Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!

Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864DOWNLOAD ZALO 0917193864 em BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT BÀI TẠI: LUANVANPANDA.COM

Nhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZALO=>0909232620 Tham khảo dịch vụ, bảng giá tại: https://vietbaitotnghiep.com/dich-vu-viet-thue-luan-van Chuyên đề quy trình nhập khẩu hàng hóa, ĐIỂM 8, RẤT HAY. Chia sẻ cho các bạn sinh viên tài liệu tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh các bạn làm chuyên đề tốt nghiệp quản trị kinh doanh vào tải nhé.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ
MSSV: 1054010196 Lớp: 10DQN04
TP. Hồ Chí Minh, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là phần nghiên cứu và thể hiện khoá luận tốt nghiệp của
riêng em, không sao chép các bài khoá luận tốt nghiệp khác, nếu sai em xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường quy
định.
TP. HCM, ngày 14/07/2014.
Sinh viên thể hiện
Nguyễn Thị Bích Hà
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên
PGS.TS Nguyễn Phú Tụ và sự giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi của các
anh chị tại Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập, do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót trong khi thực hiện bài khoá luận này. Vì vậy, em
rất mong được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn thực tập và các anh chị tại Công ty
Cổ phần giặt ủi y tế VT để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Em
xin chân thành cảm ơn.
iii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..
MSSV : …………………………………………………………..
Khoá : ……………………………………………………
1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày…. tháng…..năm….
Giáo viên hướng dẫn
v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ ..........4
1.1 Khái niệm nhập khẩu và quy trình nhập khẩu: ..............................................4
1.1.1 Nhập khẩu là gì? ..................................................................................... 4
1.1.2 Quy trình nhập khẩu là gì? ...................................................................... 4
1.2 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu:............................................4
1.3 Vai trò của nhập khẩu: ................................................................................... 5
1.3.1 Đối với nền kinh tế: ................................................................................ 5
1.3.2 Đối với doanh nghiệp: ............................................................................ 6
1.4 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá:............................................6
1.4.1 Theo mức độ chuyên doanh: ...................................................................7
1.4.1.1 Kinh doanh chuyên môn hoá: ..............................................................7
1.4.1.2 Kinh doanh tổng hợp: .......................................................................... 7
1.4.1.3 Loại hình kinh doanh đa dạng hoá: .....................................................8
1.4.2 Theo chủng loại hàng hoá kinh doanh: ...................................................8
1.4.2.1 Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất: ................................................8
1.4.2.2 Loại hình kinh doanh tư liệu tiêu dùng: ..............................................9
1.4.3 Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu: .............................................9
1.4.3.1 Nhập khẩu trực tiếp: ............................................................................ 9
1.4.3.2 Nhập khẩu uỷ thác: .............................................................................. 9
1.4.3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng: ................................................................. 10
1.4.3.4 Tạm nhập tái xuất: .............................................................................10
1.5 Quy trình nhập khẩu hàng hoá: ....................................................................... 10
1.5.1 Lên kế hoạch nhập khẩu: ...................................................................... 11
1.5.2 Liên hệ, đàm phán hợp đồng: ...............................................................11
1.5.3 Soạn thảo, ký kết hợp đồng: .................................................................11
1.5.4 Thực hiện hợp đồng: .............................................................................12
1.5.5 Thanh lý hợp đồng: ...............................................................................12
1.6 Bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu: .....................................................................13
1.6.1 Hồ sơ cơ bản: ........................................................................................13
1.6.2 Các trường hợp cần bổ sung chứng từ: .................................................13
vi
1.7 Cách khai báo hàng hoá nhập khẩu: ............................................................13
1.7.1 Thời hạn khai báo: ................................................................................13
1.7.2 Địa điểm khai báo: ................................................................................14
1.7.3 Hồ sơ khai báo: .....................................................................................14
1.8 Quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu: ....................14
1.9 Cách tính các khoản thuế và phụ thu nhập khẩu: ........................................16
1.9.1 Các khoản thuế, phụ thu: ...................................................................... 16
1.9.2 Thời hạn nộp thuế: ................................................................................16
1.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá: .........................18
1.10.1 Yếu tố khách quan: ...............................................................................18
1.10.2 Yếu tố chủ quan: ...................................................................................20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT ............................................................... 23
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:.....................................23
2.1.1 Giới thiệu chung: ....................................................................................... 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty: .........................................23
2.1.2.1 Chức năng: .......................................................................................... 23
2.1.2.2 Nhiệm vụ: ............................................................................................ 24
2.1.2.3 Quyền hạn: .......................................................................................... 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong công ty: .....................24
2.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua: .................................25
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến quý I/2014: ...................25
2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ năm 2012 đến năm 2013: ....................27
2.3 Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:
............................................................................................................................... 28
2.3.1 Lập kế hoạch nhập khẩu: ...........................................................................29
2.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng: .................................................................30
2.3.3 Thực hiện hợp đồng: ................................................................................. 32
2.3.4 Thực hiện thủ tục thanh toán: .................................................................... 34
2.3.5 Thanh lý hợp đồng: ...................................................................................35
2.4 Nhận xét chung: ............................................................................................... 35
2.4.1 Ưu điểm: .................................................................................................... 36
vii
2.4.2 Nhược điểm: .............................................................................................. 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT ....................39
3.1 Định hướng phát triển: ..................................................................................... 39
3.1.1 Định hướng phát triển nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam:....................39
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần giặt ủi y
tế VT: .................................................................................................................. 40
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế
VT: ......................................................................................................................... 40
3.2.1 Chú trọng đầu tư hoạt động chiến lược: ....................................................40
3.2.2 Sử dụng thời gian đàm phán hợp đồng hiệu quả:......................................42
3.2.3 Soạn hợp đồng thương mại chăt chẽ: ........................................................42
3.2.4 Đa dạng hình thức thanh toán: ..................................................................43
3.2.5 Thông quan và nhận hàng hoá nhanh chóng: ............................................44
3.2.6 Điều chỉnh phương thức khiếu nại: ........................................................... 45
3.3 Kiến nghị: ........................................................................................................ 45
3.3.1 Đối với Nhà nước: ..................................................................................... 45
3.3.1.1 Cải cách chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: .....................45
3.3.1.2 Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp: .........................................46
3.3.1.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động vốn: ............................47
3.3.1.4 Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng: .....................................................48
3.3.1.5 Kiểm soát biến động tỷ giá: ................................................................48
3.3.1.6 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có năng lực: .........................48
3.3.2 Đối với Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: ..................................................48
3.3.2.1 Về hoạt động nhập khẩu: ....................................................................48
3.3.2.1.1 Lựa chọn đối tác: ..........................................................................48
3.3.2.1.2 Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu: ...............................................49
3.3.2.1.3 Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu: ...............................................50
3.3.1.2.4 Tổ chức quản lý hoạt động nhập khẩu: ........................................50
3.3.2.2 Về hoạt động kinh doanh: ...................................................................52
3.3.2.2.1 Nghiên cứu khách hàng và thị trường: .........................................52
3.3.2.2.2 Cải thiện nguồn vốn: ....................................................................53
viii
3.3.2.2.3 Giảm chi phí lưu thông và phân bổ chi phí quản lý: ....................54
3.3.2.2.4 Giải pháp về con người: ...............................................................54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 55
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 57
PHỤ LỤC CHỨNG TỪ . .......................................................................................... 58
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
STT TÊN BẢNG TRANG
1
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012
đến quý I/2014
25
2
Bảng 2.2 Tốc độ phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty
2012 – 2013
26
3
Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 2012-Quý
I/2014
27
4
Bảng 2.4 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu nhóm sản phẩm 2012
– 2013
28
5 Bảng 2.5 Kế hoạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2013 – 2014 30
6
Bảng 2.6 Danh sách một số mặt hàng nhập khẩu của công ty năm
2013
30
7 Bảng 2.7 Một số đối tác của công ty giai đoạn 2012 – 2014 31
x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH TRANG
1
Sơ đồ 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá
11
2
Sơ đồ 1.2 Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu.
15
3
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần giặt ủi y tế
VT
24
4
Biểu đồ 2.2 Doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012 – Quý
I/2014
26
5
Sơ đồ 2.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt
ủi y tế VT. 29
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời đại toàn cầu
hoá các nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tham gia hội nhập và mở
rộng quan hệ thương mại quốc tế đã và đang là xu hướng tất yếu của các quốc gia.
Trong đó, vấn đề đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là một trong số những ưu tiên
hàng đầu đối với nhiều quốc gia. Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm mà
trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa hiệu quả. Xuất khẩu giúp đẩy
mạnh sản xuất trong nước và tăng nguồn thu ngoại tệ. Thực hiện tốt hoạt động này,
mỗi quốc gia có thể mởi rộng, chiếm lĩnh thị trường khu vực và vươn ra thị trường
thế giới.
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội giao
thương với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên, điều đó
cũng mang lại nhiều thách thức cho Việt Nam, phải làm sao để phát huy hết tất cả
các lợi ích của quốc gia, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Chính điều này đã
góp phần đưa hoạt động ngoại thương phát triển hơn rất nhiều.
Hoạt động ngoại thương diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời
sống cho dân. Chính vì vậy, đòi hỏi chính phủ cần phải đưa ra chính sách ngoại
thương phù hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Trong quá trình
công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thì chính sách ngoại thương nước ta hướng
vào các mục tiêu chủ yếu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, kiềm chế lạm phát, tăng tích luỹ ngân sách
nhà nước và cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động ngoại thương từng
bước trở thành hoạt động kinh doanh hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có
khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín, chiếm được một
vị trí vững chắc đối với niềm tin của các đối tác nước ngoài.
Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, mỗi năm có hàng nghìn doanh
nghiệp đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động thì vấn đề nâng cao hiệu quả nhập khẩu
trở nên cấp thiết hơn. Đây là chìa khoá giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Trong đó, hoàn thiện quy trình nhập khẩu là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu
quả của hoạt động nhập khẩu.
Trong quá trình thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT, được
tiếp cận với quy trình nhập khẩu hàng hoá, em cảm nhận được mức độ ảnh hưởng
rất lớn của quy trình này đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế,
em chọn “ Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần
giặt ủi y tế VT” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, với mong muốn được góp một phần
trí lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty cổ phần giặt ủi y tế
VT nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của bài khoá luận này là góp thêm ý kiến giúp Công ty cổ
phần giặt ủi y tế VT có thêm các giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế của quy
trình nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó, em mong các doanh nghiệp kinh doanh
nhập khẩu có thể nhận ra tính cấp thiết của việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu,
tăng hiệu quả kinh doanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quy trình nhập khẩu hàng hoá của
doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi nhập khẩu hàng
hoá của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc vận dụng lý thuyết, kết hợp
quan sát thực tế và sử dụng cơ sở dữ liệu của công ty. Đồng thời phối hợp các
phương pháp: phân tích định tính, thống kê, so sánh, tổng hợp, suy luận logic.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu được trình bày thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận quy trình nhập khẩu hàng hoá
3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế
VT
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại
Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
HÀNG HOÁ
1.1 Khái niệm nhập khẩu và quy trình nhập khẩu:
1.1.1 Nhập khẩu là gì?
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hoá và dịch vụ từ nước
ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích
thu lợi nhuận.
Theo khoản 2, điều 28, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “Nhập
khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài
hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật”.
1.1.2 Quy trình nhập khẩu là gì?
Quy trình nhập khẩu là một quá trình bao gồm các bước phải thực hiện để mua
hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước. Mỗi bước là một mắc xích quan trọng trong
quy trình. Điều đó đòi hỏi mỗi mắc xích phải thực hiện đúng công việc và đạt được
hiệu quả.
1.2 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu:
- Bản chất: Hay nhập khẩu là việc mua hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các công ty
nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái
xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
- Mục tiêu: Nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế, phục vụ sản xuất kinh
doanh và nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, nhập khẩu phải đảm bảo phát
triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo về các ngành sản xuất trong nước
và giải quyết sự khan hiếm ở thị trường nội địa.
- Đặc điểm:
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong
nước và có những đặc điểm sau:
5
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
•Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn lực như điều ước quốc
tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại
quốc tế.
•Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: giao
dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
•Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng dổi hàng, L/C…
•Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao
như: USD, GBP…
•Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo
điều kiện CIF, FOB…
•Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ
tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.
•Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý,
trình độ nghiệp vụ ngoại thương và sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.
•Hoạt động nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp
tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế -
chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.
1.3 Vai trò của nhập khẩu:
1.3.1 Đối với nền kinh tế:
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, có
tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia. Đối với một
nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu thường nhằm mục đích:
- Bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất trong
nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Thay thế những hàng hoá mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu nếu được tổ chức tốt, hợp lý với nhu cầu và khả năng sản
xuất trong nước sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
Trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao
động và lao động.
6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang
ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc
gia. Thể hiện ở các khía cạnh:
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá đất nước.
- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với người
tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận với hàng hoá đa dạng, hiện đại và
giá thành thấp hơn so với hàng sản xuất trong nước. Đối với sản xuất, nhập khẩu là
nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm bảo về công nghệ và thiết bị
cho quá trình hiện đại hoá sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với những tư liệu sản
xuất mà nhập khẩu mang về sẽ làm tăng chất lượng hàng hoá, làm cho hàng xuất
khẩu của nước ta đến gần hơn với nhu cầu của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để
hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn.
1.3.2 Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động nhập khẩu là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần cung cấp yếu tố đầu vào cho quá trình
sản xuất. Đồng thời, nếu hoạt động nhập khẩu được thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận
và tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.
Từ hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể nâng cao, đổi mới công nghệ
giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hoạt động nhập khẩu rất phức tạp do có sự tham gia của nhiều nền kinh tế khác
nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị. Mỗi
cá nhân trong doanh nghiệp cần tự giác học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn…
Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với nhau, liên
kết với các doanh nghiệp nước ngoài.
1.4 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá:
7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá có thể được phân chia thành nhiều
hình thức khác nhau tuỳ theo tiêu thức dùng để phân loại. Việc phân loại các loại
hình kinh doanh nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được những
thế mạnh và điểm yếu của loại hình kinh doanh đang được áp dụng, từ đó có thể
phát huy thế mạnh, khắc phục và hạn chế những nhược điểm để tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
1.4.1 Theo mức độ chuyên doanh:
1.4.1.1 Kinh doanh chuyên môn hoá:
Hình thức doanh nghiệp chỉ chuyên doanh một hoặc một nhóm hàng có cùng
công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định.
- Ưu điểm:
•Có điều kiện nắm chắc thông tin khách hàng, nhà cung cấp, giá cả thị trường,
tình hình hàng hoá và dịch vụ do chuyên sâu theo ngành hàng nên có khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
•Trình độ chuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng
suất và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lợi thế
trong cạnh tranh.
•Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia và nhân
viên kinh doanh giỏi, có những kiến thức vững chắc đối với ngành hàng mà công
ty kinh doanh.
- Nhược điểm:
•Trong điều kiện cạnh tranh – xu thế tất yếu của kinh tế thị trường thì tính rủi ro
cao.
•Khi mặt hàng kinh doanh bị bất lợi thì chuyển hướng kinh doanh chậm và khó
đảm bảo cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu.
1.4.1.2 Kinh doanh tổng hợp:
Doanh nghiệp kinh doanh nhiều hàng hoá có công dụng, trạng thái, tính chất
khác nhau, kinh doanh không lệ thuộc vào hàng hoá hay thị trường truyền thống,
kinh doanh bất cứ hàng hoá nào có lợi thế.
