multimedia presentation shives
 
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problemaDiseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problema
 
Planeacion con intervencion
Planeacion con intervencionPlaneacion con intervencion
Planeacion con intervencion
 
P2 p protokol
P2 p protokolP2 p protokol
P2 p protokol
 
мария складовска-кюри
мария складовска-кюримария складовска-кюри
мария складовска-кюри
 
Kien giang
Kien giangKien giang
Kien giang
 
บทภาวนาประจำวัน พระเมตตา
บทภาวนาประจำวัน พระเมตตาบทภาวนาประจำวัน พระเมตตา
บทภาวนาประจำวัน พระเมตตา
 
Tecnicas para la en señanza y el aprendizaje copia
Tecnicas para  la en señanza y el aprendizaje   copiaTecnicas para  la en señanza y el aprendizaje   copia
Tecnicas para la en señanza y el aprendizaje copia
 
Rdpd
RdpdRdpd
Rdpd
 
Module 1, clip #3
Module 1, clip #3Module 1, clip #3
Module 1, clip #3
 
テスト
テストテスト
テスト
 
Seeing the whole
Seeing the wholeSeeing the whole
Seeing the whole
 
Lvt1693 001 b
Lvt1693 001 bLvt1693 001 b
Lvt1693 001 b
 
Melissa Buchanico's Capstone
Melissa Buchanico's CapstoneMelissa Buchanico's Capstone
Melissa Buchanico's Capstone
 
Genesis Media 2012 E
Genesis Media 2012 EGenesis Media 2012 E
Genesis Media 2012 E
 
олександр михайлович бутлеров
олександр михайлович бутлероволександр михайлович бутлеров
олександр михайлович бутлеров
 
презентация1
презентация1презентация1
презентация1
 
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problemaDiseno de una estrategia metodologica de situacion problema
Diseno de una estrategia metodologica de situacion problema
 
Proyecto cementerio
Proyecto cementerioProyecto cementerio
Proyecto cementerio
 

Semelhante a An giang

bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfLuanvan84
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG Chau Duong
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn baKelsi Luist
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnhlangsontung
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...PinkHandmade
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI nataliej4
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnhlangsontung
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIHuynh ICT
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anChi Phạm
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀIChau Duong
 
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 

Semelhante a An giang (20)

bctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdfbctntlvn (18).pdf
bctntlvn (18).pdf
 
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
THUYẾT MINH TỈNH AN GIANG
 
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn baCa dao dân ca kinh xáng cửu long   nguyễn văn ba
Ca dao dân ca kinh xáng cửu long nguyễn văn ba
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
 
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
Thực trạng xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mớ...
 
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH KHÁNH HÒA (1930 - 1975)_102348120...
 
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
BÌNH GIANG ĐẤT VÀ NGƯỜI
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ ThạnhSơn Tùng - Mỹ Thạnh
Sơn Tùng - Mỹ Thạnh
 
Dia ly lich_su_vn
Dia ly lich_su_vnDia ly lich_su_vn
Dia ly lich_su_vn
 
Khơ me
Khơ meKhơ me
Khơ me
 
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUIVùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
Vùng văn hóa châu thổ bắc bộ - Nhóm Văn Hóa - HaUI
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội anNiên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
Niên luận du lịch sinh thái làng nghề hội an
 
Csvhvn
CsvhvnCsvhvn
Csvhvn
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀINAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
NAM KỲ - CÁI NÔI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
 
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
Tìm Hiểu Hát Sình Ca Của Dân Tộc Cao Lan Ở Xã Đại Phú, Huyện Sơn Dương, Tỉnh ...
 
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc BộVùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa đồng bằng châu thổ Bắc Bộ
 

