SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 100
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ BÍCH HẰNG
TR¸CH NHIÖM H×NH Sù §èI VíI C¸C TéI PH¹M
VÒ CHøC Vô TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
(Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Phó Thä)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ BÍCH HẰNG
TR¸CH NHIÖM H×NH Sù §èI VíI C¸C TéI PH¹M
VÒ CHøC Vô TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
(Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Phó Thä)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Bích Hằng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ ............... 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các
tội phạm về chức vụ......................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự.......................................................... 8
1.1.2. Khái niệm tội phạm về chức vụ và trách nhiệm hình sự đối
với tội phạm về chức vụ .................................................................. 13
1.1.3. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ....... 15
1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
chức vụ............................................................................................ 20
1.3. Khái quát quá trình phát triển các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm chức vụ.................................................................................. 27
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ........................ 27
1.3.2. Giai đoạn từ Cách ma ̣ng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................................ 32
1.4. Những quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ tại một số quốc gia khu vực ASEAN.............. 38
Chương 2: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM
VỀ CHỨC VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG......................................................... 42
2.1. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
trong Bộ luật hình sự năm 1999 ................................................... 42
2.1.1. Khái quát các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) .................................................. 42
2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)................. 44
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức
vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ....................................................... 56
2.2.1. Thực tiễn xét xử các tội phạm về chức vụ trên phạm vi cả
nước và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ................................................... 56
2.2.2. Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối
với các tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.................. 63
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thực tiễn áp dụng trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trên cả nước
nói chung và tại Phú Thọ nói riêng.................................................. 67
Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ
CHỨC VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG....... 71
3.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về chức vụ và một số vấn đề
cần tiếp tục hoàn thiện .................................................................. 71
3.1.1. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về chức vụ......................................... 71
3.1.2. Các định hướng tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình
sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
chức vụ............................................................................................. 75
3.1.3. Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật
hình sự năm 1999 liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với
các tội phạm về chức vụ .................................................................. 78
3.2. Một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ.......................... 80
3.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực, quyết tâm chính trị của Tòa
án và các cơ quan bảo vệ pháp luật ................................................. 80
3.2.2. Giải pháp về đảm bảo điều kiện tài chính cho hoạt động tố
tụng, bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ tư pháp .................... 83
KẾT LUẬN.................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
HĐXX: Hội đồng xét xử
TAND: Tòa án nhân dân
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Thống kê việc quy định hình phạt chính trong các tội
phạm về chức vụ 50
Bảng 2.2. Thống kê việc quy định hình phạt bổ sung trong các tội
phạm về chức vụ 52
Bảng 2.3. Tình hình xét xử các tội phạm về chức vụ giai đoạn 2011
– 2015 trên phạm vi cả nước 57
Bảng 2.4. Số lượng án chức vụ trong tổng số án được xét xét xử
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ 2011 đến 2015 61
Bảng 2.5. Các hình phạt chính được áp dụng đối với tội phạm về
chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2015 62
Bảng 2.6. Các hình phạt bổ sung được áp dụng đối với tội phạm về
chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2015 62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Các tội phạm về chức vụ là các hành vi lệch chuẩn phát sinh từ
những đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn nhất định, là biểu hiện tha
hoá của một bộ phận các quan chức được giao các thẩm quyền nhất định về
quản lý Nhà nước đối với những ngành, lĩnh vực, địa phương nhất định,
ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của bộ máy nhà nước, gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, xã hội, xâm phạm đến các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những người phạm tội này cần
phải bị áp dụng các loại, mức trách nhiệm hình sự thích đáng, như một sự
trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước, một sự răn đe cần thiết để có thể
ngăn chặn, khắc phục và giảm thiểu đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra hoặc
đe dọa sẽ xảy ra, đồng thời làm trong sạch bộ máy nhà nước, lấy lại uy tín
của nhà nước đối với xã hội.
Trong những năm vừa qua do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình
tội phạm nói chung, tình hình tội phạm về chức vụ nói riêng diễn ra tương đối
nghiêm trọng và phức tạp, để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính
trị, xã hội. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính
phủ, trong năm 2015, mặc dù các tội phạm về tham nhũng có xu hướng giảm
theo xu hướng của tình hình tội phạm (tổng thể), nhưng giá trị tài sản thiệt hại,
thất thoát gây ra cho Nhà nước, cho xã hội lại có xu hướng tăng. Điều này một
phần xuất phát từ hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ chưa
cao, “một bộ phận” cán bộ, công chức bị tha hóa, biến chất có xu hướng lan
rộng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn. Mặt khác, từ phương diện pháp
lý, thực trạng trên còn có phần do pháp luật hình sự hiện hành còn tồn tại
những hạn chế nhất định trong các quy định đối với một số tội phạm về chức
2
vụ, dẫn đến sự chưa thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật. Quy định
về trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm này còn nhiều bất cập. Mức hình
phạt chưa thật sự nghiêm khắc và nhân văn, chưa đủ sức răn đe; hình phạt tiền,
biện pháp tịch thu tài sản… còn hạn chế dẫn tới khó thi hành, khó thu hồi cho
ngân sách Nhà nước, còn tồn tại nhiều bất cập về kỹ thuật lập pháp dẫn tới việc
chưa phân hóa hợp lý trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp phạm tội.
Quá trình áp dụng các quy định về trách nhiệm hình sự cũng thể hiện những
nhận thức chưa đúng về miễn trách nhiệm hình sự, về áp dụng án treo… dẫn
tới bức xúc trong dư luận xã hội. Những vấn đề trên đòi hỏi khoa học pháp lý
hình sự phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện lý luận, từ đó đưa ra các cơ sở
khoa học để cơ quan lập pháp tội phạm hóa kịp thời, hợp lý các vi phạm pháp
luật của người có chức vụ và thiết kế các dạng, mức trách nhiệm hình sự tương
ứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đủ sức răn đe, giáo dục và
phòng ngừa tội phạm.
Vì vậy, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ nói chung và trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, trong sự so sánh với cả nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn
thiện lý luận và lập pháp hình sự. Do đó, học viên lựa chọn vấn đề: “Trách
nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong luật hình sự Việt Nam
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)” làm đề tài luận văn thạc
sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ mặc dù không
phải là vấn đề mới, nhưng vẫn mang tính thời sự và ít nhiều được nghiên cứu
trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Dưới góc độ các công trình nghiên cứu
như luận án, luận văn, sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí đã được công bố
mà học viên tiếp cận được thì có thể đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài như sau:
3
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và trách
nhiệm hình sự đối với một số nhóm tội, tội phạm cụ thể trong BLHS, điển
hình là:
Luận án tiến sĩ luật học "Chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình
sự Việt Nam" của Phạm Mạnh Hùng (2004) đã đưa ra khái niệm trách nhiệm
hình sự, mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự;
cơ sở của trách nhiệm hình sự...; luận án tiến sĩ luật học "Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" của
Trịnh Tiến Việt (2008) nghiên cứu những vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm
hình sự; các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam và
thực tiễn áp dụng...
Luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm
sở hữu" của Nguyễn Ngọc Chí (2000), luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về ma túy" của Phạm Minh Tuyên (2006), luận
án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trong luật hình sự Việt Nam" của Nguyễn Văn Nam (2008),
luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi
trường" của Dương Thanh An (2011)…: các luận án này đã đưa ra khái niệm,
đặc điểm chính sách và cơ sở trách nhiệm hình sự, các hình thức trách nhiệm
hình sự đối với các nhóm tội phạm tương ứng.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu tội phạm về chức vụ nói chung và
một số tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm này nói riêng, bao gồm:
(i) Các luận án, luận văn: Luận án tiến sĩ luật học “Các Tội phạm về
tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn Đạt (2012); Luận
văn thạc sĩ luật học “Tội tham ô tài sản trong bộ luật hình sự Việt Nam -
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Quang Sơn (2007);
4
(ii) Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành: “Trách nhiệm hình
sự đối với các tội phạm về chức vụ từ những quy định của pháp luật hình sự
hiện hành đến thực tiễn áp dụng” của Nguyễn Ngọc Tính (Tạp chí Nghề
Luật, số 1/2016, tr. 31-37); “Một số ý kiến góp ý đối với phần các tội phạm về
chức vụ trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)” của Hoàng Đình Thanh
(Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2015, tr. 55 – 60); “Một số ý kiến đóng
góp về chương XXIII các tội phạm về chức vụ trong dự thảo Bộ Luật hình sự
(sửa đổi)” của Trương Thế Nguyễn, Tạp chí Thanh tra, số 9/2015, tr. 35-36);
“Góp phần hoàn thiện một số quy định đối với các tội phạm về chức vụ trong
Bộ luật hình sự năm 1999” của Nguyễn Ngọc Tính (Tạp chí Kiểm sát, số
22/2015, tr. 23-29, 42); “Các tội đưa và nhận hối lộ của Luật hình sự Hoa Kỳ
trong sự so sánh với Luật hình sự Việt Nam” của Trần Hữu Tráng, (Tạp chí
Luật học, số 12/2010, tr.51-60)…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ
được các vấn đề về cấu thành tội phạm các tội phạm về chức vụ, khát quát
được một số nét lịch sử lập pháp và thực tiễn áp dụng trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, các công trình này chưa làm nổi bật được các vấn đề liên quan đến
trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, với tư cách là hậu quả
pháp lý bất lợi áp dụng đối với người có hành vi phạm tội thuộc nhóm các tội
phạm về chức vụ… từ đó, chưa đánh giá các quy định của BLHS năm 1999
về vấn đề này, phát hiện tồn tại, bất cập, qua đó kiến giải hoàn thiện pháp luật
và các vấn đề hữu quan trong thực tiễn áp dụng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sâu sắc hơn những vấn đề lý
luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp cho việc tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm áp
5
dụng quy định của BLHS Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1) Làm rõ khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ;
2) Phân tích cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
chức vụ;
3) Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự
Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến nay và rút ra những so sánh, đánh giá;
4) Nghiên cứu quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội về chức
vụ trong BLHS một số nước ASEAN và rút ra những nhận xét, kinh nghiệm
lập pháp đối với Việt Nam;
5) Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử và thực tiễn áp
dụng quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ (2011
– 2015) trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh Phú Thọ, để trên cơ sở đó chỉ ra
những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản;
6) Đề xuất tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS Việt Nam năm
2015 đối với các tội phạm về chức vụ và trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ, cũng như các giải pháp bảo đảm áp dụng hiệu quả các quy
định tương ứng đó.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề trách nhiệm hình sự đối
với các tội phạm về chức vụ.
6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về chức vụ, đặc biệt qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 5
năm từ 2011-2015.
Luận văn cũng tìm hiểu, so sánh pháp luật nước ngoài nhưng chỉ giới
hạn trong phạm vi một số nước ASEAN để so sánh, tìm ra những điểm
tương đồng và những điểm khác biệt giữa pháp luật nước ta và các trong
khu vực, từ đó, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn
nữa các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với
các tội phạm về chức vụ.
5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng Mác – Lê nin, trên cơ sở đó, sử dụng những phương pháp
nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã hội học nhằm
làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp so sánh, đối chiếu với các
quy định về vấn đề tương tự trong pháp luật Việt Nam với pháp luật một số
nước trên thế giới cũng được sử dụng, từ đó phân tích, tổng hợp và đưa ra
kiến nghị để hoàn thiện những quy định của BLHS đối vấn để trách nhiệm
hình sự đối với các tội phạm về chức vụ.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn qua một
số điểm mới sau:
- Nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm, cơ sở của trách nhiệm hình sự
đối với các tội phạm về chức vụ;
- Khái quát quá trình phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ và so sánh với
các tội phạm về chức vụ tại một số quốc gia trong khu vực.
7
- Phân tích những bất cập còn tồn tại trong BLHS năm 1999, năm 2015
và các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các
tội về chức vụ.
- Phân tích các vấn đề thực tiễn liên quan đến áp dụng trách nhiệm hình
sự đối với các tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra giải pháp hoàn thiện thiện quy định của pháp luật hình sự cũng
như bảo đảm cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự các tội phạm về chức vụ.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ;
Chương 2: Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng;
Chương 3: Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về
trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ và một số giải pháp
bảo đảm áp dụng.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự
Trong khoa học xã hội, thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu là nghĩa vụ
tất yếu phải hoàn thành hoặc việc gánh chịu hậu quả của hành vi gây ra hay vì
một nguyên nhân nào đó. Cụ thể, theo Từ điển tiếng Việt, “trách nhiệm” được
hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất trách nhiệm là “phần việc được giao cho
hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn, nếu kết quả không tốt thì
phải gánh chịu phần hậu quả” hay còn được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của một
người trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước. Nghĩa thứ hai, trách
nhiệm là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn,
nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả” hay có thể hiểu trách nhiệm là hậu
quả bất lợi mà một người phải gánh chịu trước người khác, trước xã hội hoặc
Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phận nào đó [15, tr.102].
Trách nhiệm pháp lý, trong đó có trách nhiệm hình sự, được dùng theo nghĩa
thứ hai. Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà
nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật,
trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những
biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở phần chế tài trong các quy
định pháp luật và bao gồm bốn loại: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm kỷ luật nhà nước. Trong đó, trách
nhiệm hình sự là hình thức trách nhiệm mà ở đó người phạm tội sẽ phải chịu
hậu quả pháp lý bất lợi với mức độ nghiêm khắc nhất là hình phạt. Dưới góc
9
độ khoa học pháp lý, khái niệm trách nhiệm hình sự được các nhà nghiên cứu
tiếp cận dưới một số góc độ sau:
Theo GS.TSKH. Đào Trí Úc:
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể
hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của
mình trước nhà nước [45, tr.41].
Theo GS. TS. Đỗ Ngọc Quang:
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách
nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án
áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
mà người đó đã thực hiện [22, tr.14].
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS. Lê Thị Sơn có quan điểm:
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý bao gồm
nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình
sự, chịu sự kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự
(hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích [29, tr.126].
GS.TSKH. Lê Cảm cho rằng:
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội
một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự
quy định [5, tr. 122].
TS. Trịnh Tiến Việt có quan điểm:
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý và là
hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện
bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà
nước do BLHS quy định đối với người phạm tội [49, tr.224].
10
Như vậy, về bản chất, các quan điểm nói trên đều thống nhất khẳng
định: (i) Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý; (ii) Trách
nhiệm hình sự gắn liền với việc thực hiện hành vi phạm tội và (iii) Trách
nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã
gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước.
Bên cạnh đó, để hiểu đúng thuật ngữ trách nhiệm hình sự, từ đó làm cơ
sở cho việc nhận thức đúng về trách nhiệm hình sự đối với một nhóm tội cụ
thể, trong đó có trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, cần
phân biệt khái niệm này với khái niệm nghĩa vụ pháp lý hình sự. Về bản chất,
nghĩa vụ pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hình sự là khác nhau. Khi đề
cập đến nghĩa vụ pháp lý của một người là đề cập đến khả năng người đó có
thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn khi nói đến trách nhiệm pháp lý hình
sự của một người chính là nói đến việc buộc phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý
của người đó. Trách nhiệm hình sự, với tính cách là một dạng của trách nhiệm
pháp lý, không phải là nghĩa vụ mà một người có thể phải chịu hậu quả pháp
lý bất lợi do việc người đó thực hiện tội phạm mà chính là việc phải chịu hậu
quả pháp lý bất lợi của người phạm tội trước Nhà nước trong tình trạng bị
cưỡng chế do việc người đó đã thực hiện tội phạm. Thời điểm người phạm tội
thực hiện tội phạm là thời điểm bắt đầu phát sinh mối quan hệ pháp luật hình
sự giữa Nhà nước và người phạm tội. Từ khi đó, Nhà nước có quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế cần thiết, có quyền buộc người phạm tội phải chịu
trách nhiệm hình sự. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các biện pháp
cưỡng chế, chịu trách nhiệm hình sự do Nhà nước áp dụng. Nhưng nghĩa vụ
phải chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội sẽ không được thực hiện
trên thực tế nếu tội phạm không bị phát hiện, tội phạm đã hết thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự hoặc người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
theo quy định của luật hình sự. Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm
11
hình sự và có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Giống với người phải chịu
trách nhiệm hình sự, người được miễn trách nhiệm hình sự là người đã thực
hiện tội phạm, nghĩa là đã thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một
cấu thành tội phạm được luật hình sự quy định. Từ thời điểm thực hiện tội
phạm, người phạm tội có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách
nhiệm hình sự, nhưng vì có những căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự
theo quy định của luật hình sự, người đó lại được miễn trách nhiệm hình sự.