- Ưu điểm:
8
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
•Hạn chế được một số rủi ro kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh.
•Vốn ít bị ứ đọng, có khả năng quay vòng nhanh, đăm bảo cung ứng đồng bộ hàng
hoá cho các nhu cầu.
•Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới, việc đối đầu với cạnh tranh kích thích
tính năng động, sáng tạo, sự tìm tòi hiểu biết của người kinh doanh.
- Nhược điểm:
•Khó trở thành độc quyền trên thị trường và ít có điều kiện tham gia liên minh độc
quyền.
•Khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng.
1.4.1.3 Loại hình kinh doanh đa dạng hoá:
Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng có nhóm mặt hàng
kinh daonh chủ yếu có cùng công dụng, trạng thái và tính chất. Đây là loại hình
kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, nó phát huy ưu điểm và hạn chế
nhược điểm của loại hình kinh doanh tổng hợp.
1.4.2 Theo chủng loại hàng hoá kinh doanh:
1.4.2.1 Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất:
Đối tượng kinh doanh là các sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất như máy
móc trang thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất. Loại hình kinh doanh này có đặc điểm:
- Tại Việt Nam, tư liệu sản xuất đang là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu
nhằm phát triển sản xuất trong nước, phục vụ xuất khẩu, thể hiện ở mức thuế thấp
hơn hoặc miễn thuế đối với loại hàng hoá này, việc nhập khẩu không hạn chế về
số lượng, các ưu đãi trong vay vốn kinh doanh…
- Thị trường tiêu thụ dựa vào sản xuất và phục vụ sản xuất. Quy mô thị trường phụ
thuộc vào quy mô và trình độ tổ chức sản xuất của khu vực thị trường đó. Do đó,
quy mô và cơ cấu thị trường phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất của quốc
gia.
- Khách hàng chủ yếu là các đơn vị sản xuất, khối lượng hàng hoá mỗi lần giao dịch
thường lớn và có thể cung cấp lâu dài thành từng chuyến.
- Khách hàng biết nhiều về tính năng và giá trị sử dụng của các sản phẩm khác
nhau, có yêu cầu khá cao đối với quy cách và xuất xứ hàng hoá.
9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
- Kinh doanh tư liệu sản xuất cần đồng bộ, ngoài việc cung cấp thiết bị chính còn
phải cung cấp phụ tùng, linh kiện, đối với một số sản phẩm có tính chất chuyển
giao công nghệ phải cung cấp chuyên gia hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và đào tạo
người sử dụng cho khách hàng.
1.4.2.2 Loại hình kinh doanh tư liệu tiêu dùng:
Hàng tiêu dùng là các sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu cho cuộc sống con người.
Mỗi loại hàng hoá rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất
lượng…Thị trường hàng tiêu dùng thường có những biến động lớn và mang đặc
điểm:
- Hàng tiêu dùng không phải là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu nhằm phát
triển sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng gặp một
số khó khăn như: danh mục hàng nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ Thương mại,
các cơ quan chuyên ngành, mức thuế cao, quản lý ngoại tệ, hạn chế trong tín dụng
ngân hàng ( buộc doanh nghiệp phải ký quỹ 100% khi mở L/C)…
- Đối tượng khách hàng phong phú dẫn đến sự đa dạng trong nhu cầu hàng hoá.
- Khách hàng thường mua với khối lượng không lớn, phạm vi tiêu thụ rộng khắp,
phân tán trên mọi khu vực địa lý gây khó khăn và tốn kém trong việc vận chuyển,
phân phối và bảo quản.
- Sức mua thường có những biến đổi lớn: những thay đổi trong đời sống người dân (
mức lương, giá một số sản phẩm thiết yếu, môi trường chính trị…) thường dẫn đến
những biến đổi lớn trong quy mô và cơ cấu tiêu thụ.
1.4.3 Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu:
1.4.3.1 Nhập khẩu trực tiếp:
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh
doanh nhập khẩu mà họ phải trực tiếp làm mọi khâu của quá trình nhập khẩu.
Khi sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
đối với các hoạt động của mình. Độ rủi ro của nhập khẩu trực tiếp cao hơn nhưng
cũng mang lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức khác.
1.4.3.2 Nhập khẩu uỷ thác:
10
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước
có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có
quyền tham gia hoặc không có khả năng tham gia hoặc tham gia không đạt hiệu
quả, khi đó sẽ uỷ nhiệm cho một doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch trực
tiếp và nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên uỷ thác sẽ trả tiền phí cho bên nhận
uỷ thác.
Bên nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ Thương
mại cấp cho mình để nhận uỷ thác nhập khẩu.
1.4.3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng:
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng trao đổi bù trừ hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn
bán đối lưu , đây là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Phương tiện thanh
toán trong hoạt động này không phải là tiền mà là hàng hoá. Mục đích là vừa thu lãi
từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu vừa xuất khẩu được hàng hoá ra thị trường.
Người nhập khẩu đồng thời cũng là người xuất khẩu.
Hàng hoá nhập và xuất phải có giá trị tương đương, đảm bảo điều kiện cân bằng
về mặt giá cả, điều kiện giao hàng và tổng giá trị hàng hoá trao đổi.
1.4.3.4 Tạm nhập tái xuất:
Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá nhưng không
phải để tiêu thụ ở thị trường trong nước mà để xuất khẩu sang một nướ thứ ba nhằm
thu lợi nhuận. Những mặt hàng này không được gia công hoặc chế biến tại nơi tái
xuất.
Hàng hoá phải vừa làm thủ tục nhập khẩu vừa làm thủ tục xuất khẩu sau đó.
1.5 Quy trình nhập khẩu hàng hoá:
11
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Sơ đồ 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá
1.5.1 Lên kế hoạch nhập khẩu:
Lên kế hoạch mua hàng cho từng tháng, từng quý kèm theo dự báo số lượng,
tiêu chuẩn về quy cách, chất lượng…là những yêu cầu của việc lên kế hoạch nhập
khẩu.
1.5.2 Liên hệ, đàm phán hợp đồng:
Doanh nghiệp liên hệ với các nhà cung cấp và trao đổi các thông tin về loại
hàng hoá, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả…để chọn ra nhà cung cấp phù hợp
và tiến đến ký kết hợp đồng.
1.5.3 Soạn thảo, ký kết hợp đồng:
Sau khi đàm phán, các bên tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng. Hợp đồng
thương mại quốc tế quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên. Thông
thường, một hợp đồng ngoại thương bắt buộc phải có các điều khoản sau:
- Tên hàng
- Số lượng
Lên kế hoạch nhập khẩu
Liên hệ, đàm phán hợp đồng
Soạn thảo, ký kết hợp đồng
Thực hiện hợp đồng
Thanh lý hợp đồng
12
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
- Chất lượng
- Giá cả
- Thanh toán
- Địa điểm và thời gian giao nhận hàng
Ngoài ra, để tránh những thiệt hại không mong muốn cho cả hai bên, hợp đồng
thương mại cần có thêm các điều khoản về:
- Điều khoản bao bì, đóng gói
- Điều khoản bảo hiểm
- Điều khoản phạt
- Điều khoản bất khả kháng
- Điều khoản trọng tài
1.5.4 Thực hiện hợp đồng:
Sau khi ký kết hợp đồng, bên mua và bên bán tiến hành tổ chức thực hiện hợp
đồng. Các bên thực hiện nghĩa vụ của mình theo như quy định trong hợp đồng.
Thông thường, bên mua thường thực hiện các công việc sau:
- Xin giấy phép nhập khẩu
- Thực hiện bước đầu của thanh toán
- Thuê tàu ( nếu có )
- Mua bảo hiểm ( nếu có )
- Làm thủ tục Hải quan
- Nhận hàng
- Kiểm tra hàng hoá
- Làm thủ tục thanh toán
- Khiếu nại ( nếu có sự thiếu hụt hoặc tổn thất về hàng hoá )
1.5.5 Thanh lý hợp đồng:
Hợp đồng chấm dứt khi đã hoàn thành hoặc theo thoả thuận của các bên. Khi
các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên
chấm dứt. Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng không bắt buộc, do sự thoả thuận
của các bên.
13
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
1.6 Bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu:
1.6.1 Hồ sơ cơ bản:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 01 bản chính.
- Hoá đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao.
- Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của bản vận đơn có ghi
chữ copy.
1.6.2 Các trường hợp cần bổ sung chứng từ:
- Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản kê
chi tiết hàng hoá: 01 bản chính, 01 bản sao.
- Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra của nhà nước về chất
lượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc Giấy thông
báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp:
01 bản chính.
- Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng
thư giám định: 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai giá trị: Tờ khai giá trị hàng hoá
nhập khẩu: 01 bản chính.
- Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật:
Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản
chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất
trình bản chính để đối chiếu).
- Trường hợp chủ hàng yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 01 bản chính, 01 bản sao. Nếu
hàng hoá nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không quá 200 USD thì không
phải nộp hoặc xuất trình C/O.
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính.
1.7 Cách khai báo hàng hoá nhập khẩu:
1.7.1 Thời hạn khai báo:
Trong vòng 30 ngày sau ngày phương tiện vận tải đến.
14
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
1.7.2 Địa điểm khai báo:
Doanh nghiệp được tự do lựa chọn địa điểm khai báo sao cho phù hợp và hiệu
quả, ngoại trừ một số trường hợp quy định thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai báo
tại cục hải quan tỉnh, thành phố.
1.7.3 Hồ sơ khai báo:
- Mẫu HQ/2002-NK (1 bộ gồm 2 bản)
- Mẫu PLTK/2003-NK (1 bộ gồm 2 bản) đối với hàng hoá nhập khẩu trên 3 mặt
hàng.
- Mẫu HQ/2003-TGTT (1 bộ gồm 2 bản) đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng tính
thuế theo trị giá giao dịch.
- Mẫu HQ/2003-PLTG (1 bộ gồm 2 bản) đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng tính
thuế theo trị giá giao dịch trên 8 mặt hàng.
1.8 Quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu:
15
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Nguồn: www.thuongmai.vn
Sơ đồ 1.2 Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu
Luồng
xanh
Luồng
vàng
Luồng
đỏ
2 2 2
3
2 3 4 5 7 81 96
Trả tiền thuế tại
kho bạc nhà nước
hoặc kho bạc chi
cục hải quan
Tính thuế lại và
nhận chứng từ ghi
số thuế phải thu
Trả thuế tại kho
bạc nhà nước hoặc
kho bạc chi cục hải
quan
Kiểm
hoá
Trả hồ sơ
Trả các phụ phí: cược
cont và lưu cont (nếu
có) đối với hàng cont ở
hãng tàu và phí nâng
cont, nâng kiểm (nếu
phải kiểm) ở bãi. Phí
lưu kho đối với hàng lẻ.
Giao hàng cho khách tại
xưởng, công ty.
Chờ đội trưởng đội thủ tục hải quan phân
vào khu vực nhất định.
Mang toàn bộ giấy tờ cần thiết đến hải
quan và tự đăng ký vào sổ tiếp nhận.
Nhập thông tin lô hàng vào phần mềm
khai báo hải quan tại văn phòng công ty
của mình.
Lấy DO và trả các phụ phí sau:
- Đối với hàng cont: phí lệnh giao hàng, làm hàng tại cảng, vệ sinh cont,
phí đại lý hay phí chứng từ nếu đại lý phát lệnh là forwarder.
- Đối với hàng lẻ: phí lệnh giao hàng, làm hàng tại cảng, phí bến bãi, xếp
dỡ, phí đại lý hay phí chứng từ.
6
4
3
4
5
16
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
1.9 Cách tính các khoản thuế và phụ thu nhập khẩu:
1.9.1 Các khoản thuế, phụ thu:
Thuế NK Trị giá tính thuế Tỉ giá Thuế suất (%)
(Nguyên tệ) tính thuế
Thuế TTĐB Trị giá tính thuế + Số thuế NK Thuế suất (%)
NK (VND) phải nộp thuế TTĐB
Thuế GTGT = Trị giá tính thuế + Số thuế NK + Số thuế Thuế suất
NK (VND) phải nộp TTĐB phải nộp thuế GTGT
Phụ thu = Trị giá tính thuế NK (VND) Tỷ lệ phụ thu
1.9.2 Thời hạn nộp thuế:
Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ
Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường
hợp sau:
- Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời
hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
- Hàng hoá tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng
nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và
giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp
thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hoá không thuộc đối tượng xét miễn thuế,
người nộp thuế phải kê khai, tính lại thuế, tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo
thời hạn nộp thuế của hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại
công bố.
17
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt
pháp luật thuế:
- Hàng hoá nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất
khẩu ( bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá
do Bộ Thương mại công bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký
Tờ khai hải quan.
Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế,
người nộp thuế phải nộp thêm cho cơ quan hải quan Bản đăng ký vật tư, nguyên
liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên
liệu phải kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày. Thời
gian được kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất
khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn
nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Để được áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế,
người nộp thuế phải nộp cho Cục Hải quan địa phương nơi đăng ký Tờ khai hải
quan hàng hoá nhập khẩu nguyên liệu, vật tư các giấy tờ sau đây:
•Công văn đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày đối với từng
trường hợp cụ thể phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, trong
đó nêu rõ lý do, số tiền thuế đề nghị, thời hạn đề nghị được kéo dài, mô tả quy
trình, thời gian sản xuất, cam kết về nội dung khai báo: 01 bản chính.
•Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất
khẩu: 01 bản chính.
- Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,
tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập, tái xuất
hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn).
- Đối với các trường hợp hàng hoá nhập khẩu khác ( bao gồm cả hàng hoá đồng thời
là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng là
vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất) ngoài hai trường hợp
nêu trên thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
18
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp
luật thuế:
- Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực
hiện theo thời hạn bảo lãnh.
- Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của
Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải
nộp xong thuế trước khi nhận hàng.
- Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa
học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn
nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.
Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hoá không thuộc đối tượng được xét miễn
thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu
dùng và bị phạt chậm nộp thuế tính từ ngày nhận hàng đến ngày nộp thuế.
1.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá:
1.10.1 Yếu tố khách quan:
- Dung lượng sản xuất: Dung lượng sản xuất thể hiện số lượng đầu mối tham gia
vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu. Với số lượng sản xuất lớn, doanh nghiệp
phải đương đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và
nguy cơ phá giá hàng hoá bán ra thị trường thế giới.
- Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng: Hoạt động nhập khẩu có liên
quan trực tiếp đến đối tác nước ngoài và ngoại tệ sử dụng trong quá trình thanh
toán. Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập
khẩu của doanh nghiệp. Mọi việc thanh toán và tính giá trong kinh doanh nhập
khẩu đều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của
hàng hoá trong nước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền
tệ và hàng hoá của các quốc gia. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây
những biến động lớn trong tỷ trọng hàng nhập khẩu.
- Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế:
•Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác
nhau. Bởi vậy, hoạt động nhập khẩu chịu tác động của chính sách pháp luật trong
19
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
nước và những quy định luật pháp quốc tế bởi chúng thể hiện ý chí của Nhà nước
và sự thống nhất chung của quốc tế.
•Ngoài hệ thống pháp luật, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ
ban hành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu. Các chính sách này
tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu như việc dựng lên các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan ( giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng…) nhằm bảo
vệ nền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước.
- Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế: Các yếu tố hạ tầng phục
vụ mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu:
•Hệ thống cảng biển được trang bị hiệ đại cho phép rút ngắn thời gian xếp dỡ
hàng hoá.
•Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi
hơn cho các nhà nhập khẩu trong việc huy động vốn, thanh toán. Ngoài ra, ngân
hàng còn là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ
thanh toán qua ngân hàng.
•Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng
hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn, giảm mức độ thiệt hại có thể
xảy ra đối với nhà kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
- Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài: Tình hình và sự biến động của thị
trường trong nước và nước ngoài như xu hướng tăng giá cả, khả năng cung cấp,
khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường….Tất cả các
yếu tố đó đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
- Yếu tố công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực
kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại
hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông , các doanh
nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện
tín…giảm chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Các nhà kinh doanh
có thể nắm bắt thông tin và diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Nhờ
có xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu
công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp
sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như: vận tải hàng
hoá, các kỹ thuật trong nghiệp vụ ngân hàng…
20
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
- Yếu tố tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý:
•Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở
cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh
hưởng đến loại hàng, quy mô hàng hoá nhập khẩu.
•Vị trí địa lý có vai trò là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh
tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện
cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế hoặc thúc đẩy
xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng…
- Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thê giới: Trong xu thế toàn cầu hoá thì sự
phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng. Vì vậy, mỗi sự biến động của tình hình
kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động
kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan
hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở
nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kì một sự thay đổi nào về chính sách
xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng hoặc suy thoái kinh
tế…của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta.
1.10.2 Yếu tố chủ quan:
- Bộ máy quản lý, tổ chức hành chính: Sự tác động trực tiếp đến các cấp lãnh đạo
xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động.
Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết
lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của
các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Cần phải có
một bộ máy quản lý, lãnh đạo hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu và tổ chức
phân cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp sẽ góp
phần thúc đẩy hiệu quả trong kinh doanh. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức không
hợp lý, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp.
- Nguồn tài chính: Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng
sản xuất kinh doanh và cũng là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh
nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm: vốn tự sở hữu hay vốn tự có và
các nguồn vốn có thể huy động được. Tài chính không chỉ gồm tài sản cố định và
tài sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản vay, các khoản thu
nhập sẽ thực hiện trong tương lai. Nếu thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh
21
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào. Trong kinh doanh, tài chính được coi là vũ
khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thôn tính các đối thủ cạnh tranh.
- Yếu tố con người: Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh tới yếu tố con người
bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Ảnh hưởng của
yếu tố này thể hiện qua tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm
việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí
phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên biểu hiện qua kỹ năng điều
hành, công tác nghiệp vụ và qua kết quả hoạt động. Để nâng cao vai trò của yếu tố
con người, doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên,
bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến
lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
- Yếu tố tổ chức mạng lưới kinh doanh: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp
ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh. Một mạng
lưới kinh doanh rộng lớn với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện
để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận
chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu…một cách thuận tiện hơn và góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Nếu mạng lưới kinh doanh quá thiếu hoặc bố trí ở các
điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, làm triệt tiêu tính
năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Yếu tố cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp như vốn
cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống
phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các điểm đại lý, chi nhánh và trang
thiết bị cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng
này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần
quyết định đến hiệu quả kinh doanh.
22
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nhập khẩu là ngành vừa đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, vừa đòi hỏi trình độ
chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ. Vì vậy, ở mỗi loại hàng hoá đều cần những
hiểu biết nhất định để thực hiện quy trình nhập khẩu hiệu quả, mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế quốc phát triển.
Quy trình nhập khẩu bao gồm các hoạt động hoạch định, ký hợp đồng, thực
hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Trong đó, cần chú trọng đến cách làm hồ sơ
nhập khẩu, cách khai báo Hải quan, cách tính các khoản thuế và quy trình làm thủ
tục hải quan hàng hoá nhập khẩu.
Đồng thời, hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Cần hiểu
rõ sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan để có những quyết định kinh
doanh cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.
Chương 1 đã trình bày khá đầy đủ về mặt lý thuyết của quy trình nhập khẩu
hàng hoá. Tuy nhiên, để nắm được thực tế hàng hoá được nhập khẩu như thế nào,
trải qua từng bước, từng khâu ra sao và có thể gặp phải những khó khăn, trở ngại
nào…chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu chương 2: Thực trạng quy trình nhập
khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT.
23
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG
HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT
2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:
2.1.1 Giới thiệu chung:
Năm 2012, Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT được thành lập theo giấy phép kinh
doanh số 0311789517 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 16/05/2012.
•Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VT HEALTH LAUNDRY
CORPORATION
•Tên giao dịch quốc tế: VT HEALTH LAUNDRY CORP
•Địa chỉ trụ sở chính: 788/25D Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
•Đại diện theo pháp luật/ Giám đốc: BÙI BÌNH MINH
•Ngành kinh doanh chính: Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú.
•Ngày hoạt động: 16/05/2012
•Điện thoại: 0084-8629-08766
•Fax: 00848-38247548
•Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng ( tám tỷ đồng )
•Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
•Tổng số cổ phần: 800.000
•Danh sách ngành nghề kinh doanh: xem phụ lục
•Danh sách cổ đông sáng lập: xem phụ lục
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:
2.1.2.1 Chức năng:
- Cung cấp dịch vụ giặt là và làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú, chủ yếu là cho
các bệnh viện và cơ cở y tế trong khu vực.
- Sản xuất hàng may sẵn, vali, túi xách các loại…
- Kinh doanh vải, hàng may sẵn, giày dép, đồ dùng gia đình.
24
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
- Nhập khẩu và bán buôn các máy móc, thiết bị y tế.
- Làm đại lý, môi giới, đấu giá (trừ môi giới bất động sản).
2.1.2.2 Nhiệm vụ:
- Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách và luật pháp của Nhà nước trong
lĩnh vực kinh doanh.
- Tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty nhằm đạt được mục tiêu của
công ty đề ra.
- Công ty phải tiến hành lập kế hoạch kinh doanh trình lên cấp trên và tổ chức thực
hiện những chỉ tiêu được giao.
- Đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, phân phối cân bằng các khoản thu
nhập và đảm bào điều kiện làm việc an toàn, hiệu quả cho mọi nhân viên trong
công ty.
2.1.2.3 Quyền hạn:
- Được chủ động giao dịch, đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ
cho việc kinh doanh của công ty trong phạm vi Ban giám đốc công ty uỷ quyền.
- Được quyền liên doanh, liên kết và hợp tác với các công ty khác trong các lĩnh vực
kinh doanh thuộc phạm vi Nhà nước cho phép.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong công ty:
Nguồn: P. Nhân sự
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. SALE & MAKETING P. XNK P. KẾ TOÁN P. NHÂN SỰ
25
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Ban giám đốc: Cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản trị, chỉ
đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức
điều hành công tác dịch vụ theo hướng có lợi cho công ty trong hiện tại và tương
lai.
Bộ phận sale và maketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dịch vụ và
chăm sóc khách hàng. Cụ thể là chào giá sản phẩm và dịch vụ và tìm kiếm khách
hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Bộ phận xuất nhập khẩu: Thực hiện các thủ tục để nhận hàng nhập khẩu. Đôi khi
mỗi nhân viên cũng có thể tự mình tìm kiếm khách hàng chứ không hoàn toàn
thụ động chờ sự chỉ định.
Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý và tổ chức thực hiện
công tác kế toán trong toàn công ty. Tiến hành việc thu nhận, xử lý và cung cấp
thông tin, tổng hợp báo cáo, lên kế hoạch về tình hình tài chính nhằm giúp Ban
giám đốc đưa ra những phương án tối ưu nhất trong hoạt động.
Bộ phận nhân sự: Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện
các nội quy, quy định của công ty. Lên kế hoạch và triển khai các công tác về
tuyển dụng, đào tạo nhân viên, luân chuyển công tác, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng
năm.
2.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua:
2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến quý I/2014:
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến quý
I/2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Các chỉ tiêu 2012 2013 Quý I/2014
Tổng doanh thu 7.931 10.502 2.600
Tổng chi phí 2.500 2.950 753
Lợi nhuận 5.431 7.552 1.847
Nguồn: P. Kế toán
KHOÁ LUẬN TỐT NGHI
Dựa vào bảng số li
đồ và các bảng tính toán nh
Biểu đồ 2.2 Doanh thu và l
Bảng 2.2 Tốc độ phát tri
Chỉ tiêu
1.Doanh thu (triệu đồng)
2.Lợi nhuận (triệu đồng)
3.Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
Doanh thu
Lợi nhuận
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
2012
7.931
26
NGHIỆP GVHD: PGS.TS
liệu Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT cung c
ng tính toán như sau:
Ngu
Doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012
phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012
2012
ng) 7.931
ng) 5.431
n liên hoàn (%)
Doanh thu 100
n 100
Nguồn: Tác gi
Doanh thu
2013
Quý I/2014
7.931
5.431
10.502
7.552
2.600
1.847
S NGUYỄN PHÚ TỤ
VT cung cấp, ta có được biểu
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Tác giả tự vẽ
– Quý I/2014
công ty 2012 – 2013
2013
10.502
7.552
132,42
139,05
n: Tác giả tự tính toán
Doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu
Lợi nhuận
27
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Từ bảng 2.1 và bảng 2.2 ta có thể rút ra nhận xét về doanh thu và lợi nhuận của
Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT từ năm 2012 đến 2013 như sau:
- Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 32,42%, tương ứng tăng 2.571 triệu
đồng. Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 39,05%, tương ứng tăng 2.121
triệu đồng.
Qua nhận xét cùng với các số liệu đã tính như trên, ta thấy tình hình doanh thu
và lợi nhuận của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT khá ổn định qua các năm, từ 2012
đến 2013. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2013 tăng là do trong năm này, quan
hệ kinh doanh của công ty được mở rộng hơn, ký kết được nhiều hợp đồng với
khách hàng hơn năm trước.
Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 2012-Quý I/2014
Chỉ tiêu 2012 2013 Quý I/2014
Lợi nhuận (triệu đồng) 5.431 7.552 1.847
Doanh thu (triệu đồng) 7.931 10.502 2.600
Tỷ suất (%) 68,48 71,91 71,04
Nguồn: Tác giả tự tính toán
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo
ra trên một đồng doanh thu. Từ năm 2012 đến quý I/2014, các giá trị tỷ suất đều
dương, chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi và có thể thấy là lãi hơn 50% mỗi năm.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ty kinh doanh vẫn tốt như vậy chứng tỏ toàn
thể công ty đã cố gắng rất nhiều.
2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ năm 2012 đến năm 2013:
Bảng 2.4 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu nhóm sản phẩm 2012 – 2013
28
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Sản phẩm
2012 2013 So sánh 2013/2012
Kim
ngạch
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Kim
ngạch
(triệu
đồng)
Tỷ trọng
(%)
Lượng
tăng
(giảm)
tuyệt đối
(triệu
đồng)
Tốc độ
tăng
(giảm)
(%)
Thiết bị gia
đình
1.007,25 58,99 1.559,13 62,67 551,88 54,79
Thiết bị y tế 700,37 41,01 928.74 37,33 228,37 32,61
Tổng cộng 1.707,62 100 2.487,87 100 780,25 45,69
Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Tổng hợp từ bảng trên, ta có: Trong giai đoạn 2012 – 2013, tổng kim ngạch
nhập khẩu của công ty đạt 4.195,49 triệu đồng. Trong đó, nhóm thiết bị gia đình đạt
2.566,38 triệu đồng, chiếm 61,17% tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm thiết bị y tế
đạt 1.629,11 triệu đồng, chiếm 38,83% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong hai năm
2012 và 2013, kim ngạch và tỷ trọng của lĩnh vực thiết bị gia đình cao hơn lĩnh vực
thiết bị y tế. Nhìn chung, cả hai nhóm sản phẩm thiết bị gia đình và thiết bị y tế có
kim ngạch nhập khẩu tăng đều.
Bằng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, ta tính được chênh lệch về
lượng tăng (giảm) tuyệt đối và tốc độ tăng (giảm) của nhóm thiết bị gia đình và thiết
bị y tế như sau:
So với năm 2012, trong năm 2013 kim ngạch của hai nhóm hàng đều tăng với
tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 780,25 triệu đồng, tương ứng tăng 45,69% . Trong
đó, nhóm thiết bị gia đình tăng mạnh hơn với trị giá 551,88 triệu đồng, tương ứng
tăng 54,79%. Nhóm thiết bị y tế tăng 228,37 triệu đồng, tương ứng tăng 32,61%.
2.3 Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế
VT:
29
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Sơ đồ 2.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT
2.3.1 Lập kế hoạch nhập khẩu:
Bộ phận thực hiện: phòng Xuất nhập khẩu.
Ban quản lý công ty lệnh cho nhân viên phòng Xuất nhập khẩu tiến hành nghiên
cứu thị trường, thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số
liệu đó và rút ra kết luận. Dựa trên những kết luận này, phòng Xuất nhập khẩu sẽ
tiến hành lập kế hoạch nhập khẩu, trình ban quản lý công ty ký duyệt. Nội dung
thông tin cần thu thập gồm:
- Tình hình cung - cầu hàng hoá trên thị trường: Các nhà cung ứng đang hoạt động
trên thị trường và nhu cầu hiện tại, tiềm năng của mặt hàng đó trong tương lai, từ
Lập kế hoạch nhập khẩu
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Thực hiện hợp đồng
Chuẩn bị bộ chứng từ tờ khai Hải quan
Nhận chứng từ nhập khẩu
Đăng ký tờ khai Hải quan
Kiểm hoá, tính thuế
Thông quan hàng hoá
Thực hiện thủ tục thanh toán
Thanh lý hợp đồng
30
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
đó xác định được tình hình cạnh tranh cũng như cơ hội tại thị trường đang nghiên
cứu.
- Giá cả hàng hoá: Trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán ngoại thương, việc
xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của
doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty trên thị trường như: quan hệ chính trị, văn hoá, pháp luật, chính
sách kinh tế, thuế nhập khẩu…
Bảng 2.5 Kế hoạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2013 – 2014
ĐVT: triệu đồng
Sản phẩm 2013 2014
Thiết bị gia đình 1.400 1.550
Thiết bị y tế 1.000 1.200
Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Bảng 2.6 Danh sách một số mặt hàng nhập khẩu của công ty năm 2013
STT Tên hàng hoá
1 Máy giặt công suất lớn 200kg
2 Máy giặt công nghiệp công suất 150kg
3 Máy giặt – vắt tự động công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng, công suất
120kg
4 Máy giặt – vắt công nghiệp 70 – 120kg
5 Máy sấy công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng, công suất 50kg
6 Máy ủi trục lăn công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng
… …
Nguồn: P. XNK và Tác giả tổng hợp
2.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng:
Bộ phận thực hiện: phòng Sale & Marketing hoặc Giám đốc (những lô hàng có
giá trị lớn).
31
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Hiện nay, hình thức nhập khẩu chính tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT là nhập
khẩu trực tiếp.
Nhập trực tiếp có nghĩa là công ty giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu về các
thoả thuận liên quan đến hàng hoá, giao nhận và thanh toán bằng thư từ, điện tín
hoặc gặp mặt trực tiếp để ký kết hợp đồng. Khi có yêu cầu nhập khẩu từ khách hàng
có yêu cầu về loại hàng nào đó , công ty sẽ tiến hành nhập khẩu loại hàng hoá đó để
phân phối cho khách hàng.
