SlideShare uma empresa Scribd logo
1 de 122
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------/------------
BỘ NỘI VỤ
----/----
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HOÀNG XUÂN THÁI
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC
HÀ NỘI, NĂM 2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi.
Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
của một số tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa
học.
Các số liệu trong Luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc cụ
thể, rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính khách quan,
khoa học; các trích dẫn theo đúng quy định và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả Luận văn
Hoàng Xuân Thái
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Quản lý công, tôi nhận đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn
của quý thầy, cô giáo công tác tại Học viện Hành chính quốc gia. Tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Văn Chức-
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình
hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp tôi hoàn thành luận văn chƣơng trình
thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ
của Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Tài chính công,
Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Xã hội, Khoa
Hành chính học, Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Văn bản và Công nghệ hành
chính, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Kinh tế, Bộ môn Ngoại Ngữ, Khoa sau Đại
học... Học viện Hành chính quốc gia và tập thể cán bộ, công chức tại UBND
huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Phòng
Nội vụ - UBND huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An và gia đình đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhƣng
luận văn vẫn còn một số thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc những đóng góp,
bổ sung từ phía độc giả và hy vọng đƣợc tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn,
góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách nền hành chính nƣớc nhà hiện nay.
Tác giả Luận văn
3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ANTT-ATXH An ninh trật tự - An toàn xã hội
BCĐ Ban chỉ đạo
BHG Ban hành giáo
CT Chỉ thị
CTQG Chính trị quốc gia
GS Giáo sƣ
HĐMV Hội đồng Mục vụ
HTCTCS Hệ thống chính trị cơ sở
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NQ Nghị quyết
NXB Nhà xuất bản
PGS.TS Phó Giáo sƣ Tiến sỹ
PL Pháp lệnh
QLNN Quản lý nhà nƣớc
TS Tiến sỹ
TTg Thủ tƣớng
TW Trung ƣơng
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban nhân dân
UBTVQH Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 7
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
TÔN GIÁO 15
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng 15
1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo 16
1.1.3. Mê tín dị đoan 17
1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo 17
1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO 19
1.2.1. Thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực 19
1.2.2. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong phát triển KT-XH 21
1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 22
1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý 22
1.3.2. Nội dung quản lý 25
1.3.3. Phƣơng thức quản lý 34
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 38
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Nghi Lộc 39
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Con Cuông 40
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình 41
1.4.4. Bài học cho huyện Đô Lƣơng 44
Tiểu kết Chƣơng 1 46
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 47
2.1. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔ
LƢƠNG 47
2.1.1. Khái quát về vị trí đị lý và điều kiện tự nhiên 47
2.1.2. Về phát triển kinh tế 49
5
2.1.3. Về xã hội 49
2.2. HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 50
2.2.1. Công giáo 50
2.2.2. Phật giáo 52
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 55
2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo trên địa
bàn huyện Đô Lƣơng 55
2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 57
2.3.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 58
2.3.4. Phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 60
2.3.5. Tổ chức bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên
địa bàn huyện Đô Lƣơng 61
2.3.6. Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo 62
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động
tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 63
2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 64
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc 64
2.4.2. Hạn chế 68
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 71
Tiểu kết Chƣơng 2 74
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG,
TỈNH NGHỆ AN 76
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÔN GIÁO 76
3.1.1. Quan điểm 76
3.1.2. Mục tiêu 77
3.2. XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ
LƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 83
6
3.2.1. Một số vấn đề đặt ra trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo
hiện nay 84
3.2.2. Xu hƣớng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh
Nghệ An 88
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 90
3.3.1. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính
sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo 90
3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn
giáo các cấp trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 91
3.3.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với
đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 93
3.3.4. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 94
3.3.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ
quan trong hệ thống chính trị về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đô
Lƣơng 96
3.3.6. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở vùng tôn giáo trên
địa bàn huyện Đô Lƣơng 97
3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 100
3.4. KIẾN NGHỊ 101
3.4.1. Với Đảng, nhà nƣớc, với các cơ quan chức năng ở TW 101
3.4.2. Với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An 102
Tiểu kết Chƣơng 3 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 115
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. C.Mác đã nhiều lần khẳng định:
Con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con ngƣời.
Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài ngƣời nhƣng lại là một
thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện.
Tôn giáo là hình thức, là niềm tin tác động lên cá nhân, cộng đồng. Tôn giáo
thƣờng đƣa ra các giá trị có tính tƣơng đối làm mục đích cho con ngƣời vƣơn
tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy đƣợc thể hiện bằng những hình thức,
nghi thức, nghi lễ, luật lệ.....Ngƣời ta thƣờng nói khi con ngƣời bế tắc không
có lối thoát thƣờng tìm đến tôn giáo để đƣợc giải thoát.
Tôn giáo là văn hóa và là một bộ phận cấu thành của văn hóa mỗi quốc
gia nên tôn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn hóa. Tôn giáo khi du nhập vào
mỗi quốc gia, nó đã đi trƣớc vấn đề của toàn cầu hóa ngày nay là tạo ra sự
giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc với nhau. Chính nó góp phần làm phong phú
văn hóa nƣớc sở tại bằng những gì văn minh tiến bộ mà tôn giáo ấy mang
theo từ bên ngoài vào đồng thời cũng giới thiệu đƣợc đất nƣớc, con ngƣời,
văn hóa của nƣớc chủ nhà ra thế giới bên ngoài.
Trong cuốn “Ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng tôn giáo đối với con ngƣời
Việt Nam hôm nay” đã có nhận xét rất chính xác rằng: Nói đến những ảnh
hƣởng của văn hóa, tƣ tƣởng phƣơng Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo
Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hƣởng này. Và nhƣ vậy, trong
lịch sử, tôn giáo luôn đóng vai trò những sứ giả đi đầu trong những cuộc
viếng thăm, tiếp xúc giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc.[1]
Tôn giáo có vai trò góp phần củng cố hòa bình.
GS. Han King đã từng khẳng định: Không thể có hòa bình giữa các dân
tộc trên địa cầu, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Việt Nam tự hào là
8
không có xung đột tôn giáo nhƣng hiềm khích, bạo động trong quá khứ không
phải là không có, nhất là dƣới thời Pháp thuộc hay chế độ của Ngô Đình
Diệm. Còn sau này là cạnh tranh, lôi cuốn tín đồ của nhau hay mâu thuẫn giữa
tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ, giữa tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận và tôn
giáo chƣa hợp thức…
Đạo đức tôn giáo góp phần vào ổn định xã hội.
Có một thời, một số ngƣời quan niệm tôn giáo là lạc hậu, là vật cản
bƣớc tiến của xã hội. Trong không ít báo cáo của địa phƣơng vùng có đồng
bào tôn giáo nhất là Công giáo đều coi đó là lý do khó khăn, cản trở sự đi lên
của địa phƣơng. Nhƣng có thể phản biện, các nƣớc tiên tiến, văn minh giàu có
trên thế giới đều có tôn giáo. Không thấy họ nói tôn giáo kìm hãm tiến bộ
quốc gia. Thậm chí, một số nƣớc còn coi tôn giáo nhƣ là một cầu nối với thế
giới để phát triển đất nƣớc. Vì vậy, nhà nƣớc cần đổi mới chính sách để đáp
ứng chủ trƣơng xã hội hóa y tế, giáo dục để huy động sự đóng góp của các tôn
giáo. Tuy nhiên, cũng cần phải có hƣớng dẫn để các tôn giáo vận hành chặt
chẽ hơn, tránh để xảy ra các vụ việc tiêu cực trong việc nuôi dạy trẻ mồ côi
hiện nay.
Ở Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng, tôn giáo là một
trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Tôn giáo đã
góp phần tạo nên đa dạng văn hóa của địa phƣơng, góp phần nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân. Việc phát triển tôn giáo theo đúng hƣớng, đúng
quy định của pháp luật còn góp phần giao lƣu, đoàn kết trong nhân dân, tạo
điều kiện ổn định để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan
trọng và có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc nói chung, đặc biệt
là trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đều nhấn mạnh
9
"Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo" là một trong những giải
pháp chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay.
Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An hiện nay có 02 tôn giáo
chính đang tồn tại, hoạt động và đƣợc pháp luật thừa nhận là Phật giáo và
Công giáo. Nhìn chung tuyệt đại đa số các tín đồ tôn giáo đều là những công
dân sống tốt đời đẹp đạo.
Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng đã có nhiều
tiến bộ và đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo
trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ việc nổi cộm nhƣ vụ việc ở Yên Khê,
Con Cuông; vụ việc Trại Gáo ở Nghi Lộc... Bên cạnh đó là trách nhiệm chƣa
cao của một số công chức làm công tác tôn giáo, lực lƣợng cốt cán; sự phối
hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo còn thiếu tập trung;
khả năng giải quyết tình huống và sự việc của một số cán bộ, công chức và
địa phƣơng còn thiếu linh hoạt...Hoạt động tôn giáo ngày càng lớn mạnh và
thông qua nhiều hình thức, tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi
dụng chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc để trục lợi và gây mất trật tự,
đoàn kết trong nhân dân.
Từ thực tế đó, việc chọn và nghiên cứu đề tài: " Quản lý nhà nước đối
với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là một yêu cầu
tất yếu, khách quan và có tính cấp thiết về lý luận lẫn thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tôn giáo luôn là một vấn đề nóng, phức tạp và nhạy cảm. Hoạt động
tôn giáo có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của
rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó cũng là đề
tài đƣợc rất nhiều học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt
Nam việc nghiên cứu về vấn đề tôn giáo đã đƣợc quan tâm từ rất lâu, nhƣng
10
phải kể từ khi có Nghị quyết số: 24/NQ/TW (năm 1990) của Bộ Chính trị thì
việc nghiên cứu tôn giáo ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn với nhiều góc
độ và khía cạnh khác nhau.
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo
viết về tôn giáo nhƣ:
GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn
giáo ở Việt Nam, NXB CTQG;
TS. Hoàng Minh Đô – Chủ nhiệm đề tài (2002) Đạo Tin lành ở Việt
Nam – Thực trạng, xu hƣớng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay trong
công tác lãnh đạo quản lý, Thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc.
Một số công trình liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nƣớc về
hoạt động tôn giáo nhƣ:
TS. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc dân chủ, pháp quyền Việt Nam
hiện nay, NXB Công an nhân dân;
PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2008) Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn
giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo;
PGS.TS. Cao Văn Than – TS. Đậu Tuấn Nam (2011), Một số vấn đề về
tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc hiện nay;
Nguyễn Thị Bình (2015),Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ
quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công;
Trần Văn Tình (2015), Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn
giáo tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công;
Nguyễn Hồng Hải (2009), QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn Thạc sỹ Quản lý công;
11
Trần Thị Huyền (2010), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức
làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ Quản lý công.
Nguyễn Hữu Có (2003), Quản lý nhà nƣớc đối với dòng tu của đạo
công giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Lê Tiến Bộ (2015), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Trần Thị Hà (2012), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Hà Thị Xuyên (2011), Hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Lê Xuân Quỳnh (2013), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Trần Thị Minh Nga (2009), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của
giáo hội Phật giáo Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công.
Các công trình nêu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề
tôn giáo cả về lý luận lẫn thực tiễn. Song hầu hết các công trình nghiên cứu trên
chƣa toàn diện, mang tính chất chung chung về lý luận, mang tính cục bộ và cụ
thể ở các địa phƣơng, vùng miền nghiên cứu. Hiện nay chƣa có công trình
nghiên cứu tôn giáo nào làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc
về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Kế thừa
một số quan điểm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên
cứu đi trƣớc, đề tài này hy vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề quản lý nhà
nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc
12
đối với hoạt động tôn giáo, áp dụng trong quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt
động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất các
giải pháp quản lý nhà nƣớc nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt
động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo.
+ Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An.
+ Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp
tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô
Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: các nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa
bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật.
- Về không gian: huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.Về phƣơng pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngƣỡng, tôn giáo và QLNN
đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ đổi mới.
13
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phƣơng pháp sƣu tầm số liệu, tƣ liệu;
- Phƣơng pháp quan sát thực tế;
- Phƣơng pháp phân tích;
- Phƣơng pháp thống kê;
- Phƣơng pháp tổng hợp;
- Phƣơng pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Về lý luận
Phân tích, tổng quan làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động tôn giáo. Vận dụng trong QLNN đối với các hoạt động tôn
giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
6.2. Về thực tiễn
+ Phân tích thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô
Lƣơng, tỉnh Nghệ An.
+ Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An.
+ Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp
tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô
Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho các nhà quản lý trong lĩnh
vực QLNN đối với các hoạt động tôn giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội
14
dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn
giáo
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các
hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới
15
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng
Tín ngưỡng
Ở nƣớc ta hiện nay, khi nói tự do tín ngƣỡng, chúng ta có thể hiểu đó là
tự do về ý thức hay tự do về tín ngƣỡng tôn giáo. Trong Nghị quyết của Ban
chấp hành Trung ƣơng về công tác tôn giáo ở nƣớc ta, cụm từ “tín ngƣỡng tôn
giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngƣỡng và tôn giáo” [3].
Tín ngƣỡng đƣợc đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức
đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời
sống mỗi cá nhân trong cộng đồng đƣợc tổ chức theo những tập tục đƣợc lan
truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu
biết còn thấp, họ tin tƣởng và ngƣỡng mộ vào những thần thánh do họ tƣởng
tƣợng ra (tín ngƣỡng). Tín ngƣỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá
nhân rất quan trọng, từ tự phát lên tự giác theo con đƣờng quy phạm hóa
thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đƣờng… tín ngƣỡng trở thành tôn giáo. Ở xã
hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngƣỡng dân gian chƣa chuyển đƣợc thành tôn
giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tôn giáo
nhƣ thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới nhƣ Phật,
Đạo, Kitô giáo… đã đƣợc du nhập và đến thời điểm giao lƣu với phƣơng Tây,
các tôn giáo dân tộc nhƣ: Cao Đài, Hòa Hảo mới xuất hiện” [61].
Hoặc nói theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO): Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần có tự hào về quá khứ của mình để
bảo vệ và phát triển văn hóa của mình vào kho tàng văn hóa nhân loại. Sự đa
dạng trong tín ngƣỡng, tức niềm tin tín ngƣỡng, biểu hiện rất khác nhau,
16
xuyên qua không gian và thời gian, phụ thuộc hoàn cảnh địa lý - lịch sử của
từng quốc gia, từng dân tộc.
Có một định nghĩa khác là: “Tín ngưỡng là không phải là niềm tin nói
chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo. Mọi tín
ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là thế giới bên kia khác với thế giới
hiện thực mà con người đang sống” [23:9]
Hoạt động tín ngưỡng
Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: "Hoạt động tín ngưỡng là hoạt
động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công
với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền
thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị
tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội"(Điều 3).
