SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 74
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TPHCM – PGD.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014
Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng
Sinh viên thực hiện: Tống Thị Thu Thảo
MSSV: 1154020931 Lớp: 11DTNH04
TP. Hồ Chí Minh, 2015
 
	
  
i	
  
	
  	
  
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TPHCM - PGD.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014
Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng
Sinh viên thực hiện: Tống Thị Thu Thảo
MSSV: 1154020931 Lớp: 11DTNH04
TP. Hồ Chí Minh, 2015
ii	
  
	
  
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu
trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – PGD. Nguyễn Đình Chiểu, và không
sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự
cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện
iii	
  
	
  
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài khoá luận tốt nghiệp sau thời gian thực tập, em xin cảm
ơn các Thầy Cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ Tp.
Hồ Chí Minh (HUTECH), bởi đó là kết quả của nền tảng kiến thức cơ bản từ sự dạy bảo
tận tình từ các Thầy cô. Và với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em chân thành cảm ơn Giáo
viên TS. Hà Văn Dũng đã trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ em rất nhiều để hoàn thành tốt
bài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng cảm ơn các anh chị Tổ tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – Chi
nhánh BIDV Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây và tận tình
chỉ dẫn, góp ý giúp em tiếp cận tìm hiểu tài liệu, học hỏi được những kinh nghiệm thực
tế không chỉ riêng ngành tài chính ngân hàng mà cả những kỹ năng nghề nghiệp để có
thể tự trang bị thực tế cho mình và tiếp thu những cái mới làm giàu kiến thức cho bản
thân.
Em trân trọng cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2015
Sinh viên thực hiện
iv	
  
	
  
v	
  
	
  	
  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên : TỐNG THỊ THU THẢO
MSSV : 1154020931
Lớp : 11DTNH4
Thời gian thực tập: Từ 13/04/2015 đến 02/06/2015.
Tại đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:
1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định:
Tốt Khá Trung bình Không đạt
2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn:
Tốt Khá Trung bình Không đạt
3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu:
Tốt Khá Trung bình Không đạt
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
vi	
  
	
  
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................iii
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP........................................................................ iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................... 3
1.1. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng ngân hàng ....................................... 3
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng ................................................................ 3
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ....................................................................... 4
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng .................................................................... 8
1.1.4. Nguyên tắc và điều kiện cho vay ................................................................. 9
1.2. Tổng quan về tín dụng cá nhân ....................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân .................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân .................................................................. 10
1.2.3. Phân loại tín dụng cá nhân ......................................................................... 11
1.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ......................................................... 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA BIDV
TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU QUA 3 NĂM 2012 – 2014..................... 16
2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ......... 16
2.1.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................... 16
2.1.2. Chi nhánh BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ........................... 18
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Tổ tại BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu ........................................................................... 19
2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm
2012-2014 ................................................................................................... 22
vii	
  
	
  
2.1.5. Định hướng phát triển của BIDV TPHCM ................................................ 25
2.1.6. Quy trình tín dụng cá nhân của BIDV ....................................................... 26
2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ..................................................... 30
2.2.1. Doanh số cho vay cá nhân ......................................................................... 35
2.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân ............................................................................ 41
2.2.3. Dư nợ cho vay cá nhân .............................................................................. 48
2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 .................................. 53
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014 .... 58
3.1. Về Chi nhánh TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ..... 58
3.2. Về tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................................................... 58
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 62
viii	
  
	
  
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VND Đồng Việt Nam
ix	
  
	
  
DANH MỤC CÁC BẢNG ĐỒ
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014 ................................................................................... 22
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
năm 2012-2014 ............................................................................................. 30
Bảng 2.3. Doanh số cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
năm 2012-2014 ............................................................................................. 35
Bảng 2.4. Doanh số thu nợ cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm
2012-2014 ..................................................................................................... 41
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay cá nhân ở BIDV TPHCM PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm
2012- 2014 .................................................................................................... 48
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................................................... 53
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014 .............................................................................. 25
Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014 .............................................................................. 31
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng doanh số cho vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
năm 2012-2014 ........................................................................................ 32
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
năm 2012-2014 ........................................................................................ 34
Biểu đồ 2.5. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 36
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................. 37
x	
  
	
  	
  
Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn vay của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 38
Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn vay của
BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................. 40
Biểu đồ 2.9. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................. 40
Biểu đồ 2.10. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 42
Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 43
Biểu đồ 2.12. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 44
Biểu đồ 2.13. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của
BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................. 46
Biểu đồ 2.14. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của
BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................. 47
Biểu đồ 2.15. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 50
Biểu đồ 2.16. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 50
Biểu đồ 2.17. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo phưởng thức bảo đảm của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................ 52
Biểu đồ 2.18. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn trong hoạt động cho vay cá nhân
của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 .......... 54
Biểu đồ 2.19. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 55
Biểu đồ 2.20. Hệ số thu nợ trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 56
xi	
  
	
  
Biểu đồ 2.21. Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................. 57
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM ................................................ 19
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ... 20
  	
   	
  
	
  
1
	
  
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài
sản có sinh lời của ngân hàng. Trong các sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì
tín dụng cá nhân là một trong mảng tín dụng quan trọng của ngân hàng. Thực tế cho
thấy rằng các các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số
cho vay. Bên cạnh đó thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy sôi động,
với sự tham gia của hầu như tất cả các ngân hàng.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) nói chung và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch
Nguyễn Đình Chiểu nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay đặc
biệt là cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình. Trong suốt quá trình thực tập tại Tổ tín
dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu, tìm hiểu được đối tượng khách hàng tiềm năng là
khách hàng cá nhân, hộ gia đình và dư nợ cho vay đối với đối tượng này luôn chiếm hơn
70% tổng doanh số cho vay của Phòng giao dịch, vì thế em đã chọn đề tài “Phân tích
hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014” làm đề
tài viết khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích tình hình hoạt động cho vay cá nhân; trên cơ sở phân tích, rút ra kết
luận về thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-
2014.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
trong 3 năm 2012-2014.
  	
   	
  
	
  
2
	
  
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp số liệu
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu bài khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2. Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Chương 3. Kết luận về thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV TPHCM – PGD.
Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
  	
   	
  
	
  
3
	
  
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng là: Một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ vay
mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển
giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang người vay và
người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị
ban đầu đã nhận.
Tín dụng là: Mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay
sau một thời gian nhất định.
Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội
dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất. Chúng đều phản ánh một bên là
người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ
chế tín dụng và pháp luật hiện tại.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân
hàng sang cho khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong một thời gian nhất định với một
khoản chi phí nhất định. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa
ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức: ngân hàng đứng ra
huy động vốn bằng tiền và cho vay với các đối tượng trên.
Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của
hệ thống ngân hàng. Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, trong đó: ngân
hàng là người cho vay còn tổ chức, cá nhân là người đi vay. Tín dụng ngân hàng vừa là
tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh do gắn liền với hoạt động sản xuất kinh
doanh vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng luôn đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:
- Hoàn trả nợ đúng hạn cả vốn gốc và lãi.
- Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích cam kết và có hiệu quả.
  	
   	
  
	
  
4
	
  
- Tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản (trừ trường hợp cho vay tín chấp,
không có tài sản đảm bảo).
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm các loại sau:
- Cho vay
- Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
- Bảo lãnh
- Cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định
Trong đó hình thức cho vay phát triển nhất, là hoạt động chiếm ½ đến ¾ tổng
số nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nó tạo ra khoảng 55% - 60% lợi nhuận của
ngành ngân hàng.
1.1.2.1. Hình thức cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng giao cho khách hàng
sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Việc cho vay này dựa trên nguyên tắc tự nguyện giữa hai bên: ngân hàng tự chịu
trách nhiệm về quyết định cho vay của mình, không một tổ chức cá nhân nào được can
thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân
hàng.
Loại tiền tệ cho vay: Việt Nam đồng hay ngoại tệ. Khi cho vay bằng ngoại tệ
ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối.
Phân loại cho vay tín dụng ngân hàng: tuỳ theo tính chất sử dụng vốn và nguồn
trả nợ của khách hàng, ngân hàng có nhiều cách phân loại hình thức cho vay khác nhau:
Nếu căn cứ vào thời gian vay: Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.
Gồm có 3 loại cho vay: cho vay ngắn hạn (thường để đầu tư vào tài sản lưu
động), cho vay trung hạn và dài hạn (nhằm đầu tư vào tài sản cố định, thực hiện các dự
  	
   	
  
	
  
5
	
  
án đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh).
- Cho vay ngắn hạn: thời gian vay ≤ 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: 12 tháng < thời gian vay ≤ 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: 60 tháng < thời gian vay.
Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo: Các biện pháp đảm bảo an toàn vay là yếu tố
quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng. Hiện tại các
ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai loại cho vay:
Cho vay không có tài sản đảm bảo: còn gọi là cho vay tín chấp, khoản vay chủ
yếu dựa vào uy tín, tình hình tài chính của khách hàng, không có tài sản đảm bảo. Loại
vay này rất rủi ro trong thu hồi nợ, các ngân hàng nên hạn chế cho vay, chọn những
khách hàng thuộc đối tượng có thu nhập khá trở lên.
Cho vay có tài sản đảm bảo: khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh
của bên thứ ba. Loại vay này được áp dụng phổ biến ở các ngân hàng hiện nay.
Nếu căn cứ vào phương thức cho vay: Ngân hàng thoả thuận với khách hàng vay
việc áp dụng các phương thức cho vay:
Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục
vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (thường dưới 1
năm).
Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các
dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống.
Cho vay hợp vốn: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một
dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, ngân hàng hoặc một
TCTD làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng
chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
  	
   	
  
	
  
6
	
  
thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm
ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng chấp thuận cho
khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, được thoả
thuận giữa khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng.
Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể: gồm 2 loại cho vay:
Cho vay trực tiếp: Người đi vay và người trả nợ là một chủ thể.
Cho vay gián tiếp: Người đi vay là một chủ thể, người trả nợ là một chủ thể.
Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: thường chia thành 2 loại cho vay chính:
Cho vay sản xuất kinh doanh: Mục đích tiền vay được sử dụng vào phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, không cho mục đích tiêu dùng, phi lợi nhuận.
Cho vay tiêu dùng: Tiền vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng, như: mua,
xây dựng, sửa chữa nhà ở, đất ở, mua xe, chi tiêu sinh hoạt gia đình,…
1.1.2.2. Hình thức chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
Chiết khấu là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM theo đó ngân hàng sẽ
nhận và tiến hành trả tiền trước cho những chứng từ chưa đến hạn thanh toán cho người
thụ hưởng theo số tiền bằng trị giá của chứng từ sau khi đã khấu trừ tiền lãi chiết khấu,
hoa hồng và các lệ phí khác.
Thực chất của nghiệp vụ chiết khấu là ngân hàng bỏ tiền ra mua một trái quyền
ngắn hạn với giá rẻ hơn giá trị của trái quyền đó. Nghiệp vụ chiết khấu có tác dụng biến
các giấy tờ chưa đến hạn thành tiền, do đó giúp các công ty, đơn vị, cá nhân – người
hưởng lợi nói chung có tiền để thỏa mãn các nhu cầu thanh toán. Mặt khác, nghiệp vụ
chiết khấu còn là nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo cho phép nâng cao hiệu suất sử dụng
vốn của ngân hàng.
Đối tượng chiết khấu: Gồm thương phiếu (hối phiếu, lệnh phiếu), trái phiếu, các
loại chứng chỉ tiền gửi,...
Phương thức chiết khấu: gồm 2 phương thức chiết khấu: Chiết khấu không hoàn
lại và chiết khấu có hoàn lại.
  	
   	
  
	
  
7
	
  
1.1.2.3. Hình thức bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền
(gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng
(gọi là bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết
trong hợp đồng với bên có quyền.
Mục đích của bảo lãnh ngân hàng: Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong
các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đền bù những thiệt hại về phương
diện tài chính cho người thụ hưởng bảo lãnh khi có thiệt hại xảy ra.
Các loại hình bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc, bảo
lãnh thanh toán.
1.1.2.4. Hình thức cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn mà trong đó, công ty
cho thuê sẽ cho thuê tài sản để người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo
hợp đồng cho thuê đã xác định, kèm theo một quyền lựa chọn của người đi thuê khi kết
thúc hợp đồng, đó là quyền được chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả được ấn định,
hoặc tiếp tục thuê hoặc sẽ trả lại tài sản cho bên cho thuê.
Cho thuê tài chính về bản chất là một hình thức cấp tín dụng mà mục đích của
người cho thuê cũng giống như người cho vay: thu lãi tiền vốn đầu tư; còn mục đích của
người đi thuê cũng giống như người đi vay: sử dụng vốn.
Nhưng cho thuê tài chính vẫn có những đặc trưng riêng:
- Hình thức cấp tín dụng: là tài sản (Máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển
và các động sản khác).
- Thời gian thuê: rất dài, thường chiếm khoản ¾ thời gian hữu dụng của tài
sản, nhưng tối đa 50 năm.
Hình thức cho thuê tài chính rất thích ứng với loại hình doanh nghiệp vừa và
nhỏ, vì vậy đây là phương thức để mở rộng đầu tư, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
phát triển.
  	
   	
  
	
  
8
	
  
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng
Tín dụng có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế -
xã hội. Song nội tại bên trong của tín dụng có tồn tại hai mặt đối lập nhau: Tính tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Nếu tín dụng phát triển một cách tràn
lan, không kiểm soát được sẽ dẫn đến việc lượng tiền trong lưu thông quá lớn, cung vượt
quá cầu sẽ dẫn đến lạm phát gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, tín
dụng thực sự phát triển với các vai trò tích cực sau:
1.1.3.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát
triển
Tín dụng vừa là một công cụ huy động vốn vừa là công cụ cung ứng vốn rất hữu
hiệu đối với nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Tín dụng tập trung được lượng vốn từ nơi thừa,
đang nhàn rỗi trong xã hội và phân phối lại cho các nơi cần vốn, như doanh nghiệp, tổ
chức kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ được sử dụng hiệu quả.
Trong mọi thời đại kinh tế - xã hội, tín dụng đều có vai trò quan trọng nhất định
đối với mọi thành phần trong xã hội:
– Đối với doanh nghiệp: Với nguồn vốn huy động được, hoạt động tín dụng có thể
cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng về nhu cầu vốn cố định (mua
máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng,...), vốn lưu động (mua vật tư, nguyên vật liệu
sản xuất hàng hóa). Mặt khác, tín dụng còn kiểm soát được sự vận động lưu thông hàng
hóa trong nền kinh tế.
– Đối với người dân (người tiêu dùng): Tín dụng huy động vốn nhàn rỗi từ trong
dân cư, tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến khích người dân tiết kiệm, tích lũy để đầu tư.
1.1.3.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Với chức năng tập trung vốn, tín dụng đã góp phần giảm đi một khối lượng tiền
lưu thông trong kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt trong dân cư, giảm đi áp lực lạm phát,
góp phần ổn định tiền tệ trong nền kinh tế.
Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần mở rộng và phát triển sản
xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng
  	
   	
  
	
  
9
	
  
tăng của xã hội, ổn định giá cả trên thị trường.
1.1.3.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn
định trật tự xã hội
Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được đảm bảo liên
tục, tạo ra nhiều việc làm phong phú đa dạng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp ổn định trật tự xã hội, góp phần vào việc ổn định đời
sống, nâng cao mức sống của người dân.
1.1.4. Nguyên tắc và điều kiện cho vay
1.1.4.1. Nguyên tắc cho vay
Nguyên tắc hoàn trả: Khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc
sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì
được hoạt động.
Nguyên tắc thời hạn: Khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã
được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách
hàng và ngân hàng.
Nguyên tắc trả lãi: Ngoài việc thanh toán đầy đủ đúng hạn khoản gốc, khách
hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, được
coi là giá mua quyền sử dụng vốn.
Nguyên tắc tài sản đảm bảo: Để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách
hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp không
còn khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Tất cả các khoản tín dụng phải
được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn.
1.1.4.2. Điều kiện cho vay
Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu
trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam
kết.
  	
