SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 99
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
PHAN VĂN BÌNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
PHAN VĂN BÌNH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS TR¦¥NG THµNH TRUNG
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN
THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG
13
1.1 Những khái niệm cơ bản 13
1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc
Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện
Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
17
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG
25
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục tỉnh Sóc Trăng 25
2.2. Những đặc điểm về giáo dục đạo đức học sinh dân tộc
Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện
Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng
27
2.3. Thực trạng và nguyên nhân quản lý quá trình giáo dục
đạo đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở
dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng
33
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC
TRĂNG
47
3.1. Yêu cầu định hướng xây dựng các biện pháp quản lý giáo
dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer Trường trung học
cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng
47
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh dân tộc
Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện
Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng
49
3.3.
Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện
pháp
70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
86
PHỤ LỤC
84
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dạy cũng như học, phải chú trọng
cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng.Đó là cái gốc quan trọng. Nếu
thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc
sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn
định…”[15,tr57]. Thấm nhuần tư tưởng đó, Đảng ta đã chủ trương: “Tăng
cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ
nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà
trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”[27,Tr45]. Điều đó đưa tới
đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong hệ
thống giáo dục quốc dân.
Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các trường phổ thông
dân tộc nội trú nói chung, trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện
Thạnh Trị nói riêng đã có nhiều cố gắng trong trong quản lý và tiến hành giáo
dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, phần đông học sinh dân tộc Khmer ở đây
tế, hạn chế về đời sống văn hóa; kết quả xoá đói giảm nghèo chưa bền vững;
sự phân hoá giàu nghèo ở vùng đồng bào dân tộc Khmer … đã làm cho một
bộ phận học sinh, trong đó có không ít học sinh dân tộc Khmer tiếp thu chưa
tốt sự giáo dục đạo đức của nhà trường. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải đổi
mới mạnh mẽ giáo dục đạo đức trong nhà trường, nhưng để làm được điều đó
thì khâu đột phá chính là tập trung được sự nỗ lực chung của các chủ thể giáo
dục vào xây dựng thái độ và hành vi đạo đức của học sinh thông qua những
biện pháp quản lý giáo dục tích cực và kiên quyết.
Thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chỉ
thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI về công tác ở vùng
dân tộc Khmer, trong thời gian qua các cấp chính quyền, đoàn thể ở Sóc
3
Trăng đã quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng đồng bào dân
tộc, vì vậy tỷ lệ học sinh dân tộc Khmer ở các trường dân tộc nội trú ngày
càng tăng. Các em học sinh dân tộc Khmer đã đoàn kết và hòa đồng tốt với
các bạn, tuy nhiên do sự chi phối của những đặc điểm tâm lý dân tộc một số
em có biểu hiện hay tự ty, tự ái, dễ bị lôi kéo, kích động nên việc giáo dục đạo
đức cho học sinh dân tộc Khmer thường gặp những khó khăn, phức tạp.Vì
vậy, công tác quản lý giáo dục không thể không tính đến những đặc điểm giáo
dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho
học sinh, nhưng phần lớn những nghiên cứu đó tiếp cận vấn đề vừa nêu dưới
góc độ giáo dục học, những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh, nhất là tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú thì hầu như còn
thiếu vắng.
” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong lịch sử giáo dục thế giới, có một số quan điểm, tư tưởng tiêu
biểu bàn về giáo dục, quản lý giáo dục gắn liền với phẩm chất nhân cách của
các danh nhân, các nhà sư phạm nổi tiếng như sau:
Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) không chỉ là nhà triết học, nhà giáo dục
nổi tiếng mà còn là nhà quản lý tài giỏi, ông là người đầu tiên trên thế giới mở
trường tư để dạy các tầng lớp người trong xã hội, với quan điểm “hữu giáo vô
loại”, tức là trong giáo dục không có sự phân biệt sang hèn. Ông chủ trương
quản lý xã hội bằng đức trị, người trên nêu gương, kẻ dưới noi theo, các quan
cai trị phải lấy nhân làm đức tính cơ bản. Bàn về giáo dục và quản lý giáo dục
ông cho rằng: giáo dục phải sát đối tượng, đánh giá người phải hướng vào
phẩm chất, chứ không phải từ thành phần xuất thân và số tài sản mà họ có.
4
Đây là một tư tưởng tiến bộ, khoa học về quản lý giáo dục vẫn còn nguyên
giá trị cho tới ngày nay.
Hàn Phi Tử (280 - 233 tr.CN), với quan niệm bản chất con người là vì
tư lợi, cho nên phải dùng hình phạt, ông đề cao tư tưởng pháp trị, cổ vũ cho
sự độc tài của vua, ông quan tâm đến quyền lực, đến khoảng cách địa vị giữa
người cai trị và người bị cai trị, đề cao chính sách dùng người, coi trọng tài
năng và xem đây là nhân tố quyết định sự thành bại của quản lý. Ông cho
rằng, tài năng của người quản lý thể hiện ở việc dùng sức và dùng trí của
người khác, việc cai trị phải dựa trên ba yếu tố là: Pháp - Thế - Thuật để điều
khiển người bị trị như là công cụ mù quáng của quan lại. Đây là một hạn chế
trong tư tưởng của Hàn Phi Tử về quản lý xã hội.
Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử C. Mác
(1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (1820 - 1895), đã đánh giá lại toàn bộ những tư
tưởng đạo đức đã có từ xưa đến nay, tổng kết và đưa ra những luận điểm khoa
học của mình về đạo đức. Hai ông đã chỉ ra sự tất yếu xuất hiện của một kiểu
đạo đức mới trong lịch sử - đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Theo
Ph. Ăngghen, đây là nền đạo đức “đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu
hiện cho lợi ích của tương lai, tức là đạo đức vô sản, là thứ đạo đức có một số
lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [33, tr.136].
Luận điểm này đã đặt cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu quản lý
quá trình giáo dục phẩm chất nhân cách nhằm đảm bảo cho con nguời phát
triển một cách toàn diện.
V.I. Lênin (1870 - 1924), vừa là nhà lý luận cách mạng vừa là nhà tổ
chức thực tiễn về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Ông cho rằng, chức năng
quan trọng của Nhà nước Xô Viết là quản lý xã hội, quản lý và điều hành nền
kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân
dân. V.I. Lênin cũng đã đưa ra các nguyên tắc về quản lý xã hội chủ nghĩa, về
5
mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Tiếp tục tư tưởng của C. Mác và Ph.
Ăngghen, trong quá trình đấu tranh chống lại các học thuyết đạo đức duy tâm,
phản động đang đầu độc giai cấp công nhân và nhân dân lao động, V.I. Lênin
đã khẳng định sự tất yếu ra đời của “luân lý cộng sản” và “đạo đức cộng sản”
[29, tr.366]. Trong đó, V.I. Lênin đã chỉ ra thực chất cách mạng của nội dung
đạo đức mới đó là: “Những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và
góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản
đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản” [29, tr.369]. Đây là
cơ sở khoa học để xây dựng, phát triển và quản lý nền giáo dục mới - nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đã từng nói: “Có tài mà không có
đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo
đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật
thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu
thiếu một đức thì không thành người”[17,tr134].Vì vậy, nhà trường cần phải
hết sức coi trọng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần làm cho các
em trở thành những người có đức, có tài để xây dựng thành công xã hội mới.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức; về quản lý; về giáo dục và quản lý giáo dục, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã thường xuyên khẳng định phải “đặc biệt coi trọng giáo dục lý
tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhệm xã
hội... Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà
trường trong giáo dục thế hệ trẻ“ [29, tr.216]. Đây là những định hướng rất
quan trọng cho việc xác định nội dung, phương thức, lực lượng tiến hành giáo
dục đạo đức cho học sinh trong thời kỳ mới.
6
Trong những năm vừa qua công tác giáo dục đạo đức trong các nhà
trường phổ thông đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục và quản lý
giáo dục. Do đó nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, đề cập tới
những khía cạnh khác nhau, với nội dung và cách tiếp cận rất phong phú, đa
dạng về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số
công trình được nêu ra dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó.
Nói về công tác quản lý giáo dục có phải kể đến những công trình
nghiên cứu như:“Một số khái niệm về quản lý giáo dục” của Đặng Quốc Bảo
(1997); “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của
Trần Kiểm (2004);“Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn” của
Đặng Bá Lãm (2005). Các tác giả trên đã có những công trình khoa học tiếp
cận về vấn đề quản lý giáo dục và quản lý quá trình giáo dục trong các giai
đoạn lịch sử ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung các tác
giả đều đi đến thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quản
lý, quản lý giáo dục và xem đây là một quá trình, một khâu then chốt quyết
định cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Trong nhà trường quân đội có các đề tài viết về giáo dục đạo đức
như:“Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường
quân sự hiện nay”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học của Nguyễn Bá Hùng (2010)
đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên sư phạm ở nhà trường quân sự hiện nay. Hay Luận văn
thạc sĩ Quản lý giáo dục của Lê Quang Thà (2008)“Tổ chức phối hợp các lực
lượng giáo dục đạo đức cho học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân
sự”, và Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của Phạm Đình Dũng
(2008)“Quản lý quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên ở Trường Sĩ quan
Tăng, thiết giáp”.Với mục đích tiếp cận ở các góc độ khác nhau về giáo dục
đạo đức hai tác giả trên đã đưa ra các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận
7
quan trọng để xây dựng đạo đức, hành vi kỷ luật của người cán bộ quân sự
trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhưng chưa có công trình đề cập đến
quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các nhà trường phổ thông đặc biệt là
đối tượng học sinh dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Song song đó nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh
trong giai đoạn hiện nay, một số nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu về vấn
đề quản lý giáo dục đạo đức với các đề tài như:
“Thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông huyện Long Thành và một số giải pháp”, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý và tổ chức văn hoá-giáo dục của Nguyễn Thị Đáp (2004); đã
nêu lên thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông huyện Long Thành từ đó đưa ra các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
“Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức giáo dục đạo
đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Châu Thành, Đồng
Tháp”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Văn Trung (2006).
Tác giả đã khai thác công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dưới góc
độ của người hiệu trưởng từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao
chất lượng của việc tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả nhất các nhiệm vụ
liên quan.
Nói tóm lại, trong những năm vừa qua công tác quản lý giáo dục đạo
đức ở các nhà trường ở nước ta được quan tâm thông qua việc đã có nhiều
công trình nghiên cứu và đã phân tích vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho
học sinh dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau một cách đa dạng, phong
phú và đi vào chiều sâu. Đặc biệt có các cuộc hội thảo khoa học, các diễn đàn
trao đổi về vấn đề này được diễn ra tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng
như một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên, ở tỉnh Sóc Trăng nói chung và ở
8
Huyện Thạnh Trị nói riêng vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh mà
đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer ở một huyện vùng sâu có đông đồng bào
dân tộc Khmer sinh sống chưa được nghiên cứu về lý luận lẫn thực tiễn dựa
trên những nét đặc thù về văn hóa dân tộc Khmer ở địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
*. Mục đích nghiên cứu
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
dân tộc Khmer ở nhà trường trung học cơ sở.
- Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị,
Tỉnh Sóc Trăng.
- Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho
học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh
Trị, Tỉnh Sóc Trăng.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý quá trình giáo dục học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học
cơ sở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung
học cơ sở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào biện pháp quản lý giáo dục đạo đức
cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện
9
Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Các số liệu tổng hợp và điều tra khảo sát được thu
thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013.
5.Giả thuyết khoa học
Giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở
luôn bị chi phối bởi đặc điểm tâm lý dân tộc và môi trường học tập, sinh hoạt
tập trung của học sinh tại trường. Nếu nâng cao được nhận thức, trách nhiệm
của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh, có kế hoạch,
nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý dân tộc và điều
kiện sinh hoạt nội trú của các em, quan tâm chỉ đạo việc phối hợp các lực
lượng giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện nghiêm túc công
tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh thì sẽ quản lý chặt
chẽ, có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer
Trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo; về
giáo dục phẩm chất nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, dựa trên các quan điểm,
phương pháp luận hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgíc, thực tiễn trong nghiên
cứu khoa học, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận
giải các nhiệm vụ của luận văn.
Thực hiện đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống
hoá, mô hình hoá, khái quát hoá một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu chuyên ngành khoa học quản lý, quản lý
10
giáo dục, các giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình, đề tài nghiên cứu
khoa học, báo khoa học có liên quan đến luận văn đã được công bố và đăng
trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học...
Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học đối với học sinh, cán bộ
quản lý giáo dục, giáo viên để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên
nhân và đề xuất biện pháp quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh
dân tộc Khmer.
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, tác phong quản lý
của đội ngũ cán bộ; hoạt động dạy học của giáo viên; hoạt động học tập, rèn
luyện thói quen, hành vi đạo đức ở các môi trường khác nhau của học sinh để
rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý,
giáo viên và học sinh từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Phương pháp nghiên cứu từ các công cụ quản lý; chương trình, quy
trình đào tạo; một số bài giảng của giáo viên; hệ thống sổ sách của cán bộ
quản lý và kế hoạch học tập công tác của học sinh, trong đó chú trọng đến kế
hoạch công tác của cán bộ và kế hoạch tự học của học sinh.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý về
một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài.
Phương pháp toán thống kê: Xử lý các số liệu của kết quả nghiên cứu.
7. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Sau
khi hoàn thành, luận văn này sẽ đóng góp những vấn đề sau đây:
Xây dựng các khái niệm công cụ, góp phần làm cơ sở những vấn đề lý
luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung
học cơ sở.
11
Luận văn cũng đề xuất những yêu cầu, biện pháp quản lý giáo dục đạo
đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú để
làm cơ sở cho các nhà quản lý và giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong quá
trình giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer ở các
trường dân tộc nội trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
giáo dục và giáo viên về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
8. Kết cấu của đề tài
Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung 3 chương
Phần kết luận: Kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục được hiểu một cách khái quát là quá trình chuyển giao hệ
thống tri thức, các giá trị, thái độ và kinh nghiệm hoạt động của thế hệ trước cho
thế hệ sau nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển xã hội. Nó một cách khác, giáo dục là hoạt động nhằm tác động
một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào
đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, năng lực như yêu
cầu đề ra. Trong phạm vi nhà trường, giáo dục là một quá trình tổng thể của các
hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển nhân cách và là quá trình chuẩn bị tâm lý
cho học sinh được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm đáp ứng
yêu cầu của xã hội về xây dựng con người, trong đó giáo dục đạo đức là một
nhiệm vụ trọng yếu.
Đạo đức, theo quan điểm của Nho giáo được bắt đầu từ khái niệm
“Đạo”. “Đạo” là đạo của trời đất, đạo của muôn vật về mệnh trời và bản tính
tự nhiên của con người. Đức gắn liền với đạo, trong đó đạo là cái phải noi
theo, đức là cái do noi theo mà có. Do vậy, đức là cái gốc, là trung tâm của xã
hội và của vũ trụ, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống con người từ chính trị, kinh
tế đến văn hóa, xã hội; từ tổ chức quản lý của Nhà nước đến từng cá nhân.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “ đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã
hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của
tồn tại xã hội. Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng
13
thay đổi theo. Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp
và tính dân tộc” [6, tr.13].
Theo từ điển Tiếng Việt “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên
tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.
Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo
đức của một giai cấp nhất định” [48, tr.211].
Nói tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng chung
qui lại các khái niệm đều thống nhất nhận thức rằng, đạo đức là những quy tắc,
chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc
sống, được cả xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện, phản ánh những quan hệ
xã hội hiện thực, được dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội nhất định.
Từ những phân tích trên, ta có thể quan niệm: Giáo dục đạo đức cho
học sinh Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là hoạt động có
mục đích, có tổ chức của các chủ thể giáo dục trong Nhà trường đối với học
sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và thói quen hành
vi đạo đức phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục của Nhà trường.
1.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình sư phạm
diễn ra đồng thời với quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện nhân cách cho học sinh đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
Giáo dục đạo đức có mục đích, chức năng quan trọng là giúp học sinh nhận thức
đúng các yêu cầu, chuẩn mực, các giá trị chuẩn mực xã hội và rèn luyện các thói
quen, hành vi đạo đức tương ứng. Dưới tác động của các lực lượng giáo dục
trong nhà trường, học sinh tiếp nhận các yêu cầu, chuẩn mực, giá trị tư tưởng,
đạo đức, luật pháp... của nhà trường, xã hội và chuyển hoá thành ý thức, thái độ,
hành vi cá nhân. Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục và đối tượng giáo dục
có quan hệ tương tác; những tác động của nhà giáo dục đóng vai trò định hướng,
14
sự tiếp nhận và chuyển hoá có ý thức các giá trị của đối tượng giáo dục đóng vai
trò quyết định sự thành công của quá trình giáo dục.
Trong các nhà trường hiện nay, quản lý giáo dục đạo đức là nhiệm vụ,
trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các cơ quan, đơn vị, các tổ chuyên môn, các
lực lượng quản lý nhằm hình thành cho học sinh những tri thức đạo đức,
chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo đức, tình cảm đạo đức, sự đánh giá về đạo
đức, từ đó góp phần hình thành ở học sinh các quan hệ đạo đức và hành vi
đạo đức đúng đắn, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách.
Theo cách tiếp cận đó, có thể quan niệm: Quản lý giáo dục đạo đức
cho học sinh là một nội dung của quản lý giáo dục nhà trường, thể hiện sự
tác động qua lại giữa chủ thể quản lý với giáo viên và học sinh thông qua
trao đổi thông tin, kiểm soát và điều khiển các hoạt động: nâng cao nhận
thức, xây dựng niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, góp phần hình thành
phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh.
1.1.3. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer
ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng
Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản giáo dục định nghĩa: “Quản lý là
trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”, “quản lý là tổ chức và điều
khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [48, tr.772]. Quản lý giáo
dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc
nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng là một nội dung quản lý giáo dục,
một khâu quan trọng trong quy trình quản lý giáo dục - đào tạo. Vận dụng
khái niệm quản lý giáo dục đạo đức vừa được nêu ở trên vào hoàn cảnh cụ thể
của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung
học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng, ta có thể phát
biểu rằng: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường
trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng là việc tổ
15
chức, điều khiển của chủ thể quản lý đối với toàn bộ quá trình giáo dục đạo
đức cho học sinh, nhằm đảm bảo cho giáo dục đạo đức diễn ra theo đúng yêu
cầu nội dung và đạt được hiệu quả đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục của
Nhà trường.
Thực chất, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer là
những tác động quản lý có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo, tìm
tòi, nghiên cứu, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, các thói quen, hành vi
đạo đức để hình thành, phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách theo mục
tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Theo đó, quản lý giáo dục đạo đức cho
học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện
Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng có các biểu hiện chủ yếu sau:
Một là, quản lý giáo dục đạo đức là những tác động có tính hướng đích,
không bó hẹp trong phạm vi chương trình đào tạo, mà là tổng hợp các hoạt
động sư phạm, đồng thời quản lý giáo dục đạo đức cũng không tách rời quản
lý các nội dung học tập khác như văn hoá, chính trị, pháp luật, kỷ luật... mà
chúng đan xen vào nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm giáo dục
phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh.
Hai là, học sinh không chỉ là đối tượng chịu sự tác động của chủ thể quản
lý mà học sinh còn là chủ thể tự quản lý giáo dục đạo đức thông qua các hoạt
động xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học tập, rèn luyện, tự kiểm tra đánh giá kết
quả giáo dục, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức của bản thân.
Ba là, quản lý giáo dục đạo đức là những tác động phối hợp nỗ lực của
chủ thể với các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nói
một cách khác, quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm 4
yếu tố: Chủ thể quản lý giáo dục đạo đức; đối tượng bị quản lý; khách thể
quản lý và mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức.
16
Do vậy, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở
Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng vừa
là một quá trình, vừa là hoạt động diễn ra các tác động quản lý đan xen, liên
tục, được tiến hành trong quá trình đào tạo với quy trình tổ chức chặt chẽ. Vì
vậy, cần phải đề cập và xác định các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho
học sinh một cách khoa học, khả thi, phù hợp. Theo đó, biện pháp quản lý giáo
dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội
trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng là tổng hợp toàn bộ các cách thức quản
lý của các chủ thể quản lý thuộc Nhà trường, tác động tới quá trình giáo dục
đạo đức cho học sinh có định hướng, có chủ định nhằm đảm bảo cho học sinh
hình thành có kết quả ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và thói quen hành vi
đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc
Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh
Sóc Trăng
Theo cách tiếp cận hệ thống cấu trúc, quá trình giáo dục nói chung, quá
trình giáo dục đạo đức nói riêng bao gồm các nhân tố cơ bản hợp thành như:
Mục tiêu giáo dục; nhà giáo dục; đối tượng giáo dục; nội dung giáo dục;
phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục; kết quả giáo dục.
1.2.1.Quản lý mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh
Mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức chính là việc thiết kế mục tiêu, kế
hoạch và việc quán triệt mục tiêu, kế hoạch đến toàn bộ các lực lượng giáo
dục trong Nhà trường và tổ chức quản lý có hiệu quả các hoạt động giáo dục
đạo đức, làm cho kết quả cuối cùng đạt được mục tiêu đề ra.
Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là bản thiết kế về các hoạt động
giáo dục đạo đức. Trong đó chứa đựng những nội dung về công tác tổ chức các
hoạt động giáo dục đạo đức, quản lý chất lượng của các hoạt động đó.Trước
17
hết phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh vì đây chính là việc
kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức, nhằm thực hiện một cách tối ưu mục
tiêu đã đề ra.
Theo lý luận quản lý giáo dục thì, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học
sinh là một bộ phận của mục tiêu quản lý giáo dục, là trạng thái tương lai hay
là kết quả cuối cùng mà tổ chức và các lực lượng giáo dục đạo đức trong toàn
trường mong muốn đạt tới. Vì vậy, trong quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh, việc xây dựng và quản lý mục tiêu và kế hoạch hoạt động ngay từ khi
bắt đầu là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của
kế hoạch quản lý. Vì mục tiêu, kế hoạch quản lý không những định hướng
cho hành động của nhà quản lý, mà còn chỉ dẫn nhà quản lý giáo dục trong
toàn trường ra các quyết định quản lý chính xác, phù hợp với yêu cầu của Nhà
trường và yêu cầu thực tế xã hội. Vì vậy để quản lý tốt mục tiêu, kế hoạch
giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân
tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng thì chủ thể quản lý giáo dục phải
dựa trên cơ sở pháp lý là những quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ nhà
trường phổ thông, quy chế giáo dục - đào tạo của Nhà trường và các văn bản
pháp quy khác; phải quản lý tốt từ khâu thiết kế mục tiêu, kế hoạch đến việc
tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch và phải phát huy tốt vai trò của hệ thống
quản lý giáo dục Nhà trường trong quản lý mục tiêu,kế hoạch hoạt động và
biến mục tiêu, kế hoạch đó trở thành hiện thực.
1.2.2.Quản lý nội dung và việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh
Đây là việc chỉ đạo đổi mới các hệ thống các kiến thức, các giá trị,
chuẩn mực, các kỹ xảo, kỹ năng cần trang bị cho học sinh ... Thực chất của
hoạt động này là việc quán triệt mục tiêu, yêu cầu giáo dục đạo đức của Nhà
trường vào nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bảo đảm cho nội dung
18
giáo dục đạo đức luôn nhất quán với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà tr-
ường. Vì vậy, để thực hiện tốt vấn đề này, yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý
phải quán triệt sâu sắc kế hoạch giáo dục đạo đức, nắm chắc mục tiêu, yêu
cầu nội dung giáo dục đạo đức và quy định về khối lượng kiến thức cần trang
bị cho học sinh theo từng năm học và từng giai đoạn.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phải có nội dung, hình thức, phương
pháp mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể và có xu hướng chính
trị tư tưởng rõ ràng; nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh của Nhà trường
rất đa dạng, phong phú, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Giáo
dục đạo đức làm cho người học hiểu được các quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo
đức; giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục lý tưởng sống đẹp, lòng trung thành vô
hạn đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; giáo dục lòng dũng cảm, đức tính
hy sinh, mưu trí, sáng tạo; giáo dục tinh thần đoàn kết nội bộ trong và ngoài
lớp, nếp sống văn minh nơi công cộng; giáo dục tính trung thực, tính nhân văn
cao cả, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung. Do đó, các nội dung giáo dục
trên phải luôn bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung phải toàn diện nhưng có
trọng tâm, trọng điểm, phải phân bổ hợp lý, từ dễ đến khó, từ nhận thức đến
thực hành vừa đảm bảo tính khoa học, vừa cân đối giữa lý thuyết và thực hành
và phải phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi học sinh dân tộc Khmer.
Các nhà quản lý phải tìm ra các hình thức, phương pháp giáo dục mới,
tối ưu và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức đó để giáo
dục nhận thức, bồi dưỡng ý thức và hình thành thói quen, hành vi đạo đức cho
học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm toàn bộ
những cách thức tổ chức, cách thức thao tác và biện pháp tác động, điều khiển
của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương
19
tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định. Hệ thống công cụ quản lý
gồm: Quy chế, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; các chương trình, kế
hoạch các cấp; Nội qui của nhà trường; những quy định của lớp,.... Sử dụng
đồng bộ nhiều phương pháp quản lý, song cần tập trung vào các phương pháp
chủ yếu, đó là: Phương pháp hành chính; phương pháp giáo dục, thuyết phục,
nêu gương; phương pháp kích thích bằng vật chất, tinh thần và phương pháp
kiểm tra, đánh giá. Các phương pháp giáo dục phải đảm bảo tính khoa học,
dựa trên cơ sở của khoa học giáo dục, khoa học tâm lý đồng thời phải phù hợp
với đối tượng học sinh dân tộc Khmer và điều kiện thực tiễn của Nhà trường
về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và giáo dục.
1.2.3. Quản lý quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh
Đối tượng giáo dục đạo đức là học sinh. Quản lý đối tượng giáo dục đạo
đức, thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của họ trong quá trình học
tập và rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức. Như vậy, học sinh và tập thể lớp
vừa là khách thể tiếp nhận các tác động sư phạm, chịu sự điều khiển chi phối
bởi mục tiêu, phương pháp, hình thức và các tác động khác của nhà giáo dục,
vừa là chủ thể tự tổ chức, tự chỉ đạo quá trình lĩnh hội, rèn luyện nhân cách
của mình.
Để quản lý tốt đối tượng giáo dục đạo đức, đòi hỏi các nhà quản lý giáo
dục phải sâu sát nắm chắc số lượng, chất lượng, đặc điểm nhân cách của từng
học sinh, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, thành phần xuất thân để phân loại và có
những hình thức, biện pháp quản lý, giáo dục linh hoạt, mềm dẻo cụ thể và ra
các quyết định quản lý phù hợp; hướng dẫn họ lập kế hoạch rèn luyện thói
quen, hành vi đạo đức; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; thường xuyên theo
dõi, tìm hiểu những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong quá trình học tập và
rèn luyên thói quen, hành vi đạo đức để có sự điều chỉnh kịp thời, đồng thời
tiến hành có nề nếp các hoạt động hành chính; tổ chức tốt các hoạt động tự
20
quản lý và phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tạo, điều kiện cho mỗi
học sinh phát triển, hoàn thiện nhân cách. Hơn ai hết và không ai khác, chính
học sinh phải là người biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của
mỗi người học.
1.2.4. Quản lý các điều kiện và môi trường giáo dục đạo đức
Việc đảm bảo các điều kiện và môi trường giáo dục đạo đức là một trong
những yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh, là cơ sở để các chủ thể quản lý giáo dục đạo đức xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
Việc đảm bảo các điều kiện và môi trường giáo dục đạo đức bao gồm nhiều
mặt, nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đạo đức, trong đó
nổi lên một số yếu tố cơ bản như: điều kiện thực hiện quy trình, quy chế, quy
định nề nếp trong nhà trường và những vấn đề có liên quan đến bảo đảm thực
hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục học sinh dân tộc Khmer.
1.2.5.Quản lý việc phối hợp hoạt động của các chủ thể giáo dục đạo
đức cho học sinh:
Chủ thể hướng dẫn chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh gồm
các cơ quan chức năng, các tổ chuyên môn; đặc biệt là Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong, Văn phòng đây là
những tổ chức tham mưu cho Cấp uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và trực tiếp
chỉ đạo các mặt hoạt động quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.
Phẩm chất, năng lực của các chủ thể giáo dục đạo đức cho học sinh có ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín nghề nghiệp và tương lai của học sinh; do đó, vấn
đề giữ gìn và nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý là rất
quan trọng. Mặc dù vậy, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, do công
tác quản lý, giám sát đối với các chủ thể quản lý còn thiếu nghiêm minh, nên
đã có những biểu hiện cá biệt về sự xuống cấp phẩm chất, năng lực: có những
21
cán bộ, giáo viên thiếu tính nhân văn trong giao tiếp, ứng xử; thiếu hiểu biết
pháp luật; có những hành vi không chuẩn mực, tác động xấu đến việc giáo
dục đạo đức cho học sinh.
Chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là đội
ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên;
Công đoàn..., cán bộ khung ở các lớp, bao gồm lớp trưởng, các lớp phó, các
tổ trưởng, tổ phó. Đội ngũ này trực tiếp tổ chức giáo dục đạo đức, quản lý rèn
luyện học sinh về mọi mặt, do đó có vai trò rất lớn đối với quá trình hình
thành và phát triển nhân cách học sinh.
Bên cạnh đó, học sinh không chỉ là đối tượng của quản lý và giáo
dục đạo đức, mà còn là chủ thể tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức
của mình; cho nên nhà trường chỉ có thể nâng cao được chất lượng quản lý
quá trình giáo dục đạo đức khi học sinh ý thức đầy đủ về vai trò của tự
quản lý, tự giáo dục và rèn luyện đạo đức.
1.2.6.Quản lý kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức
cho học sinh
Kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức là việc nhìn
nhận lại mức độ đạt được về phẩm chất của học sinh theo thiết kế của mục
tiêu, là thước đo đánh giá chất lượng quá trình giáo dục đạo đức. Nếu kiểm tra
đánh giá và lượng hóa một cách khoa học kết quả giáo dục đạo đức và đối
chiếu thường xuyên với mục tiêu đặt ra để điều chỉnh kịp thời sẽ có tác dụng
đưa quá trình giáo dục phát triển đúng hướng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào
tạo của Nhà trường.
Nhằm quản lý tốt kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer
của trường thì việc kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức phải
được tiến hành một cách nghiêm túc, thường xuyên nhằm đảm bảo tính khách
quan, công bằng; đảm bảo tính toàn diện nhưng có trọng điểm; đảm bảo tính
22
phát triển và phản ánh đúng thực chất, đúng thủ tục, quy trình phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh Nhà trường và thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác kiểm
tra đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
Những nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer
ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng
có quan hệ biện chứng, thống nhất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho
nhau. Trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh dân
tộc Khmer thì chủ thể quản lý không được tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ bất kỳ
nội dung nào.
*
* *
Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, các nhà quản lý giáo dục luôn
coi công tác giáo dục thế hệ trẻ và xem đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, cho học sinh dân tộc Khmer
nói riêng là một hoạt động rất quan trọng, góp phần quyết định sự phát triển
toàn diện cho học sinh, hình thành những đặc điểm cơ bản nhân cách của một
công dân trong xã hội. Mặt khác đối tượng học sinh ở đây là những thanh
niên mới lớn nên diễn biến tâm sinh lý tương đối phức tạp, đòi hỏi người làm
công tác giáo dục đạo đức cần hiểu rõ đặc điểm và có các biện pháp tổ chức
hoạt động phù hợp. Công tác quản lý giáo dục đạo đức cũng cần có sự phối
hợp tốt giữa các lực lượng như gia đình, nhà trường và xã hội.
Qua việc phân tích cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị
tỉnh Sóc Trăng và nội dung quản lý giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer
ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng cho
thấy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân
23
tộc Khmer trong trường phổ thông thì chủ thể quản lý phải nắm rõ đặc điểm
tâm sinh lý học sinh dân tộc Khmer. Người hiệu trưởng phải thực hiện tốt
chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của mình: lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Nếu người hiệu trưởng nắm bắt và
thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình trong công tác giáo dục đạo đức
thì chắc chắn hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường sẽ đạt
kết quả tốt.
Thông qua việc đánh giá thực trạng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý
giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc
nội trú Huyện Thạnh Trị được đưa ra dựa trên cơ sở lý luận về quản lý việc
giáo dục đạo đức và thực trạng của trường trung học cơ sơ dân tộc nội trú
huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở
chương 1 để đưa ra biện pháp quản lý có tính khả thi thì phải có sự đánh giá
đúng thực trạng quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường. Vấn đề này sẽ
được tiếp tục giải quyết ở các chương tiếp theo của luận văn.
Chương 2
24
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN
THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, với
diện tích tự nhiên là 3.311,7 km, đường biển dài 72 km, địa hình bị chia cắt
bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, toàn tỉnh có 01
thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 109 xã, phường thị trấn, tổng số dân là
1.293.165 người. Đây tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân
tộc Khmer 373.597 (người chiếm 28,89% dân số) và Hoa 75.895 người
(chiếm 5,87% dân số). Kinh tế của Sóc Trăng phát triển chủ yếu nhờ vào sản
xuất nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản nhỏ lẻ chưa bền vững.
công tác giáo dục của Tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng có
đông đồng bào dân tộc Khmer.
2.1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Sóc Trăng và Huyện Thạnh Trị
Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 570 trường trong đó có 219 trường mầm
non, mẫu giáo; 302 trường tiểu học; 102 trường trung học cơ sở; 33 trường
trung học phổ thông; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 01 trường cao
đẳng sư phạm; 01 trường cao đẳng cộng đồng; 01 trường cao đẳng nghề; 01
trường trung cấp y tế; 01 trường văn hóa nghệ thuật và 01 trường trung cấp
văn hóa Pali Nam bộ. Tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành chương trình xóa mù
chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2000 đến 2010
và tiếp tục duy trì một cách bền vững kết quả trên.
Về giáo dục dân tộc: Tính đến năm học 2012-2013, toàn tỉnh Sóc Trăng
đã mở được trường phổ thông dân tộc nội trú 9/11 huyện, thị xã, thành phố.
Trong đó có 01 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú đặt tại tỉnh, 01
25
trường trung học cơ sở & trung học phổ thông dân tộc nội trú ở thị xã , 07
trường trung học cơ sở đặt tại các huyện, với 2.417 học sinh chiếm tỉ lệ 11,2%
tổng số học sinh dân tộc Khmer cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
(được chia ra 18 lớp trung học phổ thông với 606 học sinh và 59 lớp trung
học cơ sở với 1.811 học sinh).
Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị nằm ngay
trung tâm thị trấn Hưng Lợi – thị trấn thứ hai của Huyện. Hằng năm xét tuyển
sinh theo chỉ tiêu của Sở giáo dục là 60 học sinh dân tộc Khmer từ các trường
trung học cơ sở trên địa bàn Huyện.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng học sinh qua các năm
Năm học Số lớp Số học sinh
Khối lớp
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
2009-2010 6 177 60 58 59
2010-2011 8 229 58 55 58 58
2011-2012 8 216 58 57 51 50
2012-2013 8 222 59 58 55 50
(Nguồn:Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng)
Tỉ lệ học sinh bỏ học trong 3 năm liền kề: Năm học 2009-2010: 01 học
sinh (0.56%); Năm học 2010-2011: 03 học sinh (1.30%); Năm học 2011-
2012: 07 học sinh (3.11%); học kỳ 1 năm học 2012-2013: 01 học sinh
(0.44%). Lý do bỏ học của số học sinh trên không giống nhau, nhưng nguồn
gốc sâu xa của nó thường do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế khó khăn của
gia đình, sự thiếu quan tâm của phụ huynh học sinh tới việc học tập của các
em và bản thân học sinh không hứng thú đối với hoạt động học tập và cuộc
sống sinh hoạt trong trường nội trú.
Bên cạnh hiện tượng học sinh bỏ học, tình trang học sinh có hạnh
kiểm ở loại khá và trung bình cũng khá nhiều.
26
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh Trường trung học cơ
sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị từ 2010 đến nay
Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013
SL % SL % SL %
Loại tốt 186 87,2 181 83,3 172 77,1
Loại khá 32 14,0 30 13,9 44 19,7
Loại trung bình 11 4,8 5,0 2,3 6 2,7
Loại yếu 0 0 1 0,45
(Nguồn:Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng)
Bảng thống kê ở trên cho thấy, tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm
tốt có xu thế giảm dần trong ba năm học gần đây, trong khi đó tỉ lệ học sinh
được xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Đó là điều cần được tính đến
trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường trung học cơ sở dân
tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
2.2. Những đặc điểm về giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer
Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng
2.2.1 Đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ở mỗi cấp học có những nét đặc
thù riêng. Thực tế chỉ ra rằng, độ tuổi học sinh trung học cơ sở thuộc thời kỳ
quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ rất phức tạp và cũng
hết sức quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Sự phát triển
tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt ở giữa các cá nhân
trong cùng lứa tuổi, nhưng luôn có những biểu hiện đan xen đặc điểm “Vừa
trẻ con vừa người lớn” trong suy nghĩ và hành động của các em.
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi đang trong giai đoạn
đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kích động, lôi
kéo... Đối với học sinh trung học cơ sở ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi
27
phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích
giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người
lớn... ; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình,
hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các
em chưa ý thức rõ về trách nhiệm đối với hành vi của mình, nên dễ vi phạm
pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường. Học sinh trung học cơ sở
thường có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó
mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích. Đặc điểm này đòi hỏi phải
quản lý giáo dục học sinh trung học cơ sở một cách cụ thể, chặt chẽ nhưng
phải mềm dẻo, linh hoạt.
Học sinh trung học cơ sở thường có những biểu hiện về sự tự ý thức
của tuổi mới lớn. Nội dung của tự ý thức của các em đã có sự phát triển khá
phức tạp, các em không chỉ nhận thức về “cái tôi” của mình trong hiện tại mà
còn nhận thức vị trí của mình trong xã hội hiện tại và tương lai. Các em dần
có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất mạnh, yếu của những người
sống cùng với mình và chính mình. Đồng thời các em cũng có khuynh hướng
độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân. Song việc đánh giá bản thân
chưa thực sự khách quan, toàn diện.
Hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở đòi hỏi tính năng động,
sáng tạo và độc lập hơn học sinh tiểu học, theo đó tư duy lý luận bước đầu
phát triển, hứng thú học tập thể hiện rõ hơn, khuynh hướng hoạt động dần đần
hình thành. Đồng thời, tính chủ động trong hoạt động nhận thức của các em
có sự phát triển mạnh mẽ, tri giác có mục đích, ghi nhớ có chủ định giữ vai
trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, tư duy trừu tượng bộc lộ rõ nét hơn…
Trong đời sống tình cảm, học sinh trung học cơ sở có quan hệ bạn bè
nhiều hơn lứa tuổi tiểu học, các em có nhu cầu kết bạn với những người cùng
trang lứa, thích giao lưu với bạn bè cùng sở thích có thể cùng lớp, cùng
28
trường hoặc ngoài lớp, ngoài trường. Ở các em, nhất là những học sinh các
lớp cuối trung học cơ sở bắt đầu có nhu cầu yêu đương nam nữ với những
rung cảm trong trắng, ngây thơ, hồn nhiên của tuổi học trò.
Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như vừa nêu ở
trên thực sự là những thách thức không nhỏ đối với hoạt động giáo dục đạo
đức cho các em. Để giáo dục đạo đức cho học sinh Trường trung học cơ sở
dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị có kết quả, các thầy cô giáo ở đây cần chú ý
xây dựng mối quan hệ thầy - trò bình đẳng, tôn trọng, tin tưởng và yêu thương
lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện cho các em phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển
nhân cách của mình.
2.2.2. Đặc điểm về những ảnh hưởng của văn hóa, phong tục, tập quán
của địa phương của dân tộc Khmer đến giáo dục đạo đức cho học sinh
Ảnh hưởng của văn hóa, phong tục, tập quán đến giáo dục đạo đức cho
học sinh chủ yếu là ảnh hưởng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Mà trong
đời sống tinh thần của dân tộc Khmer, Chùa chính là trung tâm sinh hoạt, là
nơi bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc và mang một tình
cảm sâu sắc. Người Khmer có câu nói: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào
chùa gửi cốt”. Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là
trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Khmer. Trong các hoạt động lễ hội của
người Khmer hầu hết đều có sự hiện diện của nhà sư và thường được tổ chức
trong chùa, chỉ riêng lễ cưới là không tổ chức tại chùa, nhưng đôi trai gái phải
đến chùa thỉnh sư sãi tụng kinh chúc phúc tại chùa và tại nhà. Mặt khác, chùa
còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể thao và các trò chơi
dân gian, vì thế Lễ và Hội ở chùa của người Khmer thường gắn liền nhau.
Trước hết là phần Lễ, Lễ bao giờ cũng trong không khí trang nghiêm và
thiêng liêng, chư tăng và phật tử tổ chức cúng bái, tụng niệm, cầu phúc. Sau
29
phần Lễ mới đến Hội, Hội luôn nhộn nhịp và náo nhiệt. Lễ và Hội là những
yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer.
Thông qua các hoạt động này giúp con người sống gần gũi, thân thiện, đoàn
kết, sống có trách nhiệm và luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau..
Trong lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer vùng Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng thì sự xuất hiện, du nhập
đạo Phật vào đời sống đồng bào dân tộc có vai trò hết sức quan trọng và
hướng con người đến những giá trị cao cả - “từ bi hỷ xả”, “cõi niết bàn”, …
Chính những quan niệm này đã làm cho Phật giáo càng gần gũi và có mối
quan hệ khăng khít với đời sống cộng đồng của bà con dân tộc Khmer. Trong
các phum sóc của bà con Khmer thì ngôi chùa có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Hàng năm đồng bào Khmer có khoảng 15 lễ hội thu hút sự tham gia của toàn
thể cộng đồng tín ngưỡng, Phật tử, và các vị sư do các sư sãi đứng ra tổ chức
trong khuôn viên các nhà chùa như lễ hội Dâng Y, Lễ hội Óc-om-bóc, Lễ Hội
Don-ta, Lễ hội Chol-Chnam-Thmay, Lễ hội đua bò bảy núi, ...
Sống trong không gian văn hóa như vậy, học sinh Trường trung học cơ
sở dân tộc nội trú thường bị thu hút rất mạnh mẽ vào các lễ hội và tiếp thu
được nhiều quan niệm và đức tính tốt đẹp của đồng bào mình. Tuy nhiên,
trước, trong và sau khi các em tham gia các lễ hội này, việc giáo dục đạo đức
cho học sinh dân tộc Khmer có thể bị những ảnh hưởng bất lợi như một số em
cúp tiết (bỏ buổi học đi chơi), gây gỗ đánh nhau, thiếu lễ phép, chưởi thề, hút
thuốc, uống rượu … Vì vậy, trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở người dân tộc Khmer ta không thể xem nhẹ việc hướng dẫn,
định hướng cho các em tham dự lễ hội vui vẻ, an toàn, lành mạnh, đồng thời
kịp thời phát hiện và uốn nắn những nhận thức, tình cảm và hành vi sai lệch
của các em sau mỗi mùa lễ hội.
30
2.2.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động giáo dục, rèn luyện học sinh
dân tộc Khmer của trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
Đại đa số các em học sinh dân tộc Khmer đến từ vùng sâu, vùng xa, ở
đó điều kiện kinh tế xã hội còn rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại
một số phong tục tập quán lạc hậu. Để vượt qua khó khăn đó người dân tộc
Khmer nói chung và học sinh dân tộc Khmer nói riêng đã tôi luyện được
những tố chất rất đáng quý như chăm chỉ lao động, khỏe mạnh, thật thà…
Nhưng bên cạnh đó, một số không nhỏ học sinh người dân tộc Khmer lại
thường có những hạn chế như có lối sống tự do, thích uống rượu, quan hệ
nam nữ sớm, không chịu khó học tập, hay tự ti, ỷ lại …
Những điểm mang tính đặc thù như vừa nêu tác động khá sâu sắc đến
quá trình quản lý và giáo dục học sinh Khmer ở Trường trung học cơ sở dân
tộc nội trú huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Theo đó việc tổ chức hoạt động giáo
dục, rèn luyện học sinh dân tộc Khmer ở đây phải nhằm phát huy những ưu
điểm, khắc phục những hạn chế của các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các
em học tập, rèn luyện. Vì vậy, nội quy của nhà trường vừa có những nội dung
chung của nội quy trường trung học cơ sở, vừa có những quy định riêng đối
với hoạt động học tập và sinh hoạt nội trú, trong đó rất chú ý tới tăng cường
kỷ cương, nền nếp hoạt động của các em. Như vậy, Nhà trường không chỉ
chăm lo việc dạy hoc, mà còn phải làm tốt việc nuôi dưỡng và quản lý các em
ngoài giờ học.
Trong nội dung chương trình dạy học, ngoài các môn học thống nhất
với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh Trường dân tộc nội
trú còn được học Khmer ngữ nhằm tạo điều kiện để các em mở rộng hiểu biết
về văn hóa của dân tộc mình. Học sinh trường dân tộc nội trú thường sống xa
gia đình, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, trong khi đó điều kiện bảo
đảm về vật chất và tinh thần cho các em sinh hoạt nội trú còn thiếu thốn. Vì
31
vậy, một mặt Nhà trường phải quản lý chặt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc
các em, mặt khác phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho học
sinh về đời sống sinh hoạt. Chính sự tham gia của Nhà trường vào nhiều khâu
từ dạy học, đến quản lý chăm sóc học sinh dân tộc nội trú về mọi mặt đã làm
cho hoạt động giáo dục đạo đức cho các em được thực hiện một cách chủ động
và thường xuyên hơn, nhưng trách nhiệm của nhà trường cũng lớn hơn, đòi hỏi
cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường phải bám sát hoạt động của học
sinh nhiều hơn.
2.3.4. Đặc điểm tác động của môi trường xã hội trong thời kỳ mới
Trong những năm gần đây, sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được
những thành tựu quan trọng, các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hôi đều
có sự phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được
cải thiện, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chất lượng giáo dục được nâng
cao trên cở sở đẩy mạnh “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”… Những
thành tựu đó tác động tích cực tới quá trình giáo dục trong nhà trường, trong
đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xác
nhận rằng, các hoạt động đẩy mạnh phê bình, tự phê bình trong Đảng, cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong xã hội, Cuộc vận động Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc chống “bệnh thành tích”
trong giáo dục… đã tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, có tác dụng thúc đẩy
mạnh mẽ giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có học sinh Trường trung
học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên môi
trường xã hội ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng cũng vẫn tồn tại không ít
những ảnh hưởng bất lợi đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là
học sinh dân tộc Khmer. Ở đây chỉ nêu ra một số tác động trực tiếp từ môi
32
trường gần của học sinh trung học cơ sở để minh chứng rằng giáo dục đạo
đức và quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay còn gặp không ít
khó khăn trở ngại. Đó là: một số cha mẹ học sinh sống không gương mẫu,
rượu chè bê tha, buông lỏng việc giáo dục con cái; có nơi uy tín người thầy bị
sa sút do bị nhìn nhận một cách méo mó việc dạy thêm, học thêm; những hiện
tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, lối sống thực dụng
của “người lớn”đã tác động xấu đến học sinh, một số tệ nạn xã hội và văn
hóa phẩm xấu độc đã ít nhiều xâm nhập vào trong trường học… Bên cạnh đó
các em học sinh dân tộc Khmer khi học ở trường dân tộc nội trú đặt tại thị
trấn huyện – nơi kinh tế thị trường phát triển hơn so với ở nhà và cũng có
nhiều cái cám dỗ đối với các em như nhà hàng, quán internet, karaoke, do đó
tính định hướng trong thái độ và hành vi đạo đức của một số em có thể bị
nhiễu loạn. Tất cả những yếu tố đó đang làm giảm hiệu quả của giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc Khmer.
2.3. Thực trạng và nguyên nhân quản lý quá trình giáo dục đạo
đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng
Thực trạng quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường
trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng được khái
quát từ kết quả khảo sát 222 học sinh, 50 giáo viên, nhân viên và cán bộ quản
lý, cũng như kết quả quan sát, toạ đàm, trao đổi với cán bộ, giáo viên, học
sinh và tổng hợp các nhận định độc lập trong các Nghị quyết, báo cáo sơ kết,
tổng kết, các số liệu thống kê có liên quan của Nhà trường. Những nghiên cứu
đó cho phép rút ra những nhận định chủ yếu như sau:
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1 Ưu điểm:
33
Một là, đa số các chủ thể giáo dục của Nhà trường nhận thức được
tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong quản lý giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Trong quản lý giáo dục đạo đức, việc phát huy vai trò tích cực chủ
động của các chủ thể giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, nhận thức về
tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của chủ thể giáo dục phải được coi là
một dấu hiệu chỉ báo trình độ quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong
nhà trường. Kết quả điều tra, khảo sát ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội
trú huyện Thạnh Trị cho thấy sự tập trung ý kiến rất cao của cán bộ, giáo viên
về tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường. Cụ thể, tất
cả những cán bộ giáo viên được trưng cầu ý kiến thừa nhận tầm quan trọng
của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có tới 82,0% số cán bộ
quản lý và giáo viên và 55,0% học sinh được hỏi đánh giá là rất quan trọng.
Từ chỗ nhận thức được tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức,
các chủ thể giáo dục của Nhà trường đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
mọi khâu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Nghiên cứu các biên
bản ghi nội dung, diễn biến các cuộc họp Chi bộ, họp Ban chấp hành Đoàn
Trường, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và các cuộc họp khác trong nhà
trường đều thấy có đề cập tới vấn đề nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
đảng viên, đoàn viên, cán bộ, giáo viên trong giáo dục đạo đức cho cho học
sinh, coi đây là cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của
Nhà trường.
Hai là, các chủ thể quản lý, trước hết là ban giám hiệu và các giáo viên
chủ nhiệm đã chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của trường, lớp
theo năm học, học kỳ.
Kết quả nghiên cứu các tài liệu, văn bản về công tác giáo dục - đào tạo
của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị cho thấy, Nhà tr-
34
ường đã thường xyên quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch giáo dục -
đào tạo, bao gồm các kế hoạch phát triển dài hạn và các kế hoạch ngắn hạn
(năm học, học kì, tháng, tuần) của Trường và của lớp. Trong những kế hoạch
đó, kế hoạch giáo dục đạo đức được đề cập chủ yếu trong các kế hoạch ngắn
hạn và thường được cụ thể hóa thành những kế hoạch hoạt động chuyên trong
chính khoá, ngoại khoá; kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh của ban cán sự
lớp, của ban quản lý ký túc xá, cũng như kế hoạch rèn luyện, tu dưỡng của
từng học sinh.
Nhìn chung các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đã có tác dụng
tốt trong quản lý hoạt động giáo dục của Nhà trường. Vì vậy đã có 72,0% cán
bộ, giáo viên được hỏi ý kiến đánh giá kế hoạch giáo dục đạo đức của trường,
lớp đạt chất lượng tốt; 65,0% đánh giá ở mức tốt đối với những nội dung giáo
dục đạo đức; 57,0% đánh gia ở mức tốt đối với các hình thức, phương pháp,
phương tiện giáo dục đạo đức được đề cập trong kế hoạch; 68,0% cán bộ,
giáo viên tham gia các tọa đàm, trao đổi đã đánh giá cao tính toàn diện, đồng
bộ và khả thi của các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Khmer ở
Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Ba là, cấp uỷ đảng, Ban Giám hiệu Nhà trường đã thường xuyên lãnh
đạo, chỉ đạo chặt chẽ sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong
nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh và các lớp trong giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Để tăng cường sức mạnh lãnh đạo đối với công tác giáo dục nói chung,
giáo dục đạo đức trong Nhà trường nói riêng, thời gian qua tổ chức đảng đã
có sự quan tâm thích đáng tới công tác phát triển Đảng. Hiện nay, các tổ
chuyên môn đều có Đảng viên, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm khối ở các khối
lớp đều là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những cán bộ - đảng viên
35
này đã trở thành hạt nhân đoàn kết ở những bộ phận mình phụ trách, do đó đã
quy tụ được các lực lượng giáo dục trong Nhà trường nhằm phối hợp hoạt
động vì sự tiến bộ của học sinh về mọi mặt. Điều đó có ảnh hưởng tích cực
đến quản lý giáo dục đạo đức ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh
Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, Ban giám hiệu, các đoàn thể
trong Trường nhất là Đoàn trường và Đội thiếu niên tiền phong, các tổ chuyên
môn ...đã chủ động làm tốt công tác phối hợp hoạt động trong giáo dục đạo đức
cho học sinh. Vì vậy, nhiều chuyên đề, chủ điểm hoạt động với mục đích giáo
dục đạo đức cho học sinh đã có sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn, đội,
các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, khối lớp.
Sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh còn
được thể hiện ở chỗ, ban cán sự các lớp và ban quản lý ký túc xá đã thường
xuyên trao đổi thông tin về việc chấp hành nội quy, thái độ và hành vi đạo
đức của học sinh cả trong và ngoài giờ học, cùng nhau duy trì nghiêm việc
chấp hành nội qui, quy định và nền nếp sinh hoạt trong trường nội trú. Bên
cạnh đó, Nhà trường, mà trực tiếp là các giáo viên chủ nhiệm luôn giữ mối
quan hệ chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh, cũng như với gia đình và địa
phương để quản lý các em về mọi mặt. Qua tọa đàm, trao đổi, hầu hết cán bộ
quản lý, giáo viên Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Trị, tỉnh Sóc
Trăng đánh giá cao hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và
ngoài Nhà trường trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thời gian qua.
Bốn là, Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới nội dung,
phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh Khmer.
Trong các cuộc trao đổi, tọa đàm với các cán bộ quản lý và giáo viên
chủ nhiệm trong Nhà trường, phần lớn các ý kiến đều ít nhiều đề cập tới sự
quan tâm chỉ đạo của cấp trên, trực tiếp là Ban giám hiệu về đổi mới nội
36
dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế, Nhà
trường đã tổ chức tốt việc bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung giáo dục công
dân, giáo dục kỹ năng sống ... nhằm làm cho các môn học này ngày càng sát
hơn với thực tế đời sông của học sinh. Đồng thời, phát huy dân chủ rộng rãi
và tính sáng tạo của giáo viên, của các đoàn thể trong xác định các chủ đề,
chủ điểm giáo dục trong những khoảng thời gian nhất định, đổi mới nội dung,
phương thức sinh hoạt dưới cờ đầu tuần...
Vì vậy, thời gian qua hoạt động giáo dục đạo đức trong Nhà trường đã
phù hợp hơn với đặc điểm tâm sinh lý và văn hóa của học sinh Khmer. Quan
sát hoạt động giáo dục đạo đức của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
huyên Thạnh Trị có thể nhận thấy nhiều hình thức giáo dục hấp dẫn, giầu cảm
xúc đã được áp dụng, phong trào thi đua phấn đấu tu dưỡng hạnh kiểm của
học sinh giữa các khối lớp, có sơ kết, tuyên dương khen thửơng hàng tuần
trong các buổi sinh hoạt dưới cờ được duy trì tốt; các buổi tọa đàm về những
gương vượt khó học tốt, các hoạt động ngoại khóa như: thăm đền thờ Bác Hồ
ở xã Châu Hưng huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu, tham quan khu di tích lịch sử
được tăng cường. Tất cả những điều đó chứng tỏ việc quản lý giáo dục đạo
đức thông qua chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục của
Nhà trường đã đạt được những kết quả tốt.
Năm là, Nhà trường đã tiến hành thường xuyên, nghiêm túc hoạt động
kiểm tra, đánh giá giáo viên về thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và phân
loại hạnh kiểm cho học sinh.
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản
lý giáo dục, vì vậy các chủ thể quản lý trong Nhà trường đã quan tâm thích
đáng đến việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về thực hiện nhiệm vụ giáo dục
đạo đức và phân loại hạnh kiểm cho học sinh. Kết quả khảo sát thực tế tại
trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị cho thấy hoạt động
37
kiểm tra, đánh giá của Nhà trường, cũng như của các tổ chuyên môn được
thực hiện một cách có kế hoạch với nhiều phương thức khác nhau như kiểm
tra định kỳ, kiẻm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề…
Nội dung kiểm tra thường đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó nhiều đợt kiểm tra
có xem xét và đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và phân
loại hạnh kiểm cho học sinh của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và
giáo viên các bộ môn có liên quan trực tiếp tới nội dung giáo dục đạo đức
trong nhà trường.
Những biên bản kiểm tra và văn bản kết luận của các đợt kiểm tra, đánh
giá của Nhà trường trong ba năm học gần đây đã ghi nhận: giáo viên chủ
nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội, giáo viên các bộ môn giáo
dục công dân, giáo dục kỹ năng sống ... đã làm tròn chức trách, tích cực đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh; quy trình đánh giá
phân loại hạnh kiểm của học sinh được thực hiện đúng, kết quả phân loại nhìn
chung chính xác, khách quan; phần lớn học sinh thường xuyên chấp hành tốt
nội qui của nhà trường, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và hoàn thành tốt những
công việc được giao, đoàn kết tốt, thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn. Đồng
thời các kết luận kiểm tra, đánh giá của Nhà trường cũng đã chỉ ra được những
hạn chế yếu kém trong giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là việc quản lý, rèn
luyện các em ngoài giờ học. Chính vì vậy, đã có trên 65,0% cán bộ, giáo viên
và học sinh được điều tra đánh giá tốt về hoạt động kiểm tra, đánh giá của Nhà
trường đối với công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh .
2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm
Trước hết phải nói đến là sự quan tâm của toàn xã hội, của ngành giáo
dục đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế, trong thời gian
qua các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương đã kịp thời ban
hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ năm học, về
38
chương trình, nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường, về đánh giá, xếp
loại học sinh. Những chỉ đạo, hướng dẫn đó đã được các chủ thể quản lý và
đội ngũ giáo viên của Nhà trường lĩnh hội và thực hiện một cách chủ động,
sáng tạo.
Mặt khác, đa số giáo viên của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
huyện Thạnh Trị có phẩm chất, năng lực tốt, mẫu mực, thật sự thương yêu
học sinh, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo nên những tác
động giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt được hiệu quả cao. Đội ngũ giáo
viên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý giáo dục đạo đức
của Nhà trường.
Bên cạnh đó, các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội ngày càng
được củng cố và phát huy tốt vai trò của mình trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh. Những năm qua, tổ chức đảng, đoàn thanh niên, đội thiếu niên
của Nhà trường đã tham gia rất tích cực vào công tác giáo dục đạo đức học
sinh thong qua tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội, các cuộc vận động,
các hoạt động chuyên đề, hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn
nghệ .. Về phía địa phương, chính quyền các xã có đông đồng bào dân tộc đã
tham gia một cách có trách nhiệm cùng Nhà trường trong việc tuyển học sinh
có đạo đức tốt, có tiềm năng phát triển vào học trường trung học cơ sở dân tộc
nội trú; các đoàn thể quần chúng ở nơi đứng chân của Nhà trường có nhiều
hình thức phối hợp, giúp đỡ quản lý, giáo dục các em; Hội cha mẹ học sinh
thường xuyên giữ mối quan hệ trao đổi giữa gia đình và nhà trường, góp phần
tích cực vào việc nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về tầm quan trọng
của giáo dục đạo đức cho các em ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Trong chỉ đạo về công tác chuyên môn, các chủ thể quản lý của Nhà
trường đã quan tâm thích đáng đến vấn đề đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa
quá trình dạy học trên lớp với hoạt động giáo dục ngoài giờ cả trong và
39
ngoài nhà trường; thường xuyên quán triệt mục tiêu giáo dục vào mọi quyết
định của Ban giám hiệu, của các tổ trưởng chuyên môn và của các giáo
viên chủ nhiệm.
Về phía học sinh, tuyệt đại đa số tập thể các lớp có sự đoàn kết tốt, tự
quản lý tốt; nhiều ban cán sự lớp đã chủ động, tích cực tham gia hỗ trợ giáo
viên chủ nhiệm và Ban quản lý ký túc xá trong giáo dục, rèn luyện học sinh
theo những quy định của nội quy và chuẩn mực đạo đức của học sinh trung
học cơ sở dân tộc nội trú.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế:
Một là, nhận thức của một bộ phận giáo viên về trách nhiệm quản lý
giáo dục đạo đức cho học sinh trong Nhà trường chưa đầy đủ.
Đây là hạn chế được bộc lộ trong khâu quán triệt nội qui, quy định của
Nhà trường tới giáo viên và học sinh chưa đi vào chiều sâu nên có không ít học
sinh nắm không vững những điều được làm và không được làm trong hoạt
động học tập và sinh hoạt tại trường nội trú. Một số giáo viên chủ nhiệm chưa
nắm bắt kịp thời các thông tin thực tiễn để định hướng về nhận thức, hành động
cho học sinh; trong số giáo viên không đảm nhiệm chức trách giáo viên chủ
nhiêm thì có không ít người còn chưa chú ý đầy đủ đến thực hiện nội dung,
quy trình, các khâu, các bước quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều đó
được minh chứng bằng tỷ lệ 40,0% cán bộ, giáo viên được hỏi thừa nhận rằng
nhận thức về trách nhiệm của mình đối với giáo dục đạo đức chỉ ở mức bình
thường và tương tự 19,0% ở mức chưa tốt.
Hai là, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh còn có một số nội
dung chưa phù hợp với đặc điểm học tập, sinh hoạt của học sinh trường nội
trú và chưa hướng mạnh vào đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.
Kết quả trưng cầu ý kiến tại Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
huyện Thạnh Trị cho thấy: có 40,0% cán bộ, giáo viên và học sinh được hỏi
40
đã cho rằng một số kế hoạch học tập và sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh
chưa được quan tâm đúng mức, chưa phù hợp với điều kiện sinh hoạt tập
trung của học sinh nội trú. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn học sinh
xây dựng kế hoạch phấn đấu tu dưỡng đạo đức thường thiên về thực hiện các
yêu cầu của quản lý hành chính, chưa chú ý đầy đủ đến nhu cầu, nguyện vọng
của các em.
Dạy học các môn khoa học xã hội – nhân văn có ảnh hưởng rất lớn đến
giáo dục đạo đức của học sinh trung học cơ sở. Nhưng ở Trường trung học cơ
sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, phương pháp dạy học các môn khoa học
này về cơ bản chưa thoát khỏi lối truyền thụ một chiều, chủ yếu dựa trên sự
lĩnh hội theo kiểu công nhận và nhớ hiểu giản đơn nên tác dụng cải tạo thái độ
và hành vi của học sinh. Tuy vậy, kế hoạch đổi mới dạy học nói chung, dạy
học khoa học xã hội – nhân văn nói riêng của Nhà trường lại chưa nêu rõ
được cách thức, bước đi của việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của các
môn học đó, vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục nhận thức cho học sinh
với xây dựng tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức qua từng bài học còn nhiều
lúng túng.
Thực tế đã xác nhận rằng: việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo
duc, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường trung học cơ sở
dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị chưa tương xứng với yêu cầu nâng cao
chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới. Vì vậy, có tới 42,0 % cán bộ, giáo
viên được hỏi chưa hài lòng với kết quả đổi mới phương pháo giáo dục của
Nhà trường, trong đó 17,0% cho rằng hình thức phương pháp giáo dục hiện
nay là chưa tốt.
Ba là, tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức trong và ngoài
nhà trường có mặt chưa nhịp nhàng, đồng bộ và có nền nếp.
41
Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 của Trường trung học cơ sở dân
tộc nội trú huyện Thạnh Trị đã nhận định, công tác phối hợp, liên tịch giữa
các lớp, nhất là việc phối hợp giữa ban cán sự các lớp trong quản lý và giáo
dục học sinh chưa thành nền nếp và chưa kế hoạch chặt chẽ.
Để tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức, Ban giám
hiệu, các giáo viên chủ nhiệm, các ban cán sự lớp phải là “cầu nối” giữa các
tập thể tham gia vào quá trình quản lý và giáo dục học sinh. Điều đó đòi hỏi
các chủ thể vừa nêu phải có kiến thức và năng lực chỉ huy, quản lý và điều
hành. Nhưng hiện nay, số giáo viên được bồi dưỡng về kiến thức quản lý giáo
dục chưa được nhiều, cụ thể còn tới 33,0% giáo viên chủ nhiêm lớp của Nhà
trường chưa qua bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục. Điều đó ít nhiều
gây trở ngại cho việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Học sinh trường dân tộc nội trú thường được tập hợp từ nhiều xã, phum
sóc khác nhau, phân tán trên một địa bàn rông, mỗi nơi chỉ có một số lượng
nhỏ học sinh, do đó việc huy động sức mạnh của địa phương, của cha me học
sinh vào việc quản lý, dạy dỗ các em thường gặp khó khăn. Thực tế, những
cán bộ địa phương cấp xã nắm về tình hình gia đình học sinh và về bản thân
từng em thường rất sơ lược, khó trao đổi sâu và cụ thể về việc giáo dục học
sinh xuất thân từ địa phương mình. Hội cha me học sinh, tuy đã có những cố
gắng nhất định nhưng không thể trao đổi thường xuyên với mọi bố mẹ học
sinh phân tán ở nhiều nơi, nên sự ủng hộ, giúp đỡ Nhà trường trong giáo dục
các em cũng gặp không ít trở ngại. Tất cả những điều đó làm cho sự phối hợp
các lực lượng giáo duc khó đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả cao.
Bốn là, chưa chủ động dự báo và ngăn ngừa có hiệu quả những sai
phạm của học sinh thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
đạo đức của Nhà trường.
42
Những sai phạm của học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
huyện Thạnh Trị khá đa dạng (xem bảng dưới đây).
Bảng thống kê những dạng sai phạm thường gặp của học sinh Trường
trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị (tính theo tỷ lệ đồng ý / tổng số
đượcđiềutra)
STT Dạng sai phạm thường gặp của học sinh Tỷ lệ đồng ý
1 Lãng phí thời gian học tập 64 %
2 Lơ là trong thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao 45 %
3 Nợ tiền hàng quán và người khác trong thời gian dài 13 %
4 Lối sống đua đòi, thiếu lành mạnh 11 %
5 Gây mất đoàn kết trong tập thể trường, lớp 9,5 %
6 Tham gia cá độ bóng đá 8.0 %
7 Vi phạm nội quy học tập, sinh hoạt nội trú 7,5 %
Qua bảng trên ta có thể thấy những thái độ và hành vi sai trái của học
sinh biểu hiện khá rõ, có nguy cơ gây tổn hại đến kết quả giáo dục đạo đức của
Nhà trường. Nhưng các đợt kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức lại
thường không chú đầy đủ đến nguy cơ đó, nên không chủ động dự báo những
diễn biến xấu trong rèn luyện đạo đức và đề ra biện pháp ngăn ngừa chúng, dẫn
đến những sai phạm về đạo đức của học sinh tiếp tục tái diễn và thêm phức tạp.
Số liệu tổng hợp từ Ban quản lý ký túc xá và giáo viên chủ nhiệm các lớp trong
Nhà trường đã xác nhận: Số học sinh bị xử lý vi phạm nội qui nhà trường và
nội qui ký túc xá từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 4 năm 2013 là 361 trường
hợp, trong đó 01 học sinh bị đưa ra hội đồng kỷ luật của trường, 91 trường hợp
cảnh cáo nhắc nhở dưới cờ; 57 trường hợp khiển trách trước lớp; 116 lượt phải
mời cha mẹ học sinh tới để trao đổi và cam kết phối hợp giáo dục.
Trong báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của Trường trung học cơ sở
dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị có nêu: “hiện tượng học sinh uống rượu bia
43
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY
Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...
Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...
Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngQuản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngPe Tii
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Kiệt Huỳnh
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcnataliej4
 
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonđổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonnataliej4
 

Mais procurados (16)

Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...
Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...
Luận án: Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua k...
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngQuản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
 
nội dung giáo dục
nội dung giáo dụcnội dung giáo dục
nội dung giáo dục
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonđổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
 
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lýLuận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
Luận văn Quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên trường cán bộ quản lý
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 

Semelhante a Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...HanaTiti
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Semelhante a Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY (20)

Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đBiện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục cho học sinh, 9đ
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOTĐề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
Đề tài: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại TPHCM, HOT
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa...
 
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAYNăng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
 
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà NộiLuận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
Luận văn: Quản lý văn hoá học đường của học sinh THPT ở Hà Nội
 
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên HoàGiáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAYPhát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
Phát triển ý thức chính trị của sinh viên Học viện Công nghệ, HAY
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạoLuận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo
 
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đ
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đQuá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đ
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Cầu đường, 9đ
 
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
Luận văn HAY: Quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ ...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Último

.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer, HAY

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHAN VĂN BÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHAN VĂN BÌNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS TR¦¥NG THµNH TRUNG HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC Mở đầu 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG 13 1.1 Những khái niệm cơ bản 13 1.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng 17 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG 25 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục tỉnh Sóc Trăng 25 2.2. Những đặc điểm về giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng 27 2.3. Thực trạng và nguyên nhân quản lý quá trình giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng 33 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG 47 3.1. Yêu cầu định hướng xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng 47 3.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng 49 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 84
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng.Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định…”[15,tr57]. Thấm nhuần tư tưởng đó, Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”[27,Tr45]. Điều đó đưa tới đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các trường phổ thông dân tộc nội trú nói chung, trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị nói riêng đã có nhiều cố gắng trong trong quản lý và tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, phần đông học sinh dân tộc Khmer ở đây tế, hạn chế về đời sống văn hóa; kết quả xoá đói giảm nghèo chưa bền vững; sự phân hoá giàu nghèo ở vùng đồng bào dân tộc Khmer … đã làm cho một bộ phận học sinh, trong đó có không ít học sinh dân tộc Khmer tiếp thu chưa tốt sự giáo dục đạo đức của nhà trường. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục đạo đức trong nhà trường, nhưng để làm được điều đó thì khâu đột phá chính là tập trung được sự nỗ lực chung của các chủ thể giáo dục vào xây dựng thái độ và hành vi đạo đức của học sinh thông qua những biện pháp quản lý giáo dục tích cực và kiên quyết. Thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị 68-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI về công tác ở vùng dân tộc Khmer, trong thời gian qua các cấp chính quyền, đoàn thể ở Sóc 3
  • 5. Trăng đã quan tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại vùng đồng bào dân tộc, vì vậy tỷ lệ học sinh dân tộc Khmer ở các trường dân tộc nội trú ngày càng tăng. Các em học sinh dân tộc Khmer đã đoàn kết và hòa đồng tốt với các bạn, tuy nhiên do sự chi phối của những đặc điểm tâm lý dân tộc một số em có biểu hiện hay tự ty, tự ái, dễ bị lôi kéo, kích động nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer thường gặp những khó khăn, phức tạp.Vì vậy, công tác quản lý giáo dục không thể không tính đến những đặc điểm giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer. Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng phần lớn những nghiên cứu đó tiếp cận vấn đề vừa nêu dưới góc độ giáo dục học, những nghiên cứu về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú thì hầu như còn thiếu vắng. ” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong lịch sử giáo dục thế giới, có một số quan điểm, tư tưởng tiêu biểu bàn về giáo dục, quản lý giáo dục gắn liền với phẩm chất nhân cách của các danh nhân, các nhà sư phạm nổi tiếng như sau: Khổng Tử (551 - 479 tr.CN) không chỉ là nhà triết học, nhà giáo dục nổi tiếng mà còn là nhà quản lý tài giỏi, ông là người đầu tiên trên thế giới mở trường tư để dạy các tầng lớp người trong xã hội, với quan điểm “hữu giáo vô loại”, tức là trong giáo dục không có sự phân biệt sang hèn. Ông chủ trương quản lý xã hội bằng đức trị, người trên nêu gương, kẻ dưới noi theo, các quan cai trị phải lấy nhân làm đức tính cơ bản. Bàn về giáo dục và quản lý giáo dục ông cho rằng: giáo dục phải sát đối tượng, đánh giá người phải hướng vào phẩm chất, chứ không phải từ thành phần xuất thân và số tài sản mà họ có. 4
  • 6. Đây là một tư tưởng tiến bộ, khoa học về quản lý giáo dục vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày nay. Hàn Phi Tử (280 - 233 tr.CN), với quan niệm bản chất con người là vì tư lợi, cho nên phải dùng hình phạt, ông đề cao tư tưởng pháp trị, cổ vũ cho sự độc tài của vua, ông quan tâm đến quyền lực, đến khoảng cách địa vị giữa người cai trị và người bị cai trị, đề cao chính sách dùng người, coi trọng tài năng và xem đây là nhân tố quyết định sự thành bại của quản lý. Ông cho rằng, tài năng của người quản lý thể hiện ở việc dùng sức và dùng trí của người khác, việc cai trị phải dựa trên ba yếu tố là: Pháp - Thế - Thuật để điều khiển người bị trị như là công cụ mù quáng của quan lại. Đây là một hạn chế trong tư tưởng của Hàn Phi Tử về quản lý xã hội. Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (1820 - 1895), đã đánh giá lại toàn bộ những tư tưởng đạo đức đã có từ xưa đến nay, tổng kết và đưa ra những luận điểm khoa học của mình về đạo đức. Hai ông đã chỉ ra sự tất yếu xuất hiện của một kiểu đạo đức mới trong lịch sử - đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Theo Ph. Ăngghen, đây là nền đạo đức “đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích của tương lai, tức là đạo đức vô sản, là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [33, tr.136]. Luận điểm này đã đặt cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu quản lý quá trình giáo dục phẩm chất nhân cách nhằm đảm bảo cho con nguời phát triển một cách toàn diện. V.I. Lênin (1870 - 1924), vừa là nhà lý luận cách mạng vừa là nhà tổ chức thực tiễn về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Ông cho rằng, chức năng quan trọng của Nhà nước Xô Viết là quản lý xã hội, quản lý và điều hành nền kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân. V.I. Lênin cũng đã đưa ra các nguyên tắc về quản lý xã hội chủ nghĩa, về 5
  • 7. mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Tiếp tục tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, trong quá trình đấu tranh chống lại các học thuyết đạo đức duy tâm, phản động đang đầu độc giai cấp công nhân và nhân dân lao động, V.I. Lênin đã khẳng định sự tất yếu ra đời của “luân lý cộng sản” và “đạo đức cộng sản” [29, tr.366]. Trong đó, V.I. Lênin đã chỉ ra thực chất cách mạng của nội dung đạo đức mới đó là: “Những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản” [29, tr.369]. Đây là cơ sở khoa học để xây dựng, phát triển và quản lý nền giáo dục mới - nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”[17,tr134].Vì vậy, nhà trường cần phải hết sức coi trọng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần làm cho các em trở thành những người có đức, có tài để xây dựng thành công xã hội mới. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; về quản lý; về giáo dục và quản lý giáo dục, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên khẳng định phải “đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhệm xã hội... Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ“ [29, tr.216]. Đây là những định hướng rất quan trọng cho việc xác định nội dung, phương thức, lực lượng tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh trong thời kỳ mới. 6
  • 8. Trong những năm vừa qua công tác giáo dục đạo đức trong các nhà trường phổ thông đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục và quản lý giáo dục. Do đó nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, đề cập tới những khía cạnh khác nhau, với nội dung và cách tiếp cận rất phong phú, đa dạng về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Một số công trình được nêu ra dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó. Nói về công tác quản lý giáo dục có phải kể đến những công trình nghiên cứu như:“Một số khái niệm về quản lý giáo dục” của Đặng Quốc Bảo (1997); “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Kiểm (2004);“Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn” của Đặng Bá Lãm (2005). Các tác giả trên đã có những công trình khoa học tiếp cận về vấn đề quản lý giáo dục và quản lý quá trình giáo dục trong các giai đoạn lịch sử ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng nhìn chung các tác giả đều đi đến thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của quản lý, quản lý giáo dục và xem đây là một quá trình, một khâu then chốt quyết định cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong nhà trường quân đội có các đề tài viết về giáo dục đạo đức như:“Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay”, Luận án tiến sĩ Giáo dục học của Nguyễn Bá Hùng (2010) đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm ở nhà trường quân sự hiện nay. Hay Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của Lê Quang Thà (2008)“Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức cho học viên cấp phân đội ở Học viện Chính trị quân sự”, và Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của Phạm Đình Dũng (2008)“Quản lý quá trình giáo dục kỷ luật cho học viên ở Trường Sĩ quan Tăng, thiết giáp”.Với mục đích tiếp cận ở các góc độ khác nhau về giáo dục đạo đức hai tác giả trên đã đưa ra các vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận 7
  • 9. quan trọng để xây dựng đạo đức, hành vi kỷ luật của người cán bộ quân sự trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhưng chưa có công trình đề cập đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các nhà trường phổ thông đặc biệt là đối tượng học sinh dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Song song đó nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, một số nhà quản lý giáo dục đã nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo dục đạo đức với các đề tài như: “Thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Long Thành và một số giải pháp”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và tổ chức văn hoá-giáo dục của Nguyễn Thị Đáp (2004); đã nêu lên thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Long Thành từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. “Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Châu Thành, Đồng Tháp”, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của Nguyễn Văn Trung (2006). Tác giả đã khai thác công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dưới góc độ của người hiệu trưởng từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của việc tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả nhất các nhiệm vụ liên quan. Nói tóm lại, trong những năm vừa qua công tác quản lý giáo dục đạo đức ở các nhà trường ở nước ta được quan tâm thông qua việc đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã phân tích vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau một cách đa dạng, phong phú và đi vào chiều sâu. Đặc biệt có các cuộc hội thảo khoa học, các diễn đàn trao đổi về vấn đề này được diễn ra tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng như một số tỉnh thành khác. Tuy nhiên, ở tỉnh Sóc Trăng nói chung và ở 8
  • 10. Huyện Thạnh Trị nói riêng vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh mà đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer ở một huyện vùng sâu có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống chưa được nghiên cứu về lý luận lẫn thực tiễn dựa trên những nét đặc thù về văn hóa dân tộc Khmer ở địa phương. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu *. Mục đích nghiên cứu * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở nhà trường trung học cơ sở. - Làm rõ thực trạng, nguyên nhân của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng. - Đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Khách thể nghiên cứu Quản lý quá trình giáo dục học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. * Đối tượng nghiên cứu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vào biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện 9
  • 11. Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Các số liệu tổng hợp và điều tra khảo sát được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2013. 5.Giả thuyết khoa học Giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở luôn bị chi phối bởi đặc điểm tâm lý dân tộc và môi trường học tập, sinh hoạt tập trung của học sinh tại trường. Nếu nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dục đạo đức cho học sinh, có kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý dân tộc và điều kiện sinh hoạt nội trú của các em, quan tâm chỉ đạo việc phối hợp các lực lượng giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh thì sẽ quản lý chặt chẽ, có hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer Trường Trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. 6.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo; về giáo dục phẩm chất nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, dựa trên các quan điểm, phương pháp luận hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgíc, thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, từ đó định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của luận văn. Thực hiện đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá, khái quát hoá một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tài liệu chuyên ngành khoa học quản lý, quản lý 10
  • 12. giáo dục, các giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, báo khoa học có liên quan đến luận văn đã được công bố và đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học... Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học đối với học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để làm cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer. Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, tác phong quản lý của đội ngũ cán bộ; hoạt động dạy học của giáo viên; hoạt động học tập, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức ở các môi trường khác nhau của học sinh để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu. Phương pháp toạ đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp nghiên cứu từ các công cụ quản lý; chương trình, quy trình đào tạo; một số bài giảng của giáo viên; hệ thống sổ sách của cán bộ quản lý và kế hoạch học tập công tác của học sinh, trong đó chú trọng đến kế hoạch công tác của cán bộ và kế hoạch tự học của học sinh. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp toán thống kê: Xử lý các số liệu của kết quả nghiên cứu. 7. Ý nghĩa của đề tài Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Sau khi hoàn thành, luận văn này sẽ đóng góp những vấn đề sau đây: Xây dựng các khái niệm công cụ, góp phần làm cơ sở những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở. 11
  • 13. Luận văn cũng đề xuất những yêu cầu, biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú để làm cơ sở cho các nhà quản lý và giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer ở các trường dân tộc nội trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục và giáo viên về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. 8. Kết cấu của đề tài Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung 3 chương Phần kết luận: Kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 12
  • 14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ DÂN TỘC NỘI TRÚ HUYỆN THẠNH TRỊ, TỈNH SÓC TRĂNG 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm giáo dục đạo đức Giáo dục được hiểu một cách khái quát là quá trình chuyển giao hệ thống tri thức, các giá trị, thái độ và kinh nghiệm hoạt động của thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân, đảm bảo sự tồn tại và phát triển xã hội. Nó một cách khác, giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất, năng lực như yêu cầu đề ra. Trong phạm vi nhà trường, giáo dục là một quá trình tổng thể của các hoạt động dạy học, giáo dục, phát triển nhân cách và là quá trình chuẩn bị tâm lý cho học sinh được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về xây dựng con người, trong đó giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ trọng yếu. Đạo đức, theo quan điểm của Nho giáo được bắt đầu từ khái niệm “Đạo”. “Đạo” là đạo của trời đất, đạo của muôn vật về mệnh trời và bản tính tự nhiên của con người. Đức gắn liền với đạo, trong đó đạo là cái phải noi theo, đức là cái do noi theo mà có. Do vậy, đức là cái gốc, là trung tâm của xã hội và của vũ trụ, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống con người từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội; từ tổ chức quản lý của Nhà nước đến từng cá nhân. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “ đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội (đạo đức) cũng 13
  • 15. thay đổi theo. Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc” [6, tr.13]. Theo từ điển Tiếng Việt “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định” [48, tr.211]. Nói tóm lại, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng chung qui lại các khái niệm đều thống nhất nhận thức rằng, đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận và tự giác thực hiện, phản ánh những quan hệ xã hội hiện thực, được dựa trên cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội nhất định. Từ những phân tích trên, ta có thể quan niệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là hoạt động có mục đích, có tổ chức của các chủ thể giáo dục trong Nhà trường đối với học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và thói quen hành vi đạo đức phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục của Nhà trường. 1.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình sư phạm diễn ra đồng thời với quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Giáo dục đạo đức có mục đích, chức năng quan trọng là giúp học sinh nhận thức đúng các yêu cầu, chuẩn mực, các giá trị chuẩn mực xã hội và rèn luyện các thói quen, hành vi đạo đức tương ứng. Dưới tác động của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, học sinh tiếp nhận các yêu cầu, chuẩn mực, giá trị tư tưởng, đạo đức, luật pháp... của nhà trường, xã hội và chuyển hoá thành ý thức, thái độ, hành vi cá nhân. Trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục và đối tượng giáo dục có quan hệ tương tác; những tác động của nhà giáo dục đóng vai trò định hướng, 14
  • 16. sự tiếp nhận và chuyển hoá có ý thức các giá trị của đối tượng giáo dục đóng vai trò quyết định sự thành công của quá trình giáo dục. Trong các nhà trường hiện nay, quản lý giáo dục đạo đức là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các cơ quan, đơn vị, các tổ chuyên môn, các lực lượng quản lý nhằm hình thành cho học sinh những tri thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức, quy tắc đạo đức, tình cảm đạo đức, sự đánh giá về đạo đức, từ đó góp phần hình thành ở học sinh các quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức đúng đắn, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách. Theo cách tiếp cận đó, có thể quan niệm: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là một nội dung của quản lý giáo dục nhà trường, thể hiện sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý với giáo viên và học sinh thông qua trao đổi thông tin, kiểm soát và điều khiển các hoạt động: nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, góp phần hình thành phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh. 1.1.3. Khái niệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng Từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản giáo dục định nghĩa: “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”, “quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [48, tr.772]. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng là một nội dung quản lý giáo dục, một khâu quan trọng trong quy trình quản lý giáo dục - đào tạo. Vận dụng khái niệm quản lý giáo dục đạo đức vừa được nêu ở trên vào hoàn cảnh cụ thể của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng, ta có thể phát biểu rằng: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng là việc tổ 15
  • 17. chức, điều khiển của chủ thể quản lý đối với toàn bộ quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, nhằm đảm bảo cho giáo dục đạo đức diễn ra theo đúng yêu cầu nội dung và đạt được hiệu quả đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục của Nhà trường. Thực chất, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer là những tác động quản lý có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, các thói quen, hành vi đạo đức để hình thành, phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Theo đó, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng có các biểu hiện chủ yếu sau: Một là, quản lý giáo dục đạo đức là những tác động có tính hướng đích, không bó hẹp trong phạm vi chương trình đào tạo, mà là tổng hợp các hoạt động sư phạm, đồng thời quản lý giáo dục đạo đức cũng không tách rời quản lý các nội dung học tập khác như văn hoá, chính trị, pháp luật, kỷ luật... mà chúng đan xen vào nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm giáo dục phẩm chất nhân cách toàn diện cho học sinh. Hai là, học sinh không chỉ là đối tượng chịu sự tác động của chủ thể quản lý mà học sinh còn là chủ thể tự quản lý giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động xây dựng, thực hiện kế hoạch tự học tập, rèn luyện, tự kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức của bản thân. Ba là, quản lý giáo dục đạo đức là những tác động phối hợp nỗ lực của chủ thể với các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nói một cách khác, quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm 4 yếu tố: Chủ thể quản lý giáo dục đạo đức; đối tượng bị quản lý; khách thể quản lý và mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức. 16
  • 18. Do vậy, quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng vừa là một quá trình, vừa là hoạt động diễn ra các tác động quản lý đan xen, liên tục, được tiến hành trong quá trình đào tạo với quy trình tổ chức chặt chẽ. Vì vậy, cần phải đề cập và xác định các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh một cách khoa học, khả thi, phù hợp. Theo đó, biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng là tổng hợp toàn bộ các cách thức quản lý của các chủ thể quản lý thuộc Nhà trường, tác động tới quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh có định hướng, có chủ định nhằm đảm bảo cho học sinh hình thành có kết quả ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức và thói quen hành vi đạo đức, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.2. Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng Theo cách tiếp cận hệ thống cấu trúc, quá trình giáo dục nói chung, quá trình giáo dục đạo đức nói riêng bao gồm các nhân tố cơ bản hợp thành như: Mục tiêu giáo dục; nhà giáo dục; đối tượng giáo dục; nội dung giáo dục; phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục; kết quả giáo dục. 1.2.1.Quản lý mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức chính là việc thiết kế mục tiêu, kế hoạch và việc quán triệt mục tiêu, kế hoạch đến toàn bộ các lực lượng giáo dục trong Nhà trường và tổ chức quản lý có hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức, làm cho kết quả cuối cùng đạt được mục tiêu đề ra. Kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là bản thiết kế về các hoạt động giáo dục đạo đức. Trong đó chứa đựng những nội dung về công tác tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, quản lý chất lượng của các hoạt động đó.Trước 17
  • 19. hết phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh vì đây chính là việc kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức, nhằm thực hiện một cách tối ưu mục tiêu đã đề ra. Theo lý luận quản lý giáo dục thì, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của mục tiêu quản lý giáo dục, là trạng thái tương lai hay là kết quả cuối cùng mà tổ chức và các lực lượng giáo dục đạo đức trong toàn trường mong muốn đạt tới. Vì vậy, trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, việc xây dựng và quản lý mục tiêu và kế hoạch hoạt động ngay từ khi bắt đầu là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch quản lý. Vì mục tiêu, kế hoạch quản lý không những định hướng cho hành động của nhà quản lý, mà còn chỉ dẫn nhà quản lý giáo dục trong toàn trường ra các quyết định quản lý chính xác, phù hợp với yêu cầu của Nhà trường và yêu cầu thực tế xã hội. Vì vậy để quản lý tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng thì chủ thể quản lý giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp lý là những quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ nhà trường phổ thông, quy chế giáo dục - đào tạo của Nhà trường và các văn bản pháp quy khác; phải quản lý tốt từ khâu thiết kế mục tiêu, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện mục tiêu, kế hoạch và phải phát huy tốt vai trò của hệ thống quản lý giáo dục Nhà trường trong quản lý mục tiêu,kế hoạch hoạt động và biến mục tiêu, kế hoạch đó trở thành hiện thực. 1.2.2.Quản lý nội dung và việc đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Đây là việc chỉ đạo đổi mới các hệ thống các kiến thức, các giá trị, chuẩn mực, các kỹ xảo, kỹ năng cần trang bị cho học sinh ... Thực chất của hoạt động này là việc quán triệt mục tiêu, yêu cầu giáo dục đạo đức của Nhà trường vào nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, bảo đảm cho nội dung 18
  • 20. giáo dục đạo đức luôn nhất quán với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà tr- ường. Vì vậy, để thực hiện tốt vấn đề này, yêu cầu đội ngũ cán bộ quản lý phải quán triệt sâu sắc kế hoạch giáo dục đạo đức, nắm chắc mục tiêu, yêu cầu nội dung giáo dục đạo đức và quy định về khối lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh theo từng năm học và từng giai đoạn. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải có nội dung, hình thức, phương pháp mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể và có xu hướng chính trị tư tưởng rõ ràng; nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh của Nhà trường rất đa dạng, phong phú, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Giáo dục đạo đức làm cho người học hiểu được các quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức; giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục lý tưởng sống đẹp, lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; giáo dục lòng dũng cảm, đức tính hy sinh, mưu trí, sáng tạo; giáo dục tinh thần đoàn kết nội bộ trong và ngoài lớp, nếp sống văn minh nơi công cộng; giáo dục tính trung thực, tính nhân văn cao cả, tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung. Do đó, các nội dung giáo dục trên phải luôn bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, phải phân bổ hợp lý, từ dễ đến khó, từ nhận thức đến thực hành vừa đảm bảo tính khoa học, vừa cân đối giữa lý thuyết và thực hành và phải phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi học sinh dân tộc Khmer. Các nhà quản lý phải tìm ra các hình thức, phương pháp giáo dục mới, tối ưu và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức đó để giáo dục nhận thức, bồi dưỡng ý thức và hình thành thói quen, hành vi đạo đức cho học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm toàn bộ những cách thức tổ chức, cách thức thao tác và biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương 19
  • 21. tiện nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định. Hệ thống công cụ quản lý gồm: Quy chế, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo; các chương trình, kế hoạch các cấp; Nội qui của nhà trường; những quy định của lớp,.... Sử dụng đồng bộ nhiều phương pháp quản lý, song cần tập trung vào các phương pháp chủ yếu, đó là: Phương pháp hành chính; phương pháp giáo dục, thuyết phục, nêu gương; phương pháp kích thích bằng vật chất, tinh thần và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Các phương pháp giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, dựa trên cơ sở của khoa học giáo dục, khoa học tâm lý đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc Khmer và điều kiện thực tiễn của Nhà trường về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và giáo dục. 1.2.3. Quản lý quá trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh Đối tượng giáo dục đạo đức là học sinh. Quản lý đối tượng giáo dục đạo đức, thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của họ trong quá trình học tập và rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức. Như vậy, học sinh và tập thể lớp vừa là khách thể tiếp nhận các tác động sư phạm, chịu sự điều khiển chi phối bởi mục tiêu, phương pháp, hình thức và các tác động khác của nhà giáo dục, vừa là chủ thể tự tổ chức, tự chỉ đạo quá trình lĩnh hội, rèn luyện nhân cách của mình. Để quản lý tốt đối tượng giáo dục đạo đức, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải sâu sát nắm chắc số lượng, chất lượng, đặc điểm nhân cách của từng học sinh, đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, thành phần xuất thân để phân loại và có những hình thức, biện pháp quản lý, giáo dục linh hoạt, mềm dẻo cụ thể và ra các quyết định quản lý phù hợp; hướng dẫn họ lập kế hoạch rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức; tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; thường xuyên theo dõi, tìm hiểu những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong quá trình học tập và rèn luyên thói quen, hành vi đạo đức để có sự điều chỉnh kịp thời, đồng thời tiến hành có nề nếp các hoạt động hành chính; tổ chức tốt các hoạt động tự 20
  • 22. quản lý và phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tạo, điều kiện cho mỗi học sinh phát triển, hoàn thiện nhân cách. Hơn ai hết và không ai khác, chính học sinh phải là người biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục của mỗi người học. 1.2.4. Quản lý các điều kiện và môi trường giáo dục đạo đức Việc đảm bảo các điều kiện và môi trường giáo dục đạo đức là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, là cơ sở để các chủ thể quản lý giáo dục đạo đức xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc đảm bảo các điều kiện và môi trường giáo dục đạo đức bao gồm nhiều mặt, nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đạo đức, trong đó nổi lên một số yếu tố cơ bản như: điều kiện thực hiện quy trình, quy chế, quy định nề nếp trong nhà trường và những vấn đề có liên quan đến bảo đảm thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục học sinh dân tộc Khmer. 1.2.5.Quản lý việc phối hợp hoạt động của các chủ thể giáo dục đạo đức cho học sinh: Chủ thể hướng dẫn chỉ đạo quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh gồm các cơ quan chức năng, các tổ chuyên môn; đặc biệt là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong, Văn phòng đây là những tổ chức tham mưu cho Cấp uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường và trực tiếp chỉ đạo các mặt hoạt động quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Phẩm chất, năng lực của các chủ thể giáo dục đạo đức cho học sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín nghề nghiệp và tương lai của học sinh; do đó, vấn đề giữ gìn và nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý là rất quan trọng. Mặc dù vậy, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, do công tác quản lý, giám sát đối với các chủ thể quản lý còn thiếu nghiêm minh, nên đã có những biểu hiện cá biệt về sự xuống cấp phẩm chất, năng lực: có những 21
  • 23. cán bộ, giáo viên thiếu tính nhân văn trong giao tiếp, ứng xử; thiếu hiểu biết pháp luật; có những hành vi không chuẩn mực, tác động xấu đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chủ thể trực tiếp quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là đội ngũ giáo viên, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên; Đội thiếu niên; Công đoàn..., cán bộ khung ở các lớp, bao gồm lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó. Đội ngũ này trực tiếp tổ chức giáo dục đạo đức, quản lý rèn luyện học sinh về mọi mặt, do đó có vai trò rất lớn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, học sinh không chỉ là đối tượng của quản lý và giáo dục đạo đức, mà còn là chủ thể tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình; cho nên nhà trường chỉ có thể nâng cao được chất lượng quản lý quá trình giáo dục đạo đức khi học sinh ý thức đầy đủ về vai trò của tự quản lý, tự giáo dục và rèn luyện đạo đức. 1.2.6.Quản lý kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh Kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức là việc nhìn nhận lại mức độ đạt được về phẩm chất của học sinh theo thiết kế của mục tiêu, là thước đo đánh giá chất lượng quá trình giáo dục đạo đức. Nếu kiểm tra đánh giá và lượng hóa một cách khoa học kết quả giáo dục đạo đức và đối chiếu thường xuyên với mục tiêu đặt ra để điều chỉnh kịp thời sẽ có tác dụng đưa quá trình giáo dục phát triển đúng hướng, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Nhằm quản lý tốt kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer của trường thì việc kiểm tra, đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức phải được tiến hành một cách nghiêm túc, thường xuyên nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng; đảm bảo tính toàn diện nhưng có trọng điểm; đảm bảo tính 22
  • 24. phát triển và phản ánh đúng thực chất, đúng thủ tục, quy trình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Nhà trường và thường xuyên rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra đánh giá và phân loại kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh. Những nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng có quan hệ biện chứng, thống nhất chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc Khmer thì chủ thể quản lý không được tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ bất kỳ nội dung nào. * * * Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, các nhà quản lý giáo dục luôn coi công tác giáo dục thế hệ trẻ và xem đó là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, cho học sinh dân tộc Khmer nói riêng là một hoạt động rất quan trọng, góp phần quyết định sự phát triển toàn diện cho học sinh, hình thành những đặc điểm cơ bản nhân cách của một công dân trong xã hội. Mặt khác đối tượng học sinh ở đây là những thanh niên mới lớn nên diễn biến tâm sinh lý tương đối phức tạp, đòi hỏi người làm công tác giáo dục đạo đức cần hiểu rõ đặc điểm và có các biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp. Công tác quản lý giáo dục đạo đức cũng cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng như gia đình, nhà trường và xã hội. Qua việc phân tích cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng và nội dung quản lý giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị tỉnh Sóc Trăng cho thấy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh dân 23
  • 25. tộc Khmer trong trường phổ thông thì chủ thể quản lý phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý học sinh dân tộc Khmer. Người hiệu trưởng phải thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của mình: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Nếu người hiệu trưởng nắm bắt và thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình trong công tác giáo dục đạo đức thì chắc chắn hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường sẽ đạt kết quả tốt. Thông qua việc đánh giá thực trạng từ đó đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer ở trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị được đưa ra dựa trên cơ sở lý luận về quản lý việc giáo dục đạo đức và thực trạng của trường trung học cơ sơ dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 để đưa ra biện pháp quản lý có tính khả thi thì phải có sự đánh giá đúng thực trạng quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường. Vấn đề này sẽ được tiếp tục giải quyết ở các chương tiếp theo của luận văn. Chương 2 24
  • 26. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC KHMER Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN THẠNH TRỊ TỈNH SÓC TRĂNG 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục tỉnh Sóc Trăng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng là một tỉnh nằm ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên là 3.311,7 km, đường biển dài 72 km, địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, toàn tỉnh có 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 109 xã, phường thị trấn, tổng số dân là 1.293.165 người. Đây tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer 373.597 (người chiếm 28,89% dân số) và Hoa 75.895 người (chiếm 5,87% dân số). Kinh tế của Sóc Trăng phát triển chủ yếu nhờ vào sản xuất nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản nhỏ lẻ chưa bền vững. công tác giáo dục của Tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. 2.1.2. Tình hình giáo dục tỉnh Sóc Trăng và Huyện Thạnh Trị Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 570 trường trong đó có 219 trường mầm non, mẫu giáo; 302 trường tiểu học; 102 trường trung học cơ sở; 33 trường trung học phổ thông; 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 01 trường cao đẳng sư phạm; 01 trường cao đẳng cộng đồng; 01 trường cao đẳng nghề; 01 trường trung cấp y tế; 01 trường văn hóa nghệ thuật và 01 trường trung cấp văn hóa Pali Nam bộ. Tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2000 đến 2010 và tiếp tục duy trì một cách bền vững kết quả trên. Về giáo dục dân tộc: Tính đến năm học 2012-2013, toàn tỉnh Sóc Trăng đã mở được trường phổ thông dân tộc nội trú 9/11 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó có 01 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú đặt tại tỉnh, 01 25
  • 27. trường trung học cơ sở & trung học phổ thông dân tộc nội trú ở thị xã , 07 trường trung học cơ sở đặt tại các huyện, với 2.417 học sinh chiếm tỉ lệ 11,2% tổng số học sinh dân tộc Khmer cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (được chia ra 18 lớp trung học phổ thông với 606 học sinh và 59 lớp trung học cơ sở với 1.811 học sinh). Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị nằm ngay trung tâm thị trấn Hưng Lợi – thị trấn thứ hai của Huyện. Hằng năm xét tuyển sinh theo chỉ tiêu của Sở giáo dục là 60 học sinh dân tộc Khmer từ các trường trung học cơ sở trên địa bàn Huyện. Bảng 2.1: Thống kê số lượng học sinh qua các năm Năm học Số lớp Số học sinh Khối lớp Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 2009-2010 6 177 60 58 59 2010-2011 8 229 58 55 58 58 2011-2012 8 216 58 57 51 50 2012-2013 8 222 59 58 55 50 (Nguồn:Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng) Tỉ lệ học sinh bỏ học trong 3 năm liền kề: Năm học 2009-2010: 01 học sinh (0.56%); Năm học 2010-2011: 03 học sinh (1.30%); Năm học 2011- 2012: 07 học sinh (3.11%); học kỳ 1 năm học 2012-2013: 01 học sinh (0.44%). Lý do bỏ học của số học sinh trên không giống nhau, nhưng nguồn gốc sâu xa của nó thường do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế khó khăn của gia đình, sự thiếu quan tâm của phụ huynh học sinh tới việc học tập của các em và bản thân học sinh không hứng thú đối với hoạt động học tập và cuộc sống sinh hoạt trong trường nội trú. Bên cạnh hiện tượng học sinh bỏ học, tình trang học sinh có hạnh kiểm ở loại khá và trung bình cũng khá nhiều. 26
  • 28. Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị từ 2010 đến nay Năm 2010-2011 Năm 2011-2012 Năm 2012-2013 SL % SL % SL % Loại tốt 186 87,2 181 83,3 172 77,1 Loại khá 32 14,0 30 13,9 44 19,7 Loại trung bình 11 4,8 5,0 2,3 6 2,7 Loại yếu 0 0 1 0,45 (Nguồn:Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng) Bảng thống kê ở trên cho thấy, tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt có xu thế giảm dần trong ba năm học gần đây, trong khi đó tỉ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu tăng. Đó là điều cần được tính đến trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. 2.2. Những đặc điểm về giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị Tỉnh Sóc Trăng 2.2.1 Đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh ở mỗi cấp học có những nét đặc thù riêng. Thực tế chỉ ra rằng, độ tuổi học sinh trung học cơ sở thuộc thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ rất phức tạp và cũng hết sức quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em. Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt ở giữa các cá nhân trong cùng lứa tuổi, nhưng luôn có những biểu hiện đan xen đặc điểm “Vừa trẻ con vừa người lớn” trong suy nghĩ và hành động của các em. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi đang trong giai đoạn đang phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ bị kích động, lôi kéo... Đối với học sinh trung học cơ sở ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi 27
  • 29. phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn... ; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các em chưa ý thức rõ về trách nhiệm đối với hành vi của mình, nên dễ vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường. Học sinh trung học cơ sở thường có nhu cầu giao tiếp rất lớn đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè, từ đó mà hình thành lên các nhóm bạn cùng sở thích. Đặc điểm này đòi hỏi phải quản lý giáo dục học sinh trung học cơ sở một cách cụ thể, chặt chẽ nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt. Học sinh trung học cơ sở thường có những biểu hiện về sự tự ý thức của tuổi mới lớn. Nội dung của tự ý thức của các em đã có sự phát triển khá phức tạp, các em không chỉ nhận thức về “cái tôi” của mình trong hiện tại mà còn nhận thức vị trí của mình trong xã hội hiện tại và tương lai. Các em dần có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất mạnh, yếu của những người sống cùng với mình và chính mình. Đồng thời các em cũng có khuynh hướng độc lập trong việc phân tích, đánh giá bản thân. Song việc đánh giá bản thân chưa thực sự khách quan, toàn diện. Hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và độc lập hơn học sinh tiểu học, theo đó tư duy lý luận bước đầu phát triển, hứng thú học tập thể hiện rõ hơn, khuynh hướng hoạt động dần đần hình thành. Đồng thời, tính chủ động trong hoạt động nhận thức của các em có sự phát triển mạnh mẽ, tri giác có mục đích, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, tư duy trừu tượng bộc lộ rõ nét hơn… Trong đời sống tình cảm, học sinh trung học cơ sở có quan hệ bạn bè nhiều hơn lứa tuổi tiểu học, các em có nhu cầu kết bạn với những người cùng trang lứa, thích giao lưu với bạn bè cùng sở thích có thể cùng lớp, cùng 28
  • 30. trường hoặc ngoài lớp, ngoài trường. Ở các em, nhất là những học sinh các lớp cuối trung học cơ sở bắt đầu có nhu cầu yêu đương nam nữ với những rung cảm trong trắng, ngây thơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở như vừa nêu ở trên thực sự là những thách thức không nhỏ đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho các em. Để giáo dục đạo đức cho học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị có kết quả, các thầy cô giáo ở đây cần chú ý xây dựng mối quan hệ thầy - trò bình đẳng, tôn trọng, tin tưởng và yêu thương lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện cho các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển nhân cách của mình. 2.2.2. Đặc điểm về những ảnh hưởng của văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương của dân tộc Khmer đến giáo dục đạo đức cho học sinh Ảnh hưởng của văn hóa, phong tục, tập quán đến giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu là ảnh hưởng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần. Mà trong đời sống tinh thần của dân tộc Khmer, Chùa chính là trung tâm sinh hoạt, là nơi bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc và mang một tình cảm sâu sắc. Người Khmer có câu nói: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người Khmer. Trong các hoạt động lễ hội của người Khmer hầu hết đều có sự hiện diện của nhà sư và thường được tổ chức trong chùa, chỉ riêng lễ cưới là không tổ chức tại chùa, nhưng đôi trai gái phải đến chùa thỉnh sư sãi tụng kinh chúc phúc tại chùa và tại nhà. Mặt khác, chùa còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian, vì thế Lễ và Hội ở chùa của người Khmer thường gắn liền nhau. Trước hết là phần Lễ, Lễ bao giờ cũng trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng, chư tăng và phật tử tổ chức cúng bái, tụng niệm, cầu phúc. Sau 29
  • 31. phần Lễ mới đến Hội, Hội luôn nhộn nhịp và náo nhiệt. Lễ và Hội là những yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Thông qua các hoạt động này giúp con người sống gần gũi, thân thiện, đoàn kết, sống có trách nhiệm và luôn thương yêu đùm bọc lẫn nhau.. Trong lịch sử phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng thì sự xuất hiện, du nhập đạo Phật vào đời sống đồng bào dân tộc có vai trò hết sức quan trọng và hướng con người đến những giá trị cao cả - “từ bi hỷ xả”, “cõi niết bàn”, … Chính những quan niệm này đã làm cho Phật giáo càng gần gũi và có mối quan hệ khăng khít với đời sống cộng đồng của bà con dân tộc Khmer. Trong các phum sóc của bà con Khmer thì ngôi chùa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hàng năm đồng bào Khmer có khoảng 15 lễ hội thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng tín ngưỡng, Phật tử, và các vị sư do các sư sãi đứng ra tổ chức trong khuôn viên các nhà chùa như lễ hội Dâng Y, Lễ hội Óc-om-bóc, Lễ Hội Don-ta, Lễ hội Chol-Chnam-Thmay, Lễ hội đua bò bảy núi, ... Sống trong không gian văn hóa như vậy, học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú thường bị thu hút rất mạnh mẽ vào các lễ hội và tiếp thu được nhiều quan niệm và đức tính tốt đẹp của đồng bào mình. Tuy nhiên, trước, trong và sau khi các em tham gia các lễ hội này, việc giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc Khmer có thể bị những ảnh hưởng bất lợi như một số em cúp tiết (bỏ buổi học đi chơi), gây gỗ đánh nhau, thiếu lễ phép, chưởi thề, hút thuốc, uống rượu … Vì vậy, trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc Khmer ta không thể xem nhẹ việc hướng dẫn, định hướng cho các em tham dự lễ hội vui vẻ, an toàn, lành mạnh, đồng thời kịp thời phát hiện và uốn nắn những nhận thức, tình cảm và hành vi sai lệch của các em sau mỗi mùa lễ hội. 30
  • 32. 2.2.3. Đặc điểm về tổ chức hoạt động giáo dục, rèn luyện học sinh dân tộc Khmer của trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Đại đa số các em học sinh dân tộc Khmer đến từ vùng sâu, vùng xa, ở đó điều kiện kinh tế xã hội còn rất khó khăn, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại một số phong tục tập quán lạc hậu. Để vượt qua khó khăn đó người dân tộc Khmer nói chung và học sinh dân tộc Khmer nói riêng đã tôi luyện được những tố chất rất đáng quý như chăm chỉ lao động, khỏe mạnh, thật thà… Nhưng bên cạnh đó, một số không nhỏ học sinh người dân tộc Khmer lại thường có những hạn chế như có lối sống tự do, thích uống rượu, quan hệ nam nữ sớm, không chịu khó học tập, hay tự ti, ỷ lại … Những điểm mang tính đặc thù như vừa nêu tác động khá sâu sắc đến quá trình quản lý và giáo dục học sinh Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Theo đó việc tổ chức hoạt động giáo dục, rèn luyện học sinh dân tộc Khmer ở đây phải nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, rèn luyện. Vì vậy, nội quy của nhà trường vừa có những nội dung chung của nội quy trường trung học cơ sở, vừa có những quy định riêng đối với hoạt động học tập và sinh hoạt nội trú, trong đó rất chú ý tới tăng cường kỷ cương, nền nếp hoạt động của các em. Như vậy, Nhà trường không chỉ chăm lo việc dạy hoc, mà còn phải làm tốt việc nuôi dưỡng và quản lý các em ngoài giờ học. Trong nội dung chương trình dạy học, ngoài các môn học thống nhất với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh Trường dân tộc nội trú còn được học Khmer ngữ nhằm tạo điều kiện để các em mở rộng hiểu biết về văn hóa của dân tộc mình. Học sinh trường dân tộc nội trú thường sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ, trong khi đó điều kiện bảo đảm về vật chất và tinh thần cho các em sinh hoạt nội trú còn thiếu thốn. Vì 31
  • 33. vậy, một mặt Nhà trường phải quản lý chặt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc các em, mặt khác phải chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh về đời sống sinh hoạt. Chính sự tham gia của Nhà trường vào nhiều khâu từ dạy học, đến quản lý chăm sóc học sinh dân tộc nội trú về mọi mặt đã làm cho hoạt động giáo dục đạo đức cho các em được thực hiện một cách chủ động và thường xuyên hơn, nhưng trách nhiệm của nhà trường cũng lớn hơn, đòi hỏi cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường phải bám sát hoạt động của học sinh nhiều hơn. 2.3.4. Đặc điểm tác động của môi trường xã hội trong thời kỳ mới Trong những năm gần đây, sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hôi đều có sự phát triển, cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, chất lượng giáo dục được nâng cao trên cở sở đẩy mạnh “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”… Những thành tựu đó tác động tích cực tới quá trình giáo dục trong nhà trường, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xác nhận rằng, các hoạt động đẩy mạnh phê bình, tự phê bình trong Đảng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí trong xã hội, Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc chống “bệnh thành tích” trong giáo dục… đã tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên môi trường xã hội ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng cũng vẫn tồn tại không ít những ảnh hưởng bất lợi đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là học sinh dân tộc Khmer. Ở đây chỉ nêu ra một số tác động trực tiếp từ môi 32
  • 34. trường gần của học sinh trung học cơ sở để minh chứng rằng giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay còn gặp không ít khó khăn trở ngại. Đó là: một số cha mẹ học sinh sống không gương mẫu, rượu chè bê tha, buông lỏng việc giáo dục con cái; có nơi uy tín người thầy bị sa sút do bị nhìn nhận một cách méo mó việc dạy thêm, học thêm; những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, lối sống thực dụng của “người lớn”đã tác động xấu đến học sinh, một số tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm xấu độc đã ít nhiều xâm nhập vào trong trường học… Bên cạnh đó các em học sinh dân tộc Khmer khi học ở trường dân tộc nội trú đặt tại thị trấn huyện – nơi kinh tế thị trường phát triển hơn so với ở nhà và cũng có nhiều cái cám dỗ đối với các em như nhà hàng, quán internet, karaoke, do đó tính định hướng trong thái độ và hành vi đạo đức của một số em có thể bị nhiễu loạn. Tất cả những yếu tố đó đang làm giảm hiệu quả của giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc Khmer. 2.3. Thực trạng và nguyên nhân quản lý quá trình giáo dục đạo đức học sinh dân tộc Khmer Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng Thực trạng quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng được khái quát từ kết quả khảo sát 222 học sinh, 50 giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý, cũng như kết quả quan sát, toạ đàm, trao đổi với cán bộ, giáo viên, học sinh và tổng hợp các nhận định độc lập trong các Nghị quyết, báo cáo sơ kết, tổng kết, các số liệu thống kê có liên quan của Nhà trường. Những nghiên cứu đó cho phép rút ra những nhận định chủ yếu như sau: 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân 2.3.1.1 Ưu điểm: 33
  • 35. Một là, đa số các chủ thể giáo dục của Nhà trường nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quản lý giáo dục đạo đức, việc phát huy vai trò tích cực chủ động của các chủ thể giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, nhận thức về tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm của chủ thể giáo dục phải được coi là một dấu hiệu chỉ báo trình độ quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Kết quả điều tra, khảo sát ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị cho thấy sự tập trung ý kiến rất cao của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường. Cụ thể, tất cả những cán bộ giáo viên được trưng cầu ý kiến thừa nhận tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó có tới 82,0% số cán bộ quản lý và giáo viên và 55,0% học sinh được hỏi đánh giá là rất quan trọng. Từ chỗ nhận thức được tầm quan trọng của quản lý giáo dục đạo đức, các chủ thể giáo dục của Nhà trường đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi khâu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Nghiên cứu các biên bản ghi nội dung, diễn biến các cuộc họp Chi bộ, họp Ban chấp hành Đoàn Trường, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và các cuộc họp khác trong nhà trường đều thấy có đề cập tới vấn đề nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đảng viên, đoàn viên, cán bộ, giáo viên trong giáo dục đạo đức cho cho học sinh, coi đây là cơ sở, nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Hai là, các chủ thể quản lý, trước hết là ban giám hiệu và các giáo viên chủ nhiệm đã chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của trường, lớp theo năm học, học kỳ. Kết quả nghiên cứu các tài liệu, văn bản về công tác giáo dục - đào tạo của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị cho thấy, Nhà tr- 34
  • 36. ường đã thường xyên quan tâm đến công tác xây dựng kế hoạch giáo dục - đào tạo, bao gồm các kế hoạch phát triển dài hạn và các kế hoạch ngắn hạn (năm học, học kì, tháng, tuần) của Trường và của lớp. Trong những kế hoạch đó, kế hoạch giáo dục đạo đức được đề cập chủ yếu trong các kế hoạch ngắn hạn và thường được cụ thể hóa thành những kế hoạch hoạt động chuyên trong chính khoá, ngoại khoá; kế hoạch theo dõi, giúp đỡ học sinh của ban cán sự lớp, của ban quản lý ký túc xá, cũng như kế hoạch rèn luyện, tu dưỡng của từng học sinh. Nhìn chung các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đã có tác dụng tốt trong quản lý hoạt động giáo dục của Nhà trường. Vì vậy đã có 72,0% cán bộ, giáo viên được hỏi ý kiến đánh giá kế hoạch giáo dục đạo đức của trường, lớp đạt chất lượng tốt; 65,0% đánh giá ở mức tốt đối với những nội dung giáo dục đạo đức; 57,0% đánh gia ở mức tốt đối với các hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục đạo đức được đề cập trong kế hoạch; 68,0% cán bộ, giáo viên tham gia các tọa đàm, trao đổi đã đánh giá cao tính toàn diện, đồng bộ và khả thi của các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Khmer ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Ba là, cấp uỷ đảng, Ban Giám hiệu Nhà trường đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh và các lớp trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Để tăng cường sức mạnh lãnh đạo đối với công tác giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức trong Nhà trường nói riêng, thời gian qua tổ chức đảng đã có sự quan tâm thích đáng tới công tác phát triển Đảng. Hiện nay, các tổ chuyên môn đều có Đảng viên, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm khối ở các khối lớp đều là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những cán bộ - đảng viên 35
  • 37. này đã trở thành hạt nhân đoàn kết ở những bộ phận mình phụ trách, do đó đã quy tụ được các lực lượng giáo dục trong Nhà trường nhằm phối hợp hoạt động vì sự tiến bộ của học sinh về mọi mặt. Điều đó có ảnh hưởng tích cực đến quản lý giáo dục đạo đức ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, Ban giám hiệu, các đoàn thể trong Trường nhất là Đoàn trường và Đội thiếu niên tiền phong, các tổ chuyên môn ...đã chủ động làm tốt công tác phối hợp hoạt động trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, nhiều chuyên đề, chủ điểm hoạt động với mục đích giáo dục đạo đức cho học sinh đã có sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn, đội, các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, khối lớp. Sự phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh còn được thể hiện ở chỗ, ban cán sự các lớp và ban quản lý ký túc xá đã thường xuyên trao đổi thông tin về việc chấp hành nội quy, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh cả trong và ngoài giờ học, cùng nhau duy trì nghiêm việc chấp hành nội qui, quy định và nền nếp sinh hoạt trong trường nội trú. Bên cạnh đó, Nhà trường, mà trực tiếp là các giáo viên chủ nhiệm luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh, cũng như với gia đình và địa phương để quản lý các em về mọi mặt. Qua tọa đàm, trao đổi, hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng đánh giá cao hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài Nhà trường trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thời gian qua. Bốn là, Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh Khmer. Trong các cuộc trao đổi, tọa đàm với các cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm trong Nhà trường, phần lớn các ý kiến đều ít nhiều đề cập tới sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, trực tiếp là Ban giám hiệu về đổi mới nội 36
  • 38. dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế, Nhà trường đã tổ chức tốt việc bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống ... nhằm làm cho các môn học này ngày càng sát hơn với thực tế đời sông của học sinh. Đồng thời, phát huy dân chủ rộng rãi và tính sáng tạo của giáo viên, của các đoàn thể trong xác định các chủ đề, chủ điểm giáo dục trong những khoảng thời gian nhất định, đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt dưới cờ đầu tuần... Vì vậy, thời gian qua hoạt động giáo dục đạo đức trong Nhà trường đã phù hợp hơn với đặc điểm tâm sinh lý và văn hóa của học sinh Khmer. Quan sát hoạt động giáo dục đạo đức của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyên Thạnh Trị có thể nhận thấy nhiều hình thức giáo dục hấp dẫn, giầu cảm xúc đã được áp dụng, phong trào thi đua phấn đấu tu dưỡng hạnh kiểm của học sinh giữa các khối lớp, có sơ kết, tuyên dương khen thửơng hàng tuần trong các buổi sinh hoạt dưới cờ được duy trì tốt; các buổi tọa đàm về những gương vượt khó học tốt, các hoạt động ngoại khóa như: thăm đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Hưng huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu, tham quan khu di tích lịch sử được tăng cường. Tất cả những điều đó chứng tỏ việc quản lý giáo dục đạo đức thông qua chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục của Nhà trường đã đạt được những kết quả tốt. Năm là, Nhà trường đã tiến hành thường xuyên, nghiêm túc hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo viên về thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và phân loại hạnh kiểm cho học sinh. Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý giáo dục, vì vậy các chủ thể quản lý trong Nhà trường đã quan tâm thích đáng đến việc kiểm tra, đánh giá giáo viên về thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và phân loại hạnh kiểm cho học sinh. Kết quả khảo sát thực tế tại trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị cho thấy hoạt động 37
  • 39. kiểm tra, đánh giá của Nhà trường, cũng như của các tổ chuyên môn được thực hiện một cách có kế hoạch với nhiều phương thức khác nhau như kiểm tra định kỳ, kiẻm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện hoặc kiểm tra chuyên đề… Nội dung kiểm tra thường đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó nhiều đợt kiểm tra có xem xét và đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức và phân loại hạnh kiểm cho học sinh của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên các bộ môn có liên quan trực tiếp tới nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường. Những biên bản kiểm tra và văn bản kết luận của các đợt kiểm tra, đánh giá của Nhà trường trong ba năm học gần đây đã ghi nhận: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác đoàn, đội, giáo viên các bộ môn giáo dục công dân, giáo dục kỹ năng sống ... đã làm tròn chức trách, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh; quy trình đánh giá phân loại hạnh kiểm của học sinh được thực hiện đúng, kết quả phân loại nhìn chung chính xác, khách quan; phần lớn học sinh thường xuyên chấp hành tốt nội qui của nhà trường, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt và hoàn thành tốt những công việc được giao, đoàn kết tốt, thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn. Đồng thời các kết luận kiểm tra, đánh giá của Nhà trường cũng đã chỉ ra được những hạn chế yếu kém trong giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là việc quản lý, rèn luyện các em ngoài giờ học. Chính vì vậy, đã có trên 65,0% cán bộ, giáo viên và học sinh được điều tra đánh giá tốt về hoạt động kiểm tra, đánh giá của Nhà trường đối với công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh . 2.3.1.2. Nguyên nhân của ưu điểm Trước hết phải nói đến là sự quan tâm của toàn xã hội, của ngành giáo dục đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế, trong thời gian qua các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ năm học, về 38
  • 40. chương trình, nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường, về đánh giá, xếp loại học sinh. Những chỉ đạo, hướng dẫn đó đã được các chủ thể quản lý và đội ngũ giáo viên của Nhà trường lĩnh hội và thực hiện một cách chủ động, sáng tạo. Mặt khác, đa số giáo viên của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị có phẩm chất, năng lực tốt, mẫu mực, thật sự thương yêu học sinh, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo nên những tác động giáo dục đạo đức trong nhà trường đạt được hiệu quả cao. Đội ngũ giáo viên như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý giáo dục đạo đức của Nhà trường. Bên cạnh đó, các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội ngày càng được củng cố và phát huy tốt vai trò của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Những năm qua, tổ chức đảng, đoàn thanh niên, đội thiếu niên của Nhà trường đã tham gia rất tích cực vào công tác giáo dục đạo đức học sinh thong qua tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội, các cuộc vận động, các hoạt động chuyên đề, hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ .. Về phía địa phương, chính quyền các xã có đông đồng bào dân tộc đã tham gia một cách có trách nhiệm cùng Nhà trường trong việc tuyển học sinh có đạo đức tốt, có tiềm năng phát triển vào học trường trung học cơ sở dân tộc nội trú; các đoàn thể quần chúng ở nơi đứng chân của Nhà trường có nhiều hình thức phối hợp, giúp đỡ quản lý, giáo dục các em; Hội cha mẹ học sinh thường xuyên giữ mối quan hệ trao đổi giữa gia đình và nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho các em ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. Trong chỉ đạo về công tác chuyên môn, các chủ thể quản lý của Nhà trường đã quan tâm thích đáng đến vấn đề đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa quá trình dạy học trên lớp với hoạt động giáo dục ngoài giờ cả trong và 39
  • 41. ngoài nhà trường; thường xuyên quán triệt mục tiêu giáo dục vào mọi quyết định của Ban giám hiệu, của các tổ trưởng chuyên môn và của các giáo viên chủ nhiệm. Về phía học sinh, tuyệt đại đa số tập thể các lớp có sự đoàn kết tốt, tự quản lý tốt; nhiều ban cán sự lớp đã chủ động, tích cực tham gia hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm và Ban quản lý ký túc xá trong giáo dục, rèn luyện học sinh theo những quy định của nội quy và chuẩn mực đạo đức của học sinh trung học cơ sở dân tộc nội trú. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế: Một là, nhận thức của một bộ phận giáo viên về trách nhiệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong Nhà trường chưa đầy đủ. Đây là hạn chế được bộc lộ trong khâu quán triệt nội qui, quy định của Nhà trường tới giáo viên và học sinh chưa đi vào chiều sâu nên có không ít học sinh nắm không vững những điều được làm và không được làm trong hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường nội trú. Một số giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt kịp thời các thông tin thực tiễn để định hướng về nhận thức, hành động cho học sinh; trong số giáo viên không đảm nhiệm chức trách giáo viên chủ nhiêm thì có không ít người còn chưa chú ý đầy đủ đến thực hiện nội dung, quy trình, các khâu, các bước quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Điều đó được minh chứng bằng tỷ lệ 40,0% cán bộ, giáo viên được hỏi thừa nhận rằng nhận thức về trách nhiệm của mình đối với giáo dục đạo đức chỉ ở mức bình thường và tương tự 19,0% ở mức chưa tốt. Hai là, kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh còn có một số nội dung chưa phù hợp với đặc điểm học tập, sinh hoạt của học sinh trường nội trú và chưa hướng mạnh vào đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Kết quả trưng cầu ý kiến tại Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị cho thấy: có 40,0% cán bộ, giáo viên và học sinh được hỏi 40
  • 42. đã cho rằng một số kế hoạch học tập và sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, chưa phù hợp với điều kiện sinh hoạt tập trung của học sinh nội trú. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch phấn đấu tu dưỡng đạo đức thường thiên về thực hiện các yêu cầu của quản lý hành chính, chưa chú ý đầy đủ đến nhu cầu, nguyện vọng của các em. Dạy học các môn khoa học xã hội – nhân văn có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục đạo đức của học sinh trung học cơ sở. Nhưng ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị, phương pháp dạy học các môn khoa học này về cơ bản chưa thoát khỏi lối truyền thụ một chiều, chủ yếu dựa trên sự lĩnh hội theo kiểu công nhận và nhớ hiểu giản đơn nên tác dụng cải tạo thái độ và hành vi của học sinh. Tuy vậy, kế hoạch đổi mới dạy học nói chung, dạy học khoa học xã hội – nhân văn nói riêng của Nhà trường lại chưa nêu rõ được cách thức, bước đi của việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức của các môn học đó, vì vậy việc lồng ghép nội dung giáo dục nhận thức cho học sinh với xây dựng tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức qua từng bài học còn nhiều lúng túng. Thực tế đã xác nhận rằng: việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo duc, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị chưa tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới. Vì vậy, có tới 42,0 % cán bộ, giáo viên được hỏi chưa hài lòng với kết quả đổi mới phương pháo giáo dục của Nhà trường, trong đó 17,0% cho rằng hình thức phương pháp giáo dục hiện nay là chưa tốt. Ba là, tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường có mặt chưa nhịp nhàng, đồng bộ và có nền nếp. 41
  • 43. Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013 của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị đã nhận định, công tác phối hợp, liên tịch giữa các lớp, nhất là việc phối hợp giữa ban cán sự các lớp trong quản lý và giáo dục học sinh chưa thành nền nếp và chưa kế hoạch chặt chẽ. Để tăng cường sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức, Ban giám hiệu, các giáo viên chủ nhiệm, các ban cán sự lớp phải là “cầu nối” giữa các tập thể tham gia vào quá trình quản lý và giáo dục học sinh. Điều đó đòi hỏi các chủ thể vừa nêu phải có kiến thức và năng lực chỉ huy, quản lý và điều hành. Nhưng hiện nay, số giáo viên được bồi dưỡng về kiến thức quản lý giáo dục chưa được nhiều, cụ thể còn tới 33,0% giáo viên chủ nhiêm lớp của Nhà trường chưa qua bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục. Điều đó ít nhiều gây trở ngại cho việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Học sinh trường dân tộc nội trú thường được tập hợp từ nhiều xã, phum sóc khác nhau, phân tán trên một địa bàn rông, mỗi nơi chỉ có một số lượng nhỏ học sinh, do đó việc huy động sức mạnh của địa phương, của cha me học sinh vào việc quản lý, dạy dỗ các em thường gặp khó khăn. Thực tế, những cán bộ địa phương cấp xã nắm về tình hình gia đình học sinh và về bản thân từng em thường rất sơ lược, khó trao đổi sâu và cụ thể về việc giáo dục học sinh xuất thân từ địa phương mình. Hội cha me học sinh, tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng không thể trao đổi thường xuyên với mọi bố mẹ học sinh phân tán ở nhiều nơi, nên sự ủng hộ, giúp đỡ Nhà trường trong giáo dục các em cũng gặp không ít trở ngại. Tất cả những điều đó làm cho sự phối hợp các lực lượng giáo duc khó đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả cao. Bốn là, chưa chủ động dự báo và ngăn ngừa có hiệu quả những sai phạm của học sinh thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức của Nhà trường. 42
  • 44. Những sai phạm của học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị khá đa dạng (xem bảng dưới đây). Bảng thống kê những dạng sai phạm thường gặp của học sinh Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị (tính theo tỷ lệ đồng ý / tổng số đượcđiềutra) STT Dạng sai phạm thường gặp của học sinh Tỷ lệ đồng ý 1 Lãng phí thời gian học tập 64 % 2 Lơ là trong thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao 45 % 3 Nợ tiền hàng quán và người khác trong thời gian dài 13 % 4 Lối sống đua đòi, thiếu lành mạnh 11 % 5 Gây mất đoàn kết trong tập thể trường, lớp 9,5 % 6 Tham gia cá độ bóng đá 8.0 % 7 Vi phạm nội quy học tập, sinh hoạt nội trú 7,5 % Qua bảng trên ta có thể thấy những thái độ và hành vi sai trái của học sinh biểu hiện khá rõ, có nguy cơ gây tổn hại đến kết quả giáo dục đạo đức của Nhà trường. Nhưng các đợt kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức lại thường không chú đầy đủ đến nguy cơ đó, nên không chủ động dự báo những diễn biến xấu trong rèn luyện đạo đức và đề ra biện pháp ngăn ngừa chúng, dẫn đến những sai phạm về đạo đức của học sinh tiếp tục tái diễn và thêm phức tạp. Số liệu tổng hợp từ Ban quản lý ký túc xá và giáo viên chủ nhiệm các lớp trong Nhà trường đã xác nhận: Số học sinh bị xử lý vi phạm nội qui nhà trường và nội qui ký túc xá từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 4 năm 2013 là 361 trường hợp, trong đó 01 học sinh bị đưa ra hội đồng kỷ luật của trường, 91 trường hợp cảnh cáo nhắc nhở dưới cờ; 57 trường hợp khiển trách trước lớp; 116 lượt phải mời cha mẹ học sinh tới để trao đổi và cam kết phối hợp giáo dục. Trong báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của Trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Thạnh Trị có nêu: “hiện tượng học sinh uống rượu bia 43