Đối với người được miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất
lợi đã không trở thành hậu quả bất lợi thực tế mà người đó phải chịu. Như
vậy, trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nhưng
không có nghĩa người phạm tội nào cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong nhiều trường hợp, theo quy định của pháp luật hình sự, người phạm tội
không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, không thể đồng nhất
nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hình sự mà một người
phải chịu trên thực tế do việc thực hiện tội phạm.
Mặt khác, trong các loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm pháp lý hình
sự là loại trách nhiệm pháp lý mà ở đó người phạm tội phải chịu hậu quả pháp
lý bất lợi, nghiêm khắc nhất, khi so sánh với các loại trách nhiệm pháp lý
khác, bao gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm
kỷ luật nhà nước, thì giữa chúng có những điểm giống và khác nhau. Cụ thể:
Trách nhiệm hình sự giống với các dạng trách nhiệm pháp lý khác ở chỗ
chúng đều là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi vi phạm một hoặc
nhiều quy định của ngành luật tương ứng; được xác định bằng một trình tự
nhất định do ngành luật tương ứng quy định; được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trong một văn bản của cơ quan tương ứng
có thẩm quyền nhân danh nhà nước; chỉ do nhà nước mà đại diện là cơ quan
(người) tương ứng có thẩm quyền áp dụng đối với người bị coi là có lỗi và có
12
năng lực chịu trách nhiệm pháp lý được quy định trong ngành luật tương ứng;
có các mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau tương ứng với tính chất và mức độ vi
phạm cũng như các tình tiết cụ thể của vụ việc và nhân thân người vi phạm.
Sự khác nhau của trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp
lý khác: Thứ nhất, về cơ sở phát sinh: trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm;
trong khi đó, các dạng trách nhiệm pháp lý khác phát sinh khi có việc thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm đến một hoặc nhiều quy định của
ngành luật tương ứng. Thứ hai, về hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách
nhiệm pháp lý tương ứng: đối với trách nhiệm hình sự, chủ thể của hành vi vi
phạm bị xử lý bằng chế tài pháp lý hình sự khác nhau và còn phải mang án
tích trong một thời gian nhất định (nếu bị áp dụng hình phạt); ở các dạng trách
nhiệm pháp lý khác, chủ thể của hành vi vi phạm bị xử lý bằng một hoặc
nhiều chế tài pháp lý khác nhau do ngành luật tương ứng quy định và một số
hạn chế nhất định về quyền. Thứ ba, mức độ nghiêm khắc của dạng trách
nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất so với tất
cả các dạng trách nhiệm pháp lý khác vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm bao giờ cũng cao hơn cả; các dạng pháp lý khác thông thường ít nghiêm
khắc hơn trách nhiệm hình sự vì tính nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp
luật phi hình sự bao giờ cũng nhỏ hơn so với tội phạm. Thứ tư, về chủ thể có
thẩm quyền áp dụng: chỉ có Nhà nước mà đại diện là cơ quan tư pháp hình sự
có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể; các dạng trách
nhiệm pháp lý khác do nhà nước mà đại diện là cơ quan có thẩm quyền được
quy định trong từng ngành luật tương ứng. Thứ năm, về đối tượng bị áp dụng
dạng trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hình sự chủ yếu áp dụng
đối với thể nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm, pháp luật của một số quốc gia cũng quy định pháp nhân là đối
13
tượng bị áp dụng trách nhiệm hình sự nhưng chỉ với một số loại tội danh nhất
định; với các dạng trách nhiệm pháp lý khác thì ngoài thể nhân còn có thể là
pháp nhân, có năng lực và có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm luật.
Thứ sáu, về trình tự xác định và văn bản mà trong đó thực hiện dạng trách
nhiệm pháp lý tương ứng: quá trình áp dụng trách nhiệm hình sự được xác
định theo các thủ tục luật định của Bộ luật trách nhiệm hình sự và chủ yếu
trong các bản án kết tội áp dụng hình phạt; các dạng trách nhiệm pháp lý khác
được xác định tùy theo các quy định của ngành luật tương ứng và phụ thuộc
vào từng trường hợp cụ thể là văn bản của cơ quan (người) có thẩm quyền xử
lý hành vi vi phạm của từng ngành luật phi hình sự.
Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận nêu trên đó có thể hiểu “Trách nhiệm
hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, mà người phạm tội phải gánh chịu hậu
quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước, do người đó thực hiện tội phạm, được thể
hiện bằng việc các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng hình phạt và
một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định”.
1.1.2. Khái niệm tội phạm về chức vụ và trách nhiệm hình sự đối với
tội phạm về chức vụ
Nói một cách khái quát thì các tội phạm về chức vụ là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do những người có năng
lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Các
tội phạm về chức vụ trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan
Nhà nước, tổ chức xã hội, cũng có thể xâm hại đến quan hệ sở hữu Nhà nước
và xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân. Trong đó,
hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực
hiện chức năng và mục đích đã đề ra. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn
14
của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra - chính
là những quy định của pháp luật hoặc quy chế, điều lệ buộc phải làm mà
không làm, cấm không được làm thì lại làm. Trong nhóm tội phạm về chức
vụ, những hành vi do người có chức vụ (là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do
hợp đồng hoặc do một hình thức khác có hưởng lương hoặc không hưởng
lương) được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất
định trong khi thực hiện nhiệm vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để
vụ lợi là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và cần nghiêm trị bằng những hình
thức và mức độ trách nhiệm hình sự thích đáng.
Cũng giống như các tội phạm khác, người thực hiện các hành vi phạm
tội thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ cũng phải gánh chịu hậu quả pháp lý
bất lợi đó là bị áp dụng các hình thức của trách nhiệm hình sự như hình phạt,
biện pháp tư pháp, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo, miễn
chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích… tương
xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cũng như khi
có những căn cứ luật định.
Từ các phân tích tội phạm về chức vụ và khái niệm trách nhiệm hình sự
như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về chức vụ như sau: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ là
một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội
phải gánh chịu trước Nhà nước, do việc người đó thực hiện tội phạm xâm
phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, được thể hiện bằng việc
các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng hình phạt và một số biện
pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định”.
Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được thể hiện
trong sự tác động mang tính cưỡng chế của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự nhất định theo quy định của
15
BLHS. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được quy định
trong BLHS là căn cứ pháp lý quan trọng để áp dụng trong xử lý các tội phạm
về chức vụ, với các ý nghĩa như sau: Thứ nhất, tạo cơ sở cho việc truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, thực hiện nguyên tắc
"chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu
trách nhiệm hình sự". Thứ hai, bảo đảm pháp chế và xử lý thống nhất, công
minh nghiêm minh, đúng pháp luật các tội phạm về chức vụ. Thứ ba, bảo đảm
nguyên tắc công bằng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không
thoát khỏi trách nhiệm và sự tương xứng của trách nhiệm đối với hành vi
phạm tội, dù người thực hiện hành vi phạm tội có quyền cao, chức trọng đến
đâu, thành tích, cống hiến trước đó to lớn đến đâu. Thứ tư, răn đe những
người có chức vụ có ý định phạm tội, những người có chức vụ “chưa bị lộ”
trong việc từ bỏ ý định phạm tội, cổ vũ, động viên nhân dân tin tưởng vào sự
nghiêm minh, công bằng của pháp luật để tố giác tham nhũng, đấu tranh
phòng chống tội phạm về chức vụ.
1.1.3. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
Là một dạng của trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm hình sự
nói riêng, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ có những đặc
điểm chung của trách nhiệm hình sự. Cũng như trách nhiệm hình sự tương
ứng đối với các loại tội phạm khác, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về chức vụ mang đặc điểm của cái riêng trong cái chung như sau:
1.1.3.1. Đặc điểm chung
Thứ nhất, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ là hậu
quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm về chức vụ. Một người khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, khi đó trách
nhiệm hình sự sẽ phát sinh đối với họ qua tiến trình truy cứu trách nhiệm hình
sự. Nói cách khác khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
16
coi là tội phạm, thì đồng thời trách nhiệm hình sự được đặt ra để giải quyết
hậu quả của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện
tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, có thể đưa đến hậu quả bất lợi và
nghiêm trọng - khi hình phạt được áp dụng đối với họ, có thể họ bị hạn chế
hoặc tước bỏ quyền, lợi ích, thậm chí có thể bị tước bỏ cả tính mạng.
Thứ hai, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ luôn
luôn được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên
với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định - một bên là
Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử
và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt nhất định tương xứng với tính
chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Thứ ba, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được xác
định bằng một trình tự đặc biệt bởi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm
quyền, việc thực hiện trình tự đó phải do pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Khi một công dân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì chỉ có một số
cơ quan được pháp luật quy định rõ ràng với các chức năng và nhiệm vụ của
mình mới có quyền tiến hành những thủ tục nhất định để áp dụng trách nhiệm
hình sự. Cụ thể các cơ quan này được Bộ luật tố tụng quy định rất cụ thể - Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Bản thân các cơ quan này cũng không
phải là có "siêu quyền", mà phụ thuộc vào từng giai đoạn giải quyết vụ án
hình sự có những quyền tương ứng, bản thân các cơ quan này cũng có sự phụ
thuộc, kiểm chế, giám sát nhau.
Thứ tư, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được thể
hiện chủ yếu trong bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bằng
việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế
của Nhà nước do luật hình sự quy định. Đặc điểm này của trách nhiệm hình
sự đã được Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự khẳng định: không ai bị coi
17
là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật.
1.1.3.2. Đặc điểm riêng
Đối với tội phạm về chức vụ, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm
riêng khá rõ nét sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ thường
thể hiện chính sách hình sự nghiêm trị, kiên quyết đấu tranh với loại tội phạm
làm tha hóa, mục rỗng bộ máy Nhà nước. Trong số các loại hình phạt, hình
phạt phổ biến nhất là hình phạt tù có thời hạn - hình phạt tước quyền tự do
của người phạm tội, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất
định, cá biệt có tội phạm phải áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình. Đây
là những điểm chung về trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về chức vụ
trong pháp luật Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
Thứ hai, việc phân hóa các loại hình phạt chính trong hệ thống hình
phạt có sự phân biệt giữa các tội phạm tham nhũng với các tội phạm về chức
vụ khác. Cụ thể:
- Đối với các tội phạm về tham nhũng, một số tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng như tội Tham ô tài sản, tội Nhận hối lộ hình phạt chính được quy định
là tù có thời hạn, tù chung thân, thậm chí tử hình. Trong BLHS năm 1999,
hình phạt tù có thời hạn ở khung cơ bản có mức khởi điểm thường tối thiểu là
một năm, khung tăng nặng có mức tối đa là hai mươi năm. Hình phạt chính
nhẹ nhất được áp dụng là cải tạo không giam giữ. Hình phạt trong khung cơ
bản thường không thiết kế theo phương thức lựa chọn giữa hình phạt nhẹ hơn
(như cải tạo không giam giữ) và tù có thời hạn, mà thường thiết kế theo
phương thức bắt buộc (tù có thời hạn).
- Đối với các tội phạm về chức vụ khác, không cần thiết áp dụng các
loại hình phạt chính đặc biệt nghiêm khắc như tù chung thân, tử hình. Hình
18
phạt tù có thời hạn ở khung cơ bản có mức khởi điểm thường tối thiểu là 3
tháng, khung tăng nặng có mức tối đa là mười năm. Hình phạt chính nhẹ
nhất được áp dụng là cảnh cáo. Các hình phạt trong khung cơ bản thường
thiết kế theo phương thức lựa chọn giữa hình phạt nhẹ hơn (như cảnh cáo,
cải tạo không giam giữ) và tù có thời hạn, ít thiết kế theo phương thức bắt
buộc (tù có thời hạn).
Thứ ba, đối với những tội phạm về chức vụ, hình phạt tiền được áp
dụng tương đối phổ biến với tính chất là phạt bổ sung. Phạt tiền là hình phạt
có tính chất trừng phạt về kinh tế, nhằm vào kinh tế của người phạm tội, khi
bị Tòa án tuyên phạt hình phạt tiền, người phạm tội phải nộp một khoản tiền
nhất định sung công quỹ Nhà nước. Hình phạt tiền được áp dụng tương đối
phổ biến, bởi lẽ, lợi ích vật chất là loại lợi ích cơ bản mà người phạm tội
hướng tới, điển hình là các tội phạm như tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng chức
vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản… Ngoài việc trừng trị bằng cách tước đi
quyền tự do, phạt tiền người phạm tội còn là “đánh vào” lợi ích vật chất, động
cơ phạm tội, qua đó cũng đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và còn
có tác dụng cảnh báo, răn đe đối với những người khác.
Hình phạt bổ sung tịch thu tài sản cũng được đặt ra với ý nghĩa như
trên, tài sản của người phạm tội nếu một phần hoặc toàn bộ là do tham ô –
“đục khoét, ăn cắp” của nhân dân, của tổ chức mà có, do chức vụ, quyền hạn
mà có. Vì vậy, Tòa án có thể tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu
của người bị kết án sung quỹ nhà nước khi tội phạm về chức vụ mà họ thực
hiện là tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bổ sung khác là cấm đảm nhiệm chức vụ cũng cần được áp
dụng phổ biến và phù hợp với người phạm tội như một biện pháp phòng ngừa,
hạn chế những điều kiện phạm tội sau khi thi hành xong hình phạt chính hoặc
trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
19
Thứ tư, về miễn trách nhiệm hình sự:
- Trong một số trường hợp, miễn trách nhiệm hình sự thường được áp
dụng khi người phạm tội tự thú trước khi bị phát giác, khai rõ sự việc, góp
phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm
hình sự. Cụ thể là đối với người đưa hối lộ đã chủ đông khai báo trước khi bị
phát giác, quy định này nhằm động viên họ khai báo, giúp cơ quan có thẩm
quyền phát hiện, điều tra và xử lý loại tội phạm thường có khả năng “ẩn” rất
cao này trong thực tiễn.
- Trong một số trường hợp, miễn trách nhiệm hình sự thường được áp
dụng từ các căn cứ sau: do người phạm tội là người có chức vụ, để có được
chức vụ tại thời điểm phạm tội, họ thường có nhiều công trạng hoặc cống hiến
nhất định, được nhà nước và xã hội thừa nhận, ghi nhận qua các bằng khen,
giấy khen và bản thân việc bổ nhiệm họ cũng là một hình thức thừa nhận, ghi
nhận cống hiến của họ; do người phạm tội là người có chức vụ nên họ cũng
thường ở độ tuổi trung niên hoặc cao niên, sức khỏe kém, lại có trình độ văn
hóa, hiểu biết pháp luật, họ có thể chuẩn bị các luận cứ, chứng cứ chứng minh
bản thân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dẫn đến không còn khả năng gây
nguy hiểm cho xã hội… Vì vậy, thực tiễn nhiều trường hợp đã miễn trách
nhiệm hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, thậm chí bị lạm dụng, bị
hiểu sai để không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can mà chuyển sang xử lý
bằng biện pháp khác.