   	
  
	
  
10
	
  
Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu
tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật.
Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam.
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.2.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân
Tín dụng cá nhân là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của cá
nhân, hộ gia đình trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả
đúng thời hạn cả gốc là lãi cho ngân hàng như thoả thuận. Nhu cầu vốn cá nhân, hộ gia
đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú, mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua
sắm tiện nghi: ô tô, xe máy…; nhu cầu chi tiêu hàng ngày; nhu cầu đào tạo, y tế, giáo
dục; nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh quy mô gia đình…
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tỷ trọng cho vay cá nhân và hộ
gia đình trong dư nợ cho vay của NHTM ngày càng cao. Cho vay cá nhân hiện chiếm
một tỷ trọng rất quan trọng trong danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại trên
thế giới.
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân
Đối tượng cho vay là: Các cá nhân và hộ gia đình.
Quy mô khoản vay: Hầu hết các khoản cho vay cá nhân có quy mô nhỏ nhưng số
lượng các món vay nhiều. Vì vậy chi phí bình quân trên một đồng vốn cho vay mà ngân
hàng phải chịu cao hơn các loại cho vay khác.
Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chất
lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân
hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.
Nhu cầu vay của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, nó tăng lên
trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh và giảm đi khi kinh tế suy thoái.
  	
   	
  
	
  
11
	
  
Thị trường rộng và không ngừng tăng trưởng: sự phát triển của xã hội, của quy
mô dân số ngày càng tăng, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc đẩy
gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm cho vay cá nhân.
Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và
không đầy đủ.
Kỹ thuật cho vay khá đơn giản so với tín dụng bán buôn, không đòi hỏi cán bộ
được đào tạo cao.
Luôn tồn tại nhóm khách hàng chây ì, lừa đảo vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định
cho vay có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
1.2.3. Phân loại của tín dụng cá nhân
Căn cứ vào mục đích của sử dụng vốn vay của khách hàng trong từng lĩnh vực
của nền kinh tế ngân hàng, có thể chia thành 2 loại chính sau:
Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: Là loại cho vay nhằm bổ sung vốn
thiếu hụt, vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị,
đầu tư cơ sở vật chất,… của những cá nhân hay hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể
với quy mô nhỏ. Số lượng khách hàng có nhu cầu vay khá lớn, nhưng doanh số cho vay
không cao lắm do trình độ và thời gian của khách hàng thường hạn chế nên nhiều khi các
khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng.
Muốn đẩy mạnh loại hình này, ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên tín dụng năng động
và linh hoạt, có thể đến tận nơi để tiếp xúc khách hàng thay vì ngồi thụ động chờ khách
hàng tìm đến.
Cho vay tiêu dùng: Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua
sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình, sửa chữa nhà cửa, du học,… Khách hàng vay là những
người có thu nhập không cao nhưng ổn định. Số lượng khách hàng vay thường rất đông.
1.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng
1.2.4.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng
cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời kỳ
nhất định. Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm.
  	
   	
  
	
  
12
	
  
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng
thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được
vào một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và
doanh số thu nợ.
Doanh số cho vay và tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động và khả năng tiếp thị
của ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên không phải chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín
dụng của ngân hàng càng cao bởi lẽ đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro
tín dụng mà ngân hàng phải chịu.
Nợ quá hạn: Là khoản nợ khó đòi - một khoản nợ mà khách hàng đi vay khi
đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng khách hàng không trả
được cho ngân hàng. Nợ quá hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Loại nợ này xảy ra ở những khách hàng vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh và tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, nợ phải trả
tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có
thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu của NHTM
được xác định như sau:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy
đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
  	
   	
  
	
  
13
	
  
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu).
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn
hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy
động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng
càng lớn.
Vốn  huy  động
Tổng  nguồn  vốn    
=  
Vốn  huy  động
Tổng  nguồn  vốn
  ×  100%
  	
   	
  
	
  
14
	
  
Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn huy động vào việc cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho
vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
Dư  nợ
Vốn  huy  động
=
Dư  nợ
Vốn  huy  động
  ×  100%
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay
của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng.
Dư  nợ
Tổng  nguồn  vốn
=
Dư  nợ
Tổng  nguồn  vốn
×  100%
Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả
nợ của khách hàng. Nếu hệ số thu nợ gần bằng 1, tức là công tác thu hồi nợ của ngân
hàng khá chất lượng.
Hệ  số  thu  nợ =
Doanh  số  thu  nợ
Doanh  số  cho  vay
  ×  100%
Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng
không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho
ngân hàng đúng hạn.
Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan
trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả
đúng hạn như đã cam kết thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi
suất bình thường. Trên thực tế, những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ có độ rủi ro
rất cao, ngân hàng rất dễ bị mất vốn. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn mà càng cao thì hoạt
động tín dụng của ngân hàng có độ rủi ro càng cao, ngân hàng càng gặp khó khăn trong
kinh doanh, như vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.
Tỷ  lệ  nợ  quá  hạn =
Nợ  quá  hạn
Tổng  dư  nợ
  ×  100%
  	
   	
  
	
  
15
	
  
Như vậy, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng không chỉ dựa trên một
chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện
hiệu quả, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các thời kì với nhau, có thể là kì kế
hoạch hoặc kì gốc theo chỉ tiêu ngành,… kết hợp với việc phân tích định lượng từ đó
mới có thể đưa ra các lời nhận xét chính xác về chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt
hay xấu.
  	
   	
  
	
  
16
	
  
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA
BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012 - 2014
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH TPHCM – PGD.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
2.1.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp
100% vốn Nhà nước; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, phi ngân hàng
theo quy định của pháp luật. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi:
- Ngày 26/04/1957: Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam, trực thuộc Bộ Tài chính.
- Ngày 24/06/1981: Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và Xây dựng Việt Nam,
trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ngày 14/11/1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV)
- Ngày 01/05/2012 đến nay: Thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam
Tên viết tắt bằng tiếng Anh: BIDV
Logo:
Hội sở chính: Tháp BIDV - 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội
Mã số thuế: 0100150619
  	
   	
  
	
  
17
	
  
Điện thoại: (84.4) 2220 5544 - 19009247
Fax: (84.4) 2220 0399
Website: www.bidv.com.vn
Vốn điều lệ: 28.112.026.440.000 VND
Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, với 2 lần đổi tên, bổ sung chức
năng nhiệm vụ, BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển
của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển.
Năm 2014 là năm thứ 19 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế, là năm thứ
9 được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và năm thứ 5 được tổ chức định
hạng quốc tế Standard and Poor’s định hạng; BIDV cũng vinh dự lần thứ 4 liên tiếp
được công nhận Thương hiệu quốc gia theo Chương trình Thương hiệu Quốc gia của
Chính phủ do Bộ Công thương triển khai; Là NHTM Việt nam đầu tiên nhận danh hiệu
“Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí International Banker trao tặng;
Giải thưởng “Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” và
“Ngân hàng cung cấp nghiên cứu về thị trường ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do tạp chí
Asiamoney trao tặng; Giải thưởng “House of the Year, Vietnam - Ngân hàng Việt Nam
xuất sắc của năm” do Tạp chí Asia Risk trao tặng cho các tổ chức tài chính tại khu vực
Châu Á Thái Bình Dương cung cấp các sản phẩm phái sinh; Lần đầu tiên đạt giải
thưởng “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Asian Banker
trao tặng; Là ngân hàng duy nhất dành giải thưởng “Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2014”
do Hiệp hội Ngân hàng Việt nam phối hợp Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG tổ chức; Giải
thưởng “Ngân hàng Điện tử hàng đầu Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt nam tổ chức.
Những giải thưởng mà BIDV có được chính là sự ghi nhận của các tổ chức trong
nước và quốc tế đối với nỗ lực của ngân hàng trong năm qua trong việc nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng
đa dạng của khách hàng.
Mạng lưới hoạt động của BIDV hiện nay gồm: Hội sở chính, 136 chi nhánh
(gồm 01 sở giao dịch) với 595 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm, hơn 1.400 ATM/POS
hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỉnh/ thành phố trong cả nước.
  	
   	
  
	
  
18
	
  
2.1.2. Chi nhánh BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15/11/1976 trực thuộc BIDV
tại số 134 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Chi
nhánh gồm 4 đơn vị trực thuộc: PGD. Bùi Thị Xuân, PGD. Nguyễn Đình Chiểu, PGD.
Trần Hưng Đạo, và PGD. Ngô Gia Tự.
Là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống
BIDV. Trải qua gần 40 năm hoạt động, BIDV TPHCM luôn là đơn vị tiên phong và
năng động trong hệ thống BIDV với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng
dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng.
  	
   	
  
	
  
19
	
  
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các Tổ tại BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu BIDV – Chi nhánh TPHCM
Ban giám đốc
Khối Quản lý
khách hàng
Phòng Khách
hàng doanh
nghiệp 1
Phòng Khách
hàng doanh
nghiệp 2
Phòng Khách
hàng doanh
nghiệp 3
Phòng Khách
hàng cá nhân
Phòng Kinh
doanh thẻ
Khối Quản lý
rủi ro
Phòng Quản
lý rủi ro
Khối Tác
nghiệp
Phòng Quản
trị tín dụng
Phòng Giao
dịch khách
hàng doanh
nghiệp 1
Phòng Giao
dịch khách
hàng doanh
nghiệp 2
Phòng Quản
lý và Dịch vụ
Kho quỹ
Phòng Giao
dịch khách
hàng cá nhân
Phòng Dịch
vụ và Quản
lý ATM
Khối Quản lý
nội bộ
Phòng Kế
hoạch - Tổng
hợp
Phòng Tài
chính - Kế
toán
Phòng Pháp
chế
Phòng Tổ
chức - Nhân
sự
Văn phòng
Khối Trực
thuộc
PGD Bùi Thị
Xuân
PGD Nguyễn
Đình Chiểu
PGD Trần
Hưng Đạo
PGD Ngô
Gia Tự
  	
   	
  
	
  
20
	
  
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Tổ
Tổ Chăm sóc khách hàng
Thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu: số lượng
khách hàng mới; số lượng thẻ nội địa, thẻ tín dụng mới; số dư huy động vốn, huy động
vốn bình quân (nếu có) và các chỉ tiêu kinh doanh khác phù hợp với hoạt động của
Phòng giao dịch trong từng thời kỳ;
Chăm sóc khách hàng huy động vốn trong phân đoạn được giao quản lý theo
chính sách chăm sóc khách hàng trong từng thời kỳ nhằm duy trì và phát triển nguồn
khách hàng với mục tiêu nâng hạng;
Giới thiệu, tư vấn, bán tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng;
Phối hợp với các Tổ nghiệp vụ liên quan trong Phòng giao dịch để phục vụ,
chăm sóc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác;
Kiểm tra và tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của khách hàng;
Làm hồ sơ vay và thu nợ cầm cố sổ tiết kiệm cho khách hàng.
Tổ Tác nghiệp
Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh do Giám đốc PGD phân khai cụ thể hàng
tháng hoặc hàng quý (nếu có);
Hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng chăm sóc khách hàng theo chính sách khách
hàng đã được Chi nhánh ban hành trong từng thời kỳ;
Tiếp thị, chào bán các sản phẩm dịch vụ tại quầy;
Ban lãnh đạo
Phòng giao dịch
Tổ Chăm sóc khách
hàng
Tổ Tác nghiệp Tổ Tín dụng
  	
   	
  
	
  
21
	
  
Mở tài khoản cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế;
Thực hiện các giao dịch liên quan công tác huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm,
kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…
Chuyển tiền thanh toán trong nước;
Thanh toán lương;
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển tiền thanh toán quốc tế (TTR), nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ;
Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt, thanh toán hoá đơn tiền điện, viettel,
chi trả kiều hối (WU);
Bán séc cho khách hàng;
Giao thẻ ATM cho khách hàng;
Thực hiện giải ngân, thu nợ theo đề nghị của bộ phận tín dụng (hồ sơ đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt);
Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký dịch vụ cho khách hàng trong các chương trình
ứng dụng điện toán như: BSMS, IBMB,… theo đề nghị của khách hàng.
Tổ Tín dụng
Tìm kiếm, tiếp thị/marketing và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV
đến đối tượng khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình;
Đàm phán với khách hàng về các điều kiện liên quan đến quá trình cung cấp các
sản phẩm, dịch vụ;
Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ngân hàng cung cấp sản
phẩm, dịch vụ theo quy định của BIDV và của Chi nhánh;
Thẩm định hồ sơ đề nghị của khách hàng, đưa ra quyết định hoặc đề xuất cấp có
thẩm quyền quyết định việc bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách
hàng; thông báo kết quả xử lý cho khách hàng;
Trong trường hợp Chi nhánh chấp thuận cung cấp sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cho
khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân là đầu mối thực hiện hoặc chuyển cho
các Phòng nghiệp vụ, cá nhân có thẩm quyền thực hiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo
đúng các quy trình, quy định của BIDV;
Cập nhật và trao đổi với khách hàng những thông tin có thể ảnh hưởng đến
quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng; kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, bất cập
  	
   	
  
	
  
22
	
  
nảy sinh từ phía khách hàng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của BIDV và có biện pháp
xử lý theo quy trình, quy định của BIDV;
Tăng cường tiếp thị, bán chéo sản phẩm đến khách hàng cùng bạn bè, người thân
và doanh nghiệp của khách hàng – mở rộng, phát triển các khách hàng mới;
Chủ động thực hiện và/hoặc đề xuất Lãnh đạo Phòng giao dịch hỗ trợ các giải
pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh được giao.
3
2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014
Số tiền
% tăng
giảm
Số tiền
% tăng
giảm
Tổng tài sản 2.932.388 3.735.118 3.800.588 802.730 27,37 65.470 1,75
Vốn chủ sở
hữu
162.200 194.437 218.228 32.237 19,87 23.791 12,24
Huy động
vốn
2.824.589 3.213.603 3.598.896 389.014 13,77 385.293 11,99
Dư nợ 1.680.013 1.931.893 2.868.998 251.880 14,99 937.105 48,51
Lợi nhuận
trước thuế
90.136 98.095 112.008 7.959 8,83 13.913 14,18
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn
Đình Chiểu
Để trở thành một trong những Chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất, BIDV
TPHCM cùng các phòng giao dịch luôn là Chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ
thống BIDV với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ
hiện đại và theo định hướng khách hàng. Cùng với sự phát triển của khu vực, BIDV
TPHCM và PGD. Nguyễn Đình Chiểu kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các
chức năng của NHTM – kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân
  	
