SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ LAN ANH
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ LAN ANH
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quốc Toản
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
6
1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý 6
1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý 6
1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý 11
1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý 13
1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ 20
1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý 20
1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ 21
1.3. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt 23
1.3.1. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm 23
1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt 26
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
30
2.1. Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam 30
2.1.1. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam
thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945)
30
2.1.2. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời
kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
32
2.1.3. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể
từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1999
35
2.2. Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành 38
2.2.1. Trong Phần chung của Bộ luật hình sự hiện hành 39
2.2.2. Trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành 43
2.3. Những tồn tại, hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự
hiện hành về lỗi vô ý
49
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý
56
3.1. Khái quát chung về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ
luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý từ năm 2005 đến 2010
56
3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về lỗi vô ý đối với các loại tội phạm cụ thể
58
3.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người (Chương XII Bộ luật hình sự)
58
3.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật
hình sự)
64
3.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự)
66
3.2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính
(Chương XX Bộ luật hình sự)
75
3.2.5. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm về chức vụ được thực hiện do lỗi vô ý
(Chương XXI Bộ luật hình sự)
76
3.2.6. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội phạm vô ý xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương
XXII Bộ luật hình sự)
78
3.2.7. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
về các tội do lỗi vô ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của
quân nhân (Chương XXIII Bộ luật hình sự)
80
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp
dụng các quy định về tội vô ý theo Bộ luật hình sự hiện hành
81
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
84
4.1. Các giải pháp hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự
hiện hành về lỗi vô ý
84
4.1.1. Sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện những quy
định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý
84
4.1.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự hiện hành về lỗi vô ý
89
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của
Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý
93
4.2.1. T¨ng c-êng c«ng t¸c gi¶i thÝch, h-íng dÉn ¸p dông ph¸p luËt 93
4.2.2. N©ng cao n¨ng lùc, tr×nh ®é chuyªn m«n nghiÖp vô, ý thøc
ph¸p luËt vµ tr¸ch nhiÖm nghÒ nghiÖp cña ®éi ngò ThÈm ph¸n
Tßa ¸n c¸c cÊp, nhÊt lµ ®éi ngò ThÈm ph¸n Tßa ¸n cÊp huyÖn
94
4.2.3. T¨ng c-êng sù hîp t¸c vµ trao ®æi kinh nghiÖm lËp ph¸p h×nh
sù víi n-íc ngoµi
98
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 109
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADPL : Áp dụng pháp luật
BLHS : Bộ luật hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TNHS : Trách nhiệm hình sự
Danh môc c¸c s¬ ®å
Sè hiÖu
s¬ ®å
Tªn s¬ ®å Trang
1.1 Về lỗi vô ý vì quá tự tin 14
1.2 Về lỗi vô ý do cẩu thả 15
Danh môc c¸c biÓu ®å
Sè hiÖu
biÓu ®å
Tªn biÓu ®å Trang
2.1 Tổng số vụ án do lỗi vô ý phải xét xử từ 2005 đến 2010 56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Tội phạm là một thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan.
Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là
hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Những biểu hiện đó cùng với
khách thể và chủ thể của tội phạm là những yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) -
cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm
tội. Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít
nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì
giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong, đều là
hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ
xã hội nhất định.
Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội
phạm được quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm.
Việc thừa nhận lỗi như là một căn cứ để truy cứu TNHS là một nguyên tắc cơ
bản, tiến bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Mặc dù lỗi có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tiễn pháp
luật việc quy định các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm nói chung
và dấu hiệu lỗi nói riêng trong một số CTTP vẫn còn có những bất cập, hạn
chế nhất định, như không quy định hoặc quy định về lỗi, các hình thức lỗi,
trong đó có lỗi vô ý chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thiếu thống nhất dẫn đến tình
trạng người tiến hành tố tụng hiểu sai, áp dụng sai trong định tội danh và
quyết định hình phạt. Từ đó, làm cho hiệu quả, chất lượng giải quyết vụ án
hình sự hạn chế, tình trạng xét xử oan, sai đối với người thực hiện hành vi hay
bỏ lọt tội phạm vẫn tiếp diễn; nhiều vụ án hình sự không được giải quyết theo
trình tự luật định, tình trạng tồn đọng án đang có dấu hiệu gia tăng, v.v...
2
Trước tình hình trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu "Những vấn đề
lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam" là cần thiết, khách
quan, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, dưới những góc độ khác nhau,
đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề lỗi nói chung và lỗi vô
ý nói riêng, điển hình như: Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại
học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội; NguyÔn Ngäc Hßa (2008), Téi ph¹m vµ cÊu thµnh
téi ph¹m, NXB C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu
thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội; §µo TrÝ óc
(2000), LuËt h×nh sù ViÖt Nam, QuyÓn I: "Nh÷ng vÊn ®Ò chung", NXB Khoa
häc x· héi, Hµ Néi; Vâ Kh¸nh Vinh (1994), Nguyªn t¾c c«ng b»ng trong luËt
h×nh sù ViÖt Nam, NXB C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi; ViÖn Nghiªn cøu Nhµ
n-íc vµ Ph¸p luËt (1993), M« h×nh lý luËn vÒ Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam (PhÇn
chung), NXB Khoa häc x· héi, Hµ Néi; Dương Tuyết Miên (2007), Định tội
danh và quyết định hình phạt, NXB Lao động - xã hội; Cao Thị Oanh, Vấn đề
mặt chủ quan của đồng phạm, Tạp chí Luật học 2/2002; Trần Quang Tiệp,
Một số vấn đề lỗi trong luật hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
11/1999; Lê Thị Thu Thủy (2003), Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi
trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Hà Nội, v.v..
Tuy nhiªn, qua nghiªn cøu, kh¶o s¸t néi dung c¸c s¸ch chuyªn kh¶o,
c¸c luËn ¸n, luËn v¨n vµ c¸c bµi b¸o khoa häc vÒ chế định lỗi vô ý cña c¸c nhµ
khoa häc luật hình sự ë n-íc ta, cho thÊy hÇu hÕt ®ã lµ c¸c c«ng tr×nh nghiªn
cøu c¬ b¶n về các vấn đề chung của luật hình sự, cßn ®èi víi chế định lỗi vô
ý, nh×n mét c¸ch tæng quan, ch-a ®-îc quan t©m mét c¸ch ®óng møc. Nh÷ng
nghiªn cøu vÒ lỗi vô ý míi chØ dõng l¹i ë c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu ®¬n lÎ,
3
hoÆc lµ ®Ò cËp ®Õn các yếu tố CTTP, hoặc là về mặt chủ quan của tội phạm,
hoÆc lµ ®-îc thÓ hiÖn mét phÇn trong kÕt qu¶ cña c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu
kh¸c vÒ phần chung của luật hình sự. Có thể nói hiện nay ở Việt nam vẫn
ch-a triÓn khai nghiªn cøu cã hÖ thèng, toµn diÖn vµ s©u s¾c vÒ lỗi vô ý d-íi
gãc ®é lý luËn và thực tiễn áp dụng. Do đó, nguyªn nh©n cña những tån t¹i,
bÊt cËp trong thùc tiÔn ¸p dông những quy định về lỗi vô ý ch-a ®-îc ph©n
tÝch cã hÖ thèng ®Ó ®-a ra nh÷ng kiÕn nghÞ, gi¶i ph¸p ®ång bé.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài với những mục đích sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự
Việt Nam;
- Nghiên cứu, phân tích thực tiễn pháp luật Việt nam quy định về lỗi
vô ý và thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp, rút ra
được những tồn tại, hạn chế của việc quy định và áp dụng các quy định về lỗi
vô ý và những nguyên nhân của nó;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định của luật hình sự về lỗi vô ý.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích đó, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung
vào những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung về lỗi, lỗi vô ý, các hình thức và vai
trò của lỗi vô ý, phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và với sự kiện bất ngờ; Lỗi vô
ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thực tiễn pháp luật hình sự quy
định về lỗi vô ý;
4
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng các quy định về lỗi vô ý
trong hoạt động xét xử của các Tòa các cấp từ năm 2005 đến 2010;
- Phân tích rút ra những tồn tại và hạn chế của các quy định về lỗi vô ý
trong BLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng;
- Trên cơ sở phân tích sự cần thiết, những yêu cầu của việc hoàn thiện
pháp luật quy định về lỗi vô ý, luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về lỗi vô ý.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu
tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa
học cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực
tiễn, thống kê, v.v... Nhờ vậy, những vấn đề có liên quan tới lỗi vô ý được
xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện,
có hệ thống và xác thực.
5. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông
qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn
thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
nói riêng.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm
công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật
hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan
bảo vệ pháp luật,…
5
6. Những điểm mới của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật
học, nghiên cứu hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về lỗi vô ý trong luật
hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là:
- Làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật
hình sự Việt Nam;
- Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về sự thể hiện của
lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành;
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật
về lỗi vô ý; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại
trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn
chế, bất cập đó. Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để
hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về lỗi vô ý.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện
hành về lỗi vô ý.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định Bộ luật hình sự
hiện hành về lỗi vô ý và nâng cao hiệu quả áp dụng.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý
1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý
Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan.
Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm
nhiều nội dung khác nhau, chúng có ý nghĩa về mặt hình sự, trong đó có nội
dung trả lời cho câu hỏi: Lí trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu
hiện ra bên ngoài của tội phạm như thế nào?
Lỗi nãi chung, lỗi cố ý và lỗi vô ý nói riêng, nh×n d-íi gãc ®é triÕt häc
cã mèi quan hÖ néi t¹i, t-¬ng t¸c víi nhau. §©y lµ mèi quan hÖ gi÷a c¸i riªng
vµ c¸i chung. Víi t- c¸ch lµ c¸i chung, ph¹m trï lỗi bao giê còng ®-îc ®Æt
trong quan hÖ víi lỗi cố ý và lỗi vô ý. ChÝnh v× lý lÏ ®ã, muèn hiÓu ®-îc kh¸i
niÖm lỗi cố ý và lỗi vô ý víi c¸c mÆt kh¸c nhau cña nã th× nhÊt thiÕt ph¶i nhËn
thøc ®-îc kh¸i niÖm chung vÒ lỗi.
Lỗi lµ mét ph¹m trï ph¸p lý - x· héi phøc t¹p, ®-îc nghiªn cøu trong
nhiÒu lÜnh vùc khoa học kh¸c nhau nh- triÕt häc, thÇn häc, gi¸o dôc häc, ®¹o
®øc häc, t©m lý häc, téi ph¹m häc, và luật học trong đó đặc biệt là sự quan
tâm, nghiên cứu của khoa häc luật hình sự.
Trong lÜnh vùc khoa häc luật hình sự, viÖc lµm s¸ng tá kh¸i niÖm lỗi lµ
mét vÊn ®Ò hÕt søc quan träng, có ý nghĩa không dừng lại ở việc góp phần
nhận thức bản chất của lỗi mà còn làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan. Tuy
vËy, trong khoa häc luật hình sự vÉn cßn tån t¹i nh÷ng quan ®iÓm kh¸c nhau:
- Quan điểm thứ nhất: Theo Từ điển Luật học: "Lỗi được hiểu là thái
độ tâm lý của một người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và
hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý" [4].
7
- Quan điểm thứ hai: Theo GS.TSKH Lê Cảm:
Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong
những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái
độ tâm lý của người có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà
người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên dưới hình
thức cố ý hoặc vô ý [10].
- Quan điểm thứ ba: Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: "Lỗi là dấu hiệu
thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn,
thực hiện hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội khi quyết định thực
hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội" [10].
Mặc dù còn tồn tại sự khác nhau nhất định về cách tiếp cận, tên gọi
của vấn đề, nhưng về cơ bản các các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng
lỗi là một yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, là sự kết hợp giữa yếu tố
lý trí và ý chí, trong đó, lý trí thể hiện khả năng nhận thức hoặc không nhận
thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn ý chí thể hiện năng
lực điều khiển hành vi hoặc kìm chế việc thực hiện hành vi đó để thực hiện
một xử sự khác không trái với lợi ích của xã hội. Đồng thời, lỗi trong luật
hình sự chính là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa cá nhân người phạm tội
với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội
được thể hiện qua sự đòi hỏi cụ thể của luật hình sự.
Để nhận thức đúng đắn quan niệm về lỗi trong luật hình sự, cần phải
nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các vấn đề thuộc nội hàm của lỗi, hay nói cách
khác là các dấu hiệu của lỗi.
Lỗi có hai dấu hiệu cơ bản: dấu hiệu về lý trí và dấu hiệu về ý chí của
con người.
- Yếu tố lý trí: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: "lý trí là khả năng
nhận thức sự vật bằng suy luận" [71].
8
Hành vi của con người được hiểu là toàn bộ xử sự biểu hiện ra bên
ngoài của họ trong một hoàn cảnh cụ thể. Nó chịu sự chi phối của điều kiện
sinh hoạt vật chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất - đó chính là hoàn cảnh khách quan. Nhưng đối với chính xử sự của
mình, con người vẫn có tự do tương đối, thông qua hoạt động ý thức, họ có
khả năng lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự phù hợp với những quy luật
tự nhiên và xã hội theo những gì mà họ nhận thức được. Tính tự do của hành
vi là "con người khi hành động không phải chỉ nhắm mắt thụ động, để cho
hoàn cảnh khách quan lôi kéo… mà còn có tự do tương đối…" [17].
- Yếu tố ý chí: là sự thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở
nhận thức, người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra hoặc cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Đây chính là khả năng tâm lý của con người có thể tự mình lựa chọn
và thực hiện các xử sự trong những điều kiện xã hội nhất định. Nhưng đó
không có nghĩa là tùy tiện, bất chấp quy luật mà phải là sự nhận thức và làm
theo quy luật để thỏa mãn nhu cầu của mình. Ngược lại, nếu con người lựa
chọn, quyết định và thực hiện xử sự không phù hợp với quy luật, trái với lợi
ích xã hội thì có nghĩa là họ đã tự tước bỏ sự tự do của mình và phải chịu trách
nhiệm với cộng đồng, xã hội. Vì họ có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội
của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi theo quy luật của xã hội
nhưng thực tế tự bản thân họ đã lựa chọn xử sự trái với đòi hỏi của xã hội, gây
ra thiệt hại cho xã hội. Khi đó, họ bị coi là có lỗi đối với việc thực hiện hành
vi. Trách nhiệm mà họ phải gánh chịu có thể là trách nhiệm về đạo đức hoặc
là trách nhiệm pháp lý. Nếu hành vi đó trái với lợi ích của xã hội được pháp
luật hình sự bảo vệ thì họ bị coi là có lỗi hình sự và buộc phải chịu TNHS.
Như vậy, về mặt hình thức, lỗi bao gồm hai yếu tố cấu thành là lý trí
và ý chí, một thể hiện khả năng nhận thức thực tại khách quan, một thể hiện
năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là những yếu tố tâm
9
lý cần thiết của mọi hành động có ý thức của con người. Nếu xử sự gây thiệt
hại cho xã hội bị coi là có lỗi thì quá trình lý trí và ý chí phải có những đặc điểm
nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện là
kết quả của sự tự lựa chọn, tự quyết định của chủ thể, trong khi chủ thể có đủ
điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Từ những phân tích trên đây, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có
thể định nghĩa lỗi trong luật hình sự như sau:
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể (cá nhân) có năng lực trách nhiệm
hình sự, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội bị luật hình sự cấm và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi họ có đủ
điền kiện để lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý các yếu tố lý trí và ý chí của con
người, khoa học luật hình sự đã chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Lỗi cố ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi và khả năng gây ra hậu quả của hành vi, họ nhận thức rõ hành vi của mình
có tính chất nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Còn đối với lỗi vô ý để có thể đưa ra một nhận định, một cách hiểu
đúng về nó, cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành nên lỗi vô ý:
- Yếu tố ý chí: là khi chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức
không đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
khi quyết định thực hiện hành vi, họ không thấy được khả năng xảy ra hậu
quả nguy hiểm cho xã hội.
Các trường hợp chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức không
đầy đủ là đặc điểm phản ánh trong CTTP, như:
+ Chủ thể không nhận thức được tính chất thực tế của hành
vi và khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.
10
+ Chủ thể tuy nhận thức được tính chất thực tế của hành vi
nhưng hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội của hành đó.
+ Chủ thể nhận thức được tính chất thực tế của hành vi,
nhận thức được khả năng hậu quả xảy ra nhưng sau khi cân nhắc đã
loại trừ khả năng đó khi lựa chọn thực hiện hành vi [28].
Việc có nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội hay không còn
phụ thuộc vào điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan. Điều kiện khách
quan chính là hoàn cảnh cụ thể mà người thực hiện hành vi có thể tự do lựa
chọn xử sự của mình, tự do này là cả về thể xác và tinh thần. Điều kiện chủ
quan chính là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, độ tuổi của chủ thể.
Dựa trên sự phát triển về tâm lý và chính sách hình sự mà mỗi quốc gia sẽ
quy định độ tuổi này khác nhau. Khi đạt độ tuổi nhất định, con người sẽ có
năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình. Ở Việt Nam, chủ thể khi đủ 14 tuổi là bắt đầu có năng lực
nhận thức, điều khiển hành vi và 16 tuổi là tuổi có năng lực nhận thức đầy đủ.
