SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 6
Baixar para ler offline
TỰ DO THƯƠNG MẠI
                                             Milton Friedman và Rose Friedman
Về vấn đề thương mại quốc tế, trong một bài viết trước đây, Charles Wolf cho rằng
sự thâm hụt không gây ra những vấn đề lớn. Ở đây, Friedmans bàn thảo về vấn đề
tự do thương mại, một bài viết mang tính lô-gic và bao hàm nhiều nguyên lý.
Milton Friedman (1912-2006), nhà kinh tế học người Mỹ đã từng đoạt giải Nobel kinh
tế năm 1976, được coi là người đứng đầu trường phái Chicago và chủ nghĩa tự do hóa.
Tên của ông cũng được gắn liền với cách tiếp cận « tiền tệ » trong kinh tế học với quan
điểm cho rằng lạm phát có thể được điều tiết bởi việc cung ứng tiền tệ. Những tư tưởng
siêu tự do (ultra-liberalism) của Friedman thực sự thống trị trong những năm 1980 và là
ảnh hưởng chủ yếu trong hành động của các chính phủ Anh và Mỹ (thời Thatcher và
Reagan).
Bài viết về “Tự do hóa thương mại” được Friedman viết cùng vợ, Rose Friedman, mà
chúng tôi giới thiếu dưới đây được coi như là bản Tuyên ngôn của Friedman về những
lôgích và nguyên tắc cơ bản của tự do hóa thương mại. Cho dù chủ nghĩa tự do hóa
thương mại vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, cả ở những nước phát triển và đang phát
triển cũng như ở Việt Nam, thì chúng tôi vẫn muốn giới thiệu bài viết này của Friedman
với mong muốn cung cấp thêm cho độc giả một nguồn tư liệu để hiểu thêm về nguồn gốc
của chủ nghĩa kinh tế này.
Thông thường, một chính sách kinh tế được gọi là tốt nếu các chuyên gia kinh tế đồng
quan điểm với nhau. Các nhà kinh tế thường bất đồng nhưng điều này đã không xảy ra
đối với những vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế. Kể từ thời Adam Smith tới nay,
đã có một sự thống nhất thực sự giữa các nhà kinh tế, rằng tự do thương mại quốc tế là
lợi ích quan trọng nhất đối với các quốc gia và thế giới. Tuy nhiên, thuế quan vẫn luôn
hiện hữu. Hoa Kỳ áp dụng chế độ thuế quan trong suốt thế kỷ thứ 19 và được nâng cao
hơn trong thế kỷ 20 bởi luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930, vấn đề mà một số học
giả cho là có tác động một phần tới sự đình đốn kinh tế trầm trọng vào giai đoạn sau đó.
Thuế quan từ đó được cắt giảm thông qua nhiều hiệp định quốc tế tuy vẫn còn cao và có
thể còn cao hơn mức áp dụng từ thế kỷ 19 mặc dù đã có những thay đổi, điều chỉnh lớn
về một số hạng mục trong nền thương mại quốc tế.
Hiện nay, vẫn còn nhiều sự ủng hộ thuế quan - dưới cái tên “bảo hộ”, một cái tên tốt cho
một nguyên cơ tồi. Các hãng sản xuất tìm cách hạn chế nhập khẩu. Họ luôn lên tiếng vì
“lợi ích chung” về nhu cầu bảo tồn nghề nghiệp hay tăng cường an ninh quốc gia. Trong
khi đó, tiếng nói của người tiêu dùng lại bị chìm lặng trong sự hỗn tạp về “sự nguỵ biện
quyền lợi của giới kinh doanh và nhà sản xuất” và các nhân viên của họ. Kết quả là sự
bóp méo nghiêm trọng vấn đề. Ví dụ, người ủng hộ thuế quan coi tạo thêm việc làm là
một kết cục mong muốn bất kể đó là nghề gì. Đây là điều hoàn toàn sai trái. Nếu tất cả
những điều mà chúng ta cần là việc làm, chúng ta có thể tạo ra bất kỳ số lượng việc làm
nào, chẳng hạn như người ta đào hố rồi lấp đi hay thực hiện những công việc không hữu
ích khác. Tuy nhiên, đó là giá mà chúng ta phải trả để có điều mà chúng ta muốn. Mục
tiêu của ta không chỉ là công việc mà còn là công việc hữu dụng – công việc qua đó cung
cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn cho tiêu dùng.
Một số ý kiến Một ảo tưởng khác ít khi phát hiện ra sự mâu thuẫn khi cho rằng xuất khẩu
là tốt, nhập khẩu là không tốt. Sự thật lại rất khác biệt. Chúng ta không thể ăn, mặc hoặc
hưởng thụ hàng hoá ta xuất ra nước ngoài. Chúng ta ăn chuối nhập từ Trung Mỹ, đi giầy
của người Ý , đi xe hơi của Mỹ và thưởng thức các chương trình trên TV được sản xuất
bởi người Nhật Bản. Thành quả của chúng ta từ ngành ngoại thương là những gì nhập
khẩu được. Xuất khẩu là giá chúng ta phải trả để tiếp nhận các mặt hàng nhập khẩu. Như
Adam Smith đã từng nhìn nhận vấn đề một cách hết sức rõ ràng, công dân của một quốc
gia hưởng lợi từ được hưởng lợi ích từ việc càng nhập khẩu khối lượng lớn bao nhiêu lại
càng có khả năng xuất khẩu bấy nhiêu, hay nói cách khác xuất khẩu càng ít thì khả năng
chi tra cho nhập khẩu cũng ít
Những thuật ngữ được dùng không đúng phản ánh các ý kiến sai lệch này. “Bảo hộ”
trong thực tế có nghĩa sự bóc lột người tiêu dùng. “Cán cân thương mại thặng dư” có
nghĩa xuất khẩu vượt quá nhập khẩu, có nghĩa xuất hàng hoá ra nước ngoài với tổng giá
trị lớn hơn số hàng hoá được nhập từ bên ngoài vào. Trong gia đình, chắn chắn bạn ưa
thanh toán ít mà tiếp nhận được nhiều hơn. Điều này được gọi là “cán cân thanh toán
thâm hụt” trong thương mại quốc tế.
Lập luận ủng hộ thuế quan, là những lời thuyết phục nhất đối với công chúng vì đó là
những lời lẽ bảo vệ người lao động Mỹ có mức sống cao từ sự cạnh tranh “không lành
mạnh” của người lao động Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hồng Kông vốn sẵn lòng làm việc
với mức lương thấp hơn. Vậy điều sai trái trong lập luận này là gì? Chúng ta có cần bảo
vệ những người có mức sống cao không?
Sự sai lầm của lập luận này là việc sử dụng không chặt chẽ các thuật ngữ lương “cao” và
lương “thấp”. Vậy lương cao và thấp có nghĩa là gì? Người công nhân Mỹ được trả lương
bằng đồng đô-la; người công nhân Nhật Bản được trả lương bằng đồng Yên. Vậy làm sao
chúng ta có thể so sánh các khoản lương bằng đô-la và khoản lương bằng Yên. Bao nhiêu
Yên tương đương với một đô-la? Yếu tố gì quyết định tỷ giá hối đoái?
Hãy xem xét một trường hợp cực đoan. Giả sử rằng, hãy bắt đầu với, 360 yên Nhật tương
ứng với 1 đô-la. Theo tỷ giá này, mức trao đổi thực tế trong nhiều năm, giả thiết rằng
người Nhật có thể sản xuất và bán mọi hàng hoá để đổi lấy một lượng đô-la ít hơn lượng
mà chúng ta có thể thu được ở Mỹ, các mặt hàng như TV, xe hơi, sắt thép, và thậm chí
đậu tương, lúa mỳ, sữa và kem. Nếu chúng ta có được một nền tự do thương mại quốc tế,
chúng ta sẽ mua tất cả hàng hoá từ Nhật Bản. Đây dường như sẽ là câu chuyện cực kỳ
rùng rợn về điều được mô tả bởi những người bảo vệ thuế quan – chúng ta sẽ bị tràn ngập
bởi hàng hoá Nhật mà không thể bán được gì cho họ.
Trước khi can thiệp vào câu chuyện này , hãy thử phân tích một bước sâu hơn. Bằng cách
nào chúng ta thanh toán cho người Nhật? Chúng ta sẽ trao cho họ những bản hóa đơn
bằng đô-la. Họ sẽ làm gì với những hoá đơn đô-la? Chúng ta giả thiết rằng 360 yên đổi
được một đô-la, mọi thứ đều rẻ hơn ở Nhật Bản, do vậy chẳng có gì ở Mỹ chúng ta cần
mua. Nếu những nhà xuất khẩu Nhật sẵn lòng huỷ những hoá đơn đô-la, thì điều đó thật
tuyệt vời đối với chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp nhận tất cả các loại hàng hoá mà chỉ mất
những mẩu giấy mà chúng ta có thể sản xuất với số lượng lớn và với giá rẻ. Chúng ta sẽ
có một ngành công nghiệp xuất khẩu tuyệt hảo.
Đương nhiên, trong thực tế người Nhật sẽ không bán cho chúng ta hàng hoá thiết yếu
(hữu ích) để nhận những hoá đơn vô dụng chỉ để đem chôn hoặc tiêu huỷ. Giống như
chúng ta, họ cần nhận được những thứ thật sự hữu ích cho công việc của họ. Nếu tất cả
các loại hàng hoá đều rẻ hơn ở Nhật Bản so với ở Hoa Kỳ theo tỷ giá 360 yên cho một
đô-la, các nhà xuất khẩu sẽ cố gắng bán đô la với tỷ giá 360 yên/1đô là đề mua những
hàng hóa Nhật Bản có giá rẻ hơn. Nhưng ai sẽ sẵn lòng mua đô-la? Những gì đúng với
các nhà xuất khẩu Nhật đều đúng với mọi công dân nước này. Không ai sẵn sàng bỏ ra
360 yên để đổi lấy 1 đô-la nếu 360 yên có thể mua được nhiều thứ hơn ở Nhật Bản so với
1 đô-la ở Mỹ. Các nhà xuất khẩu, khi phát hiện ra rằng không ai mua đô-la theo giá 360
yên, sẽ giảm số đồng yên cho 1 đô-la. Trị giá đồng đô-la tương ứng với đồng yên sẽ giảm
- xuống 300 yên một đô-la hoặc 250 yên hoặc 200 yên một đô-la. Trong một trường hợp
khác, sẽ cần nhiều đô-la hơn để mua một lượng đồng yên nhất định. Hàng hoá Nhật được
định giá bằng đồng yên, do vậy giá của hàng hóa bằng đồng đô-la sẽ tăng lên. Ngược lại,
các hàng hoá Mỹ được định giá bằng đồng đô-la, do đó với một lượng đồng yên nhất
đinh, người Nhật sẽ được nhận nhiều đô la hơn, và hàng hóa Mỹ sẽ rẻ hơn đối với người
Nhật liên quan đến trị giá đồng yên.
Giá đồng đô-la so với đồng yên sẽ giảm, cho đến khi, ở mức trung bình, giá trị đồng đô-la
về hàng hoá mà người Nhật mua từ Mỹ gần như tương ứng với giá trị đồng đô-la về hàng
hoá mà người Mỹ mua từ Nhật. Ở mức giá đó, mọi người muốn mua đồng yên để lấy đô-
la sẽ tìm được người sẵn sàng bán cho mình đồng yên để lấy đô-la.
Đương nhiên, tình hình thực tế phức tạp hơn nhiều so với ví dụ mang tính giả thuyết này.
Nhiều quốc gia, và không chỉ Mỹ và Nhật Bản, đã tham gia vào các hoạt động thương
mại và thương mại thường diễn biến theo nhiều phương hướng khác nhau. Người Nhật có
thể chi tiêu một lượng đô-la thu nhập ở Braxin, người Braxin ngược lại có thể chi tiêu số
đô-la này ở Đức và người Đức tiêu số đô-la này ở Mỹ và cứ như vậy theo vòng quay của
sự phức tạp không giới hạn. Tuy nhiên, nguyên lý thì giống nhau. Người dân, ở bất cứ
quốc gia nào, trước hết muốn có đồng đô-la để mua sắm những hàng hoá hữu dụng,
không để dự trữ, và sẽ không có vấn đề gì trong cân đối thanh toán cho đến khi giá đồng
đô-la khi trao đổi sang yên hay mark hay franc được quyết định tại thị trường tự do thông
qua các giao dịch tự nguyện.
Vậy tại sao lại có sự tranh cãi về sự “yếu kém” của đồng đô-la? Tại sao xảy ra sự khủng
hoảng liên tục của tỷ giá hối đoái? Lý do chính là các tỷ giá hối đoái ngoại tệ không được
quyết định trong một thị trường tự do. Các ngân hàng trung ương của chính phủ đã can
thiệp vào các tỷ giá hối đoái nhằm tạo ảnh hưởng lên giá trị các đồng tiền của mình.
Trong quá trình này, họ đã đánh mất khối lượng lớn tiền mặt của người dân (đối với Mỹ,
đã mất khoảng gần hai tỷ đô-la trong giai đoạn từ năm 1973 đến đầu năm 1979). Quan
trọng hơn, họ cản trở các mức giá thực hiện đúng chức năng của nó. Họ không có khả
năng ngăn chặn các sức mạnh kinh tế lớn gây tác động lên các tỷ giá hối đoái song chỉ có
thể duy trì các tỷ giá hối đoái ảo trong một số giai đoạn thời gian nhất định. Tác động ở
đây là cản trở sự điều chỉnh từng bước. Các tác động tiêu cực nhỏ tích luỹ thành các tác
động lớn và rốt cuộc dẫn tới sự “khủng hoảng” lớn về tỷ giá hối đoái ..
Trong tất cả số tài liệu đồ sộ trong một vài thế kỷ qua về tự do mậu dịch và chủ nghĩa bảo
hộ, chỉ có ba luận cứ bảo vệ thuế quan là có giá trị về mặt nguyên lý.
Thứ nhất là luận cứ về an ninh quốc gia - một luận cứ cho rằng công nghiệp thép trong
nước là cần thiết vì mục tiêu quốc phòng. Mặc dù luận cứ này thường là cơ sở lý giải về
tính hợp lý cho một loại thuế quan nào đó, điều không thể phủ nhận là điều đó có thể biện
hộ cho sự duy trì các phương tiện sản xuất phi kinh tế. Đằng sau sự khẳng định này và
trong một trường hợp cụ thể, thuế quan và sự hạn chế mậu dịch được lý giải là nhằm tăng
cường an ninh quốc gia. Tuy nhiên, điều cần thiết là so sánh chi phí nhằm đạt được mục
tiêu an ninh theo nhiều cách khác nhau. Trong thực tế, sự so sánh chi phí như vậy rất ít
khi được thực hiện.
Chúng tôi có thể nói với mọi người trên thế giới rằng: Chúng tôi không thể ép buộc
các bạn phải tự do. Nhưng chúng tôi tin vào sự tự do và chúng tôi đang có ý định
thực hiện nó.