Việc đàm phán ở Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT khá đơn giản nên được thực
hiện bởi nhân viên phòng Sale & Marketing. Phương thức đàm phán chủ yếu là qua
điện thoại và thư thương mại. Ngoài ra, công ty còn sử dụng fax hoặc email như
một phương tiện để chuyển nội dung những bức thư trên một cách thường xuyên,
rất ít khi đàm phán trực tiếp. Trừ những lô hàng lớn, phức tạp, có giá trị lớn thì
chính Giám đốc sẽ đứng ra đàm phán trực tiếp.
Một số đối tác của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:
Bảng 2.7 Một số đối tác của công ty giai đoạn 2012 – 2014
Tên đối tác 2012 2013 2014
GUANGZOU YOUJA MACHINERY
CO.,LTD
ECO CORPORATION CO.,LTD
SEA-LION MACHINERY CO.,LTD
PEO GROUP COMPANY
FOSHAN GOWORLD LAUNDRY
EQUIPMENT CO.,LTD
…
Nguồn: P. Xuất nhập khẩu
Từ bảng 2.7, ta có thể nhận thấy số đối tác của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT
ngày càng được mở rộng. So sánh bảng 2.4 và bảng 2.5, năm 2013, công ty hoàn
thành vượt mức chỉ tiêu nhập khẩu nhóm sản phẩm thiết bị gia đình 159,13 triệu
32
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
đồng, chưa hoàn thành chỉ tiêu nhập khẩu nhóm sản phẩm thiết bị y tế 71,26 triệu
đồng.
2.3.3 Thực hiện hợp đồng:
Bộ phận thực hiện: phòng Xuất nhập khẩu.
Nhận chứng từ nhập khẩu:
Các chứng từ: Invoice, Packing List, Bill of Lading sẽ được người xuất khẩu
gửi trực tiếp qua bưu điện hoặc các đường chuyển phát nhanh đến Công ty cổ phần
giặt ủi y tế VT. Dựa vào các chứng từ đó và hợp đồng ngoại thương, nhân viên
phòng Xuất nhập khẩu của công ty sẽ tiến hành lập bộ chứng từ và lên tờ khai Hải
quan. Trong quá trình lên tờ khai, nhân viên Xuất nhập khẩu phải xem xét kỹ và
chỉnh sửa cho phù hợp vì bộ chứng từ rất quan trọng để có thể nhận được hàng.
Chuẩn bị bộ chứng từ tờ khai Hải quan:
- Tờ khai hải quan: 02 bản.
- Phụ lục tờ khai hải quan: 02 bản.
- Bảng kê chi tiết (packing list): 01 bản.
- Hoá đơn thương mại (invoice): 01 bản.
- Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 01 bản (nếu có).
- Hợp đồng mua bán hàng hoá: 01 bản.
- Giấy phép nhập khẩu (nếu có).
- Vận tải đơn (B/L): 01 bản.
- Giấy giới thiệu: 01 bản.
- Lệnh giao hàng: 01 bản.
- Công văn nợ chứng từ gốc (nếu có).
Đăng ký tờ khai Hải quan:
- Tại cảng, nhân viên giao nhận ở phòng Xuất nhập khẩu của Công ty tuân thủ theo
quy định của cảng để làm thủ tục Hải quan. Nhân viên giao nhận sẽ xuất trình bộ
chứng từ khai Hải quan cho Công chức tiếp nhận hồ sơ, công chức Hải quan nhập
mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai
của doanh nghiệp trên hệ thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
33
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
•Trong trường hợp doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ
bộ hồ sơ Hải quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chức hải quan sẽ nhập thông tin tờ
khai vào hệ thống mạng máy tính.
•Trong trường hợp không đủ khả năng mở tờ khai hoặc không thoả mãn các quy
định về thuế ( doanh nghiệp không được ân hạn thuế hoặc chưa có bảo lãnh số
tiền thuế phải nộp ) thì công chức hải quan sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý
do không được phép mở tờ khai.
- Sau khi nhập thông tin mà doanh nghiệp cung cấp (trên bộ chứng từ hải quan),
thông tin này được máy tính tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm
tra. Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ, căn cứ vào đó đưa ra đề xuất mức độ tra.
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể sau: có 3 mức độ
khác nhau: 1, 2, 3 tương ứng với các mức xanh, vàng, đỏ.
•Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng
xanh).
•Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá ( luồng vàng ).
•Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá ( luồng đỏ ).
Kiểm hoá, tính thuế:
Trước bước này, trong lúc chờ phân kiểm, đối với hàng lưu kho, nhân viên giao
nhận mang D/O đến giám sát kho và yêu cầu công nhân kho cảng tìm vị trí hàng.
Sau khi có số tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ theo dõi trên màn hình xem hàng
của mình được miễn kiểm hay kiểm hoá. Nếu kiểm hoá thì xem ai là người kiểm và
ai là người tính thuế. Sau khi đã biết tên công chức Hải quan kiểm hoá, nhớ phải ghi
số tờ khai, tên công chức Hải quan kiểm hoá vào D/O và đối chiếu tại Hải quan kho,
Hải quan kho sẽ ghi vị trí hàng để nhân viên thuận tiện trong việc kiểm hoá. Bước
này gọi là Đối chiếu lệnh. Đối chiếu là xem hàng đã Lệnh được hiểu đơn giản vào
kho hay chưa.
Trong quá trình kiểm hoá, công chức Hải quan có thể kiểm tra xác suất hoặc
toàn bộ lô hàng tuỳ theo mức ra quyết định của cấp trên. Kết quả kiểm tra sẽ được
xác nhận vào tờ khai và được nhập vào máy tính nếu tính nhầm thuế.
34
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Công chức Hải quan bộ phận tính thuế sẽ kiểm tra lại việc áp mã cùng với mức
thuế đã được nhân viên phòng Xuất nhập khẩu của Công ty tính sẵn trên tờ khai
hàng hoá nhập khẩu. Lúc này, công chức Hải quan sẽ kiểm tra lại việc áp mã và số
tiền thuế xem đã đúng hay chưa. Nếu áp mã sai thì công chức Hải quan sẽ điều
chỉnh. Nếu đã áp đúng mã số hàng hoá và số tiền thì công chức Hải quan sẽ cập
nhật thông tin vào máy. Tiếp theo, công chức Hải quan tính thuế sẽ đóng dấu , ký
tên xác nhận đã kiểm tra thuế.
Sau đó, bộ tờ khai lại được luân chuyển đến chi cục phó để chi cục phó kiểm tra
lại xem có đồng ý với ý kiến của đội phó hay không và đưa ra mức chỉnh sửa cuối
cùng.
Thông quan hàng hoá:
Sau khi các thủ tục trên hoàn thành, nhân viên giao nhận đến quầy thu tiền lệ
phí Hải quan, cung cấp cho công chức Hải quan tên công ty, mã số thuế và số tờ
khai. Sau khi đóng phí Hải quan sẽ được cấp 2 biên lai, 1 bản màu đỏ (bản lưu
người khai Hải quan) do doanh nghiệp giữ lại, 1 bản màu tím (bảo soát) nộp cho
công chức Hải quan để nhận lại tờ khai.
Nhân viên giao nhận của Công ty có thể chờ đọc đến tên công ty của mình rồi
nhận lại hồ sơ hoặc đến rổ trả tờ khai tìm lại tờ khai của mình. Nhân viên giao nhận
phải ký tên và ghi rõ tên công ty vào sổ theo dõi hàng nhập khẩu ở cảng.
2.3.4 Thực hiện thủ tục thanh toán:
Bộ phận thực hiện: phòng Kế toán.
Tuỳ vào phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trong bản hợp đồng
mà thực hiện thủ tuc thanh toán. Công ty thường chọn phương thức thanh toán
chuyển tiền bằng điện – trả sau ( TT trả sau ), do giữa các bên có sự tin tưởng lẫn
nhau trong kinh doanh và một phần do uy tín của công ty. Thông thường, sau khi
nhận hàng, sau khoảng một tuần, công ty sẽ cử nhân viên phòng Kế toán đến ngân
hàng để làm thủ tục thanh toán.
Khi thực hiện thủ tục trả tiền bằng điện – trả sau, nhân viên Kế toán phải có:
35
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
- 02 Lệnh chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng.
- Hồ sơ pháp lý.
- Hợp đồng nhập khẩu.
- Hoá đơn thương mại và các chứng từ gửi hàng khác như B/L, C/O…
- Giấy phép nhập khẩu.
- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu.
Sau đó, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho ngân hàng của người xuất khẩu. Khi ngân
hàng của người xuất khẩu thông báo và ghi có tài khoản của người xuất khẩu thì thủ
tục thanh toán hoàn tất.
2.3.5 Thanh lý hợp đồng:
Bộ phận thực hiện: người chịu trách nhiệm ký hợp đồng ( nhân viên phòng Sale
& Marketing hoặc Giám đốc).
Thanh lý hợp đồng đúng hạn:
Sau khi nhận hàng, nếu tình trạng lô hàng hoàn toàn bình thường như trong hợp
đồng ngoại thương thì hợp đồng sẽ kết thúc sau khi thanh toán đầy đủ cho lô hàng.
Thanh lý hợp đồng trước hạn:
Hợp đồng được thanh lý trước hạn xảy ra khi:
- Hai bên tham gia ký kết hợp đồng cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình trước
thời hạn hợp đồng quy định.
- Do một trong hai bên huỷ hợp đồng. Tất nhiên, bên huỷ hợp đồng sẽ chịu mức bồi
thường cho đối tác mà hai bên đã thoả thuận trong bản hợp đồng ngoại thương.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: thiếu hàng, hàng không đúng phẩm
chất, hàng bị đổ vỡ…người đã ký hợp đồng sẽ tiến hành thoả thuận, đàm phán
với người xuất khẩu để được giảm giá, trả hàng hoặc bồi thường tổn thất…Sau
khi hai bên tiến thoả thuận xong và tiến hành thủ tục bồi thường thì hợp đồng
được thanh lý.
2.4 Nhận xét chung:
36
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT đã và đang không ngừng cố gắng phấn đấu xây
dựng một hình ảnh tốt trong mắt khách hàng và các đối tác bằng uy tín và chất
lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế lan rộng khiến
nhiều doanh nghiệp trở nên lo ngại thì ban quản lý Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT
vẫn đặt một niềm tin lớn vào tương lai của công ty. Bằng những phương pháp quản
lý hiệu quả, những chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự đoàn kết của toàn bộ nhân
viên, công ty đang ngày càng trưởng thành mặc dù bên cạnh vẫn còn nhiều nhược
điểm chưa khắc phục được.
2.4.1 Ưu điểm:
- Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của nhân viên đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Nhân viên có sự phối hợp, đoàn kết và nỗ lực trong công việc.
- Công ty đầu tư và áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả giúp tạo điều kiện để
nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình.
- Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng lên hàng
đầu giúp tăng thêm uy tín và chỗ đứng của công ty trên thị trường.
- Môi trường làm việc thân thiện.
- Mức lương và chế độ dãi ngộ phù hợp. Ngoài những chế độ theo quy định của nhà
nước, công ty còn có thêm các chuyến du lịch cho nhân viên, tiệc sinh nhật và các
ngày lễ phụ nữ…
2.4.2 Nhược điểm:
- Công ty chưa có một đội ngũ chuyên về nghiên cứu thị trường, dẫn đến quá tải
công việc cho nhân viên phòng Xuất nhập khẩu.
- Đa số hợp đồng được ký kết qua mail và fax nên chỉ bao gồm một số điều kiện cơ
bản. Khi xảy ra tổn thất thiệt hại, công ty thường đàm phán để được hạ giá hàng
hoá chứ đàm phán đòi bồi thường không mang lại hiệu quả.
- Sử dụng thời gian đàm phán hợp đồng chưa hiệu quả, làm tốn nhiều nhân lực, thời
gian và chi phí cho công ty.
- Hình thức thanh toán kém đa dạng.
37
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
- Nguồn vốn hạn hẹp khiến quy trình diễn ra chậm trễ như: đóng thuế chậm, phải
làm nhiều thủ tục khi khai Hải quan, mất nhiều thời gian. Đôi khi hàng về nhưng
chưa kịp đóng thuế thì cũng không lấy được hàng, mà hàng để ở cảng quá 7 ngày
sẽ bị thu thêm tiền kho bãi.
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người đại diện chưa thể hiện tốt nên kết quả
đàm phán thường bất lợi cho công ty.
- Đôi khi có sự không đồng nhất trong công việc giữa các phòng ban, làm mất nhiều
thời gian.
38
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Những điều đã được trình bày ở chương 1 thuộc về phần lý thuyết. Muốn thật
sự tìm hiểu cách thức thực hiện quy trình nhập khẩu chi tiết như thế nào, mỗi cá
nhân phải đi vào thực tế, tìm hiểu tình hình nhập khẩu hàng hoá ở công ty như thế
nào mới làm rõ được vấn đề.
Dù biết rằng quy trình nhập khẩu hàng hoá chung đã có nhưng cách thức thực
hiện ở mỗi doanh nghiệp lại có thể không hoàn toàn giống nhau.
So với quy trình nhập khẩu cơ bản thì quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty
cổ phần giặt ủi y tế VT đã rút ngắn tại một số khâu, giúp tiết kiệm thời gian và chi
phí.
Do có nhiều vấn đề có thể phát sinh ở mỗi bước trong quy trình nhập khẩu hàng
hoá, cho nên đòi hỏi người thưc hiện ngoài việc có kiến thức chuyên môn, còn phải
có kinh nghiệm và sự khéo léo, linh hoạt để giải quyết vấn đề.
Tuy có những ưu điểm nhất định nhưng Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT cũng
không tránh khỏi những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình nhập nhẩu. Nhưng
quan trọng hơn cả vẫn là sự quyết tâm, đoàn kết của toàn thể công ty nhằm giúp
công ty kinh doanh ngày càng tốt hơn.
39
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẶT ỦI Y TẾ VT
3.1 Định hướng phát triển:
3.1.1 Định hướng phát triển nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam:
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban
hành Quyết định số 2471/QĐ – TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược
quy định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập
khẩu và giải pháp thực hiện chiến lược.
- Mục tiêu:
•Tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 11% - 12%/năm trong thời kỳ 2011 –
2020.
•Tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân tăng 10% - 11%/năm trong thời kỳ
2011 – 2020.
•Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất
khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Phấn
đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 – 2030.
- Định hướng nhập khẩu: chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng
hoá, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát
chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm
nhập siêu trong dài hạn.
- Để đạt được các mục tiêu, chiến lược đã đưa ra các giải pháp cụ thê về phát triển
sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường, chính sách tài chính, tín
dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,
giao nhận kho vận, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,…Cụ thể là:
•Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn
trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có
nền công nghiệp phát triển.
40
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
•Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hoá sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ,
có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp thay thế
nhập khẩu.
•Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn
chế ô nhiểm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ, thông qua việc xây dựng
các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế,
các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật,
các biện pháp kiểm dịch động thực vật…
•Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ
hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa
dạng hoá thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần giặt
ủi y tế VT:
Nhập khẩu máy móc thiết bị ở Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT là một trong
những hoạt động chính trong kinh doanh và mang lại lợi nhuận hàng năm, mặc dù
trong thời điểm hiện tại có rất nhiều các công ty khác tham gia vào nhập khẩu máy
móc thiết bị do nhu cầu của thị trường. Nhưng với những ưu điểm và uy tín, chất
lượng của mình, Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT đã có một chỗ đứng vững chắc
trên thị trường.