- Yếu tố ý chí: chủ thể có điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi phù
hợp với quy định của pháp luật hình sự, nhưng chủ thể đã tự mình tước bỏ
điều kiện này và lựa chọn, thực hiện một hành vi khác - hành vi trái pháp luật
hình sự.
Như vậy, chủ thể khi thực hiện hành vi với lỗi vô ý đã không lựa chọn
hành vi phạm tội mà thực chất chỉ lựa chọn một xử sự do không nhận thức
được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của nó. Và xử sự này ngẫu nhiên đồng
nhất với hành vi phạm tội. Sự nhận thức, lựa chọn thực hiện hành vi của chủ
thể thường không giống với hành vi thực tế khách quan xảy ra cũng như kết
quả từ hành vi ấy. Trong suy nghĩ của họ hoàn toàn không mong muốn hành
vi phạm tội xảy ra. Vì thế mà bản chất của lỗi vô ý chính là sự phủ định chủ
quan với những đòi hỏi của xã hội được thông qua các đòi hỏi cụ thể của pháp
11
luật hình sự. Tuy nhiên, sự phủ định này không gay gắt, không quyết liệt,
không trực tiếp như đối với lỗi cố ý. Về dấu hiệu này, Điều 15 Luật hình sự
Trung Quốc cũng đã quy định: "Vô ý phạm tội là hậu quả xảy ra do nguyên
nhân, khi người thực hiện hành vi cần phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho
xã hội nhưng do cẩu thả mà không thấy trước hoặc đã thấy trước nhưng cho
rằng hậu quả đó có thể ngăn ngừa được" [24].
Chủ thể không nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi trong lỗi vô ý là do thái độ cẩu thả hoặc quá tự tin thiếu thận trọng
khi đánh giá, lựa chọn xử sự. Trên thực tế, hành vi phạm tội do lỗi vô ý thường
xảy ra bởi một số điều kiện: thiếu kỷ luật trong công tác, thiếu trách nhiệm, thái
độ bất cẩn khi thực hiện hành vi, thiếu chuyên môn kỹ thuật,... Và xảy ra trong
các lĩnh vực của đời sống hàng ngày, hoặc liên quan đến chuyên môn, quản lý,...
Từ những nhận định và phân tích trên đây, có thể đưa ra quan niệm về
lỗi vô ý như sau: Lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi
lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy
đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện để
nhận thức được.
1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì điều kiện được hiểu là "điều
nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc gì đó, hình thành một cái
nào đó" [71].
Căn cứ vào hình thức của lỗi, bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý, do vậy, khi
xem xét đến điều kiện của lỗi vô ý, tác giả tiếp cận ở khía cạnh, đó là điều
kiện để một người bị coi là có lỗi nói chung và điều kiện để một người bị coi
là có lỗi vô ý nói riêng.
Bản chất của lỗi đó chính là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội.
Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hành
vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có điều các điều kiện
12
khách quan và chủ quan để có thể lựa chọn xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã
hội. Đó chính là sự tước tự do trong ý thức chủ quan của chủ thể - nguyên
nhân dẫn đến hành vi mất tự do trên thực tế - hành vi trái với đòi hỏi của xã
hội, trái với luật hình sự.
Từ đó ta có thể rút ra những điều kiện để một người bị coi là có lỗi
như sau:
Thứ nhất, chủ thể phải có năng lực tự do - năng lực nhận
thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực điều khiển được hành vi
phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Đây chính là vấn đề năng lực trách
nhiệm hình sự. Chỉ những chủ thể có năng lực tự do thì mới có thể
có lỗi. Người không có năng lực tự do thì không thể có lỗi;
Thứ hai, chủ thể có năng lực tự do chỉ có thể có lỗi trong
trường hợp cụ thể khi có điều kiện phát huy năng lực đó - điều kiện
cho phép chủ thể trong trường hợp cụ thể biến năng lực tự do thành
sự tự do thực sự;
Thứ ba, chủ thể không sử dụng năng lực tự do và điều kiện
cho phép trong trường hợp cụ thể để lựa chọn hành vi tự do mà đã
lựa chọn hành vi nguy hiểm cho xã hội - hành vi mất tự do [28].
Như vậy, chủ thể cần phải hội tụ cả ba điều kiện trên khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội thì mới bị coi là có lỗi. Tuy nhiên, đối với lỗi
vô ý thì để một chủ thể bị coi là lỗi khi thực hiện hành vi thì ngoài việc đáp
ứng các các điều kiện của lỗi nói chung, chủ thể cần phải có thêm các điều
kiện khác cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ thể không nhận thức được đầy đủ các đặc điểm thể hiện
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Sự nhận thức này có thể là không nhận thức không đầy đủ (đối với lỗi
vô ý vì quá tự tin) hoặc có thể là không nhận thức được (đối với lỗi vô ý do
cẩu thả). Đây là điều kiện bắt buộc đối với người thực hiện hành vi do lỗi vô
13
ý, bởi lẽ nếu chủ thể nhận thức được một cách rõ ràng, đầy đủ các đặc điểm
thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi
thì không thể thuộc trường hợp vô ý được, mà đó phải là lỗi cố ý. Sự nhận
thức không đầy đủ này có thể xuất phát từ việc cho rằng hậu quả không xảy ra
hoặc cho rằng nếu có xảy ra thì có thể ngăn ngừa được.
Thứ hai, chủ thể phải có sự tin tưởng quá mức cần thiết hoặc sự cẩu
thả, thiếu thận trọng trong việc đánh giá hành vi.
Sự tin tưởng quá mức cần thiết (đối với lỗi vô ý vì quá tự tin) là sự tin
tưởng vào sự khéo léo, hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật
của mình… cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì sẽ ngăn
ngừa được. Lỗi của chủ thể chính là ở chỗ đã quá tin tưởng vào khả nhận thức
của mình. Hoặc chủ thể đã thể hiện sự cẩu thả, thiếu thận trọng trong việc
đánh giá hành vi (đối với lỗi vô ý do cẩu thả), đó chính "là việc chủ thể khi
hành động không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt làm cho xong
việc, lơ đãng trong công việc". Riêng đối với lỗi vô ý do cẩu thả cần phải có
thêm một điều kiện quan trọng khác đó là chủ thể có nghĩa vụ phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, điều kiện
này xuất phát từ chính công việc, quy tắc nghề nghiệp của chủ thể.
1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý
Như đã trình bày ở trên, lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người
phạm tội khi lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận
thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện
để nhận thức được. Từ đó, BLHS hiện hành đã phân ra làm hai hình thức lỗi vô
ý và khoa học luật hình sự gọi là: Lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
1.1.3.1. Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng
hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
14
Sơ đồ 1.1: Về lỗi vô ý vì quá tự tin
- Về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn, thực
hiện hành vi đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
mình và nhận thức được khả năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi
đang thực hiện trên cơ sở nhận thức được những tình tiết khách quan - những
tình tiết tạo nên tính gây thiệt hại của hành vi. Những tình tiết đó có thể là mặt
thực tế của hành vi, là đặc điểm hiện hữu của đối tượng tác động tội phạm,
hoặc là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn phạm tội, v.v...
Tuy nhiên, sự nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
người phạm tội trong trường hợp lỗi này đó là sự nhận thức không đầy đủ.
Ngoài ra, người phạm tội còn nhận thức được khả năng có thể xảy ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó là sự thấy trước về mặt thời gian khi thực hiện
hành vi phạm tội. Thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra
hay không và kết quả là người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Đối
với người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin khả năng hậu quả
xảy ra và khả năng hậu quả không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người
phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sự.
Vô ý
vì quá tự tin
Lý trí
(nhận
thức)
Ý chí
(mong
muốn)
Nhận thức được tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi
Nhận thức được khả năng xảy ra
hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Không mong muốn hậu quả xảy ra
15
- Về ý chí: Người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn
hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu cơ
bản để phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin.
Như đã trình bày ở trên, người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì
quá tự tin đã thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, tuy
nhiên trước khi quyết thực hiện hành vi người phạm tội đã cân nhắc, tính toán
và cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, tin vào khả
năng hậu quả không xảy ra. "Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những
căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệm,
trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin và những tình tiết khách quan bên ngoài
khác" [72]. Nhưng căn cứ này không vững chắc, không chính xác. Lỗi của
người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin
tưởng vào khả năng thực hiện hành vi của mình. Do đó, về mặt ý chí của
người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin không mong muốn
hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, điều này cũng hoàn
toàn hợp lý bởi lẽ không thể có việc người phạm tội đã loại trừ khả năng hành
vi gây ra hậu quả nguy hiểm lại mong muốn hậu quả đó xảy ra.
1.1.3.2. Lỗi vô ý do cẩu thả
Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Sơ đồ 1.2: Về lỗi vô ý do cẩu thả
Vô ý
do cẩu thả
Lý trí
(nhận
thức)
Nghĩa vụ
của chủ
thể
Không nhận thức được tính chất
nguy hiểm của hành vi
Không nhận thức được khả năng xảy
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
Phải thấy trước và có thể thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội
16
Như vậy, lỗi vô ý do cẩu thả có hai dấu hiệu nhận biết sau:
- Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước được hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra.
Có hai trường hợp mà người phạm tội không thấy trước được hậu quả
nguy hiểm đó là:
+ Trường hợp thứ nhất: Người phạm tội không nhận thức được mặt
thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa là không nhận thức
được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
+ Trường hợp thứ hai: Người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế
của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng
gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có nghĩa là họ
hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành
vi xảy ra.
Trường hợp này cho phép chúng ta phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và
các dạng lỗi khác vì người phạm tội do lỗi vô ý do cẩu thả hoàn toàn không
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không nhận thấy
hành vi đó có thể gây ra hậu quả mặc dù họ có đủ điều kiện để thấy trước.
Hành vi phạm tội do lỗi vô ý do cẩu thả có mức độ nguy hiểm ít hơn hành vi
phạm tội do lỗi vô ý vì quá tự tin vì hành vi phạm tội vì quá tự tin là kết quả
của sự nhận thức tương đối đầy đủ về hành vi.
Ví dụ:
- Vô ý vì quá tự tin: Báo Người lao động đưa tin:
Ngày 5/7/2009, Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã khởi tố
vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phan Tấn Nghĩa, cư trú tại ấp Thuận Nam,
xã Thuận Thành về tội vô ý làm chết người. Theo điều tra ban đầu, ông Phan
Tấn Nghĩa thường xuyên dùng bẫy điện để chống trộm, chống chuột, bảo vệ
17
đàn vịt của mình. Khi làm việc này ông có thông báo rộng rãi với hàng xóm
để mọi người biết và tránh không bị điện giật. Vào lúc 2h ngày 4/7, anh
Nguyễn Minh Trung, người địa phương, ra đồng soi cá. Khi đi ngang chòi vịt
của ông Nghĩa, anh Trung vướng vào đường dây điện do ông Nghĩa gài sẵn.
Bị điện giật, anh Trung chết tại chỗ.
Như vậy, ông Nghĩa đã thực hiện hành vi làm chết người với lỗi vô ý
vì quá tự tin. Bởi vì, khi làm hàng rào bằng dây điện ông Nghĩa biết rằng hành
vi của mình có thể gây chết người, nhưng ông Nghĩa tin rằng mình đã nói cho
mọi người biết rằng hàng rào có điện thì sẽ không ai đi vào đó và sẽ không có
ai bị điện giật, ông Nghĩa chỉ làm với mục đích là bảo vệ đàn vịt của mình.
Hậu quả anh Trung chết là nằm ngoài sự mong muốn của ông Nghĩa.
- Vô ý vì cẩu thả: Tạp chí Tòa án nhân dân số 4 năm 2007 có đưa bài
của tác giả Nguyễn Tấn Tám như sau: Đào Văn Hùng là chủ sở hữu hợp pháp
một chiếc xe ô tô hiệu IFA trọng tải 0,5 tấn. Tháng 6/2005, Hùng thuê Triệu
Công Sức lái xe cho mình bằng một hợp đồng miệng. Khi thuê Sức, Hùng có
hỏi Sức có giấy phép lái xe theo quy định không? Sức xuất trình giấy phép lái
xe cho Hùng xem, Hùng nhìn thấy giấy phép lái xe của Sức nhưng không
kiểm tra cụ thể và giao xe cho Sức điều khiển. Thực tế giấy phép lái xe của
Sức là loại B2. Trong quá trình lái xe cho Hùng, một lần do không làm chủ
được tốc độ và giữ khoảng cách cần thiết khi vượt xe ô tô cùng chiều nên S đã
để ô tô của mình đâm vào xe mô tô đi ngược chiều do anh Thê điều khiển,
làm anh Thê tử vong. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã truy tố Đào
Văn Hùng về tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương
tiện giao thông đường bộ" (Khoản 1 Điều 205 BLHS).
Ta thấy, hành vi của Đào Văn Hùng được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu
thả. Bởi vì, Hùng là chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô hiệu IFA, khi giao cho
Sức lái xe của mình thì Hùng phải có trách nhiệm kiểm tra xem Sức có đủ
điều kiện hay không. Khi Sức đưa giấy phép lái xe cho Hùng kiểm tra, do cẩu
18
thả, thiếu trách nhiệm, Hùng đã không kiểm tra kỹ và cho rằng Sức đủ điều
kiện lái xe. Và Hùng phải chịu trách nhiệm về hành vi này.
Xét về mức độ lỗi thì lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nguy hiểm hơn vô ý do
cẩu thả. Ở ví dụ trên, ông Nghĩa hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của
mình có thể gây hậu quả, từ đó, có thể lựa chọn cho mình xử sự khác, phù hợp
với đòi hỏi của xã hội (cụ thể ở đây là sẽ tìm biện pháp khác không gây chết
người mà vẫn có thể bảo vệ được đàn vịt) nhưng ông Nghĩa đã không làm vì
ông tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra. Còn ở vô ý do cẩu thả,
người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, đồng
thời không thấy được hậu quả của hành vi nên sẽ không có khả năng lựa chọn
xử sự khác, phù hợp với quy định của pháp luật. Nên hành vi của người phạm
tội trong trường hợp này sẽ ít nguy hiểm hơn.
- Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Nhưng người
phạm tội đã không thấy vì cẩu thả, thiếu thận trọng trong khi lựa chọn, thực
hiện hành vi.
Về chủ thể: trong cùng một độ tuổi nhất định, người phạm tội có năng
lực nhận thức các yêu cầu của xã hội một cách khác nhau. Năng lực này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tri thức, hiểu
biết văn hóa xã hội, các quy tắc an toàn, nội quy, quy định,… do luật định. Ví
dụ: Nghĩa vụ của người lái xe, nghĩa vụ của y tá, bác sỹ, nghĩa vụ của người có
trách nhiệm bảo quản tài sản, quy định phòng cháy chữa cháy, chất độc, chất
nổ, chất phóng xạ, v.v.. Về mặt khách quan: trong những điều kiện cụ thể, xã
hội có những đòi hỏi nhất định khi chủ thể thực hiện hành vi của mình và họ
có nghĩa vụ phải nhận thức được khả năng hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.
TNHS chỉ đặt ra đối với người thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội với lỗi vô ý do cẩu thả khi xác định chắc chắn được người
thực hiện hành vi phải thấy trước "và" có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm
19
cho xã hội xảy ra. Dấu hiệu "phải thấy" ở trường hợp vô ý do cẩu thả có nghĩa
là người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc mà họ đã vi phạm.
Nghĩa vụ đó phát sinh từ địa vị cụ thể của người phạm tội, buộc họ phải thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Mặt
khác, dấu hiệu "có thể thấy" ở đây có nghĩa là người phạm tội có đủ điều kiện
khách quan (hoàn cảnh cụ thể bên ngoài) cũng như điều kiện chủ quan (trình
độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, v.v...) để có thể
thấy trước hành vi vi phạm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
Đối với trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm
cho xã hội nhưng không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu
quả nguy hiểm này thì không đặt ra TNHS đối với họ. Điều 11 BLHS quy
định: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện
bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải
thấy trước hậu quả của hành vi đó,…" [54].
Vấn đề TNHS đối với người thực hiện hành vi với lỗi vô ý do cẩu thả
thông thường chỉ đặt ra khi hành vi này đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã
hội (ví dụ: Điều 301 BLHS quy định: "Người nào trực tiếp quản lý, canh gác,
dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu
quả nghiêm trọng,…" [54]. Hậu quả nghiêm trọng ở đây là hậu quả đối với
hoạt động tư pháp nói riêng cũng như cho xã hội nói chung. Người bỏ trốn có
thể gây khó khăn cho việc điều tra vụ án hoặc tiếp tục phạm tội mới gây rối
an ninh trật tự xã hội,…). Nhưng đôi khi TNHS cũng được xem xét khi hậu
quả chưa thực sự xảy ra nhưng lại có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời (ví dụ: Khoản 4 Điều 202
BLHS quy định: "Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có
khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn
chặn kịp thời,…").