1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo
Tôn giáo
Theo quan điểm của các nhà triết học duy tâm thì, tôn giáo - một hình
thái ý thức xã hội, đã ra đời và vẫn có cơ sở để phát triển trong suốt chiều dài
lịch sử nhân loại, từ cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ cho đến tận bây giờ.
Còn một số nhà duy vật lại có quan điểm khác, trong tác phẩm Chống
Duyhrinh, Ăngghen đã đƣa ra những nhận định quan tôn giáo là sự phản ánh
hƣ ảo - vào trong đầu óc của con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế.
C.Mác đã khẳng định rằng: "con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo”, "Sự
nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự
phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống
17
nhƣ nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân"[30].
Trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, thì: Tôn giáo là
một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo
một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội. [23:11]
Hoạt động tôn giáo
Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: “Hoạt động tôn giáo là việc
truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo”
(Điều 3).
1.1.3. Mê tín,dị đoan
“Mê tín, dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù
hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu
quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính
mạng.”[27]
Dƣới giác độ quản lý nhà nƣớc, “mê tín, dị đoan là khái niệm kép dùng
để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, gọi hồn,… và coi đó là những
hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái
với lợi ích xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê
muội”.[23]
1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo
Quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng
là hoạt động chức năng của nhà nƣớc.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là quá trình dùng quyền
lực nhà nƣớc (cả lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) theo quy định của pháp luật
để tác động điều chỉnh, hƣớng dẫn các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với
pháp luật, đạt đƣợc các mục tiêu của chủ thể quản lý.
18
Theo nghĩa hẹp: là quá trình chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật
của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh, hƣớng dẫn hoạt
động các tôn giáo trong quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân,
hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhà nƣớc quy định
bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa
các công dân, các tổ chức xã hội trƣớc pháp luật, hình thành khung pháp lý,
làm cơ sở để các tôngiáo thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp
luật.
Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về tôn giáo:
Một là, nhà nƣớc đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do
không tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì
lý do tín ngƣỡng, tôn giáo.
Hai là, công dân có tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngƣỡng, tôn
giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền công dân và có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
Ba là, các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc
Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Bốn là, mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, mọi
hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chống lại nhà nƣớc Việt Nam, ngăn
cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn
dân, làm tổn hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín
dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.
19
Nhƣ vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác
động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo
dung quy định của pháp luật.
1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO
1.2.1. Thực hiện vai trò của nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực
“Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời
để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng
CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.[27]
Quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử
dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nƣớc
đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
Nhà nƣớc có vai trò quan trọng nhất trong quản lý kinh tế - xã hội.
Nhà nước và kinh tế: Nhà nƣớc đƣợc quy định bởi kinh tế, do điều kiện
kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nƣớc, bản chất, chức năng, hình
thức, bộ máy nhà nƣớc đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh
tế, không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tƣơng đối thể hiện ở 2 phƣơng diện:
- Nhà nƣớc cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự
phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế
có căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong
chừng mực nó phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị.
- Nhà nƣớc có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế.
Thể hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển
chung của thế giới, kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ.
20
Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nhà nƣớc đồng thời có tác động
tích cực hoặc tiêu cực đối với kinh tế phụ thuộc vào khả năng nhận thức và
nắm bắt kịp thời hoặc không kịp thời các phƣơng diện khác nhau của quy luật
vận động của kinh tế cũng nhƣ phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị.
Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội: Các tổ chức chính trị của xã hội
là những hình thức và phƣơng diện bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị
trong xã hội có giai cấp.
Trong các tổ chức chính trị xã hội, nhà nƣớc là trung tâm vì: nhà nƣớc
là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyền lực của
nó bắt buộc đối với mọi ngƣời trong quốc gia thông qua pháp luật.
Trong các tổ chức chính trị, Đảng chính trị có vai trò đặc biệt, là lực
lƣợng có vai trò lãnh đạo, định hƣớng sự phát triển xã hội. Các đảng chính trị
là tổ chức của các giai cấp, thể hiện lợi ích giai cấp và gồm những đại biểu
tích cực nhất đấu tranh cho lợi ích giai cấp mình. Đảng chính trị cầm quyền
vạch ra chính sách lớn định hƣớng cho hoạt động của nhà nƣớc, kiểm tra hoạt
động Đảng viên trong việc thực hiện chính sách Đảng, các đảng viên giữ chức
vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nƣớc.
Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy
thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: Công đoàn,
Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dƣới sự lãnh đạo của đảng. Chúng
có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nƣớc và tổ chức xã hội có
quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhà nước và chính trị: Chính trị với tƣ cách hiện tƣợng phổ biến xác
định quan hệ giai cấp, tƣơng quan lực lƣợng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung
của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa
21
nhà nƣớc với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc
thƣợng tầng.
Các tổ chức chính trị đều thông qua chính trị để tác động lẫn nhau,
đồng thời tác động đến các bộ phận khác của kiến trúc thƣợng tầng cũng nhƣ
tác động đến cơ sở kinh tế của xã hội.
Nhà nước và pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nƣớc duy trì sự
thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Quyền lực của nhà nƣớc dựa trên cơ sở pháp luật, đƣợc thực hiện thông
qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật.
1.2.2. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong phát triển kinh tế-
xã hội
Ảnh hưởng tích cực
Tín ngƣỡng - tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu
cầu của xã hội. Và một khi những nhu cầu ấy chƣa đƣợc những hình thái khác
của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội thì tín
ngƣỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng
đỡ về tâm lý.
Đó là một hình thái ý thức xã hội và nhu cầu xã hội quan trọng không
thể thiếu trong đời sống xã hội, một khi nhu cầu này đƣợc thỏa mãn thì nó là
động lực góp phần thúc đẩy phát triển các nhu cầu khác, trong đó có phát
triển kinh tế - xã hội.
Tôn giáo không chỉ chuyên về các vấn đề tinh thần, đạo đức mà còn
trực tiếp can dự vào các hoạt động kinh tế, kinh doanh của con ngƣời. Dùng
uy tín, ảnh hƣởng của mình để quyết định các quan hệ sở hữu, ủng hộ dạng
hoạt động kinh tế này, phủ nhận dạng hoạt động kinh tế khác.
22
Tôn giáo đã gắn cho quá trình kinh tế những cơ sở tƣ tƣởng thích ứng
với từng thời đại, tạo ra những kích thích về tinh thần cho hoạt động kinh tế
và những tiêu chí đạo đức cho hành vi kinh tế trong xã hội.
Đạo đức tôn giáo góp phần tạo niềm tin và tâm lý cho xã hội nói chung
và tín đồ tôn giáo nói riêng để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Tín ngƣỡng, tôn giáo giúp con ngƣời đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và giúp
đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong xây dựng kinh tế, xã hội.
Ảnh hưởng tiêu cực
Bên những mặt tích cực, tôn giáo, tín ngƣỡng cũng có một số hạn chế
nhất định. Hạn chế này không phải nội tại, bản chất của tôn giáo gây ra mà lại
do chính những tín đồ và một số phần tử lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục
đích cá nhân.
Bản chất của tôn giáo, tín ngƣỡng chỉ là sự sung bái, tin tƣởng của con
ngƣời trƣớc một hiện tƣợng, sự vật nào đó… nhƣng một số bộ phận đã quá đề
cao và tuyệt đối hóa, thần thánh hóa lên làm cho một số tôn giáo, tín ngƣỡng
bị hiểu sai lệch.
Một số phần tử lợi dụng lòng tin tôn giáo tín ngƣỡng của tín đồ, làm mê
hoặc các tín đồ nhằm phục vụ mục đích cá nhân hòng trục lợi về kinh tế hoặc
mƣu đồ bất chính về chính trị gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội, ảnh
hƣởng không tốt đến phát triển kinh tế.
1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý
Theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nƣớc, cơ quan trong hệ thống
chính quyền có trách nhiệm quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong
đó có cả hoạt động tôn giáo.
Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo
bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ,
23
UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà
nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và
môi trƣờng, Ban Tôn giáo Chính phủ...
Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phƣơng
2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động tôn giáo hiện nay bao gồm:
Bảng 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Cấp hành
chính
Cơ quan / chủ thể trực tiếp quản
lý
Cơ quan / chủ thể trực tiếp
thực hiện
Trung ƣơng Chính Phủ
Bộ Nội vụ
(Ban Tôn giáo
Chính phủ)
Cấp tỉnh
UBND Tỉnh
(Phó Chủ tịch phụ trách văn -
xã)
Sở Nội vụ
(Ban Tôn giáo)
Cấp huyện
UBND huyện
(Chủ tịch UBND huyện)
Phòng Nội vụ
(Phó Trƣởng phòng phụ
trách) Hoặc Phòng Tôn giáo
Cấp xã
UBND Xã
(Chủ tịch UBND xã)
Công chức văn hóa – Xã hội
hoặc Công chức VPTK
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm:
tín đồ, tu hành, chức sắc, chức việc, các tổ chức tôn giáo và các hoạt động của
họ. Là công dân Việt Nam, các tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo vừa
mang những đặc điểm chung của ngƣời Việt Nam, vừa mang những đặc điểm
riêng của từng tôn giáo của ngƣời có đạo.
24
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều
hành, điều chỉnh để các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy
định của pháp luật. Bao gồm:
- Tín đồ tôn giáo
Họ là những ngƣời tin theo một tôn giáo và đƣợc tổ chức tôn giáo thừa
nhận. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với số lƣợng tín đồ
tôn giáo chiếm 20% dân số cả nƣớc. Vì vậy quản lý nhà nƣớc phải thể hiện sự
tôn trọng và bảo đảm cho nhân dân thực hiện nhu cầu đó.
Ở nƣớc ta đa số tín đồ tôn giáo là nông dân và nhân dân lao động. Họ là
những con ngƣời cần cù, sáng tạo trong lao động, anh hùng, gan dạ trong
chiến đấu. Trong thời kỳ đổi mới, đồng bào có đạo luôn gắn bó với Đảng,
Nhà nƣớc, thực hiện “sống tốt đời đẹp đạo”, cùng đoàn kết xây dựng mục tiêu
dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Nhà tu hành, chức sắc, chức việc tôn giáo
Nhà tu hành là tín đồ tôn giáo tự nguyện thực hiện thƣờng xuyên nếp
sống riêng mà giáo lý, giáo luật của tôn giáo đó quy định.
Chức sắc tôn giáo là những tín đồ tôn giáo có chức vụ, phẩm sắc trong
tôn giáo, đƣợc các tổ chức giáo hội đào tạo, bổ nhiệm, tấn phong vào các
chức vụ, chức vị có thẩm quyền trong tổ chức tôn giáo. Họ là những ngƣời
lãnh đạo, hƣớng dẫn cho các tín đồ tôn giáo hành đạo theo pháp luật và giáo
lý, giáo luật.
Chức việc tôn giáo là những tín đồ tôn giáo đƣợc chỉ định hoặc tập thể
tín đồ bầu vào các chức vị trong tổ chức cơ sở.
Tất cả những ngƣời này đều là công dân, có quyền và nghĩa vụ nhƣ
nhau trƣớc pháp luật. Thực hiện tốt pháp luật và hành đạo theo giáo lý, giáo
luật của tôn giáo một cách hợp pháp.
- Nơi thờ tự
25
Là nơi tôn thờ thần tƣợng, nơi giảng bài kinh, thuyết pháp, sinh hoạt
của các tôn giáo. Nơi thờ tự có sự thống nhất giữa: vật chất, sự tôn nghiêm,
trụ sở và sinh hoạt tôn giáo.
- Đồ dùng việc đạo, bao gồm: kinh, sách, tƣợng, bài vị, tranh ảnh, cờ,
đồ tế khí…mỗi đồ dùng có vai trò và vị trí khác nhau, sử dụng trong từng
nghi lễ khác nhau trong sinh hoạt tôn giáo. Trong đó, kinh, sách, tƣợng, bài
vị, đồ tế khí là quan trọng nhất.
- Các cơ sở vật chất khác, bao gồm khuôn viên khu thờ tự, nhà cửa,
ruộng đất, cơ sở từ thiện, trƣờng học…đƣợc các tổ chức tôn giáo sử dụng lâu
dài và đƣợc pháp luật bảo hộ tính hợp pháp. Đó đƣợc coi là tài sản của các tôn
giáo, của các giáo hội cơ sở, nơi thực hiện các chức năng nhƣ: lao động sản
xuất, sinh hoạt tôn giáo, từ thiện,..và đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động
của các tôn giáo, tổ chức giáo hội cơ sở. Những cơ sở vật chất này đƣợc Giáo
hội giao trách nhiệm quản lý hay sử dụng cho chức sắc bản quyền.
- Sinh hoạt tôn giáo là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều mặt trong các
hoạt động tôn giáo. Nhìn chung mọi hoạt động tôn giáo đều có hai đặc điểm
chính là về chủ thể có thể các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ nhƣ đọc
kinh, cầu nguyện hay do tổ chức tôn giáo thực hiện nhƣ Ban hành giáo, Ban
Hộ tự, Ban Chấp sự…Về diễn biến, các sinh hoạt tôn giáo tuân theo lề luật và
nghi lễ nhất định nhƣ lễ đƣờng, lễ trọng, các phép bí tích, các khóa hạ, giới
đàn, bồi linh…Lề luật và lễ nghi của các tôn giáo chứa đựng trong các văn tự,
nó chỉ thể hiện ra thành các hành vi có thể đo đếm đƣợc thông qua các sinh
hoạt tôn giáo.
1.3.2. Nội dung quản lý
1.3.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn
giáo
26
Ngay từ buổi đầu thành lập, nhà nƣớc rất quan tâm đến vấn đề tín
ngƣỡng, tôn giáo. Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong
phiên họp đầu tiên đã tuyên bố: Tín ngƣỡng tự do, lƣơng giáo đoàn kết, và
nguyên tắc đó đã trở thành chính sách nhất quán xuyên suốt qua mọi thời kỳ
của cách mạng Việt Nam.
Chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi
công dân đƣợc xác định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và đƣợc bổ sung, hoàn thiện qua các bản Hiến pháp năm
1959, năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của nƣớc
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc, chính sách tôn
giáo của Việt Nam tiếp tục đƣợc khẳng định và ngày càng đƣợc cụ thể hoá,
tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền tự do
tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân, bảo đảm sự đoàn kết, hòa hợp giữa cộng
đồng những ngƣời có tín ngƣỡng, tôn giáo và những ngƣời không có tín
ngƣỡng, tôn giáo; giữa cộng đồng những ngƣời có tín ngƣỡng, tôn giáo khác
nhau.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, trƣớc sự phát triển của đất
nƣớc, tình hình tôn giáo ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Nhiều quan
điểm, chủ trƣơng về công tác tôn giáo thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị
của Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ này đã đƣợc ban hành. Thể chế các Nghị quyết, Chỉ thị của
Đảng, Pháp luật về tôn giáo không ngừng đƣợc xây dựng, sửa đổi bổ sung và
hoàn thiện.