Último

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 

An giang

  • 1. Tỉnh An Giang<br />Khái Quát Tỉnh An Giang<br />Diện tích: 3.424km2<br />Dân số:2.049.039 người.<br />Tỉnh lị là Thành Phố Long Xuyên.<br />Gồm có các huyện: thị xã Châu Đốc, huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.<br />Dân tộc gồm có: Việt, Khmer, Chăm và Hoa.<br />An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào nước ta chia làm đôi.<br />o Phía Đông và phía Bắc giáp với Đồng Thápo Phía Đông Nam giáp Cần Thơo Phía Nam và Tây Nam giáp Kiên Giango Phía Tây giáp Campuchia.<br />Khác với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long bên cạnh vùng đồng bằng phù sa An Giang còn có một miền núi nhỏ dài 30 km, rộng 13km, đo là đám bảy núi (Thất Sơn) ở các huyện Tịnh Biên, Chi Tôn. Phía Tây tỉnh chạy song song với biên giới là kênh Vĩnh Tế được đào năm 1823 nối từ Châu Đốc tới Hà Tiên. An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C. Lượng mưa trung bình là 1400 – 1500mm.<br />Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ hai tháng rưỡi đến 5 tháng và hình thành nên vùng nước nổi.<br />An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa trên 2 triệu tấn. Ngoài cây lúa còn có trồng bắp, đậu nành và nôi thủy sản nước ngọt như cá tôm …An Giang còn nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, Mắm Châu Đốc… Đặc biệt là nghề diệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi c bè đặc chưng của vùng sông nước. Thành Phố Long Xuyên nằm trên hữu ngạn sông Hậu, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 189 km được hình thành từ đầu thế kỷ 19.<br />Là tỉnh có 17 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Việt sau đó là người Khmer, người Chăm và người Hoa. Mỗi dân tộc đều có một nét sinh hoạt văn hoá các lễ hội của mình. Người Chăm sống chủ yếu ở hai huyện Tân Châu và Phú Tân có các lễ hội như lễ Rômađol và lễ Hat gi…Người Khmer sống tập trung ở miền núi thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn thường tổ chức lễ hội khá nhộn nhịp và vui tươi sau các vụ mùa như là đua bò, lễ cúng trăng, đua ghe ngo… Tại An Giang có các tôn giáo đạo Phật, Cao Đài, Công Giáo, Hồi Giáo và Đạo Hòa Hảo.<br />Lịch Sử Địa Giới Hành Chính Tỉnh An Giang<br />An Giang (hiện nay) là vùng đất được cấu tạo bởi một địa hình khá kỳ thú: vừa đất rộng, sông dài với nhiều cồn bãi, cù lao giữa hai sông Tiền và sông Hậu (chiếm 30 % diện tích); vừa là nơi có núi, có rừng, phía bờ tây sông Hậu là vùng bán sơn địa “cò bay mỏi cánh” (khu tứ giác Long Xuyên, chiếm 69,9% diện tích). Đất đai phì nhiêu, knh rạch chằng chịt, khí hậu ôn hòa, cộng với cảnh quan đặc trưng; mặc nhiên An Giang có sức cuốn hút mạnh đối với những ai quyết chí tạo dựng cho mình và xã hội một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó mà hiện nay, diện tích đất tỉnh An Giang là 3.424 km2 thì có đến 92 % là nông thôn; và nếu dân số đã lên đến trên 2 triệu người thì 83% trong số ấy chuyên sống bằng nông nghiệp. Trong đó 97% là tộc người Việt, 3% là các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm.<br />Thời nhà Nguyễn<br />Năm Nhâm Thìn (1832), tỉnh An Giang chính thức được thành lập. Diện địa buổi đầu của tỉnh An Giang tương ứng với huyện Vĩnh An thuộc phủ Tân Thành (lệ vào trấn Vĩnh Thanh – Vĩnh Long). Theo “Gia Định thành thông chí”, huyện Vĩnh An trước là tổng, sau đổi làm huyện, lãnh hai tổng Vĩnh Trung và Vĩnh Trinh, gồm 81 thôn, phường. Phía đông giáp huyện Vĩnh Bình (sau thuộc Vĩnh Long), lấy từ ngư câu ngang với tiểu câu Đồ Bà; rồi đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía tây giáp phủ Nam Vang (Cao Miên), lấy cửa sông Tiền ngang đến thượng khẩu sông Hậu xuống đến cửa sông Cái Bồn làm giới hạn; phía Bắc lấy thượng khẩu sông Tiền bao cả những cù lao Cái Dừng, Bãi Tê, Bãi Tân, Bãi Ngưu, Bãi Long Ẩn, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tòng, đến bờ phía Nam cửa sông Cái làm giới hạn.<br />Là một trong 6 tỉnh của Nam kỳ lục tỉnh, An Giang nằm vắt ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ Tây hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang suốt từ biên cương đến biển cả, bao gồm nhiều cù lao trên sông Tiền và sông hậu. Có 3 phủ, 8 huyện.”Đông Tây cách nhau 94 dặm. Nam Bắc cách nhau 150 dặm. Phía đông đến sông Tiền Giang giáp địa giới huyện Kiến phong, tỉnh Định Tường 48 dặm. Phía Tây đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên, và Kiên Giang, tỉnh Hà Tiên 49 dặm. Phía Nam đến biển 108 dặm. Phía Đông Nam đến địa giới 2 huyện Vĩnh Bình, Tuân Nghĩa, tỉnh Vĩnh Long 196 dặm. Phía Tây Nam đến địa giới tỉnh Hà Tiên 75 dặm. Phía Đông Bắc đến địa giới tỉnh Định Tường 26 dặm. Phía tây Bắc đến địa giới Cao Miên 44 dặm. Từ tỉnh lỵ đến kinh 2.300 dặm”. Sách Đại Nam Nhất Thống Chí mô tả như vậy, nhưng không nói rõ khoảng cách tính bằng dặm là đo theo đường thủy hay đường bộ.<br />Thời thuộc Pháp<br />Thực dân Pháp xóa bỏ Nam Kỳ lục tỉnh và chia ra nhiều tỉnh (hạt) nhỏ. An Giang bị chia làm 3 hạt là Châu Đốc, Sa Đéc và Ba Xuyên. Đến khoảng trước năm 1955, An Giang chia làm 5 tỉnh nhỏ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, và Sóc Trăng. Về vị trí, địa bàn của An Giang bao gồm các hạt hoặc tỉnh vừa kể, cơ bản là không có gì thay đổi, nhưng trên phương diện hành chính, lúc này địa danh An Giang không còn.<br />Thời Ngô Đình Diệm<br />Cho đến năm 1956, do sắc luật số 143/VN ngày 22/10/1956 về việc “Minh Định Địa Giới Toàn Quốc” (hiểu là từ vĩ tuyến 17 trở vào), Nam Việt chia làm bốn miền Trung nguyên Trung Phần, Cao nguyên Trung Phần, Đông Nam phần và Tây Nam phần (cũng gọi một phần Nam Việt cũ). Tỉnh An Giang thuộc “phần” này, và được nhập lại từ hai tỉnh Long Xuyên v Châu Đốc. Tỉnh lỵ đặt tại châu thành Long Xuyên (nay là thị xã Long Xuyên). Dân số: 806.337 người; có 9 quận (An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập), 16 tổng và 92 xã, 503 ấp.<br />Sau năm 1964<br />Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ 1963, tỉnh An Giang được chia làm hai tỉnh Châu Đốc và An Giang (phục hồi tỉnh Châu Đốc; tỉnh An Giang như tỉnh Long Xuyên cũ nhưng giữ tên An Giang). Như vậy tỉnh An Giang lúc bấy giờ nhỏ lại.<br />Diện tích chung: 174.394 mẫu 22 mẫu tây (sic). Có 4 quận (Châu Thành, Chợ Mới, Thốt Nốt và Huệ Đức), 6 tổng, 38 xã, 254 ấp (tại thời điểm 1967).<br />Sau năm 1975<br />Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 20/09/1975 của Bộ chính trị ngày 20/12/1975, tỉnh An Giang được lập lại trên cơ sở hợp nhất ”tây Long Châu Tiền và Long Châu Hậu (tỉnh An Giang cũ, bao gồm cả Long Xuyên, Châu Đốc, trừ huyện Thốt Nốt)”. Cụ thể gồm các huyện Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Phú Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn và hai thị xã Long Xuyên, Châu Đốc. Lúc này tỉnh An Giang phình to lên gấp đôi so với trước đó.<br />Do quyết định số 300 ngày 23/08/1979 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang, huyện Bảy Núi được chia thành hai huyện lấy tên là huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, nghĩa là bỏ tên Bảy Núi (mới đặt) phục hồi lại hai tên gọi cũ như trước. Và ngày 13/11/1991 do quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng, huyện Phú Châu (mới đặt) cũng được chia lại thành 2 huyện là Tân Châu và An Phú như trước.<br />Sau năm 1975 An Giang giao phần đất mà ngày trước gọi là Phong Thạnh Thượng lại cho tỉnh Đồng Tháp. Các tên gọi tỉnh Long Châu Sa, Long Châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu Tiền…đều bỏ. Cấp tổng bị xoá hẳn; thực ra chính quyền chế độ cũ đã bỏ cấp này từ lâu, nhưng vẫn sử dụng vai trò của chánh tổng một cách không chính thức.<br />Vào thời kỳ quân quản, sau năm 1975, cấp ấp vẫn được thừa nhận là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền (có con dấu tròn, mực đỏ), mãi đến sau này mới bỏ hẳn (nhưng vẫn xem là cấp ”nhân dân tự quản”).<br />Sự Tích Cù Lao Ông Hổ<br />Ngày xưa Cù Lao Ông Hổ (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) chỉ là một cồn cát nhỏ hoang vu, chưa có người đến. Hổ, báo, rắn rết, chim muông ngang dọc trên cồn. Lần hồi phù sa đắp cồn cát dài rộng thêm ra. Cho đến nay đã thành cù lao rộng lớn, chu vi ngót mười cây số, phù sa vẫn tiếp tục đắp bồi. Dưới cuối cù lao bao giờ cũng có một bãi phù sa mới ùn lại, nhão quánh đỏ hồng. Dân làng này gọi là bãi lan bồi.<br />Rồi không biết từ lúc nào, có những người phương xa âm thầm kéo đến, họ đốn tre kết bè vượt sông và dừng chân trên cồn đất không tên. Ngày ngày họ đốn cây, phát hoang lau sậy tạo lập cuộc sống nơi đây. Cuộc đời và thời gian lưu lạc đã dạy họ không ở đâu làm ăn sinh sống, cấy trồng tốt hơn đất bãi, đất cồn. Một vuông đất cồn hơn trăm vuông đất núi.<br />Cồn đất âm u dần dần quạnh quẽ. Người đến càng đông, rắn rết không còn, thú rừng lần lượt tìm về Bảy Núi. Đầu cồn đến cuối bãi bấy giờ san sát ruộng lúa, nương dâu, đồng cói. Người ta đào mương dẫn nước vào cồn, xây cầu, lập vườn cây ăn quả. Nhà cửa mọc lên đông đúc, có trường dạy chữ Nho, có tiếng thoi dệt lụa và có tiếng ngâm thơ trong thôn xóm.<br />Cuộc sống yên vui bỗng dưng náo động bất ngờ. Không biết từ đâu một con hổ thỉnh thoảng mò về ngồi lặng phía đầu cồn. Khi người này, khi người khác bắt gặp đang trong đêm sáng. Dân cồn không sợ. Họ là dòng dõi những người từng trải hiểm nguy, tinh thông võ nghệ, một con hổ có đáng ngại gì đối với sức lực và tài năng của họ. Nhưng dù sao cũng phải đánh đuổi nó đi để ngăn ngừa hậu họa có thể xảy đến cho trẻ nhỏ trong làng. Dân làng qui tụ trai tráng giỏi võ, gan lỳ bàn mưu đánh hổ. Cả người đứng tuổi cũng đòi được vào đội săn đuổi hổ.<br />Họ đào sẵn những đường hào gần nơi con hổ thường ngồi. Tay gậy tay dao sẵn sàng. Một đêm trăng sáng. Ánh trăng trên cồn bao giờ cũng trong sáng dịu dàng. Đêm trăng trên cồn man mác hơi nước sương sương. Quá nửa đêm hôm ấy, dưới ánh trăng ngời sáng, từ dưới bãi con hổ ung dung từng bước lên cồn. Dáng đi khoan thai, uyển chuyển như thể con người nhàn nhã ngắm trăng. Chờ hổ đến gần, mọi người hét lớn xông ra khỏi đường huơ gậy, huơ dao đuổi hổ. Không chút hốt hoảng con hổ nhẹ nhàng nhảy một bước khá xa rồi biến mất sau những lùm cây.