SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-------------------------------------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH TM-DV TRƢỜNG THÁI HÒA
GIAI ĐOẠN 2012-2014
Ngành: TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Lan Hương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bích Công Dung
MSSV: 1154020188 Lớp: 11DTDN1
TP. Hồ Chí Minh, 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân, do tự tôi
thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm đồ án
của riêng mình.
Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung đồ án trung thực.
Đồng thời tôi cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của đồ án này chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2015
iii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Lan Hương
đã quan tâm, dành thời gian hướng dẫn tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô Trường đại học Công Nghệ
TP.HCM HUTECH đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành kh a luận tốt nghiệp.
Hơn nữa, tôi đặc biệt cảm ơn các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH
TM DV Trường Thái Hòa đã hỗ trợ tận tình, và cung cấp tư liệu để tôi có thể hoàn
thành kh a luận tốt nghiệp này.
TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2015
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH TM-DV TRƯỜNG THÁI HÒA
Địa chỉ: 143/6 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1 Tp.HCM
Điện thoại liên lạc : 08 3925 3268
Email : truongthaihoa.nhan@gmail.com
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bích Công Dung
MSSV : 1154020188
Lớp : 11DTDN 01
Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ 10/03/2015 đến 30/05/2015
Tại bộ phận thực tập : Phòng xuất nhập khẩu
Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện :
1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật :
□ Tốt □ Khá □ Bình thường □ Không đạt
2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị :
□ ≥ 3 buổi/tuần □ 1-2 buổi/tuần □ Ít đến công ty
3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị :
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt
4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành:
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt
TP.HCM, Ngày ... tháng ... năm 201...
Đơn vị thực tập
(ký tên và đóng dấu)
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN H A UẬN CỦA SINH VIÊN:
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bích Công Dung
MSSV : 1154020188
Lớp 11DTDN1
Thời gian thực tập: Từ 10/03/2015 đến 30/05/2015
Tại đơn vị: Công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa
Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện :
1. Thực hiện viết kh a luận thực tập theo quy định:
□ Tốt □ Khá □ Bình thường □ Không đạt
2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn:
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt
3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu
□ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt
TP.HCM, Ngày ... tháng ... năm 201...
Giảng viên hướng dẫn
(ký tên, ghi rõ họ tên)
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TM-DV Thương mại - Dịch vụ
SX Sản xuất
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tp Thành phố
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới
XNK Xuất nhập khẩu
C/O Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng h a
DT Doanh thu
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
CP Chi phí
HĐ Hoạt động
Cont Container
ROA Suất sinh lợi của tổng tài sản
ROE Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu
VCSH Vốn chủ sở hữu
TTS Tổng tài sản
TS Tài sản
VQ Vòng quay
GVHB Giá vốn hàng bán
BQ Bình quân
TS Đ Tài sản lưu động
TĐ Tương đương
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Trường Thái Hoà .......................12
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2012-2014 .....................................17
Bảng 2.3: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo trình độ ...........................19
Bảng 2.4: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo độ tuổi ............................20
Bảng 2.5: Tình hình nhân sự theo phòng ban...........................................................21
Bảng 2.6: Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014..........................25
Bảng 2.7: Thực trạng doanh thu...............................................................................26
Bảng 2.8: Thực trạng doanh thu - doanh thu cung cấp dịch vụ ..............................27
Bảng 2.9: Thực trạng giá vốn...................................................................................29
Bảng 2.10: Thực trạng chi phí..................................................................................31
Bảng 2.11: Thực trạng lợi nhuận..............................................................................33
Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014................................35
Bảng 2.13: Vòng quay các khoản phải thu 2012-2014 ............................................37
Bảng 2.14: Biên lợi nhuận 2012-2014 .....................................................................38
Bảng 2.15: Suất sinh lợi của tổng tài sản 2012-2014...............................................40
Bảng 2.16: Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 2012-2014.........................................40
Bảng 2.17: ROA .......................................................................................................41
Bảng 2.18: ROE........................................................................................................42
Bảng 2.19: Mô hình SWOT của Công ty Trường Thái Hòa....................................46
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty THNN TM-DV Trường Thái Hoà................14
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont của công ty Trường Thái Hòa năm 2014.........44
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn giai đoạn 2012-2014 ngàn đồng ...................................18
Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ xuất nhập khẩu 2012-2014 ngàn đồng) ...............28
Biểu đồ 2.3: Thực trạng giá vốn 2012-2014 ngàn đồng ........................................30
Biểu đồ 2.4: Thực trạng chi ph 2012-2014 triệu đồng .........................................32
Biểu đồ 2.5: Thực trạng lợi nhuận 2012-2014 triệu đồng .....................................34
ix
MỤC LỤC
1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG..............................................................3
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp ...............3
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................3
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ.................................................................................3
1.1.2.1 Vai trò:.................................................................................................3
1.1.2.2 Nhiệm vụ .............................................................................................3
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích .....................................................................4
1.1.4 Đối tượng sử dụng..................................................................................4
1.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................4
1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................4
1.2.2 Phương pháp so sánh .............................................................................4
1.2.3 Phương pháp trọng số ............................................................................5
1.2.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp .....................................................5
1.3 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động của một công ty Logistics............5
1.3.1 Tình hình hoạt động của thị trường Logistics ......................................5
1.3.2 Quy mô công ty .......................................................................................5
1.3.3 Tình hình nhân sự..................................................................................6
1.3.3.1 Lực lượng lao động .............................................................................6
1.3.3.2 Bộ phận quản lý...................................................................................6
1.4 Phân tích tình hình hoạt động...........................................................................7
1.4.1 Phân tích doanh thu ...............................................................................7
1.4.2 Phân tích giá vốn....................................................................................7
1.4.3 Phân tích chi phí.....................................................................................7
1.4.4 Phân tích lợi nhuận................................................................................7
1.5 Các tỷ số tài chính ..............................................................................................8
1.5.1 Nhóm tỷ số hoạt động.............................................................................8
1.5.2 Nhóm tỷ số sinh lợi .................................................................................8
1.5.3 Mô hình Dupont......................................................................................9
x
1.6 Phân tích SWOT ................................................................................................9
1.6.1 Các yếu tố trong ma trận SWOT............................................................9
1.6.2 Phương pháp phân tích SWOT..............................................................9
1.7 Các yếu tố cần thiết để phát triển hoạt động ở doanh nghiệp .....................10
1.7.1 Yếu tố khách quan................................................................................10
1.7.2 Yếu tố chủ quan ....................................................................................10
2 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH TM-DV TRƢỜNG THÁI HÒA TRONG GIAI ĐOẠN 2012-
2014...........................................................................................................................11
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hoà ............11
2.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................11
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .....................................................12
2.1.3 Lĩnh vực hoạt động...............................................................................12
2.1.3.1 Hoạt động trong lĩnh vực thương mại ...............................................12
2.1.3.2 Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ......................................................13
2.1.4 Bộ máy tổ chức .....................................................................................14
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức.....................................................................................14
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ................................................15
2.1.5 Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015-2020.........16
2.2 Phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái
Hòa giai đoạn 2012-2014.........................................................................................16
2.2.1 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động...........................................16
2.2.1.1 Tình hình hoạt động của thị trường logistics ....................................16
2.2.1.2 Quy mô công ty.................................................................................17
2.2.1.3 Tình hình nhân sự..............................................................................19
2.2.1.4 Khả năng cạnh tranh..........................................................................24
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty...................................25
2.2.2.1 Thực trạng doanh thu ........................................................................26
2.2.2.2 Thực trạng giá vốn ............................................................................29
xi
2.2.2.3 Thực trạng chi phí .............................................................................31
2.2.2.4 Thực trạng lợi nhuận .........................................................................33
2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính ................................................................37
2.2.3.1 Tỷ số hoạt động – Vòng quay các khoản phải thu ............................37
2.2.3.2 Tỷ số sinh lợi.....................................................................................38
2.2.4 Phân tích Dupont..................................................................................41
2.2.4.1 Phân tích ROA...................................................................................41
2.2.4.2 Phân tích ROE...................................................................................42
2.2.4.3 Phân tích Dupont...............................................................................43
2.2.5 Phân tích SWOT ...................................................................................45
2.2.5.1 Điểm mạnh ........................................................................................45
2.2.5.2 Điểm yếu ...........................................................................................45
2.2.5.3 Cơ hội ................................................................................................45
2.2.5.4 Thách thức.........................................................................................45
2.2.5.5 Phân tích SWOT................................................................................46
3 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ...................................48
3.1 Nhận xét ............................................................................................................48
3.1.1 Nhận xét ................................................................................................48
3.1.1.1 Ưu điểm.............................................................................................48
3.1.1.2 Nhược điểm.......................................................................................48
3.1.1.3 Nguyên nhân tồn tại nhược điểm ......................................................49
3.1.2 Đánh giá chung ....................................................................................50
3.2 Giải pháp...........................................................................................................50
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với bất kỳ một công ty hoặc doanh nghiệp nào thì mục đ ch hoạt động chủ yếu
chính là lợi nhuận đạt được. Để đạt được điều đ , doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, kiểm
soát giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra, đồng thời phải tìm hiểu đến các yếu tố ảnh
hưởng, tác động đến doanh thu, chi ph . Như vậy, mối liên hệ giữa doanh thu, chi phí và
lợi nhuận n i lên được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp có thật sự hiệu quả.
Trong từng thời kỳ hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là mục
tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đây là điều kiện để tồn tại và phát triển
doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phân t ch, đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh để tìm ra nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp c được các
thông tin cần thiết, để đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý,
nhằm đạt được mục tiêu trong quá trình điều hành kinh doanh.
Để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng hoạt động, cũng như nắm rõ các tác động đến
tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tôi chọn cho mình đề tài phân tích
về tình hình hoạt động kinh doanh.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chủ yếu của đề tài "Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Trường Thái Hòa trong giai đoạn 2012-
2014" nhằm nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ
của Công ty Trường Thái Hòa, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các chỉ số liên quan
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đ c cái nhìn khái quát hơn về các yếu tố
ảnh hưởng và tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói
chung, và thực trạng hoạt động kinh doanh của nhóm ngành Logistics n i riêng, mà đại
diện là Công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng được nghiên cứu chủ yếu là các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014. Bên cạnh đ , tập trung phân tích báo
cáo với kết hợp sử dụng các chỉ số hoạt động để nói lên hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Ngoài ra, tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hợp lý.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân t ch và tổng hợp số
liệu, kết hợp với phương pháp so sánh chiều ngang, chiều dọc; và từ thực tiễn quan sát
được.
5. Giới thiệu kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung.
Chƣơng 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn
TM-DV Trường Thái Hòa trong giai đoạn 2012-2014.
Chƣơng 3: Nhận xét, đánh giá thực trạng.
3
1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
“Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên
cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm
năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” TS. Trịnh Văn
Sơn, 2005
Như vậy, có thể nói phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp được gắn liền
với mọi hoạt động tham gia sản xuất kinh doanh của con người. Ngoài ra, đây là một quá
trình nhận biết được bản chất và sự tác động của các yếu tố khác nhau lên hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Và cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các số liệu tác động đến
tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đ đề ra những phương án, giải pháp khai thác các
năng lực tiềm tàng một cách hiệu quả cũng như c những biện pháp hạn chế những tác
động tiêu cực.
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ
1.1.2.1 Vai trò:
Là một phương pháp c thể tìm kiếm được những khả năng, tiềm năng, đồng thời
cũng phát hiện những yếu tố gây cản trở trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, phân tích tình hình hoạt động là một công cụ giúp các nhà quản trị vạch
ra các quyết định trong quá trình hoạt động.
1.1.2.2 Nhiệm vụ
 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
 Xác định mức độ ảnh hưởng từ các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân.
 Tìm ra các yếu tố c tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh.
 Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào tình hình hoạt động thực tế của doanh
nghiệp.
4
1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích
 Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những
mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty.
 Xác định mục tiêu hoạt động đúng đắn và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
 Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
1.1.4 Đối tƣợng sử dụng
Đối tượng sử dụng công cụ phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu
gồm:
 Nhà quản trị: phân t ch để có quyết định quản trị.
 Ngân hàng cho vay: phân t ch để có quyết định tài trợ vốn.
 Nhà đầu tư: phân t ch để ra quyết định đầu tư.
 Các cơ quan khác: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cấp cao,…
1.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Để c đầy đủ số liệu phục vụ nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, người làm phân tích cần tìm các nguồn thông tin đáng tin cậy. Có 2 nguồn
thu thập số liệu chủ yếu:
Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: các văn bản, tài liệu từ cục thống kê,…
Nguồn bên trong doanh nghiệp: có thể xem đây là nguồn cung cấp số liệu chủ yếu
để thực hiện phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được thu
thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty.
Ngoài ra, tham gia trực tiếp vào các quá trình của công việc cũng c thể mang lại cái
nhìn khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Phƣơng pháp so sánh
Là phương pháp lấy chỉ tiêu cần phân tích so sánh với chỉ tiêu gốc. Đây cũng là
phương pháp đơn giản và được dùng nhiều nhất trong các nghiên cứu phân tích.
So sánh bằng số tuyệt đối: Trong phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, phương
pháp so sánh bằng số tuyệt đối c nghĩa là thực hiện phép trừ giữa 2 số liệu cùng chỉ
tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện được khối lượng,
quy mô của hiện tượng kinh tế.
5
So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối c nghĩa là thực hiện phép
chia giữa 2 số liệu cùng chỉ tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh thể
hiện tốc độ phát triển của hiện tượng kinh tế.
1.2.3 Phƣơng pháp trọng số
Phương pháp này trong phân t ch kinh tế được dùng để thể hiện chỉ tiêu phân tích
chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số. Ví dụ như t nh toán xem chỉ tiêu doanh thu
thuần chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Phương pháp này được thực hiện
bằng cách lấy chỉ tiêu chia cho tổng số trong cùng một thời kỳ.
1.2.4 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được dùng để nghiên cứu tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách
phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu rõ hơn về đối tượng. Sau đ là tổng hợp,
liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân t ch để tạo ra một hệ thống nghiên
cứu đầy đủ, sâu sắc và cụ thể. Đây là 2 phương pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung
cho nhau trong quá trình làm nghiên cứu.
1.3 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động của một công ty Logistics
1.3.1 Tình hình hoạt động của thị trƣờng Logistics
Bất kỳ một công ty nào tham gia vào nền kinh tế đều phải quan tâm đến tình hình
hoạt động của thị trường. Trường Thái Hoà là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ trong
lĩnh vực Logistic, nên việc xem xét tình hình hoạt động tại thị trường Logistics là một
điều thiết yếu, giúp công ty có thể c được tầm nhìn dài hạn và có chiến lược đúng đắn
cho hoạt động của riêng mình.
1.3.2 Quy mô công ty
Để hoạt động được trên thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn ban
đầu. Như vậy, quy mô vốn chính là một yếu tố tác động đến khả năng hoạt động của
doanh nghiệp.
Nếu có quy mô vốn lớn, doanh nghiệp có thể tự đầu tư các tài sản cố định như xe
tải, xe nâng, kho bãi, hoặc có thể mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp bằng
cách tăng năng suất, chất lượng dịch vụ, thành lập thêm chi nhánh,… Bên cạnh đ , với
quy mô vốn lớn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn bên ngoài tương đối dễ
dàng. Từ đ , ngày càng mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, một
6
doanh nghiệp có vốn lớn sẽ tạo được lòng tin, sự yên tâm của khách hàng khi sử dụng sản
phẩm, dịch vụ.
Trái lại, một doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ sẽ gặp nhiều kh khăn trong việc
huy động vốn mới cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đ
kiềm hãm sự phát triển các tiềm năng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, một doanh nghiệp có
quy mô vốn nhỏ thường sẽ ít có tên tuổi, tiếng tăm trên thị trường, dẫn đến lượng khách
hàng biết đến doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, dịch vụ của mình là khá ít.
1.3.3 Tình hình nhân sự
Nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi nguồn
nhân lực c trình độ cao mới có khả năng phát triển doanh nghiệp.
1.3.3.1 Lực lượng lao động
Lực lượng lao động là lực lượng chủ yếu, chiếm đại đa số trong một doanh nghiệp.
Đây cũng là lực lượng tạo ra sản phẩm và dịch vụ, mang sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp đến tay khách hàng.
Lao động lành nghề, c trình độ tốt sẽ g p phần giúp doanh nghiệp tạo được năng
suất lao động cao, mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, những tố chất cần thiết của một người
nhân viên như siêng năng, hoạt bát, có tinh thần học hỏi, cầu tiến,… sẽ giúp doanh
nghiệp phát triển lâu dài.
Để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp ổn định và ngày càng phát triển, doanh
nghiệp phải có những ch nh sách lương thưởng và phúc lợi phù hợp. Một mặt để đảm bảo
cuộc sống ổn định của người lao động; mặt khác tạo động lực, thúc đẩy khả năng làm
việc của họ. Bên cạnh đ , công ty cần tổ chức các lớp học nâng cao kỹ năng, tay nghề
của người lao động để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động.
1.3.3.2 Bộ phận quản lý
Nhân lực ở bộ phận quản lý chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số nhân sự của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận nhân sự quan trọng nhất. Bởi vì mọi quyết định đều
tập trung vào bộ phận này. Ngoài ra, nhân sự ở bộ phận này luôn phải đưa ra những chính
sách, giải pháp để khắc phục, cải thiện nhược điểm và nâng cao khả năng hoạt động của
doanh nghiệp.
Bộ phận quản lý phải là những người c trình độ cao, có tố chất của người lãnh
đạo, cũng như c tầm nhìn chiến lược.
7
1.4 Phân tích tình hình hoạt động
Phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của
hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong
một năm tài ch nh.
1.4.1 Phân tích doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích doanh thu giúp doanh nghiệp
theo dõi cụ thể được nguồn tạo ra doanh thu ch nh, và đánh giá được kế hoạch thực hiện
doanh thu qua các thời kỳ. Bên cạnh đ , hiểu rõ tình hình doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp
có những ch nh sách đẩy mạnh nguồn doanh thu ch nh cũng như hỗ trợ phát triển các
nguồn doanh thu khác.
1.4.2 Phân tích giá vốn
Giá vốn là một chỉ tiêu mà các doanh nghiệp cần cân nhắc. Nguồn cung cấp đầu
vào có giá trị phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng luôn là mục tiêu tìm kiếm của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì giá vốn hợp lý, ổn định bằng cách thiết lập mối quan
hệ thân thiết với nhà cung cấp. Như vậy sẽ c nhiều cơ hội nâng cao lợi nhuận.
1.4.3 Phân tích chi phí
Chi phí là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động. Bao
gồm chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,… Quản lý chi phí
là một nhiệm vụ kh khăn của người làm quản trị. Việc phân t ch, đánh giá những khoản
chi phí phát sinh giúp doanh nghiệp c những giải pháp sử dụng chi phí hợp lý, đồng thời
tìm ra biện pháp để cắt giảm các chi ph đ .
Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo được chất
lượng của sản phẩm, dịch vụ.
1.4.4 Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, phản ánh đầy đủ nhất tình hình hoạt động, tình hình doanh thu và tình hình sử
dụng chi phí. Đây là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến.
Phân tích lợi nhuận giúp doanh nghiệp xem xét được mức độ biến động của chỉ
tiêu này dưới sự tác động của doanh thu, chi phí. Từ đ xây dựng những chính sách hỗ
trợ cho sự tăng trưởng của lợi nhuận.
8
1.5 Các tỷ số tài chính
Ngoài việc nghiên cứu tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu
phân tích, các tỷ số tài ch nh cũng giúp doanh nghiệp nghiên cứu các mối liên quan đến
tình hình hoạt động. Đây là phương pháp sử dụng các nhóm tỷ số để phân tích báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Từ đ nắm bắt được tình hình tài chính, tình hình hoạt động và
đề ra những kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ có hiệu
quả nhất.
1.5.1 Nhóm tỷ số hoạt động
Nhóm tỷ số này dùng để đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông
qua đ , biết được doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hay không. Tỷ số này đôi khi
còn được gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Nhóm tỷ số này bao gồm:
Vòng quay các khoản phải thu: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả của việc
quản lý các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào
chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn tương
đối kém, do vốn bị khách hàng chiếm dụng nhiều. Ngược lại, tỷ số này cao chứng tỏ công
ty ít bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên, sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh trong kinh doanh, từ đ
dẫn đến doanh thu sụt giảm.
Vòng quay hàng tồn kho: Đây là một tiêu chuẩn để đánh giá công ty sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Vòng quay tổng tài sản: Cho thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty,
đo lường được một trăm đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.5.2 Nhóm tỷ số sinh lợi
Nhóm tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi của công ty. Nhóm tỷ
số này bao gồm:
Biên lợi nhuận: Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu,
cho biết một trăm đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bao gồm biên lợi
nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng.
Suất sinh lợi: Tỷ số này bao gồm suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) và suất sinh
lợi của vốn chủ sở hữu ROE . ROA được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận
9
sau thuế từ tài sản, và ROE đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế từ vốn chủ sở
hữu của công ty.
1.5.3 Mô hình Dupont
Mô hình Dupont là một kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành
những tỷ số có liên hệ với nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính có thể được trình
bày dưới dạng tích của các tỷ số khác. Từ đ c thể đánh giá tác động của từng bộ phận
lên kết quả cuối cùng, chính là tỷ số ROE. Mô hình Dupont như sau:
1.6 Phân tích SWOT
1.6.1 Các yếu tố trong ma trận SWOT
Có 4 yếu tố trong ma trận SWOT, đ là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.
Điểm mạnh (S): Bao gồm nguồn lực, năng lực sẵn có của doanh nghiệp để tạo ra
lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Điểm yếu (W): Là những hạn chế, thiếu hụt về nguồn lực, năng lực của doanh
nghiệp, tạo ra những bất lợi cho công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cơ hội (O): Bao gồm những điều kiện trong môi trường hoạt động tác động, ảnh
hưởng t ch cực đến công ty. Những xu hướng chính luôn tạo ra cơ hội.
Nguy cơ (T): Bao gồm những điều kiện trong môi trường hoạt động c tác động,
ảnh hướng đến doanh nghiệp theo hướng bất lợi. Sự thâm nhập vào thị trường của các đối
thủ cạnh tranh, sự giảm sút trong tăng trưởng của thị trường, sự tăng quyền lực đàm phán
của các nhà cung cấp và khách hàng, sự thay đổi về công nghệ và những quy định mới,…
đều có thể là những nguy cơ, thách thức đối với công ty.
1.6.2 Phƣơng pháp phân tích SWOT
Để xây dựng được chiến lược theo phương pháp phân t ch ma trận SWOT, doanh
nghiệp cần phải thực hiện theo các bước cơ bản:
Bước 1: Phân tích ếu t bên trong.
Xác định rõ điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp.
10
Bước 2: Phân tích ếu t bên ngoài
Xác định các yếu tố bên ngoài c tác động đến doanh nghiệp
Bước 3: Phân tích SWOT
- Xác định các kết hợp có thể có giữa các yếu tố môi trường bên trong
và bên ngoài của doanh nghiệp.
- Lựa chọn chiến lược phù hợp.
1.7 Các yếu tố cần thiết để phát triển hoạt động ở doanh nghiệp
1.7.1 Yếu tố khách quan
Đối với các doanh nghiệp nói chung và một công ty logistics nói riêng, các yếu tố
khách quan từ bên ngoài luôn có những tác động mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của
công ty. Điển hình như các yếu tố về:
 Chính sách, chủ trương của Nhà nước.
 Sự biến động của nền kinh tế.
 Tình hình của thị trường Logistics.
 Tình hình hoạt động của nhà cung cấp.
 Tình hình hoạt động của khách hàng.
 …
1.7.2 Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan cần thiết để phát triển doanh nghiệp xuất phát từ chính bên trong
doanh nghiệp, ví dụ như:
 Tình hình hoạt động của công ty.
 Quy mô vốn, cơ sở vật chất và thương hiệu.
 Trình độ quản lý của bộ phận cấp cao.
 Trình độ chuyên môn của bộ phận nhân sự.
 Mối quan hệ đối với nhà cung cấp và khách hàng.
 …
11
2 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH TM-DV TRƢỜNG THÁI HÒA TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hoà
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa
Tên giao dịch quốc tế: Truong Thai Hoa Forwarding, Trading& Service Co., Ltd.
Tên viết tắt Truong Thai Hoa Co.,Ltd
Logo:
Vốn điều lệ: 1,600,000,000 VNĐ
Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hồng Nhan
Mã số thuế: 0311882548
Giấy CN ĐKKD: 4101050029
Địa chỉ trụ sở: 143/6 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM
Văn phòng đại diện: Lầu 2, Cao ốc HDTC, 36 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1,
Tp.HCM
Điện thoại: 08 3925 3268
Fax: 08 3925 4332
Email: truongthaihoa.nhan@gmail.com
truongthaihoaco@gmail.com
12
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Bảng 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Trường Thái Hoà
(Nguồn: Phòng giám đ c, ng t T HH T - Trường Thái Hòa)
Từ ngay những ngày đầu thành lập, Trường Thái Hòa luôn cố gắng nỗ lực tạo
dựng tên tuổi của mình trên thị trường kinh tế.
Sau 5 năm hoạt động, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên đến 1.6 tỷ đồng.
Hiện nay, công ty đã c riêng cho mình những khách hàng, đối tác thân thiết lâu
năm đồng hành cùng với Trường Thái Hòa. Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng
mới cũng như từng bước mở rộng thị trường hoạt động của mình.
2.1.3 ĩnh vực hoạt động
Trường Thái Hòa là công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch
vụ. Tuy nhiên, thế mạnh của công ty là lĩnh vực dịch vụ.
2.1.3.1 Hoạt động trong lĩnh vực thương mại
Sản phẩm kinh doanh chính của Trường Thái Hòa là phốt và rơle máy bơm.
Ngoài ra, Trường Thái Hòa còn được phép kinh doanh thiết bị văn phòng phẩm,
thiết bị văn phòng, máy vi t nh, linh kiện máy vi t nh, đồ chơi trẻ em, sữa và nguyên
liệu sữa, hàng gia dụng, mỹ phẩm, nông sản, thực phẩm, hàng thủ công thủ mỹ nghệ,
gốm sứ, hàng trang trí nội thất, giấy, hạt nhựa.
Thời gian Sự kiện
12/05/2006
Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ
Trường Thái Hòa theo giấy phép kinh doanh số 4101050029
của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM với vốn điều lệ là
1,000,000,000 đồng.
01/ 06/2006 Chính thức đi vào hoạt động.
08/2011
Tăng vốn điều lệ từ 1,000,000,000 đồng lên 1,600,000,000
đồng
13
2.1.3.2 Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
Về lĩnh vực dịch vụ, Trường Thái Hòa hoạt động như một công ty Logistics. Cụ
thể, công ty cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ thủ tục và kê khai hải quan, khai
thông quan điện tử.
Ngay từ khi mới thành lập, công ty hoạt động trên cơ sở thay mặt doanh nghiệp
xuất nhập khẩu thực hiện các công việc cụ thể như bốc xếp, dỡ hàng, lưu kho hàng h a,
sắp xếp việc vận chuyển hàng trong và ngoài nước, nhận thanh toán cho khách hàng,...
Qua một thời gian hoạt động trên thị trường, Trường Thái Hòa đã nắm bắt được
các nhu cầu phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu của khách hàng, cũng như sự thay
đổi tình hình kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Giao dịch quốc tế ngày
càng được mở rộng, các phương thức vận chuyển ngày càng được cải thiện, nâng cao và
đa dạng hóa trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trường Thái Hòa
mở rộng phạm vi hoạt động, và từ đ nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.
Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics bao gồm:
 Dịch vụ giao nhận và vận chuyển: vận chuyển nội địa và quốc tế, vận tải đa
phương thức đường thủy, đường không, đường bộ)
 Dịch vụ hải quan: dịch vụ thông quan, kê khai hải quan, xin C/O,...
Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của công ty được cụ thể như sau:
Quá trình xuất khẩu
Trường Thái Hòa có trách nhiệm thay mặt người xuất khẩu thực hiện các hoạt
động dựa trên chỉ thị gửi hàng của người xuất khẩu:
 Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải phù hợp.
 Lưu khoang với hãng tàu.
 Nhận và đ ng gói hàng hóa.
 Sắp xếp việc lưu kho hàng h a.
 Vận chuyển hàng vào cảng.
 Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, thực hiện khai báo hải quan.
 Liên hệ và giao hàng cho người vận tải.
 Thanh toán chi ph , cước phí và các phí tổn khác.
14
Quá trình nhập khẩu
Trường Thái Hòa có trách nhiệm thay mặt người nhập khẩu thực hiện các hoạt
động dựa trên chỉ thị gửi hàng của người nhập khẩu:
 Giám sát việc chuyển dịch hàng hóa.
 Nhận bộ chứng từ từ khách hàng.
 Hoàn thiện bộ chứng từ, kiểm tra sự chính xác.
 Lấy lệnh từ hãng tàu.
 Thực hiện kê khai hải quan trên hệ thống ECUS 5.
 Đ ng thuế, lệ phí và các khoảng chi phí khác.
 Thực hiện các thủ tục hải quan.
 Giao hàng cho người nhập khẩu.
2.1.4 Bộ máy tổ chức
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty THNN TM- Trường Thái Hoà
(Nguồn: Phòng giám đ c, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
Giám đốc
Phó
giám đốc
Phòng
kế toán
Phòng
kinh doanh
Phòng xuất
nhập khẩu
Bộ phận
chứng từ
Bộ phận
giao nhận
15
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Quản l , điều hành tập thể nhân viên và mọi hoạt động công ty. Đảm nhiệm công tác
tuyển dụng nhân sự, theo dõi và thực hiện các chế độ ch nh sách chăm lo cho đời sống
cán bộ công nhân viên, bởi vì công ty hiện nay vẫn chưa c phòng hành ch nh tách
biệt.
Phó giám đốc:
- Giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Chịu
trách nhiệm trước Giám Đốc về hoạt động kinh doanh của công ty. Khi Giám đốc đi
vắng, Ph Giám Đốc đứng ra điều hành công ty.
- Phụ trách trực tiếp điều khiển công việc giao nhận hàng hóa.
Phòng kế toán:
- Quản l , điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình và chiến lược tài chính. Lập dự toán nguồn
vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Dự
báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số tài chính kế toán.
- Công tác thu hồi công nợ.
Phòng kinh doanh:
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
phương án kinh doanh sản phẩm, kinh doanh xuất - nhập khẩu.
- Là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác nghiên cứu tiếp
cận mở rộng thị trường, tổ chức tìm kiếm nguồn hàng. Thực hiện các hợp đồng kinh
doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép kí kết các hợp đồng thuộc lĩnh
vực này.
Phòng xuất nhập khẩu:
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ chứng từ và việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Nhập dữ liệu cho khách hàng, làm các chứng từ và giao đầy đủ chứng từ cho khách
hàng, liên hệ với người vận chuyển, đại lí và giải quyết mọi kh khăn cho khách hàng.
Nhận hoặc xuất hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và giao hàng đúng hẹn.
16
- Làm thủ tục hải quan.
2.1.5 Định hƣớng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015-2020
Chiến lược của công ty là luôn luôn lắng nghe khách hàng để làm hài lòng khách
hàng. Chăm s c tốt khách hàng thân thiết và cố gắng tìm kiếm khách hàng mới để công
ty ngày càng phát triển.
Công ty đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đồng
thời, đặt uy tín lên hàng đầu. Giao nhận hàng đúng thời gian quy định, luôn nhiệt tình
trong công việc để có được sự ủng hộ từ phía khách hàng.
2.2 Phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hòa
giai đoạn 2012-2014
2.2.1 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động
2.2.1.1 Tình hình hoạt động của thị trường logistics
Thị trường dịch vụ Logistics đã c những chuyển biến khá tích cực sau khi Việt
Nam chính thức gia nhập WTO, dẫn đến số lượng các công ty, doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này ngày càng phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên,
trên thực tế, các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, quy mô và năng lực còn khá nhiều hạn chế. Bên cạnh đ , các doanh nghiệp này chủ
yếu đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ như làm thủ tục Hải quan, cho thuê phương tiện vận
tải hoặc kho bãi,…
Ngoài ra, việc gia nhập WTO tạo điệu kiện cho các công ty, doanh nghiệp dịch vụ
hàng hải, Logistics có vốn nước ngoài tham gia vào thị trường Logistics tại Việt Nam,
dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Như vậy, tình hình hoạt động của thị trường Logistics đã c những tác động trực
tiếp đến tình hình hoạt động của công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hoà. Việc gia nhập
WTO, mở cửa thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát
triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, dẫn đến nhu cầu dịch vụ Logistics ngày
càng gia tăng. Điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi, cũng như mở rộng cơ hội hoạt
động của công ty trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực này được
thành lập, tạo nên sự canh tranh trong thị trường. Ngoài ra, tên tuổi và thương hiệu của
17
các công ty Logistics nước ngoài cũng gây nên sức ép cho Trường Thái Hoà, làm tăng sự
canh trạnh khốc liệt trên thị trường.
2.2.1.2 Quy mô công ty
Trường Thái Hoà là công ty TNHH có vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.6 tỷ đồng.
Với số vốn bỏ ra ban đầu này, có thể n i Trường Thái Hoà là một công ty có quy mô nhỏ
trên thị trường hoạt động của Logistics.
Vốn của công ty trong giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động.
Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn v n năm 2012-2014
Đơn vị: ngàn đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tài sản ngắn hạn 413,479 800,605 1,007,994
Tài sản dài hạn 1,563,265 1,108,302 1,086,683
Tổng tài sản 1,976,744 1,908,907 2,094,677
Nợ phải trả 311,932 216,728 379,070
Vốn chủ sở hữu 1,664,812 1,692,179 1,715,607
Tổng nguồn vốn 1,976,744 1,908,907 2,094,677
(Nguồn: Phòng kế toán, ng t T HH T Trường Thái Hòa)
Trong năm 2014, nguồn vốn của Trường Thái Hoà đạt được cao nhất, nguyên
nhân chủ yếu là từ sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu; trong khi đ , tổng tài sản 2014 cao
nhất là do tài sản ngắn hạn đang c xu hướng tăng nhanh. Mặc dù biến động phức tạp,
nhưng nhìn chung thì quy mô của công ty c xu hướng tăng trưởng. Cho thấy Trường
Thái Hoà đang từng bước cải thiện các chính sách và tình hình hoạt động của công ty để
ngày càng mở rộng thì trường hoạt động.
18
Biểu đồ 2.1: Quy mô v n giai đoạn 2012-2014 ngàn đồng
Tuy nhiên, với quy mô vốn được xem là khá nhỏ trên thị trường Logistics như
vậy, Trường Thái Hoà đã bỏ mất nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm việc với các đối tác
lớn do không đủ vốn để tiếp cận, cũng như để đảm bảo sự tin tưởng, an toàn cho khách
hàng lớn. Biết rõ tình hình quy mô vốn của mình, Trường Thái Hoà tập trung chủ yếu vào
các khách hàng công ty nhỏ, c quy mô tương đối nhỏ và hợp đồng giao dịch không quá
lớn.
1,976,744
1,908,907
2,094,677
1,800,000
1,850,000
1,900,000
1,950,000
2,000,000
2,050,000
2,100,000
2,150,000
2012 2013 2014
quy mô vốn
19
2.2.1.3 Tình hình nhân sự
2.2.1.3.1 Sơ lược về tình hình nhân sự tại công ty
Bởi vì Trường Thái Hòa là một doanh nghiệp c quy mô tương đối nhỏ nên quy
mô nhân sự của công ty cũng khá nhỏ. Cụ thể:
Bảng 2.3: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo trình độ
Cơ cấu
2012 2013 2014
Nhân sự
(ngƣời)
Tỷ
trọng
Nhân sự
(ngƣời)
Tỷ
trọng
Nhân sự
(ngƣời)
Tỷ
trọng
Đại học, trên đại học 11 68.75% 14 82.35% 17 85.00%
Cao đẳng, trung cấp 4 25.00% 3 17.65% 3 15.00%
ao động phổ thông 1 6.25% 0 0.00% 0 0.00%
Tổng số lao động 16 100% 17 100% 20 100%
(Nguồn: Phòng giám đ c, ng t T HH T Trường Thái Hòa)
Tính đến cuối năm 2012, tổng số lao động của công ty là 16 người, sang đến năm
2013 thì số lao động tăng nhẹ, lên 17 người, tức là tăng 6.25%. Trong năm 2014, lực
lượng lao động của công ty đã lên đến 20 người, tức là tăng 17.65% so với năm 2013.
Nhìn chung, sự tăng trưởng này tương đối ổn định.
Lao động c trình độ từ Đại học trở lên chiếm hơn 65% trong tổng số nhân sự, cho
thấy nguồn nhân lực của Trường Thái Hòa c trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng đáp ứng
tốt các nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Dựa vào bảng 2.3, có thể nhận thấy tình hình nhân sự của Trường Thái Hòa có xu
hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 3 năm 2012-2014.
Lí giải việc tình hình nhân sự của Trường Thái Hòa trong 3 năm c sự tăng về số
lượng nhân viên là do công ty đang từng bước thực hiện tốt chính sách nhân sự. Ban
giám đốc quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân viên, thực hiện ch nh sách lương
thưởng và phúc lợi, tổ chức thi đua, tổ chức các hoạt động giải trí ngoài trời cho nhân
viên vào các dịp lễ tết.
20
Bảng 2.4: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo độ tuổi
Cơ cấu
2012 2013 2014
Nhân sự
(ngƣời)
Tỷ
trọng
Nhân sự
(ngƣời)
Tỷ
trọng
Nhân sự
(ngƣời)
Tỷ
trọng
Dƣới 30 tuổi 12 75.00% 14 82.35% 17 85.00%
Trên 30 tuổi 4 25.00% 3 17.65% 3 15.00%
Tổng số lao động 16 100% 17 100% 20 100%
(Nguồn: Phòng giám đ c, ng t T HH T Trường Thái Hòa)
Trường Thái Hòa c cơ cấu nhân sự trẻ, tỉ lệ nhân viên dưới 30 tuổi luôn chiếm
hơn 65% trong tổng số lao động trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014, góp phần xây
dựng môi trường làm việc năng động, nhạy bén với tình hình thị trường.
21
2.2.1.3.2 Tình hình nhân sự theo phòng ban tại công ty
Bảng 2.5: Tình hình nhân sự theo phòng ban
Phòng
quản
lý
Phòng
kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng XNK Tổng số
lao
động
Chứng
từ
Giao
nhận
2012
N.sự 2 3 2 4 5 16
Tuổi
≤ 30 - 3 - 4 5 12
> 30 2 - 2 - - 4
Trình
độ
ĐH, TĐH 2 3 2 2 2 11
CĐ, TC - - - 2 2 4
LĐPT - - - - 1 1
2013
N.sự 2 3 2 4 6 17
Tuổi
≤ 30 - 3 1 4 6 14
> 30 2 - 1 - - 3
Trình
độ
ĐH, TĐH 2 3 2 3 4 14
CĐ, TC - - - 1 2 3
LĐPT - - - - - -
2014
N.sự 2 3 2 4 9 20
Tuổi
≤ 30 - 3 1 4 9 17
> 30 2 - 1 - - 3
Trình
độ
ĐH, TĐH 2 3 2 3 7 17
CĐ, TC - - - 1 2 3
LĐPT - - - - - -
22
 Ban quản lý
Ban quản lý của công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hoà bao gồm giám đốc và
ph giám đốc. Cả hai chức vị này đều do người c trình độ trên Đại học đảm nhiệm.
Ngoài ra, giám đốc và ph giám đốc đã c nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường
Logistics.
Với tình hình thực tế tại Trường Thái Hoà, ban giám đốc của công ty đã đảm
nhiệm vị trí này từ khi công ty mới thành lập.
 Phòng kế toán
Nhân sự của phòng kế toán ổn định trong giai đoạn 2012-2014 và không có bất kỳ
sự thay đổi nào. Để đảm bảo sự quản lý từ ban giám đốc, số lượng nhân sự tại bộ phận kế
toán luôn được cố định là 3 người. Ngoài ra, mọi người trong bộ phận được phân chia
công việc cụ thể, mỗi người đảm nhiệm một mảng trong nghiệp vụ kế toán, tạo nên sự
chặt chẽ, thống nhất trong công việc cũng như sự chuyên nghiệp.
Nhân sự tại phòng kế toán bao gồm kế toán tiền mặt, kế toán công nợ và kế toán
tổng hợp. Người đảm nhiệm chức vụ kế toán tổng hợp cũng ch nh là kế toán trưởng của
công ty.
Dù có sự thay đổi nhỏ trong tình hình nhận sự tại phòng kế toán, nhưng nhân viên
của bộ phận này là những người c trình độ từ Đại học trở lên, c đủ kiến thức, kinh
nghiệm và sự nhạy bén để giải quyết các nghiệp vụ phát sinh ở công ty.
 Phòng kinh doanh
Nhìn chung, tình hình nhân sự tại phòng kinh doanh có sự thay đổi vào cuối năm
2012 và được giữ ổn định sang đến năm 2015. Bởi vì quy mô công ty nhỏ, nên nhân viên
tại phòng kinh doanh cũng được ban giám đốc cố định là 2 người. Trong đ , c 1 nhân
viên tại phòng kinh doanh đã gắn bó với công ty ngay từ những ngày mới thành lập.
Với kinh nghiệm lâu năm làm việc, nhân viên phòng kinh doanh đã tạo dựng được
những mối quan hệ thân thiết với khách hàng, cũng như hiểu rõ tâm lý, nhu cầu và sở
thích của khách hàng để có những chính sách bán hàng hợp lý.
 Phòng xuất nhập khẩu
Có thể nói, phòng xuất nhập khẩu là phòng hoạt động chính của Trường Thái Hoà.
Nhân sự tại phòng xuất nhập khẩu đều là những người lao động trẻ tuổi, năng động và
nhiệt huyết, linh hoạt trong xử lý công việc. Tuy nhiên, do đặc thù, tính chất của công
23
việc nên đây cũng là phòng ban thay đổi nhân sự nhiều nhất. Đối với nhân viên bộ phận
chứng từ, do khối lượng công việc quá nhiều, trình độ nhân sự lại có sự chênh lệch nên
dẫn đến tình trạng căng thẳng, gặp nhiều kh khăn, rắc rối trong giải quyết công việc. Tại
bộ phận giao nhận, nhân sự tại phòng ban này luôn trong tình trạng quá tải công việc.
Trong cùng 1 khoản thời gian, nhân viên có thể phải xử lý từ 3 đến 5 đơn hàng xuất nhập
khẩu; ngoài ra, phần lớn công việc phụ thuộc vào tình hình làm việc, xử lý chứng từ của
bên hải quan, kiểm kê hàng hoá nên nhân viên luôn trong tình trạng đợi chờ tới lượt, hoặc
tranh thủ thời gian chờ đợi đ đi xử lý đơn hàng khác, dẫn đến tình trạng áp lực về thời
gian giao nhận, dễ sai sót và luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Vì những lý do
đ , tình hình nhân sự ở phòng xuất nhập khẩu luôn thay đổi người liên tục.
Tuy nhiên, do nhân sự thay đổi liên tục, số lượng nhân viên gắn bó lâu dài với
công ty tại bộ phận này gần như là không có, nhân viên có thâm niên lâu nhất ở phòng
ban này cũng chỉ c 2 năm, nên dẫn tới tình trạng không có sự phối hợp ăn ý giữa các
nhân viên với nhau, dễ dẫn tới sai sót nhỏ trong quá trình làm việc. Để khắc phục tình
trạng này, ban quản lý đã đưa ra những ch nh sách để giữ chân nhân viên, đồng thời
tuyển thêm những nhân viên c trình độ cao, nhạy bén xử lý tình huống để cùng chia sẻ
công việc với những nhân viên hiện có của công ty.
24
2.2.1.4 Khả năng cạnh tranh
“Theo th ng kê của Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam hiện có khoảng 800 doanh nghiệp
v a và nh hoạt động trong lĩnh vực logistics”[1;7]. Tình hình cạnh tranh trong môi
trường dịch vụ Logistics vô cùng khắc nghiệt.
Theo tâm lý chung của khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu, các khách hàng, tổ
chức là các doanh nghiệp sản xuất thương mại lớn, sẽ tìm đến các công ty Logistics có
quy mô tên tuổi, để đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được xuất khẩu, hoặc nhập
khẩu một cách bảo đảm. Cũng ch nh vì vậy, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
sẽ tìm đến các công ty Logistics có quy mô nhỏ, để giảm chi phí, nhanh chóng và tiện lợi.
Đây cũng là nguyên nhân ch nh của việc một công ty Logistics sẽ có những khách hàng
thân thiết lâu năm, những đối tác chiến lược bền vững. Theo đ , khả năng khách hàng cũ
rời bỏ dịch vụ của công ty thường rất hiếm xảy ra.
Bên cạnh đ , lý do để giữ chân khách hàng chính là sự thấu hiểu rõ mặt hàng, sản
phẩm mà khách hàng xuất nhập khẩu đã từng giao dịch. Bởi lẽ, nếu khách hàng đổi công
ty cung cấp dịch vụ Logistics thì họ sẽ gặp kh khăn ban đầu trong vấn đề liên quan đến
sự hiểu rõ sản phẩm giao dịch, dẫn tới tình trạng tốn thời gian, tốn chi phí và dễ xảy ra sai
sót.
Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, Trường Thái Hòa luôn làm hài lòng các
khách hàng cũ của mình, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường.
Công ty đã c những ch nh sách thu hút khách hàng như đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng dịch vụ, tuyển dụng nhân viên c trình độ và sức trẻ để sẵn sàng giải quyết mọi
kh khăn vướng mắt trong công việc,... Ngoài ra, Trường Thái Hòa còn áp dụng biểu giá
dịch vụ phải chăng nhưng chất lượng vẫn không đổi.
25
2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doang của doanh nghiệp, ngoài việc chi tiết
tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được nêu lên, còn có tình hình chi
phí và lợi nhuận.
Bảng 2.6: Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng DT 33,299,848 100 29,952,840 100 31,915,172 100
Giá vốn 20,778,679 62.40 18,047,045 60.25 21,623,012 67.75
Tổng chi phí 12,017,986 36.09 11,223,461 37.47 9,482,561 29.71
LNTT 503,183 1.51 682,334 2.28 809,599 2.54
LNST 392,837 1.18 536,497 1.79 634,616 1.99
(Nguồn: Phòng kế toán, ng t T HH T Trường Thái Hòa)
Nhìn chung, giá vốn chiếm tỷ trọng khá cao, trên 60% trong tổng doanh thu mà
Trường Thái Hòa thu về từ các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ của mình,
ngoài ra chi ph cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, nằm trong khoảng 30% đến 40%
trong tổng doanh thu. Từ đ dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng dao động,
chiếm từ 1.5% đến 2.5% tổng doanh thu trong giai đoạn khảo sát.
26
2.2.2.1 Thực trạng doanh thu
Bảng 2.7: Thực trạng doanh thu
đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng DT 33,299,848 100 29,952,840 100 31,915,172 100
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
32,557,683 97.77 29,089,414 97.12 31,167,130 97.66
DT hoạt động tài chính - - - - - -
Thu nhập khác 742,165 2.23 863,426 2.88 748,042 2.34
(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
Dựa vào bảng 2.7, có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là
nguồn thu chính của Trường Thái Hòa, cụ thể, tỷ trọng của chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ
trọng rất cao, trên 95% trong cả 3 năm và tương đối ổn định, không dao động nhiều. Bên
cạnh đ thì doanh thu từ thu nhập khác cũng g p phần tạo nên nguồn thu cho công ty
mặc dù tỷ lệ còn rất thấp.
Trường Thái Hòa là một công ty chuyên về mảng cung cấp dịch vụ cho các khách
hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu, giao dịch hàng hóa với nước ngoài, nên đây được xem
là mảng hoạt động ch nh cũng như là thế mạnh của công ty. Công ty luôn tạo mọi điều
kiện tốt nhất để mang đến cho khách hàng của mình dịch vụ tối ưu, đảm bảo nhanh
chóng.
27
Bảng 2.8: Thực trạng doanh thu - doanh thu cung cấp dịch vụ
đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
cung cấp
dịch vụ
32,230,606 100 28,752,679 100 30,694,350 100
Nhập khẩu 29,847,050 92.60 26,950,259 93.73 28,389,674 92.49
Xuất khẩu 2,383,556 7.40 1,802,420 6.27 2,304,676 7.51
(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
Nhìn chung, doanh thu dịch vụ xuất nhập khẩu của Trường Thái Hòa biến đổi
tương đối không ổn định. Tình hình hoạt động dịch vụ trong năm 2013 là yếu nhất trong
giai đoạn được khảo sát.
Dù vậy, doanh thu dịch vụ nhập khẩu luôn giữ tỷ trọng cao trên 90% qua các năm.
Nhập khẩu năm 2012 đem về cho Công ty 29,847,050 ngàn đồng, và giảm xuống còn
26,950,259 ngàn đồng. Nhưng sang đến cuối năm 2014, tình hình hoạt động dịch vụ của
Trường Thái Hòa được cải thiện, mang đến doanh thu là 28,389,674 ngàn đồng, tăng
1,941,671 ngàn đồng, tương ứng tăng 6.75% so với cùng kỳ năm ngoái.
28
Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ xuất nhập khẩu 2012-2014 ngàn đồng)
Bên cạnh đ , mảng xuất khẩu cũng được Trường Thái Hòa chú trọng phát triển,
tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động của công ty. Sỡ
dĩ như vậy là vì khách hàng của Trường Thái Hòa đa số là các công ty sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, nên nhu cầu nhập khẩu các nguyên vật liệu, thiết bị để gia công, sản
xuất là chủ yếu. Từ đ dẫn đến các hợp đồng được giao dịch đa số phục vụ nhu cầu nhập
khẩu của khách hàng.
29,847,050
26,950,259
28,389,674
2,383,556 1,802,420 2,304,676
2012 2013 2014
Nhập khẩu Xuất khẩu
29
2.2.2.2 Thực trạng giá vốn
Bảng 2.9: Thực trạng giá v n
đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Giá vốn 20,778,679 100 18,047,045 100 21,623,012 100
Giá vốn hàng bán 251,366 1.21 250,903 1.39 366,283 1.69
Phốt máy bơm 197,735 0.95 201,389 1.12 278,239 1.29
Rơle máy bơm 40,282 0.19 44,651 0.25 54,642 0.25
Sản phẩm khác 13,349 0.06 4,863 0.03 33,402 0.15
Giá vốn dịch vụ 20,527,313 98.79 17,796,142 98.61 21,256,729 98.31
Nhập khẩu 19,178,919 92.30 16,832,722 93.27 19,529,084 90.32
Xuất khẩu 1,348,394 6.49 963,420 5.34 1,727,645 7.99
(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
Như đã giới thiệu, Trường Thái Hòa là công ty chuyên về lĩnh vực dịch vụ trong
Logistics, nên giá vốn dịch vụ cũng chiếm phần lớn trong tổng giá vốn mà công ty đã bỏ
ra, tỷ trọng cao, trên 98% qua các năm trong giai đoạn 2012-2014. Bên cạnh đ , giá vốn
dịch vụ tại mảng nhập khẩu chiếm ưu thế, đến hơn 90% trong tổng số.
Tuy nhiên, giá vốn dịch vụ trong năm 2014 lại cao nhất trong cả 3 năm mặc dù
doanh thu trong năm nay là chỉ đứng thứ 2 trong thời gian khảo sát. Đây ch nh là nguyên
nhân dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp nhất trong cả 3 năm.
30
Biểu đồ 2.3: Thực trạng giá v n 2012-2014 ngàn đồng
Nhìn chung, tình hình giá vốn hàng bán tương đối phù hợp với tình hình doanh thu
hàng bán, c nghĩa là khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng tương
ứng, dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng cũng tăng tương ứng. Điều này chứng tỏ Trường
Thái Hòa kiểm soát tốt tình hình đầu vào của các sản phẩm mà công ty cung cấp.
251,366 250,903 366,283
20,527,313
17,796,142
21,256,729
2012 2013 2014
giá vốn hàng bán giá vốn dịch vụ
31
2.2.2.3 Thực trạng chi phí
Bảng 2.10: Thực trạng chi phí
đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi phí 12,017,986 100 11,223,461 100 9,482,561 100
Chi phí tài chính 841,300 7.00 550,874 4.91 397,317 4.19
CP bán hàng 5,633,246 46.87 5,036,059 44.87 3,744,830 39.49
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
5,170,017 43.02 5,206,981 46.39 4,817,546 50.80
Chi phí khác 373,423 3.11 429,547 3.83 522,868 5.51
(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
Cũng như các công ty, doanh nghiệp khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp là chi phí lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của Trường Thái Hòa, luôn
chiếm tỷ trọng trên 40%.
Nhìn chung, trong năm 2012 và 2013, tổng chi ph tương đối ổn định. Chi phí
giảm nhẹ từ 12,017,986 ngàn đồng xuống còn 11,223,461 ngàn đồng, giảm 794,525 ngàn
đồng.
Tuy nhiên, sang đến năm 2014, tổng chi phí giảm mạnh, cụ thể là từ 11,223,461
ngàn đồng xuống còn 9,482,561 ngàn đồng, tương ứng giảm 1,740,900 ngàn đồng ( tức là
giảm mạnh đến 15.51%).
Thực trạng chi ph c xu hướng giảm qua các năm là do Trường Thái Hòa đang
từng bước đẩy mạnh chính sách cắt giảm chi phí. Trong năm 2013, chi ph bán hàng giảm
nhẹ, từ 5,633,246 ngàn đồng xuống thành 5,036,059 ngàn đồng.
32
Sang đến năm 2014, chi ph bán hàng và chi ph quản lý doanh nghiệp được công
ty kiểm soát khá tốt. Chi phí bán hàng giảm từ 5,036,059 ngàn đồng xuống còn 3,744,830
ngàn đồng, giảm mạnh đến 25.64% tương ứng với 1,291,229 ngàn đồng. Bên cạnh đ ,
chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được Trường Thái Hòa tập trung điều chỉnh, giảm từ
5,206,981 ngàn đồng xuống chỉ còn 4,817,546 ngàn đồng, giảm 389,435 ngàn đồng
tương ứng với 7.48%.
Biểu đồ 2.4: Thực trạng chi phí 2012-2014 triệu đồng
Việc thực hiện chính sách cắt giảm chi phí của Trường Thái Hòa trong giai đoạn
2012-2014 đã mang lại lợi nhuận cao hơn trong năm. Mặc dù chi phí bán hàng bị cắt
giảm mạnh nhất, nhưng công ty vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm cũng như chất
lượng dịch vụ nhằm mục đ ch tạo sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Song song đ ,
công ty đang từng bước thực hiện giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
841
551
397
5,633
5,036
3,745
5,170
5,207
4,818
373 430
523
2012 2013 2014
chi phí tài chính chi phí bán hàng chí phí quản lý DN chi phí khác
33
2.2.2.4 Thực trạng lợi nhuận
Bảng 2.11: Thực trạng lợi nhuận
đơn vị tính: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tổng DT 33,299,848 100 32,219,940 100 35,904,127 100
LNTT 503,183 1.51 682,334 2.28 809,599 2.54
LNST 392,837 1.18 536,497 1.79 634,616 1.99
(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Trường Thái Hòa đã mang lợi nhuận trước
thuế về cho công ty là 503,183 ngàn đồng trong năm 2012, sau đ tăng lên đến 682,334
ngàn đồng trong năm 2013, ứng với mức tăng trưởng 35.60%. So sánh với năm 2012, thì
tổng doanh thu, tổng chi phí và cả giá vốn cuả năm 2013 đều thấp hơn. Sỡ dĩ c sự tăng
trưởng này là do trong năm 2013, doanh thu từ cung cấp dịch vụ giảm sâu, dẫn đến giá
vốn cung cấp dịch vụ cũng giảm mạnh. Như vậy, nguyên nhân chính của sự tăng trưởng
này chính là do giá vốn của công ty giảm.
Mặc dù c được lợi nhuận trước thuế cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng
thật sự tình hình kinh doanh dịch vụ của Trường Thái Hòa trong năm nay lại là yếu kém
nhất.
Sang đến năm 2014, Trường Thái Hòa lại có tổng doanh thu cao nhất, giá vốn cao
nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế là do trong
năm nay, công ty chủ động cắt giảm các khoản mục chi phí, khiến cho tổng chi phí xuống
đến mức thấp nhất trong giai đoạn khảo sát, từ đ dẫn đến sự tăng lên đến 18.65%, tương
ứng tăng thêm 127,265 ngàn đồng.
34
Biểu đồ 2.5: Thực trạng lợi nhuận 2012-2014 triệu đồng
Có thể n i, năm 2014 trong giai đoạn khảo sát là năm hoạt động kinh doanh tốt
nhất của Trường Thái Hòa, cụ thể là công ty đã đẩy mạnh được doanh thu trong cả 2
mảng thương mại và dịch vụ so với cùng kỳ năm trước, cùng đ là thực hiện tốt chính
sách cắt giảm chi phí. Từ đ , lợi nhuận trước thuế mang lại trong năm nay đã c sự tăng
trưởng rất tốt, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty cũng rất cao.
Để làm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Trường Thái Hòa cũng như c cái
nhìn tổng quát hơn, chúng ta cùng xem qua báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn
khảo sát từ 2012-2014.
503
682
810
393
536
635
2012 2013 2014
LNTT LNST
35
Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014
đơn vị tính: ngàn đồng
CHỈ TIÊU
2012 2013 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
32,557,683 100 29,089,414 100 31,167,130 100
2. Các khoản giảm
trừ doanh thu
- - - - - -
3. Doanh thu
thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ
32,557,683 100 29,089,414 100 31,167,130 100
4. Giá vốn hàng
bán
20,778,679 63.82 18,047,045 62.04 21,623,012 69.38
5. Lợi nhuận gộp
về bán hàng &
cung cấp dịch vụ
11,779,004 36.18 11,042,369 37.96 9,544,118 30.62
6. Doanh thu hoạt
động tài chính
- - - - - -
7. Chi phí tài
chính
841,300 2.58 550,874 1.89 397,317 1.27
- Trong đó: Chi
phí lãi vay
841,300 2.58 550,874 1.89 397,317 1.27
8. Chi phí bán
hàng
5,633,246 17.30 5,036,059 17.31 3,744,830 12.02
36
9. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
5,170,017 15.88 5,206,981 17.90 4,817,546 15.46
10 Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động kinh doanh
134,441 0.41 248,455 0.85 584,425 1.88
11. Thu nhập khác 742,165 2.28 863,426 2.97 748,042 2.40
12. Chi phí khác 373,423 1.15 429,547 1.48 522,868 1.68
13. Lợi nhuận
khác
368,742 1.13 433,879 1.49 225,174 0.72
14. Tổng lợi nhuận
kế toán trƣớc thuế
503,183 1.55 682,334 2.35 809,599 2.60
15. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
110,346 0.34 145,837 0.50 174,983 0.56
16. Chi phí thuế
TNDN hoãn lại
- - - - - -
17. Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
392,837 1.21 536,497 1.84 634,616 2.04
(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
37
2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính
2.2.3.1 Tỷ số hoạt động – Vòng quay các khoản phải thu
Nhóm tỷ số này được dùng để đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty.
Bảng 2.13: Vòng quay các khoản phải thu 2012-2014
đơn vị tính: ngàn đồng
2012 2013 2014
Doanh thu thuần 32,557,683 29,089,414 31,167,130
Các các khoản phải thu bình quân 179,480 161,538 259,247
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 181.40 180.03 120.22
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 1.98 1.99 2.99
Vòng quay các khoản phải thu đo lường khả năng thu hồi nợ từ khách hàng của
doanh nghiệp, chỉ số này còn cho biết trong vòng 1 năm hoạt động, doanh nghiệp thu nợ
trung bình bao nhiên lần. Ngoài ra, còn biết được số ngày kỳ thu tiền bình quân là bao
nhiêu. Tỷ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ nhanh, tránh
được nguy cơ nợ xấu.
Đối với Trường Thái Hòa thì vòng quay các khoản phải thu tương đối cao. Do tình
hình thực tế, tại lĩnh vực thương mại thì công ty bán hàng lấy tiền ngay, còn trong lĩnh
vực dịch vụ thì khách hàng sẽ ứng trước cho công ty một khoản và sau đ thanh toán
phần còn lại khi dịch vụ kết thúc. Số lượng khách hàng trả chậm cho Trường Thái Hòa
chỉ thuộc một số ít, là lực lượng khách hàng thân thiết hoặc khách hàng có mối quan hệ
đặc biệt.
Vòng quay các khoản phải thu trong năm 2012 và 2013 không c sự chênh lệch
rõ, tuy nhiên, sang đến 2014, giảm xuống còn 120 vòng, tức là trung bình 3 ngày công ty
thu nợ một lần. Lý giải việc này là do trong năm 2014, Trường Thái Hòa từng bước mở
rộng thị trường hoạt động, cũng như tối ưu h a dịch vụ, nên ngày càng có nhiều hơn
khách hàng gắn bó thân thiết với công ty và công ty đang áp dụng chính sách trả chậm
dành cho khách hàng của mình.
38
2.2.3.2 Tỷ số sinh lợi
Nhóm tỷ số này được sử dụng nhằm mục đ ch đánh giá mức độ hiệu quả của việc
tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhóm tỷ số này bao gồm
biên lợi nhuận, suất sinh lợi của tổng tài sản và của vốn chủ sở hữu.
2.2.3.2.1 Biên lợi nhuận
Chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu. Có 3
loại biên lợi nhuận, bao gồm biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi
nhuận thuần.
Công thức chung cho nhóm tỷ số này là lấy lợi nhuận (bao gồm lợi nhuận gộp, lợi
nhuận hoạt động, lợi nhuận ròng) chia cho doanh thu thuần.
Bảng 2.14: Biên lợi nhuận 2012-2014
đơn vị tính: ngàn đồng
2012 2013 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
DT thuần 32,557,683 100% 29,089,414 100% 31,167,130 100%
LN gộp 11,779,004 36.18% 11,042,369 37.96% 9,544,118 30.62%
N HĐ 1,344,483 4.13% 1,233,208 4.24% 1,206,916 3.87%
LN ròng 392,837 1.21% 536,497 1.84% 634,616 2.04%
 Biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp cho biết, cứ 100 đồng từ doanh thu thu được sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Như vậy, đối với Trường Thái Hòa, cứ 100 đồng thu được từ doanh thu sẽ tạo ra
từ 30 đến 40 đồng lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp là lợi nhuận c được sau khi lấy doanh
thu thuần trừ cho giá vốn hàng bán. Cụ thể, trong năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thì
39
Trường Thái Hòa c được 36.18 đồng lợi nhuận gộp, và 37.96 đồng lợi nhuận gộp vào
năm 2013. Sang đến năm 2014, biên lợi nhuận gộp chỉ còn 30.62 đồng. Nguyên nhân là
do trong năm 2014, doanh thu thuần không cao nhưng giá vốn lại cao nhất trong cả 3 giai
đoạn, từ đ dẫn đến lợi nhuận gộp giảm theo.
 Biên lợi nhuận hoạt động
Lợi nhuận hoạt động chính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, biên lợi
nhuận gộp cho biết, cứ 100 đồng từ doanh thu thu được sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay. Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp có hiệu suất hoạt động
cao.
Theo giai đoạn khảo sát, tỷ số biên lợi nhuận hoạt động này cũng c xu hướng
tăng giảm không ổn định. Vào năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thì Trường Thái Hòa
tạo ra được 4.13 đồng lợi nhuận hoạt động, sang đến năm 2013, thì công ty tạo ra 4.24
đồng, tăng 0.11 đồng với cùng kỳ năm ngoái, tăng rất t. Nhưng tiếp tục sang năm 2014
thì tỷ số này lại giảm nhanh, công ty chỉ còn thu được 3.87 đồng lợi nhuận sau thuế và lãi
vay trong năm này.
Nhìn chung, nguyên nhân của sự tăng trưởng tỷ số này là do trong giai đoạn khảo
sát, khoản mục doanh thu thuần biến đổi không ổn định trong khi lợi nhuận trước thuế và
lãi vay c xu hướng giảm.
 Biên lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận sau thuế, là lợi nhuận cuối cùng của một công
ty. Biên lợi nhuận ròng cho biết, cứ 100 đồng từ doanh thu thì công ty sẽ giữ lại bao
nhiêu đồng. Đây là tỷ số cho biết năng lực sinh lời và kiểm soát chi phí thực sự của
doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rõ Trường Thái Hòa đang từng bước hoàn thiện mình. Minh
chứng là biên lợi nhuận ròng c xu hướng tăng qua từng giai đoạn, tỷ suất biên lợi nhuận
ròng tăng từ 1.21% năm 2012 lên 1.84% vào năm 2013, sau đ tiếp tục tăng lên đến
2.04% trong năm 2014.
Nguyên nhân chủ yếu là do công ty bắt đầu kiểm soát tốt chi phí của mình, đồng
thời từng bước đẩy mạnh phát triển doanh thu từ cả 2 mảng kinh doanh và dịch vụ.
40
2.2.3.2.2 Suất sinh lợi
Suất sinh lợi của tổng tài sản
Suất sinh lợi của tổng tài sản bình quân được dùng để đánh giá t nh hiệu quả của
doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra giá trị lợi nhuận.
Bảng 2.15: Suất sinh lợi của tổng tài sản 2012-2014
đơn vị tính: ngàn đồng
2012 2013 2014
Lợi nhuận sau thuế 392,837 536,497 634,616
Tổng tài sản bình quân 1,974,984 1,942,826 2,001,792
Suất sinh lời của tổng tài sản 19.89% 27.61% 31.70%
Suất sinh lợi của tổng tài sản tại công ty Trường Thái Hòa c xu hướng tăng dần
và ổn định, thể hiện công ty đang ngày càng c chiến lược kinh doanh hiệu quả, ngày
càng nâng cao được hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.
Suất sinh lợi của v n chủ sở hữu
Đây được xem là tỷ số phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp, được dùng để đánh giá hiệu suất tạo ra lợi nhuận từ vốn cổ phần của doanh
nghiệp. Tỷ số này càng cao càng tốt.
Bảng 2.16: Suất sinh lợi của v n chủ sở hữu 2012-2014
đơn vị tính: ngàn đồng
2012 2013 2014
Lợi nhuận sau thuế 392,837 536,497 634,616
Vốn chủ sở hữu bình quân 1,624,056 1,678,496 1,703,893
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 24.19% 31.96% 37.25%
Cứ 100 đồng vốn mà Trường Thái Hòa bỏ vào công ty thì thu lại được 24.19 đồng
lợi nhuận sau thuế vào năm 2012, 31.96 đồng vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên 37.25
đồng vào năm 2014. Nhìn chung thì tỷ số này ngày càng cao và c xu hướng tăng rõ rệt,
thể hiện được khả năng sinh lợi từ vốn chử sở hữu của doanh nghiệp ngày càng tốt.
41
2.2.4 Phân tích Dupont
Mô hình Dupont được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.
Phương pháp này sử dụng kết hợp dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và
bảng cân đối kế toán, từ đ hình thành được mô hình đánh giá ROA và ROE.
2.2.4.1 Phân tích ROA
ROA chính là suất sinh lợi của tổng tài sản, việc triển khai phương trình ROA
giúp ta nhìn rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến nó.
Cụ thể, ROA c xu hướng tăng trưởng qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài
sản ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do tác động
của biên lợi nhuận ròng và vòng quay tổng tài sản.
Bảng 2.17: ROA
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Chênh lệch
2012-2013 2013-2014
ROA 19.98% 27.61% 31.70% 7.63% 4.09%
Biên lợi nhuận ròng 1.21% 1.84% 2.04% 0.63% 0.20%
Vòng quay tổng tài sản 16.4850 14.9727 15.5696 (1.5123) 0.5969
Nhận xét chung về 2 nhân tố tác động đến ROA:
 Yếu t biên lợi nhuận ròng: Tăng dần qua các năm.
 Yếu t vòng quay tổng tài sản: Dao động trong khoản 14.5 - 16.5 vòng.
Từ sự biến động của 2 yếu tố trên, có thể khẳng định, tỷ số ROA đạt được trong
giai đoạn khảo sát có sự tăng trưởng là do tác động chủ yếu từ sự tăng trưởng của biên lợi
nhuận ròng. Tuy nhiên, sự biến đổi không ổn định của vòng quay tổng tài sản đã phần
nào kiềm hãm sự phát triển của ROA.
Năm 2014 là năm hoạt động kinh doanh tốt nhất của Trường Thái Hòa trong cả 3
năm từ 2012-2014, cụ thể là ROA năm này c giá trị cao nhất. Bên cạnh đ , cả 2 yếu tố
tác động đến ROA đều tăng c xu hướng tăng. Biên lợi nhuận ròng năm 2014 tăng nhẹ so
với năm trước. Vòng quay tổng tài sản năm 2014 đã c sự tăng trưởng.
42
Kết luận: ROA tăng trưởng, thể hiện công ty đang c chiến lược kinh doanh ngày
càng hiệu quả, nâng cao được hiệu suất sử dụng tài sản của mình. Bên cạnh đ , ROA đã
chỉ ra được các yếu tố tạo nên sự tăng trưởng này. Với biên lợi nhuận ròng chính là yếu
tố ch nh, đã chứng minh được Trường Thái Hòa ngày càng kiểm soát tốt chi phí hoạt
động của mình, ngày càng khẳng định năng lực sinh lời từ họat động kinh doanh thương
mại dịch vụ của mình. Bên cạnh đ , sự tăng nhẹ của vòng quay tổng tài sản ở cuối giai
đoạn, 2013-2014 cũng đã cho thấy công ty đang nỗ lực từng bước để kiểm soát tốt hiệu
suất tạo ra doanh thu từ tài sản.
2.2.4.2 Phân tích ROE
Bảng 2.18: ROE
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Chênh lệch
2012-2013 2013-2014
ROE 24.19% 31.96% 37.25% 7.77% 5.29%
ROA 19.98% 27.61% 31.70% 7.63% 4.09%
Số nhân VCSH 1.2161 1.1574 1.1748 (0.0587) 0.0174
Nhận xét chung về 2 yếu tố tác động đến ROE:
 Yếu t ROA: Tăng dần qua các năm.
 Yếu t s nhân VCSH: Dao động trong khoảng từ 1.15 lần đến 1.25 lần.
Từ sự biến động của 2 yếu tố trên, có thể khẳng định, tỷ số ROE đạt được trong
giai đoạn khảo sát có sự tăng trưởng là do tác động chủ yếu từ sự tăng trưởng của ROA.
Tuy nhiên, sự biến đổi không ổn định của số nhân VCSH đã phần nào kiềm hãm sự phát
triển của ROE.
ROE năm 2014 vẫn tiếp tục dẫn đầu trong giai đoạn khảo sát.
Kết luận: ROE tăng trưởng, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất tạo ra lợi
nhuận từ VCSH được nâng cao. Cùng đ , ROE đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng này, với ROA là yếu tố chính. Bên cạnh đ , sự tăng nhẹ của số nhân
VCSH ở cuối giai đoạn, 2013-2014 cũng đã cho thấy nỗ lực từng bước sử dụng tốt đòn
bẩy tài chính của công ty.
43
2.2.4.3 Phân tích Dupont
Phương trình Dupont được hình thành như sau
Để nâng cao ROE, ta có thể:
 Tăng biên lợi nhuận ròng bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí, dẫn đến tăng lợi
nhuận, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
 Tăng vòng quay tổng tài sản bằng cách đẩy mạnh tăng doanh thu, sử dụng tài sản
hợp lý, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh.
 Tăng số nhân VCSH ch nh là tăng đòn bẩy tài chính, bằng cách điều chỉnh tỷ lệ giữa
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu một cách phù hợp, vừa đảm bảo sử dụng được lá chắn
thuế, vừa đảm bảo được khả năng thanh toán nợ hợp lý.
Kết luận: Như vậy, để ROE qua các năm c được mức tăng trưởng thì Trường
Thái Hòa đã chú trọng tăng trưởng biên lợi nhuận ròng của mình, bằng cách đẩy mạnh
phát triển doanh thu trong cả 2 mảng hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Bên cạnh đ ,
công ty từng bước kiểm soát tốt các chi phí của mình, trong năm 2014, Trường Thái Hòa
chủ động cắt giảm chi phí hoạt động. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
cũng như c ch nh sách bán hàng phù hợp.
Tình hình của vòng quay tổng tài sản c xu hướng giảm trong giai đoạn đầu 2012-
2013, nhưng sang đến giai đoạn 2013-2014, Trường Thái Hòa đã nỗ lực tăng hiệu suất sử
dụng tài sản bằng cách tăng quy mô của doanh thu thuần. Số nhân VCSH cũng biến
động, tuy nhiên lại có sự tăng nhẹ ở giai đoạn 2013-2014.
Ngoài ra, phân tích Dupont còn cho thấy các yếu tố nhỏ nhất để cấu thành nên
ROA, ROE, giúp nhìn rõ hơn về tình hình tài chính của công ty. Sau đây cùng xem xét sơ
đồ phân tích Dupont của công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa năm 2014:
ROE = ROA x Số nhân vốn chủ sở hữu
= Biên lợi nhuận ròng x Vòng quay tổng tài sản x Số nhân VCSH
44
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont của c ng t Trường Thái Hòa năm 2014
÷
÷÷
+
-
X
X
TS Đ khác
8 tr
TS cố định
1,087 tr
TS lƣu động
1,008 tr
Tiền và TĐ tiền
596 tr
Khoản phải thu
381 tr
Hàng tồn kho
23 tr
LN khác
225 tr
Tổng CP
30,757 tr
DT
31,167 tr
GVHB
21,623 tr
CP hoạt động
8,562 tr
Lãi vay
397 tr
Thuế TNDN
146 tr
LN ròng
635 tr
DT
31,167 tr
Biên LN ròng
2.04%
TTS BQ
2,001 tr
VCSH BQ
1,704 tr
ROE
37.25%
ROA
31.70%
Số nhân VCSH
1.1748
VQ TTS
15.5696
DT
31,167 tr
TTS BQ
2,002 tr
TTS 2014
2,095 tr
TTS 2013
1,909 tr
bình
quân
+
+
+
+
+
+
+
45
2.2.5 Phân tích SWOT
2.2.5.1 Điểm mạnh
Nhân viên luôn vui vẻ và nhiệt tình trong công việc, tinh thần học hỏi và cầu tiến
cao. Trình độ nhân sự từ đại học trở lên chiếm số lượng lớn, tạo điều kiện tốt cho công ty
luôn sẳn sàng giải quyết các kh khăn trong công việc.
Công ty có những khách hàng thân thiết lâu năm, luôn c những hợp đồng xuất
nhập khẩu đều đặn về mặt thời gian và số lượng, chất lượng. Chính vì vậy, công ty có thể
dễ dàng kiểm soát được tình hình hoạt động của mình, và đề ra các phương án, giải pháp
để tạo sự linh hoạt.
Chất lượng dịch vụ ổn định, ngày càng được công ty chú trọng nâng cao.
2.2.5.2 Điểm yếu
Mặc dù trình độ nhân viên cao, nhưng lực lượng cán bộ công nhân viên của công
ty chưa tương xứng với khối lượng công việc. Nhân viên tại công ty, đặc biệt là lực lượng
nhân sự ở bộ phận xuất nhập khẩu luôn bị quá tải công việc, dồn nén nên buộc phải làm
tăng ca. Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao.
Tên tuổi và thương hiệu của Trường Thái Hoà còn khá mờ nhạt trên thị trường
logistics. Hiện nay, còn khá ít các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu, hoặc các
doanh nghiệp có nhu cầu về các mặt hàng như phốt, rơle, cơle máy bơm,...biết đến tên
tuổi của Trường Thái Hòa
Tiềm lực tài chính còn yếu. Quy mô vốn của Trường Thái Hòa khá nhỏ, chưa đủ
để tiến xa hơn và gặp gỡ các đối tác khách hàng thuộc các doanh nghiệp lớn. Thiếu các
trang thiết bị cần thiết để đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp như xe ben, xe tải, kho
bãi,… Cơ sở vật chất kỹ thuật không cao.
2.2.5.3 Cơ hội
Tình hình xuất nhập khẩu trong nước đang c xu hướng tăng,…
Chính sách mở cửa của Nhà nước.
2.2.5.4 Thách thức
Cạnh tranh với các công ty Logistics lớn, c quy mô và thương hiệu trên thị
trường.
Không nhất quán trong việc áp mã số của hàng xuất nhập khẩu.
46
Mối quan hệ với các đơn vị nhà nước như Hải quan, Cảng Cát Lái, Sân bay Tân
Sơn Nhất, Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm, Chi cục kiểm dịch thực vật vùng
II,….
2.2.5.5 Phân tích SWOT
Bảng 2.199: Mô hình S T của ng t Trường Thái Hòa
Mô hình SWOT
của Công ty
TNHH
TM-DV
Trƣờng Thái Hoà
trong năm 2014
Điểm mạnh Điểm yếu
- Nhân viên c trình độ cao
- Có nhiều khách hàng thân
thiết
- Chất lượng dịch vụ ổn định
- Quá tải công việc
- Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao
- Chưa tạo được tên tuổi và
thương hiệu trên thị trường
- Tiềm lực tài chính yếu
- Thiếu trang thiết bị
Cơ hội
Ngoại
thương
ngày càng
phát triển
- Tổ chức các lớp tập huấn,
nâng cao trình độ và kỹ năng
cho bộ phận nhân sự.
- Mở rộng mối quan hệ làm ăn
từ các khách hàng thân thiết.
- Quan tâm, chăm s c khách
hàng thường xuyên.
- Tìm kiếm khách hàng mới
- Nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tuyển dụng thêm nhân lực giỏi
cho công ty để chia sẻ công việc
và giảm bớt áp lực cho nhân
viên.
- Đẩy mạnh các hoạt động quản
bá thương hiệu và hình ảnh đến
khách hàng.
- Đầu tư vào các trang thiết bị
cần thiết để hỗ trợ, phát triển
hoạt động của công ty.
Chính
sách mở
cửa của
Nhà nước
Thách
thức
Đối thủ
cạnh tranh
mạnh về
tên tuổi,
thương
hiệu, trang
- Tích cực mở rộng, phát triển
thị trường như vẫn chú trọng
đến chất lượng dịch vụ cung
cấp.
- Giảm tải công việc bằng cách
đưa ra những quy định, chuẩn
mực riêng cho công ty. Tạo sự
thuận lợi, dễ dàng trong quá
trình làm việc của nhân viên.
- Tiếp tục quảng bá hình ảnh
công ty đến khách hàng.
47
thiết bị
hiện đại
- Đầu tư cho trang thiết bị, hoặc
có thể thuê những nhà cung cấp
các dịch vụ, phương tiện và
trang thiết bị tốt để phục vụ cho
công ty mình.
Không
nhất quán
trong việc
áp mã số
của hàng
xuất nhập
khẩu
- Nâng cao trình độ hiểu biết
của nhân viên.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt
rèn luyện kỹ năng thương
lượng, kỹ năng thuyết phục
cho nhân viên.
Mối quan
hệ với các
đơn vị
Nhà nước
-Mở rộng mối quan hệ với các
đơn vị Nhà nước, tạo sự thiện
cảm và thái độ làm việc
chuyên nghiệp.
- Chú trọng hình ảnh của bộ
phận giao nhận: lịch sự, văn
minh, tác phong chuyên nghiệp.
Từ đ xây dựng được hình ảnh,
thương hiệu.
48
3 Chƣơng 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
3.1 Nhận xét
3.1.1 Nhận xét
3.1.1.1 Ưu điểm
Công ty ngày càng tập trung phát triển chất lượng dịch vụ trong hoạt động xuất
nhập khẩu. Trường Thái Hoà hiện nay đang cung cấp gói dịch vụ nhập khẩu trọn gói, cụ
thể là công ty sẽ hoàn toàn đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh, cũng như hoàn tất lô
hàng theo hợp đồng của khách hàng từ khâu xử lý chứng từ, xin lệnh cho đến khâu giao
hàng đến tận kho của khách hàng
Áp dụng các chính sách bán hàng phù hợp đã tạo nhiều thiện cảm đối với khách
hàng. Trường Thái Hoà đang thực hiện chính sách bán chịu đối với những khách hàng
thân thiết, đồng thời đẩy mạnh công tác giao hàng cho khách, chỉ trong vòng từ 1 đến 3
giờ sau khi đặt hàng đối với khách trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, từ 1 đến 2
ngày đối với khách hàng ở khu vực lân cận.
Đang nỗ lực từng bước kiểm soát hiệu suất tạo lợi nhuận từ tài sản. Cụ thể, ROA
qua các năm c sự tăng trưởng dần, từ 19.89% năm 2012, tăng lên 27.61% vào năm
2013, và tiếp tục tăng lên 31.70% trong năm 2014. Bên cạnh đ , Trường Thái Hoà ngày
càng nâng cao suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế.
ROE tăng trưởng từ 24.19% vào năm 2012 lên đến 31.96% vào năm 2013, và tiếp tục
phát triển lên đến 37.25% trong năm 2014.
Ngày càng quản lý tốt chi phí hoạt động. Chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp được chủ động cắt giảm để nhằm mục đ ch nâng cao lợi nhuận. Trong năm 2012,
chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiêp của Trường Thái Hoà từ 10,803 triệu đồng
giảm còn 10,243 triệu đồng rong năm 2013, và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 8,562 triệu
đồng trong năm 2014.
3.1.1.2 Nhược điểm
Doanh thu cung cấp dịch vụ không ổn định mặc dù đây là mảng lĩnh vực kinh doanh
chính của công ty. Điển hình là doanh thu xuất nhập khẩu trong năm 2012 là 32,230 triệu
đồng giảm mạnh còn 28,753 triệu đồng trong năm 2013, và tăng lên 30,694 triệu đồng
trong năm 2014.
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại

More Related Content

What's hot

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
haiha91
 

What's hot (20)

Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
Mẫu báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay nhất (9 điểm)
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại (20)

Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay bất động sản, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá ...
 
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
Phân tích hoạt động cho vay bất động sản cho đối tượng khách hàng cá nhân tại...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí  tại công ty Xuất Nhập Khẩu Nhà BèĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí  tại công ty Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại công ty Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
 
Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động thẻ tại ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đBài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp ...
 
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựngKế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu tai công ty xây dựng
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ph...
 
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
Đề tài: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại ở V...
 
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh do...
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh do...Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh do...
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh do...
 
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Kiên Long!
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ------------------------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TRƢỜNG THÁI HÒA GIAI ĐOẠN 2012-2014 Ngành: TÀI CHÍNH Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Lan Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Bích Công Dung MSSV: 1154020188 Lớp: 11DTDN1 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân, do tự tôi thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm đồ án của riêng mình. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung đồ án trung thực. Đồng thời tôi cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của đồ án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2015
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Nguyễn Lan Hương đã quan tâm, dành thời gian hướng dẫn tận tình, chu đáo, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô Trường đại học Công Nghệ TP.HCM HUTECH đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành kh a luận tốt nghiệp. Hơn nữa, tôi đặc biệt cảm ơn các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH TM DV Trường Thái Hòa đã hỗ trợ tận tình, và cung cấp tư liệu để tôi có thể hoàn thành kh a luận tốt nghiệp này. TP.HCM, ngày 10 tháng 08 năm 2015
  • 4. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH TM-DV TRƯỜNG THÁI HÒA Địa chỉ: 143/6 Lê Thị Riêng, P.Bến Thành, Q.1 Tp.HCM Điện thoại liên lạc : 08 3925 3268 Email : truongthaihoa.nhan@gmail.com NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bích Công Dung MSSV : 1154020188 Lớp : 11DTDN 01 Thời gian thực tập tại đơn vị : Từ 10/03/2015 đến 30/05/2015 Tại bộ phận thực tập : Phòng xuất nhập khẩu Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện : 1. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật : □ Tốt □ Khá □ Bình thường □ Không đạt 2. Số buổi thực tập thực tế tại đơn vị : □ ≥ 3 buổi/tuần □ 1-2 buổi/tuần □ Ít đến công ty 3. Đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động của đơn vị : □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt 4. Nắm bắt được những quy trình nghiệp vụ chuyên ngành: □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt TP.HCM, Ngày ... tháng ... năm 201... Đơn vị thực tập (ký tên và đóng dấu)
  • 5. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN H A UẬN CỦA SINH VIÊN: Họ và tên sinh viên : Nguyễn Bích Công Dung MSSV : 1154020188 Lớp 11DTDN1 Thời gian thực tập: Từ 10/03/2015 đến 30/05/2015 Tại đơn vị: Công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện : 1. Thực hiện viết kh a luận thực tập theo quy định: □ Tốt □ Khá □ Bình thường □ Không đạt 2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn: □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt 3. Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Không đạt TP.HCM, Ngày ... tháng ... năm 201... Giảng viên hướng dẫn (ký tên, ghi rõ họ tên)
  • 6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM-DV Thương mại - Dịch vụ SX Sản xuất Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tp Thành phố WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu C/O Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng h a DT Doanh thu LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế CP Chi phí HĐ Hoạt động Cont Container ROA Suất sinh lợi của tổng tài sản ROE Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu TTS Tổng tài sản TS Tài sản VQ Vòng quay GVHB Giá vốn hàng bán BQ Bình quân TS Đ Tài sản lưu động TĐ Tương đương
  • 7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Trường Thái Hoà .......................12 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2012-2014 .....................................17 Bảng 2.3: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo trình độ ...........................19 Bảng 2.4: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo độ tuổi ............................20 Bảng 2.5: Tình hình nhân sự theo phòng ban...........................................................21 Bảng 2.6: Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014..........................25 Bảng 2.7: Thực trạng doanh thu...............................................................................26 Bảng 2.8: Thực trạng doanh thu - doanh thu cung cấp dịch vụ ..............................27 Bảng 2.9: Thực trạng giá vốn...................................................................................29 Bảng 2.10: Thực trạng chi phí..................................................................................31 Bảng 2.11: Thực trạng lợi nhuận..............................................................................33 Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014................................35 Bảng 2.13: Vòng quay các khoản phải thu 2012-2014 ............................................37 Bảng 2.14: Biên lợi nhuận 2012-2014 .....................................................................38 Bảng 2.15: Suất sinh lợi của tổng tài sản 2012-2014...............................................40 Bảng 2.16: Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu 2012-2014.........................................40 Bảng 2.17: ROA .......................................................................................................41 Bảng 2.18: ROE........................................................................................................42 Bảng 2.19: Mô hình SWOT của Công ty Trường Thái Hòa....................................46
  • 8. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty THNN TM-DV Trường Thái Hoà................14 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont của công ty Trường Thái Hòa năm 2014.........44 Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn giai đoạn 2012-2014 ngàn đồng ...................................18 Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ xuất nhập khẩu 2012-2014 ngàn đồng) ...............28 Biểu đồ 2.3: Thực trạng giá vốn 2012-2014 ngàn đồng ........................................30 Biểu đồ 2.4: Thực trạng chi ph 2012-2014 triệu đồng .........................................32 Biểu đồ 2.5: Thực trạng lợi nhuận 2012-2014 triệu đồng .....................................34
  • 9. ix MỤC LỤC 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG..............................................................3 1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp ...............3 1.1.1 Khái niệm ................................................................................................3 1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ.................................................................................3 1.1.2.1 Vai trò:.................................................................................................3 1.1.2.2 Nhiệm vụ .............................................................................................3 1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích .....................................................................4 1.1.4 Đối tượng sử dụng..................................................................................4 1.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................4 1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................4 1.2.2 Phương pháp so sánh .............................................................................4 1.2.3 Phương pháp trọng số ............................................................................5 1.2.4 Phương pháp phân tích và tổng hợp .....................................................5 1.3 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động của một công ty Logistics............5 1.3.1 Tình hình hoạt động của thị trường Logistics ......................................5 1.3.2 Quy mô công ty .......................................................................................5 1.3.3 Tình hình nhân sự..................................................................................6 1.3.3.1 Lực lượng lao động .............................................................................6 1.3.3.2 Bộ phận quản lý...................................................................................6 1.4 Phân tích tình hình hoạt động...........................................................................7 1.4.1 Phân tích doanh thu ...............................................................................7 1.4.2 Phân tích giá vốn....................................................................................7 1.4.3 Phân tích chi phí.....................................................................................7 1.4.4 Phân tích lợi nhuận................................................................................7 1.5 Các tỷ số tài chính ..............................................................................................8 1.5.1 Nhóm tỷ số hoạt động.............................................................................8 1.5.2 Nhóm tỷ số sinh lợi .................................................................................8 1.5.3 Mô hình Dupont......................................................................................9
  • 10. x 1.6 Phân tích SWOT ................................................................................................9 1.6.1 Các yếu tố trong ma trận SWOT............................................................9 1.6.2 Phương pháp phân tích SWOT..............................................................9 1.7 Các yếu tố cần thiết để phát triển hoạt động ở doanh nghiệp .....................10 1.7.1 Yếu tố khách quan................................................................................10 1.7.2 Yếu tố chủ quan ....................................................................................10 2 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TRƢỜNG THÁI HÒA TRONG GIAI ĐOẠN 2012- 2014...........................................................................................................................11 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hoà ............11 2.1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................11 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .....................................................12 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động...............................................................................12 2.1.3.1 Hoạt động trong lĩnh vực thương mại ...............................................12 2.1.3.2 Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ......................................................13 2.1.4 Bộ máy tổ chức .....................................................................................14 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức.....................................................................................14 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ................................................15 2.1.5 Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015-2020.........16 2.2 Phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hòa giai đoạn 2012-2014.........................................................................................16 2.2.1 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động...........................................16 2.2.1.1 Tình hình hoạt động của thị trường logistics ....................................16 2.2.1.2 Quy mô công ty.................................................................................17 2.2.1.3 Tình hình nhân sự..............................................................................19 2.2.1.4 Khả năng cạnh tranh..........................................................................24 2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty...................................25 2.2.2.1 Thực trạng doanh thu ........................................................................26 2.2.2.2 Thực trạng giá vốn ............................................................................29
  • 11. xi 2.2.2.3 Thực trạng chi phí .............................................................................31 2.2.2.4 Thực trạng lợi nhuận .........................................................................33 2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính ................................................................37 2.2.3.1 Tỷ số hoạt động – Vòng quay các khoản phải thu ............................37 2.2.3.2 Tỷ số sinh lợi.....................................................................................38 2.2.4 Phân tích Dupont..................................................................................41 2.2.4.1 Phân tích ROA...................................................................................41 2.2.4.2 Phân tích ROE...................................................................................42 2.2.4.3 Phân tích Dupont...............................................................................43 2.2.5 Phân tích SWOT ...................................................................................45 2.2.5.1 Điểm mạnh ........................................................................................45 2.2.5.2 Điểm yếu ...........................................................................................45 2.2.5.3 Cơ hội ................................................................................................45 2.2.5.4 Thách thức.........................................................................................45 2.2.5.5 Phân tích SWOT................................................................................46 3 CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ...................................48 3.1 Nhận xét ............................................................................................................48 3.1.1 Nhận xét ................................................................................................48 3.1.1.1 Ưu điểm.............................................................................................48 3.1.1.2 Nhược điểm.......................................................................................48 3.1.1.3 Nguyên nhân tồn tại nhược điểm ......................................................49 3.1.2 Đánh giá chung ....................................................................................50 3.2 Giải pháp...........................................................................................................50
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với bất kỳ một công ty hoặc doanh nghiệp nào thì mục đ ch hoạt động chủ yếu chính là lợi nhuận đạt được. Để đạt được điều đ , doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, kiểm soát giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra, đồng thời phải tìm hiểu đến các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến doanh thu, chi ph . Như vậy, mối liên hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận n i lên được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thật sự hiệu quả. Trong từng thời kỳ hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đây là điều kiện để tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phân t ch, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh để tìm ra nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp c được các thông tin cần thiết, để đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, nhằm đạt được mục tiêu trong quá trình điều hành kinh doanh. Để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng hoạt động, cũng như nắm rõ các tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tôi chọn cho mình đề tài phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh. 2. Mục tiêu đề tài Mục tiêu chủ yếu của đề tài "Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Trường Thái Hòa trong giai đoạn 2012- 2014" nhằm nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ của Công ty Trường Thái Hòa, cũng như hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các chỉ số liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ đ c cái nhìn khái quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, và thực trạng hoạt động kinh doanh của nhóm ngành Logistics n i riêng, mà đại diện là Công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa.
  • 13. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu chủ yếu là các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014. Bên cạnh đ , tập trung phân tích báo cáo với kết hợp sử dụng các chỉ số hoạt động để nói lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng, tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hợp lý. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân t ch và tổng hợp số liệu, kết hợp với phương pháp so sánh chiều ngang, chiều dọc; và từ thực tiễn quan sát được. 5. Giới thiệu kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung. Chƣơng 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn TM-DV Trường Thái Hòa trong giai đoạn 2012-2014. Chƣơng 3: Nhận xét, đánh giá thực trạng.
  • 14. 3 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” TS. Trịnh Văn Sơn, 2005 Như vậy, có thể nói phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp được gắn liền với mọi hoạt động tham gia sản xuất kinh doanh của con người. Ngoài ra, đây là một quá trình nhận biết được bản chất và sự tác động của các yếu tố khác nhau lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các số liệu tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh. Từ đ đề ra những phương án, giải pháp khai thác các năng lực tiềm tàng một cách hiệu quả cũng như c những biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực. 1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ 1.1.2.1 Vai trò: Là một phương pháp c thể tìm kiếm được những khả năng, tiềm năng, đồng thời cũng phát hiện những yếu tố gây cản trở trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phân tích tình hình hoạt động là một công cụ giúp các nhà quản trị vạch ra các quyết định trong quá trình hoạt động. 1.1.2.2 Nhiệm vụ  Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế.  Xác định mức độ ảnh hưởng từ các chỉ tiêu và tìm ra nguyên nhân.  Tìm ra các yếu tố c tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh.  Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
  • 15. 4 1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích  Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong công ty.  Xác định mục tiêu hoạt động đúng đắn và chiến lược kinh doanh hiệu quả.  Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. 1.1.4 Đối tƣợng sử dụng Đối tượng sử dụng công cụ phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu gồm:  Nhà quản trị: phân t ch để có quyết định quản trị.  Ngân hàng cho vay: phân t ch để có quyết định tài trợ vốn.  Nhà đầu tư: phân t ch để ra quyết định đầu tư.  Các cơ quan khác: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý cấp cao,… 1.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu 1.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Để c đầy đủ số liệu phục vụ nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người làm phân tích cần tìm các nguồn thông tin đáng tin cậy. Có 2 nguồn thu thập số liệu chủ yếu: Nguồn bên ngoài doanh nghiệp: các văn bản, tài liệu từ cục thống kê,… Nguồn bên trong doanh nghiệp: có thể xem đây là nguồn cung cấp số liệu chủ yếu để thực hiện phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của công ty. Ngoài ra, tham gia trực tiếp vào các quá trình của công việc cũng c thể mang lại cái nhìn khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Phƣơng pháp so sánh Là phương pháp lấy chỉ tiêu cần phân tích so sánh với chỉ tiêu gốc. Đây cũng là phương pháp đơn giản và được dùng nhiều nhất trong các nghiên cứu phân tích. So sánh bằng số tuyệt đối: Trong phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối c nghĩa là thực hiện phép trừ giữa 2 số liệu cùng chỉ tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện được khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế.
  • 16. 5 So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối c nghĩa là thực hiện phép chia giữa 2 số liệu cùng chỉ tiêu của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh thể hiện tốc độ phát triển của hiện tượng kinh tế. 1.2.3 Phƣơng pháp trọng số Phương pháp này trong phân t ch kinh tế được dùng để thể hiện chỉ tiêu phân tích chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số. Ví dụ như t nh toán xem chỉ tiêu doanh thu thuần chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy chỉ tiêu chia cho tổng số trong cùng một thời kỳ. 1.2.4 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp này được dùng để nghiên cứu tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu rõ hơn về đối tượng. Sau đ là tổng hợp, liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân t ch để tạo ra một hệ thống nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc và cụ thể. Đây là 2 phương pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình làm nghiên cứu. 1.3 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động của một công ty Logistics 1.3.1 Tình hình hoạt động của thị trƣờng Logistics Bất kỳ một công ty nào tham gia vào nền kinh tế đều phải quan tâm đến tình hình hoạt động của thị trường. Trường Thái Hoà là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Logistic, nên việc xem xét tình hình hoạt động tại thị trường Logistics là một điều thiết yếu, giúp công ty có thể c được tầm nhìn dài hạn và có chiến lược đúng đắn cho hoạt động của riêng mình. 1.3.2 Quy mô công ty Để hoạt động được trên thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn ban đầu. Như vậy, quy mô vốn chính là một yếu tố tác động đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Nếu có quy mô vốn lớn, doanh nghiệp có thể tự đầu tư các tài sản cố định như xe tải, xe nâng, kho bãi, hoặc có thể mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất, chất lượng dịch vụ, thành lập thêm chi nhánh,… Bên cạnh đ , với quy mô vốn lớn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn bên ngoài tương đối dễ dàng. Từ đ , ngày càng mở rộng thị trường hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, một
  • 17. 6 doanh nghiệp có vốn lớn sẽ tạo được lòng tin, sự yên tâm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Trái lại, một doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ sẽ gặp nhiều kh khăn trong việc huy động vốn mới cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đ kiềm hãm sự phát triển các tiềm năng trong doanh nghiệp. Ngoài ra, một doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ thường sẽ ít có tên tuổi, tiếng tăm trên thị trường, dẫn đến lượng khách hàng biết đến doanh nghiệp cũng như các sản phẩm, dịch vụ của mình là khá ít. 1.3.3 Tình hình nhân sự Nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi nguồn nhân lực c trình độ cao mới có khả năng phát triển doanh nghiệp. 1.3.3.1 Lực lượng lao động Lực lượng lao động là lực lượng chủ yếu, chiếm đại đa số trong một doanh nghiệp. Đây cũng là lực lượng tạo ra sản phẩm và dịch vụ, mang sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Lao động lành nghề, c trình độ tốt sẽ g p phần giúp doanh nghiệp tạo được năng suất lao động cao, mang lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, những tố chất cần thiết của một người nhân viên như siêng năng, hoạt bát, có tinh thần học hỏi, cầu tiến,… sẽ giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài. Để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp ổn định và ngày càng phát triển, doanh nghiệp phải có những ch nh sách lương thưởng và phúc lợi phù hợp. Một mặt để đảm bảo cuộc sống ổn định của người lao động; mặt khác tạo động lực, thúc đẩy khả năng làm việc của họ. Bên cạnh đ , công ty cần tổ chức các lớp học nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. 1.3.3.2 Bộ phận quản lý Nhân lực ở bộ phận quản lý chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số nhân sự của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận nhân sự quan trọng nhất. Bởi vì mọi quyết định đều tập trung vào bộ phận này. Ngoài ra, nhân sự ở bộ phận này luôn phải đưa ra những chính sách, giải pháp để khắc phục, cải thiện nhược điểm và nâng cao khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận quản lý phải là những người c trình độ cao, có tố chất của người lãnh đạo, cũng như c tầm nhìn chiến lược.
  • 18. 7 1.4 Phân tích tình hình hoạt động Phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong một năm tài ch nh. 1.4.1 Phân tích doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch, nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích doanh thu giúp doanh nghiệp theo dõi cụ thể được nguồn tạo ra doanh thu ch nh, và đánh giá được kế hoạch thực hiện doanh thu qua các thời kỳ. Bên cạnh đ , hiểu rõ tình hình doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp có những ch nh sách đẩy mạnh nguồn doanh thu ch nh cũng như hỗ trợ phát triển các nguồn doanh thu khác. 1.4.2 Phân tích giá vốn Giá vốn là một chỉ tiêu mà các doanh nghiệp cần cân nhắc. Nguồn cung cấp đầu vào có giá trị phù hợp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng luôn là mục tiêu tìm kiếm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp duy trì giá vốn hợp lý, ổn định bằng cách thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhà cung cấp. Như vậy sẽ c nhiều cơ hội nâng cao lợi nhuận. 1.4.3 Phân tích chi phí Chi phí là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình hoạt động. Bao gồm chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp,… Quản lý chi phí là một nhiệm vụ kh khăn của người làm quản trị. Việc phân t ch, đánh giá những khoản chi phí phát sinh giúp doanh nghiệp c những giải pháp sử dụng chi phí hợp lý, đồng thời tìm ra biện pháp để cắt giảm các chi ph đ . Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. 1.4.4 Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ nhất tình hình hoạt động, tình hình doanh thu và tình hình sử dụng chi phí. Đây là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp hướng đến. Phân tích lợi nhuận giúp doanh nghiệp xem xét được mức độ biến động của chỉ tiêu này dưới sự tác động của doanh thu, chi phí. Từ đ xây dựng những chính sách hỗ trợ cho sự tăng trưởng của lợi nhuận.
  • 19. 8 1.5 Các tỷ số tài chính Ngoài việc nghiên cứu tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu phân tích, các tỷ số tài ch nh cũng giúp doanh nghiệp nghiên cứu các mối liên quan đến tình hình hoạt động. Đây là phương pháp sử dụng các nhóm tỷ số để phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đ nắm bắt được tình hình tài chính, tình hình hoạt động và đề ra những kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ có hiệu quả nhất. 1.5.1 Nhóm tỷ số hoạt động Nhóm tỷ số này dùng để đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua đ , biết được doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hay không. Tỷ số này đôi khi còn được gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Nhóm tỷ số này bao gồm: Vòng quay các khoản phải thu: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả của việc quản lý các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn tương đối kém, do vốn bị khách hàng chiếm dụng nhiều. Ngược lại, tỷ số này cao chứng tỏ công ty ít bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên, sẽ làm giảm đi sự cạnh tranh trong kinh doanh, từ đ dẫn đến doanh thu sụt giảm. Vòng quay hàng tồn kho: Đây là một tiêu chuẩn để đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Vòng quay tổng tài sản: Cho thấy hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty, đo lường được một trăm đồng tài sản tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.5.2 Nhóm tỷ số sinh lợi Nhóm tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm: Biên lợi nhuận: Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu, cho biết một trăm đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Bao gồm biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng. Suất sinh lợi: Tỷ số này bao gồm suất sinh lời của tổng tài sản (ROA) và suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROE . ROA được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận
  • 20. 9 sau thuế từ tài sản, và ROE đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế từ vốn chủ sở hữu của công ty. 1.5.3 Mô hình Dupont Mô hình Dupont là một kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những tỷ số có liên hệ với nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính có thể được trình bày dưới dạng tích của các tỷ số khác. Từ đ c thể đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng, chính là tỷ số ROE. Mô hình Dupont như sau: 1.6 Phân tích SWOT 1.6.1 Các yếu tố trong ma trận SWOT Có 4 yếu tố trong ma trận SWOT, đ là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Điểm mạnh (S): Bao gồm nguồn lực, năng lực sẵn có của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh khác trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điểm yếu (W): Là những hạn chế, thiếu hụt về nguồn lực, năng lực của doanh nghiệp, tạo ra những bất lợi cho công ty trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cơ hội (O): Bao gồm những điều kiện trong môi trường hoạt động tác động, ảnh hưởng t ch cực đến công ty. Những xu hướng chính luôn tạo ra cơ hội. Nguy cơ (T): Bao gồm những điều kiện trong môi trường hoạt động c tác động, ảnh hướng đến doanh nghiệp theo hướng bất lợi. Sự thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh, sự giảm sút trong tăng trưởng của thị trường, sự tăng quyền lực đàm phán của các nhà cung cấp và khách hàng, sự thay đổi về công nghệ và những quy định mới,… đều có thể là những nguy cơ, thách thức đối với công ty. 1.6.2 Phƣơng pháp phân tích SWOT Để xây dựng được chiến lược theo phương pháp phân t ch ma trận SWOT, doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các bước cơ bản: Bước 1: Phân tích ếu t bên trong. Xác định rõ điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp.
  • 21. 10 Bước 2: Phân tích ếu t bên ngoài Xác định các yếu tố bên ngoài c tác động đến doanh nghiệp Bước 3: Phân tích SWOT - Xác định các kết hợp có thể có giữa các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. - Lựa chọn chiến lược phù hợp. 1.7 Các yếu tố cần thiết để phát triển hoạt động ở doanh nghiệp 1.7.1 Yếu tố khách quan Đối với các doanh nghiệp nói chung và một công ty logistics nói riêng, các yếu tố khách quan từ bên ngoài luôn có những tác động mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của công ty. Điển hình như các yếu tố về:  Chính sách, chủ trương của Nhà nước.  Sự biến động của nền kinh tế.  Tình hình của thị trường Logistics.  Tình hình hoạt động của nhà cung cấp.  Tình hình hoạt động của khách hàng.  … 1.7.2 Yếu tố chủ quan Yếu tố chủ quan cần thiết để phát triển doanh nghiệp xuất phát từ chính bên trong doanh nghiệp, ví dụ như:  Tình hình hoạt động của công ty.  Quy mô vốn, cơ sở vật chất và thương hiệu.  Trình độ quản lý của bộ phận cấp cao.  Trình độ chuyên môn của bộ phận nhân sự.  Mối quan hệ đối với nhà cung cấp và khách hàng.  …
  • 22. 11 2 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TM-DV TRƢỜNG THÁI HÒA TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2014 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hoà 2.1.1 Giới thiệu chung Tên tiếng Việt: Công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa Tên giao dịch quốc tế: Truong Thai Hoa Forwarding, Trading& Service Co., Ltd. Tên viết tắt Truong Thai Hoa Co.,Ltd Logo: Vốn điều lệ: 1,600,000,000 VNĐ Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hồng Nhan Mã số thuế: 0311882548 Giấy CN ĐKKD: 4101050029 Địa chỉ trụ sở: 143/6 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q.1, Tp.HCM Văn phòng đại diện: Lầu 2, Cao ốc HDTC, 36 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, Tp.HCM Điện thoại: 08 3925 3268 Fax: 08 3925 4332 Email: truongthaihoa.nhan@gmail.com truongthaihoaco@gmail.com
  • 23. 12 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Bảng 2.1: Quá trình hình thành và phát triển của Trường Thái Hoà (Nguồn: Phòng giám đ c, ng t T HH T - Trường Thái Hòa) Từ ngay những ngày đầu thành lập, Trường Thái Hòa luôn cố gắng nỗ lực tạo dựng tên tuổi của mình trên thị trường kinh tế. Sau 5 năm hoạt động, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên đến 1.6 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đã c riêng cho mình những khách hàng, đối tác thân thiết lâu năm đồng hành cùng với Trường Thái Hòa. Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới cũng như từng bước mở rộng thị trường hoạt động của mình. 2.1.3 ĩnh vực hoạt động Trường Thái Hòa là công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy nhiên, thế mạnh của công ty là lĩnh vực dịch vụ. 2.1.3.1 Hoạt động trong lĩnh vực thương mại Sản phẩm kinh doanh chính của Trường Thái Hòa là phốt và rơle máy bơm. Ngoài ra, Trường Thái Hòa còn được phép kinh doanh thiết bị văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, máy vi t nh, linh kiện máy vi t nh, đồ chơi trẻ em, sữa và nguyên liệu sữa, hàng gia dụng, mỹ phẩm, nông sản, thực phẩm, hàng thủ công thủ mỹ nghệ, gốm sứ, hàng trang trí nội thất, giấy, hạt nhựa. Thời gian Sự kiện 12/05/2006 Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Trường Thái Hòa theo giấy phép kinh doanh số 4101050029 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM với vốn điều lệ là 1,000,000,000 đồng. 01/ 06/2006 Chính thức đi vào hoạt động. 08/2011 Tăng vốn điều lệ từ 1,000,000,000 đồng lên 1,600,000,000 đồng
  • 24. 13 2.1.3.2 Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ Về lĩnh vực dịch vụ, Trường Thái Hòa hoạt động như một công ty Logistics. Cụ thể, công ty cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ thủ tục và kê khai hải quan, khai thông quan điện tử. Ngay từ khi mới thành lập, công ty hoạt động trên cơ sở thay mặt doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các công việc cụ thể như bốc xếp, dỡ hàng, lưu kho hàng h a, sắp xếp việc vận chuyển hàng trong và ngoài nước, nhận thanh toán cho khách hàng,... Qua một thời gian hoạt động trên thị trường, Trường Thái Hòa đã nắm bắt được các nhu cầu phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu của khách hàng, cũng như sự thay đổi tình hình kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Giao dịch quốc tế ngày càng được mở rộng, các phương thức vận chuyển ngày càng được cải thiện, nâng cao và đa dạng hóa trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trường Thái Hòa mở rộng phạm vi hoạt động, và từ đ nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics bao gồm:  Dịch vụ giao nhận và vận chuyển: vận chuyển nội địa và quốc tế, vận tải đa phương thức đường thủy, đường không, đường bộ)  Dịch vụ hải quan: dịch vụ thông quan, kê khai hải quan, xin C/O,... Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của công ty được cụ thể như sau: Quá trình xuất khẩu Trường Thái Hòa có trách nhiệm thay mặt người xuất khẩu thực hiện các hoạt động dựa trên chỉ thị gửi hàng của người xuất khẩu:  Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải phù hợp.  Lưu khoang với hãng tàu.  Nhận và đ ng gói hàng hóa.  Sắp xếp việc lưu kho hàng h a.  Vận chuyển hàng vào cảng.  Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, thực hiện khai báo hải quan.  Liên hệ và giao hàng cho người vận tải.  Thanh toán chi ph , cước phí và các phí tổn khác.
  • 25. 14 Quá trình nhập khẩu Trường Thái Hòa có trách nhiệm thay mặt người nhập khẩu thực hiện các hoạt động dựa trên chỉ thị gửi hàng của người nhập khẩu:  Giám sát việc chuyển dịch hàng hóa.  Nhận bộ chứng từ từ khách hàng.  Hoàn thiện bộ chứng từ, kiểm tra sự chính xác.  Lấy lệnh từ hãng tàu.  Thực hiện kê khai hải quan trên hệ thống ECUS 5.  Đ ng thuế, lệ phí và các khoảng chi phí khác.  Thực hiện các thủ tục hải quan.  Giao hàng cho người nhập khẩu. 2.1.4 Bộ máy tổ chức 2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty THNN TM- Trường Thái Hoà (Nguồn: Phòng giám đ c, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa) Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Bộ phận chứng từ Bộ phận giao nhận
  • 26. 15 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc: - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. - Quản l , điều hành tập thể nhân viên và mọi hoạt động công ty. Đảm nhiệm công tác tuyển dụng nhân sự, theo dõi và thực hiện các chế độ ch nh sách chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên, bởi vì công ty hiện nay vẫn chưa c phòng hành ch nh tách biệt. Phó giám đốc: - Giải quyết những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về hoạt động kinh doanh của công ty. Khi Giám đốc đi vắng, Ph Giám Đốc đứng ra điều hành công ty. - Phụ trách trực tiếp điều khiển công việc giao nhận hàng hóa. Phòng kế toán: - Quản l , điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán. - Tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình và chiến lược tài chính. Lập dự toán nguồn vốn, phân bổ, kiểm soát vốn cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty. Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số tài chính kế toán. - Công tác thu hồi công nợ. Phòng kinh doanh: - Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh sản phẩm, kinh doanh xuất - nhập khẩu. - Là bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác nghiên cứu tiếp cận mở rộng thị trường, tổ chức tìm kiếm nguồn hàng. Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép kí kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. Phòng xuất nhập khẩu: - Chịu trách nhiệm về toàn bộ chứng từ và việc vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. - Nhập dữ liệu cho khách hàng, làm các chứng từ và giao đầy đủ chứng từ cho khách hàng, liên hệ với người vận chuyển, đại lí và giải quyết mọi kh khăn cho khách hàng. Nhận hoặc xuất hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và giao hàng đúng hẹn.
  • 27. 16 - Làm thủ tục hải quan. 2.1.5 Định hƣớng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015-2020 Chiến lược của công ty là luôn luôn lắng nghe khách hàng để làm hài lòng khách hàng. Chăm s c tốt khách hàng thân thiết và cố gắng tìm kiếm khách hàng mới để công ty ngày càng phát triển. Công ty đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đồng thời, đặt uy tín lên hàng đầu. Giao nhận hàng đúng thời gian quy định, luôn nhiệt tình trong công việc để có được sự ủng hộ từ phía khách hàng. 2.2 Phân tích tình hình hoạt động của công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hòa giai đoạn 2012-2014 2.2.1 Các yếu tố phản ánh tình hình hoạt động 2.2.1.1 Tình hình hoạt động của thị trường logistics Thị trường dịch vụ Logistics đã c những chuyển biến khá tích cực sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, dẫn đến số lượng các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn khá nhiều hạn chế. Bên cạnh đ , các doanh nghiệp này chủ yếu đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ như làm thủ tục Hải quan, cho thuê phương tiện vận tải hoặc kho bãi,… Ngoài ra, việc gia nhập WTO tạo điệu kiện cho các công ty, doanh nghiệp dịch vụ hàng hải, Logistics có vốn nước ngoài tham gia vào thị trường Logistics tại Việt Nam, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Như vậy, tình hình hoạt động của thị trường Logistics đã c những tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động của công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hoà. Việc gia nhập WTO, mở cửa thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, dẫn đến nhu cầu dịch vụ Logistics ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo nên điều kiện thuận lợi, cũng như mở rộng cơ hội hoạt động của công ty trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều các công ty hoạt động trong lĩnh vực này được thành lập, tạo nên sự canh tranh trong thị trường. Ngoài ra, tên tuổi và thương hiệu của
  • 28. 17 các công ty Logistics nước ngoài cũng gây nên sức ép cho Trường Thái Hoà, làm tăng sự canh trạnh khốc liệt trên thị trường. 2.2.1.2 Quy mô công ty Trường Thái Hoà là công ty TNHH có vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.6 tỷ đồng. Với số vốn bỏ ra ban đầu này, có thể n i Trường Thái Hoà là một công ty có quy mô nhỏ trên thị trường hoạt động của Logistics. Vốn của công ty trong giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động. Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn v n năm 2012-2014 Đơn vị: ngàn đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn 413,479 800,605 1,007,994 Tài sản dài hạn 1,563,265 1,108,302 1,086,683 Tổng tài sản 1,976,744 1,908,907 2,094,677 Nợ phải trả 311,932 216,728 379,070 Vốn chủ sở hữu 1,664,812 1,692,179 1,715,607 Tổng nguồn vốn 1,976,744 1,908,907 2,094,677 (Nguồn: Phòng kế toán, ng t T HH T Trường Thái Hòa) Trong năm 2014, nguồn vốn của Trường Thái Hoà đạt được cao nhất, nguyên nhân chủ yếu là từ sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu; trong khi đ , tổng tài sản 2014 cao nhất là do tài sản ngắn hạn đang c xu hướng tăng nhanh. Mặc dù biến động phức tạp, nhưng nhìn chung thì quy mô của công ty c xu hướng tăng trưởng. Cho thấy Trường Thái Hoà đang từng bước cải thiện các chính sách và tình hình hoạt động của công ty để ngày càng mở rộng thì trường hoạt động.
  • 29. 18 Biểu đồ 2.1: Quy mô v n giai đoạn 2012-2014 ngàn đồng Tuy nhiên, với quy mô vốn được xem là khá nhỏ trên thị trường Logistics như vậy, Trường Thái Hoà đã bỏ mất nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm việc với các đối tác lớn do không đủ vốn để tiếp cận, cũng như để đảm bảo sự tin tưởng, an toàn cho khách hàng lớn. Biết rõ tình hình quy mô vốn của mình, Trường Thái Hoà tập trung chủ yếu vào các khách hàng công ty nhỏ, c quy mô tương đối nhỏ và hợp đồng giao dịch không quá lớn. 1,976,744 1,908,907 2,094,677 1,800,000 1,850,000 1,900,000 1,950,000 2,000,000 2,050,000 2,100,000 2,150,000 2012 2013 2014 quy mô vốn
  • 30. 19 2.2.1.3 Tình hình nhân sự 2.2.1.3.1 Sơ lược về tình hình nhân sự tại công ty Bởi vì Trường Thái Hòa là một doanh nghiệp c quy mô tương đối nhỏ nên quy mô nhân sự của công ty cũng khá nhỏ. Cụ thể: Bảng 2.3: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo trình độ Cơ cấu 2012 2013 2014 Nhân sự (ngƣời) Tỷ trọng Nhân sự (ngƣời) Tỷ trọng Nhân sự (ngƣời) Tỷ trọng Đại học, trên đại học 11 68.75% 14 82.35% 17 85.00% Cao đẳng, trung cấp 4 25.00% 3 17.65% 3 15.00% ao động phổ thông 1 6.25% 0 0.00% 0 0.00% Tổng số lao động 16 100% 17 100% 20 100% (Nguồn: Phòng giám đ c, ng t T HH T Trường Thái Hòa) Tính đến cuối năm 2012, tổng số lao động của công ty là 16 người, sang đến năm 2013 thì số lao động tăng nhẹ, lên 17 người, tức là tăng 6.25%. Trong năm 2014, lực lượng lao động của công ty đã lên đến 20 người, tức là tăng 17.65% so với năm 2013. Nhìn chung, sự tăng trưởng này tương đối ổn định. Lao động c trình độ từ Đại học trở lên chiếm hơn 65% trong tổng số nhân sự, cho thấy nguồn nhân lực của Trường Thái Hòa c trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Dựa vào bảng 2.3, có thể nhận thấy tình hình nhân sự của Trường Thái Hòa có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 3 năm 2012-2014. Lí giải việc tình hình nhân sự của Trường Thái Hòa trong 3 năm c sự tăng về số lượng nhân viên là do công ty đang từng bước thực hiện tốt chính sách nhân sự. Ban giám đốc quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân viên, thực hiện ch nh sách lương thưởng và phúc lợi, tổ chức thi đua, tổ chức các hoạt động giải trí ngoài trời cho nhân viên vào các dịp lễ tết.
  • 31. 20 Bảng 2.4: Tình hình nhân sự của Trường Thái Hoà theo độ tuổi Cơ cấu 2012 2013 2014 Nhân sự (ngƣời) Tỷ trọng Nhân sự (ngƣời) Tỷ trọng Nhân sự (ngƣời) Tỷ trọng Dƣới 30 tuổi 12 75.00% 14 82.35% 17 85.00% Trên 30 tuổi 4 25.00% 3 17.65% 3 15.00% Tổng số lao động 16 100% 17 100% 20 100% (Nguồn: Phòng giám đ c, ng t T HH T Trường Thái Hòa) Trường Thái Hòa c cơ cấu nhân sự trẻ, tỉ lệ nhân viên dưới 30 tuổi luôn chiếm hơn 65% trong tổng số lao động trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014, góp phần xây dựng môi trường làm việc năng động, nhạy bén với tình hình thị trường.
  • 32. 21 2.2.1.3.2 Tình hình nhân sự theo phòng ban tại công ty Bảng 2.5: Tình hình nhân sự theo phòng ban Phòng quản lý Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng XNK Tổng số lao động Chứng từ Giao nhận 2012 N.sự 2 3 2 4 5 16 Tuổi ≤ 30 - 3 - 4 5 12 > 30 2 - 2 - - 4 Trình độ ĐH, TĐH 2 3 2 2 2 11 CĐ, TC - - - 2 2 4 LĐPT - - - - 1 1 2013 N.sự 2 3 2 4 6 17 Tuổi ≤ 30 - 3 1 4 6 14 > 30 2 - 1 - - 3 Trình độ ĐH, TĐH 2 3 2 3 4 14 CĐ, TC - - - 1 2 3 LĐPT - - - - - - 2014 N.sự 2 3 2 4 9 20 Tuổi ≤ 30 - 3 1 4 9 17 > 30 2 - 1 - - 3 Trình độ ĐH, TĐH 2 3 2 3 7 17 CĐ, TC - - - 1 2 3 LĐPT - - - - - -
  • 33. 22  Ban quản lý Ban quản lý của công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hoà bao gồm giám đốc và ph giám đốc. Cả hai chức vị này đều do người c trình độ trên Đại học đảm nhiệm. Ngoài ra, giám đốc và ph giám đốc đã c nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường Logistics. Với tình hình thực tế tại Trường Thái Hoà, ban giám đốc của công ty đã đảm nhiệm vị trí này từ khi công ty mới thành lập.  Phòng kế toán Nhân sự của phòng kế toán ổn định trong giai đoạn 2012-2014 và không có bất kỳ sự thay đổi nào. Để đảm bảo sự quản lý từ ban giám đốc, số lượng nhân sự tại bộ phận kế toán luôn được cố định là 3 người. Ngoài ra, mọi người trong bộ phận được phân chia công việc cụ thể, mỗi người đảm nhiệm một mảng trong nghiệp vụ kế toán, tạo nên sự chặt chẽ, thống nhất trong công việc cũng như sự chuyên nghiệp. Nhân sự tại phòng kế toán bao gồm kế toán tiền mặt, kế toán công nợ và kế toán tổng hợp. Người đảm nhiệm chức vụ kế toán tổng hợp cũng ch nh là kế toán trưởng của công ty. Dù có sự thay đổi nhỏ trong tình hình nhận sự tại phòng kế toán, nhưng nhân viên của bộ phận này là những người c trình độ từ Đại học trở lên, c đủ kiến thức, kinh nghiệm và sự nhạy bén để giải quyết các nghiệp vụ phát sinh ở công ty.  Phòng kinh doanh Nhìn chung, tình hình nhân sự tại phòng kinh doanh có sự thay đổi vào cuối năm 2012 và được giữ ổn định sang đến năm 2015. Bởi vì quy mô công ty nhỏ, nên nhân viên tại phòng kinh doanh cũng được ban giám đốc cố định là 2 người. Trong đ , c 1 nhân viên tại phòng kinh doanh đã gắn bó với công ty ngay từ những ngày mới thành lập. Với kinh nghiệm lâu năm làm việc, nhân viên phòng kinh doanh đã tạo dựng được những mối quan hệ thân thiết với khách hàng, cũng như hiểu rõ tâm lý, nhu cầu và sở thích của khách hàng để có những chính sách bán hàng hợp lý.  Phòng xuất nhập khẩu Có thể nói, phòng xuất nhập khẩu là phòng hoạt động chính của Trường Thái Hoà. Nhân sự tại phòng xuất nhập khẩu đều là những người lao động trẻ tuổi, năng động và nhiệt huyết, linh hoạt trong xử lý công việc. Tuy nhiên, do đặc thù, tính chất của công
  • 34. 23 việc nên đây cũng là phòng ban thay đổi nhân sự nhiều nhất. Đối với nhân viên bộ phận chứng từ, do khối lượng công việc quá nhiều, trình độ nhân sự lại có sự chênh lệch nên dẫn đến tình trạng căng thẳng, gặp nhiều kh khăn, rắc rối trong giải quyết công việc. Tại bộ phận giao nhận, nhân sự tại phòng ban này luôn trong tình trạng quá tải công việc. Trong cùng 1 khoản thời gian, nhân viên có thể phải xử lý từ 3 đến 5 đơn hàng xuất nhập khẩu; ngoài ra, phần lớn công việc phụ thuộc vào tình hình làm việc, xử lý chứng từ của bên hải quan, kiểm kê hàng hoá nên nhân viên luôn trong tình trạng đợi chờ tới lượt, hoặc tranh thủ thời gian chờ đợi đ đi xử lý đơn hàng khác, dẫn đến tình trạng áp lực về thời gian giao nhận, dễ sai sót và luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Vì những lý do đ , tình hình nhân sự ở phòng xuất nhập khẩu luôn thay đổi người liên tục. Tuy nhiên, do nhân sự thay đổi liên tục, số lượng nhân viên gắn bó lâu dài với công ty tại bộ phận này gần như là không có, nhân viên có thâm niên lâu nhất ở phòng ban này cũng chỉ c 2 năm, nên dẫn tới tình trạng không có sự phối hợp ăn ý giữa các nhân viên với nhau, dễ dẫn tới sai sót nhỏ trong quá trình làm việc. Để khắc phục tình trạng này, ban quản lý đã đưa ra những ch nh sách để giữ chân nhân viên, đồng thời tuyển thêm những nhân viên c trình độ cao, nhạy bén xử lý tình huống để cùng chia sẻ công việc với những nhân viên hiện có của công ty.
  • 35. 24 2.2.1.4 Khả năng cạnh tranh “Theo th ng kê của Cục Hàng hải Việt Nam, Việt Nam hiện có khoảng 800 doanh nghiệp v a và nh hoạt động trong lĩnh vực logistics”[1;7]. Tình hình cạnh tranh trong môi trường dịch vụ Logistics vô cùng khắc nghiệt. Theo tâm lý chung của khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu, các khách hàng, tổ chức là các doanh nghiệp sản xuất thương mại lớn, sẽ tìm đến các công ty Logistics có quy mô tên tuổi, để đảm bảo hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được xuất khẩu, hoặc nhập khẩu một cách bảo đảm. Cũng ch nh vì vậy, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tìm đến các công ty Logistics có quy mô nhỏ, để giảm chi phí, nhanh chóng và tiện lợi. Đây cũng là nguyên nhân ch nh của việc một công ty Logistics sẽ có những khách hàng thân thiết lâu năm, những đối tác chiến lược bền vững. Theo đ , khả năng khách hàng cũ rời bỏ dịch vụ của công ty thường rất hiếm xảy ra. Bên cạnh đ , lý do để giữ chân khách hàng chính là sự thấu hiểu rõ mặt hàng, sản phẩm mà khách hàng xuất nhập khẩu đã từng giao dịch. Bởi lẽ, nếu khách hàng đổi công ty cung cấp dịch vụ Logistics thì họ sẽ gặp kh khăn ban đầu trong vấn đề liên quan đến sự hiểu rõ sản phẩm giao dịch, dẫn tới tình trạng tốn thời gian, tốn chi phí và dễ xảy ra sai sót. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, Trường Thái Hòa luôn làm hài lòng các khách hàng cũ của mình, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường. Công ty đã c những ch nh sách thu hút khách hàng như đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, tuyển dụng nhân viên c trình độ và sức trẻ để sẵn sàng giải quyết mọi kh khăn vướng mắt trong công việc,... Ngoài ra, Trường Thái Hòa còn áp dụng biểu giá dịch vụ phải chăng nhưng chất lượng vẫn không đổi.
  • 36. 25 2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Để tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doang của doanh nghiệp, ngoài việc chi tiết tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được nêu lên, còn có tình hình chi phí và lợi nhuận. Bảng 2.6: Thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014 đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng DT 33,299,848 100 29,952,840 100 31,915,172 100 Giá vốn 20,778,679 62.40 18,047,045 60.25 21,623,012 67.75 Tổng chi phí 12,017,986 36.09 11,223,461 37.47 9,482,561 29.71 LNTT 503,183 1.51 682,334 2.28 809,599 2.54 LNST 392,837 1.18 536,497 1.79 634,616 1.99 (Nguồn: Phòng kế toán, ng t T HH T Trường Thái Hòa) Nhìn chung, giá vốn chiếm tỷ trọng khá cao, trên 60% trong tổng doanh thu mà Trường Thái Hòa thu về từ các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ của mình, ngoài ra chi ph cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, nằm trong khoảng 30% đến 40% trong tổng doanh thu. Từ đ dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng dao động, chiếm từ 1.5% đến 2.5% tổng doanh thu trong giai đoạn khảo sát.
  • 37. 26 2.2.2.1 Thực trạng doanh thu Bảng 2.7: Thực trạng doanh thu đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng DT 33,299,848 100 29,952,840 100 31,915,172 100 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,557,683 97.77 29,089,414 97.12 31,167,130 97.66 DT hoạt động tài chính - - - - - - Thu nhập khác 742,165 2.23 863,426 2.88 748,042 2.34 (Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa) Dựa vào bảng 2.7, có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là nguồn thu chính của Trường Thái Hòa, cụ thể, tỷ trọng của chỉ tiêu này luôn chiếm tỷ trọng rất cao, trên 95% trong cả 3 năm và tương đối ổn định, không dao động nhiều. Bên cạnh đ thì doanh thu từ thu nhập khác cũng g p phần tạo nên nguồn thu cho công ty mặc dù tỷ lệ còn rất thấp. Trường Thái Hòa là một công ty chuyên về mảng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu, giao dịch hàng hóa với nước ngoài, nên đây được xem là mảng hoạt động ch nh cũng như là thế mạnh của công ty. Công ty luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để mang đến cho khách hàng của mình dịch vụ tối ưu, đảm bảo nhanh chóng.
  • 38. 27 Bảng 2.8: Thực trạng doanh thu - doanh thu cung cấp dịch vụ đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Doanh thu cung cấp dịch vụ 32,230,606 100 28,752,679 100 30,694,350 100 Nhập khẩu 29,847,050 92.60 26,950,259 93.73 28,389,674 92.49 Xuất khẩu 2,383,556 7.40 1,802,420 6.27 2,304,676 7.51 (Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa) Nhìn chung, doanh thu dịch vụ xuất nhập khẩu của Trường Thái Hòa biến đổi tương đối không ổn định. Tình hình hoạt động dịch vụ trong năm 2013 là yếu nhất trong giai đoạn được khảo sát. Dù vậy, doanh thu dịch vụ nhập khẩu luôn giữ tỷ trọng cao trên 90% qua các năm. Nhập khẩu năm 2012 đem về cho Công ty 29,847,050 ngàn đồng, và giảm xuống còn 26,950,259 ngàn đồng. Nhưng sang đến cuối năm 2014, tình hình hoạt động dịch vụ của Trường Thái Hòa được cải thiện, mang đến doanh thu là 28,389,674 ngàn đồng, tăng 1,941,671 ngàn đồng, tương ứng tăng 6.75% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • 39. 28 Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ xuất nhập khẩu 2012-2014 ngàn đồng) Bên cạnh đ , mảng xuất khẩu cũng được Trường Thái Hòa chú trọng phát triển, tuy nhiên, doanh thu xuất khẩu lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong hoạt động của công ty. Sỡ dĩ như vậy là vì khách hàng của Trường Thái Hòa đa số là các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm, nên nhu cầu nhập khẩu các nguyên vật liệu, thiết bị để gia công, sản xuất là chủ yếu. Từ đ dẫn đến các hợp đồng được giao dịch đa số phục vụ nhu cầu nhập khẩu của khách hàng. 29,847,050 26,950,259 28,389,674 2,383,556 1,802,420 2,304,676 2012 2013 2014 Nhập khẩu Xuất khẩu
  • 40. 29 2.2.2.2 Thực trạng giá vốn Bảng 2.9: Thực trạng giá v n đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Giá vốn 20,778,679 100 18,047,045 100 21,623,012 100 Giá vốn hàng bán 251,366 1.21 250,903 1.39 366,283 1.69 Phốt máy bơm 197,735 0.95 201,389 1.12 278,239 1.29 Rơle máy bơm 40,282 0.19 44,651 0.25 54,642 0.25 Sản phẩm khác 13,349 0.06 4,863 0.03 33,402 0.15 Giá vốn dịch vụ 20,527,313 98.79 17,796,142 98.61 21,256,729 98.31 Nhập khẩu 19,178,919 92.30 16,832,722 93.27 19,529,084 90.32 Xuất khẩu 1,348,394 6.49 963,420 5.34 1,727,645 7.99 (Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa) Như đã giới thiệu, Trường Thái Hòa là công ty chuyên về lĩnh vực dịch vụ trong Logistics, nên giá vốn dịch vụ cũng chiếm phần lớn trong tổng giá vốn mà công ty đã bỏ ra, tỷ trọng cao, trên 98% qua các năm trong giai đoạn 2012-2014. Bên cạnh đ , giá vốn dịch vụ tại mảng nhập khẩu chiếm ưu thế, đến hơn 90% trong tổng số. Tuy nhiên, giá vốn dịch vụ trong năm 2014 lại cao nhất trong cả 3 năm mặc dù doanh thu trong năm nay là chỉ đứng thứ 2 trong thời gian khảo sát. Đây ch nh là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp nhất trong cả 3 năm.
  • 41. 30 Biểu đồ 2.3: Thực trạng giá v n 2012-2014 ngàn đồng Nhìn chung, tình hình giá vốn hàng bán tương đối phù hợp với tình hình doanh thu hàng bán, c nghĩa là khi doanh thu bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng tương ứng, dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng cũng tăng tương ứng. Điều này chứng tỏ Trường Thái Hòa kiểm soát tốt tình hình đầu vào của các sản phẩm mà công ty cung cấp. 251,366 250,903 366,283 20,527,313 17,796,142 21,256,729 2012 2013 2014 giá vốn hàng bán giá vốn dịch vụ
  • 42. 31 2.2.2.3 Thực trạng chi phí Bảng 2.10: Thực trạng chi phí đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng chi phí 12,017,986 100 11,223,461 100 9,482,561 100 Chi phí tài chính 841,300 7.00 550,874 4.91 397,317 4.19 CP bán hàng 5,633,246 46.87 5,036,059 44.87 3,744,830 39.49 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,170,017 43.02 5,206,981 46.39 4,817,546 50.80 Chi phí khác 373,423 3.11 429,547 3.83 522,868 5.51 (Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa) Cũng như các công ty, doanh nghiệp khác, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của Trường Thái Hòa, luôn chiếm tỷ trọng trên 40%. Nhìn chung, trong năm 2012 và 2013, tổng chi ph tương đối ổn định. Chi phí giảm nhẹ từ 12,017,986 ngàn đồng xuống còn 11,223,461 ngàn đồng, giảm 794,525 ngàn đồng. Tuy nhiên, sang đến năm 2014, tổng chi phí giảm mạnh, cụ thể là từ 11,223,461 ngàn đồng xuống còn 9,482,561 ngàn đồng, tương ứng giảm 1,740,900 ngàn đồng ( tức là giảm mạnh đến 15.51%). Thực trạng chi ph c xu hướng giảm qua các năm là do Trường Thái Hòa đang từng bước đẩy mạnh chính sách cắt giảm chi phí. Trong năm 2013, chi ph bán hàng giảm nhẹ, từ 5,633,246 ngàn đồng xuống thành 5,036,059 ngàn đồng.
  • 43. 32 Sang đến năm 2014, chi ph bán hàng và chi ph quản lý doanh nghiệp được công ty kiểm soát khá tốt. Chi phí bán hàng giảm từ 5,036,059 ngàn đồng xuống còn 3,744,830 ngàn đồng, giảm mạnh đến 25.64% tương ứng với 1,291,229 ngàn đồng. Bên cạnh đ , chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được Trường Thái Hòa tập trung điều chỉnh, giảm từ 5,206,981 ngàn đồng xuống chỉ còn 4,817,546 ngàn đồng, giảm 389,435 ngàn đồng tương ứng với 7.48%. Biểu đồ 2.4: Thực trạng chi phí 2012-2014 triệu đồng Việc thực hiện chính sách cắt giảm chi phí của Trường Thái Hòa trong giai đoạn 2012-2014 đã mang lại lợi nhuận cao hơn trong năm. Mặc dù chi phí bán hàng bị cắt giảm mạnh nhất, nhưng công ty vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ nhằm mục đ ch tạo sự phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Song song đ , công ty đang từng bước thực hiện giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. 841 551 397 5,633 5,036 3,745 5,170 5,207 4,818 373 430 523 2012 2013 2014 chi phí tài chính chi phí bán hàng chí phí quản lý DN chi phí khác
  • 44. 33 2.2.2.4 Thực trạng lợi nhuận Bảng 2.11: Thực trạng lợi nhuận đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng DT 33,299,848 100 32,219,940 100 35,904,127 100 LNTT 503,183 1.51 682,334 2.28 809,599 2.54 LNST 392,837 1.18 536,497 1.79 634,616 1.99 (Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa) Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Trường Thái Hòa đã mang lợi nhuận trước thuế về cho công ty là 503,183 ngàn đồng trong năm 2012, sau đ tăng lên đến 682,334 ngàn đồng trong năm 2013, ứng với mức tăng trưởng 35.60%. So sánh với năm 2012, thì tổng doanh thu, tổng chi phí và cả giá vốn cuả năm 2013 đều thấp hơn. Sỡ dĩ c sự tăng trưởng này là do trong năm 2013, doanh thu từ cung cấp dịch vụ giảm sâu, dẫn đến giá vốn cung cấp dịch vụ cũng giảm mạnh. Như vậy, nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này chính là do giá vốn của công ty giảm. Mặc dù c được lợi nhuận trước thuế cao hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng thật sự tình hình kinh doanh dịch vụ của Trường Thái Hòa trong năm nay lại là yếu kém nhất. Sang đến năm 2014, Trường Thái Hòa lại có tổng doanh thu cao nhất, giá vốn cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế là do trong năm nay, công ty chủ động cắt giảm các khoản mục chi phí, khiến cho tổng chi phí xuống đến mức thấp nhất trong giai đoạn khảo sát, từ đ dẫn đến sự tăng lên đến 18.65%, tương ứng tăng thêm 127,265 ngàn đồng.
  • 45. 34 Biểu đồ 2.5: Thực trạng lợi nhuận 2012-2014 triệu đồng Có thể n i, năm 2014 trong giai đoạn khảo sát là năm hoạt động kinh doanh tốt nhất của Trường Thái Hòa, cụ thể là công ty đã đẩy mạnh được doanh thu trong cả 2 mảng thương mại và dịch vụ so với cùng kỳ năm trước, cùng đ là thực hiện tốt chính sách cắt giảm chi phí. Từ đ , lợi nhuận trước thuế mang lại trong năm nay đã c sự tăng trưởng rất tốt, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty cũng rất cao. Để làm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Trường Thái Hòa cũng như c cái nhìn tổng quát hơn, chúng ta cùng xem qua báo cáo kết quả kinh doanh trong giai đoạn khảo sát từ 2012-2014. 503 682 810 393 536 635 2012 2013 2014 LNTT LNST
  • 46. 35 Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2012-2014 đơn vị tính: ngàn đồng CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,557,683 100 29,089,414 100 31,167,130 100 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,557,683 100 29,089,414 100 31,167,130 100 4. Giá vốn hàng bán 20,778,679 63.82 18,047,045 62.04 21,623,012 69.38 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 11,779,004 36.18 11,042,369 37.96 9,544,118 30.62 6. Doanh thu hoạt động tài chính - - - - - - 7. Chi phí tài chính 841,300 2.58 550,874 1.89 397,317 1.27 - Trong đó: Chi phí lãi vay 841,300 2.58 550,874 1.89 397,317 1.27 8. Chi phí bán hàng 5,633,246 17.30 5,036,059 17.31 3,744,830 12.02
  • 47. 36 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,170,017 15.88 5,206,981 17.90 4,817,546 15.46 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 134,441 0.41 248,455 0.85 584,425 1.88 11. Thu nhập khác 742,165 2.28 863,426 2.97 748,042 2.40 12. Chi phí khác 373,423 1.15 429,547 1.48 522,868 1.68 13. Lợi nhuận khác 368,742 1.13 433,879 1.49 225,174 0.72 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 503,183 1.55 682,334 2.35 809,599 2.60 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 110,346 0.34 145,837 0.50 174,983 0.56 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 392,837 1.21 536,497 1.84 634,616 2.04 (Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH TM- Trường Thái Hòa)
  • 48. 37 2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính 2.2.3.1 Tỷ số hoạt động – Vòng quay các khoản phải thu Nhóm tỷ số này được dùng để đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty. Bảng 2.13: Vòng quay các khoản phải thu 2012-2014 đơn vị tính: ngàn đồng 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 32,557,683 29,089,414 31,167,130 Các các khoản phải thu bình quân 179,480 161,538 259,247 Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 181.40 180.03 120.22 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 1.98 1.99 2.99 Vòng quay các khoản phải thu đo lường khả năng thu hồi nợ từ khách hàng của doanh nghiệp, chỉ số này còn cho biết trong vòng 1 năm hoạt động, doanh nghiệp thu nợ trung bình bao nhiên lần. Ngoài ra, còn biết được số ngày kỳ thu tiền bình quân là bao nhiêu. Tỷ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ nhanh, tránh được nguy cơ nợ xấu. Đối với Trường Thái Hòa thì vòng quay các khoản phải thu tương đối cao. Do tình hình thực tế, tại lĩnh vực thương mại thì công ty bán hàng lấy tiền ngay, còn trong lĩnh vực dịch vụ thì khách hàng sẽ ứng trước cho công ty một khoản và sau đ thanh toán phần còn lại khi dịch vụ kết thúc. Số lượng khách hàng trả chậm cho Trường Thái Hòa chỉ thuộc một số ít, là lực lượng khách hàng thân thiết hoặc khách hàng có mối quan hệ đặc biệt. Vòng quay các khoản phải thu trong năm 2012 và 2013 không c sự chênh lệch rõ, tuy nhiên, sang đến 2014, giảm xuống còn 120 vòng, tức là trung bình 3 ngày công ty thu nợ một lần. Lý giải việc này là do trong năm 2014, Trường Thái Hòa từng bước mở rộng thị trường hoạt động, cũng như tối ưu h a dịch vụ, nên ngày càng có nhiều hơn khách hàng gắn bó thân thiết với công ty và công ty đang áp dụng chính sách trả chậm dành cho khách hàng của mình.
  • 49. 38 2.2.3.2 Tỷ số sinh lợi Nhóm tỷ số này được sử dụng nhằm mục đ ch đánh giá mức độ hiệu quả của việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhóm tỷ số này bao gồm biên lợi nhuận, suất sinh lợi của tổng tài sản và của vốn chủ sở hữu. 2.2.3.2.1 Biên lợi nhuận Chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu. Có 3 loại biên lợi nhuận, bao gồm biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận thuần. Công thức chung cho nhóm tỷ số này là lấy lợi nhuận (bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận ròng) chia cho doanh thu thuần. Bảng 2.14: Biên lợi nhuận 2012-2014 đơn vị tính: ngàn đồng 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DT thuần 32,557,683 100% 29,089,414 100% 31,167,130 100% LN gộp 11,779,004 36.18% 11,042,369 37.96% 9,544,118 30.62% N HĐ 1,344,483 4.13% 1,233,208 4.24% 1,206,916 3.87% LN ròng 392,837 1.21% 536,497 1.84% 634,616 2.04%  Biên lợi nhuận gộp Biên lợi nhuận gộp cho biết, cứ 100 đồng từ doanh thu thu được sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Như vậy, đối với Trường Thái Hòa, cứ 100 đồng thu được từ doanh thu sẽ tạo ra từ 30 đến 40 đồng lợi nhuận gộp. Lợi nhuận gộp là lợi nhuận c được sau khi lấy doanh thu thuần trừ cho giá vốn hàng bán. Cụ thể, trong năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thì
  • 50. 39 Trường Thái Hòa c được 36.18 đồng lợi nhuận gộp, và 37.96 đồng lợi nhuận gộp vào năm 2013. Sang đến năm 2014, biên lợi nhuận gộp chỉ còn 30.62 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2014, doanh thu thuần không cao nhưng giá vốn lại cao nhất trong cả 3 giai đoạn, từ đ dẫn đến lợi nhuận gộp giảm theo.  Biên lợi nhuận hoạt động Lợi nhuận hoạt động chính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, biên lợi nhuận gộp cho biết, cứ 100 đồng từ doanh thu thu được sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp có hiệu suất hoạt động cao. Theo giai đoạn khảo sát, tỷ số biên lợi nhuận hoạt động này cũng c xu hướng tăng giảm không ổn định. Vào năm 2012, cứ 100 đồng doanh thu thì Trường Thái Hòa tạo ra được 4.13 đồng lợi nhuận hoạt động, sang đến năm 2013, thì công ty tạo ra 4.24 đồng, tăng 0.11 đồng với cùng kỳ năm ngoái, tăng rất t. Nhưng tiếp tục sang năm 2014 thì tỷ số này lại giảm nhanh, công ty chỉ còn thu được 3.87 đồng lợi nhuận sau thuế và lãi vay trong năm này. Nhìn chung, nguyên nhân của sự tăng trưởng tỷ số này là do trong giai đoạn khảo sát, khoản mục doanh thu thuần biến đổi không ổn định trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay c xu hướng giảm.  Biên lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng chính là lợi nhuận sau thuế, là lợi nhuận cuối cùng của một công ty. Biên lợi nhuận ròng cho biết, cứ 100 đồng từ doanh thu thì công ty sẽ giữ lại bao nhiêu đồng. Đây là tỷ số cho biết năng lực sinh lời và kiểm soát chi phí thực sự của doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy rõ Trường Thái Hòa đang từng bước hoàn thiện mình. Minh chứng là biên lợi nhuận ròng c xu hướng tăng qua từng giai đoạn, tỷ suất biên lợi nhuận ròng tăng từ 1.21% năm 2012 lên 1.84% vào năm 2013, sau đ tiếp tục tăng lên đến 2.04% trong năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty bắt đầu kiểm soát tốt chi phí của mình, đồng thời từng bước đẩy mạnh phát triển doanh thu từ cả 2 mảng kinh doanh và dịch vụ.
  • 51. 40 2.2.3.2.2 Suất sinh lợi Suất sinh lợi của tổng tài sản Suất sinh lợi của tổng tài sản bình quân được dùng để đánh giá t nh hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra giá trị lợi nhuận. Bảng 2.15: Suất sinh lợi của tổng tài sản 2012-2014 đơn vị tính: ngàn đồng 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế 392,837 536,497 634,616 Tổng tài sản bình quân 1,974,984 1,942,826 2,001,792 Suất sinh lời của tổng tài sản 19.89% 27.61% 31.70% Suất sinh lợi của tổng tài sản tại công ty Trường Thái Hòa c xu hướng tăng dần và ổn định, thể hiện công ty đang ngày càng c chiến lược kinh doanh hiệu quả, ngày càng nâng cao được hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Suất sinh lợi của v n chủ sở hữu Đây được xem là tỷ số phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, được dùng để đánh giá hiệu suất tạo ra lợi nhuận từ vốn cổ phần của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao càng tốt. Bảng 2.16: Suất sinh lợi của v n chủ sở hữu 2012-2014 đơn vị tính: ngàn đồng 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế 392,837 536,497 634,616 Vốn chủ sở hữu bình quân 1,624,056 1,678,496 1,703,893 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 24.19% 31.96% 37.25% Cứ 100 đồng vốn mà Trường Thái Hòa bỏ vào công ty thì thu lại được 24.19 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2012, 31.96 đồng vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên 37.25 đồng vào năm 2014. Nhìn chung thì tỷ số này ngày càng cao và c xu hướng tăng rõ rệt, thể hiện được khả năng sinh lợi từ vốn chử sở hữu của doanh nghiệp ngày càng tốt.
  • 52. 41 2.2.4 Phân tích Dupont Mô hình Dupont được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này sử dụng kết hợp dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, từ đ hình thành được mô hình đánh giá ROA và ROE. 2.2.4.1 Phân tích ROA ROA chính là suất sinh lợi của tổng tài sản, việc triển khai phương trình ROA giúp ta nhìn rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Cụ thể, ROA c xu hướng tăng trưởng qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng được nâng cao. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do tác động của biên lợi nhuận ròng và vòng quay tổng tài sản. Bảng 2.17: ROA Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2012-2013 2013-2014 ROA 19.98% 27.61% 31.70% 7.63% 4.09% Biên lợi nhuận ròng 1.21% 1.84% 2.04% 0.63% 0.20% Vòng quay tổng tài sản 16.4850 14.9727 15.5696 (1.5123) 0.5969 Nhận xét chung về 2 nhân tố tác động đến ROA:  Yếu t biên lợi nhuận ròng: Tăng dần qua các năm.  Yếu t vòng quay tổng tài sản: Dao động trong khoản 14.5 - 16.5 vòng. Từ sự biến động của 2 yếu tố trên, có thể khẳng định, tỷ số ROA đạt được trong giai đoạn khảo sát có sự tăng trưởng là do tác động chủ yếu từ sự tăng trưởng của biên lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, sự biến đổi không ổn định của vòng quay tổng tài sản đã phần nào kiềm hãm sự phát triển của ROA. Năm 2014 là năm hoạt động kinh doanh tốt nhất của Trường Thái Hòa trong cả 3 năm từ 2012-2014, cụ thể là ROA năm này c giá trị cao nhất. Bên cạnh đ , cả 2 yếu tố tác động đến ROA đều tăng c xu hướng tăng. Biên lợi nhuận ròng năm 2014 tăng nhẹ so với năm trước. Vòng quay tổng tài sản năm 2014 đã c sự tăng trưởng.
  • 53. 42 Kết luận: ROA tăng trưởng, thể hiện công ty đang c chiến lược kinh doanh ngày càng hiệu quả, nâng cao được hiệu suất sử dụng tài sản của mình. Bên cạnh đ , ROA đã chỉ ra được các yếu tố tạo nên sự tăng trưởng này. Với biên lợi nhuận ròng chính là yếu tố ch nh, đã chứng minh được Trường Thái Hòa ngày càng kiểm soát tốt chi phí hoạt động của mình, ngày càng khẳng định năng lực sinh lời từ họat động kinh doanh thương mại dịch vụ của mình. Bên cạnh đ , sự tăng nhẹ của vòng quay tổng tài sản ở cuối giai đoạn, 2013-2014 cũng đã cho thấy công ty đang nỗ lực từng bước để kiểm soát tốt hiệu suất tạo ra doanh thu từ tài sản. 2.2.4.2 Phân tích ROE Bảng 2.18: ROE Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch 2012-2013 2013-2014 ROE 24.19% 31.96% 37.25% 7.77% 5.29% ROA 19.98% 27.61% 31.70% 7.63% 4.09% Số nhân VCSH 1.2161 1.1574 1.1748 (0.0587) 0.0174 Nhận xét chung về 2 yếu tố tác động đến ROE:  Yếu t ROA: Tăng dần qua các năm.  Yếu t s nhân VCSH: Dao động trong khoảng từ 1.15 lần đến 1.25 lần. Từ sự biến động của 2 yếu tố trên, có thể khẳng định, tỷ số ROE đạt được trong giai đoạn khảo sát có sự tăng trưởng là do tác động chủ yếu từ sự tăng trưởng của ROA. Tuy nhiên, sự biến đổi không ổn định của số nhân VCSH đã phần nào kiềm hãm sự phát triển của ROE. ROE năm 2014 vẫn tiếp tục dẫn đầu trong giai đoạn khảo sát. Kết luận: ROE tăng trưởng, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn, hiệu suất tạo ra lợi nhuận từ VCSH được nâng cao. Cùng đ , ROE đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng này, với ROA là yếu tố chính. Bên cạnh đ , sự tăng nhẹ của số nhân VCSH ở cuối giai đoạn, 2013-2014 cũng đã cho thấy nỗ lực từng bước sử dụng tốt đòn bẩy tài chính của công ty.
  • 54. 43 2.2.4.3 Phân tích Dupont Phương trình Dupont được hình thành như sau Để nâng cao ROE, ta có thể:  Tăng biên lợi nhuận ròng bằng cách tăng doanh thu, giảm chi phí, dẫn đến tăng lợi nhuận, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ.  Tăng vòng quay tổng tài sản bằng cách đẩy mạnh tăng doanh thu, sử dụng tài sản hợp lý, tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh.  Tăng số nhân VCSH ch nh là tăng đòn bẩy tài chính, bằng cách điều chỉnh tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu một cách phù hợp, vừa đảm bảo sử dụng được lá chắn thuế, vừa đảm bảo được khả năng thanh toán nợ hợp lý. Kết luận: Như vậy, để ROE qua các năm c được mức tăng trưởng thì Trường Thái Hòa đã chú trọng tăng trưởng biên lợi nhuận ròng của mình, bằng cách đẩy mạnh phát triển doanh thu trong cả 2 mảng hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Bên cạnh đ , công ty từng bước kiểm soát tốt các chi phí của mình, trong năm 2014, Trường Thái Hòa chủ động cắt giảm chi phí hoạt động. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cũng như c ch nh sách bán hàng phù hợp. Tình hình của vòng quay tổng tài sản c xu hướng giảm trong giai đoạn đầu 2012- 2013, nhưng sang đến giai đoạn 2013-2014, Trường Thái Hòa đã nỗ lực tăng hiệu suất sử dụng tài sản bằng cách tăng quy mô của doanh thu thuần. Số nhân VCSH cũng biến động, tuy nhiên lại có sự tăng nhẹ ở giai đoạn 2013-2014. Ngoài ra, phân tích Dupont còn cho thấy các yếu tố nhỏ nhất để cấu thành nên ROA, ROE, giúp nhìn rõ hơn về tình hình tài chính của công ty. Sau đây cùng xem xét sơ đồ phân tích Dupont của công ty TNHH TM-DV Trường Thái Hòa năm 2014: ROE = ROA x Số nhân vốn chủ sở hữu = Biên lợi nhuận ròng x Vòng quay tổng tài sản x Số nhân VCSH
  • 55. 44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân tích Dupont của c ng t Trường Thái Hòa năm 2014 ÷ ÷÷ + - X X TS Đ khác 8 tr TS cố định 1,087 tr TS lƣu động 1,008 tr Tiền và TĐ tiền 596 tr Khoản phải thu 381 tr Hàng tồn kho 23 tr LN khác 225 tr Tổng CP 30,757 tr DT 31,167 tr GVHB 21,623 tr CP hoạt động 8,562 tr Lãi vay 397 tr Thuế TNDN 146 tr LN ròng 635 tr DT 31,167 tr Biên LN ròng 2.04% TTS BQ 2,001 tr VCSH BQ 1,704 tr ROE 37.25% ROA 31.70% Số nhân VCSH 1.1748 VQ TTS 15.5696 DT 31,167 tr TTS BQ 2,002 tr TTS 2014 2,095 tr TTS 2013 1,909 tr bình quân + + + + + + +
  • 56. 45 2.2.5 Phân tích SWOT 2.2.5.1 Điểm mạnh Nhân viên luôn vui vẻ và nhiệt tình trong công việc, tinh thần học hỏi và cầu tiến cao. Trình độ nhân sự từ đại học trở lên chiếm số lượng lớn, tạo điều kiện tốt cho công ty luôn sẳn sàng giải quyết các kh khăn trong công việc. Công ty có những khách hàng thân thiết lâu năm, luôn c những hợp đồng xuất nhập khẩu đều đặn về mặt thời gian và số lượng, chất lượng. Chính vì vậy, công ty có thể dễ dàng kiểm soát được tình hình hoạt động của mình, và đề ra các phương án, giải pháp để tạo sự linh hoạt. Chất lượng dịch vụ ổn định, ngày càng được công ty chú trọng nâng cao. 2.2.5.2 Điểm yếu Mặc dù trình độ nhân viên cao, nhưng lực lượng cán bộ công nhân viên của công ty chưa tương xứng với khối lượng công việc. Nhân viên tại công ty, đặc biệt là lực lượng nhân sự ở bộ phận xuất nhập khẩu luôn bị quá tải công việc, dồn nén nên buộc phải làm tăng ca. Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao. Tên tuổi và thương hiệu của Trường Thái Hoà còn khá mờ nhạt trên thị trường logistics. Hiện nay, còn khá ít các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu, hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu về các mặt hàng như phốt, rơle, cơle máy bơm,...biết đến tên tuổi của Trường Thái Hòa Tiềm lực tài chính còn yếu. Quy mô vốn của Trường Thái Hòa khá nhỏ, chưa đủ để tiến xa hơn và gặp gỡ các đối tác khách hàng thuộc các doanh nghiệp lớn. Thiếu các trang thiết bị cần thiết để đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp như xe ben, xe tải, kho bãi,… Cơ sở vật chất kỹ thuật không cao. 2.2.5.3 Cơ hội Tình hình xuất nhập khẩu trong nước đang c xu hướng tăng,… Chính sách mở cửa của Nhà nước. 2.2.5.4 Thách thức Cạnh tranh với các công ty Logistics lớn, c quy mô và thương hiệu trên thị trường. Không nhất quán trong việc áp mã số của hàng xuất nhập khẩu.
  • 57. 46 Mối quan hệ với các đơn vị nhà nước như Hải quan, Cảng Cát Lái, Sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm phân tích và giám định thực phẩm, Chi cục kiểm dịch thực vật vùng II,…. 2.2.5.5 Phân tích SWOT Bảng 2.199: Mô hình S T của ng t Trường Thái Hòa Mô hình SWOT của Công ty TNHH TM-DV Trƣờng Thái Hoà trong năm 2014 Điểm mạnh Điểm yếu - Nhân viên c trình độ cao - Có nhiều khách hàng thân thiết - Chất lượng dịch vụ ổn định - Quá tải công việc - Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao - Chưa tạo được tên tuổi và thương hiệu trên thị trường - Tiềm lực tài chính yếu - Thiếu trang thiết bị Cơ hội Ngoại thương ngày càng phát triển - Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ và kỹ năng cho bộ phận nhân sự. - Mở rộng mối quan hệ làm ăn từ các khách hàng thân thiết. - Quan tâm, chăm s c khách hàng thường xuyên. - Tìm kiếm khách hàng mới - Nâng cao chất lượng dịch vụ - Tuyển dụng thêm nhân lực giỏi cho công ty để chia sẻ công việc và giảm bớt áp lực cho nhân viên. - Đẩy mạnh các hoạt động quản bá thương hiệu và hình ảnh đến khách hàng. - Đầu tư vào các trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ, phát triển hoạt động của công ty. Chính sách mở cửa của Nhà nước Thách thức Đối thủ cạnh tranh mạnh về tên tuổi, thương hiệu, trang - Tích cực mở rộng, phát triển thị trường như vẫn chú trọng đến chất lượng dịch vụ cung cấp. - Giảm tải công việc bằng cách đưa ra những quy định, chuẩn mực riêng cho công ty. Tạo sự thuận lợi, dễ dàng trong quá trình làm việc của nhân viên. - Tiếp tục quảng bá hình ảnh công ty đến khách hàng.
  • 58. 47 thiết bị hiện đại - Đầu tư cho trang thiết bị, hoặc có thể thuê những nhà cung cấp các dịch vụ, phương tiện và trang thiết bị tốt để phục vụ cho công ty mình. Không nhất quán trong việc áp mã số của hàng xuất nhập khẩu - Nâng cao trình độ hiểu biết của nhân viên. - Tổ chức các buổi sinh hoạt rèn luyện kỹ năng thương lượng, kỹ năng thuyết phục cho nhân viên. Mối quan hệ với các đơn vị Nhà nước -Mở rộng mối quan hệ với các đơn vị Nhà nước, tạo sự thiện cảm và thái độ làm việc chuyên nghiệp. - Chú trọng hình ảnh của bộ phận giao nhận: lịch sự, văn minh, tác phong chuyên nghiệp. Từ đ xây dựng được hình ảnh, thương hiệu.
  • 59. 48 3 Chƣơng 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 3.1 Nhận xét 3.1.1 Nhận xét 3.1.1.1 Ưu điểm Công ty ngày càng tập trung phát triển chất lượng dịch vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trường Thái Hoà hiện nay đang cung cấp gói dịch vụ nhập khẩu trọn gói, cụ thể là công ty sẽ hoàn toàn đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh, cũng như hoàn tất lô hàng theo hợp đồng của khách hàng từ khâu xử lý chứng từ, xin lệnh cho đến khâu giao hàng đến tận kho của khách hàng Áp dụng các chính sách bán hàng phù hợp đã tạo nhiều thiện cảm đối với khách hàng. Trường Thái Hoà đang thực hiện chính sách bán chịu đối với những khách hàng thân thiết, đồng thời đẩy mạnh công tác giao hàng cho khách, chỉ trong vòng từ 1 đến 3 giờ sau khi đặt hàng đối với khách trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, từ 1 đến 2 ngày đối với khách hàng ở khu vực lân cận. Đang nỗ lực từng bước kiểm soát hiệu suất tạo lợi nhuận từ tài sản. Cụ thể, ROA qua các năm c sự tăng trưởng dần, từ 19.89% năm 2012, tăng lên 27.61% vào năm 2013, và tiếp tục tăng lên 31.70% trong năm 2014. Bên cạnh đ , Trường Thái Hoà ngày càng nâng cao suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu bằng cách nâng cao lợi nhuận sau thuế. ROE tăng trưởng từ 24.19% vào năm 2012 lên đến 31.96% vào năm 2013, và tiếp tục phát triển lên đến 37.25% trong năm 2014. Ngày càng quản lý tốt chi phí hoạt động. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được chủ động cắt giảm để nhằm mục đ ch nâng cao lợi nhuận. Trong năm 2012, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiêp của Trường Thái Hoà từ 10,803 triệu đồng giảm còn 10,243 triệu đồng rong năm 2013, và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 8,562 triệu đồng trong năm 2014. 3.1.1.2 Nhược điểm Doanh thu cung cấp dịch vụ không ổn định mặc dù đây là mảng lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Điển hình là doanh thu xuất nhập khẩu trong năm 2012 là 32,230 triệu đồng giảm mạnh còn 28,753 triệu đồng trong năm 2013, và tăng lên 30,694 triệu đồng trong năm 2014.