Với phương châm hiện nay, Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT muốn nâng doanh
số nhập khẩu tăng 20% so với doanh số năm hiện tại. Trước đây, Công ty nhập chủ
yếu là các vật tư thiết bị đơn lẻ và dây chuyền cũ từ nước ngoài. Nay Công ty có xu
hướng tiếp cận thị trường, tìm bán cho các khách hàng sử dụng dây chuyền mới và
hoàn chỉnh, mà giá cả tương đối phù hợp với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, để
khắc phục yếu kém trong nhập khẩu máy móc thiết bị ngành giặt ủi y tế, Công ty
còn có định hướng phát triển trong tương lai là nhập các dây chuyền công nghệ hiện
đại để sản xuất trong nước thay thế dần các hàng hoá nhập khẩu.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty cổ phần giặt ủi y
tế VT:
3.2.1 Chú trọng đầu tư hoạt động chiến lược:
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados(20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 091719386425.1K visualizações
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
Phân tích quy trình nhập khẩu thiết bị y tế, bánh kẹo, 9 ĐIỂM, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 09345731493.2K visualizações
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của côn...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 4.8K visualizações
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864 7.5K visualizações
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 09092326203K visualizações
Quy trình nhập khẩu đầu thủy sản bằng đường biển tại công ty, HAY!Quy trình nhập khẩu đầu thủy sản bằng đường biển tại công ty, HAY!
Quy trình nhập khẩu đầu thủy sản bằng đường biển tại công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 1.9K visualizações
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 09171938642.5K visualizações
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 09320915627.5K visualizações
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng Container tại công ty, 9 điểm,hay!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 7.8K visualizações
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Phân tích hoạt động nhập khẩu máy in tại công ty, HAY, 9 điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 5.8K visualizações
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default11.3K visualizações
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 093209156221.4K visualizações
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864 16.7K visualizações
Đề tài  thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử  điểm caoĐề tài  thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử  điểm cao
Đề tài thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938649.3K visualizações
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại cty, HAY, 9 ĐIỂM!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 7.7K visualizações

Similar a Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!(20)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Cô...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Cô...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Cô...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562 321 visualizações
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864 129 visualizações
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAYĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864108 visualizações
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Đề tài: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình bán hàng tại Công ty cổ phần xi...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562434 visualizações
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành (TẢI FREE ZALO 0934 573...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành (TẢI FREE ZALO 0934 573...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành (TẢI FREE ZALO 0934 573...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938646.7K visualizações
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Sản Xuất.Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Sản Xuất.
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty Sản Xuất.
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net / 0909.232.62015 visualizações
Đề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biểnĐề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
Đề tài: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149360 visualizações
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo LongLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty TNHH Bảo Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 090923262052 visualizações
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca6 visualizações
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận TảiHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 1.4K visualizações

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864(20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938646 visualizações
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 091719386411 visualizações
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938648 visualizações
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938642 visualizações
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938644 visualizações
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938642 visualizações
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938642 visualizações
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 091719386411 visualizações
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938642 visualizações
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938643 visualizações
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938644 visualizações
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938642 visualizações
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938643 visualizações
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938642 visualizações
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938644 visualizações
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 09171938645 visualizações

Último(20)

3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
Fred Hub6 visualizações
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
Fred Hub7 visualizações
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
Fred Hub5 visualizações

Báo cáo thực tập: Quy trình nhập khẩu hàng hóa, 8 Điểm, HAY!

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ BÍCH HÀ MSSV: 1054010196 Lớp: 10DQN04 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là phần nghiên cứu và thể hiện khoá luận tốt nghiệp của riêng em, không sao chép các bài khoá luận tốt nghiệp khác, nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường quy định. TP. HCM, ngày 14/07/2014. Sinh viên thể hiện Nguyễn Thị Bích Hà
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giảng viên PGS.TS Nguyễn Phú Tụ và sự giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị tại Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT trong quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập, do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong khi thực hiện bài khoá luận này. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn thực tập và các anh chị tại Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn.
  • 4. iii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : ………………………………………………………….. MSSV : ………………………………………………………….. Khoá : …………………………………………………… 1. Thời gian thực tập ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập ……………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Đơn vị thực tập
  • 5. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ TP.HCM, Ngày…. tháng…..năm…. Giáo viên hướng dẫn
  • 6. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ ..........4 1.1 Khái niệm nhập khẩu và quy trình nhập khẩu: ..............................................4 1.1.1 Nhập khẩu là gì? ..................................................................................... 4 1.1.2 Quy trình nhập khẩu là gì? ...................................................................... 4 1.2 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu:............................................4 1.3 Vai trò của nhập khẩu: ................................................................................... 5 1.3.1 Đối với nền kinh tế: ................................................................................ 5 1.3.2 Đối với doanh nghiệp: ............................................................................ 6 1.4 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá:............................................6 1.4.1 Theo mức độ chuyên doanh: ...................................................................7 1.4.1.1 Kinh doanh chuyên môn hoá: ..............................................................7 1.4.1.2 Kinh doanh tổng hợp: .......................................................................... 7 1.4.1.3 Loại hình kinh doanh đa dạng hoá: .....................................................8 1.4.2 Theo chủng loại hàng hoá kinh doanh: ...................................................8 1.4.2.1 Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất: ................................................8 1.4.2.2 Loại hình kinh doanh tư liệu tiêu dùng: ..............................................9 1.4.3 Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu: .............................................9 1.4.3.1 Nhập khẩu trực tiếp: ............................................................................ 9 1.4.3.2 Nhập khẩu uỷ thác: .............................................................................. 9 1.4.3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng: ................................................................. 10 1.4.3.4 Tạm nhập tái xuất: .............................................................................10 1.5 Quy trình nhập khẩu hàng hoá: ....................................................................... 10 1.5.1 Lên kế hoạch nhập khẩu: ...................................................................... 11 1.5.2 Liên hệ, đàm phán hợp đồng: ...............................................................11 1.5.3 Soạn thảo, ký kết hợp đồng: .................................................................11 1.5.4 Thực hiện hợp đồng: .............................................................................12 1.5.5 Thanh lý hợp đồng: ...............................................................................12 1.6 Bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu: .....................................................................13 1.6.1 Hồ sơ cơ bản: ........................................................................................13 1.6.2 Các trường hợp cần bổ sung chứng từ: .................................................13
  • 7. vi 1.7 Cách khai báo hàng hoá nhập khẩu: ............................................................13 1.7.1 Thời hạn khai báo: ................................................................................13 1.7.2 Địa điểm khai báo: ................................................................................14 1.7.3 Hồ sơ khai báo: .....................................................................................14 1.8 Quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu: ....................14 1.9 Cách tính các khoản thuế và phụ thu nhập khẩu: ........................................16 1.9.1 Các khoản thuế, phụ thu: ...................................................................... 16 1.9.2 Thời hạn nộp thuế: ................................................................................16 1.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá: .........................18 1.10.1 Yếu tố khách quan: ...............................................................................18 1.10.2 Yếu tố chủ quan: ...................................................................................20 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT ............................................................... 23 2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:.....................................23 2.1.1 Giới thiệu chung: ....................................................................................... 23 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty: .........................................23 2.1.2.1 Chức năng: .......................................................................................... 23 2.1.2.2 Nhiệm vụ: ............................................................................................ 24 2.1.2.3 Quyền hạn: .......................................................................................... 24 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong công ty: .....................24 2.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua: .................................25 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến quý I/2014: ...................25 2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ năm 2012 đến năm 2013: ....................27 2.3 Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: ............................................................................................................................... 28 2.3.1 Lập kế hoạch nhập khẩu: ...........................................................................29 2.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng: .................................................................30 2.3.3 Thực hiện hợp đồng: ................................................................................. 32 2.3.4 Thực hiện thủ tục thanh toán: .................................................................... 34 2.3.5 Thanh lý hợp đồng: ...................................................................................35 2.4 Nhận xét chung: ............................................................................................... 35 2.4.1 Ưu điểm: .................................................................................................... 36
  • 8. vii 2.4.2 Nhược điểm: .............................................................................................. 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 38 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT ....................39 3.1 Định hướng phát triển: ..................................................................................... 39 3.1.1 Định hướng phát triển nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam:....................39 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT: .................................................................................................................. 40 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: ......................................................................................................................... 40 3.2.1 Chú trọng đầu tư hoạt động chiến lược: ....................................................40 3.2.2 Sử dụng thời gian đàm phán hợp đồng hiệu quả:......................................42 3.2.3 Soạn hợp đồng thương mại chăt chẽ: ........................................................42 3.2.4 Đa dạng hình thức thanh toán: ..................................................................43 3.2.5 Thông quan và nhận hàng hoá nhanh chóng: ............................................44 3.2.6 Điều chỉnh phương thức khiếu nại: ........................................................... 45 3.3 Kiến nghị: ........................................................................................................ 45 3.3.1 Đối với Nhà nước: ..................................................................................... 45 3.3.1.1 Cải cách chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu: .....................45 3.3.1.2 Hỗ trợ về thông tin cho các doanh nghiệp: .........................................46 3.3.1.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động vốn: ............................47 3.3.1.4 Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng: .....................................................48 3.3.1.5 Kiểm soát biến động tỷ giá: ................................................................48 3.3.1.6 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia có năng lực: .........................48 3.3.2 Đối với Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: ..................................................48 3.3.2.1 Về hoạt động nhập khẩu: ....................................................................48 3.3.2.1.1 Lựa chọn đối tác: ..........................................................................48 3.3.2.1.2 Đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu: ...............................................49 3.3.2.1.3 Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu: ...............................................50 3.3.1.2.4 Tổ chức quản lý hoạt động nhập khẩu: ........................................50 3.3.2.2 Về hoạt động kinh doanh: ...................................................................52 3.3.2.2.1 Nghiên cứu khách hàng và thị trường: .........................................52 3.3.2.2.2 Cải thiện nguồn vốn: ....................................................................53
  • 9. viii 3.3.2.2.3 Giảm chi phí lưu thông và phân bổ chi phí quản lý: ....................54 3.3.2.2.4 Giải pháp về con người: ...............................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 55 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 57 PHỤ LỤC CHỨNG TỪ . .......................................................................................... 58
  • 10. ix DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG STT TÊN BẢNG TRANG 1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến quý I/2014 25 2 Bảng 2.2 Tốc độ phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012 – 2013 26 3 Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 2012-Quý I/2014 27 4 Bảng 2.4 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu nhóm sản phẩm 2012 – 2013 28 5 Bảng 2.5 Kế hoạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2013 – 2014 30 6 Bảng 2.6 Danh sách một số mặt hàng nhập khẩu của công ty năm 2013 30 7 Bảng 2.7 Một số đối tác của công ty giai đoạn 2012 – 2014 31
  • 11. x DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH STT TÊN BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH TRANG 1 Sơ đồ 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 11 2 Sơ đồ 1.2 Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu. 15 3 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT 24 4 Biểu đồ 2.2 Doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012 – Quý I/2014 26 5 Sơ đồ 2.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT. 29
  • 12. 1 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng trong thời đại toàn cầu hoá các nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tham gia hội nhập và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế đã và đang là xu hướng tất yếu của các quốc gia. Trong đó, vấn đề đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu là một trong số những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia. Nhập khẩu cho phép bổ sung những sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa hiệu quả. Xuất khẩu giúp đẩy mạnh sản xuất trong nước và tăng nguồn thu ngoại tệ. Thực hiện tốt hoạt động này, mỗi quốc gia có thể mởi rộng, chiếm lĩnh thị trường khu vực và vươn ra thị trường thế giới. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì cơ hội giao thương với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên, điều đó cũng mang lại nhiều thách thức cho Việt Nam, phải làm sao để phát huy hết tất cả các lợi ích của quốc gia, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Chính điều này đã góp phần đưa hoạt động ngoại thương phát triển hơn rất nhiều. Hoạt động ngoại thương diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống cho dân. Chính vì vậy, đòi hỏi chính phủ cần phải đưa ra chính sách ngoại thương phù hợp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước thì chính sách ngoại thương nước ta hướng vào các mục tiêu chủ yếu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, kiềm chế lạm phát, tăng tích luỹ ngân sách nhà nước và cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động ngoại thương từng bước trở thành hoạt động kinh doanh hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có khả năng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu có uy tín, chiếm được một vị trí vững chắc đối với niềm tin của các đối tác nước ngoài. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, mỗi năm có hàng nghìn doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động thì vấn đề nâng cao hiệu quả nhập khẩu trở nên cấp thiết hơn. Đây là chìa khoá giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
  • 13. 2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Trong đó, hoàn thiện quy trình nhập khẩu là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Trong quá trình thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT, được tiếp cận với quy trình nhập khẩu hàng hoá, em cảm nhận được mức độ ảnh hưởng rất lớn của quy trình này đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, em chọn “ Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp, với mong muốn được góp một phần trí lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của bài khoá luận này là góp thêm ý kiến giúp Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT có thêm các giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế của quy trình nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó, em mong các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu có thể nhận ra tính cấp thiết của việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu, tăng hiệu quả kinh doanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quy trình nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc vận dụng lý thuyết, kết hợp quan sát thực tế và sử dụng cơ sở dữ liệu của công ty. Đồng thời phối hợp các phương pháp: phân tích định tính, thống kê, so sánh, tổng hợp, suy luận logic. 5. Kết cấu của đề tài: Đề tài nghiên cứu được trình bày thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận quy trình nhập khẩu hàng hoá
  • 14. 3 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT
  • 15. 4 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 1.1 Khái niệm nhập khẩu và quy trình nhập khẩu: 1.1.1 Nhập khẩu là gì? Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Theo khoản 2, điều 28, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. 1.1.2 Quy trình nhập khẩu là gì? Quy trình nhập khẩu là một quá trình bao gồm các bước phải thực hiện để mua hàng hoá từ nước ngoài vào trong nước. Mỗi bước là một mắc xích quan trọng trong quy trình. Điều đó đòi hỏi mỗi mắc xích phải thực hiện đúng công việc và đạt được hiệu quả. 1.2 Bản chất, mục tiêu và đặc điểm của nhập khẩu: - Bản chất: Hay nhập khẩu là việc mua hàng hoá từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng. - Mục tiêu: Nhập khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế, phục vụ sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, nhập khẩu phải đảm bảo phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo về các ngành sản xuất trong nước và giải quyết sự khan hiếm ở thị trường nội địa. - Đặc điểm: Hoạt động nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước và có những đặc điểm sau:
  • 16. 5 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ •Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn lực như điều ước quốc tế và Ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán Thương mại quốc tế. •Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm. •Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng dổi hàng, L/C… •Tiền tệ dùng trong thanh toán thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao như: USD, GBP… •Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo điều kiện CIF, FOB… •Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên địa bàn rộng, thủ tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu. •Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ ngoại thương và sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin. •Hoạt động nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính trị của các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại. 1.3 Vai trò của nhập khẩu: 1.3.1 Đối với nền kinh tế: Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia. Đối với một nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu thường nhằm mục đích: - Bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. - Thay thế những hàng hoá mà sản xuất trong nước không có lợi bằng nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu nếu được tổ chức tốt, hợp lý với nhu cầu và khả năng sản xuất trong nước sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Trong đó, cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động.