   	
  
	
  
23
	
  
hàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể kết quả kinh doanh
của PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 được thể hiện thông qua bảng 2.1 trên
cho thấy:
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng trưởng ổn định: Năm 2012 tổng tài sản
là 2.932.388 triệu đồng; và tăng thêm 802.730 triệu đồng vào năm 2013 đưa tổng tài sản
đạt 3.735.118 triệu đồng, tăng trưởng là 27,37%. Tổng tài sản năm 2014 là 3.800.588
triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 65.470 triệu đồng, và tỷ lệ là 1,75%, tuy không có sự
tăng trưởng cao so với năm trước đó 2012-2013;
Vốn chủ sở hữu cũng có mức tăng trưởng ổn định như tổng tài sản: Đạt 162.200
triệu đồng vào năm 2012; năm 2013 đạt 194.437 triệu đồng, tăng trưởng năm 19,87% so
với năm 2012. Đến năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 23.791 triệu đồng so
với năm 2013, đạt 32.237 triệu đồng và có tăng trưởng là 12,24% so với năm 2013. Dẫu
có dấu hiệu hạ xuống, nhưng với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt được thì Phòng giao
dịch vẫn chứng tỏ là một trong thành viên của ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất
thị trường.
Tổng dư nợ tăng trưởng tích cực, chất lượng tín dụng được cải thiện: Dư nợ
tín dụng năm 2012 là 1.680.013 triệu đồng; năm 2013 là 1.931.893 triệu đồng, tăng
trưởng đạt 14,99% so với năm 2012. Đến năm 2014 dư nợ là 2.868.998 triệu đồng, tăng
vượt thêm 937.105 triệu đồng, và có mức tăng trưởng 48,51% so với năm 2013. Điều
này cho thấy quy mô, lượng vốn đầu tư phát triển về hoạt động tín dụng của Phòng giao
dịch luôn cải thiện không ngừng. Mặt dù với tỷ trọng tăng trưởng tốt và năm 2014 lại có
sự tăng mạnh mẽ hơn hẳn các năm trước, góp phần làm tăng thu nhập trong hoạt động
kinh doanh nhưng đây cũng là một tiềm ẩn nhiều rủi ro cho PGD. Nguyễn Đình Chiểu.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng
vốn: Năm 2012 nguồn vốn huy động được là 2.824.589 triệu đồng; năm 2013 là
3.213.603 triệu đồng, tăng 389.014 triệu đồng so với năm 2012, có tỷ lệ là 13,77%. Tiếp
tục năm 2014, huy động vốn đạt 3.598.896 triệu đồng, tăng 385.293 triệu đồng, và tăng
trưởng 11,99% so với năm 2013. Dù có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước nhưng
không đáng kể chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn cải thiện theo hướng gia tăng tính ổn định,
bền vững, tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư.
  	
   	
  
	
  
24
	
  
Hiệu quả kinh doanh tăng trưởng ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng
quy mô: Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 90.136 triệu đồng; năm 2013 đạt 98.095
triệu đồng; đến năm 2014 đạt 112.008 triệu đồng. Qua 3 năm lợi nhuận trước thuế của
PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng ổn định, năm 2013 tăng thêm 7.959 triệu đồng, và có
tăng trưởng là 8,83% so với năm 2012; và năm 2014 cũng tăng thêm là 13.913 triệu
đồng, và tăng trưởng 14,18% so với năm 2013.
Nguồn vốn huy động và doanh số cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều
tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao, đặc biệt là dư nợ cho vay tăng rất nhanh. Điều
đó chứng tỏ lượng vốn ngân hàng đã đáp ứng cho nền kinh tế tăng theo nhu cầu chung
của nền kinh tế để phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng
như nhu cầu mua sắm của người dân khi mà đời sống của họ ngày càng tăng thì nhu cầu
mua sắm cũng tăng theo. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát
triển, ở nơi nào có kinh tế càng phát triển thì hoạt động tín dụng càng sôi nổi và ngược
lại ở nơi nào hoạt động tín dụng càng phát triển sẽ càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát
triển nhanh hơn.
  	
   	
  
	
  
25
	
  
Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM
– PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn
Đình Chiểu
2.1.5. Định hướng phát triển của BIDV TPHCM
Năm 2015, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế và đặc biệt Việt
Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, trong đó nổi bật là tham gia Cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(Tpp)... BIDV tiếp tục đổi mới mạnh mẽ từ nội tại, hội đủ sức mạnh và nguồn lực để
chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, bạn hàng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập.
Đối với BIDV, năm 2015 cũng là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2011-2015) và
kết thúc đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013- 2015. Định hướng chiến lược của BIDV và Chi
nhánh TPHCM năm 2015, tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; Chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền
vững; Cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; Nâng cao
2.932.388
3.735.118 3.800.588
162.200 194.437
218.228
2.824.589
3.213.603
3.598.896
1.680.013
1.931.893
2.868.998
90.136 98.095 112.0080
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
4.000.000
2012 2013 2014
Đơn vị: triệu VND
Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Huy động vốn
Dư nợ Lợi nhuận trước thuế
  	
   	
  
	
  
26
	
  
năng lực Quản trị rủi ro; Chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp
với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam; Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ
thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt
Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.
2.1.6. Quy trình tín dụng cá nhân của BIDV
Bước 1. Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tín dụng tìm hiểu sơ bộ xem mục đích vay, loại vay và tình hình tài chính
của khách hàng phù hợp hay không với chính sách tín dụng của ngân hàng. Trong giai
đoạn này, nếu nhu cầu vay của khách hàng không phù hợp với quy định cho vay của
ngân hàng thì cán bộ tín dụng từ chối khoản vay, không tiếp nhận hồ sơ, còn trường hợp
khoản vay phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng thì hướng dẫn khách hàng hoàn
thiện hồ sơ.
Xác minh: Cán bộ tín dụng hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay, nhằm mục đích
xác minh tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu, thông tin mà khách hàng đã cung cấp.
Để xác minh tính chính xác các dữ liệu, thông tin của khách hàng, cán bộ tín dụng cần
thực hiện các bước sau:
- Phỏng vấn, thảo luận trực tiếp khách hàng vay, người trả nợ thay (nếu có).
- Hướng dẫn khách hàng kê khai thông tin trên giấy đề nghị vay vốn (mẫu ngân
hàng).
- Xác minh nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng: các chứng từ chứng minh
nguồn thu nhập của khách hàng, như: hợp đồng lao động, bảng lương (hoặc sao
kê tài khoản,...); nếu kinh doanh thì có giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế
(3 tháng gần nhất,...).
- Các giấy tờ sở hữu của tài sản đảm bảo.
- Báo cáo của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC – Credit Information Centre),
thông tin từ các ngân hàng khác.
- Thông tin về khả năng tài chính và các mối quan hệ gia đình của khách hàng.
- Các chứng từ khác có liên quan.
  	
   	
  
	
  
27
	
  
Sau khi thu thập và xác minh tính đúng đắn của dữ liệu, thông tin khách hàng, cán bộ tín
dụng chuyển sang giai đoạn phân tích để lập tờ trình cho lãnh đạo xem xét phê duyệt.
Bước 2. Đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng
Từ những thông tin thu thập được của khách hàng và các nguồn hỗ trợ, cán bộ
tín dụng phân tích, lập tờ trình và trình lãnh đạo xét duyệt.
Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần phân tích các điểm sau:
Mục đích vay Loại vay có phù hợp với quy định của Chi nhánh hay không.
Số tiền vay Phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và tỷ lệ cho vay
trên tài sản đảm bảo của Chi nhánh.
Khả năng trả nợ Nhằm đảm bảo thu nhập ổn định, trả nợ đúng hạn, tránh nợ quá
hạn, khó đòi.
Cần tìm hiểu về đặc điểm công việc của khách hàng: chức vụ,
mức lương, thời gian công tác, kinh nghiệm, uy tín,... và các
mối quan hệ của họ trong gia đình, xã hội. Cán bộ tín dụng thu
thập thông tin từ khách hàng càng nhiều thì càng có lợi cho việc
phân tích nguồn trả nợ khoản vay, giảm thiểu mức độ rủi ro mất
khả năng trả nợ khách hàng.
Tài sản đảm bảo Kiểm tra tính pháp lý và định giá tài sản đảm bảo (nhà ở, đất ở,
giấy tờ có giá, phương tiện lưu thông,...) để xác định mức vay
phù hợp với tỷ lệ cho vay của Chi nhánh.
Phân tích rủi ro
khoản vay
Phân tích các trường hợp rủi ro của khoản vay có thể xảy ra, gây
tổn thất cho Chi nhánh và Phòng giao dịch (rủi ro về nguồn thu
nhập trả nợ không ổn định, rủi ro về tính khả mại của tài sản
đảm bảo, khách hàng tuổi cao,...) Từ đó, cán bộ tín dụng cùng
lãnh đạo trong mức thẩm quyền phán quyết chủ động đưa ra các
biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro (giảm mức vay hay thời hạn
vay xuống, đề nghị khách hàng mua bảo hiểm hỏa hoạn tài sản
thế chấp, trường hợp khách hàng vay tuổi cao thì đề nghị họ
  	
   	
  
	
  
28
	
  
mua bảo hiểm an nghiệp bảo tín (đây là một loại sản phẩm bảo
hiểm của Công ty Bảo hiểm Quốc tế của Mỹ - viết tắt AIA: giá
trị bảo hiểm được thực hiện khi người mua bảo hiểm gặp tử
vong); trong đó bên thụ hưởng là Chi nhánh,... )
Phân tích các thông tin có liên quan đến khách hàng/khoản vay,...
Đây là bước có ý nghĩa rất quan trọng để ngân hàng có thể đi đến quyết định có
cho khách hàng vay hay không? Mức cho vay bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao lâu, lãi
suất bao nhiêu? ....
Bước 3. Đề xuất và quyết định cấp tín dụng
Kết thúc giai đoạn phân tích, cán bộ tín dụng sẽ trình khoản vay lên lãnh đạo để
xem xét phê duyệt cho khách hàng một mức tín dụng bao nhiêu (nếu lãnh đạo không
chấp thuận thì cán bộ tín dụng sẽ từ chối khách hàng, kết thúc quy trình thẩm định).
Bước 4. Ký kết hợp đồng và hoàn thiện thủ tục pháp lý
Để hoàn thiện mọi thủ tục khoản vay, khách hàng sẽ cùng ngân hàng ký hợp
đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố và tiến hành thủ tục giải ngân. Mục đích ở
bước này: quy định quyền và nghĩa vụ giữa khách hàng và ngân hàng, nhằm bảo vệ
quyền lợi của ngân hàng khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
Đối với tín dụng cá nhân (tiêu dùng, mua nhà,…), do tính đơn giản của khoản
vay nên Chi nhánh áp dụng loại hợp đồng mẫu về hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế
chấp/cầm cố cho mỗi loại sản phẩm vay cá nhân (mỗi loại vay có một hợp đồng mẫu).
Trong trường hợp khách hàng vay yêu cầu điều chỉnh một số điều khoản trên hợp đồng
mẫu thì ngân hàng sẽ thỏa thuận, đàm phán với khách hàng về việc chỉnh sửa này, nếu
nội dung chỉnh sửa hợp lý, không ảnh hưởng đến tính pháp lý, không vi phạm quyền và
nghĩa vụ giữa các bên thì ngân hàng sẽ chấp thuận việc chỉnh sửa (trường hợp này gọi là
loại hợp đồng thỏa thuận), tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra.
Ở giai đoạn hoàn tất, cán bộ tín dụng cần kiểm tra: Rà soát lại khách hàng về các
điều khoản của món vay: số tiền, thời hạn, lịch trả nợ, tài sản đảm bảo,... ghi trên hợp
đồng tín dụng cho đúng; Đảm bảo các tư liệu, thủ tục cần thiết của khoản vay đã đầy đủ:
  	
   	
  
	
  
29
	
  
hoàn thiện thủ tục về tài sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng đã ký, bổ sung chứng từ giải
ngân đủ,...
Bước 5. Đề xuất và quyết định giải ngân
Sau khi khách hàng ký các hợp đồng, bàn giao giấy tờ và bổ sung đủ các chứng
từ giải ngân thì cán bộ tín dụng tiến hành bàn giao hồ sơ vay sang cho cán bộ tín dụng
quản lý giải ngân để tiến hành các thủ tục giải ngân cho khách hàng (lập tờ trình giải
ngân trình lãnh đạo duyệt) và lưu giữ hồ sơ vay.
Bước 6. Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS
Bước 7. Giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải
ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thỏa thuận trong hợp
đồng.
Bước 8. Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay
Kiểm tra sử dụng khoản vay nhằm phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng khoản
vay sai mục đích hoặc giá trị tài sản đảm bảo không còn đủ đáp ứng yêu cầu.
Bước 9. Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí
Căn cứ kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng
nhắc nhở khách hàng để có thể thực hiện thu hồi nợ, lãi, phí theo đúng kỳ hạn thỏa
thuận.
Bước 10. Điều chỉnh tín dụng
Khi tới hẹn trả nợ mà khách hàng chưa thể trả nợ, khách hàng sẽ xin gia hạn
hoặc điều chỉnh lãi suất theo diễn biến lãi suất của thị trường.
Bước 11. Xử lý, thu hồi nợ quá hạn
Bước 12. Thanh lý hợp đồng tín dụng
Kết thúc thời hạn hợp đồng, ngân hàng và khách hàng cùng xem xét kết quả thực
hiện từng điều khoản hợp đồng đã được thoả thuận giữa hai bên.
  	