20
1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ
1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý
Lỗi cố ý là hình thức lỗi, trong đó chủ thể lựa chọn và thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù đã ý thức (nhận thức) được các đặc điểm thể
hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Hay nói cách khác "lỗi cố ý là
trường hợp lỗi, trong đó chủ thể đã lựa chọn hành vi phạm tội và đã thực hiện
hành vi đó" [28]. Trong khi đó, lỗi vô ý với hai dấu hiệu đặc trưng như đã
trình bày, người phạm tội không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy
đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết
định thực hiện hành vi, không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm
cho xã hội. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lỗi vô ý với lỗi cố ý, đối với lỗi
cố ý về mặt ý chí chủ thể nhận thức rõ được các đặc điểm thể hiện tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ở lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể không
nhận thức được các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm xã hội của hành vi,
còn đối với lỗi vô ý vì quá tự tin chủ thể tuy cũng nhận thức được các đặc
điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhưng sự nhận thức này
là không đầy đủ, không rõ ràng. Chính vì vậy mà ở trường hợp lỗi cố ý, chủ
thể lựa chọn hành vi phạm tội, còn ở lỗi vô ý chủ thể chỉ lựa chọn và thực
hiện một xử sự do không nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi.
Bên cạnh đó, xét về bản chất của lỗi cố ý và lỗi vô ý, chúng ta còn
thấy được những sự khác biệt cơ bản khác. Cụ thể giữa lỗi vô ý vì quá tự tin
và lỗi cố ý gián tiếp. Về mặt lý trí của lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi cố ý gián tiếp
nói riêng và lỗi cố ý nói chung có sự giống nhau đó là đều thấy trước được
hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tuy nhiên, ở lỗi cỗ ý gián tiếp, khi
lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội chủ thể thấy trước được hậu quả nguy
hiểm và đã chấp nhận khả năng hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra còn ở lỗi vô ý vì
quá tự tin, chủ thể đã loại trừ khả năng đó, cho rằng khả năng đó không xảy ra
21
hoặc sẽ ngăn ngừa được. Nói cách khác, trường hợp cố ý gián tiếp, chủ thể
thấy trước được khả năng hiện thực của hậu quả nguy hiểm cho xã hội ngay
cả trước, trong và sau khi thực hiện hành vi. Còn vô ý vì quá tự tin việc nhìn
thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội chỉ là tưởng tượng hoặc sau khi thực hiện
hành vi chủ thể mới nhận thức được hậu quả đó.
Ví dụ:
Cố ý gián tiếp: A và B đã có mẫu thuẫn, xích mích với nhau từ lâu.
Một hôm, ở ngoài chợ, A và B lại tiếp tục cãi nhau (A đang cầm dao). Do
đang bực tức về chuyện gia đình, cộng thêm việc B gây chuyện với mình, A
đã dùng dao đâm bừa vào B làm B chết. Khi đâm, A nhận thức được hành vi
của mình có thể dẫn đến chết người. Nhưng do bực tức nên A đã đâm B mà
không quan tâm đến kết quả sẽ như thế nào. A không mong muốn B chết
nhưng B có chết thì A cũng mặc.
Vô ý vì quá tự tin: A là thợ săn. Trong một lần đi săn, A nhằm bắn
một con thú trong rừng và tin rằng sẽ bắn trúng mà không để đạn lạc vào
người khác. Nhưng A không hề biết rằng B đang làm cỏ trong một khu đất
gần đấy. Và khi A bắn trượt con thú, đạn đã trúng vào B. B đã tử vong. Trong
trường hợp này A đã không biết sự có mặt của B và A cũng không thấy trước
được khả năng mình sẽ bắn vào B, làm B tử vong. B tử vong là nằm ngoài
mong muốn của A.
1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ
Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội
nhưng người có hành vi gây thiệt hại đó không phải chịu TNHS vì họ không
buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình hay nói cách khác là họ không có lỗi. Như vậy, sự khác
nhau trực diện cơ bản giữa lỗi vô ý và sự kiện bất ngờ là giữa việc gây hậu
quả nguy hiểm trong trường hợp có lỗi (lỗi vô ý) và gây hậu quả nguy hiểm
trong trường hợp không có lỗi (sự kiện bất ngờ).
22
Đồng thời xét về bản chất của các hình thức lỗi vô ý, trong đó có lỗi
vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ, bên cạnh những điểm giống nhau, giữa
chúng còn tồn tại những điểm khác nhau cơ bản. Lỗi vô ý do cẩu thả giống
với sự kiện bất ngờ ở chỗ: chủ thể thực hiện hành vi đều không thể thấy trước
được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Nhưng trong
trường hợp vô ý do cẩu thả thì chủ thể không thấy trước hậu quả nguy hiểm là
do cẩu thả, còn trong sự kiện bất ngờ, chủ thể không thấy trước hậu quả là do
hoàn cảnh khách quan hoặc do khả năng chủ quan. Hành vi khách quan trong
sự kiện bất ngờ là hành vi duy nhất mà chủ thể có thể thực hiện được trong
điều hiện, hoàn cảnh đó hoặc có xử sự khác nhưng họ không đủ điều kiện để
lựa chọn. Hay nói cách khác, trong lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể đã lựa chọn
thực hiện một xử sự mà không biết rằng biện pháp đó sẽ gây ra thiệt hại cho
xã hội. Còn ở sự kiện bất ngờ thì chủ thể không thể lựa chọn được bất kỳ một
xử sự nào khác ngoài xử sự mà họ đã thực hiện và gây thiệt hại.
Việc phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả với sự kiện bất ngờ có ý nghĩa rất
quan trọng cả về hoạt động thực tiễn và lý luận. Nếu như không nhận thấy sự
khác biệt giữa chúng thì sẽ không xác định đâu là hành vi gây thiệt hại do lỗi
và đâu là hành vi gây thiệt hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ. Từ đó có thể gặp
khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhất là trong hoạt động định tội
danh, có thể xác định oan hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc rơi vào quan điểm "định
tội theo biểu hiện của hành vi khách quan", trái với một trong những nguyên
tắc cơ bản của luật hình sự - nguyên tắc TNHS trên cơ sở có lỗi.
Ví dụ: A đang điều khiển xe ô tô trên đường quốc lộ. A đã có bằng lái
xe ô tô và trong khi lái xe thì A hoàn toàn tỉnh táo. A đi đúng phần đường
dành cho xe ô tô, đúng tốc độ cho phép, xe của A đảm bảo những yêu cầu về
kỹ thuật. Bất chợt, từ trong ngõ B chạy ra, lao thẳng vào đầu xe của A. Do
không phản ứng kịp nên A đã đâm B, gây thương tích. Như vậy, trong trường
hợp này A không nhận thức được việc sẽ đâm vào B do hoàn cảnh khách
quan. A không có lỗi.
23
1.3. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt
1.3.1. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm
1.3.1.1. Vai trò của lỗi vô ý trong việc xác định tội phạm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành thì:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa [54].
Đồng thời, theo khoa học luật hình sự thì tội phạm được hiểu một cách
khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và
phải chịu hình phạt. Xét dưới góc độ các yếu tố hợp thành thì tội phạm bao
gồm bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Trong
mặt chủ quan của tội phạm, lỗi chính là một trong những dấu hiệu cơ bản. Khi
đề cập đến vấn đề xác định tội phạm tác giả tiếp cận dưới góc độ làm rõ, xác
định các yếu tố CTTP.
Trong việc xác định các yếu tố CTTP thì yếu tố lỗi nói chung và lỗi vô ý
nói riêng có vai trò rất quan trọng, nó còn được nâng lên thành nguyên tắc luật
định - nguyên tắc có lỗi. Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc được
quy định trong nhiều ngành luật. Đặc biệt trong luật hình sự thì nguyên tắc này
được coi là một nguyên tắc cơ bản. Có lỗi là cơ sở chủ quan để có thể buộc chủ
thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quả
nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Nếu không có lỗi thì chủ thể không
phải chịu TNHS, cho dù hành vi đó đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
24
Trong nhiều trường hợp lỗi vô ý có vai trò trực tiếp xác định tội phạm,
có nghĩa là chỉ với lỗi vô ý thì hành vi mới CTTP đó. Trong tổng số 272
CTTP tại BLHS hiện hành, có 20 CTTP thể hiện rõ dấu hiệu lỗi cố ý hay lỗi
vô ý, trong đó có 8 CTTP được mô tả trực tiếp là lỗi vô ý trong tên tội danh.
Ví dụ: tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe cho người khác, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,
tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước,
tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự. Như vậy,
rõ ràng đối với loại tội này thì dấu hiệu lỗi vô ý có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ
khi người phạm tội thực hiện với lỗi vô ý thì chúng ta mới xác định được các
căn cứ là người phạm tội có phạm các tội tương ứng nêu trên hay không.
1.3.1.2. Vai trò định tội danh của lỗi vô ý
Định tội danh là "việc xác định ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp,
chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi được thực hiện với các dấu hiệu của
cấu thành tội phạm do quy phạm pháp luật hình sự quy định" [7]. Đây là hoạt
động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực chất là quá
trình đối chiếu so sánh những tình tiết của vụ án với các dấu hiệu của CTTP
do BLHS hiện hành quy định. Nó được xem xét ở tất cả các giai đoạn của tố
tụng hình sự. Và là một hoạt động trọng tâm mà các hoạt động tố tụng hình sự
khác phải hướng tới trong quá trình giải quyết vụ án, là tiền đề cho việc phân
hóa TNHS, cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời
làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền
điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, v.v...
Định tội danh sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
xét xử oan, sai, để lọt tội phạm. Vì vậy định tội danh có ý nghĩa quyết định
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
25
Quá trình định tội danh thường có ba giai đoạn, vai trò của lỗi vô ý
trong từng giai đoạn này là khác nhau:
- Đầu tiên, người tiến hành tố tụng phải làm sáng tỏ những dấu hiệu
đặc trưng nhất của hành vi. Khi đó, vấn đề tiên quyết cần phải trả lời đó là:
hành vi đang được xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không? Vì vậy, dấu hiệu
lỗi trong giai đoạn này đóng một vai trò quan trọng, đối với những hành vi thể
hiện rõ ràng thái độ của người thực hiện là cố ý thì chúng ta chuyển sang giai
đoạn thứ hai. Còn lại, chúng ta phải xác định rõ hành vi đó là cố ý hay vô ý,
tránh nhầm lần giữa vô ý với không có lỗi, giữa lỗi hình sự với lỗi hành chính,
lỗi dân sự. Từ đó kết luận hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm hay chỉ là hành
vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật dân sự.
Khi định tội danh, chủ thể có thẩm quyền phải chứng minh được mối
liên hệ giữa yếu tố lý trí, ý chí của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả
của hành vi. Nếu không có lỗi thì không có tội phạm và không đặt ra vấn đề
TNHS với người thực hiện hành vi. Việc khẳng định có hay không có lỗi, nếu
có thì là hình thức lỗi nào của người thực hiện hành vi cũng là một trong
những hoạt động để xác định tội danh một cách chính xác.
- Nếu hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm thì trong giai đoạn thứ hai,
người tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi thuộc loại tội nào trong
BLHS. Xác định rõ tội phạm này là tội do lỗi cố ý hay vô ý.
Khi các dấu hiệu của khách thể, mặt khách quan, chủ thể của nhiều
CTTP giống nhau thì chính hình thức lỗi của người phạm tội cho phép ta phân
biệt các CTTP giống nhau đó. Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội
vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS) đều có khách thể là tính mạng con
người, hành vi khách quan là tước đoạt tính mạng của con người, chủ thể thực
hiện hành vi phạm tội đều là người có đủ năng lực TNHS. Vì vậy, dấu hiệu để
phân biệt hai loại tội này với nhau phải dựa vào hình thức lỗi: đối với tội giết
người thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, còn tội vô ý làm chết người là lỗi
26
vô ý. Muốn định tội danh chính xác cần phải làm sáng tỏ nội dung của hình
thức lỗi đối với CTTP đang xem xét trên cơ sở các tình tiết thực tế khách
quan thu thập được.
- Trong giai đoạn thứ ba, người tiến hành tố tụng phải chỉ rõ CTTP
nào được áp dụng đối với hành vi đang xem xét: CTTP cơ bản, CTTP tăng
nặng hay đặc biệt tăng nặng của một điều luật, xác định xem có hậu quả nguy
hiểm cho xã hội xảy ra không? Người thực hiện hành vi cố ý hay vô ý gây ra
hậu quả đó? v.v... Để từ đó xác định đúng CTTP cần áp dụng.
1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt
1.3.2.1. Vai trò của lỗi vô ý trong việc quy định hình phạt
Tội phạm và hình phạt là hai nội dung chính trong luật hình sự Việt
Nam. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hệ thống hình
phạt trong BLHS hiện hành có nhiều loại với mức hình phạt khác nhau. Việc
quy định này xuất phát từ mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội,
đồng thời giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm
tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Việc quy định hình phạt, phân loại hình phạt, mức hình phạt dựa vào
nhiều yếu tố, trong đó có căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội. Mặt khác, một trong những yếu tố để đánh giá tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó chính là lỗi nói chung, lỗi vô ý
nói riêng.
Hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS bao gồm 7 hình phạt
chính và 7 hình phạt bổ sung. Hình phạt chính được sắp xếp theo thứ tự tăng
dần về mức độ nghiêm khắc của hình phạt, qua đó thể hiện mức độ nguy hiểm
tăng dần mà hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội cụ thể. Thông
27
thường, những tội phạm thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đều được thực
hiện với lỗi cố ý, thậm chí là lỗi cố ý trực tiếp, ngược lại đối với trường hợp
lỗi vô ý thì người phạm tội thường phạm những tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, và cùng lắm là tội phạm rất nghiêm trọng. Như vậy,
tương ứng với các hình phạt được quy định và sắp xếp trong BLHS thì cũng
tương ứng với các hình thức của lỗi theo thứ tự tăng dần về sự nhận thức hành
vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội và sự mong muốn hậu quả có xảy ra hay
không, từ lỗi vô ý cho đến lỗi cố ý.
Vai trò của lỗi nói chung và của lỗi vô ý nói riêng đối với việc quy
định hình phạt thể hiện trước hết, là cơ sở gián tiếp để quy định hình phạt
trong luật hình sự, bởi lẽ như đã trình bày ở phần 1.3.1.1 lỗi nói chung và lỗi
vô ý nói riêng là một yếu tố CTTP, tội phạm thì phải có lỗi, không có lỗi sẽ
không có tội phạm. Và tội phạm là cơ sở để hình thành, quy định hình phạt
trong luật hình sự, nhằm đưa ra những hậu quả pháp lý bất lợi (các biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc nhất) cho những người đã có lỗi khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Như vậy lỗi vô ý cũng là cơ sở để
quy định hình phạt.
1.1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý trong việc quyết định hình phạt
"Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức
hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ
thể" [22]. Hình phạt được hiểu là hậu quả pháp lý của tội phạm. Quyết định
hình phạt là hoạt động cuối cùng trong quá trình xét xử và nó chỉ đặt ra đối
với người thực hiện hành vi phạm tội nhưng không thuộc trường hợp được
miễn hình phạt. Quyết định hình phạt bao gồm: quyết định hình phạt chính,
quyết định hình phạt bổ sung, quyết định biện pháp chấp hành hình phạt và
quyết định các biện pháp tư pháp khác. Việc xác định đúng hành vi phạm tội
(tội danh) chính là tiền đề cho việc xác định hậu quả pháp lý của tội phạm
28
(hình phạt). Định tội danh đúng là cơ sở để áp dụng đúng hình phạt với người
phạm tội.
Điều 45 BLHS quy định: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ
vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm
nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự" [54]. Để áp dụng đúng các căn cứ trên
đây, chủ thể áp dụng phải nhận thức đúng nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý
của từng căn cứ cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau. Theo quy
định này, một trong những căn cứ quyết định hình phạt là tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Và để xác định tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi đó thì phải xác định được tổng thể các yếu tố CTTP,
trong đó lỗi là một dấu hiệu bắt buộc chứng minh.
Nếu so sánh những hành vi phạm tội gây hậu quả giống nhau trong
điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì hành vi được thực hiện do lỗi cố ý thường
được nhà làm luật quy định có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao
hơn hành vi do lỗi vô ý và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi cố ý cũng
nghiêm khắc hơn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 104 BLHS quy định hình phạt cho
người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là "phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng
đến ba năm", trong khi đó Khoản 1 Điều 108 BLHS quy định người nào phạm
tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chỉ
bị "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm".
Các hình thức của lỗi vô ý cũng có vai trò trong việc quyết định hình
phạt công bằng, hợp lý và đúng pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong
các điều kiện giống nhau thì tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý vì quá tự tin
nguy hiểm hơn tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả. Vì trong
trường hợp phạm tội do vô ý vì quá tự tin người phạm tội tuy không thấy rõ
29
hậu quả nguy hiểm cho xã hội như trong trường hợp phạm tội do cố ý, nhưng
người phạm tội vẫn thấy trước khả năng gây ra hậu quả của hành vi, còn ở lỗi
vô ý do cẩu thả người phạm tội không thấy trước được khả năng hậu quả xảy
ra mặc dù có nghĩa vụ và có thể thấy trước hậu quả đó. Và hình phạt áp dụng
đối với tội do lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nặng hơn tội do lỗi vô ý do cẩu thả.