Thứ năm, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ chỉ
mang tính chất cá nhân (thể nhân). Hiện nay, BLHS năm 2015 mặc dù đã
chính thức ghi nhận và quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
thương mại, tuy nhiên, phạm vi các tội phạm mà pháp nhân thương mại phải
chịu trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về 31 tội phạm cụ thể chủ yếu thuộc về
20
các chương tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, về môi trường và một số tội
phạm khác mà chưa bao gồm các tội phạm về chức vụ.
1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ
Cơ sở của trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề phức tạp,
quan trọng trong luật hình sự và liên quan mật thiết đến nội dung trách nhiệm
hình sự, bởi lẽ, cơ sở của trách nhiệm hình sự chính là các căn cứ pháp lý để
từ đó, các cơ có thẩm quyền tiến hành tố tụng đặt ra vấn đề trách nhiệm hình
sự của người phạm tội - người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà
BLHS quy định là tội phạm. Theo luật hình sự Việt Nam cũng như nhiều
nước trên thế giới, chỉ người nào phạm tội được BLHS quy định mới phải
chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 BLHS). Quy định này đặt ra 2 vấn đề: Thứ
nhất, là chỉ người nào phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai là
tội phạm đó phải được BLHS quy định. Cơ sở của TNHS đối với các tội xâm
phạm về chức vụ là cấu thành tội phạm của những tội phạm này được ghi
nhận trong BLHS.
Tội phạm – hành vi mà một người thực hiện thỏa mãn các điều kiện do
BLHS quy định về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tuổi, năng lực chịu
trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện hành vi, lỗi của người thực hiện
hành vi... làm phát sinh trách nhiệm hình sự. Các điều kiện này chính là các
dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi tội phạm được quy định trong BLHS
được khoa học luật hình sự gọi là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Bởi vì, trước
hết đó là những dấu hiệu mà BLHS quy định, hai là cần phải có đủ những dấu
hiệu đó, thì hành vi mới bị coi là tội phạm, và ba là chỉ cần có đủ những dấu
hiệu đó, thì hành vi đó mới coi là tội phạm. Như vậy, suy cho cùng, thì cơ sở
trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm. Đặc trưng cơ bản của tội phạm cho
phép phân định nó với các vi phạm pháp luật khác là tính chất nguy hiểm cho
xã hội của nó. Tính nguy hiểm cho xã hội được xác định, trước hết bởi thiệt
21
hại mà hành vi tội phạm gây ra hoặc có khả năng gây ra cho các quan hệ xã
hội mà luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, khách thể của tội phạm – các quan
hệ xã hội - với giá trị và tầm quan trọng của nó – là yếu tố không thể thiếu
được của tội phạm. Các quan hệ xã hội khách thể của tội phạm, chỉ có thể bị
xâm hại thông qua hành vi cụ thể, bằng hành động hoặc không hành động,
nhưng nhất thiết phải là sự biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan. Hơn nữa,
thiệt hại do hành vi gây ra hoặc có khả năng gây ra những thông số biểu hiện
hậu quả đã gây ra hoặc có khả năng xảy ra. Bởi vậy, cũng không thể có tội
phạm nếu không có hành vi và không có hậu quả - những dấu hiệu thuộc về
phương diện khách quan của tội phạm.
Một hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi nó không phù hợp
với lợi ích của Nhà nước và xã hội, khi nó đi ngược lợi ích Nhà nước và xã
hội. Còn những hành vi phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội, thì ngay
cả khi chúng gây ra những thiệt hại nhất định nào đó, về khách quan, các quan
hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ, thì cũng không phải là hành vi nguy hiểm
cho xã hội (theo quan hệ của giai cấp thống trị). Chẳng hạn, những hành vi
được thực hiện trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết v v
chỉ có thể nói đến tính chát nguy hiểm cho xã hội khi hành vi đó có lỗi, lỗi là
phương diện chủ quan của tội phạm. Do đó không thể truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với mọi hành vi nào nếu không xác định được yếu tố có lỗi.
Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được
thể hiện dưới các phương diện sau:
(i) Cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
chức vụ - đó là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy
định là tội phạm cụ thể xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan
nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
Hành vi xâm phạm đến cơ quan, tổ chức rất đa dạng và phong phú,
nhưng các tội phạm về chức vụ chỉ xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của
22
các cơ quan, tổ chức và cũng chỉ xâm phạm đến một số lĩnh vực chứ không
phải xâm phạm hết tất cả các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt
động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm
vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện
chức năng và mục đích đã đề ra.
(ii) Cơ sở hình thức của trách nhiệm hình đối với các tội phạm về chức
vụ là căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do BLHS quy định mà cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phải dựa vào đó để truy cứu trách nhiệm hình sự
người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến khách thể
bảo vệ của các tội phạm về chức vụ.
(iii) cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức
vụ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cụ thể thuộc các tội phạm chức cụ được BLHS quy định.
Khoa học luật hình sự xác định các yếu tố cấu thành tội phạm từ bốn bộ
phận: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm. Cấu
thành tội phạm về chức vụ được xem xét từ bốn bộ phận đó như sau:
a. Về khách thể các tội phạm
Khách thể của tội phạm luôn mang tính giai cấp và là một phạm trù lịch
sử, phản ánh nội dung chính trị - xã hội của tội phạm ở từng thời kỳ. Trong xã
hội có giai cấp, Nhà nước bao giờ cũng thiết lập một hệ thống các quan hệ xã
hội phù hợp với lợi ích của mình để bảo vệ bằng pháp luật, trong đó có pháp
luật hình sự.
Khách thể của tội phạm là yếu tố không tách rời của tội phạm, tội phạm
bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà nước xác
định bảo vệ bằng luật hình sự, đồng thời còn là một căn cứ phân biệt tội phạm
với những hành vi không phải là tội phạm. Khách thể của tội phạm có ý nghĩa
là một trong các yếu tố bắt buộc và không thể thiếu trong cấu thành tội phạm.
23
Khách thể (loại) của các tội phạm về chức vụ là những quan hệ xã hội
đảm bảo cho hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của cơ
quan, tổ chức là những hoạt động và tổ chức xã hội là hoạt động đúng theo các
quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do
pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức
năng và mục đích đã đề ra. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan,
tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra, chính là những quy
định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không
được làm thì lại làm. Những quy định cụ thể này được thể hiện trong từng hành
vi phạm tội cụ thể trong từng tội phạm về chức vụ trong chương này.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật của nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng
đắn của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, kể cả khu vực ngoài
Nhà nước gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho lợi ích của nhà nước,
của xã hội, quyền và lợi ích của công dân.
Ngoài ra, để bảo đảm sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, các hình
thức sở hữu, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, pháp luật
hình sự từng bước ghi nhận các tội phạm về chức vụ trong lĩnh vực dân doanh
với chính sách hình sự thể hiện trong BLHS năm 2015 là người có chức vụ,
quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô, nhận hối
lộ, thì bị xử lý như với người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức
của nhà nước thực hiện hành vi này. Như vậy, hành vi khách quan không thay
đổi nhưng có sự mở rộng phạm vi chủ thể và khách thể, đó là sự xâm hại hoạt
động đúng đắn của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
24
b. Về mặt khách quan của các tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm của con người, là thể thống nhất giữa
những diễn biến tâm lý bên trong của con người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội và những biểu hiện diễn ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp
bằng các giác quan. Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài mặt khách quan
bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm,
hoàn cảnh phạm tội... Tổng thể các biểu hiện đó tạo thành mặt khách quan của
tội phạm. Hành vi là dấu hiệu bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm, "hành vi
khách quan là biểu hiện cơ bản nhất", trong khi đó, các dấu hiệu khác chỉ được
quy định trong những cấu thành tội phạm nhất định mà thôi.
Về hành vi khách quan, hành vi khách quan của các tội phạm về chức
vụ rất đa dạng, nhưng được đặc trưng bằng hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình xâm phạm
đến sự hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gây
ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân. Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lý
trong mặt khách quan của một số tội phạm như tội tham ô tài sản, tội lạm
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
khi thi hành công vụ, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Đối với
những tội phạm này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu
quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc.
c. Về mặt chủ quan của các tội phạm
Luật hình sự Việt Nam cũng như đa số các nước trên thế giới không
chấp nhận việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người mà chỉ căn cứ
vào yếu tố khách quan - tức là chỉ dựa vào hành vi trên thực tế có gây thiệt hại
25
hay không, mức độ gây thiệt hại như thế nào, mà không xem xét đến thái độ
chủ quan của chủ thể khi thực hiện hành vi đó. Mặt chủ quan của tội phạm là
mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra
cho xã hội và được thể hiện bởi các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
Trong đó lỗi là yếu tố quan trọng nhất.
Đối với các tội phạm về chức vụ, đa số các tội phạm được thực hiện với
lỗi cố ý. Tuy nhiên, với một số tội phạm vẫn được thực hiện với lỗi vô ý như:
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội vô ý làm lộ bí mật công
tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác.
Động cơ phạm tội ở đa số các tội về chức vụ không là dấu hiệu pháp lý
bắt buộc. Động cơ tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác là dấu hiệu pháp lý bắt
buộc ở những tội phạm sau: tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành
công vụ, tội lạm quyền trong thi hành công vụ; tội giả mạo trong công tác.
d. Chủ thể của các tội phạm
Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi của con người có tính
nguy hiểm cho xã hội, chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do BLHS quy định.
Đối với các tội phạm về chức vụ, chủ thể của các tội phạm về chức vụ
thường là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ. Chủ thể của những tội phạm
này ngoài 02 dấu hiệu thông thường là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình
sự, thì bắt buộc phải có thêm dấu hiệu chức vụ. Chủ thể đặc biệt là dấu hiệu
bắt buộc trong nhóm tội phạm về tham nhũng trong số các tội phạm về chức
vụ, đó là những người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp
đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,
26
được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong
khi thực hiện nhiệm vụ. Người do bổ nhiệm, do bầu cử có thể được coi họ là
cán bộ, công chức, những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác,
những người này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một
công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian
nhất định. Những người này cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn.
Tuy nhiên, họ chỉ có thể thực hiện một số hành vi phạm tội nhất định.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, pháp luật hình sự Việt Nam
gần đây đã ghi nhận các tội phạm về chức vụ trong lĩnh vực tư. Ví dụ, chủ thể
của tội tham ô tài sản có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Chức vụ, quyền hạn của họ do được bầu,
được bổ nhiệm, được hợp đồng giữ chức vụ, quyền hạn trong các loại hình
doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ…
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của các tội
phạm về chức vụ khi hành vi phạm tội của hộ được thực hiện trong khi thi
hành công vụ, nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công
vụ thì không thuộc trường hợp phạm tội về chức vụ. Tuy nhiên, điều khẳng
định này không bao gồm các trường hợp phạm tội có đồng phạm (nhiều người
tham gia), trong đó có người không thực hiện hành vi phạm tội trong phạm vi
thi hành công vụ, nhưng trong một vụ án cụ thể, tội phạm mà họ thực hiện
phải có người thực hiện hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ.
Mặc dù các tội phạm về chức vụ là do người có chức vụ thực hiện trong
khi thực hiện công vụ, nhưng không vì thế mà cho rằng trong một vụ án cụ
thể chỉ có những người có chức vụ thực hiện tội phạm mà không có những
người khác. Những người có chức vụ nhất thiết phải là người trực tiếp thực
hiện tội phạm, nếu là vụ án có đồng phạm thì họ phải là người thực hành, còn
27
những người khác không có chức vụ có thể là người tổ chức, người xúi dục
hoặc người giúp sức.
1.3. Khái quát quá trình phát triển các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm chức vụ
Lịch sử loài người đã chứng minh rằng tội phạm về chức vụ, đặc biệt
các tội phạm tham nhũng là mặt trái của quyền lực nhưng song hành với
quyền lực. Chế độ tư hữu, giai cấp và Nhà nước đã tạo ra quyền lực với các
loại chức tước, đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi... Quyền lực đó không được giám
sát chặt chẽ sẽ xảy ra hiện tượng độc quyền, cửa quyền, lạm quyền… là
nguồn gốc của tham nhũng và các tội phạm về chức vụ khác. Loại tội phạm
này là một loại bệnh mãn tính của bộ máy nhà nước, qua các kiểu Nhà nước
trong lịch sử nhân loại. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó và đã có
một lịch sử lập pháp lâu dài ghi dấu những nỗ lực đấu tranh chống tham
nhũng và các tội phạm về chức vụ khác như được ghi nhận dưới đây.
1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tá m năm1945
Ở nước ta, ngay từ trong xã hội phong kiến, việc đấu tranh phòng,
chống các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội đã được đặt ra
như một yêu cầu tất yếu để bảo vệ chế độ và bộ máy nhà nước phong kiến
đương thời. Các đạo luật quan trọng trong lịch sử như: Bộ luật Hình thư (Nhà
Lý), Bộ Quốc triều Hình luật (Nhà Trần), Bộ Quốc triều Hình luật (Nhà Lê),
Bộ luật Gia Long (Nhà Nguyễn) ít nhiều đều đã ghi nhận và trừng trị những
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội của những người có chức
vụ, quyền hạn trong xã hội thời bấy giờ. Nổi bật trong đó là Bộ Quốc triều
Hình luật đã đặt ra các quy định trừng trị nhiều hành vi phạm tội tham nhũng,
tội phạm liên quan đến chức vụ như: nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm trung gian
hối lộ, lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản... Hành vi nhận hối lộ được
Quốc triều Hình luật quy định chung tại Điều 138 - quan lại ăn hối lộ với
khung hình phạt nghiêm khắc:
28
Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan
thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay
lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần, quý
thần cùng những người có tài dự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ
1 quan đến 9 quan thì phạt tiền 50 quan; từ 10 đến 19 quan thì phạt
tiền 60 quan đến 100 quan, từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những
tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho [47, tr.45].
Bên cạnh quy định chung này, Bộ luật còn có quy định về các hành vi
nhận hối lộ trong lĩnh vực cụ thể như: Điều 170 về nhận hối lộ trong việc
tuyển đinh, tráng vào quân đội; Điều 197 về nhận hối lộ trong khi mật tra của
quan Liêm phóng; Điều 229 về nhận hối lộ để không tâu với quan trên về
hành vi khinh nhờn... Như vậy, có thể khẳng định rằng, những quy định này
khá chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, xác định ra các mức khung hình phạt rạch
ròi, từ thấp đến cao, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi nhận
hối lộ. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn ẩn chứa tính bất bình đẳng khi ít nhiều
nương nhẹ cho tầng lớp quý tộc, hoàng thân, quốc thích phạm tội bằng việc
đặc cách cho áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt nhẹ hơn quy định. Đồng
thời với trừng phạt hành vi nhận hối lộ, Quốc triều Hình luật cũng có những
quy định tiến bộ về xử lý cả hành vi đưa hối lộ, trung gian, môi giới hối lộ.
Điều 137 quy định:
Những kẻ đến cầu cạnh với quan chủ ty việc trái pháp luật và
kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều xử tội biếm hay phạt;
quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật, việc
chưa thi hành thì xử tội biếm hay phạt. Việc làm trái pháp luật ấy
thuộc về tội nặng thì quan chủ ty phải ghép tội ăn tiền mà xóa tội hay
gán tội cho người ta trái sự thực; kẻ vì người mà đến cầu cạnh thì xử
tội nhẹ hơn quan chủ ty ba bậc; tự mình có tội mà đến cầu cạnh thì
xử tội nhẹ hơn quan chủ ty hai bậc [47, tr. 45].