   	
  
	
  
30
	
  
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
CỦA BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM - PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014
Số tiền
% tăng
giảm
Số tiền
% tăng
giảm
Tổng doanh
số cho vay
1.819.908 2.680.684 4.948.836 860.776 47,30 2.268.152 84,61
Cá nhân - Hộ
gia đình
1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.797 89,17
Doanh nghiệp 476.121 565.922 948.277 89.801 18,86 382.355 67,56
Tổng dư nợ 1.680.013 1.931.893 2.868.998 251.880 14,99 937.105 48,51
Cá nhân - Hộ
gia đình
1.241.222 1.389.246 2.045.935 148.024 11,93 656.689 47,30
Doanh nghiệp 438.791 542.647 823.063 103.856 23,67 280.416 51,68
Tổng nợ quá
hạn
6.330 4.723 3.683 (1.607) (25,38) (1.040) (22,03)
Cá nhân - Hộ
gia đình
6.330 4.723 3.683 (1.607) (25,38) (1.040) (22,03)
Doanh nghiệp 0 0 0 - - - -
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
  	
   	
  
	
  
31
	
  
Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
Trong bối cảnh hiện nay, khi mức độ cạnh tranh giữa các NHTM đang trở nên
gay gắt và diễn biến tình hình tài chính tiền tệ luôn có nhiều biến động. BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu đã không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ cũng như giải
quyết các vấn đề về thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo
tính an toàn cao nhất. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được cùng với việc tận dụng các
lợi thế của một NHTM quốc doanh lớn về vốn, nhân lực, uy tín,… BIDV TPHCM và
PGD. Nguyễn Đình Chiểu đã không ngừng mở rộng các hình thức tín dụng theo xu
hướng phát triển chung của nền kinh tế đồng thời có chiến lược tập trung phục vụ tốt
nhất nhóm khách hàng của mình. Tại Tổ Tín dụng của PGD với nhiệm vụ phục vụ tối ưu
nhóm khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình thì công tác cho vay đã
đạt được nhiều kết quả đáng kể.
Tổng doanh số cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012 là 1.819.908
triệu đồng; qua năm 2013 là 2.680.684 triệu đồng; đến năm 2014 là 4.984.836 triệu
đồng. Tốc độ chênh lệch về doanh số qua các năm đều tăng nhanh, năm 2013 là 860.776
0
1.000.000
2.000.000
3.000.000
4.000.000
5.000.000
6.000.000
2012 2013 2014
Đơn vị: triệu VND
Tổng doanh số cho vay
Doanh số cho vay cá nhân - hộ
gia đình
Tổng dư nợ
Dư nợ cho vay cá nhân - hộ
gia đình
Nợ quá hạn
  	
   	
  
	
  
32
	
  
triệu đồng so với năm 2012 và tăng trưởng đạt 47,30%; năm 2014 doanh số cho vay
chênh lệch 2.268.152 triệu đồng so với năm 2013 và tăng trưởng vượt lên 84,61%.
Trong đó doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình đều tăng nhanh trong 3 năm qua
và chiếm tỷ trọng cao hơn 70% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay cá nhân
năm 2012 là 1.343.787 triệu đồng; năm 2013 là 2.114.762 triệu đồng; và năm 2014 là
4.000.559 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng qua các năm đều hơn 50%, năm 2013 tăng
trưởng là 57,37% so với năm 2012 và có sự tăng mạnh ở năm 2014 là 89,17%. Điều đó
chứng tỏ lượng vốn ngân hàng đã đáp ứng tốt theo nhu cầu chung của nền kinh tế để
phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, cũng như nhu
cầu mua sắm của người dân khi mà đời sống của họ ngày càng tăng thì nhu cầu mua sắm
cũng tăng theo. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ở nơi
nào có kinh tế càng phát triển thì hoạt động tín dụng càng sôi nổi và ngược lại ở nơi nào
hoạt động tín dụng càng phát triển sẽ càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển nhanh
hơn.
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng doanh số cho vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn
Đình Chiểu trong 3 năm 2012-2014
Đơn vị: %
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2012 2013 2014
73,84% 78,89% 80,84%
26,16% 21,11% 19,16%
Doanh nghiệp
Cá nhân - Hộ gia đình
  	
   	
  
	
  
33
	
  
Bảng 2.2 cũng cho thấy tổng dư nợ cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu qua
các năm đều tăng, năm 2012 là 1.680.013 triệu đồng; năm 2013 là 1.931.893 triệu đồng,
tăng 251.880 triệu đồng so với năm 2012 và tốc độ tăng trưởng đạt 14,99%. Năm 2014
tổng dư nợ là 2.868.998 triệu đồng, tăng 937.105 triệu đồng so với năm 2013 và tốc độ
tăng trưởng đạt 48,51%.
Trong đó dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70%
trong tổng dư nợ cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu, năm 2012 là 1.241.222 triệu
đồng; năm 2013 là 1.389.246 triệu đồng, tăng 148.024 triệu đồng so với năm 2012 và
tăng trưởng là 11,93%. Đến năm 2014 dư nợ cho vay cá nhân là 2.045.935 triệu đồng,
tăng 656.689 triệu đồng so với năm 2013 và tăng trưởng là 4,30%, tốc độ tăng trưởng
mạnh ở năm 2014 so với năm 2013, chứng tỏ BIDV TPHCM đã có sự chú trọng đối với
hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đặc điểm kinh tế tại khu vực thành phố
Hồ Chí Minh nói chung và quận 1 nói riêng chủ yếu là các cá nhân có nhu cầu về nhà ở,
sửa chữa nhà cửa, mua sắm phưng tiện thiết bị, du học,… hoặc hộ gia đình có nhu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì vậy nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động
tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình là rất lớn. Xác định được nhu cầu
đó trong những năm qua PGD. Nguyễn Đình Chiểu không ngừng mở rộng cho vay đối
với đối tượng này. Bên cạnh đó khi cho vay các doanh nghiệp sẽ liên quan đến các báo
cáo tài chính nhưng công tác thẩm định báo cáo tài chính đòi hỏi nhiều thời gian và cán
bộ thẩm định phải thật sự am hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhưng do số
lượng cán bộ tín dụng ít và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá các báo cáo
tài chính của doanh nghiệp nên Phòng giao dịch không đầu tư nhiều vào các doanh
nghiệp.
Mặt dù PGD. Nguyễn Đình Chiểu đã xác định hoạt động tín dụng chủ yếu của
Ngân hàng là cho vay cá nhân, và đã tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực này, áp dụng
nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng nợ quá hạn trong cho vay cá nhân. Tuy nhiên qua
3 năm nợ quá hạn cho vay cá nhân luôn chiếm 100% tổng nợ quá hạn. Qua bảng số liệu
2.2 ta thấy, năm 2012 nợ quá hạn là 6.330 triệu đồng; năm 2013 là 4.723 triệu đồng,
giảm 1.607 triệu đồng so với năm 2012, và tốc độ giảm là 25,38%. Đến năm 2014 nợ
quá hạn là 3.683 triệu đồng, giảm 1.040 triệu đồng so với năm 2013, và tốc độ giảm
  	
   	
  
	
  
34
	
  
22,03%. Điều này cho ta thấy hoạt động tín dụng của PGD. Nguyễn Đình Chiểu ít rủi ro
và có hiệu quả hơn. Tuy nợ nhóm 1 (nợ trong hạn) chiếm tỷ trọng rất cao, trên 99% tổng
dư nợ và qua các năm nợ quá hạn có xu hướng giảm dần nhưng Phòng giao dịch vẫn
phải luôn đề phòng và cần có chính sách cũng như biện pháp thích hợp trong việc giảm
nợ quá hạn cho vay cá nhân, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhằm tăng
hiệu quả đầu tư tín dụng của Phòng giao dịch.
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng dư nợ của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu
năm 2012-2014
Đơn vị: %
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
2012 2013 2014
73,88% 71,91% 71,31%
26,12% 28,09% 26,69%
Doanh nghiệp
Cá nhân - Hộ gia đình
  	
   	
  
	
  
35
	
  
2.2.1. Doanh số cho vay cá nhân
Bảng 2.3. Doanh số cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình
Chiểu năm 2012-2014
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014
Số tiền
% tăng
giảm
Số tiền
% tăng
giảm
1. Theo thời
hạn
1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.997 89,17
Ngắn hạn 487.853 753.634 1.324.658 265.781 54,48 571.024 75,77
Trung dài hạn 855.934 1.361.128 2.675.901 505.194 59,02 1.314.773 96,59
2. Theo mục
đích vay
1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.997 89,17
Mua nhà 668.907 992.522 1.840.196 323.615 48,38 847.674 46,06
Tiêu dùng 488.922 818.071 1.566.746 329.149 67,32 748.675 47,79
Sản xuất kinh
doanh
185.958 304.169 593.616 118.211 63,57 289.447 48,76
3. Theo phương
thức bảo đảm
1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.997 89,17
Có tài sản bảo
đảm 1.567.389 1.693.647 3.327.212 636.908 60,27 1.633.565 96,45
Không có tài sản
bảo đảm 287.048 421.115 673.347 134.067 46,71 252.232 59,90
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM.
  	
   	
  
	
  
36
	
  
2.2.1.1. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn
Biểu đồ 2.5. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
Khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được
các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế
phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho
vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn
cho vay trung và dài hạn. Nhưng tại PGD. Nguyễn Đình Chiểu, cho vay trung dài hạn lại
chiếm tỷ trọng đa số, nguyên nhân là do đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân lại có
nhu cầu vay ở lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng khá cao.
Qua bảng 2.3 cho thấy doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn có sự tăng trưởng
ổn định qua 3 năm và doanh số cho vay trung dài hạn luôn chiếm hơn 60% tổng doanh
số cho vay cá nhân so với cho vay ngắn hạn. Cho vay trung dài hạn cá nhân trong thời
gian này chủ yếu là cho vay để mua nhà ở, ô tô, sửa nhà... Năm 2012 doanh số cho vay
cá nhân trung dài hạn là 855.934 triệu đồng; năm 2013 là 1.361.128 triệu đồng, tăng
505.194 triệu đồng so với năm 2012, và đạt tốc độ tăng trưởng là 59,02%. Năm 2014
doanh số cho vay cá nhân trung dài hạn là 2.675.901 triệu đồng, tăng 314.773 triệu đồng
so với năm 2013, và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh vượt bật là 96,59%. Điều này cho thấy
PGD. Nguyễn Đình đã chủ động hơn trong việc tăng dư nợ và đầu tư trung hạn nhiều
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
2012 2013 2014
Đơn vị: triệu VND
Ngắn hạn
Trung dài hạn
  	
   	
  
	
  
37
	
  
hơn ở năm 2014, nhưng không vì thế mà PGD. Nguyễn Đình Chiểu lơ là trong hoạt động
cho vay cá nhân ngắn hạn.
Chiếm chưa đến 40% trong tổng doanh số cho vay cá nhân, nhưng qua 3 năm
cho vay cá nhân ngắn hạn cũng đều tăng trưởng ổn định. Năm 2012 doanh số cho vay cá
nhân ngắn hạn là 487.853 triệu đồng; năm 2013 là 753.634 triệu đồng, tăng 265.781 triệu
đồng và đạt tăng trưởng 54,48% so với năm 2012. Đến năm 2014, cũng tương tự cho vay
cá nhân trung dài hạn, cho vay cá nhân ngắn hạn cũng tăng vượt bật so với năm 2013,
doanh số đạt được là 1.324.658 triệu đồng, tăng 571.024 triệu đồng so với năm 2013 và
đạt tốc độ tăng trưởng là 75,77%.
Trong cơ cấu cho vay cá nhân, cho vay cá nhân trung hạn ngày càng tăng về số
lượng và tỷ trọng được nâng cao dần. Tuy nhiên với thời hạn vay dài, lượng tiền vay lớn,
PGD. Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chủ động kiểm soát tỷ trọng cho vay cá nhân trung
dài hạn nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay loại hình này.
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Đơn vị: %
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2012 2013 2014
36,30% 35,64% 33,11%
63,70% 64,36% 66,89%
Trung dài hạn
Ngắn hạn
  	
   	
  
	
  
38
	
  
2.2.1.2. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn vay của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
Mua nhà: Trong cơ cấu cho vay cá nhân của PGD. Nguyễn Đình Chiểu, cho vay
mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 45% tổng doanh số cho vay cá nhân, do đời
sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng tăng, nhất là
thị trường bất động sản đang ấm dần lên, cùng với gói tín dụng ưu đãi của Chính phủ
30.000 tỷ đồng mà BIDV có hỗ trợ nên nhu cầu vay mua nhà của khách hàng luôn tăng
trưởng ổn định.
Cụ thể là trong năm 2012 doanh số cho vay cá nhân mua nhà là 668.907 triệu
đồng; năm 2013 là 992.522 triệu đồng, tăng 323.615 triệu đồng so với năm 2012 và đạt
tăng trưởng 48,38%. Doanh số cho vay cá nhân mua nhà năm 2014 là 1.840.196 triệu
đồng, tăng 847.674 triệu đồng, đạt tăng trưởng 46,06% so với năm 2013 và tốc độ tăng
trưởng có xu hướng giảm nhẹ khi năm 2013. Nguyên nhân bởi tỷ lệ huy động vốn năm
2014 chủ yếu là ngắn hạn, trong khi chốt chặn 30% nên hạn mức để tăng tín dụng đối
với loại hình cho vay trung dài hạn có hạn chế, vì thế tốc độ tăng trưởng cho vay mua
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
1.600.000
1.800.000
2.000.000
2012 2013 2014
Đơn vị: triệu VND
Mua nhà
Tiêu dùng
Sản xuất kinh doanh
  	
   	
  
	
  
39
	
  
nhà cũng được PGD. Nguyễn Đình Chiểu kiểm soát ổn định, tuy có giảm nhẹ nhưng
không đáng kể.
Tiêu dùng: Đây là loại hình cho vay khá phổ biến và rất phát triển trong những
năm gần đây. Khi thu nhập cũng như đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu. Loại hình này những năm trước bị
giới hạn ở một số đối tượng là cán bộ công chức nhưng những năm gần đây nó đã được
phổ biến rộng rãi từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp lớn, đến các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ.
Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để sửa chữa nhà, mua thiết bị nội thất gia đình, hay
mua sắm phương tiện đi lại, du học,… Điều này làm cho doanh số cho vay tiêu dùng
tăng lên. Cụ thể, năm 2012 là 488.922 triệu đồng; đến năm 2013 là 818.071 triệu đồng,
tăng vượt lên 329.147 triệu đồng so với năm 2012, và đạt tăng trưởng 67,32%. Doanh số
cho vay cá nhân tiêu dùng ở năm 2014 là 1.566.746 triệu đồng, tăng lên 748.675 triệu
đồng, và đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định là 47,79% so với năm 2013.
Sản xuất kinh doanh: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nên
việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh
nghiệp mà các cá nhân – hộ gia đình cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của
mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này này cũng tăng rất nhanh qua mỗi năm:
Năm 2012 đạt 185.958 triệu đồng, năm 2013 là 304.169 triệu đồng, tăng lên 118.211
triệu đồng và tăng trưởng đạt 63,57% so với năm 2012; năm 2014 đạt 593.616 triệu
đồng, tăng lên 289.447 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng là 48,76% so với năm 2013.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng
sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm
giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiếp
cận với nguồn vốn của Ngân hàng.
  	