<br />Những lần sau, cũng vào tuần trăng, trai tráng trong làng lại ra đường hào rình đuổi hổ. Và cứ thế không biết bao nhiêu lần khi đoàn người xơng ra hổ lại biến mất trong bóng cây. Điều hết sức ngạc nhiên không một lần nào con hổ chống trả hoặc hại người. Có lần người ta thử ngồi im trong đường hào xem con hổ làm gì. Nó lặng lẽ đến bên hai mộ cũ, ngồi im hồi lâu rồi bước nhẹ xuống bãi, biến vào rặng lau dày sát bên mép nước.<br />Như vậy, con hổ đến đây không phải đi kiếm mồi, phá phách xóm làng. Từ lúc phát hiện con hổ về làng tới lúc này chưa nhà nào bị hổ cắp con chó, con heo. Vậy nó về làng này phải vì lý do nào khác. Một điều lạ nữa là sao nó không đến nơi nào trong xóm mà lần nào cũng ngồi bên hai ngôi mộ cũ? Có người ngỡ ngàng rằng nó muốn moi xác người dưới mộ. Không có lý. Người dưới mộ chết đã nhiều năm rồi da thịt còn đâu mà hổ định moi. Giống hổ tinh khôn, hầu như không bao giờ nó ăn mồi thúi. Hoặc là thần hổ? Giả thuyết này có người nghĩ đến, nhưng chưa có cơ sở đáng tin. Dân cồn này xem xét điều gì quen dựa vào sư thật, ít người nghĩ theo nếp nghĩ hoang đường. Gần tan cuộc họp, một vị bô lão râu dài cao tuổi nhất trong làng, lại là người thông hiểu chữ Nho, người thầy dạy chữ trên cồn từ tốn đứng lên xin nói. Giọng cụ già đĩnh đạc rõ ràng :<br />- Thưa các vị, tôi nhớ ra rồi, con hổ này không phải là hổ dữ, cũng không phải hổ thần. Có vẽ con hổ đã quen lắm với xóm làng này. Bởi nó về đây với phong thái ung dung, không có vẻ dữ tợn của hổ đói đi kiếm mồi. Lặng lẽ đến, lặng lẽ đi. Đến lần nào cũng chỉ im lìm ngồi bên hai ngôi mộ cũ. Người dưới mộ là ai? Tôi nhớ ra rồi – giọng cụ gi phấn chấn – đó là vợ chồng bác thuyền chài mất trong trận dịch tả mùa hè Ất Mão…<br />Ai nấy ngạc nhiên, tất cả chăm chăm nhìn ông lão, chờ nghe chuyện chỉ con hổ lại dính dáng qua cái chết của bác thuyền chài? Cuộc họp im phăng phắc. Cụ già nghiêm trang nói tiếp :<br />Bà con, các vị nghĩ tiếp với tôi xem có đúng thế này không. Cái nghĩ riêng của một người không phải lúc nào cũng đúng cả. Tôi nhớ bác Năm Vạn, thuyền chài không con. Hai ông bà sống với chiếc thuyền nhỏ và ngôi nhà phía trên bãi sậy. Từ lâu đất cồn này không còn hùm beo, rắn rết. Không hiểu sao, một sáng sớm hai vợ chồng bác Vạn đang chèo thuyền đánh cá ven cồn, chợt thấy con mèo hì hục dưới bờ lau. Hình như ai quẳng nó xuống nước – mèo mà xuống nước chỉ có chết đuối thôi – con mèo cố hết sức tìm cách vào bờ, nhưng rặng lau sạy dy qu dường như nó kiệt sức, trồi lên hụp xuống mấy lần rồi. Bác thuyền chài bảo vợ: « Thôi chèo vô vớt giùm nó lên đi bà. Vợ bác thuyền chài do dự: « một lát nó cũng lên được thôi, thăm cho xong lưới cái đã, để chậm cá lớn đến ăn cá trong lưới của mình ». Bác Năm Vạn ôn tồn: « Chẳng mất đi đâu. Dù có, cũng chỉ một hai con, mình nghèo nhiều chứ đâu phải nghèo đôi ba con cá. Vớt giùm con mèo lên đi. Lòng nào thấy nó lâm nguy đứng nhìn nó chết ». Bà vợ nghe phải, quay mũi thuyền vào chỗ con mèo sắp chết đuối. Bác Vạn nhanh tay vớt con vật vừa hụp xuống mặt nước – có lẽ nó vừa cố ngoi lên lần cuối – bác bỏ con vật ướt sũng vào thuyền. « Ô, hổ con! Nó bị con gì cắn cụt mất khúc đuôi ». Vợ bác thuyền chài hô hoảng. Bác Vạn mỉm cười : « Cũng chả sao, đem về nuôi cho vui cửa vui nhà ». Vợ bác thuyền chài trố mắt: « Thôi đi! Ai lại nuôi hổ trong nhà ». Bác Vạn cười to: « Ở rừng, theo bản năng nòi giống hoang sơ, nó sẽ hung hăng như hổ mẹ, hổ cha. Mình nuôi nó theo nếp của con người, nó sẽ lành như chó như mèo, bà coi ». Vợ bác Vạn tỏ vẻ không tin, bác nói thêm với vợ: « Mình xem kìa, nó lạnh run, tội nghiệp quá! Nó nhìn mình sợ sệt, có dám hầm hè đâu. Con thú nào cũng sợ người ngay khi nó ngang dọc trong rừng. Nó cắn người là khi nó đói hoặc tự vệ theo bản năng sợ sệt. Mình không nhớ ngoài quê, người ta nuôi gấu, nuôi voi. Nhà vua còn nuôi hổ lớn làm trò vui ». Bác thuyền chài lấy giẻ khô buộc chặt cái đuôi chảy máu và lau nước trên mình con hổ con. Bác vuốt ve con hổ, nó đau đáu nhìn bác. Bác nhìn vào đôi mắt ngây dại của nó « Đói hả con? Cho mày con cá ». Bác Vạn cầm con cá bóng mẫy đưa tận mồm con hổ: « An đi. Mẹ mày đâu? Đã bị người ta giết đi hay đã lạc nơi nào? Tội nghiệp, mới bây lớn mà đã mồ côi. Thôi về ở với tao, tao nuôi. Lớn khôn đừng hung, đừng ác nghe con ».<br />Con vật bé nhỏ nào cũng nể sợ con người – dù nó thuộc giống loài hung dữ – và sẽ bị chinh phục bởi trí khôn ngoan, lòng dũng cảm và đức độ con người. Hổ con ngoan ngoãn với vợ chồng bác thuyền chài. Bác cho nó ăn no, nhẹ nhàng dạy dỗ và kịp thời ngăn chặn thói tật bản năng của nó. Mỗi lần con hổ muốn giở trò đuổi chó rượt gà, bác Năm Vạn quắc mắt, hét to, lôi nó lại, giơ cao tay, nhưng vỗ nhẹ vào mõm nó. Hổ con biết sợ nằm im. Có lúc nó hằm hè, bác quất một roi mót thật đau và trừng phạt không cho ăn đúng buổi. Khi nó ngoan, bác dắt nó xuống sông tắm mát, cho nó con cá to, hoặc miếng đường mía người ta làm tại đất cồn. Mấy năm sau con hổ lớn lên, có người bảo xẻ thịt hổ đi, da bán lắm tiền, xương nấu cao quí lắm. Năm Vạn lắc đầu: « Biết vậy, nhưng nó ngoan ngoãn, giết sao đành. Vả lại không nên vô cớ giết hại sinh linh. Tôi thường niệm Phật, không nỡ làm điều này. Nếu có dữ không dạy được, không đợi bà con bảo, tôi cũng ra tay ».<br />Thình lình dịch tả lan đến đất cồn. Nhiều người được kịp thời cứu mạng. Chẳng may, vợ chồng bác Năm Vạn không thoát khỏi cái nạn hiểm ngèo. Bà con chôn cất hai bác trên gò đất cồn. Con hổ không còn người nuôi, nó vẫn ở trong ngôi nhà của bác Vạn. Nhớ lời bác Vạn còn sống, không ai làm gì con hổ. Tội nghiệp nó đói – và sợ nó đói có thể phá phách xóm làng – người này quẳng cho nó con cá, người nọ ném cho nó miếng xương heo. Con hổ vẫn sống qua ngày trong tình thường của người cứu mạng nó.<br />Đột nhiên một trận giông to xảy đến, mưa gió tầm tã mấy đêm ngày. Dòng sông cuồn cuộn sóng. Sóng ập cả lên cồn. Ngôi nhà hoang của bác thuyền chài từ lâu không ai chăm sóc cột kèo ru mục sập đổ ngay trong đêm tối mưa giông. Mấy ngày sau người ta không thấy con hổ ở đâu, không biết nó trôi dạt nơi nào. Và nhiều năm qua bà con không còn nhớ con hổ do bác Năm Vạn dưỡng nuôi. Bây giờ lại có hổ về đây…<br />Cụ già, dừng lại, vẻ suy nghĩ, đắn đo, thận trọng:<br />- Tôi không thấy mặt con hổ này. Anh em, ai đã gặp nó thử xem có phải con hổ của bác Năm Vạn không? Tôi tin nếu không phải con hổ của bác thuyền chài thì không có con hổ nào có hành vi lạ lùng như vậy. Rình mồi sao lại ngồi chỗ trống và chỉ ngồi bên hai ngôi mộ của vợ chồng bác Vạn mà thôi. Giống hổ biết ơn người. Tôi từng nghe ở vùng Bảy Núi, có lần bà mụ trong xóm bị hổ cắp đi. Xóm làng xôn xao, dân làng ó la dậy xóm, ngỡ rằng bà mụ đã bị hổ thịt rồi. Nào ngờ hừng sáng hôm sau, thấy bà lót tót mò về. Bà con mừng rỡ xúm lại thăm hỏi. Bà vui vẻ cười : « Chẳng có gì đâu, chẳng là con hổ cái chuyển bụng, hổ đực đến cõng tôi vào đỡ đẻ cho con kia. Đẻ xong, tôi nói : « Tôi về ». Hổ đực lại cõng tôi đưa tới đầu làng ». Vậy rồi tới hôm sau, con hổ ấy vác một con heo rừng đến ném ngay cửa nhà mụ, có lẽ tạ ơn. Đặc tính của hổ là đi kiếm ăn xa, dầu bao xa cũng về chốn cũ. Rủi có chết dọc đường, phút cuối cùng cũng quay đầu về núi. Con hổ này, tôi chắc là con mà bác thuyền chài đã cứu, đã nuôi. Trên đời này, ơn nào bằng ơn cứu mạng, dưỡng nuôi. Con hổ nó nhớ người cứu nó, nuôi dưỡng nó, nhớ hang ổ, nhớ rừng. Ổ hang của nó là mái nhà bác Vạn, rừng của nó là cồn cát này. Làm sao nó quên được người ơn và cái nơi nuôi nó sống. Nó về đây là phải. Thôi từ nay ai thấy nó về cứ để nó yên, đừng xua đuổi. Nó có phá phách, làm hại ai đâu. Nó biết nghĩa, đáng quí, đáng thương.-Từ ấy, không ai xua đuổi khi con hổ về làng. Họ coi nó như đứa con hiếu thảo. Và như thế, mỗi năm đôi lần nó về cồn, ngồi bên mộ của bác thuyền chài.<br />Bỗng một hôm dân cồn trông thấy xác con hổ cụt đuôi trôi dạt vào bờ lau phía dưới cồn. Đúng là con hổ của bác thuyền chài. Hẳn nó vượt sông về thăm chốn cũ gặp sóng to, đuối sức, không kịp đến bờ. Thương con vật có nghĩa, biết nhớ ơn người, dân cồn vớt xác nó lên chôn gần ngôi mộ vợ chồng bác Năm Vạn. Họ dựng lên ngôi miếu nhỏ để thờ, để nhớ bác thuyền chài nhân hậu và con hổ biết nghĩa biết ơn.<br />Tiểu Sử Bác Tôn Đức Thắng<br />Ông được sinh ra tại cù lao Ông Hổ, thuộc tỉnh An Giang. Là con trai đầu lòng của ông bà Tôn Văn Đề. Năm 1906 ông rời bỏ quê hương lên Sài Gòn làm nhiều nghề để sống như: sửa máy tàu, xe hơi,… Ông thường đến thực tập và làm việc tại công xưởng Ba Son một cơ sở sửa chữa tàu bè của Pháp. Sau đó ông làm việc trên chiến hạm Frăng-xơ.<br />Tháng 12-1918 chính phủ Pháp đưa quân đánh vào vùng biển Đen của Liên Xô. Trong số lính đó có cả chiến hạm Frăng-xơ nơi bác Tôn làm việc. Và chính bác cùng với các đồng chí trên tàu đã kéo cờ đỏ lên đỉnh cột cờ của chiến hạm tuyên bố phản chiến và tỏ thái độ thân thiện với chiến hạm của Hồng quân Liên Xô. Chính vì thế mà bác bị đuổi về nước.<br />Sau khi về nước bác làm việc tại Sài Gòn và được kết nạp vào Việt Nam Thanh Niên cách mạng đồng chí hội.<br />Năm 1929 bác bị địch bắt tại chân cầu Kiệu và bị giam gần một năm tại khám lớn Sài Gòn. Sau đó chúng tuyên án bác 20 năm tù đày đi Côn Đảo.<br />Mãi đến cách mạng tháng tám thành công bác và các tù chính trị khác được quân cách mạng đón về. Năm 1946 ông ra Hà Nội họp quốc hội và gặp được Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm hoạt động cách mạng, đến năm 1969 Hồ Chí Minh qua đời và ông đã lên làm chủ tịch nước từ năm 1969-1980.Ngày 30-08-1980 ông qua đời tại Hà Nội, thọ 92 tuổi.<br />Về đời tư, ông có duyên tình đặc biệt với bà Đoàn Thị Giàu là em của Đoàn Công Sứ, người bạn thân của ông tại Pháp. Bác Tôn luôn thích cuộc sống giản dị, ăn những món ăn quê nhà. Tóm lại Bác mãi mãi là tấm gương sáng cho mọi thế hệ.<br />Tham quan An Giang -> đi Châu Đốc<br />HUYỆN CHÂU THÀNH: có thị trấn An Châu (tại đây người Chăm sinh sống rất nhiều)<br />DÂN TỘC CHĂM<br />Hầu như toàn bộ dân cư người Chăm An Giang là tín đồ Hồi Giáo khác với người Chăm ở miền Trung số đông theo Bà La Môn giáo hay đạo Ba Ni (tức Hồi Giáo cũ). Thế kỷ 18 người Chăm ở Thuận Hải di cư lên Cam-pu-chia, Thái Lan để chống lại sự đàn áp của triều đình nhà Nguyễn. Ở Thái Lan, Cam-pu-chia họ lại bị chính quyền phong kiến đàn áp nặng nề hơn nên phải tìm đến vùng Đồng Bằng sông Cửu Long sinh sống. Thực hiện chính sách “phên dậu” dùng người dân tộc ít người để che chở cho các đồn cũ biên phòng. Chính quyền nhà Nguyễn đã định cư người Chăm ở vùng đất cù lao đối diện với khu đồn trú Châu Đốc (thị xã Châu Đốc) để bảo vệ vùng nội địa.