  • 17. 6 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Thể hiện ở các khía cạnh: - Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước. - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với người tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận với hàng hoá đa dạng, hiện đại và giá thành thấp hơn so với hàng sản xuất trong nước. Đối với sản xuất, nhập khẩu là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm bảo về công nghệ và thiết bị cho quá trình hiện đại hoá sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với những tư liệu sản xuất mà nhập khẩu mang về sẽ làm tăng chất lượng hàng hoá, làm cho hàng xuất khẩu của nước ta đến gần hơn với nhu cầu của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá Việt Nam có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn. 1.3.2 Đối với doanh nghiệp: Hoạt động nhập khẩu là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần cung cấp yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Đồng thời, nếu hoạt động nhập khẩu được thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, làm tăng lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp. Từ hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể nâng cao, đổi mới công nghệ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Hoạt động nhập khẩu rất phức tạp do có sự tham gia của nhiều nền kinh tế khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện và nâng cao công tác quản trị. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần tự giác học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn… Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với nhau, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. 1.4 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu hàng hoá:
  • 18. 7 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá có thể được phân chia thành nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo tiêu thức dùng để phân loại. Việc phân loại các loại hình kinh doanh nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được những thế mạnh và điểm yếu của loại hình kinh doanh đang được áp dụng, từ đó có thể phát huy thế mạnh, khắc phục và hạn chế những nhược điểm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 1.4.1 Theo mức độ chuyên doanh: 1.4.1.1 Kinh doanh chuyên môn hoá: Hình thức doanh nghiệp chỉ chuyên doanh một hoặc một nhóm hàng có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định. - Ưu điểm: •Có điều kiện nắm chắc thông tin khách hàng, nhà cung cấp, giá cả thị trường, tình hình hàng hoá và dịch vụ do chuyên sâu theo ngành hàng nên có khả năng cạnh tranh trên thị trường. •Trình độ chuyên môn hoá ngày càng được nâng cao, có điều kiện để tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. •Có khả năng đào tạo được những cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia và nhân viên kinh doanh giỏi, có những kiến thức vững chắc đối với ngành hàng mà công ty kinh doanh. - Nhược điểm: •Trong điều kiện cạnh tranh – xu thế tất yếu của kinh tế thị trường thì tính rủi ro cao. •Khi mặt hàng kinh doanh bị bất lợi thì chuyển hướng kinh doanh chậm và khó đảm bảo cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu. 1.4.1.2 Kinh doanh tổng hợp: Doanh nghiệp kinh doanh nhiều hàng hoá có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau, kinh doanh không lệ thuộc vào hàng hoá hay thị trường truyền thống, kinh doanh bất cứ hàng hoá nào có lợi thế. - Ưu điểm:
  • 19. 8 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ •Hạn chế được một số rủi ro kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh. •Vốn ít bị ứ đọng, có khả năng quay vòng nhanh, đăm bảo cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu. •Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới, việc đối đầu với cạnh tranh kích thích tính năng động, sáng tạo, sự tìm tòi hiểu biết của người kinh doanh. - Nhược điểm: •Khó trở thành độc quyền trên thị trường và ít có điều kiện tham gia liên minh độc quyền. •Khó đào tạo, bồi dưỡng được các chuyên gia ngành hàng. 1.4.1.3 Loại hình kinh doanh đa dạng hoá: Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau nhưng có nhóm mặt hàng kinh daonh chủ yếu có cùng công dụng, trạng thái và tính chất. Đây là loại hình kinh doanh được nhiều doanh nghiệp ứng dụng, nó phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của loại hình kinh doanh tổng hợp. 1.4.2 Theo chủng loại hàng hoá kinh doanh: 1.4.2.1 Loại hình kinh doanh tư liệu sản xuất: Đối tượng kinh doanh là các sản phẩm phục vụ hoạt động sản xuất như máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất. Loại hình kinh doanh này có đặc điểm: - Tại Việt Nam, tư liệu sản xuất đang là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước, phục vụ xuất khẩu, thể hiện ở mức thuế thấp hơn hoặc miễn thuế đối với loại hàng hoá này, việc nhập khẩu không hạn chế về số lượng, các ưu đãi trong vay vốn kinh doanh… - Thị trường tiêu thụ dựa vào sản xuất và phục vụ sản xuất. Quy mô thị trường phụ thuộc vào quy mô và trình độ tổ chức sản xuất của khu vực thị trường đó. Do đó, quy mô và cơ cấu thị trường phụ thuộc vào trình độ phát triển sản xuất của quốc gia. - Khách hàng chủ yếu là các đơn vị sản xuất, khối lượng hàng hoá mỗi lần giao dịch thường lớn và có thể cung cấp lâu dài thành từng chuyến. - Khách hàng biết nhiều về tính năng và giá trị sử dụng của các sản phẩm khác nhau, có yêu cầu khá cao đối với quy cách và xuất xứ hàng hoá.
  • 20. 9 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ - Kinh doanh tư liệu sản xuất cần đồng bộ, ngoài việc cung cấp thiết bị chính còn phải cung cấp phụ tùng, linh kiện, đối với một số sản phẩm có tính chất chuyển giao công nghệ phải cung cấp chuyên gia hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và đào tạo người sử dụng cho khách hàng. 1.4.2.2 Loại hình kinh doanh tư liệu tiêu dùng: Hàng tiêu dùng là các sản phẩm phục vụ mọi nhu cầu cho cuộc sống con người. Mỗi loại hàng hoá rất đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng…Thị trường hàng tiêu dùng thường có những biến động lớn và mang đặc điểm: - Hàng tiêu dùng không phải là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu nhằm phát triển sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng gặp một số khó khăn như: danh mục hàng nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ Thương mại, các cơ quan chuyên ngành, mức thuế cao, quản lý ngoại tệ, hạn chế trong tín dụng ngân hàng ( buộc doanh nghiệp phải ký quỹ 100% khi mở L/C)… - Đối tượng khách hàng phong phú dẫn đến sự đa dạng trong nhu cầu hàng hoá. - Khách hàng thường mua với khối lượng không lớn, phạm vi tiêu thụ rộng khắp, phân tán trên mọi khu vực địa lý gây khó khăn và tốn kém trong việc vận chuyển, phân phối và bảo quản. - Sức mua thường có những biến đổi lớn: những thay đổi trong đời sống người dân ( mức lương, giá một số sản phẩm thiết yếu, môi trường chính trị…) thường dẫn đến những biến đổi lớn trong quy mô và cơ cấu tiêu thụ. 1.4.3 Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu: 1.4.3.1 Nhập khẩu trực tiếp: Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu mà họ phải trực tiếp làm mọi khâu của quá trình nhập khẩu. Khi sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của mình. Độ rủi ro của nhập khẩu trực tiếp cao hơn nhưng cũng mang lại lợi nhuận cao hơn so với các hình thức khác. 1.4.3.2 Nhập khẩu uỷ thác:
  • 21. 10 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia hoặc không có khả năng tham gia hoặc tham gia không đạt hiệu quả, khi đó sẽ uỷ nhiệm cho một doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp và nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên uỷ thác sẽ trả tiền phí cho bên nhận uỷ thác. Bên nhận uỷ thác không được sử dụng hạn ngạch hoặc giấy phép do Bộ Thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác nhập khẩu. 1.4.3.3 Nhập khẩu hàng đổi hàng: Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng trao đổi bù trừ hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu , đây là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Phương tiện thanh toán trong hoạt động này không phải là tiền mà là hàng hoá. Mục đích là vừa thu lãi từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu vừa xuất khẩu được hàng hoá ra thị trường. Người nhập khẩu đồng thời cũng là người xuất khẩu. Hàng hoá nhập và xuất phải có giá trị tương đương, đảm bảo điều kiện cân bằng về mặt giá cả, điều kiện giao hàng và tổng giá trị hàng hoá trao đổi. 1.4.3.4 Tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá nhưng không phải để tiêu thụ ở thị trường trong nước mà để xuất khẩu sang một nướ thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Những mặt hàng này không được gia công hoặc chế biến tại nơi tái xuất. Hàng hoá phải vừa làm thủ tục nhập khẩu vừa làm thủ tục xuất khẩu sau đó. 1.5 Quy trình nhập khẩu hàng hoá:
  • 22. 11 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Sơ đồ 1.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 1.5.1 Lên kế hoạch nhập khẩu: Lên kế hoạch mua hàng cho từng tháng, từng quý kèm theo dự báo số lượng, tiêu chuẩn về quy cách, chất lượng…là những yêu cầu của việc lên kế hoạch nhập khẩu. 1.5.2 Liên hệ, đàm phán hợp đồng: Doanh nghiệp liên hệ với các nhà cung cấp và trao đổi các thông tin về loại hàng hoá, số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả…để chọn ra nhà cung cấp phù hợp và tiến đến ký kết hợp đồng. 1.5.3 Soạn thảo, ký kết hợp đồng: Sau khi đàm phán, các bên tiến hành soạn thảo và ký kết hợp đồng. Hợp đồng thương mại quốc tế quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bên. Thông thường, một hợp đồng ngoại thương bắt buộc phải có các điều khoản sau: - Tên hàng - Số lượng Lên kế hoạch nhập khẩu Liên hệ, đàm phán hợp đồng Soạn thảo, ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng Thanh lý hợp đồng
  • 23. 12 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ - Chất lượng - Giá cả - Thanh toán - Địa điểm và thời gian giao nhận hàng Ngoài ra, để tránh những thiệt hại không mong muốn cho cả hai bên, hợp đồng thương mại cần có thêm các điều khoản về: - Điều khoản bao bì, đóng gói - Điều khoản bảo hiểm - Điều khoản phạt - Điều khoản bất khả kháng - Điều khoản trọng tài 1.5.4 Thực hiện hợp đồng: Sau khi ký kết hợp đồng, bên mua và bên bán tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng. Các bên thực hiện nghĩa vụ của mình theo như quy định trong hợp đồng. Thông thường, bên mua thường thực hiện các công việc sau: - Xin giấy phép nhập khẩu - Thực hiện bước đầu của thanh toán - Thuê tàu ( nếu có ) - Mua bảo hiểm ( nếu có ) - Làm thủ tục Hải quan - Nhận hàng - Kiểm tra hàng hoá - Làm thủ tục thanh toán - Khiếu nại ( nếu có sự thiếu hụt hoặc tổn thất về hàng hoá ) 1.5.5 Thanh lý hợp đồng: Hợp đồng chấm dứt khi đã hoàn thành hoặc theo thoả thuận của các bên. Khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên chấm dứt. Việc lập biên bản thanh lý hợp đồng không bắt buộc, do sự thoả thuận của các bên.
  • 24. 13 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ 1.6 Bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu: 1.6.1 Hồ sơ cơ bản: - Tờ khai hải quan: 02 bản chính. - Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản chính. - Hoá đơn thương mại: 01 bản chính, 01 bản sao. - Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của bản vận đơn có ghi chữ copy. 1.6.2 Các trường hợp cần bổ sung chứng từ: - Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính, 01 bản sao. - Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra của nhà nước về chất lượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp: 01 bản chính. - Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 01 bản chính. - Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai giá trị: Tờ khai giá trị hàng hoá nhập khẩu: 01 bản chính. - Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu). - Trường hợp chủ hàng yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 01 bản chính, 01 bản sao. Nếu hàng hoá nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng (FOB) không quá 200 USD thì không phải nộp hoặc xuất trình C/O. - Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính. 1.7 Cách khai báo hàng hoá nhập khẩu: 1.7.1 Thời hạn khai báo: Trong vòng 30 ngày sau ngày phương tiện vận tải đến.
  • 25. 14 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ 1.7.2 Địa điểm khai báo: Doanh nghiệp được tự do lựa chọn địa điểm khai báo sao cho phù hợp và hiệu quả, ngoại trừ một số trường hợp quy định thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai báo tại cục hải quan tỉnh, thành phố. 1.7.3 Hồ sơ khai báo: - Mẫu HQ/2002-NK (1 bộ gồm 2 bản) - Mẫu PLTK/2003-NK (1 bộ gồm 2 bản) đối với hàng hoá nhập khẩu trên 3 mặt hàng. - Mẫu HQ/2003-TGTT (1 bộ gồm 2 bản) đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng tính thuế theo trị giá giao dịch. - Mẫu HQ/2003-PLTG (1 bộ gồm 2 bản) đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng tính thuế theo trị giá giao dịch trên 8 mặt hàng. 1.8 Quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu:
  • 26. 15 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Nguồn: www.thuongmai.vn Sơ đồ 1.2 Quy trình làm thủ tục Hải quan nhập khẩu Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ 2 2 2 3 2 3 4 5 7 81 96 Trả tiền thuế tại kho bạc nhà nước hoặc kho bạc chi cục hải quan Tính thuế lại và nhận chứng từ ghi số thuế phải thu Trả thuế tại kho bạc nhà nước hoặc kho bạc chi cục hải quan Kiểm hoá Trả hồ sơ Trả các phụ phí: cược cont và lưu cont (nếu có) đối với hàng cont ở hãng tàu và phí nâng cont, nâng kiểm (nếu phải kiểm) ở bãi. Phí lưu kho đối với hàng lẻ. Giao hàng cho khách tại xưởng, công ty. Chờ đội trưởng đội thủ tục hải quan phân vào khu vực nhất định. Mang toàn bộ giấy tờ cần thiết đến hải quan và tự đăng ký vào sổ tiếp nhận. Nhập thông tin lô hàng vào phần mềm khai báo hải quan tại văn phòng công ty của mình. Lấy DO và trả các phụ phí sau: - Đối với hàng cont: phí lệnh giao hàng, làm hàng tại cảng, vệ sinh cont, phí đại lý hay phí chứng từ nếu đại lý phát lệnh là forwarder. - Đối với hàng lẻ: phí lệnh giao hàng, làm hàng tại cảng, phí bến bãi, xếp dỡ, phí đại lý hay phí chứng từ. 6 4 3 4 5
  • 27. 16 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ 1.9 Cách tính các khoản thuế và phụ thu nhập khẩu: 1.9.1 Các khoản thuế, phụ thu: Thuế NK Trị giá tính thuế Tỉ giá Thuế suất (%) (Nguyên tệ) tính thuế Thuế TTĐB Trị giá tính thuế + Số thuế NK Thuế suất (%) NK (VND) phải nộp thuế TTĐB Thuế GTGT = Trị giá tính thuế + Số thuế NK + Số thuế Thuế suất NK (VND) phải nộp TTĐB phải nộp thuế GTGT Phụ thu = Trị giá tính thuế NK (VND) Tỷ lệ phụ thu 1.9.2 Thời hạn nộp thuế: Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường hợp sau: - Người nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. - Hàng hoá tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hoá không thuộc đối tượng xét miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thuế, tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo thời hạn nộp thuế của hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố.
  • 28. 17 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với trường hợp người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế: - Hàng hoá nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu ( bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố) thì thời hạn nộp thuế là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế, người nộp thuế phải nộp thêm cho cơ quan hải quan Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế có thể dài hơn 275 ngày. Thời gian được kéo dài tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm. Để được áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày, ngoài hồ sơ khai thuế, người nộp thuế phải nộp cho Cục Hải quan địa phương nơi đăng ký Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nguyên liệu, vật tư các giấy tờ sau đây: •Công văn đề nghị áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn 275 ngày đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế đề nghị, thời hạn đề nghị được kéo dài, mô tả quy trình, thời gian sản xuất, cam kết về nội dung khai báo: 01 bản chính. •Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu: 01 bản chính. - Đối với hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày kể từ ngày hết hạn tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn). - Đối với các trường hợp hàng hoá nhập khẩu khác ( bao gồm cả hàng hoá đồng thời là hàng tiêu dùng trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất) ngoài hai trường hợp nêu trên thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký Tờ khai hải quan.