Tiếp đó chúng ta phải xác định được mức độ lỗi trong những trường
hợp cụ thể. Vì trong cùng một loại lỗi, mức độ thể hiện của nó cũng khác
nhau, do đó, có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt. Các yếu
tố xác định mức độ lỗi vô ý bao gồm: đặc điểm thái độ tâm lý của người phạm
tội (mức độ suy nghĩ đắn đo của người phạm tội khi thực hiện tội phạm, mức
độ thiếu trách nhiệm của chủ thể, nguyên nhân dẫn đến việc không nhận thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi;…); đặc điểm về nhân thân
của người phạm tội (người phạm tội nhiều lần, tái phạm,… có thể có mức độ
lỗi cao hơn người có nhân thân tốt); nguyên nhân phạm tội; hoàn cảnh phạm
tội; v.v... đều ảnh hưởng lớn đến mức độ lỗi và phải được xem xét toàn diện
khi quyết định hình phạt.
Như vậy, ta thấy, lỗi vô ý có vai trò đảm bảo việc phân hóa TNHS
một cách chính xác. Nhưng khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc
hình thức, loại và mức độ lỗi của bị cáo. Và "cũng cần phải lưu ý rằng đó
cũng chỉ là một trong những yếu tố phải được cân nhắc trong dạng thống nhất
với các yếu tố khác mới có căn cứ để quyết định được một hình phạt công
bằng, hợp lý, phù hợp với các mục đích của hình phạt" [75].
30
Chương 2
CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam
Lịch sử lập pháp hình sự nói chung, lịch sử lập pháp hình sự về lỗi vô
ý nói riêng được chúng tôi nghiên cứu dựa trên lịch sử dân tộc Việt Nam qua
các thời kỳ: thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm
1945), thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi pháp
điển hóa luật hình sự lần thứ nhất (năm 1985), thời kỳ áp dụng BLHS năm
1985 và thời kỳ từ khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ 2 (năm 1999) cho
đến nay (thời kỳ áp dụng BLHS). Đây là một quá trình đi từ việc quy định tản
mạn, rời rạc các văn bản pháp luật về lỗi vô ý cho đến các quy định ngày càng
khái quát và có hệ thống. Nghiên cứu một cách tổng thể lịch sử lập pháp luật
hình sự Việt Nam về lỗi vô ý sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn toàn diện,
khái quát về quá trình phát triển của chế định lỗi vô ý trong luật hình sự, tạo
cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra
kiến nghị để hoàn thiện các quy phạm này.
2.1.1. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam
thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước
quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp
và quan tâm đến việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời
kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu,
Chi, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc,… Có thể nhận thấy, dưới các triều đại thời kỳ này,
các Vua chúa cũng đã có những quy định riêng về lỗi vô ý. Tuy nhiên, trước
thời kỳ nhà Lê thì hầu như không có pháp luật thành văn (thời kỳ này pháp
31
luật chủ yếu dựa theo phán xét của nhà vua) hoặc tài liệu ghi chép còn lại
cho đến nay là rất ít nên chúng ta không biết được có quy định vào về lỗi vô
ý hay không.
Đến thời kỳ vua Lê Thánh Tông, năm 1483, ông đã ban hành Quốc
triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, gồm 6 quyển với 13 chương,
722 điều. Đây được coi là công trình pháp điển hóa lớn nhất Việt Nam thời kỳ
trung cổ. Pháp luật hình sự thời kỳ này có đề cập đến hình thức lỗi vô ý
nhưng không nhắc đến khái niệm của nó và không quy định tội nào thực hiện
với lỗi vô ý mà chỉ quy định về sự phân hóa TNHS và hình phạt trong một số
trường hợp phạm tội do lỗi vô ý, trong đó TNHS đối với tội do lỗi cố ý nặng
hơn so với lỗi vô ý.
Ví dụ: Các nhà làm luật thời Lê thường nghiêm trọng hóa hành vi gây
thiệt hại với lỗi cố ý và khoan dung độ lượng đối với hành vi do lỗi cố ý, điều
này được thể hiện khá rõ. Hình phạt và bồi thường thiệt hại do những hành vi
phạm pháp với lỗi vô ý, sơ ý gây ra sẽ được giảm bớt. Chẳng hạn:
Điều 47: "Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng
phải phân biệt vì lầm lỡ hay vì cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không
nên câu nệ để hợp với ý nghĩa xử hình án. Tha người lầm lỡ không kể tội
nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ" [58].
Điều 479: "Đánh chết người thì xử tội giảo, đánh chết không phải
bằng mũi nhọn và không phải cố ý giết người thì xử tội lưu đi châu xa" [58].
Hoặc các Điều 494, 498,… của Bộ luật cũng đã quy định về hành vi
vô ý gây thương tích, vô ý làm chết người,… và hình phạt được áp dụng để
phân biệt với hành vi cố ý.
Bên cạnh Bộ luật Hồng Đức nhà Lê thì thời nhà Nguyễn còn có bộ
luật Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ luật Gia Long. Điểm tiến bộ hơn so
với Quốc triều hình luật là Hoàng Việt luật lệ mang tính khái quát hơn, việc
chia bộ luật thành các quyển khác nhau trên cơ sở phân ngành đã tạo điều
32
kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật trong thời kỳ này. Giống như
pháp luật hình sự nhà Lê, pháp luật hình sự nhà Nguyễn cũng đề cập đến các
loại tội với lỗi cố ý và vô ý, TNHS đối với các loại tội do lỗi cố ý được quy
định nặng hơn đối với các loại tội với lỗi vô ý.
Ví dụ: Điều 265 - Xe, ngựa làm người bị thương, chết người - Hoàng
Việt luật lệ quy định: "Phàm vô cớ không được cho ngựa chạy nhanh tha hồ
nơi tiệm buôn, phố chợ. Nhân đó làm cho người ta bị thương thì giảm một bậc
theo thường nhân đánh lộn có thương tích. Nếu nhân đó chết người, phạt 100
trượng, lưu 3.000 dặm" [29].
Sau giai đoạn rực rỡ nhất về mặt pháp điển hóa pháp luật hình sự thời
phong kiến, Nhà nước Việt Nam lại rơi vào tình trạng tăm tối dưới ách thống
trị của thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, pháp luật được áp dụng chính
thức là pháp luật của chính quốc. Chế định lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng
không được thừa nhận một cách triệt để. Đa số việc chém giết, xử tù đều do
thực dân Pháp tự định đoạt.
Tóm lại, đặc trưng nổi bật của những quy định về lỗi vô ý trong pháp
luật hình sự cả thời kỳ phong kiến được thể hiện ở việc phân hóa TNHS và
hình phạt. Ở mức độ nhất định, chính sách pháp luật thời kỳ này đã thể hiện
sự công bằng trong việc xử phạt người phạm tội. Người thực hiện hành vi
phạm tội với lỗi vô ý sẽ chịu TNHS nhẹ hơn so với người thực hiện do lỗi cố ý.
2.1.2. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam
thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp
hình sự Việt Nam. Thời kỳ này nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa
phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, vừa phải tiến hành công cuộc
xây dựng lại đất nước, nên việc xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật hình
sự nói riêng, đặc biệt các quy phạm về lỗi vô ý còn nhiều hạn chế. Định nghĩa
33
pháp lý về lỗi, lỗi vô ý chưa được chính thức ghi nhận trong văn bản luật hình
sự. Các quy định liên quan đến lỗi vô ý không được tập hợp một cách thống
nhất, chúng nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí cả ở văn
bản pháp luật phi hình sự. Đáng chú ý là trong báo cáo tổng kết có tính chất
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tòa án đã có sự phân biệt vô ý
vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả.
Một số văn bản sau đây có quy phạm về lỗi vô ý:
Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành
động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở
việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước cũng đã quy định một số tội do
lỗi vô ý, ví dụ: Điều 10 quy định:
Kẻ nào vì thiếu trách nhiệm mà trong công tác mình phụ
trách đã để lãng phí, để hư hỏng máy móc, dụng cụ, nguyên vật
liệu, để lộ bí mật Nhà nước, để xảy ra tai nạn,… làm thiệt hại một
cách nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của
nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà
nước, sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù [63].
Tại Bản tổng kết thực tiễn xét xử số 10-NCPL ngày 08/1/1968 của
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử lý tội "thiếu tinh thần trách
nhiệm vi phạm quy tắc an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người
và tài sản" đã định nghĩa lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả và thái độ
vô trách nhiệm. Theo đó:
- Bị cáo đã thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm
trọng, nhưng vì chủ quan, thiếu thận trọng, nhẹ dạ tin vào những
tình tiết, những biện pháp phòng ngừa không đầy đủ cho nên hậu
quả tác hại đã xảy ra. Đây là hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin.
- Bị cáo không thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm
trọng, nhưng đáng lẽ phải thấy và có thể thấy trước khả năng đó, vì
34
đã được học tập về bảo hộ lao động, huấn luyện về phương pháp
làm an toàn; hậu quả xảy ra do thiếu sự chú ý cần thiết. Đây là hình
thức lỗi sơ suất vì cẩu thả.
- Bị cáo thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Một mặt, họ không chắc chắn rằng tác hại sẽ xảy ra, mặt khác họ
cũng không tin rằng nhất định nó sẽ xảy ra. Họ cũng không mong
muốn gây ra hậu quả tác hại hay bất cứ một hậu quả xấu nào nói
chung, nhưng họ cứ thực hiện hành vi vi phạm với ý nghĩ rằng nếu
hậu quả tác hại xảy ra thì cũng thôi. Đây là thái độ vô trách nhiệm,
làm bừa, làm ẩu [63].
Và văn bản này còn phân biệt rõ ràng rằng: "Khái niệm lỗi trong tội vi
phạm quy tắc an toàn lao động không đồng nhất với khái niệm lỗi sơ suất, nó
rộng hơn khái niệm lỗi sơ suất" [63].
Đối với tội "vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn" thì tại Bản sơ kết
kinh nghiệm về đường lối xét xử tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn
(Công văn số 949-NCPL ngày 25/11/1969 của Tòa án nhân dân tối cao) đã
quy định:
Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn xâm hại nền an
toàn giao thông vốn thuộc về loại tội khinh xuất hoặc sơ suất... Người
lái xe có hành vi vi phạm nghiêm trọng là do thiếu tinh thần trách
nhiệm không chú ý kiểm tra an toàn của phương tiện vận chuyển,
phóng bừa, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông vận tải [63].
Trong Công văn này cũng đã nhắc tới hình phạt quá mức đối với
người vi phạm trong trường hợp có hỗn hợp lỗi của lái xe và nạn nhân hoặc
xử phạt lái xe mặc dù tai nạn hoàn toàn do lỗi của nạn nhân gây nên.
Hay trong Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người
tại Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao cũng
đã phân biệt giữa tội giết người và tội vô ý làm chết người như sau:
35
Mặt khách quan rất giống nhau: cũng là một hành vi làm
chết người khác. Nhưng mặt chủ quan, và tính chất nguy hiểm cho
xã hội, thì rất khác nhau. Ở tội vô ý làm chết người, không những
can phạm không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra, hoặc
không có thái độ thờ ơ mặc kệ cho hậu quả đó xảy ra mà còn không
thấy được trước hậu quả đó mà đáng lẽ phải thấy và có thể thấy,
hoặc tuy có thấy trước hậu quả có thể xảy ra, nhưng chủ quan tin vào
một điều kiện cụ thể nào đó sẽ làm cho hậu quả không xảy ra [63].
Văn bản này còn phân biệt rõ ràng giữa cố ý gián tiếp làm chết người
với vô ý quá tự tin làm chết người và phân biệt giữa trường hợp định giết
người này nhưng lại làm chết người khác.
Như vậy, có thể thấy pháp luật hình sự trong thời kỳ xây dựng xã hội
chủ nghĩa đã có những bước tiến rất lớn về mặt lập pháp. Trong các văn bản
pháp luật, quy định về lỗi vô ý tuy chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nhưng
chúng đã ngày càng được chú trọng, văn bản hướng dẫn tương đối hợp lý, cụ
thể, tạo điều kiện cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật một cách dễ
dàng, thuận lợi, đảm bảo xét xử công bằng.
2.1.3. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể
từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật
hình sự năm 1999
Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, cả nước đang đi lên
xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, BLHS năm 1985 đã kế thừa và phát
triển những thành tựu của luật hình sự Việt Nam. Sau bốn lần sửa đổi
(28/12/1989; 12/8/1990, 22/2/1992; 10/5/1997), BLHS năm 1985 đã phần nào
đáp ứng được đòi hỏi của xã hội về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
và dự báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới.
Định nghĩa pháp lý của các hình thức lỗi vô ý lần đầu tiên được chính
thức ghi nhận tại Điều 10 BLHS năm 1985:
36
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
- Người phạm tội do cẩu thấy trước khả năng gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
- Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không
xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được [53].
Định nghĩa đã phân biệt được lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với người đọc cũng như chủ thể áp dụng pháp
luật (ADPL). Bởi lẽ, ghi nhận hình thức lỗi trong BLHS chính là đảm bảo
thực hiện các nguyên tắc pháp luật nói chung, nguyên tắc pháp luật hình sự
nói riêng như: nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc TNHS
trên cơ sở có lỗi, v.v.. Ghi nhận hình thức lỗi vô ý còn có ý nghĩa phát huy tối
đa hiệu quả áp dụng các chế tài, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm
một cách tích cực nhất.
Với hơn 20 điều luật về tội phạm do lỗi vô ý ở Phần các tội phạm,
BLHS năm 1985 đã phần nào thể hiện được một cách hệ thống các tội do lỗi
vô ý cần được điều chỉnh tại thời điểm lúc bấy giờ. Trong đó, có những tội
được nhà làm luật quy định hẳn trong cấu thành tội phạm cơ bản là hành vi
được thực hiện do lỗi vô ý, ví dụ: tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước (Điều 93);
tội vô ý làm chết người (Điều 104); tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây
tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác (Điều 110),… Nhưng một số tội
đòi hỏi chúng ta phải tự xác định hình thức lỗi, bởi vì trong cấu thành tội
phạm không quy định rõ ràng, ví dụ: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 139); tội vi phạm các quy
định về an toàn giao thông vẫn tải (Điều 186),…
Cấu thành tội phạm của các tội do lỗi vô ý thường được BLHS năm
1985 quy định là cấu thành tội phạm vật chất, ví dụ: "Người nào vô ý gây
thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt…" (Khoản 1
37
Điều 140), "Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù…" (Khoản 1 Điều
104), "Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật
công tác gây hậu quả nghiêm trọng…" (Khoản 1 Điều 223), v.v...
Các cấu thành tội phạm trên có nhược điểm là quy định quá chung
chung, không cụ thể về dấu hiệu lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm cơ bản;
một số hành vi phạm tội có thể được thực hiện do các hình thức lỗi khác nhau
nhưng lại quy định trong cùng một điều luật với cùng một chế tài;… Điều này
dẫn đến tình trạng không đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự
Việt Nam, không đảm bảo được sự hợp lý, công bằng trong xét xử.
Để hướng dẫn áp dụng các tội vô ý của BLHS năm 1985, thời kỳ này
đã có rất nhiều văn bản dưới luật được ban hành.
Ví dụ:
Tại mục 3 Chương II của Nghị quyết 04-HĐTP ngày 29/11/1986 của
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân cao hướng dẫn áp dụng một số quy định
trong phần các tội phạm của BLHS đã hướng dẫn về hành vi khách quan của
các tội tại Điều 104, 186, 187, 188 BLHS năm 1985 như sau:
- Hành vi do cẩu thả hoặc quá tự tin mà làm chết người, thì
nói chung bị xử lý về tội vô ý làm chết người (Điều 104, Khoản 1)
như: người đi săn ban đêm do lầm lẫn mà bắn chết người.
- Hành vi vô ý làm chết người di vi phạm quy tắc nghề
nghiệp (như: công dân mắc đường dây dẫn điện do làm việc không
cẩn thận gây chết người qua đường) hoặc vi phạm quy tắc hành
chính (như: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có
thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người
qua đường,…) thì bị xử lý theo quy định của Điều 104, Khoản 2.
- Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người
khác do vi phạm một quy định hành chính cụ thể mà điều luật quy
38
định riêng (như các Điều 186, 187, 188, 190,…) thì bị xử lý theo
điều luật tương ứng. Thí dụ: lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai
nạn chết người bị xử lý theo Điều 186 về tội vi phạm các quy định
về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng [63].
Hay tại Phần VIII của Nghị quyết số 1-89/HĐTP ngày 19/4/1989 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng
một số quy định của BLHS đã hướng dẫn về hành vi của tội thiếu trách nhiệm
gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa như sau:
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
xã hội chủ nghĩa là các trường hợp vì thiếu trách nhiệm nên không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao mà để
cho tài sản xã hội chủ nghĩa do mình trực tiếp quản lý bị mất mát,
hư hỏng, lãng phí,… [63].
Như vậy, với việc ghi nhận chính thức chế định lỗi vô ý trong BLHS
năm 1985, đã cho ta thấy sự phát triển trong pháp điển hóa luật hình sự cũng
như trình độ lập pháp của các nhà làm luật trong thời kỳ này. Thể hiện chính
sách hình sự trong BLHS năm 1985 đó chính là TNHS của những tội do lỗi
vô ý sẽ nhẹ hơn so với tội do lỗi cố ý.
2.2. Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành
Do tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội đang phát triển, an ninh trật tự
ngày càng phức tạp, kéo theo các hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý
xảy ra ngày càng nhiều. Bởi vậy, BLHS năm 1985 mặc dù đã qua bốn lần sửa
đổi, bổ sung nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với hoàn
cảnh lúc bấy giờ. Từ thực tế đó, đòi hỏi chính sách pháp luật hình sự Việt
Nam phải điều chỉnh vấn đề này một cách kịp thời, góp phần đấu tranh phòng
ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi phạm tội.
BLHS năm 1999 ra đời đã góp phần quan trọng vào việc quản lý xã
hội theo trật tự do Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, các quy định của
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
Top 456+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự - Ha...
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOTLuận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
Luận văn: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật, HOT
 
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sựLuận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
Luận văn: Giới hạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật Tố tụng hình sự
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOTĐịnh tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
Định tội danh đối với tội tàng trữ mua bán trái phép chất ma túy, HOT
 
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hiếp dâm trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOTTội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sựLuận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
Luận văn: Các căn cứ quyết định hình phạt theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAYLuận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Tội giết người trên địa bàn tỉnh Nghệ An, HOT
 
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Tại Tòa Án, 9 Điểm
 

Similar to Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn

Similar to Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn (20)

Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAY
 
Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HOT.docx
Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HOT.docxNguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HOT.docx
Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Luật Tố Tụng Hình Sự, HOT.docx
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAYLuận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt cảnh cáo theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền con người bằng các quy phạm về tội phạm, HAY
 
Loại bỏ hình phạt tử hình trong tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Loại bỏ hình phạt tử hình trong tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tếLoại bỏ hình phạt tử hình trong tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Loại bỏ hình phạt tử hình trong tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
 
Đề tài: hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng đất, HOT
Đề tài: hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng đất, HOTĐề tài: hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng đất, HOT
Đề tài: hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng NaiLuận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Các hình phạt chính không tước tự do tỉnh Đồng Nai
 
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
Quyết định hình phạt đối với tội xâm phạm sở hữu tại TPHCM, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt namLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
 
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdfTội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật trong luật hình sự Việt Nam.pdf
 
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sựBiện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOT
Luận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOTLuận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOT
Luận văn: So sánh đối tượng chứng minh theo luật tố tụng, HOT
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHS
Luận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHSLuận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHS
Luận văn: Vai trò của luật sư trong phòng chống oan sai trong TTHS
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAYLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HAY
 
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Kiểm sát điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LAN ANH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LAN ANH NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Quốc Toản HÀ NỘI - 2011
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các sơ đồ Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý 6 1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý 6 1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý 11 1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý 13 1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ 20 1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý 20 1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ 21 1.3. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt 23 1.3.1. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm 23 1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt 26 Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 30 2.1. Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam 30 2.1.1. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) 30
  • 4. 2.1.2. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985 32 2.1.3. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 35 2.2. Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành 38 2.2.1. Trong Phần chung của Bộ luật hình sự hiện hành 39 2.2.2. Trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành 43 2.3. Những tồn tại, hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý 49 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý 56 3.1. Khái quát chung về thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý từ năm 2005 đến 2010 56 3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý đối với các loại tội phạm cụ thể 58 3.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người (Chương XII Bộ luật hình sự) 58 3.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm sở hữu (Chương XIV Bộ luật hình sự) 64 3.2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XIX Bộ luật hình sự) 66 3.2.4. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm trật tự quản lý hành chính (Chương XX Bộ luật hình sự) 75 3.2.5. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm về chức vụ được thực hiện do lỗi vô ý (Chương XXI Bộ luật hình sự) 76
  • 5. 3.2.6. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội phạm vô ý xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII Bộ luật hình sự) 78 3.2.7. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về các tội do lỗi vô ý xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (Chương XXIII Bộ luật hình sự) 80 3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng các quy định về tội vô ý theo Bộ luật hình sự hiện hành 81 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ LỖI VÔ Ý VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 84 4.1. Các giải pháp hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý 84 4.1.1. Sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý 84 4.1.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý 89 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý 93 4.2.1. T¨ng c-êng c«ng t¸c gi¶i thÝch, h-íng dÉn ¸p dông ph¸p luËt 93 4.2.2. N©ng cao n¨ng lùc, tr×nh ®é chuyªn m«n nghiÖp vô, ý thøc ph¸p luËt vµ tr¸ch nhiÖm nghÒ nghiÖp cña ®éi ngò ThÈm ph¸n Tßa ¸n c¸c cÊp, nhÊt lµ ®éi ngò ThÈm ph¸n Tßa ¸n cÊp huyÖn 94 4.2.3. T¨ng c-êng sù hîp t¸c vµ trao ®æi kinh nghiÖm lËp ph¸p h×nh sù víi n-íc ngoµi 98 KẾT LUẬN 101 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 109
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL : Áp dụng pháp luật BLHS : Bộ luật hình sự CTTP : Cấu thành tội phạm TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự
  • 7. Danh môc c¸c s¬ ®å Sè hiÖu s¬ ®å Tªn s¬ ®å Trang 1.1 Về lỗi vô ý vì quá tự tin 14 1.2 Về lỗi vô ý do cẩu thả 15 Danh môc c¸c biÓu ®å Sè hiÖu biÓu ®å Tªn biÓu ®å Trang 2.1 Tổng số vụ án do lỗi vô ý phải xét xử từ 2005 đến 2010 56
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Tội phạm là một thể thống nhất của mặt khách quan và mặt chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Những biểu hiện đó cùng với khách thể và chủ thể của tội phạm là những yếu tố cấu thành tội phạm (CTTP) - cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người phạm tội. Theo khoa học luật hình sự Việt Nam, bất cứ hành vi phạm tội nào, dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì giữa những biểu hiện bên ngoài và những quan hệ tâm lý bên trong, đều là hoạt động của con người cụ thể, xâm hại hoặc nhằm xâm hại những quan hệ xã hội nhất định. Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm được quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có tội phạm. Việc thừa nhận lỗi như là một căn cứ để truy cứu TNHS là một nguyên tắc cơ bản, tiến bộ trong pháp luật hình sự Việt Nam. Mặc dù lỗi có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tiễn pháp luật việc quy định các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm nói chung và dấu hiệu lỗi nói riêng trong một số CTTP vẫn còn có những bất cập, hạn chế nhất định, như không quy định hoặc quy định về lỗi, các hình thức lỗi, trong đó có lỗi vô ý chưa rõ ràng, mâu thuẫn, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng người tiến hành tố tụng hiểu sai, áp dụng sai trong định tội danh và quyết định hình phạt. Từ đó, làm cho hiệu quả, chất lượng giải quyết vụ án hình sự hạn chế, tình trạng xét xử oan, sai đối với người thực hiện hành vi hay bỏ lọt tội phạm vẫn tiếp diễn; nhiều vụ án hình sự không được giải quyết theo trình tự luật định, tình trạng tồn đọng án đang có dấu hiệu gia tăng, v.v...
  • 9. 2 Trước tình hình trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam" là cần thiết, khách quan, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, dưới những góc độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng, điển hình như: Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; NguyÔn Ngäc Hßa (2008), Téi ph¹m vµ cÊu thµnh téi ph¹m, NXB C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi; Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm: Lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội; §µo TrÝ óc (2000), LuËt h×nh sù ViÖt Nam, QuyÓn I: "Nh÷ng vÊn ®Ò chung", NXB Khoa häc x· héi, Hµ Néi; Vâ Kh¸nh Vinh (1994), Nguyªn t¾c c«ng b»ng trong luËt h×nh sù ViÖt Nam, NXB C«ng an nh©n d©n, Hµ Néi; ViÖn Nghiªn cøu Nhµ n-íc vµ Ph¸p luËt (1993), M« h×nh lý luËn vÒ Bé luËt h×nh sù ViÖt Nam (PhÇn chung), NXB Khoa häc x· héi, Hµ Néi; Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Lao động - xã hội; Cao Thị Oanh, Vấn đề mặt chủ quan của đồng phạm, Tạp chí Luật học 2/2002; Trần Quang Tiệp, Một số vấn đề lỗi trong luật hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/1999; Lê Thị Thu Thủy (2003), Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, v.v.. Tuy nhiªn, qua nghiªn cøu, kh¶o s¸t néi dung c¸c s¸ch chuyªn kh¶o, c¸c luËn ¸n, luËn v¨n vµ c¸c bµi b¸o khoa häc vÒ chế định lỗi vô ý cña c¸c nhµ khoa häc luật hình sự ë n-íc ta, cho thÊy hÇu hÕt ®ã lµ c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu c¬ b¶n về các vấn đề chung của luật hình sự, cßn ®èi víi chế định lỗi vô ý, nh×n mét c¸ch tæng quan, ch-a ®-îc quan t©m mét c¸ch ®óng møc. Nh÷ng nghiªn cøu vÒ lỗi vô ý míi chØ dõng l¹i ë c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu ®¬n lÎ,
  • 10. 3 hoÆc lµ ®Ò cËp ®Õn các yếu tố CTTP, hoặc là về mặt chủ quan của tội phạm, hoÆc lµ ®-îc thÓ hiÖn mét phÇn trong kÕt qu¶ cña c¸c c«ng tr×nh nghiªn cøu kh¸c vÒ phần chung của luật hình sự. Có thể nói hiện nay ở Việt nam vẫn ch-a triÓn khai nghiªn cøu cã hÖ thèng, toµn diÖn vµ s©u s¾c vÒ lỗi vô ý d-íi gãc ®é lý luËn và thực tiễn áp dụng. Do đó, nguyªn nh©n cña những tån t¹i, bÊt cËp trong thùc tiÔn ¸p dông những quy định về lỗi vô ý ch-a ®-îc ph©n tÝch cã hÖ thèng ®Ó ®-a ra nh÷ng kiÕn nghÞ, gi¶i ph¸p ®ång bé. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài với những mục đích sau: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu, phân tích thực tiễn pháp luật Việt nam quy định về lỗi vô ý và thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp, rút ra được những tồn tại, hạn chế của việc quy định và áp dụng các quy định về lỗi vô ý và những nguyên nhân của nó; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của luật hình sự về lỗi vô ý. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể đạt được mục đích đó, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề chung về lỗi, lỗi vô ý, các hình thức và vai trò của lỗi vô ý, phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và với sự kiện bất ngờ; Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ thực tiễn pháp luật hình sự quy định về lỗi vô ý;
  • 11. 4 - Nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng các quy định về lỗi vô ý trong hoạt động xét xử của các Tòa các cấp từ năm 2005 đến 2010; - Phân tích rút ra những tồn tại và hạn chế của các quy định về lỗi vô ý trong BLHS hiện hành và thực tiễn áp dụng; - Trên cơ sở phân tích sự cần thiết, những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật quy định về lỗi vô ý, luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về lỗi vô ý. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Đồng thời được tiến hành bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, logic, đối chiếu thực tiễn, thống kê, v.v... Nhờ vậy, những vấn đề có liên quan tới lỗi vô ý được xem xét, đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện, có hệ thống và xác thực. 5. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật nói chung và vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật,…
  • 12. 5 6. Những điểm mới của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu hệ thống, toàn diện, đầy đủ về vấn đề về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới của luận văn là: - Làm sáng tỏ hệ thống những vấn đề lý luận về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam; - Phân tích một cách sâu sắc và đánh giá toàn diện về sự thể hiện của lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành; - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về lỗi vô ý; nêu ra những hạn chế, bất cập về mặt lập pháp, những tồn tại trong trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Và trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp khả thi để hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu của áp dụng pháp luật về lỗi vô ý. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định Bộ luật hình sự hiện hành về lỗi vô ý và nâng cao hiệu quả áp dụng.
  • 13. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỖI VÔ Ý TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, bản chất, điều kiện và các dạng lỗi vô ý 1.1.1. Khái niệm và bản chất của lỗi vô ý Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm nhiều nội dung khác nhau, chúng có ý nghĩa về mặt hình sự, trong đó có nội dung trả lời cho câu hỏi: Lí trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm như thế nào? Lỗi nãi chung, lỗi cố ý và lỗi vô ý nói riêng, nh×n d-íi gãc ®é triÕt häc cã mèi quan hÖ néi t¹i, t-¬ng t¸c víi nhau. §©y lµ mèi quan hÖ gi÷a c¸i riªng vµ c¸i chung. Víi t- c¸ch lµ c¸i chung, ph¹m trï lỗi bao giê còng ®-îc ®Æt trong quan hÖ víi lỗi cố ý và lỗi vô ý. ChÝnh v× lý lÏ ®ã, muèn hiÓu ®-îc kh¸i niÖm lỗi cố ý và lỗi vô ý víi c¸c mÆt kh¸c nhau cña nã th× nhÊt thiÕt ph¶i nhËn thøc ®-îc kh¸i niÖm chung vÒ lỗi. Lỗi lµ mét ph¹m trï ph¸p lý - x· héi phøc t¹p, ®-îc nghiªn cøu trong nhiÒu lÜnh vùc khoa học kh¸c nhau nh- triÕt häc, thÇn häc, gi¸o dôc häc, ®¹o ®øc häc, t©m lý häc, téi ph¹m häc, và luật học trong đó đặc biệt là sự quan tâm, nghiên cứu của khoa häc luật hình sự. Trong lÜnh vùc khoa häc luật hình sự, viÖc lµm s¸ng tá kh¸i niÖm lỗi lµ mét vÊn ®Ò hÕt søc quan träng, có ý nghĩa không dừng lại ở việc góp phần nhận thức bản chất của lỗi mà còn làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan. Tuy vËy, trong khoa häc luật hình sự vÉn cßn tån t¹i nh÷ng quan ®iÓm kh¸c nhau: - Quan điểm thứ nhất: Theo Từ điển Luật học: "Lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của một người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý" [4].
  • 14. 7 - Quan điểm thứ hai: Theo GS.TSKH Lê Cảm: Lỗi hình sự là mặt chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm hình sự, đồng thời là thái độ tâm lý của người có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên dưới hình thức cố ý hoặc vô ý [10]. - Quan điểm thứ ba: Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: "Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi khác không gây thiệt hại cho xã hội khi quyết định thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội" [10]. Mặc dù còn tồn tại sự khác nhau nhất định về cách tiếp cận, tên gọi của vấn đề, nhưng về cơ bản các các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng lỗi là một yếu tố thuộc mặt chủ quan của tội phạm, là sự kết hợp giữa yếu tố lý trí và ý chí, trong đó, lý trí thể hiện khả năng nhận thức hoặc không nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi hoặc kìm chế việc thực hiện hành vi đó để thực hiện một xử sự khác không trái với lợi ích của xã hội. Đồng thời, lỗi trong luật hình sự chính là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội được thể hiện qua sự đòi hỏi cụ thể của luật hình sự. Để nhận thức đúng đắn quan niệm về lỗi trong luật hình sự, cần phải nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các vấn đề thuộc nội hàm của lỗi, hay nói cách khác là các dấu hiệu của lỗi. Lỗi có hai dấu hiệu cơ bản: dấu hiệu về lý trí và dấu hiệu về ý chí của con người. - Yếu tố lý trí: Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng: "lý trí là khả năng nhận thức sự vật bằng suy luận" [71].
  • 15. 8 Hành vi của con người được hiểu là toàn bộ xử sự biểu hiện ra bên ngoài của họ trong một hoàn cảnh cụ thể. Nó chịu sự chi phối của điều kiện sinh hoạt vật chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - đó chính là hoàn cảnh khách quan. Nhưng đối với chính xử sự của mình, con người vẫn có tự do tương đối, thông qua hoạt động ý thức, họ có khả năng lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự phù hợp với những quy luật tự nhiên và xã hội theo những gì mà họ nhận thức được. Tính tự do của hành vi là "con người khi hành động không phải chỉ nhắm mắt thụ động, để cho hoàn cảnh khách quan lôi kéo… mà còn có tự do tương đối…" [17]. - Yếu tố ý chí: là sự thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở nhận thức, người phạm tội mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Đây chính là khả năng tâm lý của con người có thể tự mình lựa chọn và thực hiện các xử sự trong những điều kiện xã hội nhất định. Nhưng đó không có nghĩa là tùy tiện, bất chấp quy luật mà phải là sự nhận thức và làm theo quy luật để thỏa mãn nhu cầu của mình. Ngược lại, nếu con người lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự không phù hợp với quy luật, trái với lợi ích xã hội thì có nghĩa là họ đã tự tước bỏ sự tự do của mình và phải chịu trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Vì họ có khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi, có khả năng điều khiển được hành vi theo quy luật của xã hội nhưng thực tế tự bản thân họ đã lựa chọn xử sự trái với đòi hỏi của xã hội, gây ra thiệt hại cho xã hội. Khi đó, họ bị coi là có lỗi đối với việc thực hiện hành vi. Trách nhiệm mà họ phải gánh chịu có thể là trách nhiệm về đạo đức hoặc là trách nhiệm pháp lý. Nếu hành vi đó trái với lợi ích của xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ thì họ bị coi là có lỗi hình sự và buộc phải chịu TNHS. Như vậy, về mặt hình thức, lỗi bao gồm hai yếu tố cấu thành là lý trí và ý chí, một thể hiện khả năng nhận thức thực tại khách quan, một thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức là những yếu tố tâm
  • 16. 9 lý cần thiết của mọi hành động có ý thức của con người. Nếu xử sự gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi thì quá trình lý trí và ý chí phải có những đặc điểm nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại cho xã hội đã thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn, tự quyết định của chủ thể, trong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Từ những phân tích trên đây, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể định nghĩa lỗi trong luật hình sự như sau: Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể (cá nhân) có năng lực trách nhiệm hình sự, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và hậu quả do hành vi đó gây ra trong khi họ có đủ điền kiện để lựa chọn, thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lý các yếu tố lý trí và ý chí của con người, khoa học luật hình sự đã chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và khả năng gây ra hậu quả của hành vi, họ nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Còn đối với lỗi vô ý để có thể đưa ra một nhận định, một cách hiểu đúng về nó, cần phải làm rõ các yếu tố cấu thành nên lỗi vô ý: - Yếu tố ý chí: là khi chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, họ không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Các trường hợp chủ thể không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ là đặc điểm phản ánh trong CTTP, như: + Chủ thể không nhận thức được tính chất thực tế của hành vi và khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.
  • 17. 10 + Chủ thể tuy nhận thức được tính chất thực tế của hành vi nhưng hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành đó. + Chủ thể nhận thức được tính chất thực tế của hành vi, nhận thức được khả năng hậu quả xảy ra nhưng sau khi cân nhắc đã loại trừ khả năng đó khi lựa chọn thực hiện hành vi [28]. Việc có nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội hay không còn phụ thuộc vào điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan. Điều kiện khách quan chính là hoàn cảnh cụ thể mà người thực hiện hành vi có thể tự do lựa chọn xử sự của mình, tự do này là cả về thể xác và tinh thần. Điều kiện chủ quan chính là năng lực nhận thức và điều khiển hành vi, độ tuổi của chủ thể. Dựa trên sự phát triển về tâm lý và chính sách hình sự mà mỗi quốc gia sẽ quy định độ tuổi này khác nhau. Khi đạt độ tuổi nhất định, con người sẽ có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi. Và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Ở Việt Nam, chủ thể khi đủ 14 tuổi là bắt đầu có năng lực nhận thức, điều khiển hành vi và 16 tuổi là tuổi có năng lực nhận thức đầy đủ. - Yếu tố ý chí: chủ thể có điều kiện lựa chọn, thực hiện hành vi phù hợp với quy định của pháp luật hình sự, nhưng chủ thể đã tự mình tước bỏ điều kiện này và lựa chọn, thực hiện một hành vi khác - hành vi trái pháp luật hình sự. Như vậy, chủ thể khi thực hiện hành vi với lỗi vô ý đã không lựa chọn hành vi phạm tội mà thực chất chỉ lựa chọn một xử sự do không nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của nó. Và xử sự này ngẫu nhiên đồng nhất với hành vi phạm tội. Sự nhận thức, lựa chọn thực hiện hành vi của chủ thể thường không giống với hành vi thực tế khách quan xảy ra cũng như kết quả từ hành vi ấy. Trong suy nghĩ của họ hoàn toàn không mong muốn hành vi phạm tội xảy ra. Vì thế mà bản chất của lỗi vô ý chính là sự phủ định chủ quan với những đòi hỏi của xã hội được thông qua các đòi hỏi cụ thể của pháp
  • 18. 11 luật hình sự. Tuy nhiên, sự phủ định này không gay gắt, không quyết liệt, không trực tiếp như đối với lỗi cố ý. Về dấu hiệu này, Điều 15 Luật hình sự Trung Quốc cũng đã quy định: "Vô ý phạm tội là hậu quả xảy ra do nguyên nhân, khi người thực hiện hành vi cần phải thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả mà không thấy trước hoặc đã thấy trước nhưng cho rằng hậu quả đó có thể ngăn ngừa được" [24]. Chủ thể không nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong lỗi vô ý là do thái độ cẩu thả hoặc quá tự tin thiếu thận trọng khi đánh giá, lựa chọn xử sự. Trên thực tế, hành vi phạm tội do lỗi vô ý thường xảy ra bởi một số điều kiện: thiếu kỷ luật trong công tác, thiếu trách nhiệm, thái độ bất cẩn khi thực hiện hành vi, thiếu chuyên môn kỹ thuật,... Và xảy ra trong các lĩnh vực của đời sống hàng ngày, hoặc liên quan đến chuyên môn, quản lý,... Từ những nhận định và phân tích trên đây, có thể đưa ra quan niệm về lỗi vô ý như sau: Lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện để nhận thức được. 1.1.2. Các điều kiện của lỗi vô ý Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì điều kiện được hiểu là "điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc gì đó, hình thành một cái nào đó" [71]. Căn cứ vào hình thức của lỗi, bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý, do vậy, khi xem xét đến điều kiện của lỗi vô ý, tác giả tiếp cận ở khía cạnh, đó là điều kiện để một người bị coi là có lỗi nói chung và điều kiện để một người bị coi là có lỗi vô ý nói riêng. Bản chất của lỗi đó chính là sự phủ định chủ quan đòi hỏi của xã hội. Chủ thể bị coi là có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi họ có điều các điều kiện
  • 19. 12 khách quan và chủ quan để có thể lựa chọn xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Đó chính là sự tước tự do trong ý thức chủ quan của chủ thể - nguyên nhân dẫn đến hành vi mất tự do trên thực tế - hành vi trái với đòi hỏi của xã hội, trái với luật hình sự. Từ đó ta có thể rút ra những điều kiện để một người bị coi là có lỗi như sau: Thứ nhất, chủ thể phải có năng lực tự do - năng lực nhận thức được đòi hỏi của xã hội và năng lực điều khiển được hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Đây chính là vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự. Chỉ những chủ thể có năng lực tự do thì mới có thể có lỗi. Người không có năng lực tự do thì không thể có lỗi; Thứ hai, chủ thể có năng lực tự do chỉ có thể có lỗi trong trường hợp cụ thể khi có điều kiện phát huy năng lực đó - điều kiện cho phép chủ thể trong trường hợp cụ thể biến năng lực tự do thành sự tự do thực sự; Thứ ba, chủ thể không sử dụng năng lực tự do và điều kiện cho phép trong trường hợp cụ thể để lựa chọn hành vi tự do mà đã lựa chọn hành vi nguy hiểm cho xã hội - hành vi mất tự do [28]. Như vậy, chủ thể cần phải hội tụ cả ba điều kiện trên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì mới bị coi là có lỗi. Tuy nhiên, đối với lỗi vô ý thì để một chủ thể bị coi là lỗi khi thực hiện hành vi thì ngoài việc đáp ứng các các điều kiện của lỗi nói chung, chủ thể cần phải có thêm các điều kiện khác cụ thể như sau: Thứ nhất, chủ thể không nhận thức được đầy đủ các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Sự nhận thức này có thể là không nhận thức không đầy đủ (đối với lỗi vô ý vì quá tự tin) hoặc có thể là không nhận thức được (đối với lỗi vô ý do cẩu thả). Đây là điều kiện bắt buộc đối với người thực hiện hành vi do lỗi vô
  • 20. 13 ý, bởi lẽ nếu chủ thể nhận thức được một cách rõ ràng, đầy đủ các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi thì không thể thuộc trường hợp vô ý được, mà đó phải là lỗi cố ý. Sự nhận thức không đầy đủ này có thể xuất phát từ việc cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc cho rằng nếu có xảy ra thì có thể ngăn ngừa được. Thứ hai, chủ thể phải có sự tin tưởng quá mức cần thiết hoặc sự cẩu thả, thiếu thận trọng trong việc đánh giá hành vi. Sự tin tưởng quá mức cần thiết (đối với lỗi vô ý vì quá tự tin) là sự tin tưởng vào sự khéo léo, hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ kỹ thuật của mình… cho rằng hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì sẽ ngăn ngừa được. Lỗi của chủ thể chính là ở chỗ đã quá tin tưởng vào khả nhận thức của mình. Hoặc chủ thể đã thể hiện sự cẩu thả, thiếu thận trọng trong việc đánh giá hành vi (đối với lỗi vô ý do cẩu thả), đó chính "là việc chủ thể khi hành động không đến nơi đến chốn, không cẩn thận, chỉ cốt làm cho xong việc, lơ đãng trong công việc". Riêng đối với lỗi vô ý do cẩu thả cần phải có thêm một điều kiện quan trọng khác đó là chủ thể có nghĩa vụ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, điều kiện này xuất phát từ chính công việc, quy tắc nghề nghiệp của chủ thể. 1.1.3. Các dạng của lỗi vô ý Như đã trình bày ở trên, lỗi vô ý được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội khi lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do không nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện để nhận thức được. Từ đó, BLHS hiện hành đã phân ra làm hai hình thức lỗi vô ý và khoa học luật hình sự gọi là: Lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. 1.1.3.1. Lỗi vô ý vì quá tự tin Lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  • 21. 14 Sơ đồ 1.1: Về lỗi vô ý vì quá tự tin - Về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn, thực hiện hành vi đã nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và nhận thức được khả năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là sự nhận thức được tính chất gây thiệt hại cho xã hội của hành vi đang thực hiện trên cơ sở nhận thức được những tình tiết khách quan - những tình tiết tạo nên tính gây thiệt hại của hành vi. Những tình tiết đó có thể là mặt thực tế của hành vi, là đặc điểm hiện hữu của đối tượng tác động tội phạm, hoặc là những điều kiện khách quan như công cụ, thủ đoạn phạm tội, v.v... Tuy nhiên, sự nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của người phạm tội trong trường hợp lỗi này đó là sự nhận thức không đầy đủ. Ngoài ra, người phạm tội còn nhận thức được khả năng có thể xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó là sự thấy trước về mặt thời gian khi thực hiện hành vi phạm tội. Thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả là người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Đối với người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin khả năng hậu quả xảy ra và khả năng hậu quả không xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sự. Vô ý vì quá tự tin Lý trí (nhận thức) Ý chí (mong muốn) Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi Nhận thức được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Không mong muốn hậu quả xảy ra
  • 22. 15 - Về ý chí: Người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa lỗi cố ý gián tiếp với lỗi vô ý vì quá tự tin. Như đã trình bày ở trên, người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin đã thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra, tuy nhiên trước khi quyết thực hiện hành vi người phạm tội đã cân nhắc, tính toán và cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, tin vào khả năng hậu quả không xảy ra. "Sự cân nhắc, tính toán này có thể dựa vào những căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệm, trình độ kỹ thuật của mình hoặc tin và những tình tiết khách quan bên ngoài khác" [72]. Nhưng căn cứ này không vững chắc, không chính xác. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp vô ý vì quá tự tin chính là ở chỗ đã quá tin tưởng vào khả năng thực hiện hành vi của mình. Do đó, về mặt ý chí của người phạm tội trong trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi lẽ không thể có việc người phạm tội đã loại trừ khả năng hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm lại mong muốn hậu quả đó xảy ra. 1.1.3.2. Lỗi vô ý do cẩu thả Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Sơ đồ 1.2: Về lỗi vô ý do cẩu thả Vô ý do cẩu thả Lý trí (nhận thức) Nghĩa vụ của chủ thể Không nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi Không nhận thức được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
  • 23. 16 Như vậy, lỗi vô ý do cẩu thả có hai dấu hiệu nhận biết sau: - Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có hai trường hợp mà người phạm tội không thấy trước được hậu quả nguy hiểm đó là: + Trường hợp thứ nhất: Người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng có nghĩa là không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. + Trường hợp thứ hai: Người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có nghĩa là họ hoàn toàn không nghĩ đến khả năng hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi xảy ra. Trường hợp này cho phép chúng ta phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và các dạng lỗi khác vì người phạm tội do lỗi vô ý do cẩu thả hoàn toàn không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không nhận thấy hành vi đó có thể gây ra hậu quả mặc dù họ có đủ điều kiện để thấy trước. Hành vi phạm tội do lỗi vô ý do cẩu thả có mức độ nguy hiểm ít hơn hành vi phạm tội do lỗi vô ý vì quá tự tin vì hành vi phạm tội vì quá tự tin là kết quả của sự nhận thức tương đối đầy đủ về hành vi. Ví dụ: - Vô ý vì quá tự tin: Báo Người lao động đưa tin: Ngày 5/7/2009, Công an huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phan Tấn Nghĩa, cư trú tại ấp Thuận Nam, xã Thuận Thành về tội vô ý làm chết người. Theo điều tra ban đầu, ông Phan Tấn Nghĩa thường xuyên dùng bẫy điện để chống trộm, chống chuột, bảo vệ
  • 24. 17 đàn vịt của mình. Khi làm việc này ông có thông báo rộng rãi với hàng xóm để mọi người biết và tránh không bị điện giật. Vào lúc 2h ngày 4/7, anh Nguyễn Minh Trung, người địa phương, ra đồng soi cá. Khi đi ngang chòi vịt của ông Nghĩa, anh Trung vướng vào đường dây điện do ông Nghĩa gài sẵn. Bị điện giật, anh Trung chết tại chỗ. Như vậy, ông Nghĩa đã thực hiện hành vi làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì, khi làm hàng rào bằng dây điện ông Nghĩa biết rằng hành vi của mình có thể gây chết người, nhưng ông Nghĩa tin rằng mình đã nói cho mọi người biết rằng hàng rào có điện thì sẽ không ai đi vào đó và sẽ không có ai bị điện giật, ông Nghĩa chỉ làm với mục đích là bảo vệ đàn vịt của mình. Hậu quả anh Trung chết là nằm ngoài sự mong muốn của ông Nghĩa. - Vô ý vì cẩu thả: Tạp chí Tòa án nhân dân số 4 năm 2007 có đưa bài của tác giả Nguyễn Tấn Tám như sau: Đào Văn Hùng là chủ sở hữu hợp pháp một chiếc xe ô tô hiệu IFA trọng tải 0,5 tấn. Tháng 6/2005, Hùng thuê Triệu Công Sức lái xe cho mình bằng một hợp đồng miệng. Khi thuê Sức, Hùng có hỏi Sức có giấy phép lái xe theo quy định không? Sức xuất trình giấy phép lái xe cho Hùng xem, Hùng nhìn thấy giấy phép lái xe của Sức nhưng không kiểm tra cụ thể và giao xe cho Sức điều khiển. Thực tế giấy phép lái xe của Sức là loại B2. Trong quá trình lái xe cho Hùng, một lần do không làm chủ được tốc độ và giữ khoảng cách cần thiết khi vượt xe ô tô cùng chiều nên S đã để ô tô của mình đâm vào xe mô tô đi ngược chiều do anh Thê điều khiển, làm anh Thê tử vong. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương đã truy tố Đào Văn Hùng về tội "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ" (Khoản 1 Điều 205 BLHS). Ta thấy, hành vi của Đào Văn Hùng được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả. Bởi vì, Hùng là chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô hiệu IFA, khi giao cho Sức lái xe của mình thì Hùng phải có trách nhiệm kiểm tra xem Sức có đủ điều kiện hay không. Khi Sức đưa giấy phép lái xe cho Hùng kiểm tra, do cẩu
  • 25. 18 thả, thiếu trách nhiệm, Hùng đã không kiểm tra kỹ và cho rằng Sức đủ điều kiện lái xe. Và Hùng phải chịu trách nhiệm về hành vi này. Xét về mức độ lỗi thì lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nguy hiểm hơn vô ý do cẩu thả. Ở ví dụ trên, ông Nghĩa hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình có thể gây hậu quả, từ đó, có thể lựa chọn cho mình xử sự khác, phù hợp với đòi hỏi của xã hội (cụ thể ở đây là sẽ tìm biện pháp khác không gây chết người mà vẫn có thể bảo vệ được đàn vịt) nhưng ông Nghĩa đã không làm vì ông tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra. Còn ở vô ý do cẩu thả, người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, đồng thời không thấy được hậu quả của hành vi nên sẽ không có khả năng lựa chọn xử sự khác, phù hợp với quy định của pháp luật. Nên hành vi của người phạm tội trong trường hợp này sẽ ít nguy hiểm hơn. - Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra. Nhưng người phạm tội đã không thấy vì cẩu thả, thiếu thận trọng trong khi lựa chọn, thực hiện hành vi. Về chủ thể: trong cùng một độ tuổi nhất định, người phạm tội có năng lực nhận thức các yêu cầu của xã hội một cách khác nhau. Năng lực này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tri thức, hiểu biết văn hóa xã hội, các quy tắc an toàn, nội quy, quy định,… do luật định. Ví dụ: Nghĩa vụ của người lái xe, nghĩa vụ của y tá, bác sỹ, nghĩa vụ của người có trách nhiệm bảo quản tài sản, quy định phòng cháy chữa cháy, chất độc, chất nổ, chất phóng xạ, v.v.. Về mặt khách quan: trong những điều kiện cụ thể, xã hội có những đòi hỏi nhất định khi chủ thể thực hiện hành vi của mình và họ có nghĩa vụ phải nhận thức được khả năng hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. TNHS chỉ đặt ra đối với người thực hiện hành vi gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội với lỗi vô ý do cẩu thả khi xác định chắc chắn được người thực hiện hành vi phải thấy trước "và" có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm
  • 26. 19 cho xã hội xảy ra. Dấu hiệu "phải thấy" ở trường hợp vô ý do cẩu thả có nghĩa là người phạm tội có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc mà họ đã vi phạm. Nghĩa vụ đó phát sinh từ địa vị cụ thể của người phạm tội, buộc họ phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, dấu hiệu "có thể thấy" ở đây có nghĩa là người phạm tội có đủ điều kiện khách quan (hoàn cảnh cụ thể bên ngoài) cũng như điều kiện chủ quan (trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, v.v...) để có thể thấy trước hành vi vi phạm của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đối với trường hợp người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm này thì không đặt ra TNHS đối với họ. Điều 11 BLHS quy định: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó,…" [54]. Vấn đề TNHS đối với người thực hiện hành vi với lỗi vô ý do cẩu thả thông thường chỉ đặt ra khi hành vi này đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (ví dụ: Điều 301 BLHS quy định: "Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng,…" [54]. Hậu quả nghiêm trọng ở đây là hậu quả đối với hoạt động tư pháp nói riêng cũng như cho xã hội nói chung. Người bỏ trốn có thể gây khó khăn cho việc điều tra vụ án hoặc tiếp tục phạm tội mới gây rối an ninh trật tự xã hội,…). Nhưng đôi khi TNHS cũng được xem xét khi hậu quả chưa thực sự xảy ra nhưng lại có khả năng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời (ví dụ: Khoản 4 Điều 202 BLHS quy định: "Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời,…").
  • 27. 20 1.2. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý và sự kiện bất ngờ 1.2.1. Phân biệt lỗi vô ý với lỗi cố ý Lỗi cố ý là hình thức lỗi, trong đó chủ thể lựa chọn và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mặc dù đã ý thức (nhận thức) được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Hay nói cách khác "lỗi cố ý là trường hợp lỗi, trong đó chủ thể đã lựa chọn hành vi phạm tội và đã thực hiện hành vi đó" [28]. Trong khi đó, lỗi vô ý với hai dấu hiệu đặc trưng như đã trình bày, người phạm tội không nhận thức được hoặc nhận thức không đầy đủ đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi quyết định thực hiện hành vi, không thấy được khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa lỗi vô ý với lỗi cố ý, đối với lỗi cố ý về mặt ý chí chủ thể nhận thức rõ được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ở lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể không nhận thức được các đặc điểm thể hiện tính chất nguy hiểm xã hội của hành vi, còn đối với lỗi vô ý vì quá tự tin chủ thể tuy cũng nhận thức được các đặc điểm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhưng sự nhận thức này là không đầy đủ, không rõ ràng. Chính vì vậy mà ở trường hợp lỗi cố ý, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội, còn ở lỗi vô ý chủ thể chỉ lựa chọn và thực hiện một xử sự do không nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bên cạnh đó, xét về bản chất của lỗi cố ý và lỗi vô ý, chúng ta còn thấy được những sự khác biệt cơ bản khác. Cụ thể giữa lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp. Về mặt lý trí của lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi cố ý gián tiếp nói riêng và lỗi cố ý nói chung có sự giống nhau đó là đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tuy nhiên, ở lỗi cỗ ý gián tiếp, khi lựa chọn thực hiện hành vi phạm tội chủ thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm và đã chấp nhận khả năng hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin, chủ thể đã loại trừ khả năng đó, cho rằng khả năng đó không xảy ra
  • 28. 21 hoặc sẽ ngăn ngừa được. Nói cách khác, trường hợp cố ý gián tiếp, chủ thể thấy trước được khả năng hiện thực của hậu quả nguy hiểm cho xã hội ngay cả trước, trong và sau khi thực hiện hành vi. Còn vô ý vì quá tự tin việc nhìn thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội chỉ là tưởng tượng hoặc sau khi thực hiện hành vi chủ thể mới nhận thức được hậu quả đó. Ví dụ: Cố ý gián tiếp: A và B đã có mẫu thuẫn, xích mích với nhau từ lâu. Một hôm, ở ngoài chợ, A và B lại tiếp tục cãi nhau (A đang cầm dao). Do đang bực tức về chuyện gia đình, cộng thêm việc B gây chuyện với mình, A đã dùng dao đâm bừa vào B làm B chết. Khi đâm, A nhận thức được hành vi của mình có thể dẫn đến chết người. Nhưng do bực tức nên A đã đâm B mà không quan tâm đến kết quả sẽ như thế nào. A không mong muốn B chết nhưng B có chết thì A cũng mặc. Vô ý vì quá tự tin: A là thợ săn. Trong một lần đi săn, A nhằm bắn một con thú trong rừng và tin rằng sẽ bắn trúng mà không để đạn lạc vào người khác. Nhưng A không hề biết rằng B đang làm cỏ trong một khu đất gần đấy. Và khi A bắn trượt con thú, đạn đã trúng vào B. B đã tử vong. Trong trường hợp này A đã không biết sự có mặt của B và A cũng không thấy trước được khả năng mình sẽ bắn vào B, làm B tử vong. B tử vong là nằm ngoài mong muốn của A. 1.2.2. Phân biệt lỗi vô ý với sự kiện bất ngờ Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi gây thiệt hại đó không phải chịu TNHS vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình hay nói cách khác là họ không có lỗi. Như vậy, sự khác nhau trực diện cơ bản giữa lỗi vô ý và sự kiện bất ngờ là giữa việc gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp có lỗi (lỗi vô ý) và gây hậu quả nguy hiểm trong trường hợp không có lỗi (sự kiện bất ngờ).
  • 29. 22 Đồng thời xét về bản chất của các hình thức lỗi vô ý, trong đó có lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ, bên cạnh những điểm giống nhau, giữa chúng còn tồn tại những điểm khác nhau cơ bản. Lỗi vô ý do cẩu thả giống với sự kiện bất ngờ ở chỗ: chủ thể thực hiện hành vi đều không thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Nhưng trong trường hợp vô ý do cẩu thả thì chủ thể không thấy trước hậu quả nguy hiểm là do cẩu thả, còn trong sự kiện bất ngờ, chủ thể không thấy trước hậu quả là do hoàn cảnh khách quan hoặc do khả năng chủ quan. Hành vi khách quan trong sự kiện bất ngờ là hành vi duy nhất mà chủ thể có thể thực hiện được trong điều hiện, hoàn cảnh đó hoặc có xử sự khác nhưng họ không đủ điều kiện để lựa chọn. Hay nói cách khác, trong lỗi vô ý do cẩu thả, chủ thể đã lựa chọn thực hiện một xử sự mà không biết rằng biện pháp đó sẽ gây ra thiệt hại cho xã hội. Còn ở sự kiện bất ngờ thì chủ thể không thể lựa chọn được bất kỳ một xử sự nào khác ngoài xử sự mà họ đã thực hiện và gây thiệt hại. Việc phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả với sự kiện bất ngờ có ý nghĩa rất quan trọng cả về hoạt động thực tiễn và lý luận. Nếu như không nhận thấy sự khác biệt giữa chúng thì sẽ không xác định đâu là hành vi gây thiệt hại do lỗi và đâu là hành vi gây thiệt hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ. Từ đó có thể gặp khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nhất là trong hoạt động định tội danh, có thể xác định oan hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc rơi vào quan điểm "định tội theo biểu hiện của hành vi khách quan", trái với một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự - nguyên tắc TNHS trên cơ sở có lỗi. Ví dụ: A đang điều khiển xe ô tô trên đường quốc lộ. A đã có bằng lái xe ô tô và trong khi lái xe thì A hoàn toàn tỉnh táo. A đi đúng phần đường dành cho xe ô tô, đúng tốc độ cho phép, xe của A đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật. Bất chợt, từ trong ngõ B chạy ra, lao thẳng vào đầu xe của A. Do không phản ứng kịp nên A đã đâm B, gây thương tích. Như vậy, trong trường hợp này A không nhận thức được việc sẽ đâm vào B do hoàn cảnh khách quan. A không có lỗi.
  • 30. 23 1.3. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm và hình phạt 1.3.1. Vai trò của lỗi vô ý trong vấn đề tội phạm 1.3.1.1. Vai trò của lỗi vô ý trong việc xác định tội phạm Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành thì: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [54]. Đồng thời, theo khoa học luật hình sự thì tội phạm được hiểu một cách khái quát là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Xét dưới góc độ các yếu tố hợp thành thì tội phạm bao gồm bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi chính là một trong những dấu hiệu cơ bản. Khi đề cập đến vấn đề xác định tội phạm tác giả tiếp cận dưới góc độ làm rõ, xác định các yếu tố CTTP. Trong việc xác định các yếu tố CTTP thì yếu tố lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng có vai trò rất quan trọng, nó còn được nâng lên thành nguyên tắc luật định - nguyên tắc có lỗi. Nguyên tắc có lỗi là một trong những nguyên tắc được quy định trong nhiều ngành luật. Đặc biệt trong luật hình sự thì nguyên tắc này được coi là một nguyên tắc cơ bản. Có lỗi là cơ sở chủ quan để có thể buộc chủ thể phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra. Nếu không có lỗi thì chủ thể không phải chịu TNHS, cho dù hành vi đó đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
  • 31. 24 Trong nhiều trường hợp lỗi vô ý có vai trò trực tiếp xác định tội phạm, có nghĩa là chỉ với lỗi vô ý thì hành vi mới CTTP đó. Trong tổng số 272 CTTP tại BLHS hiện hành, có 20 CTTP thể hiện rõ dấu hiệu lỗi cố ý hay lỗi vô ý, trong đó có 8 CTTP được mô tả trực tiếp là lỗi vô ý trong tên tội danh. Ví dụ: tội vô ý làm chết người, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự. Như vậy, rõ ràng đối với loại tội này thì dấu hiệu lỗi vô ý có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ khi người phạm tội thực hiện với lỗi vô ý thì chúng ta mới xác định được các căn cứ là người phạm tội có phạm các tội tương ứng nêu trên hay không. 1.3.1.2. Vai trò định tội danh của lỗi vô ý Định tội danh là "việc xác định ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp, chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm do quy phạm pháp luật hình sự quy định" [7]. Đây là hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực chất là quá trình đối chiếu so sánh những tình tiết của vụ án với các dấu hiệu của CTTP do BLHS hiện hành quy định. Nó được xem xét ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự. Và là một hoạt động trọng tâm mà các hoạt động tố tụng hình sự khác phải hướng tới trong quá trình giải quyết vụ án, là tiền đề cho việc phân hóa TNHS, cá thể hóa hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng, v.v... Định tội danh sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xét xử oan, sai, để lọt tội phạm. Vì vậy định tội danh có ý nghĩa quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
  • 32. 25 Quá trình định tội danh thường có ba giai đoạn, vai trò của lỗi vô ý trong từng giai đoạn này là khác nhau: - Đầu tiên, người tiến hành tố tụng phải làm sáng tỏ những dấu hiệu đặc trưng nhất của hành vi. Khi đó, vấn đề tiên quyết cần phải trả lời đó là: hành vi đang được xem xét có dấu hiệu tội phạm hay không? Vì vậy, dấu hiệu lỗi trong giai đoạn này đóng một vai trò quan trọng, đối với những hành vi thể hiện rõ ràng thái độ của người thực hiện là cố ý thì chúng ta chuyển sang giai đoạn thứ hai. Còn lại, chúng ta phải xác định rõ hành vi đó là cố ý hay vô ý, tránh nhầm lần giữa vô ý với không có lỗi, giữa lỗi hình sự với lỗi hành chính, lỗi dân sự. Từ đó kết luận hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm hay chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, pháp luật dân sự. Khi định tội danh, chủ thể có thẩm quyền phải chứng minh được mối liên hệ giữa yếu tố lý trí, ý chí của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả của hành vi. Nếu không có lỗi thì không có tội phạm và không đặt ra vấn đề TNHS với người thực hiện hành vi. Việc khẳng định có hay không có lỗi, nếu có thì là hình thức lỗi nào của người thực hiện hành vi cũng là một trong những hoạt động để xác định tội danh một cách chính xác. - Nếu hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm thì trong giai đoạn thứ hai, người tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi thuộc loại tội nào trong BLHS. Xác định rõ tội phạm này là tội do lỗi cố ý hay vô ý. Khi các dấu hiệu của khách thể, mặt khách quan, chủ thể của nhiều CTTP giống nhau thì chính hình thức lỗi của người phạm tội cho phép ta phân biệt các CTTP giống nhau đó. Ví dụ: Tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội vô ý làm chết người (Điều 98 BLHS) đều có khách thể là tính mạng con người, hành vi khách quan là tước đoạt tính mạng của con người, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội đều là người có đủ năng lực TNHS. Vì vậy, dấu hiệu để phân biệt hai loại tội này với nhau phải dựa vào hình thức lỗi: đối với tội giết người thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, còn tội vô ý làm chết người là lỗi
  • 33. 26 vô ý. Muốn định tội danh chính xác cần phải làm sáng tỏ nội dung của hình thức lỗi đối với CTTP đang xem xét trên cơ sở các tình tiết thực tế khách quan thu thập được. - Trong giai đoạn thứ ba, người tiến hành tố tụng phải chỉ rõ CTTP nào được áp dụng đối với hành vi đang xem xét: CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay đặc biệt tăng nặng của một điều luật, xác định xem có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra không? Người thực hiện hành vi cố ý hay vô ý gây ra hậu quả đó? v.v... Để từ đó xác định đúng CTTP cần áp dụng. 1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý với vấn đề hình phạt 1.3.2.1. Vai trò của lỗi vô ý trong việc quy định hình phạt Tội phạm và hình phạt là hai nội dung chính trong luật hình sự Việt Nam. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hệ thống hình phạt trong BLHS hiện hành có nhiều loại với mức hình phạt khác nhau. Việc quy định này xuất phát từ mục đích của hình phạt là trừng trị người phạm tội, đồng thời giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Việc quy định hình phạt, phân loại hình phạt, mức hình phạt dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Mặt khác, một trong những yếu tố để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó chính là lỗi nói chung, lỗi vô ý nói riêng. Hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS bao gồm 7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung. Hình phạt chính được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ nghiêm khắc của hình phạt, qua đó thể hiện mức độ nguy hiểm tăng dần mà hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội cụ thể. Thông
  • 34. 27 thường, những tội phạm thể hiện tính nguy hiểm cao cho xã hội thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đều được thực hiện với lỗi cố ý, thậm chí là lỗi cố ý trực tiếp, ngược lại đối với trường hợp lỗi vô ý thì người phạm tội thường phạm những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, và cùng lắm là tội phạm rất nghiêm trọng. Như vậy, tương ứng với các hình phạt được quy định và sắp xếp trong BLHS thì cũng tương ứng với các hình thức của lỗi theo thứ tự tăng dần về sự nhận thức hành vi phạm tội nguy hiểm cho xã hội và sự mong muốn hậu quả có xảy ra hay không, từ lỗi vô ý cho đến lỗi cố ý. Vai trò của lỗi nói chung và của lỗi vô ý nói riêng đối với việc quy định hình phạt thể hiện trước hết, là cơ sở gián tiếp để quy định hình phạt trong luật hình sự, bởi lẽ như đã trình bày ở phần 1.3.1.1 lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng là một yếu tố CTTP, tội phạm thì phải có lỗi, không có lỗi sẽ không có tội phạm. Và tội phạm là cơ sở để hình thành, quy định hình phạt trong luật hình sự, nhằm đưa ra những hậu quả pháp lý bất lợi (các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất) cho những người đã có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Như vậy lỗi vô ý cũng là cơ sở để quy định hình phạt. 1.1.3.2. Vai trò của lỗi vô ý trong việc quyết định hình phạt "Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể" [22]. Hình phạt được hiểu là hậu quả pháp lý của tội phạm. Quyết định hình phạt là hoạt động cuối cùng trong quá trình xét xử và nó chỉ đặt ra đối với người thực hiện hành vi phạm tội nhưng không thuộc trường hợp được miễn hình phạt. Quyết định hình phạt bao gồm: quyết định hình phạt chính, quyết định hình phạt bổ sung, quyết định biện pháp chấp hành hình phạt và quyết định các biện pháp tư pháp khác. Việc xác định đúng hành vi phạm tội (tội danh) chính là tiền đề cho việc xác định hậu quả pháp lý của tội phạm
  • 35. 28 (hình phạt). Định tội danh đúng là cơ sở để áp dụng đúng hình phạt với người phạm tội. Điều 45 BLHS quy định: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự" [54]. Để áp dụng đúng các căn cứ trên đây, chủ thể áp dụng phải nhận thức đúng nội dung, bản chất, ý nghĩa pháp lý của từng căn cứ cũng như mối liên hệ giữa các căn cứ này với nhau. Theo quy định này, một trong những căn cứ quyết định hình phạt là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Và để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đó thì phải xác định được tổng thể các yếu tố CTTP, trong đó lỗi là một dấu hiệu bắt buộc chứng minh. Nếu so sánh những hành vi phạm tội gây hậu quả giống nhau trong điều kiện, hoàn cảnh như nhau thì hành vi được thực hiện do lỗi cố ý thường được nhà làm luật quy định có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn hành vi do lỗi vô ý và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi cố ý cũng nghiêm khắc hơn. Ví dụ: Khoản 1 Điều 104 BLHS quy định hình phạt cho người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là "phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm", trong khi đó Khoản 1 Điều 108 BLHS quy định người nào phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì chỉ bị "phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm". Các hình thức của lỗi vô ý cũng có vai trò trong việc quyết định hình phạt công bằng, hợp lý và đúng pháp luật. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong các điều kiện giống nhau thì tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý vì quá tự tin nguy hiểm hơn tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý do cẩu thả. Vì trong trường hợp phạm tội do vô ý vì quá tự tin người phạm tội tuy không thấy rõ
  • 36. 29 hậu quả nguy hiểm cho xã hội như trong trường hợp phạm tội do cố ý, nhưng người phạm tội vẫn thấy trước khả năng gây ra hậu quả của hành vi, còn ở lỗi vô ý do cẩu thả người phạm tội không thấy trước được khả năng hậu quả xảy ra mặc dù có nghĩa vụ và có thể thấy trước hậu quả đó. Và hình phạt áp dụng đối với tội do lỗi vô ý vì quá tự tin sẽ nặng hơn tội do lỗi vô ý do cẩu thả. Tiếp đó chúng ta phải xác định được mức độ lỗi trong những trường hợp cụ thể. Vì trong cùng một loại lỗi, mức độ thể hiện của nó cũng khác nhau, do đó, có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt. Các yếu tố xác định mức độ lỗi vô ý bao gồm: đặc điểm thái độ tâm lý của người phạm tội (mức độ suy nghĩ đắn đo của người phạm tội khi thực hiện tội phạm, mức độ thiếu trách nhiệm của chủ thể, nguyên nhân dẫn đến việc không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi;…); đặc điểm về nhân thân của người phạm tội (người phạm tội nhiều lần, tái phạm,… có thể có mức độ lỗi cao hơn người có nhân thân tốt); nguyên nhân phạm tội; hoàn cảnh phạm tội; v.v... đều ảnh hưởng lớn đến mức độ lỗi và phải được xem xét toàn diện khi quyết định hình phạt. Như vậy, ta thấy, lỗi vô ý có vai trò đảm bảo việc phân hóa TNHS một cách chính xác. Nhưng khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc hình thức, loại và mức độ lỗi của bị cáo. Và "cũng cần phải lưu ý rằng đó cũng chỉ là một trong những yếu tố phải được cân nhắc trong dạng thống nhất với các yếu tố khác mới có căn cứ để quyết định được một hình phạt công bằng, hợp lý, phù hợp với các mục đích của hình phạt" [75].
  • 37. 30 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ LỖI VÔ Ý TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1. Lỗi vô ý trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam Lịch sử lập pháp hình sự nói chung, lịch sử lập pháp hình sự về lỗi vô ý nói riêng được chúng tôi nghiên cứu dựa trên lịch sử dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ: thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất (năm 1985), thời kỳ áp dụng BLHS năm 1985 và thời kỳ từ khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ 2 (năm 1999) cho đến nay (thời kỳ áp dụng BLHS). Đây là một quá trình đi từ việc quy định tản mạn, rời rạc các văn bản pháp luật về lỗi vô ý cho đến các quy định ngày càng khái quát và có hệ thống. Nghiên cứu một cách tổng thể lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam về lỗi vô ý sẽ giúp chúng ta có được một cái nhìn toàn diện, khái quát về quá trình phát triển của chế định lỗi vô ý trong luật hình sự, tạo cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật hình sự hiện hành, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện các quy phạm này. 2.1.1. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ Nhà nước phong kiến (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm đến việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chi, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc,… Có thể nhận thấy, dưới các triều đại thời kỳ này, các Vua chúa cũng đã có những quy định riêng về lỗi vô ý. Tuy nhiên, trước thời kỳ nhà Lê thì hầu như không có pháp luật thành văn (thời kỳ này pháp
  • 38. 31 luật chủ yếu dựa theo phán xét của nhà vua) hoặc tài liệu ghi chép còn lại cho đến nay là rất ít nên chúng ta không biết được có quy định vào về lỗi vô ý hay không. Đến thời kỳ vua Lê Thánh Tông, năm 1483, ông đã ban hành Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức, gồm 6 quyển với 13 chương, 722 điều. Đây được coi là công trình pháp điển hóa lớn nhất Việt Nam thời kỳ trung cổ. Pháp luật hình sự thời kỳ này có đề cập đến hình thức lỗi vô ý nhưng không nhắc đến khái niệm của nó và không quy định tội nào thực hiện với lỗi vô ý mà chỉ quy định về sự phân hóa TNHS và hình phạt trong một số trường hợp phạm tội do lỗi vô ý, trong đó TNHS đối với tội do lỗi cố ý nặng hơn so với lỗi vô ý. Ví dụ: Các nhà làm luật thời Lê thường nghiêm trọng hóa hành vi gây thiệt hại với lỗi cố ý và khoan dung độ lượng đối với hành vi do lỗi cố ý, điều này được thể hiện khá rõ. Hình phạt và bồi thường thiệt hại do những hành vi phạm pháp với lỗi vô ý, sơ ý gây ra sẽ được giảm bớt. Chẳng hạn: Điều 47: "Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt vì lầm lỡ hay vì cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu nệ để hợp với ý nghĩa xử hình án. Tha người lầm lỡ không kể tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ" [58]. Điều 479: "Đánh chết người thì xử tội giảo, đánh chết không phải bằng mũi nhọn và không phải cố ý giết người thì xử tội lưu đi châu xa" [58]. Hoặc các Điều 494, 498,… của Bộ luật cũng đã quy định về hành vi vô ý gây thương tích, vô ý làm chết người,… và hình phạt được áp dụng để phân biệt với hành vi cố ý. Bên cạnh Bộ luật Hồng Đức nhà Lê thì thời nhà Nguyễn còn có bộ luật Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ luật Gia Long. Điểm tiến bộ hơn so với Quốc triều hình luật là Hoàng Việt luật lệ mang tính khái quát hơn, việc chia bộ luật thành các quyển khác nhau trên cơ sở phân ngành đã tạo điều
  • 39. 32 kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng pháp luật trong thời kỳ này. Giống như pháp luật hình sự nhà Lê, pháp luật hình sự nhà Nguyễn cũng đề cập đến các loại tội với lỗi cố ý và vô ý, TNHS đối với các loại tội do lỗi cố ý được quy định nặng hơn đối với các loại tội với lỗi vô ý. Ví dụ: Điều 265 - Xe, ngựa làm người bị thương, chết người - Hoàng Việt luật lệ quy định: "Phàm vô cớ không được cho ngựa chạy nhanh tha hồ nơi tiệm buôn, phố chợ. Nhân đó làm cho người ta bị thương thì giảm một bậc theo thường nhân đánh lộn có thương tích. Nếu nhân đó chết người, phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm" [29]. Sau giai đoạn rực rỡ nhất về mặt pháp điển hóa pháp luật hình sự thời phong kiến, Nhà nước Việt Nam lại rơi vào tình trạng tăm tối dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Trong giai đoạn này, pháp luật được áp dụng chính thức là pháp luật của chính quốc. Chế định lỗi nói chung và lỗi vô ý nói riêng không được thừa nhận một cách triệt để. Đa số việc chém giết, xử tù đều do thực dân Pháp tự định đoạt. Tóm lại, đặc trưng nổi bật của những quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự cả thời kỳ phong kiến được thể hiện ở việc phân hóa TNHS và hình phạt. Ở mức độ nhất định, chính sách pháp luật thời kỳ này đã thể hiện sự công bằng trong việc xử phạt người phạm tội. Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý sẽ chịu TNHS nhẹ hơn so với người thực hiện do lỗi cố ý. 2.1.2. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước năm 1985 Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Thời kỳ này nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, vừa phải tiến hành công cuộc xây dựng lại đất nước, nên việc xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, đặc biệt các quy phạm về lỗi vô ý còn nhiều hạn chế. Định nghĩa
  • 40. 33 pháp lý về lỗi, lỗi vô ý chưa được chính thức ghi nhận trong văn bản luật hình sự. Các quy định liên quan đến lỗi vô ý không được tập hợp một cách thống nhất, chúng nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, thậm chí cả ở văn bản pháp luật phi hình sự. Đáng chú ý là trong báo cáo tổng kết có tính chất hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của ngành Tòa án đã có sự phân biệt vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả. Một số văn bản sau đây có quy phạm về lỗi vô ý: Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước cũng đã quy định một số tội do lỗi vô ý, ví dụ: Điều 10 quy định: Kẻ nào vì thiếu trách nhiệm mà trong công tác mình phụ trách đã để lãng phí, để hư hỏng máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, để lộ bí mật Nhà nước, để xảy ra tai nạn,… làm thiệt hại một cách nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước, sẽ bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù [63]. Tại Bản tổng kết thực tiễn xét xử số 10-NCPL ngày 08/1/1968 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử lý tội "thiếu tinh thần trách nhiệm vi phạm quy tắc an toàn lao động, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản" đã định nghĩa lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý vì cẩu thả và thái độ vô trách nhiệm. Theo đó: - Bị cáo đã thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng vì chủ quan, thiếu thận trọng, nhẹ dạ tin vào những tình tiết, những biện pháp phòng ngừa không đầy đủ cho nên hậu quả tác hại đã xảy ra. Đây là hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin. - Bị cáo không thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng, nhưng đáng lẽ phải thấy và có thể thấy trước khả năng đó, vì
  • 41. 34 đã được học tập về bảo hộ lao động, huấn luyện về phương pháp làm an toàn; hậu quả xảy ra do thiếu sự chú ý cần thiết. Đây là hình thức lỗi sơ suất vì cẩu thả. - Bị cáo thấy trước khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Một mặt, họ không chắc chắn rằng tác hại sẽ xảy ra, mặt khác họ cũng không tin rằng nhất định nó sẽ xảy ra. Họ cũng không mong muốn gây ra hậu quả tác hại hay bất cứ một hậu quả xấu nào nói chung, nhưng họ cứ thực hiện hành vi vi phạm với ý nghĩ rằng nếu hậu quả tác hại xảy ra thì cũng thôi. Đây là thái độ vô trách nhiệm, làm bừa, làm ẩu [63]. Và văn bản này còn phân biệt rõ ràng rằng: "Khái niệm lỗi trong tội vi phạm quy tắc an toàn lao động không đồng nhất với khái niệm lỗi sơ suất, nó rộng hơn khái niệm lỗi sơ suất" [63]. Đối với tội "vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn" thì tại Bản sơ kết kinh nghiệm về đường lối xét xử tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn (Công văn số 949-NCPL ngày 25/11/1969 của Tòa án nhân dân tối cao) đã quy định: Tội vi phạm luật lệ giao thông gây tai nạn xâm hại nền an toàn giao thông vốn thuộc về loại tội khinh xuất hoặc sơ suất... Người lái xe có hành vi vi phạm nghiêm trọng là do thiếu tinh thần trách nhiệm không chú ý kiểm tra an toàn của phương tiện vận chuyển, phóng bừa, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông vận tải [63]. Trong Công văn này cũng đã nhắc tới hình phạt quá mức đối với người vi phạm trong trường hợp có hỗn hợp lỗi của lái xe và nạn nhân hoặc xử phạt lái xe mặc dù tai nạn hoàn toàn do lỗi của nạn nhân gây nên. Hay trong Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người tại Công văn số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã phân biệt giữa tội giết người và tội vô ý làm chết người như sau:
  • 42. 35 Mặt khách quan rất giống nhau: cũng là một hành vi làm chết người khác. Nhưng mặt chủ quan, và tính chất nguy hiểm cho xã hội, thì rất khác nhau. Ở tội vô ý làm chết người, không những can phạm không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra, hoặc không có thái độ thờ ơ mặc kệ cho hậu quả đó xảy ra mà còn không thấy được trước hậu quả đó mà đáng lẽ phải thấy và có thể thấy, hoặc tuy có thấy trước hậu quả có thể xảy ra, nhưng chủ quan tin vào một điều kiện cụ thể nào đó sẽ làm cho hậu quả không xảy ra [63]. Văn bản này còn phân biệt rõ ràng giữa cố ý gián tiếp làm chết người với vô ý quá tự tin làm chết người và phân biệt giữa trường hợp định giết người này nhưng lại làm chết người khác. Như vậy, có thể thấy pháp luật hình sự trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa đã có những bước tiến rất lớn về mặt lập pháp. Trong các văn bản pháp luật, quy định về lỗi vô ý tuy chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nhưng chúng đã ngày càng được chú trọng, văn bản hướng dẫn tương đối hợp lý, cụ thể, tạo điều kiện cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật một cách dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo xét xử công bằng. 2.1.3. Các quy định về lỗi vô ý trong pháp luật hình sự Việt Nam kể từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, cả nước đang đi lên xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, BLHS năm 1985 đã kế thừa và phát triển những thành tựu của luật hình sự Việt Nam. Sau bốn lần sửa đổi (28/12/1989; 12/8/1990, 22/2/1992; 10/5/1997), BLHS năm 1985 đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của xã hội về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và dự báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới. Định nghĩa pháp lý của các hình thức lỗi vô ý lần đầu tiên được chính thức ghi nhận tại Điều 10 BLHS năm 1985:
  • 43. 36 Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: - Người phạm tội do cẩu thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. - Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được [53]. Định nghĩa đã phân biệt được lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với người đọc cũng như chủ thể áp dụng pháp luật (ADPL). Bởi lẽ, ghi nhận hình thức lỗi trong BLHS chính là đảm bảo thực hiện các nguyên tắc pháp luật nói chung, nguyên tắc pháp luật hình sự nói riêng như: nguyên tắc công bằng, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc TNHS trên cơ sở có lỗi, v.v.. Ghi nhận hình thức lỗi vô ý còn có ý nghĩa phát huy tối đa hiệu quả áp dụng các chế tài, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách tích cực nhất. Với hơn 20 điều luật về tội phạm do lỗi vô ý ở Phần các tội phạm, BLHS năm 1985 đã phần nào thể hiện được một cách hệ thống các tội do lỗi vô ý cần được điều chỉnh tại thời điểm lúc bấy giờ. Trong đó, có những tội được nhà làm luật quy định hẳn trong cấu thành tội phạm cơ bản là hành vi được thực hiện do lỗi vô ý, ví dụ: tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước (Điều 93); tội vô ý làm chết người (Điều 104); tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác (Điều 110),… Nhưng một số tội đòi hỏi chúng ta phải tự xác định hình thức lỗi, bởi vì trong cấu thành tội phạm không quy định rõ ràng, ví dụ: tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 139); tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vẫn tải (Điều 186),… Cấu thành tội phạm của các tội do lỗi vô ý thường được BLHS năm 1985 quy định là cấu thành tội phạm vật chất, ví dụ: "Người nào vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt…" (Khoản 1
  • 44. 37 Điều 140), "Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù…" (Khoản 1 Điều 104), "Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng…" (Khoản 1 Điều 223), v.v... Các cấu thành tội phạm trên có nhược điểm là quy định quá chung chung, không cụ thể về dấu hiệu lỗi vô ý trong cấu thành tội phạm cơ bản; một số hành vi phạm tội có thể được thực hiện do các hình thức lỗi khác nhau nhưng lại quy định trong cùng một điều luật với cùng một chế tài;… Điều này dẫn đến tình trạng không đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật hình sự Việt Nam, không đảm bảo được sự hợp lý, công bằng trong xét xử. Để hướng dẫn áp dụng các tội vô ý của BLHS năm 1985, thời kỳ này đã có rất nhiều văn bản dưới luật được ban hành. Ví dụ: Tại mục 3 Chương II của Nghị quyết 04-HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS đã hướng dẫn về hành vi khách quan của các tội tại Điều 104, 186, 187, 188 BLHS năm 1985 như sau: - Hành vi do cẩu thả hoặc quá tự tin mà làm chết người, thì nói chung bị xử lý về tội vô ý làm chết người (Điều 104, Khoản 1) như: người đi săn ban đêm do lầm lẫn mà bắn chết người. - Hành vi vô ý làm chết người di vi phạm quy tắc nghề nghiệp (như: công dân mắc đường dây dẫn điện do làm việc không cẩn thận gây chết người qua đường) hoặc vi phạm quy tắc hành chính (như: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường,…) thì bị xử lý theo quy định của Điều 104, Khoản 2. - Hành vi vô ý gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác do vi phạm một quy định hành chính cụ thể mà điều luật quy
  • 45. 38 định riêng (như các Điều 186, 187, 188, 190,…) thì bị xử lý theo điều luật tương ứng. Thí dụ: lái xe phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người bị xử lý theo Điều 186 về tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng [63]. Hay tại Phần VIII của Nghị quyết số 1-89/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của BLHS đã hướng dẫn về hành vi của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa như sau: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa là các trường hợp vì thiếu trách nhiệm nên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao mà để cho tài sản xã hội chủ nghĩa do mình trực tiếp quản lý bị mất mát, hư hỏng, lãng phí,… [63]. Như vậy, với việc ghi nhận chính thức chế định lỗi vô ý trong BLHS năm 1985, đã cho ta thấy sự phát triển trong pháp điển hóa luật hình sự cũng như trình độ lập pháp của các nhà làm luật trong thời kỳ này. Thể hiện chính sách hình sự trong BLHS năm 1985 đó chính là TNHS của những tội do lỗi vô ý sẽ nhẹ hơn so với tội do lỗi cố ý. 2.2. Các quy định về lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự hiện hành Do tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội đang phát triển, an ninh trật tự ngày càng phức tạp, kéo theo các hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý xảy ra ngày càng nhiều. Bởi vậy, BLHS năm 1985 mặc dù đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. Từ thực tế đó, đòi hỏi chính sách pháp luật hình sự Việt Nam phải điều chỉnh vấn đề này một cách kịp thời, góp phần đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi phạm tội. BLHS năm 1999 ra đời đã góp phần quan trọng vào việc quản lý xã hội theo trật tự do Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, các quy định của