   	
  
	
  
40
	
  
Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của
BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Đơn vị: %
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
2.2.1.3. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm
Biểu đồ 2.9. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của BIDV
TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
Qua bảng 2.3, doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của PGD.
Nguyễn Đình chiểu cho thấy năm 2012 doanh số cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm là
49,78%
46,93% 46,00%
36,38%
38,68%
39,16%
13,54% 14,39% 14,84%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2012 2013 2014
Sản xuất kinh doanh
Tiêu dùng
Mua nhà
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
3.000.000
3.500.000
2012 2013 2014
Đơn vị: triệu VND
Có tài sản đảm bảo
Không có tài sản đảm bảo
  	
   	
  
	
  
41
	
  
1.056.739 triệu đồng; năm 2013 là 1.693.647 triệu đồng, tăng lên 636.908 triệu đồng và
có tốc độ tăng trưởng là 60,27% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số cho vay cá nhân
có tài sản bảo đảm là 3.327.212 triệu đồng, tăng lên 633.565 triệu đồng và đạt tốc độ
tăng trưởng vượt bật so với năm 2013 là 96,45%.
Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, PGD. Nguyễn Đình Chiểu hạn
chế cho vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà tỷ trọng doanh
số cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 75% so với tổng doanh
số cho vay cá nhân, và doanh số cho vay cá nhân không có tài sản bảo đảm có tốc độ
tăng trưởng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm
bảo năm 2012 là 33,58%; năm 2013 là 19,91%; và đến năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn
16,83%.
2.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân
Bảng 2.4. Doanh số thu nợ cá nhân của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014
Số tiền
% tăng
giảm
Số tiền
% tăng
giảm
1. Theo thời
hạn
1.252.222 1.633.143 2.897.896 380.921 30,42 1.264.753 77,44
Ngắn hạn 316.866 337.185 675.552 20.319 6,41 338.367 100,35
Trung dài hạn 935.356 1.295.958 2.222.344 360.602 38,55 926.386 71,48
2. Theo mục
đích vay
1.252.222 1.633.143 2.897.896 380.921 30,42 1.264.753 77,44
Mua nhà 609.553 804.046 1.332.988 194.492 31,91 528.942 65,79
Tiêu dùng 484.408 602.366 1.105.929 117.958 24,35 503.564 83,60
Sản xuất kinh
doanh
158.261 226.732 458.979 68.471 43,26 232.247 102,43
3. Theo
phương thức
bảo đảm
1.252.222 1.633.143 2.897.896 380.921 30,42 1.264.753 77,44
Có tài sản bảo
đảm 962.193 1.329.164 2.424.631 366.971 38,14 1.095.467 82,42
Không có tài
sản bảo đảm 290.029 303.979 473.265 13.950 4,81 169.286 55,69
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
  	
   	
  
	
  
42
	
  
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho
vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước. Đây là vấn đề rất quan
trọng đối với các ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết
tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và
nhanh chóng. Doanh số này còn phản ánh khả năng đán giá khách hàng của cán bộ tín
dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nhìn chung doanh số thu nợ cá nhân của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng qua
3 năm. Năm 2012 tình hình kinh tế vẫn còn chưa ổn định do ảnh hưởng ít nhiều từ cuộc
cuộc khoảng kinh tế thế giới trước đó kéo theo sự suy giảm của thị trường chứng khoán
và thị trường bất động sản, dẫn đến nguồn vốn kinh tế bị ứ đọng nên công tác thu hồi
vốn của PGD một phần cũng bị ảnh hưởng. Nhưng sang năm 2013 thị trường dần ổn
định, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng ấm dần lên đến năm 2014
diễn biến khá tốt, hoạt động sản suất kinh doanh của người dân mang lại hiệu quả cao
nên công tác thu hồi vốn diễn ra thuận lợi.
2.2.2.1. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn
Biểu đồ 2.10. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM –
PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
0
500.000
1.000.000
1.500.000
2.000.000
2.500.000
2012 2013 2014
Đơn vị: triệu VND
Ngắn hạn
Trung dài hạn
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 

Mais procurados (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN - TẢI FREE QUA ZALO: 09...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
Đề tài: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà...
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
 
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACBĐề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
Đề tài: Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Luận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAY
Luận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAYLuận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAY
Luận văn: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân, HAY
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 

Semelhante a Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...hieu anh
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...hieu anh
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...hieu anh
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Semelhante a Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY (20)

Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCHĐề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
Đề tài biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng, HAY, BỔ ÍCH
 
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LIÊN HỆ TẢI M...
 
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Techcombank - chi nhán...
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệpĐề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI...
 
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đĐề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE TẠI ZALO: 0...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FREE TẠI ZALO: 0...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FREE TẠI ZALO: 0...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE TẠI ZALO: 0...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư...
 
Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Mais de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Último (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014 Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng Sinh viên thực hiện: Tống Thị Thu Thảo MSSV: 1154020931 Lớp: 11DTNH04 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 2.     i       BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TPHCM - PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014 Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng Sinh viên thực hiện: Tống Thị Thu Thảo MSSV: 1154020931 Lớp: 11DTNH04 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 3. ii     LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – PGD. Nguyễn Đình Chiểu, và không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện
  • 4. iii     LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài khoá luận tốt nghiệp sau thời gian thực tập, em xin cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH), bởi đó là kết quả của nền tảng kiến thức cơ bản từ sự dạy bảo tận tình từ các Thầy cô. Và với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em chân thành cảm ơn Giáo viên TS. Hà Văn Dũng đã trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ em rất nhiều để hoàn thành tốt bài khoá luận tốt nghiệp của mình. Em cũng cảm ơn các anh chị Tổ tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – Chi nhánh BIDV Tp. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây và tận tình chỉ dẫn, góp ý giúp em tiếp cận tìm hiểu tài liệu, học hỏi được những kinh nghiệm thực tế không chỉ riêng ngành tài chính ngân hàng mà cả những kỹ năng nghề nghiệp để có thể tự trang bị thực tế cho mình và tiếp thu những cái mới làm giàu kiến thức cho bản thân. Em trân trọng cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện
  • 6. v       TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên : TỐNG THỊ THU THẢO MSSV : 1154020931 Lớp : 11DTNH4 Thời gian thực tập: Từ 13/04/2015 đến 02/06/2015. Tại đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – PGD. Nguyễn Đình Chiểu Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện: 1. Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn: Tốt Khá Trung bình Không đạt 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu: Tốt Khá Trung bình Không đạt Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2015 Giáo viên hướng dẫn
  • 7. vi     MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................iii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP........................................................................ iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .............................................................. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...................................................................... ix LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................... 3 1.1. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng ngân hàng ....................................... 3 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng ................................................................ 3 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ....................................................................... 4 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng .................................................................... 8 1.1.4. Nguyên tắc và điều kiện cho vay ................................................................. 9 1.2. Tổng quan về tín dụng cá nhân ....................................................................... 10 1.2.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân .................................................................. 10 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân .................................................................. 10 1.2.3. Phân loại tín dụng cá nhân ......................................................................... 11 1.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ......................................................... 11 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU QUA 3 NĂM 2012 – 2014..................... 16 2.1. Giới thiệu khái quát về BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ......... 16 2.1.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................... 16 2.1.2. Chi nhánh BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ........................... 18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Tổ tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ........................................................................... 19 2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................................................................................................... 22
  • 8. vii     2.1.5. Định hướng phát triển của BIDV TPHCM ................................................ 25 2.1.6. Quy trình tín dụng cá nhân của BIDV ....................................................... 26 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ..................................................... 30 2.2.1. Doanh số cho vay cá nhân ......................................................................... 35 2.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân ............................................................................ 41 2.2.3. Dư nợ cho vay cá nhân .............................................................................. 48 2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 .................................. 53 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014 .... 58 3.1. Về Chi nhánh TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ..... 58 3.2. Về tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................................................... 58 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 62
  • 9. viii     DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VND Đồng Việt Nam
  • 10. ix     DANH MỤC CÁC BẢNG ĐỒ Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................................................................................... 22 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................................................................. 30 Bảng 2.3. Doanh số cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................................................................. 35 Bảng 2.4. Doanh số thu nợ cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ..................................................................................................... 41 Bảng 2.5. Dư nợ cho vay cá nhân ở BIDV TPHCM PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012- 2014 .................................................................................................... 48 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................................................... 53 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 .............................................................................. 25 Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 .............................................................................. 31 Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng doanh số cho vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................................................................................ 32 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng dư nợ cho vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................................................................................ 34 Biểu đồ 2.5. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 36 Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................. 37
  • 11. x       Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 38 Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................. 40 Biểu đồ 2.9. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................. 40 Biểu đồ 2.10. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 42 Biểu đồ 2.11. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 43 Biểu đồ 2.12. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 44 Biểu đồ 2.13. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................. 46 Biểu đồ 2.14. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ................. 47 Biểu đồ 2.15. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 50 Biểu đồ 2.16. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 50 Biểu đồ 2.17. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân theo phưởng thức bảo đảm của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................ 52 Biểu đồ 2.18. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 .......... 54 Biểu đồ 2.19. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ........................... 55 Biểu đồ 2.20. Hệ số thu nợ trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ....................................................... 56
  • 12. xi     Biểu đồ 2.21. Tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 ............................................. 57 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM ................................................ 19 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu ... 20
  • 13.         1   LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản có sinh lời của ngân hàng. Trong các sản phẩm tín dụng cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là một trong mảng tín dụng quan trọng của ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng các các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay. Bên cạnh đó thị trường tín dụng cá nhân đang là một thị trường đầy sôi động, với sự tham gia của hầu như tất cả các ngân hàng. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nói chung và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh – Phòng giao dịch Nguyễn Đình Chiểu nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế cho vay đặc biệt là cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình. Trong suốt quá trình thực tập tại Tổ tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu, tìm hiểu được đối tượng khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và dư nợ cho vay đối với đối tượng này luôn chiếm hơn 70% tổng doanh số cho vay của Phòng giao dịch, vì thế em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014” làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích tình hình hoạt động cho vay cá nhân; trên cơ sở phân tích, rút ra kết luận về thực trạng hoạt động cho vay cá nhân tại PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012- 2014. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu trong 3 năm 2012-2014.
  • 14.         2   4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp số liệu Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh 5. Kết cấu đề tài Kết cấu bài khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2. Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Chương 3. Kết luận về thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014
  • 15.         3   CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng Tín dụng là: Một phạm trù kinh tế khách quan, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Nó phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa các chủ thể dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Theo đó, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng của hàng hóa hoặc tiền tệ thuộc sở hữu của mình sang người vay và người vay có nghĩa vụ hoàn trả lại người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đã nhận. Tín dụng là: Mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay sau một thời gian nhất định. Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất. Chúng đều phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang cho khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Nói cách khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hình thức: ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay với các đối tượng trên. Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng. Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, trong đó: ngân hàng là người cho vay còn tổ chức, cá nhân là người đi vay. Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh do gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Song, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng luôn đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: - Hoàn trả nợ đúng hạn cả vốn gốc và lãi. - Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích cam kết và có hiệu quả.
  • 16.         4   - Tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản (trừ trường hợp cho vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo). 1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm các loại sau: - Cho vay - Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá - Bảo lãnh - Cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định Trong đó hình thức cho vay phát triển nhất, là hoạt động chiếm ½ đến ¾ tổng số nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nó tạo ra khoảng 55% - 60% lợi nhuận của ngành ngân hàng. 1.1.2.1. Hình thức cho vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Việc cho vay này dựa trên nguyên tắc tự nguyện giữa hai bên: ngân hàng tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình, không một tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Loại tiền tệ cho vay: Việt Nam đồng hay ngoại tệ. Khi cho vay bằng ngoại tệ ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối. Phân loại cho vay tín dụng ngân hàng: tuỳ theo tính chất sử dụng vốn và nguồn trả nợ của khách hàng, ngân hàng có nhiều cách phân loại hình thức cho vay khác nhau: Nếu căn cứ vào thời gian vay: Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Gồm có 3 loại cho vay: cho vay ngắn hạn (thường để đầu tư vào tài sản lưu động), cho vay trung hạn và dài hạn (nhằm đầu tư vào tài sản cố định, thực hiện các dự
  • 17.         5   án đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh). - Cho vay ngắn hạn: thời gian vay ≤ 12 tháng. - Cho vay trung hạn: 12 tháng < thời gian vay ≤ 60 tháng. - Cho vay dài hạn: 60 tháng < thời gian vay. Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo: Các biện pháp đảm bảo an toàn vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng với khách hàng. Hiện tại các ngân hàng xem xét cho vay với khách hàng dựa trên hai loại cho vay: Cho vay không có tài sản đảm bảo: còn gọi là cho vay tín chấp, khoản vay chủ yếu dựa vào uy tín, tình hình tài chính của khách hàng, không có tài sản đảm bảo. Loại vay này rất rủi ro trong thu hồi nợ, các ngân hàng nên hạn chế cho vay, chọn những khách hàng thuộc đối tượng có thu nhập khá trở lên. Cho vay có tài sản đảm bảo: khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Loại vay này được áp dụng phổ biến ở các ngân hàng hiện nay. Nếu căn cứ vào phương thức cho vay: Ngân hàng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (thường dưới 1 năm). Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cho vay hợp vốn: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, ngân hàng hoặc một TCTD làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để
  • 18.         6   thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng trong hợp đồng tín dụng. Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể: gồm 2 loại cho vay: Cho vay trực tiếp: Người đi vay và người trả nợ là một chủ thể. Cho vay gián tiếp: Người đi vay là một chủ thể, người trả nợ là một chủ thể. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: thường chia thành 2 loại cho vay chính: Cho vay sản xuất kinh doanh: Mục đích tiền vay được sử dụng vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không cho mục đích tiêu dùng, phi lợi nhuận. Cho vay tiêu dùng: Tiền vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng, như: mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, đất ở, mua xe, chi tiêu sinh hoạt gia đình,… 1.1.2.2. Hình thức chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá Chiết khấu là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM theo đó ngân hàng sẽ nhận và tiến hành trả tiền trước cho những chứng từ chưa đến hạn thanh toán cho người thụ hưởng theo số tiền bằng trị giá của chứng từ sau khi đã khấu trừ tiền lãi chiết khấu, hoa hồng và các lệ phí khác. Thực chất của nghiệp vụ chiết khấu là ngân hàng bỏ tiền ra mua một trái quyền ngắn hạn với giá rẻ hơn giá trị của trái quyền đó. Nghiệp vụ chiết khấu có tác dụng biến các giấy tờ chưa đến hạn thành tiền, do đó giúp các công ty, đơn vị, cá nhân – người hưởng lợi nói chung có tiền để thỏa mãn các nhu cầu thanh toán. Mặt khác, nghiệp vụ chiết khấu còn là nghiệp vụ tín dụng có đảm bảo cho phép nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng. Đối tượng chiết khấu: Gồm thương phiếu (hối phiếu, lệnh phiếu), trái phiếu, các loại chứng chỉ tiền gửi,... Phương thức chiết khấu: gồm 2 phương thức chiết khấu: Chiết khấu không hoàn lại và chiết khấu có hoàn lại.
  • 19.         7   1.1.2.3. Hình thức bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền (gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (gọi là bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng với bên có quyền. Mục đích của bảo lãnh ngân hàng: Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh trong các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đền bù những thiệt hại về phương diện tài chính cho người thụ hưởng bảo lãnh khi có thiệt hại xảy ra. Các loại hình bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng công trình, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc, bảo lãnh thanh toán. 1.1.2.4. Hình thức cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn mà trong đó, công ty cho thuê sẽ cho thuê tài sản để người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng cho thuê đã xác định, kèm theo một quyền lựa chọn của người đi thuê khi kết thúc hợp đồng, đó là quyền được chọn mua tài sản cho thuê theo giá cả được ấn định, hoặc tiếp tục thuê hoặc sẽ trả lại tài sản cho bên cho thuê. Cho thuê tài chính về bản chất là một hình thức cấp tín dụng mà mục đích của người cho thuê cũng giống như người cho vay: thu lãi tiền vốn đầu tư; còn mục đích của người đi thuê cũng giống như người đi vay: sử dụng vốn. Nhưng cho thuê tài chính vẫn có những đặc trưng riêng: - Hình thức cấp tín dụng: là tài sản (Máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển và các động sản khác). - Thời gian thuê: rất dài, thường chiếm khoản ¾ thời gian hữu dụng của tài sản, nhưng tối đa 50 năm. Hình thức cho thuê tài chính rất thích ứng với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy đây là phương thức để mở rộng đầu tư, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
  • 20.         8   1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế - xã hội. Song nội tại bên trong của tín dụng có tồn tại hai mặt đối lập nhau: Tính tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội. Nếu tín dụng phát triển một cách tràn lan, không kiểm soát được sẽ dẫn đến việc lượng tiền trong lưu thông quá lớn, cung vượt quá cầu sẽ dẫn đến lạm phát gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, tín dụng thực sự phát triển với các vai trò tích cực sau: 1.1.3.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Tín dụng vừa là một công cụ huy động vốn vừa là công cụ cung ứng vốn rất hữu hiệu đối với nền kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Tín dụng tập trung được lượng vốn từ nơi thừa, đang nhàn rỗi trong xã hội và phân phối lại cho các nơi cần vốn, như doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ được sử dụng hiệu quả. Trong mọi thời đại kinh tế - xã hội, tín dụng đều có vai trò quan trọng nhất định đối với mọi thành phần trong xã hội: – Đối với doanh nghiệp: Với nguồn vốn huy động được, hoạt động tín dụng có thể cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng về nhu cầu vốn cố định (mua máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng,...), vốn lưu động (mua vật tư, nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa). Mặt khác, tín dụng còn kiểm soát được sự vận động lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế. – Đối với người dân (người tiêu dùng): Tín dụng huy động vốn nhàn rỗi từ trong dân cư, tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến khích người dân tiết kiệm, tích lũy để đầu tư. 1.1.3.2. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Với chức năng tập trung vốn, tín dụng đã góp phần giảm đi một khối lượng tiền lưu thông trong kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt trong dân cư, giảm đi áp lực lạm phát, góp phần ổn định tiền tệ trong nền kinh tế. Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần mở rộng và phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng
  • 21.         9   tăng của xã hội, ổn định giá cả trên thị trường. 1.1.3.3. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được đảm bảo liên tục, tạo ra nhiều việc làm phong phú đa dạng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp ổn định trật tự xã hội, góp phần vào việc ổn định đời sống, nâng cao mức sống của người dân. 1.1.4. Nguyên tắc và điều kiện cho vay 1.1.4.1. Nguyên tắc cho vay Nguyên tắc hoàn trả: Khoản tín dụng phải được thanh toán đầy đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động. Nguyên tắc thời hạn: Khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. Nguyên tắc trả lãi: Ngoài việc thanh toán đầy đủ đúng hạn khoản gốc, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay, được coi là giá mua quyền sử dụng vốn. Nguyên tắc tài sản đảm bảo: Để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng khi khách hàng vi phạm các điều kiện vay vốn hoặc khi chủ nhân của các tài sản thế chấp không còn khả năng thanh toán cho ngân hàng. Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn. 1.1.4.2. Điều kiện cho vay Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết.
  • 22.         10   Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi; phương án đầu tư, phục vụ đời sống khả thi kèm phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN 1.2.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân Tín dụng cá nhân là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc là lãi cho ngân hàng như thoả thuận. Nhu cầu vốn cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú, mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy…; nhu cầu chi tiêu hàng ngày; nhu cầu đào tạo, y tế, giáo dục; nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh quy mô gia đình… Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, tỷ trọng cho vay cá nhân và hộ gia đình trong dư nợ cho vay của NHTM ngày càng cao. Cho vay cá nhân hiện chiếm một tỷ trọng rất quan trọng trong danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại trên thế giới. 1.2.2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân Đối tượng cho vay là: Các cá nhân và hộ gia đình. Quy mô khoản vay: Hầu hết các khoản cho vay cá nhân có quy mô nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều. Vì vậy chi phí bình quân trên một đồng vốn cho vay mà ngân hàng phải chịu cao hơn các loại cho vay khác. Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống. Nhu cầu vay của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh và giảm đi khi kinh tế suy thoái.
  • 23.         11   Thị trường rộng và không ngừng tăng trưởng: sự phát triển của xã hội, của quy mô dân số ngày càng tăng, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư thúc đẩy gia tăng nhu cầu cho loại sản phẩm cho vay cá nhân. Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao và không đầy đủ. Kỹ thuật cho vay khá đơn giản so với tín dụng bán buôn, không đòi hỏi cán bộ được đào tạo cao. Luôn tồn tại nhóm khách hàng chây ì, lừa đảo vì vậy đòi hỏi cán bộ thẩm định cho vay có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. 1.2.3. Phân loại của tín dụng cá nhân Căn cứ vào mục đích của sử dụng vốn vay của khách hàng trong từng lĩnh vực của nền kinh tế ngân hàng, có thể chia thành 2 loại chính sau: Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh: Là loại cho vay nhằm bổ sung vốn thiếu hụt, vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất,… của những cá nhân hay hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ. Số lượng khách hàng có nhu cầu vay khá lớn, nhưng doanh số cho vay không cao lắm do trình độ và thời gian của khách hàng thường hạn chế nên nhiều khi các khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng. Muốn đẩy mạnh loại hình này, ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên tín dụng năng động và linh hoạt, có thể đến tận nơi để tiếp xúc khách hàng thay vì ngồi thụ động chờ khách hàng tìm đến. Cho vay tiêu dùng: Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình, sửa chữa nhà cửa, du học,… Khách hàng vay là những người có thu nhập không cao nhưng ổn định. Số lượng khách hàng vay thường rất đông. 1.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng 1.2.4.1. Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm.
  • 24.         12   Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn, trung và dài hạn. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Doanh số cho vay và tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động và khả năng tiếp thị của ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên không phải chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao bởi lẽ đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải chịu. Nợ quá hạn: Là khoản nợ khó đòi - một khoản nợ mà khách hàng đi vay khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi theo cam kết, nhưng khách hàng không trả được cho ngân hàng. Nợ quá hạn có tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. Loại nợ này xảy ra ở những khách hàng vay vốn có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Thời hạn nợ tồn đọng khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó giải quyết. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu của NHTM được xác định như sau: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
  • 25.         13   - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu). Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2. - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4: Nợ nghi ngờ - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; 1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. Vốn  huy  động Tổng  nguồn  vốn     =   Vốn  huy  động Tổng  nguồn  vốn  ×  100%
  • 26.         14   Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động: Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động vào việc cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Dư  nợ Vốn  huy  động = Dư  nợ Vốn  huy  động  ×  100% Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của ngân hàng. Dư  nợ Tổng  nguồn  vốn = Dư  nợ Tổng  nguồn  vốn ×  100% Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu hệ số thu nợ gần bằng 1, tức là công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá chất lượng. Hệ  số  thu  nợ = Doanh  số  thu  nợ Doanh  số  cho  vay  ×  100% Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, những khoản nợ quá hạn là những khoản nợ có độ rủi ro rất cao, ngân hàng rất dễ bị mất vốn. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn mà càng cao thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có độ rủi ro càng cao, ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh, như vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp. Tỷ  lệ  nợ  quá  hạn = Nợ  quá  hạn Tổng  dư  nợ  ×  100%
  • 27.         15   Như vậy, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng không chỉ dựa trên một chỉ tiêu nào đó mà phải dựa vào tất cả các chỉ tiêu thì mới có được đánh giá toàn diện hiệu quả, chính xác. Đồng thời phải so sánh giữa các thời kì với nhau, có thể là kì kế hoạch hoặc kì gốc theo chỉ tiêu ngành,… kết hợp với việc phân tích định lượng từ đó mới có thể đưa ra các lời nhận xét chính xác về chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu.
  • 28.         16   CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012 - 2014 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIDV CHI NHÁNH TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 2.1.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, phi ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi: - Ngày 26/04/1957: Được thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. - Ngày 24/06/1981: Đổi tên thành Ngân hàng Ðầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Ngày 14/11/1990: Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Ngày 01/05/2012 đến nay: Thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Tên viết tắt bằng tiếng Anh: BIDV Logo: Hội sở chính: Tháp BIDV - 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội Mã số thuế: 0100150619
  • 29.         17   Điện thoại: (84.4) 2220 5544 - 19009247 Fax: (84.4) 2220 0399 Website: www.bidv.com.vn Vốn điều lệ: 28.112.026.440.000 VND Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, với 2 lần đổi tên, bổ sung chức năng nhiệm vụ, BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Năm 2014 là năm thứ 19 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán quốc tế, là năm thứ 9 được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và năm thứ 5 được tổ chức định hạng quốc tế Standard and Poor’s định hạng; BIDV cũng vinh dự lần thứ 4 liên tiếp được công nhận Thương hiệu quốc gia theo Chương trình Thương hiệu Quốc gia của Chính phủ do Bộ Công thương triển khai; Là NHTM Việt nam đầu tiên nhận danh hiệu “Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí International Banker trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng cung cấp nghiên cứu về thị trường ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Asiamoney trao tặng; Giải thưởng “House of the Year, Vietnam - Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm” do Tạp chí Asia Risk trao tặng cho các tổ chức tài chính tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương cung cấp các sản phẩm phái sinh; Lần đầu tiên đạt giải thưởng “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí The Asian Banker trao tặng; Là ngân hàng duy nhất dành giải thưởng “Ngân hàng Điện tử tiêu biểu 2014” do Hiệp hội Ngân hàng Việt nam phối hợp Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG tổ chức; Giải thưởng “Ngân hàng Điện tử hàng đầu Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt nam tổ chức. Những giải thưởng mà BIDV có được chính là sự ghi nhận của các tổ chức trong nước và quốc tế đối với nỗ lực của ngân hàng trong năm qua trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Mạng lưới hoạt động của BIDV hiện nay gồm: Hội sở chính, 136 chi nhánh (gồm 01 sở giao dịch) với 595 phòng giao dịch, 16 quỹ tiết kiệm, hơn 1.400 ATM/POS hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỉnh/ thành phố trong cả nước.
  • 30.         18   2.1.2. Chi nhánh BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15/11/1976 trực thuộc BIDV tại số 134 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Chi nhánh gồm 4 đơn vị trực thuộc: PGD. Bùi Thị Xuân, PGD. Nguyễn Đình Chiểu, PGD. Trần Hưng Đạo, và PGD. Ngô Gia Tự. Là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống BIDV. Trải qua gần 40 năm hoạt động, BIDV TPHCM luôn là đơn vị tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng.
  • 31.         19   2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các Tổ tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu BIDV – Chi nhánh TPHCM Ban giám đốc Khối Quản lý khách hàng Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2 Phòng Khách hàng doanh nghiệp 3 Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Kinh doanh thẻ Khối Quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp 1 Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp 2 Phòng Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ và Quản lý ATM Khối Quản lý nội bộ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Pháp chế Phòng Tổ chức - Nhân sự Văn phòng Khối Trực thuộc PGD Bùi Thị Xuân PGD Nguyễn Đình Chiểu PGD Trần Hưng Đạo PGD Ngô Gia Tự
  • 32.         20   Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Tổ Tổ Chăm sóc khách hàng Thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu: số lượng khách hàng mới; số lượng thẻ nội địa, thẻ tín dụng mới; số dư huy động vốn, huy động vốn bình quân (nếu có) và các chỉ tiêu kinh doanh khác phù hợp với hoạt động của Phòng giao dịch trong từng thời kỳ; Chăm sóc khách hàng huy động vốn trong phân đoạn được giao quản lý theo chính sách chăm sóc khách hàng trong từng thời kỳ nhằm duy trì và phát triển nguồn khách hàng với mục tiêu nâng hạng; Giới thiệu, tư vấn, bán tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng; Phối hợp với các Tổ nghiệp vụ liên quan trong Phòng giao dịch để phục vụ, chăm sóc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác; Kiểm tra và tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của khách hàng; Làm hồ sơ vay và thu nợ cầm cố sổ tiết kiệm cho khách hàng. Tổ Tác nghiệp Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh do Giám đốc PGD phân khai cụ thể hàng tháng hoặc hàng quý (nếu có); Hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng chăm sóc khách hàng theo chính sách khách hàng đã được Chi nhánh ban hành trong từng thời kỳ; Tiếp thị, chào bán các sản phẩm dịch vụ tại quầy; Ban lãnh đạo Phòng giao dịch Tổ Chăm sóc khách hàng Tổ Tác nghiệp Tổ Tín dụng
  • 33.         21   Mở tài khoản cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế; Thực hiện các giao dịch liên quan công tác huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… Chuyển tiền thanh toán trong nước; Thanh toán lương; Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển tiền thanh toán quốc tế (TTR), nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt, thanh toán hoá đơn tiền điện, viettel, chi trả kiều hối (WU); Bán séc cho khách hàng; Giao thẻ ATM cho khách hàng; Thực hiện giải ngân, thu nợ theo đề nghị của bộ phận tín dụng (hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt); Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký dịch vụ cho khách hàng trong các chương trình ứng dụng điện toán như: BSMS, IBMB,… theo đề nghị của khách hàng. Tổ Tín dụng Tìm kiếm, tiếp thị/marketing và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV đến đối tượng khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình; Đàm phán với khách hàng về các điều kiện liên quan đến quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ; Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo quy định của BIDV và của Chi nhánh; Thẩm định hồ sơ đề nghị của khách hàng, đưa ra quyết định hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng; thông báo kết quả xử lý cho khách hàng; Trong trường hợp Chi nhánh chấp thuận cung cấp sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cho khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân là đầu mối thực hiện hoặc chuyển cho các Phòng nghiệp vụ, cá nhân có thẩm quyền thực hiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo đúng các quy trình, quy định của BIDV; Cập nhật và trao đổi với khách hàng những thông tin có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng; kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, bất cập
  • 34.         22   nảy sinh từ phía khách hàng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của BIDV và có biện pháp xử lý theo quy trình, quy định của BIDV; Tăng cường tiếp thị, bán chéo sản phẩm đến khách hàng cùng bạn bè, người thân và doanh nghiệp của khách hàng – mở rộng, phát triển các khách hàng mới; Chủ động thực hiện và/hoặc đề xuất Lãnh đạo Phòng giao dịch hỗ trợ các giải pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh được giao. 3 2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014 Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm Tổng tài sản 2.932.388 3.735.118 3.800.588 802.730 27,37 65.470 1,75 Vốn chủ sở hữu 162.200 194.437 218.228 32.237 19,87 23.791 12,24 Huy động vốn 2.824.589 3.213.603 3.598.896 389.014 13,77 385.293 11,99 Dư nợ 1.680.013 1.931.893 2.868.998 251.880 14,99 937.105 48,51 Lợi nhuận trước thuế 90.136 98.095 112.008 7.959 8,83 13.913 14,18 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu Để trở thành một trong những Chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất, BIDV TPHCM cùng các phòng giao dịch luôn là Chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng. Cùng với sự phát triển của khu vực, BIDV TPHCM và PGD. Nguyễn Đình Chiểu kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các chức năng của NHTM – kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân
  • 35.         23   hàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể kết quả kinh doanh của PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 được thể hiện thông qua bảng 2.1 trên cho thấy: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng trưởng ổn định: Năm 2012 tổng tài sản là 2.932.388 triệu đồng; và tăng thêm 802.730 triệu đồng vào năm 2013 đưa tổng tài sản đạt 3.735.118 triệu đồng, tăng trưởng là 27,37%. Tổng tài sản năm 2014 là 3.800.588 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 65.470 triệu đồng, và tỷ lệ là 1,75%, tuy không có sự tăng trưởng cao so với năm trước đó 2012-2013; Vốn chủ sở hữu cũng có mức tăng trưởng ổn định như tổng tài sản: Đạt 162.200 triệu đồng vào năm 2012; năm 2013 đạt 194.437 triệu đồng, tăng trưởng năm 19,87% so với năm 2012. Đến năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 23.791 triệu đồng so với năm 2013, đạt 32.237 triệu đồng và có tăng trưởng là 12,24% so với năm 2013. Dẫu có dấu hiệu hạ xuống, nhưng với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt được thì Phòng giao dịch vẫn chứng tỏ là một trong thành viên của ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất thị trường. Tổng dư nợ tăng trưởng tích cực, chất lượng tín dụng được cải thiện: Dư nợ tín dụng năm 2012 là 1.680.013 triệu đồng; năm 2013 là 1.931.893 triệu đồng, tăng trưởng đạt 14,99% so với năm 2012. Đến năm 2014 dư nợ là 2.868.998 triệu đồng, tăng vượt thêm 937.105 triệu đồng, và có mức tăng trưởng 48,51% so với năm 2013. Điều này cho thấy quy mô, lượng vốn đầu tư phát triển về hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch luôn cải thiện không ngừng. Mặt dù với tỷ trọng tăng trưởng tốt và năm 2014 lại có sự tăng mạnh mẽ hơn hẳn các năm trước, góp phần làm tăng thu nhập trong hoạt động kinh doanh nhưng đây cũng là một tiềm ẩn nhiều rủi ro cho PGD. Nguyễn Đình Chiểu. Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn: Năm 2012 nguồn vốn huy động được là 2.824.589 triệu đồng; năm 2013 là 3.213.603 triệu đồng, tăng 389.014 triệu đồng so với năm 2012, có tỷ lệ là 13,77%. Tiếp tục năm 2014, huy động vốn đạt 3.598.896 triệu đồng, tăng 385.293 triệu đồng, và tăng trưởng 11,99% so với năm 2013. Dù có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước nhưng không đáng kể chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn cải thiện theo hướng gia tăng tính ổn định, bền vững, tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư.
  • 36.         24   Hiệu quả kinh doanh tăng trưởng ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng quy mô: Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 90.136 triệu đồng; năm 2013 đạt 98.095 triệu đồng; đến năm 2014 đạt 112.008 triệu đồng. Qua 3 năm lợi nhuận trước thuế của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng ổn định, năm 2013 tăng thêm 7.959 triệu đồng, và có tăng trưởng là 8,83% so với năm 2012; và năm 2014 cũng tăng thêm là 13.913 triệu đồng, và tăng trưởng 14,18% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động và doanh số cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao, đặc biệt là dư nợ cho vay tăng rất nhanh. Điều đó chứng tỏ lượng vốn ngân hàng đã đáp ứng cho nền kinh tế tăng theo nhu cầu chung của nền kinh tế để phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như nhu cầu mua sắm của người dân khi mà đời sống của họ ngày càng tăng thì nhu cầu mua sắm cũng tăng theo. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ở nơi nào có kinh tế càng phát triển thì hoạt động tín dụng càng sôi nổi và ngược lại ở nơi nào hoạt động tín dụng càng phát triển sẽ càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển nhanh hơn.
  • 37.         25   Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu 2.1.5. Định hướng phát triển của BIDV TPHCM Năm 2015, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế và đặc biệt Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, trong đó nổi bật là tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Tpp)... BIDV tiếp tục đổi mới mạnh mẽ từ nội tại, hội đủ sức mạnh và nguồn lực để chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, bạn hàng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập. Đối với BIDV, năm 2015 cũng là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2011-2015) và kết thúc đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013- 2015. Định hướng chiến lược của BIDV và Chi nhánh TPHCM năm 2015, tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; Chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững; Cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; Nâng cao 2.932.388 3.735.118 3.800.588 162.200 194.437 218.228 2.824.589 3.213.603 3.598.896 1.680.013 1.931.893 2.868.998 90.136 98.095 112.0080 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Huy động vốn Dư nợ Lợi nhuận trước thuế
  • 38.         26   năng lực Quản trị rủi ro; Chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam; Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ; Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế. 2.1.6. Quy trình tín dụng cá nhân của BIDV Bước 1. Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ Cán bộ tín dụng tìm hiểu sơ bộ xem mục đích vay, loại vay và tình hình tài chính của khách hàng phù hợp hay không với chính sách tín dụng của ngân hàng. Trong giai đoạn này, nếu nhu cầu vay của khách hàng không phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng thì cán bộ tín dụng từ chối khoản vay, không tiếp nhận hồ sơ, còn trường hợp khoản vay phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng thì hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Xác minh: Cán bộ tín dụng hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay, nhằm mục đích xác minh tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu, thông tin mà khách hàng đã cung cấp. Để xác minh tính chính xác các dữ liệu, thông tin của khách hàng, cán bộ tín dụng cần thực hiện các bước sau: - Phỏng vấn, thảo luận trực tiếp khách hàng vay, người trả nợ thay (nếu có). - Hướng dẫn khách hàng kê khai thông tin trên giấy đề nghị vay vốn (mẫu ngân hàng). - Xác minh nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng: các chứng từ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng, như: hợp đồng lao động, bảng lương (hoặc sao kê tài khoản,...); nếu kinh doanh thì có giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế (3 tháng gần nhất,...). - Các giấy tờ sở hữu của tài sản đảm bảo. - Báo cáo của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC – Credit Information Centre), thông tin từ các ngân hàng khác. - Thông tin về khả năng tài chính và các mối quan hệ gia đình của khách hàng. - Các chứng từ khác có liên quan.
  • 39.         27   Sau khi thu thập và xác minh tính đúng đắn của dữ liệu, thông tin khách hàng, cán bộ tín dụng chuyển sang giai đoạn phân tích để lập tờ trình cho lãnh đạo xem xét phê duyệt. Bước 2. Đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng Từ những thông tin thu thập được của khách hàng và các nguồn hỗ trợ, cán bộ tín dụng phân tích, lập tờ trình và trình lãnh đạo xét duyệt. Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần phân tích các điểm sau: Mục đích vay Loại vay có phù hợp với quy định của Chi nhánh hay không. Số tiền vay Phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo của Chi nhánh. Khả năng trả nợ Nhằm đảm bảo thu nhập ổn định, trả nợ đúng hạn, tránh nợ quá hạn, khó đòi. Cần tìm hiểu về đặc điểm công việc của khách hàng: chức vụ, mức lương, thời gian công tác, kinh nghiệm, uy tín,... và các mối quan hệ của họ trong gia đình, xã hội. Cán bộ tín dụng thu thập thông tin từ khách hàng càng nhiều thì càng có lợi cho việc phân tích nguồn trả nợ khoản vay, giảm thiểu mức độ rủi ro mất khả năng trả nợ khách hàng. Tài sản đảm bảo Kiểm tra tính pháp lý và định giá tài sản đảm bảo (nhà ở, đất ở, giấy tờ có giá, phương tiện lưu thông,...) để xác định mức vay phù hợp với tỷ lệ cho vay của Chi nhánh. Phân tích rủi ro khoản vay Phân tích các trường hợp rủi ro của khoản vay có thể xảy ra, gây tổn thất cho Chi nhánh và Phòng giao dịch (rủi ro về nguồn thu nhập trả nợ không ổn định, rủi ro về tính khả mại của tài sản đảm bảo, khách hàng tuổi cao,...) Từ đó, cán bộ tín dụng cùng lãnh đạo trong mức thẩm quyền phán quyết chủ động đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro (giảm mức vay hay thời hạn vay xuống, đề nghị khách hàng mua bảo hiểm hỏa hoạn tài sản thế chấp, trường hợp khách hàng vay tuổi cao thì đề nghị họ