  • 29. 18 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với người nộp thuế chưa chấp hành tốt pháp luật thuế: - Nếu được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh. - Nếu không được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. - Hàng hoá nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày người nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Trường hợp kiểm tra, xác định hàng hoá không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai, tính lại thời hạn nộp thuế như đối với hàng tiêu dùng và bị phạt chậm nộp thuế tính từ ngày nhận hàng đến ngày nộp thuế. 1.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hoá: 1.10.1 Yếu tố khách quan: - Dung lượng sản xuất: Dung lượng sản xuất thể hiện số lượng đầu mối tham gia vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu. Với số lượng sản xuất lớn, doanh nghiệp phải đương đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và nguy cơ phá giá hàng hoá bán ra thị trường thế giới. - Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng: Hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến đối tác nước ngoài và ngoại tệ sử dụng trong quá trình thanh toán. Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Mọi việc thanh toán và tính giá trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nước và hàng hoá thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hàng hoá của các quốc gia. Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể gây những biến động lớn trong tỷ trọng hàng nhập khẩu. - Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế: •Hoạt động nhập khẩu được tiến hành giữa các chủ thể thuộc các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, hoạt động nhập khẩu chịu tác động của chính sách pháp luật trong
  • 30. 19 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ nước và những quy định luật pháp quốc tế bởi chúng thể hiện ý chí của Nhà nước và sự thống nhất chung của quốc tế. •Ngoài hệ thống pháp luật, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lý hoạt động nhập khẩu. Các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu như việc dựng lên các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ( giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn chất lượng…) nhằm bảo vệ nền sản xuất có khả năng cạnh tranh kém trong nước. - Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế: Các yếu tố hạ tầng phục vụ mua bán hàng hoá quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu: •Hệ thống cảng biển được trang bị hiệ đại cho phép rút ngắn thời gian xếp dỡ hàng hoá. •Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nhập khẩu trong việc huy động vốn, thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng còn là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. •Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn, giảm mức độ thiệt hại có thể xảy ra đối với nhà kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. - Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài: Tình hình và sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài như xu hướng tăng giá cả, khả năng cung cấp, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường….Tất cả các yếu tố đó đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu. - Yếu tố công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông , các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín…giảm chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu. Các nhà kinh doanh có thể nắm bắt thông tin và diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Nhờ có xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như: vận tải hàng hoá, các kỹ thuật trong nghiệp vụ ngân hàng…
  • 31. 20 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ - Yếu tố tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý: •Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng xuất nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng hoá nhập khẩu. •Vị trí địa lý có vai trò là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng… - Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thê giới: Trong xu thế toàn cầu hoá thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng. Vì vậy, mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kì một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng hoặc suy thoái kinh tế…của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta. 1.10.2 Yếu tố chủ quan: - Bộ máy quản lý, tổ chức hành chính: Sự tác động trực tiếp đến các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Cần phải có một bộ máy quản lý, lãnh đạo hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu và tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả trong kinh doanh. Ngược lại, nếu cơ cấu tổ chức không hợp lý, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp. - Nguồn tài chính: Nguồn tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sản xuất kinh doanh và cũng là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm: vốn tự sở hữu hay vốn tự có và các nguồn vốn có thể huy động được. Tài chính không chỉ gồm tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp mà còn bao gồm các khoản vay, các khoản thu nhập sẽ thực hiện trong tương lai. Nếu thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh
  • 32. 21 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ nghiệp có thể bị phá sản bất cứ lúc nào. Trong kinh doanh, tài chính được coi là vũ khí sắc bén để chiếm lĩnh thị trường và thôn tính các đối thủ cạnh tranh. - Yếu tố con người: Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh tới yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Ảnh hưởng của yếu tố này thể hiện qua tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ và qua kết quả hoạt động. Để nâng cao vai trò của yếu tố con người, doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần. - Yếu tố tổ chức mạng lưới kinh doanh: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu…một cách thuận tiện hơn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu mạng lưới kinh doanh quá thiếu hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Yếu tố cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các điểm đại lý, chi nhánh và trang thiết bị cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh.
  • 33. 22 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nhập khẩu là ngành vừa đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, vừa đòi hỏi trình độ chuyên môn và các kỹ năng nghiệp vụ. Vì vậy, ở mỗi loại hàng hoá đều cần những hiểu biết nhất định để thực hiện quy trình nhập khẩu hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế quốc phát triển. Quy trình nhập khẩu bao gồm các hoạt động hoạch định, ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng. Trong đó, cần chú trọng đến cách làm hồ sơ nhập khẩu, cách khai báo Hải quan, cách tính các khoản thuế và quy trình làm thủ tục hải quan hàng hoá nhập khẩu. Đồng thời, hoạt động nhập khẩu chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Cần hiểu rõ sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan để có những quyết định kinh doanh cho phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Chương 1 đã trình bày khá đầy đủ về mặt lý thuyết của quy trình nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, để nắm được thực tế hàng hoá được nhập khẩu như thế nào, trải qua từng bước, từng khâu ra sao và có thể gặp phải những khó khăn, trở ngại nào…chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT.
  • 34. 23 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT 2.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: 2.1.1 Giới thiệu chung: Năm 2012, Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0311789517 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/05/2012. •Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VT HEALTH LAUNDRY CORPORATION •Tên giao dịch quốc tế: VT HEALTH LAUNDRY CORP •Địa chỉ trụ sở chính: 788/25D Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. •Đại diện theo pháp luật/ Giám đốc: BÙI BÌNH MINH •Ngành kinh doanh chính: Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. •Ngày hoạt động: 16/05/2012 •Điện thoại: 0084-8629-08766 •Fax: 00848-38247548 •Vốn điều lệ: 8.000.000.000 đồng ( tám tỷ đồng ) •Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng •Tổng số cổ phần: 800.000 •Danh sách ngành nghề kinh doanh: xem phụ lục •Danh sách cổ đông sáng lập: xem phụ lục 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty: 2.1.2.1 Chức năng: - Cung cấp dịch vụ giặt là và làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú, chủ yếu là cho các bệnh viện và cơ cở y tế trong khu vực. - Sản xuất hàng may sẵn, vali, túi xách các loại… - Kinh doanh vải, hàng may sẵn, giày dép, đồ dùng gia đình.
  • 35. 24 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ - Nhập khẩu và bán buôn các máy móc, thiết bị y tế. - Làm đại lý, môi giới, đấu giá (trừ môi giới bất động sản). 2.1.2.2 Nhiệm vụ: - Chấp hành nghiêm túc các chế độ, chính sách và luật pháp của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh. - Tổ chức hoạt động kinh doanh trong toàn công ty nhằm đạt được mục tiêu của công ty đề ra. - Công ty phải tiến hành lập kế hoạch kinh doanh trình lên cấp trên và tổ chức thực hiện những chỉ tiêu được giao. - Đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, phân phối cân bằng các khoản thu nhập và đảm bào điều kiện làm việc an toàn, hiệu quả cho mọi nhân viên trong công ty. 2.1.2.3 Quyền hạn: - Được chủ động giao dịch, đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ cho việc kinh doanh của công ty trong phạm vi Ban giám đốc công ty uỷ quyền. - Được quyền liên doanh, liên kết và hợp tác với các công ty khác trong các lĩnh vực kinh doanh thuộc phạm vi Nhà nước cho phép. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban trong công ty: Nguồn: P. Nhân sự Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. SALE & MAKETING P. XNK P. KẾ TOÁN P. NHÂN SỰ
  • 36. 25 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Ban giám đốc: Cơ quan đầu não của công ty thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định của pháp luật. Tổ chức điều hành công tác dịch vụ theo hướng có lợi cho công ty trong hiện tại và tương lai. Bộ phận sale và maketing: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, tiếp thị dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Cụ thể là chào giá sản phẩm và dịch vụ và tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bộ phận xuất nhập khẩu: Thực hiện các thủ tục để nhận hàng nhập khẩu. Đôi khi mỗi nhân viên cũng có thể tự mình tìm kiếm khách hàng chứ không hoàn toàn thụ động chờ sự chỉ định. Bộ phận kế toán: Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế toán trong toàn công ty. Tiến hành việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin, tổng hợp báo cáo, lên kế hoạch về tình hình tài chính nhằm giúp Ban giám đốc đưa ra những phương án tối ưu nhất trong hoạt động. Bộ phận nhân sự: Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện các nội quy, quy định của công ty. Lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo nhân viên, luân chuyển công tác, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm. 2.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua: 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến quý I/2014: Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến quý I/2014 Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu 2012 2013 Quý I/2014 Tổng doanh thu 7.931 10.502 2.600 Tổng chi phí 2.500 2.950 753 Lợi nhuận 5.431 7.552 1.847 Nguồn: P. Kế toán
  • 37. KHOÁ LUẬN TỐT NGHI Dựa vào bảng số li đồ và các bảng tính toán nh Biểu đồ 2.2 Doanh thu và l Bảng 2.2 Tốc độ phát tri Chỉ tiêu 1.Doanh thu (triệu đồng) 2.Lợi nhuận (triệu đồng) 3.Tốc độ phát triển liên hoàn (%) Doanh thu Lợi nhuận 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2012 7.931 26 NGHIỆP GVHD: PGS.TS liệu Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT cung c ng tính toán như sau: Ngu Doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012 phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty 2012 2012 ng) 7.931 ng) 5.431 n liên hoàn (%) Doanh thu 100 n 100 Nguồn: Tác gi Doanh thu 2013 Quý I/2014 7.931 5.431 10.502 7.552 2.600 1.847 S NGUYỄN PHÚ TỤ VT cung cấp, ta có được biểu ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Tác giả tự vẽ – Quý I/2014 công ty 2012 – 2013 2013 10.502 7.552 132,42 139,05 n: Tác giả tự tính toán Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận
  • 38. 27 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Từ bảng 2.1 và bảng 2.2 ta có thể rút ra nhận xét về doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT từ năm 2012 đến 2013 như sau: - Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 32,42%, tương ứng tăng 2.571 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 39,05%, tương ứng tăng 2.121 triệu đồng. Qua nhận xét cùng với các số liệu đã tính như trên, ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT khá ổn định qua các năm, từ 2012 đến 2013. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2013 tăng là do trong năm này, quan hệ kinh doanh của công ty được mở rộng hơn, ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng hơn năm trước. Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 2012-Quý I/2014 Chỉ tiêu 2012 2013 Quý I/2014 Lợi nhuận (triệu đồng) 5.431 7.552 1.847 Doanh thu (triệu đồng) 7.931 10.502 2.600 Tỷ suất (%) 68,48 71,91 71,04 Nguồn: Tác giả tự tính toán Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra trên một đồng doanh thu. Từ năm 2012 đến quý I/2014, các giá trị tỷ suất đều dương, chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi và có thể thấy là lãi hơn 50% mỗi năm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, công ty kinh doanh vẫn tốt như vậy chứng tỏ toàn thể công ty đã cố gắng rất nhiều. 2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng hoá từ năm 2012 đến năm 2013: Bảng 2.4 Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu nhóm sản phẩm 2012 – 2013
  • 39. 28 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Sản phẩm 2012 2013 So sánh 2013/2012 Kim ngạch (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ tăng (giảm) (%) Thiết bị gia đình 1.007,25 58,99 1.559,13 62,67 551,88 54,79 Thiết bị y tế 700,37 41,01 928.74 37,33 228,37 32,61 Tổng cộng 1.707,62 100 2.487,87 100 780,25 45,69 Nguồn: P. Xuất nhập khẩu Tổng hợp từ bảng trên, ta có: Trong giai đoạn 2012 – 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt 4.195,49 triệu đồng. Trong đó, nhóm thiết bị gia đình đạt 2.566,38 triệu đồng, chiếm 61,17% tổng kim ngạch nhập khẩu và nhóm thiết bị y tế đạt 1.629,11 triệu đồng, chiếm 38,83% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong hai năm 2012 và 2013, kim ngạch và tỷ trọng của lĩnh vực thiết bị gia đình cao hơn lĩnh vực thiết bị y tế. Nhìn chung, cả hai nhóm sản phẩm thiết bị gia đình và thiết bị y tế có kim ngạch nhập khẩu tăng đều. Bằng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, ta tính được chênh lệch về lượng tăng (giảm) tuyệt đối và tốc độ tăng (giảm) của nhóm thiết bị gia đình và thiết bị y tế như sau: So với năm 2012, trong năm 2013 kim ngạch của hai nhóm hàng đều tăng với tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 780,25 triệu đồng, tương ứng tăng 45,69% . Trong đó, nhóm thiết bị gia đình tăng mạnh hơn với trị giá 551,88 triệu đồng, tương ứng tăng 54,79%. Nhóm thiết bị y tế tăng 228,37 triệu đồng, tương ứng tăng 32,61%. 2.3 Thực trạng quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT:
  • 40. 29 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Nguồn: P. Xuất nhập khẩu Sơ đồ 2.3 Quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT 2.3.1 Lập kế hoạch nhập khẩu: Bộ phận thực hiện: phòng Xuất nhập khẩu. Ban quản lý công ty lệnh cho nhân viên phòng Xuất nhập khẩu tiến hành nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Dựa trên những kết luận này, phòng Xuất nhập khẩu sẽ tiến hành lập kế hoạch nhập khẩu, trình ban quản lý công ty ký duyệt. Nội dung thông tin cần thu thập gồm: - Tình hình cung - cầu hàng hoá trên thị trường: Các nhà cung ứng đang hoạt động trên thị trường và nhu cầu hiện tại, tiềm năng của mặt hàng đó trong tương lai, từ Lập kế hoạch nhập khẩu Đàm phán và ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng Chuẩn bị bộ chứng từ tờ khai Hải quan Nhận chứng từ nhập khẩu Đăng ký tờ khai Hải quan Kiểm hoá, tính thuế Thông quan hàng hoá Thực hiện thủ tục thanh toán Thanh lý hợp đồng
  • 41. 30 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ đó xác định được tình hình cạnh tranh cũng như cơ hội tại thị trường đang nghiên cứu. - Giá cả hàng hoá: Trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán ngoại thương, việc xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường như: quan hệ chính trị, văn hoá, pháp luật, chính sách kinh tế, thuế nhập khẩu… Bảng 2.5 Kế hoạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2013 – 2014 ĐVT: triệu đồng Sản phẩm 2013 2014 Thiết bị gia đình 1.400 1.550 Thiết bị y tế 1.000 1.200 Nguồn: P. Xuất nhập khẩu Bảng 2.6 Danh sách một số mặt hàng nhập khẩu của công ty năm 2013 STT Tên hàng hoá 1 Máy giặt công suất lớn 200kg 2 Máy giặt công nghiệp công suất 150kg 3 Máy giặt – vắt tự động công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng, công suất 120kg 4 Máy giặt – vắt công nghiệp 70 – 120kg 5 Máy sấy công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng, công suất 50kg 6 Máy ủi trục lăn công nghiệp, gia nhiệt bằng hơi nóng … … Nguồn: P. XNK và Tác giả tổng hợp 2.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng: Bộ phận thực hiện: phòng Sale & Marketing hoặc Giám đốc (những lô hàng có giá trị lớn).
  • 42. 31 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Hiện nay, hình thức nhập khẩu chính tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT là nhập khẩu trực tiếp. Nhập trực tiếp có nghĩa là công ty giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu về các thoả thuận liên quan đến hàng hoá, giao nhận và thanh toán bằng thư từ, điện tín hoặc gặp mặt trực tiếp để ký kết hợp đồng. Khi có yêu cầu nhập khẩu từ khách hàng có yêu cầu về loại hàng nào đó , công ty sẽ tiến hành nhập khẩu loại hàng hoá đó để phân phối cho khách hàng. Việc đàm phán ở Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT khá đơn giản nên được thực hiện bởi nhân viên phòng Sale & Marketing. Phương thức đàm phán chủ yếu là qua điện thoại và thư thương mại. Ngoài ra, công ty còn sử dụng fax hoặc email như một phương tiện để chuyển nội dung những bức thư trên một cách thường xuyên, rất ít khi đàm phán trực tiếp. Trừ những lô hàng lớn, phức tạp, có giá trị lớn thì chính Giám đốc sẽ đứng ra đàm phán trực tiếp. Một số đối tác của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: Bảng 2.7 Một số đối tác của công ty giai đoạn 2012 – 2014 Tên đối tác 2012 2013 2014 GUANGZOU YOUJA MACHINERY CO.,LTD ECO CORPORATION CO.,LTD SEA-LION MACHINERY CO.,LTD PEO GROUP COMPANY FOSHAN GOWORLD LAUNDRY EQUIPMENT CO.,LTD … Nguồn: P. Xuất nhập khẩu Từ bảng 2.7, ta có thể nhận thấy số đối tác của Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT ngày càng được mở rộng. So sánh bảng 2.4 và bảng 2.5, năm 2013, công ty hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nhập khẩu nhóm sản phẩm thiết bị gia đình 159,13 triệu
  • 43. 32 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ đồng, chưa hoàn thành chỉ tiêu nhập khẩu nhóm sản phẩm thiết bị y tế 71,26 triệu đồng. 2.3.3 Thực hiện hợp đồng: Bộ phận thực hiện: phòng Xuất nhập khẩu. Nhận chứng từ nhập khẩu: Các chứng từ: Invoice, Packing List, Bill of Lading sẽ được người xuất khẩu gửi trực tiếp qua bưu điện hoặc các đường chuyển phát nhanh đến Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT. Dựa vào các chứng từ đó và hợp đồng ngoại thương, nhân viên phòng Xuất nhập khẩu của công ty sẽ tiến hành lập bộ chứng từ và lên tờ khai Hải quan. Trong quá trình lên tờ khai, nhân viên Xuất nhập khẩu phải xem xét kỹ và chỉnh sửa cho phù hợp vì bộ chứng từ rất quan trọng để có thể nhận được hàng. Chuẩn bị bộ chứng từ tờ khai Hải quan: - Tờ khai hải quan: 02 bản. - Phụ lục tờ khai hải quan: 02 bản. - Bảng kê chi tiết (packing list): 01 bản. - Hoá đơn thương mại (invoice): 01 bản. - Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản. - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 01 bản (nếu có). - Hợp đồng mua bán hàng hoá: 01 bản. - Giấy phép nhập khẩu (nếu có). - Vận tải đơn (B/L): 01 bản. - Giấy giới thiệu: 01 bản. - Lệnh giao hàng: 01 bản. - Công văn nợ chứng từ gốc (nếu có). Đăng ký tờ khai Hải quan: - Tại cảng, nhân viên giao nhận ở phòng Xuất nhập khẩu của Công ty tuân thủ theo quy định của cảng để làm thủ tục Hải quan. Nhân viên giao nhận sẽ xuất trình bộ chứng từ khai Hải quan cho Công chức tiếp nhận hồ sơ, công chức Hải quan nhập mã số thuế nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống máy tính và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
  • 44. 33 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ •Trong trường hợp doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ Hải quan. Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chức hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống mạng máy tính. •Trong trường hợp không đủ khả năng mở tờ khai hoặc không thoả mãn các quy định về thuế ( doanh nghiệp không được ân hạn thuế hoặc chưa có bảo lãnh số tiền thuế phải nộp ) thì công chức hải quan sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không được phép mở tờ khai. - Sau khi nhập thông tin mà doanh nghiệp cung cấp (trên bộ chứng từ hải quan), thông tin này được máy tính tự động xử lý và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ, căn cứ vào đó đưa ra đề xuất mức độ tra. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể sau: có 3 mức độ khác nhau: 1, 2, 3 tương ứng với các mức xanh, vàng, đỏ. •Mức 1: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh). •Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá ( luồng vàng ). •Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá ( luồng đỏ ). Kiểm hoá, tính thuế: Trước bước này, trong lúc chờ phân kiểm, đối với hàng lưu kho, nhân viên giao nhận mang D/O đến giám sát kho và yêu cầu công nhân kho cảng tìm vị trí hàng. Sau khi có số tờ khai, nhân viên giao nhận sẽ theo dõi trên màn hình xem hàng của mình được miễn kiểm hay kiểm hoá. Nếu kiểm hoá thì xem ai là người kiểm và ai là người tính thuế. Sau khi đã biết tên công chức Hải quan kiểm hoá, nhớ phải ghi số tờ khai, tên công chức Hải quan kiểm hoá vào D/O và đối chiếu tại Hải quan kho, Hải quan kho sẽ ghi vị trí hàng để nhân viên thuận tiện trong việc kiểm hoá. Bước này gọi là Đối chiếu lệnh. Đối chiếu là xem hàng đã Lệnh được hiểu đơn giản vào kho hay chưa. Trong quá trình kiểm hoá, công chức Hải quan có thể kiểm tra xác suất hoặc toàn bộ lô hàng tuỳ theo mức ra quyết định của cấp trên. Kết quả kiểm tra sẽ được xác nhận vào tờ khai và được nhập vào máy tính nếu tính nhầm thuế.
  • 45. 34 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Công chức Hải quan bộ phận tính thuế sẽ kiểm tra lại việc áp mã cùng với mức thuế đã được nhân viên phòng Xuất nhập khẩu của Công ty tính sẵn trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Lúc này, công chức Hải quan sẽ kiểm tra lại việc áp mã và số tiền thuế xem đã đúng hay chưa. Nếu áp mã sai thì công chức Hải quan sẽ điều chỉnh. Nếu đã áp đúng mã số hàng hoá và số tiền thì công chức Hải quan sẽ cập nhật thông tin vào máy. Tiếp theo, công chức Hải quan tính thuế sẽ đóng dấu , ký tên xác nhận đã kiểm tra thuế. Sau đó, bộ tờ khai lại được luân chuyển đến chi cục phó để chi cục phó kiểm tra lại xem có đồng ý với ý kiến của đội phó hay không và đưa ra mức chỉnh sửa cuối cùng. Thông quan hàng hoá: Sau khi các thủ tục trên hoàn thành, nhân viên giao nhận đến quầy thu tiền lệ phí Hải quan, cung cấp cho công chức Hải quan tên công ty, mã số thuế và số tờ khai. Sau khi đóng phí Hải quan sẽ được cấp 2 biên lai, 1 bản màu đỏ (bản lưu người khai Hải quan) do doanh nghiệp giữ lại, 1 bản màu tím (bảo soát) nộp cho công chức Hải quan để nhận lại tờ khai. Nhân viên giao nhận của Công ty có thể chờ đọc đến tên công ty của mình rồi nhận lại hồ sơ hoặc đến rổ trả tờ khai tìm lại tờ khai của mình. Nhân viên giao nhận phải ký tên và ghi rõ tên công ty vào sổ theo dõi hàng nhập khẩu ở cảng. 2.3.4 Thực hiện thủ tục thanh toán: Bộ phận thực hiện: phòng Kế toán. Tuỳ vào phương thức thanh toán mà hai bên đã thoả thuận trong bản hợp đồng mà thực hiện thủ tuc thanh toán. Công ty thường chọn phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện – trả sau ( TT trả sau ), do giữa các bên có sự tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh và một phần do uy tín của công ty. Thông thường, sau khi nhận hàng, sau khoảng một tuần, công ty sẽ cử nhân viên phòng Kế toán đến ngân hàng để làm thủ tục thanh toán. Khi thực hiện thủ tục trả tiền bằng điện – trả sau, nhân viên Kế toán phải có:
  • 46. 35 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ - 02 Lệnh chuyển tiền theo mẫu của ngân hàng. - Hồ sơ pháp lý. - Hợp đồng nhập khẩu. - Hoá đơn thương mại và các chứng từ gửi hàng khác như B/L, C/O… - Giấy phép nhập khẩu. - Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu. Sau đó, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho ngân hàng của người xuất khẩu. Khi ngân hàng của người xuất khẩu thông báo và ghi có tài khoản của người xuất khẩu thì thủ tục thanh toán hoàn tất. 2.3.5 Thanh lý hợp đồng: Bộ phận thực hiện: người chịu trách nhiệm ký hợp đồng ( nhân viên phòng Sale & Marketing hoặc Giám đốc). Thanh lý hợp đồng đúng hạn: Sau khi nhận hàng, nếu tình trạng lô hàng hoàn toàn bình thường như trong hợp đồng ngoại thương thì hợp đồng sẽ kết thúc sau khi thanh toán đầy đủ cho lô hàng. Thanh lý hợp đồng trước hạn: Hợp đồng được thanh lý trước hạn xảy ra khi: - Hai bên tham gia ký kết hợp đồng cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình trước thời hạn hợp đồng quy định. - Do một trong hai bên huỷ hợp đồng. Tất nhiên, bên huỷ hợp đồng sẽ chịu mức bồi thường cho đối tác mà hai bên đã thoả thuận trong bản hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như: thiếu hàng, hàng không đúng phẩm chất, hàng bị đổ vỡ…người đã ký hợp đồng sẽ tiến hành thoả thuận, đàm phán với người xuất khẩu để được giảm giá, trả hàng hoặc bồi thường tổn thất…Sau khi hai bên tiến thoả thuận xong và tiến hành thủ tục bồi thường thì hợp đồng được thanh lý. 2.4 Nhận xét chung:
  • 47. 36 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT đã và đang không ngừng cố gắng phấn đấu xây dựng một hình ảnh tốt trong mắt khách hàng và các đối tác bằng uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế lan rộng khiến nhiều doanh nghiệp trở nên lo ngại thì ban quản lý Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT vẫn đặt một niềm tin lớn vào tương lai của công ty. Bằng những phương pháp quản lý hiệu quả, những chiến lược kinh doanh đúng đắn và sự đoàn kết của toàn bộ nhân viên, công ty đang ngày càng trưởng thành mặc dù bên cạnh vẫn còn nhiều nhược điểm chưa khắc phục được. 2.4.1 Ưu điểm: - Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của nhân viên đáp ứng nhu cầu của công việc. - Nhân viên có sự phối hợp, đoàn kết và nỗ lực trong công việc. - Công ty đầu tư và áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả giúp tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình. - Công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng lên hàng đầu giúp tăng thêm uy tín và chỗ đứng của công ty trên thị trường. - Môi trường làm việc thân thiện. - Mức lương và chế độ dãi ngộ phù hợp. Ngoài những chế độ theo quy định của nhà nước, công ty còn có thêm các chuyến du lịch cho nhân viên, tiệc sinh nhật và các ngày lễ phụ nữ… 2.4.2 Nhược điểm: - Công ty chưa có một đội ngũ chuyên về nghiên cứu thị trường, dẫn đến quá tải công việc cho nhân viên phòng Xuất nhập khẩu. - Đa số hợp đồng được ký kết qua mail và fax nên chỉ bao gồm một số điều kiện cơ bản. Khi xảy ra tổn thất thiệt hại, công ty thường đàm phán để được hạ giá hàng hoá chứ đàm phán đòi bồi thường không mang lại hiệu quả. - Sử dụng thời gian đàm phán hợp đồng chưa hiệu quả, làm tốn nhiều nhân lực, thời gian và chi phí cho công ty. - Hình thức thanh toán kém đa dạng.
  • 48. 37 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ - Nguồn vốn hạn hẹp khiến quy trình diễn ra chậm trễ như: đóng thuế chậm, phải làm nhiều thủ tục khi khai Hải quan, mất nhiều thời gian. Đôi khi hàng về nhưng chưa kịp đóng thuế thì cũng không lấy được hàng, mà hàng để ở cảng quá 7 ngày sẽ bị thu thêm tiền kho bãi. - Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người đại diện chưa thể hiện tốt nên kết quả đàm phán thường bất lợi cho công ty. - Đôi khi có sự không đồng nhất trong công việc giữa các phòng ban, làm mất nhiều thời gian.
  • 49. 38 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Những điều đã được trình bày ở chương 1 thuộc về phần lý thuyết. Muốn thật sự tìm hiểu cách thức thực hiện quy trình nhập khẩu chi tiết như thế nào, mỗi cá nhân phải đi vào thực tế, tìm hiểu tình hình nhập khẩu hàng hoá ở công ty như thế nào mới làm rõ được vấn đề. Dù biết rằng quy trình nhập khẩu hàng hoá chung đã có nhưng cách thức thực hiện ở mỗi doanh nghiệp lại có thể không hoàn toàn giống nhau. So với quy trình nhập khẩu cơ bản thì quy trình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT đã rút ngắn tại một số khâu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Do có nhiều vấn đề có thể phát sinh ở mỗi bước trong quy trình nhập khẩu hàng hoá, cho nên đòi hỏi người thưc hiện ngoài việc có kiến thức chuyên môn, còn phải có kinh nghiệm và sự khéo léo, linh hoạt để giải quyết vấn đề. Tuy có những ưu điểm nhất định nhưng Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT cũng không tránh khỏi những thiếu sót còn tồn tại trong quá trình nhập nhẩu. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự quyết tâm, đoàn kết của toàn thể công ty nhằm giúp công ty kinh doanh ngày càng tốt hơn.
  • 50. 39 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẶT ỦI Y TẾ VT 3.1 Định hướng phát triển: 3.1.1 Định hướng phát triển nhập khẩu của Chính phủ Việt Nam: Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2471/QĐ – TTg ngày 28/12/2011 phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược quy định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập khẩu và giải pháp thực hiện chiến lược. - Mục tiêu: •Tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 11% - 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020. •Tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân tăng 10% - 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020. •Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Phấn đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 – 2030. - Định hướng nhập khẩu: chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn. - Để đạt được các mục tiêu, chiến lược đã đưa ra các giải pháp cụ thê về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường, chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao nhận kho vận, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,…Cụ thể là: •Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.
  • 51. 40 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ •Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hoá sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. •Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiểm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật… •Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hoá thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn. 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT: Nhập khẩu máy móc thiết bị ở Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT là một trong những hoạt động chính trong kinh doanh và mang lại lợi nhuận hàng năm, mặc dù trong thời điểm hiện tại có rất nhiều các công ty khác tham gia vào nhập khẩu máy móc thiết bị do nhu cầu của thị trường. Nhưng với những ưu điểm và uy tín, chất lượng của mình, Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Với phương châm hiện nay, Công ty Cổ phần giặt ủi y tế VT muốn nâng doanh số nhập khẩu tăng 20% so với doanh số năm hiện tại. Trước đây, Công ty nhập chủ yếu là các vật tư thiết bị đơn lẻ và dây chuyền cũ từ nước ngoài. Nay Công ty có xu hướng tiếp cận thị trường, tìm bán cho các khách hàng sử dụng dây chuyền mới và hoàn chỉnh, mà giá cả tương đối phù hợp với thị trường Việt Nam. Ngoài ra, để khắc phục yếu kém trong nhập khẩu máy móc thiết bị ngành giặt ủi y tế, Công ty còn có định hướng phát triển trong tương lai là nhập các dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất trong nước thay thế dần các hàng hoá nhập khẩu. 3.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty cổ phần giặt ủi y tế VT: 3.2.1 Chú trọng đầu tư hoạt động chiến lược: