SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
0
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
PHAN THỊ YẾN
KẾT QUẢ CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
TẠI BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên, năm 2014
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
PHAN THỊ YẾN
KẾT QUẢ CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
TẠI BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60 72 01 35
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG KIÊN
Thái Nguyên, năm 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô, bạn
bè, đồng nghiệp và người thân. Tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập.
Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Phục hồi chức
năng, BSCKII Lê Thành Cương, BSCKI Đào Văn Dũng - Bệnh viện chỉnh
hình và Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn đúng thời hạn.
Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Nhi - Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Trung Kiên, các Thầy
Cô đã tận tình chỉ bảo và cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về
phương pháp nghiên cứu cũng như kiến thức chuyên ngành.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng thông qua đề
cương đã định hướng nghiên cứu cho đề tài của luận văn, các Thầy Cô trong
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu, đã đánh
giá và ghi nhận sự nỗ lực của tôi trong học tập.
Để hoàn thành luận văn này có sự đóng góp, động viên khích lệ, giúp đỡ
rất lớn, sự chia sẻ và tạo điều kiện của những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 9 năm 2014
Học viên
BS. Phan Thị Yến
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVCH&PHCN : Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng
CARS : Phân loại theo thang đánh giá mức độ tự kỷ
CS
CT
: Cộng sự
: Can thiệp
KTV : Kỹ thuật viên
NVTL : Nhân viên tâm lý
RLPTK : Rối loạn phổ tự kỷ
4
MỤC LỤC
.................................................................................................. 1
............................................................ 3
1.1. Dịch tễ học tự kỷ........................................................................................ 3
1.2. Phân loại tự kỷ............................................................................................ 8
1.3. Một số công cụ chẩn đoán tự kỷ ................................................................ 9
1.4. Các phương pháp điều trị tự kỷ................................................................10
1.5. Điều trị tự kỷ tại Việt Nam và Thái Nguyên............................................28
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp. ........................................29
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............33
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................33
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................33
2.3. Phân tích số liệu .......................................................................................38
2.4. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................38
Chƣơng 3: .......................................................39
3.1. Kết quả can thiệp......................................................................................39
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp. ........................................59
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................53
KẾT LUẬN....................................................................................................63
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................65
PHỤ LỤC.......................................................................................................71
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu ................................39
Bảng 3.2: Mức độ tự kỷ theo lứa tuổi của trẻ .................................................39
Bảng 3.3: Mức độ tự kỷ theo giới của trẻ .......................................................40
Bảng 3.4: Tần suất các phương pháp sử dụng trong điều trị ..........................41
Bảng 3.5: Tần suất người tham gia điều trị và thời lượng điều trị cho trẻ .....41
Bảng 3.6 Thời gian trẻ đã điều trị (tính cả trước khi chọn vào nghiên cứu) ..42
Bảng 3.7: Điểm CARS trước và sau điều trị theo lứa tuổi .............................42
Bảng 3.8: Kết quả test Denver trước và sau can thiệp....................................43
Bảng 3.9: Điểm lĩnh vực tương tác xã hội trước và sau điều trị.....................44
Bảng 3.10: Điểm lĩnh vực hành vi trước và sau điều trị.................................44
Bảng 3.11: Điểm lĩnh vực giao tiếp (có lời và không lời) trước và sau điều trị
.................................................................................................................45
Bảng 3.12. Các dấu hiệu giao tiếp trước và sau điều trị .................................45
Bảng 3.13. Các dấu hiệu hành vi trước và sau điều trị ...................................46
Bảng 3.14: Điểm CARS với một số yếu tố liên quan đến điều trị..................47
Bảng 3.15 : Liên quan tuân thủ điều trị với giao tiếp của trẻ .........................48
Bảng 3.16 : Liên quan tuân thủ điều trị với dấu hiệu hành vi.........................48
Bảng 3.17: Liên quan thời gian điều trị với giao tiếp của trẻ .........................49
Bảng 3.18: Liên quan thời gian điều trị với hành vi của trẻ ...........................50
Bảng 3.19: Sự tham gia của gia đình với giao tiếp của trẻ .............................51
Bảng 3.20: Sự tham gia của gia đình với hành vi của trẻ ...............................52
1
Ề
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất
hiện trong ba năm đầu đời, thuật ngữ tự kỷ được Leo Kanner sử dụng lần đầu
tiên năm 1943 để mô tả những bệnh nhân có khiếm khuyết về tương tác xã
hội; khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi, sở thích hạn
hẹp và lặp đi lặp lại. Có nhiều dạng biểu hiện tự kỷ khác nhau, nên tự kỷ còn
được gọi dưới tên “rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorders). Trên
Thế giới, tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) gia tăng rất nhanh, trong 20
năm qua tỉ lệ mắc tăng 8-10 lần [41]. Tại Mỹ, tỉ lệ mắc RLPTK gia tăng rất
nhanh, những năm 1960-1970 khoảng 0,5‰, những năm 1980 là 1‰, so với
hiện nay 11‰ [55] và tự kỷ được coi là một trong ba vấn đề sức khỏe hàng
đầu cùng với ung thư và bệnh tim mạch tại Mỹ [34].
, tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị tự kỷ tại các bệnh viện
Nhi năm 2007 tăng gấp 33-50 lần so với năm 2000 [5]
ại Việt Nam. Năm
2012 nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang trên trẻ em 18-24 tháng tuổi
tại Thái Bình thấy tỉ lệ mắc RLPTK là 0,46% [13].
Việc phát hiện và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có ý nghĩa rất quan trọng, nếu
được can thiệp sớm thì trẻ có nhiều cơ hội (30%) có cuộc sống bình thường
và hòa nhập xã hội [50]. Điều trị cho trẻ tự kỷ cho đến nay vẫn còn rất khó
khăn, điều trị rất tốn kém về kinh phí và đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài (có
khi suốt đời) [19]. Có nhiều phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ như phương
pháp y sinh học (dùng các hóa dược, vật lý trị liệu, oxy cao áp, tế bào gốc…)
và phương pháp tâm lý - giáo dục (phân tâm, tâm vận động, chỉnh âm và ngôn
ngữ, các phương pháp giáo dục đặc biệt, PECS, TEACCH, ABA….). Tại Việt
Nam, hiện nay việc chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ mới tập trung tại các thành
phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), với một số trung tâm tại các bệnh
viện Nhi (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng I, II), còn tại các
2
tỉnh vấn đề tự kỷ hầu như vẫn bị bỏ ngỏ [5]. Tại Bệnh viện Nhi trung ương,
Quách Thúy Minh và CS nghiên cứu trên 130 trẻ tự kỷ thấy sau 3 tháng điều
trị trẻ có cải thiện tương tác xã hội và ngôn ngữ, điểm tự kỷ giảm sau 9 tháng
[20]. Nguyễn Hồng Thúy và CS áp dụng PECS trong can thiệp tự kỷ thấy sau
3 tháng trẻ tăng giao tiếp mắt, giảm hành vi xung đột, sau 6 tháng trẻ có thay
đổi rõ rệt tương tác xã hội [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang
thấy sau 12 tháng can thiệp điểm CARS của trẻ giảm có ý nghĩa [12]. Nguyễn
Nữ Tâm An ứng dụng phương pháp TACCH trong can thiệp tự kỷ thấy nhận
thức, hành vi và giao tiếp của trẻ đều có cải thiện [1]. Một số tác giả khác
nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ thấy ngôn ngữ, khả năng
tập trung và hành vi của trẻ cải thiện rõ rệt [15], [22],[24].
Tại tỉ ắ
, nghiên cứu của Phạm Trung Kiên và CS tỉ lệ mắc tự kỷ trẻ
em Thái Nguyên là 0,45%. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và can thiệp tự kỷ tại
Thái Nguyên còn gặp khó khăn. Hiện nay tại Thái Nguyên có hai cơ sở can
thiệp trẻ tự kỷ là Trường Hỗ trợ và Giáo dục trẻ thiệt thòi Thái Nguyên và
Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thái Nguyên. Góp phần nâng
cao chất lượng can thiệp trẻ tự kỷ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết
quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi
chức năng Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện
Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp rối loạn
phổ tự kỷ.
3
1.1. Dịch tễ học tự kỷ
1.1.1. Khái niệm chung về tự kỷ
Thuật ngữ tự kỷ Autism có gốc từ Hy Lạp: Autos, có nghĩa là “tự thân”,
do bác sĩ tâm thần học Eugen Bleuler đầu tiên sử dụng để mô tả triệu chứng
cơ bản của tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm. Năm 1943, Leo Kanner sử dụng
thuật ngữ này để mô tả một nhóm bệnh nhân có 3 đặc tính quan trọng: một
mình; mong muốn sự giống nhau; có các vấn đề về ngôn ngữ như chậm phát
triển ngôn ngữ, nhại lời, hiểu theo nghĩa đen….[50]. Nhiều nghiên cứu về tự
kỷ của các nhà khoa học cho thấy sự phát triển đa dạng của các biểu hiện tự
kỷ, điều này hướng đến một thuật ngữ có phạm vi mô tả rộng hơn bao gồm
nhiều dạng tự kỷ. Vì vậy, đến những cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ra
đời thuật ngữ “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorders), thuật ngữ
này được xem là đồng nghĩa với “Rối loạn phát triển lan toả” (Pervasive
Developmental Disorders). Đến năm 2013, trong DSM-V, thay tên gọi “rối
loạn phát triển lan toả” bằng “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum
Disorders) là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự suy giảm tương tác xã
hội và giao tiếp (bằng lời và không bằng lời nói), hành vi hạn chế, lặp đi lặp
lại hoặc rập khuôn [41].
Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về tự kỷ, nhưng khái niệm tương đối
đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất là khái niệm của Liên hiệp quốc đưa ra
năm 2008: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường
được thể hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần
kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh
hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính,
chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn
trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời
nói, và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp”. Các
4
khái niệm có khác nhau, nhưng có đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của
khái niệm tự kỷ: tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi
ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích
mang tính hạn hẹp lặp đi lặp lại. Mặc dù rối loạn phổ tự kỷ có những đặc
điểm chung, nhưng phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của các
triệu chứng có khác nhau.
Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tinh thần (Diagnostic and
Statistical Manual of Mental Disorders - DSM) của Hội Tâm thần học Mỹ
được coi là “kinh thánh” của các nhà tâm thần học. Cũng như nhiều các rối
nhiễu khác, tiêu chí chẩn đoán tự kỷ cũng được thể hiện rất rõ trong sự phát
triển của DSM. Trước đây, trong bản DSM-I (1952), DSM-II (1968), tự kỷ
chỉ được coi như một dạng “tâm thần phân liệt”. Đến DSM-III (1980), DSM-
III-R (1987) tự kỷ được phân loại và có tiêu chí chẩn đoán rõ ràng. Trong
DSM-III, đề cập đến “Tự kỷ trẻ em” với 6 tiêu chí chẩn đoán, DSM-III-R
phát triển thành 16 tiêu chí chia làm 3 nhóm và được gọi là “rối loạn tự kỷ”.
Đến DSM-IV (1994)[33] và DSM-IV-R (2000)[33] hoàn thiện các tiêu chí
chẩn đoán tự kỷ và xếp tự kỷ vào nhóm rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive
Developmental Disorders - PDDs) tương đương với Autistic Spectrum
Disorders. Theo DSM-IV, PDDs được chia thành 5 rối loạn:
- Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder).
- Rối loạn Asperger (Asperger Disorder).
- Rối loạn Rett (Rett Disorder).
- Rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ (Childhood Disintegative Disorder).
- Rối loạn phát triển lan tỏa không xác định (Pervasive Developmental
Disorders - Not Otherwise Specified: PDD-NOS).
Đến DSM-5 (5.2013), những thay đổi trong quan niệm tự kỷ nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tiễn, bao gồm:
- Thay tên gọi Rối loạn phát triển lan tỏa (PDDs) bằng Rối loạn phổ tự
kỷ (RLPTK).
5
- Tên RLPTK được sử dụng chung cho tất cả các rối loạn thuộc phổ tự
kỷ thay vì gọi tên từng loại rối loạn như trong các phiên bản DSM trước đây.
- Gộp nhóm khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội làm một, như
vậy sẽ chỉ có 2 nhóm tiêu chí chẩn đoán.
- Các tiêu chí chẩn đoán cũng được đánh giá là hẹp hơn trong các phiên
bản trước.
1.1.2. Tỉ lệ mắc tự kỷ
Nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên được thực hiện từ giữa thập kỷ 60 của
thế kỷ XX tại Anh đã ra tỉ lệ hiện mắc tự kỷ của trẻ em là 1/2.000 [54]. Tại
Mỹ tỉ lệ hiện mắc tẳng rất cao: theo Rabin (1997) có 115.000 trẻ mắc tự kỷ
[26], tỉ lệ hiện mắc theo Cass H, Baird G và cộng sự (2003) là 1/333; tại Mỹ
năm 2009 cứ 70 trẻ trai sinh ra có một trẻ mắc tự kỷ[39]. Theo các số liệu
nghiên cứu trên thế giới, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái. Năm 2003,
Fombonne đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp từ 32 nghiên cứu được công
bố từ năm 1966- 2001 cho thấy: tỉ lệ nam/nữ là khoảng 4/1. Chưa có nghiên
cứu nào cho thấy tự kỷ gặp ở nữ nhiều hơn nam[48]. Tỉ lệ hiện mắc tự kỷ tại
Hàn Quốc khá cao: Young Shin Kim và cộng sự nghiên cứu 55.000 trẻ từ 7
đến 12 tuổi tại Hàn Quốc thấy tỉ lệ mắc tự kỷ ở nhóm trẻ này là 1/38 trẻ chiếm
2.6% [51]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc RLPTK tại
cộng đồng. Tuy nhiên, tại các bệnh viện tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị vì
RLPTK tăng đột biến trong những năm gần đây. Theo nghiên cứu của Bệnh
viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2000-2007 số lượng trẻ được chẩn đoán và
điều trị tự kỷ ngày càng đông; trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần
so với năm 2000; số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với
năm 2000. Xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn
2004-2007 so với năm 2000[5]. Cũng theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng I
(Thành phố Hồ Chí Minh), nếu năm 2000 bệnh viện chỉ điều trị cho 2 trẻ bị tự
kỷ, thì sau 4 năm con số này đã là 170 trẻ, đến năm 2008 con số này tăng gấp
2 lần tức là 324 trẻ[3].
6
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang tại Thái Bình (2011) cho thấy
tỉ lệ mắc tự kỷ trẻ em 18-36 tháng là 4,6‰[12].
Tại Thái Nguyên, những bệnh nhân tự kỷ đầu tiên được phát hiện và điều
trị từ đầu những năm 2000, cho đến nay kiến thức về tự kỷ trong cộng đồng
cũng như trong ngành y tế, giáo dục Thái Nguyên vẫn còn rất hạn chế. Tại các
cơ sở điều trị trong ngành y tế Thái Nguyên chưa có đơn vị nghiên cứu và can
thiệp tự kỷ trẻ em
1.1.3. Nguyên nhân mắc tự kỷ
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác căn nguyên của
chứng tự kỷ, có một số giả thuyết do cấu tạo não bất thường, thiếu cân bằng
về kích thích tố, di truyền, nhiễm độc thủy ngân, thiếu sinh tố, căn nguyên
tâm lý, tổn thương trong khi sinh…
1.1.3.1. Nguyên nhân tâm lý
Theo Leo Kanner có mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ với tâm lý vì ông cho
rằng những trẻ tự kỷ có cha mẹ là người có trình độ trí tuệ cao, thông minh
nhưng lại kém quan tâm và sống lạnh lùng với con cái [50]. Tiếp theo quan
điểm này Bruno Bettleheim (1950 đến 1960) cho rằng trẻ bị tự kỷ là do người
mẹ bỏ mặc, vì người mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là tình cảm,
sống lạnh lùng, không yêu con [38]. Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa
con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ,
không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói; đồng thời trẻ cũng ứng xử như
vậy với người khác [60]. Nhiều tác giả thấy những trẻ ít được gia đình quan
tâm, những trẻ xem vô tuyến, nghe nhạc nhiều giờ trong ngày có nguy cơ mắc
tự kỷ cao hơn những trẻ khác. Nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ cũng có liên
quan đến mắc tự kỷ của trẻ[16]. Nguyễn Thị Hương Giang thấy những đứa trẻ
không được bố mẹ chăm sóc có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 4,1-6,8 lần, những
trẻ có cha mẹ có học vấn từ đại học trở lên nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 1,93-
2,65 lần [12]. Ngày nay nguyên nhân tâm lý ít được quan tâm hơn, các nhà
7
khoa học đi sâu vào tìm kiếm các nguyên nhân thần kinh và tổn thương não
trước, trong và sau khi sinh [8].
1.1.3.2 Căn nguyên hội chứng tự kỷ do tính bất thường của não
Để làm rõ hơn về nguyên nhân sinh học, Bauman và Kemper đã tiến
hành khám nghiệm não bộ của các tử thi mắc hội chứng tự kỷ và phát hiện ra
hai vùng hạnh nhân và vùng hải mã phát triển dưới mức bình thường
Courchesne E. phát hiện thấy hai vùng thuộc tiểu não của người tự kỷ là thùy
vermal VI và VII nhỏ hơn một cách bất thường so với người bình thường [43].
1.1.3.3 Các căn nguyên khác
- Căn nguyên nhiễm độc: những thập kỷ qua có sự gia tăng tỉ lệ mắc tự
kỷ tương đương với sự tiếp xúc với thủy ngân thông qua việc sử dụng vacxin
được bảo quản bằng thimerosal (hợp chất hữu cơ có chứa thủy ngân). Người
ta còn thấy thấy trẻ em mắc chứng tự kỷ cao hơn ở những bà mẹ có có một
tiếp xúc với thủy ngân khi mang thai (do hỗn hợp điều trị nha khoa chứa
thimerosal).
- Thiếu cân bằng hóa chất và thiếu sinh tố gây ra bệnh tự kỷ: Một số trẻ
tự kỷ dị ứng với vài loại thực phẩm nhất định đồng thời cũng có thể thiếu một
số chất trong cơ thể như vitamin B6 và Magnesium, vitaminD và calci
[45],[46].
- Nguyên nhân tự kỷ liên quan đến đặc tính sinh học nam tính: Do tỷ lệ
trẻ tự kỷ nam cao gấp 3 đến 4 lần so với nữ, nên có giả thuyết cho rằng não bộ
của trẻ có cấu tạo thiên quá mức về nam tính dễ mắc bệnh tự kỷ hơn, bộ não
của nam thiên về tính hệ thống hóa, lý tính và logic[32].
- Yếu tố trong lúc mang thai và sinh đẻ: Ngày nay người ta thấy một số
ca đẻ khó có liên quan tới những dị tật của đứa bé trong bụng mẹ. Tỉ lệ khá
cao trẻ bị tự kỷ có trùng hợp với chuyện sinh đẻ: mẹ trẻ bị vỡ nước ối sớm
nhiều giờ trước khi sinh, thiểu ối, nhiễm trùng ối, can thiệp sản khoa, bị ngạt
trong lúc sinh [30]. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Lord, Mulloy, Vendelboe
và Schopler (1991) không cho thấy bệnh tự kỷ liên quan đến những nguyên
8
nhân này [53]. Nghiên cứu của Ditza A. Zachor và CS trên 615 trẻ tự kỷ thấy
các yếu tố có liên quan đến tự kỷ là: con thứ nhất, mẹ trên 35 tuổi, bố trên 38
tuổi, con đầu lòng, cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500g, tuổi thai dưới 36 tuần [44].
- Căn nguyên bệnh tự kỷ là do di truyền: di truyền quyết định sự phát
triển của não bộ nên có giả thuyết cho rằng chứng tự kỷ có thể do di truyền
[52], [58].
1.2. Phân loại tự kỷ
Dựa vào tiêu chí khác nhau, có thể phân loại tự kỷ như sau:
1.2.1. Phân loại theo thời điểm xuất hiện.
- Tự kỷ điển hình hay tự kỷ bẩm sinh: các triệu chứng xuất hiện dần dần
từ lúc trẻ sinh ra.
- Tự kỷ không điển hình hay mắc phải: trẻ vẫn phát triển bình thường
cho tới 12-30 tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột hoặc phát triển
thoái lui, đồng thời các triệu chứng khác của hội chứng tự kỷ cũng ngày càng
được bộ lộ rõ.
1.2.2. Phân theo mức độ của Lovaas.
- .
- .
- .
1.2.3 Phân loại theo IQ.
- Trẻ tự kỷ IQ cao và nói được.
- Trẻ tự kỷ IQ cao và không nói được.
- Trẻ tự kỷ IQ thấp và nói được.
- Trẻ tự kỷ IQ thấp và không nói được.
1.2.4 Phân loại theo thang đánh giá mức độ tự kỷ (CARS)
- Từ 15-30 điểm: không tự kỷ
- Từ 31-36 điểm: tự kỷ nhẹ và vừa.
- Từ 37-60 điểm: tự kỷ nặng.
9
1.3. Một số công cụ chẩn đoán tự kỷ
1.3.1. Đánh giá mức độ tự kỷ - CARS (Childhood autism rating scale)
Được thiết kế dưới dạng các bảng hỏi và quan sát, nhằm chẩn đoán hội
chứng tự kỷ từ trẻ 24 tháng. CARS kiểm tra trên 15 lĩnh vực khác nhau và qua
đó, xác định rõ các mức độ tự kỷ.
1.3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV[13]
Hãy đánh dấu mỗi biểu hiện theo quy định:
(-) Không đúng (++) Vừa (+++) Nặng (+) Nhẹ
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn 1: Trẻ phải có nhiều hơn 6 tiêu chí của nhóm (1), (2) và (3),
trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ nhóm (2 và 3)
Tiêu chuẩn 2: Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các
chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau với mốc khởi đầu trước 3 tuổi:
(1) tương tác xã hội (2) ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp xã hội (3)
chơi mang tính biểu tượng hay tưởng tượng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV rất nhạy và đặc hiệu với trẻ lớn hơn
hoặc 4 tuổi, nhưng lại bị hạn chế cho trẻ nhỏ vì các tiêu chuẩn: hạ chế trong
mối quan hệ với bạn bè, khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ lặp lại.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy chẩn đoán ở trẻ nhỏ dựa vào tiêu
chuẩn của DSM-IV và ICD-X có thể bị nhầm.
1.3.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-V
DSM-V chính thức đưa vào sử dụng tháng 5/2013 với một số thay đổi
nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và thực tiễn. Điểm nổi bật là:
- Thay tên gọi PDDs bằng Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK).
- Tên gọi RLPTK được sử dụng chung cho tất cả các rối loạn thuộc phổ
tự kỷ thay vì các tên gọi từng loại rối loạn như trước đây.
- Gộp nhóm khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội, theo đó sẽ có 2
tiêu chí chẩn đoán thay vì 3 như trong DSM-IV.
10
- Các tiêu chí chẩn đoán cũng được các nhà chuyên môn đánh giá là hẹp
hơn so với các phiên bản trước đây.
1.3.3. Chẩn đoán tự kỷ qua phỏng vấn có điều chỉnh ADI-R (Autism
Diagnostic Interview-Revised)
Bảng phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ có điều chỉnh được thiết kế bởi Le
Couteur và CS (1989). Bộ câu hỏi ADI được sử dụng dụng để đánh giá hành
vi cho trẻ 5 tuổi và có tuổi trí tuệ ít nhất 2 tuổi. Năm 1994, Lord Wing và CS
sửa đổi thành ADI-R cho phù hợp với trẻ 2 tuổi với tổi trí tuệ 18 tháng. Bảng
này chủ yếu lấy thông tin từ người mẹ với 3 điểm chủ chốt: tương tác xã hội;
giao tiếp và ngôn ngữ; hành vi định hình.
1.3.4. Chẩn đoán tự kỷ qua quan sát ADOS (The autism diagnostic
observation schedule - Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ )
Được thiết kế dưới dạng các hoạt động nhằm giúp đánh giá các vấn đề về
giao tiếp, kỹ năng chơi, tương tác xã hội, hành vi rập khuôn và sở thích định
hình, được xây dựng trên tiêu chí của DSM-IV.
1.3.5 Thang đánh giá tự kỉ của Gilliam (Gilliam Autism rating Scale - GARS)
Thang đánh giá mức độ tự kỉ trên do Gilliam J.E công bố năm 1995,
nghiên cứu trên 1.107 trẻ tự kỉ trong 48 bang của Hoa Kỳ. Nền tảng của nó
dựa vào DSM-IV. Nội dung gồm 56 câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn, áp dụng
cho đối tượng tự kỉ từ 3 đến 22 tuổi và có độ tin cậy là 96%.
1.3.6. Các công cụ chẩn đoán khác
- Bảng kiểm hành vi tự kỉ (Autism Behavior Check: ABC)
- Bộ câu hỏi giao tiếp xã hội (Social Communication Questionnaire – SCQ).
1.4. Các phƣơng pháp điều trị tự kỷ
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị, giáo dục và can thiệp đối với
trẻ tự kỉ đã được xây dựng và ứng dụng. Theo thống kê hiện có tới hơn 100
phương pháp can thiệp và điều trị tự kỉ được giới thiệu ở Hoa Kỳ. Ở Việt
Nam, cũng có đến khoảng 30 phương pháp được sử dụng [31]. Các nghiên
cứu tổng quan về điều trị lâm sàng đối với trẻ tự kỉ cho thấy không có một
11
phương pháp cụ thể nào có thể cải thiện tất cả các triệu chứng tự kỉ hay có
hiệu quả điều trị đối với tất cả các trẻ tự kỉ. Tuy nhiên, nhiều phương pháp đã
được chứng thực về hiệu quả can thiệp và điều trị một số triệu chứng tự kỉ căn
bản. Do bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan toả, là bệnh không khu
trú vào một lĩnh vực cụ thể nào, thể hiện sự rối loạn toàn diện các mặt trong
đời sống tâm lý con người. Khi mà các bác sỹ tâm thần vẫn chưa tìm ra
phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục học, vật lý trị
liệu, chỉnh âm, tâm vận động…tham gia trị liệu đã đem lại nhiều kết quả đáng
khích lệ [32]. Sau đây là một số phương pháp đã từng được áp dụng trong trị
liệu trẻ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam.
Theo quan niệm trước đây, trẻ tự kỷ chỉ được chữa trị một phương pháp
hay một số phương pháp theo quan điểm của những người trị liệu trực tiếp
trên trẻ (người theo một phương pháp nào đó) hay cha mẹ chúng. Ngày nay,
do có nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng quan tâm đến
chứng tự kỷ nên đã xuất hiện nhiều phương pháp trong việc điều trị. Với quan
điểm hiện tại, trị liệu trẻ tự kỷ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ
theo khả năng, mức độ và giai đoạn và sự tiến triển bệnh của trẻ [5].
1.4.1. Các phương pháp y sinh học
1.4.1.1. S [19]
. Người ta thấy hơn một nửa số trẻ tự kỷ tại Mỹ có dùng thuốc an thần,
chống co giật, chống trầm cảm [23]. Một số loại thuốc:
(Campbell, 1983).
12
(Levontal 1993).
(Campbell 1993; Henman 1991; Kalmen 1995).
C -
.
-
[13].
[22].
.
1.4.1.2. Giải độc hệ thống
, ng
[32]
[34].
1.4.1.3. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn loại trừ gluten và casein (Gluten Free, Casein Free Diet -
GFCF), nhiều gia đình có trẻ tự kỷ quan tâm tới can thiệp bằng chế độ dinh
dưỡng và chế độ ăn uống để giúp cải thiện những triệu chứng của con họ. Có
những bằng chứng cho thấy việc loại bỏ gluten (một loại protein được tìm
thấy trong lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, và yến mạch) và casein (một loại
13
protein được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa) trong khẩu phần của một
cá nhân có thể rất hữu ích cho việc giảm một số triệu chứng của tự kỷ [45].
Hành vi ăn uống không bình thường thường thấy ở trẻ tự kỷ đến mức mà
người ta đã đề xuất coi đây như là một chỉ số chẩn đoán. Kén ăn và ăn ít khá
hay gặp, nhưng nó cũng không đến mức gây suy dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.
Những gia đình muốn thử nghiệm chế độ ăn kiêng này cho con nhớ đảm bảo
con mình ăn đủ chất dinh dưỡng bằng cách tham vấn bác sĩ nhi khoa hoặc
những chuyên gia dinh dưỡng. Những sản phẩm từ bơ sữa là nguồn can xi và
vitaminD chủ yếu cho trẻ tại Hoa Kì. Nhiều trẻ nhỏ hấp thu được hàm lượng
protein cân bằng là nhờ vào những sản phẩm từ bơ sữa. Để thay thế nguồn
dưỡng chất này, ta sẽ phải thay thế các thực phẩm và nước giải khát khác để
cung cấp đủ khẩu phần dinh dưỡng. Nếu ta muốn cho trẻ ăn kiêng gluten, ta
sẽ phải lưu ý đảm bảo hàm lượng chất xơ và vitamin trong khẩu phần của trẻ.
Bổ sung vitamin có thể vừa có lợi vừa có tác dụng phụ, hãy tham khảo
chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn kiêng phù hợp với
sức khỏe, điều này đặc biệc quan trọng với trẻ kén ăn .
.
,
.
1.4.1.4.
. Vật lí trị liệu tập trung
vào những khó khăn trong vận động gây ra do những hạn chế về chức năng.
Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong những kĩ năng vận động thô như
14
ngồi, đi, chạy, hoặc nhảy. Vật lí trị liệu có thể hỗ trợ trương lực của cơ, khả
năng giữ thăng bằng và phối hợp. Nhà vật lí trị liệu sẽ bắt đầu bằng cách đánh
giá mức độ phát triển và những khả năng của trẻ. Một khi đã xác định được
những khó khăn, họ b
. Vật lí trị liệu có thể bao
gồm vận động có trợ giúp, nhiều dạng bài tập, và thiết bị chỉnh hình. Vật lí trị
liệu thường được thực hiện từ 30 phút đến 1 giờ mỗi lần bởi nhà vật lí trị liệu
có chứng chỉ, với tần suất tùy theo nhu cầu của trẻ.[4],[6].
-
t [31].
1.4.1.6. Nerofeedback
Phản hồi thần kinh (NFB), cũng được gọi là trị liệu thần kinh, phản hồi
sinh học thần kinh hay phản hồi sinh học qua điện não đồ (EEGBF) EEG là
một kỹ thuật chữa bệnh bằng việc phản hồi tức thời trên hoạt động của sóng
điện não, như được đo bởi những điện cực trên da đầu, biểu hiện điển hình
trên màn hình video. Mục tiêu sẽ cho phép điều khiển có ý thức hoạt động của
sóng điện não. Nếu hoạt động não thay đổi theo xu hướng mong muốn của
bác sĩ thì một ” phần thưởng ” tích cực được trao cho cá nhân, và nếu hoạt
động của sóng điện não theo hướng tiêu cực thì hoặc là có một sự phản hồi
âm tính hoặc là không có sự phản hồi nào được đưa ra (phụ thuộc vào nghi
15
thức). Những phần thưởng có thể đơn giản như sự thay đổi cao thấp của một
âm thanh hay độ phức tạp của một kiểu hoạt động nhất định trong đặc tính
của một trò chơi video. Kinh nghiệm này có thể được gọi là sự điều hoà có
kiểm soát những trạng thái trong cơ thể. Với phương pháp này có thể hỗ trợ
tích cực khi muốn trẻ tự kỷ tương tác với kích thích trong điều trị.
1.4.1.7. Oxy cao áp (Hyperbaric oxygen - HBO)
HBO là một điều trị y học trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường
ô-xy tinh khiết gần như 100% với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere [7]. Ngoài
hô hấp, lượng ô-xy thấm qua da và hòa tan trong huyết tương sẽ tăng 22 - 30
lần so với ô-xy trong máu người bình thường [28]. Ô-xy cao áp vừa có tác
dụng điều trị, vừa có tác dụng điều dưỡng. HBO có hai tác dụng làm giảm
kích thước những bóng khí gặp trong những bệnh tắc mạch như bệnh giảm áp,
hoại thư hay gia tăng ô-xi trong tất cả các mô trong cơ thể. Nếu cho bệnh
nhân thở ô-xy nguyên chất ở áp suất 3 atmosphere thì lượng ô-xy hòa tan
trong máu sẽ lớn hơn trên 20 lần so với bình thường. Phương pháp này đang
được điều trị trẻ tự kỷ khá phổ biến ở TP. Hồ Chí Minh.
1.4.1.8. Trị liệu tế bào gốc (Term cell therapy)
Tế bào gốc thường là những tế bào ở giai đoạn rất sớm có khả năng phân
chia để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn, hoặc trong những điều kiện thích hợp có
thể biến thành các loại tế bào chuyên biệt khác chẳng hạn như tế bào thần
kinh, cơ, da, gan, v.v… Tế bào gốc là tế bào chủ của cơ thể, có tiềm năng trở
thành nhiều loại mô khác nhau. Việc lưu giữ tế bào gốc mở ra những phương
pháp mới để sửa chữa và thay thế các mô bị bệnh hoặc tổn thương trong cơ
thể. Một số quan niệm tin rằng trẻ bi tự kỷ là do bị khiếm khuyết một hệ
thống gien di truyền nào đó, những tác giả của quan niệm này hy vọng khi
bản đồ gien được giải mã hoàn toàn sẽ là cơ hội duy nhất chữa thành công
bệnh tự kỷ [31].
16
1.4.1.9.
- : là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích
tăng cường khả năng hoạt hoá các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành
vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú
ý, là giai đoạn cần thiết để trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt.
- : chương trình này tạo cho trẻ bắt chước, cùng hoạt động với
bạn bè, sự tương tác qua lại, hình thành những nhận thức xã hội, tăng cường
thể lực, hỗ trợ tốt cho giáo dục đặc biệt.
Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Massage, châm cứu…cũng
được sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ.
1.4.2. Các phương pháp tâm lý-giáo dục
Một số chương trình mô hình can thiệp, trong thực tế thường chồng chéo
lên nhau và chia sẻ nhiều tính năng nhưng lưu ý một số điểm sau:
- Can thiệp sớm mà không chờ chẩn đoán xác định.
- Can thiệp tích cực ít nhất là 25 giờ/tuần, 12 tháng/năm.
- Tỉ lệ trẻ/giáo viên thấp.
- Sự tham gia của gia đình bao gồm cả việc đào tạo của cha mẹ.
- Các câu chuyện xã hội, ABA và can thiệp dựa trên trực quan khác.
- Đánh giá kết quả can thiệp có hệ thống để có điều chỉnh khi cần thiết.
1.4.2.1. Trị liệu phân tâm
[17], [23], [26]
17
1.4.2.
.
1.4.2. :
[6]
. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân
Thắng (2012) cho thấy trị liệu ngôn ngữ có hiệu quả cải thiện khả năng giao
tiếp bằng lời cho trẻ [24]. Trần Thị Lý Thanh (2011), sau 3 tháng can thiệp
ngôn ngữ trị liệu cho trẻ thấy cải thiện rõ rệt khả năng tập trung của trẻ (điểm
A-TAC sau can thiệp giảm 7,3 điểm so với trước can thiệp)[22].
1.4.2.4. Trò chơi đóng vai
Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng phải tưởng tượng mình là
nhân vật khác, biểu lộ những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc… mà vai
diễn quy định. Ví dụ: tập làm MC, nhạc công, công an, cô giáo, bác sỹ…Trò
chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ làm tốt
phương pháp này thì cơ hội hòa nhập của trẻ hầu như bình thường, có thể
tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng .
18
1.4.2.
.
, c
.
1.4.2.
- : c
thâ
[56].
- : đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không
quá coi trọng tính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng
19
tượng của trẻ. Thông qua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động
tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận đông
kỷ xảo trong học viết và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này
giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú y, làm chủ các hành vi một cách có
ý thức.
- Thơ, đồng dao: do trẻ tự kỷ có khả năng nhớ máy móc hơn nhớ ý nghĩa,
nên việc dạy trẻ đọc chữ thông qua thơ đồng dao có giá trị đáng khích lệ. Với
những tiết tấu, giai điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản, tươi sáng và dễ hiểu của
thơ, đồng dao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp thu hơn. Đây là hình thức học tự do
không có áp lực.
1.4.2.
.
1.4.2.
.
20
1.4.2.9. Thủy trị liệu
Nước rất gần với con người, ngoài chức năng nuôi sống cơ thể, nước còn
giúp con nguời trong các hoạt động tâm lý xã hội. Hầu hết trẻ em đều thích
nước và chơi với nước,thông qua thủy trị liệu trẻ sẽ nhận thức tốt về cảm giác
bản thể, các cảm giác da, sự thăng bằng, sự cảm nhận…Nước chính là một
trong những chất liệu kích thích nhận thức của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ
nói riêng.
1.4.2.10. D
Đây là hoạt động nhằm thay đổi môi trường, đẩy trẻ vào môi trường mới
lạ đẩy rẫy kích thích, tăng tính tò mò giúp thu thập thông tin. Ngoài ra hoạt
động này còn khai thông những sinh hoạt, học tập nhàm chán lặp đi lặp lại
trong môi trường quen thuộc. Khi đi dã ngoại, với những hoạt động đặc trưng
trẻ có thể pháp huy tối đa tất cả các giác quan hoạt động cùng lúc, giúp phát
triển về nhận thức thế giới và cảm nhận cơ thể.
1.4.2. (sensory therapy)
Theo các chuyên gia nghiên cứu về trẻ tự kỷ, hầu hết trẻ tự kỷ ít nhiều có
rối loạn cảm giác tùy theo mức độ khác nhau và ở những giác quan khác
nhau, có những trẻ chỉ bị rối loạn một vài loại giác quan nào đó nhưng cũng
có thể tất cả giác quan. Những rối loạn thường phổ biến ở hai thái cực là thiếu
nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm hay ngưỡng cảm giác quá thấp hoặc quá cao,
cũng có thể trẻ thiếu nhạy cảm ở giác quan này nhưng lại tăng nhạy cảm ở
giác quan khác, có khi độ nhạy cảm của trẻ bị thay đổi trên cùng một giác
quan ở những thời điểm khác nhau hay hoàn cảnh khác nhau.
Do cảm giác là cơ quan thụ cảm, là đầu vào của các hoạt động nhận thức, nếu
cảm giác bị rối loạn tất yếu dẫn đến rối loạn nhận thức, đồng thời sẽ gây ra rối
loạn phát triển. Chính vì lý do đó mà trong trị liệu trẻ tự kỷ trị liệu cảm giác là
công việc rất quan trọng.
21
1.4.2.12. Động vật trị liệu
Cũng là phương tiện trị liệu như đồ vật, hình ảnh hay đồ dùng học tập…,
trong trị liệu trẻ tự kỷ động vật trị liệu khác về chất so với những công cụ
trên. Các công cụ trị liệu là những vật vô tri vô giác chịu sự tác động thụ động
của con người, trong khi đó động vật có những phản ứng tự nhiên nhiều khi
không theo hướng dẫn của con người. Khi con người tác động với con vật là
quan hệ tương tác hai chiều, con vật có thể tuân theo ý muốn của con người
và cũng có thể không tuân theo, mối tương tác này diễn ra theo chiều hướng
phong phú hơn rất nhiều khi con người tương tác với đồ vật. Trong việc sử
dụng động vật để trị liệu không những con người kích thích con vật mà ngược
lại con vật kích thích cả con người. Do đó sử dụng động vật trong trị liệu trẻ
tự kỷ với sự tương tác của con vật phần nào giúp trẻ cởi mở hơn, hạn chế việc
cố định đóng khung trong trạng thái tự kỷ.
1.4.2.13. Tư vấn tâm lý
Nhằm cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về trẻ tự kỷ: phương
pháp can thiệp, cách chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phó
trong tương lai, đặc biệt là những thông tin cập nhật về trẻ tự kỷ hiện hành. Qua
tư vấn giúp cho các phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp nhận tình trạng bệnh
của trẻ, giúp họ lựa trọn các dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp.
1.4.2.
Chơi là một hoạt động chủ yếu trong phát triển nhân cách của trẻ em, nếu
trẻ thiếu hoạt động chơi hoặc hoạt động chơi không diễn ra đúng theo quy luật
phát triển của trẻ, có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý.
Chơi giúp phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ quan cảm giác, hình thành
các quan hệ xã hội…Trẻ tự kỷ cũng như những trẻ bình thường khác đều rất
cẩn các hoạt động chơi.
1.4.2.
22
.
1.4.2.16. Computer
Chơi trên máy vi tính là sở trường của trẻ tự kỷ, có thể trẻ tự kỷ không
thích nhiều thứ trong cuộc sống nhưng hầu hết trẻ tự kỷ đều thích máy vi tính.
Thông qua những kích thích hình ảnh, âm thanh, màu sắc, kết cấu…nhằm thu
hút sự tập trung chú ý.
Thông thường, qua máy vi tính kích thích trẻ học tập trên cơ sở những
phần mềm phát triển trí tuệ: học toán, học chữ, màu sắc, hình khối, rèn luyện
trí nhớ, tưởng tượng, phản xạ, ứng phó các tình huống…nhằm cải thiện khả
năng nhận thức của trẻ.
1.4.2.17. Phươ
Từ đầu những năm 1960, Phân tích hành vi ứng dụng (Applied
Behavioral Analysis), hoặc ABA, đã được hàng trăm nhà trị liệu sử dụng để
dạy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vui chơi, kỹ năng tương tác xã hội, kiến thức
học đường, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc và những kĩ năng sống
trong cộng đồng [31]. ABA cũng được dùng để giảm thiểu những vấn đề hành
vi ở học sinh tự kỷ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ABA cải thiện đáng kể
tiến bộ của trẻ, đặc biệt là cải thiện kĩ năng ngôn ngữ và khả năng nhận thức
cho trẻ. Một vài thập niên gần đây, nhiều mô hình ABA khác nhau xuất hiện,
tất cả đều theo kiểu giáo dục hành vi. Tất cả đều dựa trên nền tảng của
Skinner. ABA thường rất khó hiểu trừ phi bạn trực tiếp nhìn thấy tận mắt. Có
lẽ sẽ hữu ích nếu chúng tôi bắt đầu bằng cách mô tả những điểm chung của
các trường phái ABA. Phương pháp ABA được dạytheo quytrình 3 bước sau đây:
23
- Một việc xảy ra trước (tiền tố) là hiệu lệnh bằng lời hoặc bằng động tác
ví dụ như ra lệnh hoặc yêu cầu cái gì. Cái này có thể đến từ môi trường hoặc
từ một người khác, hoặc từ bản thân đối tượng.
- Một hành vi theo sau, là phản hồi của đối tượng (trong trường hợp này
là của trẻ) hoặc không phản hồi với tiền tố.
Một hệ quả, tùy thuộc vào hành vi. Hệ quả có thể là khích lệ thưởng cho
hành vi mong muốn hoặc không phản ứng với hồi đáp chưa chuẩn xác. ABA
tập trung vào việc dạy kỹ năng mới đồng thời giảm thiểu các hành vi không
phù hợp. Hầu hết các chương trình ABA đều có kết cấu rất bài bản. Những kĩ
năng và hành vi hướng tới được dựa trên một chương trình học đã có sẵn. Mỗi
kĩ năng được chia thành nhiều bước nhỏ, và được dạy bằng cách nhắc, ta sẽ
xóa nhắc từ từ khi trẻ thông thạo từng bước. Trẻ có cơ hội lặp đi lặp lại các
bước trong các môi trường khác nhau. Mỗi khi trẻ đạt được những kết quả
như mong muốn, trẻ sẽ được khuyến khích, bằng lời khen, hoặc những thứ mà
trẻ rất thích chẳng hạn như một mẩu kẹo nhỏ. Chương trình ABA bao gồm hỗ
trợ tại trường với một trợ giảng kèm một trò để giúp trẻ chuyển sang áp dụng
các kĩ năng một cách có hệ thống trong môi trường lớp học bình thường. Các
kĩ năng được chia nhỏ vừa sức và tăng dần lên để trẻ biết cách học trong một
môi trường tự nhiên. Tạo điều kiện giúp trẻ chơi đùa với bạn cùng lứa cũng là
một phần của chương trình can thiệp. Mức độ thành công được đo bằng sự
quan sát trực tiếp, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu đó đều là những phần
trọng yếu của ABA. Nếu trẻ không có tiến bộ thỏa đáng, cần phải có những
điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Một dạng can thiệp theo kiểu ABA là Huấn luyện kiểu trắc nghiệm riêng
biệt (Discrete Trial Teaching-DTT) là “Phân tích hành vi ứng dụng truyền
thống” hoặc mô hình Lovaas, đặt theo tên bác sĩ Ivar Lovaas, người đầu tiên
thử nghiệm nó). DTT là cách dạy từng kỹ năng một lặp đi lặp lại trong vài
trắc nghiệm và dùng khen thưởng có thể có bản chất liên quan hoặc không
liên quan gì đến kĩ năng đang dạy [14].
24
Ai là người làm can thiệp ABA (hoặc DTT)?
Một nhà phân tích hành vi chuyên về tự kỷ được cấp chứng chỉ công
nhận sẽ lập, thực hiện và giám sát chương trình trị liệu cá nhân hóa cho trẻ.
Các nhà trị liệu, thường được gọi là “những người huấn luyện” (không nhất
thiết phải có chứng chỉ) sẽ làm việc trực tiếp hàng ngày với trẻ
Một buổi can thiệp ABA thông thường sẽ như thế nào ?
Một buổi can thiệp ABA thường kéo dài từ 2 đến 3 giờ, gồm những
khoảng thời gian ngắn có cấu trúc, thường thường kép dài từ 3 đến 5 phút để
hoàn thành một nhiệm vụ. Cứ một tiếng lại nghỉ giải lao khoảng 10 đến 15
phút. Người ta tận dụng lúc chơi đùa tự do và giải lao để dạy ngẫu nhiên hoặc
thực hành các kĩ năng trong môi trường mới. Nếu thực hiện đúng, người ta sẽ
không can thiệp ABA cho trẻ tự kỷ theo kiểu “một khuôn đo ni cho mọi trẻ”
bao gồm một chuỗi các chương trình hoặc kỹ năng “đóng thành hộp”. Ngược
lại, mọi khía cạnh can thiệp đều được điều chỉnh tùy theo kĩ năng, nhu cầu, sở
thích, ưu tiên, và hoàn cảnh gia đình của trẻ theo học. Vì vậy, chương trình
ABA của trẻ này sẽ có thể không giống với chương trình ABA của trẻ khác.
Chương trình ABA cũng sẽ thay đổi nếu như nhu cầu và khả năng của trẻ thay
đổi.Thời lượng và tần suất của chương trình ABA: từ 25 đến 40 giờ mỗi tuần.
Người ta khuyến khích các gia đình sử dụng nguyên lí ABA trong cuộc sống
thường ngày.
1.4.2.18.
: Picture Exchange
Communication
25
. Nguyễn Hồng Thúy và
CS (2011) nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy PECS có hiệu quả
trong điều trị trẻ tự kỷ nặng [28].
1.4.2.
[9]
[1].
1.4.2. [17]
Liệu pháp Chơi trên sàn Floortime (DIR) là gì?
Chơi trên sàn Floortime (DIR) là một kỹ thuật can thiệp dựa trên mốc
phát triển và theo mô hình quan hệ, tôn trọng sự khác biệt của từng cá thể,
được phát triển vào những năm 1980 bởi tiến sĩ Stanley Greenspan. Chơi trên
sàn dựa trên tiền đề là người lớn có thể giúp trẻ mở rộng vòng tròn giao tiếp
của mình bằng cách hội nhập với trẻ ở mức phát triển hiện tại của trẻ và dùng
thế mạnh của chúng để xây dựng thêm lên. Việc trị liệu thường được kết hợp
với các hoạt động vui chơi trên sàn nhà. Mục tiêu của Floortime (DIR) -Chơi
trên sàn giúp trẻ đạt được 6 mốc phát triển góp phần cho sự trưởng thành về
cảm xúc và trí tuệ.
26
Với liệu pháp Floortime (DIR) chơi trên sàn, nhà trị liệu hoặc phụ huynh
lôi kéo trẻ tham gia vừa trình độ với trẻ, hòa cùng những hoạt động của trẻ,
theo dẫn dắt của trẻ. Từ việc chơi cùng đó, phụ huynh được hướng dẫn cách
giúp trẻ tiến đến tham gia vào những tương tác phức tạp hơn, một tiến trình
thường được gọi là “mở và đóng các vòng tròn giao tiếp”.
Floortime (DIR) -Chơi trên sàn không tập trung vào ngôn ngữ, vận động,
và kĩ năng nhận biết, mà giải quyết những lĩnh vực này bằng cách tập trung
tổng hòa vào phát triển cảm xúc. Lối can thiệp này được gọi là Floortime
(DIR) Chơi trên sàn vì phụ huynh ngồi xuống sàn và tham gia vào những hoạt
động của trẻ như những người bạn cùng độ tuổi với chúng. Floortime (DIR).
Chơi trên sàn được coi là một sự thay thế và đôi khi được kết hợp với các liệu
pháp ABA. Ai làm can thiệp theo chương trình Chơi trên sàn?
Phụ huynh và người chăm sóc được đào tạo để thực hiện phương thức
này. Những nhà tâm lí học được đào tạo về Floortime (DIR) -Chơi trên sàn,
giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ, trị liệu viên phục hồi chức
năng cũng có thể sử dụng những kĩ thuật của Chơi trên sàn.
Một buổi trị liệu Floortime (DIR) ra sao?
Trong liệu pháp Floortime (DIR) -Chơi trên sàn, nhà trị liệu hoặc phụ
huynh hòa theo những hoạt động và sở thích hiện thời của trẻ, làm theo sự dẫn
dắt của chúng. Phụ huynh và người cung cấp dịch vụ can thiệp sau đó rủ trẻ
tham gia vào những tương tác tăng dần độ phức tạp. Trong chương trình giáo
dục mầm non, Floortime (DIR) Chơi trên sàn bao gồm cả sự kết hợp chơi đùa
với những trẻ cùng lứa bình thường khác.
Thời lượng và tần suất của hầu hết các chương trình Floortime (DIR)
Chơi trên sàn? Floortime (DIR) Chơi trên sàn thường được sử dụng trong môi
trường có ít kích thích, kéo dài từ 2 đến 5 giờ một ngày. Các gia đình được
khuyến khích sử dụng những nguyên lí của Floortime (DIR) Chơi trên sàn
vào trong đời sống thường nhật.
27
Floortime áp dụng ngay trong cuộc sống bình thường của trẻ, người
hướng dẫn ứng phó linh hoạt các diễn biến xảy ra trong mối quan hệ hiện tại,
thúc đẩy trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trị liệu.
Floortime nhận ra rằng
, liên lạc
và suy nghĩ.
1.4.2.21. Phương pháp COMPC (Communication Picture)
Là phương pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Úc, nhằm dạy trẻ cách thức giao
tiếp thông qua hình ảnh bằng cách chụp những hình ảnh trẻ quan tâm thích
thú, hình ảnh quen thuộc, phong cảnh ở nơi trẻ đã đến. Với những hình ảnh
trẻ thích và những đồ vật quen thuộc sẽ giúp trẻ học tốt hơn.
1.4.2.22. Phương pháp PCS (Picture Communication Symbols)
Đây là phương pháp do Johnson, người Mỹ đưa ra năm 1981 với mục
đích dạy trẻ hiểu những ký hiệu giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hàng
ngày. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những trẻ tự kỷ nặng, không có
khả năng nói.
1.4.2.23. SCERTS
SCERTS là một mô hình giáo dục để làm việc với trẻ em bị rối loạn phổ
tự kỷ, Nó được thiết kế để giúp các gia đình, các nhà giáo dục và trị liệu hợp
tác với nhau để tối đa hóa sự tiến bộ trong việc hỗ trợ trẻ em. SCERTS là các
chữ viết tắt dùng để chỉ tập trung vào [8] :
- SC (social communication): truyền thông xã hội - sự phát triển của
thông tin liên lạc và chức năng biểu hiện cảm xúc.
- ER (emotion regulation): quy định về cảm xúc - sự phát triển của cảm
xúc cũng có quy định và khả năng để đối phó với sự căng thẳng .
- TS (transactional support): hỗ trợ giao dịch - việc thực hiện hỗ trợ để
giúp các gia đình, các nhà giáo dục và trị liệu đáp ứng nhu cầu của trẻ em,
thích nghi với môi trường và cung cấp các công cụ để tăng cường học tập.
28
1.5.3. Can thiệp tự kỷ tại Việt Nam và Thái Nguyên
1.5.3.1 Tại Việt Nam
Trong một vài năm gần đây, do tỉ lệ mắc tự kỷ tăng cao, nên đã phát triển
một số cơ sở can thiệp tự kỷ nhưng cũng chỉ tập trung tại các thành phố lớn
(Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng). Một số mô hình giáo dục chuyên
biệt cho trẻ tự kỷ:
- Hà Nội:
+ Trung tâm Phúc Tuệ, 67 Phó Đức Chính
+ Trung tâm Sao Mai, 4 ngõ 116 Nhân Hòa, Nhân Chính.
+ Phòng khám Tâm thần - tâm lý 2, ngõ 99 Trường Chinh.
+ Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương.
+ Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai.
- Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Bệnh viện Nhi đồng I, II.
+ Trường Ước mơ, Trường Gia Định.
- Đà Nẵng: Trường Chuyên biệt Thanh Tâm, Trường Chuyên biệt Tương lai.
Có một số nghiên cứu can thiệp cho trẻ tự kỷ đã được thực hiện trong
ngành Y tế và Giáo dục. Nghiên cứu của Quách Thúy Minh, Nguyễn Hồng
Thúy và CS (2008) về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu cho trẻ
tự kỷ tại khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương [20]. Nguyễn Thị Hồng
Thúy và CS nghiên cứu thủ nghiệm mô hình can thiệp sớm trẻ tự kỷ tại Bệnh
viện nhi Trung ương [27]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thắng (2012) tại
Bệnh viện Bạch Mai về sự cải thiện kỹ năng phát triển của trẻ bị tự kỷ dưới 6
tuổi sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu [24], nghiên cứu của Trần Lý Thanh
(2011) về cải thiện khả năng tập trung chú ý của trẻ sau can thiệp ngôn ngữ trị
liệu [22], nghiên cứu của Nguyễn Nữ Tâm An (2013) về sử dụng đọc hiểu
cho học sinh lớp một [2].
29
1.5.3.2. Tại Thái Nguyên
Hiện có hai đơn vị can thiệp tự kỷ trẻ em tại Thái Nguyên. Từ năm 2005,
Trung tâm Chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật Thái Nguyên (nay là Trường
Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi Thái Nguyên) là cơ sở đầu tiên tại Thái
Nguyên tổ chức can thiệp cho trẻ tự kỷ. Trung tâm có một số nhân viên được
đào tạo tại Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện
nay trường đang điều trị cho khoảng 20 trẻ tự kỷ. Đến năm 2011, Bệnh viện
Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên sau khi đào tạo được đội ngũ
nhân viên (gồm 1 bác sĩ và 4 Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương và
Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai), bệnh viện đã tổ chức can
thiệp cho trẻ tự kỷ theo mô hình của Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay
bệnh viện là cơ sở can thiệp tự kỷ chính tại Thái Nguyên với hơn 50 bệnh
nhân. Mặc dù bệnh viện đã rất cố gắng đầu tư cơ sở vật chất và tuyển dụng
nhân sự, nhưng do nhận thức của người dân chưa cao, do cơ chế chính sách,
do lãnh đạo các ngành chưa thật sự quan tâm đến tự kỷ trẻ em, nên việc điều
trị còn rất khó khăn, nhiều bệnh nhi chưa được nhận vào can thiệp, thời gian
can thiệp còn chưa đảm bảo (do thiếu kỹ thuật viên, hiện nay chỉ có 01 kỹ
thuật viên được đào tạo chính quy, 01 cử nhân Giáo dục đặc biệt). Tại Thái
Nguyên còn có Trung tâm Ánh Sao (tư thục) cũng nhận điều trị số lượng nhỏ
trẻ tự kỷ.
Điều rất đáng quan tâm là tất cả bệnh nhân cán thiệp tại các trung tâm
này đều được chẩn đoán xác định tại Hà Nội và đã điều trị ngắn hạn tại các
trung tâm của Hà Nội trước khi về điều trị tiếp tại Thái Nguyên, việc chẩn
đoán xác định tự kỷ tại Thái Nguyên vẫn rất khó khăn do thiếu các chuyên gia
về tự kỷ trẻ em.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả can thiệp.
Kết quả can thiệp cho trẻ bị hội chứng tử kỷ phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
đặc biệt là mức độ của tự kỷ, độ tuổi bắt đầu can thiệp và hình thức can thiêp.
30
1.6.1. Thời điểm can thiệp
Trẻ cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Ngay khi được chẩn đoán trẻ
tự kỷ, trẻ cần được sắp xếp một chương trình can thiệp hợp lý [50]. Can thiệp
sớm thường bắt đầu ở độ tuổi 18 tháng tuổi.Tuy nhiên có nhiều trẻ có dấu
hiệu nghi ngờ tự kỷ được phát hiện sớm hơn nữa, từ độ tuổi dưới 12 tháng
tuổi, cho nên phát hiện sớm trẻ tự kỷ sớm để xây dựng chương trình can thiệp
hợp lý. Những trẻ không bị chậm phát triển trí tuệ được can thiệp sớm có thể
có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Tuổi tối ưu để can thiệp tích cực về
hành vi là dưới 5 tuổi. Kết quả tốt được thống kê thấy ở những trẻ có độ tuổi
từ 2-3 tuổi. Ngày nay do nhận thức và việc phát hiện tự kỷ sớm hơn nên việc
can thiệp nên bắt đầu ngay khi trẻ có chuẩn đoán xác định và khi trẻ có đủ kỹ
năng vận động cần thiết để thực hiện những hoạt động đơn giản như : ngồi
ghế, cầm đồ chơi... Nếu sớm hơn nữa có thể cha mẹ được hướng dẫn một số
hoạt động chia sẻ, giao lưu, tăng cường kích thích bên ngoài với trẻ. Mặt
khác, cũng cần chờ đợi để hệ thần kinh của trẻ trưởng thành hơn, để khi có
những tương tác, khích thích từ môi trường có thể tạo chu trình thần
kinh.Việc đó một mặt ngăn cản sự hình thành các hành vi cố tật, mặt khác tạo
những tác động tích cực tới việc phát triển hành vi mong muốn ở trẻ.
1.6.2. Cường độ can thiệp
Đây là một vấn đề được tranh luận nhiều nhất nhưng cho đến nay, các
chuyên gia mới chỉ đưa ra được thời gian can thiệp, còn nhiều các vấn đề
khác như phạm vi, hình thức can thiệp... là những chỉ số khó đo lường được.
Khó so sánh được cường độ can thiệp của các chương trình khác nhau, ngay
cả khi tiền bạc, nhân lực, vật lực, hiệu quả can thiệp chưa được tính đến.Thời
gian can thiệp bao lâu thực ra không quan trọng bằng trẻ được can thiệp
những gì,hiệu quả can thiệp ra sao, sau khi can thiệp như vậy trẻ có khá nên
hay không. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dành 10 giờ dạy, chơi với trẻ nhưng
hiệu quả có thể không bằng 30 phút do chuyên gia có kinh nghiệm làm.
Chẳng hạn Lovaas thấy mỗi tuần trẻ được can thiệp 40 giờ thì hiệu quả tốt
31
hơn so với nhóm trẻ được can thiệp 10 giờ/tuần, vấn đề này đang được tranh
cãi nhiều về hiệu quả can thiệp.
1.6.3. Thời lượng
Hầu hết các nghiên cứu về thời gian can thiệp cần thiết cho trẻ tự kỷ đều
thấy rằng sau một năm can thiệp hành vi liên tục (40 giờ/tuần) trẻ có sự cải
thiện rõ rệt. Nhưng nếu vẫn tiếp tục thêm 1 năm nữa trẻ vẫn tiếp tục tiến bộ.
Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả can thiệp là thời gian, cường độ
can thiệp, kinh nghiệm của chuyên gia, sự tham gia của gia đình và bản thân
trẻ. Nhưng kết luận phải cần bao nhiêu thời gian can thiệp thì chưa được rõ
ràng. Chỉ biết rằng phải đến hai năm can thiệp tích cực, liên tục hàng ngày
mới có thể mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ.
1.6.4. Hình thức can thiệp
Hình thức can thiệp dựa vào gia đình:
Nhu cầu của trẻ là được chăm sóc toàn diện: Y tế, giáo dục, Tâm lý.
Hoạt động điều trị và ngôn ngữ trị liệu... nhằm tạo cho trẻ môi trường
phát triển tương ứng. Mục tiêu là điều chỉnh hành vi và phát triển các kỹ năng
xã hội, giao tiếp ... Cần có sự điều hòa kết hợp các chuyên gia. Mô hình tiên
tiến hiện nay được áp dụng tại nhiều nước phát triển (đặc biệt được nhấn
mạnh ở Mỹ) là hình thức can thiệp sớm tại nhà - kết hợp can thiệp của các
chuyên gia và giáo dục hòa nhập. Ưu điểm của hình thức này là trẻ phát triển
trong môi trường gần như tự nhiên, có cha mẹ tham gia chủ động,can thiệp
toàn diện trong mọi đời sống của trẻ...
Hình thức can thiệp dựa vào gia đình và nhà trường hòa nhập hiện được
coi là tự nhiên và phù hợp nhất với giới trẻ.Thứ nhất, trẻ được sống và phát
triển trong môi trường tương tự như các trẻ cùng tuổi.Thứ hai,gia đình được
lôi kéo tham gia tích cực vào quá trình can thiệp. Gia đình thường xuyên ở
bên cạnh trẻ và có thể can thiệp ở mọi kỹ năng và mọi lúc,mọi nơi. Thứ
ba,chương trình can thiệp sớm, đặc biệt cho những trẻ nhỏ tuổi (dưới 18
tháng) chủ yếu được thực hiện tại gia đình sau khi cha mẹ được học các kỹ
32
năng cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã thấy chương trình can thiệp sớm tại nhà
mang lại những kết quả khả quan, có tác dụng quyết định đến sự tiến bộ của
trẻ vì thời gian trẻ can thiệp ở các trung tâm ít hơn thời gian trẻ ở nhà cùng gia
đình. Cho nên trẻ tự kỷ khi đã được chẩn đoán tự kỷ việc điều trị cho trẻ cần
kết hợp giữa gia đình - trường học và trung tâm can thiệp là rất cần thiết.
1.6.5. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến can thiệp trẻ tự kỷ.
- Tuổi can thiệp
Việc can thiệp sớm ngay khi chẩn đoán tự kỷ rất quan trọng. Tuổi càng
nhỏ càng thiệp càng tốt. Theo Đỗ thị Hương Thảo (2013) hiệu quả can thiệp
cho trẻ tự kỷ tốt nhất là từ 18 - 36 tháng tuổi [25].
- Sự tham gia của gia đình.
Sự tham gia của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình can thiệp trẻ
tự kỷ. Cha mẹ cần có sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn về kỹ năng cần thiết
đễ hỗ trợ trẻ tại gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng đặc biệt của
trẻ.Gia đình là nơi hiểu trẻ nhất đặc biệt là những nhu cầu riêng biệt của trẻ.
Gia đình là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của can
thiệp trẻ tự kỷ
33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Trẻ em được chẩn đoán mắc tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-IV đang được
can thiệp tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên.
- Thời gian: từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014
- Địa điểm: Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu can thiệp so sánh trước-sau (không có đối chứng).
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu:
n =
2pq.F
(p1 - p2)2
Trong đó: n: cỡ mẫu cần thiết
p1: tỉ lệ rối loạn hành vi trước can thiệp
p2: tỉ lệ rối loạn hành vi sau can thiệp
F = Z2
( , ); chọn = 0,05; = 0,1 ta có F = 10,5
p =
p1 + p2
; q = 1 - p
2
Theo nghên cứu của Nguyễn Hồng Thúy tỉ lệ rối loạn hành vi trước can
thiệp là 90% (p1), sau can thiệp là 70% (p2). Như vậy:
p =
0,9 + 0,7
= 0,8 q = 1- 0,8 = 0,2
2
Theo công thức ta có cỡ mẫu cho nghiên cứu:
n1 = n2 =
21 x 0,8 x 0,2
= 84
(0,9 - 0,7) 2
Tuy nhiên, do tự kỷ là bệnh hiếm, tỉ lệ trẻ măc tự kỷ tại Thái Nguyên
không nhiều nên tôi chỉ chọn được có 71 trẻ vào nhóm nghiên cứu.
34
- Chọn mẫu:
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Chọn tất cả trẻ tự kỷ đang điều trị tại đơn vị can thiệp điều trị tự kỷ,
Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trong 1 năm từ 6/2013 đến 6/2014.
Bệnh nhân được chẩn đoán tự kỷ theo tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ của
Hội Tâm thần học Hoa kỳ (DSM-IV).
Gia đình trẻ đồng ý hợp tác, tự nguyện tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
Khiếm khuyết về thính giác.
Tự kỷ kết hợp với các khuyết tật khác như bại não, Lang don Down
Bệnh nhân bỏ, không tham gia điều trị đầy đủ
2.2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu
2.2.3.1. Biến số nghiên cứu
- Các biến chung: tuổi, giới, nơi sống, thông tin về cha mẹ
- Các biến số của đơn vị can thiệp: số lượng, trình độ nhân viên tham gia
điều trị.
- Các biến số đánh giá can thiệp, điều trị và tiêu chuẩn đánh giá:
+ Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng:
Hành vi giao tiếp không lời:
o Thời gian giao tiếp mắt (giây), tần suất giao tiếp mắt, nhìn theo vật di
chuyển, khoảng cách nhìn theo vật.
o Đáp ứng với gọi tên (số lần đáp ứng quay đầu lại khi được gọi tên 10 lần)
o Chỉ ngón trỏ vào đồ vật (không chỉ được/đôi khi/chỉ được khi yêu cầu).
o Chào, tạm biệt, xin, bắt tay… (không thực hiện được/bắt chước có hỗ
trợ/bắt chước không có hỗ trợ/làm khi có hướng dẫn bằng lời/làm chủ động
phù hợp hoàn cảnh).
Khả năng tương tác xã hội (chơi với trẻ cùng lứa tuổi, chơi tương tác/
lần lượt với người can thiệp, người thân, người lạ…chia sẻ cảm xúc như khoe,
35
mách, yêu thương người thân) đánh giá khả năng theo mức độ: không thực
hiện được; làm được khi được làm mẫu/khích lệ; tương tác chủ động.
Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ lời: không có âm tiết nào, bắt chước khẩu
âm môi miệng, bập bẹ 1 số âm tiết (nguyên âm hoặc phụ âm), số từ đơn, câu
hai từ, ba từ…, nói bắt chước nhại theo người can thiệp, trẻ nói được chủ
động theo hoàn cảnh giao tiếp.
Ngôn ngữ hiểu: Thực hiện mệnh lệnh 1 hành động, 2 hành động
Hành vi, mối bận tâm: Chơi đồ chơi, chơi tương tác, lần lượt, mặc
quần áo, đi vệ sinh, sử dụng một số đồ vật sinh hoạt, hoạt động nhóm.
+ Test Denver, điểm CARS trước và sau 6 tháng can thiệp.
+ Điểm CARS trung bình, điểm trung bình của từng lĩnh vực theo CARS
trước và sau can thiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình can thiệp: tuổi được chẩn đoán,
tuổi bắt đầu can thiêp, thời gian can thiệp, phương pháp can thiệp, phối hợp
của gia đình...
2.2.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu
* Test Denver: đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ từ 31 - 60 tháng.
- Khu vực đánh giá: theo 4 khu vực:
- Đánh giá toàn bộ test:
Bình thường: toàn bộ test không có mục chậm phát triển có 1 mục nghi ngờ.
Nghi ngờ chậm phát triển: toàn bộ test có 1 mục chậm và ≥ 2 mục nghi ngờ.
Chậm phát triển: khi có ≥ 2 mục nghi ngờ và ≥ 2 mục chậm phát triển.
* Thang CARS để đánh giá mức độ nhẹ, nặng của trẻ tự kỷ.
Nội dung thang CARS: (nêu trong phụ lục 1)
Mỗi lĩnh vực chia làm 4 mức độ và cho điểm theo từng mức độ:
Bình thường: 1 điểm
Nhẹ: 2 điểm
Trung bình: 3 điểm
Nặng: 4 điểm
36
Sau khi dừng việc quan sát trẻ theo từng lĩnh vực ta tiến hành đánh giá
các hành vi tương ứng với mỗi mục của mức độ. Tại mỗi mục khoanh tròn
vào số điểm tương ứng với tình trạng mô tả đúng nhất của trẻ. Ta có thể chỉ ra
trẻ có tình trạng nằm giữa 2 mức độ bằng việc cho: 1,5; 2,5 hoặc 3,5 điểm.
Sau khi đã hoàn thành việc cho điểm ở từng lĩnh vực, ta đem cộng điểm của
cả 15 lĩnh vực sẽ được điểm tổng. Số điểm này sẽ đánh giá mức độ tự kỷ
chung của trẻ. Mức độ tự kỷ được tỷ lệ thuận với số điểm tổng, số điểm tổng
càng cao thì tự kỷ càng nặng.
:
: .
: ừa.
: .
2.2.2.3. Nội dung can thiệp
- Các hình thức can thiệp:
+ Can thiệp hành vi: để can thiệp có hiệu quả chương trình gồm các nội
dung sau:
Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ.
Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi.
Đo lường hành vi bất thường (tần suất, thời gian, mức độ…).
Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi.
Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết
lập thực hành về thay đổi hành vi.
+ Hoạt động trị liệu:
Nội dung của hoạt động trị liệu bao gồm các lĩnh vực như: dạy trẻ cách
tự chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày, vui chơi, vận động thô, vận động tinh,
…điều này rất quan trọng đối với trẻ, hướng dẫn trẻ những công việc như tự
xúc ăn, đi vệ sinh, mặc quần áo ..
37
Ngoài ra còn dậy trẻ chơi vì chơi là hoạt động chủ yếu giúp phát triển
nhân cách của trẻ em. Chơi giúp trẻ phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ
quan cảm giác, hình thành các mối quan hệ xã hội.
+ Ngôn ngữ trị liệu bao gồm:
Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm huấn luyện các kỹ năng sau:Kỹ
năng tập trung; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ,
tranh ảnh; Kỹ năng xã hội.
Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ
và kỹ năng diễn đạt bằng ngôn.
Ngoài ra có thể dạy trẻ chú ý, bắt chước, tiếp nhận ngôn ngữ, thể hiện
ngôn ngữ.
+ Hoạt động nhóm: Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, tương tác
xã hội nên trị liệu theo nhóm là hoạt động hết sức cần thiết, mỗi nhóm có 4
đến 5 cháu được đánh giá là có cùng mức độ phát triển. Thời gian trị liệu
nhóm là sáng thứ 7 hàng tuần được chia làm nhiều các hoạt động nhỏ, bao
gồm cả hoạt động ngoài trời và hoạt động trong nhà
+ Sử dụng thuốc hỗ trợ: tất cả trẻ được bổ sung vitamin và khoáng chất
(calci), một số trẻ phải điều trị triệu chứng có liên quan như tính hiếu động,
kém chú ý, hành vi rập khuôn, hành vi xâm hại, hung hăng, lo lắng quá độ,
khó ngủ…
- Thời lượng, tần suất can thiệp: tại các trung tâm, hàng ngày mỗi trẻ
được can thiệp cá nhân 60 phút/ngày (mỗi trẻ được một nhân viên chăm sóc
trực tiếp), mỗi đợt can thiệp là 7 tuần mỗi tuần can thiệp trẻ 6 ngày, riêng
ngày thứ 7 hàng tuần trẻ được tham gia các hoạt động nhóm.
- Đối tượng thực hiện can thiệp: nhân viên y tế (điều dưỡng viên, bác sĩ),
kỹ thuật viên phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý (cử nhân Giáo dục đặc
biệt), cha mẹ và người thân của trẻ.
38
Có sự tham gia của gia đình là gia đình có tham gia can thiệp hàng ngày
cho trẻ, có tham dự tập huấn các buổi hướng dẫn của nhân viên bệnh viện về
các kỹ thuật can thiệp cơ bản và gia đình có tập luyện cho trẻ tại nhà.
Tuân thủ điều trị: là những trẻ tham gia can thiệp đều đặn, hoặc vắng
dưới 2 buổi/tuần.
2.2.3.4.Phương pháp thu thập số liệu
- Chẩn đoán xác định trẻ tự kỷ theo DSM-IV do các bác sĩ của Bệnh viện
Chỉnh hình và phục hồi chức năng phối hợp với Bác sĩ của Bệnh viện Nhi
trung ương thực hiện.
- Test Denver do học viên thực hiện.
- Đánh giá mức độ nặng theo thang CARS do học viên và các bác sĩ của
bệnh viện thực hiện.
- Xác định các dấu hiệu lâm sàng được thực hiện bởi học viên và nhân
viên trực tiếp tham gia điều trị cho trẻ .
- Mỗi trẻ tham gia điều trị đều có mẫu phiếu nghiên cứu (phụ lục 1) và
bệnh án điều trị tại các cơ sở điều trị.
2.3. Phân tích số liệu
Xử lý số liệu theo thống kê y học, sử dụng phần mềm EPI-INFO 6.04.
2.4. Đạo đức nghiên cứu
Cha mẹ và người thân của trẻ trong diện nghiên cứu đều được giải thích
về mục đích của nghiên cứu. Nếu đối tượng từ chối không tham gia thì không
dùng bất kỳ sức ép nào bắt buộc.
39
Chƣơng 3.
Ả
3.1. Kết quả can thiệp tự kỷ
Bảng 3.1: Tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Giới
24-35 tháng 36-59 tháng ≥ 60 tháng Tổng
n % n % n % n %
Nam 9 12,6 36 50,7 15 21,1 60 84,5
Nữ 3 4,2 6 8,5 2 2,8 11 15,5
Tổng 12 16,9 42 59,2 17 23,9 71 100
P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
Nhận xét: tỉ lệ tự kỷ ở trẻ trên 36 tháng tuổi cao hơn trẻ dưới 36 tháng
tuổi, ở tất cả các lứa tuổi tỉ lệ mắc bệnh trẻ nam cao hơn trẻ nữ, tỉ lệ nam:nữ là
5,5:1 (p<0,05).
Bảng 3.2: Mức độ tự kỷ theo lứa tuổi của trẻ
Tuổi
Mức độ
24-35 tháng 36-59 tháng ≥ 60 tháng Tổng
n % n % n % n %
Nhẹ 12 16,9 26 36,7 9 12,6 47 66,2
Nặng 0 0 16 22,5 8 11,3 24 33,8
Tổng 12 16,9 42 59,2 17 23,9 71 100
P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05
Nhận xét: tỉ lệ tự kỷ mức độ nhẹ cao hơn tự kỷ nặng, trẻ dưới 36 tháng
chủ yếu là tự kỷ mức độ nhẹ, nhưng ở trẻ từ 60 tháng tuổi trở lên tỉ lệ tự kỷ
nặng và nhẹ không khác biệt.
40
Bảng 3.3: Mức độ tự kỷ theo giới của trẻ
Giới
Mức độ
Nam Nữ
p
n % n %
Nhẹ 38 53,5 9 12,7
<0,05
Nặng 22 30,9 2 2,8
Tổng cộng 60 84,5 11 15,5
Nhận xét: Ở trẻ nữ chủ yếu gặp tự kỷ nhẹ, tỉ lệ tự kỷ nhẹ cao gấp 4 lần
tự kỷ nặng.
Biểu đồ 3.1: Nơi can thiệp ban đầu của trẻ
Nhận xét: 47,9% bệnh nhân chọn Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi
can thiệp đầu tiên, sau đó là BVCH&PHCN Thái Nguyên (46,5%), chỉ có
5,6% can thiệp ban đầu tại nơi khác.
41
Bảng 3.4: Tần suất các phương pháp sử dụng trong can thiệp
Mức độ
Phương pháp
TK nhẹ
(n=47)
TK nặng
(n=24)
Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ
PECS 47 100 24 100
Vật lý trị liệu 46 98,0 24 100
Ngôn ngữ trị liệu 47 100 24 100
Hoạt động trị liệu 47 100 24 100
Thuốc (vitamin, calci) 47 100 24 100
Nhận xét: phương pháp được sử dụng nhiều nhất là PECS, trị liệu hành
vi, hoạt động trị liệu, 100% trẻ được bổ sung các vitamin và calci.
Bảng 3.5: Tần suất người tham gia điều trị và thời lượng điều trị và thời
lượng can thiệp cho trẻ
Mức độ
Người ĐT
TK nhẹ
(n=47)
TK nặng
(n=24)
Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ
Bác sĩ 47 100,0 24 100
KTV 47 100,0 24 100
NVTL 47 100,0 24 100,0
Gia đình 34 72,3 22 91,7
Thời gian 6 ngày/tuần x 7 tuần
60 phút/ngày
6 ngày/tuần x 7 tuần
60 phút/ngày
Nhận xét: Tất cả bệnh nhi đều được các bác sĩ, KTV, NVTL chăm sóc
và can thiệp, nhưng tỉ lệ gia đình tham gia can thiệp chưa cao, chỉ 72,3% trẻ
tự kỷ nhẹ có sự tham gia của gia đình vào can thiệp. Thời gian can thiệp đợt
ngắn hạn 7 tuần.
42
Bảng 3.6 Thời gian trẻ được can thiệp (tính cả trước khi chọn vào nghiên
cứu)
Thời gian
Mức độ TK
Thời gian (tháng)
P
SD
Nhẹ (47 trẻ) 13,3 6,8
<0,05
Nặng (24 trẻ) 18,1 8,0
Nhận xét: trẻ tự kỷ nặng có thời gian tham gia can thiệp của trẻ dài hơn
trẻ mắc tự kỷ nhẹ.
3.2. Kết quả điều trị
Bảng 3.7: Điểm CARS trước và sau can thiệp theo lứa tuổi
Thời điểm
Lứa tuổi
Trước CT Sau CT
P
SD SD
24-35 tháng 31,8 1,2 31,1 1,2 > 0,05
36-59 tháng 34,7 4,0 34, 2 3,6 > 0,05
≥ 60 tháng 36,2 4,5 35,9 4,0 > 0,05
Nhận xét: Điểm CARS truớc và sau can thiệp có thay đổi nhưng không
nhiều cụ thể lứa tuổi từ 24-35 tháng truớc điều trị là 31,8 điểm sau can thiệp
là 31,1 điểm. Lứa tuổi từ 36-59 tháng trước cán thiệp là 34,7 tháng sau can
thiệp 34,2 tháng. Lứa tuổi ≥ 60 tháng trước can thiệp là 36,2 điểm, sau can
thiệp là 35,9 điểm.
43
Bảng 3.8: Kết quả test Denver trước và sau can thiệp
Thời điểm
Lĩnh vực
Trước CT Sau CT
Chậm nhẹ
và vừa
Chậm nặng
Chậm nhẹ
và vừa
Chậm nặng
n % n % n % n %
Cá nhân-xã hội 50 70,4 19 26,8*
53 74,6 12 16,9*
Vận động tinh 55 77,5 6 8,4 55 77,5 3 4,2
Ngôn ngữ 53 74,6 17 24,0 50 70,4 15 21,1
Vận động thô 10 14,1 6 8,5 7 9,8 3 4,2
p*
<0,05
Biểu đồ 3.2: Mức độ rối loạn nặng các lĩnh vực theo test Denver
trước và sau cán thiệp
Nhận xét: kết quả bảng 3.8 và biểu đồ 3.2 cho thấy sau can thiệp tỉ lệ
trẻ rối loạn nặng các lĩnh vực có giảm, nhưng chỉ có lĩnh vực cá nhân - xã hội
giảm có ý nghĩa.
44
Bảng 3.9: Điểm lĩnh vực tương tác xã hội trước và sau can thiệp
Thời điểm
Lĩnh vực CARS
Trước CT
( SD)
Sau CT
( SD)
p
Quan hệ với người xung quanh 2,2 0,37 2,1 0,3 >0,05
Đáp ứng cảm xúc tình huống 2,4 0,3 2,3 0,3 >0,05
Sợ hãi, lo lắng 2,4 0,33 2,4 0,31 >0,05
Mức độ và sự ổn định trí tuệ 2,39 0,43 2,34 0,38 >0,05
Thích nghi với sự thay đổi 2,37 0,37 2,29 0,35 >0,05
Nhận xét: sau điều trị điểm lĩnh vực tương tác xã hội có giảm so với
trước can thiệp, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.10: Điểm lĩnh vực hành vi trước và sau can thiệp
Thời điểm
Lĩnh vực CARS
Trước CT
( SD)
Sau CT
( SD)
p
Động tác cơ thể 2,37 0,33 2,29 0,31 >0,05
Bắt chước 2,33 0,43 2,33 0,31 >0,05
Quan tâm đến đồ vật 2,36 0,33 2,35 0,34 >0,05
Mức độ hoạt động 2,38 0,36 2,4 0,36 >0,05
Đáp ứng xúc giác, vị giác 2,49 0,31 2,46 0,27 >0,05
Nhận xét: điểm lĩnh vực hành vi sau can thiệp có giảm so với trước can
thiệp, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
45
Bảng 3.11: Điểm lĩnh vực giao tiếp (có lời và không lời)
trước và sau can thiệp
Thời điểm
Lĩnh vực CARS
Trước CT
( SD)
Sau CT
( SD) p
Có lời 2,11 0,34 2,06 0,35 > 0,05
Không lời 2,33 0,31 2,35 0,32 > 0,05
Đáp ứng thị giác 2,00 0,35 2,46 0,27 > 0,05
Đáp ứng nghe 2,00 0,33 2,02 0,39 > 0,05
Ấn tượng chung 2,31 0,45 2,28 0,44 > 0,05
Nhận xét: điểm lĩnh vực giao tiếp sau can thiệp có giảm so với trước cán
thiệp, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.12. Các dấu hiệu giao tiếp trước và sau can thiệp
Thời điểm
Dấu hiệu
Trước CT Sau CT p
n % n %
Giao tiếp mắt 56 78,9 65 91,5 <0,05
Nói nhấn mạnh 33 46,5 51 71,8 <0,05
Khuyến khích trẻ nói 42 59,1 58 81,7 <0,05
Tạo hứng thú bằng giọng nói 2 2,8 3 4,2 >0,05
Nhận xét: Sau can thiệp các dấu hiệu giao tiếp mắt, nói nhấn mạnh và
khuyến khích trẻ nói thay đổi có ý nghĩa.
46
Bảng 3.13. Các dấu hiệu hành vi trước và sau can thiệp
Thời điểm
Dấu hiệu
Trước CT Sau CT
p
n % n %
Điều chỉnh hành vi sai 16 22,5 28 39,4 <0,05
Dạy từng thứ 43 60,5 56 78,9 <0,05
Dạy chào 47 66,2 58 81,7 <0,05
Gợi ý làm mẫu 29 40,8 39 54,9 <0,05
Chơi tương tác cơ thể 5 7,04 9 12,7 >0,05
Sai bảo trẻ làm 14 23,9 18 25,3 >0,05
Xòe tay xin đồ vật 14 19,7 14 19,7 >0,05
Lựa theo ý trẻ 19 26,8 22 31,0 >0,05
Chờ đợi và nhắc lại 43 60,5 44 62,0 >0,05
Nhận xét: Sau can thiệp các dấu hiệu điều chỉnh hành vi, dạy trẻ từng
thứ, dạy trẻ chào, gợi ý làm mẫu thay đổi có ý nghĩa.
47
3.3. Yếu tố ảnh hƣởng kết quả cán thiệp
Bảng 3.14: Điểm CARS với một số yếu tố liên quan đến can thiệp
Thời điểm
Yếu tố
Trước CT
(X SD)
Sau CT
(X SD)
p
Tuân thủ điều trị
Có
Không
32,9 3,0
38,6 3,07
32,4 2,75
37,9 3,2
>0,05
Thời gian điều trị
Ngắn (dưới 12 tháng)
Dài (≥12 tháng)
33,4 3,0
36,12 4,67
32,8 2,99
35,7 4,0
>0,05
Tham gia của gia đình
Có
Không
34,48 3,96
36,0 5,38
33,97 3,68
35,4 5,62
>0,05
Tuổi chẩn đoán
Dưới 24 tháng
≥24 tháng
33,98 3,8
35,46 4,26
33,41 3,66
35,0 3,8
>0,05
ĐT sau chẩn đoán
Ngay sau CĐ
Sau 6 tháng
34,62 4,1
33,7 3,7
34,17 3,84
33,64 3,42
>0,05
Nhận xét: kết quả bảng cho thấy không có sự liên quan giữa điểm
CARS với các yếu tố tuân thủ can thiệp, thời gian can thiệp, có sự tham gia
của gia đình và tuổi chẩn đoán cũng như thời gian can thiệp sau chẩn đoán.
48
Bảng 3.15 : Liên quan tuân thủ can thiệp với giao tiếp của trẻ
Dấu hiệu
Yếu tố
Giao tiếp mắt Nói nhấn mạnh
Khuyến khích
trẻ nói
Trước CT
(56 trẻ)
Sau CT
(65 trẻ)
Trước CT
(33 trẻ)
Sau CT
(52 trẻ)
Trước CT
(42trẻ)
Sau CT
(58 trẻ)
Tuân
thủ
Có
(40 trẻ)
29
(72,5%)
38
(95,0%)
17
(42,5%)
37
(80,0%)
26
(72,0%)
35
(87,5%)
Không
(31 trẻ)
27
(87,0%)
17
(54,8%)
16
(51,6%)
15
(48,3%)
16
(51,6%0
18
(58,0%)
P <0,05 <0,05 >0,05
Nhận xét: những trẻ tuân thủ can thiệp sự thay đổi giao tiếp mắt và nói
nhấn mạnh có ý nghĩa, nhưng dấu hiệu khuyến khích trẻ nói chưa thay đổi.
Bảng 3.16 : Liên quan tuân thủ điều trị với dấu hiệu hành vi
Dấu hiệu
Yếu tố
Điều chỉnh hành vi
sai
Dạy từng thứ Dạy chào
Trước CT
(18 trẻ)
Sau CT
(28 trẻ)
Trước CT
(43 trẻ)
Sau CT
(56 trẻ)
Trước CT
(47trẻ)
Sau CT
(58 trẻ)
Tuân
thủ
Có
(40 trẻ)
11
(27,5%)
21
(52,5)
19
(47,5%)
36
(90,0%)
18
(47,5%)
36
(90,0%)
Không
(31 trẻ)
7
(22,5)
7
(22,5%)
24
(77,4%)
20
(64,5%)
29
(93,5%)
22
(70,9%)
P >0,05 <0,05 <0,05
Nhận xét: nhóm trẻ tuân thủ can thiệp điều chỉnh hành vi không khác
biệt với nhóm không tuân thủ, nhưng dạy trẻ chào và dạy trẻ làm từng thứ
thay đổi có ý nghĩa.
49
Bảng 3.17: Liên quan thời gian can thiệp với giao tiếp của trẻ
Dấu hiệu
Yếu tố
Giao tiếp mắt Nói nhấn mạnh Khuyến khích trẻ
nói
Trước CT
(56 trẻ)
Sau CT
(65 trẻ)
Trước CT
(33 trẻ)
Sau CT
(52 trẻ)
Trước CT
(42trẻ)
Sau CT
(58 trẻ)
Thời
gian
CT
<12
tháng
(47 trẻ)
36
(76,6%)
42
(89,3%)
15
(42,5%)
28
(80,0%)
24
(51,0%)
36
(76,6%)
> 12
tháng
(24 trẻ)
20
(83,3%)
23
(95,8%)
18
(75,0%)
23
(95,8%)
18
(75,0%)
22
(91,6%)
P >0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy sự liên quan giữa thời gian can thiệp
với dấu hiệu giao tiếp của trẻ.
50
Bảng 3.18: Liên quan thời gian can thiệp với hành vi của trẻ
Dấu hiệu
Yếu tố
Điều chỉnh hành vi
sai
Dạy từng thứ Dạy chào
Trước CT
(18 trẻ)
Sau CT
(28 trẻ)
Trước CT
(43 trẻ)
Sau CT
(56 trẻ)
Trước CT
(47trẻ)
Sau CT
(58 trẻ)
Thời
gian
CT
<12
tháng
(47 trẻ)
9
(21,0%)
20
(42,6%)
26
(55,3%)
37
(78,7%)
32
(47,5%)
36
(90,0%)
> 12
tháng
(24 trẻ)
9
(37,5%)
8
(33,3%)
17
(70,8%)
19
(79,1%)
15
(62,5%)
22
(91,6%)
P >0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy sự liên quan giữa thời gian can thiệp
với các dấu hiệu hành vi của trẻ.
51
Bảng 3.19: Sự tham gia của gia đình với giao tiếp của trẻ
Dấu hiệu
Yếu tố
Giao tiếp mắt Nói nhấn mạnh Khuyến khích trẻ
nói
Trước CT
(56 trẻ)
Sau CT
(65 trẻ)
Trước CT
(33 trẻ)
Sau CT
(52 trẻ)
Trước CT
(42trẻ)
Sau CT
(58 trẻ)
Tham
gia
của
gia
đình
Có
(56
trẻ)
49
(87,5%)
53
(94,63%)
27
(48,2%)
47
(83,9%)
31
(53,3%)
45
(80,3%)
Không
(15
trẻ)
7
(46,7%)
12
(80,0%)
6
(40,0%)
5
(33,3%)
11
(73,3%)
13
(86,7%)
P >0,05 >0,05 >0,05
Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy liên quan giữa sự tham gia can thiệp
của gia đình với giao tiếp của trẻ.
52
Bảng 3.20: Sự tham gia của gia đình với hành vi của trẻ
Dấu hiệu
Yếu tố
Điều chỉnh hành vi
sai
Dạy từng thứ Dạy chào
Trước CT
(18 trẻ)
Sau CT
(28 trẻ)
Trước CT
(43 trẻ)
Sau CT
(56 trẻ)
Trước CT
(47trẻ)
Sau CT
(58 trẻ)
Tham
gia
của
gia
đình
Có
(56 trẻ)
15
(36,7%)
20
(35,7%)
26
(46,4%)
47
(83,9%)
36
(64,2%)
45
(80,3%)
Không
(15 trẻ)
3
(20,0%)
8
(53,3%)
7
(46,7%)
9
(60,0%)
11
(73,3%)
13
(86,7%)
P >0,05 <0,05 >0,05
Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy liên quan giữa sự tham gia cán thiệp
của gia đình với hành vi của trẻ, ngoại trừ việc dạy trẻ từng thứ thay đổi có ý
nghĩa.
53
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. Kết quả can thiệp tự kỷ
4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Trong 71 trẻ tham gia điều trị tại BVCH&PHCN Thái Nguyên, chúng tôi
thấy có 60 trẻ nam và 11 trẻ nữ, tỉ lệ trẻ nam:nữ là 5,5:1. Tỉ lệ trẻ nam: nữ
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so nghiên cứu của một số tác giả
khác tại Việt Nam. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương tại các thời điểm khác
nhau thì tỉ lệ tự kỷ trẻ nam và nữ cũng không giống nhau. Nguyễn Thị Hương
Giang và Trần Thị Thu Hà (2008) nghiên cứu trong số 506 trẻ tự kỷ vào điều
trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Khoa Phục hồi chức năng) có 449 trẻ nam
và 57 trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 8/1[11], cũng tại Bệnh viện Nhi trung ương năm
2008 Quách Thúy Minh và CS (2008) nghiên cứu số trẻ được điều trị nội trú
tại khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 9/2007 đến tháng
7/2008 có tỷ lệ nam:nữ = 6:1, năm 2010 tỷ lệ nam/nữ = 7,8/1[20]. Theo
Nguyễn Hồng Thúy và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương tỉ lệ này
là 5:1 [27]. Nguyễn Thị Hương Giang nghiên cứu tại Thái Bình thấy tỉ lệ trẻ
trai mắc bệnh cao gấp 6,4 lần trẻ gái [13]. Tỉ lệ trẻ nam:nữ trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới. Theo
Stephen J. Blumberg và CS nghiên cứu tại Mỹ, năm 2007 tỉ lệ trẻ nam:nữ là
3,6:1, năm 2012 tỉ lệ này là 4,6:1 [37]. Tại Hàn Quốc tỉ lệ tự kỷ trẻ nam:nữ là
5,1:1[50]. Theo Kanner L [50] tỷ lệ nam: nữ 4:1. Tỉ lệ mắc tự kỷ giữa trẻ nam
và nữ có thể khác nhau do cách chọn cỡ mẫu, thời gian và địa điểm lấy mẫu
của từng nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu đều có kết luận chung rằng tỷ lệ
nam mắc tự kỷ nhiều hơn nữ.
Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh nhân dưới 36 tháng tuổi là thấp
hơn so với trẻ trên 36 tháng tuổi (16,9%, so với 73,1%). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, trẻ trong độ tuổi 36-60 tháng có tỉ lệ cao nhất. Kết quả này
cũng phù hợp với các tác giả khác ở Mỹ như Mandell DS (2005) là 3,1 năm
54
[54], và Noterdaeme M. (2010) ở Đức là 3,9 năm [57]. Việc chẩn đoán sớm
RLPTK có liên quan rất nhiều đến kiến thức, thái độ của đội ngũ nhân viên
viên y tế trong lĩnh vực Nhi khoa và Tâm thần học [8]. Do Thái Nguyên tự kỷ
cũng mới được sự quan tâm chú ý của gia đình và cộng đồng trong một vài
năm gần đây, nên việc phát hiện được tự kỷ ở trẻ nhỏ còn khó khăn, chúng tôi
có bệnh nhi nhỏ tuổi nhất là 23 tháng tuổi.
Mức độ tự kỷ: Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ tự kỷ mức độ nặng gặp
33,8%; mức độ nhẹ và vừa gặp 66,2% Tỉ lệ tự kỷ nặng trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn kết quả của các tác giả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi
Trung ương, theo Nguyễn Thị Phương Mai (2005) có 92,5% trẻ tự kỷ ở mức
độ nặng, 7,5% ở mức độ nhẹ [18], theo Quách Thúy Minh (2008) tỉ lệ tự kỷ
nặng là 80% [20], Quách Thúy Minh và Nguyễn Hồng Thúy (2011) thấy tỉ lệ
tự kỷ nặng là 50,0% [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang (2010)
tại Thái Bình tỉ lệ tự kỷ nặng là 85,7% [12]. ]. Tuy nhiên, so với kết quả
nghiên cứu của Hoàng Vũ Quỳnh Trang tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ tự
kỷ nặng chỉ chiếm 17% thấp hơn so với kết quả của chúng tôi[29]
4.1.2. Kết quả can thiệp tự kỷ
Chúng tôi thấy 47,9% bệnh nhân của chúng tôi đã được can thiệp tại
Bệnh viện Nhi Trung ương với những liệu trình khác nhau, chỉ có 46,5% bệnh
nhân vào can thiệp BVCH&PHCN Thái Nguyên ngay sau khi được chẩn
đoán tự kỷ. Điều này có thể lý giải do đội ngũ nhân viên tham gia can thiệp
cho trẻ tự kỷ tại BVCH&PHCN Thái Nguyên vẫn còn rất thiếu, hiện tại chỉ có
6 nhân viên trực tiếp can thiệp cho trẻ tự kỷ. Năm 2012, Bệnh viện Chỉnh
hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên (trực thuộc Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội Thái Nguyên), sau khi đào tạo đội ngũ nhân viên (gồm 2 bác sĩ
và 4 Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Phục hồi chức
năng Bệnh viện Bạch Mai) bắt đẩu tổ chức điều trị cho trẻ tự kỷ theo mô hình
của Bệnh viện Nhi Trung ương. Cho đến nay BVCH&PHCN Thái Nguyên đã
trở thành một địa chỉ tin cậy cho gia đình bệnh nhân có con mắc tự kỷ tại tỉnh
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên
Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên

More Related Content

What's hot

Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Sven Warios
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
SoM
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
SoM
 
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆMTHOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
SoM
 

What's hot (20)

Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
Bài báo cáo thực hành cộng đồng I năm 2014
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
Bài báo cáo Hằng số Sinh lý cơ thể (CTUMP-2014)
 
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
 
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
Thuc trang benh tieu chay cap o tre duoi 5 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua c...
 
Huong dan sd_spss
Huong dan sd_spssHuong dan sd_spss
Huong dan sd_spss
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng Giáo trình thực hành dược lâm sàng
Giáo trình thực hành dược lâm sàng
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
 
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà NộiLuận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
Luận văn: Bài tập khí công dưỡng sin người cao tuổi tại Hà Nội
 
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năngLuận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆMTHOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
 
Một số bệnh thường gặp ở trẻ em.pdf
Một số bệnh thường gặp ở trẻ em.pdfMột số bệnh thường gặp ở trẻ em.pdf
Một số bệnh thường gặp ở trẻ em.pdf
 
GÃY XƯƠNG VÙNG GỐI
GÃY XƯƠNG VÙNG GỐIGÃY XƯƠNG VÙNG GỐI
GÃY XƯƠNG VÙNG GỐI
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1 Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
Giáo Trình Điều Dưỡng Cơ Bản 1
 
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docxXUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU.docx
 
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.pptXỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
XỬ TRÍ LỒNG GHÉP TRẺ BỆNH (2018) IMCI.ppt
 

Similar to Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên

So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinhSo sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên (20)

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
Giải Pháp Nâng Cao  Chất Lượng Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Bệnh Điều Trị Ngoạ...
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
 
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
Đánh giá mô hình bệnh tật, Thực trạng nguồn nhân lực và Sự hài lòng của người...
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
 
Một số mô hình đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ.pdf
Một số mô hình đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ.pdfMột số mô hình đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ.pdf
Một số mô hình đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinhSo sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
So sanh su phat trien tam than van dong cua tre don thai, du thang sinh
 
Luận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAYLuận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS, HAY
 
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAYLuận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
 
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
Thuc trang tiem chung cho tre em duoi 1 tuoi va kien thuc, thuc hanh cua cac ...
 
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
 
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ ĐƠN THAI, ĐỦ THÁNG SINH RA TỪ...
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, 9 ĐIỂM
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
Đề tài: Thực trạng trầm cảm và hành vi tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sa...
 
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinhLuận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
Luận án: Trầm cảm và tìm kiếm hỗ trợ ở phụ nữ mang thai, sau sinh
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng thái nguyên

  • 1. 0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC PHAN THỊ YẾN KẾT QUẢ CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Thái Nguyên, năm 2014
  • 2. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC PHAN THỊ YẾN KẾT QUẢ CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN CHỈNH HÌNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 60 72 01 35 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG KIÊN Thái Nguyên, năm 2014
  • 3. 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Phục hồi chức năng, BSCKII Lê Thành Cương, BSCKI Đào Văn Dũng - Bệnh viện chỉnh hình và Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Phạm Trung Kiên, các Thầy Cô đã tận tình chỉ bảo và cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu cũng như kiến thức chuyên ngành. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng thông qua đề cương đã định hướng nghiên cứu cho đề tài của luận văn, các Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu, đã đánh giá và ghi nhận sự nỗ lực của tôi trong học tập. Để hoàn thành luận văn này có sự đóng góp, động viên khích lệ, giúp đỡ rất lớn, sự chia sẻ và tạo điều kiện của những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 9 năm 2014 Học viên BS. Phan Thị Yến
  • 4. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVCH&PHCN : Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng CARS : Phân loại theo thang đánh giá mức độ tự kỷ CS CT : Cộng sự : Can thiệp KTV : Kỹ thuật viên NVTL : Nhân viên tâm lý RLPTK : Rối loạn phổ tự kỷ
  • 5. 4 MỤC LỤC .................................................................................................. 1 ............................................................ 3 1.1. Dịch tễ học tự kỷ........................................................................................ 3 1.2. Phân loại tự kỷ............................................................................................ 8 1.3. Một số công cụ chẩn đoán tự kỷ ................................................................ 9 1.4. Các phương pháp điều trị tự kỷ................................................................10 1.5. Điều trị tự kỷ tại Việt Nam và Thái Nguyên............................................28 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp. ........................................29 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............33 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................33 2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................33 2.3. Phân tích số liệu .......................................................................................38 2.4. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................38 Chƣơng 3: .......................................................39 3.1. Kết quả can thiệp......................................................................................39 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp. ........................................59 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................53 KẾT LUẬN....................................................................................................63 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................65 PHỤ LỤC.......................................................................................................71
  • 6. 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu ................................39 Bảng 3.2: Mức độ tự kỷ theo lứa tuổi của trẻ .................................................39 Bảng 3.3: Mức độ tự kỷ theo giới của trẻ .......................................................40 Bảng 3.4: Tần suất các phương pháp sử dụng trong điều trị ..........................41 Bảng 3.5: Tần suất người tham gia điều trị và thời lượng điều trị cho trẻ .....41 Bảng 3.6 Thời gian trẻ đã điều trị (tính cả trước khi chọn vào nghiên cứu) ..42 Bảng 3.7: Điểm CARS trước và sau điều trị theo lứa tuổi .............................42 Bảng 3.8: Kết quả test Denver trước và sau can thiệp....................................43 Bảng 3.9: Điểm lĩnh vực tương tác xã hội trước và sau điều trị.....................44 Bảng 3.10: Điểm lĩnh vực hành vi trước và sau điều trị.................................44 Bảng 3.11: Điểm lĩnh vực giao tiếp (có lời và không lời) trước và sau điều trị .................................................................................................................45 Bảng 3.12. Các dấu hiệu giao tiếp trước và sau điều trị .................................45 Bảng 3.13. Các dấu hiệu hành vi trước và sau điều trị ...................................46 Bảng 3.14: Điểm CARS với một số yếu tố liên quan đến điều trị..................47 Bảng 3.15 : Liên quan tuân thủ điều trị với giao tiếp của trẻ .........................48 Bảng 3.16 : Liên quan tuân thủ điều trị với dấu hiệu hành vi.........................48 Bảng 3.17: Liên quan thời gian điều trị với giao tiếp của trẻ .........................49 Bảng 3.18: Liên quan thời gian điều trị với hành vi của trẻ ...........................50 Bảng 3.19: Sự tham gia của gia đình với giao tiếp của trẻ .............................51 Bảng 3.20: Sự tham gia của gia đình với hành vi của trẻ ...............................52
  • 7. 1 Ề Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong ba năm đầu đời, thuật ngữ tự kỷ được Leo Kanner sử dụng lần đầu tiên năm 1943 để mô tả những bệnh nhân có khiếm khuyết về tương tác xã hội; khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; hành vi, sở thích hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Có nhiều dạng biểu hiện tự kỷ khác nhau, nên tự kỷ còn được gọi dưới tên “rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorders). Trên Thế giới, tỉ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) gia tăng rất nhanh, trong 20 năm qua tỉ lệ mắc tăng 8-10 lần [41]. Tại Mỹ, tỉ lệ mắc RLPTK gia tăng rất nhanh, những năm 1960-1970 khoảng 0,5‰, những năm 1980 là 1‰, so với hiện nay 11‰ [55] và tự kỷ được coi là một trong ba vấn đề sức khỏe hàng đầu cùng với ung thư và bệnh tim mạch tại Mỹ [34]. , tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị tự kỷ tại các bệnh viện Nhi năm 2007 tăng gấp 33-50 lần so với năm 2000 [5] ại Việt Nam. Năm 2012 nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang trên trẻ em 18-24 tháng tuổi tại Thái Bình thấy tỉ lệ mắc RLPTK là 0,46% [13]. Việc phát hiện và can thiệp sớm trẻ tự kỷ có ý nghĩa rất quan trọng, nếu được can thiệp sớm thì trẻ có nhiều cơ hội (30%) có cuộc sống bình thường và hòa nhập xã hội [50]. Điều trị cho trẻ tự kỷ cho đến nay vẫn còn rất khó khăn, điều trị rất tốn kém về kinh phí và đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài (có khi suốt đời) [19]. Có nhiều phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ như phương pháp y sinh học (dùng các hóa dược, vật lý trị liệu, oxy cao áp, tế bào gốc…) và phương pháp tâm lý - giáo dục (phân tâm, tâm vận động, chỉnh âm và ngôn ngữ, các phương pháp giáo dục đặc biệt, PECS, TEACCH, ABA….). Tại Việt Nam, hiện nay việc chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ mới tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), với một số trung tâm tại các bệnh viện Nhi (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng I, II), còn tại các
  • 8. 2 tỉnh vấn đề tự kỷ hầu như vẫn bị bỏ ngỏ [5]. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, Quách Thúy Minh và CS nghiên cứu trên 130 trẻ tự kỷ thấy sau 3 tháng điều trị trẻ có cải thiện tương tác xã hội và ngôn ngữ, điểm tự kỷ giảm sau 9 tháng [20]. Nguyễn Hồng Thúy và CS áp dụng PECS trong can thiệp tự kỷ thấy sau 3 tháng trẻ tăng giao tiếp mắt, giảm hành vi xung đột, sau 6 tháng trẻ có thay đổi rõ rệt tương tác xã hội [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang thấy sau 12 tháng can thiệp điểm CARS của trẻ giảm có ý nghĩa [12]. Nguyễn Nữ Tâm An ứng dụng phương pháp TACCH trong can thiệp tự kỷ thấy nhận thức, hành vi và giao tiếp của trẻ đều có cải thiện [1]. Một số tác giả khác nghiên cứu sử dụng ngôn ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ thấy ngôn ngữ, khả năng tập trung và hành vi của trẻ cải thiện rõ rệt [15], [22],[24]. Tại tỉ ắ , nghiên cứu của Phạm Trung Kiên và CS tỉ lệ mắc tự kỷ trẻ em Thái Nguyên là 0,45%. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và can thiệp tự kỷ tại Thái Nguyên còn gặp khó khăn. Hiện nay tại Thái Nguyên có hai cơ sở can thiệp trẻ tự kỷ là Trường Hỗ trợ và Giáo dục trẻ thiệt thòi Thái Nguyên và Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Thái Nguyên. Góp phần nâng cao chất lượng can thiệp trẻ tự kỷ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp rối loạn phổ tự kỷ.
  • 9. 3 1.1. Dịch tễ học tự kỷ 1.1.1. Khái niệm chung về tự kỷ Thuật ngữ tự kỷ Autism có gốc từ Hy Lạp: Autos, có nghĩa là “tự thân”, do bác sĩ tâm thần học Eugen Bleuler đầu tiên sử dụng để mô tả triệu chứng cơ bản của tâm thần phân liệt hoặc trầm cảm. Năm 1943, Leo Kanner sử dụng thuật ngữ này để mô tả một nhóm bệnh nhân có 3 đặc tính quan trọng: một mình; mong muốn sự giống nhau; có các vấn đề về ngôn ngữ như chậm phát triển ngôn ngữ, nhại lời, hiểu theo nghĩa đen….[50]. Nhiều nghiên cứu về tự kỷ của các nhà khoa học cho thấy sự phát triển đa dạng của các biểu hiện tự kỷ, điều này hướng đến một thuật ngữ có phạm vi mô tả rộng hơn bao gồm nhiều dạng tự kỷ. Vì vậy, đến những cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ra đời thuật ngữ “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorders), thuật ngữ này được xem là đồng nghĩa với “Rối loạn phát triển lan toả” (Pervasive Developmental Disorders). Đến năm 2013, trong DSM-V, thay tên gọi “rối loạn phát triển lan toả” bằng “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorders) là một rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự suy giảm tương tác xã hội và giao tiếp (bằng lời và không bằng lời nói), hành vi hạn chế, lặp đi lặp lại hoặc rập khuôn [41]. Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về tự kỷ, nhưng khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất là khái niệm của Liên hiệp quốc đưa ra năm 2008: “Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời, thường được thể hiện ra ngoài trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ gây nên, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội, các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói, và có các hành vi, sở thích và hoạt động lặp đi lặp lại và hạn hẹp”. Các
  • 10. 4 khái niệm có khác nhau, nhưng có đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của khái niệm tự kỷ: tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển, được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích mang tính hạn hẹp lặp đi lặp lại. Mặc dù rối loạn phổ tự kỷ có những đặc điểm chung, nhưng phạm vi, mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của các triệu chứng có khác nhau. Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tinh thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - DSM) của Hội Tâm thần học Mỹ được coi là “kinh thánh” của các nhà tâm thần học. Cũng như nhiều các rối nhiễu khác, tiêu chí chẩn đoán tự kỷ cũng được thể hiện rất rõ trong sự phát triển của DSM. Trước đây, trong bản DSM-I (1952), DSM-II (1968), tự kỷ chỉ được coi như một dạng “tâm thần phân liệt”. Đến DSM-III (1980), DSM- III-R (1987) tự kỷ được phân loại và có tiêu chí chẩn đoán rõ ràng. Trong DSM-III, đề cập đến “Tự kỷ trẻ em” với 6 tiêu chí chẩn đoán, DSM-III-R phát triển thành 16 tiêu chí chia làm 3 nhóm và được gọi là “rối loạn tự kỷ”. Đến DSM-IV (1994)[33] và DSM-IV-R (2000)[33] hoàn thiện các tiêu chí chẩn đoán tự kỷ và xếp tự kỷ vào nhóm rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorders - PDDs) tương đương với Autistic Spectrum Disorders. Theo DSM-IV, PDDs được chia thành 5 rối loạn: - Rối loạn tự kỷ (Autistic Disorder). - Rối loạn Asperger (Asperger Disorder). - Rối loạn Rett (Rett Disorder). - Rối loạn bất hòa nhập tuổi ấu thơ (Childhood Disintegative Disorder). - Rối loạn phát triển lan tỏa không xác định (Pervasive Developmental Disorders - Not Otherwise Specified: PDD-NOS). Đến DSM-5 (5.2013), những thay đổi trong quan niệm tự kỷ nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, bao gồm: - Thay tên gọi Rối loạn phát triển lan tỏa (PDDs) bằng Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK).
  • 11. 5 - Tên RLPTK được sử dụng chung cho tất cả các rối loạn thuộc phổ tự kỷ thay vì gọi tên từng loại rối loạn như trong các phiên bản DSM trước đây. - Gộp nhóm khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội làm một, như vậy sẽ chỉ có 2 nhóm tiêu chí chẩn đoán. - Các tiêu chí chẩn đoán cũng được đánh giá là hẹp hơn trong các phiên bản trước. 1.1.2. Tỉ lệ mắc tự kỷ Nghiên cứu dịch tễ học đầu tiên được thực hiện từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX tại Anh đã ra tỉ lệ hiện mắc tự kỷ của trẻ em là 1/2.000 [54]. Tại Mỹ tỉ lệ hiện mắc tẳng rất cao: theo Rabin (1997) có 115.000 trẻ mắc tự kỷ [26], tỉ lệ hiện mắc theo Cass H, Baird G và cộng sự (2003) là 1/333; tại Mỹ năm 2009 cứ 70 trẻ trai sinh ra có một trẻ mắc tự kỷ[39]. Theo các số liệu nghiên cứu trên thế giới, tự kỷ gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái. Năm 2003, Fombonne đã tiến hành một nghiên cứu tổng hợp từ 32 nghiên cứu được công bố từ năm 1966- 2001 cho thấy: tỉ lệ nam/nữ là khoảng 4/1. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy tự kỷ gặp ở nữ nhiều hơn nam[48]. Tỉ lệ hiện mắc tự kỷ tại Hàn Quốc khá cao: Young Shin Kim và cộng sự nghiên cứu 55.000 trẻ từ 7 đến 12 tuổi tại Hàn Quốc thấy tỉ lệ mắc tự kỷ ở nhóm trẻ này là 1/38 trẻ chiếm 2.6% [51]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc RLPTK tại cộng đồng. Tuy nhiên, tại các bệnh viện tỉ lệ bệnh nhi đến khám và điều trị vì RLPTK tăng đột biến trong những năm gần đây. Theo nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2000-2007 số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng đông; trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000[5]. Cũng theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng I (Thành phố Hồ Chí Minh), nếu năm 2000 bệnh viện chỉ điều trị cho 2 trẻ bị tự kỷ, thì sau 4 năm con số này đã là 170 trẻ, đến năm 2008 con số này tăng gấp 2 lần tức là 324 trẻ[3].
  • 12. 6 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang tại Thái Bình (2011) cho thấy tỉ lệ mắc tự kỷ trẻ em 18-36 tháng là 4,6‰[12]. Tại Thái Nguyên, những bệnh nhân tự kỷ đầu tiên được phát hiện và điều trị từ đầu những năm 2000, cho đến nay kiến thức về tự kỷ trong cộng đồng cũng như trong ngành y tế, giáo dục Thái Nguyên vẫn còn rất hạn chế. Tại các cơ sở điều trị trong ngành y tế Thái Nguyên chưa có đơn vị nghiên cứu và can thiệp tự kỷ trẻ em 1.1.3. Nguyên nhân mắc tự kỷ Cho đến nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác căn nguyên của chứng tự kỷ, có một số giả thuyết do cấu tạo não bất thường, thiếu cân bằng về kích thích tố, di truyền, nhiễm độc thủy ngân, thiếu sinh tố, căn nguyên tâm lý, tổn thương trong khi sinh… 1.1.3.1. Nguyên nhân tâm lý Theo Leo Kanner có mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ với tâm lý vì ông cho rằng những trẻ tự kỷ có cha mẹ là người có trình độ trí tuệ cao, thông minh nhưng lại kém quan tâm và sống lạnh lùng với con cái [50]. Tiếp theo quan điểm này Bruno Bettleheim (1950 đến 1960) cho rằng trẻ bị tự kỷ là do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là tình cảm, sống lạnh lùng, không yêu con [38]. Do cách sống thờ ơ đó nên những đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn mẹ, không muốn nhìn vào mắt mẹ và không nói; đồng thời trẻ cũng ứng xử như vậy với người khác [60]. Nhiều tác giả thấy những trẻ ít được gia đình quan tâm, những trẻ xem vô tuyến, nghe nhạc nhiều giờ trong ngày có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn những trẻ khác. Nghề nghiệp, học vấn của cha mẹ cũng có liên quan đến mắc tự kỷ của trẻ[16]. Nguyễn Thị Hương Giang thấy những đứa trẻ không được bố mẹ chăm sóc có nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 4,1-6,8 lần, những trẻ có cha mẹ có học vấn từ đại học trở lên nguy cơ mắc tự kỷ cao gấp 1,93- 2,65 lần [12]. Ngày nay nguyên nhân tâm lý ít được quan tâm hơn, các nhà
  • 13. 7 khoa học đi sâu vào tìm kiếm các nguyên nhân thần kinh và tổn thương não trước, trong và sau khi sinh [8]. 1.1.3.2 Căn nguyên hội chứng tự kỷ do tính bất thường của não Để làm rõ hơn về nguyên nhân sinh học, Bauman và Kemper đã tiến hành khám nghiệm não bộ của các tử thi mắc hội chứng tự kỷ và phát hiện ra hai vùng hạnh nhân và vùng hải mã phát triển dưới mức bình thường Courchesne E. phát hiện thấy hai vùng thuộc tiểu não của người tự kỷ là thùy vermal VI và VII nhỏ hơn một cách bất thường so với người bình thường [43]. 1.1.3.3 Các căn nguyên khác - Căn nguyên nhiễm độc: những thập kỷ qua có sự gia tăng tỉ lệ mắc tự kỷ tương đương với sự tiếp xúc với thủy ngân thông qua việc sử dụng vacxin được bảo quản bằng thimerosal (hợp chất hữu cơ có chứa thủy ngân). Người ta còn thấy thấy trẻ em mắc chứng tự kỷ cao hơn ở những bà mẹ có có một tiếp xúc với thủy ngân khi mang thai (do hỗn hợp điều trị nha khoa chứa thimerosal). - Thiếu cân bằng hóa chất và thiếu sinh tố gây ra bệnh tự kỷ: Một số trẻ tự kỷ dị ứng với vài loại thực phẩm nhất định đồng thời cũng có thể thiếu một số chất trong cơ thể như vitamin B6 và Magnesium, vitaminD và calci [45],[46]. - Nguyên nhân tự kỷ liên quan đến đặc tính sinh học nam tính: Do tỷ lệ trẻ tự kỷ nam cao gấp 3 đến 4 lần so với nữ, nên có giả thuyết cho rằng não bộ của trẻ có cấu tạo thiên quá mức về nam tính dễ mắc bệnh tự kỷ hơn, bộ não của nam thiên về tính hệ thống hóa, lý tính và logic[32]. - Yếu tố trong lúc mang thai và sinh đẻ: Ngày nay người ta thấy một số ca đẻ khó có liên quan tới những dị tật của đứa bé trong bụng mẹ. Tỉ lệ khá cao trẻ bị tự kỷ có trùng hợp với chuyện sinh đẻ: mẹ trẻ bị vỡ nước ối sớm nhiều giờ trước khi sinh, thiểu ối, nhiễm trùng ối, can thiệp sản khoa, bị ngạt trong lúc sinh [30]. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Lord, Mulloy, Vendelboe và Schopler (1991) không cho thấy bệnh tự kỷ liên quan đến những nguyên
  • 14. 8 nhân này [53]. Nghiên cứu của Ditza A. Zachor và CS trên 615 trẻ tự kỷ thấy các yếu tố có liên quan đến tự kỷ là: con thứ nhất, mẹ trên 35 tuổi, bố trên 38 tuổi, con đầu lòng, cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500g, tuổi thai dưới 36 tuần [44]. - Căn nguyên bệnh tự kỷ là do di truyền: di truyền quyết định sự phát triển của não bộ nên có giả thuyết cho rằng chứng tự kỷ có thể do di truyền [52], [58]. 1.2. Phân loại tự kỷ Dựa vào tiêu chí khác nhau, có thể phân loại tự kỷ như sau: 1.2.1. Phân loại theo thời điểm xuất hiện. - Tự kỷ điển hình hay tự kỷ bẩm sinh: các triệu chứng xuất hiện dần dần từ lúc trẻ sinh ra. - Tự kỷ không điển hình hay mắc phải: trẻ vẫn phát triển bình thường cho tới 12-30 tháng tuổi, sau đó ngừng phát triển đột ngột hoặc phát triển thoái lui, đồng thời các triệu chứng khác của hội chứng tự kỷ cũng ngày càng được bộ lộ rõ. 1.2.2. Phân theo mức độ của Lovaas. - . - . - . 1.2.3 Phân loại theo IQ. - Trẻ tự kỷ IQ cao và nói được. - Trẻ tự kỷ IQ cao và không nói được. - Trẻ tự kỷ IQ thấp và nói được. - Trẻ tự kỷ IQ thấp và không nói được. 1.2.4 Phân loại theo thang đánh giá mức độ tự kỷ (CARS) - Từ 15-30 điểm: không tự kỷ - Từ 31-36 điểm: tự kỷ nhẹ và vừa. - Từ 37-60 điểm: tự kỷ nặng.
  • 15. 9 1.3. Một số công cụ chẩn đoán tự kỷ 1.3.1. Đánh giá mức độ tự kỷ - CARS (Childhood autism rating scale) Được thiết kế dưới dạng các bảng hỏi và quan sát, nhằm chẩn đoán hội chứng tự kỷ từ trẻ 24 tháng. CARS kiểm tra trên 15 lĩnh vực khác nhau và qua đó, xác định rõ các mức độ tự kỷ. 1.3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV[13] Hãy đánh dấu mỗi biểu hiện theo quy định: (-) Không đúng (++) Vừa (+++) Nặng (+) Nhẹ Tiêu chuẩn chẩn đoán: Tiêu chuẩn 1: Trẻ phải có nhiều hơn 6 tiêu chí của nhóm (1), (2) và (3), trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ nhóm (2 và 3) Tiêu chuẩn 2: Chậm hoặc thực hiện một cách không bình thường các chức năng ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau với mốc khởi đầu trước 3 tuổi: (1) tương tác xã hội (2) ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp xã hội (3) chơi mang tính biểu tượng hay tưởng tượng. Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV rất nhạy và đặc hiệu với trẻ lớn hơn hoặc 4 tuổi, nhưng lại bị hạn chế cho trẻ nhỏ vì các tiêu chuẩn: hạ chế trong mối quan hệ với bạn bè, khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ lặp lại. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy chẩn đoán ở trẻ nhỏ dựa vào tiêu chuẩn của DSM-IV và ICD-X có thể bị nhầm. 1.3.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-V DSM-V chính thức đưa vào sử dụng tháng 5/2013 với một số thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và thực tiễn. Điểm nổi bật là: - Thay tên gọi PDDs bằng Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK). - Tên gọi RLPTK được sử dụng chung cho tất cả các rối loạn thuộc phổ tự kỷ thay vì các tên gọi từng loại rối loạn như trước đây. - Gộp nhóm khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội, theo đó sẽ có 2 tiêu chí chẩn đoán thay vì 3 như trong DSM-IV.
  • 16. 10 - Các tiêu chí chẩn đoán cũng được các nhà chuyên môn đánh giá là hẹp hơn so với các phiên bản trước đây. 1.3.3. Chẩn đoán tự kỷ qua phỏng vấn có điều chỉnh ADI-R (Autism Diagnostic Interview-Revised) Bảng phỏng vấn chẩn đoán tự kỷ có điều chỉnh được thiết kế bởi Le Couteur và CS (1989). Bộ câu hỏi ADI được sử dụng dụng để đánh giá hành vi cho trẻ 5 tuổi và có tuổi trí tuệ ít nhất 2 tuổi. Năm 1994, Lord Wing và CS sửa đổi thành ADI-R cho phù hợp với trẻ 2 tuổi với tổi trí tuệ 18 tháng. Bảng này chủ yếu lấy thông tin từ người mẹ với 3 điểm chủ chốt: tương tác xã hội; giao tiếp và ngôn ngữ; hành vi định hình. 1.3.4. Chẩn đoán tự kỷ qua quan sát ADOS (The autism diagnostic observation schedule - Bảng quan sát chẩn đoán tự kỷ ) Được thiết kế dưới dạng các hoạt động nhằm giúp đánh giá các vấn đề về giao tiếp, kỹ năng chơi, tương tác xã hội, hành vi rập khuôn và sở thích định hình, được xây dựng trên tiêu chí của DSM-IV. 1.3.5 Thang đánh giá tự kỉ của Gilliam (Gilliam Autism rating Scale - GARS) Thang đánh giá mức độ tự kỉ trên do Gilliam J.E công bố năm 1995, nghiên cứu trên 1.107 trẻ tự kỉ trong 48 bang của Hoa Kỳ. Nền tảng của nó dựa vào DSM-IV. Nội dung gồm 56 câu hỏi trắc nghiệm ngắn gọn, áp dụng cho đối tượng tự kỉ từ 3 đến 22 tuổi và có độ tin cậy là 96%. 1.3.6. Các công cụ chẩn đoán khác - Bảng kiểm hành vi tự kỉ (Autism Behavior Check: ABC) - Bộ câu hỏi giao tiếp xã hội (Social Communication Questionnaire – SCQ). 1.4. Các phƣơng pháp điều trị tự kỷ Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị, giáo dục và can thiệp đối với trẻ tự kỉ đã được xây dựng và ứng dụng. Theo thống kê hiện có tới hơn 100 phương pháp can thiệp và điều trị tự kỉ được giới thiệu ở Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, cũng có đến khoảng 30 phương pháp được sử dụng [31]. Các nghiên cứu tổng quan về điều trị lâm sàng đối với trẻ tự kỉ cho thấy không có một
  • 17. 11 phương pháp cụ thể nào có thể cải thiện tất cả các triệu chứng tự kỉ hay có hiệu quả điều trị đối với tất cả các trẻ tự kỉ. Tuy nhiên, nhiều phương pháp đã được chứng thực về hiệu quả can thiệp và điều trị một số triệu chứng tự kỉ căn bản. Do bệnh tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển lan toả, là bệnh không khu trú vào một lĩnh vực cụ thể nào, thể hiện sự rối loạn toàn diện các mặt trong đời sống tâm lý con người. Khi mà các bác sỹ tâm thần vẫn chưa tìm ra phương thuốc trị liệu hữu hiệu thì các nhà tâm lý, nhà giáo dục học, vật lý trị liệu, chỉnh âm, tâm vận động…tham gia trị liệu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ [32]. Sau đây là một số phương pháp đã từng được áp dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ trên thế giới và Việt Nam. Theo quan niệm trước đây, trẻ tự kỷ chỉ được chữa trị một phương pháp hay một số phương pháp theo quan điểm của những người trị liệu trực tiếp trên trẻ (người theo một phương pháp nào đó) hay cha mẹ chúng. Ngày nay, do có nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau cùng quan tâm đến chứng tự kỷ nên đã xuất hiện nhiều phương pháp trong việc điều trị. Với quan điểm hiện tại, trị liệu trẻ tự kỷ nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tuỳ theo khả năng, mức độ và giai đoạn và sự tiến triển bệnh của trẻ [5]. 1.4.1. Các phương pháp y sinh học 1.4.1.1. S [19] . Người ta thấy hơn một nửa số trẻ tự kỷ tại Mỹ có dùng thuốc an thần, chống co giật, chống trầm cảm [23]. Một số loại thuốc: (Campbell, 1983).
  • 18. 12 (Levontal 1993). (Campbell 1993; Henman 1991; Kalmen 1995). C - . - [13]. [22]. . 1.4.1.2. Giải độc hệ thống , ng [32] [34]. 1.4.1.3. Chế độ dinh dưỡng Chế độ ăn loại trừ gluten và casein (Gluten Free, Casein Free Diet - GFCF), nhiều gia đình có trẻ tự kỷ quan tâm tới can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn uống để giúp cải thiện những triệu chứng của con họ. Có những bằng chứng cho thấy việc loại bỏ gluten (một loại protein được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, và yến mạch) và casein (một loại
  • 19. 13 protein được tìm thấy trong các sản phẩm từ bơ sữa) trong khẩu phần của một cá nhân có thể rất hữu ích cho việc giảm một số triệu chứng của tự kỷ [45]. Hành vi ăn uống không bình thường thường thấy ở trẻ tự kỷ đến mức mà người ta đã đề xuất coi đây như là một chỉ số chẩn đoán. Kén ăn và ăn ít khá hay gặp, nhưng nó cũng không đến mức gây suy dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ. Những gia đình muốn thử nghiệm chế độ ăn kiêng này cho con nhớ đảm bảo con mình ăn đủ chất dinh dưỡng bằng cách tham vấn bác sĩ nhi khoa hoặc những chuyên gia dinh dưỡng. Những sản phẩm từ bơ sữa là nguồn can xi và vitaminD chủ yếu cho trẻ tại Hoa Kì. Nhiều trẻ nhỏ hấp thu được hàm lượng protein cân bằng là nhờ vào những sản phẩm từ bơ sữa. Để thay thế nguồn dưỡng chất này, ta sẽ phải thay thế các thực phẩm và nước giải khát khác để cung cấp đủ khẩu phần dinh dưỡng. Nếu ta muốn cho trẻ ăn kiêng gluten, ta sẽ phải lưu ý đảm bảo hàm lượng chất xơ và vitamin trong khẩu phần của trẻ. Bổ sung vitamin có thể vừa có lợi vừa có tác dụng phụ, hãy tham khảo chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ để được tư vấn chế độ ăn kiêng phù hợp với sức khỏe, điều này đặc biệc quan trọng với trẻ kén ăn . . , . 1.4.1.4. . Vật lí trị liệu tập trung vào những khó khăn trong vận động gây ra do những hạn chế về chức năng. Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong những kĩ năng vận động thô như
  • 20. 14 ngồi, đi, chạy, hoặc nhảy. Vật lí trị liệu có thể hỗ trợ trương lực của cơ, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp. Nhà vật lí trị liệu sẽ bắt đầu bằng cách đánh giá mức độ phát triển và những khả năng của trẻ. Một khi đã xác định được những khó khăn, họ b . Vật lí trị liệu có thể bao gồm vận động có trợ giúp, nhiều dạng bài tập, và thiết bị chỉnh hình. Vật lí trị liệu thường được thực hiện từ 30 phút đến 1 giờ mỗi lần bởi nhà vật lí trị liệu có chứng chỉ, với tần suất tùy theo nhu cầu của trẻ.[4],[6]. - t [31]. 1.4.1.6. Nerofeedback Phản hồi thần kinh (NFB), cũng được gọi là trị liệu thần kinh, phản hồi sinh học thần kinh hay phản hồi sinh học qua điện não đồ (EEGBF) EEG là một kỹ thuật chữa bệnh bằng việc phản hồi tức thời trên hoạt động của sóng điện não, như được đo bởi những điện cực trên da đầu, biểu hiện điển hình trên màn hình video. Mục tiêu sẽ cho phép điều khiển có ý thức hoạt động của sóng điện não. Nếu hoạt động não thay đổi theo xu hướng mong muốn của bác sĩ thì một ” phần thưởng ” tích cực được trao cho cá nhân, và nếu hoạt động của sóng điện não theo hướng tiêu cực thì hoặc là có một sự phản hồi âm tính hoặc là không có sự phản hồi nào được đưa ra (phụ thuộc vào nghi
  • 21. 15 thức). Những phần thưởng có thể đơn giản như sự thay đổi cao thấp của một âm thanh hay độ phức tạp của một kiểu hoạt động nhất định trong đặc tính của một trò chơi video. Kinh nghiệm này có thể được gọi là sự điều hoà có kiểm soát những trạng thái trong cơ thể. Với phương pháp này có thể hỗ trợ tích cực khi muốn trẻ tự kỷ tương tác với kích thích trong điều trị. 1.4.1.7. Oxy cao áp (Hyperbaric oxygen - HBO) HBO là một điều trị y học trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường ô-xy tinh khiết gần như 100% với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere [7]. Ngoài hô hấp, lượng ô-xy thấm qua da và hòa tan trong huyết tương sẽ tăng 22 - 30 lần so với ô-xy trong máu người bình thường [28]. Ô-xy cao áp vừa có tác dụng điều trị, vừa có tác dụng điều dưỡng. HBO có hai tác dụng làm giảm kích thước những bóng khí gặp trong những bệnh tắc mạch như bệnh giảm áp, hoại thư hay gia tăng ô-xi trong tất cả các mô trong cơ thể. Nếu cho bệnh nhân thở ô-xy nguyên chất ở áp suất 3 atmosphere thì lượng ô-xy hòa tan trong máu sẽ lớn hơn trên 20 lần so với bình thường. Phương pháp này đang được điều trị trẻ tự kỷ khá phổ biến ở TP. Hồ Chí Minh. 1.4.1.8. Trị liệu tế bào gốc (Term cell therapy) Tế bào gốc thường là những tế bào ở giai đoạn rất sớm có khả năng phân chia để tạo ra nhiều tế bào gốc hơn, hoặc trong những điều kiện thích hợp có thể biến thành các loại tế bào chuyên biệt khác chẳng hạn như tế bào thần kinh, cơ, da, gan, v.v… Tế bào gốc là tế bào chủ của cơ thể, có tiềm năng trở thành nhiều loại mô khác nhau. Việc lưu giữ tế bào gốc mở ra những phương pháp mới để sửa chữa và thay thế các mô bị bệnh hoặc tổn thương trong cơ thể. Một số quan niệm tin rằng trẻ bi tự kỷ là do bị khiếm khuyết một hệ thống gien di truyền nào đó, những tác giả của quan niệm này hy vọng khi bản đồ gien được giải mã hoàn toàn sẽ là cơ hội duy nhất chữa thành công bệnh tự kỷ [31].
  • 22. 16 1.4.1.9. - : là hình thức trị liệu dễ làm và đơn giản, với mục đích tăng cường khả năng hoạt hoá các hành vi, nâng cao thể lực, củng cố các hành vi tích cực, giảm thiểu các hành vi tiêu cực, nâng cao khả năng tập trung chú ý, là giai đoạn cần thiết để trước khi thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt. - : chương trình này tạo cho trẻ bắt chước, cùng hoạt động với bạn bè, sự tương tác qua lại, hình thành những nhận thức xã hội, tăng cường thể lực, hỗ trợ tốt cho giáo dục đặc biệt. Ngoài ra còn các phương pháp khác như: Massage, châm cứu…cũng được sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ. 1.4.2. Các phương pháp tâm lý-giáo dục Một số chương trình mô hình can thiệp, trong thực tế thường chồng chéo lên nhau và chia sẻ nhiều tính năng nhưng lưu ý một số điểm sau: - Can thiệp sớm mà không chờ chẩn đoán xác định. - Can thiệp tích cực ít nhất là 25 giờ/tuần, 12 tháng/năm. - Tỉ lệ trẻ/giáo viên thấp. - Sự tham gia của gia đình bao gồm cả việc đào tạo của cha mẹ. - Các câu chuyện xã hội, ABA và can thiệp dựa trên trực quan khác. - Đánh giá kết quả can thiệp có hệ thống để có điều chỉnh khi cần thiết. 1.4.2.1. Trị liệu phân tâm [17], [23], [26]
  • 23. 17 1.4.2. . 1.4.2. : [6] . Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thắng (2012) cho thấy trị liệu ngôn ngữ có hiệu quả cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời cho trẻ [24]. Trần Thị Lý Thanh (2011), sau 3 tháng can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ thấy cải thiện rõ rệt khả năng tập trung của trẻ (điểm A-TAC sau can thiệp giảm 7,3 điểm so với trước can thiệp)[22]. 1.4.2.4. Trò chơi đóng vai Đây là sự diễn xuất tình huống, người đóng phải tưởng tượng mình là nhân vật khác, biểu lộ những buồn bực, nóng giận, vui vẻ hạnh phúc… mà vai diễn quy định. Ví dụ: tập làm MC, nhạc công, công an, cô giáo, bác sỹ…Trò chơi đóng vai thể hiện mức độ cao trong phát triển nhận thức, nêu trẻ làm tốt phương pháp này thì cơ hội hòa nhập của trẻ hầu như bình thường, có thể tham gia tốt vào đời sống xã hội, cộng .
  • 24. 18 1.4.2. . , c . 1.4.2. - : c thâ [56]. - : đây là hoạt động mang tính sáng tạo, dễ thực hiện, không quá coi trọng tính đúng sai của sản phẩm, phát huy khả năng tự do tưởng
  • 25. 19 tượng của trẻ. Thông qua vẽ và nặn, trẻ có thể nâng cao khả năng vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làm chủ các vận đông kỷ xảo trong học viết và các thao tác tinh tế khác. Ngoài ra hoạt động này giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú y, làm chủ các hành vi một cách có ý thức. - Thơ, đồng dao: do trẻ tự kỷ có khả năng nhớ máy móc hơn nhớ ý nghĩa, nên việc dạy trẻ đọc chữ thông qua thơ đồng dao có giá trị đáng khích lệ. Với những tiết tấu, giai điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản, tươi sáng và dễ hiểu của thơ, đồng dao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp thu hơn. Đây là hình thức học tự do không có áp lực. 1.4.2. . 1.4.2. .
  • 26. 20 1.4.2.9. Thủy trị liệu Nước rất gần với con người, ngoài chức năng nuôi sống cơ thể, nước còn giúp con nguời trong các hoạt động tâm lý xã hội. Hầu hết trẻ em đều thích nước và chơi với nước,thông qua thủy trị liệu trẻ sẽ nhận thức tốt về cảm giác bản thể, các cảm giác da, sự thăng bằng, sự cảm nhận…Nước chính là một trong những chất liệu kích thích nhận thức của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. 1.4.2.10. D Đây là hoạt động nhằm thay đổi môi trường, đẩy trẻ vào môi trường mới lạ đẩy rẫy kích thích, tăng tính tò mò giúp thu thập thông tin. Ngoài ra hoạt động này còn khai thông những sinh hoạt, học tập nhàm chán lặp đi lặp lại trong môi trường quen thuộc. Khi đi dã ngoại, với những hoạt động đặc trưng trẻ có thể pháp huy tối đa tất cả các giác quan hoạt động cùng lúc, giúp phát triển về nhận thức thế giới và cảm nhận cơ thể. 1.4.2. (sensory therapy) Theo các chuyên gia nghiên cứu về trẻ tự kỷ, hầu hết trẻ tự kỷ ít nhiều có rối loạn cảm giác tùy theo mức độ khác nhau và ở những giác quan khác nhau, có những trẻ chỉ bị rối loạn một vài loại giác quan nào đó nhưng cũng có thể tất cả giác quan. Những rối loạn thường phổ biến ở hai thái cực là thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm hay ngưỡng cảm giác quá thấp hoặc quá cao, cũng có thể trẻ thiếu nhạy cảm ở giác quan này nhưng lại tăng nhạy cảm ở giác quan khác, có khi độ nhạy cảm của trẻ bị thay đổi trên cùng một giác quan ở những thời điểm khác nhau hay hoàn cảnh khác nhau. Do cảm giác là cơ quan thụ cảm, là đầu vào của các hoạt động nhận thức, nếu cảm giác bị rối loạn tất yếu dẫn đến rối loạn nhận thức, đồng thời sẽ gây ra rối loạn phát triển. Chính vì lý do đó mà trong trị liệu trẻ tự kỷ trị liệu cảm giác là công việc rất quan trọng.
  • 27. 21 1.4.2.12. Động vật trị liệu Cũng là phương tiện trị liệu như đồ vật, hình ảnh hay đồ dùng học tập…, trong trị liệu trẻ tự kỷ động vật trị liệu khác về chất so với những công cụ trên. Các công cụ trị liệu là những vật vô tri vô giác chịu sự tác động thụ động của con người, trong khi đó động vật có những phản ứng tự nhiên nhiều khi không theo hướng dẫn của con người. Khi con người tác động với con vật là quan hệ tương tác hai chiều, con vật có thể tuân theo ý muốn của con người và cũng có thể không tuân theo, mối tương tác này diễn ra theo chiều hướng phong phú hơn rất nhiều khi con người tương tác với đồ vật. Trong việc sử dụng động vật để trị liệu không những con người kích thích con vật mà ngược lại con vật kích thích cả con người. Do đó sử dụng động vật trong trị liệu trẻ tự kỷ với sự tương tác của con vật phần nào giúp trẻ cởi mở hơn, hạn chế việc cố định đóng khung trong trạng thái tự kỷ. 1.4.2.13. Tư vấn tâm lý Nhằm cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về trẻ tự kỷ: phương pháp can thiệp, cách chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phó trong tương lai, đặc biệt là những thông tin cập nhật về trẻ tự kỷ hiện hành. Qua tư vấn giúp cho các phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp nhận tình trạng bệnh của trẻ, giúp họ lựa trọn các dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp. 1.4.2. Chơi là một hoạt động chủ yếu trong phát triển nhân cách của trẻ em, nếu trẻ thiếu hoạt động chơi hoặc hoạt động chơi không diễn ra đúng theo quy luật phát triển của trẻ, có thể gây ra sự phát triển bất thường trong đời sống tâm lý. Chơi giúp phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ quan cảm giác, hình thành các quan hệ xã hội…Trẻ tự kỷ cũng như những trẻ bình thường khác đều rất cẩn các hoạt động chơi. 1.4.2.
  • 28. 22 . 1.4.2.16. Computer Chơi trên máy vi tính là sở trường của trẻ tự kỷ, có thể trẻ tự kỷ không thích nhiều thứ trong cuộc sống nhưng hầu hết trẻ tự kỷ đều thích máy vi tính. Thông qua những kích thích hình ảnh, âm thanh, màu sắc, kết cấu…nhằm thu hút sự tập trung chú ý. Thông thường, qua máy vi tính kích thích trẻ học tập trên cơ sở những phần mềm phát triển trí tuệ: học toán, học chữ, màu sắc, hình khối, rèn luyện trí nhớ, tưởng tượng, phản xạ, ứng phó các tình huống…nhằm cải thiện khả năng nhận thức của trẻ. 1.4.2.17. Phươ Từ đầu những năm 1960, Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavioral Analysis), hoặc ABA, đã được hàng trăm nhà trị liệu sử dụng để dạy kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vui chơi, kỹ năng tương tác xã hội, kiến thức học đường, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc và những kĩ năng sống trong cộng đồng [31]. ABA cũng được dùng để giảm thiểu những vấn đề hành vi ở học sinh tự kỷ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ABA cải thiện đáng kể tiến bộ của trẻ, đặc biệt là cải thiện kĩ năng ngôn ngữ và khả năng nhận thức cho trẻ. Một vài thập niên gần đây, nhiều mô hình ABA khác nhau xuất hiện, tất cả đều theo kiểu giáo dục hành vi. Tất cả đều dựa trên nền tảng của Skinner. ABA thường rất khó hiểu trừ phi bạn trực tiếp nhìn thấy tận mắt. Có lẽ sẽ hữu ích nếu chúng tôi bắt đầu bằng cách mô tả những điểm chung của các trường phái ABA. Phương pháp ABA được dạytheo quytrình 3 bước sau đây:
  • 29. 23 - Một việc xảy ra trước (tiền tố) là hiệu lệnh bằng lời hoặc bằng động tác ví dụ như ra lệnh hoặc yêu cầu cái gì. Cái này có thể đến từ môi trường hoặc từ một người khác, hoặc từ bản thân đối tượng. - Một hành vi theo sau, là phản hồi của đối tượng (trong trường hợp này là của trẻ) hoặc không phản hồi với tiền tố. Một hệ quả, tùy thuộc vào hành vi. Hệ quả có thể là khích lệ thưởng cho hành vi mong muốn hoặc không phản ứng với hồi đáp chưa chuẩn xác. ABA tập trung vào việc dạy kỹ năng mới đồng thời giảm thiểu các hành vi không phù hợp. Hầu hết các chương trình ABA đều có kết cấu rất bài bản. Những kĩ năng và hành vi hướng tới được dựa trên một chương trình học đã có sẵn. Mỗi kĩ năng được chia thành nhiều bước nhỏ, và được dạy bằng cách nhắc, ta sẽ xóa nhắc từ từ khi trẻ thông thạo từng bước. Trẻ có cơ hội lặp đi lặp lại các bước trong các môi trường khác nhau. Mỗi khi trẻ đạt được những kết quả như mong muốn, trẻ sẽ được khuyến khích, bằng lời khen, hoặc những thứ mà trẻ rất thích chẳng hạn như một mẩu kẹo nhỏ. Chương trình ABA bao gồm hỗ trợ tại trường với một trợ giảng kèm một trò để giúp trẻ chuyển sang áp dụng các kĩ năng một cách có hệ thống trong môi trường lớp học bình thường. Các kĩ năng được chia nhỏ vừa sức và tăng dần lên để trẻ biết cách học trong một môi trường tự nhiên. Tạo điều kiện giúp trẻ chơi đùa với bạn cùng lứa cũng là một phần của chương trình can thiệp. Mức độ thành công được đo bằng sự quan sát trực tiếp, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu đó đều là những phần trọng yếu của ABA. Nếu trẻ không có tiến bộ thỏa đáng, cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. Một dạng can thiệp theo kiểu ABA là Huấn luyện kiểu trắc nghiệm riêng biệt (Discrete Trial Teaching-DTT) là “Phân tích hành vi ứng dụng truyền thống” hoặc mô hình Lovaas, đặt theo tên bác sĩ Ivar Lovaas, người đầu tiên thử nghiệm nó). DTT là cách dạy từng kỹ năng một lặp đi lặp lại trong vài trắc nghiệm và dùng khen thưởng có thể có bản chất liên quan hoặc không liên quan gì đến kĩ năng đang dạy [14].
  • 30. 24 Ai là người làm can thiệp ABA (hoặc DTT)? Một nhà phân tích hành vi chuyên về tự kỷ được cấp chứng chỉ công nhận sẽ lập, thực hiện và giám sát chương trình trị liệu cá nhân hóa cho trẻ. Các nhà trị liệu, thường được gọi là “những người huấn luyện” (không nhất thiết phải có chứng chỉ) sẽ làm việc trực tiếp hàng ngày với trẻ Một buổi can thiệp ABA thông thường sẽ như thế nào ? Một buổi can thiệp ABA thường kéo dài từ 2 đến 3 giờ, gồm những khoảng thời gian ngắn có cấu trúc, thường thường kép dài từ 3 đến 5 phút để hoàn thành một nhiệm vụ. Cứ một tiếng lại nghỉ giải lao khoảng 10 đến 15 phút. Người ta tận dụng lúc chơi đùa tự do và giải lao để dạy ngẫu nhiên hoặc thực hành các kĩ năng trong môi trường mới. Nếu thực hiện đúng, người ta sẽ không can thiệp ABA cho trẻ tự kỷ theo kiểu “một khuôn đo ni cho mọi trẻ” bao gồm một chuỗi các chương trình hoặc kỹ năng “đóng thành hộp”. Ngược lại, mọi khía cạnh can thiệp đều được điều chỉnh tùy theo kĩ năng, nhu cầu, sở thích, ưu tiên, và hoàn cảnh gia đình của trẻ theo học. Vì vậy, chương trình ABA của trẻ này sẽ có thể không giống với chương trình ABA của trẻ khác. Chương trình ABA cũng sẽ thay đổi nếu như nhu cầu và khả năng của trẻ thay đổi.Thời lượng và tần suất của chương trình ABA: từ 25 đến 40 giờ mỗi tuần. Người ta khuyến khích các gia đình sử dụng nguyên lí ABA trong cuộc sống thường ngày. 1.4.2.18. : Picture Exchange Communication
  • 31. 25 . Nguyễn Hồng Thúy và CS (2011) nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy PECS có hiệu quả trong điều trị trẻ tự kỷ nặng [28]. 1.4.2. [9] [1]. 1.4.2. [17] Liệu pháp Chơi trên sàn Floortime (DIR) là gì? Chơi trên sàn Floortime (DIR) là một kỹ thuật can thiệp dựa trên mốc phát triển và theo mô hình quan hệ, tôn trọng sự khác biệt của từng cá thể, được phát triển vào những năm 1980 bởi tiến sĩ Stanley Greenspan. Chơi trên sàn dựa trên tiền đề là người lớn có thể giúp trẻ mở rộng vòng tròn giao tiếp của mình bằng cách hội nhập với trẻ ở mức phát triển hiện tại của trẻ và dùng thế mạnh của chúng để xây dựng thêm lên. Việc trị liệu thường được kết hợp với các hoạt động vui chơi trên sàn nhà. Mục tiêu của Floortime (DIR) -Chơi trên sàn giúp trẻ đạt được 6 mốc phát triển góp phần cho sự trưởng thành về cảm xúc và trí tuệ.
  • 32. 26 Với liệu pháp Floortime (DIR) chơi trên sàn, nhà trị liệu hoặc phụ huynh lôi kéo trẻ tham gia vừa trình độ với trẻ, hòa cùng những hoạt động của trẻ, theo dẫn dắt của trẻ. Từ việc chơi cùng đó, phụ huynh được hướng dẫn cách giúp trẻ tiến đến tham gia vào những tương tác phức tạp hơn, một tiến trình thường được gọi là “mở và đóng các vòng tròn giao tiếp”. Floortime (DIR) -Chơi trên sàn không tập trung vào ngôn ngữ, vận động, và kĩ năng nhận biết, mà giải quyết những lĩnh vực này bằng cách tập trung tổng hòa vào phát triển cảm xúc. Lối can thiệp này được gọi là Floortime (DIR) Chơi trên sàn vì phụ huynh ngồi xuống sàn và tham gia vào những hoạt động của trẻ như những người bạn cùng độ tuổi với chúng. Floortime (DIR). Chơi trên sàn được coi là một sự thay thế và đôi khi được kết hợp với các liệu pháp ABA. Ai làm can thiệp theo chương trình Chơi trên sàn? Phụ huynh và người chăm sóc được đào tạo để thực hiện phương thức này. Những nhà tâm lí học được đào tạo về Floortime (DIR) -Chơi trên sàn, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ, trị liệu viên phục hồi chức năng cũng có thể sử dụng những kĩ thuật của Chơi trên sàn. Một buổi trị liệu Floortime (DIR) ra sao? Trong liệu pháp Floortime (DIR) -Chơi trên sàn, nhà trị liệu hoặc phụ huynh hòa theo những hoạt động và sở thích hiện thời của trẻ, làm theo sự dẫn dắt của chúng. Phụ huynh và người cung cấp dịch vụ can thiệp sau đó rủ trẻ tham gia vào những tương tác tăng dần độ phức tạp. Trong chương trình giáo dục mầm non, Floortime (DIR) Chơi trên sàn bao gồm cả sự kết hợp chơi đùa với những trẻ cùng lứa bình thường khác. Thời lượng và tần suất của hầu hết các chương trình Floortime (DIR) Chơi trên sàn? Floortime (DIR) Chơi trên sàn thường được sử dụng trong môi trường có ít kích thích, kéo dài từ 2 đến 5 giờ một ngày. Các gia đình được khuyến khích sử dụng những nguyên lí của Floortime (DIR) Chơi trên sàn vào trong đời sống thường nhật.
  • 33. 27 Floortime áp dụng ngay trong cuộc sống bình thường của trẻ, người hướng dẫn ứng phó linh hoạt các diễn biến xảy ra trong mối quan hệ hiện tại, thúc đẩy trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trị liệu. Floortime nhận ra rằng , liên lạc và suy nghĩ. 1.4.2.21. Phương pháp COMPC (Communication Picture) Là phương pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Úc, nhằm dạy trẻ cách thức giao tiếp thông qua hình ảnh bằng cách chụp những hình ảnh trẻ quan tâm thích thú, hình ảnh quen thuộc, phong cảnh ở nơi trẻ đã đến. Với những hình ảnh trẻ thích và những đồ vật quen thuộc sẽ giúp trẻ học tốt hơn. 1.4.2.22. Phương pháp PCS (Picture Communication Symbols) Đây là phương pháp do Johnson, người Mỹ đưa ra năm 1981 với mục đích dạy trẻ hiểu những ký hiệu giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những trẻ tự kỷ nặng, không có khả năng nói. 1.4.2.23. SCERTS SCERTS là một mô hình giáo dục để làm việc với trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ, Nó được thiết kế để giúp các gia đình, các nhà giáo dục và trị liệu hợp tác với nhau để tối đa hóa sự tiến bộ trong việc hỗ trợ trẻ em. SCERTS là các chữ viết tắt dùng để chỉ tập trung vào [8] : - SC (social communication): truyền thông xã hội - sự phát triển của thông tin liên lạc và chức năng biểu hiện cảm xúc. - ER (emotion regulation): quy định về cảm xúc - sự phát triển của cảm xúc cũng có quy định và khả năng để đối phó với sự căng thẳng . - TS (transactional support): hỗ trợ giao dịch - việc thực hiện hỗ trợ để giúp các gia đình, các nhà giáo dục và trị liệu đáp ứng nhu cầu của trẻ em, thích nghi với môi trường và cung cấp các công cụ để tăng cường học tập.
  • 34. 28 1.5.3. Can thiệp tự kỷ tại Việt Nam và Thái Nguyên 1.5.3.1 Tại Việt Nam Trong một vài năm gần đây, do tỉ lệ mắc tự kỷ tăng cao, nên đã phát triển một số cơ sở can thiệp tự kỷ nhưng cũng chỉ tập trung tại các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng). Một số mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ: - Hà Nội: + Trung tâm Phúc Tuệ, 67 Phó Đức Chính + Trung tâm Sao Mai, 4 ngõ 116 Nhân Hòa, Nhân Chính. + Phòng khám Tâm thần - tâm lý 2, ngõ 99 Trường Chinh. + Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương. + Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai. - Thành phố Hồ Chí Minh: + Bệnh viện Nhi đồng I, II. + Trường Ước mơ, Trường Gia Định. - Đà Nẵng: Trường Chuyên biệt Thanh Tâm, Trường Chuyên biệt Tương lai. Có một số nghiên cứu can thiệp cho trẻ tự kỷ đã được thực hiện trong ngành Y tế và Giáo dục. Nghiên cứu của Quách Thúy Minh, Nguyễn Hồng Thúy và CS (2008) về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu cho trẻ tự kỷ tại khoa Tâm thần Bệnh viện Nhi Trung ương [20]. Nguyễn Thị Hồng Thúy và CS nghiên cứu thủ nghiệm mô hình can thiệp sớm trẻ tự kỷ tại Bệnh viện nhi Trung ương [27]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thắng (2012) tại Bệnh viện Bạch Mai về sự cải thiện kỹ năng phát triển của trẻ bị tự kỷ dưới 6 tuổi sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu [24], nghiên cứu của Trần Lý Thanh (2011) về cải thiện khả năng tập trung chú ý của trẻ sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu [22], nghiên cứu của Nguyễn Nữ Tâm An (2013) về sử dụng đọc hiểu cho học sinh lớp một [2].
  • 35. 29 1.5.3.2. Tại Thái Nguyên Hiện có hai đơn vị can thiệp tự kỷ trẻ em tại Thái Nguyên. Từ năm 2005, Trung tâm Chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật Thái Nguyên (nay là Trường Giáo dục và hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi Thái Nguyên) là cơ sở đầu tiên tại Thái Nguyên tổ chức can thiệp cho trẻ tự kỷ. Trung tâm có một số nhân viên được đào tạo tại Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hiện nay trường đang điều trị cho khoảng 20 trẻ tự kỷ. Đến năm 2011, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên sau khi đào tạo được đội ngũ nhân viên (gồm 1 bác sĩ và 4 Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai), bệnh viện đã tổ chức can thiệp cho trẻ tự kỷ theo mô hình của Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay bệnh viện là cơ sở can thiệp tự kỷ chính tại Thái Nguyên với hơn 50 bệnh nhân. Mặc dù bệnh viện đã rất cố gắng đầu tư cơ sở vật chất và tuyển dụng nhân sự, nhưng do nhận thức của người dân chưa cao, do cơ chế chính sách, do lãnh đạo các ngành chưa thật sự quan tâm đến tự kỷ trẻ em, nên việc điều trị còn rất khó khăn, nhiều bệnh nhi chưa được nhận vào can thiệp, thời gian can thiệp còn chưa đảm bảo (do thiếu kỹ thuật viên, hiện nay chỉ có 01 kỹ thuật viên được đào tạo chính quy, 01 cử nhân Giáo dục đặc biệt). Tại Thái Nguyên còn có Trung tâm Ánh Sao (tư thục) cũng nhận điều trị số lượng nhỏ trẻ tự kỷ. Điều rất đáng quan tâm là tất cả bệnh nhân cán thiệp tại các trung tâm này đều được chẩn đoán xác định tại Hà Nội và đã điều trị ngắn hạn tại các trung tâm của Hà Nội trước khi về điều trị tiếp tại Thái Nguyên, việc chẩn đoán xác định tự kỷ tại Thái Nguyên vẫn rất khó khăn do thiếu các chuyên gia về tự kỷ trẻ em. 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả can thiệp. Kết quả can thiệp cho trẻ bị hội chứng tử kỷ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mức độ của tự kỷ, độ tuổi bắt đầu can thiệp và hình thức can thiêp.
  • 36. 30 1.6.1. Thời điểm can thiệp Trẻ cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Ngay khi được chẩn đoán trẻ tự kỷ, trẻ cần được sắp xếp một chương trình can thiệp hợp lý [50]. Can thiệp sớm thường bắt đầu ở độ tuổi 18 tháng tuổi.Tuy nhiên có nhiều trẻ có dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ được phát hiện sớm hơn nữa, từ độ tuổi dưới 12 tháng tuổi, cho nên phát hiện sớm trẻ tự kỷ sớm để xây dựng chương trình can thiệp hợp lý. Những trẻ không bị chậm phát triển trí tuệ được can thiệp sớm có thể có một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Tuổi tối ưu để can thiệp tích cực về hành vi là dưới 5 tuổi. Kết quả tốt được thống kê thấy ở những trẻ có độ tuổi từ 2-3 tuổi. Ngày nay do nhận thức và việc phát hiện tự kỷ sớm hơn nên việc can thiệp nên bắt đầu ngay khi trẻ có chuẩn đoán xác định và khi trẻ có đủ kỹ năng vận động cần thiết để thực hiện những hoạt động đơn giản như : ngồi ghế, cầm đồ chơi... Nếu sớm hơn nữa có thể cha mẹ được hướng dẫn một số hoạt động chia sẻ, giao lưu, tăng cường kích thích bên ngoài với trẻ. Mặt khác, cũng cần chờ đợi để hệ thần kinh của trẻ trưởng thành hơn, để khi có những tương tác, khích thích từ môi trường có thể tạo chu trình thần kinh.Việc đó một mặt ngăn cản sự hình thành các hành vi cố tật, mặt khác tạo những tác động tích cực tới việc phát triển hành vi mong muốn ở trẻ. 1.6.2. Cường độ can thiệp Đây là một vấn đề được tranh luận nhiều nhất nhưng cho đến nay, các chuyên gia mới chỉ đưa ra được thời gian can thiệp, còn nhiều các vấn đề khác như phạm vi, hình thức can thiệp... là những chỉ số khó đo lường được. Khó so sánh được cường độ can thiệp của các chương trình khác nhau, ngay cả khi tiền bạc, nhân lực, vật lực, hiệu quả can thiệp chưa được tính đến.Thời gian can thiệp bao lâu thực ra không quan trọng bằng trẻ được can thiệp những gì,hiệu quả can thiệp ra sao, sau khi can thiệp như vậy trẻ có khá nên hay không. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dành 10 giờ dạy, chơi với trẻ nhưng hiệu quả có thể không bằng 30 phút do chuyên gia có kinh nghiệm làm. Chẳng hạn Lovaas thấy mỗi tuần trẻ được can thiệp 40 giờ thì hiệu quả tốt
  • 37. 31 hơn so với nhóm trẻ được can thiệp 10 giờ/tuần, vấn đề này đang được tranh cãi nhiều về hiệu quả can thiệp. 1.6.3. Thời lượng Hầu hết các nghiên cứu về thời gian can thiệp cần thiết cho trẻ tự kỷ đều thấy rằng sau một năm can thiệp hành vi liên tục (40 giờ/tuần) trẻ có sự cải thiện rõ rệt. Nhưng nếu vẫn tiếp tục thêm 1 năm nữa trẻ vẫn tiếp tục tiến bộ. Các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả can thiệp là thời gian, cường độ can thiệp, kinh nghiệm của chuyên gia, sự tham gia của gia đình và bản thân trẻ. Nhưng kết luận phải cần bao nhiêu thời gian can thiệp thì chưa được rõ ràng. Chỉ biết rằng phải đến hai năm can thiệp tích cực, liên tục hàng ngày mới có thể mang lại kết quả tốt nhất cho trẻ. 1.6.4. Hình thức can thiệp Hình thức can thiệp dựa vào gia đình: Nhu cầu của trẻ là được chăm sóc toàn diện: Y tế, giáo dục, Tâm lý. Hoạt động điều trị và ngôn ngữ trị liệu... nhằm tạo cho trẻ môi trường phát triển tương ứng. Mục tiêu là điều chỉnh hành vi và phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp ... Cần có sự điều hòa kết hợp các chuyên gia. Mô hình tiên tiến hiện nay được áp dụng tại nhiều nước phát triển (đặc biệt được nhấn mạnh ở Mỹ) là hình thức can thiệp sớm tại nhà - kết hợp can thiệp của các chuyên gia và giáo dục hòa nhập. Ưu điểm của hình thức này là trẻ phát triển trong môi trường gần như tự nhiên, có cha mẹ tham gia chủ động,can thiệp toàn diện trong mọi đời sống của trẻ... Hình thức can thiệp dựa vào gia đình và nhà trường hòa nhập hiện được coi là tự nhiên và phù hợp nhất với giới trẻ.Thứ nhất, trẻ được sống và phát triển trong môi trường tương tự như các trẻ cùng tuổi.Thứ hai,gia đình được lôi kéo tham gia tích cực vào quá trình can thiệp. Gia đình thường xuyên ở bên cạnh trẻ và có thể can thiệp ở mọi kỹ năng và mọi lúc,mọi nơi. Thứ ba,chương trình can thiệp sớm, đặc biệt cho những trẻ nhỏ tuổi (dưới 18 tháng) chủ yếu được thực hiện tại gia đình sau khi cha mẹ được học các kỹ
  • 38. 32 năng cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã thấy chương trình can thiệp sớm tại nhà mang lại những kết quả khả quan, có tác dụng quyết định đến sự tiến bộ của trẻ vì thời gian trẻ can thiệp ở các trung tâm ít hơn thời gian trẻ ở nhà cùng gia đình. Cho nên trẻ tự kỷ khi đã được chẩn đoán tự kỷ việc điều trị cho trẻ cần kết hợp giữa gia đình - trường học và trung tâm can thiệp là rất cần thiết. 1.6.5. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến can thiệp trẻ tự kỷ. - Tuổi can thiệp Việc can thiệp sớm ngay khi chẩn đoán tự kỷ rất quan trọng. Tuổi càng nhỏ càng thiệp càng tốt. Theo Đỗ thị Hương Thảo (2013) hiệu quả can thiệp cho trẻ tự kỷ tốt nhất là từ 18 - 36 tháng tuổi [25]. - Sự tham gia của gia đình. Sự tham gia của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình can thiệp trẻ tự kỷ. Cha mẹ cần có sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn về kỹ năng cần thiết đễ hỗ trợ trẻ tại gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng đặc biệt của trẻ.Gia đình là nơi hiểu trẻ nhất đặc biệt là những nhu cầu riêng biệt của trẻ. Gia đình là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của can thiệp trẻ tự kỷ
  • 39. 33 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Trẻ em được chẩn đoán mắc tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-IV đang được can thiệp tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên. - Thời gian: từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014 - Địa điểm: Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp so sánh trước-sau (không có đối chứng). 2.2.2. Mẫu nghiên cứu - Cỡ mẫu: n = 2pq.F (p1 - p2)2 Trong đó: n: cỡ mẫu cần thiết p1: tỉ lệ rối loạn hành vi trước can thiệp p2: tỉ lệ rối loạn hành vi sau can thiệp F = Z2 ( , ); chọn = 0,05; = 0,1 ta có F = 10,5 p = p1 + p2 ; q = 1 - p 2 Theo nghên cứu của Nguyễn Hồng Thúy tỉ lệ rối loạn hành vi trước can thiệp là 90% (p1), sau can thiệp là 70% (p2). Như vậy: p = 0,9 + 0,7 = 0,8 q = 1- 0,8 = 0,2 2 Theo công thức ta có cỡ mẫu cho nghiên cứu: n1 = n2 = 21 x 0,8 x 0,2 = 84 (0,9 - 0,7) 2 Tuy nhiên, do tự kỷ là bệnh hiếm, tỉ lệ trẻ măc tự kỷ tại Thái Nguyên không nhiều nên tôi chỉ chọn được có 71 trẻ vào nhóm nghiên cứu.
  • 40. 34 - Chọn mẫu: + Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Chọn tất cả trẻ tự kỷ đang điều trị tại đơn vị can thiệp điều trị tự kỷ, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trong 1 năm từ 6/2013 đến 6/2014. Bệnh nhân được chẩn đoán tự kỷ theo tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ của Hội Tâm thần học Hoa kỳ (DSM-IV). Gia đình trẻ đồng ý hợp tác, tự nguyện tham gia nghiên cứu. + Tiêu chuẩn loại trừ: Khiếm khuyết về thính giác. Tự kỷ kết hợp với các khuyết tật khác như bại não, Lang don Down Bệnh nhân bỏ, không tham gia điều trị đầy đủ 2.2.3. Nội dung và các biến số nghiên cứu 2.2.3.1. Biến số nghiên cứu - Các biến chung: tuổi, giới, nơi sống, thông tin về cha mẹ - Các biến số của đơn vị can thiệp: số lượng, trình độ nhân viên tham gia điều trị. - Các biến số đánh giá can thiệp, điều trị và tiêu chuẩn đánh giá: + Các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng: Hành vi giao tiếp không lời: o Thời gian giao tiếp mắt (giây), tần suất giao tiếp mắt, nhìn theo vật di chuyển, khoảng cách nhìn theo vật. o Đáp ứng với gọi tên (số lần đáp ứng quay đầu lại khi được gọi tên 10 lần) o Chỉ ngón trỏ vào đồ vật (không chỉ được/đôi khi/chỉ được khi yêu cầu). o Chào, tạm biệt, xin, bắt tay… (không thực hiện được/bắt chước có hỗ trợ/bắt chước không có hỗ trợ/làm khi có hướng dẫn bằng lời/làm chủ động phù hợp hoàn cảnh). Khả năng tương tác xã hội (chơi với trẻ cùng lứa tuổi, chơi tương tác/ lần lượt với người can thiệp, người thân, người lạ…chia sẻ cảm xúc như khoe,
  • 41. 35 mách, yêu thương người thân) đánh giá khả năng theo mức độ: không thực hiện được; làm được khi được làm mẫu/khích lệ; tương tác chủ động. Kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ lời: không có âm tiết nào, bắt chước khẩu âm môi miệng, bập bẹ 1 số âm tiết (nguyên âm hoặc phụ âm), số từ đơn, câu hai từ, ba từ…, nói bắt chước nhại theo người can thiệp, trẻ nói được chủ động theo hoàn cảnh giao tiếp. Ngôn ngữ hiểu: Thực hiện mệnh lệnh 1 hành động, 2 hành động Hành vi, mối bận tâm: Chơi đồ chơi, chơi tương tác, lần lượt, mặc quần áo, đi vệ sinh, sử dụng một số đồ vật sinh hoạt, hoạt động nhóm. + Test Denver, điểm CARS trước và sau 6 tháng can thiệp. + Điểm CARS trung bình, điểm trung bình của từng lĩnh vực theo CARS trước và sau can thiệp. - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình can thiệp: tuổi được chẩn đoán, tuổi bắt đầu can thiêp, thời gian can thiệp, phương pháp can thiệp, phối hợp của gia đình... 2.2.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu * Test Denver: đánh giá sự phát triển tâm vận động của trẻ từ 31 - 60 tháng. - Khu vực đánh giá: theo 4 khu vực: - Đánh giá toàn bộ test: Bình thường: toàn bộ test không có mục chậm phát triển có 1 mục nghi ngờ. Nghi ngờ chậm phát triển: toàn bộ test có 1 mục chậm và ≥ 2 mục nghi ngờ. Chậm phát triển: khi có ≥ 2 mục nghi ngờ và ≥ 2 mục chậm phát triển. * Thang CARS để đánh giá mức độ nhẹ, nặng của trẻ tự kỷ. Nội dung thang CARS: (nêu trong phụ lục 1) Mỗi lĩnh vực chia làm 4 mức độ và cho điểm theo từng mức độ: Bình thường: 1 điểm Nhẹ: 2 điểm Trung bình: 3 điểm Nặng: 4 điểm
  • 42. 36 Sau khi dừng việc quan sát trẻ theo từng lĩnh vực ta tiến hành đánh giá các hành vi tương ứng với mỗi mục của mức độ. Tại mỗi mục khoanh tròn vào số điểm tương ứng với tình trạng mô tả đúng nhất của trẻ. Ta có thể chỉ ra trẻ có tình trạng nằm giữa 2 mức độ bằng việc cho: 1,5; 2,5 hoặc 3,5 điểm. Sau khi đã hoàn thành việc cho điểm ở từng lĩnh vực, ta đem cộng điểm của cả 15 lĩnh vực sẽ được điểm tổng. Số điểm này sẽ đánh giá mức độ tự kỷ chung của trẻ. Mức độ tự kỷ được tỷ lệ thuận với số điểm tổng, số điểm tổng càng cao thì tự kỷ càng nặng. : : . : ừa. : . 2.2.2.3. Nội dung can thiệp - Các hình thức can thiệp: + Can thiệp hành vi: để can thiệp có hiệu quả chương trình gồm các nội dung sau: Quan sát trực tiếp hành vi của trẻ. Sử dụng các kích thích vào trước hành vi và sau hành vi. Đo lường hành vi bất thường (tần suất, thời gian, mức độ…). Phân tích chức năng mối liên hệ giữa môi trường và hành vi. Dựa vào các kết quả mô tả và phân tích chức năng của hành vi để thiết lập thực hành về thay đổi hành vi. + Hoạt động trị liệu: Nội dung của hoạt động trị liệu bao gồm các lĩnh vực như: dạy trẻ cách tự chăm sóc, sinh hoạt hằng ngày, vui chơi, vận động thô, vận động tinh, …điều này rất quan trọng đối với trẻ, hướng dẫn trẻ những công việc như tự xúc ăn, đi vệ sinh, mặc quần áo ..
  • 43. 37 Ngoài ra còn dậy trẻ chơi vì chơi là hoạt động chủ yếu giúp phát triển nhân cách của trẻ em. Chơi giúp trẻ phát triển nhận thức, hoàn thiện các cơ quan cảm giác, hình thành các mối quan hệ xã hội. + Ngôn ngữ trị liệu bao gồm: Huấn luyện về giao tiếp sớm bao gồm huấn luyện các kỹ năng sau:Kỹ năng tập trung; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng chơi đùa; Giao tiếp bằng cử chỉ, tranh ảnh; Kỹ năng xã hội. Huấn luyện các kỹ năng ngôn ngữ bao gồm: Kỹ năng hiểu ngôn ngữ và kỹ năng diễn đạt bằng ngôn. Ngoài ra có thể dạy trẻ chú ý, bắt chước, tiếp nhận ngôn ngữ, thể hiện ngôn ngữ. + Hoạt động nhóm: Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội nên trị liệu theo nhóm là hoạt động hết sức cần thiết, mỗi nhóm có 4 đến 5 cháu được đánh giá là có cùng mức độ phát triển. Thời gian trị liệu nhóm là sáng thứ 7 hàng tuần được chia làm nhiều các hoạt động nhỏ, bao gồm cả hoạt động ngoài trời và hoạt động trong nhà + Sử dụng thuốc hỗ trợ: tất cả trẻ được bổ sung vitamin và khoáng chất (calci), một số trẻ phải điều trị triệu chứng có liên quan như tính hiếu động, kém chú ý, hành vi rập khuôn, hành vi xâm hại, hung hăng, lo lắng quá độ, khó ngủ… - Thời lượng, tần suất can thiệp: tại các trung tâm, hàng ngày mỗi trẻ được can thiệp cá nhân 60 phút/ngày (mỗi trẻ được một nhân viên chăm sóc trực tiếp), mỗi đợt can thiệp là 7 tuần mỗi tuần can thiệp trẻ 6 ngày, riêng ngày thứ 7 hàng tuần trẻ được tham gia các hoạt động nhóm. - Đối tượng thực hiện can thiệp: nhân viên y tế (điều dưỡng viên, bác sĩ), kỹ thuật viên phục hồi chức năng, chuyên gia tâm lý (cử nhân Giáo dục đặc biệt), cha mẹ và người thân của trẻ.
  • 44. 38 Có sự tham gia của gia đình là gia đình có tham gia can thiệp hàng ngày cho trẻ, có tham dự tập huấn các buổi hướng dẫn của nhân viên bệnh viện về các kỹ thuật can thiệp cơ bản và gia đình có tập luyện cho trẻ tại nhà. Tuân thủ điều trị: là những trẻ tham gia can thiệp đều đặn, hoặc vắng dưới 2 buổi/tuần. 2.2.3.4.Phương pháp thu thập số liệu - Chẩn đoán xác định trẻ tự kỷ theo DSM-IV do các bác sĩ của Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng phối hợp với Bác sĩ của Bệnh viện Nhi trung ương thực hiện. - Test Denver do học viên thực hiện. - Đánh giá mức độ nặng theo thang CARS do học viên và các bác sĩ của bệnh viện thực hiện. - Xác định các dấu hiệu lâm sàng được thực hiện bởi học viên và nhân viên trực tiếp tham gia điều trị cho trẻ . - Mỗi trẻ tham gia điều trị đều có mẫu phiếu nghiên cứu (phụ lục 1) và bệnh án điều trị tại các cơ sở điều trị. 2.3. Phân tích số liệu Xử lý số liệu theo thống kê y học, sử dụng phần mềm EPI-INFO 6.04. 2.4. Đạo đức nghiên cứu Cha mẹ và người thân của trẻ trong diện nghiên cứu đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu. Nếu đối tượng từ chối không tham gia thì không dùng bất kỳ sức ép nào bắt buộc.
  • 45. 39 Chƣơng 3. Ả 3.1. Kết quả can thiệp tự kỷ Bảng 3.1: Tuổi và giới của nhóm đối tượng nghiên cứu Tuổi Giới 24-35 tháng 36-59 tháng ≥ 60 tháng Tổng n % n % n % n % Nam 9 12,6 36 50,7 15 21,1 60 84,5 Nữ 3 4,2 6 8,5 2 2,8 11 15,5 Tổng 12 16,9 42 59,2 17 23,9 71 100 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Nhận xét: tỉ lệ tự kỷ ở trẻ trên 36 tháng tuổi cao hơn trẻ dưới 36 tháng tuổi, ở tất cả các lứa tuổi tỉ lệ mắc bệnh trẻ nam cao hơn trẻ nữ, tỉ lệ nam:nữ là 5,5:1 (p<0,05). Bảng 3.2: Mức độ tự kỷ theo lứa tuổi của trẻ Tuổi Mức độ 24-35 tháng 36-59 tháng ≥ 60 tháng Tổng n % n % n % n % Nhẹ 12 16,9 26 36,7 9 12,6 47 66,2 Nặng 0 0 16 22,5 8 11,3 24 33,8 Tổng 12 16,9 42 59,2 17 23,9 71 100 P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 Nhận xét: tỉ lệ tự kỷ mức độ nhẹ cao hơn tự kỷ nặng, trẻ dưới 36 tháng chủ yếu là tự kỷ mức độ nhẹ, nhưng ở trẻ từ 60 tháng tuổi trở lên tỉ lệ tự kỷ nặng và nhẹ không khác biệt.
  • 46. 40 Bảng 3.3: Mức độ tự kỷ theo giới của trẻ Giới Mức độ Nam Nữ p n % n % Nhẹ 38 53,5 9 12,7 <0,05 Nặng 22 30,9 2 2,8 Tổng cộng 60 84,5 11 15,5 Nhận xét: Ở trẻ nữ chủ yếu gặp tự kỷ nhẹ, tỉ lệ tự kỷ nhẹ cao gấp 4 lần tự kỷ nặng. Biểu đồ 3.1: Nơi can thiệp ban đầu của trẻ Nhận xét: 47,9% bệnh nhân chọn Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi can thiệp đầu tiên, sau đó là BVCH&PHCN Thái Nguyên (46,5%), chỉ có 5,6% can thiệp ban đầu tại nơi khác.
  • 47. 41 Bảng 3.4: Tần suất các phương pháp sử dụng trong can thiệp Mức độ Phương pháp TK nhẹ (n=47) TK nặng (n=24) Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ PECS 47 100 24 100 Vật lý trị liệu 46 98,0 24 100 Ngôn ngữ trị liệu 47 100 24 100 Hoạt động trị liệu 47 100 24 100 Thuốc (vitamin, calci) 47 100 24 100 Nhận xét: phương pháp được sử dụng nhiều nhất là PECS, trị liệu hành vi, hoạt động trị liệu, 100% trẻ được bổ sung các vitamin và calci. Bảng 3.5: Tần suất người tham gia điều trị và thời lượng điều trị và thời lượng can thiệp cho trẻ Mức độ Người ĐT TK nhẹ (n=47) TK nặng (n=24) Tần suất Tỉ lệ Tần suất Tỉ lệ Bác sĩ 47 100,0 24 100 KTV 47 100,0 24 100 NVTL 47 100,0 24 100,0 Gia đình 34 72,3 22 91,7 Thời gian 6 ngày/tuần x 7 tuần 60 phút/ngày 6 ngày/tuần x 7 tuần 60 phút/ngày Nhận xét: Tất cả bệnh nhi đều được các bác sĩ, KTV, NVTL chăm sóc và can thiệp, nhưng tỉ lệ gia đình tham gia can thiệp chưa cao, chỉ 72,3% trẻ tự kỷ nhẹ có sự tham gia của gia đình vào can thiệp. Thời gian can thiệp đợt ngắn hạn 7 tuần.
  • 48. 42 Bảng 3.6 Thời gian trẻ được can thiệp (tính cả trước khi chọn vào nghiên cứu) Thời gian Mức độ TK Thời gian (tháng) P SD Nhẹ (47 trẻ) 13,3 6,8 <0,05 Nặng (24 trẻ) 18,1 8,0 Nhận xét: trẻ tự kỷ nặng có thời gian tham gia can thiệp của trẻ dài hơn trẻ mắc tự kỷ nhẹ. 3.2. Kết quả điều trị Bảng 3.7: Điểm CARS trước và sau can thiệp theo lứa tuổi Thời điểm Lứa tuổi Trước CT Sau CT P SD SD 24-35 tháng 31,8 1,2 31,1 1,2 > 0,05 36-59 tháng 34,7 4,0 34, 2 3,6 > 0,05 ≥ 60 tháng 36,2 4,5 35,9 4,0 > 0,05 Nhận xét: Điểm CARS truớc và sau can thiệp có thay đổi nhưng không nhiều cụ thể lứa tuổi từ 24-35 tháng truớc điều trị là 31,8 điểm sau can thiệp là 31,1 điểm. Lứa tuổi từ 36-59 tháng trước cán thiệp là 34,7 tháng sau can thiệp 34,2 tháng. Lứa tuổi ≥ 60 tháng trước can thiệp là 36,2 điểm, sau can thiệp là 35,9 điểm.
  • 49. 43 Bảng 3.8: Kết quả test Denver trước và sau can thiệp Thời điểm Lĩnh vực Trước CT Sau CT Chậm nhẹ và vừa Chậm nặng Chậm nhẹ và vừa Chậm nặng n % n % n % n % Cá nhân-xã hội 50 70,4 19 26,8* 53 74,6 12 16,9* Vận động tinh 55 77,5 6 8,4 55 77,5 3 4,2 Ngôn ngữ 53 74,6 17 24,0 50 70,4 15 21,1 Vận động thô 10 14,1 6 8,5 7 9,8 3 4,2 p* <0,05 Biểu đồ 3.2: Mức độ rối loạn nặng các lĩnh vực theo test Denver trước và sau cán thiệp Nhận xét: kết quả bảng 3.8 và biểu đồ 3.2 cho thấy sau can thiệp tỉ lệ trẻ rối loạn nặng các lĩnh vực có giảm, nhưng chỉ có lĩnh vực cá nhân - xã hội giảm có ý nghĩa.
  • 50. 44 Bảng 3.9: Điểm lĩnh vực tương tác xã hội trước và sau can thiệp Thời điểm Lĩnh vực CARS Trước CT ( SD) Sau CT ( SD) p Quan hệ với người xung quanh 2,2 0,37 2,1 0,3 >0,05 Đáp ứng cảm xúc tình huống 2,4 0,3 2,3 0,3 >0,05 Sợ hãi, lo lắng 2,4 0,33 2,4 0,31 >0,05 Mức độ và sự ổn định trí tuệ 2,39 0,43 2,34 0,38 >0,05 Thích nghi với sự thay đổi 2,37 0,37 2,29 0,35 >0,05 Nhận xét: sau điều trị điểm lĩnh vực tương tác xã hội có giảm so với trước can thiệp, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.10: Điểm lĩnh vực hành vi trước và sau can thiệp Thời điểm Lĩnh vực CARS Trước CT ( SD) Sau CT ( SD) p Động tác cơ thể 2,37 0,33 2,29 0,31 >0,05 Bắt chước 2,33 0,43 2,33 0,31 >0,05 Quan tâm đến đồ vật 2,36 0,33 2,35 0,34 >0,05 Mức độ hoạt động 2,38 0,36 2,4 0,36 >0,05 Đáp ứng xúc giác, vị giác 2,49 0,31 2,46 0,27 >0,05 Nhận xét: điểm lĩnh vực hành vi sau can thiệp có giảm so với trước can thiệp, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
  • 51. 45 Bảng 3.11: Điểm lĩnh vực giao tiếp (có lời và không lời) trước và sau can thiệp Thời điểm Lĩnh vực CARS Trước CT ( SD) Sau CT ( SD) p Có lời 2,11 0,34 2,06 0,35 > 0,05 Không lời 2,33 0,31 2,35 0,32 > 0,05 Đáp ứng thị giác 2,00 0,35 2,46 0,27 > 0,05 Đáp ứng nghe 2,00 0,33 2,02 0,39 > 0,05 Ấn tượng chung 2,31 0,45 2,28 0,44 > 0,05 Nhận xét: điểm lĩnh vực giao tiếp sau can thiệp có giảm so với trước cán thiệp, nhưng không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.12. Các dấu hiệu giao tiếp trước và sau can thiệp Thời điểm Dấu hiệu Trước CT Sau CT p n % n % Giao tiếp mắt 56 78,9 65 91,5 <0,05 Nói nhấn mạnh 33 46,5 51 71,8 <0,05 Khuyến khích trẻ nói 42 59,1 58 81,7 <0,05 Tạo hứng thú bằng giọng nói 2 2,8 3 4,2 >0,05 Nhận xét: Sau can thiệp các dấu hiệu giao tiếp mắt, nói nhấn mạnh và khuyến khích trẻ nói thay đổi có ý nghĩa.
  • 52. 46 Bảng 3.13. Các dấu hiệu hành vi trước và sau can thiệp Thời điểm Dấu hiệu Trước CT Sau CT p n % n % Điều chỉnh hành vi sai 16 22,5 28 39,4 <0,05 Dạy từng thứ 43 60,5 56 78,9 <0,05 Dạy chào 47 66,2 58 81,7 <0,05 Gợi ý làm mẫu 29 40,8 39 54,9 <0,05 Chơi tương tác cơ thể 5 7,04 9 12,7 >0,05 Sai bảo trẻ làm 14 23,9 18 25,3 >0,05 Xòe tay xin đồ vật 14 19,7 14 19,7 >0,05 Lựa theo ý trẻ 19 26,8 22 31,0 >0,05 Chờ đợi và nhắc lại 43 60,5 44 62,0 >0,05 Nhận xét: Sau can thiệp các dấu hiệu điều chỉnh hành vi, dạy trẻ từng thứ, dạy trẻ chào, gợi ý làm mẫu thay đổi có ý nghĩa.
  • 53. 47 3.3. Yếu tố ảnh hƣởng kết quả cán thiệp Bảng 3.14: Điểm CARS với một số yếu tố liên quan đến can thiệp Thời điểm Yếu tố Trước CT (X SD) Sau CT (X SD) p Tuân thủ điều trị Có Không 32,9 3,0 38,6 3,07 32,4 2,75 37,9 3,2 >0,05 Thời gian điều trị Ngắn (dưới 12 tháng) Dài (≥12 tháng) 33,4 3,0 36,12 4,67 32,8 2,99 35,7 4,0 >0,05 Tham gia của gia đình Có Không 34,48 3,96 36,0 5,38 33,97 3,68 35,4 5,62 >0,05 Tuổi chẩn đoán Dưới 24 tháng ≥24 tháng 33,98 3,8 35,46 4,26 33,41 3,66 35,0 3,8 >0,05 ĐT sau chẩn đoán Ngay sau CĐ Sau 6 tháng 34,62 4,1 33,7 3,7 34,17 3,84 33,64 3,42 >0,05 Nhận xét: kết quả bảng cho thấy không có sự liên quan giữa điểm CARS với các yếu tố tuân thủ can thiệp, thời gian can thiệp, có sự tham gia của gia đình và tuổi chẩn đoán cũng như thời gian can thiệp sau chẩn đoán.
  • 54. 48 Bảng 3.15 : Liên quan tuân thủ can thiệp với giao tiếp của trẻ Dấu hiệu Yếu tố Giao tiếp mắt Nói nhấn mạnh Khuyến khích trẻ nói Trước CT (56 trẻ) Sau CT (65 trẻ) Trước CT (33 trẻ) Sau CT (52 trẻ) Trước CT (42trẻ) Sau CT (58 trẻ) Tuân thủ Có (40 trẻ) 29 (72,5%) 38 (95,0%) 17 (42,5%) 37 (80,0%) 26 (72,0%) 35 (87,5%) Không (31 trẻ) 27 (87,0%) 17 (54,8%) 16 (51,6%) 15 (48,3%) 16 (51,6%0 18 (58,0%) P <0,05 <0,05 >0,05 Nhận xét: những trẻ tuân thủ can thiệp sự thay đổi giao tiếp mắt và nói nhấn mạnh có ý nghĩa, nhưng dấu hiệu khuyến khích trẻ nói chưa thay đổi. Bảng 3.16 : Liên quan tuân thủ điều trị với dấu hiệu hành vi Dấu hiệu Yếu tố Điều chỉnh hành vi sai Dạy từng thứ Dạy chào Trước CT (18 trẻ) Sau CT (28 trẻ) Trước CT (43 trẻ) Sau CT (56 trẻ) Trước CT (47trẻ) Sau CT (58 trẻ) Tuân thủ Có (40 trẻ) 11 (27,5%) 21 (52,5) 19 (47,5%) 36 (90,0%) 18 (47,5%) 36 (90,0%) Không (31 trẻ) 7 (22,5) 7 (22,5%) 24 (77,4%) 20 (64,5%) 29 (93,5%) 22 (70,9%) P >0,05 <0,05 <0,05 Nhận xét: nhóm trẻ tuân thủ can thiệp điều chỉnh hành vi không khác biệt với nhóm không tuân thủ, nhưng dạy trẻ chào và dạy trẻ làm từng thứ thay đổi có ý nghĩa.
  • 55. 49 Bảng 3.17: Liên quan thời gian can thiệp với giao tiếp của trẻ Dấu hiệu Yếu tố Giao tiếp mắt Nói nhấn mạnh Khuyến khích trẻ nói Trước CT (56 trẻ) Sau CT (65 trẻ) Trước CT (33 trẻ) Sau CT (52 trẻ) Trước CT (42trẻ) Sau CT (58 trẻ) Thời gian CT <12 tháng (47 trẻ) 36 (76,6%) 42 (89,3%) 15 (42,5%) 28 (80,0%) 24 (51,0%) 36 (76,6%) > 12 tháng (24 trẻ) 20 (83,3%) 23 (95,8%) 18 (75,0%) 23 (95,8%) 18 (75,0%) 22 (91,6%) P >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy sự liên quan giữa thời gian can thiệp với dấu hiệu giao tiếp của trẻ.
  • 56. 50 Bảng 3.18: Liên quan thời gian can thiệp với hành vi của trẻ Dấu hiệu Yếu tố Điều chỉnh hành vi sai Dạy từng thứ Dạy chào Trước CT (18 trẻ) Sau CT (28 trẻ) Trước CT (43 trẻ) Sau CT (56 trẻ) Trước CT (47trẻ) Sau CT (58 trẻ) Thời gian CT <12 tháng (47 trẻ) 9 (21,0%) 20 (42,6%) 26 (55,3%) 37 (78,7%) 32 (47,5%) 36 (90,0%) > 12 tháng (24 trẻ) 9 (37,5%) 8 (33,3%) 17 (70,8%) 19 (79,1%) 15 (62,5%) 22 (91,6%) P >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy sự liên quan giữa thời gian can thiệp với các dấu hiệu hành vi của trẻ.
  • 57. 51 Bảng 3.19: Sự tham gia của gia đình với giao tiếp của trẻ Dấu hiệu Yếu tố Giao tiếp mắt Nói nhấn mạnh Khuyến khích trẻ nói Trước CT (56 trẻ) Sau CT (65 trẻ) Trước CT (33 trẻ) Sau CT (52 trẻ) Trước CT (42trẻ) Sau CT (58 trẻ) Tham gia của gia đình Có (56 trẻ) 49 (87,5%) 53 (94,63%) 27 (48,2%) 47 (83,9%) 31 (53,3%) 45 (80,3%) Không (15 trẻ) 7 (46,7%) 12 (80,0%) 6 (40,0%) 5 (33,3%) 11 (73,3%) 13 (86,7%) P >0,05 >0,05 >0,05 Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy liên quan giữa sự tham gia can thiệp của gia đình với giao tiếp của trẻ.
  • 58. 52 Bảng 3.20: Sự tham gia của gia đình với hành vi của trẻ Dấu hiệu Yếu tố Điều chỉnh hành vi sai Dạy từng thứ Dạy chào Trước CT (18 trẻ) Sau CT (28 trẻ) Trước CT (43 trẻ) Sau CT (56 trẻ) Trước CT (47trẻ) Sau CT (58 trẻ) Tham gia của gia đình Có (56 trẻ) 15 (36,7%) 20 (35,7%) 26 (46,4%) 47 (83,9%) 36 (64,2%) 45 (80,3%) Không (15 trẻ) 3 (20,0%) 8 (53,3%) 7 (46,7%) 9 (60,0%) 11 (73,3%) 13 (86,7%) P >0,05 <0,05 >0,05 Nhận xét: kết quả bảng chưa thấy liên quan giữa sự tham gia cán thiệp của gia đình với hành vi của trẻ, ngoại trừ việc dạy trẻ từng thứ thay đổi có ý nghĩa.
  • 59. 53 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 4.1. Kết quả can thiệp tự kỷ 4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Trong 71 trẻ tham gia điều trị tại BVCH&PHCN Thái Nguyên, chúng tôi thấy có 60 trẻ nam và 11 trẻ nữ, tỉ lệ trẻ nam:nữ là 5,5:1. Tỉ lệ trẻ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so nghiên cứu của một số tác giả khác tại Việt Nam. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương tại các thời điểm khác nhau thì tỉ lệ tự kỷ trẻ nam và nữ cũng không giống nhau. Nguyễn Thị Hương Giang và Trần Thị Thu Hà (2008) nghiên cứu trong số 506 trẻ tự kỷ vào điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Khoa Phục hồi chức năng) có 449 trẻ nam và 57 trẻ nữ, tỷ lệ nam/nữ là 8/1[11], cũng tại Bệnh viện Nhi trung ương năm 2008 Quách Thúy Minh và CS (2008) nghiên cứu số trẻ được điều trị nội trú tại khoa Tâm bệnh Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 9/2007 đến tháng 7/2008 có tỷ lệ nam:nữ = 6:1, năm 2010 tỷ lệ nam/nữ = 7,8/1[20]. Theo Nguyễn Hồng Thúy và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương tỉ lệ này là 5:1 [27]. Nguyễn Thị Hương Giang nghiên cứu tại Thái Bình thấy tỉ lệ trẻ trai mắc bệnh cao gấp 6,4 lần trẻ gái [13]. Tỉ lệ trẻ nam:nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới. Theo Stephen J. Blumberg và CS nghiên cứu tại Mỹ, năm 2007 tỉ lệ trẻ nam:nữ là 3,6:1, năm 2012 tỉ lệ này là 4,6:1 [37]. Tại Hàn Quốc tỉ lệ tự kỷ trẻ nam:nữ là 5,1:1[50]. Theo Kanner L [50] tỷ lệ nam: nữ 4:1. Tỉ lệ mắc tự kỷ giữa trẻ nam và nữ có thể khác nhau do cách chọn cỡ mẫu, thời gian và địa điểm lấy mẫu của từng nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu đều có kết luận chung rằng tỷ lệ nam mắc tự kỷ nhiều hơn nữ. Nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ bệnh nhân dưới 36 tháng tuổi là thấp hơn so với trẻ trên 36 tháng tuổi (16,9%, so với 73,1%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ trong độ tuổi 36-60 tháng có tỉ lệ cao nhất. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả khác ở Mỹ như Mandell DS (2005) là 3,1 năm
  • 60. 54 [54], và Noterdaeme M. (2010) ở Đức là 3,9 năm [57]. Việc chẩn đoán sớm RLPTK có liên quan rất nhiều đến kiến thức, thái độ của đội ngũ nhân viên viên y tế trong lĩnh vực Nhi khoa và Tâm thần học [8]. Do Thái Nguyên tự kỷ cũng mới được sự quan tâm chú ý của gia đình và cộng đồng trong một vài năm gần đây, nên việc phát hiện được tự kỷ ở trẻ nhỏ còn khó khăn, chúng tôi có bệnh nhi nhỏ tuổi nhất là 23 tháng tuổi. Mức độ tự kỷ: Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ tự kỷ mức độ nặng gặp 33,8%; mức độ nhẹ và vừa gặp 66,2% Tỉ lệ tự kỷ nặng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của các tác giả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương, theo Nguyễn Thị Phương Mai (2005) có 92,5% trẻ tự kỷ ở mức độ nặng, 7,5% ở mức độ nhẹ [18], theo Quách Thúy Minh (2008) tỉ lệ tự kỷ nặng là 80% [20], Quách Thúy Minh và Nguyễn Hồng Thúy (2011) thấy tỉ lệ tự kỷ nặng là 50,0% [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Giang (2010) tại Thái Bình tỉ lệ tự kỷ nặng là 85,7% [12]. ]. Tuy nhiên, so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Vũ Quỳnh Trang tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ tự kỷ nặng chỉ chiếm 17% thấp hơn so với kết quả của chúng tôi[29] 4.1.2. Kết quả can thiệp tự kỷ Chúng tôi thấy 47,9% bệnh nhân của chúng tôi đã được can thiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương với những liệu trình khác nhau, chỉ có 46,5% bệnh nhân vào can thiệp BVCH&PHCN Thái Nguyên ngay sau khi được chẩn đoán tự kỷ. Điều này có thể lý giải do đội ngũ nhân viên tham gia can thiệp cho trẻ tự kỷ tại BVCH&PHCN Thái Nguyên vẫn còn rất thiếu, hiện tại chỉ có 6 nhân viên trực tiếp can thiệp cho trẻ tự kỷ. Năm 2012, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thái Nguyên (trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thái Nguyên), sau khi đào tạo đội ngũ nhân viên (gồm 2 bác sĩ và 4 Kỹ thuật viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai) bắt đẩu tổ chức điều trị cho trẻ tự kỷ theo mô hình của Bệnh viện Nhi Trung ương. Cho đến nay BVCH&PHCN Thái Nguyên đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho gia đình bệnh nhân có con mắc tự kỷ tại tỉnh