<br />Cấu trúc gia đình và dòng họ người Chăm được thành lập theo phía bên cha. Khác với người Chăm ở Thuận Hải, người Chăm ở Đồng Bằng sông Cửu Long đặt tên cho con kèm theo tên cha của đứa bé và đặt tên cho đứa bé gái kèm theo tên mẹ.<br />Nội hôn theo dòng cha là đặc điểm cấu trúc hôn nhân của người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long và khác với cấu trúc ngoại hôn ở người Chăm Thuận Hải. Chế độ đa thê được luật Hồi Giáo cho phép (tối đa 4 vợ) song thực tế chỉ có người giàu mới lấy được nhiều vợ. Gia đình một vợ một chồng là cấu trúc gia đình thực tế ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuổi hôn nhân thường từ 18-20 đối với nam và 17-18 đối với nữ. Hiện tượng hôn nhân hỗn hợp Chăm Việt diễn ra tương đối phổ biến thường là chồng Chăm vợ Việt người vợ phải cư trú bên chồng và chấp nhận phong tục luật lệ Hồi giáo. Ở thành phố Hồ Chí Minh có trường hợp chồng Việt vợ Chăm v sau khi cưới người vợ Chăm về cư trú trong khu người Việt theo phong tục người Việt. Con trai Chăm (Châu Đốc) đi cưới vợ chứ không phải như ở Thuận Hải con gái Chăm đi cưới chồng. Tục ở rể còn duy trì người con trai phải về bên nhà vợ 3 năm liền ở thành phố Hồ Chí Minh tục lệ này được rút xuống 3 ngày đêm sau đó vợ chồng có thể tự do ở bên chồng hoặc bên vợ hoặc ra ở riêng. Trong gia đình người chồng giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh tế, họ làm chài lưới, làm ruộng, lo nguyên liệu dệt, người đàn bà lo việc bếp núc nhà cửa, trông nom con cái và dệt vải. Đó là một nghề thiêng liêng của họ hầu như nhà nào cũng có khung dệt vải. Theo luật Hồi Giáo người con gái không được thừa kế tài sản cha mẹ nhưng thực tế ở Đồng Bằng sông Cửu Long người con gái vẫn được quyền thừa kế nhưng phần chia ít hơn của người con trai trong gia đình.<br />Ngày thứ sáu hàng tuần mọi người đàn ông và con trai tắm rửa ăn mặc sạch sẽ để đến giáo đường làm lễ. Sau buổi lễ họ hội họp lại tại một nhà rạp lớn gọi là Palây để bàn tính công việc chung của cộng đồng. Hiện khu vực An Giang có khoảng 11.000 người, khu vực Thuận Hải có khoảng 42.000 người. Về cơ bản tiếng nói người Chăm ở hai vùng này giống nhau chỉ khác nhau ở những từ có liên quan đến tôn giáo, chữ viết. Người Chăm An Giang dùng hệ thống chữ Ả Rập còn người Chăm Thuận Hải thì dùng hệ thống chữ Chăm cổ (một biến thể của chữ Phạn Cổ). Người Chăm Châu Đốc rất thích nghệ thuật, kể chuyện cổ tích mang tính chất dân gian lãng mạn, trữ tình của tình yêu trai gái hoặc mang tính chất đạo Islam. Những bài vè, bài hát với làn điệu độc đáo…<br />LỄ ROYA IDIL ADHA<br />Cùng với cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn, người Chăm ở An Giang theo đạo hồi cũng có một hệ thống lễ hội riêng. Lễ Roya Idil Adha tổ chức từ ngày 7-10 tháng 12 hồi lịch, tương đương với các ngày thượng tuần tháng 6 dương lịch được coi như lễ tết truyền thống, gắn liền với việc hành hương đến thánh địa Mecca. Đây là dịp để mọi người trở về sum họp với gia đình, thăm hỏi vui chơi cùng bà con trong làng hay khu vực cùng nhau tiễn năm cũ đón năm mới, trong gia đình phụ nữ trổ tài nội trợ, nam giới ăn mặc tươm tất đến thánh đường. Vào ngày 10-12 hồi lịch, các gia đình người Chăm khá giả tổ chức lễ hiến sinh một con bò thay vì làm lễ một con cừu theo tục lệ. Tục “hiến sinh” vào mùa hành hương để biểu lộ đức tin tuyệt đối vào thượng đế Allah, khuyên nhủ mọi người thực hiện tốt đức tin và làm trọn vẹn 5 bổn phận căn bản của mình để được Allah cứu giúp, thịt của con vật hiến sinh được chia đều cho các gia đình để biểu thị tình tương thân tương ái. Sau phần hành lễ, các cộng đồng người Chăm tổ chức vui chơi sinh hoạt văn hóa, thể thao như ca hát, đua ghe, thi đấu bóng đá.<br />LỄ HỘI CHUYỂN MÙA<br />Rica Nưkar (Rija Nưgar – đọc là Richà Nưn Cằn) là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm và được tổ chức vào đầu năm. Lễ hội Rica Nưkar còn là một trong những lễ hội chung cho người Chăm (cả Chăm Bàlamôn và Chăm Bàni) và mang tính khu vực, toàn vùng. Ngay cái tên của lễ hội đã phần nào nói lên tính chất rộng và chung của lễ hội: Nưkar có nghĩa là xứ sở, là đất nước… Không chỉ rộng và chung, cái tên Nưkar, qua nghĩa mang tính địa lý, chừng nào cũng cho thấy đây là một lễ hội truyền thống xưa mang tính toàn cộng đồng của người Chăm chứ không thể là một lễ hội mới được nhập vào từ bên ngoài cách đây vài thế kỷ.<br />Đúng là chữ Rica có thể là Chà Và hay Java như không ít người Chăm tin và không ít những nhà nghiên cứu cho là như vậy. Còn những tác giả từ điển Chàm – Việt – Pháp thì giải thích thuật ngữ Rica (đọc là Rijà) hay Raca (đọc là Raja) là lễ múa, giải thích thuật ngữ ghép Rica Nưkar hay Rica Nưkar là lễ múa tống ôn đầu tháng giêng Chăm.<br />Đúng là Rica Nưkar là lễ hội đầu năm, là lễ tống ôn, là lễ hội chung cho người Chăm thuộc cả hai đạo Bà La Môn và Bà Ni, là lễ hội có múa. Thế nhưng thực chất cũng như nguồn gốc của lễ hội này là gì và như thế nào thì cho đến nay chưa một nhà khoa học nào đặt thành vấn đề và phân tích vấn đề cho thật sự khoa học. Các tác giả cuốn “Người Chăm ở Thuận Hải” và cuốn “văn hóa Chăm” đều chỉ dành vẻn vẹn đúng có một trang để giới thiệu qua lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Các tác giả của các công trình kể trên đều cho rằng Rica Nưkar là lễ cầu xin Thần Mẹ xứ sở và các vị thần linh giúp cho người Chăm tránh được những điều xấu xa, xui xẻo trong năm cũ như ốm đau, hạn hán, sâu bệnh, chuột bọ phá hoại mùa màng… cầu xin những điều tốt lành như sức khỏe và sự bình yên cho xóm làng và mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi… Đúng, chức năng của Rica Nưkar có là như vậy, nhưng khái quát như vậy thì quá chung, và chính vì vậy nên cũng chưa thật đúng. Rica Nưcar trước hết là nghi lễ chuyển mùa và có ý nghĩa đối với công việc canh tác khá đặc trưng của người Chăm ở một vùng đất cũng rất đặc biệt trên đất nước ta. Rica Nưcar là sản phẩm của vùng đất Ninh Thuận-Bình Thuận và của những người Chăm sống và làm nông nghiệp ở đây.<br />Mặc dù cũng như nhiều vùng khác trên đất Việt Nam là cùng nằm trong vùng khí hậu Á Châu gió mùa, nhưng một số đặc điểm của địa thế đã khiến cho vùng Ninh Thuận-Bình Thuận trở thành vùng khô hạn nhất nước ta. Nhìn chung, theo các nhà khoa học, chính hệ thống gió mùa này đã ấn định 2 mùa rõ rệt tại Việt Nam. Từ tháng 10 đến tháng 4 (mỗi mùa chỉ kéo dài 2 tháng): mùa xuân (vasanta), mùa hạ (giusma), mùa mưa (varsa), mùa thu (sharat), mùa đông (hemanta) và mùa lạnh (sisira).<br />1.Trong khi đó lịch của Chăm chỉ có 3 mùa: Păl Kabo (mùa có tiếng sấm đầu tiên rền buổi đầu năm), từ tháng 1 đến tháng 4 Chăm (tức từ tháng 4 và 5 đến tháng 7 và 8 dương lịch) và là mùa gieo hạt.<br />2.Păl Halim Hacan (mùa mưa gió) từ tháng 5 đến tháng 9 Chăm (từ tháng 8 và 9 đến tháng 12 và 1 dương lịch) và là mùa nước lớn vì lúc này nước lũ từ trên vùng núi chảy xuống nhiều.<br />3.Păl Pinh-Piang (mùa nóng nực, mùa trơ trụi) từ tháng 10 đến tháng 12 (tức từ tháng 1 và 2 đến tháng 3 và 4 dương lịch) và là mùa gặt hái đã xong, ruộng đất còn trơ gốc rạ; trời nóng cây cỏ không mọc nổi thậm chí bị cháy xém đi; vì thế mùa này còn được gọi là mùa nắng.<br />Như vậy là, Rica Nưkar của người Chăm là lễ hội của tháng đầu năm, của những ngày đầu của tháng đầu năm. Rica Nưkar xét về thực chất cũng như nguồn gốc là lễ hội của cư dân làm nông nghiệp, nghĩa là lễ hội để chuẩn bị đón và bước vào một năm mới. Ngay tên gọi của mùa đầu tiên trong năm: « Mùa có tiếng sấm đầu năm » đã phần nào nói lên tính chất nông lịch của lễ Rica Nưkar. Và sau lễ đầu năm này người Chăm bắt đầu bắt tay vào gieo trồng.<br />Theo điều tra của cc nhà khoa học, ở những nơi có ruộng 2 vụ, vụ đầu thường gieo cấy vào khoảng tháng 2, tháng 3 Chăm lịch (tháng 5 và 6 dương lịch), nghĩa là sau khi sao Rua xuất hiện vào dịp đầu năm của người Chăm và người Chăm dựa vào sự xuất hiện của sao Rua để điều chỉnh lịch của mình. Sau lễ hội Rica Nưkar, khắp nơi, khắp chốn trong vùng cư trú của người Chăm, đất trời, thiên nhiên và con người như sôi động lên để vào vụ làm ăn, như những câu ca dao của người Chăm mô tả:<br />‘Mùa này rắn rết đầy đànĐến khi gặt lúa, họ hàng rất đông’<br />Hoặc:<br />‘Tạo xe lập chuồng nuôi trâuVóc to, sức mạnh để sau cậy nhờVét mương, ngăn đập, đắp bờXuyên rừng băng núi cho nhờ đồng tâm’<br />Hay:<br />‘Chờ cho nước lũ, mưa dầmRuộng cày gieo lúa, đất bần trồng khoaiTrồng cà, trồng mướp, bí ngôTạm lòng vững dạ, đợi chờ lúa khoai’.<br />Và, điều lý thú nữa là, trước lễ Rica Nưkar ít ngày, vào ngày thứ ba tuần đầu tiên của lịch Chăm (lễ Rica Nưkar thường vào ngày thứ năm thứ sáu đầu tuần) hàng năm, người Chăm làm lễ Pơh băng yang (lễ khai mương đắp đập) để xin thần linh chứng giám cho công việc đồng áng trong năm mới. Lễ này được cúng ở các tháp hoặc các đền thờ.<br />Mục đích của Pơh băng yang là xin thần linh cho phép dân làng được phép khai kênh đắp đập, chuẩn bị cho vụ sản xuất mới và cầu xin cho mưa gió thuận hoà cây cối mùa màng tươi tốt. Tính chất nông nghiệp của Pơh băng yang có thể được minh họa bằng một chi tiết của nghi lễ này tại đền thờ nữ thần Pô Nưkar (Pô Nưgar) thôn Hữu Đức, xã Phước Hiếu, huỵên Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Nghi lễ do ông Hamua ia (người chuyên làm lễ nghi gắn với nông nghiệp) tiến hành. Lễ vật dâng các thần linh gồm có một con dê, 5 mm cơm, 1 khay trầu rượu và vật thiêng hay đồ thờ của đền- cây nõ nường làm bằng gỗ trầm. Trong khi làm lễ, ông thầy Hamua ia nhảy múa, nhún nhảy với cây nỏ nường thể hiện hệ tính giao-hành động mang tính phồn thực với ý nghĩa tạo ra mọi sự sống.<br />Sau lễ Rica Nưkar (Rija Nưgar), thời tiết bắt đầu chuyển: đã bắt đầu vọng lên tiếng sấm đầu năm và đã bắt đầu lác đác cĩ những trận mua nhỏ. Những trận mưa đầu năm ở vùng Ninh-Bình Thụân có ý nghĩa gần giống như những trận « mưa tháng ba là hoa đất » của ngườii Việt ở các tỉnh miền Bắc. Thế nhưng mọi điều của sự chuyển mùa với cái mốc cuối cùng là sao Rua hay Tua Rua xuất hiện còn kéo dài cho đến khi ngôi sao này nở xong. Và khi sao Rua nở xong thì mùa mưa thật sự đến chứ còn trong khi sao này nở thì cũng gần như câu tục ngữ của người Việt « Tua Rua mọc: vàng cây, héo lá; Tua Rua lăn: chết cá, chết tôm ». Thông thường, sao Rua xuất hiện vào trong tháng tư lịch Chăm. Và để đón mùa mưa vào thượng tuần tháng tư (lịch Chăm), người Chăm tổ chức một nghi lễ nông nghiệp lớn: Yôr Yang nghĩa là lễ cầu đảo.