29
Ngoài ra, Điều 140 quy định:
Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ có trái lẽ thì
theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ, vì muốn
cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người nào không phải việc
mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ
hai bậc. Những người thuộc hạ mà xúc xiểm quan trên thì cũng xử
tội như thế. Của hối lộ phải nộp vào kho... [47, tr.46].
Những quy định này đã đặt ra những giả định rất cụ thể, sát với tình
huống trong đời sống thực tế (hối lộ, giúp hối lộ, nhận hối lộ, đưa hối lộ vì
muốn giải oan, nhận hối lộ nhưng chưa thực hiện việc được yêu cầu…); cũng
như phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc tương ứng với từng loại chủ thể và
tính chất của hành vi (người đưa hối lộ, người trung gian, người nhận hối lộ);
thể hiện tinh thần nhân đạo với những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
hợp lý, hợp tình. Ngoài hành vi nhận, đưa, trung gian đưa hối lộ, Quốc triều
Hình luật còn quy định một số hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khác để
trục lợi như: quan giám quản tự tiện dùng dân đinh làm việc riêng cho mình
(Điều 166); quan thu thuế giấu bớt thuế đã thu hoặc thu thêm thuế để làm của
riêng (Điều 206);... Như vậy, có thể nói rằng những quy định của Quốc triều
Hình luật về các tội phạm về tham nhũng, chức vụ là một điểm sáng trong
lịch sử lập pháp Việt Nam.
Sau đó, Hoàng Việt luật lệ của triều Nguyễn mặc dù chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ pháp luật phong kiến Trung Hoa nhưng cũng vẫn tiếp thu được một phần
những tiến bộ đó trong quy định các tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Luật này
quy định về các hành vi nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ nhũng nhiễu nhân
dân và đều bị xử lý nghiêm khắc. Chẳng hạn, Chương IX - Nhận hối lộ, Quyển
XVII quy định chín điều luật để xử lý như: Điều 1 - Quan lại nhận tiền của; Điều
2 - Tọa tang chí tội; Điều 3 - Sau công việc mới nhận tiền; Điều 4 - Quan lại hứa
30
nhận tiền của; Điều 5 - Có công việc dùng tiền của cầu cạnh; Điều 6 - Làm quan
lại sách nhiễu vay mượn tiền của của dân; Điều 7 - Cho người nhà sách nhiễu
tiền của; Điều 8 - Nhận việc công bắt dân đóng góp và Điều 9 - Lưu giữ tang vật
ăn trộm. Điều 1 quy định quan lại nhận tiền của nêu rõ:
Phàm quan lại mà nhận của thì tính hết tang vật mà định tội.
Quan thì bị truy thu bằng sắc và bị cấm không được dùng các danh
hiệu quan chức hoặc phẩm hàm, lại thì bị bãi chức dịch, đều không
được tiếp tục sử dụng... Theo lệ thì các quan viên phạm tội từ phạt 100
trượng đều bị bãi chức, không được tiếp tục sử dụng, riêng phạm tội
nhận hối lội chỉ từ 1 lạng trở xuống, nếu uổng pháp phạt 70 trượng,
nếu bất uổng pháp phạt 60 trượng, đều bị bãi chức… [32, tr.105];
Điều 4 quy định về quan lại hứa nhận tiền của nêu:
Phàm quan lại đồng ý cho đem tiền của tới, tuy chưa tiếp
nhận, nhưng nếu là trường hợp việc bị xử sai, chuẩn theo điều uổng
pháp mà luận tội… [32, tr.106];
Điều 6 quy định về làm quan lại sách nhiễu, vay mượn tiền của dân
nghiêm trị:
Phạm quan lại cấu kết với đồng bọn cường hào sách nhiễu,
vay mượn tiền của của dân sở tại thuộc mình cai quản, thì tính
toàn bộ tang, chuẩn theo điều bất uổng pháp mà luận tội. Nếu là
cưỡng mức thì chuẩn theo điều uổng pháp mà luận tội, tiền của
trả lại cho chủ… [32, tr.107].
Điều 9 quy định trường hợp:
Phàm quan tuần bố đã bắt được bọn trộm cướp kèm theo tang
vật mà lưu giữ tang vật không đưa lên quan thì phạt 40 roi. Nếu bỏ
túi tính tang thì lấy bất uổng pháp luận tội... [32, tr.108].
31
Thậm chí, ngay cả các quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng dân
đinh, phu thợ làm việc riêng cũng bị xử lý. Điều 9 (Chương I - Hộ dịch,
Quyển VI) quy định:
Phàm các quan ty sai khiến dân sở tại làm việc riêng cho mình
và quan giám công sai dân thợ làm việc riêng cho mình ở nơi xa
ngoài 100 dặm hoặc sai khiến lâu ngày ở nhà mình, thì đối với quan
ti cứ sai khiến 1 tên dân là bị xử đánh 40 roi, cứ 5 tên lại tăng thêm
một mức, tội nặng nhất cũng chỉ đánh 80 trượng…. [47, tr.11]
Tiếp đến, cả việc gây khó dễ ở cửa quan, bến đò cũng bị xử lý nghiêm
khắc. Điều 3 (Chương III - Quan ải, Quyển XI) quy định:
Người và thuyền bè qua lại nơi cửa quan, bến đò mà thủ bá
không lập tức xét hỏi, kiểm tra rồi quan đi qua mà vô cớ gây cản
trở, thì cứ chậm một ngày bị xử phạt 20 roi, thêm một ngày thì xử
tăng một mức, tội chỉ tới mức 50 roi. Nếu nhận hối lộ thì chiếu theo
lệ quan lại làm việc nhận hối lộ thì người hữu sự, luận tội uổng
pháp, tính theo số tang vật mà xử tội.... [32, tr.45].
Đặc biệt, để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tham ô, Bộ luật còn quy
định tại Ðiều 5 - Tậu ruộng đất, nhà cửa ở khu vực mình cai quản (Chương II
- Ruộng đất, Quyển VI) nêu rõ: “Phàm quan lại đương chức không được mua
tậu ruộng đất, nhà cửa ở khu vực mình cai quản. Nếu vi phạm, xử phạt 50 roi,
bãi nhiệm, ruộng đất nhà cửa đem sung công”; [47, tr.32] Điều 7 - Vay mượn
riêng tiền lương của công (Chương IV - Kho tàng, Quyển VIII) quy định:
Phàm giám thủ, chủ thủ đem các loại tiền lương của Nhà nước
mượn riêng hoặc chuyển cho người khác vay mượn, tuy có văn tự,
đều bị tính theo tang vật mà xử vào tội giám thủ tự lấy trộm... Nếu
đem đồ vật của mình thay thế đổi lấy đồ vật của Nhà nước thì cũng
xử tội như thế. Đồ vật của riêng đó đem sung công...... [32, tr.63].
32
Tóm lại, trong xã hội phong kiến Việt Nam, việc đấu tranh phòng,
chống tội phạm tham nhũng và các tội phạm về chức vụ đã được các triều
đình quan tâm sâu sắc. Mặc dù pháp luật phong kiến quy định về các tội phạm
mà đối tượng là quan lại hoặc những người có chức sắc nhất định có thể còn
chứa đựng sự bất công, phân biệt đẳng cấp: “Hình không đến bậc trượng phu,
Lễ không đến thứ dân”, hoặc chịu ảnh hưởng chi phối của pháp luật Trung
Hoa nhưng cơ bản đã đạt được các thành tựu nhất định trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mà những điểm tiến bộ của chúng có thể
kế thừa để hoàn thiện pháp luật (hình sự) Việt Nam hiện đại.
1.3.2. Giai đoạn từ Cá ch mạng Thá ng Tá m năm 1945 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời. Nhận thức rõ muốn xây dựng được chính quyền trong
sạch, vững mạnh và củng cố nền độc lập vừa giành được thì phải chú trọng
việc ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ, bảo vệ tài
sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ban
hành nhiều văn bản pháp luật quy định và trừng phạt các hành vi tham nhũng.
Trước khi có BLHS năm 1985, phải kể đến một số các văn bản tiêu biểu có
quy định trực tiếp hoặc gián tiếp các tội phạm về chức vụ như: Sắc lệnh
267/SL ngày 15/6/1946 quy định trừng trị những âm mưu và hoạt động phá
hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân làm cản trở việc
thực hiện chính sách, kế hoạch của Nhà nước; Sắc lệnh số 223/SL ngày
27/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ; Pháp lệnh
trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng
trị các tội phạm xâm phạm tài sản riêng của công dân được ban hành ngày
21/10/1970; Sắc luật 267/SL ngày 15/5/1956 về tội cố ý làm trái công tác phụ
trách gây hậu quả nghiêm trọng; Sắc luật số 001/SL ngày 19/4/1957 về cấm
33
mọi hành vi đầu cơ kinh tế; Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 16/02/1971 của
Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm lập quỹ trái phép trong các xí
nghiệp và các cơ quan Nhà nước; Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ được ban
hành ngày 20/5/1981... Trong đó, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946 về
trừng trị các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ là văn bản pháp luật đầu
tiên tập trung quy định riêng về tội phạm chức vụ của Nhà nước ta. Mặc dù
được ban hành khi Nhà nước non trẻ mới ra đời một năm nhưng Sắc lệnh này
đã có nhiều điểm tiến bộ đáng ghi nhận như:
Một là, Sắc lệnh quy định và trừng phạt hai dạng hành vi cơ bản liên
quan đến tham nhũng: hối lộ (đưa, nhận hối lộ) và tham ô (phù lạm, biển thủ).
Điều 1 Sắc lệnh quy định:
Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ hoặc
phù lạm, biển thủ công quỹ hay của công dân đều bị phạt khổ sai từ
năm đến hai mươi năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phù lạm
hay biển thủ; tang vật hối lộ bị tịch thu sung công; người phạm tội
có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản; các đồng
phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên.
Hai là, Sắc lệnh đã xác định một cách rõ ràng về chủ thể của các tội
phạm về chức vụ. Điều 3 Sắc lệnh này quy định: “Đối với tội trên, công chức
còn gồm nhân viên Chính phủ, trong Ủy ban hành chính các cấp, các cơ quan
do nhân dân bầu lên, trong bộ đội và tất cả những người phụ trách một công
vụ”. Như vậy, chủ thể của tội phạm về tham nhũng khá rộng, là cán bộ, công
chức và có thể là bất kỳ ai có chức vụ, quyền hạn.
Ba là, các hình phạt được quy định hợp lý và hiệu quả. Hình phạt ở đây
vừa thể hiện tính nghiêm khắc vừa có tinh thần nhân đạo, lại phù hợp với đặc
thù của tội phạm về chức vụ. Hình phạt cao nhất đối với các tội phạm này có
thể lên đến 20 năm tù khổ sai, thể hiện thái độ đấu tranh kiên quyết và không
34
khoan nhượng của Nhà nước. Các hình phạt mang nặng tính kinh tế rất phù
hợp để thu hồi tài sản thất thoát do tham nhũng. Tuy nhiên, quy định “tịch thu
nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản” của người phạm tội lại thể hiện tính
nhân văn sâu sắc của chế độ dân chủ mới (để lại một phần tư gia sản có thể
bảo đảm cuộc sống cho những người phụ thuộc).
Bốn là, Sắc lệnh đã thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc
trong đường lối xử lý - phân biệt người đưa hối lộ chủ động hay bị bắt ép;
khoan hồng đối với những người tự thú, tố giác đồng bọn. Theo đó, Điều 2 Sắc
lệnh này quy định: “Người phạm tội đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo
giác cho nhà chức trách việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đưa hối lộ là vì bị
công chức cưỡng bách ước hứa hay là dùng cách trá ngụy thì người ấy được
miễn hết các tội. Trong trường hợp này, tang vật hối lộ được hoàn lại”. Do đó,
với những ưu điểm đã nêu, có thể khẳng định “đạo luật” đầu tiên về các tội
chức vụ với vẻn vẹn 300 từ của Nhà nước ta cho đến nay vẫn còn nguyên
những giá trị xứng đáng để kế thừa.
Sau Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946, các văn bản pháp luật khác
cũng tiếp tục đề cập đến một số hành vi phạm tội liên quan đến chức vụ. Tuy
nhiên, chỉ đến Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ ngày 20/5/1981 thì các tội
phạm về tham nhũng mới được tập trung điều chỉnh một cách hệ thống. Trong
Pháp lệnh, lần đầu tiên tội nhận và đưa hối lộ được quy định độc lập với nhau,
hành vi môi giới hối lộ cũng được đề cập tới. Điều 1 Pháp lệnh đã xác định:
“Tội hối lộ bao gồm nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ”. Sau đó, Điều
2 Pháp lệnh xác định hành vi nhận hối lộ; Điều 3 về hành vi đưa hối lộ, môi
giới hối lộ; Điều 4 về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức, có
quyền để phạm tội. Đặc biệt, Pháp lệnh cũng thể hiện chính sách phân hóa rõ
rệt trong xử lý tham nhũng. Điều 5 Pháp lệnh xác định sáu trường hợp cần xử
nặng gồm: phạm tội hối lộ có tổ chức; phạm tội hối lộ nhiều lần; dùng thủ
35
đoạn xảo quyệt để thực hành hối lộ; của hối lộ có giá trị lớn; lợi dụng chức vụ
cao để nhận hối lộ; phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng. Điều 8 quy
định ba trường hợp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đối với
những trường hợp phạm tội lần đầu, không nghiêm trọng; trường hợp trước
khi bị phát giác đã chủ động khai báo, giao nộp của hối lộ và trường hợp sau
khi bị phát giác tỏ ra thành thực hối cải, khai rơ sự việc… Đặc biệt, Điều 9
Pháp lệnh quy định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo
trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội”. Bên cạnh đó, Pháp lệnh
còn có quy định khen và thưởng giá trị vật chất đối với người tố giác, giúp đỡ
cơ quan chức năng đấu tranh chống lại hành vi hối lộ (Điều 12). Những quy
định này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích phát hiện, đấu tranh và
xử lý kịp thời các tội phạm về chức vụ - loại tội phạm có tỷ lệ ẩn rất cao.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về các tội phạm chức vụ trong thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm
1985 còn một số hạn chế như: Các tội phạm về chức vụ được quy định một
cách giản đơn, gộp nhiều hành vi vào một tội, các dấu hiệu của cấu thành tội
phạm chưa được mô tả cụ thể, rõ ràng. Tuy vậy, đánh giá một cách tổng thể
thì có thể khẳng định rằng, các quy định đó đã phản ánh được tình hình thực
tế khách quan của đất nước, có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội sâu sắc, có
vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống và hạn chế đáng kể các
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm uy tín, hoạt động đúng đắn
của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, tài sản và lợi ích hợp của công
dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các tội phạm về chức vụ ngày
càng phát triển mạnh và phức tạp, tính chất, mức độ và hậu quả ngày càng
nghiêm trọng hơn. Các văn bản pháp luật ban hành trước năm 1985 ngày càng
trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình đó. Ngày 27/6/1985, BLHS
36
đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành. Kế
thừa kinh nghiệm lập pháp hình sự và kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội
phạm những giai đoạn trước đó, BLHS năm 1985 đã dành một Chương riêng
quy định về các tội phạm chức vụ (Chương IX), các tội phạm về tham nhũng
được xem là các tội phạm về chức vụ có mục đích vụ lợi. Khái niệm tội phạm
về chức vụ tại Điều 219 quy định như sau: “Tội phạm về chức vụ là những
hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức
xã hội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành nhiệm
vụ”. Điều 219 cũng diễn giải khái niệm “người có chức vụ” là người “do bổ
nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương
hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có
quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.”
Các tội phạm về chức vụ được quy định trong BLHS năm 1985 bao
gồm: Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 221.
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
Điều 222. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu
huỷ tài liệu bí mật công tác; Điều 223. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội
làm mất tài liệu bí mật công tác; Điều 224. Tội giả mạo trong công tác; Điều
225. Tội đào nhiệm; Điều 226. Tội nhận hối lộ; Điều 227. Tội đưa hối lộ, tội
làm môi giới hối lộ; Điều 228. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
vụ, quyền hạn để trục lợi. Như vậy, ở BLHS năm 1985, những dấu hiệu cấu
thành tội phạm của các tội phạm về chức vụ đã được mô tả tương đối cụ thể.
Hình phạt đối với các tội phạm này được quy định nghiêm khắc và đa dạng,
tuy nhiên hình phạt có tính kinh tế nhằm thu hồi tài sản vốn rất quan trọng để
khắc phục hậu quả của tham nhũng lại bị bỏ qua.
Mặc dù vẫn có một số hạn chế nhất định nhưng BLHS năm 1985 là
một văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng,
37
chống các tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng. Các quy
định của Bộ luật đã thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là
xử lý nghiêm khắc, không khoan nhượng đối với loại tội phạm này. BLHS
năm 1985 đã đánh dấu bước phát triển tiến bộ về lập pháp hình sự nước ta,
là cơ sở nền tảng cho việc hoàn thiện các quy định đối với các tội phạm về
chức vụ sau này.
BLHS sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và
1997. Ngoài ra, bổ sung cho BLHS năm 1985, Nhà nước ta còn ban hành
Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng năm 1998 quy định khá cụ thể về khái
niệm tham nhũng, các hành vi tham nhũng và các hành vi phạm tội chức vụ
khác. Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản khác của Nhà nước cũng tiếp tục
ban hành để tạo hệ thống văn bản đồng bộ trong công tác đấu tranh chống
tham nhũng như: Quyết định số 240-HĐBT ngày 26/6/1990 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 416-CT ngày
03/12/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác thanh
tra, điều tra, xử lý các việc tham nhũng và buôn lậu; Chỉ thị số 08-CT/TATC
ngày 06/12/1990 của Tòa án nhân dân tối cao về triển khai chống tham
nhũng, chống buôn lậu qua biên giới và một số tội phạm kinh tế khác; Quyết
định số 114-TTg ngày 21/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về những biện
pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng và buôn lậu;
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX,
kỳ họp thứ tư ngày 30/12/1993 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hu
chống tham nhũng, chống buôn lậu...
Tóm lại, cùng với BLHS, hệ thống các văn bản trong lĩnh vực phòng ,
chống tham nhũng có vai trò, ảnh hưởng mang tính tiền đề và là cơ sở pháp lý
để tiếp tục hoàn thiện quy định về các tội phạm về tham nhũng, chức vụ
BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành.
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY
Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 

Mais procurados (20)

Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của Kiểm sát viên trong giải quyết vụ án hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội cướp giật tài sản Quận 1, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người phạm tội dưới 18
Luận văn: Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người phạm tội dưới 18Luận văn: Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người phạm tội dưới 18
Luận văn: Biện pháp giám sát, giáo dục đối với người phạm tội dưới 18
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAYLuận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
Luận văn: Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, HAY
 
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAYLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAYLuận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
Luận án: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Luận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niênLuận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Luận văn: Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người chưa thành niên
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạtLuận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
Luận văn: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam
 

Semelhante a Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY

Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Semelhante a Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY (20)

Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạmĐề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOTLuận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của các tội xâm phạm sở hữu, HOT
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự thuộc về thân nhân người phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự thuộc về thân nhân người phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự thuộc về thân nhân người phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự thuộc về thân nhân người phạm tội
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOTLuận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAYLuận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
 
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sựBảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
 
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOTĐề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
 
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOT
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOTVai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOT
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự, HOT
 
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAYVai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAYLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội không thi hành án theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAY
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAYLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAY
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, HAY
 
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
Đề tài: Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực t...
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Último (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Luận văn: Trách nhiệm hình sự về tội phạm về chức vụ, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ BÍCH HẰNG TR¸CH NHIÖM H×NH Sù §èI VíI C¸C TéI PH¹M VÒ CHøC Vô TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Phó Thä) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ BÍCH HẰNG TR¸CH NHIÖM H×NH Sù §èI VíI C¸C TéI PH¹M VÒ CHøC Vô TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (Trªn c¬ së sè liÖu thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Phó Thä) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ LAN CHI HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Bích Hằng
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ ............... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ......................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự.......................................................... 8 1.1.2. Khái niệm tội phạm về chức vụ và trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về chức vụ .................................................................. 13 1.1.3. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ....... 15 1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ............................................................................................ 20 1.3. Khái quát quá trình phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm chức vụ.................................................................................. 27 1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ........................ 27 1.3.2. Giai đoạn từ Cách ma ̣ng Tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................................ 32 1.4. Những quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ tại một số quốc gia khu vực ASEAN.............. 38
  • 5. Chương 2: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG......................................................... 42 2.1. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999 ................................................... 42 2.1.1. Khái quát các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) .................................................. 42 2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)................. 44 2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ....................................................... 56 2.2.1. Thực tiễn xét xử các tội phạm về chức vụ trên phạm vi cả nước và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ................................................... 56 2.2.2. Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.................. 63 2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trên cả nước nói chung và tại Phú Thọ nói riêng.................................................. 67 Chương 3: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG....... 71 3.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ và một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện .................................................................. 71 3.1.1. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ......................................... 71
  • 6. 3.1.2. Các định hướng tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ............................................................................................. 75 3.1.3. Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ .................................................................. 78 3.2. Một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ.......................... 80 3.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực, quyết tâm chính trị của Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật ................................................. 80 3.2.2. Giải pháp về đảm bảo điều kiện tài chính cho hoạt động tố tụng, bảo đảm điều kiện làm việc cho cán bộ tư pháp .................... 83 KẾT LUẬN.................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 88
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra HĐXX: Hội đồng xét xử TAND: Tòa án nhân dân VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1. Thống kê việc quy định hình phạt chính trong các tội phạm về chức vụ 50 Bảng 2.2. Thống kê việc quy định hình phạt bổ sung trong các tội phạm về chức vụ 52 Bảng 2.3. Tình hình xét xử các tội phạm về chức vụ giai đoạn 2011 – 2015 trên phạm vi cả nước 57 Bảng 2.4. Số lượng án chức vụ trong tổng số án được xét xét xử trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ 2011 đến 2015 61 Bảng 2.5. Các hình phạt chính được áp dụng đối với tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2015 62 Bảng 2.6. Các hình phạt bổ sung được áp dụng đối với tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2015 62
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Các tội phạm về chức vụ là các hành vi lệch chuẩn phát sinh từ những đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn nhất định, là biểu hiện tha hoá của một bộ phận các quan chức được giao các thẩm quyền nhất định về quản lý Nhà nước đối với những ngành, lĩnh vực, địa phương nhất định, ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của bộ máy nhà nước, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, xã hội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những người phạm tội này cần phải bị áp dụng các loại, mức trách nhiệm hình sự thích đáng, như một sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước, một sự răn đe cần thiết để có thể ngăn chặn, khắc phục và giảm thiểu đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra, đồng thời làm trong sạch bộ máy nhà nước, lấy lại uy tín của nhà nước đối với xã hội. Trong những năm vừa qua do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm về chức vụ nói riêng diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, trong năm 2015, mặc dù các tội phạm về tham nhũng có xu hướng giảm theo xu hướng của tình hình tội phạm (tổng thể), nhưng giá trị tài sản thiệt hại, thất thoát gây ra cho Nhà nước, cho xã hội lại có xu hướng tăng. Điều này một phần xuất phát từ hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ chưa cao, “một bộ phận” cán bộ, công chức bị tha hóa, biến chất có xu hướng lan rộng, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn. Mặt khác, từ phương diện pháp lý, thực trạng trên còn có phần do pháp luật hình sự hiện hành còn tồn tại những hạn chế nhất định trong các quy định đối với một số tội phạm về chức
  • 10. 2 vụ, dẫn đến sự chưa thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật. Quy định về trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm này còn nhiều bất cập. Mức hình phạt chưa thật sự nghiêm khắc và nhân văn, chưa đủ sức răn đe; hình phạt tiền, biện pháp tịch thu tài sản… còn hạn chế dẫn tới khó thi hành, khó thu hồi cho ngân sách Nhà nước, còn tồn tại nhiều bất cập về kỹ thuật lập pháp dẫn tới việc chưa phân hóa hợp lý trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp phạm tội. Quá trình áp dụng các quy định về trách nhiệm hình sự cũng thể hiện những nhận thức chưa đúng về miễn trách nhiệm hình sự, về áp dụng án treo… dẫn tới bức xúc trong dư luận xã hội. Những vấn đề trên đòi hỏi khoa học pháp lý hình sự phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện lý luận, từ đó đưa ra các cơ sở khoa học để cơ quan lập pháp tội phạm hóa kịp thời, hợp lý các vi phạm pháp luật của người có chức vụ và thiết kế các dạng, mức trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong sự so sánh với cả nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện lý luận và lập pháp hình sự. Do đó, học viên lựa chọn vấn đề: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ mặc dù không phải là vấn đề mới, nhưng vẫn mang tính thời sự và ít nhiều được nghiên cứu trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Dưới góc độ các công trình nghiên cứu như luận án, luận văn, sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí đã được công bố mà học viên tiếp cận được thì có thể đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
  • 11. 3 Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hình sự đối với một số nhóm tội, tội phạm cụ thể trong BLHS, điển hình là: Luận án tiến sĩ luật học "Chế định trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam" của Phạm Mạnh Hùng (2004) đã đưa ra khái niệm trách nhiệm hình sự, mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm hình sự; cơ sở của trách nhiệm hình sự...; luận án tiến sĩ luật học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam" của Trịnh Tiến Việt (2008) nghiên cứu những vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm hình sự; các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng... Luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu" của Nguyễn Ngọc Chí (2000), luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về ma túy" của Phạm Minh Tuyên (2006), luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong luật hình sự Việt Nam" của Nguyễn Văn Nam (2008), luận án tiến sĩ luật học "Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường" của Dương Thanh An (2011)…: các luận án này đã đưa ra khái niệm, đặc điểm chính sách và cơ sở trách nhiệm hình sự, các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các nhóm tội phạm tương ứng. Thứ hai, các công trình nghiên cứu tội phạm về chức vụ nói chung và một số tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm này nói riêng, bao gồm: (i) Các luận án, luận văn: Luận án tiến sĩ luật học “Các Tội phạm về tham nhũng trong Luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn Đạt (2012); Luận văn thạc sĩ luật học “Tội tham ô tài sản trong bộ luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Quang Sơn (2007);
  • 12. 4 (ii) Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ từ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành đến thực tiễn áp dụng” của Nguyễn Ngọc Tính (Tạp chí Nghề Luật, số 1/2016, tr. 31-37); “Một số ý kiến góp ý đối với phần các tội phạm về chức vụ trong Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)” của Hoàng Đình Thanh (Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2015, tr. 55 – 60); “Một số ý kiến đóng góp về chương XXIII các tội phạm về chức vụ trong dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi)” của Trương Thế Nguyễn, Tạp chí Thanh tra, số 9/2015, tr. 35-36); “Góp phần hoàn thiện một số quy định đối với các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự năm 1999” của Nguyễn Ngọc Tính (Tạp chí Kiểm sát, số 22/2015, tr. 23-29, 42); “Các tội đưa và nhận hối lộ của Luật hình sự Hoa Kỳ trong sự so sánh với Luật hình sự Việt Nam” của Trần Hữu Tráng, (Tạp chí Luật học, số 12/2010, tr.51-60)… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ được các vấn đề về cấu thành tội phạm các tội phạm về chức vụ, khát quát được một số nét lịch sử lập pháp và thực tiễn áp dụng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, các công trình này chưa làm nổi bật được các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, với tư cách là hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với người có hành vi phạm tội thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ… từ đó, chưa đánh giá các quy định của BLHS năm 1999 về vấn đề này, phát hiện tồn tại, bất cập, qua đó kiến giải hoàn thiện pháp luật và các vấn đề hữu quan trong thực tiễn áp dụng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cho việc tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm áp
  • 13. 5 dụng quy định của BLHS Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Làm rõ khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ; 2) Phân tích cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ; 3) Hệ thống hóa lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay và rút ra những so sánh, đánh giá; 4) Nghiên cứu quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội về chức vụ trong BLHS một số nước ASEAN và rút ra những nhận xét, kinh nghiệm lập pháp đối với Việt Nam; 5) Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử và thực tiễn áp dụng quy định về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ (2011 – 2015) trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh Phú Thọ, để trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản; 6) Đề xuất tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định của BLHS Việt Nam năm 2015 đối với các tội phạm về chức vụ và trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, cũng như các giải pháp bảo đảm áp dụng hiệu quả các quy định tương ứng đó. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ.
  • 14. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, đặc biệt qua thực tiễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 5 năm từ 2011-2015. Luận văn cũng tìm hiểu, so sánh pháp luật nước ngoài nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi một số nước ASEAN để so sánh, tìm ra những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa pháp luật nước ta và các trong khu vực, từ đó, đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ. 5. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lê nin, trên cơ sở đó, sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê xã hội học nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp so sánh, đối chiếu với các quy định về vấn đề tương tự trong pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới cũng được sử dụng, từ đó phân tích, tổng hợp và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện những quy định của BLHS đối vấn để trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ. 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp nhất định về lý luận và thực tiễn qua một số điểm mới sau: - Nêu và phân tích khái niệm, đặc điểm, cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ; - Khái quát quá trình phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ và so sánh với các tội phạm về chức vụ tại một số quốc gia trong khu vực.
  • 15. 7 - Phân tích những bất cập còn tồn tại trong BLHS năm 1999, năm 2015 và các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội về chức vụ. - Phân tích các vấn đề thực tiễn liên quan đến áp dụng trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như bảo đảm cho việc áp dụng trách nhiệm hình sự các tội phạm về chức vụ. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ; Chương 2: Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng; Chương 3: Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ và một số giải pháp bảo đảm áp dụng.
  • 16. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm hình sự Trong khoa học xã hội, thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu là nghĩa vụ tất yếu phải hoàn thành hoặc việc gánh chịu hậu quả của hành vi gây ra hay vì một nguyên nhân nào đó. Cụ thể, theo Từ điển tiếng Việt, “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất trách nhiệm là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả” hay còn được hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của một người trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước. Nghĩa thứ hai, trách nhiệm là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả” hay có thể hiểu trách nhiệm là hậu quả bất lợi mà một người phải gánh chịu trước người khác, trước xã hội hoặc Nhà nước do đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bổn phận nào đó [15, tr.102]. Trách nhiệm pháp lý, trong đó có trách nhiệm hình sự, được dùng theo nghĩa thứ hai. Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở phần chế tài trong các quy định pháp luật và bao gồm bốn loại: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm kỷ luật nhà nước. Trong đó, trách nhiệm hình sự là hình thức trách nhiệm mà ở đó người phạm tội sẽ phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi với mức độ nghiêm khắc nhất là hình phạt. Dưới góc
  • 17. 9 độ khoa học pháp lý, khái niệm trách nhiệm hình sự được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới một số góc độ sau: Theo GS.TSKH. Đào Trí Úc: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước [45, tr.41]. Theo GS. TS. Đỗ Ngọc Quang: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện [22, tr.14]. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS. Lê Thị Sơn có quan điểm: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu sự kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích [29, tr.126]. GS.TSKH. Lê Cảm cho rằng: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định [5, tr. 122]. TS. Trịnh Tiến Việt có quan điểm: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do BLHS quy định đối với người phạm tội [49, tr.224].
  • 18. 10 Như vậy, về bản chất, các quan điểm nói trên đều thống nhất khẳng định: (i) Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý; (ii) Trách nhiệm hình sự gắn liền với việc thực hiện hành vi phạm tội và (iii) Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước. Bên cạnh đó, để hiểu đúng thuật ngữ trách nhiệm hình sự, từ đó làm cơ sở cho việc nhận thức đúng về trách nhiệm hình sự đối với một nhóm tội cụ thể, trong đó có trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, cần phân biệt khái niệm này với khái niệm nghĩa vụ pháp lý hình sự. Về bản chất, nghĩa vụ pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hình sự là khác nhau. Khi đề cập đến nghĩa vụ pháp lý của một người là đề cập đến khả năng người đó có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý, còn khi nói đến trách nhiệm pháp lý hình sự của một người chính là nói đến việc buộc phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của người đó. Trách nhiệm hình sự, với tính cách là một dạng của trách nhiệm pháp lý, không phải là nghĩa vụ mà một người có thể phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi do việc người đó thực hiện tội phạm mà chính là việc phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi của người phạm tội trước Nhà nước trong tình trạng bị cưỡng chế do việc người đó đã thực hiện tội phạm. Thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm là thời điểm bắt đầu phát sinh mối quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước và người phạm tội. Từ khi đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự. Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các biện pháp cưỡng chế, chịu trách nhiệm hình sự do Nhà nước áp dụng. Nhưng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội sẽ không được thực hiện trên thực tế nếu tội phạm không bị phát hiện, tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự. Người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm
  • 19. 11 hình sự và có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Giống với người phải chịu trách nhiệm hình sự, người được miễn trách nhiệm hình sự là người đã thực hiện tội phạm, nghĩa là đã thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm được luật hình sự quy định. Từ thời điểm thực hiện tội phạm, người phạm tội có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm hình sự, nhưng vì có những căn cứ để được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự, người đó lại được miễn trách nhiệm hình sự. Đối với người được miễn trách nhiệm hình sự, nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi đã không trở thành hậu quả bất lợi thực tế mà người đó phải chịu. Như vậy, trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nhưng không có nghĩa người phạm tội nào cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong nhiều trường hợp, theo quy định của pháp luật hình sự, người phạm tội không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do vậy, không thể đồng nhất nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hình sự mà một người phải chịu trên thực tế do việc thực hiện tội phạm. Mặt khác, trong các loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm pháp lý mà ở đó người phạm tội phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi, nghiêm khắc nhất, khi so sánh với các loại trách nhiệm pháp lý khác, bao gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm kỷ luật nhà nước, thì giữa chúng có những điểm giống và khác nhau. Cụ thể: Trách nhiệm hình sự giống với các dạng trách nhiệm pháp lý khác ở chỗ chúng đều là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi vi phạm một hoặc nhiều quy định của ngành luật tương ứng; được xác định bằng một trình tự nhất định do ngành luật tương ứng quy định; được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trong một văn bản của cơ quan tương ứng có thẩm quyền nhân danh nhà nước; chỉ do nhà nước mà đại diện là cơ quan (người) tương ứng có thẩm quyền áp dụng đối với người bị coi là có lỗi và có
  • 20. 12 năng lực chịu trách nhiệm pháp lý được quy định trong ngành luật tương ứng; có các mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm cũng như các tình tiết cụ thể của vụ việc và nhân thân người vi phạm. Sự khác nhau của trách nhiệm hình sự với các dạng trách nhiệm pháp lý khác: Thứ nhất, về cơ sở phát sinh: trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi có việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm; trong khi đó, các dạng trách nhiệm pháp lý khác phát sinh khi có việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm đến một hoặc nhiều quy định của ngành luật tương ứng. Thứ hai, về hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý tương ứng: đối với trách nhiệm hình sự, chủ thể của hành vi vi phạm bị xử lý bằng chế tài pháp lý hình sự khác nhau và còn phải mang án tích trong một thời gian nhất định (nếu bị áp dụng hình phạt); ở các dạng trách nhiệm pháp lý khác, chủ thể của hành vi vi phạm bị xử lý bằng một hoặc nhiều chế tài pháp lý khác nhau do ngành luật tương ứng quy định và một số hạn chế nhất định về quyền. Thứ ba, mức độ nghiêm khắc của dạng trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hình sự là nghiêm khắc nhất so với tất cả các dạng trách nhiệm pháp lý khác vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm bao giờ cũng cao hơn cả; các dạng pháp lý khác thông thường ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự vì tính nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật phi hình sự bao giờ cũng nhỏ hơn so với tội phạm. Thứ tư, về chủ thể có thẩm quyền áp dụng: chỉ có Nhà nước mà đại diện là cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể; các dạng trách nhiệm pháp lý khác do nhà nước mà đại diện là cơ quan có thẩm quyền được quy định trong từng ngành luật tương ứng. Thứ năm, về đối tượng bị áp dụng dạng trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm hình sự chủ yếu áp dụng đối với thể nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và có lỗi trong việc thực hiện tội phạm, pháp luật của một số quốc gia cũng quy định pháp nhân là đối
  • 21. 13 tượng bị áp dụng trách nhiệm hình sự nhưng chỉ với một số loại tội danh nhất định; với các dạng trách nhiệm pháp lý khác thì ngoài thể nhân còn có thể là pháp nhân, có năng lực và có lỗi trong việc thực hiện hành vi vi phạm luật. Thứ sáu, về trình tự xác định và văn bản mà trong đó thực hiện dạng trách nhiệm pháp lý tương ứng: quá trình áp dụng trách nhiệm hình sự được xác định theo các thủ tục luật định của Bộ luật trách nhiệm hình sự và chủ yếu trong các bản án kết tội áp dụng hình phạt; các dạng trách nhiệm pháp lý khác được xác định tùy theo các quy định của ngành luật tương ứng và phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể là văn bản của cơ quan (người) có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của từng ngành luật phi hình sự. Từ việc làm rõ một số vấn đề lý luận nêu trên đó có thể hiểu “Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, mà người phạm tội phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi trước Nhà nước, do người đó thực hiện tội phạm, được thể hiện bằng việc các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định”. 1.1.2. Khái niệm tội phạm về chức vụ và trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về chức vụ Nói một cách khái quát thì các tội phạm về chức vụ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Các tội phạm về chức vụ trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cũng có thể xâm hại đến quan hệ sở hữu Nhà nước và xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân. Trong đó, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn
  • 22. 14 của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra - chính là những quy định của pháp luật hoặc quy chế, điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không được làm thì lại làm. Trong nhóm tội phạm về chức vụ, những hành vi do người có chức vụ (là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác có hưởng lương hoặc không hưởng lương) được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và cần nghiêm trị bằng những hình thức và mức độ trách nhiệm hình sự thích đáng. Cũng giống như các tội phạm khác, người thực hiện các hành vi phạm tội thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ cũng phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi đó là bị áp dụng các hình thức của trách nhiệm hình sự như hình phạt, biện pháp tư pháp, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích… tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, cũng như khi có những căn cứ luật định. Từ các phân tích tội phạm về chức vụ và khái niệm trách nhiệm hình sự như trên, chúng tôi đưa ra khái niệm trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ như sau: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước, do việc người đó thực hiện tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, được thể hiện bằng việc các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định”. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được thể hiện trong sự tác động mang tính cưỡng chế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm hình sự nhất định theo quy định của
  • 23. 15 BLHS. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được quy định trong BLHS là căn cứ pháp lý quan trọng để áp dụng trong xử lý các tội phạm về chức vụ, với các ý nghĩa như sau: Thứ nhất, tạo cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, thực hiện nguyên tắc "chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Thứ hai, bảo đảm pháp chế và xử lý thống nhất, công minh nghiêm minh, đúng pháp luật các tội phạm về chức vụ. Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc công bằng, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không thoát khỏi trách nhiệm và sự tương xứng của trách nhiệm đối với hành vi phạm tội, dù người thực hiện hành vi phạm tội có quyền cao, chức trọng đến đâu, thành tích, cống hiến trước đó to lớn đến đâu. Thứ tư, răn đe những người có chức vụ có ý định phạm tội, những người có chức vụ “chưa bị lộ” trong việc từ bỏ ý định phạm tội, cổ vũ, động viên nhân dân tin tưởng vào sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật để tố giác tham nhũng, đấu tranh phòng chống tội phạm về chức vụ. 1.1.3. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ Là một dạng của trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm hình sự nói riêng, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ có những đặc điểm chung của trách nhiệm hình sự. Cũng như trách nhiệm hình sự tương ứng đối với các loại tội phạm khác, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ mang đặc điểm của cái riêng trong cái chung như sau: 1.1.3.1. Đặc điểm chung Thứ nhất, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm về chức vụ. Một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, khi đó trách nhiệm hình sự sẽ phát sinh đối với họ qua tiến trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
  • 24. 16 coi là tội phạm, thì đồng thời trách nhiệm hình sự được đặt ra để giải quyết hậu quả của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, có thể đưa đến hậu quả bất lợi và nghiêm trọng - khi hình phạt được áp dụng đối với họ, có thể họ bị hạn chế hoặc tước bỏ quyền, lợi ích, thậm chí có thể bị tước bỏ cả tính mạng. Thứ hai, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ luôn luôn được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật hình sự giữa hai bên với tính chất là hai chủ thể có các quyền và nghĩa vụ nhất định - một bên là Nhà nước, còn bên kia là người phạm tội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử và buộc người phạm tội phải chịu hình phạt nhất định tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Thứ ba, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được xác định bằng một trình tự đặc biệt bởi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền, việc thực hiện trình tự đó phải do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Khi một công dân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì chỉ có một số cơ quan được pháp luật quy định rõ ràng với các chức năng và nhiệm vụ của mình mới có quyền tiến hành những thủ tục nhất định để áp dụng trách nhiệm hình sự. Cụ thể các cơ quan này được Bộ luật tố tụng quy định rất cụ thể - Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Bản thân các cơ quan này cũng không phải là có "siêu quyền", mà phụ thuộc vào từng giai đoạn giải quyết vụ án hình sự có những quyền tương ứng, bản thân các cơ quan này cũng có sự phụ thuộc, kiểm chế, giám sát nhau. Thứ tư, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được thể hiện chủ yếu trong bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định. Đặc điểm này của trách nhiệm hình sự đã được Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự khẳng định: không ai bị coi
  • 25. 17 là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 1.1.3.2. Đặc điểm riêng Đối với tội phạm về chức vụ, trách nhiệm hình sự có các đặc điểm riêng khá rõ nét sau đây: Thứ nhất, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ thường thể hiện chính sách hình sự nghiêm trị, kiên quyết đấu tranh với loại tội phạm làm tha hóa, mục rỗng bộ máy Nhà nước. Trong số các loại hình phạt, hình phạt phổ biến nhất là hình phạt tù có thời hạn - hình phạt tước quyền tự do của người phạm tội, buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, cá biệt có tội phạm phải áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình. Đây là những điểm chung về trách nhiệm hình sự đối với tội phạm về chức vụ trong pháp luật Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Thứ hai, việc phân hóa các loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt có sự phân biệt giữa các tội phạm tham nhũng với các tội phạm về chức vụ khác. Cụ thể: - Đối với các tội phạm về tham nhũng, một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như tội Tham ô tài sản, tội Nhận hối lộ hình phạt chính được quy định là tù có thời hạn, tù chung thân, thậm chí tử hình. Trong BLHS năm 1999, hình phạt tù có thời hạn ở khung cơ bản có mức khởi điểm thường tối thiểu là một năm, khung tăng nặng có mức tối đa là hai mươi năm. Hình phạt chính nhẹ nhất được áp dụng là cải tạo không giam giữ. Hình phạt trong khung cơ bản thường không thiết kế theo phương thức lựa chọn giữa hình phạt nhẹ hơn (như cải tạo không giam giữ) và tù có thời hạn, mà thường thiết kế theo phương thức bắt buộc (tù có thời hạn). - Đối với các tội phạm về chức vụ khác, không cần thiết áp dụng các loại hình phạt chính đặc biệt nghiêm khắc như tù chung thân, tử hình. Hình
  • 26. 18 phạt tù có thời hạn ở khung cơ bản có mức khởi điểm thường tối thiểu là 3 tháng, khung tăng nặng có mức tối đa là mười năm. Hình phạt chính nhẹ nhất được áp dụng là cảnh cáo. Các hình phạt trong khung cơ bản thường thiết kế theo phương thức lựa chọn giữa hình phạt nhẹ hơn (như cảnh cáo, cải tạo không giam giữ) và tù có thời hạn, ít thiết kế theo phương thức bắt buộc (tù có thời hạn). Thứ ba, đối với những tội phạm về chức vụ, hình phạt tiền được áp dụng tương đối phổ biến với tính chất là phạt bổ sung. Phạt tiền là hình phạt có tính chất trừng phạt về kinh tế, nhằm vào kinh tế của người phạm tội, khi bị Tòa án tuyên phạt hình phạt tiền, người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước. Hình phạt tiền được áp dụng tương đối phổ biến, bởi lẽ, lợi ích vật chất là loại lợi ích cơ bản mà người phạm tội hướng tới, điển hình là các tội phạm như tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản… Ngoài việc trừng trị bằng cách tước đi quyền tự do, phạt tiền người phạm tội còn là “đánh vào” lợi ích vật chất, động cơ phạm tội, qua đó cũng đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước và còn có tác dụng cảnh báo, răn đe đối với những người khác. Hình phạt bổ sung tịch thu tài sản cũng được đặt ra với ý nghĩa như trên, tài sản của người phạm tội nếu một phần hoặc toàn bộ là do tham ô – “đục khoét, ăn cắp” của nhân dân, của tổ chức mà có, do chức vụ, quyền hạn mà có. Vì vậy, Tòa án có thể tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước khi tội phạm về chức vụ mà họ thực hiện là tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Hình phạt bổ sung khác là cấm đảm nhiệm chức vụ cũng cần được áp dụng phổ biến và phù hợp với người phạm tội như một biện pháp phòng ngừa, hạn chế những điều kiện phạm tội sau khi thi hành xong hình phạt chính hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
  • 27. 19 Thứ tư, về miễn trách nhiệm hình sự: - Trong một số trường hợp, miễn trách nhiệm hình sự thường được áp dụng khi người phạm tội tự thú trước khi bị phát giác, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể là đối với người đưa hối lộ đã chủ đông khai báo trước khi bị phát giác, quy định này nhằm động viên họ khai báo, giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra và xử lý loại tội phạm thường có khả năng “ẩn” rất cao này trong thực tiễn. - Trong một số trường hợp, miễn trách nhiệm hình sự thường được áp dụng từ các căn cứ sau: do người phạm tội là người có chức vụ, để có được chức vụ tại thời điểm phạm tội, họ thường có nhiều công trạng hoặc cống hiến nhất định, được nhà nước và xã hội thừa nhận, ghi nhận qua các bằng khen, giấy khen và bản thân việc bổ nhiệm họ cũng là một hình thức thừa nhận, ghi nhận cống hiến của họ; do người phạm tội là người có chức vụ nên họ cũng thường ở độ tuổi trung niên hoặc cao niên, sức khỏe kém, lại có trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật, họ có thể chuẩn bị các luận cứ, chứng cứ chứng minh bản thân có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội… Vì vậy, thực tiễn nhiều trường hợp đã miễn trách nhiệm hình sự ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, thậm chí bị lạm dụng, bị hiểu sai để không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can mà chuyển sang xử lý bằng biện pháp khác. Thứ năm, trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ chỉ mang tính chất cá nhân (thể nhân). Hiện nay, BLHS năm 2015 mặc dù đã chính thức ghi nhận và quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại, tuy nhiên, phạm vi các tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về 31 tội phạm cụ thể chủ yếu thuộc về
  • 28. 20 các chương tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, về môi trường và một số tội phạm khác mà chưa bao gồm các tội phạm về chức vụ. 1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ Cơ sở của trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề phức tạp, quan trọng trong luật hình sự và liên quan mật thiết đến nội dung trách nhiệm hình sự, bởi lẽ, cơ sở của trách nhiệm hình sự chính là các căn cứ pháp lý để từ đó, các cơ có thẩm quyền tiến hành tố tụng đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội - người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm. Theo luật hình sự Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, chỉ người nào phạm tội được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 BLHS). Quy định này đặt ra 2 vấn đề: Thứ nhất, là chỉ người nào phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai là tội phạm đó phải được BLHS quy định. Cơ sở của TNHS đối với các tội xâm phạm về chức vụ là cấu thành tội phạm của những tội phạm này được ghi nhận trong BLHS. Tội phạm – hành vi mà một người thực hiện thỏa mãn các điều kiện do BLHS quy định về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của chủ thể thực hiện hành vi, lỗi của người thực hiện hành vi... làm phát sinh trách nhiệm hình sự. Các điều kiện này chính là các dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi tội phạm được quy định trong BLHS được khoa học luật hình sự gọi là dấu hiệu cấu thành tội phạm. Bởi vì, trước hết đó là những dấu hiệu mà BLHS quy định, hai là cần phải có đủ những dấu hiệu đó, thì hành vi mới bị coi là tội phạm, và ba là chỉ cần có đủ những dấu hiệu đó, thì hành vi đó mới coi là tội phạm. Như vậy, suy cho cùng, thì cơ sở trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm. Đặc trưng cơ bản của tội phạm cho phép phân định nó với các vi phạm pháp luật khác là tính chất nguy hiểm cho xã hội của nó. Tính nguy hiểm cho xã hội được xác định, trước hết bởi thiệt
  • 29. 21 hại mà hành vi tội phạm gây ra hoặc có khả năng gây ra cho các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ. Nói cách khác, khách thể của tội phạm – các quan hệ xã hội - với giá trị và tầm quan trọng của nó – là yếu tố không thể thiếu được của tội phạm. Các quan hệ xã hội khách thể của tội phạm, chỉ có thể bị xâm hại thông qua hành vi cụ thể, bằng hành động hoặc không hành động, nhưng nhất thiết phải là sự biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan. Hơn nữa, thiệt hại do hành vi gây ra hoặc có khả năng gây ra những thông số biểu hiện hậu quả đã gây ra hoặc có khả năng xảy ra. Bởi vậy, cũng không thể có tội phạm nếu không có hành vi và không có hậu quả - những dấu hiệu thuộc về phương diện khách quan của tội phạm. Một hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi nó không phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội, khi nó đi ngược lợi ích Nhà nước và xã hội. Còn những hành vi phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội, thì ngay cả khi chúng gây ra những thiệt hại nhất định nào đó, về khách quan, các quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ, thì cũng không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội (theo quan hệ của giai cấp thống trị). Chẳng hạn, những hành vi được thực hiện trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết v v chỉ có thể nói đến tính chát nguy hiểm cho xã hội khi hành vi đó có lỗi, lỗi là phương diện chủ quan của tội phạm. Do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi nào nếu không xác định được yếu tố có lỗi. Cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ được thể hiện dưới các phương diện sau: (i) Cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ - đó là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm cụ thể xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Hành vi xâm phạm đến cơ quan, tổ chức rất đa dạng và phong phú, nhưng các tội phạm về chức vụ chỉ xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của
  • 30. 22 các cơ quan, tổ chức và cũng chỉ xâm phạm đến một số lĩnh vực chứ không phải xâm phạm hết tất cả các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra. (ii) Cơ sở hình thức của trách nhiệm hình đối với các tội phạm về chức vụ là căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do BLHS quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải dựa vào đó để truy cứu trách nhiệm hình sự người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến khách thể bảo vệ của các tội phạm về chức vụ. (iii) cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ là những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể thuộc các tội phạm chức cụ được BLHS quy định. Khoa học luật hình sự xác định các yếu tố cấu thành tội phạm từ bốn bộ phận: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm. Cấu thành tội phạm về chức vụ được xem xét từ bốn bộ phận đó như sau: a. Về khách thể các tội phạm Khách thể của tội phạm luôn mang tính giai cấp và là một phạm trù lịch sử, phản ánh nội dung chính trị - xã hội của tội phạm ở từng thời kỳ. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước bao giờ cũng thiết lập một hệ thống các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của mình để bảo vệ bằng pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự. Khách thể của tội phạm là yếu tố không tách rời của tội phạm, tội phạm bao giờ cũng xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội được Nhà nước xác định bảo vệ bằng luật hình sự, đồng thời còn là một căn cứ phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm. Khách thể của tội phạm có ý nghĩa là một trong các yếu tố bắt buộc và không thể thiếu trong cấu thành tội phạm.
  • 31. 23 Khách thể (loại) của các tội phạm về chức vụ là những quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động và tổ chức xã hội là hoạt động đúng theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra. Có thể nói, những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do các tội phạm về chức vụ gây ra, chính là những quy định của pháp luật hoặc của điều lệ buộc phải làm mà không làm, cấm không được làm thì lại làm. Những quy định cụ thể này được thể hiện trong từng hành vi phạm tội cụ thể trong từng tội phạm về chức vụ trong chương này. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, kể cả khu vực ngoài Nhà nước gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích của công dân. Ngoài ra, để bảo đảm sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, pháp luật hình sự từng bước ghi nhận các tội phạm về chức vụ trong lĩnh vực dân doanh với chính sách hình sự thể hiện trong BLHS năm 2015 là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô, nhận hối lộ, thì bị xử lý như với người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức của nhà nước thực hiện hành vi này. Như vậy, hành vi khách quan không thay đổi nhưng có sự mở rộng phạm vi chủ thể và khách thể, đó là sự xâm hại hoạt động đúng đắn của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
  • 32. 24 b. Về mặt khách quan của các tội phạm Tội phạm là hành vi nguy hiểm của con người, là thể thống nhất giữa những diễn biến tâm lý bên trong của con người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và những biểu hiện diễn ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan. Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, các dấu hiệu khác như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội... Tổng thể các biểu hiện đó tạo thành mặt khách quan của tội phạm. Hành vi là dấu hiệu bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm, "hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản nhất", trong khi đó, các dấu hiệu khác chỉ được quy định trong những cấu thành tội phạm nhất định mà thôi. Về hành vi khách quan, hành vi khách quan của các tội phạm về chức vụ rất đa dạng, nhưng được đặc trưng bằng hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lý trong mặt khách quan của một số tội phạm như tội tham ô tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Đối với những tội phạm này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc. c. Về mặt chủ quan của các tội phạm Luật hình sự Việt Nam cũng như đa số các nước trên thế giới không chấp nhận việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người mà chỉ căn cứ vào yếu tố khách quan - tức là chỉ dựa vào hành vi trên thực tế có gây thiệt hại
  • 33. 25 hay không, mức độ gây thiệt hại như thế nào, mà không xem xét đến thái độ chủ quan của chủ thể khi thực hiện hành vi đó. Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội và được thể hiện bởi các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Trong đó lỗi là yếu tố quan trọng nhất. Đối với các tội phạm về chức vụ, đa số các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Tuy nhiên, với một số tội phạm vẫn được thực hiện với lỗi vô ý như: tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác. Động cơ phạm tội ở đa số các tội về chức vụ không là dấu hiệu pháp lý bắt buộc. Động cơ tư lợi hoặc động cơ cá nhân khác là dấu hiệu pháp lý bắt buộc ở những tội phạm sau: tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, tội lạm quyền trong thi hành công vụ; tội giả mạo trong công tác. d. Chủ thể của các tội phạm Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi của con người có tính nguy hiểm cho xã hội, chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do BLHS quy định. Đối với các tội phạm về chức vụ, chủ thể của các tội phạm về chức vụ thường là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ. Chủ thể của những tội phạm này ngoài 02 dấu hiệu thông thường là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, thì bắt buộc phải có thêm dấu hiệu chức vụ. Chủ thể đặc biệt là dấu hiệu bắt buộc trong nhóm tội phạm về tham nhũng trong số các tội phạm về chức vụ, đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,
  • 34. 26 được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ. Người do bổ nhiệm, do bầu cử có thể được coi họ là cán bộ, công chức, những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, những người này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định. Những người này cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thực hiện một số hành vi phạm tội nhất định. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, pháp luật hình sự Việt Nam gần đây đã ghi nhận các tội phạm về chức vụ trong lĩnh vực tư. Ví dụ, chủ thể của tội tham ô tài sản có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Chức vụ, quyền hạn của họ do được bầu, được bổ nhiệm, được hợp đồng giữ chức vụ, quyền hạn trong các loại hình doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ… Người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể trở thành chủ thể của các tội phạm về chức vụ khi hành vi phạm tội của hộ được thực hiện trong khi thi hành công vụ, nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi thi hành công vụ thì không thuộc trường hợp phạm tội về chức vụ. Tuy nhiên, điều khẳng định này không bao gồm các trường hợp phạm tội có đồng phạm (nhiều người tham gia), trong đó có người không thực hiện hành vi phạm tội trong phạm vi thi hành công vụ, nhưng trong một vụ án cụ thể, tội phạm mà họ thực hiện phải có người thực hiện hành vi phạm tội trong khi thi hành công vụ. Mặc dù các tội phạm về chức vụ là do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhưng không vì thế mà cho rằng trong một vụ án cụ thể chỉ có những người có chức vụ thực hiện tội phạm mà không có những người khác. Những người có chức vụ nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, nếu là vụ án có đồng phạm thì họ phải là người thực hành, còn
  • 35. 27 những người khác không có chức vụ có thể là người tổ chức, người xúi dục hoặc người giúp sức. 1.3. Khái quát quá trình phát triển các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm chức vụ Lịch sử loài người đã chứng minh rằng tội phạm về chức vụ, đặc biệt các tội phạm tham nhũng là mặt trái của quyền lực nhưng song hành với quyền lực. Chế độ tư hữu, giai cấp và Nhà nước đã tạo ra quyền lực với các loại chức tước, đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi... Quyền lực đó không được giám sát chặt chẽ sẽ xảy ra hiện tượng độc quyền, cửa quyền, lạm quyền… là nguồn gốc của tham nhũng và các tội phạm về chức vụ khác. Loại tội phạm này là một loại bệnh mãn tính của bộ máy nhà nước, qua các kiểu Nhà nước trong lịch sử nhân loại. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó và đã có một lịch sử lập pháp lâu dài ghi dấu những nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng và các tội phạm về chức vụ khác như được ghi nhận dưới đây. 1.3.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tá m năm1945 Ở nước ta, ngay từ trong xã hội phong kiến, việc đấu tranh phòng, chống các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội đã được đặt ra như một yêu cầu tất yếu để bảo vệ chế độ và bộ máy nhà nước phong kiến đương thời. Các đạo luật quan trọng trong lịch sử như: Bộ luật Hình thư (Nhà Lý), Bộ Quốc triều Hình luật (Nhà Trần), Bộ Quốc triều Hình luật (Nhà Lê), Bộ luật Gia Long (Nhà Nguyễn) ít nhiều đều đã ghi nhận và trừng trị những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội của những người có chức vụ, quyền hạn trong xã hội thời bấy giờ. Nổi bật trong đó là Bộ Quốc triều Hình luật đã đặt ra các quy định trừng trị nhiều hành vi phạm tội tham nhũng, tội phạm liên quan đến chức vụ như: nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm trung gian hối lộ, lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản... Hành vi nhận hối lộ được Quốc triều Hình luật quy định chung tại Điều 138 - quan lại ăn hối lộ với khung hình phạt nghiêm khắc:
  • 36. 28 Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức; từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém. Những bậc công thần, quý thần cùng những người có tài dự vào hạng bát nghị mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì phạt tiền 50 quan; từ 10 đến 19 quan thì phạt tiền 60 quan đến 100 quan, từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào kho [47, tr.45]. Bên cạnh quy định chung này, Bộ luật còn có quy định về các hành vi nhận hối lộ trong lĩnh vực cụ thể như: Điều 170 về nhận hối lộ trong việc tuyển đinh, tráng vào quân đội; Điều 197 về nhận hối lộ trong khi mật tra của quan Liêm phóng; Điều 229 về nhận hối lộ để không tâu với quan trên về hành vi khinh nhờn... Như vậy, có thể khẳng định rằng, những quy định này khá chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, xác định ra các mức khung hình phạt rạch ròi, từ thấp đến cao, tương ứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn ẩn chứa tính bất bình đẳng khi ít nhiều nương nhẹ cho tầng lớp quý tộc, hoàng thân, quốc thích phạm tội bằng việc đặc cách cho áp dụng hình phạt tiền hoặc hình phạt nhẹ hơn quy định. Đồng thời với trừng phạt hành vi nhận hối lộ, Quốc triều Hình luật cũng có những quy định tiến bộ về xử lý cả hành vi đưa hối lộ, trung gian, môi giới hối lộ. Điều 137 quy định: Những kẻ đến cầu cạnh với quan chủ ty việc trái pháp luật và kẻ vì người khác mà đến cầu cạnh thay, đều xử tội biếm hay phạt; quan chủ ty nghe theo thì phải ghép vào tội làm trái pháp luật, việc chưa thi hành thì xử tội biếm hay phạt. Việc làm trái pháp luật ấy thuộc về tội nặng thì quan chủ ty phải ghép tội ăn tiền mà xóa tội hay gán tội cho người ta trái sự thực; kẻ vì người mà đến cầu cạnh thì xử tội nhẹ hơn quan chủ ty ba bậc; tự mình có tội mà đến cầu cạnh thì xử tội nhẹ hơn quan chủ ty hai bậc [47, tr. 45].