Lập luận thứ hai cho rằng mỗi nước cần phải bảo hộ ngành công nghiệp luyện thép còn
non trẻ của mình. Tiêu biểu cho lập luận này là Alexander Hamilton trong bản Báo cáo
về các ngành công nghiệp chế tạo. Lý do được đưa ra là, nếu một ngành công nghiệp tiềm
năng được xây dựng và giúp đỡ trong các giai đoạn phát triển khó khăn , nó sẽ mang lại
lợi ích cho thị trường thế giới theo nghĩa tạo ra sự bình đẳng. Một mức thuế quan tạm
thời là xác đáng để giúp cho ngành công nghiệp tiềm năng đó có thể trưởng thành, cho tới
khi nó có thể tự đứng vững được trên chính đôi chân của mình. Nhưng ngay cả khi nếu
như ngành công nghiệp tiềm năng này có thể trưởng thành, thì khi nào nó có thể tự đứng
vững được trên chính đôi chân của nó? Ngay cả khi nếu như ngành công nghiệp tiềm
năng này có thể được xây dựng một cách thành công, thì điều đó bản thân nó cũng không
biện hộ được cho việc định ra một mức thuế quan nhất định từ ban đầu. Sẽ là xác đáng
khi người tiêu dùng phải mất thêm tiền để trợ cấp cho ngành công nghiệp non trẻ đó chỉ
khi nào số tiền trợ cấp đó được hoàn lại bằng những cách thức khác nhau, chẳng hạn qua
giá (giá sản phẩm thép trong nước thấp hơn giá của thị trường thế giới) hoặc những lợi
ích khác mà việc có được ngành công nghiệp này mang lại. Nhưng ngay cả trong trường
hợp đó việc trợ cấp có phải là một nhu cầu thực sự không? Mặt khác, điều gì sẽ xảy ra
khi mà sự trợ cấp đó không được bồi hoàn? Cuối cùng, kinh nghiệm là phần lớn các công
ty đều phải chịu lỗ trong những năm đầu tiên, khi chúng bắt đầu được xây dựng, khi dự
định phát triển một ngành công nghiệp mới hoặc khi bắt đầu tham gia vào một ngành
công nghiệp đã có.

Luận cứ về ngành công nghiệp non trẻ tạo nên một màn sương mù về mặt nhận thức. Cái
được gọi là “non trẻ” lại không bao giờ trưởng thành. Một khi được thiết lập, hiếm khi
nào các mức thuế quan lại bị xóa bỏ. Hơn nữa, lập luận này cũng hiếm khi được sử dụng
với hi vọng cái chưa thực sự hiện hữu (ngành công nghiệp non trẻ) có thể được quan
niệm như là hiện hữu và có thể tồn tài nếu tạm thời bảo hộ nó. Nó (lập luận này) đôi khi
cũng được sử dụng nhằm bào chữa cho các mức thuế quan được đưa ra dưới các sức ép
chính trị về sự tụt hậu của ngành công nghiệp nội địa.

Luận cứ thứ ba cho việc duy trì hàng thuế quan không vượt khỏi phạm vi của lập luận về
sự “ăn mày hàng xóm”1. Một nước nếu như là nhà sản xuất chính của một mặt hàng nào
đó, hoặc nếu như có thể liên kết với một số lượng nhỏ các nhà sản xuất khác để cùng
kiểm soát phần lớn thị phần của sản phẩm, thì có thể tận dụng vị thế độc quyền bằng việc
tăng giá sản phẩm (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC - là ví dụ điển hình của
1
 “beggar-thy-neighbor” - An international trade policy of competitive devaluations and increased
protective barriers where one country seeks to gain at the expense of its trading partners. (Financial
dictionary). (Tạm dịch: Chính sách thương mại quốc tế dựa trên việc phá giá và tăng cường các hàng rào
bảo hộ khi một nước cố gắng tìm kiếm lợi ích từ các đối tác thương mại của nó).
trường hợp này). Tuy nhiên, thay vì tăng giá sản phẩm một cách trực tiếp, các nước này
có thể thực hiện một cách gián tiếp bằng việc áp đặt một mức thuế trên sản phẩm – thuế
xuất khẩu. Lợi nhuận thu được cho nước xuất khẩu khi đó sẽ thấp hơn chi phí của những
nước khác, nhưng trên phương diện quốc gia, đó lại có thể là lãi ròng. Tương tự như vậy,
một nước nếu là người mua chủ yếu của một mặt hàng – nhìn trên phương diện kinh tế
học thì họ có độc quyền mua (monopsony)2. Nhóm người có độc quyền mua có khả năng
được lợi bằng việc tăng cường mặc cả với người bán và áp đặt một mức giá thấp cho mặt
hàng này. Đó là cách thức áp đặt thuế quan với hàng hóa nhập khẩu. Lãi thực thu được
đối với người bán khi đó sẽ là phần giá đã trừ đi thuế (nhập khẩu), điều này giải thích tại
sao thuế lại vẫn có thể giữ nguyên ngay cả khi hàng hóa được mua ở một mức giá thấp
hơn. Trên thực tế, thuế quan đã được trả bởi người bên ngoài nước nhập khẩu (chúng tôi
cho rằng hiện chưa có một ví dụ điển hình cho điều này). Trong thực tiễn, phương pháp
mang tính chất dân tộc chủ nghĩa này rất được các nước ưa dùng nhằm trả đũa lẫn nhau.
Thêm vào đó, cũng giống như lập luận về nền công nghiệp non trẻ, những áp lực chính trị
hiện nay đang có khuynh hướng tạo ra các cấu trúc thuế quan mà trên thực tế không hề
mang lại lợi ích cho bất cứ một nhà độc quyền bán (monopoly) hay độc quyền bán nào
(monopsony).

Luận cứ thứ tư, vốn đã từng được đưa ra bởi Alexander Hamilton và hiện vẫn tiếp tục
được nhắc lại, đó là tự do thương mại sẽ tốt nếu tất cả các nước khác đều thực hiện nhưng
không nước nào có thể thực hiện được điều này lâu, và nước Mỹ cũng vậy. Lập luận này
không hề có một chút giá trị nào, cả trên phương diện nguyên tắc và thực tiễn. Những
nước áp đặt các giới hạn về thương mại quốc tế đương nhiên sẽ gây thiệt hại đến lợi ích
của nước Mỹ. Nhưng họ cũng tự gây thiệt hại đến chính lợi ích của mình. Ngoài ba
trường hợp vừa được trình bày ở trên, nếu chúng ta (người Mỹ) áp đặt những hạn chế đối
với các nước khác thì chúng ta cũng sẽ tự gây thiệt hại cho chính mình và cho họ. Sự
cạnh tranh này là phương thuốc khó đối với một chính sách kinh tế nhạy cảm. Nếu các
nước không giảm dần việc áp đặt hạn chế thì một hành động trả đũa sẽ tạo ra những hạn
chế mạnh hơn.

Chúng ta là một quốc gia mạnh, nhà lãnh đạo của thế giới. Thật là xấu hổ khi mà chúng
ta đòi hỏi Hồng Kông và Đài Loan phải áp đặt cô-ta xuất khẩu đối với hàng dệt may của
họ nhằm “bảo vệ” nền công nghiệp may mặc của chúng ta vốn gây ra nhiều thiệt hại cho
người tiêu dùng Mỹ và cho những người công nhân Trung Quốc tại Hồng Kông và Đài
Loan. Chúng ta hô hào về những giá trị của tự do thương mại, trong khi chúng ta lại sử
dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của mình để xui khiến Nhật Bản hạn chế xuất khẩu
thép và máy truyền hình. Chúng ta cần phải hoàn toàn đứng về phía tự do thương mại,
không nhất thiết là ngay lập tức nhưng với một thời hạn ít nhất là 5 năm, phải có được
một bước tiến vượt bậc.


2
  Definition of Monopsony: Monopsony is a state in which demand comes from one source. If there is
only one customer for a certain good, that customer has a monopsony in the market for that good.
Analogous to monopoly, but on the demand side not the supply side. Definition of Monopoly: If a certain
firm is the only one that can produce a certain good, it has a monopoly in the market for that good.
Một số biện pháp mà chúng ta sử dụng có thể sẽ thúc đẩy hơn nữa lý do thực hiện tự do
hóa tại chính nước Mỹ cũng như tại nước ngoài hơn là hoàn thành việc tự do hóa thương
mại. Thay cho việc tài trợ cho chính phủ các nước được gọi là khoản trợ cấp kinh tế,
nhưng đông thời lại thực hiện các biện pháp hạn chế các sản phẩm do các nước này sản
xuất, do đó cản trở doanh nghiệp phát triển tự, do thì chúng ta có thể đạt được một chỗ
đứng vững chắc. Chúng ta có thể nói với thế giới rằng: Chúng tôi tin tưởng vào tự do và
mong muốn thực hiện nó. Chúng tôi không thể ép buộc các bạn phải tự do. Nhưng chúng
tôi có thể mang lại sự hợp tác đầy đủ một cách bình đẳng cho tất cả. Thị trường của
chúng tôi luôn mở rộng cho các bạn mà không hề có thuế quan hay các hạn chế khác.
Hãy bán ở đây cái mà các bạn có thể bán và muốn bán. Hãy mua bất cứ thứ gì mà các bạn
có thể mua và muốn mua. Bằng cách náy, sự hợp tác giữa mọi người trên thế giới sẽ được
ngày càng được mở rộng.



                               Tiểu sử Milton Friedman
Milton Friedman sinh tại Brooklyn năm 1912 trong một gia đình di cư Do Thái. Sau thời
kì học toán và sau đó là học kinh tế, bắt đầu sự nghiệp giáo sư đại học tại Đại học
Chicago chính vào năm Keynes qua đời.
Năm 1953, ông xuất bản cuốn « Luận về kinh tế học thực chứng ». Cuốn sách này đã gây
nhiều tranh cãi vào thời điểm nó được xuất bản, nhưng sau này lại trở thành một trong
những cuốn sách kinh điển của kinh tế học hiện đại. Năm 1962, Friedman xuất bản một
trong những tác phẩm gây nhiều sự chú ý nhất của kinh tế học : Chủ nghĩa tư bản và Tự
do. Người cùng tham gia viết với ông chính là người vợ, người cộng sự trung thành, Rose
Friedman.
Friedman đã cùng với Friedrick Hayek, một nhà kinh tế học có tư tưởng tự do khác, sáng
lập ra Hội Pelerin (lấy tên một khu đồi) và làm chủ tịch từ năm 1970 đến 1972. Hội này
tập hợp tất cả những nhà kinh tế học vốn tin tưởng tuyệt đối vào vai trò điều tiết của thị
trường.
Friedman nhận giải Nobel kinh tế năm 1976. Ông đồng thời cũng là nhà báo và chuyên
gia tư vấn kinh tế cho các cư quan nhà nước như Cục Dự trữ Quốc gia Mỹ (FED) hoặc
Đảng cộng hòa. Ông đã từng làm việc dưới các thời tổng thống Nixon và Reagan.

Tài liệu tham khảo

Milton Friedman and Rose Friedman, The case for free trade

(Nguồn: Nguyễn Văn Y biên dịch, Bản tin Phát triển và hội nhập, tháng 1/2007)

Mais conteúdo relacionado

Destaque

Steel shooting-targets
Steel shooting-targetsSteel shooting-targets
Steel shooting-targetsauahgelap12
 
Infinityconstruction
InfinityconstructionInfinityconstruction
Infinityconstructionauahgelap12
 
Soul Intensive 2013 | Your Soul Biz
Soul Intensive 2013 | Your Soul BizSoul Intensive 2013 | Your Soul Biz
Soul Intensive 2013 | Your Soul BizKatherine Allen
 
Sistemet politike-bashkohore
Sistemet politike-bashkohoreSistemet politike-bashkohore
Sistemet politike-bashkohoreEdona Donna
 
Summer School 2013 farewell presentation
Summer School 2013 farewell presentationSummer School 2013 farewell presentation
Summer School 2013 farewell presentationYat Tang
 
Lean manufacturing ppt
Lean manufacturing pptLean manufacturing ppt
Lean manufacturing pptHeli Patel
 

Destaque (11)

Present sydba
Present sydbaPresent sydba
Present sydba
 
Deception
DeceptionDeception
Deception
 
Steel shooting-targets
Steel shooting-targetsSteel shooting-targets
Steel shooting-targets
 
Infinityconstruction
InfinityconstructionInfinityconstruction
Infinityconstruction
 
Soul Intensive 2013 | Your Soul Biz
Soul Intensive 2013 | Your Soul BizSoul Intensive 2013 | Your Soul Biz
Soul Intensive 2013 | Your Soul Biz
 
Sistemet politike-bashkohore
Sistemet politike-bashkohoreSistemet politike-bashkohore
Sistemet politike-bashkohore
 
Leyenda y Mito
Leyenda y MitoLeyenda y Mito
Leyenda y Mito
 
Summer School 2013 farewell presentation
Summer School 2013 farewell presentationSummer School 2013 farewell presentation
Summer School 2013 farewell presentation
 
impulsive-buying
impulsive-buyingimpulsive-buying
impulsive-buying
 
Lean manufacturing ppt
Lean manufacturing pptLean manufacturing ppt
Lean manufacturing ppt
 
Promo selling pricing
Promo selling pricingPromo selling pricing
Promo selling pricing
 

Semelhante a Tu do thuong_mai_milton friedman

Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Qúy Nguyễn
 
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii2113819
 
Ngay cả buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả buffet cũng không hoàn hảoNgay cả buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả buffet cũng không hoàn hảobauloc
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.phucbo
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.phucbo
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.phucbo
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếHyo Neul Shin
 
Ngay Cả Buffett Cũng Không Hoàn Hảo
Ngay Cả Buffett Cũng Không Hoàn HảoNgay Cả Buffett Cũng Không Hoàn Hảo
Ngay Cả Buffett Cũng Không Hoàn HảoPhamGiaTrang
 
Ngay ca buffet cung khong hoan hao
Ngay ca buffet cung khong hoan haoNgay ca buffet cung khong hoan hao
Ngay ca buffet cung khong hoan haokhosachdientu2015
 
Ngay ca buffet cung khong hoan hao
 Ngay ca buffet cung khong hoan hao Ngay ca buffet cung khong hoan hao
Ngay ca buffet cung khong hoan haoTùng Kinh Bắc
 
Buffett cung khong hoan hao
 Buffett cung khong hoan hao Buffett cung khong hoan hao
Buffett cung khong hoan haoTùng Kinh Bắc
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...OnTimeVitThu
 
Ngay cả Buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả Buffet cũng không hoàn hảoNgay cả Buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả Buffet cũng không hoàn hảoSon Nguyen
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759Hoàng Lan
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Kiên Trần
 

Semelhante a Tu do thuong_mai_milton friedman (20)

Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiiiquan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
quan tri kinh doanh quoc te iiiiiiiiiiii
 
Ban tay vo_hinh_438
Ban tay vo_hinh_438Ban tay vo_hinh_438
Ban tay vo_hinh_438
 
Ngay cả buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả buffet cũng không hoàn hảoNgay cả buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả buffet cũng không hoàn hảo
 
Ban tay vo hinh
Ban tay vo hinhBan tay vo hinh
Ban tay vo hinh
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.Tham khao cung cau tien.
Tham khao cung cau tien.
 
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.docTiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
Tiểu Luận Triết Học Phân Tích Cặp Phạm Trù Bản Chất Và Hiện Tượng.doc
 
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tếnhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
nhận định đúng sai môn lịch sử các học thuyết kinh tế
 
Ngay Cả Buffett Cũng Không Hoàn Hảo
Ngay Cả Buffett Cũng Không Hoàn HảoNgay Cả Buffett Cũng Không Hoàn Hảo
Ngay Cả Buffett Cũng Không Hoàn Hảo
 
Ngay ca buffet cung khong hoan hao
Ngay ca buffet cung khong hoan haoNgay ca buffet cung khong hoan hao
Ngay ca buffet cung khong hoan hao
 
Ngay ca buffet cung khong hoan hao
 Ngay ca buffet cung khong hoan hao Ngay ca buffet cung khong hoan hao
Ngay ca buffet cung khong hoan hao
 
Buffett cung khonghoanhao
Buffett cung khonghoanhaoBuffett cung khonghoanhao
Buffett cung khonghoanhao
 
Buffett cung khong hoan hao
 Buffett cung khong hoan hao Buffett cung khong hoan hao
Buffett cung khong hoan hao
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
 
Ngay cả Buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả Buffet cũng không hoàn hảoNgay cả Buffet cũng không hoàn hảo
Ngay cả Buffet cũng không hoàn hảo
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 

Tu do thuong_mai_milton friedman

  • 1. TỰ DO THƯƠNG MẠI Milton Friedman và Rose Friedman Về vấn đề thương mại quốc tế, trong một bài viết trước đây, Charles Wolf cho rằng sự thâm hụt không gây ra những vấn đề lớn. Ở đây, Friedmans bàn thảo về vấn đề tự do thương mại, một bài viết mang tính lô-gic và bao hàm nhiều nguyên lý. Milton Friedman (1912-2006), nhà kinh tế học người Mỹ đã từng đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, được coi là người đứng đầu trường phái Chicago và chủ nghĩa tự do hóa. Tên của ông cũng được gắn liền với cách tiếp cận « tiền tệ » trong kinh tế học với quan điểm cho rằng lạm phát có thể được điều tiết bởi việc cung ứng tiền tệ. Những tư tưởng siêu tự do (ultra-liberalism) của Friedman thực sự thống trị trong những năm 1980 và là ảnh hưởng chủ yếu trong hành động của các chính phủ Anh và Mỹ (thời Thatcher và Reagan). Bài viết về “Tự do hóa thương mại” được Friedman viết cùng vợ, Rose Friedman, mà chúng tôi giới thiếu dưới đây được coi như là bản Tuyên ngôn của Friedman về những lôgích và nguyên tắc cơ bản của tự do hóa thương mại. Cho dù chủ nghĩa tự do hóa thương mại vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, cả ở những nước phát triển và đang phát triển cũng như ở Việt Nam, thì chúng tôi vẫn muốn giới thiệu bài viết này của Friedman với mong muốn cung cấp thêm cho độc giả một nguồn tư liệu để hiểu thêm về nguồn gốc của chủ nghĩa kinh tế này. Thông thường, một chính sách kinh tế được gọi là tốt nếu các chuyên gia kinh tế đồng quan điểm với nhau. Các nhà kinh tế thường bất đồng nhưng điều này đã không xảy ra đối với những vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế. Kể từ thời Adam Smith tới nay, đã có một sự thống nhất thực sự giữa các nhà kinh tế, rằng tự do thương mại quốc tế là lợi ích quan trọng nhất đối với các quốc gia và thế giới. Tuy nhiên, thuế quan vẫn luôn hiện hữu. Hoa Kỳ áp dụng chế độ thuế quan trong suốt thế kỷ thứ 19 và được nâng cao hơn trong thế kỷ 20 bởi luật thuế quan Smoot-Hawley năm 1930, vấn đề mà một số học giả cho là có tác động một phần tới sự đình đốn kinh tế trầm trọng vào giai đoạn sau đó. Thuế quan từ đó được cắt giảm thông qua nhiều hiệp định quốc tế tuy vẫn còn cao và có thể còn cao hơn mức áp dụng từ thế kỷ 19 mặc dù đã có những thay đổi, điều chỉnh lớn về một số hạng mục trong nền thương mại quốc tế. Hiện nay, vẫn còn nhiều sự ủng hộ thuế quan - dưới cái tên “bảo hộ”, một cái tên tốt cho một nguyên cơ tồi. Các hãng sản xuất tìm cách hạn chế nhập khẩu. Họ luôn lên tiếng vì “lợi ích chung” về nhu cầu bảo tồn nghề nghiệp hay tăng cường an ninh quốc gia. Trong khi đó, tiếng nói của người tiêu dùng lại bị chìm lặng trong sự hỗn tạp về “sự nguỵ biện quyền lợi của giới kinh doanh và nhà sản xuất” và các nhân viên của họ. Kết quả là sự bóp méo nghiêm trọng vấn đề. Ví dụ, người ủng hộ thuế quan coi tạo thêm việc làm là một kết cục mong muốn bất kể đó là nghề gì. Đây là điều hoàn toàn sai trái. Nếu tất cả những điều mà chúng ta cần là việc làm, chúng ta có thể tạo ra bất kỳ số lượng việc làm nào, chẳng hạn như người ta đào hố rồi lấp đi hay thực hiện những công việc không hữu ích khác. Tuy nhiên, đó là giá mà chúng ta phải trả để có điều mà chúng ta muốn. Mục tiêu của ta không chỉ là công việc mà còn là công việc hữu dụng – công việc qua đó cung cấp nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn cho tiêu dùng. Một số ý kiến Một ảo tưởng khác ít khi phát hiện ra sự mâu thuẫn khi cho rằng xuất khẩu là tốt, nhập khẩu là không tốt. Sự thật lại rất khác biệt. Chúng ta không thể ăn, mặc hoặc
  • 2. hưởng thụ hàng hoá ta xuất ra nước ngoài. Chúng ta ăn chuối nhập từ Trung Mỹ, đi giầy của người Ý , đi xe hơi của Mỹ và thưởng thức các chương trình trên TV được sản xuất bởi người Nhật Bản. Thành quả của chúng ta từ ngành ngoại thương là những gì nhập khẩu được. Xuất khẩu là giá chúng ta phải trả để tiếp nhận các mặt hàng nhập khẩu. Như Adam Smith đã từng nhìn nhận vấn đề một cách hết sức rõ ràng, công dân của một quốc gia hưởng lợi từ được hưởng lợi ích từ việc càng nhập khẩu khối lượng lớn bao nhiêu lại càng có khả năng xuất khẩu bấy nhiêu, hay nói cách khác xuất khẩu càng ít thì khả năng chi tra cho nhập khẩu cũng ít Những thuật ngữ được dùng không đúng phản ánh các ý kiến sai lệch này. “Bảo hộ” trong thực tế có nghĩa sự bóc lột người tiêu dùng. “Cán cân thương mại thặng dư” có nghĩa xuất khẩu vượt quá nhập khẩu, có nghĩa xuất hàng hoá ra nước ngoài với tổng giá trị lớn hơn số hàng hoá được nhập từ bên ngoài vào. Trong gia đình, chắn chắn bạn ưa thanh toán ít mà tiếp nhận được nhiều hơn. Điều này được gọi là “cán cân thanh toán thâm hụt” trong thương mại quốc tế. Lập luận ủng hộ thuế quan, là những lời thuyết phục nhất đối với công chúng vì đó là những lời lẽ bảo vệ người lao động Mỹ có mức sống cao từ sự cạnh tranh “không lành mạnh” của người lao động Nhật Bản, Hàn Quốc hay Hồng Kông vốn sẵn lòng làm việc với mức lương thấp hơn. Vậy điều sai trái trong lập luận này là gì? Chúng ta có cần bảo vệ những người có mức sống cao không? Sự sai lầm của lập luận này là việc sử dụng không chặt chẽ các thuật ngữ lương “cao” và lương “thấp”. Vậy lương cao và thấp có nghĩa là gì? Người công nhân Mỹ được trả lương bằng đồng đô-la; người công nhân Nhật Bản được trả lương bằng đồng Yên. Vậy làm sao chúng ta có thể so sánh các khoản lương bằng đô-la và khoản lương bằng Yên. Bao nhiêu Yên tương đương với một đô-la? Yếu tố gì quyết định tỷ giá hối đoái? Hãy xem xét một trường hợp cực đoan. Giả sử rằng, hãy bắt đầu với, 360 yên Nhật tương ứng với 1 đô-la. Theo tỷ giá này, mức trao đổi thực tế trong nhiều năm, giả thiết rằng người Nhật có thể sản xuất và bán mọi hàng hoá để đổi lấy một lượng đô-la ít hơn lượng mà chúng ta có thể thu được ở Mỹ, các mặt hàng như TV, xe hơi, sắt thép, và thậm chí đậu tương, lúa mỳ, sữa và kem. Nếu chúng ta có được một nền tự do thương mại quốc tế, chúng ta sẽ mua tất cả hàng hoá từ Nhật Bản. Đây dường như sẽ là câu chuyện cực kỳ rùng rợn về điều được mô tả bởi những người bảo vệ thuế quan – chúng ta sẽ bị tràn ngập bởi hàng hoá Nhật mà không thể bán được gì cho họ. Trước khi can thiệp vào câu chuyện này , hãy thử phân tích một bước sâu hơn. Bằng cách nào chúng ta thanh toán cho người Nhật? Chúng ta sẽ trao cho họ những bản hóa đơn bằng đô-la. Họ sẽ làm gì với những hoá đơn đô-la? Chúng ta giả thiết rằng 360 yên đổi được một đô-la, mọi thứ đều rẻ hơn ở Nhật Bản, do vậy chẳng có gì ở Mỹ chúng ta cần mua. Nếu những nhà xuất khẩu Nhật sẵn lòng huỷ những hoá đơn đô-la, thì điều đó thật tuyệt vời đối với chúng ta. Chúng ta sẽ tiếp nhận tất cả các loại hàng hoá mà chỉ mất những mẩu giấy mà chúng ta có thể sản xuất với số lượng lớn và với giá rẻ. Chúng ta sẽ có một ngành công nghiệp xuất khẩu tuyệt hảo. Đương nhiên, trong thực tế người Nhật sẽ không bán cho chúng ta hàng hoá thiết yếu (hữu ích) để nhận những hoá đơn vô dụng chỉ để đem chôn hoặc tiêu huỷ. Giống như chúng ta, họ cần nhận được những thứ thật sự hữu ích cho công việc của họ. Nếu tất cả các loại hàng hoá đều rẻ hơn ở Nhật Bản so với ở Hoa Kỳ theo tỷ giá 360 yên cho một
  • 3. đô-la, các nhà xuất khẩu sẽ cố gắng bán đô la với tỷ giá 360 yên/1đô là đề mua những hàng hóa Nhật Bản có giá rẻ hơn. Nhưng ai sẽ sẵn lòng mua đô-la? Những gì đúng với các nhà xuất khẩu Nhật đều đúng với mọi công dân nước này. Không ai sẵn sàng bỏ ra 360 yên để đổi lấy 1 đô-la nếu 360 yên có thể mua được nhiều thứ hơn ở Nhật Bản so với 1 đô-la ở Mỹ. Các nhà xuất khẩu, khi phát hiện ra rằng không ai mua đô-la theo giá 360 yên, sẽ giảm số đồng yên cho 1 đô-la. Trị giá đồng đô-la tương ứng với đồng yên sẽ giảm - xuống 300 yên một đô-la hoặc 250 yên hoặc 200 yên một đô-la. Trong một trường hợp khác, sẽ cần nhiều đô-la hơn để mua một lượng đồng yên nhất định. Hàng hoá Nhật được định giá bằng đồng yên, do vậy giá của hàng hóa bằng đồng đô-la sẽ tăng lên. Ngược lại, các hàng hoá Mỹ được định giá bằng đồng đô-la, do đó với một lượng đồng yên nhất đinh, người Nhật sẽ được nhận nhiều đô la hơn, và hàng hóa Mỹ sẽ rẻ hơn đối với người Nhật liên quan đến trị giá đồng yên. Giá đồng đô-la so với đồng yên sẽ giảm, cho đến khi, ở mức trung bình, giá trị đồng đô-la về hàng hoá mà người Nhật mua từ Mỹ gần như tương ứng với giá trị đồng đô-la về hàng hoá mà người Mỹ mua từ Nhật. Ở mức giá đó, mọi người muốn mua đồng yên để lấy đô- la sẽ tìm được người sẵn sàng bán cho mình đồng yên để lấy đô-la. Đương nhiên, tình hình thực tế phức tạp hơn nhiều so với ví dụ mang tính giả thuyết này. Nhiều quốc gia, và không chỉ Mỹ và Nhật Bản, đã tham gia vào các hoạt động thương mại và thương mại thường diễn biến theo nhiều phương hướng khác nhau. Người Nhật có thể chi tiêu một lượng đô-la thu nhập ở Braxin, người Braxin ngược lại có thể chi tiêu số đô-la này ở Đức và người Đức tiêu số đô-la này ở Mỹ và cứ như vậy theo vòng quay của sự phức tạp không giới hạn. Tuy nhiên, nguyên lý thì giống nhau. Người dân, ở bất cứ quốc gia nào, trước hết muốn có đồng đô-la để mua sắm những hàng hoá hữu dụng, không để dự trữ, và sẽ không có vấn đề gì trong cân đối thanh toán cho đến khi giá đồng đô-la khi trao đổi sang yên hay mark hay franc được quyết định tại thị trường tự do thông qua các giao dịch tự nguyện. Vậy tại sao lại có sự tranh cãi về sự “yếu kém” của đồng đô-la? Tại sao xảy ra sự khủng hoảng liên tục của tỷ giá hối đoái? Lý do chính là các tỷ giá hối đoái ngoại tệ không được quyết định trong một thị trường tự do. Các ngân hàng trung ương của chính phủ đã can thiệp vào các tỷ giá hối đoái nhằm tạo ảnh hưởng lên giá trị các đồng tiền của mình. Trong quá trình này, họ đã đánh mất khối lượng lớn tiền mặt của người dân (đối với Mỹ, đã mất khoảng gần hai tỷ đô-la trong giai đoạn từ năm 1973 đến đầu năm 1979). Quan trọng hơn, họ cản trở các mức giá thực hiện đúng chức năng của nó. Họ không có khả năng ngăn chặn các sức mạnh kinh tế lớn gây tác động lên các tỷ giá hối đoái song chỉ có thể duy trì các tỷ giá hối đoái ảo trong một số giai đoạn thời gian nhất định. Tác động ở đây là cản trở sự điều chỉnh từng bước. Các tác động tiêu cực nhỏ tích luỹ thành các tác động lớn và rốt cuộc dẫn tới sự “khủng hoảng” lớn về tỷ giá hối đoái .. Trong tất cả số tài liệu đồ sộ trong một vài thế kỷ qua về tự do mậu dịch và chủ nghĩa bảo hộ, chỉ có ba luận cứ bảo vệ thuế quan là có giá trị về mặt nguyên lý. Thứ nhất là luận cứ về an ninh quốc gia - một luận cứ cho rằng công nghiệp thép trong nước là cần thiết vì mục tiêu quốc phòng. Mặc dù luận cứ này thường là cơ sở lý giải về tính hợp lý cho một loại thuế quan nào đó, điều không thể phủ nhận là điều đó có thể biện hộ cho sự duy trì các phương tiện sản xuất phi kinh tế. Đằng sau sự khẳng định này và trong một trường hợp cụ thể, thuế quan và sự hạn chế mậu dịch được lý giải là nhằm tăng
  • 4. cường an ninh quốc gia. Tuy nhiên, điều cần thiết là so sánh chi phí nhằm đạt được mục tiêu an ninh theo nhiều cách khác nhau. Trong thực tế, sự so sánh chi phí như vậy rất ít khi được thực hiện. Chúng tôi có thể nói với mọi người trên thế giới rằng: Chúng tôi không thể ép buộc các bạn phải tự do. Nhưng chúng tôi tin vào sự tự do và chúng tôi đang có ý định thực hiện nó. Lập luận thứ hai cho rằng mỗi nước cần phải bảo hộ ngành công nghiệp luyện thép còn non trẻ của mình. Tiêu biểu cho lập luận này là Alexander Hamilton trong bản Báo cáo về các ngành công nghiệp chế tạo. Lý do được đưa ra là, nếu một ngành công nghiệp tiềm năng được xây dựng và giúp đỡ trong các giai đoạn phát triển khó khăn , nó sẽ mang lại lợi ích cho thị trường thế giới theo nghĩa tạo ra sự bình đẳng. Một mức thuế quan tạm thời là xác đáng để giúp cho ngành công nghiệp tiềm năng đó có thể trưởng thành, cho tới khi nó có thể tự đứng vững được trên chính đôi chân của mình. Nhưng ngay cả khi nếu như ngành công nghiệp tiềm năng này có thể trưởng thành, thì khi nào nó có thể tự đứng vững được trên chính đôi chân của nó? Ngay cả khi nếu như ngành công nghiệp tiềm năng này có thể được xây dựng một cách thành công, thì điều đó bản thân nó cũng không biện hộ được cho việc định ra một mức thuế quan nhất định từ ban đầu. Sẽ là xác đáng khi người tiêu dùng phải mất thêm tiền để trợ cấp cho ngành công nghiệp non trẻ đó chỉ khi nào số tiền trợ cấp đó được hoàn lại bằng những cách thức khác nhau, chẳng hạn qua giá (giá sản phẩm thép trong nước thấp hơn giá của thị trường thế giới) hoặc những lợi ích khác mà việc có được ngành công nghiệp này mang lại. Nhưng ngay cả trong trường hợp đó việc trợ cấp có phải là một nhu cầu thực sự không? Mặt khác, điều gì sẽ xảy ra khi mà sự trợ cấp đó không được bồi hoàn? Cuối cùng, kinh nghiệm là phần lớn các công ty đều phải chịu lỗ trong những năm đầu tiên, khi chúng bắt đầu được xây dựng, khi dự định phát triển một ngành công nghiệp mới hoặc khi bắt đầu tham gia vào một ngành công nghiệp đã có. Luận cứ về ngành công nghiệp non trẻ tạo nên một màn sương mù về mặt nhận thức. Cái được gọi là “non trẻ” lại không bao giờ trưởng thành. Một khi được thiết lập, hiếm khi nào các mức thuế quan lại bị xóa bỏ. Hơn nữa, lập luận này cũng hiếm khi được sử dụng với hi vọng cái chưa thực sự hiện hữu (ngành công nghiệp non trẻ) có thể được quan niệm như là hiện hữu và có thể tồn tài nếu tạm thời bảo hộ nó. Nó (lập luận này) đôi khi cũng được sử dụng nhằm bào chữa cho các mức thuế quan được đưa ra dưới các sức ép chính trị về sự tụt hậu của ngành công nghiệp nội địa. Luận cứ thứ ba cho việc duy trì hàng thuế quan không vượt khỏi phạm vi của lập luận về sự “ăn mày hàng xóm”1. Một nước nếu như là nhà sản xuất chính của một mặt hàng nào đó, hoặc nếu như có thể liên kết với một số lượng nhỏ các nhà sản xuất khác để cùng kiểm soát phần lớn thị phần của sản phẩm, thì có thể tận dụng vị thế độc quyền bằng việc tăng giá sản phẩm (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC - là ví dụ điển hình của 1 “beggar-thy-neighbor” - An international trade policy of competitive devaluations and increased protective barriers where one country seeks to gain at the expense of its trading partners. (Financial dictionary). (Tạm dịch: Chính sách thương mại quốc tế dựa trên việc phá giá và tăng cường các hàng rào bảo hộ khi một nước cố gắng tìm kiếm lợi ích từ các đối tác thương mại của nó).