  • 40.         28   mua bảo hiểm an nghiệp bảo tín (đây là một loại sản phẩm bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Quốc tế của Mỹ - viết tắt AIA: giá trị bảo hiểm được thực hiện khi người mua bảo hiểm gặp tử vong); trong đó bên thụ hưởng là Chi nhánh,... ) Phân tích các thông tin có liên quan đến khách hàng/khoản vay,... Đây là bước có ý nghĩa rất quan trọng để ngân hàng có thể đi đến quyết định có cho khách hàng vay hay không? Mức cho vay bao nhiêu? Thời hạn cho vay bao lâu, lãi suất bao nhiêu? .... Bước 3. Đề xuất và quyết định cấp tín dụng Kết thúc giai đoạn phân tích, cán bộ tín dụng sẽ trình khoản vay lên lãnh đạo để xem xét phê duyệt cho khách hàng một mức tín dụng bao nhiêu (nếu lãnh đạo không chấp thuận thì cán bộ tín dụng sẽ từ chối khách hàng, kết thúc quy trình thẩm định). Bước 4. Ký kết hợp đồng và hoàn thiện thủ tục pháp lý Để hoàn thiện mọi thủ tục khoản vay, khách hàng sẽ cùng ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố và tiến hành thủ tục giải ngân. Mục đích ở bước này: quy định quyền và nghĩa vụ giữa khách hàng và ngân hàng, nhằm bảo vệ quyền lợi của ngân hàng khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng. Đối với tín dụng cá nhân (tiêu dùng, mua nhà,…), do tính đơn giản của khoản vay nên Chi nhánh áp dụng loại hợp đồng mẫu về hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp/cầm cố cho mỗi loại sản phẩm vay cá nhân (mỗi loại vay có một hợp đồng mẫu). Trong trường hợp khách hàng vay yêu cầu điều chỉnh một số điều khoản trên hợp đồng mẫu thì ngân hàng sẽ thỏa thuận, đàm phán với khách hàng về việc chỉnh sửa này, nếu nội dung chỉnh sửa hợp lý, không ảnh hưởng đến tính pháp lý, không vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì ngân hàng sẽ chấp thuận việc chỉnh sửa (trường hợp này gọi là loại hợp đồng thỏa thuận), tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra. Ở giai đoạn hoàn tất, cán bộ tín dụng cần kiểm tra: Rà soát lại khách hàng về các điều khoản của món vay: số tiền, thời hạn, lịch trả nợ, tài sản đảm bảo,... ghi trên hợp đồng tín dụng cho đúng; Đảm bảo các tư liệu, thủ tục cần thiết của khoản vay đã đầy đủ:
  • 41.         29   hoàn thiện thủ tục về tài sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng đã ký, bổ sung chứng từ giải ngân đủ,... Bước 5. Đề xuất và quyết định giải ngân Sau khi khách hàng ký các hợp đồng, bàn giao giấy tờ và bổ sung đủ các chứng từ giải ngân thì cán bộ tín dụng tiến hành bàn giao hồ sơ vay sang cho cán bộ tín dụng quản lý giải ngân để tiến hành các thủ tục giải ngân cho khách hàng (lập tờ trình giải ngân trình lãnh đạo duyệt) và lưu giữ hồ sơ vay. Bước 6. Giao nhận hồ sơ, cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS Bước 7. Giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. Bước 8. Kiểm tra giám sát khách hàng, khoản vay Kiểm tra sử dụng khoản vay nhằm phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng khoản vay sai mục đích hoặc giá trị tài sản đảm bảo không còn đủ đáp ứng yêu cầu. Bước 9. Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí Căn cứ kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng để có thể thực hiện thu hồi nợ, lãi, phí theo đúng kỳ hạn thỏa thuận. Bước 10. Điều chỉnh tín dụng Khi tới hẹn trả nợ mà khách hàng chưa thể trả nợ, khách hàng sẽ xin gia hạn hoặc điều chỉnh lãi suất theo diễn biến lãi suất của thị trường. Bước 11. Xử lý, thu hồi nợ quá hạn Bước 12. Thanh lý hợp đồng tín dụng Kết thúc thời hạn hợp đồng, ngân hàng và khách hàng cùng xem xét kết quả thực hiện từng điều khoản hợp đồng đã được thoả thuận giữa hai bên.
  • 42.         30   2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA BIDV TPHCM – PGD. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM 2012-2014 Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM - PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014 Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm Tổng doanh số cho vay 1.819.908 2.680.684 4.948.836 860.776 47,30 2.268.152 84,61 Cá nhân - Hộ gia đình 1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.797 89,17 Doanh nghiệp 476.121 565.922 948.277 89.801 18,86 382.355 67,56 Tổng dư nợ 1.680.013 1.931.893 2.868.998 251.880 14,99 937.105 48,51 Cá nhân - Hộ gia đình 1.241.222 1.389.246 2.045.935 148.024 11,93 656.689 47,30 Doanh nghiệp 438.791 542.647 823.063 103.856 23,67 280.416 51,68 Tổng nợ quá hạn 6.330 4.723 3.683 (1.607) (25,38) (1.040) (22,03) Cá nhân - Hộ gia đình 6.330 4.723 3.683 (1.607) (25,38) (1.040) (22,03) Doanh nghiệp 0 0 0 - - - - Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
  • 43.         31   Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM Trong bối cảnh hiện nay, khi mức độ cạnh tranh giữa các NHTM đang trở nên gay gắt và diễn biến tình hình tài chính tiền tệ luôn có nhiều biến động. BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu đã không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ cũng như giải quyết các vấn đề về thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cao nhất. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được cùng với việc tận dụng các lợi thế của một NHTM quốc doanh lớn về vốn, nhân lực, uy tín,… BIDV TPHCM và PGD. Nguyễn Đình Chiểu đã không ngừng mở rộng các hình thức tín dụng theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế đồng thời có chiến lược tập trung phục vụ tốt nhất nhóm khách hàng của mình. Tại Tổ Tín dụng của PGD với nhiệm vụ phục vụ tối ưu nhóm khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình thì công tác cho vay đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tổng doanh số cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012 là 1.819.908 triệu đồng; qua năm 2013 là 2.680.684 triệu đồng; đến năm 2014 là 4.984.836 triệu đồng. Tốc độ chênh lệch về doanh số qua các năm đều tăng nhanh, năm 2013 là 860.776 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay cá nhân - hộ gia đình Tổng dư nợ Dư nợ cho vay cá nhân - hộ gia đình Nợ quá hạn
  • 44.         32   triệu đồng so với năm 2012 và tăng trưởng đạt 47,30%; năm 2014 doanh số cho vay chênh lệch 2.268.152 triệu đồng so với năm 2013 và tăng trưởng vượt lên 84,61%. Trong đó doanh số cho vay cá nhân, hộ gia đình đều tăng nhanh trong 3 năm qua và chiếm tỷ trọng cao hơn 70% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay cá nhân năm 2012 là 1.343.787 triệu đồng; năm 2013 là 2.114.762 triệu đồng; và năm 2014 là 4.000.559 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng qua các năm đều hơn 50%, năm 2013 tăng trưởng là 57,37% so với năm 2012 và có sự tăng mạnh ở năm 2014 là 89,17%. Điều đó chứng tỏ lượng vốn ngân hàng đã đáp ứng tốt theo nhu cầu chung của nền kinh tế để phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, cũng như nhu cầu mua sắm của người dân khi mà đời sống của họ ngày càng tăng thì nhu cầu mua sắm cũng tăng theo. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ở nơi nào có kinh tế càng phát triển thì hoạt động tín dụng càng sôi nổi và ngược lại ở nơi nào hoạt động tín dụng càng phát triển sẽ càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển nhanh hơn. Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng doanh số cho vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu trong 3 năm 2012-2014 Đơn vị: % Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 73,84% 78,89% 80,84% 26,16% 21,11% 19,16% Doanh nghiệp Cá nhân - Hộ gia đình
  • 45.         33   Bảng 2.2 cũng cho thấy tổng dư nợ cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu qua các năm đều tăng, năm 2012 là 1.680.013 triệu đồng; năm 2013 là 1.931.893 triệu đồng, tăng 251.880 triệu đồng so với năm 2012 và tốc độ tăng trưởng đạt 14,99%. Năm 2014 tổng dư nợ là 2.868.998 triệu đồng, tăng 937.105 triệu đồng so với năm 2013 và tốc độ tăng trưởng đạt 48,51%. Trong đó dư nợ cho vay cá nhân, hộ gia đình luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% trong tổng dư nợ cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu, năm 2012 là 1.241.222 triệu đồng; năm 2013 là 1.389.246 triệu đồng, tăng 148.024 triệu đồng so với năm 2012 và tăng trưởng là 11,93%. Đến năm 2014 dư nợ cho vay cá nhân là 2.045.935 triệu đồng, tăng 656.689 triệu đồng so với năm 2013 và tăng trưởng là 4,30%, tốc độ tăng trưởng mạnh ở năm 2014 so với năm 2013, chứng tỏ BIDV TPHCM đã có sự chú trọng đối với hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đặc điểm kinh tế tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận 1 nói riêng chủ yếu là các cá nhân có nhu cầu về nhà ở, sửa chữa nhà cửa, mua sắm phưng tiện thiết bị, du học,… hoặc hộ gia đình có nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì vậy nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình là rất lớn. Xác định được nhu cầu đó trong những năm qua PGD. Nguyễn Đình Chiểu không ngừng mở rộng cho vay đối với đối tượng này. Bên cạnh đó khi cho vay các doanh nghiệp sẽ liên quan đến các báo cáo tài chính nhưng công tác thẩm định báo cáo tài chính đòi hỏi nhiều thời gian và cán bộ thẩm định phải thật sự am hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhưng do số lượng cán bộ tín dụng ít và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên Phòng giao dịch không đầu tư nhiều vào các doanh nghiệp. Mặt dù PGD. Nguyễn Đình Chiểu đã xác định hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng là cho vay cá nhân, và đã tập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vực này, áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng nợ quá hạn trong cho vay cá nhân. Tuy nhiên qua 3 năm nợ quá hạn cho vay cá nhân luôn chiếm 100% tổng nợ quá hạn. Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, năm 2012 nợ quá hạn là 6.330 triệu đồng; năm 2013 là 4.723 triệu đồng, giảm 1.607 triệu đồng so với năm 2012, và tốc độ giảm là 25,38%. Đến năm 2014 nợ quá hạn là 3.683 triệu đồng, giảm 1.040 triệu đồng so với năm 2013, và tốc độ giảm
  • 46.         34   22,03%. Điều này cho ta thấy hoạt động tín dụng của PGD. Nguyễn Đình Chiểu ít rủi ro và có hiệu quả hơn. Tuy nợ nhóm 1 (nợ trong hạn) chiếm tỷ trọng rất cao, trên 99% tổng dư nợ và qua các năm nợ quá hạn có xu hướng giảm dần nhưng Phòng giao dịch vẫn phải luôn đề phòng và cần có chính sách cũng như biện pháp thích hợp trong việc giảm nợ quá hạn cho vay cá nhân, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả đầu tư tín dụng của Phòng giao dịch. Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng dư nợ của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: % Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM 2012 2013 2014 73,88% 71,91% 71,31% 26,12% 28,09% 26,69% Doanh nghiệp Cá nhân - Hộ gia đình
  • 47.         35   2.2.1. Doanh số cho vay cá nhân Bảng 2.3. Doanh số cho vay cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014 Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm 1. Theo thời hạn 1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.997 89,17 Ngắn hạn 487.853 753.634 1.324.658 265.781 54,48 571.024 75,77 Trung dài hạn 855.934 1.361.128 2.675.901 505.194 59,02 1.314.773 96,59 2. Theo mục đích vay 1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.997 89,17 Mua nhà 668.907 992.522 1.840.196 323.615 48,38 847.674 46,06 Tiêu dùng 488.922 818.071 1.566.746 329.149 67,32 748.675 47,79 Sản xuất kinh doanh 185.958 304.169 593.616 118.211 63,57 289.447 48,76 3. Theo phương thức bảo đảm 1.343.787 2.114.762 4.000.559 770.975 57,37 1.885.997 89,17 Có tài sản bảo đảm 1.567.389 1.693.647 3.327.212 636.908 60,27 1.633.565 96,45 Không có tài sản bảo đảm 287.048 421.115 673.347 134.067 46,71 252.232 59,90 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM.
  • 48.         36   2.2.1.1. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn Biểu đồ 2.5. Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM Khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn vì đảm bảo thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn. Nhưng tại PGD. Nguyễn Đình Chiểu, cho vay trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng đa số, nguyên nhân là do đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân lại có nhu cầu vay ở lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng khá cao. Qua bảng 2.3 cho thấy doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn có sự tăng trưởng ổn định qua 3 năm và doanh số cho vay trung dài hạn luôn chiếm hơn 60% tổng doanh số cho vay cá nhân so với cho vay ngắn hạn. Cho vay trung dài hạn cá nhân trong thời gian này chủ yếu là cho vay để mua nhà ở, ô tô, sửa nhà... Năm 2012 doanh số cho vay cá nhân trung dài hạn là 855.934 triệu đồng; năm 2013 là 1.361.128 triệu đồng, tăng 505.194 triệu đồng so với năm 2012, và đạt tốc độ tăng trưởng là 59,02%. Năm 2014 doanh số cho vay cá nhân trung dài hạn là 2.675.901 triệu đồng, tăng 314.773 triệu đồng so với năm 2013, và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh vượt bật là 96,59%. Điều này cho thấy PGD. Nguyễn Đình đã chủ động hơn trong việc tăng dư nợ và đầu tư trung hạn nhiều 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND Ngắn hạn Trung dài hạn
  • 49.         37   hơn ở năm 2014, nhưng không vì thế mà PGD. Nguyễn Đình Chiểu lơ là trong hoạt động cho vay cá nhân ngắn hạn. Chiếm chưa đến 40% trong tổng doanh số cho vay cá nhân, nhưng qua 3 năm cho vay cá nhân ngắn hạn cũng đều tăng trưởng ổn định. Năm 2012 doanh số cho vay cá nhân ngắn hạn là 487.853 triệu đồng; năm 2013 là 753.634 triệu đồng, tăng 265.781 triệu đồng và đạt tăng trưởng 54,48% so với năm 2012. Đến năm 2014, cũng tương tự cho vay cá nhân trung dài hạn, cho vay cá nhân ngắn hạn cũng tăng vượt bật so với năm 2013, doanh số đạt được là 1.324.658 triệu đồng, tăng 571.024 triệu đồng so với năm 2013 và đạt tốc độ tăng trưởng là 75,77%. Trong cơ cấu cho vay cá nhân, cho vay cá nhân trung hạn ngày càng tăng về số lượng và tỷ trọng được nâng cao dần. Tuy nhiên với thời hạn vay dài, lượng tiền vay lớn, PGD. Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chủ động kiểm soát tỷ trọng cho vay cá nhân trung dài hạn nhằm hạn chế rủi ro khi cho vay loại hình này. Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: % Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 36,30% 35,64% 33,11% 63,70% 64,36% 66,89% Trung dài hạn Ngắn hạn
  • 50.         38   2.2.1.2. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn Biểu đồ 2.7. Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn vay của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM Mua nhà: Trong cơ cấu cho vay cá nhân của PGD. Nguyễn Đình Chiểu, cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 45% tổng doanh số cho vay cá nhân, do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu ngày càng tăng, nhất là thị trường bất động sản đang ấm dần lên, cùng với gói tín dụng ưu đãi của Chính phủ 30.000 tỷ đồng mà BIDV có hỗ trợ nên nhu cầu vay mua nhà của khách hàng luôn tăng trưởng ổn định. Cụ thể là trong năm 2012 doanh số cho vay cá nhân mua nhà là 668.907 triệu đồng; năm 2013 là 992.522 triệu đồng, tăng 323.615 triệu đồng so với năm 2012 và đạt tăng trưởng 48,38%. Doanh số cho vay cá nhân mua nhà năm 2014 là 1.840.196 triệu đồng, tăng 847.674 triệu đồng, đạt tăng trưởng 46,06% so với năm 2013 và tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm nhẹ khi năm 2013. Nguyên nhân bởi tỷ lệ huy động vốn năm 2014 chủ yếu là ngắn hạn, trong khi chốt chặn 30% nên hạn mức để tăng tín dụng đối với loại hình cho vay trung dài hạn có hạn chế, vì thế tốc độ tăng trưởng cho vay mua 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2.000.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND Mua nhà Tiêu dùng Sản xuất kinh doanh
  • 51.         39   nhà cũng được PGD. Nguyễn Đình Chiểu kiểm soát ổn định, tuy có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Tiêu dùng: Đây là loại hình cho vay khá phổ biến và rất phát triển trong những năm gần đây. Khi thu nhập cũng như đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu vay tiêu dùng là một nhu cầu không thể thiếu. Loại hình này những năm trước bị giới hạn ở một số đối tượng là cán bộ công chức nhưng những năm gần đây nó đã được phổ biến rộng rãi từ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp lớn, đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Nhà nước, thậm chí những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Mục đích của khoản vay tiêu dùng là để sửa chữa nhà, mua thiết bị nội thất gia đình, hay mua sắm phương tiện đi lại, du học,… Điều này làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên. Cụ thể, năm 2012 là 488.922 triệu đồng; đến năm 2013 là 818.071 triệu đồng, tăng vượt lên 329.147 triệu đồng so với năm 2012, và đạt tăng trưởng 67,32%. Doanh số cho vay cá nhân tiêu dùng ở năm 2014 là 1.566.746 triệu đồng, tăng lên 748.675 triệu đồng, và đạt tốc độ tăng trưởng khá ổn định là 47,79% so với năm 2013. Sản xuất kinh doanh: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nên việc cho vay sản xuất kinh doanh là một nhu cầu rất lớn, không chỉ riêng các doanh nghiệp mà các cá nhân – hộ gia đình cũng cần vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, cho nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này này cũng tăng rất nhanh qua mỗi năm: Năm 2012 đạt 185.958 triệu đồng, năm 2013 là 304.169 triệu đồng, tăng lên 118.211 triệu đồng và tăng trưởng đạt 63,57% so với năm 2012; năm 2014 đạt 593.616 triệu đồng, tăng lên 289.447 triệu đồng và tốc độ tăng trưởng là 48,76% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do bên cạnh nhu cầu vốn của khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, còn nhờ nỗ lực tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng nhằm giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến với khách hàng và tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.
  • 52.         40   Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: % Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM 2.2.1.3. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm Biểu đồ 2.9. Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM Qua bảng 2.3, doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm của PGD. Nguyễn Đình chiểu cho thấy năm 2012 doanh số cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm là 49,78% 46,93% 46,00% 36,38% 38,68% 39,16% 13,54% 14,39% 14,84% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2012 2013 2014 Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Mua nhà 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND Có tài sản đảm bảo Không có tài sản đảm bảo
  • 53.         41   1.056.739 triệu đồng; năm 2013 là 1.693.647 triệu đồng, tăng lên 636.908 triệu đồng và có tốc độ tăng trưởng là 60,27% so với năm 2012. Năm 2014 doanh số cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm là 3.327.212 triệu đồng, tăng lên 633.565 triệu đồng và đạt tốc độ tăng trưởng vượt bật so với năm 2013 là 96,45%. Để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của mình, PGD. Nguyễn Đình Chiểu hạn chế cho vay những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân có tài sản bảo đảm luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 75% so với tổng doanh số cho vay cá nhân, và doanh số cho vay cá nhân không có tài sản bảo đảm có tốc độ tăng trưởng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2012 là 33,58%; năm 2013 là 19,91%; và đến năm 2014 tỷ lệ này chỉ còn 16,83%. 2.2.2. Doanh số thu nợ cá nhân Bảng 2.4. Doanh số thu nợ cá nhân của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014 Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm 1. Theo thời hạn 1.252.222 1.633.143 2.897.896 380.921 30,42 1.264.753 77,44 Ngắn hạn 316.866 337.185 675.552 20.319 6,41 338.367 100,35 Trung dài hạn 935.356 1.295.958 2.222.344 360.602 38,55 926.386 71,48 2. Theo mục đích vay 1.252.222 1.633.143 2.897.896 380.921 30,42 1.264.753 77,44 Mua nhà 609.553 804.046 1.332.988 194.492 31,91 528.942 65,79 Tiêu dùng 484.408 602.366 1.105.929 117.958 24,35 503.564 83,60 Sản xuất kinh doanh 158.261 226.732 458.979 68.471 43,26 232.247 102,43 3. Theo phương thức bảo đảm 1.252.222 1.633.143 2.897.896 380.921 30,42 1.264.753 77,44 Có tài sản bảo đảm 962.193 1.329.164 2.424.631 366.971 38,14 1.095.467 82,42 Không có tài sản bảo đảm 290.029 303.979 473.265 13.950 4,81 169.286 55,69 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM
  • 54.         42   Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng thu về từ các khoản cho vay, bao gồm cả những khoản cho vay của những năm trước. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với các ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số này còn phản ánh khả năng đán giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung doanh số thu nợ cá nhân của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng qua 3 năm. Năm 2012 tình hình kinh tế vẫn còn chưa ổn định do ảnh hưởng ít nhiều từ cuộc cuộc khoảng kinh tế thế giới trước đó kéo theo sự suy giảm của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, dẫn đến nguồn vốn kinh tế bị ứ đọng nên công tác thu hồi vốn của PGD một phần cũng bị ảnh hưởng. Nhưng sang năm 2013 thị trường dần ổn định, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng ấm dần lên đến năm 2014 diễn biến khá tốt, hoạt động sản suất kinh doanh của người dân mang lại hiệu quả cao nên công tác thu hồi vốn diễn ra thuận lợi. 2.2.2.1. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn Biểu đồ 2.10. Doanh số thu nợ cho vay cá nhân theo thời hạn của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Nguồn: Phòng Quản lý tín dụng – PGD. Nguyễn Đình Chiểu – BIDV TPHCM 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND Ngắn hạn Trung dài hạn