Văn bản quy phạm pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo không
những tăng nhanh về số lƣợng, mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình
thức. Nếu trƣớc đây văn bản pháp luật tôn giáo đƣợc ban hành dƣới hình thức
27
Sắc lệnh, Nghị quyết, Sắc luật, Nghị định thì giai đoạn này nhiều Bộ luật,
Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tƣ, Chỉ thị đã đựơc ban hành.
Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn đƣợc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn
thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
1.3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với
hoạt động tôn giáo
Dựa trên cơ sở các chiến lƣợc, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn
giáo, nhà nƣớc đã xây dựng và ban hành hành các văn bản pháp luật để quản
lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo.
Nghị định số: 69/1991NĐ-HĐBT, ngày 21/3/1991 về các hoạt động tôn
giáo của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) là văn bản đầu tiên đã đề cập
tƣơng đối toàn diện các lĩnh vực hoạt động tôn giáo. Ngoài nội dung kế thừa
các văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đó (Sắc lệnh 234/SL của Chính phủ
ngày 14/6/1955 về vấn đề tôn giáo, Nghị quyết số: 297/NQ của Chính phủ
ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tôn giáo, Nghị quyết số: 25-
NQ/TW ngày 12/3/2003..), Nghị định còn chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung
mới.
Trƣớc yêu cầu của tình hình mới, ngày 19/4/1999, Chính phủ ban
hành Nghị định số: 26/1999/NĐ - CP về các hoạtđộng tôn giáo, thay thế Nghị
định số: 69/HĐBT.
Trong thời gian qua, pháp luật về tôn giáo của Việt Nam đã có những
bƣớc phát triển đáng kể. Trong mỗi giai đoạn, pháp luật về tôn giáo đã kịp
thời thể chế hoá những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc Việt
Nam đối với tôn giáo. Nội dung pháp luật về tôn giáo khẳng định chính sách
nhất quán tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công
dân; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt trong công cuộc đổi
28
mới đất nƣớc, pháp luật về tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong
việc củng cố sự đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong
phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Căn cứ Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 và thể chế hoá những quan điểm của Đảng trong Nghị quyết về công tác
tôn giáo, ngày 18/6/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (từ đây xin đƣợc
viết tắt là Pháp lệnh) đã đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
15/11/2004. Sự kiện quan trọng này đánh một dấu mốc lịch sử trên con đƣờng
hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo ở
Việt Nam.
Pháp lệnh có 6 chƣơng, 41 điều, đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của
các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ
chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chƣơng, Điều lệ của các
tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận. Đồng thời xác định, Chính phủ Việt
Nam tôn trọng và thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia
nhập khi có sự khác nhau giữa quy định của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo
và các điều ƣớc đã đƣợc Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn
giáo đƣợc nhà nƣớc quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện khung pháp
lý. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo –
Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004; Chính phủ ban hành
Nghị định số: 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hƣớng dẫn thi hành một số điều
Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005
của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; Nghị định
29
số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (Thay thế Nghị định số: 22/NĐ-
CP ngày 01/3/2005).
Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định:
“1. Mọi ngƣời có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trƣớc pháp luật.
2. Nhà nƣớc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo.
3. Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngƣỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24).
Ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật tín ngƣỡng, tôn
giáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo số 21/2004/UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này
có hiệu lực thi hành.
Ngoài bản Hiến pháp thì các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật
nêu trên là cơ sở và công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không theo tín ngƣỡng, tôn giáo của công
dân. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nƣớc đảm bảo hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng.
Bên cạnh đó hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trên còn đảm bảo đƣợc
tính tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế (những điều
ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia) về điều chỉnh quyền con
ngƣời trong đó có quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo.
1.3.2.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo
Chính phủ thống nhất quản lý các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa
– xã hội, trong đó có hoạt động tôn giáo.
30
Bộ Nội vụ - Cơ quan của Chính phủ, tham mƣu, giúp Chính phủ quản
lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo nhƣ: tham gia đóng góp xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật và tổ chức thực hiện pháp luật về tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ - Cơ
quan của Bộ Nội vụ, tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động tôn giáo.
Các Bộ, ngành khác có liên quan phối hợp với Bộ Nội vụ trong quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo (Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…)
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo ở địa phƣơng (Trong đó: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ là cơ
quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mƣu giúp UBND tỉnh, thành phố
quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo; Phòng Nội vụ là phòng chuyên môn
thực hiện chức năng tham mƣu giúp UBND huyện, quận, thị xã trong quản lý
công chức, viên chức, xây dựng chính quyền, thi đua khen thƣởng, quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở địa phƣơng; còn ở UBND xã, thị trấn
có các công chức chuyên trách giúp Chủ tịch UBND quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo).
1.3.2.4. Phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc với UBMTTQ và các
tổ chức đoàn thể có liên quan, UBND các tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị
xã), xã (phƣờng, thị trấn) về công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo
trên địa bàn phải tuân thủ các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách nhà
nƣớc về công tác tôn giáo nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc nói chung và
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nói riêng.
31
Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức dựa trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức đó nhằm thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ nhà nƣớc giao; đồng thời phát huy tính chủ động,
sáng tạo và thống nhất cao trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo.
Các chủ trƣơng, đề án, chƣơng trình, kế hoạch, nội dung thực hiện về
công tác tôn giáo và phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề, vụ việc liên quan
đến tôn giáo cần phải có ý kiến thống nhất của cơ quan chủ trì với cơ quan
quản lý nhà nƣớc và UBMTTQ, chính quyền địa phƣơng trƣớc khi tham mƣu,
đề xuất phƣơng án, xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Đảm bảo chế độ bảo mật thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin
lien quan theo quy định.
Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác
tôn giáo
Tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ làm công tác tôn giáo phải
thƣờng xuyên và đặc biệt chú trọng cán bộ cơ sở. Đội ngũ nhân sự làm công
tác tôn giáo là những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn
nghiệp vụ đồng thời phải hiểu biết về tôn giáo và có kiến thức toàn diện.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ
cung cấp tài liệu, tập huấn, tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn về quản lý
nhà nƣớc nói chung và quản lý hoạt động tôn giáo nói riêng.
1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động tôn
giáo
Hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm đáp ứng nhu
cầu tinh thần của các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành mà còn liên quan đến các
lĩnh vực đời sống xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ
chức chính trị - xã hội và mọi công dân trong đời sống xã hội đều phải tuân
32
thủ các quy định của pháp luật. Tôn giáo và tất cả các hoạt động tôn giáo, tín
ngƣỡng ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đứng ngoài hệ thống pháp luật.
Đại hội Đại biều toàn quốc khóa XI của Đảng khẳng định: tiếp tục hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong
giai đoạn mới của đất nƣớc, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ
sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt
theo hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận,
đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với hành vi lợi
dụng tôn giáo, để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toán dân tộc.
Báo cáo chính trị khóa XI tại Đại hội Đại biểu lần thứ XII nhấn mạnh:
tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo, phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều
kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức
tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Đồng thời chủ động
phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn
giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Để thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách tôn giáo theo tinh thần của
Nghị quyết Đại hội khóa XII, trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị cần
thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp cụ thể, trong đó có công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm có liên quan đến tôn giáo.
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tôn giáo nhằm đảm bảo đƣợc
quyền tự do tín ngƣỡng của công dân, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo
diễn ra bình thƣờng theo đúng quy định của pháp luật; tuyên truyền sâu rộng
trong quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành để biết, hiểu rõ các
33
quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng tôn giáo của Đảng, nhà nƣớc;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo.
Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện và kịp thời xử lý những sai phạm
trong hoạt động tôn giáo cũng nhƣ trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong chính sách,
pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc đã quy định.
1.3.2.6. Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo
Hàng năm, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành xét duyệt các
chƣơng trình hành đạo thƣờng xuyên và đột xuất của các tôn giáo. Định kỳ
hàng năm các tôn giáo đăng ký chƣơng trình hoạt động trong năm của tôn
giáo, tổ chức tôn giáo cho cơ quan chính quyền địa phƣơng. Chƣơng trình
hoạt động phải nêu rõ: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung,
mục đích của chƣơng trình hoạt động.
Ngoài ra còn có việc đăng ký con dấu; làm con dấu mới; tách, lập, nhập
họ đạo; phong chức sắc, phẩm hàm, điều chuyển chức sắc trung, cao cấp; các
hội đoàn tôn giáo… đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Xét duyệt chƣơng trình hành đạo thƣờng xuyên và đột xuất
Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định: những hoạt
động tôn giáo, vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ đƣợc nhà nƣớc
đảm bảo, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích Tổ quốc và nhân dân đƣợc
khuyến khích. Tín đồ có quyền tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện
tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo tại nơi thờ tự.
Tuy nhiên, trên thực tế một số hoạt động trái pháp luật với tập quán
nhiều lúc còn diễn ra, “lồng” vào các nghi thức tôn giáo, cần phải nhắc nhở,
ngăn chặn hoặc giải quyết bằng những phƣơng pháp hành chính.
Những hoạt động có tính tập quán, tôn giáo nhƣng bỏ qua các thủ tục
pháp lý cần thiết có liên quan nhƣ làm lễ thành hôn không có giấy đăng ký kết
34
hôn, không li dị theo luật… thì các tôn giáo cũng nhƣ các chức sắc, tín đồ
phải đảm bảo tuân thủ luật pháp, vì tôn trọng luật pháp là đảm bảo quyền, lợi
ích của toàn dân. Ngoài những sinh hoạt tôn giáo thông thƣờng, tôn giáo còn
có những hoạt động bất thƣờng, đột xuất. Đó là những hoạt động không có
trong danh sách chƣơng trình đăng ký hằng năm, hoặc có nhƣng quy mô lớn
hơn so với thƣờng lệ thì phải thông báo với chính quyền, khi chính quyền cho
phép mới đƣợc tổ chức.
- Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa, cơi nới cơ sở thờ tự tôn
giáo
Cơ sở thờ tự tôn giáo của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc thừa nhận là sở
hữu chung của cộng đồng tín đồ tôn giáo đƣợc nhà nƣớc bảo hộ.
Việc xây mới, cơi nới, sửa chữa các công trình thờ tự tôn giáo tùy thuộc
vào quy mô công trình đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tu bổ và
sửa chữa nhỏ không ảnh hƣởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ
mặt đƣờng giao thông thì đƣợc miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên trƣớc khi
sửa chữa phải thông báo cho chính quyền địa phƣơng sở tại biết.
Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở
thờ tự, khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, bị chiến tranh hủy hoại, do
thiên tai; việc tạo lập cơ sở thờ tự, xây dựng mới công trình thờ tự phải xin
phép cấp có thẩm quyền cấp phép.
1.3.3. Phƣơng thức quản lý
1.3.3.1. Quản lý bằng công cụ pháp luật, chính sách
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với nhà nƣớc, pháp
luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là phƣơng tiện,
công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định
hƣớng cho sự phát triển xã hội. Bên cạnh tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo,
các quy định của tổ chức xã hội, dƣ luận xã hội, các quy ƣớc của cộng đồng
35
dân cƣ thì pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của nhà nƣớc, giữa nhà
nƣớc và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tƣơng hỗ lẫn nhau.
Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối với xã
hội có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội
đƣợc đƣa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp
thống trị. Trên thực tế, pháp luật của những nhà nƣớc gắn với giai cấp tiên
tiến của thời đại thì thƣờng phù hợp với xu hƣớng phát triển tiến bộ, vì nó bao
hàm những chuẩn mực, những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và
phẩm giá con ngƣời.
Ngƣợc lại, nếu pháp luật của nhà nƣớc gắn với giai cấp đang suy tàn,
không còn vai trò lịch sử thì thƣờng chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi
ngƣợc lại lợi ích chân chính. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, pháp luật sẽ không
phản ánh đƣợc những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với xu hƣớng phát
triển khách quan của thời đại.
Hiện nay, nhà nƣớc quản lý các hoạt động của đời sống xã hội bằng
Hiến pháp, bộ luật, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo hiện nay,
các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sử dụng nhƣ:
- Hiến pháp 2013;
- Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo số: 21/2004/PL-UBTVQH/QH11 ngày
18/6/2004 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định về hoạt động tín ngƣỡng
tôn giáo.
- Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo.
- Thông tƣ số: 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban
hành và hƣớng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín
ngƣỡng, tôn giáo.
36
- Quyết định số: 1119/QĐ-BNV ngày 10/10/2013 của Bộ Nội vụ về
việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo.
- Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.
- Chỉ thị số: 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tƣớng Chính
phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
- Nghị quyết số: 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa IX về công tác tôn giáo;
- Văn kiện Đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII. IX, X, XI,
XII và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để quản lý hoạt
động tôn giáo.
Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 18/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2018.
1.3.3.2. Quản lý bằng tuyên truyền, giáo dục
Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến
pháp năm 2013 đã khẳng định: nhà nƣớc quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức
thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật (PBGDPL) đƣợc xem là cầu nối giữa đƣa các chủ trƣơng, chính sách,
pháp luật của nhà nƣớc đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm
vụ tuyên truyền, PBGDPL là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân
dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích
cực trong thực hiện pháp luật.
Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ: Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta
không nên sợ phải lặp đi lặp lại… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá
chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc
đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi
37
trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh:
phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đƣa việc
giáo dục pháp luật vào hệ thống các trƣờng của Đảng, của nhà nƣớc (kể cả
các trƣờng phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý
các cấp từ trung ƣơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành
chính và hiểu biết pháp luật.
Ngày 17/01/2003, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số:
13/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phổ biến,
giáo dục pháp luật từ năm 2003 – 2007. Để tiếp tục đƣa công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, ngày 09/12/2003, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã
ban hành Chỉ thị số: 32-CT/TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã tạo một bƣớc phát triển mới về nhận thức và
lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng
và nhà nƣớc, toàn dân ta trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của
cán bộ, nhân dân. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành
Quyết định số: 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chƣơng trình
hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2005 đến
năm 2010.
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo còn đƣợc thực hiện thông
qua các biện pháp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân
nhƣ lồng ghép trong các chƣơng trình dạy học, đào tạo ở các trƣờng lớp ở
nhiều bậc học khác nhau, thông qua các hoạt động văn hóa xã hội…
38
Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các tổ
chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến
chính sách pháp luật.
Thăm hỏi, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp các chức sắc, chức việc, nhà tu
hành, tín đồ tôn giáo để nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng và nhu cầu chính đáng
của đồng bào có đạo đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách
pháp luật của Đảng, nhà nƣớc tới đồng bào có đạo.
1.3.3.3. Quản lý bằng công cụ hành chính - kinh tế
Nhà nƣớc sử dụng phƣơng thức quản lý hành chính đó là tác nhà nƣớc
tác động trực tiếp đến các cá nhân, tổ chức thuộc đối tƣợng quản lý bằng quy
định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà
nƣớc và sự phục tùng.
Công cụ kinh tế đƣợc nhà nƣớc sử dụng một cách gián tiếp tác động lên
đối tƣợng quản lý thông qua các đòn bẩy kinh tế. Nó đƣợc thể hiện dƣới hai
dạng: thƣởng hoặc phạt liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế.
Các cơ quan nhà nƣớc nhà có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của
mình có thể áp dụng hình thức thƣởng đối với các tổ chức tôn giáo, các cá
nhân liên quan có thành tích tốt trong hoạt động tôn giáo theo quy định của
pháp luật. Hình thức thƣởng mà các cơ quan nhà nƣớc thƣởng sử dụng có thể
bằng tiền. hiện vật quy đổi…
Phạt đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo có những hành vi, hoạt động
liên quan đến hoạt động tôn giáo trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật.
Tùy vào mức độ và hậu quả gây ra, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có
thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, cƣỡng chế hoặc khởi tố hình sự.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
39
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An
Nghi Lộc là huyện tiếp giáp phía Đông Nam của huyện Đô Lƣơng, là
huyện có đông tín đồ tôn giáo theo đạo Công giáo, tình hình hoạt động tôn
giáo tại huyện Nghi Lộc diễn ra khá phức tạp. Là địa phƣơng có nhiều giáo
xứ, giáo hạt lớn, lại là nơi đặt trụ sở của Tòa giám mục giáo phận Vinh nên
hoạt động tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo diễn ra rất đa dạng, phức tạp,
tiềm ẩn nhiều hoạt động trái pháp luật. Vụ việc gần nhất diễn ra tại giáo xứ
Trại Gáo xã Nghi Phƣơng, Nghi Lộc, Nghệ An là một điển hình cho những
tiềm ẩn trong quản lý và hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Từ thực tiễn quản lý
nhà nƣớc về tôn giáo và tình hình hoạt động tôn giáo ở Nghi Lộc, một số kinh
nghiệm bƣớc đầu có thể rút ra là:
Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần tiếp
tục chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết về Công tác tôn giáo; Pháp
lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo; Tuyên truyền cho nhân dân nói chung và đồng bào
có đạo nói riêng hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, tƣ tƣởng, chính sách
tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc ta hiện nay, góp phần tăng cƣờng khối đại
đoàn kết thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
Hai là, nhìn nhận tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng
bào có đạo, sinh hoạt bình thƣờng trong khuôn khổ pháp luật. Hƣớng dẫn, tạo
điều kiện để các tôn giáo hoạt động hợp pháp; động viên, khuyến khích chức
sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt phƣơng châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”
“Kính chúa yêu nƣớc”, tham gia có hiệu quả các phong trào ở địa phƣơng.
Ba là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động tín
ngƣỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật, các phần tử lợi dụng tôn giáo để chống
phá chính quyền làm mất ổn định tình hình an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối
đại đoàn kết dân tộc.
40
Bốn là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo
từ huyện đến xã, thị trấn gắn với việc tăng cƣờng tập huấn nghiệp vụ thƣờng
xuyên để nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng vận động của cán bộ.
Năm là, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, giải quyết dứt điểm đơn thƣ
khiếu nại, tố cáo; các vụ việc phát sinh để ổn định tình hình trật tự, an ninh
chính trị, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
trong đó có nhân dân theo đạo.
Sáu là, chính quyền địa phƣơng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình,
phản ứng linh hoạt, kịp thời phối hợp các ban, ngành và xin ý kiến chỉ đạo và
giúp đỡ của cơ quan cấp trên.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Con Cuông,
tỉnh Nghệ An
Con Cuông là huyện miền núi Tây Nam tỉnh Nghệ An, mặc dù còn có
nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa – xã hội, cơ sở hạ tầng còn có nhiều khó
khăn nhƣng tỉnh Nghệ An và chính quyền địa phƣơng luôn quan tâm đến đời
sống của nhân dân, ƣu tiên chế độ chính sách và đầu tƣ cho các huyện miền
núi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Con Cuông, Nghệ An
nhìn chung diễn ra bình thƣờng, ổn định. Tuy nhiên, do yếu tố địa lý, giao
thông đi lại khó khăn, lại là huyện miền núi có đông đào bào dân tộc thiểu số,
hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây tiềm ẩn nhiều bất ổn.
Vụ việc Giáo xứ Yên Khê gây rối vào ngày 01/7/2012 là một điển
hình.Vụ việc bắt đầu từ những lộn xộn trong hoạt động tôn giáo trái pháp luật
của Linh mục và một số tín đồ đạo Công giáo.
Từ những vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo diễn ra trên địa bàn
huyện Con Cuông bƣớc đấu rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý
nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nhƣ sau:
41
Một là, tiếp tục đầu tƣ, quan tâm công tác tuyên truyền phổ biến chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo và liên quan
đến tín ngƣỡng, tôn giáo.
Hai là, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn
giáo theo đúng quy định của pháp luật, thƣờng xuyên nắm chắc tình hình tôn
giáo và giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân tôn giáo; xây dựng các quy định cụ thể về thủ tục hành chính
trong việc giải quyết đề nghị của các tổ chức, cá nhân tôn giáo.
Ba là, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình hoạt động các
tôn giáo và công tác tôn giáo của chính quyền các cấp; chú trọng công tác giải
quyết khiếu nại nói chung, về đất đai tôn giáo nói riêng, coi đây là nhiệm vụ
quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Bốn là, hƣớng dẫn tạo điều kiện, giúp đỡ các chức sắc tôn giáo trong
việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện
nhân đạo theo đúng quy định của pháp luật.
Năm là, kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo và tăng
cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng cán bộ làm công tác tôn giáo các
cấp.
Sáu là, phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
Bảy là, duy trì chế độ giao ban nghe báo cáo tình hình tôn giáo, trách
nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo của các đơn vị.
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình
Từ thực tiễn quản lý nhà nƣớc về tôn giáo và tình hình hoạt động tôn
giáo ở Quảng Bình, một số kinh nghiệm bƣớc đầu có thể rút ra là:
Thứ nhất, khắc phục những hạn chế, bất cập trong Pháp lệnh Tín
ngƣỡng, tôn giáo, bổ sung những vấn đề mới nảy sinh.
42
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền đƣờng lối, chủ
trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo.
Nội dung tuyên truyền trƣớc mắt là tiếp tục quán triệt một cách sâu sắc
Nghị quyết số: 25-NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa IX về công tác
tôn giáo, Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo, Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP,
ngày 08/11/2012, của Chính phủ và những điểm mới của Luật Tín ngƣỡng,
tôn giáo 2016.
Phƣơng thức tuyên truyền cũng phải đa dạng, thông qua nhiều hình
thức, nhƣ tổ chức học tập, quán triệt thông qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng, các loại hình nghệ thuật, các phong trào, các tấm gƣơng ngƣời tốt, việc
tốt. Đây là cơ sở để kết hợp hài hòa giữa cái đúng, cái tốt, cái đẹp của tôn giáo
và tín ngƣỡng trong đời sống tâm linh của dân tộc, cũng là cơ sở để đấu tranh
chống lại các tà đạo phản văn hóa, phi nhân tính, mê tín dị đoan.
Thứ ba, nâng cao tính thiết thực của sự phối, kết hợp giữa các cơ quan
nhà nƣớc trong việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo và các quy
định trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo
phải dựa trên cơ sở nhà nƣớc thống nhất quản lý và bảo đảm việc thực hiện
quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi ngƣời; Chính phủ thống nhất quản
lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nƣớc; Cơ quan quản lý
nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo ở trung ƣơng chịu trách nhiệm trƣớc Chính
phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo; Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản
lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo; Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo theo chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định.
43
Thứ tư, củng cố, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý
công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức làm công tác
tôn giáo.
Theo tinh thần Nghị quyết số 25 của Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa IX,
để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo, Ban chỉ đạo
công tác tôn giáo các cấp của tất cả các tỉnh, thành phố đã đƣợc thành lập, do
đồng chí Phó Bí thƣ thƣờng trực cấp ủy ở mỗi cấp làm trƣởng ban, cơ quan
thƣờng trực Ban chỉ đạo là Ban Dân vận các cấp. Ban Dân vận, Mặt trận Tổ
quốc các cấp tiếp tục kiện toàn tổ chức, chuyên môn và bố trí cán bộ làm công
tác tôn giáo; các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng bố trí cán bộ kiêm
nhiệm hoặc theo dõi công tác tôn giáo phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của
từng đơn vị trong tình mới.
Thứ năm, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo.
Thứ sáu, đổi mới quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn
giáo.
Những năm gần đây, xu thế hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn
giáo phổ biến là: đa dạng hóa, thế tục hóa, dân tộc hóa, toàn cầu hóa. Thực ra,
với xu thế này, nếu nhƣ “thuần đạo” thì chẳng có điều gì phải lo ngại, song,
các thế lực thù địch thƣờng lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện âm mƣu
“diễn biến hòa bình”, gây rối, biểu tình, bạo loạn, lật đổ; một số chức sắc, linh
mục, nhà tu hành đội lốt tôn giáo tăng cƣờng truyền đạo trái phép, phát triển
tín đồ chống đối, xuyên tạc trắng trợn đƣờng lối, chính sách đúng đắn của
Đảng và nhà nƣớc ta về tôn giáo, vu khống chính quyền,… làm cho tình hình
trở nên phức tạp hơn.
Điều này đòi hỏi phải có phƣơng pháp, biện pháp sáng tạo, phù hợp với
thực tiễn từng vùng, từng địa phƣơng. Sử dụng sức mạnh cứng là biện pháp
44
cần thiết đối với những đối tƣợng đầu sỏ, các thế lực ngoan cố, hiếu chiến,
nguy hiểm, song không phải là biện pháp duy nhất, mà còn phải biết sử dụng
sức mạnh mềm trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nhƣ tổ chức thăm viếng,
tiếp xúc, đối thoại với đồng bào theo đạo, các đoàn khách tôn giáo quốc tế,
các chức sắc tôn giáo ở địa phƣơng,… Bên cạnh đó, cần phải biết sử dụng lực
lƣợng cốt cán, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên là những tín đồ tôn
giáo, các linh mục, các nhà tu hành yêu nƣớc, tiến bộ, có uy tín và có tinh
thần đại đoàn kết toàn dân tộc để cảm hóa, giáo dục những ngƣời vi phạm
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về công
tác đối ngoại, công tác tôn giáo, về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo.
1.4.4. Bài học cho huyện Đô Lƣơng
Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tình hình hoạt động tôn giáo diễn ra
thuần túy. Tuy nhiên trong tình hình mới, hoạt động tôn giáo diễn biến phức
tạp, khó lƣờng nên công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ngày
càng phải đƣợc nâng cao và chú trọng hơn nữa.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của
Đảng, pháp luật, chính sách, của nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo trong quần
chúng nhân dân.
Nâng cao tính thiết thực của sự phối, kết hợp giữa các cơ quan nhà
nƣớc trong việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo và các quy định
trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Phòng Nội vụ là phòng chuyên môn chịu
trách nhiệm tham mƣu trực tiếp cho UBND huyện trong quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động tôn giáo; chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn, ban,
các đoàn thể để làm tốt công tác tham mƣu.
Củng cố, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý công tác
nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
45
Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.
Trƣớc những vụ việc gây rối liên quan đến hoạt động tôn giáo ở một số
địa phƣơng lân cận, Huyện ủy - UBND huyện Đô Lƣơng đã chủ động, kịp
thời chỉ đạo các ban, ngành có liên quan có các biện pháp ứng phó các tình
huống có thể xảy ra.
Trƣớc những diễn biến khó lƣờng trong hoạt động tôn giáo của các địa
phƣơng lân cận, UBND huyện Đô Lƣơng đã chỉ đạo chính quyền địa phƣơng
các xã, thị trấn tổ chức ứng trực, nắm chắc tình hình, sẵn sàng ứng phó với
các tình huống có thể xảy ra. Hạn chế để các tín đồ giữa địa phƣơng đang có
bất ổn trao đổi với nhau tránh tình trạng lôi kéo làm mất bất ổn tình hình
chính trị, xã hội.
Chủ động liên lạc với các địa phƣơng lân cận để nắm bắt tình hình, kịp
thời có biện pháp xử lý. Trong tình hình xấu, ngoài khả năng và thẩm quyền
giải quyết cần phải kịp thời báo cáo chính quyền cấp trên để xin ý kiến chỉ
đạo và có biện pháp giải quyết kịp thời.
46
Tiểu kết Chƣơng 1
Nhƣ vậy, qua nghiên cứu ban đầu tác giả đã phân tích và làm rõ một số
vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Bƣớc đầu, tác giả đã phân tích và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên
quan đến hoạt động tôn giáo nhƣ:
Khái niệm tín ngƣỡng, hoạt động tín ngƣỡng; tôn giáo, hoạt động tôn
giáo; mê tín dị đoan; quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo đây là
những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, là một trong những cơ sở khoa
học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.
Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo hiện nay nói chung, chỉ rõ vai trò và tầm quan trọng của nhà nƣớc trong
quản lý xã hội; nêu tầm ảnh hƣởng của hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Trong chƣơng này, tác gia đã phân tích và chỉ rõ chủ thể, đối tƣợng, nội
dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; các công cụ, phƣơng thức
mà nhà nƣớc sử dụng trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo.
Tác giả đã liên hệ, trao đổi kinh nghiệm với một số địa phƣơng lân cận
nhƣ huyện Con Cuông, Nghi Lộc, tỉnh Quảng Bình…trong QLNN đối với
hoạt động tôn giáo. Đồng thời tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm
cho huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện.
47
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG
2.1. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Khái quát về vị trí đị lý và điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số: 52 – QĐ/CP,
chia tách huyện Anh Sơn cũ thành 2 huyện Đô Lƣơng và Anh Sơn. Huyện Đô
Lƣơng nằm về phía tây tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Yên Thành, phía
đông nam giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây bắc giáp huyện Tân Kỳ,
Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chƣơng.
Đô Lƣơng hiện có 33 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Đô Lƣơng và
32 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn,
Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn,
Lam Sơn, Lƣu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn,
Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thƣợng Sơn, Tràng
Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn.
Với diện tích 35.433 ha, Đô Lƣơng có nhiều loại đất đai khác nhau
đựơc phân bố trên các vùng: bán sơn địa, vùng đồng bằng, đồi núi và vùng bãi
ven sông Lam. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú nhƣ đá
vôi, đất sét, cát, sạn… huyện Đô Lƣơng có hệ thống giao thông thuận lợi gồm
sông Lam và các con đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ số 7, 15, 46… đi qua tạo điều
kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp gồm nông nghiệp, CN- TTCN,
thƣơng mại – dịch vụ .v.v.
48
Lƣợc đồ Hành chính huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An
(Nguồn: http://www.ngheanonline.vn/ban-do-huyen-do-luong/)
+ Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mƣa nhiều, nhiệt
độ, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng trọt, nhƣng thƣờng xuyên phải hứng chịu
những tác động khắc nghiệt của thiên nhiên nhƣ bão, lụt, hạn hán… Ngoài ra,
Đô Lƣơng còn có những khó khăn riêng, là mảnh đất ít tiềm năng, lợi thế, xa
trung tâm tỉnh, xa các trúc đƣờng giao thông lớn về đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng biển, đƣờng hàng không…
49
2.1.2. Về phát triển kinh tế
Kinh tế phát triển tích cực, năm 1985 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 54
ngàn tấn thì năm 2015 là 92 ngàn tấn (có năm đạt 110 ngàn tấn). Tổng đàn
lợn năm 1985 là 43 ngàn con, năm 2010 là 98,4 ngàn con, năm 2015 là 115
ngàn con. Đàn trâu, bò từ 22 ngàn con lên hơn 46 ngàn con (1985-2015). Tốc
độ tăng trƣởng kinh tế năm 2015 là 8.9% (có năm đạt gần 19%). Tổng giá trị
sản xuất 1995 là 350 tỷ đồng đến năm 2010 là 3.565,09 tỷ đồng, năm 2015 là
5.760,61 tỷ đồng. Sản phẩm đầu ngƣời năm 1995 đạt 1,8 triệu đồng đến năm
2010 đã đạt: 19.210.000 đồng và năm 2015 là 19.630.000 đồng.
Hiện nay huyện Đô Lƣơng có Khu CNN Thị Trấn và khu TTCN
Thƣợng Sơn đã đi vào hoạt động, khu Công nghiệp may Prex Vinh (xã Lạc
Sơn) đang đi vào hoạt động tạo hàng nghìn việc làm cho lao động địa phƣơng
và đóng góp một phần vào ngân sách nhà nƣớc; các cơ sở hạ tầng ngày càng
đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp. Chợ Trung tâm thƣơng mại của huyện
cung ứng cho thị trƣờng trong và ngoài huyện với khối lƣợng hàng hoá lớn đa
dạng, là trung tâm thƣơng mại đầu mối có vai trò quan trọng trong việc cung
ứng, chu chuyển hàng hoá cho vùng Tây Bắc Nghệ An.
2.1.3. Về xã hội
Cƣ dân Đô Lƣơng hình thành từ lâu đời và phát triển ngày càng đông
đúc, đến cuối năm 2016 có hơn 21 vạn ngƣời. Từ xa xƣa Đô Lƣơng đã nổi
tiếng là đất hiếu học, nhân dân luôn coi trọng việc học hành, khoa cử. Đã có
nhiều ngƣời, nhiều làng, nhiều dòng họ nổi tiếng về sự đỗ đạt và có nhiều
đóng góp quan trọng cho đất nƣớc, làm rạng danh cho quê hƣơng. Đô Lƣơng
cũng là mảnh đất có truyền thống văn hoá, nhiều công trình kiến trúc, nhiều
áng văn thơ đặc sắc đƣợc nhân sáng tạo từ xƣa còn lƣu truyền cho đến ngày
nay, và càng ngày càng đƣợc phát huy.
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT

Mais conteúdo relacionado

Mais procurados

Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais procurados (20)

Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý hộ tịch - qua thực tiễn Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền GiangLuận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Hoạt động giám sát, phản biện xã hội tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, HOT
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
 
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức PhổLuận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
Luận văn: Quyết toán ngân sách Nhà nước tại huyện Đức Phổ
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đTổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAYLuận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận án: Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 

Semelhante a Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT

LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYOnTimeVitThu
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...Thư viện Tài liệu mẫu
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHOnTimeVitThu
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Semelhante a Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT (20)

Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo huyện Đô Lương, 9đ
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAYLUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
LUẬN VĂN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
Luận án: Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
Quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố đà nẵng sdt/ ZALO 09345 497...
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý di tích chùa Đậu, thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, 9 ĐIỂM
 
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNHLUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
LUẬN VĂN: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO Ở TỈNH
 
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nayẢnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
 
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáoẢnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
Ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống đến đạo của người công giáo
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại Đắk Nông, HAY
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Mais de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 

Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------/------------ BỘ NỘI VỤ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG XUÂN THÁI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC HÀ NỘI, NĂM 2017
  • 2. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin của một số tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính khách quan, khoa học; các trích dẫn theo đúng quy định và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Luận văn Hoàng Xuân Thái
  • 3. 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, tôi nhận đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của quý thầy, cô giáo công tác tại Học viện Hành chính quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Văn Chức- Ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp tôi hoàn thành luận văn chƣơng trình thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ của Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Tài chính công, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Xã hội, Khoa Hành chính học, Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Kinh tế, Bộ môn Ngoại Ngữ, Khoa sau Đại học... Học viện Hành chính quốc gia và tập thể cán bộ, công chức tại UBND huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ - UBND huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhƣng luận văn vẫn còn một số thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc những đóng góp, bổ sung từ phía độc giả và hy vọng đƣợc tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách nền hành chính nƣớc nhà hiện nay. Tác giả Luận văn
  • 4. 3 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ANTT-ATXH An ninh trật tự - An toàn xã hội BCĐ Ban chỉ đạo BHG Ban hành giáo CT Chỉ thị CTQG Chính trị quốc gia GS Giáo sƣ HĐMV Hội đồng Mục vụ HTCTCS Hệ thống chính trị cơ sở NĐ-CP Nghị định Chính phủ NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sƣ Tiến sỹ PL Pháp lệnh QLNN Quản lý nhà nƣớc TS Tiến sỹ TTg Thủ tƣớng TW Trung ƣơng UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 5. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 15 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng 15 1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo 16 1.1.3. Mê tín dị đoan 17 1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo 17 1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 19 1.2.1. Thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực 19 1.2.2. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong phát triển KT-XH 21 1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 22 1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý 22 1.3.2. Nội dung quản lý 25 1.3.3. Phƣơng thức quản lý 34 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 38 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Nghi Lộc 39 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Con Cuông 40 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình 41 1.4.4. Bài học cho huyện Đô Lƣơng 44 Tiểu kết Chƣơng 1 46 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 47 2.1. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 47 2.1.1. Khái quát về vị trí đị lý và điều kiện tự nhiên 47 2.1.2. Về phát triển kinh tế 49
  • 6. 5 2.1.3. Về xã hội 49 2.2. HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 50 2.2.1. Công giáo 50 2.2.2. Phật giáo 52 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 55 2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 55 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 57 2.3.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 58 2.3.4. Phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 60 2.3.5. Tổ chức bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 61 2.3.6. Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo 62 2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 63 2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 64 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc 64 2.4.2. Hạn chế 68 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 71 Tiểu kết Chƣơng 2 74 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN 76 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÔN GIÁO 76 3.1.1. Quan điểm 76 3.1.2. Mục tiêu 77 3.2. XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 83
  • 7. 6 3.2.1. Một số vấn đề đặt ra trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo hiện nay 84 3.2.2. Xu hƣớng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An 88 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 90 3.3.1. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo 90 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 91 3.3.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 93 3.3.4. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 94 3.3.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ quan trong hệ thống chính trị về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 96 3.3.6. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở vùng tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 97 3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 100 3.4. KIẾN NGHỊ 101 3.4.1. Với Đảng, nhà nƣớc, với các cơ quan chức năng ở TW 101 3.4.2. Với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An 102 Tiểu kết Chƣơng 3 103 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 115
  • 8. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. C.Mác đã nhiều lần khẳng định: Con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con ngƣời. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài ngƣời nhƣng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Tôn giáo là hình thức, là niềm tin tác động lên cá nhân, cộng đồng. Tôn giáo thƣờng đƣa ra các giá trị có tính tƣơng đối làm mục đích cho con ngƣời vƣơn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy đƣợc thể hiện bằng những hình thức, nghi thức, nghi lễ, luật lệ.....Ngƣời ta thƣờng nói khi con ngƣời bế tắc không có lối thoát thƣờng tìm đến tôn giáo để đƣợc giải thoát. Tôn giáo là văn hóa và là một bộ phận cấu thành của văn hóa mỗi quốc gia nên tôn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn hóa. Tôn giáo khi du nhập vào mỗi quốc gia, nó đã đi trƣớc vấn đề của toàn cầu hóa ngày nay là tạo ra sự giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc với nhau. Chính nó góp phần làm phong phú văn hóa nƣớc sở tại bằng những gì văn minh tiến bộ mà tôn giáo ấy mang theo từ bên ngoài vào đồng thời cũng giới thiệu đƣợc đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa của nƣớc chủ nhà ra thế giới bên ngoài. Trong cuốn “Ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng tôn giáo đối với con ngƣời Việt Nam hôm nay” đã có nhận xét rất chính xác rằng: Nói đến những ảnh hƣởng của văn hóa, tƣ tƣởng phƣơng Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hƣởng này. Và nhƣ vậy, trong lịch sử, tôn giáo luôn đóng vai trò những sứ giả đi đầu trong những cuộc viếng thăm, tiếp xúc giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc.[1] Tôn giáo có vai trò góp phần củng cố hòa bình. GS. Han King đã từng khẳng định: Không thể có hòa bình giữa các dân tộc trên địa cầu, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Việt Nam tự hào là
  • 9. 8 không có xung đột tôn giáo nhƣng hiềm khích, bạo động trong quá khứ không phải là không có, nhất là dƣới thời Pháp thuộc hay chế độ của Ngô Đình Diệm. Còn sau này là cạnh tranh, lôi cuốn tín đồ của nhau hay mâu thuẫn giữa tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ, giữa tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận và tôn giáo chƣa hợp thức… Đạo đức tôn giáo góp phần vào ổn định xã hội. Có một thời, một số ngƣời quan niệm tôn giáo là lạc hậu, là vật cản bƣớc tiến của xã hội. Trong không ít báo cáo của địa phƣơng vùng có đồng bào tôn giáo nhất là Công giáo đều coi đó là lý do khó khăn, cản trở sự đi lên của địa phƣơng. Nhƣng có thể phản biện, các nƣớc tiên tiến, văn minh giàu có trên thế giới đều có tôn giáo. Không thấy họ nói tôn giáo kìm hãm tiến bộ quốc gia. Thậm chí, một số nƣớc còn coi tôn giáo nhƣ là một cầu nối với thế giới để phát triển đất nƣớc. Vì vậy, nhà nƣớc cần đổi mới chính sách để đáp ứng chủ trƣơng xã hội hóa y tế, giáo dục để huy động sự đóng góp của các tôn giáo. Tuy nhiên, cũng cần phải có hƣớng dẫn để các tôn giáo vận hành chặt chẽ hơn, tránh để xảy ra các vụ việc tiêu cực trong việc nuôi dạy trẻ mồ côi hiện nay. Ở Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng, tôn giáo là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Tôn giáo đã góp phần tạo nên đa dạng văn hóa của địa phƣơng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Việc phát triển tôn giáo theo đúng hƣớng, đúng quy định của pháp luật còn góp phần giao lƣu, đoàn kết trong nhân dân, tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc nói chung, đặc biệt là trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đều nhấn mạnh
  • 10. 9 "Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo" là một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay. Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An hiện nay có 02 tôn giáo chính đang tồn tại, hoạt động và đƣợc pháp luật thừa nhận là Phật giáo và Công giáo. Nhìn chung tuyệt đại đa số các tín đồ tôn giáo đều là những công dân sống tốt đời đẹp đạo. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng đã có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ việc nổi cộm nhƣ vụ việc ở Yên Khê, Con Cuông; vụ việc Trại Gáo ở Nghi Lộc... Bên cạnh đó là trách nhiệm chƣa cao của một số công chức làm công tác tôn giáo, lực lƣợng cốt cán; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo còn thiếu tập trung; khả năng giải quyết tình huống và sự việc của một số cán bộ, công chức và địa phƣơng còn thiếu linh hoạt...Hoạt động tôn giáo ngày càng lớn mạnh và thông qua nhiều hình thức, tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc để trục lợi và gây mất trật tự, đoàn kết trong nhân dân. Từ thực tế đó, việc chọn và nghiên cứu đề tài: " Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là một yêu cầu tất yếu, khách quan và có tính cấp thiết về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tôn giáo luôn là một vấn đề nóng, phức tạp và nhạy cảm. Hoạt động tôn giáo có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó cũng là đề tài đƣợc rất nhiều học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam việc nghiên cứu về vấn đề tôn giáo đã đƣợc quan tâm từ rất lâu, nhƣng
  • 11. 10 phải kể từ khi có Nghị quyết số: 24/NQ/TW (năm 1990) của Bộ Chính trị thì việc nghiên cứu tôn giáo ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo viết về tôn giáo nhƣ: GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB CTQG; TS. Hoàng Minh Đô – Chủ nhiệm đề tài (2002) Đạo Tin lành ở Việt Nam – Thực trạng, xu hƣớng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác lãnh đạo quản lý, Thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc. Một số công trình liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo nhƣ: TS. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân; PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2008) Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo; PGS.TS. Cao Văn Than – TS. Đậu Tuấn Nam (2011), Một số vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc hiện nay; Nguyễn Thị Bình (2015),Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công; Trần Văn Tình (2015), Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công; Nguyễn Hồng Hải (2009), QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công;
  • 12. 11 Trần Thị Huyền (2010), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Nguyễn Hữu Có (2003), Quản lý nhà nƣớc đối với dòng tu của đạo công giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Lê Tiến Bộ (2015), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Trần Thị Hà (2012), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Hà Thị Xuyên (2011), Hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Lê Xuân Quỳnh (2013), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Trần Thị Minh Nga (2009), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Các công trình nêu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo cả về lý luận lẫn thực tiễn. Song hầu hết các công trình nghiên cứu trên chƣa toàn diện, mang tính chất chung chung về lý luận, mang tính cục bộ và cụ thể ở các địa phƣơng, vùng miền nghiên cứu. Hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu tôn giáo nào làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Kế thừa một số quan điểm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, đề tài này hy vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc
  • 13. 12 đối với hoạt động tôn giáo, áp dụng trong quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. + Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An. + Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: các nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật. - Về không gian: huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Về phƣơng pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngƣỡng, tôn giáo và QLNN đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ đổi mới.
  • 14. 13 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp sƣu tầm số liệu, tƣ liệu; - Phƣơng pháp quan sát thực tế; - Phƣơng pháp phân tích; - Phƣơng pháp thống kê; - Phƣơng pháp tổng hợp; - Phƣơng pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Về lý luận Phân tích, tổng quan làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Vận dụng trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 6.2. Về thực tiễn + Phân tích thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. + Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An. + Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực QLNN đối với các hoạt động tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội
  • 15. 14 dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An Chương 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới
  • 16. 15 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng Tín ngưỡng Ở nƣớc ta hiện nay, khi nói tự do tín ngƣỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do về tín ngƣỡng tôn giáo. Trong Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng về công tác tôn giáo ở nƣớc ta, cụm từ “tín ngƣỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngƣỡng và tôn giáo” [3]. Tín ngƣỡng đƣợc đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng đƣợc tổ chức theo những tập tục đƣợc lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tƣởng và ngƣỡng mộ vào những thần thánh do họ tƣởng tƣợng ra (tín ngƣỡng). Tín ngƣỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng, từ tự phát lên tự giác theo con đƣờng quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đƣờng… tín ngƣỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngƣỡng dân gian chƣa chuyển đƣợc thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tôn giáo nhƣ thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới nhƣ Phật, Đạo, Kitô giáo… đã đƣợc du nhập và đến thời điểm giao lƣu với phƣơng Tây, các tôn giáo dân tộc nhƣ: Cao Đài, Hòa Hảo mới xuất hiện” [61]. Hoặc nói theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần có tự hào về quá khứ của mình để bảo vệ và phát triển văn hóa của mình vào kho tàng văn hóa nhân loại. Sự đa dạng trong tín ngƣỡng, tức niềm tin tín ngƣỡng, biểu hiện rất khác nhau,
  • 17. 16 xuyên qua không gian và thời gian, phụ thuộc hoàn cảnh địa lý - lịch sử của từng quốc gia, từng dân tộc. Có một định nghĩa khác là: “Tín ngưỡng là không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo. Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là thế giới bên kia khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống” [23:9] Hoạt động tín ngưỡng Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: "Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội"(Điều 3). 1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo Tôn giáo Theo quan điểm của các nhà triết học duy tâm thì, tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội, đã ra đời và vẫn có cơ sở để phát triển trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ cho đến tận bây giờ. Còn một số nhà duy vật lại có quan điểm khác, trong tác phẩm Chống Duyhrinh, Ăngghen đã đƣa ra những nhận định quan tôn giáo là sự phản ánh hƣ ảo - vào trong đầu óc của con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế. C.Mác đã khẳng định rằng: "con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo”, "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống
  • 18. 17 nhƣ nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"[30]. Trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, thì: Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội. [23:11] Hoạt động tôn giáo Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: “Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” (Điều 3). 1.1.3. Mê tín,dị đoan “Mê tín, dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.”[27] Dƣới giác độ quản lý nhà nƣớc, “mê tín, dị đoan là khái niệm kép dùng để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, gọi hồn,… và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê muội”.[23] 1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng là hoạt động chức năng của nhà nƣớc. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc (cả lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hƣớng dẫn các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt đƣợc các mục tiêu của chủ thể quản lý.
  • 19. 18 Theo nghĩa hẹp: là quá trình chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh, hƣớng dẫn hoạt động các tôn giáo trong quy định của pháp luật. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhà nƣớc quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức xã hội trƣớc pháp luật, hình thành khung pháp lý, làm cơ sở để các tôngiáo thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về tôn giáo: Một là, nhà nƣớc đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo. Hai là, công dân có tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngƣỡng, tôn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Ba là, các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. Bốn là, mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chống lại nhà nƣớc Việt Nam, ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm tổn hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.
  • 20. 19 Nhƣ vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo dung quy định của pháp luật. 1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.2.1. Thực hiện vai trò của nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.[27] Quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Nhà nƣớc có vai trò quan trọng nhất trong quản lý kinh tế - xã hội. Nhà nước và kinh tế: Nhà nƣớc đƣợc quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nƣớc, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nƣớc đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế, không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tƣơng đối thể hiện ở 2 phƣơng diện: - Nhà nƣớc cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế có căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong chừng mực nó phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị. - Nhà nƣớc có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Thể hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển chung của thế giới, kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ.
  • 21. 20 Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nhà nƣớc đồng thời có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với kinh tế phụ thuộc vào khả năng nhận thức và nắm bắt kịp thời hoặc không kịp thời các phƣơng diện khác nhau của quy luật vận động của kinh tế cũng nhƣ phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội: Các tổ chức chính trị của xã hội là những hình thức và phƣơng diện bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp. Trong các tổ chức chính trị xã hội, nhà nƣớc là trung tâm vì: nhà nƣớc là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyền lực của nó bắt buộc đối với mọi ngƣời trong quốc gia thông qua pháp luật. Trong các tổ chức chính trị, Đảng chính trị có vai trò đặc biệt, là lực lƣợng có vai trò lãnh đạo, định hƣớng sự phát triển xã hội. Các đảng chính trị là tổ chức của các giai cấp, thể hiện lợi ích giai cấp và gồm những đại biểu tích cực nhất đấu tranh cho lợi ích giai cấp mình. Đảng chính trị cầm quyền vạch ra chính sách lớn định hƣớng cho hoạt động của nhà nƣớc, kiểm tra hoạt động Đảng viên trong việc thực hiện chính sách Đảng, các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nƣớc. Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dƣới sự lãnh đạo của đảng. Chúng có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nƣớc và tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Nhà nước và chính trị: Chính trị với tƣ cách hiện tƣợng phổ biến xác định quan hệ giai cấp, tƣơng quan lực lƣợng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa
  • 22. 21 nhà nƣớc với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc thƣợng tầng. Các tổ chức chính trị đều thông qua chính trị để tác động lẫn nhau, đồng thời tác động đến các bộ phận khác của kiến trúc thƣợng tầng cũng nhƣ tác động đến cơ sở kinh tế của xã hội. Nhà nước và pháp luật: Pháp luật là công cụ để nhà nƣớc duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Quyền lực của nhà nƣớc dựa trên cơ sở pháp luật, đƣợc thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật. 1.2.2. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong phát triển kinh tế- xã hội Ảnh hưởng tích cực Tín ngƣỡng - tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội. Và một khi những nhu cầu ấy chƣa đƣợc những hình thái khác của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội thì tín ngƣỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý. Đó là một hình thái ý thức xã hội và nhu cầu xã hội quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội, một khi nhu cầu này đƣợc thỏa mãn thì nó là động lực góp phần thúc đẩy phát triển các nhu cầu khác, trong đó có phát triển kinh tế - xã hội. Tôn giáo không chỉ chuyên về các vấn đề tinh thần, đạo đức mà còn trực tiếp can dự vào các hoạt động kinh tế, kinh doanh của con ngƣời. Dùng uy tín, ảnh hƣởng của mình để quyết định các quan hệ sở hữu, ủng hộ dạng hoạt động kinh tế này, phủ nhận dạng hoạt động kinh tế khác.
  • 23. 22 Tôn giáo đã gắn cho quá trình kinh tế những cơ sở tƣ tƣởng thích ứng với từng thời đại, tạo ra những kích thích về tinh thần cho hoạt động kinh tế và những tiêu chí đạo đức cho hành vi kinh tế trong xã hội. Đạo đức tôn giáo góp phần tạo niềm tin và tâm lý cho xã hội nói chung và tín đồ tôn giáo nói riêng để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tín ngƣỡng, tôn giáo giúp con ngƣời đoàn kết, gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong xây dựng kinh tế, xã hội. Ảnh hưởng tiêu cực Bên những mặt tích cực, tôn giáo, tín ngƣỡng cũng có một số hạn chế nhất định. Hạn chế này không phải nội tại, bản chất của tôn giáo gây ra mà lại do chính những tín đồ và một số phần tử lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích cá nhân. Bản chất của tôn giáo, tín ngƣỡng chỉ là sự sung bái, tin tƣởng của con ngƣời trƣớc một hiện tƣợng, sự vật nào đó… nhƣng một số bộ phận đã quá đề cao và tuyệt đối hóa, thần thánh hóa lên làm cho một số tôn giáo, tín ngƣỡng bị hiểu sai lệch. Một số phần tử lợi dụng lòng tin tôn giáo tín ngƣỡng của tín đồ, làm mê hoặc các tín đồ nhằm phục vụ mục đích cá nhân hòng trục lợi về kinh tế hoặc mƣu đồ bất chính về chính trị gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội, ảnh hƣởng không tốt đến phát triển kinh tế. 1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý Theo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nƣớc, cơ quan trong hệ thống chính quyền có trách nhiệm quản lý tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có cả hoạt động tôn giáo. Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm: Chính phủ,
  • 24. 23 UBND các cấp ngoài ra có các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc trao quyền quản lý nhƣ Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và môi trƣờng, Ban Tôn giáo Chính phủ... Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phƣơng 2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo hiện nay bao gồm: Bảng 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Cấp hành chính Cơ quan / chủ thể trực tiếp quản lý Cơ quan / chủ thể trực tiếp thực hiện Trung ƣơng Chính Phủ Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) Cấp tỉnh UBND Tỉnh (Phó Chủ tịch phụ trách văn - xã) Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) Cấp huyện UBND huyện (Chủ tịch UBND huyện) Phòng Nội vụ (Phó Trƣởng phòng phụ trách) Hoặc Phòng Tôn giáo Cấp xã UBND Xã (Chủ tịch UBND xã) Công chức văn hóa – Xã hội hoặc Công chức VPTK (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Đối tƣợng của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo bao gồm: tín đồ, tu hành, chức sắc, chức việc, các tổ chức tôn giáo và các hoạt động của họ. Là công dân Việt Nam, các tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo vừa mang những đặc điểm chung của ngƣời Việt Nam, vừa mang những đặc điểm riêng của từng tôn giáo của ngƣời có đạo.
  • 25. 24 Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh để các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Bao gồm: - Tín đồ tôn giáo Họ là những ngƣời tin theo một tôn giáo và đƣợc tổ chức tôn giáo thừa nhận. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, với số lƣợng tín đồ tôn giáo chiếm 20% dân số cả nƣớc. Vì vậy quản lý nhà nƣớc phải thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm cho nhân dân thực hiện nhu cầu đó. Ở nƣớc ta đa số tín đồ tôn giáo là nông dân và nhân dân lao động. Họ là những con ngƣời cần cù, sáng tạo trong lao động, anh hùng, gan dạ trong chiến đấu. Trong thời kỳ đổi mới, đồng bào có đạo luôn gắn bó với Đảng, Nhà nƣớc, thực hiện “sống tốt đời đẹp đạo”, cùng đoàn kết xây dựng mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Nhà tu hành, chức sắc, chức việc tôn giáo Nhà tu hành là tín đồ tôn giáo tự nguyện thực hiện thƣờng xuyên nếp sống riêng mà giáo lý, giáo luật của tôn giáo đó quy định. Chức sắc tôn giáo là những tín đồ tôn giáo có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, đƣợc các tổ chức giáo hội đào tạo, bổ nhiệm, tấn phong vào các chức vụ, chức vị có thẩm quyền trong tổ chức tôn giáo. Họ là những ngƣời lãnh đạo, hƣớng dẫn cho các tín đồ tôn giáo hành đạo theo pháp luật và giáo lý, giáo luật. Chức việc tôn giáo là những tín đồ tôn giáo đƣợc chỉ định hoặc tập thể tín đồ bầu vào các chức vị trong tổ chức cơ sở. Tất cả những ngƣời này đều là công dân, có quyền và nghĩa vụ nhƣ nhau trƣớc pháp luật. Thực hiện tốt pháp luật và hành đạo theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo một cách hợp pháp. - Nơi thờ tự
  • 26. 25 Là nơi tôn thờ thần tƣợng, nơi giảng bài kinh, thuyết pháp, sinh hoạt của các tôn giáo. Nơi thờ tự có sự thống nhất giữa: vật chất, sự tôn nghiêm, trụ sở và sinh hoạt tôn giáo. - Đồ dùng việc đạo, bao gồm: kinh, sách, tƣợng, bài vị, tranh ảnh, cờ, đồ tế khí…mỗi đồ dùng có vai trò và vị trí khác nhau, sử dụng trong từng nghi lễ khác nhau trong sinh hoạt tôn giáo. Trong đó, kinh, sách, tƣợng, bài vị, đồ tế khí là quan trọng nhất. - Các cơ sở vật chất khác, bao gồm khuôn viên khu thờ tự, nhà cửa, ruộng đất, cơ sở từ thiện, trƣờng học…đƣợc các tổ chức tôn giáo sử dụng lâu dài và đƣợc pháp luật bảo hộ tính hợp pháp. Đó đƣợc coi là tài sản của các tôn giáo, của các giáo hội cơ sở, nơi thực hiện các chức năng nhƣ: lao động sản xuất, sinh hoạt tôn giáo, từ thiện,..và đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động của các tôn giáo, tổ chức giáo hội cơ sở. Những cơ sở vật chất này đƣợc Giáo hội giao trách nhiệm quản lý hay sử dụng cho chức sắc bản quyền. - Sinh hoạt tôn giáo là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều mặt trong các hoạt động tôn giáo. Nhìn chung mọi hoạt động tôn giáo đều có hai đặc điểm chính là về chủ thể có thể các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ nhƣ đọc kinh, cầu nguyện hay do tổ chức tôn giáo thực hiện nhƣ Ban hành giáo, Ban Hộ tự, Ban Chấp sự…Về diễn biến, các sinh hoạt tôn giáo tuân theo lề luật và nghi lễ nhất định nhƣ lễ đƣờng, lễ trọng, các phép bí tích, các khóa hạ, giới đàn, bồi linh…Lề luật và lễ nghi của các tôn giáo chứa đựng trong các văn tự, nó chỉ thể hiện ra thành các hành vi có thể đo đếm đƣợc thông qua các sinh hoạt tôn giáo. 1.3.2. Nội dung quản lý 1.3.2.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo
  • 27. 26 Ngay từ buổi đầu thành lập, nhà nƣớc rất quan tâm đến vấn đề tín ngƣỡng, tôn giáo. Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hoà trong phiên họp đầu tiên đã tuyên bố: Tín ngƣỡng tự do, lƣơng giáo đoàn kết, và nguyên tắc đó đã trở thành chính sách nhất quán xuyên suốt qua mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi công dân đƣợc xác định ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đƣợc bổ sung, hoàn thiện qua các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc, chính sách tôn giáo của Việt Nam tiếp tục đƣợc khẳng định và ngày càng đƣợc cụ thể hoá, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân, bảo đảm sự đoàn kết, hòa hợp giữa cộng đồng những ngƣời có tín ngƣỡng, tôn giáo và những ngƣời không có tín ngƣỡng, tôn giáo; giữa cộng đồng những ngƣời có tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, trƣớc sự phát triển của đất nƣớc, tình hình tôn giáo ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Nhiều quan điểm, chủ trƣơng về công tác tôn giáo thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ này đã đƣợc ban hành. Thể chế các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Pháp luật về tôn giáo không ngừng đƣợc xây dựng, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện. Văn bản quy phạm pháp luật có điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo không những tăng nhanh về số lƣợng, mà còn phong phú và đa dạng hơn về hình thức. Nếu trƣớc đây văn bản pháp luật tôn giáo đƣợc ban hành dƣới hình thức
  • 28. 27 Sắc lệnh, Nghị quyết, Sắc luật, Nghị định thì giai đoạn này nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tƣ, Chỉ thị đã đựơc ban hành. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn đƣợc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn. 1.3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt động tôn giáo Dựa trên cơ sở các chiến lƣợc, kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo, nhà nƣớc đã xây dựng và ban hành hành các văn bản pháp luật để quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Nghị định số: 69/1991NĐ-HĐBT, ngày 21/3/1991 về các hoạt động tôn giáo của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) là văn bản đầu tiên đã đề cập tƣơng đối toàn diện các lĩnh vực hoạt động tôn giáo. Ngoài nội dung kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đó (Sắc lệnh 234/SL của Chính phủ ngày 14/6/1955 về vấn đề tôn giáo, Nghị quyết số: 297/NQ của Chính phủ ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tôn giáo, Nghị quyết số: 25- NQ/TW ngày 12/3/2003..), Nghị định còn chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung mới. Trƣớc yêu cầu của tình hình mới, ngày 19/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số: 26/1999/NĐ - CP về các hoạtđộng tôn giáo, thay thế Nghị định số: 69/HĐBT. Trong thời gian qua, pháp luật về tôn giáo của Việt Nam đã có những bƣớc phát triển đáng kể. Trong mỗi giai đoạn, pháp luật về tôn giáo đã kịp thời thể chế hoá những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đối với tôn giáo. Nội dung pháp luật về tôn giáo khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt trong công cuộc đổi
  • 29. 28 mới đất nƣớc, pháp luật về tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố sự đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Căn cứ Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và thể chế hoá những quan điểm của Đảng trong Nghị quyết về công tác tôn giáo, ngày 18/6/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (từ đây xin đƣợc viết tắt là Pháp lệnh) đã đƣợc Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004. Sự kiện quan trọng này đánh một dấu mốc lịch sử trên con đƣờng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Pháp lệnh có 6 chƣơng, 41 điều, đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chƣơng, Điều lệ của các tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận. Đồng thời xác định, Chính phủ Việt Nam tôn trọng và thực hiện các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập khi có sự khác nhau giữa quy định của Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo và các điều ƣớc đã đƣợc Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo đƣợc nhà nƣớc quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện khung pháp lý. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo – Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004; Chính phủ ban hành Nghị định số: 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hƣớng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo; Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành; Nghị định
  • 30. 29 số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo (Thay thế Nghị định số: 22/NĐ- CP ngày 01/3/2005). Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: “1. Mọi ngƣời có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trƣớc pháp luật. 2. Nhà nƣớc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo. 3. Không ai đƣợc xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24). Ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Luật tín ngƣỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo số 21/2004/UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Ngoài bản Hiến pháp thì các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là cơ sở và công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không theo tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nƣớc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trên còn đảm bảo đƣợc tính tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế (những điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia) về điều chỉnh quyền con ngƣời trong đó có quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo. 1.3.2.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Chính phủ thống nhất quản lý các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội, trong đó có hoạt động tôn giáo.
  • 31. 30 Bộ Nội vụ - Cơ quan của Chính phủ, tham mƣu, giúp Chính phủ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo nhƣ: tham gia đóng góp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ - Cơ quan của Bộ Nội vụ, tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Các Bộ, ngành khác có liên quan phối hợp với Bộ Nội vụ trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo (Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…) Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở địa phƣơng (Trong đó: Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng tham mƣu giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo; Phòng Nội vụ là phòng chuyên môn thực hiện chức năng tham mƣu giúp UBND huyện, quận, thị xã trong quản lý công chức, viên chức, xây dựng chính quyền, thi đua khen thƣởng, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở địa phƣơng; còn ở UBND xã, thị trấn có các công chức chuyên trách giúp Chủ tịch UBND quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo). 1.3.2.4. Phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc với UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể có liên quan, UBND các tỉnh (thành phố), huyện (quận, thị xã), xã (phƣờng, thị trấn) về công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn phải tuân thủ các chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách nhà nƣớc về công tác tôn giáo nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nói riêng.
  • 32. 31 Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức đó nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhà nƣớc giao; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và thống nhất cao trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Các chủ trƣơng, đề án, chƣơng trình, kế hoạch, nội dung thực hiện về công tác tôn giáo và phƣơng hƣớng giải quyết các vấn đề, vụ việc liên quan đến tôn giáo cần phải có ý kiến thống nhất của cơ quan chủ trì với cơ quan quản lý nhà nƣớc và UBMTTQ, chính quyền địa phƣơng trƣớc khi tham mƣu, đề xuất phƣơng án, xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên. Đảm bảo chế độ bảo mật thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin lien quan theo quy định. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo Tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ làm công tác tôn giáo phải thƣờng xuyên và đặc biệt chú trọng cán bộ cơ sở. Đội ngũ nhân sự làm công tác tôn giáo là những ngƣời có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải hiểu biết về tôn giáo và có kiến thức toàn diện. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức nhƣ cung cấp tài liệu, tập huấn, tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn về quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý hoạt động tôn giáo nói riêng. 1.3.2.5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo Hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân trong đời sống xã hội đều phải tuân
  • 33. 32 thủ các quy định của pháp luật. Tôn giáo và tất cả các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể đứng ngoài hệ thống pháp luật. Đại hội Đại biều toàn quốc khóa XI của Đảng khẳng định: tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nƣớc, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận, đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với hành vi lợi dụng tôn giáo, để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toán dân tộc. Báo cáo chính trị khóa XI tại Đại hội Đại biểu lần thứ XII nhấn mạnh: tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã đƣợc nhà nƣớc công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách tôn giáo theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội khóa XII, trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị cần thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp cụ thể, trong đó có công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm có liên quan đến tôn giáo. Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động tôn giáo nhằm đảm bảo đƣợc quyền tự do tín ngƣỡng của công dân, đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thƣờng theo đúng quy định của pháp luật; tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành để biết, hiểu rõ các
  • 34. 33 quan điểm, chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng tôn giáo của Đảng, nhà nƣớc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các tôn giáo. Qua thanh tra, kiểm tra để phát hiện và kịp thời xử lý những sai phạm trong hoạt động tôn giáo cũng nhƣ trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc đã quy định. 1.3.2.6. Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo Hàng năm, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền tiến hành xét duyệt các chƣơng trình hành đạo thƣờng xuyên và đột xuất của các tôn giáo. Định kỳ hàng năm các tôn giáo đăng ký chƣơng trình hoạt động trong năm của tôn giáo, tổ chức tôn giáo cho cơ quan chính quyền địa phƣơng. Chƣơng trình hoạt động phải nêu rõ: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, mục đích của chƣơng trình hoạt động. Ngoài ra còn có việc đăng ký con dấu; làm con dấu mới; tách, lập, nhập họ đạo; phong chức sắc, phẩm hàm, điều chuyển chức sắc trung, cao cấp; các hội đoàn tôn giáo… đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. - Xét duyệt chƣơng trình hành đạo thƣờng xuyên và đột xuất Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định: những hoạt động tôn giáo, vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ đƣợc nhà nƣớc đảm bảo, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích Tổ quốc và nhân dân đƣợc khuyến khích. Tín đồ có quyền tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo tại nơi thờ tự. Tuy nhiên, trên thực tế một số hoạt động trái pháp luật với tập quán nhiều lúc còn diễn ra, “lồng” vào các nghi thức tôn giáo, cần phải nhắc nhở, ngăn chặn hoặc giải quyết bằng những phƣơng pháp hành chính. Những hoạt động có tính tập quán, tôn giáo nhƣng bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết có liên quan nhƣ làm lễ thành hôn không có giấy đăng ký kết
  • 35. 34 hôn, không li dị theo luật… thì các tôn giáo cũng nhƣ các chức sắc, tín đồ phải đảm bảo tuân thủ luật pháp, vì tôn trọng luật pháp là đảm bảo quyền, lợi ích của toàn dân. Ngoài những sinh hoạt tôn giáo thông thƣờng, tôn giáo còn có những hoạt động bất thƣờng, đột xuất. Đó là những hoạt động không có trong danh sách chƣơng trình đăng ký hằng năm, hoặc có nhƣng quy mô lớn hơn so với thƣờng lệ thì phải thông báo với chính quyền, khi chính quyền cho phép mới đƣợc tổ chức. - Xét duyệt quá trình xây dựng và sửa chữa, cơi nới cơ sở thờ tự tôn giáo Cơ sở thờ tự tôn giáo của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc thừa nhận là sở hữu chung của cộng đồng tín đồ tôn giáo đƣợc nhà nƣớc bảo hộ. Việc xây mới, cơi nới, sửa chữa các công trình thờ tự tôn giáo tùy thuộc vào quy mô công trình đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tu bổ và sửa chữa nhỏ không ảnh hƣởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt đƣờng giao thông thì đƣợc miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên trƣớc khi sửa chữa phải thông báo cho chính quyền địa phƣơng sở tại biết. Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, bị chiến tranh hủy hoại, do thiên tai; việc tạo lập cơ sở thờ tự, xây dựng mới công trình thờ tự phải xin phép cấp có thẩm quyền cấp phép. 1.3.3. Phƣơng thức quản lý 1.3.3.1. Quản lý bằng công cụ pháp luật, chính sách Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với nhà nƣớc, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là phƣơng tiện, công cụ quan trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hƣớng cho sự phát triển xã hội. Bên cạnh tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, các quy định của tổ chức xã hội, dƣ luận xã hội, các quy ƣớc của cộng đồng
  • 36. 35 dân cƣ thì pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của nhà nƣớc, giữa nhà nƣớc và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tƣơng hỗ lẫn nhau. Từ khi xuất hiện, pháp luật luôn gắn với giai cấp cầm quyền. Đối với xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, mọi hoạt động của đời sống xã hội đƣợc đƣa vào trong khuôn khổ pháp luật nhằm mang lại lợi ích cho giai cấp thống trị. Trên thực tế, pháp luật của những nhà nƣớc gắn với giai cấp tiên tiến của thời đại thì thƣờng phù hợp với xu hƣớng phát triển tiến bộ, vì nó bao hàm những chuẩn mực, những quy định nhằm bảo vệ lợi ích chân chính và phẩm giá con ngƣời. Ngƣợc lại, nếu pháp luật của nhà nƣớc gắn với giai cấp đang suy tàn, không còn vai trò lịch sử thì thƣờng chứa đựng yếu tố trì trệ, bảo thủ, đi ngƣợc lại lợi ích chân chính. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, pháp luật sẽ không phản ánh đƣợc những yêu cầu đạo đức tiến bộ, phù hợp với xu hƣớng phát triển khách quan của thời đại. Hiện nay, nhà nƣớc quản lý các hoạt động của đời sống xã hội bằng Hiến pháp, bộ luật, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo hiện nay, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sử dụng nhƣ: - Hiến pháp 2013; - Pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo số: 21/2004/PL-UBTVQH/QH11 ngày 18/6/2004 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội quy định về hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo. - Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. - Thông tƣ số: 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hƣớng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo.
  • 37. 36 - Quyết định số: 1119/QĐ-BNV ngày 10/10/2013 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo. - Chỉ thị số: 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. - Chỉ thị số: 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. - Nghị quyết số: 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; - Văn kiện Đại hội Đảng qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII. IX, X, XI, XII và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để quản lý hoạt động tôn giáo. Luật tín ngƣỡng, tôn giáo năm 18/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. 1.3.3.2. Quản lý bằng tuyên truyền, giáo dục Để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: nhà nƣớc quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đƣợc xem là cầu nối giữa đƣa các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ: Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi
  • 38. 37 trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đƣa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống các trƣờng của Đảng, của nhà nƣớc (kể cả các trƣờng phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ƣơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật. Ngày 17/01/2003, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 13/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 – 2007. Để tiếp tục đƣa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ngày 09/12/2003, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số: 32-CT/TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị đã tạo một bƣớc phát triển mới về nhận thức và lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng và nhà nƣớc, toàn dân ta trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Chính phủ ban hành Quyết định số: 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 phê duyệt Chƣơng trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo còn đƣợc thực hiện thông qua các biện pháp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nhƣ lồng ghép trong các chƣơng trình dạy học, đào tạo ở các trƣờng lớp ở nhiều bậc học khác nhau, thông qua các hoạt động văn hóa xã hội…
  • 39. 38 Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật. Thăm hỏi, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo để nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của đồng bào có đạo đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật của Đảng, nhà nƣớc tới đồng bào có đạo. 1.3.3.3. Quản lý bằng công cụ hành chính - kinh tế Nhà nƣớc sử dụng phƣơng thức quản lý hành chính đó là tác nhà nƣớc tác động trực tiếp đến các cá nhân, tổ chức thuộc đối tƣợng quản lý bằng quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nƣớc và sự phục tùng. Công cụ kinh tế đƣợc nhà nƣớc sử dụng một cách gián tiếp tác động lên đối tƣợng quản lý thông qua các đòn bẩy kinh tế. Nó đƣợc thể hiện dƣới hai dạng: thƣởng hoặc phạt liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế. Các cơ quan nhà nƣớc nhà có thẩm quyền trong phạm vi quyền hạn của mình có thể áp dụng hình thức thƣởng đối với các tổ chức tôn giáo, các cá nhân liên quan có thành tích tốt trong hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. Hình thức thƣởng mà các cơ quan nhà nƣớc thƣởng sử dụng có thể bằng tiền. hiện vật quy đổi… Phạt đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo có những hành vi, hoạt động liên quan đến hoạt động tôn giáo trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật. Tùy vào mức độ và hậu quả gây ra, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, cƣỡng chế hoặc khởi tố hình sự. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
  • 40. 39 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Nghi Lộc là huyện tiếp giáp phía Đông Nam của huyện Đô Lƣơng, là huyện có đông tín đồ tôn giáo theo đạo Công giáo, tình hình hoạt động tôn giáo tại huyện Nghi Lộc diễn ra khá phức tạp. Là địa phƣơng có nhiều giáo xứ, giáo hạt lớn, lại là nơi đặt trụ sở của Tòa giám mục giáo phận Vinh nên hoạt động tôn giáo, đặc biệt là đạo Công giáo diễn ra rất đa dạng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều hoạt động trái pháp luật. Vụ việc gần nhất diễn ra tại giáo xứ Trại Gáo xã Nghi Phƣơng, Nghi Lộc, Nghệ An là một điển hình cho những tiềm ẩn trong quản lý và hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Từ thực tiễn quản lý nhà nƣớc về tôn giáo và tình hình hoạt động tôn giáo ở Nghi Lộc, một số kinh nghiệm bƣớc đầu có thể rút ra là: Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết về Công tác tôn giáo; Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo; Tuyên truyền cho nhân dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, tƣ tƣởng, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc ta hiện nay, góp phần tăng cƣờng khối đại đoàn kết thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Hai là, nhìn nhận tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của đồng bào có đạo, sinh hoạt bình thƣờng trong khuôn khổ pháp luật. Hƣớng dẫn, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động hợp pháp; động viên, khuyến khích chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt phƣơng châm sống “Tốt đời, đẹp đạo” “Kính chúa yêu nƣớc”, tham gia có hiệu quả các phong trào ở địa phƣơng. Ba là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm các hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật, các phần tử lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền làm mất ổn định tình hình an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
  • 41. 40 Bốn là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo từ huyện đến xã, thị trấn gắn với việc tăng cƣờng tập huấn nghiệp vụ thƣờng xuyên để nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng vận động của cán bộ. Năm là, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc, giải quyết dứt điểm đơn thƣ khiếu nại, tố cáo; các vụ việc phát sinh để ổn định tình hình trật tự, an ninh chính trị, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân trong đó có nhân dân theo đạo. Sáu là, chính quyền địa phƣơng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, phản ứng linh hoạt, kịp thời phối hợp các ban, ngành và xin ý kiến chỉ đạo và giúp đỡ của cơ quan cấp trên. 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An Con Cuông là huyện miền núi Tây Nam tỉnh Nghệ An, mặc dù còn có nhiều khó khăn về kinh tế, văn hóa – xã hội, cơ sở hạ tầng còn có nhiều khó khăn nhƣng tỉnh Nghệ An và chính quyền địa phƣơng luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân, ƣu tiên chế độ chính sách và đầu tƣ cho các huyện miền núi có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Con Cuông, Nghệ An nhìn chung diễn ra bình thƣờng, ổn định. Tuy nhiên, do yếu tố địa lý, giao thông đi lại khó khăn, lại là huyện miền núi có đông đào bào dân tộc thiểu số, hoạt động tôn giáo trong những năm gần đây tiềm ẩn nhiều bất ổn. Vụ việc Giáo xứ Yên Khê gây rối vào ngày 01/7/2012 là một điển hình.Vụ việc bắt đầu từ những lộn xộn trong hoạt động tôn giáo trái pháp luật của Linh mục và một số tín đồ đạo Công giáo. Từ những vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo diễn ra trên địa bàn huyện Con Cuông bƣớc đấu rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nhƣ sau:
  • 42. 41 Một là, tiếp tục đầu tƣ, quan tâm công tác tuyên truyền phổ biến chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật về tín ngƣỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngƣỡng, tôn giáo. Hai là, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, thƣờng xuyên nắm chắc tình hình tôn giáo và giải quyết kịp thời các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo; xây dựng các quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong việc giải quyết đề nghị của các tổ chức, cá nhân tôn giáo. Ba là, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát tình hình hoạt động các tôn giáo và công tác tôn giáo của chính quyền các cấp; chú trọng công tác giải quyết khiếu nại nói chung, về đất đai tôn giáo nói riêng, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Bốn là, hƣớng dẫn tạo điều kiện, giúp đỡ các chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo theo đúng quy định của pháp luật. Năm là, kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo và tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí sử dụng cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp. Sáu là, phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Bảy là, duy trì chế độ giao ban nghe báo cáo tình hình tôn giáo, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo của các đơn vị. 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình Từ thực tiễn quản lý nhà nƣớc về tôn giáo và tình hình hoạt động tôn giáo ở Quảng Bình, một số kinh nghiệm bƣớc đầu có thể rút ra là: Thứ nhất, khắc phục những hạn chế, bất cập trong Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo, bổ sung những vấn đề mới nảy sinh.
  • 43. 42 Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo. Nội dung tuyên truyền trƣớc mắt là tiếp tục quán triệt một cách sâu sắc Nghị quyết số: 25-NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa IX về công tác tôn giáo, Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo, Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012, của Chính phủ và những điểm mới của Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo 2016. Phƣơng thức tuyên truyền cũng phải đa dạng, thông qua nhiều hình thức, nhƣ tổ chức học tập, quán triệt thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các loại hình nghệ thuật, các phong trào, các tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt. Đây là cơ sở để kết hợp hài hòa giữa cái đúng, cái tốt, cái đẹp của tôn giáo và tín ngƣỡng trong đời sống tâm linh của dân tộc, cũng là cơ sở để đấu tranh chống lại các tà đạo phản văn hóa, phi nhân tính, mê tín dị đoan. Thứ ba, nâng cao tính thiết thực của sự phối, kết hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo và các quy định trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo phải dựa trên cơ sở nhà nƣớc thống nhất quản lý và bảo đảm việc thực hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mọi ngƣời; Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nƣớc; Cơ quan quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo ở trung ƣơng chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo; Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo; Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định.
  • 44. 43 Thứ tư, củng cố, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo. Theo tinh thần Nghị quyết số 25 của Hội nghị Trung ƣơng 7 khóa IX, để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo, Ban chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp của tất cả các tỉnh, thành phố đã đƣợc thành lập, do đồng chí Phó Bí thƣ thƣờng trực cấp ủy ở mỗi cấp làm trƣởng ban, cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo là Ban Dân vận các cấp. Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp tục kiện toàn tổ chức, chuyên môn và bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo; các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng bố trí cán bộ kiêm nhiệm hoặc theo dõi công tác tôn giáo phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng đơn vị trong tình mới. Thứ năm, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo. Thứ sáu, đổi mới quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo. Những năm gần đây, xu thế hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo phổ biến là: đa dạng hóa, thế tục hóa, dân tộc hóa, toàn cầu hóa. Thực ra, với xu thế này, nếu nhƣ “thuần đạo” thì chẳng có điều gì phải lo ngại, song, các thế lực thù địch thƣờng lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, gây rối, biểu tình, bạo loạn, lật đổ; một số chức sắc, linh mục, nhà tu hành đội lốt tôn giáo tăng cƣờng truyền đạo trái phép, phát triển tín đồ chống đối, xuyên tạc trắng trợn đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nƣớc ta về tôn giáo, vu khống chính quyền,… làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi phải có phƣơng pháp, biện pháp sáng tạo, phù hợp với thực tiễn từng vùng, từng địa phƣơng. Sử dụng sức mạnh cứng là biện pháp
  • 45. 44 cần thiết đối với những đối tƣợng đầu sỏ, các thế lực ngoan cố, hiếu chiến, nguy hiểm, song không phải là biện pháp duy nhất, mà còn phải biết sử dụng sức mạnh mềm trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nhƣ tổ chức thăm viếng, tiếp xúc, đối thoại với đồng bào theo đạo, các đoàn khách tôn giáo quốc tế, các chức sắc tôn giáo ở địa phƣơng,… Bên cạnh đó, cần phải biết sử dụng lực lƣợng cốt cán, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên là những tín đồ tôn giáo, các linh mục, các nhà tu hành yêu nƣớc, tiến bộ, có uy tín và có tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc để cảm hóa, giáo dục những ngƣời vi phạm đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về công tác đối ngoại, công tác tôn giáo, về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo. 1.4.4. Bài học cho huyện Đô Lƣơng Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tình hình hoạt động tôn giáo diễn ra thuần túy. Tuy nhiên trong tình hình mới, hoạt động tôn giáo diễn biến phức tạp, khó lƣờng nên công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ngày càng phải đƣợc nâng cao và chú trọng hơn nữa. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật, chính sách, của nhà nƣớc về tín ngƣỡng, tôn giáo trong quần chúng nhân dân. Nâng cao tính thiết thực của sự phối, kết hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo và các quy định trong quản lý nhà nƣớc về tôn giáo. Phòng Nội vụ là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm tham mƣu trực tiếp cho UBND huyện trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn, ban, các đoàn thể để làm tốt công tác tham mƣu. Củng cố, sắp xếp hợp lý tổ chức bộ máy và tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
  • 46. 45 Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo. Trƣớc những vụ việc gây rối liên quan đến hoạt động tôn giáo ở một số địa phƣơng lân cận, Huyện ủy - UBND huyện Đô Lƣơng đã chủ động, kịp thời chỉ đạo các ban, ngành có liên quan có các biện pháp ứng phó các tình huống có thể xảy ra. Trƣớc những diễn biến khó lƣờng trong hoạt động tôn giáo của các địa phƣơng lân cận, UBND huyện Đô Lƣơng đã chỉ đạo chính quyền địa phƣơng các xã, thị trấn tổ chức ứng trực, nắm chắc tình hình, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Hạn chế để các tín đồ giữa địa phƣơng đang có bất ổn trao đổi với nhau tránh tình trạng lôi kéo làm mất bất ổn tình hình chính trị, xã hội. Chủ động liên lạc với các địa phƣơng lân cận để nắm bắt tình hình, kịp thời có biện pháp xử lý. Trong tình hình xấu, ngoài khả năng và thẩm quyền giải quyết cần phải kịp thời báo cáo chính quyền cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo và có biện pháp giải quyết kịp thời.
  • 47. 46 Tiểu kết Chƣơng 1 Nhƣ vậy, qua nghiên cứu ban đầu tác giả đã phân tích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bƣớc đầu, tác giả đã phân tích và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động tôn giáo nhƣ: Khái niệm tín ngƣỡng, hoạt động tín ngƣỡng; tôn giáo, hoạt động tôn giáo; mê tín dị đoan; quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo đây là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, là một trong những cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Tác giả đã chỉ ra sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo hiện nay nói chung, chỉ rõ vai trò và tầm quan trọng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội; nêu tầm ảnh hƣởng của hoạt động tín ngƣỡng, tôn giáo đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong chƣơng này, tác gia đã phân tích và chỉ rõ chủ thể, đối tƣợng, nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo; các công cụ, phƣơng thức mà nhà nƣớc sử dụng trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Tác giả đã liên hệ, trao đổi kinh nghiệm với một số địa phƣơng lân cận nhƣ huyện Con Cuông, Nghi Lộc, tỉnh Quảng Bình…trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Đồng thời tác giả cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện.
  • 48. 47 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 2.1. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1.1. Khái quát về vị trí đị lý và điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số: 52 – QĐ/CP, chia tách huyện Anh Sơn cũ thành 2 huyện Đô Lƣơng và Anh Sơn. Huyện Đô Lƣơng nằm về phía tây tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Yên Thành, phía đông nam giáp huyện Nam Đàn, Nghi Lộc; phía tây bắc giáp huyện Tân Kỳ, Anh Sơn; phía nam giáp huyện Thanh Chƣơng. Đô Lƣơng hiện có 33 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Đô Lƣơng và 32 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Lƣu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thƣợng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn. Với diện tích 35.433 ha, Đô Lƣơng có nhiều loại đất đai khác nhau đựơc phân bố trên các vùng: bán sơn địa, vùng đồng bằng, đồi núi và vùng bãi ven sông Lam. Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú nhƣ đá vôi, đất sét, cát, sạn… huyện Đô Lƣơng có hệ thống giao thông thuận lợi gồm sông Lam và các con đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ số 7, 15, 46… đi qua tạo điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp gồm nông nghiệp, CN- TTCN, thƣơng mại – dịch vụ .v.v.
  • 49. 48 Lƣợc đồ Hành chính huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An (Nguồn: http://www.ngheanonline.vn/ban-do-huyen-do-luong/) + Điều kiện tự nhiên Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mƣa nhiều, nhiệt độ, độ ẩm cao, thuận lợi cho trồng trọt, nhƣng thƣờng xuyên phải hứng chịu những tác động khắc nghiệt của thiên nhiên nhƣ bão, lụt, hạn hán… Ngoài ra, Đô Lƣơng còn có những khó khăn riêng, là mảnh đất ít tiềm năng, lợi thế, xa trung tâm tỉnh, xa các trúc đƣờng giao thông lớn về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không…
  • 50. 49 2.1.2. Về phát triển kinh tế Kinh tế phát triển tích cực, năm 1985 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 54 ngàn tấn thì năm 2015 là 92 ngàn tấn (có năm đạt 110 ngàn tấn). Tổng đàn lợn năm 1985 là 43 ngàn con, năm 2010 là 98,4 ngàn con, năm 2015 là 115 ngàn con. Đàn trâu, bò từ 22 ngàn con lên hơn 46 ngàn con (1985-2015). Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2015 là 8.9% (có năm đạt gần 19%). Tổng giá trị sản xuất 1995 là 350 tỷ đồng đến năm 2010 là 3.565,09 tỷ đồng, năm 2015 là 5.760,61 tỷ đồng. Sản phẩm đầu ngƣời năm 1995 đạt 1,8 triệu đồng đến năm 2010 đã đạt: 19.210.000 đồng và năm 2015 là 19.630.000 đồng. Hiện nay huyện Đô Lƣơng có Khu CNN Thị Trấn và khu TTCN Thƣợng Sơn đã đi vào hoạt động, khu Công nghiệp may Prex Vinh (xã Lạc Sơn) đang đi vào hoạt động tạo hàng nghìn việc làm cho lao động địa phƣơng và đóng góp một phần vào ngân sách nhà nƣớc; các cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp. Chợ Trung tâm thƣơng mại của huyện cung ứng cho thị trƣờng trong và ngoài huyện với khối lƣợng hàng hoá lớn đa dạng, là trung tâm thƣơng mại đầu mối có vai trò quan trọng trong việc cung ứng, chu chuyển hàng hoá cho vùng Tây Bắc Nghệ An. 2.1.3. Về xã hội Cƣ dân Đô Lƣơng hình thành từ lâu đời và phát triển ngày càng đông đúc, đến cuối năm 2016 có hơn 21 vạn ngƣời. Từ xa xƣa Đô Lƣơng đã nổi tiếng là đất hiếu học, nhân dân luôn coi trọng việc học hành, khoa cử. Đã có nhiều ngƣời, nhiều làng, nhiều dòng họ nổi tiếng về sự đỗ đạt và có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nƣớc, làm rạng danh cho quê hƣơng. Đô Lƣơng cũng là mảnh đất có truyền thống văn hoá, nhiều công trình kiến trúc, nhiều áng văn thơ đặc sắc đƣợc nhân sáng tạo từ xƣa còn lƣu truyền cho đến ngày nay, và càng ngày càng đƣợc phát huy.