<br />Sở dĩ người Chăm làm lễ Yôr Yang vào đầu tháng 4 vì họ tin rằng vào quãng thời gian này các sao Tua Rua, sao Cày, và sao Thần nông đã « nở » hết và từ thời điểm này trở đi có thể cày cấy được rồi. Và nghi lễ cầu mưa này được tổ chức ở 4 địa điểm là tháp Pô Ramê, đền thờ Pô Inư Nưkar, tháp Pô Klong Kirai và tháp Pô Dầm vào 2 ngày gần cuối của thượng tuần trăng tháng 4, kéo dài từ khoảng 7giờ tối hôm trước đến khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau. Chủ lễ một địa điểm trên là 1 vị sư cả (Pô sah) cùng với sự tham gia của thầy Coke (ôn kadhar), ông từ (Chamnưmey), ông bóng (Ông Ing), và bóng (Muk Pajau)…<br />Như nhiều nghi lễ được tổ chức tại các đền tháp, lễ Yôr Yang bao giờ cũng bắt đầu bằng nghi lễ mở cửa các đền tháp rồi đến lễ tẩy uế khu vực đền tháp và sau đấy là dâng đồ cúng gồm hương, hoa, cam, rượu, chè, xôi, trái cây… Chỉ sau khi làm xong ba lễ thức ít nhiều mang tính chung mới đến nghi lễ đặc trưng cũng là nghi lễ quan trọng nhất của Yôr Yang: lễ Pô Yang Apui (tế thần lửa) tại Thang Chuh Yang Apui (nhà của thần lửa). Chủ trì lễ này cũng vẫn là ông cả sư (Pô Sah). Ông đọc những lời kinh mang tính chất phù chú từ cuốn sách bằng lá buôn rồi múa bằng các đạo cụ cầm tay như chiếc vòng, cái ấm đồng và thanh gỗ chạm khắc thành hình chiếc thuyền rồng. Những lễ vật dâng lên thần lửa, ngoài các đồ ăn thức uống, còn có một bó củi và một bó cỏ tranh. Trong khi thầy cả sư khấn tế, múa thì thầy Kadhor tấu hát thánh ca, còn mọi người thì dâng lễ vật khấn vái cầu xin. Để tiến hành nghi lễ, người ta đốt lửa tại tháp lửa (nơi có kiến trúc này) hay ở khu đông bắc của đền hoặc tháp (nơi không có tháp lửa). Người Chăm quan niệm rằng, đốt lửa để khói bay lên tạo thành mây thành mưa.<br />Sau lễ cúng tế thần lửa, ở một số nơi, như tại đền thờ Pô Inư Nưkar ở Hữu Đức, ông thầy Hmu Ia (thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy Hamua Ia (thầy cúng ở các lễ thức nông nghiệp) làm lễ hạ điền. Ông thầy cúng Nuk Doa Olăk (bà dâng rượu) đưa một đôi trâu ra ruộng. Tại ruộng, ông Hamua ia cày ba đường tượng trưng, sau đó bà Muk Doa Olăk đưa cho ông một ít hạt giống để ông gieo tượng trưng.<br />Như vậy là qua phân tích lịch pháp, lịch cây trồng cũng như tính chất của lễ hội trong bức tranh lễ hội chung của các dân tộc Việt Nam và Đông Nam Á, lễ hội Rica Nưkar 1 (Rija Nưgar) của người Chăm là lễ tết đầu năm đánh dấu sự chuyển mùa. Cũng như lễ tết của người Việt Nam và năm mới của người Thái, người Lào, người Khơmer, người Mianma, ở Đông nam Á, Rica Nưkar của người Chăm không phải chỉ là lễ hội đầu năm thông thường mà là lễ hội đầu năm nông lịch gắn với quá trình sản xuất nông nghiệp. Rica Nưkar vừa là tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới và chủ yếu vừa là tống tiễn mùa khô nóng đi đón mùa mưa tới để bắt tay vào công việc làm ăn mới hay để bước vào một năm làm ăn mới. Tính chất nông nghiệp thật rõ trong lễ hội Rica Nưkar của người Chăm. Thế nhưng, cách tống tiễn mùa mưa nóng và đón mùa mưa tới của người Chăm ở Rica nưkar vừa có những yếu tố chung cho lễ hội năm mới của nhiều dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á có những sắc thái rất riêng của người Chăm. Nếu như người Lào, người Khơmer, người Thái, người Mianma khao khát mong đợi mưa tới bằng lễ té nước vào những ngày đầu năm mới, thì người Chăm lại có kiểu đón mưa bằng nghi thức mà các nhà khoa học gọi là hình thức ma thuật ngược nghiã là làm ngược với điều mình đang chờ đợi. Thay vì phải té nước vào nhau để cầu mưa như ở nhiều lễ hội của nhiều dân tộc khác của Đông Nam Á, người Chăm lại làm những lễ thức tống tiễn mọi sự không tốt dập tắt đi những cơn nóng khô của mùa khô đi để dọn đường cho những cơn mưa tới. Cũng là đón mùa mưa tới để làm ăn, người Chăm đón theo kiểu khá riêng biệt và ít nhiều hơi lạ.Thế nhưng, ai đã từng sống hay đã từng đến vùng đất Bình Thuận-Ninh Thuận vùng khô hạn nhất nước ta, thì mới thấy người Chăm khát khao mưa như thế nào. Vì thế mà cái mong, cái đợi mùa mưa của người Chăm chừng nào đó là mãnh liệt hơn so với các dân tộc ở Đông Nam Á. Và để thấy điều này, đó là điệu múa đập lửa trong lễ Rica Nưkar của người Chăm.<br />Nghề Nuôi Cá Bè<br />Chiếc cá bè đầu tiên xuất hiện ở An Giang năm 1930, nay đã được phát triển thành nghề nuôi cá bè. Nghề này được du nhập từ Biển Hồ (Campuchia).<br />Bè cá hình hộp đóng bằng gỗ, nổi trên mặt nước nhờ những chiếc phao bằng thùng phuy cỡ lớn hay nhỏ tùy theo người nuôi thường có kích thước 12x5x3m, bên trong bè chia thành từng khoang nuôi các loại cá khác nhau như cá tra, cá ba sa, cá trắm cỏ, cá phi, cá bông… trên mặt bè là nhà ở của người nuôi cá. Cá được cho ăn bằng ngũ cốc như cám, tấm, bột bắp, bã đậu và đạm động vật như bột cá. Sau 8 tháng hoặc 10 tháng nuôi, người ta thu hoạch bằng cách nâng bè lên rồi dùng vợt hay lưới để bắt cá. Trước 1975 đồng bằng sông Cửu Long có 7.000 – 8.000 bè cá, tỉnh An Giang có 1.500 bè cá tập trung trên sông Hậu vùng Châu Đốc, Châu Phú.<br />Tới thị xã Châu Đốc, quốc lộ 91 đi bến đá Núi Sam.<br />Đến ngã ba: nếu rẽ trái đi Núi Thất Sơn, Núi Cấm. Đi theo quốc lộ 91 tới thị xã Châu Đốc và đến bến đá Núi Sam.<br />Di Tích Núi Sam<br />Vị trí: Di tích núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.<br />Đặc điểm: Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ.<br />Núi Sam cách thị xã Châu Đốc 5 km, là ngọn núi đầu tiên của dãy Thất Sơn, núi cao 284m. Núi có hình giống như con Sam nên gọi là núi Sam, núi còn có tên chữ là Lãnh Học Sơn. Nhưng một số người khác cho rằng: Cách đây hàng triệu năm vùng đất này bị ngập chìm trong nước biển, khi ấy núi Sam là một hòn đảo, xung quanh có rất nhiều con Sam sinh sống. Sau quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm và nước rút đi, hòn đảo này biến thành núi và gần với đất liền. Từ đó gọi là núi Sam.<br />Núi Sam cùng núi Bảy là những cao điểm án ngữ biên giới Cam-pu-chia lập thành một hệ thống phòng thủ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.<br />Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Đồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài cũ do Pháp xây dựng.<br />Đặc biệt dưới chân núi còn có Lăng Thoại Ngọc Hầu tức Nguyễn Văn Thoại, một tướng triều Nguyễn có nhiều công đức với nhân dân địa phương trong việc tổ chức đào các con kênh quan trọng trong tỉnh An Giang: kênh Vĩnh Tế dài 90km nối sông Hậu đến Hương Thành (Hà Tiên) để đổ ra vịnh Thái Lan; kênh Chỉnh An nối sông Hậu qua sông Tiền; đắp lộ lớn Châu Đốc – Long Xuyên. Tất cả những công trình quan trọng ấy đều hoàn tất trước khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ (1858).<br />Từ ngã ba thị xã Châu Đốc đến núi Sam chừng Khoảng 3km. Con đường này đã được làm lại, trải nhựa, gồm hai chiều, ở giữa có bờ cây. Đoạn đường này tuy ngắn song cứ 1km đường này trị giá hơn 1 tỉ đồng Việt Nam, số tiền ny được lấy ra từ quỹ cúng dường của bá tánh thập phương tại Miếu Bà Chúa Xứ.Núi Sam không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam Bộ. Nơi đây còn có miếu thờ Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, vườn Tao Ngộ… Núi Sam là một khu du lịch nổi tiếng của cả vùng Nam Bộ.<br />Chùa Tây An<br />Chùa Tây An toạ lạc tại ngã ba núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, cách thị xã Châu Đốc khoảng 5 km.<br />Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ, có kiến trúc hài hòa với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.<br />Chùa Tây An nằm trong quần thể kiến trúc của Miếu Bà Chúa Xứ. Chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng ngội chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị hòa thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm thiệu trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị hoà thượng nữa tên là Đoàn Minh Huyền, Pháp hiệu là Phap Tạng đến trụ trì. Vị hòa thượng này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân nhân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào đã suy tôn ông là Phật Thầy Tây An và danh hiệu này vẫn gọi đến ngày nay. Kể từ đời ngài Đoàn Minh Huyền (Phật Thầy Tây An) trụ trì tới nay đã trải qua 7 đời truyền thừa và đã được trùng tu nhiều lần.<br />Đến năm 1958, hoà thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động góp tiền xây dựng lại ba ngôi cổ lầu, mặt chính của chùa và sữa chữa lại ngôi chính điện tạo nét kiến trúc phương Tây kết hợp với kiến trúc Á Đông.<br />Chùa được xây bằng gạch, xi măng và lợp ngói, nguy nga với ba ngôi lầu nóc tròn hình củ hành theo kiến trúc kiểu Ấn-Hồi, màu sắc rực rỡ nhưng hài hoà, nổi bật trên vách núi xanh thẩm.<br />Chánh điện chùa cao 18m, thờ phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chuông và lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Am, 2 cửa 2 bên có 2 bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Vòm chánh điện đắp nổi hình rắn hổ mang 7 đầu. Sân chùa có hai tượng bạch tượng và hắc tượng bằng xi măng lớn như thật: con trắng 6 ngà, con đen 2 ngà, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm. Đặc biệt tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ được tạc ngồi bên bàn viết như người thật. Chùa theo phái đại thừa, có khoảng 11.270 pho tượng Phật lớn, nhỏ bằng gỗ. Chùa có nhiều câu đối hoành phi do các nghệ nhân ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX chạm trổ công phu. Ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.<br />Phật Thầy Tây An (1807 – 1856)<br />Tên thật của ông là Đoàn Minh Huyền, có người lại cho là Đoàn Văn Huyên. Ông sinh vào ngày rằm tháng 10 năm Đinh Mão (1807) tại làng Tòng Sơn, thuôc Cái Tàu Thượng, tỉnh Sa Đéc.<br />Tục truyền, bình sanh ông cũng như bao người dân khác, chuyên cần cày cấy, sống bằng nghề ruộng rẫy. Nhưng đến năm 43 tuổi, ông không màng đến chuyện làm ăn nữa và hết ngày này sang ngày nọ nói toàn những chuyện hư hư thật thật, lúc phàm lúc thánh. Do vậy mà người đời cho ông đã hóa rồ, là người khật khùng.<br />Không biết vì dân làng khinh bạc hay vì lý do nào khác, năm 1849, ông chèo chiếc xuồng con ngược theo dòng rạch Cái Tàu Thượng trở ra rạch Xẻo Môn đến làng Kiến Thạnh (tức làng Long Kiến, thuộc tỉnh Long Xuyên). Bấy giờ, ở đây bệnh thời khí hoành hành rất dữ. Số người mắc bệnh chết rất nhiều. Các lương y, rồi các vị pháp sư nổi tiếng cao cường thời ấy đều bó tay trước cơn dịch bệnh khủng khiếp chưa từng có này. Làng trên xóm dưới kẻ bệnh người chết nhiều không kể xiết…<br />Trong cảnh dịch bệnh và tang tóc ấy, bỗng vào một buổi sáng tại đình làng Kiến Thạnh, ông Từ khi thắp nhang ở bàn thờ thần Thành Hoàng thấy một người ngồi sừng sững trên đó. Hốt hoảng, ông Từ vụt bỏ chạy và toan la làng thì người đó khoát tay và gọi ông ta trở lại. Ông Từ định tâm hỏi:<br />- Ông là ai mà lại cả gan ngồi trên bàn thờ thần?<br />Người ấy đáp:<br />- Phật thầy giáng thế cứu đời là ta!<br />Ông Từ càng ngạc nhiên hơn và hoàn toàn không tin những gì mà người đàn ông lạ mặt ấy phán bảo. Ông Từ lại hỏi:<br />- Ông tự xưng là Phật Thầy giáng thế cứu đời thế thì dân chúng đang bị ôn dịch làm hại, ông có phương chi cứu họ?<br />- Sao lại không! Đâu, ai đã mắc bệnh ôn dịch thì hãy đem lại đây, ta cứu cho!<br />Tin này lan truyền khắp xóm. Kẻ kẻ đều hồ nghi. Lúc đó, người con trai của ông Hương cả bị bệnh thổ tả trầm trọng không còn cách nào chạy chữa nên người ta đã thử đem bệnh nhân đến nhờ vị Phật thầy ấy cứu chữa. Tục truyền, bệnh nhân sau khi uống “thuốc” của Phật thầy thì công hiệu ngay. Thế là khắp làng trên, xóm dưới, các gia đình có người mắc bệnh ùn ùn đưa người bệnh đến nhờ xin đức Phật thầy cho “thuốc”.<br />Khi có người đến xin thuốc thì Phật thầy hỏi rõ tên họ rồi mới cho. Hễ ai mà thầy bảo bệnh có thể chữa trị thì mới phát thuốc, còn ngược lại, những bệnh nhân nào mà thầy cho là đã tới số thì chạy chữa thế nào cũng không thoát khỏi.<br />Phật thầy ở nơi đình ba ngày thì dời đến cái cốc của ông Kiến, nơi mà sau này dựng nên chùa Tây An cổ tự, để tiếp tục trị bệnh, vừa truyền đạo. Số người đến xin trị bệnh càng ngày càng đông và trong số đó, nhiều người đã trở thành tín đồ của đạo gọi là Bửu Sơn Kỳ Hương. Cái cốc cũng được chỉnh đốn thành ngôi chùa và những nghi thức lễ bái, thờ phượng của đạo này cũng dần dần hình thành qui củ.<br />Càng ngày, số lượng người sùng tín càng đông. Điều này không những khiến các pháp sư, các thầy bùa ganh ghét mà chức việc địa phương cũng phải để tâm đến. Mặt khác, vào khoảng năm 1841, ở Trà Vinh có nhóm người hợp với sư sãi nổi dậy chống lại quan quân nhà Nguyễn nên sự kiện Phật thầy Tây An trở thành vấn đề quan trọng mà các quan chức địa phương không thể bỏ qua được. Khi được tin báo có “gian đạo sĩ” phát trù bệnh, quan tỉnh An Giang sai đội nhì Bồng và Cai Nhứt Trung xuống tận làng Kiến Thạnh để bắt Đoàn Minh Huyền áp giải về tỉnh.<br />Tục truyền, khi giải về tỉnh đường, quan tỉnh vồn vã chỉ bộ ván có trải chiếu bông mời mọc:<br />- Mời chú đạo ngồi.<br />Ông đáp:<br />- Mời quan lớn ngồi trước. Tôi là chú đạo đâu dám vô lễ.<br />- Không sao đâu! Tôi cho phép chú cứ ngồi.<br />- Bẩm quan lớn! tôi nói không dám vô lễ là vô lễ với Phật vì tôi là chú đạo đâu dám ngồi trong lúc Phật nằm.<br />- Chú nói mới lạ chứ…<br />Đức phật thầy bước lại giở chiếu lên: lộ ra bức tượng Quan Âm mà quan tỉnh đã đặt bên dưới để lập mưu thử ông đạo này.<br />Một hôm nhân ngày rằm, những người coi khám đường dọn cho ông một mâm cơm vừa chay vừa mặn, đơm sẵn thành tám chén. Họ đặt mâm cơm xuống và hỏi:<br />- Hôm nay ông đang ăn chay hay ăn mặn?- Tôi ăn chay.- Vậy mời ông đạo dùng cơm.<br />Đáp lời mời, ông ngồi xuống lần lượt ăn hết ba chén cơm liền một mạch, rồi lại bưng chén cơm thứ tư ăn tiếp và nói:<br />- Các quan cho tôi ăn cơm chay thì tôi phải ráng ăn cho hết.<br />Các viên chức ở khám đường có mặt trong vụ này đều kinh ngạc vì đúng bốn chén cơm mà ông đã ăn là cơm chay, còn bốn chén cơm còn lại đều có để mở heo dưới đáy.<br />An xong chén cơm thứ tư, ông nói:<br />- Các vị tính lừa tôi ăn mặn rồi thì trói đầu tôi chắc?<br />- Ồ! chúng tôi đâu có ý vậy….<br />- Thật không? Thế thì các vị chuẩn bị sẵn dây trói để làm gì?<br />Nói dứt lời, ông thò tay giở nắp cái quả: trong đó có sợi dây trói để sẵn. Các viên chức ở khám đường càng kinh ngạc hơn. Tục truyền, từ đó, họ tỏ ra kính phục Đức Phật Thầy. Quan chủ tỉnh An Giang, làm tờ tâu vụ “gian đạo sĩ” này về triều với những lời tấu trình dè đặt hơn. Sau đó, theo chiếu chỉ của vua, Đoàn Minh Huyền phải xuống tóc và thọ giới như các nhà sư với sự chứng minh của vị hòa thượng sắc tứ. Khi cạo tóc xong, người ta toan cạo hết hàm râu thì ông cản lại:<br />- Chiếu chỉ của triều đình dạy xuống tóc chứ đâu có dạy cạo râu mà các vị lại cạo.<br />Các viên quan thi hành chiếu chỉ của triều đình đành phải chịu để lại hàm râu. Có lẽ đây là nhà sư để râu duy nhất trong lịch sử Phật Giáo! Sau đó, Đoàn Minh Huyn vào núi Sam lập một ngôi chùa bằng cây lá để tiếp tục truyền đạo. Công việc hoằng hóa giờ đây lại chú tâm đến việc an cư lạc nghiệp cho bổn đạo: ông đứng ra tổ chức việc khẩn hoang ở núi Thới Sơn và vùng Láng Linh để lắp hai trại ruộng. Ông muốn tín đồ phải dng sức cần lao để sinh sống, nuôi gia đình mà không dựa vào sự cúng dường của bá tánh.<br />Tục truyền, Đoàn Minh Huyên ít ở chánh tức chùa Tây An ở núi Sam, mà thường lui tới thăm nom và động viên tín đồ hăng hái khẩn hoang và chí thú làm ăn.<br />Về việc Đoàn Minh Huyên ít ở Tây An tự có giả thiết cho rằng ngôi chùa ấy, tuy là do ông lập ra, nhưng công việc quản lý và thực hành nghi lễ đều theo Phật giáo Phái Lâm Tế do các tăng sĩ của chùa Giác Lâm (Chợ Lớn) cử về đảm nhận. Ông lập các trại ruộng để truyền đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, một hệ phái có tôn chỉ và nghi thức thờ phụng đơn giản, không nặng nề “thinh âm sắc tướng”, chuông mõ như Phật giáo Phái Lâm Tế – một tông phái đang thống quản xứ Nam Kỳ. Tuy nhiên cũng có giai thoại kể rằng chính Đoàn Minh Huyên đã đích thân cày ruộng. Tục truyền, ở trại ruộng Thới Sơn, ông có nuôi hai con trâu, đặt tên là Sấm và Sét. Hai con trâu này chỉ chịu sự điều khiển của ông… Ngoài ông ra không ai có thể mắc chúng vào ách để cày được. Chính ở đây, Đoàn Minh Huyên đã qui tụ khá đông tín đồ, đặc biệt hàng đệ tử lớn có anh em ông Đình Tây, ông Đạo Xuyến, ông Đạo Lập ở Thới Sơn, Đức cố quản Trần Văn Thành ở Láng Linh. Về sau khi thực dân Pháp chiếm An Giang các trại ruộng là căn cứ kháng chiến quan trọng và các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương là lực lượng nòng cốt của các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.<br />Năm 1856, ông qua đời. Trước khi tịch, ông dặn dò đệ tử sau khi an táng không được đắp nấm mà phải phả bằng để lấy đất cày cấy trồng trọt. Các đệ tử làm theo lời ông dặn, tuy nhiên họ xây rào bao quanh giữ lấy di tích của vị tổ khai đạo để lưu truyền cho các thế hệ sau.<br />Theo niềm tin tôn giáo, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương cho rằng Đức Phật Thầy, sau khi tịch, vẫn “chuyển kiếp nhập thân vào những phàm nhân để tiếp tục hoằng hóa đạo pháp và cứu thế độ đời. Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Sư Vãi bán khoai là những trường hợp giáng thế như vậy. Trong thực tế, đây là những môn đồ kế tục việc xiển dương và truyền bá giáo thuyết Bửu Sơn Kỳ Hương theo phương thức và nội dung có sửa đổi ít nhiều để phù hợp với thực tế của mỗi giai đoạn lịch sử. Đặt biệt trong những thập niên mới thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các môn đệ này đã ít nhiều gắn với công cuộc kháng Pháp lúc công khai lúc dưới các tổ chức Hội kín. Chính vì vậy, Đức Phật Trùm đã bị thực dân Pháp bắt đày ra hải đảo, Đức Bổn Sư Ngô Lợi bị giặc ruồng bố và truy nã liên tục và ông sư vãi bán khoai phải giả dạng làm phụ nữ bán khoai để làm việc đời việc đạo.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình đồ sộ nhất ở núi Sam. Khu lăng mộ có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng 2 phu nhân được xây dựng thập niên 30 thế kỷ 20.<br />Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (1761-1829), Ông sinh ngày 25-11-1761; mất ngày 6-6-1829; người huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông theo Nguyễn Ánh từ năm 1777.<br />Năm 1784, ông theo cha gi sang Vọng Các (Băngkok). Lúc trở về, ông vào quân ngũ, trải qua nhiều chức vụ và công cán khắp từ Bà Rịa đến Xiêm, Lào, Cao Miên.<br />Năm 1817, ông được làm trấn thủ Vĩnh Thanh.<br />Năm 1818, ông quản suất binh lính đào kinh Đông Xuyên. Sau một tháng đã hoàn thành, được vua ban tên là kinh Thoại Hà (ngang 20 tầm: 1tầm=2,56m, gần 51m; bề dài tới Giang Thành-Rạch Giá 12.400 tầm), bên bờ Thoại Hà có ngọn Lạp Sơn (núi Sập) cũng được đặt tên là Thoại Sơn để ghi công lao của ông.<br />Năm 1822, ông cho dựng bia Thoại Sơn ghi lại sự kiện này ở núi Sập và dựng miếu nhỏ thờ Sơn Thần.<br />Năm 1819, ông được lênh chỉ huy dân binh đào kinh Vĩnh Tế. Nhưng năm sau, Tăng Kế ở Chân Lạp làm loạn, đánh thành Nam Vang. Ông và Nguyễn Văn Trí tiến binh đến Kha Bôn thì gặp giặc, đánh thắng được quân dịch, và chém được Tăng Kế, từ đó Chân Lạp mới yên.<br />Năm 1821, ông lại lãnh ấn bảo hộ Cao Miên, kiêm quản việc quân ở Hà Tiên và Châu Đốc tới năm 1823 ông lại cùng Thống chế Trần Công Lại coi việc đào kinh Vĩnh Tế (dài 97 km, rộng khoảng 50m), đến năm 1824 thì hoàn tất. Sau khi hịan tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi; Vua xét thấy phu nhân của Thoại Ngọc Hầu, họ Châu Vĩnh, nhũ danh Thị Tế vốn là người có đức độ, tận lực giúp chồng trong công việc nên ban lệnh đặt tên cho kinh này là “Vĩnh Tế Hà” và cải đổi tên núi Sam ở bờ kênh là “Vĩnh Tế Sơn”. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho xây dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Thoại Ngọc Hầu cho nhiều ton người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả hữu khuôn lăng.<br />Ngày làm lễ dựng bia ông tiến hành làm lễ cải táng tập thể các binh dân tử nạn trong việc đào kinh vào trong khu vực lăng. Ông đích thân đọc bài “Tế Nghĩa Trũng Văn” để nhớ công lao của những người đã khuất.<br />Sau khi đào xong hai năm, bà Châu Thị Tế qua đời, an táng ở triền núi Sam và từ đó Thoại Ngọc Hầu tiến hành xây khu lăng mộ dự định làm chốn yên nghỉ của mình và các phu nhân. Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 (năm 1828) bia Vĩnh Tế Sơn 730 chữ, được dựng ở trong lòng lăng mộ.<br />Năm Minh Mạng thứ 10 (năm 1829), ngày 6 tháng 6 âm lịch. Ông mất, Vua tặng chức Đô thống và được an táng ở khu lăng mộ này.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu là công trình kiến trúc quy mô nằm trên triền núi Sam, cao trên 9 bậc cấp đá ong. Chu vi lăng hình chữ nhật được bao bọc bởi một bức tường dày 1m. Mặt trước là hai cổng vào ở hai bên, chính giữa là tấm bia Thoại Sơn (được phiên bản hồi đầu thế kỷ XX).<br />Khi bước vào khuôn viên lăng, bên phải là 3 ngôi mộ lớn (chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, bên phải là mộ bà Châu Thị Tế (mất 1826), trái là mộ bà Trương Thị Miệt (mất 1821), bên trái có 14 ngôi mộ được chôn trong một vuông đất. Tương truyền đây là những ngôi mộ của các đào kép trong phường hát bội Quảng Nam thường diễn cho Thoại Ngọc Hầu xem lúc còn sống, riêng có hai ngôi mộ trên cùng thì được tương truyền là của hai người bị chôn sống để đi theo hầu ông. Trong Long Đình là bản sao bia “Thoại Sơn”. Bia “Vĩnh Tế Sơn”. Trước Long đình là 2 con nai tạc bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng hình bán nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1 mét, cao 3 mét. Sau lăng là đền thờ trên nền đất cao. Sau lưng đền thờ là vách núi tạo thành bức bình phong kiên cố và hùng vĩ tôn thêm vẻ cổ kính uy nghi. Bên trong lăng là di tượng Thoại Ngọc Hầu cao khoảng 2 m cùng những án văn chương lộng lẫy và liễn đối, hoành phi, văn bia, văn tế…gợi lại hình ảnh của nước non một thời oanh liệt.<br />Lăng Thoại Ngọc Hầu được hoàn thành vào cuối những năm 20 của thế kỷ 19.<br />Nói chung, khu lăng mộ này là một công trình kiến trúc cổ kính, đặc biệt là 2 bài<br />văn bia có ý nghĩa hết sức lớn lao và đặc biệt quý hiếm đối với vùng đất mới phương Nam.<br />Hằng năm, ngày 6/6 ÂL nhân dân quanh vùng đến lăng làm lễ tưởng niệm ông.<br />Kênh Vĩnh Tế<br />Một trong những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ là hệ thống kênh đào, tạo thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu cho cánh đồng là vườn cây. Trong số các con kênh đào ấy, đặc biệt có con kênh mang tên người phụ nữ vào đầu thế kỷ 19, đó là kênh Vĩnh Tế, chạy dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia. Khởi công đào năm 1819 và hoàn thành 1825. Trong 6 năm đào kênh có lúc phải ngưng trệ vì công việc đào kênh rất vất vả. Có đoạn dễ đào vì nhằm nơi đất ruộng, nhưng có lúc đất cứng có đá, sát chân núi. Mùa nắng phải ngưng vì thiếu nước cho dân phu. Sử liệu ghi rằng: “Để cho đoàn kênh được thẳng, ông đã cho đốt đuốc trên những cây xào dài vào ban đêm. Những cây sào lửa ấy là những cây cọc tiêu dễ nham đường kênh cho ngay thẳng“ .<br />Để đào kênh này, Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực lượng rất lớn, có lúc lên đến 55.000 người. Theo dân gian kể lại khó khăn khi đào con kênh này, dân phu lớp vì chết vì bệnh, lớp thì trốn về dọc đường bị cá sấu ăn. Có lúc ông quá đau buồn vì bỏ dở công việc. Thấy vậy, Bà Châu Thị Tế một mặt ra sức động viên chồng, mặt khác khuyến khích những người mẹ, người vợ của các dân phu khích lệ chồng, con họ theo trong việc đào kênh. Chính vì công sức đóng góp của bà, vua Minh Mạng đã ban chiếu lấy tên bà đặt cho kênh là Vĩnh Tế. Ngôi làng dưới chân núi Sam là làng Vĩnh Tế.<br />Kênh Vĩnh Tế và kênh Thoại Hà sau khi đào xong đã làm thay đổi hẳn đời sống của người dân vùng Tứ Giác Long Xuyên. Kênh là phương tiện giao thông thuận lợi, vừa là hệ thống tưới tiêu, xả phèn cho đồng ruộng. Không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt quân sự. Kênh Vĩnh Tế cũng chính là đường biên giới bằng nước đã được đóng cọc nhiều lần trong cuộc giao tranh.<br />Vua Gia Long còn nhằm mục đích đưa quân từ Hậu Giang ra vịnh Xiêm La thật nhanh để giữ* Kiên Giang và Hà Tiên ngừa quân Xiêm đến thình lình. Kênh Vĩnh Tế là thành quả to lớn của nhà Nguyễn được ghi lại hình ảnh trên cao đỉnh – một trong những Cửu Đỉnh danh tiếng của triều Nguyễn.<br />Miếu Bà Chúa Xứ<br />Thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc được lập vào thế kỷ 19, lịch sử của chúa Bà có hai truyền thuyết: miếu bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà.<br />Trong miếu bà Chúa Xứ có một pho tượng bằng đá Sa Thạch cao gần 2m tạc hình một người đang trong tư thế nghĩ ngợi trầm tư. Đó là “bà Chúa Xứ” mà theo truyền tụng dân gian kể lại:<br />Tượng bà đã có từ rất lâu đời cách đây khoảng 200 năm bà được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bởi chín cô gái đong trinh tắm rửa sạch sẽ (theo lời dạy của Bà). Cũng có ý kiến cho đầu thế kỷ 19 Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi bình giặc ở biên giới phía Tây. Phu nhân ông ở nhà lo lắng ngày đêm khấn nguyện để ông bình yên trở về nếu được vậy bà lập miếu tạ ơn, vì vùng này vốn là rừng thiêng nước độc lắm dã thú, ai đi khó về. Nguyện ước đạt được ông đã trở về khi nghe bà bày tỏ ý nguyện, ông rất cảm động và nhớ lại những nguy hiểm mà ông đã đi qua. Ông liền cho xây dựng miếu để tạ ơn và thỉnh tượng bà từ trên núi về thờ.<br />Nhà khảo cổ học người Pháp Malleret là người đã phát hiện ra di chỉ văn hóa Óc Eo (vùng Ba Thê núi sập). Năm 1941, sau khi nghiên cứu tượng Bà đã xác định đây là một pho tượng thần Visnu (một trong ba vị thần BàLaMôn giáo) được tạo vào khoảng thế kỷ thứ 6 đầu thế kỷ 7 sau công nguyên. Như vậy có thể nói rằng tượng Bà là một pho tượng đàn ông của người Khmer bỏ bên sườn núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miếu tô điểm lại thành phụ nữ.<br />Do ảnh hưởng phật giáo, lão giáo cùng tín ngưỡng thờ mẫu của dân gian mà bà Chúa Xứ trở thành một dạng như “phật bà Quan Âm” và được tôn thờ thành kính. Có rất nhiều huyền thoại về sự linh thêng của Bà, trong miếu còn treo hai câu liễng đối nói về việc ban phúc, giáng hoạ của Bà:<br />“ Cầu tất ứng, thi tất linh, mộng trung chỉ thịXiêm khả kính, thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng”<br />Miếu bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ quốc, có bốn mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh, nhà để tượng trưng cũng có bốn mái hình vuông, trong miếu thờ tượng bà chúa được tọa lạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ VI theo mô phỏng tượng thần Vitnu thường có ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ, Hội Chùa Chúa xứ được tổ chức rất lớn hàng năm vào các ngày từ 23 đến 26 tháng 4 âm lịch hàng năm. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng bà, lễ dâng hương cầu phúc lành…<br />Miếu bà Chúa Xứ lúc đầu khoảng năm 1825 được dựng bằng tre lá sau đó được trùng tu nhiều đợt để trở thành một kiến trúc của phương đông khá đẹp: mái cong lợp bằng ngói xanh, tường bằng gỗ quý, chạm trổ công phu. Trên bậc thềm là hai con sư tử đá ngồi chầu, toà miếu ấy nằm trên vùng đất trũng quay lưng lên đường và dựa vào chân núi Sam ở hướng đông bắc, toàn cảnh núi Sam cũng góp phần tạo thêm khí thiêng cho miếu và làm cho không khí ngày hội nơi đây thêm huyền ảo cao khoảng 230m và chu vi chân núi khoảng 300m núi Sam trông giống hình con sam và ngày xưa từng là hòn đảo nhỏ trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng) rất nhiều sam bám vào đây sinh sôi nên nó có tên chữ học lãnh hơn (nghĩa là núi con sam) tọa lạc tại làng Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc.<br />Có người hỏi tượng Bà làm bằng đá gì? Có rất nhiều giả thuyết về điều bí ẩn này, có tác giả gọi là đá “Sa Thạch”, người khác gọi là đá “Son”, người khác gọi là đá “Xanh”. Nhưng những tên gọi ấy không kèm được chứng minh nào cả.<br />Nhưng theo một nghiên cứu và có kết luận chính xác, tượng bà được tạc bằng một loại Nham Thạch có tên gọi là Diệp Thạch. Loại Nham Thạch này hình thành từ các hố đại dương, nên có cấu tạo nhuyễn hạt.<br />Lễ Hội Bà Chúa Xứ<br />Hiện nay, lễ hội Bà Chúa Xứ là 1 trong 115 lễ hội quốc gia.<br />Diễn ra vào ngày 24-4 âm lịch hàng năm, bao gồm các lễ:<br />Lễ Mộc Dục (lễ tắm bà) diễn ra vào 12h khuya ngày 23-4, một tấm màn giăng ngang che kín tượng bà và hai phụ nữ được lựa chọn trước để vào tắm và thay y phục, phía ngoài là hàng trăm người đang quỳ làm lễ tay mỗi người đều cầm bông huệ trắng, nước tắm cho bà được nấu với quế và hương hoa sau khi tắm bà xong sẽ được phân phát cho khách trảy hội uống lấy phước đến nay hiện tượng này không còn nữa. Cũng vậy bộ y phục cũ của bà sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ phân phát cho mọi người để làm một thứ bùa hộ mệnh quý giá.<br />Lễ Túc Yết: Ngày 25 tháng 4 âm lịch 4 giờ chiều lễ thỉnh sắc phong cho bà rước từ lăng Thoại Ngọc Hầu về miếu Bà. Đoàn người rước được sắp xếp theo thứ tự với nghi trượng nghi vật rình rang và có đốt pháo múa lân. 12 giờ khuya lễ yết mời bà về dự lễ tiếp theo là lễ xây chầu (hát bội) với các nghi thức sau: trước hết chánh bái (người chủ trì cuộc lễ) dâng theo (tượng trưng bằng một đĩa huyết và một ít lông heo), sau đó dâng hương và rượu rồi đọc văn tế cuối cùng tiếp hai tuần rượu một tuần trà – tiếp theo chánh bái ca công (đại điện đoàn hát bội) bước vào làm lễ tay cầm nhánh dương vừa rải nước vừa đọc:<br />“Nhất sái thiên thanhNhị sái địa minhTam sái nhân trườngTứ sái qủy diệt hình”<br />Sau cùng là Lễ Xây Chầu. Ông Chánh Bái ca công niệm hương rồi nhúng cành dương vào tô nước vừa rải vừa đọc bài bái tế. Đọc xong ông đánh ba hồi trống và hô to: ca công tiếp giá. Lập tức chiêng trống nổi lên đoàn hát bội bắt đầu phục vụ.<br />Lễ Chánh Tế tiến hành lúc 4h sáng 27/4 âl, các nghi thức và vật phẩm cũng giống như túc yết, chiều ngày 27 vào lúc 6h ban quản trị tổ chức lễ hồi sắc để đưa linh vị trở về lăng miếu, chấm dứt các nghi thức “vía Bà”.<br />Miếu bà Chúa Xứ qua nhiều lần trùng tu ngày nay xứng đáng là một di tích nằm trong một thắng cảnh mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế hàng ngày không ngớt khách hành hương trong và ngoài nước lui tới viếng, là niềm tự hào cho dân bản xứ.<br />Yếu tố độc đáo ấy còn chi phối toàn bộ suy nghĩ của chúng ta về những truyền thuyết quanh sự hiện diện của bà.<br />Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, gia đình đầm ấm; Tại đây còn có tục “vay tiền bà” vẫn còn, nên hiện nay mỗi năm tiền khoảng 10tỉ/năm; thì tiền này sẽ được dùng vào việc xây dựng, tôn tạo kiến trúc; hoặc là mở đường từ thị xã Châu Đốc vào đây. Có người nói đùa: Bà là người phụ nữ kinh doanh giỏi nhất ở Nam Bộ.<br />Đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.<br />Diễn tiền lễ hội: ngày 24 tháng 4 âm lịch đúng 12 giờ khuya tiến hành lam lễ mộc dục (lễ tắm bà)<br />Chùa Tam Bửu<br />Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi xây dựng ngày 26.06.1882. ông Ngô Tư Lợi là một sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp truy nã từ Mỹ Tho về Ba Chúc dựng chùa tu hành để che mắt giặc. Cũng như chùa Phi Lai, chùa Tam Bửu là tổ đình của đạo Hiếu Nghĩa, nơi đây còn lưu giữ được “Long Đình” vật gia bảo của đạo còn truyền đến ngày nay, nó rất có giá trị về nghệ thuật.<br />Vào cuối tháng 3.1978, khi bọn Pôn Pốt xâm lấn qua biên giới, nhân dân khắp nơi trong xã thường chạy vào chùa trú ẩn. Ngày 17.04.1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch) quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, một mảnh tường bị sụp đổ, những người trú ẩn tại đây vừa bị thương vừa bị tường đè tiếng kêu la thảm thiết, máu loang đầy nền chùa, 40 người chết, 20 người bị thương nằm chồng chất lên nhau.<br />Đến ngày 18.04.1978, quân Pôn Pốt tràn vào chùa Tam Bửu bắt hơn 800 người đem ra khỏi chùa tước hết đồ đạc, rồi phân ra nam theo nam nữ theo nữ. Nam đưa về hướng cánh đồng Cầu Sắt- Vĩnh Thông, Giồng ông Tướng, nữ đi về hướng Kinh 5 xã và các nơi khác. Trong chùa còn lại 4 người già yếu, bệng tật đi không nổi, chúng lôi vào nhà khách bắn chết, sau đó đốt chùa.<br />Riêng 800 người bị bắt dẫn đi chỉ còn 2 người sống sót trở về, còn bao nhiêu bị chúng giết hết.<br />Chùa Phi Lai<br />Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu, cách núi Tượng 200m về hướng Đông. Chùa được tín đồ Hiếu Nghĩa dựng nên vào ngày 19.01.1877.<br />Vào những ngày quân Pôn Pốt đánh phá ác liệt vào xã Ba Chúc, nhân dân trong vùng chạy vào chùa Phi Lai để tránh đạn pháo 3 giờ chiều ngày 18.04.1978 (16.03 âm lịch), quân Pôn Pốt tràn vào chùa Phi Lai và miễu An Định, chúng bắn bừa bãi tung lựu đạn giết trên 80 người. Những người còn sống sót chạy ra cửa chúng dùng cây đập đầu hoặc bắn chết trên 100 người nữa, xác nằm ngổn ngang xung quanh chùa. Riêng ở dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trú. Bọn chúng dùng lựu đạn ném vào làm chết 39 người. Còn lại một phụ nữ nằm trong góc được sống sót. Hiện nay hầm còn dấu vết vụ thảm sát ấy.<br />Sau ngày 30.04.1978 những người còn sống sót trở về tìm lại thân nhân mình, đã nhìn thấy nhiều bàn tay máu trên vách tường, hành lang chùa Phi Lai, mà nhiều nhất là các bàn tay máu của trẻ em. Phía bên tri trong chùa có một vòng máu búng lên tường cao 4m, bên phải có một đường dài 7m, cao 0.6m. Phía trước chánh điện máu và nước văng cao 0.2cm. Bà con xã Ba Chúc đã gánh trên 80 đôi nước để dội rửa.<br />Các đội chữ thập đỏ lo thu gom xác người chết đốt lấy cốt tốn nhiều ngày mới hết. Chùa Phi Lai ngày nay còn giữ nguyen các dấu vết tội ác này<br />Vụ thảm sát của Pôn Pốt trên đất Việt Nam<br />Có một địa chỉ ghi dấu những tội ác kinh hoàng của Pôn Pốt tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tại đây vẫn còn một khu nhà mồ tập thể chứa đựng 1.159 bộ xương cốt của những thường dân vô tội bị quân Pôn Pốt tàn sát.<br />Ngày kinh hoàng<br />Cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7 km theo đường chim bay, Ba Chúc là xã có địa hình bán sơn địa, toạ lạc giữa 2 ngọn núi lớn có tên núi Tượng và núi Dài Lớn (còn gọi là Ngoạ Long Sơn). “Ngày vui hôm đó cũng là ngày đại tang ở Ba Chúc”.<br />Dòng họ của tôi đã bị giặc Pôn Pốt giết hại trên trăm người, riêng gia đình tôi, từ cha mẹ, chồng con, anh chị em ruột là 37 người…” – Tội ác của nạn diệt chủng bị bánh xe của quá khứ lăn qua đã hơn 30 năm, nhưng trong câu chuyện kể của bà Huỳnh Thị Nga, ấp An Định, một trong những nhân chứng sống của nạn diệt chủng, chúng tôi đọc được sự kinh hoàng đến ám ảnh trong từng giọng nói đứt quãng và những dòng nước mắt tuôn trào trên gương mặt nhăn nheo của bà.<br />Những ngày tháng 4/1978, cùng nhân dân cả nước, nhân dân Ba Chúc long trọng chuẩn bị làm lễ kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thì cũng là ngày mà bè lũ Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam, trong đó có An Giang và Ba Chúc là nơi chúng tập trung đánh phá, giết chóc nặng nề, tàn ác nhất.<br />Cao điểm của cuộc thảm sát bắt đầu từ ngày 15/4/1978, quân Pôn Pốt đã “nã” vào Ba Chúc mỗi ngày trên 1.000 quả pháo, có lúc lên đến 2.000 quả.<br />Đại bộ phận nhân dân xã Ba Chúc được sự giúp đỡ của chính quyền và bộ đội đã được đưa về nơi an toàn, còn một bộ phận vì lý do nào đó chưa kịp đi và đây chính là nguyên nhân mà nhiều thường dân đã bị thảm sát.<br />Sáng 18/4/1978, sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của dân quân du kích xã Ba Chúc tại núi Tượng, quân Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc.<br />Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18/4 đến 30/4/1978), đám quân diệt chủng đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ: Bắn người tập thể, cắt cổ, dùng dao, búa, xẻng đập đầu; xé trẻ em làm hai hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay quẳng lên không rồi giương lưỡi lê đâm lòi ruột.<br />Đối với phụ nữ, chúng bắt lột quần áo, hãm hiếp tập thể, xẻo vú, dùng cây tầm vông, cọc trâm bầu, cán búa thọc hoặc nhét đá, đất, lá cây vào cửa mình cho đến chết…<br />Cùng với việc diệt chủng, đám quân bạo ác triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, phá sạch”. Đi đến đâu, chúng cuớp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Thứ nào không lấy đi được thì chúng phá huỷ, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn.<br />Nơi ghi hằn tội ác<br />Chùa Tam Bửu<br />Chùa Tam Bửu do ông Ngô Tư Lợi, một sỹ phu yêu nước của phong trào Cần Vương xây dựng để tu hành vào năm 1882 nhằm che mắt giặc. Ngày 17/4/1978, quân Pôn Pốt bắn pháo vào hậu liêu của chùa, làm 40 người bị chết và 20 người bị thương nằm chất chồng lên nhau.<br />Một ngày sau, bè lũ diệt chủng tràn vào bắt hơn 800 người dân đem ra khỏi chùa tàn sát và chỉ có một người sống sót. Cùng ngày, đối diện chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai được dựng lên vào năm 1877 cũng bị quân diệt chủng tràn vào xả súng, tung lựu đạn giết chết trên 80 người.<br />Tội ác của bọn diệt chủng<br />Những người sống sót chạy ra bị chúng dùng cây đập đầu và xả súng khiến hơn 100 người nữa mất mạng. Riêng dưới bàn thờ Phật có 40 người đang ẩn trốn đã bị chúng tung lựu đạn làm chết 39 người… Sau ngày 30/4/1978, những người sống sót trở về đã nhìn thấy phía trước chánh điện, máu người ngập ngụa.<br />Ngày 18/4/1978, khi quân Pôn Pốt tràn vào, một bộ phận nhân dân Ba Chúc rút chạy không kịp nên kéo nhau lên núi Tượng ẩn nấp vào các hang đá để tránh sự tàn sát của kẻ thù. Nhưng qua 11 ngày đêm chiếm đóng, bọn man rợ đã lùng sục và tàn sát gần hết số bà con trốn trong các hang đá trên núi.<br />Tại hang Vồ đá dựng (trước miệng hang có một tảng đá dựng thẳng, muốn vào hang, người ta phải leo lên tảng đá mới vào được nên gọi là vồ đá dựng), đã xảy ra câu chuỵên thương tâm: Vào những ngày quân Pôn Pốt chiếm đóng Ba Chúc, có 72 con người kéo lên đây, trong đó có 4 trẻ em.<br />Do ở trong hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước, ngột ngạt, bệnh hoạn nên các em la khóc suốt ngày. Ngày 29/4, một tên nữ Pôn Pốt đi do thám và nghe tiếng trẻ em khóc đã chạy đi báo cáo. Trước nguy cơ bị tàn sát, bà con quyết định hy sinh tính mạng các cháu để cứu tất cả mọi người.<br />Tại hang cây da (trước miệng hang có một cây da lớn) có 17 người lẩn trốn. Bọn Pôn Pốt lùng sục được đã xả súng bắn chết 14 người, sau đó chúng hãm hiếp một chị tên Chuột rồi lấy cây đâm vào cửa mình chị cho đến chết.<br />Tại hang Ba Lê, có gần 50 người bị thảm sát. Hang này trước không có tên nhưng sau vụ cha mẹ, vợ con, anh em, dòng họ của anh Nguyễn Văn Lê bị quân Pôn Pốt thảm sát, chỉ có một mình anh Lê, con thứ 3 trong gia đình sống sót nên sau đó, mọi người đã gọi là hang Ba Lê.<br />Tại Cầu Sắt – Vĩnh Thông (cầu do Pháp xây dựng năm 1920), từ ngày 18/4 đến ngày 30/4/1978, bọn Pôn Pốt đã lùa dân ra đây tàn sát trên 300 người. Tại Giồng Ông Tướng và khu nhị tỳ nằm dưới chân núi Tượng, đã có trên 100 người bị quân Pôn Pốt tàn sát…<br />Những địa điểm trên là những nơi ghi hằn tội ác man rợ mà bọn diệt chủng Pôn Pốt Iêng-Xary gây ra trên đất Việt Nam – Một dân tộc, một đất nước luôn đối với nhân dân Campuchia anh em bằng tình hữu nghị, đoàn kết chiến đấu chống đế quốc xâm lược.<br />Bản cáo trạng ngàn đời<br />Sau khi đánh đuổi bè lũ diệt chủng về bên kia biên giới, lúc này, việc gom xác người chết mới được tiến hành. Hài cốt được gom lại thành từng cụm. Ba Chúc trước thảm doạ diệt chủng có trên 15.000 dân nhưng sau thảm hoạ thì vắng hoe.<br />Vì ám ảnh bởi nạn diệt chủng nên sau khi sơ tán, lúc bình yên đã trở lại, nhiều người vẫn không dám về. Một năm sau, mảnh đất Ba Chúc vẫn lạnh lẽ…<br />Nhà mồ Ba Chúc – Bản cáo trạng ngàn đời<br />Theo tài liệu của Uỷ ban Trung ương điều tra tội ác chiến tranh ngày 30/7/1978 đã cho biết số liệu về tội ác diệt chủng của giặc Pôn Pốt gây ra cho nhân dân Ba Chúc: 3.157 người bị sát hại. Trên 100 hộ bị giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pôn Pốt gài lại.<br />Họ Hà trước là một dòng tộc lớn bị giết hại hoàn toàn. Có 2.840 căn nhà bị đốt cháy hoặc phá hủy, toàn bộ cơ sở vật chất, kho tàng, công trình công cộng bị tàn phá 100%, 24 chùa am lớn nhỏ của đạo Hiếu Nghĩa bị phá huỷ và hư hại, 4 điểm trường học và một trạm xá bị tàn phá.<br />Để giáo dục ý chí căm thù, đề cao cảnh giác, đồng thời tố cáo tội ác của bè lũ diệt chủng Pôn Pốt cho nhân dân trong nước và thế giới biết đến, năm 1979, chính quyền tỉnh An Giang đã cho xây dựng khu Chứng tích tội ác giữa chùa Phi Lai và chùa Tam Bửu trên diện tích 3.000 m2 thuộc ấp An Định.<br />Khu chứng tích này gồm 7 hạng mục công trình: Vòng rào, nhà mồ, bia căm thù, nhà thuỷ tạ, hồ sen, nhà tiếp khách. Trong các công trình trên, nhà mồ là công trình chính, có hình dạng lục giác, mỗi góc là một trụ cột đỡ mái nóc nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng thể hiện ý chí căm thù.<br />Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh bằng nhau, chứa đựng 1.159 xương cốt của những thường dân vô tội bị giặc Pôn Pốt thảm sát. Hàng năm, vào những ngày giỗ những người đã chết, nhân dân xã Ba Chúc tập trung tại nhà mồ cúng tế và gọi đây là Ngày giỗ hội căm thù.<br />Khu Nhà mồ Ba Chúc được Nhà nước ta công nhận là Di tích căm thù theo quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin vào ngày 10/7/1980. Vì có nhiều điểm thảm sát nên chỉ phát bằng công nhận cho 3 điểm tiêu biểu là nhà mồ, chùa Tam Bửu và miếu An Định (tức chùa Phi Lai).<br />Khu Nhà mồ Ba Chúc là bản cáo trạng, là chứng tích tội ác trời không dung, đất không tha của bọn diệt chủng Pôn Pốt, là một di chúc nhắc nhở mọi người ý thức cảnh giác và là vành tang chung cho dân tộc Việt Nam và cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.<br />