  • 5. trường hợp này). Tuy nhiên, thay vì tăng giá sản phẩm một cách trực tiếp, các nước này có thể thực hiện một cách gián tiếp bằng việc áp đặt một mức thuế trên sản phẩm – thuế xuất khẩu. Lợi nhuận thu được cho nước xuất khẩu khi đó sẽ thấp hơn chi phí của những nước khác, nhưng trên phương diện quốc gia, đó lại có thể là lãi ròng. Tương tự như vậy, một nước nếu là người mua chủ yếu của một mặt hàng – nhìn trên phương diện kinh tế học thì họ có độc quyền mua (monopsony)2. Nhóm người có độc quyền mua có khả năng được lợi bằng việc tăng cường mặc cả với người bán và áp đặt một mức giá thấp cho mặt hàng này. Đó là cách thức áp đặt thuế quan với hàng hóa nhập khẩu. Lãi thực thu được đối với người bán khi đó sẽ là phần giá đã trừ đi thuế (nhập khẩu), điều này giải thích tại sao thuế lại vẫn có thể giữ nguyên ngay cả khi hàng hóa được mua ở một mức giá thấp hơn. Trên thực tế, thuế quan đã được trả bởi người bên ngoài nước nhập khẩu (chúng tôi cho rằng hiện chưa có một ví dụ điển hình cho điều này). Trong thực tiễn, phương pháp mang tính chất dân tộc chủ nghĩa này rất được các nước ưa dùng nhằm trả đũa lẫn nhau. Thêm vào đó, cũng giống như lập luận về nền công nghiệp non trẻ, những áp lực chính trị hiện nay đang có khuynh hướng tạo ra các cấu trúc thuế quan mà trên thực tế không hề mang lại lợi ích cho bất cứ một nhà độc quyền bán (monopoly) hay độc quyền bán nào (monopsony). Luận cứ thứ tư, vốn đã từng được đưa ra bởi Alexander Hamilton và hiện vẫn tiếp tục được nhắc lại, đó là tự do thương mại sẽ tốt nếu tất cả các nước khác đều thực hiện nhưng không nước nào có thể thực hiện được điều này lâu, và nước Mỹ cũng vậy. Lập luận này không hề có một chút giá trị nào, cả trên phương diện nguyên tắc và thực tiễn. Những nước áp đặt các giới hạn về thương mại quốc tế đương nhiên sẽ gây thiệt hại đến lợi ích của nước Mỹ. Nhưng họ cũng tự gây thiệt hại đến chính lợi ích của mình. Ngoài ba trường hợp vừa được trình bày ở trên, nếu chúng ta (người Mỹ) áp đặt những hạn chế đối với các nước khác thì chúng ta cũng sẽ tự gây thiệt hại cho chính mình và cho họ. Sự cạnh tranh này là phương thuốc khó đối với một chính sách kinh tế nhạy cảm. Nếu các nước không giảm dần việc áp đặt hạn chế thì một hành động trả đũa sẽ tạo ra những hạn chế mạnh hơn. Chúng ta là một quốc gia mạnh, nhà lãnh đạo của thế giới. Thật là xấu hổ khi mà chúng ta đòi hỏi Hồng Kông và Đài Loan phải áp đặt cô-ta xuất khẩu đối với hàng dệt may của họ nhằm “bảo vệ” nền công nghiệp may mặc của chúng ta vốn gây ra nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ và cho những người công nhân Trung Quốc tại Hồng Kông và Đài Loan. Chúng ta hô hào về những giá trị của tự do thương mại, trong khi chúng ta lại sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị của mình để xui khiến Nhật Bản hạn chế xuất khẩu thép và máy truyền hình. Chúng ta cần phải hoàn toàn đứng về phía tự do thương mại, không nhất thiết là ngay lập tức nhưng với một thời hạn ít nhất là 5 năm, phải có được một bước tiến vượt bậc. 2 Definition of Monopsony: Monopsony is a state in which demand comes from one source. If there is only one customer for a certain good, that customer has a monopsony in the market for that good. Analogous to monopoly, but on the demand side not the supply side. Definition of Monopoly: If a certain firm is the only one that can produce a certain good, it has a monopoly in the market for that good.
  • 6. Một số biện pháp mà chúng ta sử dụng có thể sẽ thúc đẩy hơn nữa lý do thực hiện tự do hóa tại chính nước Mỹ cũng như tại nước ngoài hơn là hoàn thành việc tự do hóa thương mại. Thay cho việc tài trợ cho chính phủ các nước được gọi là khoản trợ cấp kinh tế, nhưng đông thời lại thực hiện các biện pháp hạn chế các sản phẩm do các nước này sản xuất, do đó cản trở doanh nghiệp phát triển tự, do thì chúng ta có thể đạt được một chỗ đứng vững chắc. Chúng ta có thể nói với thế giới rằng: Chúng tôi tin tưởng vào tự do và mong muốn thực hiện nó. Chúng tôi không thể ép buộc các bạn phải tự do. Nhưng chúng tôi có thể mang lại sự hợp tác đầy đủ một cách bình đẳng cho tất cả. Thị trường của chúng tôi luôn mở rộng cho các bạn mà không hề có thuế quan hay các hạn chế khác. Hãy bán ở đây cái mà các bạn có thể bán và muốn bán. Hãy mua bất cứ thứ gì mà các bạn có thể mua và muốn mua. Bằng cách náy, sự hợp tác giữa mọi người trên thế giới sẽ được ngày càng được mở rộng. Tiểu sử Milton Friedman Milton Friedman sinh tại Brooklyn năm 1912 trong một gia đình di cư Do Thái. Sau thời kì học toán và sau đó là học kinh tế, bắt đầu sự nghiệp giáo sư đại học tại Đại học Chicago chính vào năm Keynes qua đời. Năm 1953, ông xuất bản cuốn « Luận về kinh tế học thực chứng ». Cuốn sách này đã gây nhiều tranh cãi vào thời điểm nó được xuất bản, nhưng sau này lại trở thành một trong những cuốn sách kinh điển của kinh tế học hiện đại. Năm 1962, Friedman xuất bản một trong những tác phẩm gây nhiều sự chú ý nhất của kinh tế học : Chủ nghĩa tư bản và Tự do. Người cùng tham gia viết với ông chính là người vợ, người cộng sự trung thành, Rose Friedman. Friedman đã cùng với Friedrick Hayek, một nhà kinh tế học có tư tưởng tự do khác, sáng lập ra Hội Pelerin (lấy tên một khu đồi) và làm chủ tịch từ năm 1970 đến 1972. Hội này tập hợp tất cả những nhà kinh tế học vốn tin tưởng tuyệt đối vào vai trò điều tiết của thị trường. Friedman nhận giải Nobel kinh tế năm 1976. Ông đồng thời cũng là nhà báo và chuyên gia tư vấn kinh tế cho các cư quan nhà nước như Cục Dự trữ Quốc gia Mỹ (FED) hoặc Đảng cộng hòa. Ông đã từng làm việc dưới các thời tổng thống Nixon và Reagan. Tài liệu tham khảo Milton Friedman and Rose Friedman, The case for free trade (Nguồn: Nguyễn Văn Y biên dịch, Bản tin Phát triển và hội nhập, tháng 1/2007)