  • 37. 29 Ngoài ra, Điều 140 quy định: Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ có trái lẽ thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ, vì muốn cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người nào không phải việc mình mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ hai bậc. Những người thuộc hạ mà xúc xiểm quan trên thì cũng xử tội như thế. Của hối lộ phải nộp vào kho... [47, tr.46]. Những quy định này đã đặt ra những giả định rất cụ thể, sát với tình huống trong đời sống thực tế (hối lộ, giúp hối lộ, nhận hối lộ, đưa hối lộ vì muốn giải oan, nhận hối lộ nhưng chưa thực hiện việc được yêu cầu…); cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc tương ứng với từng loại chủ thể và tính chất của hành vi (người đưa hối lộ, người trung gian, người nhận hối lộ); thể hiện tinh thần nhân đạo với những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hợp lý, hợp tình. Ngoài hành vi nhận, đưa, trung gian đưa hối lộ, Quốc triều Hình luật còn quy định một số hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khác để trục lợi như: quan giám quản tự tiện dùng dân đinh làm việc riêng cho mình (Điều 166); quan thu thuế giấu bớt thuế đã thu hoặc thu thêm thuế để làm của riêng (Điều 206);... Như vậy, có thể nói rằng những quy định của Quốc triều Hình luật về các tội phạm về tham nhũng, chức vụ là một điểm sáng trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Sau đó, Hoàng Việt luật lệ của triều Nguyễn mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc từ pháp luật phong kiến Trung Hoa nhưng cũng vẫn tiếp thu được một phần những tiến bộ đó trong quy định các tội phạm về tham nhũng, chức vụ. Luật này quy định về các hành vi nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ nhũng nhiễu nhân dân và đều bị xử lý nghiêm khắc. Chẳng hạn, Chương IX - Nhận hối lộ, Quyển XVII quy định chín điều luật để xử lý như: Điều 1 - Quan lại nhận tiền của; Điều 2 - Tọa tang chí tội; Điều 3 - Sau công việc mới nhận tiền; Điều 4 - Quan lại hứa
  • 38. 30 nhận tiền của; Điều 5 - Có công việc dùng tiền của cầu cạnh; Điều 6 - Làm quan lại sách nhiễu vay mượn tiền của của dân; Điều 7 - Cho người nhà sách nhiễu tiền của; Điều 8 - Nhận việc công bắt dân đóng góp và Điều 9 - Lưu giữ tang vật ăn trộm. Điều 1 quy định quan lại nhận tiền của nêu rõ: Phàm quan lại mà nhận của thì tính hết tang vật mà định tội. Quan thì bị truy thu bằng sắc và bị cấm không được dùng các danh hiệu quan chức hoặc phẩm hàm, lại thì bị bãi chức dịch, đều không được tiếp tục sử dụng... Theo lệ thì các quan viên phạm tội từ phạt 100 trượng đều bị bãi chức, không được tiếp tục sử dụng, riêng phạm tội nhận hối lội chỉ từ 1 lạng trở xuống, nếu uổng pháp phạt 70 trượng, nếu bất uổng pháp phạt 60 trượng, đều bị bãi chức… [32, tr.105]; Điều 4 quy định về quan lại hứa nhận tiền của nêu: Phàm quan lại đồng ý cho đem tiền của tới, tuy chưa tiếp nhận, nhưng nếu là trường hợp việc bị xử sai, chuẩn theo điều uổng pháp mà luận tội… [32, tr.106]; Điều 6 quy định về làm quan lại sách nhiễu, vay mượn tiền của dân nghiêm trị: Phạm quan lại cấu kết với đồng bọn cường hào sách nhiễu, vay mượn tiền của của dân sở tại thuộc mình cai quản, thì tính toàn bộ tang, chuẩn theo điều bất uổng pháp mà luận tội. Nếu là cưỡng mức thì chuẩn theo điều uổng pháp mà luận tội, tiền của trả lại cho chủ… [32, tr.107]. Điều 9 quy định trường hợp: Phàm quan tuần bố đã bắt được bọn trộm cướp kèm theo tang vật mà lưu giữ tang vật không đưa lên quan thì phạt 40 roi. Nếu bỏ túi tính tang thì lấy bất uổng pháp luận tội... [32, tr.108].
  • 39. 31 Thậm chí, ngay cả các quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng dân đinh, phu thợ làm việc riêng cũng bị xử lý. Điều 9 (Chương I - Hộ dịch, Quyển VI) quy định: Phàm các quan ty sai khiến dân sở tại làm việc riêng cho mình và quan giám công sai dân thợ làm việc riêng cho mình ở nơi xa ngoài 100 dặm hoặc sai khiến lâu ngày ở nhà mình, thì đối với quan ti cứ sai khiến 1 tên dân là bị xử đánh 40 roi, cứ 5 tên lại tăng thêm một mức, tội nặng nhất cũng chỉ đánh 80 trượng…. [47, tr.11] Tiếp đến, cả việc gây khó dễ ở cửa quan, bến đò cũng bị xử lý nghiêm khắc. Điều 3 (Chương III - Quan ải, Quyển XI) quy định: Người và thuyền bè qua lại nơi cửa quan, bến đò mà thủ bá không lập tức xét hỏi, kiểm tra rồi quan đi qua mà vô cớ gây cản trở, thì cứ chậm một ngày bị xử phạt 20 roi, thêm một ngày thì xử tăng một mức, tội chỉ tới mức 50 roi. Nếu nhận hối lộ thì chiếu theo lệ quan lại làm việc nhận hối lộ thì người hữu sự, luận tội uổng pháp, tính theo số tang vật mà xử tội.... [32, tr.45]. Đặc biệt, để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tham ô, Bộ luật còn quy định tại Ðiều 5 - Tậu ruộng đất, nhà cửa ở khu vực mình cai quản (Chương II - Ruộng đất, Quyển VI) nêu rõ: “Phàm quan lại đương chức không được mua tậu ruộng đất, nhà cửa ở khu vực mình cai quản. Nếu vi phạm, xử phạt 50 roi, bãi nhiệm, ruộng đất nhà cửa đem sung công”; [47, tr.32] Điều 7 - Vay mượn riêng tiền lương của công (Chương IV - Kho tàng, Quyển VIII) quy định: Phàm giám thủ, chủ thủ đem các loại tiền lương của Nhà nước mượn riêng hoặc chuyển cho người khác vay mượn, tuy có văn tự, đều bị tính theo tang vật mà xử vào tội giám thủ tự lấy trộm... Nếu đem đồ vật của mình thay thế đổi lấy đồ vật của Nhà nước thì cũng xử tội như thế. Đồ vật của riêng đó đem sung công...... [32, tr.63].
  • 40. 32 Tóm lại, trong xã hội phong kiến Việt Nam, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng và các tội phạm về chức vụ đã được các triều đình quan tâm sâu sắc. Mặc dù pháp luật phong kiến quy định về các tội phạm mà đối tượng là quan lại hoặc những người có chức sắc nhất định có thể còn chứa đựng sự bất công, phân biệt đẳng cấp: “Hình không đến bậc trượng phu, Lễ không đến thứ dân”, hoặc chịu ảnh hưởng chi phối của pháp luật Trung Hoa nhưng cơ bản đã đạt được các thành tựu nhất định trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mà những điểm tiến bộ của chúng có thể kế thừa để hoàn thiện pháp luật (hình sự) Việt Nam hiện đại. 1.3.2. Giai đoạn từ Cá ch mạng Thá ng Tá m năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Nhận thức rõ muốn xây dựng được chính quyền trong sạch, vững mạnh và củng cố nền độc lập vừa giành được thì phải chú trọng việc ngăn chặn tệ nạn tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã sớm ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định và trừng phạt các hành vi tham nhũng. Trước khi có BLHS năm 1985, phải kể đến một số các văn bản tiêu biểu có quy định trực tiếp hoặc gián tiếp các tội phạm về chức vụ như: Sắc lệnh 267/SL ngày 15/6/1946 quy định trừng trị những âm mưu và hoạt động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch của Nhà nước; Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ; Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản riêng của công dân được ban hành ngày 21/10/1970; Sắc luật 267/SL ngày 15/5/1956 về tội cố ý làm trái công tác phụ trách gây hậu quả nghiêm trọng; Sắc luật số 001/SL ngày 19/4/1957 về cấm
  • 41. 33 mọi hành vi đầu cơ kinh tế; Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 16/02/1971 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm lập quỹ trái phép trong các xí nghiệp và các cơ quan Nhà nước; Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ được ban hành ngày 20/5/1981... Trong đó, Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ là văn bản pháp luật đầu tiên tập trung quy định riêng về tội phạm chức vụ của Nhà nước ta. Mặc dù được ban hành khi Nhà nước non trẻ mới ra đời một năm nhưng Sắc lệnh này đã có nhiều điểm tiến bộ đáng ghi nhận như: Một là, Sắc lệnh quy định và trừng phạt hai dạng hành vi cơ bản liên quan đến tham nhũng: hối lộ (đưa, nhận hối lộ) và tham ô (phù lạm, biển thủ). Điều 1 Sắc lệnh quy định: Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ hoặc phù lạm, biển thủ công quỹ hay của công dân đều bị phạt khổ sai từ năm đến hai mươi năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phù lạm hay biển thủ; tang vật hối lộ bị tịch thu sung công; người phạm tội có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản; các đồng phạm và tòng phạm cũng bị phạt như trên. Hai là, Sắc lệnh đã xác định một cách rõ ràng về chủ thể của các tội phạm về chức vụ. Điều 3 Sắc lệnh này quy định: “Đối với tội trên, công chức còn gồm nhân viên Chính phủ, trong Ủy ban hành chính các cấp, các cơ quan do nhân dân bầu lên, trong bộ đội và tất cả những người phụ trách một công vụ”. Như vậy, chủ thể của tội phạm về tham nhũng khá rộng, là cán bộ, công chức và có thể là bất kỳ ai có chức vụ, quyền hạn. Ba là, các hình phạt được quy định hợp lý và hiệu quả. Hình phạt ở đây vừa thể hiện tính nghiêm khắc vừa có tinh thần nhân đạo, lại phù hợp với đặc thù của tội phạm về chức vụ. Hình phạt cao nhất đối với các tội phạm này có thể lên đến 20 năm tù khổ sai, thể hiện thái độ đấu tranh kiên quyết và không
  • 42. 34 khoan nhượng của Nhà nước. Các hình phạt mang nặng tính kinh tế rất phù hợp để thu hồi tài sản thất thoát do tham nhũng. Tuy nhiên, quy định “tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản” của người phạm tội lại thể hiện tính nhân văn sâu sắc của chế độ dân chủ mới (để lại một phần tư gia sản có thể bảo đảm cuộc sống cho những người phụ thuộc). Bốn là, Sắc lệnh đã thể hiện sự phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc trong đường lối xử lý - phân biệt người đưa hối lộ chủ động hay bị bắt ép; khoan hồng đối với những người tự thú, tố giác đồng bọn. Theo đó, Điều 2 Sắc lệnh này quy định: “Người phạm tội đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo giác cho nhà chức trách việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đưa hối lộ là vì bị công chức cưỡng bách ước hứa hay là dùng cách trá ngụy thì người ấy được miễn hết các tội. Trong trường hợp này, tang vật hối lộ được hoàn lại”. Do đó, với những ưu điểm đã nêu, có thể khẳng định “đạo luật” đầu tiên về các tội chức vụ với vẻn vẹn 300 từ của Nhà nước ta cho đến nay vẫn còn nguyên những giá trị xứng đáng để kế thừa. Sau Sắc lệnh số 223/SL ngày 27/11/1946, các văn bản pháp luật khác cũng tiếp tục đề cập đến một số hành vi phạm tội liên quan đến chức vụ. Tuy nhiên, chỉ đến Pháp lệnh trừng trị các tội hối lộ ngày 20/5/1981 thì các tội phạm về tham nhũng mới được tập trung điều chỉnh một cách hệ thống. Trong Pháp lệnh, lần đầu tiên tội nhận và đưa hối lộ được quy định độc lập với nhau, hành vi môi giới hối lộ cũng được đề cập tới. Điều 1 Pháp lệnh đã xác định: “Tội hối lộ bao gồm nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ”. Sau đó, Điều 2 Pháp lệnh xác định hành vi nhận hối lộ; Điều 3 về hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ; Điều 4 về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức, có quyền để phạm tội. Đặc biệt, Pháp lệnh cũng thể hiện chính sách phân hóa rõ rệt trong xử lý tham nhũng. Điều 5 Pháp lệnh xác định sáu trường hợp cần xử nặng gồm: phạm tội hối lộ có tổ chức; phạm tội hối lộ nhiều lần; dùng thủ
  • 43. 35 đoạn xảo quyệt để thực hành hối lộ; của hối lộ có giá trị lớn; lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ; phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng. Điều 8 quy định ba trường hợp miễn, giảm trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đối với những trường hợp phạm tội lần đầu, không nghiêm trọng; trường hợp trước khi bị phát giác đã chủ động khai báo, giao nộp của hối lộ và trường hợp sau khi bị phát giác tỏ ra thành thực hối cải, khai rơ sự việc… Đặc biệt, Điều 9 Pháp lệnh quy định: “Người bị ép buộc đưa hối lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội”. Bên cạnh đó, Pháp lệnh còn có quy định khen và thưởng giá trị vật chất đối với người tố giác, giúp đỡ cơ quan chức năng đấu tranh chống lại hành vi hối lộ (Điều 12). Những quy định này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khuyến khích phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời các tội phạm về chức vụ - loại tội phạm có tỷ lệ ẩn rất cao. Bên cạnh những thành tựu nêu trên, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm chức vụ trong thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1985 còn một số hạn chế như: Các tội phạm về chức vụ được quy định một cách giản đơn, gộp nhiều hành vi vào một tội, các dấu hiệu của cấu thành tội phạm chưa được mô tả cụ thể, rõ ràng. Tuy vậy, đánh giá một cách tổng thể thì có thể khẳng định rằng, các quy định đó đã phản ánh được tình hình thực tế khách quan của đất nước, có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội sâu sắc, có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh phòng, chống và hạn chế đáng kể các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn xâm phạm uy tín, hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, tài sản và lợi ích hợp của công dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các tội phạm về chức vụ ngày càng phát triển mạnh và phức tạp, tính chất, mức độ và hậu quả ngày càng nghiêm trọng hơn. Các văn bản pháp luật ban hành trước năm 1985 ngày càng trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình đó. Ngày 27/6/1985, BLHS
  • 44. 36 đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành. Kế thừa kinh nghiệm lập pháp hình sự và kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm những giai đoạn trước đó, BLHS năm 1985 đã dành một Chương riêng quy định về các tội phạm chức vụ (Chương IX), các tội phạm về tham nhũng được xem là các tội phạm về chức vụ có mục đích vụ lợi. Khái niệm tội phạm về chức vụ tại Điều 219 quy định như sau: “Tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ”. Điều 219 cũng diễn giải khái niệm “người có chức vụ” là người “do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.” Các tội phạm về chức vụ được quy định trong BLHS năm 1985 bao gồm: Điều 220. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 221. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ; Điều 222. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác; Điều 223. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác; Điều 224. Tội giả mạo trong công tác; Điều 225. Tội đào nhiệm; Điều 226. Tội nhận hối lộ; Điều 227. Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ; Điều 228. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Như vậy, ở BLHS năm 1985, những dấu hiệu cấu thành tội phạm của các tội phạm về chức vụ đã được mô tả tương đối cụ thể. Hình phạt đối với các tội phạm này được quy định nghiêm khắc và đa dạng, tuy nhiên hình phạt có tính kinh tế nhằm thu hồi tài sản vốn rất quan trọng để khắc phục hậu quả của tham nhũng lại bị bỏ qua. Mặc dù vẫn có một số hạn chế nhất định nhưng BLHS năm 1985 là một văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh phòng,
  • 45. 37 chống các tội phạm nói chung và tội phạm về tham nhũng nói riêng. Các quy định của Bộ luật đã thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là xử lý nghiêm khắc, không khoan nhượng đối với loại tội phạm này. BLHS năm 1985 đã đánh dấu bước phát triển tiến bộ về lập pháp hình sự nước ta, là cơ sở nền tảng cho việc hoàn thiện các quy định đối với các tội phạm về chức vụ sau này. BLHS sau đó được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Ngoài ra, bổ sung cho BLHS năm 1985, Nhà nước ta còn ban hành Pháp lệnh Phòng, chống tham nhũng năm 1998 quy định khá cụ thể về khái niệm tham nhũng, các hành vi tham nhũng và các hành vi phạm tội chức vụ khác. Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản khác của Nhà nước cũng tiếp tục ban hành để tạo hệ thống văn bản đồng bộ trong công tác đấu tranh chống tham nhũng như: Quyết định số 240-HĐBT ngày 26/6/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 416-CT ngày 03/12/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường công tác thanh tra, điều tra, xử lý các việc tham nhũng và buôn lậu; Chỉ thị số 08-CT/TATC ngày 06/12/1990 của Tòa án nhân dân tối cao về triển khai chống tham nhũng, chống buôn lậu qua biên giới và một số tội phạm kinh tế khác; Quyết định số 114-TTg ngày 21/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng và buôn lậu; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ tư ngày 30/12/1993 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hu chống tham nhũng, chống buôn lậu... Tóm lại, cùng với BLHS, hệ thống các văn bản trong lĩnh vực phòng , chống tham nhũng có vai trò, ảnh hưởng mang tính tiền đề và là cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện quy định về các tội phạm về tham nhũng, chức vụ BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành.